SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  158
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Quang Hùng, nghiên cứu sinh khóa 29, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Ung thư, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy GS.TS Mai Trọng Khoa và PGS.TS Kiều Đình Hùng
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2015
Người viết cam đoan
Nguyễn Quang Hùng
CHỮ VIẾT TẮT
% Tỷ lệ phần trăm
BED Liều hiệu ứng sinh học (Biologically effective dose)
CĐHA Chẩn đoán hình ảnh
Cho
HU
Choline
Housfield
CHT (MRI) Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging)
CHTP (MRS) Chụp cộng hưởng từ phổ (Magnetic Resonance Spectrum)
CLVT(CT) Chụp cắt lớp vi tính (CTScanner)
Cr Creatine
CTV
CS
Thể tích bia lâm sàng (clinical target volume)
Cộng sự
DIPG U thần kinh đệm cầu não lan tỏa (Diffuse Intrinsic Pontine Glioma)
DSA Chụp mạch não số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography)
ĐT Điều trị
GK Xạ phẫu bằng dao gamma (Gamma Knife,
GTV Thể tích khối u thô (gross tumor volume)
IMRT Xạ trị điều biến liều (Intensive Modulated Radiation Therapy)
KT Kích thước
KTTB
TB
TK
Kích thước trung bình
Trung bình
Thần kinh
MET 11
C - methionine
n Số lượng bệnh nhân
NAA N - acetyl aspartate
PET/CT Positron Emission Tomography/CTscanner
PTV Thể tích bia lập kế hoạch (planning target volume)
RGS Hệ thống dao gamma quay (Rotating Gamma Systeme)
UTKĐ U thần kinh đệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não ................................................................ 3
1.1.1. Hình thể ngoài....................................................................................................3
1.1.2. Hình thể trong....................................................................................................5
1.2. Các loại u thần kinh đệm bậc thấp, nguyên nhân và tiên lượng ............ 8
1.3. Chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não.................................... 10
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng.......................................................................................11
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não ...................13
1.3.3. Một số hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não thường gặp.......16
1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não ...........20
1.4. Điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não ........................................ 23
1.4.1. Điều trị nội khoa .............................................................................................23
1.4.2. Điều trị ngoại khoa.........................................................................................24
1.4.3. Điều trị u thân não bằng xạ trị....................................................................24
1.4.4. Điều trị u thân não bằng xạ phẫu...............................................................25
1.4.5. Phương pháp can thiệp sinh học................................................................32
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xạ phẫu dao Gamma
điều trị u thần kinh đệm thân não........................................................ 32
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về xạ phẫu dao Gamma u thân não......32
1.5.2. Một số nghiên cứu về xạ phẫu dao gamma trong nước......................34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................................35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................36
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................36
2.2.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................36
2.2.4. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................36
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................38
2.2.6. Tiến hành chụp CT, MRI, xung MRS và phân tích kết quả.............38
2.2.7. Các biến nghiên cứu.......................................................................................39
2.2.8. Tiến hành xạ phẫu bằng dao Gamma Quay...........................................43
2.2.9. Đánh giá kết quả điều trị sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,
36 tháng… .......................................................................................................48
2.2.10. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng....................................................................50
2.2.11. Xử lý số liệu...................................................................................................50
2.2.12. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 53
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................................... 53
3.2. Đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não....................... 56
3.3. Liều xạ phẫu ...................................................................................... 62
3.4. Đánh giá kết quả sau xạ phẫu............................................................. 64
3.5. Tỷ lệ tử vong theo thời gian ............................................................... 78
3.6. Biến chứng......................................................................................... 79
Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................... 85
4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................................... 86
4.1.1. Tuổi và giới.......................................................................................................86
4.1.2. Phân bố nhóm tuổi theo vị trí u thân não................................................87
4.1.3. Phân bố giới theo vị trí u..............................................................................88
4.1.4. Lý do vào viện.................................................................................................89
4.1.5. Thời gian diễn biến bệnh..............................................................................89
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng....................................................................................90
4.1.7. Thang điểm Karnofski trước xạ phẫu.......................................................92
4.2. Đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não trên CT và MRI ... 93
4.2.1. Đặc điểm về vị trí u........................................................................................93
4.2.2. Đặc điểm về cấu trúc u..................................................................................94
4.2.3. Đặc điểm về ranh giới u................................................................................95
4.2.4. Đặc điểm về mức độ xâm lấn chèn ép xung quanh.............................96
4.2.5. Đặc điểm về mức độ ngấm thuốc..............................................................96
4.2.6. Đặc điểm về phù não xung quanh u..........................................................97
4.2.7. Đặc điểm hoại tử trong u..............................................................................98
4.2.8. Đặc điểm vôi hóa trong u.............................................................................99
4.2.9. Đặc điểm chảy máu trong u.........................................................................99
4.2.10. Đặc điểm tỷ trọng u...................................................................................100
4.2.11. Đặc điểm tín hiệu trên xung T1W, T2W............................................100
4.2.12. Đặc điểm chuyển hóa của khối u trên xung cộng hưởng từ phổ .......101
4.3. Chỉ định và chống chỉ định............................................................... 101
4.4. Liều xạ phẫu .................................................................................... 102
4.4.1. Phân bố liều xạ phẫu theo kích thước u.................................................104
4.4.2. Phân bố liều xạ phẫu theo vị trí u............................................................105
4.5. Kết quả điều trị................................................................................. 105
4.5.1. Thời gian xuất viện và thời gian theo dõi được sau xạ phẫu..........106
4.5.2. Thang điểm Karnofski sau xạ phẫu ........................................................107
4.5.3. Kích thước khối u.........................................................................................108
4.5.4. Liên quan giữa kích thước u với dấu hiệu phù não, chèn ép tổ chức
xung quanh, hoại tử trong u. ....................................................................109
4.5.5. Thời gian sống thêm trung bình sau xạ phẫu.......................................110
4.5.6. Liên quangiữa thờigiansốngthêmtrungbìnhtheotừngnhóm tuổi........112
4.5.7. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo giới................113
4.5.8. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo cấu trúc u....113
4.5.9. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo từng vị trí u.........113
4.5.10. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm kích
thước u.............................................................................................................114
4.5.11. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm liều
xạ phẫu ............................................................................................................114
4.5.12. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có
phù não và không có phù não ..................................................................115
4.5.13. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình ở nhóm u có ngấm
thuốc và không ngấm thuốc......................................................................115
4.5.14. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình ở nhóm u có chảy
máu và không chảy máu trong u.............................................................116
4.6. Tỷ lệ tử vong sau xạ phẫu ................................................................ 116
4.7. Biến chứng sau xạ phẫu ................................................................... 117
KẾT LUẬN ............................................................................................. 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm u sao bào lông trên phim CT và MRI .................. 17
Bảng 1.2: Đặc điểm u sao bào lan tỏa trên phim CT và MRI............... 18
Bảng 1.3: Đặc điểm u tế bào thần kinh đệm ít nhánh trên CT và MRI...... 19
Bảng 1.4: Đặc điểm u thần kinh đệm dưới ống nội tủy trên CT và MRI ...... 19
Bảng 1.5: Đặc điểm u biểu mô ống nội tủy trên CT và MRI................ 20
Bảng 1.6: Phân loại u tế bào hình sao năm 2000................................. 20
Bảng 1.7: Phân loại các khối u của hệ thần kinh................................. 21
Bảng 1.8: Chỉ định xạ phẫu cho một số u não và bệnh lý sọ não ......... 30
Bảng 1.9: Liều xạ phẫu theo kích thước khối u................................... 31
Bảng 1.10: Liều xạ phẫu cho khối u ở vị trí thân não............................ 31
Bảng 2.1: Đáp ứng kích thước khối u theo tiêu chuẩn RECIST ........... 50
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới................................... 53
Bảng 3.2: Lý do vào viện................................................................... 54
Bảng 3.3: Thời gian diễn biến bệnh.................................................... 55
Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng ........................................................ 55
Bảng 3.5: Thang điểm Karnofski trước xạ phẫu.................................. 56
Bảng 3.6: Kích thước u trước điều trị................................................. 56
Bảng 3.7: Đặc điểm hình ảnh khối u trên CT...................................... 57
Bảng 3.8: Đặc điểm hình ảnh khối u trên MRI ................................... 59
Bảng 3.9: Tín hiệu trên phim chụp MRI............................................. 61
Bảng 3.10: Đặc điểm chuyển hóa các chất trên xung cộng hưởng từ phổ.... 61
Bảng 3.11: Liều xạ phẫu cho từng vị trí u ............................................ 62
Bảng 3.12: Phân bố liều xạ phẫu theo kích thước u .............................. 63
Bảng 3.13: Thời gian xuất viện............................................................ 64
Bảng 3.14: Thời gian theo dõi sau điều trị............................................ 64
Bảng 3.15: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị........ 65
Bảng 3.16: Phân bố chèn ép xung quanh theo kích thước khối u........... 66
Bảng 3.17: Phân bố hoại tử trong u theo kích thước khối u................... 67
Bảng 3.18: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong sau xạ phẫu theo thời gian............ 78
Bảng 3.19: Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng sau xạ phẫu ........................ 79
Bảng 3.20: Liên quan giữa biến chứng đau đầu với liều xạ phẫu........... 80
Bảng 3.21: Liên quan giữa biến chứng phù não với liều xạ phẫu........... 80
Bảng 3.22: Liên quan giữa biến chứng mất ngủ với liều xạ phẫu .......... 81
Bảng 3.23: Liên quan giữa biến chứng chán ăn với liều xạ phẫu ........... 81
Bảng 4.1: Kết quả xạ phẫu dao gamma cho bệnh nhân glioma thân não
theo một số tác giả........................................................... 106
Bảng 4.2: So sánhthayđổikíchthướckhối usauxạphẫuvớimộtsốtác giả .... 109
Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ phù não quanh u với một số tác giả.............. 110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % nhóm tuổi theo vị trí u thân não......................... 53
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % nam, nữ theo vị trí u thân não ............................ 54
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % u thần kinh đệm bậc thấp thân não theo vị trí ..... 56
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ % khối u ngấm thuốc trên phim chụp CT ............... 58
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ % khối u ngấm thuốc trên phim cộng hưởng từ ...... 60
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ % theo liều xạ phẫu................................... 62
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ % liều xạ phẫu theo vị trí khối u ............................ 63
Biểu đồ 3.8: Thang điểm Karnofski trước và sau điều trị .................... 64
Biểu đồ 3.9: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị .... 65
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % phù não theo kích thước u ................................. 66
Biểu đồ 3.11: Thời gian sống thêm trung bình theo Kaplan-Meier ........ 68
Biểu đồ 3.12: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm tuổi .............. 69
Biểu đồ 3.13: Thời gian sống thêm trung bình theo giới........................ 70
Biểu đồ 3.14: Thời gian sống thêm trung bình theo cấu trúc u............... 71
Biểu đồ 3.15: Thời gian sống thêm trung bình theo vị trí khối u............ 72
Biểu đồ 3.16: Thời gian sống thêm trung bình theo kích thước u........... 73
Biểu đồ 3.17: Thời gian sống thêm trung bình theo liều xạ phẫu........... 74
Biểu đồ 3.18: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có phù não và
không có phù não........................................................... 75
Biểu đồ 3.19: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có ngấm
thuốc và không ngấm thuốc............................................ 76
Biểu đồ 3.20: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có chảy máu
và không chảy máu ........................................................ 77
Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ chết tích lũy theo thời gian .................................... 78
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu thân não............................................................... 4
Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang qua chéo vận động..................................5
Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua phần trước trám hành .......................5
Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu....................6
Hình 1.5: Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não ............................ 7
Hình 1.6: Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước ...............7
Hình 1.7: U sao bào lông, độ I........................................................... 17
Hình 1.8: U tế bào hình sao bào lan tỏa, độ II .................................... 18
Hình 1.9: Hình ảnh máy Xạ phẫu CyberKnife.................................... 25
Hình 1.10: Hình ảnh máy xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển................. 27
Hình 1.11: Hình ảnh xạ phẫu dao Gamma Quay .................................. 28
Hình 2.1: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™..................... 36
Hình 2.2: Khung định vị có các đầu vít............................................. 37
Hình 2.3: Khung định vị có bộ đánh dấu các tọa độ XYZ................... 37
Hình 2.4: Giá đỡ khung định vị ......................................................... 37
Hình 2.5: Máy chụp CT mô phỏng .................................................... 37
Hình 2.6: Máy chụp MRI mô phỏng .................................................. 37
Hình 2.7: Máy chụp cắt lớp 64 dãy.................................................... 37
Hình 2.8: Hình ảnh cố định đầu bệnh nhân vào một khung lập thể...... 44
Hình 2.9: Hình ảnh chụp CT mô phỏng ............................................. 44
Hình 2.10: Hình ảnh mở cửa sổ khai báo................................................. 45
Hình 2.11: Hình ảnh đánh dấu các điểm xác định tọa độ khối u............ 45
Hình 2.12: Hình ảnh thể tích khối u được xác lập ................................ 45
Hình 2.13: Hình ảnh đặt các trường chiếu............................................ 46
Hình 2.14: Hình ảnh khảo sát đường đồng liều .................................... 46
Hình 2.15: Đường màu vàng thể hiện thể tích khối u............................ 47
Hình 2.16: Bảng kế hoạch xạ phẫu ..................................................... 47
Hình 2.17: Cố định đầu bệnh nhân vào giá đỡ giường của máy RGK.... 48
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não là thuật ngữ có tính quy ước để chỉ các u trong sọ, thuộc hệ
thống thần kinh trung ương. Theo cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế (IARC),
hàng năm, tỷ lệ mắc u não từ 3 - 5/100.000 dân và con số này ngày càng tăng.
Tần suất mắc bệnh chủ yếu gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3 - 12 và 40 – 70 tuổi. Tại Mỹ
tỷ lệ mắc u não là 4,5/100.000 dân [1],[2]; tỷ lệ tử vong đứng thứ 5 sau các bệnh
ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư thực quản [3]. Ở Việt
Nam, theo thống kê năm 2000, tỷ lệ mắc u não chiếm 1,3/100.000 dân [4].
U não xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong não như vùng thái dương,
đỉnh, chẩm, hố sau cũng như ở thân não. U thân não bao gồm: u cuống não, u
cầu não và u hành tủy; đây là vị trí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chức
năng vận động, hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Chiếm tỷ lệ lớn ở thân não là u
thần kinh đệm, u máu thể hang, một số ít có thể gặp là u lymphoma, ung thư
di căn thân não. U thần kinh đệm thân não bao gồm u thần kinh đệm bậc thấp
và u thần kinh đệm bậc cao.
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc u thần kinh đệm thân não ngày càng gia
tăng, bệnh tiến triển nhanh, tiên lượng thường rất xấu, điều trị khó khăn, thời
gian sống ngắn và tỉ lệ tử vong cao.
Điều trị u thần kinh đệm thân não chủ yếu vẫn là xạ trị chiếu ngoài, xạ
phẫu bằng dao gamma, điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tuy nhiên điều trị nội
khoa chỉ mang tính chất tạm thời, xạ trị chiếu ngoài không nâng được liều tối
đa cho u do trường chiếu rộng gây biến chứng tổn thương thần kinh trầm
trọng. Phẫu thuật ít được đặt ra mặc dù những năm gần đây kỹ thuật sinh thiết
định vị dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh như stériotaxique, hệ thống
định vị thần kinh Neuronavigation với mục đích loại bỏ khối u và xét nghiệm
mô bệnh học nhưng tỷ lệ biến chứng rất cao. Do đó xạ phẫu là lựa chọn tối ưu
cho điều trị u thần kinh đệm thân não, đặc biệt có hiệu quả với u thần kinh
đệm bậc thấp.
2
Xạ phẫu bằng dao gamma, hay còn được gọi là dao gamma cổ điển
được ứng dụng từ năm 1968 để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não [5].
Dựa trên nguyên lý hoạt động dao gamma cổ điển, các nhà khoa học Hoa Kỳ
đã chế tạo ra hệ thống xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma
Knife) [6]. Tháng 7 năm 2007 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh
viện Bạch Mai bắt đầu ứng dụng phương pháp điều trị này cho những bệnh
nhân u não và một số bệnh lý sọ não đã mang lại kết quả tốt trong đó có u
thần kinh đệm bậc thấp thân não.
Ở trong nước chưa có báo cáo nào nghiên cứu về kết quả điều trị u thần
kinh đệm bậc thấp thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay.
Với mong muốn cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian sống cho bệnh
nhân u thần kinh đệm bậc thấp thân não, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma
quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai”.
Nhằm mục đích:
1. Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh u thần kinh
đệm bậc thấp thân não
2. Đánh giá kết quả điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não bằng
phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não (cuống não, cầu não và hành tủy)
Thân não bao gồm cuống não, cầu não và hành tủy. Thân não là một
thành phần của não thuộc hố sau, phát sinh từ các túi não thứ tư, thứ năm là
tiếp tục phần kéo dài của tủy. Thân não là nơi qua lại quan trọng giữa tủy
và não, các đường vận động và cảm giác, các bó tiểu não và các bó liên
hợp đều đi qua thân não. Thân não còn là nơi tập trung các trung tâm mà
một số có liên quan tới sự sống (nhịp tim, nhịp thở...). Ở vị trí này có hầu
hết các nhân dây thần kinh sọ, cấu tạo xám (nhân xám trung ương) và đặc
biệt cấu tạo lưới [7].
Theo Nguyễn Cường tổn thương ở vị trí thân não thường để lại những
hậu quả nặng nề, bệnh diễn biến nhanh với nhiều dấu hiệu thần kinh phong
phú, di chứng tàn tật vĩnh viễn khó hồi phục [7].
1.1.1. Hình thể ngoài
1.1.1.1. Hành tủy: hành tủy có hình lăng trụ đáy to ở trên bẹt từ trước ra sau.
Giới hạn phía dưới của hành tủy ngang mức khớp chẩm đội, nằm trên mỏm
nha đốt trục, hơi nghiêng ra phía trước phần trên của hành tủy nằm trên dốc
(Clivus). Hành tủy có kích thước: cao 3cm, rộng 1,5-2,0cm, nặng 6-7gam,
hướng không thẳng, chếch lên trên ra trước [7].
1.1.1.2. Cầu não: giới hạn của cầu não rất rõ và trội hẳn lên. Ở dưới là rãnh
hành cầu và lỗ chột Vicq Agyr ngăn cách hành cầu với hành tủy. Ở trên là
rãnh cuống cầu và lỗ chột trên ngăn cách với cuống não. Cầu não có kích
thước cao 2,5cm, rộng 3,5cm làm thành một đoạn rộng hơn là cao và ngược
lại so với hành tủy. Hướng đi của cầu não chếch, họp với mặt phẳng nằm
ngang một góc 20-25° [7].
1.1.1.3. Cuống não: cuống não phát triển từ túi não giữa (não giữa). Giới hạn
phía dưới của cuống não với cầu não là rãnh cuống cầu ở phía trước quan sát rõ,
4
phía sau thì không rõ; phía trên cuống não rất khó phân biệt với gian não. Hai bên
cuống não là dải thị và phía sau là củ sinh tư trước. Có kích thước dài 1,8cm, rộng
1,5-1,8cm hướng đi chếch lên trên và ra trước [7].
Hình 1.1: Giải phẫu thân não
(Nguồn: Neuroscience, 2nd
edition)
5
1.1.2. Hình thể trong
Để nghiên cứu hình thể trong của thân não cần phải có nhiều thiết đồ
cắt ngang cổ điển ở hành tủy, cầu não và cuống não [7].
1.1.2.1. Thiết đồ cắt ngang qua bắt chéo vận động
Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang qua chéo vận động [7]
a. Chất xám: bị tan thành mảnh do các sợi bó tháp bắt chéo: đầu sừng trước
thành nhân dây XII đồng thời có nhân vận động của dây X, sừng bên cũng bị
tách và trở thành nhân dây XI, sừng sau bắt đầu phát triển thành 3 nhân Goll,
Burdach và nhân dây V, kênh ống nội tủy bị đẩy về sau [7].
b. Chất trắng: bắt chéo của bó tháp, chiếm một khoảng rộng lớn ở 1/3 dưới
hành tủy và hình thành chân của hành tủy [7].
1.1.2.2. Thiết đồ cắt ngang qua phần trước của trám hành
Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua phần trước trám hành [7]
6
a. Chất xám: trám hành là 1 túi nhăn nheo, miệng túi chếch ra sau và vào
trong, đáy túi đẩy ra ngoài, có 2 trám phụ ở bên cạnh miệng túi. Có bó trám
gai thẳng và chéo đi xuống tủy sống, hệ thống trám mới liên lạc với thùy bên
của tiểu não, còn trám phụ liên lạc với thùy giun [7].
Các nhân dây thần kinh sọ: cũng như ở chất xám, tủy sống, các nhân
dây thần kinh sọ phân mảnh bởi các biến chuyển ở thân não cũng sắp xếp theo
đường vòng cung. Ở sàn não thất IV từ trong ra ngoài có nhân vận động của
dây XII, các nhân thực vật của dây X và lên cao là nhân thực vật của dây IX,
nhân cảm giác V, nhân bó đơn độc X [7].
b. Chât trắng
Ở giữa là dải băng Reil, sau nó là bó gai lưới thị, bó mái gai rồi dải nhỏ
dọc sau. Ở phía bên: bó Flechsig vượt rãnh sau bên thành cuống tiểu não
dưới. Bó Gowers ở phía chân của bó bên hành; ở giữa bó bên hành là bó hồng
gai và ở đỉnh là bó gai thị [7].
1.1.2.3. Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu (từ trước ra sau)
Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu [7]
Bó tháp được tách ra thành nhiều bó nhỏ, các bó giữa, dải băng Reil
giữa phía sau đó là bó mái gai và dải nhỏ dọc sau. Ở phía trên có 3 bó bên ở
hành tủy đi lên: bó gai thị bên sát Reil giữa, bó hồng gai (nằm sau bó gai thị)
và bó gai - tiểu não chéo (nằm bên ngoài bó hồng gai) [7].
7
Ở sàn não thất IV, ở chất xám dưới ống nội tủy (từ trong ra ngoài): nhân
của dây VI (xung quanh có các sợi trục của nhân dây VII làm thành một vòng),
những nhân thực vật nước bọt trên nhân dây VII, nhân dây VI [7].
1.1.2.4. Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não (từ trước ra sau)
Hình 1.5: Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não [7]
Bó vận động luôn luôn bị phân mảnh. Bó cảm giác nối tiếp nhau từ trong
ra ngoài: dải Reil, bó gai thị, bó thính giác (còn gọi là Reil bên), bó mái gai và
dải nhỏ dọc sau. Ở phía bên còn có bó Gowers, bó hồng gai và chất lưới. Ở sàn
não thất IV: nhân dây VII; nhân vận động, cảm giác dây V [7].
1.1.2.5. Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước
Hình 1.6: Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước [7]
Chân cuống não với các bó vận động kể từ trong ra ngoài là bó gối, bó
tháp, bó thái dương cầu. Liềm đen (nhân hắc tố) có hình sừng bò bờ lõm ra
sau. Các đường cảm giác tập hợp nhau ở lớp kề dưới (reil giữa bó gai thị, reil
8
bên). Reil bên (bó thính giác) thành hình dấu phảy hướng về củ não sinh tư
sau và thể gối trong [7].
Ở thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư trước còn có tổ chức nhân đỏ với
bắt chéo Forel ở phía trước và bắt chéo Wernekink ở phía sau. Nhân dây III ở
trước kênh Sylvius cho các sợi đi ra phía trước qua cực dưới của nhân đỏ [7].
Với cấu tạo như trên phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn u thân não rất khó thực
hiện. U ở vị trí hành tủy phát triển ra phía ngoại vi có thể phẫu thuật qua đường
