1. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CÁNH TAY
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh:
1 Động viên an ủi người bệnh
II Chuẩn bị dụng cụ:
2 2 nẹp gỗ
3 Bông lót, dây cố định, khăn tam giác, phiếu chuyển thương
III Quy trình thực hiện:
4 Hướng dẫn người bệnh cùng phối hợp: người bệnh ngồi trên ghế, tay
lành đỡ tay đau (hoặc có 1 người phụ), đặt cẳng tay vuông góc với
cánh tay lòng bàn tay úp vào thân
5 Đặt 2 nẹp cố định
- Nẹp trong từ hõm nách xuống khớp khuỷu tay
- Nẹp ngoài từ khớp vai xuống dưới khớp khuỷu tay
6 Lót bông ở các đầu nẹp,chổ xương nhô ra
7 Buộc dây cố định: 1 dây trên ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy (nút buộc trên
nẹp)
8 Treo cẳng tay đã cố định bằng khăn tam giác: bàn tay cao tay hơn
khuỷu tay
9 Buộc cánh tay vào sát thân
10 Kiểm tra tuần hoàn chi gãy
11 Ghi phiếu chuyển thương và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
2. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CẲNG TAY
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh:
1 Động viên an ủi người bệnh
II Chuẩn bị dụng cụ:
2 2 nẹp gỗ
3 Bông lót, dây cố định, khăn tam giác, phiếu chuyển thương
III Quy trình thực hiện:
4 Hướng dẫn người bệnh cùng phối hợp: người bệnh ngồi trên ghế, tay
lành đỡ tay đau (hoặc có 1 người phụ), đặt cẳng tay vuông góc với
cánh tay lòng bàn tay úp vào thân
5 Đặt 2 nẹp cố định
- Nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp gấp khuỷu
- Nẹp ngoài từ đầu ngón tay đến quá khuỷu tay
6 Lót bông ở các đầu nẹp,chổ xương nhô ra
7 Buộc dây cố định: 1 dây trên ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy, 1 dây ở lòng
bàn tay (nút buộc trên nẹp)
8 Treo cẳng tay đã cố định bằng khăn tam giác: bàn tay cao tay hơn
khuỷu tay
9 Buộc cánh tay vào sát thân
10 Kiểm tra tuần hoàn chi gãy
11 Ghi phiếu chuyển thương và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
3. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh:
1 Động viên an ủi người bệnh
II Chuẩn bị dụng cụ:
2 3 nẹp gỗ
3 Bông lót, dây cố định, phiếu chuyển thương, băng cuộn
III Quy trình thực hiện:
4 Hướng dẫn 2 người phụ:
- 1 người phía bên chi lành đỡ trên và dưới ổ gãy
- 1 người phía dưới chi gãy: 1 tay đỡ gót chân, giữ bàn chân vuông
góc với cẳng chân
5 Đặt 3 nẹp cố định
- Nẹp ngoài từ hõm nách đến quá mắt cá ngoài
- Nẹp trong từ bẹn đến quá mắt cá trong
- Nẹp sau từ trên mào chậu đến quá gót chân
6 Lót bông ở các đầu nẹp,chổ xương nhô ra, chổ lõm
7 Buộc dây cố định: 1 dây trên ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy, 3 dây lần lượt :
ngang hông, dưới gối, ngang ngực (nút buộc trên nẹp)
8 Băng số 8 cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
9 Buộc cố định chi lành vào chi gãy
10 Kiểm tra tuần hoàn chi gãy
11 Ghi phiếu chuyển thương và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
4. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh:
1 Động viên an ủi người bệnh
II Chuẩn bị dụng cụ:
2 2 nẹp gỗ
3 Bông lót, dây cố định, phiếu chuyển thương, băng cuộn
III Quy trình thực hiện:
4 Hướng dẫn 2 người phụ:
- 1 người phía bên chi lành đỡ trên và dưới ổ gãy
- 1 người phía dưới chi gãy: 1 tay đỡ gót chân, giữ bàn chân vuông
góc với cẳng chân
5 Đặt 2 nẹp cố định
- Nẹp ngoài từ giữa đùi đến mắt cá ngoài
- Nẹp trong từ giữa đùi đến mắt cá trong
6 Lót bông ở các đầu nẹp,chổ xương nhô ra, chổ lõm
7 Buộc dây cố định: 1 dây trên ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy, 1 dây trên khớp
