SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  78
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
“TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn
luyện.
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền
thống tốt đẹp của lớp, của trường.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt
tình và tinh thần trách nhiệm.
- Biết được bản thân mình phải làm gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp,
của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người
khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường,
gia đình và cộng đồng.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động
sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ
GDNGLL.
- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học
tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS.
II. NỘI DUNG:
HOẠT ĐỘNG 1
BẦU BAN CÁN BỘ LỚP
HOẠT ĐỘNG 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 1
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tuần 1 Ngày soạn: 18/08/2014
Tiết 1 Ngày dạy: 28/08/2014
HOẠT ĐỘNG 1: BẦU BAN CÁN BỘ LỚP
I. MỤC TIÊU:
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn
luyện của lớp
 Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt
động
 Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình
và tinh thần trách nhiệm.
 Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. Tự giác, quyết
tâm cao trong học tập.
 Biết được bản thân mình phải làm gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi đi
bộ.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT
ĐỘNG:
 Kỹ năng tự nhận thức về vị trí, vai trò của người học sinh lớp 8. Biết điểm mạnh,
điểm yếu khi thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp.
 Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu
đội ngũ cán bộ lớp
 Kỹ năng nhận xét trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn
đội ngũ cán bộ lớp trong năm học
 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
 Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ
 Trao đổi, thảo luận
 Hỏi và trả lời
 Nghe báo cáo và thảo luận
 Bỏ phiếu bầu
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Tài liệu:
 Bản báo cáo hoạt động của chi đội năm học 2013 - 2014
 Tiêu chuẩn của cán bộ lớp
 Phương tiện:
 Một số câu hỏi thảo luận.
 Giấy to, bút dạ, phiếu bầu.
 Một vài tiết mục văn nghệ.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 2
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá:
1. Khám phá
Trước khi vào đại hội. Người điều khiển cho lớp hát bài: “Lớp chúng mình”
 Giáo viên chủ nhiệm phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết
học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập
rèn luyện của lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu đại biểu và nêu khái quát mục đích của đại hội là:
tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của chi đội trong năm học vừa qua và chỉ tiêu kế
hoạch, biện pháp thực hiện cho năm học mới. Và cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến.
 Đánh giá về đội ngũ cán bố lớp năm học vừa qua và thảo luận, lựa chọn đội ngũ
cán bộ lớp cho năm học 2014 – 2015.
2. Kết nối
Hoạt động 1: TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
 Người điều khiển giới thiệu đoàn chủ toạ điều khiển đại hội gồm 03 đồng chí: là
lấy ý kiến biểu quyết. Sau đó đoàn chủ tịch lên làm việc, đoàn chủ tịch thông qua
chương trình đại hội
 Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm vừa qua
 Lớp thảo luận đưa ra ý kiến
 Người điều khiển tổng kết
Hoạt động 2: BẦU CÁN BỘ LỚP
 Người điều khiển đặt các câu hỏi: Người cán bộ lớp cần những tiêu chuẩn cơ bản
gì, các thành viên trong lớp thảo luận và trả lời.
 Thư ký tổng hợp và viết lên bản để thống nhất các tiểu chuẩn.
 Người điều khiển nêu cơ cấu và số lượng cán bộ lớp (Các chức danh: Lớp trưởng,
các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó)
 Người điều khiển lấy ý kiến biểu quyết.
 Lên danh sách ứng cử và đề cử để đại hội bầu bằng phương pháp bỏ phiếu kín.
 Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử
 Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.
 Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả
 Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến.
 Lớp trưởng nêu chỉ tiêu biện pháp và kế hoạch hoạt động cho năm học mới, và
một số tham luận đóng góp cho đại hội, sau đó cho cả chi đội thảo luận đóng góp ý
kiến với đại hội , đại hội lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu cơ bản
 GVCN phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các
em.
Hoạt động 3: THẢO LUẬN NHÓM
Người điều khiển chia mỗi tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 3
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
Hoạt động 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN TRƯỚC LỚP
Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm
Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến
Hoạt động 5: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
 Để tăng không khí sôi nổi trong tiết học. Người điều khiển mời đại diện một số tổ
lên trình bày một số tiết mục văn nghệ để chào mừng cổ động.
 Hát bài hát tập thể: “ Ngồi lại bên nhau ” nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Uyên
Nguyên
3. Thực hành / luyện tập:
Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới
 Tổ chức cho lớp thảo luận nhóm
 Người điều khiển điều khiển lớp thảo luận nhóm nhằm xây dựng biện pháp thực
hiện nhiệm vụ năm học mới
 Người điều khiển chia mỗi tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
 Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
 Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
 Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
 Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm
 GVCN yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
 Người điều khiển mời một số học sinh tiêu biểu trình bày trước lớp về những biện
pháp của mình.
 Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
 Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực
hiện tốt các nhiệm vụ năm học
 Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng.
 Sau khi cả lớp trình bày mời giáo viên cho ý kiến
4. Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ thêm các biện pháp của lớp, từ đó lựa
chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản
thân để phấn đấu học tập.
VI. Tư liệu:
 Một số bài hát về tình bạn, mái trường:
 Mái trường mến yêu.
 Vui bước tới trường.
 Bài ca đi học.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 4
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Câu hỏi thảo luận:
1. Nêu vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8?
2. Những nhiệm vụ mà người học sinh cần thực hiện trong năm học mới? Kể tên?
3. Hãy đề ra những biện pháp để làm tốt nhiệm vụ mà người học sinh cần thực hiện?
4. Theo em như thế nào là một ban cán sự lớp tốt?
5. Đối với người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện những nguyên tắc
nào?
 Đáp án:
1. Là 1 học sinh lớp 8 em phải có trách nhiệm hơn với bản thân mình, với nhà trường
và với gia đình.
2. Em phải cố gắng học thật tốt, tham gia đầy đủ các phong trào nhà trường tổ chức,
thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Vì bản thân, gia đình, và nhà trường.
3. Đi học phải chú ý nghe giảng, về nhà phải học bài, làm bài đầy đủ...
4. Ban sự lớp phải nhiệt tình, có trách nhiệm...
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Khi đi bộ :
- Phải đi trên vỉa hè, lề đường ; nếu không có vỉa hè người đi bộ có thể đi trên lòng
đường nhưng phải đi sát mép đường về bên phải.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu
vượt dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trẻ em dưới 7 tuổi khi
qua đường phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp trẻ em dưới 7 tuổi
khi đi qua đường.
- Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào tàu, xe đang chạy; khi
mang vác vật cồng kềnh phải bảo đám an toàn, không gây trở ngại cho người và
phương tiên giao thông trên đường.
- Khi qua đường ngang phải nhanh chóng vượt qua, nếu đường ngang có cổng chắn
đã đóng phải dừng lại cách xa cổng chắn ít nhất là một mét. Ở nơi không có cổng
chắn phải quan sát thận trọng, nếu có xe lửa sắp tới phải dừng lại cách đường ray ít
nhất là 5 mét
- Dẫn gia súc đi trên đường giao thông phải cho gia súc đi sát vào lề đường bên tay
phải.
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 5
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tuần 6 Ngày soạn: 10/09/2014
Tiết 2 Ngày dạy: 25/09/2014
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT
HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện
- Biết trân trọng những truyền thống đó
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt
đẹp của lớp, của trường
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học;
phát huy truyền thống của trường.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT
ĐỘNG:
- Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị ; truyền thống nhà trường để tự phát huy khả
năng học tập của bản thân.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường
- Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ
DỤNG:
- Bản đồ tư duy
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Bài tập tình huống.
- Biểu đạt sáng tạo
- Hỏi và trả lời
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN
 Tài liệu:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát
huy như:
+ Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giỏi
trong các kỳ thi HS giỏi, giải toán trên máy tính Casio, giải toán violympic
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 6
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
+ Các truyền thống tốt đẹp khác: đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui
xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn
luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo.
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục
thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ)
- Các biện pháp thực hiện
 Phương tiện:
- Bản đồ tư duy viết trên A0
- Một số câu hỏi thảo luận
- Giấy to, bút dạ
- Một số tiết mục văn nghệ
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
 Trước khi vào hoạt động thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi cho cả lớp cùng
suy nghĩ để tìm hiểu xem các em đã có những hiểu biết gì về nội dung này.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm.
 Người dẫn chương trình nêu câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường.
Câu 2: Do đâu có được các truyền thống đó?
Câu 3: Nêu các truyền thống của lớp.
Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền
thống của lớp, của trường.
Câu 5: Trình bày sơ nét về tên ngôi trường em đang học?
 Trao đổi thảo luận theo nhóm. (mỗi nhóm 1 câu + câu 5) viết lên bảng phụ
 Dán kết quả thảo luận lên bảng
Hoạt động 2: Trình bày kết quả thảo luận
 Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình
 Cả lớp đóng góp ý kiến.
 GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 3: Xây dựng bản đồ tư duy về truyền thống của trường, lớp:
 Người điều khiển treo 2 bảng: 1 bảng viết về truyền thống của trường, 1 bảng viết
về truyền thống của lớp.
 Từng HS lên bảng dán.
 Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng
 Người điều khiển phát biểu: Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về
truyền thống của lớp, của trường
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 7
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp để tổng kết:
Câu hỏi: Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền
thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp)
 HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình
 Người điều khiển kết luận
 GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm. Xếp loại , phát thưởng.
Hoạt động 4: Mời lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.
 Kế hoạch: Phấn đấu cuối năm là lớp tiên tiến, tham gia đầy đủ và tích cực trong các
phong trào của nhà trường tổ chức; đi học đúng giờ ; đồng phục chỉnh tề; không có bạn nào
bỏ học, cúp tiết; nghỉ học có phép; thực hiện đúng nội quy nhà trường; thực hiện đúng an
toàn giao thông. Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài; học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp; thực hiện đúng trong thi cử, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô; lễ phép với
người lớn tuổi; hòa đồng giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa, và các em nhỏ tuổi hơn; không để
tình trạng bạo lực học đường xảy ra...
 Cả lớp đóng góp ý kiến.
 Lớp trưởng tiếp thu ý kiến và tổng kết lại. Thay mặt cả lớp, xin chân thành cảm
ơn GVCN, BGK, Thư kí và các bạn.
 Người điều khiển mời GVCN nhận xét.
Hoạt động 5: Sinh hoạt văn nghệ:
 Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày tiết mục văn nghệ của mình.
 BGK nhận xét cho điểm.
 GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm. Xếp loại , phát thưởng
3. Thực hành / luyện tập:
Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường
 Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu
của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)
 Các tổ treo bảng kế hoạch
 Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các
truyền thống tốt đẹp.
 Người điều khiển mời GV chủ nhiệm nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của
tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của các tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các
truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
4. Vận dụng:
 Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện bản kế hoạch đã xây dựng
 Người điều khiển mời GV chủ nhiệm lớp động viên nhắc nhở cả lớp phấn đấu
thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.
 GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS
hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 8
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ
gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.
 Người điều khiển chúc các bạn HS thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và mong đợi
rằng cuối năm học sẽ nhận được những thành công từ các bạn.
VI. TƯ LIỆU
 Một số bài hát về tình bạn, mái trường:
 Mái trường tuổi thơ.
 Vui bước tới trường.
 Bài ca đi học.
 Câu hỏi thảo luận:
1. Nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà em biết?
2. Em đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà em biết?
4. Đề ra biện pháp để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà
trường, của lớp?
5. Đối với người đi xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện những nguyên tắc
nào?
 Đáp án:
1. Lễ phếp, tôn sư trọng đạo, thương yêu bạn bè….
2. Tôn sư trọng đạo, trung thực, kính trọng người lớn tuổi, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh
khó khăn…
3. Tấm gương: lớp trưởng Lý Khánh Linh giúp bạn vượt khó trong học tập...
4. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chăm học, Lễ phép với thầy cô, biết
ghi nhớ công ơn của thầy cô đã giảng dạy mình....
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Khi đi xe đạp :
- Không đi xe đạp trên hè phố, vườn hoa, công viên và những nơi có biển cấm đi xe
đạp
- Khi điều khiển xe đạp trên đường phải đi sát lề đường bên tay phải, không được
buông cả hai tay hoặc kéo xe khác, không phóng nhanh, vượt ẩu, không đi hàng
ngang từ ba xe đạp trở lên. Cấm rẽ trái, rẽ phải trước đầu xe cơ giới.
- Xe đạp chỉ được dừng, đỗ xe khi đã ở sát lề đường, trong vỉa hè hoặc trên đường
giao nhau có đèn đỏ và phải dừng trước vạch kẻ sơn thứ nhất không được đi nghênh
ngang giữa phần đường của xe chạy làm cản trở giao thông.
- Xe đạp không được chở ba người trở lên, không mang vác các vật cồng kềnh và
kéo theo vật gì hay dắt súc vật chạy theo.
- Thiếu nhi dưới 12 tuổi không được đi loại xe đạp của người lớn.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện.
V. Rút kinh nghiệm:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 9
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày tháng năm 2014
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
“CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của
cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
 Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt.
 HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 HS hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS.
 Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở
nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.
 HS hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng 9 năm
1945 và thư gửi ngành giáo dục 16/10/1968.
2. Kỹ năng:
 HS biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của lớp, của nhà trường.
 Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với
người khác, với các tình huống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong
cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
 Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau
trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ:
 Xây dựng tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên trong
học tập.
 Xây dựng thái độ vươn lên phấn đấu, say mê trong học tập.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 10
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Biết được những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học
tập tốt
 Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
một cách chủ động sáng tạo.
 Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập,
ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS.
II. NỘI DUNG:
HOẠT ĐỘNG 1
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
HOẠT ĐỘNG 2
THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
Tuần 8 Ngày soạn: 26/9/2014
Tiết 3 Ngày dạy: 09/10/2014
HOẠT ĐỘNG 1: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
I. MỤC TIÊU:
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá
nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để
vươn lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập đúng đắn, tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ.
- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
- Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Biết phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HỌAT
ĐỘNG:
- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt
- Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ
DỤNG:
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 11
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua .
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình bày 1 phút
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Tài liệu:
- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao
ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự
chuẩn bị
- Bản đăng ký thi đua cá nhân.
 Phương tiện:
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa: mô hình, dụng cụ học tập liên
quan khác.
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá: Ổn định tổ chức
- Lớp phó văn thể bắt nhịp bài hát tập thể. Bài hát: Mái trường mến yêu.
- Lớp trưởng tuyên bố lí do: Kính thưa Cô chủ nhiệm cùng các bạn: Học tập là nhiệm
vụ hàng đầu của mỗi cá nhân học sinh, là nhiệm vụ chung của tập thể lớp ta. Kết quả
học tập của mỗi người phụ thuộc và ảnh hưởng đến kết quả chung của tổ, của lớp. Vì
vậy các bạn trong lớp cần có hướng phấn đấu học tập cho mình, đồng thời, góp phần
vào phong trào, khí thế và kết quả chung của lớp. Trong tiết hoạt động hôm nay, lớp
chúng mình sẽ cùng nhau đăng ký thi đua, thảo luận về việc thực hiện những chỉ tiêu
thi đua của mình để việc học tập của lớp nói chung và của mỗi người nói riêng đạt
được kết quả tốt nhất.
- Lớp trưởng giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia thông qua chương trình hoạt
động.
- Mời ban thư kí và ban giám khảo vào vị trí làm việc.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Thông qua chương trình hoạt động: “Làm thế nào để học tốt”
- Báo cáo kinh nghiệm học tập:
+ Nêu lên kinh nghiệm học tập của mình
+ Ghi ý chính của từng kinh nghiệm và phương pháp
Hoạt động 2: Thảo luận các phương pháp học tập
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ Làm thế nào để
học tốt?”.
- Lớp trưởng yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn,
mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 12
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
Ví dụ:
 Làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán?
 Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh?
 Lớp học yếu nhất là môn nào?
 Tại sao và hướng khắc phục?
 Lớp học sôi nổi và thích học môn nào ? Tại sao ?
 Để cho một tiết học có hiệu qủa thì cần phải làm gì ?
 Tác dụng của tiết học tốt là gì? Cần làm như thế nào để thực hiện cho tốt?
 Chúng ta cần xây dựng 1 phương pháp học tập như thế nào là tốt nhất?
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng
điều khiển lớp thảo luận, trao đổi
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
Hoạt động 3: Thảo luận về chỉ tiêu kế hoạch hành động của năm học 2014-2015:
 Dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học
mới:
 Học lực: Giỏi 7 Khá 20 Trung bình 15 Yếu 3
 Hạnh kiểm: Tốt 38 Khá 5 Trung bình 2 Yếu 0
 Dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận các biện pháp đạt được chỉ tiêu đề ra.
 Sau khi các nhóm tiến hành thảo luận xong. Dẫn chương trình gọi 1 nhóm nhanh
nhất trả lời. Các nhóm khác bổ sung.
 Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi – các tổ đưa tay giành quyền trả lời câu
hỏi sau tiếng “hết” của người dẫn chương trình.
 Tổ có quyền trả lời, nếu không đầy đủ, yêu cầu tổ khác bổ sung sau hiệu lệnh của
người dẫn chương trình.
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm.
Hoạt động 4: Văn nghệ vui
 Thể lệ: Mỗi tổ trình bày:
- Một tiết mục văn nghệ
- Đọc một gương sáng về học tập trên Báo Thiếu nhi dân tộc
- Nếu tổ nào trình bày hay nhất được 10 điểm , trình bày chưa hay hoặc chưa chính
xác BGK thống nhất điểm
3. Thực hành / luyện tập:
KÍ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ
 Dẫn chương trình yêu cầu các tổ thảo luận viết ra các giao ước thi đua về học tập
và hạnh kiểm của tổ mình.
 Đại diện các tổ lên đọc bản giao ước thi đua học tập tốt của tổ.
 Thống nhất giao ước thi đua của tập thể lớp.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 13
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Học sinh tham gia bổ sung những vấn đề cần giao ước.
 Thư ký ghi nhận các ý kiến.
 Mời một số học sinh đọc giao ước thi đua của bản thân.
 Lớp phó học tập dự thảo chương trình hành động của lớp (nhấn mạnh vào chỉ tiêu
học tập và biện pháp thực hiện).
4. Vận dụng:
- Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào
góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được
sự thành công từ bản thân.
- Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện thời gian biểu học các môn
còn yếu.
VI. Tư liệu:
1. Cách cho điểm thi đua
1. Chuyên cần ( đi học , sinh hoạt đầy đủ đúng giờ )
- 01 lần nghỉ học không phép
- Bỏ 01 tiết hoặc 01 buổi sinh hoạt
- Đi học muộn 01 lần
10 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 2 điểm
2. Xếp hàng ra vào lớp ( đúng giờ , nghiêm túc )
- Không xếp hàng 01 lần
- Xếp hàng không nghiêm túc
5 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 2 điểm
3. Đồng phục , khăn quàng , giày dép ( đầy đủ )
Thiếu 1 trong 3 yêu cầu trên 01 lần
10 điểm
Trừ 5 điểm
4. Truy trao bài đầu giờ và chuyển tiết ( đúng , nghiêm túc )
- Không truy trao bài 01 lần
- Ra khỏi chỗ 01 lần
10 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 3 điểm
5. Hát , TDGG ( đủ , nghiêm túc )
- Không thực hiện 01 lần
- hát không nghiêm túc , xuyên tạc 01 lần
- Xếp hàng không đúng qui định
- Tập không nghiêm túc 01 lần
10 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 2 điểm
Trừ 2 điểm
6. Chuẩn bị bài cũ ( đầy đủ , nghiêm túc )
- Không làm bài hoặc không học bài 1 môn
- Thiếu bài hoặc làm bài không nghiêm túc
- Chép bài bạn hoặc cho bạn chép bài
20 điểm
Trừ 10 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 10 điểm
7. ý thức trong giờ học
- Trật tự nghiêm túc , ghi chép bài đầy đủ
- Hăng hái phát biểu (từ 20 lần trở lên, đựoc gọi từ 10 lần trở lên)
- Thiếu một lần phát biểu
- Tổ trưởng, lớp trưởng nhắc 01 lần
- Thầy cô nhắc nhở 01 lần
25 điểm
15 điểm
10 điểm
Trừ 1 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 5 điểm
8. Vệ sinh ( cá nhân , lớp ) 5 điểm
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 14
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Vứt rác bừa bãi
- Không trực nhật : Phạt trực nhật 1 tuần và
- Trực nhật không nghiêm túc : Phạt trực 2 ngày
Trừ 2 điểm
Trừ 10 điểm
Trừ 1 điểm
9. Hoạt động khác ( tham gia đầy đủ , tích cực , đúng hạn )
- Không tham gia 01 lần
- Tham gia không nghiêm túc
5 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 3 điểm
10. Chế độ thưởng ( điểm cộng )
- Có điểm kiểm tra 8; 9; 10 mỗi điểm
- Có giải cấp trường, mỗi giải
-Có giải cấp huyện , thành phố, mỗi giải (nếu nhiều giải chỉ tính
giải cao nhất)
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường
- Làm việc tốt (nhặt của rơi trả lại người mất, báo với thầy cô
những bạn có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng) mỗi việc
Cộng1; 2;3
điểm
Cộng 10 điểm
Cộng 15 điểm
Cộng 5 điểm
cộng 5 điểm
11. Chế độ phạt ( điểm trừ )
- Nói tục, chửi bậy, gây mất đoàn kết 01 lần
- Đánh nhau 01 lần: viết kiểm điểm, mời phụ huynh, hạ 1 bậc
hạnh kiểm và
- Ăn quà trong khi học, sinh hoạt tập thể 01 lần
- Thiếu sách vở, đồ dùng; nháp mỗi đồ dùng
- Không giữ gìn vệ sinh chung 01 lần
- Vi phạm khi nhà trường kiểm tra 01 lần
- Làm hỏng của công 01 lần: phải đền theo yêu cầu của trường
và
- Có điểm kiểm tra từ 0 đến 4 điểm mỗi điểm
- Kiểm tra không nghiêm túc
- 01 lần ghi sổ đầu bài hoặc làm bản kiểm điểm: hạ 1 bậc hạnh
kiểm và
- Tổ trưởng cậy quyền bắt nạt tổ viên, tổ viên chống đối lại tổ
trưởng khi mình sai bị tổ trưởng nhắc nhở
- Cấp trên đổ tội cho cấp dưới hoặc cấp dưới đổ tội cho cấp trên
Trừ 5 điểm
Trừ 10 điểm
Trừ 3 điểm
Trừ 2 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 10 điểm
Trừ 5 đến1
điểm
Trừ 5 điểm
Trừ 10 điểm
Trừ 5 điểm
Dọn vệ sinh
2. Cách xếp loại
- Trên 100 điểm (không vi phạm gì ) và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có
điểm nào dưới trung bình - xếp loại : Xuất sắc
- Từ 90-100 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có điểm dưới trung bình
– xếp loại : Tốt
- Từ 70-89,99 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ - xếp loại : Khá
- Từ 50 – 69, 99 điểm hoặc 1 lần bị làm BKĐ + ghi SĐB - xếp loại :Trung bình
- Dưới 50 điểm hoặc đánh nhau, ăn cắp, vô lễ với giáo viên 1 lần, bị làm BKĐ + ghi
SĐB quá 2 lần – xếp loại : Yếu
3. Một sô biện pháp và các câu hỏi thảo luận ở hoạt động 2:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 15
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
a. Biện pháp
- Thành lập đôi bạn cùng tiến.
- Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
- Ôn tập tốt bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới.
b. Câu hỏi thảo luận
1) Theo bạn thế nào là một tiết học tốt?
Học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài.
Tích cực phát biểu, xây dựng bài mới.
Hoạt động nhóm có hiệu quả.
Có khả năng vận dụng tốt kiến thức vào thực tế.
2) Để có một tiết học tốt, học sinh cần phải làm gì?
Nắm vững các kiến thức cơ bản.
Ôn tập bài cũ, chuẩn bị tốt bài mới.
Thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên.
Dụng cụ học tập đầy đủ.
3) Để cải thiện tình trạng học tập, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Cố gắng lắng nghe giáo viên giảng bài.
Ghi chép bài đầy đủ.
Sử dụng vở nháp hiệu quả.
Tận dụng mọi thời gian để trao đổi bài với bạn.
Cố gắng tham gia phát biểu khi có thể.
4) Em học tập được gì qua tấm gương của Bác Hồ?
Phong cách tự học và ý chí tự học, tinh thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác.
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Đối với người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông phải thực hiện những
nguyên tắc nào?
Khi ngồi trên xe gắn máy:
- Phải đội mũ bảo hiểm.
- Không mang vác vật cồng kềnh hoặc sử dụng ô.
- Không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
- Không đứng trên yên, giá đèo hang hoặc ngồi trên tay lái.
- Không có những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông.
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 16
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tuần 11 Ngày soạn: 08/10/2014
Tiết 4 Ngày dạy: 30/10/2014
HOẠT ĐỘNG 2: THI TÌM HIỂU CÁC TẤM
GƯƠNG HỌC TỐT
I. MỤC TIÊU:
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập.
- Xây dựng thái độ vươn lên phấn đấu, say mê trong học tập.
- Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, kĩ năng và phương pháp học tập rèn luyện tốt
- Biết được những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập
tốt
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HỌAT
ĐỘNG:
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, tư duy sáng tạo
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng quản lí thời gian
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
- Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi
II. TÍCH HỢP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
- Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi
khó khăn, thử thách để vươn lên
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 17
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ
DỤNG:
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
- Thảo luận.
- Tư duy sáng tạo
- Trình bày 1 phút
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Tài liệu:
- Tư liệu về những tấm gương tốt ham học tập ở trường, lớp.
- Sưu tầm hay tìm hiểu trong sách báo trong đời sống thực tế những tấm gương
người thật việc thật được trình bày tóm tắt trên giấy Ao
- Sử dụng trình chiếu, tư liệu hình ảnh về Bác, Thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai
giảng năm 1945, Thư Bác gửi cho ngành giáo dục năm 1968, một số bài hát về Bác,
trò chơi.
- Câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
 Phương tiện:
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá: Ổn định tổ chức
- Lớp phó văn thể bắt nhịp bài hát tập thể. Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Lớp trưởng tuyên bố lí do: Kính thưa Cô chủ nhiệm cùng các bạn: Mái trường là
nơi chúng ta học tập rèn luện, quê hương là nơi con ngươi sinh ra lớn lên, trưởng
thành trong tiết hoạt động hôm nay lớp ta sẽ tổ chức cuộc thi văn nghệ với những bài
hát bài thơ, câu chuyện về học tập và rèn luyện của mình, những tiết mục văn nghệ đó
là tình cảm gắn bó và thắm thiết của chúng ta đối với trường lớp với quê hương
- Lớp trưởng giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia thông qua chương trình hoạt
động.
- Mời ban thư kí và ban giám khảo vào vị trí làm việc.
 Thành phần BGK:
 GK thứ 1: Cô giáo chủ nhiệm: Cô Huỳnh Lê Thu Thảo.
 GK thứ 2: Bạn Lý Khánh Linh.
 GK thứ 3: Bạn Nguyễn Thái Thanh.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Vui văn nghệ:
- Dẫn chương trình chia lớp thành 3 đội cho. Mỗi đội sẽ hát hay đọc bài thơ với chủ
đề sau:
Đội thứ: Ca ngợi chị Võ Thị Sáu
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 18
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Đội thứ hai: Ca ngợi anh hùng Lê Văn Tám
Đội thứ ba: Ca ngợi anh hùng Kim Đồng
- Dẫn chương trình phát biểu: Buổi hoạt động ngoài giờ của chúng ta hôm nay gồm
có 3 đội chơi.
- Các đội suy nghĩ trong vòng 5 phút và cử người hát, sau 5 phút tổ nào giơ tay sẽ
được trình bày trước.
- BGK chấm điểm công bố cho các đội biết.
Hoạt động 2: Ai nói hay hơn:
- Dẫn chương trinh phát biểu: Xin kính mời các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật
lớn để cổ vũ cho ba đội chơi ngày hôm nay. Các đội chơi tiếp tục bước vào phần thi
thứ 2: Ai nói hay hơn.
- Phần thi này mỗi đội chơi giới thiệu về đội, thành viên của đội và một vài hiểu về
chủ đề tấm gương học tập tốt.
- Các đội suy nghĩ trong vòng 5 phút và cử người hát, sau 5 phút tổ nào giơ tay sẽ
được trình bày trước.
- BGK chấm điểm công bố cho các đội biết.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ TÌM HIỂU
CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT”.
- Các đội chơi trải qua 4 câu hỏi và có thời gian suy nghĩ là 15 giây, mỗi câu trả lời
đúng được 10 điểm, viết câu trả lời vào bảng.
Câu hỏi:
1. Bạn hãy kể tên một tấm gương vượt khó học tốt ở trường chúng ta?
2. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
3. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì?
4. Em hãy kể một câu chuyên về những gương sáng noi theo lời dạy của Bác để
vươn lên học tập tốt?
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng
điều khiển lớp thảo luận, trao đổi
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
Hoạt động 3: Ai tài hơn
 Phần thi này mỗi đội có thời gian là 1 phút để ghi tên các bài hát, bài thơ ca ngợi
mái trường, thầy cô mỗi đáp án đúng được 5 điểm.
Gợi ý:
Các bài hát ca ngợi mái trường, thầy cô:
 Bụi phấn.
 Lớp chúng ta đoàn kết.
 Đi học…
Hoạt động 4: Lời chào:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 19
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản
ứng nhanh, tạo không khí vui vẻ trong tiết học.
 Nội dung:
- Người điều khiển cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời. Mỗi câu trả lời đúng đạt 10
điểm.
 Cách chơi:
- Người điều khiển hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm
theo.
- Người điều khiển có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
 Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
- BGK chấm điểm công bố cho các tổ biết
- Người điều khiển tổng kết điểm của các đội chơi
3. Thực hành / luyện tập:
Trình bày 1 phút
- Người điều khiển nêu câu hỏi “ Qua tấm gương vượt khó học tập của lớp mình”
bạn có suy nghĩ , kế hoạch như thế nào để rèn luyện phấn đấu theo tấm gương đó?
4. Vận dụng:
- Người điều khiển yêu cầu:
 Bạn hãy kể một câu truyện nói về tinh thần yêu nước, học tập, rèn luyện để trở
thành người công dân tốt của Bác Hồ.
 Là học sinh em cần làm như thế nào để học tốt?
VI. TƯ LIỆU:
 Một số câu hỏi thảo luận
1. Bạn hãy kể tên một tấm gương vượt khó học tốt ở trường chúng ta?
2. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
3. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi
theo bạn đó những điều gì?
4. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào là những gương sáng noi
theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt?
5. Đối với người ngồi trên xe ô tô, tàu hỏa, qua phà phải thực hiện những nguyên tắc
nào?
 Trả lời:
1. Học sinh: Nguyễn Lê Hiếu Trung.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 20
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
2. Là học sinh học giỏi, biết giúp đỡ bạn bè, gia đình, nghe lời thầy cô…
3. Lý Khánh Linh. Vì bạn vừa học giỏi, vừa là 1 ban cán sự lớp nhiệt tình, biết giúp
đỡ bạn bè về nhà con phụ mẹ buôn bán…
4. Tấm gương Đoàn viên làm theo lời Bác:
Cuộc đời của mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành là cả một chặng
đường hình thành và hoàn thiện nhân cách bản thân. Chúng ta luôn có những phút
giây lặng để nhìn lại chặng đường mà ta đi qua. Thủa ấu thơ luôn gắn liền với
những kỷ niệm buồn, vui, đây cũng là quãng đường có lúc dịu êm nhưng cũng có
khi dữ dội, nhưng đây lại chính là quãng thời gian đáng trân trọng nhất trong mỗi
cuộc đời chúng ta. Người bạn thân Lê Văn Thình là người đã cùng tôi đến trường
trên con đường làng quen thuộc, cùng nhau nghe những tiếng chim hót vào mỗi
buổi sớm mai và cùng nhau chơi những trò chơi tinh nghịch, hồn nhiên của tuổi
học trò. Nhưng khi bạn ấy lên 10 tuổi, tôi không thể nào quên được ngày mà tôi
cảm giác như những cơn giông tố cứ ùn ùn kéo đến và đè nặng lên đôi vai bé nhỏ
của bạn. Ngày mà có người hớt ha hớt hải chạy về nhà bạn báo tin mẹ bạn đã qua
đời ở bến sông, vì bị trượt ngã trên đường đi. Được chứng kiến giây phút ấy tôi
vô cùng nghẹn ngào, xúc động và không sao tin nổi sự thật đang phô bày ra trước
mắt mình. Người bà của bạn khi nghe được tin đó đã không chịu được và ngất
ngay tại đó. Người cha lặng đi cùng những giọt nước mắt chảy ngược vào trong.
Còn người chị của bạn với những tiếng khóc than đòi mẹ; đứa con út trong gia
đình - Lê Văn Thình cùng những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má, những tiếng
khóc gào dự dội “Mẹ ơi!”. Và tôi cũng phần nào cảm nhận được nỗi đau sâu thẳm
trong trái tim của bạn và những người thân trong gia đình. Chao ôi! Sao lại vậy?
Và thế là từ ngày ấy căn nhà nhỏ không còn được trọn vẹn vàn tràn ngập tiếng
cười như xưa. Hơn bao giờ hết, mãi mãi căn nhà nhỏ ấy và người con thơ dại
không bao giờ được nhìn thấy người mẹ với dáng cao cao, gầy gầy, nước da
ngăm ngăm cùng bàn tay chai sạn vì một nắng hai sương chịu khó chắt chiu nhặt
nhạnh để lo cho gia đình. Bạn không còn được chia sẻ buồn vui với mẹ và không
bao giờ bạn có được cảm giác vui sướng khi tung tăng cùng mẹ đến trường trong
ngày khai giảng năm học. Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi đi và tưởng chừng như
nó có thể vơi đi và làm vơi dần vết thương lòng ấy. Nhưng chưa đầy hai năm sau,
người cha của Thình cũng lặng lẽ, âm thầm ra đi không một lời từ biệt. Có nỗi
đau nào trong cuộc đời, mất đi những người thân thương nhất của mình, người
thân ấy lại chính là cha, mẹ mình, mất đi người luôn động viên, quan tâm lo lắng
và chăm sóc, dõi theo từng bước ta đi trong suốt chặng đường dài của cuộc đời.
Vậy là căn nhà lạnh lẽo ấy chỉ còn lại người bà đã già với những vết nhăn ngày
càng nhiều hơn càng sâu hơn, bước chân cũng trở lên nặng nề vì thức khuya dậy
sớm gánh từng gánh rau đi bán để nuôi cháu ăn học nên người. Cùng với đó là
người cô ruột bị tật nguyền, người chị và đứa em thơ ngây Lê Văn Thình. Trước
cuộc sống mà người bà vất vả, nhọc nhằn phải lo toan cuộc sống cùng những
gánh nặng gia đình thì người chị và người cô luôn động viên an ủi Thình trên con
đường học tập. Nhiều năm liền bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, năm học 2009 -
2010 bạn đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Sinh học, bằng sự nỗ lực cố gắng
của mình, sự an ủi của bà, giúp đỡ của thầy cô năm học 2010- 2011 này bạn đã
đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học và giải Nhất cuộc thi giải Toán
bằng máy tính cầm tay môn Sinh học và bạn là 1 trong 5 học sinh của tỉnh Vĩnh
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 21
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Phúc tham dự vòng thi quốc gia. Có được thành tích ấy là cả một chặng đường
đầy gian nan, khó khăn vất vả. Trên lớp bạn là một học trò ngoan, một bí thư chi
Đoàn gương mẫu, hoà đồng và giúp đỡ bạn bè yêu quý, về nhà bạn luôn là một
đứa cháu hiếu thảo, vâng lời cô, bà. Thình luôn chịu thương chịu khó giúp đỡ
công việc nhà và đồng ruộng cho bà, vậy thì bạn đã sắp sếp phân bổ thời gian như
thế nào để đảm bảo cho việc học tập của mình? Câu hỏi thật khó trả lời, nhưng tôi
chỉ biết rằng bằng nghị lực kiên cường, ý trí vượt qua khó khăn để vươn lên trong
cuộc sống và bằng tinh thần ham học hỏi và tôi luôn thấy người bạn đồng hành
cùng Thình mọi lúc mọi nơi luôn là những cuốn sách. Sách theo bạn vào căn bếp
nhỏ khi giúp bà nấu cơm, sách theo bạn khi ra đồng chăn trâu cắt cỏ… Tối tối bạn
ngồi vào bàn học rất muộn vì phải cùng bà nhặt rau cho kịp phiên chợ vào mỗi
sáng mai. Nhưng khi học bạn luôn tìm thấy niềm vui, bởi bạn luôn ý thức được
rằng chỉ có học tập thật tốt mới là cách để bạn báo hiếu với bố mẹ đã khuất và
những người thân yêu đã tần tảo vất vả vì mình.
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Đối với người ngồi trên xe ô tô, tàu hỏa, qua phà phải thực hiện những nguyên tắc
sau:
- Không đứng ngồi ở bậc lên xuống hay trên nóc xe, bám vào thành xe, thò đầu thò
tay ra ngoài của sổ xe.
- Khi xe qua phà,qua cầu phao: phải xuống xe đi bộ qua.
* Học sinh THCS không được điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông.
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày tháng năm 2014
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 22
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò.
 Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.
 Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô
giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô.
 Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm mỹ
của học sinh.
 Học sinh nắm được một số nguyên tắc khi ngồi trên xe gắn máy
2. Kĩ năng:
 HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp,
của nhà trường.
 Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người
khác với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia
đình và cộng đồng.
 Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau
trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3.Thái độ:
 Tỏ rõ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô thông qua các hành vi, cử chỉ và các
hành động học tập.
 Tôn trọng, lễ phép với các thầy cô.
II. NỘI DUNG:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 23
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
HOẠT ĐỘNG 1:
THI VIẾT, VẼ VỀ CHỦ ĐỀ THẦY CÔ
HOẠT ĐỘNG 2:
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Tuần 13 Ngày soạn: 02/11/2014
Tiết 5 Ngày dạy: 13/11/2014
HOẠT ĐỘNG 1: THI VIẾT, VẼ VỀ CHỦ ĐỀ THẦY
CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
- Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò.
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.
- Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô
giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm
mỹ của học sinh.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng viết, vẽ, hát về thầy cô.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô.
- Kỹ năng tự tin tham gia lễ kỷ niệm ngày hội các thầy cô.
- Kỹ năng tìm kiếm cách lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỷ niệm ngày nhà giáo
Việt Nam.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm động với lao động sư phạm của thầy cô.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Hỏi đáp, vẽ, viết)
- Văn nghệ - Kể chuyện
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 24
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các bài hát, các mẫu chuyện về thầy cô.
- Ca dao, tục ngữ nói về thầy cô giáo.
- Dụng cụ vẽ, trang trí
- Ảnh Bác
- Giấy A4.
- Câu hỏi – Đáp án.
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá :
1. Khám phá:
- Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát:
+ Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn”
+ Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng”
- Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS :
+ Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì?
+ Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì?
+ Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên?
+ Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất? Vì sao?
- Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng
- Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của cỏc bạn
- Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình
nghĩa thầy trò”
2. Kết nối :
Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm
- Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm vào các vị trí đó
được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng bày
- Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách sáng tạo của nhóm
mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày giới thiệu kết quả sưu tầm
- Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển yêu cầu cả lớp đi
vòng quanh xem
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình bày nội dung ý tưởng
trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy ,cô giáo. Các
nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca
hát, ngâm thơ, kể chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo….
- Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết quả sưu tầm, trưng
bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các nhóm công khai được viết lên bảng
Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò
- Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa
- Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 25
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến.
- Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ
giúp
Hoạt động 3: Thi viết – vẽ chủ đề thầy cô
* Thi viết thơ:
- Chọn hai đội A và B
- Thể lệ: Mỗi đội sáng tác một bài thơ về chủ đề ngày 20/11
- Thời gian: 10 phút
- Ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội.
- Thư ký ghi điểm.
- Mời một bạn hát văn nghệ
* Thi vẽ
- Thể lệ: Mỗi đội vẽ trong thời gian 10 phút với chủ đề ngày 20/11.
- Ban giám khảo chấm điểm.
- Thư ký ghi điểm.
- Mời một bạn đọc một bài thơ hay câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô
- Thư ký tổng kết điểm hai phần thi. Trao giải thưởng
Hoạt động 4: Tìm hiểu ngày 20/11
- Mỗi một đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi
- Các đội khác được quyền trả lời nếu đội bạn không trả lời được
- Ban giám khảo cho điểm các tổ
Hoạt động 5: Chúc mừng thầy cô giáo – Văn nghệ chào mừng 20/11
- Người điều khiển chương trình đọc tóm tắt lịch sử hình thành ngày NGVN.
- Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo.
- Đại diện HS tặng hoa.
- Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo,
đối với học sinh.
- HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị.
3. Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi:
+ Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa
thầy trò?
+ Trong hoạt động này, điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Điều gì bạn thấy chưa
hài lòng?
+ Bạn ghi nhớ điều gì nhất về tình nghĩa thầy trò? Tại sao điều đó lại làm bạn
ghi nhớ nhất
- Yêu cầu trình bày trong một phút
- Cho một vài HS trình bày, HS lựa chọn một câu hỏi để trình bày và không nói
lại nguyên xi lời bạn khác đã trình bày.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 26
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Người điều khiển chương trình mời GVCN cho ý kiến kết luận, tóm tắt lại
những nội dung bổ ích HS đã thu nhận được quan hoạt động.
4. Vận dụng:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về
tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế như thế nào.
VI. Tư liệu:
 Một số câu hỏi hái hoa dân chủ
1. Bạn hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ … nói về thầy cô giáo
2. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức đầu tiên vào ngày tháng năm nào?
3. Bạn nghĩ như thế nào về câu “HS thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh sáng mặt
trời”
4. Có một nhà thơ đã ví cô và thầy giáo như là cha mẹ của học sinh ở trường. Bạn
có suy nghĩ như vậy không
5. Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”
6. Đối với giao thông đường bộ người tham gia giao thông phải chấp hành những
nguyên tắc nào?
Trả lời
1.  Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
 Không thầy đố mầy làm nên
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Mồng một ăn tết nhà cha.
Mồng hai nhà mẹ
Mồng ba nhà thầy
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
2. 20/11/1982
3. Người thầy hướng cho HS cái đúng, nếu không có thầy định hướng HS sẽ có
nhiều biểu hiện lệch lạc.
4. Có. Vì thầy cô cũng quan tâm dạy dỗ chúng em giống như cha mẹ.
5. Kính trọng thầy, quý mến thầy.
 Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo khi
thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.
 Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được tâm
hồn trí tuệ.
 Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuận, xã hội
mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 27
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Đối với giao thông đường bộ người tham gia giao thông phải chấp hành những
nguyên tắc:
Người tham gia giao thông phải đi:
 Đi bên phải theo chiều đi của mình
 Đi đúng phần đường quy định
 Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tuần 15 Ngày soạn: 08/11/2014
Tiết 6 Ngày dạy: 27/11/2014
HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ
GIÁO VIỆT NAM 20/11
I. Mục tiêu
- Hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa các bài thơ, bài hát về thầy cô giáo.
- Giáo dục thái độ học tập chăm chỉ nghiêm túc và ý chí vương lên trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể
- Học sinh nắm được một số nguyên tắc khi ngồi trên xe gắn máy
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về bài hát, bài thơ nói về công ơn của thầy cô
giáo
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những bài hát bài thơ nói về thầy cô giáo
- Kĩ năng hợp tác, nhận thức về công ơn của thầy cô.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Động não
- Thảo luận.
- Chúng em biết
- Kể chuyện.
IV. Tài liệu và phương tiện
Bản tóm tắt ý nghiã ngày nhà giáo Việt Nam
Lời chúc mừng các thầy cô giáo
Các tiết mục văn nghệ gồm: Hát, ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và
tình cảm thầy trò
Cây hoa cùng các phiếu bắt đầu bốc thăm để chơi trò“Hái hoa dân chủ”
V. Tiến trình hoạt động
1.Khám phá:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 28
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Bắt bài hát tập thể “Cô giáo em ”.
- Tuyên bố lý do:
Tình cảm thầy trò rất thiêng liêng và cao quý, ai cũng muốn thể hiện và có rất nhiều
cách để thể hiện, điều đó phụ thuoc vào điều kiện khả năng và sở thích của mỗi
người như viết văn, làm thơ, vẽ tranh ……
Hôm nay trong tiết sinh hoạt này chúng ta sẽ tạo điều kiện để cho mọi người thể hiện
điều đó.
- Giới thiệu đại biểu đến dự cuộc thi hôm nay:
Cô giáo chủ nhiệm: Cô Huỳnh Lê Thu Thảo
- Giới thiệu chương trình
2. Kết nối:
Thể lệ cuộc thi như sau:
+Từng tổ trưng bày một tờ báo tường của mình nội dung nói về ngày 20 – 11
+ Sau đó thuyết trình về tác phẩm chung của tổ mình.
+Sau mỗi bài thuyết trình BGK sẽ công bố điểm.
+Bài thuyết trình phải hội đủ các ý sau:
Tác phẩm đó có tên là gì?
Trong báo tường các tổ đã thực hiện những nội dung gì ?
Hình thừc báo tường trình bày theo ý tưởng gì?
Các bạn trong tổ muốn gửi gắm những gì qua tờ báo?
Hoạt động 1: Thi sáng tác giữa các tổ.
Mời đại diện các tổ đưa tờ báo tường của mình lên và trình bày.
Tổ 1 ……
Tổ 2 ……
Tổ 3 ……
Tổ 4 ……
Mời BGK công bố điểm.
Tổ được giải nhất tờ báo tường đưa tờ báo lên trưng bày để lớp góp ý.
Các HS trong lớp chú ý quan sát tờ báo và góp ý. Lớp cùng nhau sửa chữa và nộp lên
trường dể làm quà tặng thầy cô.
Hoạt động 2: Văn nghệ
Để thay đổi bầu không khí của cuộc thi đại diện các tổ trình bày một chương trình
văn nghệ của tổ để chúc mừng ngày nhà giáo .
Tổ 1 ……
Tổ 2 ……
Tổ 3 ……
Tổ 4 ……
Mời BGK công bố điểm chung.
Các tiết mục đi thi ở trường lên trình bày cho cả lớp.
Cả lớp theo dõi có nên chỉnh sửa động tác không? Để tiết mục hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Tri ân thầy cô
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 29
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Cử 1 học sinh có thành tích suất sắc trong học tập và rèn luyện. Đại diện lớp phát
biểu ý kiến chào mừng thầy cô giáo: (Nội dung: Ngày 20–11)
- Nêu nội dung, ý nghĩa ngày 20 – 11.
- Thay mặt học sinh các tổ tặng hoa thầy cô giáo
- Ý kiến của thầy cô phát biểu tâm tư, tình cảm với học sinh
Hoạt động 4: Hái hoa dân chủ
Trò chơi “hái hoa dân chủ”
Chuẩn bị cây hoa thật đẹp, trên cành gắn nhiều bông hoa (bằng phiếu ghi các câu
hỏi, hát kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ, trò chơi .
Tổ cử mỗi tổ 3 bạn lần lượt hái hoa
Cá nhân là cổ động viên xung phong lên hái
 Cá nhân tổ nào hái được nhiều bông hoa, trả lời đúng , sinh động, hấp dẫn
 Cộng điểm 10 và ngược lại
Câu hỏi:
1. Nêu cảm nghĩ của bạn về ngày 20-11
2. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
3. Vì sao nói: Nghề nhà giáo là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí
4. Tìm những câu thành ngữ nói về thầy cô giáo?
5. Tóm tắt các ý kiến và kết luận
3. Thực hành/luyện tập:
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Cá nhân: Xung phong hát nhiều bài hát có nội dung về ngày 20- 11. Cá nhân nào
hát nhiều, đúng →được ghi điểm và tuyên dương cá nhân trong tổ
- Tổ: Mỗi tổ dàn dựng 1 số tiết mục văn nghệ: Đóng tiểu phẩm thầy trò .
4. Vận dụng:
- Yêu cầu hs về nhà sưu tầm thêm một số câu hát, tục ngữ ca dao nói về công ơn của
thầy cô
VI. Tư liệu:
Câu hỏi:
1. Một số bài hát về thầy cô
2.Ý nghĩa ngày 20/ 11
3. Vì sao nói: Nghề nhà giáo là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí
4. Đối với xe đạp luật an toàn giao thông đường bộ có những quy định gì?
Trả lời:
1. Thầy cô cho em mùa xuân, cô giáo em, lá thư gửi thầy
2. Là ngày quốc tế hiến chương các thầy cô giáo
3. Vì các thầy cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Bác Hồ đã khẳng định
“không có thầy giáo thì không có giáo dục’
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Những quy định đối với xe đạp khi lưu thông trên đường:
Chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi; không: sử dụng ô, điện thoại
di động, đi trên hè phố trong công viên, mang vác cồng kềnh bám kéo đẩy các
phương tiện khác
V. Rút kinh nghiệm:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 30
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày tháng năm 2014
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Hiểu rõ truyền thống cách mạng của địa phương em và ý nghĩa của truyền thống
đó đối với sự phát triển địa phương, gia đình và bản thân .
 Tự hào về địa phương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ
và xây dựng quê hương
 Biết hát và thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước, …
 Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm
thẩm mỹ.
 Học sinh nắm một số luật về giao thông
2. Kĩ năng:
 HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp,
của nhà trường.
 Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và giải thích các hiện tượng trong
cuộc sống.
 Hát và thưởng thức các bài hát bài thơ ca ngợi quê hương đất nước.
 Tự giác học tập; rèn luyện tốt; tích cực trong các phong trào của lớp của trường;
địa phương.
3.Thái độ:
 Yêu thích môn học; văn nghệ ca hát về quê hương đất nước.
 Hứng thú chăm chỉ; có tinh thần vượt khó trong học tập.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 31
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
II. NỘI DUNG:
HOẠT ĐỘNG 1:
THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 2:
HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Tuần 17 Ngày soạn: 03/12/2014
Tiết 7 Ngày dạy: 11/12/2014
HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của địa phương em và ý nghĩa của truyền thống đó
đối với sự phát triển địa phương, gia đình và bản thân .
- Tự hào về địa phương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ
và xây dựng quê hương
- Ý thức tự giác học tập và rèn luyện hạnh kiểm
- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, góp phần bảo vệ và
phát huy truyền thống cách mạng địa phương
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kĩ năng xác định / tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyến thống cách mạng .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thống tin vế các phong trào cách mạng.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống cách mạng
- Kĩ năng hợp tác
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Động não
- Thảo luận.
- Chúng em biết
- Trò chơi giáo dục
- Bài tập tình huống
- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 32
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Tư liệu các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại
xâm và trong lao động xây dựng đất nước
- Các bài thơ, bài hát, truyện kể
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút
lông
V. Tiến trình hoạt động
1.Khám phá:
Bắt bài hát tập thể.
Kính thưa quý thầy cô, thưa các bạn để có được độc lập tự do, hòa bình như ngày
hôm nay dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc
kháng chiến đó dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, tuy nhiên cũng
có không ít các anh hùng đã ngã xuống. Hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết
bao nhiêu bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở về. Có biết bao nhiêu người thương
binh đã để lại một phần thân thể cuả mình nơi chiến trường. Những chiến công như
vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi nơi, mọi miền tổ quốc và có cả ở địa
phương của chúng ta .
Hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng
của quê hương kể lại cho con cháu nghe những con người cao cả của đất nước .
Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần:
1. Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương
2. Hát về quê hương đất nước
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Ai nhanh hơn
Người điều khiển nêu câu hỏi động não.
- Bạn hãy kể các chiến công chống ngoại xâm ở địa phương qua các giai đoạn?
+ Cách mạng tháng 8 từ tháng 9 – 1945
+ Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954
+ Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975
+ Hoà bình và hiện nay
- Cá nhân: Xung phong trả lời câu hỏi. Cá nhân trả lời câu hỏi đúng → được ghi
điểm và tuyên dương cá nhân đó. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Vui văn nghệ
Người điều khiển công bố luật chơi:
- Hát đúng và hay 10 điểm
- Hát đúng không hay 5 điểm
Mỗi đội có một phút suy nghĩ và trình bày, trong vòng 3 phút.
- Mời các bạn, các nhóm có tiết mục văn nghệ tham gia lên trình bày (lưu ý là chủ
đề có liên quan đến địa phương
- Lớp bình chọn một tiết mục hay nhất để biểu dương
- Cả lớp theo dõi có nên chỉnh sửa động tác không? Để tiết mục hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Phát cho mỗi nhóm mật tờ giấy Ao và bút dạ
- Người điều khiển yêu cầu các nhóm lên bốc thăm câu hỏi
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 33
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Bạn hãy trình bày diễn biến của các cuộc chống ngoại xâm ở quê hương em qua
các giai đoạn?
+ Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954
+ Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975
Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận.
- Mời đại diện tổ lên báo cáo kết qủa của tổ mình
- Các tổ còn lại lắng nghe góp ý kiến bổ sung trao đổi.
- Tổng kết các tóm tắt
- Mời giáo viên chủ nhiệm bổ sung thêm
3. Thực hành/luyện tập:
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Cá nhân: Xung phong hát nhiều bài hát có nội dung về quê hương, đất nước. Cá
nhân nào hát nhiều, đúng → được ghi điểm và tuyên dương cá nhân trong tổ
- Tổ: Mỗi tổ tự thảo luận và đưa ra cảm tưởng của các em về địa phương trong thời
bình về hình ảnh trong thời chiến
- Lễ tuyên thệ bảo vệ địa phương và truyền thống cách mạng
4. Vận dụng:
- Giáo viên yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài hát về truyền thống cách mạng địa
phương
- Em sẽ làm gì góp phần bảo vệ và giữ gìn những truyền thống cách mạng của địa
phương?
- Em sẽ làm gì góp phẩn bảo vệ và giữ gìn chế độ XHCN ở Việt Nam hiện nay?
VI. Tư liệu:
 Một số bài hát: Về Đồng Nai, Đồng Nai quê tôi…
 Bài hát về tết và mùa xuân: Trị An âm vang mùa xuân, xuân chiến khu…
 Một số câu hỏi thảo luận:
- Bạn hãy kể các chiến công chống ngoại xâm ở quê hương em qua các giai đoạn?
+ Cách mạng tháng 8 từ tháng 9 – 1945
+ Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954
+ Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975
+ Hoà bình và hiện nay
- Một số bài hát về quê hương đất nước
- Nêu và hát những bài hát về tết và mùa xuân.
- Đọc thơ và kể những câu chuyện về đề tài này?
Trả lời:
- Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt
Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam
Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Tân phong là xã du kích, nơi có phong trào du kích
chiến tranh phát triển, hành lang giao thông chiến lược nối liền căn cứ du kích Bình
Đa với chiến khu Đ, nơi cung cấp nhiều sức người sức của cho thị xã Biên Hòa.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ sở bí mật ở xã Tân Phong đã bảo đảm thông tin,
hậu cần cho đoàn pháo binh Miền tổ chức trận tập kích đầu tiên vào sân bay Biên
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 34
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Hòa (31-10-1964) và nhiều trận đánh vang dội vào đây trong nhũng năm từ 1967 đến
1975.
- Hiện nay Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố Biên Hòa và xây dựng
những đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố này ở các huyện lân cận như
Trảng Bom và Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Hiện nay, thành phố này là một
trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết?
Trả lời:
Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ:
- Đua xe, vượt ẩu
- Đánh võng chạy xe lạng lách,
- Dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên.
- Rú ga đổ còi liên tục
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 35
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tuần 19 Ngày soạn: 13/12/2014
Tiết 8 Ngày dạy: 25/12/2014
HOẠT ĐỘNG 2: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu
- Biết hát và thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước.
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm
mỹ.
- Học sinh nắm một số luật về giao thông
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kĩ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận, kể chuyện.
- Động não
- Chúng em biết
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện
- Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng ở địa phương.
- Các bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước
- Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước
- Phần thưởng.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút
lông
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá:
Bắt bài hát tập thể.
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm và các bạn. HK I của năm học mới sắp kết thúc, các
bạn trong lớp đã rất cố gắng trong học tập. Nhiều bạn học tập tốt là gương cho các
bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau
học tập. Hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ tổ chức một cuộc thi hát
để giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần:
1. Tìm hiểu bài hát về quê hương, đất nước.
2. Hát về quê hương đất nước
2. Kết nối:
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 36
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Hoạt động 1: Thi tìm ẩn số của các bài hát.
- Mời ban giám khảo nêu yêu cầu của cuộc thi
+ Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là tổ đó thắng.
+ Các tổ dùng tín hiệu giơ tay để trả lời. Tổ nào trả lời đúng đầu tiên được 30 điểm.
Nếu tổ đầu tiên trả lời sai, tổ thứ hai trả lời đúng được 20 điểm. Nếu đội thứ hai trả
lời sai , tổ thứ 3 trả lời đúng chỉ được 10 điểm. Nếu không tổ nào trả lời đúng thì mời
khán giả nêu ý kiến của mình.
- Nêu từng ẩn số.
? Bạn hãy trình bày một đoạn của bài hát có câu: “ Bóng dáng Người còn in trên
đèo”.
? Bài hát có tên là gì.
? Bài hát do ai sáng tác.
? Bài hát được sáng tác vào năm bao nhiêu.
Hoạt động 2: Thi hát giữa các tổ: Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài
hát, bài thơ.
- Mời ban giám khảo lên nêu yêu cầu của cuộc thi.
- Nêu yêu cầu và cách thực hiện.
+ Hát bài hát có tên địa danh của quê hương, đất nước.
+ Các tổ lần lượt thực hiện từ tổ 1 đến tổ 4.
+ Bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước không được tính điểm.
+ Sau hai lượt, tổ nào hát đến cuối cùng là tổ đó thắng.
- Các tổ 1 đến tổ 4 bắt đầu thi.
- Mời ban giám khảo tuyên bố kết quả.
Hoạt động 3: Thi hát về các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ,
thương binh.
– Yêu cầu các tổ cử đại diện lên bốc thăm số thứ tự biểu diễn, mỗi tổ hát một bài.
Hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề sẽ bị trừ điểm.
Tổ 1 đến tổ 4 lên trình bày các tiết mục đã chuẩn bị sẵn.
- Công bố kết quả.
 Tổng kết :
- BGK công bố tổng số điểm của từng đội và công bố các giải nhất, nhì
- Mời GVCN và Đại biểu lên trao phần thưởng và tặng hoa cho các đội .
- GVCN phát biểu ý kiến và hướng dẫn HS chuẩn bị cho hoạt động sau.
3. Thực hành/luyện tập:
 Người điều khiển yêu cầu các bạn về nhà sưu tầm thêm các bài hát về quê hương;
các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
 Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động về: sự chuẩn bị của các tổ, các bạn
được phân công, ý thức tham gia của các bạn.
 GVCN nhận xét ; động viên học sinh thực hiện. Hỏi một số câu hỏi về luật giao
thông:
? Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết?
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 37
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
? Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông?
4. Vận dụng:
- Giáo viên yêu cầu HS về nhà sưu tầm bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước.
- Sưu tầm bài hát về đất nước, tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của địa phương.
VI. Tư liệu:
 Một số câu hỏi thảo luận:
1. Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết?
2. Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông?
 Sưu tầm bài hát về đất nước.
 Tài liệu về những truyền thống tốt đẹp của địa phương.
 Một số bài hát: Về Đồng Nai, Đồng Nai quê tôi…
 Thực hiện an toàn giao thông:
 Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông mà em biết?
Trả lời:
Những hành vi thể hiện văn hóa giao thông :
- Giúp đỡ người bị tai nạn
- Dừng lại trước đèn đỏ
- Chạy chậm khi đến chỗ đông người….
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày tháng năm 2015
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 38
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
CHỦ ĐIỂM THÁNG 01
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3–2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử
truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước
- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương đất nước.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi
quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc.
- Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước.
- Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà
trường hoặc của cơ sở Đảng địa phương.
2. Kĩ năng:
- Học tập rèn luyện theo các gương tốt của Đảng.
- Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin , lạc quan, yêu cuộc sống.
- Rèn luyện các kỹ năng viết, vẽ….
- Rèn luyện lối sống có văn hóa; gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
3.Thái độ:
- Yêu thích học tập hơn; chăm chỉ hơn.
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú
- Tự hào và tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng.
II. NỘI DUNG:
HOẠT ĐỘNG 1:
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG
HOẠT ĐỘNG 2:
THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG
VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG EM
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 39
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tuần Ngày soạn: 13/01/2015
Tiết 9 Ngày dạy: 25/01/2015
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG
VẺ VANG CỦA ĐẢNG
I. Mục tiêu
- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử
truyền thồng vẻ vang của Đảng
- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh
đạo
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kĩ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ.
- Kĩ năng nhận thức, tự tin khi tham gia viết vẽ.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về đảng và quê hương.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về Đảng quê hương.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận, kể chuyện.
- Động não
- Chúng em biết
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các truyền thống của Đảng. Bài báo nói về sự ra đời và ý nghĩa của việc thành lập
Đảng.
- Các bài hát; thơ ca ngợi Đảng.
- Phần thưởng.
- Tìm hiểu các tư liệu tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng.
- Sọan các câu hỏi, câu đố, trò chơi, (ví dụ như trò chơi giải ô chữ …) và các đáp án
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút
lông
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá:
- Hát tập thể: Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện bài hát
“Đảng cho ta mùa xuân”
- Tuyên bố lí do
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý thầy cô. Đảng Cộng Sản Việt Nam của chúng ta
đã thành lập và đang rất vững mạnh. Vậy Đảng Việt Nam của chúng ta do ai lãnh
đạo và đã lãnh đạo như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong buổi sinh họat
hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 40
Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
- Giới thiệu ban giám khảo, mời ban giám khảo lên làm việc.
- Mời ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi
- Cuộc thi của chúng ta gồm hai phần:
Phần 1:Thi tìm hiểu về Đảng. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Phần 2: Thi sáng tác thơ theo chủ đề về Đảng. Tổ nào hoàn thành sớm nhất, hay nhất
được 40 điểm. Tổ tiếp theo là 30 điểm, 20 điểm, 10 điểm.
- Cuộc thi của chúng ta bắt đầu.
2. Kết nối:
Hoạt động1: Thi tìm hiểu về Đảng
Lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có câu trả lời trước để lá cờ nhỏ lên bàn. Nếu đội
đó trả lời sai các đội khác có quyền trả lời. Không có đội nào trả lời đúng sẽ dành
phần trả lời cho cổ động viên
Câu 1: Chi bộ Cộng Sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào? Ở
đâu?
Đáp án: Tháng 3/1929 tại Hà Nội.
Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian
nào? Tại đâu?
Đáp án: Từ 3 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng.
Câu 3: Tên của Đảng trong thời gian tổng kởi nghĩa tháng 8/1945 là gì
Đáp án: Đảng Cộng Sản Đông Dương
Câu 4: Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất đã quyết định đổi tên Đảng là gì ? Ai là
tổng bí thư.
Đáp án: Đảng Cộng Sản Đông Dương
Đồng chí Trần Phú
Câu 5: Đồng chí Trần Phú hy sinh trong trường hợp nào? Tại đâu?
Đáp án: Bị địch bắt và tra tấn tại nhà thương Chợ Quán
Câu 6: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đâu?
Đáp án: Khơi nghĩa Nam Kỳ.
Câu 7: Quốc Kỳ nước ta và Quốc Ca được quyết định tại đâu? Vào thời gian nào?
Đáp án: Đại hội quốc dân tháng 8/1945
Câu 8: Chủ Tịch Hồ chí Minh thay mặt chính phủ tặng đồng bào Miền Nam danh
hiệu cao quý “Thành đồng Tổ Quốc” vào thồi gian nào?
Đáp án: Tháng 2/1946
Câu 9: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: 16/05/1954
Câu 10: Đại hội Đảng lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước là đại hội lần thứ
mấy được tổ chức thời gian nào? Ở đâu?
Đáp án: Lần thứ 4 tháng 12/ 1976 tại Hà Nội
Tổng kết điểm phần thi hiểu biết về Đảng
Tổ 1.
Tổ 2.
GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 41
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan
Giao an ngll8 thao.chuan

Contenu connexe

Tendances

Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Đinh Song
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoctieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 

Tendances (20)

Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Giáo án buổi chiều lớp 3
Giáo án buổi chiều lớp 3Giáo án buổi chiều lớp 3
Giáo án buổi chiều lớp 3
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
 
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂMGIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
 

En vedette

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpVõ Tâm Long
 
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpVõ Tâm Long
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnGiáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ kudos21
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su phamtranvanat
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHLoc Le
 
Trò chơi kim tự tháp
Trò chơi kim tự thápTrò chơi kim tự tháp
Trò chơi kim tự thápTo_nhu
 

En vedette (10)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
 
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Hđngll
HđngllHđngll
Hđngll
 
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩnGiáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
Giáo án đạo đức lớp 4 cả năm tích hợp kĩ năng sống theo chuẩn
 
Van hoc 6_co_to_0211
Van hoc 6_co_to_0211Van hoc 6_co_to_0211
Van hoc 6_co_to_0211
 
Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
 
Trò chơi kim tự tháp
Trò chơi kim tự thápTrò chơi kim tự tháp
Trò chơi kim tự tháp
 

Similaire à Giao an ngll8 thao.chuan

Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2transuong
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2gaunaunguyen
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Kareem Stark
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Luong Phan
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxQuytThanh
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5TopSKKN
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfTopSKKN
 
5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạyPhạm Phương
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngTài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngNguyen Van Nghiem
 

Similaire à Giao an ngll8 thao.chuan (20)

Tim hieu-vnen
Tim hieu-vnenTim hieu-vnen
Tim hieu-vnen
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
 
Shcn 11 a16
Shcn 11 a16Shcn 11 a16
Shcn 11 a16
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
Dam fd sdf sdds
Dam fd sdf sddsDam fd sdf sdds
Dam fd sdf sdds
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
Ke hoach bai_day_jp
Ke hoach bai_day_jpKe hoach bai_day_jp
Ke hoach bai_day_jp
 
5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy5.tiến trình bài dạy
5.tiến trình bài dạy
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngTài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
 
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảoGiáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
 

Giao an ngll8 thao.chuan

  • 1. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 “TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện. - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. - Biết được bản thân mình phải làm gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 2. Kỹ năng: - HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường. - Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS. II. NỘI DUNG: HOẠT ĐỘNG 1 BẦU BAN CÁN BỘ LỚP HOẠT ĐỘNG 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 1
  • 2. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tuần 1 Ngày soạn: 18/08/2014 Tiết 1 Ngày dạy: 28/08/2014 HOẠT ĐỘNG 1: BẦU BAN CÁN BỘ LỚP I. MỤC TIÊU:  Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp  Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động  Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.  Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.  Biết được bản thân mình phải làm gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi đi bộ. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:  Kỹ năng tự nhận thức về vị trí, vai trò của người học sinh lớp 8. Biết điểm mạnh, điểm yếu khi thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp.  Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp  Kỹ năng nhận xét trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp trong năm học  Kỹ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:  Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ  Trao đổi, thảo luận  Hỏi và trả lời  Nghe báo cáo và thảo luận  Bỏ phiếu bầu IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:  Tài liệu:  Bản báo cáo hoạt động của chi đội năm học 2013 - 2014  Tiêu chuẩn của cán bộ lớp  Phương tiện:  Một số câu hỏi thảo luận.  Giấy to, bút dạ, phiếu bầu.  Một vài tiết mục văn nghệ. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 2
  • 3. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: 1. Khám phá Trước khi vào đại hội. Người điều khiển cho lớp hát bài: “Lớp chúng mình”  Giáo viên chủ nhiệm phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.  Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu đại biểu và nêu khái quát mục đích của đại hội là: tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của chi đội trong năm học vừa qua và chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp thực hiện cho năm học mới. Và cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến.  Đánh giá về đội ngũ cán bố lớp năm học vừa qua và thảo luận, lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp cho năm học 2014 – 2015. 2. Kết nối Hoạt động 1: TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐỘI  Người điều khiển giới thiệu đoàn chủ toạ điều khiển đại hội gồm 03 đồng chí: là lấy ý kiến biểu quyết. Sau đó đoàn chủ tịch lên làm việc, đoàn chủ tịch thông qua chương trình đại hội  Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm vừa qua  Lớp thảo luận đưa ra ý kiến  Người điều khiển tổng kết Hoạt động 2: BẦU CÁN BỘ LỚP  Người điều khiển đặt các câu hỏi: Người cán bộ lớp cần những tiêu chuẩn cơ bản gì, các thành viên trong lớp thảo luận và trả lời.  Thư ký tổng hợp và viết lên bản để thống nhất các tiểu chuẩn.  Người điều khiển nêu cơ cấu và số lượng cán bộ lớp (Các chức danh: Lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó)  Người điều khiển lấy ý kiến biểu quyết.  Lên danh sách ứng cử và đề cử để đại hội bầu bằng phương pháp bỏ phiếu kín.  Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử  Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.  Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả  Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến.  Lớp trưởng nêu chỉ tiêu biện pháp và kế hoạch hoạt động cho năm học mới, và một số tham luận đóng góp cho đại hội, sau đó cho cả chi đội thảo luận đóng góp ý kiến với đại hội , đại hội lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu cơ bản  GVCN phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em. Hoạt động 3: THẢO LUẬN NHÓM Người điều khiển chia mỗi tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 3
  • 4. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng Hoạt động 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN TRƯỚC LỚP Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến Hoạt động 5: SINH HOẠT VĂN NGHỆ  Để tăng không khí sôi nổi trong tiết học. Người điều khiển mời đại diện một số tổ lên trình bày một số tiết mục văn nghệ để chào mừng cổ động.  Hát bài hát tập thể: “ Ngồi lại bên nhau ” nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Uyên Nguyên 3. Thực hành / luyện tập: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới  Tổ chức cho lớp thảo luận nhóm  Người điều khiển điều khiển lớp thảo luận nhóm nhằm xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới  Người điều khiển chia mỗi tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.  Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy  Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng  Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp  Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm  GVCN yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.  Người điều khiển mời một số học sinh tiêu biểu trình bày trước lớp về những biện pháp của mình.  Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.  Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học  Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng.  Sau khi cả lớp trình bày mời giáo viên cho ý kiến 4. Vận dụng: GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ thêm các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập. VI. Tư liệu:  Một số bài hát về tình bạn, mái trường:  Mái trường mến yêu.  Vui bước tới trường.  Bài ca đi học. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 4
  • 5. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Câu hỏi thảo luận: 1. Nêu vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8? 2. Những nhiệm vụ mà người học sinh cần thực hiện trong năm học mới? Kể tên? 3. Hãy đề ra những biện pháp để làm tốt nhiệm vụ mà người học sinh cần thực hiện? 4. Theo em như thế nào là một ban cán sự lớp tốt? 5. Đối với người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện những nguyên tắc nào?  Đáp án: 1. Là 1 học sinh lớp 8 em phải có trách nhiệm hơn với bản thân mình, với nhà trường và với gia đình. 2. Em phải cố gắng học thật tốt, tham gia đầy đủ các phong trào nhà trường tổ chức, thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Vì bản thân, gia đình, và nhà trường. 3. Đi học phải chú ý nghe giảng, về nhà phải học bài, làm bài đầy đủ... 4. Ban sự lớp phải nhiệt tình, có trách nhiệm...  Thực hiện an toàn giao thông:  Khi đi bộ : - Phải đi trên vỉa hè, lề đường ; nếu không có vỉa hè người đi bộ có thể đi trên lòng đường nhưng phải đi sát mép đường về bên phải. - Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. - Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào tàu, xe đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đám an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiên giao thông trên đường. - Khi qua đường ngang phải nhanh chóng vượt qua, nếu đường ngang có cổng chắn đã đóng phải dừng lại cách xa cổng chắn ít nhất là một mét. Ở nơi không có cổng chắn phải quan sát thận trọng, nếu có xe lửa sắp tới phải dừng lại cách đường ray ít nhất là 5 mét - Dẫn gia súc đi trên đường giao thông phải cho gia súc đi sát vào lề đường bên tay phải. V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 5
  • 6. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tuần 6 Ngày soạn: 10/09/2014 Tiết 2 Ngày dạy: 25/09/2014 HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:  Sau hoạt động, học sinh có khả năng: - Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện - Biết trân trọng những truyền thống đó - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học; phát huy truyền thống của trường. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị ; truyền thống nhà trường để tự phát huy khả năng học tập của bản thân. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường - Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các ý kiến trong thảo luận. - Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Bản đồ tư duy - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ. - Bài tập tình huống. - Biểu đạt sáng tạo - Hỏi và trả lời IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TỊÊN  Tài liệu: - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như: + Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giỏi trong các kỳ thi HS giỏi, giải toán trên máy tính Casio, giải toán violympic GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 6
  • 7. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp + Các truyền thống tốt đẹp khác: đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo. + Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ) - Các biện pháp thực hiện  Phương tiện: - Bản đồ tư duy viết trên A0 - Một số câu hỏi thảo luận - Giấy to, bút dạ - Một số tiết mục văn nghệ V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá:  Trước khi vào hoạt động thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ để tìm hiểu xem các em đã có những hiểu biết gì về nội dung này. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm  Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm.  Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường. Câu 2: Do đâu có được các truyền thống đó? Câu 3: Nêu các truyền thống của lớp. Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp, của trường. Câu 5: Trình bày sơ nét về tên ngôi trường em đang học?  Trao đổi thảo luận theo nhóm. (mỗi nhóm 1 câu + câu 5) viết lên bảng phụ  Dán kết quả thảo luận lên bảng Hoạt động 2: Trình bày kết quả thảo luận  Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình  Cả lớp đóng góp ý kiến.  GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm. Hoạt động 3: Xây dựng bản đồ tư duy về truyền thống của trường, lớp:  Người điều khiển treo 2 bảng: 1 bảng viết về truyền thống của trường, 1 bảng viết về truyền thống của lớp.  Từng HS lên bảng dán.  Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng  Người điều khiển phát biểu: Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 7
  • 8. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp để tổng kết: Câu hỏi: Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp)  HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình  Người điều khiển kết luận  GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm. Xếp loại , phát thưởng. Hoạt động 4: Mời lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.  Kế hoạch: Phấn đấu cuối năm là lớp tiên tiến, tham gia đầy đủ và tích cực trong các phong trào của nhà trường tổ chức; đi học đúng giờ ; đồng phục chỉnh tề; không có bạn nào bỏ học, cúp tiết; nghỉ học có phép; thực hiện đúng nội quy nhà trường; thực hiện đúng an toàn giao thông. Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài; học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; thực hiện đúng trong thi cử, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô; lễ phép với người lớn tuổi; hòa đồng giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa, và các em nhỏ tuổi hơn; không để tình trạng bạo lực học đường xảy ra...  Cả lớp đóng góp ý kiến.  Lớp trưởng tiếp thu ý kiến và tổng kết lại. Thay mặt cả lớp, xin chân thành cảm ơn GVCN, BGK, Thư kí và các bạn.  Người điều khiển mời GVCN nhận xét. Hoạt động 5: Sinh hoạt văn nghệ:  Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày tiết mục văn nghệ của mình.  BGK nhận xét cho điểm.  GVCN nhận xét, đánh giá, cho điểm. Xếp loại , phát thưởng 3. Thực hành / luyện tập: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường  Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)  Các tổ treo bảng kế hoạch  Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.  Người điều khiển mời GV chủ nhiệm nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của các tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường 4. Vận dụng:  Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện bản kế hoạch đã xây dựng  Người điều khiển mời GV chủ nhiệm lớp động viên nhắc nhở cả lớp phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.  GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 8
  • 9. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.  Người điều khiển chúc các bạn HS thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và mong đợi rằng cuối năm học sẽ nhận được những thành công từ các bạn. VI. TƯ LIỆU  Một số bài hát về tình bạn, mái trường:  Mái trường tuổi thơ.  Vui bước tới trường.  Bài ca đi học.  Câu hỏi thảo luận: 1. Nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà em biết? 2. Em đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào? 3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà em biết? 4. Đề ra biện pháp để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? 5. Đối với người đi xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện những nguyên tắc nào?  Đáp án: 1. Lễ phếp, tôn sư trọng đạo, thương yêu bạn bè…. 2. Tôn sư trọng đạo, trung thực, kính trọng người lớn tuổi, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn… 3. Tấm gương: lớp trưởng Lý Khánh Linh giúp bạn vượt khó trong học tập... 4. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chăm học, Lễ phép với thầy cô, biết ghi nhớ công ơn của thầy cô đã giảng dạy mình....  Thực hiện an toàn giao thông:  Khi đi xe đạp : - Không đi xe đạp trên hè phố, vườn hoa, công viên và những nơi có biển cấm đi xe đạp - Khi điều khiển xe đạp trên đường phải đi sát lề đường bên tay phải, không được buông cả hai tay hoặc kéo xe khác, không phóng nhanh, vượt ẩu, không đi hàng ngang từ ba xe đạp trở lên. Cấm rẽ trái, rẽ phải trước đầu xe cơ giới. - Xe đạp chỉ được dừng, đỗ xe khi đã ở sát lề đường, trong vỉa hè hoặc trên đường giao nhau có đèn đỏ và phải dừng trước vạch kẻ sơn thứ nhất không được đi nghênh ngang giữa phần đường của xe chạy làm cản trở giao thông. - Xe đạp không được chở ba người trở lên, không mang vác các vật cồng kềnh và kéo theo vật gì hay dắt súc vật chạy theo. - Thiếu nhi dưới 12 tuổi không được đi loại xe đạp của người lớn. - Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện. V. Rút kinh nghiệm: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 9
  • 10. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Kí duyệt của Ban Giám Hiệu Ngày tháng năm 2014 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 “CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.  Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt.  HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  HS hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS.  Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.  HS hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16/10/1968. 2. Kỹ năng:  HS biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp, của nhà trường.  Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.  Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ. 3. Thái độ:  Xây dựng tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập.  Xây dựng thái độ vươn lên phấn đấu, say mê trong học tập. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 10
  • 11. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Biết được những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt  Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách chủ động sáng tạo.  Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS. II. NỘI DUNG: HOẠT ĐỘNG 1 LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HOẠT ĐỘNG 2 THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT Tuần 8 Ngày soạn: 26/9/2014 Tiết 3 Ngày dạy: 09/10/2014 HOẠT ĐỘNG 1: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA I. MỤC TIÊU:  Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. - Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập đúng đắn, tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. - Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt. - Biết phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HỌAT ĐỘNG: - Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua. - Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua. - Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ. - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt - Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 11
  • 12. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua . - Trao đổi, thảo luận. - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:  Tài liệu: - Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0. - Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0. - Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị - Bản đăng ký thi đua cá nhân.  Phương tiện: - Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa: mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác. - Câu hỏi thảo luận - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Ổn định tổ chức - Lớp phó văn thể bắt nhịp bài hát tập thể. Bài hát: Mái trường mến yêu. - Lớp trưởng tuyên bố lí do: Kính thưa Cô chủ nhiệm cùng các bạn: Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi cá nhân học sinh, là nhiệm vụ chung của tập thể lớp ta. Kết quả học tập của mỗi người phụ thuộc và ảnh hưởng đến kết quả chung của tổ, của lớp. Vì vậy các bạn trong lớp cần có hướng phấn đấu học tập cho mình, đồng thời, góp phần vào phong trào, khí thế và kết quả chung của lớp. Trong tiết hoạt động hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đăng ký thi đua, thảo luận về việc thực hiện những chỉ tiêu thi đua của mình để việc học tập của lớp nói chung và của mỗi người nói riêng đạt được kết quả tốt nhất. - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia thông qua chương trình hoạt động. - Mời ban thư kí và ban giám khảo vào vị trí làm việc. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thông qua chương trình hoạt động: “Làm thế nào để học tốt” - Báo cáo kinh nghiệm học tập: + Nêu lên kinh nghiệm học tập của mình + Ghi ý chính của từng kinh nghiệm và phương pháp Hoạt động 2: Thảo luận các phương pháp học tập - Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ Làm thế nào để học tốt?”. - Lớp trưởng yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 12
  • 13. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận Ví dụ:  Làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán?  Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh?  Lớp học yếu nhất là môn nào?  Tại sao và hướng khắc phục?  Lớp học sôi nổi và thích học môn nào ? Tại sao ?  Để cho một tiết học có hiệu qủa thì cần phải làm gì ?  Tác dụng của tiết học tốt là gì? Cần làm như thế nào để thực hiện cho tốt?  Chúng ta cần xây dựng 1 phương pháp học tập như thế nào là tốt nhất? - Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi - Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao - Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp Hoạt động 3: Thảo luận về chỉ tiêu kế hoạch hành động của năm học 2014-2015:  Dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học mới:  Học lực: Giỏi 7 Khá 20 Trung bình 15 Yếu 3  Hạnh kiểm: Tốt 38 Khá 5 Trung bình 2 Yếu 0  Dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận các biện pháp đạt được chỉ tiêu đề ra.  Sau khi các nhóm tiến hành thảo luận xong. Dẫn chương trình gọi 1 nhóm nhanh nhất trả lời. Các nhóm khác bổ sung.  Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi – các tổ đưa tay giành quyền trả lời câu hỏi sau tiếng “hết” của người dẫn chương trình.  Tổ có quyền trả lời, nếu không đầy đủ, yêu cầu tổ khác bổ sung sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình.  Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm. Hoạt động 4: Văn nghệ vui  Thể lệ: Mỗi tổ trình bày: - Một tiết mục văn nghệ - Đọc một gương sáng về học tập trên Báo Thiếu nhi dân tộc - Nếu tổ nào trình bày hay nhất được 10 điểm , trình bày chưa hay hoặc chưa chính xác BGK thống nhất điểm 3. Thực hành / luyện tập: KÍ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ  Dẫn chương trình yêu cầu các tổ thảo luận viết ra các giao ước thi đua về học tập và hạnh kiểm của tổ mình.  Đại diện các tổ lên đọc bản giao ước thi đua học tập tốt của tổ.  Thống nhất giao ước thi đua của tập thể lớp. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 13
  • 14. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Học sinh tham gia bổ sung những vấn đề cần giao ước.  Thư ký ghi nhận các ý kiến.  Mời một số học sinh đọc giao ước thi đua của bản thân.  Lớp phó học tập dự thảo chương trình hành động của lớp (nhấn mạnh vào chỉ tiêu học tập và biện pháp thực hiện). 4. Vận dụng: - Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được sự thành công từ bản thân. - Người điều khiển nhắc nhở các bạn về việc thực hiện thời gian biểu học các môn còn yếu. VI. Tư liệu: 1. Cách cho điểm thi đua 1. Chuyên cần ( đi học , sinh hoạt đầy đủ đúng giờ ) - 01 lần nghỉ học không phép - Bỏ 01 tiết hoặc 01 buổi sinh hoạt - Đi học muộn 01 lần 10 điểm Trừ 5 điểm Trừ 3 điểm Trừ 2 điểm 2. Xếp hàng ra vào lớp ( đúng giờ , nghiêm túc ) - Không xếp hàng 01 lần - Xếp hàng không nghiêm túc 5 điểm Trừ 3 điểm Trừ 2 điểm 3. Đồng phục , khăn quàng , giày dép ( đầy đủ ) Thiếu 1 trong 3 yêu cầu trên 01 lần 10 điểm Trừ 5 điểm 4. Truy trao bài đầu giờ và chuyển tiết ( đúng , nghiêm túc ) - Không truy trao bài 01 lần - Ra khỏi chỗ 01 lần 10 điểm Trừ 5 điểm Trừ 3 điểm 5. Hát , TDGG ( đủ , nghiêm túc ) - Không thực hiện 01 lần - hát không nghiêm túc , xuyên tạc 01 lần - Xếp hàng không đúng qui định - Tập không nghiêm túc 01 lần 10 điểm Trừ 5 điểm Trừ 3 điểm Trừ 2 điểm Trừ 2 điểm 6. Chuẩn bị bài cũ ( đầy đủ , nghiêm túc ) - Không làm bài hoặc không học bài 1 môn - Thiếu bài hoặc làm bài không nghiêm túc - Chép bài bạn hoặc cho bạn chép bài 20 điểm Trừ 10 điểm Trừ 3 điểm Trừ 10 điểm 7. ý thức trong giờ học - Trật tự nghiêm túc , ghi chép bài đầy đủ - Hăng hái phát biểu (từ 20 lần trở lên, đựoc gọi từ 10 lần trở lên) - Thiếu một lần phát biểu - Tổ trưởng, lớp trưởng nhắc 01 lần - Thầy cô nhắc nhở 01 lần 25 điểm 15 điểm 10 điểm Trừ 1 điểm Trừ 3 điểm Trừ 5 điểm 8. Vệ sinh ( cá nhân , lớp ) 5 điểm GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 14
  • 15. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Vứt rác bừa bãi - Không trực nhật : Phạt trực nhật 1 tuần và - Trực nhật không nghiêm túc : Phạt trực 2 ngày Trừ 2 điểm Trừ 10 điểm Trừ 1 điểm 9. Hoạt động khác ( tham gia đầy đủ , tích cực , đúng hạn ) - Không tham gia 01 lần - Tham gia không nghiêm túc 5 điểm Trừ 5 điểm Trừ 3 điểm 10. Chế độ thưởng ( điểm cộng ) - Có điểm kiểm tra 8; 9; 10 mỗi điểm - Có giải cấp trường, mỗi giải -Có giải cấp huyện , thành phố, mỗi giải (nếu nhiều giải chỉ tính giải cao nhất) - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường - Làm việc tốt (nhặt của rơi trả lại người mất, báo với thầy cô những bạn có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng) mỗi việc Cộng1; 2;3 điểm Cộng 10 điểm Cộng 15 điểm Cộng 5 điểm cộng 5 điểm 11. Chế độ phạt ( điểm trừ ) - Nói tục, chửi bậy, gây mất đoàn kết 01 lần - Đánh nhau 01 lần: viết kiểm điểm, mời phụ huynh, hạ 1 bậc hạnh kiểm và - Ăn quà trong khi học, sinh hoạt tập thể 01 lần - Thiếu sách vở, đồ dùng; nháp mỗi đồ dùng - Không giữ gìn vệ sinh chung 01 lần - Vi phạm khi nhà trường kiểm tra 01 lần - Làm hỏng của công 01 lần: phải đền theo yêu cầu của trường và - Có điểm kiểm tra từ 0 đến 4 điểm mỗi điểm - Kiểm tra không nghiêm túc - 01 lần ghi sổ đầu bài hoặc làm bản kiểm điểm: hạ 1 bậc hạnh kiểm và - Tổ trưởng cậy quyền bắt nạt tổ viên, tổ viên chống đối lại tổ trưởng khi mình sai bị tổ trưởng nhắc nhở - Cấp trên đổ tội cho cấp dưới hoặc cấp dưới đổ tội cho cấp trên Trừ 5 điểm Trừ 10 điểm Trừ 3 điểm Trừ 2 điểm Trừ 5 điểm Trừ 5 điểm Trừ 10 điểm Trừ 5 đến1 điểm Trừ 5 điểm Trừ 10 điểm Trừ 5 điểm Dọn vệ sinh 2. Cách xếp loại - Trên 100 điểm (không vi phạm gì ) và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có điểm nào dưới trung bình - xếp loại : Xuất sắc - Từ 90-100 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ, không có điểm dưới trung bình – xếp loại : Tốt - Từ 70-89,99 điểm và không bị ghi SĐB + làm BKĐ - xếp loại : Khá - Từ 50 – 69, 99 điểm hoặc 1 lần bị làm BKĐ + ghi SĐB - xếp loại :Trung bình - Dưới 50 điểm hoặc đánh nhau, ăn cắp, vô lễ với giáo viên 1 lần, bị làm BKĐ + ghi SĐB quá 2 lần – xếp loại : Yếu 3. Một sô biện pháp và các câu hỏi thảo luận ở hoạt động 2: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 15
  • 16. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp a. Biện pháp - Thành lập đôi bạn cùng tiến. - Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. - Ôn tập tốt bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới. b. Câu hỏi thảo luận 1) Theo bạn thế nào là một tiết học tốt? Học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài. Tích cực phát biểu, xây dựng bài mới. Hoạt động nhóm có hiệu quả. Có khả năng vận dụng tốt kiến thức vào thực tế. 2) Để có một tiết học tốt, học sinh cần phải làm gì? Nắm vững các kiến thức cơ bản. Ôn tập bài cũ, chuẩn bị tốt bài mới. Thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên. Dụng cụ học tập đầy đủ. 3) Để cải thiện tình trạng học tập, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Cố gắng lắng nghe giáo viên giảng bài. Ghi chép bài đầy đủ. Sử dụng vở nháp hiệu quả. Tận dụng mọi thời gian để trao đổi bài với bạn. Cố gắng tham gia phát biểu khi có thể. 4) Em học tập được gì qua tấm gương của Bác Hồ? Phong cách tự học và ý chí tự học, tinh thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác.  Thực hiện an toàn giao thông:  Đối với người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông phải thực hiện những nguyên tắc nào? Khi ngồi trên xe gắn máy: - Phải đội mũ bảo hiểm. - Không mang vác vật cồng kềnh hoặc sử dụng ô. - Không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác. - Không đứng trên yên, giá đèo hang hoặc ngồi trên tay lái. - Không có những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông. V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 16
  • 17. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tuần 11 Ngày soạn: 08/10/2014 Tiết 4 Ngày dạy: 30/10/2014 HOẠT ĐỘNG 2: THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT I. MỤC TIÊU:  Sau hoạt động, HS có khả năng: - Tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập. - Xây dựng thái độ vươn lên phấn đấu, say mê trong học tập. - Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, kĩ năng và phương pháp học tập rèn luyện tốt - Biết được những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HỌAT ĐỘNG: - Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt. - Kỹ năng đặt mục tiêu, tư duy sáng tạo - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng quản lí thời gian - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt. - Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ. - Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi II. TÍCH HỢP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” - Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 17
  • 18. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời. - Thảo luận. - Tư duy sáng tạo - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:  Tài liệu: - Tư liệu về những tấm gương tốt ham học tập ở trường, lớp. - Sưu tầm hay tìm hiểu trong sách báo trong đời sống thực tế những tấm gương người thật việc thật được trình bày tóm tắt trên giấy Ao - Sử dụng trình chiếu, tư liệu hình ảnh về Bác, Thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai giảng năm 1945, Thư Bác gửi cho ngành giáo dục năm 1968, một số bài hát về Bác, trò chơi. - Câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.  Phương tiện: - Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa - Câu hỏi thảo luận - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Ổn định tổ chức - Lớp phó văn thể bắt nhịp bài hát tập thể. Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. - Lớp trưởng tuyên bố lí do: Kính thưa Cô chủ nhiệm cùng các bạn: Mái trường là nơi chúng ta học tập rèn luện, quê hương là nơi con ngươi sinh ra lớn lên, trưởng thành trong tiết hoạt động hôm nay lớp ta sẽ tổ chức cuộc thi văn nghệ với những bài hát bài thơ, câu chuyện về học tập và rèn luyện của mình, những tiết mục văn nghệ đó là tình cảm gắn bó và thắm thiết của chúng ta đối với trường lớp với quê hương - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia thông qua chương trình hoạt động. - Mời ban thư kí và ban giám khảo vào vị trí làm việc.  Thành phần BGK:  GK thứ 1: Cô giáo chủ nhiệm: Cô Huỳnh Lê Thu Thảo.  GK thứ 2: Bạn Lý Khánh Linh.  GK thứ 3: Bạn Nguyễn Thái Thanh. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Vui văn nghệ: - Dẫn chương trình chia lớp thành 3 đội cho. Mỗi đội sẽ hát hay đọc bài thơ với chủ đề sau: Đội thứ: Ca ngợi chị Võ Thị Sáu GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 18
  • 19. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Đội thứ hai: Ca ngợi anh hùng Lê Văn Tám Đội thứ ba: Ca ngợi anh hùng Kim Đồng - Dẫn chương trình phát biểu: Buổi hoạt động ngoài giờ của chúng ta hôm nay gồm có 3 đội chơi. - Các đội suy nghĩ trong vòng 5 phút và cử người hát, sau 5 phút tổ nào giơ tay sẽ được trình bày trước. - BGK chấm điểm công bố cho các đội biết. Hoạt động 2: Ai nói hay hơn: - Dẫn chương trinh phát biểu: Xin kính mời các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho ba đội chơi ngày hôm nay. Các đội chơi tiếp tục bước vào phần thi thứ 2: Ai nói hay hơn. - Phần thi này mỗi đội chơi giới thiệu về đội, thành viên của đội và một vài hiểu về chủ đề tấm gương học tập tốt. - Các đội suy nghĩ trong vòng 5 phút và cử người hát, sau 5 phút tổ nào giơ tay sẽ được trình bày trước. - BGK chấm điểm công bố cho các đội biết. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: - Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT”. - Các đội chơi trải qua 4 câu hỏi và có thời gian suy nghĩ là 15 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, viết câu trả lời vào bảng. Câu hỏi: 1. Bạn hãy kể tên một tấm gương vượt khó học tốt ở trường chúng ta? 2. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt? 3. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì? 4. Em hãy kể một câu chuyên về những gương sáng noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt? - Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi - Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao - Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp Hoạt động 3: Ai tài hơn  Phần thi này mỗi đội có thời gian là 1 phút để ghi tên các bài hát, bài thơ ca ngợi mái trường, thầy cô mỗi đáp án đúng được 5 điểm. Gợi ý: Các bài hát ca ngợi mái trường, thầy cô:  Bụi phấn.  Lớp chúng ta đoàn kết.  Đi học… Hoạt động 4: Lời chào: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 19
  • 20. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui vẻ trong tiết học.  Nội dung: - Người điều khiển cho tập thể chơi học các động tác sau: + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội. + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực. + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống. + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời. Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm.  Cách chơi: - Người điều khiển hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo. - Người điều khiển có thể hô một kiểu và làm một kiểu.  Luật chơi: - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai. - Làm không rõ động tác là sai. - BGK chấm điểm công bố cho các tổ biết - Người điều khiển tổng kết điểm của các đội chơi 3. Thực hành / luyện tập: Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi “ Qua tấm gương vượt khó học tập của lớp mình” bạn có suy nghĩ , kế hoạch như thế nào để rèn luyện phấn đấu theo tấm gương đó? 4. Vận dụng: - Người điều khiển yêu cầu:  Bạn hãy kể một câu truyện nói về tinh thần yêu nước, học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt của Bác Hồ.  Là học sinh em cần làm như thế nào để học tốt? VI. TƯ LIỆU:  Một số câu hỏi thảo luận 1. Bạn hãy kể tên một tấm gương vượt khó học tốt ở trường chúng ta? 2. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt? 3. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì? 4. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào là những gương sáng noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt? 5. Đối với người ngồi trên xe ô tô, tàu hỏa, qua phà phải thực hiện những nguyên tắc nào?  Trả lời: 1. Học sinh: Nguyễn Lê Hiếu Trung. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 20
  • 21. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp 2. Là học sinh học giỏi, biết giúp đỡ bạn bè, gia đình, nghe lời thầy cô… 3. Lý Khánh Linh. Vì bạn vừa học giỏi, vừa là 1 ban cán sự lớp nhiệt tình, biết giúp đỡ bạn bè về nhà con phụ mẹ buôn bán… 4. Tấm gương Đoàn viên làm theo lời Bác: Cuộc đời của mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành là cả một chặng đường hình thành và hoàn thiện nhân cách bản thân. Chúng ta luôn có những phút giây lặng để nhìn lại chặng đường mà ta đi qua. Thủa ấu thơ luôn gắn liền với những kỷ niệm buồn, vui, đây cũng là quãng đường có lúc dịu êm nhưng cũng có khi dữ dội, nhưng đây lại chính là quãng thời gian đáng trân trọng nhất trong mỗi cuộc đời chúng ta. Người bạn thân Lê Văn Thình là người đã cùng tôi đến trường trên con đường làng quen thuộc, cùng nhau nghe những tiếng chim hót vào mỗi buổi sớm mai và cùng nhau chơi những trò chơi tinh nghịch, hồn nhiên của tuổi học trò. Nhưng khi bạn ấy lên 10 tuổi, tôi không thể nào quên được ngày mà tôi cảm giác như những cơn giông tố cứ ùn ùn kéo đến và đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của bạn. Ngày mà có người hớt ha hớt hải chạy về nhà bạn báo tin mẹ bạn đã qua đời ở bến sông, vì bị trượt ngã trên đường đi. Được chứng kiến giây phút ấy tôi vô cùng nghẹn ngào, xúc động và không sao tin nổi sự thật đang phô bày ra trước mắt mình. Người bà của bạn khi nghe được tin đó đã không chịu được và ngất ngay tại đó. Người cha lặng đi cùng những giọt nước mắt chảy ngược vào trong. Còn người chị của bạn với những tiếng khóc than đòi mẹ; đứa con út trong gia đình - Lê Văn Thình cùng những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má, những tiếng khóc gào dự dội “Mẹ ơi!”. Và tôi cũng phần nào cảm nhận được nỗi đau sâu thẳm trong trái tim của bạn và những người thân trong gia đình. Chao ôi! Sao lại vậy? Và thế là từ ngày ấy căn nhà nhỏ không còn được trọn vẹn vàn tràn ngập tiếng cười như xưa. Hơn bao giờ hết, mãi mãi căn nhà nhỏ ấy và người con thơ dại không bao giờ được nhìn thấy người mẹ với dáng cao cao, gầy gầy, nước da ngăm ngăm cùng bàn tay chai sạn vì một nắng hai sương chịu khó chắt chiu nhặt nhạnh để lo cho gia đình. Bạn không còn được chia sẻ buồn vui với mẹ và không bao giờ bạn có được cảm giác vui sướng khi tung tăng cùng mẹ đến trường trong ngày khai giảng năm học. Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi đi và tưởng chừng như nó có thể vơi đi và làm vơi dần vết thương lòng ấy. Nhưng chưa đầy hai năm sau, người cha của Thình cũng lặng lẽ, âm thầm ra đi không một lời từ biệt. Có nỗi đau nào trong cuộc đời, mất đi những người thân thương nhất của mình, người thân ấy lại chính là cha, mẹ mình, mất đi người luôn động viên, quan tâm lo lắng và chăm sóc, dõi theo từng bước ta đi trong suốt chặng đường dài của cuộc đời. Vậy là căn nhà lạnh lẽo ấy chỉ còn lại người bà đã già với những vết nhăn ngày càng nhiều hơn càng sâu hơn, bước chân cũng trở lên nặng nề vì thức khuya dậy sớm gánh từng gánh rau đi bán để nuôi cháu ăn học nên người. Cùng với đó là người cô ruột bị tật nguyền, người chị và đứa em thơ ngây Lê Văn Thình. Trước cuộc sống mà người bà vất vả, nhọc nhằn phải lo toan cuộc sống cùng những gánh nặng gia đình thì người chị và người cô luôn động viên an ủi Thình trên con đường học tập. Nhiều năm liền bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, năm học 2009 - 2010 bạn đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Sinh học, bằng sự nỗ lực cố gắng của mình, sự an ủi của bà, giúp đỡ của thầy cô năm học 2010- 2011 này bạn đã đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học và giải Nhất cuộc thi giải Toán bằng máy tính cầm tay môn Sinh học và bạn là 1 trong 5 học sinh của tỉnh Vĩnh GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 21
  • 22. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Phúc tham dự vòng thi quốc gia. Có được thành tích ấy là cả một chặng đường đầy gian nan, khó khăn vất vả. Trên lớp bạn là một học trò ngoan, một bí thư chi Đoàn gương mẫu, hoà đồng và giúp đỡ bạn bè yêu quý, về nhà bạn luôn là một đứa cháu hiếu thảo, vâng lời cô, bà. Thình luôn chịu thương chịu khó giúp đỡ công việc nhà và đồng ruộng cho bà, vậy thì bạn đã sắp sếp phân bổ thời gian như thế nào để đảm bảo cho việc học tập của mình? Câu hỏi thật khó trả lời, nhưng tôi chỉ biết rằng bằng nghị lực kiên cường, ý trí vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và bằng tinh thần ham học hỏi và tôi luôn thấy người bạn đồng hành cùng Thình mọi lúc mọi nơi luôn là những cuốn sách. Sách theo bạn vào căn bếp nhỏ khi giúp bà nấu cơm, sách theo bạn khi ra đồng chăn trâu cắt cỏ… Tối tối bạn ngồi vào bàn học rất muộn vì phải cùng bà nhặt rau cho kịp phiên chợ vào mỗi sáng mai. Nhưng khi học bạn luôn tìm thấy niềm vui, bởi bạn luôn ý thức được rằng chỉ có học tập thật tốt mới là cách để bạn báo hiếu với bố mẹ đã khuất và những người thân yêu đã tần tảo vất vả vì mình.  Thực hiện an toàn giao thông:  Đối với người ngồi trên xe ô tô, tàu hỏa, qua phà phải thực hiện những nguyên tắc sau: - Không đứng ngồi ở bậc lên xuống hay trên nóc xe, bám vào thành xe, thò đầu thò tay ra ngoài của sổ xe. - Khi xe qua phà,qua cầu phao: phải xuống xe đi bộ qua. * Học sinh THCS không được điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông. V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Kí duyệt của Ban Giám Hiệu Ngày tháng năm 2014 GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 22
  • 23. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò.  Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.  Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô.  Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm mỹ của học sinh.  Học sinh nắm được một số nguyên tắc khi ngồi trên xe gắn máy 2. Kĩ năng:  HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.  Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.  Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ. 3.Thái độ:  Tỏ rõ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô thông qua các hành vi, cử chỉ và các hành động học tập.  Tôn trọng, lễ phép với các thầy cô. II. NỘI DUNG: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 23
  • 24. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp HOẠT ĐỘNG 1: THI VIẾT, VẼ VỀ CHỦ ĐỀ THẦY CÔ HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tuần 13 Ngày soạn: 02/11/2014 Tiết 5 Ngày dạy: 13/11/2014 HOẠT ĐỘNG 1: THI VIẾT, VẼ VỀ CHỦ ĐỀ THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu - Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò. - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. - Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô. - Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng thẩm mỹ của học sinh. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng viết, vẽ, hát về thầy cô. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô - Kỹ năng ứng xử với thầy cô. - Kỹ năng tự tin tham gia lễ kỷ niệm ngày hội các thầy cô. - Kỹ năng tìm kiếm cách lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. - Kỹ năng thể hiện sự cảm động với lao động sư phạm của thầy cô. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng - Trò chơi giáo dục. - Động não (Hỏi đáp, vẽ, viết) - Văn nghệ - Kể chuyện GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 24
  • 25. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện - Các bài hát, các mẫu chuyện về thầy cô. - Ca dao, tục ngữ nói về thầy cô giáo. - Dụng cụ vẽ, trang trí - Ảnh Bác - Giấy A4. - Câu hỏi – Đáp án. V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá : 1. Khám phá: - Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát: + Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn” + Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng” - Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS : + Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì? + Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì? + Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên? + Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất? Vì sao? - Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng - Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của cỏc bạn - Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò” 2. Kết nối : Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm - Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm vào các vị trí đó được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng bày - Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách sáng tạo của nhóm mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày giới thiệu kết quả sưu tầm - Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem - Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình bày nội dung ý tưởng trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy ,cô giáo. Các nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca hát, ngâm thơ, kể chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo…. - Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các nhóm công khai được viết lên bảng Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò - Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa - Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 25
  • 26. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến. - Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp Hoạt động 3: Thi viết – vẽ chủ đề thầy cô * Thi viết thơ: - Chọn hai đội A và B - Thể lệ: Mỗi đội sáng tác một bài thơ về chủ đề ngày 20/11 - Thời gian: 10 phút - Ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội. - Thư ký ghi điểm. - Mời một bạn hát văn nghệ * Thi vẽ - Thể lệ: Mỗi đội vẽ trong thời gian 10 phút với chủ đề ngày 20/11. - Ban giám khảo chấm điểm. - Thư ký ghi điểm. - Mời một bạn đọc một bài thơ hay câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô - Thư ký tổng kết điểm hai phần thi. Trao giải thưởng Hoạt động 4: Tìm hiểu ngày 20/11 - Mỗi một đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi - Các đội khác được quyền trả lời nếu đội bạn không trả lời được - Ban giám khảo cho điểm các tổ Hoạt động 5: Chúc mừng thầy cô giáo – Văn nghệ chào mừng 20/11 - Người điều khiển chương trình đọc tóm tắt lịch sử hình thành ngày NGVN. - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. - Đại diện HS tặng hoa. - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. 3. Thực hành luyện tập: Hoạt động 4: Trình bày 1 phút - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: + Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò? + Trong hoạt động này, điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng? + Bạn ghi nhớ điều gì nhất về tình nghĩa thầy trò? Tại sao điều đó lại làm bạn ghi nhớ nhất - Yêu cầu trình bày trong một phút - Cho một vài HS trình bày, HS lựa chọn một câu hỏi để trình bày và không nói lại nguyên xi lời bạn khác đã trình bày. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 26
  • 27. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Người điều khiển chương trình mời GVCN cho ý kiến kết luận, tóm tắt lại những nội dung bổ ích HS đã thu nhận được quan hoạt động. 4. Vận dụng: GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế như thế nào. VI. Tư liệu:  Một số câu hỏi hái hoa dân chủ 1. Bạn hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ … nói về thầy cô giáo 2. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức đầu tiên vào ngày tháng năm nào? 3. Bạn nghĩ như thế nào về câu “HS thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh sáng mặt trời” 4. Có một nhà thơ đã ví cô và thầy giáo như là cha mẹ của học sinh ở trường. Bạn có suy nghĩ như vậy không 5. Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo” 6. Đối với giao thông đường bộ người tham gia giao thông phải chấp hành những nguyên tắc nào? Trả lời 1.  Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy  Không thầy đố mầy làm nên Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa Mồng một ăn tết nhà cha. Mồng hai nhà mẹ Mồng ba nhà thầy Cơm cha áo mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 2. 20/11/1982 3. Người thầy hướng cho HS cái đúng, nếu không có thầy định hướng HS sẽ có nhiều biểu hiện lệch lạc. 4. Có. Vì thầy cô cũng quan tâm dạy dỗ chúng em giống như cha mẹ. 5. Kính trọng thầy, quý mến thầy.  Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.  Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được tâm hồn trí tuệ.  Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuận, xã hội mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 27
  • 28. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp  Thực hiện an toàn giao thông:  Đối với giao thông đường bộ người tham gia giao thông phải chấp hành những nguyên tắc: Người tham gia giao thông phải đi:  Đi bên phải theo chiều đi của mình  Đi đúng phần đường quy định  Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Tuần 15 Ngày soạn: 08/11/2014 Tiết 6 Ngày dạy: 27/11/2014 HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 I. Mục tiêu - Hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa các bài thơ, bài hát về thầy cô giáo. - Giáo dục thái độ học tập chăm chỉ nghiêm túc và ý chí vương lên trong học tập. - Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể - Học sinh nắm được một số nguyên tắc khi ngồi trên xe gắn máy II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về bài hát, bài thơ nói về công ơn của thầy cô giáo - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những bài hát bài thơ nói về thầy cô giáo - Kĩ năng hợp tác, nhận thức về công ơn của thầy cô. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Động não - Thảo luận. - Chúng em biết - Kể chuyện. IV. Tài liệu và phương tiện Bản tóm tắt ý nghiã ngày nhà giáo Việt Nam Lời chúc mừng các thầy cô giáo Các tiết mục văn nghệ gồm: Hát, ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và tình cảm thầy trò Cây hoa cùng các phiếu bắt đầu bốc thăm để chơi trò“Hái hoa dân chủ” V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 28
  • 29. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Bắt bài hát tập thể “Cô giáo em ”. - Tuyên bố lý do: Tình cảm thầy trò rất thiêng liêng và cao quý, ai cũng muốn thể hiện và có rất nhiều cách để thể hiện, điều đó phụ thuoc vào điều kiện khả năng và sở thích của mỗi người như viết văn, làm thơ, vẽ tranh …… Hôm nay trong tiết sinh hoạt này chúng ta sẽ tạo điều kiện để cho mọi người thể hiện điều đó. - Giới thiệu đại biểu đến dự cuộc thi hôm nay: Cô giáo chủ nhiệm: Cô Huỳnh Lê Thu Thảo - Giới thiệu chương trình 2. Kết nối: Thể lệ cuộc thi như sau: +Từng tổ trưng bày một tờ báo tường của mình nội dung nói về ngày 20 – 11 + Sau đó thuyết trình về tác phẩm chung của tổ mình. +Sau mỗi bài thuyết trình BGK sẽ công bố điểm. +Bài thuyết trình phải hội đủ các ý sau: Tác phẩm đó có tên là gì? Trong báo tường các tổ đã thực hiện những nội dung gì ? Hình thừc báo tường trình bày theo ý tưởng gì? Các bạn trong tổ muốn gửi gắm những gì qua tờ báo? Hoạt động 1: Thi sáng tác giữa các tổ. Mời đại diện các tổ đưa tờ báo tường của mình lên và trình bày. Tổ 1 …… Tổ 2 …… Tổ 3 …… Tổ 4 …… Mời BGK công bố điểm. Tổ được giải nhất tờ báo tường đưa tờ báo lên trưng bày để lớp góp ý. Các HS trong lớp chú ý quan sát tờ báo và góp ý. Lớp cùng nhau sửa chữa và nộp lên trường dể làm quà tặng thầy cô. Hoạt động 2: Văn nghệ Để thay đổi bầu không khí của cuộc thi đại diện các tổ trình bày một chương trình văn nghệ của tổ để chúc mừng ngày nhà giáo . Tổ 1 …… Tổ 2 …… Tổ 3 …… Tổ 4 …… Mời BGK công bố điểm chung. Các tiết mục đi thi ở trường lên trình bày cho cả lớp. Cả lớp theo dõi có nên chỉnh sửa động tác không? Để tiết mục hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Tri ân thầy cô GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 29
  • 30. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Cử 1 học sinh có thành tích suất sắc trong học tập và rèn luyện. Đại diện lớp phát biểu ý kiến chào mừng thầy cô giáo: (Nội dung: Ngày 20–11) - Nêu nội dung, ý nghĩa ngày 20 – 11. - Thay mặt học sinh các tổ tặng hoa thầy cô giáo - Ý kiến của thầy cô phát biểu tâm tư, tình cảm với học sinh Hoạt động 4: Hái hoa dân chủ Trò chơi “hái hoa dân chủ” Chuẩn bị cây hoa thật đẹp, trên cành gắn nhiều bông hoa (bằng phiếu ghi các câu hỏi, hát kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ, trò chơi . Tổ cử mỗi tổ 3 bạn lần lượt hái hoa Cá nhân là cổ động viên xung phong lên hái  Cá nhân tổ nào hái được nhiều bông hoa, trả lời đúng , sinh động, hấp dẫn  Cộng điểm 10 và ngược lại Câu hỏi: 1. Nêu cảm nghĩ của bạn về ngày 20-11 2. Thế nào là tôn sư trọng đạo? 3. Vì sao nói: Nghề nhà giáo là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí 4. Tìm những câu thành ngữ nói về thầy cô giáo? 5. Tóm tắt các ý kiến và kết luận 3. Thực hành/luyện tập: - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ - Cá nhân: Xung phong hát nhiều bài hát có nội dung về ngày 20- 11. Cá nhân nào hát nhiều, đúng →được ghi điểm và tuyên dương cá nhân trong tổ - Tổ: Mỗi tổ dàn dựng 1 số tiết mục văn nghệ: Đóng tiểu phẩm thầy trò . 4. Vận dụng: - Yêu cầu hs về nhà sưu tầm thêm một số câu hát, tục ngữ ca dao nói về công ơn của thầy cô VI. Tư liệu: Câu hỏi: 1. Một số bài hát về thầy cô 2.Ý nghĩa ngày 20/ 11 3. Vì sao nói: Nghề nhà giáo là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí 4. Đối với xe đạp luật an toàn giao thông đường bộ có những quy định gì? Trả lời: 1. Thầy cô cho em mùa xuân, cô giáo em, lá thư gửi thầy 2. Là ngày quốc tế hiến chương các thầy cô giáo 3. Vì các thầy cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Bác Hồ đã khẳng định “không có thầy giáo thì không có giáo dục’  Thực hiện an toàn giao thông:  Những quy định đối với xe đạp khi lưu thông trên đường: Chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi; không: sử dụng ô, điện thoại di động, đi trên hè phố trong công viên, mang vác cồng kềnh bám kéo đẩy các phương tiện khác V. Rút kinh nghiệm: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 30
  • 31. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Kí duyệt của Ban Giám Hiệu Ngày tháng năm 2014 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  Hiểu rõ truyền thống cách mạng của địa phương em và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển địa phương, gia đình và bản thân .  Tự hào về địa phương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương  Biết hát và thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước, …  Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.  Học sinh nắm một số luật về giao thông 2. Kĩ năng:  HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.  Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.  Hát và thưởng thức các bài hát bài thơ ca ngợi quê hương đất nước.  Tự giác học tập; rèn luyện tốt; tích cực trong các phong trào của lớp của trường; địa phương. 3.Thái độ:  Yêu thích môn học; văn nghệ ca hát về quê hương đất nước.  Hứng thú chăm chỉ; có tinh thần vượt khó trong học tập. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 31
  • 32. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp II. NỘI DUNG: HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG 2: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC Tuần 17 Ngày soạn: 03/12/2014 Tiết 7 Ngày dạy: 11/12/2014 HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của địa phương em và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển địa phương, gia đình và bản thân . - Tự hào về địa phương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương - Ý thức tự giác học tập và rèn luyện hạnh kiểm - Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng địa phương II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng xác định / tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyến thống cách mạng . - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thống tin vế các phong trào cách mạng. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống cách mạng - Kĩ năng hợp tác III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Động não - Thảo luận. - Chúng em biết - Trò chơi giáo dục - Bài tập tình huống - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 32
  • 33. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Tư liệu các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước - Các bài thơ, bài hát, truyện kể - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá: Bắt bài hát tập thể. Kính thưa quý thầy cô, thưa các bạn để có được độc lập tự do, hòa bình như ngày hôm nay dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến đó dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, tuy nhiên cũng có không ít các anh hùng đã ngã xuống. Hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao nhiêu bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở về. Có biết bao nhiêu người thương binh đã để lại một phần thân thể cuả mình nơi chiến trường. Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi nơi, mọi miền tổ quốc và có cả ở địa phương của chúng ta . Hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương kể lại cho con cháu nghe những con người cao cả của đất nước . Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần: 1. Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương 2. Hát về quê hương đất nước 2. Kết nối: Hoạt động 1: Ai nhanh hơn Người điều khiển nêu câu hỏi động não. - Bạn hãy kể các chiến công chống ngoại xâm ở địa phương qua các giai đoạn? + Cách mạng tháng 8 từ tháng 9 – 1945 + Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 + Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975 + Hoà bình và hiện nay - Cá nhân: Xung phong trả lời câu hỏi. Cá nhân trả lời câu hỏi đúng → được ghi điểm và tuyên dương cá nhân đó. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Vui văn nghệ Người điều khiển công bố luật chơi: - Hát đúng và hay 10 điểm - Hát đúng không hay 5 điểm Mỗi đội có một phút suy nghĩ và trình bày, trong vòng 3 phút. - Mời các bạn, các nhóm có tiết mục văn nghệ tham gia lên trình bày (lưu ý là chủ đề có liên quan đến địa phương - Lớp bình chọn một tiết mục hay nhất để biểu dương - Cả lớp theo dõi có nên chỉnh sửa động tác không? Để tiết mục hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Phát cho mỗi nhóm mật tờ giấy Ao và bút dạ - Người điều khiển yêu cầu các nhóm lên bốc thăm câu hỏi GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 33
  • 34. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Bạn hãy trình bày diễn biến của các cuộc chống ngoại xâm ở quê hương em qua các giai đoạn? + Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 + Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975 Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận. - Mời đại diện tổ lên báo cáo kết qủa của tổ mình - Các tổ còn lại lắng nghe góp ý kiến bổ sung trao đổi. - Tổng kết các tóm tắt - Mời giáo viên chủ nhiệm bổ sung thêm 3. Thực hành/luyện tập: - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ - Cá nhân: Xung phong hát nhiều bài hát có nội dung về quê hương, đất nước. Cá nhân nào hát nhiều, đúng → được ghi điểm và tuyên dương cá nhân trong tổ - Tổ: Mỗi tổ tự thảo luận và đưa ra cảm tưởng của các em về địa phương trong thời bình về hình ảnh trong thời chiến - Lễ tuyên thệ bảo vệ địa phương và truyền thống cách mạng 4. Vận dụng: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài hát về truyền thống cách mạng địa phương - Em sẽ làm gì góp phần bảo vệ và giữ gìn những truyền thống cách mạng của địa phương? - Em sẽ làm gì góp phẩn bảo vệ và giữ gìn chế độ XHCN ở Việt Nam hiện nay? VI. Tư liệu:  Một số bài hát: Về Đồng Nai, Đồng Nai quê tôi…  Bài hát về tết và mùa xuân: Trị An âm vang mùa xuân, xuân chiến khu…  Một số câu hỏi thảo luận: - Bạn hãy kể các chiến công chống ngoại xâm ở quê hương em qua các giai đoạn? + Cách mạng tháng 8 từ tháng 9 – 1945 + Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 + Kháng chiến chống Mĩ từ 1954 đến 1975 + Hoà bình và hiện nay - Một số bài hát về quê hương đất nước - Nêu và hát những bài hát về tết và mùa xuân. - Đọc thơ và kể những câu chuyện về đề tài này? Trả lời: - Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp. - Trong kháng chiến chống Pháp, Tân phong là xã du kích, nơi có phong trào du kích chiến tranh phát triển, hành lang giao thông chiến lược nối liền căn cứ du kích Bình Đa với chiến khu Đ, nơi cung cấp nhiều sức người sức của cho thị xã Biên Hòa. - Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ sở bí mật ở xã Tân Phong đã bảo đảm thông tin, hậu cần cho đoàn pháo binh Miền tổ chức trận tập kích đầu tiên vào sân bay Biên GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 34
  • 35. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Hòa (31-10-1964) và nhiều trận đánh vang dội vào đây trong nhũng năm từ 1967 đến 1975. - Hiện nay Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố Biên Hòa và xây dựng những đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố này ở các huyện lân cận như Trảng Bom và Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.  Thực hiện an toàn giao thông:  Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết? Trả lời: Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ: - Đua xe, vượt ẩu - Đánh võng chạy xe lạng lách, - Dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên. - Rú ga đổ còi liên tục V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 35
  • 36. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tuần 19 Ngày soạn: 13/12/2014 Tiết 8 Ngày dạy: 25/12/2014 HOẠT ĐỘNG 2: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu - Biết hát và thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước. - Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ. - Học sinh nắm một số luật về giao thông II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ. - Kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận, kể chuyện. - Động não - Chúng em biết - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện - Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng ở địa phương. - Các bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước - Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước - Phần thưởng. - Các câu hỏi thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ. - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá: Bắt bài hát tập thể. Kính thưa cô giáo chủ nhiệm và các bạn. HK I của năm học mới sắp kết thúc, các bạn trong lớp đã rất cố gắng trong học tập. Nhiều bạn học tập tốt là gương cho các bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập. Hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ tổ chức một cuộc thi hát để giải trí sau những giờ học căng thẳng. Em xin giới thiệu chương trình của chúng ta hôm nay gồm 2 phần: 1. Tìm hiểu bài hát về quê hương, đất nước. 2. Hát về quê hương đất nước 2. Kết nối: GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 36
  • 37. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Hoạt động 1: Thi tìm ẩn số của các bài hát. - Mời ban giám khảo nêu yêu cầu của cuộc thi + Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là tổ đó thắng. + Các tổ dùng tín hiệu giơ tay để trả lời. Tổ nào trả lời đúng đầu tiên được 30 điểm. Nếu tổ đầu tiên trả lời sai, tổ thứ hai trả lời đúng được 20 điểm. Nếu đội thứ hai trả lời sai , tổ thứ 3 trả lời đúng chỉ được 10 điểm. Nếu không tổ nào trả lời đúng thì mời khán giả nêu ý kiến của mình. - Nêu từng ẩn số. ? Bạn hãy trình bày một đoạn của bài hát có câu: “ Bóng dáng Người còn in trên đèo”. ? Bài hát có tên là gì. ? Bài hát do ai sáng tác. ? Bài hát được sáng tác vào năm bao nhiêu. Hoạt động 2: Thi hát giữa các tổ: Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ. - Mời ban giám khảo lên nêu yêu cầu của cuộc thi. - Nêu yêu cầu và cách thực hiện. + Hát bài hát có tên địa danh của quê hương, đất nước. + Các tổ lần lượt thực hiện từ tổ 1 đến tổ 4. + Bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước không được tính điểm. + Sau hai lượt, tổ nào hát đến cuối cùng là tổ đó thắng. - Các tổ 1 đến tổ 4 bắt đầu thi. - Mời ban giám khảo tuyên bố kết quả. Hoạt động 3: Thi hát về các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh. – Yêu cầu các tổ cử đại diện lên bốc thăm số thứ tự biểu diễn, mỗi tổ hát một bài. Hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề sẽ bị trừ điểm. Tổ 1 đến tổ 4 lên trình bày các tiết mục đã chuẩn bị sẵn. - Công bố kết quả.  Tổng kết : - BGK công bố tổng số điểm của từng đội và công bố các giải nhất, nhì - Mời GVCN và Đại biểu lên trao phần thưởng và tặng hoa cho các đội . - GVCN phát biểu ý kiến và hướng dẫn HS chuẩn bị cho hoạt động sau. 3. Thực hành/luyện tập:  Người điều khiển yêu cầu các bạn về nhà sưu tầm thêm các bài hát về quê hương; các bà mẹ Việt Nam anh hùng.  Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động về: sự chuẩn bị của các tổ, các bạn được phân công, ý thức tham gia của các bạn.  GVCN nhận xét ; động viên học sinh thực hiện. Hỏi một số câu hỏi về luật giao thông: ? Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết? GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 37
  • 38. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp ? Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông? 4. Vận dụng: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà sưu tầm bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước. - Sưu tầm bài hát về đất nước, tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của địa phương. VI. Tư liệu:  Một số câu hỏi thảo luận: 1. Những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà em biết? 2. Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông?  Sưu tầm bài hát về đất nước.  Tài liệu về những truyền thống tốt đẹp của địa phương.  Một số bài hát: Về Đồng Nai, Đồng Nai quê tôi…  Thực hiện an toàn giao thông:  Những hành vi nào là thể hiện văn hóa giao thông mà em biết? Trả lời: Những hành vi thể hiện văn hóa giao thông : - Giúp đỡ người bị tai nạn - Dừng lại trước đèn đỏ - Chạy chậm khi đến chỗ đông người…. V. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Kí duyệt của Ban Giám Hiệu Ngày tháng năm 2015 GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 38
  • 39. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp CHỦ ĐIỂM THÁNG 01 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3–2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng. - Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước - Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương đất nước. - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc. - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước. - Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà trường hoặc của cơ sở Đảng địa phương. 2. Kĩ năng: - Học tập rèn luyện theo các gương tốt của Đảng. - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin , lạc quan, yêu cuộc sống. - Rèn luyện các kỹ năng viết, vẽ…. - Rèn luyện lối sống có văn hóa; gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. 3.Thái độ: - Yêu thích học tập hơn; chăm chỉ hơn. - Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú - Tự hào và tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng. II. NỘI DUNG: HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG HOẠT ĐỘNG 2: THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG EM GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 39
  • 40. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tuần Ngày soạn: 13/01/2015 Tiết 9 Ngày dạy: 25/01/2015 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG I. Mục tiêu - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thồng vẻ vang của Đảng - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ. - Kĩ năng nhận thức, tự tin khi tham gia viết vẽ. - Kĩ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về đảng và quê hương. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về Đảng quê hương. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận, kể chuyện. - Động não - Chúng em biết - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện - Các truyền thống của Đảng. Bài báo nói về sự ra đời và ý nghĩa của việc thành lập Đảng. - Các bài hát; thơ ca ngợi Đảng. - Phần thưởng. - Tìm hiểu các tư liệu tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng. - Sọan các câu hỏi, câu đố, trò chơi, (ví dụ như trò chơi giải ô chữ …) và các đáp án - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá: - Hát tập thể: Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện bài hát “Đảng cho ta mùa xuân” - Tuyên bố lí do Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý thầy cô. Đảng Cộng Sản Việt Nam của chúng ta đã thành lập và đang rất vững mạnh. Vậy Đảng Việt Nam của chúng ta do ai lãnh đạo và đã lãnh đạo như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong buổi sinh họat hôm nay. - Giới thiệu đại biểu GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 40
  • 41. Trường THCS Quyết Thắng Giáo án: Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp - Giới thiệu ban giám khảo, mời ban giám khảo lên làm việc. - Mời ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi - Cuộc thi của chúng ta gồm hai phần: Phần 1:Thi tìm hiểu về Đảng. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Phần 2: Thi sáng tác thơ theo chủ đề về Đảng. Tổ nào hoàn thành sớm nhất, hay nhất được 40 điểm. Tổ tiếp theo là 30 điểm, 20 điểm, 10 điểm. - Cuộc thi của chúng ta bắt đầu. 2. Kết nối: Hoạt động1: Thi tìm hiểu về Đảng Lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có câu trả lời trước để lá cờ nhỏ lên bàn. Nếu đội đó trả lời sai các đội khác có quyền trả lời. Không có đội nào trả lời đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên Câu 1: Chi bộ Cộng Sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Đáp án: Tháng 3/1929 tại Hà Nội. Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào? Tại đâu? Đáp án: Từ 3 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng. Câu 3: Tên của Đảng trong thời gian tổng kởi nghĩa tháng 8/1945 là gì Đáp án: Đảng Cộng Sản Đông Dương Câu 4: Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất đã quyết định đổi tên Đảng là gì ? Ai là tổng bí thư. Đáp án: Đảng Cộng Sản Đông Dương Đồng chí Trần Phú Câu 5: Đồng chí Trần Phú hy sinh trong trường hợp nào? Tại đâu? Đáp án: Bị địch bắt và tra tấn tại nhà thương Chợ Quán Câu 6: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đâu? Đáp án: Khơi nghĩa Nam Kỳ. Câu 7: Quốc Kỳ nước ta và Quốc Ca được quyết định tại đâu? Vào thời gian nào? Đáp án: Đại hội quốc dân tháng 8/1945 Câu 8: Chủ Tịch Hồ chí Minh thay mặt chính phủ tặng đồng bào Miền Nam danh hiệu cao quý “Thành đồng Tổ Quốc” vào thồi gian nào? Đáp án: Tháng 2/1946 Câu 9: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? Đáp án: 16/05/1954 Câu 10: Đại hội Đảng lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước là đại hội lần thứ mấy được tổ chức thời gian nào? Ở đâu? Đáp án: Lần thứ 4 tháng 12/ 1976 tại Hà Nội Tổng kết điểm phần thi hiểu biết về Đảng Tổ 1. Tổ 2. GV: Huỳnh Lê Thu Thảo 41