SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  34
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI
HỌC HUẾ SAU KHI SỬ DỤNG DÒNG XE AIR BLADE CỦA HÃNG HONDA”
GVHD: Thầy Hồ Sỹ Minh Nhóm N10 Lớp (N01)
1. Đoàn Thị Ngọc Hương
2. Trương Quốc Tấn
3. Lê Thị Thu Hằng
4. Lê Thị Kim Oanh
5. Lê Văn Sang
6. Hà Văn Vũ
7. Đặng Thị Thùy Nhung
Huế, 01/03/2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình lựa chọn, tìm hiểu và đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi
đã nhận được sự giúp đỡ cũng như những sự động viên, những góp ý rất có ích để tiếp
thêm cho chúng tôi niềm tin, động lực và nguồn thông tin để có thể hoàn thành được đề
tài này.
Trước hết nhóm nghiên cứu của chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy Hồ
Sỹ Minh, người đã đặt cho chúng tôi những nền móng đầu tiên để thực hiện đề tài này,
người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cho chúng tôi, cũng như đã luôn theo sát, động
viên và có những ý kiến đóng góp để chúng tôi đi đúng hướng và đạt được kết quả như
ngày hôm nay.
Thông qua đây nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cám ơn tới toàn thể các thầy cô
nhà trường đã dạy dỗ và truyền cho chúng tôi những tri thức mới, kiến thức mới để có thể
bổ sung vào vốn kiến thức còn yếu kém của mình, mặt khác chính thầy cô là những
người đã tạo ra cơ hội cho sinh viên nói chung và nhóm nghiên cứu của chúng tôi nói
riêng được thể hiện mình, trau dồi kiến thức để có thể áp dụng thật tốt vào thực tiễn cuộc
sống.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn toàn thể các bạn, các
anh/chị là sinh viên trường Đại học kinh tế-Đại học Huế đã và đang sử dụng dòng xe máy
Air Blade của hãng HonDa đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu này, đặc biệt là trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu cũng như
quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan.
Cuối cùng nhóm chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
luôn quan sát và ở bên cạnh chúng tôi, động viên, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để chúng
tôi có thêm động lực học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Vì đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên mà nhóm chúng tôi cùng nhau thực hiện do đó
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Chúng tôi rất mong nhận những ý
kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn cũng như những người quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu này để chúng tôi có thể có những điều chỉnh làm cho đề tài này hoàn chỉnh và
có thêm kinh nghiệm cho các đề tài nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế- xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao.
Việc nắm bắt và hiểu được nhu cầu của con người là điều mà bất cứ nhà quản trị nào
cũng mong muốn. Trên thực tế chẳng có nhà quản trị nào tài ba đến mức có thể hiểu được
sự thay đổi nhu cầu của con người qua từng thời điểm. Để biết và hiểu được chính xác
thời điểm hiện tại con người cần gì? người ta chỉ có một cách là điều tra, nghiên cứu.
Sự canh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, khách hàng là nhân tố
quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất
quyết liệt, doanh nghiệp nào cũng đều muốn bán được nhiều sản phẩm nhất. Doanh
nghiệp nhận được sự ủng hộ của khách hàng là doanh nghiệp chiến thắng. Vì thế việc
đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức
quan trọng và cần thiết cho sự sống còn của một doanh nghiệp.
Trong nhịp sống hiện đại như hiện nay, con người giành hầu hết thời gian cho
công việc, tất cả họ đều hướng vào sự tiện lợi từ các sản phẩm mang tính hữu ích, gọn
gàng, bền và đẹp. Trong khi đó, HonDa là thương hiệu xe máy chiếm tới 65% thị phần tại
thị trường Việt Nam (Nguồn thống kê 2012). Thương hiệu được người tiêu dùng Việt ưa
chuộng và tín nhiệm vì chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với mức sống đại
đa số người dân. Phục vụ nhu cầu đi lại của một số lượng lớn người dân Việt Nam trên
khắp mọi miền tổ quốc.
Honda Việt Nam cũng là một doanh nghiệp rất quan tâm đến khách hàng. Điều
này được công ty khẳng định như sau: “Ngay từ khi thành lập năm 1996 Honda Việt
Nam đã hoạt đọng theo nguyên tắc sự phát triển của công ty luôn gắn liền với sự phát
triển của cộng đồng…Honda Việt Nam nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn
cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Chúng tôi đã mở rộng sản
lượng sản phẩm sản xuất và năng lực sản xuất phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ
thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và nhiều hoạt động khác để có thể vượt trên cả sự mong
đợi của khách hàng, đóng góp cho sự phát triển của nền công nghiệp đất nước” (Trích
“Honda Việt Nam-Công dân tích cực của đất nước ” của ông Koji Onishi-Tổng giám đốc
công ty Honda Việt Nam).
HonDa đang dần khẳng định mình trên thị trường xe máy tại Việt Nam, dẫn đầu
thị phần và theo sau luôn có các đối thủ cạnh tranh chất lượng và mẫu mã rất được người
tiêu dùng chú ý trong những năm gần đây đó là Yamaha, Suzuki,…Việc HonDa đưa
dòng xe Air Blade vào thị trường Việt Nam đã tạo nên một thành công lớn cho hãng xe
máy nổi tiếng Nhật Bản.
Với mục đích đánh giá sự hài lòng của khách hàng là sinh viên sau khi sử dụng
dòng xe Air Blade, vậy nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ĐÁNH
GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ SAU
KHI SỬ DỤNG DÒNG XE AIR BLADE CỦA HÃNG HONDA’’ để thực hiện trong
quá trình học tập học phần Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.
2. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế sau khi sử dụng
dòng xe Air Blade của hãng Honda
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế cảm nhận như thế nào đối với dòng xe
Air Blade của hãng Honda?
- Sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế kỳ vọng gì ở dòng xe Air Blade của hãng
Honda?
- Mức độ đáp ứng của dòng xe Air Blade của hãng Honda đối với những kỳ vọng
đó như thế nào?
- Sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh Tế- Đại học Huế sau khi sử dụng xe Air
Blade của hãng Honda?
3. Mục tiêunghiên cứu
3.1 Mục tiêuchung
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên đại học kinh
tế- Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda, từ đó đưa ra các giải
pháp giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp trong
phân khúc thị trường sinh viên của doanh nghiệp.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sự kỳ vọng của sinh viên Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đối với dòng xe
Air Blade của hãng Honda
- Xác định sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế- Đại học Huế sau khi sử dụng
xe Air Blade của hãng Honda
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối
với dòng xe Air Blade của hãng Honda
- Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối
với dòng xe Air Blade của hãng Honda
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế-Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air
Blade của hãng Honda
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Giảng đường A, B, C tại trường Đại học kinh Tế-Đại học Huế, độ
tuổi 18- >23 tuổi, học tập tại trường đại học kinh tế-Đại học Huế, đã và đang sử dụng
dòng xe Air Blade.
- Về thời gian: Ngày 10/02- đến ngày 05/04/2014
5. Thiết kế nghiên cứu
- Theo mục tiêu nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc loại nghiên cứu mô tả.
- Đối tượng của nghiên cứu mô tả là “phác họa đặc điểm chính xác của người, sự
kiện, hay tình huống” (Robson, 2002:59, [1])
- Nghiên cứu này được thiết kế để mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng là sinh viên, cung cấp thông tin để xác định đó là những yếu tố gì, mức
độ ảnh hưởng và đánh giá của khách hàng về các yếu tố đó như thế nào.
- Phương án nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ điều tra sơ bộ đến điều tra chính thức, cụ thể như
các bước trong hình sau:
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các thông tin cần thu thập
-Mức độ sử dụng thường xuyên xe máy Air Blade của Khách hàng.
-Mục đích sử dụng xe máy của khách hàng.
-Khách hàng biết đến sản phẩm qua những nguồn thông tin nào.
-Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
-Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên.
- Những ý kiến của sinh viên về một số yếu tố mà hãng Honda cần cải tiến để nâng
cao sự hài lòng của sinh viên về thương hiệu Honda.
6.2. Cách thu thập dữ liệu
6.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Điều tra sơ bộ bộ
Điều tra chính thức
Chỉnh sửa
và điều tra
thử
Thiết kế
bảng hỏi
sơ bộ
Thu
thập dữ
liệu
Thiết kế
nghiên
cứu
Xác định
vấn đề
Nghiêncứu
Phân
tích dữ
liệu
Xử lý
số
liệu
Mãhóa,
nhập và
làm sạch
dữ liệu
Tiến
hành
điều tra
chính
Tính
kích cỡ
mẫu
Kết
quả
nghiên
cứu
Báo cáo
nghiên
cứu
- website http://www.crmvietnam.com
- http://www.docjax.corn
- Wikipedia
- http://www. ducjax. Com
- Tham khảo trên các website liên quan; luận văn, khóa luận từ thư viện trường đại
học kinh tế Huế; một số đề tài tương tự.
6.2.2. Dữ liệu sơ cấp
- Tiến hành thu thập thông tin thông qua phát phiếu điều tra cho sinh viên trường
đại học kinh tế-đại học Huế sau khi sử dụng xe Air Blade của hãng Honda.
- Cách chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu xác suất theo kỹ thuật chọn mẫu phân
tầng. Trong 4 khóa của trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế, chọn ra ngẫu nhiên 1
khóa để khảo sát, trong khóa điều tra các bạn sinh viên ở 5 khoa khác nhau.
- Chọn sai số thống kê là 𝜀 = 0.03, độ tin cậy là 95%. Áp dụng công thức tính độ
lớn mẫu, có:
𝜀= Zα/2 x √
𝑝(1−𝑝)
𝑛
 0.03 = 1.96 x √
0.95×0.05
𝑛
=> n = 203
Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực… nên nhóm chỉ tiến hành
điều tra 100 bảng hỏi và tiến hành điều tra sinh viên khóa k46 gồm 1306 sinh viên trên
tổng số 5144 sinh viên, của 5 khoa (Kinh tế chính trị, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị
kinh doanh, Kế toán-tài chính, Kinh tế&phát triển)
- Cách điều tra: Phát bảng hỏi.
- Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập
dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu. Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm
tương ứng để xử lý và phân tích. Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm
định độ tin cậy của thang đo và phân phối chuẩn, công cụ phân tích là sử dụng phần
mềm thống kê SPSS18, Excel. Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày
dưới dạng bảng số liệu và các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu.
Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các
kết luận về sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế sau khi sử
dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda cũng như các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của sinh viên để từ đó đưa ra những định hướng giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao
sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với xe máy Air Blade.
- Thống kê mô tả
-Sử dụng thống kê mô tả Descriptives để mô tả đối tượng nghiên cứu ( giới tính,
khóa học)
-Sử dụng thống kê Statistics trong tần suất Frequencies
-Sử dụng tần suất Frequencies Kiểm định các giả thuyết thống kê
[1] Research Method for Business Students – 4th Edition – Mark Saunders
[2] http://vi.wikipedia.org
[3] http://www.mbavn.org
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Giới thiệuchung về dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA
1.1. Những lý luận chung về hãng Honda
Honda là hãng xe máy dẫn đầu thị phần tại Việt Nam, giành trọn vẹn lòng tin và
uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam. Để so sánh một cách đơn giản khi
sử dụng xe, đó là việc người dân hay truyền miệng nhau rằng xe máy Honda sẽ tiết kiệm
xăng hơn là sử dụng xe máy Yamaha.
Chiếc xe máy Honda đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là vào năm 1967. Và dần dần
xe máy đã trở thành phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Kể từ khi
Honda bước chân vào thị trường Việt Nam từ 18 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị
trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Honda Việt Nam
có 2 nhà máy sản xuất xe máy ở Việt Nam đều ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến thời điểm hiện
tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt
Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên
toàn thế giới.
1.2. Những lý luận chung về dòng xe Air Blade
(Nguồn: http://www.honda.com.vn/vn/xe-may/bang-gia-xe/)
Air Blade 125 (Phiên bản tiêu chuẩn) 37.990.000
Air Blade 125 (Phiên bản cao cấp) 38.990.000
Air Blade 125 (Phiên bản cao cấp đặc biệt) 39.990.000
Air Blade FI Magnet 38.990.000
Air Blade FI 2011 (phiên bản thể thao) 37.990.000
Air Blade FI 2011 (phiên bản tiêu chuẩn) 36.990.000
Air Blade là dòng xe khá mới tại thị trường Việt Nam, số lượng người sử dụng
dòng xe này khá nhiều và mục đích sử dụng vô cùng phong phú. Với những nhiều kiểu
dáng đẹp mắt, mẫu mã ấn tượng, màu sắc đủ cho người tiêu dùng lựa chọn. Điều đó đã
tạo nên thành công cho Honda tại Việt Nam. Air Blade tấn công vào phân khúc giành cho
người giàu có, tầng lớp trung lưu khá giả. Đây là 2 phân khúc mà sức tiêu thụ mạnh mẽ
hơn
2. Cơ sở lý luận
2.1. Sự mong đợi của khách hàng
- Giá trị mong đợi (kỳ vọng)
Giá trị mong đợi (kỳ vọng) đối với một sản phẩm, nhãn hiệu là những kỳ vọng vào
những lợi ích do tiêu dùng nhãn hiệu, hàng hóa đó mang lại. Cụ thể, đó là những mong
đợi về các thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng định rõ cần phải được đáp
ứng hoặc phải vượt trội hơn để đạt được sự thoả mãn khách hàng.
Những kỳ vọng của khách hàng gồm hai loại:
+ Thứ nhất, những kỳ vọng (mong đợi) của khách hàng được thể hiện (Expressed
Customer Expectations): là những yêu cầu được viết ra trên hợp đồng và được sự đồng ý
của hai bên, chẳng hạn như sự phân loại sản phẩm, những yêu cầu phân phối... Việc thực
hiện của nhà cung cấp dựa vào những yêu cầu này hầu hết có thể tính được một cách trực
tiếp.
+ Thứ hai, những kỳ vọng (mong đợi) của khách hàng không được thể hiện
(Implied Customer Expectations): tuy không được viết hoặc nói ra nhưng đó là những gì
mà kháhch hàng trông chờ nhà cung cấp đáp ứng. Chẳng hạn, khách hàng sẽ trông mong
người đại diện của dịch vụ sẽ ghé qua chỗ họ để lấy thông tin và cố gắng giải quyết
những vướng mắc tại chỗ.
2.2. Sự hài lòng của khách hàng:
- Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng (Customer
satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết
quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ.
- Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếu kết
quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương
xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng
thì khách hàng rất hài lòng. Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm
mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh
tranh.
Mức độ hài lòng cao có thể đem lại nhiều lợi ích bao gồm:
- Lòng trung thành: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao là một khách hàng trung
