SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  111
Télécharger pour lire hors ligne
2014
1
Tuyển tập 38 bài dự thi “Thầy yêu & Trò quý” nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11/2014 do Cộng đồng giáo viên Violet.vn tổ chức
2014
2
MỤC LỤC
SBD01: Lê Quang Thông - Học sinh lớp 9 trường thcs Lê Quý Đôn – Đăk Lăk ........................4
SBD02 - Nguyễn Thị Phan - Thầy Yêu Trò Quý – Hải Phòng ...................................................6
SBD03 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý.......................................................10
SBD04 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý.......................................................12
SBD05 - Phạm Thị Nguyên - Thầy yêu & Trò quý..................................................................15
SBD06 - Trần Dũng Đạt - Thầy yêu & Trò quý.......................................................................18
SBD07 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý....................................................................22
SBD08 - Lê Anh Tuấn - Thầy yêu & Trò quý..........................................................................25
SBD10 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................................28
SBD11 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................................29
SBD12 - Huỳnh Thị Thơ - Thầy yêu & Trò quý......................................................................30
SBD13 - Dương Thị Mai - Thầy yêu & Trò quý ......................................................................34
SBD14 - Nguyễn Hùng - Thầy yêu & Trò Quý ........................................................................38
SBD15 - Hồng Ngọc Diệu An - Thầy yêu & Trò quý...............................................................43
SBD16 - Nguyễn Thị Thảo - Thầy yêu & Trò quý...................................................................47
SBD17 - Hoàng Thị Phương - Thầy yêu & Trò quý ................................................................49
SBD18 - Châu Thị Linh Quyên - Thầy yêu & Trò quý............................................................52
SDB19 - Nguyễn Thụy Loan Anh - Thầy yêu & Trò quý........................................................55
SBD21 - Lê Thị Uyên Thương - Thầy yêu & Trò quý .............................................................62
SBD22 - Nguyễn Long Thạnh - Thầy yêu & Trò quý..............................................................65
SBD23 - Phạm Hồng Ngọc - Thầy yêu & Trò quý...................................................................68
SBD24 - Trần Hưng Đạo - Thầy yêu & Trò quý......................................................................71
SBD25 - Nguyễn Bảo Trân - Thầy yêu & Trò Quý..................................................................72
SBD27 - Lê Thị Thu Trang - Thầy yêu & Trò quý..................................................................79
SBD28 - Trần Thị Vân - Thầy yêu & Trò quý.........................................................................81
SBD29 - Trần Thị Cẩm Thủy - Thầy yêu & Trò quý ..............................................................84
SBD30 - Ong Thị Quý Nhâm - Thầy yêu & Trò quý...............................................................88
SBD31 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý....................................................................91
SBD32 - Bùi Thị Thu Hồng - Thầy yêu & Trò Quý.................................................................93
SBD33 - Nguyễn Vân Anh - Thầy yêu & Trò quý....................................................................96
SBD34 - Phạm Hồng Ngọc - Thầy yêu & Trò quý...................................................................98
2014
3
SBD35 - Bùi Thị Thảo - Thầy yêu & Trò quý........................................................................100
SBD37 - Lê Thị Thanh Thủy - Thầy yêu & Trò quý .............................................................101
SBD38 - Nguyễn Kiều Phượng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................104
2014
4
SBD01: Lê Quang Thông - Học sinh lớp 9 trường thcs Lê Quý Đôn – Đăk Lăk
http://diendan.violet.vn/threads/sbd01-le-quang-thong-thy-yeu-tro-quy.4288/
Cuộc đời chúng ta ai cũng bước qua tuổi học trò. Cái lứa tuổi tinh nghịch nhưng
cũng đầy kỷ niệm đẹp mộng mơ. Những kỉ niệm đó sẽ chẳng bao giờ tôi quên
đuược. Thật là nhanh các bạn à. Mới đó mà đã sắp đến ngày 20-11 ngày tri ân các
thầy cô giáo Việt Nam đã truyền tải kiến thức cho các em học sinh.
Những ngày này! Tâm trí của tôi luôn háo hức chờ đợi để được đến thăm cô giáo
cũ. Người cô giáo đáng kính của tôi. Chắc có lẽ các bạn sẽ hỏi rằng: "Tại sao tôi lại
háo hức để mong đợi đến ngày này gặp lại cô giáo cũ như vậy?"
Các bạn à! Con người chúng ta làm việc gì cũng phải có lý do của nó. Việc tôi háo
hức mong được gặp cô là như thế này.
Hôm đấy, một ngày đẹp trời, tôi bước đi đến lớp với sự lo âu và rầu rĩ. Vì lý do đơn
giản thôi các bạn à. Tôi vẫn chưa học bài và hôm nay là ngày tôi phải lên trả bài
cho cô. Tôi bơ phờ cho đến lúc qua đường. Tôi lao qua và không chút bận tâm rằng
xung quanh mình có xe hay không. Bỗng dưng từ xa một chiếc xe phóng vù qua lao
thẳng vào người tôi. Tôi hốt hoảng nhưng đã quá muộn. Tôi lăn ra đường với cái
đầu đầy máu. Chắc có lẽ vì quá hoảng hốt. Quá sợ hãi nên tôi ngất đi. Vì đây là
đường quốc lộ và cũng là con đường để tới trường của tôi. Như thường lệ cô giáo
dạy văn tôi, cô Nga vẫn đi đến trường với chiếc xe ab cùng cái cặp cũ sờn. Thấy
chỗ đông người cô chạy lại xem có chuyện gì. Cô hốt hoảng khi thấy tôi nằm trên
đường. Máu me chảy ra. Cô lo lắng và nhờ người đặt tôi lên xe của cô để đưa tôi đi
lên bệnh viện. Tôi cảm nhận được bàn tay dịu dàng đang bên cạnh tôi lo lắng cho
tôi. Nhưng tôi không thể mở to đôi mắt lên để nhìn rỏ người đó là ai. Tôi giống như
được mách bảo rằng người đang chăm sóc cho tôi là một người quen. Cuối cùng thì
cũng dừng trước bệnh viện. Cô đưa tôi vào để cấp cứu nhanh. Và cuối cùng tôi
được cứu sống rời khỏi vòng tay của thần chết. Nhưng trên người tôi để lại một vết
sẹo. Vết sẹo đó luôn làm cho tâm trí của tôi nhớ đến người cô đã cứu sống bản thân
mình. Ngay sau ki được cứu sống. Tôi phải nằm viện đến 4 tuần mới được xuất
viện. Bố mẹ tôi đưa tôi đến cảm ơn cô. Sau một hồi trò chuyện với cô. Tôi biết
rằng! Vì tôi mà cô bị la mắng trước cuộc họp của trường. Vì tôi mà cô phải bỏ buổi
dự thi giáo viên dạy giỏi. Tôi cảm thấy có lỗi và muốn ôm chặt cô. Nói với cô rằng:
- Cô ơi cô thật là ngươi cô tuyệt vời! Em cảm ơn cô đã cứu sống em. Em cũng xin
lỗi cô về tất cả mọi chuyện. Cô tha thứ cho em nhé.
2014
5
Nhưng dường như tôi không đủ cam đảm để thốt lên câu nói đó. Tôi ghìm nén
trong lòng và đợi một cơ hội khác để thổ lộ những điều mà tôi muốn nói với cô. Bố
mẹ tôi cảm ơn cô rối rít. Anh hai tôi cũng cảm ơn cô và bắt tôi xin lỗi cô vì những
chuyện đã qua.
Nước mắt tôi chảy ra. Không hiểu tại sao tôi lại yếu ớt như vậy. Tôi thút thít xin lỗi
cô. Cô cũng cười và tha lỗi cho tôi. Tôi tự hứa với bản thân rằng sẽ phải cố gắng
học thật tốt môn của cô coi như là một sự đền ơn.
Và năm học đó tôi đã tiến bộ rất nhiều. Từ học sinh cay ghét môn văn tôi đả trở
thành một học sinh giỏi. Và được đi thi hsg cấp huyện môn văn. Mỗi khi nhìn thấy
vết sẹo trên tay tôi lại nhớ đến cô. Người cô đáng kính của mình. Sắp đến ngày 20-
11 rồi. Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe. Chúc các thầy các cô sẽ hoàn thành tốt
công việc của mình.
Tôi yêu nghề giáo viên!!!
2014
6
SBD02 - Nguyễn Thị Phan - Thầy Yêu Trò Quý – Hải Phòng
http://diendan.violet.vn/threads/sbd02-nguyn-th-phan-thy-yeu-tro-quy.4304/
CÂU CHUYỆN CỦA ĐỒNG NGHIỆP
Vào đầu học kì II cách đây gần chục năm, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp
6C. Do không phải là lớp chọn nên lực học của các em nhìn chung ở mức trung
bình khá. Trong đó, tôi chú ý đến một em học sinh kết quả học kì I lực học yếu,
hạnh kiểm yếu. Qua một số giờ học ở đầu học kì II tôi nhận thấy em rất lơ đãng,
hay nhìn ra cửa sổ. Sau giờ sinh hoạt tôi đổi chỗ cho em thì em hay cúi xuống mặt
bàn. Kiểm tra vở không ghi chép đầy đủ, hay đi học muộn nên phạt trực nhật cũng
không thực hiện dẫn tới tái phạm nhiều lần không hoàn thành hình phạt đây là lỗi
”cố ý không chấp hành nội quy của lớp“ mà cô giáo chủ nhiệm cũ đã lưu ý với tôi
về trường hợp của em. Lao động ở lớp em vắng mặt. Quần áo lôi thôi, sờn rách.
Đến nhà em, tôi mới biết em đang ở với chú thím, mẹ mất, bố vào trong Nam lập
gia đình mới. Thím nói Huy đi chơi đâu đó rồi, không có giờ học là Huy tót lên đê
chơi với mấy đứa bạn nghịch mấy trò trẻ con: chọi cỏ gà, bắn bi…Thím kể: “Quần
áo nhiều nhưng bảo mãi Huy không chịu mặc, tôi cũng chịu, mà Huy mải chơi lắm,
quần áo giặt luôn đấy nhưng rồi lại bẩn ngay”. Thể nào dịp trước nhà trường có đợt
quyên góp quần áo cũ cho học sinh nghèo tôi có lựa được một bộ khá mới cho em
và giao cho cán bộ lớp về giặt phơi và gấp gọn gàng, em nhận với thái độ ngượng
ngùng và hàm ý xúc động… Và rồi, tôi chỉ thấy em mặc mỗi một lần rồi không
thấy đâu. Hỏi ra thì em chỉ gượng cười. (Sau này tôi mới biết chú thím không cho
mặc vì sợ mang tiếng). Bài tập về nhà em không làm, tôi cho các em học nhóm
theo đôi bạn cùng tiến, có một bạn HSG của lớp kèm Huy. Nhưng rồi, bạn đến đó
một lần rồi không dám đến đó nữa vì nhà thím Huy có con chó to như con becgiê
và dữ lắm, cô bé thu hết can đảm hỏi thím thì biết Huy đi chơi không có nhà
(Nhưng giờ phút đó em đi chăn bò cho thím).
Sáng hôm đó, tôi có một tiết của lớp nhưng không thấy Huy đâu, hỏi HS trong lớp
các em cho đó là chuyện bình thường vì trước kia thỉnh thoảng Huy vẫn nghỉ như
vậy. Ngày đó, điện thoại liên lạc không phải nhà nào cũng có. Tôi cũng tìm cách
liên lạc phụ huynh nhưng chưa được. Nhưng hai ngày trôi qua, lớp trưởng báo cáo
HS vắng mặt vẫn là Huy - không lí do thì tôi đã dành chút thời gian vào nhà thím
Huy. Thím Huy kể do mải chơi, thím trách nên Huy đã ra khỏi nhà từ lúc nào, gọi
về ăn cơm cũng không ăn. Rồi thím than thở do mình chiều quá nên Huy sinh ra
thế, giờ cũng không biết làm sao lại mang tiếng trước vong linh của mẹ cháu quá.
2014
7
Tôi chỉ biết dặn dò và động viên thím đừng quá lo buồn, mấy ngày nữa là cháu Huy
về thôi. Nhìn thím rân rấn nước mắt càng làm tôi tin đó là sự thật. Tôi cũng thở dài
thương thím một phần thì trách em mười phần.
Em bỏ nhà, bỏ học, bỏ cả những bài kiểm tra cuối kì, khi sắp kết thúc năm học.
Tổng kết năm học Huy vẫn vắng.Trong lòng tôi vẫn nhói lên một cảm xúc khó tả
khi nhớ đến nụ cười rất hiền mà vương vất một nỗi buồn trong ánh mắt em, một nỗi
buồn mà lẽ ra ở tuổi em không thể có khi tôi hỏi thăm em, và những lời khuyên
chân thành. Tôi hỏi thăm cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của em hồi em học tiểu học về
em thì thật bất ngờ khi cô nhận xét em rất thông minh, ham học… càng làm hiện
lên trong tôi một dấu hỏi chấm to đùng chưa có lời giải đáp.
Tôi có việc phải đi qua ngã tư để đến nhà một người quen ở trong thành phố. Đèn
đỏ, dừng xe. Có một cảm giác gì đó níu kéo tôi lại khiến tôi ngoái nhìn sang bên
phải. Ở một cây cột điện bên kia đường, có một cậu bécúi gục người đội chiếc mũ
vá nhưng có cái gì đó quen quen khơi gợi trong tôi một điều gì đó. Tôi lặng đi một
chút, đèn xanh đã bật phía sau là tiếng còi xe pin pin giục giã. Nghe tiếng còi xe,
tôi thấy em bất chợt ngẩng mặt lên, khuôn mặt đen nhẻm nhưng ánh mắt và khoé
môi ấy đúng là của em không lẫn vào đâu được. Thật quá bất ngờ khi gặp em trong
hoàn cảnh đáng thương như vậy. Sống mũi tôi cay xè hình như có nước mắt. Tôi
khe khẽ tiến lại gần sợ em giật mình. Em ngước nhìn thấy tôi vội chạy đi nhưng rồi
chỉ được vài bước lại ngã nhào ra. Tôi đưa em về nhà một người quen gần đó
chườm nước mát và cho uống sữa. Khi em tỉnh dậy là vẻ rụt rè hoảng hốt vẫn hằn
sâu trên khuôn mặt non nớt. Tôi động viên em nghỉ ngơi chút nữa và cho em ăn bát
cháo nóng. Tôi khuyên em nên trở về nhà thím nhưng em im lặng và buồn rầu. Khi
thần sắc của em khá hơn thì cũng là lúc bức màn bí mật về cuộc đời em được hé
mở…
Đã hai tháng kể từ ngày cuối cùng ở nhà thím, vết lươn trên mông đã hết theo năm
tháng nhưng vết roi cùng lời mắng nhiếc cay độc đã hằn sâu trong trái tim non nớt
của Huy. Huy bỏ nhà đi từ ngày ấy. Cái ngày định mệnh. Huy mải chơi bi với bạn
bè cùng trang lứa ở xóm. Đã quá trưa. Thím đi làm về muộn. Nhìn nồi thịt kho tung
toé trên nền bếp đã vơi đi quá nửa. Thím Huy tiếc của, cho rằng Huy ăn vụng
không đạy chặt vung nên để mèo ăn mất. Thím không biết là dây quang treo đã
mục và chỉ cần mèo chạm nhẹ là dây đứt. Mèo có một bữa thịt no nê. Huy bị no
đòn. Bị mắng tả tơi. Và rồi thím kể lể này nọ về công chăm sóc, nuôi nấng Huy,
rằng Huy chỉ là một đứa ăn bám. Huy cắn răng chịu đựng như bao lần trước vì Huy
2014
8
biết đây là chỗ dựa duy nhất. Thím bắt đầu nói về bố Huy, Huy ngước lên nhìn
thím với ánh mắt ngạc nhiên. Được thể thím Huy nói về mẹ Huy, là người đàn bà
chẳng ra gì nên bố Huy mới bỏ đi. Ánh mắt Huy ánh lên cái nhìn căm hờn. Đôi môi
nhỏ run lên, đôi vai rung lên như cố kìm nén một điều gì đó. Thím đã phạm một sai
lầm là chạm vào góc khuất nơi trái tim của Huy, đó là tình mẫu tử thiêng liêng, sợi
dây yêu thương Huy luôn trân trọng và cất giữ như một phần tài sản của tâm hồn.
Thím thấy phản ứng có phần hơi quyết liệt của Huy thì hơi chững lại nhưng rồi bản
chất của con người thì không thể thay đổi và bà ta quát tháo ầm ầm, đuổi Huy khỏi
nhà. Chú Huy ở ngoài đồng coi cá thỉnh thoảng mới ghé qua nhà. Chú là một người
đàn ông hiền lành, nhưng nhu mì quá mức. Nghe thím thuật lại chú chỉ biết đưa ra
một vài lời rồi lọt thỏm trong tiếng quát át đi của thím.
Huy lang thang ở ngoài đường phố, lượm lặt những mảnh hộp nhựa để bán lấy tiền,
rau cháo qua ngày. Có một nhóm rủ rê em gia nhập đội quân móc túi, em từ chối
nên bị tụi nó đánh cho một trận tơi tả, ngăn không cho đến các bãi rác trong thành
phố. Cả ngày hôm nay, Huy không nhặt được mảnh hộp nào vì những người quét
rác đã dọn dẹp đường phố từ rất sớm để chào mừng ngày lễ. Bộ quần áo nhàu nát,
bẩn rách. Huy không đủ sức đi nữa. Ngồi bệt bên cạnh cái cột điện giữa cái nắng
chói chang chỉ có mỗi cái mũ rách che đầu. Người ta đã xua Huy đi mấy lần nhưng
Huy không bước nổi nữa. Huy không được miếng gì vào bụng từ buổi sáng hôm
qua. Bây giờ đã quá trưa rồi. Huy đói lắm. Mặc nắng, mặc bụi, mặc tiếng xe cộ ồn
ào. Còn sót lại trong đầu Huy bây giờ là hình ảnh bát phở thừa sáng qua, Huy được
hưởng từ sau cái vẫy tay của một người đàn ông khi thấy Huy thập thò ngoài cửa
tiệm. Thực ra bát phở đó là của cô bé con gái ông ta, mặc chiếc váy màu cam rực rỡ
và tóc được cột cao có cái nơ to cùng màu. Cô bé bị ốm nên không ăn hết bát phở.
Mùi nước dùng thơm ngào ngạt, khiến người Huy run lên vì đói. Huy đã được ăn
một bữa ăn Huy mơ ướcv- một bát phở có thật nhiều bánh phở và thịt - dù với thời
điểm không như Huy dự tính. Nhưng mà một bát phở dù được ăn trong hoàn cảnh
nào với Huy vẫn là món quà vô giá. Huy ăn cả nước lẫn cái. Thịt. Hành. Nước.
Bánh phở. Huy húp miếng nước cuối cùng với đầy vẻ tiếc nuối. Cuối cùng, Huy tự
thưởng cho mình một việc mà lâu lắm rồi Huy chưa làm đó là lấy giấy ăn quệt
nước mỡ dính trên môi. Rồi bước ra khỏi quán với niềm hân hoan lâu lắm rồi Huy
mới có. Kể từ khi bố Huy bỏ vào miền Nam với người đàn bà khác, mẹ Huy buồn
sinh bệnh mà mất.
Tôi xúc động thật sự, không ngăn nổi dòng nước mắt khi biết sự thật bất hạnh đã
sớm đổ ụp lên em.Tôi biết rằng đó không phải là mái ấm của em. Tôi chở em về ở
2014
9
nhà tôI, có báo tin cho chú thím em biết nhưng một tuần trôi qua không thấy liên
lạc trở lại. Tôi dắt em đến gặp các thầy cô giáo trong trường trong buổi họp mặt
đầu năm, thầy hiệu trưởng nhận em trở lại học với điều kiện em phải là một học
sinh chăm ngoan.Tôi đưa cho em bài văn viết về mẹ của em đã để lại ấn tượng sâu
sắc cho cô giáo chủ nhiệm cũ hồi em học tiểu học - bài văn đó em đạt điểm 10. Với
lời hứa học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Đôi mắt em đỏ hoe.
Tôi thấy em bắt đầu soạn sách vở, những quyển sách cũ tôi xin mấy người bà con
cho em. Tôi thấy trong ánh mắt của em có cái gì đó trỗi dậy thật mãnh liệt.
Học được hai tuần, người bác của em từ Mỹ trở về nước thành lập công ty riêng ở
thành phố Hồ Chí Minh. Bác đi công tác xuống Hải Phòng ghé qua nhà nhà thím và
hỏi thăm đứa cháu nhỏ đã gần chục năm không gặp mặt muốn đón Huy vào trong
đó để tiện bề chăm sóc theo lá thư cuối cùng mẹ Huy gửi cho bác trước lúc mẹ Huy
sang thế giới bên kia. Thím nói dối là Huy đi chơi và vội vàng đến nhà tôi ở tận xã
khác để đón về. Mới đầu, Huy không đồng ý nhưng sau một hồi khuyên giải và
nhất là khi tôi hứa đi cùng thì em đã nghe theo. Nhìn người bác của Huy chừng
năm mươi tuổi, khuôn mặt ánh lên vẻ cương nghị và đáng tin cậy thì tôi biết đây là
chỗ dựa vững chắc của cuộc đời em. Tôi vẫn thường viết thư động viên em.
20/11 mấy năm sau, em gửi thư chúc mừng tôi kèm với chiếc thiệp xinh xắn là bản
photo bằng khen giải khuyến khích văn cấp tỉnh.
(Ghi theo lời kể của một đồng nghiệp)
2014
10
SBD03 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, hành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
http://diendan.violet.vn/threads/sbd03-nguyn-th-thu-huong-thy-yeu-tro-quy.4323/
Bài dự thi: Tôi và học trò tôi
Hôm nay, như mọi đêm về, đêm nào thường cũng thế, cứ có thời gian rãnh rỗi ngồi
vào chiếc máy tính. Thì với tôi mở đầu tiên là diễn đàn violet. Không hiểu tự bao
giờ tôi có thói quen như thế. Tôi cũng như mọi người giáo viên, luôn yêu nghề,
mến trẻ và mỗi người có cách thể hiện của riêng mình. Tôi rất vui và tự hào khi
được làm nghề giáo. Đã ngoài cái tuổi bốn mươi, tôi mới thấm thía cái tình yêu tri
thức. Đôi khi tôi luôn tự dằn vặt với chính mình, và thấy có lỗi với bản thân. Nếu
quay ngược lại thời gian, có lẽ tôi sẽ chăm làm, chăm học, yêu lao động hơn khi
tuổi đời còn trẻ. Tuổi trẻ qua nhanh khi chợt nhận thức được giá trị thiêng liêng,
sâu đậm và nhân văn của tri thức với cuộc sống thì thời gian đã trôi qua. Bởi thế
hôm nay, tôi luôn cố gắng hàng giờ khi có thể. Mỗi ngày đến trường với tôi là một
niềm vui. Tôi thật sự thấy lòng mình vui, khi những đứa học trò mình từng dạy dỗ
biết yêu thương, một ngày khôn lớn trưởng thành gặp lại tôi với lời chào thân thiện,
và kính trọng. Nhìn các em giờ có công việc làm có cuộc sống hạnh phúc tôi thấy
lòng mình thật vui. Biết nói gì, khi gặp lại các em, những đứa học trò ngày nào,
mới đó mà đã tay bồng, tay bế, cuộc sống thật vất vả, cũng chỉ bởi không học hành,
cái tình yêu lứa đôi trỗi dậy quá mạnh mẻ, khi tuổi đời còn quá trẻ. Cuộc sống thật
vội vã, luôn tấp nập bộn bề. Mỗi người sinh ra đời trời ban cho mỗi hoàn cảnh khác
nhau. Có em thì của ăn của để chẳng hết. Và rồi có em ngày hai buổi tới trường với
chiếc áo cũ phải xin một anh chị lớp trên nào đó. Em Nguyễn Văn Vũ đứa học trò
của tôi, nhìn em mà lòng tôi đầy thương cảm. Năm nay em đã là học sinh lớp 5,
nhưng thoạt nhìn vào chắc rằng, chẳng ai nghĩ là như thế. Thân hình gầy gò, chưa
đầy hai mười kí, còn nhẹ cân hơn cả những đứa bé bụ sữa vừa lẫm chẫm tập đi. Cái
nghèo về vật chất sao mà nó chua cay, nghiệt ngã và đáng sợ.
Nó gặm nhấm con người em từ thân thể đến tâm hồn. Mẹ em bị một người đàn ông
lừa tình, sinh ra đến ba người con. Hai người chị gái cũng phải nghỉ học để kiếm kế