hạch nhân tiểu não. Những khối u ở cầu não hay cuống não khó thực hiện hơn
do đường vào tiếp cận u xa hơn nên gặp nhiều biến chứng nặng.
1.2. Các loại u thần kinh đệm bậc thấp, nguyên nhân và tiên lượng
U thần kinh đệm bậc thấp thân não là những u xuất hiện ở vị trí cuống
não, cầu não và hành tủy. U thần kinh đệm bậc thấp bao gồm u tế bào hình sao
(Astrocytoma), u tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma), u hỗn hợp
giữa sao bào và thần kinh đệm ít nhánh (Mixed Oligodendroglioma-astrocytoma).
Trong đó chiếm tỷ lệ lớn ở thân não là u tế bào hình sao bao gồm u sao bào lông
(Pilocytic Astrocytome), u sao bào thể lan tỏa (Diffuse Astrocytome). Đặc biệt gặp
nhiều nhất là u sao bào lan tỏa [8]; u sao bào lan tỏa lại chia ra làm 3 loại: u
sao bào sợi (Fibrilary Astrocytoma), u sao bào nguyên sinh (Protoplasmic
Astrocytoma), u sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma). Đối với u tế bào
thần kinh đệm ít nhánh và u hỗn hợp giữa sao bào và tế bào thần kinh đệm ít
nhánh ở thân não chiếm tỷ lệ ít hơn. Riêng u hỗn hợp giữa sao bào và tế bào
thần kinh đệm ít nhánh có 2 loại là u tế bào thần kinh đệm dưới ống nội tủy
(Subependimoma), u biểu mô ống nội tủy (Ependimoma).
Hiện nay về cơ chế sinh bệnh của u tế bào thần kinh đệm vẫn còn chưa
được biết rõ ràng và đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu
nhận thấy: 15% u thần kinh đệm có kèm hội chứng Neurofibromatose de
Reckling Hausen (NF1), loại này ác tính nhiều hơn (Wanick 1994).
9
Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi có thể gây ra u như: tiếp xúc với hóa chất,
thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, công nghệ hóa dầu, sóng điện từ [9].
Trong một vài năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về u thần kinh đệm
cầu não lan tỏa (Diffuse Intrinsic Pontine Glioma, DIPG), nhờ sự tiến bộ của
cộng hưởng từ và các kỹ thuật sinh thiết u. Các mẫu mô lấy được đủ lớn để có
thể làm xét nghiệm di truyền. Kết quả của một số nghiên cứu từ 2010 - 2012 cho
thấy các u thần kinh đệm bậc cao trẻ em có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác
với u thần kinh đệm bậc cao ở người lớn. Cụ thể là đột biến thêm đoạn ở một số
nhiễm sắc thể 1q, 2p, 7p, 8q, 9q và đột biến mất đoạn ở 10q, 16q, 17p.
Ở mức độ biểu hiện gen, DIPG đặc trưng bởi sự khuếch đại các thụ thể
yếu tố phát triển có nguồn gốc từ tiểu cầu (Platelet Derived Growth Factor,
PDGF (PDGFR)).
Một phát hiện mới đây nhất trong các nghiên cứu di truyền của DIPG ở
trẻ em là các đột biến ở histone H3 trên nhiễm sắc thể số 1. Histone H3 sẽ
kích hoạt rất nhiều gen liên quan đến sự phát triển của thân não (cuống não,
cầu não, hành tủy). Tuy nhiên còn nhiều câu hỏi cần phải giải quyết. Chẳng
hạn như: tại sao các phác đồ hóa chất - như temozolomide - không hiệu quả
trong DIPG lại có hiệu quả ở các glioma trên lều?. Tại sao imatinib - một chất
ức chế DIPG nhằm vào PDGFRA - lại không cải thiện thời gian sống thêm
cho bệnh nhân? Có phải sự phân bố thuốc kém là một trong các lý do cho
những vấn đề trên? [10].
U thần kinh đệm thân não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 75% bệnh
nhân chẩn đoán bệnh dưới 20 tuổi (một số nghiên cứu có ngưỡng là 16 tuổi), tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất nằm ở độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi. Thời gian sống thêm của
bệnh nhân nếu không điều trị thường chỉ vài tháng kể từ khi chẩn đoán. Nếu
được điều trị thích hợp thì 37% bệnh nhân sống sót sau 1 năm, 20% sống sót
sau 2 năm và 13% sau 3 năm [11],[12],[13].
10
Ở trẻ em loại u thần kinh đệm thân não dạng tế bào hình sao lan tỏa gặp
chủ yếu, đây là loại tế bào thần kinh đệm bậc thấp nhưng ác tính về mặt lâm
sàng với các dấu hiệu tổn thương đa dây thần kinh sọ, mất vận động, triệu
chứng của tiểu não. U tế bào hình sao lan tỏa có tiên lượng rất xấu, thời gian
sống thêm trung bình khoảng 9 tháng, hầu hết trẻ em đều tử vong trong vòng
18 tháng từ khi bệnh được chẩn đoán, tương tự như các u nguyên bào thần kinh
đệm (Glioblastome Multiforme) [12].
Phẫu thuật thường không thể thực hiện được và cũng không có vai trò gì
với loại u thần kinh đệm này vì không làm thay đổi được tiên lượng bệnh
[11],[13]. Mặc dù 75-85% bệnh nhân cải thiện triệu chứng sau xạ trị nhưng
hầu hết u tế bào sao lan tỏa cầu não tái phát trở lại.
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy thời gian trung bình từ khi kết
thúc điều trị tia xạ tới khi bệnh tiến triển là 5 - 8,8 tháng [11]. Thời gian
sống thêm trung bình từ lúc khối u tiến triển đến khi bệnh nhân tử vong là
1 - 4,5 tháng, trong thời gian này việc kiểm soát các triệu chứng và cải
thiện chất lượng sống cho người bệnh là rất cần thiết [13].
1.3. Chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não
Theo Nguyễn Phúc Cương [14] tiêu chuẩn vàng giúp xác định bản chất
u thần kinh đệm bậc thấp thân não là xét nghiệm mô bệnh học. Tác giả
Nguyễn Cường nghiên cứu về hệ thần kinh trung ương cho thấy thân não là
nơi tập trung chi phối nhiều chức năng thần kinh quan trọng, u thân não nằm
trong sâu nên khả năng sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy mẫu bệnh phẩm khó
thực hiện, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, suy hô hấp và tử vong [7]. Mặc dù
những năm gần đây ngành phẫu thuật ngoại khoa thần kinh phát triển mạnh
mẽ, nhiều trang thiết bị, kỹ thuật được ứng dụng.
Thomas Reithmeier và cs hồi cứu 104 bệnh nhân glioma thân não tại 5
trung tâm ở Đức (Freiburg: n = 73, Tübingen: n = 12, Munich: n = 10,
11
Dresden: n = 7, Bonn: n = 2) từ 1997 đến 2007 trong đó 93 trường hợp được
sinh thiết định vị lấy u, 11 bệnh nhân còn lại được thực hiện vi phẫu lấy u. Tỷ
lệ biến chứng sau sinh thiết 11/93 bệnh nhân chiếm 11,8%, tỷ lệ biến chứng
sau phẫu thuật là 4/11 bệnh nhân chiếm 36,4% [15].
Hơn nữa, nghiên cứu của Yin L Zhang L và Hasan Yerli cho thấy giá trị
của cộng hưởng từ chẩn đoán u thần kinh đệm ở vị trí thân não là 95,3% [16], giá
trị của cộng hưởng từ phổ chẩn đoán phân biệt u thần kinh đệm bậc thấp với u
thần kinh đệm bậc cao có đối chiếu mô bệnh học cho thấy độ nhạy của phương
pháp là 85%; độ đặc hiệu là 86%; giá trị dự báo dương tính là 94% [17].
Vì vậy, chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não chủ yếu dựa vào
biểu hiện lâm sàng, phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là chụp cắt lớp
vi tính, cộng hưởng từ, xung cộng hưởng từ phổ.
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng
1.3.1.1. Triệu chứng lâm sàng chung
Đau đầu: là triệu chứng phổ biến nhất của u não chiếm 50-60%, đau
đầu dai dẳng tăng dần, đôi khi có từng cơn ngắn, đặc biệt tăng về ban đêm và
gần sáng, đau có đáp ứng với thuốc giảm đau giai đoạn đầu nhưng sau đó đáp
ứng kém hoặc không đáp ứng. Đau đầu có thể khu trú hoặc toàn bộ đầu.
Nguyên nhân đau đầu là do sự chèn ép của u não với tổ chức vùng đáy sọ,
xoang tĩnh mạch và màng cứng [18].
Nôn hoặc buồn nôn: thường xuất hiện muộn hơn đau đầu, có khi xuất
hiện cùng với đau đầu. Nôn không liên quan đến yếu tố ăn uống hay sinh lý
khác. Do tăng áp lực nội sọ kích thích các thụ cảm ở não thất IV. Vì vậy u
ở thân não, tiểu não đè trực tiếp vào trung tâm nôn, biểu hiện bằng “nôn
vọt” thường gặp ở trẻ em [18].
Phù gai thị: là triệu chứng khách quan nhất của u não khi có sự tăng áp
lực trong sọ. Phù gai thị thường xuất hiện sau đau dầu và tùy theo vị trí của u não
12
gây đè ép, xâm lấn ảnh hưởng đến lưu thông dịch não tủy mà phù gai thị có sớm
hay có muộn. Biểu hiện là mờ bờ gai, phù gai thị, xuất huyết gai thị cuối cùng là
teo gai thị gây mất thị lực. Phát hiện phù gai thị bằng soi đáy mắt [18].
Động kinh: gặp khoảng 30% u não, chủ yếu u ở trên lều tiểu não.
Những cơn động kinh từng phần (cục bộ) hoặc toàn bộ [18].
Rối loạn tâm thần: thay đổi tính tình, hay cáu gắt, trầm cảm, chậm chạp
và giảm trí nhớ cũng thường gặp trong u não [18].
1.3.1.2. Dấu hiệu thần kinh khu trú
a. Các hội chứng cuống não
+ Hội chứng Weber: là hội chứng biểu hiện liệt dây III thẳng và liệt
nửa người chéo. Thường là do căn nguyên rối loạn mạch máu ở vị trí khối
u, biến chứng lọt cực hải mã thùy thái dương [7].
+ Hội chứng Benedikt: gây ra do tổn thương chủ yếu ở nhân đỏ, gồm
có các cử động bất thường: run, múa giật, múa vờn, tăng trương lực, liệt dây
VI và liệt nhẹ nửa người [7].
b. Các hội chứng cầu não
+ Hội chứng Milliard Gubler: là hội chứng biểu hiện ở nơi tổn thương có liệt
VII ngoại biên thẳng, ở dưới nơi tổn thương có liệt vận động trung ương
(tháp) chéo. Có nhiều thể giải phẫu lâm sàng của hội chứng Milliard Gubler:
cổ điển có thể ở trong và ngoài trục; có thể phối hợp với dây VI, VII và là
thể thường gặp nhất; có thể liệt nửa người chéo và liệt VII ngoại biên hai
bên; hoặc liệt nửa người hai bên và liệt VII ngoại biên một bên hoặc VII
ngoại biên hai bên [7].
+ Các hội chứng Foville
Hội chứng Foville cầu não trên: biểu hiện chung là mất vận động phối hợp
liếc ngang dây III cùng bên và dây VI đối bên không phối hợp hoạt động;
13
thường có kèm theo liệt nửa người. Hội chứng này là do tổn thương bó vỏ nhân
quay mắt, quay đầu hay tổn thương bó dọc sau. Khi bó này bị tổn thương ở trên
chỗ bắt chéo gây ra liệt liếc mắt chéo với liệt nửa người [7].
Hội chứng Foville cầu não dưới: liệt nửa người chéo và liệt liếc mắt [7].
+ Hội chứng cầu não trên hay hội chứng Raymond-Cestan: liệt nhẹ nửa
người chéo, hội chứng cảm giác chéo, liệt dây VI, VII nhánh thẳng, hội chứng
Foville chéo, hội chứng tiểu não thẳng, có những động tác bất thường (tăng động
tác) do xâm phạm cuống tiểu não trên, nhân đỏ, cuống não.
+ Hội chứng góc cầu tiểu não: thường do u dây VIII gây rối loạn dây
VIII sau đó liệt VIII, VI, V; liệt nửa người chéo, hội chứng tiểu não và hội
chứng tăng áp lực nội sọ [7].
c. Các hội chứng hành tủy
+ Hội chứng hành tủy trước hay cạnh giữa của Foix: biểu hiện liệt nửa
người và tê nửa người chéo (trừ mặt) và liệt XII thẳng [7].
+ Hội chứng bên hành hay hội chứng Wallenberg: liệt vòm, thanh đới,
hầu, hội chứng tiểu não bên tổn thương kèm theo tê nửa người, có dị cảm và
đau, liệt nhẹ nửa người thoảng qua bên đối diện [7].
+ Hội chứng hành tủy sau: tổn thương X-XI gây liệt nửa bên vòm
màng khẩu cái họng với rối loạn nuốt, nhịp thở, phát âm [7].
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não
1.3.2.1. Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner, CT)
Ưu nhược điểm của chụp CT
+ Ưu điểm: Chụp CT là một tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh.
Trong chẩn đoán u não nói chung, độ nhạy của chụp CT là trên 95%, độ chính
xác là 80%. Đặc biệt trong các chẩn đoán tổn thương xương : xương sọ, xương
cột sống và các xương khác trong cơ thể [19].
14
+ Nhược điểm: Do vẫn sử dụng tia X, cường độ chùm tia lớn nên
người bệnh sẽ chịu một liều xạ nhất định sau mỗi lần chụp. Đối với những khối
u không bắt thuốc cản quang hay u nền sọ do nhiễu xương thì hình ảnh u rất khó
xác định [20].
1.3.2.2. Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, MRI)
Ưu, nhược điểm của MRI
+ Ưu điểm: Chụp MRI có nhiều tính ưu việt bởi độ phân giải cao; quan
sát ở cả 3 mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng ngang, mặt phẳng đứng dọc; thấy
rõ hình ảnh và những biến đổi về cấu trúc của các tổ chức; đánh giá được liên
quan của tổn thương với các cấu trúc lân cận. Ngoài ra, MRI còn thấy được hình
dòng chảy như mạch máu, tái tạo được không gian 3D [21], [22], [23].
+ Nhược điểm: MRI khó thực hiện được cho những bệnh nhân mang kim
loại trong người do nhiễu từ, giá thành chụp MRI còn cao, chưa thể áp dụng rộng
rãi ở mọi cơ sở y tế.
1.3.2.3. Chụp cộng hưởng từ phổ (Magnetic Resonance Spectrum, MRS)
Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà thần kinh học nội khoa, thần
kinh học ngoại khoa và các nhà ung bướu học đã có được những cơ sở để thấy
rằng MRS là một công cụ cận lâm sàng hữu ích [17],[24]. Trên hình ảnh MRS
của nhu mô não bình thường, sự khác biệt chủ yếu là chất xám có nhiều Cr
(creatinin) hơn chất trắng. Cho đến nay MRS đã được sử dụng trong các bệnh lý
như u não, viêm não, nhồi máu não hay rối loạn chuyển hóa [17],[24].
a. Ý nghĩa của những chuyển hóa trong u não
NAA: N - acetyl aspartate là neuronal marker, có đỉnh ở 2.0 ppm. NAA ở
chất xám cao hơn chất trắng. NAA giảm trong tất cả các loại u não [24].
Cr: Creatine, đỉnh ở 3.03ppm, là đỉnh rộng thứ 2 trong phổ proton não
bình thường. Nó đánh dấu hệ thống năng lượng trong tế bào não. Cr giảm
trong tất cả các loại u não và đặc biệt ở những u có độ ác tính cao [24].
15
Cho: Choline, đỉnh ở 3.2ppm, là một trong những đỉnh quan trọng
trong đánh giá u não, tăng trong tất cả các loại u não nguyên phát và thứ phát
đặc biệt những u thần kinh đệm bậc cao. Tỉ lệ Cho/Cr càng cao thì độ ác tính
càng cao [24].
b. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán
Bệnh lý u não
Một số nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các ứng dụng của MRS trong
chẩn đoán và điều trị bệnh lý u não đặc biệt là các khối u nguyên phát trong trục.
MRS đã mang lại những giá trị nhất định với 5 mục đích chính hướng tới: phân
biệt tổn thương là khối u hay không u; u nguyên phát hay u thứ phát; u bậc thấp
hay bậc cao; đánh giá sự lan rộng của khối u; đánh giá tổ chức u còn sót sau
phẫu thuật [25],[26].
Chẩn đoán phân biệt tổn thương là khối u hay không u
Các khối u não thường biến đổi phổ như tăng Cho, giảm NAA và Cr do
tăng chu chuyển tế bào dẫn tới tăng cường năng lượng và tăng sinh màng tế bào
u. NAA giảm là do các tế bào não bình thường bị phá hủy và thay thế bởi các tế
bào u. Theo một số nghiên cứu, khi tỷ lệ Cho/NAA>1,5 hoặc tỷ lệ Cho/Cr>1,5
gợi ý đến tổn thương dạng u [27].
Chẩn đoán u nguyên phát hay u thứ phát
MRS giúp xác định nguồn gốc khối u xuất phát tại não hay từ nơi khác
đến thông qua việc đánh giá sự biến đổi phổ của nhu mô xung quanh khối u. U
nguyên phát như u thần kinh đệm có biến đổi phổ như tăng chuyển hóa Cholin
tại viền quanh u do tính chất thâm nhiễm, trong khi đó những khối u thứ phát
thường không biến đổi phổ ở vùng phù não xung quanh khối u [27].
Chẩn đoán bậc của u
Khi tổn thương càng ác tính, các chất NAA và Cr càng giảm. Trong khi đó
Cho thường tăng. NAA giảm do khối u phát triển thay thế hoặc phá hủy Neuron
thần kinh. Bậc của khối u tỷ lệ thuận với hoạt động chuyển hóa (trong đó có
16
chuyển hoá yếm khí) và sự tiêu thụ năng lượng dự trữ. Sự sinh sản tế bào dẫn đến
giảm Cr và tăng Cho [27]. Như vậy, MRS góp phần phân bậc khối u và tiếp cận
chẩn đoán tế bào học của khối u. Các nghiên cứu cho kết luận:
U não bậc cao: Cho/NAA >2,2; Cho/Cr>2,5; NAA/Cr< 1,5
U não bậc thấp: Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5- 1,5
1.3.2.4. Chụp mạch não số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography, DSA)
DSA là sản phẩm của sự kết hợp giữa kỹ thuật chụp hình mạch máu
thông thường và kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính. Chỉ định chụp
DSA khi khối u bắt thuốc cản quang, mục đích xác định cuống nuôi và làm
tắc mạch nuôi u. Hình ảnh mạch máu rõ ràng giúp nhận định được mối liên
quan giữa khối u và các mạch máu nuôi u [28].
1.3.2.5. Ghi hình não với 18
FDG (Fluorine-18-DeoxyGlucose) – PET và
PET/CT (Positron Emission Tomography/CTscanner)
Việc xác định chính xác vị trí khối u đóng vai trò quan trọng trong hoạch
định chiến lược điều trị. Ghi hình não với 18
FDG – PET là một trong các kỹ thuật
hiện đại có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện các tổn thương ác tính.
18
FDG - PET có giá trị trong phát hiện khối u, xác định mức độ lan rộng, độ ác
tính của khối u cũng như đánh giá đáp ứng điều trị. Phương pháp này còn giúp
phân biệt giữa mô u còn tồn tại với mô hoại tử do tia xạ khi kết quả trên hình ảnh
cộng hưởng từ còn nghi ngờ [29],[30],[31].
1.3.3. Một số hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não thường gặp
1.3.3.1. U sao bào lông (Astrocytome pilocytique)
Đặc điểm chung: U thường dạng nang, phần đặc nằm ở vách u tăng tín
hiệu, loại u này chiếm 2% - 5% trong số các u thần kinh đệm. Vị trí u hay gặp lần
lượt theo thứ tự: tiểu não (60%), dây thần kinh sọ số II và giao thoa thị giác (25 -
30%), còn lại là não thất III và thân não (10 – 15%) [32],[33].
17
Chẩn đoán u sao bào lông ở vị trí thân não dựa vào một số hình ảnh đặc
hiệu theo bảng 1.1 trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ:
Bảng 1.1: Đặc điểm u sao bào lông trên phim CT và MRI
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ
Trước tiêm Sau tiêm
T1
T2
Trước tiêm Sau tiêm
U thường dạng nang,
Đồng hoặc tăng nhẹ tỷ
trọng so với dịch não
tủy, 20% vôi hóa, Có
thể phù não, hiếm khi
có chảy máu trong u.
U dạng đặc ít gặp
(giảm tỷ trọng, số ít
đồng tỷ trọng so với tổ
chức quanh u)
[22],[34],[35], [36]
Với u dạng nang:
50% không tăng tỷ
trọng phần dịch,
thường không
đồng nhất, 40% có
hoại tử trung tâm
u. Với u đặc: 95%
tăng tỷ trọng ở
phần nhân đặc,
10% đồng nhất
[20],[34],[35].
U ở dạng nang: giảm
hoặc đồng tín hiệu so với
dịch não tủy trên T1 và
tăng tín hiệu trên T2.
Phần nhân đặc trên vỏ
nang hoặc u đặc giảm
hoặc đồng tín hiệu so với
chất xám trên T1, tăng
tín hiệu mạnh so với chất
xám trên T2 [21],[22].
phần đặc tăng
tín hiệu không
đồng nhất,
thành nang đôi
khi có tăng tín
hiệu [21],[22]
MRS
Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5;
NAA/Cr: 2,5- 1,5 [21],[22]
Hình 1.7: U sao bào lông, độ I. (A): CT; (B,C): MRI [22]
Chẩn đoán phân biệt
U nguyên bào tuỷ (Medulloblastoma): hình ảnh tăng tín hiệu ở giữa u,
u thường phát triển chiếm hết não thất IV.
U nang mạch (Hemangioblastoma): u nang lớn, có nhân nhỏ tăng tín
hiệu ở vách u. U gặp ở người lớn.
1.3.3.2. U tế bào hình sao lan tỏa (Astrocytome Diffuse, độ II)
U tế bào hình sao lan toả là loại u hay gặp của nhóm u sao bào chiếm
25-30% u thần kinh đệm ở người lớn, 10 - 15% của các u sao bào nói chung.
U gặp chủ yếu ở bán cầu đại não (2/3 u nằm trên lều tiểu não); trong đó 1/3 ở
thùy trán, 1/3 thùy thái dương, ngoài ra còn gặp ở thùy đỉnh và thùy chẩm.
B CA
18
Còn 1/3 u nằm dưới lều tiểu não và thân não (50% u thần kinh đệm ở thân não
là u sao bào độ ác tính thấp). Tuổi thường gặp từ 20 – 45 tuổi. U có xu hướng
tiến triển thành u sao bào kém biệt hoá.
Chẩn đoán u sao bào lan tỏa ở vị trí thân não dựa vào một số hình ảnh đặc
hiệu theo bảng 1.2 trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ:
Bảng 1.2: Đặc điểm u sao bào lan tỏa trên phim CT và MRI
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ
Trước tiêm Sau tiêm Trước tiêm Sau tiêm
Khối u đồng
nhất, giảm hoặc
đồng tỷ trọng
so với chất
trắng, 20% vôi
hóa, ít khi là u
nang, Hiếm khi
u xâm lấn ra
vòm sọ
[34],[35]
Khốiu không
tăng tỷ trọng
hoặc tăng nhẹ.
Nếu u có hình
ảnh tăng tỷ trọng
thường là tiến
triển thành độ 3
(ác tính)
[18],[34],[35].
T1
Khối u đồng nhất,
giảm tín hiệu, có thể
có hoặc không có ranh
giới trên T1 [21],[22]
Thường không tăng
tín hiệu, nếu có
tăng thì gợi ý bệnh
tiến triển lên độ cao
hơn [21],[22]
T2
Khối tăng tín hiệu đồng nhất, có thể có viền
nhưng thường là thâm nhiễm vào vùng não
xung quanh, nang và vôi hóa thường không
phổ biến và có thể lan tỏa vào vỏ não xung
quanh [21],[22].
DW1 thường không thấy cản trở tín hiệu [21],[22]
MRS
Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5;
NAA/Cr: 2,5- 1,5 [21],[22]
Hình 1.8: U tế bào hình sao bào lan tỏa, độ II. (A): CT; (B,C,D): MRI [22]
Chẩn đoán phân biệt
U tế bào sao giảm biệt hoá (Anaplastic Astrocytoma): u thường khu trú hoặc
xâm lấn không tăng tín hiệu. Khi có tiêm thuốc cản quang u tăng tín hiệu rõ.
Nhồi máu não (Ischemia): bệnh xuất hiện đột ngột, cấp tính. Vùng tổn
thương thường có hình chêm, gồm cả chất xám và chất trắng.
A B C D
19
Viêm não (Cerebritis): phù não nhiều, tăng tín hiệu loang lổ. Thường
không có hình ảnh xâm lấn. Toàn thân có tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
1.3.3.3. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma)
Bảng 1.3: Đặc điểm u tế bào thần kinh đệm ít nhánh trên CT và MRI
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ
Trước tiêm Sau tiêm
T1
Khối u không đồng nhất, giảm hoặc
đồng tín hiệu so với chất xám, hiếm
khi có phù não [22]
Mật độ hỗn hợp,
giảm hoặc đồng tỷ
trọng. 70-90% có
vôi hóa. 20% có
thoái hóa dạng
nang. Hiếm khi có
phù não và chảy
máu trong u [22]
50% ngấm
thuốc sau
tiêm và
mức độ
ngấm thuốc
thayđổi
[22].
T2
Khối không đồng nhất, tăng tín hiệu,
ít khi xuất hiện phù não. Xuất huyết
và hoại tử hiếm thấy trừ khi khối u
kém biệt hóa [22].
Flair
Khối u không đồng nhất, tăng tín hiệu
[22]
MRS
Tăng chuyển hóa Cho, Giảm chuyển
hóa NAA [22]
Chẩn đoán phân biệt: U lao, Gangliocytoma....
1.3.3.4. U thần kinh đệm dưới ống nội tủy (Subependymoma)
Bảng 1.4: Đặc điểm u thần kinh đệm dưới ống nội tủy trên CT và MRI
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ
Trước tiêm Sau tiêm
T1
Khối u đặc đồng nhất, giảm hoặc
đồng tín hiệu so với chất trắng.
Khối u kích thước lớn có thể thấy
không đồng nhất [22]
Khối u đồng hoặc
giảm tỷ trọng, có
thể thấy các nang
hoặc vôi hóa khi
khối u lớn, hiếm
khi chảy máu [22]
Điển hình là các
khối không
ngấm hoặc
ngấm thuốc ít.
Một số khối u
lớn có thể thấy
ngấm thuốc
không đồng
nhất [22]
T2
Tăng tín hiệu. Khối u lớn có thể
thấy không đồng nhất do có các
phần nang của u, các nốt vôi hóa
hay chảy máu cũ. Thường không
phù não kèm theo [22].
Flair Tăng tín hiệu, không phù não [22]
Chẩn đoán phân biệt: u lao, tổn thương thứ phát, u máu thể hang
20
1.3.3.5. U biểu mô ống nội tủy (Ependymoma)
Bảng 1.5: Đặc điểm u biểu mô ống nội tủy trên CT và MRI
Hình ảnh chụp
cắt lớp vi tính
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ
Trước tiêm Sau tiêm
T1
Khối u không đồng nhất, giảm hoặc đồng
tín hiệu, dạng nang thường tăng tín hiệu
nhẹ so với dịch não tủy; các nốt vôi hóa
hay chảy máu tăng tín hiệu [22]
Khối lớn
không đồng
nhất, thường
thấy vôi hóa
(50%) [22]
Ngấm
thuốc
không đồng
nhất [22].
T2
Khối không đồng nhất, đồng hoặc tăng
tín hiệu. Các nốt dạng nang tăng tín hiệu.
Các nốt vôi hóa hay chảy máu giảm tín
hiệu [22].
Flair
Có thể có ranh giới rõ giữa khối u với dịch
não tủy. Các phần dạng nang tăng tín hiệu
rất mạnh so với dịch não tủy [22]
MRS
Tăng chuyển hóa Cho, Giảm chuyển hóa
NAA [22]
Chẩn đoán phân biệt: U nguyên tủy bào (Meduloblastoma)
1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não
1.3.4.1. Phân loại mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não
Phân loại của Daumas Duport [37] ở 2 bệnh viện Saint Anne và
Mayoclinic năm 2000 về u tế bào hình sao theo bảng 1.6 như sau:
Bảng 1.6: Phân loại u tế bào hình sao năm 2000
WHO
(1993)
Kernohan
Saint Anne &
Mayoclinic
U tế bào hình sao thể lông (Astrocytome
pilocytic)
I I 1
U tế bào hình sao lan tỏa (astrocytoma
diffuse): u sao bào sợi (fibrilary astrocytoma), u
sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma), u sao
bào nguyên sinh (Protoplasmic astrocytoma)
II I, II 2
21
Phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 2000 các khối u biểu mô của hệ
thần kinh theo bảng 1.7 như sau:
Bảng 1.7: Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000)
U biểu mô thần kinh
 U tế bào hình sao (Astrocytoma)
 U tế bào hình sao thể lông (Astrocytoma pilocytic)
 U tế bào hình sao lan tỏa (Astrocytoma diffuse)
 u sao bào sợi (Fibrilary Astrocytoma)
 u sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma)
 u sao bào nguyên sinh (Protoplasmic astrocytoma)
 U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma)
 U hỗn hợp sao bào- tế bào ít nhánh (Oligoastrocytoma)
 U thần kinh đệm dưới ống nội tủy (Subependimoma)
 U biểu mô ống nội tủy (Ependimoma)
1.3.4.2. Đặc điểm hình thái học u thần kinh đệm bậc thấp thân não
a. U sao bào lông độ I theo WHO (Astrocytoma pilocytic)
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cương [14] về hình thái học điển hình
của u sao bào lông cho thấy: tế bào u 2 cực với bào tương kéo dài thành sợi
mảnh (tế bào hai cực, tế bào tóc). Hai thành phần điển hình trong u sao bào
lông là sợi Rosenthal và các hạt ưa toan. Hình ảnh nhân bất thường, tăng sinh
tế bào, dị nhân, nhân chia.
b. U tế bào hình sao lan toả, độ II (Diffuse Astrocytoma)
Theo Nguyễn Phúc Cương u sao bào lan tỏa thường gặp ở trẻ em, loại này
tiến triển nhanh và có thể chuyển dạng thành u sao bào kém biệt hóa với hình ảnh
các tế bào u mất các nhánh bào tương, xuất hiện nhân bất thường, nhân chia,
tăng sinh mạch máu rõ; đôi khi có hoại tử hoặc chảy máu trong u [14], [39].
Hình ảnh mô học điển hình là tăng sinh tế bào dạng sợi, tế bào u thưa thớt trên nền
sợi mảnh, dày. Có khi gặp hình ảnh các nang nhỏ trong u, có khi kèm các ổ calci
rải rác xâm nhập các lymphô bào quanh các mạch máu [14].
22
Có 3 loại u tế bào hình sao lan tỏa thường gặp:
U tế bào hình sao thể sợi (Fibrilary Astrocytoma)
Đạithể:Uchắc, ranhgiớirõ,đôikhicó nangchứadịchtronghoặcmàuvàng.
Vi thể: U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao chứa nhiều sợi trong
bào tương, nhân tế bào nhỏ nhưng lớn hơn nhân của tế bào hình sao bình
thường. Các mạch máu có tế bào nội mạc nhỏ hoặc không rõ, đôi khi có viền
lymphô bao quanh. Các chất trắng lắng đọng calci của mạch máu và các ổ
calci nhỏ thấy khoảng 15% trường hợp [14],[39].
U tế bào hình sao nguyên sinh (Protoplasmic Astrocytoma)
Đại thể: Đám u màu xám bóng, hơi nhày.
Về cấu tạo mô bệnh học: Tế bào u đồng dạng chìm trong mô đệm giống
mạng nhện và thoái hóa dạng nhày. Nhân tế bào thường tròn hoặc bầu dục, ít
thấy dị hình nhân, hầu như không có nhân chia [14],[39].
U tế bào sao phồng (Gemistocytic Astrocytoma)
U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao có kích thước lớn, bào tương
rộng toan tính, một hoặc nhiều nhân nằm lệch về một phía [14],[39].
c. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma)
Theo Nguyễn Phúc Cương, Phạm Kim Bình [14] các tiêu chuẩn điển
hình để chẩn đoán một u sao bào ít nhánh là hình ảnh tổ ong (các tế bào u xếp
thành đám nhỏ với vòng sánh quanh nhân).
Trên phiến đồ tế bào học: nhân tế bào tròn, chất nhiễm sắc mịn, lan tỏa,
hạt nhân nhỏ, dễ phân biệt, bào tương hẹp tạo thành hình ảnh nhân “trần” [14].
d. U thần kinh đệm dưới ống tủy (Subependimoma)
Đại thể: mặt cắt qua u có hình ảnh mầu xám nâu ít có vùng chảy máu
hoặc hoại tử. Đôi khi có nang nhỏ hoặc vôi hóa [14].
Vi thể: Bào tương ít, không có ranh giới rõ, không thấy nhân chia và
không có tế bào nhiều nhân. Một số tế bào hơi dài có một hoặc hai cực [14].
e. U biểu mô ống nội tủy (Ependimoma)
Đại thể: U có ranh giới rõ, cứng, không có mạch máu, thường là đặc, có
màu trắng và thường có vôi hóa. Mặt cắt có màu xám nhạt, hồng, đôi khi có
nang nhỏ [14].
23
Vi thể: U giàu tế bào, tạo bởi những tế bào đa diện, hoặc trụ, vuông,
nhân hình bầu hoặc tròn và bào tương có hạt. Nhiều tế bào có đuôi dài và
thường dính vào thành mạch máu hoặc tổ chức liên kết. Bào tương có hạt gọi
là blepharoblast và bắt màu giống như tế bào của ống tủy [14],[38].
1.4. Điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não
1.4.1. Điều trị nội khoa
1.4.1.1. Điều trị chống phù não, an thần, dinh dưỡng
Phù não là hậu quả của khối choáng chỗ nội sọ, là nguyên nhân góp phần
làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, điều trị nội khoa chống phù não là rất cần thiết,
giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng [40].
- Các thuốc chống phù não, giảm áp lực nội sọ bao gồm: Manitol 20%,
Corticoid (Dexamethasone 40mg, Synacthene 1mg), Furosemide (Lasix).
