SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  303
Télécharger pour lire hors ligne
1
1
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT
CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG - Năm 2020
2
2
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT
CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ THU HUYỀN
BÌNH DƯƠNG - Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Bình Dương, ngày 25 tháng 12 năm 2020
Tác giả
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu luận văn, tác giả xin bày tỏ tình cảm
và lời tri ân đến:
Quý Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và cung cấp
những kiến thức, kĩ năng quý báu.
TS. Vũ Thị Thu Huyền Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn
và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Hội đồng chuyên đề và Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ. Thầy Cô đã giúp tôi có cơ
hội để hoàn thiện nội dung luận văn này
Ban chủ nhiệm và toàn thể CBQL, GV và CMT tại các Trường mầm non trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một đã giúp chúng tôi thực hiện khảo sát tìm hiểu vấn đề nghiên cứu
trong thực tiễn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã
động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh được các sai sót.
Tôi rất mong sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................xii
Mở đầu........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .......................................................9
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................9
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................9
1.1.2. Nghiên cứu Việt Nam ....................................................................................13
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài........................................................................15
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mầm non..............................15
1.2.2. Phát triển kỹ năng tiền đọc - viết, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viếtcho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................17
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi
qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................................20
1.3. Những vấn đề chung về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết
cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non................21
1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ
5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non............................21
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................22
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................23
iv
1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.......................26
1.3.5. Đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................27
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi
qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ..........................................27
1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc -
viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.........28
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtqua
hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................29
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua
hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................31
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................32
1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết ở trường mầm nonqua hoạt động trải nghiệm với sách ...........................35
1.5.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................................35
1.5.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................36
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................38
CHƯƠNG 2..............................................................................................................39
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC -
VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG..............................................................................................39
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương ......................................................................................39
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương...............................39
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một..............40
2.2. Tổ chức nghiên cứu...........................................................................................41
v
2.2.1. Nội dung khảo sát...........................................................................................41
2.2.2. Công cụ khảo sát ............................................................................................42
2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát ..............................................................................42
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc -
viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.........................................46
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về hoạt động
giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải
nghiệm với sách........................................................................................................46
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ..................................................................54
2.3.3. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................56
2.3.4. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.......................................................59
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................61
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................61
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ........................67
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.......................................................84
2.4.4. Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc
- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................90
2.4.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ
năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................95
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý hoạt động giáo dục phát triển
kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.........101
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách..............................104
Tiểu kết chương 2...................................................................................................108
vi
CHƯƠNG 3............................................................................................................109
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
TIỀN ĐỌC - VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................109
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi
qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương ....................................................................................109
3.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp.......................................................................110
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ
5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành
phố thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................................................................112
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu của giáo
dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách .........................112
3.3.2. Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội dung chủ
đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ......................................114
3.3.3. Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ,
bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ
thông qua phối hợp với gia đình ............................................................................117
3.3.4. Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua HĐTN
với sách...................................................................................................................120
3.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi
qua HĐTN với sách................................................................................................123
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................125
3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất..........................126
3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm...............................................................................126
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................127
3.5.4. Nội dung khảo nghiệm..............................................................................127
3.5.5. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp ............................................................128
Tiểu kết chương 3...................................................................................................138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................139
vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................142
PHỤ LỤC...............................................................................................................145
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CMT Cha mẹ trẻ
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB
XH
MTH
KQĐ
Điểm trung bình
Xếp hạng
Mức thực hiện
Kết quả đạt
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HĐGD Hoạt động giáo dục
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
MN
HT
Mầm non
Hiệu trưởng
NV
TT
TTB
Nhân viên
Thực trạng
Trang thiết bị
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Nội dung Trang
1
Bảng 2.1: Số lượng CBQL, GV, NV tham gia khảo sát tại các Trường
mầm non thành phố Thủ Dầu Một
42
2 Bảng 2.2: Thông tin CBQL, GV, NV tham gia khảo sát 43
3 Bảng 2.3. Quy ước cách xử lý thông tin 45
4
Bảng 2.4. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo trong các cân hỏi về
hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi
qua hoạt động trải nghiệm với sách
46
5
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giáo dục
phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với
sách của giáo viên và cán bộ quản lý
47
6
Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
của giáo viên và cán bộ quản lý
50
7
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về nội dung hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
54
8
Bảng 2.8. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
57
9
Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
59
10
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
62
11
Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với cách sử
dụng sách, bút
68
12
Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với một số
từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, phát đúng âm
70
x
13
Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết
trong các nội dung, chủ đề sách và mở rộng vốn từ
73
14
Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái,
phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái
76
15
Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen việc đặt câu,
sử dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và thuật lại
bằng lời nói mạch lạc theo từng chủ đề sách, báo
79
16
Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
84
17
Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm
với sách
90
18
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo
dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
trải nghiệm với sách
96
19
Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công
tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách
101
20
Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác
quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ
5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách
103
21
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1
“Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu
của giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với
sách”
128
22
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2
“Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội
dung chủ đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ”
129
xi
23
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3
“Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt
của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong
trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình”
131
24
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết của biện pháp 4
“Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ
qua HĐTN với sách”
133
25
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5
“Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ
5-6 tuổi qua HĐTN với sách”
135
xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT Nội dung Trang
1
Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục
phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với
sách của giáo viên và cán bộ quản lý
53
2
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
58
3
Biểu đồ 2.3: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách
88
4
Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo
dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
trải nghiệm với sách
98
5
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá biện pháp “Tổ chức nhận xét các sản
phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách,
thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ
thông qua phối hợp với gia đình”
131
6
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp
“Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ
qua HĐTN với sách”
133
7
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi trong các biện
pháp được đề xuất
135
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khả năng đọc, viết là yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi bắt đầu
bước vào tiểu học, đây là điều kiện thuận lợi để học sinh nắm bắt được ý của người khác,
bổ sung lập luận, chọn lọc được các câu từ phù hợp, phát âm rõ ràng và lĩnh hội tri thức,
kinh nghiệm thực tiễn. Trường mầm non tuy không có nhiệm vụ giáo dục trẻ đọc, viết
nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc – viết cho trẻ, công việc này được duy
trì thực hiện trong suốt thời gian trẻ được đến trường, đặc biệt là từ 5 -6 tuổi.
Theo thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6
tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết như sau: trẻ thể hiện hứng thú với việc
đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu
về việc viết... Hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một
vấn đề cấp thiết, là một công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.
Song tác động đến trẻ 5 – 6 tuổi là tác động đến một con người nên cần phải hết sức thận
trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng
quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010–2015 thì
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) là nhiệm vụ ưu tiên hàng
đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp Một đối với tất cả các
vùng miền trong cả nước. Đề án chỉ rõ PCGDMNTNT nhằm củng cố, nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đồng thời cũng đề cao vai
trò và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào trường phổthông chính là chuẩn bị
toàn diện để trẻ có thể thích ứng với môi trường, cuộc sống và với hoạt động học tập tại
trường phổ thông.
Khả năng đọc, viết là một yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, đó là cơ sở quan trọng để học sinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành
trong học vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết
nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ. Công việc này được tiến
2
hành trong suốt giai đoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp Một.
Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non quan tâm đến phát triển khả năng tiền
đọc, viết cho trẻ; giáo viên chủ yếu phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫu giáo
phát âm, nhận biết các chữ cái một cách đơn lẻ, tập tô 29 chữ cái. Do đó, các trường mầm
non cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm của trẻ với
chữ viết, nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ nói
riêng và các phẩm chất, năng lực khác của trẻ nói chung.
Chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông là chuẩn bị cho sự chuyển giao ấy được dễ
dàng, tạo điều kiện cho trẻ vượt qua bước ngoặt 6 tuổi một cách thuận lợi. Ngôn ngữ là một
trong những lĩnh vực đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà tâm lý
và các bậc phụ huynh trong và ngoài nước quan tâm. K. D. U-Sin-Xki – nhà giáo dục người
Nga đã từng nói: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở quan trọng của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho
tàng của mọi tri thức”. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ
khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Chính vì vậy, việc giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi trẻ mới ra đời. Đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi
chuẩn bị vào lớp Một thì vấn đề phát triển ngôn ngữ cần hết sức quan tâm. Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề để trẻ học tốt, học giỏi ở trường Phổ thông. Điểm đáng chú
ý nhất của 2 lĩnh vực phát triển này chính là kỹ năng đọc – viết của trẻ. Ở tuổi mẫu giáo,
chúng ta cần phải phát triển cho trẻ những kỹ năng tiền học đọc học viết, đó là sự chuẩn bị
tốt nhất để trẻ có thể học đọc, học viết tốt ở trường Phổ thông; cũng là phát triển một kỹ
năng quan trọng cho trẻ lĩnh hội các kiến thức trong môi trường học tập mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “quản lý hoạt động giáo dục
phát triển kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách tại các
trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ
năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm
non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với
3
sách nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát
triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường
mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc –
viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền
đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.
4.2. Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc -
viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại
những hạn chế, bất cập và thiếu đồng bộ trong mỗi nội dung quản lý.
Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ
năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì có thể đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non có tính cần thiết và khả thi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
4
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển khả năng tiền đọc, viết
cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng
nhà trường.
6.2. Về đối tượng khảo sát
- Cán bộ quản lý: Đề tài dự kiến khảo sát một số giáo viên và cán bộ quản lý trên địa
bàn nghiên cứu bao gồm 10 hiệu trưởng và 12 phó hiệu trưởng các trường mầm non công
lập.
- Giáo viên: Đề tài dự kiến khảo sát 100 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại các trường mầm
non công lập trên địa bàn nghiên cứu.
- Phụ huynh: Đề tài dự kiến khảo sát 90 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6
tuổi đang học tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu.
6.3. Về thời gian
Đề tài khảo sát thực trạng trong năm học 2018-2019, 2019-2020.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều
mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ
giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này,
người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và quản
lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ
thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý
hoạt động giáo dục hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt
động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục phát
triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mầm non nói chung, quản lý hoạt động giáo dục phát
5
triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách nói riêng
trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên
cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách trên địa bàn tỉnh
Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó
khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết ở các cơ
sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản quản lý hoạt
độnggiáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm
với sách ở các trường mầm non phù hợp với thực tiễn.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân
loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt giáo
dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở
trường mầm non.
7.2.2. Các phương pháp thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp sau đây:
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên
cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ
cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
6
Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu thập thông tin về thực
trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
trải nghiệm với sách và quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt
động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất.
Nội dung: Nội dung xoay quanh về công quản lý, hoạt động giáo dục phát triển kỹ
năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tượng:
Ban giám hiệu, giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi và phụ huynh) nhằm thu thập thông tin về thực
trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.
Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm:
Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) tại các cơ sở giáo
dục mầm non tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương.
Phiếu 2: Dành cho giáo viên giảng dạy các lớp 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Phiếu 3: Dành cho phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi đang học tại các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn nhằm khẳng định những vấn đề được trả lời trong phiếu điều
tra và thu thập thông tin cho những vấn đề còn chưa được trả lời rõ ràng trong số liệu điều
tra viết. Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Nội dung phỏng vấn về thuận lợi khó khăn cũng như thực trạng hoạt động giáo dục
phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và
công tác quản lý hoạt giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt
động trải nghiệm với sách của hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Cách thức phỏng vấn: Chúng tôi chọn mẫu và phỏng vấn một số cán bộ quản lý,
giáo viên và phụ huynh học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương. Số lượng mà người nghiên cứu phỏng vấn bao gồm 5 hiệu trưởng,
10 giáo viên, 10 cha mẹ trẻ và 10 trẻ 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa
7
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Số liệu phỏng vấn sẽ dùng vào việc đối
chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ
năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu trên phần mềm
SPSS dùng trong môi trường Window về thực trạng phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho
trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động
giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với
sách ở các trường mầm non.
Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non
và quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non có hiệu quả nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
9. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài; Nội dung:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc
- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
8
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết
cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương
Kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH CHO
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cũng như công tác quản lí
hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết qua hoạt động trải nghiệm với sách
cho trẻ 5 -6 tuổi trong trường mầm non luôn được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều nhà
chuyên môn nhằm giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong phần này,
người nghiên cứu trình bày một số công trình liên quan, cụ thể:
Friedrich Froebel (1898) cho rằng, Trường mầm non này được thiết kế như một môi
trường giáo dục mà ở đó trẻ em có thể phát triển theo một định hướng đúng đắn thông qua
việc tự hoạt động, sử dụng các trò chơi, bài hát, những câu chuyện và các hoạt động khác.
Theo ông, Trường mầm non là một môi trường giáo dục đặc, trong đó những giáo cụ, hoạt
động xã hội và văn hóa ở Trường mầm non, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, sẽ thúc
đẩy quá trình phát triển ở trẻ, trẻ sẽ tuân theo các luật lệ được thiết lập một cách tuyệt vời
về sự phát triển toàn diện. Danh tiếng của Froebel với tư cách một nhà giáo dục MN ngày
càng tăng lên và các Trường mầm non ngày càng phổ biến trên khắp các bang của Đức.
