SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  16
CÂU HỎI ÔN TẬP
LÝ THUYẾT (5 điểm)
1. Trình bày khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa công tác thẩm định tín dụng ngân hàng.
Khái niệm: Là quá trình tổ chức thu thập, xử lý thông tin thông qua việc sử dụng các
công cụ kỹ thuật và kỹ năng để phân tích, đánh giá KH một cách toàn diện, thống nhất, tuân
thủ các quy định pháp luật nhằm làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng.
Mục tiêu: Là đánh giá một cách chính xác, trung thực khả năng trả nợ của KH, từ đó có
căn cứ quyết định cho vay.
- Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD, dự án đầu tư mà KH lập nộp cho
NH
- Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay
- Giúp cho sự quyết định cho vay 1 cách chính xác, giảm bớt xác suất xảy ra 2 loại sai lầm
là cho vay dự án tồ và từ chối cho vay dự án tốt
Ý nghĩa: Thẩm định tín dụng giúp NH đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, đánh
giá được khả năng trả nợ của KH và là công cụ quan trọng giúp NH ra quyết định có nên
cấp tín dụng hay không? Nếu cấp thì cấp bao nhiêu là hợp lý.
2. Trình bày quy trình thẩm định tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
quy trình thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?
Quy trình thẩm định tín dụng:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng
Đối với KH giao dịch lần đầu tiên với NH, nhân viên NH sẽ hướng dẫn KH đăng ký
thông tin về KH và hướng dẫn các điều kiện cấp tín dụng và lập hồ sơ tín dụng.
Đối với KH đã có quan hệ tín dụng, nhân viên NH hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ
tín dụng.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị
KH bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Khi hồ sơ đã đầy đủ, nhân viên tiến hành quá trình iểm tra và xác minh những thông
tin về KH qua các nguồn sau:
+ Hồ sơ vay vốn trước đây của KH.
+ Trung tâm tín dụng (CIC)
+ Các đối tác đã và đang hợp tác với KH.
+ Cơ quan quản lý trực tiếp của KH.
+ Các trung tâm tín dụng mà KH đã có quan hệ hoặc đang quan hệ.
+ Các nguồn khác.
Bước 3: Thẩm định tín dụng
Ngân hàng tiến hàng thẩm định xem xét KH có thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng
dựa trên cơ sở các quy định cụ thể của ngân hàng và các quy định pháp luật. Cụ thể là thẩm
định tư cách pháp lý, mục đích xin cấp tín dụng phải phù hợp với chức năng kinh doan của
doanh nghiệp hoặc phải phù hợp với nhu cầu của cá nhân, năng lực tài chính của KH đủ đảm
bảo khả năng trả nợ, tình hình TSBĐ, đi đến quyết định cấp tín dụng.
Bước 4: Lập tờ trình thẩm định
Dựa vào kết quả thẩm đinh, ngân hàng tiến hành lập tờ trình thẩm định trong đó để
xuất ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng.
Bước 5: Xét duyệt cấp tín dụng
Dựa vào tờ trình thẩm định, các cấp quản lý tiến hành xem xét và phê duyệt đề nghị
cấp tín dụng của KH.
3. Trình bày khái niệm, đặc điểm và mục đích của thẩm định năng lực pháp lý của
ngân hàng?
Khái niệm: Là việc thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý
của KH để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho KH.
Đặc điểm:
Doanh nghiệp
1. Có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân
 Có tư cách pháp nhân:
 Được thành lập hợp pháp / Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ / Có tài sản độc lập với tổ
chức khác và tự chựu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản đó/ Có quyền nhân
danh mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
 Không có tư cách pháp nhân:
 Cũng hội đủ các điều kiện tổ chức hoạt động kinh doanh/Chịu trách nhiệm vô hạn
trước pháp luật cho các hoạt động kinh doanh của mình/ Doanh nghiệp tư nhân
không đựợc coi là DN có tư cách pháp nhân.
2. Có vốn hoạt động
3. Xác định thời gian hoạt động cụ thể
4. Có ngành nghề kinh doanh cụ thể
5. Có người đại diện pháp luật
6. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Cá nhân
- KH cá nhân là một người độc lập hoặc tập hợp của nhiều người( hộ gia đình..)
- Sinh hoạt của cá nhân gắn liền với sinh hoạt của gia đình
- Không có cơ sở xác định chính xác tuổi thọ
- Thông tin tài chính không rõ ràng vì có thu nhập ổn định và có cả những thu nhập
không ổn định
- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chính mình
- Dễ thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp
Mục đích:Xác định tình trạng pháp lý của KH để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng
cho KH .Tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp xẩy ra trong quá trình giao
dịch cung ứng dịch vụ cho KH. Cập nhật thông tin cho việc theo dõi và giám sát KH trong
quá trình giao dịch.
4. Theo anh (chị) những khó khăn trong thẩm định năng lực pháp lý của KH là gì?
Đề xuất các biện pháp để khắc phục những khó khăn đó?
Khó khắn:
Đối với KH là doanh nghiệp:
- Bộ máy quản lý doanh nghiệp rườm rà, phức tạp.
- Trình độ của cấp quản lý doanh nghiệp không tương đương.
- Các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp không đầy đủ.
Đối với KH là cá nhân:
- Còn quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác.
- Hộ khẩu ở những nơi không phải địa chỉ khách hàng đang thường trú.
Biện pháp khắc phục:
Đối với KH là doanh nghiệp:
- Thống nhất cách quản lý doanh nghiệp.
- Kiểm tra trình độ, lai lịch của các cấp quản lý.
- Bổ sung và hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung các giấy tờ như mst, giấy phép kinh
doanh…
Đối với KH là cá nhân:
- Hỗ trợ KH làm các giấy tờ tạm trú tạm vắng.
- Hỗ trợ KH bằng cách đưa ra các phương pháp giải quyết với các trung tâm tín dụng
khác.
5. Trình bày mục đích thẩm định tình hình tài chính của KH?
Mục đích:
Đánh giá năng lực tài chính của KH về khả năng thanh toán nợ, tình hình hoạt động, khả
năng tạo lợi nhuận.
Đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền đủ lớn để trang trải cho hoạt động, hoàn trả nợ gốc
và lãi vay.