mưu sinh, khi bước chân vào cấp hai. Sao trên đời có những người đàn ông phụ
tình, máu lạnh, bỏ con mà không gì rung cảm. Nhờ được là hộ nghèo mà gánh nặng
học phí mẹ phải lo mẹ mới nuôi nổi cho em đến trường. Em học khá là một hoc
sinh có tư chất, biết vâng lời, biết lắng nghe và chia sẻ cùng bạn bè. Các bạn trong
2014
11
lớp thấy rất thương em. Tôi thương, thỉnh thoảng tôi cũng cho em vài thứ. Tôi luôn
tận tâm dạy cho em với cái ước mơ giản đơn là em đạt học sinh giỏi, cuối năm
được phần thưởng vì em có hộ nghèo. Tôi chỉ mong là như thế. Thỉnh thoảng, tôi
thường gọi em lại thăm hỏi về em. Mẹ em cũng ốm yếu chẳng khác chi em. Bởi thế
mà cuộc sống mới vất vả là vậy. Em thường bảo: cô con học xong lớp 5 cô, lên lớp
6 chắc con phải nghỉ học. Buồn chỉ biết buồn, dẫu động viên thế nào với em cũng
chỉ một câu nói là thế.
Giá như cuộc đời này mọi chuyện giá như đều có thể thành hiện thực. Những con
người được sinh ra trên cuộc đời, được bố mẹ chăm lo, không một chút thiếu thốn,
không phải lo nghĩ về vật chất. Vì sao các em lại không học. Nghĩ lại mà tôi thương
cho người cô giáo Nguyễn Thị Thoa, nhờ cô, chính cô là động lực là niềm tin để
chính bản thân tôi hôm nay, mới có thể thành cô giáo.
Cô Thoa ngày ấy là một cô giáo dạy toán, cô dạy rất hay, tôi yêu môn toán cũng có
lẽ nhờ chính cô, và cô là thần tượng để tôi yêu toán học như thế. Rồi cái ham chơi
của con người tôi những ngày trẻ thơ khi tôi không còn học cô nữa, vào học cấp ba
tôi không còn chăm học, cái mác học sinh giỏi nhất giỏi nhất khối 9 của trường
Xuân Quang 3 quê tôi ngày ấy không còn nữa. Giờ đây tôi lại thấy chạnh lòng và
yêu thương cô hơn. Ngày nào về quê tôi cũng ghé nhà cô. Cô thật tuyệt vời, những
bài giảng về đạo đức làm người thời học sinh của tôi với tôi lời cô là tôi nhớ nhất.
Cô thường dạy tôi phải biết vượt qua khó khăn chính mình. Cô chứng minh bằng
việc làm của mình, ngoài giờ dạy cô còn tranh thủ làm đủ mọi nghề. Bán giá, buôn
ngô, buôn sắn … Con cô giờ đã thành đạt, cô chính là tấm gướng sáng soi rọi mỏi
nẻo đường mà tôi đã, đang và sẽ đi. Chỉ có sự chân thành, mới làm cho con người
ta sâu sắc và khó phai đến thế. Cái nghèo của cậu học trò của tôi hôm nay. Tôi
chẳng thể như cô che chở thương yêu, động viên như ngày xua cô thương tôi như
thế.Tôi yêu cô giáo của tôi. Nghìn lần cầu chúc cho cô luôn sức khỏe, an nhàn, và
hạnh phúc.
2014
12
SBD04 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, hành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
http://diendan.violet.vn/threads/sbd04-nguyn-th-thu-huong-thy-yeu-tro-quy.4324/
Bài dự thi: Lòng tri ân
Cô Đào Thị Liễu, có lẽ không ai có con qua ngưỡng cửa cấp 2 của thành phố Tuy
Hòa không biết về cô. Cô là một cô giáo giỏi, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cho
người ta biết đến, còn với tôi cô hơn hẳn là thế. Cái nhịp sống vội vã hôm nay, mỗi
người mỗi việc ai cũng phải lo toan cho cuộc sống của mình. Thời gian chẳng phút
nghỉ ngơi, được làm việc, được có một mái nhà nhỏ nhắn, con cái hiền từ chăm
học, chăm làm luôn biết giữ gìn nề nếp, phong tục gia đình, sức khỏe đã là con
người hạnh phúc. Cuộc sống này có bao người hạnh phúc, giàu sang, nhưng mấy ai
trên đời để lại trong lòng người đã từng tiếp xúc, đã từng gặp mình, cái tình cảm
chân thành và sâu lắng khó quên. Với tôi người chỉ giàu sang về vật chất thì chưa
đủ. Tôi thật sự luôn thấy lòng biết ơn cô giáo Đào Thị Liễu. Mảnh đất nội thành
của cái thành phố nhỏ bé Tuy Hòa này, những giáo viên dạy nổi tiếng, phụ huynh
học sinh thường biết đến và quan tâm có lẽ là giáo viên trường Trần Quốc Toản và
Hùng Vương. Cô Liễu là một cô giáo dạy lí chẳng phải ngôi trường nổi tiếng gì,
một ngôi trường nhỏ bé ít người biết đến vốn dĩ mang tên Nguyễn Văn Trỗi.
Nhưng hàng năm học sinh chuyên lí của trường chuyên lương Văn Chánh Phú Yên,
có được mấy ai vào được trường chuyên mà không khỏi học thêm môn vật lí nhà
cô. Chuyện học thêm để vào trường chuyên là bình thường nếu cô chỉ giỏi. Ở trong
cô nó toát lên một sự cao thượng, một sự yêu nghề mãnh liệt. Người ta làm việc vì
tiền, vì miếng cơm, manh áo, vì cuộc sống thường ngày. Còn cô không chỉ thế. Con
trai tôi hiện nay đang học lớp 10 chuyên lí của trường chuyên Lương văn Chánh.
Không ít lần con nói với tôi rằng:
- Mẹ ơi, nếu một mai lỡ như con trở thành người thành đạt, người cô giáo con về
thăm đầu tiên sẽ là cô Liễu mẹ ạ, con sẽ gặp lại cô và có lẽ cô sẽ mừng khi đứa học
trò của cô ngày nào được như thế. Tôi thật xúc động. Tôi biết rằng con tôi cũng đã
từng học nhiều người, mỗi thầy cô giáo điều để lại trong con một sự kính trọng và
ngưỡng mộ. Con thường khen thầy Bửu dạy văn hay hơn cả tuyệt vời, mỗi lần học
cảm thấy mệt mỏi đến giờ học văn của thầy thì tâm hồn con thư thả và sảng khoái
hẳn lên. Còn cô Nhân dạy hóa cô dạy hay nhất trong những thầy cô con đã từng
học. Còn Cô Liễu vì sao con tôi cũng như tất cả học sinh điều thương yêu cô, và
2014
13
kính trong cô như vậy. Cháu về thường bảo với tôi. Mẹ ơi, cô Liễu không những
dạy hay mà rất thương người, nhiều lần bạn con nhà nghèo phải đạp xe đạp hàng
chục cây số tự Hòa Quang xuống học cô, có khi cô thương mà chẳng lấy tiền.
Chuyện học cô thấy hoàn cảnh khó khăn bớt lấy ít tiền, hay dạy không, dạy giúp
quả thật em ấy nghèo khó với cô là chuyện bình thường. Cô nhiệt tâm biết phải nói
thế nào cho hết được điều đó. Con tôi học chuyên những lúc cô rảnh rỗi cô luôn gọi
học trò đến nhà để dạy thêm, cả năm học lớp tám, con tôi học thêm một tuần cả 3
buổi mà cô không hề thu tiền, nếu cô có lấy phụ huynh vẫn nộp nhưng không cô
chỉ dạy thêm cho những em thấy yêu và thấy thích phải cần rèn thêm môn vật lí. Và
chính nhờ cô mà con tôi đã đậu học sinh cấp tỉnh, cấp thành phố, và vào được ngôi
trường chuyên Lương Văn Chánh hôm nay. Tôi chẳng thể biết cám ơn thế nào cho
đủ, nếu là vật chất thì biết bao nhiêu cho vừa, chỉ có thể đủ với nhưng người kinh tế
khá giả, còn biết bao người khó khăn thì sao? Những ngày luyện thi cô dạy thêm
đến cả trưa 11 giờ vẫn chưa nghỉ, và ngày nào cũng thế. Con tôi sinh ra và lớn lên ở
vùng dân quê, mảnh đất Hòa Kiến xa nội thành gần hơn chục cây số, mỗi lần đi học
ở trường cũng như học kèm thật vất vả và khó khăn, chính cô là người cho con tôi
những nghị lực và thành quả đáng tự hào, tôi thầm cám ơn cô, mỗi lần nghĩ về điều
này tôi chỉ cầu mong cho cô, có một bàn tay vô hình hãy ban phước lành cho cô.
Để cho cô mãi là người luôn có sức khoẻ, một người cô giáo tuyệt vời như thế hãy
luôn có sức khoẻ tốt, đem lòng nhiệt huyết của mình phụng sự cho đời, cho sự
nghiệp mà cô đã đam mê. Chỉ có đam mê cô mới là con người như thế! Và chính cô
sẽ làm cho bao thế hệ học sinh, bao em đam mê và yêu môn vật lí. Sẽ có một cái
nền vững chãi để thành công trên bước đường đời. Hôm nay thay cho lời muốn nói
bao em học sinh cũng như bấy bậc phụ huynh ở cái tỉnh Phú yên nhỏ bé này thành
thật cám ơn cô. Bởi vì sao tôi không nói chỉ học sinh, phụ huynh nội thành, mà cả
ngoại thành. Vì hầu như vào mùa hè luyện thi hàng năm vào lớp 10 tất cả học sinh
muốn vào học chuyên lí giỏi ở ngoại thành điều đến ôn thi ở cô. Hàng năm một lớp
chuyên lí chỉ hơn 30 em, nhưng là học sinh của cô phần đông hơn nửa. Học sinh
giỏi đội tuyển cấp tỉnh nội thành hầu như là học sinh của cô. Tôi thầm thán phục cô
ở chỗ là giáo viên không dạy trường nổi tiếng, không phải là người gốc nội thành,
cô là người dân quê, giọng nói mộc mạc của cô cho tôi biết điều đó. Làm một
người cô giáo, thầy giáo được học sinh thương yêu và kính trong từ cái tâm đâu
phải dễ. Cái cuộc sống này, với cái vội vã của nền kinh tế thị trường hiện nay, có
thể nói mọi thứ hình như điều phải mua bằng tiền. Và muốn con có trí thức cũng
thế. Phải có tiền mới có tri thức. Chỉ có đạo đức thì làm được những gì chăng? Thế
đó nhưng trong vô vàn ấy, nơi đâu và lúc nào cũng thấp thoáng dáng hình của
2014
14
những con người cao thượng, ngoài tiền còn đạo nghĩa, còn tránh nhiệm và cả
lương tâm. Những con người hoàn hảo, vừa có tài vừa có đức thật đáng tôn vinh
trong cái xã hội này. Tôi chẳng phải nhà văn, tôi không thể nói hết cảm xúc của
mình trên trang giấy. Nhưng lòng tôi thật sự cám ơn, cám ơn trên cuộc đời có
những thầy cô hết lòng vì sự nghiệp và yêu thương học sinh như thế. Thay cho nỗi
lòng tôi, tôi xin gởi lời cám ơn cô giáo Loan dạy vật lí của trường Đinh Tiên
Hoàng, cám ơn hết tất cả các thầy cô giáo đã dạy cho con tôi tri thức, và dạy cho
con đạo đức làm người. Lòng tri ân đến những con người đã cho em những bước đi
đầu tiên vững chãi. Những điều tôi nói là sự thật rất mong được sự chia sẻ và cảm
thông.
2014
15
SBD05 - Phạm Thị Nguyên - Thầy yêu & Trò quý
Trường THCS Lý Tự Trọng - Thị xã Gia Nghĩa - Tỉnh Đăknông
http://diendan.violet.vn/threads/sbd05-pham-th-nguyen-thy-yeu-tro-quy.4325/
Mỗi lần nghe bài hát “Người thầy” của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy vang lên, trong
lòng tôi lại có cảm xúc vô cùng xao xuyến về thời học sinh nhiều bồng bột cùng
những kỷ niệm khó quên về mái trường, về thầy cô và bạn bè. Hình ảnh của người
thầy trong tôi và hình ảnh “người thầy” trong bài hát sao đẹp đẽ, thân quen là thế.
Tháng 11 sắp về, tháng có một ngày đặc biệt dành để tôn vinh các nhà giáo. Nhưng
với tôi, đâu chỉ có một ngày để nhớ tới thầy cô, những người đã dìu dắt mình trong
cuộc đời cắp sách tới trường. Mỗi lần nhớ lại câu chuyện năm nào về người thầy
dạy Tiếng anh cấp 2 là mỗi lần tôi có những cảm xúc thật khác lạ, một chút nhớ,
một chút vui, một chút tự hào, một nỗi buồn và tủi hổ, ăn năn. Tuy nhiên, vì có cảm
xúc ấy mà tôi thấy cuộc đời học trò của mình có nhiều điều để nhớ, để ghi tạc, để
nhắc nhở bản thân biết rèn luyện, vươn lên sống tốt.
Năm học lớp8, lớp tôi được nhà trường phân thầy Huy dạy Tiếng anh có tiếng
nghiêm khắc nhất trường.Tiết đầu tiên thầy đến, tôi nhớ hình ảnh về thầy là một
người rất phong độ, nhưng luôn có những câu hỏi tại sao? Thầy gọi học sinh đứng
trả lời câu hỏi luôn yêu cầu giải thích tại sao lại làm như vậy, cần nhớ cấu trúc gì,
kiến thức gì liên quan để hoàn thành. Ngay tiết giảng đầu tiên, trong lớp đã có rất
nhiều bạn phải chép phạt vì không nắm được kiến thức ngữ pháp liên quan, vẫn
làm bài mà không biết đúng, sai.
Những tiết học Tiếng anh của thầy cứ trôi như thế, tôi thì luôn đạt điểm 9, điểm 10
còn các bạn thì luôn bị chép phạt với đủ lý do. Với sự dìu dắt của thầy, tôi đã trở
thành học sinh học tốt nhất trong nhóm 4 người đi học bồi dưỡng môn Tiếng anh
của thầy, mặc dù trong nhóm chỉ có mình tôi là nữ. Tình yêu của tôi với môn Tiếng
anh càng ngày càng lớn lên. Mỗi khi thầy có việc không lên lớp được là tôi luôn có
cảm giác thật buồn. Tôi đã từng ước gì một tuần có 5 tiết Tiếng anh như môn toán,
mà phân phối chương trình chỉ có 3 tiết. Thế là một tuần chỉ được học thầy 3 tiết
trên lớp (có tuần còn 2 tiết).
Năm tháng qua đi, tôi trở thành học trò được thầy rất quan tâm, yêu quí. Tôi luôn
được thầy gọi mỗi khi cả lớp không trả lời được câu hỏi, hoặc trả lời sai. Và thầy là
người cuối cùng chốt đáp án. Thầy luôn gọi tôi lên chép bài cho cả lớp làm trong
2014
16
những tiết học ôn tập. Nhưng đến buổi học gần cuối cùng sắp thi tốt nghiệp hết cấp
2 thì một chuyện ngoài mong đợi đã xảy ra. Hôm đó, thầy cho bài tập để cả lớp làm
rồi có việc lên phòng hội đồng trường. Các bạn trong lớp tôi ngồi nói chuyện to,
người thì nô nghịch, người thì chạy xung quanh lớp. Không khí lúc đó thật náo
loạn. Đến khi thầy vào lớp chữa bài tập mà lớp vẫn có nhiều bạn không chú ý lắng
nghe, hỏi thì không giải thích được. Tôi biết thầy khi đó rất tức giận, nhưng thầy
vẫn kiềm chế và nhắc các bạn chú ý vào bài rồi chữa tiếp. Đến một câu hỏi cũng
khá khó, có mấy từ mới tôi hỏi thầy, có từ thầy đã không trả lời được. Khi đó tôi
hỏi thầy dạy mấy năm rồi mà sao không nhớ được hết từ vựng. Tôi nhớ khi đó thầy
nói rằng thầy đi dạy được 8 năm nhưng không phải từ nào cũng nhớ hết, mà có lúc
cũng phải xem lại. Khi đó tôi đã tỏ thái độ không kính trọng thầy và bị thầy phát
hiện. Thầy đã mắng tôi một trận, và mắng cả lớp vì không chú ý. Tôi khi đó đã
đứng lên xin lỗi thầy nhưng dường như vẫn không xoa dịu được sự tức giận trào
dâng trong lòng thầy. Tiết học ôn tập sau đó thầy không dạy lớp. Còn tôi, trong
lòng tôi thấy hối hận vô cùng và luôn trách cứ bản thân tại sao lại hồ đồ như vậy.
Tôi đã muốn xin lỗi thầy thêm lần nữa nhưng tôi đã không đủ can đảm để nói lời
xin lỗi mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt lạnh lùng, nghiêm nghị của thầy. Khi đó tôi
thấy rất có lỗi, vì mình mà thầy không dạy lớp tiết ôn tập cuối cùng.
Tôi cũng chỉ gặp lại thầy có một lần khi tôi đi học về năm lớp 10, tôi chào thầy và
thầy đã gật đầu. Khi đó tôi thấy vui vô cùng vì nghĩ rằng chắc thầy không còn giận
tôi nữa, không ghét tôi nữa. Từ đó tôi chưa một lần về lại trường để gặp thầy, bởi
tôi không đủ can đảm, và xấu hổ. Tôi cũng không biết nhà thầy, vì ngày đi học thầy
không cho học sinh tới nhà chơi bao giờ. Thời gian cứ thế trôi đi, thi thoảng trong
những đêm tôi mất ngủ, tôi đã trở dậy ghi những cảm xúc của mình trong cuộc
sống, tôi lại nhớ đến ngày cắp sách tới trường ngày cấp 2. Tôi đã viết những bức
thư xin lỗi thầy trong khoảnh khắc như thế. Những bức thư của tôi chẳng khi nào
được gửi, tôi chỉ viết ra để thấy đầu óc mình được nhẹ nhõm hơn, và thấy đỡ hối
hận hơn. Tôi đã vào đại học và trở thành cô giáo dạy môn vật lí, chứ không phải
môn tiếng anh mà tôi yêu thích.
Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy là đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi rời mái trường
Trung học cơ sở. Có một điều kỳ diệu đã đến với tôi trong những ngày gần đây. Tôi
đã vào miền Nam giảng dạy và vô tình gặp được người bạn rất thân của thầy, ở gần
nhà thầy luôn. Tôi hỏi thăm cuộc sống của thầy qua chú ấy, và xin được số điện
thoại của thầy. Tôi và thầy có một cuộc trò chuyện thật tình cảm. Tôi đã nói tên và
lớp học thầy dạy năm nào và vui mừng khôn xiết vì thầy vẫn nhận ra mình và
2014
17
những người bạn khác trong lớp. Thầy hỏi thăm cuộc sống của tôi, chúc mừng khi
tôi trở thành đồng nghiệp của thầy. Tôi nhắc lại câu chuyện năm nào và nói lên cảm
xúc của mình khi bị thầy mắng cũng như xin lỗi thầy. Thấy nói rằng “thầy không
ghét bất kỳ học sinh nào, đôi khi thầy nóng tính quá thầy mắng để chúng mày biết
mà vươn lên trong cuộc sống”. Thế là cảm xúc của tôi đã được giải tỏa suốt biết
bao năm qua. Thầy hẹn tôi Tết về quê thì ghé thăm nhà thầy để thầy trò tâm sự.
Cuộc nói chuyện giữa tôi và thầy kết thúc mà trong lòng tôi vẫn có thật nhiều cảm
xúc, vui buồn khó tả. Tôi mơ về một ngày sẽ được gặp lại thầy, người thầy luôn ở
trong tim tôi với hình ảnh thật đẹp. Một lần bị thầy mắng mà tôi đã không thể quên
thầy cùng tiết học của thầy, không quên những lời thầy phê trong sổ đoàn viên. Mỗi
năm học tôi được học nhiều thầy cô khác, mỗi người thầy đều có những hình ảnh
để tôi lưu lại, gìn giữ. Nhưng hình ảnh về thầy, người thầy dạy Tiếng anh vẫn trong
trái tim tôi với thật nhiều cảm xúc lạ!
2014
18
SBD06 - Trần Dũng Đạt - Thầy yêu & Trò quý
Trường Phổ Thông Phú Tân
http://diendan.violet.vn/threads/sbd06-trn-dung-dat-thy-yeu-tro-quy.4326/
NHỮNG DÒNG TÂM SỰ
Alô! Alô! Xin lỗi chị có phải là phụ huynh của em………..không ạ! Lúc này,
em……có những biểu hiện khác thường chị ạ!... Chào chị… Trong lúc cuộc sống
tất bật, hối hả, bộn bề và nhiều áp lực, thì công nghệ thông tin là một phương tiện
liên lạc hiệu quả nhất. Nhưng đời đâu chỉ là Alô? Bởi vì, không phải mọi việc cũng
được nói ra một cách dễ dàng đâu? Tôi không phải là chủ nhiệm, nhưng nhờ những
chuyến “thị sát”, tôi đã chính kiến những mảnh đời bất hạnh và ở đó ta thấy được
một chút ánh sáng le lói của niềm tin. Đó là trường hợp của của em Nguyễn Thành
Lộc – học sinh lớp 12C3 trường THPT Tiến Bộ trong năm học 2012 – 2013. Chàng
trai trầm tư, luôn đeo kính cận và có biệt danh là “giáo sư”.
Nguyễn Thành Lộc học sinh lớp 12C3 - Năm học 2012-2013
Nhà nghèo, cảnh khó
… “Lúc trước nhà em cũng có đất, có ruộng của bà nội cho, nhưng đến năm một
tuổi thì ba gạt mẹ em bán hết lúa, hết đất để đổi đời bằng cách sắm xe gắn máy”.
Bởi vì, chiếc xe lúc ấy là cả tài sản và sự sống của gia đình em.Từ khi có con ngựa
2014
19
sắt ở trong nhà, sau này mẹ kể lại: “Sắm được xe máy thì ổng đi ngày đi đêm bỏ
mặc mẹ con em ở nhà; lúc đó nhà em cơ cực, mẹ phải gởi em cho bà nội để đạp xe
đạp mỗi ngày hơn mười cây số để rũ rơm, bắt ốc, hái rau hoặc đi mua phế liệu để
kiếm tiền nuôi em”. Thế là, ngôi nhà vốn trống trước trống sau, giờ lại vắng lặng
hơn.
Thời gian thấm thoắt trôi qua “Bố đi xa và làm gì thì em không biết. Thỉnh thoảng
bố về…”.Thương lắm bố ơi! Nhớ lắm bố ơi! Nhưng em không nói được nên lời và
từ trong sâu thắm tâm hồn của một đứa bé mới lớn, em mong bố hãy rủ lòng
thương.
…Bố lại đi xa. Không biết lần này là lần thứ mấy?…Bố lại về…“nhưng chẳng ngó
ngàng vì cuộc sống của mẹ con em”.Vì thế, mẹ phải tần tảo và bươn chải cho cái
ăn, cái mặc, việc học, việc hành đều được đặt lên vai của người phụ nữ kém duyên.
Rõ ràng, người ta đi biển có đôi, còn mẹ tôi đi biển mồ côi một mình…“Rồi, năm
em được năm tuổi, tưởng bố sẽ rất thích thú với đứa con thứ hai được chào
đời…nhưng nào ngờ sự xuất hiện của một thành viên trong gia đình cũng không
làm thay đổi được bố”.
Ba năm sau bố lại về, tưởng chừng mọi việc trở nên bình lặng, thằng bé sắp gọi và
nói bố ơi! Con không khóc đâu! Ngôi nhà trong khu dân cư - được nhà nước cấp
cho thuộc ấp Trung 3, thị trấn Phú Mỹ - sắp đón chủ trở về; thì “chẳng được bao
lâu, bố đánh mẹ bầm dập con mắt phải vào bệnh viện ở một tuần để điều trị. Lúc
đó, gia đình định chuyển cho em học ở trường trên quê ngoại nhưng lại thôi vì sợ
lên trển lạ nước, lạ cái nên khi điều trị xong mẹ con quyết định ở trọ trong nhà trọ
Hai Thăng với mức tiền 250.000đ/ tháng.
Những cơn sóng và kết quả ngọt ngào
Quả thật, những gì em biết là thế! Đó là những vết thương lòng đầu tiên nó gặm
nhấm trong một thời gian dài; nó nhức nhối mỗi khi nhớ đến; nó đủ sức thiêu đốt cả
tâm can. Việc học của em cũng theo những cơn sóng của gia đình. Từ lớp 1 đến lớp
5, em được nhà trường công nhận là học sinh tiến tiến. “Nhưng đến năm học lớp 6
đến lớp 9 thì lại tuột xuống trung bình…”. Buồn thật, nhưng qua tiết sinh hoạt
ngoại khóa, qua lời giảng của thầy cô,… “em thấy được những học sinh nghèo vượt
khó mà học giỏi. Nhà mình cũng thuộc diện đó mà sao mình không làm được, nên
đầu năm lớp 10 em quyết định phấn đấu để được như người ta”. Và chính sự phấn
đấu không biết mệt mỏi đó cuối cùng cũng được đền bù. Kết quả cuối năm em
được xếp loại khá.
Rồi một năm nữa lại đến, em háo hức bước vào năm học mới. Nhưng cũng tại thời
điểm này “mẹ quyết định li dị với ba em”. “Mẹ em lúc trước không có muốn li dị,
2014
20
vì tưởng chừng sau bao nhiêu chuyện cha em sẽ thay đổi quay về…làm lại từ đầu”.
Có lẽ, bấy lâu nay mẹ cố dồn nén để cho nó ngủ yên nhưng không được, giờ lại bắt
đầu lên tiếng. Quả thật, ở đời hạnh phúc không bao giờ đến một cách dễ dàng. Giải
quyết xong chuyện li dị cũng là lúc em tự đánh mất chính mình khi kết thúc chương
trình học 11.
Ở năm học 12 mọi biến cố đã lùi xa, em xem đó là những thử thách mà mình không
thể né tránh được. “Em cố gắng nhưng cố gắng không được và kết quả cuối học kì I
bị khống hai môn Văn, Sử”. Có lúc em nghĩ, thế là hết!...Nhớ lại, đêm đêm ngồi
học bài ở tại trạm cơm từ thiện nhưng có học được đâu. Đầu óc cứ bị chi phối bởi
những chuyện đâu đâu: nào là chuyện gia đình túng thiếu, nhất là hình ảnh người
