SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  25
Tiểu luận
Các phong cách đàm phán
trong kinh doanh
MÃ TÀI LIỆU : 0036
Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu:
Luanvantrust.com
LỜI MỞ ĐẦU
Cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng là một nhà dàm phán. Đàm phán
là một chuyện hiển nhiên trong đời sống như : Việc bạn Đàm phán với sếp về việc
tăng lương, bạn đàm phán với khách hang của mình về giá sản phẩm, hay một
nhóm công ty khai thác dầu bàn về kế hoạch lập lien doanh khai thác dà ngoài khơi,
bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ gặp bộ trưởng ngoại giao Liên Xô để tìm kiếm
thỏa thuận về vũ khí hạt nhân, Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc gia nhập WTO
hoặc chỉ đơn giản là bạn đàm phán với người yêu sẽ đi chơi đâu và ăn những gì? .
Tất cả điều này đều là đàm phán.
Thực tế mỗi người trong chúng ta đang đàm phán một chuyện gì đó mỗi
ngày nhưng lại rất ít người quan tâm tới chuyện mình đang dàm phán, và đàm phán
như thế nào.
Trong kinh doanh đàm phán có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công
của bạn. Đàm phán không khéo, công ty có thể mát đi khách hang, mất đi đối tác
kinh doanh. Chính bởi tầm quan trọng của nó chúng ta không thể không để ý đến
việc làm thế nào để đàm phán thành công .Và ngày nay đám phán đã trở thành 1
nghệ thuật ,mỗi người lại sử dụng phong cách đàm phán khác nhau để đạt được lợi
íchcủa mình .
Đàm phán là cuộc đo sức về trí tuệ giữa hai bên, không giống như cuộc thi
chạy, thi chạy là người nào về đíchcuốicùng thì người đó thắng. Nhưng đàm phán
không chỉ ganh đua về thực lực mà còn bao gồm cả việc áp dụng các kỹ xảo đàm
phán, nó có tác dụng ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đàm phán.
Đó cũng là lí do tại sao nhóm chúng em chon đề tài nghiên cứu “ các phong
cách đàm phán trong kinh doanh” để thấy được đàm phán là 1 nghệ thuật và trong
kinh doanh làm thế nào để đàm phán thành công
Bài viết của chúng em gồm 3 phần
Phần 1 : Lí luần chung về đàm phán kinh doanh
Phần 2 : Các phong cách trong đàm phán kinh doanh
Phần 3 : Những sai lầm thường mắc phải và 1 số bí quyết đi đếm thành công
trong đàm phán
Trong quá trình tìm hiểu bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu
sót,rất mong thày cô giáo đóng góp cho bài viết của chúng em hoàn thiện hơn!
NỘI DUNG
I. Lý luận chung về đàm phán kinh doanh
1. Khái niệm:
Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để
cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan
đến các bên kinh doanh.
2. Vai trò của đàm phán trong kinh doanh
Đam phán là 1 phần của cuộc sốnghang ngày nhưng trong kinh doanh nó
lại có vai trò cực kì quan trọng trong thành công của bạn
Qua đàm phán mình có thể học hỏi kinh nghiệm từ người khác và sử dụng ,
khai thác lợi thế của mình . Thông quá đàm phán và tìm hiểu thong tin của đối
phương giúp ta nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của họ. Nếu đốiphương có kinh
nghiệm có nghĩa là anh ta có 1 lịch sử thông tin hữu ích cho chúng ta .Điều đó rát
hữu ích trong việc đạt mục yiêu về lợi íchtrong đàm phán như lợi íchvề giá ,thời
gian giao hang ,và chất lượng sản phẩm…
Đốivới người mua , người được cung cấn hàng hóa qua đàm phán họ có
thể lựa chọn , và kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp , người bán những sản phẩm
tốt nhất ,phù hợp nhất, giá cả thì rẻ nhất .Nếu đàm phán thành công thì những lợi
íchmong muốn đạt được của chúng ta về sản phẩm sẽ đc thỏa mãn , đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh, giảm chi phí , tăng khả năng cạnh tranh và đạt được lợi
nhuận cao. Nhưng ngược lại nếu bạn để cho đối phương thấy điểm yếu trong vấn
đề , ban có thể là mục tiêu để họ tấn công hoặc khiến cho bạn lo lắng , bối rối và tẩ
nhiên khi đó những lợi ích và mục tiêu của bạn sẽ ko thực hiện được,thậm chí bạn
có thể bị thiệt hại như : phải mua hàng hóa với giá đắt hơn, sản phẩn chất lượng
không cao nhưng bạn vẫn phải mua để đáp ứng nhu cầu của mình. Điều này giải
thích tại sao đơn giản là việc đi mua quần áo bạn và người bán của mình mua 2
chiếc áo giống nhu trong cùng một của hàng nhưng bạn lại mua rẻ hơn trong khi
người bạn của mình lại mua giá rất đắt . Thậm chí có những bạn lại mua đựoc sản
phẩm chất lượng không tốt nhưng giá lại đắt hơn . Lí do là nằm ở khả năngdddamf
phán của mỗi người , ai đàm phám với người bán thành công thì người đó sẽ đạt
được lợi ích lớn hơn .
Đối với người bán hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ: Nếu những người
mua cần những sản phẩm tốt nhất với khả năng chi tiền ít hơn kế hoạch đề ra thì
người bán hàng luôn tìm cách bán được hàng chất lượng trung bình hoặc thấp với
giá cao nhất , đe, lại lợi nhuận nhiều nhất . Thậm chí người bán hàng luôn có âm
mưu là tân trang lại những chi tiết kĩ thuật của sản phẩm và cá thông số khác để
bán những sản phẩm kém chất lượng hơn cho phù hợp với ngân sách của bạn. Quá
trình đàm phán có thể giúp bạn thực hiện được điều đó. Trong đàm người bán hay
cung cấp sản phẩm hàng hóa họ biết cho khách hàng thấy “ mình luôn có cái gì đó
để cho đi” nhưng không ảnh hưởng đến cị trí đàm phán và lợi nhuận ( lợi ích ) của
mình thì đó là 1 thành công . Người bán họ rất biết cách cân nhắc lồng vào cái bẫy
để đối phương khó phán đoánkhi đề nghị một mức giá cho sản phẩm từ đó họ có
thể bán được sản phẩm có mức giá cao và lợi nhuận có thể lên tới vài trăm phần
trăm mà người mua vẫn hài long với sự lựa chọn của họ và mức giá họ trả cho sản
phẩm của họ là phù hợp với giá trị của nó ,nhưng trên thực tế thì không phải như
vậy =] điều đó chỉ đạt được bằng nghệ thuật đàm phán của người bán hoặc ngừơi
cung cấp . Lợi ích đạt được ở đây không nằm ở khâu sản xuất , nghiên cứu mà nằm
ở khâu đàm phán .
Đàm phán không chỉ mang lợi ích mà nó còngiúp cho các bên tạo mối quan
hệ lâu dài. Bởi nhiều lúc trong đàm phán ta phải nhượng bộ quyền lợi cho đói
phương để đối phương có vị thế lớn hơn nhưng không phải thế là ta thất bại trong
đàm phán , mà thực ra nhượng bộ quyền lợi này để tạo mối quan hệ lâu dài với đối
tác giúp ta thu được quyền lợi lớn hơn trong những lần hợp tác kiinh doanh tiếp
theo. Tục ngữ có câu : “ thả consăn sắt bắt concá rô “ trong đàm phán cũng vậy ,
ạo sự tin tưởng trong lần hợp tác ban đầu thì những lần hợp tác sau cũng thuận lợi .
Điều này đặc biệt có nhiều thuận lợi và tác động to lớn trong việc giữ chân khách
hàng và xây dựng nên những khác hàng trung thành cho minh . Người tham gia
đàm phán khôn khéo luôn cho đối phương mình biết rằng họ luôn có cái gì đó để
cho đi và người hợp tác với họ sẽ được hưởng lợi .
Trong trường hợp đàm phán để hợp tác kinh doanh nó giúp cho đối phương
và ta cùng có thể giải quyến các vấn đề hóc búa – vấn đề mà cả 2 bên đều không
thể giải quyết được nếu không hợp tác . Điều này có lợi cho tất cả các bên giúp
tăng khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp
II. Các phong cách đàm phán kinh doanh
Trong quá trình đàm phán, mỗi người mỗi doanh nghiệp có một phong cách
riêng nhưng mục đíchcuối cùng là mang lại lợi ích mong muốn cho mình. Có rất
nhiều phong cáchđàm phán, tùy từng cuộc đàm phán, từng đối tác đàm phán mà ta
có thể sử dụng linh hoạt các phong cách đàm phán khác nhau.
1. Phong cách cạnh tranh
Đàm phán là quá trình cân đo “giá trị đàm phán” nó nặng cân hay nhẹ cân
phụ thuộc vào mục đích cần đạt được của hai bên. Đôi khi có những cuộc đàm
phán diễn ra một cách rất nhanh chóng và dễ dàng nhưng có những cuộc đàm phán
khó khăn như một cuộc chạy vượt chướng ngại vật đôi bên bắt tay nhau nhưng trên
thực tế họ đã chuẩn bị cho mình những âm mưu và vũ khí lợi hại tất nhiên đây chỉ
là những vũ khí vô hình mà ta không thể nhìn thấy được. Nhưng nhiều lúc việc
vượt qua nhiều khó khăn thử thách sẽ cho chúng ta có được kết quả không thể ngờ
được. Tất cả điều đó ta có thể thấy được khi sử dụng phong cách cạnh tranh trong
đàn phán.
*) Khái niệm:
Phong cách cạnh tranh trong đàm phán là các bên tham gia đàm phán hoặc
mỗi bên đều hướng về quyền lực của mình, theo đuổi mục đích bằng cái giá của
phía bên kia một cách dứt khoát và không hợp tác.
*) Trường hợp sử dụng:
Phong cách này được sử dụng khi:
- Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng. Khi đàm phán ngay từ đầu xác định rõ