Đo lường những rủi ro tài chính có thể xảy ra:
- Giúp cho quá trình cấp TD đúng mục địch và an toàn nhằm hạn chế RR.
- Phòng ngừa RR và nâng cao chất lượng TD.
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH.
- Xác định người thực hiện công việc người thực hiện và trách nhiệm của cán bộ
liên quan trong quá trình cho vay.
- Đưa ra kết luận về tính chân thật về mặt tài chính của KH, khả năng trả nợ và
những RR có thể xảy ra.
- Làm cơ sở tham gia góp ý tư vấn cho KH.
- Làm cơ sở xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân,
mức thu nợ hợp lý.
Đánh giá khả năng trả nợ của KH.
Đánh giá để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác trên BCTC của cty.
6. Theo anh (chị) khi thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng
thương mại có thể gặp những khó khăn gì?
Những khó khăn:
Báo cáo tài chính không rỏ ràng, minh bạch.
Có những khoản chi tiêu không được ghi chép.
Doanh thu, lợi nhuận ảo.
Ban lãnh đạo quản lý không chặc chẽ,
Mất các loại chứng từ…
7. Trình bày các nội dung thẩm định phương án sản xuất kinh doanh?
Thẩm định năng lực trả nợ:
Quan hệ tín dụng và uy tín của KH.
Hiệu quả của kế hoạch tài chính.
Thẩm định năng lực tài chính hiện tại.
Nguồn tài trợ để trả nợ tín dụng từ đâu.
Thiện chí trả nợ của KH.
Các nguồn tài chính khác mà KH có thể huy động.
8. Việc đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với
công tác thẩm định và quyết định cho vay?
a) Cơ sở để lựa chọn KH cho vay:
Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng yêu cầu các quyết
định tín dụng phải vừa nhanh, vừa có độ rủi ro thấp, vừa có hiệu quả cao. Nếu không sẽ
dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng do KH tìm đến ngân hàng
khác hoặc tìm nguồn tài trợ ngoài ngân hàng. Muốn có quyết định nhanh và chính xác,
ngân hàng phải dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của KH. Điều
này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của ngân hàng về KH trong
quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy
và thực hiện tốt công tác XHTD nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tín dụng
tối ưu. Thông qua kết quả XHTD KH, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của
từng KH vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ
vay. Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm
bảo tính khách quan, khoa học.
b) Cơ sở để xây dựng chính sách KH và chính sách tín dụng:
Trên cơ sở XHTD, ngân hàng sẽ phân loại KH và áp dụng chính sách KH về lãi suất
cho vay, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp. Đồng thời, cũng xây dựng chính sách tín
dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại KH. Đối với KH có độ tín nhiệm
cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị
khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,…Ngược lại, đối với KH có độ tín nhiệm
thấp, XHTD thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, ngân
hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế
khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.
c) Cơ sở để xây dựng danh mục tín dụng:
Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh
nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của KH từ đó xây dựng danh mục tín dụng
phù hợp theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
d) Cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:
Các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ,
quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD.
Việc hỗ trợ của hệ thống XHTD nội bộ được thể hiện ở chỗ kết quả XHTD KH của hệ
thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro. Hàng năm
TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù
hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
9. Trình bày các căn cứ để thực hiện đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Tài liệu thẩm định:
Báo cáo tình hình SXKD, tình hình tài chính trong 2 năm gần nhất.
Tình hình vay nợ ở các TCTD khác, các tổ chức, cá nhân khác .
Kế hoạch, phương án xin vay vốn trong năm.
Kế hoạch tài chính và cơ sở tính toán.
Thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng, CIC và nguồn khác .
Thông tin tài chính từ cơ quan thuế, các đơn vị có quan hệ trong hoạt động kinh doanh
của KH.
10. Hãy trình bày các giải pháp xử lý nợ có vấn đề tại NHTM.
-Xây dựng, duy trì, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc gồm việc quy định các chuẩn
mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị riêng biệt, khuôn khổ điều tiết,
giám sát thị trường tài chính, thị trường tiền tệ...
-Xiết chặt các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hệ thống sẽ luôn được đặt lên trước
hết.Mọi quy chế điều tiết quan trọng khác như các quy định về tỉ lệ an toàn hoạt động ngân
hàng về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, về cho phép lưu hành một sản phẩm,
công cụ tài chính mới hay chấp thuận cho mở rộng quy mô đều cần được xem xét, đánh giá
lại một cách nghiêm khắc và phải được xiết chặt hơn.
-Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ
xấu theo định kỳ. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên
nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan.
-Tăng cường pháp chế, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều
phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
-Tăng cường các cơ chế thỏa thuận, thương lượng trong xử lý nợ xấu giữa ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp để đồng thuận. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp
lý như đề ra các phương án trả nợ, xác định thời điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội
dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên.
-Giải quyết tốt vấn đề con người. Cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất,
năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Thường xuyên quan
tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng
11. Trình bày nguyên tắc 5C trong thẩm định tín dụng.
1. Thái độ, uy tín, phẩm chất của KH (character)
Đánh giá phẩm chất của một người mang tính khá chủ quan, đòi hỏi sự tiếp xúc lâu
dài. Do đó, thái độ KH có thể xem xét đến quyết định đến việc phê duyệt của ngân hàng.
Hãy tránh xa các KH thiếu hợp tác, thiếu trung thực, đã dính líu đến các vụ kiện tụng,
lừa đảo. Chắc chắn là bạn không bao giờ muốn 1 KH mang quan tài tới trước cửa ngân hàng
như báo Thanh niên đã phản ánh cách đây mấy hôm. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí
cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính.
Lịch sự trả nợ của KH là chỉ báo quan trọng về uy tín của KH. Nếu một KH đã từng
phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng thì hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân thực sự
phát sinh nợ xấu, thái độ hợp tác với ngân hàng để hoàn trả khoản vay, nếu KH có tiền sử
"chây ì" thì bỏ ngay, tìm khách khác cho nhanh.
2. Năng lực (capacity)
Được xem xét để đánh giá khả năng trả nợ của KH. Năng lực bao gồm: khả năng điều
hành, quản lý, tình hình tài chính, sản phẩm đang kinh doanh, chức vụ hiện tại, mức lương...
