SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  36
Télécharger pour lire hors ligne
BẢN TIN
Báo cáo thống kê ngành xơ sợi
Tháng 4
2023
Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam
Ban Thông tin Truyền thông tổng hợp & biên tập
---Lưu hành nội bộ---
2
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Tin trong nước
Tin quốc tế
ĐIỂM TIN
🔹 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ vẫn giảm trong thời gian tới
🔹 Dự báo lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu vẫn ở mức thấp trong tháng tới
🔹 Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu giảm mạnh
🔹 Chính phủ gia hạn thuế, tiền thuê đất năm 2023
🔹 Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT về 8%
🔹 Ngành dệt may cần triển khai nhiều giải pháp để ổn định sản xuất trong giai đoạn khó khăn
🔹 Các tổ chức quốc tế dự báo GDP Việt Nam 2023 đạt bao nhiêu tỷ USD?
🔹 QCO có hiệu lực đối với xơ polyester và các sản phẩm liên quan tại Ấn Độ, gây ra sự chia rẽ trong ngành
🔹 Hiệp hội các Nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh kêu gọi miễn thuế VAT và cho phép nhập
khẩu phế thải dệt may miễn thuế để thúc đẩy sản xuất xơ tái chế
🔹 Các chủ nhà máy dệt Bangladesh yêu cầu tạm dừng nhập khẩu sợi cotton
🔹 Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm ra cơ chế mới để cải thiện chất lượng xơ bông
🔹 Xuất khẩu bông của Ấn Độ giảm sút, bằng với nhập khẩu lần đầu tiên trong nhiều năm – theo USDA
🔹 Diện tích trồng bông Brazil bị hạn chế do giá giảm – theo các nhà lãnh đạo Bayer
3
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Ấ
n Độ đã gia hạn đến ngày
2 tháng 7 năm 2023 thời hạn
yêu cầu kiểm soát chất lượng
bắt buộc đối với bốn đơn hàng –
polyester FDY (fully drawn yarn),
polyester POY (partially oriented
yarn), polyester IDY (industrial
yarn) và 100% PSY (polyester
spun yarn).
Bộ Hóa chất và Phân bón trước
đây đã ban hành QCO yêu cầu
chứng nhận từ Cục Tiêu Chuẩn Ấn
Độ (BIS) đối với việc nhập khẩu
và bán trong nước các sản phẩm
polyester khác nhau, bao gồm
cả xơ ngắn 100% PSF (polyester
staple fibre).
Theo các chuyên gia thị trường,
các nhà sản xuất xơ polyester và
sản phẩm trong nước đã đạt chứng
nhận BIS, đảm bảo nguồn cung
của các nhà sản xuất trong nước
sẽ không bị gián đoạn. Một số
nhà sản xuất nước ngoài cũng đã
được chứng nhận, trong khi nhiều
nhà sản xuất khác vẫn đang chờ
phê duyệt.
Một quan chức cấp cao trong
ngành nói với Fibre2Fashion:
“Chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng
QCO bắt buộc cách đây hai năm
và cung cấp đủ thời gian để chứng
nhận BIS. Việc tiêu chuẩn hóa các
sản phẩm polyester sẽ cải thiện
chất lượng của ngành dệt may Ấn
Độ, phù hợp với tầm nhìn dài hạn
của chính phủ. Có thể ban đầu có
thể gặp một số vấn đề khi triển
khai, nhưng chất lượng tổng thể
của các sản phẩm polyester dự
kiến sẽ được cải thiện”.
Tuy nhiên, ngành sợi trong nước
không hài lòng với các điều khoản
mới, coi chúng như một điểm dừng
pháp lý cho các nhà cung cấp địa
phương thống trị. Họ lập luận rằng
những nhà cung cấp này sẽ có
thể đưa ra mức giá cao hơn trong
trường hợp không có sự cạnh tranh
từ các nhà cung cấp toàn cầu. Các
nhà sản xuất xơ polyester trong
nước phản bác rằng nhà máy của
họ đang hoạt động với công suất
thấp hơn do nguồn cung nhập khẩu
tràn vào và họ có thể đáp ứng mọi
tình trạng thiếu nguyên liệu nếu
nhập khẩu giảm do thực hiện QCO.
Dữ liệu thương mại cho thấy
không có tình trạng tràn ngập xơ
polyester nhập khẩu tại nước này.
Nhập khẩu xơ polyester (mã HS
550320) tại Ấn Độ bị đình trệ. Năm
2022, Ấn Độ nhập khẩu 84 triệu kg
xơ polyester (mã HS 550320) trị giá
111,192 triệu USD. Điều này cho
thấy một sự gia tăng nhẹ, không
phải là quá nhiều. Theo TexPro,
công cụ phân tích thị trường của
Fiber2Fashion, nhập khẩu là 82,113
triệu kg (103,002 triệu USD) vào
năm 2021, 82,325 triệu kg (82,957
triệu USD) vào năm 2020, 116,737
triệu kg (138,878 triệu USD) vào
năm 2019 và 83,285 triệu kg
(116,448 triệu USD) vào năm 2018,
so với 91,248 triệu kg (105,357
triệu USD) trong năm 2017. Nhập
khẩu tăng trong năm 2018 và 2019,
nhưng thậm chí sau ba năm vẫn
chưa có sự phục hồi sau sự gián
đoạn do COVID.
Nguồn: Fibre2Fashion
Ngọc Trâm biên dịch
TIN CHUYÊN NGÀNH
QCO có hiệu lực đối với xơ polyester và các sản phẩm liên
quan tại Ấn Độ, gây ra sự chia rẽ trong ngành
Đơn hàng Kiểm soát
Chất lượng (Quality Control
Order - QCO) đã có hiệu lực
đối với xơ polyester và các
sản phẩm thượng nguồn và
hạ nguồn khác. Chính phủ
Ấn Độ đã gia hạn thêm ba
tháng cho việc áp dụng bắt
buộc QCO đối với một số
loại sợi polyester nhất định.
Dữ liệu thương mại cho
thấy, nhập khẩu polyester
vẫn chưa phục hồi kể từ khi
gián đoạn do COVID-19.
Chính phủ đặt mục tiêu
cải thiện chất lượng sản
phẩm polyester bằng cách
áp dụng QCO với mục tiêu
phát triển sản xuất theo tầm
nhìn dài hạn.
4
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
T
huế này áp dụng cho việc thu gom nguyên liệu
thô được sử dụng bởi các nhà máy sản xuất xơ
tái chế trong nước và cung cấp cho các nhà máy
sợi trong nước. Ngoài ra, BGMEA cũng đề xuất thiết
lập mã HS và cơ sở miễn thuế cho việc nhập khẩu phế
thải dệt may và quần áo đã đục/cắt lỗ từ ngành công
nghiệp dệt may.
Xơ tái chế là một ngành công nghiệp hậu cần 100%
xuất khẩu đang phát triển và có vai trò quan trọng để
đáp ứng các luật mới và Mục tiêu Phát triển Bền vững
(SDGs) tại EU và phương Tây. Tuy nhiên, nguồn phế
thải dệt may trong nước khoảng 577.000 tấn không
đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để giải quyết
vấn đề này, BGMEA khuyến nghị nhập khẩu phế thải
dệt may và quần áo đã đục/cắt lỗ để đáp ứng nhu cầu.
Sản xuất xơ tái chế là một giải pháp thân thiện với
môi trường tại địa phương vì không sử dụng hóa chất
và không thải ra CO2 trong quá trình sản xuất. Sử dụng
xơ tái chế thay cho bông nguyên sinh giúp Bangladesh
tiết kiệm ít nhất 30% ngoại tệ cho việc nhập khẩu bông
nguyên sinh, với ước tính trị giá lên đến 1 tỷ đô la Mỹ.
Khi người tiêu dùng quốc tế chuyển sang thời
trang tuần hoàn và các sản phẩm tái chế, BGMEA cho
rằng rất quan trọng phải tập trung vào việc tái sử dụng
phế thải hậu công nghiệp hoặc vải sợi đay làm nguyên
liệu thô. Luật mới của Liên minh châu Âu yêu cầu các
loại vải cotton phải có ít nhất 50% bông nguyên sinh,
bông hữu cơ hoặc polyester có tỷ lệ tương đương (xơ
tái chế) vào năm 2025.
Để khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng sử
dụng xơ tái chế trong ngành may mặc, cũng như
đảm bảo cho các sản phẩm may mặc được làm từ
xơ tái chế tiếp cận thị trường Châu Âu, BGMEA đã đề
xuất miễn thuế GTGT 7,5% và 15% cho việc thu gom
nguyên liệu thô được sử dụng bởi các nhà máy sản
xuất xơ tái chế trong nước và cung cấp cho các nhà
máy sợi địa phương.
Nguồn: Fashionating World
Ngọc Trâm biên dịch
Hiệp hội các Nhà sản xuất
và Xuất khẩu May mặc
Bangladesh kêu gọi miễn
thuế VAT và cho phép nhập
khẩu phế thải dệt may miễn
thuế để thúc đẩy sản xuất
xơ tái chế
Hiệp hội các Nhà sản xuất và Xuất khẩu
May mặc Bangladesh (BGMEA) đang kêu gọi
miễn thuế GTGT 7,5% và 15% áp dụng cho
xơ tái chế trong nước để thu hút thêm đầu tư
nước ngoài vào ngành này.
5
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Các nhà nghiên cứu Trung
Quốc gần đây đã phát hiện ra
một loại hormone thực vật có
thể điều chỉnh sự phát triển của
sợi bông và được kỳ vọng sẽ cải
thiện chất lượng của sợi bông.
B
ông là cây trồng kinh tế
quan trọng ở Trung Quốc
và là nguyên liệu chính
của ngành dệt may, điều đó có
nghĩa là chất lượng của sợi bông
quyết định chất lượng của hàng
dệt may.
Brassinosteroid (BR), một
hormone thực vật thúc đẩy tăng
trưởng, điều chỉnh nhiều quá trình
sinh trưởng của thực vật, bao
gồm cả sự phát triển của tế bào.
Tuy nhiên, cơ chế mà BR điều
chỉnh sự phát triển của sợi vẫn
chưa được hiểu rõ.
Các nhà nghiên cứu từ Viện
Nghiên cứu Bông thuộc Viện
Khoa học Nông nghiệp Trung
Quốc đã phát hiện ra rằng BR
có thể thúc đẩy cơ chế phân tử
kéo dài sợi bông bằng cách điều
chỉnh quá trình tổng hợp axit béo
chuỗi rất dài.
Theo Li Fuguang, trưởng
nhóm nghiên cứu, các gen điều
tiết các đặc tính quan trọng của
bông có thể làm nguồn kỹ thuật
để hỗ trợ sản xuất bông trong
tương lai.
“Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu xem BR có đóng
vai trò theo cách nào khác hay
không, hy vọng có thể hiện thực
hóa việc chuyển hóa các thành
tựu khoa học công nghệ để
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp”,
ông nói.
Các nhà nghiên cứu đã công
bố kết quả nghiên cứu của họ trên
ba tạp chí là Tạp chí Tế bào Thực
vật, Sinh lý Thực vật và Tạp chí
Công nghệ Sinh học Thực vật.
Nguồn: Tân Hoa Xã
Ngọc Trâm biên dịch
Brassinosteroid có thể
thúc đẩy cơ chế phân tử kéo
dài sợi bông bằng cách điều
chỉnh quá trình tổng hợp
axit béo chuỗi rất dài.
Các chủ nhà máy dệt
Bangladesh yêu cầu
tạm dừng nhập
khẩu sợi cotton
Các nhà nghiên cứu
Trung Quốc tìm ra
cơ chế mới để
cải thiện chất lượng
xơ bông
Hiệp hội các nhà máy dệt
Bangladesh (BTMA) - cơ quan đại diện
cho các doanh nghiệp dệt nước này - đã
kêu gọi hạn chế nhập khẩu sợi cotton
tạm thời cho ngành may mặc (RMG).
Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đã
cung cấp số liệu về lượng sợi cotton
tồn kho ở các nhà máy trong nước.
T
heo các báo cáo, trong một lá
thư gửi cho Thống đốc Ngân
hàng Trung ương Bangladesh
Abdur Rouf Talukder, Chủ tịch BTMA
Mohammad Ali Khokon đã đề nghị hạn
chế tạm thời việc nhập khẩu sợi cotton,
nhấn mạnh rằng biện pháp này sẽ giúp
giữ lại ngoại tệ. Đồng thời, BTMA cũng
yêu cầu ban hành một chỉ thị tạm thời
cho các nhà máy may xuất khẩu để họ
mua ít nhất 70% nhu cầu sợi cotton của
mình từ các nhà máy sợi trong nước
theo L/C giáp lưng.
Tổ chức của các chủ nhà máy cũng
cho biết nếu ngân hàng trung ương
áp dụng chính sách này, nó sẽ giúp
Bangladesh đối phó với vấn đề khủng
hoảng đồng đô la và đồng thời các nhà
máy sợi trong nước sẽ thoát khỏi khủng
hoảng thanh khoản do tích trữ sợi.
Nguồn: Apparel Resources
Ngọc Trâm biên dịch
Máy hái bông trên cánh đồng ở Hạt Xayar, Tỉnh Aksu, Khu tự
trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc,
ngày 26/9/2022. (Ảnh: Liu Yuzhu/Tân Hoa Xã)
https://vcosa.vn
The COMPACTeasy mechanical compacting system from Suessen
addresses the need for higher productivity and cost optimization in
compact spinning. The system can spin high-quality yarn from all
common raw materials – at a high speed. Low investment cost, less
energy consumption and minimal maintenance make COMPACTeasy an
attractive alternative to pneumatic systems for spinning mills.
Saving energy and cost are decisive factors for spinning mills today.
Most spinning systems require both a high level of initial investment
as well as considerable operating cost. While compact spinning is
appreciated for its excellent yarn quality and high productivity, it can also
be very cost-intensive, especially with pneumatic compacting systems
requiring a lot of electricity.
Unmatched compact-spinning quality
Continually striving to push boundaries of innovation, Suessen
developed COMPACTeasy, a mechanical compacting solution that offers
low investment cost without compromising on quality. It produces yarns
with excellent characteristics from a broad range of raw materials, such
as cotton and man-made fibers, as well as their blends. With a count
range from Ne 20 to Ne 60, COMPACTeasy covers most applications.
The recipe for success
COMPACTeasy guides fibers through the y-channel of the compactor
with precision, which results in intensive double compacting (Fig. 1)
without any additional energy requirements compared to ring spinning.
Compared to other mechanical systems, the compacting channel
of COMPACTeasy is much wider, so it is less prone to clogging. Thanks
to the traverse motion of the compactor (Fig. 3), the lifetime of cots is
extended resulting in lower maintenance requirements and constant
and durable yarn quality. This is a considerable advantage compared to
flipping the front top roller, which is what mechanical systems usually
require.
Sophisticated technology for less wear and tear
The device consists of a front top-roller retainer and the smaller
COMPACTeasy roller (Fig. 2). The compactor features the y-channel
and the preceding pin and is located between the two top rollers. The
compactor spring uses a low spring force to press the compactor against
the bottom roller. This causes considerably less wear and tear on the
compactor than magnetically loaded compacting elements.
The yarn quality is determined by both the y-channel of the
compactor and the integrated pin, which takes effect precisely in the
zone of the drafting system where the fibers have the least guidance.
This process improves yarn irregularity and increases yarn tenacity.
Hairiness is also significantly reduced and often achieves better results
than pneumatic compacting systems.
Flexibility and compatibility
COMPACTeasy can be added to the specifications for new ring
spinning machines (Fig. 4). Furthermore, machines that have already been
installed can easily be retrofitted. COMPACTeasy enables production to
be switched from ring to compact yarn by simply installing or removing
the compacting device on a ring spinning machine.
Suessen customers are not just impressed by COMPACTeasy’s low
investment and operating cost, they also appreciate the very high yarn
tenacity and consistency, as well as the ability to produce a wide range
of fibers and counts.
Trade Press Article
Economical Compact-Spinning Using
State-of-the-Art Technology
Rieter Trade Press Article: Economical Compact Spinning Using State-of-the-Art Technology, April 2022
About Rieter
Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple
fiber spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops
and manufactures machinery, systems and components used to convert
natural and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the
only supplier worldwide to cover both spinning preparation processes
and all four end-spinning processes currently established on the market.
Furthermore, Rieter is a leader in the field of precision winding machines.
With 17 manufacturing locations in ten countries, the company employs
a global workforce of some 4 900, about 18% of whom are based
in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker
symbol RIEN. www.rieter.com
About Suessen
Suessen, the world’s leading manufacturer of spinning systems
and components for spinning machines, is a subsidiary of the Rieter
Group. The company, based in Suessen (Germany), creates customer
