SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  80
Télécharger pour lire hors ligne
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 1
LỜI CHÚA
MỤC TỬ
THIẾU NHI
SINH HOẠT
GIÁO XỨ
HNGĐ
BẠN TRẺ
CẢM NGHIỆM
SỨC KHỎE
THIẾU NHI
CN XXXI TN- CN I MV .......................
Hạnh các Thánh -tháng 11..........................
Chân phước Carôlo Acutis..........................
Giáo hội sắp có thêm vị thánh...................
Thư kêu gọi ..................................................
Thư mục vụ 2020........................................
Giáo dục thanh niên...................................
Môi trường đối với Giáo Hội....................
Ý nghĩa Mùa Vọng .....................................
Môi trường sống trong niềm tin Kitô giáo
Câu chuyện tháng 11....................................
Nhân bản: lịch sự trong giao tiếp.................
Em bảo vệ môi trường...............................
Chương trình lễ tháng 11.............................
Chúc mừng hiệp thông.........................
Hội CSBN ..............................................
Ca đoàn Cêcilia......................................
Huynh đoàn ĐaMinh.............................
Ca đoàn Chư Thánh ..............................
Ban Truyền Thông .................................
Môi trường sống tốt......................................
Kính nhớ tổ tiên............................................
Mãi mãi là tình yêu .....................................
Bảo vệ môi trường .....................................
Youcat ........................................................
Có Chúa đồng hành ..............................
Kiếp người mong manh.................................
Mừng lễ các thánh TĐVN......................
Cảm nhận .............................................
Thương về miền Trung .............................
Vui cười .......................................................
Đẹp hơn nhờ ăn chuối đúng cách.............
Nem lụi ........................................................
Đáp án đố vui tháng 10..............................
Đố vui thiếu nhi tháng 11........................
Lời cầu xin của các linh hồn.............
Trang 3
Trang 9
Trang 11
Trang 12
Trang 14
Trang 16
Trang 19
Trang 22
Trang 34
Trang 36
Trang 41
Trang 44
Trang 46
Trang 47
Trang 48
Trang 50
Trang 52
Trang 53
Trang 54
Trang 55
Trang 56
Trang 58
Trang 60
Trang 62
Trang 64
Trang 67
Trang 68
Trang 70
Trang 72
Trang 74
Trang 75
Trang 76
Trang 77
Trang 78
Trang 79
Trang 80
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20202
LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 11/2020
CHÚA
NHẬT
THỨ
HAI
THỨ
BA
THỨ
TƯ
THỨ
NĂM
THỨ
SÁU
THỨ
BẢY
1
CN
XXXI
Lễ các
thánh
2
Cầu cho
các tín
hữu
3
thánh
Martin
BM hội
CSBN
4
thánh
Carolo
Bor-
rômêo
5 6 7
8
CN
XXXII
9
c.hiến
thánh
đường
Latêrano
10
thánh
Lêô Cả
11
thánh
Martino
giám
mục
12
thánh
Jo-
saphat
13 14
15
CN
XXXIII
TĐVN
16 17
thánh
Elisabet
Hungari
18
c. hiến t
đường
Phêrô
Phaolo
19 20 21
Đức Mẹ
dâng
mình
22
CN
XXXIV
Kitô Vua
23 24
Các
thánh
tử đạo
VN
25
thánh
Catarina
Alexan-
dria
26 27 28
29
CN I
mùa
vọng
30
thánh
Andre
tông đồ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 3
BÀI TIN MỪNG: Mt 5, 1-12
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ
đông đảo, Người đi lên núi, và lúc
Người ngồi xuống, các môn đệ
đến gần Người. Bấy giờ Người mở
miệng dạy họ rằng:
“Phúc cho những ai có tinh thần
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. -
Phúc cho những ai hiền lành, vì họ
sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. -
Phúc cho những ai đau buồn, vì họ
sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai
đói khát điều công chính, vì họ sẽ
được no thoả. - Phúc cho những
ai hay thương xót người, vì họ
sẽ được xót thương. - Phúc cho
những ai có lòng trong sạch, vì
họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai ăn ở thuận
hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên
Chúa. - Phúc cho những ai bị bách
hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời
là của họ.
“Phúc cho các con khi người ta
ghen ghét, bách hại các con, và
bởi ghét Thầy, họ vu khống cho
các con mọi điều gian ác. Các con
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN
01 – 11 – 2020
“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.
hãy vui mừng hân hoan, vì phần
thưởng của các con sẽ trọng đại
ở trên trời”.
SUY NIỆM
Các Thánh là các tín hữu, là
cha ông, bạn bè thân nhân của
chúng ta, những người đã ra đi
trước chúng ta. Các Thánh đến
từ mọi miền và mọi nơi trên
trái đất.
Các Thánh không có tên trong
danh sách Giáo Hội mừng lễ kính
riêng. Họ là những chiến sĩ của
Chúa Kitô. Họ không làm những
việc lớn lao hay nổi tiếng. Họ
là những Kitô hữu sống những
chuỗi ngày rất đơn giản và tín
trung. Họ đã sống theo Tám Mối
Phúc Thật mà Chúa đã trao ban.
Họ đã ngậm đắng nuốt cay và
đã âm thầm vác Thánh Giá hằng
ngày đi theo Chúa.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20204
BÀI TIN MỪNG: Mt 25, 1-13
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời
giống như mười trinh nữ cầm đèn
đi đón chàng rể. Trong số đó có
năm cô khờ dại và năm cô khôn
ngoan. Năm cô khờ dại mang
đèn mà không đem dầu theo; còn
những cô khôn ngoan đã mang đèn
lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể
đến chậm, nên các cô đều thiếp đi
và ngủ cả.
“Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng
rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ
các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn
đèn của mình. Những cô khờ dại
nói với các cô khôn ngoan rằng:
“Các chị cho chúng em chút dầu,
vì đèn của chúng em đã tắt cả”.
Các cô khôn ngoan đáp lại rằng:
“E không đủ cho chúng em và các
chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua
thì hơn”. Song khi họ đang đi mua,
thì chàng rể đến. Những trinh nữ
đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng
vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau
cùng các trinh nữ kia cũng đến và
CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN
8 – 11 – 2020
“Kia chàng rể đến, hãy ra đón người”.
nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho
chúng tôi”. Nhưng Người đáp lại:
“Ta bảo thật các ngươi, ta không
biết các ngươi”.
“Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi
không biết ngày nào, giờ nào”.
SUY NIỆM
Hằng ngày chúng ta lo cơm ăn
áo mặc, lo toan cuộc sống bộn bề,
vậy chúng ta đã dành bao nhiêu
thời gian cho Chúa? Chúng ta có
khi nào dành thời gian nhìn lại
bản thân, sửa đổi những lỗi lầm
của bản thân để sẵn sàng đón
Chúa hay chưa?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, mỗi ngày chúng con
bị cuốn vào những lo toan cuộc
sống, lo cơm ăn áo mặc, lo tiền
bạc, danh vọng, địa vị xã hội.... có
lúc đã lãng quên Chúa. Xin Chúa
chỉ dạy chúng con, dù giữa những
bộn bề của cuộc sống cũng luôn
biết hướng lòng về Chúa và sẵn
sàng đón Chúa đến trong cuộc
sống hằng ngày. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 5
BÀI TIN MỪNG: Mt 10, 17-22
Ngày ấy, Chúa Giêsu phán
cùng các Tông đồ rằng: “Các con
hãy coi chừng người đời. Họ sẽ
nộp các con cho công nghị, họ
sẽ đánh đòn các con nơi hội
đường. Vì Ta, các con sẽ bị điệu
đến trước vua quan, để làm
chứng trước mặt họ và các dân.
Nhưng khi người ta nộp các con,
các con chớ lo lắng phải nói sao
và nói gì, vì không phải các con
nói, nhưng là Thánh Thần của
Chúa Cha các con sẽ nói thay
cho. Anh sẽ nộp em cho người
ta giết; cha sẽ nộp con; con cái
chống đối cha mẹ và làm cha mẹ
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN –
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
15 – 11 – 2020
“Không phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần của
Chúa Cha”.
phải chết. Vì Ta, các con sẽ
bị mọi người ghét bỏ, nhưng
kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ
được cứu rỗi.
SUY NIỆM
Là người Ki-tô hữu sống
giữa xã hội ngày nay, chúng
ta đã sống thế nào để làm
chứng về Chúa trước mặt
người đời? Chúng ta đã dám
mạnh mẽ tuyên xưng đức tin
của mình trước mặt người
đời hay chưa?
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, các thánh Tử Đạo
đã chọn cái chết để tuyên
xưng danh Chúa, xin cho
gia đình chúng con biết noi
gương các ngài biết can đảm
tuyên xưng danh Chúa, chọn
Chúa hơn chọn tiền tài vật
chất, chọn ý Chúa hơn là ý
riêng chúng con. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20206
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN –
LỄ CHÚA KITÔ VUA
22 – 11 – 2020
“Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân
chia họ ra”.
BÀI TIN MỪNG: Mt 25, 31-46
Khi ấy, Chúa Giêsu phán
cùng các môn đệ rằng: “Khi Con
Người đến trong vinh quang,
có hết thảy mọi thiên thần hầu
cận, Người sẽ ngự trên ngai
uy linh của Người. Muôn dân
sẽ được tập họp lại trước mặt
Người, và Người sẽ phân chia
họ ra, như mục tử tách chiên
ra khỏi dê. Chiên thì Người cho
đứng bên phải, còn dê ở bên
trái.
“Bấy giờ Vua sẽ phán với những
người bên hữu rằng: “Hãy đến,
hỡi những kẻ Cha Ta chúc
phúc, hãy lãnh lấy phần
gia nghiệp là Nước Trời
đã chuẩn bị cho các ngươi
từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì
xưa Ta đói, các ngươi cho
ăn; Ta khát, các ngươi đã
cho uống; Ta là khách lạ,
các ngươi đã tiếp rước; Ta
mình trần, các ngươi đã cho
mặc; Ta đau yếu các ngươi
đã viếng thăm; Ta bị tù đày,
các ngươi đã đến với Ta”.
“Khi ấy người lành đáp lại
rằng: “Lạy Chúa, có bao
giờ chúng con thấy Chúa
đói mà cho ăn, khát mà cho
uống; có bao giờ chúng con
thấy Chúa là lữ khách mà
tiếp rước, mình trần mà
cho mặc; có khi nào chúng
con thấy Chúa yếu đau hay
bị tù đày mà chúng con đến
viếng Chúa đâu?” Vua đáp
lại: “Quả thật, Ta bảo các
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 7
ngươi: những gì các ngươi đã
làm cho một trong các anh em
bé mọn nhất của Ta đây là các
ngươi đã làm cho chính Ta”.
“Rồi Người cũng sẽ nói với
những kẻ bên trái rằng:
“Hỡi phường bị chúc dữ, hãy
lui khỏi mặt Ta mà vào lửa
muôn đời đã đốt sẵn cho ma
quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa
Ta đói, các ngươi không cho
ăn; Ta khát, các ngươi không
cho uống; Ta là khách lạ, các
ngươi chẳng tiếp rước; Ta
mình trần, các ngươi không
cho đồ mặc; Ta đau yếu và
ở tù, các ngươi đâu có viếng
thăm Ta!”
“Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng:
“Lạy Chúa có bao giờ chúng
con đã thấy Chúa đói khát,
khách lạ hay mình trần, yếu
đau hay ở tù, mà chúng con
chẳng giúp đỡ Chúa đâu?” Khi
ấy Người đáp lại: “Ta bảo thật
cho các ngươi biết: những gì
các ngươi đã không làm cho
một trong các anh em bé mọn
nhất của Ta đây, là các ngươi
đã không làm cho chính Ta”.
Những kẻ ấy sẽ phải tống
vào chốn cực hình muôn
thuở, còn các người lành thì
được vào cõi sống ngàn thu”.
SUY NIỆM
Cuộc sống vật chất giả
dối khiến con người chúng
ta vốn đã lạnh nhạt, hờ hững
với nhau thì nay lại càng
trở nên vô cảm, dửng dưng
trước những hoàn cảnh khó
khăn, hoạn nạn xung quanh
chúng ta. Mà chúng ta vô
tình quên mất chính Chúa
hiện diện nơi những người
ấy.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Xin cho
mọi người chúng con biết
noi gương Chúa, biết dấn
thân phục vụ tha nhân, dám
cho đi thời gian, năng lực để
chung tay xây dựng nền văn
minh tình thương, góp phần
thiết lập vương quốc Tình
Yêu ngay tại trần thế này.
Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20208
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG
29 – 11 – 2020
“Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức”.
BÀI TIN MỪNG: Mt 13, 33-37
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng : “Anh em phải coi
chừng, phải tỉnh thức, vì anh em
không biết khi nào thời ấy đến.
Cũng như người kia trẩy phương
xa, để nhà lại, trao quyền cho các
đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi
người một việc, và ra lệnh cho
người giữ cửa phải canh thức. Vậy
anh em phải canh thức, vì anh em
không biết khi nào chủ nhà đến:
Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà
gáy hay tảng sáng. Anh em phải
canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến
bất thần, bắt gặp anh em đang
ngủ. Ðiều Thầy nói với anh em đây,
Thầy cũng nói với hết thảy mọi
người là: phải canh thức!”
SUY NIỆM
Mùa Vọng là thời gian cho các
tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón
mừng đại lễ Giáng Sinh, kính nhớ
Con Thiên Chúa xuống thế làm
người. Trong Tin mừng này,
Đức Giê-su kêu gọi các môn đệ
phải luôn canh thức, để đợi chờ
Người sẽ trở lại ban ơn cứu độ.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giê-su, trong những
ngày Mùa Vọng này, xin cho
chúng con biết luôn tỉnh thức
và kết hiệp với Chúa, để bất cứ
khi nào Chúa đến, cũng thấy
chúng con đang canh thức,
đang chu toàn nhiệm vụ Chúa
trao. Nhờ đó, chúng con sẽ
được Chúa thương đón nhận
vào dự tiệc vui muôn đời trong
Nước Chúa.
HẢI HÀ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
9
Hạnh các thánh - tháng 10
TÚ TÚ (theo Internet)
1/11 CÁC THÁNH NAM NỮ
Lễ các Thánh từ đầu thế kỷ IV là lễ
tưởng niệm các vị tử đạo. Đầu thế kỷ
VII, sau khi những kẻ xâm lăng cướp
phá các hầm mộ, ĐGH Boniface IV
thu gom khoảng 28 toa xe lửa xương
và cải đưa về để ở bên dưới đền Pan-
theon (đền thờ chư thần ở Rôma).
ĐGH thánh hiến đền này thành đền
thờ Kitô giáo. Bậc đáng kính Bede,
ĐGH muốn rằng việc kính nhớ các
thánh được tôn kính ở nơi mà trước
đây đã được dùng để thờ ma quỷ.
Nhưng việc tái dâng hiến đền Pan-
theon, cũng như việc tôn kính các vị
tử đạo, xảy ra vào tháng Năm. Nhiều
giáo hội Đông phương vẫn tôn kính
các thánh vào mùa xuân, trong mùa
Phục sinh hoặc ngay sau lễ Hiện
Xuống.
Tại sao giáo hội Tây phương mừng
lễ các thánh vào thánh 11 là vấn đề
khó hiểu đối với các sử gia. Thần học
gia Alcuin cho là lễ các thánh có từ
ngày 1-11-800, như bạn của ông là
ĐGM Arno, giám mục GP Salzburg, đã
làm. Cuối cùng, Rôma theo ngày này
từ thế kỷ IX.
2/11 – CẦU CHO CÁC
TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Giáo hội khuyến khích cầu
nguyện cho những người đã qua
đời
Các nghi lễ thời tiền Kitô giáo
dành cho những người qua đời
được giữ như việc tưởng tượng dị
đoan, mãi đến thời Trung cổ mới
chính thức cầu nguyện cho những
người đã qua đời.
Giữa thế kỷ XI, thánh Odilo, viện
phụ Dòng Cluny (Pháp), truyền
cho các tu viện của dòng này phải
cầu nguyện và dâng lễ cầu hồn vào
ngày 2-11. Thói quen tốt lành này
lan rộng từ Dòng Cluny tới cả giáo
hội hoàn vũ.
Một số người đạt được sự hoàn
hảo ngay từ đời này, nhưng một số
người vẫn còn dấu vết tội lỗi, họ
cần thanh luyện trước khi được
diện kiến Thiên Chúa. Công đồng
Trentô xác định tình trạng ở luyện
hình này và việc cầu nguyện của
người còn sống có thể “rút ngắn”
thời gian thanh luyện.
Tính tôn giáo của lễ này vẫn còn,
trong đó có việc rước hoặc viếng
nghĩa địa và trang trí mộ bằng hoa,
đèn, nến.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202010
24/11 – CÁC THÁNH
TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Thánh Anrê Phú Yên là một
trong hàng trăm ngàn vị tử đạo
Việt Nam trong những năm từ
1820 tới 1862. Có 117 vị được
phong chân phước vào 4 dịp trong
những năm từ 1900 tới 1951. Và
chân phước GH Gioan Phaolô II đã
tôn phong 117 vị này lên bậc hiển
thánh.
Công giáo đã đến Việt Nam qua
người Bồ Đào Nha, lúc đó còn tách
là Đàng trong và Đàng ngoài). Các
linh mục Dòng Tên đã lập Hội
truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng
năm 1615. các vị tử đạo đã bị nhà
vua bắt bội giáo bằng cách đạp lên
Thánh giá, nhưng tất cả đều son
sắt niềm tin, không tham sống mà
chối bỏ Chúa.
Có 3 đợt bách hại dữ dội hồi thế
kỷ XIX. Trong 60 năm kể từ năm
1820, có khoảng từ 100.000 tới
300.000 người Công giáo bị giết
hoặc chịu đau khổ. Các nhà truyền
giáo ngoại quốc tử đạo trong đợt
đầu gồm các linh mục thuộc Hội
Truyền giáo Paris (Paris
Mission Society), các linh mục Dòng
Đa Minh Tây Ban Nha và các thành
viên Dòng Ba Đa Minh. Năm 1847,
cuộc bách hại lại nổ ra khi nhà vua
nghi ngờ các nhà truyền giáo ngoại
quốc và các tín hữu Việt Nam muốn
nổi loạn.
Các vị tử đạo cuối cùng là 17 giáo
dân, có một vị mới 9 tuổi, bị hành
quyết năm 1862. Cũng chính năm
này có hiệp ước tự do tôn giáo giữa
Pháp quốc và Việt Nam, nhưng vẫn
chưa hết bách hại. Năm 1954, có
hơn 1.500.000 người Công giáo
miền Bắc – chiếm 7% dân số hồi đó.
Phật giáo chiếm khoảng 60%. Cuộc
bách hại dai dẳng khiến 670.000
người Công giáo phải rời bỏ quê
hương xứ sở để vào miền Nam.
Năm 1964, miền Bắc vẫn còn
833.000 người Công giáo nhưng
nhiều người phải bị tù đày. Tại miền
Nam, người Công giáo được tự do
tôn giáo trong những thập niên đầu
của những thế kỷ qua, họ sống như
những người tỵ nạn. Trong thời
chiến tranh Việt Nam, người Công
giáo lại bị bách hại ở miền Bắc và
lại phải chuyển vào miền Nam rất
đông.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
11
Vị chân phước trẻ nhất thời hiện đại
CARÔLÔ ACUTIS
	 Carôlô Acutis (3 tháng 5
năm 1991 - 12 tháng 10 năm
2006) là một thiếu niên Công
giáo người Ý.
	 Giáo hội Công giáo La Mã
hôm 10.10. 2020 đã cử hành
nghi thức phong chân phước
đối với Carlo Acutis, lập trình
viên máy tính 15 tuổi người Ý qua đời vào năm 2006 vì căn bệnh
máu trắng quái ác.
	 Buổi lễ diễn ra tại TP.Assisi, nơi thiếu niên này được chôn cất.
Theo trang Euronews, Acutis là người trẻ tuổi nhất được phong chân
phước trong thời hiện đại, và chỉ còn một bước nữa trước khi được
tuyên thánh.
	 Thiếu niên người Ý đã được gọi là “thánh bổn mệnh của in-
ternet”, vì vào những năm cuối đời, Acutis đã thành lập một website
phân loại các phép lạ được Vatican công nhận, và quản lý một số
website cho các tổ chức Công giáo tại địa phương.
	 Khi còn là học sinh tiểu học, Acutis tự học lập trình, chỉnh
sửa video và tạo ra các đoạn phim hoạt hình về đề tài Công giáo.
“Acutis đã sử dụng internet để truyền bá kinh thánh đến càng
nhiều người càng tốt”, theo Hồng y Agostino Vallini.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202012
GIÁO HỘI SẮP CÓ THÊM
MỘT VỊ THÁNH MỚI
Văn Yên, SJ - Vatican News
	 Hôm 27/10, trong buổi tiếp kiến Đức cha Marcello Semeraro,
Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã uỷ quyền cho Bộ
Phong Thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ nhờ lời cầu
bầu của các vị chân phước và tôi tớ Chúa. Đây là bước sau cùng để
Giáo hội tôn phong một vị chân phước lên hiển thánh.
	 Trong sắc lệnh, có 3 phép lạ được nhìn nhận:
	 Phép lạ đầu tiên được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của chân
phước Giustino Maria Russolillo linh mục người Ý, sáng lập Dòng
các Ơn gọi của Chúa và Dòng các Nữ tu các Ơn gọi của Chúa, sinh
năm 1891, mất năm 1955.
	 Phép lạ thứ hai được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của Đấng
đáng kính Nữ tu Maria Lorenza Requenses in Longo, sáng lập Bệnh
viện các bệnh nan y ở Napoli. Sinh năm 1463 tại Tây Ban Nha và mất
năm 1539 tại Napoli, Ý.
	 Phép lạ thứ ba được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của Đấng
đáng kính Nữ tu Elisabetta Czacka, sáng lập Dòng các Nữ tỳ Phan-
sinh Thánh Giá. Sinh năm 1876 tại Ucraina và mất năm 1961 tại Ba
Lan.
	 Cũng trong sắc lệnh này, Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận sự
tử đạo của 4 vị tôi tớ Chúa:
- của các linh mục Leonardo Melki và Tommaso Saleh, tử đạo vì sự
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
13
thù ghét đức tin tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915 và 1917;
- của linh mục Luigi Lenzini, tử đạo vì sự thù ghét đức tin tại Ý năm
1945;
- của chị Isabella Cristina Mrad Campos, tử đạo vì sự thù ghét đức
tin tại Brazil năm 1982;
và các nhân đức anh hùng của 2 vị tôi tớ Chúa:
- của tu huynh Roberto Giovanni, Dòng Dấu Thánh Chúa Giêsu
Kitô, sinh năm 1903 tại Rio Claro (Brazil), mất năm 1994 tại Campi-
nas (Brazil).
- của Maria Teresa Thánh Tâm Chúa Giêsu, đồng sáng lập Dòng Nữ
tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, sinh năm 1844 tại Fuentes de Andalucía
(Tây Ban Nha), mất năm 1908 tại Siviglia (Tây Ban Nha)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202014
TGPSÀI GÒN, ngày 23 tháng 10 năm 2020
THƯ KÊU GỌI
Hiệp thông và trợ giúp các nạn nhân lũ lụt
	 Kính gửi quý cha, quý tu sĩ nam nữ và chủng sinh, cùng toàn
thể anh chị em
	 Qua phương tiện truyền thông, chúng ta đều biết từ ngày
6/10/2020 lũ lụt liên tục xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và miền
Trung, đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, đã khiến cho đồng bào tại những nơi đó phải gánh chịu
thiệt hại rất nặng nề. Theo thống kê sơ bộ đến nay, trên 100 người đã
thiệt mạng, hàng chục người mất tích, và rất nhiều người bị thương.
Bên cạnh đó là những mất mát lớn về tài sản vật chất: nhiều chục
ngàn ngôi nhà bị ngập, hư hỏng; hàng ngàn hécta lúa, hoa mầu và
nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm bị
chết, cuốn trôi…
	 Đứng trước nỗi đau lớn lao ấy, chúng ta được mời gọi hiệp
thông với các nạn nhân cũng là anh chị em của chúng ta qua lời cầu
nguyện. Xin Thiên Chúa giầu lòng thương xót, nhờ lời chuyển cầu
của Đức Maria Mân Côi, luôn an ủi nâng đỡ và ban cho mọi người
những ơn cần thiết để sớm vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh hiện
tại.
	 Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam và
tinh thần bác ái Kitô giáo thôi thúc chúng ta có hành động cụ thể để
chia sẻ hỗ trợ về vật chất giúp đồng bào của mình sớm khắc phục
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
15
hậu quả, tái thiết và ổn định đời sống. Mặc dù chúng ta vừa thực
hiện cuộc quyên góp cho quỹ truyền giáo năm 2020 của Tổng giáo
phận vào ngày 18/10 vừa qua, nhưng do tính cấp bách của sự việc,
tôi đề nghị các giáo xứ và cộng đoàn sắp xếp một Chúa nhật gần nhất
để thực hiện sự liên đới với anh chị em đang trải qua hoạn nạn.
	 Mọi đóng góp xin quý cha và các cộng đoàn gửi về văn phòng
Ban Caritas, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.
HCM; hoặc chuyển vào tài khoản:
- Tên tài khoản: CARITAS TGP TPHCM
- Số tài khoản: 130 306 119
- Ngân hàng: ACB (Thương mại cổ phần Á Châu) – PGD Trương
Định
	 Tôi cầu chúc cho tất cả anh chị em được tràn đầy bình an và
muôn phúc lành của Thiên Chúa. Xin Người dùng đôi tay và tấm
lòng của tất cả chúng ta xoa dịu và chữa lành nỗi đau của các nạn
nhân vùng bão lũ.
Thân mến chào anh chị em,
(đã ký)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202016
Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa
Năm 2020
Anh chị em thân mến,
1. Trong Tông Hiến Venerabilium Nostrorum, ngày 24 tháng 11 năm 1960,
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm
Việt Nam. Năm nay 2020, chúng ta kỷ niệm 60 năm sự kiện đáng nhớ này.
Chúng tôi vui mừng được gặp gỡ nhau trong Hội Nghị thường niên, tại
Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí
Minh, xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa và mong
muốn chia sẻ cùng anh chị em vài tâm tình về đời sống và sứ mệnh Giáo
Hội.
2. Trong Tông Thư Jam in Pontificatus (1961), Thánh Giáo Hoàng Gioan
XXIII viết: "Từ nay hầu hết các giáo phận ở Việt Nam sẽ do các Giám Mục
bản quốc quản trị. Sự kiện đó minh chứng cách hùng hồn sự trưởng thành
và khả năng của hàng giáo sĩ bản xứ nay đã đông đúc và được huấn luyện
đầy đủ". Tại thời điểm đó, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 (một triệu
rưỡi) người Công Giáo thuộc 17 giáo phận, ngày nay trên toàn quốc, có
khoảng 7.000.000 (7 triệu) trong 27 giáo phận. Đây là dấu hiệu sự trưởng
thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, mặc dù việc
loan báo Tin Mừng vẫn còn nhiều giới hạn. Chúng ta cùng nhau tạ ơn
Thiên Chúa là nguồn mọi ân phúc, và tri ân các bậc tiền nhân về di sản
cao quý các ngài để lại bằng mồ hôi và nước mắt, đôi khi bằng cả máu đào
minh chứng niềm tin. Tâm tình tri ân đích thật không chỉ mời gọi chúng
ta đón nhận mà còn phải sống, khai triển và chuyển tải di sản các ngài để
lại, cách riêng là sự hiệp thông trong Giáo Hội và sứ mệnh làm muối cho
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
17
đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-16).
3. Từ khi thiết lập Hàng Giáo Phẩm tới nay, dù phải đối diện với không ít
khó khăn, thử thách, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn luôn duy trì
sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, cũng như giữ gìn
sự hiệp thông trong Giáo Hội tại quê nhà. Mỗi người chúng ta cần ý thức
đóng góp phần mình vào việc xây dựng sự hiệp thông đó như thánh Phao-
lô kêu gọi: "Xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy
có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một
ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy
lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm
lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (Pl 2,2-4).
Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi cũng rất quan tâm đến những lệch lạc
trong đời sống đức tin nơi một vài phong trào đạo đức, có thể do thiếu
hiểu biết giáo lý, hoặc do những bất cập trong các hoạt động mục vụ tại
một số giáo xứ. Vì thế, xin anh em linh mục, với đức ái mục tử, hãy nỗ
lực đồng hành với anh chị em trong các giáo xứ nhằm giúp họ trở thành
những môn đệ và tông đồ thực thụ của Đức Giêsu, Đấng là đường, là sự
thật và là sự sống của tất cả mọi người (x. Ga 14,6).
4. Hiệp thông trong Giáo Hội là để "cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình
thương và sự sống" (Kinh Đức Mẹ La Vang). Thật vậy, "vui mừng và hy
vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và
những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các
môn đệ Chúa Kitô" (Hiến chế Mục Vụ, 1). Với tinh thần đó, trong những
ngày này, chúng tôi kêu gọi anh chị em tích cực tham gia vào việc cứu
trợ nạn nhân bão lụt tại miền Trung. Đồng thời, để ngăn ngừa dịch bệnh
Covid-19 tái bùng phát, chúng ta hãy tuân thủ những quy định về y tế và
góp phần với toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường sống lành mạnh.
5. Để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống, chúng tôi cũng muốn
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202018
lưu ý anh chị em về việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Trong thế
giới ngày nay, các phương tiện truyền thông hiện đại là khí cụ hữu hiệu đế
mở rộng tâm trí, kết nối yêu thương và gia tăng tình liên đới. Đáng tiếc là
có nhiều người sử dụng các phương tiện truyền thông để gây chia rẽ hơn
là hiệp nhất, gieo rắc hận thù hơn là tình yêu, cổ vũ lầm lạc hơn là chân lý.
Là người Công Giáo, chúng ta phải sử dụng các phương tiện truyền thông
để phục vụ chân lý, tình yêu và hiệp nhất để đóng góp cho sự phát triển
toàn diện của con người. Mới đây, ngày 10 tháng 10 năm 2020, tại vương
Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi, Carlo Acutis (1991-2006)
được tuyên phong Chân Phước. Ngài là mẫu gương tiêu biểu cho chúng ta
trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng
tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em đồng loại.
6. Thế giới kỹ thuật số cũng là "ngôi nhà" thân thương của người trẻ. Giáo
Hội luôn quan tâm đến người trẻ, vì thế Giáo Hội Việt Nam dành ba năm
2019-2022 để tập trung vào mục vụ giới trẻ. Chủ đề mục vụ của năm 2021
tới đây là "Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình". Gia đình
là nơi người trẻ tập sống tương quan căn bản với Thiên Chúa trong cầu
nguyện, tương quan hiếu thảo với cha mẹ, và tương quan huynh đệ với
anh chị em trong nhà. Gia đình cũng là nơi người trẻ học tập những đức
tính nhân bản như trung thực, quảng đại, phục vụ, tinh thần trách nhiệm.
Ước mong các bạn trẻ cùng với cha mẹ mình vun đắp gia đình thành ngôi
nhà cầu nguyện, mái ấm yêu thương và nơi đào tạo con người trưởng
thành toàn diện.
Chúng ta đang sống trong tháng Mân côi, xin Đức Mẹ Mân côi giúp chúng
ta biết noi gương Mẹ thưa "Vâng" với Lời Chúa và trở thành sứ giả loan
báo Tin Mừng cho người khác, bằng đời sống chan chứa yêu thương và
dấn thân phục vụ.
Làm tại Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn - TP. HCM,
Ngày 15 tháng 10 năm 2020
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
19
	 Hãy thử tưởng tượng: Bạn sẽ ra sao khi buông bỏ một
ngày không có “PHONE” và vắng bóng “FACE”? Mọi thứ sẽ nổ tung
xung quanh cuộc sống của bạn chăng?
	 Hãy tra tấn lòng mình và hãy chậm lại một chút!
• Có lẽ thời gian người ta “ăn ngủ” với PHONE, “lởn vởn” trên
FACE còn hơn nhiều điều khác
• Có lẽ không gian người ta sống với nhau, cho nhau, cống hiến cho
đời không cân xứng với từng giờ cho PHONE, từng phút cho FACE.
• Có lẽ khoảng “trống” người ta dễ được lấp đầy bằng PHONE bằng
FACE hơn rất nhiều điều khác.
	 Không phủ nhận thời đại hôm nay, Công nghệ đang cung cấp
cho con người nhờ TV, Internet, Computers, Smartphones…
• Ân cần, chắt chiu nó sẽ biết hết những chuyện nhỏ to.
• Nhờ nó kết nối bao người và sẻ chia bao cảm xúc.
• Cùng với nó để tận hưởng hạnh phúc của người khác chung quanh
chúng ta.
• Đi với nó sẽ được chu du với muôn điều lý thú huyền diệu.
	 Từ đó, nhiều Gia Đình nghĩ rằng Công Nghệ có ảnh hưởng
tốt cho sự phát triển con người toàn diện, nếu họ biết “ứng dụng” các
GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TOÀN DIỆN
KIÊNG FACE BỚT PHONE
(Facebook - Iphone)
CHA XỨ GIUSE
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202020
loại thiết bị điện tử và sử dụng những chương trình cho việc giáo dục
và huấn luyện con cái họ trong học tập và phát huy mối tương quan
trong cộng đồng các em đang sống
	