Ngân hàng muốn biết chính xác KH sẽ trả nợ bằng cách nào.
3. Vốn (capital)
Mức vốn sở hữu tham gia vào phương án thể hiện mức độ cam kết cũng như mức rủi
ro của KH đối với kinh doanh của mình. Bạn sẽ cảm giác bất an nếu tổng vốn của phương án
là 1 tỷ, nhưng KH chỉ có 100trđ và vay ngân hàng là 900trđ ? bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nếu
vốn KH 500trđ và ngân hàng là 500trđ ? Tại thời điểm thẩm định, không đòi hỏi KH phải
chứng minh có đủ số vốn theo phương án, vốn có thể được huy động trong quá trình hoạt
động. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chắc là nguồn vốn của KH lấy từ nguồn nào?
4. Tài sản thế chấp (collateral)
Đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Xem
xét các yếu tố về loại tài sản, tính pháp lý, giá trị tài sản, tính thanh khoản. Trường hợp tài
sản là bảo lãnh của bên thứ ba, bạn cần làm rõ mối quan hệ giữa bên vay và bên thứ ba, Đối
với bên thứ ba là cá nhân thì ưu tiên quan hệ anh chị em, ba mẹ, ông bà, quan hệ cổ đông
chính và công ty. Thận trọng với các mối quan hệ bạn bè, kinh doanh. Đối với với bên thứ
ba là doanh nghiệp, bạn cần phải thẩm định doanh nghiệp này như KH vay vốn. Trong một
số trường hợp Ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ
thanh toán khoản vay nếu KH không thể trả nợ.
5. Các điều kiện khác (conditions)
Xem xét tác động bên ngoài ảnh hưởng thế nào đến KH ? Đặt KH vào các trường hợp
rủi ro để đánh giá. Kinh tế suy thoái tác động như thế nào đến doanh số, lãi suất tăng ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của KH như thế nào ? Tùy ngành nghề
mà bạn đưa ra các yếu tố khác nhau để đánh giá: ví dụ như doanh nghiệp thi công xây dựng
sẽ ra sao nếu thị trường bất động sản đóng băng, người chăn nuôi gia cầm sẽ ra sao nếu bị
cúm H5N1,..?
12.Trình bày quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hiện nay cho từng
nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đánh giá những khó
khăn mà các Ngân hang thương mại phải đối mặt khi phân loại nợ theo quy định
mới này.
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn.
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
Nếu KH trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định
của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý.
Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn.
Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời
hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ.
Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới
90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.
Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng các nhóm nợ:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%
13.Trình bày các Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính cần thiết mà KH cá nhân phải cung
cấp cho ngân hàng khi tiến hành làm thủ tục vay vốn.
Hồ sơ pháp lý:
CMND/CCCD của người vay vốn.
Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký tạm trú tạm vắng của người vay vốn.
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy chứng nhận độc thân của người vay
vốn.
CMND/CCCD của người hôn phối (nếu có)
Giấy đề nghị vay vốn của người vay vốn theo mẫu của ngân hàng.
Giấy chứng nhận kinh doanh (nếu có)
Một số thuế cá nhân
Hồ sơ tài chính:
Bảng sao kê lương (nếu người vay vốn nhận lương qua việc chuyển khoản)
Giấy xác nhận lương (nếu người vay vốn nhận lương bằng tiền mặt)
Giấy phép kinh doanh (nếu người vay vốn mở kinh doanh)
Hợp đồng lao động (thời gian lao động ít nhất 3 tháng)
Tình hình sử dụng thẻ thanh toán và thẻ tín dụng
Hợp đồng góp vốn kinh doanh
14. Trình bày các Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính cần thiết mà KH doanh nghiệp phải
cung cấp cho ngân hàng khi tiến hành làm thủ tục vay vốn.
Hồ sơ pháp lý:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép đầu tư.
Mã số thuế... (nếu có)
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc.
Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc.
Biên bản họp Hội đồng của doanh nghiệp.
CMND của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy nhiệm.
Hộ khẩu của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy nhiệm.
Bảng điều lệ hoạt động của công ty.
Quyết định thành lập Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị
Hồ sơ tài chính:
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối số phát sinh.
Chi tiết các khoản mục tài chính quan trọng.
Tờ khai thuế VAT.
Các hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra.
Hóa đơn, chứng từ.
Tờ khai hải quan.
NHẬN XÉT TỪNG CHỈ TIÊU
I. Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán)
1. Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số > 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình
trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn
quá nhiều (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
công ty.
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn
hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh
toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh
nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp là không cao.
-Tỷ số thanh toán hiện hành >1 tức là TSNH > Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản
ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Công ty là
lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.
Thêm nữa, do TSNH > Nợ ngắn hạn nên TSNH < Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như
vậy các nguồn vốn dài hạn của Công ty không những đủ tài trợ cho TSDH mà còn dư để tài
trợ cho TSDH.
-Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành < 1 tức là TSNH < Nợ ngắn hạn, lúc này
các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế Công ty có khả năng không trả
hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn.
Thêm nữa, do TSNH < Nợ ngắn hạn nên TSDH > Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như
vậy Công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn, đang bị mất
cân đối tài chính.
2. Khả năng thanh toán nhanh
Phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có
thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao
sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời (vì nó cho thấy tài sản của
doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp là không cao).
Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập
tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ
hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng
tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tất
nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, DN có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó
không có nghĩa là DN sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ.
3. Khả năng thanh toán tức thời
Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm
quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá
khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.
Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, giống như
trường hợp của khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng
thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh
nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong
việc thanh toán nợ.
Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng
toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng
1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản
tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không
thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có
tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số
tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn).
II. Chỉ tiêu hoạt động
4. Vòng quay vốn lưu động: Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lưu của DN. Cụ
thể, cứ 1 đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong kỳ DN tạo ra bao nhiêu đơn vị
doanh thu thuần.
5. Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy
thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh
6. Số vòng quay khoản phải trả phản ánh thời gian mà DN nợ các nhà cung cấp
7. Vòng quay các khoản phải thu: ố vòng quay các khoản phải thu được sử dụng
để xem xét tốc độ thanh toán các khoản phải thu… khi khách hàng thanh toán
tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó khoản phải thu quay được một vòng.