mục tiêu của mình, không thay đổi mục tiêu cả hai bên đều cho rằng mục tiêu của
mình là chính đáng và phải bảo vệ mục tiêu chính đáng ấy. Nếu đáp ứng được hay
không đáp ứng được giải quyết dứt khoát trong thời gian ngắn.
- Trường hợp thứ hai sử dụng cạnh tranh khi biết chắc chắn mình đúng, mình có lý
và không thể khác được. Mọi thành viên đàm phán nhận thức rõ vấn đề ngay trước
khi tiến hành đàm phán.
- Khi gặp các vấn đề nảy sinh đột xuất, không lâu dài trong đàm phán cũng có thể
dùng phong cách cạnh tranh.
Phong cách cạnh tranh sử dụng đúng lúc, đúng chỗ rất có lợi thế. Phong cách
này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của chủ thể và các thành viên đoàn đàm phán.
Tuy nhiên sử dụng phong cách này sẽ không duy trì được quan hệ lâu dài giữa các
đối tác và dễ bị bế tắc trong đàm phán.
Ví dụ:
Tuấn đến Trung Quốc để yêu cầu công ty của Kim bồi thường một khoản
tiền về lô hàng xe đạp không đúng yêu cầu mà công ty của Tuấn đã đặt trước. Tuấn
biết rằng có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng cung cấp sản phẩm xe đạp cho công
ty của mình nhưng anh không muốn xáo trộn tuyến cung cấp vốn đã được thiết lập
tốt với công ty của Kim từ 2 năm nay.
Trong khi đàm phán , Kim cho biết công ty của cô không có khả năng bồi thường
bằng tiền mặt cho công ty của Tuấn, cô chỉ có thể đổi lại những chiếc xe không
đúng theo yêu cầu đó. Tuấn cho rằng nếu như vậy thì không đủ để phục hồi uy tín
của công ty mình trước những khách hàng đã mua phải xe đạp không đúng yêu cầu.
Tuấn ngồi lắng nghe lời xin lỗi về tình trạng bế tắc của công ty Kim với thái độ
giận dữ. Sau đó anh bực bộirời khỏi phòng và ngay lập tức ra sân bay về nước.
Kim rất bối rối nhưng ko mời Tuấn quay lại vì sợ mất thể diện. Sự hợp tác của hai
công ty chấm dứt ngay sau sự đổ vỡ trong cuộc đàm phán này.
=> Như vậy là ngay từ đầu trước khi bước vào cuộc đàm phán thì cả bên Tuấn và
Kim đều đã xác định rõ ràng mục tiêu cuộc đàm phán của mình và quyết theo đuổi
nó đến cùng, không ai chịu nhượng bộ ai. Kết cục cuối cùng của cuộc đàm phán là
sự hợp tác lâu bền sau 2 năm bị đổ bể, thất bại hoàn toàn. Ví dụ này minh chứng
cho việc sử dụng phong cách cạnh tranh có thể không duy trì được quan hệ lâu dài
giữa các đối tác trong đàm phán.
2. Phong cách hợp tác
*) Khái niệm:
Phong cách hợp tác là sự tin tưởng, dứt khoát, trong đó cả hai bên hoặc các
bên đàm phán cùng lúc làm việc với nhau để cố giúp tìm ra các giải pháp liên kết
và thoả mãn tất cả các bên có liên quan.
*) Trường hợp sử dụng:
Phong cách này được sử dụng khi:
- Các bên đàm phán đều có thiện ý đều mong muốn tìm giải pháp phù hợp với cả
hai hay nhiều bên. Sự hợp tác bao giờ cũng chứa đựng trong nó sự tự nguyện, chân
thành và cũng mục đích.
- Để tạo dựng các mối quan hệ lâu dài, bền vững. Sử dụng phong cách hợp tác tạo
sự liên hệ chặt chẽ, tin tưởng nhau và cùng dắt nhau tiến xa lên phía trước.
- Trong trường hợp khác cần phải học hỏi, thử nghiệm cũng nên sử dụng phong
cách hợp tác. Qua đó sẽ tích luỹ được kinh nghiệm từ phía đối tác, giúp ta trưởng
thành trong kinh doanh.
- Khi đàm phán gặp những vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu, sử dụng phong cách
hợp tác sẽ quy tụ sự hiểu biết của mọi người vào vấn đề hóc búa. Vấn đề sẽ được
bàn thảo kỹ và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả.
- Cuối cùng phong cách hợp tác sử dụng khi cần tạo ra sự tâm huyết, hợp lực. Nó
sẽ đoàn kết các thành viên, động viên mọi người dồn hết trí lực, khả năng và tinh
thần cao cho công việc.
Sử dụng phong cách này một cách khéo léo sẽ dễ đưa đến thành công trong
đàm phán mà cả hai bên đều cảm thấy có lợi và tin tưởng vào nhau hơn.
Hợp tác là thái độ tích cực, là phong cách rất hay. Đàm phán sử dụng phong
cách này rất hữu ích. Do đó nguyên tắc chung của đàm phán là hãy bắt đầu đàm
phán bằng phong cách hợp tác.
Ví dụ:
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn mua mía của hợp tác xã Lam Sơn. Trong
thời gian vừa qua, giá cả thị trường có nhiều biến động, để bảo vệ quyền lợi cho
người nông dân, hợp tác xã đã yêu cầu công ty tăng giá mía từ mức 500.000VND/1
tạ mía lên 650.000VND/1 tạ mía. Đại diện hợp tác xã nói với công ty : “ Nếu
không tăng giá thì chúng tôi sẽ bán cho một công ty khác”. Từ yêu cầu đó hai bên
đã tiến hành đàm phán. Để tạo mối quan hệ lâu dài, nguồn nguyên liệu cung cấp
thường xuyên cho công ty nên công ty đã đưa ra mức giá là 550.000VND/1 tạ. Hợp
tác xã thấy rằng, mức giá trên là chưa hợp lý và vẫn đòi mức giá ban đầu đưa ra.
Phía công ty trả lời: “Với mức giá 650.000VND thì chúng tôi không thể mua được
vì chúng tôi phải chịu nhiều khoản chi phí khác đang có những biến động tăng rất
mạnh trong thời gian gần đây như : chi phí vận chuyển, thuế …nên chúng tôi chỉ có
thể chấp nhận với mức giá cuối cùng là 600.000VND/1 tạ ”. Qua xem xét, phía hợp
tác xã thấy với mức giá trên là có thể chấp nhận được. Quyết định cuối cùng của họ
là đồng ý bán cho công ty với mức giá 600.000 VND/ 1 tạ. Cuộc đàm phán kết thúc
có lợi cho cả hai bên.
=> Rõ ràng các bên đối tác ở trên đều thể hiện rõ sự thiện chí trong đàm phán, cùng
nhau thỏa thuận để đưa ra một mức giá hợp lý nhất có thể chấp nhận được cho cả
hai. Cuộc đàm phán đã kết thúc tốt đẹp, cả phíanông dân lẫn phíacông ty đều được
lợi đồng thời lại góp phần duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên.
3. Phong cách lẩn tránh
*) Khái niệm:
Phong cách lẩn tránh là không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ
mong muốn và trì hoãn giải quyết vấn đề.
Bên tham gia đàm phán né tránh vấn đề, không bộc lộ mục tiêu, ý định và
không tỏ rõ thái độ, những vấn đề thứ yếu nhưng lại khó bày tỏ. Hoặc khi gặp
những vấn đề không liên quan đến lợi ích của mình. Khi đó dù đối tác có đưa ra để
đàm phán cũng phải tìm cách lờ đi, không đề cập khi trình bày, đánh trống lảng.
*) Trường hợp sử dụng:
Phong cách này được sử dụng khi:
- Sử dụng phong cách lẩn tránh trong trường hợp nếu đồng ý giải quyết vấn đề đó
sẽ gây hậu quả tiêu cực lớn hơn lợi ích của nó.
- Phong cách lẩn tránh cũng được dùng khi cần làm cho đối tác bình tĩnh lại và có
thể xoay chuyển tình hình đàm phán. Một sự lẩn tránh sẽ đặt đối tác vào hoàn cảnh
mới, thậm chí bất ngờ buộc đối tác phải thay đổi thái độ đàm phán.
- Trong trường hợp chúng ta đang thiếu thông tin, thông tin chưa chắc chắn cần
phải thu thập thêm các thông tin về vấn đề đàm phán ta cũng sẽ sử dụng phong các
lẩn tránh. Ở đây lẩn tránh chỉ là tình thế.
- Với những vấn đề không quan trọng được nêu ra trong cuộc đàm phán ta cũng có
thể lẩn tránh, không nhắc tới nó mà đi vào luôn trọng tâm chính.
- Ta cũng sử dụng phong cách này khi có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác
- Khi không có cơ hội đạt được mục đích khác
- Cuối cùng, người khác có thể giải quyết vấn đề tốt hơn là chúng ta thì cũng dùng
phong cách lẩn tránh. Điều đó vừa đem lại hiệu quả trong đàm phán vừa thể hiện
trách nhiệm của mình.
Người đàm phán xem xét xung độtlà những cái phải tránh xa bằng mọi giá.
Chủ đề trung tâm của kiểu này là lảng tránh, nó tạo ra kết quả là làm thất vọng
hoàn toàn cho các bên liên quan. Mục đíchcủa các bên không được đáp ứng, mà
cũng không duy trì được mối quan hệ. Kiểu này có thể tạo hình thức ngoại giao để
làm chênh lệch một vấn đề, hoãn lại một vấn đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc
đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe dọa. Đây là quan điểm rút lui
hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người đàm phán là rút lui, chấp
nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự.
Ví dụ:
Do lượng đơn đặt hàng tăng, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô muốn sản
xuất kịp thời gian giao hàng nên đã đề nghị nhà cung cấp chuyển nguyên liệu cho
mình trước 15 ngày. Đại diện phía nhà cung cấp trả lời: “ Nói thật, chúng tôi không
biết có thể giao hàng sớm như thế cho bên công ty hay không. Chúng tôi còn phải
liên hệ với nhân viên sắp xếp kế hoạch sản xuất bên tôi để xác nhận lại một chút,
xem họ có cách gì để giao hàng sớm hơn không. Nhưng cho tôi hỏi thêm một chút,
nếu chúng tôi có thể giao nguyên liệu sớm hơn cho công ty đổi lại chúng tôi sẽ
được lợi gì từ việc đó?”
