SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN
QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL
KANT VỀ TỰ DO
Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt nghiệp
Luanvantrithuc.com
Tải tài liệu nhanh qua hotline 0936885877
Zalo/tele/viber
dichvuluanvantrithuc@gmail.com
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA
TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN
Khoa:Triết học
Mã sinh viên : 16031924
QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL
KANT VỀ TỰ DO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
Khóa luận “Quan niệm của I. Kant về tự do” là do tôi viết và chưa công
bố. Các trích dẫn trong khóa luận đều là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này .
Hà Nội , ngày 18 tháng 5 năm 2020.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp : “ Quan niệm về tự do của
Immanuel Kant” bằng tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Khoa Triết học – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt
thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô PSG.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
thầy cô và bạn bè trong Khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này Em xin chân thành
cảm ơn!
MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................. 1
Phần nội dung ........................................................................................................... 6
Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự do................................... 6
1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa............................................................ 6
1.2. Quan niệm về tự do trước Kant:................................................................. 11
1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant .............. 15
1.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Kant............................................ 21
Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do ................................... 24
2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do..................................................................... 24
2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu....................... 26
2.3. Tự do thực hành............................................................................................ 29
2.4. “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao ......................................... 35
2.5. Đánh giá quan niệm về tự do của Kant ........................................................ 40
2.5.1. Giá trị của quan niệm tự do của Kant..................................................... 40
2.5.2. Hạn chế của quan niệm tự do của Kant.................................................. 42
Phần kết luận........................................................................................................... 43
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ thời cổ đại đến nay, tự do vẫn luôn là cái đích mà loài người
hướng đến, con người đã trải qua các cuộc đấu tranh phá bỏ gông cùm, xiềng
xích về mọi mặt để vươn mình đến với tự do theo nghĩa đầy đủ nhất. Với tư
cách là một phạm trù triết học, khái niệm tự do không ngừng vận động, phát
triển qua từng thời kì, gắn với quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau. Tự
do là khát vọng thường trực trong mỗi con người. Tự do đã trở thành bản chất
tự nhiên, bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng
ao ước nó. Chính vì thế, không một
con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một
dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Các cuộc kháng
chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và áp bức. Tự do là
một chủ đề xuất hiện sớm và được bàn luận nhiều nhất ở phương Tây, kể từ
thời Hy Lạp cổ đại. Nhưng có lẽ phải đến thời kỳ Khai sáng mới đánh dấu một
bước ngoặt không chỉ trong lịch sử hướng tới văn hoá, văn minh, mà còn trong
nhận thức của con người. Các nhà tư tưởng thời kỳ này không phải những
người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong
việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá
trị của nó. Kant chính là một trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu đó. Để cho
thấy tính chất thực tại khách quan của tự do, chúng ta cần tìm hiểu những
tương quan giữa tự do và các yếu tố khác như: tất yếu, các quy luật đạo đức...
Từ đó, ta sẽ thấy được tự do theo Kant được quy định như thế nào, và có ý
nghĩa như thế nào đối với con người. Việc Kant đưa ra quan điểm về tự do đã
góp phần như thế nào trong việc phát triển con người. Đi sâu nghiên cứu quan
niệm của Kant về tự do góp phần khẳng định giá trị của quan niệm triết học
Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng.
1
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thì tự do vẫn luôn là vấn đề quan trọng
trong xã hội. Do sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nên nhận thức về tự do
cũng ngày càng khác biệt. Ở nước ta, nhận thức về tự do cũng có sự khác nhau
giữa các tầng lớp người trong xã hội, xuất hiện những quan niệm đặc biệt ở lớp
trẻ về việc Việt Nam không có tự do, hay quyền tự do bị xâm phạm. Để có cái
nhìn đúng về vấn đề này thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi người về tự do
có ý nghĩa quan trọng. Việc trở lại nghiên cứu quan niệm của các nhà triết học
trong lịch sử về vấn đề tự do sẽ giúp chúng ta có được một cơ sở lý luận cho
cách hiểu về tự do. Với những lý do trên, tôi chọn: “Quan niệm của I.Kant về
tự do” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Immanuel Kant là nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến nền triết học
phương Tây nói chung và đặc biệt là triết học Cổ Điển Đức nói riêng. Điều
này được thể hiện qua hơn 1000 luận văn chuyên đề và những tập tiểu luận
được phát hành năm 2004, kỉ niệm 200 ngày qua đời của ông. 1100 người đã
tham dự Hội nghị quốc tế Kant lần thứ IX tại Berlin năm 2000 . Công trình
Nghiên cứu Kant (Kant-Studien) được Hans Vaihinger thành lập năm 1896
với hơn 25 luận văn mỗi năm, sau được xem là diễn đàn của Học hội Kant
(Kant-Gesellschaft) tại Halle/Saale, được thành lập năm 1904 kỉ niệm 100
năm ngày mất của ông. Có Viện nghiên cứu Kant (Kant-Forschungsstelle) tại
đại học Mainz, một công trình tại Bonn nhằm công bố các tác phẩm của ông
bằng những phương tiện điện toán cũng như Kho tư liệu Kant tại Marburg
(Marburger Kant-Archiv). Cũng có một số triết gia Nhật Bản theo học thuyết
của Immanuel Kant và họ cũng lập một Học hội Kant riêng. Tại thủ đô
Tōkyō, trong đền Triết gia, người ta treo một bức tranh mang tên "Bốn người
minh triết trên thế gian", trên đó thể hiện hình ảnh Đức Phật, Khổng Phu Tử,
Sokrates và Kant. Có thể thấy từ ngày ông mất, những tư tương , quan điểm
của hệ thống triết học của ông đã được rất nhiều nhà triết gia nghiên cứu lại ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như : chính trị, đạo đức,
pháp quyền, lịch sử ,.... Và ở Việt Nam, những vấn đề trong hệ thống triết
2
học của Kant vẫn là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu, các triết gia . Tuy
nhiên, những vấn đề , những tài liệu liên quan đến Kant không được dịch ra
tiếng Việt nhiều, trong chương trình giảng dạy có đưa vào giảng dạy nhưng
nó còn quá ít để tầng lớp trẻ ngày nay hứng thú và tìm hiểu.
Mặc dù vậy, ở Việt Nam vẫn có rất nhiều học giả đã công bố và xuất bản
chính thức các công trình nghiên cứu về triết học của Kant ở nhiều vấn đề phương
diện khác nhau . Trong đó, các học giả cũng dành một phần đáng kể để luận giải
về đạo đức của ông, đặc biệt khái niệm “tự do” . Cụ thể , trong cuốn I.Cantơ
người sáng lập nền triết học cổ điển Đức của viện Triết học , do nhà xuất bản
Khoa học xã hội phát hành năm 1997, các tác giả không chỉ luận giải về triết học
Kant , mà còn đề caapk đến những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của ông
như con người và tương lai của loài người, “tự do”, “quy luật đạo đức” , “đức
tin”,.. Tương tự trong Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIX – triết học
Immanuin Cantơ của Nguyễn văn Huyên , do nhà sản xuất bản Khoa học xã hội
phát hành năm 1996, tác giả xungz đề cập một cách trực diện đến những khái
niệm quan trọng trong đạo đức học của I, Kant như “mệnh lệnh tuyệt đối”, “tự
do” . Còn trong triết học Cổ Điển Đức : những vấn đề nhận thức luận và đạo đức
học của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội ,
do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2005, các học giả cũng không
bỏ qua cơ hội để cùng nhau bàn luận về các chủ đề chính yếu trong đạo đức học
của Kant , chẳng hạn như : “ bổn phận” , “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “ mệnh lệnh
tuyệt đối” , “tự do”, “mục đích tự thân”, “những nguyên tắc đạo đức”, “hạnh
phúc”, “đức tin” , ý nghĩa của học thuyết đạo đức của Kant, .. Tuy nhiên , theo
chúng tôi , những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở chỗ luận giải một
cách tản mạn về một vấn đề trong đọa đức học của Kant , chứ chưa phải là sự
trình bày chặt chẽ, đầy đủ và có hệ thống ; đặc biệt , các học giả chưa khai thác
triệt để “tự do”, vốn là khái niệm trọng tâm trong đạo đức học của ông, để từ đó
làm rõ hơn nữa giá trị nhân văn mà học thuyết này mang lại cho xã hội loài người
nói chung và cá nhân nói
riêng. Riêng cuốn Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh , do nhà xuất bản Văn 3
hóa thông tin tái bản lần thứ ba năm 2005, tác giả đã trình bày khá đầy đủ và
hệ thống về đạo đức học của Kant. Tác giả cũng dành phần lớn công sức của
mình để luận giải về “tự do” và “sự tự chủ” , “tự do” và đối tượng của đạo đức
học ( Sự Thiện hoàn hảo), chứ chưa đi sâu vào phân tích nội hàm của khái
niệm “ tự do” cũng như nguồn gốc ra đời của khái niệm này trong đạo đức học
Kant.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam đã đề cập
và luận giải được những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của Kant. Tuy
nhiên, tôi thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu dành
riêng để luận giải về “tự do” cũng như nội hàm của nó . Vì vậy , luận văn này
tôi sẽ bổ sung những luận giải cũng như nội hàm giá trị mà quan niệm “tự do”
của Kant mang lại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung làm rõ quan niệm của I.Kant
về tự do, từ đó đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm đó.
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, trình bày điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I.Kant về tự
do.
Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của quan niệm tự do của I.Kant.
Thứ ba, đưa ra đánh giá về những giá trị cũng như hạn chế của quan
niệm của I, Kant về tự do.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: quan niệm về tự do của I. Kant
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những nội dung
chủ yếu của quan niệm tự do của I.Kant.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp cơ bản sau: phân tích, so sánh, tổng
hợp, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, diễn dịch, quy nạp…
6. Đóng góp của khóa luận:
Khóa luận tìm hiểu những khía cạnh của quan niệm tự do trong triết học
Kant để từ đó làm sáng tỏ những giá trị đặc biệt cũng như những hạn chế ở
quan niệm “tự do” của ông.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận:
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã trình bày những quan niệm về tự do của Kant ở những khía
cạnh mới hơn không chỉ đơn thuần là chỉ trong mối quan hệ với đạo đức
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài luận có thể dung làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập về
triết học cũng như quan niệm tự do của Kant
8. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chương và 9 tiết
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự
do 1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa
Triết học Kant ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nước Đức hết sức rối ren
và đầy mâu thuẫn. Lịch sử châu Âu đã cho thấy, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX điều kiện kinh tế - xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, khẳng định sự thắng
lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa tầng lớp tư sản lên nắm
quyền thống trị, quan hệ phong kiến tồn tại dai dẳng trong lịch sử đã trở nên
lỗi thời.
Chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Anh,
Pháp... đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử. Cách
mạng công nghiệp Anh như một biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống
kinh tế - xã hội tư bản lúc bấy giờ, đem lại sự phát triển nhảy vọt của sản xuất,
làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và nhịp độ sản xuất. Bên cạnh
đó, các cuộc Cách mạng xã hội thế kỷ XVII – XVIII mở đường cho phát triển
các tư tưởng xã hội tiến bộ, đẩy đến cuộc Cách mạng Tư sản Pháp (1789 –
1794).
Hai cuộc cách mạng trên có ý nghĩa lịch sử rất lớn lao với thời đại:
“Cách mạng công nghiệp Anh khẳng định sức mạnh của con người trong nhận
thức thế giới, cách mạng Tư sản Pháp thể hiện khả năng cải tạo thế giới, làm
rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh công nghiệp”
[12, 8].
Với ý nghĩa lịch sử lớn lao, hai cuộc cách mạng đó đã có những ảnh
hưởng lớn đến phong trào giải phóng ở các nước châu Âu, chấm dứt sự thống
trị của chế độ phong kiến hàng nghìn năm gắn liền với hệ thống thần quyền và
giáo luật khắt khe, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của chế độ tư bản. Chủ
nghĩa tư bản ra đời đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch
sử, tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Bước chuyển
đó đã đem lại cho châu Âu một diện mạo mới với những thành tựu
khổng lồ về kinh tế - xã hội và văn hóa nhân loại đã đạt được trong thời kỳ 6
bình minh đầy tính cách mạng của chủ nghĩa tư bản. Đó là những tiền đề quan
trọng thúc đẩy khoa học nói chung và triết học nói riêng phát triển. Đặc biệt
đối với triết học, sự chuyển biến được thể hiện rõ. Trong thời đại tư bản chủ
nghĩa, hệ thống thần học như một chiếc áo khoác lên, che đậy cho chủ nghĩa
duy tâm, chủ nghĩa kinh viện giáo điều với những lý luận hoàn toàn hướng con
người tới một thế giới ảo tưởng, xa rời hiện thực cuộc sống đã bị cởi bỏ, thay
thế bởi chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy lý. Triết học thâm nhập
khám phá cuộc sống, tìm hiểu những bí ẩn trong lý tính của con người. Các
nhà tư tưởng tư sản trả lại cho con người những quyền mà hệ tư tưởng phong
kiến đang phủ nhận: quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu riêng của
mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc. Con người phải vươn tới trí tuệ tự
do và đích thực. Trong thời kỳ đó, nếu nước Anh nhờ cách mạng tư sản và
bước ngoặtcông nghiệp mà trở thành quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, nước
Pháp nhờ Cách mạng Tư sản 1789, giai cấp tư bản đã tiêu diệt chế độ phong
kiến, đang tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, cả châu Âu đang phát
triển nhanh và mạnh mẽ, nhưng trái lại nước Đức vẫn triền miên trong giấc
ngủ Đông – vẫn còn là một nước phong kiến lạc hậu, với chế độ quân chủ
chuyên chế phân quyền, bị phân hóa cả về kinh tế lẫn chính trị. Triết học
I.Kant đã ra đời trong hoàn cảnh đó, một nước Đức hết sức phức tạp và đầy
những mâu thuẫn không thể dung hòa. Sau khi thất bại trong chiến tranh nông
dân (1525), thế kỷ XVII, nước Đức lại trải qua cuộc chiến tranh 30 năm kéo
theo hậu quả nghiêm trọng là sự tàn phá ghê gớm, nặng nề cả về con người và
của cải. Xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu,
phát triển trì trệ so với các nước Tây Âu xung quanh. Tập đoàn phong kiến
Đức đang thống trị độc đoán và ngoan cố. Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình
thức, thực tế đất nước còn phân thành nhiều tiểu vương quốc tách biệt nhau với
hàng trăm cát cứ phong kiến. Đứng đầu mỗi cát cứ là một chúa đất có quyền
lực vô hạn đối với thần dân của mình. Trong mỗi lãnh địa đều có quân đội,
cảnh sát, tiền tệ và thuế quan riêng. Sự phân tán về kinh tế,
7
chính trị cùng với sự bảo thủ độc đoán của triều đình Phổ là lực cản lớn của
nước Đức trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Về kinh tế: nền kinh tế thị trường bị ràng buộc bởi quan hệ kinh tế sản
xuất phong kiến lạc hậu. Sự tập trung ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn
dư của chế độ nông nô, chế độ phường hội, chúa đất, sự phụ thuộc lẫn nhau
của nhiều cát cứ nhỏ bé với các thể chế chính trị phản động…đã kìm hãm sự
phát triển kinh tế, làm tăng thêm mức độ lạc hậu của nước Đức so với các
nước phát triển tư bản chủ nghĩa. Năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa
số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn, cùng cực. Toàn cảnh nền kinh tế
nước Đức lúc bấy giờ hết sức manh mún, trì trệ và phân tán.
Về chính trị: Vua Friedrich Wilhem II đứng đầu triều đình Phổ lúc bấy
giờ vẫn rất bảo thủ và ngoan cố tăng cường quyền lực, duy trì chế độ quân chủ
chuyên chế hà khắc, muốn nhân dân mình quay trở về thời trung cổ, ngăn cản
đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, song giai cấp tư sản
nước Đức lúc đó vẫn còn non nớt và yếu đuối, chưa có đủ điều kiện chín muồi
cho việc nổi dậy giành chính quyền. Chính vì thế, cả nước Đức bao trùm một
bầu không khí ngột ngạt, bất bình của nhân dân.
Về tư tưởng: Hệ tư tưởng thần học chiếm vị trí độc tôn trên vũ đài lý
luận. Thần học là khoa cơ bản trong các trường đại học. Triết học và các môn
khoa học xã hội khác nhiều khi chỉ là sự biện hộ và bảo vệ cho thần học.
Người cha tinh thần của triết học Đức lúc đó là Christian Wolft, người kế tục
tư tưởng duy tâm của Lépnít. Đa số học trò của Wolft đều chiếm những vị trí
quan trọng trong các trường đại học Đức lúc bấy giờ. Triết học tiến hành cuộc
thỏa hiệp với tôn giáo và đành nhượng bộ nó trong nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của xã hội Đức đương thời phủ một
màu xám, đúng như lời khắc họa của Ăngghen: “Không ai cảm thấy mình dễ
chịu…Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn bao trùm cả nước. Không có
giáo dục…không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội - không có gì cả
ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi, lề thói con buôn hèn mạt, xum xoe nịnh hót 8
thảm hại, đã xâm nhập toàn dân. Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp
sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc
thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi”
[4, 754].
Trước ảnh hưởng như vũ bão của các cuộc cách mạng tư sản trên th ế gi
ới, đặc biệt là Cách mạng Tư sản Pháp (1789), cùng với bối cảnh kinh tế xã hội
phức tạp, rối ren và đầy mâu thuẫn của nước Đức lúc bấy gi ờ đã tác động
mạnh tới tư tưởng của giai cấp tư sản Đức. Họ đã đặt ra vấn đề cách mạng,
nhưng không phải trong thực tế mà chỉ trong tư tưởng mà thôi . Bởi vì, không