Cho tới đầu thế kỷ thứ 21, các GVMN vẫn đang tiếp tục đề cao quan điểm của Froebel.
Mục tiêu đầu ra quan trọng đối với trẻ MN là tinh thần sẵn sàng học hỏi tri thức – thứ sẽ
đến sau đó trong sự nghiệp giáo dục của đứa trẻ. Đồng thời, qua hoạt động trải nghiệm
thực tiễn, trẻ giao tiếp và bắt chước các hoạt động của người lớn, từ đó trẻ sẽ được dẫn
dắt từ từ vào một thế giới rộng lớn hơn. Trường mầm non cung cấp môi trường khuyến
khích trẻ tương tác với những đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tình
thươngcủa một GV (Friedrich, 1898).
Hoạt động trải nghiệm như là chiến lược giáo dục kỹ năng trẻ một cách hiệu quả.
Qua trải nghiệm, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy được kiểm chứng, được điều chỉnh và
phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trải nghiệm trong
thực tế. Vì thế, quản lý hoạt động giao dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục kỹ
10
năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách là hết sức cần thiết để định hướng trẻ
qua những cách thức của hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả hoạt động
giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách, đòi hỏi nhà quản lý phải có
những cách thức quản lý khoa học thông qua những phương pháp, nguyên tắc phù hợp.
Các nguyên tắc của Frededric W.Taylor (1919) không những giúp cho nhà quản lý đạt
mục tiêu về kế hoạch mà còn là nền tảng để giúp các nhà quản lý giáo dục tổ chức thực
hiện hiệu quả những biện pháp trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho
trẻ qua trải nghiệm sách (Taylor, 1919).
Theo Kurt Lewin (1938) cho rằng, giáo dục kỹ năng cho trẻ tốt nhất là thông qua tổ
chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Bởi trong hoạt động trải nghiệm đáp ứng được
mục tiêu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Tác giả cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
những hoạt động giáo dục kỹ năng trẻ qua trải nghiệm, trong đó gia đình và nhà trường là
những yếu tố ảnh hưởng đến kết của hoạt động giáo dụckỹ năng trẻ qua trải nghiệm. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã xây dựng các giai đoạn thực hiện trong mô hình hoạt động trải
nghiệm, như: suy nghĩ về tình huống, lập kế hoạch giải quyết tình huống, thực hiện kế
hoạch và quan sát kết quả (Kurt Lewin, 1938).
Theo Peter Mittler (2000) đã nhận định, thay đổi môi trường giáo dục nhà trường
và hệ thống quản lí giáo dục là rất quan trọng đối với giáo dục kỹ năng nói chung cho trẻ
và phát triển kỹ năng tiền đọc – viết nói riêng. Việc thay đổi này bao gồm việc sửa đổi
chương trình và phương pháp dạy học, thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh. Nhận định
trên được đưa ra sau khi tác giả đã dành sự quan tâm và chú ý của mình vào việc thay đổi,
tạo môi trường giáo dục thích hợp cho việc thực hiện tổ chức quản lí giáo dục trẻ em.
Trong đó, tác giả đã đặt ra các vấn đề cụ thể như điều chỉnh và sắp xếp chương trình như
thế nào; giáo viên cần lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục như thế nào; các phương
pháp giáo dục được thực hiện trong các cơ sở giáo dục đảm bảo cho trẻ phát triển; sự tác
động can thiệp hỗ trợ từ phía giáo viên và vai trò, sự tham gia của phụ huynh học sinh, tất
cả phải được cụ thể trong một kế hoạch tổng thể và theo giai đoạn phát triển của trẻ (Peter
Mittler, 2000).
Theo quan điểm của David Kolb (2002) cho thấy, học tập là quá trình mà trong đó
kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Thuyết học tập trải nghiệm
11
của Kolp đã làm thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ giáo viên ở vị trí trung tâm sang lấy trẻ
là trung tâm. Kolb đã giới thiệu mô hình học tập thông qua trải nghiệm (Experiential
learning) hay còn gọi là chu trình trải nghiệm Kolb. Chu trình này giúp người dạy và trẻ
có cơ hội cải tiến liên tục về chất lượng học tập và giảng dạy, chu trình Kolb bao gồm 4
bước: (1) Kinh nghiệm rời rạc (Concrete Experience); (2) Quan sát có suy tưởng
(Reflective Observation); (3) Khái niệm hóa (Conceptualization); (4) Thử nghiệm tích cực
(Active Experimentation) (Kolb, 2002).
Karemeracho (2003) rằng, hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc
tạo sự an toàn cho trẻ phát triển toàn diện, để tổ chức hoạt động trải nghiệm thuận lợi
ngoài trang bị đầy đủ về trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong các hoạt động vui chơi, lao
động và học tập, còn phải tuỳ thuộc vào khả năng chuyên môn nghề nghiệp của từng giáo
viên, và giáo viên nên có những phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề,
chuyên môn phù hợp và những phẩm chất này có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành
thái độ và đáp ứng mọi nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, và hỗ trợ học sinh tham gia
tích cực trong các hoạt động giáo dục. Đồng thời, theo tác giả để phát triển chuyên môn
của giáo viên cần phải có sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm có ý nghĩa và hiệu quả giữa
chính những giáo viên với nhau, giữa giáo viên với các cán bộ quản lý nhà trường, giữa
giáo viên với phụ huynh và giữa giáo viên với các thành viên trong các cộng đồng khác
(Karemera, 2003).
Theo Marie Clay (2005), khả năng đọc – viết của trẻ được xem là sự cố gắng, nỗ lực
đầu tiên của trẻ, thể hiện những nét vẽ nguệch ngoạc, những bài tô, viết theo mẫu, lặp lại
câu chuyện, bài hát từ giáo viên. Chính vì vậy, để giáo dục kỹ năng đọc – viết sớm cho
trẻ, giáo viên phải quan sát, theo dõi và nắm bắt được hanh vi, cử chỉ miệng của trẻ đề có
sự can thiệp phù hợp (Clay, 2005).
Theo Schmitt và cộng sự (2005) có những quan điểm rằng, đọc là vấn đề phức tạp
là quá trình giải quyết lâu dài, trẻ em tự xây dựng cách hiểu, trẻ biết đọc biết viết với kiến
thức khác nhau, đọc và viết đối ứng và liên quan đến nhau các quá trình, học đọc và viết
liên quan đến một quá trình liên tục thay đổi theo thời gian, trẻ em đi những con đường
khác nhau để học chữ (Schmitt, 2005). Theo đó, tác giả Montessori (2007) cho rằng
“khiếm khuyết của tâm trí là vấn đề của giáo dục chứ không phải là vấn đề của y khoa”.
12
Montessori có nhiều công trình nổi tiếng trong đó có cuốn sách “Giáo dục nhân loại học”
và “ngôi nhà của trẻ”. Theo tác giả, trẻ từ 0 – 6 tuổi rất nhạy cảm cũng là quãng thời gian
quan trọng và quý giá nhất của mỗi người, sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai
đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc – viết
tương lai của trẻ. Chúng có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường sống xung quanh rất
nhanh, thích lặp lại, thích trật tự, thích yên tĩnh, thích làm việc hơn là vui chơi, cảm thấy
thỏa mãn với công việc mình làm mà không cần làm vì phần thưởng; chúng chọn tự do,
chúng có kỷ luật mang tính tự phát; có danh dự cá nhân, có lòng tự trọng rất cao. Đặc biệt,
trẻ từ 4 – 5 tuổi thì lại tự nhiên bộc phát cảm hứng viết chữ khi không có sự hướng dẫn
của người lớn (Tạ Khải Mông & Ngô Hiểu Huy, 2007). Vì vậy, để đảm bảo trẻ có môi
trường phát triển kỹ năng tiền đọc – viết thuận lợinhà trường phải có một môi trường giáo
dục được chuẩn bị tốt phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em, cũng như có một bộ giáo
cụ đáp ứng nhu cầu phát triển về kỹ năng đọc – viết cho trẻ, có đội ngũ giáo viên được
đào tạo chính quy, có khả năng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ
chức hoạt động trải nghiệm, có kinh nghiệm phát hiện nhu cầu trẻ, xác định biểu hiện khả
năng tiền đọc – viết của trẻ để có biện pháp hướng đẫn trẻ phù hợp.
Theo Eva Konstantellou and Mary K.Lose (2009) cho rằng, việc hướng dẫn, rèn
luyện trẻ biết đọc – viết là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi giáo viên mầm non phải
kiên nhẫn, lâp đi lặp lại lời nói, sử dụng đa dạng phương pháp, biết kết hợp lời nói với
hành động gắn liền với nội dung muốn giáo dục trẻ. Đặc biệt, tài liệu, sách phải sinh động
có kết hợp được nhiều yếu tố về hình ảnh, âm thanh. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng
trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ mẫu giáo, nhà trường cần có
biện pháp quản lý hiệu quả trong xây dựng văn hóa hợp tác với chuyên gia đáp ứng nhu
cầu sớm đọc – viết ở trẻ (Eva Konstantellou & Mary K.Lose, 2009).
Theo triết lý của Reggio Emilia (2018), trẻ em đều chứa đựng một tiềm năng lớn và
tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ, trẻ cố gắng tìm hiểu
thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình đề giải thích sự vận động của thế
giớ xung quan trẻ. Tuy nhiên, để khuyến khính trẻ tự khám pháp, tự giải quyết vấn đề và
phát triển kỹ năng thì môi trường hoạt động của trẻ phải được thiết kế linh hoạt và thẩm
mỹ, dụng cụ, đồ dùng sinh động (Louise Boyd Cadwell, 2018). Như vậy để giúp trẻ phát
13
triển kỹ năng tiền đọc – viết qua trải nghiệm sách, ngoài năng lực chuyên môn của đội
ngũ giáo viên thì nhà trường phải trang bị tài liệu, sách đa dạng với hình ảnh sinh động
thu hút trẻ.
Nhìn chung, các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết
cho trẻ qua trải nghiệm sách đã thu hút được sự quan tâm của một số các nhà chuyên môn
trên thế giới. Các nghiên cứu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục
kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách. Tuy nhiên, để trẻ có thể phát triển
toàn diện, có môi trường kiểm nghiệm lại kiến thức, gắn lý thuyết với thực hành, đòi hỏi
không chỉ có sự quan tâm đến việc cung cấp tri thức của giáo viên mà cần phải có kế
hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, lãnh đạo cũng như kiểm tra đánh giá hiệu quả trong công
tác quản lý như cách thức trải nghiệm, trang bị tài liệu, hình ảnh sinh động gắn liền với
thực tiễn.
1.1.2. Nghiên cứu Việt Nam
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Yến Phương (2014), tác giả cho rằng: “Hoạt
động giáo dục trải nghiệm là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng trong công
tác giáo dục trẻ mẫu giáo. Thông qua quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm với
đa dạng về hình thức và phương pháp và thiết kế môi trường giáo dục với đạ dạng về trang
thiết bị, giáo viên mẫu giáo sẽ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng phù hợp với độ
tuổi nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ” (Nguyễn Hồng Yến Phương, 2014). Qua
đó, để trẻ được phát triển về kỹ năng đọc – viết qua hoạt động trải nghiệm sách, nhà trường
cần phải quan tâm đến năng lực ứng xử và sử dụng những phương pháp phù hợp trong từng
nội dung, câu chuyện trong sách
Theo Nguyễn Thị Minh Thảo (2017) cho rằng, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên
mầm non cần phải có khả năng tìm hiểu, xác định đặc điểm tâm sinh lý trẻ thông quả khả
năng phản hồi nghe, nói, vốn từ của trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, thấy
được trẻ có khó khăn hay chậm trễ gì về ngôn ngữ, về phát âm, vốn từ. Trong đó để giúp
trẻ làm quen với việc đọc – viết, giáo viên giúp trẻ làm quen với cách sử dụng sách, cầm
sách đúng hướng, cách cầm bút. Hướng dẫn trẻ làm quen với một số kí hiệu thông thường
trong cuộc sống, làm quen với chữ viết, cách đọc sách theo từng độ tuổi, mở rộng vốn từ
cho trẻ (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017)
14
Theo Cao Thị Hồng Nhung (2017) chỉ ra rằng, để quản lý hiệu quả hoạt động trải
nghiệm ở Trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường cần hiểu rõ bản
chất của phát triển chương trình GVMN trong nhà trường, linh hoạt trong công tác chỉ đạo
thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục trong Trường mầm non, tạo cơ hội và
khuyến khích GVMN tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và thể hiện sự sang tạo
khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm (Cao Thị Hồng Nhung, 2017). Qua đó, giúp người
nghiên cứu có sự liện hệ trong việc xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả trọng hoạt động
giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ qua trải nghiệm đọc sách
Theo Nguyễn Thị Hải Thanh (2017), chỉ ra rằng đọc sách cùng trẻ sẽ cung cấp một
trong những cơ hội tốt để tiến hành hội thoại, qua đó giúp trẻ xây dựng, phát triển ngôn ngữ
nói, đặc biệt là khi trẻ tham gia vào việc trả lời câu hỏi và cùng thảo luận về nội dung cuốn
sách. Tác giả cũng chỉ ra được một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm với
sách như: Trẻ trải nghiệm đọc sách cùng cô, cô và trẻ cùng làm sách, trẻ hoạt động với sách
vải dính, trải nghiệm với sách khổ lớn, tổ chức ngày hội sách (Nguyễn Thị Hải Thanh,
2017).