=> Rõ ràng trong cuộc đàm phán này phía nhà cung cấp nguyên liệu đã sử dụng
phong cách lẩn tránh, không trả lời trực tiếp lời đề nghị của phía công ty Kinh Đô
là có hay không mà lại trả lời gián tiếp rằng cần thời gian để xác nhận, thậm chí
đoạn cuối của tình huống phía nhà cung cấp còn chuyển nội dung cuộc đàm phán
sang hướng khác khi hỏi về lợi ích mình nhận được nếu giao hàng sớm hơn. Tuy
nhiên lẩn tránh ở đây chỉ là tình thế bởi trước sau gì cũng phải đưa ra được câu trả
lời chính thức. Nếu phía cung cấp nguyên liệu cứ tiếp tục lẩn tránh sẽ có thể đưa
cuộc đàm phán đến thất bại.
4. Nhượng bộ, thỏa hiệp
Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung độtlà cần phải duy trì mối
quan hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào, có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì
đến mục đíchcủa các bên. Nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột
được nhìn nhận như là cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả
“thua- thắng”, mà quan điểm của người đàm phán là chịu thua, cho phép bên kia
thắng.
*) Khái niệm:
Phong cách nhượng bộ là có tính hợp tác nhưng lại không dứt khoát, bỏ qua
một số quyền lợi của mình để thoả mãn phía bên kia.
Phong cách thỏa hiệp có nghĩa là giải quyết vấn đề, hoặc như từ điển
Webster giải thích ở nghĩa thứ hai, “một sự điều chỉnh những nguyên tắc trái ngược
nhau” Nhượng bộ thoả hiệp cũng rất cần thiết trong đàm phán. Vấn đề là nhượng
bộ, thoả hiệp phải có nguyên tắc.
*) Trường hợp sử dụng:
Trong nhiều trường hợp để quá trình đàm phán đạt kết quả cao chúng ta phải
kết hợp đồng thời cả hai phương án nhượng bộ và thỏa hiệp. Nó được sử dụng
trong những trường hợp :
- Khi vấn đề tương đối quan trọng nhưng hậu quả của việc không thoả hiệp,
nhượng bộ có khi rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến chúng ta thì phải
nhượng bộ. Sự tính toán lợi hại trước khi nhượng bộ là rất quan trọng.
- Trong trường hợp khác thì hai bên đều khăng khăng với mục tiêu của mình. Nếu
không nhượng bộ cuộc đàm phán sẽ bế tắc và thất bại là một sự nguy hại đối với
chúng ta thì phải nhượng bộ. Nguyên tắc là nhượng bộ từ từ.
- Người ta còn sử dụng phong cách thoả hiệp nhượng bộ khi cần được giải pháp
tạm thời. Tính chất tạm thời bảo đảm cho ta một lợi ích trước mắt, cho ta thời gian
chuẩn bị tốt hơn cho giải quyết vấn đề. Tạm thời nhất trí cũng là một phương pháp
để thăm dò nhau và việc thực hiện tạm thoả thuận chưa ảnh hưởng lớn tới toàn bộ
tiến trình hoạt động.
- Trong nhiều trường hợp thời gian để thực hiện quan trọng hơn bản thân vấn đề
thoả thuận, khi đó ta có thể thoả hiệp, nhượng bộ để tập trung sức, tranh thủ thời
gian giải quyết vấn đề. Đó là cách để tạo thế và lực mới trên bàn đàm phán tiếp sau.
- Nếu không còn cách nào tốt hơn là nhượng bộ, thoả hiệp thì ta phải sử dụng
phong cách này. Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng.
Có những trường hợp để đạt được mục đích của mình thì chúng ta có thể sử
dụng một trong hai phương án cụ thể như :
- Chiến lược “Nhượng bộ” sử dụng tốt nhất khi:
 Trong cuộc đàm phán ta nhận thấy mình sai.
 Chúng ta mong muốn được đối tác xem là người biết điều.
 Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia. Không cứ gì phải tranh giành
một mất một còn, nhượng bộ một ít mà vẫn có lợi cho cả hai bên, vẫn duy trì
được quan hệ lâu dài thì nên nhượng bộ.
 Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau.
 Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu.
- Chiến lược “Thoả hiệp” sử dụng tốt nhất khi:
 Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được.
 Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải.
 Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đíchduy
nhất.
 Cần đạt được cáchgiải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp.
 Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian.
 Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác
 Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng
Ta thấy nhượng bộ và thỏa hiệp là cần thiết để mọi việc được giải quyết,
Điều này có thể là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Dưới đây là ba cách để
có được sự thỏa hiệp, và nhượng bộ hợp lý.
-Nghĩ về kết quả đàm phán.
Khi các bên tham gia đàm phán, họ tìm kiếm những yếu tố có lợi nhất cho
phe mình. Điều này rất tự nhiên nhưng nó lại bỏ qua nhu cầu của phe bên kia. Khi
đàm phán rơi vào bế tắc, cần phải thận trọng xem xét quan điểm của phía bên kia.
Cách tốt để làm điều này là xem xét những điều mà cả hai bên cùng muốn.
-Tìm một sân chung.
Nhận thức rằng kết quả đem đến cho các nhà đàm phán một xuất phát điểm
mới cho những gì họ mong muốn đạt được. Từ đó nó trở thành một quy trình đàm
phán, và dần dần sẽ tiến vào giữa. Điều này có nghĩa là cả hai bên cần từ bỏ một
thứ để có được một thứ khác.
Sự cùng hy sinh là một thuật ngữ có ý nghĩa nhất; cần phải có một “nỗiđau
chung” mà nhờ đó hai bên có được một quyền lợi do bên kia đem lại không chỉ
trong kết quả đàm phán mà còn trong cả quá trình đàm phán.
-Đề cao sự kết hợp.
Quá nhiều cuộc đàm phán đã kết thúc như một trò chơi tổng bằng không, có
nghĩa là, người chiến thắng sẽ có được tất cả. Điều đó có thể có tác dụng đốivới
những giao dịch một lần, như là mua bán ô tô, nhưng nó sẽ không bền vững trong
một tổ chức. Bạn muốn dành cho phía bên kia một điều gì đó, ít nhất thì cũng là sự
tôn trọng.
Thất bại trong việc đó sẽ dẫn đến sự oán thù lẫn nhau, thổi bay những mục
tiêu của tổ chức và tạo ra xích mích làm cho sự việc càng khó giải quyết hơn, chứ
chưa nói đến đàm phán trong tương lai.
Vậy liệu bạn có thể bị thỏa hiệp quá mức không? Tất nhiên. Điều này thường
xảy ra khi người ta muốn tránh sự mâu thuẫn; họ lùi lại đề phục tùng các cá nhân
và kết thúc ở việc hủy hoại nguyên tắc của tổ chức do không khiến các cá nhân
chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình.
Thỏa hiệp, một cách tổng thể, mang nghĩa tích cực. Và khi chúng ta mổ xẻ
nó như một quy trình, chúng ta sẽ thấy đó là một nghệ thuật hơn là một khoa học.
Nghệ thuật thỏa hiệp đến từ tư duy sáng tạo về các cách thức thuyết phục phe kia.
Nó cũng đến từ việc cố gắng hiểu được ý dịnh của đốiphương và chuyển chúng
thành đồng minh của mình.
Điều đó không phải lúc nào cũng có thể, nhưng khi lợi íchlà lớn và tình
huống là quan trọng, thỏa hiệp là hành động của sự uyển chuyển linh hoạt để mang
mọi người đến gần nhau hơn.
Ví dụ:
Giả sử nếu bạn là một người đi mua nhà và bạn nói với người bán nhà rằng:
“ Tôi sẽ trả căn nhà với giá 300.000 đô la bất kể là thế nào và sẽ không hơn một xu.
Đó là cái giá cuối cùng rồi anh có đồng ý hay không là tùy anh ”. Nếu bạn nói vậy
thì đến khi bạn muốn đàm phán lại với người ta bạn sẽ bị mất mặt. Còn nếu bạn
nói: “ Giá này cao hơn giá tôi định trả. Nếu anh nhất quyết không hạ thì có lẽ chúng
ta cần suy nghĩ thêm, có thể một trong hai bên sẽ thay đổi ý định ”. Trong trường
hợp này, bên nào quay lại đàm phán trước, bên đó sẽ phải nhượng bộ.
Còn một tuyệt chiêu nữa để giành được thắng lợi trọn vẹn ở đó là ở phút cuối
của cuộc đàm phán bạn nhượng bộ đối phương. Các cao thủ đàm phán tiêu thụ có
sức ép hiểu rất rõ rằng, nếu vào phút cuối bạn chấp nhận nhường bộ đối phương
một chút thì sẽ khiến cho đốitác vui vẻ chấp nhận vụ trao đổimua bán. Ít nhất thì
kiểu nhượng bộ này cũng khiến cho họ trở nên vui vẻ, ví dụ thời gian thanh toán từ
30 ngày bạn kéo dài cho họ lên 45 ngày, hoặc bạn hướng dẫn thao tác sử dụng thiết
bị cho khách hàng miễn phí. Tuy nhiên, khi áp dụng chiêu này yêu cầu bạn phải có
kinh nghiệm cực kỳ nhạy bén, vì điểm quan trọng không phải là bạn sẽ nhượng bộ
bao nhiêu, nhiều hay ít mà vấn đề là nhượng bộ đúng thời điểm mà thôi.
Bạn có thể nói với khách hàng rằng: “Giá cả chúng tôi không thể nào thay đổi
được nữa, nhưng chúng ta có thể đề cập đến những phương diện khác. Nếu ngài
chấp nhận giá bên tôi đưa ra, tôi có thể trực tiếp đến giám sát quá trình lắp đặt, đảm
bảo
cho mọi việc diến ra một cách thuận lợi”. Hoặc khi bắt đầu vào đàm phán bạn đã
dự định như thế, những đến lúc đó bạn mới có cơ hội thực hiện, thì việc áp dụng sự
nhượng
bộ vào phút cuối như ví dụ trên sẽ là một trong những cách rất lịch sự để khiến đối
phương
thay đổi, khiến cho đốitác đưa ra câu trả lời rằng: “Nếu bên ngài đã có ý tốt như
