SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  71
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
-------------***-------------
NGUYỄN THỊ THỦY
KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN
BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
HÀ NỘI – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
-------------***-------------
Người thực hiện: NGYỄN THỊ THỦY
KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN
BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
Khóa: QH.2014.Y
Người hướng dẫn: 1. Ths.Bs ĐINH HỮU NGHỊ
2. TS VŨ NGỌC HÀ
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, tôi
đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự
động viên to lớn của gia đình và người thân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo,
Bộ môn Liên chuyên khoa Khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban
Giám Đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc tới Ths.Bs Đinh Hữu Nghị và TS Vũ
Ngọc Hà, là những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Da liễu, và các anh
chị ở phòng khám chuyên đề các bệnh tự miễn Bệnh viện Da liễu Trung
Ương, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm
khóa luận.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới bố mẹ, toàn thể gia đình và bạn bè,
những người thân yêu đã khích lệ tinh thần, giúp đỡ tôi về mọi mặt để yên tâm
học tập.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020
Sinh viên
Thủy
NGUYỄN THỊ THỦY
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PASI : Psoriasis Area and Severity Index
OSA : Obstructive Sleep Apnea
PSQI : Pittsburgh Sleep Quality Index
HLA : Human Leucocyte Antigen
DLQI : Dermatology Life Quality Index
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. Vảy nến thể thông thường ........................................................................................3
1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến.......................................................................................3
1.1.2. Sinh bệnh học.......................................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến.........................................................................4
1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến ..................................................................5
1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường. ...............................6
1.1.6. Điều trị..................................................................................................................7
1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến .................................................................8
1.2.1. Rối loạn lo âu .......................................................................................................8
1.2.2. Trầm cảm..............................................................................................................9
1.2.3. Rồi loạn ăn uống.................................................................................................10
1.2.4. Rối loạn nhân cách .............................................................................................10
1.2.5. Rối loạn tình dục ................................................................................................11
1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất ..............................................................................11
1.1.7. Các nghiên cứu ...................................................................................................11
1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến ............................................................................11
1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng ........................................................................12
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn giấc ngủ thường gặp..............................16
1.3.3. Công cụ đánh giá rối loạn giấc ngủ....................................................................18
1.3.4. Các nghiên cứu...................................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...........................................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................20
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán.........................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................21
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu..........................................................................................21
2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................22
2.2.4. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................23
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................27
2.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................27
2.5. Sai số và khống chế sai số.......................................................................................27
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ..................................................................................................28
3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thông thường ..............................28
3.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến............................................................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................................38
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường…...............................38
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ..............................................................................38
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi............................................................................... 38
4.1.3. Đặc điểm đối tượng…..........................................................................................39
4.1.4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI....................................... 39
4.1.5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng… ............................40
4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến ...........................................................40
4.2.1. Đặc điểm giấc ngủ chung của các bệnh nhân vảy nến .......................................40
4.2.2. Nguyên nhân gây mất ngủ...................................................................................41
4.2.3. Mối liên quan của mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ ............................43
4.2.4. Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ
……………….…...……………………………………………………………..43
4.2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ ...........................44
4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ................................. 45
4.2.7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ........................... 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................................47
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng..................................................................... 29
Bảng 3.2: Đặc điểm triệu chứng cơ năng của bệnh ....................................29
Bảng 3.3: Mức độ nặng của vảy nến........................................................... 29
Bảng 3.4: Phương pháp điều trị vảy nến mà bện nhân đang sử dụng ......... 30
Bảng 3.5: Đặc điểm giấc ngủ chung ........................................................... 41
Bảng 3.6: Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến.................... 32
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ . 33
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của
rối loạn giấc ngủ.........................................................................34
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ........... 35
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ ........36
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ 37
DANH MỤC HÌNH
3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới....................................................................28
3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi..........................................................28
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng
suốt đời. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới thể chất, tâm lý và chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Bệnh vảy nến thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế
giới với tỷ lệ mắc khoảng 2 – 3% tùy theo từng khu vực. Có khoảng 20%
bệnh nhân có mức độ bệnh từ vừa đến nặng [1].
Bệnh vảy nến có hình thái lâm sàng đa dạng, hay gặp nhất là vảy nến
thể mảng, chiếm tới 80 – 90%. Ngoài các thương tổn da, trong vảy nến còn có
các thương tổn khớp, tổn thương móng và các triệu chứng toàn thân khác.
Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (béo phì, tăng
huyết áp, đái tháo đường), bệnh lý tim mạch…
Đặc biệt là bệnh nhân vảy nến dễ mắc các bệnh lý tâm thần như trầm
cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục… hơn các bệnh lý da khác.
Hiện nay, vảy nến được coi là một bệnh da tâm thể. Bệnh nhân vảy nến có tỷ
lệ cao mắc các rối loạn về tâm thần, theo Kumar và cộng sự báo cáo có 84%
bệnh nhân vảy nến có bệnh lý tâm thần đi kèm [46]. Rối loạn giấc ngủ và rối
loạn về tình dục là hai bệnh lý hay gặp nhất, theo báo cáo của Shutty và cộng
sự năm 2013, thì có tới 81,8% bệnh nhân nghiên cứu có chất lượng giấc ngủ
kém [2].
Tổn thương da của vảy nến, phối hợp với các bệnh lý tâm thần đồng
mắc khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Thậm chí nhiều bệnh nhân vảy nến có biểu hiện của lo âu, rối
loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm nặng dẫn tới hành vi tự sát.
Hiện nay, việc điều trị bệnh vảy nến đã có nhiều tiến bộ với nhiều
phương pháp điều trị như thuốc bôi, ánh sáng trị liệu, thuốc đường toàn thân
kinh điển điều trị vảy nến như Methotrexat hay vitamin A acid và mới đây
2
nhất là các thuốc sinh học. Nhờ vậy, bệnh nhân vảy nến có thể kiểm soát bệnh
tốt hơn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự phối hợp
giữa vảy nến và các bệnh lý tâm thần, cũng như ảnh hưởng qua lại giữa
chúng, đặc biệt là về bệnh lý phổ biến như rối loạn giấc ngủ, một trong những
vấn đề thường gặp nhất với nhiều tác hại có thể gặp như làm tăng lo âu, trầm
cảm, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Rối loạn
giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến
khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020.
2. Mô tả tình trạng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông
thường và một số yếu tố liên quan.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vảy nến thể thông thường
1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến đã được biết đến từ rất lâu. Hippocrate (năm 460 - 375
trước công nguyên) miêu tả bệnh vảy nến như là tình trạng da có vảy và đặt
tên là "Lopoi". Ở Việt Nam Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên gọi tên
bệnh là vảy nến [1], [3].
Vảy nến là một trong số những bệnh da viêm thường gặp nhất, bệnh
xảy ra trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tuỳ theo từng quốc gia
nhưng gặp nhiều nhất ở vùng Cápca, tùy theo các báo cáo, thay đổi từ 0,1% -
11,8%. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, vảy nến chiếm
6,44% bệnh nhân da liễu ở Viện Quân Y 108 [3]. Nghiên cứu của Trần Văn
Tiến tại Viện Da liễu Trung ương có 134 bệnh nhân vảy nến đến điều trị nội
trú trong thời gian từ tháng 3 - 1999 đến 8 - 2000, chiếm tỉ lệ 12,04% [4]. Tỉ
lệ mắc bệnh ở nam thường lớn hơn nữ, có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào,
nhưng không thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
1.1.2. Sinh bệnh học
Đến nay căn nguyên của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng người ta
thấy các yếu tố liên quan chính: Di truyền, rối loạn miễn dịch, môi trường.
a. Di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa các type HLA
ở tế bào bệnh nhân vảy nến. Các type HLA thường gặp là HLA - B13, - B17,
- B27, - B39, - B57, - Cw6.
b. Rối loạn miễn dịch
4
Trước năm 1979 người ta cho rằng vảy nến là một rối loạn tiên phát
của tế bào sừng, vai trò của các tế bào T và hệ thống miễn dịch. Gần đây
người ta cho rằng Th17 đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế bệnh sinh của vảy
nến [5], [6].
c. Yếu tố môi trường
Một số yếu tố môi trường như: Sang chấn cơ học, nhiễm trùng, stress,
thuốc, giảm calci huyết, rượu, khí hậu... cũng được báo cáo có liên quan trong cơ
chế bệnh sinh của bệnh vảy nến [3].
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến
a. Vảy nến thể thông thường
Vảy nến thể thông thường là vảy nến không bao gồm các thể vảy nến
đặc biệt.
Tổn thương da đặc trưng: Sẩn, mảng đỏ sung huyết ranh giới rõ với da
lành; bề mặt có nhiều vảy trắng dày dễ bong; khi cạo vảy theo phương pháp
Brocq cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều tổn thương, hình tròn, bầu dục,
hoặc đa cung. Vị trí thường gặp của tổn thương là khuỷu tay, đầu gối, mặt
duỗi chi...
Cơ năng thường ngứa, rát thay đổi theo từng bệnh nhân và mức độ
bệnh.
Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông
thường thành các thể sau:
- Thể giọt: Đường kính tổn thương < 1cm.
5
- Thể đồng tiền: Đường kính tổn thương < 2cm, trung tâm nhạt màu, bờ
đỏ thẫm.
- Thể mảng: Đường kính tổn thương ≥ 2 cm.
Tổn thương móng: Rỗ móng, dày sừng dưới móng, xuất huyết móng...
Tổn thương khớp: Sưng nóng đỏ đau khớp nhỡ nhỏ ngoại vi, cột sống.
Vảy nến có thể kèm theo đái đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,...
Bệnh tiến triển từng đợt tái phát xen lẫn những thời kỳ ổn định bệnh.
b. Vảy nến thể đặc biệt khác
- Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa
toàn thân từng đợt cộng với sốt cao [1]. Mụn mủ khu trú: Vảy nến
thể mủ lòng bàn tay bàn chân Barber, viêm da đầu chi liên tục
Hallopeau.
- Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥90% diện tích cơ thể.
1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến thể thông thường
a. Công thức máu
Nhìn chung là bình thường.
b. Sinh hóa máu
- Có thể tăng đường máu, mỡ máu…
- Ở bệnh nhân vảy nến thể giọt có thể tăng kháng thể kháng độc tố tan
máu liên cầu ASLO trong trường hợp nhiễm liên cầu trước đó.
- Các trường hợp vảy nến khởi phát nhanh, đáp ứng chậm với điều trị
có thể liên quan đến HIV.
6
c. Biến đổi mô bệnh học ở tổn thương vảy nến
Hình ảnh mô bệnh học của thương tổn vảy nến có ba đặc điểm chủ yếu là
biệt hoá bất thường của tế bào sừng, quá sản tế bào sừng và thâm nhiễm viêm:
 Quá sản thượng bì, mất lớp tế bào hạt, tế bào sừng còn nhân hoặc
dáng dấp của nhân (hiện tượng á sừng). Lớp đáy tăng phân bào.
 Trung bì mỏng, nhú bì kéo dài lên trên, mao mạch ở nhú bì giãn
rộng và xoắn vặn.
 Thâm nhiễm lympho bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính
tập trung thành các vi áp xe.
Hình 1.1. Mô bệnh học bệnh vảy nến
(Nguồn: Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine [4])
7
1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường.
a. Chỉ số diện tích và mức độ nặng của vảy nến (PASI)
o Đánh giá dựa trên mức độ đỏ da, mức độ dày da, mức độ dày của vảy
da, diện tích vùng bị tổn thương [7].
- Mức độ đỏ da (erythema - E) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4.
- Mức độ dày da (thickness - T) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4.
- Mức độ dày của vảy da (scaliness - S) chia 5 mức độ điềm từ 0 –
4.
- Diện tích vùng tổn thương (area - A) chia 4 vùng: Đầu mặt cổ,
thân mình (gồm cả nách, bẹn), chi trên và chi dưới; phần trăm
diện tích tổn thương chia 6 mức độ: < 10%, 10-29%, 30-49%, 50
- 69%, 70 - 89%, 90 - 100%; điểm tương ứng 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
o Điểm PASI = 0,1Ah (E+ T+ S) + 0,2Aa (E+ T+ S) + 0,3At (E+ T+ S) +
0,4Al (E+ T+ S).
- Trong đó Ah, Aa, At, Al tương ứng diện tích vùng đầu, chi trên,
thân mình, chi dưới bị tổn thương.
- Điểm PASI thay đổi từ 0 - 72, trên lâm sàng hiếm khi > 40.
o Giá trị của PASI
- Đánh giá mức độ nặng của vảy nến: <10 điểm là mức độ nhẹ, 10
- <20 là mức độ vừa, ≥20 là mức độ nặng.
b. Phần trăm diện tích cơ thể bị tổn thương (BSA)
Tính tổng diện tích cơ thể bị tổn thương theo quy luật số 9: Đầu mặt cổ
9%, mỗi tay 9%, mỗi chân 18%, thân mình trước 18%, thân mình sau 18%,
sinh dục 1%. Cộng tổng diện tích từng vùng tổn thương ra được BSA.
Đánh giá: BSA <10, từ 10 - 30, >30; tương ứng vảy nến mức độ nhẹ, vừa,
nặng.
8
c. Điểm chất lượng cuộc sống dermatology life quality index (DLQI).
Có 10 câu hỏi bệnh nhân tự trả lời, số điểm mỗi câu từ 0 - 3 tính tổng
điểm ra DLQI, điểm tối đa 30 điểm.
Đánh giá: DLQI <10 vảy nến mức độ nhẹ, DLQI ≥10 vảy nến mức độ
vừa, nặng.
1.1.6. Điều trị
a. Nguyên tắc, chiến lược điều trị
Nguyên tắc: Điều trị tấn công làm sạch tổn thương, sau đó điều trị duy
trì ổn định bệnh.
Chiến lược điều trị: Đơn độc, kết hợp, luân chuyển, kế tiếp.
b. Điều trị tại chỗ
- Thuốc tiêu sừng, bong vảy: Mỡ salicylic 2-10%.
- Thuốc khử oxy: Goudron (hắc ín), anthraline (dioxyanthranol),...
- Thuốc ức chế miễn dịch: Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh.
- Vitamin D và dẫn xuất: Daivonex, Daivobet.
- Tazarotene: Một retinoid có tác dụng tốt trong điều trị vảy nến.
c. Điều trị toàn thân
Chỉ định: Vảy nến mức độ vừa, nặng, vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn
thân, viêm khớp vảy nến hoặc vảy nến kháng với thuốc bôi.
Bao gồm: Methotrexate, vitamin A acid (acitretin), cyclosporin, chế
phẩm sinh học, thuốc khác.
d. Điều trị bằng ánh sáng
Gồm: Quang trị liệu, quang hóa trị liệu, laser excimer.
9
1.1.7. Các nghiên cứu:
Theo Huỳnh Thị Xuân Tâm năm 2019 : Tuổi khởi phát bệnh trung bình
là 36 tuổi. Trước 40 tuổi là 54,5%, sau 40 tuổi 45,5%. - Thời gian mắc bệnh <
15 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,4%. - Vị trí khởi phát vảy nến ở chi dưới
57,6%, nếp gấp và mặt với 56,1%. - Vảy nến ở mức trung bình là 53% và ở
mức nặng là 47%. [4]
1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến
1.2.1. Rối loạn lo âu
Bệnh nhân vảy nến có nhiều stress trong cuộc sống hơn so với người
bệnh thường. Lo âu làm nặng vảy nến và vảy nến dẫn tới lo âu
Rối loạn lo âu là kết quả của vảy nến: Vảy nến có thể dẫn tới rối loạn
lo âu vì ngứa mạn tính, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự kỳ thị của những người
xung quanh [7,8]. Khi bệnh nhân mất hòa nhập xã hội, điểm đánh giá lo âu
cao hơn [9]. Bệnh nhân nữ thường có điểm rối loạn lo âu cao hơn [10].
Lo âu là yếu tố làm nặng vảy nến: Stress làm rối loạn hàng rào
thượng bì. Ở bệnh nhân vảy nến có sự kích hoạt hệ giao cảm làm tăng nồng
độ adrealin và noradrealin cũng như giảm nồng độ cortisol với sự điều hòa
trung tâm và ngoại vi trục dưới đồi – yên – thượng thận. Sự điều hòa trục này
điều chỉnh các cytokin tiền viêm, giải thích sự nặng lên của vảy nến do stress.
Stress làm tăng các kháng nguyên liên quan lympho T da (CLA +) và tế
bào diệt tự nhiên (NK) có vai trò trong bệnh sinh vảy nến, thay đổi thượng bì.
1.2.2. Trầm cảm
Trầm cảm là hậu quả của vảy nến. Sự biến dạng và kì thị ở người
mắc vảy nến có thể gây ra trầm cảm [10].
10
Rối loạn chức năng tình dục, rối loạn giấc ngủ và nghiện rượu hay gặp
trong vảy nến và nó có liên quan tới trầm cảm. Nó cũng góp phần tăng tỷ lệ
trầm cảm ở vảy nến [10].
Điểm PASI cao cũng có liên quan đến trầm cảm [11].
Giới nữ dường như có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, có thể là do
nồng độ serotonin thấp [12,13].
Theo Kotrulja và cộng sự, thời gian mắc vảy nến càng lâu, điểm trầm
cảm càng thấp, nhưng theo Schmitt thì điểm trầm cảm sẽ cao hơn [14, 15].
Trầm cảm có thể làm nặng vảy nến: Poot và cộng sự chỉ ra rằng trầm
cảm cùng với mâu thuẫn gia đình có liên quan đến độ nặng vảy nến [16].
Vảy nến và trầm cảm: Có cùng cơ chế bệnh sinh. Nồng độc cao của
các cytokine tiền viêm như IL6 và TNF-α thấy cả ở vảy nến và trầm cảm.
Chúng điều chỉnh sự chuyển hóa của serotonin, noradrealin và dopamine ở hệ
viền và hạch nền, dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. IL6 thúc đẩy sự trưởng
thành các tế bào T ngây thơ sản xuất ra Th17 – có vai trò trong bệnh vảy nến.
1.2.3. Rối loạn ăn uống
Basavaraj và cộng sự tuyên bố rằng tình trạng ăn quá nhiều là một cơ
chế đối phó phổ biến với sự hủy hoại ở bệnh nhân vảy nến [17]. Crosta và
cộng sự đã đề cập vảy nến, thừa cân và béo phì có liên quan nhiều đến rối
loạn ăn uống [18]. Tác giả cũng nói rằng rối loạn ăn uống là một yếu tố tâm lý
cho sự phát triển của hội chứng chuyển hóa ở vảy nến.
1.2.4. Rối loạn nhân cách
Rubino và cộng sự đã đề cập ở vảy nến, các rối loạn nhân cách phổ
biến nhất là tâm thần phân liệt, tránh né, phụ thuộc và ép buộc [19].
11
Mazzetti và cộng sự báo cáo 17,5% bệnh nhân có buồn rầu, 12,5% bệnh
nhân lo lắng và 6,25% bệnh nhân có đặc điểm tâm thần phân liệt [20].
Kotrulja và cộng sự nhấn mạnh rằng vảy nến khởi phát muộn (trung
bình 52 tuổi) sẽ có nguy cơ cao hơn cho đặc điểm nhân cách mô phỏng và ám
ảnh, càng làm tăng nguy cơ mắc chứng hoang tưởng mắc bệnh [14].
1.2.5. Rối loạn tình dục
Mức độ nặng của vảy nến, viêm khớp và ngứa có liên quan đến rối loạn
tình dục ở các bệnh nhân này [17]. Khi trầm cảm trở nên phổ biến ở vảy nến,
nó cũng giải thích nguyên nhân tăng các rối loạn chức năng tình dục [7,17].
1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất
Cơ chế đối phó với sự hủy hoại rất thường gặp ở bệnh nhân vảy nến
[17]. Lạm dụng chất là kết quả của các bệnh lý tâm thần đồng mắc như trầm
cảm hoặc các tác động tâm lý mạnh mẽ do sự kì thị các tổn thương da của
bệnh nhân [17].
Nghiên cứu chỉ ra hút thuốc trên 10 điều/ngày có thể đủ làm tăng mức
độ nặng của vảy nến [21]. Dellavalle và cộng sự báo cáo rằng những người
trước đây hút thuốc lá có nguy cơ cao bị vảy nến hơn những người mới đang
hút vì sự phong tỏa tác dụng ức chế miễn dịch gây ra bới thuốc lá [22].
1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến
Rối loạn giấc ngủ khác với chứng mất ngủ, nó bao hàm chứng mất ngủ
và một số vấn đề khác.
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý tâm thần kinh, trong đó bốn triệu
chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: Chứng mất ngủ, ngủ
12
nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ … Những
triệu chứng này thường gối lên nhau.