giống như các nhà tư tưởng Pháp, các nhà tư tưởng Đức không đồng thời là
các nhà hoạt động cách mạng. Không như các nhà hoạt động khác thời kỳ khai
sáng, các nhà triết học Đức là những nhà duy tâm chính vì thế họ không dám
làm một cuộc cách mạng trong hiện thực mà chỉ làm cuộc cách mạng trong tư
tưởng . Giai cấp tư sản non yếu đang trong quá trình tích lũy tư bản vẫn phải
dựa vào sự bảo hộ của quý tộc nên cuộc đấu tranh chính trị mạnh mẽ với giới
quý tộc là điều mà họ chưa thể nghĩ tới. Điều đó được phản ảnh trong sự bất
lực tiến hành một cuộc cách mạng ch ống lại trật tự phong kiến và cuối cùng
thể thi ện ở sự th ỏa hiệp của họ. Các học thuyết triết học duy tâm của các nhà
triết học cổ điển Đức duy tâm và yếu hèn, không thể làm cơ sở cho sự cải tạo
tư sản nước Đức theo mong muốn mà tuyên ngôn của họ đã nêu: tự do, trí tuệ,
hạnh phúc và quy ền con người . Trong tầng lớp trí thức Đức thời bấy giờ xu ất
hiện tình tr ạng bi quan, bất mãn và bất lực. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới
tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, phủ nh ận sự cải tạo xã hội cũ bằng bạo lực cách
mạng, biện hộ cho sự tồn tại của nhà nước Phổ và xã hội đương th ời. Họ lấy
triết học làm vũ khí phê phán và chuyển tải tư tưởng cách mạng. Triết học là
nơi gửi gắm, thể hi ện khát vọng cải tạo hiện thực của con người . Sự tìm lối
thoát trong triết học ấy đã được C . Mác nhận xét: “Giống như các dân tộc cổ
đại đã trải qua thời kỳ tiền sử của mình trong tư tưởng, trong thần thoại, những
người Đức chúng ta
cũng vậy, chúng ta đang trải qua lịch sử tương lai của chúng ta trong tư
9
tưởng, trong tri ết học…Triết học Đức là sự ti ếp tục của lịch sử Đức trong ý
niệm” [4, 557]. “Cũng giống như ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học
Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trước một cuộc cách mạng chính trị”[5, 39],
nhưng khác với giai cấp tư sản Pháp vốn triệt để cách mạng, giai cấp tư sản
Đức ngay từ đầu đã muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Ph ổ đang
thống trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết vấn đề phát
triển đất nước.
Tính chất cải lương thỏa hiệp về tư tưởng chính trị của tầng lớp trí thức
Đức đương thời đã có ảnh hưởng lớn đến I.Kant. Là một học giả chỉ nghiên
cứu khoa học và triết học, bận rộn với công việc giảng dạy cũng như giải thích
các thành quả nghiên cứu của mình, I.Kant ít quan tâm đến các vấn đề chính
trị, ngại đụng chạm đến chính quyền nhà nước. Nhưng ông lại có một tấm lòng
nhân đạo cao cả, có thiện cảm với quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ.
Trong suy nghĩ của nhà triết học diễn ra mâu thuẫn với các câu hỏi:
cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hai mục đích: 1) nói lên tư
tưởng khoa học, đề cao vai trò lý tính, phản ánh nguyện vọng muốn thay đổi
chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc bằng một xã hội dân chủ tư sản, đem lại
quyền lợi đích thực cho mọi công dân xã hội; 2) làm vừa lòng chính thể nhà
nước hiện tồn. Mâu thuẫn tâm lý đó chuyển thành mâu thuẫn tư tưởng và biểu
hiện một cách cụ thể trong học thuyết triết học của I.Kant, đúng như lời nhận
xét của Giáo sư Trần Đức Thảo: “Sự bất lực trong tư tưởng của Kant phản ánh
sự bất lực của giai cấp tư sản Đức nằm trong một hệ thống châu Âu đã tiến bộ
nhiều, đã hoặc đang làm cách mạng tư sản” [23, 390]. “Tư tưởng của Kant
biểu hiện những ưu khuyết điểm của cách mạng tư sản một cách đúng đắn”
[22, 419]. Dưới sự tác động của cả hai sức ép: một bên là sự cổ vũ mạnh mẽ
của các nhà khai sáng, cách mạng tư sản Pháp- những tư tưởng tiến bộ; một
bên là sức ép chính trị của chính quyền chuyên chế Phổ đương nhiệm với
chính sách trừng trị hà khắc đối với những học giả có tư tưởng chống đối nhà
nước, I.Kant cũng đã chọn
con đường cải lương, thỏa hiệp với luận điểm: “Tôi phải dẹp bỏ nhận thức đi
10
để dành chỗ cho lòng tin và thuyết giáo điều trong siêu hình học” [15, 55] Tóm
lại, triết học I.Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng là sản phẩm tất
yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Đức đầu thế kỷ XVIII; nó phản ánh một
cách đúng đắn thực trạng xã hội Đức với những mâu thuẫn phát sinh trong
lòng xã hội đó. Đồng thời triết học I.Kant cũng là sự khai phá tiến bộ trên lĩnh
vực tư tưởng, được coi là “lý luận Đức của cuộc cách mạng tư sản Pháp”
1.2. Quan niệm về tự do trước Kant:
Trong triết học xã hội, “Tự do” với tư cách một phạm trù được quan
niệm là cái cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần
để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả năng và thiên hướng của
mình. Ý thức về tự do và vươn tới tự do chỉ có trong xã hội loài người. Toàn
bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính
bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do”
dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù
hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản
trở từ bên ngoài. Đó mới chỉ là định nghĩa tương đối và đơn giản về tự do.
Trên thực tế, tự do là một phạm trù mở, hiểu và thể hiện tự do trong đời sống
là một quá trình mâu thuẫn và có tính hai mặt. Vì thế trong lịch sử nhân loại đã
có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề này, từ Arixtốt, Êpiquya đến C.Mác, từ
phái Khắc kỷ đến chủ nghĩa Hiện sinh.
Tự do là một phạm trù lịch sử, việc nhận thức và lý giải nó gắn liền với
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chưa hình thành lý luận
riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu tranh vì tự do, tiêu biểu thời kỳ này
phải kể đến Arixtốt - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng
lực lựa chọn tự do từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người
với tư cách sinh vật xã hội, luôn biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử
phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không có nghĩa là vượt quá khuôn
khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định cái Tôi một
cách vô nguyên tắc. Nó phải dựa trên sự nhận thức về vị trí của cái Tôi giữa
những cái Khác. Trong đạo đức học, năng lực đó là “tính trung dung” - chọn
11
cái tối ưu từ nhiều cái tốt, khắc phục cả sự bất cập lẫn sự thái quá. Và, do vậy,
“trung dung” khác với “ba phải”, lưng chừng, lại càng khác với thái độ lãnh
đạm, dửng dưng trong cuộc sống [8,215]. Êpiquya cũng là một đại diện của
nền triết học Hy Lạp cổ đại, ông đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề tự
do. Theo ông, tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người
khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời
sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc,
tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường.
Và, tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ
thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái
chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất.
Cần thấy rằng, sự sụp đổ của thế giới cổ đại bởi những mâu thuẫn bên
trong và sự tấn công của các sắc tộc “man di” từ bên ngoài một phần liên quan
đến vấn đề tự do, cả trong tư tưởng lẫn trong hiện thực. Chế độ chiếm hữu nô lệ
trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã tước bỏ thiên chức làm người của
3/4 dân số, biến họ thành nô lệ, thành “công cụ biết nói” và đối xử với họ như
hàng hóa có thể trao đổi giữa các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về “công
dân” và “nô lệ” cũng được xem xét từ góc độ người tự do và người không tự
do. Nô lệ đồng nghĩa với thế giới động vật có tinh thần. Điều này giải thích vì
sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kitô giáo vào đầu Công nguyên
được xem như sự giải thoát tinh thần, như lời cảnh tỉnh về cái chết khó có thể
tránh khỏi của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của Kitô giáo là một hiện
tượng cách mạng trong sinh hoạt tôn giáo; nó là tôn giáo của người nghèo, của
quần chúng bị áp bức, là sự tuyên truyền cho lối sống bình đẳng, dân chủ,
không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ. Quá trình hợp pháp hóa Kitô
giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã hội chủ nô - nô lệ bằng
quan hệ xã hội đi dần vào quỹ đạo của xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV - đầu
thế kỷ V. Sau khi trở thành quốc giáo, Kitô giáo đòi quyền độc tôn trong sinh
hoạt tinh thần, trở thành một vương quốc với quyền uy tối thượng. Một
khi đa nguyên triết lý được thay thế bằng uy quyền tư tưởng thì tự do cũng 12
hàm chứa ý nghĩa khác trước. Khi đó, thay vì tranh luận để tìm kiếm chân lý,
các đại diện của tư tưởng Kitô giáo đòi hỏi tranh luận làm sáng tỏ những chân
lý sẵn có. Lấy Kinh thánh làm nền tảng, làm chân lý bất biến, tuyệt đích, các
Giáo phụ xem lý trí chỉ là kẻ phụng sự đức tin. Lactantius còn đưa ra lời
khuyên nên quàng vào cổ của lý trí một cái ách để định hướng nó. Tự do được
giải thích theo quan điểm thần trí học (Theosophy), nhận thức và hành động tự
do gắn liền với nhận thức về sự sáng tạo bởi chúa Trời. Đại diện tiêu biểu cho
triết học Kitô giáo là Ôâguýtxtanh ở thời kỳ Giáo phụ và Tômát Đacanh trong
triết học kinh viện. Theo thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên
chúa, nên tự do cũng là món quà mà Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh
thần được coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị
biến thành nô lệ thì sự nô lệ thân xác vẫn không ngăn cản ý chí tự do. Tômát
Đacanh cho rằng, tự do với tư cách một giá trị là sự giải thoát khỏi những ràng
buộc của thế giới trần tục để vươn tới nơi sâu thẳm. Nhưng quan niệm như thế
là sự đánh tráo tự do, thủ tiêu tự do hiện thực, biện minh cho tự do ảo tưởng,
phi hiện thực. Phục hưng là sự kết thúc đầy ý nghĩa lịch sử trung đại và cũng là
sự chấm dứt cách hiểu theo lối Kitô giáo về tự do, chỉ còn giữ lại tính hình
thức của nó, nghĩa là xem tự do như món quà kỳ diệu mà Chúa ban cho con
người. Song, con người tự do trước hết là tự do trong sự lựa chọn phương thức
sống và tín ngưỡng. Thời đại Phục hưng là thời đại chuyển tiếp từ chế độ
phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, tính chuyển tiếp này trong tư duy được thể
hiện ra ở cuộc đấu tranh chống thần quyền và những tín điều bảo thủ, thuyết
Thần là trung tâm được thay bằng thuyết Con người là trung tâm, chủ nghĩa
thầy tu khổ hạnh được thay bằng chủ nghĩa hạnh phúc, thuyết định mệnh được
thay bằng thuyết tự do cá nhân.
Đến thời kỳ cận đại, tự do càng được các nhà triết học chú trọng nhiều
hơn , tiêu biểu có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như Thomas Hobbes, John
Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau. Đối với Hobbes, con người sinh ra là tự do,
bình đẳng, theo ông có tự do trong trạng thái tự nhiên và tự do trong
trạng thái nhà nước Trong trạng thái tự nhiên, con người luôn cảm thấy bị đe
13
dọa, không được an toàn, luôn cảm thấy bất an. Mặc dù con người được tự do
làm điều gì đó mà mình thích, nhưng sự tự do đó luôn bị đe dọa bởi những
người khác. Ông viết: “Trong xã hội không có pháp luật, cuộc sống của con
người, sẽ trở nên “đơn độc, nghèo nàn, thô tục, hung ác và ngắn ngủi” [3,
tr.441]. Còn với Locke , ông quan niệm trạng thái tự nhiên không phải là trạng
thái lộn xộn. Trạng thái tự nhiên “có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi
người phải tuân thủ; và lý trí - vốn là luật này - huấn thị cho toàn thể loài người
- những người có ý chí riêng cũng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều phải bình
đẳng và độc lập với nhau. Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức
khoẻ, tự do, hay tài sản của người khác” [3, tr.35-36]. Con người sống trong
một trạng thái tự nhiên là sống trong trạng thái tự do. Trong trạng thái tự
nhiên, sự tự do của con người là tuyệt đối, mọi người đều có “quyền bình đẳng
tự nhiên”; ai cũng có quyền ước muốn bất kỳ điều gì, có quyền với bất kỳ điều
gì. Còn đối vơi Montesquieu, ông cho rằng tự do là sự yên tâm của mỗi người
khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với
việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở đây là việc áp dụng
luật pháp). của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân
có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở
đây là việc áp dụng luật pháp). Tự do được là một quyền lợi tối cao của công
dân. Nếu như quyền lực chỉ nằm trong tay một người và được áp chế một
chiều từ trên xuống thì không thể có tự do.Còn về phần J.J.Rousseau, ông cho
rằng tự do tự nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực của cá nhân;
còn “quyền tự do dân sự” có “giới hạn rộng rãi, là ý chí chung của nhiều
người. khi bàn về “tự do”, Rousseau không thiên về luận giải ý nghĩa triết học
của khái niệm ấy, mà luận giải chủ yếu từ ba phương diện: tự do tự nhiên, bẩm
sinh vốn có, là cái mà người ta về sau đã phải “hy sinh” để có được tự do dân
sự và tự do luân lý. Để đạt được tự do dân sự và tự do luân lý, con người phải
tuân thủ ý chí chung, ý chí tối thượng. Điểm nổi bật trong quan niệm về tự do
của Rousseau là tư tưởng chống lại mọi hình thức nô lệ, đồng thời khẳng định
14
vai trò hết sức quan trọng của bình đẳng, với tư cách là điều kiện tiên quyết để
có được tự do như là quyền cơ bản, bất khả xâm phạm của con người.
Từ đó ta thấy được quan niệm về tự do trước Kant vẫn là tự do mà phần
nhiều hướng đến tự nhiên, vẫn hướng đến tự do không theo một nguyên tắc
nào mà chỉ do theo chính bản thân con người hoặc có theo những quy tắc
thống nhất thì nó cũng mới là bước đầu xây dựng .
1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant
Từ trước đến nay, vấn đề con người được đặt ra và nghiên cứu trong
triết học từ rất sớm trước Kant. Chẳng hạn, Protagore khẳng định: "Con người
là thước đo của mọi vật". Socrate đưa ra mệnh đề nổi tiếng: "Con người hãy tự
nhận thức chính mình". Aristote cho rằng, "con người là động vật chính trị".
Các nhà triết học kiêm thần học thời trung cổ coi con người như là sản phẩm
của Thượng đế, còn đời sống của nó là sự thực hiện mệnh trời. Các nhà khai
sáng Pháp xem con người như là giá trị cao nhất sáng tạo ra tất cả mọi giá trị
văn hoá trên trái đất, là thực thể có lý tính của vũ trụ mà tất cả phải xuất phát
từ đó và quay về đó. Khi tiếp thu những thành quả nghiên cứu về con người
của các nhà triết học tiền bối, Kant đã nhận ra rằng, vấn đề con người trong
siêu hình học cũ mới chỉ dừng lại ở mức độ chung . Kế thừa những quan điểm
triết học tiền bối về con người và những ý tưởng nhân đạo trong huyền thọai
và cả trong Kinh thánh, bằng những hiểu biết của mình, Kant đã thực sự định
hình một hướng mới trong nghiên cứu triết học - triết học nhân học.
Về lĩnh vực nhận thức con người, khi nghiên cứu triết học I. Kant, người
ta cũng có thể thấy rất rõ thái độ trân trọng của ông đối với con người và lý trí
con người. Chỉ có điều, là một nhà triết học độc đáo nên việc đề cao con người
ở I. Kant cũng rất khác biệt so với các nhà tư tưởng khác. Theo I. Kant, "thế
giới vật tự nó" là thế giới dành cho cảm giác. Do vậy, thế giới đó đóng kín đối
với lý tính và đối với khoa học. Tuy thế, theo cách giải thích của I. Kant, đối
với "thế giới vật tự nó", con người không phải là tuyệt nhiên không thể vươn
tới được. Bởi lẽ, con người, trong quan niệm của I. Kant, luôn sống trong cả
15
hai thế giới - thế giới mà cảm giác có thể đạt tới và thế giới mà trí tuệ có thể
đạt tới (còn gọi là thế giới khả giác và thế giới khả niệm).
Thế giới mà cảm giác có thể đạt tới, theo I. Kant, đó là giới tự nhiên.
Còn thế giới mà trí tuệ đạt tới - đó là thế giới của tự do. Tự do là khả năng tiên
nghiệm đặc biệt cho phép giác tính con người hoạt động độc lập với các quy
luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện tượng luận, nó tồn tại một cách
tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận. Trong biên giới của tự do, hành động
và hành vi của con người không bị chi phối bởi lý tính lý luận mà bị chi phối
bởi tính thực tiễn. Lý tính được gọi là thực tiễn, theo I. Kant, là lý tính mà ý
nghĩa chủ yếu của nó là điều chỉnh hành vi con người. Động lực của lý tính
thực tiễn không phải là tư duy, mà là ý chí của con người. I. Kant gọi ý chí của
con người là vương quốc của sự tự trị. ở đây, ý chí của con người được quy
định không phải bởi các nguyên nhân bên ngoài, tức là những nguyên nhân
thuộc về tính tất yếu của giới tự nhiên hoặc những nguyên nhân thuộc về
Thượng đế. Theo I. Kant, ý chí của con người được quy định bởi những quy
luật, luật lệ vốn có của riêng nó. Đó là những quy luật, luật lệ mà ý chí tự đặt
ra cho bản thân mình.
Như đã nói ở trên, chính I. Kant chứ không phải ai khác, là người đầu
tiên đã đề xuất và "bảo vệ một cách quyết liệt nhất" việc phân chia nhân học
thành một khoa học độc lập. Trong so sánh với các lĩnh vực tri thức đã được
xác lập, I. Kant coi nhân học, mà trước hết là nhân học triết học (philosophical
anthropology) là một ngành có đối tượng riêng của mình, có phương thức
nghiên cứu riêng của mình. Theo P.S. Gurevich, “nhà nghiên cứu sâu sắc hơn
cả trong tư tưởng Nga hiện đại về vấn đề con người”[27], thì "I. Kant là người
đầu tiên của nền triết học châu Âu khẳng định rằng, con người là một thực thể
độc nhất vô nhị có khả năng suy tư một cách riêng biệt và độc đáo. Con người
- là khách thể bí ẩn và hấp dẫn tột cùng của sự tư biện triết học. Để khám phá
bí ẩn của con người, cần phải có những công cụ không tầm thường và độc lập.
Trong ý nghĩa đó, nhân học triết học đối lập với khu vực tri thức triết học
truyền thống - bản thể luận (học thuyết về tồn tại), logic học, lý
luận nhận thức, 16
lịch sử triết học, đạo đức học, thầm mỹ học, triết học tự nhiên, triết học xã hội,
triết học lịch sử”.[ 27]
Tư tưởng đề cao tính đặc thù của con người, coi con người là một thực
thể bí ẩn, độc nhất vô nhị, vượt ra ngoài khả năng khám phá của các công cụ
nhận thức truyền thống, kể cả bản thể luận và nhận thức luận, kể cả logic học,
đạo đức học và thẩm mỹ học, kể cả triết học tự nhiên, triết học xã hội và triết
học lịch sử… là một tư tưởng rất độc đáo, trước I. Kant chưa từng được phát
biểu một cách tường minh trong kho tàng tri thức nhân loại (Diogiene và
Socrate tuy dường như cũng có nói đến sự bí ẩn của đời sống con người, song
các ông hướng tới khám phá sự bí ẩn đó bằng các công cụ duy lý của tư duy
trừu tượng). Với I. Kant, tính bí ẩn và độc nhất vô nhị của sự tồn tại người
được khẳng định là vượt ra ngoài khuôn khổ của nhận thức duy lý; bởi vậy,
nhận thức con người là nhằm luận giải những hiện tượng cá nhân đầy bản sắc,
những hành vi và hoạt động phức tạp của con người trong các thiết chế xã hội
đã từng tồn tại trong lịch sử. Tư tưởng này về sau được S.Kierkegaard, F.
Dostoievski, M. Heidegger, H. Rickert, M. Scheler, J. Sartre cùng một số nhà
triết học hiện sinh khác khai thác và phát triển thêm làm lộ ra rõ hơn tính hợp
lý của nó. Với sự ứng dụng ngày càng sâu hơn của thông diễn học