vậy, thì bên tôi cũng sẽ chấp nhận cái giá đã đưa ra”. Lúc đó bên đối tác sẽ không
cảm thấy mình bị thua trong cuộc đàm phán, mà còncảm thấy rằng cuôc trao đổi
mua bán đó diễn ra rất công bằng.
Tại sao không nên đưa ra giá thấp nhất cho bên mua suốt từ đầu đến cuối cuộc đàm
phán? Nguyên nhân chính của việc đó là khiến cho đốitác dễ dàng chấp nhận cuộc
mua bán. Nếu bạn đã hoàn toàn nhượng bộ trước khi cuộc đàm phán kết thúc thì
những giờ phút cuối cùng của cuộc đàm phán bạn sẽ không còn gì để làm thay đổi
đối trọng giữa bạn và họ. Giờ phút cuối cùng của buổi đàm phán có thể làm thay
đổi tất cả mọi thứ.
5.Phong cách chấp nhận
*) Khái niệm:
Chấp nhận là thoả mãn các yêu cầu của đối tác. Trong cuộc sống cũng như
trên bàn đàm phán nhiều tình huống xảy ra buộc ta phải chấp nhận ý kiến của đối
tác và thoả mãn các yêu cầu của đối tác.
*) Trường hợp sử dụng:
Phong cách này được sử dụng khi:
- Sử dụng chấp nhận khi ta cảm thấy mình chưa chắc chắn đúng. Nếu ta khăng
khăng vấn đề có thể bộc lộ điểm yếu và bị đối phương tấn công gây thiệt hại lớn.
- Khi vấn đề quan trọng đối với người khác hơn là đối với mình, ta có thể chấp
nhận. Tất nhiên khi giải quyết vấn đề phải xác định được mức độ quan trọng đó.
- Trong trường hợp nếu chúng ta biết rằng ta chấp nhận vấn đề này đối tác sẽ chấp
nhận vấn đề khác mà xét toàn cục thì có lợi cho ta, trường hợp này nên chấp nhận.
- Khi mục đích thiết lập các quan hệ lâu dài là quan trọng ta tạm thời chấp nhận để
phát triển quan hệ. Điều đó không có nghĩa là ta sẽ chấp nhận mãi; ở đây chấp nhận
tạo môi trường tốt, điều kiện gây dựng niềm tin và quan hệ lâu dài thì chấp nhận sẽ
rất tốt.
- Có trường hợp vấn đề nêu ra nếu tiếp tục tranh luận sẽ gây khó khăn cho ta, gây
nguy hại cho ta thì cũng nên chấp nhận hoặc khi vấn đề đối tác nêu ra là đúng,
không thể bác bỏ hoặc không đủ lý lẽ để bác bỏ, cũng phải nhượng bộ.
Ví dụ:
Tuấn đến Trung Quốc để yêu cầu công ty của Kim bồi thường một khoản
tiền về lô hàng xe đạp không đúng yêu cầu mà công ty của Tuấn đã đặt trước. Tuấn
biết rằng có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng cung cấp sản phẩm xe đạp cho công
ty của mình nhưng anh không muốn xáo trộn tuyến cung cấp vốn đã được thiết lập
tốt với công ty của Kim từ 2 năm nay.
Trong khi đàm phán , Tuấn đề nghị công ty của Kim phải bồi thường tiền mặt là
300.000 USD. Công ty Kim thực tế lại đang gặp khó khăn về tiền mặt, nếu có thể
chỉ đền được cho công ty của Tuấn là 100.000 USD mà thôi. Sau một hồi thảo luận
phía công ty Tuấn yêu cầu bên Kim phải trả khoản tiền 100.000 USD kèm theo cả
việc đổi lại những chiếc xe không đúng theo yêu cầu cho công ty của Tuấn, nếu
không sẽ chấm dứt quan hệ làm ăn tại đây.Do muốn giữ mối quan hệ với công ty
Tuấn nên phía Kim đã chấp nhận đề nghị của Tuấn đưa ra.
=> Trong ví dụ này ta thấy kết hợp cả phong cách nhượng bộ và phong cách chấp
nhận. Phía công ty Kim đã phải nhượng bộ sau đó dần dần đi đến chấp nhận yêu
cầu của công ty Tuấn. Nhờ việc này mà yêu cầu bên công ty Tuấn đã được thỏa
mãn, quan hệ làm ăn giữa hai bên vẫn được duy trì.
6. Các nguyên tắc chung khi sử dụng các phong cách đàm phán
- Nguyên tắc 1:
Không thể sử dụng tất cả các phong cách đàm phán trong mọi trường hợp.
Điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng một phong cách trong đàm phán mà tuỳ
từng vấn đề mà sử dụng phong cách này hay phong cách kia.
- Nguyên tắc 2:
Nhìn chung nên bắt đầu đàm phán bằng phong cách hợp tác. Nó tạo ấn tượng
tốt đẹp ngay khi bắt đầu đàm phán. Thái độ hữu hảo, tinh thần xây dựng và nguyện
vọng chính đáng lầ tiền đề cho cuộc đàm phán có hiệu quả, thành công.
- Nguyên tắc 3:
Linh hoạt sử dụng các phong cách trong quá trình chuyển hoá nhu cầu của ta
và của đối tác thành các quyết định cuối cùng. Vấn đề là mềm dẻo trong phương
pháp, nhất quán về nguyên tắc.
Nếu vấn đề là quan trọng cho các mối quan hệ lâu dài, thành công lớn thì nên
hợp tác. Nếu cần phải giải quyết vấn đề nhanh chóng có thể sử dụng phong cách
cạnh tranh, chấp nhận, thoả hiệp. Nếu duy trì các mối quan hệ là quan trọng ta có
thể thoả hiệp, hợp tác, chấp nhận hoặc lẩn tránh.
III. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán và một số bí quyết đưa
đến thành công trong đàm phán
1. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán
- Ngồi vào bàn đàm phán với một cái đầu đầy những định kiến
- Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối tác
- Không xác định được chính xác thế mạnh của mình là gì và không thể sử dụng thế
mạnh đó một cách có hiệu quả.
- Ngồi vào bàn đàm phán chỉ với một phương án duy nhất mà không có phương án
thay thế, nên thường rơi vào thế bị động.
- Không biết cách nâng cao vị thế của mình
- Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng như: thời gian, những vấn đề cần
giải quyết... mà để đối tác đi theo ý muốn của họ.
- Để vuột khỏi tay quyền ra yêu cầu trước
- Không tận dụng được ưu thế về thời gian và địa điểm trong đàm phán.
- Vội bỏ cuộc khi cuộc đàm phán có vẻ như đi vào chỗ bế tắc.
- Không chọn được thời điểm hợp lý để kết thúc cuộc đàm phán.
2. Một số bí quyết đưa đến thành công trong đàm phán
Đàm phán là một phần của cuộc sống và tất cả chúng ta đều phải đối mặt với
nó. Khi chúng ta có thể đàm phán thành công thì kết quả mà chúng ta đạt được sẽ
có sự khác biệt rất lớn. Dưới đây là một số bí quyết giúp đàm phán thành công.
T * Đặt mình vào vị trí của đối tác.
Đầu tư thời gian xem xét quan điểm của đốitác điều đó giúp bạn có được tính
khách quan và thuận lợi bước vào đàm phán. Đồng thời cũng là cáchphát hiện ra
những ưu và khuyết điểm của chính mình.
Q * Chuẩn bị kĩ càng và biết rõ về đối tác.
Tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ sự chuẩn bị tốt. Tìmcho mình thông tin về
tình hình kinh doanh hiện tại của bạn hàng, những mục đíchvà lí do hợp tác của họ
bằng các câu hỏi như:
-Nếu là họ ta sẽ có lợi gì khi chiến thắng trong lần đàm phán này?
-Đâu là lí do hợp lí ?
-Họ sẽ dùng những toan tính nào để giành được hợp đồng?
-Thời điểm nào thương lượng là thích hợp?
-Đây là cuộc đàm phán có tính cạnh tranh, hợp tác, hay để giải quyết hậu quả? Học
cách nắm trước tình hình và không bao giờ bị bất ngờ trước mọi tình huống sẽ giúp
bạn giữ được thế chủ động.
T * Nhận diện đàm phán.
Người ta chia đàm phán ra 3 loại. Một là đàm phán xung độthay còngọi là đàm
phán cạnh tranh. Loại đàm phán này dùng cho những mục đíchcó tính cạnh tranh
giữa nhiều công ty với nhau. Thứ hai là đàm phán hợp tác. Đây là cuộc đàm phán
để giúp đôi bên cùng có lợi và dựa vào nhau để phát triển. Tuy nhiên cũng phải đề
phòng một số trường hợp đối tác nắm được những điểm yếu của ta và lấy cớ hợp
tác để lợi dụng. Đừng đưa ra quyết định quá vội vã. Và cuốicùng là loại đàm phán
giải quyết vấn đề. Khi có vấn đề xảy ra hai bên phải cùng ngồi lại và đưa ra các giải
pháp để giải quyết những hậu quả.
Mỗi một loại đều có các tiến trình khác nhau để thực hiện do vậy bạn phải nắm
được khi nào mình sẽ phải dùng loại đàm phán nào.
Q * Chuẩn bị chiến lược.
Giống như cuộc sống, chúng ta không thể đoán trước mọi việc do vậy ta phải luôn
có những kế hoạch dự phòng trong mọi trường hợp. Bạn cũng phải phân biệt rõ
giữa chiến lược và mưu lược. Mưu lược là những công việc bạn sẽ làm để đạt được
điều gì còn chiến lược lại là những công việc bạn sẽ làm khi bạn không có gì để
thực hiện. Nói một cáchvui thì chiến lược là bức tranh lớn còn mưu lược là những
mảng màu nhấn giúp bức tranh rực rỡ hơn.
Một chiến lược phải cụ thể. Trước hết là về thời gian. Tuỳ vào tính chất của cuộc
đàm phán bạn nên xem xét nên đàm phán khi thuận lợi cho bạn hay cho đốitác.
Tiếp đến là độ dài cuộc thương thuyết. Không nên để quá ít thời gian nhưng cũng
không nên để nó kéo dài vô tận. Cũng phải chú ý tới tốc độ tiến trình công việc. Có
nhiều trường hợp những cuộc thương thuyết nhanh giúp công việc trở nên thuận lợi
nhưng lại cũng có những tình huống ngược lại. Cuối cùng là địa điểm. Địa điểm
phải phù hợp với nội dung cuộc đàm phán. Điều này tuy quan trọng nhưng nhiều
khi vẫn bị lãng quên.
T *) Hãy sẵn sàng là người đàm phán trước
Một số người thường rất ngượng ngùng khi nói về tiền bạc. Những người
khác lại nghĩ rằng việc đó thật thô lỗ và là một hành động hạ thấp bản thân. Trong