value through system expertise, innovative solutions, after-sales
excellence and global presence. Considerable investments in R&D
ensure further development of technical and technological components
in an uncompromising and resolute manner. The company focuses on
universal applicability, improved yarn quality, increased service life,
reduced maintenance and proven reliability in industrial applications.
www.suessen.com
Rieter Management AG
Klosterstrasse 32
P.O. Box
CH-8406 Winterthur
T +41 52 208 71 71
F +41 52 208 70 60
www.rieter.com
For further information,
please contact:
Rieter Management AG
Media Relations
Relindis Wieser
Head Group Communication
T +41 52 208 70 45
F +41 52 208 70 60
media@rieter.com
www.rieter.com
Fig. 1: The y-channel in the
compactor enables intense
double compacting for all
yarn counts.
ID Asset: 96568
Fig. 2: COMPACTeasy retainer with
COMPACTeasy roller, easy-spring,
and compactor with y-channel.
ID Asset: 96569
Fig. 3: Transmission of
the traverse motion to
the compactor (view
from the rear).
ID Asset: 96570
Fig. 4: COMPACTeasy can be installed in new and existing ring spinning
machines. ID Asset: 92811
7
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
8
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Theo USDA, xuất khẩu bông
của Ấn Độ - nước sản xuất hàng
đầu - vụ 2022-23 dự kiến giảm sâu
và ngang bằng với nhập khẩu lần
đầu tiên trong khoảng hai thập kỷ
do hàng tồn kho trong nước thấp
cùng các yếu tố khác.
T
rong báo cáo ước tính cung
và cầu nông nghiệp thế giới
tháng 4 phát hành vào thứ
Ba, USDA dự báo xuất khẩu Ấn
Độ vụ 2022-23 giảm 500.000 kiện
xuống còn 1,8 triệu kiện, ngang với
dự báo nhập khẩu.
USDA cho biết: “Nguồn cung
trong nước giảm, nhu cầu các loại
sợi dài và siêu dài từ nước ngoài
tăng cao, và Hiệp định Thương
mại và Hợp tác Kinh tế Úc-Ấn Độ
(ECTA) đều đã hỗ trợ cho xu hướng
gần đây này”.
Một nhà buôn có trụ sở tại
Mumbai thuộc một công ty thương
mại toàn cầu cho biết: “Sản lượng
bông Ấn Độ thấp hơn ước tính ban
đầu rất nhiều. Nước này sẽ chỉ sản
xuất một lượng dư thừa rất ít. Đó là
lý do tại sao giá bông trong nước
ổn định và không có lợi thế cho
xuất khẩu.
Trong những tháng tới, nguồn
cung sẽ giảm thêm. Xuất khẩu sẽ
không tăng trưởng cho đến khi vụ
mùa mới bắt đầu từ tháng Mười.
Mặc dù Ấn Độ được dự báo là
nước xuất khẩu bông lớn thứ ba
trên thế giới, ước tính khoảng 1,8
triệu kiện trong vụ 2022-23, nhưng
con số này vẫn thấp hơn nhiều so
với 6,2 triệu kiện trong vụ 2021-22,
USDA cho biết.
Bailey Thomen, cộng sự quản
lý rủi ro bông tại StoneX Group, cho
biết: “Sản lượng thấp hơn có thể
làm chặt bảng cân đối toàn cầu,
tạo ra cơ hội và thách thức trên
toàn thế giới. Nếu Ấn Độ tăng nhập
khẩu và chúng ta thấy nhu cầu
cao hơn, giá bông ICE có thể tăng.
Nhưng nhu cầu đã chậm lại do các
điều kiện kinh tế.”
Giá hợp đồng tương lai bông
CTc1 của Mỹ - tiêu chuẩn toàn cầu
- đang có xu hướng giảm liên tục
trong ba tháng liên tiếp và đã giảm
hơn 1% từ đầu năm đến nay do lo
ngại về nhu cầu.
CAI cho biết sản lượng bông
Ấn Độ thấp hơn có thể giúp các
đối thủ như Mỹ, Brazil và Australia
tăng lượng hàng hóa đến các
khách hàng châu Á quan trọng
như Trung Quốc và Pakistan,
đồng thời đẩy giá bông MCOTc1
trong nước và toàn cầu lên cao.
(1 kiện = 170 kg)
Nguồn: Reuters
Ngọc Trâm biên dịch
Xuất khẩu bông của Ấn Độ giảm sút, bằng với nhập khẩu
lần đầu tiên trong nhiều năm – theo USDA
Hiệp hội Bông Ấn Độ
(CAI) cho biết vào tháng
Ba, lượng bông tồn kho của
Ấn Độ có thể giảm xuống
mức thấp nhất trong gần
hai thập kỷ ở vụ 2022-23
do thời tiết xấu ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng.
Ảnh: REUTERS/AMIT DAVE
9
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Công ty Bayer của Đức đã bày
tỏ quan ngại về việc diện tích trồng
bông của Brazil có thể bị giảm sau
khi giá toàn cầu giảm mạnh, mặc
dù triển vọng dài hạn vẫn tốt.
T
heo phỏng vấn với Reuters,
các nhà lãnh đạo Bayer cho
biết diện tích trồng bông có
thể tăng từ 2% đến 3% trong vụ
mùa 2023/24. Tuy nhiên, sau khi
giá toàn cầu giảm gần một nửa so
với mức cao nhất của năm 2022,
dự đoán đó có thể không thành
hiện thực.
Shea Murdock, người đứng đầu
phụ trách bông toàn cầu của Bayer,
đã nói trước chuyến đi 10 ngày
đến các khu vực sản xuất chính ở
Mato Grosso và Bahia rằng “diện
tích trồng năm sau sẽ phụ thuộc
vào giá bông”. Ông cũng cho rằng,
mặc dù giá bông có những thăng
trầm, nhưng trong dài hạn nhu cầu
vẫn bền vững. Tổng diện tích có thể
tăng nhẹ lên 1,7 triệu ha từ khoảng
1,65 triệu ha.
Giá bông đã giảm xuống mức
thấp nhất gần 10 năm, chỉ khoảng
80 xu mỗi pound tại New York.
Tuy nhiên, Murdock cho biết
Bayer, công ty chiếm khoảng một
nửa thị phần hạt giống bông biến
đổi gen ở Brazil, đang chuẩn bị ra
mắt các sản phẩm mới, dựa trên
triển vọng thị trường tốt và nhu cầu
xuất khẩu.
Năm 2022, Trung Quốc đã mua
khoảng một phần tư lượng xuất
khẩu bông của Brazil, với tổng giá
trị gần 4 tỷ USD, bao gồm cả xơ và
sản phẩm dệt.
Theo Eduardo Correa, người
đứng đầu phụ trách về bông khu
vực Mỹ Latinh của Bayer, Brazil có
tiềm năng lớn để mở rộng các khu
vực mới, tuy nhiên các vấn đề kinh
tế vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến
tốc độ tiến triển này.
Năm 2021, Bayer đã tung ra
công nghệ giống bông mới nhất
của mình tại Brazil, là Bollgard 3
RRFlex, cung cấp khả năng bảo vệ
chống lại một số loài sâu bệnh hại.
Trong vòng hai năm tới,
Bayer kế hoạch ra mắt Bollgard
3 XtendFlex, công nghệ này sẽ
cho phép chống lại thuốc diệt cỏ
dicamba và glufosinate, và đã
được sử dụng tại Mỹ.
Các sản phẩm công nghệ mới
sẽ được tung ra dù vẫn đang gặp
thách thức pháp lý về bằng sáng
chế của Bollgard 2, được ra mắt
vào năm 2013 trên thị trường trong
nước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của
Bayer cho biết “năm 2019, Bollgard
đã trở thành công nghệ được sử
dụng nhiều nhất tại Brazil và vẫn
giữ vị trí đó cho đến ngày hôm nay.
Điều này cho thấy rằng người nông
dân yêu thích công nghệ này”.
Nguồn: Reuters
Ngọc Trâm biên dịch
Năm 2019, Bollgard
đã trở thành công nghệ
được sử dụng nhiều nhất
tại Brazil và vẫn giữ vị trí
đó cho đến ngày hôm nay.
Điều này cho thấy rằng
người nông dân yêu thích
công nghệ này.
Eduardo Correa, Bayer
Diện tích trồng bông Brazil bị hạn chế do giá giảm
– theo các nhà lãnh đạo Bayer
Ảnh: REUTERS/RICARDO MORAES
10
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -
11
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH
12
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Nguồn: TTXVN
13
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Nguồn: TTXVN
14
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Nguồn: TTXVN
15
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
16
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Doanh nghiệp, hộ kinh
doanh lần thứ 5 được gia
hạn nộp thuế giá trị gia tăng,
thu nhập doanh nghiệp và cá
nhân, tiền thuê đất, để hỗ trợ
sản xuất, kinh doanh.
N
ghị định về gia hạn thuế và
tiền thuê đất năm 2023 được
Phó thủ tướng Lê Minh Khái
ký, ban hành 14/4/2023. Đây là
lần thứ 5 Chính phủ đưa ra chính
sách này trong bối cảnh các doanh
nghiệp gặp khó khăn khi thị trường
thu hẹp, đơn hàng sụt giảm.
Theo đó, doanh nghiệp, tổ
chức kê khai thuế giá trị gia tăng
(trừ thuế giá trị gia tăng nhập
khẩu) theo tháng sẽ được gia hạn
số thuế phát sinh của kỳ tính thuế
tháng 3-8/2023. Doanh nghiệp
kê khai sắc thuế này theo quý sẽ
được gia hạn với số thuế phát sinh
trong quý I, II.
Thời hạn gia hạn thuế là 6 tháng
với thuế phát sinh tháng 3-5/2023
và quý I/2023. Số thuế phát sinh
nộp của tháng 6/2023 và quý II sẽ
được gia hạn 5 tháng. Trường hợp
doanh nghiệp phát sinh thuế trong
tháng 7 được gia hạn 4 tháng; phát
sinh thuế trong tháng 8 thì gia hạn
thêm 3 tháng.
Cá nhân, hộ kinh doanh trong
các lĩnh vực ưu tiên như nông - lâm
nghiệp, thủy sản, chế biến thực
phẩm, dệt, xây dựng, vận tải kho bãi,
bất động sản, khai thác dầu thô, khí
đốt tự nhiên... cũng được nới thời
hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu
nhập cá nhân đến 31/12/2023.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
sẽ được gia hạn 3 tháng với thời
hạn nộp thuế của quý I và II.
Trường hợp doanh nghiệp có chi
nhánh, đơn vị trực thuộc diện khai
thuế riêng với cơ quan thuế cũng
được giãn thời gian nộp thuế này.
Chi nhánh, đơn vị của doanh
nghiệp không có hoạt động sản
xuất, kinh doanh sẽ không được
gia hạn thuế.
Với tiền thuê đất, doanh
nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân
thuộc các lĩnh vực ưu tiên sẽ được
gia hạn nộp tiền tiền với 50% số
tiền thuê phát sinh năm 2023.
Thời hạn gia hạn là 6 tháng, tính từ
31/5/2023.
Ước tính tổng số tiền được
hoãn, giãn nộp thuế, tiền thuê
đất năm nay là hơn 112.000 tỷ
đồng (năm ngoái là trên 233.000
tỷ đồng).
Nguồn: VnExpress
Chính phủ gia hạn thuế, tiền thuê đất năm 2023
Nông dân thu hoạch lúa ở tỉnh Kon Tum. Ảnh: VnExpress/Đức Hòa
17
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Đồng ý đề xuất giảm thuế VAT về 8% đến hết năm nay,
Chính phủ giao Bộ Tài chính sớm chuẩn bị để trình Quốc
hội ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn.
V
ăn phòng Chính phủ ngày
17/4 có văn bản truyền đạt ý
kiến Phó thủ tướng Lê Minh
Khái về đề xuất giảm 2% thuế giá trị
gia tăng (VAT), từ 10% xuống 8%.
Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính
báo cáo Chính phủ trình Quốc hội,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem
xét, cho phép xây dựng, ban hành
nghị quyết của Quốc hội theo
thủ tục rút gọn. Bộ này xây dựng
hồ sơ, báo cáo Chính phủ trước
ngày 25/4.
Tại tờ trình Chính phủ trước
đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2%
thuế VAT với hàng hoá, dịch vụ có
thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh
khi xuất hoá đơn sẽ được giảm
20% mức tỷ lệ phần trăm để tính
thuế. Chính sách này dự kiến áp
dụng đến hết năm 2023.
Năm ngoái, giảm thuế VAT về
8% cũng được Chính phủ áp dụng
để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
sau dịch. Theo Bộ Tài chính, việc
áp dụng tiếp chính sách này năm
nay là cần thiết nhằm kích cầu
tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh sớm phục hồi và đóng góp
trở lại ngân sách.
Thực tế, từ tháng 10/2022, tình
hình thế giới diễn biến phức tạp,
tạo sức ép với kinh tế Việt Nam.
GDP quý I/2023 tăng 3,32%, tương
đương cùng kỳ 2020 - thời điểm
dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng
doanh nghiệp thành lập, quay lại thị
trường đạt 57.000 đơn vị, lần đầu
thấp hơn số rút lui 62.000. Nhiều
doanh nghiệp khó khăn, buộc phải
giãn việc, hoặc giảm lao động.
Với đề xuất lần này, Bộ
Tài chính ước tính, ngân sách giảm
thu 5.800 tỷ đồng mỗi tháng và
35.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối
năm nay.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất hạ
mức thu 35 khoản phí, lệ phí trong
nửa cuối năm (tương đương giảm
thu 700 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp, người dân.
Nguồn: VnExpress
Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT về 8%
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: VnExpress/Ngọc Thành
18
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
T
heo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), IMF dự báo tăng
trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng
thứ hai khu vực cùng với Campuchia, và chỉ xếp sau
Philippines (6%). Theo đó, IMF dự báo quy mô GDP
Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 449,09 tỷ USD.
Trong Báo cáo Triển vọng phát triển kinh tế Việt
Nam mới công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
năm nay giảm nhẹ. Cụ thể, Báo cáo của ADB đánh giá,
sau kết quả ấn tượng trong năm 2022, tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ giảm nhẹ xuống mức
6,5% trong năm nay và tăng lên 6,8% trong năm 2024.
Lý giải về nguyên nhân của sự suy giảm tăng
trưởng kinh tế, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc
gia của ADB tại Việt Nam cho biết: “Tăng trưởng kinh
tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái
kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở
các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng
địa chính trị toàn cầu”.
Theo đó, GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng
435,59 tỷ USD với mức dự báo tăng trưởng 6,5% của
ADB (GDP năm 2022 đạt 409 tỷ USD theo dữ liệu của
Tổng cục Thống kê).
Theo báo cáo Điểm lại của Ngân hàng
Thế giới (WB) được công bố ngày 13/3,
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự
báo đạt 6,3% trong năm 2023. Đáng chú ý,
WB cho rằng không giống nhiều quốc gia
khác, Việt Nam còn dư địa để triển khai các
biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế
cao cấp WB phân tích, kinh tế Việt Nam đã
phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức
tăng trưởng đạt 8%. Sự tăng trưởng này
một phần là do hiệu ứng cơ sở thấp, được
thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân
trong nước sau đại dịch và hoạt động mạnh
mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu.
Do tác động trong nước và bên ngoài,
tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm
lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Như vậy, quy
mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng
434,77 tỷ USD với mức dự báo tăng trưởng
6,3% của WB.
Bên cạnh IMF, ADB, WB, Văn phòng
Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO)
Các tổ chức quốc tế dự
báo GDP Việt Nam 2023
đạt bao nhiêu tỷ USD?
Dựa trên kết quả tăng trưởng trong quý 1/2023,
các tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo mới cho tăng
trưởng GDP Việt Nam năm 2023.
19
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
T
rong những tháng đầu năm
2023, thị trường dệt may vẫn
chưa có dấu hiệu khởi sắc
khi phần lớn doanh nghiệp mới có
đơn hàng hết tháng 3, giá gia công
giảm và cạnh tranh cao. Để vượt
khó, doanh nghiệp buộc phải triển
khai linh hoạt các giải pháp ứng
phó cũng như nâng cao giá trị sản
phẩm.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt
Nam, ngành dệt may Việt Nam
đang phải đối diện giai đoạn hết
sức khó khăn. Các dự báo về kinh
tế thế giới, thị trường tài chính, tiền
tệ đều có xu hướng tiêu cực. Đặc
biệt, tổng cầu thế giới tăng trưởng
từ 2,5% đến 4% - mức
thấp hơn rất nhiều so
với các năm trước;
các thị trường xuất
khẩu chính của dệt
may Việt Nam có xu
hướng giảm, đơn cử
như thị trường EU và
Trung Quốc sẽ giảm
khoảng 2% đến 4%.
Bên cạnh đó,
nguy cơ đứt gãy
nguồn cung, giá cả
các nguyên phụ liệu
vẫn trong giai đoạn
“phi mã” khiến
doanh nghiệp gặp
nhiều bất lợi trong
