SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH KẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
LẦN THỨ TƯ ĐỐI VỚI LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT
CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Giảng viên: Thầy Nguyễn Thanh Triều
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 5
Khoá: VB2 24.1
MSSV Họ và tên E-mail
33211020428 Lê Thị Thanh Thuý thuyle.33211020428@st.ueh.edu.vn
33211020019 Nguyễn Phạm Quang Trãi trainguyen. 33211020019@st.ueh.edu.vn
33211020379 Hoàng Anh Trâm tramhoang. 33211020379@stuueh.edu.vn
33211020261 Nguyễn Lê Anh Tuấn tuannguyen. 33211020261@st.ueh.edu.vn
33211020146 Trần Bảo Anh Vũ vutran. 33211020146@ st.ueh.edu.vn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2021
I. MỤC ĐÍCH
1.1Mục đích
Tiểu luận được xây dựng nhằm giúp các cá nhân trong nhóm thực hiện nắm vững
kiến thức được học từ môn Kinh Tế Vĩ Mô. Qua đó, vận dụng song song kiến thức được
học thể hiện qua việc nhìn nhận, đánh giá các vấn đề kinh tế vĩ mô trong thực tế. Cụ thể
là có cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại.
Các thông tin cần và đủ để làm tài liệu tham khảo cho đề tài có tính liên quan.
1.2Đối tượng và phương pháp nguyên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài chính
Việt Nam sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư
Phạm vi nghiên cứu: sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
Phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.
1.3 Giải thích từ ngữ
Trong tiểu luận này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Covid-19: là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-
2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng
12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
CPI: chỉ số giá tiêu dung.
PPI: chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất.
1.4 Lý do chọn đề tài
Các vấn đề về lạm phát, sự thay đổi tỷ giá, lãi suất của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của người dân về sử dụng tiền, gửi
tiền từ trước, trong và cho đến thời hiện tại của đại dịch Covid-19 có thể kể đến như sau
Đầu tiên, hoạt động xuất nhập khẩu; thị trường hàng hóa, sản xuất tiêu dùng trong
nước bị thu hẹp, thu nhập người dân giảm mạnh. Tín dụng tăng trưởng chậm vì thị
trường, doanh nghiệp biến động mạnh. Sau đại dịch Covid-19, sự phá sản của các doanh
nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng nợ, là tiền đề cho nợ xấu ngân hàng tăng và hệ lụy ảnh
hưởng những “đổ vỡ” trong hệ thống tài chính.
Thứ hai, các dòng vốn đầu tư biến động mạnh theo hướng tiêu cực: thị trường
chứng khoán bị tác động do ảnh hưởng lớn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng.
Mặt khác, một lượng tiền mặt lớn đọng trong khối dân cư vì tâm lý muốn nắm giữ tiền
mặt. Ngoài ra, tâm lý tiêu cực khiến cho khách hàng tiêu dùng và nhà đầu tư có trạng
thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng, không có nhu cầu vay vốn và đầu tư.
Thứ ba, lãi suất, giá vàng và ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế biến động khó
lường, tạo ra bất lợi cho thị trường kinh doanh ngoại hối.
Chính vì vậy, việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề nêu trên trong thực tiễn Việt
Nam là cực kì cần thiết và cấp bách hơn bất kì thời điểm nào. Đó cũng là lý do chính
nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần thứ tư
đối với lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài chính Việt Nam” để có những cái
nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại.
1.5 Cơ sở lý thuyết
1. Cơ sở lý thuyết của lạm phát.
1.1. Khái niệm và thước đo
1.1.1. Khái niệm
Theo N. Gregory Mankiw: “Trước tiên và quan trọng nhất, lạm phát là một hiện
tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao đổi”.
Mức giá chung của nền kinh tế có thể được xem xét bằng hai cách.
Mức giá là giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ.
Mức giá là số đo giá trị của tiền. Giá cả tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của
tiền giảm đi.
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế:
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước, chỉ số giá hàng
tư liệu sản xuất (PPI).
1.1.2. Thước đo
Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Chính là
tỷ lệ phần trăm về chênh lệnh của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác
nhau.
1.1.3. Chi phí của lạm phát
Chi phí mòn giày: là nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người ta
giảm việc nắm giữ tiền của họ.
Chi phí thực đơn: là chi phí do thay đổi giá cả; lạm phát làm tăng chi phí thực đơn
mà các doanh nghiệp phải gánh chịu.
1.1.4 Thuế lạm phát
Khi chinh phủ tăng nguồn thu bằng cách in tiền, thì người ta gọi là chính phủ đánh
một loại thuế lạm phát. Tuy nhiên, thuế lạm phát không hoàn toàn giống các loại thuế
khấc bởi vì không ai sẽ nhận được hóa đơn yêu cầu phải nộp loại thuế này. Thay vào
đó, chính phủ in tiền, mức giá tăng, và tiền trong ví bạn trở nên ít giá trị hơn. Do vậy,
thuế lạm phát giống như thuế đánh vào những người nắm giữ tiền.
1.2. Phân loại lạm phá
1.2.1. Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản)
“Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số. Mức độ tỷ lệ lạm phát
dưới 10%”. Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế.
1.2.1. Lạm phát phi mã
“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát
này có tỷ lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200%”. Khi mức độ lạm phát như vậy kéo
dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm
trọng.
1.2.3. Siêu lạm phát
“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát này
có tỷ lệ lạm phát trên 200%”. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi
dần vào cõi chết.
1.3. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và lãi suất:
1.3.1. Khái niệm:
a) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Theo N.Gregory Mankiw, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là mức mà ở đó người mua
có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia khác.
Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực tiếp
và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp gián tiếp : ký hiệu e , là phương pháp biểu hiện một đơn vị nội tệ
bằng các đơn vị ngoại tệ .
Phương pháp trực tiếp : ký hiệu E , là phương pháp tỷ giá hối đoái của đồng ngoại
tệ. Nó chính là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo số đơn vị nội tệ.
b) Tỷ giá hối đoái thực:
Theo N.Gregory Mankiw, tỷ giá hối đoái thực là mức mà ở đó một người có thể
trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với hàng hóa và dịch vụ của nước khác.
Nếu xét cho một hàng hoá cụ thể thì P chính là giá hàng nội tính bằng nội tệ (giá
nội địa ) còn P’ chính là giá mặt hàng cùng loại ở nước ngoài tính theo giá ngoại tệ .
Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao , hàng ngoại tương đối rẻ và hàng nội tương đối đắt
và ngược lại.
1.3.2. Lãi suất là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
Lãi suất danh nghĩa là cho biết số tiền trong tài khoản tăng nhanh theo thời gian
như thế nào
Lãi suất thực điều chỉnh lãi suất danh nghĩa với tác động của lạm phát sẽ cho biết
sức mua của thanh khoản tiết kiệm tăng theo thời gian nhanh ra sao.
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đi tỷ lệ lạm phát
Tăng trưởng cung tiền tác động đến lãi suất như thế nào
Lãi suất thực là biến số thực, không bị ảng hưởng, nên lãi suất danh nghĩa phải
điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 với thay đổi của tỷ lệ lạm phát.(Hiệu ứng Fisher)
Tuy nhiên, lạm phát kỳ vọng biến động theo lạm phát thực tế trong dài hạn, nhưng
không nhất thiết đúng trong ngắn hạn.
1.3.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế:
Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương
mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương
mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.
Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫn đến
hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác
động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hoá. Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều
tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Ngoài các nhân tố khác, vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác động của tỷ giá
hối đoái. Khi tỷ giá giảm, giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên
kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo.
II. HIỆN TRẠNG VỀ LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
2.1 Lạm phát
Tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ về
chỉ số CPI dưới đây:
Tính đến tháng 10 năm 2021, CPI tăng 1,81% (YTD), mức tăng thấp nhất kể từ
năm 2016 cụ thể từ năm 2016 đến năm 2021 mức tăng lần lượt là 2,07%; 3,79%; 3,57%;
2,5%; 3,85% và 1,81% (tính đến tháng 10 năm 2021). Nguyên nhân xuất phát từ những
diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, từ đó mức giá chung bị giảm đi và đã thể hiện
rõ nét nhất trên thực tế khi giá của các mặt hàng thực phẩm, du lịch, cước vận tải hàng
hoá của tàu lửa, máy bay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc CPI vẫn tăng tuy chỉ với
mức nhỏ hơn so với các năm trước là do các mặt hàng như xăng dầu, gas và một số hàng
hoá bị ảnh hưởng bởi giá chung của thế giới có dấu hiệu tăng lên đã kéo CPI chung tăng
lên. Chính vì vậy, và việc chỉ tăng CPI không nhiều khiến cho lạm phát cũng chỉ tăng ở
một mức độ thấp và theo dự báo của chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó
Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính thì lạm phát trung bình của năm 2021 chỉ ở mức
từ 2-2,5%.
Các số liệu được thể hiện cụ thể như sau:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm cao nhất với 1,28% (làm CPI
chung giảm 0,43 điểm phần trăm) do nguồn cung dồi dào, trong đó: Lương thực giảm
0,17% ; thực phẩm giảm 2,05% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,26% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm
phần trăm) chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm 4,67% (làm CPI chung giảm 0,02 điểm
phần trăm) để hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19; cùng với đó, giá
điện sinh hoạt giảm 0,99% (làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), nước sinh hoạt
giảm 2,46% do thời tiết sang thu nên nhu cầu sử dụng giảm.
- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%, tập trung giảm ở giá điện thoại di động
và phụ kiện điện thoại di động đối với các mẫu hàng cũ.
Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
- Nhóm giao thông tăng 2,51% (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm) do ảnh
hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 25/9/2021, ngày 11/10/2021 và
ngày 26/10/2021 làm chỉ số giá xăng tăng 6,27%, dầu diezen tăng 8,72%. Bên cạnh đó,
dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,08% do giá xăng, dầu tăng.
- Nhóm giáo dục tăng 0,25% (làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm), trong đó
dịch vụ giáo dục tăng 0,22% do một số địa phương tăng học phí mầm non, học phí đại
học mặc dù có một số địa phương đã thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022.
- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,19% do nước giải khát có ga, rượu, bia và thuốc
lá tăng khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội
và chi phí vận chuyển tăng.
- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,13% do nhóm vải các loại tăng 0,48%
và giày dép tăng 0,07%.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% do nhu cầu mua sắm của người dân
tăng trở lại khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát.
- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,04%.
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi
khiến các loại vi rút gây bệnh sinh sôi mạnh, các bệnh về hô hấp dễ xảy ra nên nhu cầu
các mặt hàng thuốc, dụng cụ y tế tăng, trong đó giá thuốc các loại tăng 0,09%.
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12% do dịch vụ cắt tóc, gội đầu và vật
dụng tang lễ, thờ cúng tăng.
Một số nguyên nhân làm tăng nhẹ CPI trong 10 tháng năm 2021
Trong 10 tháng năm nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 18 đợt làm
cho giá xăng A95 tăng 7.860 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 7.600 đồng/lít và giá dầu diezen
tăng 6.340 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 10
tháng tăng 27,23%, làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm.
Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 10 tháng năm 2021,
giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 8 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 10 tháng
giá gas tăng 23,81% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần
trăm.
Giá dịch vụ giáo dục 10 tháng tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI
chung tăng 0,17 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-
2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và
gạo tẻ ngon tăng trong dịp Tết Nguyên đán và nhu cầu tích lũy của người dân trong
thời gian giãn cách xã hội làm cho giá gạo 10 tháng năm 2021 tăng 6,24% so với cùng
kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm).
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 10 tháng năm nay tăng 6,53% so với cùng kỳ năm
trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm
CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm.
Giá vàng: trong nước giảm theo giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng thế giới
đến ngày 27/10/2021 giảm 0,45% so với tháng 9/2021. Giá vàng thế giới giảm do đồng
đô la Mỹ, lợi suất trái phiếu Mỹ phục hồi và doanh số bán lẻ tháng Chín của Mỹ tăng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 10/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,85%
so với tháng 12/2020 và giảm 1,82% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng đô la Mỹ: trên thị trường thế giới tăng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ phát biểu giữ nguyên chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế trong thời gian tới.
Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng
nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2021
giảm 0,06% so với tháng trước; giảm 1,2% so với tháng 12/2020 và giảm 1,48% so với
cùng kỳ năm trước do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp trong thời gian dài.
Lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so
với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so
với cùng kỳ năm 2020.
Việc CPI tăng không nhiều và dự báo mức lạm phát sẽ thấp chưa hẳn đã là một tín
hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế bởi sự tìm ẩn những rủi ro do đại dịch Covid-19 đã
gây nên hiện tượng thất nghiệp với số lượng lớn bởi không thể đi làm trong tình giai
đoạn này. Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình thay đổi
của thế giới thông qua tác động của việc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến giá
các nguyên vật liệu đầu vào mà nước ta nhập khẩu như các sản phẩm từ dầu thô, khí
thiên nhiên đã đẩy giá xăng dầu, gas và một số nguyên, nhiên liệu khác lên mức đáng
báo động. Kết hợp với tình hình tài chính chưa thật sự ổn định của người dân bởi đại
dịch gây ra, đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát có nguy cơ tăng cao một
cách không được mong đợi và quá trình kiềm chế lạm phát sẽ thật sự khó khăn cho các
nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Đến tại thời điểm tháng cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2021, khi tình hình dịch
bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu chững lại và bình thường hoá các hoạt
động kinh tế tại khu vực này. Tuy nhiên, một số các địa phương khác lại có dấu hiệu
tăng lên về số ca mắc Covid-19 bởi tính đến thời điểm hiện tại, lượng vaccine cần có để
cung cấp cho cả nước là chưa thật sự đủ đầy. Điều này khiến cho cầu tiêu dùng đã có
phần tăng nhưng không thật sự lớn khiến giá của các mặt hàng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp
hơn so với cùng kỳ. Do đó, chỉ số CPI được dự đoán là không có quá nhiều biến động
cho đến cuối năm. Chỉ số CPI YoY cả năm 2021 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 2-
2,5 với con số thấp như vậy sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà
nước tiếp tục có các biện pháp nhằm nới lỏng tiền tệ.
2.2 Tỷ giá
Nhìn lại mối tương quan giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể thấy việc giữ một
tỷ lệ lạm phát thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam có được một
tỷ giá hối đoái (VND/USD) tại thời điểm cuối năm 2021 thấp hơn so với đầu năm 2021.
Tỷ giá được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tỷ giá hối đoái VND/USD tính đến thời điểm cuối tháng 10 là 23.131, giảm đi
31 VND (tương đương 0,13%) so với cuối tháng 9/ 2021 và so với đầu năm 2021 đã
giảm đi 1,9% điều này cho thấy rằng đồng Việt Nam đã mạnh hơn so với đầu năm
2021.
Về lý thuyết, việc tỷ giá hối đoái VND/USD giảm sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu
của Việt Nam có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế (so sánh
với tỷ giá hối đoái lúc trước khi giảm) và điều này sẽ khiến sức cạnh tranh của hàng
hoá đó trên thị trường quốc tế bị giảm sút vì các nước khác phải bỏ ra một lượng tiền
lớn hơn để có được hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là
nguyên nhân quá lớn vì cho đến 8 tháng đầu năm tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam
vẫn đạt được con số ấn tượng là 213,52 tỷ USD theo báo cáo của bộ Công Thương và
tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do các nước trên
thế giới sau khi trải qua đại dịch, triển khai tiêm vaccine đều có xu hướng kích cầu tiêu
dùng khiến nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên cùng với việc tận dụng triệt để các
các ưu đãi sau khi mở cửa thị trường từ các Hiệp định Thương mại mới được ký kết
như EVFTA, UKVFTA, CPTPP.
Cũng trong khi đó, điều ngược lại là khi giá hàng hoá giảm, khiến đồng nội tệ
tăng lên sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu rẻ đi và vì thế lạm phát sẽ được kiềm chế. Điều
đó đã được thể hiện qua việc chỉ số làm phát hiện tại ở Việt Nam là rất thấp.
Đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI của
Việt Nam giảm đi so với cùng kì năm 2020 nhưng trên cơ sở đảm bảo tỷ giá hối đoái
tương đối ổn định trong đại dịch đã khiến cho dòng vốn FDI của Việt Nam vẫn đạt
23,74 tỷ USD đăng ký và đã giải ngân 15,15 tỷ USD (tính trong 10 tháng đầu năm
2021), giảm 4,1% so với cùng kì 2020.
2.3 Lãi suất
Lãi suất được thể hiện tại biểu đồ dưới đây:
Theo kết quả nghiên cứu tại báo cáo vĩ mô tháng 10 năm 2021 của BVCS, Lãi
suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong năm 2021 hầu như không có những biến động quá
lớn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm 0,06
điểm phần trăm xuống còn 5,5%. So với cùng kỳ, lãi suất này đã giảm 0,57 điểm phần
trăm và cũng thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với cuối năm 2020. Ở các kì hạn khác,
tính đến tháng 7 năm 2021, lãi suất huy động tiền gửi bình quân ở các kì hạn 1 tháng,
3 tháng, 6 tháng cũng có xu hướng giảm tương tự.
Nhìn chung diễn biến của đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doanh bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, chính phủ nhằm muốn kích thích đầu tư tăng
mạnh sẽ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào thị trường để thúc đẩy
đầu tư thông qua việc mua các tài sản dài hạn hay một số nghiệp vụ có bao hàm cả việc
mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Từ đó, đẩy lãi suất ngắn hạn giảm xuống trên thị
trường. Qua đó, có thể thấy được việc lãi suất ngày một giảm xuống như một hệ quả
tất yếu. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng là một chính sách phù hợp bởi tỷ lệ lạm
phát hiện tại vẫn đang ở mức thấp.
Ngoài ra, các chính sách như hạ trần lãi suất, giảm lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn,
hạ lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương cũng là một trong những cách làm kích
thích vay vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu chung trong việc sử dụng tối
đa các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiêp phục hồi sau đại dịch đã làm cho lãi suất
giảm trong suốt thời gian qua.
III. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VỀ LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI
SUẤT
Để chuẩn bị cho thời kỳ trong và hậu Covid-19, góp phần phục hồi nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn mới, một số giải pháp có thể xem xét như sau:
Đảm bảo hệ thống tài chính vận hành thông suốt: duy trì khả năng thanh khoản
của các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nâng cao khả
năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; căn cứ tình hình thực tiễn để kịp thời áp dụng
các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm
nợ, giảm phí đối với khách hàng khó khăn.
Đề xuất các chính sách từ Chính phủ: Chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia
hạn nợ, miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước cho các doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. Các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp đến khi các doanh nghiệp hồi phục và có khả năng nộp trở lại bình
thường; Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; không phạt thuế, không tính tiền chậm nộp
thuế trong giai đoạn dịch Covid-19; Tạm thời dừng hoặc giảm phí cảng biển. Các chính
sách này cần có lộ trình dừng thu hoặc giảm phù hợp, cân đối với nguồn thu ngân sách.
Miễn, giảm, hỗ trợ liên quan đến: bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Các chính sách từ ngân hang trung ương và ngân hàng thương mại: các ngân hàng
phát huy tối đa các kênh thanh toán, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đây
cũng là những chính sách rất cần thiết giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sức mua sẽ không thể tăng do sau dịch bệnh doanh nghiệp, người dân đã kiệt sức.
Do đó, các chính sách lãi suất là nguồn “oxy” cho doanh nghiệp và người dân phục hồi
sản xuất, đầu tư và mua sắm trở lại, dòng tiền khơi thông sẽ sớm khôi phục nền kinh tế.
Bên cạnh đó, giải cứu thị trường chứng khoán, tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá
hối đoái trong ngắn hạn.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: trong đại dịch, thu hút đầu tư nước
ngoài của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khía cạnh tích
cực từ bối cảnh hiện tại và cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Việt
Nam vẫn đang được coi là đất nước an toàn.
Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số, đầu tư phát triển công nghệ: để phát triển
kinh tế số, cần kết hợp thực thi các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh tế
số và triển khai các chính sách thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, có
những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/cá nhân tham gia xây dựng
nội dung số, đặc biệt trong bối cảnh việc xây dựng nội dung số cũng chịu tác động tiêu
cực từ quy định giãn cách vì phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các giải pháp bảo đảm
an ninh mạng.
Triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp: các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm
dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, như cú sốc dịch bệnh. Trong khi đó, các
doanh nghiệp này lại là nhóm tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế. Trong bối cảnh đó,
các quốc gia trên thế giới thường thiết kế chính sách riêng cho nhóm doanh nghiệp này,
tập trung vào: Kết hợp giữa giảm bớt tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trên diện
rộng và thúc đẩy cấu trúc lại các doanh nghiệp, với các biện pháp cụ thể, gồm: Hỗ trợ
nguồn lực nhằm khôi phục vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, khuyến
khích các giải pháp cấu trúc lại nợ, nâng cao hiệu quả của các thủ tục thanh lý, phá sản
(nhằm phân bổ lại nguồn lực hiệu quả từ các doanh nghiệp kém hiệu quả sang các doanh
nghiệp hiệu quả hơn). Đối tượng thụ hưởng chính sách phải được xác định cụ thể, thường
là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Thông tin chính sách
cần minh bạch và kịp thời để doanh nghiệp sớm tiếp cận. Nội dung chính sách hướng
đến là thúc đẩy sự phổ biến công nghệ và kiến thức, bảo đảm rằng lợi ích của chuyển
đổi kỹ thuật số được chia sẻ giữa các doanh nghiệp và người lao động.
IV. KẾT LUẬN
Từ những số liệu được thu thập, những kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô cùng
với quá trình phân tích, đánh giá và bình luận được đưa ra đã phần nào thể hiện được
một thực tế khách quan về lạm phát, tỷ giá và lãi suất của nền kinh tế Việt Nam trong
đại dịch COVID-19 lần thứ tư. Đây là một trong những vấn đề nóng hổi và nhận được
rất nhiều sự quan tâm trong thời điểm hiện tại. Trong điều kiện vaccine COVID-19
đang ngày càng được khủ khắp và tiến trình bình thường hoá kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh cũng như tại Việt Nam đang được thực thi, việc nghiên cứu, đánh giá và xem
xét những vấn đề nêu trên nhằm đưa ra những dự báo cho tương lại cũng như để có thể
xây dựng những chính sách và đường lối kinh tế phù hợp là vấn đề được quan tâm hàng
đầu của các cấp chính quyền Việt Nam ngay tại thời điểm này. Trên cơ sở tham khảo
các nguồn tài liệu phù hợp và những quan điểm cá nhân về các vấn đề nổi trội của nền
kinh tế hiện tại, cụ thể là lạm phát, tỷ giá và lãi suất, nhóm mong muốn sẽ góp phần
nào trong việc đưa ra cái nhìn toàn cảnh và cụ thể về ba thành tố cơ bản trong hoạt
động tài chính của Việt Nam. Bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
chính vì vậy, nhóm rất mong có thể nhận được những phản hồi từ quý thầy cô để có
thể dần hoàn thiện, cũng cố những phân tích và lập luận đã được đưa ra.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Von-FDI-rot-vao-Viet-Nam-tang-
manh/451144.vgp
https://i.ndh.vn/attachment/2021/11/08/bvsckinh-te-vi-mo-thang-10-2021-pdf.pdf
https://laodong.vn/kinh-te/dich-benh-covid-19-lam-giam-cau-tieu-dung-thach-thuc-
tang-truong-936060.ldo
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/cpi-tang-thap-nhat-trong-vong-5-
nam.html
https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/viet-nam-tang-truong-xuat-
khau-tich-cuc-trong-8-thang-dau-nam-2021-du-dai-dich-covid-19-van-dien-bien-
phuc-tap.html
https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9180
https://www.qdnd.vn/y-te/cac-van-de/gs-ts-nguyen-thien-nhan-cac-nuoc-dung-ngan-
sach-duoc-tang-cuong-boi-no-cong-de-ung-pho-voi-covid-19-nhu-the-nao-673237
PWC: Striking back against the outbreak of Covid-19: a series of fiscal and taxation
policies to preven and control the epidemic were released, truy cập
tại: https://www.pwccn.com/en/china-tax-news/2020q1/chinatax-news-feb2020-6.pdf.
---Hết---

Contenu connexe

Similaire à NHOM 5-DRAFT-24.11.docx

Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Linh Khánh
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxHaiDangTran4
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giálekieuvan94
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếguest3c41775
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáhaiduabatluc
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)Hồ Nguyễn Như Quỳnh
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)Hồ Nguyễn Như Quỳnh
 
Sự vận động của tỷ giá
Sự vận động của tỷ giáSự vận động của tỷ giá
Sự vận động của tỷ giáemythuy
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếTrung Hiếu
 

Similaire à NHOM 5-DRAFT-24.11.docx (20)

Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Tuần 2
Tuần 2Tuần 2
Tuần 2
 
Ktvm pp
Ktvm ppKtvm pp
Ktvm pp
 
Vi mô
Vi môVi mô
Vi mô
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thiện)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thiện)
 
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)Presentation tuần 5   nhóm ift (hoàn thành cuối)
Presentation tuần 5 nhóm ift (hoàn thành cuối)
 
Presentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm iftPresentation tuần 5 nhóm ift
Presentation tuần 5 nhóm ift
 
Sự vận động của tỷ giá
Sự vận động của tỷ giáSự vận động của tỷ giá
Sự vận động của tỷ giá
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tế
 

NHOM 5-DRAFT-24.11.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH KẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LẦN THỨ TƯ ĐỐI VỚI LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM Giảng viên: Thầy Nguyễn Thanh Triều Nhóm Thực Hiện: Nhóm 5 Khoá: VB2 24.1 MSSV Họ và tên E-mail 33211020428 Lê Thị Thanh Thuý thuyle.33211020428@st.ueh.edu.vn 33211020019 Nguyễn Phạm Quang Trãi trainguyen. 33211020019@st.ueh.edu.vn 33211020379 Hoàng Anh Trâm tramhoang. 33211020379@stuueh.edu.vn 33211020261 Nguyễn Lê Anh Tuấn tuannguyen. 33211020261@st.ueh.edu.vn 33211020146 Trần Bảo Anh Vũ vutran. 33211020146@ st.ueh.edu.vn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2021
  • 2. I. MỤC ĐÍCH 1.1Mục đích Tiểu luận được xây dựng nhằm giúp các cá nhân trong nhóm thực hiện nắm vững kiến thức được học từ môn Kinh Tế Vĩ Mô. Qua đó, vận dụng song song kiến thức được học thể hiện qua việc nhìn nhận, đánh giá các vấn đề kinh tế vĩ mô trong thực tế. Cụ thể là có cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại. Các thông tin cần và đủ để làm tài liệu tham khảo cho đề tài có tính liên quan. 1.2Đối tượng và phương pháp nguyên cứu Đối tượng nghiên cứu: vấn đề lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài chính Việt Nam sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư Phạm vi nghiên cứu: sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 1.3 Giải thích từ ngữ Trong tiểu luận này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Covid-19: là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV- 2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. CPI: chỉ số giá tiêu dung. PPI: chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất. 1.4 Lý do chọn đề tài Các vấn đề về lạm phát, sự thay đổi tỷ giá, lãi suất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của người dân về sử dụng tiền, gửi tiền từ trước, trong và cho đến thời hiện tại của đại dịch Covid-19 có thể kể đến như sau Đầu tiên, hoạt động xuất nhập khẩu; thị trường hàng hóa, sản xuất tiêu dùng trong nước bị thu hẹp, thu nhập người dân giảm mạnh. Tín dụng tăng trưởng chậm vì thị trường, doanh nghiệp biến động mạnh. Sau đại dịch Covid-19, sự phá sản của các doanh nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng nợ, là tiền đề cho nợ xấu ngân hàng tăng và hệ lụy ảnh hưởng những “đổ vỡ” trong hệ thống tài chính. Thứ hai, các dòng vốn đầu tư biến động mạnh theo hướng tiêu cực: thị trường chứng khoán bị tác động do ảnh hưởng lớn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Mặt khác, một lượng tiền mặt lớn đọng trong khối dân cư vì tâm lý muốn nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, tâm lý tiêu cực khiến cho khách hàng tiêu dùng và nhà đầu tư có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng, không có nhu cầu vay vốn và đầu tư. Thứ ba, lãi suất, giá vàng và ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế biến động khó lường, tạo ra bất lợi cho thị trường kinh doanh ngoại hối.
  • 3. Chính vì vậy, việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề nêu trên trong thực tiễn Việt Nam là cực kì cần thiết và cấp bách hơn bất kì thời điểm nào. Đó cũng là lý do chính nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần thứ tư đối với lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài chính Việt Nam” để có những cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại. 1.5 Cơ sở lý thuyết 1. Cơ sở lý thuyết của lạm phát. 1.1. Khái niệm và thước đo 1.1.1. Khái niệm Theo N. Gregory Mankiw: “Trước tiên và quan trọng nhất, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao đổi”. Mức giá chung của nền kinh tế có thể được xem xét bằng hai cách. Mức giá là giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ. Mức giá là số đo giá trị của tiền. Giá cả tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của tiền giảm đi. Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước, chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI). 1.1.2. Thước đo Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Chính là tỷ lệ phần trăm về chênh lệnh của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác nhau. 1.1.3. Chi phí của lạm phát Chi phí mòn giày: là nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người ta giảm việc nắm giữ tiền của họ. Chi phí thực đơn: là chi phí do thay đổi giá cả; lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà các doanh nghiệp phải gánh chịu. 1.1.4 Thuế lạm phát Khi chinh phủ tăng nguồn thu bằng cách in tiền, thì người ta gọi là chính phủ đánh một loại thuế lạm phát. Tuy nhiên, thuế lạm phát không hoàn toàn giống các loại thuế khấc bởi vì không ai sẽ nhận được hóa đơn yêu cầu phải nộp loại thuế này. Thay vào đó, chính phủ in tiền, mức giá tăng, và tiền trong ví bạn trở nên ít giá trị hơn. Do vậy, thuế lạm phát giống như thuế đánh vào những người nắm giữ tiền. 1.2. Phân loại lạm phá 1.2.1. Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản)
  • 4. “Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số. Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%”. Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế. 1.2.1. Lạm phát phi mã “Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200%”. Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng. 1.2.3. Siêu lạm phát “Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%”. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết. 1.3. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và lãi suất: 1.3.1. Khái niệm: a) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Theo N.Gregory Mankiw, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là mức mà ở đó người mua có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia khác. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp gián tiếp : ký hiệu e , là phương pháp biểu hiện một đơn vị nội tệ bằng các đơn vị ngoại tệ . Phương pháp trực tiếp : ký hiệu E , là phương pháp tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ. Nó chính là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo số đơn vị nội tệ. b) Tỷ giá hối đoái thực: Theo N.Gregory Mankiw, tỷ giá hối đoái thực là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Nếu xét cho một hàng hoá cụ thể thì P chính là giá hàng nội tính bằng nội tệ (giá nội địa ) còn P’ chính là giá mặt hàng cùng loại ở nước ngoài tính theo giá ngoại tệ . Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao , hàng ngoại tương đối rẻ và hàng nội tương đối đắt và ngược lại. 1.3.2. Lãi suất là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Lãi suất danh nghĩa là cho biết số tiền trong tài khoản tăng nhanh theo thời gian như thế nào Lãi suất thực điều chỉnh lãi suất danh nghĩa với tác động của lạm phát sẽ cho biết sức mua của thanh khoản tiết kiệm tăng theo thời gian nhanh ra sao. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đi tỷ lệ lạm phát
  • 5. Tăng trưởng cung tiền tác động đến lãi suất như thế nào Lãi suất thực là biến số thực, không bị ảng hưởng, nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 với thay đổi của tỷ lệ lạm phát.(Hiệu ứng Fisher) Tuy nhiên, lạm phát kỳ vọng biến động theo lạm phát thực tế trong dài hạn, nhưng không nhất thiết đúng trong ngắn hạn. 1.3.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế: Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hoá. Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ngoài các nhân tố khác, vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá giảm, giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo. II. HIỆN TRẠNG VỀ LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 2.1 Lạm phát Tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ về chỉ số CPI dưới đây: Tính đến tháng 10 năm 2021, CPI tăng 1,81% (YTD), mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 cụ thể từ năm 2016 đến năm 2021 mức tăng lần lượt là 2,07%; 3,79%; 3,57%; 2,5%; 3,85% và 1,81% (tính đến tháng 10 năm 2021). Nguyên nhân xuất phát từ những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, từ đó mức giá chung bị giảm đi và đã thể hiện rõ nét nhất trên thực tế khi giá của các mặt hàng thực phẩm, du lịch, cước vận tải hàng hoá của tàu lửa, máy bay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc CPI vẫn tăng tuy chỉ với mức nhỏ hơn so với các năm trước là do các mặt hàng như xăng dầu, gas và một số hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá chung của thế giới có dấu hiệu tăng lên đã kéo CPI chung tăng lên. Chính vì vậy, và việc chỉ tăng CPI không nhiều khiến cho lạm phát cũng chỉ tăng ở một mức độ thấp và theo dự báo của chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó
  • 6. Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính thì lạm phát trung bình của năm 2021 chỉ ở mức từ 2-2,5%. Các số liệu được thể hiện cụ thể như sau: Chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: - Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm cao nhất với 1,28% (làm CPI chung giảm 0,43 điểm phần trăm) do nguồn cung dồi dào, trong đó: Lương thực giảm 0,17% ; thực phẩm giảm 2,05% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%. - Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,26% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm) chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm 4,67% (làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm) để hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19; cùng với đó, giá điện sinh hoạt giảm 0,99% (làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), nước sinh hoạt giảm 2,46% do thời tiết sang thu nên nhu cầu sử dụng giảm. - Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%, tập trung giảm ở giá điện thoại di động và phụ kiện điện thoại di động đối với các mẫu hàng cũ. Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: - Nhóm giao thông tăng 2,51% (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 25/9/2021, ngày 11/10/2021 và ngày 26/10/2021 làm chỉ số giá xăng tăng 6,27%, dầu diezen tăng 8,72%. Bên cạnh đó, dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,08% do giá xăng, dầu tăng. - Nhóm giáo dục tăng 0,25% (làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục tăng 0,22% do một số địa phương tăng học phí mầm non, học phí đại học mặc dù có một số địa phương đã thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022. - Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,19% do nước giải khát có ga, rượu, bia và thuốc lá tăng khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và chi phí vận chuyển tăng. - Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,13% do nhóm vải các loại tăng 0,48% và giày dép tăng 0,07%. - Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% do nhu cầu mua sắm của người dân tăng trở lại khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát. - Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,04%. - Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi khiến các loại vi rút gây bệnh sinh sôi mạnh, các bệnh về hô hấp dễ xảy ra nên nhu cầu các mặt hàng thuốc, dụng cụ y tế tăng, trong đó giá thuốc các loại tăng 0,09%. - Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12% do dịch vụ cắt tóc, gội đầu và vật dụng tang lễ, thờ cúng tăng.
  • 7. Một số nguyên nhân làm tăng nhẹ CPI trong 10 tháng năm 2021 Trong 10 tháng năm nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 18 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 7.860 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 7.600 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.340 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 10 tháng tăng 27,23%, làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 10 tháng năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 8 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 10 tháng giá gas tăng 23,81% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục 10 tháng tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020- 2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Tết Nguyên đán và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội làm cho giá gạo 10 tháng năm 2021 tăng 6,24% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm). Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 10 tháng năm nay tăng 6,53% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Giá vàng: trong nước giảm theo giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 27/10/2021 giảm 0,45% so với tháng 9/2021. Giá vàng thế giới giảm do đồng đô la Mỹ, lợi suất trái phiếu Mỹ phục hồi và doanh số bán lẻ tháng Chín của Mỹ tăng. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 10/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,85% so với tháng 12/2020 và giảm 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Đồng đô la Mỹ: trên thị trường thế giới tăng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát biểu giữ nguyên chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế trong thời gian tới. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2021 giảm 0,06% so với tháng trước; giảm 1,2% so với tháng 12/2020 và giảm 1,48% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian dài. Lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020. Việc CPI tăng không nhiều và dự báo mức lạm phát sẽ thấp chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế bởi sự tìm ẩn những rủi ro do đại dịch Covid-19 đã gây nên hiện tượng thất nghiệp với số lượng lớn bởi không thể đi làm trong tình giai đoạn này. Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình thay đổi của thế giới thông qua tác động của việc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến giá
  • 8. các nguyên vật liệu đầu vào mà nước ta nhập khẩu như các sản phẩm từ dầu thô, khí thiên nhiên đã đẩy giá xăng dầu, gas và một số nguyên, nhiên liệu khác lên mức đáng báo động. Kết hợp với tình hình tài chính chưa thật sự ổn định của người dân bởi đại dịch gây ra, đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát có nguy cơ tăng cao một cách không được mong đợi và quá trình kiềm chế lạm phát sẽ thật sự khó khăn cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Đến tại thời điểm tháng cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2021, khi tình hình dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu chững lại và bình thường hoá các hoạt động kinh tế tại khu vực này. Tuy nhiên, một số các địa phương khác lại có dấu hiệu tăng lên về số ca mắc Covid-19 bởi tính đến thời điểm hiện tại, lượng vaccine cần có để cung cấp cho cả nước là chưa thật sự đủ đầy. Điều này khiến cho cầu tiêu dùng đã có phần tăng nhưng không thật sự lớn khiến giá của các mặt hàng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Do đó, chỉ số CPI được dự đoán là không có quá nhiều biến động cho đến cuối năm. Chỉ số CPI YoY cả năm 2021 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 2- 2,5 với con số thấp như vậy sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước tiếp tục có các biện pháp nhằm nới lỏng tiền tệ. 2.2 Tỷ giá Nhìn lại mối tương quan giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể thấy việc giữ một tỷ lệ lạm phát thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam có được một tỷ giá hối đoái (VND/USD) tại thời điểm cuối năm 2021 thấp hơn so với đầu năm 2021. Tỷ giá được thể hiện ở bảng dưới đây: Tỷ giá hối đoái VND/USD tính đến thời điểm cuối tháng 10 là 23.131, giảm đi 31 VND (tương đương 0,13%) so với cuối tháng 9/ 2021 và so với đầu năm 2021 đã giảm đi 1,9% điều này cho thấy rằng đồng Việt Nam đã mạnh hơn so với đầu năm 2021. Về lý thuyết, việc tỷ giá hối đoái VND/USD giảm sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế (so sánh với tỷ giá hối đoái lúc trước khi giảm) và điều này sẽ khiến sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường quốc tế bị giảm sút vì các nước khác phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn để có được hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là
  • 9. nguyên nhân quá lớn vì cho đến 8 tháng đầu năm tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được con số ấn tượng là 213,52 tỷ USD theo báo cáo của bộ Công Thương và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do các nước trên thế giới sau khi trải qua đại dịch, triển khai tiêm vaccine đều có xu hướng kích cầu tiêu dùng khiến nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên cùng với việc tận dụng triệt để các các ưu đãi sau khi mở cửa thị trường từ các Hiệp định Thương mại mới được ký kết như EVFTA, UKVFTA, CPTPP. Cũng trong khi đó, điều ngược lại là khi giá hàng hoá giảm, khiến đồng nội tệ tăng lên sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu rẻ đi và vì thế lạm phát sẽ được kiềm chế. Điều đó đã được thể hiện qua việc chỉ số làm phát hiện tại ở Việt Nam là rất thấp. Đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI của Việt Nam giảm đi so với cùng kì năm 2020 nhưng trên cơ sở đảm bảo tỷ giá hối đoái tương đối ổn định trong đại dịch đã khiến cho dòng vốn FDI của Việt Nam vẫn đạt 23,74 tỷ USD đăng ký và đã giải ngân 15,15 tỷ USD (tính trong 10 tháng đầu năm 2021), giảm 4,1% so với cùng kì 2020. 2.3 Lãi suất Lãi suất được thể hiện tại biểu đồ dưới đây: Theo kết quả nghiên cứu tại báo cáo vĩ mô tháng 10 năm 2021 của BVCS, Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong năm 2021 hầu như không có những biến động quá lớn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm 0,06 điểm phần trăm xuống còn 5,5%. So với cùng kỳ, lãi suất này đã giảm 0,57 điểm phần trăm và cũng thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với cuối năm 2020. Ở các kì hạn khác, tính đến tháng 7 năm 2021, lãi suất huy động tiền gửi bình quân ở các kì hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng cũng có xu hướng giảm tương tự. Nhìn chung diễn biến của đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, chính phủ nhằm muốn kích thích đầu tư tăng mạnh sẽ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào thị trường để thúc đẩy đầu tư thông qua việc mua các tài sản dài hạn hay một số nghiệp vụ có bao hàm cả việc mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Từ đó, đẩy lãi suất ngắn hạn giảm xuống trên thị trường. Qua đó, có thể thấy được việc lãi suất ngày một giảm xuống như một hệ quả
  • 10. tất yếu. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng là một chính sách phù hợp bởi tỷ lệ lạm phát hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Ngoài ra, các chính sách như hạ trần lãi suất, giảm lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, hạ lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương cũng là một trong những cách làm kích thích vay vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu chung trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiêp phục hồi sau đại dịch đã làm cho lãi suất giảm trong suốt thời gian qua. III. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VỀ LẠM PHÁT, TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT Để chuẩn bị cho thời kỳ trong và hậu Covid-19, góp phần phục hồi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới, một số giải pháp có thể xem xét như sau: Đảm bảo hệ thống tài chính vận hành thông suốt: duy trì khả năng thanh khoản của các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; căn cứ tình hình thực tiễn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí đối với khách hàng khó khăn. Đề xuất các chính sách từ Chính phủ: Chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia hạn nợ, miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. Các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến khi các doanh nghiệp hồi phục và có khả năng nộp trở lại bình thường; Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; không phạt thuế, không tính tiền chậm nộp thuế trong giai đoạn dịch Covid-19; Tạm thời dừng hoặc giảm phí cảng biển. Các chính sách này cần có lộ trình dừng thu hoặc giảm phù hợp, cân đối với nguồn thu ngân sách. Miễn, giảm, hỗ trợ liên quan đến: bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Các chính sách từ ngân hang trung ương và ngân hàng thương mại: các ngân hàng phát huy tối đa các kênh thanh toán, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đây cũng là những chính sách rất cần thiết giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc sức mua sẽ không thể tăng do sau dịch bệnh doanh nghiệp, người dân đã kiệt sức. Do đó, các chính sách lãi suất là nguồn “oxy” cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, đầu tư và mua sắm trở lại, dòng tiền khơi thông sẽ sớm khôi phục nền kinh tế. Bên cạnh đó, giải cứu thị trường chứng khoán, tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: trong đại dịch, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khía cạnh tích cực từ bối cảnh hiện tại và cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Việt Nam vẫn đang được coi là đất nước an toàn. Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số, đầu tư phát triển công nghệ: để phát triển kinh tế số, cần kết hợp thực thi các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh tế số và triển khai các chính sách thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, có
  • 11. những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/cá nhân tham gia xây dựng nội dung số, đặc biệt trong bối cảnh việc xây dựng nội dung số cũng chịu tác động tiêu cực từ quy định giãn cách vì phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng. Triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp: các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, như cú sốc dịch bệnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp này lại là nhóm tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới thường thiết kế chính sách riêng cho nhóm doanh nghiệp này, tập trung vào: Kết hợp giữa giảm bớt tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trên diện rộng và thúc đẩy cấu trúc lại các doanh nghiệp, với các biện pháp cụ thể, gồm: Hỗ trợ nguồn lực nhằm khôi phục vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, khuyến khích các giải pháp cấu trúc lại nợ, nâng cao hiệu quả của các thủ tục thanh lý, phá sản (nhằm phân bổ lại nguồn lực hiệu quả từ các doanh nghiệp kém hiệu quả sang các doanh nghiệp hiệu quả hơn). Đối tượng thụ hưởng chính sách phải được xác định cụ thể, thường là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Thông tin chính sách cần minh bạch và kịp thời để doanh nghiệp sớm tiếp cận. Nội dung chính sách hướng đến là thúc đẩy sự phổ biến công nghệ và kiến thức, bảo đảm rằng lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số được chia sẻ giữa các doanh nghiệp và người lao động. IV. KẾT LUẬN Từ những số liệu được thu thập, những kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô cùng với quá trình phân tích, đánh giá và bình luận được đưa ra đã phần nào thể hiện được một thực tế khách quan về lạm phát, tỷ giá và lãi suất của nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch COVID-19 lần thứ tư. Đây là một trong những vấn đề nóng hổi và nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời điểm hiện tại. Trong điều kiện vaccine COVID-19 đang ngày càng được khủ khắp và tiến trình bình thường hoá kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại Việt Nam đang được thực thi, việc nghiên cứu, đánh giá và xem xét những vấn đề nêu trên nhằm đưa ra những dự báo cho tương lại cũng như để có thể xây dựng những chính sách và đường lối kinh tế phù hợp là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền Việt Nam ngay tại thời điểm này. Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu phù hợp và những quan điểm cá nhân về các vấn đề nổi trội của nền kinh tế hiện tại, cụ thể là lạm phát, tỷ giá và lãi suất, nhóm mong muốn sẽ góp phần nào trong việc đưa ra cái nhìn toàn cảnh và cụ thể về ba thành tố cơ bản trong hoạt động tài chính của Việt Nam. Bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chính vì vậy, nhóm rất mong có thể nhận được những phản hồi từ quý thầy cô để có thể dần hoàn thiện, cũng cố những phân tích và lập luận đã được đưa ra.
  • 12. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Von-FDI-rot-vao-Viet-Nam-tang- manh/451144.vgp https://i.ndh.vn/attachment/2021/11/08/bvsckinh-te-vi-mo-thang-10-2021-pdf.pdf https://laodong.vn/kinh-te/dich-benh-covid-19-lam-giam-cau-tieu-dung-thach-thuc- tang-truong-936060.ldo https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/cpi-tang-thap-nhat-trong-vong-5- nam.html https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/viet-nam-tang-truong-xuat- khau-tich-cuc-trong-8-thang-dau-nam-2021-du-dai-dich-covid-19-van-dien-bien- phuc-tap.html https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9180 https://www.qdnd.vn/y-te/cac-van-de/gs-ts-nguyen-thien-nhan-cac-nuoc-dung-ngan- sach-duoc-tang-cuong-boi-no-cong-de-ung-pho-voi-covid-19-nhu-the-nao-673237 PWC: Striking back against the outbreak of Covid-19: a series of fiscal and taxation policies to preven and control the epidemic were released, truy cập tại: https://www.pwccn.com/en/china-tax-news/2020q1/chinatax-news-feb2020-6.pdf. ---Hết---