rất nhiều trường hợp thì họ đúng. Tuy nhiên, khi phải giải quyết một hợp đồng làm
ăn (tất cả chúng ta đều sẽ có lúc phải làm việc này), thì thái độ không sẵn sàng đề
cập tới chuyện tiền nong đó sẽ khiến cho việc kinh doanh của chúng ta trở nên đắt
đỏ.
Trong thực tế có rất nhiều nhà đàm phán dày dặn. Nếu bạn mua một ngôi nhà
hay một chiếc ô tô, nhận một công việc mới, thì bạn có thể chắc chắn là mình sẽ
phải đối mặt với những con người đó. Nếu họ thấy bạn quá nhút nhát trong công
việc, họ sẽ lợi dụng điều này.
Bạn cũng không nên quá ngượng ngùng khi chuyển một vấn đề có vẻ là
chuyện ngoài lề sang một cuộc đàm phán thật sự. Nếu bạn đang mua một vài thứ
rất mắc trong cùng một cửa hàng, bạn nên hỏi họ có khuyến mãi cái gì không, hay
có giảm giá không. Vì nếu không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng: "Bạn có thể làm việc
này”, thì điều đó không có nghĩa là “Bạn không thể”. Đôi khi, đơn giản chỉ bằng
việc hỏi xem có gì khuyến mãi không, bạn sẽ có một cuộc mua bán có lợi hơn.
Q *) Đừng để bị cảm xúc chi phối
Một nhầm lẫn rất lớn của những nhà đàm phán
nghiệp dư là họ bộc lộ cảm xúc quá mức để đạt được
chiến thắng. Họ la ó, đe dọa và yêu cầu làm theo cách
của họ. Việc này chỉ phản tác dụng mà thôi.
Hầu hết những vụ làm ăn chỉ có khả năng thành
công nếu cả hai phía đều cảm thấy họ sắp có lợi từ việc
này. Nếu một người phía bên kia cảm thấy rằng họ đang
bị công kích, hoặc đơn giản là không ưng ý với bạn, họ có lẽ sẽ không chịu nhượng
bộ. Rất nhiều người ghét những người thô lỗ, và họ sẵn sàng rời bỏ một cuộc làm
nếu cuộc làm ăn này dính tới một người như vậy.
Khi đốithoại với những đối tác nhiều kinh nghiệm, đôikhi bạn sẽ để lộ ra
những điểm yếu chính từ các hành động, cử chỉ của bạn. Do vậy ngay bây giờ bạn
nên tập cho mình thái độ bình tĩnh ,kiên nhẫn và tránh bị áp lực trong mọi tình
huống. Hãy luôn giữ cho đầu mình luôn trong trạng thái "vững chắc".
Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất
bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ
khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.
T *) Đừng dễ bị lừa bởi thủ đoạn sử dụng “quy tắc”
Khi một người gửi cho bạn một bản hợp đồng để bạn ký vào đó, nếu có điều
gì đó trên bản hợp đồng mà bạn không ưng, bạn sẽ bỏ qua bản hợp đồng này.
Ngoài ra bạn hãy vui lòng viết ra những điều bạn muốn thêm vào, nếu bạn nghĩ nó
nên có mặt ở đây. Đôi khi, phía đối tác sẽ quay lại và bảo với bạn rằng:” Ngài
không được phép thay đổi bản hợp đồng của chúng ta như vậy”.
Ồ vậy sao?
“Vì tôi là người sẽ ký vào bản hợp đồng này, tôi sẽ thay
đổi những gì mà tôi muốn, cảm ơn rất nhiều”. Không có
bất cứ quy tắc nào lại bảo rằng họ mới là người duy nhất
được phép thêm thắt điều gì đó vào bản hợp đồng. Nếu
họ không hài lòng với sự thay đổi của bạn, thì họ nên
cho bạn biết và như thế hai bên có thể làm sáng tỏ vấn
đề đó.
Điều này cũng nhấn mạnh một thủ thuật thường dùng của những nhà đàm
phán dày dặn như những nhà môi giới bất động sản, nhà môi giới việc làm, những
người buôn bán xe ô tô và dạng dạng như thế. Họ biết rất nhiều người là những
người rất chặt chẽ trong việc tuân theo các quy tắc. Do đó họ sẽ đưa ra những lời
công bố nghe có vẻ chính thức và khẳng định rằng:”Việc này phải làm như thế”
hoặc “ngài không được phép làm vậy”. Nếu một ai đó giới hạn bạn bằng cách thêm
những quy tắc vào trong hợp đồng, hãy yêu cầu họ cung cấp những bằng chứng xác
thực rằng những quy tắc này thực sự tồn tại.
Q *) Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số
Khi đi phỏng vấn xin việc, có một câu hỏi mà chúng ta
vẫn thường gặp là: “Anh (chị) muốn mức lương trong
một tháng là bao nhiêu?”. Đây là một câu hỏi đầy áp lực,
và thường thì câu trả lời là một con số nào đó thấp hơn
là mức chúng ta thực sự mong muốn.
Để một cuộc đàm phán thành công hãy biết bắt người
khác phải đưa ra một con số cụ thể trước. Thay vì đưa ra
con số của mình, bạn hãy trả lời những câu hỏi đó bằng cách hỏi lại rằng: “Vậy
công ty có thể trả cho tôi bao nhiêu?”. Đôi khi, bạn sẽ thấy bất ngờ khi họ đưa ra
mức tốt hơn bạn nghĩ.
T *) Hãy đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được
Khi mà những người khác đưa ra con số của họ, kể cả nó đã là tốt hơn so với
những gì bạn mong muốn, thì hãy cứ nói rằng: “Tôi nghĩ ngài sẽ phải đưa ra mức
cao hơn thế”. Đừng tỏ ra kiêu ngạo, hay hung hăng. Hãy nói câu đó một cách bình
tĩnh.
Khi họ hỏi bạn về kỳ vọng của bạn, hãy đòi nhiều hơn mức bạn mong đợi.
Hiếm mấy ai ra đi khi mà hợp đồng đã được ký kết, và bạn có thể khiến đối phương
cảm thấy rằng họ đang chiến thắng khi được một lần hạ thấp “mức mong đợi không
thực tế” của bạn.
Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa phải là ổn thỏa với bạn. Khi
mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong
càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng
người mà họ đang đàm phán với hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào
đó có quyền lực.
Q *) Đừng tỏ ra quá thích thú
Chỉ với việc đưa ra ấn tượng rằng bạn sẵn sàng bỏ đi là đã có thế tạo ra kỳ
tích cho việc nhận được một bản hợp đồng tốt hơn. Hãy luôn luôn đóng vai một
người mua, hay một người bán đang rất lưỡng lự.
Đừng khiến cho người khác có cảm giác như thể họ đã bị lừa. Rất nhiều
người thường cố gắng bòn rút đến tận cùng từ bất cứ cuộc thương lượng nào. Đây
là một sai lầm. Nếu như đối tác cảm thấy rằng họ bị lừa, thì điều này sẽ quay lại
làm hại chính bạn. Họ có thể không hoàn thành phần trách nhiệm của họ trong bản
hợp đồng, hoặc từ chối không làm ăn với bạn nữa.
Hầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải
mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho
bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. Ví dụ như, nếu tôi đang
thương lượng để giảm giá thuê nhà của tôi xuống, tôi sẽ thường đưa ra đề nghị ký
kết một hợp đồng thuê nhà lâu dài hơn. Bằng cách đó, ông chủ nhà sẽ hiểu rằng tài
sản của ông ấy sẽ có người thuê trong thời gian lâu hơn, và tôi sẽ đạt được mức
thuê rẻ hơn.
T *) Bí quyết cuối cùng
Các bí quyết này không phải trong bất cứ trường hợp đàm phán nào cũng áp
dụng tất cả. Hãy chọn lọc những bí quyết áp dụng vào từng trường hợp sao cho phù
hợp. Và bí quyết cuối cùng này bao gồm tất cả những bí quyết trên chính là : Hãy
tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng bí quyết nào cho phù hợp. Mỗi
cuộc thương lượng đàm phán lại thích hợp với mỗi loại bí quyết khác nhau.
KẾT LUẬN
Đàm phán nó không chỉ là một phần của cuộc sốnghằng ngày, nó còn có vai
trò quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn chính vì vậy một
phong cách đàm phán thích hợp sử dụng đúng lúc, và giảm tối thiểu những lỗi hay
gặp phải trong đàm phán là việc bạn cần đặc biệt lưu ý.
Đàm phán cũng như bất kỳ một hành động nào khác đều có hai mặt của nó.
Trong kinh doanh nếu đàm phán khéo léo bạn có thể mua được sản phẩm chất
lượng tốt với giá cả phải chăng , tạo lập được mối quan hệ giữ chân được khách
hàng trung thành với mình. Và ngược lại nếu một cuộc đàm phán thất bại thì không
những những mục tiêu của bạn không đạt đựoc mà mối quan hệ của bạn với đối tác
rất dễ bị ảnh hưởng sẽ không thuận lợi cho những lần đàm phán tiếp theo.
Vì vậy việc sử dụng các phong cách trong đàm phán và kết hợp các phong
cách đó là một điều cần thiết trong kinh doanh. Nhưng trong quá trình đàm phán
tùy từng cuộc đàm phán, từng đối tác đàm phán ta có thể sử dụng linh hoạt các
phong cách đàm phán: Cạnh tranh trong đàm phán, hợp tác trong đàm phán, lẩn
tránh trong đàm phán, nhượng bộ thỏa hiệp khi đàm phán, và chấp nhận trong đàm
phán. Ta không thể sử dụng tất cả các phong cách trong mọi trường hợp. Điều đó
không có nghĩa là chi sử dụng một phong cáchtrong đàm phán mà tùy từng vấn đề
mà sử dụng phong cách này hay phong cách kia. Nếu ta không linh hoạt áp dụng
các phong cách trong đàm phán thì việc thất bại và mất quyền lợi trong đàm phán
là điều không tránh khỏi.
Trên thực tế thì mỗi ngừời đều có một phong cách riêng của mình nhưng
chúng tôi hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ phần nào giúp chúng ta đạt đựoc
những thắng lợi trong đàm phán không những trong kinh doanh mà cả trong cuộc
sống hàng ngày của mình. Chúc các bạn thành công !