Chứng mất ngủ là sự khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, nó
có thể ngắn hoặc kéo dài. Một khảo sát trong 1 năm thấy tỉ lệ lưu hành từ 30
– 45% ở người lớn.
1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng
1.3.1.1. Rối loạn điều hòa thân nhiệt
Vảy nến có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, nhưng chưa được
nghiên cứu đầy đủ [23]. Vảy nến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành
của rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng da. Da hoạt động như cơ quan điều
hòa thân nhiệt đầu tiên và sự giảm thân nhiệt buổi đêm mà cơ chế quan trọng
để khởi đầu cho giấc ngủ. Giảm thân nhiệt do sinh nhiệt hóa học giảm, tăng
lưu lượng máu qua da và giãn mạch ngoại vi, dẫn tới tăng chênh lệch nhiệt độ
ngoài da, thải nhiệt và mất hơi nước qua da. Vảy nến phối hợp với các vấn đề
về điều hòa nhiệt độ và giảm khả năng thải nhiệt. Điều này có thể dẫn tới gián
đoạn việc bắt đầu giấc ngủ [24].
1.3.1.2. Ngứa
Ngứa, một triệu chứng nổi bật và khó chịu nhất của bệnh, ngứa song
hành với mức độ nặng của bệnh, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.
Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và ngứa đã được thiết lập, nhưng
mối quan hệ của nó vẫn chưa rõ ràng. Bệnh nhân viêm da cơ địa có chất
lượng giấc ngủ kém hơn tương quan với mức độ trầy xước do cào gãi. Aoki
và cộng sự chỉ ra rằng thời gian trầy xước dẫn tới rối loạn giấc ngủ, tương
ứng với việc kích thích vào ban đêm tăng lên [39].
13
Yosipovitch và cộng sự nghiên cứu 101 bệnh nhân vảy nến thấy rằng
ngứa có xu hướng phổ biến hơn về đêm, góp phần gây khó ngủ và thức giấc
vào ban đêm [40]. Gupta và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu trên 127 bệnh
nhân bị vảy nến và phát hiện của họ cho thấy rằng các yếu tố tâm thần do
ngứa có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bằng chứng là số lượng lớn
bệnh nhân bị thức giấc về đêm bị trầm cảm so với những người không bị rối
loạn giấc ngủ [41]. Thêm vào đó, rối loạn giấc ngủ có thể liên quan với rối
loạn vận động chân tay định kì, máy cơ về đêm và lạm dụng chất. Gupta và
cộng sự gợi ý rằng những rối loạn liên quan này có thể làm giảm ngưỡng
ngứa, làm cho nó trở thành một triệu chứng nổi bật ở bệnh nhân vảy nến [42].
Không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của ngứa giữa những người
thường xuyên và không thường xuyên thức dậy về đêm. Một nghiên cứu gần
đây trên 40 bệnh nhân vảy nến thực hiện bởi Zachariae và cộng sự nhấn mạnh
rằng nhận thức về ngứa là đa chiều và có liên quan rất lớn đến yếu tố tâm lý,
bao gồm các triệu chứng trầm cảm [43].
Mặc dù ngứa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ trong vảy nến,
nhưng chính giấc ngủ cũng làm giảm bớt ngứa. Một khảo sát đã chỉ ra ngứa
ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến và giấc ngủ là một yếu tố
làm giảm ngứa [44]. Trong một cuộc khảo sát khác về ngứa ở 101 bệnh nhân
vảy nến, 57% số người được hỏi tin rằng giấc ngủ có thể làm giảm ngứa [40].
Ngứa – tác nhân chính gây rối loạn giấc ngủ, cũng được điều chỉnh bởi
các cơ chế sinh học. Ngưỡng gây ngứa hạ thấp về đêm do nồng độ cortisol
thấp, giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng chênh lệch nhiệt độ ngoài da
[33]. Ngứa trong vảy nến thường xuất hiện và nặng hơn về chiều tối và đêm,
gây gián đoạn giấc ngủ [25].
1.3.1.3. Viêm hệ thống
14
Vảy nến có thể liên quan gián tiếp đến rối loạn giấc ngủ thông qua cơ
chế viêm hệ thống. Vảy nến được điểu hòa chủ yếu qua INF, IL23, IL17,
TNFα cũng như tăng các tế bào T hỗ trợ (Th1 và Th17). Tình trạng viêm dẫn
tới tăng IL6, tăng các tế bào tua gai trình diện kháng nguyên và tăng các phân
tử kết dính trong mạch máu. Các phân tử gây viêm là chỉ điểm của rối loạn
viêm hệ thống thường là bệnh đồng mắc phổ biến của vảy nến.
1.3.1.4. Trầm cảm
Vảy nến có liên quan chặt chẽ với các bệnh lý tâm thần. Tỷ lệ trầm cảm
gặp trên bệnh nhân vảy nến là từ 10 – 58% [45]. Ngoài ra, một mối tương
quan trực tiếp tồn tại giữa trầm cảm và ngứa được chứng minh bằng việc
giảm mức độ nghiêm trọng của ngứa với điều trị trầm cảm [47].
Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến nhất của trầm cảm. Trong một
nghiên cứu thí điểm được thực hiện bởi Mostaghimi 16 người tham gia có vấn
đề về da trong ít nhất 6 tháng đã được đưa ra bảng câu hỏi tự đánh giá về mức
độ phổ biến của cảm xúc và rối loạn giấc ngủ ở những người bệnh da mạn
tính [48]. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ tăng hơn đáng kể.
Sharma và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu để khám phá bệnh tâm
thần trong vảy nến và bạch biến [46]. Tác giả thấy rằng trầm cảm xảy ra
thường xuyên ở những bệnh nhân vảy nến và rối loạn giấc ngủ là triệu chứng
tâm thần phổ biến nhất. Bệnh nhân vảy nến nhập viện với ngứa được thấy là
có các biểu hiện trầm cảm và rối loạn giấc ngủ nhiều hơn là những bệnh nhân
không có ngứa [42].
1.3.1.5. Đau
Đau liên quan đến tổn thương vảy nến là triệu chứng phổ biến. Theo
một cuộc điều tra năm 2008, 49,5% có đau [49]. Đau có xu hương nghiêm
15
trọng hơn ở những người bị bệnh tâm thần, do sự giảm ngưỡng đau. Đau dẫn
đến sự đứt đoạn của giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, giấc
ngủ kém đã được chúng minh làm giảm ngưỡng đau và làm trầm trọng thêm
cơn đau.
Duffin và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến dữ liệu
được thu thập từ 420 người được phỏng vấn năm 2005 và phát hiện ra rằng
cơn đau là một yếu tố dự báo chính về rối loạn giấc ngủ ở những bệnh nhân
này [50].
1.3.1.6. Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Obstructive sleep apenea – OSA)
OSA là một rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và ngày càng được
chú ý về mối liên quan tiềm tàng với bệnh vảy nến [51, 52].
Hội chứng chuyển hóa bao gồm: Béo phì, rối loạn mỡ máu, bất dung
nạp glucose, tăng huyết áp, tất cả đều liên quan đến bệnh vảy nến. Tương tự,
OSA liên quan trực tiếp đến các bệnh lý chuyển hóa này [53, 54]. Béo phì là
yếu tố nguy cơ chính trong sự tiến triển của vảy nến và OSA [53, 54]. Buslau
và Benotmane đã tiến hành một nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc OSA ở vảy nến
trên 25 người trưởng thành bị vảy nến và 19 bệnh nhân phù hợp về tuổi và giới
bị viêm phế quản mãn tính, một bệnh liên quan nhiều đến OSA. Kết quả, OSA
thấy ở 36% bệnh nhân vảy nến, trong khi đó có 32% nhóm chứng là có OSA,
với chỉ số ngưng thở cao hơn ở bệnh vảy nến [51].
Nghiên cứu của Buslau và Benotmane, 3 bệnh nhân vảy nến có OSA đã
cải thiện tổn thương vảy nến khi điều trị bằng liệu pháp áp lực dương đường
thở liên tục ở mũi [51]. Một nghiên cứu của Yang và cộng sự về khám phá
chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến cho thấy, ngoài việc rối loạn giấc
ngủ đặc trưng bởi giảm giấc ngủ sâu, chỉ số rối loạn hô hấp còn cao hơn ở
16
bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng [52]. Có thể đặt giả thuyết rằng các
biểu hiện vật lý của OSA được đặc trưng bởi sự kích thích lặp đi lặp lại và khi
giấc ngủ nông sẽ làm tăng cào gãi vào ban đêm làm nặng lên vòng xoắn ngứa-
gãi, điều rất phổ biến ở bệnh nhân vảy nến.
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn giấc ngủ thường gặp [37]
- Mất ngủ:
A. Bệnh nhân/bố mẹ/người chăm sóc kể lại có một hoặc nhiều các biểu hiện
sau:
1. Khó để bắt đầu giấc ngủ
2. Khó duy trì giấc ngủ
3. Thức dậy quá sớm
4. Không đi ngủ theo giờ giấc thích hợp
5. Khó đi ngủ mà không có sự can thiệp của bố mẹ hay người chăm sóc
B. Bệnh nhân/bố mẹ/người chăm sóc kể lại có một hoặc nhiều các biểu hiện
là hậu quả của khó ngủ:
1. Mệt mỏi/khó chịu
2. Suy giảm khả năng tập trung, chú ý và trí nhớ
3. Suy giảm thành quả xã hội, gia đình nghề nghiệp hoặc học tập
4. Rối loạn tâm trạng/cáu kỉnh
5. Buồn ngủ ban ngày
6. Rối loạn hành vi (ví dụ: Tăng động, bốc đồng, gây hấn)
7. Giảm động lực/năng lượng/sáng kiến.
17
8. Hay mắc sai sót/tai nạn
9. Bận tâm về không hài lòng với giấc ngủ
Những người tham gia được đánh giá theo cả tiêu chí A và B giống như là
PSQI và DLQI.
- Chứng ngừng thở khi ngủ:
A. Sự xuất hiện của một hoặc nhiều biểu hiện sau:
1. Bệnh nhân than phiền về sự buồn ngủ, ngủ không điều độ, mệt mỏi hoặc
các triệu chứng mất ngủ
2. Bệnh nhân thức dậy thở hổn hển hay nghẹt thở
3. Người quan sát hay người ngủ cùng báo cáo thói quen ngủ ngáy, ngừng thở
hoặc cả 2 trong khi bệnh nhân ngủ.
4. Bệnh nhân được chẩn đoán bị tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn
chức năng nhận thức, bệnh động mạch vành, đột quỵ, suy tim sung huyết,
rung nhĩ hoặc tiểu đường typ 2.
B. Đa kí giấc ngủ (Polysomnography – PSG) hoặc kiểm tra giấc ngủ ngoài
trung tâm (Out of center sleep testing – OCST)
1. ≥ 5 các triệu chứng hô hấp chủ yếu là tắc nghẽn (ngưng thở tắc nghẽn và
hỗn hợp, thở yếu hoặc gắng sức khi thở) mỗi giờ đo đa kí giấc ngủ hoặc mỗi
giờ theo dõi kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm
C. Đa kí giấc ngủ hoặc kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm thấy:
1. ≥ 15 các triệu chứng hô hấp chủ yếu là tắc nghẽn (ngưng thở tắc nghẽn và
hỗn hợp, thở yếu hoặc gắng sức khi thở) mỗi giờ đo đa kí giấc ngủ hoặc mỗi
giờ theo dõi kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm.
18
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Khi có cả tiêu chuẩn A và B; hoặc thỏa mãn tiêu chuẩn C.
1.3.2. Công cụ đánh giá rối loạn giấc ngủ
Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo “Thang điểm Pittsburgh” –
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), với độ nhạy 98,7%, độ đặc hiệu
84,4%. [phụ lục 1]
Cách tính điểm: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng
thang điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ
sắp xếp theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm. Mức trung bình lớn
hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho thấy rối loạn chất lượng giấc ngủ. Mức điểm
càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng thấp.
Đánh giá mức độ:
+ < 5 điểm: Không có rối loạn giấc ngủ
+ 5 – <10 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ
+ 10 – <15 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ trung bình
+ ≥ 15 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nặng
1.3.3. Các nghiên cứu
Mất ngủ: Tỉ lệ gặp mất ngủ trong vảy nến từ 5,9 – 44,8% và khoảng
15,1% trong viêm khớp vảy nến [26,27]. Mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến và
viêm khớp vảy nến thường liên quan đến chất lượng cuộc sống kém và tăng
nguy cơ trầm cảm, lo âu, ngứa và đau [26,27]. Có 3 nghiên cứu xem xét tác
dụng của Etanercept (ETN): 2 nghiên cứu với chế độ liều khác nhau, 1 là thử
nghiện đối chứng giả dược [28,29,30,31]. Cả 3 nghiên cứu, ETN đều cải thiện
chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, giảm trầm cảm và giảm mệt mỏi
[31]. Trong nghiên cứu đối chứng giả dược, sự cải thiện triệu chứng đau khớp
có liên quan đến việc làm giảm mệt mỏi [31]. Một nghiên cứu đơn lẻ về tác
động của Adalimumab (ADA) đối với giấc ngủ bệnh nhân vảy nến [32,33].
Sau 16 tuần, Strober và cộng sự thấy rằng ADA cải thiện điểm PSQI 15%,
19
một phần được giải thích bởi sự cải thiện điểm số PASI. ADA cũng cải thiện
chất lượng cuộc sống, đau và năng suất làm việc.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Tỉ lệ gặp OSA trong vảy nến dao động
từ 36 – 81,8% [34]. Hai nghiên cứu báo cáo chỉ số ngưng thở trung bình
(AHI) cao hơn ở bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng [35,36]. Tỉ lệ gặp
OSA ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến trong một nghiên cứu đơn lẻ là 100%
[42].
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thể thông thường đang quản lý
tại Phòng khám Chuyên đề Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020
đến tháng 04/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
 Bệnh nhân bị vảy nến thể thông thường từ 18 tuổi trở lên
 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và đủ năng lực để trả lời câu hỏi.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh nhân đang điều trị các bệnh rối loạn tâm thần.
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
 Bệnh vảy nến thể thông thường:
- Lâm sàng:
Tổn thương cơ bản: Mảng đỏ da, ranh giới rõ kèm vảy trắng dễ bong, hay gặp
vùng tỳ đè, vùng chấn thương. Có thể gặp hiện tượng Kobner.
Theo kích thước tổn thương:
+ Thể giọt: Đường kính tổn thương < 1cm, thường gặp ở vảy nến mới phát
bệnh, trẻ em, thiếu niên.
+ Thể đồng tiền: Đường kính tổn thương vài cm, trung tâm nhạt màu, bờ
ngoài đỏ thẫm.
21
+ Thể mảng: Đường kính tổn thương ≥ 2cm. Các mảng có thể liên kết nhau
thành mảng lớn.
- Cận lâm sàng:
Mô bệnh học nhuộm HE:
+ Lớp sừng dày có hiện tượng á sừng.
+ Lớp hạt biến mất.
+ Lớp gai mỏng, mào liên nhú dài ra, có vi áp xe Munro trong lớp gai.
+ Lớp đáy tăng sinh có thể đến 3 lớp tế bào.
 Mức độ nặng của vảy nến:
PASI: Psoriasis area and severity index (chỉ số đánh giá diện tích và mức độ
nặng bệnh vảy nến).
Đánh giá điểm PASI: PASI <10: Bệnh mức độ nhẹ
PASI 10 – < 20: Bệnh mức độ vừa
PASI ≥ 20: bệnh mức độ nặng
 Rối loạn giấc ngủ: Sử dụng thang đánh giá chất lượng giấc ngủ của
Pittsburgh [49][phụ lục 1].
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
 Mô tả cắt ngang
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
 Chọn mẫu thuận tiện: Tất cả bệnh nhân đến khám thỏa mãn tiêu chuẩn lựa
chọn.
22
Lựa chọn bệnh nhân
2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Sơ đồ: Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu
 Mô tả quy trình nghiên cứu:
Bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại Phòng khám Chuyên đề
Bệnh viện Da liễu Trung ương thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn, sẽ được tư
vấn về đề tài. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được chọn vào
đề tài. Sau đó, nghiên cứu viên sẽ lấy thông tin qua phỏng vấn trực tiếp, tham
khảo bệnh án và đánh giá điểm PASI của bệnh nhân. Nghiên cứu viên đánh
giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân thông qua thang điểm PSQI.
2.2.4: Các biến số nghiên cứu:
Đánh giá chất lượng
giấc ngủ bằng thang
điểm PSQI
Phỏng vấn trực
tiếp hoặc qua
điện thoại
Nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Tiêu chuẩn
loại trừ
Cận lâm sàng
Lâm sàng
Bệnh nhân được chẩn
đoán vảy nến thỏa mãn
điều kiện
23
Tên biến số Khái niệm Loại
biến
Phương
pháp
thập
thu
Công cụ
thu thập
Tuổi Tính năm dương
lịch, dựa trên năm
sinh – năm nghiên
cứu
Tỷ suất Phỏng vấn Phiếu hỏi
Giới Nam hay nữ Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Tuổi bệnh Tính theo năm từ khi
bị bệnh đến năm
nghiên cứu
Biến
định
lượng
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Tuổi
phát
khởi Năm bắt đầu bị bệnh Định
lượng
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Nhóm tuổi 18-39; 40-59; ≥60 Biến thứ
hạng
Ngứa Có ngứa hay không Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Đau khớp Có đau
không
khớp hay Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Mệt mỏi Có mệt
không
mỏi hay Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Triệu
khác
chứng Còn triệu chứng nào
khác ngoài ngứa, đau
khớp, mệt mỏi hay
không
Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
24
Tên biến số Khái niệm Loại
biến
Phương
pháp
thập
thu
Công cụ
thu thập
Độ nặng vảy
nến
Nhẹ, vừa, nặng Biến
hạng
thứ Quan
khám xét
sát, Theo PASI
Corticoid Có bôi corticoid hay
không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Chẹn
Calcineurin
Có bôi chẹn
cailcineurin hay
không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Dưỡng ẩm Có bôi dưỡng ẩm
hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Acid salicylic Có bôi acid salicylic
hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Calcipotrion Có bôi calcipotrion
hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Daivobet
xamiol
Có bôi daivobet
xamiol hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Methotrexat Có sử methotrexate
dụng hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Cyclosporine Có sử dụng
cyclosporine hay
không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Acitretin Có sử dụng acitretin
hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
Thuốc
học
sinh Có sử dụng thuốc
sinh học hay không
Biến
phân
nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
25
Tên biến số Khái niệm Loại
biến
Phương
pháp thu
thập
Công cụ
thu thập
Kháng
histamine
Có sử dụng kháng
histamine hay không
Biến nhị
phân
Phỏng vấn Phiếu hỏi
Số phút để
chợp mắt
Mất bao nhiêu phút
để chợp mắt
Tỷ xuất Phỏng vấn Phiếu hỏi
Số giờ ngủ
mỗi đêm
Mỗi đêm ngủ được
bao nhiêu tiếng
Tỷ xuất Phỏng vấn Phiếu hỏi
Điểm PSQI [phụ lục 1] Tỷ xuất C1+C2...+C7 Thang
Pittsburgh
Có RLGN
hay không
<5: không
≤5: có
Biến nhị
phân
Thang
Pittsburgh
Thang
Pittsburgh
Độ nặng
RLGN
5-<10: nhẹ
10-<15: trung bình
≥15: nặng
Biến thứ
hạng
Thang
Pittsburgh
Thang
Pittsburgh
26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Thời gian
 Thời gian tiến hành: Từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020.
2.3.2. Địa điểm
Phòng khám Chuyên đề các bệnh tự miễn và vảy nến Bệnh viện Da liễu
Trung Ương.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
 Số liệu được mã hóa và xử lý theo chương trình SPSS 20.0.
 Các số liệu định lượng được biểu hiện dưới dạng: 𝑋
̅ ± SD.
 Các số liệu định tính được biểu hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
 Kiểm định so sánh:
+ Đối với biến định tính sử dụng test so sánh 2
. Trong trường hợp có trên
20% số ô có tần số mong đợi nhỏ hơn 5 thì sử dụng Fisher’s exact test.
+ Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05; độ tin cậy 95%.
2.5. Sai số và khống chế sai số
 Sai số chọn: Do mẫu không ngẫu nhiên, lựa chọn đối tượng không phù
hợp (tự nguyện, tỷ lệ tham gia thấp (< 80%), loại bỏ đối tượng trong quá
trình phân tích số liệu (mất dữ liệu).
Khống chế:
+ Hạn chế tối đa việc đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu hoặc bỏ
cuộc bằng cách giải thích rõ ràng, đầy đủ về phương pháp điều trị
trước và trong khi tiến hành nghiên cứu.
+ Tăng cỡ mẫu nghiên cứu.
+ Sử dụng công cụ thu thập thông tin thiết kế phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.
