SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  101
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TẢI NHANH TÀI LIỆU QUA ZALO 0936.885.877
DỊCH VỤ LÀM KHÓA LUẬN
LUANVANTRITHUC.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ KIM HOÀN
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức
khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Kim Hoàn - người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Sư Phạm, Ngành Giáo dục Tiểu học, Ban
Giám Hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên khối 3, học sinh
khối 3,4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại trường.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh
viên để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần cống hiến vào kho
tàng luận văn của nước nhà.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học” gồm ba phần: Phần mở đầu, phần
nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu sẽ chỉ ra lí do chọn đề tài, tổng quan vấn
đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học,
nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc
của đề tài. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1 là cơ sở lí luận, thực tiễn về
bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học
sinh Tiểu học. Chương này chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học,
các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học
sinh, cách phòng chống,... Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh
Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho
học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học
Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở chương 2 này, đề tài sẽ đưa ra các nguyên tắc để có cơ
sở đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học. Dựa vào những những nguyên tắc đó, đề tài đề xuất một
số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu
học thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục (gồm hoạt động
trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất). Còn chương 3, đề tài tiến hành khảo nghiệm
việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt
cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm sẽ khẳng định mức độ phù hợp của các biện
pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi
của đề tài nghiên cứu. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo
phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và
hướng tới tự chăm sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào
tạo đã đề ra. Phần kết luận sẽ đưa ra những kết luận chung về toàn bộ đề tài
nghiên cứu cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà trường Tiểu
học, cho bản than mỗi giáo viên và sinh viên. Cuối cùng là phần hệ thống những
tài liệu tham khảo và phụ lục phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học............................................................................................. 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................. 7
9. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ
CHO HỌC SINH................................................................................................... 8
1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học ............................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng........................................................................... 8
1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí ...................................................................................... 8
1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh
Tiểu học.................................................................................................................11
1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học ..........................................................12
1.2. Bệnh béo phì .................................................................................................13
1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì ...........................................................................13
1.2.2. Phân loại béo phì......................................................................................14
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì .........................................................15
1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì .............................................................17
1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em ...........................................................18
1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì....................................................21
1.2.7. Phương pháp điều trị ................................................................................22
1.2.8. Phòng chống béo phì................................................................................24
1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học ............25
1.3.1. Tích hợp ...................................................................................................25
1.3.2. Giáo dục sức khỏe....................................................................................27
1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe .....................................................................27
1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học.....................31
1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học ...................................................................................33
1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam ........................................33
1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) .................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................40
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG
CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC..............................42
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................42
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học..........................................................42
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...........................................................42
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả...........................................................43
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..............................................................43
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng...........................................44
2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc.............................................................44
2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học..........................................................................................45
2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và
môn Tự nhiên - xã hội...........................................................................................45
2.2 2. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong hoạt động giáo dục 50
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................59
2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp..............................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................61
CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM .........................................................................62
3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm .........................................................62
3.1.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................62
3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm ...............................................................................62
3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................62
3.1.4. Thời gian khảo nghiệm ............................................................................62
3.1.5. Nội dung khảo nghiệm.............................................................................62
3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................63
3.2. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................63
3.2.1. Phân tích về mặt định tính........................................................................63
3.2.2. Phân tích về mặt định lượng.....................................................................65
3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm ...................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................69
1. Kết luận ..........................................................................................................69
2. Khuyến nghị...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71
PHỤ LỤC.............................................................................................................73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BMI Chỉ số khối cơ thể
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DHDA Dạy học dự án
GD Giáo dục
GDSK Giáo dục sức khỏe
GV Giáo viên
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
HSTH Học sinh Tiểu học
KN Khảo nghiệm
SHDC Sinh hoạt dưới cờ
SHL Sinh hoạt lớp
SK Sức khỏe
TH Tiểu học
TNXH Tự nhiên Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh
qua các năm
1
2 Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh
Tiểu học
13
3 Bàng 1.3. Bảng phân loại chất béo theo chỉ số khối cơ thể 15
4 Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan 19
5 Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học 26
6 Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS 34
7 Bàng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính 35
8 Bảng 1.8. Thực trạng béo phì ở khối 3 35
9 Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh
béo phì ở trường TH
36
10 Bảng 1.10. Tần suất tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn
uống
38
11 Bảng 1.11. Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh lại 39
12 Bảng 2.1. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và
sức khỏe ở TNXH lớp 1, 2, 3.
44
13 Bảng 2.2. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và
sức khỏe ở Khoa học lớp 4, 5.
46
14 Bảng 2.3. Hệ thống nội dung tích hợp GDSK tương ứng
với các bài dạy.
47
15 Bảng 3.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra kiến thức 64
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TT Tên hình, biểu đồ Trang
1 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 9
2 Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng 12
3 Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra 19
4 Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể 24
5 Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp 26
6 Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục 30
7 Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3 34
8 Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính 35
9 Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì
37
10 Hình 3.1. Nguyên liệu làm một loại salad 63
11 Hình 3.2. Salad Nga của nhóm 3 63
12 Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác 64
13 Biểu đồ 3.1. Phổ điểm bài kiểm tra kiến thức 65
14 Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS 65
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên
thế giới là số lượng trẻ em bị béo phì tăng lên nhanh chóng, nhất là học sinh cấp
Tiểu học. Đặc biệt, các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam của
chúng ta có tỉ lệ béo phì tăng rất nhanh trong khoảng thời gian gần đây. Tình
trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, phải kể đến việc ăn uống không lành
mạnh, không theo chế độ phù hợp, không khoa học; do ít tham gia các hoạt động
rèn luyện thể lực, do căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hay do sự ô nhiễm môi
trường và những vấn đề xã hội khác. Béo phì ở học sinh được hầu hết tất cả mọi
người quan tâm bởi vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe con người, có thể
làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành,
tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư.
Bệnh béo phì gây ra cho học sinh rất nhiều tác hại xấu như làm ngừng sự phát
triển của cơ thể, tâm lí của học sinh không ổn định như là học sinh có khả năng
bị tự ti, nhút nhát, học kém, khó tập trung, khó hòa đồng với mọi người.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến hiện tại, số người
béo phì trên toàn thế giới là khoảng 2.1 tỷ, chiếm khoảng 30% tổng dân số thế
giới. Con số này không có xu hướng dừng lại. Hàng năm, có hơn 3 triệu người
chết vì béo phì. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần kể từ năm
1975. Từ năm1980 đến năm 2008 là khoảng 28 năm, trên thế giới, tỷ lệ những
người mắc béo phì đã tăng gấp đôi. Năm 2008, có khoảng 1,5 tỉ người trưởng
thành ước tính có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 (khoảng 34%); tức là có 500
triệu người được xem là béo phì (khoảng 10% ở nam và 14% ở nữ). Từ năm
1980 đến năm 2013, "Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý" đã thu thập
thêm tài liệu trên toàn thế giới, tỷ lệ người trưởng thành với chỉ số BMI ≥ 25 tăng
từ khoảng 29 lên đến 37% ở nam giới và từ khoảng 30 lên đến 38% ở nữ [18].
Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm [23]
Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội Hồ Chí Minh
Năm 1996 12% 12%
Năm 2009 43% 43%
2
Năm 2013 4,2% 12,2%
Năm 2014 - 2015 41% 50%
Trường học là nơi các em học tập và rèn luyện bản thân. Thời gian các em
ở trường chiếm 1/3 tổng thời gian một ngày nên nơi này được thường được các tổ
chức chọn là nơi giáo dục sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ. Mục đích của các
chương trình giáo dục sức khỏe là tăng cường rèn luyện, nâng cao thể lực và điều
chỉnh chế độ ăn của học sinh (HS) sao cho các em có cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện tầm vóc và cả trí tuệ của HS Việt Nam. Việc tích hợp
giáo dục sức khỏe tại trường học sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc giáo dục sức
khỏe (GDSK) ở các nơi khác. Việc giáo dục sức khỏe cho các học sinh Tiểu học
(HSTH) nhằm phòng chống bệnh béo phì sẽ mang lại lợi ích rõ rệt và tránh được
nhiều hậu quả về sau cho học sinh. Các em sẽ nắm bắt được cái kiến thức về dinh
dưỡng và chế độ ăn, rèn luyện thể lực phù hợp để có sức khỏe tốt nhất. Đã có
những nghiên cứu tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm hạn chế sự gia tăng tỉ
lệ béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít biện pháp tích hợp
GDSK vào trong các bài học, các hoạt động tại trường học HS để thay đổi kiến
thức, thái độ, thực hành và rèn luyện thể lực.
Thêm vào đó, bản thân là giáo viên Tiểu học, tôi càng nhận thức được rõ
tầm quan trọng của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho học sinh.
Các nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục sẽ giúp HS của tôi có sức khỏe tốt
để học tập và vui chơi.
Từ các lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Bệnh béo
phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh
Tiểu học" để có kiến thức rõ hơn về bệnh béo phì và các biện pháp có hiệu quả
trong việc phòng chống bệnh béo phì cho HSTH cũng như giúp ích cho công tác
giảng dạy và giáo dục HS trong tương lai.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tình trạng béo phì ở Việt Nam là vấn đề sức khỏe đang được mọi ban
ngành quan tâm bởi sự gia tăng nhanh chóng. Các bạn nhỏ được bố mẹ cung cấp
lượng dinh dưỡng quá dư thừa dẫn đến tình trạng hiện nay số HSTH bị béo phì
tăng lên một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
3
Trong khoảng thời gian trở lại đây, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã có rất
nhiều công trình, các khóa luận với đề tài về thực trạng thừa cân - béo phì ở trẻ
em. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra một số
công trình đáng chú ý như sau:
Tác giả Bùi Thị Thiết đã đưa ra thực trạng béo phì của trẻ ở độ tuổi 3 đến 6
tuổi qua khóa luận tốt nghiệp "Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến tình trạng béo phì của trẻ 3 - 6 tuổi". Nghiên cứu này cho chúng ta tình
hình béo phì ở lứa tuổi mầm non và bệnh có thể kéo dài lên cấp Tiểu học nếu như
không có sự can thiệp giáo dục của gia đình và nhà trường. Ở lứa tuổi này, các
em vẫn chưa thể nhận thức được những tác hại của bệnh béo phì mà chỉ phụ
thuộc vào gia đình là chủ yếu. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của tác giả
Ngô Thị Minh Ngọc là "Nghiên cứu ảnh hưởng của thừa cân - béo phì lên một số
chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội"
lại chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh béo phì gây ra HS Trung học phổ
thông tại Hà Nội. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của các em HS
cấp 3 - lứa tuổi vị thành niên và đang cố gắng học tập để thi Đại học. Đây là giai
đoạn các em đã có nhận thức về ảnh hưởng, tác hại của bệnh nên có thể thực hiện
tốt những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào đó, đề tài “Tổng quan về thừa
cân - béo phì” của tác giả Đào Thị Yến Phi lại chỉ rõ những cơ sở lí thuyết và
thực tiễn của tình trạng thừa - béo phì nói chung. Đây là cơ sở để những nhà giáo
dục, các bạn phụ huynh cũng như học sinh có thể nắm được những kiến thức để
bảo vệ sức khỏe.
Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra những
cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, đa số
các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi mầm non và lứa tuổi Trung
học phổ thông hay toàn xã hội nói chung. Bởi đây là các đối tượng đã có nhận
thức hoặc chưa có nhận thức về cuộc sống nên dễ dàng tiếp cận hay giáo dục
học sinh. Còn lứa tuổi Tiểu học thì lại có ít công trình nghiên cứu về tình trạng
béo phì. Mặc dù đây là lứa tuổi đang phát triển nhận thức nhất, cần được gia
đình, nhà trường giáo dục nhất. Ngoài ra, các công trình chỉ đưa ra những cơ sở
của bệnh béo phì mà không chỉ ra những biện pháp giáo dục học sinh như thế
4
nào để làm giảm tỉ lệ béo phì ở nhà trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của
việc giáo dục HSTH phòng chống bệnh béo phì nên chúng tôi đã quyết định
nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp
phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học; góp phần nâng cao hiệu quả
phòng chống bệnh béo phì ở lứa tuổi Tiểu học và thực hiện mục tiêu chăm sóc
sức khỏe toàn diện cho học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì
cho học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 6/2019 - 12/2020
- Nội dung nghiên cứu: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Tiểu học
- Địa bàn: Trường Tiểu học Nghĩa Tân
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe nói chung và giáo dục sức
khỏe phòng chống bệnh béo phì nói riêng phù hợp với đặc điểm học sinh Tiểu