Một số đề tài, luận án đã đề cập đến công tác quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền
đọc viết cho trẻ ở trường mầm non, như: đề tài “Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc
tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2017), đề tài “Biện
pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên
địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đã Nẵng” của tác giả Bùi Thị Thanh Hải (Bùi Thị Thanh
Hải, 2018) và đề tài “Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống
trường mầm non Little Sol Montessori, thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hương
(Phạm Thị Hương, 2019), các công bài viết đã thể hiện được sự cần thiết của việc hình
thành kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi, cũng như vai trò, đặc điểm tậm lý ảnh hưởng
và những biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng tiền đọc – viết. Trong đó, đề tài “Quản lý
hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol
Montessori, thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hương (2019) đã đưa ra khai niệm
quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo phương thức Montessori.
Với cách tiếp cận các nội dụng quản lý theo các chức năng, như xây dựng kế hoạch, tổ
15
chức, chỉ đạo và kiểm tra – đánh giá hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi, tác
giả đã đề xuất 4 biện pháp quản lý mang tính khả thi và cần thiết như: Chỉ đạo đổi mới
trong xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ
mẫu giáo; Tạo động lực để giáo viên đa dạng hóa hoạt động làm làm quen với chữ viết cho
trẻ mẫu giáo; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động làm
quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo; Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ học tập cho hoạt
động làm quen với chữa viết cho trẻ mẫu giáo. Qua đó, kết quả nghiên cứu của các đề tài
trên giúp người nghiên cứu liên hệ, vận dụng và xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách ở các
Trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ qua trải nghiệm với sách
có vai trò to lớn trong việc phát triển toàn diện trẻ, cũng là yếu tố quan trọng trong việc
phát triển giáo dục mầm non. Bởi lẽ, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ làđặt nền móng vững chắc cho
sự phát triển trong tương lai của trẻ. Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ của
các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài này, nhưng
để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ qua trải nghiệm với sáchở các Trường mầm non, nhà trường phải đảm bảo các kiều kiện
về cơ sở vật chất, nhân lực để mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuất phát từ đứa
trẻ.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mầm non
* Quản lý:
Quản lý được định nghĩa là một hoạt động thiết yếu và đảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành
một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là một nghệ thuật, còn
với kiến thức thì quản lí là một khoa học (Harold, 2002).
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các
thành viên tổ chức và sử dụng tất cả những nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các
16
mục tiêu của nó” (Nguyễn Lộc, et al, 2009).
Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm
sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra
trong điều kiện biến đổi của môi trường (Trần Thị Tuyết Oanh, et al, 2009).
Theo phạm vi nghiên cứu đề tài thì quản lý được hiểu là sự tác động có định hướng
của Hiệu trưởng nhà trường đến các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các
tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra thông quaquá trình lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ở trường học.
* Quản lý giáo dục:
Theo Trần Kiểm (2012) quản lý giáo dục bao gồm cấp vĩ mô và cấp vi mô, cụ thể:
- Cấp vĩ mô:Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích,
kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống
(từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường), nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội;
- Cấp vi mô:Quản lý giáo dục bao gồm nhiều công tác như quản lý hoạt động dạy
học, quản lý hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp, quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản
lý tài chính, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường (Trần Kiểm,
2012).
Như vậy, theo phạm vi nghiên cứu đề tài, quản lý giáo dục là hoạt động giáo dục
có ý thức, có mục đích, kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật của Hiệu trưởng Trường mầm
non tác động đến đội ngũ giáo viên, nhân viên, trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển toàn
diện cho trẻ và đảm bảo đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra thông qua việc lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra – đánh giá hoạt động.
* Quản lí nhà trường:
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1990) cho rằng “Quản lý nhà trường là những tập hợp
tối ưu với sự cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của các bên liên quan
gồm:Hiệu trưởng, tập thể giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, cha mẹ trẻ,trẻ và các cán bộ
khác, nhằm tận dụngcác nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, xã hội đóng góp, do lao động
xây dựngvà vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhàtrường,
mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ (Nguyễn Ngọc Quang, 1990).
17
Theo Trần Kiểm (1990), quản lý nhà trường “là thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo
dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ
trẻ”(Trần Kiểm, 1990).
Phạm Minh Hạc (1986), quản lý nhà trường là tổ chức được các hoạt động dạy và
học, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, nhằm
đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đất nước (Phạm Minh Hạc, 1986).
Theo J.Krishnamurti (2017), quản lý nhà trường là thực hiện hiệu quả các biện pháp
quản lý giúp nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục nhà trường, xây dựng thành
công môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiên, giúp trẻ em được học cùng nhau, em trở
thành con người toàn diện và có trí tuệ, sản sinh ra những tài năng cho đất nước
(Krishnamurti, 2017).
Theo Phạm Viết Vượng (2008) “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan
quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng
giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao giáo dục và đào tạo
trong nhà trường” (Phạm Viết Vượng, 2012).
Như vậy, quản lý nhà trường trong phạm vi đề tài là quản lý trường mầm non: là quá
trình tổng thể bao hàm các quá trình thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trong việc: lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra - đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường với
nội dung quản lý trẻ em, quản lýđội ngũ giáo viên, quản lý chuyên môn (dự giờ, tham quan
học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn), quản lý tài sản, quản lý cơ sở vật
chất, quản lý tài chính, quản lý trẻ học bán trú, quản lý sổ kế hoạch giáo dục trẻ em, theo
dõi sự phát triển của trẻ (điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ) và quản lý các
mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường, gia đình, xã hội.
1.2.2. Phát triển kỹ năng tiền đọc - viết, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng
tiền đọc - viếtcho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách
* Phát triển:
Phát triển là thuật ngữ chỉ sự tiếng bộ và có xu hướng đi lên. Theo đại từ điển Tiếng
Việt, phát triển được định nghĩa là “vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên như phát
triển kinh tế, văn hoá, giáo dục..” (Nguyễn Như Ý, 2010)
18
Phát triển còn được định nghĩa là “một quá trình nội tại, bước chuyển từ thấp đến cao
xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn
tới cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Ngoài ra, chỉ ở một mức độ phát triển khá
cao thì những mầm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu
tiên mới trở nên dễ hiểu” (Cung Kim Tuyến, 2002)
Qua đó, phát triển là sự thay đổi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ
chưa hiệu quả đến hiệu quả hơn trong thực hiện của quá trình hoạt động giáo dục trong nhà
Trường mầm non.
* Hoạt động giáo dục:
Giáo dục có nghĩa là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
con người, để họ dần dần có được những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mục tiêu
giáo dục nhà trường đề ra (Nguyễn Như Ý, 2010).
Giáo dục còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, trong đógiáo dục theo nghĩa
rộng là HĐGD tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục
đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Theo nghĩa này, giáo
dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể
chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội. Giáo
dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của HĐGD nhằm hình thành thế giới quan khoa học,
tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói
quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội (Trần Thị Hương, 2009).
Hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non bao gồm: hoạt động chơi, hoạt động lao
động, hoạt động học, hoạt động ngày hội, ngày lễ giúp trẻ phát triển tối đa những phẩm
chất và năng lực cá nhân (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
Như vậy HĐGD trẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và
bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao
động, học tập, hoạt động ngày hội, ngày lễ trong nhà trường mầm non, nhằm hình thành
nhân cách, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giáo tiếp, ứng xử đúng đắn trong các mối quan
hệ xã hội.
19
* Kỹ năng tiền đọc – viết:
Theo Marie Clay (2005) cho rằng, tiền đọc – viết của trẻ là mô tả hành vi trẻ khi
chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc, viết để bắt chước các hoạt động đọc và viết
mặc dù trẻ thực sự không thể đọc – viết được các nội dung trong sách. Tiền đọc viết không
phải là một số kỹ năng cô lập mà là một tập hợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà
trẻ coi đó như là một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc – viết (Clay, 2005).
Theo Nguyễn Thị Hải Thanh (2017), Tiền đọc – viết là hành vi thể hiện sự cố gắng,
nỗ lực đầu tiên tiếp xúc với sách, với dụng cụ đọc – viết thông qua những biểu hiện về
những nét vẽ, bài tô theo mẫu, lặp lại câu chuyện, bài hát từ giáo viên (Nguyễn Thị Hải
Thanh, 2017).
Như vậy, kỹ năng tiền đọc - viết ở trẻ là khả năng nỗ lực, cố gắng đầu tiên của trẻ
trong quá trình ghi nhớ các ký hiệu, biểu tượng khi tiếp xúc với những đồ vật, sách, báo,
môi trường xung quanh, tương tác với bạn bè, giáo viên, người thân để xây dựng thành các
khái niệm riêng và có thể truyền đạt lại những thông tin bằng những nét vẽ, lời nói chưa
chính xác.
* Trải nghiệm:
Theo J.Peaget (1977) cho rằng, trải nghiệm làm nên sự phát triển của trẻ. Ông cho
rằng khi một người tương tác với môi trường xung quanh sẽ làm thay đổi kiến thức, sự hiểu
biết hiện có (Piaget Jean, 1977).
Trong nhà trường trải nghiệm là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với
hoạt động dạy học, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học (Bùi Ngọc Diệp,
2015).
* Hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm với sách:
Như vậy, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm với sách là hoạt động giáo dục thực tiễn được tác động có mục đích,
có kế hoạch, có nội dung cụ thể và bằng phương pháp hướng dẫn khoa học của giáo viên
tới trẻ, trong đó trẻ được trực tiếp tương tác với các nội dung trong sách gắn liền với thực
tiễn, hình ảnh sinh động qua các hoạt động như:làm quen với cách sử dụng sách, bút; làm
quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, thành phần câu trong các nội dung chủ đề
20
của sách; làm quen việc đặc câu, sự dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và
phát triển lời nói mạch lạc theo từng chủ đề trong sách, báo; làm quen với chữ viết trong
các nội dung truyện, sách và mở rộng vốn từ;làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và
khác nhau của chữ cái. Nhằm giúp trẻ nhận biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết, cũng
như làm quen với cách đọc sách, cách chữ viết, góp phần làm phong phú khả năng ngôn
ngữ, phát triển vốn từ, khả năng liên tưởng, hình thành và biến đổi những năng lực có liên
quan đến đọc – viết ban đầu, trẻ sẽ có cơ hội trở nên biết đọc, biết viết một cách nhanh
chóng.
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -
6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách
Theo T.A. Ilina (1978-1979) cho rằng “quản lý các hoạt động giáo dục với mục đích
bổ sung và làm sâu hơn cho công tác giáo dục, trước hết nó là phương tiện để phát hiện đầy
đủ năng lực trẻ, làm thức tỉnh sự hứng thú và thiên hướng của trẻ em đối với hoạt động nào
đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho trẻ em, là cơ sở để quản lý việc thực tập về hành
vi để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này” (Ilina, 1978-1979).
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm
non qua hoạt động trải nghiệm với sách được hiểu là sự tác động có mục tiêu của nhà quản
lý giáo dục (là Hiệu trưởng trường tiểu học, bộ phận trợ giúp Hiệu trưởng) đến tập thể GV
và trẻ, đến các nội dung, hình ảnh, màu sắc của sách thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện kế hoạch (tổ chức cho trẻ làm quen với sách, bút, làm quen với từ, cầu, cấu trúc
âm; tổ chức cho trẻ làm quen với việc đặt câu, sử dụng câu, thuật lại câu theo chủ đề trong
sách; tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết, phân biết chữ cái), chỉ đạo và kiểm tra đánh
giá hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt
động trải nghiệm với sách, nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống quản lý nhà trường và
giúp trẻ hứng thú tham gia tương tác với những nội dung, hình ảnh, màu sắc sinh động gần
gũi với trẻ trong sách.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm
non qua hoạt động trải nghiệm với sách là mang ý nghĩa tiếp cận theo tính chất của trải
nghiệm, tiếp nối nội dung của các hoạt động giáo dục khác. Nghĩa là trong phần thực hiện
hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết, công tác quản lý hoạt động này được phân công
21
trách nhiệm, rà soát và thiết kế nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động theo từng
chủ đề phù hợp, thiết thực, gắn liền với thực tiễn.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm
non qua hoạt động trải nghiệm với sách là một hoạt động không thể thiếu và là hoạt động
quan trọng trong quá trình quản lý nhà trường nói chung và ở Trường mầm non nói riêng,
các nhà quản lý giáo dục cần chỉ đạo thực hiện động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho
trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có kết hợp lồng ghép, tích hợp rèn luyện kỹ năng vào một số hoạt
động khác như vui chơi, các hoat động lễ hội về sách, đọc sách, kể chuyện, vẽ tranh, ghép
chữ, tham quanvới những nội dung mới lạ, phương thức linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả
mục tiêu đề ra. giúp trẻ phát triển vốn từ vựng, nhận biết được mối liên quan giữa lời nói
và chữ viết, làm quen với việc đọc - viết đúng cách, làm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, ứng
xử và khả năng đọc – viết trong tương lai cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ 5-
6 tuổi.