	 Thực ra, giới tẻ hôm nay “BIẾT” nhiều nhưng “HIỂU” ít.
Biết (KNOW) và Hiểu (UNDERSTAND) rất khác nhau. Nhiều khi
Cha Mẹ, Ông Bà bị con cái chê là cù lần, quê mùa, hai lúa,… nhưng
những gì phụ huynh “hiểu” thì lại là những gì giới trẻ không hiểu.
Kinh nghiệm cuộc đời, thực tế cuộc sống, không hề giống với những
gì giới trẻ xem và biết.
	
	 Mới đây nhiều câu chuyện cho thấy điều này:
	 “Một đôi vợ chồng có đứa con 4 tuổi: Bé nhà em suốt ngày
không rời chiếc Iphone. Nó xem ra còn rành rọt hơn em, nó ôm
phones suốt ngày cả lúc ăn cho tới khi đi ngủ. Vợ chồng em mà
lấy cái Iphone, là nó khóc thét lên, nằm vạ cho đến khi đưa cho nó
Iphone mới thôi.”
	 Một bà mẹ đơn thân có đứa con gái 12 tuổi:
“Con gái của em mới bước vào tuổi “teen” mà đã tỏ ra bướng bỉnh.
Nó suốt ngày dán mặt vào cái smartphone lười biếng học tụt điểm
ở lớp. Có khi nó thức tới 12, 1 giờ khuya? Em phải làm sao? Em quá
thất vọng với nó.”
	 Một người mẹ khác nói:
“Em làm kinh doanh nên có sự giao tiếp với đối tác, cứ trao cho hai
cái điện thoại là nó ngồi yên, để em vừa làm việc buôn bán vừa quán
xuyến công việc trong nhà.”
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
21
	 Còn những em trưởng thành 16 tuổi đến 18 tuổi thì sao?
• Ngoài chơi “games” và “chat”, còn hàng trăm trang “web” xấu, bao
gồm các hình ảnh, cám dỗ và khiêu khích tính tò mò của tuổi trẻ.
• Truy cập vào Facebook, Youtube, “Mạng xã hội” đã đưa giới trẻ
vào một thế giới ảo trong giao tiếp, gặp gỡ, trò chuyện, kết thân với
các đối tượng, các em không hề biết về lai lịch, và cuộc sống quá khứ
của họ.
• Kết quả là tạo ra những băng nhóm, sự nghiện hút, bị dụ dỗ vào
đường dây buôn tình, bán dâm, các băng đảng chém giết nhau, cướp
giựt, cả một số những người trẻ đã tự tử
	
