SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của đất nước chuyển sang nền
kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn
nữa trên thương trường. Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp đều có hạn vì vậy vấn
đề sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp.
Các doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh thì phải
sử dụng nguồn vốn đó sao cho thật hợp lý. Vì vậy vai trò của công tác tài chính kế
toán ngày càng trở nên quan trọng hơn nhiều. Công tác tài chính không còn đơn
thuần là nghiệp vụ ghi sổ, lập báo cáo định kỳ cho nhà nước, mà đã được nâng lên
tầm vóc mới, giúp đưa ra những câu trả lời cho doanh nghiệp như : Vốn từ đâu ra
để tiến hành sản xuất kinh doanh? Vay bao nhiêu vốn từ ngân hàng là hợp lý? Nên
vay dài hạn hay vay ngắn hạn? Kỳ hạn bán chịu bao nhiêu ngày thì đảm bảo vốn
lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh?...
Để trả lời tốt cho những câu hỏi trên, yêu cầu doanh nghiệp phải thường
xuyên phân tích tình hình tài chính của mình để phát hiện những thuận lợi cũng
như những khó khăn ở hiện tại và tương lai. Do đó việc phân tích tình hình tài
chính trong một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, khắc phục
những thiếu sót trong quản lý và sử dụng vốn, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển
hơn nữa và đó chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường hiện nay.
Ngoài ra, những nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng … cũng quan tâm
đến tình hình tài chính của Công ty để có thể đưa ra quyết định đầu tư, hợp tác. Vì
vậy việc phân tích tình hình tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho những
người quan tâm biết được cụ thể tình hình tài chính và những lĩnh vực họ muốn
biết về Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 1/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Chính vì vậy trong quá trình thực tập của mình, em đã quyết định chọn đề
tài : “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh” để
làm đề tài báo cáo thực tập với mong muốn học hỏi được phần nào thực tế công tác
phân tích tình hình tài chính của Công ty hiện nay.
 Mục đích của đề tài:
- Đưa ra những nhận xét về quá trình hoạt động tại Công ty, những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thích hợp cho
hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong phạm vi phòng tài chính kế toán Công ty Cổ
phần Công nghệ Tân Doanh – 48 bis Trần Đình Xu – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp liên hệ cân đối
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp tỷ lệ, phương pháp
tương quan, phương pháp chỉ số…
 Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính
- Chương 2: Giới thiệu về Công ty cổ phần Viscom
- Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Công
nghệ Tân Doanh.
- Chương 4: Nhận xét và kiến nghị
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 2/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Được sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hoàng Dũng
và các anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo
thực tập của mình đúng thời gian quy định. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình
độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo do em thực hiện sẽ không tránh
khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của
thầy cô cũng như các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để bài báo cáo của
em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 3/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 4/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
1. 1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. 1. 1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung,
kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu
mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so với các doanh nghiệp cùng nghành nghề, từ đó
đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp
1. 1. 2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. .
Bởi vậy phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng
thông tin khác nhau như: hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà
cho vay, các nhà cung cấp… mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh
nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau.
1. 1. 3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Để đạt được những mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài
chính được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
-Cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho
vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để họ có được những quyết
định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, cho vay …
-Cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu
tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả
năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả
nhất của tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 5/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết
quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm
biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Những nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ở trên có mối
quan hệ mật thiết với nhau, nó góp phần cung cấp những thông tin, nền tảng đặc
biệt quan trọng cho quản trị doanh nghiệp.
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài
chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính như: phương pháp
so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ
… Nhưng ở đây chỉ giới thiệu những phương pháp cơ bản, thường được vận dụng
trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
1. 2. 1 Phương pháp so sánh
Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải
thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… và
theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc
về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc
kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số
bình quân; nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt
lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu
của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 6/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình nghành của
các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt
hay xấu, được hay chưa được
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3
hình thức:
- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiều tình hình biến động
cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu báo cáo tài chính nhằm xác
định mức biến động giữa các khoản mục này, qua đó thấy được mối quan hệ của
các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích.
- So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số tương quan
giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hiện hành. Thực chất của vấn đề này là so
sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản (Nguồn vốn) qua đó
đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô chung.
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ
tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong
mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem
xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng
kinh tế - tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó
được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một họat động phân tích nào
của doanh nghiệp.
1. 2. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố
theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh
hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế
phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc) . Đối
với chỉ tiêu phân tích, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố
phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một
phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích
mà được xác định ở trên.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 7/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
1. 2. 3. Phương pháp phân tích tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó
dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các quan hệ tài
chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách có hệ thông hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn. Từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:
- Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu
này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
- Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây chỉ là nhóm chỉ tiêu đặc
trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
- Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của doanh nghiệp.
1. 2. 4. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc
hiệu số. Bởi vậy để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai
kỳ (thực tế so với kế hoạch, hoặc thực tế so với các kỳ kinh doanh trước), giữa các
nhân tố mang tính chất độc lập. Từ đó rút ra những nguyên nhân và kiến nghị
những giải pháp nhằm đưa ra các quá trình sản xuất kinh doanh của diianh nghiệp
tiếp theo đạt được những kết quả cao hơn.
Trên đây đã trình bày các phương pháp phân tích chủ yếu có thể vận dụng
rộng rãi và phổ biến trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Giữa
các phương pháp trên có mối quan hệ mật thiết hữu cơ, bổ sung cho nhau, nhằm
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 8/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
đáp ứng tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích cho phù hợp là tùy thục
vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích.
1. 3. THÔNG TIN TÀI LIỆU SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. 3. 1. Bảng cân đối kế toán
1. 3. 1. 1. Khái niệm và ý nghĩa:
- Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định
- Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý.
Số liệu của bảng cân đối kế toán sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành
tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát
tình hình chính của doanh nghiệp.
1. 3. 1. 2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán: gồm có 2 phần:
- Phần “Tài sản”: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các
giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài
sản được xắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất. Bao gồm:
+ Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn
+ Tài sản dài hạn.
- Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của
doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp
theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Bao gồm:
+ Nợ phải trả
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần tài sản và nguồn vốn. Do vậy tổng số
tài sản và tổng số nguồn vốn luôn luôn cân đối với nhau:
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 9/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tổng các tài sản = Tổng các nguồn vốn
1. 3. 2. Bảng báo cáo kết quả họat động kinh doanh
1. 3. 2. 1. Khái niệm và ý nghĩa:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính
phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và
họat động khác.
1. 3. 2. 2. Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh: gồm 2
phần:
- Phần 1: Tình hình lãi, lỗ
Phần này bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến việc tính toán kết quả sản
xuất kinh doanh. Từ đó thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của họat động kinh doanh, hoạt
động tài chính, họat động bất thường trong một thời kỳ nhất định
- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như thuế
thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm, kinh phí công đoàn …
- Phần 3: Phần thuế GTGT.
Phần này thể hiện số thuế GTGT của doanh nghiệp trong kỳ.
1. 3. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tổng hợp, phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông
tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin
có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khỏan tiền và việc sử dụng những khoản
tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
1. 3. 4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là phần trình bày, bổ sung các thông tin cần
thiết khác liên quan đến đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổ chức công tác kế toán,
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 10/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và hoạt động của doanh nghiệp mà
những thông tin này chưa được trình bày ở các báo cáo tài chính khác.
Các thông tin bổ sung này là hết sức cần thiết cho các đối tượng sử dụng
để qua đó những đối tượng này có thể hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn thực trạng
tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty.
Thuyết minh báo cáo tài chính được nhà nước quy định thống nhất các nội
dung để qua đó các doanh nghiệp có trách nhiệm lập và cung cấp thông tin hữu ích
một cách đầy đủ, trung thực cho các đối tượng sử dụng.
1. 4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1. 4. 1. Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
1. 4. 1. 1 Phân tích khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn:
Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn
nhằm đánh giá xu hướng thau đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt
hay xấu; Nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của
ngân hàng tăng lên trong kỳ được dung vào những mục đích gì, hoặc doanh nghiệp
có thể trả nợ vay ngân hàng từ những nguồn nào… Điều này giúp thấy được hiệu
quả của việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế
toán:
Là đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp nhằm thấy được tình
hình tài chính trong kinh doanh có khả năng hay không, điều đó cho phép chủ
doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự
đoán khả năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét mối quan hệ cân
đối giữa tài sản và gnuồn vốn nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
1.4.1.2.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang
Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các
khoản mục tài sản, nguồn vốn theo thời gian, nhằm tìm kiếm biến động giữa các
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 11/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
khoản mục đó, qua đó thấy được mối quan hệ các chỉ tiêu, khoản mục cần phân
tích.
 Đánh giá các biến động tài sản
Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các
khoản mục tài sản, nguồn vốn theo thời gian, nhằm tìm kiếm biến động giữa các
khoản mục đó, qua đó thấy được mối quan hệ của các chỉ tiêu, khoản mục cần
phân tích.
Phần tài sản phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Bao gồm các nội dung sau:
 Tài sản ngắn hạn
- Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Đầu tư ngắn hạn:là giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên quan
đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm, hoặc
trong một chu kỳ kinh doanh.
- Hàng tồn kho: phản ánh trị giá theo giá vốn của nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và hàng hóa đang được tồn trữ trong kho
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Tài sản ngắn hạn khác: là chỉ tiêu phản ánh tổng các khoản chi phí trả
trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo
cáo.
Khi đánh giá các biến động của tài sản ta cần xem xét mối quan hệ của các
biến động:
* Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động tăng hay giảm là do được đầu tư từ
nguồn nào thông qua đó sẽ đánh giá được lợi ích và hiệu quả của việc đầu tư.
* Giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng
đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết. Để đánh giá tính hợp lý việc gia
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 12/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư tăng, đây là biểu
hiện tốt
 Tài sản dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn: bao gồm các khoản phải thu có thời hạn thu
hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh.
- Tài sản cố định: là những phương tiện sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng
quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Bất động sản đầu tư: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại
của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh giá trị của các khoản tài
chính có thời gian đầu tư trên 1 năm.
- Tài sản dài hạn khác: là chỉ tiêu phản ánh tổng số chi phí trả trước dài
hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo.
 Đánh giá các biến động về nguồn vốn
Là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh, mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn
của doanh nghiệp gồm có:
 Nợ phải trả:
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả
dưới 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm hoặc trên
một chu kỳ kinh doanh.
 Vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu
doanh nghiệp.
- Nguồn kinh phí và quỹ khác: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị
quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp được cấp để chi tiêu cho các
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 13/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
hoạt động ngoài kinh doanh sau khi trừ đi các khoản chi bằng nguồn kinh phí được
cấp; nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, tại thời điểm báo cáo.
1. 4. 1. 2. 2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc
Là quá trình so sánh xác định các tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính hiện hành.
Thực chất của vấn đề này là so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế
toán với tổng tài sản (nguồn vốn) qua đó đánh giá được biến động của từng khoản
mục so với quy mô chung.
 Đánh giá các biến động tài sản: bao gồm:
- Biến động tăng giảm của tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn
- Biến động tăng giảm tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Sau khi đánh giá chung thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cần phải đi xem
xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể:
- Về tài sản cố định: xu hướng chung của quá trình sản xuất kinh doanh là
tài sản cố định phải tăng về tuyệt đối lẫn tỷ trọng bởi vì điều này thể hiện qui mô
sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao …
- Về đầu tư tài chính dài hạn:
Là giá trị những khoản đầu tư dài hạn như giá trị các chứng khoán dài hạn,
giá trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng
đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết. Để đánh giá tính hợp lý việc gia
tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư gia tăng, đây là biểu
hiện tốt.
 Đánh giá các biến động của nguồn vốn:
 Biến động tăng giảm của nợ phải trả.
Khoản nợ phải trả giảm số tuyệt đối và số tỷ trọng trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp, trường hợp này được đánh giá tích cực nhất vì thể hiện khả
năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 14/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tuy nhiên cần chú ý rằng do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng,
nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu. Trong
trường hợp này khoản nợ phải tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng vẫn
được đánh giá là hợp lý.