8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp.  Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham
gia
9. Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân
10.Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ
III. Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu TS, NV
11.Tổng nợ phải trả/Tổng TS: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của
công ty được tài trợ bằng vốn vay
12.Nợ dài hạn/VCSH Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả nợ vay của vốn chủ sở
hữu, hay giới hạn trách nhiệm thực tế của chủ sở hữu đối với chủ nợ
IV. Chỉ tiêu thu nhập
13.Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
14.Lọi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần
15.ROE
ROE là chỉ số phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi như
thế nào.
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn
bỏ ra đã tích lũy được bao nhiêu đồng lời.
16.ROA
ROA là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA > 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh
nghiệp làm ăn càng hiệu quả.
ROA < 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm
của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề
kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so
sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so
sánh cùng một thời kỳ.
17.EBIT/Chi phú lãi vay : Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh
do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào
Chương 5 Thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư
1. Kỹ năng lập dòng tiền dự án
VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
- Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về trích khấu hao TSCĐ.
- Thông tư 05/2007/TT-BXD v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư công bố suất đầu tư xây dựng
- Các quyết định về quy trình đầu tư (mới nhất là QĐ số 12/2009/QĐ-TTg) - Các văn bản
liên quan khác của địa phương về đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch,
2. 4 cách lập dòng tiền dự án
3.Hiện giá thuần -NPV
KN: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự tính thu được từ dự án trong
tương lai so với giá trị vốn đầu tư ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm
(khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án được chấp thuận.
Ưu điểm: Khi xác định hiệu quả của dự án thông qua độ lớn của giá trị mà dự án tạo ra thì
tính chính xác cao hơn. Cho phép xác định tổng hợp tính hiệu quả cho 1 danh mục gồm nhiều
dự án. NPV (A+B) = NPV(A) + NPV(B)
Nhược điểm: Tính thẩm định sẽ kém chính xác khi các dự án không đồng nhất về mặt thời
gian và đồng nhất về số vốn đầu tư
4.Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là lãi suất mà ứng với mức lãi suất này, hiện giá luồng tiền
ròng, tính tại thời điểm đầu tư ban đầu, bằng với lượng vốn đầu tư ban đầu I0
Một dự án là có lãi khi tỷ suất sinh lời nội bộ cao hơn lãi suất hiện giá giúp nhà quản trị ra
quyết định đầu tư.
- Có thể thẩm định hiệu quả trong điều kiện không tương thích về thời gian của đầu tư, không
có lãi suất chiết khấu.
 IRR ≥ WACC (Weighted Average Cost of Capital – chi phí sử dụng vốn bình quân): là dự
án đầu tư có hiệu quả vì đã bù đắp được chi phí sử dụng vốn đầu tư  tài trợ được.
 IRR < WACC: dự án đầu tư không hiệu quả vì không bù đắp được chi phí sử dụng vốn 
lỗ, không tài trợ.
Nhược điểm của IRR: (1) Không tính đến qui mô hiệu quả về giá trị của cải của dự án tạo ra;
(2) Có thể có IRR đa trị, hoặc không có thực phải dung phương pháp khác.
5.Chỉ số lãi đầu tư (PI)
ĐN: PI là tỷ số giữa hiện giá luồng tiền tệ ròng, tính vào thời điểm đầu tư ban đầu ở mức lãi
suất i%, với lượng vốn đầu tư ban đầu I0
Ý nghĩa của IP: - Chỉ số lợi nhuận luôn lớn hơn 1 đối với các dự án có lãi do khi đó
NPV(i%)>0 - Khi chỉ có 1 dự án đầu tư, DN so sánh IP với 1 - Khi có nhiều dự án đầu tư,
DN chọn dự án nào có IP cao nhất
Thời gian hoàn vốn của dự án không tính đến yếu tố lãi suất trên thang thời gian. Kỳ hoàn
vốn = Vốn đầu tư /Dòng tiền thu đều nhau hàng năm
Ý nghĩa của kỳ hoàn vốn m:  m ≤ n: thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hay bằng thời gian của dự
án trong trường hợp này thì đầu tư có hiệu quả, vì có lãi và làm tăng vốn đầu tư do đó dự án
này có thể đầu tư.  m > n : tức là thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian của dự án trong
trường hợp này thì đầu tư không có hiệu quả, bị lỗ.
6.Phân tích độ nhạy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR Debt Service Coverage Ratio / Hệ Số
Năng Lực Trả Nợ, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi.
Các yếu tố cần phân tích độ nhạy của NPV/IRR trong thực tế: - Đơn giá bán; - Tổng vốn đầu
tư ban đầu; - Vốn đầu tư các hạng mục quan trọng (thiết bị, xây lắp, vật tư quan trọng); - Chi
phí nguyên nhiên liệu quan trọng trong thời kỳ hoạt động; - Chi phí nhân công
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1. Quản trị danh mục cho vay
Ý nghĩa: tối đa hóa lợi nhuận, dự phòng rủi ro tiết giảm chi phí, chống đỡ các cú sock
Danh mục cấp tín dụng bán lẻ là danh mục các khoản cấp tín dụng cho khách hàng là cá
nhân mà số dư cấp tín dụng (đã giải ngân và chưa giải ngân) của một khách hàng đảm
bảo đồng thời: Lưu ý: không bao gồm các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động. Sản dự
án bất động sản hình thành từkhoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch
đảm bảo
Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN, điều 2, mục 24 rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro tín
dụng: là rủi ro do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc
toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo HĐ hoặc thỏa thuận với NH, chi nhánh NH nước ngoài (trừ
các trường hợp rủi ro tín dụng đối tác). Rủi ro tín dụng đối tác: là rủi ro do đối tác không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán
trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch (Giao dịch tự doanh, Giao dịch repo và giao
dịch reverse repo, Giao dịch SP phái sinh để phòng ngừa rủi ro, Giao dịch mua bán ngoại
tệ).