	 Giáo dục là một nghệ thuật, vừa hướng dẫn, vừa sửa sai,
vừa uốn nắn, vừa khích lệ. Không thể nói không biết, không hiểu,
thì đó là sự biện luận, và trốn tránh trách nhiệm. Cũng đừng nói
không có thời giờ để tự bào chữa. “Bộ rễ yếu ớt không thể nào
giữ được cái thân to khỏe. Một thế hệ trẻ vững bền, thành công và
hạnh phúc phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng mới có một nền tảng
vững chắc trong tương lai.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202022
	 Thiên Chúa đã sáng tạo ra thế gian và tuyên phán rằng,
các vật sáng tạo của Ngài là “rất tốt lành”. (St 1, 31). Trái đất này được
sáng tạo ra để làm nơi cư ngụ cho con cái của Thiên Chúa theo như
kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Chính thế gian này sẽ được thánh hóa và
nhận được vinh quang của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn chúng ta
sử dụng các nguồn tài nguyên của trái đất một cách khôn ngoan.
	 Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chưa bao giờ con
người có thể bay xa, bay cao vào vũ trụ, khoan sâu vào lòng đất, lặn
xuống đáy đại dương được như hiện nay.
	 Con người đã vẽ được bản đồ gen, nhân bản được tế bào gốc,
tìm ra “hạt của Chúa” (Higgs), tổ chức du lịch lên mặt trăng và làm
cho cả thế giới rộng lớn trở thành một cái làng nhỏ bé…Nhưng cũng
chưa bao giờ nhân loại phải đối mặt với nhiều tai họa khủng khiếp
như hiện nay: động đất và sóng thần, bão lụt và lở đất, núi lửa phun
trào… Tiếng kêu cứu vang lên khắp nơi: Hãy cứu lấy trái đất khỏi
CHA PHÓ
MAXIMILIANO KOLBE MARIA
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
23
bị ô nhiễm, tầng ozone bị thủng, trái đất nóng lên, băng Nam Cực
tan chảy và sẽ có 1/4 trái đất bị nhấn chìm xuống biển. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có 1 tỷ người bị ảnh hưởng bởi
ô nhiễm môi trường và 100 triệu người bị chết vì ô nhiễm vào năm
2030.
1. Quan điểm của giáo hội Công giáo về môi trường thiên nhiên
	 Mới nhìn vào 10 điều răn của Chúa và 6 điều răn của Hội
thánh hay điều răn kép tóm tắt “mến Chúa yêu người” chỉ thấy quan
hệ giữa Thiên Chúa với nhân loại, giữa người với người, không có
điều nào nói về quan hệ với môi trường. Thật ra vấn đề môi trường
là vấn đề mới được đặt ra từ giữa thế kỷ XX. Có lẽ chính thảm họa
bom hạt nhân do Hoa Kỳ ném xuống Hiroshima và Nagasaki tháng
8-1945 đã làm cho nhân loại phải đối mặt với môi trường sinh thái.
Nhưng đọc kỹ lại Kinh thánh từ Cựu ước, Tân ước đến các Thông
điệp của nhiều Giáo hoàng, các văn kiện của Công đồng lại thấy vấn
đề môi trường được Giáo hội Công giáo đặt ra từ rất sớm. Bởi Thiên
Chúa đặt con người sống trong môi trường trái đất, tự nhiên và chỉ
trong môi trường đó, con người mới tồn tại, phát triển và để có sự
tương quan qua lại với Thiên Chúa và với con người. Người ta vẫn
nói “kinh nhà Đạo, gạo nhà Chùa”. Kinh sách của Công giáo đúng là
mênh mông sông biển nhưng về vấn đề môi trường có thể tóm tắt
thành mấy luận điểm sau đây.
2. Vũ trụ, thiên nhiên là món quà tuyệt đẹp Thiên Chúa tạo dựng
để ban cho loài người.
	 Các nhà mỹ học khi đi tìm hiểu bản chất của cái đẹp đã đưa ra
định nghĩa: Cái đẹp chính là cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con
người, của tự nhiên chính là cái đẹp. Theo giáo lý của giáo hội Công
giáo vũ trụ tự nhiên này do Thiên Chúa tạo dựng. Sách Sáng thế
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202024
ký mô tả Chúa dựng lên trái đất, mặt trời, trăng sao, cây cỏ, muông
thú trong 5 ngày và “Chúa đều thấy nó tốt đẹp” (St. 1,4-25). Rồi khi
chiêm ngắm công trình tuyệt vời của mình, Thiên Chúa đã quyết
định tạo ra Adam và Eva trong ngày thứ 6, để làm chủ thế giới bao
la. Kinh thánh chép: “Thiên Chúa phán: Ta hãy làm ra người theo
hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta. Ngươi hãy cai trị trên cá biển và
chim trời và trên súc vật cùng mọi loài thụ tạo, loài mãnh thú và mọi
thứ côn trùng nhung nhúc trên mặt đất” (St 1, 26-28). Do đó, thiên
nhiên được Thiên Chúa trao cho con người là một bức tranh hoàn
mỹ. Ngày nay, những nơi nào còn giữ được nét tự nhiên hoang sơ,
nguyên thủy đều trở thành những nơi du lịch lý tưởng. Chúng ta
không còn được chiêm ngắm Vườn địa đàng của nguyên tổ Adam
và Eva thủa ban đầu, vì đã bị phá hủy khi ông bà phạm tội, những
mô phỏng Vườn địa đàng ở Canada ngày nay cũng làm cho bất cứ du
khách nào đến đây cũng phải trầm trồ thích thú. Như vậy, tự nhiên
được tạo dựng là tác phẩm đẹp. Con người được trao quyền làm chủ
tự nhiên, vũ trụ nhưng cũng có nghĩa vụ phải giữ gìn tự nhiên hài
hòa và phát triển (St.1, 26-30).
3. Thiên nhiên, môi trường là của cải Thiên Chúa ban cho tất cả
mọi người được thụ hưởng.
	 Theo giáo lý Công giáo, con người được khai thác thiên nhiên
để phục vụ nhu cầu chính đáng của mình nhưng không được chiếm
hữu tuyệt đối mà phải chia sẻ cho mọi người với tình huynh đệ.
(Lc.11, 11-13). Giáo hội Công giáo công nhận lợi ích của của cải:
“Con người không thể làm gì nếu không có của cải vật chất, là thứ
đáp ứng các nhu cầu căn bản cho con người tồn tại. Những của cải
này tuyệt đối cần thiết nếu như con người phải tự nuôi thân, lớn lên,
liên lạc, hợp tác với người khác và thực hiện các mục tiêu cao cả nhất
mà con người được mời gọi thi hành”.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
25
	 Giáo hội cũng công nhận là nhờ lao động cả chân tay và trí óc
“con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là
biến phần trái đất mà mình thu được thông qua lao động. Đây chính
là nguồn gốc của tư hữu”. Nhưng giáo hội Công giáo quan niệm của
cải có mục tiêu phổ quát. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nguyên
tắc đầu tiên trong việc sử dụng của cải, tài nguyên thiên nhiên. Hiến
chế Gaudium et Spes viết:
	 “Thiên Chúa đã tiền định cho trái đất và tất cả những gì trái
đất chứa đựng đều là cho mọi người và cho mọi dân tộc, ngõ hầu mọi
thụ tạo đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào
công lý, được điều tiết bởi bác ái…Càng ngày càng phải nhận thức
sự bình đẳng căn bản giữa mọi người hơn, bởi vì mọi người đều có
một tâm linh và được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa nên có
cùng một bản tính và cùng một nguồn gốc, hơn nữa vì được Chúa
Kitô cứu chuộc nên họ đều được mời gọi như nhau và cùng hưởng
chung cùng một đích nơi Thiên Chúa” (MV, số 69 và 29).
	 Học thuyết xã hội Công giáo cũng luôn cho rằng, con người
nhận tài nguyên thiên nhiên từ Thiên Chúa thì cũng phải có nghĩa
vụ cho đi vô vị lợi phần của cải mình có được để giúp người nghèo
khó. Cách đây 600-700 năm trước Chúa giáng sinh, trong sách Đệ
nhị luật có viết: “Khi ngươi gặt lúa đồng của ngươi và ngươi bỏ quên
lượm lúa trong đồng, ngươi đừng quay lại mà lấy vì nó thuộc về
khách ngụ cư, người góa bụa, ngõ hầu Thiên Chúa ngươi chúc lành
cho ngươi mọi công việc tay ngươi làm” (Dnl 24, 10-22). Đây không
chỉ là đòi hỏi của lòng bác ái mà còn theo luật của công bằng. Đúng
thế, đất đai, không khí, nước, khoáng sản, lâm thổ sản, hải sản là
quà tặng của tự nhiên, con người không mất tiền mua. Để tạo ra hạt
lúa con người phải bỏ lao động nhưng còn rất nhiều yếu tố như đất
đai, nước, không khí…con người đâu có tạo ra? Vì vậy, Thánh Giáo
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202026
hoàng Grêgôriô Cả (540-604) rất có lý khi nói: “Lúc chúng ta chăm
lo các nhu cầu của những người đang cần là chúng ta đã trả cho họ
cái của họ, chứ không phải của chúng ta. Chúng ta không chỉ làm các
việc bày tỏ lòng thương xót mà là đang trả một món nợ công bằng”.
Thánh Gioan Chrisôtômô còn tuyên bố mạnh mẽ hơn: “Không cho
những người nghèo dự phần vào của cải của ta, đó là ăn trộm của
họ và cướp lấy mạng sống của họ. Của cải ta giữ lấy đó không phải
là của ta, nhưng là của họ”. Thánh Gioan nói: “Ai có của trên đời này,
nếu thấy anh em mình phải túng thiếu, mà khóa lòng dạ lại, không
thương họ, thì lòng mến Thiên Chúa ở trong lòng người ấy thế nào
được? Này anh em, chúng ta đừng yêu mến bằng lời nói suông nơi
môi miệng, nhưng bằng việc làm cách thiết thực”. (1Ga 3, 17-18).
	 Giáo hội cũng thừa nhận rằng, trên thực tế không bao giờ
mọi người có năng lực, sức khỏe và cả cơ hội như nhau. Nhưng
không thể vin vào điều đó để tạo ra sự bất bình đẳng. Những nguyên
tắc trên đây quy định trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể hay
mỗi quốc gia khi khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường.
4. Tài nguyên thiên nhiên là của nhiều thế hệ sống trên trái đất.
	 Trước hết, nhân loại sống trên trái đất trong mối tương quan
như một gia đình, cho nên, giáo hội Công giáo nhìn nhận:
“Chúng ta đã thừa kế từ các thế hệ trước và chúng ta đã hưởng lợi từ
lao động của những người đương thời. Chính vì thế, chúng ta phải
có bổn phận đối với hết mọi người và không thể từ chối quan tâm
tới những người sẽ sống sau chúng ta. Chúng ta là một gia đình nhân
loại. Đây là một trách nhiệm mà các thế hệ hiện nay phải có đối với
các thế hệ tương lai”.
	 Hiến chế Mục vụ “Giáo hội trong thế giới ngày nay” cũng
viết: “Ngày nay, nhất là với sự trợ giúp của khoa học và kỹ thuật con
người đã và còn đang không ngừng nới rộng sự thống trị của mình
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
27
gần như trên tất cả thiên nhiên và đặc biệt nhờ sự gia tăng đủ loại
phương tiện trao đổi giữa các quốc gia, gia đình nhân loại dần dần ý
thức về mình và hợp thành gần như một cộng đoàn duy nhất trong
vũ trụ…” Nếu được hiểu cho đúng thì sự tăng trưởng này đáng giá
hơn mọi của cải có thể thu tích được. Giá trị con người hệ tại ở “cái
mình là” hơn hệ tại ở “cái mình có”. (MV số 35).
	 Do đó, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách
nhiệm của tất cả mọi người trên trái đất vì đó là tài sản chung của
mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Không ai được khai thác sử
dụng “một cách vô trách nhiệm các loại hữu thể khác nhau, bất kể
là sinh vật hay loài vô tri vô giác như thú vật, thảo mộc, các yếu tố
thiên nhiên, hoàn toàn theo ý mình, theo nhu cầu kinh tế riêng của
mình…”. Phải chăng vì lợi ích trước mắt nên có người, có quốc gia đã
tàn phá thiên nhiên, môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái? Làm
sao có người chích cá bằng lưới điện, thuốc nổ hay các chất độc?
Làm sao con người lại khai thác tới mức hủy diệt nhiều loài thực vật,
động vật chỉ để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của mình như
cao hổ, mật gấu, cá ngựa, da báo… Làm sao người ta có thể xả hàng
ngàn tấn chất thải công nghiệp để giết chết những con sông hiền
hòa? Làm sao người ta dám xuất khẩu những động, thực vật gây hại
sang nước khác như ốc bươu vàng, chuột hải ly hay cây bèo Nhật
Bản (lục bình)…Giáo hoàng Phaolô VI gọi đây là những hành vi
“bệnh hoạn” của con người. Hành vi này là do kết quả của một quá
trình lịch sử và văn hóa chối bỏ tương quan giữa con người và Thiên
Chúa. Học thuyết xã hội Công giáo chấp nhận việc con người can
thiệp vào thiên nhiên nhưng với tinh thần trách nhiệm và cộng tác
với Thiên Chúa:
	 “Thiên nhiên không phải là thực tại thiêng liêng hay thần
linh mà con người không được can thiệp vào. Nhưng đúng hơn,
thiên nhiên là một món quà được Tạo hóa ban cho cộng đồng nhân
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202028
loại, được giao phó cho một trí khôn và trách nhiệm luân lý của
con người, cả nam lẫn nữ. Vì thế, con người không hề hành động
sai trái khi phải can thiệp để sửa đổi một vài đặc điểm hay tính chất
của chúng do lòng tôn trọng trật tự, vẻ đẹp và sự hữu ích của các
sinh vật,cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Những sự
can thiệp nào của con người mà làm hại các sinh vật hay môi trường
thiên nhiên thì đều đáng bị lên án, còn những sự can thiệp nào giúp
cải thiện chúng đều đáng ca ngợi”.
	 Đối với từng quốc gia cũng phải xây dựng luật pháp và những
chương trình hành động để người dân có môi trường tự nhiên lành
mạnh:
	 “Quốc gia cũng cần nỗ lực tích cực trong lãnh thổ mình để
ngăn chặn những sự phá hoại khí quyển và sinh quyển, bằng cách
kiểm soát cẩn thận, đảm bảo cho công dân nước mình không phải
chịu những chất ô nhiễm nguy hiểm hay những chất độc hại”.
	 Còn trên bình diện quốc tế cũng phải có sự liên đới để giải
quyết vấn đề toàn cầu này. Có một tình trạng bất công xảy ra “kẻ ăn
ốc, người đổ vỏ”. Các nước giàu sử dụng nhiều năng lượng, khai thác
tài nguyên nhiều hơn và thải vào môi trường nhiều chất độc hại gây
nguy hại cho cả thế giới nhất là biến các nước nghèo thành bãi rác.
Nhiều hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu thế giới đã thất bại
vì không tìm được tiếng nói chung bởi nước giàu không chịu chia sẻ
trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường. Đức John Paul 2 đã lên tiếng
về hiện tượng này: “Người ta không thể đòi hỏi các nước mới phát
triển áp dụng trên nền công nghiệp còn non trẻ những luật lệ chế
tài liên quan đến môi trường, nếu các nước kỹ nghệ không đi tiên
phong trong việc áp dụng những biện pháp đó nơi đất nước của họ”.
5. Vấn đề đạo đức trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật
	 Một vấn đề không thể đề cập đến trong tương quan với môi
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
29
trường là khoa học và kỹ thuật. Khoa học, kỹ thuật giúp con người
trong việc chinh phục và làm chủ thiên nhiên. Song nếu không có
đạo đức trong khoa học, kỹ thuật coi thiên nhiên là những vật vô tri
vô giác để sử dụng các công nghệ bất chấp hậu quả thì con người sẽ
phải trả giá đắt cho những hành vi của mình. Có thời kỳ chúng ta
nghĩ con người là vô địch, có thể xẻ núi, lấp biển: “Bàn tay ta làm nên
tất cả” và thậm chí muốn thay cả Trời: “Thế Thiên hành đạo”. Nhưng
thực tế là “có Trời, có đất, có ta”. Đúng vậy, con người làm đất, gieo
trồng, chăm bón nhưng đâu dám chắc mùa màng trĩu hạt? Vậy nên
cha ông xưa mới cầu khấn Trời.
	 Khi ngăn sông làm thủy điện đáp ứng nhu cầu năng lượng
của công nghiệp không ai nghĩ bão lụt sẽ gia tăng. Khi Trung Quốc
mở chiến dịch “diệt chim sẻ” để làm lợi lương thực, đã không thể
nghĩ đến mất mùa do bị sâu bọ tàn phá, khi các nhà vật lý nguyên
tử tìm ra năng lượng hạt nhân đâu có nghĩ đến thảm cảnh ở Hiro-
shima, Nagasaki, Checnobưl…Engel nói rằng, khi con người chiến
thắng được thiên nhiên một bước thì lập tức thiên nhiên trả thù con
người bằng tai họa. Phải chăng, những thảm họa thiên tai ngày nay
do thiên nhiên đang trả thù con người? Dĩ nhiên, ngày nay nhân loại
đã thức tỉnh, biết rằng chằng phải thiên nhiên trả thù mà chính là
“nhân tai”.
	 Giáo hội Công giáo cho rằng: “Việc ứng dụng các khám phá
mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cũng đem đến những
hậu quả tai hại lâu dài. Từ đó, chúng ta phải đau đớn nhìn nhận rằng
mình không thể can thiệp vào lĩnh vực sinh thái mà không chú ý tới
những hậu quả của sự can thiệp ấy nơi các lĩnh vực khác và tới hạnh
phúc của các thế hệ tương lai”.
	 Sách Tóm lược học thuyết xã hội của Công giáo viết: “Các
chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới nhu cầu
tôn trọng sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên vì các
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202030
tài nguyên thiên nhiên là có hạn, thậm chí có một số tài nguyên
không thể tái tạo được…Một nền kinh tế biết tôn trọng môi trường
sẽ không lấy việc gia tăng tối đa lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất của
mình, vì việc bảo vệ môi trường không thể được đảm bảo nếu chỉ
dựa trên những tính toán tài chính giữa phí tổn bỏ ra và lợi nhuận
thu vào. Môi trường là một trong các tài sản không thể được bảo vệ
hay được phát huy cách thích đáng chỉ nhờ các lực lượng thị trường”.
	 Giáo lý Công giáo quan niệm thiên nhiên là tạo vật của Chúa
ban tặng cho con người và con người được giao cho quản lý. Đức
John Paul nói: “Quan điểm Kitô giáo về thụ tạo đưa ra một phán
đoán tích cực về khả năng chấp nhận việc con người can thiệp vào
thiên nhiên, vốn cũng bao gồm các sinh vật khác, đồng thời kêu gọi
mạnh mẽ về tinh thần trách nhiệm”. Còn Đức Giáo hoàng Bene-
dictô XVI nói: “Nhân loại cần phải có mối quan hệ đúng đắn với
môi trường. Trái đất này là món quà quý giá của Đấng Tạo hóa và
chúng ta phải ứng xử như những người quản lý công trình sáng tạo
của Người. Nếu gạt bỏ mối quan hệ với Thiên Chúa sang một bên,
hiển nhiên kể như đã bị tước mất ý nghĩa sâu xa của nó và sẽ trở
nên nghèo nàn. Khi tôn trọng dấu vết Đấng Tạo hóa trong toàn thể
thiên nhiên, ta hiểu rõ căn tính sâu xa và chân thực nhân tính của
chúng ta. Như thế thì sự tôn trọng ấy có thể giúp người trẻ khám phá
những tài năng và năng khiếu của mình trong tinh thần tôn trọng
môi sinh”.
	 Giáo hội Công giáo không chỉ ban hành nhiều văn bản nói về
môi sinh mà còn trực tiếp đề cao những tấm gương thân thiện với
môi trường. Giáo hội đã tôn phong thánh Phanxicô Assisi (1181-
1226) làm thánh bảo trợ môi trường. Vị thánh người Italia này không
chỉ nổi tiếng về khó nghèo và là nhà truyền giáo nhiệt thành mà còn
nổi tiếng vì yêu hòa bình, yêu thiên nhiên với “Bài ca Mặt Trời”.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
31
6. Thay đổi lối sống ích kỷ, vụ lợi để làm hòa với thiên nhiên
	 Giáo hội Công giáo cho rằng, muốn cứu vãn môi sinh, thiên
nhiên, trái đất, quan trọng nhất là phải thay đổi lối sống từ cá nhân
đến xã hội: “Những lối sống này sẽ được xây dựng dựa trên những
đức tính thanh đạm, điều độ và tự chủ. Cần phải dẹp bỏ cái logic chỉ
biết có tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các hình thức sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp biết tôn trọng trật tự sáng tạo và thỏa mãn các
nhu cầu căn bản của mọi người. Được duy trì bằng việc nhận thức lại
sự lệ thuộc lẫn nhau giữa mọi người trên trái đất, những thái độ vừa
nói sẽ góp phần loại bỏ nhiều nguyên nhân gây ra các thảm họa ấy
xảy ra cho các dân tộc và lãnh thổ”. Từ xa xưa trong lịch sử Cựu ước,
người ta đã quy định 3 năm chia lại lợi tức, 7 năm tha nợ và 50 năm
xóa nợ cho nhau. Đất đai cũng 3 năm được nghỉ 1 năm. Đó cũng là
cách bảo vệ môi trường rất nhân văn.
	 Giáo hoàng Phanxicô mới đây đã ban hành Thông điệp Lau-
dato Si (Cảm tạ Người) với 6 chương là một văn bản toàn diện về
quan điểm của Giáo hội Công giáo với vấn đề môi trường, được dư
luận khen ngợi và đã được tổ chức học hỏi ở nhiều nơi trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Giáo hội Công giáo Việt Nam với vấn đề môi trường.
	 Trong kinh nguyện hàng ngày, người Công giáo vẫn hay cầu
xin: “Xin cho nước Việt Nam khỏi bão bùng, hỏa tai, ôn dịch, thần
khí, mất mùa, giặc giã”. Nhưng đây có lẽ là mới có ý xin cho đất nước
tránh được những thảm họa của thiên tai, dịch bệnh chứ chưa có ý
thức về vấn đề môi trường. Người Công giáo cũng có tập tục chôn
táng một lần, không cải táng đặc biệt không dùng vàng mã trong tế
tự, giỗ chạp cũng tiết kiệm tiền của và giảm ô nhiễm môi trường.
Song đây cũng là tập tục liên quan đến đức tin tôn giáo chứ chưa
xuất phát từ việc bảo vệ môi sinh. Nhà truyền giáo nổi tiếng có nhiều
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202032
đóng góp cho việc xây dựng chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes
(Đắc Lộ) khi đến Việt Nam năm 1627 đã cực lực phê phán tục đốt
vàng mã.
	 Người Công giáo có nhiều tư tưởng canh tân táo bạo, nêu vấn
đề môi trường sớm nhất chính là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871).
Ông đề nghị thành lập Bộ canh nông, đào tạo quan lại chuyên trách
đi khắp đất nước khảo sát đất đai, cây trồng, vật nuôi xem đất nào
thích hợp cây gì, con gì, nơi nào cần khai hoang, nơi nào cần tưới
tiêu, dạy cho dân biết trồng cấy, chăn nuôi, không phó mặc cho tự
nhiên. Ông đề nghị giao rừng cho dân để đâu cũng có chủ chứ không
để chặt phá bừa bãi…Ông cho rằng vì con người linh hơn muôn vật
nên có quyền điều khiển loài vật. Trong bản điều trần “Lục lợi từ”
(Di thảo số 5), ông viết: “Nếu để cái thấy, nghe, ăn, nghỉ của con
người, chỉ biết tuân theo tự nhiên như loài vật không có linh tri, linh
giác mà không giao cho con người có quyền điều khiển vận hành thì
làm sao phân biệt được con người linh hơn muôn vật?” Ông cũng
quan niệm thế giới là của mọi người: “Thiết nghĩ, Thiên Chúa tạo
nên đất đai là cốt cho cả loài người hưởng thụ chứ không phải cho
một người chiếm lấy làm của riêng”.
	 Hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập cuối năm 1960
nhưng do hai miền bị chia cắt bởi chiến tranh nên mãi đến năm 1980
mới có đại hội đầu tiên của các giám mục cả nước. Bản nhận định
“Về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay” của Ủy ban Công lý và
hòa bình công bố ngày 15-5-2012 vừa qua cũng dành hẳn mục 6 để
nói về môi trường sinh thái:
	 “Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, Việt Nam sẽ là một
trong bốn nước phải gánh chịu hậu qủa nghiệt ngã nhất của biến đổi
khí hậu. Nguyên nhân một phần do tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu, nhưng một phần khác do chúng ta thiếu quan tâm đến
môi trường sinh thái và tính bền vững trong phát triển. Điều đáng
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
33
quan ngại nhất là chúng ta vụng về và vội vàng khai thác tài nguyên.
Những năm gần đây Nhà nước đã cho nước ngoài đầu tư nhiều dự
án có nguy cơ hủy hoại môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái và biến
đổi khí hậu…”.
	 Vị chủ chăn có riêng lá thư mục vụ bàn về môi trường là Hồng
y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, TGM Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
lá thư mục vụ ngày 29-5-2009 đã trình bày khá đầy đủ hiện trạng
môi trường hiện nay sau biến cố công ty Vedan đầu độc sông Thị
Vải. Lá thư cũng nêu 4 nguyên tắc của giáo hội đối với vấn đề môi
trường: Thiên nhiên là quà tặng của Tạo Hóa; quà tặng này dành cho
mọi người nên khi khai thác phải tuân theo quy luật và tôn trọng lợi
ích của mọi người, nhất là người dân bản xứ. Lá thư cũng nêu 3 gợi
ý hành động cho người dân, cho nhà đầu tư và cho chính quyền.
	 Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn kết luận: “Trong những vụ
việc như Vedan và khai thác bôxít ở Tây Nguyên, đã có khá nhiều
tiếng nói được gióng lên trên báo chí và các phương tiện truyền
thông. Đây là dấu chỉ lành mạnh của một xã hội dân chủ, trong đó
người dân ý thức trách nhiệm tham gia vào tiến trình quyết định về
những vấn đề liên quan đến đời sống của họ và của đất nước… Đối
với các Kitô hữu, gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc môi trường thiên nhiên
không chỉ là một trách nhiệm xã hội mà còn là một đòi hỏi của niềm
tin, là một nghĩa vụ cao cả vì lẽ ta được cộng tác với Thiên Chúa
trong công trình tạo dựng”.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202034
Ý Nghĩa, Tập Tục và Tinh Thần
Mùa Vọng
1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?
- Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adven-
tus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi,
mong chờ điều sắp đến.
2. Mùa Vọng có mấy nghĩa?
- Có 4 nghĩa:
1) Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do
thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô)
đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ
nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội
lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.
2) Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ
hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.
3) Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng
sinh vào ngày 25 tháng 12.
4) Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận
thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.
3. Thời gian mùa Vọng dài bao lâu?
- Giáo hội ấn định mùa Vọng dài 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (trong
tháng 12) để nhớ thời gian dân Do thái, sau khi được đưa ra khỏi đất
nô lệ Ai cập đã đi lang thang trong sa mạc 40 năm trước khi được
vào đất hứa.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
35
4. Nghi lễ mùa Vọng có gì khác?
1) Bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím lạt có ý gì?
- Mầu tím lạt, nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
2) Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?
- 4 cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi
tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và
một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như
Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến!
- Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống
muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa
tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương
thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng
Chúa Kitô.
3) Tinh thần mùa Vọng là gì?
- Là đáp lại lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền hô: Hãy dọn đường đón
Chúa: Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho
đầy, nơi cao phải bạt xuống.
4) Cá nhân tham gia mùa Vọng nên làm gì?
- Nên làm “hang đá tâm hồn” cho Chúa Hài Đồng theo tinh thần của
lễ của 3 nhà đạo sĩ mang tới dâng Chúa: vàng (mến Chúa yêu người),
nhũ hương (cầu nguyện), mộc dược (hi sinh hãm mình).
- Tham gia tĩnh tâm, xưng tội do giáo xứ, cộng đoàn tổ chức.
- Không nên quá chú trọng vào các gói quà (gift), thiệp mừng, các
sản phẩm thương mại, máng cỏ lập lòe đèn điện, các cuộc vui trần
tục mà quên đi TÌNH THƯƠNG BAO LA của Ngôi Hai giáng trần
chuộc tội muôn dân.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202036
I. GIÁO HỘI LÊN TIẾNG BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG
	 “Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo
hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ
cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật
bò dưới đất.” (St 1, 26) Ngay từ khởi đầu Thiên Chúa đã trao cho
con người trách nhiệm “QUẢN LÝ” toàn thể vạn vật muôn loài
sinh trưởng và phát triển.
	 Qua sự ủy thác này nhân loại đã luôn khám phá và chế ngự
thiên nhiên, tạo điều kiện cho Khoa học hình thành và phát triển
và qua Khoa học Kỹ thuật con người ngày càng phát huy quyền
làm chủ của mình trên toàn thể vũ trụ.
	 “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã
nhận lãnh trách nhiệm chinh phục Trái đất cùng với tất cả những
gì chứa đựng trong đó, quản trị vũ trụ trong thánh thiện và công
bằng.” (Vatincan II. Vui mừng và hy vọng).
MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG
NIỀM TIN KITÔ GIÁO
J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
37
	 Tuy nhiên vai trò MÔI TRƯỜNG của con người luôn bị
xem nhẹ thậm chí bị lãng quên. Con người đã lạm dụng trách
nhiệm làm chủ thiên nhiên của mình. Đặc biệt kể từ cuộc Cách
mạng công nghiệp từ thế kỷ XVII con người đã khai thác thiên
nhiên một cách tùy tiện, ích kỷ và tàn bạo. Kết quả là đã phá vỡ
mối tương quan hài hòa giữa con người và môi trường và đẩy
Trái Đất đến bờ vực thẳm của diệt vong! Thay vì cộng tác với Tạo
hóa để giúp thiên nhiên phát triển hài hòa. Con người đã bức tử
thiên nhiên.
	 Hiện trạng xuống cấp trầm trọng môi trường toàn cầu
khiến Giáo hội lên tiếng. Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đã đề
cập rõ vấn đề môi trường, Ngài xác nhận vấn đề môi trường liên
quan tới toàn thể nhân loại. Ngài kêu gọi các Kitô hữu cùng nhau
gánh vác trách nhiệm chung bảo vệ thiên nhiên của cả thế giới:
	 “Đột nhiên con người hôm nay nhận thức rằng do khai
thác thiên nhiên một cách vô ý thức, nên đã bị đặt trước nguy
cơ phá hủy thiên nhiên, và trở thành nạn nhân của chính hành
động phá hoại có tác động dội lại trên con người.” (Thông điệp
Bát thập niên)
	 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng rất chú ý vấn
đề sinh thái và môi trường. Ngài chia quan điểm luân lý và tôn
giáo để nhìn vấn đề Môi trường thành ba thái độ nhận thức cụ
thể.
1. Con người không được tùy tiện sử dụng các tạo vật trong thế
giới theo nhu cầu riêng của mình. Phải quan tâm tới bản tính tự
nhiên của mỗi vật thể và mối quan hệ hỗ tương giữa các vật thể
trong hệ thống tổng thể của vũ trụ.
2. Con người phải khẩn trương nhận thức rằng tài nguyên thiên
nhiên thì có hạn, trong đó có những tài nguyên không thể tái tạo,
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202038
dễ cạn kiệt. Vậy phải bảo tồn chúng cho thế hệ hiện nay và tương
lai.
3. Công nghiệp hóa thường gây ô nhiễm trầm trọng cho môi
trường và phương hại tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe dân
chúng. Do đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình, và bảo vệ
anh chị em đồng loại trong tinh thần liên đới. Nói cách khác, để
thi hành quyền làm chủ trái đất do Đấng Tạo Hóa trao phó, con
người đừng nghĩ rằng mình có quyền tuyệt đối. Phải chấp nhận
theo những nguyên tắc luân lý, trong khi vận dụng những quy
luật vật lý và sinh học.
II. SỰ TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG
	 Hiện nay con người ngày càng gia tăng sự tàn phá Thiên
nhiên và Môi trường sống: Tầng Ozone bị thủng, trái đất nóng
lên, băng Nam Cực tan chảy và sẽ có ¼ trái đất bị nhấn chìm
xuống biển. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có
một tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.
	 Việt Nam là nước bị ảnh hưởng rất lớn về lũ lụt. Nguyên
nhân chính là việc tàn phá rừng, đất không giữ được nước nên
hàng năm khoảng 20% dân số nước ta luôn phải gánh chịu những
trận lũ lụt kinh hoàng, năm sau tàn phá nhiều hơn năm trước.
Ngoài ra nạn hạn hán nghiêm trọng cũng xảy ra thường xuyên ở
Ninh Thuận, nạn thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn ở vùng Đồng
bằng song Cửu Long. Ngoài ra việc biến đổi khí hậu cũng gây
ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng, môi
trường, tài nguyên nước, nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp
và xây dựng…
	 Cách đây không lâu. Sự cố Formosa một nhà máy cán thép
ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã xả thải thẳng ra biển qua đường ống
ngầm mỗi ngày khoảng 11.000 m³ nước thải cùng một số chất
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
39
như Axít, kiềm, dầu mỡ và chất rắn. Chúng ta có thể kể ra những
thiệt hại do sự cố này xảy ra:
- Bắt đầu từ 6 tháng 4 năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt
tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) sau đó lan ra vùng biển Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hàng trăm, hàng ngàn tấn cá
biển các loại bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ
nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng nặng nề gây thất thu đến kinh
tế, du lịch biển và cuộc sống của ngư dân miền Trung.
- Ngày 30 tháng 6 năm 2016 Chính phủ họp báo, công bố nguyên
nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ công ty trách nhiệm
hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép.
- Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa
tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của
hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.
(Wikipedia)
III. NGUYÊNNHÂNSÂUXACỦAKHỦNGHOẢNGMÔITRƯỜNG
	 Từ những yếu tố gần xa đã và đang tác động đến môi
trường trái đất, chúng ta nhận ra những biểu hiện của khủng
hoảng môi trường. Những yếu tố tác động đó phần lớn và chính
yếu thuộc về con người với những cơ cấu xã hội, thể chế chính trị
và cấu trúc phát triển kinh tế khác nhau trên thế giới.
	 Có những người cho rằng gốc rễ của mọi vấn đề môi
trường là sự bùng nổ về Dân số. Theo họ Dân số quá đông không
những đòi hỏi cần nhiều lương thực mà cũng cần tiêu thụ nhiều
nguồn năng lượng. Rác bẩn, khí thải… do con người thải ra hàng
ngày làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải, rác công nghiệp
cũng không ngừng phát triển theo tốc độ gia tăng dân số. Ngoài
ra các vấn đề giao thông, thiếu nhà ở sống chen chúc… đều gắn
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202040
với Dân số. Tất cả những vấn đề đó đều trở thành sức ép rất lớn
đối với môi trường.
	 Thế nhưng, nhìn ở mức độ sâu xa hơn, chúng ta nhận ra
rằng những biểu hiện của khủng hoảng môi trường với những
yếu tố tác động kể trên chỉ là những triệu chứng của một căn
bệnh nan y đang xảy ra đối với môi trường trái đất này. Chính
khủng hoảng NIỀM TIN biểu hiện qua thái độ dửng dung, lãnh
đạm của nhiều người đối với những nhu cầu thiêng liêng, nhu
cầu luân lý và tôn giáo.
	 Những khủng hoảng không chỉ tỏ lộ trên việc sử dụng
những nguồn tài nguyên của trái đất nhưng còn là một cuộc
khủng hoảng những giá trị thiêng liêng. Văn hóa của chúng ta
quá thiên về vật chất và đã dửng dưng bỏ quên chiều kích thiêng
liêng của đời sống.
LỜI NGUYỆN
	 Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu. Chúa đã tạo dựng
nên trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ để giúp
con người có nhiều khả năng và phương tiện đến với Chúa.
	 Xin cho chúng con biết yêu quí, tôn trọng và bảo vệ Trái
đất nơi chúng con đang sống trong NIỀM TIN vào Chúa qua
việc tạo ra những của cải và hàng hóa phục vụ anh em trong
Tình yêu thương là con một Cha trên trời. Chúng con nhờ
danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
41
Những người muôn năm trước,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ V.Đ.L)
	 Xin mượn hai câu thơ của cụ Vũ Đình Liên, để diễn tả nỗi
cảm xúc khi mỗi năm đến tháng 11, mà Giáo Hội dành một tháng
riêng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân yêu
ra đi trước chúng ta. Từ ngàn xưa đến ngàn sau, việc nhớ ơn tiền
nhân là nét đẹp văn hóa, của con người nói chung và dân tộc chúng
ta nói riêng. “Cây có gốc mới trổ cành xanh ngọn. Nước có nguồn
nối bể cá sông sâu. Người ta nguồn gốc từ đâu? Gốc từ tổ tiên rồi sau
có mình.”
	 Bài học ngay từ ngày còn ê a học vỡ lòng, đã im đậm nét vào
tâm hồn những đứa con, đứa cháu không quên nguồn cội của mình
vậy. Dù rằng ngày nay giáo dục luân lý gia đình ít được coi trọng, từ
gia đình đến trường học: Tiên học lễ hậu học văn; phải học lễ độ,
cách đối nhân xử thế trước, sau mới học kiến thức làm người. Hoặc:
Trọng thầy mới được làm thầy. Dù xã hội mỗi ngày một văn minh
tiến bộ hơn trước, nhưng người thức giả không thể chấp nhận nhiều
trường hợp cha mẹ bênh con cái một cách mù quáng. Con nhỏ dù là
CÂU CHUYỆN
THÁNG 11
BÙI NINH CƠ
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202042
cấp 1 hay cấp 2, quậy phá không chịu học bị cô hay thầy giáo phạt,
mà kéo nhau đến trường để chửi bới, hành hung cô, thầy giáo. Hãy
bỏ hẳn cái tư tưởng bỏ tiền ra mua chữ thì là “thượng đế”, muốn sao
được vậy! Trên thực tế, ai từng đi học, đều thấy: những đứa học trò
ỷ thế gia đình giàu có, hoặc cha mẹ có thế lực được nuông chiều, hầu
như rất lười học, nếu sau này ra đời có bằng cấp thì cũng do chạy vạy
hoặc gian lận cách này cách khác...
	 Sự biết ơn còn có thể xem là cách đền bù theo lẽ công bằng
của người đã chịu ơn, về tinh thần hay vật chất. Người ta nhận định
rằng: một người không tôn trọng sự công bằng, thì người đó không
bao giờ có bác ái và yêu thương người khác. Đối với ông bà, cha mẹ,
tổ tiển những người chúng ta chịu ơn nuôi dưỡng, hoặc trực tiếp
hay gián tiếp, đạo lý dạy ta: “Sống tết, chết giỗ”. Không phải chỉ nhớ
đến các ngài vào các dịp lễ Tết, mà đạo hiếu, đạo làm con dạy ta phải
phụng dưỡng, giúp đỡ với tất cả khả năng Chúa ban cho ta có. Tôi
dám quả quyết theo kinh nghiệm và dựa vào lời Chúa để nói rằng:
những đứa con hiếu thảo với cha mẹ, Chúa không cho quá túng
thiếu bao giờ. Chúng ta giúp đỡ các ngài lúc tuổi già, đừng bao giờ
quá chi li tính toán, ganh tị với nhau. Có nhiều trường hợp của cha
mẹ thì muốn vơ vào lòng, còn trách nhiệm thì né tránh và đùn đẩy
cho người khác. Hãy nhìn vào thực tế cha mẹ, ông bà là hiện thân
của Chúa nơi trần gian, nếu không yêu mến và giúp đỡ, thì theo
Thánh Giacôbê và Thánh Gioan tông đồ, đó là những kẻ khoác lác
và dối trá vậy.
	 Những linh hồn là tổ tiên, ông bà đã ra đi trước chúng ta,
ngày đêm vẫn trông chờ con cháu cầu nguyện và xin lễ cho các ngài.
Sách giáo lý Công giáo dạy chúng ta biết rằng: Nước Thiên Chúa
gồm 3 Hội Thánh hợp lại và hiệp thông với nhau, qua cái chết và
phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Như vậy Hội Thánh của Chúa Kitô
liên kết chặt chẽ với nhau gồm:
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020
43
a) Hội Thánh chiến đấu là những người đang sống như chúng ta
phải chiến đấu với 3 kẻ thù: xác thịt, ma quỷ và thế gian.
b) Hội Thánh thanh luyện hay đền tội là những người khi sống
lành thánh, nhưng còn vướng mắc những lỗi lầm nhỏ, hoặc lỗi đức
công bằng, chưa đền trả đủ, thì phải chịu thanh luyện tùy theo lòng
thương xót của Chúa. Đức tin cũng cho chúng ta biết rằng: các linh
hồn nơi luyện ngục chịu thanh tẩy, không tự lập công mà cầu nguyện
cho mình được. Nhưng phải cậy dựa vào người còn sống để cầu
nguyện, xin lễ, đọc kinh, đền tội hay làm việc bác ái thay cho mình.
Ngược lại những linh hồn đó, sẽ cầu nguyện cho chúng ta. Như lời
Chúa Giêsu đã nói: Nếu ta cho người khác dù chỉ một chén nước lã
thôi, ta cũng không mất phần thương đâu. Vì Chúa nhân từ và công
bằng vô cùng.
c) Hội Thánh thắng trận hay Hội Thánh khải hoàn: là những linh
hồn lành thánh trước mặt Chúa, hoặc những linh hồn đã đền tội
xong. Được Chúa cho lên Thiên Đàng hưởng và chiêm ngưỡng tôn
nhan Chúa. Tất cả đã là Thánh và được tôn kính chung vào lễ các
thánh hằng năm. Tất cả chúng ta đều có tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã
được Chúa cho vào hàng ngũ các thánh, các ngài ngày đêm hằng cầu
bầu cho ta vậy.
	 Lạy Chúa Giêsu Kitô, khi được gia nhập cộng đoàn của
Giáo hội và được làm con cái Chúa, ai trong chúng con cũng muốn
được làm thánh. Vì đó là cùng đích cuộc đời tạm bợ của chúng
con nơi trần gian này. Xin thêm đức tin và dẫn dắt chúng con theo
ân sủng của Chúa Thánh Thần. Để cuộc đời chúng con là hoa trái
tốt lành như Chúa hằng mong mỏi, qua sự bảo trợ của Mẹ Maria
và Thánh Cả Giuse. Amen.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202044
Nhân bản cho thiếu nhi
“Chớ gì đừng có ai coi thường
anh vì anh còn trẻ. Trái lại, anh
hãy nên gương mẫu cho các tín
hữu về lời ăn tiếng nói, về cách
cư xử, về đức ái, đức tin và lòng
trong sạch.” (1Tm 4,12).
1.Hai người đang nói chuyện với
nhau, mà em có chuyện cần muốn
gặp một trong hai người đó, em
phải xin phép người kia.
2.Nên gọi chính tên của mỗi
người, không dùng biệt danh để
gọi họ. Ví dụ: H khùng, T què…
3.Khi muốn thưa chuyện với
người trên thì em nên gọi chức vụ
của họ. Ví dụ: Thưa cha xứ, thưa
cha phó, thưa ông chủ tịch, thưa
bác sĩ…
3.Nói với người trên bao giờ
cũng tỏ ra tôn kính, như: dạ,
vâng, thưa không, thưa biết;
chứ đừng nói trống: hả, ừ,
biết, không, muốn… hoặc chỉ
lắc, gật đầu!
4.Khi ngồi trên xe buýt,…
em thấy có người già, trẻ em,
phụ nữ mang thai, người tàn
tật, em nên nhường chỗ ngay.
5.Khi thấy có người già, trẻ
em cần qua đường, em hãy
sẵn sàng giúp họ.
6.Không nên đùa giỡn chọc
ghẹo người khác bằng những
lời lẽ mang nội dung hạ phẩm
giá của họ. Ví dụ: “Chị quá
khổ người thế này, sống chi
cho chật đất!”, hoặc “chị xấu
thế này sao lấy chồng được”
LỊCH SỰ
TRONG GIAO TIẾP
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 45
Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa,
xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com
Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm
Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20)
Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 12/2020, số 215
CÔNG ÍCH
7.Không ưa ai, em cũng không
được gọi họ là thằng, nó, con mẹ
đó… trái lại, luôn lịch sự dựa trên
địa vị, tuổi tác người đó mà nói.
Cụ thể: ông cụ X, chị Z, bà A…
8.Cũng không đối thoại với ai
bằng cách xưng hô mày tao, mà
nên thân mật gọi nhau bằng anh,
chị, em hoặc gọi tên nhau.
9.Muốn bắt tay ai, người dưới
phải đợi người trên đưa tay ra
trước.
10.Khi nói chuyện với ai, em
phải nhìn vào mặt người đang
nói.
11.Phải tôn trọng nhau trước
tập thể, dù em quá quen thân
với họ, nếu người ấy có chức
vụ, em phải tỏ ra tôn kính,
chứ đừng tỏ cử chỉ suồng sã,
kiểu cá mè một lứa.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202046
	 Hôm nay ở lớp giáo lý của em thảo luận chủ đề: Làm gì
để bảo vệ môi trường sống. Đề tài này khá gần gũi nên được các bạn
trong lớp bàn luận sôi nổi.
	 Bạn thì nói: không được xả rác nè, ăn uống xong phải vứt rác
vào thùng rác đúng nơi quy định. Có bạn lại nói không dắt chó ra
ngoài đường làm bẩn đường nè. Có bạn lại nói luôn quét sân quyét
đường cho sạch sẽ...
	 Sơ nói bạn nào cũng nói đúng, nhưng ngoài những việc đó,
các bạn còn cần chú ý đến lời ăn tiếng nói, luôn nói những lời lễ
phép, dễ nghe, hòa nhã, không gây gổ cãi nhau, không nói xấu bạn
bè... để tạo ra chung quanh mình luôn có một bầu khí vui tươi thánh
thiện.
	 Môi trường sống không chỉ là sạch sẽ mà còn lành mạnh.
Thiếu nhi cần biết chọn lựa những phim ảnh lành mạnh, những
chương trình gameshow dễ thương, những hình ảnh đẹp, để giải trí,
tránh những hình ảnh bạo lực, nhảm nhí, sai lệch với những điều
Chúa dạy.
	 Em thấy bảo vệ môi trường sống lành mạnh, em cần phải
luôn cố gắng tu sửa bản thân, thân thiện với mọi người và vạn vật
xung quanh. Vì tất cả đều là tạo vật của tình yêu Thiên Chúa.
	EM
	 	 BẢO VỆ
			MÔI TRỪƠNG
NGHÉ CON
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 47
CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 11
* Chúa nhật 1/11: lễ Các Thánh
- 18g: thứ bảy 31/10 Ca đoàn Chư Thánh mừng bổn mạng
* Thứ hai 2/11: Lễ Các Đẳng
- 5g: lễ sáng - 18g: lễ chiều - 19g: lễ tối tại nhà hài cốt
* Thứ ba 3/11: Lễ thánh Martino
- 18g Hội Chăm sóc bệnh nhân mừng bổn mạng
* Thứ bảy 7/11: Lễ thánh Vinh sơn Liêm (ngoại lịch)
- 18g Ban Truyền Thông mừng bổn mạng
* Thứ bảy 14/11: Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- 18g lễ kính trọng thể tại đài Các thánh Tử Đạo
* Thứ bảy 22/11: Lễ thánh nữ Cêcilia
- 18g ca đoàn Cecilia mừng bổn mạng
* Thứ ba 24/11: Lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam
- 18g Huynh đoàn Đa Minh mừng bổn mạng
Theo đơn đề nghị của Cha chánh xứ Giuse và sự chấp thuận
của Đức Tổng Giám Mục Giuse ngày 29/9/2020. Những ông
sau chính thức trở thành Thừa Tác Viên Thánh Thể
- Ông Vincente Trịnh Trọng Hoàng, Gk Luca
- Ông ĐaMinh Trần Quang Cảnh, Gk Luca
- Ông Giuse Nguyễn Công Thỏa, Gk Gioan
- Ông Phanxico Đinh Quý Tôn, Gk Matthêu
- Ông Phêrô Cao Chu Hoàn, Gk Marco
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202048
Chúc mừng Bổn Mạng
Ca đoàn Chư Thánh
lễ Các Thánh Nam Nữ
01/11/2020
Chúc mừng Bổn Mạng
Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân
lễ thánh Martino de Pores
03/11/2020
xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn:
Ông FX Trần Ngọc Lễ, GK Luca
Mau được hưởng thánh nhan Chúa
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 49
Chúc mừng Bổn Mạng
Ca đoàn Cecilia
lễ thánh nữ Cêcilia
22/11/2020
Chúc mừng Bổn Mạng
Huynh Đoàn Đa Minh
lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam
24/11/2020
Chúc mừng Bổn Mạng
Ban Truyền Thông
lễ thánh Vinh Sơn Liêm
07/11/2020
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202050
Tâm tình người hội trưởng
			