- An thần (Seduxen, diazepam…).
- Dinh dưỡng: chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dinh dưỡng đường truyền,
sonde dạ dày nuôi dưỡng.
- Nằm tại chỗ, hạn chế vận động.
- Điều trị các triệu chứng khác: chống viêm, tăng sức đề kháng, đặc biệt
sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh [41]
1.4.1.2. Vai trò của hóa chất trong điều trị u thân não
Hóa chất là phương pháp điều trị bổ trợ hoặc phối hợp với phẫu thuật
hay xạ trị. Theo Nguyễn Bá Đức và cs [42] đối với u thần kinh đệm nội sọ, hoá
chất chỉ nên sử dụng cho những trường hợp u ác tính phát triển nhanh như: u
sao bào độ III (Astrocytoma grade III), u nguyên bào thần kinh đệm
(Glioblastoma),... Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hóa chất không có
hiệu quả cho u thần kinh đệm bậc thấp.
Phương pháp: Hóa chất + xạ trị
Hóa chất + xạ phẫu
Hóa chất đơn thuần
24
Dưới đây là một số thuốc hóa chất thường được sử dụng [43]
Temozolomide
Nitrosoure (Carmustin)
PCV: CCNU (lomustin) + Procarbazine + Vincristin
PE: Cisplatin + Etoposide
Nghiên cứu mới đây được FDA chấp thuận: Temozolomide +
Bevacizumab mang lại hiệu quả đáng kể.
1.4.2. Điều trị ngoại khoa
Theo Võ Văn Nho [44], Đồng Văn Hệ [45] Phẫu thuật là phương pháp
căn bản trong điều trị u não, phẫu thuật lấy bỏ khối u nhằm mục đích chống
chèn ép, giảm áp lực nội sọ, sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học. Đối với u ở
vị trí thân não, phẫu thuật thường rất khó khăn. Một số trường hợp có thể
phải phẫu thuật nhằm mục đích dẫn lưu não thất khi khối u chèn ép gây tăng áp
lực nội sọ hoặc sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học với những khối u lớn phát
triển ra phía rìa thân não [46]. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ hoặc sinh thiết u
thân não rất cao, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Nên với u thân
não vai trò của phẫu thuật rất hạn chế.
1.4.3. Điều trị u thân não bằng xạ trị
1.4.3.1. Xạ trị u thân não bằng máy gia tốc
Xạ trị gia tốc đơn thuần hay phối hợp với phẫu thuật, hóa chất đã đóng
vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư, mang lại hiệu quả cao, cải thiện
chất lượng và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh [47].
Đặc biệt xạ trị có vai trò rất quan trọng với các khối u não ác tính của
thân não như: u nguyên bào thần kinh đệm ác tính, u tế bào thần kinh đệm kém
biệt hóa, u sao bào dạng lan tỏa, lymphoma thân não mà phẫu thuật không thể
cắt bỏ được.
Nghiên cứu của Geert O.R.J. Janssens, Corrie E.M.Gidding và cs
[48] tiến hành xạ chiếu ngoài cho 9 bệnh nhân glioma thân não cho thấy
triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau 2 tuần xạ trị, thời gian sống theo
25
trung vị đến khi bệnh tiến triển là 4,9 tháng và thời gian sống chung toàn
bộ là 8,6 tháng.
Như vậy với u thần kinh đệm thân não xạ trị chiếu ngoài chỉ có thể
hạn chế được sự phát triển của tế bào u, kéo dài được thời gian sống thêm cho
người bệnh [47].
1.4.3.2. Xạ trị điều biến liều (Intensive Modulated Radiation Therapy, IMRT)
IMRT là một kỹ thuật hiện đại, trong đó cường độ (liều lượng) các
chùm tia tạo ra không đồng nhất. Kỹ thuật IMRT bao gồm việc xác định rõ
các vùng giới hạn liều lượng tại thể tích bia cùng sự lan tỏa của nó vào các
mô lành liền kề một cách hợp lý. IMRT thể hiện tính tối ưu của nó thông qua
việc phân tích sự phân bố liều theo 3-D, về biểu đồ thể tích liều (DVH) cho
thể tích bia và các mô nguy cấp [47].
Kỹ thuật IMRT tạo ra sự chênh lệch về liều ngay trên một trường chiếu.
Nhờ đó, liều phân bố theo hình thái khối u, giảm thiểu liều đối với các tổ chức
lành liền kề và có thể nâng được liều tối đa tại u [47].
Tuy nhiên, với u thân não, IMRT cũng không được vượt quá liều chịu
đựng của thân não (50Gy). Do đó IMRT cũng chưa đạt được ngưỡng tiêu diệt
triệt để tế bào u. Vì vậy, IMRT cũng chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển,
giảm khả năng tiến triển nhanh và tái phát của khối u.
1.4.4. Điều trị u thân não bằng xạ phẫu
1.4.4.1. Xạ phẫu CyberKnife
Hình 1.9: Hình ảnh máy Xạ phẫu CyberKnife
(Nguồn: Ảnh chụp tại đơn vị xạ phẫu- Bv Trung Ương Quân đội 108)
26
Cyber Knife được phát minh năm 1987, đến năm 1990 Cyber Knife
được hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng để điều trị u trong
sọ, vùng cổ và phần trên của tủy sống. Từ năm 2001, hệ thống này được phép
điều trị các khối u ở các vị trí khác trên cơ thể. Từ đó đến nay, hệ thống Cyber
Knife được hoàn thiện một cách nhanh chóng, tích hợp nhiều công nghệ mới
và hiện đại. Năm 1997, nghiên cứu của Adler và cs cho thấy đối với những u
đòi hỏi sự chính xác cao và liều xạ tập trung tại u lớn thì Cyber Knife không
đạt được hiệu quả điều trị [49].
Những ưu điểm của hệ thống Cyber Knife
- Có thể điều trị khối u ở nhiều vị trí trên cơ thể, nơi có chỉ định xạ trị.
- Sử dụng các mốc xương tự nhiên của cơ thể làm điểm mốc định vị đối
với các mục tiêu trong sọ nên không cần các khung định vị ngoài như các hệ
thống xạ phẫu khác.
- Có thể điều trị các khối u lớn, không hạn chế kích thước.
Nhược điểm của hệ thống Cyber Knife
- Khó thực hiện ở những tổn thương yêu cầu có độ chính xác tuyệt đối.
- Khả năng hội tụ của chùm tia thấp nên đòi hỏi phải xạ liều lớn mới đạt
được hiệu quả mong muốn.
- Những khối u có kích thước lớn để đạt được liều điều trị hiệu quả thì
nguy cơ tổn thương nhu mô não lành là rất lớn, gây hậu quả thiếu hụt thần
kinh sau này.
1.4.4.2. Xạ phẫu bằng dao gamma (Gamma Knife, GK)
Xạ phẫu (Radiosurgery) là kỹ thuật sử dụng bức xạ phát tia gamma từ
nhiều nguồn Co-60 hội tụ chính xác vào vùng tổn thương nhằm phá hủy
khối u. Nhờ hiện tượng chùm tia hội tụ chính xác tại một điểm nên liều bức
xạ tạo ra tại điểm đó rất cao, vì vậy có tác dụng sinh học mạnh nhờ các
phản ứng oxy hóa khử tại vị trí tổn thương nhưng ít ảnh hưởng tới cơ quan
não lành xung quanh [50].
27
Có hai loại xạ phẫu bằng dao gamma:
Xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển (Gamma Knife)
Xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife)
a. Dao gamma (Gamma Knife) cổ điển
Hình 1.10: Hình ảnh máy xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển
(Nguồn: Ảnh chụp tại đơn vị xạ phẫu Gamma- Bv Chợ Rẫy)
Dao gamma cổ điển do Lars Leksell phát minh vào khoảng năm 1968, sử
dụng chùm tia gamma của nguồn đồng vị phóng xạ (ĐVPX) Co-60 (60
Co) để
điều trị một số u não và bệnh lý sọ não. Đây là một công cụ can thiệp vào hệ
thống thần kinh không xâm lấn [50].
Nghiên cứu của Nakamura và cs (2001); Muracciole, Regis (2008)
nhận thấy các bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được chỉ định điều
trị bằng xạ phẫu (Radiosurgery) thường có ít các biến chứng, thời gian nằm
viện ngắn, không phải bất động và tập luyện lâu sau chiếu xạ như trong phẫu
thuật mở, vì vậy chi phí giảm từ 30-70% [51],[52].
Hơn 40 năm phát triển, trên thế giới đã có hàng trăm cơ sở xạ phẫu
bằng dao gamma, trong đó hơn 50% ở Châu Âu và Châu Mỹ. Hàng vạn bệnh
nhân đã được điều trị bằng kỹ thuật này thay cho phẫu thuật mở hộp sọ
(DesRosiers, 2003) [53].
28
Hirano (2009) và một số tác giả khác cho rằng cơ sở kỹ thuật của xạ
phẫu là năng lượng bức xạ tập trung chủ yếu vào điểm hội tụ của chùm tia
tại mô bệnh, chỉ một lượng bức xạ không đáng kể đi qua mô lành của toàn
bộ não để vào mô bệnh [54]. Kỹ thuật xạ phẫu áp dụng cho sọ não thường
bằng hệ thống dao gamma vì hộp sọ cứng là điều kiện rất quan trọng để cố
định hệ thống định vị, bảo đảm độ chính xác cao cho chùm tia chỉ tập trung
vào mô bệnh (Leksell, 1968; Regis và cs, 1996) [55]. Phương pháp xạ phẫu
thường chỉ được tiến hành một lần. Các nghiên cứu của Jirak và cs (2007) và
một số tác giả khác nhận thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng xạ
phẫu có thể dẫn đến sự xuất hiện và phát triển khối u ác tính khác sau hơn
40 năm điều trị bằng dao gamma [56].
Xạ phẫu đặc biệt có ích đối với các thể tích đích nhỏ mà phẫu thuật
mở rất khó hoặc không thể thực hiện được [57],[58].
Adler và cs (1997) nhận thấy có thể sử dụng máy gia tốc quay xung
quanh đầu để làm xạ phẫu. Với phương pháp này, người ta cần phải xác định
điểm đồng tâm. Điểm đồng tâm sẽ bị chiếu xạ trong suốt thời gian điều trị còn
cấu trúc lành bao quanh điểm đồng tâm này chỉ bị chiếu xạ trong từng thời
gian rất ngắn [49]. Do đó xạ phẫu bằng dao gamma là công cụ lý tưởng trong
các kỹ thuật xạ phẫu.
b. Hệ thống dao gamma quay (Rotating Gamma Systeme: RGS)
Hình 1.11: Hình ảnh xạ phẫu dao Gamma Quay
(Nguồn: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™ đặt tại đơn vị Gamma
của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai)
29
Hệ thống dao Gamma quay là hệ thống xạ phẫu định vị lập thể dựa trên
nguyên tắc cải tiến dao Gamma cổ điển. Với dao Gamma quay, kết quả xạ
phẫu rất tốt trong hầu hết các trường hợp. Hệ thống RGS không những có
hiệu quả và các tiến bộ của dao Gamma cổ điển trước đó mà nó còn có những
tiến bộ rất có ý nghĩa trong ứng dụng lâm sàng mang lại những hiệu quả về
điều trị và kinh tế (Szeifert, 1999) [59].
Hệ thống xạ phẫu dao Gamma quay sử dụng bộ điều khiển đồng tâm
(Isocenter) được tạo bởi 30 nguồn phóng xạ Co-60. Với hệ thống Gamma quay
này, xuất liều tại các điểm đồng tâm có thể đạt đến 3Gy/phút với độ lệch vị trí <
0,1mm. Do vậy, nguồn phóng xạ Co-60 rút từ 201 (Cấu tạo Gamma cổ điển)
xuống còn 30 nguồn (Cấu tạo Gamma quay) nhưng tổng hoạt độ phóng xạ vẫn
là 6.000 Ci. Nhờ vậy mà việc thay nguồn Co-60 khi hoạt độ giảm được dễ dàng
hơn và đỡ tốn kém (Mai Trọng Khoa và cs [60]). Hơn nữa, nguồn và Collimator
quay quanh đầu bệnh nhân trong khi chiếu xạ đã làm giảm được tối đa liều tới tổ
chức não lành xung quanh. Do đó, xạ phẫu bằng dao gamma quay có thể chỉ
định cho những bệnh nhân cao tuổi hoặc trẻ tuổi hơn, đặc biệt ưu việt hơn dao
gamma cổ điển đối với những khối u ở vị trí sâu và nguy hiểm như u thân não.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ,
cùng các máy tính chuyên dụng có cấu hình mạnh cho phép hệ thống dao
Gamma quay tiến hành điều trị hữu hiệu các khối u lành tính và ác tính, dị
dạng mạch máu và các bệnh lý sọ não khác mà trước đó rất khó hoặc không
thể can thiệp được bằng phẫu thuật mở (Wiant và cs, 2009) [61].
Hệ thống dao Gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu,
Bệnh viện Bạch Mai là Gamma ART-6000 ™ (RGS); thiết kế dựa trên một số
bằng sáng chế, cấp phép của Hiệp hội xạ phẫu Hoa Kỳ. Đây là thiết kế mới
nhất của hệ thống xạ phẫu dao Gamma quay (RGS) kết hợp tính chính xác
của hệ thống dao Gamma cổ điển, sử dụng nguồn bức xạ Co-60 và kỹ thuật xạ
trị lập thể dựa trên máy gia tốc, hình thành nên kỹ thuật xạ phẫu lập thể (Mai
30
Trọng Khoa và cs [60]).
Theo tổng kết của GS. TS. Frank Kryspel - Chủ tịch Hội xạ phẫu Mỹ:
trong số 1796 bệnh nhân dùng dao Gamma điều trị bệnh lý tổn thương mạch
máu não (Arteriovenous Malfonrmations) thì có 71% - 81% tổn thương bị phá
hủy. Theo Steinner, nếu thể tích khối u 0,1cm³ thì số tổn thương bị phá hủy là
100%; nếu khối u có thể tích 1- 4cm3
thì khối u bị phá hủy là 85% trong tổng
số bệnh nhân điều trị. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy xạ phẫu bằng dao
Gamma có hiệu quả khá cao [62].
Tuy nhiên không phải u não nào cũng xạ phẫu được bằng dao Gamma.
Tổng kết cho thấy phẫu thuật bằng dao Gamma chỉ hiệu quả ở những u có
đường kính dưới 3cm. Điều này có nghĩa là kỹ thuật này chỉ có hiệu quả khi
phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm chứ không phải điều trị được bất
cứ khối u não ở bất kỳ giai đoạn nào.
c. Chỉ định xạ phẫu cho u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma
Tác giả Bruce E. Pollock, Deborah A. Gorman, Paula J. Schomberg và
cs năm 1999 [63] ở Bệnh viện Mayo Clinic Rochester dựa trên cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của phương pháp xạ phẫu Gamma Knife đã đưa ra chỉ
định xạ phẫu như sau: (bảng 1.8)
Bảng 1.8: Chỉ định xạ phẫu cho một số u não và bệnh lý sọ não
Bệnh lý
 Dị dạng động - tĩnh mạch não
 U máu thể hang
 Đau dây V
U ác tính
Tổn thương di căn não
U thần kinh đệm: u sao bào, u sao
bào giảm biệt hóa, u nguyên bào thần
kinh đệm, u thần kinh đệm ít nhánh,
u màng não thất, u nguyên tủy bào, u
sao bào lông…
U sọ hầu, một số u khác.
Khối u lành tính
 U dây VIII
 U màng não
 U tuyến yên
 Các u dây thần kinh khác
 U nguyên bào mạch máu
31
d. Chỉ định liều xạ phẫu cho u não và một số bệnh lý sọ não
Năm 2007, John C. Flickinger, Douglas Kondziolka, Ajay Niranjan và
cs [64] đưa ra liều xạ phẫu như sau:
Bảng 1.9: Liều xạ phẫu theo kích thước khối u
Đường kính khối u (mm) Thể tích khối u (cm³) Liều lớn nhất (Gy)
12,5- 20 1,02- 4,19 24
22,5- 30 5,96- 14,1 18
32,5 18 15
Bảng 1.10: Liều xạ phẫu cho khối u ở vị trí thân não
(Căn cứ vào giá trị tới hạn chịu đựng của thân não (phụ lục 2) và mối
tương quan sinh học giữa liều và hiệu quả điều trị [60])
Kích thước khối u Liều xạ phẫu (Gy)
U chiếm 1/3 thân não < 14,4
U chiếm 2/3 thân não < 13,5
U chiếm hết thân não < 13,1
e. Biến chứng chung sau xạ phẫu bằng dao gamma
 Các ảnh hưởng ngay sau xạ phẫu bằng dao gamma
Các tác giả Pollock BE (2001) [65], Susan CP (2007) [66], phân tích
ảnh hưởng trên mô não sau xạ phẫu thành ba loại tùy thuộc vào thời gian xuất
hiện: (1) phản ứng cấp, (2) phản ứng sớm, (3) phản ứng muộn. Nghiên cứu
cho thấy phản ứng trong 2 loại đầu thường tự khỏi nhanh, phản ứng trong
nhóm thứ 3 thường là tổn thương vĩnh viễn.
 Phản ứng cấp: Các phản ứng cấp sau xạ phẫu gây ra do phù não hoặc
do hoạt động điện hóa học ngoại lai quá mức bên trong não với các dấu hiệu
lâm sàng như nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi thị lực, thất điều, khiếm
khuyết thần kinh khu trú, động kinh, chán ăn.
Phù não: Rubin và Casarett mô tả phù não rất sớm ngay sau xạ phẫu, phù
não có thể làm tăng áp lực nội sọ và các dấu hiệu thần kinh khu trú. Hầu hết các
trường hợp phù não đáp ứng tốt với corticoid. Mức độ phù não sau xạ phẫu phụ
thuộc vào liều và thể tích khối u được chiếu xạ. Do đó, với từng trường hợp cụ thể
ta có thể tiên lượng được nguy cơ phù não để chủ động điều trị kịp thời [66]
32
Động kinh: Theo Susan CP và cs dấu hiệu động kinh đôi khi cũng gặp
nhưng ít hơn, thông thường xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử động kinh
trước đó. Động kinh sau xạ phẫu thường là cơn động kinh cục bộ và chấm dứt
sau khi điều trị thuốc chống động kinh. Tuy nhiên triệu chứng và tần suất
động kinh còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước tổn thương [66].
 Phản ứng muộn:
Tìm hiểu dấu hiệu này Susan CP và cs năm 2007 cho thấy các phản
ứng muộn của xạ phẫu xuất hiện trên lâm sàng từ một vài tuần đến vài tháng
sau điều trị với các biểu hiện mệt mỏi, mau quên, sợ hãi, có thể rối loạn ý
thức tăng dần. Có thể xuất hiện các dấu hiệu của tổn thương các dây thần kinh
II, III, IV, V, VII và VIII. Trên phim chụp MRI có hình ảnh mất myelin và
hoại tử mô não [66].
1.4.5. Phương pháp can thiệp sinh học
Nguyễn Văn Kình, Nguyễn Quốc Tuấn và cs năm 2007 tìm hiểu sự phát
triển của ngành sinh học phân tử, dựa vào cơ chế sinh học ung thư trong các u não
cho thấy Gen đè nén tham gia vào quá trình sinh sản các tế bào u. Công trình này
đang được các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm nghiên cứu và tỏ ra rất hứa hẹn
trong việc làm thay đổi bệnh cảnh và tiên lượng các u thần kinh đệm [67].
Cơ chế can thiệp sinh học tóm tắt như sau:
- Cản trở đường dẫn truyền tín hiệu kích thích sự phân bào: chất ức chế
thụ thể protein, tyrosine kinase ở các synap thần kinh.
- Phục hồi sự kiểm soát chu trình tế bào: Dùng vector virus (Herpes
Simplex) truyền vào mô não gen của tế bào u có chức năng đè nén P16, P53,
Rb; hoặc gen có khả năng ức chế gen ung thư; hay tự tiêu diệt trên tế bào u;
ức chế protein của gen ung thư VEGF cản trở sinh mạch nuôi u [67].
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xạ phẫu dao Gamma điều trị
u thần kinh đệm thân não
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về xạ phẫu dao Gamma u thân não
Theo Kotaro Nakaya và cs: những khối u ở vị trí nguy hiểm như thân não
nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, bệnh nhân sớm rơi vào tình trạng
liệt bó tháp, suy hô hấp, suy tuần hoàn và hôn mê. Thời gian sống thêm trung bình
6,4 tháng cho tất cả các loại u não kể từ khi phát hiện bệnh [68].
33
Nghiên cứu của Fuchs I và cs (2002) trên 21 trường hợp glioma thân não;
tuổi trung bình 23 tuổi, tuổi nhỏ nhất 8 tuổi, tuổi lớn nhất 56 tuổi. Trong đó 2
trường hợp u ở hành tủy, 12 trường hợp u ở cầu não, 7 trường hợp u trung não.
Liều điều trị trung bình 12Gy, liều thấp nhất 9Gy, liều cao nhất 20Gy. Thời gian
theo dõi trung bình 29 tháng (3- 99 tháng). Kết quả nghiên cứu cho thấy: 10
bệnh nhân kiểm soát được bệnh, tái phát 2 bệnh nhân. Nghiên cứu này kết luận
gamma knife là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả; đặc biệt khối u càng nhỏ
thì hiệu quả điều trị càng cao [69].
Năm 2000, Kida Y và cs nghiên cứu trên 51 bệnh nhân u tế bào hình
sao bậc thấp được điều trị với Gamma Knife và theo dõi hơn 24 tháng. Trong
đó, 12 bệnh nhân là Astrocytoma Grade I; 39 bệnh nhân còn lại là
Astrocytoma Grade II. Ở nhóm Astrocytome Grade I, tuổi trung bình 9,8 tuổi;
đường kính trung bình khối u 25,4 mm; liều xạ trung bình là 12,5 Gy. Ở nhóm
Astrocytome Grade II: tuổi trung bình 30,9 tuổi; đường kính trung bình khối u
23,7 mm; liều trung bình 15,7 Gy. Thời gian theo dõi trung bình: 27,6 tháng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị với Astrocytoma Grade I là 50%,
tỷ lệ kiểm soát khối u là 91,7%; đối với Astrocytoma Grade II: tỷ lệ đáp ứng
điều trị là 46,2% và tỷ lệ kiểm soát khối u là 87,2%. Các tác giả kết luận: xạ
phẫu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các Astrocytoma bậc thấp,
thậm chí một số trường hợp có thể khỏi hoàn toàn. Nghiên cứu của Kida Y và cs
cho thấy nhóm bệnh nhân <15 tuổi khả năng kiểm soát khối u thấp hơn ở nhóm
bệnh nhân > 40 tuổi. Nghiên cứu này cũng đã phản ánh được mối tương quan
giữa tuổi và tỷ lệ kiểm soát u [70].
Tác giả Squires và cs xạ phẫu cho 12 bệnh nhân u trung não, thời gian
sống trung bình hơn 50 tháng [71].
Tổng kết 119 bệnh nhân u thần kinh đệm thân não được xạ phẫu bằng
dao gamma của Kaplan và cs cho thấy tỷ lệ sống thêm 1 năm là 37% , 2 năm
là 20% và 3 năm là 13%; có 9/119 bệnh nhân sống trên 3 năm; thời gian sống
trung bình là 10 tháng [72].
Landolfi và cs nghiên cứu 19 bệnh nhân lớn tuổi có u thần kinh đệm
thân não; trong đó 13 bệnh nhân có u ở cầu não, 4 ở hành não, 2 ở trung não
34
được xạ phẫu bằng dao Gamma. Kết quả cho thấy thời gian sống thêm trung
bình 54 tháng, thời gian sống thêm sau 5 năm là 45% [73].
Kết quả của Hamilton và cs nghiên cứu 16 bệnh nhân lớn tuổi có u thần
kinh đệm ở vị trí trung não được xạ phẫu bằng dao Gamma, kết quả thời gian
sống trung bình 84 tháng [74].
Nghiên cứu của Kesari et al trên 101 bệnh nhân u thần kinh đệm thân
não được xạ phẫu bằng dao Gamma, kết quả thời gian sống sau 5 năm là 58%,
sau 10 năm là 41% [75].
1.5.2. Một số nghiên cứu về xạ phẫu dao gamma trong nước
Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cs (2011) đã tiến hành xạ phẫu
bằng dao gamma quay cho 1700 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não.
Kết quả cho thấy cải thiện triệu chứng cơ năng bắt đầu sau điều trị 1 tháng
chiếm 85,3%, trong đó cải thiện hoàn toàn triệu chứng: 29,4%, đến tháng thứ
36 triệu chứng cơ năng cải thiện chiếm 100%, trong đó hết hoàn toàn triệu
chứng: 90,2%. Đến tháng thứ 48, triệu chứng cải thiện hoàn toàn chiếm 90%;
tuy nhiên có 3,8% bệnh nhân có triệu chứng tiến triển nặng hơn. Kích thước
trung bình khối u giảm dần theo thời gian: sau tháng thứ 3 đến tháng thứ 36 kích
thước tổn thương giảm còn 0,6cm, tháng thứ 48 kích thước khối u còn 0,3cm (so
với trước điều trị là 2,8cm). Trong suốt thời gian điều trị đến tháng thứ 36, tất cả
các bệnh nhân sau xạ phẫu đều an toàn; không có trường hợp nào có biến chứng
nặng hoặc tử vong. Đến tháng thứ 48 có 6 trường hợp bệnh tiến triển nặng và tử
vong, chiếm 2,9% [76].
Năm 2013, Mai Trọng Khoa và cs tiến hành tổng kết trên 2200 bệnh
nhân u não và một số bệnh lý sọ não, trong đó có 50 bệnh nhân u thân não
được xạ phẫu bằng dao Gamma quay, kết quả cho thấy: triệu chứng cơ năng
cải thiện ngay ở tháng thứ nhất sau xạ phẫu và cải thiện tốt hơn ở tháng thứ 6
trở đi; kích thước trung bình của khối u giảm dần theo thời gian, không có
trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc tử vong ngay sau xạ phẫu [77].
Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chưa đưa ra
được cái nhìn tổng quan về kết quả điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não
bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài này góp phần làm sáng tỏ giá trị của phương pháp xạ phẫu dao gamma
quay trong điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não.
35
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
37 bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp ở vị trí thân não được chẩn
đoán xác định trên phim chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, xung cộng
hưởng từ phổ; Những bệnh nhân này có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma
quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ
7/2007 đến 12/2013 với các tiêu chuẩn sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
 Tất cả những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do tổn
thương thân não được chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thường
quy phát hiện khối u ở vị trí thân não có các đặc điểm hình ảnh chẩn
đoán là u thần kinh đệm nguyên phát thân não. Những bệnh nhân này
được tiếp tục tiến hành làm xung cộng hưởng từ phổ, phân tích đặc
điểm chuyển hóa các chất trên đồ thị phổ đảm bảo thỏa mãn:
Cho/NAA: 1,5-2,2; Cho/Cr:1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5-1,5. Thì chẩn đoán
xác định là u thần kinh đệm bậc thấp thân não được đưa vào đối tượng
nghiên cứu.
 Khối u đơn độc có kích thước ≤ 3cm
 Độ tuổi nghiên cứu từ 5-90 tuổi
 Chưa có biểu hiện rối loạn hô hấp, tuần hoàn
 Không mắc các bệnh cấp, mạn tính trầm trọng đe dọa tính mạng
 Được hội đồng hội chẩn có chỉ định điều trị
 Đồng ý tham gia nghiên cứu
36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Những khối u ngoài thân não
 Kích thước khối u > 3cm, có > 1 khối u ở thân não
 Những tổn thương không phải u thần kinh đệm bậc thấp thân não
 Bệnh nhân có nguy cơ tử vong gần do các bệnh khác
 Bệnh nhân u thân não đang có thai
 Bệnh nhân không chấp thuận tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh
viện Bạch Mai.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2013
2.2.4. Thiết bị nghiên cứu: Máy xạ phẫu gamma quay do Hoa kỳ sản xuất
Hình 2.1: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™ (RGS)
(Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM)
37
Hình 2.2: Khung định vị có các
đầu vít
(Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife
TT YHHN&UB-BVBM)
Hình 2.3: Khung định vị có bộ đánh
dấu các tọa độ XYZ
(Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife
TT YHHN&UB-BVBM)
Hình 2.4: Giá đỡ khung định vị
(Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma
Knife TT YHHN&UB-BVBM)
Hình 2.5: Máy chụp CT mô phỏng
(Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma
Knife TT YHHN&UB-BVBM)
Hình 2.6: Máy chụp MRI mô phỏng
(Nguồn: hình chụp tại Khoa chẩn đoán
hình ảnh-BVBM)
Hình 2.7: Máy chụp cắt lớp 64 dãy
(Nguồn: hình chụp tại Khoa chẩn đoán
hình ảnh-BVBM)
38
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Những bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được chọn vào
nghiên cứu.
 Bệnh nhân nghiên cứu được thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi, thăm
khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng cơ năng, đánh giá toàn trạng
bệnh nhân theo thang điểm Karnofski.
 Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ ghi nhận các đặc điểm hình ảnh,
đo kích thước khối u.
 Chụp xung cộng hưởng từ phổ đo mức chuyển hóa của các chất Cho,
Cr, NAA. Tính tỷ lệ Cho/NAA, Cho/Cr, NAA/Cr.
 Tiến hành xạ phẫu và theo dõi đánh giá sau 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,
36 tháng theo mẫu bệnh án thống nhất in sẵn.
 Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng theo thang điểm Karnofski
bằng bộ câu hỏi và thăm khám lâm sàng.
 Đánh giá đáp ứng kích thước khối u theo tiêu chuẩn RECIST
 Đánh giá thời gian sống thêm theo Kaplan-Meier.
2.2.6. Tiến hành chụp CT, MRI, xung MRS và phân tích kết quả
Chụp CT
 Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa hai tay xuôi dọc thân mình
 Kỹ thuật chụp: Cắt liên tục từ nền sọ (lỗ chẩm) đến đỉnh của vòm sọ
 Ghi nhận kết quả trước tiêm và sau tiêm thuốc cản quang
Chụp MRI, MRS
 Chụp xung định vị
 Chụp xung T1, T2, Flair trên mặt phẳng ngang
 Chụp xung Diffusion trên mặt phẳng ngang
 Tiêm thuốc và chụp chuỗi xung T1 trên ba mặt phẳng ngang, đứng dọc,
đứng ngang
39
 Chụp xung phổ: gồm hai kỹ thuật
+ Kỹ thuật đặt trường đo đơn thể tích
+ Kỹ thuật đặt trường đo đa thể tích
 Phân tích kết quả
+ Đánh giá đồ thị phổ của các chất chuyển hoá và tiến hành so sánh tại
bốn vị trí (nếu có): vùng tổ chức đặc đồng nhất, vùng hoại tử, vùng phù lân
cận tổn thương và tại nhu mô não bình thường vị trí chất trắng đối diện với
vùng ngấm thuốc.
+ Đánh giá trên đồ thị các chất chuyển hoá cơ bản: NAA, Cho, Cr
+ Đưa thêm các chất chuyển hoá cần quan tâm khác: Lac, Lipid,
mIns… tiến hành nhận định giá trị của các chất này sau khi đã so sánh với
nhu mô não bình thường.
+ Sử dụng TE ngắn= 30 ms và TE trung bình= 135 ms cho tất cả các
bệnh nhân.
Chất chuyển hóa NAA, Cho, Cr được đọc kết quả trên chuỗi xung
TE trung bình.
Chất chuyển hóa Lipid, Lac được đọc kết quả trên chuỗi xung TE ngắn
+ Thiết lập và đánh giá tỷ lệ các chất như Cho/NAA, Cho/Cr,
NAA/Cr…..
+ Tiến hành tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu được từ chuỗi xung
MRI thường và MRS để đưa ra kết luận cuối cùng về khối u.
2.2.7. Các biến nghiên cứu
2.2.7.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng
 Lý do vào viện
 Ngày vào viện, ngày ra viện
 Thời gian diễn biến bệnh
 Phân bố tuổi, giới
 Các dấu hiệu lâm sàng:
40
 Hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, phù gai thị
 Động kinh
 Rối loạn ý thức
 Rối loạn cảm giác
 Biểu hiện về mắt: giảm thị lực, nhìn đôi, lác, sụp mí, hẹp thị
trường thái dương
 Biểu hiện về liệt hầu họng: khó nuốt, nuốt sặc
 Biểu hiện về vận động: yếu, liệt nửa người
 Đánh giá thay đổi tỷ lệ % của bệnh nhân trong thang điểm Karnofski
theo thời gian sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng…phân
tích, đánh giá khả năng hồi phục về thể chất, tâm thần cũng như sự tiến
triển diễn biến xấu đi của bệnh (phụ lục 1).
2.2.7.2. Đánh giá đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não
Xác định đặc điểm khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính trước tiêm thuốc
và sau tiêm thuốc cản quang bao gồm các chỉ tiêu sau:
 Vị trí của u (u cuống não, cầu não, hành tủy)
 Kích thước của u (đo đường kính lớn nhất của u theo tiêu chuẩn
RECIST)
 Tỷ trọng u: đồng, giảm, tăng
 Mức độ ngấm thuốc
 Cấu trúc u: nang, đặc, hỗn hợp
 Ranh giới u: rõ, không rõ
 Chảy máu trong u: có chảy máu hay không có chảy máu
 Phù não quanh u
 Vôi hóa trong u
 Hoại tử trong u
 Chèn ép tổ chức xung quanh u
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai

Contenu connexe

Tendances

AN TOÀN BỨC XẠ.pptx
AN TOÀN BỨC XẠ.pptxAN TOÀN BỨC XẠ.pptx
AN TOÀN BỨC XẠ.pptx
minhtu
 
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
SoM
 
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂNKỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
SoM
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
SoM
 
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
SoM
 
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁPXẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
SoM
 

Tendances (20)

Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscanNguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
 
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nộibài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
 
AN TOÀN BỨC XẠ.pptx
AN TOÀN BỨC XẠ.pptxAN TOÀN BỨC XẠ.pptx
AN TOÀN BỨC XẠ.pptx
 
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
Sinh thiết lõi (core needle biopsy -cnb)
 
Tạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia xTạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia x
 
Nguyen ly dien trong phau thuat
Nguyen ly dien trong phau thuatNguyen ly dien trong phau thuat
Nguyen ly dien trong phau thuat
 
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh
 
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬN
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬNCHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬN
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬN
 
ULTRASOUND-BIRADS 2013, Dr PHAN THANH HẢI PHƯỢNG
ULTRASOUND-BIRADS 2013, Dr PHAN THANH HẢI PHƯỢNGULTRASOUND-BIRADS 2013, Dr PHAN THANH HẢI PHƯỢNG
ULTRASOUND-BIRADS 2013, Dr PHAN THANH HẢI PHƯỢNG
 
XẠ HÌNH HỆ TIM MẠCH
XẠ HÌNH HỆ TIM MẠCHXẠ HÌNH HỆ TIM MẠCH
XẠ HÌNH HỆ TIM MẠCH
 
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con ngườiẢnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
 
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂNKỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
KỸ THUẬT GHI ĐO Y HỌC HẠT NHÂN
 
Us and mri. xoan buong trung. ovarian torsion.drduong
Us and mri. xoan buong trung. ovarian torsion.drduongUs and mri. xoan buong trung. ovarian torsion.drduong
Us and mri. xoan buong trung. ovarian torsion.drduong
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
 
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
 
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁPXẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
 
đạI cương x quang
đạI cương x  quangđạI cương x  quang
đạI cương x quang
 
Hiệu ứng sinh học của bức xạ
Hiệu ứng sinh học của bức xạHiệu ứng sinh học của bức xạ
Hiệu ứng sinh học của bức xạ
 
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆTVAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT
 
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔIBài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
 

Similaire à Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai

Similaire à Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai (20)

Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAYLuận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cộng hưởng từ và đánh giá kết...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cộng hưởng từ và đánh giá kết...Luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cộng hưởng từ và đánh giá kết...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cộng hưởng từ và đánh giá kết...
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ tr...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ tr...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ tr...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ tr...
 