 Tốc độ tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu:
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính ta
chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và xem xét sự biến động chỉ tiêu này. Chỉ tiêu tỷ suất tự
tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về tài chính, từ đó cho thấy khả năng chủ động
của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình:
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá
tích cực vì tình hình tài chính của doanh nghiệp, biến động theo xu hướng tốt, nó
biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích lũy từ nội bộ tăng thông qua việc
bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển kinh doanh, biểu hiện doanh nghiệp mở
rộng liên kết liên doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối, giảm về số tỷ trọng, điều
này có thể do nguồn vốn tín dụng tăng lên với tốc độ lớn hơn hoặc nguồn vốn đi
chiếm dụng các đơn vị khác tăng lên với tốc độ cao hơn. Để đánh giá chính xác
cần kết hợp phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng.
1. 4. 2. Đánh giá tình hình tài chính qua Bảng báo cáo kết quả kinh
doanh:
Dựa vào báo cáo kết quả họat động kinh doanh để so sánh lợi nhuận thực
hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận các năm trước tăng giảm như thế nào để
từ đó đánh giá tổng quát mức hoàn thành và xu hướng phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai.
1. 4. 2. 1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang
So sánh các khoản mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
qua các năm để biết được mức độ biến động của từng khoản mục và tỷ lệ tăng
giảm, nhằm đánh giá tình hình sản xuất của Công ty trong những năm qua. Nhân tố
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 15/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
nào có biến động theo chiều hướng xấu thì doanh nghiệp phải tìm hiểu nguyên
nhân để có biện pháp khắc phục hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến quá trình
sản xuất kinh doanh.
1. 4. 2. 2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc.
Mục đích của phương pháp này nhằm cho thấy được hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong những năm qua, nhưng nó còn cho thấy rõ hơn về sự thay đổi
mức chênh lệch giữa các năm một cách tổng quát hơn.
 Đánh giá biến động doanh thu thuần
Doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi
khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Do đó khi đánh giá biến động doanh thu thuần
phải tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đối với doanh thu thuần.
 Đánh giá biến động của lợi nhuận
Có nhiều loại lợi nhuận khác nhau mà doanh nghiệp tùy theo chức năng
hoạt động khác nhau mà có thể đạt được như:
- Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh:
Là số chênh lệch giữa doanh thu thauần cới trị giá vốn của hàng hóa, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế …
- Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính
Như lợi nhuận từ thu lãi tiền gửi, thu tiền cho thuê tài sẩn cố định, mua
bán chứng khoán.
- Lợi nhuận từ các hoạt động liên doanh liên kết.
Lợi nhuận khác:Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường, phát
sinh không đều đặn của doanh nghiệp như thu tiền bồi thường của khách hàng vi
phạm hợp đồng, thu từ nợ khó đòi mà trước đó đã chuyển vào thiệt hại, thu từ các
khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ …
Phân tích biến động của lợi nhuận thực chất là xem xét các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận như: giá thành, chất lượng, kết cấu mặt hàng.
Qua đó sẽ đánh giá được lợi nhuận đã tăng giảm là do nhân tố nào tác động đến.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 16/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
1.4.3. Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng của Công ty.
Vốn lưu động là nguồn vốn để tài trợ cho các tài sản lưu động của doanh
nghiệp, vốn lưu động được xác định theo công thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn
Vốn lưu động phải đáp ứng được nhu cầu cốn lưu động thường xuyên và
không thường xuyên cho hoạt động của doanh nghiệp.Vốn lưu động có thời gian
luân chuyển ngắn thường dưới 1 năm. Trong quá trình hoạt động, vốn lưu động
của Công ty phải luôn luôn là một số dương, hay nói cách khác doanh nghiệp luôn
luôn tồn tại một nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Do tính chất thường xuyên
của vốn lưu động nên nó đòi hỏi phải có một nguồn tài trợ tương đối ổn định.
Nguồn vốn ổn định để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được gọi là
vốn lưu động ròng.
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn ổn định – Tài sản dài hạn
Hoặc Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
- Trường hợp vốn lưu động ròng dương: Vốn lưu động ròng dương nghĩa
là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để
tài trợ vào tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp đã được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn
định.
- Trường hợp vốn lưu động ròng bằng 0: Nghĩa là nguồn vốn dài hạn chỉ
đủ để tài trợ vào các tài sản dài hạn. Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính
nhưng cân bằng tài chính cũng rất mong manh. Họat động của doanh nghiệp dễ
gặp khó khăn, thậm chí ngừng trệ sản xuất.
- Trường hợp vốn lưu động ròng âm: Nghĩa là nguồn vốn dài hạn đã
không đủ để đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này rất nguy hiểm, doanh nghiệp có
thể bị mất khả năng thanh toán do giá trị tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh
chóng không đủ đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể buộc
phải bán các tài sản cố định hay thanh lý.
Tỉ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho vốn lưu động: cho thấy cơ cấu tài
chính của Công ty có ổn định không? Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro thanh toán của
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 17/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
doanh nghiệp càng thấp vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp không lệ thuộc quá
nhiều vào các khoản nợ vay ngắn hạn.
1. 5. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN.
Thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính chúng ta có thể đánh giá
chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời các chỉ số tài
chính cho thấy các mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo
tài chính, và việc phân tích các tỷ số tài chính tạo điều kiện thuận lợi trong việc so
sánh các khoản mục đó qua nhiều giai đoạn và còn có thể so sánh với các doanh
nghiệp khác trong nghành.
 Các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính.
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích.
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính.
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán.
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán.
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của Công ty.
1. 5. 1. Phân tích các tỷ số thanh toán
Dùng để đo lường khả năng thanh toán của Công ty đối với những khoản
nợ ngắn hạn và nợ đã đến hạn ở điểm phân tích.
1. 5. 1. 1. Tỷ số thanh toán hiện hành
Là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được thể hiện bằng
quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hoặc nợ đến hạn.
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp
luôn đủ khả năng thanh toán các khỏan nợ. Và ngược lại, khi tỷ số này thấp, nó
báo hiệu những khó khăn về tài chính sắp xảy ra. Tuy nhiên chỉ tiêu này tăng lên
cũng không phải là tốt vì có thể có một lượng tiền mặt tồn trữ quá mức, tiền nhàn
rỗi quá nhiều, hoặc do hàng hóa ứ đọng, hư hỏng không tiêu thụ được…
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 18/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Trong khi xác định tỷ số này, chúng ta tính cả yếu tố hàng tồn kho trong
giá trị tài sản lưu động, nhưng trên thực tế hàng tồn kho có tính thanh khỏan không
cao vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể thành tiền. Để tránh nhược
điểm này, người ta áp dụng tỷ số thanh toán nhanh.
1. 5. 1. 2. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh
nghiệp và được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắnhạn
Các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu.
1. 5. 1. 3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền
Là một tiêu chuẩn đánh giá đòi hỏi độ chính xác caovề khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sẵn tiền mặt thanh toán.
Tỷ số thanh toán tức thời được tính toán dựa trên mối quan hệ so sánh giữa vốn
bằng tiền và các khỏan nợ ngắn hạn và đến hạn.
1. 5. 1 .4. Phân tích tình hình khoản phải thu
Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn hiện tại thì có bao nhiêu đồng vốn
thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh mức độ
vốn bị chiếm dụng và tỷ lệ này nếu tăng cao là biểu hiện không tôt cho Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 19/78
Tỷ số thanh khoản nhanh
bằng tiền
=
Tiền mặt
Nợ ngắnhạn
Tỷ lệ các khoản phải thu trên
nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
1. 5. 1. 5. Phân tích tình hình khoản phải trả
Chỉ tiêu này nói lên trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần giá trị tài sản do Công ty đi chiếm dụng.
1. 5. 2. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động
Phân tích các tỷ số hoạt động để hiểu thêm về hiệu quả sử dụng tài sản của
một doanh nghiệp.
1. 5. 2. 3. Tỷ số hoạt động tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục và số lượng tồn kho phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của
doanh nghiệp … Do đó doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ sao cho hợp lý
và số vòng quay hàng tồn kho chính là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử
dụng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào:
1. 5. 2. 4. Tỷ số hoạt động tổng tài sản
Tỷ số này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty. Chỉ tiêu
này cho biết bình quân mỗi giá trị tài sản của Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu:
1. 5. 2. 5. Vòng quay tài sản cố định
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 20/78
Tỷ lệ các khoản phải trả trên
nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải trả
Tổng nguồn vốn
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Bình quân giá trị hàng tồn kho
Số ngày tồn kho =
Số ngày trong kỳ (360)
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết
bị và nhà xưởng. Công thức xác định tỷ số như sau:
Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố đinh bình quân
1. 5. 3. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (hay đòn cân nợ) thể hiện qua cơ cầu nguồn vốn mà
doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng
nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần hiểu rõ chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào.
1. 5. 3. 1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản
Tỷ số nợ đo lường mức độ sử dụng vốn đi vay của Công ty so với tài snả.
Công ty sử dụng nợ càng nhiều thì nó càng được coi là bị tác động đòn bẩy nhiều
hơn. Công thức xác định tỷ số như sau:
Tỷ số nợ so với tổng
tài sản
=
Tổng giá trị nợ
Tổng tài sản
1. 5. 3. 2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của Công ty và qua đó còn đo
lường được khả năng tự chủ tài chính của Công ty:
Tỷ số nợ so với vốn
chủ sở hữu
=
Tổng giá trị nợ
Vốn chủ sở hữu
1. 5. 4. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay.
Là khả năng thanh toán lãi vay mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư dài hạn
như mua sắm tài sản cố định bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở
đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí
trước khi tính thuế lợi tức.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay
1. 5. 5. Phân tích các tỷ số doanh lợi
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và thông qua
lợi nhuận đạt được đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng
cao, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 21/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tỷ suất sinh lời chính là thước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và
tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó trước khi
đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ suất biểu hiện
cho hệ số sinh lời của Công ty vì nó là kết quả của hàng loạt chính sách và biện
pháp quản lý của doanh nghiệp.
1. 5. 5. 1. Tỷ lệ lãi gộp
Lãi gộp là khái niệm dùng để chỉ sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn
(đơn vị sản phẩm) hay giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (xét trên tổng khối
lượng)
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ phần trăm giữa lãi gộp đơn vị sản phẩm so với giá
vốn hàng bán hay lãi gộp so với doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp chỉ ra mức lãi gộp chiếm
trong một đồng doanh thu, được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ lãi gộp =
Lãi gộp
Doanh thu thuần
1. 5. 5. 2. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI)
Tỷ lệ hoàn vốn đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu
tư vào Công ty, không phân biệt vốn đầu tư được hình thành từ những nguồn nào,
một đồng vốn đầu tư vào Công ty tạo ra cho nền kinh tế bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ hoàn vốn =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng vốn bình quân
1. 5. 5. 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này
phản ánh hiệu quả quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu
đem lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh
doanh càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều.
1. 5. 5. 4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 22/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tỷ suất khả năng sinh lời so với tài sản này đo lường khả năng sinh lời so
với tài sản, hay nói khác tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của Công ty tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
1.5. 5. 5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Tỷ suất này là thước đo khả năng sinh lợi từ đầu tư của chủ sở
hữu.
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Tỷ suất này là thước đo khả năng sinh lợi từ đầu tư của chủ sở
hữu.
1. 5. 6. Phân tích Dupont
1. 5. 6. 1. Ý nghĩa phân tích tài chính Dupont
Phân tích tài chính Dupont là một phương pháp phânt tích qua đó cho các
nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Từ đó cho
các nhà quản trị biết được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1. 5. 6. 2. Nội dung phân tích tài chính Dupont
Phân tích tài chính Dupont được nhiều Công ty quan tâm và sử dụng nó
vào công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích tài chính
Dupont được thể hiện thông qua mối quan hệ hàm số của các tỷ số: vòng quay tài
sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn tự có.
Mối quan hệ đó được biểu hiện qua phương trình sau:
Lợi tức sau thuế
=
Lợi tức sau thuế
x
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
(ROE) (ROS) (Vòng quay tài sản) Thừa số
đòn cân nợ
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 23/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 24/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh là một Công ty với đội ngũ nhân
viên trẻ, năng động, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao,
được đào tạo trong và ngoài nước trong đó có các Chuyên gia đầu ngành về lập
trình và tư vấn, thiết kế hệ thống mạng. Công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều
lĩnh vực như: Tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp tổng thể, kinh doanh thiết bị,
dịch vụ và chuyển giao công nghệ Tin học, phát triển ứng dụng, phân phối sản
phẩm. Công ty cung cấp công nghệ và sản phẩm của nhiều Hãng nước ngoài có tên
tuổi; hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực Bộ ngành, Cơ quan Chính phủ, các văn
phòng nước ngoài, Bảo hiểm, Điện lực...
Tân Doanh được biết đến như là một Công ty cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp với những sản phẩm đánh tin cậy, với kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao
trong từng quá trình từ thiết kế, thực thi, đến hỗ trợ kỹ thuật cho những hệ thống
mạng và trung tâm thông tin lớn.
Tuân thủ nguyên tắc lấy số lượng lớn để đưa giá thành cạnh tranh nhất,
cùng với sự hợp tác chặt chẽ với Nhà sản xuất, và hơn 1.100 đại lý trên toàn quốc,
sau 5 năm hoạt động, Công ty đã cung cấp hàng triệu sản phẩm, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng đang bùng nổ về các sản phẩm Công nghệ thông tin và truyền thông.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh
- Tên tiếng Anh: Tan Doanh Technology Joint Stock Company
- Trụ sở chính: 48Bis Trần Đình Xu, Phường Cô Giang, Quận1, Tp. HCM
- Điện thoại: (08) 9206989
- Email: sale@tandoanh.com.vn
- Website: www.tandoanh.com.vn
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 25/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- 2003: Khởi đầu với việc kinh doanh Ổ cứng Seagate.
- 2004: Giành giải thưởng Nhà phân phối bán chạy nhất sản phẩm Seagate
tại Việt Nam.
- 2005: Trở thành Top 10 Công ty phân phối sản phẩm Seagate SATA
nhiều nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào Quý II.
Ký hợp đồng trở thành Nhà phân phối Ủy quyền sản phẩm thiết bị mạng
cao cấp D-Link tại Việt Nam
- 2006: Thành lập chi nhánh tại Hà Nội
Triển khai hệ thống IP Camera tại thị trường. Phân phối sản phẩm WD.
14/09/2006: Đạt giải thưởng "Doanh Nghiệp Việt Nam Uy Tín - Chất
Lượng 2006"
- 2007: Nhận giải thưởng: “Sản phẩm ADSL được ưa chuộng nhất năm
2007” cho D-Link do tạp chí PC World và e-Chip bình chọn. Thành lập chi nhánh
Đà Nẵng
Nhận giải thưởng “Thương hiệu uy tín và chất lượng” 2 năm liên tiếp
2006/2007 do cơ quan bộ Thương Mại cấp
- 2008: Mở rộng phân phối sản phẩm LCD BenQ. Tiếp tục nhận giải
thưởng “Sản phẩm ADSL được ưa chuộng nhất năm 2008” cho D-Link do tạp chí
PC World bình chọn.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2. 1. 3. 1. Chức năng:
Hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của Công ty là sẽ
trở thành Công ty hàng đầu, có nhiều hoạt động sâu và rộng trong lĩnh vực Công
nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên cung cấp giải pháp tiên tiến và dịch vụ hỗ
trợ cho khách hàng tại Việt Nam với công nghệ phù hợp, dịch vụ hoàn hảo và đảm
bảo sự hài lòng của khách hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 26/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Đảm bảo công ăn việc làm cho các nhân viên của Công ty, tạo thu nhập
hợp pháp, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước.
2. 1. 3. 2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo nghành nghề đã đăng kí
- Quản lý và sử dụng tốt về nhân lực, vốn và tài sản của Công ty
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, áp dụng đúng chính sách
tài chính kế toán của nhà nước.
- Không ngừng cải tiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần chô nhân viên
tại Công ty, thực hiện chế độ chính sách về lao động của nhà nước. Tăng cường
bồi dưỡng trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Công
ty.
2. 1. 3. 3. Đặc điểm kinh doanh:
Đặc điểm dễ nhận thấy của Công ty
hiện nay là Công ty hoạt động mạnh trong
các lĩnh vực: Cung cấp thiết bị, dịch vụ và
chuyển giao công nghệ Tin học, phát triển
ứng dụng, phân phối sản phẩm.
Công ty đã phân phối ra thị trường
hàng triệu sản phẩm thuộc 4 thương hiệu
Seagate, D-Link, Western Digital, BenQ.
Mục tiêu của Công ty là ngày càng tạo niềm
tin đối với các khách hàng, mở rộng thị
trường phân phối, phát triển mạnh mẽ hệ
thống Công ty.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 27/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban:
2.2.1.Tổng Giám đốc
- Là người đại diện cho Công ty về mặt pháp luật trong mọi giao dịch,
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, phân công, phân nhiệm cho nhân
viên theo trình độ, yêu cầu của các bộ phận; giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận.
- Xây dựng các chiến lược dài hạn, đề ra mục tiêu, phương án… cho Công
ty. Tổ chức thực hiện các phương án, chương trình đã phê duyệt
- Ký các hơp đồng kinh tế theo luật định
2.2.2. Phòng hành chính nhân sự
- Điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính và Nhân sự của toàn
Công ty.
- Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
- Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về
hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế và quy định của Công ty
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 28/78
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
MARKE
TING &
SALES
PHÒNG
BẢO
HÀNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
DỊCH
VỤ
KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
KẾ
TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên, bố trí công tác
phù hợp với trình độ chuyên môn từng người.
2.2.3. Phòng Tài chính kế toán
- Có chức năng quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty, lập kế hoạch
tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và phân phối cho hoạt
động sản xuất.
- Thực hiện chức năng ghi chép, ghi sổ, lập các chứng từ kế toán, lập báo
cáo tài chính theo đúng quy định chung của chế độ kế toán Việt Nam.
- Cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời cho Giám đốc.
2.2.4. Phòng kinh doanh
- Thực hiện chuyên trách về mặt hoạt động kinh doanh, tham mưu cho
giám đốc về mục tiêu, phương án mở rộng kinh doanh.
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính
sách phân phối, chính sách giá cả.
- Lập kế hoạch bán hàng và soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo yêu cầu
của giám đốc.
2.2.5. Phòng Dịch vụ khách hàng
Với đặc điểm kinh doanh là các dịch vụ giao nhận hàng hoá nên phòng
khách hàng của Chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Chi nhánh giữ
được khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của
phòng khách hàng như sau :
- Chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ đặt hàng trên tàu và đặt chỗ trong những
chuyến tàu sắp tới.
- Trợ giúp tổng Giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý nước ngoài trong
việc gửi hàng hoá.
- Gửi nhận tất cả những chỗ đã đặt và đã được xác nhận bởi hàng không
và Fax đến khách hàng.
- Gửi cho khách hàng những thông tin về thời hạn cuối cùng để giao hàng
đến sân bay, thông báo thời gian bốc dỡ hàng thích hợp để tránh phải trả phí lưu
hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 29/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Chuẩn bị các thông tin cần thiết và làm giảm bớt hàng hoá trong kho hải
quan.
- Sắp xếp, kiểm tra chi tiết và fax đến các đại lý nước ngoài trong việc xếp
hàng xuất nhập khẩu.
- Chuyển tất cả các thông tin về những chỗ đã đặt cho chuyến hàng, và
những dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng giao dịch.
- Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thường xuyên với những đơn vị
vận chuyển để sắp xếp các chỗ trên các chuyến bay, chuyến tàu.
- Trợ giúp cho các nhân viên trong phòng giao dịch trong việc yêu cầu
khách hàng thực hiện bốc dỡ hàng hoá.
- Báo cáo các công việc trực tiếp với tổng Giám đốc.
2.2.6. Phòng Bảo hành
- Chịu trách nhiệm về dịch vụ bảo hành các sản phẩm của Công ty và các
dịch vụ liên quan đến quyền lợi khách hàng.
2.2.7. Phòng Marketing & Sales
- Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược
quảng cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài.
- Thực hiện việc xúc tiến các hoạt động cho vận chuyển hàng hoá.
- Xác định các chính sách về giá cả, phương tiện giao thông
- Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Báo cáo với giám đốc Chi nhánh toàn bộ các công việc thực hiện.
- Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của
khách hàng với giám đốc.
- Tìm kiếm các khách hàng mới cho Chi nhánh.
- Thông báo, cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng
- Trợ giúp giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý của nước ngoài để thực
hiện được việc gửi hàng một cách tốt nhất.
2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 30/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
2.4.1. Thuận lợi:
- Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, cơ hội làm ăn, giao thương
rộng mở nên nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty có nhiều thuận lợi để
phát triển.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề
cao.
- Hiện nay, nghành Công nghệ thông tin và Viễn thông đang là những
nghành có tốc độ phát triển chóng mặt. Công ty đã có những chiến lược đúng đắn
đầu tư vào các sản phẩm Viễn thông ADSL D- Link, ổ cứng Seagate.
- Giao thương sản phẩm trong nước phát triển mạnh mẽ, cả trụ sở và 2 chi
nhánh của công ty đang trong xu hướng phát triển.
- Lượng khách hàng quen thuộc của Công ty ngày một tăng với các lịch
xuất hàng đều đặn.
- Việc tìm kiếm các khách hàng mới có nhiều khả quan.
2.4.2. Khó khăn
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 31/78
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KIÊM TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
KIÊM
CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
KÊ KHAI
THUẾ
NHÂN
VIÊN
THỦ QUỸ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá
xăng dầu bất ổn định vì vậy làm cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó
khăn.
- Sự ra đời của rất nhiều các Doanh nghiêp kinh doanh trong cùng lĩnh
vực, khiến mức độ cạnh tranh cao.
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ.
CHƯƠNG III:
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 32/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 33/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY QUA BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.
3.1.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang
So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của bảng
cân đối kế toán nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ trước – Chỉ tiêu kỳ này
% tăng, giảm =
Chỉ tiêu kỳ này
- 1
Chỉ tiêu kỳ trước
Bảng 3.1.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty theo chiều ngang
Đơn vị tính: Triệu đồng
X CN2008 CN2007 CN2006 2008 - 2007 2007-2006
1 2 3 4
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (100
= 110 + 120 + 130 +140 + 150)
51733 39780 27615 11953 30,05% 12165 44,05%
- Tiền và các khoản tương
đương tiền
1044 685 2554 360 52,52% -1869 -73,19%
Các khoản phải thu ngắn hạn
khác
39144 13830 7421 25314 183,03% 6409 86,37%
1. Phải thu khách hàng 36335 12092 7421 24243 200,49% 4671 62,95%
2. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 -32 -100% 32
3. Các khoản phải thu khác 2809 1706 1103 64,62% 1706
Hàng tồn kho 9418 23823 15898 -14405 -60,47% 7926 49,86%
Tài sản ngắn hạn khác 2127 1442 1743 685 47,52% -301 -17,26%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =
201 + 220 +240 +250 +260)
331 818 414 -488 -59,59% 404 97,51%
Tài sản cố định 231 661 351 -430 -65,07% 310 88,22%
1. Tài sản cố định hữu hình 231 661 351 -430 -65,07% 310 88,22%
- Nguyên giá 541 871 409 -329 -37,84% 462 112,84%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -310 -209 -58 -101 48,11% -152 262,44%
Tài sản dài hạn khác 5 157 63 -152 -96,99% 94 149,29%
1. Chi phí trả trước dài hạn 5 94 -89 -94,98% 94
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 34/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
2. Tài sản dài hạn khác 63 63 -63 -100% 0 0,00%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100 + 200)
52064 40598 28029 11466 28,24% 12569 44,84%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 330)
47193 34563 24056 12629 36,54% 10507 43,68%
I. Nợ ngắn hạn 47193 34563 24056 12629 36,54% 10507 43,68%
1. Vay và nợ ngắn hạn 9343 10180 1174 -837 -8,22% 9006 767,12%
2. Phải trả người bán 34371 23098 21331 11273 48,81% 1767 8,28%
3. Phải trả khác 3479 1286 1552 2194 170,62% -266 -17,15%
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4871 6035 3973 -1164 -19,28% 2062 51,91%
I. Vốn chủ sở hữu 4871 6035 3973 -1164 -19,28% 2062 51,91%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6050 5300 5000 750 14,15% 300 6,00%
2. Cổ phiếu quỹ (*) 0 0 -750 0 750 -100%
3. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
-1179 735 -277 -1914 -260,4% 1012 -365,0%
II. Nguồn kinh phí
và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN(440 = 300 + 400)
52064 40598 28029 11466 28,24% 12569 44,84%
3.1.1.1. Đánh giá các biến động tài sản
Nhìn chung trong 2 giai đoạn năm 2007 và 2008, tổng tài sản của Công ty
đã thay đổi theo chiều hướng tốt.
- Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12569 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
44,84%
- Năm 2008 so với năm 2007 tăng 11466 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
28,24%
Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên một
cách nhanh chóng. Tuy tỷ lệ tăng của giai đoạn năm 2008 có giảm hơn so với năm
2007 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 28,24%, nguyên nhân có thể do chịu ảnh hưởng
khó khăn của kinh tế toàn cầu. Chúng ta hãy cùng phân tích những chỉ tiêu bên
trong ảnh hưởng đến thay đổi tổng tài sản:
Tài sản ngắn hạn của Công ty trong 2 năm đều tăng lên, cụ thể:
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 35/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Năm 2007 so với năm 2006: tăng lên 12165 triệu đồng tương ứng
44,05%
- Năm 2008 so với năm 2007: tăng lên 11953 triệu đồng tương ứng
30,05%
+ Các chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2007 so với
năm 2006 đã giảm xuống 1869 triệu đồng tương ứng với giảm 73,19%, điều này
cho ta thấy Công ty đã mạnh dạn dùng lượng tiền đem vào hoạt động đầu tư, kinh
doanh mà không giữ lượng tiền quá nhiều. Đây chính là một biểu hiện tích cực của
Công ty, tuy nhiên tỷ lệ giảm 73,19% là khá cao; Năm 2008 so với năm 2007: tiền
tăng 360 triệu, tương ứng tỷ lệ 52,52%, do Công ty thu tiền được từ các khoản phải
thu khác.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây chính là chỉ tiêu đánh giá các
giá trị của Công ty đang bị các Công ty khác chiếm dụng, đối với chỉ tiêu này năm
2007 đã tăng 6409 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 86,37%; Năm 2008 tăng 25314
triệu, tương ứng với tỷ lệ 183,03%. Trong đó phải thu khách hàng tăng, các khỏan
phải thu khác tăng, phải thu nội bộ được thu hết trong năm 2007. Điều này chứng
tỏ Công ty mở rộng mạng lưới khách hàng nên các khỏan phải tăng thu tăng lên,
đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty.
 Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2006 tăng
7926 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 49,86%. Chứng tỏ Công ty đã gia tăng hàng
tồn kho thêm nhiều mặt hàng để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị
trường.
Tài sản ngắn hạn khác: năm 2007 so với năm 2006 giảm 301 triệu đồng
tương ứng với giảm 17,26% nhưng vào năm 2008, tài sản ngắn hạn khác của Công
ty là 2127 triệu đồng, tăng 685 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tương ứng là 47,52%.
Đây là biểu hiện rất tốt cho Công ty vì chi phí trả trước giảm thì Công ty không
phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn vị, Công ty đối tác và chính
điều này giúp cho nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm.
Tài sản dài hạn năm 2007 tăng 97,51% so với năm 2006. Chứng tỏ Công
ty đã đã đầu tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự tăng vọt của
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 36/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
tài sản dài hạn cho chúng ta thấy được khả năng nhạy bén của Công ty trong các
lĩnh vực đầu tư vào các dự án tương lai. Tuy nhiên vào năm 2008 thì Công ty đã
giảm đi 488 triệu đồng chỉ tiêu tài sản cố đinh, tương ứng với tỷ lệ giảm 59,59%
do giảm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
3.1.1.2. Đánh giá biến động nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn của Công ty qua 2 giai đoạn đều tăng với tỷ lệ tương ứng
từng năm là 44,84% và 28,24%. Qua số liệu này cho thấy Công ty đã có một sự
tăng trưởng nguồn vốn khá phù hợp.
- Năm 2007 so với năm 2006, các chỉ tiêu trong nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu đều tăng, chỉ có các khỏan phải trả khác giảm 266 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ 17,15% cho thấy Công ty đã chủ động được trong các khỏan nợ đến hạn của
Công ty.
- Năm 2008 so với năm 2007: Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 12629 triệu
đồng, tương ứng 36,54% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán tăng 11273 triệu
và phải trả khác tăng 2194 triệu. Vay và nợ ngắn hạn giảm 837 triệu, Công ty đã
chú ý đến trả nợ vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ 8,22% là chưa đáng kể. Tỷ trọng
khoản phải trả cao thể hiện Công ty chiếm dụng vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn
huy động từ nợ vay và vốn CSH. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về tư cách tín dụng của
Công ty, Các khỏan phải trả của Công ty còn trong thời hạn thanh tóan hay quá
hạn thanh toán, tránh tình trạng nợ kéo dài dây dưa.
+ Vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4871 triệu đồng , giảm 1164 triệu so
với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,28%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân
phối của Công ty giảm 1914 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 260,40%, đây là
một điều đáng lo ngại, Công ty đang rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro thanh toán
cao, lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Trên đây chỉ là một số đánh giá chung dựa trên mối quan hệ các chỉ tiêu
trên cùng một dòng của bảng CĐKT nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu
qua 2 giai đoạn 2007 và 2008. Để có thể đánh giá so sánh các chỉ tiêu này với tổng
quy mô chung của Công ty, chúng ta phải tiến hành phân tích theo chiều dọc
3.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 37/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh theo chiều
dọc, xác định tỷ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn vốn.
Tỷ trọng của từng yếu
tố tài sản (nguồn vốn)
=
Giá trị tài sản (nguồn vốn)
Tổng tài sản
Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty theo chiều dọc
Đơn vị tính: Triệu đồng
X 2008 2007 2006 Tỷ trọng So sánh
1 2 3 4 2008 2007 2006
2008-
2007
2007-
2006
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
51733
3978
0
2761
5
99,36
%
97,98
%
98,52
%
1,38% -0,54%
1. Tiền 1044 685 2554 2,01% 1,69% 9,11% 0,32% -7,43%
Các khoản phải thu NH khác
39144
1383
0
7421 75,18% 34,07% 26,48% 41,12% 7,59%
1. Phải thu khách hàng
36335
1209
2
7421 69,79% 29,78% 26,48% 40,00% 3,31%
2. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 0,00% 0,08% 0,00% -0,08% 0,08%
3. Các khoản phải thu khác 2809 1706 5,39% 4,20% 0,00% 1,19% 4,20%
Hàng tồn kho
9418
2382
3
1589
8
18,09% 58,68% 56,72% -40,6% 1,96%
Tài sản ngắn hạn khác 2127 1442 1743 4,09% 3,55% 6,22% 0,53% -2,67%
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 331 818 414 0,64% 2,02% 1,48% -1,38% 0,54%
Tài sản cố định 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38%
1.Tài sản cố định hữu hình 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38%
- Nguyên giá 541 871 409 1,04% 2,14% 1,46% -1,10% 0,69%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -310 -219) -58 -0,60% -0,52% -0,21% -0,08% -0,31%
Tài sản dài hạn khác 5 157 63 0,01% 0,39% 0,22% -0,38% 0,16%
1. Chi phí trả trước dài hạn 5 94 0 0,01% 0,23% 0,00% -0,22% 0,23%
2. Tài sản dài hạn khác 0 63 63 0,00% 0,16% 0,22% -0,16% -0,07%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100 + 200)
52064
4059
8
2802
9
100% 100% 100%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 330)
47193
3456
3
2405
6
90,64
%
85,14
%
85,83
%
5,51% -0,69%
Nợ ngắn hạn
47193
3456
3
2405
6
90,64% 85,14% 85,83% 5,51% -0,69%
1. Vay và nợ ngắn hạn
9343
1018
0
1174 17,95% 25,08% 4,19% -7,13% 20,89%
2. Phải trả người bán
34371
2309
8
2133
1
66,02% 56,89% 76,10% 9,12% -19,2%
3. Phải trả khác 3479 1286 1552 6,68% 3,17% 5,54% 3,52% -2,37%
Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
4871 6035 3973 9,36%
14,86
%
14,17
%
-5,51% 0,69%
Vốn chủ sở hữu 4871 6035 3973 9,36% 14,86% 14,17% -5,51% 0,69%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6050 5300 5000 11,62% 13,05% 17,84% -1,43% -4,78%
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 38/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
2. Cổ phiếu quỹ (*) -750 0,00% 0,00% -2,68% 0,00% 2,68%
3. LN sau thuế chưa phân phối -1179 735 -277 -2,26% 1,81% -0,99% -4,07% 2,80%
Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
52064
4059
8
2802
9
100% 100% 100%
Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2007 và 2008, ta
thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn
và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng ngắn hạn năm 2007 là giảm 0,54%, đến
cuối năm 2008 tăng thêm 1,38%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu
khách hàng và các khoản phải thu khác, phải thu nội bộ thay đổi không đáng kể,
hàng tồn kho giảm đi nhiều (40,6%). Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn
hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định.
Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng, đầu năm 2007 là
85,83% đến cuối năm 2008 là 90,64%. Điều này phù hợp với tăng tỷ trọng tài sản
ngắn hạn. Tỷ trọng nợ dài hạn không phát sinh; vốn đầu tư của chủ sở hữu có xu
hướng giảm.
Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty từ đầu năm 2007 đến
cuối năm 2008 không có biến động nhiều, nhưng Công ty cần điều chính lại xu
hướng phát triển của Công ty.
3.1.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn
Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn
nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt
hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay
của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh
nghiệp có thể trả nợ vay từ những nguồn nào.
Cách phân tích này được tính dựa trên số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ
của các yếu tố tài sản và nguồn vốn. Những số chênh lệch này được xếp vào một
trong hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn
- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 39/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN Số tiền Tỷ trọng
I. Tăng tài sản
1473
9 98,23%