mẹ đang sống trong căn nhà của những người từ thiện cấp cho; chuyện những
người bạn khó tính cứ nạt nộ mỗi lần em đến thu tiền quỹ lớp; rồi những câu quát
mắng của bố lại văng vẳng bên tai.
Thế là, nỗi đau tình cờ đã chạm đến góc khuất của trái tim, rồi nỗi buồn lại có dịp
trào dâng. Có lúc em tự tách mình khỏi biên chế lớp; sống cô lập ở một thế giới
riêng, để không ai chạm đến nỗi đau của chính mình dù là sự tình cờ vì nó rất mong
manh, dễ vỡ. Nhưng nghĩ lại, em là đứa học sinh duy nhất lúc ấy được nhà trường
hỗ trợ 100.000đ/ tháng để có điều kiện học tập; và mình cũng rất vinh dự khi nhận
được xuất học bỗng Doãn Tới 1.200.000đ. Đắn đo mãi, không biết làm sao? Lần
này, em quyết định đến gặp giáo viên bộ môn và thầy chủ nhiệm nhờ giúp đỡ. Nhờ
thế, em đã bắt đầu có sự tiến bộ và không còn ngán ngại những môn học bài nữa.
Rồi, thấy em có hoàn cảnh đặc biệt, thầy Nguyễn Văn Hiệp và cô Hiền dạy thêm
môn Hóa và môn Lý ở tại nhà vào các buổi tối ba, tư, năm, sáu, bảy. Thầy Trần
Dũng Đạt yêu cầu em học thêm môn Ngữ văn tại trường vào buổi tối thứ hai. Nhờ
thế, em tiến bộ dần và bắt đầu tìm lại sự tự tin ở khả năng của chính mình.
Hóa ra, mình đâu phải là một học sinh bị bỏ rơi, dù có lúc đã từng đứng trên chất
ngất của sự tuyệt vọng và tận cùng của sự bi đát. Giờ này, em trút bỏ những mặc
cảm, tự ti và quan trọng hơn là em đã hòa nhập cùng với chúng bạn. Bước ngoặt
của cuộc đời em, có lẽ là lúc em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa và
sau đó tiếp tục thi đỗ vào trường đại học Cần Thơ.
2014
21
Nguyễn Thành Lộc trong ngày khai giảng năm học mới 2013-2014
(Hàng ngồi, thứ 2 từ phải sang (đeo kính), cùng những học sinh thi đỗ vào các
trường Cao đẳng, Đại học đợt 1)
Nhớ lại khi còn học ở trường, biết mình nhà nghèo, cảnh khổ. Tiền học đã là khó
huống chi tiền ăn. Hằng ngày đến giờ ra chơi, em thường nhận “đơn đặt hàng” đi
mua quà vặt cho các bạn trong lớp để lấy số tiền dư của các bạn cho cộng với số
tiền ít ỏi của mình, dùng để mua một số thức ăn lót dạ. Nhưng có hôm cũng chả có
đồng nào. Thật cảm động vô cùng! Vậy là, trong cuộc sống ta lại bắt gặp thêm một
đứa trẻ đang trôi nổi giữa dòng đời mặc cho con thuyền định mệnh. Chính điều ấy,
có khi lại làm cho em mang trong lòng những nỗi đau vì những bất hạnh sớm phải
nếm trải khi còn tuổi thơ, nay lại phải đối diện với gia đình với cuộc đời, Nguyễn
Thành Lộc lại có những khát vọng ngọt ngào của yêu thương, hạnh phúc và sự học
tập. Giờ này, mỗi khi gặp lại, em thường hay nhắc: giữa thầy và em có một ân tình
ngọt ngào, khó tả, mấy dễ gì quên.
Ghi chú: lời dẫn trong ngoặc kép chính là lời của nhân vật (Nguyễn Thành Lộc)
được người viết trích lại qua bức thư của em đã gởi cho thầy Trần Dũng Đạt trước
đây.
Đêm 19/10/2014
2014
22
SBD07 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý
Trường THPT Thanh Ba – xã Ninh Dân – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
http://diendan.violet.vn/threads/sbd07-le-th-ngc-mai-thy-yeu-tro-quy.4331/
Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Địa lí với tấm bằng loại giỏi và
trái tim đầy nhiệt huyết, tôi hào hứng với công việc trồng người của mình.
May mắn hơn nhiều các bạn sinh viên khác, tôi được vào biên chế sau bốn tháng ra
trường, được đứng trong hàng ngũ giáo viên của tỉnh Phú Thọ.
Cơ chế thị trường cứ cuốn tôi, để sau 2 năm ra trường tôi chợt nhận ra mình không
còn yêu nghề như những ngày đầu tiên nữa. Cảm giác của tôi lúc bấy giờ vô cùng
hụt hẫng và có kèm theo chút chán nản.
Tháng 07 năm 2013, tôi nhận nhiệm vụ mới: Chủ nhiệm lớp 10C với 40 học sinh.
Bao lo lắng đan xen vì đây là khóa chủ nhiệm đầu tiên của tôi, tôi chưa biết được
mình sẽ phải làm gì, nói với các em điều gì để xây dựng được tập thể lớp đoàn kết,
tiên tiến.
Ngày đầu tiên gặp các em, tôi hồi hộp. Và rồi, khi nhìn thấy những đôi mắt ngây
thơ, đặt niềm tin vào tôi, lòng tôi vững vàng hơn.
Thời gian cứ trôi đi, thầy trò chúng tôi trải qua nhiều kỉ niệm: Những ngày tập văn
nghệ say mê, những ngày làm báo tường đầy sôi nổi, những buổi lao động tập thể
hăng say và cả những buổi học háo hức lĩnh hội kiến thức mới…
Tôi vẫn hay nói với học trò của tôi rằng: Các em hãy cố gắng và biết xác định việc
gì là quan trọng trong mỗi giai đoạn của cuộc đời!
Thầy trò tôi sau gần một năm rưỡi đồng hành cùng nhau, niềm vui có, nước mắt
cũng có nhưng tất cả chỉ là để hiểu nhau hơn, để bền chặt hơn.
Năm nay, vào sinh nhật tôi – chưa bao giờ tôi có một sinh nhật đáng nhớ như thế.
Các trò của tôi đã dành thời gian sơn mới lại lớp học, vệ sinh lớp học sạch sẽ,
chuẩn bị sinh nhật cho tôi thật ấm áp. Tôi vô cùng bất ngờ và thích thú khi đọc hết
lời chúc mừng của các em đính trên bảng. Hạnh phúc ngập tràn…
2014
23
Cho đến hôm nay, khi đọc được cuộc thi này, tôi tham gia. Mục đích của tôi là để
cảm ơn những học trò yêu quý của tôi. Nhờ các em, tôi đã tìm lại được nhiệt huyết
với nghề, có thể sẽ còn nhiều khó khăn nhưng nhất định tôi sẽ luôn sống, học tập và
lao động xứng đáng với “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”!
Tập thể nữ sinh
2014
24
Tập thể nam sinh
2014
25
SBD08 - Lê Anh Tuấn - Thầy yêu & Trò quý
Sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn
http://diendan.violet.vn/threads/sbd08-le-anh-tuan-thy-yeu-tro-quy.4332/
TÌNH THƯƠNG GIẤU Ở TRONG LÒNG
Ngày thơ ấu, mẹ dắt em đến trường.
Ngày thơ ấu - sự giản đơn vốn có, em hồn nhiên, trong sáng, chẳng biết gì. Ngày
đầu tiên đi học, lúc rời bàn tay mẹ, em đã khóc thật nhiều.
Thầy không dạy em cách để vượt qua bản năng của một đứa trẻ, nhưng em học
được một điều: "nụ cười trìu mến, ánh mắt hiền từ có thể xua tan nỗi sợ hãi và tạo
sự gần gũi tin yêu".
Thầy không dạy em biết lý do những người học trò nhỏ yêu bạn, yêu lớp nhưng em
học được bài học: "sự dịu dàng và đúng mực sẽ tạo được sự gắn bó yêu thương".
Thầy không dạy em sự cố gắng là như thế nào, nhưng em học được: "đặt niềm tin
và sử dụng lời khen chân thành sẽ là động lực giúp con người vươn lên".
Thầy không dạy em biết vì sao Thầy hay đọc truyện cổ tích cho em nghe, nhưng
em đã học được điều này: "truyện cổ tích chắp đôi cánh ước mơ cho tuổi thơ thêm
xinh đẹp, cảm nhận đúng sai, những tình cảm tốt đẹp của con người".
Có một lần đùa giỡn, bắt chước trong phim, em lấy viên đá tự đập vào đầu mình.
Thầy phạt lấy thước đánh vào tay em. em đã khóc vì đau.
Thầy không dạy em biết khái niệm tình cảm là như thế nào, nhưng em đã học được:
"tình cảm không chỉ thể hiện ở quan tâm, mà còn là "roi vọt" để nhớ không sai
phạm".
Em là một đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động. Những lúc té ngã thật đau, Thầy đều
nhẹ nhàng đỡ em dậy.
Thầy không dạy em biết nâng đỡ người khác khi té ngã thì được lợi ích gì, nhưng
em học được một điều: "nâng đỡ người khác khi té ngã sẽ làm rung động trái tim và
mang lại hạnh phúc cho người đó".
Một ngày trời sắp có bão, gió to làm những đứa trẻ như em rất sợ. Thầy đã đến bên
em dịu dàng, nhưng đầy vững chãi.
Thầy không dạy em biết một đửa học trò nhỏ sẽ chóng quen và hững hờ, nhưng em
học được: "tình cảm thật sự thì bao giờ cũng tràn đầy".
2014
26
Thầy không dạy em chia tay sẽ buồn như thế nào, nhưng em cũng học được: "tình
yêu thương thân thiết có thể làm con người phải khóc".
Thầy không dạy em biết công ơn của người Thầy dành cho học trò là to lớn nhường
nào, nhưng em học được: "thời gian không phai nhạt những ân tình".
Thầy không dạy em những gì ngoài kiến thức trong sách vở, nhưng em học được
thật nhiều. Thầy ơi!
Người Thầy với tuổi thơ của tôi đầy ắp kỉ niệm. Tôi học hết lớp 5 thì Thầy chuyển
công tác về quê. Chặng đường xa nên lớp học trò chúng tôi ít khi gặp Thầy.
Nhưng cơ hội cũng đến, tôi vui mừng khi liên lạc được với Thầy và thăm Thầy
nhân ngày nhà giáo 20/11.
Kỉ niệm lại về. Bàn tay tôi nắm lấy tay Thầy. Bàn tay tôi run. Ánh mắt Thầy vẫn
hiền từ, bao dung như ngày nào. Thấy nói vui chấn an tôi: "Thầy chứ ai đâu. run
như vậy chắc không dám nắm tay bạn gái đâu". Thầy mỉm cười trìu mến. Tôi hỏi
thăm Thầy về sức khỏe, gia đình và công việc của Thầy. Tôi lấy tờ báo trên bàn để
đọc nhưng là để cố che giấu cảm xúc. Tôi thương Thầy quá. Khóe mắt tôi khẽ nhòa
khi thấy tóc Thầy điểm bạc.
Tôi lúng túng. Trong giây phút, tôi cảm nhận mắt Thầy cũng ươn ướt. Thầy đi lấy
một ly nước để tôi uống. Tôi ngồi nói chuyện với Thầy thật lâu. Tôi gửi lời cầu
chúc đến Thầy và gia đình rồi xin phép về. Tôi ra về, đi được một đoạn, tôi lấy điện
thoại gọi lại Thầy.
- Dạ. thưa Thầy em về. Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe nghen Thầy. Em có món quà
tặng Thầy, Em biết Thầy sẽ không từ chối. Đó là bài thơ em viết, lúc nãy em định
đọc tặng Thầy nhưng chắc em còn là cậu bé nên em còn sợ Thầy ạ.
Thầy nói tôi đọc Thầy nghe. Không gian yên lặng, tôi đọc thơ:
Thầy ơi! em nhớ những ngày thơ
Nơi kỉ niệm xưa cứ hiện về
Bóng dáng của thầy trên bục giảng
Hiền từ, trìu mến cả trong mơ!
Thầy dắt em qua tuổi học trò
Trên con đường giấy trắng thơm tho
Có đàn nhạn biếc, đồng hương cỏ
Có biển, sông quê, có bến đò..
Có ngàn câu chuyện đẹp nên thơ
Thầy kể mà em nhớ đến giờ
Cô Tấm, Thạch Sanh, ông đánh cá,..
2014
27
Tình thương chan chứa rộng vô bờ!
Có buổi mùa thu man mác buồn
Bóng chiều lạnh lẽo nhẹ nhàng buông
Thoáng nhìn cửa lớp mưa giăng lối
Thầy đón đưa em cả dặm đường.
Lòng trẻ hồn nhiên quá hững hờ
Lời Thầy chỉ bảo lại thờ ơ
Em đâu có biết tình Thầy đó
Như sóng trời kia chẳng bến bờ!
Tay em ôm trọn những nhành hoa
Như để mùa xuân khỏi nhạt nhòa
Có phải mùa thu mà lá rụng,
Hay là lá khóc nhớ Thầy xa?
Thầy ơi! Thầy có nhớ em không?
Đứa nhỏ ngày xưa học vỡ lòng
Đứa nhỏ vẫn thường hay ngỗ nghịch
Bên Thầy lúc gió lùa qua song.
Thầy không còn dạy chúng em rồi
Trần thế cho dù vạn đổi ngôi
Nhưng trái tim em Thầy mãi mãi:
Là Thầy yêu quý của em thôi!
Và tôi khóc, vì tôi cố níu giữ thời gian. Tôi không còn kiềm nén được dòng nước
mắt nữa. Tôi khóc to thành tiếng. Tôi nghe sự nghẹn ngào trong tiếng nói của Thầy.
Thầy cảm ơn và xin nhận món quà.
- Em làm thơ hay lắm. em bắt đầu làm thơ khi nào vậy?
- Dạ. hồi em học lớp của Thầy đó ạ.
- Thầy không dạy em cách làm thơ mà?
- Dạ. Thầy không dạy em nhưng em đã học được ở Thầy. Tình cảm là thơ đó ạ
2014
28
SBD10 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý
Trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp, Ấp Mỹ Trung, Xã Mỹ Hội, Huyện Cái Bè,
Tỉnh Tiền Giang
http://diendan.violet.vn/threads/sbd10-d-van-hung-thy-yeu-tro-quy.4365/
Thông qua cuộc thi này xin gửi tặng bài thơ này đến thầy Lục Văn Vũ (giáo viên
Toán trường THCS Thị Trấn Cái Bè - từng chủ nhiệm lớp 8/2 năm học 2001-2002
trường THCS Phan Văn Ba)
Một nỗi niềm, từ lâu em giữ kín
Về người thầy, em mãi kính trong tim
Vì học trò, thầy vẫn thức bao đêm
Từng giáo án, thầy trắng đêm mà có
Những phương trình, những bài toán luôn khó
Thầy chỉ bảo, và gắn bó cùng em
Những lời dạy, những phương thức em xem
Làm hành trang, để cho em vững bước
Thầy ơi thầy, giờ em luôn mong ước
Sẽ được thầy, dìu dắt bước em đi
Những nhọc nhằn, những lo lắng đôi khi
Thầy giải tỏ, khi kì thi sắp đến
Và giờ đây, con thuyền xưa cập bến
Sang bên này, đứng ngóng bến bên kia
Nhớ thầy, nhớ toán cộng trừ nhân chia
Nhớ về những ngày thức khuya dậy sớm
Thầy ơi, trong em tình yêu luôn chớm
Gửi thầy, những giọt sương sớm tinh mơ
Gửi lời chúc, vào trong những vần thơ
Gửi những kỉ niệm vô bờ còn dấu
Lời thầy dạy, muôn đời em ghi dấu
Lấy làm nền, và phấn đấu tương lai
Em mong được, sớm trong những ngày mai
Được quay trở lại, những ngày thân ái
Những tiết học, những tiếng cười sảng khoái
Những chuyện đùa, rất thoải mái giữa trưa
20 tháng 11 những lời chúc say xưa
Gửi đến thầy, bến đò xưa đáng kính.
2014
29
SBD11 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý
Trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp, Ấp Mỹ Trung, Xã Mỹ Hội, Huyện Cái Bè,
Tỉnh Tiền Giang
http://diendan.violet.vn/threads/sbd11-d-van-hung-thy-yeu-tro-quy.4376/
NHỮNG CÁNH CHIM KHÔNG MỎI
Như cánh chim không bao giờ biết mỏi
Cứ nhởn nhơ chao luyện giữa bầu không
Lấy thân mình trải nắng hạ gió đông
Mang mơ ước đem về cho cuộc sống.
Ôi! Cô Thầy, những tấm lòng giàu rộng
Chẳng có gì so sánh được công lao
Vẻ đẹp kia sáng hơn cả trời, sao
Luôn chiếu rọi soi sáng đường phía trước
Người dìu dắt cho chúng con vững bước
Vượt chông gai, gian khổ cả cuộc đời
Mang thanh xuân, tuổi trẻ một con người
Đem đổi lấy tương lai bao thế hệ
Đầy bản lĩnh mà cũng đầy trí tuệ
Chẳng bao giờ rơi lệ lúc khó khăn
Gian khổ kia cũng không thể cản ngăn
Được tình cảm mà người dành riêng đó
Nhưng đã có mấy ai đà hiểu rõ
Được tấm lòng cao cả của Cô Thầy
Lúc mênh mông cũng nhơ nước sông đầy
Lúc rạt rào như mưa mùa nắng hạn
Công ơn đó ngôn từ nào trút cạn
Ơn Cô Thầy, chúng con mãi khắc ghi
Cánh chim non dầu cho đã bay đi
Nhưng vẫn mãi nhớ đâu là nguồn cội
Hãy tiếp tục làm trăng sao chiếu rọi
Soi sáng đường dẫn bước thế hệ sau
Hãy vươn mình bay giữa khoảng trời cao
Mang kiến thức ban trao cho cuộc sống.
2014
30
SBD12 - Huỳnh Thị Thơ - Thầy yêu & Trò quý
http://diendan.violet.vn/threads/sbd12-huynh-th-tho-thy-yeu-tro-quy.4393/#post-
9871
Có thể bây giờ cô đã quên em
Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết
Ra trường rồi, em cũng đi biền biệt
Vẫn nhớ lời tự nhủ, sẽ về thăm.
Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
Của ngày em đi đã úa màu nâu sẫm
Ai sẽ nhặt dùm em xác lá?
Như em thuở nào ép lá trang thơ?
Ước gì .... hiện tại chỉ là mơ!
Cho em trở về chốn ấy
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên.
Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
Lời cô dạy:"Văn học là nhân học"
Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp.
Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược
Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi
Những lúc buồn em nhớ quá-cô ơi
Bài học cũ chả bao giờ xưa cũ.
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi
nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi
muốn nhớ mãi là thời học sinh trong những năm cấp ba của tôi. Mỗi năm học trôi
qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm
này cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc chỉ một năm duy nhất – năm lớp 12, cô giáo
dạy văn của tôi (Cô Tám) đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu sắc.
2014
31
Hình 1: Cô giáo của tôi (Cô Tám – đứng thứ 4) và tôi – đứng thứ 6 từ trái sang
Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài,
giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải,
phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của
từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những
bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu môn văn nhiều hơn. Những bài mà trước
đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao!
Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng
tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn
được học sinh chúng tôi yêu mến.
Thật may mắn hơn nữa khi chúng tôi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ
nhiệm, cô trông thật nghiêm túc. Khi lớp xếp hạng cao, cô khuyến khích, khen
thưởng, mỗi lần lớp xếp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Có thể
đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến
các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe
những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó của
cô vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình.
Nhớ lại ngày xưa lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng
học rất giỏi – bạn ấy tên là Vi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn ấy
nhưng trong lớp lại có bạn nói: “ Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn
sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?”. Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “ Gia cảnh
bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình,
tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy
vui…”. Nói đến đây, những giọt nước mắt lại rơi trên hai hàng mi của cô. Nhìn giọt
nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc
2014
32
ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự
sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn
lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại
không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp
hơn?. Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo
viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu
học sinh của mình.
Hình 2: Tiết ngoại khóa của lớp tôi
Thế là những ngày học cuối cấp cũng đã đến, kết thúc 365 ngày chúng tôi sống
dưới mái trường THPT Hiệp Đức này, chúng tôi sắp chia tay thời học sinh tại đây
để bước tiếp một chặng đường khác, và hôm nay là tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối
cùng của thời học sinh, vẫn phòng học này, vẫn chỗ ngồi này nhưng sao hôm nay
cảm giác khó tả quá, ngồi trong lớp học tôi dõi mắt xa xăm, ngoài kia hoa phượng
đã nở rộ khắp sân trường, những chú chim non chuyền từ cành nay sang cành kia
hót líu lo, những con bướm vàng đua nhau hút mật, những con ve ve đã cất tiếng
gọi hè....mọi cảnh vật thiên nhiên đều bình yên đến lạ lùng, chỉ có trong phòng học
12/3 của chúng tôi với biết bao nhiêu là tâm trạng, đứa này cứ cầm tay đứa kia
không nói nên lời, cứ làm như sẽ không bao giờ gặp lại vậy, mà… cũng… có… thể
…lắm… chứ!
Tiếng trống trường vang lên thật không đúng lúc, chưa khi nào như lúc này tôi lại
ghét tiếng trống tan trường đến như thế. Cả lớp đều ngồi lại mặc kệ tiếng trống vô
duyên đó, tất cả như đều muốn kéo dài cái giây phút thiêng liêng ấy, kéo dài cái
giây phút mà có lẽ sau khi ra khỏi phòng học này thì tụi chúng tôi đều khó có thể
tìm lại được.
2014
33
Tan buổi học cuối cùng ai cũng mang trong mình 1 cảm xúc riêng nhưng có lẽ theo
tôi tất cả đều hứa với lòng mình là sẽ thật cố gắng để đền đáp công ơn dạy dỗ của
thầy(cô), để đền đáp lại những bài học vô giá mà các thầy(cô) ở mái trường THPT
Hiệp Đức này đã dạy dỗ.
Tròn một năm, được học những giờ văn vui và bổ ích của cô và được cô làm chủ
nhiệm, cô đã để lại trong tôi một ấn tượng thật đặc biệt. Cô như là nguồn cảm hứng
cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là
người mẹ thứ hai của tôi. Con muốn gửi lời cảm ơn tới cô: “Cô ơi, con cảm ơn cô
vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều
lúa vàng” trong cuộc sống”.
Hết cấp học, trong đám học trò nghịch ngợm của chúng tôi dần dần trưởng thành
theo năm tháng, có người hiện là nhà báo, kế toán, nhân viên kinh doanh... hoặc là
cán bộ trong cơ quan Nhà nước…, riêng tôi lại trở thành người đồng nghiệp của cô
– người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến bờ tương lai. Năm nay, chúng tôi
đều đã tròn 27 tuổi. Mỗi độ tết về, chúng tôi lại gặp nhau, lại kéo tới thăm cô, thăm
mái trường ngày xưa - nơi để lại cho chúng tôi biết bao nhiêu là kỉ niệm vui buồn
của thời học sinh ngây thơ ấy.
Hình 3: Tập thể lớp 12/3 của chúng tôi 9 năm về trước (2003 - 2006)
2014
34
SBD13 - Dương Thị Mai - Thầy yêu & Trò quý
Giáo viên trường THPT Trần Quang Khải - Hải Dương
http://diendan.violet.vn/threads/sbd13-duong-th-mai-thy-yeu-tro-quy.4394/
Biển xa, ngày …..tháng….năm
Cô kính mến!
Đã lâu em không liên lạc với cô, không về thăm cô từ ngày em rời trường học vì
giờ đây em đang là chiến sĩ canh gác ngoài biển xa. Hằng đêm con sóng vỗ vào
thân tàu, gợi cho em nhiều cảm xúc, em rất nhớ lớp học của mình, nhớ cô và các
bạn. Em mong những dòng chữ này sẽ được chuyển đến cô - cô chủ nhiệm đáng
kính của em.
Mùa thu với hoa sữa nồng nàn