Luận án: Chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn
Luận án: Chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớnLuận án: Chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn
Luận án: Chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn
 
Luận Văn Nghiên Cứu Phác Đồ Hóa Xạ Trị Đồng Thời Có Hóa Trị Trước Cho Ung Thư...
Luận Văn Nghiên Cứu Phác Đồ Hóa Xạ Trị Đồng Thời Có Hóa Trị Trước Cho Ung Thư...Luận Văn Nghiên Cứu Phác Đồ Hóa Xạ Trị Đồng Thời Có Hóa Trị Trước Cho Ung Thư...
Luận Văn Nghiên Cứu Phác Đồ Hóa Xạ Trị Đồng Thời Có Hóa Trị Trước Cho Ung Thư...
 
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
 
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAYXử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
 
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâuKhả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
 
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
 
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
 
Luận án: Phác đồ hóa xạ trị và hóa trị cho ung thư vòm mũi họng
Luận án: Phác đồ hóa xạ trị và hóa trị cho ung thư vòm mũi họngLuận án: Phác đồ hóa xạ trị và hóa trị cho ung thư vòm mũi họng
Luận án: Phác đồ hóa xạ trị và hóa trị cho ung thư vòm mũi họng
 
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trướcĐề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
 
Luận án: Điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
Luận án: Điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trướcLuận án: Điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
Luận án: Điều trị phẫu thuật lao cột sống cổ qua đường mổ cổ trước
 
Sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị thoái hoá hoàng điểm
Sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị thoái hoá hoàng điểmSử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị thoái hoá hoàng điểm
Sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị thoái hoá hoàng điểm
 
Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật u sao bào độ cao
Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật u sao bào độ caoNghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật u sao bào độ cao
Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật u sao bào độ cao
 
Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, theo dõi bệnh sán lá gan lớn
Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, theo dõi bệnh sán lá gan lớnChụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, theo dõi bệnh sán lá gan lớn
Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, theo dõi bệnh sán lá gan lớn
 