học cũng như có tính khả thi khi thực hiện tại các nhà trường Tiểu học thì sẽ góp
phần làm giảm tỉ lệ học sinh Tiểu học bị béo phì. Học sinh và phụ huynh được
nâng cao sức khỏe cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh béo phì.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận.
2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp
GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH
3. Đề xuất một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì
cho HSTH.
5
4. Khảo nghiệm sự phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe
phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp chính:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm tìm hiểu tổng quan
vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Mục đích: Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kế thừa những kết
quả nghiên cứu về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học cùng với
việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu
học.
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung có liên quan bệnh béo phì, bệnh ở
Tiểu học và tích hợp phòng bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
Cách tiến hành: Tìm kiếm tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa.
7.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét
lại những thành quả của những nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần ở các nước
trên thế giới và tại Việt Nam để rút ra những kết luận bổ ích cho hiện tại.
Mục đích: Nghiên cứu các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp có hiệu
quả nhằm ứng dụng vào việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học.
Đối tượng: Kinh nghiệm giáo dục tích hợp các trường Tiểu học, của giáo
viên Tiểu học.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket (Khảo sát)
Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket là phương pháp sử dụng các câu
hỏi để người được điều tra đọc và trả lời câu hỏi hay lựa chọn đáp án thích hợp;
6
còn người điều tra sẽ nghiên cứu, phân tích những thông tin thu được đó để đánh
giá vấn đề.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích lấy ý kiến, khảo sát của
GV và HS để tìm hiểu thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK
phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Việc khảo sát này được thực hiện tại
trường Tiểu học Nghĩa Tân; sử dụng hai loại phiếu: Phiếu khảo sát dành cho học
sinh (400 phiếu tương ứng 400 HS khối 3) và phiếu khảo sát dành cho GV (14
GV khối 3).
Việc đầu tiên trước khi khảo sát là lập phiếu khảo sát, điều tra với những
câu hỏi liên quan đến thực trạng dinh dưỡng và béo phì của HSTH cũng như thực
trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Sau đó, người điều
tra sẽ phát phiếu khảo sát cho HS và GV trả lời, sau đó thu lại phiếu.
7.2.2. Phương pháp khảo nghiệm
Phương pháp khảo nghiệm là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác
động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để
hướng sự phát triển của chúng theo tham vọng dự kiến của mình.
Mục đích khảo nghiệm: Kiểm tra sự phù hợp của những biện pháp được
đề xuất trong tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh
Tiểu học.
Đối tượng khảo nghiệm: Học sinh lớp 3H, trường Tiểu học Nghĩa Tân
(Cầu Giấy).
Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe phòng
chống bệnh béo phì cho học sinh lớp 3H.
7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
Kết quả thu thập số liệu từ việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê và
khảo nghiệm sẽ được nghiên cứu và xử lí, phân tích dựa trên các tiêu chí đề ra.
Mục đích xử lí số liệu: Xây dựng luận cứ, chứng minh giả thuyết các biện
pháp thực hiện là là chính xác và cần thiết.
Đối tượng xử lí số liệu: Kết quả thu được của quá trình nghiên cứu lí luận,
tổng kết kinh nghiệm giáo dục, kết quả thu được sau quá trình khảo nghiệm.
7
Cách tiến hành: Phân tích phiếu khảo sát, lập bảng thống kê các số liệu thu
thập được.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
Nghiên cứ lí thuyết chung về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh
Tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp phòng tránh.
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống
bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh
béo phì cho học sinh Tiểu học.
8.3. Đối với bản thân
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu giúp tôi rèn luyện và phát triển khả năng
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm giúp tôi
linh hoạt trong các bài dạy tích hơp cho học sinh, tìm được những phương pháp
tích hợp tối ưu phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục
sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh.
Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dực sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học.
Chương 3. Khảo nghiệm.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH
BÉO PHÌ CHO HỌC SINH
1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa những thức ăn cần
thiết vào cơ thể. Việc này thông qua việc tiêu hóa thức ăn rồi hấp thụ để bù đắp
lại những năng lượng tạo ra trong các hoạt động sống của cơ thể. Từ đó, các tế
bào và mô trong cơ thể người có sự đổi mới và điều tiết các chức năng.
1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí
"Dinh dưỡng hợp lí là phải đảm bảo cung cấp năng lượng, các chất dinh
dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể con người. Các chất di nh dưỡng này phải
theo tỉ lệ thích hợp và cân đối". [10; tr.23]
Một trong các nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống. HSTH cần có
dinh dưỡng để phát triển cơ thể cả về trí tuệ và thể lực. Bên cạnh đó, việc các
chất dinh dưỡng bị thừa hay thiếu đều có thể gây ra một số bệnh và ảnh hưởng
không có lợi cho sức khỏe của HS. Do đó, cần phải xây dựng, thiết lập một chế
độ dinh dưỡng thật hợp lí cho HSTH.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ cân bằng về số lượng và chất lượng
của các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Về số lượng, sự cân bằng dinh
dưỡng được thể hiện theo nhu cầu của từng độ tuổi khác nhau, theo giới tính
nam/nữ và theo tính chất công việc. Về chất lượng, đó là sự cân đối giữa các chất
dinh dưỡng nạp vào cơ thể người như lipit, vitamin, gluxit, protein và chất
khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật, cụ thể:
Dinh dưỡng cân đối có những yêu cầu sau:
1.1.2.1. Cân đối về năng lượng
Có ba chất tạo năng lượng chính cho con người là protein, gluxit và
lipit. Theo đó, HSTH ở Việt Nam trong độ tuổi 6 - 8 có tổng số năng lượng là
1600 kcal/ngày theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, 1996. Trong đó, giữa các
chất sinh ra năng lượng có nguyên tắc cân đối là:
9
Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng
1.1.2.2. Cân đối về protein
Thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người là protein. Nó là
nguyên liệu để tạo ra các tế bào, giúp cân bằng các quá trình chuyển hóa của cơ
thể. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào cân bằng
năng lượng cho cơ thể. Hơn hết, protein còn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các thức
ăn hơn bởi nó là chất làm kích thích vị giác cho con người, cảm thấy ngon miệng
hơn.
Học sinh có thể bị chậm lớn, hay xuất hiện bệnh phù nếu bị thiếu
protein. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, việc thiếu protein sẽ ảnh
hưởng tới cả mẹ và con. Người mẹ có thể trạng nhỏ bé thì đẻ con sẽ thiếu cân;
hoặc làm giảm sự bài tiết sữa của người mẹ cho con bú. Ngược lại, nếu cơ thể bị
thừa protein thì sẽ tích lũy nitơ, axit amin và những chất không có lợi cho gan,
thận như ure, uric,... Vì vậy, nhu cầu về protein cần được cung cấp một cách đầy
đủ cho cơ thể HS.
Ngoài ra, việc có đủ các axit amin có lợi trong protein cần phải có mức
độ nhất định, phù hợp. Giữa protein thực vật và động vật khác nhau về chất
10
lượng giữa nên các nhà phân tích hay dùng tỉ lệ % giữa protein động vật và tổng
số protein để đánh giá mặt cân đối này. Đối với người trưởng thành, tỉ lệ 25 -
30% tổng số protein là lượng protein động vật phù hợp, còn đối với HS, mức độ
sẽ lớn hơn khoảng 50%.
1.1.2.3. Cân đối về lipit
Một trong số các chất sinh năng lượng cho cơ thể phải nói đến lipit. Bên
cạnh đó, nó là chất xúc tác cho các vitamin có thể bị tan trong mỡ và chất béo,
tạo mùi hương và mùi vị thơm và ngon cho bữa ăn. Hơn nữa, lipit có thành phần
axit béo chưa no có lợi cho SK con người; phòng tránh bị mắc bệnh nhồi máu cơ
tim, thành mạch máu được làm tăng tính đàn hồi và tính thấm của chúng được hạ
thấp.
Cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu hụt về vitamin A, D và năng lượng nếu thiếu
lipit, dẫn đến tình trạng cơ thể bị rối loạn các loại chuyển hóa. Ngược lại, nếu cơ
thể thừa lipit dễ gây ra béo phì, hệ quả gây ra một số bệnh như nhồi máu cơ tim,
xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Vì vậy, cơ thể HS cần được cung cấp nhu cầu
lipit một cách đầy đủ. Nhu cầu lipit của HS tính theo gam/ngày là 2g/100kcal.
Để đảm bảo sự cân đối của lipit cần chú ý đến tỉ lệ năng lượng do protein
cung cấp so với tổng số năng lượng. Bên cạnh đó, cần có sự phối kết hợp giữa
chất béo thực vật (50%) và chất béo động vật (50%).
1.1.2.4. Cân đối về gluxit
Gluxit là nguồn tạo ra năng lượng hết sức cần thiết cho các hoạt động của
cơ thể. Nó tồn tại ở trong các tế bào, tổ chức và tham gia vào quá trình tạo hình.
Bên cạnh đó, chuyển hóa gluxit liên quan chặt chẽ với protein và lipit.
Cụ thể, khi cơ thể không có đủ lượng gluxit thì cơ thể sẽ phân hủy thành
lipit dự trữ để sinh năng lượng hoạt động. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều gluxit thì
năng lượng gluxit thừa sẽ dễ dàng chuyển thành lượng lipit dự trữ dưới da, dưới
màng bụng. Do đó, cơ thể HS cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về gluxit.
Gluxit có nhiều loại như hoa quả, ngũ cốc, bánh, đường, kẹo. Mỗi một
loại thức ăn phải đảm bảo có sự điều chỉnh cân đối. Trong khẩu phần của HS một
ngày, tỉ lệ đường kính không lớn hơn 10% tổng số năng lượng. Trong một bữa,
gluxit nên chiếm khoảng từ 60 - 65% lượng đồ ăn của HS.
11
1.1.2.5. Cân đối về vitamin
Vitamin có vai trò rất lớn đối với cơ thể. Vitamin giúp cho việc sử dụng
các chất dinh dưỡng, quá trình đồng hóa và có giúp tăng cường sức đề kháng cho
cơ thể. Nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng và làm giảm sức
đề kháng của cơ thể là thiếu Vitamin, dẫn đến các bệnh thiếu vitamin. Chính vì
vậy, chúng ta cần phải nạp vào đủ các loại vitamin tan trong mỡ A, D, E, K và
các vitamin tan trong nước B, C, PP,... cho HS đồng thời xem xét nhu cầu từng
vitamin trong mối tương quan chung với các thành phần của khẩu phần.
1.1.2.6. Cân đối về chất khoáng
Các chất khoáng đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng: chuyển hóa các chất,
tổ chức xương, tạo áp suất thẩm thấu trong dịch nội và ngoại bào, điều hòa pH
của máu và tham gia vào chức phận của một số tuyến nội tiết. Vì còn là HSTH
nên cơ thể vẫn đang phất tiển, nhu cầu chất khoáng cao hơn người trưởng thành.
Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ chất khoáng cho HS. Trong đó, các thức ăn làm từ
các con vật là "thức ăn gây toan", còn các thức ăn làm từ các loại cây là "thức ăn
gây kiềm". Như vậy, chế độ ăn hợp lí nên có ưu thế kiềm.
1.1.2.7. Cân đối về nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó chiếm tới 60-70%
trọng lượng cơ thể và đảm bảo nhiều chức năng quan trọng: Nước là dung môi
của hầu hết các chất chuyển hóa và hòa tan các chất dinh dưỡng của tế bào. Đặc
biệt, nước rất cần thiết cho quá trình bài tiết các chất bã ra khỏi cơ thể và giúp
cho việc điều hòa thân nhiệt. Đối với HSTH, nhu cầu nước cao gấp 3 - 4 lần so
với người trưởng thành. Vì vậy, nhu cầu về nước của HS cần được cung cấp đầy
đủ. Đối với HSH là 2lit/ngày và nên cho HS uống nước đun sôi để nguội, nước lá
mát, nước quả hay nước luộc rau cho trẻ để ngoài tác dụng giải khát còn cung
cấp thêm chất dinh dưỡng cho trẻ. [10]
1.1.3.Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh Tiểu học
Mỗi cá nhân là một thực thể, sống trong xã hội, hễ con người không có
dinh dưỡng thường xuyên thì sự sống của con người không thể tồn tại được.
HSTH là độ tuổi cơ thể phát triển mạnh nên nhu cầu về dinh dưỡng cao. Nếu
không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, học sinh sẽ gặp phải một số bệnh về dinh
12
dưỡng như: HS bị suy dinh dưỡng protein - năng lượng, HS mắc các bệnh do
thiếu vi chất dinh dưỡng (có thể thiếu vitamin A sẽ bị khô mắt, thiếu Iot sẽ bị đần
đồn, ...). Vậy còn khi thừa dinh dưỡng thì sao? Nếu có quá nhiều dinh dưỡng
trong một cá thể thì có thể dẫn tới bệnh béo phì HSTH. Muốn khỏe mạnh, cần
cho các em ăn uống đầy đủ và hợp lí, đảm bảo khẩu phần ăn cân đối về mặt số
lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó, việc có dinh
dưỡng hợp lí cũng góp phần rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cho học sinh
Tiểu học.
Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng [23]
1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học
Khi bắt đầu đi học cấp 1, hằng ngày, chất dinh dưỡng sẽ được nạp cho HS
từ thức ăn đã qua chế biến; giúp HS phát triển về thể lực, tạo ra năng lượng rèn
luyện, học tập. Do đó, ở độ tuổi này, nếu ăn uống lành mạnh sẽ giúp HS mạnh
khỏe, nhanh nhẹn, thông minh hơn và hạn chế được bệnh tật.
Nếu HS ăn uống mất kiểm soát (quá nhiều) thì sẽ bị thừa cân và béo phì.
Thay vào đó, nếu ăn uống quá ít so với nhu cầu, HS sẽ bị mất sức đề kháng, dẫn
13
đến việc hay bị ốm, thiếu máu và hay thèm ngủ, ngủ gật trong giờ học làm cho
kết quả học tập kém.
Ở độ tuổi Tiểu học, nhu cầu về năng lượng và chất đạm như sau:
Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh Tiểu học [20]
Nhu cầu 6 tuổi 7 - 9 tuổi 10 - 12 tuổi
Năng lượng 1600 1800 2100 - 2200
Chất đạm 36g 40g 50g
Vậy cần nấu ăn cho học sinh ra sap để đảm bảo nhu cầu?
Với lứa tuổi cấp 1, mỗi bữa HS có thể ngồi ăn với các thành viên trong gia
đình, nhưng vẫn cần lưu ý những điểm dưới đây:
- Cho HS ăn nhiều vào buổi sáng để tạo cảm giác no, không thèm ăn nữa.
(để tránh tình trang ăn quà vặt hay nhịn ăn sáng, dẫn đến tình trạng hạ đường
huyết trong giờ học, ảnh hưởng đến kết quả).
- Nên cho HS ăn đa dạng các loại rau củ quả, thịt, trừ một số loại nhất
định.
- Khích lệ, cổ vũ để HS ăn nhiều rau củ quả, hạn chế táo bón, tạo ra nhiều
vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
- Bữa ăn nào cũng ăn đúng giờ ăn, trước đó không được ăn đồ ăn linh tinh.
- Tập cho HS thói quen ăn nhạt, hạn chế bánh kẹo, nước ngọt.
- Tạo cho HS thói quen uống nhiều nước, khoảng 1lít/ngày.
- Giáo dục cho HS: trước khi ăn phải rửa tay thật sạch và sau khi đi vệ
sinh.
- Số lượng bữa ăn: Một ngày khoảng 4 bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa xế
chiều, bữa tối.
1.2. Bệnh béo phì
1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã định nghĩa rằng: Béo phì là tình trạng tích
mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức
ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh
dưỡng.
14
PGS.TS Tạ Văn Bình khẳng định như sau: Béo phì là trạng thái thừa mỡ
của cơ thể. Theo ông thừa cân - béo phì thường gặp nhất ở các quốc gia, đặc biệt
là các nước tăng phát triển. Xã hội có sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa,
sự thay đổi lối sống tăng làm tăng tỉ lệ thừa cân - béo phì. Điều đáng lo nhất là
bệnh lại tập trung vào lứa tuổi trẻ, lứa tuổi tăng phát triển. [21]
Theo Trần Hữu Dàng, bệnh béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá so với
chiều cao theo chuẩn. Đây là hiện tượng tích lũy quá nhiều và không đạt chuẩn
của lipit trong các tổ chức mỡ, năng lượng mỡ ở một vị trí hay toàn cơ thể. [16]
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu béo phì là tình trạng tích mỡ quá mức dẫn
đến nguy cơ tăng bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy năng lượng không
cân đối của cơ thể.
1.2.2. Phân loại béo phì
Chúng ta có nhiều cách để phân loại béo phì như: theo nguyên nhân, theo
hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì, ...
Béo phì theo nguyên nhân: Béo phì nội sinh hay còn gọi là béo phì thứ
phát, chỉ có số ít (<10%) béo phì trẻ em có nguyên nhân nội tiết. Béo phì ngoại
sinh hay còn gọi là béo phì nguyên phát, liên quan chủ yếu đến ăn uống làm tăng
năng lượng ăn vào và giảm năng lượng tiêu hao.
Béo phì theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì: Béo phì nếu bắt đầu
từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên) là béo phì do tăng số lượng tế bào mỡ. Béo phì
bắt đầu từ nhỏ và dai dẳng, thường là béo nặng và sẽ sớm phát triển những bất
thường trong cuộc sống. Có hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì trẻ em dai dẳng là
béo phì trong 2 năm đầu đời và béo phì giữa 4 -11 tuổi, trong đó nghiêm trọng
nhất là béo phì 4 -11 tuổi và loại béo phì tăng tế bào mỡ thường đề kháng với
điều trị. Còn béo phì nếu bắt đầu ở người lớn là béo phì do tăng kích thước tế bào
mỡ (số lưỡng tế bào mỡ bình thường).
Ngoài ra, người ta còn dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để phân loại béo
phì theo cấp độ. Theo cách chia này, béo phì có 3 cấp độ là: Cấp độ 1, cấp độ 2,
cấp độ 3. Cách tính chỉ số khối cơ thể như sau: lấy cân nặng chia cho chiều cao
bình phương (cân nặng tính bằng ki - lô - gam, chiều cao tính bằng mét).
15
Cân nặng
BMI = - -
(Chiều cao)2
Dưới đây là bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể. Chúng ta có
thể dựa vào cách tính và tra bảng này để xác định nguy cơ phát triển bệnh béo
phì.
Bảng 1.3. Bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể [24]
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở cả người lớn
lẫn trẻ em. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu đã đến tình trạng này phải kể
đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí; lười vận động; do yếu tố di truyền hay do
yếu tố kinh tế - xã hội,…
 Chế độ dinh dưỡng
Theo các báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, 80% học sinh bị béo phì là
do ăn quá nhiều thức ăn, nhất là thức ăn béo chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, chất béo
dư trữ và tích lại dần dần trong lớp mỡ dưới da do sự chuyển hóa của lipit,
protein và gluxit dư thừa. Thời gian trôi qua, lớp mỡ dày lên làm cho HS đó bị
16
béo phì. Vì vậy, việc ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, nhiều tinh bột, nhiều đường cũng
đều là nguyên nhân gây nên béo phì.
Mặt khác, nếu cứ ăn mãi một loại thức ăn thì HS cũng sẽ có khả năng bị béo
phì.
 Chế độ vận động
Tỉ lệ béo phì ở HSTH gia tăng cùng với với việc tham gia các hoạt động
thể thao khá ít trong lối sống của các em. Cuộc sống của HS có ít hoạt động thể
lực thì càng làm tăng nguy cơ béo phì. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi tần
suất tham gia rèn luyện thể lực của HS. Khi vận động, cơ thể có lượng mỡ giảm
đi cùng với sự tăng dần khối lượng cơ bắp. Học sinh nào ít vận động thì khả năng