gối (nút buộc trên nẹp)
8 Băng số 8 cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
9 Buộc cố định chi lành vào chi gãy
10 Kiểm tra tuần hoàn chi gãy
11 Ghi phiếu chuyển thương và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
5. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN (NGƯỜI LỚN)
Stt Nội dung lượng giá Có Không
1 Đảm bảo người bệnh ở nơi an toàn/ Tư thế nằm ngửa thẳng
2 Lay và gọi để kiểm tra đáp ứng của người bệnh
3 Kêu gọi trợ giúp và kích hoạt hệ thống ứng cứu khẩn cấp
4 Kiểm tra hô hấp và bắt mạch cảnh cùng một lúc, tối thiểu 5 giây và không
quá 10 giây
6
Xác đinh đúng vị trí ép tim ngoài lồng ngực
Đặt gót bàn tay này lên 1/2 dưới xương ức, bàn tay còn lại đặt ở trên và khóa
các ngón tay lại
7 Ép tim 30 cái với tốc độ 100 đến 120 lần/phút
Biên độ là 5 cm (không quá 6 cm)
8
Hà hơi thổi ngạt 2 lần (1 giây cho 1 lần thổi ngạt), quan sát lồng ngực phồng
lên khi thổi ngạt, kiểm tra đường thở và khai thông khi có dị vật
Hoặc thực hiện bóp bóng liên tục mỗi 6 giây (10 lần/phút) khi có đường thở
hỗ trợ NKQ
9 Tiến hành chu kỳ ép tim/thổi ngạt (30/2) tiếp theo
10 Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 5 chu kỳ (2 phút)
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HỒI SỨC TIM PHỔI CƠ BẢN (TRẺ EM)
Stt Nội dung lượng giá Có Không
1 Đảm bảo trẻ ở nơi an toàn
2 Lay và gọi để kiểm tra đáp ứng của trẻ
3 Kêu gọi trợ giúp và kích hoạt hệ thống ứng cứu khẩn cấp
4 Kiểm tra hô hấp và bắt mạch cảnh cùng một lúc, tối thiểu 5 giây và không
quá 10 giây
6
Xác đinh đúng vị trí ép tim ngoài lồng ngực
Đặt gót 1 bàn tay hoặc bàn tay này lên 1/2 dưới xương ức, bàn tay còn lại đặt
ở trên và khóa các ngón tay lại tùy theo trẻ lớn hay nhỏ
Hoặc đặt 2 ngón tay giữa ngực ngay bên dưới đường núm vú ở trẻ < 1 tuổi
7
TH: 1 cấp cứu viên ép tim 30 cái với tốc độ 100 đến 120 lần/phút
Biên độ là 4 - 5 cm
TH: 2 cấp cứu viên ép tim 15 cái với tốc độ 100 đến 120 lần/phút
Biên độ là 4 - 5 cm
8
Hà hơi thổi ngạt 2 lần (1 giây cho 1 lần thổi ngạt)
Quan sát lồng ngực phồng lên khi thổi ngạt
Kiểm tra đường thở và khai thông khi có dị vật
6. Hoặc thực hiện bóp bóng liên tục mỗi 6 giây (10 lần/phút) khi có đường thở
hỗ trợ NKQ
9 Tiến hành chu kỳ ép tim/thổi ngạt tiếp theo
10 Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 5 chu kỳ (2 phút)
7. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG PHỔI
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh và điều dưỡng:
1 Xem hồ sơ bệnh án, đối chiếu người bệnh, giải thích cho người bệnh yên tâm
2 Cho người bệnh đi đại tiểu tiện nếu cần
3 Lấy dấu sinh hiệu
4 Rửa tay thường quy, mang khẩu trang
II Chuẩn bị dụng cụ:
* Dụng cụ trong mâm:
5 Mâm chữ nhật: trải khăn vô khuẩn
6 Săng có lỗ, 2 kìm cặp săng
7 1 kim chọc (kim rút thuốc), dây dẫn dịch có khóa hoặc kìm kẹp
8 Găng tay, gạc, bơm kim tiêm (1 bơm tiêm 5ml và 1 bơm tiêm 10ml)
* Dụng cụ ngoài mâm:
9 Lọ cắm 1 kìm kose và 1 kìm tiếp liệu, hộp chống sốc
10 Hộp gòn cồn Iod, hộp đựng gòn cồn 700
, chai sát khuẩn tay nhanh
11 Kéo, băng dính
12 Ống nghiệm, que diêm, đèn cồn
13 Thuốc gây tê, ống nghe, huyết áp kế
14 Bồn hạt đậu, bô, tấm nylon, túi đựng đồ bẩn, hộp đựng vật sắc bén nhọn
III Quy trình thực hiện:
15 Kiểm tra lại dụng cụ, mang dụng cụ đến buồng bệnh, báo và giải thích lại với người bệnh
16 Đặt người bệnh đúng tư thế:
- Ngồi: mặt quay vào lưng ghế, hai chân dang 2 bên, ngực tỳ vào lưng ghế, tay khoanh
lên thành ghế để cằm tỳ lên tay.