(heurmernetics), tư tưởng này càng được thể hiện và được chứng minh là một
hướng đi rất chủ yếu trong nhận thức con người với tất cả tính phức tạp của đối
tượng này - con người, một thực thể vừa sinh học vừa xã hội, vừa cá nhân vừa
tộc loại,vừa vật chất trần tục vừa tinh thần thiêng liêng…
Vấn đề là ở chỗ, với I. Kant, nhận thức con người cũng có nghĩa là nhận thức
thế giới; chỉ có thông qua con người, các vấn đề của nhận thức thế giới mới
được giải quyết. I. Kant viết: "Mục tiêu của tất cả những thành tựu văn hoá mà
con người học được là ứng dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã thu
nhận được vào thế giới. Nhưng đối tượng quan trọng nhất trong thế giới mà
những tri thức này có thể ứng dụng được - đó là con người, chừng nào con
người còn là mục đích tự thân cuối cùng"[28] . Khi xác định nhiệm vụ cho triết
học, I.
17
Trong toàn bộ triết học của Kant , các tác phẩm của ông chủ yếu trả lời
ba câu hỏi lớn
1. Tôi có thể biết được điều gì ? câu hỏi này được trả lời trong tác
phẩm Phê phán lý tính thuần túy
2. Tôi cần phải làm gì ? Câu hỏi này được trả lời trong tác phẩm Phê
phán lý tính thực tiễn
3. Tôi có thể hy vọng vào cái gì ? Ông trả lời câu hỏi này trong tác
phẩm Phê phán khả năng phán đoán
Trả lời ba câu hỏi trên nhằm lý giải cho vấn đề cơ bản nhất trong triết học :
Con người là gì ?
Kant cho rằng con người bao gồm thân xác và lý tính. Thân xác con
người thuộc về thế giới hiện tượng , còn lý tính là năng lực tinh thần tiên
nghiệm thuộc về thế giới vật tự nó . Bản thân lý tính cũng được phân đôi thành
lý tính lý luận ( lý tính thuần túy ) và lý tính thực tiễn .
Lý tính lý luận là năng lực tinh thần tiên nghiệm thể hiện ở khả năng
nhận thức của con người . Nhờ năng lực tinh thần tiên nghiệm :cảm năng , trí
năng , lý năng , vối những công cụ nhận thức tiên thiên , con người có được tri
thức về đối tượng .
Lý tính thực tiễn là năng lực tinh thần giúp ra lệnh cho con người hành
động trong quan hệ của con người với thế giới. Lý tính thực tiễn là khả năng
tiên thiên, sẵn có ngang nhau ở tất cả mọi người .
Theo Kant, con người có lương tri, lương tâm, ý thức đạo dức là do con
người hành động theo sự chỉ dẫn của lý tính thực tiễn. Hành động này của con
người không phụ thuộc vào cái gì bên ngoài mà chỉ theo sự “lệnh bảo” của lý
tính thực tiễn phụ thuộc và chính mình. Trong quan niệm của Kant , ý thức đạo
đức là cái hoàn toàn dựa tren lý tính , chứ không phải dựa trên tình cảm và
những toan tính dục vọng và tư lợi .
Lý tính, hơn nữa lý tính thực tiễn là nguồn gốc sinh ra các nguyên lý và
chuẩn mực đạo đức. Và hành động của con người được coi là hành động đạo
đức khi làm theo yêu cầu của lý trí, cái mà Kant gọi là "mệnh lệnh tuyệt đối”.
18
Ông gọi là mệnh lệnh tuyệt đối để phân biệt với Mệnh lệnh giả thiết- là mệnh
lệnh được thực hiện vì một mục đích, một quyền lợi có tính nhân quả nào đấy.
Nói tóm lại mệnh lệnh giả thiết là mệnh lệnh khuyến khích hoặc ngăn chặn các
hành vi đạo đức của con người một cách có điều kiện. Còn mệnh lệnh tuyệt đối
là mệnh lệnh xuất phát từ tiếng gọi của lương tri con người, nó tiêm ân trong
trái tim, khối óc, mang tính phổ quát tất yếu. Mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện khá
năng tự chủ của con người, khả năng tự do ý chí mà không vụ lợi, không tính
toán thiệt hơn.
Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung, đòi hỏi mọi
người trong xã hội phải thực hiện.
Trong cách nhìn của Kant thì hành động của con người cũng bị phân
thành hai. Con người hành động theo sự chỉ đạo của lý tính thuần tuý là hành
động mất tự do vì lệ thuộc vào mục đích của chủ thể, đó là hành động không
đưa tới hạnh phúc và đạo đức chân chính. Hành động của con người theo sự
lệnh truyền của lý tính thực tiễn là hành động không lệ thuộc, con người trở
thành tự do và hành động đó là hành động đạo đức : “con người chỉ có thể hy
vọng vươn tới cái Thiện đích thực, cái Thiện tự nó khi hướng hoạt động, hành
động của mình theo sự mách bảo của lý tính thực tiễn”.[13]
Và “Như thế, trong lúc Kant giới hạn lý tính thuần tuý lý thuyết bằng
cách giảm bớt sự lạm quyền của truyền thống siêu hình học cổ điển, ông đã
nâng cao chức vị cũng như lĩnh vực của đạo đức học, có nghĩa là lý tính trong
ý nghĩa đích thực của nó phải là một lý tính tự khởi và sáng tạo trong hành
động như một thiên phú của con người: không phải lý tính thuần tuý lý thuyết)
mà chính là lý tính thực hành mới là người ban bố luật lệ thật sự cho hành
động của con người”[13]. Như vậy theo Kant, tri thức, học vấn không phải là
cái giúp cho ta thành người, tri thức khoa học là cái không giúp gì cho con
người trong việc phán xét sự thiện ác của hành vi, Hay nói cách khác con
người chính là con người không phải vì nó là thực thể biết suy nghĩ mà ngược
lại con người có thể suy nghĩ được và luôn suy nghĩ bởi vì nó là con người.
Kant khẳng định sự độc lập của nhân cách đạo đức đối với học thức và giáo 19
dục bởi vì lý tính đạo đức không phải là cái có thể học được ở người khác hay
có thể làm cho người khác , nó là khả năng tiên thiên có sẵn ở mọi người , nó
đọc lập vối hoạt động tri thức , hoạt động nhận thức của con người .
Con người khi sống trong thế giới hiện thực luôn bị chi phối bởi các quy
luật nhân quả , tất yếu nên con người chỉ có tự do theo nghĩa tương đối. Nhưng
về mặt bản chất con người là một thực thể tự do, vì vậy tinh thần và lý tính con
người luôn hướng tới tự do theo nghĩa tuyệt đối. Kant cho rằng con người hoàn
toàn có thể hy vọng đạt được điều đó nhờ vào năng lực năng lực phán đoán
tiên thiên. Khả năng phán đoán là cầu nối đưa con người đến với tự do, dù đó
là tự do tinh thần. Tinh thần tự do đó chính là tự do trong khả năng phán đoán
thẩm mỹ, nghĩa là tự do xác định, cảm nhận cái đẹp , tự do sáng tạo nghệ thuật,
tự do tưởng tượng và tự do tín ngưỡng . Như vậy , con người có quyền hy
vọng rằng , bên ngoài thế giới mà nó đang sống còn tồn tại một thế giới ở đó
con người sẽ có tự do theo nghĩa chân chính của từ này. Vấn đề này được Kant
giải quyết trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán .
Có thể thấy về mặt phương pháp, Kant đã bắt đầu một cách nhìn khác về
chất so với các nhà triết học trước ông, nhìn bất luận đối tượng nào cũng thành
hai.Và từ cách nhìn ấy, Kant là người đã đặt ra. cho lý tính con người một giới
hạn nhận thức. Nhưng cách nhìn ấy của ông cũng mới chỉ là bắt đầu và hạn chế
của Kant là đã đặt giữa Vật tự nó và Hiện tượng luận một hố sâu ngăn cách
không thể vượt qua.Trong triết học, Kant là người chấm dứt cho phương thức
tư duy cũ và mở đầu cho phương thức tư duy mới, nhưng ông không tránh khỏi
phương pháp tư duy siêu hình. Trong cách nhìn của Kant, bất luận sự vật nào
cũng bao gồm hai mặt, nhưng là hai mặt biệt lập nhau, giữa chúng có một hố
sâu không thể vượt qua. Vì thế dẫn đến quan niệm bất khả trị cho rằng Vật tư
nó không thể nhận thức được. Vật tư nó không phải là lĩnh vực của tri thức mà
đó là lĩnh vực của đức tín thông qua lý tính thực tiễn.
Phương thức tư duy của Kant đã dẫn đến cái nhìn phi lịch sử về con
người và xã hội . Kant nhìn con người như là cái đã xong, đã sẵn vì bản chất
con người là tiên thiên, tự do con người là có sẵn , giữa con người và xã hội cô
20
lập, tĩnh lại. Tuy nhiên , quan điểm duy tâm tiên thiên của kant về tự do, đạo
đức mang nhiều yếu tố đạo đức nhân đạo sâu sắc, đối lập với các quan điểm
ích kỷ, thực dụng một cách hẹp hòi.
1.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Kant
Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Konigberg, trong
một gia đình thợ thủ công không mấy giàu có, gốc Scotland tại Koniberg - một
thành phố thuộc vùng đông bắc nước Phổ, nay là Kaleningnad. Năm 1740,
I.Kant học triết tại trường Đại học tổng hợp Konigsberg. Tại đây, Kant có dịp
làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nội tiếng
đương thời như Niuton, Đề các tơ, Lép nít, Wolff và tư tưởng chính trị của các
nhà khai sáng Pháp. Ông nghiên cứu kỹ năng và các hệ thống triết học của tiền
nhân. Ông đặc biệt quan tâm tới các nhà triết học Anh như Lốccơ và Hium.
Ông tìm hiểu hệ thống triết học Lép nít và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của
Vônphơ . Những tư tưởng của các triết gia này có ảnh hưởng sâu sắc trong hệ
thống của triết học của ông sau này.
Năm 1746 Kant tốt nghiệp loại xuất sắc với luận văn: “Những suy nghĩ
về sự đánh giá đúng đắn của lực sống”. Trong đó, ông đã trình bày nguyên tắc
sống của mình : “ Đối với chúng ta điều đáng quý nhất không phải là đi theo
lối mòn đã có , mà phải biết đi theo con đường mà loài người cần đi” [19,24].
Suốt đời I.Kant đã sống theo nguyên tắc đó và ông đã khá thành công trong sự
nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, Kant phải làm gia sư cho các gia đình quý
tộc ở ngoại ô 10 năm . Đây là khoảng thời gian quý giá để ông tích lũy kiến
thức cho sự nghiệp khoa học sau này.
Sau tốt nghiệp, trong vòng 10 năm Kant đã làm gia sư tại nhà. Việc làm
này đã tạo điều kiện vật chất cho Kant tiến hành nghiên cứu triết học. Năm
1755, Kant bảo vệ thành công luận án về các nguyên tắc của nhận thức siêu
hình học và đã nhận được danh hiệu phó giáo sư. Nhưng phải đến năm 1770 ,
khi đã 46 tuổi , Kant mới được bổ nhiệm làm giáo sư logic học và siêu hình
học của trường Đại học Tổng hợp Konisgberg. Ở thời kì này , ông đã hoàn
thành các tác phẩm triết học cơ bản trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Kant
21
đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc . Đầu tiên
triết học của ông gắn với khoa học tự nhiên và sau đó càng ngày càng quan
tâm tới những vấn đề con người, tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến
đó là Phê phán lý tính thuần túy.
Năm 1797 Kant về nghỉ hưu để có thời gian dành cho việc hoàn thành
các dự án khoa học của mình. Trong sự nghiệp khoa học, Kant là người gặt hái
nhiều thành công: năm 1786 ông được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa
học Hoàng gia Phổ tại Béclin; năm 1794, ông trở thành Viện sỹ danh dự Viện
hàn lâm Khoa học Saint Peterburg; năm 1798 cả hai Viện hàn lâm khoa học
Italia và Paris đều bầu ông làm viện sỹ của mình.
Ngày 12 tháng 2 năm 1804, Kant trút hơi thở cuối cùng với nụ cười trên
môi và câu nói “Thế là tốt rồi” ông mất ở tuổi 80 khi đang viết dở tác phẩm
khác.
Mặc dù ông ra đi nhưng ông đã để lại cho thế giới công trình tác phẩm
đồ sộ với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như : Phê phán lý tính thuần túy
(1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán
(1790),… ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm triết học khác có giá trị quan
trọng trong sự nghiệp phát triển của nền triết học thế giới nói chung.
Triết học Kant được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ tiền phê phán và thời
kỳ phê phán :
Thời kỳ tiền phê phán (1745-1769), Kant chủ yếu nghiên cứu vấn đề
toán học, cơ học, thiên văn học. Bên cạnh những quan niệm duy vật thời kỳ
này tư tưởng của ông còn xuất hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết
vấn đề triết học. Lối thoát cho sự bế tắc này được ông giải quyết trong “thời kỳ
phê phán”
Thời kỳ phê phán (1770-1804) nếu trước đây ông lại cho rằng con người
không nhận thức được thế giới, thì bây giờ ông lại cho rằng con người không
nhận thức được thế giới – bất khả chi, trước đây ông đề cao trí tuệ thì nay ông
lại đề cao tín ngưỡng. Kant phủ nhận khả năng nhận thức bản chất sự sống,
ông cho rằng thực thể và tinh thần, hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực hoàn
22
toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau. Từ đó, Kant hoài nghi khả năng
nhận thức thế giới nói chung của con người. Với phương châm ,thời đại chúng
ta là thời đại phê phán đích thực mà mọi thứ đều phải phục tùng, Kant đề ra
nhiệm vụ cho triết học của mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt
ngược lại một số vấn đề mà môn khoa học này tưởng như đã giải quyết xong,
Kant tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc
đời ông đặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới .
23
Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do
2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do
Immanuel Kant là đại diện tiêu biểu của nền triết học phương Tây cận
đại , trong một bài tiểu luận có tiêu đề Lý thuyết và Thực hành, Kant đưa ra
một cái nhìn tổng quan về lý thuyết chính trị của mình. Khi một nhà nước dân
sự đã được thành lập để bảo đảm các quyền của chúng tôi, ông nói : “Không ai
có thể ép buộc tôi hạnh phúc theo quan niệm của anh ấy về phúc lợi của người
khác, vì mỗi người có thể tìm kiếm hạnh phúc của mình theo bất cứ cách nào
anh ấy thấy phù hợp, miễn là anh ấy không xâm phạm quyền tự do của người
khác để theo đuổi một kết cục tương tự. có thể được hòa giải với sự tự do của
mọi người khác trong một luật khả thi chung - tức là anh ta phải đồng ý với
người khác quyền như anh ta thích.”. Ông tán thành luật tự do bình đẳng, rằng
mọi người nên có quyền tự do tối đa để theo đuổi hạnh phúc phù hợp với tự do
của mọi người khác, hoặc điều mà một số người theo chủ nghĩa tự do đã gọi là
Nguyên tắc Không xâm phạm. Nguyên tắc này được áp dụng theo chính phủ,
không chỉ trong trạng thái tự nhiên.
Tự do trong triết học của Kant không có nghĩa đơn thuần như chúng ta
hiểu hằng ngày là “thích làm gì thì làm”, hoặc trạng thái có được khi không bị
kẻ khác giam cầm (thân thể). Tự do, theo Kant, là tự do của ý chí, và tự do này
là tự do trong những quy luật đạo đức và tự do thực hiện các quy luật đạo đức,
hay nói khác hơn tự do là đạo đức. Ý chí tự do là những ý chí có thể được quy
định độc lập với những xung động cảm tính, tức chỉ từ những động cơ của lý
tính.
“Tự do là một ý niệm thuần tuý siêu nghiệm”. Tự do không chứađựng
một cái gì vay mượn từ kinh nghiệm cả, và đối tượng của nó không thể mang
lại một cách xác định trong bất kì kinh nghiệm nào.
Tự do phải dựa trên ý niệm thuần tuý siêu nghiệm, như vậy, khi hoạch
định những phạm trù của tự do thì chúng ta phải chứng minh được sựđúng đắn
của ý niệm siêu nghiệm này. Tự do, là tự do của ý chí, nghĩa là khi thực hành,
ý chí không bị thúc bách bởi những xung đột của cảm năng gây ra. Ý chí nếu
24
khi thực hành mà đơn thuần còn bị những cảm năng này thúc bách thì ý chí
này bị gọi là thú tính (bản năng). Và hiển nhiên, ý chí con người vẫn là dựa
trên cảm năng nhưng nó không là ý chí cảm năng đơn thuần mà là tự do, nghĩa
là những cảm năng đó không thể bắt buộc con người phải tuân theo, trái lại,
con người có khả năng tự quyết định, độc lập với những thúc bách của cảm
năng. Tự do, với ý nghĩa này, là tự do siêu nghiệm. Nếu ý niệm tự do tự nhiên
(theo bản năng) chiếm lĩnh thì ý niệm tự do siêu nghiệm sẽ bị triệt tiêu, khi ấy,
tự do thực hành (đạo đức) cũng bị triệt tiêu.
Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí.
Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm
về mục đích đạt hạnh phúc…) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn
nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện.
Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục
tiêu tối hậu – trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”.
Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là
quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh
nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc
lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là
sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm. Thực hành (đạo đức) là tất cả
những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường
nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc…)
thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của
giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là
mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu – trả lời cho câu
hỏi “Tôi phải làm gì?”.
Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là
quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh
nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc
lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là
sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm
25
2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu
Kant gọi những quy luật của sự vật đang tồn tại là những “quy luật của
Tự nhiên”, còn gọi những quy luật của “Cái Phải” là “những quy luật của Tự
do” . Nghe thì có thấy đây là hai quy luật nghịch lý vì ta thường quen hình
dung rằng đã là quy luật thì còn gì là tự do! Kant thì cho rằng chính trong yêu
sách về cái Phải là, ta mới nhận ra sự tự do đích thực. Vậy, tất cả tùy thuộc vào
việc hiểu “Tự do” như thế nào, và có thể nói, cách hiểu về tự do của Kant là
chìa khóa để hiểu đạo đức học của ông, thậm chí, để hiểu toàn bộ triết học
Kant.
Kant đã đưa ra một định nghĩa về Tự do: “Tự do theo nghĩa thực hành là sự
độc lập của ý chí trước sự cưỡng chế do các xung động của cảm năng gây ra
[…] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra,
nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện
tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta
không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những
nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự
nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường
nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện”
Rõ ràng mô hình về Tự do ý chí không thể tương hợp với nguyên tắc nhân quả,
tức với nguyên tắc rằng tất cả những gì xảy ra đều “ở trong trình tự thời gian
[trước/sau] theo những định luật thường nghiệm”. Trong khuôn khổ đó, không
có chỗ cho Tự do ý chí. Như thế, quan niệm về Tự do thực hành phải tiền giả
định một khả thể khác về nguyên tắc: khả thể của một nguyên nhân mà bản
thân không phải là kết quả của một nguyên nhân thường nghiệm. Kant gọi khả
thể này là “sự Tự do siêu nghiệm” (transzendentale Freiheit).
Ta biết rằng đây vốn là một vấn đề thuộc vũ trụ luận cổ truyền. Năng lực
“hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi những sự kiện” là điều mà lý tính phải
tất yếu lấy làm định đề khi suy tưởng về vũ trụ xét như cái toàn bộ. Nếu lý tính
dựa theo nguyên tắc nhân quả sẽ tạo ra một trong các Nghịch lý (Antinomie)
làm cho khả thể của một môn Siêu hình học thuần lý trở nên khả
nghi. Nghịch 26
lý ấy như sau : Chính đề: tính nhân quả theo những định luật của Tự nhiên
không phải là cái duy nhất để từ đó giải thích được những hiện tượng trong thế
giới. Tất yếu phải giả định thêm một tính nhân quả từ Tự do để giải thích
những hiện tượng này.
Phản đề: không có Tự do, trái lại, tất cả những gì xảy ra trong thế giới đều chỉ
tuân theo những định luật của Tự nhiên.
Cả hai lập trường đều có lý lẽ vững chắc: nếu không có nguyên nhân đầu tiên,
tự do ắt chuỗi nguyên nhân sẽ đi đến vô tận, khiến mọi việc diễn ra đều không
có một “nguyên nhân được xác định một cách đủ tiên nghiệm” vốn là đòi hỏi
của bản thân nguyên tắc nhân quả. Nhưng ngược lại, nếu cho phép tồn tại sự
Tự do siêu nghiệm dù chỉ trong một trường hợp duy nhất thì cũng tức là phá
hủy giá trị hiệu lực của nguyên tắc nhân quả và qua đó, đe dọa đến khả thể của
khoa học nói chung. Vậy có thể thấy Tự nhiên và Tự do siêu nghiệm khác
nhau như giữa tính hợp quy luật và tính vô quy luật
Theo Kant, lối thoát duy nhất ra khỏi thế lưỡng nan này là phải quay lại với sự
phân biệt giữa Vật-tự thân và hiện tượng. “Nếu những hiện tượng đều là Vật-tự
thân cả thì Tự do là không thể cứu vãn được” , vì nguyên tắc nhân quả có giá trị
trong thế giới hiện tượng một cách không có ngoại lệ. Song, chí ít vẫn còn có một
khả năng để suy tưởng rằng sự Tự do siêu nghiệm – đơn thuần như một “vật-tư
tưởng" [sản phẩm của đầu óc] – vẫn thuộc về thế giới của những Vật-tự thân, thế
thì ta không vấp phải sự tự-mâu thuẫn. Cách giải quyết hết sức khó khăn đối với
Nghịch lý trên đây khi cho rằng cả chính đề lẫn phản đề đều “có thể cùng đúng”
xét trên hai bình diện khác nhau được Kant cố gắng áp dụng vào lĩnh vực thực
hành: tính cách lưỡng diện của chủ thể trong hành vi tự do. Ông định nghĩa một
cách khá rắc rối rằng: cái gì nơi một đối tượng của giác quan mà bản thân không
phải là hiện tượng thì gọi là “khả niệm” (intelligible) [khả niệm: chỉ có thể suy
tưởng chứ không thể trực quan] . Theo đó, tuy ta phải gán “tính cách thường
nghiệm” cho bất kỳ chủ thể hành động nào ở trong thế giới cảm tính, nghĩa là xét
hành vi của họ như hoàn toàn thuộc về mối quan hệ
Tự nhiên hợp quy luật, nhưng đồng thời vẫn còn có khả thể là quy cho chủ thể
27
hành động ấy một “tính cách khả niệm”, qua đó chủ thể là nguyên nhân của
những hành vi trong thế giới hiện tượng mà bản thân không phải là hiện tượng
và không phục tùng những định luật tự nhiên. Trong mô hình này, tính cách
khả niệm và tính cách thường nghiệm quan hệ với nhau giống như giữa Vật-tự
thân và hiện tượng Kant đặc biệt lưu ý rằng đây không phải là sự chứng minh
lý thuyết về sự tồn tại hiện thực của Tự do; nó chỉ nói lên khả thể để suy tưởng
về Tự do thực hành trên cơ sở giới hạn giá trị phổ quát của quy luật nhân quả
vào phạm vi thế giới hiện tượng mà thôi. Ông kết luận rằng nghịch lý này chỉ
dựa trên một ảo tượng đơn thuần, và cho thấy ít ra Tự nhiên không mâu thuẫn
gì với tính nhân quả từ “Tự do”, đó là điều duy nhất mà chúng ta đã có thể làm
được, và đó cũng là điều duy nhất chúng ta thực sự quan tâm ở đây Với kết
luận ấy trong quyển Phê phán lý tính thuần túy, Kant cho thấy: Chính sự phân
biệt giữa Vật-tự thân và hiện tượng mới làm cho ta có thể suy tưởng được về
sự Tự do thực hành.
Sự phân biệt ấy cũng là dấu hiệu cho thấy tính hữu hạn của lý tính con người,
nghĩa là sự Tự do thực hành chỉ có mặt trong khuôn khổ của một lý tính hữu
hạn, tức trong sự giằng co giữa tính chất khả niệm (chỉ đơn thuần có thể suy
tưởng) và tính chất thường nghiệm (có thể nhận thức được) của chủ thể hành
động. Nếu giả sử ta là những hữu thể thuần túy lý tính, tức chỉ hoàn toàn thuộc
về thế giới khả niệm, ắt ý chí của ta không phục tùng động cơ nào ngoài động
cơ thuần lý và ta chỉ ham muốn những gì lý tính thực hành đề ra cho ta. Song,
khổ nỗi chúng ta đồng thời là “thành viên của thế giới cảm tính”, và ý chí của
ta cũng phải phục tùng những động lực cảm tính và phản lý tính, do đó chúng
ta là hữu hạn, bất toàn, có thể phạm sai lầm; nói khác đi, chúng ta là những
hữu thể có năng lực lý tính (vernunftbegabt) chứ không phải lúc nào cũng có lý
tính (vernunftig). Chính sự giằng co và phân đôi ấy thể hiện ra trong cái Phải
là: là do con người đồng thời được xét như một mắt xích hay một thành viên
của thế giới cảm tính
Tuy nhiên, như Kant đã nói: “lý tính đi con đường của nó trong việc sử dụng
thường nghiệm và đồng thời đi con đường đặc thù của nó trong việc sử dụng
28
siêu nghiệm”. Nếu trong lĩnh vực lý thuyết, Tự do siêu nghiệm chỉ có thể được
suy tưởng chứ không thể được nhận thức, thì chính ý thức về cái Phải là làm
cho ta có thể “nhận thức” thực sự về sự Tự do thực hành, nghĩa là nhận ra
mình có năng lực “hoàn toàn tự mình” làm nguyên nhân cho một chuỗi sự kiện
thường nghiệm.
Chính trong quyển Phê phán lý tính thực hành này, để bác lại sự phê phán về
tính thiếu nhất quán khi cho rằng trong lĩnh vực thực hành, ta có thể “nhận
thức” được sự Tự do trong khi chỉ có thể “suy tưởng” về nó trong lĩnh vực lý
thuyết, Kant cho thấy sự gắn bó qua lại một cách mật thiết giữa Tự do và cái
Phải là: “Tự do” là cơ sở tồn tại của quy luật luân lý, còn quy luật luân lý là cơ
sở nhận thức về “Tự do”. Bởi nếu quy luật luân lý không được suy tưởng một
cách minh bạch từ trước thì ắt ta không bao giờ xem bản thân ta là có lý do
chính đáng để giả định một sự vật như thế như là “Tự do” (dù nó không tự mâu
thuẫn). Nhưng, nếu giả sử không có “Tự do” thì cũng tuyệt nhiên không thể
bắt gặp quy luật luân lý ở trong ta
Tóm lại, theo Kant, Tự do không thể có nếu không có cái Phải là, nhưng cái
Phải là phải lấy Tự do làm cơ sở tồn tại của nó, bởi cái Phải là sẽ vô nghĩa nếu
không có tiền đề là năng lực có thể tự do hành động. Kant viết: ai đó phán
đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì có ý thức rằng mình phải làm việc
ấy, và nhận ra sự “Tự do” nơi chính mình, – một điều mà nếu không có quy
luật luân lý ắt anh ta không bao giờ nhận ra được.
2.3. Tự do thực hành
Trong cuốn Phê phán lý tính thực hành, Kant đã xét lại khái niệm “tự do”
dưới góc độ thực hành của lý tính. Tuy nhiên, đây không phải là sự bổ sung
khiếm khuyết của cuốn Phê phán lý tính thuần tuý nhưng làm nổi bật sự liên kết
của hệ thống phê bình.[15,1].Thực vậy, với Phê bình Lý tính Thuần tuý, lý trí
mới chỉ quan niệm về tự do như một cái gì không theo luật nhân quả nhưng
không mâu thuẫn với luật ấy, tức là làm rõ tính tất yếu của tự do; còn trong Phê
bình Lý tính Thực hành, tự do được xét trong thực tại tính (reality) của nó,
và khả thể có một kinh nghiệm làm đầy ý niệm “tự do” về mặt nội dung, tức là
29
tự do là có thực. Nên, có thể nói, Phê bình Lý tính Thực hành là một luận đề về
tự do.
Với quan năng này [lý tính thuần tuý thực hành], sự tự do siêu nghiệm
từ nay cũng được xác lập vững chắc, và là sự tự do được nắm lấy theo nghĩa
tuyệt đối mà lý tính tư biện [thuần tuý lý thuyết] đã cần đến trong khi nó sử
dụng khái niệm về tính nhân quả nhằm thoát khỏi nghịch lý vốn không thể
tránh nếu lý tính tư biện muốn suy tưởng về cái vô-điều kiện trong chuỗi nối
kết nguyên nhân và kết quả.
Kant định nghĩa tự do thực hành như sau:
Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự thúc bách do
các xung động của cảm năng gây ra. […] Tự do thực hành giả định tiên quyết
rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế,
nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định
nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo
ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi
ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật
tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự
mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện.
Nếu trong lãnh vực lý trí thuần tuý, tự do siêu nghiệm chỉ có thể được
suy tưởng, chứ không được nhận thức, thì trong lãnh vực của lý trí thực hành,
Kant đề cập đến “cái phải là” như là điều thiết yếu làm cho ta có nhận thức
thực sự về sự tự do thực hành, nghĩa là con người có năng lực hoàn toàn tự
mình làm nguyên nhân cho một chuỗi sự kiện thường nghiệm.“Cái phải là”
chính là quy luật thực hành hay quy luật luân lý, đạo đức trong mỗi người. Ông
khẳng định: Ai đó phán đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì có ý thức
rằng mình phải làm việc ấy thì nhận ra sự tự do nơi chính mình – một điều mà
nếu không có quy luật luân lý ắt anh ta không bao giờ nhận ra được.
Như thế, tự do có mối liên hệ chặt chẽ với quy luật luân lý, hay quy luật
đạo đức hoặc quy luật thực hành. Thật vậy, chỉ khi có tự do, con người mới có
thể chọn lựa làm việc tốt hoặc việc xấu; mặt khác, khi thấy con người tự ý làm
30
điều lành điều ác người ta mới chứng nghiệm rằng con người là hữu thể tự do.
Một cách hàn lâm hơn, tự do là ratio essendi (cơ sở bản chất) của quy luật đạo
đức, còn quy luật đạo đức là ratio cognoscendi (cơ sở nhận thức) về tự do.
Nghĩa là, tự do đặt cơ sở hay điều kiện cho quy luật đạo đức tồn tại; trái lại, ta
chỉ có thể nhận thức về tự do khi ta ý thức về quy luật đạo đức.
Trong hệ thống triết học của Kant,ông dành vị trí trung tâm trong đạo
đức học là vươn tới sự tự do. Ông cho rằng không có đạo đức thì không có tự
do, cũng như thiếu tự do thì không thể có đạo đức. “Tự do và quy luật thực
hành tuyệt đối liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi không thể có cái này mà
không có cái kia”[8,tr.234].
Câu “không có đạo đức, sẽ không có tự do” được Kant chứng minh khá
tỉ mỉ. Ông chứng minh luật đạo đức là gì, nếu không phải là gì, nếu không phải
là bản thân tự buộc mình hành động theo lẽ phải, kể cả hành động đó có sinh
thiệt hại cho bản thân . Nhưng lại phải hành động ,vì lẽ phải dạy thế, vì bổn
phận làm người buộc phải hành động như thế. Như vậy chính quy luật đạo đức,
dưới hình thức những mệnh lệnh tuyệt đối, đã chứng nghiệm một cách tuyệt
đối chắc chắn rằng mỗi người đều tự do. Tự do chính là có thể làm hay không
làm, hành động theo mệnh lệnh của quy luật đạo đức hay hành động theo
những xúi giục của bản năng: bản thân con người được chọn làm một hữu thể
“thành phần của thế giới khả niệm” hay chọn làm sự vật của thế giới thiên
nhiên khá giác. Sự chọn này được đặt ra trước mắt một cách hiển nhiên nơi
quy luật đạo đức, nhân đó Kant viết: “Vậy chính quy luật đạo đức mà chúng ta
cũng có ý thức một cách trực tiếp thoạt khi chúng ta nêu lên những tôn chỉ của
ý chí: chính quy luật đạo đức được đặt ra trước mắt ta và dẫn ta tới quan niệm
tự do, xét như tự do được biểu tượng như một nguyên tắc quyết định cho ý chí
của ta, một nguyên tắc không bị chi phối bởi một điều kiện khả giác nào hết,
nhưng hoàn toàn độc lập đối với những điều kiện khả giác” [8, tr.234-23].
Câu trên đây của Kant rất súc tích, và ta cần hiểu tầm quan trọng của ý
nghĩa nó. Trước hết ông nói ai cũng trực tiếp nhận thấy luật đạo đức mỗi khi
quyết định về hành động của mình, ta có thể có nhiều loại hành
động và rất 31
nhiều trường hợp cho những thứ hành động đó, nhưng lý trí chỉ là một. Bởi
vậy mỗi khi chúng ta quyết định về bất cử hành động nào, ta cũng thấy quy
luật đạo đức hiện ra với hình thức tổng quát này: “Anh hãy hành động làm sao
để anh có thể ước muốn hết mọi người hành động như vậy”[3,tr.234]. Ta có ý
thức trực tiếp về quy luật đạo đức này. Kant còn quyết rằng chính quy luật đạo
đức chứng tỏ cho biết ta tự do: ta biết ta tự do, vì hành động của ta không bị
kích động bởi những sự kiện khá giác, nhưng ta quyết định một cách hoàn toàn
theo lý trí. Cái gì bị kích thích bởi những điều kiện khá giác, thì thuộc loại các
hiện tượng tất định của thiên nhiên. Còn cái gì không hành động do sức thúc
đẩy của những điều kiện khá giác, thì ta phải công nhận rằng nó đã hoạt động
như một vật tự thân: nó đã tự động. Đó là tự do.
Nhưng tự do cũng do tự nhiệm: nếu ta nhận mình là hữu thể tự do, ta có
bổn phận phải thực hành những mệnh lệnh của quy luật đạo đức. Đôi khi, ta sẽ
chữa mình, muốn lẩn trốn trách nhiệm, lấy lẽ rằng những hành vi kia bắt ta hy
sinh nhiều quá. Thế rồi ta cho rằng mình không có thể… Thử hỏi ta có lý luận
như vậy đối với người khác không hay trái lại ta nghĩ rằng họ có bổn phận thì
nhất định họ phải làm. Bởi vậy Kant viết: “Người ta quyết rằng mình có thể
làm một việc, bởi vì người ta ý thức rằng mình có bổn phận phải làm việc đó:
cũng nhân đó con người nhận thấy mình có tự do thực, vì nếu không có quy
luật đạo đức thì có lẽ con người sẽ không biết mình tự do”[8,tr.234]. Các học
giả thường diễn tả tư tưởng này của Kant một cách gọn hơn bằng câu: “Anh có
thể làm vì anh phải làm”. Khi ta lấy lý trí để nhận rằng ai cũng phải làm như
vậy vì quy luật đạo đức truyền như thế, thì chắc con người ta ai cũng buộc
mình làm.
Đến vế hai “không có đạo đức sẽ không có tự do”,tuy câu này đã được
chứng minh một cách tự bằng tất cả những gì chúng ta đã nghiên cứu về sự
khác biệt giữa lãnh vực tất định của thường nghiệm và lãnh vực tự do của lý trí
thuần túy thực hành, như Kant vẫn còn dành cho vấn đề này những suy nghĩ
thêm. Không thiếu những người chỉ tin vào giác quan. Và cũng không thiếu
triết gia như A. Comte nghĩ rằng sinh hoạt đạo đức của con người phải được
32
điều hành bằng những định luật chặt chẽ như các định luật của khoa học thực
nghiệm. Họ tỏ ra còn quá xa với lãnh vực tinh thần và sinh hoạt tự do: họ
muốn cái gì cũng phải được xác định rõ ràng và họ chỉ tin vào thực nghiệm.
Đối với Kant, chặt chẽ là điển hình của toán học, - thực nghiệm là điển hình
của vật lý học, còn sinh họat con người không có gì giống với hai phương thức
đó. Bản chất của sinh hoạt đạo đức phải là một sinh hoạt tự do mà tự do là
không bị chi phối bởi dư luận hoặc gương sáng của người khác. Tự do có
nghĩa là khi quyết định, tôi chỉ nhìn vào hình thức tuyệt đối của quy luật đạo
đức, chỉ nhìn vào lý trí thôi. Hơn nữa tự do bao giờ cũng có nghĩa là một bắt
đầu tự mình, một tự quyết, một điều phải làm (tức chưa làm, chưa có). Nhân
đỏ, quy luật đạo đức luôn mặc cái hình một mệnh lệnh, nghĩa là một lệnh
truyền phải làm điều gì.
Từ đó , ta thấy Kant nói ở ĐỊNH LÝ III “con người có lý trí phải nghĩ
đến tôn chỉ hành động của mình như là những quy luật thực hành phổ quát, và
đừng nhìn vào chất thể của những nguyên tắc điều hành ý chí, nhưng phải nhìn
vào hình thức những nguyên tắc đó”. Nhìn vào hình thức của quy luật đạo đức:
đó là cái bảo đảm cho sự tự do. Tất nhiên tự do đây không có nghĩa tầm
thường của tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do đi lại. Tự do đây có nghĩa
siêu hình học: tự do là hoàn toàn tự mình quyết định, không bị chi phối bởi tự
ái hay tự lợi, bởi tâm tình hay dư luận. Cho nên, Kant viết: “Lý trí thuần túy, tự
nó thực hành, trực tiếp ra luật cho ta. Chúng ta quan niệm ý chí phải hoàn toàn
độc lập với những điều kiện thực nghiệm, nhân đó nó được coi như ý chí thuần
túy. Ý chí thuần túy hoàn toàn quyết định theo hình thức của quy luật đạo đức:
đó là điều kiện cao nhất của tất cả các tôn chỉ hành động”[8,tr.238]. Không thể
nào nói rõ hơn về tính chất khả niệm của ý chí cũng là sự ý chỉ hoàn toàn độc
lập đối với những điều kiện của kinh nghiệm, Kant đã dùng tới chữ “ý chí
thuần túy” để nói lên sự siêu việt của nó đối với những gì là hiện tượng của
lĩnh vực tất định.
Một điểm nữa không kém quan trọng của ý chí thuần tủy, đó là tính chất
siêu nghiệm của nó. Con người ý thức rõ ràng về bản chất tự do của quy luật
33
đạo đức, tức của những quyết định đạo đức của mình, đồng thời con người ý
thức về sự hiển nhiên của quy luật đạo đức. Kant đã gọi tính chất hiển nhiên
này bằng một thành ngữ thoat nghe có vẻ mâu thuẫn: “sự kiện của lý trí”. Nói
sự kiện là nói một cái gì xảy ra và ta kinh nghiệm được thực sự. Nói lý trí là
nói lãnh vực khả niệm, vượt quá tầm kinh nghiệm của ta. Nhưng Kant không
tự mâu thuẫn mà ông đã cân nhắc nhiều trước khi dùng, và ông đã dùng nhiều
lần thành ngữ này để nói lên cái kinh nghiệm duy nhất của con người về một
thực tại khả niệm. Như vậy con người đồng thời có kinh nghiệm về hai thực
tại: kinh nghiệm rằng quy luật đạo đức có bản chất thuần túy và tính cách
mệnh lệnh, và kinh nghiệm mình tự do trong sự quyết định cũng như trong sự
thi hành những mệnh lệnh kia. Kant viết: “Có thể gọi ý thức ta có về quy luật
đạo đức nền tảng đó là một sự kiện của lý trí, bởi vì người ta không thể nào rút
nó ra từ những luận lý hoặc từ những dữ kiện nào đó của lý trí (chẳng hạn rút
từ ý thức ta có về tự do, bởi vì ý thức này thì ta không có trước ý thức về quy
luật đạo đức), nhưng nó đã tự nó đến với ta như một mệnh đề tổng hợp tiên
thiên, không dựa trên một trực giác nào, dầu là trực giác thuần túy hay trực
giác thường nghiệm”[8,tr.239]. Hoàn toàn không có trực giác tham gia vào
kinh nghiệm này, một thứ kinh nghiệm siêu hình: sự kiện của lý trí là thế. Ta
không do luận lý hay kinh nghiệm thường nghiệm mà nhận ra nó, nhưng nó đã
được ban cho ta từ nguyên thủy như một mệnh đề căn bản. Sau đó Kant lưu ý
ta đừng lộn ý nghĩa của chữ sự kiện: tuy đây là một sự kiện, nhưng là sự kiện
của lý trí, một kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm siêu hình. Ông viết: “Để
khỏi lầm lẫn khi công nhận tính chất dữ kiện của quy luật đạo đức, chúng ta
cần nhớ rằng đây không phải là một sự kiện thường nghiệm, nhưng là sự kiện
duy nhất của lý trí thuần túy”.
Có thể thấy, tư tưởng của kant về tự do là một thanh tựu nhân văn sâu
sắc của triết học phương Tây và nó chỉ có thể được coi là tự do nếu nó đi liền
với quy luật đạo đức
34
2.4. “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm toàn diện, Kant không
chỉ nhìn nhận vấn đề tự do của con người với tư cách là tự do của một cá thể
tách biệt xã hội mà nhìn nhận vấn đề đó trong mối quan hệ với lịch sử phát
triển tự do của loài người. Tư tưởng này được ông trình bày thêm trong các tác
phẩm: “Ý niệm về lịch sử phổ biến trên bình diện công dân toàn cầu” (1784);
“Dự đoán ban đầu về lịch sử loài người” (1786); “Nhân chủng học” (1789);
“Bức thông điệp cho một nền hòa bình vĩnh cửu”(1795); “Siêu hình học và các
tập tục”(1797); “Bàn về giáo dục”(1803).
Theo Kant, trong thời đại nguyên thủy do lý tính chưa phát triển nên con
người không có khả năng lựa chọn, nó đành chịu làm nô lệ cho quy luật tự
nhiên, nghĩa là phục tùng tính tất yếu một cách mù quáng. Trạng thái lịch sử
đầu tiên của tự do là chuyển từ giai đoạn yên tĩnh hòa bình sang thời đại lao
động và bất hòa với tư cách là bước chuyển tiếp đến sự hình thành xã hội.
Trong trạng thái tự do con người là chủ thể lao động, cuộc sống săn bắt hái
lượm cơ bản đã chấm dứt, loài người chuyển sang nghề trồng trọt và chăn
nuôi, chế tác công cụ lao động và các phương tiện sinh hoạt khác. Sự xuất hiện
xã hội kéo theo sự hình thành con người xã hội – đó chính là bước ngoặt lớn
trong lịch sử nhân loại. Nhưng cũng từ đó làm phát sinh nhiều mâu thuẫn xã
hội mà hạt nhân cuối cùng là tính đối kháng. I.Kant cho rằng trong giao tiếp xã
hội, con người luôn cảm thấy mình có tư chất bẩm sinh. Nhưng nếu hành động
của con người phù hợp với sự hiểu biết của nó thì tất yếu sinh ra sự phản
kháng của các cá nhân khác, và bản thân nó cũng chính là sự phản kháng. Kết
quả của sự đối kháng xã hội theo Kant chính là sự thiết lập một xã hội công
dân pháp quyền phổ biến, trong đó các thành viên có thể giành được tự do trên
cơ sở phải tôn trọng quyền tự do của người khác.
Nền tảng của vấn đề đạo đức theo Kant dựa trên tư tưởng cốt lõi: vạn vật
trong vũ trụ đều thuộc loại những hiện thực hiện tượng; chúng nhất thiết chịu
sự chi phối của những quy luật tất yếu và nhân quả. Con người, xét như một sự
vật cũng nằm trong thế giới hiện tượng này. Nhưng con người còn là một hữu
35
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do

Contenu connexe

Tendances

Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Lịch sử văn học việt nam tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam tập 3jackjohn45
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtPhan Minh Trí
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 

Tendances (20)

Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Lịch sử văn học việt nam tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam tập 3
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 

Similaire à Quan niệm của Immanuel Kant về tự do

Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docLuận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docsividocz
 
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfMan_Ebook
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheMan_Ebook
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similaire à Quan niệm của Immanuel Kant về tự do (20)

Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docLuận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
 
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAYLuận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
 
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel KantLuận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
 
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
 
Vấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại.doc
Vấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại.docVấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại.doc
Vấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại.doc
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Plus de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Dernier

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quan niệm của Immanuel Kant về tự do

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ TỰ DO Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt nghiệp Luanvantrithuc.com Tải tài liệu nhanh qua hotline 0936885877 Zalo/tele/viber dichvuluanvantrithuc@gmail.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN Khoa:Triết học Mã sinh viên : 16031924 QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ TỰ DO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Khóa luận “Quan niệm của I. Kant về tự do” là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn trong khóa luận đều là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này . Hà Nội , ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp : “ Quan niệm về tự do của Immanuel Kant” bằng tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Triết học – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô PSG.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô và bạn bè trong Khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này Em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC Phần mở đầu ............................................................................................................. 1 Phần nội dung ........................................................................................................... 6 Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự do................................... 6 1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa............................................................ 6 1.2. Quan niệm về tự do trước Kant:................................................................. 11 1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant .............. 15 1.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Kant............................................ 21 Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do ................................... 24 2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do..................................................................... 24 2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu....................... 26 2.3. Tự do thực hành............................................................................................ 29 2.4. “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao ......................................... 35 2.5. Đánh giá quan niệm về tự do của Kant ........................................................ 40 2.5.1. Giá trị của quan niệm tự do của Kant..................................................... 40 2.5.2. Hạn chế của quan niệm tự do của Kant.................................................. 42 Phần kết luận........................................................................................................... 43
  • 6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ thời cổ đại đến nay, tự do vẫn luôn là cái đích mà loài người hướng đến, con người đã trải qua các cuộc đấu tranh phá bỏ gông cùm, xiềng xích về mọi mặt để vươn mình đến với tự do theo nghĩa đầy đủ nhất. Với tư cách là một phạm trù triết học, khái niệm tự do không ngừng vận động, phát triển qua từng thời kì, gắn với quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau. Tự do là khát vọng thường trực trong mỗi con người. Tự do đã trở thành bản chất tự nhiên, bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng ao ước nó. Chính vì thế, không một con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Các cuộc kháng chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và áp bức. Tự do là một chủ đề xuất hiện sớm và được bàn luận nhiều nhất ở phương Tây, kể từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhưng có lẽ phải đến thời kỳ Khai sáng mới đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử hướng tới văn hoá, văn minh, mà còn trong nhận thức của con người. Các nhà tư tưởng thời kỳ này không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Kant chính là một trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu đó. Để cho thấy tính chất thực tại khách quan của tự do, chúng ta cần tìm hiểu những tương quan giữa tự do và các yếu tố khác như: tất yếu, các quy luật đạo đức... Từ đó, ta sẽ thấy được tự do theo Kant được quy định như thế nào, và có ý nghĩa như thế nào đối với con người. Việc Kant đưa ra quan điểm về tự do đã góp phần như thế nào trong việc phát triển con người. Đi sâu nghiên cứu quan niệm của Kant về tự do góp phần khẳng định giá trị của quan niệm triết học Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng. 1
  • 7. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thì tự do vẫn luôn là vấn đề quan trọng trong xã hội. Do sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nên nhận thức về tự do cũng ngày càng khác biệt. Ở nước ta, nhận thức về tự do cũng có sự khác nhau giữa các tầng lớp người trong xã hội, xuất hiện những quan niệm đặc biệt ở lớp trẻ về việc Việt Nam không có tự do, hay quyền tự do bị xâm phạm. Để có cái nhìn đúng về vấn đề này thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi người về tự do có ý nghĩa quan trọng. Việc trở lại nghiên cứu quan niệm của các nhà triết học trong lịch sử về vấn đề tự do sẽ giúp chúng ta có được một cơ sở lý luận cho cách hiểu về tự do. Với những lý do trên, tôi chọn: “Quan niệm của I.Kant về tự do” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Immanuel Kant là nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến nền triết học phương Tây nói chung và đặc biệt là triết học Cổ Điển Đức nói riêng. Điều này được thể hiện qua hơn 1000 luận văn chuyên đề và những tập tiểu luận được phát hành năm 2004, kỉ niệm 200 ngày qua đời của ông. 1100 người đã tham dự Hội nghị quốc tế Kant lần thứ IX tại Berlin năm 2000 . Công trình Nghiên cứu Kant (Kant-Studien) được Hans Vaihinger thành lập năm 1896 với hơn 25 luận văn mỗi năm, sau được xem là diễn đàn của Học hội Kant (Kant-Gesellschaft) tại Halle/Saale, được thành lập năm 1904 kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông. Có Viện nghiên cứu Kant (Kant-Forschungsstelle) tại đại học Mainz, một công trình tại Bonn nhằm công bố các tác phẩm của ông bằng những phương tiện điện toán cũng như Kho tư liệu Kant tại Marburg (Marburger Kant-Archiv). Cũng có một số triết gia Nhật Bản theo học thuyết của Immanuel Kant và họ cũng lập một Học hội Kant riêng. Tại thủ đô Tōkyō, trong đền Triết gia, người ta treo một bức tranh mang tên "Bốn người minh triết trên thế gian", trên đó thể hiện hình ảnh Đức Phật, Khổng Phu Tử, Sokrates và Kant. Có thể thấy từ ngày ông mất, những tư tương , quan điểm của hệ thống triết học của ông đã được rất nhiều nhà triết gia nghiên cứu lại ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : chính trị, đạo đức, pháp quyền, lịch sử ,.... Và ở Việt Nam, những vấn đề trong hệ thống triết 2
  • 8. học của Kant vẫn là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu, các triết gia . Tuy nhiên, những vấn đề , những tài liệu liên quan đến Kant không được dịch ra tiếng Việt nhiều, trong chương trình giảng dạy có đưa vào giảng dạy nhưng nó còn quá ít để tầng lớp trẻ ngày nay hứng thú và tìm hiểu. Mặc dù vậy, ở Việt Nam vẫn có rất nhiều học giả đã công bố và xuất bản chính thức các công trình nghiên cứu về triết học của Kant ở nhiều vấn đề phương diện khác nhau . Trong đó, các học giả cũng dành một phần đáng kể để luận giải về đạo đức của ông, đặc biệt khái niệm “tự do” . Cụ thể , trong cuốn I.Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức của viện Triết học , do nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1997, các tác giả không chỉ luận giải về triết học Kant , mà còn đề caapk đến những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của ông như con người và tương lai của loài người, “tự do”, “quy luật đạo đức” , “đức tin”,.. Tương tự trong Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIX – triết học Immanuin Cantơ của Nguyễn văn Huyên , do nhà sản xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1996, tác giả xungz đề cập một cách trực diện đến những khái niệm quan trọng trong đạo đức học của I, Kant như “mệnh lệnh tuyệt đối”, “tự do” . Còn trong triết học Cổ Điển Đức : những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội , do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2005, các học giả cũng không bỏ qua cơ hội để cùng nhau bàn luận về các chủ đề chính yếu trong đạo đức học của Kant , chẳng hạn như : “ bổn phận” , “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “ mệnh lệnh tuyệt đối” , “tự do”, “mục đích tự thân”, “những nguyên tắc đạo đức”, “hạnh phúc”, “đức tin” , ý nghĩa của học thuyết đạo đức của Kant, .. Tuy nhiên , theo chúng tôi , những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở chỗ luận giải một cách tản mạn về một vấn đề trong đọa đức học của Kant , chứ chưa phải là sự trình bày chặt chẽ, đầy đủ và có hệ thống ; đặc biệt , các học giả chưa khai thác triệt để “tự do”, vốn là khái niệm trọng tâm trong đạo đức học của ông, để từ đó làm rõ hơn nữa giá trị nhân văn mà học thuyết này mang lại cho xã hội loài người nói chung và cá nhân nói riêng. Riêng cuốn Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh , do nhà xuất bản Văn 3
  • 9. hóa thông tin tái bản lần thứ ba năm 2005, tác giả đã trình bày khá đầy đủ và hệ thống về đạo đức học của Kant. Tác giả cũng dành phần lớn công sức của mình để luận giải về “tự do” và “sự tự chủ” , “tự do” và đối tượng của đạo đức học ( Sự Thiện hoàn hảo), chứ chưa đi sâu vào phân tích nội hàm của khái niệm “ tự do” cũng như nguồn gốc ra đời của khái niệm này trong đạo đức học Kant. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam đã đề cập và luận giải được những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của Kant. Tuy nhiên, tôi thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu dành riêng để luận giải về “tự do” cũng như nội hàm của nó . Vì vậy , luận văn này tôi sẽ bổ sung những luận giải cũng như nội hàm giá trị mà quan niệm “tự do” của Kant mang lại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung làm rõ quan niệm của I.Kant về tự do, từ đó đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm đó. Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I.Kant về tự do. Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của quan niệm tự do của I.Kant. Thứ ba, đưa ra đánh giá về những giá trị cũng như hạn chế của quan niệm của I, Kant về tự do. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: quan niệm về tự do của I. Kant Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của quan niệm tự do của I.Kant. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng 4
  • 10. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp cơ bản sau: phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của khóa luận: Khóa luận tìm hiểu những khía cạnh của quan niệm tự do trong triết học Kant để từ đó làm sáng tỏ những giá trị đặc biệt cũng như những hạn chế ở quan niệm “tự do” của ông. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận: 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã trình bày những quan niệm về tự do của Kant ở những khía cạnh mới hơn không chỉ đơn thuần là chỉ trong mối quan hệ với đạo đức 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Bài luận có thể dung làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập về triết học cũng như quan niệm tự do của Kant 8. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương và 9 tiết 5
  • 11. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự do 1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa Triết học Kant ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nước Đức hết sức rối ren và đầy mâu thuẫn. Lịch sử châu Âu đã cho thấy, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX điều kiện kinh tế - xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa tầng lớp tư sản lên nắm quyền thống trị, quan hệ phong kiến tồn tại dai dẳng trong lịch sử đã trở nên lỗi thời. Chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp... đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử. Cách mạng công nghiệp Anh như một biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế - xã hội tư bản lúc bấy giờ, đem lại sự phát triển nhảy vọt của sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và nhịp độ sản xuất. Bên cạnh đó, các cuộc Cách mạng xã hội thế kỷ XVII – XVIII mở đường cho phát triển các tư tưởng xã hội tiến bộ, đẩy đến cuộc Cách mạng Tư sản Pháp (1789 – 1794). Hai cuộc cách mạng trên có ý nghĩa lịch sử rất lớn lao với thời đại: “Cách mạng công nghiệp Anh khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới, cách mạng Tư sản Pháp thể hiện khả năng cải tạo thế giới, làm rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh công nghiệp” [12, 8]. Với ý nghĩa lịch sử lớn lao, hai cuộc cách mạng đó đã có những ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng ở các nước châu Âu, chấm dứt sự thống trị của chế độ phong kiến hàng nghìn năm gắn liền với hệ thống thần quyền và giáo luật khắt khe, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản ra đời đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử, tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Bước chuyển đó đã đem lại cho châu Âu một diện mạo mới với những thành tựu khổng lồ về kinh tế - xã hội và văn hóa nhân loại đã đạt được trong thời kỳ 6
  • 12. bình minh đầy tính cách mạng của chủ nghĩa tư bản. Đó là những tiền đề quan trọng thúc đẩy khoa học nói chung và triết học nói riêng phát triển. Đặc biệt đối với triết học, sự chuyển biến được thể hiện rõ. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, hệ thống thần học như một chiếc áo khoác lên, che đậy cho chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa kinh viện giáo điều với những lý luận hoàn toàn hướng con người tới một thế giới ảo tưởng, xa rời hiện thực cuộc sống đã bị cởi bỏ, thay thế bởi chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy lý. Triết học thâm nhập khám phá cuộc sống, tìm hiểu những bí ẩn trong lý tính của con người. Các nhà tư tưởng tư sản trả lại cho con người những quyền mà hệ tư tưởng phong kiến đang phủ nhận: quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc. Con người phải vươn tới trí tuệ tự do và đích thực. Trong thời kỳ đó, nếu nước Anh nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặtcông nghiệp mà trở thành quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, nước Pháp nhờ Cách mạng Tư sản 1789, giai cấp tư bản đã tiêu diệt chế độ phong kiến, đang tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, cả châu Âu đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, nhưng trái lại nước Đức vẫn triền miên trong giấc ngủ Đông – vẫn còn là một nước phong kiến lạc hậu, với chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền, bị phân hóa cả về kinh tế lẫn chính trị. Triết học I.Kant đã ra đời trong hoàn cảnh đó, một nước Đức hết sức phức tạp và đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa. Sau khi thất bại trong chiến tranh nông dân (1525), thế kỷ XVII, nước Đức lại trải qua cuộc chiến tranh 30 năm kéo theo hậu quả nghiêm trọng là sự tàn phá ghê gớm, nặng nề cả về con người và của cải. Xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, phát triển trì trệ so với các nước Tây Âu xung quanh. Tập đoàn phong kiến Đức đang thống trị độc đoán và ngoan cố. Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực tế đất nước còn phân thành nhiều tiểu vương quốc tách biệt nhau với hàng trăm cát cứ phong kiến. Đứng đầu mỗi cát cứ là một chúa đất có quyền lực vô hạn đối với thần dân của mình. Trong mỗi lãnh địa đều có quân đội, cảnh sát, tiền tệ và thuế quan riêng. Sự phân tán về kinh tế, 7
  • 13. chính trị cùng với sự bảo thủ độc đoán của triều đình Phổ là lực cản lớn của nước Đức trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế: nền kinh tế thị trường bị ràng buộc bởi quan hệ kinh tế sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự tập trung ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, chế độ phường hội, chúa đất, sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều cát cứ nhỏ bé với các thể chế chính trị phản động…đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm tăng thêm mức độ lạc hậu của nước Đức so với các nước phát triển tư bản chủ nghĩa. Năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn, cùng cực. Toàn cảnh nền kinh tế nước Đức lúc bấy giờ hết sức manh mún, trì trệ và phân tán. Về chính trị: Vua Friedrich Wilhem II đứng đầu triều đình Phổ lúc bấy giờ vẫn rất bảo thủ và ngoan cố tăng cường quyền lực, duy trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, muốn nhân dân mình quay trở về thời trung cổ, ngăn cản đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, song giai cấp tư sản nước Đức lúc đó vẫn còn non nớt và yếu đuối, chưa có đủ điều kiện chín muồi cho việc nổi dậy giành chính quyền. Chính vì thế, cả nước Đức bao trùm một bầu không khí ngột ngạt, bất bình của nhân dân. Về tư tưởng: Hệ tư tưởng thần học chiếm vị trí độc tôn trên vũ đài lý luận. Thần học là khoa cơ bản trong các trường đại học. Triết học và các môn khoa học xã hội khác nhiều khi chỉ là sự biện hộ và bảo vệ cho thần học. Người cha tinh thần của triết học Đức lúc đó là Christian Wolft, người kế tục tư tưởng duy tâm của Lépnít. Đa số học trò của Wolft đều chiếm những vị trí quan trọng trong các trường đại học Đức lúc bấy giờ. Triết học tiến hành cuộc thỏa hiệp với tôn giáo và đành nhượng bộ nó trong nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của xã hội Đức đương thời phủ một màu xám, đúng như lời khắc họa của Ăngghen: “Không ai cảm thấy mình dễ chịu…Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn bao trùm cả nước. Không có giáo dục…không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội - không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi, lề thói con buôn hèn mạt, xum xoe nịnh hót 8
  • 14. thảm hại, đã xâm nhập toàn dân. Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [4, 754]. Trước ảnh hưởng như vũ bão của các cuộc cách mạng tư sản trên th ế gi ới, đặc biệt là Cách mạng Tư sản Pháp (1789), cùng với bối cảnh kinh tế xã hội phức tạp, rối ren và đầy mâu thuẫn của nước Đức lúc bấy gi ờ đã tác động mạnh tới tư tưởng của giai cấp tư sản Đức. Họ đã đặt ra vấn đề cách mạng, nhưng không phải trong thực tế mà chỉ trong tư tưởng mà thôi . Bởi vì, không giống như các nhà tư tưởng Pháp, các nhà tư tưởng Đức không đồng thời là các nhà hoạt động cách mạng. Không như các nhà hoạt động khác thời kỳ khai sáng, các nhà triết học Đức là những nhà duy tâm chính vì thế họ không dám làm một cuộc cách mạng trong hiện thực mà chỉ làm cuộc cách mạng trong tư tưởng . Giai cấp tư sản non yếu đang trong quá trình tích lũy tư bản vẫn phải dựa vào sự bảo hộ của quý tộc nên cuộc đấu tranh chính trị mạnh mẽ với giới quý tộc là điều mà họ chưa thể nghĩ tới. Điều đó được phản ảnh trong sự bất lực tiến hành một cuộc cách mạng ch ống lại trật tự phong kiến và cuối cùng thể thi ện ở sự th ỏa hiệp của họ. Các học thuyết triết học duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức duy tâm và yếu hèn, không thể làm cơ sở cho sự cải tạo tư sản nước Đức theo mong muốn mà tuyên ngôn của họ đã nêu: tự do, trí tuệ, hạnh phúc và quy ền con người . Trong tầng lớp trí thức Đức thời bấy giờ xu ất hiện tình tr ạng bi quan, bất mãn và bất lực. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, phủ nh ận sự cải tạo xã hội cũ bằng bạo lực cách mạng, biện hộ cho sự tồn tại của nhà nước Phổ và xã hội đương th ời. Họ lấy triết học làm vũ khí phê phán và chuyển tải tư tưởng cách mạng. Triết học là nơi gửi gắm, thể hi ện khát vọng cải tạo hiện thực của con người . Sự tìm lối thoát trong triết học ấy đã được C . Mác nhận xét: “Giống như các dân tộc cổ đại đã trải qua thời kỳ tiền sử của mình trong tư tưởng, trong thần thoại, những người Đức chúng ta cũng vậy, chúng ta đang trải qua lịch sử tương lai của chúng ta trong tư 9
  • 15. tưởng, trong tri ết học…Triết học Đức là sự ti ếp tục của lịch sử Đức trong ý niệm” [4, 557]. “Cũng giống như ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trước một cuộc cách mạng chính trị”[5, 39], nhưng khác với giai cấp tư sản Pháp vốn triệt để cách mạng, giai cấp tư sản Đức ngay từ đầu đã muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Ph ổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết vấn đề phát triển đất nước. Tính chất cải lương thỏa hiệp về tư tưởng chính trị của tầng lớp trí thức Đức đương thời đã có ảnh hưởng lớn đến I.Kant. Là một học giả chỉ nghiên cứu khoa học và triết học, bận rộn với công việc giảng dạy cũng như giải thích các thành quả nghiên cứu của mình, I.Kant ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, ngại đụng chạm đến chính quyền nhà nước. Nhưng ông lại có một tấm lòng nhân đạo cao cả, có thiện cảm với quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ. Trong suy nghĩ của nhà triết học diễn ra mâu thuẫn với các câu hỏi: cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hai mục đích: 1) nói lên tư tưởng khoa học, đề cao vai trò lý tính, phản ánh nguyện vọng muốn thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc bằng một xã hội dân chủ tư sản, đem lại quyền lợi đích thực cho mọi công dân xã hội; 2) làm vừa lòng chính thể nhà nước hiện tồn. Mâu thuẫn tâm lý đó chuyển thành mâu thuẫn tư tưởng và biểu hiện một cách cụ thể trong học thuyết triết học của I.Kant, đúng như lời nhận xét của Giáo sư Trần Đức Thảo: “Sự bất lực trong tư tưởng của Kant phản ánh sự bất lực của giai cấp tư sản Đức nằm trong một hệ thống châu Âu đã tiến bộ nhiều, đã hoặc đang làm cách mạng tư sản” [23, 390]. “Tư tưởng của Kant biểu hiện những ưu khuyết điểm của cách mạng tư sản một cách đúng đắn” [22, 419]. Dưới sự tác động của cả hai sức ép: một bên là sự cổ vũ mạnh mẽ của các nhà khai sáng, cách mạng tư sản Pháp- những tư tưởng tiến bộ; một bên là sức ép chính trị của chính quyền chuyên chế Phổ đương nhiệm với chính sách trừng trị hà khắc đối với những học giả có tư tưởng chống đối nhà nước, I.Kant cũng đã chọn con đường cải lương, thỏa hiệp với luận điểm: “Tôi phải dẹp bỏ nhận thức đi 10
  • 16. để dành chỗ cho lòng tin và thuyết giáo điều trong siêu hình học” [15, 55] Tóm lại, triết học I.Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Đức đầu thế kỷ XVIII; nó phản ánh một cách đúng đắn thực trạng xã hội Đức với những mâu thuẫn phát sinh trong lòng xã hội đó. Đồng thời triết học I.Kant cũng là sự khai phá tiến bộ trên lĩnh vực tư tưởng, được coi là “lý luận Đức của cuộc cách mạng tư sản Pháp” 1.2. Quan niệm về tự do trước Kant: Trong triết học xã hội, “Tự do” với tư cách một phạm trù được quan niệm là cái cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả năng và thiên hướng của mình. Ý thức về tự do và vươn tới tự do chỉ có trong xã hội loài người. Toàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài. Đó mới chỉ là định nghĩa tương đối và đơn giản về tự do. Trên thực tế, tự do là một phạm trù mở, hiểu và thể hiện tự do trong đời sống là một quá trình mâu thuẫn và có tính hai mặt. Vì thế trong lịch sử nhân loại đã có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề này, từ Arixtốt, Êpiquya đến C.Mác, từ phái Khắc kỷ đến chủ nghĩa Hiện sinh. Tự do là một phạm trù lịch sử, việc nhận thức và lý giải nó gắn liền với các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu tranh vì tự do, tiêu biểu thời kỳ này phải kể đến Arixtốt - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng lực lựa chọn tự do từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người với tư cách sinh vật xã hội, luôn biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định cái Tôi một cách vô nguyên tắc. Nó phải dựa trên sự nhận thức về vị trí của cái Tôi giữa những cái Khác. Trong đạo đức học, năng lực đó là “tính trung dung” - chọn 11
  • 17. cái tối ưu từ nhiều cái tốt, khắc phục cả sự bất cập lẫn sự thái quá. Và, do vậy, “trung dung” khác với “ba phải”, lưng chừng, lại càng khác với thái độ lãnh đạm, dửng dưng trong cuộc sống [8,215]. Êpiquya cũng là một đại diện của nền triết học Hy Lạp cổ đại, ông đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề tự do. Theo ông, tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường. Và, tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất. Cần thấy rằng, sự sụp đổ của thế giới cổ đại bởi những mâu thuẫn bên trong và sự tấn công của các sắc tộc “man di” từ bên ngoài một phần liên quan đến vấn đề tự do, cả trong tư tưởng lẫn trong hiện thực. Chế độ chiếm hữu nô lệ trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã tước bỏ thiên chức làm người của 3/4 dân số, biến họ thành nô lệ, thành “công cụ biết nói” và đối xử với họ như hàng hóa có thể trao đổi giữa các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về “công dân” và “nô lệ” cũng được xem xét từ góc độ người tự do và người không tự do. Nô lệ đồng nghĩa với thế giới động vật có tinh thần. Điều này giải thích vì sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kitô giáo vào đầu Công nguyên được xem như sự giải thoát tinh thần, như lời cảnh tỉnh về cái chết khó có thể tránh khỏi của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của Kitô giáo là một hiện tượng cách mạng trong sinh hoạt tôn giáo; nó là tôn giáo của người nghèo, của quần chúng bị áp bức, là sự tuyên truyền cho lối sống bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ. Quá trình hợp pháp hóa Kitô giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã hội chủ nô - nô lệ bằng quan hệ xã hội đi dần vào quỹ đạo của xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV - đầu thế kỷ V. Sau khi trở thành quốc giáo, Kitô giáo đòi quyền độc tôn trong sinh hoạt tinh thần, trở thành một vương quốc với quyền uy tối thượng. Một khi đa nguyên triết lý được thay thế bằng uy quyền tư tưởng thì tự do cũng 12
  • 18. hàm chứa ý nghĩa khác trước. Khi đó, thay vì tranh luận để tìm kiếm chân lý, các đại diện của tư tưởng Kitô giáo đòi hỏi tranh luận làm sáng tỏ những chân lý sẵn có. Lấy Kinh thánh làm nền tảng, làm chân lý bất biến, tuyệt đích, các Giáo phụ xem lý trí chỉ là kẻ phụng sự đức tin. Lactantius còn đưa ra lời khuyên nên quàng vào cổ của lý trí một cái ách để định hướng nó. Tự do được giải thích theo quan điểm thần trí học (Theosophy), nhận thức và hành động tự do gắn liền với nhận thức về sự sáng tạo bởi chúa Trời. Đại diện tiêu biểu cho triết học Kitô giáo là Ôâguýtxtanh ở thời kỳ Giáo phụ và Tômát Đacanh trong triết học kinh viện. Theo thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên chúa, nên tự do cũng là món quà mà Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh thần được coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị biến thành nô lệ thì sự nô lệ thân xác vẫn không ngăn cản ý chí tự do. Tômát Đacanh cho rằng, tự do với tư cách một giá trị là sự giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần tục để vươn tới nơi sâu thẳm. Nhưng quan niệm như thế là sự đánh tráo tự do, thủ tiêu tự do hiện thực, biện minh cho tự do ảo tưởng, phi hiện thực. Phục hưng là sự kết thúc đầy ý nghĩa lịch sử trung đại và cũng là sự chấm dứt cách hiểu theo lối Kitô giáo về tự do, chỉ còn giữ lại tính hình thức của nó, nghĩa là xem tự do như món quà kỳ diệu mà Chúa ban cho con người. Song, con người tự do trước hết là tự do trong sự lựa chọn phương thức sống và tín ngưỡng. Thời đại Phục hưng là thời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, tính chuyển tiếp này trong tư duy được thể hiện ra ở cuộc đấu tranh chống thần quyền và những tín điều bảo thủ, thuyết Thần là trung tâm được thay bằng thuyết Con người là trung tâm, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh được thay bằng chủ nghĩa hạnh phúc, thuyết định mệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân. Đến thời kỳ cận đại, tự do càng được các nhà triết học chú trọng nhiều hơn , tiêu biểu có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau. Đối với Hobbes, con người sinh ra là tự do, bình đẳng, theo ông có tự do trong trạng thái tự nhiên và tự do trong trạng thái nhà nước Trong trạng thái tự nhiên, con người luôn cảm thấy bị đe 13
  • 19. dọa, không được an toàn, luôn cảm thấy bất an. Mặc dù con người được tự do làm điều gì đó mà mình thích, nhưng sự tự do đó luôn bị đe dọa bởi những người khác. Ông viết: “Trong xã hội không có pháp luật, cuộc sống của con người, sẽ trở nên “đơn độc, nghèo nàn, thô tục, hung ác và ngắn ngủi” [3, tr.441]. Còn với Locke , ông quan niệm trạng thái tự nhiên không phải là trạng thái lộn xộn. Trạng thái tự nhiên “có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi người phải tuân thủ; và lý trí - vốn là luật này - huấn thị cho toàn thể loài người - những người có ý chí riêng cũng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều phải bình đẳng và độc lập với nhau. Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khoẻ, tự do, hay tài sản của người khác” [3, tr.35-36]. Con người sống trong một trạng thái tự nhiên là sống trong trạng thái tự do. Trong trạng thái tự nhiên, sự tự do của con người là tuyệt đối, mọi người đều có “quyền bình đẳng tự nhiên”; ai cũng có quyền ước muốn bất kỳ điều gì, có quyền với bất kỳ điều gì. Còn đối vơi Montesquieu, ông cho rằng tự do là sự yên tâm của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở đây là việc áp dụng luật pháp). của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở đây là việc áp dụng luật pháp). Tự do được là một quyền lợi tối cao của công dân. Nếu như quyền lực chỉ nằm trong tay một người và được áp chế một chiều từ trên xuống thì không thể có tự do.Còn về phần J.J.Rousseau, ông cho rằng tự do tự nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực của cá nhân; còn “quyền tự do dân sự” có “giới hạn rộng rãi, là ý chí chung của nhiều người. khi bàn về “tự do”, Rousseau không thiên về luận giải ý nghĩa triết học của khái niệm ấy, mà luận giải chủ yếu từ ba phương diện: tự do tự nhiên, bẩm sinh vốn có, là cái mà người ta về sau đã phải “hy sinh” để có được tự do dân sự và tự do luân lý. Để đạt được tự do dân sự và tự do luân lý, con người phải tuân thủ ý chí chung, ý chí tối thượng. Điểm nổi bật trong quan niệm về tự do của Rousseau là tư tưởng chống lại mọi hình thức nô lệ, đồng thời khẳng định 14
  • 20. vai trò hết sức quan trọng của bình đẳng, với tư cách là điều kiện tiên quyết để có được tự do như là quyền cơ bản, bất khả xâm phạm của con người. Từ đó ta thấy được quan niệm về tự do trước Kant vẫn là tự do mà phần nhiều hướng đến tự nhiên, vẫn hướng đến tự do không theo một nguyên tắc nào mà chỉ do theo chính bản thân con người hoặc có theo những quy tắc thống nhất thì nó cũng mới là bước đầu xây dựng . 1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant Từ trước đến nay, vấn đề con người được đặt ra và nghiên cứu trong triết học từ rất sớm trước Kant. Chẳng hạn, Protagore khẳng định: "Con người là thước đo của mọi vật". Socrate đưa ra mệnh đề nổi tiếng: "Con người hãy tự nhận thức chính mình". Aristote cho rằng, "con người là động vật chính trị". Các nhà triết học kiêm thần học thời trung cổ coi con người như là sản phẩm của Thượng đế, còn đời sống của nó là sự thực hiện mệnh trời. Các nhà khai sáng Pháp xem con người như là giá trị cao nhất sáng tạo ra tất cả mọi giá trị văn hoá trên trái đất, là thực thể có lý tính của vũ trụ mà tất cả phải xuất phát từ đó và quay về đó. Khi tiếp thu những thành quả nghiên cứu về con người của các nhà triết học tiền bối, Kant đã nhận ra rằng, vấn đề con người trong siêu hình học cũ mới chỉ dừng lại ở mức độ chung . Kế thừa những quan điểm triết học tiền bối về con người và những ý tưởng nhân đạo trong huyền thọai và cả trong Kinh thánh, bằng những hiểu biết của mình, Kant đã thực sự định hình một hướng mới trong nghiên cứu triết học - triết học nhân học. Về lĩnh vực nhận thức con người, khi nghiên cứu triết học I. Kant, người ta cũng có thể thấy rất rõ thái độ trân trọng của ông đối với con người và lý trí con người. Chỉ có điều, là một nhà triết học độc đáo nên việc đề cao con người ở I. Kant cũng rất khác biệt so với các nhà tư tưởng khác. Theo I. Kant, "thế giới vật tự nó" là thế giới dành cho cảm giác. Do vậy, thế giới đó đóng kín đối với lý tính và đối với khoa học. Tuy thế, theo cách giải thích của I. Kant, đối với "thế giới vật tự nó", con người không phải là tuyệt nhiên không thể vươn tới được. Bởi lẽ, con người, trong quan niệm của I. Kant, luôn sống trong cả 15
  • 21. hai thế giới - thế giới mà cảm giác có thể đạt tới và thế giới mà trí tuệ có thể đạt tới (còn gọi là thế giới khả giác và thế giới khả niệm). Thế giới mà cảm giác có thể đạt tới, theo I. Kant, đó là giới tự nhiên. Còn thế giới mà trí tuệ đạt tới - đó là thế giới của tự do. Tự do là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính con người hoạt động độc lập với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện tượng luận, nó tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận. Trong biên giới của tự do, hành động và hành vi của con người không bị chi phối bởi lý tính lý luận mà bị chi phối bởi tính thực tiễn. Lý tính được gọi là thực tiễn, theo I. Kant, là lý tính mà ý nghĩa chủ yếu của nó là điều chỉnh hành vi con người. Động lực của lý tính thực tiễn không phải là tư duy, mà là ý chí của con người. I. Kant gọi ý chí của con người là vương quốc của sự tự trị. ở đây, ý chí của con người được quy định không phải bởi các nguyên nhân bên ngoài, tức là những nguyên nhân thuộc về tính tất yếu của giới tự nhiên hoặc những nguyên nhân thuộc về Thượng đế. Theo I. Kant, ý chí của con người được quy định bởi những quy luật, luật lệ vốn có của riêng nó. Đó là những quy luật, luật lệ mà ý chí tự đặt ra cho bản thân mình. Như đã nói ở trên, chính I. Kant chứ không phải ai khác, là người đầu tiên đã đề xuất và "bảo vệ một cách quyết liệt nhất" việc phân chia nhân học thành một khoa học độc lập. Trong so sánh với các lĩnh vực tri thức đã được xác lập, I. Kant coi nhân học, mà trước hết là nhân học triết học (philosophical anthropology) là một ngành có đối tượng riêng của mình, có phương thức nghiên cứu riêng của mình. Theo P.S. Gurevich, “nhà nghiên cứu sâu sắc hơn cả trong tư tưởng Nga hiện đại về vấn đề con người”[27], thì "I. Kant là người đầu tiên của nền triết học châu Âu khẳng định rằng, con người là một thực thể độc nhất vô nhị có khả năng suy tư một cách riêng biệt và độc đáo. Con người - là khách thể bí ẩn và hấp dẫn tột cùng của sự tư biện triết học. Để khám phá bí ẩn của con người, cần phải có những công cụ không tầm thường và độc lập. Trong ý nghĩa đó, nhân học triết học đối lập với khu vực tri thức triết học truyền thống - bản thể luận (học thuyết về tồn tại), logic học, lý luận nhận thức, 16