1. Các khoản phải thu ngắn hạn 6409 42,71%
2. Hàng tồn kho 7926 52,82%
3. Tài sản cố định 310 2,07%
4. Tài sản dài hạn khác 94 0,63%
II. Giảm nguồn vốn 266 1,77%
1. Phải trả khác 266 1,77%
Tổng cộng sử dụng vốn
1500
5 100,00%
NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng
I. Giảm tài sản 2170 14,46%
1. Tiền 1869 12,46%
2. Tài sản ngắn hạn khác 301 2,00%
3. Các khoản phải thu DH 0 0,00%
II. Tăng nguồn vốn
1283
5 85,54%
1. Vay và nợ ngắn hạn 9006 60,02%
2. Phải trả người bán 1767 11,78%
3. Vốn đầu tư của CSH 300 2,00%
4. Cổ phiếu quỹ (*) 750 5,00%
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1012 6,75%
Tổng cộng nguồn vốn
1500
5 100,00%
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 40/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Năm 2007 Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
- Tăng đầu tư tài sản cố định 310 triệu đồng chiếm 2,07% đồng thời tăng
dự trữ hàng tồn kho thêm 7926 triệu đồng, chiếm 52,82% tổng vốn sử dụng trong
kỳ, các khoản phải thu trong kỳ tăng 6409 triệu đồng (42,71%), tài sản dài hạn
khác tăng 94 triệu (0,63%), phải trả khác tăng 266 triệu (1,77%). Để tài trợ cho các
mục đích sử dụng vốn Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Vay thêm nợ ngắn
hạn 9006 triệu, tài trợ 60,02% cho nhu cầu sử dụng vốn, chiếm dụng thêm của
người bán 1716 triệu (11,78%), sử dụng tiền của Công ty thêm 1869 triệu đồng
(12,46%)…
- Trong năm 2007, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho 2 chỉ tiêu: các khoản
phải thu ngắn hạn (42,71%) và tăng hàng tồn kho (52,82%)
Như vậy, trong năm 2007 Công ty chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ
hàng tồn kho và tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất và dự trữ hàng của
Công ty.
- Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, Công ty đã huy động các nguồn vốn từ
bên ngoài, nguồn vốn này chiếm 60,02% tổng nguồn vốn huy động trong năm.
Công ty có tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu ( xem Thuyết minh báo cáo tài
chính) Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng (2,00%) ngoài ra Công ty đã sử dụng lợi
nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư (6,75%) Đây cũng là biểu hiện tốt của Công
ty, một mặt làm gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm
tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị của Công ty.
- Nhìn chung nguồn vốn tài trợ cho việc sử dụng vốn của công ty trong
năm 2008 chủ yếu là từ nguồn vốn bên ngoài (60%). Công ty đã chuyển qua sử
dụng nợ vay, tăng nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty lên.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 41/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Bảng 3.4. Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN Số tiền Tỷ trọng
I. Tăng tài sản
2645
3
90,58%
1. Tiền 360 1,23%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
2531
4
86,68%
3. Tài sản ngắn hạn khác 685 2,35%
4. Các khoản phải thu dài hạn 95 0,33%
II. Giảm nguồn vốn 2751 9,42%
1. Vay và nợ ngắn hạn 837 2,87%
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1914 6,55%
Tổng cộng
2920
4
100,00%
NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng
I. Giảm tài sản
1498
8 51,32%
1. Hàng tồn kho
1440
5 49,33%
2. Tài sản cố định 430 1,47%
3. Tài sản dài hạn khác 152 0,52%
II. Tăng nguồn vốn
1421
7 48,68%
1. Phải trả người bán
1127
3 38,60%
2. Phải trả khác 2194 7,51%
3. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 750 2,57%
Tổng cộng nguồn vốn
2920
4 100,00%
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 42/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
* Năm 2008, Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
Tăng các khoản phải thu ngắn hạn một cách đáng chú ý, cụ thể tăng 25314
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 86,68% sử dụng vốn của Công ty. Điều này chứng tỏ năm
2008, Công ty có bán hàng được, tuy nhiên chưa thu được tiền, chủ yếu là đang
bán chịu. Tỷ lệ này khá cao có thể mang lại rủi ro cho Công ty khi không thu lại
được tiền hàng. Đồng thời trong năm, tiền và các khỏan phải thu dài hạn cũng tăng
lên nhưng tỷ lệ không đáng kể (1,23% và 0,33%), Tài sản ngắn hạn khác tăng 685
triệu đồng (2,35%). Công ty đã trả nợ vay ngắn hạn thêm 837 triệu (2,87%), phân
phối lợi nhuận 1914 triệu (6,55%)
Để tài trợ cho việc sử dụng vốn, Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau:
Giảm hàng tồn kho 14.405 triệu đồng (49.33%), giảm tài sản cố định (1.47%) và
tài sản dài hạn khác (0.52%). Đồng thời tăng các khoản phải trả lên (phải trả người
bán: tăng 36,08%; phải trả khác: tăng 7,51%), tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên
750 triệu (2.57%)
Như vậy trong năm 2008, Công ty đã phải thu hẹp bớt quy mô sản xuất
(giảm hàng tồn kho, tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác); Các khoản phải
thu tăng nhanh, có thể mang lại nhiều rủi ro cho Công ty khi khách hàng không
chịu thanh toán. Công ty đã trả bớt được nợ vay ngắn hạn và tăng vốn đầu tư chủ
sở hữu, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp. Nguồn vốn thay đổi chủ yếu do giảm hàng tồn
kho và chiếm dụng thêm của người bán. Nhìn chung, trong năm 2008, cơ cấu sử
dụng vốn và nguồn vốn của Công ty thay đổi theo chiều hướng không được khả
quan, do chịu ảnh hưởng khó khăn kinh tế chung của thế giới.
3.2. PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 43/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Bảng 3.5. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
MÃ
SỐ
THUYẾT
MINH
CN2008 CN2007 CN2006
1 2 3 4 5 6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 408915 274359 104479
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 243
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 -02)
10 408672 274359 104479
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 403543 263226 102348
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11)
20 5129 11133 2131
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 561 343 16
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 7320 1331 83
Trong đó: chi phí lãi vay 23 2091 672
8. Chi phí bán hàng 24 8774 6282 1186
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2654 2419 1155
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư
{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
30 -13058 1443 -277
11. Thu nhập khác 31 11659 9
12. Chi phí khác 32 515 62
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 11144 -52
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 -1914 1310 277
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 379
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 =50 - 51 -52)
60 -1914 1012 277
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*) 70
3.2.1. Phân tích theo chiều ngang:
So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu
của báo cáo KQHĐKD nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 44/78
Mức tăng giảm =
Chỉ tiêu
kỳ trước
-
Chỉ tiêu
kỳ này
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Bảng 3.6. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều ngang
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2008/2007 2007/2006
Số tiền
Tỷ lệ
tăng/giảm
Số tiền
Tỷ lệ
tăng/giảm
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 134556 49,04% 169880 162,60%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 243 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ(10 = 01 -02)
134313 48,96% 169880 162,60%
4. Giá vốn hàng bán 140316 53,31% 160878 157,19%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ(20 = 10 - 11)
-6004 -53,93% 9002 422,46%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 218 63,44% 327 2039,07%
7. Chi phí tài chính 5988 449,79% 1248 1500,17%
Trong đó: chi phí lãi vay 1418 210,92% 672
8. Chi phí bán hàng 2492 39,67% 5097 429,90%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 235 9,70% 1264 109,37%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư
{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
-14501 -1004,75% 1721 620,49%
11. Thu nhập khác
11650
128122,02
%
9
12. Chi phí khác 453 735,74% 62
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 11197 -21332,95% -52
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
-3223 -246,11% 1032 372,35%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành -379 -100,00% 379
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60 =50 - 51
-52)
-2926 -289,07% 735 265,02%
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*)
Chi phí tài chính trong 2 giai đoan năm 2007 và 2008 đều tăng nhanh, trong
đó chủ yếu là chi phí lãi vay và lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Doanh thu
tăng 49,04% nhưng so với tỷ lệ tăng chi phí tài chính thì tỷ lệ tăng doanh thu là
quá nhỏ.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 45/78
% tăng giảm =
Chỉ tiêu kỳ này
- 1
Chỉ tiêu kỳ trước
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2008 giảm 14501 triệu
đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm 1914 triệu đồng, giảm 2926
triệu đồng so với năm 2007.
Công ty làm ăn thua lỗ, cần sớm cân bằng tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí,
phấn đấu tăng doanh thu và có biện pháp tiết kiệm chi phí sao cho tỷ lệ tăng của
chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, có làm như vậy doanh nghiệp mới
giảm được mức chi phí trên 100 đồng doanh thu.
3.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc
So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần kỳ này
với kỳ trước. Để làm được điều này, trước tiên cần phải xác định mức chi phí và
lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần từng năm.
Bảng 3.7. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều dọc
Đợn vị tính: Triệu đồng
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 46/78
Tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận)
trên doanh thu
=
Chi phí (hoặc lợi nhuận)
Doanh thu thuần
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Năm 2006: doanh thu thuần của Công ty là 104479 triệu; năm 2007:
274.359 triệu; năm 2008: 408.672 triệu. Từ đó ta có thể nhận định đuợc doanh thu
thuần của Công ty có xu hướng tăng. Phân tích từng chỉ tiêu trong bảng báo cáo
KQHĐKD ta có những nhận xét sau:
- Giá vốn hàng bán: Chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu thuần, tỷ lệ lần
lượt qua các năm 2006, 2007, 2008 là 97,96%; 95,94%; 98.74%. Điều này chứng
tỏ giá vốn hàng bán của Công ty chiếm tỷ lệ quá cao so với doanh thu thuần. Vì
vậy nên mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận của Công ty rất ít vì giá vốn
hàng bán cao, chưa kể các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và bán
hàng
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 47/78
CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng so với DTT
2008 2007 2006 2008 2007 2006
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
408915 274359
10447
9
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 243
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02)
408672 274359
10447
9
100% 100% 100%
4. Giá vốn hàng bán
403543 263226
10234
8
98,74
%
95,94
%
97,96%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
5129 11133 2131 1,26% 4,06% 2,04%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 561 343 16 0,14% 0,13% 0,02%
7. Chi phí tài chính 7320 1331 83 1,79% 0,49% 0,08%
Trong đó: chi phí lãi vay 2091 672 0,51% 0,25% 0,00%
8. Chi phí bán hàng 8774 6282 1186 2,15% 2,29% 1,13%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2654 2419 1155 0,65% 0,88% 1,11%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu
tư{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
-13058 1443 -277 -3,20% 0,53% -0,27%
11. Thu nhập khác 11659 9 2,85% 0,00% 0,00%
12. Chi phí khác 515 62 0,13% 0,02% 0,00%
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 11144 -52 2,73% -0,02% 0,00%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
-1914 1310 277 -0,47% 0,48% 0,27%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 379 0,00% 0,14% 0,00%
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 000% 0,00% 0,00%
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 =50 - 51 -52)
-1914 1012 277 -0,47% 0,37% 0,27%
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*) 0,00% 0,00% 0,00%
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2007, lợi
nhuận gộp chiếm 4,06% doanh thu thuần, tăng 2,02% so với năm 2006 nhưng sang
năm 2008, tỷ lệ lợi nhuận gộp chỉ còn 1,26%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán
tăng nhanh, vượt quá tốc độ tăng doanh thu thuần.
- Chi phí tài chính năm 2008 tăng thêm 1,3% so với năm 2007. Nâng mức
chi phí tài chính lên 1,79% doanh thu. Vào năm 2008, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ giảm còn khá nhỏ (0,14% và 0,23%). Công
ty đã có tiết kiệm hơn trong chi phí nhưng tỷ lệ còn quá thấp.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư giảm đi khá nhiều. Trong năm
2007, lợi nhuận thuần của Công ty là 1443 triệu đồng, nhưng sang năm 2008, lợi
nhuận thuần của Công ty giảm rõ rệt (lỗ 13058 triệu đồng). Nguyên nhân có thể do
tình hình kinh tế khó khăn chung nên những khỏan Công ty đầu tư không sinh lời.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Đến năm 2008, lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp âm 13058 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng
bán và các khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu thuần, nên lợi nhuận sau
thuế còn lại bị âm. Công ty làm ăn thua lỗ, cần thay đổi, điều chỉnh lại về vấn đề
giá vốn hàng bán và chi phí.
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau:
2006 2007 2008
Vốn lưu động 4732 15397 13883
Vốn lưu động ròng 3558 5217 4541
VLĐ ròng /VLĐ 75.19% 33.88% 32.70%
Qua 3 năm, ta nhận thấy tình hình vốn lưu động và vốn lưu động ròng của
Công ty luôn luôn dương. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty chhứng tỏ hiện nay
Công ty có cơ cấu tài chính ổn định.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 48/78
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Khi phân tích tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho vốn lưu động, ta nhận
thấy tỷ lệ năm 2006 khá cao, nhưng càng về sau, Công ty càng điều chỉnh tỷ lệ này
xuống hợp lý. Tỷ lệ vốn lưu động tong tài trợ cho vốn lưu động thường ở mức 30%
- 40% là tốt nhất. Vì vậy Công ty cần duy trì tỷ lệ này.
Dựa vào kết quả tính toán trên, ta có thể kết luận độ an toàn và khả năng
thanh toán của Công ty khá tốt.
3.4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty
Khả năng thanh toán của một Công ty được đánh giá dựa vào quy mô và
khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân
chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn
hạn càng lớn nhu cầu thanh toán càng cao,
Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn được đánh giá trên cơ sở mối
quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
3.4.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2006 =
24056
27615
= 1,15
Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2007 =
34563
39780
= 1,15
Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2008 =
47193
51733
= 1,10
So sánh tỷ số giữa 3 thời điểm ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành vào cuối
năm 2008 giảm đi so với 2 năm trước nhưng giảm không đáng kế (0,05)
Bảng 3.8. Biểu đồ thể hiện Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn của Công ty
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 49/78
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
năm
t
r
i
ệ
u
đ
ồ
n
g
1.06
1.07
1.08
1.09
1.10
1.11
1.12
1.13
1.14
1.15
1.16
lần
TS Ngắn hạn 27615 39780 51733
Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193
Tỷ số thanh
toán hiện thời
1.15 1.15 1.10
2006 2007 2008
- Năm 2006: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,15 đồng tài sản lưu động sẵn
sàng chi trả
- Năm 2007: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,15 đồng tài sản lưu động sẵn
sàng chi trả
- Năm 2008: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,10 đồng tài sản lưu động sẵn
sàng chi trả
Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty trong 3 năm đều lớn
hơn 1 và ổn định từ 1,10 đến 1,15 chứng tỏ Công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm
bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
3.4.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng Công ty có thể thanh toán ngay các khoản
nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng
chuyển hóa thành tiền nhanh nhất.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắnhạn
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 50/78
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
năm 2006
=
27615 – 15898
=
0,49
24056
0
20000
40000
60000
triệu đồng
năm
TS Ngắn hạn 27615 39780 51733
Hàng tồn kho 15898 23823 9418
Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193
2006 2007 2008
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
Năm 2006 và 2007, tỷ số khả năng thanh toán nhanh ổn định ở mức xấp xỉ
0,50 đến năm 2008 tỷ số này tăng gần gấp đôi (0,90) nguyên nhân do tài sản ngắn
hạn năm 2008 tăng (51733 triệu đồng) và hàng tồn kho giảm (9418 triệu đồng)
- Năm 2006: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,49 đồng tài sản có khả
năng thanh toán nhanh
- Năm 2007: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,46 đồng tài sản có khả
năng thanh toán nhanh
- Năm 2008: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,90 đồng tài sản có khả
năng thanh toán nhanh
Như vậy tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm khá ổn
định.
Bảng 3.9. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và
nợ ngắn hạn
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 51/78
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
năm 2007
= 39780 – 23823 = 0,46
34563
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
năm 2008
=
51733 - 9418
= 0,90
47193
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
năm
t
r
i
ệ
u
đ
ồ
n
g
0.00
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
0.12
lần
Tiền mặt 2554 685 1044
Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193
Tỷ số thanh khoản
nhanh
0.11 0.02 0.02
2006 2007 2008
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng
3.4.1.3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền
Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì
có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền chi trả
Tỷ số thanh khoản nhanh
bằng tiền năm 2006
=
2554
= 0,11
24056
Tỷ số thanh khoản nhanh
bằng tiền năm 2007
=
685
= 0,02
34536
Tỷ số thanh khoản nhanh
bằng tiền năm 2008
=
1044
= 0,02
47193
Nhìn chung công ty có tỷ số thanh khoản nhanh khá thấp.
- Năm 2006: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,11 đồng tiền và các khỏan
tương đương tiền sẵn sang chi trả.
- Năm 2007: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền và các khỏan
tương đương tiền sẵn sang chi trả.
- Năm 2006: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền và các khỏan
tương đương tiền sẵn sang chi trả.
Bảng 3.10. Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 52/78
Tỷ số thanh khoản nhanh
bằng tiền
=
Tiền mặt
Nợ ngắnhạn
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671