thành. Một khách hàng rất hài lòng thì khả năng gấp 6 lần có thê trở thành khách hàng
trung thành và tiếp tục mua sản phấm hoặc giới thiệu sản phẩm so với khách hàng chỉ ở
mức độ hài lòng. Lòng trung thành tăng 5% có thể làm tăng lợi nhuận 25%-85%.
- Tiếp tục mua thêm sản phẩm: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ tiếp tục mua
thêm sản phấm.
- Giới thiệu cho người khác: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ kể cho gia đình
và bạn bè về sản phẩm và dịch vụ đó. Một khách hàng hài lòng sẽ kể cho 5 người khác
nghe.
- Giảm chi phí: một khách hàng có mức độ hài lòng cao tổn ít chi phí đế phục vụ hơn một
khách hàng mới.
- Giá cao hơn: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản
phẩm hay dịch vụ đó.
- Duy trì sự lựa chọn: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao ít có khả năng thay đổi
nhãn hiệu
2.3. Hành vi sau khi mua
Hành vi sau khi mua là một chuỗi các hành vi sau khi người tiêu dùng mua sản
phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu hành vi sau khi mua giúp doanh nghiệp hiểu biết được cách
thức tiêu dùng sản phẩm; tần suất tiêu dùng và mức độ tiêu dùng sản phẩm; cách thức
loại bỏ sản phẩm sau khi tiêu dùng; mức độ thỏa mãn sau khi tiêu dùng; hành vi mua lặp
lại và sự truyền miệng của khách hàng.
Mô hình đánh giá hành vi sau khi mua
Theo mô hình này, đánh giá hành vi sau khi mua của khách hàng được thực hiện thông qua 4
bước:
Bước 1, đánh giá hành vi sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Bước 2, đánh giá hành vi của khách hàng đối với sản phẩm sau khi sử dụng xong.
Bước 3, đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng.
Bước 4, đánh giá lòng trung thành của khách hàng sau khi mua và sử dụng.
Sơ đồ 1: Mô hình tiến trình mua và tiêu dùng của khách hàng
Sơ đồ 2: Các bước đánh giá hành vi sau khi mua của khách hàng hàng
Các phản ứng của khách hàng sau khi mua sản phẩm:
2.3.1. Sự phân vân, nghi ngờ của người mua:
 Hành động này đã diễn ra thì họ không thể thay đổi được ( họ nghi ngờ về quyết
định của mình)
 Có nhiều sự lựa chọn khác có thể thay thế cho hoạt động đã đưa ra
 Thái độ của người khác về quyết định mua của họ làm họ nghi ngờ đến sự thông
thái trong tiêu dùng của mình, nghi ngờ mình có thể bị rủi ro vì quyết định này.
 Giải pháp giúp giảm sự phân vân, nghi ngờ của khách hàng:
 Lời cảm ơn và lời hứa đảm bảo của người bán.
 Sách hướng dẫn sử dụng, chỉ dẫn khách hành thao tác.
 Gửi thư, gọi điện thoại cảm ơn kèm theo những lời hỏi thăm về việc sử dụng sản
phẩm của khách hàng.
2.3.2. Mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng:
 Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm, họ có thể hành động hoặc không
hành động gì.
 Một số hành động công khai:
+ Tìm kiếm sự đền bù trực tiếp của công ty kinh doanh.
+ Đi kiện để có sự đền bù.
+ Khiếu nại với doanh nghiệp, cơ quan tư nhân, chính quyền.
 Một số hành động riêng lẻ:
+ Thôi không mua sản phẩm, dịch vụ đó nữa, tẩy chay người bán.
+ Báo động cho bạn bè biết và thay người bán.
+ Khách hàng quyết định biểu hiện phản ứng không hài lòng hay không tùy thuộc
vào các yếu tố:
 Tầm quan trọng của vấn đề.
 Hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm, số lần trải nghiệm, khả năng
đánh giá tình huống của khách hàng.
 Khả năng tìm kiếm sự đền bù dễ dàng hay khó khăn.
 Đặc tính nhân khẩu học của khách hàng.
2.4. Mô hình nghiên cứu
Hình 1: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU – ECSI
ECSI (European Customer Satisfaction Index) - Mô hình chỉ số thỏa mãn khách
hàng của các quốc gia châu Âu được xây dựng dựa trên các chương trình của một số
nước trong khu vực EU và quốc gia sáng lập nên chương trình này là Thụy Điển. Mô
hình ECSI có một số khác biệt nhất định so với mô hình của Mỹ: hình ảnh của sản phẩm,
thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng và sự hài lòng của
khách hàng là sự tác động tổng hòa của bốn nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất
lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình.
Hình ảnh
(image)
Sự hài lòng của
khách hàng
(SI)
Sự mong đợi
(Expectations)
Sự trung
thành
(Loyalty)
Giá trị cảm
nhận
(Perceived
value)
Chất lượng cảm
nhận về sản
phẩm
(Perceved
quality-Prod)
Chất lượng dịch
vụ
(Perceved
quality–Serv)
2.5. Hình ảnh (Image)
Hình ảnh biểu hiện mối quan hệ giữa thương hiệu và sự liên tưởng của khách hàng
đối với các thuộc tính của thương hiệu. Biến số này được thể hiện bởi sự nổi tiếng, uy tín,
lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. Đây là yếu tố khó định lượng và mang tính
đánh giá chủ quan của khách hàng.
Các nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định rằng, đây là nhân tố quan trọng và có tác
động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, nó cũng có mối quan hệ đồng biến đối với
sự hài lòng và sự trung thành đối với sản phẩm hoặc thương hiệu.
2.6. Sự trung thành (Loyalty)
Là biến số cuối cùng trong mô hình và mang tính quyết định đến sự tồn vong của
doanh nghiệp trong tương lai, nó được đo lường bởi ý định tiếp tục mua, lòng tin và sự
giới thiệu với người khác về sản phâm mà họ đang dùng. Ngược lại với sự trung thành là
sự than phiền, khi khách hàng không hài lòng với sản phẩm so với những mong muốn
của họ. Sự trung thành của khách hàng được xem như một tài sản của doanh nghiệp, vì
vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo ra sự hài lòng đổi với khách hàng, nâng cao sự trung
thành của họ.
2.7. Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận đề cập ở đây là chất lượng cảm nhận được của người tiêu
dùng chứ không phải là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Đó là sự chênh lệch giữa tổng
giá trị khách hàng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm. Cảm
nhận chất lượng cao cung cấp cho khách hàng một lý do để mua thương hiệu, cho phép
thương hiệu phân biệt chính nó từ đối thủ cạnh tranh, là cở sở vững chắc để mở rộng thị
phần bằng cách sử dụng chung một thương hiệu cho nhiều loại sản phẩm. Do vậy chất
lượng cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu đóng vai trò then chốt tạo nên giá trị
thương hiệu ( Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2002)
Chất lượng cảm nhận đối với một sản phẩm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày như xe
Air Blade là sự cảm nhận và đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các tiêu chí như
màu sắc, kiểu dáng, tốc độ… của chính sản phẩm. Do vậy, chất lượng cảm nhận được tạo
thành bởi những thuộc tính quan trọng được kết tinh trong chính sản phẩm đó. Do vậy,
chỉ khi khách hàng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm đó tốt thì mới có thể đi đến
quyết định tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, chất lượng cảm nhận là một thành phần không
thể thiếu để đánh giá sự cảm nhận của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu sản
phẩm.
2.8. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một thành phần quan trọng nhất đối với bất cứ doanh nghiệp
nào muốn thành công và tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bởi vì
nó liên quan tới chi phí, hiệu quả tài chính, sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng,
và lợi thế cạnh tranh nhờ khác biệt hóa. Do đó chất lượng dịch vụ là một đề tài quan
trọng được tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua. Kết quả là sự ra đời của nhiều
trường phái chất lượng dịch vụ khác nhau.
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm mơ hồ và khó định nghĩa (Carman, 1990).
Powel (1995) miêu tả chất lượng dịch vụ như là sự khác biệt giữa mong đợi và nhận thức
về dịch vụ thực sự nhận được. Parasuraman (1998) xem chất lượng dịch vụ là sự đánh giá
toàn diện về thái độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ. Zeithaml và Bitner (1996) lại định
nghĩa chất lượng dịch vụ là sự cung cấp dịch vụ xuất sắc so với mong đợi khách hàng.
Hai ông còn làm rõ hơn khái niệm chất lượng dịch vụ thông qua việc phân biệt giữa chất
lượng quá trình (chất lượng chức năng) và chất lượng kết quả kỹ thuật.
Theo đó, chất lượng kết quả kỹ thuật tập trung vào kết quả của quá trình cung cấp
dịch vụ, nghĩa là cái mà khách hàng nhận được; còn chất lượng chức năng quan tâm tới
quá trình cung cấp dịch vụ, quá trình này gắn liền với thái độ hay hành vi của nhân viên
phục vụ và tốc độ của dịch vụ (ví dụ: sự cảm thông, sự bảo đảm, độ phản hồi và độ tin
tưởng). Khía cạnh này còn có một tên gọi khác là chất lượng do cảm giác con người, ngụ
ý nhận được như thế nào (Quỳnh Loan, 2003).
2.9. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó làm thỏa
mãn hoặc vượt trên sự mong đợi của khách hàng với giá cả hợp lý.
Mô hình chất lượng sản phẩm của David Garvin chỉ ra 8 đặc tính để đánh giá chất
lượng sản phẩm như sau:
- Tính năng chính: đặc tính vận hành chính hay chức năng cơ bản của sản phẩm.
Một số tính năng được đánh giá tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh sử dụng.
- Tính năng đặc biệt: bổ sung cho tính năng cơ bản và là những tính năng tăng tính
hấp dẫn của sản phẩm, góp phần làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tạo sự khác
biệt về chất lượng.
- Độ tin cậy: xác suất sản phẩm bị hỏng hóc hoặc bị lỗi trong một khoảng thời gian
xác định. Tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá nhất là khoảng thời gian xảy ra lỗi
đầu tiên, thời gian trung bình giữa các lỗi và tần số xảy ra lỗi trong một đơn vị thời gian.
- Độ phù hợp: sự phù hợp trong thiết kế và vận hành so với các tiêu chuẩn đề ra.
- Độ bền: tuổi thọ của sản phẩm, được định nghĩa là thời gian sử dụng sản phẩm
trước khi nó bị giảm giá trị đến mức phải thay thế mà không sửa chữa.
- Độ tiện lợi: khả năng, thái độ và sự nhanh chóng trong việc sửa chữa, khắc phục
lỗi.
- Tính thẩm mỹ: hình dạng bên ngoài, màu sắc, đặc trưng của sản phẩm. Đây là đặc
tính mang tính chủ quan cao, phụ thuộc rất nhiều vào sở thích từng cá nhân.
- Nhận thức: khi khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm và dịch vụ, danh tiếng của
công ty là cơ sở duy nhất để họ so sánh giữa các nhãn hiệu. Đây là những đánh giá cảm
tính dựa trên những thông tin gián tiếp mà khách hàng có được thông qua các hoạt động
xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty, kinh nghiệm sử dụng trước đó...
3. Cơ sở thực tiễn
3.1. Sự hình thành, phát triểnvà cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường đại học thành viên
thuộc Đại học Huế (tên giao dịch tiếng Anh: Hue College of Economics – Hue
University) được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ
tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế. Trường đã trải qua nhiều giai
đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế nông nghiệp - Đại học Nông
nghiệp II Hà Bắc từ năm 1969.
Những mốc lịch sử quan trọng:
- 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc.
- 1984-1995: Khoa Kinh tế - Đại học Nông nghiệp II Huế.
- 1995-2002: Khoa Kinh tế - Đại học Huế.
- 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế.
Trong hơn 40 năm qua, Trường đại học Kinh tế đã có những bước phát triển
nhanh, vững chắc trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo. Đến nay
Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo:
15 chuyên ngành bậc đại học:
1. Kinh tế nông nghiệp 9. Kế toán doanh nghiệp
2. Kinh tế tài nguyên và môi trường 10. Kế toán - Kiểm toán
3. Kế hoạch - đầu tư 11.Tài chính – Ngân hàng
4. Kinh doanh nông nghiệp 12. Tin học kinh tế
5. Quản trị kinh doanh tổng hợp 13. Thống kê kinh doanh
6. Quản trị kinh doanh thương mại 14. Thống kê Kinh tế - Xã hội
7. Quản trị nhân lực 15. Kinh tế chính trị
8. Marketing
03 chuyên ngành thạc sỹ bao gồm:
1. Kinh tế nông nghiệp
2. Quản trị kinh doanh
3. Kinh tế chính trị
Một chuyên ngành tiến sỹ: Kinh tế nông nghiệp
Trong đó, ngành Kinh tế nông nghiệp là ngành đào tạo truyền thống của Trường
và là ngành đào tạo duy nhất khu vực miền Trung, Tây Nguyên có khả năng đào tạo tất
cả các bậc học từ cử nhân đến tiến sỹ.
3.1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi.
Sứ mệnh:
Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung
ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
khu vực miền Trung; Tây Nguyên và cả nước.
Tầm nhìn đến năm 2020:
Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trở thành một cơ sở đào
tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế
và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào top 10 trong các cơ sở đào tạo kinh tế và quản
lý ở Việt Nam. Tiến tới xây dựng Trường trở thành trường Đại học theo hướng nghiên
cứu.
Giá trị cốt lõi:
- Tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát huy sáng tạo, phát triển tài năng.
- Mang lại cho người học môi trường học tập, nghiên cứu tiên tiến để nâng cao
kiến thức, phát triển kỹ năng, sáng kiến lập nghiệp, cạnh tranh được về việc làm và cơ
hội học tập trong môi trường quốc tế.
- Coi trọng chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu xã hội
3.1.3. Cơ cấu tổ chức.
a. Ban giám hiệu
- Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát.
-Phó hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc và PGS.TS. Trần Văn Hòa
b. Cơ cấu tổ chức Trường
PHÒNG CHỨC NĂNG
KHOA CHUYÊN
MÔN
TRUNG TÂM
ĐẢNG ỦY
HỘI ĐỒNG KHOA
HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BAN GIÁM HIỆU TỔ CHỨC
ĐOÀN THỂ
3.2. Những lý luận chung về sinh viên trường Đại học kinh tế-Đại học Huế
- Với tổng số sinh viên 4 khóa là 5144 sinh viên, một số lượng lớn là khách hàng
của Honda và số sinh viên còn lại sẽ có xu hướng sử dụng xe máy, mua xe sau khi
ra trường hoặc là mua vào một thời điểm nào đó trong năm.
- Đa số sinh viên trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế là sinh viên ngoại tỉnh, thuộc
các tỉnh lân cận từ Thanh Hóa vào tới Quảng Trị mức sống của người dân chưa
cao, việc sử dụng xe máy Air Blade phải chịu khoản chi phí khá cao so với mức
thu nhập mà họ kiếm được.
- Sinh viên Kinh tế năng động trẻ trung và dòng xe Air Blade được các bạn trẻ đón
nhận không chỉ sinh viên Kinh tế mà các bạn sinh viên trong khu vực Đại học Huế
cũng rất thích mẫu xe máy này. Điều này tạo thành xu hướng của giới trẻ, nhất là
giới sinh viên luôn hướng mình tới cái đẹp, cái giá trị mà họ cảm thấy xứng đáng
để bỏ ra khoản tiền lớn để chi trả. Có thể hiện tại họ không mua nhưng việc họ yêu
-Phòng tổ chức hành
chính
-Phòng đào tạo Đại học -
công tác sinh viên
-Phòng khoa học công
nghệ - Hợp tác quốc tế -
Đào tạo sau Đại học
-Phòng kế Hoạch Tài
chính
-Phòng khảo thí và Đảm
bảo chất lượng giáo dục
-Trung tâm thông tin thư
viện
-Khoa Kinh tế và
Phát triển
-Khoa Quản trị Kinh
doanh
-Khoa Kế toán Tài
chính
-Khoa Hệ thống
Thông tin kinh tế
- Khoa kinh tế chính
trị
-Trung tâm Dịch
thuật
-Trung tâm Hỗ trợ
sinh viên và Quan
hệ doanh nghiệp
thích nhãn hiệu xe Air Blade điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc quyết định mua xe
của họ sau khi ra trường.
- Với 1306 sinh viên k46 trên tổng số 5144 sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đại