Sản phẩm phái sinh bao gồm Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật
các tổ chức tín dụng.  Chứng khoán phái sinh;  Sản phẩm phái sinh khác theo quy định
của pháp luật Sản phẩm phái sinh bao gồm: 6.2.2. Tín dụng phái sinh Sản phẩm phái sinh
theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm
SP phái sinh tín dụng gồm các HĐBH tín dụng, HĐ hoán đổi rủi ro tín dụng, HĐ đầu tư
gắn với rủi ro tín dụng, HĐ phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật. • SP phái
sinh lãi suất gồm HĐ lãi suất kỳ hạn, HĐ hoán đổi lãi suất một đồng tiền, HĐ hoán đổi
lãi suất hai đồng tiền hoặc HĐ hoán đổi tiền tệchéo, HĐ quyền chọn lãi suất, các HĐ phái
sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật. • SP phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch
mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán
ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệkhác theo quy định của pháp luật. • SP phái sinh
giá cảhàng hóa gồm các HĐ hoán đổi giá cả hàng hóa, HĐ tương lai giá cảhàng hóa, HĐ
quyền chọn giá cảhàng hóa và các HĐ phái sinh giá cảhàng hóa khác theo quy định của
pháp luật.

Contenu connexe

Similaire à Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTrần Đức Anh
 
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptx
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptxFILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptx
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptxTrnLinh122550
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5Thi8567
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hangBUG Corporation
 
Doi no co phuong phap
Doi no co phuong phapDoi no co phuong phap
Doi no co phuong phapThuNTaiGa
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxnataliej4
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 

Similaire à Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx (20)

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàngCác nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
 
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng AgribankPhân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
 
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptx
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptxFILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptx
FILE_20220526_111843_pp thuyết trình (2).pptx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân Hàng Hdbank.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân  Hàng Hdbank.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân  Hàng Hdbank.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Quan Hệ Khách Hàng Tại Ngân Hàng Hdbank.docx
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
 
Doi no co phuong phap
Doi no co phuong phapDoi no co phuong phap
Doi no co phuong phap
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo MayĐề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
 
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai tròTài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
Tài chính doanh nghiệp là gì? Khái niệm, mục tiêu, vai trò
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 

Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx

  • 1. CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT (5 điểm) 1. Trình bày khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa công tác thẩm định tín dụng ngân hàng. Khái niệm: Là quá trình tổ chức thu thập, xử lý thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật và kỹ năng để phân tích, đánh giá KH một cách toàn diện, thống nhất, tuân thủ các quy định pháp luật nhằm làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Mục tiêu: Là đánh giá một cách chính xác, trung thực khả năng trả nợ của KH, từ đó có căn cứ quyết định cho vay. - Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD, dự án đầu tư mà KH lập nộp cho NH - Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay - Giúp cho sự quyết định cho vay 1 cách chính xác, giảm bớt xác suất xảy ra 2 loại sai lầm là cho vay dự án tồ và từ chối cho vay dự án tốt Ý nghĩa: Thẩm định tín dụng giúp NH đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, đánh giá được khả năng trả nợ của KH và là công cụ quan trọng giúp NH ra quyết định có nên cấp tín dụng hay không? Nếu cấp thì cấp bao nhiêu là hợp lý. 2. Trình bày quy trình thẩm định tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam? Quy trình thẩm định tín dụng: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng Đối với KH giao dịch lần đầu tiên với NH, nhân viên NH sẽ hướng dẫn KH đăng ký thông tin về KH và hướng dẫn các điều kiện cấp tín dụng và lập hồ sơ tín dụng. Đối với KH đã có quan hệ tín dụng, nhân viên NH hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ tín dụng. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị KH bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Khi hồ sơ đã đầy đủ, nhân viên tiến hành quá trình iểm tra và xác minh những thông tin về KH qua các nguồn sau:
  • 2. + Hồ sơ vay vốn trước đây của KH. + Trung tâm tín dụng (CIC) + Các đối tác đã và đang hợp tác với KH. + Cơ quan quản lý trực tiếp của KH. + Các trung tâm tín dụng mà KH đã có quan hệ hoặc đang quan hệ. + Các nguồn khác. Bước 3: Thẩm định tín dụng Ngân hàng tiến hàng thẩm định xem xét KH có thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng dựa trên cơ sở các quy định cụ thể của ngân hàng và các quy định pháp luật. Cụ thể là thẩm định tư cách pháp lý, mục đích xin cấp tín dụng phải phù hợp với chức năng kinh doan của doanh nghiệp hoặc phải phù hợp với nhu cầu của cá nhân, năng lực tài chính của KH đủ đảm bảo khả năng trả nợ, tình hình TSBĐ, đi đến quyết định cấp tín dụng. Bước 4: Lập tờ trình thẩm định Dựa vào kết quả thẩm đinh, ngân hàng tiến hành lập tờ trình thẩm định trong đó để xuất ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Bước 5: Xét duyệt cấp tín dụng Dựa vào tờ trình thẩm định, các cấp quản lý tiến hành xem xét và phê duyệt đề nghị cấp tín dụng của KH. 3. Trình bày khái niệm, đặc điểm và mục đích của thẩm định năng lực pháp lý của ngân hàng? Khái niệm: Là việc thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý của KH để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho KH. Đặc điểm: Doanh nghiệp 1. Có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân  Có tư cách pháp nhân:  Được thành lập hợp pháp / Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ / Có tài sản độc lập với tổ chức khác và tự chựu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản đó/ Có quyền nhân danh mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập  Không có tư cách pháp nhân:
  • 3.  Cũng hội đủ các điều kiện tổ chức hoạt động kinh doanh/Chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật cho các hoạt động kinh doanh của mình/ Doanh nghiệp tư nhân không đựợc coi là DN có tư cách pháp nhân. 2. Có vốn hoạt động 3. Xác định thời gian hoạt động cụ thể 4. Có ngành nghề kinh doanh cụ thể 5. Có người đại diện pháp luật 6. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Cá nhân - KH cá nhân là một người độc lập hoặc tập hợp của nhiều người( hộ gia đình..) - Sinh hoạt của cá nhân gắn liền với sinh hoạt của gia đình - Không có cơ sở xác định chính xác tuổi thọ - Thông tin tài chính không rõ ràng vì có thu nhập ổn định và có cả những thu nhập không ổn định - Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chính mình - Dễ thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp Mục đích:Xác định tình trạng pháp lý của KH để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho KH .Tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp xẩy ra trong quá trình giao dịch cung ứng dịch vụ cho KH. Cập nhật thông tin cho việc theo dõi và giám sát KH trong quá trình giao dịch. 4. Theo anh (chị) những khó khăn trong thẩm định năng lực pháp lý của KH là gì? Đề xuất các biện pháp để khắc phục những khó khăn đó? Khó khắn: Đối với KH là doanh nghiệp: - Bộ máy quản lý doanh nghiệp rườm rà, phức tạp. - Trình độ của cấp quản lý doanh nghiệp không tương đương. - Các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp không đầy đủ. Đối với KH là cá nhân: - Còn quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. - Hộ khẩu ở những nơi không phải địa chỉ khách hàng đang thường trú. Biện pháp khắc phục: Đối với KH là doanh nghiệp:
  • 4. - Thống nhất cách quản lý doanh nghiệp. - Kiểm tra trình độ, lai lịch của các cấp quản lý. - Bổ sung và hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung các giấy tờ như mst, giấy phép kinh doanh… Đối với KH là cá nhân: - Hỗ trợ KH làm các giấy tờ tạm trú tạm vắng. - Hỗ trợ KH bằng cách đưa ra các phương pháp giải quyết với các trung tâm tín dụng khác. 5. Trình bày mục đích thẩm định tình hình tài chính của KH? Mục đích: Đánh giá năng lực tài chính của KH về khả năng thanh toán nợ, tình hình hoạt động, khả năng tạo lợi nhuận. Đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền đủ lớn để trang trải cho hoạt động, hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Đo lường những rủi ro tài chính có thể xảy ra: - Giúp cho quá trình cấp TD đúng mục địch và an toàn nhằm hạn chế RR. - Phòng ngừa RR và nâng cao chất lượng TD. - Đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH. - Xác định người thực hiện công việc người thực hiện và trách nhiệm của cán bộ liên quan trong quá trình cho vay. - Đưa ra kết luận về tính chân thật về mặt tài chính của KH, khả năng trả nợ và những RR có thể xảy ra. - Làm cơ sở tham gia góp ý tư vấn cho KH. - Làm cơ sở xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý. Đánh giá khả năng trả nợ của KH. Đánh giá để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác trên BCTC của cty. 6. Theo anh (chị) khi thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có thể gặp những khó khăn gì? Những khó khăn: Báo cáo tài chính không rỏ ràng, minh bạch.
  • 5. Có những khoản chi tiêu không được ghi chép. Doanh thu, lợi nhuận ảo. Ban lãnh đạo quản lý không chặc chẽ, Mất các loại chứng từ… 7. Trình bày các nội dung thẩm định phương án sản xuất kinh doanh? Thẩm định năng lực trả nợ: Quan hệ tín dụng và uy tín của KH. Hiệu quả của kế hoạch tài chính. Thẩm định năng lực tài chính hiện tại. Nguồn tài trợ để trả nợ tín dụng từ đâu. Thiện chí trả nợ của KH. Các nguồn tài chính khác mà KH có thể huy động. 8. Việc đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay? a) Cơ sở để lựa chọn KH cho vay: Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa có độ rủi ro thấp, vừa có hiệu quả cao. Nếu không sẽ dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng do KH tìm đến ngân hàng khác hoặc tìm nguồn tài trợ ngoài ngân hàng. Muốn có quyết định nhanh và chính xác, ngân hàng phải dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của KH. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của ngân hàng về KH trong quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy và thực hiện tốt công tác XHTD nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tín dụng tối ưu. Thông qua kết quả XHTD KH, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng KH vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học. b) Cơ sở để xây dựng chính sách KH và chính sách tín dụng: Trên cơ sở XHTD, ngân hàng sẽ phân loại KH và áp dụng chính sách KH về lãi suất cho vay, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp. Đồng thời, cũng xây dựng chính sách tín dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại KH. Đối với KH có độ tín nhiệm
  • 6. cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,…Ngược lại, đối với KH có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra. c) Cơ sở để xây dựng danh mục tín dụng: Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của KH từ đó xây dựng danh mục tín dụng phù hợp theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. d) Cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Việc hỗ trợ của hệ thống XHTD nội bộ được thể hiện ở chỗ kết quả XHTD KH của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro. Hàng năm TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. 9. Trình bày các căn cứ để thực hiện đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Tài liệu thẩm định: Báo cáo tình hình SXKD, tình hình tài chính trong 2 năm gần nhất. Tình hình vay nợ ở các TCTD khác, các tổ chức, cá nhân khác . Kế hoạch, phương án xin vay vốn trong năm. Kế hoạch tài chính và cơ sở tính toán. Thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng, CIC và nguồn khác . Thông tin tài chính từ cơ quan thuế, các đơn vị có quan hệ trong hoạt động kinh doanh của KH. 10. Hãy trình bày các giải pháp xử lý nợ có vấn đề tại NHTM. -Xây dựng, duy trì, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc gồm việc quy định các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị riêng biệt, khuôn khổ điều tiết, giám sát thị trường tài chính, thị trường tiền tệ... -Xiết chặt các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hệ thống sẽ luôn được đặt lên trước hết.Mọi quy chế điều tiết quan trọng khác như các quy định về tỉ lệ an toàn hoạt động ngân hàng về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, về cho phép lưu hành một sản phẩm,
  • 7. công cụ tài chính mới hay chấp thuận cho mở rộng quy mô đều cần được xem xét, đánh giá lại một cách nghiêm khắc và phải được xiết chặt hơn. -Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan. -Tăng cường pháp chế, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. -Tăng cường các cơ chế thỏa thuận, thương lượng trong xử lý nợ xấu giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp để đồng thuận. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp lý như đề ra các phương án trả nợ, xác định thời điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên. -Giải quyết tốt vấn đề con người. Cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng 11. Trình bày nguyên tắc 5C trong thẩm định tín dụng. 1. Thái độ, uy tín, phẩm chất của KH (character) Đánh giá phẩm chất của một người mang tính khá chủ quan, đòi hỏi sự tiếp xúc lâu dài. Do đó, thái độ KH có thể xem xét đến quyết định đến việc phê duyệt của ngân hàng. Hãy tránh xa các KH thiếu hợp tác, thiếu trung thực, đã dính líu đến các vụ kiện tụng, lừa đảo. Chắc chắn là bạn không bao giờ muốn 1 KH mang quan tài tới trước cửa ngân hàng như báo Thanh niên đã phản ánh cách đây mấy hôm. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính. Lịch sự trả nợ của KH là chỉ báo quan trọng về uy tín của KH. Nếu một KH đã từng phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng thì hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân thực sự phát sinh nợ xấu, thái độ hợp tác với ngân hàng để hoàn trả khoản vay, nếu KH có tiền sử "chây ì" thì bỏ ngay, tìm khách khác cho nhanh. 2. Năng lực (capacity) Được xem xét để đánh giá khả năng trả nợ của KH. Năng lực bao gồm: khả năng điều hành, quản lý, tình hình tài chính, sản phẩm đang kinh doanh, chức vụ hiện tại, mức lương... Ngân hàng muốn biết chính xác KH sẽ trả nợ bằng cách nào. 3. Vốn (capital)
