SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  31
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ XUÂN HÙNG
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ XUÂN HÙNG
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Xuân Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA 5
LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 5
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 15
1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế 26
(ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 32
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái 32
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái 34
2.3. Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh 40
nghiệp tại tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động thanh tra
2.4 Nguyên nhân vi phạm pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh 56
nghiệp ở tỉnh Yên Bái
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÁP 61
LUẬT LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI
3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 61
3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 67
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra lao 70
động tại tỉnh Yên Bái
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, các quy định về
lao động - trong đó có pháp luật lao động - có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội.
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý
lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật của quốc gia.
Hệ thống pháp luật lao động nước ta ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, tuy
nhiên để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tra
lao động phải đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn
kết xã hội. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động
sự yếu thế thuộc về người lao động; Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế, luôn
muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động. Một thực tế hiện nay khi quyền và nghĩa vụ của cả hai bên ngày càng được
mở rộng thì những dấu hiệu vi phạm lại có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng
tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có diễn biến phức tạp.
Với nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; với
khoảng 365.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Đề án nâng cao năng lực thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013), năm 2016 toàn
quốc xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm 6.887 người bị nạn, số người chết là 672
người, 1.506 người bị thương nặng, gây thiệt hại về vật chất là hơn 71 tỷ đồng, thiệt
hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658
ngày; năm 2013 toàn quốc cũng để xảy ra gần 2.700 vụ cháy nổ, làm chết trên 100
người, bị thương gần 200 người, thiệt hại tài sản gần 1.700 tỷ đồng là những con số
biết nói làm bất cứ ai trong chúng ta cũng phải xót xa, suy nghĩ.
2
Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh Xã hội tỉnh Yên Bái đã n lực, tích cực tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ
quan c ng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Hàng năm, thanh tra đã
phát hiện, kiến nghị hàng ngàn hành vi sai phạm, xử lý hàng trăm hành vi vi phạm
pháp luật thu về cho ngân sách nhà nước gần trăm tỷ đồng, đề xuất sửa đổi, bổ sung
nhiều quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách đảm bảo ph hợp với
thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lýnhà nước của ngành.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song từ hoạt động thực tiễn cho
thấy công tác thanh tra pháp luật lao động của ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội Yên Bái đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế phát triển
nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài, mục đích và kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
trong tình hình hiện nay. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là "Tại sao?" và phải
"Làm gì?"
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế, Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hệ thống cơ quan
Thanh tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động và củng cố tổ chức
làm công tác thanh tra pháp luật lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong
lĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: "Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái" làm luận văn nghiên cứu của mình, đây là
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công
trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: "Hoàn thiện
pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn
3
Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động -
Thương binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Thị Hồng Diệp (2009); "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Đ Thị Thu Hiền (2011); "Các điều kiện và
giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ
trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. B i Sĩ
Lợi chủ nhiệm (2003); "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã
hội (2005); "Vai trò của Thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp", TS B i Sĩ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt
là "Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
đến năm 2020" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013…
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website cũng phản ánh về
vấn đề này…
Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình
đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được
của các công trình trước đó, luận văn này sẽ làm sâu sắc thêm những lý luận cơ bản
nhất về thanh tra, Thanh tra lao động, thương binh, xã hội và thực trạng hoạt động
của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật lao động, hoạt động Thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về lao động trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra
lao động tại tỉnh Yên Bái để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luận
pháp lý về Thanh tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao động
trong các doanh nghiệp.
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của
pháp luật Việt Nam về Thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của Thanh
tra lao động tại tỉnh Yên Bái; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến
4
nghị hoàn thiện hệ thống Thanh tra lao động, về pháp luật lao động và nâng cao hơn
nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và Thanh tra lao động.
Chương 2: Thực trạng thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp
tại tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra pháp luật lao động ở tỉnh
Yên Bái.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động
1.1.1. Khái quát về thanh tra
1.1.1.1. Khái niệm thanh tra
Theo Từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền)
kiểm tra, xem xét tại ch việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩa
này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm "xem xét và phát hiện, ngăn chặn
những gì trái với quy định". Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định:
"Người làm nhiệm vụ thanh tra", "Đoàn thanh tra" và "đặt trong phạm vi quyền
hành của một chủ thể nhất định" [22, tr. 504].
Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện "thanh tra" với mức
độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến pháp và
pháp luật:
Thời kỳ sau 2/9/1945:
Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày
23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra
đặc biệt, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện, quyền thanh tra được xác định và chính
thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ "thanh tra", hoạt động thanh tra,
kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối
với Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện.
Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành
các quyết định quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ "thanh tra" với nội dung là một chức
năng của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại các
điều 112, 115, 116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ: "Tổ
chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra,
kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân".
6
1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, là
một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà
nước; tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh
tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ, chính xác.
- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng của quản
lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền
lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra là một hoạt động luôn
luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan
nhà nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình
tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó.
- Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ
bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan
chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.
-Thanh tra lao động có chứcnăng: thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật lao động nhằm phục vụ cho quản lý,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
1.1.1.3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Tại Điều 3 Luật thanh tra 2010, quy định:
- Thanh tra nhà nước.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao
gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành.
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra
hành chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh
tra hành chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
7
Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương
đến địa phương, có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý c ng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ
đạo thống nhất của Tổng Thanh tra về tổ chức và hoạt động thanh tra.
1.1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra
Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh
tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của
mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của
thanh tra thể hiện trên những điểm sau:
Thứ nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật.
Hoạt động thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra, nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các thông tin cung cấp cho chủ
thể quản lý qua hoạt động thanh tra càng chính xác, đúng đắn thì các chủ thể quản
lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết điểm trong việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật chính xác và có chất lượng. Chính vì
vậy, thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà nước khép kín, từ hoạt động ban
hành, tổ chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý và phục
vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước.
Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ
luật nhà nước
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quan trọng,
thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là
chế độ hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đều được
mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Việc bảo đảm
pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước không được tuân thủ một cách
nghiêm minh. Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiến nghị xử lý
8
cơ quan hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó tạo ra cơ chế kiểm
soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phục tình trạng
thiếu trật tự, kỷ cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp
luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức.
Thứ ba, thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng quan
trọng của Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân
chủ. Trong sự nghiệp đổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong
quản lý nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện đầy đủ quyền con người,
quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận thông qua hoạt động thanh tra thực hiện
quyền lực nhà nước, trong hệ thống hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức,
viên chức; thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực
hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường với sự b ng nổ về số lượng doanh nghiệp và quy
luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Luật Thanh tra đã quy định nguyên
tắc "không làm cản trở hoạt động bình thường, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật".
1.1.1.5. Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra
- Mục đích thanh tra
Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước
đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý cho nên trong m i giai đoạn cụ thể
mục đích của thanh tra có sự thay đổi nhất định. Nếu như Luật thanh tra năm 2004
đề cao mục đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật thì Luật thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới".
Hơn nữa, với vai trò là công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chủ yếu của hoạt
động thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối
tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, chứ không chỉ là tìm ra vi
phạm để xử lý, cho nên Luật thanh tra năm 2010 đã xác định hoạt động thanh tra
9
ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm; kiến nghị việc khắc phục, hoàn thiện cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục đích là giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh tra trên thế giới hiện nay.
- Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
trong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
nhà nước. Chính vì vậy pháp Luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh
tra là: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không tr ng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh
tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động
1.1.2.1. Khái niệm Thanh tra lao động
Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về lao động.
Với mục đích của Thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp
luật để kiến nghị nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động.
* Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt thì "kiểm
tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét". Có thể nói giữa hoạt động
thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa
nhau. Bởi vì thanh ra và kiểm tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng
chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của "chu trình
quản lý". Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích,
đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là
mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình
đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả
kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm
tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá tài liệu,
chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra… đó là kiểm tra. Chính vì vậy
trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay nhầm
10
lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt động độc
lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra:
Một là, về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao
thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm
tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ
thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là
Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra
của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận,
Đoàn thanh niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp.
Hai là, về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng
hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để
giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động
thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản
ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra
không còn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa.
Ba là, về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi
tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu
hơn, đi vào thực chất đến tận c ng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ,
đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh
tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định
của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý.
Bốn là, về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên tra
phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh
vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và
chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói
chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra.
Năm là, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề
rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần
chúng. Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra.
Sáu là, về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều
vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ,
cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
11
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến
hành một cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực
chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa
chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau
nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta
thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.
* Phân biệt giữa thanh tra và giám sát
Trong Từ điển Tiếng Việt, "giám sát" được hiểu là "theo dõi và kiểm tra
xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không".
Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung nhất, giám sát và thanh tra
đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thanh tra,
giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm
khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước
hoặc không mang tính quyền lực nhà nước.
+ Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà
nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
+ Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình giám sát được
tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một công trình.
1.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động
Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và
pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận
diện đúng đắn về vị trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để
đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.
12
Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định
về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn vừa phải ph hợp với các quy
định của pháp luật về thanh tra.
Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi
quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước c ng cấp. Đối tượng Thanh tra lao
động cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo
thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy
định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ
luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các
quy định về tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, thời giờ
làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động...).
Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ.
Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực
hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một
cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật
lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc
chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra.
Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố
cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng.
Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là
giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
1.1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau:
Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945 - 2004).
- Giai đoạn 1945 - 1954:
Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý
nhà nước, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Trên
cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động (Nha Thanh tra lao
động), có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn
13
chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách,
luật lệ lao động, việc sử dụng lao động và chính sách người lao động.
Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về thành
lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ luật Lao động, Sắc lệnh số 95-SL
ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, Sắc lệnh
còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động.
- Giai đoạn 1955 - 1975:
Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra, pháp chế, bảo hộ lao
động và phòng lao tư. Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn chính thức được thành
lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh
vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày 18/12/1964.
- Giai đoạn 1976 - 2004:
Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội. Ban Thanh tra lao động và Xã hội được thành lập trên cơ
sở sáp nhập Ban Thanh tra lao động và Ban thanh tra Thương binh và Xã hội của
Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội. Ngày 01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra
đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra nhà
nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là
văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Giai đoạn này
Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là Thanh tra chính sách lao động - xã hội
và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đến năm 2003, khi Nghị định số
29/CP ngày 31/3/2003 được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở
thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại
Quyết định số 1118/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.
Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010.
Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và
hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi
14
pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống
tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình
thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên… đã được ghi nhận, là cơ
sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004,
Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức
hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây
được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số
599/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh
tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh
tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách v ng; Quyết
định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực
hiện pháp luật lao động…
Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay.
Luật thanh tra năm 2004 đã góp một phần rất quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm
như chưa luật hóa chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tổ chức bộ máy
chưa khoa học, còn chồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt
động thanh tra chưa được quy định rõ... Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong
thời kỳ mới, ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật
Thanh tra 2010 trong đó có quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên
ngành" cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này. Hoạt
động thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành (như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra
sở), cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục
thuộc bộ, Chi cục thuộc sở); Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; Nội dung của thanh
tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
15
định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành. Khi xem xét, các cơ quan
tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Trên cơ sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày
22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức
hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành.
Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh
tra về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra
của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động
nhằm phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động
1.2.1. Các quy định cơ bản của pháp luật Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao
động, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích
chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994 dành
một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi
phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động. Một số quy định
về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Lao động năm 2002, các quy định này bao gồm: quy định chức năng của
Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước
về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra viên (Điều 187), những việc Thanh tra
viên không được làm (Điều 188 Bộ luật Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra,…
16
Bộ luật Lao động 2012 cũng dành một chương (Chương XVI) quy định về
nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động); Xử lý vi
phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239 Bộ luật Lao động)
Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những
quyền năng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhằm thực thi pháp luật lao động có
hiệu quả (như: quyền thanh tra không phải báo trước, quy định quyết định của thanh
tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…);
Nghị định 39/2013/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về
Thanh tra lao động, trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực
hiện chức năng Thanh tra lao động; thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác
viên Thanh tra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động Thanh tra lao động.
- Tổ chức của Thanh tra lao động, gồm có các cơ quan thanh tra nhà nước
từ trung ương đến địa phương: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội các tỉnh, tỉnh; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
- Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành về lao động.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó
chánh thanh tra, Thanh tra viện và các công chức khác.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối
với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn -
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử
lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
1.
2. Mã tài liệu : 600450
3. Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
4. - Link tải dưới bình luận .
5. - Nhắn tin zalo 0932091562
6.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái

Contenu connexe

Tendances

Tendances (12)

Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa huyện Thăng Bình
Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa huyện Thăng BìnhCải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa huyện Thăng Bình
Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa huyện Thăng Bình
 
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
 
Pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, HAY
Pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, HAYPháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, HAY
Pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, HAY
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
 
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia LaiTổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 

Similaire à Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái

Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngLuận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngLuận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngLuận Văn 1800
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019hanhha12
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similaire à Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngLuận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
 
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngLuận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
 
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao ĐộngLuận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nướcĐề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luậtLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOTLuận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt NamLuận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
 

Plus de anh hieu

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media Oneanh hieu
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APIanh hieu
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATanh hieu
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...anh hieu
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...anh hieu
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...anh hieu
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025anh hieu
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tườnganh hieu
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...anh hieu
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 anh hieu
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...anh hieu
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...anh hieu
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Namanh hieu
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...anh hieu
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...anh hieu
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...anh hieu
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...anh hieu
 

Plus de anh hieu (20)

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
 

Dernier

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Dernier (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ XUÂN HÙNG THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ XUÂN HÙNG THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Xuân Hùng
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA 5 LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 5 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 15 1.3. Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế 26 (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 32 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Yên Bái 32 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Yên Bái 34 2.3. Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh 40 nghiệp tại tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động thanh tra 2.4 Nguyên nhân vi phạm pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh 56 nghiệp ở tỉnh Yên Bái Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÁP 61 LUẬT LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI 3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật 61 3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 67 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra lao 70 động tại tỉnh Yên Bái KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, các quy định về lao động - trong đó có pháp luật lao động - có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Hệ thống pháp luật lao động nước ta ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, tuy nhiên để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tra lao động phải đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn kết xã hội. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sự yếu thế thuộc về người lao động; Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế, luôn muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Một thực tế hiện nay khi quyền và nghĩa vụ của cả hai bên ngày càng được mở rộng thì những dấu hiệu vi phạm lại có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có diễn biến phức tạp. Với nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; với khoảng 365.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013), năm 2016 toàn quốc xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm 6.887 người bị nạn, số người chết là 672 người, 1.506 người bị thương nặng, gây thiệt hại về vật chất là hơn 71 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658 ngày; năm 2013 toàn quốc cũng để xảy ra gần 2.700 vụ cháy nổ, làm chết trên 100 người, bị thương gần 200 người, thiệt hại tài sản gần 1.700 tỷ đồng là những con số biết nói làm bất cứ ai trong chúng ta cũng phải xót xa, suy nghĩ.
  • 6. 2 Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh Xã hội tỉnh Yên Bái đã n lực, tích cực tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan c ng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Hàng năm, thanh tra đã phát hiện, kiến nghị hàng ngàn hành vi sai phạm, xử lý hàng trăm hành vi vi phạm pháp luật thu về cho ngân sách nhà nước gần trăm tỷ đồng, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách đảm bảo ph hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lýnhà nước của ngành. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song từ hoạt động thực tiễn cho thấy công tác thanh tra pháp luật lao động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, mục đích và kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là "Tại sao?" và phải "Làm gì?" Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Thanh tra lao động Yên Bái nói riêng và hệ thống cơ quan Thanh tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động và củng cố tổ chức làm công tác thanh tra pháp luật lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: "Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên Bái" làm luận văn nghiên cứu của mình, đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: "Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn
  • 7. 3 Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hồng Diệp (2009); "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Đ Thị Thu Hiền (2011); "Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. B i Sĩ Lợi chủ nhiệm (2003); "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (2005); "Vai trò của Thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", TS B i Sĩ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt là "Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013… Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website cũng phản ánh về vấn đề này… Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó, luận văn này sẽ làm sâu sắc thêm những lý luận cơ bản nhất về thanh tra, Thanh tra lao động, thương binh, xã hội và thực trạng hoạt động của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động, hoạt động Thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luận pháp lý về Thanh tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp. Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của pháp luật Việt Nam về Thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của Thanh tra lao động tại tỉnh Yên Bái; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến
  • 8. 4 nghị hoàn thiện hệ thống Thanh tra lao động, về pháp luật lao động và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và Thanh tra lao động. Chương 2: Thực trạng thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra pháp luật lao động ở tỉnh Yên Bái.
  • 9. 5 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động 1.1.1. Khái quát về thanh tra 1.1.1.1. Khái niệm thanh tra Theo Từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại ch việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm "xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định". Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: "Người làm nhiệm vụ thanh tra", "Đoàn thanh tra" và "đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định" [22, tr. 504]. Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện "thanh tra" với mức độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến pháp và pháp luật: Thời kỳ sau 2/9/1945: Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ. Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ "thanh tra", hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối với Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện. Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý nhà nước. Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ "thanh tra" với nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại các điều 112, 115, 116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ: "Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân".
  • 10. 6 1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra - Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước; tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ, chính xác. - Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó. - Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước. -Thanh tra lao động có chứcnăng: thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật lao động nhằm phục vụ cho quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác. 1.1.1.3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tại Điều 3 Luật thanh tra 2010, quy định: - Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh tra hành chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
  • 11. 7 Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương, có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý c ng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Tổng Thanh tra về tổ chức và hoạt động thanh tra. 1.1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thứ nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các thông tin cung cấp cho chủ thể quản lý qua hoạt động thanh tra càng chính xác, đúng đắn thì các chủ thể quản lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết điểm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật chính xác và có chất lượng. Chính vì vậy, thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà nước khép kín, từ hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quan trọng, thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là chế độ hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đều được mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Việc bảo đảm pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước không được tuân thủ một cách nghiêm minh. Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiến nghị xử lý
  • 12. 8 cơ quan hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó tạo ra cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phục tình trạng thiếu trật tự, kỷ cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức. Thứ ba, thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng quan trọng của Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ. Trong sự nghiệp đổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện đầy đủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận thông qua hoạt động thanh tra thực hiện quyền lực nhà nước, trong hệ thống hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức; thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự b ng nổ về số lượng doanh nghiệp và quy luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Luật Thanh tra đã quy định nguyên tắc "không làm cản trở hoạt động bình thường, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật". 1.1.1.5. Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra - Mục đích thanh tra Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý cho nên trong m i giai đoạn cụ thể mục đích của thanh tra có sự thay đổi nhất định. Nếu như Luật thanh tra năm 2004 đề cao mục đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì Luật thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới". Hơn nữa, với vai trò là công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, chứ không chỉ là tìm ra vi phạm để xử lý, cho nên Luật thanh tra năm 2010 đã xác định hoạt động thanh tra
  • 13. 9 ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm; kiến nghị việc khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục đích là giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh tra trên thế giới hiện nay. - Nguyên tắc hoạt động thanh tra Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước. Chính vì vậy pháp Luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra là: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không tr ng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động 1.1.2.1. Khái niệm Thanh tra lao động Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về lao động. Với mục đích của Thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động. * Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt thì "kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét". Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau. Bởi vì thanh ra và kiểm tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của "chu trình quản lý". Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích, đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra… đó là kiểm tra. Chính vì vậy trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay nhầm
  • 14. 10 lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt động độc lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra: Một là, về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp. Hai là, về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra không còn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa. Ba là, về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận c ng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý. Bốn là, về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên tra phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra. Năm là, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng. Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Sáu là, về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
  • 15. 11 Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành một cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra. * Phân biệt giữa thanh tra và giám sát Trong Từ điển Tiếng Việt, "giám sát" được hiểu là "theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không". Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung nhất, giám sát và thanh tra đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thanh tra, giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước thì giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang tính quyền lực nhà nước. + Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương. + Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình giám sát được tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một công trình. 1.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện đúng đắn về vị trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.
  • 16. 12 Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn vừa phải ph hợp với các quy định của pháp luật về thanh tra. Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước c ng cấp. Đối tượng Thanh tra lao động cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành. Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các quy định về tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, thời giờ làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động...). Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ. Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra. Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng. Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động. 1.1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau: Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945 - 2004). - Giai đoạn 1945 - 1954: Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động (Nha Thanh tra lao động), có nhiệm vụ giúp Bộ Lao động nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn
  • 17. 13 chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ lao động, việc sử dụng lao động và chính sách người lao động. Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về thành lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ luật Lao động, Sắc lệnh số 95-SL ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, Sắc lệnh còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động. - Giai đoạn 1955 - 1975: Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra, pháp chế, bảo hộ lao động và phòng lao tư. Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn chính thức được thành lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày 18/12/1964. - Giai đoạn 1976 - 2004: Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Thanh tra lao động và Xã hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Thanh tra lao động và Ban thanh tra Thương binh và Xã hội của Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội. Ngày 01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra nhà nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Giai đoạn này Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là Thanh tra chính sách lao động - xã hội và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đến năm 2003, khi Nghị định số 29/CP ngày 31/3/2003 được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 1118/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ. Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010. Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi
  • 18. 14 pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên… đã được ghi nhận, là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004, Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số 599/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách v ng; Quyết định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động… Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay. Luật thanh tra năm 2004 đã góp một phần rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm như chưa luật hóa chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra chưa được quy định rõ... Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong thời kỳ mới, ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thanh tra 2010 trong đó có quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên ngành" cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này. Hoạt động thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành (như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở), cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở); Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; Nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
  • 19. 15 định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh tra về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động nhằm phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động 1.2.1. Các quy định cơ bản của pháp luật Thanh tra lao động Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật. Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994 dành một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động. Một số quy định về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, các quy định này bao gồm: quy định chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra viên (Điều 187), những việc Thanh tra viên không được làm (Điều 188 Bộ luật Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra,…
  • 20. 16 Bộ luật Lao động 2012 cũng dành một chương (Chương XVI) quy định về nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động); Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239 Bộ luật Lao động) Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những quyền năng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhằm thực thi pháp luật lao động có hiệu quả (như: quyền thanh tra không phải báo trước, quy định quyết định của thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…); Nghị định 39/2013/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về Thanh tra lao động, trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra lao động; thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên Thanh tra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Thanh tra lao động. - Tổ chức của Thanh tra lao động, gồm có các cơ quan thanh tra nhà nước từ trung ương đến địa phương: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, tỉnh; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước. - Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước. - Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viện và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn: + Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
  • 21. + Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách; + Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao; + Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết. 1. 2. Mã tài liệu : 600450 3. Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : 4. - Link tải dưới bình luận . 5. - Nhắn tin zalo 0932091562 6.