tích lũy mỡ cao, sự phát triển của cơ bắp bị hạn chế. HS béo phì thường ít tham
gia hoạt động rèn luyện SK, thường lười vận động, hay ngồi một chỗ, không di
chuyển.
 Yếu tố kinh tế - xã hội
Các yếu tố kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến HS, phần nào làm số
lượng HS bị béo phì tăng nhanh. Cuộc sống có chất lượng ngày càng ổn định,
cao hơn so với những năm trước, các món ăn trong bữa cơm ở nhà chứa nhiều
chất béo, đồ ăn sẵn. Trong gia đình luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc
xích, sữa, nước ngọt để thỏa mãn nhu cầu của HS. Cha mẹ bận rộn nên ít quản lí
nhu cầu ăn uống của con em mình. Đặc biệt tại các đô thị lớn, HS thường được
đưa đón bằng xe máy, ô tô, ít đi bộ, vận động. Các khu vui chơi giành cho HS
chơi ít, HS thường lười vận động, khi đến lớp, về nhà HS thường ngồi vào chỗ
xem tivi, ăn uống. Do vậy, HS bị hạn chế vận động trong khi điều kiện ăn uống
lại dư thừa dẫn đến tình trạng béo phì.
 Yếu tố di truyền
Ở gia đình có cha hay mẹ bị béo phì thì khả năng thừa cân - béo phì của
người con cao hơn. Bố, mẹ béo phì có khả năng di truyền chứng bệnh này cho
con cái rất lớn. Có bằng chứng cho thấy gen là nhân tố quan trọng của việc di
truyền bệnh béo phì. Các nghiên cứu về gia đình cho thấy yếu tố sinh học ảnh
hưởng tới béo phì thể hiện việc kiểm soát cân nặng, và việc di truyền quyết định
từ 25% đến 40% nguy cơ bị béo phì, còn môi trường chiếm 30 - 60%. [9]
17
1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì
Ở tất cả độ tuổi đều có khả năng bị béo phì. Tuy nhiên, đến một khoảng
thời gian nào đó thì nguy cơ đó sẽ tăng cao hơn, nhất là sự khác biệt giới tính.
Cơ thể người mẹ trước sinh có những chỉ số sẽ làm ảnh hưởng đến ngoại
hình của em bé sau khi được sinh ra. Trong quá trình mang thai, người mẹ mà bị
béo phì/ tăng quá nhiều thì con của họ có nguy cơ béo phì càng cao. Thêm nữa, ở
giai đoạn sớm thời kỳ mang thai, nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng thì đứa trẻ sinh ra
cũng dễ bị bệnh tim mạch và béo phì khi lớn lên.
Ở thời kì vẫn đang bú mẹ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
hoàn toàn hay bằng hình thức nuôi dưỡng khác thì những bạn nhỏ đó sẽ có nguy
cơ béo phì cao hơn những trẻ được mẹ nuôi bằng sữa mẹ.
Tùy theo độ tuổi và tiền sử gia đình thì nguy cơ bị béo phì cũng thay đổi.
Những trẻ béo phì khi dưới 3 tuổi ít nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành hơn, trừ
trường hợp bố hoặc và mẹ bị béo phì. Nếu sau 3 tuổi trẻ còn bị béo phì thì nguy
cơ béo phì khi lớn lên sẽ tăng và không phụ thuộc vào việc bố mẹ có béo phì hay
không.
Khi còn nhỏ, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao có sự liên quan
tỉ lệ thuận với béo phì: Những trẻ em khi sinh ra có cân nặng dưới 2500g và cân
nặng lúc một tuổi dưới 8kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở bụng.
Chính vì vậy, việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hôm nay, chính là để
phòng chống béo phì và bệnh tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành.
Ở thời kì thiếu niên, béo phì sẽ liên quan trực tiếp với béo phì khi con
người lớn lên. Thêm nữa, khả năng mắc các bệnh xấu về sức khoẻ càng cao nếu
mắc béo phì ở độ tuổi này.
Phụ nữ hầu hết đều tăng cân sau độ tuổi dậy thì.
- Quá trình mang thai tăng cân: Một số phụ nữ tăng cân mất kiểm soát
trong thời kỳ mang thai, có thể tới 60kg. Mang thai có thể là yếu tố khiến phụ nữ
tăng cân.
- Thuốc tránh thai đường uống: nhiều người cho rằng thuốc tránh thai
đường uống làm tăng cân. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy tăng cân không
phải là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống.
18
- Thời kì mãn kinh: Sự giảm hóc môn estrogen và progesteron làm thay
đổi hoạt tính sinh học của các tế bào mỡ, do đó làm tăng tích mỡ ở trung tâm của
cơ thể. Tuy nhiên điều trị estrogen liệu pháp không dự phòng được nguy cơ tăng
cân ở thời kì mãn kinh.
Khi còn trẻ, nam giới thường tăng cường hoạt động nhưng khi đến tuổi
trưởng thành, họ lại giảm hoạt động hơn. Sự thay đổi thói quen này dẫn đến khả
năng bị cơ béo phì cao hơn. Trước tuổi 60, nam giới tăng cân khá nhanh, sau 55
đến 64 tuổi, nam giới có số cân nặng ổn định, về sau có thể giảm dần do các yếu
tố khác.
Để có một chế độ cân đối giữa lượng chất nạp vào lượng chất mất đi thì
việc rèn luyện thể lực bằng việc tham gia vào các hoạt động sức khỏe là hoàn
toàn cần thiết. Nếu giảm dần tần suất tham gia rèn luyện thể dục thể thao thì cơ
thể sẽ bị tích trữ mỡ, dẫn đến nguy cơ béo phì cao.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không hợp lý cũng gây đến hậu quả béo
phì. Nếu chúng ta ăn quá nhiều hay cố gắng kìm chế ăn uống sẽ dẫn đến việc dư
thừa năng lượng. Trong một ngày, số lượng các bữa ăn cũng ảnh hưởng một phần
tới việc bị béo phì hay là không. Việc ăn vào buổi sáng có thể làm giảm yếu tố
gây béo phì. Thêm nữa, việc ăn quá nhiều chất béo, ăn đồ đóng sẵn, ăn vào bữa
ban đêm cũng làm tăng tỉ lệ những người bị béo phì.
1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em
 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Đối với các hoạt động thể chất, HS béo phì thường thao tác chậm chạp,
nặng nề hơn HS khác do các em có một lớp mỡ dày đè lên các cơ bắp ở chân tay,
hạn chế hoạt động của chúng.
Đối với sức khỏe, càng lớn lên thì HS béo phì càng có nguy cơ mắc bệnh
tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, sỏi mật, bệnh sương
khớp, rối loạn chức phận dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và có nguy cơ cao mắc một
số bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.
19
Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra
Đối với những học sinh Tiểu học bị bệnh béo phì, các em sẽ có những ảnh
hưởng đến sức khỏe như bảng sau:
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan
Hệ vận động Hệ hô hấp Hệ tim mạch Hệ thần kinh
Khả năng vận động
bị ảnh hưởng. Các
khớp xương phải
chịu sức nặng của
cơ thể nên dễ bị tổn
thương. Học sinh
mất nhiều thời gian
và sức lực hơn để
làm một công việc
hoặc thực hiện một
động tác, bài tập
nào đó do trọng
lượng cơ thể quá
Học sinh béo
phì thường có
giấc ngủ không
bình thường,
hay khó thở
đường hô hấp
trên, đặc biệt khi
ngủ khó thở
kèm theo ngáy
to.
Học sinh béo
phì có nguy
cơ mắc các
bệnh về tim
mạch cao như
tăng huyết áp,
nguy cơ thừa
lipit và mắc
các bệnh về
đường máu
cũng cao hơn.
Chất xám của học sinh
béo phì thấp hơn bình
thường. Thị giác,
thính giác, khả năng
tiếp nhận, khả năng
nắm bắt yếu điểm của
học sinh béo phì
không tốt; khả năng
tính toán trong học
tập, mức độ tư duy,
nhạy bén thấp. Khả
năng chịu nóng kém,
nhanh mệt mỏi khi
20
nặng nề. Học sinh
sẽ khó khăn trong
việc vận động đi lại
cũng như tham gia
các hoạt động thể
thao ở trường.
vận động, có cảm giác
mệt mỏi chung toàn
thân hay nhức đầu, 2
chân bị tê buốt.
 Ảnh hưởng về tâm lí, lối sống
HS bị béo phì dễ bị mặc cảm do các bạn bè thường trêu chọc, đối xử phân
biệt với các bạn khác, làm tâm lí và khả năng học tập của HS không ổn định.
Chính vì vậy, các em ngày càng xa cách bạn bè và không muốn tham gia vào các
hoạt động tập thể. Nếu cứ kéo dài đến khi các HS bị béo phì lớn lên thì biểu hiện
tâm lí như vậy sẽ làm cho HS trở nên khó hòa nhập với môi trường, có xu hướng
nổi loạn, nguy hiểm hơn có thể có những hành vi làm ảnh hưởng đến tính mạng
bản thân.
Trong cuộc sống, HS cảm thấy không thoải mái, thấy bí bách và cực kì khó
chịu do lớp mỡ dày dẫn đến việc cảm thấy nóng, nhất là vào mùa hè. Nó dường
như một hệ thống cách nhiệt gắn trực tiếp vào người các em, khiến các em thấy
toàn thân mệt mỏi, cuộc sống thiếu thoải mái.
Học sinh ăn nhiều, thích ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt và ăn những thức ăn giàu
chất béo. Học sinh có thói quen buổi tối ăn nhiều, ăn xong thì đi nằm luôn
không hoạt động. Do đó, lâu ngày, khẩu phần ăn có nhiều chất béo tích tụ lại
gây ra béo phì.
Học sinh thường ngại vận động, thích xem ti vi, ngồi một chỗ, có tính ỷ
lại. Tâm lý, thói quen ít vận động này làm gia tăng nguy cơ béo phì ở học sinh vì
sự tích lũy mỡ, sự hạn chế phát triển cơ bắp. Các nhà khoa học đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng xem tivi nhiều dẫn tới nguy cơ bị béo phì rất lớn.
Học sinh mắc bệnh thường bị các bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, chế giễu
nên các em thấy mặc cảm về bản thân, không tự tin trước mọi người. Nếu nó cứ
tiếp diễn sẽ làm cho HS cô lập bản thân, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh,
dẫn đến tình trạng kết quả học tập và giao tiếp của học sinh không được tốt. Khi
còn nhỏ tuổi, học sinh sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do mình "chậm chạp, vụng
21
về"; khó hòa đồng với các bạn ngay trong chính lớp học của mình. Các em sẽ
cảm thấy không thoải mái so với học sinh bình thường, hạn chế thích ứng với
môi trường xung quanh.
 Hậu quả về kinh tế
Béo phì có hai loại hậu quả về kinh tế là trực tiếp và gián tiếp. Chi phí bỏ ra
để chữa bệnh béo phì và một số bệnh liên quan là hậu quả trực tiếp. Còn hậu quả
gián tiếp là năng lực sản xuất, học tập, lao động của người bệnh bị giảm sút so
với người khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải để ý, quan tâm HS hơn từ ngay
khi HS chỉ mới có nguy cơ béo phì để phòng chống hiệu quả.
1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì
Để chuẩn đoán một người bị béo phì thì bác sĩ phải đọc, phân tích và đánh
giá một cách chi tiết, cẩn thận lịch sử sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ
yêu cầu người bệnh kiểm tra sức khỏe và làm một số xét nghiệm nếu cần thiết.
Bác sĩ xem xét xem lịch sử trọng lượng của người đó ra sao, họ đã từng
quyết tâm giảm cân hay chưa, có thường xuyên tập thể dục không, các bữa bệnh
nhân ăn uống như thế nào cùng một số yếu tố cần khác đã có những gì: sử dụng
thuốc, tần suất bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, việc nắm
được hồ sơ bệnh án của các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng là việc
cần làm của bác sĩ để có những sự đánh giá đúng nhất về sức khỏe.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ đo xem chỉ số khối cơ thể (BMI) đang ở mức nào để
đánh giá tình trạng béo phì của người bệnh. BMI còn có thể tìm ra những vấn đề
khác về sức khỏe nếu như người bệnh đó gặp phải; từ đó đưa ra phương án điều
trị phù hợp.
Eo của con người là vùng lưu trữ mỡ dày, đôi khi được gọi là "mỡ nội
tạng" hoặc "mỡ ở vùng bụng". Tại vị trí này, việc có mỡ sẽ làm người bệnh có
khả năng cao bị đái tháo đường hay các bệnh liên quan đến tim mạch. Do đó, bác
sĩ sẽ tiến hành đo chu vi vòng eo. Nếu phái nữ có chu vi vòng bụng bé hơn
35inch và phái nam với chu vi vòng bụng bé hơn 40 inch thì ít có nguy cơ gặp
phải các vấn đề về sức khỏe (bệnh béo phì) so với những người có chu vi vòng
eo lớn hơn.
22
Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra những vấn đề cụ thể sau: đo chiều cao,
đo nhịp tim, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ, nghe tim, phổi hoạt động và đo chu vi
vùng bụng.
Một số xét nghiệm có ảnh hưởng tới sức khỏe và các yếu tố nguy cơ: Có
thể bao gồm công thức máu, kiểm tra lượng cholesterol và mỡ trong máu khác,
xét nghiệm chức năng gan, glucose, kiểm tra tuyến giáp, kiểm tra tim và những
loại khác tùy thuộc vào tình hình sức khỏe.
Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch cho bệnh nhân về số cân
cần phải loại bỏ ra khỏi người bệnh nhân và phân tích các điều kiện sức khỏe hay
sự cố có thể xảy ra. Từ đó sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
nhất.
1.2.7. Phương pháp điều trị
Để điều trị béo phì, chúng ta phải kể đến những phương pháp sau: Điều trị
y tế; tăng cường thể chất, rèn luyện sức khỏe và có dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lí.
Để điều trị y tế bệnh béo phì, bác sĩ phải đưa ra mục tiêu cần thực hiện
được và giữ cho cân nặng của bệnh nhân ở mức tốt nhất để giúp cuộc sống và
sức khỏe cải thiện hơn. Khi điều trị, có nhiều cách. Tuy nhiên, các phương pháp
điều trị phù hợp phải dựa vào số cân nặng của người bệnh, kết quả khám tổng
quát cùng ý chí quyết tâm giảm cân của người bệnh. Để có được một cơ thể có
cân nặng vừa phải, khỏe mạnh thì bản thân bệnh nhân phải thay đổi lối sống hằng
ngày: ăn uống hợp lí và khoa học, chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe; thay
đổi các hành vi và thái độ trong cuộc sống.
Hằng ngày, việc quan trọng để khắc phục bệnh béo phì là phải ăn uống
lành mạnh, giảm lượng calo. Cách an toàn nhất để giảm cân là giảm từ từ và ổn
định 1/2 đến 1 kg mỗi. Việc này sẽ giúp bệnh nhân giữ được trạng thái cơ thể
khỏe mạnh ở mức tốt nhất. Không nên có chế độ ăn uống quá khắc nghiệt, không
nên ăn quá kiêng vì cơ thể sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vào
đó, cần có những lựa chọn kế hoạch ăn uống khoa học mà vẫn đạt được mục tiêu
đề ra (lượng calo nạp vào phải thấp hơn lượng calo thoát ra)
Chìa khóa để giảm cân là giảm bao nhiêu calo tiêu thụ. Bác sĩ xem lại chế
độ ăn uống của bệnh nhân để xem lượng calo nạp vào và tiêu thụ là bao nhiêu.
23
Để rồi từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án và vị trí có thẻ cắt giảm. Phải xác định
được chế độ ăn uống chưa hợp lí như ăn đồ ăn nhanh nhiều, uống nước ngọt, ăn
bánh kẹo nhiều,...Từ đó, chính bác sĩ sẽ là người giúp bạn có định hướng về
lượng calo cần phải có trong mỗi ngày giảm cân được như ý muốn là 1.000 đến
1.600 calo.
Mỗi loại đồ ăn, đồ uống đều có khối lượng tịnh, trong đó sẽ có lượng calo
cụ thể. Ví dụ như: các món quà ăn vặt, bánh, kẹo và món ăn đã qua chế biến bằng
cách chiên rán thì có lượng calo lớn. Ngược lại, các loại rau củ quả và trái cây lại
có ít calo hơn. Do đó, có thể sử dụng cách ăn chủ yếu là thức ăn chứa ít calo thì
tạo cảm giác no cho bệnh nhân khiến họ thấy tốt hơn về bữa ăn, thấy mình ăn
nhiều rồi mà không ăn các loại đồ ăn khác nữa.
Để cơ thể đạt trạng thái khỏe mạnh, chúng ta có thể ăn theo mức độ của
Trọng lượng Kim tự tháp. Chúng ta hãy ăn nhiều thức ăn có ít calo, từ thực vật
như các loại quả, các loại rau và ngũ cốc. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung vào bữa
ăn các protein thực vật từ các loại đậu và protein động vật như thịt nạc, thủy sản.
Người bệnh có thể sử dụng muối, đường, sản phẩm từ sữa chuyên dụng có hàm
lượng calo thấp. Người lập kế hoạch cho bệnh nhân sẽ luôn đưa ra lời khuyên:
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh với số lượng vừa phải cho phần còn lại của kim
tự tháp, trong đó nguồn carbohydrates, protein từ đậu, cá, sữa ít chất béo và chất
béo không bão hòa.
Việc thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể chất cũng giúp điều trị bệnh
béo phì. Nếu người bệnh chăm chỉ tập thể dục (đơn giản việc đi bộ mỗi ngày)
trong một năm cũng giúp họ giảm và giữ được số cân nặng mong muốn. Ngoài
mong muốn là giảm cân, đốt cháy nhiều calo hơn thì các hoạt động này còn
mang lại cho sức khỏe những ích lợi khác nữa. Các chỉ số về thời gian tập luyện,
tần suất tập luyện và cường độ tập luyện thể chất sẽ có lượng calo được đốt cháy
tương ứng.
Muốn giảm mỡ cơ thể, người bệnh có thể thường xuyên rèn luyện thể lực
bằng các cách sau: đạp xe, đi bộ, bơi lội, ... Nếu muốn giữ cân năng mong muốn,
người béo phì phải hoạt động thể chất trung bình từ 150 phút mỗi tuần trở lên với
cường độ tập luyện tích cực. Còn nếu muốn giảm nhiều hơn thì phải hoạt động
24
250 - 300 phút tập luyện một tuần. Để đạt được mục tiêu thể lực đã đặt ra, chúng
ta có thể chia thành nhiều lần tập trong một ngày, mỗi lần 10-15 phút. Hay một
cách khác có thể áp dụng ngay tại nhà, đó là tập các bài nhảy aerobic trên ti vi vì
đốt cháy được lượng calo rất nhiều, đạt hiệu quả giảm cân.
1.2.8. Phòng chống béo phì
Mỗi người cần thực hiện một số bước sau đây để có thể kiểm soát cân
nặng và các vấn đề sức khỏe khác.
Để hạn chế việc tăng cân không kiểm soát, chúng ta phải tập thể dục
thường xuyên. Theo nghiên cứu của một trường y, chúng ta phải rèn luyện thể
lực khoảng một tuần là 150 - 250 phút để hạn chế sự tăng cân. Đi bộ nhanh và
bơi lội có cường độ tập luyện vừa sức, giúp duy trì được cân nặng như mong
muốn.
Mỗi người phải tạo thói quen ăn uống một cách lành mạnh và không ăn
những "thực phẩm cấm". Cần ăn thức ăn mà có lượng calo ít, các loại thực phẩm
có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau và ngũ cốc, hạn chế chất béo, đồ ngọt và bia
rượu. Việc ăn một lượng nhỏ chất béo tốt cũng có thể nhưng phải có sự kiểm
soát. Chúng ta có thể viết ghi chú mỗi ngày xem mình đã ăn gì với lượng là bao
nhiêu.
Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể [10]
25
Chúng ta nên theo dõi cân nặng thường xuyên, cân ít nhất một lần một
tuần. Việc này giúp bạn xem xem bản thân đã có kế hoạch phù hợp chưa, mục
tiêu giảm cân có đạt được không, công sức bỏ ra có xứng đáng không và còn
giúp bạn điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào một cách hợp lí, hạn chế tăng cân
nhất có thể.
1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học
1.3.1. Tích hợp
1.3.1.1. Khái niệm
Trong giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thế kỷ XVIII, dùng để chỉ
một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát
triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự
kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa
học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội
học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.
Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội
dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục
môi trường… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công
dân…xây dựng trong các môn học truyền thống. [14]
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách
hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học
thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động mà
ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau,
có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và
cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. [21]
Có rất nhiều định nghĩa tích hợp được các nhà nghiên cứu đưa ra, tuy
nhiên tất cả đều mang một nghĩa chung như sau: Dạy học tích hợp là định hướng
dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, …
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học
tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và
rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết vấn đề.
26
1.3.1.2. Vai trò
Mỗi một vấn đề nào đó trong cuộc sống đều có mối liên hệ với nhau. Do
đó, cần phải kết hợp các kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau để
giải quyết vấn đề. Tích hợp giáo dục tạo động lực để HS tích cực tham gia học
tập, khiến chúng có thể vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, làm cho HS giải
đáp được những thắc mắc trong thực tiễn, góp phần đào tạo thành những người
có khả năng giải quyết vấn đề sau này. Thêm vào đó, việc tích hợp giáo dục sẽ
giúp cho HS dễ dàng nhận thức và nhớ lâu hơn. Các hình thức giáo dục cũng