luôn gợi cho em nhớ đến kỉ niệm
thời học trò, đó là những ngày
đầu tiên cô bước vào lớp khi
chúng em học lớp 11, lúc đó lớp
mình là lớp nghịch nhất trường, ai
cũng ghét, ai cũng chán ngay cả
cô giáo chủ nhiệm cũ của em
cũng ghét chúng em. Cô vào chủ
nhiệm thay với vẻ mặt nghiêm
nghị, giọng nói dứt khoát, làm
bọn em đứa nào cũng sợ hãi, biết
là không thể nghịch được nữa rồi.
Tháng đầu tiên trôi đi, chúng em
cảm nhận được ngoài sự nghiêm
khắc cô rất thân thiện, trong
những giờ giảng Văn cô luôn liên
hệ thực tế, kể cho chúng em câu
chuyện cười, những câu chuyện
mang tính nhân văn, những bài
học dường như trước đó không ai
bảo cho chúng em biết. Cô quan
tâm đến chúng em từng tí một,
lớp mình có nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đứa không có mẹ, phải ở
với bố và mẹ ghẻ, tủi cực như Thư mắm, đứa mất cha như em, đứa phải ở với ông
bà như Huệ rùa, đứa bố mẹ ốm đau ốm như Thắng. Chúng em chán nản chẳng
2014
35
muốn bước tiếp vậy mà cô động viên, an ủi chúng em đã trở thành những học sinh
khá, Huệ là học sinh giỏi hai năm liền cô chủ nhiệm. Cô đã thổi cho chúng em
ngọn lửa nhiệt huyết, cho chúng em biết sống có lý tưởng, vươn lên, cô biết khả
năng của từng đứa mà hướng nghiệp: em cô bảo em nên theo con đường binh sĩ,
nên từ đó em yêu hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Cô còn nhớ trong bài thơ Tây tiến cô
giảng em nghe người lính Tây tiến, lãng mạn, thơ mộng vượt lên khó khăn gian
khổ và oai hùng biết chừng nào không? Đến bây giờ em thuộc bài thơ đó như in,
em còn nhớ cô nói trong thời đại hiện đại, có nhiều xô bồ, có nhiều nghề kiếm ra
nhiều tiền thì người bộ đội họ hiện lên rất đẹp qua tư chất, vì họ được rèn luyện khi
tổ quốc cần. Lúc này đây, dù tuổi quân của em còn trẻ nhưng trong quân ngũ em
thấy mình chững chặc hơn rất nhiều, mạnh mẽ hơn rất nhiều cô ạ. Còn các bạn
khác đều đi theo con đường của các bạn không ai còn suy nghĩ học xong cấp ba lấy
tấm bằng đi làm công nhân nữa. Các bạn báo cho em biết lớp mình vừa rồi đỗ đại
học rất nhiều đúng không cô? Tất cả nhờ có cô dìu dắt, lúc đầu lớp 10 chúng em có
6 học sinh tiên tiến, lớp 11 cô chủ nhiệm 16 học sinh, sang kỳ II cô ước mơ được
20 học sinh, và đến năm lớp 12 thì 26 trong số 33 học sinh được tiên tiến, có nhũng
đứa mừng rơi nước mắt, đứng trước lớp nói rất hồn nhiên “từ bé đi học năm nay em
mới được giấy khen”.
Em là thằng học sinh sống tiêu cực, không bố, mẹ không quan tâm, nhà nghèo, có
lúc em chán nản vùi đầu vào những quán Internet và các trò chơi điện tử, đã bỏ học
để đi bụi đời, nhưng cô đã đưa em về, không phải cô bắt em đi học mà cô giao cho
em một vai diễn trong vở kịch của lớp ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ vở kịch đó em
hiểu ra cuộc sống ngoài cuộc đời không dễ dàng với tuổi của em, chỉ có đến trường
với bạn bè, thầy cô mới có những điều tốt đẹp, những thú vui chỉ là trước mắt mà
sẽ hủy hoại tương lai. Em tỉnh lại rồi, hôm sau
em tự giác đến trường, nhìn thấy cô em xấu hổ,
cả giờ học em không dám nhìn cô, chỉ mong cô
không thấy em, nhưng lúc giảng bài cô cứ nhìn
về phía em.
Cô là một người giàu nghị lực, trong thời gian
chủ nhiệm chúng em cô gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống, em bé nhà cô còi hay ốm, một
mình cô nuôi em, thế nhưng dường như chưa
bao giờ cô xin nghỉ, chưa bao giờ cô nói khó
khăn, có nhưng hôm đến lớp nhìn mắt cô thâm
quầng thiếu ngủ, nhưng bài giảng không mệt
mỏi, chúng em hỏi cô, cô bảo hôm qua cô phải
hoàn thành bài kiểm tra chương trình cô đang
theo học, ban ngày bận quá cô phải chờ em bé
ngủ rồi mới làm được bài. Các hoạt động ở trường hình như là không việc nào
2014
36
không có mặt cô, tính cô trẻ trung nên lúc nào cũng thấy rất sôi động và chính điều
này làm cô gần gũi thân thiện với chúng em. Nhiều lúc chúng em băn khoăn sao
lớp mình có cô chủ nhiệm đa tài thế, dạy văn hay, làm toán giỏi mà nói tiếng anh
thì chả kém gì giáo viên tiếng anh, dẫn chương trình trong những đại hội lớn của
nhà trường là sân khấu ấm áp? Thế nhưng ngoài cuộc sống cô giản dị đến vô cùng.
Cô thuyết phục mọi người bằng tài năng của cô, cô như ánh sáng lặng lẽ lan tỏa cho
mọi người, nhìn vào cô mà học tập. Các lớp bên cạnh giờ sinh hoạt bị các thầy cô
phạt đòn roi rất đau, bọn em thắc mắc sao cô không phạt lớp mình như lớp khác, cô
mỉm cười: “tôi có cách riêng của tôi, đòn roi với tôi không khó nhưng không phù
hợp với nhà trường, và sau này ra trường các em sẽ không nhớ mà với tôi chỉ có bài
dạy bây giờ các em chưa nhận ra nhưng khi các em lớn các em sẽ thấy đấy là quý
giá, tôi sẽ nhận xét trong học bạ và nó sẽ đi theo các em trong suốt cuộc đời sau
này nếu như bạn nào hư”. Chúng em sợ tái mặt chỉ lo cô ghi vào học bạ thì sau này
lớn xấu hổ lắm. Vậy mà khi ra trường nhận học bạ trong tay bọn em ngỡ ngàng khi
đứa nào cô cũng ghi tốt ngay cả đứa nghịch nhất, hư nhất cô vẫn cố tìm ra một vài
điểm tốt mà ghi, không đứa nào giống đứa nào, đến đây chúng em hiểu cô quan
tâm và nắm được tính cách của từng đứa. Các cô giáo khác không thích trò chuyện
với học sinh sau giờ học nhưng cô luôn dành nhiều thời gian trò chuyện với chúng
em hơn là dạy học. Chúng em dám nói ra suy nghĩ của mình, những điều khó nói
không dám nói với bố mẹ như chuyện tình yêu trẻ con lúc đó cô phân tích cho
chúng em hiểu được giá trị của tình yêu thế nào, rồi để chúng em tự lựa chọn cho
mình một việc làm đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi. Còn chuyện mấy đứa lớp mình
yêu nhau cô chả giao nhiệm vụ học tập cho chúng nó trong từng học kỳ làm chúng
2014
37
nó phải nỗ lực học tập để giữ gìn tình yêu. Đến bây giờ tình cảm của bọn nó vẫn rất
tốt cô ạ. Cô vẫn bảo: Người giáo viên như người chở đò, qua sông có người nhớ có
người quên nhưng người chở đò vẫn làm nhiệm vụ khi khách qua đò mới yên tâm,
không chỉ thế lại còn dõi theo họ đi đường bình an”. Cô cũng vậy đấy, chúng em ra
trường một năm rồi nhưng trên facebook của nhóm lớp mình vẫn thấy cô đăng
những dòng trạng thái hỏi thăm lớp “bây giờ hang chột xám thế nào rồi”? học ở
môi trường mới thấy thế nào?” những lúc như vậy chúng em cảm thấy ấm lòng.
Chúng em sẽ cố gắng dù ở mọi miền tổ quốc, làm việc gì vẫn nhớ lời cô dạy bảo,
vẫn nhớ về hang chuột xám của mình có tình yêu thương giữa cô và chúng em, nơi
đó có tiếng cười tinh nghịch của bầy học trò đã khiến ánh mắt cô buồn nhưng rộng
lòng tha thứ. Chúng em tự hào về cô, tự hào là học trò của cô. Còn em sẽ vững tay
súng bảo vệ tổ quốc để các em thế hệ sau em được nghe bài giảng của cô ở đất liền.
Ngày nhà giáo Việt Nam sắp đến em không về thăm cô được em gửi đến cô những
lời tri ân và cảm ơn cô rất nhiều. Em chúc cô luôn mạnh khỏe, dẫn dắt những thế hệ
học trò sau chúng em thành công.
P/S: học sinh cũ của cô!
2014
38
SBD14 - Nguyễn Hùng - Thầy yêu & Trò Quý
http://diendan.violet.vn/threads/sbd14-nguyn-hung-thy-yeu-tro-quy.4403/#post-
9861
Trường tiểu học Phước Tiến B, Bác Ái, Ninh Thuận
MIỀN NÚI VIẾT THƯ THĂM THẦY
Thầy ơi!
Cho em thêm một lần xin lỗi thầy nữa nhé!
Đây là lần thứ hai em xin lỗi thầy, xin thầy đừng buồn và đừng giận em.
Em định chôn dấu và chẳng bao giờ nói cho thầy biết cái ngu ngơ khờ khạo của em
cách đây bảy năm về trước, cũng chính vì thầy không bỏ cuộc nên thầy đã thắng
em, và em đã xin lỗi thầy cho em tiếp tục đi học đó là lần thứ nhất và lần thứ hai
này thầy cũng đã thắng em vì em phải tiết lộ những gì mà em nghĩ không bao giờ
nói với thầy, nhưng càng không nói thì em càng ấm ức, và nhất là học lực của em
ngày một tiến bộ bao nhiêu em càng cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu.
Nếu em không nói ra chắc thầy không biết, người học trò mà thầy thương yêu, thầy
hết mực giúp đỡ và người học trò mà thầy phải bỏ công sức nhiều nhất, rồi nhiều
lần băng rừng vượt suối để động viên em đến lớp, thế mà ngày ấy em lại ghét thầy
2014
39
và giận thầy lắm! Nhất là mỗi lần thầy cô đến nhà em, vì em không muốn đi học,
nên thầy cô đến nhà bao nhiều lần cũng không gặp được em, dù là lúc sáng sớm
hay chiều tối, dù đi ngõ sau hay trước, thậm chí đi rón rén như con mèo rình để bắt
gặp em, cũng chẳng bao giờ gặp được em. Lúc ấy em biết thầy buồn lắm, nhưng
mặc thầy, và đừng tìm kiếm em nữa…
Thầy có biết không? mỗi khi
nghe tiếng hoặc thấy bóng dáng
thầy cô (đi vận động) là em chạy
ra sau nhà và chạy ra phía rừng
trốn, có hôm thì núp sau bụi tre
của nhà em, có một hôm em trèo
trên trần nhà mà thầy không
thấy… em thấy thầy cô leo lên
cầu thang nhà sàn rồi xuống đi
quanh vườn để tìm và gọi em,
em nằm sát mình xuống đất, em
núp sát vào lùm cây…, cho đến
khi lòng kiên nhẫn của thầy cô
không còn nữa, khi thầy cô đi rồi em mới trở vào nhà và có nhiều hôm em ngồi
khóc một mình…, nhiều lần như thế.
Thầy có còn nhớ hôm tìm em mà gặp được em là hôm ấy trời mưa vừa tạnh nên sân
vườn nhà em trơn làm thầy té và em đã vội chay ra dìu thầy vào nhà, em thấy chân
thầy chảy máu, chân đi cà nhắc thế mà thầy không hề để ý gì đến chân đau, mà thầy
đưa tay xoa đầu em, rồi nói với em thầy chờ em đến lớp, thầy thương em, thương
các bạn học sinh miền núi nhiều lắm, còn em lúc ấy muốn thụt lùi và muốn tìm
đường bỏ chạy, nếu hôm ấy chân thầy không chảy máu, áo quần thầy không vì bùn
đất nhà em ôm lấy, và với bộ dạng tội nghiệp của thầy thì chắc em không có cái
móc ngoéo hứa với thầy với cô hôm sau đi học đâu.
Cũng từ hôm ấy cho đến nay, em học rất ngoan và giỏi lắm thầy ạ! Thầy cô bộ môn
ai cũng khen, rất yêu quý em chắc cũng vì em đi học rất đều không vắng học nữa,
không để thầy cô đến nhà tìm em nữa, em lại rất sợ làm thầy cô té, những hình ảnh
về thầy can đảm không chịu lùi bước trước một học trò cứng đầu lì lợm như em mà
thầy đã chinh phục được em, thầy đã chiến thắng em chỉ vì học trò thân yêu mà
thầy không bỏ cuộc nên những hình ảnh ấy đã khắc khi trong tâm trí, trong con tim
của em luôn bên em mỗi ngày của những năm học sau…. càng suy nghĩ đến thầy
bao nhiêu em lại thương thầy bấy nhiêu nên em tự hứa với lòng mình quyết tâm
học để bù đắp tình thương mà thầy cô giành cho em học để trở thành người có ích
cho bản thân cho gia đình và cho quê hương chứ không phải như hồi ấy em cứ nghỉ
là đi học là để học cho thầy cô, và vì thầy mà em phải học…., em khờ quá phải
không thầy?
2014
40
Thầy à, hôm nay em mới hiểu học cho ai và vì sao phải học, việc học không phải
học cho cha mẹ hay học cho thầy cô và cũng chẳng ai thương mình mà học thay,
học giúp cho mình cả…. Thầy ơi em đã sai rồi, xin thầy đừng buồn và hãy tha lỗi
cho em nhé thầy ……
Em cám ơn thầy đã thắp sáng cuộc đời
em, đã chắp cánh những ước mơ cho em
và con đường tương lai của em đang có
nhiều triển vọng tốt lắm. em say mê học
tập và ước mơ trở thành người thầy giáo
giống như thầy để giúp cho nhiều học
sinh khờ khạo như em và nhiều người
khác nữa, vì quê hương đất nước chúng ta
thầy hỉ…?
Bây giờ em mới hiểu thầy ơi!
Học trò cũ của thầy.
Cám ơn Violet phát động cuộc thi "Thầy
Yêu & Trò Quý"
Đây là dịp tôi được chia sẽ những lá thư
mộc mạc của các em học sinh miền núi
Bác Ái, Ninh Thuận với những tâm tình
đơn sơ chất phát, những nét chữ của núi
rừng, những lời tâm tình đầy tình người…
2014
41
có sao nói vậy.
Tôi, chúng tôi là những người cõng chữ lên non, bất chấp những tháng ngày mưa
dầm rét mướt hay giông bão, không quản đường sá xa xôi, lầy lội để đến với những
gương mặt đáng yêu nơi đây, những con người đầy lam lũ, cuộc sống quá nhiều
khó khăn và thiếu thốn. Tất cả đã khơi dậy trong chúng tôi với bao tình thương
thân ái, chúng tôi biết rằng đem cái chữ đến với các em là góp phần “xây dựng đất
nước”. Nói như thế không phải là chuyện dễ, mà đòi hỏi nơi mỗi chúng tôi phải có
một tấm lòng quả cảm biết hy sinh chịu đựng, không ngại gian khó....
Thật vậy, khách quan mà nói đó chính là một hy sinh mà nếu không có lòng quả
cảm, thì không dễ gì mà có được, khi tất cả đều bỏ lại sau lưng hầu hết những tiện
nghi của đời thường để đối mặt với nhiều thiếu thốn, nhiều thử thách cam go.
Chúng tôi tự nguyện góp nhau sự hy sinh của mỗi người để hình thành một hy sinh
mang tính tập thể, đem tình thương yêu của mình thực sự là người cha, người mẹ
của các em khi đến trường, để các em yêu trường như yêu chính gia đình mình vậy.
Để các em bày tỏ tâm tư của mình nói lên lòng chân thành của mình với thầy cô..
2014
42
2014
43
SBD15 - Hồng Ngọc Diệu An - Thầy yêu & Trò quý
Giáo viên trường THPT Xuân Tô.
Khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
http://diendan.violet.vn/threads/sbd15-hng-ngc-diu-an-thy-yeu-tro-quy.4409/
Bí Mật Trong Ngăn Bàn
Lục lọi trong trí nhớ ngần ấy năm trôi qua rồi, cái gọng kính xưa cũ lạ lùng của
thầy ngày nào vẫn còn mãi trong tâm trí em… Dù thời gian cũng dần xóa đi trí nhớ
của em về nét mặt thầy, (giờ chắc đã hằn đi nhiều vết chân mây) nhưng cái gọng
kính lạ lùng ấy đến bây giờ, nó vẫn lạ lùng vô cùng, nằm trân trọng trong chiếc hộp
bí mật, một ngăn bàn bí mật, một tình huống bí mật, một kỷ niệm đầy bí mật mà
em đeo mang cả cuộc đời …
oo0oo
Mùa thu tựu trường năm 1996, mái trường ngói đỏ đơn sơ năm ấy chộn rộn với vài
thầy cô mới chuyển về: một cô trung trung tuổi, dong dỏng cao, một hai ông thầy
mắt kính mới ra trường. Lũ học sinh tiểu học ngày ấy nháo nhác thắt thỏm những
ngày đầu vào lớp, biết chủ nhiệm mình là ông thầy, hay bà cô nào, có khó tính hay
không? Nếu mà hay roi vọt, hay hay mách phụ huynh, là chúng tiêu mạng đời. Tụi
lớp bốn tụi em sao không lo âu cho được.
Em tuy là con gái, nhưng cũng thuộc giống đầu cổ hơi bị nhiều canxi, cứng lắm,
ương bướng và hung dữ… Gặp thầy làm chủ nhiệm, một ông thầy hiền lành, cận
thị, trẻ như măng… May quá, không phải là những thầy cô đứng tuổi. Em biết rồi
thể nào năm học này băng nhóm của em sẽ có vài chuyện hay để nghịch!
Bài học đầu tiên, tự nhiên và xã hội, em giựt bút thằng Minh, thằng Minh giựt bút
em, (lý do là em dành tiền má cho mua trái banh nhựa thay vì mua bút mới), hai
đứa một tay ký đầu bức tóc, một tay kéo bút về phía mình. Thằng Minh sợ em,
nhưng cái nỗi sợ không có bút viết để bị thầy rầy còn to đùng đùng như cái thúng
hơn. Lớp học nhốn nháo, có mấy đứa liếc nhìn thầy đang uy nghi trên bục giảng,
còn thầy thì liếc nhìn qua bàn em, ra hiệu im lặng, lẳng lặng bước đến trước bàn,
đĩnh đạc và quyết đoán như một đấng cao minh: “Trả bút ngay cho bạn!”...
Không viết bài ngày hôm đó, biết dù thầy có bút nhưng em không hiểu sao thầy
không cho mượn, quay xuống đám bạn thì thấy chúng nó cúi gầm mặt, hý hoáy cho
xong bài toán cộng trừ.
2014
44
Chiều đá banh về với lũ con trai, ba chờ em sẵn trong sân, tay cầm cây roi trúc
bóng au.
oo0oo
Giờ ra chơi ngày hôm sau đó, nỗi đau với đôi mông in hằn dấu đỏ và phải mệt
nhoài với 15 lần bài phạt, trong em vẫn hừng hực năng lượng của trẻ trâu, lãnh đạo
của nhóm tứ quái nghĩ ra một vài điều gì đó tủm tỉm cười.
Trên bàn giáo viên là hai cuốn giáo án của thầy, mấy cuốn sách giáo khoa xếp gọn
bên cạnh, một hộp bút kim và một lọ mực, thầy để quên mắt kính trong phòng học.
Ồ, thầy để quên mắt kính, ý hay lắm, quay sang thằng Nhựt, nó hẩy hẩy cái cằm,
thằng Nam hiểu ý, bốc cái kính lên xem trong xem ngoài, phán: “Kính ông thầy
nặng ghê, dày quá tụi mày ơi”, thằng Hoài thấy vậy lém lỉnh: “Chết chết ổng vô!!”,
thằng Nam giật mình, cái gọng kính đen tuy to nhưng trơn tuột khỏi tay nó, rớt
xuống đất cái oành.
oo0oo
Ngót nghét 10 năm tròn đầy, em lên cấp hai, cấp ba rồi vào Cao đẳng. Chiến dịch
mùa hè tình nguyện năm nay em xin về lại quê, đóng bàn ghế và phổ cập Tin học
cho các em nhỏ, thằng Minh tuy học khoa khác nhưng cũng về cùng.
Ngày đầu tiên sau khi đi đến nhà bà con trong xóm tuyên truyền đổ đi các vật dụng
chứa nước để diệt loăng quăng, công việc tuy cực mà vui, cả nhóm được hướng dẫn
về khu trường tiểu học A đóng quân và sắp xếp lại kho, bãi của trường. Mấy cây
bàng lá đỏ cao lớn vươn cành xa khỏi mấy ngôi nóc ngói đỏ của trường, chứ không
như ngày xưa bé tẹo oặt ẹo mà bọn cờ đỏ hay ra ngồi gia cố lại… Trường có dãy
xây mới, có dãy cũ xưa vẫn còn đó khung cửa sổ xanh dương quen thuộc mà tụi
học trò nghịch phá ưa đu lên đu xuống. Và cũng vẫn còn cái nhà kho to bự phía sau
- nhưng đó là nơi ít ai léo hánh.
Thằng Minh nói nó chạy một hơi về nhà lấy thêm cái cưa, để tận dụng mấy cái bàn
học cũ lấy gỗ còn tốt đóng lại góc học tập mới tặng lũ trẻ, em và một nhóm áo xanh
nón tai bèo cứ thế mà hụp lặn trong mớ bụi nhà kho, quệt mồ hôi kéo tới kéo lui
đống bàn ghế đã rỗng đã mục.
Cuối dãy nhà kho vẫn còn vài cái ghế chổng ngổng, trời đã gần chiều mà thằng
Minh vẫn chưa về, mấy đứa cùng lớp chia nhau đi mua cơm, con bạn đi cùng loay
hoay với đống lá ngoài sân, em thổi bụi mấy cái ghế cuối cùng, nghĩ rằng mọi thứ
gần xong xuôi, mạnh tay nhấc cái bàn nhỏ ra xa…Mắt em bỗng dưng dừng lại, có
thứ gì đó quen thuộc vô cùng. Trên góc bàn cũ kỹ, có một cái hình thù siêu nhân
2014
45
hay quái vật gì đó rất kỳ quái, được vẽ bằng bút bi và mực xóa, chồng chành lên
nhau. Bên cạnh là chữ ký của em, chữ ký đầu tiên của cái thời tập làm người lớn, tự
tập ký cho đĩnh đạc oai nghiêm, ngoệch ngoạc và ngây ngô như mới học vần học
đếm: “Minh Thảo”… Mười năm, cái bàn nằm đó, phủ lớp bụi mờ như chỉ chờ đợi
em, và cả cái mắt kính vỡ ngày nào được gói kỹ trong mớ giấy tập đã ngã màu của
lũ học trò quậy phá như cũng chờ đợi em, trong góc bàn, sâu trong ấy…ngần bao
năm.!
“Thảo, Minh, và mấy đứa trò nhỏ quậy phá của thầy… Có lẽ khi các con đọc mấy
dòng này thì Thầy đang ở xa các con lắm, thầy phải luân chuyển công tác…
Khi tụi con mới vào lớp, thầy nghĩ là suốt năm nay thầy sẽ vất vả nhiều vì tụi con,
nhưng thầy vẫn nhận lớp, vì thầy không thể để cô Trân nhận lớp các con được (thầy
được cho biết là các con thuộc hàng đầu gấu, rất đáng gờm, phải không? J ) và quả
thật là vất vả thật, các con đã làm nhiều việc thông minh và lém lỉnh hơn cả cái tuổi
của mình, nhưng thầy không giận, vì qua trãi nghiệm một năm với tụi con, đã giúp
thầy hiểu hơn về tâm lý lứa tuổi tụi con, giúp thầy hiểu hơn về tụi con để thầy công
tác tốt tốt hơn nữa về sau này… Các con đã cho thầy nhiều kinh nghiệm…để đời!
Thầy để cái gọng kính lại, trong ngăn bàn, cái tròng bể thầy lấy ra, cất rồi, con,
Minh, con hãy đem đổi cái gọng này ở tiệm trên huyện trên, lúc thầy mua trên Sài
Gòn là ba trăm rưỡi, giờ bán lại cũng hai trăm nghen con… Thầy đi dạy về vùng
sâu, xa này, lương tháng không nhiều, hơn nữa, nếu thầy cho tiền chắc các con
cũng không dám lấy, phải không?!!
Thầy thương tụi con nhiều, giờ người ta có mổ nụ cười cho em Châu của Minh bị
hở hàm ếch, tuy miễn phí nhưng đường xá lên tới trển xa xôi… Thầy biết ngoại
Minh cũng chật vật lắm để nuôi hai anh em Minh, thầy có đến gửi cho ngoại mấy
trăm nhưng ngoại nhất định không lấy, một mực từ chối món tiền và còn móm
mém hỏi “Thầy cho rồi lấy gì thầy đi?”… Ngày mai thầy phải lên đường thuyên
chuyển, con nhớ lấy cái gọng kính và số tiền này đi đường với ngoại và em Châu
mạnh giỏi nghe hông!!
Tái bút: Cố gắng học các con nhé!
Thầy biết các con nghịch vỡ kính thầy, rồi giấu bí mật trong ngăn bàn, biết các con
biết lỗi và siêng năng lo học, thầy không trách các con đâu, các con yên tâm, thầy
còn cái kính cũ. ”
oo0oo
2014
46
Chạy thục mạng lại nhà Minh, kéo Minh ngược gió chạy về trường, chiều xuống có
hai đứa trẻ trâu chạy lạch phạch xuống ngõ kho, một đứa lặng nhìn những kỷ vật,
một đứa ôm mặt khóc như mưa…
Một lát. Em ngước nhìn mái hiên. Vừa khóc, vừa cười…
Lá bàng đỏ oạch, lòa xòa xoay xoay theo gió.
Chiều đã tà buông.
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý
Violet.vn Thầy yêu & Trò quý

Contenu connexe

Tendances

Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thi
Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thiViolet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thi
Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thiViolet Bach Kim
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMBanmaischool
 
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lamHay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lamHà Thu
 
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.net
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.netKể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.net
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.netThùy Linh
 
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Banmaischool
 
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMBanmaischool
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBanmaischool
 
Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Banmaischool
 
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBanmaischool
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngBanmaischool
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016 Banmaischool
 
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦYNội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦYBanmaischool
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Banmaischool
 

Tendances (20)

Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thi
Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thiViolet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thi
Violet tổng hợp 15 bài dự thi thầy cô với mùa thi
 
Số 2
Số 2Số 2
Số 2
 
Bài dự thi dấu ấn tuổi 20
Bài dự thi dấu ấn tuổi 20Bài dự thi dấu ấn tuổi 20
Bài dự thi dấu ấn tuổi 20
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lamHay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
Hay noi-voi-con-rang-con-gioi-lam
 
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.net
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.netKể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.net
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - vanmau.net
 
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
Nội san Ban Mai số 10 - tháng 1-2/2016
 
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EMNội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
Nội san Ban Mai số 20 (11/2017): NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM EM
 
So 8
So 8So 8
So 8
 
So 6
So 6So 6
So 6
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016Noi san thang11.2016
Noi san thang11.2016
 
So 1
So 1So 1
So 1
 
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNHBMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
BMSers Connection 5/2017:HÀNH TRÌNH TỪ YÊU THƯƠNG ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016    Noi san thang3.2016
Noi san thang3.2016
 
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦYNội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY
Nội san Ban Mai số 18 (Xuân 2017) - CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
 

Similaire à Violet.vn Thầy yêu & Trò quý

Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netThùy Linh
 
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet Bach Kim
 
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyconan123456789
 
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyconan123456789
 
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet Bach Kim
 
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"InfoKAIPnL
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolBanmaischool
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfVngQuch1
 
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...Mạc Hùng Vũ
 
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực k34DK
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực   k34DKLuận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực   k34DK
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực k34DKZbrush tiếng Việt
 
Xu xu don't cry 1336628979
Xu xu don't cry 1336628979Xu xu don't cry 1336628979
Xu xu don't cry 1336628979imisscau
 

Similaire à Violet.vn Thầy yêu & Trò quý (20)

Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
 
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
 
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
 
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng câyăN quả nhớ kẻ trồng cây
ăN quả nhớ kẻ trồng cây
 
Thay co
Thay coThay co
Thay co
 
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
Violet.vn Tổng hợp 40 bài dự thi "Hạnh phúc Vì Tôi là Cô giáo' Nhân dịp 8/3/2-14
 
Túi gạo của Mẹ
Túi gạo của MẹTúi gạo của Mẹ
Túi gạo của Mẹ
 
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"
Hãy Nói Với Con Rằng "Con Giỏi Lắm"
 
Mẹ tôi
Mẹ tôiMẹ tôi
Mẹ tôi
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
 
Xux udontcry.
Xux udontcry.Xux udontcry.
Xux udontcry.
 