27
+ Nghiên cứu viên sẽ trực tiếp thu thập thông tin.
 Sai số đo lường: Do công cụ thu thập thông tin ( phiếu hỏi) không phù hợp
với đối tượng; do đo lường hoặc phân loại sai đối tượng nghiên cứu.
Khống chế:
+ Sử dụng công cụ thu thập thông tin thiết kế phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.
+ Nghiên cứu viên sẽ trực tiếp thu thập thông tin.
 Sai số phát hiện: Do đối tượng nghiên cứu khai báo sai lệch thông tin
Khống chế:
+ Đối chiếu thông tin, so sánh triệu chứng lâm sàng, đối chiếu giữa người
bệnh và người nhà.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
 Người bệnh hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi được thông báo, giải
thích đầy đủ về nghiên cứu.
 Mọi thông tin và số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị, không tiết lộ hay sử dụng
vào mục đích khác dưới mọi hình thức.
28
Nữ
34%
Nam
66%
Nam Nữ
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
18-39T 40-59T
Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
≥ 60T
28%
34%
38%
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thông thường
Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ giới nam mắc vảy nến (66%) cao hơn giới nữ (34%). Tỷ lệ
nam/nữ xấp xỉ là 2/1.
Hình 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ
bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở các nhóm tuổi. Tỷ lệ vảy nến ở lứa tuổi 18 –
39 chiếm tỷ lệ cao nhất (38%), tỷ lệ vảy nến ở lứa tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ thấp
nhất (28%).
29
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng
Chỉ số n=50 %
Tuổi trung bình (năm ± SD) 47,62±17,342
Tuổi khởi phát bệnh trung bình (năm ± SD) 38,42±16,937
Thời gian bị bệnh trung bình (năm ± SD) 8,396±7,1081
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 47,62±17,342.
Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 38,42±16,937. Thời gian bị bệnh trung bình
là 8,396±7,1081.
Bảng 3.2: Đặc điểm cơ năng của bệnh
Cơ năng n=50 %
Ngứa 48 96%
Đau 3 6%
Mệt mỏi 4 8%
Khác 2 4%
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện cơ năng là ngứa (96%). Số ít còn
lại là đau khớp, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Bảng 3.3: Mức độ nặng của vảy nến
Chỉ số n=50 %
Điểm PASI trung bình 8,58
Mức độ bệnh:
Nhẹ 33 66%
Vừa 15 30%
Nặng 2 4%
Nhận xét: Điểm PASI trung bình ở mức độ nhẹ (8,58<10). Trong đó có tới
66% bệnh nhân thuộc mức độ vảy nến nhẹ theo PASI, 30% thuộc mức độ vừa
và 14% ở mức độ nặng.
30
Bảng 3.4: Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng
Chỉ số n=50 %
Thuốc kháng histamin H1:
Có
Không
19
31
38%
62%
Tại chỗ:
Corticoid 18 36%
Chẹn Calcineurin 2 4%
Dưỡng ẩm 31 62%
Acid salicylic 4 8%
Calcipotriol 10 20%
Corticoid + Calcipotriol 44 88%
Khác
Toàn thân:
Methotrexat 23 46%
Cyclosporin 3 6%
Acitretin 0 0%
Thuốc sinh học 3 6%
Khác
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin là 38%.
Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng phần lớn
(88%), đứng thứ hai là dưỡng ẩm (62%) và hai thuốc sử dụng tại chỗ với tỷ lệ
thấp nhất lần lượt là Acid salicylic (8%) và chẹn Calcineurin (4%).
Ở nhóm các đối tượng có điều trị toàn thân có 46% được chỉ định
Methotrexate và không có đối tượng nào sử dụng Acitretin.
31
3.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến
Bảng 3.5: Đặc điểm giấc ngủ chung
Chỉ số n=50 %
Điểm PSQI trung bình 8,35
Tỷ lệ bệnh nhân có RLGN 21 42%
Mức độ nặng rối loạn giấc ngủ theo PSQI:
Nhẹ 14 66,67%
Trung bình 7 33,33%
Nặng 0 0%
Số phút trung bình cần để chợp mắt 24,2
Số giờ trung bình/giấc ngủ 6,89
Bệnh nhân tự đánh giá về chất lượng giấc
ngủ:
Rất kém 4 8%
Tương đối kém 9 18%
Tương đối tốt 28 56%
Rất tốt 9 18%
Nhận xét: Điểm PSQI trung bình là 8,35 điểm, thuộc mức rối loạn giấc ngủ
nhẹ. Trong tổng số 21 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 42%) có rối loạn giấc ngủ theo
PSQI thì mức độ nhẹ chiếm 66,67%, trung bình chiếm 33,33% và không có ai
có rối loạn giấc ngủ nặng. Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt.
Số giờ trung bình ngủ được mỗi đêm là 6,89h. Trong số 50 người được khảo
sát, 8% bệnh nhân tự đánh giá có chất lượng giấc ngủ rất kém, 18% bệnh
nhân đánh giá có chất lượng tương đối kém trong vòng một tháng gần nhất.
32
Bảng 3.6: Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến
Chỉ số n=50 %
Không thể ngủ được trong 30 phút 29 58%
Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc quá sớm 27 54%
Phải thức dậy để tắm 2 4%
Khó thở 7 14%
Ho hoặc ngáy to 15 30%
Cảm thấy rất lạnh 5 10%
Cảm thấy rất nóng 3 6%
Có ác mộng 12 24%
Đau 2 4%
Khác 6 12%
Nhận xét: Nguyên nhân đứng đầu gây mất ngủ theo nghiên cứu đó là bệnh
nhân khó chợp mắt được trong 30 phút (58%). Sau đó là do bị tỉnh dậy lúc
nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm (54%), ho và ngáy to (30%), có ác mộng
(24%).
33
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ
RLGN
Mức độ
vảy nến
Có Không P
Nhẹ
N 10 23
0,01
% 30,3% 69,7%
Vừa
n 9 6
% 60% 40%
Nặng
n 2 0
% 100% 0%
Nhận xét: Rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở tất cả các giai đoạn từ nhẹ đến nặng
của bệnh vảy nến. Tỷ lệ có tình trạng rối loạn giấc ngủ tăng dần cùng với mức
độ nặng của bệnh vảy nến. Ở nhóm vảy nến thể nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân có rối
loạn giấc ngủ là 30,3%; ở nhóm vảy nến mức độ vừa tỷ lệ này là 60%; ở
nhóm vảy nến mức độ nặng tỷ lệ này lên đến 100%. Sự khác biệt về RLGN
giữa các nhóm có mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với
p = 0,01.
34
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng
rối loạn giấc ngủ
Mức độ
RLGN
Mức độ
vảy nến
Nhẹ Vừa Nặng P
Nhẹ
N 8 2 0
0,003
% 80% 20% 0%
Vừa
N 5 4 0
% 55,56% 44,44% 0%
Nặng
N 1 1 0
% 50% 50% 0%
Nhận xét: Mức độ nặng của bệnh vảy nến tăng cùng chiều với mức độ nặng
của tình trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân.
- Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ: 80% bệnh nhân có rối loạn giấc
ngủ nhẹ, 20% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 4:1.
- Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa: 55,56% bệnh nhân có rối loạn
giấc ngủ nhẹ, 44,44% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là
1,25:1.
- Nhóm bệnh nhân vảy nến nặng: 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ
nhẹ, 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1:1.
Sự khác biệt về mức đô nặng RLGN giữa các nhóm có mức độ nặng
vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
35
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ
RLGN
Nhóm tuổi
Có Không P
18 – 39
n 3 16
0,003
% 15,79% 84,21%
40 – 60
n 9 8
% 52,94% 47,06%
≥ 60
n 9 5
% 64,29% 35,71%
Nhận xét: Tuổi bệnh nhân vảy nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng
tăng.
- Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ.
Sự khác biệt về RLGN giữa các nhóm tuổi bệnh nhân là có ý nghĩa
thống kê với p = 0,003.
36
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ
RLGN
Ngứa
Có Không P
Có
N 21 27
0,228
% 43,75% 56,25%
Không
N 0 2
% 0% 100%
Nhận xét:
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có kèm theo ngứa: 43,75% có rối loạn giấc
ngủ, 56,25% không có rối loạn giấc ngủ.
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không ngứa thì 110% bệnh nhân không có
rối loạn giấc ngủ.
Sự khác biệt về RLGN giữa nhóm có và không ngứa là không có ý
nghĩa thống kê với p=0,228 > 0,05.
37
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa đau và rối loạn giấc ngủ
RLGN
Đau
Có Không P
Có
N 2 1
0,382
% 66,67% 33,33%
Không
N 19 28
% 40,43% 59,57%
Nhận xét:
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có đau: 66,67% có rối loạn giấc ngủ,
33,33% không có rối loạn giấc ngủ.
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không có biểu hiện đau: 40,43% có rối loạn
giấc ngủ, 59,57% không có rối loạn giấc ngủ.
Sự khác biệt về RLGN giữa nhóm có và không có đau khớp là không
có ý nghĩa thống kê với p=0,382 > 0,05.
38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đến khám
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Theo y văn thế giới, bệnh vảy nến là bệnh gặp cả ở hai giới với tỷ lệ
nam nữ tương đương nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả
tỷ lệ nam mắc bệnh vảy nến (66%) cao gần gấp đôi tỷ lệ nữ mắc bệnh (34%).
Kết quả này tương tự với các nghiên cứu đã có trước đó ở cả trong và ngoài
nước như nghiên cứu của Murat Icen [10] và nghiên cứu của Trần Văn Tiến
năm 2014 [3] cũng như nghiên cứu của Phan Huy Thục Và Phạm Văn Thức
năm 2011 [8]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào giải thích cho sự chênh lệch
tỷ lệ mắc bệnh vảy nến ở các giới là khác nhau. Điều này có thể là do tỷ lệ sử
dụng rượu bia, thuốc lá và các stress trong đời sống của nam giới thường cao
hơn, đây là những yếu tố làm nặng và khởi phát bệnh vảy nến [43,44].
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Theo y văn, vảy nến là bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên
cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh vảy nến là 18 tuổi và
cao tuổi nhất là 77 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là
47,62±17,342. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Y.Bas và cộng sự,
với tuổi trung bình là 47,3±15,3 [11].
Tuổi khởi phát trung bình của nhóm bệnh nhân này là 38,42±16,937.
Nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu trong và
ngoài nước (của Reich có tuổi trung bình khởi phát vảy nến là 35 tuổi [4], của
Ruiz là 36,2 tuổi [4], của Đặng Văn Em khởi phát trước 40 là 71,89% và của
Trần Văn Cương năm 2019 là 37,11±16,63 [9]). Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy
39
nến ở các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 18-39 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 38%, nhóm
tuổi từ 40-59 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 34%, nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ
mắc thấp hơn là 28%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của
Huỳnh Thị Xuân Tâm năm 2019 là phần lớn các trường hợp tuổi khởi phát
vảy nến thường trước 40 tuổi (chiếm 54,5%) [4].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bị bệnh trung bình
của bệnh nhân là ,396±7,1081. Điều này cho thấy vảy nến là một bệnh lý mạn
tính, kéo dài nhiều năm, diễn tiến bệnh phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
4.1.3. Đặc điểm đối tượng
Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, triệu chứng nổi bật của bệnh nhân
đến khám là ngứa nhưng tỷ lệ cao hơn là 96%, cao hơn so với kết quả của
Phan Huy Thục và Phạm Văn Thức năm 2011 là 53,23% [8].
Triệu chứng đau của bệnh nhân vảy nến là một biểu hiện khá phổ biến,
đặc biệt ở thể viêm khớp vảy nến. Theo một cuộc điều tra năm 2008 thì
49,5% số người được bị vảy nến và viêm khớp vảy nến là có đau []. Tuy
nhiên theo khảo sát của chúng tôi, đau chỉ có ở 6% bệnh nhân vảy nến đến
khám trong thời gian khảo sát. Kết quả này có thể do đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là các bệnh nhân vảy nến thể thông thường, không có bệnh
nhân vảy nến thể đặc biệt khác (như vảy nến thể khớp). Bên cạnh đó, ngày
nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh ngày một cao, bệnh vảy nến
cũng dần được kiểm soát tiến triển tốt hơn.
4.1.4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI
Theo y văn, điểm PASI trung bình thường dưới 40. Trong nghiên cứu
của chúng tôi kết quả hoàn toàn phù hợp, 100% bệnh nhân được khảo sát có
PASI dưới 40. Bệnh nhân có điểm PASI tổng cao nhất là 23,1 và bệnh nhân
40
có điểm PASI tổng thấp nhất là 0,9. Điểm PASI tổng trung bình theo nghiên
cứu của chúng tôi là 8,58 <10, ở mức độ bệnh vảy nến nhẹ. Trong đó có tới
66% bệnh nhân thuộc mức độ vảy nến nhẹ, 30% bệnh nhân thuộc mức độ vảy
nến vừa và 14% bệnh nhân ở mức độ vảy nến nặng. Điều nay cho thấy ngày
nay tỷ lệ phát hiện bệnh vảy nến khi còn ở mức độ nhẹ khá cao.
4.1.5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù lâm sàng cơ năng có ngứa trong
khảo sát lên đến 96%, nhưng tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin
chỉ có 38%.
Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng phần lớn với
tỷ lệ 88%, đứng thứ hai là dưỡng ẩm với tỷ lệ 62% và hai thuốc sử dụng tại
chỗ với tỷ lệ thấp nhất lần lượt là Acid salicylic (8%) và chẹn Calcineurin
(4%).
Nhóm các đối tượng có điều trị toàn thân thì 46% đang được sử dụng
Methotrexate, 6% bệnh nhân đang sử dụng thuốc Cyclosporin và không có
đối tượng nào sử dụng Acitretin.
4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến
4.2.1. Đặc điểm giấc ngủ chung của các bệnh nhân vảy nến
Chúng tôi thực hiện khảo sát bệnh nhân dựa thang đánh giá chất lượng
giấc ngủ của Pittsburgh (PSQI) [49]. Bệnh nhân tự đánh giá tình trạng giấc
ngủ trong vòng một tháng gần nhất bằng cách trả lời các câu hỏi, sau đó
chúng tôi sẽ tính điểm PSQI (gồm 7 điểm thành phần lần lượt từ C1, C2, C3,
C4, C5, C6, C7) theo cách tính của thang đánh giá và phân loại chúng vào các
mức độ rối loạn giấc ngủ nặng (điểm PSQI trên 15 trở lên), rối loạn chất
lượng giấc ngủ vừa (PSQI từ 10 đến 15), rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ
41
(điểm PSQI từ 5 đến dưới 10) hay không có rối loạn chất lượng giấc ngủ
(điểm PSQI dưới 5).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Điểm PSQI trung bình là
8,35 điểm, thuộc mức rối loạn giấc ngủ nhẹ. Bệnh nhân có điểm PSQI thấp
nhất là 0 điểm, bệnh nhân có điểm PSQI cao nhất là 14 điểm. Có 21 bệnh
nhân trên tổng số 50 người được tiến hành được khảo sát (chiếm 42%) cho
kết quả có rối loạn giấc ngủ ở các mức độ từ nhẹ đến trung bình. Kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu của P. Jensen năm 2018 là 53,65% [12], và của
Mgadalena Krajewska là 57,7% [13]. Trong tổng số 21 bệnh nhân có rối loạn
giấc ngủ theo PSQI thì rối loạn mức độ nhẹ chiếm 66,67% (14 người), rối
loạn mức độ trung bình chiếm 33,33% (7 người) và không có ai có rối loạn
giấc ngủ nặng. Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt. Số giờ trung
bình ngủ được mỗi đêm là 6,89h. Trong số 50 người được khảo sát, 8% bệnh
nhân tự đánh giá có chất lượng giấc ngủ rất kém, 18% bệnh nhân đánh giá có
chất lượng tương đối kém trong vòng một tháng gần nhất.
4.2.2. Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân
Trên thang PSQI [49] phát cho bệnh nhân nghiên cứu đánh giá các
ngyên nhân gây rối loạn chất lượng giấc ngủ, chúng tôi thu được kết quả như
sau: Nguyên nhân đứng đầu gây mất ngủ theo nghiên cứu đó là bệnh nhân
khó chợp mắt được trong 30 phút (58%), tiếp theo lần lượt là do bị tỉnh dậy
lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm (54%), ho và ngáy to (30%), có ác mộng
(24%).
Bệnh nhân vảy nến có nhiều stress hơn so với người bệnh thường khác
do đặc điểm ngứa mạn tính, ảnh hưởng thẩm mỹ và sự kì thị của những người
xung quanh. Vì vậy mà đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vảy nến góp phẩn
42
dẫn đến các rối loạn lo âu, trầm cảm [25,26,56]. Bệnh nhân vảy nến khó có
thể đi vào giấc ngủ có thể do các rối loạn lo âu, trầm cảm này.
Bệnh nhân càng tự ti và mất hòa nhập với cộng đồng, điểm rối loạn lo
âu càng cao, mức độ trầm cảm càng nặng, càng làm trầm trọng hơn tình trạng
rối loạn giấc ngủ [18]. Mơ thấy ác mộng cũng là một trong số các biểu hiện
của các bệnh lí tâm thần. Bên cạnh đó, các rối loạn lo âu, các bệnh lí tâm căn
còn làm giảm ngưỡng đau, gây đứt đoạn giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ
song giấc ngủ kém cũng là hạ ngưỡng đau và làm trầm trọng cơn đau. Đây là
một vòng xoắn bệnh lý.
Trong đêm ngủ bệnh nhân có thể bị đau hoặc ngứa hoặc có các rối loạn
thân nhiệt như quá nóng hoặc quá lạnh khiến bệnh nhân tỉnh giấc, nhưng đặc
biệt phải kể đến Hội chứng ngừng thở khi ngủ (OSA – Obstructive Sleep
Apnea) – một rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và ngày càng được chú ý
về mối liên quan tiềm tàng với bệnh vảy nến [62,63]. Trong một nghiên cứu
của Buslau và Benotmane cho kết quả OSA thấy ở 36% bệnh nhân vảy nến
[62]. Hội chứng này là tình trạng hô hấp bị gián đoạn lặp đi lặp lại khi ngủ,
làm giảm oxy trong máu. Sự tạm ngưng hô hấp có thể kéo dài hơn vài chục
giây và xảy ra có thể đến vài chục hoặc vài trăm lần trong đêm. Gây rối loạn
giấc ngủ nghiêm trọng do khó thở, ngạt thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng cuộc sống hàng ngày.
Ngáy to cũng là một trong số các triệu chứng của Hội chứng ngừng thở
khi ngủ. Trong một nghiên cứu của Vũ Hoài Nam và Trần Văn Ngọc từ tháng
1/2008 đến tháng 6/2009 cho kết quả 135 trên tổng số 137 bệnh nhân (98,5%)
có ngáy to với chỉ số ngáy là 281,28±197,26 [6]. Việc ngưng hô hấp lặp đi lặp
lại trong khi ngủ gây giảm oxy trong máu, nghẹt thở, từ đó kích hoạt phản xạ
ho.
43
4.2.3. Mối liên quan của mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ
Trong số các bệnh nhân được khảo sát, 21 bệnh nhân trên tổng số 50
người được khảo sát có rối loạn giấc ngủ mức độ từ nhẹ đến nặng (chiếm
42%). Qua số liệu, chúng tôi nhận thấy rối loạn về giấc ngủ trên bệnh nhân
vảy nến đã xuất hiện từ khi vảy nến còn ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ khá lớn (10
trên 33 bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ, có rối loạn giấc ngủ). Bên cạnh đó, tỷ
lệ có vấn đề về mất ngủ của bệnh nhân tăng cùng với sự tiến triển nặng của
vảy nến. Ở nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn
giấc ngủ là 30,3%; ở nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa, tỷ lệ này tăng lên
60%; ở nhóm bẹnh nhân vảy nến mức độ nặng, tỷ lệ này lên đến 100%.
Sự khác biệt về mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến rối loạn
giấc ngủ ở các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,01< 0,05.
Vậy bệnh nhân vảy nến ở mức độ càng nặng thì khả năng có rối loạn
giấc ngủ càng cao. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến đã
xuất hiện ngay từ những giai đoạn bệnh còn ở mức độ nhẹ nên trong quá trình
thăm khám bệnh, các bác sĩ cần quan tâm và tìm hiểu về tình trạng mất ngủ
của bệnh nhân vảy nến ngay từ đầu.
4.2.4. Mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến đến mức độ
nặng của rối loạn giấc ngủ
Mức độ nặng của vảy nến và mức độ nặng của tình trạng rối loạn giấc
ngủ có xu hướng cùng chiều.
- Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ: 80% bệnh nhân có rối loạn giấc
ngủ nhẹ, 20% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 4:1.
- Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa: 55,56% bệnh nhân có rối loạn
giấc ngủ nhẹ, 44,44% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là
1,25:1.
44
- Nhóm bệnh nhân vảy nến nặng: 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ
nhẹ, 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1:1.
Sự khác biệt về mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ
nặng rối loạn giấc ngủ ở các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 <
0,05.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy cá thể nào có rối loạn giấc
ngủ nặng. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ và thời gian
nghiên cứu chưa đủ dài.
Dựa vào kết quả phân tích như trên thì bệnh nhân mắc vảy nến càng
nặng thì mức độ rối loạn giấc ngủ cũng nặng lên. Vậy, việc quan tâm đến vấn
đề mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến càng sớm thì khả năng kiểm soát mức độ
nặng của rối loạn giấc ngủ càng cao, từ đó giúp nâng cao chất lượng đời sống
tinh thần cho bệnh nhân.
4.2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ
Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có rối loạn giấc ngủ thì tuổi bệnh nhân vảy
nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng tăng:
- Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ.
Ngược lại ở nhóm bệnh nhân vảy nến không có rối loạn giấc ngủ thì phần lớn
thuộc nhóm 18-39 tuổi (84,21%).
Sự khác biệt về mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc
là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05.
Vậy theo kết quả này, chúng tôi đưa ra nhận xét rằng bệnh nhân vảy
nến ở độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn.
45
Điều này phù hợp với sinh lí và bệnh lí.
Quá trình lão hóa tự nhiên của con người song hành cùng sự lão hóa và
giảm nhạy cảm của các tuyến trong cơ thể, trong đó có tuyến tùng, dẫn đến sự
sụt giảm nội tiết tố của tuyến tùng có tên là Melatonin – có vai trò điều hành
đồng hồ sinh học của cơ thể. Trong cơ thể người, Melatonin được tiết ra từ
lúc mới sinh, đến năm 15 tuổi thì bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi thì cạn kiệt
rất nhanh. Tại thời điểm này, ngay cả khi tối đa thì lượng hormone này cũng
chỉ bằng một nửa so với người trẻ. Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tỷ lệ
thuận với nồng độ Melatonin được tiết ra [7]. Đây là lý do giải thích tại sao
người cao tuổi hơn thường khó đi vào giấc ngủ hơn người trẻ.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì lo âu và trầm có thể là hậu quả của
vảy nến [22,23,25]. Đặc điểm sinh lí bệnh của các rối loạn tâm thần này đó là
đều có sự sụt giảm nồng độ các chất dẫn chuyền thần kinh như Acetylcholin,
Dopamin và đặc biệt phải kể đến Serotonin. Sự thiếu hụt serotonin có liên
quan mật thiết với các rối loạn tâm thần kinh như trầm cảm, mất ngủ, rối loạn
lo âu, rối loạn thần kinh thực vật. Trong khi đó, serotonin và hormone nhịp
sinh học melatonin lại có sự chuyển hóa chặt chẽ, chúng bắt nguồn từ amino
acid Tryptophan, amino acid này chuyển hóa thành serotonin qua 2 bước lần
lượt dưới tác dụng của các enzyme Tryptophanhydroxylase, Aromatic L-
amino acid decarboxylase và cofactor Tetrahydrobiopterin, Pyridoxal
phosphate (một dạng hoạng động của vitamin B6). Sau đó serotonin tiếp tục
qua hai bước chuyển hóa thành melatonin dưới sự tác động của các enzyme
Serotonin N-Acetyl Transferase, N-Acetylserotonin O-Methyltransferase và
cofactor Acetyl-CoA, SAM. Vậy khi lượng serotonin bị thấp sẽ kéo theo giảm
lượng melatonin được bài tiết ra, điều này càng làm trầm trọng hơn tình trạng
rối loạn giấc ngủ cho bệnh nhân.
46
4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho kết quả:
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có kèm theo ngứa: 43,75% (21/48) có rối
loạn giấc ngủ, 56,25% không có rối loạn giấc ngủ.
- Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không ngứa thì 100% bệnh nhân không có
rối loạn giấc ngủ.
Nhóm có rối loạn giấc ngủ có 43,75% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ
kèm theo ngứa, phù hợp nghiên cứu được công bố vào ngày 28/04/2018 trên
Tạp chí Da liễu Anh đã kết luận rằng ngứa có ý nghĩa thống kê liên quan đến
tất cả các kết quả về rối loạn giấc ngủ [12]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên
cứu của chúng tôi thì sự khác biệt giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ
với hệ số p=0,228 > 0,05 là chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả này
có thể bị ảnh hưởng vì bệnh nhân đã được điều trị, đa số bệnh nhân đã được
dung corticoid bôi trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, khảo sát của chúng có cỡ
mẫu nhỏ (n=50) cho nên có thể kết quả nghiên cứu phần nào có thể có sai
lệch.
4.2.7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ
Đau mạn tính là một trong những yếu tố góp phần gây rối loạn giấc
ngủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng phần trăm bệnh nhân vảy
nến kèm đau khớp có rối loạn giấc ngủ là 66,67% (2/3). Kết quả này phù hợp
với William Deardorff năm 2016 (50% - 80% bệnh nhâu bị đau mạn tính có
rối loạn giấc ngủ) [14], và nhỏ hơn nghiên cứu của Magdalena Krajewska-
Włodarchot năm 2018 là 67,7% ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến [13]. Theo
đó thì triệu chứng đau có liên quan đến rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy
nến. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thì sự khác biệt giữa triệu
chứng đau và rối loạn giấc ngủ là chưa có ý nghĩa thống kê với hệ số p=0,382
47
> 0,05. Điều này có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh
nhân vảy nến thể thông thường, không có các bệnh nhân thuộc vảy nến thể
đặc biệt (vảy nến thể khớp).
48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Qua khảo sát 50 bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám và điều
trị tại Phòng khám Chuyên đề Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020
đến tháng 4/2020, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đến khám
1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nam : nữ = 66% : 34% ( xấp xỉ 2:1).
2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,62±17,342.
- Tuổi khởi phát trung bình là 38,42±16,937.
- Không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở
các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 18-39 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 38%, nhóm
tuổi từ 40-59 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 34%, nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ
lệ mắc thấp hơn là 28%.
3. Đặc điểm đối tượng
- 96% bệnh nhân đến khám có ngứa.
4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI
- Điểm PASI tổng trung bình là 8,58 <10.
- 66% bệnh nhân thuộc vảy nến nhẹ, 30% bệnh nhân thuộc vảy nến vừa,
14% bệnh nhân thuộc vảy nến nặng.
5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng
- Bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin chiếm 38%.
- Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng chiếm 88%,
dưỡng ẩm chiếm 62%, hai thuốc sử dụng với tỷ lệ thấp nhất là Acid
salicylic (8%) và chẹn Calcineurin (4%).
49
- Nhóm điều trị toàn thân: 46% sử dụng Methotrexate, 6% sử dụng
Cyclosporin, 0% sử dụng Acitretin.
Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến
1. Đặc điểm giấc ngủ chung của bệnh nhân vảy nến
- 21/50 bệnh nhân (42%) có rối loạn giấc ngủ.
- Điểm PSQI trung bình là 8,35. Rối loạn giấc ngủ mức độ nhẹ chiếm
66,67%, mức độ trung bình chiếm 33,33% và mức độ nặng 0%.
- Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt. Số giờ trung bình
ngủ được mỗi đêm là 6,89h
2. Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến
- Khó chợp mắt được trong 30 phút là 58%.
- Bị tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm chiếm 54%.
- Ho và ngáy to chiếm 30%.
- Có ác mộng (24%).
3. Mối liên quan của mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ
- 21/50 người (42%) có rối loạn giấc ngủ mức độ từ nhẹ đến nặng.
Rối loạn về giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến đã xuất hiện từ khi vảy
nến còn ở mức độ nhẹ.
- Tỷ lệ có vấn đề về mất ngủ của bệnh nhân tăng cùng với sự tiến triển
nặng của vảy nến.
- Sự khác biệt về rối loạn giấc ngử giữa các nhóm có mức độ nặng vảy
nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,01< 0,05.
4. Mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến đến mức độ
nặng của rối loạn giấc ngủ
- Mức độ rối loạn giấc ngủ tỷ lệ thuận với mức độ nặng của vảy nến.
50
Sự khác biệt về các mức độ rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm có
mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p =
0,003 < 0,05.
5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ
- Tuổi bệnh nhân vảy nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng tăng:
+ Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ.
+ Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ.
+ Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ.
- Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm tuổi bệnh nhân là có ý
nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05.
6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ
- Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa nhóm bệnh nhân có và không
ngứa là chưa có ý nghĩa thống kê với p=0,228 > 0,05.
7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ
- Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa nhóm bệnh nhân có và không có
đau khớp là chưa có ý nghĩa thống kê với hệ số p=0,382 > 0,05.
51
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ
Sau khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị:
Với ban giám độc Bệnh viện Da liễu Trung Ương :
 Nghiên cứu bệnh nhân trên quy mô lớn hơn để có đánh giá chính xác
hơn về vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh vảy nến.
 Quan tâm hơn đến các vấn đề rối loạn tâm thần kinh trên bệnh nhân
vảy nến trong quá trình thăm khám lâm sàng tại buồng bệnh và phòng
khám.
 Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến có thể phát hiện từ sớm, ngay từ
những giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó các chuyên gia, bác sĩ cần có các
biện pháp, chỉ định, tư vấn, điều cho bệnh nhân sớm.
Với bộ y tế:
 Truyền thông rộng rãi để mọi người nhận thức đúng về bệnh, đi khám
sớm và có kế hoạch điều trị cũng như phòng và giảm nhẹ các rối loạn
giấc ngủ cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh vảy nến. Bệnh
học da liễu tập 1. Nhà xuất bản y học, 103–113.
2. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu, and Trương Mộc Lợi (1992).
Bệnh vảy nến. Nhà xuất bản y học.
3. Trần Văn Tiến (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ
của bệnh vảy nến thông thường. Luận Án Tiến Sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.
4. Huỳnh Thị Xuân Tâm (2019), Ngiên cứu hiệu quả điều trị vảy nến thông
thường có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin,
Luận án tiến sỹ y học , Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng
108.
5. Đặng Văn Em (2013), Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp trong da liễu,
Nhà xuất bản Y học.
6. Vũ Hoài Nam và Trần Văn Ngọc (2009), Khảo sát đặc điểm lâm sàng và
các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, Y học
TP. Hồ Chí Minh , tập 15, Phụ bản số 1,2011.
7. Ngô Quang Trúc (2014), Các chất dẫn truyền thần kinh Trung ương,
Luận án tiến sĩ y học, Viện Y học bản địa Việt Nam.
8. Phan Huy Thục, Phạm Văn Thức (2011), Ngiên cứu đặc điểm lâm sàng
bệnh vảy nến điều trị tại khoa Da liễu, Bệnh viện Việt – Tiệp Hải Phòng.
Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế.
9. Trần Văn Cương (2019), Hiệu quả tư vấn cho bệnh nhân vảy nến thể
thông thường đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019, Tốt
nghiệp bác sĩ đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Murat Icen (2009), "Trends in incidence of adult-onset psoriasis over
three decades: a population-based study", Journal of the American
Academy of Dermatology. 60(3), tr. 394-401.
11. Y. Bas (2016), "Prevalence and related factors of psoriasis and seborrheic
dermatitis: a community-based study", Turk J Med Sci. 46(2), tr. 303-9.
12. P.Jensen (2018), Sleep disturbance in psoriasis: a case‐controlled study,
British Journal of Dermatology.
13. Mgadalena Krajewska (2018), Sleep disorders in patients with psoriatic
arthritis and psoriasis, Department of Dermatology, Sexually Transmitted
Diseases and Clinical Immunology, School of Medicine, Collegium
Medicum, Un10iversity of Warmia and Mazury, Poland.
14. William Deardorff (2016), Chronic Pain and Insomnia: Breaking the
Cycle, Spine-health Knowledge from veritas, 12/12/2016.
15. Shutty BG, West C, Huang KE, et al. Sleep disturbances in
psoriasis. Dermatol Online J. 2013;19:1.
16. Bataille V., Bykov V.J., Sasieni P., et al. (2000). Photoadaptation to
ultraviolet (UV) radiation in vivo: photoproducts in epidermal cells
following UVB therapy for psoriasis. Br J Dermatol, 143(3), 477–483.
17. Ozawa M., Ferenczi K., Kikuchi T., et al. (1999). 312-nanometer ultraviolet
B light (narrow-band UVB) induces apoptosis of T cells within psoriatic
lesions. J Exp Med, 189(4), 711–718.
18. Reich A, Hrehorów E, Szepietowski JC. Pruritus is an important factor
negatively influencing the well-being of psoriatic patients. Acta Derm
Venereol. 2010;90:257–263.
19. Heller MM, Lee ES, Koo JY. Stress as an influencing factor in psoriasis. Skin
Therapy Lett. 2011;16:1–4.
20. Jankovic S, Raznatović M, Marinkovic J, et al. Relevance of psychosomatic
factors in psoriasis: a case-control study. Acta Derm Venereol. 2009;89:364–
368.
21. Palijan TZ, Kovacevic D, Koic E, et al. The impact of psoriasis on the quality
of life and psychological characteristics of persons suffering from
psoriasis. Coll Antropol. 2011;35(Suppl 2):81–85.
22. Akay A, Pekcanlar A, Bozdag KE, et al. Assessment of depression in subjects
with psoriasis vulgaris and lichen planus. J Eur Acad Dermatol
Venereol. 2002;16:347–352.
23. Moreno-Giménez JC, Jiménez-Puya R, Galán-Gutiérrez M. Comorbidities in
psoriasis. Actas Dermosifiliogr. 2010;101(Suppl 1):55–61.
24. Freire M, Rodriguez J, Möller I, et al. Prevalence of symptoms of anxiety and
depression in patients with psoriatic arthritis attending rheumatology
clinics. Reumatol Clin. 2011;7:20–26.
25. Kotrulja L, Tadinac M, Joki-Begi NA, Gregurek R. A multivariate analysis of
clinical severity, psychological distress and psychopathological traits in
psoriatic patients. Acta Derm Venereol. 2010;90:251–256.
26. Schmitt J, Wozel G, Garzarolli M, et al. Effectiveness of interdisciplinary vs.
dermatological care of moderate-to-severe psoriasis: a pragmatic randomised
controlled trial. Acta Derm Venereol. 2014;94:192–197.
27. Poot F, Antoine E, Gravellier M, et al. A case-control study on family
dysfunction in patients with alopecia areata, psoriasis and atopic
dermatitis. Acta Derm Venereol. 2011;91:415–421.
28. Basavaraj KH, Navya MA, Rashmi R. Stress and quality of life in psoriasis: an
update. Int J Dermatol. 2011;50:783–792.
29. Crosta ML, Caldarola G, Fraietta S, et al. Psychopathology and eating disorders
in patients with psoriasis. GItal Dermatol Venereol. 2014;149:355–361.
30. Rubino IA, Zanna V. Further comments on psoriasis and personality
disorders. Psychol Rep. 1996;79(3 Pt 2):1248–1250.
31. Mazzetti M, Mozzetta A, Soavi GC, et al. Psoriasis, stress and psychiatry:
psychodynamic characteristics of stressors. Acta Derm Venereol Suppl
(Stockh). 1994;186:62–64.
32. Gupta MA, Gupta AK. Psychiatric and psychological co-morbidity in patients
with dermatologic disorders: epidemiology and management. Am J Clin
Dermatol. 2003;4:833–842.
33. Dellavalle RP, Johnson KR. Do smoking, obesity, and stress cause psoriasis? J
Invest Dermatol. 2005;125:vi–vii.
34. Leibowitz E, Seidman DS, Laor A, Shapiro Y, Epstein Y. Are psoriatic
patients at risk of heat intolerance? Br J Dermatol 1991;124:439-442.
35. Smolensky MH, Portaluppi F, Manfredini R, Hermida RC, Tiseo R,
Sackett-Lundeen LL, et al.Diurnal and twenty-four hour patterning of
human diseases: acute and chronic common and uncommon medical
conditions. Sleep Med Rev 2015;21:12-22.
36. Armstrong AW, Harskamp CT, Armstrong EJ. Psoriasis and the risk of diabetes
mellitus: a systematic review and meta-analysis. JAMA Dermatol 2013;149:84-
91.
37. Duruoz MT, Sari Surmeli Z, Ucar U, Topcu E, Duruoz E. Evaluation of sleep
quality in psoriatic arthritis patients. Ann Rheum Dis 2013;72:A682.
38. Mossner R, Platzer A, Konig IR, Kruger U, Reich K, Stiens G, et al.
Psychosocial distress in psoriatic out-patients. Exp Dermatol 2009;18:324.
39. Kemeny L, Amaya M, Cetkovska P, Lee WR, Galimberti LR, Mahgoub E, et al.
Etanercept provides improved quality of life regardless of the presence of
psoriatric arthritis in moderate/severe psoriasis subjects from Central and
Eastern Europe, Latin America and Asia. Value Health 2013;16 (7):A509.
40. Thaci D, Galimberti R, Amaya-Guerra M, Rosenbach T, Robertson D, Pedersen
R, et al. Improvement in aspects of sleep with etanercept and optional
adjunctive topical therapy in patients with moderate-to-severe psoriasis: Results
from the PRISTINE trial. J Eur Acad Dermatol Venereol 2014;28:900-906.
41. Mrowietz U, Chouela EN, Mallbris L, Stefanidis D, Marino V, Pedersen R, et
al. Pruritus and quality of life in moderate-to-severe plaque psoriasis: post hoc
explorative analysis from the PRISTINE study. J Eur Acad Dermatol Venereol
2014.
42. Tyring S, Gottlieb A, Papp K, Gordon K, Leonardi C, Wang A, et al. Etanercept
and clinical outcomes, fatigue, and depression in psoriasis: double-blind
placebo-controlled randomized phase III trial. Lancet 2006;367:29-35.
43. Strober BE, Sobell JM, Duffin KC, Bao Y, Guerin A, Yang H, et al. Sleep
quality and other patientreported outcomes improve after patients with psoriasis
with suboptimal response to other systemic therapies are switched to
adalimumab: results from PROGRESS, an open-label Phase IIIB trial. Br J
Dermatol 2012;167:1374-1381.
44. Duffin K, Menter A, Yang H, Gupta S. Adalimumab provides health-related
quality of life benefits for patients with psoriasis with suboptimal response to
etanercept, methotrexate, or phototherapy. J Am Acad Dermatol 2011;1:AB155.
45. Woodcock J, Wong B, Walsh J, Simpson R, Rodway G, Downing-Hayes T, et
al. Prevalence of cardiovascular risk factors and obstructive sleep apnea in
patients with psoriasis and psoriatic arthritis. J Invest Dermatol 2010;130:S22.
46. Duffin KC, Woodcock J, Walsh J, Penrod J, Krueger G, Wong B. Increased
prevalence of sleep apnea in patients with psoriasis compared to matched
controls. Clin Transl Sci 2012;5:170.
47. Li Y, Li D, Ma H, Yang X. Psoriatic patients with positive psychological
factors have high serum level of beta-endorphin and poor sleep quality. J Invest
Dermatol 2009;129:S43.
48. The International Classification of Sleep Disorders, 2nd ed.: Diagnosis and
Coding Manual. Westchester, Illinois: American Academy of Sleep Medicine;
2005.
49. The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) by: Carole Smyth MSN, APRN,
ANP/GNP, Montefiore Medical Center.
50. Aoki T, Kushimoto H, Hishikawa Y, Savin JA. Nocturnal scratching and its
relationship to the disturbed sleep of itchy subjects. Clin Exp Dermatol
1991;16:268-72.
51. Yosipovitch G, Goon A, Wee J, Chan YH, Goh CL. The prevalence and clinical
characteristics of pruritus among patients with extensive psoriasis. Br J
Dermatol 2000;143:969-73.
52. Gupta MA, Gupta AK, Ellis CN, Voorhees JJ. Some psychosomatic aspects of
psoriasis. Adv Dermatol 1990;5:21-30.
53. Gupta MA, Gupta AK, Kirkby S, Schork NJ, Weiner HK, Ellis CN, et al.
Pruritus associated with nocturnal wakenings: organic or psychogenic? J Am
Acad Dermatol 1989;21:479-84.
54. Zachariae R, Zachariae CO, Lei U, Pedersen AF. Affective and sensory
dimensions of pruritus severity: associations with psychological symptoms and
quality of life in psoriasis patients. Acta Derm Venereol 2008;88:121-7.
55. Amatya B, Wennersten G, Nordlind K. Patients’ perspective of pruritus in
chronic plaque psoriasis: a questionnaire-based study. J Eur Acad Dermatol
Venereol 2008;22:822-6.
56. Fortune DG, Richards HL, Griffiths CE. Psychologic factors in psoriasis:
consequences, mechanisms, and interventions. Dermatol Clin 2005;23:681-94.