HỘI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
MARIA PHẠM GIAO
	 	
	 Hội Chăm sóc bệnh nhân giáo
xứ nhận thánh Martino làm bổn
mạng. Nói là hội thì thật là không
đúng vì chúng tôi rất ít người, nhưng
Cha xứ trân trọng vì là chăm sóc
bệnh nhân trong giáo xứ, nên Cha
cho gọi là Hội chăm sóc bệnh nhân,
Cha lại chọn Thánh Martino là
quan thầy để các hội viên noi gương
thánh nhân, trong việc chăm sóc cầu
nguyện cho những người đau bệnh.
	 	 Trong giáo xứ có ai bị yếu liệt mà
gia đình muốn chúng tôi đến đọc
kinh cầu nguyện cùng với bệnh nhân thì chúng tôi vẫn đến để cầu
nguyện. Nhưng có rất nhiều người hễ thấy chúng tôi sách giỏ đựng
sách đọc kinh đi là hỏi: ai đấy cô? (ý là hỏi ai đang hấp hối thế?).
	 Họ nghĩ rằng có người hấp hối thì chúng tôi mới đến. Đâu
phải vậy, có những người chúng tôi đến đọc kinh cầu nguyện cho
họ 8 năm 10 năm họ mới qua đời. Bệnh nhân nào đi vào hấp hối
thì chúng tôi mới trực cả ngày cả đêm để theo dõi và đọc kinh cầu
nguyện, cho đến khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng và về với
Chúa thì chúng tôi lần hạt 50 và đọc các kinh tiễn chân cho linh hồn
được về với Chúa bằng an. Khi đó chúng tôi mới song bổn phận.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 51
	 Có những bệnh nhân đi rất nhẹ nhàng, nhưng cũng có những
bệnh nhân ra đi rất là khó khăn, có khi chúng tôi trực cả năm sáu
ngày đêm, mà lúc nào cũng phải nhìn thẳng vào bệnh nhân để
theo dõi những chuyển biến của người sắp ra đi nên rất là mệt mỏi,
Nhưng đón được bệnh ra đi rồi thì vui lắm, như là mới nhận được
một hồng ân Chúa ban vậy, còn đọc kinh cầu cho bệnh nhân nào mà
không đón được linh hồn ấy ra đi thì như mình bị thiếu sót và nuối
tiếc lắm.
	 Đã là hội viên của hội Chăm sóc bệnh nhân thì bất kể ngày
hay đêm, xa hay gần, khi gia đình bệnh nhân cần là chúng tôi lập
tức lên đường. Vì tính đặc biệt như vậy nên hội thì không bao nhiêu
người tham gia, nhưng làm gì thì cũng muốn làm hoành tráng như
các hội đoàn lớn trong giáo xứ, nhưng tôi cứ tin rằng qua lời bầu cử
của thánh Quan thầy thì Chúa cũng ban cho được như ý.
	 Xin cộng đoàn cùng cầu nguyện nhiều cho chúng tôi được
có sức khỏe và lòng nhiệt thành để phục vụ các bệnh nhân trong
giáo xứ.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202052
CA ĐOÀN CÊCILIA
BBT
	 Từ những ngày đầu lập xứ ca đoàn Cêcilia đã được hình
thành, chính vì vậy ca đoàn Cêcilia vẫn được mệnh danh là ca đoàn
giáo xứ.
	 Như những nốt nhạc, ca đoàn cũng có lúc thăng lúc trầm,
nhưng nhờ sự nhiệt huyết và hy sinh của những anh chị trụ cột qua
nhiều thời kì ca đoàn vẫn tồn tại và phát triển.
	 Nói đến ca đoàn Cêcilia là nói đến sự trẻ trung, năng động,
đơn sơ nhiệt tình trong phục vụ, hết mình trong cuộc sống. Tham gia
các hoạt động trong giáo xứ với sự nhiệt tình cao nhất bất chấp tốn
kém...
	 Không chỉ hát ca đoàn Cêcilia còn thích làm việc bác ái, mỗi
năm cứ 2 lần vào mùa hè và mùa xuân ca đoàn lại lên đường, đến
những nơi xa xôi, mang nụ cười và niềm vui đến cho những người
nghèo hơn mình bằng những món quà thắm nghĩa tình.
	 Lúc này khi mà nhiều bạn trẻ tất bật làm việc mưu sinh, kiếm
tiền, đến nỗi có những bạn không còn thời gian để đi lễ, thì vẫn còn
đây những ca viên ca đoàn Cêcilia hy sinh sắp xếp thời gian để tham
gia ca đoàn, thật đáng quý.
	 Nguyện xin Chúa ban nhiều hồng ân xuống cho quý Sơ tập
hát, các anh chị ca viên, nhân dịp bổn mạng. Nguyện xin thánh nữ
Cêcilia chuyển cầu lên Chúa những lời khấn nguyện mến yêu, cho ca
đoàn luôn vững mạnh, nhiệt huyết, hăng say, gia đạo hạnh phúc.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 53
HUYNH ĐOÀN ĐA MINH
BBT
	