Contenu connexe

Tendances

đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
Khánh Hòa Konachan
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Man_Ebook
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Quách Đại Dương
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
vuthanhtien
 

Tendances (20)

đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
 
Negotiation technique
Negotiation techniqueNegotiation technique
Negotiation technique
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty PIZZA HUT
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty PIZZA HUTChiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty PIZZA HUT
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty PIZZA HUT
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
 
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUURC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 

Similaire à Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh

Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
ngoctrung_lect
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phan
Le The Ham
 
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 pBai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
sinhco
 
Khi thương lượng cần nhớ
Khi thương lượng cần nhớKhi thương lượng cần nhớ
Khi thương lượng cần nhớ
Nguyen Khoa
 

Similaire à Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh (20)

Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
 
Ky nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongKy nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luong
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phan
 
Nghe thuat dam phan
Nghe thuat dam phanNghe thuat dam phan
Nghe thuat dam phan
 
Ngh 7879 thu_7853_t_m_ph_n_trong_kinh_doanh
Ngh 7879 thu_7853_t_m_ph_n_trong_kinh_doanhNgh 7879 thu_7853_t_m_ph_n_trong_kinh_doanh
Ngh 7879 thu_7853_t_m_ph_n_trong_kinh_doanh
 
giao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptxgiao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptx
 
Một Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán Thương Lượng
Một Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán Thương LượngMột Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán Thương Lượng
Một Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán Thương Lượng
 
Ky nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.docKy nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.doc
 
Ebook Kỹ Năng Đàm Phán
Ebook Kỹ Năng Đàm PhánEbook Kỹ Năng Đàm Phán
Ebook Kỹ Năng Đàm Phán
 
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 pBai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
 
[Sách ] Kỹ năng đàm phán
[Sách ] Kỹ năng đàm phán[Sách ] Kỹ năng đàm phán
[Sách ] Kỹ năng đàm phán
 
Truong sam ky nang dam phan
Truong sam ky nang dam phanTruong sam ky nang dam phan
Truong sam ky nang dam phan
 
Kỹ năng thương lượng - TS Châu Đình Linh
Kỹ năng thương lượng - TS Châu Đình LinhKỹ năng thương lượng - TS Châu Đình Linh
Kỹ năng thương lượng - TS Châu Đình Linh
 
CHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptxCHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptx
 
Đàm phán Win Win: Nghệ thuật tâm đối nhân
Đàm phán Win Win: Nghệ thuật tâm đối nhânĐàm phán Win Win: Nghệ thuật tâm đối nhân
Đàm phán Win Win: Nghệ thuật tâm đối nhân
 
Khi thương lượng cần nhớ
Khi thương lượng cần nhớKhi thương lượng cần nhớ
Khi thương lượng cần nhớ
 
24.kynangdamphan
24.kynangdamphan24.kynangdamphan
24.kynangdamphan
 
De thanh cong trong dam phan getting to yes
De thanh cong trong dam phan   getting to yesDe thanh cong trong dam phan   getting to yes
De thanh cong trong dam phan getting to yes
 
Đàm phán.pdf
Đàm phán.pdfĐàm phán.pdf
Đàm phán.pdf
 
Sách Để Thành Công Trong Đàm Phán
Sách Để Thành Công Trong Đàm PhánSách Để Thành Công Trong Đàm Phán
Sách Để Thành Công Trong Đàm Phán
 

Plus de YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
YenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
YenPhuong16
 