57. Sharma N, Koranne RV, Singh RK. Psychiatric morbidity in psoriasis and
vitiligo: a comparative study. J Dermatol 2001;28:419-23.
58. Gupta MA, Gupta AK, Kirkby S, Weiner HK, Mace TM, Schork NJ, et al.
Pruritus in psoriasis: a prospective study of some psychiatric and dermatologic
correlates. Arch Dermatol 1988; 124:1052-7.
59. Mostaghimi L. Prevalence of mood and sleep problems in chronic skin diseases:
a pilot study. Cutis 2008;81:398-402.
60. National Psoriasis Foundation. 2008 Survey panel snapshot. Available from:
URL:http://www.psoriasis.org/files/pdfs/research/2008_fall_survey_panel.pdf.
Accessed April 8, 2009.
61. Duffin KC, Wong B, Horn EJ, Krueger GG. Psoriatic arthritis is a strong
predictor of sleep interference in patients with psoriasis. J Am Acad Dermatol
2009;60:604-8.
62. Buslau M, Benotmane K. Cardiovascular complications of psoriasis: does
obstructive sleep apnea play a role? Acta Derm Venereol 1999;79:234.
63. Yang XQ, You L, Zhang-Rui J. Study of sleep quality in patients with psoriasis.
J Investig Dermatol 2007;127:1809.
64. Parati G, Lombardi C, Narkiewicz K. Sleep apnea: epidemiology,
pathophysiology, and relationto cardiovascular risk. Am J Physiol Regulatory
Integrative Comp Physiol 2007;293:R1671-83.
65. Lam JC, Ip MS. An update on obstructive sleep apnea and the metabolic
syndrome. Curr Opin Pulm Med 2007;13:484-9.
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường

Contenu connexe

Similaire à Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường

Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.ssuser499fca
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similaire à Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường (20)

Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAYĐánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
 
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dàyLuận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
 
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thưĐặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da LiễuLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Dernier

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Dernier (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Khảo Sát Về Vấn Đề Mất Ngủ Trên Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC -------------***------------- NGUYỄN THỊ THỦY KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC -------------***------------- Người thực hiện: NGYỄN THỊ THỦY KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. Ths.Bs ĐINH HỮU NGHỊ 2. TS VŨ NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự động viên to lớn của gia đình và người thân. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Liên chuyên khoa Khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám Đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc tới Ths.Bs Đinh Hữu Nghị và TS Vũ Ngọc Hà, là những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Da liễu, và các anh chị ở phòng khám chuyên đề các bệnh tự miễn Bệnh viện Da liễu Trung Ương, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới bố mẹ, toàn thể gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã khích lệ tinh thần, giúp đỡ tôi về mọi mặt để yên tâm học tập. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020 Sinh viên Thủy NGUYỄN THỊ THỦY
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PASI : Psoriasis Area and Severity Index OSA : Obstructive Sleep Apnea PSQI : Pittsburgh Sleep Quality Index HLA : Human Leucocyte Antigen DLQI : Dermatology Life Quality Index
  • 5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3 1.1. Vảy nến thể thông thường ........................................................................................3 1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến.......................................................................................3 1.1.2. Sinh bệnh học.......................................................................................................3 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến.........................................................................4 1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến ..................................................................5 1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường. ...............................6 1.1.6. Điều trị..................................................................................................................7 1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến .................................................................8 1.2.1. Rối loạn lo âu .......................................................................................................8 1.2.2. Trầm cảm..............................................................................................................9 1.2.3. Rồi loạn ăn uống.................................................................................................10 1.2.4. Rối loạn nhân cách .............................................................................................10 1.2.5. Rối loạn tình dục ................................................................................................11 1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất ..............................................................................11 1.1.7. Các nghiên cứu ...................................................................................................11 1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến ............................................................................11 1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng ........................................................................12 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn giấc ngủ thường gặp..............................16 1.3.3. Công cụ đánh giá rối loạn giấc ngủ....................................................................18 1.3.4. Các nghiên cứu...................................................................................................18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................20 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................20 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...........................................................................................20 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................20 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán.........................................................................................20 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................21 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu..........................................................................................21
  • 6. 2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................22 2.2.4. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................23 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................27 2.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................27 2.5. Sai số và khống chế sai số.......................................................................................27 2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ..................................................................................................28 3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thông thường ..............................28 3.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến............................................................31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................................38 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường…...............................38 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ..............................................................................38 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi............................................................................... 38 4.1.3. Đặc điểm đối tượng…..........................................................................................39 4.1.4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI....................................... 39 4.1.5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng… ............................40 4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến ...........................................................40 4.2.1. Đặc điểm giấc ngủ chung của các bệnh nhân vảy nến .......................................40 4.2.2. Nguyên nhân gây mất ngủ...................................................................................41 4.2.3. Mối liên quan của mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ ............................43 4.2.4. Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ ……………….…...……………………………………………………………..43 4.2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ ...........................44 4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ................................. 45 4.2.7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ........................... 45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................................47 CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng..................................................................... 29 Bảng 3.2: Đặc điểm triệu chứng cơ năng của bệnh ....................................29 Bảng 3.3: Mức độ nặng của vảy nến........................................................... 29 Bảng 3.4: Phương pháp điều trị vảy nến mà bện nhân đang sử dụng ......... 30 Bảng 3.5: Đặc điểm giấc ngủ chung ........................................................... 41 Bảng 3.6: Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến.................... 32 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ . 33 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ.........................................................................34 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ........... 35 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ ........36 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ 37 DANH MỤC HÌNH 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới....................................................................28 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi..........................................................28
  • 8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới thể chất, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh vảy nến thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới với tỷ lệ mắc khoảng 2 – 3% tùy theo từng khu vực. Có khoảng 20% bệnh nhân có mức độ bệnh từ vừa đến nặng [1]. Bệnh vảy nến có hình thái lâm sàng đa dạng, hay gặp nhất là vảy nến thể mảng, chiếm tới 80 – 90%. Ngoài các thương tổn da, trong vảy nến còn có các thương tổn khớp, tổn thương móng và các triệu chứng toàn thân khác. Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường), bệnh lý tim mạch… Đặc biệt là bệnh nhân vảy nến dễ mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục… hơn các bệnh lý da khác. Hiện nay, vảy nến được coi là một bệnh da tâm thể. Bệnh nhân vảy nến có tỷ lệ cao mắc các rối loạn về tâm thần, theo Kumar và cộng sự báo cáo có 84% bệnh nhân vảy nến có bệnh lý tâm thần đi kèm [46]. Rối loạn giấc ngủ và rối loạn về tình dục là hai bệnh lý hay gặp nhất, theo báo cáo của Shutty và cộng sự năm 2013, thì có tới 81,8% bệnh nhân nghiên cứu có chất lượng giấc ngủ kém [2]. Tổn thương da của vảy nến, phối hợp với các bệnh lý tâm thần đồng mắc khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều bệnh nhân vảy nến có biểu hiện của lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm nặng dẫn tới hành vi tự sát. Hiện nay, việc điều trị bệnh vảy nến đã có nhiều tiến bộ với nhiều phương pháp điều trị như thuốc bôi, ánh sáng trị liệu, thuốc đường toàn thân kinh điển điều trị vảy nến như Methotrexat hay vitamin A acid và mới đây
  • 9. 2 nhất là các thuốc sinh học. Nhờ vậy, bệnh nhân vảy nến có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự phối hợp giữa vảy nến và các bệnh lý tâm thần, cũng như ảnh hưởng qua lại giữa chúng, đặc biệt là về bệnh lý phổ biến như rối loạn giấc ngủ, một trong những vấn đề thường gặp nhất với nhiều tác hại có thể gặp như làm tăng lo âu, trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. 2. Mô tả tình trạng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường và một số yếu tố liên quan.
  • 10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vảy nến thể thông thường 1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến Bệnh vảy nến đã được biết đến từ rất lâu. Hippocrate (năm 460 - 375 trước công nguyên) miêu tả bệnh vảy nến như là tình trạng da có vảy và đặt tên là "Lopoi". Ở Việt Nam Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên gọi tên bệnh là vảy nến [1], [3]. Vảy nến là một trong số những bệnh da viêm thường gặp nhất, bệnh xảy ra trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tuỳ theo từng quốc gia nhưng gặp nhiều nhất ở vùng Cápca, tùy theo các báo cáo, thay đổi từ 0,1% - 11,8%. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, vảy nến chiếm 6,44% bệnh nhân da liễu ở Viện Quân Y 108 [3]. Nghiên cứu của Trần Văn Tiến tại Viện Da liễu Trung ương có 134 bệnh nhân vảy nến đến điều trị nội trú trong thời gian từ tháng 3 - 1999 đến 8 - 2000, chiếm tỉ lệ 12,04% [4]. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam thường lớn hơn nữ, có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng không thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. 1.1.2. Sinh bệnh học Đến nay căn nguyên của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng người ta thấy các yếu tố liên quan chính: Di truyền, rối loạn miễn dịch, môi trường. a. Di truyền Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa các type HLA ở tế bào bệnh nhân vảy nến. Các type HLA thường gặp là HLA - B13, - B17, - B27, - B39, - B57, - Cw6. b. Rối loạn miễn dịch
  • 11. 4 Trước năm 1979 người ta cho rằng vảy nến là một rối loạn tiên phát của tế bào sừng, vai trò của các tế bào T và hệ thống miễn dịch. Gần đây người ta cho rằng Th17 đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến [5], [6]. c. Yếu tố môi trường Một số yếu tố môi trường như: Sang chấn cơ học, nhiễm trùng, stress, thuốc, giảm calci huyết, rượu, khí hậu... cũng được báo cáo có liên quan trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến [3]. 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến a. Vảy nến thể thông thường Vảy nến thể thông thường là vảy nến không bao gồm các thể vảy nến đặc biệt. Tổn thương da đặc trưng: Sẩn, mảng đỏ sung huyết ranh giới rõ với da lành; bề mặt có nhiều vảy trắng dày dễ bong; khi cạo vảy theo phương pháp Brocq cho kết quả dương tính. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều tổn thương, hình tròn, bầu dục, hoặc đa cung. Vị trí thường gặp của tổn thương là khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi chi... Cơ năng thường ngứa, rát thay đổi theo từng bệnh nhân và mức độ bệnh. Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông thường thành các thể sau: - Thể giọt: Đường kính tổn thương < 1cm.
  • 12. 5 - Thể đồng tiền: Đường kính tổn thương < 2cm, trung tâm nhạt màu, bờ đỏ thẫm. - Thể mảng: Đường kính tổn thương ≥ 2 cm. Tổn thương móng: Rỗ móng, dày sừng dưới móng, xuất huyết móng... Tổn thương khớp: Sưng nóng đỏ đau khớp nhỡ nhỏ ngoại vi, cột sống. Vảy nến có thể kèm theo đái đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,... Bệnh tiến triển từng đợt tái phát xen lẫn những thời kỳ ổn định bệnh. b. Vảy nến thể đặc biệt khác - Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa toàn thân từng đợt cộng với sốt cao [1]. Mụn mủ khu trú: Vảy nến thể mủ lòng bàn tay bàn chân Barber, viêm da đầu chi liên tục Hallopeau. - Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥90% diện tích cơ thể. 1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến thể thông thường a. Công thức máu Nhìn chung là bình thường. b. Sinh hóa máu - Có thể tăng đường máu, mỡ máu… - Ở bệnh nhân vảy nến thể giọt có thể tăng kháng thể kháng độc tố tan máu liên cầu ASLO trong trường hợp nhiễm liên cầu trước đó. - Các trường hợp vảy nến khởi phát nhanh, đáp ứng chậm với điều trị có thể liên quan đến HIV.
  • 13. 6 c. Biến đổi mô bệnh học ở tổn thương vảy nến Hình ảnh mô bệnh học của thương tổn vảy nến có ba đặc điểm chủ yếu là biệt hoá bất thường của tế bào sừng, quá sản tế bào sừng và thâm nhiễm viêm:  Quá sản thượng bì, mất lớp tế bào hạt, tế bào sừng còn nhân hoặc dáng dấp của nhân (hiện tượng á sừng). Lớp đáy tăng phân bào.  Trung bì mỏng, nhú bì kéo dài lên trên, mao mạch ở nhú bì giãn rộng và xoắn vặn.  Thâm nhiễm lympho bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính tập trung thành các vi áp xe. Hình 1.1. Mô bệnh học bệnh vảy nến (Nguồn: Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine [4])
  • 14. 7 1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường. a. Chỉ số diện tích và mức độ nặng của vảy nến (PASI) o Đánh giá dựa trên mức độ đỏ da, mức độ dày da, mức độ dày của vảy da, diện tích vùng bị tổn thương [7]. - Mức độ đỏ da (erythema - E) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4. - Mức độ dày da (thickness - T) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4. - Mức độ dày của vảy da (scaliness - S) chia 5 mức độ điềm từ 0 – 4. - Diện tích vùng tổn thương (area - A) chia 4 vùng: Đầu mặt cổ, thân mình (gồm cả nách, bẹn), chi trên và chi dưới; phần trăm diện tích tổn thương chia 6 mức độ: < 10%, 10-29%, 30-49%, 50 - 69%, 70 - 89%, 90 - 100%; điểm tương ứng 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. o Điểm PASI = 0,1Ah (E+ T+ S) + 0,2Aa (E+ T+ S) + 0,3At (E+ T+ S) + 0,4Al (E+ T+ S). - Trong đó Ah, Aa, At, Al tương ứng diện tích vùng đầu, chi trên, thân mình, chi dưới bị tổn thương. - Điểm PASI thay đổi từ 0 - 72, trên lâm sàng hiếm khi > 40. o Giá trị của PASI - Đánh giá mức độ nặng của vảy nến: <10 điểm là mức độ nhẹ, 10 - <20 là mức độ vừa, ≥20 là mức độ nặng. b. Phần trăm diện tích cơ thể bị tổn thương (BSA) Tính tổng diện tích cơ thể bị tổn thương theo quy luật số 9: Đầu mặt cổ 9%, mỗi tay 9%, mỗi chân 18%, thân mình trước 18%, thân mình sau 18%, sinh dục 1%. Cộng tổng diện tích từng vùng tổn thương ra được BSA. Đánh giá: BSA <10, từ 10 - 30, >30; tương ứng vảy nến mức độ nhẹ, vừa, nặng.
  • 15. 8 c. Điểm chất lượng cuộc sống dermatology life quality index (DLQI). Có 10 câu hỏi bệnh nhân tự trả lời, số điểm mỗi câu từ 0 - 3 tính tổng điểm ra DLQI, điểm tối đa 30 điểm. Đánh giá: DLQI <10 vảy nến mức độ nhẹ, DLQI ≥10 vảy nến mức độ vừa, nặng. 1.1.6. Điều trị a. Nguyên tắc, chiến lược điều trị Nguyên tắc: Điều trị tấn công làm sạch tổn thương, sau đó điều trị duy trì ổn định bệnh. Chiến lược điều trị: Đơn độc, kết hợp, luân chuyển, kế tiếp. b. Điều trị tại chỗ - Thuốc tiêu sừng, bong vảy: Mỡ salicylic 2-10%. - Thuốc khử oxy: Goudron (hắc ín), anthraline (dioxyanthranol),... - Thuốc ức chế miễn dịch: Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh. - Vitamin D và dẫn xuất: Daivonex, Daivobet. - Tazarotene: Một retinoid có tác dụng tốt trong điều trị vảy nến. c. Điều trị toàn thân Chỉ định: Vảy nến mức độ vừa, nặng, vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến hoặc vảy nến kháng với thuốc bôi. Bao gồm: Methotrexate, vitamin A acid (acitretin), cyclosporin, chế phẩm sinh học, thuốc khác. d. Điều trị bằng ánh sáng Gồm: Quang trị liệu, quang hóa trị liệu, laser excimer.
  • 16. 9 1.1.7. Các nghiên cứu: Theo Huỳnh Thị Xuân Tâm năm 2019 : Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 36 tuổi. Trước 40 tuổi là 54,5%, sau 40 tuổi 45,5%. - Thời gian mắc bệnh < 15 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,4%. - Vị trí khởi phát vảy nến ở chi dưới 57,6%, nếp gấp và mặt với 56,1%. - Vảy nến ở mức trung bình là 53% và ở mức nặng là 47%. [4] 1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến 1.2.1. Rối loạn lo âu Bệnh nhân vảy nến có nhiều stress trong cuộc sống hơn so với người bệnh thường. Lo âu làm nặng vảy nến và vảy nến dẫn tới lo âu Rối loạn lo âu là kết quả của vảy nến: Vảy nến có thể dẫn tới rối loạn lo âu vì ngứa mạn tính, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự kỳ thị của những người xung quanh [7,8]. Khi bệnh nhân mất hòa nhập xã hội, điểm đánh giá lo âu cao hơn [9]. Bệnh nhân nữ thường có điểm rối loạn lo âu cao hơn [10]. Lo âu là yếu tố làm nặng vảy nến: Stress làm rối loạn hàng rào thượng bì. Ở bệnh nhân vảy nến có sự kích hoạt hệ giao cảm làm tăng nồng độ adrealin và noradrealin cũng như giảm nồng độ cortisol với sự điều hòa trung tâm và ngoại vi trục dưới đồi – yên – thượng thận. Sự điều hòa trục này điều chỉnh các cytokin tiền viêm, giải thích sự nặng lên của vảy nến do stress. Stress làm tăng các kháng nguyên liên quan lympho T da (CLA +) và tế bào diệt tự nhiên (NK) có vai trò trong bệnh sinh vảy nến, thay đổi thượng bì. 1.2.2. Trầm cảm Trầm cảm là hậu quả của vảy nến. Sự biến dạng và kì thị ở người mắc vảy nến có thể gây ra trầm cảm [10].
  • 17. 10 Rối loạn chức năng tình dục, rối loạn giấc ngủ và nghiện rượu hay gặp trong vảy nến và nó có liên quan tới trầm cảm. Nó cũng góp phần tăng tỷ lệ trầm cảm ở vảy nến [10]. Điểm PASI cao cũng có liên quan đến trầm cảm [11]. Giới nữ dường như có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, có thể là do nồng độ serotonin thấp [12,13]. Theo Kotrulja và cộng sự, thời gian mắc vảy nến càng lâu, điểm trầm cảm càng thấp, nhưng theo Schmitt thì điểm trầm cảm sẽ cao hơn [14, 15]. Trầm cảm có thể làm nặng vảy nến: Poot và cộng sự chỉ ra rằng trầm cảm cùng với mâu thuẫn gia đình có liên quan đến độ nặng vảy nến [16]. Vảy nến và trầm cảm: Có cùng cơ chế bệnh sinh. Nồng độc cao của các cytokine tiền viêm như IL6 và TNF-α thấy cả ở vảy nến và trầm cảm. Chúng điều chỉnh sự chuyển hóa của serotonin, noradrealin và dopamine ở hệ viền và hạch nền, dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. IL6 thúc đẩy sự trưởng thành các tế bào T ngây thơ sản xuất ra Th17 – có vai trò trong bệnh vảy nến. 1.2.3. Rối loạn ăn uống Basavaraj và cộng sự tuyên bố rằng tình trạng ăn quá nhiều là một cơ chế đối phó phổ biến với sự hủy hoại ở bệnh nhân vảy nến [17]. Crosta và cộng sự đã đề cập vảy nến, thừa cân và béo phì có liên quan nhiều đến rối loạn ăn uống [18]. Tác giả cũng nói rằng rối loạn ăn uống là một yếu tố tâm lý cho sự phát triển của hội chứng chuyển hóa ở vảy nến. 1.2.4. Rối loạn nhân cách Rubino và cộng sự đã đề cập ở vảy nến, các rối loạn nhân cách phổ biến nhất là tâm thần phân liệt, tránh né, phụ thuộc và ép buộc [19].