Contenu connexe

Tendances

5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
Thao Nguyen
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Quynhon Tjeugja
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
anhtuan24
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
chauloan
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
Vu Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Tendances (19)

Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
Luan van u_xj0hae0e1_20130820014843_65671
 
Phan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanhPhan tich hoat dong kinh doanh
Phan tich hoat dong kinh doanh
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
 
Lv (25)
Lv (25)Lv (25)
Lv (25)
 
Loi nhuan 252
Loi nhuan 252Loi nhuan 252
Loi nhuan 252
 

Similaire à Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671

Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 

Similaire à Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671 (20)

Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thep_anh_vu_j_bxhdjd6lu_2013081...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công TyChuyên Đề Thực Tập Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty
 
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại côn...
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công TyChuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Vận Tải Biển Của Công Ty
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhPhương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
 

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn

Plus de Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Dernier

527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 

Dernier (9)

CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại họcNguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 

Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671

  • 1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nữa trên thương trường. Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp đều có hạn vì vậy vấn đề sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh thì phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho thật hợp lý. Vì vậy vai trò của công tác tài chính kế toán ngày càng trở nên quan trọng hơn nhiều. Công tác tài chính không còn đơn thuần là nghiệp vụ ghi sổ, lập báo cáo định kỳ cho nhà nước, mà đã được nâng lên tầm vóc mới, giúp đưa ra những câu trả lời cho doanh nghiệp như : Vốn từ đâu ra để tiến hành sản xuất kinh doanh? Vay bao nhiêu vốn từ ngân hàng là hợp lý? Nên vay dài hạn hay vay ngắn hạn? Kỳ hạn bán chịu bao nhiêu ngày thì đảm bảo vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh?... Để trả lời tốt cho những câu hỏi trên, yêu cầu doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của mình để phát hiện những thuận lợi cũng như những khó khăn ở hiện tại và tương lai. Do đó việc phân tích tình hình tài chính trong một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, khắc phục những thiếu sót trong quản lý và sử dụng vốn, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa và đó chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra, những nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng … cũng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty để có thể đưa ra quyết định đầu tư, hợp tác. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho những người quan tâm biết được cụ thể tình hình tài chính và những lĩnh vực họ muốn biết về Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 1/78
  • 2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Chính vì vậy trong quá trình thực tập của mình, em đã quyết định chọn đề tài : “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh” để làm đề tài báo cáo thực tập với mong muốn học hỏi được phần nào thực tế công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty hiện nay.  Mục đích của đề tài: - Đưa ra những nhận xét về quá trình hoạt động tại Công ty, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thích hợp cho hoạt động kinh doanh của Công ty.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh – 48 bis Trần Đình Xu – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp loại trừ - Phương pháp liên hệ cân đối Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp tỷ lệ, phương pháp tương quan, phương pháp chỉ số…  Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính - Chương 2: Giới thiệu về Công ty cổ phần Viscom - Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Công nghệ Tân Doanh. - Chương 4: Nhận xét và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 2/78
  • 3. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Được sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hoàng Dũng và các anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình đúng thời gian quy định. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo do em thực hiện sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô cũng như các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để bài báo cáo của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 3/78
  • 4. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 4/78
  • 5. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 1. 1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. 1. 1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so với các doanh nghiệp cùng nghành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp 1. 1. 2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. . Bởi vậy phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. 1. 1. 3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Để đạt được những mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: -Cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để họ có được những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, cho vay … -Cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất của tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 5/78
  • 6. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Những nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó góp phần cung cấp những thông tin, nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh nghiệp. 1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính như: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ … Nhưng ở đây chỉ giới thiệu những phương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1. 2. 1 Phương pháp so sánh Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 6/78
  • 7. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình nghành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức: - So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiều tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu báo cáo tài chính nhằm xác định mức biến động giữa các khoản mục này, qua đó thấy được mối quan hệ của các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích. - So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hiện hành. Thực chất của vấn đề này là so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản (Nguồn vốn) qua đó đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô chung. - So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính doanh nghiệp. Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một họat động phân tích nào của doanh nghiệp. 1. 2. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc) . Đối với chỉ tiêu phân tích, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà được xác định ở trên. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 7/78
  • 8. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 1. 2. 3. Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thông hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: - Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp - Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. - Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây chỉ là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp - Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. 1. 2. 4. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Bởi vậy để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch, hoặc thực tế so với các kỳ kinh doanh trước), giữa các nhân tố mang tính chất độc lập. Từ đó rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm đưa ra các quá trình sản xuất kinh doanh của diianh nghiệp tiếp theo đạt được những kết quả cao hơn. Trên đây đã trình bày các phương pháp phân tích chủ yếu có thể vận dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Giữa các phương pháp trên có mối quan hệ mật thiết hữu cơ, bổ sung cho nhau, nhằm SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 8/78
  • 9. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng đáp ứng tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích cho phù hợp là tùy thục vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích. 1. 3. THÔNG TIN TÀI LIỆU SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. 3. 1. Bảng cân đối kế toán 1. 3. 1. 1. Khái niệm và ý nghĩa: - Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định - Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu của bảng cân đối kế toán sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình chính của doanh nghiệp. 1. 3. 1. 2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán: gồm có 2 phần: - Phần “Tài sản”: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được xắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Bao gồm: + Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn + Tài sản dài hạn. - Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Bao gồm: + Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán gồm hai phần tài sản và nguồn vốn. Do vậy tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn luôn luôn cân đối với nhau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 9/78
  • 10. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Tổng các tài sản = Tổng các nguồn vốn 1. 3. 2. Bảng báo cáo kết quả họat động kinh doanh 1. 3. 2. 1. Khái niệm và ý nghĩa: - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và họat động khác. 1. 3. 2. 2. Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh: gồm 2 phần: - Phần 1: Tình hình lãi, lỗ Phần này bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến việc tính toán kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của họat động kinh doanh, hoạt động tài chính, họat động bất thường trong một thời kỳ nhất định - Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm, kinh phí công đoàn … - Phần 3: Phần thuế GTGT. Phần này thể hiện số thuế GTGT của doanh nghiệp trong kỳ. 1. 3. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khỏan tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 1. 3. 4. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là phần trình bày, bổ sung các thông tin cần thiết khác liên quan đến đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổ chức công tác kế toán, SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 10/78
  • 11. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và hoạt động của doanh nghiệp mà những thông tin này chưa được trình bày ở các báo cáo tài chính khác. Các thông tin bổ sung này là hết sức cần thiết cho các đối tượng sử dụng để qua đó những đối tượng này có thể hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính được nhà nước quy định thống nhất các nội dung để qua đó các doanh nghiệp có trách nhiệm lập và cung cấp thông tin hữu ích một cách đầy đủ, trung thực cho các đối tượng sử dụng. 1. 4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. 4. 1. Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 1. 4. 1. 1 Phân tích khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn: Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thau đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu; Nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dung vào những mục đích gì, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay ngân hàng từ những nguồn nào… Điều này giúp thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.4.1.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán: Là đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình tài chính trong kinh doanh có khả năng hay không, điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán khả năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và gnuồn vốn nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. 1.4.1.2.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn theo thời gian, nhằm tìm kiếm biến động giữa các SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 11/78
  • 12. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng khoản mục đó, qua đó thấy được mối quan hệ các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích.  Đánh giá các biến động tài sản Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn theo thời gian, nhằm tìm kiếm biến động giữa các khoản mục đó, qua đó thấy được mối quan hệ của các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích. Phần tài sản phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Bao gồm các nội dung sau:  Tài sản ngắn hạn - Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Đầu tư ngắn hạn:là giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm, hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. - Hàng tồn kho: phản ánh trị giá theo giá vốn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và hàng hóa đang được tồn trữ trong kho của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. - Tài sản ngắn hạn khác: là chỉ tiêu phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo. Khi đánh giá các biến động của tài sản ta cần xem xét mối quan hệ của các biến động: * Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động tăng hay giảm là do được đầu tư từ nguồn nào thông qua đó sẽ đánh giá được lợi ích và hiệu quả của việc đầu tư. * Giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết. Để đánh giá tính hợp lý việc gia SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 12/78
  • 13. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư tăng, đây là biểu hiện tốt  Tài sản dài hạn - Các khoản phải thu dài hạn: bao gồm các khoản phải thu có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh. - Tài sản cố định: là những phương tiện sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. - Bất động sản đầu tư: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh giá trị của các khoản tài chính có thời gian đầu tư trên 1 năm. - Tài sản dài hạn khác: là chỉ tiêu phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo.  Đánh giá các biến động về nguồn vốn Là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm có:  Nợ phải trả: - Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả dưới 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh.  Vốn chủ sở hữu - Vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp. - Nguồn kinh phí và quỹ khác: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp được cấp để chi tiêu cho các SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 13/78
  • 14. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng hoạt động ngoài kinh doanh sau khi trừ đi các khoản chi bằng nguồn kinh phí được cấp; nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, tại thời điểm báo cáo. 1. 4. 1. 2. 2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc Là quá trình so sánh xác định các tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hiện hành. Thực chất của vấn đề này là so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản (nguồn vốn) qua đó đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô chung.  Đánh giá các biến động tài sản: bao gồm: - Biến động tăng giảm của tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn - Biến động tăng giảm tài sản cố định và đầu tư dài hạn Sau khi đánh giá chung thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cần phải đi xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể: - Về tài sản cố định: xu hướng chung của quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về tuyệt đối lẫn tỷ trọng bởi vì điều này thể hiện qui mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao … - Về đầu tư tài chính dài hạn: Là giá trị những khoản đầu tư dài hạn như giá trị các chứng khoán dài hạn, giá trị vốn góp liên doanh dài hạn. Giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết. Để đánh giá tính hợp lý việc gia tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư gia tăng, đây là biểu hiện tốt.  Đánh giá các biến động của nguồn vốn:  Biến động tăng giảm của nợ phải trả. Khoản nợ phải trả giảm số tuyệt đối và số tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trường hợp này được đánh giá tích cực nhất vì thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 14/78
  • 15. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Tuy nhiên cần chú ý rằng do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu. Trong trường hợp này khoản nợ phải tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng vẫn được đánh giá là hợp lý.  Tốc độ tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu: Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính ta chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và xem xét sự biến động chỉ tiêu này. Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về tài chính, từ đó cho thấy khả năng chủ động của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá tích cực vì tình hình tài chính của doanh nghiệp, biến động theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích lũy từ nội bộ tăng thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển kinh doanh, biểu hiện doanh nghiệp mở rộng liên kết liên doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối, giảm về số tỷ trọng, điều này có thể do nguồn vốn tín dụng tăng lên với tốc độ lớn hơn hoặc nguồn vốn đi chiếm dụng các đơn vị khác tăng lên với tốc độ cao hơn. Để đánh giá chính xác cần kết hợp phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. 1. 4. 2. Đánh giá tình hình tài chính qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Dựa vào báo cáo kết quả họat động kinh doanh để so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận các năm trước tăng giảm như thế nào để từ đó đánh giá tổng quát mức hoàn thành và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1. 4. 2. 1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang So sánh các khoản mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm để biết được mức độ biến động của từng khoản mục và tỷ lệ tăng giảm, nhằm đánh giá tình hình sản xuất của Công ty trong những năm qua. Nhân tố SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 15/78
  • 16. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng nào có biến động theo chiều hướng xấu thì doanh nghiệp phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh. 1. 4. 2. 2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc. Mục đích của phương pháp này nhằm cho thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua, nhưng nó còn cho thấy rõ hơn về sự thay đổi mức chênh lệch giữa các năm một cách tổng quát hơn.  Đánh giá biến động doanh thu thuần Doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Do đó khi đánh giá biến động doanh thu thuần phải tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đối với doanh thu thuần.  Đánh giá biến động của lợi nhuận Có nhiều loại lợi nhuận khác nhau mà doanh nghiệp tùy theo chức năng hoạt động khác nhau mà có thể đạt được như: - Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thauần cới trị giá vốn của hàng hóa, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế … - Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính Như lợi nhuận từ thu lãi tiền gửi, thu tiền cho thuê tài sẩn cố định, mua bán chứng khoán. - Lợi nhuận từ các hoạt động liên doanh liên kết. Lợi nhuận khác:Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường, phát sinh không đều đặn của doanh nghiệp như thu tiền bồi thường của khách hàng vi phạm hợp đồng, thu từ nợ khó đòi mà trước đó đã chuyển vào thiệt hại, thu từ các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ … Phân tích biến động của lợi nhuận thực chất là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận như: giá thành, chất lượng, kết cấu mặt hàng. Qua đó sẽ đánh giá được lợi nhuận đã tăng giảm là do nhân tố nào tác động đến. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 16/78
  • 17. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 1.4.3. Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng của Công ty. Vốn lưu động là nguồn vốn để tài trợ cho các tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động được xác định theo công thức sau: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn Vốn lưu động phải đáp ứng được nhu cầu cốn lưu động thường xuyên và không thường xuyên cho hoạt động của doanh nghiệp.Vốn lưu động có thời gian luân chuyển ngắn thường dưới 1 năm. Trong quá trình hoạt động, vốn lưu động của Công ty phải luôn luôn là một số dương, hay nói cách khác doanh nghiệp luôn luôn tồn tại một nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Do tính chất thường xuyên của vốn lưu động nên nó đòi hỏi phải có một nguồn tài trợ tương đối ổn định. Nguồn vốn ổn định để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được gọi là vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn ổn định – Tài sản dài hạn Hoặc Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn - Trường hợp vốn lưu động ròng dương: Vốn lưu động ròng dương nghĩa là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp đã được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn định. - Trường hợp vốn lưu động ròng bằng 0: Nghĩa là nguồn vốn dài hạn chỉ đủ để tài trợ vào các tài sản dài hạn. Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính nhưng cân bằng tài chính cũng rất mong manh. Họat động của doanh nghiệp dễ gặp khó khăn, thậm chí ngừng trệ sản xuất. - Trường hợp vốn lưu động ròng âm: Nghĩa là nguồn vốn dài hạn đã không đủ để đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này rất nguy hiểm, doanh nghiệp có thể bị mất khả năng thanh toán do giá trị tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng không đủ đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể buộc phải bán các tài sản cố định hay thanh lý. Tỉ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho vốn lưu động: cho thấy cơ cấu tài chính của Công ty có ổn định không? Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro thanh toán của SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 17/78
  • 18. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng doanh nghiệp càng thấp vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp không lệ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ vay ngắn hạn. 1. 5. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN. Thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính chúng ta có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời các chỉ số tài chính cho thấy các mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính, và việc phân tích các tỷ số tài chính tạo điều kiện thuận lợi trong việc so sánh các khoản mục đó qua nhiều giai đoạn và còn có thể so sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.  Các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính. Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích. Bước 2: Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính. Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán. Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán. Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của Công ty. 1. 5. 1. Phân tích các tỷ số thanh toán Dùng để đo lường khả năng thanh toán của Công ty đối với những khoản nợ ngắn hạn và nợ đã đến hạn ở điểm phân tích. 1. 5. 1. 1. Tỷ số thanh toán hiện hành Là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được thể hiện bằng quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hoặc nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp luôn đủ khả năng thanh toán các khỏan nợ. Và ngược lại, khi tỷ số này thấp, nó báo hiệu những khó khăn về tài chính sắp xảy ra. Tuy nhiên chỉ tiêu này tăng lên cũng không phải là tốt vì có thể có một lượng tiền mặt tồn trữ quá mức, tiền nhàn rỗi quá nhiều, hoặc do hàng hóa ứ đọng, hư hỏng không tiêu thụ được… SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 18/78
  • 19. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Trong khi xác định tỷ số này, chúng ta tính cả yếu tố hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động, nhưng trên thực tế hàng tồn kho có tính thanh khỏan không cao vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể thành tiền. Để tránh nhược điểm này, người ta áp dụng tỷ số thanh toán nhanh. 1. 5. 1. 2. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắnhạn Các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh bao gồm: - Tiền và các khoản tương đương tiền - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - Các khoản phải thu. 1. 5. 1. 3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền Là một tiêu chuẩn đánh giá đòi hỏi độ chính xác caovề khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sẵn tiền mặt thanh toán. Tỷ số thanh toán tức thời được tính toán dựa trên mối quan hệ so sánh giữa vốn bằng tiền và các khỏan nợ ngắn hạn và đến hạn. 1. 5. 1 .4. Phân tích tình hình khoản phải thu Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn hiện tại thì có bao nhiêu đồng vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng và tỷ lệ này nếu tăng cao là biểu hiện không tôt cho Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 19/78 Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền = Tiền mặt Nợ ngắnhạn Tỷ lệ các khoản phải thu trên nguồn vốn = Tổng giá trị các khoản phải thu Tổng nguồn vốn
  • 20. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 1. 5. 1. 5. Phân tích tình hình khoản phải trả Chỉ tiêu này nói lên trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần giá trị tài sản do Công ty đi chiếm dụng. 1. 5. 2. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động Phân tích các tỷ số hoạt động để hiểu thêm về hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp. 1. 5. 2. 3. Tỷ số hoạt động tồn kho Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và số lượng tồn kho phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp … Do đó doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ sao cho hợp lý và số vòng quay hàng tồn kho chính là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào: 1. 5. 2. 4. Tỷ số hoạt động tổng tài sản Tỷ số này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty. Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi giá trị tài sản của Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu: 1. 5. 2. 5. Vòng quay tài sản cố định SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 20/78 Tỷ lệ các khoản phải trả trên nguồn vốn = Tổng giá trị các khoản phải trả Tổng nguồn vốn Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Bình quân giá trị hàng tồn kho Số ngày tồn kho = Số ngày trong kỳ (360) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
  • 21. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Công thức xác định tỷ số như sau: Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố đinh bình quân 1. 5. 3. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính (hay đòn cân nợ) thể hiện qua cơ cầu nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần hiểu rõ chỉ tiêu đòn bẩy tài chính mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào. 1. 5. 3. 1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản Tỷ số nợ đo lường mức độ sử dụng vốn đi vay của Công ty so với tài snả. Công ty sử dụng nợ càng nhiều thì nó càng được coi là bị tác động đòn bẩy nhiều hơn. Công thức xác định tỷ số như sau: Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng giá trị nợ Tổng tài sản 1. 5. 3. 2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của Công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của Công ty: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị nợ Vốn chủ sở hữu 1. 5. 4. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay. Là khả năng thanh toán lãi vay mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư dài hạn như mua sắm tài sản cố định bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí trước khi tính thuế lợi tức. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay 1. 5. 5. Phân tích các tỷ số doanh lợi Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và thông qua lợi nhuận đạt được đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 21/78
  • 22. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Tỷ suất sinh lời chính là thước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó trước khi đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ suất biểu hiện cho hệ số sinh lời của Công ty vì nó là kết quả của hàng loạt chính sách và biện pháp quản lý của doanh nghiệp. 1. 5. 5. 1. Tỷ lệ lãi gộp Lãi gộp là khái niệm dùng để chỉ sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (đơn vị sản phẩm) hay giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (xét trên tổng khối lượng) Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ phần trăm giữa lãi gộp đơn vị sản phẩm so với giá vốn hàng bán hay lãi gộp so với doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp chỉ ra mức lãi gộp chiếm trong một đồng doanh thu, được xác định bằng công thức: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp Doanh thu thuần 1. 5. 5. 2. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) Tỷ lệ hoàn vốn đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty, không phân biệt vốn đầu tư được hình thành từ những nguồn nào, một đồng vốn đầu tư vào Công ty tạo ra cho nền kinh tế bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ hoàn vốn = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng vốn bình quân 1. 5. 5. 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu đem lại. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều. 1. 5. 5. 4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 22/78
  • 23. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Tỷ suất khả năng sinh lời so với tài sản này đo lường khả năng sinh lời so với tài sản, hay nói khác tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của Công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản 1.5. 5. 5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này là thước đo khả năng sinh lợi từ đầu tư của chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này là thước đo khả năng sinh lợi từ đầu tư của chủ sở hữu. 1. 5. 6. Phân tích Dupont 1. 5. 6. 1. Ý nghĩa phân tích tài chính Dupont Phân tích tài chính Dupont là một phương pháp phânt tích qua đó cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Từ đó cho các nhà quản trị biết được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1. 5. 6. 2. Nội dung phân tích tài chính Dupont Phân tích tài chính Dupont được nhiều Công ty quan tâm và sử dụng nó vào công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích tài chính Dupont được thể hiện thông qua mối quan hệ hàm số của các tỷ số: vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn tự có. Mối quan hệ đó được biểu hiện qua phương trình sau: Lợi tức sau thuế = Lợi tức sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu (ROE) (ROS) (Vòng quay tài sản) Thừa số đòn cân nợ SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 23/78
  • 24. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 24/78
  • 25. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 2.1.1. Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh là một Công ty với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo trong và ngoài nước trong đó có các Chuyên gia đầu ngành về lập trình và tư vấn, thiết kế hệ thống mạng. Công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như: Tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp tổng thể, kinh doanh thiết bị, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Tin học, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm. Công ty cung cấp công nghệ và sản phẩm của nhiều Hãng nước ngoài có tên tuổi; hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực Bộ ngành, Cơ quan Chính phủ, các văn phòng nước ngoài, Bảo hiểm, Điện lực... Tân Doanh được biết đến như là một Công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với những sản phẩm đánh tin cậy, với kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao trong từng quá trình từ thiết kế, thực thi, đến hỗ trợ kỹ thuật cho những hệ thống mạng và trung tâm thông tin lớn. Tuân thủ nguyên tắc lấy số lượng lớn để đưa giá thành cạnh tranh nhất, cùng với sự hợp tác chặt chẽ với Nhà sản xuất, và hơn 1.100 đại lý trên toàn quốc, sau 5 năm hoạt động, Công ty đã cung cấp hàng triệu sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang bùng nổ về các sản phẩm Công nghệ thông tin và truyền thông. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh - Tên tiếng Anh: Tan Doanh Technology Joint Stock Company - Trụ sở chính: 48Bis Trần Đình Xu, Phường Cô Giang, Quận1, Tp. HCM - Điện thoại: (08) 9206989 - Email: sale@tandoanh.com.vn - Website: www.tandoanh.com.vn SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 25/78
  • 26. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển - 2003: Khởi đầu với việc kinh doanh Ổ cứng Seagate. - 2004: Giành giải thưởng Nhà phân phối bán chạy nhất sản phẩm Seagate tại Việt Nam. - 2005: Trở thành Top 10 Công ty phân phối sản phẩm Seagate SATA nhiều nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào Quý II. Ký hợp đồng trở thành Nhà phân phối Ủy quyền sản phẩm thiết bị mạng cao cấp D-Link tại Việt Nam - 2006: Thành lập chi nhánh tại Hà Nội Triển khai hệ thống IP Camera tại thị trường. Phân phối sản phẩm WD. 14/09/2006: Đạt giải thưởng "Doanh Nghiệp Việt Nam Uy Tín - Chất Lượng 2006" - 2007: Nhận giải thưởng: “Sản phẩm ADSL được ưa chuộng nhất năm 2007” cho D-Link do tạp chí PC World và e-Chip bình chọn. Thành lập chi nhánh Đà Nẵng Nhận giải thưởng “Thương hiệu uy tín và chất lượng” 2 năm liên tiếp 2006/2007 do cơ quan bộ Thương Mại cấp - 2008: Mở rộng phân phối sản phẩm LCD BenQ. Tiếp tục nhận giải thưởng “Sản phẩm ADSL được ưa chuộng nhất năm 2008” cho D-Link do tạp chí PC World bình chọn. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2. 1. 3. 1. Chức năng: Hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của Công ty là sẽ trở thành Công ty hàng đầu, có nhiều hoạt động sâu và rộng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên cung cấp giải pháp tiên tiến và dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng tại Việt Nam với công nghệ phù hợp, dịch vụ hoàn hảo và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 26/78
  • 27. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Đảm bảo công ăn việc làm cho các nhân viên của Công ty, tạo thu nhập hợp pháp, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước. 2. 1. 3. 2. Nhiệm vụ: - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo nghành nghề đã đăng kí - Quản lý và sử dụng tốt về nhân lực, vốn và tài sản của Công ty - Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, áp dụng đúng chính sách tài chính kế toán của nhà nước. - Không ngừng cải tiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần chô nhân viên tại Công ty, thực hiện chế độ chính sách về lao động của nhà nước. Tăng cường bồi dưỡng trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Công ty. 2. 1. 3. 3. Đặc điểm kinh doanh: Đặc điểm dễ nhận thấy của Công ty hiện nay là Công ty hoạt động mạnh trong các lĩnh vực: Cung cấp thiết bị, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Tin học, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm. Công ty đã phân phối ra thị trường hàng triệu sản phẩm thuộc 4 thương hiệu Seagate, D-Link, Western Digital, BenQ. Mục tiêu của Công ty là ngày càng tạo niềm tin đối với các khách hàng, mở rộng thị trường phân phối, phát triển mạnh mẽ hệ thống Công ty. 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 27/78