1.3. Những vấn đề chung về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho
trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết
cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc thự hiện mục tiêu phát triển
năng lực trẻ cũng như nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
giáo viên đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ trong Trường mầm non, đáp ứng
yêu cầu thực tiễn giáo dục MN hiện nay (Nguyễn Mạnh Tuấn, 2017). Đồng thời, hoạt
động trải nghiệm còn mang lại kết quả hiểu và nhớ dài hạn, tổng hợp kiến thức và các kỹ
năng giải quyết vấn đề hơn là chỉ đơn thuần bằng cách nghe hay nhìn (Lã Thị Bắc Lý,
2017). Như vậy, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm với sách có vai trò quan trọng như:
Hình thành thói quen đọc – viết cho trẻ, trẻ nhận biết được các mẫu âm thanh và các
âm riêng biệt trong từ, phát âm đúng;
Trẻ tập trung lắng nghe hơn và thể hiện hiểu biết của mình về các chữ cái, phân biệt
được sự giống và khác nhau của chữ cái;
22
Trẻ có thể sáng tạo ra những mẫu chuyện bằng cách tường thuật lại những sự kiện
trong ngày hoặc theo hình ảnh của một vài bức tranh mà trẻ nhìn thấy
Trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử, nói năng rõ ràng, nói được câu dài hơn;
Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đọc – viết cơ bản và củng cố vốn từ đã biết và phát triển
vốn từ mới cho trẻ vào lớp 1 tiểu học.
Nâng cao nhận thức và khả năng tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sách cho giáo viên;
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -
6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
Mục tiêu của giáo dục MN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻvào học lớp một (Lê
Huy Hòa, 2011). Qua đó, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sách có mục tiêu:
Trẻ nhận ra những biểu tưởng, ký hiệu chữ cái, hiểu các câu chuyện kể có cấu trúc,
biết kể, đọc truyện theo tranh một cách có diễn cảm và cảm thụ được nội dung cốt truyện;
Hiểu được chức năng của ngôn ngữ viết là truyền đạt thông tin,biết sử dụng các quy
ước đọc – viết thông thường, đọc – viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
Trẻ ghi nhớ chữ cái, phát triển vốn từ, biết liên kết giữa lời nói với chữ viết, biết cầm
sách, viết đúng cách, ngồi học đúng tư thế;
Trẻ biết lựa chọn những từ phù hợp với tình huống muốn diễn đạt, phát âm đúng khi
giao tiếp với bạn bè, giáo viên và người thân;
Trẻ ghép được chữ với hình, phân biệt được sự giống và khác nhau của chữ cái, ghi
được họ và tên của mình;
Trẻ biết kể lại câu chuyện cô vừa kế, trường thuật lại hình ảnh vữa hình thấy trong
các chủ đề sách;
Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường, tạo niềm tin, uy tín cho cha mẹ
trẻ khi gửi con đến trường.
23
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -
6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm với sáchbao gồm:
* Cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với cách sử dụng sách, bút:Giáo dục mầm non là
bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cánh con người. Các hoạt động
giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm với sáchnói riêng có tác động rất lớn đến quá trình phát
triển của trẻ. Để tạo cho trẻ môi trường thuận lợi trong việc làm quen với sách, biết cách
đọc sách, cách cầm bút đúng cách, nhà trường cần tạo bộ sưu tập sách cho trẻ vui chơi
học tập với những nội dung sinh động, gần gũi với đời sống thực tế, các câu chuyện cổ
tích, về nhân vật, loại vật. Để thu hút trẻ tập trung theo dõi, lắng nghe, khám phá,nhà
trường cần trang bị thêm cho trẻ sách đọc theo điều kiện nhà trường. Chọn lựa cho trẻ
sách với nhiều hình ảnh ấn tượng, màu sắc sặc sỡ và được thiết kế dưới dạng truyện tranh;
Sách được đặt những nơi thuận tiện cho trẻ có thể nhìn thấy và lấy ra để xem, tìm hiểu;
Xây dựng không gian đọc sách với những hình ảnh lý thú liên quan đến việc đọc sách để
giúp trẻ yêu sách và bắt chước theo; Giáo viên có thể đưa trẻ vào thế giới của câu chuyện
trong sách bằng cách cùng trẻ hóa thân vào nhân vật trong sách; Trong một cuốn sách giáo
viên cùng trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần, cầm đọc đúng cách để trẻ ghi nhớ và xem sách là
món đồ chơi cho trẻ; Phối hợp với gia đình tổ chức câu lạc bộ đọc sách cho trẻ; Giáo viên
thường xuyên nhắc nhở trẻ ngồi bàn nghế đọc – viết đúng tư thế, cách cầm sáp, bút, cách
di màu; Cô có thể vẽ mẫu theo những hình ảnh trong các chủ đề sách và cho trẻ tập vẽ
theo; Thường xuyên gợi ý cho trẻ viết thư, viết tên mình lên, tên cha mẹ, kê đơn thuốc,
ghi công thức nấu ăn đơn giản lên giấy cứng; Sau các giờ đọc sách, vẽ tranh, cô giáo thu
các bức tranh, những sản phẩm lại và nhận xét, động viên khích lệ trẻ, treo các sản phẩm
trẻ làm được lên góc học tập (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017).
* Cho trẻ làm quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, thành phần câu
trong các nội dung chủ đề của sách:Cho trẻ làm quen với thành phần âm thanh, cấu trúc
âm thanh của từ là nhiệm vụ quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết và
24
phát triển kỹ năng đọc – viết. Ở giai đoạn 5-6 tuổi trẻ bắt đầu làm quen với từ và âm, giáo
viên cần cho trẻ hiểu là từ có nghĩa, thể hiện một đồ vật, hiện tượng, hành động, phẩm
chất của một nhận vật, hình ảnh nào đó trong bức trành, chủ đề sách; Cho trẻ làm quen
với từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ gần nghĩa; Cho trẻ làm quen với cấu trúc âm
tiết của từ, giáo viên đưa ra câu hỏi để kích thích sự chú ý của trẻ, đặt cho trẻ nhiệm vụ
phát âm các từ; Giáo viên đưa ra sơ đồ cấu tạo các tiếng thành từ, lựa chọn các từ có số
lượng tiếng xác định, lựa chọn các từ có cùng tiếng hay lựa chọn các từ bắt đầu bằng một
tiếng nào đó; Giáo viên thường xuyên đọc sách cùng trẻ, thực hiện điều chỉnh cường độ
và tốc độ của lời nói, phát âm từ to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm hơn; Trong quá trình
đọc sách cùng trẻ, giáo viên thường xuyên đưa ra câu hỏi nêu rõ mặt ý nghĩa, ngữ nghĩa
của câu như là một đơn vị của lời nói (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017).
* Cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết trong các nội dung truyện, sách và
mở rộng vốn từ:Việc tạo ra môi trường chữ viết phong phú ở trường, ở lớp là một biện
pháp để phát triển khả năng đọc – viết cho trẻ. Ở giai đoạn 5 -6 tuổi, trẻ có thể biết hớn
2000 từ. Chính vì vậy, để giúp trẻ làm quen với chữ viết, giáo viên phải viết vào giấy cứng
các từ chỉ đồ dùng, vật lụng, các hoạt động ở xung quanh lớp có liên quan đến những chủ
đề trong sách, báo; cho trẻ tắm mình trong môi trường chữ viết, cùng trẻ dán các từ được
ghi lên các đồ dùng, vật dụng, các góc tương ứng (từ Tivi dán vào ti vi, các loại cây, đồ
chơi,..), các góc hoạt động có thể thay đổi tùy theo chủ đề nội dung trong sách, báo và tùy
theo khung cảnh lớp cho phù hợp với trẻ; giáo viên khuyến khích trẻ tích cực cùng tham
gia với giáo viên, cùng cắt, cùng dán, tô màu, các chữ; giáo viên kiên nhẫn, tỉ mỉ hướng
dẫn trẻ viết các chữ tên tựa đề sách rõ ràng, tô chữ rỗng; Giáo viên thường xuyên đọc cùng
trẻ các từ đã ghi ra từ sách; thường xuyên ghi lại những câu hỏi, cân trả lời của trẻ, ghi lại
câu chuyện của trẻ vào vở, vào bức tranh và làm thành sách với khổ lớn; cho trẻ làm quen
với sách, tích cực đọc cho trẻ nghe, các ký hiệu, biển báo, chữ viết có trong môi trường
sách, truyện; tạo điều kiện cho trẻ vẽ trên giấy bằng bút chì, sáp màu, bút lông, vẽ theo
chủ đề trong sách; phối hợp vối cha mẹ trẻ góp sách cũ, tạo thư viên sách cho trẻ, giúp trẻ
tiếp xúc thường xuyên với sách, phân loại sách; Hàng ngày cho trẻ mượn sách mang về
nhà, trẻ và cha mẹ cùng đọc để tạo sự liên tục tiếp xúc với những chữ viết trong sách và
tăng vốn từ cho trẻ (Lã Thị Bắc Lý, 2017).
25
* Cho trẻ làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái:
Những chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu chữ in thường và chữ viết thường được trẻ làm
quen và nhân dạng qua các giác quan như thính giác, thị giác. Như vậy, để cho trẻ nhận
dạng và phận biệt chữ cái, giáo viên hướng dẫn trẻ tìm ra chữ cái trong các từ tương ứng
có gắn bên dưới đồ dùng, tranh ảnh trực quan, sinh động; tổ chức trò chơi nhận chữ, tìm
chữ, ghép nét chữ, ghép chữ với hình; tích cực hướng dẫn trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu
in thường, chữ viết thường và nhớ được tên âm chữ cái qua các chủ đề đọc sách, kể chuyện;
chia 29 chữ cái thành 12 nhóm con chữ, mỗi nhóm khoảng 2-3 chữ cái để giúp trẻ dễ phân
biệt đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng và cách phát âm; Giáo viên giới thiệu trẻ
làm quen với chữ cái mới qua tranh, ảnh theo chủ đề sách, cho trẻ quan sát tranh, ảnh thật
và hỏi trẻ, tạo hình, dùng thẻ chữ rời so sánh các chữ với nhau giúp trẻ làm quen với từng
chữ cái trong nhóm, nhận diện chữ cái mới (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017).
* Cho trẻ làm quen việc đặt câu, sử dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy,
nghe thấy và phát triển lời nói mạch lạc theo từng chủ đề trong sách, báo: Ở giai đoạn
5- 6 tuổi trẻ có thể sử dụng khoảng 25.2% câu ghép các loại khi kể chuyện. Khả năng kể
chuyện mạch lạc có tình tiết,có logic, mở đầu và kết thúc ở trẻ có những tiến bộ vượt bậc.
Trẻ có khả năng dùng lời nói để tưởng tượng ra những kế hoạch, sự kiện trong tương lai.
Đồng thời, trẻ có su hướng hỏi rất nhiều, có khi trong vòng 1- 2 phút, trẻ có thể có 4-5 câu
hỏi. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn mắc lỗi như nói giọng: l-n; ch-tr;s-x; d-r; phát âm chưa
chuẩn ở một số từ khó (chim khướu, khúc khuỷu, chuyên cành..); nói ngọng, lắp, dùng
cầu còn lủng củng, vấn đề này nhiều khi là do ngôn ngữ địa phương. Qua đó, thông qua
trải nghiệm với sách, giáo viên chọn lựa những sách có chủ đề gần gũi với cuộc sống trẻ,
nhiều tranh ảnh sinh động, chịu khó hướng dẫn trẻ làm quen với việc đặc câu, câu có thể
đạt độ dài 8 từ trở lên; hướng dẫn trẻ sử dụng câu ghép và câu phức để miêu tả, diễn đạt
lại những đồ vật, tranh ảnh mà trẻ nhìn thấy được; Hướng dẫn trẻ phân biệt được chuỗi
thời gian (điều gì xảy ra trước tiên, thứ hai, thứ ba.), trước sau, bên phải bên trái; Tạo điều
kiện để trẻ truyền đạt chính xác theo những chủ đề, câu chuyện trong sách, các bức tranh;
Động viên trẻ tự đặt ra các câu chuyện kể theo các bức tranh và sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ khác nhau, mạch lạc (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017).
26
1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết
cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non
Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm với sách như: Trẻ trải nghiệm
“đọc” sách cùng cô; Cô và trẻ cùng làm sách; Trẻ hoạt động với vải dính; tổ chức ngày
hội sách; trải nghiệm với sách khổ lớn (Nguyễn Thị Hải Thanh, 2017), cụ thể:
* Trẻ trải nghiệm “đọc” sách cùng cô: Hình thức này giúp trẻ làm quen với cách
sử dụng sách như cầm đúng vi trí, cách đọc sách, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới,
cách lật giở trang tiếp theo đã “đọc”. Qua đó, GV khuyến khích trẻ tìm các chữ cái đã học
trong các từ có nghĩa qua các chủ đề trong sách, truyện tranh; GV rèn chho trẻ ý thức bảo
vệ, yêu quý sách, biết cất sách gọn gàng sau khi đọc; GV cung cấp đa dạng các loại sách
khác nhau, nhiều màu sắc, tranh ảnh, chữ to, rõ cho trẻ thích thú khi tiếp xúc, xem tranh,
hình ảnh; Dành nhiều thời gian để đọc sách cho trẻ nghe, cũng như tạo nhóm đọc sách;
Cô vừa đọc vừa chỉ các dòng chữ để trẻ nghe nội dung kết hợp với tranh minh họa, tạo
hình minh họa; GV hướng dẫn trẻ cách lật giở cuốn sách, giữ gìn sách sau khi sử dụng,
cho trẻ xem tranh và hình chữ in trong sách; hướng dẫn cho trẻ biết đâu là phần mở đầu,
kết luận của cuốn sách, cùng trẻ thảo luận, chia sẽ nội dung trong sách; thường xuyên thay
đổi sách, truyện theo những chủ đề mới lạ;
* Cô và trẻ cùng làm sách: Cuốn sách do giáo viên và trẻ làm ra sẽ giúp trẻ hứng
thú với việc tìm sách, sưu tâm sách và biết giữ gìn sách. GV cần có sự chuan bị và giúp
đỡ trẻ làm sách trong các hoạt động vui chơi, giúp trẻ thể hiện nội dung viết phù hợp với
trình độ của trẻ; GV cần chú ý tình vừa sức của trẻ; GV kết hợp với việc đặc câu hỏi, kiểm
tra trí nhớ, phán đoản trả lời của trẻ;
* Trẻ hoạt động với vải dính: Giúp trẻ hiểu được nhiều thứ, nhận biết được màu
sắc, sự vật, có thể tư duy khi chơi với sách và rèn luyện sự khéo léo. GV và trẻ có thể làm
những nhân vật, con giống cắt rời cho vào hộp bên cạnh những cuốn sách vải, các nhân
vật phải phù hợp với nội dung câu chuyện, chủ đề trong sách đã giới thiệu cho trẻ; GV
thường xuyên kiểm tra học liệu xem có đủ không, đọc truyện trước và kiểm tra từng miếng
hình theo trình tự câu chuyện, cho trẻ thực hiện việc đọc, kể theo ý thích, có thể sang tạo;
* Tổ chức ngày hội sách, câu lạc bộ đọc sách cho trẻ: Nhà trường tổ chức ngày
hội sách, cân lạc bộ đọc sách cho trẻ dười dạng triển lãm, trưng bày sách báo, giới thiệu
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT  CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  VỚI SÁCH

Contenu connexe

Similaire à LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH

Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...jackjohn45
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similaire à LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH (20)

Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
 
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự họcThiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
 

Plus de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Plus de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Dernier

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH

  • 1. 1 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - Năm 2020
  • 2. 2 2 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THỊ THU HUYỀN BÌNH DƯƠNG - Năm 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tác giả NGUYỄN THÙY DƯƠNG
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu luận văn, tác giả xin bày tỏ tình cảm và lời tri ân đến: Quý Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức, kĩ năng quý báu. TS. Vũ Thị Thu Huyền Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Hội đồng chuyên đề và Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ. Thầy Cô đã giúp tôi có cơ hội để hoàn thiện nội dung luận văn này Ban chủ nhiệm và toàn thể CBQL, GV và CMT tại các Trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã giúp chúng tôi thực hiện khảo sát tìm hiểu vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh được các sai sót. Tôi rất mong sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả NGUYỄN THÙY DƯƠNG
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................xii Mở đầu........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1................................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .......................................................9 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................9 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu Việt Nam ....................................................................................13 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài........................................................................15 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mầm non..............................15 1.2.2. Phát triển kỹ năng tiền đọc - viết, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................17 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................................20 1.3. Những vấn đề chung về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non................21 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non............................21 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................22 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................23
  • 6. iv 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.......................26 1.3.5. Đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ...................................27 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ..........................................27 1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non.........28 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtqua hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................29 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................31 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................32 1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách .........................................................33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết ở trường mầm nonqua hoạt động trải nghiệm với sách ...........................35 1.5.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................................35 1.5.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................36 Tiểu kết chương 1.....................................................................................................38 CHƯƠNG 2..............................................................................................................39 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG..............................................................................................39 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ......................................................................................39 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương...............................39 2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một..............40 2.2. Tổ chức nghiên cứu...........................................................................................41
  • 7. v 2.2.1. Nội dung khảo sát...........................................................................................41 2.2.2. Công cụ khảo sát ............................................................................................42 2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát ..............................................................................42 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.........................................46 2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách........................................................................................................46 2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ..................................................................54 2.3.3. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................56 2.3.4. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.......................................................59 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................61 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................61 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ........................67 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.......................................................84 2.4.4. Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................90 2.4.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................95 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.........101 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách..............................104 Tiểu kết chương 2...................................................................................................108
  • 8. vi CHƯƠNG 3............................................................................................................109 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................109 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ....................................................................................109 3.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp.......................................................................110 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................................................................112 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu của giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách .........................112 3.3.2. Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội dung chủ đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ......................................114 3.3.3. Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình ............................................................................117 3.3.4. Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua HĐTN với sách...................................................................................................................120 3.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách................................................................................................123 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................125 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất..........................126 3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm...............................................................................126 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................127 3.5.4. Nội dung khảo nghiệm..............................................................................127 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp ............................................................128 Tiểu kết chương 3...................................................................................................138 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................139
  • 9. vii TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................142 PHỤ LỤC...............................................................................................................145
  • 10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CMT Cha mẹ trẻ ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB XH MTH KQĐ Điểm trung bình Xếp hạng Mức thực hiện Kết quả đạt GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐGD Hoạt động giáo dục HĐTN Hoạt động trải nghiệm MN HT Mầm non Hiệu trưởng NV TT TTB Nhân viên Thực trạng Trang thiết bị
  • 11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: Số lượng CBQL, GV, NV tham gia khảo sát tại các Trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một 42 2 Bảng 2.2: Thông tin CBQL, GV, NV tham gia khảo sát 43 3 Bảng 2.3. Quy ước cách xử lý thông tin 45 4 Bảng 2.4. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo trong các cân hỏi về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 46 5 Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách của giáo viên và cán bộ quản lý 47 6 Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách của giáo viên và cán bộ quản lý 50 7 Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 54 8 Bảng 2.8. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 57 9 Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 59 10 Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 62 11 Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với cách sử dụng sách, bút 68 12 Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, phát đúng âm 70
  • 12. x 13 Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết trong các nội dung, chủ đề sách và mở rộng vốn từ 73 14 Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái 76 15 Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen việc đặt câu, sử dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và thuật lại bằng lời nói mạch lạc theo từng chủ đề sách, báo 79 16 Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 84 17 Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 90 18 Bảng 2.18. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 96 19 Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 101 20 Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 103 21 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu của giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách” 128 22 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2 “Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội dung chủ đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ” 129
  • 13. xi 23 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3 “Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình” 131 24 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết của biện pháp 4 “Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua HĐTN với sách” 133 25 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5 “Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách” 135
  • 14. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách của giáo viên và cán bộ quản lý 53 2 Biểu đồ 2.2: Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 58 3 Biểu đồ 2.3: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 88 4 Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách 98 5 Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá biện pháp “Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình” 131 6 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua HĐTN với sách” 133 7 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi trong các biện pháp được đề xuất 135
  • 15. 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Khả năng đọc, viết là yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi bắt đầu bước vào tiểu học, đây là điều kiện thuận lợi để học sinh nắm bắt được ý của người khác, bổ sung lập luận, chọn lọc được các câu từ phù hợp, phát âm rõ ràng và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm thực tiễn. Trường mầm non tuy không có nhiệm vụ giáo dục trẻ đọc, viết nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc – viết cho trẻ, công việc này được duy trì thực hiện trong suốt thời gian trẻ được đến trường, đặc biệt là từ 5 -6 tuổi. Theo thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết như sau: trẻ thể hiện hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết... Hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một vấn đề cấp thiết, là một công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Song tác động đến trẻ 5 – 6 tuổi là tác động đến một con người nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010–2015 thì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp Một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Đề án chỉ rõ PCGDMNTNT nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đồng thời cũng đề cao vai trò và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào trường phổthông chính là chuẩn bị toàn diện để trẻ có thể thích ứng với môi trường, cuộc sống và với hoạt động học tập tại trường phổ thông. Khả năng đọc, viết là một yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là cơ sở quan trọng để học sinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ. Công việc này được tiến
  • 16. 2 hành trong suốt giai đoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non quan tâm đến phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ; giáo viên chủ yếu phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫu giáo phát âm, nhận biết các chữ cái một cách đơn lẻ, tập tô 29 chữ cái. Do đó, các trường mầm non cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm của trẻ với chữ viết, nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ nói riêng và các phẩm chất, năng lực khác của trẻ nói chung. Chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông là chuẩn bị cho sự chuyển giao ấy được dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ vượt qua bước ngoặt 6 tuổi một cách thuận lợi. Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà tâm lý và các bậc phụ huynh trong và ngoài nước quan tâm. K. D. U-Sin-Xki – nhà giáo dục người Nga đã từng nói: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở quan trọng của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức”. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Chính vì vậy, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi trẻ mới ra đời. Đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp Một thì vấn đề phát triển ngôn ngữ cần hết sức quan tâm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề để trẻ học tốt, học giỏi ở trường Phổ thông. Điểm đáng chú ý nhất của 2 lĩnh vực phát triển này chính là kỹ năng đọc – viết của trẻ. Ở tuổi mẫu giáo, chúng ta cần phải phát triển cho trẻ những kỹ năng tiền học đọc học viết, đó là sự chuẩn bị tốt nhất để trẻ có thể học đọc, học viết tốt ở trường Phổ thông; cũng là phát triển một kỹ năng quan trọng cho trẻ lĩnh hội các kiến thức trong môi trường học tập mới. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với
  • 17. 3 sách nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non. 4.2. Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và thiếu đồng bộ trong mỗi nội dung quản lý. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non có tính cần thiết và khả thi. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung
  • 18. 4 Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Về đối tượng khảo sát - Cán bộ quản lý: Đề tài dự kiến khảo sát một số giáo viên và cán bộ quản lý trên địa bàn nghiên cứu bao gồm 10 hiệu trưởng và 12 phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập. - Giáo viên: Đề tài dự kiến khảo sát 100 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu. - Phụ huynh: Đề tài dự kiến khảo sát 90 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu. 6.3. Về thời gian Đề tài khảo sát thực trạng trong năm học 2018-2019, 2019-2020. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và quản lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mầm non nói chung, quản lý hoạt động giáo dục phát
  • 19. 5 triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách nói riêng trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết ở các cơ sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản quản lý hoạt độnggiáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non phù hợp với thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non. 7.2.2. Các phương pháp thực tiễn Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