  • 18. 11 Mazzetti và cộng sự báo cáo 17,5% bệnh nhân có buồn rầu, 12,5% bệnh nhân lo lắng và 6,25% bệnh nhân có đặc điểm tâm thần phân liệt [20]. Kotrulja và cộng sự nhấn mạnh rằng vảy nến khởi phát muộn (trung bình 52 tuổi) sẽ có nguy cơ cao hơn cho đặc điểm nhân cách mô phỏng và ám ảnh, càng làm tăng nguy cơ mắc chứng hoang tưởng mắc bệnh [14]. 1.2.5. Rối loạn tình dục Mức độ nặng của vảy nến, viêm khớp và ngứa có liên quan đến rối loạn tình dục ở các bệnh nhân này [17]. Khi trầm cảm trở nên phổ biến ở vảy nến, nó cũng giải thích nguyên nhân tăng các rối loạn chức năng tình dục [7,17]. 1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất Cơ chế đối phó với sự hủy hoại rất thường gặp ở bệnh nhân vảy nến [17]. Lạm dụng chất là kết quả của các bệnh lý tâm thần đồng mắc như trầm cảm hoặc các tác động tâm lý mạnh mẽ do sự kì thị các tổn thương da của bệnh nhân [17]. Nghiên cứu chỉ ra hút thuốc trên 10 điều/ngày có thể đủ làm tăng mức độ nặng của vảy nến [21]. Dellavalle và cộng sự báo cáo rằng những người trước đây hút thuốc lá có nguy cơ cao bị vảy nến hơn những người mới đang hút vì sự phong tỏa tác dụng ức chế miễn dịch gây ra bới thuốc lá [22]. 1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến Rối loạn giấc ngủ khác với chứng mất ngủ, nó bao hàm chứng mất ngủ và một số vấn đề khác. Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý tâm thần kinh, trong đó bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: Chứng mất ngủ, ngủ
  • 19. 12 nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ … Những triệu chứng này thường gối lên nhau. Chứng mất ngủ là sự khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, nó có thể ngắn hoặc kéo dài. Một khảo sát trong 1 năm thấy tỉ lệ lưu hành từ 30 – 45% ở người lớn. 1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng 1.3.1.1. Rối loạn điều hòa thân nhiệt Vảy nến có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ [23]. Vảy nến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng da. Da hoạt động như cơ quan điều hòa thân nhiệt đầu tiên và sự giảm thân nhiệt buổi đêm mà cơ chế quan trọng để khởi đầu cho giấc ngủ. Giảm thân nhiệt do sinh nhiệt hóa học giảm, tăng lưu lượng máu qua da và giãn mạch ngoại vi, dẫn tới tăng chênh lệch nhiệt độ ngoài da, thải nhiệt và mất hơi nước qua da. Vảy nến phối hợp với các vấn đề về điều hòa nhiệt độ và giảm khả năng thải nhiệt. Điều này có thể dẫn tới gián đoạn việc bắt đầu giấc ngủ [24]. 1.3.1.2. Ngứa Ngứa, một triệu chứng nổi bật và khó chịu nhất của bệnh, ngứa song hành với mức độ nặng của bệnh, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và ngứa đã được thiết lập, nhưng mối quan hệ của nó vẫn chưa rõ ràng. Bệnh nhân viêm da cơ địa có chất lượng giấc ngủ kém hơn tương quan với mức độ trầy xước do cào gãi. Aoki và cộng sự chỉ ra rằng thời gian trầy xước dẫn tới rối loạn giấc ngủ, tương ứng với việc kích thích vào ban đêm tăng lên [39].
  • 20. 13 Yosipovitch và cộng sự nghiên cứu 101 bệnh nhân vảy nến thấy rằng ngứa có xu hướng phổ biến hơn về đêm, góp phần gây khó ngủ và thức giấc vào ban đêm [40]. Gupta và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu trên 127 bệnh nhân bị vảy nến và phát hiện của họ cho thấy rằng các yếu tố tâm thần do ngứa có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bằng chứng là số lượng lớn bệnh nhân bị thức giấc về đêm bị trầm cảm so với những người không bị rối loạn giấc ngủ [41]. Thêm vào đó, rối loạn giấc ngủ có thể liên quan với rối loạn vận động chân tay định kì, máy cơ về đêm và lạm dụng chất. Gupta và cộng sự gợi ý rằng những rối loạn liên quan này có thể làm giảm ngưỡng ngứa, làm cho nó trở thành một triệu chứng nổi bật ở bệnh nhân vảy nến [42]. Không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của ngứa giữa những người thường xuyên và không thường xuyên thức dậy về đêm. Một nghiên cứu gần đây trên 40 bệnh nhân vảy nến thực hiện bởi Zachariae và cộng sự nhấn mạnh rằng nhận thức về ngứa là đa chiều và có liên quan rất lớn đến yếu tố tâm lý, bao gồm các triệu chứng trầm cảm [43]. Mặc dù ngứa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ trong vảy nến, nhưng chính giấc ngủ cũng làm giảm bớt ngứa. Một khảo sát đã chỉ ra ngứa ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến và giấc ngủ là một yếu tố làm giảm ngứa [44]. Trong một cuộc khảo sát khác về ngứa ở 101 bệnh nhân vảy nến, 57% số người được hỏi tin rằng giấc ngủ có thể làm giảm ngứa [40]. Ngứa – tác nhân chính gây rối loạn giấc ngủ, cũng được điều chỉnh bởi các cơ chế sinh học. Ngưỡng gây ngứa hạ thấp về đêm do nồng độ cortisol thấp, giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng chênh lệch nhiệt độ ngoài da [33]. Ngứa trong vảy nến thường xuất hiện và nặng hơn về chiều tối và đêm, gây gián đoạn giấc ngủ [25]. 1.3.1.3. Viêm hệ thống
  • 21. 14 Vảy nến có thể liên quan gián tiếp đến rối loạn giấc ngủ thông qua cơ chế viêm hệ thống. Vảy nến được điểu hòa chủ yếu qua INF, IL23, IL17, TNFα cũng như tăng các tế bào T hỗ trợ (Th1 và Th17). Tình trạng viêm dẫn tới tăng IL6, tăng các tế bào tua gai trình diện kháng nguyên và tăng các phân tử kết dính trong mạch máu. Các phân tử gây viêm là chỉ điểm của rối loạn viêm hệ thống thường là bệnh đồng mắc phổ biến của vảy nến. 1.3.1.4. Trầm cảm Vảy nến có liên quan chặt chẽ với các bệnh lý tâm thần. Tỷ lệ trầm cảm gặp trên bệnh nhân vảy nến là từ 10 – 58% [45]. Ngoài ra, một mối tương quan trực tiếp tồn tại giữa trầm cảm và ngứa được chứng minh bằng việc giảm mức độ nghiêm trọng của ngứa với điều trị trầm cảm [47]. Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến nhất của trầm cảm. Trong một nghiên cứu thí điểm được thực hiện bởi Mostaghimi 16 người tham gia có vấn đề về da trong ít nhất 6 tháng đã được đưa ra bảng câu hỏi tự đánh giá về mức độ phổ biến của cảm xúc và rối loạn giấc ngủ ở những người bệnh da mạn tính [48]. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ tăng hơn đáng kể. Sharma và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu để khám phá bệnh tâm thần trong vảy nến và bạch biến [46]. Tác giả thấy rằng trầm cảm xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân vảy nến và rối loạn giấc ngủ là triệu chứng tâm thần phổ biến nhất. Bệnh nhân vảy nến nhập viện với ngứa được thấy là có các biểu hiện trầm cảm và rối loạn giấc ngủ nhiều hơn là những bệnh nhân không có ngứa [42]. 1.3.1.5. Đau Đau liên quan đến tổn thương vảy nến là triệu chứng phổ biến. Theo một cuộc điều tra năm 2008, 49,5% có đau [49]. Đau có xu hương nghiêm
  • 22. 15 trọng hơn ở những người bị bệnh tâm thần, do sự giảm ngưỡng đau. Đau dẫn đến sự đứt đoạn của giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, giấc ngủ kém đã được chúng minh làm giảm ngưỡng đau và làm trầm trọng thêm cơn đau. Duffin và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến dữ liệu được thu thập từ 420 người được phỏng vấn năm 2005 và phát hiện ra rằng cơn đau là một yếu tố dự báo chính về rối loạn giấc ngủ ở những bệnh nhân này [50]. 1.3.1.6. Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Obstructive sleep apenea – OSA) OSA là một rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và ngày càng được chú ý về mối liên quan tiềm tàng với bệnh vảy nến [51, 52]. Hội chứng chuyển hóa bao gồm: Béo phì, rối loạn mỡ máu, bất dung nạp glucose, tăng huyết áp, tất cả đều liên quan đến bệnh vảy nến. Tương tự, OSA liên quan trực tiếp đến các bệnh lý chuyển hóa này [53, 54]. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính trong sự tiến triển của vảy nến và OSA [53, 54]. Buslau và Benotmane đã tiến hành một nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc OSA ở vảy nến trên 25 người trưởng thành bị vảy nến và 19 bệnh nhân phù hợp về tuổi và giới bị viêm phế quản mãn tính, một bệnh liên quan nhiều đến OSA. Kết quả, OSA thấy ở 36% bệnh nhân vảy nến, trong khi đó có 32% nhóm chứng là có OSA, với chỉ số ngưng thở cao hơn ở bệnh vảy nến [51]. Nghiên cứu của Buslau và Benotmane, 3 bệnh nhân vảy nến có OSA đã cải thiện tổn thương vảy nến khi điều trị bằng liệu pháp áp lực dương đường thở liên tục ở mũi [51]. Một nghiên cứu của Yang và cộng sự về khám phá chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến cho thấy, ngoài việc rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi giảm giấc ngủ sâu, chỉ số rối loạn hô hấp còn cao hơn ở
  • 23. 16 bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng [52]. Có thể đặt giả thuyết rằng các biểu hiện vật lý của OSA được đặc trưng bởi sự kích thích lặp đi lặp lại và khi giấc ngủ nông sẽ làm tăng cào gãi vào ban đêm làm nặng lên vòng xoắn ngứa- gãi, điều rất phổ biến ở bệnh nhân vảy nến. 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn giấc ngủ thường gặp [37] - Mất ngủ: A. Bệnh nhân/bố mẹ/người chăm sóc kể lại có một hoặc nhiều các biểu hiện sau: 1. Khó để bắt đầu giấc ngủ 2. Khó duy trì giấc ngủ 3. Thức dậy quá sớm 4. Không đi ngủ theo giờ giấc thích hợp 5. Khó đi ngủ mà không có sự can thiệp của bố mẹ hay người chăm sóc B. Bệnh nhân/bố mẹ/người chăm sóc kể lại có một hoặc nhiều các biểu hiện là hậu quả của khó ngủ: 1. Mệt mỏi/khó chịu 2. Suy giảm khả năng tập trung, chú ý và trí nhớ 3. Suy giảm thành quả xã hội, gia đình nghề nghiệp hoặc học tập 4. Rối loạn tâm trạng/cáu kỉnh 5. Buồn ngủ ban ngày 6. Rối loạn hành vi (ví dụ: Tăng động, bốc đồng, gây hấn) 7. Giảm động lực/năng lượng/sáng kiến.
  • 24. 17 8. Hay mắc sai sót/tai nạn 9. Bận tâm về không hài lòng với giấc ngủ Những người tham gia được đánh giá theo cả tiêu chí A và B giống như là PSQI và DLQI. - Chứng ngừng thở khi ngủ: A. Sự xuất hiện của một hoặc nhiều biểu hiện sau: 1. Bệnh nhân than phiền về sự buồn ngủ, ngủ không điều độ, mệt mỏi hoặc các triệu chứng mất ngủ 2. Bệnh nhân thức dậy thở hổn hển hay nghẹt thở 3. Người quan sát hay người ngủ cùng báo cáo thói quen ngủ ngáy, ngừng thở hoặc cả 2 trong khi bệnh nhân ngủ. 4. Bệnh nhân được chẩn đoán bị tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn chức năng nhận thức, bệnh động mạch vành, đột quỵ, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc tiểu đường typ 2. B. Đa kí giấc ngủ (Polysomnography – PSG) hoặc kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm (Out of center sleep testing – OCST) 1. ≥ 5 các triệu chứng hô hấp chủ yếu là tắc nghẽn (ngưng thở tắc nghẽn và hỗn hợp, thở yếu hoặc gắng sức khi thở) mỗi giờ đo đa kí giấc ngủ hoặc mỗi giờ theo dõi kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm C. Đa kí giấc ngủ hoặc kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm thấy: 1. ≥ 15 các triệu chứng hô hấp chủ yếu là tắc nghẽn (ngưng thở tắc nghẽn và hỗn hợp, thở yếu hoặc gắng sức khi thở) mỗi giờ đo đa kí giấc ngủ hoặc mỗi giờ theo dõi kiểm tra giấc ngủ ngoài trung tâm.
  • 25. 18 Tiêu chuẩn chẩn đoán: Khi có cả tiêu chuẩn A và B; hoặc thỏa mãn tiêu chuẩn C. 1.3.2. Công cụ đánh giá rối loạn giấc ngủ Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo “Thang điểm Pittsburgh” – Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), với độ nhạy 98,7%, độ đặc hiệu 84,4%. [phụ lục 1] Cách tính điểm: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng thang điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ sắp xếp theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm. Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho thấy rối loạn chất lượng giấc ngủ. Mức điểm càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng thấp. Đánh giá mức độ: + < 5 điểm: Không có rối loạn giấc ngủ + 5 – <10 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ + 10 – <15 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ trung bình + ≥ 15 điểm: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nặng 1.3.3. Các nghiên cứu Mất ngủ: Tỉ lệ gặp mất ngủ trong vảy nến từ 5,9 – 44,8% và khoảng 15,1% trong viêm khớp vảy nến [26,27]. Mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến và viêm khớp vảy nến thường liên quan đến chất lượng cuộc sống kém và tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, ngứa và đau [26,27]. Có 3 nghiên cứu xem xét tác dụng của Etanercept (ETN): 2 nghiên cứu với chế độ liều khác nhau, 1 là thử nghiện đối chứng giả dược [28,29,30,31]. Cả 3 nghiên cứu, ETN đều cải thiện chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, giảm trầm cảm và giảm mệt mỏi [31]. Trong nghiên cứu đối chứng giả dược, sự cải thiện triệu chứng đau khớp có liên quan đến việc làm giảm mệt mỏi [31]. Một nghiên cứu đơn lẻ về tác động của Adalimumab (ADA) đối với giấc ngủ bệnh nhân vảy nến [32,33]. Sau 16 tuần, Strober và cộng sự thấy rằng ADA cải thiện điểm PSQI 15%,
  • 26. 19 một phần được giải thích bởi sự cải thiện điểm số PASI. ADA cũng cải thiện chất lượng cuộc sống, đau và năng suất làm việc. Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Tỉ lệ gặp OSA trong vảy nến dao động từ 36 – 81,8% [34]. Hai nghiên cứu báo cáo chỉ số ngưng thở trung bình (AHI) cao hơn ở bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng [35,36]. Tỉ lệ gặp OSA ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến trong một nghiên cứu đơn lẻ là 100% [42].
  • 27. 20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thể thông thường đang quản lý tại Phòng khám Chuyên đề Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 04/2020. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn  Bệnh nhân bị vảy nến thể thông thường từ 18 tuổi trở lên  Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và đủ năng lực để trả lời câu hỏi. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân đang điều trị các bệnh rối loạn tâm thần. 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán  Bệnh vảy nến thể thông thường: - Lâm sàng: Tổn thương cơ bản: Mảng đỏ da, ranh giới rõ kèm vảy trắng dễ bong, hay gặp vùng tỳ đè, vùng chấn thương. Có thể gặp hiện tượng Kobner. Theo kích thước tổn thương: + Thể giọt: Đường kính tổn thương < 1cm, thường gặp ở vảy nến mới phát bệnh, trẻ em, thiếu niên. + Thể đồng tiền: Đường kính tổn thương vài cm, trung tâm nhạt màu, bờ ngoài đỏ thẫm.
  • 28. 21 + Thể mảng: Đường kính tổn thương ≥ 2cm. Các mảng có thể liên kết nhau thành mảng lớn. - Cận lâm sàng: Mô bệnh học nhuộm HE: + Lớp sừng dày có hiện tượng á sừng. + Lớp hạt biến mất. + Lớp gai mỏng, mào liên nhú dài ra, có vi áp xe Munro trong lớp gai. + Lớp đáy tăng sinh có thể đến 3 lớp tế bào.  Mức độ nặng của vảy nến: PASI: Psoriasis area and severity index (chỉ số đánh giá diện tích và mức độ nặng bệnh vảy nến). Đánh giá điểm PASI: PASI <10: Bệnh mức độ nhẹ PASI 10 – < 20: Bệnh mức độ vừa PASI ≥ 20: bệnh mức độ nặng  Rối loạn giấc ngủ: Sử dụng thang đánh giá chất lượng giấc ngủ của Pittsburgh [49][phụ lục 1]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu  Mô tả cắt ngang 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu  Chọn mẫu thuận tiện: Tất cả bệnh nhân đến khám thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.
  • 29. 22 Lựa chọn bệnh nhân 2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu Sơ đồ: Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu  Mô tả quy trình nghiên cứu: Bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại Phòng khám Chuyên đề Bệnh viện Da liễu Trung ương thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn, sẽ được tư vấn về đề tài. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được chọn vào đề tài. Sau đó, nghiên cứu viên sẽ lấy thông tin qua phỏng vấn trực tiếp, tham khảo bệnh án và đánh giá điểm PASI của bệnh nhân. Nghiên cứu viên đánh giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân thông qua thang điểm PSQI. 2.2.4: Các biến số nghiên cứu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm PSQI Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại Nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Cận lâm sàng Lâm sàng Bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thỏa mãn điều kiện
  • 30. 23 Tên biến số Khái niệm Loại biến Phương pháp thập thu Công cụ thu thập Tuổi Tính năm dương lịch, dựa trên năm sinh – năm nghiên cứu Tỷ suất Phỏng vấn Phiếu hỏi Giới Nam hay nữ Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi Tuổi bệnh Tính theo năm từ khi bị bệnh đến năm nghiên cứu Biến định lượng Phỏng vấn Phiếu hỏi Tuổi phát khởi Năm bắt đầu bị bệnh Định lượng Phỏng vấn Phiếu hỏi Nhóm tuổi 18-39; 40-59; ≥60 Biến thứ hạng Ngứa Có ngứa hay không Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi Đau khớp Có đau không khớp hay Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi Mệt mỏi Có mệt không mỏi hay Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi Triệu khác chứng Còn triệu chứng nào khác ngoài ngứa, đau khớp, mệt mỏi hay không Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi
  • 31. 24 Tên biến số Khái niệm Loại biến Phương pháp thập thu Công cụ thu thập Độ nặng vảy nến Nhẹ, vừa, nặng Biến hạng thứ Quan khám xét sát, Theo PASI Corticoid Có bôi corticoid hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Chẹn Calcineurin Có bôi chẹn cailcineurin hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Dưỡng ẩm Có bôi dưỡng ẩm hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Acid salicylic Có bôi acid salicylic hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Calcipotrion Có bôi calcipotrion hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Daivobet xamiol Có bôi daivobet xamiol hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Methotrexat Có sử methotrexate dụng hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Cyclosporine Có sử dụng cyclosporine hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Acitretin Có sử dụng acitretin hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi Thuốc học sinh Có sử dụng thuốc sinh học hay không Biến phân nhị Phỏng vấn Phiếu hỏi
  • 32. 25 Tên biến số Khái niệm Loại biến Phương pháp thu thập Công cụ thu thập Kháng histamine Có sử dụng kháng histamine hay không Biến nhị phân Phỏng vấn Phiếu hỏi Số phút để chợp mắt Mất bao nhiêu phút để chợp mắt Tỷ xuất Phỏng vấn Phiếu hỏi Số giờ ngủ mỗi đêm Mỗi đêm ngủ được bao nhiêu tiếng Tỷ xuất Phỏng vấn Phiếu hỏi Điểm PSQI [phụ lục 1] Tỷ xuất C1+C2...+C7 Thang Pittsburgh Có RLGN hay không <5: không ≤5: có Biến nhị phân Thang Pittsburgh Thang Pittsburgh Độ nặng RLGN 5-<10: nhẹ 10-<15: trung bình ≥15: nặng Biến thứ hạng Thang Pittsburgh Thang Pittsburgh
  • 33. 26 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3.1. Thời gian  Thời gian tiến hành: Từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. 2.3.2. Địa điểm Phòng khám Chuyên đề các bệnh tự miễn và vảy nến Bệnh viện Da liễu Trung Ương. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu  Số liệu được mã hóa và xử lý theo chương trình SPSS 20.0.  Các số liệu định lượng được biểu hiện dưới dạng: 𝑋 ̅ ± SD.  Các số liệu định tính được biểu hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.  Kiểm định so sánh: + Đối với biến định tính sử dụng test so sánh 2 . Trong trường hợp có trên 20% số ô có tần số mong đợi nhỏ hơn 5 thì sử dụng Fisher’s exact test. + Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05; độ tin cậy 95%. 2.5. Sai số và khống chế sai số  Sai số chọn: Do mẫu không ngẫu nhiên, lựa chọn đối tượng không phù hợp (tự nguyện, tỷ lệ tham gia thấp (< 80%), loại bỏ đối tượng trong quá trình phân tích số liệu (mất dữ liệu). Khống chế: + Hạn chế tối đa việc đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc bằng cách giải thích rõ ràng, đầy đủ về phương pháp điều trị trước và trong khi tiến hành nghiên cứu. + Tăng cỡ mẫu nghiên cứu. + Sử dụng công cụ thu thập thông tin thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
  • 34. 27 + Nghiên cứu viên sẽ trực tiếp thu thập thông tin.  Sai số đo lường: Do công cụ thu thập thông tin ( phiếu hỏi) không phù hợp với đối tượng; do đo lường hoặc phân loại sai đối tượng nghiên cứu. Khống chế: + Sử dụng công cụ thu thập thông tin thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. + Nghiên cứu viên sẽ trực tiếp thu thập thông tin.  Sai số phát hiện: Do đối tượng nghiên cứu khai báo sai lệch thông tin Khống chế: + Đối chiếu thông tin, so sánh triệu chứng lâm sàng, đối chiếu giữa người bệnh và người nhà. 2.6. Đạo đức nghiên cứu  Người bệnh hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi được thông báo, giải thích đầy đủ về nghiên cứu.  Mọi thông tin và số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị, không tiết lộ hay sử dụng vào mục đích khác dưới mọi hình thức.