- Nằm: đầu cao, nghiêng về phía phổi lành.
17 Trải tấm nylon và đặt bô dưới chân giường.
18 Vén áo bộc lộ vùng chọc
19 Xác định và sát khuẩn vùng chọc bằng cồn Iod, cồn 700
theo hình xoắn ốc từ trong ra
ngoài (Khoang liên sườn VII - IX trên đường nách sau)
20 Sát khuẩn tay thầy thuốc
21 Sát khuẩn tay điều dưỡng, mở khăn vô khuẩn
22 Điều dưỡng đưa găng tay, săng có lỗ, đưa kìm kẹp săng, đưa bơm, kim tiêm, chuẩn bị
và giúp thầy thuốc lấy thuốc tê đúng kỹ thuật đảm bảo vô khuẩn
8. 23 Điều dưỡng đưa kim chọc cho thầy thuốc. Khóa van đưa dây dẫn cho thầy thuốc (đuôi
ống để vào bô hứng dịch).
24 Hứng dịch vào 3 ống nghiệm, không để ống nghiệm chạm vào đốc kim
25 Thầy thuốc lắp kim chọc vào dây dẫn, ĐD mở khóa từ từ.
26 Thầy thuốc rút kim điều dưỡng sát khuẩn và băng vết chọc
27 Giúp người bệnh tiện nghi, nghiêng về bên lành (nếu nằm)
28 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
29 Ghi giấy xét nghiệm, gửi bệnh phẩm lên phòng xét nghiệm
30 Ghi hồ sơ bệnh án
9. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
TT NỘI DUNG
I Chuẩn bị người bệnh:
1 Xem hồ sơ bệnh án, đối chiếu người bệnh
2 Giải thích cho người bệnh yên tâm
3 Cho người bệnh đi đại tiểu tiện nếu cần
4 Phải có đầy đủ mũ áo, khẩu trang, rửa tay thường quy
II Chuẩn bị dụng cụ:
* Dụng cụ vô khuẩn:
5 Mâm chữ nhật: chải khăn vô khuẩn
6 Săng có lỗ, kìm cặp săng 2 cái, kim chọc dò 2 cái, dây dẫn dịch
7 Găng tay, gòn gạc, bơm, kim tiêm cấp cứu
* Dụng cụ sạch:
8 Lọ cắm kìm kose, kìm kose 2 cái, hộp chống sốc
9 Lọ cồn Iod 1%, cồn 70o
, hộp đựng gòn cồn 2 cái
10 Kéo, băng dích, diêm, đèn cồn
11 Ống nghiệm, giấy xét nghiệm
12 Thuốc gây tê, ống nghe, huyết áp kế
13 Bồn hạt đậu 2 cái, bô, tấm nilon
III Quy trình thực hiện:
14 Kiểm tra lại dụng cụ, mang dụng cụ đến buồng bệnh, tiếp xúc với NB
15 Trải nilon dưới lưng - mông người bệnh
16 Đặt NB nằm ngửa đầu cao hơi nghiêng về bên chọc, sát mép giường
17 Bộc lộ vùng chọc: vị trí chọc (điểm 1/3 ngoài đường nối từ rốn đến gai chậu trước
trên bên trái)
18 Sát khuẩn vùng chọc hai lần (cồn Iod 1%, cồn 70o
)
19 Sát khuẩn tay thầy thuốc
20 Sát khuẩn tay điều dưỡng, mở khăn vô khuẩn
21 Điều dưỡng đưa găng tay, săng có lỗ, đưa kìm kẹp săng, đưa bơm, kim tiêm, chuẩn
bị và giúp thầy thuốc lấy thuốc tê đúng kỹ thuật đảm bảo vô khuẩn
22 Điều dưỡng đưa kim chọc cho thầy thuốc, để bô hứng bỏ giọt dịch đầu
23 Lấy dịch xét nghiệm, theo dõi trong và sau khi chọc
24 Trường hợp chọc tháo: lắp dây dẫn dịch vào kim cố định, điều chỉnh tốc độ dịch chảy
10. 25 Rút kim, sát khuẩn và băng vết chọc
26 Giúp người bệnh tiện nghi, nghiêng về bên lành
27 Thu dọn dụng cụ
28 Ghi giấy xét nghiệm, gửi bệnh phẩm lên phòng xét nghiệm
29 Ghi hồ sơ bệnh án