việc duy trì hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Tính đến thời điểm
hiện tại, thị trường vẫn chưa có
dấu hiệu khởi sắc khi cầu dệt may
thế giới chưa phục hồi do sức
mua chậm ở các thị trường tiêu
thụ hàng may mặc lớn như Mỹ và
châu Âu.
Đa phần doanh nghiệp may
mới có đơn hàng đến hết tháng
3/2023, các tháng sau rất thấp,
đơn hàng có xu hướng nhỏ lẻ, phức
tạp hơn, giá gia công giảm và cạnh
tranh cao.
Đối với ngành sợi, thị trường
sợi vẫn ảm đạm, chưa có dấu hiệu
phục hồi, giá bán sợi trên thị trường
vẫn ở mức thấp trong khi giá bông
đưa vào sản xuất tại các đơn vị vẫn
cao hơn nhiều so với giá thị trường
hiện nay. Trong bối cảnh thị trường
Trung Quốc mở cửa trở lại, các
doanh nghiệp sợi có thể tận dụng
cơ hội khi cầu khôi phục tại thị
trường này, tuy nhiên cạnh tranh
trên thị trường dệt may thế giới
nói chung sẽ rất gay gắt khi các
nhà sản xuất của Trung Quốc
nhập cuộc.
Bên cạnh đó, cần kiên trì bám
sát khách hàng, bám sát thị trường,
phản ứng linh hoạt với biến đổi mới
và bảo đảm việc làm cho người
lao động, bảo vệ nguồn lực doanh
nghiệp để chống chọi trong bối
cảnh khó khăn có thể kéo dài.
Nguồn: VITIC
cũng có dự báo cho tăng trưởng
GDP của Việt Nam. Theo dự báo
của Văn phòng Nghiên cứu kinh
tế vĩ mô ASEAN+3 (ARMO), tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
năm 2023 là 6,2%, trong khi tốc độ
tăng trưởng trung bình của khối
ASEAN+3 chỉ là 4,6%.
Với dự báo tăng trưởng GDP
năm 2023 ở mức 6,2% của ARMO,
quy mô GDP Việt Nam năm 2023
đạt khoảng 434,36 tỷ USD.
Ngày 31/3, Bộ phận Nghiên
cứu Kinh tế và các Thị trường Toàn
cầu của Ngân hàng UOB đã công
bố báo cáo tăng trưởng quý 1/2023
của Việt Nam. Trong đó, UOB hạ dự
báo tăng trưởng GDP cả năm 2023
của Việt Nam xuống mức 6,0% so
với trước đó là 6,6%.
Theo UOB, tăng trưởng GDP
thực tế của Việt Nam trong quý
1/2023 giảm xuống mức tăng
3,32% so với cùng kỳ, từ mức 5,92%
trong quý 4/2022, thấp hơn mức dự
báo chung của UOB. Nguyên nhân
chính dẫn đến kết quả tăng trưởng
thấp là do lĩnh vực sản xuất đã tăng
trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần
đầu tiên kể từ quý 3 năm 2021.
Nguyên nhân chính khiến lĩnh
vực sản xuất hoạt động kém hiệu
quả chủ yếu đến từ nhu cầu bên
ngoài sụt giảm, vốn đã được dự báo
trước. Xuất khẩu trong quý 1 giảm
11,9% so với cùng kỳ và xuống còn
79,2 tỷ USD, so với mức tăng 12,9%
của cùng kỳ năm ngoái, trong khi
nhập khẩu giảm 14,7%. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương
mại 4,1 tỷ USD trong quý và là quý
thứ ba liên tiếp thặng dư.
Với mức dự báo tăng trưởng
6% của UOB, quy mô GDP Việt
Nam năm 2023 đạt khoảng 433,54
tỷ USD.
Nguồn: Nhịp sống kinh tế
Ngành dệt may cần triển khai nhiều giải pháp
để ổn định sản xuất trong giai đoạn khó khăn
Theo các chuyên gia
trong ngành, để ổn định sản
xuất trong giai đoạn này,
các doanh nghiệp dệt may
cần phải cắt giảm những chi
phí không cần thiết, triệt để
tiết kiệm trên tất cả mọi lĩnh
vực, tập trung công tác đào
tạo để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm.
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG VCOSA
HOẠT ĐỘNG VCOSA
📌 Ngày 04/4/2023, VCOSA tổ chức họp cùng PGS. TS. Bùi Mai Hương để bàn về kế hoạch hợp tác giữa các
bên trong việc tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo kỹ thuật.
📌 Tham gia Hội thảo “Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng và ý nghĩa đối với các
doanh nghiệp Việt Nam”. Nội dung hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong
vấn đề đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng, góp phần tăng cường sự tuân thủ các quy định về truy
xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu. Hội thảo do Cục Phòng vệ thương mại phối hợp với Dự án Tạo thuận
lợi Thương mại Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 05/4/2023.
📌 Chiều cùng ngày, VCOSA tổ chức buổi họp trực tuyến hòa giải vấn đề tranh chấp chất lượng bông giữa các
doanh nghiệp hội viên và Shipper. Đại diện VCOSA đã tổng hợp vấn đề và đưa ra các phương án đề xuất để
các bên có thời gian suy xét.
📌 Ngày 06/4/2023, tham gia hội thảo trực tuyến “China yarn and textile market operation and outlook” để hiểu
thêm về xu hướng các loại sợi Cotton, Viscose, PSF... do CFFGroup tổ chức tại Trung Quốc.
📌 Ngày 11/4/2023, họp online cùng ông Jean-Paul, đại diện AsiaCotton để bàn về kế hoạch hợp tác tổ chức
khóa đào tạo Quality Matter 2023, dự kiến diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 8/2023.
📌 Ngày 14/4/2023, tại văn phòng trụ sở, VCOSA đón tiếp đại diện SunFlower India, chuyên cung cấp Raw
Cotton & Yarn đến từ Ấn Độ nhằm chia sẻ về cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
📌 Chiều cùng ngày, tham gia hội thảo trực tuyến “Lộ trình chuyển đổi xanh & những điều doanh nghiệp cần
biết” do PSD Committee, Vietnam Economic Forum, The Asian Foundation phối hợp tổ chức. Hội thảo cung
cấp thông tin để các doanh nghiệp hình dung một cách tổng thể về lộ trình chuyển đổi xanh cũng như những
vấn đề quan trọng cần lưu tâm trong lộ trình chuyển đổi.
📌 Ngày 17/4/2023, VCOSA triển khai chương trình “Truyền thông – quảng bá doanh nghiệp hội viên VCOSA
2023” với mục tiêu hỗ trợ Hội viên quảng bá hình ảnh, tăng độ nhận diện thương hiệu, cũng như các sản
phẩm chủ đạo của Hội viên trên các kênh giao thương trong và ngoài nước.
📌 Ngày 20/4/2023, tại văn phòng trụ sở, VCOSA đón tiếp Chủ tịch Ni Liqun và Phó Chủ tịch Tracy Wang,
đại diện United Asia International Exhibition Group (UAEC) để bàn về cơ hội hợp tác tổ chức triển lãm tại
thị trường Việt Nam vào tháng 12/2023.
Một số hình ảnh hoạt động Hiệp hội
Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA tham gia phát biểu tại Hội thảo “Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong
và ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam” do Cục PVTM và Dự án Tạo thuận lợi Thương mại Hoa Kỳ phối hợ
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỘI VIÊN
Công ty Cổ phần Dệt May
Đông Khánh đã được gỡ khỏi
“Danh sách các phán quyết
chưa thực thi – Phần 2” (List of
Unfulfilled Awards 2 - LOUA2).
---------
Sự công bằng trong quy tắc
mua bán bông và bước tiến của
ngành kéo sợi Việt Nam.
N
gày 20/03/2023, Công ty Cổ phần Dệt May
Đông Khánh do Ông Trịnh Tấn Hoàng làm chủ
sở hữu kiêm Tổng Giám đốc, tọa lạc tại Khu
công nghiệp Tân Đô, Đức Hòa, Long An - một
trong những doanh nghiệp sản xuất sợi dệt may lớn
của miền Nam, hội viên tích cực của Hiệp hội Bông Sợi
Việt Nam (VCOSA) - đã chính thức ra khỏi Danh sách
phán quyết chưa thực thi phần 2 (LOUA 2) của Hiệp
hội Bông Quốc tế (ICA). Đây là danh sách các công ty
được chứng minh là có liên quan tới LOUA 1. LOUA 1 là
một danh sách công khai, liệt kê các công ty đã không
tuân thủ một hoặc nhiều phán quyết trọng tài theo Quy
định và Quy tắc của ICA.
Công ty Đông Khánh có quy mô hơn 100,000 cọc
sợi, 5,000 rotor OE, có thể cung cấp 22,000 tấn sợi
mỗi năm từ cotton cho đến sợi pha (CVC, TC) cho thị
trường trong và ngoài nước.
Kể từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, Đông
Khánh phối hợp cùng với VCOSA đã cung cấp đầy đủ
thông tin, chứng từ pháp lý để chứng minh công ty cần
thiết được gỡ bỏ khỏi LOUA 2. ICA đã hỗ trợ tích cực
trong tiến trình điều tra, và hợp tác chặt chẽ với các
bên để hoàn thành mục tiêu và rút ngắn thời gian xử
lý. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự quan
tâm sâu sắc đến việc nâng cao uy tín và năng lực cạnh
tranh của ban lãnh đạo công ty Đông Khánh.
Việc được gỡ khỏi LOUA 2 của ICA không chỉ đánh
dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của công
ty, mà còn chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng
của Đông Khánh trong việc nâng cao uy tín và mở
rộng, xây dựng
các mối quan hệ
của mình tại thị
trường nội địa
và quốc tế. Có
thể nói rằng, đây
là một bước tiến
đối với ngành
kéo sợi Việt
Nam, khẳng định sự công bằng và minh bạch của ICA.
Thật vậy, những năm gần đây, ICA đã có những
đóng góp quan trọng trong việc giúp ngành kéo
sợi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và
công nhận sự uy tín của ngành. Mối quan hệ của
VCOSA và ICA ngày càng gắn kết thông qua các
hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên
thuộc cả hai tổ chức.
ICA luôn tích cực lắng nghe và cải tiến bộ
Quy định và Quy tắc để tối ưu hóa sự an toàn – công
bằng – minh bạch trong giao dịch mua bán bông toàn
cầu, đồng thời VCOSA cũng thường xuyên trưng cầu
ý kiến đóng góp của hội viên, qua đó tổ chức các
chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sợi Việt Nam
nâng cao năng lực cạnh tranh và tự bảo vệ quyền và lợi
ích khi thực hiện các giao dịch mua bán bông.
Chúc mừng Đông Khánh đã được gỡ khỏi LOUA 2
của ICA, và hy vọng rằng điều này sẽ truyền cảm hứng
và động lực cho các đối tác khác trong ngành kéo sợi
Việt Nam để tiếp tục phát triển và cải thiện nâng cao
uy tín của mình.
g chuỗi cung ứng
ợp tổ chức
Chủ tịch VCOSA chủ trì cuộc họp bàn và lấy ý kiến khởi xướng
điều tra CBPG cho sản phẩm sợi 100% polyester spun mã HS 5509.22.00
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Wakefield Inspection Services Ltd được thành lập tại Liverpool, Vương Quốc Anh từ năm 1993. Cho đến nay, có
hơn 20 công ty con đã được thành lập toàn cầu và việc mở rộng mạng lưới vẫn đang được tiếp diễn. Hiện tại WIS
đang hoạt động tại hơn 60 quốc gia và trở thành công ty dẫn đầu về ngành giám định bông thô trên toàn thế giới.
Qua hơn 20 năm cung cấp dịch vụ giám định tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sung sướng thông báo rằng WIS có
thể cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm bông thô tại phòng thí nghiệm HVI vừa được thành lập tại TP. Hồ Chì Minh.
Tại sao chọn WIS?
 Wakefield Inspection Services là công ty giám định dẫn đầu và được quốc tế công nhận.
 Có truyền thông lưu giữ nhân viên, giúp việc liên lạc với khách hàng của mình luôn thông suốt.
 Có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm.
 Duy trì việc đào tạo không ngừng.
 Cung cấp dịch vụ đúng nhu cầu của khách hàng, theo từng yêu cầu cụ thể.
 Có mạng lưới toàn cầu thông qua đội ngũ nhân viên địa phương.
 Có mạng lưới hỗ trợ toàn cầu.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ WIS hiện đang cung cấp, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua email:
Info@wiscontrol.com / vit-ops@wiscontrol.com
Wakefield Inspection Services Ltd was established in Liverpool, England in 1993. Since WIS’ formation - over twenty Group
Companies have been established worldwide and this expansion continues today, WIS currently operates in over 60 countries
becoming the leading company in the inspection of raw cotton fibre.
Now having worked in Vietnam for the last 20 years WIS is pleased that they can offer the HVI testing of cotton in our testing
laboratory in Ho Chi Minh
Why Wakefield?
 Wakefield Inspection is an internationally recognised, and industry leading inspection company
 Staff retention, enabling a continuity of communication with our clients
 Providing staff with significant hands on experience
 Ongoing Training
 Customised services, tailored to your needs
 Global coverage via local, on the ground, staff
 A Group wide support network
For more information on what WIS can do for you, please contact:
Info@wiscontrol.com / vit-ops@wiscontrol.com
24
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
1. Số liệu nhập khẩu
Tháng 3/2023 Việt Nam nhập khẩu 95,6 nghìn tấn
bông, trị giá 218,2 triệu USD tăng 24,6% về lượng
và 19,5% về trị giá so với tháng trước, giảm 21,8%
về lượng và giảm 33,9% về trị giá so với cùng kỳ
năm trước.
Lượng xơ sợi nhập về Việt Nam là 100,9 nghìn tấn,
trị giá 209,6 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 31,7%
về trị giá so với tháng trước, tăng 0,3% về lượng và
giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu sơ bộ trong tháng
3/2023, Việt Nam nhập khẩu 95,6
nghìn tấn bông, tăng 24,6% so với
tháng trước. Lượng xơ, sợi dệt các
loại nhập khẩu là 100,9 nghìn tấn,
tăng 27,3% so với tháng trước.
Theo số liệu xuất nhập
khẩu mới nhất từ tổng cục Hải
Quan, trong tháng 3/2023,
Việt Nam đã nhập khẩu bông
trị giá 218,2 triệu USD, tăng
19,5% so với tháng trước;
nhập khẩu xơ-sợi trị giá 209,6
triệu USD, tăng 31,7%; nhập
khẩu vải các loại trị giá 1,27 tỷ
USD, tăng 64,1%; nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt may da
giày tăng 39,3% so với tháng
trước, trị giá 586,9 triệu USD.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
25
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Theo số liệu sơ bộ
trong tháng 3/2023,
lượng xơ, sợi dệt các
loại nhập khẩu khoảng
100,9 nghìn tấn, tăng
27,3% so với tháng
trước, tăng 0,3% so với
cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu sơ bộ
trong tháng 3/2023,
Việt Nam nhập khẩu
95,6 nghìn tấn bông,
tăng 24,6% so với
tháng trước, giảm
21,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Trong 3 tháng đầu
năm 2023, Việt Nam
nhập khẩu bông trị giá
575,7 triệu USD, giảm
39,4% so với cùng
kỳ năm trước; nhập
khẩu xơ sợi dệt các
loại trị giá 505 triệu
USD giảm 25,7%; nhập
khẩu vải các loại 2,98
tỷ USD, giảm 17,2%;
nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may da
giày giảm 12,4% so với
cùng kỳ năm trước, trị
giá 1,39 tỷ USD.
26
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
1.1 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ vẫn giảm
trong thời gian tới
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập
khẩu bông về Việt Nam trong tháng 02/2023, đạt
76,68 nghìn tấn, trị giá 182,55 triệu USD, tăng 9,7% về
lượng và tăng 4,2% về trị giá so với tháng 01/2023,
giảm 35,4% về lượng và giảm 39,5% về trị giá so với
tháng 02/2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, lượng bông
nhập khẩu về Việt Nam đạt 146,52 nghìn tấn, trị giá
357,53 triệu USD, giảm 40,7% về lượng và giảm 42,3%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam
nhập khẩu bông các loại từ 10 thị trường,
trong đó, lượng nhập khẩu bông nguyên liệu
của Việt Nam từ tất cả thị trường chính đều
giảm so với cùng kỳ 2022. Cụ thể:
Nhập khẩu bông từ thị trường Australia
đạt mức cao nhất về lượng trong 2 tháng
đầu năm 2023, đạt 55 nghìn tấn, trị giá
137 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng
44,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022,
chiếm 37,7% tổng lượng bông nhập khẩu.
Riêng trong tháng 02/2023, lượng nhập
khẩu bông từ thị trường này đạt 25,99 nghìn
tấn, trị giá 61,23 triệu USD, giảm 11,2% về
lượng và giảm 19,2% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2022.
Nhập khẩu bông từ thị trường Brazil