được phát huy tối đa hiệu quả, đa dạng hình thức giáo dục hơn nên vấn đề giáo
dục dễ đi vào cuộc sống.
1.3.1.3. Hình thức dạy học tích hợp
Để dạy học tích hợp, người ta chia thành ba hình thức sau đây:
Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp
 Tích hợp trong nội bộ môn học
Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong
1 tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến
nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học.
Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học
Tích hợp Theo chiều ngang Theo chiều dọc
Nguyên tắc Đồng quy Đồng tâm
27
Nội dung Tích hợp kiến thức, kĩ năng
của môn học này với môn
học khác.
Tích hợp kiến thức, kĩ năng mới
với những gì đã được học trước đó
(lớp trên với lớp dưới)
 Tích hợp liên môn
Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được
kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt
qua nhiểu cấp lớp.
 Tích hợp xuyên môn
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, GV tổ chức chương trình học tập
xoay quanh các vấn đề mà HS quan tâm tới. HS có thể học và hình thành kiến
thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của
người dạy hoặc người học.
Qua tích hợp xuyên môn, HS phát triển các kĩ năng sống khi các em áp
dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào hoàn cảnh thực tế của cuộc sống.
 Tích hợp đa môn
Tích hợp đa môn là hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng
các môn học đều có một chủ đề chung. Ví dụ chủ đề “Bảo vệ môi trường tự
nhiên” được các môn Tự nhiên - xã hội, Khoa học, Đạo đức, Địa lí, … cùng thiết
kế nội dung dạy học.
1.3.2. Giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao
kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe
1.3.3.1. Khái niệm
Tích hợp giáo dục sức khỏe là một hoạt động mà ở đó cần kết hợp, liên hệ,
huy động các yếu tố, nội dung về sức khỏe vào trong các bài dạy ở các môn học
nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và có các hành vi lành mạnh để bảo vệ
sức khỏe của mình, cũng như nâng cao sức khỏe cộng đồng.
28
1.3.3.2. Vai trò của giáo dục sức khỏe
Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như của tất cả các thành
viên là: “Sức khỏe cho mọi người”. Để đạt được điều này khi mà mọi thành viên,
cán bộ y tế, giáo viên và mọi người cùng nỗ lực hết sức, cố gắng làm tốt nhất có
thể công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu ban đầu là việc làm cần thiết để mục tiêu trên
đạt hiệu quả cụ thể. Với chi phí thấp, việc CSSK ban đầu đã đáp ứng những nhu
cầu SK thiết yếu của hầu hết người dân: Việc thực hiện CSSK ban đầu là trách
nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mỗi gia đình và cộng đồng.
Trong cuộc sống, mỗi người và gia đình của họ là những đơn vị chịu trách
nhiệm về những quyết định liên quan đến sức khỏe của chính họ. Giả sư như:
Một người nội trợ đi chợ sẽ đưa ra lựa chọn phải mua những thực phẩm nào cho
nhà mình và nấu ra làm sao. Nếu gia đình nào có người bị ốm đau, bệnh tật thì
chính những người trong gia đình đó sẽ quyết định sẽ đi khám chữa bệnh ở đâu
và khi nào là thích hợp nhất.
Do đó, mọi người cần có những kiến thức sức khỏe cần thiết và cơ bản
nhất, rèn cho mình những kỹ năng và chỉ thực hiện những hành động có lợi cho
sức khỏe thì sức khỏe của họ mới đạt trạng thái tốt nhất được.
Giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của
bản thân mỗi ngày; nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe theo chiều hướng tích
cực hơn. Từ đó, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.
Việc này nếu đạt kết quả tốt thì tỉ lệ mắc các bệnh và tử vong sẽ được giảm đáng
kể, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, nó còn làm cho hiệu quả của các
dịch vụ Y tế được tăng lên.
1.3.3.3. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe cho học sinh
 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là xác định các nội dung giáo dục sức
khỏe, lựa chọn phương pháp, phương tiện một cách khoa học, làm cho các nội
dung này phù hợp với từng đối tượng giáo dục, từng cộng đồng.
29
Để xác định và lựa chọn ra vấn đề cần được ưu tiên giáo dục trong thời
buổi hiện nay thì nội dung GDSK đáng được quan tâm. Người giáo dục sẽ phải
dựa vào việc đi khảo sát, điều tra nghiên cứu về tình hình xã hội, đặc điểm tâm
lý, lịch sử dịch tể, tình hình kinh tế, chính trị của xã hội. Nội dung GDSK phải
đảm bảo gắn với trình độ phát triển khoa học và thực tiễn, không đưa ra vấn đề
đang tranh cãi, không rõ ràng, không được công nhận.
Nhà giáo dục phải lựa chọn những phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức GDSK sao cho thật khoa học, hiện đại; phù hợp với đối tượng, cộng
đồng, từng giai đoạn trong cuộc sống, từng điều kiện về kinh tế - xã hội cụ thể.
 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng
Giáo dục sức khỏe được thực hiện cho toàn bộ người dân, vì ích lợi của
chính họ và được mọi người tham gia thực hiện. Mỗi người dân vừa là đối tượng
của GDSK, vừa là người tiến hành GDSK. Đối tượng của giáo dục sức khỏe rất
đa dạng.
Khi tập hợp các đối tượng giáo dục cùng một thời gian hay trong cùng nội
dung sẽ giúp nhà giáo dục đạt được mục tiêu và hiệu quả của GDSK. Khi nghiên
cứu đối tượng GDSK, cần chú ý các đặc điểm về địa lí, văn hóa, tôn giáo, kinh
tế, xã hội, học vấn và ý thức dân tộc. Mỗi một đối tượng giáo dục có nội dung,
phương pháp, phương tiện giáo dục khác nhau nên cần phải có tính phổ cập, phù
hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của từng người để họ có thể tiếp thu được một
cách dễ dàng. Các nội dung này phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, với
từng lớp dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau.
 Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan
Để tạo được sự chú ý cho người được giáo dục, các nhà giáo dục phải
dùng các phương tiện trực quan, khiến họ có thể để tâm và chú ý, dễ dàng nhớ và
nhớ lâu hơn. Muốn ấn tượng in sâu mãi trong tâm trí đối tượng thì nội dung
GDSK phải được minh họa sinh động bằng các tranh ảnh, mô hình, vật mẫu một
cách cụ thể và rõ ràng nhất.
Khi sử dụng các phương tiện trong nội dung GDSK, người giáo dục
không được quá lạm dụng bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt, gây nhàm chán,
mất tập trung. Người giáo dục phải biết sử dụng phương tiện trực quan một cách
30
khéo léo, có tư duy logic. Có như vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra
trước đó, các suy nghĩ và hành động của đối tượng cũng được thuận lợi phát triển
theo hướng tốt.
Người thực hiện GDSK có hoạt động với những mẫu hình trực quan sinh
động, cụ thể, rõ ràng, tac động mạnh mẽ nhất đối với người dân. Qua đó, người
giáo dục có thể tạo ra sự thay đổi các hành vi sức khỏe của con người theo hai
hướng: tích cực và tiêu cực.
 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các lí thuyết về giáo dục sức khỏe có sức thuyết phục cao nếu như các lí
thuyết ấy đều có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề sức khỏe, mang lại hiệu
quả rõ ràng cho con người. Chính nhân dân phải thực sự bắt tay vào làm những
công việc nhằm biến đổi hiện thực chất lượng cuộc sống, trong đó có sức khỏe
của họ. Lấy thực tiễn của các kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải
tiến toàn bộ hệ thống GDSK.
1.3.3.4. Nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh
Việc GDSK sẽ giúp chúng ta loại bỏ và tránh được các yếu tố không có
lợi cho sức khỏe con người, đồng thời là cơ sở, điều kiện tốt để bảo vệ và tăng
cường sức khỏe. Vì vậy, nội dung của GDSK bao gồm các vấn đề liên quan đến
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. GDSK bao gồm giáo
dục về việc phòng tránh bệnh, phát hiện ra bệnh, điều trị bệnh, phục hồi và nâng
cao sức khỏe cho mọi người. Việc này dành cho tất cả mọi người trong xã hội.
Tuy vậy, một số nội dung ưu tiên cần được giáo dục dưới đây.
31
Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục [17]
1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học
Giáo dục sức khỏe có vị trí cực kì quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Nó không chỉ là một bộ phận công tác y tế điều trị sơ khởi hay giải quyết những
vấn đề khẩn cấp. Bên cạnh đó, nó còn nhằm thay đổi hành vi về sức khỏe của con
người giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
Nếu công tác GDSK đạt hiệu quả cao thì số lượng người mắc các bệnh
(nguy cơ tử vong cao) được giảm đi đáng kể. Đặc biệt đối với HSTH, vấn đề sức
khỏe của các em không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng tác
động trong tương lai. Nếu thể trạng hiện giờ các em ổn định, đạt mức tốt thì sau
này sẽ ít mắc bệnh hơn những em HS nào hiện tại có thể trạng không tốt, mắc
một số bệnh như béo phì. Trong Luật Giáo dục 2019, Điều 29 đã đề cập: “Giáo
dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thầm mỹ”. [13; tr.10]
Khi sinh hoạt hằng ngày, muốn có được cơ hội tốt để rèn luyện các phẩm
chất trên thì mỗi người cần phải khỏe mạnh, thể trạng tốt, dẻo dai thì mới có thể
hoành thành các công việc được giao, mới tạo ra và phát triển các phẩm chất tốt
đẹp cho bản thân. Do đó, GDSK cho HSTH là một việc làm hết sức cần thiết.
32
Bởi lẽ, quá trình trẻ em đi học ở trường phổ thông là độ tuổi từ 6 đến 18
tuổi cũng chính là quá trình trẻ trường thành và trở thành công dân của xã hội.
Học sinh đến trường học hằng ngày nên thời gian các em ở trường học là
rất nhiều, mỗi tuần các em sẽ học năm trên bảy ngày; tương ứng tám giờ mỗi
ngày. Do đó, các nhà trường cần phải giáo dục cho HS về ý thức chăm sóc sức
khỏe, phòng chống bệnh béo phì cho bản thân một cách chính xác, phù hợp với
điều kiện của bản thân, tạo các việc làm và cách ứng xử tích cực cho HS.
Khi mới bắt đầu đi học, nhận thức của HS còn chưa nhiều nên chúng ta
cần GDSK ngay lúc đó để các em có thể hình thành ý thức và rèn luyện sức
khỏe. Đặc biệt là đối với HSTH, các em như ví như "búp trên cành" nên lớn khá
nhanh, tháng trước và tháng sau thôi thì các em đã rất khác. Các em được phát
triển về mọi mặt nên càng cần quan tâm các em nhiều hơn. Trên thực tế, các em
bị mắc các bệnh nhiều nhất ở lứa tuổi này phải kể đến bệnh học đường: cong vẹo
cột sống, răng miệng, cận thị, bệnh tâm lí, bệnh béo phì,...
Ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục sức khỏe vào chương trình chính
khóa của các trường phổ thông, giáo dục học sinh về nếp sống văn minh, nếp
sống vệ sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động giữ gìn sức khỏe cho
bản thân và gia đình mình. [11; tr.25].
Tại hội Alma Ata, việc GDSK được Ngành Y học Việt Nam đánh giá là vị
trí đầu tiên trong mười việc phải làm để CSSK ban đầu của các cấp y tế cơ sở,
địa phương.
Cũng vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo của nước ta đã đưa ra các hướng dẫn
cụ thể trong việc chăm sóc và GDSK cho học sinh. Vào những năm trước, tổ
chức UNICEF đã tài trợ cho nước ta để có thể có nguồn tiền hỗ trợ GDSK cho
HS. Ở một số trường Tiểu học được chọn làm nơi thí điểm giảng dạy bộ môn
GDSK. Hiện nay, trong chương trình Tiểu học, việc GDSK cho học sinh được
ban giám hiệu đặc biệt quan tâm. Nội dung GDSK đã và đang được triển khai kết
hợp vào các môn học. Ở các khối lớp 1, 2, 3; HS được phổ cập kiến thức trong
môn TNX; còn khối lớp 4, 5 được triển khai trong môn Khoa học. Việc GDSK
cho HSTH là việc làm quan trọng và cần thiết trong nội dung giáo dục ở trường
TH.
33
Mỗi trường học cần triển khai công tác giáo dục và giảng dạy chương
trình GDSK theo những yêu cầu của Bộ Y tế cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo
đề ra. Việc đó giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình
và mọi người xung quanh.
1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo
phì cho học sinh Tiểu học
1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam
Ngày nay, Việt Nam của chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em. Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh và đáng lo
ngại. Dân số của nước ta có 1/4 là học sinh. Các em cần được nâng cao tầm vóc
để có sức khỏe và trí tuệ tốt. Do đó, những nhà giáo dục cần có những kế hoạch,
chiến lược hay định hướng rõ ràng cho các em HS tăng cường rèn luyện thể lực,
thay đổi khẩu phần ăn hợp, thay đổi hành vi.
Tại hội thảo, đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã công bố kết quả
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ
thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một
số tỉnh thành Việt Nam. Phó giáo sư Trần Thúy Nga - Trưởng Khoa nghiên cứu
Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nghiên cứu trên được
tiến hành tại 25 xã phường (75 trường) thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng, trong thời gian từ 2017
đến 2018. Số lượng mẫu điều tra gồm hơn 5.000 học sinh, gồm học sinh tiểu học,
học sinh trung học cơ sở, học sinh phổ thông trung học.
1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp
giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân
(Cầu Giấy)
Để khảo sát thực trạng này, đề tài đã tiến hành điều tra với đối tượng khảo
sát là học sinh và giáo viên khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Việc
khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng bép phì ở HS và việc triển khai tích hợp giáo
dục phòng chống bệnh béo phì cho học sinh của các giáo viên: Quá trình, nội
dung, hiệu quả, khó khăn.
 Một số vấn đề về địa bàn khảo sát:
34
Trường Tiểu học Nghĩa Tân là ngôi trường đi đầu trong chất lượng dạy,
học của khối các trường Tiểu học. Nơi đây có đội ngũ thầy cô giáo có chuyên
môn giỏi, yêu nghề và nhiệt tình giảng dạy, yêu thương HS. Nhà trường có
khoảng 80 giáo viên trình độ đại học, 19 thạc sĩ Giáo dục Tiểu học cùng với gần
70 lượt GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố cũng như có
nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt loại xuất sắc, giỏi các cấp. Mỗi năm, nhà trường
có hơn 70% học sinh được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và
rèn luyện, hàng trăm lượt HS được tuyên dương, khen thưởng các cấp vì đã đạt
thành tích cao trong các phòng trào thi đua. Ngôi trường có bề dày truyền thống
với rất nhiều HS được thể hiện tài năng của mình thông qua các hoạt động do
trường và phòng GD tổ chức: thi văn hóa, thi văn nghệ, thi thể dục thể thao, ...
Ngoài ra, học sinh nhà trường đã mang về 125 huy chương cấp Quốc tế, 340 huy
chương cấp Quốc gia và hàng ngàn giải thưởng cấp TP, cấp quận. Thêm vào đó,
cơ sở vật chất được đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đảm bảo cho quá trình
dạy học tích cực, phù hợp với chương trình dạy và học.
 Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối 3:
Trong quá trình thực tập sư phạm tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, tôi đã
tiến hành khảo sát chỉ số BMI thông qua đợt kiểm tra sức khỏe HS ở tuần 12 và
tuần 13 cho học sinh khối lớp 3 và có kết quả như sau:
Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS
Tình trạng dinh dưỡng Số lượng HS Tỉ lệ (%)
Béo phì 22 5.5
Thừa cân (Hơi béo) 30 7.5
Bình thường 332 83
Gầy 16 4.0
Tổng 400 100
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối
3 trường Tiểu học Nghĩa Tân:
35
Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3
Trong đó, tỉ lệ học sinh bị béo phì chia theo giới tính được thể hiện bằng
bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính
Giới tính
Tình trạng
Nam Nữ
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Thừa cân 24 57.14 6 60
Béo phì 18 42.86 4 40
Tổng 42 100 10 100
Béo phì Thừa cân Bình thường Gầy
36
Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính
1.4.2.1. Khảo sát đối với học sinh
Bảng 1.8. Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3
Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3, trường TH Nghĩa Tân
Phòng bệnh - Thường xuyên tập thể dục: 212 50,4%
béo phì - Ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh: 156 37,1%
- Kiểm tra cân nặng thường xuyên: 68 16,7%
- Không biết: 156 37,0%
Mức độ thường - 2 lần/tuần: 59 14%
xuyên tập thể dục - 4 lần/tuần: 75 17,9%
- 6 lần/tuần: 46 11%
- Không tập: 240 57,1%
Tần suất ăn đồ ăn - 1 bữa/ tuần: 43 10,1%
nhanh - 3 bữa/ tuần: 110 20,1%
- 5 bữa/ tuần: 260 62%
- Không ăn: 7 7,8
1.4.2.2. Khảo sát đối với giáo viên
Số lượng: 14 giáo viên khối 3
30
25
20
15
10
5
0
Nam Nữ
Thừa cân Béo phì
37
Tôi tiến hành khảo sát đối với giáo viên nhằm trưng cầu ý kiến để từ đó
tìm hiểu về thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HS và có
kết quả như sau:
Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng bệnh béo phì ở trường TH
Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì
Mức độ cần thiết
của việc GDSK
phòng chống bệnh
béo phì
- Không cần: 5
- Cần: 5
- Rất cần thiết: 4
35,7%
35,7%
28,6%
Nội dung GDSK - Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, 71,4%
phòng chống bệnh đồ có gas: 10
béo phì cho HS - Tập luyện thể dục, thể thao: 8 57,1%
- Cung cấp cho HS hiểu biết về chế độ ăn hợp 42,9%
lý, lành mạnh: 6
- Theo dõi cân nặng thường xuyên: 3 21,4%
- Không giáo dục nội dung nào ở trên: 0 0%
Triển khai hoạt - Các môn học: 4 28,6%
động GDSK thông - Hoạt động thể chất: 3 21,4%
qua: - Hoạt động trải nghiệm: 3 21,4%
- Không triển khai: 0 0%
Sự phối hợp với - Còn hạn chế: 8 57,1%
gia đình - Tốt: 4 28,6%
- Rất tốt: 2 14,3%
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ ần thiết của việc GDSK phòng chống
bệnh béo phì cho HSTH:
38
Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên, vẫn còn một số giáo viên vẫn
chưa thấy được mức độ cần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì cho
HSTH. Một số giáo viên thậm chí còn xem việc tích hợp GDSK này là không
cần thiết. Quan điểm này là hoàn toàn sai. Việc tích hợp này giúp HS và phụ
huynh có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì, để từ đó có biện pháp phòng
chống phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng có một vài thầy cô thấy được tầm quan trọng của việc
tích hơp GDSK nhưng lại chưa chú trọng và đưa ra nội dung giáo dục phù hợp
với đặc điểm, lứa tuổi HS. Họ không nắm được hết những nội dung cần được
triển khai khi thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì. Vì vậy,
những người giáo dục này không có kế hoạch tích hợp giáo dục cụ thể. Điều này
dẫn đến việc thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì chưa thực sự
hiệu quả. Thêm vào đó, một số phụ huynh có nhận thức chưa đúng về bệnh này
cũng như chiều con cái của mình, thấy con đòi ăn gì là đáp ứng cho chúng, dẫn
đến GV khó kiểm soát được lượng thức ăn một ngày HS nạp vào, Từ đó, GV sẽ
rất khó trong quá trình giúp HS phòng chống béo phì.
1.4.2.3. Nhận xét
 Các yếu tố, nguy cơ gây béo phì ở học sinh Tiểu học
Sau quá trình khảo sát, điều tra, tôi đã thấy rõ những yếu tố và nguy cơ gây
béo phì cho HSTH. Cụ thể như sau:
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Không cần Cần Rất cần
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học