  • 8. Mức vốn sở hữu tham gia vào phương án thể hiện mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của KH đối với kinh doanh của mình. Bạn sẽ cảm giác bất an nếu tổng vốn của phương án là 1 tỷ, nhưng KH chỉ có 100trđ và vay ngân hàng là 900trđ ? bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nếu vốn KH 500trđ và ngân hàng là 500trđ ? Tại thời điểm thẩm định, không đòi hỏi KH phải chứng minh có đủ số vốn theo phương án, vốn có thể được huy động trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chắc là nguồn vốn của KH lấy từ nguồn nào? 4. Tài sản thế chấp (collateral) Đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Xem xét các yếu tố về loại tài sản, tính pháp lý, giá trị tài sản, tính thanh khoản. Trường hợp tài sản là bảo lãnh của bên thứ ba, bạn cần làm rõ mối quan hệ giữa bên vay và bên thứ ba, Đối với bên thứ ba là cá nhân thì ưu tiên quan hệ anh chị em, ba mẹ, ông bà, quan hệ cổ đông chính và công ty. Thận trọng với các mối quan hệ bạn bè, kinh doanh. Đối với với bên thứ ba là doanh nghiệp, bạn cần phải thẩm định doanh nghiệp này như KH vay vốn. Trong một số trường hợp Ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán khoản vay nếu KH không thể trả nợ. 5. Các điều kiện khác (conditions) Xem xét tác động bên ngoài ảnh hưởng thế nào đến KH ? Đặt KH vào các trường hợp rủi ro để đánh giá. Kinh tế suy thoái tác động như thế nào đến doanh số, lãi suất tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của KH như thế nào ? Tùy ngành nghề mà bạn đưa ra các yếu tố khác nhau để đánh giá: ví dụ như doanh nghiệp thi công xây dựng sẽ ra sao nếu thị trường bất động sản đóng băng, người chăn nuôi gia cầm sẽ ra sao nếu bị cúm H5N1,..? 12.Trình bày quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hiện nay cho từng nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đánh giá những khó khăn mà các Ngân hang thương mại phải đối mặt khi phân loại nợ theo quy định mới này. Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nếu KH trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi. Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý.
  • 9. Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn. Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Tỷ lệ trích lập dự phòng các nhóm nợ: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% 13.Trình bày các Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính cần thiết mà KH cá nhân phải cung cấp cho ngân hàng khi tiến hành làm thủ tục vay vốn.
  • 10. Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD của người vay vốn. Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký tạm trú tạm vắng của người vay vốn. Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy chứng nhận độc thân của người vay vốn. CMND/CCCD của người hôn phối (nếu có) Giấy đề nghị vay vốn của người vay vốn theo mẫu của ngân hàng. Giấy chứng nhận kinh doanh (nếu có) Một số thuế cá nhân Hồ sơ tài chính: Bảng sao kê lương (nếu người vay vốn nhận lương qua việc chuyển khoản) Giấy xác nhận lương (nếu người vay vốn nhận lương bằng tiền mặt) Giấy phép kinh doanh (nếu người vay vốn mở kinh doanh) Hợp đồng lao động (thời gian lao động ít nhất 3 tháng) Tình hình sử dụng thẻ thanh toán và thẻ tín dụng Hợp đồng góp vốn kinh doanh 14. Trình bày các Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính cần thiết mà KH doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng khi tiến hành làm thủ tục vay vốn. Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép đầu tư. Mã số thuế... (nếu có) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng. Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc. Biên bản họp Hội đồng của doanh nghiệp. CMND của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy nhiệm.
  • 11. Hộ khẩu của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy nhiệm. Bảng điều lệ hoạt động của công ty. Quyết định thành lập Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị Hồ sơ tài chính: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối số phát sinh. Chi tiết các khoản mục tài chính quan trọng. Tờ khai thuế VAT. Các hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra. Hóa đơn, chứng từ. Tờ khai hải quan. NHẬN XÉT TỪNG CHỈ TIÊU I. Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán) 1. Khả năng thanh toán hiện hành Tỷ số > 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. -Tỷ số thanh toán hiện hành >1 tức là TSNH > Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.
  • 12. Thêm nữa, do TSNH > Nợ ngắn hạn nên TSNH < Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy các nguồn vốn dài hạn của Công ty không những đủ tài trợ cho TSDH mà còn dư để tài trợ cho TSDH. -Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành < 1 tức là TSNH < Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế Công ty có khả năng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Thêm nữa, do TSNH < Nợ ngắn hạn nên TSDH > Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy Công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn, đang bị mất cân đối tài chính. 2. Khả năng thanh toán nhanh Phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời (vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao). Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, DN có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là DN sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. 3. Khả năng thanh toán tức thời Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, giống như trường hợp của khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
  • 13. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn). II. Chỉ tiêu hoạt động 4. Vòng quay vốn lưu động: Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lưu của DN. Cụ thể, cứ 1 đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong kỳ DN tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. 5. Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh 6. Số vòng quay khoản phải trả phản ánh thời gian mà DN nợ các nhà cung cấp 7. Vòng quay các khoản phải thu: ố vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét tốc độ thanh toán các khoản phải thu… khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó khoản phải thu quay được một vòng. 8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.  Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia 9. Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân 10.Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ III. Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu TS, NV 11.Tổng nợ phải trả/Tổng TS: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay 12.Nợ dài hạn/VCSH Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả nợ vay của vốn chủ sở hữu, hay giới hạn trách nhiệm thực tế của chủ sở hữu đối với chủ nợ IV. Chỉ tiêu thu nhập 13.Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 14.Lọi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 15.ROE ROE là chỉ số phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi như thế nào.