đứng ở vị trí thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt đạt 44
nghìn tấn, trị giá 118 triệu USD, giảm 30,4% về lượng
và giảm 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Riêng
trong tháng 02/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị
trường này đạt 21,57 nghìn tấn, trị giá 57,33 triệu USD,
giảm 7,2% về lượng và giảm 5,9% về trị giá so với tháng
01/2023, giảm 41,1% về lượng và giảm 36,6% về trị giá
so với tháng 02/2022.
Ngoài ra, nhập khẩu bông từ nhiều thị trường khác
giảm mạnh về lượng trong 2 tháng đầu năm 2023 so
với cùng kỳ năm 2022 như: nhập khẩu từ thị trường
Ấn Độ giảm 87,4%; từ Argentina giảm 87,3%; từ
Bờ Biển Ngà giảm 99%.
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu bông của Việt Nam
27
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Nguồn: VITIC
Về giá: Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam tháng
02/2023 ở mức 2.381 USD/tấn, giảm 5% so với tháng
01/2023 và giảm 6,4% so với tháng 02/2022. Như vậy,
tháng 02/2023 là tháng thứ 6 liên tiếp giá nhập khẩu
bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ khi đạt mức
đỉnh vào tháng 8/2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá bông
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình
2.440 USD/tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ 2022.
Theo báo cáo của Fitch
Solutions, sản lượng bông toàn cầu
dự kiến sẽ đạt 118,1 triệu kiện vào
năm 2023, tăng từ 117,6 triệu kiện
vào năm 2022, mức tăng 0,43% so
với cùng kỳ năm 2022.
Sản lượng bông của Trung
Quốc vào năm 2023 dự kiến đạt
27,4 triệu kiện (trọng lượng 480
pound/kiện), tăng 2,1% so với cùng
kỳ năm 2022. Mặc dù sản lượng
bông của Trung Quốc dự báo tăng
trong năm 2023 nhưng sản lượng
dự kiến vẫn thấp hơn so với sản
lượng trung bình giai đoạn 2018-
2022 là 27,8 triệu kiện.
Việc Mỹ quyết tâm tiếp tục
cấm bông Tân Cương, các hạn chế
thương mại đang diễn ra đối với
hàng hóa được sản xuất tại khu
tự trị Tân Cương của Trung Quốc
đã loại bỏ phần lớn sản lượng của
Trung Quốc khỏi thị trường thế giới,
làm giảm nguồn cung thế giới và
hỗ trợ giá tăng.
Ở thời điểm hiện tại, giá bông
thế giới vẫn trong xu hướng giảm
do nhu cầu yếu. Theo thông tin từ
nguồn macrotrends.net, giá bông
nguyên liệu của Mỹ tại thời điểm
ngày 15/02/2023 giảm xuống mức
0,79 USD/pound, thấp hơn mức
0,83 USD/pound của cùng thời
điểm tháng 01/2023, mức thấp
nhất kể từ tháng 10/2022.
Trước xu hướng giảm của giá
bông thế giới, dự báo, giá nhập
khẩu bông nguyên liệu vào Việt
Nam cũng sẽ giảm trong tháng tới.
Giá nhập khẩu bông
Giá bông nhập khẩu trung
bình từ các thị trường chính
trong tháng 02/2023 tăng
nhẹ so với tháng 01/2023.
Trong đó, giá bông nhập khẩu
từ thị trường Australia giảm
9% xuống 2.356 USD/tấn, giá
bông nhập khẩu từ thị trường
Brazil tăng 1,4% lên 2.657
USD/tấn, giá bông nhập khẩu
từ thị trường Mỹ tăng 3% lên
2.456 USD/tấn.
28
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Giá bông nguyên liệu của Mỹ từ đầu năm 2022 đến nay (USD/pound)
Nguồn: macrotrends.net
1.2. Dự báo lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu vẫn ở mức thấp
trong tháng tới
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng
xơ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam trong
tháng 02/2023 đạt 35,77 nghìn tấn, trị giá 37,77 triệu
USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 22,5% về trị giá so
với tháng 01/2023; tăng 31% về lượng và tăng 5,2%
về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng
đầu năm 2023, lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu về Việt
Nam đạt 63 nghìn tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 3,9%
về lượng nhưng giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2022.
Đúng như dự báo các số trước,
giá nhập khẩu xơ nguyên liệu vào
Việt Nam vẫn trong xu hướng giảm
mạnh do thị trường giá nguyên liệu
bông xơ thế giới vẫn chưa có tín
hiệu phục hồi.
Tại thị trường trong nước, trong
bối cảnh đơn hàng xuất khẩu sụt
giảm, để tháo gỡ khó khăn cho các
doanh nghiệp, mới đây, Ngân hàng
Nhà nước đã quyết định giảm đồng
loạt lãi suất điều hành từ 0,5 - 1%/
năm kể từ ngày 15/3/2023. Cùng
với động thái giảm lãi suất điều
hành, tỷ giá trung tâm tại Ngân
hàng Nhà nước ngày 16/3/2023
cũng giảm về mức 23.622 VND/
USD. Tỷ giá USD trên thị trường
liên ngân hàng ngày 16/3/2023 đã
giảm nhẹ 0,02% so với những ngày
trước đó, xuống 23.582 VND/USD.
Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi
suất điều hành giảm cùng lúc tỷ
giá ngoại tệ hạ nhiệt làm tăng khả
năng tiếp cận nguồn vốn, tăng khả
năng huy động ngoại tệ cho các
doanh nghiệp nhập khẩu nói chung
và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may nói riêng.
Mặc dù có những tín hiệu tích
cực về thị trường tiền tệ trong
nước, đơn hàng xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam vẫn chưa có tín
hiệu phục hồi khi nhu cầu tại các
thị trường xuất khẩu hàng dệt may
lớn của Việt Nam vẫn yếu, điều này
cũng chưa thể thúc đẩy Việt Nam
tăng nhập khẩu nhóm nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất, do đó, dự
báo, nhập khẩu xơ nguyên liệu vào
Việt Nam vẫn ở mức thấp trong
tháng tới.
Trong 2 tháng đầu năm 2023,
Việt Nam nhập khẩu xơ nguyên liệu
từ 27 thị trường, tăng 5 thị trường
so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể:
Trung Quốc là thị trường cung
cấp xơ nguyên liệu lớn nhất cho
thị trường Việt Nam trong tháng
02/2023, với lượng nhập khẩu
đạt 12,78 nghìn tấn, trị giá 14,8
triệu USD, tăng 15,8% về lượng và
tăng 13,2% về trị giá so với tháng
01/2023; tăng 20,4% về lượng và
tăng 15,4% về trị giá so với tháng
02/2022. Tính chung 2 tháng đầu
năm 2023, đạt 23,82 nghìn tấn, trị
giá 27,87 triệu USD, chiếm 37,8%
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
29
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
tổng lượng nhập khẩu, giảm 6,5%
về lượng và giảm 14,2% về trị giá
so với 2 tháng đầu năm 2022.
Nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị
trường Thái Lan đứng vị trí thứ 2
đạt 5,25 nghìn tấn, trị giá 5,87 triệu
USD, giảm 25,8% về lượng nhưng
tăng 50,9% về trị giá so với tháng
01/2023; tăng 89,9% và tăng 53,4%
về trị giá so với cùng kỳ tháng
02/2022. Tính chung 2 tháng đầu
năm 2023, đạt 12,34 nghìn tấn, trị
giá 9,76 triệu USD, chiếm 19,6%
tổng lượng nhập khẩu xơ nguyên
liệu của Việt Nam, tăng 74,1% về
lượng và tăng 1,1% về trị giá so với
2 tháng đầu năm 2022.
Nhìn chung trong 2 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu xơ nguyên
liệu từ các thị trường cung cấp
chính cho Việt Nam đều giảm
nhẹ, trừ nhập khẩu từ thị trường
Bangladesh tăng 766% về lượng.
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu
xơ nguyên liệu từ một số thị trường
tăng rất mạnh trong 2 tháng
đầu năm 2023 như Nhật Bản,
Hồng Kông.
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu xơ của Việt Nam
Về giá: Tháng 02/2023, giá xơ nguyên liệu nhập
khẩu về Việt Nam đạt trung bình 1.056 USD/tấn, giảm
6,6% so với tháng 01/2023 và giảm 19,7% so với tháng
02/2022. Trong đó, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu từ
Thái Lan thấp nhất đạt 1.117 USD/tấn; tiếp đến là từ
thị trường Đài Loan đạt 1.190 USD/tấn và giá nhập
khẩu từ thị trường cao nhất là Hàn Quốc với mức giá
1.742 USD/tấn.
Giá nhập khẩu trung bình xơ nguyên liệu qua các tháng (Đvt: USD/tấn)
30
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Giá nhập khẩu xơ
Nguồn: VITIC
1.3. Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu giảm mạnh
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập
khẩu sợi nguyên liệu trong tháng 02/2023 đạt
42,75 nghìn tấn, trị giá 116,98 triệu USD, tăng 19,2%
về lượng và tăng 11% về trị giá so với tháng 01/2023,
giảm 23,3% về lượng và giảm 31,3% về trị giá so với
tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023,
nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam đạt 78,63
nghìn tấn, trị giá 222,39 triệu USD, giảm 34% về lượng
và giảm 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc là thị trường cung
cấp sợi nguyên liệu lớn nhất cho
thị trường Việt Nam trong tháng
02/2023, với lượng nhập khẩu đạt
28,2 nghìn tấn, trị giá 66,72 triệu
USD, tăng 7,9% về lượng nhưng
giảm 4,5% về trị giá so với tháng
01/2023; giảm 12,9% về lượng và
giảm 28% về trị giá so với tháng
02/2022. Tính chung 2 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên
liệu từ thị trường này vào Việt Nam
đạt 54,33 nghìn tấn, trị giá 136,59
triệu USD, chiếm 69,1% tổng lượng
nhập khẩu, giảm mạnh 24,7% về
lượng và giảm 32,2% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 02/2023, nhập khẩu sợi
nguyên liệu từ thị trường Đài Loan
đạt 4,74 nghìn tấn, trị giá 11,98
triệu USD, tăng 25,1% về lượng và
tăng 7,8% về trị giá so với tháng
01/2023; giảm 40,5% và giảm 41%
về trị giá so với tháng 02/2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023,
nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị
trường Đài Loan vào Việt Nam đạt
8,53 nghìn tấn, trị giá 23,09 triệu
USD, chiếm 10,8% tổng lượng nhập
khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam,
giảm mạnh 46,6% về lượng và giảm
47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm
2022.
Nhìn chung trong 2 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên
liệu từ các thị trường chủ lực vào
Việt Nam đều giảm so với cùng
kỳ năm 2022, trừ nhập khẩu từ thị
trường Nhật Bản tăng mạnh 22,6%
về lượng…
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu
sợi nguyên liệu từ một số thị trường
tăng rất mạnh trong 2 tháng đầu
năm 2023 như Pakistan…
Nguồn: VITIC
Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
31
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
Nhập khẩu sợi của Việt Nam
Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn)
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Trong đó, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu từ Trung
Quốc thấp nhất đạt 2.366 USD/tấn; tiếp đến là từ
Indonesia đạt 2.703 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị
trường Nhật Bản đạt mức cao nhất là 11.791 USD/tấn.
Giá nhập khẩu sợi của Việt Nam tiếp tục xu hướng
giảm, tuy vậy, nhu cầu từ các doanh nghiệp nhập khẩu
vẫn yếu, dự báo lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu vào
Việt Nam sẽ vẫn ở mức thấp trong thời gian tới.
Về giá: Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt
Nam trong tháng 02/2023 ở mức 2.736 USD/tấn, giảm
6,8% so với tháng 01/2023 và giảm 10,4% so với tháng
02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá nhập
khẩu trung bình mặt hàng sợi nguyên liệu của Việt
Nam đạt mức 2.828 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng
kỳ năm 2022.
32
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Giá nhập khẩu sợi
Nguồn: VITIC
— Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn
gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế...
— Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị
đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.
— Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông
tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu
thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo.
— Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả
để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn.
Ban Thông tin Truyền thông
33
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
2. Số liệu xuất khẩu
Trong tháng 3/2023, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 151,3 nghìn tấn các loại xơ và sợi dệt trị giá 376,4 triệu
USD, lượng và trị giá tăng lần lượt 39,5% và 11% so với tháng trước, và giảm tương ứng 7,9% và 29,2% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 3 năm 2023, các
sản phẩm xơ, sợi và vải được xuất
khẩu từ Việt Nam đã có sự tăng
trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu
xơ và sợi đã đạt tổng giá trị 376,4
triệu USD, tăng 11% so với tháng
trước; xuất khẩu vải đạt 248,7 triệu
USD, tăng 20%; xuất khẩu nguyên
phụ liệu dệt may da giày đạt 198,3
triệu USD, tăng 20,9%; và xuất khẩu
vải kỹ thuật tăng 10,4% so với tháng
trước, trị giá 63,1 triệu USD.
Trong tháng 3/2023, Việt
Nam đã xuất khẩu tổng cộng
151,3 nghìn tấn xơ và sợi, đạt
tổng giá trị 376,4 triệu USD,
lượng và trị giá tăng lần lượt
39,5% và 11% so với tháng
trước.
34
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vcosa.vn
Xuất khẩu hàng
dệt may trong tháng
3/2023 đạt 2,62 tỷ
USD, tăng 14,5% so
với tháng trước.
Tổng giá trị xuất
khẩu hàng dệt may
của Việt Nam trong
tháng 3 là 2,62 tỷ USD,
giảm 14% so với cùng
kỳ năm trước theo số
liệu sơ bộ.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm xơ, sợi với tổng trị giá 940,8 triệu
USD, giảm tới 35% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu vải đạt trị giá 609,6 triệu USD, giảm 13,7%; xuất khẩu
nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 482,7 triệu USD, giảm 14,1%; xuất khẩu vải kỹ thuật giảm 17,9%, trị giá
178 triệu USD.
35
Bản tin VCOSA
Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
3. Báo cáo bông toàn cầu
N
hập khẩu bông toàn cầu tiếp tục
giảm do tiêu thụ suy yếu. Theo
báo cáo mới nhất của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA), tiêu thụ bông toàn
cầu trong vụ 2022/23 (từ tháng Tám
đến tháng Bảy) dự kiến chỉ còn 110,2
triệu kiện, giảm 5% (tương đương 6,1
triệu kiện) so với niên vụ trước. Đây là
mức thấp nhất kể từ vụ 2013/14, ngoại
trừ vụ 2019/20. Do nhu cầu sản phẩm
bông giảm sút so với mức cao trong vụ
2020/21, lượng nhập khẩu bông toàn
cầu - ước tính là 38,8 triệu kiện - cũng
giảm liên tiếp trong hai năm.
Bangladesh là quốc gia nhập khẩu
bông nhiều nhất thế giới trong vụ
2022/23, trong khi Trung Quốc là quốc
gia tiêu thụ bông nhiều nhất. Trung
Quốc là nước duy nhất được dự đoán
tiêu thụ bông vụ 2022/23 tăng hơn so với vụ trước.
Sản lượng bông toàn cầu dự báo là 115,9 triệu kiện
trong vụ 2022/23, hơi thấp hơn so với vụ trước, do sản
lượng toàn cầu cao hơn gần như bù đắp cho diện tích
thu hoạch giảm 3%.
Xuất khẩu toàn cầu trong vụ 2022/23 do Mỹ, Brazil
và Úc dẫn đầu, chiếm tới 66% tổng lượng xuất khẩu
bông toàn cầu. Trong khi đó, lượng tồn cuối kỳ thế giới
(92 triệu kiện) và tỷ lệ tồn/sử dụng (84%) được dự kiến
cao nhất trong 3 năm qua.
Tiêu thụ và nhập khẩu bông toàn cầu
Nguồn: USDA
Nguồn: CI_VCOSA tổng hợp
Trụ sở
L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Văn phòng đại diện
P403, Lầu 4, Tòa nhà Ocean Park, 01 Đào Duy Anh, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch (nhận thư)
1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM
œ +84 902 379 490
œ info@vcosa.org.vn
œ www.vcosa.org.vn
30/4
&
01/5

Contenu connexe

Tendances

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamYến Nguyễn
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Ngọc Hưng
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxNguynThHnhTrang1
 

Tendances (20)

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 2/2023
 
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021
VCOSA - Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 12.2021
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2022 ISSUE
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT -  05/2022 ISSUE VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT -  05/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2022 ISSUE
 
Luận văn: Tính năng may của vải dùng cho may mặc và vải kỹ thuật
Luận văn: Tính năng may của vải dùng cho may mặc và vải kỹ thuậtLuận văn: Tính năng may của vải dùng cho may mặc và vải kỹ thuật
Luận văn: Tính năng may của vải dùng cho may mặc và vải kỹ thuật
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên tại công ty
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên tại công ty Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên tại công ty
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên tại công ty
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
 

Similaire à BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfBÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfVietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Trang Nguyễn
 
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Bao Nguyen
 
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Advantage Logistics
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAYPHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAYNghiaLeThanh1
 

Similaire à BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023 (20)

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfBÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
 
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014
 
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
 
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang AustraliaThách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
 
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
 
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAYPHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY
PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY
 
Bao cao det may.pdf
Bao cao det may.pdfBao cao det may.pdf
Bao cao det may.pdf
 

Plus de Vietnam Cotton & Spinning Association

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 

Plus de Vietnam Cotton & Spinning Association (15)

VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
 
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdfBan tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
 

Dernier

Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdfCatalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdftuvanwebsite1
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdfPhcCaoVn
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmNghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmTBiAnh7
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Dernier (10)

Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdfCatalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmNghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023

  • 1. BẢN TIN Báo cáo thống kê ngành xơ sợi Tháng 4 2023 Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam Ban Thông tin Truyền thông tổng hợp & biên tập ---Lưu hành nội bộ---
  • 2. 2 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Tin trong nước Tin quốc tế ĐIỂM TIN 🔹 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ vẫn giảm trong thời gian tới 🔹 Dự báo lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu vẫn ở mức thấp trong tháng tới 🔹 Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu giảm mạnh 🔹 Chính phủ gia hạn thuế, tiền thuê đất năm 2023 🔹 Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT về 8% 🔹 Ngành dệt may cần triển khai nhiều giải pháp để ổn định sản xuất trong giai đoạn khó khăn 🔹 Các tổ chức quốc tế dự báo GDP Việt Nam 2023 đạt bao nhiêu tỷ USD? 🔹 QCO có hiệu lực đối với xơ polyester và các sản phẩm liên quan tại Ấn Độ, gây ra sự chia rẽ trong ngành 🔹 Hiệp hội các Nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh kêu gọi miễn thuế VAT và cho phép nhập khẩu phế thải dệt may miễn thuế để thúc đẩy sản xuất xơ tái chế 🔹 Các chủ nhà máy dệt Bangladesh yêu cầu tạm dừng nhập khẩu sợi cotton 🔹 Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm ra cơ chế mới để cải thiện chất lượng xơ bông 🔹 Xuất khẩu bông của Ấn Độ giảm sút, bằng với nhập khẩu lần đầu tiên trong nhiều năm – theo USDA 🔹 Diện tích trồng bông Brazil bị hạn chế do giá giảm – theo các nhà lãnh đạo Bayer
  • 3. 3 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Ấ n Độ đã gia hạn đến ngày 2 tháng 7 năm 2023 thời hạn yêu cầu kiểm soát chất lượng bắt buộc đối với bốn đơn hàng – polyester FDY (fully drawn yarn), polyester POY (partially oriented yarn), polyester IDY (industrial yarn) và 100% PSY (polyester spun yarn). Bộ Hóa chất và Phân bón trước đây đã ban hành QCO yêu cầu chứng nhận từ Cục Tiêu Chuẩn Ấn Độ (BIS) đối với việc nhập khẩu và bán trong nước các sản phẩm polyester khác nhau, bao gồm cả xơ ngắn 100% PSF (polyester staple fibre). Theo các chuyên gia thị trường, các nhà sản xuất xơ polyester và sản phẩm trong nước đã đạt chứng nhận BIS, đảm bảo nguồn cung của các nhà sản xuất trong nước sẽ không bị gián đoạn. Một số nhà sản xuất nước ngoài cũng đã được chứng nhận, trong khi nhiều nhà sản xuất khác vẫn đang chờ phê duyệt. Một quan chức cấp cao trong ngành nói với Fibre2Fashion: “Chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng QCO bắt buộc cách đây hai năm và cung cấp đủ thời gian để chứng nhận BIS. Việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm polyester sẽ cải thiện chất lượng của ngành dệt may Ấn Độ, phù hợp với tầm nhìn dài hạn của chính phủ. Có thể ban đầu có thể gặp một số vấn đề khi triển khai, nhưng chất lượng tổng thể của các sản phẩm polyester dự kiến sẽ được cải thiện”. Tuy nhiên, ngành sợi trong nước không hài lòng với các điều khoản mới, coi chúng như một điểm dừng pháp lý cho các nhà cung cấp địa phương thống trị. Họ lập luận rằng những nhà cung cấp này sẽ có thể đưa ra mức giá cao hơn trong trường hợp không có sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp toàn cầu. Các nhà sản xuất xơ polyester trong nước phản bác rằng nhà máy của họ đang hoạt động với công suất thấp hơn do nguồn cung nhập khẩu tràn vào và họ có thể đáp ứng mọi tình trạng thiếu nguyên liệu nếu nhập khẩu giảm do thực hiện QCO. Dữ liệu thương mại cho thấy không có tình trạng tràn ngập xơ polyester nhập khẩu tại nước này. Nhập khẩu xơ polyester (mã HS 550320) tại Ấn Độ bị đình trệ. Năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 84 triệu kg xơ polyester (mã HS 550320) trị giá 111,192 triệu USD. Điều này cho thấy một sự gia tăng nhẹ, không phải là quá nhiều. Theo TexPro, công cụ phân tích thị trường của Fiber2Fashion, nhập khẩu là 82,113 triệu kg (103,002 triệu USD) vào năm 2021, 82,325 triệu kg (82,957 triệu USD) vào năm 2020, 116,737 triệu kg (138,878 triệu USD) vào năm 2019 và 83,285 triệu kg (116,448 triệu USD) vào năm 2018, so với 91,248 triệu kg (105,357 triệu USD) trong năm 2017. Nhập khẩu tăng trong năm 2018 và 2019, nhưng thậm chí sau ba năm vẫn chưa có sự phục hồi sau sự gián đoạn do COVID. Nguồn: Fibre2Fashion Ngọc Trâm biên dịch TIN CHUYÊN NGÀNH QCO có hiệu lực đối với xơ polyester và các sản phẩm liên quan tại Ấn Độ, gây ra sự chia rẽ trong ngành Đơn hàng Kiểm soát Chất lượng (Quality Control Order - QCO) đã có hiệu lực đối với xơ polyester và các sản phẩm thượng nguồn và hạ nguồn khác. Chính phủ Ấn Độ đã gia hạn thêm ba tháng cho việc áp dụng bắt buộc QCO đối với một số loại sợi polyester nhất định. Dữ liệu thương mại cho thấy, nhập khẩu polyester vẫn chưa phục hồi kể từ khi gián đoạn do COVID-19. Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện chất lượng sản phẩm polyester bằng cách áp dụng QCO với mục tiêu phát triển sản xuất theo tầm nhìn dài hạn.
  • 4. 4 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn T huế này áp dụng cho việc thu gom nguyên liệu thô được sử dụng bởi các nhà máy sản xuất xơ tái chế trong nước và cung cấp cho các nhà máy sợi trong nước. Ngoài ra, BGMEA cũng đề xuất thiết lập mã HS và cơ sở miễn thuế cho việc nhập khẩu phế thải dệt may và quần áo đã đục/cắt lỗ từ ngành công nghiệp dệt may. Xơ tái chế là một ngành công nghiệp hậu cần 100% xuất khẩu đang phát triển và có vai trò quan trọng để đáp ứng các luật mới và Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) tại EU và phương Tây. Tuy nhiên, nguồn phế thải dệt may trong nước khoảng 577.000 tấn không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, BGMEA khuyến nghị nhập khẩu phế thải dệt may và quần áo đã đục/cắt lỗ để đáp ứng nhu cầu. Sản xuất xơ tái chế là một giải pháp thân thiện với môi trường tại địa phương vì không sử dụng hóa chất và không thải ra CO2 trong quá trình sản xuất. Sử dụng xơ tái chế thay cho bông nguyên sinh giúp Bangladesh tiết kiệm ít nhất 30% ngoại tệ cho việc nhập khẩu bông nguyên sinh, với ước tính trị giá lên đến 1 tỷ đô la Mỹ. Khi người tiêu dùng quốc tế chuyển sang thời trang tuần hoàn và các sản phẩm tái chế, BGMEA cho rằng rất quan trọng phải tập trung vào việc tái sử dụng phế thải hậu công nghiệp hoặc vải sợi đay làm nguyên liệu thô. Luật mới của Liên minh châu Âu yêu cầu các loại vải cotton phải có ít nhất 50% bông nguyên sinh, bông hữu cơ hoặc polyester có tỷ lệ tương đương (xơ tái chế) vào năm 2025. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng sử dụng xơ tái chế trong ngành may mặc, cũng như đảm bảo cho các sản phẩm may mặc được làm từ xơ tái chế tiếp cận thị trường Châu Âu, BGMEA đã đề xuất miễn thuế GTGT 7,5% và 15% cho việc thu gom nguyên liệu thô được sử dụng bởi các nhà máy sản xuất xơ tái chế trong nước và cung cấp cho các nhà máy sợi địa phương. Nguồn: Fashionating World Ngọc Trâm biên dịch Hiệp hội các Nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh kêu gọi miễn thuế VAT và cho phép nhập khẩu phế thải dệt may miễn thuế để thúc đẩy sản xuất xơ tái chế Hiệp hội các Nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) đang kêu gọi miễn thuế GTGT 7,5% và 15% áp dụng cho xơ tái chế trong nước để thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào ngành này.
  • 5. 5 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra một loại hormone thực vật có thể điều chỉnh sự phát triển của sợi bông và được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng của sợi bông. B ông là cây trồng kinh tế quan trọng ở Trung Quốc và là nguyên liệu chính của ngành dệt may, điều đó có nghĩa là chất lượng của sợi bông quyết định chất lượng của hàng dệt may. Brassinosteroid (BR), một hormone thực vật thúc đẩy tăng trưởng, điều chỉnh nhiều quá trình sinh trưởng của thực vật, bao gồm cả sự phát triển của tế bào. Tuy nhiên, cơ chế mà BR điều chỉnh sự phát triển của sợi vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Bông thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã phát hiện ra rằng BR có thể thúc đẩy cơ chế phân tử kéo dài sợi bông bằng cách điều chỉnh quá trình tổng hợp axit béo chuỗi rất dài. Theo Li Fuguang, trưởng nhóm nghiên cứu, các gen điều tiết các đặc tính quan trọng của bông có thể làm nguồn kỹ thuật để hỗ trợ sản xuất bông trong tương lai. “Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu xem BR có đóng vai trò theo cách nào khác hay không, hy vọng có thể hiện thực hóa việc chuyển hóa các thành tựu khoa học công nghệ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp”, ông nói. Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu của họ trên ba tạp chí là Tạp chí Tế bào Thực vật, Sinh lý Thực vật và Tạp chí Công nghệ Sinh học Thực vật. Nguồn: Tân Hoa Xã Ngọc Trâm biên dịch Brassinosteroid có thể thúc đẩy cơ chế phân tử kéo dài sợi bông bằng cách điều chỉnh quá trình tổng hợp axit béo chuỗi rất dài. Các chủ nhà máy dệt Bangladesh yêu cầu tạm dừng nhập khẩu sợi cotton Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm ra cơ chế mới để cải thiện chất lượng xơ bông Hiệp hội các nhà máy dệt Bangladesh (BTMA) - cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp dệt nước này - đã kêu gọi hạn chế nhập khẩu sợi cotton tạm thời cho ngành may mặc (RMG). Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đã cung cấp số liệu về lượng sợi cotton tồn kho ở các nhà máy trong nước. T heo các báo cáo, trong một lá thư gửi cho Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bangladesh Abdur Rouf Talukder, Chủ tịch BTMA Mohammad Ali Khokon đã đề nghị hạn chế tạm thời việc nhập khẩu sợi cotton, nhấn mạnh rằng biện pháp này sẽ giúp giữ lại ngoại tệ. Đồng thời, BTMA cũng yêu cầu ban hành một chỉ thị tạm thời cho các nhà máy may xuất khẩu để họ mua ít nhất 70% nhu cầu sợi cotton của mình từ các nhà máy sợi trong nước theo L/C giáp lưng. Tổ chức của các chủ nhà máy cũng cho biết nếu ngân hàng trung ương áp dụng chính sách này, nó sẽ giúp Bangladesh đối phó với vấn đề khủng hoảng đồng đô la và đồng thời các nhà máy sợi trong nước sẽ thoát khỏi khủng hoảng thanh khoản do tích trữ sợi. Nguồn: Apparel Resources Ngọc Trâm biên dịch Máy hái bông trên cánh đồng ở Hạt Xayar, Tỉnh Aksu, Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc, ngày 26/9/2022. (Ảnh: Liu Yuzhu/Tân Hoa Xã)
  • 6. https://vcosa.vn The COMPACTeasy mechanical compacting system from Suessen addresses the need for higher productivity and cost optimization in compact spinning. The system can spin high-quality yarn from all common raw materials – at a high speed. Low investment cost, less energy consumption and minimal maintenance make COMPACTeasy an attractive alternative to pneumatic systems for spinning mills. Saving energy and cost are decisive factors for spinning mills today. Most spinning systems require both a high level of initial investment as well as considerable operating cost. While compact spinning is appreciated for its excellent yarn quality and high productivity, it can also be very cost-intensive, especially with pneumatic compacting systems requiring a lot of electricity. Unmatched compact-spinning quality Continually striving to push boundaries of innovation, Suessen developed COMPACTeasy, a mechanical compacting solution that offers low investment cost without compromising on quality. It produces yarns with excellent characteristics from a broad range of raw materials, such as cotton and man-made fibers, as well as their blends. With a count range from Ne 20 to Ne 60, COMPACTeasy covers most applications. The recipe for success COMPACTeasy guides fibers through the y-channel of the compactor with precision, which results in intensive double compacting (Fig. 1) without any additional energy requirements compared to ring spinning. Compared to other mechanical systems, the compacting channel of COMPACTeasy is much wider, so it is less prone to clogging. Thanks to the traverse motion of the compactor (Fig. 3), the lifetime of cots is extended resulting in lower maintenance requirements and constant and durable yarn quality. This is a considerable advantage compared to flipping the front top roller, which is what mechanical systems usually require. Sophisticated technology for less wear and tear The device consists of a front top-roller retainer and the smaller COMPACTeasy roller (Fig. 2). The compactor features the y-channel and the preceding pin and is located between the two top rollers. The compactor spring uses a low spring force to press the compactor against the bottom roller. This causes considerably less wear and tear on the compactor than magnetically loaded compacting elements. The yarn quality is determined by both the y-channel of the compactor and the integrated pin, which takes effect precisely in the zone of the drafting system where the fibers have the least guidance. This process improves yarn irregularity and increases yarn tenacity. Hairiness is also significantly reduced and often achieves better results than pneumatic compacting systems. Flexibility and compatibility COMPACTeasy can be added to the specifications for new ring spinning machines (Fig. 4). Furthermore, machines that have already been installed can easily be retrofitted. COMPACTeasy enables production to be switched from ring to compact yarn by simply installing or removing the compacting device on a ring spinning machine. Suessen customers are not just impressed by COMPACTeasy’s low investment and operating cost, they also appreciate the very high yarn tenacity and consistency, as well as the ability to produce a wide range of fibers and counts. Trade Press Article Economical Compact-Spinning Using State-of-the-Art Technology Rieter Trade Press Article: Economical Compact Spinning Using State-of-the-Art Technology, April 2022 About Rieter Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple fiber spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops and manufactures machinery, systems and components used to convert natural and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the only supplier worldwide to cover both spinning preparation processes and all four end-spinning processes currently established on the market. Furthermore, Rieter is a leader in the field of precision winding machines. With 17 manufacturing locations in ten countries, the company employs a global workforce of some 4 900, about 18% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com About Suessen Suessen, the world’s leading manufacturer of spinning systems and components for spinning machines, is a subsidiary of the Rieter Group. The company, based in Suessen (Germany), creates customer value through system expertise, innovative solutions, after-sales excellence and global presence. Considerable investments in R&D ensure further development of technical and technological components in an uncompromising and resolute manner. The company focuses on universal applicability, improved yarn quality, increased service life, reduced maintenance and proven reliability in industrial applications. www.suessen.com Rieter Management AG Klosterstrasse 32 P.O. Box CH-8406 Winterthur T +41 52 208 71 71 F +41 52 208 70 60 www.rieter.com For further information, please contact: Rieter Management AG Media Relations Relindis Wieser Head Group Communication T +41 52 208 70 45 F +41 52 208 70 60 media@rieter.com www.rieter.com Fig. 1: The y-channel in the compactor enables intense double compacting for all yarn counts. ID Asset: 96568 Fig. 2: COMPACTeasy retainer with COMPACTeasy roller, easy-spring, and compactor with y-channel. ID Asset: 96569 Fig. 3: Transmission of the traverse motion to the compactor (view from the rear). ID Asset: 96570 Fig. 4: COMPACTeasy can be installed in new and existing ring spinning machines. ID Asset: 92811
  • 7. 7 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
  • 8. 8 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Theo USDA, xuất khẩu bông của Ấn Độ - nước sản xuất hàng đầu - vụ 2022-23 dự kiến giảm sâu và ngang bằng với nhập khẩu lần đầu tiên trong khoảng hai thập kỷ do hàng tồn kho trong nước thấp cùng các yếu tố khác. T rong báo cáo ước tính cung và cầu nông nghiệp thế giới tháng 4 phát hành vào thứ Ba, USDA dự báo xuất khẩu Ấn Độ vụ 2022-23 giảm 500.000 kiện xuống còn 1,8 triệu kiện, ngang với dự báo nhập khẩu. USDA cho biết: “Nguồn cung trong nước giảm, nhu cầu các loại sợi dài và siêu dài từ nước ngoài tăng cao, và Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế Úc-Ấn Độ (ECTA) đều đã hỗ trợ cho xu hướng gần đây này”. Một nhà buôn có trụ sở tại Mumbai thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết: “Sản lượng bông Ấn Độ thấp hơn ước tính ban đầu rất nhiều. Nước này sẽ chỉ sản xuất một lượng dư thừa rất ít. Đó là lý do tại sao giá bông trong nước ổn định và không có lợi thế cho xuất khẩu. Trong những tháng tới, nguồn cung sẽ giảm thêm. Xuất khẩu sẽ không tăng trưởng cho đến khi vụ mùa mới bắt đầu từ tháng Mười. Mặc dù Ấn Độ được dự báo là nước xuất khẩu bông lớn thứ ba trên thế giới, ước tính khoảng 1,8 triệu kiện trong vụ 2022-23, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với 6,2 triệu kiện trong vụ 2021-22, USDA cho biết. Bailey Thomen, cộng sự quản lý rủi ro bông tại StoneX Group, cho biết: “Sản lượng thấp hơn có thể làm chặt bảng cân đối toàn cầu, tạo ra cơ hội và thách thức trên toàn thế giới. Nếu Ấn Độ tăng nhập khẩu và chúng ta thấy nhu cầu cao hơn, giá bông ICE có thể tăng. Nhưng nhu cầu đã chậm lại do các điều kiện kinh tế.” Giá hợp đồng tương lai bông CTc1 của Mỹ - tiêu chuẩn toàn cầu - đang có xu hướng giảm liên tục trong ba tháng liên tiếp và đã giảm hơn 1% từ đầu năm đến nay do lo ngại về nhu cầu. CAI cho biết sản lượng bông Ấn Độ thấp hơn có thể giúp các đối thủ như Mỹ, Brazil và Australia tăng lượng hàng hóa đến các khách hàng châu Á quan trọng như Trung Quốc và Pakistan, đồng thời đẩy giá bông MCOTc1 trong nước và toàn cầu lên cao. (1 kiện = 170 kg) Nguồn: Reuters Ngọc Trâm biên dịch Xuất khẩu bông của Ấn Độ giảm sút, bằng với nhập khẩu lần đầu tiên trong nhiều năm – theo USDA Hiệp hội Bông Ấn Độ (CAI) cho biết vào tháng Ba, lượng bông tồn kho của Ấn Độ có thể giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ ở vụ 2022-23 do thời tiết xấu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ảnh: REUTERS/AMIT DAVE
  • 9. 9 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Công ty Bayer của Đức đã bày tỏ quan ngại về việc diện tích trồng bông của Brazil có thể bị giảm sau khi giá toàn cầu giảm mạnh, mặc dù triển vọng dài hạn vẫn tốt. T heo phỏng vấn với Reuters, các nhà lãnh đạo Bayer cho biết diện tích trồng bông có thể tăng từ 2% đến 3% trong vụ mùa 2023/24. Tuy nhiên, sau khi giá toàn cầu giảm gần một nửa so với mức cao nhất của năm 2022, dự đoán đó có thể không thành hiện thực. Shea Murdock, người đứng đầu phụ trách bông toàn cầu của Bayer, đã nói trước chuyến đi 10 ngày đến các khu vực sản xuất chính ở Mato Grosso và Bahia rằng “diện tích trồng năm sau sẽ phụ thuộc vào giá bông”. Ông cũng cho rằng, mặc dù giá bông có những thăng trầm, nhưng trong dài hạn nhu cầu vẫn bền vững. Tổng diện tích có thể tăng nhẹ lên 1,7 triệu ha từ khoảng 1,65 triệu ha. Giá bông đã giảm xuống mức thấp nhất gần 10 năm, chỉ khoảng 80 xu mỗi pound tại New York. Tuy nhiên, Murdock cho biết Bayer, công ty chiếm khoảng một nửa thị phần hạt giống bông biến đổi gen ở Brazil, đang chuẩn bị ra mắt các sản phẩm mới, dựa trên triển vọng thị trường tốt và nhu cầu xuất khẩu. Năm 2022, Trung Quốc đã mua khoảng một phần tư lượng xuất khẩu bông của Brazil, với tổng giá trị gần 4 tỷ USD, bao gồm cả xơ và sản phẩm dệt. Theo Eduardo Correa, người đứng đầu phụ trách về bông khu vực Mỹ Latinh của Bayer, Brazil có tiềm năng lớn để mở rộng các khu vực mới, tuy nhiên các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến tốc độ tiến triển này. Năm 2021, Bayer đã tung ra công nghệ giống bông mới nhất của mình tại Brazil, là Bollgard 3 RRFlex, cung cấp khả năng bảo vệ chống lại một số loài sâu bệnh hại. Trong vòng hai năm tới, Bayer kế hoạch ra mắt Bollgard 3 XtendFlex, công nghệ này sẽ cho phép chống lại thuốc diệt cỏ dicamba và glufosinate, và đã được sử dụng tại Mỹ. Các sản phẩm công nghệ mới sẽ được tung ra dù vẫn đang gặp thách thức pháp lý về bằng sáng chế của Bollgard 2, được ra mắt vào năm 2013 trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của Bayer cho biết “năm 2019, Bollgard đã trở thành công nghệ được sử dụng nhiều nhất tại Brazil và vẫn giữ vị trí đó cho đến ngày hôm nay. Điều này cho thấy rằng người nông dân yêu thích công nghệ này”. Nguồn: Reuters Ngọc Trâm biên dịch Năm 2019, Bollgard đã trở thành công nghệ được sử dụng nhiều nhất tại Brazil và vẫn giữ vị trí đó cho đến ngày hôm nay. Điều này cho thấy rằng người nông dân yêu thích công nghệ này. Eduardo Correa, Bayer Diện tích trồng bông Brazil bị hạn chế do giá giảm – theo các nhà lãnh đạo Bayer Ảnh: REUTERS/RICARDO MORAES
  • 10. 10 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -
  • 11. 11 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH
  • 12. 12 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Nguồn: TTXVN
  • 13. 13 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Nguồn: TTXVN
  • 14. 14 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Nguồn: TTXVN
  • 15. 15 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com
  • 16. 16 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Doanh nghiệp, hộ kinh doanh lần thứ 5 được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và cá nhân, tiền thuê đất, để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. N ghị định về gia hạn thuế và tiền thuê đất năm 2023 được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký, ban hành 14/4/2023. Đây là lần thứ 5 Chính phủ đưa ra chính sách này trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường thu hẹp, đơn hàng sụt giảm. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức kê khai thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng nhập khẩu) theo tháng sẽ được gia hạn số thuế phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3-8/2023. Doanh nghiệp kê khai sắc thuế này theo quý sẽ được gia hạn với số thuế phát sinh trong quý I, II. Thời hạn gia hạn thuế là 6 tháng với thuế phát sinh tháng 3-5/2023 và quý I/2023. Số thuế phát sinh nộp của tháng 6/2023 và quý II sẽ được gia hạn 5 tháng. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thuế trong tháng 7 được gia hạn 4 tháng; phát sinh thuế trong tháng 8 thì gia hạn thêm 3 tháng. Cá nhân, hộ kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên như nông - lâm nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm, dệt, xây dựng, vận tải kho bãi, bất động sản, khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên... cũng được nới thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân đến 31/12/2023. Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được gia hạn 3 tháng với thời hạn nộp thuế của quý I và II. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, đơn vị trực thuộc diện khai thuế riêng với cơ quan thuế cũng được giãn thời gian nộp thuế này. Chi nhánh, đơn vị của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ không được gia hạn thuế. Với tiền thuê đất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc các lĩnh vực ưu tiên sẽ được gia hạn nộp tiền tiền với 50% số tiền thuê phát sinh năm 2023. Thời hạn gia hạn là 6 tháng, tính từ 31/5/2023. Ước tính tổng số tiền được hoãn, giãn nộp thuế, tiền thuê đất năm nay là hơn 112.000 tỷ đồng (năm ngoái là trên 233.000 tỷ đồng). Nguồn: VnExpress Chính phủ gia hạn thuế, tiền thuê đất năm 2023 Nông dân thu hoạch lúa ở tỉnh Kon Tum. Ảnh: VnExpress/Đức Hòa
  • 17. 17 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Đồng ý đề xuất giảm thuế VAT về 8% đến hết năm nay, Chính phủ giao Bộ Tài chính sớm chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn. V ăn phòng Chính phủ ngày 17/4 có văn bản truyền đạt ý kiến Phó thủ tướng Lê Minh Khái về đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 10% xuống 8%. Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội theo thủ tục rút gọn. Bộ này xây dựng hồ sơ, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/4. Tại tờ trình Chính phủ trước đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với hàng hoá, dịch vụ có thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh khi xuất hoá đơn sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế. Chính sách này dự kiến áp dụng đến hết năm 2023. Năm ngoái, giảm thuế VAT về 8% cũng được Chính phủ áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng tiếp chính sách này năm nay là cần thiết nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm phục hồi và đóng góp trở lại ngân sách. Thực tế, từ tháng 10/2022, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tạo sức ép với kinh tế Việt Nam. GDP quý I/2023 tăng 3,32%, tương đương cùng kỳ 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng doanh nghiệp thành lập, quay lại thị trường đạt 57.000 đơn vị, lần đầu thấp hơn số rút lui 62.000. Nhiều doanh nghiệp khó khăn, buộc phải giãn việc, hoặc giảm lao động. Với đề xuất lần này, Bộ Tài chính ước tính, ngân sách giảm thu 5.800 tỷ đồng mỗi tháng và 35.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm nay. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất hạ mức thu 35 khoản phí, lệ phí trong nửa cuối năm (tương đương giảm thu 700 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nguồn: VnExpress Chính phủ đồng ý phương án giảm thuế VAT về 8% Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: VnExpress/Ngọc Thành
  • 18. 18 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn T heo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng thứ hai khu vực cùng với Campuchia, và chỉ xếp sau Philippines (6%). Theo đó, IMF dự báo quy mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 449,09 tỷ USD. Trong Báo cáo Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam mới công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay giảm nhẹ. Cụ thể, Báo cáo của ADB đánh giá, sau kết quả ấn tượng trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ giảm nhẹ xuống mức 6,5% trong năm nay và tăng lên 6,8% trong năm 2024. Lý giải về nguyên nhân của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu”. Theo đó, GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 435,59 tỷ USD với mức dự báo tăng trưởng 6,5% của ADB (GDP năm 2022 đạt 409 tỷ USD theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê). Theo báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 13/3, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt 6,3% trong năm 2023. Đáng chú ý, WB cho rằng không giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB phân tích, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức tăng trưởng đạt 8%. Sự tăng trưởng này một phần là do hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu. Do tác động trong nước và bên ngoài, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Như vậy, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 434,77 tỷ USD với mức dự báo tăng trưởng 6,3% của WB. Bên cạnh IMF, ADB, WB, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) Các tổ chức quốc tế dự báo GDP Việt Nam 2023 đạt bao nhiêu tỷ USD? Dựa trên kết quả tăng trưởng trong quý 1/2023, các tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo mới cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023.
  • 19. 19 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com T rong những tháng đầu năm 2023, thị trường dệt may vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi phần lớn doanh nghiệp mới có đơn hàng hết tháng 3, giá gia công giảm và cạnh tranh cao. Để vượt khó, doanh nghiệp buộc phải triển khai linh hoạt các giải pháp ứng phó cũng như nâng cao giá trị sản phẩm. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện giai đoạn hết sức khó khăn. Các dự báo về kinh tế thế giới, thị trường tài chính, tiền tệ đều có xu hướng tiêu cực. Đặc biệt, tổng cầu thế giới tăng trưởng từ 2,5% đến 4% - mức thấp hơn rất nhiều so với các năm trước; các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam có xu hướng giảm, đơn cử như thị trường EU và Trung Quốc sẽ giảm khoảng 2% đến 4%. Bên cạnh đó, nguy cơ đứt gãy nguồn cung, giá cả các nguyên phụ liệu vẫn trong giai đoạn “phi mã” khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi cầu dệt may thế giới chưa phục hồi do sức mua chậm ở các thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn như Mỹ và châu Âu. Đa phần doanh nghiệp may mới có đơn hàng đến hết tháng 3/2023, các tháng sau rất thấp, đơn hàng có xu hướng nhỏ lẻ, phức tạp hơn, giá gia công giảm và cạnh tranh cao. Đối với ngành sợi, thị trường sợi vẫn ảm đạm, chưa có dấu hiệu phục hồi, giá bán sợi trên thị trường vẫn ở mức thấp trong khi giá bông đưa vào sản xuất tại các đơn vị vẫn cao hơn nhiều so với giá thị trường hiện nay. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, các doanh nghiệp sợi có thể tận dụng cơ hội khi cầu khôi phục tại thị trường này, tuy nhiên cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới nói chung sẽ rất gay gắt khi các nhà sản xuất của Trung Quốc nhập cuộc. Bên cạnh đó, cần kiên trì bám sát khách hàng, bám sát thị trường, phản ứng linh hoạt với biến đổi mới và bảo đảm việc làm cho người lao động, bảo vệ nguồn lực doanh nghiệp để chống chọi trong bối cảnh khó khăn có thể kéo dài. Nguồn: VITIC cũng có dự báo cho tăng trưởng GDP của Việt Nam. Theo dự báo của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (ARMO), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 là 6,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của khối ASEAN+3 chỉ là 4,6%. Với dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,2% của ARMO, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 434,36 tỷ USD. Ngày 31/3, Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và các Thị trường Toàn cầu của Ngân hàng UOB đã công bố báo cáo tăng trưởng quý 1/2023 của Việt Nam. Trong đó, UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam xuống mức 6,0% so với trước đó là 6,6%. Theo UOB, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý 1/2023 giảm xuống mức tăng 3,32% so với cùng kỳ, từ mức 5,92% trong quý 4/2022, thấp hơn mức dự báo chung của UOB. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tăng trưởng thấp là do lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý 3 năm 2021. Nguyên nhân chính khiến lĩnh vực sản xuất hoạt động kém hiệu quả chủ yếu đến từ nhu cầu bên ngoài sụt giảm, vốn đã được dự báo trước. Xuất khẩu trong quý 1 giảm 11,9% so với cùng kỳ và xuống còn 79,2 tỷ USD, so với mức tăng 12,9% của cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 14,7%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương mại 4,1 tỷ USD trong quý và là quý thứ ba liên tiếp thặng dư. Với mức dự báo tăng trưởng 6% của UOB, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 433,54 tỷ USD. Nguồn: Nhịp sống kinh tế Ngành dệt may cần triển khai nhiều giải pháp để ổn định sản xuất trong giai đoạn khó khăn Theo các chuyên gia trong ngành, để ổn định sản xuất trong giai đoạn này, các doanh nghiệp dệt may cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết, triệt để tiết kiệm trên tất cả mọi lĩnh vực, tập trung công tác đào tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
  • 20. Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG VCOSA HOẠT ĐỘNG VCOSA 📌 Ngày 04/4/2023, VCOSA tổ chức họp cùng PGS. TS. Bùi Mai Hương để bàn về kế hoạch hợp tác giữa các bên trong việc tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo kỹ thuật. 📌 Tham gia Hội thảo “Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng và ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam”. Nội dung hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong vấn đề đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng, góp phần tăng cường sự tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu. Hội thảo do Cục Phòng vệ thương mại phối hợp với Dự án Tạo thuận lợi Thương mại Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 05/4/2023. 📌 Chiều cùng ngày, VCOSA tổ chức buổi họp trực tuyến hòa giải vấn đề tranh chấp chất lượng bông giữa các doanh nghiệp hội viên và Shipper. Đại diện VCOSA đã tổng hợp vấn đề và đưa ra các phương án đề xuất để các bên có thời gian suy xét. 📌 Ngày 06/4/2023, tham gia hội thảo trực tuyến “China yarn and textile market operation and outlook” để hiểu thêm về xu hướng các loại sợi Cotton, Viscose, PSF... do CFFGroup tổ chức tại Trung Quốc. 📌 Ngày 11/4/2023, họp online cùng ông Jean-Paul, đại diện AsiaCotton để bàn về kế hoạch hợp tác tổ chức khóa đào tạo Quality Matter 2023, dự kiến diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 8/2023. 📌 Ngày 14/4/2023, tại văn phòng trụ sở, VCOSA đón tiếp đại diện SunFlower India, chuyên cung cấp Raw Cotton & Yarn đến từ Ấn Độ nhằm chia sẻ về cơ hội hợp tác tại Việt Nam. 📌 Chiều cùng ngày, tham gia hội thảo trực tuyến “Lộ trình chuyển đổi xanh & những điều doanh nghiệp cần biết” do PSD Committee, Vietnam Economic Forum, The Asian Foundation phối hợp tổ chức. Hội thảo cung cấp thông tin để các doanh nghiệp hình dung một cách tổng thể về lộ trình chuyển đổi xanh cũng như những vấn đề quan trọng cần lưu tâm trong lộ trình chuyển đổi. 📌 Ngày 17/4/2023, VCOSA triển khai chương trình “Truyền thông – quảng bá doanh nghiệp hội viên VCOSA 2023” với mục tiêu hỗ trợ Hội viên quảng bá hình ảnh, tăng độ nhận diện thương hiệu, cũng như các sản phẩm chủ đạo của Hội viên trên các kênh giao thương trong và ngoài nước. 📌 Ngày 20/4/2023, tại văn phòng trụ sở, VCOSA đón tiếp Chủ tịch Ni Liqun và Phó Chủ tịch Tracy Wang, đại diện United Asia International Exhibition Group (UAEC) để bàn về cơ hội hợp tác tổ chức triển lãm tại thị trường Việt Nam vào tháng 12/2023. Một số hình ảnh hoạt động Hiệp hội Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA tham gia phát biểu tại Hội thảo “Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong và ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam” do Cục PVTM và Dự án Tạo thuận lợi Thương mại Hoa Kỳ phối hợ
  • 21. Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỘI VIÊN Công ty Cổ phần Dệt May Đông Khánh đã được gỡ khỏi “Danh sách các phán quyết chưa thực thi – Phần 2” (List of Unfulfilled Awards 2 - LOUA2). --------- Sự công bằng trong quy tắc mua bán bông và bước tiến của ngành kéo sợi Việt Nam. N gày 20/03/2023, Công ty Cổ phần Dệt May Đông Khánh do Ông Trịnh Tấn Hoàng làm chủ sở hữu kiêm Tổng Giám đốc, tọa lạc tại Khu công nghiệp Tân Đô, Đức Hòa, Long An - một trong những doanh nghiệp sản xuất sợi dệt may lớn của miền Nam, hội viên tích cực của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) - đã chính thức ra khỏi Danh sách phán quyết chưa thực thi phần 2 (LOUA 2) của Hiệp hội Bông Quốc tế (ICA). Đây là danh sách các công ty được chứng minh là có liên quan tới LOUA 1. LOUA 1 là một danh sách công khai, liệt kê các công ty đã không tuân thủ một hoặc nhiều phán quyết trọng tài theo Quy định và Quy tắc của ICA. Công ty Đông Khánh có quy mô hơn 100,000 cọc sợi, 5,000 rotor OE, có thể cung cấp 22,000 tấn sợi mỗi năm từ cotton cho đến sợi pha (CVC, TC) cho thị trường trong và ngoài nước. Kể từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, Đông Khánh phối hợp cùng với VCOSA đã cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ pháp lý để chứng minh công ty cần thiết được gỡ bỏ khỏi LOUA 2. ICA đã hỗ trợ tích cực trong tiến trình điều tra, và hợp tác chặt chẽ với các bên để hoàn thành mục tiêu và rút ngắn thời gian xử lý. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ban lãnh đạo công ty Đông Khánh. Việc được gỡ khỏi LOUA 2 của ICA không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của công ty, mà còn chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng của Đông Khánh trong việc nâng cao uy tín và mở rộng, xây dựng các mối quan hệ của mình tại thị trường nội địa và quốc tế. Có thể nói rằng, đây là một bước tiến đối với ngành kéo sợi Việt Nam, khẳng định sự công bằng và minh bạch của ICA. Thật vậy, những năm gần đây, ICA đã có những đóng góp quan trọng trong việc giúp ngành kéo sợi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và công nhận sự uy tín của ngành. Mối quan hệ của VCOSA và ICA ngày càng gắn kết thông qua các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên thuộc cả hai tổ chức. ICA luôn tích cực lắng nghe và cải tiến bộ Quy định và Quy tắc để tối ưu hóa sự an toàn – công bằng – minh bạch trong giao dịch mua bán bông toàn cầu, đồng thời VCOSA cũng thường xuyên trưng cầu ý kiến đóng góp của hội viên, qua đó tổ chức các chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sợi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tự bảo vệ quyền và lợi ích khi thực hiện các giao dịch mua bán bông. Chúc mừng Đông Khánh đã được gỡ khỏi LOUA 2 của ICA, và hy vọng rằng điều này sẽ truyền cảm hứng và động lực cho các đối tác khác trong ngành kéo sợi Việt Nam để tiếp tục phát triển và cải thiện nâng cao uy tín của mình. g chuỗi cung ứng ợp tổ chức Chủ tịch VCOSA chủ trì cuộc họp bàn và lấy ý kiến khởi xướng điều tra CBPG cho sản phẩm sợi 100% polyester spun mã HS 5509.22.00
  • 22. Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future. JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future. JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future.