Contenu connexe

Tendances

TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...PinkHandmade
 
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinhBảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinhPhan Hoàng Thiện
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...hieu anh
 
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Tendances (20)

Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trịLuận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAYĐề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
 
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinhBảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảnBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sư Phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sư Phạm TpHCM.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sư Phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm mầm non Trường Đại học Sư Phạm TpHCM.doc
 

Similaire à Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhạm Quang Hà
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxNguynTinThnh35
 

Similaire à Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học (20)

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viênĐề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
 
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoaĐảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
Đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa khoa
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương “Chất ...
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
 
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAYLuận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
 
Khóa luận: Công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học, HAY
Khóa  luận:  Công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học, HAYKhóa  luận:  Công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học, HAY
Khóa luận: Công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học, HAY
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docxBÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Dernier

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Dernier (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh Tiểu Học

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM PHẠM THỊ HƯƠNG LY BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẢI NHANH TÀI LIỆU QUA ZALO 0936.885.877 DỊCH VỤ LÀM KHÓA LUẬN LUANVANTRITHUC.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
  • 2. Hà Nội, tháng 12 năm 2020
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM PHẠM THỊ HƯƠNG LY BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ KIM HOÀN Hà Nội, tháng 12 năm 2020
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2020 Tác giả khóa luận Phạm Thị Hương Ly
  • 5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Kim Hoàn - người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Sư Phạm, Ngành Giáo dục Tiểu học, Ban Giám Hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên khối 3, học sinh khối 3,4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại trường. Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần cống hiến vào kho tàng luận văn của nước nhà. Hà Nội, tháng 12 năm 2020 Tác giả khóa luận Phạm Thị Hương Ly
  • 6. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học” gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu sẽ chỉ ra lí do chọn đề tài, tổng quan vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc của đề tài. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1 là cơ sở lí luận, thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Chương này chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học, các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học sinh, cách phòng chống,... Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở chương 2 này, đề tài sẽ đưa ra các nguyên tắc để có cơ sở đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Dựa vào những những nguyên tắc đó, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục (gồm hoạt động trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất). Còn chương 3, đề tài tiến hành khảo nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm sẽ khẳng định mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và hướng tới tự chăm sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Phần kết luận sẽ đưa ra những kết luận chung về toàn bộ đề tài nghiên cứu cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà trường Tiểu học, cho bản than mỗi giáo viên và sinh viên. Cuối cùng là phần hệ thống những tài liệu tham khảo và phụ lục phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học............................................................................................. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5 8. Đóng góp của đề tài............................................................................................. 7 9. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH................................................................................................... 8 1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học ............................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng........................................................................... 8 1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí ...................................................................................... 8 1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh Tiểu học.................................................................................................................11 1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học ..........................................................12 1.2. Bệnh béo phì .................................................................................................13 1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì ...........................................................................13 1.2.2. Phân loại béo phì......................................................................................14 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì .........................................................15 1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì .............................................................17
  • 8. 1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em ...........................................................18 1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì....................................................21 1.2.7. Phương pháp điều trị ................................................................................22 1.2.8. Phòng chống béo phì................................................................................24 1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học ............25 1.3.1. Tích hợp ...................................................................................................25 1.3.2. Giáo dục sức khỏe....................................................................................27 1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe .....................................................................27 1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học.....................31 1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học ...................................................................................33 1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam ........................................33 1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) .................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................40 CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC..............................42 2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................42 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học..........................................................42 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...........................................................42 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả...........................................................43 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..............................................................43 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng...........................................44 2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc.............................................................44 2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học..........................................................................................45 2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và môn Tự nhiên - xã hội...........................................................................................45 2.2 2. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong hoạt động giáo dục 50 2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................59 2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp..............................................................60
  • 9. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................61 CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM .........................................................................62 3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm .........................................................62 3.1.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................62 3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm ...............................................................................62 3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................62 3.1.4. Thời gian khảo nghiệm ............................................................................62 3.1.5. Nội dung khảo nghiệm.............................................................................62 3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................63 3.2. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................63 3.2.1. Phân tích về mặt định tính........................................................................63 3.2.2. Phân tích về mặt định lượng.....................................................................65 3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm ...................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................67 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................69 1. Kết luận ..........................................................................................................69 2. Khuyến nghị...................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71 PHỤ LỤC.............................................................................................................73
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BMI Chỉ số khối cơ thể CSSK Chăm sóc sức khỏe DHDA Dạy học dự án GD Giáo dục GDSK Giáo dục sức khỏe GV Giáo viên HĐTN Hoạt động trải nghiệm HS Học sinh HSTH Học sinh Tiểu học KN Khảo nghiệm SHDC Sinh hoạt dưới cờ SHL Sinh hoạt lớp SK Sức khỏe TH Tiểu học TNXH Tự nhiên Xã hội
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm 1 2 Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh Tiểu học 13 3 Bàng 1.3. Bảng phân loại chất béo theo chỉ số khối cơ thể 15 4 Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan 19 5 Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học 26 6 Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS 34 7 Bàng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính 35 8 Bảng 1.8. Thực trạng béo phì ở khối 3 35 9 Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì ở trường TH 36 10 Bảng 1.10. Tần suất tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn uống 38 11 Bảng 1.11. Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh lại 39 12 Bảng 2.1. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và sức khỏe ở TNXH lớp 1, 2, 3. 44 13 Bảng 2.2. Nội dung kiến thức chủ điểm Con người và sức khỏe ở Khoa học lớp 4, 5. 46 14 Bảng 2.3. Hệ thống nội dung tích hợp GDSK tương ứng với các bài dạy. 47 15 Bảng 3.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra kiến thức 64
  • 12. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ TT Tên hình, biểu đồ Trang 1 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 9 2 Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng 12 3 Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra 19 4 Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể 24 5 Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp 26 6 Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục 30 7 Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3 34 8 Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính 35 9 Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì 37 10 Hình 3.1. Nguyên liệu làm một loại salad 63 11 Hình 3.2. Salad Nga của nhóm 3 63 12 Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác 64 13 Biểu đồ 3.1. Phổ điểm bài kiểm tra kiến thức 65 14 Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS 65
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới là số lượng trẻ em bị béo phì tăng lên nhanh chóng, nhất là học sinh cấp Tiểu học. Đặc biệt, các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta có tỉ lệ béo phì tăng rất nhanh trong khoảng thời gian gần đây. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, phải kể đến việc ăn uống không lành mạnh, không theo chế độ phù hợp, không khoa học; do ít tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực, do căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hay do sự ô nhiễm môi trường và những vấn đề xã hội khác. Béo phì ở học sinh được hầu hết tất cả mọi người quan tâm bởi vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe con người, có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư. Bệnh béo phì gây ra cho học sinh rất nhiều tác hại xấu như làm ngừng sự phát triển của cơ thể, tâm lí của học sinh không ổn định như là học sinh có khả năng bị tự ti, nhút nhát, học kém, khó tập trung, khó hòa đồng với mọi người. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến hiện tại, số người béo phì trên toàn thế giới là khoảng 2.1 tỷ, chiếm khoảng 30% tổng dân số thế giới. Con số này không có xu hướng dừng lại. Hàng năm, có hơn 3 triệu người chết vì béo phì. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1975. Từ năm1980 đến năm 2008 là khoảng 28 năm, trên thế giới, tỷ lệ những người mắc béo phì đã tăng gấp đôi. Năm 2008, có khoảng 1,5 tỉ người trưởng thành ước tính có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 (khoảng 34%); tức là có 500 triệu người được xem là béo phì (khoảng 10% ở nam và 14% ở nữ). Từ năm 1980 đến năm 2013, "Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý" đã thu thập thêm tài liệu trên toàn thế giới, tỷ lệ người trưởng thành với chỉ số BMI ≥ 25 tăng từ khoảng 29 lên đến 37% ở nam giới và từ khoảng 30 lên đến 38% ở nữ [18]. Bảng 1.1. Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội và Hồ Chí Minh qua các năm [23] Tỉ lệ béo phì ở HS Hà Nội Hồ Chí Minh Năm 1996 12% 12% Năm 2009 43% 43%
  • 14. 2 Năm 2013 4,2% 12,2% Năm 2014 - 2015 41% 50% Trường học là nơi các em học tập và rèn luyện bản thân. Thời gian các em ở trường chiếm 1/3 tổng thời gian một ngày nên nơi này được thường được các tổ chức chọn là nơi giáo dục sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ. Mục đích của các chương trình giáo dục sức khỏe là tăng cường rèn luyện, nâng cao thể lực và điều chỉnh chế độ ăn của học sinh (HS) sao cho các em có cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện tầm vóc và cả trí tuệ của HS Việt Nam. Việc tích hợp giáo dục sức khỏe tại trường học sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc giáo dục sức khỏe (GDSK) ở các nơi khác. Việc giáo dục sức khỏe cho các học sinh Tiểu học (HSTH) nhằm phòng chống bệnh béo phì sẽ mang lại lợi ích rõ rệt và tránh được nhiều hậu quả về sau cho học sinh. Các em sẽ nắm bắt được cái kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn, rèn luyện thể lực phù hợp để có sức khỏe tốt nhất. Đã có những nghiên cứu tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm hạn chế sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít biện pháp tích hợp GDSK vào trong các bài học, các hoạt động tại trường học HS để thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành và rèn luyện thể lực. Thêm vào đó, bản thân là giáo viên Tiểu học, tôi càng nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho học sinh. Các nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục sẽ giúp HS của tôi có sức khỏe tốt để học tập và vui chơi. Từ các lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học" để có kiến thức rõ hơn về bệnh béo phì và các biện pháp có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh béo phì cho HSTH cũng như giúp ích cho công tác giảng dạy và giáo dục HS trong tương lai. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tình trạng béo phì ở Việt Nam là vấn đề sức khỏe đang được mọi ban ngành quan tâm bởi sự gia tăng nhanh chóng. Các bạn nhỏ được bố mẹ cung cấp lượng dinh dưỡng quá dư thừa dẫn đến tình trạng hiện nay số HSTH bị béo phì tăng lên một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
  • 15. 3 Trong khoảng thời gian trở lại đây, các nhà nghiên cứu, các tác giả đã có rất nhiều công trình, các khóa luận với đề tài về thực trạng thừa cân - béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra một số công trình đáng chú ý như sau: Tác giả Bùi Thị Thiết đã đưa ra thực trạng béo phì của trẻ ở độ tuổi 3 đến 6 tuổi qua khóa luận tốt nghiệp "Bước đầu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng béo phì của trẻ 3 - 6 tuổi". Nghiên cứu này cho chúng ta tình hình béo phì ở lứa tuổi mầm non và bệnh có thể kéo dài lên cấp Tiểu học nếu như không có sự can thiệp giáo dục của gia đình và nhà trường. Ở lứa tuổi này, các em vẫn chưa thể nhận thức được những tác hại của bệnh béo phì mà chỉ phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Minh Ngọc là "Nghiên cứu ảnh hưởng của thừa cân - béo phì lên một số chỉ tiêu sinh học và khả năng học tập của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội" lại chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh béo phì gây ra HS Trung học phổ thông tại Hà Nội. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của các em HS cấp 3 - lứa tuổi vị thành niên và đang cố gắng học tập để thi Đại học. Đây là giai đoạn các em đã có nhận thức về ảnh hưởng, tác hại của bệnh nên có thể thực hiện tốt những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào đó, đề tài “Tổng quan về thừa cân - béo phì” của tác giả Đào Thị Yến Phi lại chỉ rõ những cơ sở lí thuyết và thực tiễn của tình trạng thừa - béo phì nói chung. Đây là cơ sở để những nhà giáo dục, các bạn phụ huynh cũng như học sinh có thể nắm được những kiến thức để bảo vệ sức khỏe. Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra những cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi mầm non và lứa tuổi Trung học phổ thông hay toàn xã hội nói chung. Bởi đây là các đối tượng đã có nhận thức hoặc chưa có nhận thức về cuộc sống nên dễ dàng tiếp cận hay giáo dục học sinh. Còn lứa tuổi Tiểu học thì lại có ít công trình nghiên cứu về tình trạng béo phì. Mặc dù đây là lứa tuổi đang phát triển nhận thức nhất, cần được gia đình, nhà trường giáo dục nhất. Ngoài ra, các công trình chỉ đưa ra những cơ sở của bệnh béo phì mà không chỉ ra những biện pháp giáo dục học sinh như thế