  • 20. 6 Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất. Nội dung: Nội dung xoay quanh về công quản lý, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tượng: Ban giám hiệu, giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi và phụ huynh) nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách. Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm: Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) tại các cơ sở giáo dục mầm non tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương. Phiếu 2: Dành cho giáo viên giảng dạy các lớp 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phiếu 3: Dành cho phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích phỏng vấn nhằm khẳng định những vấn đề được trả lời trong phiếu điều tra và thu thập thông tin cho những vấn đề còn chưa được trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung phỏng vấn về thuận lợi khó khăn cũng như thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và công tác quản lý hoạt giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách của hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cách thức phỏng vấn: Chúng tôi chọn mẫu và phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Số lượng mà người nghiên cứu phỏng vấn bao gồm 5 hiệu trưởng, 10 giáo viên, 10 cha mẹ trẻ và 10 trẻ 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa
  • 21. 7 bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Số liệu phỏng vấn sẽ dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu trên phần mềm SPSS dùng trong môi trường Window về thực trạng phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non. Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non và quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 9. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài; Nội dung: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  • 22. 8 Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
  • 23. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài Hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cũng như công tác quản lí hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết qua hoạt động trải nghiệm với sách cho trẻ 5 -6 tuổi trong trường mầm non luôn được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều nhà chuyên môn nhằm giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong phần này, người nghiên cứu trình bày một số công trình liên quan, cụ thể: Friedrich Froebel (1898) cho rằng, Trường mầm non này được thiết kế như một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ em có thể phát triển theo một định hướng đúng đắn thông qua việc tự hoạt động, sử dụng các trò chơi, bài hát, những câu chuyện và các hoạt động khác. Theo ông, Trường mầm non là một môi trường giáo dục đặc, trong đó những giáo cụ, hoạt động xã hội và văn hóa ở Trường mầm non, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, sẽ thúc đẩy quá trình phát triển ở trẻ, trẻ sẽ tuân theo các luật lệ được thiết lập một cách tuyệt vời về sự phát triển toàn diện. Danh tiếng của Froebel với tư cách một nhà giáo dục MN ngày càng tăng lên và các Trường mầm non ngày càng phổ biến trên khắp các bang của Đức. Cho tới đầu thế kỷ thứ 21, các GVMN vẫn đang tiếp tục đề cao quan điểm của Froebel. Mục tiêu đầu ra quan trọng đối với trẻ MN là tinh thần sẵn sàng học hỏi tri thức – thứ sẽ đến sau đó trong sự nghiệp giáo dục của đứa trẻ. Đồng thời, qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn, trẻ giao tiếp và bắt chước các hoạt động của người lớn, từ đó trẻ sẽ được dẫn dắt từ từ vào một thế giới rộng lớn hơn. Trường mầm non cung cấp môi trường khuyến khích trẻ tương tác với những đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tình thươngcủa một GV (Friedrich, 1898). Hoạt động trải nghiệm như là chiến lược giáo dục kỹ năng trẻ một cách hiệu quả. Qua trải nghiệm, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy được kiểm chứng, được điều chỉnh và phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trải nghiệm trong thực tế. Vì thế, quản lý hoạt động giao dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục kỹ
  • 24. 10 năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách là hết sức cần thiết để định hướng trẻ qua những cách thức của hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách, đòi hỏi nhà quản lý phải có những cách thức quản lý khoa học thông qua những phương pháp, nguyên tắc phù hợp. Các nguyên tắc của Frededric W.Taylor (1919) không những giúp cho nhà quản lý đạt mục tiêu về kế hoạch mà còn là nền tảng để giúp các nhà quản lý giáo dục tổ chức thực hiện hiệu quả những biện pháp trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách (Taylor, 1919). Theo Kurt Lewin (1938) cho rằng, giáo dục kỹ năng cho trẻ tốt nhất là thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Bởi trong hoạt động trải nghiệm đáp ứng được mục tiêu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Tác giả cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến những hoạt động giáo dục kỹ năng trẻ qua trải nghiệm, trong đó gia đình và nhà trường là những yếu tố ảnh hưởng đến kết của hoạt động giáo dụckỹ năng trẻ qua trải nghiệm. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xây dựng các giai đoạn thực hiện trong mô hình hoạt động trải nghiệm, như: suy nghĩ về tình huống, lập kế hoạch giải quyết tình huống, thực hiện kế hoạch và quan sát kết quả (Kurt Lewin, 1938). Theo Peter Mittler (2000) đã nhận định, thay đổi môi trường giáo dục nhà trường và hệ thống quản lí giáo dục là rất quan trọng đối với giáo dục kỹ năng nói chung cho trẻ và phát triển kỹ năng tiền đọc – viết nói riêng. Việc thay đổi này bao gồm việc sửa đổi chương trình và phương pháp dạy học, thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh. Nhận định trên được đưa ra sau khi tác giả đã dành sự quan tâm và chú ý của mình vào việc thay đổi, tạo môi trường giáo dục thích hợp cho việc thực hiện tổ chức quản lí giáo dục trẻ em. Trong đó, tác giả đã đặt ra các vấn đề cụ thể như điều chỉnh và sắp xếp chương trình như thế nào; giáo viên cần lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục như thế nào; các phương pháp giáo dục được thực hiện trong các cơ sở giáo dục đảm bảo cho trẻ phát triển; sự tác động can thiệp hỗ trợ từ phía giáo viên và vai trò, sự tham gia của phụ huynh học sinh, tất cả phải được cụ thể trong một kế hoạch tổng thể và theo giai đoạn phát triển của trẻ (Peter Mittler, 2000). Theo quan điểm của David Kolb (2002) cho thấy, học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Thuyết học tập trải nghiệm
  • 25. 11 của Kolp đã làm thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ giáo viên ở vị trí trung tâm sang lấy trẻ là trung tâm. Kolb đã giới thiệu mô hình học tập thông qua trải nghiệm (Experiential learning) hay còn gọi là chu trình trải nghiệm Kolb. Chu trình này giúp người dạy và trẻ có cơ hội cải tiến liên tục về chất lượng học tập và giảng dạy, chu trình Kolb bao gồm 4 bước: (1) Kinh nghiệm rời rạc (Concrete Experience); (2) Quan sát có suy tưởng (Reflective Observation); (3) Khái niệm hóa (Conceptualization); (4) Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation) (Kolb, 2002). Karemeracho (2003) rằng, hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc tạo sự an toàn cho trẻ phát triển toàn diện, để tổ chức hoạt động trải nghiệm thuận lợi ngoài trang bị đầy đủ về trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong các hoạt động vui chơi, lao động và học tập, còn phải tuỳ thuộc vào khả năng chuyên môn nghề nghiệp của từng giáo viên, và giáo viên nên có những phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề, chuyên môn phù hợp và những phẩm chất này có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành thái độ và đáp ứng mọi nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, và hỗ trợ học sinh tham gia tích cực trong các hoạt động giáo dục. Đồng thời, theo tác giả để phát triển chuyên môn của giáo viên cần phải có sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm có ý nghĩa và hiệu quả giữa chính những giáo viên với nhau, giữa giáo viên với các cán bộ quản lý nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh và giữa giáo viên với các thành viên trong các cộng đồng khác (Karemera, 2003). Theo Marie Clay (2005), khả năng đọc – viết của trẻ được xem là sự cố gắng, nỗ lực đầu tiên của trẻ, thể hiện những nét vẽ nguệch ngoạc, những bài tô, viết theo mẫu, lặp lại câu chuyện, bài hát từ giáo viên. Chính vì vậy, để giáo dục kỹ năng đọc – viết sớm cho trẻ, giáo viên phải quan sát, theo dõi và nắm bắt được hanh vi, cử chỉ miệng của trẻ đề có sự can thiệp phù hợp (Clay, 2005). Theo Schmitt và cộng sự (2005) có những quan điểm rằng, đọc là vấn đề phức tạp là quá trình giải quyết lâu dài, trẻ em tự xây dựng cách hiểu, trẻ biết đọc biết viết với kiến thức khác nhau, đọc và viết đối ứng và liên quan đến nhau các quá trình, học đọc và viết liên quan đến một quá trình liên tục thay đổi theo thời gian, trẻ em đi những con đường khác nhau để học chữ (Schmitt, 2005). Theo đó, tác giả Montessori (2007) cho rằng “khiếm khuyết của tâm trí là vấn đề của giáo dục chứ không phải là vấn đề của y khoa”.
  • 26. 12 Montessori có nhiều công trình nổi tiếng trong đó có cuốn sách “Giáo dục nhân loại học” và “ngôi nhà của trẻ”. Theo tác giả, trẻ từ 0 – 6 tuổi rất nhạy cảm cũng là quãng thời gian quan trọng và quý giá nhất của mỗi người, sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc – viết tương lai của trẻ. Chúng có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường sống xung quanh rất nhanh, thích lặp lại, thích trật tự, thích yên tĩnh, thích làm việc hơn là vui chơi, cảm thấy thỏa mãn với công việc mình làm mà không cần làm vì phần thưởng; chúng chọn tự do, chúng có kỷ luật mang tính tự phát; có danh dự cá nhân, có lòng tự trọng rất cao. Đặc biệt, trẻ từ 4 – 5 tuổi thì lại tự nhiên bộc phát cảm hứng viết chữ khi không có sự hướng dẫn của người lớn (Tạ Khải Mông & Ngô Hiểu Huy, 2007). Vì vậy, để đảm bảo trẻ có môi trường phát triển kỹ năng tiền đọc – viết thuận lợinhà trường phải có một môi trường giáo dục được chuẩn bị tốt phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em, cũng như có một bộ giáo cụ đáp ứng nhu cầu phát triển về kỹ năng đọc – viết cho trẻ, có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, có khả năng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm, có kinh nghiệm phát hiện nhu cầu trẻ, xác định biểu hiện khả năng tiền đọc – viết của trẻ để có biện pháp hướng đẫn trẻ phù hợp. Theo Eva Konstantellou and Mary K.Lose (2009) cho rằng, việc hướng dẫn, rèn luyện trẻ biết đọc – viết là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi giáo viên mầm non phải kiên nhẫn, lâp đi lặp lại lời nói, sử dụng đa dạng phương pháp, biết kết hợp lời nói với hành động gắn liền với nội dung muốn giáo dục trẻ. Đặc biệt, tài liệu, sách phải sinh động có kết hợp được nhiều yếu tố về hình ảnh, âm thanh. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ mẫu giáo, nhà trường cần có biện pháp quản lý hiệu quả trong xây dựng văn hóa hợp tác với chuyên gia đáp ứng nhu cầu sớm đọc – viết ở trẻ (Eva Konstantellou & Mary K.Lose, 2009). Theo triết lý của Reggio Emilia (2018), trẻ em đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ, trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình đề giải thích sự vận động của thế giớ xung quan trẻ. Tuy nhiên, để khuyến khính trẻ tự khám pháp, tự giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng thì môi trường hoạt động của trẻ phải được thiết kế linh hoạt và thẩm mỹ, dụng cụ, đồ dùng sinh động (Louise Boyd Cadwell, 2018). Như vậy để giúp trẻ phát
  • 27. 13 triển kỹ năng tiền đọc – viết qua trải nghiệm sách, ngoài năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên thì nhà trường phải trang bị tài liệu, sách đa dạng với hình ảnh sinh động thu hút trẻ. Nhìn chung, các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách đã thu hút được sự quan tâm của một số các nhà chuyên môn trên thế giới. Các nghiên cứu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua trải nghiệm sách. Tuy nhiên, để trẻ có thể phát triển toàn diện, có môi trường kiểm nghiệm lại kiến thức, gắn lý thuyết với thực hành, đòi hỏi không chỉ có sự quan tâm đến việc cung cấp tri thức của giáo viên mà cần phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, lãnh đạo cũng như kiểm tra đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý như cách thức trải nghiệm, trang bị tài liệu, hình ảnh sinh động gắn liền với thực tiễn. 1.1.2. Nghiên cứu Việt Nam Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Yến Phương (2014), tác giả cho rằng: “Hoạt động giáo dục trải nghiệm là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo. Thông qua quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm với đa dạng về hình thức và phương pháp và thiết kế môi trường giáo dục với đạ dạng về trang thiết bị, giáo viên mẫu giáo sẽ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng phù hợp với độ tuổi nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ” (Nguyễn Hồng Yến Phương, 2014). Qua đó, để trẻ được phát triển về kỹ năng đọc – viết qua hoạt động trải nghiệm sách, nhà trường cần phải quan tâm đến năng lực ứng xử và sử dụng những phương pháp phù hợp trong từng nội dung, câu chuyện trong sách Theo Nguyễn Thị Minh Thảo (2017) cho rằng, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần phải có khả năng tìm hiểu, xác định đặc điểm tâm sinh lý trẻ thông quả khả năng phản hồi nghe, nói, vốn từ của trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, thấy được trẻ có khó khăn hay chậm trễ gì về ngôn ngữ, về phát âm, vốn từ. Trong đó để giúp trẻ làm quen với việc đọc – viết, giáo viên giúp trẻ làm quen với cách sử dụng sách, cầm sách đúng hướng, cách cầm bút. Hướng dẫn trẻ làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống, làm quen với chữ viết, cách đọc sách theo từng độ tuổi, mở rộng vốn từ cho trẻ (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017)
  • 28. 14 Theo Cao Thị Hồng Nhung (2017) chỉ ra rằng, để quản lý hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở Trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường cần hiểu rõ bản chất của phát triển chương trình GVMN trong nhà trường, linh hoạt trong công tác chỉ đạo thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục trong Trường mầm non, tạo cơ hội và khuyến khích GVMN tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và thể hiện sự sang tạo khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm (Cao Thị Hồng Nhung, 2017). Qua đó, giúp người nghiên cứu có sự liện hệ trong việc xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả trọng hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ qua trải nghiệm đọc sách Theo Nguyễn Thị Hải Thanh (2017), chỉ ra rằng đọc sách cùng trẻ sẽ cung cấp một trong những cơ hội tốt để tiến hành hội thoại, qua đó giúp trẻ xây dựng, phát triển ngôn ngữ nói, đặc biệt là khi trẻ tham gia vào việc trả lời câu hỏi và cùng thảo luận về nội dung cuốn sách. Tác giả cũng chỉ ra được một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm với sách như: Trẻ trải nghiệm đọc sách cùng cô, cô và trẻ cùng làm sách, trẻ hoạt động với sách vải dính, trải nghiệm với sách khổ lớn, tổ chức ngày hội sách (Nguyễn Thị Hải Thanh, 2017). Một số đề tài, luận án đã đề cập đến công tác quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ ở trường mầm non, như: đề tài “Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2017), đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đã Nẵng” của tác giả Bùi Thị Thanh Hải (Bùi Thị Thanh Hải, 2018) và đề tài “Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori, thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hương (Phạm Thị Hương, 2019), các công bài viết đã thể hiện được sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi, cũng như vai trò, đặc điểm tậm lý ảnh hưởng và những biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng tiền đọc – viết. Trong đó, đề tài “Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori, thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hương (2019) đã đưa ra khai niệm quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo phương thức Montessori. Với cách tiếp cận các nội dụng quản lý theo các chức năng, như xây dựng kế hoạch, tổ
  • 29. 15 chức, chỉ đạo và kiểm tra – đánh giá hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp quản lý mang tính khả thi và cần thiết như: Chỉ đạo đổi mới trong xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo; Tạo động lực để giáo viên đa dạng hóa hoạt động làm làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo; Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ học tập cho hoạt động làm quen với chữa viết cho trẻ mẫu giáo. Qua đó, kết quả nghiên cứu của các đề tài trên giúp người nghiên cứu liên hệ, vận dụng và xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách ở các Trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ qua trải nghiệm với sách có vai trò to lớn trong việc phát triển toàn diện trẻ, cũng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển giáo dục mầm non. Bởi lẽ, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ làđặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài này, nhưng để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ qua trải nghiệm với sáchở các Trường mầm non, nhà trường phải đảm bảo các kiều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuất phát từ đứa trẻ. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mầm non * Quản lý: Quản lý được định nghĩa là một hoạt động thiết yếu và đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lí là một khoa học (Harold, 2002). Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên tổ chức và sử dụng tất cả những nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các
  • 30. 16 mục tiêu của nó” (Nguyễn Lộc, et al, 2009). Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường (Trần Thị Tuyết Oanh, et al, 2009). Theo phạm vi nghiên cứu đề tài thì quản lý được hiểu là sự tác động có định hướng của Hiệu trưởng nhà trường đến các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra thông quaquá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ở trường học. * Quản lý giáo dục: Theo Trần Kiểm (2012) quản lý giáo dục bao gồm cấp vĩ mô và cấp vi mô, cụ thể: - Cấp vĩ mô:Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường), nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội; - Cấp vi mô:Quản lý giáo dục bao gồm nhiều công tác như quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp, quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý tài chính, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường (Trần Kiểm, 2012). Như vậy, theo phạm vi nghiên cứu đề tài, quản lý giáo dục là hoạt động giáo dục có ý thức, có mục đích, kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật của Hiệu trưởng Trường mầm non tác động đến đội ngũ giáo viên, nhân viên, trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ và đảm bảo đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra – đánh giá hoạt động. * Quản lí nhà trường: Theo Nguyễn Ngọc Quang (1990) cho rằng “Quản lý nhà trường là những tập hợp tối ưu với sự cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của các bên liên quan gồm:Hiệu trưởng, tập thể giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, cha mẹ trẻ,trẻ và các cán bộ khác, nhằm tận dụngcác nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, xã hội đóng góp, do lao động xây dựngvà vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhàtrường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ (Nguyễn Ngọc Quang, 1990).