học Huế (Nguồn tinchi.hce.edu.vn), đủ để thấy khách hàng là sinh viên chiếm một
số lượng lớn; có những sinh viên đang sử dụng và có những sinh viên sẽ mua xe
sau khi ra trường, đó là lượng khách hàng tiềm năng nếu Honda biết chăm sóc từ
bây giờ và làm cho những thượng đế này chú ý đến Honda.
Chương 2: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại Học Kinh Tế- Đại Học
Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
là sinh viên đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda
1. Giải pháp về marketing
1.1. Giải pháp đồng bộ
- Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của bộ phận marketing.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên một cách có chiều sâu.
- Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch.
-Thiết kế về mặt chiến lược.
1.2. Giải pháp trong hoạt động marketing mix.
- Chiến lược sản phẩm: Nâng cao chất lượng, bổ sung thêm những tính chất mới
cho sản phẩm và cải tiến kiểu dáng.
- Chiến lược giá: kiểm soát mức giá không để quá cao, có thể hạ giá để khuyến
khích người mua hàng.
- Chiến lược kênh phân phối: mở rộng phạm vi phân phối và xây dựng các kênh
phân phối mới.
- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: tăng cường hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán,
đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng bán hàng trực tiếp hiệu quả hơn.
* Các công cụ của xúc tiến hỗn hợp:
a. Quan hệ công chúng :
- Đối với tổ chức sự kiện: Khi các sản phẩm mới ra đời hay có sự thay đổi mẫu mã kiểu
dáng thì công ty sẽ tổ chức các buổi giới thiệu triển lãm. Thường xuyên tổ chức các sự
kiện thể thao hay chương trình thời trang do Honda tài trợ nhưng phải gắn với nhãn hàng
là Air Blade.
- Đối với tin tức: Báo chí phải sử dụng là công cụ truyền tin nhanh chóng. Những thông
tin mới nhất về sản phẩm phải được cập nhật liên tục.
- Đối với hoạt động công ích: Tiếp tục gắn hình ảnh của Air Blade với các hoạt động
tuyên truyền an toàn giao thông.
b. Quảng cáo:
- Chuyển từ quảng cáo truyền tin sang quảng cáo tạo sự ưa thích sản phẩm.
- Về thông điệp quảng cáo: Nên thay đổi hình ảnh quảng cáo. Sử dựng các tông màu xe
khác nhau để tránh sự trùng lặp gây nhàm chán cho khách hàng. Công ty có thể sử dụng
các vận động viên thể thao, người mẫu nổi tiếng hay những người thành đạt trẻ tuổi làm
đại diện. Trang phục sử dụng trong quảng cáo phải thời trang, thể hiện được cái tôi của
người sử dụng nhưng vẫn hài hòa với mầu sắc của xe. Nội dung quảng cáo cần nhấn
mạnh những điểm khác biệt như bình xăng được thiết kế nằm ngang… Và các thông tin
về bảo hành dịch vụ đi kèm. Có thể lựa chọn thay đổi phương tiện truyền thông:
- Quảng cáo nhiều trên các kênh truyền hình cáp.
- Sử dụng quảng cáo ngoài trời nhiều hơn.
c. Khuyến mãi:
Vì bảo hành là công cụ quan trọng nhất nên có thể thêm một số dịch vụ mới miễn
phí. Tặng quà cho khách hàng những vật có giá trị, loại quà tặng đa dạng hơn. Tổ chức
các trò chơi trúng thưởng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn.
d. Bán hàng trực tiếp:
Xây dựng đội ngũ bán hàng riêng cho dòng xe Air Blade tại các cửa hàng lớn. Và
phải luôn có nhân viên tư vấn, bảo hành tham gia hỗ trợ hoạt động bán hàng.
1.3. Tuyển chọn nhân viên tiêuthụ đạt hiệu quả
Trong tổ chức quản lý, khâu nên chú trọng là khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhân viên
tiêu thụ là chủ thể thực hiện hiệu quả tiêu thụ của doanh ngiệp. Xây dựng đội ngũ nhân
viên mạnh rất có lợi cho cấu trúc ưu thế cạnh tranh. Muốn phát triển mạnh phải tiến hành
điều chỉnh nhân viên, điều chỉnh tính chất lưu chuyển như: mở rộng biên chế, tăng cường
vị trí và bổ sung nhân viên. Yêu cầu nhân viên đó phải có tố chất tổng hợp cá nhân, năng
lực nghiệp vụ buôn bán, sản phẩm và giao tiếp tốt với giới trẻ.
Tuyển thêm nhân viên đạt yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, có
kinh nghiệm phù hợp lĩnh vực cần tuyển dụng. Đào tạo nhân viên có thêm kiến thức,
trình độ để kịp thời đáp ứng công việc theo yêu cầu. Khuyến khích nhân viên tự rèn
luyện nâng cao tay nghề.
Bộ phận bán hàng phải có những chiến binh bất khả chiến bại trên thị trường. Giao
tiếp với khách hàng là sinh viên, yêu cầu mỗi nhân viên bán hàng phải tự trang bị cho
mình những kỹ năng thuyết trình, thuyết phục khiếu nói chuyện hài hước, hiểu tâm lý
khách hàng và lắng nghe suy nghĩ của khách hàng. Thay vì nhân viên bán hàng cứ mãi
mê ca ngợi về sản phẩm của doanh nghiệp mình mà quên đi nghĩa vụ của mình là mang
lại sự hài lòng cho những thượng đế.
1.4. Có chính sách khuyến khích sáng tạo, sáng kiến trong doanh nghiệp
Có chế độ thưởng sáng kiến, sáng tạo giải pháp kỷ thuật mới, giải pháp quản lý
mới, cách thức tiêu thụ sản phẩm thể hiện dưới dạng văn bản đề xuất bằng văn bản hoặc
bằng miệng, báo cáo kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm.
1.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng
Trước hết, phải có được đội ngũ khách hàng nội bộ trung thành. Có một thực tế là
những công ty gây dựng được lòng trung thành cao của khách hàng thì nhân viên của
công ty cũng rất trung thành. Gần như không thể xây dựng lòng trung thành của khách
hàng với một đội ngũ nhân viên luôn thay đổi. Bởi vì khách hàng mua hàng theo mối
quan hệ và sự quen biết. Họ muốn mua hàng từ những người đã quen biết và nắm được
sở thích của họ. Muốn vậy, ngoài việc đào tạo cho nhân viên có một trình độ chuyên môn
tốt, công ty cần có sự quan tâm đúng mức tới mỗi cá nhân, khen thưởng nghiêm minh.
Tạo mọi cơ hội cho nhân viên có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, tạo mối
trường làm việc tốt để nhân viên làm việc phấn khởi hơn, tạo mối quan hệ tốt giữa các
cấp để tạo sức mạnh đoàn kết giữa anh em trong doanh nghiệp. Cần có những chế độ
khuyến khích tự mỗi bản thân nhân viên có thể quảng bá cho sản phẩm xe máy Air Blade
của công ty Honda Việt Nam dưới mọi hình thức phương tiện khác nhau như truyền
miệng, facebook, yahoo, …
Công ty cần mở những đợ thăm dò thị trường để có những hiểu biết về lòng trung
thành của khách hàng. Có thể tận dụng nguồn lực là đội ngũ học sinh, sinh viên dồi dào
học tập ở các trường học trên địa bàn Thành phố Huế để tiến hành khảo sát tiếp cận thăm
dò để biết được mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm để có những điều chỉnh kịp
thời.
Giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của khách hàng luôn làm họ thấy thỏa mãn và hài
lòng với sản phẩm mà mình đang sử dụng, vì vậy cũng góp phần làm nâng cao lòng trung
thành của khách hàng hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thách thức lớn nhất của
các doanh nghiệp chính là vấn đề năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được thể hiện
thông qua mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Thật vậy, mức độ hài lòng
của người tiêu dùng, ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thắng bại
trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại của từng tổ chức nói riêng cũng như sự thành công
hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.
Qua một thời gian tìm hiểu về thực trạng mức độ hài lòng của dòng xe Air Blade
của hãng Honda cho thấy Honda đã xây dựng cho mình một chiến lược riêng, đó là việc
Honda tham gia quảng cáo hãy đội mũ bảo hiểm, an toàn giao thông, làm nhà bảo trợ cho
các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội…nhằm mục đích xây dựng thương hiệu gắn với
người tiêu dùng Việt Nam. Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam vào hãng
Honda ngày càng cao lý do Honda đã có trách nhiệm với khách hàng và xã hội.
Dòng xe Air Blade chỉ tập trung vào phân khúc có thu nhập cao và khá cao, giành
cho những người giàu có, thu nhập khá giả. Việc những người thu nhập thấp có cơ hội sở
hữu một chiếc Air Blade là rất ít ỏi.
Air Blade chỉ thích hợp với việc lưu thông trên nền đường nhựa và sử dụng vào
mục đích học tập, đi làm, đi chơi là chính. Còn việc chuyên chở hay lưu thông trên các
nền đường đất thì không phù hợp.
2. Kiến nghị
Ngành sản xuất xe gắn máy nói chung và sản xuất Air Blade nói riêng đang trên đà
phát triển cùng với nhu cầu đi lại ngày một tăng cao của người dân. Song vẫn tồn tại
những bất cập, như sản xuất đại trà, cung cách phục vụ của nhân viên, hậu mãi, khuyến
mãi… Do đó, muốn nâng cao mức độ hài lòng của dòng xe Air Blade cần có những chiến
lược toàn diện hơn. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã đề ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Nhà nưóc
Nhằm đưa ngành sản xuất xe máy phát triển hơn, chất lượng dịch vụ nâng cao và
việc đưa các sản phẩm mới tung ra thị trường cần được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo
quyền lợi cũng như tính mạng của người tiêu dùng là người dân Việt Nam. Ngăn cấm các
tình trạng xe nhập lậu, xe quá cũ vẫn cho lưu thông trên đường. Tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho người dân Việt Nam dù là khách hàng ở phân khúc nào cũng có khả năng sử
dụng xe. Đảm bảo mức chi trả, chất lượng và sự thuận tiện khi sử dụng.
2.2. Đối với công ty Honda
- Tiếp tục quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm
- Hoàn thiện và đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất, công nghệ để sản xuất ra
được những dòng xe mới, thỏa mãn nhu cầu khách hàng phù hợp với mức thu nhập của
người tiêu dùng Việt Nam.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện với khách hàng, tận tâm với
công việc.
- Thường xuyên tham gia các hội trợ triển lãm và các diễn đàn kinh tế để nắm bắt
được sự thay đổi của thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các
chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi hơn nữa và đặc biệt cần có nhiều chính sách
un đãi cho khách hàng hơn đề thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng về dòng xe Air
Blade thế hệ mới và tất cả các sản phẩm của Honda. Nếu được chọn để phục vụ thì không
nên bỏ sót một vị thương đế nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH, LUẬN VĂN
1. Bùi Nguyên Hùng- Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004). Quản lý chất lượng. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM
2. Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Nhà xuất bản thống kê.
3. Nguyễn Văn Dung ( 2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, nhà xuất
bản tài chính.
4. Tài liệu hướng dẫn học Phương pháp nhiên cứu trong kinh doanh của Thầy Hồ Sỹ
Minh (2013)
5. Tài liệu hướng dẫn học Hành Vi Khách Hàng của Thầy Tống Viết Bảo Hoàng
(2013)
TRANG WEB
1. http://www.crmvietnam.com
2. http://www.docjax.corn
3. Wikipedia
4. http://www. ducjax. Com
5. http://www.honda.com.vn
6. http://www.bachkhoatoanthumo.com.vn
Mã phiếu………
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào anh (chị)!
Chúng tôi là nhóm sinh viên khóa 46, chuyên ngành Quản trị kinh doanh Tổng
Hợp – trường Đại Học Kinh Tế Huế. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế Huế sau khi sử dụng dòng xe
AIR BLADE của hãng HONDA”. Kính mong anh (chị) dành chút thời gian giúp chúng
tôi hoàn thành phiếu điều tra. Sự giúp đỡ quý báu của anh (chị) là điều kiện quan trọng để
chúng tôi có thể thực hiện được đề tài. Chúng tôi cam đoan mọi thông tin chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật!
Phần I: Thông tin chính:
Câu 1. Anh (Chị) vui lòng cho biết anh (Chị) đã từng sử dụng xe AIR BLADE của
hãng HONDA không?
 Có sử dụng  Không ( Dừng phỏng vấn )
Câu 2. Anh (chị) có thường xuyên đi xe AIR BLADE của hãng HONDA hay
không? (khoảng bao nhiêu lần/tuần?)
 (6-7 ngày/tuần) Thường xuyên  (3-5 ngày/tuần) Thỉnh thoảng  (0-2 ngày/tuần) Ít
khi
Câu 3. Anh (chị) thường đi xe AIR BLADE của hãng HONDA với mục đích gì?
 Đi làm, đi học  Đi chơi
 Phương tiện làm việc  khác (xin ghi rõ:………………………...)
Câu 4: Anh (Chị) biết tới sản phẩm xe AIR BLADE của hãng HONDA này thông
qua những nguồn thông tin nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)
 Quảng cáo truyền hình  Người thân, bạn bè
 Đại lý phân phối xe gắn máy của hãng HONDA  Chạy thử
 Khác( ghi rõ...................................)
Câu 5. Mức độ quan tâm của anh (Chị) khi lựa chọn xe, sắp xếp theo thứ tự tăng
dần thứ tự mức độ quan tâm từ 1 tới 5 ( 1 Rất không quan tâm; 2 Không quan tâm;
3 Bình thường; 4 Quan tâm; 5 Rất quan tâm)
 Các chương trình khuyến mãi  Dịch vụ khách hàng  Đặc tính của xe
 Giá cả  Thương hiệu nổi tiếng
Câu 6: Anh (Chị) cảm nhận như thế nào sau khi sử dụng dòng xe AIR BLADE của
hãng HONDA? (1. Rất không tốt; 2. Không tốt; 3. Trung lập; 4. Tốt; 5. Rất tốt)
SẢN
PHẨM
Kích cỡ
1 2 3 4 5
Màu sắc
1 2 3 4 5
Kiểu dáng
1 2 3 4 5
Trọng lượng
1 2 3 4 5
Tốc độ
1 2 3 4 5
An toàn khi đi 1 2 3 4 5
Độ bền 1 2 3 4 5
Mức tiêu hao xăng 1 2 3 4 5
DỊCH VỤ
Tư vấn sử dụng 1 2 3 4 5
Bảo hành, sửa chữa 1 2 3 4 5
Quà tặng, phụ tùng đi kèm 1 2 3 4 5
Câu 7: Anh (Chị) kì vọng (mong đợi) như thế nào về sản phẩm xe AIR BLADE của
hãng HONDA? (1. Rất không kì vọng; 2. Không kì vọng; 3. Trung lập; 4. Kì vọng;
5. Rất kì vọng)
SẢN
PHẨM
Kích cỡ
1 2 3 4 5
Màu sắc
1 2 3 4 5
Kiểu dáng
1 2 3 4 5
Trọng lượng
1 2 3 4 5
Tốc độ
1 2 3 4 5
An toàn khi đi 1 2 3 4 5
Độ bền 1 2 3 4 5
Mức tiêu hao xăng 1 2 3 4 5
DỊCH VỤ Tư vấn sử dụng 1 2 3 4 5
Bảo hành, sửa chữa 1 2 3 4 5
Quà tặng, phụ tùng đi kèm 1 2 3 4 5
Câu 8. Anh (chị) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đặc tính dòng xe AIR
BLADE của hãng HONDA?
Yếu tố Rất
không
quan
trọng
(1)
Không quan
trọng (2)
Bình thường
(3)
Quan
trọng
(4)
Rất quan
trọng (5)
Động cơ
Kiểu dáng
Mức tiêu hao xăng
Dễ dàng điều khiển
An toàn khi đi
Câu 9. Anh (chị) đánh giá như thế nào về một số yếu tố sau khi sử dụng xe AIR
BLADE của hãng HONDA?
Yếu tố Kém
(1)
Không tốt
(2)
Bình thường
(3)
Tốt (4) Rất tốt
(5)
Khả năng thích nghi với các
dạng địa hình
Sự an toàn khi đi
Mức tiết kiệm nhiên liệu
Mức độ ổn định của xe
Khả năng sữa chữa, thay thế
phụ tùng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Thái độ nhân viên
Câu 10.Anh (chị) hãy đánh giá mức độ hài lòng của anh (chị) sau khi sử dụng dòng
xe AIR BLADE của hãng HONDA
 Rất hài lòng  Hài lòng  Trung lập
 Không hài lòng  Rất không hài lòng
Câu 11: Anh (chị) có ý kiến nào giúp dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA nâng
cao sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng?
- Về chất lượng xe: .........................................................................................................................
- Về các chương trình khuyến mãi: ..............................................................................................
- Về
giá:...................................................................................................................................
- Về dịch vụ chăm sóc khách
hàng:.........................................................................................
- Khác ( ghi rõ ):...............................................................................................................
Phần II. Thông tin cá nhân:
Họ và tên:………………………………Khóa:…………………. giới tính:……………..
Tuổi:……..
SĐT:……………………
Địa chỉ:………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn!