  • 16. 4 nào để làm giảm tỉ lệ béo phì ở nhà trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục HSTH phòng chống bệnh béo phì nên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học; góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh béo phì ở lứa tuổi Tiểu học và thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 6/2019 - 12/2020 - Nội dung nghiên cứu: Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Tiểu học - Địa bàn: Trường Tiểu học Nghĩa Tân 5. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe nói chung và giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì nói riêng phù hợp với đặc điểm học sinh Tiểu học cũng như có tính khả thi khi thực hiện tại các nhà trường Tiểu học thì sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh Tiểu học bị béo phì. Học sinh và phụ huynh được nâng cao sức khỏe cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh béo phì. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận. 2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH 3. Đề xuất một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.
  • 17. 5 4. Khảo nghiệm sự phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm tìm hiểu tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Mục đích: Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kế thừa những kết quả nghiên cứu về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học cùng với việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung có liên quan bệnh béo phì, bệnh ở Tiểu học và tích hợp phòng bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Cách tiến hành: Tìm kiếm tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa. 7.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lại những thành quả của những nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam để rút ra những kết luận bổ ích cho hiện tại. Mục đích: Nghiên cứu các biện pháp thực hiện giáo dục tích hợp có hiệu quả nhằm ứng dụng vào việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng: Kinh nghiệm giáo dục tích hợp các trường Tiểu học, của giáo viên Tiểu học. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket (Khảo sát) Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket là phương pháp sử dụng các câu hỏi để người được điều tra đọc và trả lời câu hỏi hay lựa chọn đáp án thích hợp;
  • 18. 6 còn người điều tra sẽ nghiên cứu, phân tích những thông tin thu được đó để đánh giá vấn đề. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích lấy ý kiến, khảo sát của GV và HS để tìm hiểu thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Việc khảo sát này được thực hiện tại trường Tiểu học Nghĩa Tân; sử dụng hai loại phiếu: Phiếu khảo sát dành cho học sinh (400 phiếu tương ứng 400 HS khối 3) và phiếu khảo sát dành cho GV (14 GV khối 3). Việc đầu tiên trước khi khảo sát là lập phiếu khảo sát, điều tra với những câu hỏi liên quan đến thực trạng dinh dưỡng và béo phì của HSTH cũng như thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Sau đó, người điều tra sẽ phát phiếu khảo sát cho HS và GV trả lời, sau đó thu lại phiếu. 7.2.2. Phương pháp khảo nghiệm Phương pháp khảo nghiệm là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo tham vọng dự kiến của mình. Mục đích khảo nghiệm: Kiểm tra sự phù hợp của những biện pháp được đề xuất trong tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Đối tượng khảo nghiệm: Học sinh lớp 3H, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh lớp 3H. 7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu Kết quả thu thập số liệu từ việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê và khảo nghiệm sẽ được nghiên cứu và xử lí, phân tích dựa trên các tiêu chí đề ra. Mục đích xử lí số liệu: Xây dựng luận cứ, chứng minh giả thuyết các biện pháp thực hiện là là chính xác và cần thiết. Đối tượng xử lí số liệu: Kết quả thu được của quá trình nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, kết quả thu được sau quá trình khảo nghiệm.
  • 19. 7 Cách tiến hành: Phân tích phiếu khảo sát, lập bảng thống kê các số liệu thu thập được. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lí luận Nghiên cứ lí thuyết chung về bệnh béo phì và bệnh béo phì ở học sinh Tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp phòng tránh. Nhấn mạnh ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 8.2. Về mặt thực tiễn Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. 8.3. Đối với bản thân Việc thực hiện đề tài nghiên cứu giúp tôi rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm giúp tôi linh hoạt trong các bài dạy tích hơp cho học sinh, tìm được những phương pháp tích hợp tối ưu phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh. Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dực sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Chương 3. Khảo nghiệm.
  • 20. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH 1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa những thức ăn cần thiết vào cơ thể. Việc này thông qua việc tiêu hóa thức ăn rồi hấp thụ để bù đắp lại những năng lượng tạo ra trong các hoạt động sống của cơ thể. Từ đó, các tế bào và mô trong cơ thể người có sự đổi mới và điều tiết các chức năng. 1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí "Dinh dưỡng hợp lí là phải đảm bảo cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể con người. Các chất di nh dưỡng này phải theo tỉ lệ thích hợp và cân đối". [10; tr.23] Một trong các nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống. HSTH cần có dinh dưỡng để phát triển cơ thể cả về trí tuệ và thể lực. Bên cạnh đó, việc các chất dinh dưỡng bị thừa hay thiếu đều có thể gây ra một số bệnh và ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe của HS. Do đó, cần phải xây dựng, thiết lập một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí cho HSTH. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ cân bằng về số lượng và chất lượng của các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Về số lượng, sự cân bằng dinh dưỡng được thể hiện theo nhu cầu của từng độ tuổi khác nhau, theo giới tính nam/nữ và theo tính chất công việc. Về chất lượng, đó là sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể người như lipit, vitamin, gluxit, protein và chất khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật, cụ thể: Dinh dưỡng cân đối có những yêu cầu sau: 1.1.2.1. Cân đối về năng lượng Có ba chất tạo năng lượng chính cho con người là protein, gluxit và lipit. Theo đó, HSTH ở Việt Nam trong độ tuổi 6 - 8 có tổng số năng lượng là 1600 kcal/ngày theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, 1996. Trong đó, giữa các chất sinh ra năng lượng có nguyên tắc cân đối là:
  • 21. 9 Hình 1.1. Nguyên tắc cân đối năng lượng 1.1.2.2. Cân đối về protein Thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người là protein. Nó là nguyên liệu để tạo ra các tế bào, giúp cân bằng các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào cân bằng năng lượng cho cơ thể. Hơn hết, protein còn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các thức ăn hơn bởi nó là chất làm kích thích vị giác cho con người, cảm thấy ngon miệng hơn. Học sinh có thể bị chậm lớn, hay xuất hiện bệnh phù nếu bị thiếu protein. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, việc thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Người mẹ có thể trạng nhỏ bé thì đẻ con sẽ thiếu cân; hoặc làm giảm sự bài tiết sữa của người mẹ cho con bú. Ngược lại, nếu cơ thể bị thừa protein thì sẽ tích lũy nitơ, axit amin và những chất không có lợi cho gan, thận như ure, uric,... Vì vậy, nhu cầu về protein cần được cung cấp một cách đầy đủ cho cơ thể HS. Ngoài ra, việc có đủ các axit amin có lợi trong protein cần phải có mức độ nhất định, phù hợp. Giữa protein thực vật và động vật khác nhau về chất
  • 22. 10 lượng giữa nên các nhà phân tích hay dùng tỉ lệ % giữa protein động vật và tổng số protein để đánh giá mặt cân đối này. Đối với người trưởng thành, tỉ lệ 25 - 30% tổng số protein là lượng protein động vật phù hợp, còn đối với HS, mức độ sẽ lớn hơn khoảng 50%. 1.1.2.3. Cân đối về lipit Một trong số các chất sinh năng lượng cho cơ thể phải nói đến lipit. Bên cạnh đó, nó là chất xúc tác cho các vitamin có thể bị tan trong mỡ và chất béo, tạo mùi hương và mùi vị thơm và ngon cho bữa ăn. Hơn nữa, lipit có thành phần axit béo chưa no có lợi cho SK con người; phòng tránh bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim, thành mạch máu được làm tăng tính đàn hồi và tính thấm của chúng được hạ thấp. Cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu hụt về vitamin A, D và năng lượng nếu thiếu lipit, dẫn đến tình trạng cơ thể bị rối loạn các loại chuyển hóa. Ngược lại, nếu cơ thể thừa lipit dễ gây ra béo phì, hệ quả gây ra một số bệnh như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Vì vậy, cơ thể HS cần được cung cấp nhu cầu lipit một cách đầy đủ. Nhu cầu lipit của HS tính theo gam/ngày là 2g/100kcal. Để đảm bảo sự cân đối của lipit cần chú ý đến tỉ lệ năng lượng do protein cung cấp so với tổng số năng lượng. Bên cạnh đó, cần có sự phối kết hợp giữa chất béo thực vật (50%) và chất béo động vật (50%). 1.1.2.4. Cân đối về gluxit Gluxit là nguồn tạo ra năng lượng hết sức cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Nó tồn tại ở trong các tế bào, tổ chức và tham gia vào quá trình tạo hình. Bên cạnh đó, chuyển hóa gluxit liên quan chặt chẽ với protein và lipit. Cụ thể, khi cơ thể không có đủ lượng gluxit thì cơ thể sẽ phân hủy thành lipit dự trữ để sinh năng lượng hoạt động. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều gluxit thì năng lượng gluxit thừa sẽ dễ dàng chuyển thành lượng lipit dự trữ dưới da, dưới màng bụng. Do đó, cơ thể HS cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về gluxit. Gluxit có nhiều loại như hoa quả, ngũ cốc, bánh, đường, kẹo. Mỗi một loại thức ăn phải đảm bảo có sự điều chỉnh cân đối. Trong khẩu phần của HS một ngày, tỉ lệ đường kính không lớn hơn 10% tổng số năng lượng. Trong một bữa, gluxit nên chiếm khoảng từ 60 - 65% lượng đồ ăn của HS.
  • 23. 11 1.1.2.5. Cân đối về vitamin Vitamin có vai trò rất lớn đối với cơ thể. Vitamin giúp cho việc sử dụng các chất dinh dưỡng, quá trình đồng hóa và có giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng và làm giảm sức đề kháng của cơ thể là thiếu Vitamin, dẫn đến các bệnh thiếu vitamin. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nạp vào đủ các loại vitamin tan trong mỡ A, D, E, K và các vitamin tan trong nước B, C, PP,... cho HS đồng thời xem xét nhu cầu từng vitamin trong mối tương quan chung với các thành phần của khẩu phần. 1.1.2.6. Cân đối về chất khoáng Các chất khoáng đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng: chuyển hóa các chất, tổ chức xương, tạo áp suất thẩm thấu trong dịch nội và ngoại bào, điều hòa pH của máu và tham gia vào chức phận của một số tuyến nội tiết. Vì còn là HSTH nên cơ thể vẫn đang phất tiển, nhu cầu chất khoáng cao hơn người trưởng thành. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ chất khoáng cho HS. Trong đó, các thức ăn làm từ các con vật là "thức ăn gây toan", còn các thức ăn làm từ các loại cây là "thức ăn gây kiềm". Như vậy, chế độ ăn hợp lí nên có ưu thế kiềm. 1.1.2.7. Cân đối về nước Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể và đảm bảo nhiều chức năng quan trọng: Nước là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa và hòa tan các chất dinh dưỡng của tế bào. Đặc biệt, nước rất cần thiết cho quá trình bài tiết các chất bã ra khỏi cơ thể và giúp cho việc điều hòa thân nhiệt. Đối với HSTH, nhu cầu nước cao gấp 3 - 4 lần so với người trưởng thành. Vì vậy, nhu cầu về nước của HS cần được cung cấp đầy đủ. Đối với HSH là 2lit/ngày và nên cho HS uống nước đun sôi để nguội, nước lá mát, nước quả hay nước luộc rau cho trẻ để ngoài tác dụng giải khát còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho trẻ. [10] 1.1.3.Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh Tiểu học Mỗi cá nhân là một thực thể, sống trong xã hội, hễ con người không có dinh dưỡng thường xuyên thì sự sống của con người không thể tồn tại được. HSTH là độ tuổi cơ thể phát triển mạnh nên nhu cầu về dinh dưỡng cao. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, học sinh sẽ gặp phải một số bệnh về dinh
  • 24. 12 dưỡng như: HS bị suy dinh dưỡng protein - năng lượng, HS mắc các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (có thể thiếu vitamin A sẽ bị khô mắt, thiếu Iot sẽ bị đần đồn, ...). Vậy còn khi thừa dinh dưỡng thì sao? Nếu có quá nhiều dinh dưỡng trong một cá thể thì có thể dẫn tới bệnh béo phì HSTH. Muốn khỏe mạnh, cần cho các em ăn uống đầy đủ và hợp lí, đảm bảo khẩu phần ăn cân đối về mặt số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó, việc có dinh dưỡng hợp lí cũng góp phần rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cho học sinh Tiểu học. Hình 1.2. Tháp cân đối dinh dưỡng trong 1 tháng [23] 1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học Khi bắt đầu đi học cấp 1, hằng ngày, chất dinh dưỡng sẽ được nạp cho HS từ thức ăn đã qua chế biến; giúp HS phát triển về thể lực, tạo ra năng lượng rèn luyện, học tập. Do đó, ở độ tuổi này, nếu ăn uống lành mạnh sẽ giúp HS mạnh khỏe, nhanh nhẹn, thông minh hơn và hạn chế được bệnh tật. Nếu HS ăn uống mất kiểm soát (quá nhiều) thì sẽ bị thừa cân và béo phì. Thay vào đó, nếu ăn uống quá ít so với nhu cầu, HS sẽ bị mất sức đề kháng, dẫn
  • 25. 13 đến việc hay bị ốm, thiếu máu và hay thèm ngủ, ngủ gật trong giờ học làm cho kết quả học tập kém. Ở độ tuổi Tiểu học, nhu cầu về năng lượng và chất đạm như sau: Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm của học sinh Tiểu học [20] Nhu cầu 6 tuổi 7 - 9 tuổi 10 - 12 tuổi Năng lượng 1600 1800 2100 - 2200 Chất đạm 36g 40g 50g Vậy cần nấu ăn cho học sinh ra sap để đảm bảo nhu cầu? Với lứa tuổi cấp 1, mỗi bữa HS có thể ngồi ăn với các thành viên trong gia đình, nhưng vẫn cần lưu ý những điểm dưới đây: - Cho HS ăn nhiều vào buổi sáng để tạo cảm giác no, không thèm ăn nữa. (để tránh tình trang ăn quà vặt hay nhịn ăn sáng, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết trong giờ học, ảnh hưởng đến kết quả). - Nên cho HS ăn đa dạng các loại rau củ quả, thịt, trừ một số loại nhất định. - Khích lệ, cổ vũ để HS ăn nhiều rau củ quả, hạn chế táo bón, tạo ra nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. - Bữa ăn nào cũng ăn đúng giờ ăn, trước đó không được ăn đồ ăn linh tinh. - Tập cho HS thói quen ăn nhạt, hạn chế bánh kẹo, nước ngọt. - Tạo cho HS thói quen uống nhiều nước, khoảng 1lít/ngày. - Giáo dục cho HS: trước khi ăn phải rửa tay thật sạch và sau khi đi vệ sinh. - Số lượng bữa ăn: Một ngày khoảng 4 bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa xế chiều, bữa tối. 1.2. Bệnh béo phì 1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì Tổ chức Y tế thế giới WHO đã định nghĩa rằng: Béo phì là tình trạng tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.
  • 26. 14 PGS.TS Tạ Văn Bình khẳng định như sau: Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể. Theo ông thừa cân - béo phì thường gặp nhất ở các quốc gia, đặc biệt là các nước tăng phát triển. Xã hội có sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa, sự thay đổi lối sống tăng làm tăng tỉ lệ thừa cân - béo phì. Điều đáng lo nhất là bệnh lại tập trung vào lứa tuổi trẻ, lứa tuổi tăng phát triển. [21] Theo Trần Hữu Dàng, bệnh béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá so với chiều cao theo chuẩn. Đây là hiện tượng tích lũy quá nhiều và không đạt chuẩn của lipit trong các tổ chức mỡ, năng lượng mỡ ở một vị trí hay toàn cơ thể. [16] Vì vậy, chúng ta có thể hiểu béo phì là tình trạng tích mỡ quá mức dẫn đến nguy cơ tăng bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy năng lượng không cân đối của cơ thể. 1.2.2. Phân loại béo phì Chúng ta có nhiều cách để phân loại béo phì như: theo nguyên nhân, theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì, ... Béo phì theo nguyên nhân: Béo phì nội sinh hay còn gọi là béo phì thứ phát, chỉ có số ít (<10%) béo phì trẻ em có nguyên nhân nội tiết. Béo phì ngoại sinh hay còn gọi là béo phì nguyên phát, liên quan chủ yếu đến ăn uống làm tăng năng lượng ăn vào và giảm năng lượng tiêu hao. Béo phì theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì: Béo phì nếu bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên) là béo phì do tăng số lượng tế bào mỡ. Béo phì bắt đầu từ nhỏ và dai dẳng, thường là béo nặng và sẽ sớm phát triển những bất thường trong cuộc sống. Có hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì trẻ em dai dẳng là béo phì trong 2 năm đầu đời và béo phì giữa 4 -11 tuổi, trong đó nghiêm trọng nhất là béo phì 4 -11 tuổi và loại béo phì tăng tế bào mỡ thường đề kháng với điều trị. Còn béo phì nếu bắt đầu ở người lớn là béo phì do tăng kích thước tế bào mỡ (số lưỡng tế bào mỡ bình thường). Ngoài ra, người ta còn dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để phân loại béo phì theo cấp độ. Theo cách chia này, béo phì có 3 cấp độ là: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3. Cách tính chỉ số khối cơ thể như sau: lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương (cân nặng tính bằng ki - lô - gam, chiều cao tính bằng mét).
  • 27. 15 Cân nặng BMI = - - (Chiều cao)2 Dưới đây là bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể. Chúng ta có thể dựa vào cách tính và tra bảng này để xác định nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Bảng 1.3. Bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể [24] 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở cả người lớn lẫn trẻ em. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu đã đến tình trạng này phải kể đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí; lười vận động; do yếu tố di truyền hay do yếu tố kinh tế - xã hội,…  Chế độ dinh dưỡng Theo các báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, 80% học sinh bị béo phì là do ăn quá nhiều thức ăn, nhất là thức ăn béo chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, chất béo dư trữ và tích lại dần dần trong lớp mỡ dưới da do sự chuyển hóa của lipit, protein và gluxit dư thừa. Thời gian trôi qua, lớp mỡ dày lên làm cho HS đó bị