Xux udontcry.
Xux udontcry.Xux udontcry.
Xux udontcry.
 
Bai gioi thieu sach ngocmai
Bai gioi thieu sach ngocmaiBai gioi thieu sach ngocmai
Bai gioi thieu sach ngocmai
 
Bong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdfBong Hong Cai Ao.pdf
Bong Hong Cai Ao.pdf
 
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...
TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT...
 
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực k34DK
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực   k34DKLuận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực   k34DK
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực k34DK
 
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.doc
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.docTiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.doc
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.doc
 
Thu gui con gai 6
Thu gui con gai 6Thu gui con gai 6
Thu gui con gai 6
 
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinhTiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
Tiểu luận tình huống xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
 
Xu xu don't cry 1336628979
Xu xu don't cry 1336628979Xu xu don't cry 1336628979
Xu xu don't cry 1336628979
 

Dernier

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Violet.vn Thầy yêu & Trò quý

  • 1. 2014 1 Tuyển tập 38 bài dự thi “Thầy yêu & Trò quý” nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014 do Cộng đồng giáo viên Violet.vn tổ chức
  • 2. 2014 2 MỤC LỤC SBD01: Lê Quang Thông - Học sinh lớp 9 trường thcs Lê Quý Đôn – Đăk Lăk ........................4 SBD02 - Nguyễn Thị Phan - Thầy Yêu Trò Quý – Hải Phòng ...................................................6 SBD03 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý.......................................................10 SBD04 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý.......................................................12 SBD05 - Phạm Thị Nguyên - Thầy yêu & Trò quý..................................................................15 SBD06 - Trần Dũng Đạt - Thầy yêu & Trò quý.......................................................................18 SBD07 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý....................................................................22 SBD08 - Lê Anh Tuấn - Thầy yêu & Trò quý..........................................................................25 SBD10 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................................28 SBD11 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................................29 SBD12 - Huỳnh Thị Thơ - Thầy yêu & Trò quý......................................................................30 SBD13 - Dương Thị Mai - Thầy yêu & Trò quý ......................................................................34 SBD14 - Nguyễn Hùng - Thầy yêu & Trò Quý ........................................................................38 SBD15 - Hồng Ngọc Diệu An - Thầy yêu & Trò quý...............................................................43 SBD16 - Nguyễn Thị Thảo - Thầy yêu & Trò quý...................................................................47 SBD17 - Hoàng Thị Phương - Thầy yêu & Trò quý ................................................................49 SBD18 - Châu Thị Linh Quyên - Thầy yêu & Trò quý............................................................52 SDB19 - Nguyễn Thụy Loan Anh - Thầy yêu & Trò quý........................................................55 SBD21 - Lê Thị Uyên Thương - Thầy yêu & Trò quý .............................................................62 SBD22 - Nguyễn Long Thạnh - Thầy yêu & Trò quý..............................................................65 SBD23 - Phạm Hồng Ngọc - Thầy yêu & Trò quý...................................................................68 SBD24 - Trần Hưng Đạo - Thầy yêu & Trò quý......................................................................71 SBD25 - Nguyễn Bảo Trân - Thầy yêu & Trò Quý..................................................................72 SBD27 - Lê Thị Thu Trang - Thầy yêu & Trò quý..................................................................79 SBD28 - Trần Thị Vân - Thầy yêu & Trò quý.........................................................................81 SBD29 - Trần Thị Cẩm Thủy - Thầy yêu & Trò quý ..............................................................84 SBD30 - Ong Thị Quý Nhâm - Thầy yêu & Trò quý...............................................................88 SBD31 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý....................................................................91 SBD32 - Bùi Thị Thu Hồng - Thầy yêu & Trò Quý.................................................................93 SBD33 - Nguyễn Vân Anh - Thầy yêu & Trò quý....................................................................96 SBD34 - Phạm Hồng Ngọc - Thầy yêu & Trò quý...................................................................98
  • 3. 2014 3 SBD35 - Bùi Thị Thảo - Thầy yêu & Trò quý........................................................................100 SBD37 - Lê Thị Thanh Thủy - Thầy yêu & Trò quý .............................................................101 SBD38 - Nguyễn Kiều Phượng - Thầy yêu & Trò quý .........................................................104
  • 4. 2014 4 SBD01: Lê Quang Thông - Học sinh lớp 9 trường thcs Lê Quý Đôn – Đăk Lăk http://diendan.violet.vn/threads/sbd01-le-quang-thong-thy-yeu-tro-quy.4288/ Cuộc đời chúng ta ai cũng bước qua tuổi học trò. Cái lứa tuổi tinh nghịch nhưng cũng đầy kỷ niệm đẹp mộng mơ. Những kỉ niệm đó sẽ chẳng bao giờ tôi quên đuược. Thật là nhanh các bạn à. Mới đó mà đã sắp đến ngày 20-11 ngày tri ân các thầy cô giáo Việt Nam đã truyền tải kiến thức cho các em học sinh. Những ngày này! Tâm trí của tôi luôn háo hức chờ đợi để được đến thăm cô giáo cũ. Người cô giáo đáng kính của tôi. Chắc có lẽ các bạn sẽ hỏi rằng: "Tại sao tôi lại háo hức để mong đợi đến ngày này gặp lại cô giáo cũ như vậy?" Các bạn à! Con người chúng ta làm việc gì cũng phải có lý do của nó. Việc tôi háo hức mong được gặp cô là như thế này. Hôm đấy, một ngày đẹp trời, tôi bước đi đến lớp với sự lo âu và rầu rĩ. Vì lý do đơn giản thôi các bạn à. Tôi vẫn chưa học bài và hôm nay là ngày tôi phải lên trả bài cho cô. Tôi bơ phờ cho đến lúc qua đường. Tôi lao qua và không chút bận tâm rằng xung quanh mình có xe hay không. Bỗng dưng từ xa một chiếc xe phóng vù qua lao thẳng vào người tôi. Tôi hốt hoảng nhưng đã quá muộn. Tôi lăn ra đường với cái đầu đầy máu. Chắc có lẽ vì quá hoảng hốt. Quá sợ hãi nên tôi ngất đi. Vì đây là đường quốc lộ và cũng là con đường để tới trường của tôi. Như thường lệ cô giáo dạy văn tôi, cô Nga vẫn đi đến trường với chiếc xe ab cùng cái cặp cũ sờn. Thấy chỗ đông người cô chạy lại xem có chuyện gì. Cô hốt hoảng khi thấy tôi nằm trên đường. Máu me chảy ra. Cô lo lắng và nhờ người đặt tôi lên xe của cô để đưa tôi đi lên bệnh viện. Tôi cảm nhận được bàn tay dịu dàng đang bên cạnh tôi lo lắng cho tôi. Nhưng tôi không thể mở to đôi mắt lên để nhìn rỏ người đó là ai. Tôi giống như được mách bảo rằng người đang chăm sóc cho tôi là một người quen. Cuối cùng thì cũng dừng trước bệnh viện. Cô đưa tôi vào để cấp cứu nhanh. Và cuối cùng tôi được cứu sống rời khỏi vòng tay của thần chết. Nhưng trên người tôi để lại một vết sẹo. Vết sẹo đó luôn làm cho tâm trí của tôi nhớ đến người cô đã cứu sống bản thân mình. Ngay sau ki được cứu sống. Tôi phải nằm viện đến 4 tuần mới được xuất viện. Bố mẹ tôi đưa tôi đến cảm ơn cô. Sau một hồi trò chuyện với cô. Tôi biết rằng! Vì tôi mà cô bị la mắng trước cuộc họp của trường. Vì tôi mà cô phải bỏ buổi dự thi giáo viên dạy giỏi. Tôi cảm thấy có lỗi và muốn ôm chặt cô. Nói với cô rằng: - Cô ơi cô thật là ngươi cô tuyệt vời! Em cảm ơn cô đã cứu sống em. Em cũng xin lỗi cô về tất cả mọi chuyện. Cô tha thứ cho em nhé.
  • 5. 2014 5 Nhưng dường như tôi không đủ cam đảm để thốt lên câu nói đó. Tôi ghìm nén trong lòng và đợi một cơ hội khác để thổ lộ những điều mà tôi muốn nói với cô. Bố mẹ tôi cảm ơn cô rối rít. Anh hai tôi cũng cảm ơn cô và bắt tôi xin lỗi cô vì những chuyện đã qua. Nước mắt tôi chảy ra. Không hiểu tại sao tôi lại yếu ớt như vậy. Tôi thút thít xin lỗi cô. Cô cũng cười và tha lỗi cho tôi. Tôi tự hứa với bản thân rằng sẽ phải cố gắng học thật tốt môn của cô coi như là một sự đền ơn. Và năm học đó tôi đã tiến bộ rất nhiều. Từ học sinh cay ghét môn văn tôi đả trở thành một học sinh giỏi. Và được đi thi hsg cấp huyện môn văn. Mỗi khi nhìn thấy vết sẹo trên tay tôi lại nhớ đến cô. Người cô đáng kính của mình. Sắp đến ngày 20- 11 rồi. Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe. Chúc các thầy các cô sẽ hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi yêu nghề giáo viên!!!
  • 6. 2014 6 SBD02 - Nguyễn Thị Phan - Thầy Yêu Trò Quý – Hải Phòng http://diendan.violet.vn/threads/sbd02-nguyn-th-phan-thy-yeu-tro-quy.4304/ CÂU CHUYỆN CỦA ĐỒNG NGHIỆP Vào đầu học kì II cách đây gần chục năm, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6C. Do không phải là lớp chọn nên lực học của các em nhìn chung ở mức trung bình khá. Trong đó, tôi chú ý đến một em học sinh kết quả học kì I lực học yếu, hạnh kiểm yếu. Qua một số giờ học ở đầu học kì II tôi nhận thấy em rất lơ đãng, hay nhìn ra cửa sổ. Sau giờ sinh hoạt tôi đổi chỗ cho em thì em hay cúi xuống mặt bàn. Kiểm tra vở không ghi chép đầy đủ, hay đi học muộn nên phạt trực nhật cũng không thực hiện dẫn tới tái phạm nhiều lần không hoàn thành hình phạt đây là lỗi ”cố ý không chấp hành nội quy của lớp“ mà cô giáo chủ nhiệm cũ đã lưu ý với tôi về trường hợp của em. Lao động ở lớp em vắng mặt. Quần áo lôi thôi, sờn rách. Đến nhà em, tôi mới biết em đang ở với chú thím, mẹ mất, bố vào trong Nam lập gia đình mới. Thím nói Huy đi chơi đâu đó rồi, không có giờ học là Huy tót lên đê chơi với mấy đứa bạn nghịch mấy trò trẻ con: chọi cỏ gà, bắn bi…Thím kể: “Quần áo nhiều nhưng bảo mãi Huy không chịu mặc, tôi cũng chịu, mà Huy mải chơi lắm, quần áo giặt luôn đấy nhưng rồi lại bẩn ngay”. Thể nào dịp trước nhà trường có đợt quyên góp quần áo cũ cho học sinh nghèo tôi có lựa được một bộ khá mới cho em và giao cho cán bộ lớp về giặt phơi và gấp gọn gàng, em nhận với thái độ ngượng ngùng và hàm ý xúc động… Và rồi, tôi chỉ thấy em mặc mỗi một lần rồi không thấy đâu. Hỏi ra thì em chỉ gượng cười. (Sau này tôi mới biết chú thím không cho mặc vì sợ mang tiếng). Bài tập về nhà em không làm, tôi cho các em học nhóm theo đôi bạn cùng tiến, có một bạn HSG của lớp kèm Huy. Nhưng rồi, bạn đến đó một lần rồi không dám đến đó nữa vì nhà thím Huy có con chó to như con becgiê và dữ lắm, cô bé thu hết can đảm hỏi thím thì biết Huy đi chơi không có nhà (Nhưng giờ phút đó em đi chăn bò cho thím). Sáng hôm đó, tôi có một tiết của lớp nhưng không thấy Huy đâu, hỏi HS trong lớp các em cho đó là chuyện bình thường vì trước kia thỉnh thoảng Huy vẫn nghỉ như vậy. Ngày đó, điện thoại liên lạc không phải nhà nào cũng có. Tôi cũng tìm cách liên lạc phụ huynh nhưng chưa được. Nhưng hai ngày trôi qua, lớp trưởng báo cáo HS vắng mặt vẫn là Huy - không lí do thì tôi đã dành chút thời gian vào nhà thím Huy. Thím Huy kể do mải chơi, thím trách nên Huy đã ra khỏi nhà từ lúc nào, gọi về ăn cơm cũng không ăn. Rồi thím than thở do mình chiều quá nên Huy sinh ra thế, giờ cũng không biết làm sao lại mang tiếng trước vong linh của mẹ cháu quá.
  • 7. 2014 7 Tôi chỉ biết dặn dò và động viên thím đừng quá lo buồn, mấy ngày nữa là cháu Huy về thôi. Nhìn thím rân rấn nước mắt càng làm tôi tin đó là sự thật. Tôi cũng thở dài thương thím một phần thì trách em mười phần. Em bỏ nhà, bỏ học, bỏ cả những bài kiểm tra cuối kì, khi sắp kết thúc năm học. Tổng kết năm học Huy vẫn vắng.Trong lòng tôi vẫn nhói lên một cảm xúc khó tả khi nhớ đến nụ cười rất hiền mà vương vất một nỗi buồn trong ánh mắt em, một nỗi buồn mà lẽ ra ở tuổi em không thể có khi tôi hỏi thăm em, và những lời khuyên chân thành. Tôi hỏi thăm cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của em hồi em học tiểu học về em thì thật bất ngờ khi cô nhận xét em rất thông minh, ham học… càng làm hiện lên trong tôi một dấu hỏi chấm to đùng chưa có lời giải đáp. Tôi có việc phải đi qua ngã tư để đến nhà một người quen ở trong thành phố. Đèn đỏ, dừng xe. Có một cảm giác gì đó níu kéo tôi lại khiến tôi ngoái nhìn sang bên phải. Ở một cây cột điện bên kia đường, có một cậu bécúi gục người đội chiếc mũ vá nhưng có cái gì đó quen quen khơi gợi trong tôi một điều gì đó. Tôi lặng đi một chút, đèn xanh đã bật phía sau là tiếng còi xe pin pin giục giã. Nghe tiếng còi xe, tôi thấy em bất chợt ngẩng mặt lên, khuôn mặt đen nhẻm nhưng ánh mắt và khoé môi ấy đúng là của em không lẫn vào đâu được. Thật quá bất ngờ khi gặp em trong hoàn cảnh đáng thương như vậy. Sống mũi tôi cay xè hình như có nước mắt. Tôi khe khẽ tiến lại gần sợ em giật mình. Em ngước nhìn thấy tôi vội chạy đi nhưng rồi chỉ được vài bước lại ngã nhào ra. Tôi đưa em về nhà một người quen gần đó chườm nước mát và cho uống sữa. Khi em tỉnh dậy là vẻ rụt rè hoảng hốt vẫn hằn sâu trên khuôn mặt non nớt. Tôi động viên em nghỉ ngơi chút nữa và cho em ăn bát cháo nóng. Tôi khuyên em nên trở về nhà thím nhưng em im lặng và buồn rầu. Khi thần sắc của em khá hơn thì cũng là lúc bức màn bí mật về cuộc đời em được hé mở… Đã hai tháng kể từ ngày cuối cùng ở nhà thím, vết lươn trên mông đã hết theo năm tháng nhưng vết roi cùng lời mắng nhiếc cay độc đã hằn sâu trong trái tim non nớt của Huy. Huy bỏ nhà đi từ ngày ấy. Cái ngày định mệnh. Huy mải chơi bi với bạn bè cùng trang lứa ở xóm. Đã quá trưa. Thím đi làm về muộn. Nhìn nồi thịt kho tung toé trên nền bếp đã vơi đi quá nửa. Thím Huy tiếc của, cho rằng Huy ăn vụng không đạy chặt vung nên để mèo ăn mất. Thím không biết là dây quang treo đã mục và chỉ cần mèo chạm nhẹ là dây đứt. Mèo có một bữa thịt no nê. Huy bị no đòn. Bị mắng tả tơi. Và rồi thím kể lể này nọ về công chăm sóc, nuôi nấng Huy, rằng Huy chỉ là một đứa ăn bám. Huy cắn răng chịu đựng như bao lần trước vì Huy
  • 8. 2014 8 biết đây là chỗ dựa duy nhất. Thím bắt đầu nói về bố Huy, Huy ngước lên nhìn thím với ánh mắt ngạc nhiên. Được thể thím Huy nói về mẹ Huy, là người đàn bà chẳng ra gì nên bố Huy mới bỏ đi. Ánh mắt Huy ánh lên cái nhìn căm hờn. Đôi môi nhỏ run lên, đôi vai rung lên như cố kìm nén một điều gì đó. Thím đã phạm một sai lầm là chạm vào góc khuất nơi trái tim của Huy, đó là tình mẫu tử thiêng liêng, sợi dây yêu thương Huy luôn trân trọng và cất giữ như một phần tài sản của tâm hồn. Thím thấy phản ứng có phần hơi quyết liệt của Huy thì hơi chững lại nhưng rồi bản chất của con người thì không thể thay đổi và bà ta quát tháo ầm ầm, đuổi Huy khỏi nhà. Chú Huy ở ngoài đồng coi cá thỉnh thoảng mới ghé qua nhà. Chú là một người đàn ông hiền lành, nhưng nhu mì quá mức. Nghe thím thuật lại chú chỉ biết đưa ra một vài lời rồi lọt thỏm trong tiếng quát át đi của thím. Huy lang thang ở ngoài đường phố, lượm lặt những mảnh hộp nhựa để bán lấy tiền, rau cháo qua ngày. Có một nhóm rủ rê em gia nhập đội quân móc túi, em từ chối nên bị tụi nó đánh cho một trận tơi tả, ngăn không cho đến các bãi rác trong thành phố. Cả ngày hôm nay, Huy không nhặt được mảnh hộp nào vì những người quét rác đã dọn dẹp đường phố từ rất sớm để chào mừng ngày lễ. Bộ quần áo nhàu nát, bẩn rách. Huy không đủ sức đi nữa. Ngồi bệt bên cạnh cái cột điện giữa cái nắng chói chang chỉ có mỗi cái mũ rách che đầu. Người ta đã xua Huy đi mấy lần nhưng Huy không bước nổi nữa. Huy không được miếng gì vào bụng từ buổi sáng hôm qua. Bây giờ đã quá trưa rồi. Huy đói lắm. Mặc nắng, mặc bụi, mặc tiếng xe cộ ồn ào. Còn sót lại trong đầu Huy bây giờ là hình ảnh bát phở thừa sáng qua, Huy được hưởng từ sau cái vẫy tay của một người đàn ông khi thấy Huy thập thò ngoài cửa tiệm. Thực ra bát phở đó là của cô bé con gái ông ta, mặc chiếc váy màu cam rực rỡ và tóc được cột cao có cái nơ to cùng màu. Cô bé bị ốm nên không ăn hết bát phở. Mùi nước dùng thơm ngào ngạt, khiến người Huy run lên vì đói. Huy đã được ăn một bữa ăn Huy mơ ướcv- một bát phở có thật nhiều bánh phở và thịt - dù với thời điểm không như Huy dự tính. Nhưng mà một bát phở dù được ăn trong hoàn cảnh nào với Huy vẫn là món quà vô giá. Huy ăn cả nước lẫn cái. Thịt. Hành. Nước. Bánh phở. Huy húp miếng nước cuối cùng với đầy vẻ tiếc nuối. Cuối cùng, Huy tự thưởng cho mình một việc mà lâu lắm rồi Huy chưa làm đó là lấy giấy ăn quệt nước mỡ dính trên môi. Rồi bước ra khỏi quán với niềm hân hoan lâu lắm rồi Huy mới có. Kể từ khi bố Huy bỏ vào miền Nam với người đàn bà khác, mẹ Huy buồn sinh bệnh mà mất. Tôi xúc động thật sự, không ngăn nổi dòng nước mắt khi biết sự thật bất hạnh đã sớm đổ ụp lên em.Tôi biết rằng đó không phải là mái ấm của em. Tôi chở em về ở
  • 9. 2014 9 nhà tôI, có báo tin cho chú thím em biết nhưng một tuần trôi qua không thấy liên lạc trở lại. Tôi dắt em đến gặp các thầy cô giáo trong trường trong buổi họp mặt đầu năm, thầy hiệu trưởng nhận em trở lại học với điều kiện em phải là một học sinh chăm ngoan.Tôi đưa cho em bài văn viết về mẹ của em đã để lại ấn tượng sâu sắc cho cô giáo chủ nhiệm cũ hồi em học tiểu học - bài văn đó em đạt điểm 10. Với lời hứa học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Đôi mắt em đỏ hoe. Tôi thấy em bắt đầu soạn sách vở, những quyển sách cũ tôi xin mấy người bà con cho em. Tôi thấy trong ánh mắt của em có cái gì đó trỗi dậy thật mãnh liệt. Học được hai tuần, người bác của em từ Mỹ trở về nước thành lập công ty riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bác đi công tác xuống Hải Phòng ghé qua nhà nhà thím và hỏi thăm đứa cháu nhỏ đã gần chục năm không gặp mặt muốn đón Huy vào trong đó để tiện bề chăm sóc theo lá thư cuối cùng mẹ Huy gửi cho bác trước lúc mẹ Huy sang thế giới bên kia. Thím nói dối là Huy đi chơi và vội vàng đến nhà tôi ở tận xã khác để đón về. Mới đầu, Huy không đồng ý nhưng sau một hồi khuyên giải và nhất là khi tôi hứa đi cùng thì em đã nghe theo. Nhìn người bác của Huy chừng năm mươi tuổi, khuôn mặt ánh lên vẻ cương nghị và đáng tin cậy thì tôi biết đây là chỗ dựa vững chắc của cuộc đời em. Tôi vẫn thường viết thư động viên em. 20/11 mấy năm sau, em gửi thư chúc mừng tôi kèm với chiếc thiệp xinh xắn là bản photo bằng khen giải khuyến khích văn cấp tỉnh. (Ghi theo lời kể của một đồng nghiệp)
  • 10. 2014 10 SBD03 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, hành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên http://diendan.violet.vn/threads/sbd03-nguyn-th-thu-huong-thy-yeu-tro-quy.4323/ Bài dự thi: Tôi và học trò tôi Hôm nay, như mọi đêm về, đêm nào thường cũng thế, cứ có thời gian rãnh rỗi ngồi vào chiếc máy tính. Thì với tôi mở đầu tiên là diễn đàn violet. Không hiểu tự bao giờ tôi có thói quen như thế. Tôi cũng như mọi người giáo viên, luôn yêu nghề, mến trẻ và mỗi người có cách thể hiện của riêng mình. Tôi rất vui và tự hào khi được làm nghề giáo. Đã ngoài cái tuổi bốn mươi, tôi mới thấm thía cái tình yêu tri thức. Đôi khi tôi luôn tự dằn vặt với chính mình, và thấy có lỗi với bản thân. Nếu quay ngược lại thời gian, có lẽ tôi sẽ chăm làm, chăm học, yêu lao động hơn khi tuổi đời còn trẻ. Tuổi trẻ qua nhanh khi chợt nhận thức được giá trị thiêng liêng, sâu đậm và nhân văn của tri thức với cuộc sống thì thời gian đã trôi qua. Bởi thế hôm nay, tôi luôn cố gắng hàng giờ khi có thể. Mỗi ngày đến trường với tôi là một niềm vui. Tôi thật sự thấy lòng mình vui, khi những đứa học trò mình từng dạy dỗ biết yêu thương, một ngày khôn lớn trưởng thành gặp lại tôi với lời chào thân thiện, và kính trọng. Nhìn các em giờ có công việc làm có cuộc sống hạnh phúc tôi thấy lòng mình thật vui. Biết nói gì, khi gặp lại các em, những đứa học trò ngày nào, mới đó mà đã tay bồng, tay bế, cuộc sống thật vất vả, cũng chỉ bởi không học hành, cái tình yêu lứa đôi trỗi dậy quá mạnh mẻ, khi tuổi đời còn quá trẻ. Cuộc sống thật vội vã, luôn tấp nập bộn bề. Mỗi người sinh ra đời trời ban cho mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có em thì của ăn của để chẳng hết. Và rồi có em ngày hai buổi tới trường với chiếc áo cũ phải xin một anh chị lớp trên nào đó. Em Nguyễn Văn Vũ đứa học trò của tôi, nhìn em mà lòng tôi đầy thương cảm. Năm nay em đã là học sinh lớp 5, nhưng thoạt nhìn vào chắc rằng, chẳng ai nghĩ là như thế. Thân hình gầy gò, chưa đầy hai mười kí, còn nhẹ cân hơn cả những đứa bé bụ sữa vừa lẫm chẫm tập đi. Cái nghèo về vật chất sao mà nó chua cay, nghiệt ngã và đáng sợ. Nó gặm nhấm con người em từ thân thể đến tâm hồn. Mẹ em bị một người đàn ông lừa tình, sinh ra đến ba người con. Hai người chị gái cũng phải nghỉ học để kiếm kế mưu sinh, khi bước chân vào cấp hai. Sao trên đời có những người đàn ông phụ tình, máu lạnh, bỏ con mà không gì rung cảm. Nhờ được là hộ nghèo mà gánh nặng học phí mẹ phải lo mẹ mới nuôi nổi cho em đến trường. Em học khá là một hoc sinh có tư chất, biết vâng lời, biết lắng nghe và chia sẻ cùng bạn bè. Các bạn trong
  • 11. 2014 11 lớp thấy rất thương em. Tôi thương, thỉnh thoảng tôi cũng cho em vài thứ. Tôi luôn tận tâm dạy cho em với cái ước mơ giản đơn là em đạt học sinh giỏi, cuối năm được phần thưởng vì em có hộ nghèo. Tôi chỉ mong là như thế. Thỉnh thoảng, tôi thường gọi em lại thăm hỏi về em. Mẹ em cũng ốm yếu chẳng khác chi em. Bởi thế mà cuộc sống mới vất vả là vậy. Em thường bảo: cô con học xong lớp 5 cô, lên lớp 6 chắc con phải nghỉ học. Buồn chỉ biết buồn, dẫu động viên thế nào với em cũng chỉ một câu nói là thế. Giá như cuộc đời này mọi chuyện giá như đều có thể thành hiện thực. Những con người được sinh ra trên cuộc đời, được bố mẹ chăm lo, không một chút thiếu thốn, không phải lo nghĩ về vật chất. Vì sao các em lại không học. Nghĩ lại mà tôi thương cho người cô giáo Nguyễn Thị Thoa, nhờ cô, chính cô là động lực là niềm tin để chính bản thân tôi hôm nay, mới có thể thành cô giáo. Cô Thoa ngày ấy là một cô giáo dạy toán, cô dạy rất hay, tôi yêu môn toán cũng có lẽ nhờ chính cô, và cô là thần tượng để tôi yêu toán học như thế. Rồi cái ham chơi của con người tôi những ngày trẻ thơ khi tôi không còn học cô nữa, vào học cấp ba tôi không còn chăm học, cái mác học sinh giỏi nhất giỏi nhất khối 9 của trường Xuân Quang 3 quê tôi ngày ấy không còn nữa. Giờ đây tôi lại thấy chạnh lòng và yêu thương cô hơn. Ngày nào về quê tôi cũng ghé nhà cô. Cô thật tuyệt vời, những bài giảng về đạo đức làm người thời học sinh của tôi với tôi lời cô là tôi nhớ nhất. Cô thường dạy tôi phải biết vượt qua khó khăn chính mình. Cô chứng minh bằng việc làm của mình, ngoài giờ dạy cô còn tranh thủ làm đủ mọi nghề. Bán giá, buôn ngô, buôn sắn … Con cô giờ đã thành đạt, cô chính là tấm gướng sáng soi rọi mỏi nẻo đường mà tôi đã, đang và sẽ đi. Chỉ có sự chân thành, mới làm cho con người ta sâu sắc và khó phai đến thế. Cái nghèo của cậu học trò của tôi hôm nay. Tôi chẳng thể như cô che chở thương yêu, động viên như ngày xua cô thương tôi như thế.Tôi yêu cô giáo của tôi. Nghìn lần cầu chúc cho cô luôn sức khỏe, an nhàn, và hạnh phúc.
  • 12. 2014 12 SBD04 - Nguyễn Thị Thu Hương - Thầy Yêu & Trò Quý Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, hành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên http://diendan.violet.vn/threads/sbd04-nguyn-th-thu-huong-thy-yeu-tro-quy.4324/ Bài dự thi: Lòng tri ân Cô Đào Thị Liễu, có lẽ không ai có con qua ngưỡng cửa cấp 2 của thành phố Tuy Hòa không biết về cô. Cô là một cô giáo giỏi, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cho người ta biết đến, còn với tôi cô hơn hẳn là thế. Cái nhịp sống vội vã hôm nay, mỗi người mỗi việc ai cũng phải lo toan cho cuộc sống của mình. Thời gian chẳng phút nghỉ ngơi, được làm việc, được có một mái nhà nhỏ nhắn, con cái hiền từ chăm học, chăm làm luôn biết giữ gìn nề nếp, phong tục gia đình, sức khỏe đã là con người hạnh phúc. Cuộc sống này có bao người hạnh phúc, giàu sang, nhưng mấy ai trên đời để lại trong lòng người đã từng tiếp xúc, đã từng gặp mình, cái tình cảm chân thành và sâu lắng khó quên. Với tôi người chỉ giàu sang về vật chất thì chưa đủ. Tôi thật sự luôn thấy lòng biết ơn cô giáo Đào Thị Liễu. Mảnh đất nội thành của cái thành phố nhỏ bé Tuy Hòa này, những giáo viên dạy nổi tiếng, phụ huynh học sinh thường biết đến và quan tâm có lẽ là giáo viên trường Trần Quốc Toản và Hùng Vương. Cô Liễu là một cô giáo dạy lí chẳng phải ngôi trường nổi tiếng gì, một ngôi trường nhỏ bé ít người biết đến vốn dĩ mang tên Nguyễn Văn Trỗi. Nhưng hàng năm học sinh chuyên lí của trường chuyên lương Văn Chánh Phú Yên, có được mấy ai vào được trường chuyên mà không khỏi học thêm môn vật lí nhà cô. Chuyện học thêm để vào trường chuyên là bình thường nếu cô chỉ giỏi. Ở trong cô nó toát lên một sự cao thượng, một sự yêu nghề mãnh liệt. Người ta làm việc vì tiền, vì miếng cơm, manh áo, vì cuộc sống thường ngày. Còn cô không chỉ thế. Con trai tôi hiện nay đang học lớp 10 chuyên lí của trường chuyên Lương văn Chánh. Không ít lần con nói với tôi rằng: - Mẹ ơi, nếu một mai lỡ như con trở thành người thành đạt, người cô giáo con về thăm đầu tiên sẽ là cô Liễu mẹ ạ, con sẽ gặp lại cô và có lẽ cô sẽ mừng khi đứa học trò của cô ngày nào được như thế. Tôi thật xúc động. Tôi biết rằng con tôi cũng đã từng học nhiều người, mỗi thầy cô giáo điều để lại trong con một sự kính trọng và ngưỡng mộ. Con thường khen thầy Bửu dạy văn hay hơn cả tuyệt vời, mỗi lần học cảm thấy mệt mỏi đến giờ học văn của thầy thì tâm hồn con thư thả và sảng khoái hẳn lên. Còn cô Nhân dạy hóa cô dạy hay nhất trong những thầy cô con đã từng học. Còn Cô Liễu vì sao con tôi cũng như tất cả học sinh điều thương yêu cô, và
  • 13. 2014 13 kính trong cô như vậy. Cháu về thường bảo với tôi. Mẹ ơi, cô Liễu không những dạy hay mà rất thương người, nhiều lần bạn con nhà nghèo phải đạp xe đạp hàng chục cây số tự Hòa Quang xuống học cô, có khi cô thương mà chẳng lấy tiền. Chuyện học cô thấy hoàn cảnh khó khăn bớt lấy ít tiền, hay dạy không, dạy giúp quả thật em ấy nghèo khó với cô là chuyện bình thường. Cô nhiệt tâm biết phải nói thế nào cho hết được điều đó. Con tôi học chuyên những lúc cô rảnh rỗi cô luôn gọi học trò đến nhà để dạy thêm, cả năm học lớp tám, con tôi học thêm một tuần cả 3 buổi mà cô không hề thu tiền, nếu cô có lấy phụ huynh vẫn nộp nhưng không cô chỉ dạy thêm cho những em thấy yêu và thấy thích phải cần rèn thêm môn vật lí. Và chính nhờ cô mà con tôi đã đậu học sinh cấp tỉnh, cấp thành phố, và vào được ngôi trường chuyên Lương Văn Chánh hôm nay. Tôi chẳng thể biết cám ơn thế nào cho đủ, nếu là vật chất thì biết bao nhiêu cho vừa, chỉ có thể đủ với nhưng người kinh tế khá giả, còn biết bao người khó khăn thì sao? Những ngày luyện thi cô dạy thêm đến cả trưa 11 giờ vẫn chưa nghỉ, và ngày nào cũng thế. Con tôi sinh ra và lớn lên ở vùng dân quê, mảnh đất Hòa Kiến xa nội thành gần hơn chục cây số, mỗi lần đi học ở trường cũng như học kèm thật vất vả và khó khăn, chính cô là người cho con tôi những nghị lực và thành quả đáng tự hào, tôi thầm cám ơn cô, mỗi lần nghĩ về điều này tôi chỉ cầu mong cho cô, có một bàn tay vô hình hãy ban phước lành cho cô. Để cho cô mãi là người luôn có sức khoẻ, một người cô giáo tuyệt vời như thế hãy luôn có sức khoẻ tốt, đem lòng nhiệt huyết của mình phụng sự cho đời, cho sự nghiệp mà cô đã đam mê. Chỉ có đam mê cô mới là con người như thế! Và chính cô sẽ làm cho bao thế hệ học sinh, bao em đam mê và yêu môn vật lí. Sẽ có một cái nền vững chãi để thành công trên bước đường đời. Hôm nay thay cho lời muốn nói bao em học sinh cũng như bấy bậc phụ huynh ở cái tỉnh Phú yên nhỏ bé này thành thật cám ơn cô. Bởi vì sao tôi không nói chỉ học sinh, phụ huynh nội thành, mà cả ngoại thành. Vì hầu như vào mùa hè luyện thi hàng năm vào lớp 10 tất cả học sinh muốn vào học chuyên lí giỏi ở ngoại thành điều đến ôn thi ở cô. Hàng năm một lớp chuyên lí chỉ hơn 30 em, nhưng là học sinh của cô phần đông hơn nửa. Học sinh giỏi đội tuyển cấp tỉnh nội thành hầu như là học sinh của cô. Tôi thầm thán phục cô ở chỗ là giáo viên không dạy trường nổi tiếng, không phải là người gốc nội thành, cô là người dân quê, giọng nói mộc mạc của cô cho tôi biết điều đó. Làm một người cô giáo, thầy giáo được học sinh thương yêu và kính trong từ cái tâm đâu phải dễ. Cái cuộc sống này, với cái vội vã của nền kinh tế thị trường hiện nay, có thể nói mọi thứ hình như điều phải mua bằng tiền. Và muốn con có trí thức cũng thế. Phải có tiền mới có tri thức. Chỉ có đạo đức thì làm được những gì chăng? Thế đó nhưng trong vô vàn ấy, nơi đâu và lúc nào cũng thấp thoáng dáng hình của
  • 14. 2014 14 những con người cao thượng, ngoài tiền còn đạo nghĩa, còn tránh nhiệm và cả lương tâm. Những con người hoàn hảo, vừa có tài vừa có đức thật đáng tôn vinh trong cái xã hội này. Tôi chẳng phải nhà văn, tôi không thể nói hết cảm xúc của mình trên trang giấy. Nhưng lòng tôi thật sự cám ơn, cám ơn trên cuộc đời có những thầy cô hết lòng vì sự nghiệp và yêu thương học sinh như thế. Thay cho nỗi lòng tôi, tôi xin gởi lời cám ơn cô giáo Loan dạy vật lí của trường Đinh Tiên Hoàng, cám ơn hết tất cả các thầy cô giáo đã dạy cho con tôi tri thức, và dạy cho con đạo đức làm người. Lòng tri ân đến những con người đã cho em những bước đi đầu tiên vững chãi. Những điều tôi nói là sự thật rất mong được sự chia sẻ và cảm thông.
  • 15. 2014 15 SBD05 - Phạm Thị Nguyên - Thầy yêu & Trò quý Trường THCS Lý Tự Trọng - Thị xã Gia Nghĩa - Tỉnh Đăknông http://diendan.violet.vn/threads/sbd05-pham-th-nguyen-thy-yeu-tro-quy.4325/ Mỗi lần nghe bài hát “Người thầy” của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy vang lên, trong lòng tôi lại có cảm xúc vô cùng xao xuyến về thời học sinh nhiều bồng bột cùng những kỷ niệm khó quên về mái trường, về thầy cô và bạn bè. Hình ảnh của người thầy trong tôi và hình ảnh “người thầy” trong bài hát sao đẹp đẽ, thân quen là thế. Tháng 11 sắp về, tháng có một ngày đặc biệt dành để tôn vinh các nhà giáo. Nhưng với tôi, đâu chỉ có một ngày để nhớ tới thầy cô, những người đã dìu dắt mình trong cuộc đời cắp sách tới trường. Mỗi lần nhớ lại câu chuyện năm nào về người thầy dạy Tiếng anh cấp 2 là mỗi lần tôi có những cảm xúc thật khác lạ, một chút nhớ, một chút vui, một chút tự hào, một nỗi buồn và tủi hổ, ăn năn. Tuy nhiên, vì có cảm xúc ấy mà tôi thấy cuộc đời học trò của mình có nhiều điều để nhớ, để ghi tạc, để nhắc nhở bản thân biết rèn luyện, vươn lên sống tốt. Năm học lớp8, lớp tôi được nhà trường phân thầy Huy dạy Tiếng anh có tiếng nghiêm khắc nhất trường.Tiết đầu tiên thầy đến, tôi nhớ hình ảnh về thầy là một người rất phong độ, nhưng luôn có những câu hỏi tại sao? Thầy gọi học sinh đứng trả lời câu hỏi luôn yêu cầu giải thích tại sao lại làm như vậy, cần nhớ cấu trúc gì, kiến thức gì liên quan để hoàn thành. Ngay tiết giảng đầu tiên, trong lớp đã có rất nhiều bạn phải chép phạt vì không nắm được kiến thức ngữ pháp liên quan, vẫn làm bài mà không biết đúng, sai. Những tiết học Tiếng anh của thầy cứ trôi như thế, tôi thì luôn đạt điểm 9, điểm 10 còn các bạn thì luôn bị chép phạt với đủ lý do. Với sự dìu dắt của thầy, tôi đã trở thành học sinh học tốt nhất trong nhóm 4 người đi học bồi dưỡng môn Tiếng anh của thầy, mặc dù trong nhóm chỉ có mình tôi là nữ. Tình yêu của tôi với môn Tiếng anh càng ngày càng lớn lên. Mỗi khi thầy có việc không lên lớp được là tôi luôn có cảm giác thật buồn. Tôi đã từng ước gì một tuần có 5 tiết Tiếng anh như môn toán, mà phân phối chương trình chỉ có 3 tiết. Thế là một tuần chỉ được học thầy 3 tiết trên lớp (có tuần còn 2 tiết). Năm tháng qua đi, tôi trở thành học trò được thầy rất quan tâm, yêu quí. Tôi luôn được thầy gọi mỗi khi cả lớp không trả lời được câu hỏi, hoặc trả lời sai. Và thầy là người cuối cùng chốt đáp án. Thầy luôn gọi tôi lên chép bài cho cả lớp làm trong
  • 16. 2014 16 những tiết học ôn tập. Nhưng đến buổi học gần cuối cùng sắp thi tốt nghiệp hết cấp 2 thì một chuyện ngoài mong đợi đã xảy ra. Hôm đó, thầy cho bài tập để cả lớp làm rồi có việc lên phòng hội đồng trường. Các bạn trong lớp tôi ngồi nói chuyện to, người thì nô nghịch, người thì chạy xung quanh lớp. Không khí lúc đó thật náo loạn. Đến khi thầy vào lớp chữa bài tập mà lớp vẫn có nhiều bạn không chú ý lắng nghe, hỏi thì không giải thích được. Tôi biết thầy khi đó rất tức giận, nhưng thầy vẫn kiềm chế và nhắc các bạn chú ý vào bài rồi chữa tiếp. Đến một câu hỏi cũng khá khó, có mấy từ mới tôi hỏi thầy, có từ thầy đã không trả lời được. Khi đó tôi hỏi thầy dạy mấy năm rồi mà sao không nhớ được hết từ vựng. Tôi nhớ khi đó thầy nói rằng thầy đi dạy được 8 năm nhưng không phải từ nào cũng nhớ hết, mà có lúc cũng phải xem lại. Khi đó tôi đã tỏ thái độ không kính trọng thầy và bị thầy phát hiện. Thầy đã mắng tôi một trận, và mắng cả lớp vì không chú ý. Tôi khi đó đã đứng lên xin lỗi thầy nhưng dường như vẫn không xoa dịu được sự tức giận trào dâng trong lòng thầy. Tiết học ôn tập sau đó thầy không dạy lớp. Còn tôi, trong lòng tôi thấy hối hận vô cùng và luôn trách cứ bản thân tại sao lại hồ đồ như vậy. Tôi đã muốn xin lỗi thầy thêm lần nữa nhưng tôi đã không đủ can đảm để nói lời xin lỗi mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt lạnh lùng, nghiêm nghị của thầy. Khi đó tôi thấy rất có lỗi, vì mình mà thầy không dạy lớp tiết ôn tập cuối cùng. Tôi cũng chỉ gặp lại thầy có một lần khi tôi đi học về năm lớp 10, tôi chào thầy và thầy đã gật đầu. Khi đó tôi thấy vui vô cùng vì nghĩ rằng chắc thầy không còn giận tôi nữa, không ghét tôi nữa. Từ đó tôi chưa một lần về lại trường để gặp thầy, bởi tôi không đủ can đảm, và xấu hổ. Tôi cũng không biết nhà thầy, vì ngày đi học thầy không cho học sinh tới nhà chơi bao giờ. Thời gian cứ thế trôi đi, thi thoảng trong những đêm tôi mất ngủ, tôi đã trở dậy ghi những cảm xúc của mình trong cuộc sống, tôi lại nhớ đến ngày cắp sách tới trường ngày cấp 2. Tôi đã viết những bức thư xin lỗi thầy trong khoảnh khắc như thế. Những bức thư của tôi chẳng khi nào được gửi, tôi chỉ viết ra để thấy đầu óc mình được nhẹ nhõm hơn, và thấy đỡ hối hận hơn. Tôi đã vào đại học và trở thành cô giáo dạy môn vật lí, chứ không phải môn tiếng anh mà tôi yêu thích. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy là đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi rời mái trường Trung học cơ sở. Có một điều kỳ diệu đã đến với tôi trong những ngày gần đây. Tôi đã vào miền Nam giảng dạy và vô tình gặp được người bạn rất thân của thầy, ở gần nhà thầy luôn. Tôi hỏi thăm cuộc sống của thầy qua chú ấy, và xin được số điện thoại của thầy. Tôi và thầy có một cuộc trò chuyện thật tình cảm. Tôi đã nói tên và lớp học thầy dạy năm nào và vui mừng khôn xiết vì thầy vẫn nhận ra mình và
  • 17. 2014 17 những người bạn khác trong lớp. Thầy hỏi thăm cuộc sống của tôi, chúc mừng khi tôi trở thành đồng nghiệp của thầy. Tôi nhắc lại câu chuyện năm nào và nói lên cảm xúc của mình khi bị thầy mắng cũng như xin lỗi thầy. Thấy nói rằng “thầy không ghét bất kỳ học sinh nào, đôi khi thầy nóng tính quá thầy mắng để chúng mày biết mà vươn lên trong cuộc sống”. Thế là cảm xúc của tôi đã được giải tỏa suốt biết bao năm qua. Thầy hẹn tôi Tết về quê thì ghé thăm nhà thầy để thầy trò tâm sự. Cuộc nói chuyện giữa tôi và thầy kết thúc mà trong lòng tôi vẫn có thật nhiều cảm xúc, vui buồn khó tả. Tôi mơ về một ngày sẽ được gặp lại thầy, người thầy luôn ở trong tim tôi với hình ảnh thật đẹp. Một lần bị thầy mắng mà tôi đã không thể quên thầy cùng tiết học của thầy, không quên những lời thầy phê trong sổ đoàn viên. Mỗi năm học tôi được học nhiều thầy cô khác, mỗi người thầy đều có những hình ảnh để tôi lưu lại, gìn giữ. Nhưng hình ảnh về thầy, người thầy dạy Tiếng anh vẫn trong trái tim tôi với thật nhiều cảm xúc lạ!
  • 18. 2014 18 SBD06 - Trần Dũng Đạt - Thầy yêu & Trò quý Trường Phổ Thông Phú Tân http://diendan.violet.vn/threads/sbd06-trn-dung-dat-thy-yeu-tro-quy.4326/ NHỮNG DÒNG TÂM SỰ Alô! Alô! Xin lỗi chị có phải là phụ huynh của em………..không ạ! Lúc này, em……có những biểu hiện khác thường chị ạ!... Chào chị… Trong lúc cuộc sống tất bật, hối hả, bộn bề và nhiều áp lực, thì công nghệ thông tin là một phương tiện liên lạc hiệu quả nhất. Nhưng đời đâu chỉ là Alô? Bởi vì, không phải mọi việc cũng được nói ra một cách dễ dàng đâu? Tôi không phải là chủ nhiệm, nhưng nhờ những chuyến “thị sát”, tôi đã chính kiến những mảnh đời bất hạnh và ở đó ta thấy được một chút ánh sáng le lói của niềm tin. Đó là trường hợp của của em Nguyễn Thành Lộc – học sinh lớp 12C3 trường THPT Tiến Bộ trong năm học 2012 – 2013. Chàng trai trầm tư, luôn đeo kính cận và có biệt danh là “giáo sư”. Nguyễn Thành Lộc học sinh lớp 12C3 - Năm học 2012-2013 Nhà nghèo, cảnh khó … “Lúc trước nhà em cũng có đất, có ruộng của bà nội cho, nhưng đến năm một tuổi thì ba gạt mẹ em bán hết lúa, hết đất để đổi đời bằng cách sắm xe gắn máy”. Bởi vì, chiếc xe lúc ấy là cả tài sản và sự sống của gia đình em.Từ khi có con ngựa
  • 19. 2014 19 sắt ở trong nhà, sau này mẹ kể lại: “Sắm được xe máy thì ổng đi ngày đi đêm bỏ mặc mẹ con em ở nhà; lúc đó nhà em cơ cực, mẹ phải gởi em cho bà nội để đạp xe đạp mỗi ngày hơn mười cây số để rũ rơm, bắt ốc, hái rau hoặc đi mua phế liệu để kiếm tiền nuôi em”. Thế là, ngôi nhà vốn trống trước trống sau, giờ lại vắng lặng hơn. Thời gian thấm thoắt trôi qua “Bố đi xa và làm gì thì em không biết. Thỉnh thoảng bố về…”.Thương lắm bố ơi! Nhớ lắm bố ơi! Nhưng em không nói được nên lời và từ trong sâu thắm tâm hồn của một đứa bé mới lớn, em mong bố hãy rủ lòng thương. …Bố lại đi xa. Không biết lần này là lần thứ mấy?…Bố lại về…“nhưng chẳng ngó ngàng vì cuộc sống của mẹ con em”.Vì thế, mẹ phải tần tảo và bươn chải cho cái ăn, cái mặc, việc học, việc hành đều được đặt lên vai của người phụ nữ kém duyên. Rõ ràng, người ta đi biển có đôi, còn mẹ tôi đi biển mồ côi một mình…“Rồi, năm em được năm tuổi, tưởng bố sẽ rất thích thú với đứa con thứ hai được chào đời…nhưng nào ngờ sự xuất hiện của một thành viên trong gia đình cũng không làm thay đổi được bố”. Ba năm sau bố lại về, tưởng chừng mọi việc trở nên bình lặng, thằng bé sắp gọi và nói bố ơi! Con không khóc đâu! Ngôi nhà trong khu dân cư - được nhà nước cấp cho thuộc ấp Trung 3, thị trấn Phú Mỹ - sắp đón chủ trở về; thì “chẳng được bao lâu, bố đánh mẹ bầm dập con mắt phải vào bệnh viện ở một tuần để điều trị. Lúc đó, gia đình định chuyển cho em học ở trường trên quê ngoại nhưng lại thôi vì sợ lên trển lạ nước, lạ cái nên khi điều trị xong mẹ con quyết định ở trọ trong nhà trọ Hai Thăng với mức tiền 250.000đ/ tháng. Những cơn sóng và kết quả ngọt ngào Quả thật, những gì em biết là thế! Đó là những vết thương lòng đầu tiên nó gặm nhấm trong một thời gian dài; nó nhức nhối mỗi khi nhớ đến; nó đủ sức thiêu đốt cả tâm can. Việc học của em cũng theo những cơn sóng của gia đình. Từ lớp 1 đến lớp 5, em được nhà trường công nhận là học sinh tiến tiến. “Nhưng đến năm học lớp 6 đến lớp 9 thì lại tuột xuống trung bình…”. Buồn thật, nhưng qua tiết sinh hoạt ngoại khóa, qua lời giảng của thầy cô,… “em thấy được những học sinh nghèo vượt khó mà học giỏi. Nhà mình cũng thuộc diện đó mà sao mình không làm được, nên đầu năm lớp 10 em quyết định phấn đấu để được như người ta”. Và chính sự phấn đấu không biết mệt mỏi đó cuối cùng cũng được đền bù. Kết quả cuối năm em được xếp loại khá. Rồi một năm nữa lại đến, em háo hức bước vào năm học mới. Nhưng cũng tại thời điểm này “mẹ quyết định li dị với ba em”. “Mẹ em lúc trước không có muốn li dị,
  • 20. 2014 20 vì tưởng chừng sau bao nhiêu chuyện cha em sẽ thay đổi quay về…làm lại từ đầu”. Có lẽ, bấy lâu nay mẹ cố dồn nén để cho nó ngủ yên nhưng không được, giờ lại bắt đầu lên tiếng. Quả thật, ở đời hạnh phúc không bao giờ đến một cách dễ dàng. Giải quyết xong chuyện li dị cũng là lúc em tự đánh mất chính mình khi kết thúc chương trình học 11. Ở năm học 12 mọi biến cố đã lùi xa, em xem đó là những thử thách mà mình không thể né tránh được. “Em cố gắng nhưng cố gắng không được và kết quả cuối học kì I bị khống hai môn Văn, Sử”. Có lúc em nghĩ, thế là hết!...Nhớ lại, đêm đêm ngồi học bài ở tại trạm cơm từ thiện nhưng có học được đâu. Đầu óc cứ bị chi phối bởi những chuyện đâu đâu: nào là chuyện gia đình túng thiếu, nhất là hình ảnh người mẹ đang sống trong căn nhà của những người từ thiện cấp cho; chuyện những người bạn khó tính cứ nạt nộ mỗi lần em đến thu tiền quỹ lớp; rồi những câu quát mắng của bố lại văng vẳng bên tai. Thế là, nỗi đau tình cờ đã chạm đến góc khuất của trái tim, rồi nỗi buồn lại có dịp trào dâng. Có lúc em tự tách mình khỏi biên chế lớp; sống cô lập ở một thế giới riêng, để không ai chạm đến nỗi đau của chính mình dù là sự tình cờ vì nó rất mong manh, dễ vỡ. Nhưng nghĩ lại, em là đứa học sinh duy nhất lúc ấy được nhà trường hỗ trợ 100.000đ/ tháng để có điều kiện học tập; và mình cũng rất vinh dự khi nhận được xuất học bỗng Doãn Tới 1.200.000đ. Đắn đo mãi, không biết làm sao? Lần này, em quyết định đến gặp giáo viên bộ môn và thầy chủ nhiệm nhờ giúp đỡ. Nhờ thế, em đã bắt đầu có sự tiến bộ và không còn ngán ngại những môn học bài nữa. Rồi, thấy em có hoàn cảnh đặc biệt, thầy Nguyễn Văn Hiệp và cô Hiền dạy thêm môn Hóa và môn Lý ở tại nhà vào các buổi tối ba, tư, năm, sáu, bảy. Thầy Trần Dũng Đạt yêu cầu em học thêm môn Ngữ văn tại trường vào buổi tối thứ hai. Nhờ thế, em tiến bộ dần và bắt đầu tìm lại sự tự tin ở khả năng của chính mình. Hóa ra, mình đâu phải là một học sinh bị bỏ rơi, dù có lúc đã từng đứng trên chất ngất của sự tuyệt vọng và tận cùng của sự bi đát. Giờ này, em trút bỏ những mặc cảm, tự ti và quan trọng hơn là em đã hòa nhập cùng với chúng bạn. Bước ngoặt của cuộc đời em, có lẽ là lúc em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa và sau đó tiếp tục thi đỗ vào trường đại học Cần Thơ.
  • 21. 2014 21 Nguyễn Thành Lộc trong ngày khai giảng năm học mới 2013-2014 (Hàng ngồi, thứ 2 từ phải sang (đeo kính), cùng những học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học đợt 1) Nhớ lại khi còn học ở trường, biết mình nhà nghèo, cảnh khổ. Tiền học đã là khó huống chi tiền ăn. Hằng ngày đến giờ ra chơi, em thường nhận “đơn đặt hàng” đi mua quà vặt cho các bạn trong lớp để lấy số tiền dư của các bạn cho cộng với số tiền ít ỏi của mình, dùng để mua một số thức ăn lót dạ. Nhưng có hôm cũng chả có đồng nào. Thật cảm động vô cùng! Vậy là, trong cuộc sống ta lại bắt gặp thêm một đứa trẻ đang trôi nổi giữa dòng đời mặc cho con thuyền định mệnh. Chính điều ấy, có khi lại làm cho em mang trong lòng những nỗi đau vì những bất hạnh sớm phải nếm trải khi còn tuổi thơ, nay lại phải đối diện với gia đình với cuộc đời, Nguyễn Thành Lộc lại có những khát vọng ngọt ngào của yêu thương, hạnh phúc và sự học tập. Giờ này, mỗi khi gặp lại, em thường hay nhắc: giữa thầy và em có một ân tình ngọt ngào, khó tả, mấy dễ gì quên. Ghi chú: lời dẫn trong ngoặc kép chính là lời của nhân vật (Nguyễn Thành Lộc) được người viết trích lại qua bức thư của em đã gởi cho thầy Trần Dũng Đạt trước đây. Đêm 19/10/2014
  • 22. 2014 22 SBD07 - Lê Thị Ngọc Mai - Thầy yêu & Trò quý Trường THPT Thanh Ba – xã Ninh Dân – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ http://diendan.violet.vn/threads/sbd07-le-th-ngc-mai-thy-yeu-tro-quy.4331/ Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Địa lí với tấm bằng loại giỏi và trái tim đầy nhiệt huyết, tôi hào hứng với công việc trồng người của mình. May mắn hơn nhiều các bạn sinh viên khác, tôi được vào biên chế sau bốn tháng ra trường, được đứng trong hàng ngũ giáo viên của tỉnh Phú Thọ. Cơ chế thị trường cứ cuốn tôi, để sau 2 năm ra trường tôi chợt nhận ra mình không còn yêu nghề như những ngày đầu tiên nữa. Cảm giác của tôi lúc bấy giờ vô cùng hụt hẫng và có kèm theo chút chán nản. Tháng 07 năm 2013, tôi nhận nhiệm vụ mới: Chủ nhiệm lớp 10C với 40 học sinh. Bao lo lắng đan xen vì đây là khóa chủ nhiệm đầu tiên của tôi, tôi chưa biết được mình sẽ phải làm gì, nói với các em điều gì để xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, tiên tiến. Ngày đầu tiên gặp các em, tôi hồi hộp. Và rồi, khi nhìn thấy những đôi mắt ngây thơ, đặt niềm tin vào tôi, lòng tôi vững vàng hơn. Thời gian cứ trôi đi, thầy trò chúng tôi trải qua nhiều kỉ niệm: Những ngày tập văn nghệ say mê, những ngày làm báo tường đầy sôi nổi, những buổi lao động tập thể hăng say và cả những buổi học háo hức lĩnh hội kiến thức mới… Tôi vẫn hay nói với học trò của tôi rằng: Các em hãy cố gắng và biết xác định việc gì là quan trọng trong mỗi giai đoạn của cuộc đời! Thầy trò tôi sau gần một năm rưỡi đồng hành cùng nhau, niềm vui có, nước mắt cũng có nhưng tất cả chỉ là để hiểu nhau hơn, để bền chặt hơn. Năm nay, vào sinh nhật tôi – chưa bao giờ tôi có một sinh nhật đáng nhớ như thế. Các trò của tôi đã dành thời gian sơn mới lại lớp học, vệ sinh lớp học sạch sẽ, chuẩn bị sinh nhật cho tôi thật ấm áp. Tôi vô cùng bất ngờ và thích thú khi đọc hết lời chúc mừng của các em đính trên bảng. Hạnh phúc ngập tràn…
  • 23. 2014 23 Cho đến hôm nay, khi đọc được cuộc thi này, tôi tham gia. Mục đích của tôi là để cảm ơn những học trò yêu quý của tôi. Nhờ các em, tôi đã tìm lại được nhiệt huyết với nghề, có thể sẽ còn nhiều khó khăn nhưng nhất định tôi sẽ luôn sống, học tập và lao động xứng đáng với “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”! Tập thể nữ sinh
  • 25. 2014 25 SBD08 - Lê Anh Tuấn - Thầy yêu & Trò quý Sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn http://diendan.violet.vn/threads/sbd08-le-anh-tuan-thy-yeu-tro-quy.4332/ TÌNH THƯƠNG GIẤU Ở TRONG LÒNG Ngày thơ ấu, mẹ dắt em đến trường. Ngày thơ ấu - sự giản đơn vốn có, em hồn nhiên, trong sáng, chẳng biết gì. Ngày đầu tiên đi học, lúc rời bàn tay mẹ, em đã khóc thật nhiều. Thầy không dạy em cách để vượt qua bản năng của một đứa trẻ, nhưng em học được một điều: "nụ cười trìu mến, ánh mắt hiền từ có thể xua tan nỗi sợ hãi và tạo sự gần gũi tin yêu". Thầy không dạy em biết lý do những người học trò nhỏ yêu bạn, yêu lớp nhưng em học được bài học: "sự dịu dàng và đúng mực sẽ tạo được sự gắn bó yêu thương". Thầy không dạy em sự cố gắng là như thế nào, nhưng em học được: "đặt niềm tin và sử dụng lời khen chân thành sẽ là động lực giúp con người vươn lên". Thầy không dạy em biết vì sao Thầy hay đọc truyện cổ tích cho em nghe, nhưng em đã học được điều này: "truyện cổ tích chắp đôi cánh ước mơ cho tuổi thơ thêm xinh đẹp, cảm nhận đúng sai, những tình cảm tốt đẹp của con người". Có một lần đùa giỡn, bắt chước trong phim, em lấy viên đá tự đập vào đầu mình. Thầy phạt lấy thước đánh vào tay em. em đã khóc vì đau. Thầy không dạy em biết khái niệm tình cảm là như thế nào, nhưng em đã học được: "tình cảm không chỉ thể hiện ở quan tâm, mà còn là "roi vọt" để nhớ không sai phạm". Em là một đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động. Những lúc té ngã thật đau, Thầy đều nhẹ nhàng đỡ em dậy. Thầy không dạy em biết nâng đỡ người khác khi té ngã thì được lợi ích gì, nhưng em học được một điều: "nâng đỡ người khác khi té ngã sẽ làm rung động trái tim và mang lại hạnh phúc cho người đó". Một ngày trời sắp có bão, gió to làm những đứa trẻ như em rất sợ. Thầy đã đến bên em dịu dàng, nhưng đầy vững chãi. Thầy không dạy em biết một đửa học trò nhỏ sẽ chóng quen và hững hờ, nhưng em học được: "tình cảm thật sự thì bao giờ cũng tràn đầy".
  • 26. 2014 26 Thầy không dạy em chia tay sẽ buồn như thế nào, nhưng em cũng học được: "tình yêu thương thân thiết có thể làm con người phải khóc". Thầy không dạy em biết công ơn của người Thầy dành cho học trò là to lớn nhường nào, nhưng em học được: "thời gian không phai nhạt những ân tình". Thầy không dạy em những gì ngoài kiến thức trong sách vở, nhưng em học được thật nhiều. Thầy ơi! Người Thầy với tuổi thơ của tôi đầy ắp kỉ niệm. Tôi học hết lớp 5 thì Thầy chuyển công tác về quê. Chặng đường xa nên lớp học trò chúng tôi ít khi gặp Thầy. Nhưng cơ hội cũng đến, tôi vui mừng khi liên lạc được với Thầy và thăm Thầy nhân ngày nhà giáo 20/11. Kỉ niệm lại về. Bàn tay tôi nắm lấy tay Thầy. Bàn tay tôi run. Ánh mắt Thầy vẫn hiền từ, bao dung như ngày nào. Thấy nói vui chấn an tôi: "Thầy chứ ai đâu. run như vậy chắc không dám nắm tay bạn gái đâu". Thầy mỉm cười trìu mến. Tôi hỏi thăm Thầy về sức khỏe, gia đình và công việc của Thầy. Tôi lấy tờ báo trên bàn để đọc nhưng là để cố che giấu cảm xúc. Tôi thương Thầy quá. Khóe mắt tôi khẽ nhòa khi thấy tóc Thầy điểm bạc. Tôi lúng túng. Trong giây phút, tôi cảm nhận mắt Thầy cũng ươn ướt. Thầy đi lấy một ly nước để tôi uống. Tôi ngồi nói chuyện với Thầy thật lâu. Tôi gửi lời cầu chúc đến Thầy và gia đình rồi xin phép về. Tôi ra về, đi được một đoạn, tôi lấy điện thoại gọi lại Thầy. - Dạ. thưa Thầy em về. Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe nghen Thầy. Em có món quà tặng Thầy, Em biết Thầy sẽ không từ chối. Đó là bài thơ em viết, lúc nãy em định đọc tặng Thầy nhưng chắc em còn là cậu bé nên em còn sợ Thầy ạ. Thầy nói tôi đọc Thầy nghe. Không gian yên lặng, tôi đọc thơ: Thầy ơi! em nhớ những ngày thơ Nơi kỉ niệm xưa cứ hiện về Bóng dáng của thầy trên bục giảng Hiền từ, trìu mến cả trong mơ! Thầy dắt em qua tuổi học trò Trên con đường giấy trắng thơm tho Có đàn nhạn biếc, đồng hương cỏ Có biển, sông quê, có bến đò.. Có ngàn câu chuyện đẹp nên thơ Thầy kể mà em nhớ đến giờ Cô Tấm, Thạch Sanh, ông đánh cá,..
  • 27. 2014 27 Tình thương chan chứa rộng vô bờ! Có buổi mùa thu man mác buồn Bóng chiều lạnh lẽo nhẹ nhàng buông Thoáng nhìn cửa lớp mưa giăng lối Thầy đón đưa em cả dặm đường. Lòng trẻ hồn nhiên quá hững hờ Lời Thầy chỉ bảo lại thờ ơ Em đâu có biết tình Thầy đó Như sóng trời kia chẳng bến bờ! Tay em ôm trọn những nhành hoa Như để mùa xuân khỏi nhạt nhòa Có phải mùa thu mà lá rụng, Hay là lá khóc nhớ Thầy xa? Thầy ơi! Thầy có nhớ em không? Đứa nhỏ ngày xưa học vỡ lòng Đứa nhỏ vẫn thường hay ngỗ nghịch Bên Thầy lúc gió lùa qua song. Thầy không còn dạy chúng em rồi Trần thế cho dù vạn đổi ngôi Nhưng trái tim em Thầy mãi mãi: Là Thầy yêu quý của em thôi! Và tôi khóc, vì tôi cố níu giữ thời gian. Tôi không còn kiềm nén được dòng nước mắt nữa. Tôi khóc to thành tiếng. Tôi nghe sự nghẹn ngào trong tiếng nói của Thầy. Thầy cảm ơn và xin nhận món quà. - Em làm thơ hay lắm. em bắt đầu làm thơ khi nào vậy? - Dạ. hồi em học lớp của Thầy đó ạ. - Thầy không dạy em cách làm thơ mà? - Dạ. Thầy không dạy em nhưng em đã học được ở Thầy. Tình cảm là thơ đó ạ
  • 28. 2014 28 SBD10 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý Trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp, Ấp Mỹ Trung, Xã Mỹ Hội, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang http://diendan.violet.vn/threads/sbd10-d-van-hung-thy-yeu-tro-quy.4365/ Thông qua cuộc thi này xin gửi tặng bài thơ này đến thầy Lục Văn Vũ (giáo viên Toán trường THCS Thị Trấn Cái Bè - từng chủ nhiệm lớp 8/2 năm học 2001-2002 trường THCS Phan Văn Ba) Một nỗi niềm, từ lâu em giữ kín Về người thầy, em mãi kính trong tim Vì học trò, thầy vẫn thức bao đêm Từng giáo án, thầy trắng đêm mà có Những phương trình, những bài toán luôn khó Thầy chỉ bảo, và gắn bó cùng em Những lời dạy, những phương thức em xem Làm hành trang, để cho em vững bước Thầy ơi thầy, giờ em luôn mong ước Sẽ được thầy, dìu dắt bước em đi Những nhọc nhằn, những lo lắng đôi khi Thầy giải tỏ, khi kì thi sắp đến Và giờ đây, con thuyền xưa cập bến Sang bên này, đứng ngóng bến bên kia Nhớ thầy, nhớ toán cộng trừ nhân chia Nhớ về những ngày thức khuya dậy sớm Thầy ơi, trong em tình yêu luôn chớm Gửi thầy, những giọt sương sớm tinh mơ Gửi lời chúc, vào trong những vần thơ Gửi những kỉ niệm vô bờ còn dấu Lời thầy dạy, muôn đời em ghi dấu Lấy làm nền, và phấn đấu tương lai Em mong được, sớm trong những ngày mai Được quay trở lại, những ngày thân ái Những tiết học, những tiếng cười sảng khoái Những chuyện đùa, rất thoải mái giữa trưa 20 tháng 11 những lời chúc say xưa Gửi đến thầy, bến đò xưa đáng kính.