Contenu connexe

Tendances

Quản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptxQuản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptx
Dat Le Tan
 
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docxDự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
QuangTri10
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
thewindcold
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Quynh Anh Nguyen
 

Tendances (20)

Quản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptxQuản trị chiến lược HSG - pptx
Quản trị chiến lược HSG - pptx
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
 
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docxDự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
Dự án cuối kỳ môn Logistics Quốc tế.docx
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành truyền thông. CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành truyền thông. CHỌN LỌC200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành truyền thông. CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành truyền thông. CHỌN LỌC
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT H...
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT H...NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT H...
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT H...
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếu
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 

Similaire à đáNh giá sự hài lòng của sinh viên đại học kinh tế sau khi sử dụng dòng xe air lade của hảng honda

02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
MyMy Trinh
 
Nghiên cứu__Đề án KAWAI
Nghiên cứu__Đề án KAWAINghiên cứu__Đề án KAWAI
Nghiên cứu__Đề án KAWAI
Tung Duong Duc
 
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong bietbai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
ThinNguyn517573
 
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lamKhao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
daiphong611
 

Similaire à đáNh giá sự hài lòng của sinh viên đại học kinh tế sau khi sử dụng dòng xe air lade của hảng honda (20)

02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
 
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdfnhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
 
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
 
Nghiên cứu__Đề án KAWAI
Nghiên cứu__Đề án KAWAINghiên cứu__Đề án KAWAI
Nghiên cứu__Đề án KAWAI
 
Luận văn nghiên cứu sự hài lõng Của nhân viên tại công ty tài chính trách nhi...
Luận văn nghiên cứu sự hài lõng Của nhân viên tại công ty tài chính trách nhi...Luận văn nghiên cứu sự hài lõng Của nhân viên tại công ty tài chính trách nhi...
Luận văn nghiên cứu sự hài lõng Của nhân viên tại công ty tài chính trách nhi...
 