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Quang Hùng, nghiên cứu sinh khóa 29, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Ung thư, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy GS.TS Mai Trọng Khoa và PGS.TS Kiều Đình Hùng 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2015 Người viết cam đoan Nguyễn Quang Hùng
  • 2. CHỮ VIẾT TẮT % Tỷ lệ phần trăm BED Liều hiệu ứng sinh học (Biologically effective dose) CĐHA Chẩn đoán hình ảnh Cho HU Choline Housfield CHT (MRI) Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) CHTP (MRS) Chụp cộng hưởng từ phổ (Magnetic Resonance Spectrum) CLVT(CT) Chụp cắt lớp vi tính (CTScanner) Cr Creatine CTV CS Thể tích bia lâm sàng (clinical target volume) Cộng sự DIPG U thần kinh đệm cầu não lan tỏa (Diffuse Intrinsic Pontine Glioma) DSA Chụp mạch não số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography) ĐT Điều trị GK Xạ phẫu bằng dao gamma (Gamma Knife, GTV Thể tích khối u thô (gross tumor volume) IMRT Xạ trị điều biến liều (Intensive Modulated Radiation Therapy) KT Kích thước KTTB TB TK Kích thước trung bình Trung bình Thần kinh MET 11 C - methionine n Số lượng bệnh nhân NAA N - acetyl aspartate PET/CT Positron Emission Tomography/CTscanner PTV Thể tích bia lập kế hoạch (planning target volume) RGS Hệ thống dao gamma quay (Rotating Gamma Systeme) UTKĐ U thần kinh đệm
  • 3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não ................................................................ 3 1.1.1. Hình thể ngoài....................................................................................................3 1.1.2. Hình thể trong....................................................................................................5 1.2. Các loại u thần kinh đệm bậc thấp, nguyên nhân và tiên lượng ............ 8 1.3. Chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não.................................... 10 1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng.......................................................................................11 1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não ...................13 1.3.3. Một số hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não thường gặp.......16 1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não ...........20 1.4. Điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não ........................................ 23 1.4.1. Điều trị nội khoa .............................................................................................23 1.4.2. Điều trị ngoại khoa.........................................................................................24 1.4.3. Điều trị u thân não bằng xạ trị....................................................................24 1.4.4. Điều trị u thân não bằng xạ phẫu...............................................................25 1.4.5. Phương pháp can thiệp sinh học................................................................32 1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xạ phẫu dao Gamma điều trị u thần kinh đệm thân não........................................................ 32 1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về xạ phẫu dao Gamma u thân não......32 1.5.2. Một số nghiên cứu về xạ phẫu dao gamma trong nước......................34 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 35 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................................35 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 36
  • 4. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................36 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................36 2.2.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................36 2.2.4. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................36 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................38 2.2.6. Tiến hành chụp CT, MRI, xung MRS và phân tích kết quả.............38 2.2.7. Các biến nghiên cứu.......................................................................................39 2.2.8. Tiến hành xạ phẫu bằng dao Gamma Quay...........................................43 2.2.9. Đánh giá kết quả điều trị sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng… .......................................................................................................48 2.2.10. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng....................................................................50 2.2.11. Xử lý số liệu...................................................................................................50 2.2.12. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................51 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 53 3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................................... 53 3.2. Đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não....................... 56 3.3. Liều xạ phẫu ...................................................................................... 62 3.4. Đánh giá kết quả sau xạ phẫu............................................................. 64 3.5. Tỷ lệ tử vong theo thời gian ............................................................... 78 3.6. Biến chứng......................................................................................... 79 Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................... 85 4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................................... 86 4.1.1. Tuổi và giới.......................................................................................................86 4.1.2. Phân bố nhóm tuổi theo vị trí u thân não................................................87 4.1.3. Phân bố giới theo vị trí u..............................................................................88 4.1.4. Lý do vào viện.................................................................................................89 4.1.5. Thời gian diễn biến bệnh..............................................................................89 4.1.6. Triệu chứng lâm sàng....................................................................................90
  • 5. 4.1.7. Thang điểm Karnofski trước xạ phẫu.......................................................92 4.2. Đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não trên CT và MRI ... 93 4.2.1. Đặc điểm về vị trí u........................................................................................93 4.2.2. Đặc điểm về cấu trúc u..................................................................................94 4.2.3. Đặc điểm về ranh giới u................................................................................95 4.2.4. Đặc điểm về mức độ xâm lấn chèn ép xung quanh.............................96 4.2.5. Đặc điểm về mức độ ngấm thuốc..............................................................96 4.2.6. Đặc điểm về phù não xung quanh u..........................................................97 4.2.7. Đặc điểm hoại tử trong u..............................................................................98 4.2.8. Đặc điểm vôi hóa trong u.............................................................................99 4.2.9. Đặc điểm chảy máu trong u.........................................................................99 4.2.10. Đặc điểm tỷ trọng u...................................................................................100 4.2.11. Đặc điểm tín hiệu trên xung T1W, T2W............................................100 4.2.12. Đặc điểm chuyển hóa của khối u trên xung cộng hưởng từ phổ .......101 4.3. Chỉ định và chống chỉ định............................................................... 101 4.4. Liều xạ phẫu .................................................................................... 102 4.4.1. Phân bố liều xạ phẫu theo kích thước u.................................................104 4.4.2. Phân bố liều xạ phẫu theo vị trí u............................................................105 4.5. Kết quả điều trị................................................................................. 105 4.5.1. Thời gian xuất viện và thời gian theo dõi được sau xạ phẫu..........106 4.5.2. Thang điểm Karnofski sau xạ phẫu ........................................................107 4.5.3. Kích thước khối u.........................................................................................108 4.5.4. Liên quan giữa kích thước u với dấu hiệu phù não, chèn ép tổ chức xung quanh, hoại tử trong u. ....................................................................109 4.5.5. Thời gian sống thêm trung bình sau xạ phẫu.......................................110 4.5.6. Liên quangiữa thờigiansốngthêmtrungbìnhtheotừngnhóm tuổi........112 4.5.7. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo giới................113 4.5.8. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo cấu trúc u....113
  • 6. 4.5.9. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo từng vị trí u.........113 4.5.10. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm kích thước u.............................................................................................................114 4.5.11. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm liều xạ phẫu ............................................................................................................114 4.5.12. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có phù não và không có phù não ..................................................................115 4.5.13. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình ở nhóm u có ngấm thuốc và không ngấm thuốc......................................................................115 4.5.14. Liên quan giữa thời gian sống thêm trung bình ở nhóm u có chảy máu và không chảy máu trong u.............................................................116 4.6. Tỷ lệ tử vong sau xạ phẫu ................................................................ 116 4.7. Biến chứng sau xạ phẫu ................................................................... 117 KẾT LUẬN ............................................................................................. 118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc điểm u sao bào lông trên phim CT và MRI .................. 17 Bảng 1.2: Đặc điểm u sao bào lan tỏa trên phim CT và MRI............... 18 Bảng 1.3: Đặc điểm u tế bào thần kinh đệm ít nhánh trên CT và MRI...... 19 Bảng 1.4: Đặc điểm u thần kinh đệm dưới ống nội tủy trên CT và MRI ...... 19 Bảng 1.5: Đặc điểm u biểu mô ống nội tủy trên CT và MRI................ 20 Bảng 1.6: Phân loại u tế bào hình sao năm 2000................................. 20 Bảng 1.7: Phân loại các khối u của hệ thần kinh................................. 21 Bảng 1.8: Chỉ định xạ phẫu cho một số u não và bệnh lý sọ não ......... 30 Bảng 1.9: Liều xạ phẫu theo kích thước khối u................................... 31 Bảng 1.10: Liều xạ phẫu cho khối u ở vị trí thân não............................ 31 Bảng 2.1: Đáp ứng kích thước khối u theo tiêu chuẩn RECIST ........... 50 Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới................................... 53 Bảng 3.2: Lý do vào viện................................................................... 54 Bảng 3.3: Thời gian diễn biến bệnh.................................................... 55 Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng ........................................................ 55 Bảng 3.5: Thang điểm Karnofski trước xạ phẫu.................................. 56 Bảng 3.6: Kích thước u trước điều trị................................................. 56 Bảng 3.7: Đặc điểm hình ảnh khối u trên CT...................................... 57 Bảng 3.8: Đặc điểm hình ảnh khối u trên MRI ................................... 59 Bảng 3.9: Tín hiệu trên phim chụp MRI............................................. 61 Bảng 3.10: Đặc điểm chuyển hóa các chất trên xung cộng hưởng từ phổ.... 61 Bảng 3.11: Liều xạ phẫu cho từng vị trí u ............................................ 62 Bảng 3.12: Phân bố liều xạ phẫu theo kích thước u .............................. 63 Bảng 3.13: Thời gian xuất viện............................................................ 64 Bảng 3.14: Thời gian theo dõi sau điều trị............................................ 64 Bảng 3.15: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị........ 65
  • 8. Bảng 3.16: Phân bố chèn ép xung quanh theo kích thước khối u........... 66 Bảng 3.17: Phân bố hoại tử trong u theo kích thước khối u................... 67 Bảng 3.18: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong sau xạ phẫu theo thời gian............ 78 Bảng 3.19: Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng sau xạ phẫu ........................ 79 Bảng 3.20: Liên quan giữa biến chứng đau đầu với liều xạ phẫu........... 80 Bảng 3.21: Liên quan giữa biến chứng phù não với liều xạ phẫu........... 80 Bảng 3.22: Liên quan giữa biến chứng mất ngủ với liều xạ phẫu .......... 81 Bảng 3.23: Liên quan giữa biến chứng chán ăn với liều xạ phẫu ........... 81 Bảng 4.1: Kết quả xạ phẫu dao gamma cho bệnh nhân glioma thân não theo một số tác giả........................................................... 106 Bảng 4.2: So sánhthayđổikíchthướckhối usauxạphẫuvớimộtsốtác giả .... 109 Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ phù não quanh u với một số tác giả.............. 110
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % nhóm tuổi theo vị trí u thân não......................... 53 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % nam, nữ theo vị trí u thân não ............................ 54 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % u thần kinh đệm bậc thấp thân não theo vị trí ..... 56 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ % khối u ngấm thuốc trên phim chụp CT ............... 58 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ % khối u ngấm thuốc trên phim cộng hưởng từ ...... 60 Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ % theo liều xạ phẫu................................... 62 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ % liều xạ phẫu theo vị trí khối u ............................ 63 Biểu đồ 3.8: Thang điểm Karnofski trước và sau điều trị .................... 64 Biểu đồ 3.9: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị .... 65 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % phù não theo kích thước u ................................. 66 Biểu đồ 3.11: Thời gian sống thêm trung bình theo Kaplan-Meier ........ 68 Biểu đồ 3.12: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm tuổi .............. 69 Biểu đồ 3.13: Thời gian sống thêm trung bình theo giới........................ 70 Biểu đồ 3.14: Thời gian sống thêm trung bình theo cấu trúc u............... 71 Biểu đồ 3.15: Thời gian sống thêm trung bình theo vị trí khối u............ 72 Biểu đồ 3.16: Thời gian sống thêm trung bình theo kích thước u........... 73 Biểu đồ 3.17: Thời gian sống thêm trung bình theo liều xạ phẫu........... 74 Biểu đồ 3.18: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có phù não và không có phù não........................................................... 75 Biểu đồ 3.19: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có ngấm thuốc và không ngấm thuốc............................................ 76 Biểu đồ 3.20: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có chảy máu và không chảy máu ........................................................ 77 Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ chết tích lũy theo thời gian .................................... 78
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu thân não............................................................... 4 Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang qua chéo vận động..................................5 Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua phần trước trám hành .......................5 Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu....................6 Hình 1.5: Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não ............................ 7 Hình 1.6: Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước ...............7 Hình 1.7: U sao bào lông, độ I........................................................... 17 Hình 1.8: U tế bào hình sao bào lan tỏa, độ II .................................... 18 Hình 1.9: Hình ảnh máy Xạ phẫu CyberKnife.................................... 25 Hình 1.10: Hình ảnh máy xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển................. 27 Hình 1.11: Hình ảnh xạ phẫu dao Gamma Quay .................................. 28 Hình 2.1: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™..................... 36 Hình 2.2: Khung định vị có các đầu vít............................................. 37 Hình 2.3: Khung định vị có bộ đánh dấu các tọa độ XYZ................... 37 Hình 2.4: Giá đỡ khung định vị ......................................................... 37 Hình 2.5: Máy chụp CT mô phỏng .................................................... 37 Hình 2.6: Máy chụp MRI mô phỏng .................................................. 37 Hình 2.7: Máy chụp cắt lớp 64 dãy.................................................... 37 Hình 2.8: Hình ảnh cố định đầu bệnh nhân vào một khung lập thể...... 44 Hình 2.9: Hình ảnh chụp CT mô phỏng ............................................. 44 Hình 2.10: Hình ảnh mở cửa sổ khai báo................................................. 45 Hình 2.11: Hình ảnh đánh dấu các điểm xác định tọa độ khối u............ 45 Hình 2.12: Hình ảnh thể tích khối u được xác lập ................................ 45 Hình 2.13: Hình ảnh đặt các trường chiếu............................................ 46 Hình 2.14: Hình ảnh khảo sát đường đồng liều .................................... 46 Hình 2.15: Đường màu vàng thể hiện thể tích khối u............................ 47 Hình 2.16: Bảng kế hoạch xạ phẫu ..................................................... 47 Hình 2.17: Cố định đầu bệnh nhân vào giá đỡ giường của máy RGK.... 48
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ U não là thuật ngữ có tính quy ước để chỉ các u trong sọ, thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Theo cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế (IARC), hàng năm, tỷ lệ mắc u não từ 3 - 5/100.000 dân và con số này ngày càng tăng. Tần suất mắc bệnh chủ yếu gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3 - 12 và 40 – 70 tuổi. Tại Mỹ tỷ lệ mắc u não là 4,5/100.000 dân [1],[2]; tỷ lệ tử vong đứng thứ 5 sau các bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư thực quản [3]. Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2000, tỷ lệ mắc u não chiếm 1,3/100.000 dân [4]. U não xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong não như vùng thái dương, đỉnh, chẩm, hố sau cũng như ở thân não. U thân não bao gồm: u cuống não, u cầu não và u hành tủy; đây là vị trí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động, hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Chiếm tỷ lệ lớn ở thân não là u thần kinh đệm, u máu thể hang, một số ít có thể gặp là u lymphoma, ung thư di căn thân não. U thần kinh đệm thân não bao gồm u thần kinh đệm bậc thấp và u thần kinh đệm bậc cao. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc u thần kinh đệm thân não ngày càng gia tăng, bệnh tiến triển nhanh, tiên lượng thường rất xấu, điều trị khó khăn, thời gian sống ngắn và tỉ lệ tử vong cao. Điều trị u thần kinh đệm thân não chủ yếu vẫn là xạ trị chiếu ngoài, xạ phẫu bằng dao gamma, điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tuy nhiên điều trị nội khoa chỉ mang tính chất tạm thời, xạ trị chiếu ngoài không nâng được liều tối đa cho u do trường chiếu rộng gây biến chứng tổn thương thần kinh trầm trọng. Phẫu thuật ít được đặt ra mặc dù những năm gần đây kỹ thuật sinh thiết định vị dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh như stériotaxique, hệ thống định vị thần kinh Neuronavigation với mục đích loại bỏ khối u và xét nghiệm mô bệnh học nhưng tỷ lệ biến chứng rất cao. Do đó xạ phẫu là lựa chọn tối ưu cho điều trị u thần kinh đệm thân não, đặc biệt có hiệu quả với u thần kinh đệm bậc thấp.
  • 12. 2 Xạ phẫu bằng dao gamma, hay còn được gọi là dao gamma cổ điển được ứng dụng từ năm 1968 để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não [5]. Dựa trên nguyên lý hoạt động dao gamma cổ điển, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chế tạo ra hệ thống xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) [6]. Tháng 7 năm 2007 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu ứng dụng phương pháp điều trị này cho những bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não đã mang lại kết quả tốt trong đó có u thần kinh đệm bậc thấp thân não. Ở trong nước chưa có báo cáo nào nghiên cứu về kết quả điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay. Với mong muốn cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp thân não, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai”. Nhằm mục đích: 1. Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não 2. Đánh giá kết quả điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não (cuống não, cầu não và hành tủy) Thân não bao gồm cuống não, cầu não và hành tủy. Thân não là một thành phần của não thuộc hố sau, phát sinh từ các túi não thứ tư, thứ năm là tiếp tục phần kéo dài của tủy. Thân não là nơi qua lại quan trọng giữa tủy và não, các đường vận động và cảm giác, các bó tiểu não và các bó liên hợp đều đi qua thân não. Thân não còn là nơi tập trung các trung tâm mà một số có liên quan tới sự sống (nhịp tim, nhịp thở...). Ở vị trí này có hầu hết các nhân dây thần kinh sọ, cấu tạo xám (nhân xám trung ương) và đặc biệt cấu tạo lưới [7]. Theo Nguyễn Cường tổn thương ở vị trí thân não thường để lại những hậu quả nặng nề, bệnh diễn biến nhanh với nhiều dấu hiệu thần kinh phong phú, di chứng tàn tật vĩnh viễn khó hồi phục [7]. 1.1.1. Hình thể ngoài 1.1.1.1. Hành tủy: hành tủy có hình lăng trụ đáy to ở trên bẹt từ trước ra sau. Giới hạn phía dưới của hành tủy ngang mức khớp chẩm đội, nằm trên mỏm nha đốt trục, hơi nghiêng ra phía trước phần trên của hành tủy nằm trên dốc (Clivus). Hành tủy có kích thước: cao 3cm, rộng 1,5-2,0cm, nặng 6-7gam, hướng không thẳng, chếch lên trên ra trước [7]. 1.1.1.2. Cầu não: giới hạn của cầu não rất rõ và trội hẳn lên. Ở dưới là rãnh hành cầu và lỗ chột Vicq Agyr ngăn cách hành cầu với hành tủy. Ở trên là rãnh cuống cầu và lỗ chột trên ngăn cách với cuống não. Cầu não có kích thước cao 2,5cm, rộng 3,5cm làm thành một đoạn rộng hơn là cao và ngược lại so với hành tủy. Hướng đi của cầu não chếch, họp với mặt phẳng nằm ngang một góc 20-25° [7]. 1.1.1.3. Cuống não: cuống não phát triển từ túi não giữa (não giữa). Giới hạn phía dưới của cuống não với cầu não là rãnh cuống cầu ở phía trước quan sát rõ,
  • 14. 4 phía sau thì không rõ; phía trên cuống não rất khó phân biệt với gian não. Hai bên cuống não là dải thị và phía sau là củ sinh tư trước. Có kích thước dài 1,8cm, rộng 1,5-1,8cm hướng đi chếch lên trên và ra trước [7]. Hình 1.1: Giải phẫu thân não (Nguồn: Neuroscience, 2nd edition)
  • 15. 5 1.1.2. Hình thể trong Để nghiên cứu hình thể trong của thân não cần phải có nhiều thiết đồ cắt ngang cổ điển ở hành tủy, cầu não và cuống não [7]. 1.1.2.1. Thiết đồ cắt ngang qua bắt chéo vận động Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang qua chéo vận động [7] a. Chất xám: bị tan thành mảnh do các sợi bó tháp bắt chéo: đầu sừng trước thành nhân dây XII đồng thời có nhân vận động của dây X, sừng bên cũng bị tách và trở thành nhân dây XI, sừng sau bắt đầu phát triển thành 3 nhân Goll, Burdach và nhân dây V, kênh ống nội tủy bị đẩy về sau [7]. b. Chất trắng: bắt chéo của bó tháp, chiếm một khoảng rộng lớn ở 1/3 dưới hành tủy và hình thành chân của hành tủy [7]. 1.1.2.2. Thiết đồ cắt ngang qua phần trước của trám hành Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua phần trước trám hành [7]
  • 16. 6 a. Chất xám: trám hành là 1 túi nhăn nheo, miệng túi chếch ra sau và vào trong, đáy túi đẩy ra ngoài, có 2 trám phụ ở bên cạnh miệng túi. Có bó trám gai thẳng và chéo đi xuống tủy sống, hệ thống trám mới liên lạc với thùy bên của tiểu não, còn trám phụ liên lạc với thùy giun [7]. Các nhân dây thần kinh sọ: cũng như ở chất xám, tủy sống, các nhân dây thần kinh sọ phân mảnh bởi các biến chuyển ở thân não cũng sắp xếp theo đường vòng cung. Ở sàn não thất IV từ trong ra ngoài có nhân vận động của dây XII, các nhân thực vật của dây X và lên cao là nhân thực vật của dây IX, nhân cảm giác V, nhân bó đơn độc X [7]. b. Chât trắng Ở giữa là dải băng Reil, sau nó là bó gai lưới thị, bó mái gai rồi dải nhỏ dọc sau. Ở phía bên: bó Flechsig vượt rãnh sau bên thành cuống tiểu não dưới. Bó Gowers ở phía chân của bó bên hành; ở giữa bó bên hành là bó hồng gai và ở đỉnh là bó gai thị [7]. 1.1.2.3. Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu (từ trước ra sau) Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang qua phần trên rãnh hành cầu [7] Bó tháp được tách ra thành nhiều bó nhỏ, các bó giữa, dải băng Reil giữa phía sau đó là bó mái gai và dải nhỏ dọc sau. Ở phía trên có 3 bó bên ở hành tủy đi lên: bó gai thị bên sát Reil giữa, bó hồng gai (nằm sau bó gai thị) và bó gai - tiểu não chéo (nằm bên ngoài bó hồng gai) [7].
  • 17. 7 Ở sàn não thất IV, ở chất xám dưới ống nội tủy (từ trong ra ngoài): nhân của dây VI (xung quanh có các sợi trục của nhân dây VII làm thành một vòng), những nhân thực vật nước bọt trên nhân dây VII, nhân dây VI [7]. 1.1.2.4. Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não (từ trước ra sau) Hình 1.5: Thiết đồ cắt ngang qua phần giữa cầu não [7] Bó vận động luôn luôn bị phân mảnh. Bó cảm giác nối tiếp nhau từ trong ra ngoài: dải Reil, bó gai thị, bó thính giác (còn gọi là Reil bên), bó mái gai và dải nhỏ dọc sau. Ở phía bên còn có bó Gowers, bó hồng gai và chất lưới. Ở sàn não thất IV: nhân dây VII; nhân vận động, cảm giác dây V [7]. 1.1.2.5. Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước Hình 1.6: Thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư sau và trước [7] Chân cuống não với các bó vận động kể từ trong ra ngoài là bó gối, bó tháp, bó thái dương cầu. Liềm đen (nhân hắc tố) có hình sừng bò bờ lõm ra sau. Các đường cảm giác tập hợp nhau ở lớp kề dưới (reil giữa bó gai thị, reil