  • 31. 17 Theo Trần Kiểm (1990), quản lý nhà trường “là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ”(Trần Kiểm, 1990). Phạm Minh Hạc (1986), quản lý nhà trường là tổ chức được các hoạt động dạy và học, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đất nước (Phạm Minh Hạc, 1986). Theo J.Krishnamurti (2017), quản lý nhà trường là thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý giúp nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục nhà trường, xây dựng thành công môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiên, giúp trẻ em được học cùng nhau, em trở thành con người toàn diện và có trí tuệ, sản sinh ra những tài năng cho đất nước (Krishnamurti, 2017). Theo Phạm Viết Vượng (2008) “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường” (Phạm Viết Vượng, 2012). Như vậy, quản lý nhà trường trong phạm vi đề tài là quản lý trường mầm non: là quá trình tổng thể bao hàm các quá trình thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trong việc: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra - đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường với nội dung quản lý trẻ em, quản lýđội ngũ giáo viên, quản lý chuyên môn (dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn), quản lý tài sản, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý trẻ học bán trú, quản lý sổ kế hoạch giáo dục trẻ em, theo dõi sự phát triển của trẻ (điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ) và quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường, gia đình, xã hội. 1.2.2. Phát triển kỹ năng tiền đọc - viết, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách * Phát triển: Phát triển là thuật ngữ chỉ sự tiếng bộ và có xu hướng đi lên. Theo đại từ điển Tiếng Việt, phát triển được định nghĩa là “vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên như phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục..” (Nguyễn Như Ý, 2010)
  • 32. 18 Phát triển còn được định nghĩa là “một quá trình nội tại, bước chuyển từ thấp đến cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn tới cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Ngoài ra, chỉ ở một mức độ phát triển khá cao thì những mầm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở nên dễ hiểu” (Cung Kim Tuyến, 2002) Qua đó, phát triển là sự thay đổi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chưa hiệu quả đến hiệu quả hơn trong thực hiện của quá trình hoạt động giáo dục trong nhà Trường mầm non. * Hoạt động giáo dục: Giáo dục có nghĩa là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục nhà trường đề ra (Nguyễn Như Ý, 2010). Giáo dục còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, trong đógiáo dục theo nghĩa rộng là HĐGD tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Theo nghĩa này, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội. Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của HĐGD nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội (Trần Thị Hương, 2009). Hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non bao gồm: hoạt động chơi, hoạt động lao động, hoạt động học, hoạt động ngày hội, ngày lễ giúp trẻ phát triển tối đa những phẩm chất và năng lực cá nhân (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Như vậy HĐGD trẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, hoạt động ngày hội, ngày lễ trong nhà trường mầm non, nhằm hình thành nhân cách, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giáo tiếp, ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội.
  • 33. 19 * Kỹ năng tiền đọc – viết: Theo Marie Clay (2005) cho rằng, tiền đọc – viết của trẻ là mô tả hành vi trẻ khi chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc, viết để bắt chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự không thể đọc – viết được các nội dung trong sách. Tiền đọc viết không phải là một số kỹ năng cô lập mà là một tập hợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như là một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc – viết (Clay, 2005). Theo Nguyễn Thị Hải Thanh (2017), Tiền đọc – viết là hành vi thể hiện sự cố gắng, nỗ lực đầu tiên tiếp xúc với sách, với dụng cụ đọc – viết thông qua những biểu hiện về những nét vẽ, bài tô theo mẫu, lặp lại câu chuyện, bài hát từ giáo viên (Nguyễn Thị Hải Thanh, 2017). Như vậy, kỹ năng tiền đọc - viết ở trẻ là khả năng nỗ lực, cố gắng đầu tiên của trẻ trong quá trình ghi nhớ các ký hiệu, biểu tượng khi tiếp xúc với những đồ vật, sách, báo, môi trường xung quanh, tương tác với bạn bè, giáo viên, người thân để xây dựng thành các khái niệm riêng và có thể truyền đạt lại những thông tin bằng những nét vẽ, lời nói chưa chính xác. * Trải nghiệm: Theo J.Peaget (1977) cho rằng, trải nghiệm làm nên sự phát triển của trẻ. Ông cho rằng khi một người tương tác với môi trường xung quanh sẽ làm thay đổi kiến thức, sự hiểu biết hiện có (Piaget Jean, 1977). Trong nhà trường trải nghiệm là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học (Bùi Ngọc Diệp, 2015). * Hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách: Như vậy, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách là hoạt động giáo dục thực tiễn được tác động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung cụ thể và bằng phương pháp hướng dẫn khoa học của giáo viên tới trẻ, trong đó trẻ được trực tiếp tương tác với các nội dung trong sách gắn liền với thực tiễn, hình ảnh sinh động qua các hoạt động như:làm quen với cách sử dụng sách, bút; làm quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, thành phần câu trong các nội dung chủ đề
  • 34. 20 của sách; làm quen việc đặc câu, sự dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và phát triển lời nói mạch lạc theo từng chủ đề trong sách, báo; làm quen với chữ viết trong các nội dung truyện, sách và mở rộng vốn từ;làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái. Nhằm giúp trẻ nhận biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết, cũng như làm quen với cách đọc sách, cách chữ viết, góp phần làm phong phú khả năng ngôn ngữ, phát triển vốn từ, khả năng liên tưởng, hình thành và biến đổi những năng lực có liên quan đến đọc – viết ban đầu, trẻ sẽ có cơ hội trở nên biết đọc, biết viết một cách nhanh chóng. 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách Theo T.A. Ilina (1978-1979) cho rằng “quản lý các hoạt động giáo dục với mục đích bổ sung và làm sâu hơn cho công tác giáo dục, trước hết nó là phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực trẻ, làm thức tỉnh sự hứng thú và thiên hướng của trẻ em đối với hoạt động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho trẻ em, là cơ sở để quản lý việc thực tập về hành vi để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này” (Ilina, 1978-1979). Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách được hiểu là sự tác động có mục tiêu của nhà quản lý giáo dục (là Hiệu trưởng trường tiểu học, bộ phận trợ giúp Hiệu trưởng) đến tập thể GV và trẻ, đến các nội dung, hình ảnh, màu sắc của sách thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch (tổ chức cho trẻ làm quen với sách, bút, làm quen với từ, cầu, cấu trúc âm; tổ chức cho trẻ làm quen với việc đặt câu, sử dụng câu, thuật lại câu theo chủ đề trong sách; tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết, phân biết chữ cái), chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách, nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống quản lý nhà trường và giúp trẻ hứng thú tham gia tương tác với những nội dung, hình ảnh, màu sắc sinh động gần gũi với trẻ trong sách. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách là mang ý nghĩa tiếp cận theo tính chất của trải nghiệm, tiếp nối nội dung của các hoạt động giáo dục khác. Nghĩa là trong phần thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết, công tác quản lý hoạt động này được phân công
  • 35. 21 trách nhiệm, rà soát và thiết kế nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động theo từng chủ đề phù hợp, thiết thực, gắn liền với thực tiễn. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách là một hoạt động không thể thiếu và là hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý nhà trường nói chung và ở Trường mầm non nói riêng, các nhà quản lý giáo dục cần chỉ đạo thực hiện động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5 -6 tuổi ở Trường mầm non qua hoạt động trải nghiệm với sách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có kết hợp lồng ghép, tích hợp rèn luyện kỹ năng vào một số hoạt động khác như vui chơi, các hoat động lễ hội về sách, đọc sách, kể chuyện, vẽ tranh, ghép chữ, tham quanvới những nội dung mới lạ, phương thức linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả mục tiêu đề ra. giúp trẻ phát triển vốn từ vựng, nhận biết được mối liên quan giữa lời nói và chữ viết, làm quen với việc đọc - viết đúng cách, làm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử và khả năng đọc – viết trong tương lai cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ 5- 6 tuổi. 1.3. Những vấn đề chung về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc thự hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ cũng như nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ trong Trường mầm non, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục MN hiện nay (Nguyễn Mạnh Tuấn, 2017). Đồng thời, hoạt động trải nghiệm còn mang lại kết quả hiểu và nhớ dài hạn, tổng hợp kiến thức và các kỹ năng giải quyết vấn đề hơn là chỉ đơn thuần bằng cách nghe hay nhìn (Lã Thị Bắc Lý, 2017). Như vậy, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sách có vai trò quan trọng như: Hình thành thói quen đọc – viết cho trẻ, trẻ nhận biết được các mẫu âm thanh và các âm riêng biệt trong từ, phát âm đúng; Trẻ tập trung lắng nghe hơn và thể hiện hiểu biết của mình về các chữ cái, phân biệt được sự giống và khác nhau của chữ cái;
  • 36. 22 Trẻ có thể sáng tạo ra những mẫu chuyện bằng cách tường thuật lại những sự kiện trong ngày hoặc theo hình ảnh của một vài bức tranh mà trẻ nhìn thấy Trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử, nói năng rõ ràng, nói được câu dài hơn; Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đọc – viết cơ bản và củng cố vốn từ đã biết và phát triển vốn từ mới cho trẻ vào lớp 1 tiểu học. Nâng cao nhận thức và khả năng tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sách cho giáo viên; 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non Mục tiêu của giáo dục MN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻvào học lớp một (Lê Huy Hòa, 2011). Qua đó, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sách có mục tiêu: Trẻ nhận ra những biểu tưởng, ký hiệu chữ cái, hiểu các câu chuyện kể có cấu trúc, biết kể, đọc truyện theo tranh một cách có diễn cảm và cảm thụ được nội dung cốt truyện; Hiểu được chức năng của ngôn ngữ viết là truyền đạt thông tin,biết sử dụng các quy ước đọc – viết thông thường, đọc – viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; Trẻ ghi nhớ chữ cái, phát triển vốn từ, biết liên kết giữa lời nói với chữ viết, biết cầm sách, viết đúng cách, ngồi học đúng tư thế; Trẻ biết lựa chọn những từ phù hợp với tình huống muốn diễn đạt, phát âm đúng khi giao tiếp với bạn bè, giáo viên và người thân; Trẻ ghép được chữ với hình, phân biệt được sự giống và khác nhau của chữ cái, ghi được họ và tên của mình; Trẻ biết kể lại câu chuyện cô vừa kế, trường thuật lại hình ảnh vữa hình thấy trong các chủ đề sách; Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường, tạo niềm tin, uy tín cho cha mẹ trẻ khi gửi con đến trường.