Nhóm mk9120
Nhóm mk9120Nhóm mk9120
Nhóm mk9120
 
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong bietbai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
 
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lamKhao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
Khao sat nhu cau nang cao kien thuc cua nguoi di lam
 
Xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu cho Đại học Đông Á Đ...
Xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu cho Đại học Đông Á Đ...Xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu cho Đại học Đông Á Đ...
Xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu cho Đại học Đông Á Đ...
 
3
33
3
 
Luận Văn Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ C...
Luận Văn Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ C...Luận Văn Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ C...
Luận Văn Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ C...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhấtCơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng hay nhất
 
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ...
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ...Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ...
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 

Plus de Tấn Quốc (6)

NGƯỜI VIỆT NAM HỒN VIỆT NAM
NGƯỜI VIỆT NAM HỒN VIỆT NAM NGƯỜI VIỆT NAM HỒN VIỆT NAM
NGƯỜI VIỆT NAM HỒN VIỆT NAM
 
đề Cương sơ bộ thực tập nghề nghiệp 2014 (PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ...
đề Cương sơ bộ thực tập nghề nghiệp 2014 (PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ...đề Cương sơ bộ thực tập nghề nghiệp 2014 (PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ...
đề Cương sơ bộ thực tập nghề nghiệp 2014 (PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ...
 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TRÁ...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TRÁ...PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TRÁ...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TRÁ...
 
Phan tich va_xu_ly_so_lieu_bang_spss (1)
Phan tich va_xu_ly_so_lieu_bang_spss (1)Phan tich va_xu_ly_so_lieu_bang_spss (1)
Phan tich va_xu_ly_so_lieu_bang_spss (1)
 
ôNg vũ
ôNg vũôNg vũ
ôNg vũ
 
Suy nghi va_lam_giau
Suy nghi va_lam_giauSuy nghi va_lam_giau
Suy nghi va_lam_giau
 

đáNh giá sự hài lòng của sinh viên đại học kinh tế sau khi sử dụng dòng xe air lade của hảng honda