  • 28. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban: 2.2.1.Tổng Giám đốc - Là người đại diện cho Công ty về mặt pháp luật trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, phân công, phân nhiệm cho nhân viên theo trình độ, yêu cầu của các bộ phận; giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận. - Xây dựng các chiến lược dài hạn, đề ra mục tiêu, phương án… cho Công ty. Tổ chức thực hiện các phương án, chương trình đã phê duyệt - Ký các hơp đồng kinh tế theo luật định 2.2.2. Phòng hành chính nhân sự - Điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính và Nhân sự của toàn Công ty. - Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. - Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế và quy định của Công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 28/78 GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG MARKE TING & SALES PHÒNG BẢO HÀNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN
  • 29. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên, bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn từng người. 2.2.3. Phòng Tài chính kế toán - Có chức năng quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty, lập kế hoạch tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và phân phối cho hoạt động sản xuất. - Thực hiện chức năng ghi chép, ghi sổ, lập các chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định chung của chế độ kế toán Việt Nam. - Cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời cho Giám đốc. 2.2.4. Phòng kinh doanh - Thực hiện chuyên trách về mặt hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về mục tiêu, phương án mở rộng kinh doanh. - Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả. - Lập kế hoạch bán hàng và soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của giám đốc. 2.2.5. Phòng Dịch vụ khách hàng Với đặc điểm kinh doanh là các dịch vụ giao nhận hàng hoá nên phòng khách hàng của Chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Chi nhánh giữ được khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng khách hàng như sau : - Chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ đặt hàng trên tàu và đặt chỗ trong những chuyến tàu sắp tới. - Trợ giúp tổng Giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý nước ngoài trong việc gửi hàng hoá. - Gửi nhận tất cả những chỗ đã đặt và đã được xác nhận bởi hàng không và Fax đến khách hàng. - Gửi cho khách hàng những thông tin về thời hạn cuối cùng để giao hàng đến sân bay, thông báo thời gian bốc dỡ hàng thích hợp để tránh phải trả phí lưu hàng. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 29/78
  • 30. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Chuẩn bị các thông tin cần thiết và làm giảm bớt hàng hoá trong kho hải quan. - Sắp xếp, kiểm tra chi tiết và fax đến các đại lý nước ngoài trong việc xếp hàng xuất nhập khẩu. - Chuyển tất cả các thông tin về những chỗ đã đặt cho chuyến hàng, và những dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng giao dịch. - Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thường xuyên với những đơn vị vận chuyển để sắp xếp các chỗ trên các chuyến bay, chuyến tàu. - Trợ giúp cho các nhân viên trong phòng giao dịch trong việc yêu cầu khách hàng thực hiện bốc dỡ hàng hoá. - Báo cáo các công việc trực tiếp với tổng Giám đốc. 2.2.6. Phòng Bảo hành - Chịu trách nhiệm về dịch vụ bảo hành các sản phẩm của Công ty và các dịch vụ liên quan đến quyền lợi khách hàng. 2.2.7. Phòng Marketing & Sales - Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược quảng cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài. - Thực hiện việc xúc tiến các hoạt động cho vận chuyển hàng hoá. - Xác định các chính sách về giá cả, phương tiện giao thông - Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Báo cáo với giám đốc Chi nhánh toàn bộ các công việc thực hiện. - Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của khách hàng với giám đốc. - Tìm kiếm các khách hàng mới cho Chi nhánh. - Thông báo, cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng - Trợ giúp giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý của nước ngoài để thực hiện được việc gửi hàng một cách tốt nhất. 2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 30/78
  • 31. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty 2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 2.4.1. Thuận lợi: - Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, cơ hội làm ăn, giao thương rộng mở nên nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty có nhiều thuận lợi để phát triển. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. - Hiện nay, nghành Công nghệ thông tin và Viễn thông đang là những nghành có tốc độ phát triển chóng mặt. Công ty đã có những chiến lược đúng đắn đầu tư vào các sản phẩm Viễn thông ADSL D- Link, ổ cứng Seagate. - Giao thương sản phẩm trong nước phát triển mạnh mẽ, cả trụ sở và 2 chi nhánh của công ty đang trong xu hướng phát triển. - Lượng khách hàng quen thuộc của Công ty ngày một tăng với các lịch xuất hàng đều đặn. - Việc tìm kiếm các khách hàng mới có nhiều khả quan. 2.4.2. Khó khăn SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 31/78 KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN KIÊM CÔNG NỢ KẾ TOÁN KÊ KHAI THUẾ NHÂN VIÊN THỦ QUỸ
  • 32. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá xăng dầu bất ổn định vì vậy làm cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. - Sự ra đời của rất nhiều các Doanh nghiêp kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khiến mức độ cạnh tranh cao. - Cơ sở vật chất của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ. CHƯƠNG III: SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 32/78
  • 33. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 33/78
  • 34. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. 3.1.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của bảng cân đối kế toán nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ trước – Chỉ tiêu kỳ này % tăng, giảm = Chỉ tiêu kỳ này - 1 Chỉ tiêu kỳ trước Bảng 3.1.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty theo chiều ngang Đơn vị tính: Triệu đồng X CN2008 CN2007 CN2006 2008 - 2007 2007-2006 1 2 3 4 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 +140 + 150) 51733 39780 27615 11953 30,05% 12165 44,05% - Tiền và các khoản tương đương tiền 1044 685 2554 360 52,52% -1869 -73,19% Các khoản phải thu ngắn hạn khác 39144 13830 7421 25314 183,03% 6409 86,37% 1. Phải thu khách hàng 36335 12092 7421 24243 200,49% 4671 62,95% 2. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 -32 -100% 32 3. Các khoản phải thu khác 2809 1706 1103 64,62% 1706 Hàng tồn kho 9418 23823 15898 -14405 -60,47% 7926 49,86% Tài sản ngắn hạn khác 2127 1442 1743 685 47,52% -301 -17,26% B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 201 + 220 +240 +250 +260) 331 818 414 -488 -59,59% 404 97,51% Tài sản cố định 231 661 351 -430 -65,07% 310 88,22% 1. Tài sản cố định hữu hình 231 661 351 -430 -65,07% 310 88,22% - Nguyên giá 541 871 409 -329 -37,84% 462 112,84% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -310 -209 -58 -101 48,11% -152 262,44% Tài sản dài hạn khác 5 157 63 -152 -96,99% 94 149,29% 1. Chi phí trả trước dài hạn 5 94 -89 -94,98% 94 SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 34/78
  • 35. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 2. Tài sản dài hạn khác 63 63 -63 -100% 0 0,00% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 52064 40598 28029 11466 28,24% 12569 44,84% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 47193 34563 24056 12629 36,54% 10507 43,68% I. Nợ ngắn hạn 47193 34563 24056 12629 36,54% 10507 43,68% 1. Vay và nợ ngắn hạn 9343 10180 1174 -837 -8,22% 9006 767,12% 2. Phải trả người bán 34371 23098 21331 11273 48,81% 1767 8,28% 3. Phải trả khác 3479 1286 1552 2194 170,62% -266 -17,15% II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4871 6035 3973 -1164 -19,28% 2062 51,91% I. Vốn chủ sở hữu 4871 6035 3973 -1164 -19,28% 2062 51,91% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6050 5300 5000 750 14,15% 300 6,00% 2. Cổ phiếu quỹ (*) 0 0 -750 0 750 -100% 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -1179 735 -277 -1914 -260,4% 1012 -365,0% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440 = 300 + 400) 52064 40598 28029 11466 28,24% 12569 44,84% 3.1.1.1. Đánh giá các biến động tài sản Nhìn chung trong 2 giai đoạn năm 2007 và 2008, tổng tài sản của Công ty đã thay đổi theo chiều hướng tốt. - Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12569 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 44,84% - Năm 2008 so với năm 2007 tăng 11466 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 28,24% Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy tỷ lệ tăng của giai đoạn năm 2008 có giảm hơn so với năm 2007 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 28,24%, nguyên nhân có thể do chịu ảnh hưởng khó khăn của kinh tế toàn cầu. Chúng ta hãy cùng phân tích những chỉ tiêu bên trong ảnh hưởng đến thay đổi tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn của Công ty trong 2 năm đều tăng lên, cụ thể: SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 35/78
  • 36. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Năm 2007 so với năm 2006: tăng lên 12165 triệu đồng tương ứng 44,05% - Năm 2008 so với năm 2007: tăng lên 11953 triệu đồng tương ứng 30,05% + Các chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2007 so với năm 2006 đã giảm xuống 1869 triệu đồng tương ứng với giảm 73,19%, điều này cho ta thấy Công ty đã mạnh dạn dùng lượng tiền đem vào hoạt động đầu tư, kinh doanh mà không giữ lượng tiền quá nhiều. Đây chính là một biểu hiện tích cực của Công ty, tuy nhiên tỷ lệ giảm 73,19% là khá cao; Năm 2008 so với năm 2007: tiền tăng 360 triệu, tương ứng tỷ lệ 52,52%, do Công ty thu tiền được từ các khoản phải thu khác. + Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây chính là chỉ tiêu đánh giá các giá trị của Công ty đang bị các Công ty khác chiếm dụng, đối với chỉ tiêu này năm 2007 đã tăng 6409 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 86,37%; Năm 2008 tăng 25314 triệu, tương ứng với tỷ lệ 183,03%. Trong đó phải thu khách hàng tăng, các khỏan phải thu khác tăng, phải thu nội bộ được thu hết trong năm 2007. Điều này chứng tỏ Công ty mở rộng mạng lưới khách hàng nên các khỏan phải tăng thu tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty.  Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2006 tăng 7926 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 49,86%. Chứng tỏ Công ty đã gia tăng hàng tồn kho thêm nhiều mặt hàng để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị trường. Tài sản ngắn hạn khác: năm 2007 so với năm 2006 giảm 301 triệu đồng tương ứng với giảm 17,26% nhưng vào năm 2008, tài sản ngắn hạn khác của Công ty là 2127 triệu đồng, tăng 685 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tương ứng là 47,52%. Đây là biểu hiện rất tốt cho Công ty vì chi phí trả trước giảm thì Công ty không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn vị, Công ty đối tác và chính điều này giúp cho nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm. Tài sản dài hạn năm 2007 tăng 97,51% so với năm 2006. Chứng tỏ Công ty đã đã đầu tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự tăng vọt của SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 36/78
  • 37. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng tài sản dài hạn cho chúng ta thấy được khả năng nhạy bén của Công ty trong các lĩnh vực đầu tư vào các dự án tương lai. Tuy nhiên vào năm 2008 thì Công ty đã giảm đi 488 triệu đồng chỉ tiêu tài sản cố đinh, tương ứng với tỷ lệ giảm 59,59% do giảm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. 3.1.1.2. Đánh giá biến động nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Công ty qua 2 giai đoạn đều tăng với tỷ lệ tương ứng từng năm là 44,84% và 28,24%. Qua số liệu này cho thấy Công ty đã có một sự tăng trưởng nguồn vốn khá phù hợp. - Năm 2007 so với năm 2006, các chỉ tiêu trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng, chỉ có các khỏan phải trả khác giảm 266 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,15% cho thấy Công ty đã chủ động được trong các khỏan nợ đến hạn của Công ty. - Năm 2008 so với năm 2007: Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 12629 triệu đồng, tương ứng 36,54% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán tăng 11273 triệu và phải trả khác tăng 2194 triệu. Vay và nợ ngắn hạn giảm 837 triệu, Công ty đã chú ý đến trả nợ vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ 8,22% là chưa đáng kể. Tỷ trọng khoản phải trả cao thể hiện Công ty chiếm dụng vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và vốn CSH. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về tư cách tín dụng của Công ty, Các khỏan phải trả của Công ty còn trong thời hạn thanh tóan hay quá hạn thanh toán, tránh tình trạng nợ kéo dài dây dưa. + Vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4871 triệu đồng , giảm 1164 triệu so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,28%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phối của Công ty giảm 1914 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 260,40%, đây là một điều đáng lo ngại, Công ty đang rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro thanh toán cao, lợi nhuận giảm đi đáng kể. Trên đây chỉ là một số đánh giá chung dựa trên mối quan hệ các chỉ tiêu trên cùng một dòng của bảng CĐKT nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua 2 giai đoạn 2007 và 2008. Để có thể đánh giá so sánh các chỉ tiêu này với tổng quy mô chung của Công ty, chúng ta phải tiến hành phân tích theo chiều dọc 3.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 37/78
  • 38. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh theo chiều dọc, xác định tỷ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn vốn. Tỷ trọng của từng yếu tố tài sản (nguồn vốn) = Giá trị tài sản (nguồn vốn) Tổng tài sản Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty theo chiều dọc Đơn vị tính: Triệu đồng X 2008 2007 2006 Tỷ trọng So sánh 1 2 3 4 2008 2007 2006 2008- 2007 2007- 2006 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 51733 3978 0 2761 5 99,36 % 97,98 % 98,52 % 1,38% -0,54% 1. Tiền 1044 685 2554 2,01% 1,69% 9,11% 0,32% -7,43% Các khoản phải thu NH khác 39144 1383 0 7421 75,18% 34,07% 26,48% 41,12% 7,59% 1. Phải thu khách hàng 36335 1209 2 7421 69,79% 29,78% 26,48% 40,00% 3,31% 2. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 0,00% 0,08% 0,00% -0,08% 0,08% 3. Các khoản phải thu khác 2809 1706 5,39% 4,20% 0,00% 1,19% 4,20% Hàng tồn kho 9418 2382 3 1589 8 18,09% 58,68% 56,72% -40,6% 1,96% Tài sản ngắn hạn khác 2127 1442 1743 4,09% 3,55% 6,22% 0,53% -2,67% B.TÀI SẢN DÀI HẠN 331 818 414 0,64% 2,02% 1,48% -1,38% 0,54% Tài sản cố định 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38% 1.Tài sản cố định hữu hình 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38% - Nguyên giá 541 871 409 1,04% 2,14% 1,46% -1,10% 0,69% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -310 -219) -58 -0,60% -0,52% -0,21% -0,08% -0,31% Tài sản dài hạn khác 5 157 63 0,01% 0,39% 0,22% -0,38% 0,16% 1. Chi phí trả trước dài hạn 5 94 0 0,01% 0,23% 0,00% -0,22% 0,23% 2. Tài sản dài hạn khác 0 63 63 0,00% 0,16% 0,22% -0,16% -0,07% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 52064 4059 8 2802 9 100% 100% 100% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 47193 3456 3 2405 6 90,64 % 85,14 % 85,83 % 5,51% -0,69% Nợ ngắn hạn 47193 3456 3 2405 6 90,64% 85,14% 85,83% 5,51% -0,69% 1. Vay và nợ ngắn hạn 9343 1018 0 1174 17,95% 25,08% 4,19% -7,13% 20,89% 2. Phải trả người bán 34371 2309 8 2133 1 66,02% 56,89% 76,10% 9,12% -19,2% 3. Phải trả khác 3479 1286 1552 6,68% 3,17% 5,54% 3,52% -2,37% Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4871 6035 3973 9,36% 14,86 % 14,17 % -5,51% 0,69% Vốn chủ sở hữu 4871 6035 3973 9,36% 14,86% 14,17% -5,51% 0,69% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6050 5300 5000 11,62% 13,05% 17,84% -1,43% -4,78% SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 38/78
  • 39. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 2. Cổ phiếu quỹ (*) -750 0,00% 0,00% -2,68% 0,00% 2,68% 3. LN sau thuế chưa phân phối -1179 735 -277 -2,26% 1,81% -0,99% -4,07% 2,80% Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 52064 4059 8 2802 9 100% 100% 100% Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2007 và 2008, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng ngắn hạn năm 2007 là giảm 0,54%, đến cuối năm 2008 tăng thêm 1,38%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác, phải thu nội bộ thay đổi không đáng kể, hàng tồn kho giảm đi nhiều (40,6%). Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định. Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng, đầu năm 2007 là 85,83% đến cuối năm 2008 là 90,64%. Điều này phù hợp với tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng nợ dài hạn không phát sinh; vốn đầu tư của chủ sở hữu có xu hướng giảm. Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008 không có biến động nhiều, nhưng Công ty cần điều chính lại xu hướng phát triển của Công ty. 3.1.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay từ những nguồn nào. Cách phân tích này được tính dựa trên số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn. Những số chênh lệch này được xếp vào một trong hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc: - Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn - Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 39/78
  • 40. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng SỬ DỤNG VỐN Số tiền Tỷ trọng I. Tăng tài sản 1473 9 98,23% 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 6409 42,71% 2. Hàng tồn kho 7926 52,82% 3. Tài sản cố định 310 2,07% 4. Tài sản dài hạn khác 94 0,63% II. Giảm nguồn vốn 266 1,77% 1. Phải trả khác 266 1,77% Tổng cộng sử dụng vốn 1500 5 100,00% NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng I. Giảm tài sản 2170 14,46% 1. Tiền 1869 12,46% 2. Tài sản ngắn hạn khác 301 2,00% 3. Các khoản phải thu DH 0 0,00% II. Tăng nguồn vốn 1283 5 85,54% 1. Vay và nợ ngắn hạn 9006 60,02% 2. Phải trả người bán 1767 11,78% 3. Vốn đầu tư của CSH 300 2,00% 4. Cổ phiếu quỹ (*) 750 5,00% 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1012 6,75% Tổng cộng nguồn vốn 1500 5 100,00% SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 40/78