  • 18. 8 bên). Reil bên (bó thính giác) thành hình dấu phảy hướng về củ não sinh tư sau và thể gối trong [7]. Ở thiết đồ cắt ngang qua củ não sinh tư trước còn có tổ chức nhân đỏ với bắt chéo Forel ở phía trước và bắt chéo Wernekink ở phía sau. Nhân dây III ở trước kênh Sylvius cho các sợi đi ra phía trước qua cực dưới của nhân đỏ [7]. Với cấu tạo như trên phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn u thân não rất khó thực hiện. U ở vị trí hành tủy phát triển ra phía ngoại vi có thể phẫu thuật qua đường hạch nhân tiểu não. Những khối u ở cầu não hay cuống não khó thực hiện hơn do đường vào tiếp cận u xa hơn nên gặp nhiều biến chứng nặng. 1.2. Các loại u thần kinh đệm bậc thấp, nguyên nhân và tiên lượng U thần kinh đệm bậc thấp thân não là những u xuất hiện ở vị trí cuống não, cầu não và hành tủy. U thần kinh đệm bậc thấp bao gồm u tế bào hình sao (Astrocytoma), u tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma), u hỗn hợp giữa sao bào và thần kinh đệm ít nhánh (Mixed Oligodendroglioma-astrocytoma). Trong đó chiếm tỷ lệ lớn ở thân não là u tế bào hình sao bao gồm u sao bào lông (Pilocytic Astrocytome), u sao bào thể lan tỏa (Diffuse Astrocytome). Đặc biệt gặp nhiều nhất là u sao bào lan tỏa [8]; u sao bào lan tỏa lại chia ra làm 3 loại: u sao bào sợi (Fibrilary Astrocytoma), u sao bào nguyên sinh (Protoplasmic Astrocytoma), u sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma). Đối với u tế bào thần kinh đệm ít nhánh và u hỗn hợp giữa sao bào và tế bào thần kinh đệm ít nhánh ở thân não chiếm tỷ lệ ít hơn. Riêng u hỗn hợp giữa sao bào và tế bào thần kinh đệm ít nhánh có 2 loại là u tế bào thần kinh đệm dưới ống nội tủy (Subependimoma), u biểu mô ống nội tủy (Ependimoma). Hiện nay về cơ chế sinh bệnh của u tế bào thần kinh đệm vẫn còn chưa được biết rõ ràng và đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhận thấy: 15% u thần kinh đệm có kèm hội chứng Neurofibromatose de Reckling Hausen (NF1), loại này ác tính nhiều hơn (Wanick 1994).
  • 19. 9 Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi có thể gây ra u như: tiếp xúc với hóa chất, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, công nghệ hóa dầu, sóng điện từ [9]. Trong một vài năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về u thần kinh đệm cầu não lan tỏa (Diffuse Intrinsic Pontine Glioma, DIPG), nhờ sự tiến bộ của cộng hưởng từ và các kỹ thuật sinh thiết u. Các mẫu mô lấy được đủ lớn để có thể làm xét nghiệm di truyền. Kết quả của một số nghiên cứu từ 2010 - 2012 cho thấy các u thần kinh đệm bậc cao trẻ em có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác với u thần kinh đệm bậc cao ở người lớn. Cụ thể là đột biến thêm đoạn ở một số nhiễm sắc thể 1q, 2p, 7p, 8q, 9q và đột biến mất đoạn ở 10q, 16q, 17p. Ở mức độ biểu hiện gen, DIPG đặc trưng bởi sự khuếch đại các thụ thể yếu tố phát triển có nguồn gốc từ tiểu cầu (Platelet Derived Growth Factor, PDGF (PDGFR)). Một phát hiện mới đây nhất trong các nghiên cứu di truyền của DIPG ở trẻ em là các đột biến ở histone H3 trên nhiễm sắc thể số 1. Histone H3 sẽ kích hoạt rất nhiều gen liên quan đến sự phát triển của thân não (cuống não, cầu não, hành tủy). Tuy nhiên còn nhiều câu hỏi cần phải giải quyết. Chẳng hạn như: tại sao các phác đồ hóa chất - như temozolomide - không hiệu quả trong DIPG lại có hiệu quả ở các glioma trên lều?. Tại sao imatinib - một chất ức chế DIPG nhằm vào PDGFRA - lại không cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân? Có phải sự phân bố thuốc kém là một trong các lý do cho những vấn đề trên? [10]. U thần kinh đệm thân não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 75% bệnh nhân chẩn đoán bệnh dưới 20 tuổi (một số nghiên cứu có ngưỡng là 16 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nằm ở độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi. Thời gian sống thêm của bệnh nhân nếu không điều trị thường chỉ vài tháng kể từ khi chẩn đoán. Nếu được điều trị thích hợp thì 37% bệnh nhân sống sót sau 1 năm, 20% sống sót sau 2 năm và 13% sau 3 năm [11],[12],[13].
  • 20. 10 Ở trẻ em loại u thần kinh đệm thân não dạng tế bào hình sao lan tỏa gặp chủ yếu, đây là loại tế bào thần kinh đệm bậc thấp nhưng ác tính về mặt lâm sàng với các dấu hiệu tổn thương đa dây thần kinh sọ, mất vận động, triệu chứng của tiểu não. U tế bào hình sao lan tỏa có tiên lượng rất xấu, thời gian sống thêm trung bình khoảng 9 tháng, hầu hết trẻ em đều tử vong trong vòng 18 tháng từ khi bệnh được chẩn đoán, tương tự như các u nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastome Multiforme) [12]. Phẫu thuật thường không thể thực hiện được và cũng không có vai trò gì với loại u thần kinh đệm này vì không làm thay đổi được tiên lượng bệnh [11],[13]. Mặc dù 75-85% bệnh nhân cải thiện triệu chứng sau xạ trị nhưng hầu hết u tế bào sao lan tỏa cầu não tái phát trở lại. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy thời gian trung bình từ khi kết thúc điều trị tia xạ tới khi bệnh tiến triển là 5 - 8,8 tháng [11]. Thời gian sống thêm trung bình từ lúc khối u tiến triển đến khi bệnh nhân tử vong là 1 - 4,5 tháng, trong thời gian này việc kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh là rất cần thiết [13]. 1.3. Chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não Theo Nguyễn Phúc Cương [14] tiêu chuẩn vàng giúp xác định bản chất u thần kinh đệm bậc thấp thân não là xét nghiệm mô bệnh học. Tác giả Nguyễn Cường nghiên cứu về hệ thần kinh trung ương cho thấy thân não là nơi tập trung chi phối nhiều chức năng thần kinh quan trọng, u thân não nằm trong sâu nên khả năng sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy mẫu bệnh phẩm khó thực hiện, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, suy hô hấp và tử vong [7]. Mặc dù những năm gần đây ngành phẫu thuật ngoại khoa thần kinh phát triển mạnh mẽ, nhiều trang thiết bị, kỹ thuật được ứng dụng. Thomas Reithmeier và cs hồi cứu 104 bệnh nhân glioma thân não tại 5 trung tâm ở Đức (Freiburg: n = 73, Tübingen: n = 12, Munich: n = 10,
  • 21. 11 Dresden: n = 7, Bonn: n = 2) từ 1997 đến 2007 trong đó 93 trường hợp được sinh thiết định vị lấy u, 11 bệnh nhân còn lại được thực hiện vi phẫu lấy u. Tỷ lệ biến chứng sau sinh thiết 11/93 bệnh nhân chiếm 11,8%, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 4/11 bệnh nhân chiếm 36,4% [15]. Hơn nữa, nghiên cứu của Yin L Zhang L và Hasan Yerli cho thấy giá trị của cộng hưởng từ chẩn đoán u thần kinh đệm ở vị trí thân não là 95,3% [16], giá trị của cộng hưởng từ phổ chẩn đoán phân biệt u thần kinh đệm bậc thấp với u thần kinh đệm bậc cao có đối chiếu mô bệnh học cho thấy độ nhạy của phương pháp là 85%; độ đặc hiệu là 86%; giá trị dự báo dương tính là 94% [17]. Vì vậy, chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, xung cộng hưởng từ phổ. 1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 1.3.1.1. Triệu chứng lâm sàng chung Đau đầu: là triệu chứng phổ biến nhất của u não chiếm 50-60%, đau đầu dai dẳng tăng dần, đôi khi có từng cơn ngắn, đặc biệt tăng về ban đêm và gần sáng, đau có đáp ứng với thuốc giảm đau giai đoạn đầu nhưng sau đó đáp ứng kém hoặc không đáp ứng. Đau đầu có thể khu trú hoặc toàn bộ đầu. Nguyên nhân đau đầu là do sự chèn ép của u não với tổ chức vùng đáy sọ, xoang tĩnh mạch và màng cứng [18]. Nôn hoặc buồn nôn: thường xuất hiện muộn hơn đau đầu, có khi xuất hiện cùng với đau đầu. Nôn không liên quan đến yếu tố ăn uống hay sinh lý khác. Do tăng áp lực nội sọ kích thích các thụ cảm ở não thất IV. Vì vậy u ở thân não, tiểu não đè trực tiếp vào trung tâm nôn, biểu hiện bằng “nôn vọt” thường gặp ở trẻ em [18]. Phù gai thị: là triệu chứng khách quan nhất của u não khi có sự tăng áp lực trong sọ. Phù gai thị thường xuất hiện sau đau dầu và tùy theo vị trí của u não
  • 22. 12 gây đè ép, xâm lấn ảnh hưởng đến lưu thông dịch não tủy mà phù gai thị có sớm hay có muộn. Biểu hiện là mờ bờ gai, phù gai thị, xuất huyết gai thị cuối cùng là teo gai thị gây mất thị lực. Phát hiện phù gai thị bằng soi đáy mắt [18]. Động kinh: gặp khoảng 30% u não, chủ yếu u ở trên lều tiểu não. Những cơn động kinh từng phần (cục bộ) hoặc toàn bộ [18]. Rối loạn tâm thần: thay đổi tính tình, hay cáu gắt, trầm cảm, chậm chạp và giảm trí nhớ cũng thường gặp trong u não [18]. 1.3.1.2. Dấu hiệu thần kinh khu trú a. Các hội chứng cuống não + Hội chứng Weber: là hội chứng biểu hiện liệt dây III thẳng và liệt nửa người chéo. Thường là do căn nguyên rối loạn mạch máu ở vị trí khối u, biến chứng lọt cực hải mã thùy thái dương [7]. + Hội chứng Benedikt: gây ra do tổn thương chủ yếu ở nhân đỏ, gồm có các cử động bất thường: run, múa giật, múa vờn, tăng trương lực, liệt dây VI và liệt nhẹ nửa người [7]. b. Các hội chứng cầu não + Hội chứng Milliard Gubler: là hội chứng biểu hiện ở nơi tổn thương có liệt VII ngoại biên thẳng, ở dưới nơi tổn thương có liệt vận động trung ương (tháp) chéo. Có nhiều thể giải phẫu lâm sàng của hội chứng Milliard Gubler: cổ điển có thể ở trong và ngoài trục; có thể phối hợp với dây VI, VII và là thể thường gặp nhất; có thể liệt nửa người chéo và liệt VII ngoại biên hai bên; hoặc liệt nửa người hai bên và liệt VII ngoại biên một bên hoặc VII ngoại biên hai bên [7]. + Các hội chứng Foville Hội chứng Foville cầu não trên: biểu hiện chung là mất vận động phối hợp liếc ngang dây III cùng bên và dây VI đối bên không phối hợp hoạt động;
  • 23. 13 thường có kèm theo liệt nửa người. Hội chứng này là do tổn thương bó vỏ nhân quay mắt, quay đầu hay tổn thương bó dọc sau. Khi bó này bị tổn thương ở trên chỗ bắt chéo gây ra liệt liếc mắt chéo với liệt nửa người [7]. Hội chứng Foville cầu não dưới: liệt nửa người chéo và liệt liếc mắt [7]. + Hội chứng cầu não trên hay hội chứng Raymond-Cestan: liệt nhẹ nửa người chéo, hội chứng cảm giác chéo, liệt dây VI, VII nhánh thẳng, hội chứng Foville chéo, hội chứng tiểu não thẳng, có những động tác bất thường (tăng động tác) do xâm phạm cuống tiểu não trên, nhân đỏ, cuống não. + Hội chứng góc cầu tiểu não: thường do u dây VIII gây rối loạn dây VIII sau đó liệt VIII, VI, V; liệt nửa người chéo, hội chứng tiểu não và hội chứng tăng áp lực nội sọ [7]. c. Các hội chứng hành tủy + Hội chứng hành tủy trước hay cạnh giữa của Foix: biểu hiện liệt nửa người và tê nửa người chéo (trừ mặt) và liệt XII thẳng [7]. + Hội chứng bên hành hay hội chứng Wallenberg: liệt vòm, thanh đới, hầu, hội chứng tiểu não bên tổn thương kèm theo tê nửa người, có dị cảm và đau, liệt nhẹ nửa người thoảng qua bên đối diện [7]. + Hội chứng hành tủy sau: tổn thương X-XI gây liệt nửa bên vòm màng khẩu cái họng với rối loạn nuốt, nhịp thở, phát âm [7]. 1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não 1.3.2.1. Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner, CT) Ưu nhược điểm của chụp CT + Ưu điểm: Chụp CT là một tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh. Trong chẩn đoán u não nói chung, độ nhạy của chụp CT là trên 95%, độ chính xác là 80%. Đặc biệt trong các chẩn đoán tổn thương xương : xương sọ, xương cột sống và các xương khác trong cơ thể [19].
  • 24. 14 + Nhược điểm: Do vẫn sử dụng tia X, cường độ chùm tia lớn nên người bệnh sẽ chịu một liều xạ nhất định sau mỗi lần chụp. Đối với những khối u không bắt thuốc cản quang hay u nền sọ do nhiễu xương thì hình ảnh u rất khó xác định [20]. 1.3.2.2. Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, MRI) Ưu, nhược điểm của MRI + Ưu điểm: Chụp MRI có nhiều tính ưu việt bởi độ phân giải cao; quan sát ở cả 3 mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng ngang, mặt phẳng đứng dọc; thấy rõ hình ảnh và những biến đổi về cấu trúc của các tổ chức; đánh giá được liên quan của tổn thương với các cấu trúc lân cận. Ngoài ra, MRI còn thấy được hình dòng chảy như mạch máu, tái tạo được không gian 3D [21], [22], [23]. + Nhược điểm: MRI khó thực hiện được cho những bệnh nhân mang kim loại trong người do nhiễu từ, giá thành chụp MRI còn cao, chưa thể áp dụng rộng rãi ở mọi cơ sở y tế. 1.3.2.3. Chụp cộng hưởng từ phổ (Magnetic Resonance Spectrum, MRS) Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà thần kinh học nội khoa, thần kinh học ngoại khoa và các nhà ung bướu học đã có được những cơ sở để thấy rằng MRS là một công cụ cận lâm sàng hữu ích [17],[24]. Trên hình ảnh MRS của nhu mô não bình thường, sự khác biệt chủ yếu là chất xám có nhiều Cr (creatinin) hơn chất trắng. Cho đến nay MRS đã được sử dụng trong các bệnh lý như u não, viêm não, nhồi máu não hay rối loạn chuyển hóa [17],[24]. a. Ý nghĩa của những chuyển hóa trong u não NAA: N - acetyl aspartate là neuronal marker, có đỉnh ở 2.0 ppm. NAA ở chất xám cao hơn chất trắng. NAA giảm trong tất cả các loại u não [24]. Cr: Creatine, đỉnh ở 3.03ppm, là đỉnh rộng thứ 2 trong phổ proton não bình thường. Nó đánh dấu hệ thống năng lượng trong tế bào não. Cr giảm trong tất cả các loại u não và đặc biệt ở những u có độ ác tính cao [24].
  • 25. 15 Cho: Choline, đỉnh ở 3.2ppm, là một trong những đỉnh quan trọng trong đánh giá u não, tăng trong tất cả các loại u não nguyên phát và thứ phát đặc biệt những u thần kinh đệm bậc cao. Tỉ lệ Cho/Cr càng cao thì độ ác tính càng cao [24]. b. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán Bệnh lý u não Một số nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các ứng dụng của MRS trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý u não đặc biệt là các khối u nguyên phát trong trục. MRS đã mang lại những giá trị nhất định với 5 mục đích chính hướng tới: phân biệt tổn thương là khối u hay không u; u nguyên phát hay u thứ phát; u bậc thấp hay bậc cao; đánh giá sự lan rộng của khối u; đánh giá tổ chức u còn sót sau phẫu thuật [25],[26]. Chẩn đoán phân biệt tổn thương là khối u hay không u Các khối u não thường biến đổi phổ như tăng Cho, giảm NAA và Cr do tăng chu chuyển tế bào dẫn tới tăng cường năng lượng và tăng sinh màng tế bào u. NAA giảm là do các tế bào não bình thường bị phá hủy và thay thế bởi các tế bào u. Theo một số nghiên cứu, khi tỷ lệ Cho/NAA>1,5 hoặc tỷ lệ Cho/Cr>1,5 gợi ý đến tổn thương dạng u [27]. Chẩn đoán u nguyên phát hay u thứ phát MRS giúp xác định nguồn gốc khối u xuất phát tại não hay từ nơi khác đến thông qua việc đánh giá sự biến đổi phổ của nhu mô xung quanh khối u. U nguyên phát như u thần kinh đệm có biến đổi phổ như tăng chuyển hóa Cholin tại viền quanh u do tính chất thâm nhiễm, trong khi đó những khối u thứ phát thường không biến đổi phổ ở vùng phù não xung quanh khối u [27]. Chẩn đoán bậc của u Khi tổn thương càng ác tính, các chất NAA và Cr càng giảm. Trong khi đó Cho thường tăng. NAA giảm do khối u phát triển thay thế hoặc phá hủy Neuron thần kinh. Bậc của khối u tỷ lệ thuận với hoạt động chuyển hóa (trong đó có
  • 26. 16 chuyển hoá yếm khí) và sự tiêu thụ năng lượng dự trữ. Sự sinh sản tế bào dẫn đến giảm Cr và tăng Cho [27]. Như vậy, MRS góp phần phân bậc khối u và tiếp cận chẩn đoán tế bào học của khối u. Các nghiên cứu cho kết luận: U não bậc cao: Cho/NAA >2,2; Cho/Cr>2,5; NAA/Cr< 1,5 U não bậc thấp: Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5- 1,5 1.3.2.4. Chụp mạch não số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography, DSA) DSA là sản phẩm của sự kết hợp giữa kỹ thuật chụp hình mạch máu thông thường và kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính. Chỉ định chụp DSA khi khối u bắt thuốc cản quang, mục đích xác định cuống nuôi và làm tắc mạch nuôi u. Hình ảnh mạch máu rõ ràng giúp nhận định được mối liên quan giữa khối u và các mạch máu nuôi u [28]. 1.3.2.5. Ghi hình não với 18 FDG (Fluorine-18-DeoxyGlucose) – PET và PET/CT (Positron Emission Tomography/CTscanner) Việc xác định chính xác vị trí khối u đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược điều trị. Ghi hình não với 18 FDG – PET là một trong các kỹ thuật hiện đại có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện các tổn thương ác tính. 18 FDG - PET có giá trị trong phát hiện khối u, xác định mức độ lan rộng, độ ác tính của khối u cũng như đánh giá đáp ứng điều trị. Phương pháp này còn giúp phân biệt giữa mô u còn tồn tại với mô hoại tử do tia xạ khi kết quả trên hình ảnh cộng hưởng từ còn nghi ngờ [29],[30],[31]. 1.3.3. Một số hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não thường gặp 1.3.3.1. U sao bào lông (Astrocytome pilocytique) Đặc điểm chung: U thường dạng nang, phần đặc nằm ở vách u tăng tín hiệu, loại u này chiếm 2% - 5% trong số các u thần kinh đệm. Vị trí u hay gặp lần lượt theo thứ tự: tiểu não (60%), dây thần kinh sọ số II và giao thoa thị giác (25 - 30%), còn lại là não thất III và thân não (10 – 15%) [32],[33].
  • 27. 17 Chẩn đoán u sao bào lông ở vị trí thân não dựa vào một số hình ảnh đặc hiệu theo bảng 1.1 trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ: Bảng 1.1: Đặc điểm u sao bào lông trên phim CT và MRI Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ Trước tiêm Sau tiêm T1 T2 Trước tiêm Sau tiêm U thường dạng nang, Đồng hoặc tăng nhẹ tỷ trọng so với dịch não tủy, 20% vôi hóa, Có thể phù não, hiếm khi có chảy máu trong u. U dạng đặc ít gặp (giảm tỷ trọng, số ít đồng tỷ trọng so với tổ chức quanh u) [22],[34],[35], [36] Với u dạng nang: 50% không tăng tỷ trọng phần dịch, thường không đồng nhất, 40% có hoại tử trung tâm u. Với u đặc: 95% tăng tỷ trọng ở phần nhân đặc, 10% đồng nhất [20],[34],[35]. U ở dạng nang: giảm hoặc đồng tín hiệu so với dịch não tủy trên T1 và tăng tín hiệu trên T2. Phần nhân đặc trên vỏ nang hoặc u đặc giảm hoặc đồng tín hiệu so với chất xám trên T1, tăng tín hiệu mạnh so với chất xám trên T2 [21],[22]. phần đặc tăng tín hiệu không đồng nhất, thành nang đôi khi có tăng tín hiệu [21],[22] MRS Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5- 1,5 [21],[22] Hình 1.7: U sao bào lông, độ I. (A): CT; (B,C): MRI [22] Chẩn đoán phân biệt U nguyên bào tuỷ (Medulloblastoma): hình ảnh tăng tín hiệu ở giữa u, u thường phát triển chiếm hết não thất IV. U nang mạch (Hemangioblastoma): u nang lớn, có nhân nhỏ tăng tín hiệu ở vách u. U gặp ở người lớn. 1.3.3.2. U tế bào hình sao lan tỏa (Astrocytome Diffuse, độ II) U tế bào hình sao lan toả là loại u hay gặp của nhóm u sao bào chiếm 25-30% u thần kinh đệm ở người lớn, 10 - 15% của các u sao bào nói chung. U gặp chủ yếu ở bán cầu đại não (2/3 u nằm trên lều tiểu não); trong đó 1/3 ở thùy trán, 1/3 thùy thái dương, ngoài ra còn gặp ở thùy đỉnh và thùy chẩm. B CA
  • 28. 18 Còn 1/3 u nằm dưới lều tiểu não và thân não (50% u thần kinh đệm ở thân não là u sao bào độ ác tính thấp). Tuổi thường gặp từ 20 – 45 tuổi. U có xu hướng tiến triển thành u sao bào kém biệt hoá. Chẩn đoán u sao bào lan tỏa ở vị trí thân não dựa vào một số hình ảnh đặc hiệu theo bảng 1.2 trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ: Bảng 1.2: Đặc điểm u sao bào lan tỏa trên phim CT và MRI Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ Trước tiêm Sau tiêm Trước tiêm Sau tiêm Khối u đồng nhất, giảm hoặc đồng tỷ trọng so với chất trắng, 20% vôi hóa, ít khi là u nang, Hiếm khi u xâm lấn ra vòm sọ [34],[35] Khốiu không tăng tỷ trọng hoặc tăng nhẹ. Nếu u có hình ảnh tăng tỷ trọng thường là tiến triển thành độ 3 (ác tính) [18],[34],[35]. T1 Khối u đồng nhất, giảm tín hiệu, có thể có hoặc không có ranh giới trên T1 [21],[22] Thường không tăng tín hiệu, nếu có tăng thì gợi ý bệnh tiến triển lên độ cao hơn [21],[22] T2 Khối tăng tín hiệu đồng nhất, có thể có viền nhưng thường là thâm nhiễm vào vùng não xung quanh, nang và vôi hóa thường không phổ biến và có thể lan tỏa vào vỏ não xung quanh [21],[22]. DW1 thường không thấy cản trở tín hiệu [21],[22] MRS Cho/NAA: 1,5- 2,2; Cho/Cr: 1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5- 1,5 [21],[22] Hình 1.8: U tế bào hình sao bào lan tỏa, độ II. (A): CT; (B,C,D): MRI [22] Chẩn đoán phân biệt U tế bào sao giảm biệt hoá (Anaplastic Astrocytoma): u thường khu trú hoặc xâm lấn không tăng tín hiệu. Khi có tiêm thuốc cản quang u tăng tín hiệu rõ. Nhồi máu não (Ischemia): bệnh xuất hiện đột ngột, cấp tính. Vùng tổn thương thường có hình chêm, gồm cả chất xám và chất trắng. A B C D
  • 29. 19 Viêm não (Cerebritis): phù não nhiều, tăng tín hiệu loang lổ. Thường không có hình ảnh xâm lấn. Toàn thân có tình trạng nhiễm trùng cấp tính. 1.3.3.3. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma) Bảng 1.3: Đặc điểm u tế bào thần kinh đệm ít nhánh trên CT và MRI Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ Trước tiêm Sau tiêm T1 Khối u không đồng nhất, giảm hoặc đồng tín hiệu so với chất xám, hiếm khi có phù não [22] Mật độ hỗn hợp, giảm hoặc đồng tỷ trọng. 70-90% có vôi hóa. 20% có thoái hóa dạng nang. Hiếm khi có phù não và chảy máu trong u [22] 50% ngấm thuốc sau tiêm và mức độ ngấm thuốc thayđổi [22]. T2 Khối không đồng nhất, tăng tín hiệu, ít khi xuất hiện phù não. Xuất huyết và hoại tử hiếm thấy trừ khi khối u kém biệt hóa [22]. Flair Khối u không đồng nhất, tăng tín hiệu [22] MRS Tăng chuyển hóa Cho, Giảm chuyển hóa NAA [22] Chẩn đoán phân biệt: U lao, Gangliocytoma.... 1.3.3.4. U thần kinh đệm dưới ống nội tủy (Subependymoma) Bảng 1.4: Đặc điểm u thần kinh đệm dưới ống nội tủy trên CT và MRI Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ Trước tiêm Sau tiêm T1 Khối u đặc đồng nhất, giảm hoặc đồng tín hiệu so với chất trắng. Khối u kích thước lớn có thể thấy không đồng nhất [22] Khối u đồng hoặc giảm tỷ trọng, có thể thấy các nang hoặc vôi hóa khi khối u lớn, hiếm khi chảy máu [22] Điển hình là các khối không ngấm hoặc ngấm thuốc ít. Một số khối u lớn có thể thấy ngấm thuốc không đồng nhất [22] T2 Tăng tín hiệu. Khối u lớn có thể thấy không đồng nhất do có các phần nang của u, các nốt vôi hóa hay chảy máu cũ. Thường không phù não kèm theo [22]. Flair Tăng tín hiệu, không phù não [22] Chẩn đoán phân biệt: u lao, tổn thương thứ phát, u máu thể hang
  • 30. 20 1.3.3.5. U biểu mô ống nội tủy (Ependymoma) Bảng 1.5: Đặc điểm u biểu mô ống nội tủy trên CT và MRI Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh chụp cộng hưởng từ Trước tiêm Sau tiêm T1 Khối u không đồng nhất, giảm hoặc đồng tín hiệu, dạng nang thường tăng tín hiệu nhẹ so với dịch não tủy; các nốt vôi hóa hay chảy máu tăng tín hiệu [22] Khối lớn không đồng nhất, thường thấy vôi hóa (50%) [22] Ngấm thuốc không đồng nhất [22]. T2 Khối không đồng nhất, đồng hoặc tăng tín hiệu. Các nốt dạng nang tăng tín hiệu. Các nốt vôi hóa hay chảy máu giảm tín hiệu [22]. Flair Có thể có ranh giới rõ giữa khối u với dịch não tủy. Các phần dạng nang tăng tín hiệu rất mạnh so với dịch não tủy [22] MRS Tăng chuyển hóa Cho, Giảm chuyển hóa NAA [22] Chẩn đoán phân biệt: U nguyên tủy bào (Meduloblastoma) 1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não 1.3.4.1. Phân loại mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não Phân loại của Daumas Duport [37] ở 2 bệnh viện Saint Anne và Mayoclinic năm 2000 về u tế bào hình sao theo bảng 1.6 như sau: Bảng 1.6: Phân loại u tế bào hình sao năm 2000 WHO (1993) Kernohan Saint Anne & Mayoclinic U tế bào hình sao thể lông (Astrocytome pilocytic) I I 1 U tế bào hình sao lan tỏa (astrocytoma diffuse): u sao bào sợi (fibrilary astrocytoma), u sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma), u sao bào nguyên sinh (Protoplasmic astrocytoma) II I, II 2
  • 31. 21 Phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 2000 các khối u biểu mô của hệ thần kinh theo bảng 1.7 như sau: Bảng 1.7: Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000) U biểu mô thần kinh  U tế bào hình sao (Astrocytoma)  U tế bào hình sao thể lông (Astrocytoma pilocytic)  U tế bào hình sao lan tỏa (Astrocytoma diffuse)  u sao bào sợi (Fibrilary Astrocytoma)  u sao bào phồng (Gemistocytic Astrocytoma)  u sao bào nguyên sinh (Protoplasmic astrocytoma)  U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma)  U hỗn hợp sao bào- tế bào ít nhánh (Oligoastrocytoma)  U thần kinh đệm dưới ống nội tủy (Subependimoma)  U biểu mô ống nội tủy (Ependimoma) 1.3.4.2. Đặc điểm hình thái học u thần kinh đệm bậc thấp thân não a. U sao bào lông độ I theo WHO (Astrocytoma pilocytic) Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cương [14] về hình thái học điển hình của u sao bào lông cho thấy: tế bào u 2 cực với bào tương kéo dài thành sợi mảnh (tế bào hai cực, tế bào tóc). Hai thành phần điển hình trong u sao bào lông là sợi Rosenthal và các hạt ưa toan. Hình ảnh nhân bất thường, tăng sinh tế bào, dị nhân, nhân chia. b. U tế bào hình sao lan toả, độ II (Diffuse Astrocytoma) Theo Nguyễn Phúc Cương u sao bào lan tỏa thường gặp ở trẻ em, loại này tiến triển nhanh và có thể chuyển dạng thành u sao bào kém biệt hóa với hình ảnh các tế bào u mất các nhánh bào tương, xuất hiện nhân bất thường, nhân chia, tăng sinh mạch máu rõ; đôi khi có hoại tử hoặc chảy máu trong u [14], [39]. Hình ảnh mô học điển hình là tăng sinh tế bào dạng sợi, tế bào u thưa thớt trên nền sợi mảnh, dày. Có khi gặp hình ảnh các nang nhỏ trong u, có khi kèm các ổ calci rải rác xâm nhập các lymphô bào quanh các mạch máu [14].
  • 32. 22 Có 3 loại u tế bào hình sao lan tỏa thường gặp: U tế bào hình sao thể sợi (Fibrilary Astrocytoma) Đạithể:Uchắc, ranhgiớirõ,đôikhicó nangchứadịchtronghoặcmàuvàng. Vi thể: U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao chứa nhiều sợi trong bào tương, nhân tế bào nhỏ nhưng lớn hơn nhân của tế bào hình sao bình thường. Các mạch máu có tế bào nội mạc nhỏ hoặc không rõ, đôi khi có viền lymphô bao quanh. Các chất trắng lắng đọng calci của mạch máu và các ổ calci nhỏ thấy khoảng 15% trường hợp [14],[39]. U tế bào hình sao nguyên sinh (Protoplasmic Astrocytoma) Đại thể: Đám u màu xám bóng, hơi nhày. Về cấu tạo mô bệnh học: Tế bào u đồng dạng chìm trong mô đệm giống mạng nhện và thoái hóa dạng nhày. Nhân tế bào thường tròn hoặc bầu dục, ít thấy dị hình nhân, hầu như không có nhân chia [14],[39]. U tế bào sao phồng (Gemistocytic Astrocytoma) U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao có kích thước lớn, bào tương rộng toan tính, một hoặc nhiều nhân nằm lệch về một phía [14],[39]. c. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma) Theo Nguyễn Phúc Cương, Phạm Kim Bình [14] các tiêu chuẩn điển hình để chẩn đoán một u sao bào ít nhánh là hình ảnh tổ ong (các tế bào u xếp thành đám nhỏ với vòng sánh quanh nhân). Trên phiến đồ tế bào học: nhân tế bào tròn, chất nhiễm sắc mịn, lan tỏa, hạt nhân nhỏ, dễ phân biệt, bào tương hẹp tạo thành hình ảnh nhân “trần” [14]. d. U thần kinh đệm dưới ống tủy (Subependimoma) Đại thể: mặt cắt qua u có hình ảnh mầu xám nâu ít có vùng chảy máu hoặc hoại tử. Đôi khi có nang nhỏ hoặc vôi hóa [14]. Vi thể: Bào tương ít, không có ranh giới rõ, không thấy nhân chia và không có tế bào nhiều nhân. Một số tế bào hơi dài có một hoặc hai cực [14]. e. U biểu mô ống nội tủy (Ependimoma) Đại thể: U có ranh giới rõ, cứng, không có mạch máu, thường là đặc, có màu trắng và thường có vôi hóa. Mặt cắt có màu xám nhạt, hồng, đôi khi có nang nhỏ [14].