  • 29. 2014 29 SBD11 - Đỗ Văn Hùng - Thầy yêu & Trò quý Trường Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp, Ấp Mỹ Trung, Xã Mỹ Hội, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang http://diendan.violet.vn/threads/sbd11-d-van-hung-thy-yeu-tro-quy.4376/ NHỮNG CÁNH CHIM KHÔNG MỎI Như cánh chim không bao giờ biết mỏi Cứ nhởn nhơ chao luyện giữa bầu không Lấy thân mình trải nắng hạ gió đông Mang mơ ước đem về cho cuộc sống. Ôi! Cô Thầy, những tấm lòng giàu rộng Chẳng có gì so sánh được công lao Vẻ đẹp kia sáng hơn cả trời, sao Luôn chiếu rọi soi sáng đường phía trước Người dìu dắt cho chúng con vững bước Vượt chông gai, gian khổ cả cuộc đời Mang thanh xuân, tuổi trẻ một con người Đem đổi lấy tương lai bao thế hệ Đầy bản lĩnh mà cũng đầy trí tuệ Chẳng bao giờ rơi lệ lúc khó khăn Gian khổ kia cũng không thể cản ngăn Được tình cảm mà người dành riêng đó Nhưng đã có mấy ai đà hiểu rõ Được tấm lòng cao cả của Cô Thầy Lúc mênh mông cũng nhơ nước sông đầy Lúc rạt rào như mưa mùa nắng hạn Công ơn đó ngôn từ nào trút cạn Ơn Cô Thầy, chúng con mãi khắc ghi Cánh chim non dầu cho đã bay đi Nhưng vẫn mãi nhớ đâu là nguồn cội Hãy tiếp tục làm trăng sao chiếu rọi Soi sáng đường dẫn bước thế hệ sau Hãy vươn mình bay giữa khoảng trời cao Mang kiến thức ban trao cho cuộc sống.
  • 30. 2014 30 SBD12 - Huỳnh Thị Thơ - Thầy yêu & Trò quý http://diendan.violet.vn/threads/sbd12-huynh-th-tho-thy-yeu-tro-quy.4393/#post- 9871 Có thể bây giờ cô đã quên em Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết Ra trường rồi, em cũng đi biền biệt Vẫn nhớ lời tự nhủ, sẽ về thăm. Có thể bây giờ chiếc lá bàng non Của ngày em đi đã úa màu nâu sẫm Ai sẽ nhặt dùm em xác lá? Như em thuở nào ép lá trang thơ? Ước gì .... hiện tại chỉ là mơ! Cho em trở về chốn ấy Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên. Em nhớ hoài tiết học đầu tiên Lời cô dạy:"Văn học là nhân học" Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp. Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi Những lúc buồn em nhớ quá-cô ơi Bài học cũ chả bao giờ xưa cũ. Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học sinh trong những năm cấp ba của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm này cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc chỉ một năm duy nhất – năm lớp 12, cô giáo dạy văn của tôi (Cô Tám) đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu sắc.
  • 31. 2014 31 Hình 1: Cô giáo của tôi (Cô Tám – đứng thứ 4) và tôi – đứng thứ 6 từ trái sang Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu môn văn nhiều hơn. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến. Thật may mắn hơn nữa khi chúng tôi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông thật nghiêm túc. Khi lớp xếp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp xếp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó của cô vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Nhớ lại ngày xưa lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi – bạn ấy tên là Vi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn ấy nhưng trong lớp lại có bạn nói: “ Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?”. Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “ Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, những giọt nước mắt lại rơi trên hai hàng mi của cô. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc
  • 32. 2014 32 ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn?. Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình. Hình 2: Tiết ngoại khóa của lớp tôi Thế là những ngày học cuối cấp cũng đã đến, kết thúc 365 ngày chúng tôi sống dưới mái trường THPT Hiệp Đức này, chúng tôi sắp chia tay thời học sinh tại đây để bước tiếp một chặng đường khác, và hôm nay là tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối cùng của thời học sinh, vẫn phòng học này, vẫn chỗ ngồi này nhưng sao hôm nay cảm giác khó tả quá, ngồi trong lớp học tôi dõi mắt xa xăm, ngoài kia hoa phượng đã nở rộ khắp sân trường, những chú chim non chuyền từ cành nay sang cành kia hót líu lo, những con bướm vàng đua nhau hút mật, những con ve ve đã cất tiếng gọi hè....mọi cảnh vật thiên nhiên đều bình yên đến lạ lùng, chỉ có trong phòng học 12/3 của chúng tôi với biết bao nhiêu là tâm trạng, đứa này cứ cầm tay đứa kia không nói nên lời, cứ làm như sẽ không bao giờ gặp lại vậy, mà… cũng… có… thể …lắm… chứ! Tiếng trống trường vang lên thật không đúng lúc, chưa khi nào như lúc này tôi lại ghét tiếng trống tan trường đến như thế. Cả lớp đều ngồi lại mặc kệ tiếng trống vô duyên đó, tất cả như đều muốn kéo dài cái giây phút thiêng liêng ấy, kéo dài cái giây phút mà có lẽ sau khi ra khỏi phòng học này thì tụi chúng tôi đều khó có thể tìm lại được.
  • 33. 2014 33 Tan buổi học cuối cùng ai cũng mang trong mình 1 cảm xúc riêng nhưng có lẽ theo tôi tất cả đều hứa với lòng mình là sẽ thật cố gắng để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy(cô), để đền đáp lại những bài học vô giá mà các thầy(cô) ở mái trường THPT Hiệp Đức này đã dạy dỗ. Tròn một năm, được học những giờ văn vui và bổ ích của cô và được cô làm chủ nhiệm, cô đã để lại trong tôi một ấn tượng thật đặc biệt. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Con muốn gửi lời cảm ơn tới cô: “Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống”. Hết cấp học, trong đám học trò nghịch ngợm của chúng tôi dần dần trưởng thành theo năm tháng, có người hiện là nhà báo, kế toán, nhân viên kinh doanh... hoặc là cán bộ trong cơ quan Nhà nước…, riêng tôi lại trở thành người đồng nghiệp của cô – người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến bờ tương lai. Năm nay, chúng tôi đều đã tròn 27 tuổi. Mỗi độ tết về, chúng tôi lại gặp nhau, lại kéo tới thăm cô, thăm mái trường ngày xưa - nơi để lại cho chúng tôi biết bao nhiêu là kỉ niệm vui buồn của thời học sinh ngây thơ ấy. Hình 3: Tập thể lớp 12/3 của chúng tôi 9 năm về trước (2003 - 2006)
  • 34. 2014 34 SBD13 - Dương Thị Mai - Thầy yêu & Trò quý Giáo viên trường THPT Trần Quang Khải - Hải Dương http://diendan.violet.vn/threads/sbd13-duong-th-mai-thy-yeu-tro-quy.4394/ Biển xa, ngày …..tháng….năm Cô kính mến! Đã lâu em không liên lạc với cô, không về thăm cô từ ngày em rời trường học vì giờ đây em đang là chiến sĩ canh gác ngoài biển xa. Hằng đêm con sóng vỗ vào thân tàu, gợi cho em nhiều cảm xúc, em rất nhớ lớp học của mình, nhớ cô và các bạn. Em mong những dòng chữ này sẽ được chuyển đến cô - cô chủ nhiệm đáng kính của em. Mùa thu với hoa sữa nồng nàn luôn gợi cho em nhớ đến kỉ niệm thời học trò, đó là những ngày đầu tiên cô bước vào lớp khi chúng em học lớp 11, lúc đó lớp mình là lớp nghịch nhất trường, ai cũng ghét, ai cũng chán ngay cả cô giáo chủ nhiệm cũ của em cũng ghét chúng em. Cô vào chủ nhiệm thay với vẻ mặt nghiêm nghị, giọng nói dứt khoát, làm bọn em đứa nào cũng sợ hãi, biết là không thể nghịch được nữa rồi. Tháng đầu tiên trôi đi, chúng em cảm nhận được ngoài sự nghiêm khắc cô rất thân thiện, trong những giờ giảng Văn cô luôn liên hệ thực tế, kể cho chúng em câu chuyện cười, những câu chuyện mang tính nhân văn, những bài học dường như trước đó không ai bảo cho chúng em biết. Cô quan tâm đến chúng em từng tí một, lớp mình có nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đứa không có mẹ, phải ở với bố và mẹ ghẻ, tủi cực như Thư mắm, đứa mất cha như em, đứa phải ở với ông bà như Huệ rùa, đứa bố mẹ ốm đau ốm như Thắng. Chúng em chán nản chẳng
  • 35. 2014 35 muốn bước tiếp vậy mà cô động viên, an ủi chúng em đã trở thành những học sinh khá, Huệ là học sinh giỏi hai năm liền cô chủ nhiệm. Cô đã thổi cho chúng em ngọn lửa nhiệt huyết, cho chúng em biết sống có lý tưởng, vươn lên, cô biết khả năng của từng đứa mà hướng nghiệp: em cô bảo em nên theo con đường binh sĩ, nên từ đó em yêu hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Cô còn nhớ trong bài thơ Tây tiến cô giảng em nghe người lính Tây tiến, lãng mạn, thơ mộng vượt lên khó khăn gian khổ và oai hùng biết chừng nào không? Đến bây giờ em thuộc bài thơ đó như in, em còn nhớ cô nói trong thời đại hiện đại, có nhiều xô bồ, có nhiều nghề kiếm ra nhiều tiền thì người bộ đội họ hiện lên rất đẹp qua tư chất, vì họ được rèn luyện khi tổ quốc cần. Lúc này đây, dù tuổi quân của em còn trẻ nhưng trong quân ngũ em thấy mình chững chặc hơn rất nhiều, mạnh mẽ hơn rất nhiều cô ạ. Còn các bạn khác đều đi theo con đường của các bạn không ai còn suy nghĩ học xong cấp ba lấy tấm bằng đi làm công nhân nữa. Các bạn báo cho em biết lớp mình vừa rồi đỗ đại học rất nhiều đúng không cô? Tất cả nhờ có cô dìu dắt, lúc đầu lớp 10 chúng em có 6 học sinh tiên tiến, lớp 11 cô chủ nhiệm 16 học sinh, sang kỳ II cô ước mơ được 20 học sinh, và đến năm lớp 12 thì 26 trong số 33 học sinh được tiên tiến, có nhũng đứa mừng rơi nước mắt, đứng trước lớp nói rất hồn nhiên “từ bé đi học năm nay em mới được giấy khen”. Em là thằng học sinh sống tiêu cực, không bố, mẹ không quan tâm, nhà nghèo, có lúc em chán nản vùi đầu vào những quán Internet và các trò chơi điện tử, đã bỏ học để đi bụi đời, nhưng cô đã đưa em về, không phải cô bắt em đi học mà cô giao cho em một vai diễn trong vở kịch của lớp ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ vở kịch đó em hiểu ra cuộc sống ngoài cuộc đời không dễ dàng với tuổi của em, chỉ có đến trường với bạn bè, thầy cô mới có những điều tốt đẹp, những thú vui chỉ là trước mắt mà sẽ hủy hoại tương lai. Em tỉnh lại rồi, hôm sau em tự giác đến trường, nhìn thấy cô em xấu hổ, cả giờ học em không dám nhìn cô, chỉ mong cô không thấy em, nhưng lúc giảng bài cô cứ nhìn về phía em. Cô là một người giàu nghị lực, trong thời gian chủ nhiệm chúng em cô gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, em bé nhà cô còi hay ốm, một mình cô nuôi em, thế nhưng dường như chưa bao giờ cô xin nghỉ, chưa bao giờ cô nói khó khăn, có nhưng hôm đến lớp nhìn mắt cô thâm quầng thiếu ngủ, nhưng bài giảng không mệt mỏi, chúng em hỏi cô, cô bảo hôm qua cô phải hoàn thành bài kiểm tra chương trình cô đang theo học, ban ngày bận quá cô phải chờ em bé ngủ rồi mới làm được bài. Các hoạt động ở trường hình như là không việc nào
  • 36. 2014 36 không có mặt cô, tính cô trẻ trung nên lúc nào cũng thấy rất sôi động và chính điều này làm cô gần gũi thân thiện với chúng em. Nhiều lúc chúng em băn khoăn sao lớp mình có cô chủ nhiệm đa tài thế, dạy văn hay, làm toán giỏi mà nói tiếng anh thì chả kém gì giáo viên tiếng anh, dẫn chương trình trong những đại hội lớn của nhà trường là sân khấu ấm áp? Thế nhưng ngoài cuộc sống cô giản dị đến vô cùng. Cô thuyết phục mọi người bằng tài năng của cô, cô như ánh sáng lặng lẽ lan tỏa cho mọi người, nhìn vào cô mà học tập. Các lớp bên cạnh giờ sinh hoạt bị các thầy cô phạt đòn roi rất đau, bọn em thắc mắc sao cô không phạt lớp mình như lớp khác, cô mỉm cười: “tôi có cách riêng của tôi, đòn roi với tôi không khó nhưng không phù hợp với nhà trường, và sau này ra trường các em sẽ không nhớ mà với tôi chỉ có bài dạy bây giờ các em chưa nhận ra nhưng khi các em lớn các em sẽ thấy đấy là quý giá, tôi sẽ nhận xét trong học bạ và nó sẽ đi theo các em trong suốt cuộc đời sau này nếu như bạn nào hư”. Chúng em sợ tái mặt chỉ lo cô ghi vào học bạ thì sau này lớn xấu hổ lắm. Vậy mà khi ra trường nhận học bạ trong tay bọn em ngỡ ngàng khi đứa nào cô cũng ghi tốt ngay cả đứa nghịch nhất, hư nhất cô vẫn cố tìm ra một vài điểm tốt mà ghi, không đứa nào giống đứa nào, đến đây chúng em hiểu cô quan tâm và nắm được tính cách của từng đứa. Các cô giáo khác không thích trò chuyện với học sinh sau giờ học nhưng cô luôn dành nhiều thời gian trò chuyện với chúng em hơn là dạy học. Chúng em dám nói ra suy nghĩ của mình, những điều khó nói không dám nói với bố mẹ như chuyện tình yêu trẻ con lúc đó cô phân tích cho chúng em hiểu được giá trị của tình yêu thế nào, rồi để chúng em tự lựa chọn cho mình một việc làm đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi. Còn chuyện mấy đứa lớp mình yêu nhau cô chả giao nhiệm vụ học tập cho chúng nó trong từng học kỳ làm chúng
  • 37. 2014 37 nó phải nỗ lực học tập để giữ gìn tình yêu. Đến bây giờ tình cảm của bọn nó vẫn rất tốt cô ạ. Cô vẫn bảo: Người giáo viên như người chở đò, qua sông có người nhớ có người quên nhưng người chở đò vẫn làm nhiệm vụ khi khách qua đò mới yên tâm, không chỉ thế lại còn dõi theo họ đi đường bình an”. Cô cũng vậy đấy, chúng em ra trường một năm rồi nhưng trên facebook của nhóm lớp mình vẫn thấy cô đăng những dòng trạng thái hỏi thăm lớp “bây giờ hang chột xám thế nào rồi”? học ở môi trường mới thấy thế nào?” những lúc như vậy chúng em cảm thấy ấm lòng. Chúng em sẽ cố gắng dù ở mọi miền tổ quốc, làm việc gì vẫn nhớ lời cô dạy bảo, vẫn nhớ về hang chuột xám của mình có tình yêu thương giữa cô và chúng em, nơi đó có tiếng cười tinh nghịch của bầy học trò đã khiến ánh mắt cô buồn nhưng rộng lòng tha thứ. Chúng em tự hào về cô, tự hào là học trò của cô. Còn em sẽ vững tay súng bảo vệ tổ quốc để các em thế hệ sau em được nghe bài giảng của cô ở đất liền. Ngày nhà giáo Việt Nam sắp đến em không về thăm cô được em gửi đến cô những lời tri ân và cảm ơn cô rất nhiều. Em chúc cô luôn mạnh khỏe, dẫn dắt những thế hệ học trò sau chúng em thành công. P/S: học sinh cũ của cô!
  • 38. 2014 38 SBD14 - Nguyễn Hùng - Thầy yêu & Trò Quý http://diendan.violet.vn/threads/sbd14-nguyn-hung-thy-yeu-tro-quy.4403/#post- 9861 Trường tiểu học Phước Tiến B, Bác Ái, Ninh Thuận MIỀN NÚI VIẾT THƯ THĂM THẦY Thầy ơi! Cho em thêm một lần xin lỗi thầy nữa nhé! Đây là lần thứ hai em xin lỗi thầy, xin thầy đừng buồn và đừng giận em. Em định chôn dấu và chẳng bao giờ nói cho thầy biết cái ngu ngơ khờ khạo của em cách đây bảy năm về trước, cũng chính vì thầy không bỏ cuộc nên thầy đã thắng em, và em đã xin lỗi thầy cho em tiếp tục đi học đó là lần thứ nhất và lần thứ hai này thầy cũng đã thắng em vì em phải tiết lộ những gì mà em nghĩ không bao giờ nói với thầy, nhưng càng không nói thì em càng ấm ức, và nhất là học lực của em ngày một tiến bộ bao nhiêu em càng cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu. Nếu em không nói ra chắc thầy không biết, người học trò mà thầy thương yêu, thầy hết mực giúp đỡ và người học trò mà thầy phải bỏ công sức nhiều nhất, rồi nhiều lần băng rừng vượt suối để động viên em đến lớp, thế mà ngày ấy em lại ghét thầy
  • 39. 2014 39 và giận thầy lắm! Nhất là mỗi lần thầy cô đến nhà em, vì em không muốn đi học, nên thầy cô đến nhà bao nhiều lần cũng không gặp được em, dù là lúc sáng sớm hay chiều tối, dù đi ngõ sau hay trước, thậm chí đi rón rén như con mèo rình để bắt gặp em, cũng chẳng bao giờ gặp được em. Lúc ấy em biết thầy buồn lắm, nhưng mặc thầy, và đừng tìm kiếm em nữa… Thầy có biết không? mỗi khi nghe tiếng hoặc thấy bóng dáng thầy cô (đi vận động) là em chạy ra sau nhà và chạy ra phía rừng trốn, có hôm thì núp sau bụi tre của nhà em, có một hôm em trèo trên trần nhà mà thầy không thấy… em thấy thầy cô leo lên cầu thang nhà sàn rồi xuống đi quanh vườn để tìm và gọi em, em nằm sát mình xuống đất, em núp sát vào lùm cây…, cho đến khi lòng kiên nhẫn của thầy cô không còn nữa, khi thầy cô đi rồi em mới trở vào nhà và có nhiều hôm em ngồi khóc một mình…, nhiều lần như thế. Thầy có còn nhớ hôm tìm em mà gặp được em là hôm ấy trời mưa vừa tạnh nên sân vườn nhà em trơn làm thầy té và em đã vội chay ra dìu thầy vào nhà, em thấy chân thầy chảy máu, chân đi cà nhắc thế mà thầy không hề để ý gì đến chân đau, mà thầy đưa tay xoa đầu em, rồi nói với em thầy chờ em đến lớp, thầy thương em, thương các bạn học sinh miền núi nhiều lắm, còn em lúc ấy muốn thụt lùi và muốn tìm đường bỏ chạy, nếu hôm ấy chân thầy không chảy máu, áo quần thầy không vì bùn đất nhà em ôm lấy, và với bộ dạng tội nghiệp của thầy thì chắc em không có cái móc ngoéo hứa với thầy với cô hôm sau đi học đâu. Cũng từ hôm ấy cho đến nay, em học rất ngoan và giỏi lắm thầy ạ! Thầy cô bộ môn ai cũng khen, rất yêu quý em chắc cũng vì em đi học rất đều không vắng học nữa, không để thầy cô đến nhà tìm em nữa, em lại rất sợ làm thầy cô té, những hình ảnh về thầy can đảm không chịu lùi bước trước một học trò cứng đầu lì lợm như em mà thầy đã chinh phục được em, thầy đã chiến thắng em chỉ vì học trò thân yêu mà thầy không bỏ cuộc nên những hình ảnh ấy đã khắc khi trong tâm trí, trong con tim của em luôn bên em mỗi ngày của những năm học sau…. càng suy nghĩ đến thầy bao nhiêu em lại thương thầy bấy nhiêu nên em tự hứa với lòng mình quyết tâm học để bù đắp tình thương mà thầy cô giành cho em học để trở thành người có ích cho bản thân cho gia đình và cho quê hương chứ không phải như hồi ấy em cứ nghỉ là đi học là để học cho thầy cô, và vì thầy mà em phải học…., em khờ quá phải không thầy?
  • 40. 2014 40 Thầy à, hôm nay em mới hiểu học cho ai và vì sao phải học, việc học không phải học cho cha mẹ hay học cho thầy cô và cũng chẳng ai thương mình mà học thay, học giúp cho mình cả…. Thầy ơi em đã sai rồi, xin thầy đừng buồn và hãy tha lỗi cho em nhé thầy …… Em cám ơn thầy đã thắp sáng cuộc đời em, đã chắp cánh những ước mơ cho em và con đường tương lai của em đang có nhiều triển vọng tốt lắm. em say mê học tập và ước mơ trở thành người thầy giáo giống như thầy để giúp cho nhiều học sinh khờ khạo như em và nhiều người khác nữa, vì quê hương đất nước chúng ta thầy hỉ…? Bây giờ em mới hiểu thầy ơi! Học trò cũ của thầy. Cám ơn Violet phát động cuộc thi "Thầy Yêu & Trò Quý" Đây là dịp tôi được chia sẽ những lá thư mộc mạc của các em học sinh miền núi Bác Ái, Ninh Thuận với những tâm tình đơn sơ chất phát, những nét chữ của núi rừng, những lời tâm tình đầy tình người…
  • 41. 2014 41 có sao nói vậy. Tôi, chúng tôi là những người cõng chữ lên non, bất chấp những tháng ngày mưa dầm rét mướt hay giông bão, không quản đường sá xa xôi, lầy lội để đến với những gương mặt đáng yêu nơi đây, những con người đầy lam lũ, cuộc sống quá nhiều khó khăn và thiếu thốn. Tất cả đã khơi dậy trong chúng tôi với bao tình thương thân ái, chúng tôi biết rằng đem cái chữ đến với các em là góp phần “xây dựng đất nước”. Nói như thế không phải là chuyện dễ, mà đòi hỏi nơi mỗi chúng tôi phải có một tấm lòng quả cảm biết hy sinh chịu đựng, không ngại gian khó.... Thật vậy, khách quan mà nói đó chính là một hy sinh mà nếu không có lòng quả cảm, thì không dễ gì mà có được, khi tất cả đều bỏ lại sau lưng hầu hết những tiện nghi của đời thường để đối mặt với nhiều thiếu thốn, nhiều thử thách cam go. Chúng tôi tự nguyện góp nhau sự hy sinh của mỗi người để hình thành một hy sinh mang tính tập thể, đem tình thương yêu của mình thực sự là người cha, người mẹ của các em khi đến trường, để các em yêu trường như yêu chính gia đình mình vậy. Để các em bày tỏ tâm tư của mình nói lên lòng chân thành của mình với thầy cô..
  • 43. 2014 43 SBD15 - Hồng Ngọc Diệu An - Thầy yêu & Trò quý Giáo viên trường THPT Xuân Tô. Khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. http://diendan.violet.vn/threads/sbd15-hng-ngc-diu-an-thy-yeu-tro-quy.4409/ Bí Mật Trong Ngăn Bàn Lục lọi trong trí nhớ ngần ấy năm trôi qua rồi, cái gọng kính xưa cũ lạ lùng của thầy ngày nào vẫn còn mãi trong tâm trí em… Dù thời gian cũng dần xóa đi trí nhớ của em về nét mặt thầy, (giờ chắc đã hằn đi nhiều vết chân mây) nhưng cái gọng kính lạ lùng ấy đến bây giờ, nó vẫn lạ lùng vô cùng, nằm trân trọng trong chiếc hộp bí mật, một ngăn bàn bí mật, một tình huống bí mật, một kỷ niệm đầy bí mật mà em đeo mang cả cuộc đời … oo0oo Mùa thu tựu trường năm 1996, mái trường ngói đỏ đơn sơ năm ấy chộn rộn với vài thầy cô mới chuyển về: một cô trung trung tuổi, dong dỏng cao, một hai ông thầy mắt kính mới ra trường. Lũ học sinh tiểu học ngày ấy nháo nhác thắt thỏm những ngày đầu vào lớp, biết chủ nhiệm mình là ông thầy, hay bà cô nào, có khó tính hay không? Nếu mà hay roi vọt, hay hay mách phụ huynh, là chúng tiêu mạng đời. Tụi lớp bốn tụi em sao không lo âu cho được. Em tuy là con gái, nhưng cũng thuộc giống đầu cổ hơi bị nhiều canxi, cứng lắm, ương bướng và hung dữ… Gặp thầy làm chủ nhiệm, một ông thầy hiền lành, cận thị, trẻ như măng… May quá, không phải là những thầy cô đứng tuổi. Em biết rồi thể nào năm học này băng nhóm của em sẽ có vài chuyện hay để nghịch! Bài học đầu tiên, tự nhiên và xã hội, em giựt bút thằng Minh, thằng Minh giựt bút em, (lý do là em dành tiền má cho mua trái banh nhựa thay vì mua bút mới), hai đứa một tay ký đầu bức tóc, một tay kéo bút về phía mình. Thằng Minh sợ em, nhưng cái nỗi sợ không có bút viết để bị thầy rầy còn to đùng đùng như cái thúng hơn. Lớp học nhốn nháo, có mấy đứa liếc nhìn thầy đang uy nghi trên bục giảng, còn thầy thì liếc nhìn qua bàn em, ra hiệu im lặng, lẳng lặng bước đến trước bàn, đĩnh đạc và quyết đoán như một đấng cao minh: “Trả bút ngay cho bạn!”... Không viết bài ngày hôm đó, biết dù thầy có bút nhưng em không hiểu sao thầy không cho mượn, quay xuống đám bạn thì thấy chúng nó cúi gầm mặt, hý hoáy cho xong bài toán cộng trừ.
  • 44. 2014 44 Chiều đá banh về với lũ con trai, ba chờ em sẵn trong sân, tay cầm cây roi trúc bóng au. oo0oo Giờ ra chơi ngày hôm sau đó, nỗi đau với đôi mông in hằn dấu đỏ và phải mệt nhoài với 15 lần bài phạt, trong em vẫn hừng hực năng lượng của trẻ trâu, lãnh đạo của nhóm tứ quái nghĩ ra một vài điều gì đó tủm tỉm cười. Trên bàn giáo viên là hai cuốn giáo án của thầy, mấy cuốn sách giáo khoa xếp gọn bên cạnh, một hộp bút kim và một lọ mực, thầy để quên mắt kính trong phòng học. Ồ, thầy để quên mắt kính, ý hay lắm, quay sang thằng Nhựt, nó hẩy hẩy cái cằm, thằng Nam hiểu ý, bốc cái kính lên xem trong xem ngoài, phán: “Kính ông thầy nặng ghê, dày quá tụi mày ơi”, thằng Hoài thấy vậy lém lỉnh: “Chết chết ổng vô!!”, thằng Nam giật mình, cái gọng kính đen tuy to nhưng trơn tuột khỏi tay nó, rớt xuống đất cái oành. oo0oo Ngót nghét 10 năm tròn đầy, em lên cấp hai, cấp ba rồi vào Cao đẳng. Chiến dịch mùa hè tình nguyện năm nay em xin về lại quê, đóng bàn ghế và phổ cập Tin học cho các em nhỏ, thằng Minh tuy học khoa khác nhưng cũng về cùng. Ngày đầu tiên sau khi đi đến nhà bà con trong xóm tuyên truyền đổ đi các vật dụng chứa nước để diệt loăng quăng, công việc tuy cực mà vui, cả nhóm được hướng dẫn về khu trường tiểu học A đóng quân và sắp xếp lại kho, bãi của trường. Mấy cây bàng lá đỏ cao lớn vươn cành xa khỏi mấy ngôi nóc ngói đỏ của trường, chứ không như ngày xưa bé tẹo oặt ẹo mà bọn cờ đỏ hay ra ngồi gia cố lại… Trường có dãy xây mới, có dãy cũ xưa vẫn còn đó khung cửa sổ xanh dương quen thuộc mà tụi học trò nghịch phá ưa đu lên đu xuống. Và cũng vẫn còn cái nhà kho to bự phía sau - nhưng đó là nơi ít ai léo hánh. Thằng Minh nói nó chạy một hơi về nhà lấy thêm cái cưa, để tận dụng mấy cái bàn học cũ lấy gỗ còn tốt đóng lại góc học tập mới tặng lũ trẻ, em và một nhóm áo xanh nón tai bèo cứ thế mà hụp lặn trong mớ bụi nhà kho, quệt mồ hôi kéo tới kéo lui đống bàn ghế đã rỗng đã mục. Cuối dãy nhà kho vẫn còn vài cái ghế chổng ngổng, trời đã gần chiều mà thằng Minh vẫn chưa về, mấy đứa cùng lớp chia nhau đi mua cơm, con bạn đi cùng loay hoay với đống lá ngoài sân, em thổi bụi mấy cái ghế cuối cùng, nghĩ rằng mọi thứ gần xong xuôi, mạnh tay nhấc cái bàn nhỏ ra xa…Mắt em bỗng dưng dừng lại, có thứ gì đó quen thuộc vô cùng. Trên góc bàn cũ kỹ, có một cái hình thù siêu nhân
  • 45. 2014 45 hay quái vật gì đó rất kỳ quái, được vẽ bằng bút bi và mực xóa, chồng chành lên nhau. Bên cạnh là chữ ký của em, chữ ký đầu tiên của cái thời tập làm người lớn, tự tập ký cho đĩnh đạc oai nghiêm, ngoệch ngoạc và ngây ngô như mới học vần học đếm: “Minh Thảo”… Mười năm, cái bàn nằm đó, phủ lớp bụi mờ như chỉ chờ đợi em, và cả cái mắt kính vỡ ngày nào được gói kỹ trong mớ giấy tập đã ngã màu của lũ học trò quậy phá như cũng chờ đợi em, trong góc bàn, sâu trong ấy…ngần bao năm.! “Thảo, Minh, và mấy đứa trò nhỏ quậy phá của thầy… Có lẽ khi các con đọc mấy dòng này thì Thầy đang ở xa các con lắm, thầy phải luân chuyển công tác… Khi tụi con mới vào lớp, thầy nghĩ là suốt năm nay thầy sẽ vất vả nhiều vì tụi con, nhưng thầy vẫn nhận lớp, vì thầy không thể để cô Trân nhận lớp các con được (thầy được cho biết là các con thuộc hàng đầu gấu, rất đáng gờm, phải không? J ) và quả thật là vất vả thật, các con đã làm nhiều việc thông minh và lém lỉnh hơn cả cái tuổi của mình, nhưng thầy không giận, vì qua trãi nghiệm một năm với tụi con, đã giúp thầy hiểu hơn về tâm lý lứa tuổi tụi con, giúp thầy hiểu hơn về tụi con để thầy công tác tốt tốt hơn nữa về sau này… Các con đã cho thầy nhiều kinh nghiệm…để đời! Thầy để cái gọng kính lại, trong ngăn bàn, cái tròng bể thầy lấy ra, cất rồi, con, Minh, con hãy đem đổi cái gọng này ở tiệm trên huyện trên, lúc thầy mua trên Sài Gòn là ba trăm rưỡi, giờ bán lại cũng hai trăm nghen con… Thầy đi dạy về vùng sâu, xa này, lương tháng không nhiều, hơn nữa, nếu thầy cho tiền chắc các con cũng không dám lấy, phải không?!! Thầy thương tụi con nhiều, giờ người ta có mổ nụ cười cho em Châu của Minh bị hở hàm ếch, tuy miễn phí nhưng đường xá lên tới trển xa xôi… Thầy biết ngoại Minh cũng chật vật lắm để nuôi hai anh em Minh, thầy có đến gửi cho ngoại mấy trăm nhưng ngoại nhất định không lấy, một mực từ chối món tiền và còn móm mém hỏi “Thầy cho rồi lấy gì thầy đi?”… Ngày mai thầy phải lên đường thuyên chuyển, con nhớ lấy cái gọng kính và số tiền này đi đường với ngoại và em Châu mạnh giỏi nghe hông!! Tái bút: Cố gắng học các con nhé! Thầy biết các con nghịch vỡ kính thầy, rồi giấu bí mật trong ngăn bàn, biết các con biết lỗi và siêng năng lo học, thầy không trách các con đâu, các con yên tâm, thầy còn cái kính cũ. ” oo0oo
  • 46. 2014 46 Chạy thục mạng lại nhà Minh, kéo Minh ngược gió chạy về trường, chiều xuống có hai đứa trẻ trâu chạy lạch phạch xuống ngõ kho, một đứa lặng nhìn những kỷ vật, một đứa ôm mặt khóc như mưa… Một lát. Em ngước nhìn mái hiên. Vừa khóc, vừa cười… Lá bàng đỏ oạch, lòa xòa xoay xoay theo gió. Chiều đã tà buông.