  • 35. 28 Nữ 34% Nam 66% Nam Nữ 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 18-39T 40-59T Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ≥ 60T 28% 34% 38% CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thông thường Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới Nhận xét: Tỷ lệ giới nam mắc vảy nến (66%) cao hơn giới nữ (34%). Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ là 2/1. Hình 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhận xét: Trong nghiên cứu này, không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở các nhóm tuổi. Tỷ lệ vảy nến ở lứa tuổi 18 – 39 chiếm tỷ lệ cao nhất (38%), tỷ lệ vảy nến ở lứa tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (28%).
  • 36. 29 Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng Chỉ số n=50 % Tuổi trung bình (năm ± SD) 47,62±17,342 Tuổi khởi phát bệnh trung bình (năm ± SD) 38,42±16,937 Thời gian bị bệnh trung bình (năm ± SD) 8,396±7,1081 Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 47,62±17,342. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 38,42±16,937. Thời gian bị bệnh trung bình là 8,396±7,1081. Bảng 3.2: Đặc điểm cơ năng của bệnh Cơ năng n=50 % Ngứa 48 96% Đau 3 6% Mệt mỏi 4 8% Khác 2 4% Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện cơ năng là ngứa (96%). Số ít còn lại là đau khớp, mệt mỏi và các triệu chứng khác. Bảng 3.3: Mức độ nặng của vảy nến Chỉ số n=50 % Điểm PASI trung bình 8,58 Mức độ bệnh: Nhẹ 33 66% Vừa 15 30% Nặng 2 4% Nhận xét: Điểm PASI trung bình ở mức độ nhẹ (8,58<10). Trong đó có tới 66% bệnh nhân thuộc mức độ vảy nến nhẹ theo PASI, 30% thuộc mức độ vừa và 14% ở mức độ nặng.
  • 37. 30 Bảng 3.4: Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng Chỉ số n=50 % Thuốc kháng histamin H1: Có Không 19 31 38% 62% Tại chỗ: Corticoid 18 36% Chẹn Calcineurin 2 4% Dưỡng ẩm 31 62% Acid salicylic 4 8% Calcipotriol 10 20% Corticoid + Calcipotriol 44 88% Khác Toàn thân: Methotrexat 23 46% Cyclosporin 3 6% Acitretin 0 0% Thuốc sinh học 3 6% Khác Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin là 38%. Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng phần lớn (88%), đứng thứ hai là dưỡng ẩm (62%) và hai thuốc sử dụng tại chỗ với tỷ lệ thấp nhất lần lượt là Acid salicylic (8%) và chẹn Calcineurin (4%). Ở nhóm các đối tượng có điều trị toàn thân có 46% được chỉ định Methotrexate và không có đối tượng nào sử dụng Acitretin.
  • 38. 31 3.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến Bảng 3.5: Đặc điểm giấc ngủ chung Chỉ số n=50 % Điểm PSQI trung bình 8,35 Tỷ lệ bệnh nhân có RLGN 21 42% Mức độ nặng rối loạn giấc ngủ theo PSQI: Nhẹ 14 66,67% Trung bình 7 33,33% Nặng 0 0% Số phút trung bình cần để chợp mắt 24,2 Số giờ trung bình/giấc ngủ 6,89 Bệnh nhân tự đánh giá về chất lượng giấc ngủ: Rất kém 4 8% Tương đối kém 9 18% Tương đối tốt 28 56% Rất tốt 9 18% Nhận xét: Điểm PSQI trung bình là 8,35 điểm, thuộc mức rối loạn giấc ngủ nhẹ. Trong tổng số 21 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 42%) có rối loạn giấc ngủ theo PSQI thì mức độ nhẹ chiếm 66,67%, trung bình chiếm 33,33% và không có ai có rối loạn giấc ngủ nặng. Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt. Số giờ trung bình ngủ được mỗi đêm là 6,89h. Trong số 50 người được khảo sát, 8% bệnh nhân tự đánh giá có chất lượng giấc ngủ rất kém, 18% bệnh nhân đánh giá có chất lượng tương đối kém trong vòng một tháng gần nhất.
  • 39. 32 Bảng 3.6: Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến Chỉ số n=50 % Không thể ngủ được trong 30 phút 29 58% Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc quá sớm 27 54% Phải thức dậy để tắm 2 4% Khó thở 7 14% Ho hoặc ngáy to 15 30% Cảm thấy rất lạnh 5 10% Cảm thấy rất nóng 3 6% Có ác mộng 12 24% Đau 2 4% Khác 6 12% Nhận xét: Nguyên nhân đứng đầu gây mất ngủ theo nghiên cứu đó là bệnh nhân khó chợp mắt được trong 30 phút (58%). Sau đó là do bị tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm (54%), ho và ngáy to (30%), có ác mộng (24%).
  • 40. 33 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ RLGN Mức độ vảy nến Có Không P Nhẹ N 10 23 0,01 % 30,3% 69,7% Vừa n 9 6 % 60% 40% Nặng n 2 0 % 100% 0% Nhận xét: Rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở tất cả các giai đoạn từ nhẹ đến nặng của bệnh vảy nến. Tỷ lệ có tình trạng rối loạn giấc ngủ tăng dần cùng với mức độ nặng của bệnh vảy nến. Ở nhóm vảy nến thể nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ là 30,3%; ở nhóm vảy nến mức độ vừa tỷ lệ này là 60%; ở nhóm vảy nến mức độ nặng tỷ lệ này lên đến 100%. Sự khác biệt về RLGN giữa các nhóm có mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.
  • 41. 34 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng rối loạn giấc ngủ Mức độ RLGN Mức độ vảy nến Nhẹ Vừa Nặng P Nhẹ N 8 2 0 0,003 % 80% 20% 0% Vừa N 5 4 0 % 55,56% 44,44% 0% Nặng N 1 1 0 % 50% 50% 0% Nhận xét: Mức độ nặng của bệnh vảy nến tăng cùng chiều với mức độ nặng của tình trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. - Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ: 80% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 20% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 4:1. - Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa: 55,56% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 44,44% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1,25:1. - Nhóm bệnh nhân vảy nến nặng: 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1:1. Sự khác biệt về mức đô nặng RLGN giữa các nhóm có mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
  • 42. 35 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ RLGN Nhóm tuổi Có Không P 18 – 39 n 3 16 0,003 % 15,79% 84,21% 40 – 60 n 9 8 % 52,94% 47,06% ≥ 60 n 9 5 % 64,29% 35,71% Nhận xét: Tuổi bệnh nhân vảy nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng tăng. - Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ. - Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ. - Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ. Sự khác biệt về RLGN giữa các nhóm tuổi bệnh nhân là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
  • 43. 36 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ RLGN Ngứa Có Không P Có N 21 27 0,228 % 43,75% 56,25% Không N 0 2 % 0% 100% Nhận xét: - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có kèm theo ngứa: 43,75% có rối loạn giấc ngủ, 56,25% không có rối loạn giấc ngủ. - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không ngứa thì 110% bệnh nhân không có rối loạn giấc ngủ. Sự khác biệt về RLGN giữa nhóm có và không ngứa là không có ý nghĩa thống kê với p=0,228 > 0,05.
  • 44. 37 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa đau và rối loạn giấc ngủ RLGN Đau Có Không P Có N 2 1 0,382 % 66,67% 33,33% Không N 19 28 % 40,43% 59,57% Nhận xét: - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có đau: 66,67% có rối loạn giấc ngủ, 33,33% không có rối loạn giấc ngủ. - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không có biểu hiện đau: 40,43% có rối loạn giấc ngủ, 59,57% không có rối loạn giấc ngủ. Sự khác biệt về RLGN giữa nhóm có và không có đau khớp là không có ý nghĩa thống kê với p=0,382 > 0,05.
  • 45. 38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đến khám 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới Theo y văn thế giới, bệnh vảy nến là bệnh gặp cả ở hai giới với tỷ lệ nam nữ tương đương nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ nam mắc bệnh vảy nến (66%) cao gần gấp đôi tỷ lệ nữ mắc bệnh (34%). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu đã có trước đó ở cả trong và ngoài nước như nghiên cứu của Murat Icen [10] và nghiên cứu của Trần Văn Tiến năm 2014 [3] cũng như nghiên cứu của Phan Huy Thục Và Phạm Văn Thức năm 2011 [8]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào giải thích cho sự chênh lệch tỷ lệ mắc bệnh vảy nến ở các giới là khác nhau. Điều này có thể là do tỷ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá và các stress trong đời sống của nam giới thường cao hơn, đây là những yếu tố làm nặng và khởi phát bệnh vảy nến [43,44]. 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Theo y văn, vảy nến là bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh vảy nến là 18 tuổi và cao tuổi nhất là 77 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 47,62±17,342. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Y.Bas và cộng sự, với tuổi trung bình là 47,3±15,3 [11]. Tuổi khởi phát trung bình của nhóm bệnh nhân này là 38,42±16,937. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu trong và ngoài nước (của Reich có tuổi trung bình khởi phát vảy nến là 35 tuổi [4], của Ruiz là 36,2 tuổi [4], của Đặng Văn Em khởi phát trước 40 là 71,89% và của Trần Văn Cương năm 2019 là 37,11±16,63 [9]). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy
  • 46. 39 nến ở các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 18-39 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 38%, nhóm tuổi từ 40-59 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 34%, nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc thấp hơn là 28%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Thị Xuân Tâm năm 2019 là phần lớn các trường hợp tuổi khởi phát vảy nến thường trước 40 tuổi (chiếm 54,5%) [4]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bị bệnh trung bình của bệnh nhân là ,396±7,1081. Điều này cho thấy vảy nến là một bệnh lý mạn tính, kéo dài nhiều năm, diễn tiến bệnh phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 4.1.3. Đặc điểm đối tượng Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, triệu chứng nổi bật của bệnh nhân đến khám là ngứa nhưng tỷ lệ cao hơn là 96%, cao hơn so với kết quả của Phan Huy Thục và Phạm Văn Thức năm 2011 là 53,23% [8]. Triệu chứng đau của bệnh nhân vảy nến là một biểu hiện khá phổ biến, đặc biệt ở thể viêm khớp vảy nến. Theo một cuộc điều tra năm 2008 thì 49,5% số người được bị vảy nến và viêm khớp vảy nến là có đau []. Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi, đau chỉ có ở 6% bệnh nhân vảy nến đến khám trong thời gian khảo sát. Kết quả này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân vảy nến thể thông thường, không có bệnh nhân vảy nến thể đặc biệt khác (như vảy nến thể khớp). Bên cạnh đó, ngày nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh ngày một cao, bệnh vảy nến cũng dần được kiểm soát tiến triển tốt hơn. 4.1.4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI Theo y văn, điểm PASI trung bình thường dưới 40. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả hoàn toàn phù hợp, 100% bệnh nhân được khảo sát có PASI dưới 40. Bệnh nhân có điểm PASI tổng cao nhất là 23,1 và bệnh nhân
  • 47. 40 có điểm PASI tổng thấp nhất là 0,9. Điểm PASI tổng trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 8,58 <10, ở mức độ bệnh vảy nến nhẹ. Trong đó có tới 66% bệnh nhân thuộc mức độ vảy nến nhẹ, 30% bệnh nhân thuộc mức độ vảy nến vừa và 14% bệnh nhân ở mức độ vảy nến nặng. Điều nay cho thấy ngày nay tỷ lệ phát hiện bệnh vảy nến khi còn ở mức độ nhẹ khá cao. 4.1.5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng Theo nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù lâm sàng cơ năng có ngứa trong khảo sát lên đến 96%, nhưng tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin chỉ có 38%. Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng phần lớn với tỷ lệ 88%, đứng thứ hai là dưỡng ẩm với tỷ lệ 62% và hai thuốc sử dụng tại chỗ với tỷ lệ thấp nhất lần lượt là Acid salicylic (8%) và chẹn Calcineurin (4%). Nhóm các đối tượng có điều trị toàn thân thì 46% đang được sử dụng Methotrexate, 6% bệnh nhân đang sử dụng thuốc Cyclosporin và không có đối tượng nào sử dụng Acitretin. 4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến 4.2.1. Đặc điểm giấc ngủ chung của các bệnh nhân vảy nến Chúng tôi thực hiện khảo sát bệnh nhân dựa thang đánh giá chất lượng giấc ngủ của Pittsburgh (PSQI) [49]. Bệnh nhân tự đánh giá tình trạng giấc ngủ trong vòng một tháng gần nhất bằng cách trả lời các câu hỏi, sau đó chúng tôi sẽ tính điểm PSQI (gồm 7 điểm thành phần lần lượt từ C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7) theo cách tính của thang đánh giá và phân loại chúng vào các mức độ rối loạn giấc ngủ nặng (điểm PSQI trên 15 trở lên), rối loạn chất lượng giấc ngủ vừa (PSQI từ 10 đến 15), rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ
  • 48. 41 (điểm PSQI từ 5 đến dưới 10) hay không có rối loạn chất lượng giấc ngủ (điểm PSQI dưới 5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Điểm PSQI trung bình là 8,35 điểm, thuộc mức rối loạn giấc ngủ nhẹ. Bệnh nhân có điểm PSQI thấp nhất là 0 điểm, bệnh nhân có điểm PSQI cao nhất là 14 điểm. Có 21 bệnh nhân trên tổng số 50 người được tiến hành được khảo sát (chiếm 42%) cho kết quả có rối loạn giấc ngủ ở các mức độ từ nhẹ đến trung bình. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của P. Jensen năm 2018 là 53,65% [12], và của Mgadalena Krajewska là 57,7% [13]. Trong tổng số 21 bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ theo PSQI thì rối loạn mức độ nhẹ chiếm 66,67% (14 người), rối loạn mức độ trung bình chiếm 33,33% (7 người) và không có ai có rối loạn giấc ngủ nặng. Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt. Số giờ trung bình ngủ được mỗi đêm là 6,89h. Trong số 50 người được khảo sát, 8% bệnh nhân tự đánh giá có chất lượng giấc ngủ rất kém, 18% bệnh nhân đánh giá có chất lượng tương đối kém trong vòng một tháng gần nhất. 4.2.2. Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân Trên thang PSQI [49] phát cho bệnh nhân nghiên cứu đánh giá các ngyên nhân gây rối loạn chất lượng giấc ngủ, chúng tôi thu được kết quả như sau: Nguyên nhân đứng đầu gây mất ngủ theo nghiên cứu đó là bệnh nhân khó chợp mắt được trong 30 phút (58%), tiếp theo lần lượt là do bị tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm (54%), ho và ngáy to (30%), có ác mộng (24%). Bệnh nhân vảy nến có nhiều stress hơn so với người bệnh thường khác do đặc điểm ngứa mạn tính, ảnh hưởng thẩm mỹ và sự kì thị của những người xung quanh. Vì vậy mà đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vảy nến góp phẩn
  • 49. 42 dẫn đến các rối loạn lo âu, trầm cảm [25,26,56]. Bệnh nhân vảy nến khó có thể đi vào giấc ngủ có thể do các rối loạn lo âu, trầm cảm này. Bệnh nhân càng tự ti và mất hòa nhập với cộng đồng, điểm rối loạn lo âu càng cao, mức độ trầm cảm càng nặng, càng làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn giấc ngủ [18]. Mơ thấy ác mộng cũng là một trong số các biểu hiện của các bệnh lí tâm thần. Bên cạnh đó, các rối loạn lo âu, các bệnh lí tâm căn còn làm giảm ngưỡng đau, gây đứt đoạn giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ song giấc ngủ kém cũng là hạ ngưỡng đau và làm trầm trọng cơn đau. Đây là một vòng xoắn bệnh lý. Trong đêm ngủ bệnh nhân có thể bị đau hoặc ngứa hoặc có các rối loạn thân nhiệt như quá nóng hoặc quá lạnh khiến bệnh nhân tỉnh giấc, nhưng đặc biệt phải kể đến Hội chứng ngừng thở khi ngủ (OSA – Obstructive Sleep Apnea) – một rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và ngày càng được chú ý về mối liên quan tiềm tàng với bệnh vảy nến [62,63]. Trong một nghiên cứu của Buslau và Benotmane cho kết quả OSA thấy ở 36% bệnh nhân vảy nến [62]. Hội chứng này là tình trạng hô hấp bị gián đoạn lặp đi lặp lại khi ngủ, làm giảm oxy trong máu. Sự tạm ngưng hô hấp có thể kéo dài hơn vài chục giây và xảy ra có thể đến vài chục hoặc vài trăm lần trong đêm. Gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng do khó thở, ngạt thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngáy to cũng là một trong số các triệu chứng của Hội chứng ngừng thở khi ngủ. Trong một nghiên cứu của Vũ Hoài Nam và Trần Văn Ngọc từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009 cho kết quả 135 trên tổng số 137 bệnh nhân (98,5%) có ngáy to với chỉ số ngáy là 281,28±197,26 [6]. Việc ngưng hô hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ gây giảm oxy trong máu, nghẹt thở, từ đó kích hoạt phản xạ ho.
  • 50. 43 4.2.3. Mối liên quan của mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ Trong số các bệnh nhân được khảo sát, 21 bệnh nhân trên tổng số 50 người được khảo sát có rối loạn giấc ngủ mức độ từ nhẹ đến nặng (chiếm 42%). Qua số liệu, chúng tôi nhận thấy rối loạn về giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến đã xuất hiện từ khi vảy nến còn ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ khá lớn (10 trên 33 bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ, có rối loạn giấc ngủ). Bên cạnh đó, tỷ lệ có vấn đề về mất ngủ của bệnh nhân tăng cùng với sự tiến triển nặng của vảy nến. Ở nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ là 30,3%; ở nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa, tỷ lệ này tăng lên 60%; ở nhóm bẹnh nhân vảy nến mức độ nặng, tỷ lệ này lên đến 100%. Sự khác biệt về mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ ở các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,01< 0,05. Vậy bệnh nhân vảy nến ở mức độ càng nặng thì khả năng có rối loạn giấc ngủ càng cao. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến đã xuất hiện ngay từ những giai đoạn bệnh còn ở mức độ nhẹ nên trong quá trình thăm khám bệnh, các bác sĩ cần quan tâm và tìm hiểu về tình trạng mất ngủ của bệnh nhân vảy nến ngay từ đầu. 4.2.4. Mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ Mức độ nặng của vảy nến và mức độ nặng của tình trạng rối loạn giấc ngủ có xu hướng cùng chiều. - Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nhẹ: 80% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 20% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 4:1. - Nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ vừa: 55,56% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 44,44% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1,25:1.
  • 51. 44 - Nhóm bệnh nhân vảy nến nặng: 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nhẹ, 50% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ vừa. Tỷ lệ này là 1:1. Sự khác biệt về mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng rối loạn giấc ngủ ở các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy cá thể nào có rối loạn giấc ngủ nặng. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ và thời gian nghiên cứu chưa đủ dài. Dựa vào kết quả phân tích như trên thì bệnh nhân mắc vảy nến càng nặng thì mức độ rối loạn giấc ngủ cũng nặng lên. Vậy, việc quan tâm đến vấn đề mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến càng sớm thì khả năng kiểm soát mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ càng cao, từ đó giúp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho bệnh nhân. 4.2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có rối loạn giấc ngủ thì tuổi bệnh nhân vảy nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng tăng: - Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ. - Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ. - Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ. Ngược lại ở nhóm bệnh nhân vảy nến không có rối loạn giấc ngủ thì phần lớn thuộc nhóm 18-39 tuổi (84,21%). Sự khác biệt về mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05. Vậy theo kết quả này, chúng tôi đưa ra nhận xét rằng bệnh nhân vảy nến ở độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn.