  • 41. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Năm 2007 Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: - Tăng đầu tư tài sản cố định 310 triệu đồng chiếm 2,07% đồng thời tăng dự trữ hàng tồn kho thêm 7926 triệu đồng, chiếm 52,82% tổng vốn sử dụng trong kỳ, các khoản phải thu trong kỳ tăng 6409 triệu đồng (42,71%), tài sản dài hạn khác tăng 94 triệu (0,63%), phải trả khác tăng 266 triệu (1,77%). Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Vay thêm nợ ngắn hạn 9006 triệu, tài trợ 60,02% cho nhu cầu sử dụng vốn, chiếm dụng thêm của người bán 1716 triệu (11,78%), sử dụng tiền của Công ty thêm 1869 triệu đồng (12,46%)… - Trong năm 2007, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho 2 chỉ tiêu: các khoản phải thu ngắn hạn (42,71%) và tăng hàng tồn kho (52,82%) Như vậy, trong năm 2007 Công ty chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ hàng tồn kho và tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất và dự trữ hàng của Công ty. - Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, Công ty đã huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này chiếm 60,02% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Công ty có tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu ( xem Thuyết minh báo cáo tài chính) Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng (2,00%) ngoài ra Công ty đã sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư (6,75%) Đây cũng là biểu hiện tốt của Công ty, một mặt làm gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị của Công ty. - Nhìn chung nguồn vốn tài trợ cho việc sử dụng vốn của công ty trong năm 2008 chủ yếu là từ nguồn vốn bên ngoài (60%). Công ty đã chuyển qua sử dụng nợ vay, tăng nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty lên. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 41/78
  • 42. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Bảng 3.4. Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng SỬ DỤNG VỐN Số tiền Tỷ trọng I. Tăng tài sản 2645 3 90,58% 1. Tiền 360 1,23% 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 2531 4 86,68% 3. Tài sản ngắn hạn khác 685 2,35% 4. Các khoản phải thu dài hạn 95 0,33% II. Giảm nguồn vốn 2751 9,42% 1. Vay và nợ ngắn hạn 837 2,87% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1914 6,55% Tổng cộng 2920 4 100,00% NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ trọng I. Giảm tài sản 1498 8 51,32% 1. Hàng tồn kho 1440 5 49,33% 2. Tài sản cố định 430 1,47% 3. Tài sản dài hạn khác 152 0,52% II. Tăng nguồn vốn 1421 7 48,68% 1. Phải trả người bán 1127 3 38,60% 2. Phải trả khác 2194 7,51% 3. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 750 2,57% Tổng cộng nguồn vốn 2920 4 100,00% SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 42/78
  • 43. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng * Năm 2008, Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Tăng các khoản phải thu ngắn hạn một cách đáng chú ý, cụ thể tăng 25314 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 86,68% sử dụng vốn của Công ty. Điều này chứng tỏ năm 2008, Công ty có bán hàng được, tuy nhiên chưa thu được tiền, chủ yếu là đang bán chịu. Tỷ lệ này khá cao có thể mang lại rủi ro cho Công ty khi không thu lại được tiền hàng. Đồng thời trong năm, tiền và các khỏan phải thu dài hạn cũng tăng lên nhưng tỷ lệ không đáng kể (1,23% và 0,33%), Tài sản ngắn hạn khác tăng 685 triệu đồng (2,35%). Công ty đã trả nợ vay ngắn hạn thêm 837 triệu (2,87%), phân phối lợi nhuận 1914 triệu (6,55%) Để tài trợ cho việc sử dụng vốn, Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Giảm hàng tồn kho 14.405 triệu đồng (49.33%), giảm tài sản cố định (1.47%) và tài sản dài hạn khác (0.52%). Đồng thời tăng các khoản phải trả lên (phải trả người bán: tăng 36,08%; phải trả khác: tăng 7,51%), tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 750 triệu (2.57%) Như vậy trong năm 2008, Công ty đã phải thu hẹp bớt quy mô sản xuất (giảm hàng tồn kho, tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác); Các khoản phải thu tăng nhanh, có thể mang lại nhiều rủi ro cho Công ty khi khách hàng không chịu thanh toán. Công ty đã trả bớt được nợ vay ngắn hạn và tăng vốn đầu tư chủ sở hữu, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp. Nguồn vốn thay đổi chủ yếu do giảm hàng tồn kho và chiếm dụng thêm của người bán. Nhìn chung, trong năm 2008, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty thay đổi theo chiều hướng không được khả quan, do chịu ảnh hưởng khó khăn kinh tế chung của thế giới. 3.2. PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 43/78
  • 44. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Bảng 3.5. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ THUYẾT MINH CN2008 CN2007 CN2006 1 2 3 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 408915 274359 104479 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 243 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02) 10 408672 274359 104479 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 403543 263226 102348 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 5129 11133 2131 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 561 343 16 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 7320 1331 83 Trong đó: chi phí lãi vay 23 2091 672 8. Chi phí bán hàng 24 8774 6282 1186 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2654 2419 1155 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư {30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)} 30 -13058 1443 -277 11. Thu nhập khác 31 11659 9 12. Chi phí khác 32 515 62 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 11144 -52 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 -1914 1310 277 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 379 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 =50 - 51 -52) 60 -1914 1012 277 18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*) 70 3.2.1. Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo KQHĐKD nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 44/78 Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ trước - Chỉ tiêu kỳ này
  • 45. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Bảng 3.6. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều ngang Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008/2007 2007/2006 Số tiền Tỷ lệ tăng/giảm Số tiền Tỷ lệ tăng/giảm 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 134556 49,04% 169880 162,60% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 243 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10 = 01 -02) 134313 48,96% 169880 162,60% 4. Giá vốn hàng bán 140316 53,31% 160878 157,19% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20 = 10 - 11) -6004 -53,93% 9002 422,46% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 218 63,44% 327 2039,07% 7. Chi phí tài chính 5988 449,79% 1248 1500,17% Trong đó: chi phí lãi vay 1418 210,92% 672 8. Chi phí bán hàng 2492 39,67% 5097 429,90% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 235 9,70% 1264 109,37% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư {30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)} -14501 -1004,75% 1721 620,49% 11. Thu nhập khác 11650 128122,02 % 9 12. Chi phí khác 453 735,74% 62 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 11197 -21332,95% -52 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) -3223 -246,11% 1032 372,35% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành -379 -100,00% 379 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60 =50 - 51 -52) -2926 -289,07% 735 265,02% 18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*) Chi phí tài chính trong 2 giai đoan năm 2007 và 2008 đều tăng nhanh, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Doanh thu tăng 49,04% nhưng so với tỷ lệ tăng chi phí tài chính thì tỷ lệ tăng doanh thu là quá nhỏ. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 45/78 % tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này - 1 Chỉ tiêu kỳ trước
  • 46. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2008 giảm 14501 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm 1914 triệu đồng, giảm 2926 triệu đồng so với năm 2007. Công ty làm ăn thua lỗ, cần sớm cân bằng tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí, phấn đấu tăng doanh thu và có biện pháp tiết kiệm chi phí sao cho tỷ lệ tăng của chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, có làm như vậy doanh nghiệp mới giảm được mức chi phí trên 100 đồng doanh thu. 3.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần kỳ này với kỳ trước. Để làm được điều này, trước tiên cần phải xác định mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần từng năm. Bảng 3.7. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều dọc Đợn vị tính: Triệu đồng SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 46/78 Tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu = Chi phí (hoặc lợi nhuận) Doanh thu thuần
  • 47. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Năm 2006: doanh thu thuần của Công ty là 104479 triệu; năm 2007: 274.359 triệu; năm 2008: 408.672 triệu. Từ đó ta có thể nhận định đuợc doanh thu thuần của Công ty có xu hướng tăng. Phân tích từng chỉ tiêu trong bảng báo cáo KQHĐKD ta có những nhận xét sau: - Giá vốn hàng bán: Chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu thuần, tỷ lệ lần lượt qua các năm 2006, 2007, 2008 là 97,96%; 95,94%; 98.74%. Điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán của Công ty chiếm tỷ lệ quá cao so với doanh thu thuần. Vì vậy nên mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận của Công ty rất ít vì giá vốn hàng bán cao, chưa kể các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và bán hàng SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 47/78 CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng so với DTT 2008 2007 2006 2008 2007 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 408915 274359 10447 9 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 243 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02) 408672 274359 10447 9 100% 100% 100% 4. Giá vốn hàng bán 403543 263226 10234 8 98,74 % 95,94 % 97,96% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 5129 11133 2131 1,26% 4,06% 2,04% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 561 343 16 0,14% 0,13% 0,02% 7. Chi phí tài chính 7320 1331 83 1,79% 0,49% 0,08% Trong đó: chi phí lãi vay 2091 672 0,51% 0,25% 0,00% 8. Chi phí bán hàng 8774 6282 1186 2,15% 2,29% 1,13% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2654 2419 1155 0,65% 0,88% 1,11% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)} -13058 1443 -277 -3,20% 0,53% -0,27% 11. Thu nhập khác 11659 9 2,85% 0,00% 0,00% 12. Chi phí khác 515 62 0,13% 0,02% 0,00% 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 11144 -52 2,73% -0,02% 0,00% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) -1914 1310 277 -0,47% 0,48% 0,27% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 379 0,00% 0,14% 0,00% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 000% 0,00% 0,00% 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 =50 - 51 -52) -1914 1012 277 -0,47% 0,37% 0,27% 18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*) 0,00% 0,00% 0,00%
  • 48. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2007, lợi nhuận gộp chiếm 4,06% doanh thu thuần, tăng 2,02% so với năm 2006 nhưng sang năm 2008, tỷ lệ lợi nhuận gộp chỉ còn 1,26%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng nhanh, vượt quá tốc độ tăng doanh thu thuần. - Chi phí tài chính năm 2008 tăng thêm 1,3% so với năm 2007. Nâng mức chi phí tài chính lên 1,79% doanh thu. Vào năm 2008, chi phí bán hàng và chi phí quản lý có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ giảm còn khá nhỏ (0,14% và 0,23%). Công ty đã có tiết kiệm hơn trong chi phí nhưng tỷ lệ còn quá thấp. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư giảm đi khá nhiều. Trong năm 2007, lợi nhuận thuần của Công ty là 1443 triệu đồng, nhưng sang năm 2008, lợi nhuận thuần của Công ty giảm rõ rệt (lỗ 13058 triệu đồng). Nguyên nhân có thể do tình hình kinh tế khó khăn chung nên những khỏan Công ty đầu tư không sinh lời. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Đến năm 2008, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp âm 13058 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán và các khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu thuần, nên lợi nhuận sau thuế còn lại bị âm. Công ty làm ăn thua lỗ, cần thay đổi, điều chỉnh lại về vấn đề giá vốn hàng bán và chi phí. 3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau: 2006 2007 2008 Vốn lưu động 4732 15397 13883 Vốn lưu động ròng 3558 5217 4541 VLĐ ròng /VLĐ 75.19% 33.88% 32.70% Qua 3 năm, ta nhận thấy tình hình vốn lưu động và vốn lưu động ròng của Công ty luôn luôn dương. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty chhứng tỏ hiện nay Công ty có cơ cấu tài chính ổn định. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 48/78
  • 49. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Khi phân tích tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho vốn lưu động, ta nhận thấy tỷ lệ năm 2006 khá cao, nhưng càng về sau, Công ty càng điều chỉnh tỷ lệ này xuống hợp lý. Tỷ lệ vốn lưu động tong tài trợ cho vốn lưu động thường ở mức 30% - 40% là tốt nhất. Vì vậy Công ty cần duy trì tỷ lệ này. Dựa vào kết quả tính toán trên, ta có thể kết luận độ an toàn và khả năng thanh toán của Công ty khá tốt. 3.4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của một Công ty được đánh giá dựa vào quy mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn càng lớn nhu cầu thanh toán càng cao, Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn được đánh giá trên cơ sở mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn 3.4.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2006 = 24056 27615 = 1,15 Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2007 = 34563 39780 = 1,15 Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2008 = 47193 51733 = 1,10 So sánh tỷ số giữa 3 thời điểm ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành vào cuối năm 2008 giảm đi so với 2 năm trước nhưng giảm không đáng kế (0,05) Bảng 3.8. Biểu đồ thể hiện Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn của Công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 49/78 Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
  • 50. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 năm t r i ệ u đ ồ n g 1.06 1.07 1.08 1.09 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 1.16 lần TS Ngắn hạn 27615 39780 51733 Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193 Tỷ số thanh toán hiện thời 1.15 1.15 1.10 2006 2007 2008 - Năm 2006: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,15 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả - Năm 2007: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,15 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả - Năm 2008: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,10 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1 và ổn định từ 1,10 đến 1,15 chứng tỏ Công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. 3.4.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng Công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắnhạn SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 50/78 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 = 27615 – 15898 = 0,49 24056
  • 51. 0 20000 40000 60000 triệu đồng năm TS Ngắn hạn 27615 39780 51733 Hàng tồn kho 15898 23823 9418 Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193 2006 2007 2008 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng Năm 2006 và 2007, tỷ số khả năng thanh toán nhanh ổn định ở mức xấp xỉ 0,50 đến năm 2008 tỷ số này tăng gần gấp đôi (0,90) nguyên nhân do tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng (51733 triệu đồng) và hàng tồn kho giảm (9418 triệu đồng) - Năm 2006: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,49 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh - Năm 2007: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,46 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh - Năm 2008: Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,90 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh Như vậy tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm khá ổn định. Bảng 3.9. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 51/78 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2007 = 39780 – 23823 = 0,46 34563 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2008 = 51733 - 9418 = 0,90 47193
  • 52. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 năm t r i ệ u đ ồ n g 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 lần Tiền mặt 2554 685 1044 Nợ ngắn hạn 24056 34563 47193 Tỷ số thanh khoản nhanh 0.11 0.02 0.02 2006 2007 2008 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng 3.4.1.3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền chi trả Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền năm 2006 = 2554 = 0,11 24056 Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền năm 2007 = 685 = 0,02 34536 Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền năm 2008 = 1044 = 0,02 47193 Nhìn chung công ty có tỷ số thanh khoản nhanh khá thấp. - Năm 2006: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,11 đồng tiền và các khỏan tương đương tiền sẵn sang chi trả. - Năm 2007: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền và các khỏan tương đương tiền sẵn sang chi trả. - Năm 2006: Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền và các khỏan tương đương tiền sẵn sang chi trả. Bảng 3.10. Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thìn Trang 52/78 Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền = Tiền mặt Nợ ngắnhạn