  • 33. 23 Vi thể: U giàu tế bào, tạo bởi những tế bào đa diện, hoặc trụ, vuông, nhân hình bầu hoặc tròn và bào tương có hạt. Nhiều tế bào có đuôi dài và thường dính vào thành mạch máu hoặc tổ chức liên kết. Bào tương có hạt gọi là blepharoblast và bắt màu giống như tế bào của ống tủy [14],[38]. 1.4. Điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não 1.4.1. Điều trị nội khoa 1.4.1.1. Điều trị chống phù não, an thần, dinh dưỡng Phù não là hậu quả của khối choáng chỗ nội sọ, là nguyên nhân góp phần làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, điều trị nội khoa chống phù não là rất cần thiết, giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng [40]. - Các thuốc chống phù não, giảm áp lực nội sọ bao gồm: Manitol 20%, Corticoid (Dexamethasone 40mg, Synacthene 1mg), Furosemide (Lasix). - An thần (Seduxen, diazepam…). - Dinh dưỡng: chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dinh dưỡng đường truyền, sonde dạ dày nuôi dưỡng. - Nằm tại chỗ, hạn chế vận động. - Điều trị các triệu chứng khác: chống viêm, tăng sức đề kháng, đặc biệt sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh [41] 1.4.1.2. Vai trò của hóa chất trong điều trị u thân não Hóa chất là phương pháp điều trị bổ trợ hoặc phối hợp với phẫu thuật hay xạ trị. Theo Nguyễn Bá Đức và cs [42] đối với u thần kinh đệm nội sọ, hoá chất chỉ nên sử dụng cho những trường hợp u ác tính phát triển nhanh như: u sao bào độ III (Astrocytoma grade III), u nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma),... Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hóa chất không có hiệu quả cho u thần kinh đệm bậc thấp. Phương pháp: Hóa chất + xạ trị Hóa chất + xạ phẫu Hóa chất đơn thuần
  • 34. 24 Dưới đây là một số thuốc hóa chất thường được sử dụng [43] Temozolomide Nitrosoure (Carmustin) PCV: CCNU (lomustin) + Procarbazine + Vincristin PE: Cisplatin + Etoposide Nghiên cứu mới đây được FDA chấp thuận: Temozolomide + Bevacizumab mang lại hiệu quả đáng kể. 1.4.2. Điều trị ngoại khoa Theo Võ Văn Nho [44], Đồng Văn Hệ [45] Phẫu thuật là phương pháp căn bản trong điều trị u não, phẫu thuật lấy bỏ khối u nhằm mục đích chống chèn ép, giảm áp lực nội sọ, sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học. Đối với u ở vị trí thân não, phẫu thuật thường rất khó khăn. Một số trường hợp có thể phải phẫu thuật nhằm mục đích dẫn lưu não thất khi khối u chèn ép gây tăng áp lực nội sọ hoặc sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học với những khối u lớn phát triển ra phía rìa thân não [46]. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ hoặc sinh thiết u thân não rất cao, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Nên với u thân não vai trò của phẫu thuật rất hạn chế. 1.4.3. Điều trị u thân não bằng xạ trị 1.4.3.1. Xạ trị u thân não bằng máy gia tốc Xạ trị gia tốc đơn thuần hay phối hợp với phẫu thuật, hóa chất đã đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư, mang lại hiệu quả cao, cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh [47]. Đặc biệt xạ trị có vai trò rất quan trọng với các khối u não ác tính của thân não như: u nguyên bào thần kinh đệm ác tính, u tế bào thần kinh đệm kém biệt hóa, u sao bào dạng lan tỏa, lymphoma thân não mà phẫu thuật không thể cắt bỏ được. Nghiên cứu của Geert O.R.J. Janssens, Corrie E.M.Gidding và cs [48] tiến hành xạ chiếu ngoài cho 9 bệnh nhân glioma thân não cho thấy triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau 2 tuần xạ trị, thời gian sống theo
  • 35. 25 trung vị đến khi bệnh tiến triển là 4,9 tháng và thời gian sống chung toàn bộ là 8,6 tháng. Như vậy với u thần kinh đệm thân não xạ trị chiếu ngoài chỉ có thể hạn chế được sự phát triển của tế bào u, kéo dài được thời gian sống thêm cho người bệnh [47]. 1.4.3.2. Xạ trị điều biến liều (Intensive Modulated Radiation Therapy, IMRT) IMRT là một kỹ thuật hiện đại, trong đó cường độ (liều lượng) các chùm tia tạo ra không đồng nhất. Kỹ thuật IMRT bao gồm việc xác định rõ các vùng giới hạn liều lượng tại thể tích bia cùng sự lan tỏa của nó vào các mô lành liền kề một cách hợp lý. IMRT thể hiện tính tối ưu của nó thông qua việc phân tích sự phân bố liều theo 3-D, về biểu đồ thể tích liều (DVH) cho thể tích bia và các mô nguy cấp [47]. Kỹ thuật IMRT tạo ra sự chênh lệch về liều ngay trên một trường chiếu. Nhờ đó, liều phân bố theo hình thái khối u, giảm thiểu liều đối với các tổ chức lành liền kề và có thể nâng được liều tối đa tại u [47]. Tuy nhiên, với u thân não, IMRT cũng không được vượt quá liều chịu đựng của thân não (50Gy). Do đó IMRT cũng chưa đạt được ngưỡng tiêu diệt triệt để tế bào u. Vì vậy, IMRT cũng chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển, giảm khả năng tiến triển nhanh và tái phát của khối u. 1.4.4. Điều trị u thân não bằng xạ phẫu 1.4.4.1. Xạ phẫu CyberKnife Hình 1.9: Hình ảnh máy Xạ phẫu CyberKnife (Nguồn: Ảnh chụp tại đơn vị xạ phẫu- Bv Trung Ương Quân đội 108)
  • 36. 26 Cyber Knife được phát minh năm 1987, đến năm 1990 Cyber Knife được hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng để điều trị u trong sọ, vùng cổ và phần trên của tủy sống. Từ năm 2001, hệ thống này được phép điều trị các khối u ở các vị trí khác trên cơ thể. Từ đó đến nay, hệ thống Cyber Knife được hoàn thiện một cách nhanh chóng, tích hợp nhiều công nghệ mới và hiện đại. Năm 1997, nghiên cứu của Adler và cs cho thấy đối với những u đòi hỏi sự chính xác cao và liều xạ tập trung tại u lớn thì Cyber Knife không đạt được hiệu quả điều trị [49]. Những ưu điểm của hệ thống Cyber Knife - Có thể điều trị khối u ở nhiều vị trí trên cơ thể, nơi có chỉ định xạ trị. - Sử dụng các mốc xương tự nhiên của cơ thể làm điểm mốc định vị đối với các mục tiêu trong sọ nên không cần các khung định vị ngoài như các hệ thống xạ phẫu khác. - Có thể điều trị các khối u lớn, không hạn chế kích thước. Nhược điểm của hệ thống Cyber Knife - Khó thực hiện ở những tổn thương yêu cầu có độ chính xác tuyệt đối. - Khả năng hội tụ của chùm tia thấp nên đòi hỏi phải xạ liều lớn mới đạt được hiệu quả mong muốn. - Những khối u có kích thước lớn để đạt được liều điều trị hiệu quả thì nguy cơ tổn thương nhu mô não lành là rất lớn, gây hậu quả thiếu hụt thần kinh sau này. 1.4.4.2. Xạ phẫu bằng dao gamma (Gamma Knife, GK) Xạ phẫu (Radiosurgery) là kỹ thuật sử dụng bức xạ phát tia gamma từ nhiều nguồn Co-60 hội tụ chính xác vào vùng tổn thương nhằm phá hủy khối u. Nhờ hiện tượng chùm tia hội tụ chính xác tại một điểm nên liều bức xạ tạo ra tại điểm đó rất cao, vì vậy có tác dụng sinh học mạnh nhờ các phản ứng oxy hóa khử tại vị trí tổn thương nhưng ít ảnh hưởng tới cơ quan não lành xung quanh [50].
  • 37. 27 Có hai loại xạ phẫu bằng dao gamma: Xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển (Gamma Knife) Xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) a. Dao gamma (Gamma Knife) cổ điển Hình 1.10: Hình ảnh máy xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển (Nguồn: Ảnh chụp tại đơn vị xạ phẫu Gamma- Bv Chợ Rẫy) Dao gamma cổ điển do Lars Leksell phát minh vào khoảng năm 1968, sử dụng chùm tia gamma của nguồn đồng vị phóng xạ (ĐVPX) Co-60 (60 Co) để điều trị một số u não và bệnh lý sọ não. Đây là một công cụ can thiệp vào hệ thống thần kinh không xâm lấn [50]. Nghiên cứu của Nakamura và cs (2001); Muracciole, Regis (2008) nhận thấy các bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được chỉ định điều trị bằng xạ phẫu (Radiosurgery) thường có ít các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, không phải bất động và tập luyện lâu sau chiếu xạ như trong phẫu thuật mở, vì vậy chi phí giảm từ 30-70% [51],[52]. Hơn 40 năm phát triển, trên thế giới đã có hàng trăm cơ sở xạ phẫu bằng dao gamma, trong đó hơn 50% ở Châu Âu và Châu Mỹ. Hàng vạn bệnh nhân đã được điều trị bằng kỹ thuật này thay cho phẫu thuật mở hộp sọ (DesRosiers, 2003) [53].
  • 38. 28 Hirano (2009) và một số tác giả khác cho rằng cơ sở kỹ thuật của xạ phẫu là năng lượng bức xạ tập trung chủ yếu vào điểm hội tụ của chùm tia tại mô bệnh, chỉ một lượng bức xạ không đáng kể đi qua mô lành của toàn bộ não để vào mô bệnh [54]. Kỹ thuật xạ phẫu áp dụng cho sọ não thường bằng hệ thống dao gamma vì hộp sọ cứng là điều kiện rất quan trọng để cố định hệ thống định vị, bảo đảm độ chính xác cao cho chùm tia chỉ tập trung vào mô bệnh (Leksell, 1968; Regis và cs, 1996) [55]. Phương pháp xạ phẫu thường chỉ được tiến hành một lần. Các nghiên cứu của Jirak và cs (2007) và một số tác giả khác nhận thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng xạ phẫu có thể dẫn đến sự xuất hiện và phát triển khối u ác tính khác sau hơn 40 năm điều trị bằng dao gamma [56]. Xạ phẫu đặc biệt có ích đối với các thể tích đích nhỏ mà phẫu thuật mở rất khó hoặc không thể thực hiện được [57],[58]. Adler và cs (1997) nhận thấy có thể sử dụng máy gia tốc quay xung quanh đầu để làm xạ phẫu. Với phương pháp này, người ta cần phải xác định điểm đồng tâm. Điểm đồng tâm sẽ bị chiếu xạ trong suốt thời gian điều trị còn cấu trúc lành bao quanh điểm đồng tâm này chỉ bị chiếu xạ trong từng thời gian rất ngắn [49]. Do đó xạ phẫu bằng dao gamma là công cụ lý tưởng trong các kỹ thuật xạ phẫu. b. Hệ thống dao gamma quay (Rotating Gamma Systeme: RGS) Hình 1.11: Hình ảnh xạ phẫu dao Gamma Quay (Nguồn: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™ đặt tại đơn vị Gamma của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai)
  • 39. 29 Hệ thống dao Gamma quay là hệ thống xạ phẫu định vị lập thể dựa trên nguyên tắc cải tiến dao Gamma cổ điển. Với dao Gamma quay, kết quả xạ phẫu rất tốt trong hầu hết các trường hợp. Hệ thống RGS không những có hiệu quả và các tiến bộ của dao Gamma cổ điển trước đó mà nó còn có những tiến bộ rất có ý nghĩa trong ứng dụng lâm sàng mang lại những hiệu quả về điều trị và kinh tế (Szeifert, 1999) [59]. Hệ thống xạ phẫu dao Gamma quay sử dụng bộ điều khiển đồng tâm (Isocenter) được tạo bởi 30 nguồn phóng xạ Co-60. Với hệ thống Gamma quay này, xuất liều tại các điểm đồng tâm có thể đạt đến 3Gy/phút với độ lệch vị trí < 0,1mm. Do vậy, nguồn phóng xạ Co-60 rút từ 201 (Cấu tạo Gamma cổ điển) xuống còn 30 nguồn (Cấu tạo Gamma quay) nhưng tổng hoạt độ phóng xạ vẫn là 6.000 Ci. Nhờ vậy mà việc thay nguồn Co-60 khi hoạt độ giảm được dễ dàng hơn và đỡ tốn kém (Mai Trọng Khoa và cs [60]). Hơn nữa, nguồn và Collimator quay quanh đầu bệnh nhân trong khi chiếu xạ đã làm giảm được tối đa liều tới tổ chức não lành xung quanh. Do đó, xạ phẫu bằng dao gamma quay có thể chỉ định cho những bệnh nhân cao tuổi hoặc trẻ tuổi hơn, đặc biệt ưu việt hơn dao gamma cổ điển đối với những khối u ở vị trí sâu và nguy hiểm như u thân não. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, cùng các máy tính chuyên dụng có cấu hình mạnh cho phép hệ thống dao Gamma quay tiến hành điều trị hữu hiệu các khối u lành tính và ác tính, dị dạng mạch máu và các bệnh lý sọ não khác mà trước đó rất khó hoặc không thể can thiệp được bằng phẫu thuật mở (Wiant và cs, 2009) [61]. Hệ thống dao Gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai là Gamma ART-6000 ™ (RGS); thiết kế dựa trên một số bằng sáng chế, cấp phép của Hiệp hội xạ phẫu Hoa Kỳ. Đây là thiết kế mới nhất của hệ thống xạ phẫu dao Gamma quay (RGS) kết hợp tính chính xác của hệ thống dao Gamma cổ điển, sử dụng nguồn bức xạ Co-60 và kỹ thuật xạ trị lập thể dựa trên máy gia tốc, hình thành nên kỹ thuật xạ phẫu lập thể (Mai
  • 40. 30 Trọng Khoa và cs [60]). Theo tổng kết của GS. TS. Frank Kryspel - Chủ tịch Hội xạ phẫu Mỹ: trong số 1796 bệnh nhân dùng dao Gamma điều trị bệnh lý tổn thương mạch máu não (Arteriovenous Malfonrmations) thì có 71% - 81% tổn thương bị phá hủy. Theo Steinner, nếu thể tích khối u 0,1cm³ thì số tổn thương bị phá hủy là 100%; nếu khối u có thể tích 1- 4cm3 thì khối u bị phá hủy là 85% trong tổng số bệnh nhân điều trị. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy xạ phẫu bằng dao Gamma có hiệu quả khá cao [62]. Tuy nhiên không phải u não nào cũng xạ phẫu được bằng dao Gamma. Tổng kết cho thấy phẫu thuật bằng dao Gamma chỉ hiệu quả ở những u có đường kính dưới 3cm. Điều này có nghĩa là kỹ thuật này chỉ có hiệu quả khi phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm chứ không phải điều trị được bất cứ khối u não ở bất kỳ giai đoạn nào. c. Chỉ định xạ phẫu cho u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma Tác giả Bruce E. Pollock, Deborah A. Gorman, Paula J. Schomberg và cs năm 1999 [63] ở Bệnh viện Mayo Clinic Rochester dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phương pháp xạ phẫu Gamma Knife đã đưa ra chỉ định xạ phẫu như sau: (bảng 1.8) Bảng 1.8: Chỉ định xạ phẫu cho một số u não và bệnh lý sọ não Bệnh lý  Dị dạng động - tĩnh mạch não  U máu thể hang  Đau dây V U ác tính Tổn thương di căn não U thần kinh đệm: u sao bào, u sao bào giảm biệt hóa, u nguyên bào thần kinh đệm, u thần kinh đệm ít nhánh, u màng não thất, u nguyên tủy bào, u sao bào lông… U sọ hầu, một số u khác. Khối u lành tính  U dây VIII  U màng não  U tuyến yên  Các u dây thần kinh khác  U nguyên bào mạch máu
  • 41. 31 d. Chỉ định liều xạ phẫu cho u não và một số bệnh lý sọ não Năm 2007, John C. Flickinger, Douglas Kondziolka, Ajay Niranjan và cs [64] đưa ra liều xạ phẫu như sau: Bảng 1.9: Liều xạ phẫu theo kích thước khối u Đường kính khối u (mm) Thể tích khối u (cm³) Liều lớn nhất (Gy) 12,5- 20 1,02- 4,19 24 22,5- 30 5,96- 14,1 18 32,5 18 15 Bảng 1.10: Liều xạ phẫu cho khối u ở vị trí thân não (Căn cứ vào giá trị tới hạn chịu đựng của thân não (phụ lục 2) và mối tương quan sinh học giữa liều và hiệu quả điều trị [60]) Kích thước khối u Liều xạ phẫu (Gy) U chiếm 1/3 thân não < 14,4 U chiếm 2/3 thân não < 13,5 U chiếm hết thân não < 13,1 e. Biến chứng chung sau xạ phẫu bằng dao gamma  Các ảnh hưởng ngay sau xạ phẫu bằng dao gamma Các tác giả Pollock BE (2001) [65], Susan CP (2007) [66], phân tích ảnh hưởng trên mô não sau xạ phẫu thành ba loại tùy thuộc vào thời gian xuất hiện: (1) phản ứng cấp, (2) phản ứng sớm, (3) phản ứng muộn. Nghiên cứu cho thấy phản ứng trong 2 loại đầu thường tự khỏi nhanh, phản ứng trong nhóm thứ 3 thường là tổn thương vĩnh viễn.  Phản ứng cấp: Các phản ứng cấp sau xạ phẫu gây ra do phù não hoặc do hoạt động điện hóa học ngoại lai quá mức bên trong não với các dấu hiệu lâm sàng như nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi thị lực, thất điều, khiếm khuyết thần kinh khu trú, động kinh, chán ăn. Phù não: Rubin và Casarett mô tả phù não rất sớm ngay sau xạ phẫu, phù não có thể làm tăng áp lực nội sọ và các dấu hiệu thần kinh khu trú. Hầu hết các trường hợp phù não đáp ứng tốt với corticoid. Mức độ phù não sau xạ phẫu phụ thuộc vào liều và thể tích khối u được chiếu xạ. Do đó, với từng trường hợp cụ thể ta có thể tiên lượng được nguy cơ phù não để chủ động điều trị kịp thời [66]
  • 42. 32 Động kinh: Theo Susan CP và cs dấu hiệu động kinh đôi khi cũng gặp nhưng ít hơn, thông thường xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử động kinh trước đó. Động kinh sau xạ phẫu thường là cơn động kinh cục bộ và chấm dứt sau khi điều trị thuốc chống động kinh. Tuy nhiên triệu chứng và tần suất động kinh còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước tổn thương [66].  Phản ứng muộn: Tìm hiểu dấu hiệu này Susan CP và cs năm 2007 cho thấy các phản ứng muộn của xạ phẫu xuất hiện trên lâm sàng từ một vài tuần đến vài tháng sau điều trị với các biểu hiện mệt mỏi, mau quên, sợ hãi, có thể rối loạn ý thức tăng dần. Có thể xuất hiện các dấu hiệu của tổn thương các dây thần kinh II, III, IV, V, VII và VIII. Trên phim chụp MRI có hình ảnh mất myelin và hoại tử mô não [66]. 1.4.5. Phương pháp can thiệp sinh học Nguyễn Văn Kình, Nguyễn Quốc Tuấn và cs năm 2007 tìm hiểu sự phát triển của ngành sinh học phân tử, dựa vào cơ chế sinh học ung thư trong các u não cho thấy Gen đè nén tham gia vào quá trình sinh sản các tế bào u. Công trình này đang được các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm nghiên cứu và tỏ ra rất hứa hẹn trong việc làm thay đổi bệnh cảnh và tiên lượng các u thần kinh đệm [67]. Cơ chế can thiệp sinh học tóm tắt như sau: - Cản trở đường dẫn truyền tín hiệu kích thích sự phân bào: chất ức chế thụ thể protein, tyrosine kinase ở các synap thần kinh. - Phục hồi sự kiểm soát chu trình tế bào: Dùng vector virus (Herpes Simplex) truyền vào mô não gen của tế bào u có chức năng đè nén P16, P53, Rb; hoặc gen có khả năng ức chế gen ung thư; hay tự tiêu diệt trên tế bào u; ức chế protein của gen ung thư VEGF cản trở sinh mạch nuôi u [67]. 1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xạ phẫu dao Gamma điều trị u thần kinh đệm thân não 1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về xạ phẫu dao Gamma u thân não Theo Kotaro Nakaya và cs: những khối u ở vị trí nguy hiểm như thân não nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, bệnh nhân sớm rơi vào tình trạng liệt bó tháp, suy hô hấp, suy tuần hoàn và hôn mê. Thời gian sống thêm trung bình 6,4 tháng cho tất cả các loại u não kể từ khi phát hiện bệnh [68].
  • 43. 33 Nghiên cứu của Fuchs I và cs (2002) trên 21 trường hợp glioma thân não; tuổi trung bình 23 tuổi, tuổi nhỏ nhất 8 tuổi, tuổi lớn nhất 56 tuổi. Trong đó 2 trường hợp u ở hành tủy, 12 trường hợp u ở cầu não, 7 trường hợp u trung não. Liều điều trị trung bình 12Gy, liều thấp nhất 9Gy, liều cao nhất 20Gy. Thời gian theo dõi trung bình 29 tháng (3- 99 tháng). Kết quả nghiên cứu cho thấy: 10 bệnh nhân kiểm soát được bệnh, tái phát 2 bệnh nhân. Nghiên cứu này kết luận gamma knife là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả; đặc biệt khối u càng nhỏ thì hiệu quả điều trị càng cao [69]. Năm 2000, Kida Y và cs nghiên cứu trên 51 bệnh nhân u tế bào hình sao bậc thấp được điều trị với Gamma Knife và theo dõi hơn 24 tháng. Trong đó, 12 bệnh nhân là Astrocytoma Grade I; 39 bệnh nhân còn lại là Astrocytoma Grade II. Ở nhóm Astrocytome Grade I, tuổi trung bình 9,8 tuổi; đường kính trung bình khối u 25,4 mm; liều xạ trung bình là 12,5 Gy. Ở nhóm Astrocytome Grade II: tuổi trung bình 30,9 tuổi; đường kính trung bình khối u 23,7 mm; liều trung bình 15,7 Gy. Thời gian theo dõi trung bình: 27,6 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị với Astrocytoma Grade I là 50%, tỷ lệ kiểm soát khối u là 91,7%; đối với Astrocytoma Grade II: tỷ lệ đáp ứng điều trị là 46,2% và tỷ lệ kiểm soát khối u là 87,2%. Các tác giả kết luận: xạ phẫu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các Astrocytoma bậc thấp, thậm chí một số trường hợp có thể khỏi hoàn toàn. Nghiên cứu của Kida Y và cs cho thấy nhóm bệnh nhân <15 tuổi khả năng kiểm soát khối u thấp hơn ở nhóm bệnh nhân > 40 tuổi. Nghiên cứu này cũng đã phản ánh được mối tương quan giữa tuổi và tỷ lệ kiểm soát u [70]. Tác giả Squires và cs xạ phẫu cho 12 bệnh nhân u trung não, thời gian sống trung bình hơn 50 tháng [71]. Tổng kết 119 bệnh nhân u thần kinh đệm thân não được xạ phẫu bằng dao gamma của Kaplan và cs cho thấy tỷ lệ sống thêm 1 năm là 37% , 2 năm là 20% và 3 năm là 13%; có 9/119 bệnh nhân sống trên 3 năm; thời gian sống trung bình là 10 tháng [72]. Landolfi và cs nghiên cứu 19 bệnh nhân lớn tuổi có u thần kinh đệm thân não; trong đó 13 bệnh nhân có u ở cầu não, 4 ở hành não, 2 ở trung não
  • 44. 34 được xạ phẫu bằng dao Gamma. Kết quả cho thấy thời gian sống thêm trung bình 54 tháng, thời gian sống thêm sau 5 năm là 45% [73]. Kết quả của Hamilton và cs nghiên cứu 16 bệnh nhân lớn tuổi có u thần kinh đệm ở vị trí trung não được xạ phẫu bằng dao Gamma, kết quả thời gian sống trung bình 84 tháng [74]. Nghiên cứu của Kesari et al trên 101 bệnh nhân u thần kinh đệm thân não được xạ phẫu bằng dao Gamma, kết quả thời gian sống sau 5 năm là 58%, sau 10 năm là 41% [75]. 1.5.2. Một số nghiên cứu về xạ phẫu dao gamma trong nước Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cs (2011) đã tiến hành xạ phẫu bằng dao gamma quay cho 1700 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não. Kết quả cho thấy cải thiện triệu chứng cơ năng bắt đầu sau điều trị 1 tháng chiếm 85,3%, trong đó cải thiện hoàn toàn triệu chứng: 29,4%, đến tháng thứ 36 triệu chứng cơ năng cải thiện chiếm 100%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng: 90,2%. Đến tháng thứ 48, triệu chứng cải thiện hoàn toàn chiếm 90%; tuy nhiên có 3,8% bệnh nhân có triệu chứng tiến triển nặng hơn. Kích thước trung bình khối u giảm dần theo thời gian: sau tháng thứ 3 đến tháng thứ 36 kích thước tổn thương giảm còn 0,6cm, tháng thứ 48 kích thước khối u còn 0,3cm (so với trước điều trị là 2,8cm). Trong suốt thời gian điều trị đến tháng thứ 36, tất cả các bệnh nhân sau xạ phẫu đều an toàn; không có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc tử vong. Đến tháng thứ 48 có 6 trường hợp bệnh tiến triển nặng và tử vong, chiếm 2,9% [76]. Năm 2013, Mai Trọng Khoa và cs tiến hành tổng kết trên 2200 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não, trong đó có 50 bệnh nhân u thân não được xạ phẫu bằng dao Gamma quay, kết quả cho thấy: triệu chứng cơ năng cải thiện ngay ở tháng thứ nhất sau xạ phẫu và cải thiện tốt hơn ở tháng thứ 6 trở đi; kích thước trung bình của khối u giảm dần theo thời gian, không có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc tử vong ngay sau xạ phẫu [77]. Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chưa đưa ra được cái nhìn tổng quan về kết quả điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này góp phần làm sáng tỏ giá trị của phương pháp xạ phẫu dao gamma quay trong điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não.
  • 45. 35 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 37 bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp ở vị trí thân não được chẩn đoán xác định trên phim chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, xung cộng hưởng từ phổ; Những bệnh nhân này có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2007 đến 12/2013 với các tiêu chuẩn sau: 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân  Tất cả những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do tổn thương thân não được chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thường quy phát hiện khối u ở vị trí thân não có các đặc điểm hình ảnh chẩn đoán là u thần kinh đệm nguyên phát thân não. Những bệnh nhân này được tiếp tục tiến hành làm xung cộng hưởng từ phổ, phân tích đặc điểm chuyển hóa các chất trên đồ thị phổ đảm bảo thỏa mãn: Cho/NAA: 1,5-2,2; Cho/Cr:1,5-2,5; NAA/Cr: 2,5-1,5. Thì chẩn đoán xác định là u thần kinh đệm bậc thấp thân não được đưa vào đối tượng nghiên cứu.  Khối u đơn độc có kích thước ≤ 3cm  Độ tuổi nghiên cứu từ 5-90 tuổi  Chưa có biểu hiện rối loạn hô hấp, tuần hoàn  Không mắc các bệnh cấp, mạn tính trầm trọng đe dọa tính mạng  Được hội đồng hội chẩn có chỉ định điều trị  Đồng ý tham gia nghiên cứu
  • 46. 36 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  Những khối u ngoài thân não  Kích thước khối u > 3cm, có > 1 khối u ở thân não  Những tổn thương không phải u thần kinh đệm bậc thấp thân não  Bệnh nhân có nguy cơ tử vong gần do các bệnh khác  Bệnh nhân u thân não đang có thai  Bệnh nhân không chấp thuận tham gia nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2013 2.2.4. Thiết bị nghiên cứu: Máy xạ phẫu gamma quay do Hoa kỳ sản xuất Hình 2.1: Máy xạ phẫu dao Gamma quay ART-6000 ™ (RGS) (Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM)
  • 47. 37 Hình 2.2: Khung định vị có các đầu vít (Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM) Hình 2.3: Khung định vị có bộ đánh dấu các tọa độ XYZ (Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM) Hình 2.4: Giá đỡ khung định vị (Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM) Hình 2.5: Máy chụp CT mô phỏng (Nguồn: hình chụp tại đơn vị gamma Knife TT YHHN&UB-BVBM) Hình 2.6: Máy chụp MRI mô phỏng (Nguồn: hình chụp tại Khoa chẩn đoán hình ảnh-BVBM) Hình 2.7: Máy chụp cắt lớp 64 dãy (Nguồn: hình chụp tại Khoa chẩn đoán hình ảnh-BVBM)
  • 48. 38 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Những bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được chọn vào nghiên cứu.  Bệnh nhân nghiên cứu được thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi, thăm khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng cơ năng, đánh giá toàn trạng bệnh nhân theo thang điểm Karnofski.  Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ ghi nhận các đặc điểm hình ảnh, đo kích thước khối u.  Chụp xung cộng hưởng từ phổ đo mức chuyển hóa của các chất Cho, Cr, NAA. Tính tỷ lệ Cho/NAA, Cho/Cr, NAA/Cr.  Tiến hành xạ phẫu và theo dõi đánh giá sau 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng theo mẫu bệnh án thống nhất in sẵn.  Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng theo thang điểm Karnofski bằng bộ câu hỏi và thăm khám lâm sàng.  Đánh giá đáp ứng kích thước khối u theo tiêu chuẩn RECIST  Đánh giá thời gian sống thêm theo Kaplan-Meier. 2.2.6. Tiến hành chụp CT, MRI, xung MRS và phân tích kết quả Chụp CT  Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa hai tay xuôi dọc thân mình  Kỹ thuật chụp: Cắt liên tục từ nền sọ (lỗ chẩm) đến đỉnh của vòm sọ  Ghi nhận kết quả trước tiêm và sau tiêm thuốc cản quang Chụp MRI, MRS  Chụp xung định vị  Chụp xung T1, T2, Flair trên mặt phẳng ngang  Chụp xung Diffusion trên mặt phẳng ngang  Tiêm thuốc và chụp chuỗi xung T1 trên ba mặt phẳng ngang, đứng dọc, đứng ngang
  • 49. 39  Chụp xung phổ: gồm hai kỹ thuật + Kỹ thuật đặt trường đo đơn thể tích + Kỹ thuật đặt trường đo đa thể tích  Phân tích kết quả + Đánh giá đồ thị phổ của các chất chuyển hoá và tiến hành so sánh tại bốn vị trí (nếu có): vùng tổ chức đặc đồng nhất, vùng hoại tử, vùng phù lân cận tổn thương và tại nhu mô não bình thường vị trí chất trắng đối diện với vùng ngấm thuốc. + Đánh giá trên đồ thị các chất chuyển hoá cơ bản: NAA, Cho, Cr + Đưa thêm các chất chuyển hoá cần quan tâm khác: Lac, Lipid, mIns… tiến hành nhận định giá trị của các chất này sau khi đã so sánh với nhu mô não bình thường. + Sử dụng TE ngắn= 30 ms và TE trung bình= 135 ms cho tất cả các bệnh nhân. Chất chuyển hóa NAA, Cho, Cr được đọc kết quả trên chuỗi xung TE trung bình. Chất chuyển hóa Lipid, Lac được đọc kết quả trên chuỗi xung TE ngắn + Thiết lập và đánh giá tỷ lệ các chất như Cho/NAA, Cho/Cr, NAA/Cr….. + Tiến hành tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu được từ chuỗi xung MRI thường và MRS để đưa ra kết luận cuối cùng về khối u. 2.2.7. Các biến nghiên cứu 2.2.7.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng  Lý do vào viện  Ngày vào viện, ngày ra viện  Thời gian diễn biến bệnh  Phân bố tuổi, giới  Các dấu hiệu lâm sàng:
  • 50. 40  Hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, phù gai thị  Động kinh  Rối loạn ý thức  Rối loạn cảm giác  Biểu hiện về mắt: giảm thị lực, nhìn đôi, lác, sụp mí, hẹp thị trường thái dương  Biểu hiện về liệt hầu họng: khó nuốt, nuốt sặc  Biểu hiện về vận động: yếu, liệt nửa người  Đánh giá thay đổi tỷ lệ % của bệnh nhân trong thang điểm Karnofski theo thời gian sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng…phân tích, đánh giá khả năng hồi phục về thể chất, tâm thần cũng như sự tiến triển diễn biến xấu đi của bệnh (phụ lục 1). 2.2.7.2. Đánh giá đặc điểm hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não Xác định đặc điểm khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính trước tiêm thuốc và sau tiêm thuốc cản quang bao gồm các chỉ tiêu sau:  Vị trí của u (u cuống não, cầu não, hành tủy)  Kích thước của u (đo đường kính lớn nhất của u theo tiêu chuẩn RECIST)  Tỷ trọng u: đồng, giảm, tăng  Mức độ ngấm thuốc  Cấu trúc u: nang, đặc, hỗn hợp  Ranh giới u: rõ, không rõ  Chảy máu trong u: có chảy máu hay không có chảy máu  Phù não quanh u  Vôi hóa trong u  Hoại tử trong u  Chèn ép tổ chức xung quanh u