SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  120
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
LƯƠNG THỊ BÍCH NHI
TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG
THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
LƯƠNG THỊ BÍCH NHI
TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG
THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁI ĐƯỜNG
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
(Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe)
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
VÕ TẤT THẮNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ
từ thầy hướng dẫn Võ Tất Thắng, cùng các bạn học chuyên ngành Quản
trị lĩnh vực sức khỏe Khóa 2016.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và
chưa ai công bố trong bất cứ bài luận văn nào.
TP.HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Học viên
Lương Thị Bích Nhi
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT:.........................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................4
1.6 Ý NGHĨA VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:.......................................................................................7
2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường...................................................................7
2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường ........................................................7
2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ............................................................................8
2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ.......................................................................9
2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ ............................................................................10
2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe người
bệnh ĐTĐ..........................................................................................................10
2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh
ĐTĐ ..................................................................................................................12
2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh
ĐTĐ ..................................................................................................................17
2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe người bệnh
ĐTĐ 20
2.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN........20
2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................24
3.1 MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ...........................................................................24
3.1.1 Các biến trong mô hình............................................................................24
3.1.2 Hồi quy Binary Logistic...........................................................................27
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO............................................................................29
3.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi..........................................................................29
3.2.2 Thang đo lối sống chữa bệnh (LSCB) và trạng thái tinh thần (TTTT).31
3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................................32
3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu.......................................................................32
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................33
3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................33
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................33
3.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................34
3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................36
4.1 TỔNG QUAN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 .............................................36
4.2 CÁC THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................................................37
4.3 TINH HINH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH............................................42
4.4 PHAN TICH CHỈ SỐ CRONBACH’S ALPHA- NHAN TỐ KHAM PHA
EFA CỦA BIẾN LỐI SỐNG CHỮA BỆNH (LSCB) VA TRẠNG THAI TINH
THẦN (TTTT) ......................................................................................................44
4.4.1 Tính chỉ số Cronbach’s Alpha.................................................................44
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến lối sống chữa bệnh và trạng
thái tinh thần......................................................................................................45
4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC............................47
4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................58
5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................58
5.2 HÀM Ý, CHÍNH SÁCH ...............................................................................58
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO................................60
5.3.1 HẠN CHẾ .................................................................................................60
5.3.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
ADA
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (American
diabetes Association)
BMI
Chỉ số khối lượng cơ thế (Body Mass
Index)
BV Bệnh viện
CDC
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa
Bệnh (Centers for Disease Control and
Prevention )
DCSI
Chỉ số mức độ nghiêm trọng của biến
chứng tiểu đường (The Diabetes
Complications Severity Index)
ĐTĐ Đái tháo đường
DV CSSK Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis)
IDF
Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế
(International Diabetes Federation)
KCB Khám chữa bệnh
NDEP
Chương Trình Giáo Dục Quốc Gia về
Bệnh Tiểu Đường thuộc Bộ Dịch Vụ
Sức Khỏe và Con Người Hoa Kỳ
TP Thành phố
WHO
Tổ chức y tế thế giới (World Health
Organization)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ................................................ 12
Bảng 2.2 Chỉ số BMI............................................................................................... 14
Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường............. 16
Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo
đường........................................................................................................................ 18
Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình................................ 25
Bảng 3.2 Tổng hợp phỏng vấn 5 bác sĩ.................................................................... 30
Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố tác động đến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh
thần của người bệnh ĐTĐ........................................................................................ 31
Bảng 4.1 Mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ loại 2 ở bệnh viện Nhân Dân 115 năm
2017.......................................................................................................................... 36
Bảng 4.2 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến liên tục ................................ 37
Bảng 4.3 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến nhị phân .............................. 38
Bảng 4.4. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ của nghiên cứu ...................... 39
Bảng 4.5 Thống kê mô tả của biến đo lường lối sống chữa bệnh với tình trạng sức
khỏe.......................................................................................................................... 40
Bảng 4.6 Thống kê mô tả của biến đo lường Trạng thái tinh thần với tình trạng sức
khỏe.......................................................................................................................... 41
Bảng 4.7 Thống kê mô tả mức độ triệu chứng của người bệnh ............................... 42
Bảng 4.8 Thống kê mô tả mức độ tác động của bệnh ĐTĐ đến cuộc sống hàng ngày
của người bệnh ......................................................................................................... 43
Bảng 4.9 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu .................... 44
Bảng 4.10 Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ....................................... 45
Bảng 4.11 Bảng phân tích nhân tố khám phá của biến LSCB và TTTT.................. 46
Bảng 4.12 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá .............................................................................................................. 47
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Binary Logistic....................................................... 48
Bảng 4.14 Phân loại dự báo .................................................................................... 50
Hình 4.15 Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình ............................... 51
Hình 4.16 Tóm tắt mô hình...................................................................................... 51
Bảng 4.17 Mô phỏng xác xuất sức khỏe TỐT khi biến độc lập thay đổi một đơn vị
.................................................................................................................................. 52
Bảng 4.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố.............................................................. 54
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy Binary Logistic của mô hình dự báo............................ 55
Bảng 4.20 Mô hình dự báo....................................................................................... 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo
đường.............................................................................................................................23
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................35
TÓM TẮT
Hiện nay, trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc bệnh Đái tháo
đường trên thế giới trong đó 90% là Đái tháo đường loại 2 (Theo thống kê của liên
đoàn Đái tháo đường quốc tế). Mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì Đái tháo
đường, chi phí điều trị mỗi năm khoảng 1.030 tỉ USD. Nguyên nhân là do phát hiện
trễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, thận. Có trường hợp khi phát hiện bệnh không
được quản lý, điều trị đúng cách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam thì số
lượng người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa, gây nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho người bệnh và là gánh nặng cho đất nước. Bệnh ĐTĐ đang là
vấn đề cấp bách của sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình đó, vấn đề được đặt ra là
“Làm thế nào để quản lý, điều trị có hiệu quả người bệnh Đái Tháo Đường?”
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng bệnh Đái Tháo Đường tại bệnh Viện
Nhân Dân 115 ở TP. Hồ Chí Minh và tìm hiểu tác động của các yếu tố lối sống
chữa bệnh và trạng thái tinh thần tới tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái Tháo
Đường.
Đối tượng tham gia khảo sát là những người mắc bệnh Đái tháo đường và
hầu như đã mắc bệnh trên 1 năm (60,5%). Những người bệnh này chủ yếu là những
người trên 50 tuổi (65%), và chỉ tốt nghiệp tiểu học, THPT (62,7%), hầu hết người
bệnh ở thể trạng chấp nhận được, với chỉ số BMI trung bình là 23kg/m2 và 42%
người bệnh có tình trạng tăng huyết áp. Dữ liệu được sử dụng là nguồn dữ liệu được
xây dựng từ bảng câu hỏi phỏng vấn người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện nhân
dân 115 từ tháng 1 đến tháng 5/2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary
Logistic.
Kết quả hồi quy cho thấy tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập, chỉ số BMI,
sống cùng người thân, lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần là có tác động đến
tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường. Trong đó, sống cùng người
thân là yếu tố tác động nhiều nhất đến sức khỏe của người bệnh. Thực hiện lối sống
chữa bệnh và giữ tinh thần không lo lắng, phiền muộn là điều có thể giúp ổn định
đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh Đái tháo đường.
ABSTRACT
Currently, an average of 7 million people with diabetes worldwide each year,
of which 90% are Type 2 Diabetes (According to statistics of the International
Diabetes Federation). Each year about 3,2 million people die from diabetes, its
annual treatment cost is about 1.030 billion USD. The cause is due to late detection
leading to cardiovascular and kidney complications. In some cases, when the
disease is not managed and treated properly, it has serious consequences. Vietnam,
the number of people with diabetes is increasing and rejuvenating, causing serious
consequences for patients and a burden for the country. The disease is an urgent
issue of public health. In the face of this situation, the problem is "How to
effectively manage and treat diabetes patients?" This study aims to evaluate the
status of Diabetes in the People's Hospital 115 in TP. Ho Chi Minh then explores
the impact of lifestyle treatments and mental status on the health status of diabetic
patients.
Participants were people with diabetes and almost 1 year (60,5%). These
people are mainly people over 50 years old (65%), and only graduated from primary
and high schools (62,7%), most patients are in acceptable condition, with average
BMI of 23kg/m2 and 42% of patients have hypertension.The data used is a data
source built from a questionnaire interviewing diabetes patients at 115 people's
hospital from January to May 2018. Research using Binary Logistic regression
model.
The regression results show that age, work, income, BMI, living with
relatives, lifestyle and mental status have an impact on the health status of diabetes
patients. In particular, living with relatives is the most influential factor on the
health of patients. Implementing a healing lifestyle and keeping the spirit of not
worrying, depression is something that can help stabilize blood sugar, improve the
health of people with diabetes.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) (Theo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là “kẻ
giết người” thầm lặng. Trong năm 2015, khoảng 1,6 triệu ca tử vong và khoảng một
nửa số ca tử vong xảy ra trước 70 tuổi do đường huyết cao gây ra. Dễ gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ĐTĐ loại 2, là một trong mười nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong và tàn phế ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim
mạch, thần kinh, suy thận.
Đối với cá nhân, khi được chẩn đoán đái tháo đường người bệnh thường có
chấn thương lớn về tâm lý. Họ sẽ buộc phải có những thay đổi về quan niệm và lối
sống, bao gồm việc hoạch định và sắp xếp thời gian ăn uống, thường xuyên tự kiểm
tra đường máu, tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc điều trị, điều chỉnh và thận trọng
đối với hoạt động thể lực. Họ lo ngại nguy cơ hạ, tăng đường huyết và luôn bị đe
doạ bởi các biến chứng cấp và mạn tính.
Tuy nhiên, người bệnh có thể chấp nhận và đối mặt với nó như một đặc điểm
của bản thân mình, có thể cải thiện sức khỏe thông qua các hoạt động chăm sóc sức
khỏe. Grossman (1972) đã nhận định sức khỏe sẽ không sụt giảm đều đặn nếu
chúng ta thực hiện chăm sóc sức khỏe và khi biết chăm sóc sức khỏe đúng cách, hay
Zweifel (2009) nhận định con người có thể khiến sức khỏe tốt hơn. Đối với bệnh
ĐTĐ, xây dựng cuộc sống với lối sống chữa bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và giữ
tinh thần vui tươi thoải mái là những lời khuyên của bác sĩ nhằm ổn định mức
đường huyết của người bệnh. Khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức
bình thường thì bạn có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít
thường xuyên hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang
hơn. Bạn cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu
đường gây ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực
hoặc mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần
kinh), vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
bệnh ĐTĐ)
2
Vây nhân tố nào có tác động đến tình trạng sức khỏe của người ĐTĐ khiến
sức khỏe họ được kiểm soát tốt hơn? Đây là một vấn đề vần được quan tâm và
mang tính thiết thực để tìm hiểu, nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết:
Trong 10 năm gần đây, cùng sự phát triển nhanh chóng thần kỳ của xã hội,
các nghiên cứu về sức khỏe tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân là do kinh tế phát
triển nhưng lại mang theo những tác động bất lợi tới sức khỏe cá nhân. Một trong
những nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe con người giảm sút trầm trọng và
nhanh chóng là bệnh tật. Số lượng mắc bệnh mãn tính tăng lên nhanh chóng điển
hình là bệnh đái tháo đường, WHO dự đoán rằng bệnh ĐTĐ sẽ là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu vào năm 2030 (Báo cáo hạnh phúc thế giới, 2012).
Gần 6% dân số trưởng thành (20-79 tuổi) của thế giới hiện đang sống với
bệnh Đái tháo đường (Sicree và cộng sự, 2003; Liên đoàn Quốc tế về Bệnh tiểu
đường, 2006) trong đó một trong hai người trưởng thành (20-79 tuổi) bị ĐTĐ không
được chẩn đoán (trên 212 triệu người). Một trong sáu trẻ sinh ra (16,2%) bị ảnh
hưởng bởi ĐTĐ thai kỳ. Ba phần tư (79%) số người bị ĐTĐ sống ở các quốc gia có
thu nhập thấp và trung bình và 1.106.500 trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo
đường loại 1. Người ta dự đoán rằng tổng số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên 366
triệu trong vòng chưa đầy 30 năm nếu hành động phòng ngừa không được thực hiện
(Shaw và cộng sự, 2010).
Số liệu thực tế cho thấy, năm 2000, toàn thế giới có khoảng 151 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ, đến năm 2013, con số đó tăng lên khoảng 382 triệu người (+60%),
và chỉ 4 năm sau đó (2017), cả thế giới đã ghi nhận khoảng 425 triệu người (+65%)
(Tổ chức Y tế thế giới-2017)
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu trong số người lớn trên 18 tuổi đã tăng từ
4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014 (WHO-2016). Ước tính năm 2025 sẽ lên
tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát
triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170% (số liệu
thống kê bệnh ĐTĐ-2016). Nước ta được xếp vào hàng những nước có tốc độ bệnh
3
đái tháo đường phát triển nhanh. Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003
tỷ lệ mắc đái tháo đường toàn quốc là 2,7%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy
(2004) tại Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước
(2004) tại Cao Bằng là 6,8%, nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái
Bình là 8,4%, nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố
Quy Nhơn là 8,6%. Ở Việt Nam, Bệnh ĐTĐ phát triển nhanh, năm 1990 ở Hà Nội
có tỉ lệ chỉ 1,2%, Huế 0,96%, TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ 2,52%. Theo điều tra năm
2001, tỉ lệ bệnh ĐTĐ loại 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh là 4,9%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỉ lệ người có yếu tố
nguy cơ phát triển đến ĐTĐ chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30-60). Năm 2014 theo ước
tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc
ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với 3.299 triệu người mắc
ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi. Phần lớn người bệnh
phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa
hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều
trị.
ĐTĐ là căn bệnh mãn tính và số lượng người bệnh mắc bệnh tăng lên nhanh
chóng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Việc nghiên cứu về tình trạng bệnh
ĐTĐ, lối sống và trạng thái tinh thần của người bệnh sẽ góp phần đưa ra những gợi
ý, giải pháp giúp người bệnh cải thiện, duy trì mức sức khỏe tốt hơn cho người
bệnh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Bài phân tích hiện trạng trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường ở
bệnh viện nhân dân 115, TP.HCM thông qua các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, chỉ
số BMI, mắc bệnh cao huyết áp, lối sống chữa bệnh bao gồm tuân thủ thời gian
uống thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và tự kiểm tra đường huyết và trạng thái
4
tinh thần của người bệnh. Qua đó tìm hiểu xem yếu tố quan trọng nào có thể giúp
tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những
gợi ý nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
 Xác định yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
 Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Những yếu tố cá nhân nào tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh
ĐTĐ?
 Lối sống chữa bệnh có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ?
 Trạng thái tinh thần có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện phỏng vấn người được chuẩn đoán ĐTĐ tại Bệnh viện nhân dân
115 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018-5/2018. Sau 5 tháng tiến hành phỏng
vấn có 210 người tham gia trả lời các câu hỏi. Họ sẽ trả lời bảng câu hỏi nhằm phân
tích, đánh giá, thu thập các yếu tố liên quan đến các biến trong bài nghiên cứu “Tác
động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đến tình trạng sức khỏe người
bệnh ĐTĐ”. Những bảng trả lời hợp lệ là phiếu trả lời tự nguyện, đầy đủ các câu
hỏi trong bảng phỏng vấn và loại bỏ các bài không có câu trả lời, những người mắc
bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ thai kỳ.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán tỷ lệ những người mắc
bệnh ĐTĐ theo các yếu tố cá nhân như tuổi tác, học vấn, chỉ số BMI, sống cùng
người thân trong mẫu nghiên cứu, tính toán các giá trị thống kê cơ bản như giá trị
trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
5
phá để xác định thang đo cho biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của
người bệnh.
Bài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic do biến phụ thuộc Y có 2 trạng
thái: 1 là “Tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ trung bình trở lên trong
thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng vấn)
và 0 là “Không tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ rất kém đến kém
trong thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng
vấn) để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở TP.HCM.
1.6 Ý nghĩa và giới hạn đề tài
Về lý thuyết, bài nghiên cứu góp phần thêm mới đề tài về yếu tố tác động đến
tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở Bệnh viện nhân dân 115 cũng như người
bệnh ĐTĐ ở TP.HCM tuy nhiên chỉ giới hạn ở khu vực TP.HCM chưa đại diện cho
tổng thể cả nước.
Về thực tiễn, bài đã đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ
Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Trình bày tổng quan bệnh Đái Tháo Đường, bao gồm các khái niệm: phân
loại ĐTĐ, nguyên nhân, hậu quả biến chứng và cách điều trị ĐTĐ của từng loại.
Chương 2 cũng trình bày về các lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa sức khỏe, tình
trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình
trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình
trạng sức khỏe cũa người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, đưa ra các nghiên cứu có liên
quan để làm cơ sở xây dựng khung phân tích cho đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
6
Chương này chủ yếu xoay quanh các vấn đề như quy trình nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu, xác định thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu,
phương pháp ước lượng và các kiểm định được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi qui và giải thích kết quả.
Trình bày tổng quan bệnh viện nhân dân 115. Trình bày các thống kê mô tả
về đặc điểm của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu.
Tập trung vào phân tích kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên cứu để
xác định các yếu tố của cá nhân, yếu tố nào của lối sống chữa bệnh, trạng thái tinh
thần tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
Chương 5: Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, hàm ý chính sách có
tác động tích cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó cũng
nêu ra những hạn chế của đề tài cùng định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường
2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm, không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng
hoặc nấm gây nên. Cơ thể khỏe mạnh khi được cung cấp glucose ổn định mỗi ngày
để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Insulin, một loại hocmon do tuyến tụy tạo ra,
giúp glucose chuyển từ máu vào các tế bào trong cơ thể. Bệnh ĐTĐ
(Diabetesmellitus hay còn gọi Diabetes) xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo đủ
insulin hoặc insulin mà nó tạo ra không hoạt động đúng cách dẫn đến glucose tích
lũy trong máu (Wells C.E-1978). Theo thời gian, mức đường huyết cao có thể làm
tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của cơ thể, dẫn đến hậu quả lâu dài như
bệnh tim, thận và mắt, và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân.
Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA-1997) được WHO công nhận năm
1998 và được áp dụng năm 1999, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1
trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay
7mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc,
nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ),
hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong
250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần
có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
8
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose
huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có
triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn
nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được
thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2
sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ loại 1 (phụ thuộc insulin) do di truyền nên khá hiếm gặp. Cơ thể
không tạo ra insulin, người bệnh không thể lấy đường (glucoze) từ thức ăn do người
bệnh ăn vào và chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Vì thế người bệnh cần dùng
insulin hàng ngày để tạo ra năng lượng sống. Khoảng 5 đến 10% tổng số bệnh nhân
bệnh ĐTĐ thuộc loại này, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Mẹ bị ĐTĐ loại 1 nguy cơ con bị là 3%, nguy cơ tăng đến 6% nếu cha bị ĐTĐ. Tỷ
lệ cùng mắc ĐTĐ loại 1 ở hai trẻ sinh đôi cùng trứng là 25-50%. Yếu tố môi trường
của ĐTĐ loại 1: virus quai bị, rubella bẩm sinh, thuốc diệt chuột Vacor, hydrogen
cyanide ở rễ cây sắn có liên quan đến ĐTĐ loại 1. Các triệu chứng thường khởi phát
đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Những triệu chứng điển hình của
Bệnh ĐTĐ loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt,
dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh ĐTĐ loại 2 (không phụ thuộc insulin) xuất hiện khi cơ thể không sản
sinh ra đủ insulin hoặc không hoạt động đúng với chức năng của insulin, thậm chí
kháng lại hocmon này dẫn đến mức đường trong máu không thể kiểm soát. Người
bệnh phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh đái
tháo đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất, ĐTĐ loại 2 có thể bị ảnh hưởng
bởi trọng lượng, độ tuổi (trên 40) chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân
bệnh ĐTĐ, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa
tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát
hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét
nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến
9
mạch máu não, khi bị nhiễm trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng
do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương. Tình trạng đề kháng insulin có
thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn
trở lại bình thường. Bệnh nhân ĐTĐ loại 2 tử vong nhiều nhất do các biến chứng
tim mạch và ĐTĐ loại 1 tử vong là do các biến chứng về thận.
ĐTĐ thai kỳ xuất hiện ở những người phụ nữ mang thai, tỷ lệ bệnh ĐTĐ
trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ
khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con
của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn sau này. Tuy nhiên, là căn
bệnh tiểu đường tạm thời và liên quan đến sự đề kháng insulin do đó nó không được
đề cập đến như một dạng riêng biệt của bệnh ĐTĐ.
Bài nghiên cứu loại bỏ dữ liệu của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ
thai kỳ do loại này hiếm gặp và ít phổ biến.
2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ
ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau
tai nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ, bệnh về
thần kinh, suy thận…giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là ĐTĐ loại
2, là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới.
Bệnh ĐTĐ ở trẻ em ngày càng tăng cao nhưng đối với các em, điều trị ĐTĐ
rất khó bởi các em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bên cạnh đó, việc điều
trị bệnh ĐTĐ không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ
đường huyết, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não.
Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài
hoặc xảy ra thường xuyên
Thanh thiếu niên có thể bị ĐTĐ nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Trong
trường hợp của những người trẻ tuổi, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ là rất lớn. Trong độ
tuổi vị thành niên, rất khó để giữ họ trong kiểm soát, họ thường sử dụng thức ăn
10
nhanh trong các bữa ăn thay vì thực phẩm tươi dẫn đến khó kiểm soát lượng đường,
và họ cũng thiếu năng lượng do ít tập thể dục hàng ngày.
Ở người già các biến chứng bệnh ĐTĐ là một mối đe dọa thường xuyên làm
họ có thể bị tàn phế khi mức độ biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não trở
nên nghiêm trọng hay biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể
là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.
Nếu tính theo giới và tuổi thì tỷ lệ mất sức lao động ở nam giới bị ĐTĐ trên
40 tuổi tăng gấp 3 lần, ở bệnh nhân nữ trên 50 tuổi tăng gấp 2 lần so với các đối
tượng nam nữ cùng độ tuổi không bị ĐTĐ.
2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ
Điều trị đái tháo đường liên quan đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể
lực cùng với việc giảm glucose máu và mức độ các yếu tố nguy cơ khác gây tổn
thương mạch máu. Việc ngừng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các
biến chứng. Các can thiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa có tính khả thi ở các nước đang
phát triển bao gồm:
 Kiểm soát đường máu, đặc biệt là ở đái tháo đường loại 1. Những người bị
đái tháo đường loại 1 cần insulin, những người đái tháo đường loại 2 có thể
được điều trị bằng thuốc uống, nhưng cũng có thể cần insulin.
 Kiểm soát huyết áp
 Chăm sóc bàn chân.
 Sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc (đây là nguyên nhân gây mù lòa)
 Kiểm soát lipid máu
 Sàng lọc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến đái tháo
đường và điều trị
2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe
người bệnh ĐTĐ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Sức khỏe là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật.
11
Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (Short
Form-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993).
Theo Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe
cộng đồng dân cư, bao gồm 8 khía cạnh:
 Hạn chế trong các hoạt động thể chất vì các vấn đề về sức khỏe
 Hạn chế trong các hoạt động xã hội vì các vấn đề về thể chất hoặc tình cảm
 Hạn chế trong các hoạt động vai trò bình thường vì các vấn đề sức khỏe thể
chất
 Đau cơ thể
 Sức khỏe tâm thần nói chung (tâm lý đau khổ và hạnh phúc)
 Hạn chế trong hoạt động vai trò thông thường vì các vấn đề về cảm xúc;
 Sức sống (năng lượng và mệt mỏi)
 Nhận thức về sức khỏe nói chung.
Seligman và cộng sự (2012) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 để phân tích tác động
của mất an toàn thực phẩm và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân có thu nhập thấp
mắc bệnh ĐTĐ loại 2.
Đối với người bệnh ĐTĐ, giữ cho lượng đường huyết ổn định là mục tiêu hàng
đầu. Vì khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức bình thường thì người
bệnh có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít thường xuyên
hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn. Người bệnh
cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây
ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc
mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần kinh),
vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh
ĐTĐ)
Vì vậy tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ được đo lường thông qua việc
người bệnh có kiểm soát được lượng đường huyết so với thời gian trước hay không?
Hai chỉ số liên quan đến đường huyết bao gồm:
12
Chỉ số hàm lượng đường (Glucose) trong máu, được tính bằng đơn vị là mg/dL
hoặc mmol/L. Vì các chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày nên cần phải kiểm tra
đường huyết nhiều lần trong ngày như lúc đói, trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi
ngủ….và người bệnh có thể tự tiến hành đo chỉ số này tại nhà thông qua máy đo
đường huyết cá nhân. Đối với người bệnh ĐTĐ, chỉ số đường huyết có thể như sau:
Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ
Chỉ số ĐTĐ loại 1 ĐTĐ loại 2
1.Trước bữa
ăn
4-7 mmol/L (72mg/dL-128
mg/dL)
4-7 mmol/L (72mg/dL-128
mg/dL)
2. Sau bữa ăn <9 mmol/L (162 mg/dL) 8.5 mmol/L (153 mg/dL)
Nguồn: Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa kỳ
Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ biến chứng mà chỉ
số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau.
Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c
làm tiêu chuẩn để chẩn đoán và kiểm soát bệnh đái tháo đường. HbA1c là xét
nghiệm máu đo lường mức đường huyết trung bình trong 2- 3 tháng qua. Giá trị
bình thường của HbA1c là khoảng 4-6,5% đồng nghĩa với khi chỉ số HbA1c < 6,5%
lượng đường huyết được kiểm soát tốt ngược lại khi chỉ số này tăng lên >10% có
nghĩa là thời gian qua lượng đường huyết được kiểm soát kém. Phương pháp này có
ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do được thực hiện ở phòng thí nghiệm
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, ít sai số và có thể đánh giá được khả năng
kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.
Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 mức cho tình trạng sức khỏe biểu thị
trạng thái từ rất kém đến rất tốt. Trong đó những người có câu trả lời từ bình thường
đến rất tốt sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và những phiếu trả lời trạng
thái từ rất kém đến kém sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “ Không tốt” .
2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người
bệnh ĐTĐ
13
- Tuổi (Tuoi): Tình trạng sức khỏe có xu hướng theo đường cong chữ U với độ
tuổi. Grossman (1972) đã nói sức khỏe tối ưu sẽ sụt giảm khi chúng ta già đi. Khi
trẻ, sức khỏe tốt dần lên nhất là khi ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 17-35 tuổi, nhưng
cuối cùng sẽ giảm dần đi khi về già. Tác giả Nguyễn Văn Lành (2013) cho biết, tuổi
càng cao thì thực hành đúng về điều trị đái tháo đường càng thấp dẫn đến tình trạng
sức khỏe không tốt cho người bệnh.
- Giới tính (Gioi_tinh): nữ giới thường có xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt hơn
nam giới.
- Sống cùng người than (SCNT): người thân trong gia đình có thể tác động mạnh
mẽ lên hành vi của người bệnh. Gia đình hình thành cho người bệnh định hướng về
giá trị bản thân, tư tưởng tình cảm đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hành vi lối sống
hằng ngày của người bệnh. Sự quan tâm, chăm sóc của vợ, chồng, con cháu là
nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh.
- Trình độ học vấn (Hoc_van): Graham và cộng sự (2001) nhận thấy rằng số năm
được đi học có tác động tích cực đến sức khỏe và ngược lại sức khỏe tốt hơn có thể
làm cho con người hoàn thành việc học nhiều hơn. Nguyên nhân là do giáo dục có
thể cải thiện khả năng làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc, tăng hiểu biết về tác hại
của hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện….Người có học sẽ nhìn thấy
lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ dùng thức ăn có chất dinh dưỡng tốt và tự
xây dựng thói quen sống có lợi cho sức khỏe của mình và gia đình. Nghiên cứu của
Trần Văn Hải (2013) cũng phát hiện có sự liên quan giữa kiến thức đúng và thực
hành đúng về ĐTĐ. Những người có kiến thức tốt thường quan tâm đến việc giữ gìn
sức khỏe, từ đó sẽ chọn cho mình hành vi lối sống tích cực trong phòng tránh, điều
trị bệnh tật nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng.
- Công việc (Cong_viec): Marmot (2004), Clark và Oswald (1994). nhận thấy công
việc có tác động đáng kể đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Folland (2007)
cho rằng tăng thời gian cho chăm sóc sức khỏe, giảm thời gian làm việc, giải trí sẽ
giúp cải thiên sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Tri và cộng sự (2016) cho thấy
tình trạng sức khỏe của nhóm người có tính chất công việc nhẹ ảnh hưởng ít hơn so
14
với nhóm người có tính chất công việc nặng. Theo Võ Thị Bổn (Tạp chí nghiên cứu
y học-2015), cho thấy có sự khác biệt kiến thức chung về ĐTĐ ở các nhóm nghề
nghiệp khác nhau. Ví như những người làm nghề nông, có học vấn thấp, khả năng
tiếp cận kiến thức về ĐTĐ kém hơn nghề khác. Làm việc quá nhiều, thiếu thời gian
nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức
khỏe.
-Thời gian mắc bệnh (TGMB): thời gian mắc bệnh càng dài càng ảnh hưởng đến
tình trạng sức khỏe của người bệnh, thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe
là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức khỏe.
-Chỉ số BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là tỷ lệ của trọng lượng
cơ thể, tính bằng kilogam trên chiều cao tính bằng mét bình phương, là một chỉ số
để đánh giá tình trạng sức khỏe.
Bảng 2.2 Chỉ số BMI
Chỉ số BMI
Thiếu cân <18.5kg/m2
Bình thường 18.5-22.9 kg/m2
Thừa cân 23-24.9 kg/m2
Béo phì độ 1 25-29.9 kg/m2
Béo phì độ 2 >= 30 kg/m2
Nguồn: (Tiêu chuẩn người châu Á – Liên đoàn tiểu đường thế giới (IDF)- 2005)
Thừa cân, béo phì một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Nghiên cứu của Stutzer (2007) cho thấy có sự suy giảm về sức khỏe, lòng tự trọng,
hoặc chấp nhận xã hội khi chỉ số BMI của một người quá lớn. Béo bụng có liên
quan chặt chẽ đến hiện tượng kháng insulin và thiếu hụt insulin. Kiểm soát cân nặng
có vai trò quan trọng khi điều trị và xây dựng cuộc sống mới cùng bệnh ĐTĐ vì nếu
không kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển
hiện rõ hơn.
15
-Tăng Huyết Áp: ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt
chi chỉ sau tai nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ,
bệnh về thần kinh, suy thận…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những cá
nhân ốm yếu và làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống con người- Shields &
Wheatley Price (2005). Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường (IDF), 12%
bệnh nhân tiểu đường là được phân loại là nghiêm trọng vì sự hiện diện của một
trong các bệnh lý sau: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu ngoại biên, đột
quỵ, bệnh thần kinh và thiếu kiểm soát lượng đường trong máu hoặc các vấn đề về
thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân có nhiều bệnh liên quan cho thấy sự sụt giảm lớn
hơn trong hoạt động so với những người chỉ có một bệnh. Thông qua chỉ số mức độ
nghiêm trọng của biến chứng tiểu đường (DCSI) so sánh với những người không có
biến chứng để xác định xem số lượng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng bệnh
tiểu đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong và nhập viện hay không. So với
những bệnh nhân không có biến chứng, những người có 1 biến chứng không có
nguy cơ tử vong cao hơn, tuy nhiên, những người có từ 2 biến chứng trở lên có
nguy cơ tử vong cao hơn. Trong bài nghiên cứu, chỉ nghiên cứu người bệnh với tình
trạng có bị cao huyết áp hay không và loại bỏ những bệnh liên quan khác do những
biến chứng khác có tác động lớn đến sức khỏe của người bệnh mà thước đo lối sống
chữa bệnh và trạng thái tinh thần này không thay đổi được. Tỷ lệ tăng huyết áp ở
bệnh nhân ĐTĐ là do tình trạng tăng glucose máu làm thay đổi chức năng mạch
máu và thúc đẩy tính nhạy cảm của mạch máu với huyết áp động mạch và ngược
lại, đối với bệnh nhân tăng huyết áp tình trạng đề kháng insulin rất hay gặp và nguy
cơ xuất hiện ĐTĐ sau 5 năm gấp 2,5 lần.
-Thu nhập (TN): Chang (1996) nhận định sức khỏe tốt thì con người sẽ có nhiều
thời gian để làm việc hơn dẫn đến thu nhập cao, và có khả năng chi trả cho các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Folland (2007), khi về hưu, không có thu nhập đầu tư
vào sức khỏe, tình trạng sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng.
-Chi phí chữa bệnh (CPCB): được ước lượng từ dữ liệu về chẩn đoán, điều trị
đang diễn ra. Đó là các chi phí có liên quan đến việc sử dụng các can thiệp về y
16
khoa như thuốc, xét nghiệm cho chăm sóc sức khoẻ trong điều trị nội trú và ngoại
trú, chăm sóc khẩn cấp, cũng như phục hồi chức năng và vật lý trị liệu (Smith,
2009).
Chi phí cho quản lý sức khoẻ của người mắc ĐTĐ gấp 2-4 lần người không
bị ĐTĐ. Chi phí này bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi
phí thường xuyên đi khám bệnh. Mức độ chi phí này còn phụ thuộc vào thời gian
mắc bệnh, vào tình trạng biến chứng của bệnh. Đa số chi phí cho điều trị của người
đái tháo đường gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người
phải nằm viện, thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Rubin RJ
và cộng sự (1992) cho thấy chi phí y tế cho người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2-3
lần so với những người không bị bệnh tiểu đường. Liaquat A Khowaja và cộng sự
(2002) nghiên cứu chi phí cho Bệnh tiểu đường ở Châu Âu thì kết luận chi phí
thuốc cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2 là tương đối thấp, với thuốc hạ
huyết áp và insulin chỉ chiếm 7% tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ cho bệnh đái tháo
đường loại 2. Olivera EM1, Duhalde EP, Gagliardino JJ (1991) đánh giá các chi phí
gián tiếp của bệnh tiểu đường và cho thấy mối quan hệ của họ với các biến chứng
mạn tính của bệnh tiểu đường.
Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân gầy
Tổng
Bệnh nhân thừa
cân
Tổng
Chế độ
ăn
Thuốc
Chế độ
ăn
Thuốc
Không có biến chứng 3.66 4.35 8.01 2.16 3.24 5.40
Có biến chứng
Nội trú 4.27 3.49 7.76 4.63 3.32 7.95
Ngoại trú 1.67 1.63 3.30 1.32 1.26 2.58
-Mắt và hoặc thận 0.28 0.13 0.42 0.51 0.36 0.87
17
Tổng số cho điều trị
biến chứng
6.22 5.26 11.47 6.01 4.61 10.62
Tổng số cho điều trị
lâm sàng
9.87 9.61 19.48 8.16 7.85 16.02
(Nguồn: United Kingdom Prospective Diabetes Study –UKPDS
(đơn vị: bảng Anh)
2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh
ĐTĐ
Lối sống là cách sống của một người thể hiện trong hành vi, hoạt động, sự
quan tâm hàng ngày của họ đối với môi trường sống của mình. Và lối sống chữa
bệnh là hành vi chữa bệnh khi cơ thể ốm đau qua đó hình thành những hành vi tốt
trong cuộc sống hằng ngày nhằm đảm bảo trạng thái sức khỏe tốt và ổn định hơn.
Adersen (1995) đã cho rằng một cá nhân sẽ nhận thức về nhu cầu sức khỏe khi cá
nhân đó cảm nhận những ốm đau hay đánh giá mức độ nghiêm trọng của của các
dấu hiệu bất thường của cơ thể. Grossman (1972) đã xem sức khỏe như một hàng
hóa, và vì thế có thể tạo ra sức khỏe bằng cách đầu tư vào nó.
Ruhm (2000) đã nhận định sự thay đổi trong các hành vi ăn uống, hút thuốc
lá và tập luyện thể chất dẫn đến sự thay đổi tình trạng sức khỏe. Tập luyện thể dục
thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể
chất và sức khỏe toàn diện. Theo nghiên cứu của Belloc và Breslow (1972) đã chỉ ra
một nhóm các hành vi (mà họ gọi là hành vi Alameda) gồm: ăn sáng đều đặn,
không ăn vặt, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, giữ cân nặng chuẩn, thường
xuyên tập thể dục và ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày là những hành vi ảnh hưởng tích
cực đến sức khỏe. Sarah Hortman, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y khoa
Jefferson Health (Mỹ) cho biết, sử dụng các loại trái cây ít đường là lựa chọn sáng
suốt cho người bệnh ĐTĐ, đó là những loại quả chứa nhiều chất xơ, nước và có khả
năng kiểm soát lượng carbohydrate. Theo nghiên cứu tới từ Hiệp hội Thực phẩm và
Dinh dưỡng (FNB) trực thuộc Viện Y học Hoa Kỳ, tăng cường tiêu thụ trái cây và
18
rau quả có thể giảm nguy cơ ung thư dẫn tới tử vong. Theo đó, tự xây dựng lối sống
chữa bệnh tại nhà, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tuân thủ thuốc là lối sống
cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định cho người bệnh ĐTĐ.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương, trong điều trị Đái tháo đường, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến kiểm soát glucose máu: đó là chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực,
thuốc điều trị đái tháo đường và hành vi tự chăm sóc.
Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh Đái tháo
đường. Chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng
calori đảm bảo cho cân nặng ổn định hướng tới mục tiêu:
 Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu
 Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng
 Giảm nguy cơ tim mạch và làm chậm các biến chứng
Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh
Mức chấp nhận được
1. Chất bột đường (Catbonhydrat)
45-65% nhưng không dưới
130g/ngày
-Gạo 200g/ngày ( 4 bát cơm)
-Khoai ( khoai lang, khoai sọ…) 200-400g/ngày
-Bánh ngọt <30g/ngày
-Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mì, đồ ngọt, kẹo
2. Chất béo (Lipid) 25-35%
-Món xào, rán, nướng 10-20g/ngày
3. Chất đạm (Protein)
15-20%
(*Biến chứng thận: 0.8g/kg/ngày)
-Các loại đậu 100-150g/ngày
4. Chất xơ >= 5g chất xơ/ khẩu phần ăn
-Các loại rau quả 300-500g/ngày
-Không nên ăn các loại quả sấy khô, các loại quả ngọt (mít, chuối, xoài)
<200g/ngày
Nguồn: Theo khuyến cáo ADA-2006
19
Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của người
bệnh:
+ Tuổi trẻ: dưới 40 tuổi: 42 Kcalo/ngày
+ Trên 40 tuổi: 32 Kcalo/ngày
Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin từ đó cải thiện kiểm soát mức
glucose đồng thời giúp giảm cân.
Thuốc điều trị Đái tháo đường: Điều trị bằng thuốc nhằm điều chỉnh tình trạng
kháng insulin và giảm tiết insulin. Có thể phối hợp đa trị liệu hay điều trị bằng
insulin đơn thuần để đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu.
Thuốc lá và rượu bia là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn
chuyển hóa. Người bệnh ĐTĐ nếu uống rượu thì mức độ biến chứng nặng hơn
người không uống rượu.
Tự chăm sóc
Theo nghiên cứu của Brod (2012) cho rằng giấc ngủ bị quấy nhiễu dẫn đến
khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều. Nguyên nhân là do mức glucose
dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Nếu lượng glucose trong máu
quá cao sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc
ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm
do đó người bệnh cần có lối sinh hoạt lành mạnh, quan tâm, cải thiện giấc ngủ của
mình giúp ổn định mức glucose ổn định
Vệ sinh hàng ngày: Người bệnh ĐTĐ luôn bị đe dọa bởi những biến chứng
như lở loét, viêm nhiễm dễ bị nhiễm trùng nên việc giữ vệ sinh chính bản thân
người bệnh, vệ sinh nơi ở người bệnh là hết sức quan trọng.
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của THA
ờ bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ loại 2, 50% người
bệnh ĐTĐ được chuẩn đoán có THA. Theo dõi huyết áp thường xuyên cũng là hành
động có lợi cho việc theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ. Hành vi tự đo lường đường
huyết tại nhà trước khi ngủ cũng là một hành vi giúp kiểm tra lượng đường huyết
hàng ngày.
20
2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe
người bệnh ĐTĐ
Trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, các biến cố bất
ngờ tác động lên sức khỏe của những cá nhân ốm yếu có thể làm họ chết sớm hơn
trong khi không có nhiều ảnh hưởng lên tình trạng của tổng thể.
Theo nghiên cứu của Colleen và cộng sự (2011), khi so sánh giữa hai nhóm
bệnh mãn tính (có biến chứng) và nhóm bệnh mãn tính (không biến chứng) thì
nhóm bệnh mãn tính (có biến chứng) có hiện tượng trầm cảm (22%) hơn so với
nhóm bệnh mãn tính (Không biến chứng)
Katon và cộng sự (1991), đã so sánh sự khác biệt về tâm thần giữa những
bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường xuyên mệt mỏi (nhóm 1) và những người
không có bệnh nhưng mệt mỏi (nhóm 2). Tác giả sử dụng nghiên cứu cắt ngang so
sánh 98 bệnh nhân nhóm 1 với 31 bệnh nhân nhóm 2 dựa trên các cuộc phỏng vấn
tâm thần và bảng câu hỏi bệnh nhân. Những bệnh nhân nhóm 1 có tỷ lệ mắc bệnh
trầm cảm cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân nhóm 2. Tỷ lệ mệt mỏi suy
nhược mãn tính trong thực hành chăm sóc ban đầu có thể cao tới 27% đến từ việc
như phải tuân thủ nghiêm ngặc phác đồ điều trị, không tham gia được các hoạt động
gia đình, xã hội
Theo Moghissi và cộng sự (2013), hạ đường huyết có liên quan đến chất
lượng cuộc sống, khiến người bệnh lo âu, trầm cảm.
2.2 Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Nghiên cứu của Kenkel (1995), sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng
hàm sản xuất sức khỏe nhằm phân tích tác động của lối sống đến sức khỏe của
người trưởng thành.
Biến tình trạng sức khỏe được đo bằng mức sức khỏe tự đánh giá (gồm 5 mức:
kém, tạm, tốt, rất tốt và tuyệt vời ). Mô hình nghiên cứu:
H=H(L,S,X)
H: Sức khỏe, L: Hành vi, S: giáo dục, X: yếu tố ngoại sinh tác động đến mức
độ khỏe mạnh của con người trong quá khứ hoặc đại diện cho sự sa sút sức khỏe
21
theo thời gian (tuổi, giới tính). Một số các yếu tố tác động lên hành vi như giáo dục,
tuổi, nghề nghiệp được đưa vào hàm cầu sức khỏe.
Kết quả chỉ có tác dụng của ăn sáng là tương đối không rõ ràng còn các yếu tố
giữ một cân nặng chuẩn, không ăn vặt giữa các bữa, không hút thuốc, thể dục
thường xuyên, hạn chế hoặc không uống rượu bia và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày là các
yếu tố tác động tốt đến sức khỏe. Cùng những nghiên cứu khác (Kenkel (1995)),
Contoyannis và cộng sự (2004) và Ruhm (2005), ta có được những chứng cứ rất
thuyết phục về vai trò của “bảy hành vi Alameda” và ảnh hưởng của chúng lớn đến
nỗi cuộc Điều tra Sức khỏe bằng Phỏng vấn toàn Hoa Kỳ đã phải thu thập số liệu về
bảy hành vi này một cách định kỳ nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe
người dân. Tuy nhiên, một số giới hạn trong lý thuyết tác động đến hành vi của
người được điều tra như giá cả, thu nhập và sở thích được đưa vào hàm cầu cho các
đầu tư sức khỏe và không nằm trong hàm sản xuất sức khỏe.
Belloc và Breslow (1972) đã phân tích kết quả điều tra của 7.000 công dân hạt
Alameda, bang California vào năm 1965 và chỉ ra rằng một nhóm hành vi (mà họ
gọi là “bảy hành vi Alameda”) bao gồm: ăn sáng đều đặn, giữ một cân nặng chuẩn,
không ăn vặt giữa các bữa, không hút thuốc, thể dục thường xuyên, hạn chế hoặc
không uống rượu bia và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày là những hành vi có tác động đến
tình trạng sức khỏe.
Theo Stewart và cộng sự (1989) tăng cường hoạt động hàng ngày và giữ tâm
trạng thoải mái là một mục tiêu ngày càng được ủng hộ trong điều trị bệnh nhân
mắc bệnh mãn tính. Họ đánh giá hoạt động và tâm trạng của 9.385 người lớn khi
đến khám chữa bệnh với 362 bác sĩ ở ba thành phố của Hoa Kỳ, sử dụng các cuộc
điều tra ngắn gọn được hoàn thành bởi cả bệnh nhân và bác sĩ. Kết quả cho thấy có
8/9 người bệnh bệnh mãn tính có hoạt động thể chất, sức khỏe tâm thần, nhận thức
về sức khỏe tốt hơn so với bệnh nhân không có bệnh mãn tính.
Trong nghiên cứu của Lin và cộng sự (2004) có 3/4 số bệnh nhân ĐTĐ được
uống thuốc hạ đường huyết (tiêm insulin) và tự giác kiểm soát glucose hàng tuần và
47,8% bệnh nhân tập thể dục mỗi tuần một lần. Tuy nhiên có 19,5% không tuân thủ
22
thời gian và liều lượng đối với thuốc hạ đường huyết (trung bình 67,4 +/- 74,1
ngày). Tình trạng bệnh nặng hơn có liên quan đến hoạt động thể chất ít hơn, chế độ
ăn uống không lành mạnh và tuân thủ thấp hơn các thuốc hạ đường huyết, hạ huyết
áp và hạ lipid đường uống.
Unger.J (2012) thiết kế chương trình điều trị bệnh tiểu đường bằng thiết kế mô
hình lối sống có sự can thiệp của dược lý bằng cách thúc đẩy giảm cân vừa phải (7–
10% trọng lượng cơ thể ban đầu hoặc tăng chiều cao tương đương với thanh niên
vẫn tăng trưởng chiều cao) cùng việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ điều đặn. Thực
hiện cân bằng năng lượng thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, mục tiêu
tiêu thụ calo trong khoảng 1.200–1.500 kcal /ngày. Có 699 bệnh nhân bị tiểu đường
loại 2, tuổi từ 10–17 tham gia. Kết quả, có 75,2% tuân thủ phác đồ thuốc và tham
gia chương trình lối sống trong 24 tháng đầu năm và 53,6% người tham gia đã đạt
được mục tiêu ban đầu kiểm soát được lượng đường huyết.
Dilek và cộng sự (2016) nghiên cứu mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết
đối với bệnh nhân ĐTĐ loại 2 cho thấy có mối quan hệ đáng kể có ý nghĩa thống kê
giữa liều lượng insulin sử dụng và số lượng đồ ăn vặt với số lần các đợt hạ đường
huyết của người bệnh.
Qua quá trình tham khảo các lý thuyết và các bài nghiên cứu của tác giả về các
vấn đề yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, bài nghiên
cứu sử dụng các biến như tuổi tác, giới tính, công việc, chỉ số BMI, thời gian làm
việc, thu nhập, chi phí chữa bệnh và tình trạng mắc bệnh liên quan, lối sống chữa
bệnh và trạng thái tinh thần vào mô hình để đại diện đặc điểm người bệnh trong
việc giải thích nguyên nhân tình trạng sức khỏe khác biệt khi người bệnh có các đặc
điểm khác biệt.
23
SỨC KHỎE
NGƯỜI BỆNH
ĐTĐ
Chi phí chữa
bệnh
Trạng thái
tinh thần
Lối sống chữa
bệnh
Thu nhập
Đặc điểm người bệnh
 Tuổi
 Giới tính
 Học vấn
 Công việc,
 Thời gian mắc bệnh,
 Chỉ số BMI,
 Tăng huyết áp
 Sống cùng người thân
Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả:
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
Trên cơ sở mô hình đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết:
 Giả thuyết H1: Đặc điểm cá nhân có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
 Giả thuyết H2: Lối sống chữa bệnh có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực
đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
 Giả thuyết H3: Trạng thái tinh thần có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu
cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
2.3 Tóm tắt chương 2
Kết quả tổng quan tài liệu về đái tháo đường đã giúp đề tài tiếp cận được
khái niệm về đái tháo đường, phân loại các loại đái tháo đường, biết được
nguyên nhân và các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, dựa trên
mô hình Kenkel (1995), Belloc và Breslow (1972) làm cơ sở, đề tài xây dựng
khung phân tích và mô hình nghiên cứu gồm biến số có tác động đến tình trạng
sức khỏe của người bệnh.
24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình định lượng
3.1.1 Các biến trong mô hình
Biến đầu ra tình trạng sức khỏe được đo lường bằng tỷ lệ người bệnh đánh giá
sức khỏe là “Tốt” hay “Không tốt”. Vì biến phụ thuộc là biến nhị phân, nghiên cứu
sử dụng mô hình Binary Logistic để đánh giá tác động của việc thực hiện lối sống
chữa bệnh và trạng thái tinh thần lên tình trạng sức khỏe người bệnh.
Biến giải thích chính là các yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tinh, học vấn, sống
cùng người thân, chỉ số BMI, thu nhập, chi phí, lối sống chữa bệnh và trạng thái
tinh thần của người bệnh ĐTĐ. Lối sống chữa bệnh ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe của người bệnh bao gồm các vấn đề: chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, sử
dụng thuốc và tự chăm sóc. Trạng thái tinh thần tác động đến tình trạng sức khỏe
thông qua trạng thái lo lắng (về thuốc, thời gian KCB, chế độ dinh dưỡng..)
Những yếu tố này trong nhiều thập kỷ đã được mở rộng nghiên cứu bởi Kenkel
(1995), Ruhm.(2000), Contoyannis (2004) và Ruhm (2005). Lin E.H (2004) và
Unger (2012).
25
Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình
STT Biến số
Ký hiệu/
Đơn vị
Khái niệm
Dấu
kỳ
vọng
Tình trạng
sức khỏe
người ĐTĐ
H
Biến nhị phân ( Dummy)
1: tình trạng sức khỏe tốt
0: tình trạng sức khỏe không tốt
1 Tuổi Tuoi( năm) Tuổi của người bệnh ĐTĐ +
2 Giới tính Gioi_tinh
Giới tính của người bệnh ĐTĐ
1: Nam
0: Nữ
±
3
Sống cùng
người thân
SCNT
1: Có
0: Không
+
4
Trình độ học
vấn
Hoc_van
Trình độ học vấn của người bệnh ĐTĐ
1. Tiểu học, dưới tiểu học
2. THPT
3. Cao đẳng, đại học
4.Trên đại học
±
5 Công việc Cong_viec
Tình trạng công việc của người bệnh
ĐTĐ
1: Đang làm việc
0: Không làm việc
-
6 BMI Kg/m2 Chỉ số khối cơ thể (trọng lượng/ chiều
cao*2)
-
7
Thời gian
mắc bệnh
TGMB
(Năm) Thời gian mắc bệnh của người bệnh
-
26
8
Tăng huyết
áp
THA
Có mắc bệnh tăng huyết áp?
1: Có
0: Không
-
9 Thu nhập
TN
(đồng/tháng
)
Thu nhập một tháng của người bệnh
ĐTĐ
+
10
Chi phí chữa
bệnh
CPCB
(đồng/
tháng)
Chi phí một tháng của người bệnh ĐTĐ -
11
Lối sống chữa
bệnh
LSCB
Lối sống chữa bệnh đo lường thông qua
các câu hỏi với mức độ thực hiện từ 1->5
( từ không bao giờ đến thưc hiện rất
thường xuyên) của các hành vi liên quan
tới chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực,
sử dụng thuốc và hành vi tự chăm sóc.
(Bảng 3.3)
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá để
kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố
+
12
Trạng thái
tinh thần
TTTT
Trạng thái tinh thần của người bệnh đo
lường qua các câu hỏi về các vấn đề gặp
phải với mức độ cảm nhận từ 1->5 ( từ từ
rất thường xuyên đến không bao giờ) (
Bảng 3.3)
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá để
kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố
-
14 U
Sai số ngẫu nhiên không quan sát được
tác động đến tình trạng sức khỏe của
người bệnh và được giả định không
27
P(Y=1)
P(Y=0)
tương quan với các biến X
Kỳ vọng của các biến được tác giả kế thừa từ các công trình nghiên cứu của
Kenkel (1995) , Ruhm, C. J. (2000), Contoyannis, P. và Jones, A.M. (2004).và
Ruhm, C. J. (2005). Lin E.H, Katon W, Von Korff M (2004), Unger (2012) và
một số công trình khác.
Để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lối sống chữa bệnh và trạng thái
tinh thần, ta cần tiến hành:
(i) Phân tích Cronbach’s Alpha:
Thang đo có chất lượng tốt khi Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và
Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3.
(ii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
 Kiểm định tính thích hợp của EFA
Sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). Khi hệ số KMO thỏa điều kiện 0,5 <
KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế
 Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Sử dụng kiểm định Bartlett, khi mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett nhỏ hơn
0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Sử dụng phương sai trích (% Cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích
của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%.
3.1.2 Hồi quy Binary Logistic
Dạng tổng quát của mô hình:
Ln = 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn
Trong đó, P(Y=1)=P0: Xác xuất người bệnh ĐTĐ có sức khỏe tốt
28
P0
1- P0
P0
1-P0
P(Y=0)=1=1-P0: Xác suất người bệnh ĐTĐ có sức khỏe không tốt
Ln = Ln
Hệ số Odds:
P (tốt)
P (không tốt)
= 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn
O0= =
LnO0 = 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn (1)
Do đó, Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập
Xj(j=1,2,…n). Phương trình (1) có dạng hàm Logit. Do đó ước lượng các hệ số hồi
quy bằng phương pháp MX ( Maximum Likelihood)
Hệ thống kiểm định:
Để mô hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, ta thực hiện 3 bước
kiểm định sau:
-Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: nhằm xem biến độc lập
tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Sử dụng kiểm định Wald, khi
mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có mức ý nghĩa độ tin cậy ít nhất 90%(
Sig.≤ 0,1), ta kết luận rằng tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là có ý
nghĩa thống kê.
-Mức độ phù hợp của mô hình: nhằm xem xét các mối quan hệ tuyến tính giữa các
biến độc lập với biến phụ thuộc. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các
hệ số hồi quy đều bằng 0 và mô hình phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác
không.
Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng không
H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không
P (tốt)
P (không tốt)
29
Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo
có mức độ tin cậy ít nhất 95%( Sig.≤0,05), ta chấp nhận giả thuyết H1 và mô hình
được xem là phù hợp.
-Mức độ giải thích của mô hình
Sử dụng thước đo R2
- Nagelkerke cho biết có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến
phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập
3.2 Xây dựng thang đo
3.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi
Tác giả tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của chuyên gia gồm 5 bác sĩ tại
bệnh viện nhân dân 115 để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe của người bệnh ĐTĐ, từ đó đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh áp dụng cho việc
khảo sát dự liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Các bác sĩ với kiến thức y
khoa và thường xuyên tiếp xúc với người bệnh sẽ cung cấp các tư vấn hữu ích liên
quan đến việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ.
Đối tượng thứ hai là người bệnh đang điều trị bệnh ĐTĐ tại bệnh viện nhân dân
115. Tác giả chọn đối tượng này phỏng vấn nhằm tìm hiểu kỹ hơn và chi tiết hơn
đặc điểm thói quen và hành vi cá nhân hằng ngày có thể ảnh hưởng đến tình trạng
sức khỏe của người bệnh ĐTĐ như thói quen sử dụng thuốc điều trị, ăn uống, hoạt
động thể lực, vấn đề tự chăm sóc và trạng thái tinh thần hằng ngày.
Hệ thống câu hỏi giành cho bác sĩ gồm 3 nhóm: (1) Nhóm câu hỏi đề cập đến
đặc điểm cá nhân của người bệnh ĐTĐ qua đó khái quát tình trạng sức khỏe hiện tại
của người bệnh. (2) Nhóm câu hỏi những yếu tố nào trong lối sóng của người bệnh
có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh qua đó hình thành lối sống chữa
bệnh cho người bệnh ĐTĐ? Những yếu tố nào của trạng thái tinh thần có tác động
đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ? (3) Nhóm câu hỏi về các chỉ số sức
khỏe nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Hệ thống câu hỏi dành cho người bệnh gồm: (1) Nhóm câu hỏi về yếu tố cá
nhân, (2) Nhóm câu hỏi về lối sống chữa bệnh, nhóm câu hỏi về trạng thái tinh thần
30
của người bệnh, và (3) nhóm câu hỏi về chỉ số sức khỏe, tình trạng sức khỏe chung
hiện nay.
Thông tin thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê theo tiêu chí từng
dạng mẫu phỏng vấn của hai nhóm đối tượng. Tính tỷ lệ phần trăm của từng tiêu chí
trong tổng thể các tiêu chí của nhóm câu hỏi của từng dạng phỏng vấn.
Bảng 3.2 Tổng hợp phỏng vấn 5 bác sĩ
Tiêu chí
phỏng vấn
Yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng sức khỏe ở người bệnh
ĐTĐ
Số ý kiến
tán thành
%
Yếu tố cá
nhân Tuổi 5 100
Giới tính 4 80
Dân tộc 2 40
Sống cùng người thân 4 80
Học vấn 3 60
Công việc 4 80
Chỉ số BMI 5 100
Thời gian mắc bệnh 4 80
Mắc bệnh liên quan ( Tăng
huyết áp) 4 80
Yếu tố lối
sống chữa
bệnh
Tuân thủ liều lượng và thời gian
sử dụng thuốc 5 100
Chế độ ăn uống kiêng đường và
tinh bột 5 100
Thường xuyên vận động hàng
ngày 5 100
Không hút thuốc, uống rượu bia 5 100
31
Yếu tố tinh
thần Bực bội 4 80
Chán nản 5 100
Lo lắng 5 100
Buồn phiền 5 100
Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
Những yếu tố khác biệt mang tính đặc trưng từ những cuộc phỏng vấn đối với
các dạng mẫu, tác giả sẽ đưa vào phương trình hồi quy trong phần nghiên cứu định
lượng nếu các yếu tố này có thể đo lường được trong phạm vi nghiên cứu.
Từ kết quả phỏng vấn đồng thời kết hợp với lý thuyết và nghiêm cứu thực
nghiệm liên quan tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu
định lượng, xác định các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh
ĐTĐ
3.2.2 Thang đo lối sống chữa bệnh (LSCB) và trạng thái tinh thần
(TTTT)
Mô hình có 2 biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần được xây dựng
dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (Likert,1932) thể hiện thái độ nhận thức và đánh
giá của người bệnh về các yếu tố trong lối sống và trạng thái tinh thần của mình về
các trạng thái từ 1 đến 5 tương ứng là không bao giờ, ít khi, thỉnh thoảng, thường
xuyên, và rất thường xuyên.
Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố tác động tới lối sống chữa bệnh và trạng thái
tinh thần của người bệnh ĐTĐ
Ký hiệu THANG ĐO
LỐI SỐNG CHỮA BỆNH (LSCB)
LSCB1 Thời gian nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu mình mong muốn
LSCB2 Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc hàng ngày
LSCB3 Tuân thủ liều lượng sử dụng thuốc
LSCB4 Thực hiện chế độ cân bằng dinh dưỡng
32
LSCB5 Sử dụng các loại trái cây ít đường
LSCB6 Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ
LSCB7 Hoạt động thể lực nặng 10p/ngày
LSCB8 Hoạt động thể lực vừa 10p/ngày
LSCB9 Hoạt động thể lực nhẹ 10p/ngày
LSCB10 Hạn chế rượu bia
LSCB11 Hạn chế thuốc lá
LSCB12 Kiểm tra đường huyết trước ăn
LSCB13 Kiểm tra đường huyết 1-2h sau ăn
LSCB14 Kiểm tra đường huyết trước khi ngủ
LSCB15 Thực hiện xét nghiệm HbA1C
TRẠNG THÁI TINH THẦN (TTTT)
TTTT1 Lo lắng về thuốc
TTTT2 Lo lắng khi tự chăm sóc
TTTT3 Lo lắng về dịch vụ CSSK
TTTT4 Lo lắng về cần thời gian KCB
TTTT5 Lo lắng vì điều trị khác biệt
TTTT6 Gặp vấn đề về giấc ngủ
TTTT7 Mệt mỏi
TTTT8 Chán ăn
TTTT9 Tinh thần suy sụp
Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu
Theo Tabachnick và Fidell (1996), khi dữ liệu thu thập là dạng thu thập tại
một thời điểm, quy mô mẫu nên ít nhất là: n=50+8X(Số biến độc lập). Bài nghiên
cứu gồm 12 biến (Bảng 3.1), vậy số mẫu tối thiểu theo Tabachnick là 146. Bài
nghiên cứu gồm 210 đối tượng trả lời phỏng vấn vậy mẫu đã đáp ứng yêu cầu tối
thiểu cho bài luận.
33
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu
Khảo sát 405 người bệnh một cách thuận tiện, đang điều trị tại bệnh viện Nhân
dân 115- Tp. HCM trong thời gian từ tháng 01-05/2018. Phiếu khảo sát gồm 29 câu
hỏi phỏng vấn tình trạng sức khỏe có liên quan đến 12 biến (Bảng 3.1). Xây dựng
bảng câu hỏi dựa trên bộ câu hỏi “ Phỏng vấn cá nhân về tình trạng sức khỏe” của
WHO.
Tiêu chuẩn loại trừ là những bệnh nhân ĐTĐ loại 1, ĐTĐ thai kỳ, những
bệnh nhân mất máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hóa, hay những người
bệnh đang điều trị thuốc có thể gây tăng đường máu (thuốc lợi tiểu, thuốc, thuốc
chống mỡ máu…), những bệnh nhân mắc các biến chứng nặng của ĐTĐ (biến
chứng về thận, mắt, thần kinh) ảnh hưởng tới kết quả HbA1c. Đồng thời, những
phiếu phỏng vấn không trả lời hay trả lời không đầy đủ cũng bị loại bỏ. Tổng số
quan sát còn lại là 210 quan sát. Bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi
tự báo cáo thu thập thông tin về đặc điểm cá nhân, lối sống chữa bệnh, cùng những
triệu chứng lo lắng của bản thân cũng như tình hình sức khỏe tổng quát 3 tháng gần
thời gian phỏng vấn của họ.
3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo, luận văn luận án của sinh viên khác, bài báo, công
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trước.
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, huyết học của người bệnh.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong nội thành phố HCM thông qua thực hiện
phỏng vấn khảo sát những người được chuẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các đặc điểm cá nhân đo lường bao gồm tuổi tác, giới tính, chỉ số BMI, thời
gian mắc bệnh, thu nhập, chi phí chữa bệnh…Biến lối sống được xây dựng trên các
câu hỏi liên quan tới chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, sử dụng uống thuốc và
tự chăm sóc. Trạng thái tinh thần được thu thập thông qua các câu hỏi về vấn đề lo
lắng trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ.
34
Đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết 3 tháng một lần.
Dựa trên kết quả phỏng vấn, tiến hành phân chia đánh giá của người bệnh thành
nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và tình trạng sức khỏe “Không tốt”
3.4 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Tác giả liên hệ với bác sỹ đang công tác tại bệnh viện Nhân
Dân 115 để thu thập dữ liệu thứ cấp về các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe
của người bệnh ĐTĐ. Từ đó, tiến hành rà soát nhằm chọn lọc các yếu tố phù hợp
với yêu cầu của nghiên cứu. Nghiên cứu định tính tìm ý tưởng xây dựng biến độc
lập bằng cách khảo sát, trao đổi với người bệnh về một số đặc điểm mà tác giả quan
tâm.
Nghiên cứu chính thức: Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ tác giả tiến hành thiết kế
cho nghiên cứu định lượng nghiên cứu định lượng sẽ thực hiện thông qua các bước
như sau:
35
Chuẩn bị bảng câu hỏi
Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn người bệnh
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu:
3.5 Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, chương 3 đã trình bày cách thức đo lường và thu
thập dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. Phương pháp kiểm định
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy Logistic đa biến cũng đã
được giới thiệu để vận dụng vào việc phân tích dữ liệu của đề tài.
Viết báo cáo
Gơi ý giải pháp
Phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích hồi quy
Nhập liệu
Làm sạch dữ liệu
36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan bệnh viện nhân dân 115
Là bệnh viện đa khoa hạng I có địa chỉ tại 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12,
Quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Bệnh viện có quy mô 1.600 giường bệnh, 45 khoa
phòng với 35 khoa lâm sàng và hơn 10 phòng chức năng. Bệnh viện điều trị 1.800-
1.900 bệnh nhân nội trú/ngày và 2.000-3.000 bệnh nhân ngoại trú/ ngày. Số ngày
điều trị trung bình của bệnh nhân là 8,4 ngày. Tiếp nhận 270-300 ca cấp cứu/ ngày,
phầu thuật trung bình 1.400 ca/ tháng. Hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại với
hơn 2.500 nhân viên, bệnh viện này đảm bảo được đội ngũ y bác sĩ thăm khám và
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để KCB cho người bệnh.
Khoa Nội Tiết bệnh viện Nhân Dân 115 với hơn 12 năm kinh nghiệm, đây là
một trong những trung tâm chuyên sâu của bệnh viện Nhân Dân 115 với chức năng
chẩn đoán, điều trị tiểu đường và các rối loạn nội tiết. Hiện tại, khoa Nội tiết của
bệnh viện Nhân Dân 115 còn được xây dựng theo kiểu mô hình kết hợp với bộ môn
Nội tiết của các cơ sở hàng đầu tại TP.HCM như Đại học Phạm Ngọc Thạch, trường
Đại học Y Dược và Học viện Quân y phía Nam. Bệnh viện nhân dân 115 là một
trong năm địa chỉ uy tín để điều trị bệnh ĐTĐ.
Bảng 4.1 Mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ loại 2 ở bệnh viện Nhân Dân
115 năm 2017
Các chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
1.Glucose máu lúc đói mmol 4,4-4,6 6,2-7 <7
2. HbA1c % <6,5 ≤7,5 >7,5
3. Huyết áp mmHg <130/80 130/80-140/90 >140/90
4. BMI kg/m2
18,5-23 18,5-23 >23
5. Vòng eo: Nam
Nữ
cm <90
<80
Nguồn: Số liệu Bệnh Viện Nhân Dân 115
37
Tùy thuộc vào tỉnh trạng sức khỏe của người bệnh bác sỹ sẽ có lịch khám
bệnh phù hợp và thường thì người bệnh được hẹn tái khám định kỳ mỗi tuần để theo
dõi và điều chỉnh lượng thuốc sử dụng.
4.2 Các thống kê mô tả
4.2.1 Một số đặc điểm của người bệnh ĐTĐ trong mẫu
Trong tổng số 210 người tham gia nghiên cứu có 138 người đánh giá tình
trạng sức khỏe của mình là tốt (chiếm 65,7%) và 72 người đánh giá tình trạng sức
khỏe của mình là không tốt (34,3%).
Bảng 4.2 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến liên tục
Tên biến Min Trung bình Max
1.Tuổi (năm) 23 57 99
2.BMI( kg/m2) 18,08 23 30,57
3.Thời gian mắc bệnh( năm) 0,2 2,5 10
4.Thu nhập (đồng/ tháng) 500.000 7.153.000 25.000.000
5. Chi phí chữa bệnh ( đồng/ tháng) 0 411.000 4.380.000
Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả
Về tuổi của người bệnh: chủ yếu là những người bệnh trung niên và già
chiếm 64%, tuổi trung bình của người bệnh là 57 tuổi. Có những người bị bệnh khi
còn khá trẻ (<25 tuổi) chiếm 2%, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi. Còn lại là
người bệnh ở độ tuổi lao động (26-50 tuổi) chiếm 34,3%. Người bệnh là nữ chiếm
đa số với 67,6% và chủ yếu là dân tộc kinh (67,6%).
Về trình độ học vấn : Phần lớn người bệnh chỉ học tới tiểu học, THPT với
63,8%. Cao đẳng, đại học chiếm 31,4% và số người học trên đại học chỉ có 4,8%.
Về tình trạng sống cùng người thân : Có 75,5% người bệnh đã kết hôn và
trong số 210 người bệnh, có 147 người hiện đang sống cùng người thân (70%)
38
Chỉ số BMI: chỉ số BMI trung bình của người bệnh là 23 kg/m2 chứng tỏ hầu
hết người bệnh ở thể trạng chấp nhận được, thấp nhất là 18,08 kg/m2 và cao nhất là
30,57 kg/m2. Có 5 người có thể trạng gầy (BMI dưới 18,5 kg/m2) chiếm 2,4%. 121
người có thể trạng bình thường (BMI từ 18,6-22,9 kg/m2) chiếm 57,6%. 37,1%
người thừa cân (BMI từ 24-29,9 kg/m2) (78 người). Và 6 người bị béo phì (BMI
trên 30kg/m2) (chiếm 2,9%).
Về thời gian mắc bệnh : Đối với người mắc bệnh ĐTĐ loại 2, bệnh tiến triển
âm thầm hầu như không có triệu chứng nên phát hiện bệnh thường muộn và nhiều
khi phát bệnh đã có biến chứng tạo ra khó khăn trong việc kiểm soát bệnh đạt mục
tiêu. Do đó, trong nghiên cứu lấy thời gian phát hiện bệnh là thời gian mắc bệnh.
Những người bệnh này có thời gian mắc bệnh trung bình là 2,5 năm. Người mắc
bệnh lâu nhất là 10 năm và người mắc bệnh ngắn nhất là 3 tháng.
Bảng 4.3 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến nhị phân
Y=0 Y=1 Tổng
Số quan sát 72 138 210
1. Giới tính Nam 24 44 68
Nữ 48 94 142
2. Dân tộc Kinh 42 138 180
Khác 30 38 68
3. Sống cùng
người thân Có 50 97 147
Không 22 41 63
4. Học vấn Tiểu học, dưới tiểu học 36 23 59
THPT 14 61 75
Cao đẳng, ĐH, trên đại học 22 54 66
5. Công việc Đang làm việc 71 105 176
Không làm việc 1 33 34
39
6. Hình thức công
việc Toàn thời gian 49 118 167
Bán thời gian 23 20 43
7. Mắc bệnh liên
quan (THA) Có 42 46 88
Không 30 92 122
Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả
Về tình trạng công việc: Tuy mẫu hầu như là người bệnh đã lớn tuổi (trung
bình 59 tuổi) nhưng những người bệnh này phần lớn đều đang làm việc chiếm
83,8% (176 người) và hầu hết là làm việc toàn thời gian như người bình thường
(79,5%).
Tuy nhiên thu nhập của họ không cao, hầu hết thu nhập của họ chỉ dưới 7
triệu/tháng (56,2%), có những người chỉ có 500.000đ/tháng. Và Cũng có những
người thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng (30,5%). Người có thu nhập cao nhất là 25
triệu đồng/tháng. Những người bệnh này hầu như đều sử dụng thẻ BHYT khi đi
khám chữa bệnh (62,4%) nhờ đó giảm được chi phí điều trị. Chi phí chữa bệnh hàng
tháng của người bệnh trung bình trong khoảng 411.000 đồng với giá trị lớn nhất là
4.380.000 và cũng có người không tốn tiền chữa bệnh.
Bảng 4.4. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ của nghiên cứu
Chỉ số Chấp nhận được Số lượng Tỷ lệ(%)
Glucose máu (mmol/l) 4,4-7 131 62,38
HbA1c(%) 6,5-7,5 138 65,71
Huyết áp(mmHg) 130/80-140/90 57 64,77
Nguồn: Thống kê của tác giả
Nồng độ Glucose, chỉ số HbA1c ở mức chấp nhận được của người bệnh ĐTĐ
chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 62% và 65%.
40
Tình trạng mắc bệnh liên quan (Tăng huyết áp): Trong 210 người mắc bệnh
ĐTĐ thì có 88 người mắc bệnh liên quan (tăng huyết áp) do ĐTĐ gây ra chiếm
41,9% và có 57 người có chỉ số huyết áp ở mức chấp nhận được.
Bảng 4.5 Thống kê mô tả của biến đo lường lối sống chữa bệnh với tình trạng
sức khỏe
Mức độ đánh
giá %
Sức khỏe
tốt (%)
(LSCB1) Ngủ đầy đủ theo nhu cầu của
mình
Thỉnh thoảng
52,9 75,68
(LSCB2) Sử dụng thuốc đúng giờ Thường xuyên 45,2 84,20
(LSCB3) Sử dụng thuốc đúng liều lượng Thường xuyên 41,9 76,14
(LSCB4) Ăn kiêng đường và tinh bột Thỉnh thoảng 55,2 68,10
(LSCB5) Sử dụng trái cây ít đường Thường xuyên 46,2 66,00
(LSCB6) Ăn nhiều rau xanh Thường xuyên 43,8 88,04
(LSCB7) Hoạt động nặng 10p/lần Thường xuyên 45,2 70,53
(LSCB8) Hoạt động vừa 10p/lần Thỉnh thoảng 43,3 84,62
(LSCB9) Hoạt động nhẹ 10p/lần Thỉnh thoảng 44,3 72,04
(LSCB10) Hạn chế rượu bia Thỉnh thoảng 58,1 85,25
(LSCB11) Hạn chế thuốc lá Thỉnh thoảng 56,7 84,87
(LSCB12) Kiểm tra huyết áp hàng ngày Thỉnh thoảng 35,2 75,68
(LSCB13) Đo đường huyết trước hoặc
sau ăn
Thỉnh thoảng 31 69,23
(LSCB14) Đo đường huyết trước khi ngủ Thỉnh thoảng 52,4 66,36
(LSCB15) Xét nghiệm HbA1c Thỉnh thoảng 49 71,84
Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả
Trong 210 người bệnh ĐTĐ, chỉ có khoảng 53 % người bệnh thỉnh thoảng
ngủ đủ đầy đủ theo nhu cầu của mình và 60,9% những người này đánh giá tình
trạng sức khỏe của mình là tốt. Hầu hết họ đều thường xuyên tuân thủ việc uống
thuốc đúng giờ (45,2%) và đủ liều lượng (42%). Ngoài ra có 5,8% người bệnh rất
thường xuyên uống thuốc đúng giờ.
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường

Contenu connexe

Similaire à Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường

Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...nataliej4
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.ssuser499fca
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similaire à Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường (20)

Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
Luận Văn Xây Dựng Phương Pháp Định Lượng Majonoside R2 Trong Chế Phẩm Chứa Sâ...
Luận Văn Xây Dựng Phương Pháp Định Lượng Majonoside R2 Trong Chế Phẩm Chứa Sâ...Luận Văn Xây Dựng Phương Pháp Định Lượng Majonoside R2 Trong Chế Phẩm Chứa Sâ...
Luận Văn Xây Dựng Phương Pháp Định Lượng Majonoside R2 Trong Chế Phẩm Chứa Sâ...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.Khóa luận ngành y.
Khóa luận ngành y.
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch ThấtLuận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
 

Plus de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Plus de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Dernier

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Dernier (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sức Khỏe Của Người Bệnh Đái Tháo Đường

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** LƯƠNG THỊ BÍCH NHI TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** LƯƠNG THỊ BÍCH NHI TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁI ĐƯỜNG Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: VÕ TẤT THẮNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ từ thầy hướng dẫn Võ Tất Thắng, cùng các bạn học chuyên ngành Quản trị lĩnh vực sức khỏe Khóa 2016. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa ai công bố trong bất cứ bài luận văn nào. TP.HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2019 Học viên Lương Thị Bích Nhi
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, DANH MỤC SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT:.........................................................................................2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................4 1.6 Ý NGHĨA VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:.......................................................................................7 2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường...................................................................7 2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường ........................................................7 2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ............................................................................8 2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ.......................................................................9 2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ ............................................................................10 2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ..........................................................................................................10 2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ..................................................................................................................12
  • 5. 2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ ..................................................................................................................17 2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ 20 2.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN........20 2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................24 3.1 MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ...........................................................................24 3.1.1 Các biến trong mô hình............................................................................24 3.1.2 Hồi quy Binary Logistic...........................................................................27 3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO............................................................................29 3.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi..........................................................................29 3.2.2 Thang đo lối sống chữa bệnh (LSCB) và trạng thái tinh thần (TTTT).31 3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................................32 3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu.......................................................................32 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................33 3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................33 3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................33 3.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................34 3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................36 4.1 TỔNG QUAN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 .............................................36 4.2 CÁC THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................................................37 4.3 TINH HINH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH............................................42 4.4 PHAN TICH CHỈ SỐ CRONBACH’S ALPHA- NHAN TỐ KHAM PHA EFA CỦA BIẾN LỐI SỐNG CHỮA BỆNH (LSCB) VA TRẠNG THAI TINH THẦN (TTTT) ......................................................................................................44 4.4.1 Tính chỉ số Cronbach’s Alpha.................................................................44
  • 6. 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần......................................................................................................45 4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC............................47 4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................58 5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................58 5.2 HÀM Ý, CHÍNH SÁCH ...............................................................................58 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO................................60 5.3.1 HẠN CHẾ .................................................................................................60 5.3.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ADA Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (American diabetes Association) BMI Chỉ số khối lượng cơ thế (Body Mass Index) BV Bệnh viện CDC Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention ) DCSI Chỉ số mức độ nghiêm trọng của biến chứng tiểu đường (The Diabetes Complications Severity Index) ĐTĐ Đái tháo đường DV CSSK Dịch vụ chăm sóc sức khỏe EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) IDF Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation) KCB Khám chữa bệnh NDEP Chương Trình Giáo Dục Quốc Gia về Bệnh Tiểu Đường thuộc Bộ Dịch Vụ Sức Khỏe và Con Người Hoa Kỳ TP Thành phố WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ................................................ 12 Bảng 2.2 Chỉ số BMI............................................................................................... 14 Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường............. 16 Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường........................................................................................................................ 18 Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình................................ 25 Bảng 3.2 Tổng hợp phỏng vấn 5 bác sĩ.................................................................... 30 Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố tác động đến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của người bệnh ĐTĐ........................................................................................ 31 Bảng 4.1 Mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ loại 2 ở bệnh viện Nhân Dân 115 năm 2017.......................................................................................................................... 36 Bảng 4.2 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến liên tục ................................ 37 Bảng 4.3 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến nhị phân .............................. 38 Bảng 4.4. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ của nghiên cứu ...................... 39 Bảng 4.5 Thống kê mô tả của biến đo lường lối sống chữa bệnh với tình trạng sức khỏe.......................................................................................................................... 40 Bảng 4.6 Thống kê mô tả của biến đo lường Trạng thái tinh thần với tình trạng sức khỏe.......................................................................................................................... 41 Bảng 4.7 Thống kê mô tả mức độ triệu chứng của người bệnh ............................... 42 Bảng 4.8 Thống kê mô tả mức độ tác động của bệnh ĐTĐ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh ......................................................................................................... 43 Bảng 4.9 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu .................... 44 Bảng 4.10 Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ....................................... 45
  • 9. Bảng 4.11 Bảng phân tích nhân tố khám phá của biến LSCB và TTTT.................. 46 Bảng 4.12 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá .............................................................................................................. 47 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Binary Logistic....................................................... 48 Bảng 4.14 Phân loại dự báo .................................................................................... 50 Hình 4.15 Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình ............................... 51 Hình 4.16 Tóm tắt mô hình...................................................................................... 51 Bảng 4.17 Mô phỏng xác xuất sức khỏe TỐT khi biến độc lập thay đổi một đơn vị .................................................................................................................................. 52 Bảng 4.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố.............................................................. 54 Bảng 4.19 Kết quả hồi quy Binary Logistic của mô hình dự báo............................ 55 Bảng 4.20 Mô hình dự báo....................................................................................... 56
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường.............................................................................................................................23 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................35
  • 11. TÓM TẮT Hiện nay, trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường trên thế giới trong đó 90% là Đái tháo đường loại 2 (Theo thống kê của liên đoàn Đái tháo đường quốc tế). Mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì Đái tháo đường, chi phí điều trị mỗi năm khoảng 1.030 tỉ USD. Nguyên nhân là do phát hiện trễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, thận. Có trường hợp khi phát hiện bệnh không được quản lý, điều trị đúng cách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam thì số lượng người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh và là gánh nặng cho đất nước. Bệnh ĐTĐ đang là vấn đề cấp bách của sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình đó, vấn đề được đặt ra là “Làm thế nào để quản lý, điều trị có hiệu quả người bệnh Đái Tháo Đường?” Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng bệnh Đái Tháo Đường tại bệnh Viện Nhân Dân 115 ở TP. Hồ Chí Minh và tìm hiểu tác động của các yếu tố lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần tới tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái Tháo Đường. Đối tượng tham gia khảo sát là những người mắc bệnh Đái tháo đường và hầu như đã mắc bệnh trên 1 năm (60,5%). Những người bệnh này chủ yếu là những người trên 50 tuổi (65%), và chỉ tốt nghiệp tiểu học, THPT (62,7%), hầu hết người bệnh ở thể trạng chấp nhận được, với chỉ số BMI trung bình là 23kg/m2 và 42% người bệnh có tình trạng tăng huyết áp. Dữ liệu được sử dụng là nguồn dữ liệu được xây dựng từ bảng câu hỏi phỏng vấn người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện nhân dân 115 từ tháng 1 đến tháng 5/2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic. Kết quả hồi quy cho thấy tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập, chỉ số BMI, sống cùng người thân, lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần là có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường. Trong đó, sống cùng người thân là yếu tố tác động nhiều nhất đến sức khỏe của người bệnh. Thực hiện lối sống
  • 12. chữa bệnh và giữ tinh thần không lo lắng, phiền muộn là điều có thể giúp ổn định đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh Đái tháo đường.
  • 13. ABSTRACT Currently, an average of 7 million people with diabetes worldwide each year, of which 90% are Type 2 Diabetes (According to statistics of the International Diabetes Federation). Each year about 3,2 million people die from diabetes, its annual treatment cost is about 1.030 billion USD. The cause is due to late detection leading to cardiovascular and kidney complications. In some cases, when the disease is not managed and treated properly, it has serious consequences. Vietnam, the number of people with diabetes is increasing and rejuvenating, causing serious consequences for patients and a burden for the country. The disease is an urgent issue of public health. In the face of this situation, the problem is "How to effectively manage and treat diabetes patients?" This study aims to evaluate the status of Diabetes in the People's Hospital 115 in TP. Ho Chi Minh then explores the impact of lifestyle treatments and mental status on the health status of diabetic patients. Participants were people with diabetes and almost 1 year (60,5%). These people are mainly people over 50 years old (65%), and only graduated from primary and high schools (62,7%), most patients are in acceptable condition, with average BMI of 23kg/m2 and 42% of patients have hypertension.The data used is a data source built from a questionnaire interviewing diabetes patients at 115 people's hospital from January to May 2018. Research using Binary Logistic regression model. The regression results show that age, work, income, BMI, living with relatives, lifestyle and mental status have an impact on the health status of diabetes patients. In particular, living with relatives is the most influential factor on the health of patients. Implementing a healing lifestyle and keeping the spirit of not worrying, depression is something that can help stabilize blood sugar, improve the health of people with diabetes.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) (Theo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là “kẻ giết người” thầm lặng. Trong năm 2015, khoảng 1,6 triệu ca tử vong và khoảng một nửa số ca tử vong xảy ra trước 70 tuổi do đường huyết cao gây ra. Dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ĐTĐ loại 2, là một trong mười nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, thần kinh, suy thận. Đối với cá nhân, khi được chẩn đoán đái tháo đường người bệnh thường có chấn thương lớn về tâm lý. Họ sẽ buộc phải có những thay đổi về quan niệm và lối sống, bao gồm việc hoạch định và sắp xếp thời gian ăn uống, thường xuyên tự kiểm tra đường máu, tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc điều trị, điều chỉnh và thận trọng đối với hoạt động thể lực. Họ lo ngại nguy cơ hạ, tăng đường huyết và luôn bị đe doạ bởi các biến chứng cấp và mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh có thể chấp nhận và đối mặt với nó như một đặc điểm của bản thân mình, có thể cải thiện sức khỏe thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Grossman (1972) đã nhận định sức khỏe sẽ không sụt giảm đều đặn nếu chúng ta thực hiện chăm sóc sức khỏe và khi biết chăm sóc sức khỏe đúng cách, hay Zweifel (2009) nhận định con người có thể khiến sức khỏe tốt hơn. Đối với bệnh ĐTĐ, xây dựng cuộc sống với lối sống chữa bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và giữ tinh thần vui tươi thoải mái là những lời khuyên của bác sĩ nhằm ổn định mức đường huyết của người bệnh. Khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức bình thường thì bạn có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít thường xuyên hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn. Bạn cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần kinh), vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh ĐTĐ)
  • 15. 2 Vây nhân tố nào có tác động đến tình trạng sức khỏe của người ĐTĐ khiến sức khỏe họ được kiểm soát tốt hơn? Đây là một vấn đề vần được quan tâm và mang tính thiết thực để tìm hiểu, nghiên cứu. 1.1 Tính cấp thiết: Trong 10 năm gần đây, cùng sự phát triển nhanh chóng thần kỳ của xã hội, các nghiên cứu về sức khỏe tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân là do kinh tế phát triển nhưng lại mang theo những tác động bất lợi tới sức khỏe cá nhân. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe con người giảm sút trầm trọng và nhanh chóng là bệnh tật. Số lượng mắc bệnh mãn tính tăng lên nhanh chóng điển hình là bệnh đái tháo đường, WHO dự đoán rằng bệnh ĐTĐ sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2030 (Báo cáo hạnh phúc thế giới, 2012). Gần 6% dân số trưởng thành (20-79 tuổi) của thế giới hiện đang sống với bệnh Đái tháo đường (Sicree và cộng sự, 2003; Liên đoàn Quốc tế về Bệnh tiểu đường, 2006) trong đó một trong hai người trưởng thành (20-79 tuổi) bị ĐTĐ không được chẩn đoán (trên 212 triệu người). Một trong sáu trẻ sinh ra (16,2%) bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ thai kỳ. Ba phần tư (79%) số người bị ĐTĐ sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và 1.106.500 trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo đường loại 1. Người ta dự đoán rằng tổng số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên 366 triệu trong vòng chưa đầy 30 năm nếu hành động phòng ngừa không được thực hiện (Shaw và cộng sự, 2010). Số liệu thực tế cho thấy, năm 2000, toàn thế giới có khoảng 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, đến năm 2013, con số đó tăng lên khoảng 382 triệu người (+60%), và chỉ 4 năm sau đó (2017), cả thế giới đã ghi nhận khoảng 425 triệu người (+65%) (Tổ chức Y tế thế giới-2017) Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu trong số người lớn trên 18 tuổi đã tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014 (WHO-2016). Ước tính năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170% (số liệu thống kê bệnh ĐTĐ-2016). Nước ta được xếp vào hàng những nước có tốc độ bệnh
  • 16. 3 đái tháo đường phát triển nhanh. Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ mắc đái tháo đường toàn quốc là 2,7%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy (2004) tại Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước (2004) tại Cao Bằng là 6,8%, nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là 8,4%, nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy Nhơn là 8,6%. Ở Việt Nam, Bệnh ĐTĐ phát triển nhanh, năm 1990 ở Hà Nội có tỉ lệ chỉ 1,2%, Huế 0,96%, TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ 2,52%. Theo điều tra năm 2001, tỉ lệ bệnh ĐTĐ loại 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỉ lệ người có yếu tố nguy cơ phát triển đến ĐTĐ chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30-60). Năm 2014 theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với 3.299 triệu người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. ĐTĐ là căn bệnh mãn tính và số lượng người bệnh mắc bệnh tăng lên nhanh chóng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Việc nghiên cứu về tình trạng bệnh ĐTĐ, lối sống và trạng thái tinh thần của người bệnh sẽ góp phần đưa ra những gợi ý, giải pháp giúp người bệnh cải thiện, duy trì mức sức khỏe tốt hơn cho người bệnh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Bài phân tích hiện trạng trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường ở bệnh viện nhân dân 115, TP.HCM thông qua các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, chỉ số BMI, mắc bệnh cao huyết áp, lối sống chữa bệnh bao gồm tuân thủ thời gian uống thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và tự kiểm tra đường huyết và trạng thái
  • 17. 4 tinh thần của người bệnh. Qua đó tìm hiểu xem yếu tố quan trọng nào có thể giúp tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những gợi ý nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.  Xác định yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.  Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh 1.3 Câu hỏi nghiên cứu  Những yếu tố cá nhân nào tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ?  Lối sống chữa bệnh có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ?  Trạng thái tinh thần có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ? 1.4 Phạm vi nghiên cứu Thực hiện phỏng vấn người được chuẩn đoán ĐTĐ tại Bệnh viện nhân dân 115 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018-5/2018. Sau 5 tháng tiến hành phỏng vấn có 210 người tham gia trả lời các câu hỏi. Họ sẽ trả lời bảng câu hỏi nhằm phân tích, đánh giá, thu thập các yếu tố liên quan đến các biến trong bài nghiên cứu “Tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đến tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ”. Những bảng trả lời hợp lệ là phiếu trả lời tự nguyện, đầy đủ các câu hỏi trong bảng phỏng vấn và loại bỏ các bài không có câu trả lời, những người mắc bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ thai kỳ. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán tỷ lệ những người mắc bệnh ĐTĐ theo các yếu tố cá nhân như tuổi tác, học vấn, chỉ số BMI, sống cùng người thân trong mẫu nghiên cứu, tính toán các giá trị thống kê cơ bản như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
  • 18. 5 phá để xác định thang đo cho biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của người bệnh. Bài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic do biến phụ thuộc Y có 2 trạng thái: 1 là “Tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ trung bình trở lên trong thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng vấn) và 0 là “Không tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ rất kém đến kém trong thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng vấn) để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở TP.HCM. 1.6 Ý nghĩa và giới hạn đề tài Về lý thuyết, bài nghiên cứu góp phần thêm mới đề tài về yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở Bệnh viện nhân dân 115 cũng như người bệnh ĐTĐ ở TP.HCM tuy nhiên chỉ giới hạn ở khu vực TP.HCM chưa đại diện cho tổng thể cả nước. Về thực tiễn, bài đã đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Trình bày tổng quan bệnh Đái Tháo Đường, bao gồm các khái niệm: phân loại ĐTĐ, nguyên nhân, hậu quả biến chứng và cách điều trị ĐTĐ của từng loại. Chương 2 cũng trình bày về các lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa sức khỏe, tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe cũa người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, đưa ra các nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở xây dựng khung phân tích cho đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
  • 19. 6 Chương này chủ yếu xoay quanh các vấn đề như quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, xác định thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, phương pháp ước lượng và các kiểm định được sử dụng trong đề tài. Chương 4: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi qui và giải thích kết quả. Trình bày tổng quan bệnh viện nhân dân 115. Trình bày các thống kê mô tả về đặc điểm của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu. Tập trung vào phân tích kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên cứu để xác định các yếu tố của cá nhân, yếu tố nào của lối sống chữa bệnh, trạng thái tinh thần tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. Chương 5: Kết luận Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, hàm ý chính sách có tác động tích cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó cũng nêu ra những hạn chế của đề tài cùng định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
  • 20. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết: 2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường 2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm, không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên. Cơ thể khỏe mạnh khi được cung cấp glucose ổn định mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Insulin, một loại hocmon do tuyến tụy tạo ra, giúp glucose chuyển từ máu vào các tế bào trong cơ thể. Bệnh ĐTĐ (Diabetesmellitus hay còn gọi Diabetes) xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo đủ insulin hoặc insulin mà nó tạo ra không hoạt động đúng cách dẫn đến glucose tích lũy trong máu (Wells C.E-1978). Theo thời gian, mức đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của cơ thể, dẫn đến hậu quả lâu dài như bệnh tim, thận và mắt, và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA-1997) được WHO công nhận năm 1998 và được áp dụng năm 1999, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây: a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày. c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • 21. 8 d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. 2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ Bệnh ĐTĐ loại 1 (phụ thuộc insulin) do di truyền nên khá hiếm gặp. Cơ thể không tạo ra insulin, người bệnh không thể lấy đường (glucoze) từ thức ăn do người bệnh ăn vào và chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Vì thế người bệnh cần dùng insulin hàng ngày để tạo ra năng lượng sống. Khoảng 5 đến 10% tổng số bệnh nhân bệnh ĐTĐ thuộc loại này, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Mẹ bị ĐTĐ loại 1 nguy cơ con bị là 3%, nguy cơ tăng đến 6% nếu cha bị ĐTĐ. Tỷ lệ cùng mắc ĐTĐ loại 1 ở hai trẻ sinh đôi cùng trứng là 25-50%. Yếu tố môi trường của ĐTĐ loại 1: virus quai bị, rubella bẩm sinh, thuốc diệt chuột Vacor, hydrogen cyanide ở rễ cây sắn có liên quan đến ĐTĐ loại 1. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Những triệu chứng điển hình của Bệnh ĐTĐ loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Bệnh ĐTĐ loại 2 (không phụ thuộc insulin) xuất hiện khi cơ thể không sản sinh ra đủ insulin hoặc không hoạt động đúng với chức năng của insulin, thậm chí kháng lại hocmon này dẫn đến mức đường trong máu không thể kiểm soát. Người bệnh phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh đái tháo đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất, ĐTĐ loại 2 có thể bị ảnh hưởng bởi trọng lượng, độ tuổi (trên 40) chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh ĐTĐ, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến
  • 22. 9 mạch máu não, khi bị nhiễm trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường. Bệnh nhân ĐTĐ loại 2 tử vong nhiều nhất do các biến chứng tim mạch và ĐTĐ loại 1 tử vong là do các biến chứng về thận. ĐTĐ thai kỳ xuất hiện ở những người phụ nữ mang thai, tỷ lệ bệnh ĐTĐ trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn sau này. Tuy nhiên, là căn bệnh tiểu đường tạm thời và liên quan đến sự đề kháng insulin do đó nó không được đề cập đến như một dạng riêng biệt của bệnh ĐTĐ. Bài nghiên cứu loại bỏ dữ liệu của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ thai kỳ do loại này hiếm gặp và ít phổ biến. 2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau tai nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ, bệnh về thần kinh, suy thận…giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là ĐTĐ loại 2, là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới. Bệnh ĐTĐ ở trẻ em ngày càng tăng cao nhưng đối với các em, điều trị ĐTĐ rất khó bởi các em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh ĐTĐ không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên Thanh thiếu niên có thể bị ĐTĐ nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Trong trường hợp của những người trẻ tuổi, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ là rất lớn. Trong độ tuổi vị thành niên, rất khó để giữ họ trong kiểm soát, họ thường sử dụng thức ăn
  • 23. 10 nhanh trong các bữa ăn thay vì thực phẩm tươi dẫn đến khó kiểm soát lượng đường, và họ cũng thiếu năng lượng do ít tập thể dục hàng ngày. Ở người già các biến chứng bệnh ĐTĐ là một mối đe dọa thường xuyên làm họ có thể bị tàn phế khi mức độ biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não trở nên nghiêm trọng hay biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa. Nếu tính theo giới và tuổi thì tỷ lệ mất sức lao động ở nam giới bị ĐTĐ trên 40 tuổi tăng gấp 3 lần, ở bệnh nhân nữ trên 50 tuổi tăng gấp 2 lần so với các đối tượng nam nữ cùng độ tuổi không bị ĐTĐ. 2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ Điều trị đái tháo đường liên quan đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực cùng với việc giảm glucose máu và mức độ các yếu tố nguy cơ khác gây tổn thương mạch máu. Việc ngừng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các biến chứng. Các can thiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa có tính khả thi ở các nước đang phát triển bao gồm:  Kiểm soát đường máu, đặc biệt là ở đái tháo đường loại 1. Những người bị đái tháo đường loại 1 cần insulin, những người đái tháo đường loại 2 có thể được điều trị bằng thuốc uống, nhưng cũng có thể cần insulin.  Kiểm soát huyết áp  Chăm sóc bàn chân.  Sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc (đây là nguyên nhân gây mù lòa)  Kiểm soát lipid máu  Sàng lọc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến đái tháo đường và điều trị 2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ Theo Tổ chức Y tế thế giới, Sức khỏe là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật.
  • 24. 11 Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (Short Form-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993). Theo Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe cộng đồng dân cư, bao gồm 8 khía cạnh:  Hạn chế trong các hoạt động thể chất vì các vấn đề về sức khỏe  Hạn chế trong các hoạt động xã hội vì các vấn đề về thể chất hoặc tình cảm  Hạn chế trong các hoạt động vai trò bình thường vì các vấn đề sức khỏe thể chất  Đau cơ thể  Sức khỏe tâm thần nói chung (tâm lý đau khổ và hạnh phúc)  Hạn chế trong hoạt động vai trò thông thường vì các vấn đề về cảm xúc;  Sức sống (năng lượng và mệt mỏi)  Nhận thức về sức khỏe nói chung. Seligman và cộng sự (2012) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 để phân tích tác động của mất an toàn thực phẩm và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân có thu nhập thấp mắc bệnh ĐTĐ loại 2. Đối với người bệnh ĐTĐ, giữ cho lượng đường huyết ổn định là mục tiêu hàng đầu. Vì khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức bình thường thì người bệnh có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít thường xuyên hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn. Người bệnh cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần kinh), vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh ĐTĐ) Vì vậy tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ được đo lường thông qua việc người bệnh có kiểm soát được lượng đường huyết so với thời gian trước hay không? Hai chỉ số liên quan đến đường huyết bao gồm:
  • 25. 12 Chỉ số hàm lượng đường (Glucose) trong máu, được tính bằng đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Vì các chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày nên cần phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày như lúc đói, trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi ngủ….và người bệnh có thể tự tiến hành đo chỉ số này tại nhà thông qua máy đo đường huyết cá nhân. Đối với người bệnh ĐTĐ, chỉ số đường huyết có thể như sau: Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ Chỉ số ĐTĐ loại 1 ĐTĐ loại 2 1.Trước bữa ăn 4-7 mmol/L (72mg/dL-128 mg/dL) 4-7 mmol/L (72mg/dL-128 mg/dL) 2. Sau bữa ăn <9 mmol/L (162 mg/dL) 8.5 mmol/L (153 mg/dL) Nguồn: Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa kỳ Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ biến chứng mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau. Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm tiêu chuẩn để chẩn đoán và kiểm soát bệnh đái tháo đường. HbA1c là xét nghiệm máu đo lường mức đường huyết trung bình trong 2- 3 tháng qua. Giá trị bình thường của HbA1c là khoảng 4-6,5% đồng nghĩa với khi chỉ số HbA1c < 6,5% lượng đường huyết được kiểm soát tốt ngược lại khi chỉ số này tăng lên >10% có nghĩa là thời gian qua lượng đường huyết được kiểm soát kém. Phương pháp này có ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, ít sai số và có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng. Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 mức cho tình trạng sức khỏe biểu thị trạng thái từ rất kém đến rất tốt. Trong đó những người có câu trả lời từ bình thường đến rất tốt sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và những phiếu trả lời trạng thái từ rất kém đến kém sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “ Không tốt” . 2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
  • 26. 13 - Tuổi (Tuoi): Tình trạng sức khỏe có xu hướng theo đường cong chữ U với độ tuổi. Grossman (1972) đã nói sức khỏe tối ưu sẽ sụt giảm khi chúng ta già đi. Khi trẻ, sức khỏe tốt dần lên nhất là khi ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 17-35 tuổi, nhưng cuối cùng sẽ giảm dần đi khi về già. Tác giả Nguyễn Văn Lành (2013) cho biết, tuổi càng cao thì thực hành đúng về điều trị đái tháo đường càng thấp dẫn đến tình trạng sức khỏe không tốt cho người bệnh. - Giới tính (Gioi_tinh): nữ giới thường có xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt hơn nam giới. - Sống cùng người than (SCNT): người thân trong gia đình có thể tác động mạnh mẽ lên hành vi của người bệnh. Gia đình hình thành cho người bệnh định hướng về giá trị bản thân, tư tưởng tình cảm đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hành vi lối sống hằng ngày của người bệnh. Sự quan tâm, chăm sóc của vợ, chồng, con cháu là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh. - Trình độ học vấn (Hoc_van): Graham và cộng sự (2001) nhận thấy rằng số năm được đi học có tác động tích cực đến sức khỏe và ngược lại sức khỏe tốt hơn có thể làm cho con người hoàn thành việc học nhiều hơn. Nguyên nhân là do giáo dục có thể cải thiện khả năng làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc, tăng hiểu biết về tác hại của hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện….Người có học sẽ nhìn thấy lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ dùng thức ăn có chất dinh dưỡng tốt và tự xây dựng thói quen sống có lợi cho sức khỏe của mình và gia đình. Nghiên cứu của Trần Văn Hải (2013) cũng phát hiện có sự liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về ĐTĐ. Những người có kiến thức tốt thường quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, từ đó sẽ chọn cho mình hành vi lối sống tích cực trong phòng tránh, điều trị bệnh tật nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng. - Công việc (Cong_viec): Marmot (2004), Clark và Oswald (1994). nhận thấy công việc có tác động đáng kể đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Folland (2007) cho rằng tăng thời gian cho chăm sóc sức khỏe, giảm thời gian làm việc, giải trí sẽ giúp cải thiên sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Tri và cộng sự (2016) cho thấy tình trạng sức khỏe của nhóm người có tính chất công việc nhẹ ảnh hưởng ít hơn so
  • 27. 14 với nhóm người có tính chất công việc nặng. Theo Võ Thị Bổn (Tạp chí nghiên cứu y học-2015), cho thấy có sự khác biệt kiến thức chung về ĐTĐ ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Ví như những người làm nghề nông, có học vấn thấp, khả năng tiếp cận kiến thức về ĐTĐ kém hơn nghề khác. Làm việc quá nhiều, thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức khỏe. -Thời gian mắc bệnh (TGMB): thời gian mắc bệnh càng dài càng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức khỏe. -Chỉ số BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là tỷ lệ của trọng lượng cơ thể, tính bằng kilogam trên chiều cao tính bằng mét bình phương, là một chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe. Bảng 2.2 Chỉ số BMI Chỉ số BMI Thiếu cân <18.5kg/m2 Bình thường 18.5-22.9 kg/m2 Thừa cân 23-24.9 kg/m2 Béo phì độ 1 25-29.9 kg/m2 Béo phì độ 2 >= 30 kg/m2 Nguồn: (Tiêu chuẩn người châu Á – Liên đoàn tiểu đường thế giới (IDF)- 2005) Thừa cân, béo phì một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nghiên cứu của Stutzer (2007) cho thấy có sự suy giảm về sức khỏe, lòng tự trọng, hoặc chấp nhận xã hội khi chỉ số BMI của một người quá lớn. Béo bụng có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng kháng insulin và thiếu hụt insulin. Kiểm soát cân nặng có vai trò quan trọng khi điều trị và xây dựng cuộc sống mới cùng bệnh ĐTĐ vì nếu không kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn.
  • 28. 15 -Tăng Huyết Áp: ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau tai nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ, bệnh về thần kinh, suy thận…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những cá nhân ốm yếu và làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống con người- Shields & Wheatley Price (2005). Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường (IDF), 12% bệnh nhân tiểu đường là được phân loại là nghiêm trọng vì sự hiện diện của một trong các bệnh lý sau: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ, bệnh thần kinh và thiếu kiểm soát lượng đường trong máu hoặc các vấn đề về thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân có nhiều bệnh liên quan cho thấy sự sụt giảm lớn hơn trong hoạt động so với những người chỉ có một bệnh. Thông qua chỉ số mức độ nghiêm trọng của biến chứng tiểu đường (DCSI) so sánh với những người không có biến chứng để xác định xem số lượng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng bệnh tiểu đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong và nhập viện hay không. So với những bệnh nhân không có biến chứng, những người có 1 biến chứng không có nguy cơ tử vong cao hơn, tuy nhiên, những người có từ 2 biến chứng trở lên có nguy cơ tử vong cao hơn. Trong bài nghiên cứu, chỉ nghiên cứu người bệnh với tình trạng có bị cao huyết áp hay không và loại bỏ những bệnh liên quan khác do những biến chứng khác có tác động lớn đến sức khỏe của người bệnh mà thước đo lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần này không thay đổi được. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ là do tình trạng tăng glucose máu làm thay đổi chức năng mạch máu và thúc đẩy tính nhạy cảm của mạch máu với huyết áp động mạch và ngược lại, đối với bệnh nhân tăng huyết áp tình trạng đề kháng insulin rất hay gặp và nguy cơ xuất hiện ĐTĐ sau 5 năm gấp 2,5 lần. -Thu nhập (TN): Chang (1996) nhận định sức khỏe tốt thì con người sẽ có nhiều thời gian để làm việc hơn dẫn đến thu nhập cao, và có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Folland (2007), khi về hưu, không có thu nhập đầu tư vào sức khỏe, tình trạng sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng. -Chi phí chữa bệnh (CPCB): được ước lượng từ dữ liệu về chẩn đoán, điều trị đang diễn ra. Đó là các chi phí có liên quan đến việc sử dụng các can thiệp về y
  • 29. 16 khoa như thuốc, xét nghiệm cho chăm sóc sức khoẻ trong điều trị nội trú và ngoại trú, chăm sóc khẩn cấp, cũng như phục hồi chức năng và vật lý trị liệu (Smith, 2009). Chi phí cho quản lý sức khoẻ của người mắc ĐTĐ gấp 2-4 lần người không bị ĐTĐ. Chi phí này bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh. Mức độ chi phí này còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, vào tình trạng biến chứng của bệnh. Đa số chi phí cho điều trị của người đái tháo đường gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện, thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Rubin RJ và cộng sự (1992) cho thấy chi phí y tế cho người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2-3 lần so với những người không bị bệnh tiểu đường. Liaquat A Khowaja và cộng sự (2002) nghiên cứu chi phí cho Bệnh tiểu đường ở Châu Âu thì kết luận chi phí thuốc cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2 là tương đối thấp, với thuốc hạ huyết áp và insulin chỉ chiếm 7% tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ cho bệnh đái tháo đường loại 2. Olivera EM1, Duhalde EP, Gagliardino JJ (1991) đánh giá các chi phí gián tiếp của bệnh tiểu đường và cho thấy mối quan hệ của họ với các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường. Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường Bệnh nhân gầy Tổng Bệnh nhân thừa cân Tổng Chế độ ăn Thuốc Chế độ ăn Thuốc Không có biến chứng 3.66 4.35 8.01 2.16 3.24 5.40 Có biến chứng Nội trú 4.27 3.49 7.76 4.63 3.32 7.95 Ngoại trú 1.67 1.63 3.30 1.32 1.26 2.58 -Mắt và hoặc thận 0.28 0.13 0.42 0.51 0.36 0.87
  • 30. 17 Tổng số cho điều trị biến chứng 6.22 5.26 11.47 6.01 4.61 10.62 Tổng số cho điều trị lâm sàng 9.87 9.61 19.48 8.16 7.85 16.02 (Nguồn: United Kingdom Prospective Diabetes Study –UKPDS (đơn vị: bảng Anh) 2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ Lối sống là cách sống của một người thể hiện trong hành vi, hoạt động, sự quan tâm hàng ngày của họ đối với môi trường sống của mình. Và lối sống chữa bệnh là hành vi chữa bệnh khi cơ thể ốm đau qua đó hình thành những hành vi tốt trong cuộc sống hằng ngày nhằm đảm bảo trạng thái sức khỏe tốt và ổn định hơn. Adersen (1995) đã cho rằng một cá nhân sẽ nhận thức về nhu cầu sức khỏe khi cá nhân đó cảm nhận những ốm đau hay đánh giá mức độ nghiêm trọng của của các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Grossman (1972) đã xem sức khỏe như một hàng hóa, và vì thế có thể tạo ra sức khỏe bằng cách đầu tư vào nó. Ruhm (2000) đã nhận định sự thay đổi trong các hành vi ăn uống, hút thuốc lá và tập luyện thể chất dẫn đến sự thay đổi tình trạng sức khỏe. Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Theo nghiên cứu của Belloc và Breslow (1972) đã chỉ ra một nhóm các hành vi (mà họ gọi là hành vi Alameda) gồm: ăn sáng đều đặn, không ăn vặt, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, giữ cân nặng chuẩn, thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày là những hành vi ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Sarah Hortman, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, sử dụng các loại trái cây ít đường là lựa chọn sáng suốt cho người bệnh ĐTĐ, đó là những loại quả chứa nhiều chất xơ, nước và có khả năng kiểm soát lượng carbohydrate. Theo nghiên cứu tới từ Hiệp hội Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) trực thuộc Viện Y học Hoa Kỳ, tăng cường tiêu thụ trái cây và
  • 31. 18 rau quả có thể giảm nguy cơ ung thư dẫn tới tử vong. Theo đó, tự xây dựng lối sống chữa bệnh tại nhà, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tuân thủ thuốc là lối sống cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định cho người bệnh ĐTĐ. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong điều trị Đái tháo đường, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu: đó là chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, thuốc điều trị đái tháo đường và hành vi tự chăm sóc. Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh Đái tháo đường. Chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng calori đảm bảo cho cân nặng ổn định hướng tới mục tiêu:  Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu  Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng  Giảm nguy cơ tim mạch và làm chậm các biến chứng Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh Mức chấp nhận được 1. Chất bột đường (Catbonhydrat) 45-65% nhưng không dưới 130g/ngày -Gạo 200g/ngày ( 4 bát cơm) -Khoai ( khoai lang, khoai sọ…) 200-400g/ngày -Bánh ngọt <30g/ngày -Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mì, đồ ngọt, kẹo 2. Chất béo (Lipid) 25-35% -Món xào, rán, nướng 10-20g/ngày 3. Chất đạm (Protein) 15-20% (*Biến chứng thận: 0.8g/kg/ngày) -Các loại đậu 100-150g/ngày 4. Chất xơ >= 5g chất xơ/ khẩu phần ăn -Các loại rau quả 300-500g/ngày -Không nên ăn các loại quả sấy khô, các loại quả ngọt (mít, chuối, xoài) <200g/ngày Nguồn: Theo khuyến cáo ADA-2006
  • 32. 19 Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của người bệnh: + Tuổi trẻ: dưới 40 tuổi: 42 Kcalo/ngày + Trên 40 tuổi: 32 Kcalo/ngày Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin từ đó cải thiện kiểm soát mức glucose đồng thời giúp giảm cân. Thuốc điều trị Đái tháo đường: Điều trị bằng thuốc nhằm điều chỉnh tình trạng kháng insulin và giảm tiết insulin. Có thể phối hợp đa trị liệu hay điều trị bằng insulin đơn thuần để đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu. Thuốc lá và rượu bia là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn chuyển hóa. Người bệnh ĐTĐ nếu uống rượu thì mức độ biến chứng nặng hơn người không uống rượu. Tự chăm sóc Theo nghiên cứu của Brod (2012) cho rằng giấc ngủ bị quấy nhiễu dẫn đến khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều. Nguyên nhân là do mức glucose dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Nếu lượng glucose trong máu quá cao sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm do đó người bệnh cần có lối sinh hoạt lành mạnh, quan tâm, cải thiện giấc ngủ của mình giúp ổn định mức glucose ổn định Vệ sinh hàng ngày: Người bệnh ĐTĐ luôn bị đe dọa bởi những biến chứng như lở loét, viêm nhiễm dễ bị nhiễm trùng nên việc giữ vệ sinh chính bản thân người bệnh, vệ sinh nơi ở người bệnh là hết sức quan trọng. Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của THA ờ bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ loại 2, 50% người bệnh ĐTĐ được chuẩn đoán có THA. Theo dõi huyết áp thường xuyên cũng là hành động có lợi cho việc theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ. Hành vi tự đo lường đường huyết tại nhà trước khi ngủ cũng là một hành vi giúp kiểm tra lượng đường huyết hàng ngày.
  • 33. 20 2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ Trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, các biến cố bất ngờ tác động lên sức khỏe của những cá nhân ốm yếu có thể làm họ chết sớm hơn trong khi không có nhiều ảnh hưởng lên tình trạng của tổng thể. Theo nghiên cứu của Colleen và cộng sự (2011), khi so sánh giữa hai nhóm bệnh mãn tính (có biến chứng) và nhóm bệnh mãn tính (không biến chứng) thì nhóm bệnh mãn tính (có biến chứng) có hiện tượng trầm cảm (22%) hơn so với nhóm bệnh mãn tính (Không biến chứng) Katon và cộng sự (1991), đã so sánh sự khác biệt về tâm thần giữa những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường xuyên mệt mỏi (nhóm 1) và những người không có bệnh nhưng mệt mỏi (nhóm 2). Tác giả sử dụng nghiên cứu cắt ngang so sánh 98 bệnh nhân nhóm 1 với 31 bệnh nhân nhóm 2 dựa trên các cuộc phỏng vấn tâm thần và bảng câu hỏi bệnh nhân. Những bệnh nhân nhóm 1 có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân nhóm 2. Tỷ lệ mệt mỏi suy nhược mãn tính trong thực hành chăm sóc ban đầu có thể cao tới 27% đến từ việc như phải tuân thủ nghiêm ngặc phác đồ điều trị, không tham gia được các hoạt động gia đình, xã hội Theo Moghissi và cộng sự (2013), hạ đường huyết có liên quan đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh lo âu, trầm cảm. 2.2 Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan Nghiên cứu của Kenkel (1995), sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng hàm sản xuất sức khỏe nhằm phân tích tác động của lối sống đến sức khỏe của người trưởng thành. Biến tình trạng sức khỏe được đo bằng mức sức khỏe tự đánh giá (gồm 5 mức: kém, tạm, tốt, rất tốt và tuyệt vời ). Mô hình nghiên cứu: H=H(L,S,X) H: Sức khỏe, L: Hành vi, S: giáo dục, X: yếu tố ngoại sinh tác động đến mức độ khỏe mạnh của con người trong quá khứ hoặc đại diện cho sự sa sút sức khỏe
  • 34. 21 theo thời gian (tuổi, giới tính). Một số các yếu tố tác động lên hành vi như giáo dục, tuổi, nghề nghiệp được đưa vào hàm cầu sức khỏe. Kết quả chỉ có tác dụng của ăn sáng là tương đối không rõ ràng còn các yếu tố giữ một cân nặng chuẩn, không ăn vặt giữa các bữa, không hút thuốc, thể dục thường xuyên, hạn chế hoặc không uống rượu bia và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày là các yếu tố tác động tốt đến sức khỏe. Cùng những nghiên cứu khác (Kenkel (1995)), Contoyannis và cộng sự (2004) và Ruhm (2005), ta có được những chứng cứ rất thuyết phục về vai trò của “bảy hành vi Alameda” và ảnh hưởng của chúng lớn đến nỗi cuộc Điều tra Sức khỏe bằng Phỏng vấn toàn Hoa Kỳ đã phải thu thập số liệu về bảy hành vi này một cách định kỳ nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, một số giới hạn trong lý thuyết tác động đến hành vi của người được điều tra như giá cả, thu nhập và sở thích được đưa vào hàm cầu cho các đầu tư sức khỏe và không nằm trong hàm sản xuất sức khỏe. Belloc và Breslow (1972) đã phân tích kết quả điều tra của 7.000 công dân hạt Alameda, bang California vào năm 1965 và chỉ ra rằng một nhóm hành vi (mà họ gọi là “bảy hành vi Alameda”) bao gồm: ăn sáng đều đặn, giữ một cân nặng chuẩn, không ăn vặt giữa các bữa, không hút thuốc, thể dục thường xuyên, hạn chế hoặc không uống rượu bia và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày là những hành vi có tác động đến tình trạng sức khỏe. Theo Stewart và cộng sự (1989) tăng cường hoạt động hàng ngày và giữ tâm trạng thoải mái là một mục tiêu ngày càng được ủng hộ trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Họ đánh giá hoạt động và tâm trạng của 9.385 người lớn khi đến khám chữa bệnh với 362 bác sĩ ở ba thành phố của Hoa Kỳ, sử dụng các cuộc điều tra ngắn gọn được hoàn thành bởi cả bệnh nhân và bác sĩ. Kết quả cho thấy có 8/9 người bệnh bệnh mãn tính có hoạt động thể chất, sức khỏe tâm thần, nhận thức về sức khỏe tốt hơn so với bệnh nhân không có bệnh mãn tính. Trong nghiên cứu của Lin và cộng sự (2004) có 3/4 số bệnh nhân ĐTĐ được uống thuốc hạ đường huyết (tiêm insulin) và tự giác kiểm soát glucose hàng tuần và 47,8% bệnh nhân tập thể dục mỗi tuần một lần. Tuy nhiên có 19,5% không tuân thủ
  • 35. 22 thời gian và liều lượng đối với thuốc hạ đường huyết (trung bình 67,4 +/- 74,1 ngày). Tình trạng bệnh nặng hơn có liên quan đến hoạt động thể chất ít hơn, chế độ ăn uống không lành mạnh và tuân thủ thấp hơn các thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp và hạ lipid đường uống. Unger.J (2012) thiết kế chương trình điều trị bệnh tiểu đường bằng thiết kế mô hình lối sống có sự can thiệp của dược lý bằng cách thúc đẩy giảm cân vừa phải (7– 10% trọng lượng cơ thể ban đầu hoặc tăng chiều cao tương đương với thanh niên vẫn tăng trưởng chiều cao) cùng việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ điều đặn. Thực hiện cân bằng năng lượng thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, mục tiêu tiêu thụ calo trong khoảng 1.200–1.500 kcal /ngày. Có 699 bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, tuổi từ 10–17 tham gia. Kết quả, có 75,2% tuân thủ phác đồ thuốc và tham gia chương trình lối sống trong 24 tháng đầu năm và 53,6% người tham gia đã đạt được mục tiêu ban đầu kiểm soát được lượng đường huyết. Dilek và cộng sự (2016) nghiên cứu mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết đối với bệnh nhân ĐTĐ loại 2 cho thấy có mối quan hệ đáng kể có ý nghĩa thống kê giữa liều lượng insulin sử dụng và số lượng đồ ăn vặt với số lần các đợt hạ đường huyết của người bệnh. Qua quá trình tham khảo các lý thuyết và các bài nghiên cứu của tác giả về các vấn đề yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, bài nghiên cứu sử dụng các biến như tuổi tác, giới tính, công việc, chỉ số BMI, thời gian làm việc, thu nhập, chi phí chữa bệnh và tình trạng mắc bệnh liên quan, lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần vào mô hình để đại diện đặc điểm người bệnh trong việc giải thích nguyên nhân tình trạng sức khỏe khác biệt khi người bệnh có các đặc điểm khác biệt.
  • 36. 23 SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH ĐTĐ Chi phí chữa bệnh Trạng thái tinh thần Lối sống chữa bệnh Thu nhập Đặc điểm người bệnh  Tuổi  Giới tính  Học vấn  Công việc,  Thời gian mắc bệnh,  Chỉ số BMI,  Tăng huyết áp  Sống cùng người thân Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả: Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ Trên cơ sở mô hình đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết:  Giả thuyết H1: Đặc điểm cá nhân có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ  Giả thuyết H2: Lối sống chữa bệnh có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ  Giả thuyết H3: Trạng thái tinh thần có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ 2.3 Tóm tắt chương 2 Kết quả tổng quan tài liệu về đái tháo đường đã giúp đề tài tiếp cận được khái niệm về đái tháo đường, phân loại các loại đái tháo đường, biết được nguyên nhân và các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình Kenkel (1995), Belloc và Breslow (1972) làm cơ sở, đề tài xây dựng khung phân tích và mô hình nghiên cứu gồm biến số có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • 37. 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình định lượng 3.1.1 Các biến trong mô hình Biến đầu ra tình trạng sức khỏe được đo lường bằng tỷ lệ người bệnh đánh giá sức khỏe là “Tốt” hay “Không tốt”. Vì biến phụ thuộc là biến nhị phân, nghiên cứu sử dụng mô hình Binary Logistic để đánh giá tác động của việc thực hiện lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần lên tình trạng sức khỏe người bệnh. Biến giải thích chính là các yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tinh, học vấn, sống cùng người thân, chỉ số BMI, thu nhập, chi phí, lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của người bệnh ĐTĐ. Lối sống chữa bệnh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh bao gồm các vấn đề: chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, sử dụng thuốc và tự chăm sóc. Trạng thái tinh thần tác động đến tình trạng sức khỏe thông qua trạng thái lo lắng (về thuốc, thời gian KCB, chế độ dinh dưỡng..) Những yếu tố này trong nhiều thập kỷ đã được mở rộng nghiên cứu bởi Kenkel (1995), Ruhm.(2000), Contoyannis (2004) và Ruhm (2005). Lin E.H (2004) và Unger (2012).
  • 38. 25 Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình STT Biến số Ký hiệu/ Đơn vị Khái niệm Dấu kỳ vọng Tình trạng sức khỏe người ĐTĐ H Biến nhị phân ( Dummy) 1: tình trạng sức khỏe tốt 0: tình trạng sức khỏe không tốt 1 Tuổi Tuoi( năm) Tuổi của người bệnh ĐTĐ + 2 Giới tính Gioi_tinh Giới tính của người bệnh ĐTĐ 1: Nam 0: Nữ ± 3 Sống cùng người thân SCNT 1: Có 0: Không + 4 Trình độ học vấn Hoc_van Trình độ học vấn của người bệnh ĐTĐ 1. Tiểu học, dưới tiểu học 2. THPT 3. Cao đẳng, đại học 4.Trên đại học ± 5 Công việc Cong_viec Tình trạng công việc của người bệnh ĐTĐ 1: Đang làm việc 0: Không làm việc - 6 BMI Kg/m2 Chỉ số khối cơ thể (trọng lượng/ chiều cao*2) - 7 Thời gian mắc bệnh TGMB (Năm) Thời gian mắc bệnh của người bệnh -
  • 39. 26 8 Tăng huyết áp THA Có mắc bệnh tăng huyết áp? 1: Có 0: Không - 9 Thu nhập TN (đồng/tháng ) Thu nhập một tháng của người bệnh ĐTĐ + 10 Chi phí chữa bệnh CPCB (đồng/ tháng) Chi phí một tháng của người bệnh ĐTĐ - 11 Lối sống chữa bệnh LSCB Lối sống chữa bệnh đo lường thông qua các câu hỏi với mức độ thực hiện từ 1->5 ( từ không bao giờ đến thưc hiện rất thường xuyên) của các hành vi liên quan tới chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, sử dụng thuốc và hành vi tự chăm sóc. (Bảng 3.3) Thực hiện phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố + 12 Trạng thái tinh thần TTTT Trạng thái tinh thần của người bệnh đo lường qua các câu hỏi về các vấn đề gặp phải với mức độ cảm nhận từ 1->5 ( từ từ rất thường xuyên đến không bao giờ) ( Bảng 3.3) Thực hiện phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố - 14 U Sai số ngẫu nhiên không quan sát được tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh và được giả định không
  • 40. 27 P(Y=1) P(Y=0) tương quan với các biến X Kỳ vọng của các biến được tác giả kế thừa từ các công trình nghiên cứu của Kenkel (1995) , Ruhm, C. J. (2000), Contoyannis, P. và Jones, A.M. (2004).và Ruhm, C. J. (2005). Lin E.H, Katon W, Von Korff M (2004), Unger (2012) và một số công trình khác. Để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần, ta cần tiến hành: (i) Phân tích Cronbach’s Alpha: Thang đo có chất lượng tốt khi Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3. (ii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)  Kiểm định tính thích hợp của EFA Sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). Khi hệ số KMO thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế  Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng kiểm định Bartlett, khi mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.  Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Sử dụng phương sai trích (% Cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%. 3.1.2 Hồi quy Binary Logistic Dạng tổng quát của mô hình: Ln = 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn Trong đó, P(Y=1)=P0: Xác xuất người bệnh ĐTĐ có sức khỏe tốt
  • 41. 28 P0 1- P0 P0 1-P0 P(Y=0)=1=1-P0: Xác suất người bệnh ĐTĐ có sức khỏe không tốt Ln = Ln Hệ số Odds: P (tốt) P (không tốt) = 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn O0= = LnO0 = 0+1X1+2X2+1X1+3X3+ …..+nXn (1) Do đó, Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xj(j=1,2,…n). Phương trình (1) có dạng hàm Logit. Do đó ước lượng các hệ số hồi quy bằng phương pháp MX ( Maximum Likelihood) Hệ thống kiểm định: Để mô hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, ta thực hiện 3 bước kiểm định sau: -Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: nhằm xem biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Sử dụng kiểm định Wald, khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có mức ý nghĩa độ tin cậy ít nhất 90%( Sig.≤ 0,1), ta kết luận rằng tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là có ý nghĩa thống kê. -Mức độ phù hợp của mô hình: nhằm xem xét các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0 và mô hình phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng không H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không P (tốt) P (không tốt)
  • 42. 29 Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo có mức độ tin cậy ít nhất 95%( Sig.≤0,05), ta chấp nhận giả thuyết H1 và mô hình được xem là phù hợp. -Mức độ giải thích của mô hình Sử dụng thước đo R2 - Nagelkerke cho biết có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập 3.2 Xây dựng thang đo 3.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi Tác giả tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của chuyên gia gồm 5 bác sĩ tại bệnh viện nhân dân 115 để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, từ đó đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh áp dụng cho việc khảo sát dự liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Các bác sĩ với kiến thức y khoa và thường xuyên tiếp xúc với người bệnh sẽ cung cấp các tư vấn hữu ích liên quan đến việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ. Đối tượng thứ hai là người bệnh đang điều trị bệnh ĐTĐ tại bệnh viện nhân dân 115. Tác giả chọn đối tượng này phỏng vấn nhằm tìm hiểu kỹ hơn và chi tiết hơn đặc điểm thói quen và hành vi cá nhân hằng ngày có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ như thói quen sử dụng thuốc điều trị, ăn uống, hoạt động thể lực, vấn đề tự chăm sóc và trạng thái tinh thần hằng ngày. Hệ thống câu hỏi giành cho bác sĩ gồm 3 nhóm: (1) Nhóm câu hỏi đề cập đến đặc điểm cá nhân của người bệnh ĐTĐ qua đó khái quát tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. (2) Nhóm câu hỏi những yếu tố nào trong lối sóng của người bệnh có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh qua đó hình thành lối sống chữa bệnh cho người bệnh ĐTĐ? Những yếu tố nào của trạng thái tinh thần có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ? (3) Nhóm câu hỏi về các chỉ số sức khỏe nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hệ thống câu hỏi dành cho người bệnh gồm: (1) Nhóm câu hỏi về yếu tố cá nhân, (2) Nhóm câu hỏi về lối sống chữa bệnh, nhóm câu hỏi về trạng thái tinh thần
  • 43. 30 của người bệnh, và (3) nhóm câu hỏi về chỉ số sức khỏe, tình trạng sức khỏe chung hiện nay. Thông tin thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê theo tiêu chí từng dạng mẫu phỏng vấn của hai nhóm đối tượng. Tính tỷ lệ phần trăm của từng tiêu chí trong tổng thể các tiêu chí của nhóm câu hỏi của từng dạng phỏng vấn. Bảng 3.2 Tổng hợp phỏng vấn 5 bác sĩ Tiêu chí phỏng vấn Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe ở người bệnh ĐTĐ Số ý kiến tán thành % Yếu tố cá nhân Tuổi 5 100 Giới tính 4 80 Dân tộc 2 40 Sống cùng người thân 4 80 Học vấn 3 60 Công việc 4 80 Chỉ số BMI 5 100 Thời gian mắc bệnh 4 80 Mắc bệnh liên quan ( Tăng huyết áp) 4 80 Yếu tố lối sống chữa bệnh Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc 5 100 Chế độ ăn uống kiêng đường và tinh bột 5 100 Thường xuyên vận động hàng ngày 5 100 Không hút thuốc, uống rượu bia 5 100
  • 44. 31 Yếu tố tinh thần Bực bội 4 80 Chán nản 5 100 Lo lắng 5 100 Buồn phiền 5 100 Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Những yếu tố khác biệt mang tính đặc trưng từ những cuộc phỏng vấn đối với các dạng mẫu, tác giả sẽ đưa vào phương trình hồi quy trong phần nghiên cứu định lượng nếu các yếu tố này có thể đo lường được trong phạm vi nghiên cứu. Từ kết quả phỏng vấn đồng thời kết hợp với lý thuyết và nghiêm cứu thực nghiệm liên quan tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng, xác định các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ 3.2.2 Thang đo lối sống chữa bệnh (LSCB) và trạng thái tinh thần (TTTT) Mô hình có 2 biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (Likert,1932) thể hiện thái độ nhận thức và đánh giá của người bệnh về các yếu tố trong lối sống và trạng thái tinh thần của mình về các trạng thái từ 1 đến 5 tương ứng là không bao giờ, ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, và rất thường xuyên. Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố tác động tới lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của người bệnh ĐTĐ Ký hiệu THANG ĐO LỐI SỐNG CHỮA BỆNH (LSCB) LSCB1 Thời gian nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu mình mong muốn LSCB2 Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc hàng ngày LSCB3 Tuân thủ liều lượng sử dụng thuốc LSCB4 Thực hiện chế độ cân bằng dinh dưỡng
  • 45. 32 LSCB5 Sử dụng các loại trái cây ít đường LSCB6 Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ LSCB7 Hoạt động thể lực nặng 10p/ngày LSCB8 Hoạt động thể lực vừa 10p/ngày LSCB9 Hoạt động thể lực nhẹ 10p/ngày LSCB10 Hạn chế rượu bia LSCB11 Hạn chế thuốc lá LSCB12 Kiểm tra đường huyết trước ăn LSCB13 Kiểm tra đường huyết 1-2h sau ăn LSCB14 Kiểm tra đường huyết trước khi ngủ LSCB15 Thực hiện xét nghiệm HbA1C TRẠNG THÁI TINH THẦN (TTTT) TTTT1 Lo lắng về thuốc TTTT2 Lo lắng khi tự chăm sóc TTTT3 Lo lắng về dịch vụ CSSK TTTT4 Lo lắng về cần thời gian KCB TTTT5 Lo lắng vì điều trị khác biệt TTTT6 Gặp vấn đề về giấc ngủ TTTT7 Mệt mỏi TTTT8 Chán ăn TTTT9 Tinh thần suy sụp Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu Theo Tabachnick và Fidell (1996), khi dữ liệu thu thập là dạng thu thập tại một thời điểm, quy mô mẫu nên ít nhất là: n=50+8X(Số biến độc lập). Bài nghiên cứu gồm 12 biến (Bảng 3.1), vậy số mẫu tối thiểu theo Tabachnick là 146. Bài nghiên cứu gồm 210 đối tượng trả lời phỏng vấn vậy mẫu đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho bài luận.
  • 46. 33 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu Khảo sát 405 người bệnh một cách thuận tiện, đang điều trị tại bệnh viện Nhân dân 115- Tp. HCM trong thời gian từ tháng 01-05/2018. Phiếu khảo sát gồm 29 câu hỏi phỏng vấn tình trạng sức khỏe có liên quan đến 12 biến (Bảng 3.1). Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên bộ câu hỏi “ Phỏng vấn cá nhân về tình trạng sức khỏe” của WHO. Tiêu chuẩn loại trừ là những bệnh nhân ĐTĐ loại 1, ĐTĐ thai kỳ, những bệnh nhân mất máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hóa, hay những người bệnh đang điều trị thuốc có thể gây tăng đường máu (thuốc lợi tiểu, thuốc, thuốc chống mỡ máu…), những bệnh nhân mắc các biến chứng nặng của ĐTĐ (biến chứng về thận, mắt, thần kinh) ảnh hưởng tới kết quả HbA1c. Đồng thời, những phiếu phỏng vấn không trả lời hay trả lời không đầy đủ cũng bị loại bỏ. Tổng số quan sát còn lại là 210 quan sát. Bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi tự báo cáo thu thập thông tin về đặc điểm cá nhân, lối sống chữa bệnh, cùng những triệu chứng lo lắng của bản thân cũng như tình hình sức khỏe tổng quát 3 tháng gần thời gian phỏng vấn của họ. 3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo, luận văn luận án của sinh viên khác, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trước. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, huyết học của người bệnh. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong nội thành phố HCM thông qua thực hiện phỏng vấn khảo sát những người được chuẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ 3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Các đặc điểm cá nhân đo lường bao gồm tuổi tác, giới tính, chỉ số BMI, thời gian mắc bệnh, thu nhập, chi phí chữa bệnh…Biến lối sống được xây dựng trên các câu hỏi liên quan tới chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, sử dụng uống thuốc và tự chăm sóc. Trạng thái tinh thần được thu thập thông qua các câu hỏi về vấn đề lo lắng trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ.
  • 47. 34 Đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết 3 tháng một lần. Dựa trên kết quả phỏng vấn, tiến hành phân chia đánh giá của người bệnh thành nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và tình trạng sức khỏe “Không tốt” 3.4 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ: Tác giả liên hệ với bác sỹ đang công tác tại bệnh viện Nhân Dân 115 để thu thập dữ liệu thứ cấp về các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. Từ đó, tiến hành rà soát nhằm chọn lọc các yếu tố phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu. Nghiên cứu định tính tìm ý tưởng xây dựng biến độc lập bằng cách khảo sát, trao đổi với người bệnh về một số đặc điểm mà tác giả quan tâm. Nghiên cứu chính thức: Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ tác giả tiến hành thiết kế cho nghiên cứu định lượng nghiên cứu định lượng sẽ thực hiện thông qua các bước như sau:
  • 48. 35 Chuẩn bị bảng câu hỏi Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn người bệnh Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu: 3.5 Tóm tắt chương 3 Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, chương 3 đã trình bày cách thức đo lường và thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. Phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy Logistic đa biến cũng đã được giới thiệu để vận dụng vào việc phân tích dữ liệu của đề tài. Viết báo cáo Gơi ý giải pháp Phân tích dữ liệu Thống kê mô tả Phân tích nhân tố khám phá Phân tích hồi quy Nhập liệu Làm sạch dữ liệu
  • 49. 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan bệnh viện nhân dân 115 Là bệnh viện đa khoa hạng I có địa chỉ tại 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Bệnh viện có quy mô 1.600 giường bệnh, 45 khoa phòng với 35 khoa lâm sàng và hơn 10 phòng chức năng. Bệnh viện điều trị 1.800- 1.900 bệnh nhân nội trú/ngày và 2.000-3.000 bệnh nhân ngoại trú/ ngày. Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân là 8,4 ngày. Tiếp nhận 270-300 ca cấp cứu/ ngày, phầu thuật trung bình 1.400 ca/ tháng. Hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại với hơn 2.500 nhân viên, bệnh viện này đảm bảo được đội ngũ y bác sĩ thăm khám và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để KCB cho người bệnh. Khoa Nội Tiết bệnh viện Nhân Dân 115 với hơn 12 năm kinh nghiệm, đây là một trong những trung tâm chuyên sâu của bệnh viện Nhân Dân 115 với chức năng chẩn đoán, điều trị tiểu đường và các rối loạn nội tiết. Hiện tại, khoa Nội tiết của bệnh viện Nhân Dân 115 còn được xây dựng theo kiểu mô hình kết hợp với bộ môn Nội tiết của các cơ sở hàng đầu tại TP.HCM như Đại học Phạm Ngọc Thạch, trường Đại học Y Dược và Học viện Quân y phía Nam. Bệnh viện nhân dân 115 là một trong năm địa chỉ uy tín để điều trị bệnh ĐTĐ. Bảng 4.1 Mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ loại 2 ở bệnh viện Nhân Dân 115 năm 2017 Các chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém 1.Glucose máu lúc đói mmol 4,4-4,6 6,2-7 <7 2. HbA1c % <6,5 ≤7,5 >7,5 3. Huyết áp mmHg <130/80 130/80-140/90 >140/90 4. BMI kg/m2 18,5-23 18,5-23 >23 5. Vòng eo: Nam Nữ cm <90 <80 Nguồn: Số liệu Bệnh Viện Nhân Dân 115
  • 50. 37 Tùy thuộc vào tỉnh trạng sức khỏe của người bệnh bác sỹ sẽ có lịch khám bệnh phù hợp và thường thì người bệnh được hẹn tái khám định kỳ mỗi tuần để theo dõi và điều chỉnh lượng thuốc sử dụng. 4.2 Các thống kê mô tả 4.2.1 Một số đặc điểm của người bệnh ĐTĐ trong mẫu Trong tổng số 210 người tham gia nghiên cứu có 138 người đánh giá tình trạng sức khỏe của mình là tốt (chiếm 65,7%) và 72 người đánh giá tình trạng sức khỏe của mình là không tốt (34,3%). Bảng 4.2 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến liên tục Tên biến Min Trung bình Max 1.Tuổi (năm) 23 57 99 2.BMI( kg/m2) 18,08 23 30,57 3.Thời gian mắc bệnh( năm) 0,2 2,5 10 4.Thu nhập (đồng/ tháng) 500.000 7.153.000 25.000.000 5. Chi phí chữa bệnh ( đồng/ tháng) 0 411.000 4.380.000 Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả Về tuổi của người bệnh: chủ yếu là những người bệnh trung niên và già chiếm 64%, tuổi trung bình của người bệnh là 57 tuổi. Có những người bị bệnh khi còn khá trẻ (<25 tuổi) chiếm 2%, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi. Còn lại là người bệnh ở độ tuổi lao động (26-50 tuổi) chiếm 34,3%. Người bệnh là nữ chiếm đa số với 67,6% và chủ yếu là dân tộc kinh (67,6%). Về trình độ học vấn : Phần lớn người bệnh chỉ học tới tiểu học, THPT với 63,8%. Cao đẳng, đại học chiếm 31,4% và số người học trên đại học chỉ có 4,8%. Về tình trạng sống cùng người thân : Có 75,5% người bệnh đã kết hôn và trong số 210 người bệnh, có 147 người hiện đang sống cùng người thân (70%)
  • 51. 38 Chỉ số BMI: chỉ số BMI trung bình của người bệnh là 23 kg/m2 chứng tỏ hầu hết người bệnh ở thể trạng chấp nhận được, thấp nhất là 18,08 kg/m2 và cao nhất là 30,57 kg/m2. Có 5 người có thể trạng gầy (BMI dưới 18,5 kg/m2) chiếm 2,4%. 121 người có thể trạng bình thường (BMI từ 18,6-22,9 kg/m2) chiếm 57,6%. 37,1% người thừa cân (BMI từ 24-29,9 kg/m2) (78 người). Và 6 người bị béo phì (BMI trên 30kg/m2) (chiếm 2,9%). Về thời gian mắc bệnh : Đối với người mắc bệnh ĐTĐ loại 2, bệnh tiến triển âm thầm hầu như không có triệu chứng nên phát hiện bệnh thường muộn và nhiều khi phát bệnh đã có biến chứng tạo ra khó khăn trong việc kiểm soát bệnh đạt mục tiêu. Do đó, trong nghiên cứu lấy thời gian phát hiện bệnh là thời gian mắc bệnh. Những người bệnh này có thời gian mắc bệnh trung bình là 2,5 năm. Người mắc bệnh lâu nhất là 10 năm và người mắc bệnh ngắn nhất là 3 tháng. Bảng 4.3 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến nhị phân Y=0 Y=1 Tổng Số quan sát 72 138 210 1. Giới tính Nam 24 44 68 Nữ 48 94 142 2. Dân tộc Kinh 42 138 180 Khác 30 38 68 3. Sống cùng người thân Có 50 97 147 Không 22 41 63 4. Học vấn Tiểu học, dưới tiểu học 36 23 59 THPT 14 61 75 Cao đẳng, ĐH, trên đại học 22 54 66 5. Công việc Đang làm việc 71 105 176 Không làm việc 1 33 34
  • 52. 39 6. Hình thức công việc Toàn thời gian 49 118 167 Bán thời gian 23 20 43 7. Mắc bệnh liên quan (THA) Có 42 46 88 Không 30 92 122 Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả Về tình trạng công việc: Tuy mẫu hầu như là người bệnh đã lớn tuổi (trung bình 59 tuổi) nhưng những người bệnh này phần lớn đều đang làm việc chiếm 83,8% (176 người) và hầu hết là làm việc toàn thời gian như người bình thường (79,5%). Tuy nhiên thu nhập của họ không cao, hầu hết thu nhập của họ chỉ dưới 7 triệu/tháng (56,2%), có những người chỉ có 500.000đ/tháng. Và Cũng có những người thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng (30,5%). Người có thu nhập cao nhất là 25 triệu đồng/tháng. Những người bệnh này hầu như đều sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh (62,4%) nhờ đó giảm được chi phí điều trị. Chi phí chữa bệnh hàng tháng của người bệnh trung bình trong khoảng 411.000 đồng với giá trị lớn nhất là 4.380.000 và cũng có người không tốn tiền chữa bệnh. Bảng 4.4. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ của nghiên cứu Chỉ số Chấp nhận được Số lượng Tỷ lệ(%) Glucose máu (mmol/l) 4,4-7 131 62,38 HbA1c(%) 6,5-7,5 138 65,71 Huyết áp(mmHg) 130/80-140/90 57 64,77 Nguồn: Thống kê của tác giả Nồng độ Glucose, chỉ số HbA1c ở mức chấp nhận được của người bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 62% và 65%.
  • 53. 40 Tình trạng mắc bệnh liên quan (Tăng huyết áp): Trong 210 người mắc bệnh ĐTĐ thì có 88 người mắc bệnh liên quan (tăng huyết áp) do ĐTĐ gây ra chiếm 41,9% và có 57 người có chỉ số huyết áp ở mức chấp nhận được. Bảng 4.5 Thống kê mô tả của biến đo lường lối sống chữa bệnh với tình trạng sức khỏe Mức độ đánh giá % Sức khỏe tốt (%) (LSCB1) Ngủ đầy đủ theo nhu cầu của mình Thỉnh thoảng 52,9 75,68 (LSCB2) Sử dụng thuốc đúng giờ Thường xuyên 45,2 84,20 (LSCB3) Sử dụng thuốc đúng liều lượng Thường xuyên 41,9 76,14 (LSCB4) Ăn kiêng đường và tinh bột Thỉnh thoảng 55,2 68,10 (LSCB5) Sử dụng trái cây ít đường Thường xuyên 46,2 66,00 (LSCB6) Ăn nhiều rau xanh Thường xuyên 43,8 88,04 (LSCB7) Hoạt động nặng 10p/lần Thường xuyên 45,2 70,53 (LSCB8) Hoạt động vừa 10p/lần Thỉnh thoảng 43,3 84,62 (LSCB9) Hoạt động nhẹ 10p/lần Thỉnh thoảng 44,3 72,04 (LSCB10) Hạn chế rượu bia Thỉnh thoảng 58,1 85,25 (LSCB11) Hạn chế thuốc lá Thỉnh thoảng 56,7 84,87 (LSCB12) Kiểm tra huyết áp hàng ngày Thỉnh thoảng 35,2 75,68 (LSCB13) Đo đường huyết trước hoặc sau ăn Thỉnh thoảng 31 69,23 (LSCB14) Đo đường huyết trước khi ngủ Thỉnh thoảng 52,4 66,36 (LSCB15) Xét nghiệm HbA1c Thỉnh thoảng 49 71,84 Nguồn : Dữ liệu quan sát của tác giả Trong 210 người bệnh ĐTĐ, chỉ có khoảng 53 % người bệnh thỉnh thoảng ngủ đủ đầy đủ theo nhu cầu của mình và 60,9% những người này đánh giá tình trạng sức khỏe của mình là tốt. Hầu hết họ đều thường xuyên tuân thủ việc uống thuốc đúng giờ (45,2%) và đủ liều lượng (42%). Ngoài ra có 5,8% người bệnh rất thường xuyên uống thuốc đúng giờ.