	 Huynh đoàn Đaminh là hội đoàn lớn trong giáo xứ, số
thành viên hiện nay cũng đã trên 150 người. Mỗi năm huynh đoàn đều
có số thành viên gia nhập, và giới trẻ, các ông, ngày càng quan tâm và
tham gia huynh đoàn càng nhiều.
	 Năm nay huynh đoàn cũng thâu nhận 10 thành viên, tuyên hứa
tạm 13 và tuyên hứa vĩnh viễn là 9. Huynh đoàn ngày càng được trẻ
hóa và lan rộng trong nhiều giới trong giáo xứ.
	 Là hội đoàn lớn, nên huynh đoàn cũng đảm trách những nhiệm
vụ lớn trong giáo xứ. Như lo cho các em thiếu nhi về ẩm thực những
ngày lễ hội, hàng tháng đóng góp phụ giáo xứ tiền điện, là một trong
những hội đoàn chủ lực tham gia tổ chức những ngày lễ lớn của gáo
xứ.
	 Khác với những hội đoàn khác, tham gia huynh đoàn Đa Minh
cần một thời gian tìm hiểu lâu dài vài năm. Vì vậy người tham gia
huynh đoàn luôn là những thành viên hiểu rõ về mục đích và tôn chỉ
của huynh đoàn. Đã hiểu rõ đã tham gia thì không mấy ai lại muốn rời
khỏi, chính vì vậy huynh đoàn ngày một thêm lớn mạnh là vậy.
	 Ngoài đọc kinh cầu nguyện, làm việc bác ái, huynh đoàn cũng
tham gia quét dọn làm sạch đẹp nhà thờ, làm những việc bình thường
nhưng phi thường vì lòng yêu mến Chúa.
	 Nhân ngày bổn mạng của huynh đoàn, lễ thánh tử đạo Andre
Dũng lạc và các bạn (các thánh tử đạo Việt Nam) kính chúc Ban chấp
hành luôn hăng say nhiệt huyết, chúc các thành viên sốt sắng cầu
nguyện, làm việc tông đồ, lấy sự kiên vững của các thánh tử đạo làm
kim chỉ nam cho những việc phục vụ hằng ngày.
Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202054
	 Là ca đoàn mới ra đời trong giáo xứ, nên ca đoàn Chư
Thánh là ca đoàn trẻ nhất. Trẻ nhất không có nghĩa là nhỏ tuổi nhất
mà các thành viên đều là những ca viên kỳ cựu, giọng hát vững vàng
đầy kinh nghiệm.
	 Ca đoàn được ra đời từ sự ấp ủ hình thành một ca đoàn quy
tụ các thành viên của các ca đoàn làm thành ca đoàn Tổng Hợp luôn
hát những ngày lễ lớn của giáo xứ. Nhưng các thành viên của các ca
đoàn không phải lúc nào cũng quy tụ được đầy đủ để hát, nên việc
tập hát lễ trở nên khó khăn, do đó mới hình thành những thành viên
nòng cốt để duy trì và phát triển ca đoàn.
	 Đã là hội đoàn thì luôn cần có một vị thánh bổn mạng để các
thành viên được bảo trợ và đỡ nâng về tinh thần, noi theo thánh bổn
mạng mà làm tốt công việc phục vụ của mình, nên cha xứ đã chọn
cho ca đoàn ngày lễ các Thánh nam nữ là bổn mạng.
	 Ca đoàn cũng lãnh trách nhiệm hát lễ như những ca đoàn
khác, đó là lễ chiều thứ bảy hàng tuần, dù là hát lễ nào ca đoàn cũng
quy tụ được số thành viên đông nhất và hát hay nhất.
	 Nhân ngày lễ bổn mạng, lễ Các thánh nam nữ, chúc quý Sơ,
các ca viên luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết, được thật nhiều
hồng ân Chúa ban, vì hát bằng tới hai lần cầu nguyện.
BBT
CA ĐOÀN CHƯ THÁNH
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020

Contenu connexe

Tendances

Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
ledinhthienan
 

Tendances (17)

So 174
So 174So 174
So 174
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 161
So 161So 161
So 161
 
So 160
So 160So 160
So 160
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
 

Similaire à Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020

Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
medom
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
gxduchoa
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
gxduchoa
 

Similaire à Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020 (20)

Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
 
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tinMẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
 
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docmau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
 
So 182
So 182So 182
So 182
 
Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa - Slideshow
Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa - SlideshowLễ Kính Mình Máu Thánh Chúa - Slideshow
Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa - Slideshow
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 04/2021
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mung
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 

Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020

  • 1. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 1 LỜI CHÚA MỤC TỬ THIẾU NHI SINH HOẠT GIÁO XỨ HNGĐ BẠN TRẺ CẢM NGHIỆM SỨC KHỎE THIẾU NHI CN XXXI TN- CN I MV ....................... Hạnh các Thánh -tháng 11.......................... Chân phước Carôlo Acutis.......................... Giáo hội sắp có thêm vị thánh................... Thư kêu gọi .................................................. Thư mục vụ 2020........................................ Giáo dục thanh niên................................... Môi trường đối với Giáo Hội.................... Ý nghĩa Mùa Vọng ..................................... Môi trường sống trong niềm tin Kitô giáo Câu chuyện tháng 11.................................... Nhân bản: lịch sự trong giao tiếp................. Em bảo vệ môi trường............................... Chương trình lễ tháng 11............................. Chúc mừng hiệp thông......................... Hội CSBN .............................................. Ca đoàn Cêcilia...................................... Huynh đoàn ĐaMinh............................. Ca đoàn Chư Thánh .............................. Ban Truyền Thông ................................. Môi trường sống tốt...................................... Kính nhớ tổ tiên............................................ Mãi mãi là tình yêu ..................................... Bảo vệ môi trường ..................................... Youcat ........................................................ Có Chúa đồng hành .............................. Kiếp người mong manh................................. Mừng lễ các thánh TĐVN...................... Cảm nhận ............................................. Thương về miền Trung ............................. Vui cười ....................................................... Đẹp hơn nhờ ăn chuối đúng cách............. Nem lụi ........................................................ Đáp án đố vui tháng 10.............................. Đố vui thiếu nhi tháng 11........................ Lời cầu xin của các linh hồn............. Trang 3 Trang 9 Trang 11 Trang 12 Trang 14 Trang 16 Trang 19 Trang 22 Trang 34 Trang 36 Trang 41 Trang 44 Trang 46 Trang 47 Trang 48 Trang 50 Trang 52 Trang 53 Trang 54 Trang 55 Trang 56 Trang 58 Trang 60 Trang 62 Trang 64 Trang 67 Trang 68 Trang 70 Trang 72 Trang 74 Trang 75 Trang 76 Trang 77 Trang 78 Trang 79 Trang 80
  • 2. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20202 LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 11/2020 CHÚA NHẬT THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY 1 CN XXXI Lễ các thánh 2 Cầu cho các tín hữu 3 thánh Martin BM hội CSBN 4 thánh Carolo Bor- rômêo 5 6 7 8 CN XXXII 9 c.hiến thánh đường Latêrano 10 thánh Lêô Cả 11 thánh Martino giám mục 12 thánh Jo- saphat 13 14 15 CN XXXIII TĐVN 16 17 thánh Elisabet Hungari 18 c. hiến t đường Phêrô Phaolo 19 20 21 Đức Mẹ dâng mình 22 CN XXXIV Kitô Vua 23 24 Các thánh tử đạo VN 25 thánh Catarina Alexan- dria 26 27 28 29 CN I mùa vọng 30 thánh Andre tông đồ
  • 3. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 3 BÀI TIN MỪNG: Mt 5, 1-12 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN 01 – 11 – 2020 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”. hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. SUY NIỆM Các Thánh là các tín hữu, là cha ông, bạn bè thân nhân của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta. Các Thánh đến từ mọi miền và mọi nơi trên trái đất. Các Thánh không có tên trong danh sách Giáo Hội mừng lễ kính riêng. Họ là những chiến sĩ của Chúa Kitô. Họ không làm những việc lớn lao hay nổi tiếng. Họ là những Kitô hữu sống những chuỗi ngày rất đơn giản và tín trung. Họ đã sống theo Tám Mối Phúc Thật mà Chúa đã trao ban. Họ đã ngậm đắng nuốt cay và đã âm thầm vác Thánh Giá hằng ngày đi theo Chúa.
  • 4. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20204 BÀI TIN MỪNG: Mt 25, 1-13 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. “Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả”. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn”. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN 8 – 11 – 2020 “Kia chàng rể đến, hãy ra đón người”. nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Nhưng Người đáp lại: “Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi”. “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào”. SUY NIỆM Hằng ngày chúng ta lo cơm ăn áo mặc, lo toan cuộc sống bộn bề, vậy chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian cho Chúa? Chúng ta có khi nào dành thời gian nhìn lại bản thân, sửa đổi những lỗi lầm của bản thân để sẵn sàng đón Chúa hay chưa? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa, mỗi ngày chúng con bị cuốn vào những lo toan cuộc sống, lo cơm ăn áo mặc, lo tiền bạc, danh vọng, địa vị xã hội.... có lúc đã lãng quên Chúa. Xin Chúa chỉ dạy chúng con, dù giữa những bộn bề của cuộc sống cũng luôn biết hướng lòng về Chúa và sẵn sàng đón Chúa đến trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
  • 5. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 5 BÀI TIN MỪNG: Mt 10, 17-22 Ngày ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp các con cho công nghị, họ sẽ đánh đòn các con nơi hội đường. Vì Ta, các con sẽ bị điệu đến trước vua quan, để làm chứng trước mặt họ và các dân. Nhưng khi người ta nộp các con, các con chớ lo lắng phải nói sao và nói gì, vì không phải các con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha các con sẽ nói thay cho. Anh sẽ nộp em cho người ta giết; cha sẽ nộp con; con cái chống đối cha mẹ và làm cha mẹ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN – LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 15 – 11 – 2020 “Không phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha”. phải chết. Vì Ta, các con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi. SUY NIỆM Là người Ki-tô hữu sống giữa xã hội ngày nay, chúng ta đã sống thế nào để làm chứng về Chúa trước mặt người đời? Chúng ta đã dám mạnh mẽ tuyên xưng đức tin của mình trước mặt người đời hay chưa? CẦU NGUYỆN Lạy Chúa, các thánh Tử Đạo đã chọn cái chết để tuyên xưng danh Chúa, xin cho gia đình chúng con biết noi gương các ngài biết can đảm tuyên xưng danh Chúa, chọn Chúa hơn chọn tiền tài vật chất, chọn ý Chúa hơn là ý riêng chúng con. Amen.
  • 6. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20206 CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN – LỄ CHÚA KITÔ VUA 22 – 11 – 2020 “Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân chia họ ra”. BÀI TIN MỪNG: Mt 25, 31-46 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. “Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”. “Khi ấy người lành đáp lại rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?” Vua đáp lại: “Quả thật, Ta bảo các
  • 7. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 7 ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta”. “Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!” “Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: “Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?” Khi ấy Người đáp lại: “Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu”. SUY NIỆM Cuộc sống vật chất giả dối khiến con người chúng ta vốn đã lạnh nhạt, hờ hững với nhau thì nay lại càng trở nên vô cảm, dửng dưng trước những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn xung quanh chúng ta. Mà chúng ta vô tình quên mất chính Chúa hiện diện nơi những người ấy. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu Kitô, Xin cho mọi người chúng con biết noi gương Chúa, biết dấn thân phục vụ tha nhân, dám cho đi thời gian, năng lực để chung tay xây dựng nền văn minh tình thương, góp phần thiết lập vương quốc Tình Yêu ngay tại trần thế này. Amen.
  • 8. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 20208 CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG 29 – 11 – 2020 “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức”. BÀI TIN MỪNG: Mt 13, 33-37 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng : “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!” SUY NIỆM Mùa Vọng là thời gian cho các tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Trong Tin mừng này, Đức Giê-su kêu gọi các môn đệ phải luôn canh thức, để đợi chờ Người sẽ trở lại ban ơn cứu độ. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giê-su, trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết luôn tỉnh thức và kết hiệp với Chúa, để bất cứ khi nào Chúa đến, cũng thấy chúng con đang canh thức, đang chu toàn nhiệm vụ Chúa trao. Nhờ đó, chúng con sẽ được Chúa thương đón nhận vào dự tiệc vui muôn đời trong Nước Chúa. HẢI HÀ
  • 9. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 9 Hạnh các thánh - tháng 10 TÚ TÚ (theo Internet) 1/11 CÁC THÁNH NAM NỮ Lễ các Thánh từ đầu thế kỷ IV là lễ tưởng niệm các vị tử đạo. Đầu thế kỷ VII, sau khi những kẻ xâm lăng cướp phá các hầm mộ, ĐGH Boniface IV thu gom khoảng 28 toa xe lửa xương và cải đưa về để ở bên dưới đền Pan- theon (đền thờ chư thần ở Rôma). ĐGH thánh hiến đền này thành đền thờ Kitô giáo. Bậc đáng kính Bede, ĐGH muốn rằng việc kính nhớ các thánh được tôn kính ở nơi mà trước đây đã được dùng để thờ ma quỷ. Nhưng việc tái dâng hiến đền Pan- theon, cũng như việc tôn kính các vị tử đạo, xảy ra vào tháng Năm. Nhiều giáo hội Đông phương vẫn tôn kính các thánh vào mùa xuân, trong mùa Phục sinh hoặc ngay sau lễ Hiện Xuống. Tại sao giáo hội Tây phương mừng lễ các thánh vào thánh 11 là vấn đề khó hiểu đối với các sử gia. Thần học gia Alcuin cho là lễ các thánh có từ ngày 1-11-800, như bạn của ông là ĐGM Arno, giám mục GP Salzburg, đã làm. Cuối cùng, Rôma theo ngày này từ thế kỷ IX. 2/11 – CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI Giáo hội khuyến khích cầu nguyện cho những người đã qua đời Các nghi lễ thời tiền Kitô giáo dành cho những người qua đời được giữ như việc tưởng tượng dị đoan, mãi đến thời Trung cổ mới chính thức cầu nguyện cho những người đã qua đời. Giữa thế kỷ XI, thánh Odilo, viện phụ Dòng Cluny (Pháp), truyền cho các tu viện của dòng này phải cầu nguyện và dâng lễ cầu hồn vào ngày 2-11. Thói quen tốt lành này lan rộng từ Dòng Cluny tới cả giáo hội hoàn vũ. Một số người đạt được sự hoàn hảo ngay từ đời này, nhưng một số người vẫn còn dấu vết tội lỗi, họ cần thanh luyện trước khi được diện kiến Thiên Chúa. Công đồng Trentô xác định tình trạng ở luyện hình này và việc cầu nguyện của người còn sống có thể “rút ngắn” thời gian thanh luyện. Tính tôn giáo của lễ này vẫn còn, trong đó có việc rước hoặc viếng nghĩa địa và trang trí mộ bằng hoa, đèn, nến.
  • 10. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202010 24/11 – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Thánh Anrê Phú Yên là một trong hàng trăm ngàn vị tử đạo Việt Nam trong những năm từ 1820 tới 1862. Có 117 vị được phong chân phước vào 4 dịp trong những năm từ 1900 tới 1951. Và chân phước GH Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 vị này lên bậc hiển thánh. Công giáo đã đến Việt Nam qua người Bồ Đào Nha, lúc đó còn tách là Đàng trong và Đàng ngoài). Các linh mục Dòng Tên đã lập Hội truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng năm 1615. các vị tử đạo đã bị nhà vua bắt bội giáo bằng cách đạp lên Thánh giá, nhưng tất cả đều son sắt niềm tin, không tham sống mà chối bỏ Chúa. Có 3 đợt bách hại dữ dội hồi thế kỷ XIX. Trong 60 năm kể từ năm 1820, có khoảng từ 100.000 tới 300.000 người Công giáo bị giết hoặc chịu đau khổ. Các nhà truyền giáo ngoại quốc tử đạo trong đợt đầu gồm các linh mục thuộc Hội Truyền giáo Paris (Paris Mission Society), các linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và các thành viên Dòng Ba Đa Minh. Năm 1847, cuộc bách hại lại nổ ra khi nhà vua nghi ngờ các nhà truyền giáo ngoại quốc và các tín hữu Việt Nam muốn nổi loạn. Các vị tử đạo cuối cùng là 17 giáo dân, có một vị mới 9 tuổi, bị hành quyết năm 1862. Cũng chính năm này có hiệp ước tự do tôn giáo giữa Pháp quốc và Việt Nam, nhưng vẫn chưa hết bách hại. Năm 1954, có hơn 1.500.000 người Công giáo miền Bắc – chiếm 7% dân số hồi đó. Phật giáo chiếm khoảng 60%. Cuộc bách hại dai dẳng khiến 670.000 người Công giáo phải rời bỏ quê hương xứ sở để vào miền Nam. Năm 1964, miền Bắc vẫn còn 833.000 người Công giáo nhưng nhiều người phải bị tù đày. Tại miền Nam, người Công giáo được tự do tôn giáo trong những thập niên đầu của những thế kỷ qua, họ sống như những người tỵ nạn. Trong thời chiến tranh Việt Nam, người Công giáo lại bị bách hại ở miền Bắc và lại phải chuyển vào miền Nam rất đông.
  • 11. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 11 Vị chân phước trẻ nhất thời hiện đại CARÔLÔ ACUTIS Carôlô Acutis (3 tháng 5 năm 1991 - 12 tháng 10 năm 2006) là một thiếu niên Công giáo người Ý. Giáo hội Công giáo La Mã hôm 10.10. 2020 đã cử hành nghi thức phong chân phước đối với Carlo Acutis, lập trình viên máy tính 15 tuổi người Ý qua đời vào năm 2006 vì căn bệnh máu trắng quái ác. Buổi lễ diễn ra tại TP.Assisi, nơi thiếu niên này được chôn cất. Theo trang Euronews, Acutis là người trẻ tuổi nhất được phong chân phước trong thời hiện đại, và chỉ còn một bước nữa trước khi được tuyên thánh. Thiếu niên người Ý đã được gọi là “thánh bổn mệnh của in- ternet”, vì vào những năm cuối đời, Acutis đã thành lập một website phân loại các phép lạ được Vatican công nhận, và quản lý một số website cho các tổ chức Công giáo tại địa phương. Khi còn là học sinh tiểu học, Acutis tự học lập trình, chỉnh sửa video và tạo ra các đoạn phim hoạt hình về đề tài Công giáo. “Acutis đã sử dụng internet để truyền bá kinh thánh đến càng nhiều người càng tốt”, theo Hồng y Agostino Vallini.
  • 12. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202012 GIÁO HỘI SẮP CÓ THÊM MỘT VỊ THÁNH MỚI Văn Yên, SJ - Vatican News Hôm 27/10, trong buổi tiếp kiến Đức cha Marcello Semeraro, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã uỷ quyền cho Bộ Phong Thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ nhờ lời cầu bầu của các vị chân phước và tôi tớ Chúa. Đây là bước sau cùng để Giáo hội tôn phong một vị chân phước lên hiển thánh. Trong sắc lệnh, có 3 phép lạ được nhìn nhận: Phép lạ đầu tiên được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của chân phước Giustino Maria Russolillo linh mục người Ý, sáng lập Dòng các Ơn gọi của Chúa và Dòng các Nữ tu các Ơn gọi của Chúa, sinh năm 1891, mất năm 1955. Phép lạ thứ hai được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của Đấng đáng kính Nữ tu Maria Lorenza Requenses in Longo, sáng lập Bệnh viện các bệnh nan y ở Napoli. Sinh năm 1463 tại Tây Ban Nha và mất năm 1539 tại Napoli, Ý. Phép lạ thứ ba được nhìn nhận nhờ lời cầu bầu của Đấng đáng kính Nữ tu Elisabetta Czacka, sáng lập Dòng các Nữ tỳ Phan- sinh Thánh Giá. Sinh năm 1876 tại Ucraina và mất năm 1961 tại Ba Lan. Cũng trong sắc lệnh này, Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận sự tử đạo của 4 vị tôi tớ Chúa: - của các linh mục Leonardo Melki và Tommaso Saleh, tử đạo vì sự
  • 13. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 13 thù ghét đức tin tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915 và 1917; - của linh mục Luigi Lenzini, tử đạo vì sự thù ghét đức tin tại Ý năm 1945; - của chị Isabella Cristina Mrad Campos, tử đạo vì sự thù ghét đức tin tại Brazil năm 1982; và các nhân đức anh hùng của 2 vị tôi tớ Chúa: - của tu huynh Roberto Giovanni, Dòng Dấu Thánh Chúa Giêsu Kitô, sinh năm 1903 tại Rio Claro (Brazil), mất năm 1994 tại Campi- nas (Brazil). - của Maria Teresa Thánh Tâm Chúa Giêsu, đồng sáng lập Dòng Nữ tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, sinh năm 1844 tại Fuentes de Andalucía (Tây Ban Nha), mất năm 1908 tại Siviglia (Tây Ban Nha)
  • 14. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202014 TGPSÀI GÒN, ngày 23 tháng 10 năm 2020 THƯ KÊU GỌI Hiệp thông và trợ giúp các nạn nhân lũ lụt Kính gửi quý cha, quý tu sĩ nam nữ và chủng sinh, cùng toàn thể anh chị em Qua phương tiện truyền thông, chúng ta đều biết từ ngày 6/10/2020 lũ lụt liên tục xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung, đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đã khiến cho đồng bào tại những nơi đó phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề. Theo thống kê sơ bộ đến nay, trên 100 người đã thiệt mạng, hàng chục người mất tích, và rất nhiều người bị thương. Bên cạnh đó là những mất mát lớn về tài sản vật chất: nhiều chục ngàn ngôi nhà bị ngập, hư hỏng; hàng ngàn hécta lúa, hoa mầu và nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi… Đứng trước nỗi đau lớn lao ấy, chúng ta được mời gọi hiệp thông với các nạn nhân cũng là anh chị em của chúng ta qua lời cầu nguyện. Xin Thiên Chúa giầu lòng thương xót, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Mân Côi, luôn an ủi nâng đỡ và ban cho mọi người những ơn cần thiết để sớm vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh hiện tại. Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam và tinh thần bác ái Kitô giáo thôi thúc chúng ta có hành động cụ thể để chia sẻ hỗ trợ về vật chất giúp đồng bào của mình sớm khắc phục
  • 15. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 15 hậu quả, tái thiết và ổn định đời sống. Mặc dù chúng ta vừa thực hiện cuộc quyên góp cho quỹ truyền giáo năm 2020 của Tổng giáo phận vào ngày 18/10 vừa qua, nhưng do tính cấp bách của sự việc, tôi đề nghị các giáo xứ và cộng đoàn sắp xếp một Chúa nhật gần nhất để thực hiện sự liên đới với anh chị em đang trải qua hoạn nạn. Mọi đóng góp xin quý cha và các cộng đoàn gửi về văn phòng Ban Caritas, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp. HCM; hoặc chuyển vào tài khoản: - Tên tài khoản: CARITAS TGP TPHCM - Số tài khoản: 130 306 119 - Ngân hàng: ACB (Thương mại cổ phần Á Châu) – PGD Trương Định Tôi cầu chúc cho tất cả anh chị em được tràn đầy bình an và muôn phúc lành của Thiên Chúa. Xin Người dùng đôi tay và tấm lòng của tất cả chúng ta xoa dịu và chữa lành nỗi đau của các nạn nhân vùng bão lũ. Thân mến chào anh chị em, (đã ký) + Giuse Nguyễn Năng Tổng Giám mục
  • 16. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202016 Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa Năm 2020 Anh chị em thân mến, 1. Trong Tông Hiến Venerabilium Nostrorum, ngày 24 tháng 11 năm 1960, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Năm nay 2020, chúng ta kỷ niệm 60 năm sự kiện đáng nhớ này. Chúng tôi vui mừng được gặp gỡ nhau trong Hội Nghị thường niên, tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa và mong muốn chia sẻ cùng anh chị em vài tâm tình về đời sống và sứ mệnh Giáo Hội. 2. Trong Tông Thư Jam in Pontificatus (1961), Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Từ nay hầu hết các giáo phận ở Việt Nam sẽ do các Giám Mục bản quốc quản trị. Sự kiện đó minh chứng cách hùng hồn sự trưởng thành và khả năng của hàng giáo sĩ bản xứ nay đã đông đúc và được huấn luyện đầy đủ". Tại thời điểm đó, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 (một triệu rưỡi) người Công Giáo thuộc 17 giáo phận, ngày nay trên toàn quốc, có khoảng 7.000.000 (7 triệu) trong 27 giáo phận. Đây là dấu hiệu sự trưởng thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, mặc dù việc loan báo Tin Mừng vẫn còn nhiều giới hạn. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa là nguồn mọi ân phúc, và tri ân các bậc tiền nhân về di sản cao quý các ngài để lại bằng mồ hôi và nước mắt, đôi khi bằng cả máu đào minh chứng niềm tin. Tâm tình tri ân đích thật không chỉ mời gọi chúng ta đón nhận mà còn phải sống, khai triển và chuyển tải di sản các ngài để lại, cách riêng là sự hiệp thông trong Giáo Hội và sứ mệnh làm muối cho
  • 17. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 17 đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-16). 3. Từ khi thiết lập Hàng Giáo Phẩm tới nay, dù phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn luôn duy trì sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, cũng như giữ gìn sự hiệp thông trong Giáo Hội tại quê nhà. Mỗi người chúng ta cần ý thức đóng góp phần mình vào việc xây dựng sự hiệp thông đó như thánh Phao- lô kêu gọi: "Xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (Pl 2,2-4). Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi cũng rất quan tâm đến những lệch lạc trong đời sống đức tin nơi một vài phong trào đạo đức, có thể do thiếu hiểu biết giáo lý, hoặc do những bất cập trong các hoạt động mục vụ tại một số giáo xứ. Vì thế, xin anh em linh mục, với đức ái mục tử, hãy nỗ lực đồng hành với anh chị em trong các giáo xứ nhằm giúp họ trở thành những môn đệ và tông đồ thực thụ của Đức Giêsu, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống của tất cả mọi người (x. Ga 14,6). 4. Hiệp thông trong Giáo Hội là để "cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống" (Kinh Đức Mẹ La Vang). Thật vậy, "vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô" (Hiến chế Mục Vụ, 1). Với tinh thần đó, trong những ngày này, chúng tôi kêu gọi anh chị em tích cực tham gia vào việc cứu trợ nạn nhân bão lụt tại miền Trung. Đồng thời, để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát, chúng ta hãy tuân thủ những quy định về y tế và góp phần với toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường sống lành mạnh. 5. Để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống, chúng tôi cũng muốn
  • 18. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202018 lưu ý anh chị em về việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Trong thế giới ngày nay, các phương tiện truyền thông hiện đại là khí cụ hữu hiệu đế mở rộng tâm trí, kết nối yêu thương và gia tăng tình liên đới. Đáng tiếc là có nhiều người sử dụng các phương tiện truyền thông để gây chia rẽ hơn là hiệp nhất, gieo rắc hận thù hơn là tình yêu, cổ vũ lầm lạc hơn là chân lý. Là người Công Giáo, chúng ta phải sử dụng các phương tiện truyền thông để phục vụ chân lý, tình yêu và hiệp nhất để đóng góp cho sự phát triển toàn diện của con người. Mới đây, ngày 10 tháng 10 năm 2020, tại vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi, Carlo Acutis (1991-2006) được tuyên phong Chân Phước. Ngài là mẫu gương tiêu biểu cho chúng ta trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em đồng loại. 6. Thế giới kỹ thuật số cũng là "ngôi nhà" thân thương của người trẻ. Giáo Hội luôn quan tâm đến người trẻ, vì thế Giáo Hội Việt Nam dành ba năm 2019-2022 để tập trung vào mục vụ giới trẻ. Chủ đề mục vụ của năm 2021 tới đây là "Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình". Gia đình là nơi người trẻ tập sống tương quan căn bản với Thiên Chúa trong cầu nguyện, tương quan hiếu thảo với cha mẹ, và tương quan huynh đệ với anh chị em trong nhà. Gia đình cũng là nơi người trẻ học tập những đức tính nhân bản như trung thực, quảng đại, phục vụ, tinh thần trách nhiệm. Ước mong các bạn trẻ cùng với cha mẹ mình vun đắp gia đình thành ngôi nhà cầu nguyện, mái ấm yêu thương và nơi đào tạo con người trưởng thành toàn diện. Chúng ta đang sống trong tháng Mân côi, xin Đức Mẹ Mân côi giúp chúng ta biết noi gương Mẹ thưa "Vâng" với Lời Chúa và trở thành sứ giả loan báo Tin Mừng cho người khác, bằng đời sống chan chứa yêu thương và dấn thân phục vụ. Làm tại Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn - TP. HCM, Ngày 15 tháng 10 năm 2020
  • 19. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 19 Hãy thử tưởng tượng: Bạn sẽ ra sao khi buông bỏ một ngày không có “PHONE” và vắng bóng “FACE”? Mọi thứ sẽ nổ tung xung quanh cuộc sống của bạn chăng? Hãy tra tấn lòng mình và hãy chậm lại một chút! • Có lẽ thời gian người ta “ăn ngủ” với PHONE, “lởn vởn” trên FACE còn hơn nhiều điều khác • Có lẽ không gian người ta sống với nhau, cho nhau, cống hiến cho đời không cân xứng với từng giờ cho PHONE, từng phút cho FACE. • Có lẽ khoảng “trống” người ta dễ được lấp đầy bằng PHONE bằng FACE hơn rất nhiều điều khác. Không phủ nhận thời đại hôm nay, Công nghệ đang cung cấp cho con người nhờ TV, Internet, Computers, Smartphones… • Ân cần, chắt chiu nó sẽ biết hết những chuyện nhỏ to. • Nhờ nó kết nối bao người và sẻ chia bao cảm xúc. • Cùng với nó để tận hưởng hạnh phúc của người khác chung quanh chúng ta. • Đi với nó sẽ được chu du với muôn điều lý thú huyền diệu. Từ đó, nhiều Gia Đình nghĩ rằng Công Nghệ có ảnh hưởng tốt cho sự phát triển con người toàn diện, nếu họ biết “ứng dụng” các GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TOÀN DIỆN KIÊNG FACE BỚT PHONE (Facebook - Iphone) CHA XỨ GIUSE