  • 28. 16 béo phì. Vì vậy, việc ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, nhiều tinh bột, nhiều đường cũng đều là nguyên nhân gây nên béo phì. Mặt khác, nếu cứ ăn mãi một loại thức ăn thì HS cũng sẽ có khả năng bị béo phì.  Chế độ vận động Tỉ lệ béo phì ở HSTH gia tăng cùng với với việc tham gia các hoạt động thể thao khá ít trong lối sống của các em. Cuộc sống của HS có ít hoạt động thể lực thì càng làm tăng nguy cơ béo phì. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi tần suất tham gia rèn luyện thể lực của HS. Khi vận động, cơ thể có lượng mỡ giảm đi cùng với sự tăng dần khối lượng cơ bắp. Học sinh nào ít vận động thì khả năng tích lũy mỡ cao, sự phát triển của cơ bắp bị hạn chế. HS béo phì thường ít tham gia hoạt động rèn luyện SK, thường lười vận động, hay ngồi một chỗ, không di chuyển.  Yếu tố kinh tế - xã hội Các yếu tố kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến HS, phần nào làm số lượng HS bị béo phì tăng nhanh. Cuộc sống có chất lượng ngày càng ổn định, cao hơn so với những năm trước, các món ăn trong bữa cơm ở nhà chứa nhiều chất béo, đồ ăn sẵn. Trong gia đình luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc xích, sữa, nước ngọt để thỏa mãn nhu cầu của HS. Cha mẹ bận rộn nên ít quản lí nhu cầu ăn uống của con em mình. Đặc biệt tại các đô thị lớn, HS thường được đưa đón bằng xe máy, ô tô, ít đi bộ, vận động. Các khu vui chơi giành cho HS chơi ít, HS thường lười vận động, khi đến lớp, về nhà HS thường ngồi vào chỗ xem tivi, ăn uống. Do vậy, HS bị hạn chế vận động trong khi điều kiện ăn uống lại dư thừa dẫn đến tình trạng béo phì.  Yếu tố di truyền Ở gia đình có cha hay mẹ bị béo phì thì khả năng thừa cân - béo phì của người con cao hơn. Bố, mẹ béo phì có khả năng di truyền chứng bệnh này cho con cái rất lớn. Có bằng chứng cho thấy gen là nhân tố quan trọng của việc di truyền bệnh béo phì. Các nghiên cứu về gia đình cho thấy yếu tố sinh học ảnh hưởng tới béo phì thể hiện việc kiểm soát cân nặng, và việc di truyền quyết định từ 25% đến 40% nguy cơ bị béo phì, còn môi trường chiếm 30 - 60%. [9]
  • 29. 17 1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì Ở tất cả độ tuổi đều có khả năng bị béo phì. Tuy nhiên, đến một khoảng thời gian nào đó thì nguy cơ đó sẽ tăng cao hơn, nhất là sự khác biệt giới tính. Cơ thể người mẹ trước sinh có những chỉ số sẽ làm ảnh hưởng đến ngoại hình của em bé sau khi được sinh ra. Trong quá trình mang thai, người mẹ mà bị béo phì/ tăng quá nhiều thì con của họ có nguy cơ béo phì càng cao. Thêm nữa, ở giai đoạn sớm thời kỳ mang thai, nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng thì đứa trẻ sinh ra cũng dễ bị bệnh tim mạch và béo phì khi lớn lên. Ở thời kì vẫn đang bú mẹ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn hay bằng hình thức nuôi dưỡng khác thì những bạn nhỏ đó sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn những trẻ được mẹ nuôi bằng sữa mẹ. Tùy theo độ tuổi và tiền sử gia đình thì nguy cơ bị béo phì cũng thay đổi. Những trẻ béo phì khi dưới 3 tuổi ít nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành hơn, trừ trường hợp bố hoặc và mẹ bị béo phì. Nếu sau 3 tuổi trẻ còn bị béo phì thì nguy cơ béo phì khi lớn lên sẽ tăng và không phụ thuộc vào việc bố mẹ có béo phì hay không. Khi còn nhỏ, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao có sự liên quan tỉ lệ thuận với béo phì: Những trẻ em khi sinh ra có cân nặng dưới 2500g và cân nặng lúc một tuổi dưới 8kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở bụng. Chính vì vậy, việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hôm nay, chính là để phòng chống béo phì và bệnh tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành. Ở thời kì thiếu niên, béo phì sẽ liên quan trực tiếp với béo phì khi con người lớn lên. Thêm nữa, khả năng mắc các bệnh xấu về sức khoẻ càng cao nếu mắc béo phì ở độ tuổi này. Phụ nữ hầu hết đều tăng cân sau độ tuổi dậy thì. - Quá trình mang thai tăng cân: Một số phụ nữ tăng cân mất kiểm soát trong thời kỳ mang thai, có thể tới 60kg. Mang thai có thể là yếu tố khiến phụ nữ tăng cân. - Thuốc tránh thai đường uống: nhiều người cho rằng thuốc tránh thai đường uống làm tăng cân. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy tăng cân không phải là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống.
  • 30. 18 - Thời kì mãn kinh: Sự giảm hóc môn estrogen và progesteron làm thay đổi hoạt tính sinh học của các tế bào mỡ, do đó làm tăng tích mỡ ở trung tâm của cơ thể. Tuy nhiên điều trị estrogen liệu pháp không dự phòng được nguy cơ tăng cân ở thời kì mãn kinh. Khi còn trẻ, nam giới thường tăng cường hoạt động nhưng khi đến tuổi trưởng thành, họ lại giảm hoạt động hơn. Sự thay đổi thói quen này dẫn đến khả năng bị cơ béo phì cao hơn. Trước tuổi 60, nam giới tăng cân khá nhanh, sau 55 đến 64 tuổi, nam giới có số cân nặng ổn định, về sau có thể giảm dần do các yếu tố khác. Để có một chế độ cân đối giữa lượng chất nạp vào lượng chất mất đi thì việc rèn luyện thể lực bằng việc tham gia vào các hoạt động sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Nếu giảm dần tần suất tham gia rèn luyện thể dục thể thao thì cơ thể sẽ bị tích trữ mỡ, dẫn đến nguy cơ béo phì cao. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không hợp lý cũng gây đến hậu quả béo phì. Nếu chúng ta ăn quá nhiều hay cố gắng kìm chế ăn uống sẽ dẫn đến việc dư thừa năng lượng. Trong một ngày, số lượng các bữa ăn cũng ảnh hưởng một phần tới việc bị béo phì hay là không. Việc ăn vào buổi sáng có thể làm giảm yếu tố gây béo phì. Thêm nữa, việc ăn quá nhiều chất béo, ăn đồ đóng sẵn, ăn vào bữa ban đêm cũng làm tăng tỉ lệ những người bị béo phì. 1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em  Ảnh hưởng đến sức khỏe Đối với các hoạt động thể chất, HS béo phì thường thao tác chậm chạp, nặng nề hơn HS khác do các em có một lớp mỡ dày đè lên các cơ bắp ở chân tay, hạn chế hoạt động của chúng. Đối với sức khỏe, càng lớn lên thì HS béo phì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, sỏi mật, bệnh sương khớp, rối loạn chức phận dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.
  • 31. 19 Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra Đối với những học sinh Tiểu học bị bệnh béo phì, các em sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe như bảng sau: Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan Hệ vận động Hệ hô hấp Hệ tim mạch Hệ thần kinh Khả năng vận động bị ảnh hưởng. Các khớp xương phải chịu sức nặng của cơ thể nên dễ bị tổn thương. Học sinh mất nhiều thời gian và sức lực hơn để làm một công việc hoặc thực hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng lượng cơ thể quá Học sinh béo phì thường có giấc ngủ không bình thường, hay khó thở đường hô hấp trên, đặc biệt khi ngủ khó thở kèm theo ngáy to. Học sinh béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao như tăng huyết áp, nguy cơ thừa lipit và mắc các bệnh về đường máu cũng cao hơn. Chất xám của học sinh béo phì thấp hơn bình thường. Thị giác, thính giác, khả năng tiếp nhận, khả năng nắm bắt yếu điểm của học sinh béo phì không tốt; khả năng tính toán trong học tập, mức độ tư duy, nhạy bén thấp. Khả năng chịu nóng kém, nhanh mệt mỏi khi
  • 32. 20 nặng nề. Học sinh sẽ khó khăn trong việc vận động đi lại cũng như tham gia các hoạt động thể thao ở trường. vận động, có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân hay nhức đầu, 2 chân bị tê buốt.  Ảnh hưởng về tâm lí, lối sống HS bị béo phì dễ bị mặc cảm do các bạn bè thường trêu chọc, đối xử phân biệt với các bạn khác, làm tâm lí và khả năng học tập của HS không ổn định. Chính vì vậy, các em ngày càng xa cách bạn bè và không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Nếu cứ kéo dài đến khi các HS bị béo phì lớn lên thì biểu hiện tâm lí như vậy sẽ làm cho HS trở nên khó hòa nhập với môi trường, có xu hướng nổi loạn, nguy hiểm hơn có thể có những hành vi làm ảnh hưởng đến tính mạng bản thân. Trong cuộc sống, HS cảm thấy không thoải mái, thấy bí bách và cực kì khó chịu do lớp mỡ dày dẫn đến việc cảm thấy nóng, nhất là vào mùa hè. Nó dường như một hệ thống cách nhiệt gắn trực tiếp vào người các em, khiến các em thấy toàn thân mệt mỏi, cuộc sống thiếu thoải mái. Học sinh ăn nhiều, thích ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt và ăn những thức ăn giàu chất béo. Học sinh có thói quen buổi tối ăn nhiều, ăn xong thì đi nằm luôn không hoạt động. Do đó, lâu ngày, khẩu phần ăn có nhiều chất béo tích tụ lại gây ra béo phì. Học sinh thường ngại vận động, thích xem ti vi, ngồi một chỗ, có tính ỷ lại. Tâm lý, thói quen ít vận động này làm gia tăng nguy cơ béo phì ở học sinh vì sự tích lũy mỡ, sự hạn chế phát triển cơ bắp. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xem tivi nhiều dẫn tới nguy cơ bị béo phì rất lớn. Học sinh mắc bệnh thường bị các bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, chế giễu nên các em thấy mặc cảm về bản thân, không tự tin trước mọi người. Nếu nó cứ tiếp diễn sẽ làm cho HS cô lập bản thân, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, dẫn đến tình trạng kết quả học tập và giao tiếp của học sinh không được tốt. Khi còn nhỏ tuổi, học sinh sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do mình "chậm chạp, vụng
  • 33. 21 về"; khó hòa đồng với các bạn ngay trong chính lớp học của mình. Các em sẽ cảm thấy không thoải mái so với học sinh bình thường, hạn chế thích ứng với môi trường xung quanh.  Hậu quả về kinh tế Béo phì có hai loại hậu quả về kinh tế là trực tiếp và gián tiếp. Chi phí bỏ ra để chữa bệnh béo phì và một số bệnh liên quan là hậu quả trực tiếp. Còn hậu quả gián tiếp là năng lực sản xuất, học tập, lao động của người bệnh bị giảm sút so với người khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải để ý, quan tâm HS hơn từ ngay khi HS chỉ mới có nguy cơ béo phì để phòng chống hiệu quả. 1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì Để chuẩn đoán một người bị béo phì thì bác sĩ phải đọc, phân tích và đánh giá một cách chi tiết, cẩn thận lịch sử sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra sức khỏe và làm một số xét nghiệm nếu cần thiết. Bác sĩ xem xét xem lịch sử trọng lượng của người đó ra sao, họ đã từng quyết tâm giảm cân hay chưa, có thường xuyên tập thể dục không, các bữa bệnh nhân ăn uống như thế nào cùng một số yếu tố cần khác đã có những gì: sử dụng thuốc, tần suất bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, việc nắm được hồ sơ bệnh án của các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng là việc cần làm của bác sĩ để có những sự đánh giá đúng nhất về sức khỏe. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đo xem chỉ số khối cơ thể (BMI) đang ở mức nào để đánh giá tình trạng béo phì của người bệnh. BMI còn có thể tìm ra những vấn đề khác về sức khỏe nếu như người bệnh đó gặp phải; từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp. Eo của con người là vùng lưu trữ mỡ dày, đôi khi được gọi là "mỡ nội tạng" hoặc "mỡ ở vùng bụng". Tại vị trí này, việc có mỡ sẽ làm người bệnh có khả năng cao bị đái tháo đường hay các bệnh liên quan đến tim mạch. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo chu vi vòng eo. Nếu phái nữ có chu vi vòng bụng bé hơn 35inch và phái nam với chu vi vòng bụng bé hơn 40 inch thì ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe (bệnh béo phì) so với những người có chu vi vòng eo lớn hơn.
  • 34. 22 Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra những vấn đề cụ thể sau: đo chiều cao, đo nhịp tim, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ, nghe tim, phổi hoạt động và đo chu vi vùng bụng. Một số xét nghiệm có ảnh hưởng tới sức khỏe và các yếu tố nguy cơ: Có thể bao gồm công thức máu, kiểm tra lượng cholesterol và mỡ trong máu khác, xét nghiệm chức năng gan, glucose, kiểm tra tuyến giáp, kiểm tra tim và những loại khác tùy thuộc vào tình hình sức khỏe. Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch cho bệnh nhân về số cân cần phải loại bỏ ra khỏi người bệnh nhân và phân tích các điều kiện sức khỏe hay sự cố có thể xảy ra. Từ đó sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 1.2.7. Phương pháp điều trị Để điều trị béo phì, chúng ta phải kể đến những phương pháp sau: Điều trị y tế; tăng cường thể chất, rèn luyện sức khỏe và có dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lí. Để điều trị y tế bệnh béo phì, bác sĩ phải đưa ra mục tiêu cần thực hiện được và giữ cho cân nặng của bệnh nhân ở mức tốt nhất để giúp cuộc sống và sức khỏe cải thiện hơn. Khi điều trị, có nhiều cách. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị phù hợp phải dựa vào số cân nặng của người bệnh, kết quả khám tổng quát cùng ý chí quyết tâm giảm cân của người bệnh. Để có được một cơ thể có cân nặng vừa phải, khỏe mạnh thì bản thân bệnh nhân phải thay đổi lối sống hằng ngày: ăn uống hợp lí và khoa học, chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe; thay đổi các hành vi và thái độ trong cuộc sống. Hằng ngày, việc quan trọng để khắc phục bệnh béo phì là phải ăn uống lành mạnh, giảm lượng calo. Cách an toàn nhất để giảm cân là giảm từ từ và ổn định 1/2 đến 1 kg mỗi. Việc này sẽ giúp bệnh nhân giữ được trạng thái cơ thể khỏe mạnh ở mức tốt nhất. Không nên có chế độ ăn uống quá khắc nghiệt, không nên ăn quá kiêng vì cơ thể sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vào đó, cần có những lựa chọn kế hoạch ăn uống khoa học mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra (lượng calo nạp vào phải thấp hơn lượng calo thoát ra) Chìa khóa để giảm cân là giảm bao nhiêu calo tiêu thụ. Bác sĩ xem lại chế độ ăn uống của bệnh nhân để xem lượng calo nạp vào và tiêu thụ là bao nhiêu.
  • 35. 23 Để rồi từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án và vị trí có thẻ cắt giảm. Phải xác định được chế độ ăn uống chưa hợp lí như ăn đồ ăn nhanh nhiều, uống nước ngọt, ăn bánh kẹo nhiều,...Từ đó, chính bác sĩ sẽ là người giúp bạn có định hướng về lượng calo cần phải có trong mỗi ngày giảm cân được như ý muốn là 1.000 đến 1.600 calo. Mỗi loại đồ ăn, đồ uống đều có khối lượng tịnh, trong đó sẽ có lượng calo cụ thể. Ví dụ như: các món quà ăn vặt, bánh, kẹo và món ăn đã qua chế biến bằng cách chiên rán thì có lượng calo lớn. Ngược lại, các loại rau củ quả và trái cây lại có ít calo hơn. Do đó, có thể sử dụng cách ăn chủ yếu là thức ăn chứa ít calo thì tạo cảm giác no cho bệnh nhân khiến họ thấy tốt hơn về bữa ăn, thấy mình ăn nhiều rồi mà không ăn các loại đồ ăn khác nữa. Để cơ thể đạt trạng thái khỏe mạnh, chúng ta có thể ăn theo mức độ của Trọng lượng Kim tự tháp. Chúng ta hãy ăn nhiều thức ăn có ít calo, từ thực vật như các loại quả, các loại rau và ngũ cốc. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung vào bữa ăn các protein thực vật từ các loại đậu và protein động vật như thịt nạc, thủy sản. Người bệnh có thể sử dụng muối, đường, sản phẩm từ sữa chuyên dụng có hàm lượng calo thấp. Người lập kế hoạch cho bệnh nhân sẽ luôn đưa ra lời khuyên: Lựa chọn thực phẩm lành mạnh với số lượng vừa phải cho phần còn lại của kim tự tháp, trong đó nguồn carbohydrates, protein từ đậu, cá, sữa ít chất béo và chất béo không bão hòa. Việc thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể chất cũng giúp điều trị bệnh béo phì. Nếu người bệnh chăm chỉ tập thể dục (đơn giản việc đi bộ mỗi ngày) trong một năm cũng giúp họ giảm và giữ được số cân nặng mong muốn. Ngoài mong muốn là giảm cân, đốt cháy nhiều calo hơn thì các hoạt động này còn mang lại cho sức khỏe những ích lợi khác nữa. Các chỉ số về thời gian tập luyện, tần suất tập luyện và cường độ tập luyện thể chất sẽ có lượng calo được đốt cháy tương ứng. Muốn giảm mỡ cơ thể, người bệnh có thể thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các cách sau: đạp xe, đi bộ, bơi lội, ... Nếu muốn giữ cân năng mong muốn, người béo phì phải hoạt động thể chất trung bình từ 150 phút mỗi tuần trở lên với cường độ tập luyện tích cực. Còn nếu muốn giảm nhiều hơn thì phải hoạt động
  • 36. 24 250 - 300 phút tập luyện một tuần. Để đạt được mục tiêu thể lực đã đặt ra, chúng ta có thể chia thành nhiều lần tập trong một ngày, mỗi lần 10-15 phút. Hay một cách khác có thể áp dụng ngay tại nhà, đó là tập các bài nhảy aerobic trên ti vi vì đốt cháy được lượng calo rất nhiều, đạt hiệu quả giảm cân. 1.2.8. Phòng chống béo phì Mỗi người cần thực hiện một số bước sau đây để có thể kiểm soát cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác. Để hạn chế việc tăng cân không kiểm soát, chúng ta phải tập thể dục thường xuyên. Theo nghiên cứu của một trường y, chúng ta phải rèn luyện thể lực khoảng một tuần là 150 - 250 phút để hạn chế sự tăng cân. Đi bộ nhanh và bơi lội có cường độ tập luyện vừa sức, giúp duy trì được cân nặng như mong muốn. Mỗi người phải tạo thói quen ăn uống một cách lành mạnh và không ăn những "thực phẩm cấm". Cần ăn thức ăn mà có lượng calo ít, các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau và ngũ cốc, hạn chế chất béo, đồ ngọt và bia rượu. Việc ăn một lượng nhỏ chất béo tốt cũng có thể nhưng phải có sự kiểm soát. Chúng ta có thể viết ghi chú mỗi ngày xem mình đã ăn gì với lượng là bao nhiêu. Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể [10]
  • 37. 25 Chúng ta nên theo dõi cân nặng thường xuyên, cân ít nhất một lần một tuần. Việc này giúp bạn xem xem bản thân đã có kế hoạch phù hợp chưa, mục tiêu giảm cân có đạt được không, công sức bỏ ra có xứng đáng không và còn giúp bạn điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào một cách hợp lí, hạn chế tăng cân nhất có thể. 1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học 1.3.1. Tích hợp 1.3.1.1. Khái niệm Trong giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thế kỷ XVIII, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội. Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân…xây dựng trong các môn học truyền thống. [14] Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. [21] Có rất nhiều định nghĩa tích hợp được các nhà nghiên cứu đưa ra, tuy nhiên tất cả đều mang một nghĩa chung như sau: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, … thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