  • 52. 45 Điều này phù hợp với sinh lí và bệnh lí. Quá trình lão hóa tự nhiên của con người song hành cùng sự lão hóa và giảm nhạy cảm của các tuyến trong cơ thể, trong đó có tuyến tùng, dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố của tuyến tùng có tên là Melatonin – có vai trò điều hành đồng hồ sinh học của cơ thể. Trong cơ thể người, Melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, đến năm 15 tuổi thì bắt đầu giảm đi và sau 45 tuổi thì cạn kiệt rất nhanh. Tại thời điểm này, ngay cả khi tối đa thì lượng hormone này cũng chỉ bằng một nửa so với người trẻ. Chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi tỷ lệ thuận với nồng độ Melatonin được tiết ra [7]. Đây là lý do giải thích tại sao người cao tuổi hơn thường khó đi vào giấc ngủ hơn người trẻ. Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì lo âu và trầm có thể là hậu quả của vảy nến [22,23,25]. Đặc điểm sinh lí bệnh của các rối loạn tâm thần này đó là đều có sự sụt giảm nồng độ các chất dẫn chuyền thần kinh như Acetylcholin, Dopamin và đặc biệt phải kể đến Serotonin. Sự thiếu hụt serotonin có liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần kinh như trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật. Trong khi đó, serotonin và hormone nhịp sinh học melatonin lại có sự chuyển hóa chặt chẽ, chúng bắt nguồn từ amino acid Tryptophan, amino acid này chuyển hóa thành serotonin qua 2 bước lần lượt dưới tác dụng của các enzyme Tryptophanhydroxylase, Aromatic L- amino acid decarboxylase và cofactor Tetrahydrobiopterin, Pyridoxal phosphate (một dạng hoạng động của vitamin B6). Sau đó serotonin tiếp tục qua hai bước chuyển hóa thành melatonin dưới sự tác động của các enzyme Serotonin N-Acetyl Transferase, N-Acetylserotonin O-Methyltransferase và cofactor Acetyl-CoA, SAM. Vậy khi lượng serotonin bị thấp sẽ kéo theo giảm lượng melatonin được bài tiết ra, điều này càng làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn giấc ngủ cho bệnh nhân.
  • 53. 46 4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ Kết quả khảo sát của chúng tôi cho kết quả: - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến có kèm theo ngứa: 43,75% (21/48) có rối loạn giấc ngủ, 56,25% không có rối loạn giấc ngủ. - Ở nhóm bệnh nhân vảy nến không ngứa thì 100% bệnh nhân không có rối loạn giấc ngủ. Nhóm có rối loạn giấc ngủ có 43,75% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ kèm theo ngứa, phù hợp nghiên cứu được công bố vào ngày 28/04/2018 trên Tạp chí Da liễu Anh đã kết luận rằng ngứa có ý nghĩa thống kê liên quan đến tất cả các kết quả về rối loạn giấc ngủ [12]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì sự khác biệt giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ với hệ số p=0,228 > 0,05 là chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị ảnh hưởng vì bệnh nhân đã được điều trị, đa số bệnh nhân đã được dung corticoid bôi trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, khảo sát của chúng có cỡ mẫu nhỏ (n=50) cho nên có thể kết quả nghiên cứu phần nào có thể có sai lệch. 4.2.7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ Đau mạn tính là một trong những yếu tố góp phần gây rối loạn giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng phần trăm bệnh nhân vảy nến kèm đau khớp có rối loạn giấc ngủ là 66,67% (2/3). Kết quả này phù hợp với William Deardorff năm 2016 (50% - 80% bệnh nhâu bị đau mạn tính có rối loạn giấc ngủ) [14], và nhỏ hơn nghiên cứu của Magdalena Krajewska- Włodarchot năm 2018 là 67,7% ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến [13]. Theo đó thì triệu chứng đau có liên quan đến rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thì sự khác biệt giữa triệu chứng đau và rối loạn giấc ngủ là chưa có ý nghĩa thống kê với hệ số p=0,382
  • 54. 47 > 0,05. Điều này có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân vảy nến thể thông thường, không có các bệnh nhân thuộc vảy nến thể đặc biệt (vảy nến thể khớp).
  • 55. 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Qua khảo sát 50 bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám và điều trị tại Phòng khám Chuyên đề Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020, chúng tôi rút ra các kết luận sau: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đến khám 1. Phân bố bệnh nhân theo giới Nam : nữ = 66% : 34% ( xấp xỉ 2:1). 2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi - Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,62±17,342. - Tuổi khởi phát trung bình là 38,42±16,937. - Không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 18-39 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 38%, nhóm tuổi từ 40-59 tuổi mắc bệnh với tỷ lệ 34%, nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc thấp hơn là 28%. 3. Đặc điểm đối tượng - 96% bệnh nhân đến khám có ngứa. 4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI - Điểm PASI tổng trung bình là 8,58 <10. - 66% bệnh nhân thuộc vảy nến nhẹ, 30% bệnh nhân thuộc vảy nến vừa, 14% bệnh nhân thuộc vảy nến nặng. 5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng - Bệnh nhân được sử dụng kháng Histamin chiếm 38%. - Ở nhóm thuốc bôi, Corticoid + Calcipotriol được sử dụng chiếm 88%, dưỡng ẩm chiếm 62%, hai thuốc sử dụng với tỷ lệ thấp nhất là Acid salicylic (8%) và chẹn Calcineurin (4%).
  • 56. 49 - Nhóm điều trị toàn thân: 46% sử dụng Methotrexate, 6% sử dụng Cyclosporin, 0% sử dụng Acitretin. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến 1. Đặc điểm giấc ngủ chung của bệnh nhân vảy nến - 21/50 bệnh nhân (42%) có rối loạn giấc ngủ. - Điểm PSQI trung bình là 8,35. Rối loạn giấc ngủ mức độ nhẹ chiếm 66,67%, mức độ trung bình chiếm 33,33% và mức độ nặng 0%. - Trung bình bệnh nhân cần 24,2 phút để chợp mắt. Số giờ trung bình ngủ được mỗi đêm là 6,89h 2. Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến - Khó chợp mắt được trong 30 phút là 58%. - Bị tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm chiếm 54%. - Ho và ngáy to chiếm 30%. - Có ác mộng (24%). 3. Mối liên quan của mức độ nặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ - 21/50 người (42%) có rối loạn giấc ngủ mức độ từ nhẹ đến nặng. Rối loạn về giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến đã xuất hiện từ khi vảy nến còn ở mức độ nhẹ. - Tỷ lệ có vấn đề về mất ngủ của bệnh nhân tăng cùng với sự tiến triển nặng của vảy nến. - Sự khác biệt về rối loạn giấc ngử giữa các nhóm có mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,01< 0,05. 4. Mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ - Mức độ rối loạn giấc ngủ tỷ lệ thuận với mức độ nặng của vảy nến.
  • 57. 50 Sự khác biệt về các mức độ rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm có mức độ nặng vảy nến khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05. 5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ - Tuổi bệnh nhân vảy nến càng cao, tỷ lệ có rối loạn giấc ngủ càng tăng: + Bệnh nhân thuộc nhóm 18-39 tuổi: 15,79% có rối loạn giấc ngủ. + Bệnh nhân thuộc nhóm 40-60 tuổi: 52,94% có rối loạn giấc ngủ. + Bệnh nhân thuộc nhóm ≥ 60 tuổi: 64,29% có rối loạn giấc ngủ. - Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm tuổi bệnh nhân là có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 < 0,05. 6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ - Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa nhóm bệnh nhân có và không ngứa là chưa có ý nghĩa thống kê với p=0,228 > 0,05. 7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ - Sự khác biệt về rối loạn giấc ngủ giữa nhóm bệnh nhân có và không có đau khớp là chưa có ý nghĩa thống kê với hệ số p=0,382 > 0,05.
  • 58. 51 CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ Sau khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị: Với ban giám độc Bệnh viện Da liễu Trung Ương :  Nghiên cứu bệnh nhân trên quy mô lớn hơn để có đánh giá chính xác hơn về vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh vảy nến.  Quan tâm hơn đến các vấn đề rối loạn tâm thần kinh trên bệnh nhân vảy nến trong quá trình thăm khám lâm sàng tại buồng bệnh và phòng khám.  Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến có thể phát hiện từ sớm, ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó các chuyên gia, bác sĩ cần có các biện pháp, chỉ định, tư vấn, điều cho bệnh nhân sớm. Với bộ y tế:  Truyền thông rộng rãi để mọi người nhận thức đúng về bệnh, đi khám sớm và có kế hoạch điều trị cũng như phòng và giảm nhẹ các rối loạn giấc ngủ cho bệnh nhân.
  • 59. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh vảy nến. Bệnh học da liễu tập 1. Nhà xuất bản y học, 103–113. 2. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu, and Trương Mộc Lợi (1992). Bệnh vảy nến. Nhà xuất bản y học. 3. Trần Văn Tiến (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của bệnh vảy nến thông thường. Luận Án Tiến Sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 4. Huỳnh Thị Xuân Tâm (2019), Ngiên cứu hiệu quả điều trị vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin, Luận án tiến sỹ y học , Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. 5. Đặng Văn Em (2013), Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp trong da liễu, Nhà xuất bản Y học. 6. Vũ Hoài Nam và Trần Văn Ngọc (2009), Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, Y học TP. Hồ Chí Minh , tập 15, Phụ bản số 1,2011. 7. Ngô Quang Trúc (2014), Các chất dẫn truyền thần kinh Trung ương, Luận án tiến sĩ y học, Viện Y học bản địa Việt Nam. 8. Phan Huy Thục, Phạm Văn Thức (2011), Ngiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến điều trị tại khoa Da liễu, Bệnh viện Việt – Tiệp Hải Phòng. Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế. 9. Trần Văn Cương (2019), Hiệu quả tư vấn cho bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019, Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 60. 10. Murat Icen (2009), "Trends in incidence of adult-onset psoriasis over three decades: a population-based study", Journal of the American Academy of Dermatology. 60(3), tr. 394-401. 11. Y. Bas (2016), "Prevalence and related factors of psoriasis and seborrheic dermatitis: a community-based study", Turk J Med Sci. 46(2), tr. 303-9. 12. P.Jensen (2018), Sleep disturbance in psoriasis: a case‐controlled study, British Journal of Dermatology. 13. Mgadalena Krajewska (2018), Sleep disorders in patients with psoriatic arthritis and psoriasis, Department of Dermatology, Sexually Transmitted Diseases and Clinical Immunology, School of Medicine, Collegium Medicum, Un10iversity of Warmia and Mazury, Poland. 14. William Deardorff (2016), Chronic Pain and Insomnia: Breaking the Cycle, Spine-health Knowledge from veritas, 12/12/2016. 15. Shutty BG, West C, Huang KE, et al. Sleep disturbances in psoriasis. Dermatol Online J. 2013;19:1. 16. Bataille V., Bykov V.J., Sasieni P., et al. (2000). Photoadaptation to ultraviolet (UV) radiation in vivo: photoproducts in epidermal cells following UVB therapy for psoriasis. Br J Dermatol, 143(3), 477–483. 17. Ozawa M., Ferenczi K., Kikuchi T., et al. (1999). 312-nanometer ultraviolet B light (narrow-band UVB) induces apoptosis of T cells within psoriatic lesions. J Exp Med, 189(4), 711–718. 18. Reich A, Hrehorów E, Szepietowski JC. Pruritus is an important factor negatively influencing the well-being of psoriatic patients. Acta Derm Venereol. 2010;90:257–263. 19. Heller MM, Lee ES, Koo JY. Stress as an influencing factor in psoriasis. Skin Therapy Lett. 2011;16:1–4.
  • 61. 20. Jankovic S, Raznatović M, Marinkovic J, et al. Relevance of psychosomatic factors in psoriasis: a case-control study. Acta Derm Venereol. 2009;89:364– 368. 21. Palijan TZ, Kovacevic D, Koic E, et al. The impact of psoriasis on the quality of life and psychological characteristics of persons suffering from psoriasis. Coll Antropol. 2011;35(Suppl 2):81–85. 22. Akay A, Pekcanlar A, Bozdag KE, et al. Assessment of depression in subjects with psoriasis vulgaris and lichen planus. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2002;16:347–352. 23. Moreno-Giménez JC, Jiménez-Puya R, Galán-Gutiérrez M. Comorbidities in psoriasis. Actas Dermosifiliogr. 2010;101(Suppl 1):55–61. 24. Freire M, Rodriguez J, Möller I, et al. Prevalence of symptoms of anxiety and depression in patients with psoriatic arthritis attending rheumatology clinics. Reumatol Clin. 2011;7:20–26. 25. Kotrulja L, Tadinac M, Joki-Begi NA, Gregurek R. A multivariate analysis of clinical severity, psychological distress and psychopathological traits in psoriatic patients. Acta Derm Venereol. 2010;90:251–256. 26. Schmitt J, Wozel G, Garzarolli M, et al. Effectiveness of interdisciplinary vs. dermatological care of moderate-to-severe psoriasis: a pragmatic randomised controlled trial. Acta Derm Venereol. 2014;94:192–197. 27. Poot F, Antoine E, Gravellier M, et al. A case-control study on family dysfunction in patients with alopecia areata, psoriasis and atopic dermatitis. Acta Derm Venereol. 2011;91:415–421. 28. Basavaraj KH, Navya MA, Rashmi R. Stress and quality of life in psoriasis: an update. Int J Dermatol. 2011;50:783–792. 29. Crosta ML, Caldarola G, Fraietta S, et al. Psychopathology and eating disorders in patients with psoriasis. GItal Dermatol Venereol. 2014;149:355–361. 30. Rubino IA, Zanna V. Further comments on psoriasis and personality disorders. Psychol Rep. 1996;79(3 Pt 2):1248–1250.
  • 62. 31. Mazzetti M, Mozzetta A, Soavi GC, et al. Psoriasis, stress and psychiatry: psychodynamic characteristics of stressors. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh). 1994;186:62–64. 32. Gupta MA, Gupta AK. Psychiatric and psychological co-morbidity in patients with dermatologic disorders: epidemiology and management. Am J Clin Dermatol. 2003;4:833–842. 33. Dellavalle RP, Johnson KR. Do smoking, obesity, and stress cause psoriasis? J Invest Dermatol. 2005;125:vi–vii. 34. Leibowitz E, Seidman DS, Laor A, Shapiro Y, Epstein Y. Are psoriatic patients at risk of heat intolerance? Br J Dermatol 1991;124:439-442. 35. Smolensky MH, Portaluppi F, Manfredini R, Hermida RC, Tiseo R, Sackett-Lundeen LL, et al.Diurnal and twenty-four hour patterning of human diseases: acute and chronic common and uncommon medical conditions. Sleep Med Rev 2015;21:12-22. 36. Armstrong AW, Harskamp CT, Armstrong EJ. Psoriasis and the risk of diabetes mellitus: a systematic review and meta-analysis. JAMA Dermatol 2013;149:84- 91. 37. Duruoz MT, Sari Surmeli Z, Ucar U, Topcu E, Duruoz E. Evaluation of sleep quality in psoriatic arthritis patients. Ann Rheum Dis 2013;72:A682. 38. Mossner R, Platzer A, Konig IR, Kruger U, Reich K, Stiens G, et al. Psychosocial distress in psoriatic out-patients. Exp Dermatol 2009;18:324. 39. Kemeny L, Amaya M, Cetkovska P, Lee WR, Galimberti LR, Mahgoub E, et al. Etanercept provides improved quality of life regardless of the presence of psoriatric arthritis in moderate/severe psoriasis subjects from Central and Eastern Europe, Latin America and Asia. Value Health 2013;16 (7):A509. 40. Thaci D, Galimberti R, Amaya-Guerra M, Rosenbach T, Robertson D, Pedersen R, et al. Improvement in aspects of sleep with etanercept and optional
  • 63. adjunctive topical therapy in patients with moderate-to-severe psoriasis: Results from the PRISTINE trial. J Eur Acad Dermatol Venereol 2014;28:900-906. 41. Mrowietz U, Chouela EN, Mallbris L, Stefanidis D, Marino V, Pedersen R, et al. Pruritus and quality of life in moderate-to-severe plaque psoriasis: post hoc explorative analysis from the PRISTINE study. J Eur Acad Dermatol Venereol 2014. 42. Tyring S, Gottlieb A, Papp K, Gordon K, Leonardi C, Wang A, et al. Etanercept and clinical outcomes, fatigue, and depression in psoriasis: double-blind placebo-controlled randomized phase III trial. Lancet 2006;367:29-35. 43. Strober BE, Sobell JM, Duffin KC, Bao Y, Guerin A, Yang H, et al. Sleep quality and other patientreported outcomes improve after patients with psoriasis with suboptimal response to other systemic therapies are switched to adalimumab: results from PROGRESS, an open-label Phase IIIB trial. Br J Dermatol 2012;167:1374-1381. 44. Duffin K, Menter A, Yang H, Gupta S. Adalimumab provides health-related quality of life benefits for patients with psoriasis with suboptimal response to etanercept, methotrexate, or phototherapy. J Am Acad Dermatol 2011;1:AB155. 45. Woodcock J, Wong B, Walsh J, Simpson R, Rodway G, Downing-Hayes T, et al. Prevalence of cardiovascular risk factors and obstructive sleep apnea in patients with psoriasis and psoriatic arthritis. J Invest Dermatol 2010;130:S22. 46. Duffin KC, Woodcock J, Walsh J, Penrod J, Krueger G, Wong B. Increased prevalence of sleep apnea in patients with psoriasis compared to matched controls. Clin Transl Sci 2012;5:170. 47. Li Y, Li D, Ma H, Yang X. Psoriatic patients with positive psychological factors have high serum level of beta-endorphin and poor sleep quality. J Invest Dermatol 2009;129:S43. 48. The International Classification of Sleep Disorders, 2nd ed.: Diagnosis and Coding Manual. Westchester, Illinois: American Academy of Sleep Medicine; 2005.
  • 64. 49. The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) by: Carole Smyth MSN, APRN, ANP/GNP, Montefiore Medical Center. 50. Aoki T, Kushimoto H, Hishikawa Y, Savin JA. Nocturnal scratching and its relationship to the disturbed sleep of itchy subjects. Clin Exp Dermatol 1991;16:268-72. 51. Yosipovitch G, Goon A, Wee J, Chan YH, Goh CL. The prevalence and clinical characteristics of pruritus among patients with extensive psoriasis. Br J Dermatol 2000;143:969-73. 52. Gupta MA, Gupta AK, Ellis CN, Voorhees JJ. Some psychosomatic aspects of psoriasis. Adv Dermatol 1990;5:21-30. 53. Gupta MA, Gupta AK, Kirkby S, Schork NJ, Weiner HK, Ellis CN, et al. Pruritus associated with nocturnal wakenings: organic or psychogenic? J Am Acad Dermatol 1989;21:479-84. 54. Zachariae R, Zachariae CO, Lei U, Pedersen AF. Affective and sensory dimensions of pruritus severity: associations with psychological symptoms and quality of life in psoriasis patients. Acta Derm Venereol 2008;88:121-7. 55. Amatya B, Wennersten G, Nordlind K. Patients’ perspective of pruritus in chronic plaque psoriasis: a questionnaire-based study. J Eur Acad Dermatol Venereol 2008;22:822-6. 56. Fortune DG, Richards HL, Griffiths CE. Psychologic factors in psoriasis: consequences, mechanisms, and interventions. Dermatol Clin 2005;23:681-94. 57. Sharma N, Koranne RV, Singh RK. Psychiatric morbidity in psoriasis and vitiligo: a comparative study. J Dermatol 2001;28:419-23. 58. Gupta MA, Gupta AK, Kirkby S, Weiner HK, Mace TM, Schork NJ, et al. Pruritus in psoriasis: a prospective study of some psychiatric and dermatologic correlates. Arch Dermatol 1988; 124:1052-7. 59. Mostaghimi L. Prevalence of mood and sleep problems in chronic skin diseases: a pilot study. Cutis 2008;81:398-402.
  • 65. 60. National Psoriasis Foundation. 2008 Survey panel snapshot. Available from: URL:http://www.psoriasis.org/files/pdfs/research/2008_fall_survey_panel.pdf. Accessed April 8, 2009. 61. Duffin KC, Wong B, Horn EJ, Krueger GG. Psoriatic arthritis is a strong predictor of sleep interference in patients with psoriasis. J Am Acad Dermatol 2009;60:604-8. 62. Buslau M, Benotmane K. Cardiovascular complications of psoriasis: does obstructive sleep apnea play a role? Acta Derm Venereol 1999;79:234. 63. Yang XQ, You L, Zhang-Rui J. Study of sleep quality in patients with psoriasis. J Investig Dermatol 2007;127:1809. 64. Parati G, Lombardi C, Narkiewicz K. Sleep apnea: epidemiology, pathophysiology, and relationto cardiovascular risk. Am J Physiol Regulatory Integrative Comp Physiol 2007;293:R1671-83. 65. Lam JC, Ip MS. An update on obstructive sleep apnea and the metabolic syndrome. Curr Opin Pulm Med 2007;13:484-9.