Plus de YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh

  • 1. Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh MÃ TÀI LIỆU : 0036 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng là một nhà dàm phán. Đàm phán là một chuyện hiển nhiên trong đời sống như : Việc bạn Đàm phán với sếp về việc tăng lương, bạn đàm phán với khách hang của mình về giá sản phẩm, hay một nhóm công ty khai thác dầu bàn về kế hoạch lập lien doanh khai thác dà ngoài khơi, bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ gặp bộ trưởng ngoại giao Liên Xô để tìm kiếm thỏa thuận về vũ khí hạt nhân, Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc gia nhập WTO hoặc chỉ đơn giản là bạn đàm phán với người yêu sẽ đi chơi đâu và ăn những gì? . Tất cả điều này đều là đàm phán. Thực tế mỗi người trong chúng ta đang đàm phán một chuyện gì đó mỗi ngày nhưng lại rất ít người quan tâm tới chuyện mình đang dàm phán, và đàm phán như thế nào. Trong kinh doanh đàm phán có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công của bạn. Đàm phán không khéo, công ty có thể mát đi khách hang, mất đi đối tác kinh doanh. Chính bởi tầm quan trọng của nó chúng ta không thể không để ý đến việc làm thế nào để đàm phán thành công .Và ngày nay đám phán đã trở thành 1 nghệ thuật ,mỗi người lại sử dụng phong cách đàm phán khác nhau để đạt được lợi íchcủa mình . Đàm phán là cuộc đo sức về trí tuệ giữa hai bên, không giống như cuộc thi chạy, thi chạy là người nào về đíchcuốicùng thì người đó thắng. Nhưng đàm phán không chỉ ganh đua về thực lực mà còn bao gồm cả việc áp dụng các kỹ xảo đàm phán, nó có tác dụng ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đàm phán. Đó cũng là lí do tại sao nhóm chúng em chon đề tài nghiên cứu “ các phong cách đàm phán trong kinh doanh” để thấy được đàm phán là 1 nghệ thuật và trong kinh doanh làm thế nào để đàm phán thành công Bài viết của chúng em gồm 3 phần Phần 1 : Lí luần chung về đàm phán kinh doanh Phần 2 : Các phong cách trong đàm phán kinh doanh Phần 3 : Những sai lầm thường mắc phải và 1 số bí quyết đi đếm thành công trong đàm phán
  • 3. Trong quá trình tìm hiểu bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong thày cô giáo đóng góp cho bài viết của chúng em hoàn thiện hơn! NỘI DUNG I. Lý luận chung về đàm phán kinh doanh 1. Khái niệm: Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh. 2. Vai trò của đàm phán trong kinh doanh
  • 4. Đam phán là 1 phần của cuộc sốnghang ngày nhưng trong kinh doanh nó lại có vai trò cực kì quan trọng trong thành công của bạn Qua đàm phán mình có thể học hỏi kinh nghiệm từ người khác và sử dụng , khai thác lợi thế của mình . Thông quá đàm phán và tìm hiểu thong tin của đối phương giúp ta nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của họ. Nếu đốiphương có kinh nghiệm có nghĩa là anh ta có 1 lịch sử thông tin hữu ích cho chúng ta .Điều đó rát hữu ích trong việc đạt mục yiêu về lợi íchtrong đàm phán như lợi íchvề giá ,thời gian giao hang ,và chất lượng sản phẩm… Đốivới người mua , người được cung cấn hàng hóa qua đàm phán họ có thể lựa chọn , và kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp , người bán những sản phẩm tốt nhất ,phù hợp nhất, giá cả thì rẻ nhất .Nếu đàm phán thành công thì những lợi íchmong muốn đạt được của chúng ta về sản phẩm sẽ đc thỏa mãn , đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, giảm chi phí , tăng khả năng cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao. Nhưng ngược lại nếu bạn để cho đối phương thấy điểm yếu trong vấn đề , ban có thể là mục tiêu để họ tấn công hoặc khiến cho bạn lo lắng , bối rối và tẩ nhiên khi đó những lợi ích và mục tiêu của bạn sẽ ko thực hiện được,thậm chí bạn có thể bị thiệt hại như : phải mua hàng hóa với giá đắt hơn, sản phẩn chất lượng không cao nhưng bạn vẫn phải mua để đáp ứng nhu cầu của mình. Điều này giải thích tại sao đơn giản là việc đi mua quần áo bạn và người bán của mình mua 2 chiếc áo giống nhu trong cùng một của hàng nhưng bạn lại mua rẻ hơn trong khi người bạn của mình lại mua giá rất đắt . Thậm chí có những bạn lại mua đựoc sản phẩm chất lượng không tốt nhưng giá lại đắt hơn . Lí do là nằm ở khả năngdddamf phán của mỗi người , ai đàm phám với người bán thành công thì người đó sẽ đạt được lợi ích lớn hơn . Đối với người bán hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ: Nếu những người mua cần những sản phẩm tốt nhất với khả năng chi tiền ít hơn kế hoạch đề ra thì người bán hàng luôn tìm cách bán được hàng chất lượng trung bình hoặc thấp với giá cao nhất , đe, lại lợi nhuận nhiều nhất . Thậm chí người bán hàng luôn có âm mưu là tân trang lại những chi tiết kĩ thuật của sản phẩm và cá thông số khác để bán những sản phẩm kém chất lượng hơn cho phù hợp với ngân sách của bạn. Quá trình đàm phán có thể giúp bạn thực hiện được điều đó. Trong đàm người bán hay cung cấp sản phẩm hàng hóa họ biết cho khách hàng thấy “ mình luôn có cái gì đó
  • 5. để cho đi” nhưng không ảnh hưởng đến cị trí đàm phán và lợi nhuận ( lợi ích ) của mình thì đó là 1 thành công . Người bán họ rất biết cách cân nhắc lồng vào cái bẫy để đối phương khó phán đoánkhi đề nghị một mức giá cho sản phẩm từ đó họ có thể bán được sản phẩm có mức giá cao và lợi nhuận có thể lên tới vài trăm phần trăm mà người mua vẫn hài long với sự lựa chọn của họ và mức giá họ trả cho sản phẩm của họ là phù hợp với giá trị của nó ,nhưng trên thực tế thì không phải như vậy =] điều đó chỉ đạt được bằng nghệ thuật đàm phán của người bán hoặc ngừơi cung cấp . Lợi ích đạt được ở đây không nằm ở khâu sản xuất , nghiên cứu mà nằm ở khâu đàm phán . Đàm phán không chỉ mang lợi ích mà nó còngiúp cho các bên tạo mối quan hệ lâu dài. Bởi nhiều lúc trong đàm phán ta phải nhượng bộ quyền lợi cho đói phương để đối phương có vị thế lớn hơn nhưng không phải thế là ta thất bại trong đàm phán , mà thực ra nhượng bộ quyền lợi này để tạo mối quan hệ lâu dài với đối tác giúp ta thu được quyền lợi lớn hơn trong những lần hợp tác kiinh doanh tiếp theo. Tục ngữ có câu : “ thả consăn sắt bắt concá rô “ trong đàm phán cũng vậy , ạo sự tin tưởng trong lần hợp tác ban đầu thì những lần hợp tác sau cũng thuận lợi . Điều này đặc biệt có nhiều thuận lợi và tác động to lớn trong việc giữ chân khách hàng và xây dựng nên những khác hàng trung thành cho minh . Người tham gia đàm phán khôn khéo luôn cho đối phương mình biết rằng họ luôn có cái gì đó để cho đi và người hợp tác với họ sẽ được hưởng lợi . Trong trường hợp đàm phán để hợp tác kinh doanh nó giúp cho đối phương và ta cùng có thể giải quyến các vấn đề hóc búa – vấn đề mà cả 2 bên đều không thể giải quyết được nếu không hợp tác . Điều này có lợi cho tất cả các bên giúp tăng khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp II. Các phong cách đàm phán kinh doanh Trong quá trình đàm phán, mỗi người mỗi doanh nghiệp có một phong cách riêng nhưng mục đíchcuối cùng là mang lại lợi ích mong muốn cho mình. Có rất nhiều phong cáchđàm phán, tùy từng cuộc đàm phán, từng đối tác đàm phán mà ta có thể sử dụng linh hoạt các phong cách đàm phán khác nhau.
  • 6. 1. Phong cách cạnh tranh Đàm phán là quá trình cân đo “giá trị đàm phán” nó nặng cân hay nhẹ cân phụ thuộc vào mục đích cần đạt được của hai bên. Đôi khi có những cuộc đàm phán diễn ra một cách rất nhanh chóng và dễ dàng nhưng có những cuộc đàm phán khó khăn như một cuộc chạy vượt chướng ngại vật đôi bên bắt tay nhau nhưng trên thực tế họ đã chuẩn bị cho mình những âm mưu và vũ khí lợi hại tất nhiên đây chỉ là những vũ khí vô hình mà ta không thể nhìn thấy được. Nhưng nhiều lúc việc vượt qua nhiều khó khăn thử thách sẽ cho chúng ta có được kết quả không thể ngờ được. Tất cả điều đó ta có thể thấy được khi sử dụng phong cách cạnh tranh trong đàn phán. *) Khái niệm: Phong cách cạnh tranh trong đàm phán là các bên tham gia đàm phán hoặc mỗi bên đều hướng về quyền lực của mình, theo đuổi mục đích bằng cái giá của phía bên kia một cách dứt khoát và không hợp tác. *) Trường hợp sử dụng: Phong cách này được sử dụng khi: - Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng. Khi đàm phán ngay từ đầu xác định rõ mục tiêu của mình, không thay đổi mục tiêu cả hai bên đều cho rằng mục tiêu của mình là chính đáng và phải bảo vệ mục tiêu chính đáng ấy. Nếu đáp ứng được hay không đáp ứng được giải quyết dứt khoát trong thời gian ngắn.
  • 7. - Trường hợp thứ hai sử dụng cạnh tranh khi biết chắc chắn mình đúng, mình có lý và không thể khác được. Mọi thành viên đàm phán nhận thức rõ vấn đề ngay trước khi tiến hành đàm phán. - Khi gặp các vấn đề nảy sinh đột xuất, không lâu dài trong đàm phán cũng có thể dùng phong cách cạnh tranh. Phong cách cạnh tranh sử dụng đúng lúc, đúng chỗ rất có lợi thế. Phong cách này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của chủ thể và các thành viên đoàn đàm phán. Tuy nhiên sử dụng phong cách này sẽ không duy trì được quan hệ lâu dài giữa các đối tác và dễ bị bế tắc trong đàm phán. Ví dụ: Tuấn đến Trung Quốc để yêu cầu công ty của Kim bồi thường một khoản tiền về lô hàng xe đạp không đúng yêu cầu mà công ty của Tuấn đã đặt trước. Tuấn biết rằng có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng cung cấp sản phẩm xe đạp cho công ty của mình nhưng anh không muốn xáo trộn tuyến cung cấp vốn đã được thiết lập tốt với công ty của Kim từ 2 năm nay. Trong khi đàm phán , Kim cho biết công ty của cô không có khả năng bồi thường bằng tiền mặt cho công ty của Tuấn, cô chỉ có thể đổi lại những chiếc xe không đúng theo yêu cầu đó. Tuấn cho rằng nếu như vậy thì không đủ để phục hồi uy tín của công ty mình trước những khách hàng đã mua phải xe đạp không đúng yêu cầu. Tuấn ngồi lắng nghe lời xin lỗi về tình trạng bế tắc của công ty Kim với thái độ giận dữ. Sau đó anh bực bộirời khỏi phòng và ngay lập tức ra sân bay về nước. Kim rất bối rối nhưng ko mời Tuấn quay lại vì sợ mất thể diện. Sự hợp tác của hai công ty chấm dứt ngay sau sự đổ vỡ trong cuộc đàm phán này. => Như vậy là ngay từ đầu trước khi bước vào cuộc đàm phán thì cả bên Tuấn và Kim đều đã xác định rõ ràng mục tiêu cuộc đàm phán của mình và quyết theo đuổi nó đến cùng, không ai chịu nhượng bộ ai. Kết cục cuối cùng của cuộc đàm phán là sự hợp tác lâu bền sau 2 năm bị đổ bể, thất bại hoàn toàn. Ví dụ này minh chứng cho việc sử dụng phong cách cạnh tranh có thể không duy trì được quan hệ lâu dài giữa các đối tác trong đàm phán.