  • 37. 23 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sáchbao gồm: * Cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với cách sử dụng sách, bút:Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cánh con người. Các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với sáchnói riêng có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Để tạo cho trẻ môi trường thuận lợi trong việc làm quen với sách, biết cách đọc sách, cách cầm bút đúng cách, nhà trường cần tạo bộ sưu tập sách cho trẻ vui chơi học tập với những nội dung sinh động, gần gũi với đời sống thực tế, các câu chuyện cổ tích, về nhân vật, loại vật. Để thu hút trẻ tập trung theo dõi, lắng nghe, khám phá,nhà trường cần trang bị thêm cho trẻ sách đọc theo điều kiện nhà trường. Chọn lựa cho trẻ sách với nhiều hình ảnh ấn tượng, màu sắc sặc sỡ và được thiết kế dưới dạng truyện tranh; Sách được đặt những nơi thuận tiện cho trẻ có thể nhìn thấy và lấy ra để xem, tìm hiểu; Xây dựng không gian đọc sách với những hình ảnh lý thú liên quan đến việc đọc sách để giúp trẻ yêu sách và bắt chước theo; Giáo viên có thể đưa trẻ vào thế giới của câu chuyện trong sách bằng cách cùng trẻ hóa thân vào nhân vật trong sách; Trong một cuốn sách giáo viên cùng trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần, cầm đọc đúng cách để trẻ ghi nhớ và xem sách là món đồ chơi cho trẻ; Phối hợp với gia đình tổ chức câu lạc bộ đọc sách cho trẻ; Giáo viên thường xuyên nhắc nhở trẻ ngồi bàn nghế đọc – viết đúng tư thế, cách cầm sáp, bút, cách di màu; Cô có thể vẽ mẫu theo những hình ảnh trong các chủ đề sách và cho trẻ tập vẽ theo; Thường xuyên gợi ý cho trẻ viết thư, viết tên mình lên, tên cha mẹ, kê đơn thuốc, ghi công thức nấu ăn đơn giản lên giấy cứng; Sau các giờ đọc sách, vẽ tranh, cô giáo thu các bức tranh, những sản phẩm lại và nhận xét, động viên khích lệ trẻ, treo các sản phẩm trẻ làm được lên góc học tập (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017). * Cho trẻ làm quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, thành phần câu trong các nội dung chủ đề của sách:Cho trẻ làm quen với thành phần âm thanh, cấu trúc âm thanh của từ là nhiệm vụ quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết và
  • 38. 24 phát triển kỹ năng đọc – viết. Ở giai đoạn 5-6 tuổi trẻ bắt đầu làm quen với từ và âm, giáo viên cần cho trẻ hiểu là từ có nghĩa, thể hiện một đồ vật, hiện tượng, hành động, phẩm chất của một nhận vật, hình ảnh nào đó trong bức trành, chủ đề sách; Cho trẻ làm quen với từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ gần nghĩa; Cho trẻ làm quen với cấu trúc âm tiết của từ, giáo viên đưa ra câu hỏi để kích thích sự chú ý của trẻ, đặt cho trẻ nhiệm vụ phát âm các từ; Giáo viên đưa ra sơ đồ cấu tạo các tiếng thành từ, lựa chọn các từ có số lượng tiếng xác định, lựa chọn các từ có cùng tiếng hay lựa chọn các từ bắt đầu bằng một tiếng nào đó; Giáo viên thường xuyên đọc sách cùng trẻ, thực hiện điều chỉnh cường độ và tốc độ của lời nói, phát âm từ to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm hơn; Trong quá trình đọc sách cùng trẻ, giáo viên thường xuyên đưa ra câu hỏi nêu rõ mặt ý nghĩa, ngữ nghĩa của câu như là một đơn vị của lời nói (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017). * Cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết trong các nội dung truyện, sách và mở rộng vốn từ:Việc tạo ra môi trường chữ viết phong phú ở trường, ở lớp là một biện pháp để phát triển khả năng đọc – viết cho trẻ. Ở giai đoạn 5 -6 tuổi, trẻ có thể biết hớn 2000 từ. Chính vì vậy, để giúp trẻ làm quen với chữ viết, giáo viên phải viết vào giấy cứng các từ chỉ đồ dùng, vật lụng, các hoạt động ở xung quanh lớp có liên quan đến những chủ đề trong sách, báo; cho trẻ tắm mình trong môi trường chữ viết, cùng trẻ dán các từ được ghi lên các đồ dùng, vật dụng, các góc tương ứng (từ Tivi dán vào ti vi, các loại cây, đồ chơi,..), các góc hoạt động có thể thay đổi tùy theo chủ đề nội dung trong sách, báo và tùy theo khung cảnh lớp cho phù hợp với trẻ; giáo viên khuyến khích trẻ tích cực cùng tham gia với giáo viên, cùng cắt, cùng dán, tô màu, các chữ; giáo viên kiên nhẫn, tỉ mỉ hướng dẫn trẻ viết các chữ tên tựa đề sách rõ ràng, tô chữ rỗng; Giáo viên thường xuyên đọc cùng trẻ các từ đã ghi ra từ sách; thường xuyên ghi lại những câu hỏi, cân trả lời của trẻ, ghi lại câu chuyện của trẻ vào vở, vào bức tranh và làm thành sách với khổ lớn; cho trẻ làm quen với sách, tích cực đọc cho trẻ nghe, các ký hiệu, biển báo, chữ viết có trong môi trường sách, truyện; tạo điều kiện cho trẻ vẽ trên giấy bằng bút chì, sáp màu, bút lông, vẽ theo chủ đề trong sách; phối hợp vối cha mẹ trẻ góp sách cũ, tạo thư viên sách cho trẻ, giúp trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, phân loại sách; Hàng ngày cho trẻ mượn sách mang về nhà, trẻ và cha mẹ cùng đọc để tạo sự liên tục tiếp xúc với những chữ viết trong sách và tăng vốn từ cho trẻ (Lã Thị Bắc Lý, 2017).
  • 39. 25 * Cho trẻ làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái: Những chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu chữ in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhân dạng qua các giác quan như thính giác, thị giác. Như vậy, để cho trẻ nhận dạng và phận biệt chữ cái, giáo viên hướng dẫn trẻ tìm ra chữ cái trong các từ tương ứng có gắn bên dưới đồ dùng, tranh ảnh trực quan, sinh động; tổ chức trò chơi nhận chữ, tìm chữ, ghép nét chữ, ghép chữ với hình; tích cực hướng dẫn trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu in thường, chữ viết thường và nhớ được tên âm chữ cái qua các chủ đề đọc sách, kể chuyện; chia 29 chữ cái thành 12 nhóm con chữ, mỗi nhóm khoảng 2-3 chữ cái để giúp trẻ dễ phân biệt đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng và cách phát âm; Giáo viên giới thiệu trẻ làm quen với chữ cái mới qua tranh, ảnh theo chủ đề sách, cho trẻ quan sát tranh, ảnh thật và hỏi trẻ, tạo hình, dùng thẻ chữ rời so sánh các chữ với nhau giúp trẻ làm quen với từng chữ cái trong nhóm, nhận diện chữ cái mới (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017). * Cho trẻ làm quen việc đặt câu, sử dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và phát triển lời nói mạch lạc theo từng chủ đề trong sách, báo: Ở giai đoạn 5- 6 tuổi trẻ có thể sử dụng khoảng 25.2% câu ghép các loại khi kể chuyện. Khả năng kể chuyện mạch lạc có tình tiết,có logic, mở đầu và kết thúc ở trẻ có những tiến bộ vượt bậc. Trẻ có khả năng dùng lời nói để tưởng tượng ra những kế hoạch, sự kiện trong tương lai. Đồng thời, trẻ có su hướng hỏi rất nhiều, có khi trong vòng 1- 2 phút, trẻ có thể có 4-5 câu hỏi. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn mắc lỗi như nói giọng: l-n; ch-tr;s-x; d-r; phát âm chưa chuẩn ở một số từ khó (chim khướu, khúc khuỷu, chuyên cành..); nói ngọng, lắp, dùng cầu còn lủng củng, vấn đề này nhiều khi là do ngôn ngữ địa phương. Qua đó, thông qua trải nghiệm với sách, giáo viên chọn lựa những sách có chủ đề gần gũi với cuộc sống trẻ, nhiều tranh ảnh sinh động, chịu khó hướng dẫn trẻ làm quen với việc đặc câu, câu có thể đạt độ dài 8 từ trở lên; hướng dẫn trẻ sử dụng câu ghép và câu phức để miêu tả, diễn đạt lại những đồ vật, tranh ảnh mà trẻ nhìn thấy được; Hướng dẫn trẻ phân biệt được chuỗi thời gian (điều gì xảy ra trước tiên, thứ hai, thứ ba.), trước sau, bên phải bên trái; Tạo điều kiện để trẻ truyền đạt chính xác theo những chủ đề, câu chuyện trong sách, các bức tranh; Động viên trẻ tự đặt ra các câu chuyện kể theo các bức tranh và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, mạch lạc (Nguyễn Thị Minh Thảo, 2017).
  • 40. 26 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm với sách như: Trẻ trải nghiệm “đọc” sách cùng cô; Cô và trẻ cùng làm sách; Trẻ hoạt động với vải dính; tổ chức ngày hội sách; trải nghiệm với sách khổ lớn (Nguyễn Thị Hải Thanh, 2017), cụ thể: * Trẻ trải nghiệm “đọc” sách cùng cô: Hình thức này giúp trẻ làm quen với cách sử dụng sách như cầm đúng vi trí, cách đọc sách, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, cách lật giở trang tiếp theo đã “đọc”. Qua đó, GV khuyến khích trẻ tìm các chữ cái đã học trong các từ có nghĩa qua các chủ đề trong sách, truyện tranh; GV rèn chho trẻ ý thức bảo vệ, yêu quý sách, biết cất sách gọn gàng sau khi đọc; GV cung cấp đa dạng các loại sách khác nhau, nhiều màu sắc, tranh ảnh, chữ to, rõ cho trẻ thích thú khi tiếp xúc, xem tranh, hình ảnh; Dành nhiều thời gian để đọc sách cho trẻ nghe, cũng như tạo nhóm đọc sách; Cô vừa đọc vừa chỉ các dòng chữ để trẻ nghe nội dung kết hợp với tranh minh họa, tạo hình minh họa; GV hướng dẫn trẻ cách lật giở cuốn sách, giữ gìn sách sau khi sử dụng, cho trẻ xem tranh và hình chữ in trong sách; hướng dẫn cho trẻ biết đâu là phần mở đầu, kết luận của cuốn sách, cùng trẻ thảo luận, chia sẽ nội dung trong sách; thường xuyên thay đổi sách, truyện theo những chủ đề mới lạ; * Cô và trẻ cùng làm sách: Cuốn sách do giáo viên và trẻ làm ra sẽ giúp trẻ hứng thú với việc tìm sách, sưu tâm sách và biết giữ gìn sách. GV cần có sự chuan bị và giúp đỡ trẻ làm sách trong các hoạt động vui chơi, giúp trẻ thể hiện nội dung viết phù hợp với trình độ của trẻ; GV cần chú ý tình vừa sức của trẻ; GV kết hợp với việc đặc câu hỏi, kiểm tra trí nhớ, phán đoản trả lời của trẻ; * Trẻ hoạt động với vải dính: Giúp trẻ hiểu được nhiều thứ, nhận biết được màu sắc, sự vật, có thể tư duy khi chơi với sách và rèn luyện sự khéo léo. GV và trẻ có thể làm những nhân vật, con giống cắt rời cho vào hộp bên cạnh những cuốn sách vải, các nhân vật phải phù hợp với nội dung câu chuyện, chủ đề trong sách đã giới thiệu cho trẻ; GV thường xuyên kiểm tra học liệu xem có đủ không, đọc truyện trước và kiểm tra từng miếng hình theo trình tự câu chuyện, cho trẻ thực hiện việc đọc, kể theo ý thích, có thể sang tạo; * Tổ chức ngày hội sách, câu lạc bộ đọc sách cho trẻ: Nhà trường tổ chức ngày hội sách, cân lạc bộ đọc sách cho trẻ dười dạng triển lãm, trưng bày sách báo, giới thiệu