  • 38. 26 1.3.1.2. Vai trò Mỗi một vấn đề nào đó trong cuộc sống đều có mối liên hệ với nhau. Do đó, cần phải kết hợp các kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề. Tích hợp giáo dục tạo động lực để HS tích cực tham gia học tập, khiến chúng có thể vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, làm cho HS giải đáp được những thắc mắc trong thực tiễn, góp phần đào tạo thành những người có khả năng giải quyết vấn đề sau này. Thêm vào đó, việc tích hợp giáo dục sẽ giúp cho HS dễ dàng nhận thức và nhớ lâu hơn. Các hình thức giáo dục cũng được phát huy tối đa hiệu quả, đa dạng hình thức giáo dục hơn nên vấn đề giáo dục dễ đi vào cuộc sống. 1.3.1.3. Hình thức dạy học tích hợp Để dạy học tích hợp, người ta chia thành ba hình thức sau đây: Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp  Tích hợp trong nội bộ môn học Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong 1 tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học Tích hợp Theo chiều ngang Theo chiều dọc Nguyên tắc Đồng quy Đồng tâm
  • 39. 27 Nội dung Tích hợp kiến thức, kĩ năng của môn học này với môn học khác. Tích hợp kiến thức, kĩ năng mới với những gì đã được học trước đó (lớp trên với lớp dưới)  Tích hợp liên môn Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua nhiểu cấp lớp.  Tích hợp xuyên môn Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, GV tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề mà HS quan tâm tới. HS có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học. Qua tích hợp xuyên môn, HS phát triển các kĩ năng sống khi các em áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào hoàn cảnh thực tế của cuộc sống.  Tích hợp đa môn Tích hợp đa môn là hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng các môn học đều có một chủ đề chung. Ví dụ chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” được các môn Tự nhiên - xã hội, Khoa học, Đạo đức, Địa lí, … cùng thiết kế nội dung dạy học. 1.3.2. Giáo dục sức khỏe Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe 1.3.3.1. Khái niệm Tích hợp giáo dục sức khỏe là một hoạt động mà ở đó cần kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung về sức khỏe vào trong các bài dạy ở các môn học nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và có các hành vi lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình, cũng như nâng cao sức khỏe cộng đồng.
  • 40. 28 1.3.3.2. Vai trò của giáo dục sức khỏe Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như của tất cả các thành viên là: “Sức khỏe cho mọi người”. Để đạt được điều này khi mà mọi thành viên, cán bộ y tế, giáo viên và mọi người cùng nỗ lực hết sức, cố gắng làm tốt nhất có thể công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Chăm sóc sức khỏe ban đầu ban đầu là việc làm cần thiết để mục tiêu trên đạt hiệu quả cụ thể. Với chi phí thấp, việc CSSK ban đầu đã đáp ứng những nhu cầu SK thiết yếu của hầu hết người dân: Việc thực hiện CSSK ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong cuộc sống, mỗi người và gia đình của họ là những đơn vị chịu trách nhiệm về những quyết định liên quan đến sức khỏe của chính họ. Giả sư như: Một người nội trợ đi chợ sẽ đưa ra lựa chọn phải mua những thực phẩm nào cho nhà mình và nấu ra làm sao. Nếu gia đình nào có người bị ốm đau, bệnh tật thì chính những người trong gia đình đó sẽ quyết định sẽ đi khám chữa bệnh ở đâu và khi nào là thích hợp nhất. Do đó, mọi người cần có những kiến thức sức khỏe cần thiết và cơ bản nhất, rèn cho mình những kỹ năng và chỉ thực hiện những hành động có lợi cho sức khỏe thì sức khỏe của họ mới đạt trạng thái tốt nhất được. Giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi ngày; nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân. Việc này nếu đạt kết quả tốt thì tỉ lệ mắc các bệnh và tử vong sẽ được giảm đáng kể, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, nó còn làm cho hiệu quả của các dịch vụ Y tế được tăng lên. 1.3.3.3. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe cho học sinh  Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là xác định các nội dung giáo dục sức khỏe, lựa chọn phương pháp, phương tiện một cách khoa học, làm cho các nội dung này phù hợp với từng đối tượng giáo dục, từng cộng đồng.
  • 41. 29 Để xác định và lựa chọn ra vấn đề cần được ưu tiên giáo dục trong thời buổi hiện nay thì nội dung GDSK đáng được quan tâm. Người giáo dục sẽ phải dựa vào việc đi khảo sát, điều tra nghiên cứu về tình hình xã hội, đặc điểm tâm lý, lịch sử dịch tể, tình hình kinh tế, chính trị của xã hội. Nội dung GDSK phải đảm bảo gắn với trình độ phát triển khoa học và thực tiễn, không đưa ra vấn đề đang tranh cãi, không rõ ràng, không được công nhận. Nhà giáo dục phải lựa chọn những phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức GDSK sao cho thật khoa học, hiện đại; phù hợp với đối tượng, cộng đồng, từng giai đoạn trong cuộc sống, từng điều kiện về kinh tế - xã hội cụ thể.  Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng Giáo dục sức khỏe được thực hiện cho toàn bộ người dân, vì ích lợi của chính họ và được mọi người tham gia thực hiện. Mỗi người dân vừa là đối tượng của GDSK, vừa là người tiến hành GDSK. Đối tượng của giáo dục sức khỏe rất đa dạng. Khi tập hợp các đối tượng giáo dục cùng một thời gian hay trong cùng nội dung sẽ giúp nhà giáo dục đạt được mục tiêu và hiệu quả của GDSK. Khi nghiên cứu đối tượng GDSK, cần chú ý các đặc điểm về địa lí, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội, học vấn và ý thức dân tộc. Mỗi một đối tượng giáo dục có nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục khác nhau nên cần phải có tính phổ cập, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của từng người để họ có thể tiếp thu được một cách dễ dàng. Các nội dung này phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, với từng lớp dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau.  Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan Để tạo được sự chú ý cho người được giáo dục, các nhà giáo dục phải dùng các phương tiện trực quan, khiến họ có thể để tâm và chú ý, dễ dàng nhớ và nhớ lâu hơn. Muốn ấn tượng in sâu mãi trong tâm trí đối tượng thì nội dung GDSK phải được minh họa sinh động bằng các tranh ảnh, mô hình, vật mẫu một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Khi sử dụng các phương tiện trong nội dung GDSK, người giáo dục không được quá lạm dụng bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt, gây nhàm chán, mất tập trung. Người giáo dục phải biết sử dụng phương tiện trực quan một cách
  • 42. 30 khéo léo, có tư duy logic. Có như vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra trước đó, các suy nghĩ và hành động của đối tượng cũng được thuận lợi phát triển theo hướng tốt. Người thực hiện GDSK có hoạt động với những mẫu hình trực quan sinh động, cụ thể, rõ ràng, tac động mạnh mẽ nhất đối với người dân. Qua đó, người giáo dục có thể tạo ra sự thay đổi các hành vi sức khỏe của con người theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.  Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Các lí thuyết về giáo dục sức khỏe có sức thuyết phục cao nếu như các lí thuyết ấy đều có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề sức khỏe, mang lại hiệu quả rõ ràng cho con người. Chính nhân dân phải thực sự bắt tay vào làm những công việc nhằm biến đổi hiện thực chất lượng cuộc sống, trong đó có sức khỏe của họ. Lấy thực tiễn của các kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống GDSK. 1.3.3.4. Nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Việc GDSK sẽ giúp chúng ta loại bỏ và tránh được các yếu tố không có lợi cho sức khỏe con người, đồng thời là cơ sở, điều kiện tốt để bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Vì vậy, nội dung của GDSK bao gồm các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. GDSK bao gồm giáo dục về việc phòng tránh bệnh, phát hiện ra bệnh, điều trị bệnh, phục hồi và nâng cao sức khỏe cho mọi người. Việc này dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Tuy vậy, một số nội dung ưu tiên cần được giáo dục dưới đây.
  • 43. 31 Hình 1.6. Nội dung ưu tiên cần được giáo dục [17] 1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học Giáo dục sức khỏe có vị trí cực kì quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Nó không chỉ là một bộ phận công tác y tế điều trị sơ khởi hay giải quyết những vấn đề khẩn cấp. Bên cạnh đó, nó còn nhằm thay đổi hành vi về sức khỏe của con người giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu công tác GDSK đạt hiệu quả cao thì số lượng người mắc các bệnh (nguy cơ tử vong cao) được giảm đi đáng kể. Đặc biệt đối với HSTH, vấn đề sức khỏe của các em không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng tác động trong tương lai. Nếu thể trạng hiện giờ các em ổn định, đạt mức tốt thì sau này sẽ ít mắc bệnh hơn những em HS nào hiện tại có thể trạng không tốt, mắc một số bệnh như béo phì. Trong Luật Giáo dục 2019, Điều 29 đã đề cập: “Giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thầm mỹ”. [13; tr.10] Khi sinh hoạt hằng ngày, muốn có được cơ hội tốt để rèn luyện các phẩm chất trên thì mỗi người cần phải khỏe mạnh, thể trạng tốt, dẻo dai thì mới có thể hoành thành các công việc được giao, mới tạo ra và phát triển các phẩm chất tốt đẹp cho bản thân. Do đó, GDSK cho HSTH là một việc làm hết sức cần thiết.
  • 44. 32 Bởi lẽ, quá trình trẻ em đi học ở trường phổ thông là độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi cũng chính là quá trình trẻ trường thành và trở thành công dân của xã hội. Học sinh đến trường học hằng ngày nên thời gian các em ở trường học là rất nhiều, mỗi tuần các em sẽ học năm trên bảy ngày; tương ứng tám giờ mỗi ngày. Do đó, các nhà trường cần phải giáo dục cho HS về ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh béo phì cho bản thân một cách chính xác, phù hợp với điều kiện của bản thân, tạo các việc làm và cách ứng xử tích cực cho HS. Khi mới bắt đầu đi học, nhận thức của HS còn chưa nhiều nên chúng ta cần GDSK ngay lúc đó để các em có thể hình thành ý thức và rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt là đối với HSTH, các em như ví như "búp trên cành" nên lớn khá nhanh, tháng trước và tháng sau thôi thì các em đã rất khác. Các em được phát triển về mọi mặt nên càng cần quan tâm các em nhiều hơn. Trên thực tế, các em bị mắc các bệnh nhiều nhất ở lứa tuổi này phải kể đến bệnh học đường: cong vẹo cột sống, răng miệng, cận thị, bệnh tâm lí, bệnh béo phì,... Ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục sức khỏe vào chương trình chính khóa của các trường phổ thông, giáo dục học sinh về nếp sống văn minh, nếp sống vệ sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. [11; tr.25]. Tại hội Alma Ata, việc GDSK được Ngành Y học Việt Nam đánh giá là vị trí đầu tiên trong mười việc phải làm để CSSK ban đầu của các cấp y tế cơ sở, địa phương. Cũng vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo của nước ta đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể trong việc chăm sóc và GDSK cho học sinh. Vào những năm trước, tổ chức UNICEF đã tài trợ cho nước ta để có thể có nguồn tiền hỗ trợ GDSK cho HS. Ở một số trường Tiểu học được chọn làm nơi thí điểm giảng dạy bộ môn GDSK. Hiện nay, trong chương trình Tiểu học, việc GDSK cho học sinh được ban giám hiệu đặc biệt quan tâm. Nội dung GDSK đã và đang được triển khai kết hợp vào các môn học. Ở các khối lớp 1, 2, 3; HS được phổ cập kiến thức trong môn TNX; còn khối lớp 4, 5 được triển khai trong môn Khoa học. Việc GDSK cho HSTH là việc làm quan trọng và cần thiết trong nội dung giáo dục ở trường TH.
  • 45. 33 Mỗi trường học cần triển khai công tác giáo dục và giảng dạy chương trình GDSK theo những yêu cầu của Bộ Y tế cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra. Việc đó giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và mọi người xung quanh. 1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học 1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam Ngày nay, Việt Nam của chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh và đáng lo ngại. Dân số của nước ta có 1/4 là học sinh. Các em cần được nâng cao tầm vóc để có sức khỏe và trí tuệ tốt. Do đó, những nhà giáo dục cần có những kế hoạch, chiến lược hay định hướng rõ ràng cho các em HS tăng cường rèn luyện thể lực, thay đổi khẩu phần ăn hợp, thay đổi hành vi. Tại hội thảo, đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam. Phó giáo sư Trần Thúy Nga - Trưởng Khoa nghiên cứu Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nghiên cứu trên được tiến hành tại 25 xã phường (75 trường) thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng, trong thời gian từ 2017 đến 2018. Số lượng mẫu điều tra gồm hơn 5.000 học sinh, gồm học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh phổ thông trung học. 1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) Để khảo sát thực trạng này, đề tài đã tiến hành điều tra với đối tượng khảo sát là học sinh và giáo viên khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Việc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng bép phì ở HS và việc triển khai tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì cho học sinh của các giáo viên: Quá trình, nội dung, hiệu quả, khó khăn.  Một số vấn đề về địa bàn khảo sát:
  • 46. 34 Trường Tiểu học Nghĩa Tân là ngôi trường đi đầu trong chất lượng dạy, học của khối các trường Tiểu học. Nơi đây có đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn giỏi, yêu nghề và nhiệt tình giảng dạy, yêu thương HS. Nhà trường có khoảng 80 giáo viên trình độ đại học, 19 thạc sĩ Giáo dục Tiểu học cùng với gần 70 lượt GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố cũng như có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt loại xuất sắc, giỏi các cấp. Mỗi năm, nhà trường có hơn 70% học sinh được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, hàng trăm lượt HS được tuyên dương, khen thưởng các cấp vì đã đạt thành tích cao trong các phòng trào thi đua. Ngôi trường có bề dày truyền thống với rất nhiều HS được thể hiện tài năng của mình thông qua các hoạt động do trường và phòng GD tổ chức: thi văn hóa, thi văn nghệ, thi thể dục thể thao, ... Ngoài ra, học sinh nhà trường đã mang về 125 huy chương cấp Quốc tế, 340 huy chương cấp Quốc gia và hàng ngàn giải thưởng cấp TP, cấp quận. Thêm vào đó, cơ sở vật chất được đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đảm bảo cho quá trình dạy học tích cực, phù hợp với chương trình dạy và học.  Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối 3: Trong quá trình thực tập sư phạm tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, tôi đã tiến hành khảo sát chỉ số BMI thông qua đợt kiểm tra sức khỏe HS ở tuần 12 và tuần 13 cho học sinh khối lớp 3 và có kết quả như sau: Bảng 1.6. Tình trạng dinh dưỡng của HS Tình trạng dinh dưỡng Số lượng HS Tỉ lệ (%) Béo phì 22 5.5 Thừa cân (Hơi béo) 30 7.5 Bình thường 332 83 Gầy 16 4.0 Tổng 400 100 Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ tình trạng dinh dưỡng của học sinh khối 3 trường Tiểu học Nghĩa Tân:
  • 47. 35 Biểu đồ 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của HS khối 3 Trong đó, tỉ lệ học sinh bị béo phì chia theo giới tính được thể hiện bằng bảng và biểu đồ dưới đây: Bảng 1.7. Tỉ lệ HS bị béo phì theo giới tính Giới tính Tình trạng Nam Nữ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thừa cân 24 57.14 6 60 Béo phì 18 42.86 4 40 Tổng 42 100 10 100 Béo phì Thừa cân Bình thường Gầy
  • 48. 36 Biểu đồ 1.2. Số lượng HS bị béo phì chia theo giới tính 1.4.2.1. Khảo sát đối với học sinh Bảng 1.8. Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3 Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) Thực trạng bệnh béo phì ở khối 3, trường TH Nghĩa Tân Phòng bệnh - Thường xuyên tập thể dục: 212 50,4% béo phì - Ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh: 156 37,1% - Kiểm tra cân nặng thường xuyên: 68 16,7% - Không biết: 156 37,0% Mức độ thường - 2 lần/tuần: 59 14% xuyên tập thể dục - 4 lần/tuần: 75 17,9% - 6 lần/tuần: 46 11% - Không tập: 240 57,1% Tần suất ăn đồ ăn - 1 bữa/ tuần: 43 10,1% nhanh - 3 bữa/ tuần: 110 20,1% - 5 bữa/ tuần: 260 62% - Không ăn: 7 7,8 1.4.2.2. Khảo sát đối với giáo viên Số lượng: 14 giáo viên khối 3 30 25 20 15 10 5 0 Nam Nữ Thừa cân Béo phì
  • 49. 37 Tôi tiến hành khảo sát đối với giáo viên nhằm trưng cầu ý kiến để từ đó tìm hiểu về thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HS và có kết quả như sau: Bảng 1.9. Thực trạng tích hợp GDSK phòng bệnh béo phì ở trường TH Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) Thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì Mức độ cần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì - Không cần: 5 - Cần: 5 - Rất cần thiết: 4 35,7% 35,7% 28,6% Nội dung GDSK - Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, 71,4% phòng chống bệnh đồ có gas: 10 béo phì cho HS - Tập luyện thể dục, thể thao: 8 57,1% - Cung cấp cho HS hiểu biết về chế độ ăn hợp 42,9% lý, lành mạnh: 6 - Theo dõi cân nặng thường xuyên: 3 21,4% - Không giáo dục nội dung nào ở trên: 0 0% Triển khai hoạt - Các môn học: 4 28,6% động GDSK thông - Hoạt động thể chất: 3 21,4% qua: - Hoạt động trải nghiệm: 3 21,4% - Không triển khai: 0 0% Sự phối hợp với - Còn hạn chế: 8 57,1% gia đình - Tốt: 4 28,6% - Rất tốt: 2 14,3% Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ ần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH:
  • 50. 38 Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên, vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa thấy được mức độ cần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Một số giáo viên thậm chí còn xem việc tích hợp GDSK này là không cần thiết. Quan điểm này là hoàn toàn sai. Việc tích hợp này giúp HS và phụ huynh có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì, để từ đó có biện pháp phòng chống phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có một vài thầy cô thấy được tầm quan trọng của việc tích hơp GDSK nhưng lại chưa chú trọng và đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi HS. Họ không nắm được hết những nội dung cần được triển khai khi thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì. Vì vậy, những người giáo dục này không có kế hoạch tích hợp giáo dục cụ thể. Điều này dẫn đến việc thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì chưa thực sự hiệu quả. Thêm vào đó, một số phụ huynh có nhận thức chưa đúng về bệnh này cũng như chiều con cái của mình, thấy con đòi ăn gì là đáp ứng cho chúng, dẫn đến GV khó kiểm soát được lượng thức ăn một ngày HS nạp vào, Từ đó, GV sẽ rất khó trong quá trình giúp HS phòng chống béo phì. 1.4.2.3. Nhận xét  Các yếu tố, nguy cơ gây béo phì ở học sinh Tiểu học Sau quá trình khảo sát, điều tra, tôi đã thấy rõ những yếu tố và nguy cơ gây béo phì cho HSTH. Cụ thể như sau: 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% Không cần Cần Rất cần