  • 22. lịch sử triết học, đạo đức học, thầm mỹ học, triết học tự nhiên, triết học xã hội, triết học lịch sử”.[ 27] Tư tưởng đề cao tính đặc thù của con người, coi con người là một thực thể bí ẩn, độc nhất vô nhị, vượt ra ngoài khả năng khám phá của các công cụ nhận thức truyền thống, kể cả bản thể luận và nhận thức luận, kể cả logic học, đạo đức học và thẩm mỹ học, kể cả triết học tự nhiên, triết học xã hội và triết học lịch sử… là một tư tưởng rất độc đáo, trước I. Kant chưa từng được phát biểu một cách tường minh trong kho tàng tri thức nhân loại (Diogiene và Socrate tuy dường như cũng có nói đến sự bí ẩn của đời sống con người, song các ông hướng tới khám phá sự bí ẩn đó bằng các công cụ duy lý của tư duy trừu tượng). Với I. Kant, tính bí ẩn và độc nhất vô nhị của sự tồn tại người được khẳng định là vượt ra ngoài khuôn khổ của nhận thức duy lý; bởi vậy, nhận thức con người là nhằm luận giải những hiện tượng cá nhân đầy bản sắc, những hành vi và hoạt động phức tạp của con người trong các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử. Tư tưởng này về sau được S.Kierkegaard, F. Dostoievski, M. Heidegger, H. Rickert, M. Scheler, J. Sartre cùng một số nhà triết học hiện sinh khác khai thác và phát triển thêm làm lộ ra rõ hơn tính hợp lý của nó. Với sự ứng dụng ngày càng sâu hơn của thông diễn học (heurmernetics), tư tưởng này càng được thể hiện và được chứng minh là một hướng đi rất chủ yếu trong nhận thức con người với tất cả tính phức tạp của đối tượng này - con người, một thực thể vừa sinh học vừa xã hội, vừa cá nhân vừa tộc loại,vừa vật chất trần tục vừa tinh thần thiêng liêng… Vấn đề là ở chỗ, với I. Kant, nhận thức con người cũng có nghĩa là nhận thức thế giới; chỉ có thông qua con người, các vấn đề của nhận thức thế giới mới được giải quyết. I. Kant viết: "Mục tiêu của tất cả những thành tựu văn hoá mà con người học được là ứng dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã thu nhận được vào thế giới. Nhưng đối tượng quan trọng nhất trong thế giới mà những tri thức này có thể ứng dụng được - đó là con người, chừng nào con người còn là mục đích tự thân cuối cùng"[28] . Khi xác định nhiệm vụ cho triết học, I. 17
  • 23. Trong toàn bộ triết học của Kant , các tác phẩm của ông chủ yếu trả lời ba câu hỏi lớn 1. Tôi có thể biết được điều gì ? câu hỏi này được trả lời trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy 2. Tôi cần phải làm gì ? Câu hỏi này được trả lời trong tác phẩm Phê phán lý tính thực tiễn 3. Tôi có thể hy vọng vào cái gì ? Ông trả lời câu hỏi này trong tác phẩm Phê phán khả năng phán đoán Trả lời ba câu hỏi trên nhằm lý giải cho vấn đề cơ bản nhất trong triết học : Con người là gì ? Kant cho rằng con người bao gồm thân xác và lý tính. Thân xác con người thuộc về thế giới hiện tượng , còn lý tính là năng lực tinh thần tiên nghiệm thuộc về thế giới vật tự nó . Bản thân lý tính cũng được phân đôi thành lý tính lý luận ( lý tính thuần túy ) và lý tính thực tiễn . Lý tính lý luận là năng lực tinh thần tiên nghiệm thể hiện ở khả năng nhận thức của con người . Nhờ năng lực tinh thần tiên nghiệm :cảm năng , trí năng , lý năng , vối những công cụ nhận thức tiên thiên , con người có được tri thức về đối tượng . Lý tính thực tiễn là năng lực tinh thần giúp ra lệnh cho con người hành động trong quan hệ của con người với thế giới. Lý tính thực tiễn là khả năng tiên thiên, sẵn có ngang nhau ở tất cả mọi người . Theo Kant, con người có lương tri, lương tâm, ý thức đạo dức là do con người hành động theo sự chỉ dẫn của lý tính thực tiễn. Hành động này của con người không phụ thuộc vào cái gì bên ngoài mà chỉ theo sự “lệnh bảo” của lý tính thực tiễn phụ thuộc và chính mình. Trong quan niệm của Kant , ý thức đạo đức là cái hoàn toàn dựa tren lý tính , chứ không phải dựa trên tình cảm và những toan tính dục vọng và tư lợi . Lý tính, hơn nữa lý tính thực tiễn là nguồn gốc sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo đức. Và hành động của con người được coi là hành động đạo đức khi làm theo yêu cầu của lý trí, cái mà Kant gọi là "mệnh lệnh tuyệt đối”. 18
  • 24. Ông gọi là mệnh lệnh tuyệt đối để phân biệt với Mệnh lệnh giả thiết- là mệnh lệnh được thực hiện vì một mục đích, một quyền lợi có tính nhân quả nào đấy. Nói tóm lại mệnh lệnh giả thiết là mệnh lệnh khuyến khích hoặc ngăn chặn các hành vi đạo đức của con người một cách có điều kiện. Còn mệnh lệnh tuyệt đối là mệnh lệnh xuất phát từ tiếng gọi của lương tri con người, nó tiêm ân trong trái tim, khối óc, mang tính phổ quát tất yếu. Mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện khá năng tự chủ của con người, khả năng tự do ý chí mà không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn. Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung, đòi hỏi mọi người trong xã hội phải thực hiện. Trong cách nhìn của Kant thì hành động của con người cũng bị phân thành hai. Con người hành động theo sự chỉ đạo của lý tính thuần tuý là hành động mất tự do vì lệ thuộc vào mục đích của chủ thể, đó là hành động không đưa tới hạnh phúc và đạo đức chân chính. Hành động của con người theo sự lệnh truyền của lý tính thực tiễn là hành động không lệ thuộc, con người trở thành tự do và hành động đó là hành động đạo đức : “con người chỉ có thể hy vọng vươn tới cái Thiện đích thực, cái Thiện tự nó khi hướng hoạt động, hành động của mình theo sự mách bảo của lý tính thực tiễn”.[13] Và “Như thế, trong lúc Kant giới hạn lý tính thuần tuý lý thuyết bằng cách giảm bớt sự lạm quyền của truyền thống siêu hình học cổ điển, ông đã nâng cao chức vị cũng như lĩnh vực của đạo đức học, có nghĩa là lý tính trong ý nghĩa đích thực của nó phải là một lý tính tự khởi và sáng tạo trong hành động như một thiên phú của con người: không phải lý tính thuần tuý lý thuyết) mà chính là lý tính thực hành mới là người ban bố luật lệ thật sự cho hành động của con người”[13]. Như vậy theo Kant, tri thức, học vấn không phải là cái giúp cho ta thành người, tri thức khoa học là cái không giúp gì cho con người trong việc phán xét sự thiện ác của hành vi, Hay nói cách khác con người chính là con người không phải vì nó là thực thể biết suy nghĩ mà ngược lại con người có thể suy nghĩ được và luôn suy nghĩ bởi vì nó là con người. Kant khẳng định sự độc lập của nhân cách đạo đức đối với học thức và giáo 19
  • 25. dục bởi vì lý tính đạo đức không phải là cái có thể học được ở người khác hay có thể làm cho người khác , nó là khả năng tiên thiên có sẵn ở mọi người , nó đọc lập vối hoạt động tri thức , hoạt động nhận thức của con người . Con người khi sống trong thế giới hiện thực luôn bị chi phối bởi các quy luật nhân quả , tất yếu nên con người chỉ có tự do theo nghĩa tương đối. Nhưng về mặt bản chất con người là một thực thể tự do, vì vậy tinh thần và lý tính con người luôn hướng tới tự do theo nghĩa tuyệt đối. Kant cho rằng con người hoàn toàn có thể hy vọng đạt được điều đó nhờ vào năng lực năng lực phán đoán tiên thiên. Khả năng phán đoán là cầu nối đưa con người đến với tự do, dù đó là tự do tinh thần. Tinh thần tự do đó chính là tự do trong khả năng phán đoán thẩm mỹ, nghĩa là tự do xác định, cảm nhận cái đẹp , tự do sáng tạo nghệ thuật, tự do tưởng tượng và tự do tín ngưỡng . Như vậy , con người có quyền hy vọng rằng , bên ngoài thế giới mà nó đang sống còn tồn tại một thế giới ở đó con người sẽ có tự do theo nghĩa chân chính của từ này. Vấn đề này được Kant giải quyết trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán . Có thể thấy về mặt phương pháp, Kant đã bắt đầu một cách nhìn khác về chất so với các nhà triết học trước ông, nhìn bất luận đối tượng nào cũng thành hai.Và từ cách nhìn ấy, Kant là người đã đặt ra. cho lý tính con người một giới hạn nhận thức. Nhưng cách nhìn ấy của ông cũng mới chỉ là bắt đầu và hạn chế của Kant là đã đặt giữa Vật tự nó và Hiện tượng luận một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua.Trong triết học, Kant là người chấm dứt cho phương thức tư duy cũ và mở đầu cho phương thức tư duy mới, nhưng ông không tránh khỏi phương pháp tư duy siêu hình. Trong cách nhìn của Kant, bất luận sự vật nào cũng bao gồm hai mặt, nhưng là hai mặt biệt lập nhau, giữa chúng có một hố sâu không thể vượt qua. Vì thế dẫn đến quan niệm bất khả trị cho rằng Vật tư nó không thể nhận thức được. Vật tư nó không phải là lĩnh vực của tri thức mà đó là lĩnh vực của đức tín thông qua lý tính thực tiễn. Phương thức tư duy của Kant đã dẫn đến cái nhìn phi lịch sử về con người và xã hội . Kant nhìn con người như là cái đã xong, đã sẵn vì bản chất con người là tiên thiên, tự do con người là có sẵn , giữa con người và xã hội cô 20
  • 26. lập, tĩnh lại. Tuy nhiên , quan điểm duy tâm tiên thiên của kant về tự do, đạo đức mang nhiều yếu tố đạo đức nhân đạo sâu sắc, đối lập với các quan điểm ích kỷ, thực dụng một cách hẹp hòi. 1.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Kant Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Konigberg, trong một gia đình thợ thủ công không mấy giàu có, gốc Scotland tại Koniberg - một thành phố thuộc vùng đông bắc nước Phổ, nay là Kaleningnad. Năm 1740, I.Kant học triết tại trường Đại học tổng hợp Konigsberg. Tại đây, Kant có dịp làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nội tiếng đương thời như Niuton, Đề các tơ, Lép nít, Wolff và tư tưởng chính trị của các nhà khai sáng Pháp. Ông nghiên cứu kỹ năng và các hệ thống triết học của tiền nhân. Ông đặc biệt quan tâm tới các nhà triết học Anh như Lốccơ và Hium. Ông tìm hiểu hệ thống triết học Lép nít và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Vônphơ . Những tư tưởng của các triết gia này có ảnh hưởng sâu sắc trong hệ thống của triết học của ông sau này. Năm 1746 Kant tốt nghiệp loại xuất sắc với luận văn: “Những suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn của lực sống”. Trong đó, ông đã trình bày nguyên tắc sống của mình : “ Đối với chúng ta điều đáng quý nhất không phải là đi theo lối mòn đã có , mà phải biết đi theo con đường mà loài người cần đi” [19,24]. Suốt đời I.Kant đã sống theo nguyên tắc đó và ông đã khá thành công trong sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, Kant phải làm gia sư cho các gia đình quý tộc ở ngoại ô 10 năm . Đây là khoảng thời gian quý giá để ông tích lũy kiến thức cho sự nghiệp khoa học sau này. Sau tốt nghiệp, trong vòng 10 năm Kant đã làm gia sư tại nhà. Việc làm này đã tạo điều kiện vật chất cho Kant tiến hành nghiên cứu triết học. Năm 1755, Kant bảo vệ thành công luận án về các nguyên tắc của nhận thức siêu hình học và đã nhận được danh hiệu phó giáo sư. Nhưng phải đến năm 1770 , khi đã 46 tuổi , Kant mới được bổ nhiệm làm giáo sư logic học và siêu hình học của trường Đại học Tổng hợp Konisgberg. Ở thời kì này , ông đã hoàn thành các tác phẩm triết học cơ bản trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Kant 21
  • 27. đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc . Đầu tiên triết học của ông gắn với khoa học tự nhiên và sau đó càng ngày càng quan tâm tới những vấn đề con người, tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến đó là Phê phán lý tính thuần túy. Năm 1797 Kant về nghỉ hưu để có thời gian dành cho việc hoàn thành các dự án khoa học của mình. Trong sự nghiệp khoa học, Kant là người gặt hái nhiều thành công: năm 1786 ông được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Phổ tại Béclin; năm 1794, ông trở thành Viện sỹ danh dự Viện hàn lâm Khoa học Saint Peterburg; năm 1798 cả hai Viện hàn lâm khoa học Italia và Paris đều bầu ông làm viện sỹ của mình. Ngày 12 tháng 2 năm 1804, Kant trút hơi thở cuối cùng với nụ cười trên môi và câu nói “Thế là tốt rồi” ông mất ở tuổi 80 khi đang viết dở tác phẩm khác. Mặc dù ông ra đi nhưng ông đã để lại cho thế giới công trình tác phẩm đồ sộ với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như : Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán (1790),… ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm triết học khác có giá trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền triết học thế giới nói chung. Triết học Kant được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán : Thời kỳ tiền phê phán (1745-1769), Kant chủ yếu nghiên cứu vấn đề toán học, cơ học, thiên văn học. Bên cạnh những quan niệm duy vật thời kỳ này tư tưởng của ông còn xuất hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề triết học. Lối thoát cho sự bế tắc này được ông giải quyết trong “thời kỳ phê phán” Thời kỳ phê phán (1770-1804) nếu trước đây ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới, thì bây giờ ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới – bất khả chi, trước đây ông đề cao trí tuệ thì nay ông lại đề cao tín ngưỡng. Kant phủ nhận khả năng nhận thức bản chất sự sống, ông cho rằng thực thể và tinh thần, hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực hoàn 22
  • 28. toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau. Từ đó, Kant hoài nghi khả năng nhận thức thế giới nói chung của con người. Với phương châm ,thời đại chúng ta là thời đại phê phán đích thực mà mọi thứ đều phải phục tùng, Kant đề ra nhiệm vụ cho triết học của mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt ngược lại một số vấn đề mà môn khoa học này tưởng như đã giải quyết xong, Kant tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới . 23
  • 29. Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do 2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do Immanuel Kant là đại diện tiêu biểu của nền triết học phương Tây cận đại , trong một bài tiểu luận có tiêu đề Lý thuyết và Thực hành, Kant đưa ra một cái nhìn tổng quan về lý thuyết chính trị của mình. Khi một nhà nước dân sự đã được thành lập để bảo đảm các quyền của chúng tôi, ông nói : “Không ai có thể ép buộc tôi hạnh phúc theo quan niệm của anh ấy về phúc lợi của người khác, vì mỗi người có thể tìm kiếm hạnh phúc của mình theo bất cứ cách nào anh ấy thấy phù hợp, miễn là anh ấy không xâm phạm quyền tự do của người khác để theo đuổi một kết cục tương tự. có thể được hòa giải với sự tự do của mọi người khác trong một luật khả thi chung - tức là anh ta phải đồng ý với người khác quyền như anh ta thích.”. Ông tán thành luật tự do bình đẳng, rằng mọi người nên có quyền tự do tối đa để theo đuổi hạnh phúc phù hợp với tự do của mọi người khác, hoặc điều mà một số người theo chủ nghĩa tự do đã gọi là Nguyên tắc Không xâm phạm. Nguyên tắc này được áp dụng theo chính phủ, không chỉ trong trạng thái tự nhiên. Tự do trong triết học của Kant không có nghĩa đơn thuần như chúng ta hiểu hằng ngày là “thích làm gì thì làm”, hoặc trạng thái có được khi không bị kẻ khác giam cầm (thân thể). Tự do, theo Kant, là tự do của ý chí, và tự do này là tự do trong những quy luật đạo đức và tự do thực hiện các quy luật đạo đức, hay nói khác hơn tự do là đạo đức. Ý chí tự do là những ý chí có thể được quy định độc lập với những xung động cảm tính, tức chỉ từ những động cơ của lý tính. “Tự do là một ý niệm thuần tuý siêu nghiệm”. Tự do không chứađựng một cái gì vay mượn từ kinh nghiệm cả, và đối tượng của nó không thể mang lại một cách xác định trong bất kì kinh nghiệm nào. Tự do phải dựa trên ý niệm thuần tuý siêu nghiệm, như vậy, khi hoạch định những phạm trù của tự do thì chúng ta phải chứng minh được sựđúng đắn của ý niệm siêu nghiệm này. Tự do, là tự do của ý chí, nghĩa là khi thực hành, ý chí không bị thúc bách bởi những xung đột của cảm năng gây ra. Ý chí nếu 24
  • 30. khi thực hành mà đơn thuần còn bị những cảm năng này thúc bách thì ý chí này bị gọi là thú tính (bản năng). Và hiển nhiên, ý chí con người vẫn là dựa trên cảm năng nhưng nó không là ý chí cảm năng đơn thuần mà là tự do, nghĩa là những cảm năng đó không thể bắt buộc con người phải tuân theo, trái lại, con người có khả năng tự quyết định, độc lập với những thúc bách của cảm năng. Tự do, với ý nghĩa này, là tự do siêu nghiệm. Nếu ý niệm tự do tự nhiên (theo bản năng) chiếm lĩnh thì ý niệm tự do siêu nghiệm sẽ bị triệt tiêu, khi ấy, tự do thực hành (đạo đức) cũng bị triệt tiêu. Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc…) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu – trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”. Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm. Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc…) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu – trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”. Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm 25
  • 31. 2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu Kant gọi những quy luật của sự vật đang tồn tại là những “quy luật của Tự nhiên”, còn gọi những quy luật của “Cái Phải” là “những quy luật của Tự do” . Nghe thì có thấy đây là hai quy luật nghịch lý vì ta thường quen hình dung rằng đã là quy luật thì còn gì là tự do! Kant thì cho rằng chính trong yêu sách về cái Phải là, ta mới nhận ra sự tự do đích thực. Vậy, tất cả tùy thuộc vào việc hiểu “Tự do” như thế nào, và có thể nói, cách hiểu về tự do của Kant là chìa khóa để hiểu đạo đức học của ông, thậm chí, để hiểu toàn bộ triết học Kant. Kant đã đưa ra một định nghĩa về Tự do: “Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự cưỡng chế do các xung động của cảm năng gây ra […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện” Rõ ràng mô hình về Tự do ý chí không thể tương hợp với nguyên tắc nhân quả, tức với nguyên tắc rằng tất cả những gì xảy ra đều “ở trong trình tự thời gian [trước/sau] theo những định luật thường nghiệm”. Trong khuôn khổ đó, không có chỗ cho Tự do ý chí. Như thế, quan niệm về Tự do thực hành phải tiền giả định một khả thể khác về nguyên tắc: khả thể của một nguyên nhân mà bản thân không phải là kết quả của một nguyên nhân thường nghiệm. Kant gọi khả thể này là “sự Tự do siêu nghiệm” (transzendentale Freiheit). Ta biết rằng đây vốn là một vấn đề thuộc vũ trụ luận cổ truyền. Năng lực “hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi những sự kiện” là điều mà lý tính phải tất yếu lấy làm định đề khi suy tưởng về vũ trụ xét như cái toàn bộ. Nếu lý tính dựa theo nguyên tắc nhân quả sẽ tạo ra một trong các Nghịch lý (Antinomie) làm cho khả thể của một môn Siêu hình học thuần lý trở nên khả nghi. Nghịch 26