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ SAU KHI SỬ DỤNG DÒNG XE AIR BLADE CỦA HÃNG HONDA” GVHD: Thầy Hồ Sỹ Minh Nhóm N10 Lớp (N01) 1. Đoàn Thị Ngọc Hương 2. Trương Quốc Tấn 3. Lê Thị Thu Hằng 4. Lê Thị Kim Oanh 5. Lê Văn Sang 6. Hà Văn Vũ 7. Đặng Thị Thùy Nhung Huế, 01/03/2014
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình lựa chọn, tìm hiểu và đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ cũng như những sự động viên, những góp ý rất có ích để tiếp thêm cho chúng tôi niềm tin, động lực và nguồn thông tin để có thể hoàn thành được đề tài này. Trước hết nhóm nghiên cứu của chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy Hồ Sỹ Minh, người đã đặt cho chúng tôi những nền móng đầu tiên để thực hiện đề tài này, người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cho chúng tôi, cũng như đã luôn theo sát, động viên và có những ý kiến đóng góp để chúng tôi đi đúng hướng và đạt được kết quả như ngày hôm nay. Thông qua đây nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cám ơn tới toàn thể các thầy cô nhà trường đã dạy dỗ và truyền cho chúng tôi những tri thức mới, kiến thức mới để có thể bổ sung vào vốn kiến thức còn yếu kém của mình, mặt khác chính thầy cô là những người đã tạo ra cơ hội cho sinh viên nói chung và nhóm nghiên cứu của chúng tôi nói riêng được thể hiện mình, trau dồi kiến thức để có thể áp dụng thật tốt vào thực tiễn cuộc sống. Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn toàn thể các bạn, các anh/chị là sinh viên trường Đại học kinh tế-Đại học Huế đã và đang sử dụng dòng xe máy Air Blade của hãng HonDa đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, đặc biệt là trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu cũng như quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan. Cuối cùng nhóm chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn quan sát và ở bên cạnh chúng tôi, động viên, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để chúng tôi có thêm động lực học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
  • 3. Vì đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên mà nhóm chúng tôi cùng nhau thực hiện do đó sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Chúng tôi rất mong nhận những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn cũng như những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu này để chúng tôi có thể có những điều chỉnh làm cho đề tài này hoàn chỉnh và có thêm kinh nghiệm cho các đề tài nghiên cứu sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế- xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Việc nắm bắt và hiểu được nhu cầu của con người là điều mà bất cứ nhà quản trị nào cũng mong muốn. Trên thực tế chẳng có nhà quản trị nào tài ba đến mức có thể hiểu được sự thay đổi nhu cầu của con người qua từng thời điểm. Để biết và hiểu được chính xác thời điểm hiện tại con người cần gì? người ta chỉ có một cách là điều tra, nghiên cứu. Sự canh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, khách hàng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, doanh nghiệp nào cũng đều muốn bán được nhiều sản phẩm nhất. Doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ của khách hàng là doanh nghiệp chiến thắng. Vì thế việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết cho sự sống còn của một doanh nghiệp. Trong nhịp sống hiện đại như hiện nay, con người giành hầu hết thời gian cho công việc, tất cả họ đều hướng vào sự tiện lợi từ các sản phẩm mang tính hữu ích, gọn gàng, bền và đẹp. Trong khi đó, HonDa là thương hiệu xe máy chiếm tới 65% thị phần tại thị trường Việt Nam (Nguồn thống kê 2012). Thương hiệu được người tiêu dùng Việt ưa chuộng và tín nhiệm vì chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với mức sống đại đa số người dân. Phục vụ nhu cầu đi lại của một số lượng lớn người dân Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc. Honda Việt Nam cũng là một doanh nghiệp rất quan tâm đến khách hàng. Điều này được công ty khẳng định như sau: “Ngay từ khi thành lập năm 1996 Honda Việt Nam đã hoạt đọng theo nguyên tắc sự phát triển của công ty luôn gắn liền với sự phát triển của cộng đồng…Honda Việt Nam nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Chúng tôi đã mở rộng sản lượng sản phẩm sản xuất và năng lực sản xuất phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và nhiều hoạt động khác để có thể vượt trên cả sự mong
  • 5. đợi của khách hàng, đóng góp cho sự phát triển của nền công nghiệp đất nước” (Trích “Honda Việt Nam-Công dân tích cực của đất nước ” của ông Koji Onishi-Tổng giám đốc công ty Honda Việt Nam). HonDa đang dần khẳng định mình trên thị trường xe máy tại Việt Nam, dẫn đầu thị phần và theo sau luôn có các đối thủ cạnh tranh chất lượng và mẫu mã rất được người tiêu dùng chú ý trong những năm gần đây đó là Yamaha, Suzuki,…Việc HonDa đưa dòng xe Air Blade vào thị trường Việt Nam đã tạo nên một thành công lớn cho hãng xe máy nổi tiếng Nhật Bản. Với mục đích đánh giá sự hài lòng của khách hàng là sinh viên sau khi sử dụng dòng xe Air Blade, vậy nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ SAU KHI SỬ DỤNG DÒNG XE AIR BLADE CỦA HÃNG HONDA’’ để thực hiện trong quá trình học tập học phần Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh. 2. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Vấn đề nghiên cứu - Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế cảm nhận như thế nào đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda? - Sinh viên Đại học Kinh Tế-Đại học Huế kỳ vọng gì ở dòng xe Air Blade của hãng Honda? - Mức độ đáp ứng của dòng xe Air Blade của hãng Honda đối với những kỳ vọng đó như thế nào? - Sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh Tế- Đại học Huế sau khi sử dụng xe Air Blade của hãng Honda? 3. Mục tiêunghiên cứu
  • 6. 3.1 Mục tiêuchung Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên đại học kinh tế- Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp trong phân khúc thị trường sinh viên của doanh nghiệp. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu sự kỳ vọng của sinh viên Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda - Xác định sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế- Đại học Huế sau khi sử dụng xe Air Blade của hãng Honda - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda - Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế-Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Giảng đường A, B, C tại trường Đại học kinh Tế-Đại học Huế, độ tuổi 18- >23 tuổi, học tập tại trường đại học kinh tế-Đại học Huế, đã và đang sử dụng dòng xe Air Blade. - Về thời gian: Ngày 10/02- đến ngày 05/04/2014 5. Thiết kế nghiên cứu - Theo mục tiêu nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc loại nghiên cứu mô tả.
  • 7. - Đối tượng của nghiên cứu mô tả là “phác họa đặc điểm chính xác của người, sự kiện, hay tình huống” (Robson, 2002:59, [1]) - Nghiên cứu này được thiết kế để mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là sinh viên, cung cấp thông tin để xác định đó là những yếu tố gì, mức độ ảnh hưởng và đánh giá của khách hàng về các yếu tố đó như thế nào. - Phương án nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ điều tra sơ bộ đến điều tra chính thức, cụ thể như các bước trong hình sau: 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các thông tin cần thu thập -Mức độ sử dụng thường xuyên xe máy Air Blade của Khách hàng. -Mục đích sử dụng xe máy của khách hàng. -Khách hàng biết đến sản phẩm qua những nguồn thông tin nào. -Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng. -Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên. - Những ý kiến của sinh viên về một số yếu tố mà hãng Honda cần cải tiến để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về thương hiệu Honda. 6.2. Cách thu thập dữ liệu 6.2.1. Dữ liệu thứ cấp Điều tra sơ bộ bộ Điều tra chính thức Chỉnh sửa và điều tra thử Thiết kế bảng hỏi sơ bộ Thu thập dữ liệu Thiết kế nghiên cứu Xác định vấn đề Nghiêncứu Phân tích dữ liệu Xử lý số liệu Mãhóa, nhập và làm sạch dữ liệu Tiến hành điều tra chính Tính kích cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu
  • 8. - website http://www.crmvietnam.com - http://www.docjax.corn - Wikipedia - http://www. ducjax. Com - Tham khảo trên các website liên quan; luận văn, khóa luận từ thư viện trường đại học kinh tế Huế; một số đề tài tương tự. 6.2.2. Dữ liệu sơ cấp - Tiến hành thu thập thông tin thông qua phát phiếu điều tra cho sinh viên trường đại học kinh tế-đại học Huế sau khi sử dụng xe Air Blade của hãng Honda. - Cách chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu xác suất theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng. Trong 4 khóa của trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế, chọn ra ngẫu nhiên 1 khóa để khảo sát, trong khóa điều tra các bạn sinh viên ở 5 khoa khác nhau. - Chọn sai số thống kê là 𝜀 = 0.03, độ tin cậy là 95%. Áp dụng công thức tính độ lớn mẫu, có: 𝜀= Zα/2 x √ 𝑝(1−𝑝) 𝑛  0.03 = 1.96 x √ 0.95×0.05 𝑛 => n = 203 Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực… nên nhóm chỉ tiến hành điều tra 100 bảng hỏi và tiến hành điều tra sinh viên khóa k46 gồm 1306 sinh viên trên tổng số 5144 sinh viên, của 5 khoa (Kinh tế chính trị, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán-tài chính, Kinh tế&phát triển) - Cách điều tra: Phát bảng hỏi. - Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu. Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm tương ứng để xử lý và phân tích. Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân phối chuẩn, công cụ phân tích là sử dụng phần
  • 9. mềm thống kê SPSS18, Excel. Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu và các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu. Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận về sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda cũng như các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên để từ đó đưa ra những định hướng giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với xe máy Air Blade. - Thống kê mô tả -Sử dụng thống kê mô tả Descriptives để mô tả đối tượng nghiên cứu ( giới tính, khóa học) -Sử dụng thống kê Statistics trong tần suất Frequencies -Sử dụng tần suất Frequencies Kiểm định các giả thuyết thống kê [1] Research Method for Business Students – 4th Edition – Mark Saunders [2] http://vi.wikipedia.org [3] http://www.mbavn.org PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1. Giới thiệuchung về dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA 1.1. Những lý luận chung về hãng Honda Honda là hãng xe máy dẫn đầu thị phần tại Việt Nam, giành trọn vẹn lòng tin và uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam. Để so sánh một cách đơn giản khi sử dụng xe, đó là việc người dân hay truyền miệng nhau rằng xe máy Honda sẽ tiết kiệm xăng hơn là sử dụng xe máy Yamaha. Chiếc xe máy Honda đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là vào năm 1967. Và dần dần xe máy đã trở thành phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam từ 18 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị
  • 10. trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Honda Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất xe máy ở Việt Nam đều ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. 1.2. Những lý luận chung về dòng xe Air Blade (Nguồn: http://www.honda.com.vn/vn/xe-may/bang-gia-xe/) Air Blade 125 (Phiên bản tiêu chuẩn) 37.990.000 Air Blade 125 (Phiên bản cao cấp) 38.990.000 Air Blade 125 (Phiên bản cao cấp đặc biệt) 39.990.000 Air Blade FI Magnet 38.990.000 Air Blade FI 2011 (phiên bản thể thao) 37.990.000 Air Blade FI 2011 (phiên bản tiêu chuẩn) 36.990.000 Air Blade là dòng xe khá mới tại thị trường Việt Nam, số lượng người sử dụng dòng xe này khá nhiều và mục đích sử dụng vô cùng phong phú. Với những nhiều kiểu dáng đẹp mắt, mẫu mã ấn tượng, màu sắc đủ cho người tiêu dùng lựa chọn. Điều đó đã tạo nên thành công cho Honda tại Việt Nam. Air Blade tấn công vào phân khúc giành cho người giàu có, tầng lớp trung lưu khá giả. Đây là 2 phân khúc mà sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn 2. Cơ sở lý luận 2.1. Sự mong đợi của khách hàng - Giá trị mong đợi (kỳ vọng) Giá trị mong đợi (kỳ vọng) đối với một sản phẩm, nhãn hiệu là những kỳ vọng vào
  • 11. những lợi ích do tiêu dùng nhãn hiệu, hàng hóa đó mang lại. Cụ thể, đó là những mong đợi về các thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng định rõ cần phải được đáp ứng hoặc phải vượt trội hơn để đạt được sự thoả mãn khách hàng. Những kỳ vọng của khách hàng gồm hai loại: + Thứ nhất, những kỳ vọng (mong đợi) của khách hàng được thể hiện (Expressed Customer Expectations): là những yêu cầu được viết ra trên hợp đồng và được sự đồng ý của hai bên, chẳng hạn như sự phân loại sản phẩm, những yêu cầu phân phối... Việc thực hiện của nhà cung cấp dựa vào những yêu cầu này hầu hết có thể tính được một cách trực tiếp. + Thứ hai, những kỳ vọng (mong đợi) của khách hàng không được thể hiện (Implied Customer Expectations): tuy không được viết hoặc nói ra nhưng đó là những gì mà kháhch hàng trông chờ nhà cung cấp đáp ứng. Chẳng hạn, khách hàng sẽ trông mong người đại diện của dịch vụ sẽ ghé qua chỗ họ để lấy thông tin và cố gắng giải quyết những vướng mắc tại chỗ. 2.2. Sự hài lòng của khách hàng: - Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ. - Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng. Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh. Mức độ hài lòng cao có thể đem lại nhiều lợi ích bao gồm:
  • 12. - Lòng trung thành: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao là một khách hàng trung thành. Một khách hàng rất hài lòng thì khả năng gấp 6 lần có thê trở thành khách hàng trung thành và tiếp tục mua sản phấm hoặc giới thiệu sản phẩm so với khách hàng chỉ ở mức độ hài lòng. Lòng trung thành tăng 5% có thể làm tăng lợi nhuận 25%-85%. - Tiếp tục mua thêm sản phẩm: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ tiếp tục mua thêm sản phấm. - Giới thiệu cho người khác: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ kể cho gia đình và bạn bè về sản phẩm và dịch vụ đó. Một khách hàng hài lòng sẽ kể cho 5 người khác nghe. - Giảm chi phí: một khách hàng có mức độ hài lòng cao tổn ít chi phí đế phục vụ hơn một khách hàng mới. - Giá cao hơn: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm hay dịch vụ đó. - Duy trì sự lựa chọn: Một khách hàng có mức độ hài lòng cao ít có khả năng thay đổi nhãn hiệu 2.3. Hành vi sau khi mua Hành vi sau khi mua là một chuỗi các hành vi sau khi người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu hành vi sau khi mua giúp doanh nghiệp hiểu biết được cách thức tiêu dùng sản phẩm; tần suất tiêu dùng và mức độ tiêu dùng sản phẩm; cách thức loại bỏ sản phẩm sau khi tiêu dùng; mức độ thỏa mãn sau khi tiêu dùng; hành vi mua lặp lại và sự truyền miệng của khách hàng. Mô hình đánh giá hành vi sau khi mua Theo mô hình này, đánh giá hành vi sau khi mua của khách hàng được thực hiện thông qua 4 bước: Bước 1, đánh giá hành vi sử dụng sản phẩm của khách hàng.
  • 13. Bước 2, đánh giá hành vi của khách hàng đối với sản phẩm sau khi sử dụng xong. Bước 3, đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng. Bước 4, đánh giá lòng trung thành của khách hàng sau khi mua và sử dụng.
  • 14. Sơ đồ 1: Mô hình tiến trình mua và tiêu dùng của khách hàng Sơ đồ 2: Các bước đánh giá hành vi sau khi mua của khách hàng hàng Các phản ứng của khách hàng sau khi mua sản phẩm: 2.3.1. Sự phân vân, nghi ngờ của người mua:  Hành động này đã diễn ra thì họ không thể thay đổi được ( họ nghi ngờ về quyết định của mình)  Có nhiều sự lựa chọn khác có thể thay thế cho hoạt động đã đưa ra  Thái độ của người khác về quyết định mua của họ làm họ nghi ngờ đến sự thông thái trong tiêu dùng của mình, nghi ngờ mình có thể bị rủi ro vì quyết định này.  Giải pháp giúp giảm sự phân vân, nghi ngờ của khách hàng:  Lời cảm ơn và lời hứa đảm bảo của người bán.  Sách hướng dẫn sử dụng, chỉ dẫn khách hành thao tác.  Gửi thư, gọi điện thoại cảm ơn kèm theo những lời hỏi thăm về việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. 2.3.2. Mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng:  Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm, họ có thể hành động hoặc không hành động gì.  Một số hành động công khai: + Tìm kiếm sự đền bù trực tiếp của công ty kinh doanh. + Đi kiện để có sự đền bù.
  • 15. + Khiếu nại với doanh nghiệp, cơ quan tư nhân, chính quyền.  Một số hành động riêng lẻ: + Thôi không mua sản phẩm, dịch vụ đó nữa, tẩy chay người bán. + Báo động cho bạn bè biết và thay người bán. + Khách hàng quyết định biểu hiện phản ứng không hài lòng hay không tùy thuộc vào các yếu tố:  Tầm quan trọng của vấn đề.  Hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm, số lần trải nghiệm, khả năng đánh giá tình huống của khách hàng.  Khả năng tìm kiếm sự đền bù dễ dàng hay khó khăn.  Đặc tính nhân khẩu học của khách hàng. 2.4. Mô hình nghiên cứu
  • 16. Hình 1: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU – ECSI ECSI (European Customer Satisfaction Index) - Mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng của các quốc gia châu Âu được xây dựng dựa trên các chương trình của một số nước trong khu vực EU và quốc gia sáng lập nên chương trình này là Thụy Điển. Mô hình ECSI có một số khác biệt nhất định so với mô hình của Mỹ: hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của bốn nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Hình ảnh (image) Sự hài lòng của khách hàng (SI) Sự mong đợi (Expectations) Sự trung thành (Loyalty) Giá trị cảm nhận (Perceived value) Chất lượng cảm nhận về sản phẩm (Perceved quality-Prod) Chất lượng dịch vụ (Perceved quality–Serv)
  • 17. 2.5. Hình ảnh (Image) Hình ảnh biểu hiện mối quan hệ giữa thương hiệu và sự liên tưởng của khách hàng đối với các thuộc tính của thương hiệu. Biến số này được thể hiện bởi sự nổi tiếng, uy tín, lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. Đây là yếu tố khó định lượng và mang tính đánh giá chủ quan của khách hàng. Các nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định rằng, đây là nhân tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, nó cũng có mối quan hệ đồng biến đối với sự hài lòng và sự trung thành đối với sản phẩm hoặc thương hiệu. 2.6. Sự trung thành (Loyalty) Là biến số cuối cùng trong mô hình và mang tính quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai, nó được đo lường bởi ý định tiếp tục mua, lòng tin và sự giới thiệu với người khác về sản phâm mà họ đang dùng. Ngược lại với sự trung thành là sự than phiền, khi khách hàng không hài lòng với sản phẩm so với những mong muốn của họ. Sự trung thành của khách hàng được xem như một tài sản của doanh nghiệp, vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo ra sự hài lòng đổi với khách hàng, nâng cao sự trung thành của họ. 2.7. Chất lượng cảm nhận Chất lượng cảm nhận đề cập ở đây là chất lượng cảm nhận được của người tiêu dùng chứ không phải là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Đó là sự chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm. Cảm nhận chất lượng cao cung cấp cho khách hàng một lý do để mua thương hiệu, cho phép thương hiệu phân biệt chính nó từ đối thủ cạnh tranh, là cở sở vững chắc để mở rộng thị phần bằng cách sử dụng chung một thương hiệu cho nhiều loại sản phẩm. Do vậy chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu đóng vai trò then chốt tạo nên giá trị thương hiệu ( Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2002) Chất lượng cảm nhận đối với một sản phẩm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày như xe Air Blade là sự cảm nhận và đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các tiêu chí như
  • 18. màu sắc, kiểu dáng, tốc độ… của chính sản phẩm. Do vậy, chất lượng cảm nhận được tạo thành bởi những thuộc tính quan trọng được kết tinh trong chính sản phẩm đó. Do vậy, chỉ khi khách hàng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm đó tốt thì mới có thể đi đến quyết định tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, chất lượng cảm nhận là một thành phần không thể thiếu để đánh giá sự cảm nhận của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu sản phẩm. 2.8. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là một thành phần quan trọng nhất đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công và tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bởi vì nó liên quan tới chi phí, hiệu quả tài chính, sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng, và lợi thế cạnh tranh nhờ khác biệt hóa. Do đó chất lượng dịch vụ là một đề tài quan trọng được tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua. Kết quả là sự ra đời của nhiều trường phái chất lượng dịch vụ khác nhau. Chất lượng dịch vụ là một khái niệm mơ hồ và khó định nghĩa (Carman, 1990). Powel (1995) miêu tả chất lượng dịch vụ như là sự khác biệt giữa mong đợi và nhận thức về dịch vụ thực sự nhận được. Parasuraman (1998) xem chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện về thái độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ. Zeithaml và Bitner (1996) lại định nghĩa chất lượng dịch vụ là sự cung cấp dịch vụ xuất sắc so với mong đợi khách hàng. Hai ông còn làm rõ hơn khái niệm chất lượng dịch vụ thông qua việc phân biệt giữa chất lượng quá trình (chất lượng chức năng) và chất lượng kết quả kỹ thuật. Theo đó, chất lượng kết quả kỹ thuật tập trung vào kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ, nghĩa là cái mà khách hàng nhận được; còn chất lượng chức năng quan tâm tới quá trình cung cấp dịch vụ, quá trình này gắn liền với thái độ hay hành vi của nhân viên phục vụ và tốc độ của dịch vụ (ví dụ: sự cảm thông, sự bảo đảm, độ phản hồi và độ tin tưởng). Khía cạnh này còn có một tên gọi khác là chất lượng do cảm giác con người, ngụ ý nhận được như thế nào (Quỳnh Loan, 2003).
  • 19. 2.9. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó làm thỏa mãn hoặc vượt trên sự mong đợi của khách hàng với giá cả hợp lý. Mô hình chất lượng sản phẩm của David Garvin chỉ ra 8 đặc tính để đánh giá chất lượng sản phẩm như sau: - Tính năng chính: đặc tính vận hành chính hay chức năng cơ bản của sản phẩm. Một số tính năng được đánh giá tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh sử dụng. - Tính năng đặc biệt: bổ sung cho tính năng cơ bản và là những tính năng tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, góp phần làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tạo sự khác biệt về chất lượng. - Độ tin cậy: xác suất sản phẩm bị hỏng hóc hoặc bị lỗi trong một khoảng thời gian xác định. Tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá nhất là khoảng thời gian xảy ra lỗi đầu tiên, thời gian trung bình giữa các lỗi và tần số xảy ra lỗi trong một đơn vị thời gian. - Độ phù hợp: sự phù hợp trong thiết kế và vận hành so với các tiêu chuẩn đề ra. - Độ bền: tuổi thọ của sản phẩm, được định nghĩa là thời gian sử dụng sản phẩm trước khi nó bị giảm giá trị đến mức phải thay thế mà không sửa chữa. - Độ tiện lợi: khả năng, thái độ và sự nhanh chóng trong việc sửa chữa, khắc phục lỗi. - Tính thẩm mỹ: hình dạng bên ngoài, màu sắc, đặc trưng của sản phẩm. Đây là đặc tính mang tính chủ quan cao, phụ thuộc rất nhiều vào sở thích từng cá nhân. - Nhận thức: khi khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm và dịch vụ, danh tiếng của công ty là cơ sở duy nhất để họ so sánh giữa các nhãn hiệu. Đây là những đánh giá cảm tính dựa trên những thông tin gián tiếp mà khách hàng có được thông qua các hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty, kinh nghiệm sử dụng trước đó... 3. Cơ sở thực tiễn 3.1. Sự hình thành, phát triểnvà cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
  • 20. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế (tên giao dịch tiếng Anh: Hue College of Economics – Hue University) được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc từ năm 1969. Những mốc lịch sử quan trọng: - 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc. - 1984-1995: Khoa Kinh tế - Đại học Nông nghiệp II Huế. - 1995-2002: Khoa Kinh tế - Đại học Huế. - 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế. Trong hơn 40 năm qua, Trường đại học Kinh tế đã có những bước phát triển nhanh, vững chắc trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo. Đến nay Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo: 15 chuyên ngành bậc đại học: 1. Kinh tế nông nghiệp 9. Kế toán doanh nghiệp 2. Kinh tế tài nguyên và môi trường 10. Kế toán - Kiểm toán 3. Kế hoạch - đầu tư 11.Tài chính – Ngân hàng 4. Kinh doanh nông nghiệp 12. Tin học kinh tế 5. Quản trị kinh doanh tổng hợp 13. Thống kê kinh doanh 6. Quản trị kinh doanh thương mại 14. Thống kê Kinh tế - Xã hội 7. Quản trị nhân lực 15. Kinh tế chính trị 8. Marketing 03 chuyên ngành thạc sỹ bao gồm: 1. Kinh tế nông nghiệp 2. Quản trị kinh doanh 3. Kinh tế chính trị
  • 21. Một chuyên ngành tiến sỹ: Kinh tế nông nghiệp Trong đó, ngành Kinh tế nông nghiệp là ngành đào tạo truyền thống của Trường và là ngành đào tạo duy nhất khu vực miền Trung, Tây Nguyên có khả năng đào tạo tất cả các bậc học từ cử nhân đến tiến sỹ. 3.1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi. Sứ mệnh: Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung; Tây Nguyên và cả nước. Tầm nhìn đến năm 2020: Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào top 10 trong các cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý ở Việt Nam. Tiến tới xây dựng Trường trở thành trường Đại học theo hướng nghiên cứu. Giá trị cốt lõi: - Tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát huy sáng tạo, phát triển tài năng. - Mang lại cho người học môi trường học tập, nghiên cứu tiên tiến để nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, sáng kiến lập nghiệp, cạnh tranh được về việc làm và cơ hội học tập trong môi trường quốc tế. - Coi trọng chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. - Đáp ứng nhu cầu xã hội 3.1.3. Cơ cấu tổ chức. a. Ban giám hiệu - Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát. -Phó hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc và PGS.TS. Trần Văn Hòa b. Cơ cấu tổ chức Trường
  • 22. PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA CHUYÊN MÔN TRUNG TÂM ĐẢNG ỦY HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO BAN GIÁM HIỆU TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
  • 23. 3.2. Những lý luận chung về sinh viên trường Đại học kinh tế-Đại học Huế - Với tổng số sinh viên 4 khóa là 5144 sinh viên, một số lượng lớn là khách hàng của Honda và số sinh viên còn lại sẽ có xu hướng sử dụng xe máy, mua xe sau khi ra trường hoặc là mua vào một thời điểm nào đó trong năm. - Đa số sinh viên trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế là sinh viên ngoại tỉnh, thuộc các tỉnh lân cận từ Thanh Hóa vào tới Quảng Trị mức sống của người dân chưa cao, việc sử dụng xe máy Air Blade phải chịu khoản chi phí khá cao so với mức thu nhập mà họ kiếm được. - Sinh viên Kinh tế năng động trẻ trung và dòng xe Air Blade được các bạn trẻ đón nhận không chỉ sinh viên Kinh tế mà các bạn sinh viên trong khu vực Đại học Huế cũng rất thích mẫu xe máy này. Điều này tạo thành xu hướng của giới trẻ, nhất là giới sinh viên luôn hướng mình tới cái đẹp, cái giá trị mà họ cảm thấy xứng đáng để bỏ ra khoản tiền lớn để chi trả. Có thể hiện tại họ không mua nhưng việc họ yêu -Phòng tổ chức hành chính -Phòng đào tạo Đại học - công tác sinh viên -Phòng khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau Đại học -Phòng kế Hoạch Tài chính -Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục -Trung tâm thông tin thư viện -Khoa Kinh tế và Phát triển -Khoa Quản trị Kinh doanh -Khoa Kế toán Tài chính -Khoa Hệ thống Thông tin kinh tế - Khoa kinh tế chính trị -Trung tâm Dịch thuật -Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