  • 14. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn bỏ ra đã tích lũy được bao nhiêu đồng lời. 16.ROA ROA là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA > 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. ROA < 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. 17.EBIT/Chi phú lãi vay : Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào Chương 5 Thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư 1. Kỹ năng lập dòng tiền dự án VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN - Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về trích khấu hao TSCĐ. - Thông tư 05/2007/TT-BXD v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Thông tư công bố suất đầu tư xây dựng - Các quyết định về quy trình đầu tư (mới nhất là QĐ số 12/2009/QĐ-TTg) - Các văn bản liên quan khác của địa phương về đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch, 2. 4 cách lập dòng tiền dự án 3.Hiện giá thuần -NPV KN: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự tính thu được từ dự án trong tương lai so với giá trị vốn đầu tư ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án được chấp thuận. Ưu điểm: Khi xác định hiệu quả của dự án thông qua độ lớn của giá trị mà dự án tạo ra thì tính chính xác cao hơn. Cho phép xác định tổng hợp tính hiệu quả cho 1 danh mục gồm nhiều dự án. NPV (A+B) = NPV(A) + NPV(B) Nhược điểm: Tính thẩm định sẽ kém chính xác khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian và đồng nhất về số vốn đầu tư 4.Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là lãi suất mà ứng với mức lãi suất này, hiện giá luồng tiền ròng, tính tại thời điểm đầu tư ban đầu, bằng với lượng vốn đầu tư ban đầu I0
  • 15. Một dự án là có lãi khi tỷ suất sinh lời nội bộ cao hơn lãi suất hiện giá giúp nhà quản trị ra quyết định đầu tư. - Có thể thẩm định hiệu quả trong điều kiện không tương thích về thời gian của đầu tư, không có lãi suất chiết khấu.  IRR ≥ WACC (Weighted Average Cost of Capital – chi phí sử dụng vốn bình quân): là dự án đầu tư có hiệu quả vì đã bù đắp được chi phí sử dụng vốn đầu tư  tài trợ được.  IRR < WACC: dự án đầu tư không hiệu quả vì không bù đắp được chi phí sử dụng vốn  lỗ, không tài trợ. Nhược điểm của IRR: (1) Không tính đến qui mô hiệu quả về giá trị của cải của dự án tạo ra; (2) Có thể có IRR đa trị, hoặc không có thực phải dung phương pháp khác. 5.Chỉ số lãi đầu tư (PI) ĐN: PI là tỷ số giữa hiện giá luồng tiền tệ ròng, tính vào thời điểm đầu tư ban đầu ở mức lãi suất i%, với lượng vốn đầu tư ban đầu I0 Ý nghĩa của IP: - Chỉ số lợi nhuận luôn lớn hơn 1 đối với các dự án có lãi do khi đó NPV(i%)>0 - Khi chỉ có 1 dự án đầu tư, DN so sánh IP với 1 - Khi có nhiều dự án đầu tư, DN chọn dự án nào có IP cao nhất Thời gian hoàn vốn của dự án không tính đến yếu tố lãi suất trên thang thời gian. Kỳ hoàn vốn = Vốn đầu tư /Dòng tiền thu đều nhau hàng năm Ý nghĩa của kỳ hoàn vốn m:  m ≤ n: thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hay bằng thời gian của dự án trong trường hợp này thì đầu tư có hiệu quả, vì có lãi và làm tăng vốn đầu tư do đó dự án này có thể đầu tư.  m > n : tức là thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian của dự án trong trường hợp này thì đầu tư không có hiệu quả, bị lỗ. 6.Phân tích độ nhạy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR Debt Service Coverage Ratio / Hệ Số Năng Lực Trả Nợ, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. Các yếu tố cần phân tích độ nhạy của NPV/IRR trong thực tế: - Đơn giá bán; - Tổng vốn đầu tư ban đầu; - Vốn đầu tư các hạng mục quan trọng (thiết bị, xây lắp, vật tư quan trọng); - Chi phí nguyên nhiên liệu quan trọng trong thời kỳ hoạt động; - Chi phí nhân công CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1. Quản trị danh mục cho vay Ý nghĩa: tối đa hóa lợi nhuận, dự phòng rủi ro tiết giảm chi phí, chống đỡ các cú sock Danh mục cấp tín dụng bán lẻ là danh mục các khoản cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân mà số dư cấp tín dụng (đã giải ngân và chưa giải ngân) của một khách hàng đảm bảo đồng thời: Lưu ý: không bao gồm các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động. Sản dự án bất động sản hình thành từkhoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN, điều 2, mục 24 rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro tín dụng: là rủi ro do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo HĐ hoặc thỏa thuận với NH, chi nhánh NH nước ngoài (trừ các trường hợp rủi ro tín dụng đối tác). Rủi ro tín dụng đối tác: là rủi ro do đối tác không
  • 16. thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch (Giao dịch tự doanh, Giao dịch repo và giao dịch reverse repo, Giao dịch SP phái sinh để phòng ngừa rủi ro, Giao dịch mua bán ngoại tệ). Sản phẩm phái sinh bao gồm Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.  Chứng khoán phái sinh;  Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật Sản phẩm phái sinh bao gồm: 6.2.2. Tín dụng phái sinh Sản phẩm phái sinh theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm SP phái sinh tín dụng gồm các HĐBH tín dụng, HĐ hoán đổi rủi ro tín dụng, HĐ đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, HĐ phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật. • SP phái sinh lãi suất gồm HĐ lãi suất kỳ hạn, HĐ hoán đổi lãi suất một đồng tiền, HĐ hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc HĐ hoán đổi tiền tệchéo, HĐ quyền chọn lãi suất, các HĐ phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật. • SP phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệkhác theo quy định của pháp luật. • SP phái sinh giá cảhàng hóa gồm các HĐ hoán đổi giá cả hàng hóa, HĐ tương lai giá cảhàng hóa, HĐ quyền chọn giá cảhàng hóa và các HĐ phái sinh giá cảhàng hóa khác theo quy định của pháp luật.