SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  86
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
I. KHÁI NIỆM - Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm phân tích tài chính
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả
của việc quản lí và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu
trên báo cáo tài chính, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa
được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra
các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu và
nâng cao chất lượng quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với
các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự
báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài
chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế
tài chính của một Công ty, và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.
1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính
- Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh
các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ.
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng
về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị
có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh
doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu
kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản
lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện
các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
II. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH:
2.1. Mục đích phân tích tài chính:
- Phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm
chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một
phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo.
- Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định,
một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự
đoán tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo
cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính
tương lai của Công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và
hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong
tương lai.
- Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết
định kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Phân tích tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát
triển của doanh nghiệp.
- Qua phân tích tài chính có thể nhận biết được những mặt tồn tại về tài chính
của doanh nghiệp.
- Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết
cho năm kế hoạch.
2.2. Vai trò
- Đối với nhà quản lí: việc đánh giá tình hình tài chính giúp cho các nhà quản lí
thấy được tình hình sử dụng vốn, tìm ra sự cân đối giữa vốn tự có và nguồn vốn
của doanh nghiệp, xác định được vốn huy động từ đâu, từ đó nhà quản lí có
định hướng khai thác hợp lí và đi đến quyết định thực hiện các phương án kinh
doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả. Mặt khác phân tích tình hình tài
chính giúp cho doanh nghiệp biết được các chi tiêu về vốn tự có và nguồn vốn
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
của Công ty, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận để từ đó lập kế hoạch kiểm tra
tình hình thực hiện và điều chỉnh hoạt động kinh doanh làm sao có lợi nhất.
- Đối với chủ sở hữu: thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ thấy
được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động
của nhà quản trị sẽ giúp họ tránh được rủi ro.
- Đối với người cho vay và nhà đầu tư: khi cho vay hoặc đầu tư vào một đơn vị
nào đó, người cho vay và nhà đầu tư đều chú trọng đến tình hình thanh toán của
đơn vị đó cũng như quan tâm đến vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, khả năng
trả nợ của đơn vị đó trước khi ra quyết định cho vay hoặc đầu tư.
- Đối với các cơ quan chức năng: thông qua số liệu trên báo cáo tài chính sẽ giúp
họ xác định được các khoản nghĩa vụ của đơn vị đó phải thực hiện với Nhà
nước.
2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp kĩ thuật phân tích: cách thức, kĩ thuật đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sử dụng tổng hợp các phương
thức khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Những
phương pháp phổ biến được sử dụng:
a. Phương pháp so sánh:
- Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương
pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên
việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Ưu điểm của phương pháp này cho phép tách
ra những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đó đánh
giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để
tìm ra các giải pháp hợp lí và tối ưu trong trường hợp cụ thể. Từ đó xác định xu
hướng phát triển và mức độ biến động. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần
nắm các nguyên tắc:
 Tiêu chuẩn so sánh: lựa chọn tiêu chuẩn làm căn cứ để so sánh cho phù hợp
với mục tiêu cần so sánh, điều chỉnh so sánh giữa các khoản mục của báo
cáo tài chính cần phải quan tâm cả về không gian và thời gian.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Chỉ tiêu kế hoạch của 1 kì kinh doanh.
- TÌnh hình thực hiện các kì kinh doanh đã qua.
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
 Điều kiện so sánh:
- Thống nhất về nội dung phản ánh.
- Thống nhất về phương pháp phân tích.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải đồng nhất về thời gian.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện(đơn vị đo lường)
- Tùy theo mục đích yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu
kinh tế mà sử dụng các chỉ tiêu so sánh thích hợp.
 Phương pháp so sánh gồm 2 phương pháp sau:
- So sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu
cơ sở gốc. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hay giữa thực hiện
kì này hay kì trước.
- So sánh số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu
cơ sở gốc để thực hiện mức độ hoản thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
 Hình thức so sánh: dựa vào 2 hình thức so sánh sau đây
- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh xác định các tỉ lệ theo mối quan hệ
tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính hiện hành. Mục tiêu của việc
so sánh này là xem tỉ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.
- So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh xác định các tỉ lệ theo chiều
hướng tăng giảm các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kì khác nhau.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
b. Phương pháp phân tổ: là phương pháp phân chia tổng thể hiện tượng kinh tế
thành các tổ, các bộ phận theo tiêu thức nhất định. Phương pháp phân tổ làm rõ
kết cấu bên trong của các hiện tượng kinh tế, qua đó thấy được đặc trưng bên
trong của hiện tượng đó.
c. Phương pháp cân đối: trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có hình thành nhiều mối quan hệ kinh tế như: cân đối thu chi, cân đối giữa vốn
và nguồn vốn để phân tích những mối quan hệ này cần sử dụng phương pháp
cân đối.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình của sản xuất kinh
doanh.
- Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
- Phương pháp hiệu số phần trăm: là phương pháp dùng số chênh lệch về tỉ lệ
phần trăm hình thành của các nhân tố sau và trước nhân với chỉ tiêu kế hoạch,
để xác định mức độ ảnh hường của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
d. Phương pháp phân tích theo chiều ngang và chiều dọc:
- Quá trình so sánh, phân tích xác định các tỉ lệ và chiều hướng tăng giảm của
các dữ kiện của nhiều kì khác nhau gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang.
- Quá trình so sánh, xác định các tỉ lệ quan hệ tương quan giữa các dữ kiện của kì
phân tích gọi là phân tích theo chiều dọc
2.4. Công cụ phân tích tài chính
- Có 4 công cụ sử dụng phân tích được sử dụng khá phổ biến:
a. Thay đổi phần trăm và giá trị:
- Đây là một trong 4 công cụ chủ yếu được sử dụng để phân tích các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của
chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ cải thiện trong hoạt
động quản lý. Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
năm gốc. Còn phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm so
sánh cho giá trị của năm gốc.
- Mặc dù giá trị thay đổi năm sau so với năm trước là lớn, nhưng việc thể hiện
dưới dạng số tương đối (phần trăm) làm tăng thêm tính hiệu quả của phân tích.
b. Phần trăm xu hướng:
- Thay đổi của các khoản mục trên báo cáo tài chính từ năm gốc đến các năm sau
đó thường được gọi là phần trăm chỉ xu hướng, vì nó chỉ xu hướng của sự thay
đổi. Việc tính phần trăm chỉ xu hướng bao gồm hai bước: một là chọn một năm
làm năm gốc và gán cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của năm gốc giá trị
là 100%, hai là tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo
phần trăm (%) của khoản mục tương ứng của năm gốc. Việc tính toán này được
thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng
của năm trước, sau đó nhân với 100%.
c. Phần trăm cấu thành:
- Một trong những công cụ không kém phần quan trọng là phân tích phần trăm
cấu thành. Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tương đối của mỗi một khoản
mục trong tổng số. Nó được tính bằng cách lấy từng khoản mục chia cho một
chỉ tiêu tổng số. Chẳng hạn, mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có thể
được thể hiện là một số phần trăm của tổng tài sản. Điều này có thể cho biết
ngay được quy mô tương đối của tài sản lưu động so với tài sản cố định, quy
mô của từng khoản mục tài sản trên tổng tài sản cũng như quy mô tương đối
của các khoản tài trợ từ chủ nợ ngắn hạn, chủ nợ dài hạn và chủ sở hữu.
e. Phân tích các tỷ lệ tài chính:
- Đây là công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất trong phân tích các báo tài
chính doanh nghiệp. Công cụ này có thể được sử dụng để khắc phục các nhược
điểm của các công cụ trên.
- Các tỷ lệ tài chính giúp các nhà quản trị xác định được những điểm mạnh và
điểm yếu tài chính của doanh nghiệp mình. Các tỷ lệ tài chính cho phép các nhà
quản trị hai cách để thực hiện những so sánh có ý nghĩa từ các dữ liệu tài chính
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
của doanh nghiệp: (1) xác định các tỷ lệ theo thời gian để nhận biết xu hướng;
và (2) so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
- Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ
theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của Công ty:
 Tính thanh khoản: đo lường khả năng của một Công ty trong việc đáp ứng
nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.
 Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài
chính cho các khoản vay nợ được Công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán
thêm cổ phần.
 Hiệu quả hoạt động: đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực
của Công ty để kiếm được lợi nhuận.
 Khả năng sinh lợi: đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của Công ty.
2.5. Tài liệu phân tích tình hình tài chính
- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh là những tài liệu chủ yếu
được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
a. Bảng cân đối kế toán:
- Là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của
doanh nghiệp theo hai cách phân loại là tài sản và nguồn hình thành tài sản của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quí, cuối năm).
Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối
với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như
trình độ quản lý và sử dụng vốn. Do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với
nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí kinh tế tài chính trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản
kế toán và được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý. Bảng cân đối
kế toán có thể được trình bày theo một trong 2 hình thức: hình thức cân đối hai
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
bên: một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn. Hình thức cân đối theo hai phần
liên tiếp: phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn, trong đó:
 Phần tài sản: phản ánh tòan bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp. Các chỉ
tiêu phản ánh ở bên phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế và công
dụng của từng loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tài sản được
chia:
A. Tài sản ngắn hạn.
B. Tài sản dài hạn.
- Xét về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài
sản, tài sản của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm báo cáo đang tồn tại dưới
hình thái vật chất cụ thể: tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn,
các khoản phải thu và tồn kho. Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và
vô hình, tài sản cố định thuê dài hạn, đầu tư dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản
dở dang, kí cược, kí quĩ dài hạn. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần tài sản có thể
đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử
dụng tài sản.
- Xét về mặt pháp lý: đây là số tài sản đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của
doanh nghiệp.
 Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp
đến thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí
của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lí và sử dụng ở doanh nghiệp đồng
thời các chỉ tiêu này được sắp xếp theo tính chất sở hữu và thời hạn của các
loại nguồn vốn. Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2
nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn
tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu). Nguồn vốn được chia:
A. Nợ phải trả.
B. Nguồn vốn chủ sở hữu.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Xét về mặt kinh tế: số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu
các nguồn vốn được tài trợ, và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn có thể đánh giá khái
quát khả năng, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và thời hạn tài trợ
của các nguồn vốn.
- Xét về mặt pháp lý: số liệu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý
của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu về số vốn được đầu tư, đối với ngân hàng
và các bên cho vay vốn, góp vốn về số vốn cho vay, vốn liên doanh liên kết,
góp cổ phần, đối với khách hàng và các đối tượng khác về các khoản phải trả
Căn cứ vào số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán, các đối tượng quan tâm có thể biết được tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng
số nguồn vốn hiện có, mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
doanh nghiệp.
- Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì
chưa thấy rõ tình hình tài chính doanh nghiệp được. Vì thế xem xét đến mối
quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Cụ
thể:
Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) + Nợ phải trả = Tài sản ngắn hạn + Tài
sản dài hạn.
Điều đó có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các
hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Song
đây chỉ là cân đối mang tính lý thuyết. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai
trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Vế trái lớn hơn vế phải: doanh nghiệp thừa nguồn vốn,
không sử dụng hết nên đã bị chiếm dụng.
• Trường hợp 2: Vế trái nhỏ hơn vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn vốn
để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn.
Do đó luôn tồn tại mối quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện
tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
b. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
- Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình
và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm,
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.
- Đây là baó cáo tổng hợp cung cấp thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí tạo
ra doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh của kì kế toán. Nó là nguồn thông
tin quan trọng cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là các nhà đầu
tư khi xem xét, phân tích và đánh giá tình hình và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp.
- Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm
tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất,
giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu
nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Thông qua
số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách
nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoản thuế và các
khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh
giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần chính:
 Phần I: lãi, lỗ - phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sau 1 kì hoạt động (lãi hoặc lỗ) bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính và các hoạt động khác.
 Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nuớc – phản ánh trách nhiệm
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nuớc về : thuế, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khỏan phải nộp khác.
Theo qui định hiện hành, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%, áp
dụng từ ngày 01/01/2009.
III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Nội dung chủ yếu phân tích báo cáo tài chính bao gồm:
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Đánh giá tính trung thực, chính xác, đầy đủ thông tin trên báo cáo tài chính.
Vấn đề này thường được gắn liền với việc xem xét tình hình thực hiện các
chính sách, thể lệ thủ tục tài chính kế toán áp dụng để lập báo cáo tài chính.
- Đánh giá thực trạng, xu hướng và năng lực, tiềm năng kinh tế tài chính của tài
sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền trên báo cáo tài chính.
- Đánh giá nội dung, thực trạng, mức độ đặc trưng của một số chỉ tiêu tài chính
như cơ cấu nợ, các tỷ số thanh toán, các tỷ lệ sinh lời theo số liệu trên báo cáo
tài chính.
3.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
a. Phân tích kết cấu tài sản:
- Qua bảng kết cấu tài sản có thể đánh giá quy mô vế vốn của Công ty tăng hay
giảm. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty có được tăng cường hay không thể
hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo
nguồn lợi tức lâu dài cho Công ty. Đối với khoản nợ phải thu tỉ trọng càng cao
thể hiện Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp…
- Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc
đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ
tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.
- Tỷ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài.
b. Phân tích kết cấu nguồn vốn:
- Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ Công ty, các chủ đầu tư và
các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá
được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty, chủ động trong kinh
doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 12
T ỷ suất đầu tư =
Tài sản dài hạn
* 100%
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao
càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của
doanh nghiệp càng tốt.
3.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
a. Phân tích tình hình doanh thu:
- Là việc so sánh doanh thu năm nay so với năm trước, xem xét tình hình này
tăng hay giảm như thế nào, sự tăng giảm đó ảnh hưởng gì đến tình hình tài
chính của Công ty và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Nếu một
lí do naò đó, Công ty không thực hiện được chỉ tiêu về doanh thu bán hàng
hoặc thực hiện chậm điều đó làm cho tình hình tài chính Công ty gặp khó khăn
và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
b. Phân tích tình hình lợi nhuận:
- Là so sánh tòan bộ lợi nhuận năm nay so năm trước để thấy được lợi nhuận
trong quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào, có đạt được mức lợi nhuận đề
ra hay không và xu hướng phát triển năm nay so năm trước như thế nào. Phân
tích tình hình lợi nhuận giúp cho Công ty thấy được hiệu quả kinh doanh của
đơn vị mình thấy được ưu khuyết điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh từ
đó có biện pháp nâng cao lợi nhuận.
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:
 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu
thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 13
Tỷ suất tự tài trợ
Vốn chủ sở hữu
* 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần =
Lợi nhuận gộp
* 100%
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ 100 đồng
doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh
kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: cứ 100 đồng
doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
c. Phân tích tình hình sử dụng chi phí:
 Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết trong
tổng số doanh thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100
đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá
vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi
phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
 Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh để
thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng
chi phí bán hàng.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có
hiệu quả và ngược lại.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 14
Tỷ lệ lợi nhuận thuần/doanh thu thuần =
Lợi nhuận thuần
* 100%
Doanh thu thuần
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế *
100%Doanh thu thuần
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần =
Giá vốn hàng bán
* 100%
Doanh thu thuần
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần =
Chi phí bán hàng
* 100%
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
 Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này
cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao
nhiêu chi phí quản lý. Tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu
thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
1. Phân tích tình hình thanh toán:
- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu và
phải trả. Tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phân tích tình hình thanh toán để đánh giá tính hợp lý về các khoản phải
thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân của sự đình trệ trong thanh toán, giúp
doanh nghiệp làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển.
a. Phân tích các khoản phải thu: đây là chỉ tiêu cho thấy có bao nhiêu % vốn thực chất
không tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được, phản ánh
mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
b. Phân tích các khoản phải trả: chỉ tiêu này cho thấy mức độ nợ trong tổng tài sản
của doanh nghiệp, từ đó cho thấy phần sở hữu thật sự của doanh nghiệp là bao nhiêu.
2. Khả năng thanh toán:
- Việc đánh giá rủi ro ở đây là về mặt tài chính và chủ yếu đánh giá khả năng
thanh khoản của Doanh nghiệp vì lí do người cho vay vốn và các nhà đầu tư
đều có thể bị mất vốn nếu Doanh nghiệp bị vỡ nợ do đó các nhà đầu tư chủ yếu
đánh giá xem các Doanh nghiệp có khả năng vỡ nợ không.
a. Khả năng thanh toán hiện thời:
- Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản
nợ đến hạn.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 15
Tỷ lệ chi phí quản lí
doanh nghiệp/doanh thu thuần =
Chi phí quản lí doanh nghiệp
* 100%
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều
này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản
lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường
không tạo thêm doanh thu.
b. Khả năng thanh toán nhanh:
- Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả
năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong
cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho
không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền.
- Tỷ lệ này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh
nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh
toán nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn
lưu động.
3.4. Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số tài chính
Trong hoạt động của nền kinh tế thị trường có thể có những đối tượng khác nhau
quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Các chủ nợ ngắn hạn khi xem xét có nên chấp nhận cho doanh nghiệp vay hay
không? Thì họ sẽ chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 16
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
(lần)
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
(lần)
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Các chủ nợ dài hạn thì lại đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu mức độ nợ, khả năng
sinh lợi và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại
và tương lai. Bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh không sinh lợi sẽ làm giảm
dần vố hiện có của doanh nghiệp và khả năng trả nợ dài hạn là điều khó có thể
xảy ra.
- Các cổ đông cũng chú ý đến mức doanh lợi dài hạn và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
- Các nhà quản trị doanh nghiệp đương nhiên phải chú trọng đến mọi khía cạnh
của việc phân tích tài chính vì phải hoàn trả nợ đến hạn đồng thời phải đem lại
mức lợi nhuận tối đa cho các chủ sở hữu.
1.Tỉ số khả năng thanh toán:
2. Tỉ số cơ cấu tài chính:
- Chủ nợ nhìn vào số vốn mà doanh nghiệp góp vào để tin tưởng có một sự bảo
đảm cho các món nợ vay.
- Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu Doanh nghiệp có lợi rõ rệt, đó
là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với số vốn rất ít.
- Khi Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi
phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu gia tăng rất nhanh.
Tóm lại, việc sử dụng cơ cấu tài chính của các Doanh nghiệp cần phải chú trọng
đến môi trường kinh tế - tài chính thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp để
quyết định cơ cấu tài chính hợp lí.
a. Tỉ số nợ:
- Các chủ nợ thường thích Công ty có tỉ số nợ càng thấp vì đảm bảo khả năng trả
nợ Công ty cao hơn. Ngược lại, các cổ đông thường muốn có một tỉ số nợ cao
vì gia tăng sinh lợi cho cổ đông .
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 17
Tỉ số nợ =
Tổng nợ
( %)
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn.
b. Khả năng thanh toán lãi vay:
- Tỉ số này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi
ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
- Tỉ số này đo lường khả năng trả lãi của Công ty. Khả năng trả lãi của Công ty
cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của Công
ty. Nếu khả năng sinh lợi của Công ty chỉ có giới hạn trong khi Công ty sử
dụng quá nhiều nợ thì tỉ số khả năng trả lãi giảm.
3.Tỉ số hoạt động:
- Các chỉ số này đo lường khả năng tổ chức và điều hành Công ty đồng thời cho
thấy tình hình sử dụng tài sản của Công ty tốt hay xấu.
a. Kì thu tiền bình quân:
- Chỉ tiêu này được dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền
– hàng. Cho thấy khi tiêu thụ thì bao lâu thu được tiền.
- Nếu kì thu tiền bình quân thấp thì vốn của Công ty ít bị ứ đọng trong khâu
thanh toán.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 18
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (EBIT)
( lần)
Lãi vay
Kì thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu * 360
( ngày)
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
b. Vòng quay hàng tồn kho:
- Cho biết một đồng vốn hàng tồn kho góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
- Tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian trong
năm.
c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
- Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế
nào, tỉ số này càng cao thì càng tốt. Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định
cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao.
Tài sản cố định thuần = Nguyên giá – Khấu hao luỹ kế
d. Vòng quay tài sản:
- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty nghĩa là trong năm
tài sản của Công ty quay được bao nhiêu lần.
4. Tỉ số về doanh lợi:
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 19
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
( lần, vòng)
Hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
( lần)
Tài sản cố định thuần
Vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần
( lần, vòng)
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Chỉ tiêu doanh lợi là chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận phản ánh kết quả của hàng loạt
chính sách và quyết định của Công ty.
- Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh
giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo
cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số: ROA, ROE, ROS là những tỷ số đánh giá
quá trình sinh lợi của doanh nghiệp.
a. Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
- Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu.
- Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm
lợi nhuận.
b. Doanh lợi tài sản ( ROA):
- Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của Công ty.
Tỉ số ROA đo lường suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và của nhà đầu tư.
- Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ảnh hiệu quả của các
hoạt động đầu tư.
c. Doanh lợi vốn tự có ( ROE):
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 20
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Doanh thu thuần
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty. Tỉ số này
đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần thường .
5. Phân tích tình hình tài chính qua sơ đồ tài chính Dupont:
- Tình hình tài chính Doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể nên giữa các tỉ số tài
chính có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, dùng phương pháp phân tích Dupont để
thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn chủ sở hữu.
- Phân tích Dupont là kĩ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành
những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên
kết quả sau cùng. Kĩ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lí trong
nội bộ Công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình
hình tài chính Công ty bằng cách nào. Kĩ thuật phân tích Dupont dựa vào hai
phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình Dupont.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
x
1
Doanh thu thuần Tổng tài sản 1- Tỉ số nợ
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
- Qua phân tích trên cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ba nhân
tố:
• Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu cao hay thấp.
• Vòng quay tài sản phản ánh mức độ hoạt động của Doanh nghiệp tốt hay
xấu.
• Tỉ số nợ phản ánh cơ cấu tài chính của Doanh nghiệp hợp lí hay không hợp
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 21
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
lí.
PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY INDECO
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ
(INDECO)
I. LỊCH SỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.1. Giới thiệu về Công ty
Tên giao dịch : Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Quốc Tế.
Tên tiếng Anh : International Investment & Development Corporation .
Tên viết tắt : INDECO.
Trụ sở chính :08 Nguyễn Cửu Vân, Phường17, Quận Bình Thạnh,Tp.HCM.
Vốn điều lệ : 7,400,000,000.
Điện thoại : (84-8) 5 4 456 392 – 5 4 456 396.
Fax : (84-8) 5 4 456 393.
Email : idc@indecovn.com - Website : www.indecovn.com
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
◊ INDECO được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4103002774 do Sở Kế
Hoạch Đầu Tư TPHCM cấp ngày 24/03/2005.(lần 2).
◊ Lĩnh vực hoạt động: tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế quy hoạch, quản lý dự
án, kiểm tra chất lượng xây dựng, thi công hoàn thiện và trang trí, đầu tư kinh doanh
địa ốc, sản xuất sản phẩm mộc…
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
• Tư vấn đầu tư:
- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng các công trình & xin giấy phép đầu tư.
- Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu .
- Thực hiện & làm dịch vụ các thủ tục pháp định về đầu tư & xây dựng .
• Khảo sát:
- Khảo sát địa hình.
- Khảo sát địa chất thủy văn.
- Khảo sát hiện trạng công trình.
- Các khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
• Thiết kế và quy hoạch:
- Quy hoạch xây dựng đô thị & khu công nghiệp.
- Thiết kế, lập tổng dự toán & dự toán chi tiết.
- Thẩm tra thiết kế & dự toán.
• Quản lí dự án:
- Tư vấn & giám sát kỹ thuật xây dựng.
- Kiểm định chất lượng & khối lượng thi công.
- Tổng thầu thiết kế & quản lý dự án.
• Kiểm tra chất lượng xây dựng:
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng các loại vật liệu xây dựng, bê tông, móng cọc,
kết cấu thép, độ chặt nền đắp.
- Thiết kế thành phần cấp phối các loại bê tong.
- Lập đặt thiết bị quan trắc kết quả xử lý nền đất yếu.
• Thi công hoàn thiện và trang trí:
- Thi công lớp chống thấm, chống nắng, chống bụi, chống dầu, chống trượt,
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
chống ăn mòn, chống mài mòn cho các công trình.
- Thiết kế & thi công trang trí nội ngoại thất.
• Giám sát thi công xây dựng :
- Dịch vụ giám sát thi công toàn bộ quá trình xây dựng.
- Dịch vụ giám sát thi công kết hợp trông coi vật tư.
- Dịch vụ giám sát thi công thường nhật.
- Dịch vụ giám sát thi công các gia đoạn chính của công trình.
◊ Với phương châm: “uy tín, chất luợng, sáng tạo”. INDECO ngày càng nhận
đuợc sự tín nhiệm và trở thành một trong những công ty tư vấn quen thuộc và tin
cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước.
◊ Với đội ngũ kỹ sư và kiến trúc giàu kinh nghiệm, có trình độ đại học và trên
đại học, INDECO đã thực hiện các công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng và
tư vấn xây dựng cho trên 200 công trình thuộc đủ các ngành kinh tế xã hội khác
nhau, từ các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư cao cấp, khách sạn, văn phòng,
truờng học, bệnh viện, nhà triển lãm, trung tâm thương mại, các khu du lịch công
viên...đến hàng trăm nhà máy thuộc hầu hết các ngành sản xuất: hoá chất, cơ khí, vật
liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm, nông nghiệp, lâm
nghiệp, kho tàng, nhiệt điện, thuỷ điện, khí hoá lỏng, dược phẩm, xử lí nước thải ...
và nhiều công trình đường bộ, cầu cảng, hạ tầng kĩ thuật.
◊ INDECO đã khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng hàng trăm công trình thuộc các
ngành kinh tế xã hội khác nhau; tư vấn công trình nhà ở, biệt thự (một số biệt thự ở
Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Lạt,...), chung cư cao cấp (03 lock chung cư cao cấp 18
tầng thuộc dự án Chung cư Hạnh Phúc của Tổng công ty xây dựng số 1, chung cư
20 tầng của Công ty Cổ phần Đăng Bảo,...), Khách sạn (nâng cấp và cải tạo khách
sạn Thắng Lợi - 143 phòng, khách sạn Victory, khách sạn Vĩnh Đông - Nha Trang,
nâng cấp và sửa chữa khách sạn Bưu Điện - Vũng Tàu,...), Văn phòng (văn phòng
cao cấp của công ty TNHH XD Nam Long - Q.7, Nhà khách Dinh Thống Nhất, Trụ
sở UBND tỉnh Đắk Nông,...), Trường học (trường Mầm Non An Phú Đông - Q.12,
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 25
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
trường Tiểu Học Hiệp Thành - Q.12,...), Bệnh viện (nâng cấp và cải tạo bệnh viện
Thống Nhất thêm 500 giường), Nhà triển lãm, Trung tâm thương mại, Các khu du
lịch, Công viên, Trang trí nội thất một số khách sạn, nhà hàng, nhà máy ở khu công
nghiệp AMATA, quy hoạch trụ sở Công An 300 ha tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa -
tỉnh Đắk Nông, quy hoạch 990 ha tại Nhơn Trạch - Đồng Nai,...
◊ INDECO được trang bị các thiết bị hiện đại và thường xuyên đuợc đầu tư đổi
mới, với các phần mềm mới nhất luôn đuợc cập nhật hàng năm, toàn bộ các công tác
quy hoạch, phân tích hiệu quả kinh tế, thiết kế, lập dự toán, thể hiện bản vẽ, xử lí kết
quả khảo sát địa hình địa chất và thí nghiệm kiểm tra chất lượng, quản lí dự án…đều
đuợc lập bằng hệ thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
2.1.Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 26
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KĨ THUẬT
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH TẾ
P.KẾ
TOÁN-
TÀI VỤ
P.HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
P.TIẾP
THỊ &
ĐẤU
THẦU
P.KĨ
THUẬT –
QUẢN LÍ
DƯ ÁN
P.THIẾT
KẾ XÂY
DỰNG
P.KINH
TẾ
CÁC TRUNG
TÂM ĐẦU TƯ &
KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN
XÍ NGHIỆP
THI CÔNG
CÁC CÔNG
TRÌNH GIAO
THÔNG
XN THI CÔNG CÁC
CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG- CÔNG
NGHIỆP VÀ TRANG
TRÍ NỘI THẤT
XÍ NGHIỆP
KHẢO SÁT
& THIẾT KẾ
XÂY DỰNG
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
 Hội đồng quản trị:
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát:
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng
quản trị, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập
và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị, tổ chức việc thông qua quyết định của Hội
đồng quản trị dưới các hình thức khác, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các
quyết định của Hội đồng quản trị, chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.
 Tổng giám đốc:
- Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Tổng
giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc Công ty. Trường
hợp điều lệ Công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện
theo pháp luật thì Tổng giám đốc là người đại diện Công ty.
 Phó tổng giám đốc kĩ thuật:
- Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu xây dựng, bê tông, móng cọc, kết cấu thép,
độ chặt nền đắp, thiết kế thành phần cấp phối các loại bê tông, kiểm tra lắp đặt thiết
bị quan trắc kết quả xử lý nền đất yếu.
 Phó tổng giám đốc kinh tế:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về điều hành, quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực
kinh tế tài chính, lĩnh vực công tác, tổ chức lao động tiền lương, thi đua khen
thưởng, kỉ luật, pháp chế, lưu hồ sơ…
 P. thiết kế xây dựng:
- Chịu trách nhiệm về thiết kế các công trình xây dựng, quản lý, khắc phục các sự
cố, hỗ trợ về mặt kĩ thuậ trên website và hỗ trợ trong phần mềm hệ thống cho công
tác hạch toán liên quan.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 27
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
 P. kĩ thuật quản lí dự án:
- Được giao nhiệm vụ tiếp nhận các dự án, tư vấn và theo dõi tiến triển của chúng
một cách chặt chẽ để có thể quản lý các dự án một cách dễ dàng.
 P. tiếp thị và đấu thầu:
- Phòng tiếp thị và đấu thầu có nhiệm vụ tìm kiếm các công trình, tham gia đấu
thầu để trúng thầu, đảm bảo sẽ tuân thủ các quy định về đấu thầu, đảm bảo chất
lượng công trình, gói thầu.
 P. hành chánh nhân sự:
- Tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo đúng chỉ đạo của ban
lãnh đạo. Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp
giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương…..
- Lập chương trình đào tạo cán bộ nhân viên và thực hiện công tác thi đua khen
thưởng.
 Xí nghiệp khảo sát và thiết kế xây dựng:
- Công ty gồm hai XN khảo sát và thiết kế xây dựng và là xí nghiệp nằm dưới sự
quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, thực hiện nhiệm vụ khảo sát và thiết kế xây
dựng cho Công ty.
 Xí nghiệp thi công công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất:
 Xí nghiệp thi công các công trình giao thông:
 Các trung tâm đầu tư và kinh doanh bát động sản:
 P. kế toán – tài vụ:
- Tham mưu công tác tài chính của Công ty cho Giám đốc, giúp cho Công ty quản
lý vốn, tài sản, báo cáo thời vụ, báo cáo quyết toán định kì. Tổ chức phân tích tình
hình tài chính của Công ty. Thường xuyên thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài
chính, thanh toán các loại quỹ, ngăn chặn hành vi tham ô. Cung cấp thông tin việc
ghi chép hạch toán số liệu tham mưu cho Giám đốc, tình hình chi phí và kết quả
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 28
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
kinh doanh phục vụ cho công việc điều hành. Cân đối thừa thiếu xin cấp vốn, vay
Ngân hàng và hỗ trợ vốn.
• Chức năng nhiệm vụ:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾTOÁN –TÀI VỤ
 Kế toán trưởng : được Chủ Tịch HĐQT uỷ nhiệm .
- Chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác tổ chức công tác kế toán - thống kê – tài
chính của Công ty, đồng thời đảm nhận hướng dẫn áp dụng các chế độ, các chính
sách do Bộ tài chính ban hành, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Tổ chức kiểm tra công tác tài chính trong Công ty, ngoài ra Kế toán trưởng còn
kiểm soát tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo công tác hạch
toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Phân công hướng dẫn cho các kế
toán viên, nhận tài liệu từ kế toán tổng hợp sau đó lập báo cáo và giải trình quyết
toán, lập kế hoạch tài chính.
 Kế toán tổng hợp:
- Chỉ đạo và hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ cho các kế toán viên. Tập hợp tất
cả các chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, lên bảng cân đối kế toán và lập các báo cáo
khác cho Kế toán trưởng.
 Kế toán thanh toán:
- Lập phiếu thu, phiếu chi. Cuối ngày lập báo cáo tình hình vốn, doanh thu, chi phí,
công nợ phải thu, phải trả từng khách hàng. Cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ để lập
biên bản kiểm kê quỹ. Theo dõi công nợ nội bộ, tình hình thanh toán lương. Lập báo
cáo định kì, sau đó chuyển qua kế toán tổng hợp.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 29
Kế Toán Trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán
thuế, Ngân
hàng
Thủ quỹ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
 Kế toán thuế, ngân hàng:
- Theo dõi tiền ngân hàng, công nợ khách hàng, nhà cung cấp. Lập hồ sơ vay vốn và
xem xét các khoản vay đến hạn thanh toán để kịp thời thanh toán. Lập báo cáo thuế
định kì và lập hồ sơ hoàn thuế, sau đó chuyển qua kế toán tổng hợp.
 Thủ quỹ:
- Ghi chép, theo dõi việc thu chi hàng ngày và quản lý quĩ tiền mặt Công ty.
• Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty:
◊ Để giảm nhẹ công việc ghi chép kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác,
đầy đủ thông tin kế toán. Vì vậy Công ty đã chọn hình thức “Nhật Ký Chung” để
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, làm căn cứ để ghi Sổ Cái.
Hình thức kế toán Nhật kí chung gồm có các loại sổ sách kế toán chủ yếu sau: sổ
nhật kí chung, sổ cái, sổ nhật kí đặc biệt và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
◊ Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, hợp pháp, kế
toán phân loại chứng từ và ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung theo trình
tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ Nhật Ký Chung để lên Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi
sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp
vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
◊ Cuối tháng, cuối qúi, cuối năm tổng hợp số liệu của Sổ Cái và lấy số liệu của
Sổ Cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp. Sau khi đã kiểm tra
đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ
các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 30
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
◊ Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÍ CHUNG
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 31
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc
biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.
Nhận xét: Trên cơ sở tổ chức bộ máy ngày càng gọn nhẹ, phân công công tác
đúng với nghiệp vụ chuyên môn giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao một
cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Đội ngũ nhân viên Công ty tuy không nhiều nhưng
lại có trình độ chuyên môn hoá cao đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được
liên tục.
III. MỤC TIÊU VÀ ĐịNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
3.1. Mục tiêu trong 3 năm tới:
- Đưa doanh thu hàng năm tăng 30%, lợi nhuận tăng 20 %, chia cổ tức đạt
25%/năm.
- Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, định mức, hệ thống quản lí và tin học hóa xong
Công ty.
- Xây dựng mới văn phòng Công ty.
- Nhân sự văn phòng đạt 120 – 150 người.
- Đột phá vào những công nghệ mới thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác có
tiềm năng trong và ngoài nước.
3.2. Định hướng phát triển:
- Mở rộng thị trường, nâng cao chất lưọng sản phẩm.
- Đang và sẽ liên kết, liên doanh với các đối tác có nhiều tiềm năng trong và ngoài
nước.
- Đầu tư công nghệ mới, tin học hóa doanh nghiệp.
- Xây dựng INDECO trở thành thương hiệu mạnh.
• PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY:
“Sáng tạo – Chất lượng – Uy tín”
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, đảm bảo mỹ quan công
trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 32
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
quốc phòng, an ninh.
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản,
phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng
kĩ thuật
- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác
trong xây dựng.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY INDECO
 B ẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1 3 4 5
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
9,164,963,83
9 9,639,643,125 8,985,781,584
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền 857,917,542 552,883,421 728,963,568
1.Tiền 857,917,542 552,883,421 728,963,568
2.Các khoản tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính
NH 40,000,000 40,000,000 80,000,000
1.Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 40,000,000 80,000,000
2.Dự phòng giảm giá ĐTNH
III.Các khoản phải thu NH
7,296,974,74
3 7,501,911,380 4,199,017,395
1.Phải thu của khách hàng
2,898,920,10
5 3,739,533,666 2,761,241,444
2.Trả trước cho người bán 543,156,402 522,386,825 284,827,600
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 33
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
3.Phải thu nội bộ NH
4.Phải thu theo tiến độ kế
hoạch HĐXD
5.Các khoản phải thu khác
3,854,898,23
6 3,239,990,889 1,152,948,351
6.Dự phòng các khoản phải thu
NH khó đòi
IV.Hàng tồn kho 970,071,554 1,544,848,324 3,977,800,621
1.Hàng tồn kho 970,071,554 1,544,848,324 3,977,800,621
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
2.Thuế GTGT được khấu trừ
4.Tài sản ngắn hạn khác
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 824,697,231 583,142,064 7,741,509,556
I.Các khoản phải thu dài hạn 20,496,000 20,496,000 0
1.Phải thu DH của khách hàng
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực
thuộc
3.Phải thu nội bộ dài hạn
4.Phải thu dài hạn khác 20,496,000 20,496,000 0
5.Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi
II.Tài sản cố định 489,480,016 531,274,548 7,685,004,986
1.Tài sản cố định hữu hình 489,480,016 531,274,548 1,285,004,986
- Nguyên giá 627,157,065 754,220,184 1,689,766,206
- Gía trị hao mòn lũy kế -137,677,049 -222,945,636 -404,761,220
2.Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn lũy kế
3.Tài sản cố định vô hình 0 0 6,400,000,000
- Nguyên giá 6,400,000,000
- Gía trị hao mòn lũy kế
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
III.Bất động sản đầu tư 0 0 0
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn lũy kế
IV.Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 0 0 0
1.Đầu tư vào công ty con
2.Đầu tư vào công ty liên kết,
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 34
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
liên doanh
3.Đầu tư dài hạn khác
4.Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác 314,721,215 31,371,516 56,504,570
1.Chi phí trả trước dài hạn 314,721,215 31,371,516 56,504,570
2.Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
3.Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
9,989,661,07
0
10,222,785,18
9 16,727,291,140
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ
2,621,266,28
2 2,829,550,973 9,303,245,617
I.Nợ ngắn hạn
2,621,266,28
2 2,829,550,973 5,783,245,617
1.Vay và nợ ngắn hạn 670,687,000 900,737,000 2,082,158,000
2.Phải trả người bán 426,383,934 532,167,920 452,141,384
3.Người mua trả tiền trước 900,832,000 233,014,400 2,005,361,698
4.Thuế và các khoản phải nộp
NN 427,418,915 774,778,583 599,567,848
5.Phải trả người lao động -1,179,973 253,795,458 487,459,681
6.Chi phí phải trả 100,112,553 49,982,553 0
7.Phải trả nội bộ 0 0 0
8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch
HĐXD 0 0 0
9.Các khoản phải trả, phải nộp
NH khác 97,011,853 85,075,059 156,557,006
10.Dự phòng phải trả ngắn hạn
II.Nợ dài hạn 0 0 3,520,000,000
1.Phải trả dài hạn người bán
2.Phải trả dài hạn nội bộ
3.Phải trả dài hạn khác
4.Vay và nợ dài hạn 0 0 3,520,000,000
5.Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
6.Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
7.Dự phòng phải trả dài hạn
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
7,368,394,78
8 7,393,234,216 7,424,045,523
I.Vốn chủ sở hữu
7,368,394,78
8 7,393,234,216 7,424,045,523
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,00 7,400,000,000 7,400,000,000
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 35
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
0
2.Thặng dư vốn cổ phần
3.Vốn khác của chủ sở hữu
4.Cổ phiếu quỹ
5.Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
6.Chênh lệch tỉ giá hối đoái
7.Qũy đầu tư phát triển
8.Qũy dự phòng tài chính
9.Qũy khác thuộc vốn chủ sở
hữu
10.Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối -31,605,212 -6,765,784 24,045,523
11.Nguồn vốn đầu tư XDCB
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
1.Qũy khen thưởng và phúc lợi
2.Nguồn kinh phí
3.Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
9,989,661,07
0
10,222,785,18
9 16,727,291,140
 B ÁO CÁO K ẾT QUẢ HO ẠT Đ ỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1.Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 5,951,255,758 8,906,309,125 6,135,871,778
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 5,951,255,758 8,906,309,125 6,135,871,778
4.Gía vốn hàng bán 4,322,821,116 6,634,485,738 3,567,481,579
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 1,628,434,642 2,271,823,387 2,568,390,199
6.Doanh thu hoạt động tài
chính 31,528,031 2,410,909 16,588,852
7.Chi phí tài chính 18,477,134 68,395,549 627,533,423
-Trong đó:Chi phí lãi vay 13,240,634 65,059,387 608,640,222
8.Chi phí bán hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 36
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,611,086,226 1,997,608,793 1,924,688,112
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 30,399,313 208,229,954 32,757,516
11.Thu nhập khác 200,000 50,974,811 6,927,699
12.Chi phí khác 248,068 232,483,337 7,283,400
13.Lợi nhuận khác (48,068) (181,508,526) (355,701)
14.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 30,351,245 26,721,428 32,401,815
15.Chi phí thuế TNDN hiện
hành 8,498,349 7,482,000 9,072,508
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 21,852,896 19,239,428 23,329,307
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
- Trong ba năm vừa qua, thị trường luôn có những biến động và cạnh tranh gay
gắt nhưng đội ngũ nhân viên Công ty luôn nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn
đưa Công ty đi lên và Công ty luôn đạt được lợi nhuận thể hiện qua kết quả
kinh doanh sau:
ĐVT: VNĐ
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH INDECO 2006 - 2008
 Doanh thu của Công ty từ năm 2006 đến 2008:
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
0
2,000,000,000
4,000,000,000
6,000,000,000
8,000,000,000
10,000,000,000
Tỷ đồng
2,006 2,007 2,008 Năm
Đồ thị 1: Doanh thu của công ty 2006-2008
Doanh thu
Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát
triển rất tốt thể hiện qua lợi nhuận thuần tăng và thể hiện rõ vào năm 2007 tăng 178
triệu đồng, tương ứng tăng 348% so với năm 2006, doanh thu thuần năm 2007 tăng 3
tỉ đồng tương ứng tăng 50% so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu và lợi
nhuận thuần INDECO đều giảm do ảnh hưởng của biến động thị trường: giá nguyên
vật liệu không ổn định: đầu năm tăng, cuối năm giảm; chi phí lãi vay cao, chi phí xây
dựng cơ bản dở dang cao vì có nhiều công trình đang thi công, chưa hoàn thành, đầu
tư nhiều vào tài sản cố định, các khoản phải thu chậm, … Nhìn chung, tốc độ tăng lợi
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 38
Năm
Chỉ
tiêu
2006 2007 2008
CL 2007/2006 CL 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu
thuần
5,951,255,75
8
8,906,309,12
5
6,135,871,77
8
2,955,053,36
7 50 -2,770,437,347 -31
Lợi nhuận
thuần 30,399,313 208,229,954 32,757,516 177,830,641 585 -175,472,438 -84
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
nhuận cao hơn doanh thu điều này có nghĩa là Ban Giám Đốc quản lý tốt trong việc
tiết kiệm chi phí kinh doanh làm tối đa hoá lợi nhuận.
 Lợi nhuận của Công ty từ 2006 đến 2008:
30,399,313
208,229,954
32,757,516
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
Tỷ đồng
2006 2007 2008Năm
Đồ thị 2: Lợi nhuận công ty 2006-2008
Lợi nhuận
Nhận xét: Trong 3 năm, Công ty hoạt động có lãi và phát triển năm sau hơn
năm trước, chủ ýêu do thu được từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và hoạt động tài
chính. Tuy nhiên trong năm 2009 và những năm tới Công ty sẽ gặp khó khăn trong
việc tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty. Để mức tăng trưởng này bền vững Công ty
cần phải chú ý đến các vấn đề: tình hình kinh tế lạm phát, lãi suất Ngân hàng tăng, thị
trường chứng khóan tụt mạnh…Các giải pháp khắc phục khó khăn: quản lí chặt chẽ
chi phí, đẩy nhanh tiến độ hòan thành cơ sở hạ tầng taị các dự án để có thể sớm đi
vào hoạt động, tăng doanh thu đầu tư tài chính hiệu quả….
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
2.1. Kết cấu tài sản
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch
Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền %
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,639,643,125 94.30 8,985,781,584 53.72 - 653,861,541 -6.78
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền 552,883,421 5.41 728,963,568 4.36 176,080,147 31.85
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 39
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
1. Tiền 552,883,421 5.41 728,963,568 4.36 176,080,147 31.85
II.Các khoản đầu tư tài chính
NH 40,000,000 0.39 80,000,000 0.48 40,000,000 100
1.Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 0.39 80,000,000 0.48 40,000,000 100
III.Các khoản phải thu NH 7,501,911,380 73.38 4,199,017,395 25.10 - 3,302,893,985 -44.03
1.Phải thu của khách hàng 3,739,533,666 36.58 2,761,241,444 16.51 - 978,292,222 -26.16
2.Trả trước cho người bán 522,386,825 5.11 284,827,600 1.70 - 237,559,225 -45.48
3.Các khoản phải thu khác 3,239,990,889 31.69 1,152,948,351 6.89 - 2,087,042,538 -64.42
IV.Hàng tồn kho 1,544,848,324 15.11 3,977,800,621 23.78 2,432,952,297 157.49
1.Hàng tồn kho 1,544,848,324 15.11 3,977,800,621 23.78 2,432,952,297 157.49
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 583,142,064 5.70 7,741,509,556 46.28 7,158,367,492 1227.55
I.Các khoản phải thu dài hạn 20,496,000 0.20 0 0.00 - 20,496,000 -100
1. Phải thu dài hạn khác 20,496,000 0.20 0 0.00 - 20,496,000 -100
II.Tài sản cố định 531,274,548 5.20 7,685,004,986 45.94 7,153,730,438 1346.52
1.Tài sản cố định hữu hình 531,274,548 5.20 1,285,004,986 7.68 753,730,438 141.87
2.Tài sản cố định vô hình 0 0.00 6,400,000,000 38.26 6,400,000,000 -
V.Tài sản dài hạn khác 31,371,516 0.31 56,504,570 0.34 25,133,054 80.11
1.Chi phí trả trước dài hạn 31,371,516 0.31 56,504,570 0.34 25,133,054 80.11
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
10,222,785,18
9 100 16,727,291,140 100 6,504,505,951 63.63
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
KẾT CẤU TÀI SẢN NĂM 2007-2008
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2007 Cuối năm 2007 Chênh lệch
Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền %
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,164,963,839 91.74 9,639,643,125 94.30 474,679,286 5.18
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền 857,917,542 8.59 552,883,421 5.41 - 305,034,121 -35.56
1. Tiền 857,917,542 8.59 552,883,421 5.41 -305,034,121 -35.56
II.Các khoản đầu tư tài
chính NH 40,000,000 0.40 40,000,000 0.39 0 0.00
1. Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 0.40 40,000,000 0.39 0 0.00
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 40
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
III.Các khoản phải thu NH 7,296,974,743 73.05 7,501,911,380 73.38 204,936,637 2.81
1.Phải thu của khách hàng 2,898,920,105 29.02 3,739,533,666 36.58 840,613,561 29.00
2.Trả trước cho người bán 543,156,402 5.44 522,386,825 5.11 - 20,769,577 -3.82
3.Các khoản phải thu khác 3,854,898,236 38.59 3,239,990,889 31.6
-
614,907,347 -15.95
IV.Hàng tồn kho 970,071,554 9.71 1,544,848,324 15.11 574,776,770 59.25
1. Hàng tồn kho 970,071,554 9.71 1,544,848,324 15.11 574,776,770 59.25
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 824,697,231 8.26 583,142,064 5.70 - 241,555,167 -29.29
I.Các khoản phải thu dài
hạn 20,496,000 0.21 20,496,000 0.20 0 0.00
1. Phải thu dài hạn khác 20,496,000 0.21 20,496,000 0.20 0 0.00
II.Tài sản cố định 489,480,016 4.90 531,274,548 5.20 41,794,532 8.54
1.Tài sản cố định hữu hình 489,480,016 4.90 531,274,548 5.20 41,794,532 8.54
2.Tài sản cố định vô hình 0 0.00 0.00 0 0.00
V.Tài sản dài hạn khác 314,721,215 3.15 31,371,516 0.31 -283,349,699 -90.03
1. Chi phí trả trước dài
hạn 314,721,215 3.15 31,371,516 0.31 -283,349,699 -90.03
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9,989,661,070 100 10,222,785,189 100 233,124,119 2.33
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
KẾT CẤU TÀI SẢN NĂM 2006 – 2007
91.74%
8.26%
Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Kết cấu tài sản
94%
6%
Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Kết cấu tài sản
54%
46%
Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nhìn chung: tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng lên: tổng tài sản cuối
năm 2007 tăng 233,124,119 đồng, tương ứng tăng 2,33% so với đầu năm 2007, cuối
năm 2008, tổng tài sản Công ty tiếp tục tăng lên 6,504,505,951 đồng, tương ứng tăng
63,63% so với đầu năm 2008 cho thấy Công ty mở rộng qui mô kinh doanh. Tài sản
ngắn hạn cuối năm 2007 tăng 474,679,286 đồng, tương ứng tăng 5,18% so đầu năm
2007 nhưng cuối năm 2008 tài sản ngắn hạn giảm 653,861,541 đồng, tương ứng giảm
6,78% so với đầu năm 2008 trong đó tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản qua 3 năm
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 41
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
liên tục tăng, cao nhất là cuối năm 2008 là 157,49% chủ yếu do chi phí xây dựng cơ
bản dở dang cao, nhiều công trình đang thi công, hoặc chuẩn bị đầu tư vào các công
trình mới… Hàng tồn kho tăng chứng tỏ Công ty có khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản cuối năm 2007 tăng 2,81% so đầu năm
2007, sang cuối năm 2008 tỉ lệ này giảm mạnh 44,03% do khách hàng trả chậm, tỉ lệ
vốn bằng tiền trên tổng tài sản tăng 31,85% cho thấy các công trình của Công ty được
khách hàng tín nhiệm. Tài sản dài hạn cuối năm 2007 giảm 241,555,167 đồng, tương
ứng giảm 29,29% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tài sản dài hạn tăng lại
7,158,367,492 đồng, tương ứng tăng 1227,55% so với đầu năm 2008 trong đó tỉ lệ
tài sản cố định trên tổng tài sản tăng khá cao 1346,52% do Công ty đầu tư nhiều công
trình, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư mua đất để xây dựng văn phòng ...Cụ
thể:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: về mặt kinh tế toàn bộ vốn bằng tiền
không nên có số dư quá cao mà nên đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng
quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc hoàn trả nợ để giảm chi
phí sử dụng vốn. Thực tế, tại Công ty Indeco lượng tiền tồn quĩ tại Công ty vào
cuối năm 2007 thấp, giảm 35,56% nhưng cuối năm 2008 Công ty dự trữ lượng
tiền cao trong tài sản ngắn hạn, tiền tăng 176,080,147 đồng, tỉ lệ tiền trên tổng
tài sản tăng 31,85% so đầu năm 2008 trong đó tiền gởi ngân hàng tăng mạnh
(712,948,450 – 41,743,133) 671,205,317 đồng, tiền mặt giảm (16,015,118 –
511,140,288) 495,125,170 đồng. Năm 2007 tiền giảm, sang năm 2008 tiền đột
ngột tăng mạnh chứng tỏ các công trình của Công ty được khách hàng tín
nhiệm . Công ty đã chọn biện pháp an toàn là tất cả các khoản tiền gởi Ngân
hàng giúp Công ty thực hiện các giao dịch kinh doanh diễn ra hằng ngày, đầu
tư, giảm các khoản chi không cần thiết, khả năng sinh lời…. đồng thời hạn chế
tiền tồn tại quỹ, chỉ giữ lại ít để chi các khoản bất ngờ: tai nạn lao động,….
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2007 không phát sinh, cuối năm
2008 khoản này tăng 100% so đầu năm 2008 chứng tỏ Công ty đang mở rộng
hoạt động đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn: trái phiếu, cho vay… sự gia tăng
này tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho Công ty.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 42
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỉ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn.
Các khoản phải thu phụ thuộc vào doanh số bán chịu, thời hạn bán chịu và
chính sách thu tiền. Cuối năm 2007, tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản
tăng 204,936,637 đồng, tương ứng tăng 2,81%. Sự gia tăng này chưa tốt vì sẽ
làm tăng khả năng bị chiếm dụng vốn, giảm khả năng thanh toán. Cuối năm
2008 tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản giảm 44,03% so đầu năm, giảm
3,302,893,985 đồng chứng tỏ Công ty quản lí vốn tốt trong đó cuối năm 2007
phải thu khách hàng tăng 29% so đầu năm 2007,nhưng cuối năm 2008 giảm
26,16% so đầu năm 2008 cho thấy Công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu
thanh toán, cuối năm 2007 trả trước cho người bán giảm 3,82%và các khoản
phải thu khác giảm 15,95% so đầu năm 2007, vào cuối năm 2008 trả trước cho
người bán tiếp tục giảm 45,48% và các khoản phải thu khác cũng giảm 64,42%
so đầu năm 2008. Công ty có cố gắng thu hồi công nợ nhưng do ảnh hưởng bởi
tình hình chung của thị trường có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế, lạm
phát cao đồng thời còn do các công trình chủ yếu là của ngân sách Nhà nuớc
( BQLDA Q.12, BQLDA tỉnh Đắc Nông, trung tâm thông tin di động: làm các
trụ sở Mobifone….) giải ngân chậm (chờ phê duyệt, qua nhiều thủ tục…) nên
việc thu hồi nợ một số khách hàng chậm. Vì thế, Công ty cần có biện pháp hữu
hiệu để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng nhằm sử
dụng vốn hiệu quả hơn.
- Hàng tồn kho: cũng tăng mạnh trong tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2007 tỉ lệ
hàng tồn kho tăng 59,25% so đầu năm 2007, tỉ lệ hàng tồn kho Công ty cuối
năm 2008 tiếp tục tăng 157,59% so đầu năm 2008, tăng 2,432,952,297 đồng.
Nguyên nhân: do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng và có nhiều công
trình mới đang thi công dở dang… Nhưng sự tăng lên này có xu hướng không
tốt làm vốn bị ứ đọng và làm chậm khả năng quay vòng vốn vì vậy Công ty cần
có chính sách theo dõi hàng tồn kho hợp lí. Mặt khác, làm tốt khâu này Công
ty sẽ giảm thiểu tối đa lượng vốn ứ động và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn
đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 43
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Các khoản phải thu dài hạn: năm 2007 không phát sinh, cuối năm 2008 giảm
100% so với đầu năm 2008, chủ yếu phải thu dài hạn khác ( kí quĩ , kí cược
dài hạn) giảm 100%.
- Tài sản cố định: tăng cao nhất trong tài sản dài hạn. Cuối năm 2007, tỉ lệ tài
sản cố định tăng 41,794,532 đồng, tương ứng tăng 8,54% so đầu năm 2007.
Cuối năm 2008, tỉ lệ tài sản cố định tiếp tục tăng 1346,52% so đầu năm 2008,
tăng 7,153,730,438 đồng, trong đó do tài sản cố định vô hình tăng cao
6,400,000,000 đồng so đầu năm 2008 (đầu năm không phát sinh), tài sản cố
định hữu hình tăng 753,730,438 đồng, tương ứng tăng 141,87% so so đầu năm
2008. Nguyên nhân tăng: Công ty đầu tư nâng cấp và thay thế, mua sắm nhiều
tài sản cố định (mua đất…), xây dựng nhiều công trình, cơ sở vật chất kĩ thuật,
máy móc thiết bị… để đẩy mạnh sản xuất. Tài sản cố định tăng qua từng năm
biểu hiện sự đầu tư phát triển tạo thế vững chắc cho sự phát triển về sau của
Công ty. Tuy nhiên, cần phải khai thác hết công suất không nên để khấu hao tài
sản cố định mà sử dụng không có hiệu quả.
- Tài sản dài hạn khác: cuối năm 2007 tài sản dài hạn khác giảm mạnh 90,03%
so đầu năm 2007 nhưng cuối năm 2008 đột ngột tăng 80,11% so đầu năm 2008,
chủ yếu do chi phí trả trước dài hạn ( chi phí thành lập doanh nghiệp) tăng
80,11% so đầu năm. Chi phí trả trước dài hạn tăng lên chứng tỏ Công ty mở
rộng đầu tư liên doanh, liên kết, đây là biểu hiện tích cực cho sự phát triển của
Công ty về hướng lâu dài và sự gia tăng này tạo nguồn lợi tức trong dài hạn
cho Công ty.
- Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị được đánh giá qua tỷ suất
đầu tư:
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07
Số tiền Số tiền
Tài sản dài hạn 824,697,231 583,142,064 7,741,509,556 -241,555,167 7,158,367,492
Tổng tài sản
9,989,661,07
0 10,222,785,189
16,727,291,14
0 233,124,119 6,504,505,951
Tỷ suất đầu tư (%) 8.26 5.7 46.28 -2.55 40.58
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 44
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Nhận xét: Tỷ suất đầu tư của INDECO năm 2006 là 8,26%, năm 2007 là 5,7%
giảm 2,55% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm do Công ty đang tính toán giảm
việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, giảm việc đầu tư nâng cấp xây dựng trang thiết
bị, thanh lí một số tài sản cố định hư hỏng.. nhưng sang năm 2008 là 46,28%, tăng
cao 40,58% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng do Công ty đầu tư ngày càng nhiều
vào trang thiết bị, tài sản cố định, máy móc, nhiều công trình, cơ sở vật chất kĩ thuật
và năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
2,000,000,000
4,000,000,000
6,000,000,000
8,000,000,000
10,000,000,000
12,000,000,000
14,000,000,000
16,000,000,000
18,000,000,000
Năm 2006Năm 2007Năm 2008
Triệu đồng
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
Năm
%
Tài sản dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư
ĐỒ THỊ TỶ SUẤT ĐẦU TƯ
2.2. Kết cấu nguồn vốn:
ĐVT:VNĐ
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 45
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Đầu năm 2007 Cuối năm 2007 Chênh lệch
Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền %
A.NỢ PHẢI TRẢ 2,621,266,282 26.24 2,829,550,973 27.68 208,284,691 7.95
I.Nợ ngắn hạn 2,621,266,282 26.24 2,829,550,973 27.68 208,284,691 7.95
1.Vay và nợ ngắn hạn 670,687,000 6.71 900,737,000 8.81 230,050,000 34.30
2.Phải trả người bán 426,383,934 4.27 532,167,920 5.21 105,783,986 24.81
3.Người mua trả tiền trước 900,832,000 9.02 233,014,400 2.28 -667,817,600 -74.13
4.Thuế và các khoản phải nộp
NN 427,418,915 4.28 774,778,583 7.58 347,359,668 81.27
5.Phải trả người lao động -1,179,973 -0.01 253,795,458 2.48 254,975,431
21608.5
8
6.Chi phí phải trả 100,112,553 1.00 49,982,553 0.49 -50,130,000 -50.07
9.Các khoản phải trả,phải nộp
NH khác 97,011,853 0.97 85,075,059 0.83 -11,936,794 -12.30
II.Nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00
4. Vay và nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,368,394,788 73.76 7,393,234,216 72.32 24,839,428 0.34
I.Vốn chủ sở hữu 7,368,394,788 73.76 7,393,234,216 72.32 24,839,428 0.34
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,000 74.08 7,400,000,000 72.39 0 0.00
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối -31,605,212 -0.32 -6,765,784 -0.07 24,839,428 78.59
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 9,989,661,070 100 10,222,785,189 100 233,124,119 2.33
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 46
Chỉ tiêu Năm
Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch
Số tiền %/TNV Số tiền %/TNV Số tiền %
A.NỢ PHẢI TRẢ 2,829,550,973 27.68 9,303,245,617 55.62 6,473,694,644 228.79
I.Nợ ngắn hạn 2,829,550,973 27.68 5,783,245,617 34.57 2,953,694,644 104.39
1.Vay và nợ ngắn hạn 900,737,000 8.81 2,082,158,000 12.45
1,181,421,00
0
131.1
6
2.Phải trả người bán 532,167,920 5.21 452,141,384 2.70 - 80,026,536 -15.04
3.Người mua trả tiền trước 233,014,400 2.28 2,005,361,698 11.99
1,772,347,29
8
760.6
2
4.Thuế và các khoản phải nộp
NN 774,778,583 7.58 599,567,848 3.58 - 175,210,735 -22.61
5.Phải trả người lao động 253,795,458 2.48 487,459,681 2.91 233,664,223 92.07
6.Chi phí phải trả 49,982,553 0.49 0 0.00 - 49,982,553 -100
9.Các khoản phải trả, phải
nộp NH khác 85,075,059 0.83 156,557,006 0.94 71,481,947 84.02
II.Nợ dài hạn 0 0.00 3,520,000,000 21.04 3,520,000,000 -
4.Vay và nợ dài hạn 0 0.00 3,520,000,000 21.04
3,520,000,00
0 -
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU 7,393,234,216 72.32 7,424,045,523 44.38 30,811,307 0.42
I.Vốn chủ sở hữu 7,393,234,216 72.32 7,424,045,523 44.38 30,811,307 0.42
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,000 72.39 7,400,000,000 44.24 0 0
10.Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối - 6,765,784 -0.07 24,045,523 0.14 30,811,307 455.4
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 10,222,785,189 100 16,727,291,140 100 6,504,505,951 63.63
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
26.24%
73.76%
Nợphảitrả
Vốnchủsở
hữ
Kết cấu nguồn vốn
28%
72%
Nợ phải
trả
Vốn chủ
sở hữu
Kết cấu nguồn vốn
56%
44%
Nợphải
trả
Vốn chủ
sở hữu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Nhìn chung: qua 3 năm tổng nguồn vốn chủ sở hữu Công ty liên tục tăng: tổng
nguồn vốn cuối năm 2007 tăng 233,124,119 đồng, vào cuối năm 2008 tổng nguồn
vốn Công ty tăng 6,504,505,951 đồng, tương ứng tăng 63,63% so đầu năm 2008,
chứng tỏ Công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt
động, Công ty chủ động được một số hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu cũng tăng theo. Nhưng qua 3 năm tỉ lệ nợ phải trả trên tổng vốn tăng
liên tục, cuối năm 2007 tỉ lệ này tăng 7,95% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tỉ lệ
này là 55,62%, tiếp tục tăng cao 228,79% so đầu năm 2008. Điều này cho thấy nguồn
vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty
phải đi vay và chiếm dụng vốn Công ty khác, thể hiện mức độ phụ thuộc Công ty vào
chủ nợ cao. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng chiếm tỉ trọng ngày càng thấp trong tổng
vốn, cuối năm 2007 tỉ trọng là 0,34%, sang cuối năm 2008 tỉ trọng là 0,42%. Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn: cuối năm 2007 tăng 208,284,691 đồng, tỉ lệ này tăng 7,95% so
đầu năm 2007, cuối năm 2008 tỉ lệ này tiếp tục tăng 104,39% so đầu năm 2008
trong đó tỉ lệ vay ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm cao nhất là cuối năm 2008
là 131,16% so đầu năm 2008. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng do tỉ lệ phải trả
người lao động tăng cao nhất là 21608,58%, tỉ lệ thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước tăng là 81,27%, vay và nợ ngắn hạn và phải trả người bán cũng tăng.
Cuối năm 2008 tỉ lệ phải trả người bán giảm 15,04%, người mua trả tiền trước
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 47
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
tăng 760,62%,tỉ lệ thuế và các khoản phải nộp giảm, tỉ lệ phải trả người lao
động và các khoản phải trả khác cũng tăng... Điều này cho thấy Công ty khan
hiếm nguồn vốn nên vay Ngân hàng với lãi suất cao (biến động theo thị trường)
hoặc vay cá nhân hay vay mượn từ những chủ đầu tư mà ứng trước tiền đầu tư
vào các dự án, các công trình mới… hay Công ty đi chiếm dụng vốn của các
đơn vị khác để bổ sung vốn kinh doanh.
- Nợ dài hạn: chỉ xuất hiện vào năm 2008 do trong năm này do nhu cầu kinh
doanh nên ngoài chiếm dụng vốn Công ty huy động vốn vay dài hạn để đầu tư
mua đất, xây dựng văn phòng, chi nhánh … nên tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn
cao, cuối năm 2008 nợ dài hạn tăng 3,520,000,000 đồng so đầu năm 2008. Nợ
dài hạn tuy không gây áp lực hoàn trả cho năm sau nhưng việc sử dụng quá
nhiều nợ làm Công ty gặp rủi ro về tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu
quả nguồn tài trợ này. Vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, lãi kinh doanh vẫn thu
được, năng lực kinh doanh tăng, Công ty cần chú ý trả nợ dần, nếu không lâu
dài sẽ gặp rủi ro.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: cuối năm 2007 tăng 24,839,428 đồng so đầu năm
2007, tỉ lệ tăng 0,34% đến cuối năm 2008 nguồn vốn tăng 30,811,307 đồng so
đầu năm 2008, tương ứng tăng 0,42% trong tổng vốn . Nguồn vốn chủ sở hữu
tăng nhẹ, cho thấy tính tự chủ về tài chính yếu đi, nguồn vốn CSH của Công ty
chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn là vốn đầu tư của CSH và lợi nhuận chưa
phân phối. Vốn CSH không được đầu tư thêm qua các năm nên nguồn này tăng
do lợi nhuận chưa phân phối tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế tăng qua 3
năm cao nhất cuối năm 2008 là 30,811,307 đồng, tương ứng tăng 455,4% so
đầu năm. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng. Điều này cũng
thể hiện việc kinh doanh của Công ty rất tốt và đang trên đà phát triển mạnh.
Đồng thời Công ty phải tạo mọi điều kiện để bổ sung nguồn vốn ngày càng
nhiều vì trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, để tồn tại và phát triển Công ty
nào có nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn sẽ có lợi thế
cạnh tranh hơn đứng vững trên thị trường.
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 48
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
- Thực tế cho thấy Công ty có nguồn vốn tự có ít và chủ yếu vay Ngân hàng, cá
nhân hay chiếm dụng vốn để trang trải hoạt động kinh doanh. Ngoài ra qua 3
năm Công ty chưa trích lập các quỹ để tái đầu tư, dự phòng rủi ro và làm phúc
lợi khen thưởng. Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ
phần thì việc trích lập các quỹ càng cần thiết hơn. Do đó trong những năm tới
Công ty nên trích lập các quỹ này để hiệu quả kinh doanh càng hoàn thiện và
tốt hơn.
Nhận xét: qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng tăng nhưng tỉ trọng vốn
chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp thể hiện tính chủ động trong kinh doanh Công ty
ngày càng giảm. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng nợ phải trả, biểu
hiện không tốt vì cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty đang có chiều hướng giảm dần, trong những năm tới Công ty nên bố trí lại
cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỉ
trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
- Để thấy rõ tính độc lập, tự chủ, khả năng đảm bảo nguồn vốn qua tỉ suất tự tài
trợ:
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07
Số tiền Số tiền
Nguồn vốn chủ sở hữu
7,368,394,78
8 7,393,234,216 7,424,045,523 24,839,428 30,811,307
Tổng nguồn vốn
9,989,661,07
0
10,222,785,18
9
16,727,291,14
0 233,124,119 6,504,505,951
Tỷ suất tự tài trợ (%) 73.76 72.32 44.38 -1.44 -27.94
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 49
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
-
2,000,000,000
4,000,000,000
6,000,000,000
8,000,000,000
10,000,000,000
12,000,000,000
14,000,000,000
16,000,000,000
18,000,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Triệu đồng
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
Năm
%
Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ
ĐỒ THỊ TỶ SUẤT T Ự TÀI TRỢ
Nhận xét: qua 3 năm tỉ suất này liên tục giảm. Cuối năm 2007 tỉ suất đạt
72,32% giảm 1,44% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 là 44,38%, giảm 27,94%.
Nguyên nhân giảm do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng tổng vốn,
cuối năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng 0,42%, tổng vốn tăng 63,63%. Nguồn vốn chủ
SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 50
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền (%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,906,309,125 6,135,871,778 - 2,770,437,347 -31.11
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 8,906,309,125 6,135,871,778 - 2,770,437,347 -31.11
4.Gíá vốn hàng bán 6,634,485,738 3,567,481,579 - 3,067,004,159 -46.23
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 2,271,823,387 2,568,390,199 296,566,812 13.05
6.Doanh thu hoạt động tài chính 2,410,909 16,588,852 14,177,943 588.07
7.Chi phí tài chính 68,395,549 627,533,423 559,137,874 817.51
-Trong đó:Chi phí lãi vay 65,059,387 608,640,222 543,580,835 835.51
8.Chi phí bán hàng 0 0 0 0
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,997,608,793 1,924,688,112 - 72,920,681 -3.65
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 208,229,954 32,757,516 - 175,472,438 -84.27
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671

Contenu connexe

Tendances

Hệ thống thông tin lãnh đạo
Hệ thống thông tin lãnh đạoHệ thống thông tin lãnh đạo
Hệ thống thông tin lãnh đạo
Quang Ngoc
 

Tendances (18)

Khoa luan
Khoa luanKhoa luan
Khoa luan
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
 
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngLuận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Thẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSCThẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSC
 
đồ áN phân tích hoạt động kinh tế
đồ áN phân tích hoạt động kinh tếđồ áN phân tích hoạt động kinh tế
đồ áN phân tích hoạt động kinh tế
 
Luận văn: Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lưu trữ nhà nước
Luận văn: Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lưu trữ nhà nướcLuận văn: Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lưu trữ nhà nước
Luận văn: Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lưu trữ nhà nước
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Quy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpiQuy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpi
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
 
Luận án: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty Khoáng sản
Luận án: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty Khoáng sảnLuận án: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty Khoáng sản
Luận án: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty Khoáng sản
 
Hệ thống thông tin lãnh đạo
Hệ thống thông tin lãnh đạoHệ thống thông tin lãnh đạo
Hệ thống thông tin lãnh đạo
 
The diem can bang
The diem can bangThe diem can bang
The diem can bang
 

En vedette

Fishbone style 2 powerpoint presentation templates
Fishbone style 2 powerpoint presentation templatesFishbone style 2 powerpoint presentation templates
Fishbone style 2 powerpoint presentation templates
SlideTeam.net
 
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactive
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactiveAlumni@SP+Jun+2016_16_interactive
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactive
rizal karim
 

En vedette (20)

Implicacions políticoeconòmiques de la crisi ecològica
Implicacions políticoeconòmiques de la crisi ecològicaImplicacions políticoeconòmiques de la crisi ecològica
Implicacions políticoeconòmiques de la crisi ecològica
 
SMARkeTing DAY II Ecuador: Tendencias 2017 Marketing Automation
SMARkeTing DAY II Ecuador: Tendencias 2017 Marketing Automation SMARkeTing DAY II Ecuador: Tendencias 2017 Marketing Automation
SMARkeTing DAY II Ecuador: Tendencias 2017 Marketing Automation
 
Dapan1 14 unit11
Dapan1 14 unit11Dapan1 14 unit11
Dapan1 14 unit11
 
DẠy grammar
DẠy grammarDẠy grammar
DẠy grammar
 
Verb tenses
Verb tensesVerb tenses
Verb tenses
 
Salute o benessere (Padova 2016)
Salute o benessere (Padova 2016)Salute o benessere (Padova 2016)
Salute o benessere (Padova 2016)
 
Battlemesh(part.2)
Battlemesh(part.2)Battlemesh(part.2)
Battlemesh(part.2)
 
Istanbul Covenant - Annual Report 2015
Istanbul Covenant - Annual Report 2015Istanbul Covenant - Annual Report 2015
Istanbul Covenant - Annual Report 2015
 
İBB'ye Mektup 2015 - KAHİP
İBB'ye Mektup 2015 - KAHİPİBB'ye Mektup 2015 - KAHİP
İBB'ye Mektup 2015 - KAHİP
 
C.n maribel
C.n maribelC.n maribel
C.n maribel
 
Unitat 6. L'economia del nostre entorn
Unitat 6. L'economia del nostre entornUnitat 6. L'economia del nostre entorn
Unitat 6. L'economia del nostre entorn
 
Unitat 11. Mesopotàmia i Egipte
Unitat 11. Mesopotàmia i EgipteUnitat 11. Mesopotàmia i Egipte
Unitat 11. Mesopotàmia i Egipte
 
【172】社家署服勤單位
【172】社家署服勤單位【172】社家署服勤單位
【172】社家署服勤單位
 
Disruptive innovation, smartphones and the decline of Nokia
Disruptive innovation, smartphones and the decline of NokiaDisruptive innovation, smartphones and the decline of Nokia
Disruptive innovation, smartphones and the decline of Nokia
 
Unidad 1 matemáticas
Unidad 1 matemáticasUnidad 1 matemáticas
Unidad 1 matemáticas
 
Barcelona Data Sheet 2015
Barcelona Data Sheet 2015Barcelona Data Sheet 2015
Barcelona Data Sheet 2015
 
Five Ss[1]
Five Ss[1]Five Ss[1]
Five Ss[1]
 
Mate unidad 3
Mate unidad 3Mate unidad 3
Mate unidad 3
 
Fishbone style 2 powerpoint presentation templates
Fishbone style 2 powerpoint presentation templatesFishbone style 2 powerpoint presentation templates
Fishbone style 2 powerpoint presentation templates
 
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactive
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactiveAlumni@SP+Jun+2016_16_interactive
Alumni@SP+Jun+2016_16_interactive
 

Similaire à Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Quynhon Tjeugja
 

Similaire à Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671 (20)

Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chínhCác bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
Tiểu Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Quốc Cường Gia Lai 3441...
 
Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)Phan tich tcdn(1)
Phan tich tcdn(1)
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt TrungPhân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
 
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt TrungPhân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Dernier

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
PhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 

Dernier (8)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại họcNguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 

Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 1
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY I. KHÁI NIỆM - Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm phân tích tài chính - Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả của việc quản lí và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một Công ty, và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. 1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính - Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 2
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY II. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 2.1. Mục đích phân tích tài chính: - Phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. - Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của Công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. - Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của một doanh nghiệp. - Phân tích tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. - Qua phân tích tài chính có thể nhận biết được những mặt tồn tại về tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch. 2.2. Vai trò - Đối với nhà quản lí: việc đánh giá tình hình tài chính giúp cho các nhà quản lí thấy được tình hình sử dụng vốn, tìm ra sự cân đối giữa vốn tự có và nguồn vốn của doanh nghiệp, xác định được vốn huy động từ đâu, từ đó nhà quản lí có định hướng khai thác hợp lí và đi đến quyết định thực hiện các phương án kinh doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả. Mặt khác phân tích tình hình tài chính giúp cho doanh nghiệp biết được các chi tiêu về vốn tự có và nguồn vốn SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 3
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY của Công ty, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh hoạt động kinh doanh làm sao có lợi nhất. - Đối với chủ sở hữu: thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ thấy được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị sẽ giúp họ tránh được rủi ro. - Đối với người cho vay và nhà đầu tư: khi cho vay hoặc đầu tư vào một đơn vị nào đó, người cho vay và nhà đầu tư đều chú trọng đến tình hình thanh toán của đơn vị đó cũng như quan tâm đến vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của đơn vị đó trước khi ra quyết định cho vay hoặc đầu tư. - Đối với các cơ quan chức năng: thông qua số liệu trên báo cáo tài chính sẽ giúp họ xác định được các khoản nghĩa vụ của đơn vị đó phải thực hiện với Nhà nước. 2.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp kĩ thuật phân tích: cách thức, kĩ thuật đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sử dụng tổng hợp các phương thức khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Những phương pháp phổ biến được sử dụng: a. Phương pháp so sánh: - Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Ưu điểm của phương pháp này cho phép tách ra những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lí và tối ưu trong trường hợp cụ thể. Từ đó xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm các nguyên tắc:  Tiêu chuẩn so sánh: lựa chọn tiêu chuẩn làm căn cứ để so sánh cho phù hợp với mục tiêu cần so sánh, điều chỉnh so sánh giữa các khoản mục của báo cáo tài chính cần phải quan tâm cả về không gian và thời gian. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 4
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Chỉ tiêu kế hoạch của 1 kì kinh doanh. - TÌnh hình thực hiện các kì kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.  Điều kiện so sánh: - Thống nhất về nội dung phản ánh. - Thống nhất về phương pháp phân tích. - Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải đồng nhất về thời gian. - Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện(đơn vị đo lường) - Tùy theo mục đích yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các chỉ tiêu so sánh thích hợp.  Phương pháp so sánh gồm 2 phương pháp sau: - So sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu cơ sở gốc. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hay giữa thực hiện kì này hay kì trước. - So sánh số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu cơ sở gốc để thực hiện mức độ hoản thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.  Hình thức so sánh: dựa vào 2 hình thức so sánh sau đây - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh xác định các tỉ lệ theo mối quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính hiện hành. Mục tiêu của việc so sánh này là xem tỉ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. - So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh xác định các tỉ lệ theo chiều hướng tăng giảm các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kì khác nhau. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 5
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY b. Phương pháp phân tổ: là phương pháp phân chia tổng thể hiện tượng kinh tế thành các tổ, các bộ phận theo tiêu thức nhất định. Phương pháp phân tổ làm rõ kết cấu bên trong của các hiện tượng kinh tế, qua đó thấy được đặc trưng bên trong của hiện tượng đó. c. Phương pháp cân đối: trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hình thành nhiều mối quan hệ kinh tế như: cân đối thu chi, cân đối giữa vốn và nguồn vốn để phân tích những mối quan hệ này cần sử dụng phương pháp cân đối. - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình của sản xuất kinh doanh. - Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp hiệu số phần trăm: là phương pháp dùng số chênh lệch về tỉ lệ phần trăm hình thành của các nhân tố sau và trước nhân với chỉ tiêu kế hoạch, để xác định mức độ ảnh hường của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. d. Phương pháp phân tích theo chiều ngang và chiều dọc: - Quá trình so sánh, phân tích xác định các tỉ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện của nhiều kì khác nhau gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. - Quá trình so sánh, xác định các tỉ lệ quan hệ tương quan giữa các dữ kiện của kì phân tích gọi là phân tích theo chiều dọc 2.4. Công cụ phân tích tài chính - Có 4 công cụ sử dụng phân tích được sử dụng khá phổ biến: a. Thay đổi phần trăm và giá trị: - Đây là một trong 4 công cụ chủ yếu được sử dụng để phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ cải thiện trong hoạt động quản lý. Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 6
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY năm gốc. Còn phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm so sánh cho giá trị của năm gốc. - Mặc dù giá trị thay đổi năm sau so với năm trước là lớn, nhưng việc thể hiện dưới dạng số tương đối (phần trăm) làm tăng thêm tính hiệu quả của phân tích. b. Phần trăm xu hướng: - Thay đổi của các khoản mục trên báo cáo tài chính từ năm gốc đến các năm sau đó thường được gọi là phần trăm chỉ xu hướng, vì nó chỉ xu hướng của sự thay đổi. Việc tính phần trăm chỉ xu hướng bao gồm hai bước: một là chọn một năm làm năm gốc và gán cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của năm gốc giá trị là 100%, hai là tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm (%) của khoản mục tương ứng của năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%. c. Phần trăm cấu thành: - Một trong những công cụ không kém phần quan trọng là phân tích phần trăm cấu thành. Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tương đối của mỗi một khoản mục trong tổng số. Nó được tính bằng cách lấy từng khoản mục chia cho một chỉ tiêu tổng số. Chẳng hạn, mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có thể được thể hiện là một số phần trăm của tổng tài sản. Điều này có thể cho biết ngay được quy mô tương đối của tài sản lưu động so với tài sản cố định, quy mô của từng khoản mục tài sản trên tổng tài sản cũng như quy mô tương đối của các khoản tài trợ từ chủ nợ ngắn hạn, chủ nợ dài hạn và chủ sở hữu. e. Phân tích các tỷ lệ tài chính: - Đây là công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất trong phân tích các báo tài chính doanh nghiệp. Công cụ này có thể được sử dụng để khắc phục các nhược điểm của các công cụ trên. - Các tỷ lệ tài chính giúp các nhà quản trị xác định được những điểm mạnh và điểm yếu tài chính của doanh nghiệp mình. Các tỷ lệ tài chính cho phép các nhà quản trị hai cách để thực hiện những so sánh có ý nghĩa từ các dữ liệu tài chính SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 7
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY của doanh nghiệp: (1) xác định các tỷ lệ theo thời gian để nhận biết xu hướng; và (2) so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. - Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của Công ty:  Tính thanh khoản: đo lường khả năng của một Công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.  Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được Công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần.  Hiệu quả hoạt động: đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của Công ty để kiếm được lợi nhuận.  Khả năng sinh lợi: đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của Công ty. 2.5. Tài liệu phân tích tình hình tài chính - Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. a. Bảng cân đối kế toán: - Là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại là tài sản và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn. Do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí kinh tế tài chính trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo một trong 2 hình thức: hình thức cân đối hai SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 8
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY bên: một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn. Hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn, trong đó:  Phần tài sản: phản ánh tòan bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh ở bên phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế và công dụng của từng loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tài sản được chia: A. Tài sản ngắn hạn. B. Tài sản dài hạn. - Xét về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản, tài sản của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm báo cáo đang tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể: tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho. Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình, tài sản cố định thuê dài hạn, đầu tư dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kí cược, kí quĩ dài hạn. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần tài sản có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng tài sản. - Xét về mặt pháp lý: đây là số tài sản đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.  Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lí và sử dụng ở doanh nghiệp đồng thời các chỉ tiêu này được sắp xếp theo tính chất sở hữu và thời hạn của các loại nguồn vốn. Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu). Nguồn vốn được chia: A. Nợ phải trả. B. Nguồn vốn chủ sở hữu. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 9
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Xét về mặt kinh tế: số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu các nguồn vốn được tài trợ, và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn có thể đánh giá khái quát khả năng, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và thời hạn tài trợ của các nguồn vốn. - Xét về mặt pháp lý: số liệu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu về số vốn được đầu tư, đối với ngân hàng và các bên cho vay vốn, góp vốn về số vốn cho vay, vốn liên doanh liên kết, góp cổ phần, đối với khách hàng và các đối tượng khác về các khoản phải trả Căn cứ vào số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, các đối tượng quan tâm có thể biết được tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có, mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưa thấy rõ tình hình tài chính doanh nghiệp được. Vì thế xem xét đến mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể: Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) + Nợ phải trả = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Song đây chỉ là cân đối mang tính lý thuyết. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: • Trường hợp 1: Vế trái lớn hơn vế phải: doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên đã bị chiếm dụng. • Trường hợp 2: Vế trái nhỏ hơn vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Do đó luôn tồn tại mối quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 10
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY b. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: - Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. - Đây là baó cáo tổng hợp cung cấp thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí tạo ra doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh của kì kế toán. Nó là nguồn thông tin quan trọng cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là các nhà đầu tư khi xem xét, phân tích và đánh giá tình hình và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. - Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần chính:  Phần I: lãi, lỗ - phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau 1 kì hoạt động (lãi hoặc lỗ) bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.  Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nuớc – phản ánh trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nuớc về : thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khỏan phải nộp khác. Theo qui định hiện hành, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%, áp dụng từ ngày 01/01/2009. III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Nội dung chủ yếu phân tích báo cáo tài chính bao gồm: SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 11
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Đánh giá tính trung thực, chính xác, đầy đủ thông tin trên báo cáo tài chính. Vấn đề này thường được gắn liền với việc xem xét tình hình thực hiện các chính sách, thể lệ thủ tục tài chính kế toán áp dụng để lập báo cáo tài chính. - Đánh giá thực trạng, xu hướng và năng lực, tiềm năng kinh tế tài chính của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền trên báo cáo tài chính. - Đánh giá nội dung, thực trạng, mức độ đặc trưng của một số chỉ tiêu tài chính như cơ cấu nợ, các tỷ số thanh toán, các tỷ lệ sinh lời theo số liệu trên báo cáo tài chính. 3.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán a. Phân tích kết cấu tài sản: - Qua bảng kết cấu tài sản có thể đánh giá quy mô vế vốn của Công ty tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho Công ty. Đối với khoản nợ phải thu tỉ trọng càng cao thể hiện Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp… - Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. - Tỷ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. b. Phân tích kết cấu nguồn vốn: - Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ Công ty, các chủ đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 12 T ỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạn * 100% Tổng tài sản
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. 3.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: a. Phân tích tình hình doanh thu: - Là việc so sánh doanh thu năm nay so với năm trước, xem xét tình hình này tăng hay giảm như thế nào, sự tăng giảm đó ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của Công ty và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Nếu một lí do naò đó, Công ty không thực hiện được chỉ tiêu về doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm điều đó làm cho tình hình tài chính Công ty gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. b. Phân tích tình hình lợi nhuận: - Là so sánh tòan bộ lợi nhuận năm nay so năm trước để thấy được lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào, có đạt được mức lợi nhuận đề ra hay không và xu hướng phát triển năm nay so năm trước như thế nào. Phân tích tình hình lợi nhuận giúp cho Công ty thấy được hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình thấy được ưu khuyết điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh từ đó có biện pháp nâng cao lợi nhuận. - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:  Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 13 Tỷ suất tự tài trợ Vốn chủ sở hữu * 100% Tổng nguồn vốn Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp * 100% Doanh thu thuần
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY  Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. c. Phân tích tình hình sử dụng chi phí:  Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.  Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 14 Tỷ lệ lợi nhuận thuần/doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần * 100% Doanh thu thuần Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế * 100%Doanh thu thuần Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán * 100% Doanh thu thuần Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần = Chi phí bán hàng * 100% Doanh thu thuần
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY  Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý. Tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. 3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 1. Phân tích tình hình thanh toán: - Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu và phải trả. Tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình thanh toán để đánh giá tính hợp lý về các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân của sự đình trệ trong thanh toán, giúp doanh nghiệp làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. a. Phân tích các khoản phải thu: đây là chỉ tiêu cho thấy có bao nhiêu % vốn thực chất không tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. b. Phân tích các khoản phải trả: chỉ tiêu này cho thấy mức độ nợ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho thấy phần sở hữu thật sự của doanh nghiệp là bao nhiêu. 2. Khả năng thanh toán: - Việc đánh giá rủi ro ở đây là về mặt tài chính và chủ yếu đánh giá khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp vì lí do người cho vay vốn và các nhà đầu tư đều có thể bị mất vốn nếu Doanh nghiệp bị vỡ nợ do đó các nhà đầu tư chủ yếu đánh giá xem các Doanh nghiệp có khả năng vỡ nợ không. a. Khả năng thanh toán hiện thời: - Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 15 Tỷ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp/doanh thu thuần = Chi phí quản lí doanh nghiệp * 100% Doanh thu thuần
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. b. Khả năng thanh toán nhanh: - Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền. - Tỷ lệ này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. 3.4. Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số tài chính Trong hoạt động của nền kinh tế thị trường có thể có những đối tượng khác nhau quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Các chủ nợ ngắn hạn khi xem xét có nên chấp nhận cho doanh nghiệp vay hay không? Thì họ sẽ chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 16 Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (lần) Nợ ngắn hạn
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Các chủ nợ dài hạn thì lại đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu mức độ nợ, khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh không sinh lợi sẽ làm giảm dần vố hiện có của doanh nghiệp và khả năng trả nợ dài hạn là điều khó có thể xảy ra. - Các cổ đông cũng chú ý đến mức doanh lợi dài hạn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Các nhà quản trị doanh nghiệp đương nhiên phải chú trọng đến mọi khía cạnh của việc phân tích tài chính vì phải hoàn trả nợ đến hạn đồng thời phải đem lại mức lợi nhuận tối đa cho các chủ sở hữu. 1.Tỉ số khả năng thanh toán: 2. Tỉ số cơ cấu tài chính: - Chủ nợ nhìn vào số vốn mà doanh nghiệp góp vào để tin tưởng có một sự bảo đảm cho các món nợ vay. - Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu Doanh nghiệp có lợi rõ rệt, đó là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với số vốn rất ít. - Khi Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu gia tăng rất nhanh. Tóm lại, việc sử dụng cơ cấu tài chính của các Doanh nghiệp cần phải chú trọng đến môi trường kinh tế - tài chính thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định cơ cấu tài chính hợp lí. a. Tỉ số nợ: - Các chủ nợ thường thích Công ty có tỉ số nợ càng thấp vì đảm bảo khả năng trả nợ Công ty cao hơn. Ngược lại, các cổ đông thường muốn có một tỉ số nợ cao vì gia tăng sinh lợi cho cổ đông . SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 17 Tỉ số nợ = Tổng nợ ( %) Tổng tài sản
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn. b. Khả năng thanh toán lãi vay: - Tỉ số này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn. - Tỉ số này đo lường khả năng trả lãi của Công ty. Khả năng trả lãi của Công ty cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của Công ty. Nếu khả năng sinh lợi của Công ty chỉ có giới hạn trong khi Công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỉ số khả năng trả lãi giảm. 3.Tỉ số hoạt động: - Các chỉ số này đo lường khả năng tổ chức và điều hành Công ty đồng thời cho thấy tình hình sử dụng tài sản của Công ty tốt hay xấu. a. Kì thu tiền bình quân: - Chỉ tiêu này được dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền – hàng. Cho thấy khi tiêu thụ thì bao lâu thu được tiền. - Nếu kì thu tiền bình quân thấp thì vốn của Công ty ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 18 Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (EBIT) ( lần) Lãi vay Kì thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 360 ( ngày) Doanh thu thuần
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY b. Vòng quay hàng tồn kho: - Cho biết một đồng vốn hàng tồn kho góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian trong năm. c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: - Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào, tỉ số này càng cao thì càng tốt. Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao. Tài sản cố định thuần = Nguyên giá – Khấu hao luỹ kế d. Vòng quay tài sản: - Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty nghĩa là trong năm tài sản của Công ty quay được bao nhiêu lần. 4. Tỉ số về doanh lợi: SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 19 Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần ( lần, vòng) Hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần ( lần) Tài sản cố định thuần Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần ( lần, vòng) Tổng tài sản
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Chỉ tiêu doanh lợi là chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của Công ty. - Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số: ROA, ROE, ROS là những tỷ số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. a. Doanh lợi tiêu thụ (ROS): - Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. - Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. b. Doanh lợi tài sản ( ROA): - Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của Công ty. Tỉ số ROA đo lường suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và của nhà đầu tư. - Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ảnh hiệu quả của các hoạt động đầu tư. c. Doanh lợi vốn tự có ( ROE): SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 20 ROS = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Doanh thu thuần ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Tổng tài sản
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty. Tỉ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần thường . 5. Phân tích tình hình tài chính qua sơ đồ tài chính Dupont: - Tình hình tài chính Doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể nên giữa các tỉ số tài chính có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, dùng phương pháp phân tích Dupont để thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn chủ sở hữu. - Phân tích Dupont là kĩ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kĩ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lí trong nội bộ Công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính Công ty bằng cách nào. Kĩ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình Dupont. ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x 1 Doanh thu thuần Tổng tài sản 1- Tỉ số nợ ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản - Qua phân tích trên cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ba nhân tố: • Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu cao hay thấp. • Vòng quay tài sản phản ánh mức độ hoạt động của Doanh nghiệp tốt hay xấu. • Tỉ số nợ phản ánh cơ cấu tài chính của Doanh nghiệp hợp lí hay không hợp SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 21 ROE = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Vốn chủ sở hữu
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY lí. PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY INDECO SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 22
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ (INDECO) I. LỊCH SỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 1.1. Giới thiệu về Công ty Tên giao dịch : Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Quốc Tế. Tên tiếng Anh : International Investment & Development Corporation . Tên viết tắt : INDECO. Trụ sở chính :08 Nguyễn Cửu Vân, Phường17, Quận Bình Thạnh,Tp.HCM. Vốn điều lệ : 7,400,000,000. Điện thoại : (84-8) 5 4 456 392 – 5 4 456 396. Fax : (84-8) 5 4 456 393. Email : idc@indecovn.com - Website : www.indecovn.com 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: ◊ INDECO được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4103002774 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TPHCM cấp ngày 24/03/2005.(lần 2). ◊ Lĩnh vực hoạt động: tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế quy hoạch, quản lý dự án, kiểm tra chất lượng xây dựng, thi công hoàn thiện và trang trí, đầu tư kinh doanh địa ốc, sản xuất sản phẩm mộc… SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 23
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY • Tư vấn đầu tư: - Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng các công trình & xin giấy phép đầu tư. - Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu . - Thực hiện & làm dịch vụ các thủ tục pháp định về đầu tư & xây dựng . • Khảo sát: - Khảo sát địa hình. - Khảo sát địa chất thủy văn. - Khảo sát hiện trạng công trình. - Các khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng. • Thiết kế và quy hoạch: - Quy hoạch xây dựng đô thị & khu công nghiệp. - Thiết kế, lập tổng dự toán & dự toán chi tiết. - Thẩm tra thiết kế & dự toán. • Quản lí dự án: - Tư vấn & giám sát kỹ thuật xây dựng. - Kiểm định chất lượng & khối lượng thi công. - Tổng thầu thiết kế & quản lý dự án. • Kiểm tra chất lượng xây dựng: - Thí nghiệm kiểm tra chất lượng các loại vật liệu xây dựng, bê tông, móng cọc, kết cấu thép, độ chặt nền đắp. - Thiết kế thành phần cấp phối các loại bê tong. - Lập đặt thiết bị quan trắc kết quả xử lý nền đất yếu. • Thi công hoàn thiện và trang trí: - Thi công lớp chống thấm, chống nắng, chống bụi, chống dầu, chống trượt, SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 24
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY chống ăn mòn, chống mài mòn cho các công trình. - Thiết kế & thi công trang trí nội ngoại thất. • Giám sát thi công xây dựng : - Dịch vụ giám sát thi công toàn bộ quá trình xây dựng. - Dịch vụ giám sát thi công kết hợp trông coi vật tư. - Dịch vụ giám sát thi công thường nhật. - Dịch vụ giám sát thi công các gia đoạn chính của công trình. ◊ Với phương châm: “uy tín, chất luợng, sáng tạo”. INDECO ngày càng nhận đuợc sự tín nhiệm và trở thành một trong những công ty tư vấn quen thuộc và tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước. ◊ Với đội ngũ kỹ sư và kiến trúc giàu kinh nghiệm, có trình độ đại học và trên đại học, INDECO đã thực hiện các công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng và tư vấn xây dựng cho trên 200 công trình thuộc đủ các ngành kinh tế xã hội khác nhau, từ các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư cao cấp, khách sạn, văn phòng, truờng học, bệnh viện, nhà triển lãm, trung tâm thương mại, các khu du lịch công viên...đến hàng trăm nhà máy thuộc hầu hết các ngành sản xuất: hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp, kho tàng, nhiệt điện, thuỷ điện, khí hoá lỏng, dược phẩm, xử lí nước thải ... và nhiều công trình đường bộ, cầu cảng, hạ tầng kĩ thuật. ◊ INDECO đã khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng hàng trăm công trình thuộc các ngành kinh tế xã hội khác nhau; tư vấn công trình nhà ở, biệt thự (một số biệt thự ở Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Lạt,...), chung cư cao cấp (03 lock chung cư cao cấp 18 tầng thuộc dự án Chung cư Hạnh Phúc của Tổng công ty xây dựng số 1, chung cư 20 tầng của Công ty Cổ phần Đăng Bảo,...), Khách sạn (nâng cấp và cải tạo khách sạn Thắng Lợi - 143 phòng, khách sạn Victory, khách sạn Vĩnh Đông - Nha Trang, nâng cấp và sửa chữa khách sạn Bưu Điện - Vũng Tàu,...), Văn phòng (văn phòng cao cấp của công ty TNHH XD Nam Long - Q.7, Nhà khách Dinh Thống Nhất, Trụ sở UBND tỉnh Đắk Nông,...), Trường học (trường Mầm Non An Phú Đông - Q.12, SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 25
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY trường Tiểu Học Hiệp Thành - Q.12,...), Bệnh viện (nâng cấp và cải tạo bệnh viện Thống Nhất thêm 500 giường), Nhà triển lãm, Trung tâm thương mại, Các khu du lịch, Công viên, Trang trí nội thất một số khách sạn, nhà hàng, nhà máy ở khu công nghiệp AMATA, quy hoạch trụ sở Công An 300 ha tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa - tỉnh Đắk Nông, quy hoạch 990 ha tại Nhơn Trạch - Đồng Nai,... ◊ INDECO được trang bị các thiết bị hiện đại và thường xuyên đuợc đầu tư đổi mới, với các phần mềm mới nhất luôn đuợc cập nhật hàng năm, toàn bộ các công tác quy hoạch, phân tích hiệu quả kinh tế, thiết kế, lập dự toán, thể hiện bản vẽ, xử lí kết quả khảo sát địa hình địa chất và thí nghiệm kiểm tra chất lượng, quản lí dự án…đều đuợc lập bằng hệ thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1.Cơ cấu tổ chức: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 26 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P.TỔNG GIÁM ĐỐC KĨ THUẬT BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC KINH TẾ P.KẾ TOÁN- TÀI VỤ P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P.TIẾP THỊ & ĐẤU THẦU P.KĨ THUẬT – QUẢN LÍ DƯ ÁN P.THIẾT KẾ XÂY DỰNG P.KINH TẾ CÁC TRUNG TÂM ĐẦU TƯ & KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN XÍ NGHIỆP THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG XN THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG- CÔNG NGHIỆP VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT & THIẾT KẾ XÂY DỰNG
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY  Hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.  Ban kiểm soát: - Ban kiểm soát có nhiệm vụ: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị, tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới các hình thức khác, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.  Tổng giám đốc: - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc Công ty. Trường hợp điều lệ Công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Tổng giám đốc là người đại diện Công ty.  Phó tổng giám đốc kĩ thuật: - Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu xây dựng, bê tông, móng cọc, kết cấu thép, độ chặt nền đắp, thiết kế thành phần cấp phối các loại bê tông, kiểm tra lắp đặt thiết bị quan trắc kết quả xử lý nền đất yếu.  Phó tổng giám đốc kinh tế: - Tham mưu cho Tổng giám đốc về điều hành, quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực kinh tế tài chính, lĩnh vực công tác, tổ chức lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, kỉ luật, pháp chế, lưu hồ sơ…  P. thiết kế xây dựng: - Chịu trách nhiệm về thiết kế các công trình xây dựng, quản lý, khắc phục các sự cố, hỗ trợ về mặt kĩ thuậ trên website và hỗ trợ trong phần mềm hệ thống cho công tác hạch toán liên quan. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 27
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY  P. kĩ thuật quản lí dự án: - Được giao nhiệm vụ tiếp nhận các dự án, tư vấn và theo dõi tiến triển của chúng một cách chặt chẽ để có thể quản lý các dự án một cách dễ dàng.  P. tiếp thị và đấu thầu: - Phòng tiếp thị và đấu thầu có nhiệm vụ tìm kiếm các công trình, tham gia đấu thầu để trúng thầu, đảm bảo sẽ tuân thủ các quy định về đấu thầu, đảm bảo chất lượng công trình, gói thầu.  P. hành chánh nhân sự: - Tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo đúng chỉ đạo của ban lãnh đạo. Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương….. - Lập chương trình đào tạo cán bộ nhân viên và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.  Xí nghiệp khảo sát và thiết kế xây dựng: - Công ty gồm hai XN khảo sát và thiết kế xây dựng và là xí nghiệp nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, thực hiện nhiệm vụ khảo sát và thiết kế xây dựng cho Công ty.  Xí nghiệp thi công công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất:  Xí nghiệp thi công các công trình giao thông:  Các trung tâm đầu tư và kinh doanh bát động sản:  P. kế toán – tài vụ: - Tham mưu công tác tài chính của Công ty cho Giám đốc, giúp cho Công ty quản lý vốn, tài sản, báo cáo thời vụ, báo cáo quyết toán định kì. Tổ chức phân tích tình hình tài chính của Công ty. Thường xuyên thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính, thanh toán các loại quỹ, ngăn chặn hành vi tham ô. Cung cấp thông tin việc ghi chép hạch toán số liệu tham mưu cho Giám đốc, tình hình chi phí và kết quả SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 28
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY kinh doanh phục vụ cho công việc điều hành. Cân đối thừa thiếu xin cấp vốn, vay Ngân hàng và hỗ trợ vốn. • Chức năng nhiệm vụ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾTOÁN –TÀI VỤ  Kế toán trưởng : được Chủ Tịch HĐQT uỷ nhiệm . - Chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác tổ chức công tác kế toán - thống kê – tài chính của Công ty, đồng thời đảm nhận hướng dẫn áp dụng các chế độ, các chính sách do Bộ tài chính ban hành, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế. - Tổ chức kiểm tra công tác tài chính trong Công ty, ngoài ra Kế toán trưởng còn kiểm soát tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Phân công hướng dẫn cho các kế toán viên, nhận tài liệu từ kế toán tổng hợp sau đó lập báo cáo và giải trình quyết toán, lập kế hoạch tài chính.  Kế toán tổng hợp: - Chỉ đạo và hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ cho các kế toán viên. Tập hợp tất cả các chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, lên bảng cân đối kế toán và lập các báo cáo khác cho Kế toán trưởng.  Kế toán thanh toán: - Lập phiếu thu, phiếu chi. Cuối ngày lập báo cáo tình hình vốn, doanh thu, chi phí, công nợ phải thu, phải trả từng khách hàng. Cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ để lập biên bản kiểm kê quỹ. Theo dõi công nợ nội bộ, tình hình thanh toán lương. Lập báo cáo định kì, sau đó chuyển qua kế toán tổng hợp. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 29 Kế Toán Trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán thuế, Ngân hàng Thủ quỹ
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY  Kế toán thuế, ngân hàng: - Theo dõi tiền ngân hàng, công nợ khách hàng, nhà cung cấp. Lập hồ sơ vay vốn và xem xét các khoản vay đến hạn thanh toán để kịp thời thanh toán. Lập báo cáo thuế định kì và lập hồ sơ hoàn thuế, sau đó chuyển qua kế toán tổng hợp.  Thủ quỹ: - Ghi chép, theo dõi việc thu chi hàng ngày và quản lý quĩ tiền mặt Công ty. • Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: ◊ Để giảm nhẹ công việc ghi chép kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin kế toán. Vì vậy Công ty đã chọn hình thức “Nhật Ký Chung” để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, làm căn cứ để ghi Sổ Cái. Hình thức kế toán Nhật kí chung gồm có các loại sổ sách kế toán chủ yếu sau: sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ nhật kí đặc biệt và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. ◊ Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, hợp pháp, kế toán phân loại chứng từ và ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ Nhật Ký Chung để lên Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). ◊ Cuối tháng, cuối qúi, cuối năm tổng hợp số liệu của Sổ Cái và lấy số liệu của Sổ Cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 30
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY ◊ Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÍ CHUNG Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 31 Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. Nhận xét: Trên cơ sở tổ chức bộ máy ngày càng gọn nhẹ, phân công công tác đúng với nghiệp vụ chuyên môn giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Đội ngũ nhân viên Công ty tuy không nhiều nhưng lại có trình độ chuyên môn hoá cao đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. III. MỤC TIÊU VÀ ĐịNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 3.1. Mục tiêu trong 3 năm tới: - Đưa doanh thu hàng năm tăng 30%, lợi nhuận tăng 20 %, chia cổ tức đạt 25%/năm. - Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, định mức, hệ thống quản lí và tin học hóa xong Công ty. - Xây dựng mới văn phòng Công ty. - Nhân sự văn phòng đạt 120 – 150 người. - Đột phá vào những công nghệ mới thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác có tiềm năng trong và ngoài nước. 3.2. Định hướng phát triển: - Mở rộng thị trường, nâng cao chất lưọng sản phẩm. - Đang và sẽ liên kết, liên doanh với các đối tác có nhiều tiềm năng trong và ngoài nước. - Đầu tư công nghệ mới, tin học hóa doanh nghiệp. - Xây dựng INDECO trở thành thương hiệu mạnh. • PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY: “Sáng tạo – Chất lượng – Uy tín” - Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, đảm bảo mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 32
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. - Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kĩ thuật - Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY INDECO  B ẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 3 4 5 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,164,963,83 9 9,639,643,125 8,985,781,584 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 857,917,542 552,883,421 728,963,568 1.Tiền 857,917,542 552,883,421 728,963,568 2.Các khoản tương đương tiền II.Các khoản đầu tư tài chính NH 40,000,000 40,000,000 80,000,000 1.Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 40,000,000 80,000,000 2.Dự phòng giảm giá ĐTNH III.Các khoản phải thu NH 7,296,974,74 3 7,501,911,380 4,199,017,395 1.Phải thu của khách hàng 2,898,920,10 5 3,739,533,666 2,761,241,444 2.Trả trước cho người bán 543,156,402 522,386,825 284,827,600 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 33
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY 3.Phải thu nội bộ NH 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 5.Các khoản phải thu khác 3,854,898,23 6 3,239,990,889 1,152,948,351 6.Dự phòng các khoản phải thu NH khó đòi IV.Hàng tồn kho 970,071,554 1,544,848,324 3,977,800,621 1.Hàng tồn kho 970,071,554 1,544,848,324 3,977,800,621 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 2.Thuế GTGT được khấu trừ 4.Tài sản ngắn hạn khác B.TÀI SẢN DÀI HẠN 824,697,231 583,142,064 7,741,509,556 I.Các khoản phải thu dài hạn 20,496,000 20,496,000 0 1.Phải thu DH của khách hàng 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3.Phải thu nội bộ dài hạn 4.Phải thu dài hạn khác 20,496,000 20,496,000 0 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II.Tài sản cố định 489,480,016 531,274,548 7,685,004,986 1.Tài sản cố định hữu hình 489,480,016 531,274,548 1,285,004,986 - Nguyên giá 627,157,065 754,220,184 1,689,766,206 - Gía trị hao mòn lũy kế -137,677,049 -222,945,636 -404,761,220 2.Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 - Nguyên giá - Gía trị hao mòn lũy kế 3.Tài sản cố định vô hình 0 0 6,400,000,000 - Nguyên giá 6,400,000,000 - Gía trị hao mòn lũy kế 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III.Bất động sản đầu tư 0 0 0 - Nguyên giá - Gía trị hao mòn lũy kế IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 1.Đầu tư vào công ty con 2.Đầu tư vào công ty liên kết, SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 34
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY liên doanh 3.Đầu tư dài hạn khác 4.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn V.Tài sản dài hạn khác 314,721,215 31,371,516 56,504,570 1.Chi phí trả trước dài hạn 314,721,215 31,371,516 56,504,570 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3.Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9,989,661,07 0 10,222,785,18 9 16,727,291,140 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 2,621,266,28 2 2,829,550,973 9,303,245,617 I.Nợ ngắn hạn 2,621,266,28 2 2,829,550,973 5,783,245,617 1.Vay và nợ ngắn hạn 670,687,000 900,737,000 2,082,158,000 2.Phải trả người bán 426,383,934 532,167,920 452,141,384 3.Người mua trả tiền trước 900,832,000 233,014,400 2,005,361,698 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 427,418,915 774,778,583 599,567,848 5.Phải trả người lao động -1,179,973 253,795,458 487,459,681 6.Chi phí phải trả 100,112,553 49,982,553 0 7.Phải trả nội bộ 0 0 0 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 0 0 0 9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 97,011,853 85,075,059 156,557,006 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn II.Nợ dài hạn 0 0 3,520,000,000 1.Phải trả dài hạn người bán 2.Phải trả dài hạn nội bộ 3.Phải trả dài hạn khác 4.Vay và nợ dài hạn 0 0 3,520,000,000 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7.Dự phòng phải trả dài hạn B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,368,394,78 8 7,393,234,216 7,424,045,523 I.Vốn chủ sở hữu 7,368,394,78 8 7,393,234,216 7,424,045,523 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,00 7,400,000,000 7,400,000,000 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 35
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY 0 2.Thặng dư vốn cổ phần 3.Vốn khác của chủ sở hữu 4.Cổ phiếu quỹ 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6.Chênh lệch tỉ giá hối đoái 7.Qũy đầu tư phát triển 8.Qũy dự phòng tài chính 9.Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -31,605,212 -6,765,784 24,045,523 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 1.Qũy khen thưởng và phúc lợi 2.Nguồn kinh phí 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 9,989,661,07 0 10,222,785,18 9 16,727,291,140  B ÁO CÁO K ẾT QUẢ HO ẠT Đ ỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,951,255,758 8,906,309,125 6,135,871,778 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,951,255,758 8,906,309,125 6,135,871,778 4.Gía vốn hàng bán 4,322,821,116 6,634,485,738 3,567,481,579 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,628,434,642 2,271,823,387 2,568,390,199 6.Doanh thu hoạt động tài chính 31,528,031 2,410,909 16,588,852 7.Chi phí tài chính 18,477,134 68,395,549 627,533,423 -Trong đó:Chi phí lãi vay 13,240,634 65,059,387 608,640,222 8.Chi phí bán hàng SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 36
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,611,086,226 1,997,608,793 1,924,688,112 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30,399,313 208,229,954 32,757,516 11.Thu nhập khác 200,000 50,974,811 6,927,699 12.Chi phí khác 248,068 232,483,337 7,283,400 13.Lợi nhuận khác (48,068) (181,508,526) (355,701) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 30,351,245 26,721,428 32,401,815 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 8,498,349 7,482,000 9,072,508 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 21,852,896 19,239,428 23,329,307 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY - Trong ba năm vừa qua, thị trường luôn có những biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng đội ngũ nhân viên Công ty luôn nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn đưa Công ty đi lên và Công ty luôn đạt được lợi nhuận thể hiện qua kết quả kinh doanh sau: ĐVT: VNĐ SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 37
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH INDECO 2006 - 2008  Doanh thu của Công ty từ năm 2006 đến 2008: 5,951,255,758 8,906,309,125 6,135,871,778 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 Tỷ đồng 2,006 2,007 2,008 Năm Đồ thị 1: Doanh thu của công ty 2006-2008 Doanh thu Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát triển rất tốt thể hiện qua lợi nhuận thuần tăng và thể hiện rõ vào năm 2007 tăng 178 triệu đồng, tương ứng tăng 348% so với năm 2006, doanh thu thuần năm 2007 tăng 3 tỉ đồng tương ứng tăng 50% so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu và lợi nhuận thuần INDECO đều giảm do ảnh hưởng của biến động thị trường: giá nguyên vật liệu không ổn định: đầu năm tăng, cuối năm giảm; chi phí lãi vay cao, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cao vì có nhiều công trình đang thi công, chưa hoàn thành, đầu tư nhiều vào tài sản cố định, các khoản phải thu chậm, … Nhìn chung, tốc độ tăng lợi SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 38 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CL 2007/2006 CL 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 5,951,255,75 8 8,906,309,12 5 6,135,871,77 8 2,955,053,36 7 50 -2,770,437,347 -31 Lợi nhuận thuần 30,399,313 208,229,954 32,757,516 177,830,641 585 -175,472,438 -84
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY nhuận cao hơn doanh thu điều này có nghĩa là Ban Giám Đốc quản lý tốt trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh làm tối đa hoá lợi nhuận.  Lợi nhuận của Công ty từ 2006 đến 2008: 30,399,313 208,229,954 32,757,516 0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 Tỷ đồng 2006 2007 2008Năm Đồ thị 2: Lợi nhuận công ty 2006-2008 Lợi nhuận Nhận xét: Trong 3 năm, Công ty hoạt động có lãi và phát triển năm sau hơn năm trước, chủ ýêu do thu được từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Tuy nhiên trong năm 2009 và những năm tới Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty. Để mức tăng trưởng này bền vững Công ty cần phải chú ý đến các vấn đề: tình hình kinh tế lạm phát, lãi suất Ngân hàng tăng, thị trường chứng khóan tụt mạnh…Các giải pháp khắc phục khó khăn: quản lí chặt chẽ chi phí, đẩy nhanh tiến độ hòan thành cơ sở hạ tầng taị các dự án để có thể sớm đi vào hoạt động, tăng doanh thu đầu tư tài chính hiệu quả…. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: 2.1. Kết cấu tài sản ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,639,643,125 94.30 8,985,781,584 53.72 - 653,861,541 -6.78 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 552,883,421 5.41 728,963,568 4.36 176,080,147 31.85 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 39
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY 1. Tiền 552,883,421 5.41 728,963,568 4.36 176,080,147 31.85 II.Các khoản đầu tư tài chính NH 40,000,000 0.39 80,000,000 0.48 40,000,000 100 1.Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 0.39 80,000,000 0.48 40,000,000 100 III.Các khoản phải thu NH 7,501,911,380 73.38 4,199,017,395 25.10 - 3,302,893,985 -44.03 1.Phải thu của khách hàng 3,739,533,666 36.58 2,761,241,444 16.51 - 978,292,222 -26.16 2.Trả trước cho người bán 522,386,825 5.11 284,827,600 1.70 - 237,559,225 -45.48 3.Các khoản phải thu khác 3,239,990,889 31.69 1,152,948,351 6.89 - 2,087,042,538 -64.42 IV.Hàng tồn kho 1,544,848,324 15.11 3,977,800,621 23.78 2,432,952,297 157.49 1.Hàng tồn kho 1,544,848,324 15.11 3,977,800,621 23.78 2,432,952,297 157.49 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 583,142,064 5.70 7,741,509,556 46.28 7,158,367,492 1227.55 I.Các khoản phải thu dài hạn 20,496,000 0.20 0 0.00 - 20,496,000 -100 1. Phải thu dài hạn khác 20,496,000 0.20 0 0.00 - 20,496,000 -100 II.Tài sản cố định 531,274,548 5.20 7,685,004,986 45.94 7,153,730,438 1346.52 1.Tài sản cố định hữu hình 531,274,548 5.20 1,285,004,986 7.68 753,730,438 141.87 2.Tài sản cố định vô hình 0 0.00 6,400,000,000 38.26 6,400,000,000 - V.Tài sản dài hạn khác 31,371,516 0.31 56,504,570 0.34 25,133,054 80.11 1.Chi phí trả trước dài hạn 31,371,516 0.31 56,504,570 0.34 25,133,054 80.11 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 10,222,785,18 9 100 16,727,291,140 100 6,504,505,951 63.63 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) KẾT CẤU TÀI SẢN NĂM 2007-2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2007 Cuối năm 2007 Chênh lệch Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,164,963,839 91.74 9,639,643,125 94.30 474,679,286 5.18 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 857,917,542 8.59 552,883,421 5.41 - 305,034,121 -35.56 1. Tiền 857,917,542 8.59 552,883,421 5.41 -305,034,121 -35.56 II.Các khoản đầu tư tài chính NH 40,000,000 0.40 40,000,000 0.39 0 0.00 1. Đầu tư ngắn hạn 40,000,000 0.40 40,000,000 0.39 0 0.00 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 40
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY III.Các khoản phải thu NH 7,296,974,743 73.05 7,501,911,380 73.38 204,936,637 2.81 1.Phải thu của khách hàng 2,898,920,105 29.02 3,739,533,666 36.58 840,613,561 29.00 2.Trả trước cho người bán 543,156,402 5.44 522,386,825 5.11 - 20,769,577 -3.82 3.Các khoản phải thu khác 3,854,898,236 38.59 3,239,990,889 31.6 - 614,907,347 -15.95 IV.Hàng tồn kho 970,071,554 9.71 1,544,848,324 15.11 574,776,770 59.25 1. Hàng tồn kho 970,071,554 9.71 1,544,848,324 15.11 574,776,770 59.25 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 824,697,231 8.26 583,142,064 5.70 - 241,555,167 -29.29 I.Các khoản phải thu dài hạn 20,496,000 0.21 20,496,000 0.20 0 0.00 1. Phải thu dài hạn khác 20,496,000 0.21 20,496,000 0.20 0 0.00 II.Tài sản cố định 489,480,016 4.90 531,274,548 5.20 41,794,532 8.54 1.Tài sản cố định hữu hình 489,480,016 4.90 531,274,548 5.20 41,794,532 8.54 2.Tài sản cố định vô hình 0 0.00 0.00 0 0.00 V.Tài sản dài hạn khác 314,721,215 3.15 31,371,516 0.31 -283,349,699 -90.03 1. Chi phí trả trước dài hạn 314,721,215 3.15 31,371,516 0.31 -283,349,699 -90.03 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9,989,661,070 100 10,222,785,189 100 233,124,119 2.33 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) KẾT CẤU TÀI SẢN NĂM 2006 – 2007 91.74% 8.26% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Kết cấu tài sản 94% 6% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Kết cấu tài sản 54% 46% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nhìn chung: tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng lên: tổng tài sản cuối năm 2007 tăng 233,124,119 đồng, tương ứng tăng 2,33% so với đầu năm 2007, cuối năm 2008, tổng tài sản Công ty tiếp tục tăng lên 6,504,505,951 đồng, tương ứng tăng 63,63% so với đầu năm 2008 cho thấy Công ty mở rộng qui mô kinh doanh. Tài sản ngắn hạn cuối năm 2007 tăng 474,679,286 đồng, tương ứng tăng 5,18% so đầu năm 2007 nhưng cuối năm 2008 tài sản ngắn hạn giảm 653,861,541 đồng, tương ứng giảm 6,78% so với đầu năm 2008 trong đó tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản qua 3 năm SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 41
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY liên tục tăng, cao nhất là cuối năm 2008 là 157,49% chủ yếu do chi phí xây dựng cơ bản dở dang cao, nhiều công trình đang thi công, hoặc chuẩn bị đầu tư vào các công trình mới… Hàng tồn kho tăng chứng tỏ Công ty có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản cuối năm 2007 tăng 2,81% so đầu năm 2007, sang cuối năm 2008 tỉ lệ này giảm mạnh 44,03% do khách hàng trả chậm, tỉ lệ vốn bằng tiền trên tổng tài sản tăng 31,85% cho thấy các công trình của Công ty được khách hàng tín nhiệm. Tài sản dài hạn cuối năm 2007 giảm 241,555,167 đồng, tương ứng giảm 29,29% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tài sản dài hạn tăng lại 7,158,367,492 đồng, tương ứng tăng 1227,55% so với đầu năm 2008 trong đó tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản tăng khá cao 1346,52% do Công ty đầu tư nhiều công trình, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư mua đất để xây dựng văn phòng ...Cụ thể: - Tiền và các khoản tương đương tiền: về mặt kinh tế toàn bộ vốn bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nên đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc hoàn trả nợ để giảm chi phí sử dụng vốn. Thực tế, tại Công ty Indeco lượng tiền tồn quĩ tại Công ty vào cuối năm 2007 thấp, giảm 35,56% nhưng cuối năm 2008 Công ty dự trữ lượng tiền cao trong tài sản ngắn hạn, tiền tăng 176,080,147 đồng, tỉ lệ tiền trên tổng tài sản tăng 31,85% so đầu năm 2008 trong đó tiền gởi ngân hàng tăng mạnh (712,948,450 – 41,743,133) 671,205,317 đồng, tiền mặt giảm (16,015,118 – 511,140,288) 495,125,170 đồng. Năm 2007 tiền giảm, sang năm 2008 tiền đột ngột tăng mạnh chứng tỏ các công trình của Công ty được khách hàng tín nhiệm . Công ty đã chọn biện pháp an toàn là tất cả các khoản tiền gởi Ngân hàng giúp Công ty thực hiện các giao dịch kinh doanh diễn ra hằng ngày, đầu tư, giảm các khoản chi không cần thiết, khả năng sinh lời…. đồng thời hạn chế tiền tồn tại quỹ, chỉ giữ lại ít để chi các khoản bất ngờ: tai nạn lao động,…. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2007 không phát sinh, cuối năm 2008 khoản này tăng 100% so đầu năm 2008 chứng tỏ Công ty đang mở rộng hoạt động đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn: trái phiếu, cho vay… sự gia tăng này tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho Công ty. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 42
  • 43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỉ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu phụ thuộc vào doanh số bán chịu, thời hạn bán chịu và chính sách thu tiền. Cuối năm 2007, tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản tăng 204,936,637 đồng, tương ứng tăng 2,81%. Sự gia tăng này chưa tốt vì sẽ làm tăng khả năng bị chiếm dụng vốn, giảm khả năng thanh toán. Cuối năm 2008 tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản giảm 44,03% so đầu năm, giảm 3,302,893,985 đồng chứng tỏ Công ty quản lí vốn tốt trong đó cuối năm 2007 phải thu khách hàng tăng 29% so đầu năm 2007,nhưng cuối năm 2008 giảm 26,16% so đầu năm 2008 cho thấy Công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, cuối năm 2007 trả trước cho người bán giảm 3,82%và các khoản phải thu khác giảm 15,95% so đầu năm 2007, vào cuối năm 2008 trả trước cho người bán tiếp tục giảm 45,48% và các khoản phải thu khác cũng giảm 64,42% so đầu năm 2008. Công ty có cố gắng thu hồi công nợ nhưng do ảnh hưởng bởi tình hình chung của thị trường có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao đồng thời còn do các công trình chủ yếu là của ngân sách Nhà nuớc ( BQLDA Q.12, BQLDA tỉnh Đắc Nông, trung tâm thông tin di động: làm các trụ sở Mobifone….) giải ngân chậm (chờ phê duyệt, qua nhiều thủ tục…) nên việc thu hồi nợ một số khách hàng chậm. Vì thế, Công ty cần có biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. - Hàng tồn kho: cũng tăng mạnh trong tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2007 tỉ lệ hàng tồn kho tăng 59,25% so đầu năm 2007, tỉ lệ hàng tồn kho Công ty cuối năm 2008 tiếp tục tăng 157,59% so đầu năm 2008, tăng 2,432,952,297 đồng. Nguyên nhân: do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng và có nhiều công trình mới đang thi công dở dang… Nhưng sự tăng lên này có xu hướng không tốt làm vốn bị ứ đọng và làm chậm khả năng quay vòng vốn vì vậy Công ty cần có chính sách theo dõi hàng tồn kho hợp lí. Mặt khác, làm tốt khâu này Công ty sẽ giảm thiểu tối đa lượng vốn ứ động và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 43
  • 44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Các khoản phải thu dài hạn: năm 2007 không phát sinh, cuối năm 2008 giảm 100% so với đầu năm 2008, chủ yếu phải thu dài hạn khác ( kí quĩ , kí cược dài hạn) giảm 100%. - Tài sản cố định: tăng cao nhất trong tài sản dài hạn. Cuối năm 2007, tỉ lệ tài sản cố định tăng 41,794,532 đồng, tương ứng tăng 8,54% so đầu năm 2007. Cuối năm 2008, tỉ lệ tài sản cố định tiếp tục tăng 1346,52% so đầu năm 2008, tăng 7,153,730,438 đồng, trong đó do tài sản cố định vô hình tăng cao 6,400,000,000 đồng so đầu năm 2008 (đầu năm không phát sinh), tài sản cố định hữu hình tăng 753,730,438 đồng, tương ứng tăng 141,87% so so đầu năm 2008. Nguyên nhân tăng: Công ty đầu tư nâng cấp và thay thế, mua sắm nhiều tài sản cố định (mua đất…), xây dựng nhiều công trình, cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị… để đẩy mạnh sản xuất. Tài sản cố định tăng qua từng năm biểu hiện sự đầu tư phát triển tạo thế vững chắc cho sự phát triển về sau của Công ty. Tuy nhiên, cần phải khai thác hết công suất không nên để khấu hao tài sản cố định mà sử dụng không có hiệu quả. - Tài sản dài hạn khác: cuối năm 2007 tài sản dài hạn khác giảm mạnh 90,03% so đầu năm 2007 nhưng cuối năm 2008 đột ngột tăng 80,11% so đầu năm 2008, chủ yếu do chi phí trả trước dài hạn ( chi phí thành lập doanh nghiệp) tăng 80,11% so đầu năm. Chi phí trả trước dài hạn tăng lên chứng tỏ Công ty mở rộng đầu tư liên doanh, liên kết, đây là biểu hiện tích cực cho sự phát triển của Công ty về hướng lâu dài và sự gia tăng này tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho Công ty. - Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị được đánh giá qua tỷ suất đầu tư: ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền Số tiền Tài sản dài hạn 824,697,231 583,142,064 7,741,509,556 -241,555,167 7,158,367,492 Tổng tài sản 9,989,661,07 0 10,222,785,189 16,727,291,14 0 233,124,119 6,504,505,951 Tỷ suất đầu tư (%) 8.26 5.7 46.28 -2.55 40.58 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 44
  • 45. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Nhận xét: Tỷ suất đầu tư của INDECO năm 2006 là 8,26%, năm 2007 là 5,7% giảm 2,55% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm do Công ty đang tính toán giảm việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, giảm việc đầu tư nâng cấp xây dựng trang thiết bị, thanh lí một số tài sản cố định hư hỏng.. nhưng sang năm 2008 là 46,28%, tăng cao 40,58% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng do Công ty đầu tư ngày càng nhiều vào trang thiết bị, tài sản cố định, máy móc, nhiều công trình, cơ sở vật chất kĩ thuật và năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. - 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 18,000,000,000 Năm 2006Năm 2007Năm 2008 Triệu đồng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% Năm % Tài sản dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư ĐỒ THỊ TỶ SUẤT ĐẦU TƯ 2.2. Kết cấu nguồn vốn: ĐVT:VNĐ SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 45
  • 46. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2007 Cuối năm 2007 Chênh lệch Số tiền %/TTS Số tiền %/TTS Số tiền % A.NỢ PHẢI TRẢ 2,621,266,282 26.24 2,829,550,973 27.68 208,284,691 7.95 I.Nợ ngắn hạn 2,621,266,282 26.24 2,829,550,973 27.68 208,284,691 7.95 1.Vay và nợ ngắn hạn 670,687,000 6.71 900,737,000 8.81 230,050,000 34.30 2.Phải trả người bán 426,383,934 4.27 532,167,920 5.21 105,783,986 24.81 3.Người mua trả tiền trước 900,832,000 9.02 233,014,400 2.28 -667,817,600 -74.13 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 427,418,915 4.28 774,778,583 7.58 347,359,668 81.27 5.Phải trả người lao động -1,179,973 -0.01 253,795,458 2.48 254,975,431 21608.5 8 6.Chi phí phải trả 100,112,553 1.00 49,982,553 0.49 -50,130,000 -50.07 9.Các khoản phải trả,phải nộp NH khác 97,011,853 0.97 85,075,059 0.83 -11,936,794 -12.30 II.Nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4. Vay và nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,368,394,788 73.76 7,393,234,216 72.32 24,839,428 0.34 I.Vốn chủ sở hữu 7,368,394,788 73.76 7,393,234,216 72.32 24,839,428 0.34 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,000 74.08 7,400,000,000 72.39 0 0.00 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -31,605,212 -0.32 -6,765,784 -0.07 24,839,428 78.59 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 9,989,661,070 100 10,222,785,189 100 233,124,119 2.33 SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 46 Chỉ tiêu Năm Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch Số tiền %/TNV Số tiền %/TNV Số tiền % A.NỢ PHẢI TRẢ 2,829,550,973 27.68 9,303,245,617 55.62 6,473,694,644 228.79 I.Nợ ngắn hạn 2,829,550,973 27.68 5,783,245,617 34.57 2,953,694,644 104.39 1.Vay và nợ ngắn hạn 900,737,000 8.81 2,082,158,000 12.45 1,181,421,00 0 131.1 6 2.Phải trả người bán 532,167,920 5.21 452,141,384 2.70 - 80,026,536 -15.04 3.Người mua trả tiền trước 233,014,400 2.28 2,005,361,698 11.99 1,772,347,29 8 760.6 2 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 774,778,583 7.58 599,567,848 3.58 - 175,210,735 -22.61 5.Phải trả người lao động 253,795,458 2.48 487,459,681 2.91 233,664,223 92.07 6.Chi phí phải trả 49,982,553 0.49 0 0.00 - 49,982,553 -100 9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 85,075,059 0.83 156,557,006 0.94 71,481,947 84.02 II.Nợ dài hạn 0 0.00 3,520,000,000 21.04 3,520,000,000 - 4.Vay và nợ dài hạn 0 0.00 3,520,000,000 21.04 3,520,000,00 0 - B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,393,234,216 72.32 7,424,045,523 44.38 30,811,307 0.42 I.Vốn chủ sở hữu 7,393,234,216 72.32 7,424,045,523 44.38 30,811,307 0.42 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,400,000,000 72.39 7,400,000,000 44.24 0 0 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - 6,765,784 -0.07 24,045,523 0.14 30,811,307 455.4 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 10,222,785,189 100 16,727,291,140 100 6,504,505,951 63.63
  • 47. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) 26.24% 73.76% Nợphảitrả Vốnchủsở hữ Kết cấu nguồn vốn 28% 72% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Kết cấu nguồn vốn 56% 44% Nợphải trả Vốn chủ sở hữu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 KẾT CẤU NGUỒN VỐN Nhìn chung: qua 3 năm tổng nguồn vốn chủ sở hữu Công ty liên tục tăng: tổng nguồn vốn cuối năm 2007 tăng 233,124,119 đồng, vào cuối năm 2008 tổng nguồn vốn Công ty tăng 6,504,505,951 đồng, tương ứng tăng 63,63% so đầu năm 2008, chứng tỏ Công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động, Công ty chủ động được một số hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng tăng theo. Nhưng qua 3 năm tỉ lệ nợ phải trả trên tổng vốn tăng liên tục, cuối năm 2007 tỉ lệ này tăng 7,95% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tỉ lệ này là 55,62%, tiếp tục tăng cao 228,79% so đầu năm 2008. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn Công ty khác, thể hiện mức độ phụ thuộc Công ty vào chủ nợ cao. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng chiếm tỉ trọng ngày càng thấp trong tổng vốn, cuối năm 2007 tỉ trọng là 0,34%, sang cuối năm 2008 tỉ trọng là 0,42%. Cụ thể: - Nợ ngắn hạn: cuối năm 2007 tăng 208,284,691 đồng, tỉ lệ này tăng 7,95% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tỉ lệ này tiếp tục tăng 104,39% so đầu năm 2008 trong đó tỉ lệ vay ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm cao nhất là cuối năm 2008 là 131,16% so đầu năm 2008. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng do tỉ lệ phải trả người lao động tăng cao nhất là 21608,58%, tỉ lệ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng là 81,27%, vay và nợ ngắn hạn và phải trả người bán cũng tăng. Cuối năm 2008 tỉ lệ phải trả người bán giảm 15,04%, người mua trả tiền trước SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 47
  • 48. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY tăng 760,62%,tỉ lệ thuế và các khoản phải nộp giảm, tỉ lệ phải trả người lao động và các khoản phải trả khác cũng tăng... Điều này cho thấy Công ty khan hiếm nguồn vốn nên vay Ngân hàng với lãi suất cao (biến động theo thị trường) hoặc vay cá nhân hay vay mượn từ những chủ đầu tư mà ứng trước tiền đầu tư vào các dự án, các công trình mới… hay Công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để bổ sung vốn kinh doanh. - Nợ dài hạn: chỉ xuất hiện vào năm 2008 do trong năm này do nhu cầu kinh doanh nên ngoài chiếm dụng vốn Công ty huy động vốn vay dài hạn để đầu tư mua đất, xây dựng văn phòng, chi nhánh … nên tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn cao, cuối năm 2008 nợ dài hạn tăng 3,520,000,000 đồng so đầu năm 2008. Nợ dài hạn tuy không gây áp lực hoàn trả cho năm sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ làm Công ty gặp rủi ro về tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này. Vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, lãi kinh doanh vẫn thu được, năng lực kinh doanh tăng, Công ty cần chú ý trả nợ dần, nếu không lâu dài sẽ gặp rủi ro. - Nguồn vốn chủ sở hữu: cuối năm 2007 tăng 24,839,428 đồng so đầu năm 2007, tỉ lệ tăng 0,34% đến cuối năm 2008 nguồn vốn tăng 30,811,307 đồng so đầu năm 2008, tương ứng tăng 0,42% trong tổng vốn . Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ, cho thấy tính tự chủ về tài chính yếu đi, nguồn vốn CSH của Công ty chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn là vốn đầu tư của CSH và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn CSH không được đầu tư thêm qua các năm nên nguồn này tăng do lợi nhuận chưa phân phối tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế tăng qua 3 năm cao nhất cuối năm 2008 là 30,811,307 đồng, tương ứng tăng 455,4% so đầu năm. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng. Điều này cũng thể hiện việc kinh doanh của Công ty rất tốt và đang trên đà phát triển mạnh. Đồng thời Công ty phải tạo mọi điều kiện để bổ sung nguồn vốn ngày càng nhiều vì trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, để tồn tại và phát triển Công ty nào có nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn đứng vững trên thị trường. SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 48
  • 49. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - Thực tế cho thấy Công ty có nguồn vốn tự có ít và chủ yếu vay Ngân hàng, cá nhân hay chiếm dụng vốn để trang trải hoạt động kinh doanh. Ngoài ra qua 3 năm Công ty chưa trích lập các quỹ để tái đầu tư, dự phòng rủi ro và làm phúc lợi khen thưởng. Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần thì việc trích lập các quỹ càng cần thiết hơn. Do đó trong những năm tới Công ty nên trích lập các quỹ này để hiệu quả kinh doanh càng hoàn thiện và tốt hơn. Nhận xét: qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng tăng nhưng tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp thể hiện tính chủ động trong kinh doanh Công ty ngày càng giảm. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng nợ phải trả, biểu hiện không tốt vì cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đang có chiều hướng giảm dần, trong những năm tới Công ty nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. - Để thấy rõ tính độc lập, tự chủ, khả năng đảm bảo nguồn vốn qua tỉ suất tự tài trợ: ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số tiền Số tiền Nguồn vốn chủ sở hữu 7,368,394,78 8 7,393,234,216 7,424,045,523 24,839,428 30,811,307 Tổng nguồn vốn 9,989,661,07 0 10,222,785,18 9 16,727,291,14 0 233,124,119 6,504,505,951 Tỷ suất tự tài trợ (%) 73.76 72.32 44.38 -1.44 -27.94 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 49
  • 50. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TH.S. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY - 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 18,000,000,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Năm % Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ ĐỒ THỊ TỶ SUẤT T Ự TÀI TRỢ Nhận xét: qua 3 năm tỉ suất này liên tục giảm. Cuối năm 2007 tỉ suất đạt 72,32% giảm 1,44% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 là 44,38%, giảm 27,94%. Nguyên nhân giảm do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng tổng vốn, cuối năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng 0,42%, tổng vốn tăng 63,63%. Nguồn vốn chủ SVTH: NGUYỄN THỊ MAI KHANH Trang 50 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,906,309,125 6,135,871,778 - 2,770,437,347 -31.11 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,906,309,125 6,135,871,778 - 2,770,437,347 -31.11 4.Gíá vốn hàng bán 6,634,485,738 3,567,481,579 - 3,067,004,159 -46.23 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,271,823,387 2,568,390,199 296,566,812 13.05 6.Doanh thu hoạt động tài chính 2,410,909 16,588,852 14,177,943 588.07 7.Chi phí tài chính 68,395,549 627,533,423 559,137,874 817.51 -Trong đó:Chi phí lãi vay 65,059,387 608,640,222 543,580,835 835.51 8.Chi phí bán hàng 0 0 0 0 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,997,608,793 1,924,688,112 - 72,920,681 -3.65 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 208,229,954 32,757,516 - 175,472,438 -84.27