  • 20. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202020 loại thiết bị điện tử và sử dụng những chương trình cho việc giáo dục và huấn luyện con cái họ trong học tập và phát huy mối tương quan trong cộng đồng các em đang sống Thực ra, giới tẻ hôm nay “BIẾT” nhiều nhưng “HIỂU” ít. Biết (KNOW) và Hiểu (UNDERSTAND) rất khác nhau. Nhiều khi Cha Mẹ, Ông Bà bị con cái chê là cù lần, quê mùa, hai lúa,… nhưng những gì phụ huynh “hiểu” thì lại là những gì giới trẻ không hiểu. Kinh nghiệm cuộc đời, thực tế cuộc sống, không hề giống với những gì giới trẻ xem và biết. Mới đây nhiều câu chuyện cho thấy điều này: “Một đôi vợ chồng có đứa con 4 tuổi: Bé nhà em suốt ngày không rời chiếc Iphone. Nó xem ra còn rành rọt hơn em, nó ôm phones suốt ngày cả lúc ăn cho tới khi đi ngủ. Vợ chồng em mà lấy cái Iphone, là nó khóc thét lên, nằm vạ cho đến khi đưa cho nó Iphone mới thôi.” Một bà mẹ đơn thân có đứa con gái 12 tuổi: “Con gái của em mới bước vào tuổi “teen” mà đã tỏ ra bướng bỉnh. Nó suốt ngày dán mặt vào cái smartphone lười biếng học tụt điểm ở lớp. Có khi nó thức tới 12, 1 giờ khuya? Em phải làm sao? Em quá thất vọng với nó.” Một người mẹ khác nói: “Em làm kinh doanh nên có sự giao tiếp với đối tác, cứ trao cho hai cái điện thoại là nó ngồi yên, để em vừa làm việc buôn bán vừa quán xuyến công việc trong nhà.”
  • 21. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 21 Còn những em trưởng thành 16 tuổi đến 18 tuổi thì sao? • Ngoài chơi “games” và “chat”, còn hàng trăm trang “web” xấu, bao gồm các hình ảnh, cám dỗ và khiêu khích tính tò mò của tuổi trẻ. • Truy cập vào Facebook, Youtube, “Mạng xã hội” đã đưa giới trẻ vào một thế giới ảo trong giao tiếp, gặp gỡ, trò chuyện, kết thân với các đối tượng, các em không hề biết về lai lịch, và cuộc sống quá khứ của họ. • Kết quả là tạo ra những băng nhóm, sự nghiện hút, bị dụ dỗ vào đường dây buôn tình, bán dâm, các băng đảng chém giết nhau, cướp giựt, cả một số những người trẻ đã tự tử Giáo dục là một nghệ thuật, vừa hướng dẫn, vừa sửa sai, vừa uốn nắn, vừa khích lệ. Không thể nói không biết, không hiểu, thì đó là sự biện luận, và trốn tránh trách nhiệm. Cũng đừng nói không có thời giờ để tự bào chữa. “Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khỏe. Một thế hệ trẻ vững bền, thành công và hạnh phúc phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng mới có một nền tảng vững chắc trong tương lai.
  • 22. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202022 Thiên Chúa đã sáng tạo ra thế gian và tuyên phán rằng, các vật sáng tạo của Ngài là “rất tốt lành”. (St 1, 31). Trái đất này được sáng tạo ra để làm nơi cư ngụ cho con cái của Thiên Chúa theo như kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Chính thế gian này sẽ được thánh hóa và nhận được vinh quang của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng các nguồn tài nguyên của trái đất một cách khôn ngoan. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chưa bao giờ con người có thể bay xa, bay cao vào vũ trụ, khoan sâu vào lòng đất, lặn xuống đáy đại dương được như hiện nay. Con người đã vẽ được bản đồ gen, nhân bản được tế bào gốc, tìm ra “hạt của Chúa” (Higgs), tổ chức du lịch lên mặt trăng và làm cho cả thế giới rộng lớn trở thành một cái làng nhỏ bé…Nhưng cũng chưa bao giờ nhân loại phải đối mặt với nhiều tai họa khủng khiếp như hiện nay: động đất và sóng thần, bão lụt và lở đất, núi lửa phun trào… Tiếng kêu cứu vang lên khắp nơi: Hãy cứu lấy trái đất khỏi CHA PHÓ MAXIMILIANO KOLBE MARIA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
  • 23. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 23 bị ô nhiễm, tầng ozone bị thủng, trái đất nóng lên, băng Nam Cực tan chảy và sẽ có 1/4 trái đất bị nhấn chìm xuống biển. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có 1 tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường và 100 triệu người bị chết vì ô nhiễm vào năm 2030. 1. Quan điểm của giáo hội Công giáo về môi trường thiên nhiên Mới nhìn vào 10 điều răn của Chúa và 6 điều răn của Hội thánh hay điều răn kép tóm tắt “mến Chúa yêu người” chỉ thấy quan hệ giữa Thiên Chúa với nhân loại, giữa người với người, không có điều nào nói về quan hệ với môi trường. Thật ra vấn đề môi trường là vấn đề mới được đặt ra từ giữa thế kỷ XX. Có lẽ chính thảm họa bom hạt nhân do Hoa Kỳ ném xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8-1945 đã làm cho nhân loại phải đối mặt với môi trường sinh thái. Nhưng đọc kỹ lại Kinh thánh từ Cựu ước, Tân ước đến các Thông điệp của nhiều Giáo hoàng, các văn kiện của Công đồng lại thấy vấn đề môi trường được Giáo hội Công giáo đặt ra từ rất sớm. Bởi Thiên Chúa đặt con người sống trong môi trường trái đất, tự nhiên và chỉ trong môi trường đó, con người mới tồn tại, phát triển và để có sự tương quan qua lại với Thiên Chúa và với con người. Người ta vẫn nói “kinh nhà Đạo, gạo nhà Chùa”. Kinh sách của Công giáo đúng là mênh mông sông biển nhưng về vấn đề môi trường có thể tóm tắt thành mấy luận điểm sau đây. 2. Vũ trụ, thiên nhiên là món quà tuyệt đẹp Thiên Chúa tạo dựng để ban cho loài người. Các nhà mỹ học khi đi tìm hiểu bản chất của cái đẹp đã đưa ra định nghĩa: Cái đẹp chính là cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con người, của tự nhiên chính là cái đẹp. Theo giáo lý của giáo hội Công giáo vũ trụ tự nhiên này do Thiên Chúa tạo dựng. Sách Sáng thế
  • 24. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202024 ký mô tả Chúa dựng lên trái đất, mặt trời, trăng sao, cây cỏ, muông thú trong 5 ngày và “Chúa đều thấy nó tốt đẹp” (St. 1,4-25). Rồi khi chiêm ngắm công trình tuyệt vời của mình, Thiên Chúa đã quyết định tạo ra Adam và Eva trong ngày thứ 6, để làm chủ thế giới bao la. Kinh thánh chép: “Thiên Chúa phán: Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta. Ngươi hãy cai trị trên cá biển và chim trời và trên súc vật cùng mọi loài thụ tạo, loài mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên mặt đất” (St 1, 26-28). Do đó, thiên nhiên được Thiên Chúa trao cho con người là một bức tranh hoàn mỹ. Ngày nay, những nơi nào còn giữ được nét tự nhiên hoang sơ, nguyên thủy đều trở thành những nơi du lịch lý tưởng. Chúng ta không còn được chiêm ngắm Vườn địa đàng của nguyên tổ Adam và Eva thủa ban đầu, vì đã bị phá hủy khi ông bà phạm tội, những mô phỏng Vườn địa đàng ở Canada ngày nay cũng làm cho bất cứ du khách nào đến đây cũng phải trầm trồ thích thú. Như vậy, tự nhiên được tạo dựng là tác phẩm đẹp. Con người được trao quyền làm chủ tự nhiên, vũ trụ nhưng cũng có nghĩa vụ phải giữ gìn tự nhiên hài hòa và phát triển (St.1, 26-30). 3. Thiên nhiên, môi trường là của cải Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người được thụ hưởng. Theo giáo lý Công giáo, con người được khai thác thiên nhiên để phục vụ nhu cầu chính đáng của mình nhưng không được chiếm hữu tuyệt đối mà phải chia sẻ cho mọi người với tình huynh đệ. (Lc.11, 11-13). Giáo hội Công giáo công nhận lợi ích của của cải: “Con người không thể làm gì nếu không có của cải vật chất, là thứ đáp ứng các nhu cầu căn bản cho con người tồn tại. Những của cải này tuyệt đối cần thiết nếu như con người phải tự nuôi thân, lớn lên, liên lạc, hợp tác với người khác và thực hiện các mục tiêu cao cả nhất mà con người được mời gọi thi hành”.
  • 25. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 25 Giáo hội cũng công nhận là nhờ lao động cả chân tay và trí óc “con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình thu được thông qua lao động. Đây chính là nguồn gốc của tư hữu”. Nhưng giáo hội Công giáo quan niệm của cải có mục tiêu phổ quát. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nguyên tắc đầu tiên trong việc sử dụng của cải, tài nguyên thiên nhiên. Hiến chế Gaudium et Spes viết: “Thiên Chúa đã tiền định cho trái đất và tất cả những gì trái đất chứa đựng đều là cho mọi người và cho mọi dân tộc, ngõ hầu mọi thụ tạo đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý, được điều tiết bởi bác ái…Càng ngày càng phải nhận thức sự bình đẳng căn bản giữa mọi người hơn, bởi vì mọi người đều có một tâm linh và được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa nên có cùng một bản tính và cùng một nguồn gốc, hơn nữa vì được Chúa Kitô cứu chuộc nên họ đều được mời gọi như nhau và cùng hưởng chung cùng một đích nơi Thiên Chúa” (MV, số 69 và 29). Học thuyết xã hội Công giáo cũng luôn cho rằng, con người nhận tài nguyên thiên nhiên từ Thiên Chúa thì cũng phải có nghĩa vụ cho đi vô vị lợi phần của cải mình có được để giúp người nghèo khó. Cách đây 600-700 năm trước Chúa giáng sinh, trong sách Đệ nhị luật có viết: “Khi ngươi gặt lúa đồng của ngươi và ngươi bỏ quên lượm lúa trong đồng, ngươi đừng quay lại mà lấy vì nó thuộc về khách ngụ cư, người góa bụa, ngõ hầu Thiên Chúa ngươi chúc lành cho ngươi mọi công việc tay ngươi làm” (Dnl 24, 10-22). Đây không chỉ là đòi hỏi của lòng bác ái mà còn theo luật của công bằng. Đúng thế, đất đai, không khí, nước, khoáng sản, lâm thổ sản, hải sản là quà tặng của tự nhiên, con người không mất tiền mua. Để tạo ra hạt lúa con người phải bỏ lao động nhưng còn rất nhiều yếu tố như đất đai, nước, không khí…con người đâu có tạo ra? Vì vậy, Thánh Giáo
  • 26. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202026 hoàng Grêgôriô Cả (540-604) rất có lý khi nói: “Lúc chúng ta chăm lo các nhu cầu của những người đang cần là chúng ta đã trả cho họ cái của họ, chứ không phải của chúng ta. Chúng ta không chỉ làm các việc bày tỏ lòng thương xót mà là đang trả một món nợ công bằng”. Thánh Gioan Chrisôtômô còn tuyên bố mạnh mẽ hơn: “Không cho những người nghèo dự phần vào của cải của ta, đó là ăn trộm của họ và cướp lấy mạng sống của họ. Của cải ta giữ lấy đó không phải là của ta, nhưng là của họ”. Thánh Gioan nói: “Ai có của trên đời này, nếu thấy anh em mình phải túng thiếu, mà khóa lòng dạ lại, không thương họ, thì lòng mến Thiên Chúa ở trong lòng người ấy thế nào được? Này anh em, chúng ta đừng yêu mến bằng lời nói suông nơi môi miệng, nhưng bằng việc làm cách thiết thực”. (1Ga 3, 17-18). Giáo hội cũng thừa nhận rằng, trên thực tế không bao giờ mọi người có năng lực, sức khỏe và cả cơ hội như nhau. Nhưng không thể vin vào điều đó để tạo ra sự bất bình đẳng. Những nguyên tắc trên đây quy định trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể hay mỗi quốc gia khi khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường. 4. Tài nguyên thiên nhiên là của nhiều thế hệ sống trên trái đất. Trước hết, nhân loại sống trên trái đất trong mối tương quan như một gia đình, cho nên, giáo hội Công giáo nhìn nhận: “Chúng ta đã thừa kế từ các thế hệ trước và chúng ta đã hưởng lợi từ lao động của những người đương thời. Chính vì thế, chúng ta phải có bổn phận đối với hết mọi người và không thể từ chối quan tâm tới những người sẽ sống sau chúng ta. Chúng ta là một gia đình nhân loại. Đây là một trách nhiệm mà các thế hệ hiện nay phải có đối với các thế hệ tương lai”. Hiến chế Mục vụ “Giáo hội trong thế giới ngày nay” cũng viết: “Ngày nay, nhất là với sự trợ giúp của khoa học và kỹ thuật con người đã và còn đang không ngừng nới rộng sự thống trị của mình
  • 27. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 27 gần như trên tất cả thiên nhiên và đặc biệt nhờ sự gia tăng đủ loại phương tiện trao đổi giữa các quốc gia, gia đình nhân loại dần dần ý thức về mình và hợp thành gần như một cộng đoàn duy nhất trong vũ trụ…” Nếu được hiểu cho đúng thì sự tăng trưởng này đáng giá hơn mọi của cải có thể thu tích được. Giá trị con người hệ tại ở “cái mình là” hơn hệ tại ở “cái mình có”. (MV số 35). Do đó, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người trên trái đất vì đó là tài sản chung của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Không ai được khai thác sử dụng “một cách vô trách nhiệm các loại hữu thể khác nhau, bất kể là sinh vật hay loài vô tri vô giác như thú vật, thảo mộc, các yếu tố thiên nhiên, hoàn toàn theo ý mình, theo nhu cầu kinh tế riêng của mình…”. Phải chăng vì lợi ích trước mắt nên có người, có quốc gia đã tàn phá thiên nhiên, môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái? Làm sao có người chích cá bằng lưới điện, thuốc nổ hay các chất độc? Làm sao con người lại khai thác tới mức hủy diệt nhiều loài thực vật, động vật chỉ để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của mình như cao hổ, mật gấu, cá ngựa, da báo… Làm sao người ta có thể xả hàng ngàn tấn chất thải công nghiệp để giết chết những con sông hiền hòa? Làm sao người ta dám xuất khẩu những động, thực vật gây hại sang nước khác như ốc bươu vàng, chuột hải ly hay cây bèo Nhật Bản (lục bình)…Giáo hoàng Phaolô VI gọi đây là những hành vi “bệnh hoạn” của con người. Hành vi này là do kết quả của một quá trình lịch sử và văn hóa chối bỏ tương quan giữa con người và Thiên Chúa. Học thuyết xã hội Công giáo chấp nhận việc con người can thiệp vào thiên nhiên nhưng với tinh thần trách nhiệm và cộng tác với Thiên Chúa: “Thiên nhiên không phải là thực tại thiêng liêng hay thần linh mà con người không được can thiệp vào. Nhưng đúng hơn, thiên nhiên là một món quà được Tạo hóa ban cho cộng đồng nhân
  • 28. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202028 loại, được giao phó cho một trí khôn và trách nhiệm luân lý của con người, cả nam lẫn nữ. Vì thế, con người không hề hành động sai trái khi phải can thiệp để sửa đổi một vài đặc điểm hay tính chất của chúng do lòng tôn trọng trật tự, vẻ đẹp và sự hữu ích của các sinh vật,cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Những sự can thiệp nào của con người mà làm hại các sinh vật hay môi trường thiên nhiên thì đều đáng bị lên án, còn những sự can thiệp nào giúp cải thiện chúng đều đáng ca ngợi”. Đối với từng quốc gia cũng phải xây dựng luật pháp và những chương trình hành động để người dân có môi trường tự nhiên lành mạnh: “Quốc gia cũng cần nỗ lực tích cực trong lãnh thổ mình để ngăn chặn những sự phá hoại khí quyển và sinh quyển, bằng cách kiểm soát cẩn thận, đảm bảo cho công dân nước mình không phải chịu những chất ô nhiễm nguy hiểm hay những chất độc hại”. Còn trên bình diện quốc tế cũng phải có sự liên đới để giải quyết vấn đề toàn cầu này. Có một tình trạng bất công xảy ra “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Các nước giàu sử dụng nhiều năng lượng, khai thác tài nguyên nhiều hơn và thải vào môi trường nhiều chất độc hại gây nguy hại cho cả thế giới nhất là biến các nước nghèo thành bãi rác. Nhiều hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu thế giới đã thất bại vì không tìm được tiếng nói chung bởi nước giàu không chịu chia sẻ trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường. Đức John Paul 2 đã lên tiếng về hiện tượng này: “Người ta không thể đòi hỏi các nước mới phát triển áp dụng trên nền công nghiệp còn non trẻ những luật lệ chế tài liên quan đến môi trường, nếu các nước kỹ nghệ không đi tiên phong trong việc áp dụng những biện pháp đó nơi đất nước của họ”. 5. Vấn đề đạo đức trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật Một vấn đề không thể đề cập đến trong tương quan với môi
  • 29. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 29 trường là khoa học và kỹ thuật. Khoa học, kỹ thuật giúp con người trong việc chinh phục và làm chủ thiên nhiên. Song nếu không có đạo đức trong khoa học, kỹ thuật coi thiên nhiên là những vật vô tri vô giác để sử dụng các công nghệ bất chấp hậu quả thì con người sẽ phải trả giá đắt cho những hành vi của mình. Có thời kỳ chúng ta nghĩ con người là vô địch, có thể xẻ núi, lấp biển: “Bàn tay ta làm nên tất cả” và thậm chí muốn thay cả Trời: “Thế Thiên hành đạo”. Nhưng thực tế là “có Trời, có đất, có ta”. Đúng vậy, con người làm đất, gieo trồng, chăm bón nhưng đâu dám chắc mùa màng trĩu hạt? Vậy nên cha ông xưa mới cầu khấn Trời. Khi ngăn sông làm thủy điện đáp ứng nhu cầu năng lượng của công nghiệp không ai nghĩ bão lụt sẽ gia tăng. Khi Trung Quốc mở chiến dịch “diệt chim sẻ” để làm lợi lương thực, đã không thể nghĩ đến mất mùa do bị sâu bọ tàn phá, khi các nhà vật lý nguyên tử tìm ra năng lượng hạt nhân đâu có nghĩ đến thảm cảnh ở Hiro- shima, Nagasaki, Checnobưl…Engel nói rằng, khi con người chiến thắng được thiên nhiên một bước thì lập tức thiên nhiên trả thù con người bằng tai họa. Phải chăng, những thảm họa thiên tai ngày nay do thiên nhiên đang trả thù con người? Dĩ nhiên, ngày nay nhân loại đã thức tỉnh, biết rằng chằng phải thiên nhiên trả thù mà chính là “nhân tai”. Giáo hội Công giáo cho rằng: “Việc ứng dụng các khám phá mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cũng đem đến những hậu quả tai hại lâu dài. Từ đó, chúng ta phải đau đớn nhìn nhận rằng mình không thể can thiệp vào lĩnh vực sinh thái mà không chú ý tới những hậu quả của sự can thiệp ấy nơi các lĩnh vực khác và tới hạnh phúc của các thế hệ tương lai”. Sách Tóm lược học thuyết xã hội của Công giáo viết: “Các chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới nhu cầu tôn trọng sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên vì các
  • 30. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202030 tài nguyên thiên nhiên là có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được…Một nền kinh tế biết tôn trọng môi trường sẽ không lấy việc gia tăng tối đa lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất của mình, vì việc bảo vệ môi trường không thể được đảm bảo nếu chỉ dựa trên những tính toán tài chính giữa phí tổn bỏ ra và lợi nhuận thu vào. Môi trường là một trong các tài sản không thể được bảo vệ hay được phát huy cách thích đáng chỉ nhờ các lực lượng thị trường”. Giáo lý Công giáo quan niệm thiên nhiên là tạo vật của Chúa ban tặng cho con người và con người được giao cho quản lý. Đức John Paul nói: “Quan điểm Kitô giáo về thụ tạo đưa ra một phán đoán tích cực về khả năng chấp nhận việc con người can thiệp vào thiên nhiên, vốn cũng bao gồm các sinh vật khác, đồng thời kêu gọi mạnh mẽ về tinh thần trách nhiệm”. Còn Đức Giáo hoàng Bene- dictô XVI nói: “Nhân loại cần phải có mối quan hệ đúng đắn với môi trường. Trái đất này là món quà quý giá của Đấng Tạo hóa và chúng ta phải ứng xử như những người quản lý công trình sáng tạo của Người. Nếu gạt bỏ mối quan hệ với Thiên Chúa sang một bên, hiển nhiên kể như đã bị tước mất ý nghĩa sâu xa của nó và sẽ trở nên nghèo nàn. Khi tôn trọng dấu vết Đấng Tạo hóa trong toàn thể thiên nhiên, ta hiểu rõ căn tính sâu xa và chân thực nhân tính của chúng ta. Như thế thì sự tôn trọng ấy có thể giúp người trẻ khám phá những tài năng và năng khiếu của mình trong tinh thần tôn trọng môi sinh”. Giáo hội Công giáo không chỉ ban hành nhiều văn bản nói về môi sinh mà còn trực tiếp đề cao những tấm gương thân thiện với môi trường. Giáo hội đã tôn phong thánh Phanxicô Assisi (1181- 1226) làm thánh bảo trợ môi trường. Vị thánh người Italia này không chỉ nổi tiếng về khó nghèo và là nhà truyền giáo nhiệt thành mà còn nổi tiếng vì yêu hòa bình, yêu thiên nhiên với “Bài ca Mặt Trời”.
  • 31. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 31 6. Thay đổi lối sống ích kỷ, vụ lợi để làm hòa với thiên nhiên Giáo hội Công giáo cho rằng, muốn cứu vãn môi sinh, thiên nhiên, trái đất, quan trọng nhất là phải thay đổi lối sống từ cá nhân đến xã hội: “Những lối sống này sẽ được xây dựng dựa trên những đức tính thanh đạm, điều độ và tự chủ. Cần phải dẹp bỏ cái logic chỉ biết có tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các hình thức sản xuất nông nghiệp và công nghiệp biết tôn trọng trật tự sáng tạo và thỏa mãn các nhu cầu căn bản của mọi người. Được duy trì bằng việc nhận thức lại sự lệ thuộc lẫn nhau giữa mọi người trên trái đất, những thái độ vừa nói sẽ góp phần loại bỏ nhiều nguyên nhân gây ra các thảm họa ấy xảy ra cho các dân tộc và lãnh thổ”. Từ xa xưa trong lịch sử Cựu ước, người ta đã quy định 3 năm chia lại lợi tức, 7 năm tha nợ và 50 năm xóa nợ cho nhau. Đất đai cũng 3 năm được nghỉ 1 năm. Đó cũng là cách bảo vệ môi trường rất nhân văn. Giáo hoàng Phanxicô mới đây đã ban hành Thông điệp Lau- dato Si (Cảm tạ Người) với 6 chương là một văn bản toàn diện về quan điểm của Giáo hội Công giáo với vấn đề môi trường, được dư luận khen ngợi và đã được tổ chức học hỏi ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giáo hội Công giáo Việt Nam với vấn đề môi trường. Trong kinh nguyện hàng ngày, người Công giáo vẫn hay cầu xin: “Xin cho nước Việt Nam khỏi bão bùng, hỏa tai, ôn dịch, thần khí, mất mùa, giặc giã”. Nhưng đây có lẽ là mới có ý xin cho đất nước tránh được những thảm họa của thiên tai, dịch bệnh chứ chưa có ý thức về vấn đề môi trường. Người Công giáo cũng có tập tục chôn táng một lần, không cải táng đặc biệt không dùng vàng mã trong tế tự, giỗ chạp cũng tiết kiệm tiền của và giảm ô nhiễm môi trường. Song đây cũng là tập tục liên quan đến đức tin tôn giáo chứ chưa xuất phát từ việc bảo vệ môi sinh. Nhà truyền giáo nổi tiếng có nhiều
  • 32. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202032 đóng góp cho việc xây dựng chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) khi đến Việt Nam năm 1627 đã cực lực phê phán tục đốt vàng mã. Người Công giáo có nhiều tư tưởng canh tân táo bạo, nêu vấn đề môi trường sớm nhất chính là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Ông đề nghị thành lập Bộ canh nông, đào tạo quan lại chuyên trách đi khắp đất nước khảo sát đất đai, cây trồng, vật nuôi xem đất nào thích hợp cây gì, con gì, nơi nào cần khai hoang, nơi nào cần tưới tiêu, dạy cho dân biết trồng cấy, chăn nuôi, không phó mặc cho tự nhiên. Ông đề nghị giao rừng cho dân để đâu cũng có chủ chứ không để chặt phá bừa bãi…Ông cho rằng vì con người linh hơn muôn vật nên có quyền điều khiển loài vật. Trong bản điều trần “Lục lợi từ” (Di thảo số 5), ông viết: “Nếu để cái thấy, nghe, ăn, nghỉ của con người, chỉ biết tuân theo tự nhiên như loài vật không có linh tri, linh giác mà không giao cho con người có quyền điều khiển vận hành thì làm sao phân biệt được con người linh hơn muôn vật?” Ông cũng quan niệm thế giới là của mọi người: “Thiết nghĩ, Thiên Chúa tạo nên đất đai là cốt cho cả loài người hưởng thụ chứ không phải cho một người chiếm lấy làm của riêng”. Hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập cuối năm 1960 nhưng do hai miền bị chia cắt bởi chiến tranh nên mãi đến năm 1980 mới có đại hội đầu tiên của các giám mục cả nước. Bản nhận định “Về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay” của Ủy ban Công lý và hòa bình công bố ngày 15-5-2012 vừa qua cũng dành hẳn mục 6 để nói về môi trường sinh thái: “Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, Việt Nam sẽ là một trong bốn nước phải gánh chịu hậu qủa nghiệt ngã nhất của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân một phần do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng một phần khác do chúng ta thiếu quan tâm đến môi trường sinh thái và tính bền vững trong phát triển. Điều đáng
  • 33. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 33 quan ngại nhất là chúng ta vụng về và vội vàng khai thác tài nguyên. Những năm gần đây Nhà nước đã cho nước ngoài đầu tư nhiều dự án có nguy cơ hủy hoại môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái và biến đổi khí hậu…”. Vị chủ chăn có riêng lá thư mục vụ bàn về môi trường là Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, TGM Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lá thư mục vụ ngày 29-5-2009 đã trình bày khá đầy đủ hiện trạng môi trường hiện nay sau biến cố công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải. Lá thư cũng nêu 4 nguyên tắc của giáo hội đối với vấn đề môi trường: Thiên nhiên là quà tặng của Tạo Hóa; quà tặng này dành cho mọi người nên khi khai thác phải tuân theo quy luật và tôn trọng lợi ích của mọi người, nhất là người dân bản xứ. Lá thư cũng nêu 3 gợi ý hành động cho người dân, cho nhà đầu tư và cho chính quyền. Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn kết luận: “Trong những vụ việc như Vedan và khai thác bôxít ở Tây Nguyên, đã có khá nhiều tiếng nói được gióng lên trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Đây là dấu chỉ lành mạnh của một xã hội dân chủ, trong đó người dân ý thức trách nhiệm tham gia vào tiến trình quyết định về những vấn đề liên quan đến đời sống của họ và của đất nước… Đối với các Kitô hữu, gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc môi trường thiên nhiên không chỉ là một trách nhiệm xã hội mà còn là một đòi hỏi của niềm tin, là một nghĩa vụ cao cả vì lẽ ta được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng”.
  • 34. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202034 Ý Nghĩa, Tập Tục và Tinh Thần Mùa Vọng 1. Tại sao gọi là Mùa Vọng? - Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adven- tus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. 2. Mùa Vọng có mấy nghĩa? - Có 4 nghĩa: 1) Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài. 2) Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào. 3) Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. 4) Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời. 3. Thời gian mùa Vọng dài bao lâu? - Giáo hội ấn định mùa Vọng dài 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (trong tháng 12) để nhớ thời gian dân Do thái, sau khi được đưa ra khỏi đất nô lệ Ai cập đã đi lang thang trong sa mạc 40 năm trước khi được vào đất hứa.
  • 35. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 35 4. Nghi lễ mùa Vọng có gì khác? 1) Bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím lạt có ý gì? - Mầu tím lạt, nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi. 2) Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì? - 4 cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! - Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô. 3) Tinh thần mùa Vọng là gì? - Là đáp lại lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền hô: Hãy dọn đường đón Chúa: Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống. 4) Cá nhân tham gia mùa Vọng nên làm gì? - Nên làm “hang đá tâm hồn” cho Chúa Hài Đồng theo tinh thần của lễ của 3 nhà đạo sĩ mang tới dâng Chúa: vàng (mến Chúa yêu người), nhũ hương (cầu nguyện), mộc dược (hi sinh hãm mình). - Tham gia tĩnh tâm, xưng tội do giáo xứ, cộng đoàn tổ chức. - Không nên quá chú trọng vào các gói quà (gift), thiệp mừng, các sản phẩm thương mại, máng cỏ lập lòe đèn điện, các cuộc vui trần tục mà quên đi TÌNH THƯƠNG BAO LA của Ngôi Hai giáng trần chuộc tội muôn dân.
  • 36. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202036 I. GIÁO HỘI LÊN TIẾNG BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG “Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1, 26) Ngay từ khởi đầu Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm “QUẢN LÝ” toàn thể vạn vật muôn loài sinh trưởng và phát triển. Qua sự ủy thác này nhân loại đã luôn khám phá và chế ngự thiên nhiên, tạo điều kiện cho Khoa học hình thành và phát triển và qua Khoa học Kỹ thuật con người ngày càng phát huy quyền làm chủ của mình trên toàn thể vũ trụ. “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận lãnh trách nhiệm chinh phục Trái đất cùng với tất cả những gì chứa đựng trong đó, quản trị vũ trụ trong thánh thiện và công bằng.” (Vatincan II. Vui mừng và hy vọng). MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG NIỀM TIN KITÔ GIÁO J.NGUYỄN VIẾT KÍNH (tổng hợp)
  • 37. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 37 Tuy nhiên vai trò MÔI TRƯỜNG của con người luôn bị xem nhẹ thậm chí bị lãng quên. Con người đã lạm dụng trách nhiệm làm chủ thiên nhiên của mình. Đặc biệt kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XVII con người đã khai thác thiên nhiên một cách tùy tiện, ích kỷ và tàn bạo. Kết quả là đã phá vỡ mối tương quan hài hòa giữa con người và môi trường và đẩy Trái Đất đến bờ vực thẳm của diệt vong! Thay vì cộng tác với Tạo hóa để giúp thiên nhiên phát triển hài hòa. Con người đã bức tử thiên nhiên. Hiện trạng xuống cấp trầm trọng môi trường toàn cầu khiến Giáo hội lên tiếng. Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đã đề cập rõ vấn đề môi trường, Ngài xác nhận vấn đề môi trường liên quan tới toàn thể nhân loại. Ngài kêu gọi các Kitô hữu cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung bảo vệ thiên nhiên của cả thế giới: “Đột nhiên con người hôm nay nhận thức rằng do khai thác thiên nhiên một cách vô ý thức, nên đã bị đặt trước nguy cơ phá hủy thiên nhiên, và trở thành nạn nhân của chính hành động phá hoại có tác động dội lại trên con người.” (Thông điệp Bát thập niên) Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng rất chú ý vấn đề sinh thái và môi trường. Ngài chia quan điểm luân lý và tôn giáo để nhìn vấn đề Môi trường thành ba thái độ nhận thức cụ thể. 1. Con người không được tùy tiện sử dụng các tạo vật trong thế giới theo nhu cầu riêng của mình. Phải quan tâm tới bản tính tự nhiên của mỗi vật thể và mối quan hệ hỗ tương giữa các vật thể trong hệ thống tổng thể của vũ trụ. 2. Con người phải khẩn trương nhận thức rằng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, trong đó có những tài nguyên không thể tái tạo,
  • 38. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202038 dễ cạn kiệt. Vậy phải bảo tồn chúng cho thế hệ hiện nay và tương lai. 3. Công nghiệp hóa thường gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường và phương hại tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe dân chúng. Do đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình, và bảo vệ anh chị em đồng loại trong tinh thần liên đới. Nói cách khác, để thi hành quyền làm chủ trái đất do Đấng Tạo Hóa trao phó, con người đừng nghĩ rằng mình có quyền tuyệt đối. Phải chấp nhận theo những nguyên tắc luân lý, trong khi vận dụng những quy luật vật lý và sinh học. II. SỰ TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG Hiện nay con người ngày càng gia tăng sự tàn phá Thiên nhiên và Môi trường sống: Tầng Ozone bị thủng, trái đất nóng lên, băng Nam Cực tan chảy và sẽ có ¼ trái đất bị nhấn chìm xuống biển. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có một tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Việt Nam là nước bị ảnh hưởng rất lớn về lũ lụt. Nguyên nhân chính là việc tàn phá rừng, đất không giữ được nước nên hàng năm khoảng 20% dân số nước ta luôn phải gánh chịu những trận lũ lụt kinh hoàng, năm sau tàn phá nhiều hơn năm trước. Ngoài ra nạn hạn hán nghiêm trọng cũng xảy ra thường xuyên ở Ninh Thuận, nạn thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng song Cửu Long. Ngoài ra việc biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng, môi trường, tài nguyên nước, nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và xây dựng… Cách đây không lâu. Sự cố Formosa một nhà máy cán thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã xả thải thẳng ra biển qua đường ống ngầm mỗi ngày khoảng 11.000 m³ nước thải cùng một số chất
  • 39. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 39 như Axít, kiềm, dầu mỡ và chất rắn. Chúng ta có thể kể ra những thiệt hại do sự cố này xảy ra: - Bắt đầu từ 6 tháng 4 năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hàng trăm, hàng ngàn tấn cá biển các loại bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng nặng nề gây thất thu đến kinh tế, du lịch biển và cuộc sống của ngư dân miền Trung. - Ngày 30 tháng 6 năm 2016 Chính phủ họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép. - Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân. (Wikipedia) III. NGUYÊNNHÂNSÂUXACỦAKHỦNGHOẢNGMÔITRƯỜNG Từ những yếu tố gần xa đã và đang tác động đến môi trường trái đất, chúng ta nhận ra những biểu hiện của khủng hoảng môi trường. Những yếu tố tác động đó phần lớn và chính yếu thuộc về con người với những cơ cấu xã hội, thể chế chính trị và cấu trúc phát triển kinh tế khác nhau trên thế giới. Có những người cho rằng gốc rễ của mọi vấn đề môi trường là sự bùng nổ về Dân số. Theo họ Dân số quá đông không những đòi hỏi cần nhiều lương thực mà cũng cần tiêu thụ nhiều nguồn năng lượng. Rác bẩn, khí thải… do con người thải ra hàng ngày làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải, rác công nghiệp cũng không ngừng phát triển theo tốc độ gia tăng dân số. Ngoài ra các vấn đề giao thông, thiếu nhà ở sống chen chúc… đều gắn
  • 40. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202040 với Dân số. Tất cả những vấn đề đó đều trở thành sức ép rất lớn đối với môi trường. Thế nhưng, nhìn ở mức độ sâu xa hơn, chúng ta nhận ra rằng những biểu hiện của khủng hoảng môi trường với những yếu tố tác động kể trên chỉ là những triệu chứng của một căn bệnh nan y đang xảy ra đối với môi trường trái đất này. Chính khủng hoảng NIỀM TIN biểu hiện qua thái độ dửng dung, lãnh đạm của nhiều người đối với những nhu cầu thiêng liêng, nhu cầu luân lý và tôn giáo. Những khủng hoảng không chỉ tỏ lộ trên việc sử dụng những nguồn tài nguyên của trái đất nhưng còn là một cuộc khủng hoảng những giá trị thiêng liêng. Văn hóa của chúng ta quá thiên về vật chất và đã dửng dưng bỏ quên chiều kích thiêng liêng của đời sống. LỜI NGUYỆN Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu. Chúa đã tạo dựng nên trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ để giúp con người có nhiều khả năng và phương tiện đến với Chúa. Xin cho chúng con biết yêu quí, tôn trọng và bảo vệ Trái đất nơi chúng con đang sống trong NIỀM TIN vào Chúa qua việc tạo ra những của cải và hàng hóa phục vụ anh em trong Tình yêu thương là con một Cha trên trời. Chúng con nhờ danh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
  • 41. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 41 Những người muôn năm trước, Hồn ở đâu bây giờ? (thơ V.Đ.L) Xin mượn hai câu thơ của cụ Vũ Đình Liên, để diễn tả nỗi cảm xúc khi mỗi năm đến tháng 11, mà Giáo Hội dành một tháng riêng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân yêu ra đi trước chúng ta. Từ ngàn xưa đến ngàn sau, việc nhớ ơn tiền nhân là nét đẹp văn hóa, của con người nói chung và dân tộc chúng ta nói riêng. “Cây có gốc mới trổ cành xanh ngọn. Nước có nguồn nối bể cá sông sâu. Người ta nguồn gốc từ đâu? Gốc từ tổ tiên rồi sau có mình.” Bài học ngay từ ngày còn ê a học vỡ lòng, đã im đậm nét vào tâm hồn những đứa con, đứa cháu không quên nguồn cội của mình vậy. Dù rằng ngày nay giáo dục luân lý gia đình ít được coi trọng, từ gia đình đến trường học: Tiên học lễ hậu học văn; phải học lễ độ, cách đối nhân xử thế trước, sau mới học kiến thức làm người. Hoặc: Trọng thầy mới được làm thầy. Dù xã hội mỗi ngày một văn minh tiến bộ hơn trước, nhưng người thức giả không thể chấp nhận nhiều trường hợp cha mẹ bênh con cái một cách mù quáng. Con nhỏ dù là CÂU CHUYỆN THÁNG 11 BÙI NINH CƠ
  • 42. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202042 cấp 1 hay cấp 2, quậy phá không chịu học bị cô hay thầy giáo phạt, mà kéo nhau đến trường để chửi bới, hành hung cô, thầy giáo. Hãy bỏ hẳn cái tư tưởng bỏ tiền ra mua chữ thì là “thượng đế”, muốn sao được vậy! Trên thực tế, ai từng đi học, đều thấy: những đứa học trò ỷ thế gia đình giàu có, hoặc cha mẹ có thế lực được nuông chiều, hầu như rất lười học, nếu sau này ra đời có bằng cấp thì cũng do chạy vạy hoặc gian lận cách này cách khác... Sự biết ơn còn có thể xem là cách đền bù theo lẽ công bằng của người đã chịu ơn, về tinh thần hay vật chất. Người ta nhận định rằng: một người không tôn trọng sự công bằng, thì người đó không bao giờ có bác ái và yêu thương người khác. Đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiển những người chúng ta chịu ơn nuôi dưỡng, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, đạo lý dạy ta: “Sống tết, chết giỗ”. Không phải chỉ nhớ đến các ngài vào các dịp lễ Tết, mà đạo hiếu, đạo làm con dạy ta phải phụng dưỡng, giúp đỡ với tất cả khả năng Chúa ban cho ta có. Tôi dám quả quyết theo kinh nghiệm và dựa vào lời Chúa để nói rằng: những đứa con hiếu thảo với cha mẹ, Chúa không cho quá túng thiếu bao giờ. Chúng ta giúp đỡ các ngài lúc tuổi già, đừng bao giờ quá chi li tính toán, ganh tị với nhau. Có nhiều trường hợp của cha mẹ thì muốn vơ vào lòng, còn trách nhiệm thì né tránh và đùn đẩy cho người khác. Hãy nhìn vào thực tế cha mẹ, ông bà là hiện thân của Chúa nơi trần gian, nếu không yêu mến và giúp đỡ, thì theo Thánh Giacôbê và Thánh Gioan tông đồ, đó là những kẻ khoác lác và dối trá vậy. Những linh hồn là tổ tiên, ông bà đã ra đi trước chúng ta, ngày đêm vẫn trông chờ con cháu cầu nguyện và xin lễ cho các ngài. Sách giáo lý Công giáo dạy chúng ta biết rằng: Nước Thiên Chúa gồm 3 Hội Thánh hợp lại và hiệp thông với nhau, qua cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Như vậy Hội Thánh của Chúa Kitô liên kết chặt chẽ với nhau gồm:
  • 43. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 43 a) Hội Thánh chiến đấu là những người đang sống như chúng ta phải chiến đấu với 3 kẻ thù: xác thịt, ma quỷ và thế gian. b) Hội Thánh thanh luyện hay đền tội là những người khi sống lành thánh, nhưng còn vướng mắc những lỗi lầm nhỏ, hoặc lỗi đức công bằng, chưa đền trả đủ, thì phải chịu thanh luyện tùy theo lòng thương xót của Chúa. Đức tin cũng cho chúng ta biết rằng: các linh hồn nơi luyện ngục chịu thanh tẩy, không tự lập công mà cầu nguyện cho mình được. Nhưng phải cậy dựa vào người còn sống để cầu nguyện, xin lễ, đọc kinh, đền tội hay làm việc bác ái thay cho mình. Ngược lại những linh hồn đó, sẽ cầu nguyện cho chúng ta. Như lời Chúa Giêsu đã nói: Nếu ta cho người khác dù chỉ một chén nước lã thôi, ta cũng không mất phần thương đâu. Vì Chúa nhân từ và công bằng vô cùng. c) Hội Thánh thắng trận hay Hội Thánh khải hoàn: là những linh hồn lành thánh trước mặt Chúa, hoặc những linh hồn đã đền tội xong. Được Chúa cho lên Thiên Đàng hưởng và chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa. Tất cả đã là Thánh và được tôn kính chung vào lễ các thánh hằng năm. Tất cả chúng ta đều có tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã được Chúa cho vào hàng ngũ các thánh, các ngài ngày đêm hằng cầu bầu cho ta vậy. Lạy Chúa Giêsu Kitô, khi được gia nhập cộng đoàn của Giáo hội và được làm con cái Chúa, ai trong chúng con cũng muốn được làm thánh. Vì đó là cùng đích cuộc đời tạm bợ của chúng con nơi trần gian này. Xin thêm đức tin và dẫn dắt chúng con theo ân sủng của Chúa Thánh Thần. Để cuộc đời chúng con là hoa trái tốt lành như Chúa hằng mong mỏi, qua sự bảo trợ của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Amen.
  • 44. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202044 Nhân bản cho thiếu nhi “Chớ gì đừng có ai coi thường anh vì anh còn trẻ. Trái lại, anh hãy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và lòng trong sạch.” (1Tm 4,12). 1.Hai người đang nói chuyện với nhau, mà em có chuyện cần muốn gặp một trong hai người đó, em phải xin phép người kia. 2.Nên gọi chính tên của mỗi người, không dùng biệt danh để gọi họ. Ví dụ: H khùng, T què… 3.Khi muốn thưa chuyện với người trên thì em nên gọi chức vụ của họ. Ví dụ: Thưa cha xứ, thưa cha phó, thưa ông chủ tịch, thưa bác sĩ… 3.Nói với người trên bao giờ cũng tỏ ra tôn kính, như: dạ, vâng, thưa không, thưa biết; chứ đừng nói trống: hả, ừ, biết, không, muốn… hoặc chỉ lắc, gật đầu! 4.Khi ngồi trên xe buýt,… em thấy có người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật, em nên nhường chỗ ngay. 5.Khi thấy có người già, trẻ em cần qua đường, em hãy sẵn sàng giúp họ. 6.Không nên đùa giỡn chọc ghẹo người khác bằng những lời lẽ mang nội dung hạ phẩm giá của họ. Ví dụ: “Chị quá khổ người thế này, sống chi cho chật đất!”, hoặc “chị xấu thế này sao lấy chồng được” LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP
  • 45. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 45 Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh cho Thông tin dân Chúa, xin gởi về email: vanphonghdmv@gmail.com Bài viết tay xin gởi cho các ông trùm Xin cảm ơn. (xin gởi bài trước ngày 20) Chủ đề cho Thông tin dân Chúa tháng 12/2020, số 215 CÔNG ÍCH 7.Không ưa ai, em cũng không được gọi họ là thằng, nó, con mẹ đó… trái lại, luôn lịch sự dựa trên địa vị, tuổi tác người đó mà nói. Cụ thể: ông cụ X, chị Z, bà A… 8.Cũng không đối thoại với ai bằng cách xưng hô mày tao, mà nên thân mật gọi nhau bằng anh, chị, em hoặc gọi tên nhau. 9.Muốn bắt tay ai, người dưới phải đợi người trên đưa tay ra trước. 10.Khi nói chuyện với ai, em phải nhìn vào mặt người đang nói. 11.Phải tôn trọng nhau trước tập thể, dù em quá quen thân với họ, nếu người ấy có chức vụ, em phải tỏ ra tôn kính, chứ đừng tỏ cử chỉ suồng sã, kiểu cá mè một lứa.
  • 46. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202046 Hôm nay ở lớp giáo lý của em thảo luận chủ đề: Làm gì để bảo vệ môi trường sống. Đề tài này khá gần gũi nên được các bạn trong lớp bàn luận sôi nổi. Bạn thì nói: không được xả rác nè, ăn uống xong phải vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định. Có bạn lại nói không dắt chó ra ngoài đường làm bẩn đường nè. Có bạn lại nói luôn quét sân quyét đường cho sạch sẽ... Sơ nói bạn nào cũng nói đúng, nhưng ngoài những việc đó, các bạn còn cần chú ý đến lời ăn tiếng nói, luôn nói những lời lễ phép, dễ nghe, hòa nhã, không gây gổ cãi nhau, không nói xấu bạn bè... để tạo ra chung quanh mình luôn có một bầu khí vui tươi thánh thiện. Môi trường sống không chỉ là sạch sẽ mà còn lành mạnh. Thiếu nhi cần biết chọn lựa những phim ảnh lành mạnh, những chương trình gameshow dễ thương, những hình ảnh đẹp, để giải trí, tránh những hình ảnh bạo lực, nhảm nhí, sai lệch với những điều Chúa dạy. Em thấy bảo vệ môi trường sống lành mạnh, em cần phải luôn cố gắng tu sửa bản thân, thân thiện với mọi người và vạn vật xung quanh. Vì tất cả đều là tạo vật của tình yêu Thiên Chúa. EM BẢO VỆ MÔI TRỪƠNG NGHÉ CON
  • 47. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 47 CHƯƠNG TRÌNH LỄ THÁNG 11 * Chúa nhật 1/11: lễ Các Thánh - 18g: thứ bảy 31/10 Ca đoàn Chư Thánh mừng bổn mạng * Thứ hai 2/11: Lễ Các Đẳng - 5g: lễ sáng - 18g: lễ chiều - 19g: lễ tối tại nhà hài cốt * Thứ ba 3/11: Lễ thánh Martino - 18g Hội Chăm sóc bệnh nhân mừng bổn mạng * Thứ bảy 7/11: Lễ thánh Vinh sơn Liêm (ngoại lịch) - 18g Ban Truyền Thông mừng bổn mạng * Thứ bảy 14/11: Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam - 18g lễ kính trọng thể tại đài Các thánh Tử Đạo * Thứ bảy 22/11: Lễ thánh nữ Cêcilia - 18g ca đoàn Cecilia mừng bổn mạng * Thứ ba 24/11: Lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam - 18g Huynh đoàn Đa Minh mừng bổn mạng Theo đơn đề nghị của Cha chánh xứ Giuse và sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục Giuse ngày 29/9/2020. Những ông sau chính thức trở thành Thừa Tác Viên Thánh Thể - Ông Vincente Trịnh Trọng Hoàng, Gk Luca - Ông ĐaMinh Trần Quang Cảnh, Gk Luca - Ông Giuse Nguyễn Công Thỏa, Gk Gioan - Ông Phanxico Đinh Quý Tôn, Gk Matthêu - Ông Phêrô Cao Chu Hoàn, Gk Marco
  • 48. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202048 Chúc mừng Bổn Mạng Ca đoàn Chư Thánh lễ Các Thánh Nam Nữ 01/11/2020 Chúc mừng Bổn Mạng Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân lễ thánh Martino de Pores 03/11/2020 xin cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn: Ông FX Trần Ngọc Lễ, GK Luca Mau được hưởng thánh nhan Chúa
  • 49. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 49 Chúc mừng Bổn Mạng Ca đoàn Cecilia lễ thánh nữ Cêcilia 22/11/2020 Chúc mừng Bổn Mạng Huynh Đoàn Đa Minh lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2020 Chúc mừng Bổn Mạng Ban Truyền Thông lễ thánh Vinh Sơn Liêm 07/11/2020
  • 50. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202050 Tâm tình người hội trưởng HỘI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MARIA PHẠM GIAO Hội Chăm sóc bệnh nhân giáo xứ nhận thánh Martino làm bổn mạng. Nói là hội thì thật là không đúng vì chúng tôi rất ít người, nhưng Cha xứ trân trọng vì là chăm sóc bệnh nhân trong giáo xứ, nên Cha cho gọi là Hội chăm sóc bệnh nhân, Cha lại chọn Thánh Martino là quan thầy để các hội viên noi gương thánh nhân, trong việc chăm sóc cầu nguyện cho những người đau bệnh. Trong giáo xứ có ai bị yếu liệt mà gia đình muốn chúng tôi đến đọc kinh cầu nguyện cùng với bệnh nhân thì chúng tôi vẫn đến để cầu nguyện. Nhưng có rất nhiều người hễ thấy chúng tôi sách giỏ đựng sách đọc kinh đi là hỏi: ai đấy cô? (ý là hỏi ai đang hấp hối thế?). Họ nghĩ rằng có người hấp hối thì chúng tôi mới đến. Đâu phải vậy, có những người chúng tôi đến đọc kinh cầu nguyện cho họ 8 năm 10 năm họ mới qua đời. Bệnh nhân nào đi vào hấp hối thì chúng tôi mới trực cả ngày cả đêm để theo dõi và đọc kinh cầu nguyện, cho đến khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng và về với Chúa thì chúng tôi lần hạt 50 và đọc các kinh tiễn chân cho linh hồn được về với Chúa bằng an. Khi đó chúng tôi mới song bổn phận.
  • 51. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 51 Có những bệnh nhân đi rất nhẹ nhàng, nhưng cũng có những bệnh nhân ra đi rất là khó khăn, có khi chúng tôi trực cả năm sáu ngày đêm, mà lúc nào cũng phải nhìn thẳng vào bệnh nhân để theo dõi những chuyển biến của người sắp ra đi nên rất là mệt mỏi, Nhưng đón được bệnh ra đi rồi thì vui lắm, như là mới nhận được một hồng ân Chúa ban vậy, còn đọc kinh cầu cho bệnh nhân nào mà không đón được linh hồn ấy ra đi thì như mình bị thiếu sót và nuối tiếc lắm. Đã là hội viên của hội Chăm sóc bệnh nhân thì bất kể ngày hay đêm, xa hay gần, khi gia đình bệnh nhân cần là chúng tôi lập tức lên đường. Vì tính đặc biệt như vậy nên hội thì không bao nhiêu người tham gia, nhưng làm gì thì cũng muốn làm hoành tráng như các hội đoàn lớn trong giáo xứ, nhưng tôi cứ tin rằng qua lời bầu cử của thánh Quan thầy thì Chúa cũng ban cho được như ý. Xin cộng đoàn cùng cầu nguyện nhiều cho chúng tôi được có sức khỏe và lòng nhiệt thành để phục vụ các bệnh nhân trong giáo xứ.
  • 52. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202052 CA ĐOÀN CÊCILIA BBT Từ những ngày đầu lập xứ ca đoàn Cêcilia đã được hình thành, chính vì vậy ca đoàn Cêcilia vẫn được mệnh danh là ca đoàn giáo xứ. Như những nốt nhạc, ca đoàn cũng có lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ sự nhiệt huyết và hy sinh của những anh chị trụ cột qua nhiều thời kì ca đoàn vẫn tồn tại và phát triển. Nói đến ca đoàn Cêcilia là nói đến sự trẻ trung, năng động, đơn sơ nhiệt tình trong phục vụ, hết mình trong cuộc sống. Tham gia các hoạt động trong giáo xứ với sự nhiệt tình cao nhất bất chấp tốn kém... Không chỉ hát ca đoàn Cêcilia còn thích làm việc bác ái, mỗi năm cứ 2 lần vào mùa hè và mùa xuân ca đoàn lại lên đường, đến những nơi xa xôi, mang nụ cười và niềm vui đến cho những người nghèo hơn mình bằng những món quà thắm nghĩa tình. Lúc này khi mà nhiều bạn trẻ tất bật làm việc mưu sinh, kiếm tiền, đến nỗi có những bạn không còn thời gian để đi lễ, thì vẫn còn đây những ca viên ca đoàn Cêcilia hy sinh sắp xếp thời gian để tham gia ca đoàn, thật đáng quý. Nguyện xin Chúa ban nhiều hồng ân xuống cho quý Sơ tập hát, các anh chị ca viên, nhân dịp bổn mạng. Nguyện xin thánh nữ Cêcilia chuyển cầu lên Chúa những lời khấn nguyện mến yêu, cho ca đoàn luôn vững mạnh, nhiệt huyết, hăng say, gia đạo hạnh phúc.
  • 53. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 2020 53 HUYNH ĐOÀN ĐA MINH BBT Huynh đoàn Đaminh là hội đoàn lớn trong giáo xứ, số thành viên hiện nay cũng đã trên 150 người. Mỗi năm huynh đoàn đều có số thành viên gia nhập, và giới trẻ, các ông, ngày càng quan tâm và tham gia huynh đoàn càng nhiều. Năm nay huynh đoàn cũng thâu nhận 10 thành viên, tuyên hứa tạm 13 và tuyên hứa vĩnh viễn là 9. Huynh đoàn ngày càng được trẻ hóa và lan rộng trong nhiều giới trong giáo xứ. Là hội đoàn lớn, nên huynh đoàn cũng đảm trách những nhiệm vụ lớn trong giáo xứ. Như lo cho các em thiếu nhi về ẩm thực những ngày lễ hội, hàng tháng đóng góp phụ giáo xứ tiền điện, là một trong những hội đoàn chủ lực tham gia tổ chức những ngày lễ lớn của gáo xứ. Khác với những hội đoàn khác, tham gia huynh đoàn Đa Minh cần một thời gian tìm hiểu lâu dài vài năm. Vì vậy người tham gia huynh đoàn luôn là những thành viên hiểu rõ về mục đích và tôn chỉ của huynh đoàn. Đã hiểu rõ đã tham gia thì không mấy ai lại muốn rời khỏi, chính vì vậy huynh đoàn ngày một thêm lớn mạnh là vậy. Ngoài đọc kinh cầu nguyện, làm việc bác ái, huynh đoàn cũng tham gia quét dọn làm sạch đẹp nhà thờ, làm những việc bình thường nhưng phi thường vì lòng yêu mến Chúa. Nhân ngày bổn mạng của huynh đoàn, lễ thánh tử đạo Andre Dũng lạc và các bạn (các thánh tử đạo Việt Nam) kính chúc Ban chấp hành luôn hăng say nhiệt huyết, chúc các thành viên sốt sắng cầu nguyện, làm việc tông đồ, lấy sự kiên vững của các thánh tử đạo làm kim chỉ nam cho những việc phục vụ hằng ngày.
  • 54. Thoâng Tin Daân Chuùa thaùng 11 - 202054 Là ca đoàn mới ra đời trong giáo xứ, nên ca đoàn Chư Thánh là ca đoàn trẻ nhất. Trẻ nhất không có nghĩa là nhỏ tuổi nhất mà các thành viên đều là những ca viên kỳ cựu, giọng hát vững vàng đầy kinh nghiệm. Ca đoàn được ra đời từ sự ấp ủ hình thành một ca đoàn quy tụ các thành viên của các ca đoàn làm thành ca đoàn Tổng Hợp luôn hát những ngày lễ lớn của giáo xứ. Nhưng các thành viên của các ca đoàn không phải lúc nào cũng quy tụ được đầy đủ để hát, nên việc tập hát lễ trở nên khó khăn, do đó mới hình thành những thành viên nòng cốt để duy trì và phát triển ca đoàn. Đã là hội đoàn thì luôn cần có một vị thánh bổn mạng để các thành viên được bảo trợ và đỡ nâng về tinh thần, noi theo thánh bổn mạng mà làm tốt công việc phục vụ của mình, nên cha xứ đã chọn cho ca đoàn ngày lễ các Thánh nam nữ là bổn mạng. Ca đoàn cũng lãnh trách nhiệm hát lễ như những ca đoàn khác, đó là lễ chiều thứ bảy hàng tuần, dù là hát lễ nào ca đoàn cũng quy tụ được số thành viên đông nhất và hát hay nhất. Nhân ngày lễ bổn mạng, lễ Các thánh nam nữ, chúc quý Sơ, các ca viên luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết, được thật nhiều hồng ân Chúa ban, vì hát bằng tới hai lần cầu nguyện. BBT CA ĐOÀN CHƯ THÁNH