  • 24. thích nhãn hiệu xe Air Blade điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc quyết định mua xe của họ sau khi ra trường. - Với 1306 sinh viên k46 trên tổng số 5144 sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế (Nguồn tinchi.hce.edu.vn), đủ để thấy khách hàng là sinh viên chiếm một số lượng lớn; có những sinh viên đang sử dụng và có những sinh viên sẽ mua xe sau khi ra trường, đó là lượng khách hàng tiềm năng nếu Honda biết chăm sóc từ bây giờ và làm cho những thượng đế này chú ý đến Honda. Chương 2: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế sau khi sử dụng dòng xe Air Blade của hãng Honda Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với dòng xe Air Blade của hãng Honda 1. Giải pháp về marketing 1.1. Giải pháp đồng bộ - Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của bộ phận marketing. - Đào tạo đội ngũ nhân viên một cách có chiều sâu. - Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch. -Thiết kế về mặt chiến lược. 1.2. Giải pháp trong hoạt động marketing mix. - Chiến lược sản phẩm: Nâng cao chất lượng, bổ sung thêm những tính chất mới cho sản phẩm và cải tiến kiểu dáng. - Chiến lược giá: kiểm soát mức giá không để quá cao, có thể hạ giá để khuyến khích người mua hàng. - Chiến lược kênh phân phối: mở rộng phạm vi phân phối và xây dựng các kênh phân phối mới. - Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: tăng cường hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán, đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng bán hàng trực tiếp hiệu quả hơn.
  • 25. * Các công cụ của xúc tiến hỗn hợp: a. Quan hệ công chúng : - Đối với tổ chức sự kiện: Khi các sản phẩm mới ra đời hay có sự thay đổi mẫu mã kiểu dáng thì công ty sẽ tổ chức các buổi giới thiệu triển lãm. Thường xuyên tổ chức các sự kiện thể thao hay chương trình thời trang do Honda tài trợ nhưng phải gắn với nhãn hàng là Air Blade. - Đối với tin tức: Báo chí phải sử dụng là công cụ truyền tin nhanh chóng. Những thông tin mới nhất về sản phẩm phải được cập nhật liên tục. - Đối với hoạt động công ích: Tiếp tục gắn hình ảnh của Air Blade với các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông. b. Quảng cáo: - Chuyển từ quảng cáo truyền tin sang quảng cáo tạo sự ưa thích sản phẩm. - Về thông điệp quảng cáo: Nên thay đổi hình ảnh quảng cáo. Sử dựng các tông màu xe khác nhau để tránh sự trùng lặp gây nhàm chán cho khách hàng. Công ty có thể sử dụng các vận động viên thể thao, người mẫu nổi tiếng hay những người thành đạt trẻ tuổi làm đại diện. Trang phục sử dụng trong quảng cáo phải thời trang, thể hiện được cái tôi của người sử dụng nhưng vẫn hài hòa với mầu sắc của xe. Nội dung quảng cáo cần nhấn mạnh những điểm khác biệt như bình xăng được thiết kế nằm ngang… Và các thông tin về bảo hành dịch vụ đi kèm. Có thể lựa chọn thay đổi phương tiện truyền thông: - Quảng cáo nhiều trên các kênh truyền hình cáp. - Sử dụng quảng cáo ngoài trời nhiều hơn. c. Khuyến mãi: Vì bảo hành là công cụ quan trọng nhất nên có thể thêm một số dịch vụ mới miễn phí. Tặng quà cho khách hàng những vật có giá trị, loại quà tặng đa dạng hơn. Tổ chức các trò chơi trúng thưởng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn.
  • 26. d. Bán hàng trực tiếp: Xây dựng đội ngũ bán hàng riêng cho dòng xe Air Blade tại các cửa hàng lớn. Và phải luôn có nhân viên tư vấn, bảo hành tham gia hỗ trợ hoạt động bán hàng. 1.3. Tuyển chọn nhân viên tiêuthụ đạt hiệu quả Trong tổ chức quản lý, khâu nên chú trọng là khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhân viên tiêu thụ là chủ thể thực hiện hiệu quả tiêu thụ của doanh ngiệp. Xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh rất có lợi cho cấu trúc ưu thế cạnh tranh. Muốn phát triển mạnh phải tiến hành điều chỉnh nhân viên, điều chỉnh tính chất lưu chuyển như: mở rộng biên chế, tăng cường vị trí và bổ sung nhân viên. Yêu cầu nhân viên đó phải có tố chất tổng hợp cá nhân, năng lực nghiệp vụ buôn bán, sản phẩm và giao tiếp tốt với giới trẻ. Tuyển thêm nhân viên đạt yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm phù hợp lĩnh vực cần tuyển dụng. Đào tạo nhân viên có thêm kiến thức, trình độ để kịp thời đáp ứng công việc theo yêu cầu. Khuyến khích nhân viên tự rèn luyện nâng cao tay nghề. Bộ phận bán hàng phải có những chiến binh bất khả chiến bại trên thị trường. Giao tiếp với khách hàng là sinh viên, yêu cầu mỗi nhân viên bán hàng phải tự trang bị cho mình những kỹ năng thuyết trình, thuyết phục khiếu nói chuyện hài hước, hiểu tâm lý khách hàng và lắng nghe suy nghĩ của khách hàng. Thay vì nhân viên bán hàng cứ mãi mê ca ngợi về sản phẩm của doanh nghiệp mình mà quên đi nghĩa vụ của mình là mang lại sự hài lòng cho những thượng đế. 1.4. Có chính sách khuyến khích sáng tạo, sáng kiến trong doanh nghiệp Có chế độ thưởng sáng kiến, sáng tạo giải pháp kỷ thuật mới, giải pháp quản lý mới, cách thức tiêu thụ sản phẩm thể hiện dưới dạng văn bản đề xuất bằng văn bản hoặc bằng miệng, báo cáo kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm. 1.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng Trước hết, phải có được đội ngũ khách hàng nội bộ trung thành. Có một thực tế là những công ty gây dựng được lòng trung thành cao của khách hàng thì nhân viên của công ty cũng rất trung thành. Gần như không thể xây dựng lòng trung thành của khách
  • 27. hàng với một đội ngũ nhân viên luôn thay đổi. Bởi vì khách hàng mua hàng theo mối quan hệ và sự quen biết. Họ muốn mua hàng từ những người đã quen biết và nắm được sở thích của họ. Muốn vậy, ngoài việc đào tạo cho nhân viên có một trình độ chuyên môn tốt, công ty cần có sự quan tâm đúng mức tới mỗi cá nhân, khen thưởng nghiêm minh. Tạo mọi cơ hội cho nhân viên có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, tạo mối trường làm việc tốt để nhân viên làm việc phấn khởi hơn, tạo mối quan hệ tốt giữa các cấp để tạo sức mạnh đoàn kết giữa anh em trong doanh nghiệp. Cần có những chế độ khuyến khích tự mỗi bản thân nhân viên có thể quảng bá cho sản phẩm xe máy Air Blade của công ty Honda Việt Nam dưới mọi hình thức phương tiện khác nhau như truyền miệng, facebook, yahoo, … Công ty cần mở những đợ thăm dò thị trường để có những hiểu biết về lòng trung thành của khách hàng. Có thể tận dụng nguồn lực là đội ngũ học sinh, sinh viên dồi dào học tập ở các trường học trên địa bàn Thành phố Huế để tiến hành khảo sát tiếp cận thăm dò để biết được mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm để có những điều chỉnh kịp thời. Giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của khách hàng luôn làm họ thấy thỏa mãn và hài lòng với sản phẩm mà mình đang sử dụng, vì vậy cũng góp phần làm nâng cao lòng trung thành của khách hàng hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp chính là vấn đề năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Thật vậy, mức độ hài lòng của người tiêu dùng, ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại của từng tổ chức nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.
  • 28. Qua một thời gian tìm hiểu về thực trạng mức độ hài lòng của dòng xe Air Blade của hãng Honda cho thấy Honda đã xây dựng cho mình một chiến lược riêng, đó là việc Honda tham gia quảng cáo hãy đội mũ bảo hiểm, an toàn giao thông, làm nhà bảo trợ cho các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội…nhằm mục đích xây dựng thương hiệu gắn với người tiêu dùng Việt Nam. Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam vào hãng Honda ngày càng cao lý do Honda đã có trách nhiệm với khách hàng và xã hội. Dòng xe Air Blade chỉ tập trung vào phân khúc có thu nhập cao và khá cao, giành cho những người giàu có, thu nhập khá giả. Việc những người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu một chiếc Air Blade là rất ít ỏi. Air Blade chỉ thích hợp với việc lưu thông trên nền đường nhựa và sử dụng vào mục đích học tập, đi làm, đi chơi là chính. Còn việc chuyên chở hay lưu thông trên các nền đường đất thì không phù hợp. 2. Kiến nghị Ngành sản xuất xe gắn máy nói chung và sản xuất Air Blade nói riêng đang trên đà phát triển cùng với nhu cầu đi lại ngày một tăng cao của người dân. Song vẫn tồn tại những bất cập, như sản xuất đại trà, cung cách phục vụ của nhân viên, hậu mãi, khuyến mãi… Do đó, muốn nâng cao mức độ hài lòng của dòng xe Air Blade cần có những chiến lược toàn diện hơn. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã đề ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Nhà nưóc Nhằm đưa ngành sản xuất xe máy phát triển hơn, chất lượng dịch vụ nâng cao và việc đưa các sản phẩm mới tung ra thị trường cần được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cũng như tính mạng của người tiêu dùng là người dân Việt Nam. Ngăn cấm các tình trạng xe nhập lậu, xe quá cũ vẫn cho lưu thông trên đường. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân Việt Nam dù là khách hàng ở phân khúc nào cũng có khả năng sử dụng xe. Đảm bảo mức chi trả, chất lượng và sự thuận tiện khi sử dụng. 2.2. Đối với công ty Honda - Tiếp tục quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm - Hoàn thiện và đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất, công nghệ để sản xuất ra được những dòng xe mới, thỏa mãn nhu cầu khách hàng phù hợp với mức thu nhập của
  • 29. người tiêu dùng Việt Nam. - Xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện với khách hàng, tận tâm với công việc. - Thường xuyên tham gia các hội trợ triển lãm và các diễn đàn kinh tế để nắm bắt được sự thay đổi của thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. - Quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi hơn nữa và đặc biệt cần có nhiều chính sách un đãi cho khách hàng hơn đề thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng về dòng xe Air Blade thế hệ mới và tất cả các sản phẩm của Honda. Nếu được chọn để phục vụ thì không nên bỏ sót một vị thương đế nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH, LUẬN VĂN 1. Bùi Nguyên Hùng- Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004). Quản lý chất lượng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM 2. Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê. 3. Nguyễn Văn Dung ( 2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, nhà xuất bản tài chính. 4. Tài liệu hướng dẫn học Phương pháp nhiên cứu trong kinh doanh của Thầy Hồ Sỹ Minh (2013) 5. Tài liệu hướng dẫn học Hành Vi Khách Hàng của Thầy Tống Viết Bảo Hoàng (2013) TRANG WEB 1. http://www.crmvietnam.com 2. http://www.docjax.corn 3. Wikipedia 4. http://www. ducjax. Com
  • 30. 5. http://www.honda.com.vn 6. http://www.bachkhoatoanthumo.com.vn Mã phiếu……… PHIẾU ĐIỀU TRA Xin chào anh (chị)! Chúng tôi là nhóm sinh viên khóa 46, chuyên ngành Quản trị kinh doanh Tổng Hợp – trường Đại Học Kinh Tế Huế. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại học kinh Tế Huế sau khi sử dụng dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA”. Kính mong anh (chị) dành chút thời gian giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra. Sự giúp đỡ quý báu của anh (chị) là điều kiện quan trọng để chúng tôi có thể thực hiện được đề tài. Chúng tôi cam đoan mọi thông tin chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật! Phần I: Thông tin chính: Câu 1. Anh (Chị) vui lòng cho biết anh (Chị) đã từng sử dụng xe AIR BLADE của hãng HONDA không?  Có sử dụng  Không ( Dừng phỏng vấn ) Câu 2. Anh (chị) có thường xuyên đi xe AIR BLADE của hãng HONDA hay không? (khoảng bao nhiêu lần/tuần?)  (6-7 ngày/tuần) Thường xuyên  (3-5 ngày/tuần) Thỉnh thoảng  (0-2 ngày/tuần) Ít khi Câu 3. Anh (chị) thường đi xe AIR BLADE của hãng HONDA với mục đích gì?  Đi làm, đi học  Đi chơi  Phương tiện làm việc  khác (xin ghi rõ:………………………...)
  • 31. Câu 4: Anh (Chị) biết tới sản phẩm xe AIR BLADE của hãng HONDA này thông qua những nguồn thông tin nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)  Quảng cáo truyền hình  Người thân, bạn bè  Đại lý phân phối xe gắn máy của hãng HONDA  Chạy thử  Khác( ghi rõ...................................) Câu 5. Mức độ quan tâm của anh (Chị) khi lựa chọn xe, sắp xếp theo thứ tự tăng dần thứ tự mức độ quan tâm từ 1 tới 5 ( 1 Rất không quan tâm; 2 Không quan tâm; 3 Bình thường; 4 Quan tâm; 5 Rất quan tâm)  Các chương trình khuyến mãi  Dịch vụ khách hàng  Đặc tính của xe  Giá cả  Thương hiệu nổi tiếng Câu 6: Anh (Chị) cảm nhận như thế nào sau khi sử dụng dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA? (1. Rất không tốt; 2. Không tốt; 3. Trung lập; 4. Tốt; 5. Rất tốt) SẢN PHẨM Kích cỡ 1 2 3 4 5 Màu sắc 1 2 3 4 5 Kiểu dáng 1 2 3 4 5 Trọng lượng 1 2 3 4 5 Tốc độ 1 2 3 4 5 An toàn khi đi 1 2 3 4 5
  • 32. Độ bền 1 2 3 4 5 Mức tiêu hao xăng 1 2 3 4 5 DỊCH VỤ Tư vấn sử dụng 1 2 3 4 5 Bảo hành, sửa chữa 1 2 3 4 5 Quà tặng, phụ tùng đi kèm 1 2 3 4 5 Câu 7: Anh (Chị) kì vọng (mong đợi) như thế nào về sản phẩm xe AIR BLADE của hãng HONDA? (1. Rất không kì vọng; 2. Không kì vọng; 3. Trung lập; 4. Kì vọng; 5. Rất kì vọng) SẢN PHẨM Kích cỡ 1 2 3 4 5 Màu sắc 1 2 3 4 5 Kiểu dáng 1 2 3 4 5 Trọng lượng 1 2 3 4 5 Tốc độ 1 2 3 4 5 An toàn khi đi 1 2 3 4 5 Độ bền 1 2 3 4 5 Mức tiêu hao xăng 1 2 3 4 5 DỊCH VỤ Tư vấn sử dụng 1 2 3 4 5
  • 33. Bảo hành, sửa chữa 1 2 3 4 5 Quà tặng, phụ tùng đi kèm 1 2 3 4 5 Câu 8. Anh (chị) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đặc tính dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA? Yếu tố Rất không quan trọng (1) Không quan trọng (2) Bình thường (3) Quan trọng (4) Rất quan trọng (5) Động cơ Kiểu dáng Mức tiêu hao xăng Dễ dàng điều khiển An toàn khi đi Câu 9. Anh (chị) đánh giá như thế nào về một số yếu tố sau khi sử dụng xe AIR BLADE của hãng HONDA? Yếu tố Kém (1) Không tốt (2) Bình thường (3) Tốt (4) Rất tốt (5) Khả năng thích nghi với các dạng địa hình Sự an toàn khi đi Mức tiết kiệm nhiên liệu Mức độ ổn định của xe Khả năng sữa chữa, thay thế
  • 34. phụ tùng Dịch vụ chăm sóc khách hàng Thái độ nhân viên Câu 10.Anh (chị) hãy đánh giá mức độ hài lòng của anh (chị) sau khi sử dụng dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA  Rất hài lòng  Hài lòng  Trung lập  Không hài lòng  Rất không hài lòng Câu 11: Anh (chị) có ý kiến nào giúp dòng xe AIR BLADE của hãng HONDA nâng cao sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng? - Về chất lượng xe: ......................................................................................................................... - Về các chương trình khuyến mãi: .............................................................................................. - Về giá:................................................................................................................................... - Về dịch vụ chăm sóc khách hàng:......................................................................................... - Khác ( ghi rõ ):............................................................................................................... Phần II. Thông tin cá nhân: Họ và tên:………………………………Khóa:…………………. giới tính:…………….. Tuổi:…….. SĐT:…………………… Địa chỉ:……………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn!