SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  132
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC
VỚI PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING: NGHIÊN CỨU TẠI
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC
VỚI PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING: NGHIÊN CỨU TẠI
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ THANH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning: Nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ
Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của PGS.TS Bùi Thị Thanh; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu thu
thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực.
Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2019
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Loan
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU....................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................3
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................4
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................4
1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.................................................5
1.5. Kết cấu luận văn.......................................................................................5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................7
2.1. Sự hài lòng.................................................................................................7
2.1.1. Sự hài lòng của người học.......................................................................7
2.1.2. Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning ...................8
2.2. Đào tạo.......................................................................................................9
2.2.1. Khái niệm................................................................................................9
2.2.2. Đào tạo truyền thống...............................................................................9
2.2.3. Đào tạo bằng phương pháp E-Learning..................................................9
2.2.4. Sự thành công của E-Learning..............................................................11
2.3. Một số nghiên cứu trước có liên quan..................................................12
2.3.1. Nghiên cứu của Wang (2003) ...............................................................12
2.3.2. Nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) ................................................14
2.3.3. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014)............................................15
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu..................................................................16
Tóm tắt Chương 2..................................................................................................23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................24
3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................24
3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ .......................................................................25
3.3. Nghiên cứu định tính..............................................................................25
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ...............................................................25
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................26
3.3.3. Kết quả phát triển thang đo...................................................................26
3.4. Nghiên cứu định lượng...........................................................................32
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu.......................................................................32
3.4.2. Thu thập thông tin nghiên cứu ..............................................................33
3.4.3. Phân tích dữ liệu....................................................................................33
Tóm tắt Chương 3..................................................................................................36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................37
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................37
4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu.................................................................39
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Phụ lục 5) .....39
4.2.2. Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha.........46
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................47
4.3.1. Ma trận tương quan...............................................................................47
4.3.2. Kiểm định tích thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-
Meyer-Olkin)......................................................................................................48
4.3.3. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett's Test).....48
4.3.4. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance) 48
4.3.5. Kiểm định giá trị phần chung Communalities ( Phụ lục 8) ..................49
4.3.6. Kiểm định hệ số Factor loading ............................................................49
4.4. Kiểm định tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc...................50
4.4.1. Phân tích tương quan giữa các nhân tố với biến phụ thuộc HL “Sự hài
lòng của người học với phương pháp E-Learning”............................................50
4.4.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của học viên với
biến phụ thuộc Y – Phân tích phương sai Anova...............................................51
4.5. Phân tích hồi quy....................................................................................55
4.5.1. Kiểm định hệ số hồi quy (Coefficients) - kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến (Multiple Collinearity)..............................................................................56
4.5.2. Kiểm định mức độ phù hợp mô hình (Adjusted R Square, ANOVA) ...
................................................................................................................ 56
4.5.3. Kiểm định phần dư tuân theo phân phối chuẩn.....................................57
4.5.4. Kiểm định giả thuyết về quan hệ tuyến tính .........................................59
4.5.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư”- Durbin – Watson
(Autocorrelation)................................................................................................59
4.5.6. Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity) .......60
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu...............................................................60
4.6.1. Thực trạng về hệ thống đào tạo trực tuyến tại Hội Liên hiệp Phụ nữ
TP.HCM .............................................................................................................60
4.6.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
học với phương pháp E-learning tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM................63
Tóm tắt Chương 4..................................................................................................71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................72
5.1. Kết luận ...................................................................................................72
5.2. Hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với
phương pháp E-learning .....................................................................................73
5.2.1. Về yếu tố thái độ người học..................................................................74
5.2.2. Về yếu tố giao diện hệ thống.................................................................75
5.2.3. Về yếu tố chương trình đào tạo.............................................................76
5.2.4. Về yếu tố công nghệ..............................................................................77
5.2.5. Về yếu tố giảng viên .............................................................................78
5.2.6. Về yếu tố tương tác ...............................................................................79
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo....................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Ý nghĩa
01 ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
02 SPSS
Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
(Statistical Package for the Social Sciences)
03 EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
FactorAnalysis)
04 KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin
05 MLR Hồi quy bội (Multiple Linear Regression)
06 Sig
Mức ý nghĩa quan sát (Observed
significancelevel)
07 E-Learning Electronic Learning
08 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ người học (TD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang
đo của Sun và cộng sự (2006))..................................................................................27
Bảng 3.4: Thang đo Giao diện hệ thống (GD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang
đo của Sun và cộng sự (2006))..................................................................................30
Bảng 3.5: Thang đo Công nghệ (CN) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của
Sun và cộng sự (2006)) .............................................................................................31
Bảng 3.6: Thang đo Tương tác (TT) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của
Sun và cộng sự ( 2006)) ............................................................................................31
Bảng 3.7: Thang đo Sự hài lòng (HL) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của
Sun và cộng sự (2006)) .............................................................................................32
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu........................................................................37
Bảng 4.2: Kiểm định thang đo “Thái độ người học” ................................................39
Bảng 4.3: Kiểm định thang đo “Giảng viên” ............................................................40
Bảng 4.4: Kiểm định thang đo “Chương trình đào tạo”............................................41
Bảng 4.5: Kiểm định thang đo “Giao diện hệ thống” lần 1 ......................................42
Bảng 4.6: Kiểm định thang đo “Giao diện hệ thống” lần 2 ......................................43
Bảng 4.7: Kiểm định thang đo “Công nghệ” ............................................................44
Bảng 4.8: Kiểm định thang đo “Tương tác” .............................................................45
Bảng 4.9: Kiểm định thang đo “Hài lòng”................................................................46
Bảng 4.10: Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha ..........47
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test ...........................................48
Bảng 4.12: Kiểm định phương sai trích các nhân tố.................................................48
Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố.............................................................................49
Bảng 4.14: Hệ số tương quan Spearman’s rho giữa các biến trong mô hình............51
Bảng 4.15: Kiểm định trung bình (T-Test) của biến “Hội viên” đối với Y ..............52
Bảng 4.16: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Độ tuổi” đối với Y...52
Bảng 4.17: Phân tích phương sai Anova của biến “Độ tuổi” đối với Y ...................53
Bảng 4.18: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Nghề nghiệp” đối với
Y................................................................................................................................53
Bảng 4.19: Phân tích phương sai Anova của biến “Nghề nghiệp” đối với Y...........53
Bảng 4.20: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Trình độ học vấn” đối
với Y..........................................................................................................................54
Bảng 4.21: Phân tích phương sai Anova của biến “Trình độ học vấn” đối với Y ....54
Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả phân tích phương sai..................................................55
Bảng 4.23: Phân tích hồi quy - kiểm định đa cộng tuyến .........................................56
Bảng 4.24: Mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R Square).............................56
Bảng 4.25: Mức độ phù hợp mô hình: Phân tích phương sai ANOVA ....................57
Bảng 4.26: Kiểm định Durbin-Watson .....................................................................59
Bảng 4.27: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố thái độ người học ......................64
Bảng 4.28: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố giao diện hệ thống.....................65
Bảng 4.29: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố chương trình đào tạo .................66
Bảng 4.30: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố công nghệ..................................68
Bảng 4.31: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố giảng viên..................................69
Bảng 4.32: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố tương tác ...................................70
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Wang (2003) .....................................................13
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) ......................................15
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014).................................16
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................24
Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư ......................................................57
Hình 4.3: Biểu đồ Q-Q plot......................................................................................58
Hình 4.4: Biểu đồ Scatter Plot – Phân tán phần dư...................................................59
TÓM TẮT
Hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm tạo cơ hội tiếp cận, chia sẻ những kiến
thức, kinh nghiệm trong việc ứng dụng đào tạo, nâng cao chất lượng, bồi dưỡng
nguồn nhân lực. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học
với phương pháp E-Learning là rất quan trọng, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các
hàm ý, nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning và
góp phần nâng cao chất lượng và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người học với phương pháp E-Learning. Nghiên cứu định lượng được tiến hành
trên 240 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS16.0 để kiểm định
thang đo qua hệ số Cronbach’Alpha, kiểm định mô hình bằng phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 6 nhân tố tác động đến sự hài
lòng của người học theo thứ tự là: nhân tố tác động mạnh nhất là “Thái độ người
học”, thứ hai là “Giao diện hệ thống”, thứ ba là “Chương trình đào tạo”, thứ tư là
“Công nghệ”, thứ năm là “Giảng viên” và nhân tố tác động yếu nhất là “Tương tác”.
Kết quả của nghiên cứu này giúp cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ
Chí Minh hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với
phương pháp E-Learning. Từ đó, có thể khẳng định, đào tạo từ xa E-Learning là một
xu thế tất yếu trong sự phát triển. Chất lượng trong đào tạo luôn phải được đặt lên
hàng đầu, hướng tới người học, làm cho người học có được sự thoải mái, sự tin
tưởng, hoàn toàn hài lòng đối với khóa học. Kết quả của nghiên cứu còn góp phần
bổ sung thêm vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning.
Từ khóa: Sự hài lòng của người học; Học tập điện tử; Hội viên Phụ nữ
ABSTRACT
The online training system aims to create opportunities to access and share
knowledge and experience in the application of training, quality improvement and
training of human resources. Researching the factors affecting learners' satisfaction
with the E-Learning method is very important, from the research results suggesting
the implications, to improve learners' satisfaction with the E-learning method.
Learning and contributing to improving the quality and operation of Ho Chi Minh
City Women's Union.
Research on applying qualitative research methods and quantitative research.
Qualitative research to determine factors affecting learners' satisfaction with the
method E-Learning. Quantitative research was conducted on 240 valid
questionnaires. The author uses the software SPSS16.0 to test the scale via
Cronbach’Alpha coefficient, model verification by factor analysis "discovery"
(EFA), regression analysis and test of differences.
The research results have identified 6 factors affecting the satisfaction of
learners in order: the most powerful factor is "Learner attitude", the second is
"Interface The system", the third is "Training program", the fourth is "Technology",
the fifth is "Lecturer", and the operative factor the weakest is "Interaction".
The results of this research help the HCMC Women's Union understand the
factors that affect the satisfaction of learner to E learning carefully the factors
affecting Learners’s satisfaction to the E-Learning method. Since then, it can be
affirmed that The education with E learning is an inevitable trend in the
development. Quality in training must always be top priority, towards learners,
making learners comfortable, confident, completely satisfied with the course. The
results of the research also contribute to adding the scale system and research model
of factors affecting learners’s satisfaction to the E-Learning method.
Keywords: learner’s satisfaction; E-Learning; member’s women union
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay Internet không chỉ là mạng truyền thông mà còn là phương tiện
trao đổi thông tin, cách thức học tập, làm việc và hoạt động nghiên cứu của hàng
triệu người trên toàn thế giới. Trong thời kỳ đầu Internet Việt Nam phát triển chậm
cả về quy mô lẫn chất lượng, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây với tốc độ phát triển
nhanh chóng, Internet đã trở thành phương tiện truyền thông phổ biến.
Ngày nay việc học tập với phương pháp E-Learning (Electronic Learning) đã
trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa học, thời gian học thích hợp
và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet.
E-Learning có nhiều ưu điểm như cho phép người học có thể học mọi lúc,
mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạc hoc tập. Cho phép người dạy cập nhật
nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể đánh giá người học thông qua hệ
thống tự đánh giá. Cho phép người quản lý thực hiện công tác quản lý một cách tự
động.
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về E-Learning, một số nghiên cứu đã
cung cấp những lợi ích và lợi thế xuất phát từ việc áp dụng công nghệ E-Learning
vào trường học (Klein và Ware, 2003; Alganhtani, 2011; Hameed và cộng sự, 2008;
Marc, 2002; Wentling và cộng sự, 2000; Nichols, 2003).
Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng E-
Learning trong học tập và đào tạo như: “Nghiên cứu tích hợp các yếu tố ảnh hưởng
đến hài lòng của người học vào hệ thống E-Learning: một tình huống tại trường Đại
học Kinh tế - Luật” tác giả Vũ Thúy Hằng và Nguyễn Mạnh Tuân (2013). “Nghiên
cứu xây dựng hệ thống E-Learning hỗ trợ trong đào tạo theo học
2
chế tín chỉ” tác giả Nguyễn Văn Linh (2013). Những nghiên cứu ở trên, các tác giả
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với E-Learning.
Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ thành phố; phấn đấu
vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ
chính trị của đất nước, xu thế Hội nhập quốc tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ;
Hội đã giữ vững vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của thành phố. Phát huy
tiềm năng to lớn, đại diện cho tiếng nói của phụ nữ, tạo được phong trào sôi động
trong các tầng lớp phụ nữ là nhiệm vụ nặng nề của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.
Để phát huy tốt vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và nâng cao một bước
về chất lượng hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong thời gian tới, trước
những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập và mở cửa thì kênh học tập và
bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng thiết thực cho chị em phụ nữ trong thời đại công nghệ
4.0 là cần thiết.
Với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng và đem đến sự thuận tiện cho hội viên phụ nữ thành phố trong việc học tập
mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, uyển chuyển và linh động
trong công tác tổ chức đào tạo cán bộ Hội các cấp, cũng như ứng dụng công nghệ
theo hướng đào tạo từ xa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của TP.HCM - đô thị đặc
biệt, năng động.
Hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội LHPN TP.HCM hoàn thành đưa vào
đào tạo thử nghiệm năm 2014, đã thể hiện sự nỗ lực của Hội LHPN Thành phố
trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng phần nào nhu cầu học
tập của cán bộ, hội viên phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đến nay, hệ thống ngày càng được đầu tư, chăm chút, đã xây dựng được bộ
danh mục với 193 bài giảng, tổ chức đào tạo 108 lớp trực tuyến, với 107.308 lượt
người tham gia học, với nhiều bài giảng bổ trợ kiến thức cho cán bộ Hội, kỹ năng
sống cho đến các kiến thức gia đình cho hội viên phụ nữ, với các giảng viên có
3
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức với phương pháp, hình
thức thu hút, dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, hệ thống phần mềm học trực tuyến của
Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM còn gặp một số khó khăn như Giảng viên chưa có
sự đồng đều về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, nên chất lượng
giảng dạy chưa ổn định, bên cạnh một số cán bộ, hội viên phụ nữ đa số lớn tuổi, nên
việc học với phương pháp E-Learning cũng gặp khó khăn trong phương pháp đào
tạo này. Yếu tố Giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên hội viên, phụ nữ
chưa thật sự tin tưởng phương pháp E-Learning có thể đem lại hiệu quả trong đào
tạo, từ đó thiếu sự cố gắng trong học tập theo phương pháp này, thì sẽ ảnh hưởng
đến việc nâng cao chất lượng và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, nhưng lại
chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với
phương pháp E-Learning, để giúp Hội nâng cao sự hài lòng của người học với
phương pháp E-Learning, vì vậy cần xác định những yếu tố chính dẫn đến sự thành
công của phương pháp đào tạo này, cũng như những vấn đề còn khó khăn, tồn tại
của Hội Liên hiệp Phụ nữ bằng phương pháp này.
Như đã trình bày ở trên, thế giới đã có nhiều lý thuyết, mô hình nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trực tuyến, nhưng việc áp
dụng một mô hình vào hoàn cảnh của nước ta có thể chưa phù hợp. Do vậy để có
một cơ sở, một định hướng để phát triển và thu hút sự quan tâm dẫn đến tăng số
lượng người học trực tuyến, cần phải có hiểu biết và nắm bắt được những yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người học trực tuyến. Nắm bắt sự cần thiết và thực tiễn
của vấn đề, tôi thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ
TP.HCM”, qua đó nhằm đề ra một số hàm ý để nâng cao sự hài lòng của người học
với phương pháp E-Learning của Hội LHPN TP.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
4
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương
pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của người học
với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
- Đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với phương
pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với
phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM?
 Mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của người học?
 Những hàm ý nào được đề xuất để nâng cao sự hài lòng cho người học
với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM?
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là: các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
học với phương pháp E-Learning.
 Đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên và phụ nữ tham gia học với
phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM,
thực hiện trong tháng 3 năm 2019.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua thảo luận với 2 nhóm:
- Nhóm 1 gồm 7 nhân viên là Thường trực Hội LHPN các quận/huyện,
phường/xã đã tham gia học với phương pháp E-Learning.
5
- Nhóm 2 gồm 5 nhà quản lý vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội
Liện hiệp Phụ nữ TP.HCM.
Mục đích của nghiên cứu định tính là nhằm bổ sung các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành
phố, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến
đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua bảng câu hỏi. Mẫu được
chọn theo phương pháp thuận tiện; các phương pháp để phân tích bao gồm: thống
kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy
tuyến tính bội, phân tích ANOVA… Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cụ thể như sau:
- Hiểu rõ hơn về vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học
với phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành phố.
- Xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học
bằng phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành phố, qua đó đưa ra được các
kiến nghị cho vấn đề nâng cao sự hài lòng cho người học với phương pháp E-
Learning của Hội LHPN Thành phố.
1.5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Trình bày một cách tổng quát về lý do chọn đề tài, sau đó sẽ xác định mục
tiêu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,
để thực hiện luận văn, cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và bố cục luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu trong nước
và nước ngoài đã thực hiện trước đây. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố
6
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu
tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo,
các đánh giá và kiểm định thang đo cho khái niệm trong mô hình, kiểm định sự
phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
học của người học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ
nữ TP.HCM.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt các kết quả chính của luận văn, từ đó đưa ra các đề xuất nâng cao sự
hài lòng cho người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ
TP.HCM. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra những đóng góp của đề tài, các hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Sự hài lòng
2.1.1. Sự hài lòng của người học
Theo Woodruff (1997), sự hài lòng được định nghĩa là cảm giác tích cực
hay tiêu cực nói chung về giá trị thực của dịch vụ nhận được từ một nhà cung cấp.
Philip Kotler (2000) định nghĩa sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm
giác con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những
kỳ vọng của người đó. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận
được và kỳ vọng.
Theo Lin & Sun (2009), sự hài lòng là một chỉ số đo lường sự trải nghiệm
liên quan tới đánh giá của khách hàng về việc mua sắm trong quá khứ và những trải
nghiệm mua sắm của họ.
Theo Võ Khánh Toàn (2008), hài lòng của khách hàng là sự đánh giá, cảm
giác của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được những nhu cầu
và mong đợi của khách hàng.
Sự hài lòng của người học có thể là chỉ tiêu về một số điều kiện học tập, khả
năng của người học để phát triển và thành công, kết quả học tập và duy trì việc học
(Roberts và cộng sự 2005).
Sự hài lòng thường không rõ ràng và tùy thuộc vào quan niệm của con người.
Sự hài lòng khác nhau đối với những trường hợp và đối tượng khác nhau. Điều kiện
của sự hài lòng phụ thuộc nhiều vào tâm trạng và nhận thức của con người, thường
biểu hiện bằng hành động trung thành với sản phẩm hay gắn bó với tổ chức. Cấp độ
hài lòng còn tùy thuộc vào những lựa chọn thay thế của người học có một lựa chọn
khác so với cái hiên tại (O’dell, 2009).
8
Trong nghiên cứu của Urdan và Weggen (2000), nêu ra sự hài lòng của
người học có thể đo lường bằng các yếu tố sau: nội dung khóa học, phương pháp
giảng dạy, tài liệu giảng dạy, môi trường và giá trị bài học.
Đối với chương trình đào tạo trong các cơ quan thì sự hài lòng của người học,
hiệu quả của người học và khả năng ứng dụng vào công việc là kết quả cần thiết.
Các nhà quản trị thường yêu cầu từ phía đào tạo đưa ra phương pháp đo lường và
đánh giá chương trình đào tạo. Theo Kirkpatrick (1983) đã đưa ra mô hình 4 cấp độ
đo lường sự hài lòng đối với chương trình đào tạo là: phản ứng, học tập, hành động
và kết quả. Mô hình này có thể dùng để đo lường kết quả đào tạo bằng phương pháp
E-Learning và phương pháp truyền thống.
2.1.2. Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning
Vấn đề quan trọng của đào tạo, đặc biệt là hiệu quả sẽ đạt được khi người
học cùng tham gia vào quá trình thực hiện chương trình (Gaither, 2009). Đào tạo
bằng phương pháp E-Learning tạo điều kiện cho người học suy nghĩ kỹ hơn, phân
tích tổng thể nội dung học tập tốt hơn, tìm hiểu thông tin kỹ hơn, có sự trao đổi giữa
các thành viên trong nhóm học.Hơn nữa, sự hài lòng của người học có tác
động quan trọng đến quyết định có lựa chọn tiếp tục tham gia các khóa học bằng
phương pháp E-Learning tiếp theo hay không. Cho nên khi đo lường hiệu quả của
chương trình đào tạo thì biến hài lòng cần được quan tâm đặc biệt.
Có thể nói sự hài lòng của người học được thể hiện trên rất nhiều phương
diện, cảm nhận về chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến, chất lượng đội ngũ
giảng viên hướng dẫn và chất lượng đào tạo. Daniel và Yi-shun (2008) kết luận có
4 nhóm chính để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với E-Learning: (1) Nội
dung và thiết kế thể hiện qua bài giảng cần được cập nhật liên tục và nội dung phải
thể hiện hiệu quả và hữu ích đối với người học; (2) Cộng đồng học tập gồm người
hướng dẫn, sinh viên trong và ngoài lớp, sự thuận tiện trong thảo luận với giảng
viên, sinh viên và sự dễ dàng trong chia sẻ thông tin; (3) Cá nhân hóa thể hiện tính
chủ động của người học trong việc kiểm soát quá trình học tập từ phía người học
9
và giảng viên; và (4) Khía cạnh công nghệ liên quan đến đến sự thân thiện và dễ
tương tác với người dùng, sự ổn định trong hoạt động và sử dụng hiệu quả các
thành phần trong hệthống.
2.2. Đào tạo
2.2.1. Khái niệm
Theo Davis và Davis (1998), đào tạo liên quan đến phát triển kỹ năng, kiến
thức vận hành và vận dụng vào xử lý tình huống cho người học để họ làm việc hiệu
quả và hiệu suất hơn và đưa ra rằng đào tạo giúp tổ chức đạt được mục đích và mục
tiêu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú
trọng vào công việc hiện tại, giúp cá nhân có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công
việc hiện tại.
2.2.2. Đào tạo truyền thống
Đào tạo truyền thống là những khóa học được tổ chức tại lớp học, người
hướng dẫn và người học tập trung tại một địa điểm cụ thể (Gaither, 2009). Sự chuẩn
bị và kiến thức của người hướng dẫn sẽ là những yếu tố quan trọng truyền đạt tới
người học nhằm đảm bảo người học lĩnh hội được kiến thức. Tuy nhiên, những đặc
tính về đạo đức, tư cách và kỹ năng tương tác với người học của giảng viên là yếu
tố quan trọng dẫn đến thành công của bài học (Gaither, 2009). Những lợi thế của
chương trình đào tạo truyền thống là: Có cơ hội tiếp xúc, trao đổi bài học giữa giáo
viên và người học và giữa các người học với nhau. Những biểu hiện cảm xúc được
thể hiện rõ nét trong quá trình đào tạo giúp cho giảng viên có cơ hội nắm bắt và
điều chỉnh lại cách thức truyền đạt của mình.
2.2.3. Đào tạo bằng phương pháp E-Learning
Đào tạo từ xa E-Learning (còn gọi là đào tạo trực tuyến) là một hình thức
học tập, trong đó có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và
người dạy (Verduin và Clark, 1991).Với sự phát triển không ngừng của khoa học
10
công nghệ, người học có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau thông qua phương
tiện truyền thông khác nhau để đạt được mục đích học tập của mình.
Theo quan điểm của Moore và các cộng sự (2003) thì phương pháp E-
Learning thiên về lý thuyết, về sự độc lập và tự chủ trong học tập, có 4 thành tốcơ
bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập: giáo viên, người học, hệ thống
truyền tải kiến thức và nội dung học tập. Theo Moore, các chương trình đào tạo từ
xa dựa trên hai biến “cấu trúc” và “đối thoại” để phân loại. Thiết kế khóa học và các
phương tiện truyền đạt kiến thức là biến cấu trúc, mối quan hệ giữa người dạy và
sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên là biến “đối thoại”. Khái niệm tự chủ hay
khái niệm độc lập trong học tập còn được Moore nhắc đến như một tính chất đặc
thù cá nhân nhằm đạt được mục tiêu học tập.
Theo Hall (2003), O’Neill và cộng sự (2004), phương pháp E-Learning có
thể được định nghĩa như là hướng dẫn điện tử được cung cấp thông qua mạng
Internet, mạng nội bộ, và các nền tảng đa phương tiện như CD-ROM hoặc DVD.
Theo Liaw và cộng sự (2007), phương pháp E-Learning đề cập đến việc sử
dụng công nghệ Internet để cung cấp một loạt các giải pháp nhằm nâng cao kiến
thức và hiệu suất.
Theo Resta và Patru (2010) (trong UNESCO publication), phương pháp E-
Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương
tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.
Phương pháp E-Learning hỗ trợ học tập thông qua công nghệ (Gupta và
Bostrom, 2013), hỗ trợ học tập cho các công việc liên quan đến nhiều cá nhân và
đồng thời cũng cho phép việc trao đổi kinh nghiệm không giới hạn không gian và
thời gian (Hofmann và Jarosch, 2011). Và là môi trường cho sự tương tác của người
học với các tài liệu học tập, người học và giảng viên được hỗ trợ bởi công nghệ
(Alavi và Leidner, 2001; Volery và Lord, 2000).
11
2.2.4. Sự thành công của E-Learning
Theo Seddon (1997), khái niệm thành công trong hệ thống thông tin là thước
đo mức độ đánh giá của một người về hệ thống, và theo đó, mô hình đa chiều đánh
giá thành công của hệthống thông tin: Khung thứ nhất gồm các thước đo chất lượng
của thông tin và hệ thống nhằm đo lường thành công về mặt kỹ thuật; trong đó, chất
lượng của thông tin thể hiện qua mức độ liên quan, tính kịp thời và độchính xác của
thông tin lấy từ hệ thống. Tuy nhiên, E-Learning không phải là hệ thống phục vụ
việc ra quyết định nên việc đo lường chất lượng của thông tin được xem là nội dung
bài giảng cần đảm bảo tính hoàn chỉnh, dễ hiểu, liên quan đến khóa học và bảo mật.
Còn chất lượng của hệ thống đề cập đến vấn đề lỗi trong hệ thống, tính thống nhất
của các giao diện, tính dễ sử dụng, chất lượng của tài liệu hướng dẫn sử dụng và
việc bảo trì các đoạn mã lập trình.
Khung thứ hai đề cập thước đo cảm tính về lợi ích của hệ thống thông tin, bao
gồm hai thành phần là tính hữu dụng được nhận thức và sự hài lòng của người dùng.
Thước đo tính hữu dụng là thang đo cảm tính về mức độ tin tưởng của người dùng
với việc sử dụng hệ thống có thể nâng cao hiệu quả công việc của họ, của nhóm hay
toàn tổ chức.
Theo Delone và Mclean (2003), sự thành công của hệ thống thông tinđược
cải tiến từ mô hình của chính hai tác giả này năm 1992, nhằm tập trung vào đo
lường các yếu tố thành công của hệ thống trực tuyến, trong đó có thêm thước đo về
chất lượng dịch vụ. Đây là sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp hệ thống thông tin trong
việc bảo trì hệ thống, hướng dẫn người dùng, và xử lýsự cố phát sinh. Còn yếu tố
chất lượng của dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học do sự phức tạp
vốn có của hệ thống thông tin và sự hỗ trợ từ các nhân viên của tổ chức triển khai
hệ thống là cần thiết trong việc hướng dẫn sử dụng và xử lý lỗi liên quan. Ngoài ra,
thước đo hài lòng của người sử dụng còn ảnh hưởng đến ý định của họ về việc tiếp
tục sử dụng hệ thống thông tin. Cụ thể là người học hài lòng khi họ nhận thấy lợi
12
ích nhận được nhiều hơn so với chi phí bỏ ra từ việc sử dụng hệ thống ở góc độ cá
nhân hay tổ chức.
Theo Selim(2007), sự hài lòng của nguời học chiếm vị trí quan trọng trong ý
định sử dụng hệ thống trong hiện tại lẫn tương lai. Vì vậy, tập trung vào những yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với ý nghĩa là E-Learning sẽ thành
công hơn khi người học đạt được độ hài lòng caohơn.
2.3. Một số nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1. Nghiên cứu của Wang (2003)
Nghiên cứu Wang (2003) đã thực hiện đánh giá sự hài lòng của người học
với phương pháp E-Learning. Để đảm bảo các yếu tố không bị bỏ sót, Wang đã tiến
hành nghiên cứu định tính bằng việc: Tiến hành phỏng vấn 2 chuyên gia, 4 giáo
viên đại học, 10 người học. Sau đó ông đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa theo
thang đo Likert 5 và tiến hành khảo sát 116 sinh viên tại Taiwan. Kết quả nghiên
cứu của Wang đã xác định 4 yếu tố trong hoạt động đào tạo với phương pháp E-
Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học là thái độ người học, giảng viên,
chương trình đào tạo và giao diện của hệ thống.
+ Thái độ người học: Sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning
được dựa trên thái độ của người học đó đối với các công nghệ thông tin và truyền
thông (Arbaugh, 2002). Chương trình đào tạo với phương pháp E-Learning cần
các người học thành thạo về máy tính và kết quả học sẽ rất tốt khi người học có thái
độ tích cực đối với máy tính.
+ Giảng viên: Giảng viên đóng một vai trò quan trọng, hướng dẫn được sự
chú ý của người học đối với môn học và bài học (Collis, 1995). Sự hài lòng của
người học và sự chấp nhận của chương trình đào tạo với E-Learning bị ảnh hưởng
bởi phong cách giảng dạy của giảng viên, thái độ của giảng viên đối với việc cung
cấp các bài giảng theo cách thân thiện và cung cấp nội dung chất lượng (Webster và
Hackley, 1997).
13
Thái độ người học
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Sự hài
lòng của
người học
với
phương
pháp
Giao diện của hệ thống
+ Chương trình đào tạo: nội dung các khóa học, đều được chứng minh là có
ý nghĩa trong nghiên cứu này. Kết quả này tương ứng với Arbaugh (2002) và
Arbaugh và Duray (2002) phát hiện ra rằng chương trình đào tạo của khóa học E-
Learning đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về sự hài lòng của người học điện
tử. Để có sự hài lòng cao hơn, lịch trình khóa học, sắp xếp thảo luận và các loạitài
liệu khóa học phải được chuẩn bị đúngchuyên môn hướng dẫn E-Learning vàhỗ trợ
kỹ thuật cũng phải được áp dụng. Việc thiết kế các khóa học dễ hiểu và phù hợp với
nhu cầu người học, sẽ góp phần làm gia tăng sự hài lòng của người học với phương
pháp E-Learning.
+ Giao diện của hệ thống của E-Learning ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng
của người học. Giao diện thân thiện của hệ thống E-Learning sẽ gia tăng sự hài
lòng của người học. Với giao diện dễ dàng của chương trình đào tạo với E-
Learning sẽ thu hút người học tham gia khóa học qua Internet. Thái độ tích cực của
người học đối với giao diện đào tạo với E-Learning sẽ gia tăng tỷ lệ tiếp tục tham
gia các khóa học E-Learning khác. Hisham và cộng sự (2004) cho rằng hệ thống E-
Learning cần phải cung cấp một giao diện phù hợp cho người sử dụng để cho phép
dễ dàng truy cập vào các nội dung. Nếu một giao diện được thiết kế kém, sẽ khiến
người học cảm thấy không hứng thú và nó sẽ cản trở hiệu quả của việc học.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Wang (2003)
Nguồn: Wang (2003)
14
2.3.2. Nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006)
Sun và cộng sự (2006) đã nghiên cứu điều gì tạo nên sự thành công của
phương pháp E-Learning? Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến
sự hài lòng của người học đối với phương pháp E-Learning đã khảo sát 295 sinh
viên đại học ở Taiwan. Sun và cộng sự (2006) đã đề xuất 6 yếu tố tác động đến sự
hài lòng của người học đối với phương pháp E-Learning trên cơ sở kế thừa 4 yếu tố
trong nghiên cứu của Wang (2003), đó là: Thái độ người học, giảng viên, chương
trình đào tạo và giao diện của hệ thống; bên cạnh đó đề xuất thêm 2 yếu tố nữa là
công nghệ và tương tác. Trong đó:
+ Công nghệ: Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng công nghệ và
chất lượng Internet ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-
Learning (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). Phần mềm dễ sử
dụng, dễ học tập và ghi nhớ ý tưởng đơn giản, đòi hỏi ít sự cố gắng từ người sử
dụng. Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận công cụ với ít rào cản và sự hài lòng sẽ cải
thiện (Amoroso và Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó chất lượng và độ tin cậy
trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao thì hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn (Hiltz, 1993;
Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997).
+ Tương tác: Theo Thurmond và cộng sự (2002) cho rằng yếu tố tương tác
là sự đa dạng trong việc đánh giá và tương tác (giữa những người học với nhau,
giữa giảng viên và người học) ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với
chương trình đào tạo với phương pháp E-Learning đáng kể. Arbaugh (2000) cho
rằng thấy những người học tương tác với những người học khác nhiều hơn, sẽ có sự
hài lòng về chương trình đào tạo nhiều hơn.
15
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006)
Nguồn: Sun và cộng sự (2006)
2.3.3. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014)
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người học với phương pháp E-Learning, đã thực hiện khảo sát 299
sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM. Theo đó nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Quy đề xuất 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với phương pháp
E-Learning. Các yếu tố đó gồm: Thái độ người học, công nghệ và năng lực giảng
dạy.
+ Thái độ người học: người học có thái độ tích cực hay không với phương
pháp E-Learning. Thái độ của người học là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của người học.Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu liên quan
(Barbeite & Weiss, 2004; Igbaria, 1990; Piccoli và cộng sự, 2001).
+ Công nghệ: bao gồm chất lượng công nghệ phần mềm dùng cho đào tạo
bằng phương pháp E-Learning và tốc độ đường truyền Internet.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy có sự kế thừa yếu tố thái độ người học có
tác động đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Wang
(2003). Và cũng có sự kế thừa yếu tố công nghệ từ nghiên cứu của Sun và cộng sự
(2006). Riêng yếu tố về năng lực giảng dạy tác động đến sự hài lòng của người học
Thái độ người học
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Giao diện của hệ thống
Sự hài
lòng của
người học
với
phương
pháp
E-Learning
Công nghệ
Tương tác
16
Thái độ người học
Công nghệ
Sự hài lòng
của người
học với
phương
pháp E-
Learning
Năng lực giảng dạy
với phương pháp E-Learning có sự kế thừa, điều chỉnh và kết hợp từ cả 2 nghiên
cứu của Wang (2003) và nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006).
+ Năng lực giảng dạy: Theo Marks (2000) cho rằng năng lực giảng dạy là
một khái niệm đa chiều. Abeantes và cộng sự (2007) đã nêu 3 thành phần của yếu tố
năng lực giảng dạy gồm: giảng viên và chương trình học, tương tác giữa người học
và giảng viên, Theo Arbaugh (2000), sự tương tác giữa những người học với nhau
nhiều hơn tạo nên sự hài lòng của người học cao hơn. Thiếu sự tương tác giữa
người học và giảng viên, người học sẽ bị phân tâm và thiếu tập trung vào các tài
liệu học tập (Isaacs và cộng sự, 1995). Trong môi trường học tập ảo, sự tương tác
giữa người học và giảng viên giúp giải quyết các vấn đề, cải thiện hiệu quả học tập
tốt hơn (Piccoli và cộng sự, 2001).
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014)
Nguồn: Nguyễn Hữu Quy (2014)
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay nhu cầu học tập ngày càng đa dạng thì E-Learning là
lựa chọn phù hợp cho mọi đối tượng, cả tổ chức lẫn cá nhân. Với quan niệm E-
Learning là một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần như: người học, người
hướng dẫn, nội dung đào tạo, công nghệ thông tin, thiết kế và môi trường tương ứng,
rõ ràng việc triển khai thành công E-Learning ở góc độ công nghệ thông tin chưa đủ
để tạo nên thành công cho hệ thống này theo quan điểm của người học hay người
17
hướng dẫn. Trong khi đó, đi theo triết lý giáo dục hiện đại là đặt người học vào vị
thế trung tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sự thành
công của hệ thống E-Learning dưới góc độ người học. Tổng quát hơn, sự hài lòng
của người sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc sử dụng hệ thốngvà
quá trình này được lặp lại trong suốt thời gian trải nghiệm của người sử dụng đối
với hệ thống đó. Mặt khác, từ góc độ thực tế của hệ thống ứng dụng, dù các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đã nhận diện được từ rất nhiều
nghiên cứu khác nhau, nhưng việc tích hợp tường minh các yếu tố này vào các triển
khai hệ thống cụ thể dường như còn thiếu vắng.
Với các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu ở trên,
tác giả đã lựa chọn kế thừa mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) và đề
xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-
Learning, bao gồm: Thái độ người học, giảng viên, chương trình đào tạo, giao diện
hệ thống, công nghệ và sự tương tác.
Dưới đây tác giả sẽ trình bày khái niệm các yếu tố và các giả thuyết nghiên
cứu:
+ Thái độ người học: là người học cảm thấy dễ dàng cho việc tham gia
các hoạt động E-Learning thông qua việc sử dụng máy tính. E-Learning phụ thuộc
chủ yếu vào việc sử dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ. Giáo viên hướng dẫn tài liệu
của họ và người học tham gia thông qua mạng máy tính. Một thái độ tích cực hơn
đối với công nghệ thông tin, ví dụ, khi người học không sợ sự phức tạp của việc sử
dụng máy tính, sẽ dẫn đến kết quả hài lòng và hiệu quả hơn người học trong môi
trường học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 200
19
dung chất lượng (Webster và Hackley, 1997). Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả
thuyết sau:
Giả thuyết H2: Giảng viên ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning.
+ Chương trình đào tạo: Chất lượng của các chương trình đào tạo
E- Learning được thiết kế tốt là yếu tố tiền lệ cho người học khi học trực tuyến.
Chất lượng là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và sự hài
lòng trong học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 2001). Theo mô hình học tập mang
tính xây dựng hoặc hợp tác, truyền thông và phương tiện truyền thông tương tác
thuyết trình được cung cấp bởi công nghệ thông tin có thể giúp người học phát triển
các mô hình tư duy cấp cao và thiết lập khái niệm kiến thức (Leidner & Jarvenpaa,
1995). Các đặc điểm ảo của E-Learning, bao gồm tương tác trực tuyến thảo luận và
động não, trình bày đa phương tiện cho các tài liệu khóa học và quản lý quá trình
học tập, hỗ trợ người học thiết lập các mô hình học tập hiệu quả và thúc đẩy học tập
trực tuyến liên tục (Piccoli và cộng sự, 2001). Do đó, chất lượng của các khóa học
E-Learning cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong sự hài lòng của
người học.
Nghiên cứu Wang (2003); Sun và cộng sự (2006) đều chứng minh được
chương trình đào tạo của một khóa học E-Learning đóng vai trò quan trọng trong
nhận thức về sự hài lòng của người học điện tử. Trái ngược với học tập trên lớp
truyền thống, E-Learning không bị hạn chế bởi không gian, thời gian và địa điểm;
do đó, người học có thể linh hoạt và nhiều cơ hội học tập phù hợp với thời gian, đặc
biệt người học cân bằng hiệu quả công việc, gia đình và các hoạt động liên quan đến
công việc của họ với E-Learning là ưu tiên hàng đầu khi xem xét phương pháp giáo
dục bằng E-Learning. Do đó, chương trình đào tạo đến sự hài lòng của người
học bằng E-Learning rất đáng kể. Kết quả này tương ứng với Arbaugh (2002) và
Arbaugh và Duray (2002) phát hiện ra rằng chương trình đào tạo của khóa học
20
E-Learning đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về sự hài lòng của người học
điện tử. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H3: Chương trình đào tạo ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng
của người học với phương pháp E-Learning.
+ Giao diện hệ thống: TAM xác định tính hữu dụng nhận thức là mức độ cải
thiện công việc sau khi áp dụng hệ thống. Nhận thức dễ sử dụng là người dùng nhận
thức về sự dễ dàng của việc áp dụng một hệ thống. Cả hai yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ của người dùng đối với một công cụ phần mềm và ảnh hưởng hơn nữa đến
niềm tin và hành vi của cá nhân khi áp dụng công cụ này. Áp dụng mô hình này cho
học điện tử, giả định là càng nhiều người học càng cảm nhận được sự hữu ích và dễ
sử dụng trong các khóa học cung cấp phương tiện truyền thông, chẳng hạn như
trang web khóa học và phần mềm truyền tệp, thái độ của họ càng tích cực hơn đối
với E-Learning, do đó cải thiện trải nghiệm học tập và sự hài lòng của họ, và tăng
cơ hội sử dụng E-Learning trong tương lai (Arbaugh, 2002; Arbaugh & Duray,
2002; Pituch & Lee, 2006). Người học nhận thấy sự hữu ích trong một hệ thống E-
Learning được định nghĩa là nhận thức về mức độ cải thiện hiệu quả học tập vì áp
dụng hệ thống như vậy. Nhận thức dễ sử dụng trong một hệ thống E-Learning là
người học nhận thức về sự dễ dàng của việc áp dụng một hệ thống E-Learning.
Nghiên cứu Wang (2003); Sun và cộng sự (2006) nghiên cứu giao diện của
hệ thống của E-Learning ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người
học. Hisham và cộng sự (2004) cho rằng hệ thống E-Learning cần phải cung cấp
một giao diện phù hợp cho người sử dụng để cho phép dễ dàng truy cập vào các nội
dung. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H4: Giao diện hệ thống ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning.
+ Công nghệ: Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng công nghệ và
chất lượng Internet ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng trong học tập điện tử
(Piccoli và cộng sự, 2001; Webster & Hackley, 1997). Một công cụ phần mềm với
21
các đặc điểm thân thiện với người dùng, chẳng hạn như học và ghi nhớ một vài ý
tưởng đơn giản và từ khóa có ý nghĩa, đòi hỏi ít nỗ lực từ người dùng. Người dùng
sẽ sẵn sàng chấp nhận một công cụ như vậy với một vài rào cản và sự hài lòng sẽ
được cải thiện (Amoroso & Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó, cả chất lượng
công nghệ và chất lượng Internet là những yếu tố quan trọng trong học tập điện tử
(Piccoli và cộng sự, 2001; Webster & Hackley, 1997). Hơn nữa, nghiên cứu thực
nghiệm được thực hiện bởi Webster và Hackley (1997) đã nghiên cứu các hiệu ứng
học tập đối với việc học từ xa qua trung gian công nghệ 247 học sinh. Chất lượng
và độ tin cậy của công nghệ, cũng như tốc độ truyền mạng, đã được hiển thị để tác
động học tập hiệu quả. Định nghĩa về chất lượng công nghệ là người học nhận thức
về chất lượng công nghệ thông tin được áp dụng trong E-Learning (như micro, tai
nghe, bảng đen điện tử, v.v.). Định nghĩa cho Internet chất lượng là chất lượng
mạng theo cảm nhận của người học.
Chất lượng công nghệ và chất lượng Internet ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và
Hackley, 1997). Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận công cụ với ít rào cản và sự hài
lòng sẽ cải thiện (Amoroso và Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó chất lượng và
độ tin cậy trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao thì hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn
(Hiltz, 1993; Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997).
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người học với phương pháp E-Learning bao gồm chất lượng công
nghệ phần mềm và tốc độ đường truyền Internet. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra
giả thuyết sau:
Giả thuyết H5: Công nghệ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning.
+ Tương tác: Arbaugh (2000) cho rằng càng nhiều người học nhận thức
được sự tương tác với người khác, thì sự hài lòng với E-Learning càng cao. Trong
môi trường học tập ảo, sự tương tác giữa người học và người khác hoặc tài liệu
22
khóa học có thể giúp giải quyết vấn đề và cải thiện tiến độ. Tương tác điện tử có thể
cải thiện hiệu quả học tập (Piccoli và cộng sự, 2001). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý
rằng thiết kế hướng dẫn tương tác là một yếu tố cần thiết cho sự hài lòng và thành
công trong học tập (Hong, 2002; Jiang & Ting, 1998; Nahl, 1993; Schwartz,
1995). Theo Moore (1989), có ba loại tương tác trong hoạt động học tập: người
học vớigiáo viên, người học với tài liệu, người học với người học. Phong cách
giảng dạy, đặc biệt là sự tương tác giữa giáo viên và người, đóng một vai trò quyết
định trong các hoạt động học tập (Borbely, 1994; Lachem, Mitchell, & Atkinson,
1994; Webster & Hackley, 1997).
Cơ chế tương tác trong môi trường học tập điện tử phải được thiết kế hợp lý
để cải thiện tần suất, chất lượng và sự nhanh chóng của các tương tác có thể ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người học. Đối với nghiên cứu này, định nghĩa của
người học nhận thức về sự tương tác với người khác là người học nhận thức về
mức độ tương tác giữa người học và giáo viên, người học và tài liệu, và người học
và người học.
Thurmond và cộng sự (2002); Arbaugh (2000 cho rằng yếu tố tương tác là sự
đa dạng trong việc đánh giá và tương tác (giữa những người học với nhau, giữa
giảng viên và người học) ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chương
trình đào tạo với phương pháp E-Learning đáng kể. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra
giả thuyết sau:
Giả thuyết H6: Tương tác ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của
người học với phương pháp E-Learning.
Như vậy, từ các giả thuyết nêu trên có thể biểu diễn mô hình nghiên cứu đề
xuất như sau:
23
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất
Tóm tắt Chương 2
Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về sự hài lòng, đào tạo, các khái
niệm về sự hài lòng của người học đối với đào tạo với phương pháp E-Learning.
Trong đó tác giả đã trình bày các mô hình nghiên cứu, đây là bước quan trọng, là
nền tảng để luận văn thực hiện các bước sau. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu quy
trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh
giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Thái độ người học
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Giao diện hệ thống
Sự hài lòng
của người
học với
phương pháp
E-Learning
Công nghệ
Tương tác
24
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu
Thang đo chính thức Hiệu chỉnh thang đo
Nghiên cứu định tính
(thảo luận nhóm)
Nghiên cứu định lượng
(n=250)
Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố
khám phá (EFA)
Kiểm định mô hình
Kết luận
và hàm ý quản trị
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện thông qua các bước theo quy trình nghiên cứu
dưới đây.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
25
3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ
Thang đo được sử dụng cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
được tác giả xây dựng và phát triển dựa trên thang đo của những nghiên cứu trước
đây và được điều chỉnh phù hợp với đề tài nghiên cứu. Có 6 khái niệm được sử
dụng trong nghiên cứu này, đó là: Thái độ người học, Giảng viên, Chương
trình đào tạo, Giao diện hệ thống, Công nghệ và Sự tương tác.
Các thang đo này sẽ được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính để phù
hợp với người học với phương pháp E-Learning tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng
bảng câu hỏi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương
pháp E-Learning được xây dựng dựa trên các biến quan sát đo lường trên thang đo
Likert 5 điểm, thay đổi từ 1 là (rất không đồng ý); 2 là (không đồng ý); 3 là (trung
hòa); 4 là (đồng ý); 5 là (rất đồng ý).
Thảo luận nhóm được thực hiện với hai nhóm, một nhóm 7 người gồm Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện, phường/xã đã tham gia học bằng
phương pháp E-Learning và một nhóm gồm 5 nhà quản lý vận hành hệ thống đào
tạo trực tuyến của Hội Liện hiệp Phụ nữ TP.HCM; mục đích nhằm bổ sung các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning tại Hội
Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
Chương trình và nội dung thảo luận nhóm được thiết kế theo dàn bài thảo
luận nhóm được tác giả soạn thảo (phụ lục).
Bước đầu tác giả thảo luận với 07 người gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
LHPN các quận/huyện, phường/xã tham gia học trực tuyến và 05 nhà quản lý bằng
một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
26
lòng của người học với phương pháp E-Learning. Sau đó tác giả giới thiệu các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning trong
thang đo và các yếu tố thành phần để họ thảo luận. Cuối cùng tác giả xin ý kiến
đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương
pháp E-Learning theo hướng cho họ lựa chọn theo mức độ từ ít quan trọng đến rất
quan trọng.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người học với phương pháp E-Learning được giữ nguyên. Các biến quan
sát được tác giả điều chỉnh, bổ sung từ cuộc thảo luận cho phù hợp.
3.3.3. Kết quả phát triển thang đo
Ở nghiên cứu này, thang đo sử dụng để khảo sát là thang đo đã được điều
chỉnh sau khi nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Nhóm
thảo luận thống nhất các thành phần đo lường các yếu tố trong hoạt động đào tạo
với phương pháp E-Learning tác động đến sự hài lòng của người học gồm 6 yếu tố:
Thái độ người học, Giảng viên, Chương trình đào tạo, Giao diện hệ thống, Công
nghệ, Tương tác. Một số ý kiến cho rằng, các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu,
phù hợp với người học trực tuyến.
3.3.3.1. Thang đo Thái độ của người học
Thái độ người học ký hiệu TD. Thang đo này ban đầu có 05 biến quan sát,
sau khi thảo luận nhóm có hai biến quan sát số 01 và 02 của thang đo thái độ người
học có ý gần giống nhau nên nhóm thảo luận đề nghị gộp hai biến quan sát từ “Làm
việc với máy tính thì rất dễ dàng” và “Làm việc với máy tính thì rất đơn giản” điều
chỉnh thành “Sử dụng máy tính thì rất dễ dàng”; biến quan sát số 03 “Làm việc với
máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo” điều chỉnh thành “Sử dụng
máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo”; loại bỏ biến quan sát số 04
“Làm việc với máy tính không chỉ được thực hiện với những ai làm công nghệ
thông tin”; biến quan sát số 05 “Làm việc với máy tính không chỉ dành cho những
27
người trẻ tuổi” điều chỉnh thành “Sử dụng máy tính không chỉ dành cho những
người trẻ tuổi và hiểu biết về công nghệ thông tin”. Kết quả, thang đo này được đo
bởi ba biến quan sát, ký hiệu từ TD-1 đến TD-3.
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ người học (TD) (được kế thừa và điều chỉnh từ
thang đo của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Làm việc với máy tính thì rất dễ
dàng Sử dụng máy tính thì rất dễ
dàng
TD-1
02
Làm việc với máy tính thì rất đơn
giản
03
Làm việc với máy tính không đòi
hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo
Sử dụng máy tính không đòi
hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành
thạo
TD-2
04
Làm việc với máy tính không chỉ
được thực hiện với những ai làm
công nghệ thông tin
Loại bỏ
05
Làm việc với máy tính không chỉ
dành cho những người trẻ tuổi
Sử dụng máy tính không chỉ
dành cho những người trẻ
tuổi, hiểu biết về công nghệ
thông tin
TD-3
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.3.3.2. Thang đo Giảng viên
Giảng viên ký hiệu là GV. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát, sau
khi thảo luận nhóm, biến quan sát số 01 “Giảng viên có kiến thức chuyên môn”
điều chỉnh thành “Giảng viên có kiến thức chuyên môn về công tác phụ nữ và kiến
thức xã hội”; biến quan sát số 03 “Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng
dạy đa dạng” điều chỉnh thành “Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy
sinh động”; biến quan sát số 04 “Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập
nhanh chóng” điều chỉnh thành “Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập
28
nhanh chóng qua hệ thống phần mềm”; bổ sung thêm 01 biến “Giảng viên có tương
tác với người học”. Kết quả thang đo này được đo bởi năm biến quan sát, ký hiệu
từ GV-1 đến GV-5.
Bảng 3.2: Thang đo Giảng viên (GV) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo
của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Giảng viên có kiến thức chuyên
môn
Giảngviên có kiến thức chuyên
môn về công tác phụ nữ và
kiến thức xã hội
GV-1
02 Giảng viên nhiệt tình, thân thiện
Giảng viên nhiệt tình, thân
thiện
GV-2
03
Giảng viên sử dụng nhiều phương
pháp giảng dạy đa dạng
Giảng viên sử dụng nhiều
phương pháp giảng dạy sinh
động
GV-3
04
Giảng viên phản hồi đánh giá kết
quả học tập nhanh chóng
Giảng viên phản hồi đánh giá
kết quả học tập nhanh chóng
qua hệ thống phần mềm
GV-4
05 Bổ sung thêm
Giảng viên có tương tác với
người học
GV-5
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.3.3.3. Thang đo Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ký hiệu là DT. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan
sát, sau khi thảo luận nhóm, loại bỏ biến quan sát số 02 “Chất lượng khóa học với
phương pháp E-Learning tốt hơn các khóa học khác (theo phương pháp truyền
thống) mà Chị đã tham gia tại Hội LHPN thành phố”; biến quan sát số 03 “Chị hoàn
toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo” điều chỉnh
thành “Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của bài học”; bổ sung
thêm biến quan sát “Chương trình đào tạo thiết thực, có nhiều chuyên đề đáp ứng
nhu cầu của học viên”; bổ sung thêm một biến “ Hệ thống bài giảng phong phú, phù
29
hợp”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ DT-1 đến
DT-4.
Bảng 3.3: Thang đo Chương trình đào tạo (DT) (được kế thừa và điều chỉnh
từ thang đo của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Các nội dung của bài học được
giới thiệu rõ ràng
Các nội dung của bài học được
giới thiệu rõ ràng
DT-1
02
Chất lượng khóa học với phương
pháp E-Learning tốt hơn các khóa
học khác (theo phương pháp
truyền thống) mà Chị đã tham gia
tại Hội LHPN thành phố
Loại bỏ
03
Chị hoàn toàn nắm bắt được các
mục tiêu và yêu cầu của chương
trình đào tạo
Chị hoàn toàn nắm bắt được
các mục tiêu và yêu cầu của
bài học
DT-2
04 Bổ sung thêm biến quan sát
Chương trình đào tạo thiết
thực, có nhiều chuyên đề đáp
ứng nhu cầu của học viên
DT-3
05 Bổ sung thêm
Hệ thống bài giảng phong phú,
phù hợp
DT-4
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.3.3.4. Thang đo Giao diện hệ thống
Giao diện hệ thống ký hiệu là GD. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan
sát, sau khi thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến; bổ sung thêm một
biến “Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-
Learning dễ nhìn, thu hút người học”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến
quan sát, ký hiệu từ GD-1 đến GD-4.
30
Bảng 3.4: Thang đo Giao diện hệ thống (GD) (được kế thừa và điều chỉnh từ
thang đo của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning là dễ sử dụng
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning là dễ sử dụng.
GD-1
02
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning có tính linh hoạt
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning có tính linh
hoạt.
GD-2
03
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning thuận tiện cho
người học
Giao diện của hệ thống được sử
dụng trong đào tạo với phương
pháp E-Learning thuận tiện cho
người học.
GD-3
04 Bổ sung thêm
“Giao diện của hệ thống được
sử dụng trong đào tạo với
phương pháp E-Learning dễ
nhìn, thu hút người học”.
GD-4
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.3.3.5. Thang đo Công nghệ
Công nghệ ký hiệu là CN. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát, sau
khi thảo luận nhóm, loại bỏ biến quan sát số 01 “Công nghệ được sử dụng trong
đào tạo với phương pháp E-Learning có dễ dàng”; biến quan sát số 03 “Chị có hài
lòng với tốc độ của Internet” điều chỉnh thành “Chị có hài lòng với tốc độ của hệ
thống”; biến quan sát số 04 “Chị cảm thấy dễ dàng truy cập mạng” điều chỉnh thành
“Chị cảm thấy dễ dàng truy cập vào hệ thống”; bổ sung thêm một biến “Hệ thống
hoạt động của hệ thống ổn định”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến quan
sát, ký hiệu từ CN-1 đến CN-4.
31
Bảng 3.5: Thang đo Công nghệ (CN) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo
của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Công nghệ được sử dụng trong đào tạo
với phương pháp E-Learning có dễ dàng
Loại bỏ
02
Công nghệ được sử dụng trong đào tạo
với phương pháp E-Learning là dễ sử
dụng
Công nghệ được sử dụng trong
đào tạo với phương pháp E-
Learning là dễ sử dụng
CN-1
03 Chị có hài lòng với tốc độ của Internet
Chị có hài lòng với tốc độ của
hệ thống.
CN-2
04 Chị cảm thấy dễ dàng truy cập mạng
Chị cảm thấy dễ dàng truy cập
vào hệ thống.
CN-3
05
Hệ thống hoạt động của hệ
thống ổn định
CN-4
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.3.3.6. Thang đo Tương tác
Tương tác ký hiệu là TT. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan sát, sau khi
thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến. Kết quả thang đo này được đo bởi
hai biến quan sát, ký hiệu từ TT-1 đến TT-3.
Bảng 3.6: Thang đo Tương tác (TT) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo
của Sun và cộng sự ( 2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau nghiên
cứu định tính
Mã
hóa
01
Chị thường thảo luận với giảng viên
về các nội dung học tập khi tham gia
học trên hệ thống đào tạo với phương
pháp E-Learning
Chị thường thảo luận với giảng viên
về các nội dung học tập khi tham gia
học trên hệ thống đào tạo với phương
pháp E-Learning
TT-1
02
Chị thường thảo luận với các học
viên cùng học về các nội dung học
tập khi tham gia học trên hệ thống
đào tạo với phương pháp E-Learning
Chị thường thảo luận với các học
viên cùng học về các nội dung học
tập khi tham gia học trên hệ thống
đào tạo với phương pháp E-Learning
TT-2
03
Việc tương tác giữa Chị với giảng
viên và với các học viên khác trên hệ
thống rất thuận lợi.
Việc tương tác giữa Chị với giảng
viên và với các học viên khác trên hệ
thống rất thuận lợi.
TT-3
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
32
3.3.3.7. Thang đo Sự hài lòng đối với đào tạo với phương pháp E-Learning
Sự hài lòng ký hiệu là HL. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan sát, sau khi
thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến. Kết quả thang đo này được đo bởi
hai biến quan sát, ký hiệu từ HL-1 đến HL-3.
Bảng 3.7: Thang đo Sự hài lòng (HL) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo
của Sun và cộng sự (2006))
Thang đo gốc
Thang đo điều chỉnh sau
nghiên cứu định tính
Mã
hóa
01
Chị hài lòng với việc được đào tạo
với phương pháp E-Learning tại
Hội LHPN Thành phố
Chị hài lòng với việc được đào
tạo với phương pháp E-
Learning tại Hội LHPN Thành
phố
HL-1
02
Chị sẵn sàng tham gia đào tạo với
phương pháp E-Learning cho các
khóa học tiếp theo
Chị sẵn sàng tham gia đào tạo
với phương pháp E-Learning
cho các khóa học tiếp theo
HL-2
03
Nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu
của Chị
Nội dung đào tạo đáp ứng nhu
cầu của Chị HL-3
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
3.4. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau
khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở nghiên cứu định tính trở thành bảng câu hỏi
chính thức thì tiến hành thu thập dữ liệu. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá
độ tin cậy, độ giá trị của thang đo và kiểm định thang đo và các giả thuyết của mô
hình.
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu: đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên và phụ nữ
tham gia học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
33
Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp phi xác suất với hình thức chọn mẫu
thuận tiện.
Kích thước mẫu: Kích thước mẫu trong nghiên cứu này dự tính là 200. Hiện
nay theo nhiều nhà nghiên cứu vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là
đủ lớn vẫn chưa xác định được rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào
các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo Hoelter (1983),
kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Trong khi Hoàng Trọng trích từ Hair (1998)
cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 26 biến quan sát, vì vậy số
quan sát tối thiểu cần thiết là 26 x 5 = 130. Như vậy số lượng quan sát 200 là chấp
nhận được đối với đề tài nghiên cứu này. Để đạt được cỡ mẫu này, 250 bảng câu
hỏi đã được gửi đi khảo sát.
3.4.2. Thu thập thông tin nghiên cứu
Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bằng bảng câu hỏi, điều tra
trực tiếp phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi trả lời xong.
Để đạt được kích thước mẫu như trên, 250 bảng câu hỏi được phát ra. Bảng
câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Mỗi
câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Sau khi tiến hành thu
thập và sàng lọc dữ liệu sẽ được nhập vào phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ
liệu.
3.4.3. Phân tích dữ liệu
3.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các
biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến
này có thể tạo ra các yếu tố giả Nguyễn Đình Thọ (2011).
34
Phân tích Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và để loại
các biến không phù hợp dùng để đo lường từng yếu tố của sự hài lòng của người
học trên hệ thống đào tạo trực tuyến. Những biến có hệ số tương quan <0.3 sẽ bị
loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở bước phân tích nhân tố.
Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,7 đến 0,8 là thang đo có
độ tin cậy tốt, từ 0,6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy
(Nunnaally & Bemstein, 1994 được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2014). Trong
nghiên cứu này, thang đo được chọn có độ tin cậy Cronbach’s Alpha≥ 0,7. Những
biến số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì biến không đạt yêu cầu.
3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và loại các biến không đủ tin
cậy. Tiếp theo tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gom các biến
quan sát thành những yếu tố chính dùng cho các bước phân tích tiếp theo.
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số được dùng để xem xét sự
thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ
để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân
tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
Xem xét hệ số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Những yếu tố có đại
lượng Eigenvalue lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích Nguyễn Đình Thọ
(2011).
Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là những hệ số tương quan đơn giữa các
biến và các nhân tố, hệ số này ≥ 0.5 sẽ đạt yêu cầu, nhỏ hơn sẽ bị loại (Hair và cộng
sự, 1998).
35
3.4.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
* Phân tích hệ số tương quan
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số tương quan
Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặc chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa
hai biến định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ). Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai
biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành
một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r = 1). Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), trong
mô hình hồi quy bội (MLR), chúng ta có nhiều biến độc lập, vì vậy với MLR,
chúng ta có thêm giả định các biến độc lập không có quan hệ nhau hoàn toàn, nghĩa
là hệ số tương quan r của các cặp biến độc lập với nhau khác với 1, chứ không phải
chúng không có tương quan với nhau. Trong thực tiễn nghiên cứu, các biến trong
một mô hình thường có quan hệ với nhau nhưng chúng phải phân biệt nhau (đạt
được giá trị phân biệt).
* Phân tích hồi quy bội (MLR)
Trình tự phân tích hồi quy bội trong nghiên cứu này được thực hiện như
sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến
vào mô hình một lượt (phương pháp Enter).
- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, tác giả sử
dụng hệ số R2
hiệu chỉnh (Adjusted R Square).
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử
dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0:không có mối
liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập (β1=β2=β3=βn
=0). Nếu trị thống kê F có số Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi
đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích
36
cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với
tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.
- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy bội, đó là các hệ số hồi quy
riêng phần βk: đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập
Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy
nhiên độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc
so sánh trực tiếp chúng với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích)
của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến
độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn beta.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy được xây dựng là
phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến
tính cũng được thực hiện gồm: giả định liên hệ tuyến tính, giả định về phân phối
chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của sai số, đo lường đa cộng tuyến.
Tóm tắt Chương 3
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp được thực hiện
để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên
hiệp Phụ nữ TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng các thang
đo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
với kích thước mẫu n= 250. Chương tiếp theo sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, kỹ
thuật phân tích dữ liệu như đánh giá hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố
khám phá, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích tương
quan, hồi quy bội MLR và kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của người học với
phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM theo các biến định
tính bằng T-test và ANOVA.
37
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương 4 là phân tích, mô tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả
kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mô hình. Nội dung của chương
này gồm 3 phần chính. Trước tiên là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả
kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá (EFA). Cuối cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
về “sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ
nữ TP.HCM”.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Từ 250 phiếu khảo sát được phát ra và thu về hết, sau khi loại đi những phiếu
không đạt yêu cầu. Kết quả cuối cùng, tác giả thu được 240 bảng câu hỏi hợp lệ.
Tác giả tiến hành nhập liệu và phân tích.
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Hội viên
Có 235 97.9
Không 5 2.1
Tổng 240 100
Độ tuổi
Từ 18 đến 25 18 7.5
Từ 26 đến 35 81 33.8
Từ 36 đến 45 87 36.2
Trên 45 54 22.5
Tổng 240 100
Nghề nghiệp
Sinh viên 13 5.4
Cán bộ công chức 91 37.9
Doanh nhân 8 3.3
Công nhân 31 12.9
Nội trợ 77 32.1
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning

Contenu connexe

Tendances

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 

Tendances (20)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việcLuận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Gắn Kết Nhân Viên.doc
 
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mạiĐề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
 
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAYĐề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
 

Similaire à Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning

Similaire à Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
 
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt NamGiải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tổng Công Ty Khí Việt Nam
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không LâyCác Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
 
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.docLuận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
Luận Văn Trải Nghiệm Du Lịch Với Công Nghệ Thực Tế Ảo.doc
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
 

Plus de Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Plus de Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Dernier

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Dernier (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH LOAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING: NGHIÊN CỨU TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ THANH LOAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING: NGHIÊN CỨU TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ THANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning: Nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Thanh; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2019 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Loan
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU....................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................3 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................4 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................4 1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.................................................5 1.5. Kết cấu luận văn.......................................................................................5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................7 2.1. Sự hài lòng.................................................................................................7 2.1.1. Sự hài lòng của người học.......................................................................7 2.1.2. Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning ...................8 2.2. Đào tạo.......................................................................................................9 2.2.1. Khái niệm................................................................................................9 2.2.2. Đào tạo truyền thống...............................................................................9 2.2.3. Đào tạo bằng phương pháp E-Learning..................................................9 2.2.4. Sự thành công của E-Learning..............................................................11 2.3. Một số nghiên cứu trước có liên quan..................................................12 2.3.1. Nghiên cứu của Wang (2003) ...............................................................12 2.3.2. Nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) ................................................14 2.3.3. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014)............................................15
  • 5. 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu..................................................................16 Tóm tắt Chương 2..................................................................................................23 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................24 3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................24 3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ .......................................................................25 3.3. Nghiên cứu định tính..............................................................................25 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ...............................................................25 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................26 3.3.3. Kết quả phát triển thang đo...................................................................26 3.4. Nghiên cứu định lượng...........................................................................32 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu.......................................................................32 3.4.2. Thu thập thông tin nghiên cứu ..............................................................33 3.4.3. Phân tích dữ liệu....................................................................................33 Tóm tắt Chương 3..................................................................................................36 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................37 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................37 4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu.................................................................39 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Phụ lục 5) .....39 4.2.2. Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha.........46 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................47 4.3.1. Ma trận tương quan...............................................................................47 4.3.2. Kiểm định tích thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser- Meyer-Olkin)......................................................................................................48 4.3.3. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett's Test).....48 4.3.4. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance) 48 4.3.5. Kiểm định giá trị phần chung Communalities ( Phụ lục 8) ..................49 4.3.6. Kiểm định hệ số Factor loading ............................................................49 4.4. Kiểm định tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc...................50 4.4.1. Phân tích tương quan giữa các nhân tố với biến phụ thuộc HL “Sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning”............................................50 4.4.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của học viên với biến phụ thuộc Y – Phân tích phương sai Anova...............................................51
  • 6. 4.5. Phân tích hồi quy....................................................................................55 4.5.1. Kiểm định hệ số hồi quy (Coefficients) - kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity)..............................................................................56 4.5.2. Kiểm định mức độ phù hợp mô hình (Adjusted R Square, ANOVA) ... ................................................................................................................ 56 4.5.3. Kiểm định phần dư tuân theo phân phối chuẩn.....................................57 4.5.4. Kiểm định giả thuyết về quan hệ tuyến tính .........................................59 4.5.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư”- Durbin – Watson (Autocorrelation)................................................................................................59 4.5.6. Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity) .......60 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu...............................................................60 4.6.1. Thực trạng về hệ thống đào tạo trực tuyến tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM .............................................................................................................60 4.6.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-learning tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM................63 Tóm tắt Chương 4..................................................................................................71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................72 5.1. Kết luận ...................................................................................................72 5.2. Hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-learning .....................................................................................73 5.2.1. Về yếu tố thái độ người học..................................................................74 5.2.2. Về yếu tố giao diện hệ thống.................................................................75 5.2.3. Về yếu tố chương trình đào tạo.............................................................76 5.2.4. Về yếu tố công nghệ..............................................................................77 5.2.5. Về yếu tố giảng viên .............................................................................78 5.2.6. Về yếu tố tương tác ...............................................................................79 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo....................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 01 ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) 02 SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) 03 EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory FactorAnalysis) 04 KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 05 MLR Hồi quy bội (Multiple Linear Regression) 06 Sig Mức ý nghĩa quan sát (Observed significancelevel) 07 E-Learning Electronic Learning 08 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo Thái độ người học (TD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006))..................................................................................27 Bảng 3.4: Thang đo Giao diện hệ thống (GD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006))..................................................................................30 Bảng 3.5: Thang đo Công nghệ (CN) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) .............................................................................................31 Bảng 3.6: Thang đo Tương tác (TT) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự ( 2006)) ............................................................................................31 Bảng 3.7: Thang đo Sự hài lòng (HL) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) .............................................................................................32 Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu........................................................................37 Bảng 4.2: Kiểm định thang đo “Thái độ người học” ................................................39 Bảng 4.3: Kiểm định thang đo “Giảng viên” ............................................................40 Bảng 4.4: Kiểm định thang đo “Chương trình đào tạo”............................................41 Bảng 4.5: Kiểm định thang đo “Giao diện hệ thống” lần 1 ......................................42 Bảng 4.6: Kiểm định thang đo “Giao diện hệ thống” lần 2 ......................................43 Bảng 4.7: Kiểm định thang đo “Công nghệ” ............................................................44 Bảng 4.8: Kiểm định thang đo “Tương tác” .............................................................45 Bảng 4.9: Kiểm định thang đo “Hài lòng”................................................................46 Bảng 4.10: Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha ..........47 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test ...........................................48 Bảng 4.12: Kiểm định phương sai trích các nhân tố.................................................48 Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố.............................................................................49 Bảng 4.14: Hệ số tương quan Spearman’s rho giữa các biến trong mô hình............51 Bảng 4.15: Kiểm định trung bình (T-Test) của biến “Hội viên” đối với Y ..............52 Bảng 4.16: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Độ tuổi” đối với Y...52 Bảng 4.17: Phân tích phương sai Anova của biến “Độ tuổi” đối với Y ...................53
  • 9. Bảng 4.18: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Nghề nghiệp” đối với Y................................................................................................................................53 Bảng 4.19: Phân tích phương sai Anova của biến “Nghề nghiệp” đối với Y...........53 Bảng 4.20: Kiểm định phương sai bằng nhau của các nhóm “Trình độ học vấn” đối với Y..........................................................................................................................54 Bảng 4.21: Phân tích phương sai Anova của biến “Trình độ học vấn” đối với Y ....54 Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả phân tích phương sai..................................................55 Bảng 4.23: Phân tích hồi quy - kiểm định đa cộng tuyến .........................................56 Bảng 4.24: Mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R Square).............................56 Bảng 4.25: Mức độ phù hợp mô hình: Phân tích phương sai ANOVA ....................57 Bảng 4.26: Kiểm định Durbin-Watson .....................................................................59 Bảng 4.27: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố thái độ người học ......................64 Bảng 4.28: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố giao diện hệ thống.....................65 Bảng 4.29: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố chương trình đào tạo .................66 Bảng 4.30: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố công nghệ..................................68 Bảng 4.31: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố giảng viên..................................69 Bảng 4.32: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố tương tác ...................................70
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Wang (2003) .....................................................13 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) ......................................15 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014).................................16 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................23 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................24 Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư ......................................................57 Hình 4.3: Biểu đồ Q-Q plot......................................................................................58 Hình 4.4: Biểu đồ Scatter Plot – Phân tán phần dư...................................................59
  • 11. TÓM TẮT Hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm tạo cơ hội tiếp cận, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong việc ứng dụng đào tạo, nâng cao chất lượng, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning là rất quan trọng, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý, nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning và góp phần nâng cao chất lượng và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên 240 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS16.0 để kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’Alpha, kiểm định mô hình bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng của người học theo thứ tự là: nhân tố tác động mạnh nhất là “Thái độ người học”, thứ hai là “Giao diện hệ thống”, thứ ba là “Chương trình đào tạo”, thứ tư là “Công nghệ”, thứ năm là “Giảng viên” và nhân tố tác động yếu nhất là “Tương tác”. Kết quả của nghiên cứu này giúp cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. Từ đó, có thể khẳng định, đào tạo từ xa E-Learning là một xu thế tất yếu trong sự phát triển. Chất lượng trong đào tạo luôn phải được đặt lên hàng đầu, hướng tới người học, làm cho người học có được sự thoải mái, sự tin tưởng, hoàn toàn hài lòng đối với khóa học. Kết quả của nghiên cứu còn góp phần bổ sung thêm vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. Từ khóa: Sự hài lòng của người học; Học tập điện tử; Hội viên Phụ nữ
  • 12. ABSTRACT The online training system aims to create opportunities to access and share knowledge and experience in the application of training, quality improvement and training of human resources. Researching the factors affecting learners' satisfaction with the E-Learning method is very important, from the research results suggesting the implications, to improve learners' satisfaction with the E-learning method. Learning and contributing to improving the quality and operation of Ho Chi Minh City Women's Union. Research on applying qualitative research methods and quantitative research. Qualitative research to determine factors affecting learners' satisfaction with the method E-Learning. Quantitative research was conducted on 240 valid questionnaires. The author uses the software SPSS16.0 to test the scale via Cronbach’Alpha coefficient, model verification by factor analysis "discovery" (EFA), regression analysis and test of differences. The research results have identified 6 factors affecting the satisfaction of learners in order: the most powerful factor is "Learner attitude", the second is "Interface The system", the third is "Training program", the fourth is "Technology", the fifth is "Lecturer", and the operative factor the weakest is "Interaction". The results of this research help the HCMC Women's Union understand the factors that affect the satisfaction of learner to E learning carefully the factors affecting Learners’s satisfaction to the E-Learning method. Since then, it can be affirmed that The education with E learning is an inevitable trend in the development. Quality in training must always be top priority, towards learners, making learners comfortable, confident, completely satisfied with the course. The results of the research also contribute to adding the scale system and research model of factors affecting learners’s satisfaction to the E-Learning method. Keywords: learner’s satisfaction; E-Learning; member’s women union
  • 13. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay Internet không chỉ là mạng truyền thông mà còn là phương tiện trao đổi thông tin, cách thức học tập, làm việc và hoạt động nghiên cứu của hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong thời kỳ đầu Internet Việt Nam phát triển chậm cả về quy mô lẫn chất lượng, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây với tốc độ phát triển nhanh chóng, Internet đã trở thành phương tiện truyền thông phổ biến. Ngày nay việc học tập với phương pháp E-Learning (Electronic Learning) đã trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet. E-Learning có nhiều ưu điểm như cho phép người học có thể học mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạc hoc tập. Cho phép người dạy cập nhật nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể đánh giá người học thông qua hệ thống tự đánh giá. Cho phép người quản lý thực hiện công tác quản lý một cách tự động. Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về E-Learning, một số nghiên cứu đã cung cấp những lợi ích và lợi thế xuất phát từ việc áp dụng công nghệ E-Learning vào trường học (Klein và Ware, 2003; Alganhtani, 2011; Hameed và cộng sự, 2008; Marc, 2002; Wentling và cộng sự, 2000; Nichols, 2003). Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng E- Learning trong học tập và đào tạo như: “Nghiên cứu tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống E-Learning: một tình huống tại trường Đại học Kinh tế - Luật” tác giả Vũ Thúy Hằng và Nguyễn Mạnh Tuân (2013). “Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-Learning hỗ trợ trong đào tạo theo học
  • 14. 2 chế tín chỉ” tác giả Nguyễn Văn Linh (2013). Những nghiên cứu ở trên, các tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với E-Learning. Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ thành phố; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, xu thế Hội nhập quốc tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ; Hội đã giữ vững vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của thành phố. Phát huy tiềm năng to lớn, đại diện cho tiếng nói của phụ nữ, tạo được phong trào sôi động trong các tầng lớp phụ nữ là nhiệm vụ nặng nề của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố. Để phát huy tốt vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và nâng cao một bước về chất lượng hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong thời gian tới, trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập và mở cửa thì kênh học tập và bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng thiết thực cho chị em phụ nữ trong thời đại công nghệ 4.0 là cần thiết. Với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và đem đến sự thuận tiện cho hội viên phụ nữ thành phố trong việc học tập mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, uyển chuyển và linh động trong công tác tổ chức đào tạo cán bộ Hội các cấp, cũng như ứng dụng công nghệ theo hướng đào tạo từ xa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của TP.HCM - đô thị đặc biệt, năng động. Hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội LHPN TP.HCM hoàn thành đưa vào đào tạo thử nghiệm năm 2014, đã thể hiện sự nỗ lực của Hội LHPN Thành phố trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của cán bộ, hội viên phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, hệ thống ngày càng được đầu tư, chăm chút, đã xây dựng được bộ danh mục với 193 bài giảng, tổ chức đào tạo 108 lớp trực tuyến, với 107.308 lượt người tham gia học, với nhiều bài giảng bổ trợ kiến thức cho cán bộ Hội, kỹ năng sống cho đến các kiến thức gia đình cho hội viên phụ nữ, với các giảng viên có
  • 15. 3 nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức với phương pháp, hình thức thu hút, dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, hệ thống phần mềm học trực tuyến của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM còn gặp một số khó khăn như Giảng viên chưa có sự đồng đều về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, nên chất lượng giảng dạy chưa ổn định, bên cạnh một số cán bộ, hội viên phụ nữ đa số lớn tuổi, nên việc học với phương pháp E-Learning cũng gặp khó khăn trong phương pháp đào tạo này. Yếu tố Giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên hội viên, phụ nữ chưa thật sự tin tưởng phương pháp E-Learning có thể đem lại hiệu quả trong đào tạo, từ đó thiếu sự cố gắng trong học tập theo phương pháp này, thì sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, nhưng lại chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning, để giúp Hội nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning, vì vậy cần xác định những yếu tố chính dẫn đến sự thành công của phương pháp đào tạo này, cũng như những vấn đề còn khó khăn, tồn tại của Hội Liên hiệp Phụ nữ bằng phương pháp này. Như đã trình bày ở trên, thế giới đã có nhiều lý thuyết, mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trực tuyến, nhưng việc áp dụng một mô hình vào hoàn cảnh của nước ta có thể chưa phù hợp. Do vậy để có một cơ sở, một định hướng để phát triển và thu hút sự quan tâm dẫn đến tăng số lượng người học trực tuyến, cần phải có hiểu biết và nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trực tuyến. Nắm bắt sự cần thiết và thực tiễn của vấn đề, tôi thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM”, qua đó nhằm đề ra một số hàm ý để nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội LHPN TP. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
  • 16. 4 - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. - Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. - Đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu  Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM?  Mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của người học?  Những hàm ý nào được đề xuất để nâng cao sự hài lòng cho người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM? 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu là: các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning.  Đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên và phụ nữ tham gia học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, thực hiện trong tháng 3 năm 2019. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua thảo luận với 2 nhóm: - Nhóm 1 gồm 7 nhân viên là Thường trực Hội LHPN các quận/huyện, phường/xã đã tham gia học với phương pháp E-Learning.
  • 17. 5 - Nhóm 2 gồm 5 nhà quản lý vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội Liện hiệp Phụ nữ TP.HCM. Mục đích của nghiên cứu định tính là nhằm bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành phố, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua bảng câu hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện; các phương pháp để phân tích bao gồm: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, phân tích ANOVA… Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cụ thể như sau: - Hiểu rõ hơn về vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành phố. - Xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning của Hội LHPN Thành phố, qua đó đưa ra được các kiến nghị cho vấn đề nâng cao sự hài lòng cho người học với phương pháp E- Learning của Hội LHPN Thành phố. 1.5. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Trình bày một cách tổng quát về lý do chọn đề tài, sau đó sẽ xác định mục tiêu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, để thực hiện luận văn, cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và bố cục luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã thực hiện trước đây. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố
  • 18. 6 ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, các đánh giá và kiểm định thang đo cho khái niệm trong mô hình, kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học của người học với phương pháp E-Learning: nghiên cứu tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Tóm tắt các kết quả chính của luận văn, từ đó đưa ra các đề xuất nâng cao sự hài lòng cho người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 19. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Sự hài lòng 2.1.1. Sự hài lòng của người học Theo Woodruff (1997), sự hài lòng được định nghĩa là cảm giác tích cực hay tiêu cực nói chung về giá trị thực của dịch vụ nhận được từ một nhà cung cấp. Philip Kotler (2000) định nghĩa sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng. Theo Lin & Sun (2009), sự hài lòng là một chỉ số đo lường sự trải nghiệm liên quan tới đánh giá của khách hàng về việc mua sắm trong quá khứ và những trải nghiệm mua sắm của họ. Theo Võ Khánh Toàn (2008), hài lòng của khách hàng là sự đánh giá, cảm giác của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Sự hài lòng của người học có thể là chỉ tiêu về một số điều kiện học tập, khả năng của người học để phát triển và thành công, kết quả học tập và duy trì việc học (Roberts và cộng sự 2005). Sự hài lòng thường không rõ ràng và tùy thuộc vào quan niệm của con người. Sự hài lòng khác nhau đối với những trường hợp và đối tượng khác nhau. Điều kiện của sự hài lòng phụ thuộc nhiều vào tâm trạng và nhận thức của con người, thường biểu hiện bằng hành động trung thành với sản phẩm hay gắn bó với tổ chức. Cấp độ hài lòng còn tùy thuộc vào những lựa chọn thay thế của người học có một lựa chọn khác so với cái hiên tại (O’dell, 2009).
  • 20. 8 Trong nghiên cứu của Urdan và Weggen (2000), nêu ra sự hài lòng của người học có thể đo lường bằng các yếu tố sau: nội dung khóa học, phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy, môi trường và giá trị bài học. Đối với chương trình đào tạo trong các cơ quan thì sự hài lòng của người học, hiệu quả của người học và khả năng ứng dụng vào công việc là kết quả cần thiết. Các nhà quản trị thường yêu cầu từ phía đào tạo đưa ra phương pháp đo lường và đánh giá chương trình đào tạo. Theo Kirkpatrick (1983) đã đưa ra mô hình 4 cấp độ đo lường sự hài lòng đối với chương trình đào tạo là: phản ứng, học tập, hành động và kết quả. Mô hình này có thể dùng để đo lường kết quả đào tạo bằng phương pháp E-Learning và phương pháp truyền thống. 2.1.2. Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning Vấn đề quan trọng của đào tạo, đặc biệt là hiệu quả sẽ đạt được khi người học cùng tham gia vào quá trình thực hiện chương trình (Gaither, 2009). Đào tạo bằng phương pháp E-Learning tạo điều kiện cho người học suy nghĩ kỹ hơn, phân tích tổng thể nội dung học tập tốt hơn, tìm hiểu thông tin kỹ hơn, có sự trao đổi giữa các thành viên trong nhóm học.Hơn nữa, sự hài lòng của người học có tác động quan trọng đến quyết định có lựa chọn tiếp tục tham gia các khóa học bằng phương pháp E-Learning tiếp theo hay không. Cho nên khi đo lường hiệu quả của chương trình đào tạo thì biến hài lòng cần được quan tâm đặc biệt. Có thể nói sự hài lòng của người học được thể hiện trên rất nhiều phương diện, cảm nhận về chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến, chất lượng đội ngũ giảng viên hướng dẫn và chất lượng đào tạo. Daniel và Yi-shun (2008) kết luận có 4 nhóm chính để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với E-Learning: (1) Nội dung và thiết kế thể hiện qua bài giảng cần được cập nhật liên tục và nội dung phải thể hiện hiệu quả và hữu ích đối với người học; (2) Cộng đồng học tập gồm người hướng dẫn, sinh viên trong và ngoài lớp, sự thuận tiện trong thảo luận với giảng viên, sinh viên và sự dễ dàng trong chia sẻ thông tin; (3) Cá nhân hóa thể hiện tính chủ động của người học trong việc kiểm soát quá trình học tập từ phía người học
  • 21. 9 và giảng viên; và (4) Khía cạnh công nghệ liên quan đến đến sự thân thiện và dễ tương tác với người dùng, sự ổn định trong hoạt động và sử dụng hiệu quả các thành phần trong hệthống. 2.2. Đào tạo 2.2.1. Khái niệm Theo Davis và Davis (1998), đào tạo liên quan đến phát triển kỹ năng, kiến thức vận hành và vận dụng vào xử lý tình huống cho người học để họ làm việc hiệu quả và hiệu suất hơn và đưa ra rằng đào tạo giúp tổ chức đạt được mục đích và mục tiêu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện tại, giúp cá nhân có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. 2.2.2. Đào tạo truyền thống Đào tạo truyền thống là những khóa học được tổ chức tại lớp học, người hướng dẫn và người học tập trung tại một địa điểm cụ thể (Gaither, 2009). Sự chuẩn bị và kiến thức của người hướng dẫn sẽ là những yếu tố quan trọng truyền đạt tới người học nhằm đảm bảo người học lĩnh hội được kiến thức. Tuy nhiên, những đặc tính về đạo đức, tư cách và kỹ năng tương tác với người học của giảng viên là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của bài học (Gaither, 2009). Những lợi thế của chương trình đào tạo truyền thống là: Có cơ hội tiếp xúc, trao đổi bài học giữa giáo viên và người học và giữa các người học với nhau. Những biểu hiện cảm xúc được thể hiện rõ nét trong quá trình đào tạo giúp cho giảng viên có cơ hội nắm bắt và điều chỉnh lại cách thức truyền đạt của mình. 2.2.3. Đào tạo bằng phương pháp E-Learning Đào tạo từ xa E-Learning (còn gọi là đào tạo trực tuyến) là một hình thức học tập, trong đó có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và người dạy (Verduin và Clark, 1991).Với sự phát triển không ngừng của khoa học
  • 22. 10 công nghệ, người học có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau thông qua phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được mục đích học tập của mình. Theo quan điểm của Moore và các cộng sự (2003) thì phương pháp E- Learning thiên về lý thuyết, về sự độc lập và tự chủ trong học tập, có 4 thành tốcơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập: giáo viên, người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập. Theo Moore, các chương trình đào tạo từ xa dựa trên hai biến “cấu trúc” và “đối thoại” để phân loại. Thiết kế khóa học và các phương tiện truyền đạt kiến thức là biến cấu trúc, mối quan hệ giữa người dạy và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên là biến “đối thoại”. Khái niệm tự chủ hay khái niệm độc lập trong học tập còn được Moore nhắc đến như một tính chất đặc thù cá nhân nhằm đạt được mục tiêu học tập. Theo Hall (2003), O’Neill và cộng sự (2004), phương pháp E-Learning có thể được định nghĩa như là hướng dẫn điện tử được cung cấp thông qua mạng Internet, mạng nội bộ, và các nền tảng đa phương tiện như CD-ROM hoặc DVD. Theo Liaw và cộng sự (2007), phương pháp E-Learning đề cập đến việc sử dụng công nghệ Internet để cung cấp một loạt các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và hiệu suất. Theo Resta và Patru (2010) (trong UNESCO publication), phương pháp E- Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học. Phương pháp E-Learning hỗ trợ học tập thông qua công nghệ (Gupta và Bostrom, 2013), hỗ trợ học tập cho các công việc liên quan đến nhiều cá nhân và đồng thời cũng cho phép việc trao đổi kinh nghiệm không giới hạn không gian và thời gian (Hofmann và Jarosch, 2011). Và là môi trường cho sự tương tác của người học với các tài liệu học tập, người học và giảng viên được hỗ trợ bởi công nghệ (Alavi và Leidner, 2001; Volery và Lord, 2000).
  • 23. 11 2.2.4. Sự thành công của E-Learning Theo Seddon (1997), khái niệm thành công trong hệ thống thông tin là thước đo mức độ đánh giá của một người về hệ thống, và theo đó, mô hình đa chiều đánh giá thành công của hệthống thông tin: Khung thứ nhất gồm các thước đo chất lượng của thông tin và hệ thống nhằm đo lường thành công về mặt kỹ thuật; trong đó, chất lượng của thông tin thể hiện qua mức độ liên quan, tính kịp thời và độchính xác của thông tin lấy từ hệ thống. Tuy nhiên, E-Learning không phải là hệ thống phục vụ việc ra quyết định nên việc đo lường chất lượng của thông tin được xem là nội dung bài giảng cần đảm bảo tính hoàn chỉnh, dễ hiểu, liên quan đến khóa học và bảo mật. Còn chất lượng của hệ thống đề cập đến vấn đề lỗi trong hệ thống, tính thống nhất của các giao diện, tính dễ sử dụng, chất lượng của tài liệu hướng dẫn sử dụng và việc bảo trì các đoạn mã lập trình. Khung thứ hai đề cập thước đo cảm tính về lợi ích của hệ thống thông tin, bao gồm hai thành phần là tính hữu dụng được nhận thức và sự hài lòng của người dùng. Thước đo tính hữu dụng là thang đo cảm tính về mức độ tin tưởng của người dùng với việc sử dụng hệ thống có thể nâng cao hiệu quả công việc của họ, của nhóm hay toàn tổ chức. Theo Delone và Mclean (2003), sự thành công của hệ thống thông tinđược cải tiến từ mô hình của chính hai tác giả này năm 1992, nhằm tập trung vào đo lường các yếu tố thành công của hệ thống trực tuyến, trong đó có thêm thước đo về chất lượng dịch vụ. Đây là sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp hệ thống thông tin trong việc bảo trì hệ thống, hướng dẫn người dùng, và xử lýsự cố phát sinh. Còn yếu tố chất lượng của dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học do sự phức tạp vốn có của hệ thống thông tin và sự hỗ trợ từ các nhân viên của tổ chức triển khai hệ thống là cần thiết trong việc hướng dẫn sử dụng và xử lý lỗi liên quan. Ngoài ra, thước đo hài lòng của người sử dụng còn ảnh hưởng đến ý định của họ về việc tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin. Cụ thể là người học hài lòng khi họ nhận thấy lợi
  • 24. 12 ích nhận được nhiều hơn so với chi phí bỏ ra từ việc sử dụng hệ thống ở góc độ cá nhân hay tổ chức. Theo Selim(2007), sự hài lòng của nguời học chiếm vị trí quan trọng trong ý định sử dụng hệ thống trong hiện tại lẫn tương lai. Vì vậy, tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với ý nghĩa là E-Learning sẽ thành công hơn khi người học đạt được độ hài lòng caohơn. 2.3. Một số nghiên cứu trước có liên quan 2.3.1. Nghiên cứu của Wang (2003) Nghiên cứu Wang (2003) đã thực hiện đánh giá sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. Để đảm bảo các yếu tố không bị bỏ sót, Wang đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng việc: Tiến hành phỏng vấn 2 chuyên gia, 4 giáo viên đại học, 10 người học. Sau đó ông đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa theo thang đo Likert 5 và tiến hành khảo sát 116 sinh viên tại Taiwan. Kết quả nghiên cứu của Wang đã xác định 4 yếu tố trong hoạt động đào tạo với phương pháp E- Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học là thái độ người học, giảng viên, chương trình đào tạo và giao diện của hệ thống. + Thái độ người học: Sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning được dựa trên thái độ của người học đó đối với các công nghệ thông tin và truyền thông (Arbaugh, 2002). Chương trình đào tạo với phương pháp E-Learning cần các người học thành thạo về máy tính và kết quả học sẽ rất tốt khi người học có thái độ tích cực đối với máy tính. + Giảng viên: Giảng viên đóng một vai trò quan trọng, hướng dẫn được sự chú ý của người học đối với môn học và bài học (Collis, 1995). Sự hài lòng của người học và sự chấp nhận của chương trình đào tạo với E-Learning bị ảnh hưởng bởi phong cách giảng dạy của giảng viên, thái độ của giảng viên đối với việc cung cấp các bài giảng theo cách thân thiện và cung cấp nội dung chất lượng (Webster và Hackley, 1997).
  • 25. 13 Thái độ người học Giảng viên Chương trình đào tạo Sự hài lòng của người học với phương pháp Giao diện của hệ thống + Chương trình đào tạo: nội dung các khóa học, đều được chứng minh là có ý nghĩa trong nghiên cứu này. Kết quả này tương ứng với Arbaugh (2002) và Arbaugh và Duray (2002) phát hiện ra rằng chương trình đào tạo của khóa học E- Learning đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về sự hài lòng của người học điện tử. Để có sự hài lòng cao hơn, lịch trình khóa học, sắp xếp thảo luận và các loạitài liệu khóa học phải được chuẩn bị đúngchuyên môn hướng dẫn E-Learning vàhỗ trợ kỹ thuật cũng phải được áp dụng. Việc thiết kế các khóa học dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu người học, sẽ góp phần làm gia tăng sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. + Giao diện của hệ thống của E-Learning ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người học. Giao diện thân thiện của hệ thống E-Learning sẽ gia tăng sự hài lòng của người học. Với giao diện dễ dàng của chương trình đào tạo với E- Learning sẽ thu hút người học tham gia khóa học qua Internet. Thái độ tích cực của người học đối với giao diện đào tạo với E-Learning sẽ gia tăng tỷ lệ tiếp tục tham gia các khóa học E-Learning khác. Hisham và cộng sự (2004) cho rằng hệ thống E- Learning cần phải cung cấp một giao diện phù hợp cho người sử dụng để cho phép dễ dàng truy cập vào các nội dung. Nếu một giao diện được thiết kế kém, sẽ khiến người học cảm thấy không hứng thú và nó sẽ cản trở hiệu quả của việc học. Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Wang (2003) Nguồn: Wang (2003)
  • 26. 14 2.3.2. Nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) Sun và cộng sự (2006) đã nghiên cứu điều gì tạo nên sự thành công của phương pháp E-Learning? Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người học đối với phương pháp E-Learning đã khảo sát 295 sinh viên đại học ở Taiwan. Sun và cộng sự (2006) đã đề xuất 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người học đối với phương pháp E-Learning trên cơ sở kế thừa 4 yếu tố trong nghiên cứu của Wang (2003), đó là: Thái độ người học, giảng viên, chương trình đào tạo và giao diện của hệ thống; bên cạnh đó đề xuất thêm 2 yếu tố nữa là công nghệ và tương tác. Trong đó: + Công nghệ: Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng công nghệ và chất lượng Internet ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E- Learning (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). Phần mềm dễ sử dụng, dễ học tập và ghi nhớ ý tưởng đơn giản, đòi hỏi ít sự cố gắng từ người sử dụng. Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận công cụ với ít rào cản và sự hài lòng sẽ cải thiện (Amoroso và Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó chất lượng và độ tin cậy trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao thì hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn (Hiltz, 1993; Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). + Tương tác: Theo Thurmond và cộng sự (2002) cho rằng yếu tố tương tác là sự đa dạng trong việc đánh giá và tương tác (giữa những người học với nhau, giữa giảng viên và người học) ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chương trình đào tạo với phương pháp E-Learning đáng kể. Arbaugh (2000) cho rằng thấy những người học tương tác với những người học khác nhiều hơn, sẽ có sự hài lòng về chương trình đào tạo nhiều hơn.
  • 27. 15 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) Nguồn: Sun và cộng sự (2006) 2.3.3. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning, đã thực hiện khảo sát 299 sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM. Theo đó nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy đề xuất 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với phương pháp E-Learning. Các yếu tố đó gồm: Thái độ người học, công nghệ và năng lực giảng dạy. + Thái độ người học: người học có thái độ tích cực hay không với phương pháp E-Learning. Thái độ của người học là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học.Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu liên quan (Barbeite & Weiss, 2004; Igbaria, 1990; Piccoli và cộng sự, 2001). + Công nghệ: bao gồm chất lượng công nghệ phần mềm dùng cho đào tạo bằng phương pháp E-Learning và tốc độ đường truyền Internet. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy có sự kế thừa yếu tố thái độ người học có tác động đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Wang (2003). Và cũng có sự kế thừa yếu tố công nghệ từ nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006). Riêng yếu tố về năng lực giảng dạy tác động đến sự hài lòng của người học Thái độ người học Giảng viên Chương trình đào tạo Giao diện của hệ thống Sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning Công nghệ Tương tác
  • 28. 16 Thái độ người học Công nghệ Sự hài lòng của người học với phương pháp E- Learning Năng lực giảng dạy với phương pháp E-Learning có sự kế thừa, điều chỉnh và kết hợp từ cả 2 nghiên cứu của Wang (2003) và nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006). + Năng lực giảng dạy: Theo Marks (2000) cho rằng năng lực giảng dạy là một khái niệm đa chiều. Abeantes và cộng sự (2007) đã nêu 3 thành phần của yếu tố năng lực giảng dạy gồm: giảng viên và chương trình học, tương tác giữa người học và giảng viên, Theo Arbaugh (2000), sự tương tác giữa những người học với nhau nhiều hơn tạo nên sự hài lòng của người học cao hơn. Thiếu sự tương tác giữa người học và giảng viên, người học sẽ bị phân tâm và thiếu tập trung vào các tài liệu học tập (Isaacs và cộng sự, 1995). Trong môi trường học tập ảo, sự tương tác giữa người học và giảng viên giúp giải quyết các vấn đề, cải thiện hiệu quả học tập tốt hơn (Piccoli và cộng sự, 2001). Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) Nguồn: Nguyễn Hữu Quy (2014) 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Trong thời đại hiện nay nhu cầu học tập ngày càng đa dạng thì E-Learning là lựa chọn phù hợp cho mọi đối tượng, cả tổ chức lẫn cá nhân. Với quan niệm E- Learning là một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần như: người học, người hướng dẫn, nội dung đào tạo, công nghệ thông tin, thiết kế và môi trường tương ứng, rõ ràng việc triển khai thành công E-Learning ở góc độ công nghệ thông tin chưa đủ để tạo nên thành công cho hệ thống này theo quan điểm của người học hay người
  • 29. 17 hướng dẫn. Trong khi đó, đi theo triết lý giáo dục hiện đại là đặt người học vào vị thế trung tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của hệ thống E-Learning dưới góc độ người học. Tổng quát hơn, sự hài lòng của người sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc sử dụng hệ thốngvà quá trình này được lặp lại trong suốt thời gian trải nghiệm của người sử dụng đối với hệ thống đó. Mặt khác, từ góc độ thực tế của hệ thống ứng dụng, dù các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đã nhận diện được từ rất nhiều nghiên cứu khác nhau, nhưng việc tích hợp tường minh các yếu tố này vào các triển khai hệ thống cụ thể dường như còn thiếu vắng. Với các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu ở trên, tác giả đã lựa chọn kế thừa mô hình nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) và đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E- Learning, bao gồm: Thái độ người học, giảng viên, chương trình đào tạo, giao diện hệ thống, công nghệ và sự tương tác. Dưới đây tác giả sẽ trình bày khái niệm các yếu tố và các giả thuyết nghiên cứu: + Thái độ người học: là người học cảm thấy dễ dàng cho việc tham gia các hoạt động E-Learning thông qua việc sử dụng máy tính. E-Learning phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ. Giáo viên hướng dẫn tài liệu của họ và người học tham gia thông qua mạng máy tính. Một thái độ tích cực hơn đối với công nghệ thông tin, ví dụ, khi người học không sợ sự phức tạp của việc sử dụng máy tính, sẽ dẫn đến kết quả hài lòng và hiệu quả hơn người học trong môi trường học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 200
  • 30. 19 dung chất lượng (Webster và Hackley, 1997). Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H2: Giảng viên ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. + Chương trình đào tạo: Chất lượng của các chương trình đào tạo E- Learning được thiết kế tốt là yếu tố tiền lệ cho người học khi học trực tuyến. Chất lượng là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và sự hài lòng trong học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 2001). Theo mô hình học tập mang tính xây dựng hoặc hợp tác, truyền thông và phương tiện truyền thông tương tác thuyết trình được cung cấp bởi công nghệ thông tin có thể giúp người học phát triển các mô hình tư duy cấp cao và thiết lập khái niệm kiến thức (Leidner & Jarvenpaa, 1995). Các đặc điểm ảo của E-Learning, bao gồm tương tác trực tuyến thảo luận và động não, trình bày đa phương tiện cho các tài liệu khóa học và quản lý quá trình học tập, hỗ trợ người học thiết lập các mô hình học tập hiệu quả và thúc đẩy học tập trực tuyến liên tục (Piccoli và cộng sự, 2001). Do đó, chất lượng của các khóa học E-Learning cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong sự hài lòng của người học. Nghiên cứu Wang (2003); Sun và cộng sự (2006) đều chứng minh được chương trình đào tạo của một khóa học E-Learning đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về sự hài lòng của người học điện tử. Trái ngược với học tập trên lớp truyền thống, E-Learning không bị hạn chế bởi không gian, thời gian và địa điểm; do đó, người học có thể linh hoạt và nhiều cơ hội học tập phù hợp với thời gian, đặc biệt người học cân bằng hiệu quả công việc, gia đình và các hoạt động liên quan đến công việc của họ với E-Learning là ưu tiên hàng đầu khi xem xét phương pháp giáo dục bằng E-Learning. Do đó, chương trình đào tạo đến sự hài lòng của người học bằng E-Learning rất đáng kể. Kết quả này tương ứng với Arbaugh (2002) và Arbaugh và Duray (2002) phát hiện ra rằng chương trình đào tạo của khóa học
  • 31. 20 E-Learning đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về sự hài lòng của người học điện tử. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H3: Chương trình đào tạo ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. + Giao diện hệ thống: TAM xác định tính hữu dụng nhận thức là mức độ cải thiện công việc sau khi áp dụng hệ thống. Nhận thức dễ sử dụng là người dùng nhận thức về sự dễ dàng của việc áp dụng một hệ thống. Cả hai yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dùng đối với một công cụ phần mềm và ảnh hưởng hơn nữa đến niềm tin và hành vi của cá nhân khi áp dụng công cụ này. Áp dụng mô hình này cho học điện tử, giả định là càng nhiều người học càng cảm nhận được sự hữu ích và dễ sử dụng trong các khóa học cung cấp phương tiện truyền thông, chẳng hạn như trang web khóa học và phần mềm truyền tệp, thái độ của họ càng tích cực hơn đối với E-Learning, do đó cải thiện trải nghiệm học tập và sự hài lòng của họ, và tăng cơ hội sử dụng E-Learning trong tương lai (Arbaugh, 2002; Arbaugh & Duray, 2002; Pituch & Lee, 2006). Người học nhận thấy sự hữu ích trong một hệ thống E- Learning được định nghĩa là nhận thức về mức độ cải thiện hiệu quả học tập vì áp dụng hệ thống như vậy. Nhận thức dễ sử dụng trong một hệ thống E-Learning là người học nhận thức về sự dễ dàng của việc áp dụng một hệ thống E-Learning. Nghiên cứu Wang (2003); Sun và cộng sự (2006) nghiên cứu giao diện của hệ thống của E-Learning ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người học. Hisham và cộng sự (2004) cho rằng hệ thống E-Learning cần phải cung cấp một giao diện phù hợp cho người sử dụng để cho phép dễ dàng truy cập vào các nội dung. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H4: Giao diện hệ thống ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. + Công nghệ: Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng công nghệ và chất lượng Internet ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng trong học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster & Hackley, 1997). Một công cụ phần mềm với
  • 32. 21 các đặc điểm thân thiện với người dùng, chẳng hạn như học và ghi nhớ một vài ý tưởng đơn giản và từ khóa có ý nghĩa, đòi hỏi ít nỗ lực từ người dùng. Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận một công cụ như vậy với một vài rào cản và sự hài lòng sẽ được cải thiện (Amoroso & Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó, cả chất lượng công nghệ và chất lượng Internet là những yếu tố quan trọng trong học tập điện tử (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster & Hackley, 1997). Hơn nữa, nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Webster và Hackley (1997) đã nghiên cứu các hiệu ứng học tập đối với việc học từ xa qua trung gian công nghệ 247 học sinh. Chất lượng và độ tin cậy của công nghệ, cũng như tốc độ truyền mạng, đã được hiển thị để tác động học tập hiệu quả. Định nghĩa về chất lượng công nghệ là người học nhận thức về chất lượng công nghệ thông tin được áp dụng trong E-Learning (như micro, tai nghe, bảng đen điện tử, v.v.). Định nghĩa cho Internet chất lượng là chất lượng mạng theo cảm nhận của người học. Chất lượng công nghệ và chất lượng Internet ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận công cụ với ít rào cản và sự hài lòng sẽ cải thiện (Amoroso và Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó chất lượng và độ tin cậy trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao thì hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn (Hiltz, 1993; Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning bao gồm chất lượng công nghệ phần mềm và tốc độ đường truyền Internet. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H5: Công nghệ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. + Tương tác: Arbaugh (2000) cho rằng càng nhiều người học nhận thức được sự tương tác với người khác, thì sự hài lòng với E-Learning càng cao. Trong môi trường học tập ảo, sự tương tác giữa người học và người khác hoặc tài liệu
  • 33. 22 khóa học có thể giúp giải quyết vấn đề và cải thiện tiến độ. Tương tác điện tử có thể cải thiện hiệu quả học tập (Piccoli và cộng sự, 2001). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng thiết kế hướng dẫn tương tác là một yếu tố cần thiết cho sự hài lòng và thành công trong học tập (Hong, 2002; Jiang & Ting, 1998; Nahl, 1993; Schwartz, 1995). Theo Moore (1989), có ba loại tương tác trong hoạt động học tập: người học vớigiáo viên, người học với tài liệu, người học với người học. Phong cách giảng dạy, đặc biệt là sự tương tác giữa giáo viên và người, đóng một vai trò quyết định trong các hoạt động học tập (Borbely, 1994; Lachem, Mitchell, & Atkinson, 1994; Webster & Hackley, 1997). Cơ chế tương tác trong môi trường học tập điện tử phải được thiết kế hợp lý để cải thiện tần suất, chất lượng và sự nhanh chóng của các tương tác có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học. Đối với nghiên cứu này, định nghĩa của người học nhận thức về sự tương tác với người khác là người học nhận thức về mức độ tương tác giữa người học và giáo viên, người học và tài liệu, và người học và người học. Thurmond và cộng sự (2002); Arbaugh (2000 cho rằng yếu tố tương tác là sự đa dạng trong việc đánh giá và tương tác (giữa những người học với nhau, giữa giảng viên và người học) ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chương trình đào tạo với phương pháp E-Learning đáng kể. Chính vì lý do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H6: Tương tác ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning. Như vậy, từ các giả thuyết nêu trên có thể biểu diễn mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
  • 34. 23 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất Tóm tắt Chương 2 Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về sự hài lòng, đào tạo, các khái niệm về sự hài lòng của người học đối với đào tạo với phương pháp E-Learning. Trong đó tác giả đã trình bày các mô hình nghiên cứu, đây là bước quan trọng, là nền tảng để luận văn thực hiện các bước sau. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thái độ người học Giảng viên Chương trình đào tạo Giao diện hệ thống Sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning Công nghệ Tương tác
  • 35. 24 Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu Thang đo chính thức Hiệu chỉnh thang đo Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) Nghiên cứu định lượng (n=250) Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định mô hình Kết luận và hàm ý quản trị CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 3.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực hiện thông qua các bước theo quy trình nghiên cứu dưới đây. Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất
  • 36. 25 3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ Thang đo được sử dụng cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng và phát triển dựa trên thang đo của những nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh phù hợp với đề tài nghiên cứu. Có 6 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là: Thái độ người học, Giảng viên, Chương trình đào tạo, Giao diện hệ thống, Công nghệ và Sự tương tác. Các thang đo này sẽ được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính để phù hợp với người học với phương pháp E-Learning tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. 3.3. Nghiên cứu định tính 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning được xây dựng dựa trên các biến quan sát đo lường trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1 là (rất không đồng ý); 2 là (không đồng ý); 3 là (trung hòa); 4 là (đồng ý); 5 là (rất đồng ý). Thảo luận nhóm được thực hiện với hai nhóm, một nhóm 7 người gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện, phường/xã đã tham gia học bằng phương pháp E-Learning và một nhóm gồm 5 nhà quản lý vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội Liện hiệp Phụ nữ TP.HCM; mục đích nhằm bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Chương trình và nội dung thảo luận nhóm được thiết kế theo dàn bài thảo luận nhóm được tác giả soạn thảo (phụ lục). Bước đầu tác giả thảo luận với 07 người gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện, phường/xã tham gia học trực tuyến và 05 nhà quản lý bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
  • 37. 26 lòng của người học với phương pháp E-Learning. Sau đó tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning trong thang đo và các yếu tố thành phần để họ thảo luận. Cuối cùng tác giả xin ý kiến đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning theo hướng cho họ lựa chọn theo mức độ từ ít quan trọng đến rất quan trọng. 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning được giữ nguyên. Các biến quan sát được tác giả điều chỉnh, bổ sung từ cuộc thảo luận cho phù hợp. 3.3.3. Kết quả phát triển thang đo Ở nghiên cứu này, thang đo sử dụng để khảo sát là thang đo đã được điều chỉnh sau khi nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Nhóm thảo luận thống nhất các thành phần đo lường các yếu tố trong hoạt động đào tạo với phương pháp E-Learning tác động đến sự hài lòng của người học gồm 6 yếu tố: Thái độ người học, Giảng viên, Chương trình đào tạo, Giao diện hệ thống, Công nghệ, Tương tác. Một số ý kiến cho rằng, các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu, phù hợp với người học trực tuyến. 3.3.3.1. Thang đo Thái độ của người học Thái độ người học ký hiệu TD. Thang đo này ban đầu có 05 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm có hai biến quan sát số 01 và 02 của thang đo thái độ người học có ý gần giống nhau nên nhóm thảo luận đề nghị gộp hai biến quan sát từ “Làm việc với máy tính thì rất dễ dàng” và “Làm việc với máy tính thì rất đơn giản” điều chỉnh thành “Sử dụng máy tính thì rất dễ dàng”; biến quan sát số 03 “Làm việc với máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo” điều chỉnh thành “Sử dụng máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo”; loại bỏ biến quan sát số 04 “Làm việc với máy tính không chỉ được thực hiện với những ai làm công nghệ thông tin”; biến quan sát số 05 “Làm việc với máy tính không chỉ dành cho những
  • 38. 27 người trẻ tuổi” điều chỉnh thành “Sử dụng máy tính không chỉ dành cho những người trẻ tuổi và hiểu biết về công nghệ thông tin”. Kết quả, thang đo này được đo bởi ba biến quan sát, ký hiệu từ TD-1 đến TD-3. Bảng 3.1: Thang đo Thái độ người học (TD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Làm việc với máy tính thì rất dễ dàng Sử dụng máy tính thì rất dễ dàng TD-1 02 Làm việc với máy tính thì rất đơn giản 03 Làm việc với máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo Sử dụng máy tính không đòi hỏi có kỹ năng kỹ thuật thành thạo TD-2 04 Làm việc với máy tính không chỉ được thực hiện với những ai làm công nghệ thông tin Loại bỏ 05 Làm việc với máy tính không chỉ dành cho những người trẻ tuổi Sử dụng máy tính không chỉ dành cho những người trẻ tuổi, hiểu biết về công nghệ thông tin TD-3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.3.3.2. Thang đo Giảng viên Giảng viên ký hiệu là GV. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, biến quan sát số 01 “Giảng viên có kiến thức chuyên môn” điều chỉnh thành “Giảng viên có kiến thức chuyên môn về công tác phụ nữ và kiến thức xã hội”; biến quan sát số 03 “Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng” điều chỉnh thành “Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy sinh động”; biến quan sát số 04 “Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập nhanh chóng” điều chỉnh thành “Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập
  • 39. 28 nhanh chóng qua hệ thống phần mềm”; bổ sung thêm 01 biến “Giảng viên có tương tác với người học”. Kết quả thang đo này được đo bởi năm biến quan sát, ký hiệu từ GV-1 đến GV-5. Bảng 3.2: Thang đo Giảng viên (GV) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Giảng viên có kiến thức chuyên môn Giảngviên có kiến thức chuyên môn về công tác phụ nữ và kiến thức xã hội GV-1 02 Giảng viên nhiệt tình, thân thiện Giảng viên nhiệt tình, thân thiện GV-2 03 Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy sinh động GV-3 04 Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập nhanh chóng Giảng viên phản hồi đánh giá kết quả học tập nhanh chóng qua hệ thống phần mềm GV-4 05 Bổ sung thêm Giảng viên có tương tác với người học GV-5 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.3.3.3. Thang đo Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo ký hiệu là DT. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, loại bỏ biến quan sát số 02 “Chất lượng khóa học với phương pháp E-Learning tốt hơn các khóa học khác (theo phương pháp truyền thống) mà Chị đã tham gia tại Hội LHPN thành phố”; biến quan sát số 03 “Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo” điều chỉnh thành “Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của bài học”; bổ sung thêm biến quan sát “Chương trình đào tạo thiết thực, có nhiều chuyên đề đáp ứng nhu cầu của học viên”; bổ sung thêm một biến “ Hệ thống bài giảng phong phú, phù
  • 40. 29 hợp”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ DT-1 đến DT-4. Bảng 3.3: Thang đo Chương trình đào tạo (DT) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Các nội dung của bài học được giới thiệu rõ ràng Các nội dung của bài học được giới thiệu rõ ràng DT-1 02 Chất lượng khóa học với phương pháp E-Learning tốt hơn các khóa học khác (theo phương pháp truyền thống) mà Chị đã tham gia tại Hội LHPN thành phố Loại bỏ 03 Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của bài học DT-2 04 Bổ sung thêm biến quan sát Chương trình đào tạo thiết thực, có nhiều chuyên đề đáp ứng nhu cầu của học viên DT-3 05 Bổ sung thêm Hệ thống bài giảng phong phú, phù hợp DT-4 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.3.3.4. Thang đo Giao diện hệ thống Giao diện hệ thống ký hiệu là GD. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến; bổ sung thêm một biến “Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E- Learning dễ nhìn, thu hút người học”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ GD-1 đến GD-4.
  • 41. 30 Bảng 3.4: Thang đo Giao diện hệ thống (GD) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning là dễ sử dụng Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning là dễ sử dụng. GD-1 02 Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning có tính linh hoạt Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning có tính linh hoạt. GD-2 03 Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning thuận tiện cho người học Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning thuận tiện cho người học. GD-3 04 Bổ sung thêm “Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning dễ nhìn, thu hút người học”. GD-4 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.3.3.5. Thang đo Công nghệ Công nghệ ký hiệu là CN. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, loại bỏ biến quan sát số 01 “Công nghệ được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning có dễ dàng”; biến quan sát số 03 “Chị có hài lòng với tốc độ của Internet” điều chỉnh thành “Chị có hài lòng với tốc độ của hệ thống”; biến quan sát số 04 “Chị cảm thấy dễ dàng truy cập mạng” điều chỉnh thành “Chị cảm thấy dễ dàng truy cập vào hệ thống”; bổ sung thêm một biến “Hệ thống hoạt động của hệ thống ổn định”. Kết quả thang đo này được đo bởi bốn biến quan sát, ký hiệu từ CN-1 đến CN-4.
  • 42. 31 Bảng 3.5: Thang đo Công nghệ (CN) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Công nghệ được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning có dễ dàng Loại bỏ 02 Công nghệ được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E-Learning là dễ sử dụng Công nghệ được sử dụng trong đào tạo với phương pháp E- Learning là dễ sử dụng CN-1 03 Chị có hài lòng với tốc độ của Internet Chị có hài lòng với tốc độ của hệ thống. CN-2 04 Chị cảm thấy dễ dàng truy cập mạng Chị cảm thấy dễ dàng truy cập vào hệ thống. CN-3 05 Hệ thống hoạt động của hệ thống ổn định CN-4 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.3.3.6. Thang đo Tương tác Tương tác ký hiệu là TT. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến. Kết quả thang đo này được đo bởi hai biến quan sát, ký hiệu từ TT-1 đến TT-3. Bảng 3.6: Thang đo Tương tác (TT) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự ( 2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Chị thường thảo luận với giảng viên về các nội dung học tập khi tham gia học trên hệ thống đào tạo với phương pháp E-Learning Chị thường thảo luận với giảng viên về các nội dung học tập khi tham gia học trên hệ thống đào tạo với phương pháp E-Learning TT-1 02 Chị thường thảo luận với các học viên cùng học về các nội dung học tập khi tham gia học trên hệ thống đào tạo với phương pháp E-Learning Chị thường thảo luận với các học viên cùng học về các nội dung học tập khi tham gia học trên hệ thống đào tạo với phương pháp E-Learning TT-2 03 Việc tương tác giữa Chị với giảng viên và với các học viên khác trên hệ thống rất thuận lợi. Việc tương tác giữa Chị với giảng viên và với các học viên khác trên hệ thống rất thuận lợi. TT-3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
  • 43. 32 3.3.3.7. Thang đo Sự hài lòng đối với đào tạo với phương pháp E-Learning Sự hài lòng ký hiệu là HL. Thang đo này ban đầu có 03 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm, thống nhất giữ nguyên các biến. Kết quả thang đo này được đo bởi hai biến quan sát, ký hiệu từ HL-1 đến HL-3. Bảng 3.7: Thang đo Sự hài lòng (HL) (được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Sun và cộng sự (2006)) Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính Mã hóa 01 Chị hài lòng với việc được đào tạo với phương pháp E-Learning tại Hội LHPN Thành phố Chị hài lòng với việc được đào tạo với phương pháp E- Learning tại Hội LHPN Thành phố HL-1 02 Chị sẵn sàng tham gia đào tạo với phương pháp E-Learning cho các khóa học tiếp theo Chị sẵn sàng tham gia đào tạo với phương pháp E-Learning cho các khóa học tiếp theo HL-2 03 Nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của Chị Nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của Chị HL-3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 3.4. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở nghiên cứu định tính trở thành bảng câu hỏi chính thức thì tiến hành thu thập dữ liệu. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo và kiểm định thang đo và các giả thuyết của mô hình. 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu: đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên và phụ nữ tham gia học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
  • 44. 33 Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu: Kích thước mẫu trong nghiên cứu này dự tính là 200. Hiện nay theo nhiều nhà nghiên cứu vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa xác định được rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo Hoelter (1983), kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Trong khi Hoàng Trọng trích từ Hair (1998) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 26 biến quan sát, vì vậy số quan sát tối thiểu cần thiết là 26 x 5 = 130. Như vậy số lượng quan sát 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này. Để đạt được cỡ mẫu này, 250 bảng câu hỏi đã được gửi đi khảo sát. 3.4.2. Thu thập thông tin nghiên cứu Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bằng bảng câu hỏi, điều tra trực tiếp phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi trả lời xong. Để đạt được kích thước mẫu như trên, 250 bảng câu hỏi được phát ra. Bảng câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Sau khi tiến hành thu thập và sàng lọc dữ liệu sẽ được nhập vào phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu. 3.4.3. Phân tích dữ liệu 3.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả Nguyễn Đình Thọ (2011).
  • 45. 34 Phân tích Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và để loại các biến không phù hợp dùng để đo lường từng yếu tố của sự hài lòng của người học trên hệ thống đào tạo trực tuyến. Những biến có hệ số tương quan <0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở bước phân tích nhân tố. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,7 đến 0,8 là thang đo có độ tin cậy tốt, từ 0,6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnaally & Bemstein, 1994 được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2014). Trong nghiên cứu này, thang đo được chọn có độ tin cậy Cronbach’s Alpha≥ 0,7. Những biến số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì biến không đạt yêu cầu. 3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và loại các biến không đủ tin cậy. Tiếp theo tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gom các biến quan sát thành những yếu tố chính dùng cho các bước phân tích tiếp theo. Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Xem xét hệ số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Những yếu tố có đại lượng Eigenvalue lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích Nguyễn Đình Thọ (2011). Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này ≥ 0.5 sẽ đạt yêu cầu, nhỏ hơn sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 1998).
  • 46. 35 3.4.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính * Phân tích hệ số tương quan Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặc chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ). Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r = 1). Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), trong mô hình hồi quy bội (MLR), chúng ta có nhiều biến độc lập, vì vậy với MLR, chúng ta có thêm giả định các biến độc lập không có quan hệ nhau hoàn toàn, nghĩa là hệ số tương quan r của các cặp biến độc lập với nhau khác với 1, chứ không phải chúng không có tương quan với nhau. Trong thực tiễn nghiên cứu, các biến trong một mô hình thường có quan hệ với nhau nhưng chúng phải phân biệt nhau (đạt được giá trị phân biệt). * Phân tích hồi quy bội (MLR) Trình tự phân tích hồi quy bội trong nghiên cứu này được thực hiện như sau: - Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào mô hình một lượt (phương pháp Enter). - Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, tác giả sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). - Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0:không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập (β1=β2=β3=βn =0). Nếu trị thống kê F có số Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích
  • 47. 36 cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được. - Xác định các hệ số của phương trình hồi quy bội, đó là các hệ số hồi quy riêng phần βk: đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy nhiên độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn beta. Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện gồm: giả định liên hệ tuyến tính, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của sai số, đo lường đa cộng tuyến. Tóm tắt Chương 3 Chương này trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp được thực hiện để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng các thang đo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu n= 250. Chương tiếp theo sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu như đánh giá hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích tương quan, hồi quy bội MLR và kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM theo các biến định tính bằng T-test và ANOVA.
  • 48. 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mục đích của chương 4 là phân tích, mô tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mô hình. Nội dung của chương này gồm 3 phần chính. Trước tiên là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Cuối cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu về “sự hài lòng của người học với phương pháp E-Learning của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM”. 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Từ 250 phiếu khảo sát được phát ra và thu về hết, sau khi loại đi những phiếu không đạt yêu cầu. Kết quả cuối cùng, tác giả thu được 240 bảng câu hỏi hợp lệ. Tác giả tiến hành nhập liệu và phân tích. Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Hội viên Có 235 97.9 Không 5 2.1 Tổng 240 100 Độ tuổi Từ 18 đến 25 18 7.5 Từ 26 đến 35 81 33.8 Từ 36 đến 45 87 36.2 Trên 45 54 22.5 Tổng 240 100 Nghề nghiệp Sinh viên 13 5.4 Cán bộ công chức 91 37.9 Doanh nhân 8 3.3 Công nhân 31 12.9 Nội trợ 77 32.1