  • 32. lý ấy như sau : Chính đề: tính nhân quả theo những định luật của Tự nhiên không phải là cái duy nhất để từ đó giải thích được những hiện tượng trong thế giới. Tất yếu phải giả định thêm một tính nhân quả từ Tự do để giải thích những hiện tượng này. Phản đề: không có Tự do, trái lại, tất cả những gì xảy ra trong thế giới đều chỉ tuân theo những định luật của Tự nhiên. Cả hai lập trường đều có lý lẽ vững chắc: nếu không có nguyên nhân đầu tiên, tự do ắt chuỗi nguyên nhân sẽ đi đến vô tận, khiến mọi việc diễn ra đều không có một “nguyên nhân được xác định một cách đủ tiên nghiệm” vốn là đòi hỏi của bản thân nguyên tắc nhân quả. Nhưng ngược lại, nếu cho phép tồn tại sự Tự do siêu nghiệm dù chỉ trong một trường hợp duy nhất thì cũng tức là phá hủy giá trị hiệu lực của nguyên tắc nhân quả và qua đó, đe dọa đến khả thể của khoa học nói chung. Vậy có thể thấy Tự nhiên và Tự do siêu nghiệm khác nhau như giữa tính hợp quy luật và tính vô quy luật Theo Kant, lối thoát duy nhất ra khỏi thế lưỡng nan này là phải quay lại với sự phân biệt giữa Vật-tự thân và hiện tượng. “Nếu những hiện tượng đều là Vật-tự thân cả thì Tự do là không thể cứu vãn được” , vì nguyên tắc nhân quả có giá trị trong thế giới hiện tượng một cách không có ngoại lệ. Song, chí ít vẫn còn có một khả năng để suy tưởng rằng sự Tự do siêu nghiệm – đơn thuần như một “vật-tư tưởng" [sản phẩm của đầu óc] – vẫn thuộc về thế giới của những Vật-tự thân, thế thì ta không vấp phải sự tự-mâu thuẫn. Cách giải quyết hết sức khó khăn đối với Nghịch lý trên đây khi cho rằng cả chính đề lẫn phản đề đều “có thể cùng đúng” xét trên hai bình diện khác nhau được Kant cố gắng áp dụng vào lĩnh vực thực hành: tính cách lưỡng diện của chủ thể trong hành vi tự do. Ông định nghĩa một cách khá rắc rối rằng: cái gì nơi một đối tượng của giác quan mà bản thân không phải là hiện tượng thì gọi là “khả niệm” (intelligible) [khả niệm: chỉ có thể suy tưởng chứ không thể trực quan] . Theo đó, tuy ta phải gán “tính cách thường nghiệm” cho bất kỳ chủ thể hành động nào ở trong thế giới cảm tính, nghĩa là xét hành vi của họ như hoàn toàn thuộc về mối quan hệ Tự nhiên hợp quy luật, nhưng đồng thời vẫn còn có khả thể là quy cho chủ thể 27
  • 33. hành động ấy một “tính cách khả niệm”, qua đó chủ thể là nguyên nhân của những hành vi trong thế giới hiện tượng mà bản thân không phải là hiện tượng và không phục tùng những định luật tự nhiên. Trong mô hình này, tính cách khả niệm và tính cách thường nghiệm quan hệ với nhau giống như giữa Vật-tự thân và hiện tượng Kant đặc biệt lưu ý rằng đây không phải là sự chứng minh lý thuyết về sự tồn tại hiện thực của Tự do; nó chỉ nói lên khả thể để suy tưởng về Tự do thực hành trên cơ sở giới hạn giá trị phổ quát của quy luật nhân quả vào phạm vi thế giới hiện tượng mà thôi. Ông kết luận rằng nghịch lý này chỉ dựa trên một ảo tượng đơn thuần, và cho thấy ít ra Tự nhiên không mâu thuẫn gì với tính nhân quả từ “Tự do”, đó là điều duy nhất mà chúng ta đã có thể làm được, và đó cũng là điều duy nhất chúng ta thực sự quan tâm ở đây Với kết luận ấy trong quyển Phê phán lý tính thuần túy, Kant cho thấy: Chính sự phân biệt giữa Vật-tự thân và hiện tượng mới làm cho ta có thể suy tưởng được về sự Tự do thực hành. Sự phân biệt ấy cũng là dấu hiệu cho thấy tính hữu hạn của lý tính con người, nghĩa là sự Tự do thực hành chỉ có mặt trong khuôn khổ của một lý tính hữu hạn, tức trong sự giằng co giữa tính chất khả niệm (chỉ đơn thuần có thể suy tưởng) và tính chất thường nghiệm (có thể nhận thức được) của chủ thể hành động. Nếu giả sử ta là những hữu thể thuần túy lý tính, tức chỉ hoàn toàn thuộc về thế giới khả niệm, ắt ý chí của ta không phục tùng động cơ nào ngoài động cơ thuần lý và ta chỉ ham muốn những gì lý tính thực hành đề ra cho ta. Song, khổ nỗi chúng ta đồng thời là “thành viên của thế giới cảm tính”, và ý chí của ta cũng phải phục tùng những động lực cảm tính và phản lý tính, do đó chúng ta là hữu hạn, bất toàn, có thể phạm sai lầm; nói khác đi, chúng ta là những hữu thể có năng lực lý tính (vernunftbegabt) chứ không phải lúc nào cũng có lý tính (vernunftig). Chính sự giằng co và phân đôi ấy thể hiện ra trong cái Phải là: là do con người đồng thời được xét như một mắt xích hay một thành viên của thế giới cảm tính Tuy nhiên, như Kant đã nói: “lý tính đi con đường của nó trong việc sử dụng thường nghiệm và đồng thời đi con đường đặc thù của nó trong việc sử dụng 28
  • 34. siêu nghiệm”. Nếu trong lĩnh vực lý thuyết, Tự do siêu nghiệm chỉ có thể được suy tưởng chứ không thể được nhận thức, thì chính ý thức về cái Phải là làm cho ta có thể “nhận thức” thực sự về sự Tự do thực hành, nghĩa là nhận ra mình có năng lực “hoàn toàn tự mình” làm nguyên nhân cho một chuỗi sự kiện thường nghiệm. Chính trong quyển Phê phán lý tính thực hành này, để bác lại sự phê phán về tính thiếu nhất quán khi cho rằng trong lĩnh vực thực hành, ta có thể “nhận thức” được sự Tự do trong khi chỉ có thể “suy tưởng” về nó trong lĩnh vực lý thuyết, Kant cho thấy sự gắn bó qua lại một cách mật thiết giữa Tự do và cái Phải là: “Tự do” là cơ sở tồn tại của quy luật luân lý, còn quy luật luân lý là cơ sở nhận thức về “Tự do”. Bởi nếu quy luật luân lý không được suy tưởng một cách minh bạch từ trước thì ắt ta không bao giờ xem bản thân ta là có lý do chính đáng để giả định một sự vật như thế như là “Tự do” (dù nó không tự mâu thuẫn). Nhưng, nếu giả sử không có “Tự do” thì cũng tuyệt nhiên không thể bắt gặp quy luật luân lý ở trong ta Tóm lại, theo Kant, Tự do không thể có nếu không có cái Phải là, nhưng cái Phải là phải lấy Tự do làm cơ sở tồn tại của nó, bởi cái Phải là sẽ vô nghĩa nếu không có tiền đề là năng lực có thể tự do hành động. Kant viết: ai đó phán đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì có ý thức rằng mình phải làm việc ấy, và nhận ra sự “Tự do” nơi chính mình, – một điều mà nếu không có quy luật luân lý ắt anh ta không bao giờ nhận ra được. 2.3. Tự do thực hành Trong cuốn Phê phán lý tính thực hành, Kant đã xét lại khái niệm “tự do” dưới góc độ thực hành của lý tính. Tuy nhiên, đây không phải là sự bổ sung khiếm khuyết của cuốn Phê phán lý tính thuần tuý nhưng làm nổi bật sự liên kết của hệ thống phê bình.[15,1].Thực vậy, với Phê bình Lý tính Thuần tuý, lý trí mới chỉ quan niệm về tự do như một cái gì không theo luật nhân quả nhưng không mâu thuẫn với luật ấy, tức là làm rõ tính tất yếu của tự do; còn trong Phê bình Lý tính Thực hành, tự do được xét trong thực tại tính (reality) của nó, và khả thể có một kinh nghiệm làm đầy ý niệm “tự do” về mặt nội dung, tức là 29
  • 35. tự do là có thực. Nên, có thể nói, Phê bình Lý tính Thực hành là một luận đề về tự do. Với quan năng này [lý tính thuần tuý thực hành], sự tự do siêu nghiệm từ nay cũng được xác lập vững chắc, và là sự tự do được nắm lấy theo nghĩa tuyệt đối mà lý tính tư biện [thuần tuý lý thuyết] đã cần đến trong khi nó sử dụng khái niệm về tính nhân quả nhằm thoát khỏi nghịch lý vốn không thể tránh nếu lý tính tư biện muốn suy tưởng về cái vô-điều kiện trong chuỗi nối kết nguyên nhân và kết quả. Kant định nghĩa tự do thực hành như sau: Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự thúc bách do các xung động của cảm năng gây ra. […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện. Nếu trong lãnh vực lý trí thuần tuý, tự do siêu nghiệm chỉ có thể được suy tưởng, chứ không được nhận thức, thì trong lãnh vực của lý trí thực hành, Kant đề cập đến “cái phải là” như là điều thiết yếu làm cho ta có nhận thức thực sự về sự tự do thực hành, nghĩa là con người có năng lực hoàn toàn tự mình làm nguyên nhân cho một chuỗi sự kiện thường nghiệm.“Cái phải là” chính là quy luật thực hành hay quy luật luân lý, đạo đức trong mỗi người. Ông khẳng định: Ai đó phán đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì có ý thức rằng mình phải làm việc ấy thì nhận ra sự tự do nơi chính mình – một điều mà nếu không có quy luật luân lý ắt anh ta không bao giờ nhận ra được. Như thế, tự do có mối liên hệ chặt chẽ với quy luật luân lý, hay quy luật đạo đức hoặc quy luật thực hành. Thật vậy, chỉ khi có tự do, con người mới có thể chọn lựa làm việc tốt hoặc việc xấu; mặt khác, khi thấy con người tự ý làm 30
  • 36. điều lành điều ác người ta mới chứng nghiệm rằng con người là hữu thể tự do. Một cách hàn lâm hơn, tự do là ratio essendi (cơ sở bản chất) của quy luật đạo đức, còn quy luật đạo đức là ratio cognoscendi (cơ sở nhận thức) về tự do. Nghĩa là, tự do đặt cơ sở hay điều kiện cho quy luật đạo đức tồn tại; trái lại, ta chỉ có thể nhận thức về tự do khi ta ý thức về quy luật đạo đức. Trong hệ thống triết học của Kant,ông dành vị trí trung tâm trong đạo đức học là vươn tới sự tự do. Ông cho rằng không có đạo đức thì không có tự do, cũng như thiếu tự do thì không thể có đạo đức. “Tự do và quy luật thực hành tuyệt đối liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi không thể có cái này mà không có cái kia”[8,tr.234]. Câu “không có đạo đức, sẽ không có tự do” được Kant chứng minh khá tỉ mỉ. Ông chứng minh luật đạo đức là gì, nếu không phải là gì, nếu không phải là bản thân tự buộc mình hành động theo lẽ phải, kể cả hành động đó có sinh thiệt hại cho bản thân . Nhưng lại phải hành động ,vì lẽ phải dạy thế, vì bổn phận làm người buộc phải hành động như thế. Như vậy chính quy luật đạo đức, dưới hình thức những mệnh lệnh tuyệt đối, đã chứng nghiệm một cách tuyệt đối chắc chắn rằng mỗi người đều tự do. Tự do chính là có thể làm hay không làm, hành động theo mệnh lệnh của quy luật đạo đức hay hành động theo những xúi giục của bản năng: bản thân con người được chọn làm một hữu thể “thành phần của thế giới khả niệm” hay chọn làm sự vật của thế giới thiên nhiên khá giác. Sự chọn này được đặt ra trước mắt một cách hiển nhiên nơi quy luật đạo đức, nhân đó Kant viết: “Vậy chính quy luật đạo đức mà chúng ta cũng có ý thức một cách trực tiếp thoạt khi chúng ta nêu lên những tôn chỉ của ý chí: chính quy luật đạo đức được đặt ra trước mắt ta và dẫn ta tới quan niệm tự do, xét như tự do được biểu tượng như một nguyên tắc quyết định cho ý chí của ta, một nguyên tắc không bị chi phối bởi một điều kiện khả giác nào hết, nhưng hoàn toàn độc lập đối với những điều kiện khả giác” [8, tr.234-23]. Câu trên đây của Kant rất súc tích, và ta cần hiểu tầm quan trọng của ý nghĩa nó. Trước hết ông nói ai cũng trực tiếp nhận thấy luật đạo đức mỗi khi quyết định về hành động của mình, ta có thể có nhiều loại hành động và rất 31
  • 37. nhiều trường hợp cho những thứ hành động đó, nhưng lý trí chỉ là một. Bởi vậy mỗi khi chúng ta quyết định về bất cử hành động nào, ta cũng thấy quy luật đạo đức hiện ra với hình thức tổng quát này: “Anh hãy hành động làm sao để anh có thể ước muốn hết mọi người hành động như vậy”[3,tr.234]. Ta có ý thức trực tiếp về quy luật đạo đức này. Kant còn quyết rằng chính quy luật đạo đức chứng tỏ cho biết ta tự do: ta biết ta tự do, vì hành động của ta không bị kích động bởi những sự kiện khá giác, nhưng ta quyết định một cách hoàn toàn theo lý trí. Cái gì bị kích thích bởi những điều kiện khá giác, thì thuộc loại các hiện tượng tất định của thiên nhiên. Còn cái gì không hành động do sức thúc đẩy của những điều kiện khá giác, thì ta phải công nhận rằng nó đã hoạt động như một vật tự thân: nó đã tự động. Đó là tự do. Nhưng tự do cũng do tự nhiệm: nếu ta nhận mình là hữu thể tự do, ta có bổn phận phải thực hành những mệnh lệnh của quy luật đạo đức. Đôi khi, ta sẽ chữa mình, muốn lẩn trốn trách nhiệm, lấy lẽ rằng những hành vi kia bắt ta hy sinh nhiều quá. Thế rồi ta cho rằng mình không có thể… Thử hỏi ta có lý luận như vậy đối với người khác không hay trái lại ta nghĩ rằng họ có bổn phận thì nhất định họ phải làm. Bởi vậy Kant viết: “Người ta quyết rằng mình có thể làm một việc, bởi vì người ta ý thức rằng mình có bổn phận phải làm việc đó: cũng nhân đó con người nhận thấy mình có tự do thực, vì nếu không có quy luật đạo đức thì có lẽ con người sẽ không biết mình tự do”[8,tr.234]. Các học giả thường diễn tả tư tưởng này của Kant một cách gọn hơn bằng câu: “Anh có thể làm vì anh phải làm”. Khi ta lấy lý trí để nhận rằng ai cũng phải làm như vậy vì quy luật đạo đức truyền như thế, thì chắc con người ta ai cũng buộc mình làm. Đến vế hai “không có đạo đức sẽ không có tự do”,tuy câu này đã được chứng minh một cách tự bằng tất cả những gì chúng ta đã nghiên cứu về sự khác biệt giữa lãnh vực tất định của thường nghiệm và lãnh vực tự do của lý trí thuần túy thực hành, như Kant vẫn còn dành cho vấn đề này những suy nghĩ thêm. Không thiếu những người chỉ tin vào giác quan. Và cũng không thiếu triết gia như A. Comte nghĩ rằng sinh hoạt đạo đức của con người phải được 32
  • 38. điều hành bằng những định luật chặt chẽ như các định luật của khoa học thực nghiệm. Họ tỏ ra còn quá xa với lãnh vực tinh thần và sinh hoạt tự do: họ muốn cái gì cũng phải được xác định rõ ràng và họ chỉ tin vào thực nghiệm. Đối với Kant, chặt chẽ là điển hình của toán học, - thực nghiệm là điển hình của vật lý học, còn sinh họat con người không có gì giống với hai phương thức đó. Bản chất của sinh hoạt đạo đức phải là một sinh hoạt tự do mà tự do là không bị chi phối bởi dư luận hoặc gương sáng của người khác. Tự do có nghĩa là khi quyết định, tôi chỉ nhìn vào hình thức tuyệt đối của quy luật đạo đức, chỉ nhìn vào lý trí thôi. Hơn nữa tự do bao giờ cũng có nghĩa là một bắt đầu tự mình, một tự quyết, một điều phải làm (tức chưa làm, chưa có). Nhân đỏ, quy luật đạo đức luôn mặc cái hình một mệnh lệnh, nghĩa là một lệnh truyền phải làm điều gì. Từ đó , ta thấy Kant nói ở ĐỊNH LÝ III “con người có lý trí phải nghĩ đến tôn chỉ hành động của mình như là những quy luật thực hành phổ quát, và đừng nhìn vào chất thể của những nguyên tắc điều hành ý chí, nhưng phải nhìn vào hình thức những nguyên tắc đó”. Nhìn vào hình thức của quy luật đạo đức: đó là cái bảo đảm cho sự tự do. Tất nhiên tự do đây không có nghĩa tầm thường của tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do đi lại. Tự do đây có nghĩa siêu hình học: tự do là hoàn toàn tự mình quyết định, không bị chi phối bởi tự ái hay tự lợi, bởi tâm tình hay dư luận. Cho nên, Kant viết: “Lý trí thuần túy, tự nó thực hành, trực tiếp ra luật cho ta. Chúng ta quan niệm ý chí phải hoàn toàn độc lập với những điều kiện thực nghiệm, nhân đó nó được coi như ý chí thuần túy. Ý chí thuần túy hoàn toàn quyết định theo hình thức của quy luật đạo đức: đó là điều kiện cao nhất của tất cả các tôn chỉ hành động”[8,tr.238]. Không thể nào nói rõ hơn về tính chất khả niệm của ý chí cũng là sự ý chỉ hoàn toàn độc lập đối với những điều kiện của kinh nghiệm, Kant đã dùng tới chữ “ý chí thuần túy” để nói lên sự siêu việt của nó đối với những gì là hiện tượng của lĩnh vực tất định. Một điểm nữa không kém quan trọng của ý chí thuần tủy, đó là tính chất siêu nghiệm của nó. Con người ý thức rõ ràng về bản chất tự do của quy luật 33
  • 39. đạo đức, tức của những quyết định đạo đức của mình, đồng thời con người ý thức về sự hiển nhiên của quy luật đạo đức. Kant đã gọi tính chất hiển nhiên này bằng một thành ngữ thoat nghe có vẻ mâu thuẫn: “sự kiện của lý trí”. Nói sự kiện là nói một cái gì xảy ra và ta kinh nghiệm được thực sự. Nói lý trí là nói lãnh vực khả niệm, vượt quá tầm kinh nghiệm của ta. Nhưng Kant không tự mâu thuẫn mà ông đã cân nhắc nhiều trước khi dùng, và ông đã dùng nhiều lần thành ngữ này để nói lên cái kinh nghiệm duy nhất của con người về một thực tại khả niệm. Như vậy con người đồng thời có kinh nghiệm về hai thực tại: kinh nghiệm rằng quy luật đạo đức có bản chất thuần túy và tính cách mệnh lệnh, và kinh nghiệm mình tự do trong sự quyết định cũng như trong sự thi hành những mệnh lệnh kia. Kant viết: “Có thể gọi ý thức ta có về quy luật đạo đức nền tảng đó là một sự kiện của lý trí, bởi vì người ta không thể nào rút nó ra từ những luận lý hoặc từ những dữ kiện nào đó của lý trí (chẳng hạn rút từ ý thức ta có về tự do, bởi vì ý thức này thì ta không có trước ý thức về quy luật đạo đức), nhưng nó đã tự nó đến với ta như một mệnh đề tổng hợp tiên thiên, không dựa trên một trực giác nào, dầu là trực giác thuần túy hay trực giác thường nghiệm”[8,tr.239]. Hoàn toàn không có trực giác tham gia vào kinh nghiệm này, một thứ kinh nghiệm siêu hình: sự kiện của lý trí là thế. Ta không do luận lý hay kinh nghiệm thường nghiệm mà nhận ra nó, nhưng nó đã được ban cho ta từ nguyên thủy như một mệnh đề căn bản. Sau đó Kant lưu ý ta đừng lộn ý nghĩa của chữ sự kiện: tuy đây là một sự kiện, nhưng là sự kiện của lý trí, một kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm siêu hình. Ông viết: “Để khỏi lầm lẫn khi công nhận tính chất dữ kiện của quy luật đạo đức, chúng ta cần nhớ rằng đây không phải là một sự kiện thường nghiệm, nhưng là sự kiện duy nhất của lý trí thuần túy”. Có thể thấy, tư tưởng của kant về tự do là một thanh tựu nhân văn sâu sắc của triết học phương Tây và nó chỉ có thể được coi là tự do nếu nó đi liền với quy luật đạo đức 34
  • 40. 2.4. “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm toàn diện, Kant không chỉ nhìn nhận vấn đề tự do của con người với tư cách là tự do của một cá thể tách biệt xã hội mà nhìn nhận vấn đề đó trong mối quan hệ với lịch sử phát triển tự do của loài người. Tư tưởng này được ông trình bày thêm trong các tác phẩm: “Ý niệm về lịch sử phổ biến trên bình diện công dân toàn cầu” (1784); “Dự đoán ban đầu về lịch sử loài người” (1786); “Nhân chủng học” (1789); “Bức thông điệp cho một nền hòa bình vĩnh cửu”(1795); “Siêu hình học và các tập tục”(1797); “Bàn về giáo dục”(1803). Theo Kant, trong thời đại nguyên thủy do lý tính chưa phát triển nên con người không có khả năng lựa chọn, nó đành chịu làm nô lệ cho quy luật tự nhiên, nghĩa là phục tùng tính tất yếu một cách mù quáng. Trạng thái lịch sử đầu tiên của tự do là chuyển từ giai đoạn yên tĩnh hòa bình sang thời đại lao động và bất hòa với tư cách là bước chuyển tiếp đến sự hình thành xã hội. Trong trạng thái tự do con người là chủ thể lao động, cuộc sống săn bắt hái lượm cơ bản đã chấm dứt, loài người chuyển sang nghề trồng trọt và chăn nuôi, chế tác công cụ lao động và các phương tiện sinh hoạt khác. Sự xuất hiện xã hội kéo theo sự hình thành con người xã hội – đó chính là bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Nhưng cũng từ đó làm phát sinh nhiều mâu thuẫn xã hội mà hạt nhân cuối cùng là tính đối kháng. I.Kant cho rằng trong giao tiếp xã hội, con người luôn cảm thấy mình có tư chất bẩm sinh. Nhưng nếu hành động của con người phù hợp với sự hiểu biết của nó thì tất yếu sinh ra sự phản kháng của các cá nhân khác, và bản thân nó cũng chính là sự phản kháng. Kết quả của sự đối kháng xã hội theo Kant chính là sự thiết lập một xã hội công dân pháp quyền phổ biến, trong đó các thành viên có thể giành được tự do trên cơ sở phải tôn trọng quyền tự do của người khác. Nền tảng của vấn đề đạo đức theo Kant dựa trên tư tưởng cốt lõi: vạn vật trong vũ trụ đều thuộc loại những hiện thực hiện tượng; chúng nhất thiết chịu sự chi phối của những quy luật tất yếu và nhân quả. Con người, xét như một sự vật cũng nằm trong thế giới hiện tượng này. Nhưng con người còn là một hữu 35