  • 23. Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Wakefield Inspection Services Ltd được thành lập tại Liverpool, Vương Quốc Anh từ năm 1993. Cho đến nay, có hơn 20 công ty con đã được thành lập toàn cầu và việc mở rộng mạng lưới vẫn đang được tiếp diễn. Hiện tại WIS đang hoạt động tại hơn 60 quốc gia và trở thành công ty dẫn đầu về ngành giám định bông thô trên toàn thế giới. Qua hơn 20 năm cung cấp dịch vụ giám định tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sung sướng thông báo rằng WIS có thể cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm bông thô tại phòng thí nghiệm HVI vừa được thành lập tại TP. Hồ Chì Minh. Tại sao chọn WIS?  Wakefield Inspection Services là công ty giám định dẫn đầu và được quốc tế công nhận.  Có truyền thông lưu giữ nhân viên, giúp việc liên lạc với khách hàng của mình luôn thông suốt.  Có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm.  Duy trì việc đào tạo không ngừng.  Cung cấp dịch vụ đúng nhu cầu của khách hàng, theo từng yêu cầu cụ thể.  Có mạng lưới toàn cầu thông qua đội ngũ nhân viên địa phương.  Có mạng lưới hỗ trợ toàn cầu. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ WIS hiện đang cung cấp, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua email: Info@wiscontrol.com / vit-ops@wiscontrol.com Wakefield Inspection Services Ltd was established in Liverpool, England in 1993. Since WIS’ formation - over twenty Group Companies have been established worldwide and this expansion continues today, WIS currently operates in over 60 countries becoming the leading company in the inspection of raw cotton fibre. Now having worked in Vietnam for the last 20 years WIS is pleased that they can offer the HVI testing of cotton in our testing laboratory in Ho Chi Minh Why Wakefield?  Wakefield Inspection is an internationally recognised, and industry leading inspection company  Staff retention, enabling a continuity of communication with our clients  Providing staff with significant hands on experience  Ongoing Training  Customised services, tailored to your needs  Global coverage via local, on the ground, staff  A Group wide support network For more information on what WIS can do for you, please contact: Info@wiscontrol.com / vit-ops@wiscontrol.com
  • 24. 24 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn 1. Số liệu nhập khẩu Tháng 3/2023 Việt Nam nhập khẩu 95,6 nghìn tấn bông, trị giá 218,2 triệu USD tăng 24,6% về lượng và 19,5% về trị giá so với tháng trước, giảm 21,8% về lượng và giảm 33,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lượng xơ sợi nhập về Việt Nam là 100,9 nghìn tấn, trị giá 209,6 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 31,7% về trị giá so với tháng trước, tăng 0,3% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu sơ bộ trong tháng 3/2023, Việt Nam nhập khẩu 95,6 nghìn tấn bông, tăng 24,6% so với tháng trước. Lượng xơ, sợi dệt các loại nhập khẩu là 100,9 nghìn tấn, tăng 27,3% so với tháng trước. Theo số liệu xuất nhập khẩu mới nhất từ tổng cục Hải Quan, trong tháng 3/2023, Việt Nam đã nhập khẩu bông trị giá 218,2 triệu USD, tăng 19,5% so với tháng trước; nhập khẩu xơ-sợi trị giá 209,6 triệu USD, tăng 31,7%; nhập khẩu vải các loại trị giá 1,27 tỷ USD, tăng 64,1%; nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng 39,3% so với tháng trước, trị giá 586,9 triệu USD. SỐ LIỆU THỐNG KÊ
  • 25. 25 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Theo số liệu sơ bộ trong tháng 3/2023, lượng xơ, sợi dệt các loại nhập khẩu khoảng 100,9 nghìn tấn, tăng 27,3% so với tháng trước, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu sơ bộ trong tháng 3/2023, Việt Nam nhập khẩu 95,6 nghìn tấn bông, tăng 24,6% so với tháng trước, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu bông trị giá 575,7 triệu USD, giảm 39,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu xơ sợi dệt các loại trị giá 505 triệu USD giảm 25,7%; nhập khẩu vải các loại 2,98 tỷ USD, giảm 17,2%; nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày giảm 12,4% so với cùng kỳ năm trước, trị giá 1,39 tỷ USD.
  • 26. 26 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn 1.1 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ vẫn giảm trong thời gian tới Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu bông về Việt Nam trong tháng 02/2023, đạt 76,68 nghìn tấn, trị giá 182,55 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với tháng 01/2023, giảm 35,4% về lượng và giảm 39,5% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, lượng bông nhập khẩu về Việt Nam đạt 146,52 nghìn tấn, trị giá 357,53 triệu USD, giảm 40,7% về lượng và giảm 42,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu bông các loại từ 10 thị trường, trong đó, lượng nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam từ tất cả thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ 2022. Cụ thể: Nhập khẩu bông từ thị trường Australia đạt mức cao nhất về lượng trong 2 tháng đầu năm 2023, đạt 55 nghìn tấn, trị giá 137 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng 44,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 37,7% tổng lượng bông nhập khẩu. Riêng trong tháng 02/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 25,99 nghìn tấn, trị giá 61,23 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 19,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu bông từ thị trường Brazil đứng ở vị trí thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt đạt 44 nghìn tấn, trị giá 118 triệu USD, giảm 30,4% về lượng và giảm 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 02/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 21,57 nghìn tấn, trị giá 57,33 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 5,9% về trị giá so với tháng 01/2023, giảm 41,1% về lượng và giảm 36,6% về trị giá so với tháng 02/2022. Ngoài ra, nhập khẩu bông từ nhiều thị trường khác giảm mạnh về lượng trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 như: nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ giảm 87,4%; từ Argentina giảm 87,3%; từ Bờ Biển Ngà giảm 99%. Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Nhập khẩu bông của Việt Nam
  • 27. 27 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Nguồn: VITIC Về giá: Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam tháng 02/2023 ở mức 2.381 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 01/2023 và giảm 6,4% so với tháng 02/2022. Như vậy, tháng 02/2023 là tháng thứ 6 liên tiếp giá nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 8/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 2.440 USD/tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ 2022. Theo báo cáo của Fitch Solutions, sản lượng bông toàn cầu dự kiến sẽ đạt 118,1 triệu kiện vào năm 2023, tăng từ 117,6 triệu kiện vào năm 2022, mức tăng 0,43% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng bông của Trung Quốc vào năm 2023 dự kiến đạt 27,4 triệu kiện (trọng lượng 480 pound/kiện), tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù sản lượng bông của Trung Quốc dự báo tăng trong năm 2023 nhưng sản lượng dự kiến vẫn thấp hơn so với sản lượng trung bình giai đoạn 2018- 2022 là 27,8 triệu kiện. Việc Mỹ quyết tâm tiếp tục cấm bông Tân Cương, các hạn chế thương mại đang diễn ra đối với hàng hóa được sản xuất tại khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc đã loại bỏ phần lớn sản lượng của Trung Quốc khỏi thị trường thế giới, làm giảm nguồn cung thế giới và hỗ trợ giá tăng. Ở thời điểm hiện tại, giá bông thế giới vẫn trong xu hướng giảm do nhu cầu yếu. Theo thông tin từ nguồn macrotrends.net, giá bông nguyên liệu của Mỹ tại thời điểm ngày 15/02/2023 giảm xuống mức 0,79 USD/pound, thấp hơn mức 0,83 USD/pound của cùng thời điểm tháng 01/2023, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022. Trước xu hướng giảm của giá bông thế giới, dự báo, giá nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam cũng sẽ giảm trong tháng tới. Giá nhập khẩu bông Giá bông nhập khẩu trung bình từ các thị trường chính trong tháng 02/2023 tăng nhẹ so với tháng 01/2023. Trong đó, giá bông nhập khẩu từ thị trường Australia giảm 9% xuống 2.356 USD/tấn, giá bông nhập khẩu từ thị trường Brazil tăng 1,4% lên 2.657 USD/tấn, giá bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng 3% lên 2.456 USD/tấn.
  • 28. 28 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Giá bông nguyên liệu của Mỹ từ đầu năm 2022 đến nay (USD/pound) Nguồn: macrotrends.net 1.2. Dự báo lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu vẫn ở mức thấp trong tháng tới Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 02/2023 đạt 35,77 nghìn tấn, trị giá 37,77 triệu USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 22,5% về trị giá so với tháng 01/2023; tăng 31% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt 63 nghìn tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 3,9% về lượng nhưng giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đúng như dự báo các số trước, giá nhập khẩu xơ nguyên liệu vào Việt Nam vẫn trong xu hướng giảm mạnh do thị trường giá nguyên liệu bông xơ thế giới vẫn chưa có tín hiệu phục hồi. Tại thị trường trong nước, trong bối cảnh đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm đồng loạt lãi suất điều hành từ 0,5 - 1%/ năm kể từ ngày 15/3/2023. Cùng với động thái giảm lãi suất điều hành, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước ngày 16/3/2023 cũng giảm về mức 23.622 VND/ USD. Tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng ngày 16/3/2023 đã giảm nhẹ 0,02% so với những ngày trước đó, xuống 23.582 VND/USD. Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành giảm cùng lúc tỷ giá ngoại tệ hạ nhiệt làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, tăng khả năng huy động ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may nói riêng. Mặc dù có những tín hiệu tích cực về thị trường tiền tệ trong nước, đơn hàng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn chưa có tín hiệu phục hồi khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam vẫn yếu, điều này cũng chưa thể thúc đẩy Việt Nam tăng nhập khẩu nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, do đó, dự báo, nhập khẩu xơ nguyên liệu vào Việt Nam vẫn ở mức thấp trong tháng tới. Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu xơ nguyên liệu từ 27 thị trường, tăng 5 thị trường so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Trung Quốc là thị trường cung cấp xơ nguyên liệu lớn nhất cho thị trường Việt Nam trong tháng 02/2023, với lượng nhập khẩu đạt 12,78 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, tăng 15,8% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với tháng 01/2023; tăng 20,4% về lượng và tăng 15,4% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, đạt 23,82 nghìn tấn, trị giá 27,87 triệu USD, chiếm 37,8% Nguồn: VITIC Nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
  • 29. 29 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com tổng lượng nhập khẩu, giảm 6,5% về lượng và giảm 14,2% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2022. Nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị trường Thái Lan đứng vị trí thứ 2 đạt 5,25 nghìn tấn, trị giá 5,87 triệu USD, giảm 25,8% về lượng nhưng tăng 50,9% về trị giá so với tháng 01/2023; tăng 89,9% và tăng 53,4% về trị giá so với cùng kỳ tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, đạt 12,34 nghìn tấn, trị giá 9,76 triệu USD, chiếm 19,6% tổng lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam, tăng 74,1% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2022. Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ các thị trường cung cấp chính cho Việt Nam đều giảm nhẹ, trừ nhập khẩu từ thị trường Bangladesh tăng 766% về lượng. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu từ một số thị trường tăng rất mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023 như Nhật Bản, Hồng Kông. Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Nhập khẩu xơ của Việt Nam Về giá: Tháng 02/2023, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 1.056 USD/tấn, giảm 6,6% so với tháng 01/2023 và giảm 19,7% so với tháng 02/2022. Trong đó, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan thấp nhất đạt 1.117 USD/tấn; tiếp đến là từ thị trường Đài Loan đạt 1.190 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị trường cao nhất là Hàn Quốc với mức giá 1.742 USD/tấn. Giá nhập khẩu trung bình xơ nguyên liệu qua các tháng (Đvt: USD/tấn)
  • 30. 30 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Giá nhập khẩu xơ Nguồn: VITIC 1.3. Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu giảm mạnh Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sợi nguyên liệu trong tháng 02/2023 đạt 42,75 nghìn tấn, trị giá 116,98 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và tăng 11% về trị giá so với tháng 01/2023, giảm 23,3% về lượng và giảm 31,3% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam đạt 78,63 nghìn tấn, trị giá 222,39 triệu USD, giảm 34% về lượng và giảm 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường cung cấp sợi nguyên liệu lớn nhất cho thị trường Việt Nam trong tháng 02/2023, với lượng nhập khẩu đạt 28,2 nghìn tấn, trị giá 66,72 triệu USD, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 4,5% về trị giá so với tháng 01/2023; giảm 12,9% về lượng và giảm 28% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường này vào Việt Nam đạt 54,33 nghìn tấn, trị giá 136,59 triệu USD, chiếm 69,1% tổng lượng nhập khẩu, giảm mạnh 24,7% về lượng và giảm 32,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 02/2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan đạt 4,74 nghìn tấn, trị giá 11,98 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với tháng 01/2023; giảm 40,5% và giảm 41% về trị giá so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan vào Việt Nam đạt 8,53 nghìn tấn, trị giá 23,09 triệu USD, chiếm 10,8% tổng lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam, giảm mạnh 46,6% về lượng và giảm 47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ các thị trường chủ lực vào Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2022, trừ nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tăng mạnh 22,6% về lượng… Đáng chú ý, lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu từ một số thị trường tăng rất mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023 như Pakistan… Nguồn: VITIC Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
  • 31. 31 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com Nhập khẩu sợi của Việt Nam Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn) Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Trong đó, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thấp nhất đạt 2.366 USD/tấn; tiếp đến là từ Indonesia đạt 2.703 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt mức cao nhất là 11.791 USD/tấn. Giá nhập khẩu sợi của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm, tuy vậy, nhu cầu từ các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn yếu, dự báo lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam sẽ vẫn ở mức thấp trong thời gian tới. Về giá: Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 02/2023 ở mức 2.736 USD/tấn, giảm 6,8% so với tháng 01/2023 và giảm 10,4% so với tháng 02/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu trung bình mặt hàng sợi nguyên liệu của Việt Nam đạt mức 2.828 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022.
  • 32. 32 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Giá nhập khẩu sợi Nguồn: VITIC — Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế... — Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường. — Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo. — Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn. Ban Thông tin Truyền thông
  • 33. 33 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com 2. Số liệu xuất khẩu Trong tháng 3/2023, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 151,3 nghìn tấn các loại xơ và sợi dệt trị giá 376,4 triệu USD, lượng và trị giá tăng lần lượt 39,5% và 11% so với tháng trước, và giảm tương ứng 7,9% và 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3 năm 2023, các sản phẩm xơ, sợi và vải được xuất khẩu từ Việt Nam đã có sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu xơ và sợi đã đạt tổng giá trị 376,4 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước; xuất khẩu vải đạt 248,7 triệu USD, tăng 20%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 198,3 triệu USD, tăng 20,9%; và xuất khẩu vải kỹ thuật tăng 10,4% so với tháng trước, trị giá 63,1 triệu USD. Trong tháng 3/2023, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 151,3 nghìn tấn xơ và sợi, đạt tổng giá trị 376,4 triệu USD, lượng và trị giá tăng lần lượt 39,5% và 11% so với tháng trước.
  • 34. 34 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vcosa.vn Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3/2023 đạt 2,62 tỷ USD, tăng 14,5% so với tháng trước. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 3 là 2,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước theo số liệu sơ bộ. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm xơ, sợi với tổng trị giá 940,8 triệu USD, giảm tới 35% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu vải đạt trị giá 609,6 triệu USD, giảm 13,7%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 482,7 triệu USD, giảm 14,1%; xuất khẩu vải kỹ thuật giảm 17,9%, trị giá 178 triệu USD.
  • 35. 35 Bản tin VCOSA Tháng 4-2023 https://vietnamyarnprice.com 3. Báo cáo bông toàn cầu N hập khẩu bông toàn cầu tiếp tục giảm do tiêu thụ suy yếu. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tiêu thụ bông toàn cầu trong vụ 2022/23 (từ tháng Tám đến tháng Bảy) dự kiến chỉ còn 110,2 triệu kiện, giảm 5% (tương đương 6,1 triệu kiện) so với niên vụ trước. Đây là mức thấp nhất kể từ vụ 2013/14, ngoại trừ vụ 2019/20. Do nhu cầu sản phẩm bông giảm sút so với mức cao trong vụ 2020/21, lượng nhập khẩu bông toàn cầu - ước tính là 38,8 triệu kiện - cũng giảm liên tiếp trong hai năm. Bangladesh là quốc gia nhập khẩu bông nhiều nhất thế giới trong vụ 2022/23, trong khi Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ bông nhiều nhất. Trung Quốc là nước duy nhất được dự đoán tiêu thụ bông vụ 2022/23 tăng hơn so với vụ trước. Sản lượng bông toàn cầu dự báo là 115,9 triệu kiện trong vụ 2022/23, hơi thấp hơn so với vụ trước, do sản lượng toàn cầu cao hơn gần như bù đắp cho diện tích thu hoạch giảm 3%. Xuất khẩu toàn cầu trong vụ 2022/23 do Mỹ, Brazil và Úc dẫn đầu, chiếm tới 66% tổng lượng xuất khẩu bông toàn cầu. Trong khi đó, lượng tồn cuối kỳ thế giới (92 triệu kiện) và tỷ lệ tồn/sử dụng (84%) được dự kiến cao nhất trong 3 năm qua. Tiêu thụ và nhập khẩu bông toàn cầu Nguồn: USDA Nguồn: CI_VCOSA tổng hợp
  • 36. Trụ sở L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Văn phòng đại diện P403, Lầu 4, Tòa nhà Ocean Park, 01 Đào Duy Anh, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội Văn phòng giao dịch (nhận thư) 1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM œ +84 902 379 490 œ info@vcosa.org.vn œ www.vcosa.org.vn 30/4 & 01/5