  • 8. 2. Phong cách hợp tác *) Khái niệm: Phong cách hợp tác là sự tin tưởng, dứt khoát, trong đó cả hai bên hoặc các bên đàm phán cùng lúc làm việc với nhau để cố giúp tìm ra các giải pháp liên kết và thoả mãn tất cả các bên có liên quan. *) Trường hợp sử dụng: Phong cách này được sử dụng khi: - Các bên đàm phán đều có thiện ý đều mong muốn tìm giải pháp phù hợp với cả hai hay nhiều bên. Sự hợp tác bao giờ cũng chứa đựng trong nó sự tự nguyện, chân thành và cũng mục đích. - Để tạo dựng các mối quan hệ lâu dài, bền vững. Sử dụng phong cách hợp tác tạo sự liên hệ chặt chẽ, tin tưởng nhau và cùng dắt nhau tiến xa lên phía trước. - Trong trường hợp khác cần phải học hỏi, thử nghiệm cũng nên sử dụng phong cách hợp tác. Qua đó sẽ tích luỹ được kinh nghiệm từ phía đối tác, giúp ta trưởng thành trong kinh doanh. - Khi đàm phán gặp những vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu, sử dụng phong cách hợp tác sẽ quy tụ sự hiểu biết của mọi người vào vấn đề hóc búa. Vấn đề sẽ được bàn thảo kỹ và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả. - Cuối cùng phong cách hợp tác sử dụng khi cần tạo ra sự tâm huyết, hợp lực. Nó sẽ đoàn kết các thành viên, động viên mọi người dồn hết trí lực, khả năng và tinh thần cao cho công việc. Sử dụng phong cách này một cách khéo léo sẽ dễ đưa đến thành công trong đàm phán mà cả hai bên đều cảm thấy có lợi và tin tưởng vào nhau hơn.
  • 9. Hợp tác là thái độ tích cực, là phong cách rất hay. Đàm phán sử dụng phong cách này rất hữu ích. Do đó nguyên tắc chung của đàm phán là hãy bắt đầu đàm phán bằng phong cách hợp tác. Ví dụ: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn mua mía của hợp tác xã Lam Sơn. Trong thời gian vừa qua, giá cả thị trường có nhiều biến động, để bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, hợp tác xã đã yêu cầu công ty tăng giá mía từ mức 500.000VND/1 tạ mía lên 650.000VND/1 tạ mía. Đại diện hợp tác xã nói với công ty : “ Nếu không tăng giá thì chúng tôi sẽ bán cho một công ty khác”. Từ yêu cầu đó hai bên đã tiến hành đàm phán. Để tạo mối quan hệ lâu dài, nguồn nguyên liệu cung cấp thường xuyên cho công ty nên công ty đã đưa ra mức giá là 550.000VND/1 tạ. Hợp tác xã thấy rằng, mức giá trên là chưa hợp lý và vẫn đòi mức giá ban đầu đưa ra. Phía công ty trả lời: “Với mức giá 650.000VND thì chúng tôi không thể mua được vì chúng tôi phải chịu nhiều khoản chi phí khác đang có những biến động tăng rất mạnh trong thời gian gần đây như : chi phí vận chuyển, thuế …nên chúng tôi chỉ có thể chấp nhận với mức giá cuối cùng là 600.000VND/1 tạ ”. Qua xem xét, phía hợp tác xã thấy với mức giá trên là có thể chấp nhận được. Quyết định cuối cùng của họ là đồng ý bán cho công ty với mức giá 600.000 VND/ 1 tạ. Cuộc đàm phán kết thúc có lợi cho cả hai bên. => Rõ ràng các bên đối tác ở trên đều thể hiện rõ sự thiện chí trong đàm phán, cùng nhau thỏa thuận để đưa ra một mức giá hợp lý nhất có thể chấp nhận được cho cả hai. Cuộc đàm phán đã kết thúc tốt đẹp, cả phíanông dân lẫn phíacông ty đều được lợi đồng thời lại góp phần duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên. 3. Phong cách lẩn tránh *) Khái niệm: Phong cách lẩn tránh là không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ mong muốn và trì hoãn giải quyết vấn đề. Bên tham gia đàm phán né tránh vấn đề, không bộc lộ mục tiêu, ý định và không tỏ rõ thái độ, những vấn đề thứ yếu nhưng lại khó bày tỏ. Hoặc khi gặp những vấn đề không liên quan đến lợi ích của mình. Khi đó dù đối tác có đưa ra để đàm phán cũng phải tìm cách lờ đi, không đề cập khi trình bày, đánh trống lảng. *) Trường hợp sử dụng:
  • 10. Phong cách này được sử dụng khi: - Sử dụng phong cách lẩn tránh trong trường hợp nếu đồng ý giải quyết vấn đề đó sẽ gây hậu quả tiêu cực lớn hơn lợi ích của nó. - Phong cách lẩn tránh cũng được dùng khi cần làm cho đối tác bình tĩnh lại và có thể xoay chuyển tình hình đàm phán. Một sự lẩn tránh sẽ đặt đối tác vào hoàn cảnh mới, thậm chí bất ngờ buộc đối tác phải thay đổi thái độ đàm phán. - Trong trường hợp chúng ta đang thiếu thông tin, thông tin chưa chắc chắn cần phải thu thập thêm các thông tin về vấn đề đàm phán ta cũng sẽ sử dụng phong các lẩn tránh. Ở đây lẩn tránh chỉ là tình thế. - Với những vấn đề không quan trọng được nêu ra trong cuộc đàm phán ta cũng có thể lẩn tránh, không nhắc tới nó mà đi vào luôn trọng tâm chính. - Ta cũng sử dụng phong cách này khi có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác - Khi không có cơ hội đạt được mục đích khác - Cuối cùng, người khác có thể giải quyết vấn đề tốt hơn là chúng ta thì cũng dùng phong cách lẩn tránh. Điều đó vừa đem lại hiệu quả trong đàm phán vừa thể hiện trách nhiệm của mình. Người đàm phán xem xét xung độtlà những cái phải tránh xa bằng mọi giá. Chủ đề trung tâm của kiểu này là lảng tránh, nó tạo ra kết quả là làm thất vọng hoàn toàn cho các bên liên quan. Mục đíchcủa các bên không được đáp ứng, mà cũng không duy trì được mối quan hệ. Kiểu này có thể tạo hình thức ngoại giao để làm chênh lệch một vấn đề, hoãn lại một vấn đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe dọa. Đây là quan điểm rút lui hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người đàm phán là rút lui, chấp nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự. Ví dụ: Do lượng đơn đặt hàng tăng, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô muốn sản xuất kịp thời gian giao hàng nên đã đề nghị nhà cung cấp chuyển nguyên liệu cho mình trước 15 ngày. Đại diện phía nhà cung cấp trả lời: “ Nói thật, chúng tôi không biết có thể giao hàng sớm như thế cho bên công ty hay không. Chúng tôi còn phải liên hệ với nhân viên sắp xếp kế hoạch sản xuất bên tôi để xác nhận lại một chút, xem họ có cách gì để giao hàng sớm hơn không. Nhưng cho tôi hỏi thêm một chút,
  • 11. nếu chúng tôi có thể giao nguyên liệu sớm hơn cho công ty đổi lại chúng tôi sẽ được lợi gì từ việc đó?” => Rõ ràng trong cuộc đàm phán này phía nhà cung cấp nguyên liệu đã sử dụng phong cách lẩn tránh, không trả lời trực tiếp lời đề nghị của phía công ty Kinh Đô là có hay không mà lại trả lời gián tiếp rằng cần thời gian để xác nhận, thậm chí đoạn cuối của tình huống phía nhà cung cấp còn chuyển nội dung cuộc đàm phán sang hướng khác khi hỏi về lợi ích mình nhận được nếu giao hàng sớm hơn. Tuy nhiên lẩn tránh ở đây chỉ là tình thế bởi trước sau gì cũng phải đưa ra được câu trả lời chính thức. Nếu phía cung cấp nguyên liệu cứ tiếp tục lẩn tránh sẽ có thể đưa cuộc đàm phán đến thất bại. 4. Nhượng bộ, thỏa hiệp Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung độtlà cần phải duy trì mối quan hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào, có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì đến mục đíchcủa các bên. Nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột được nhìn nhận như là cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả “thua- thắng”, mà quan điểm của người đàm phán là chịu thua, cho phép bên kia thắng. *) Khái niệm: Phong cách nhượng bộ là có tính hợp tác nhưng lại không dứt khoát, bỏ qua một số quyền lợi của mình để thoả mãn phía bên kia. Phong cách thỏa hiệp có nghĩa là giải quyết vấn đề, hoặc như từ điển Webster giải thích ở nghĩa thứ hai, “một sự điều chỉnh những nguyên tắc trái ngược nhau” Nhượng bộ thoả hiệp cũng rất cần thiết trong đàm phán. Vấn đề là nhượng bộ, thoả hiệp phải có nguyên tắc. *) Trường hợp sử dụng: Trong nhiều trường hợp để quá trình đàm phán đạt kết quả cao chúng ta phải kết hợp đồng thời cả hai phương án nhượng bộ và thỏa hiệp. Nó được sử dụng trong những trường hợp :
  • 12. - Khi vấn đề tương đối quan trọng nhưng hậu quả của việc không thoả hiệp, nhượng bộ có khi rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến chúng ta thì phải nhượng bộ. Sự tính toán lợi hại trước khi nhượng bộ là rất quan trọng. - Trong trường hợp khác thì hai bên đều khăng khăng với mục tiêu của mình. Nếu không nhượng bộ cuộc đàm phán sẽ bế tắc và thất bại là một sự nguy hại đối với chúng ta thì phải nhượng bộ. Nguyên tắc là nhượng bộ từ từ. - Người ta còn sử dụng phong cách thoả hiệp nhượng bộ khi cần được giải pháp tạm thời. Tính chất tạm thời bảo đảm cho ta một lợi ích trước mắt, cho ta thời gian chuẩn bị tốt hơn cho giải quyết vấn đề. Tạm thời nhất trí cũng là một phương pháp để thăm dò nhau và việc thực hiện tạm thoả thuận chưa ảnh hưởng lớn tới toàn bộ tiến trình hoạt động. - Trong nhiều trường hợp thời gian để thực hiện quan trọng hơn bản thân vấn đề thoả thuận, khi đó ta có thể thoả hiệp, nhượng bộ để tập trung sức, tranh thủ thời gian giải quyết vấn đề. Đó là cách để tạo thế và lực mới trên bàn đàm phán tiếp sau. - Nếu không còn cách nào tốt hơn là nhượng bộ, thoả hiệp thì ta phải sử dụng phong cách này. Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng. Có những trường hợp để đạt được mục đích của mình thì chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương án cụ thể như : - Chiến lược “Nhượng bộ” sử dụng tốt nhất khi:  Trong cuộc đàm phán ta nhận thấy mình sai.  Chúng ta mong muốn được đối tác xem là người biết điều.  Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia. Không cứ gì phải tranh giành một mất một còn, nhượng bộ một ít mà vẫn có lợi cho cả hai bên, vẫn duy trì được quan hệ lâu dài thì nên nhượng bộ.  Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau.  Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu. - Chiến lược “Thoả hiệp” sử dụng tốt nhất khi:
  • 13.  Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được.  Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải.  Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đíchduy nhất.  Cần đạt được cáchgiải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp.  Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian.  Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác  Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng Ta thấy nhượng bộ và thỏa hiệp là cần thiết để mọi việc được giải quyết, Điều này có thể là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Dưới đây là ba cách để có được sự thỏa hiệp, và nhượng bộ hợp lý. -Nghĩ về kết quả đàm phán. Khi các bên tham gia đàm phán, họ tìm kiếm những yếu tố có lợi nhất cho phe mình. Điều này rất tự nhiên nhưng nó lại bỏ qua nhu cầu của phe bên kia. Khi đàm phán rơi vào bế tắc, cần phải thận trọng xem xét quan điểm của phía bên kia. Cách tốt để làm điều này là xem xét những điều mà cả hai bên cùng muốn. -Tìm một sân chung. Nhận thức rằng kết quả đem đến cho các nhà đàm phán một xuất phát điểm mới cho những gì họ mong muốn đạt được. Từ đó nó trở thành một quy trình đàm phán, và dần dần sẽ tiến vào giữa. Điều này có nghĩa là cả hai bên cần từ bỏ một thứ để có được một thứ khác. Sự cùng hy sinh là một thuật ngữ có ý nghĩa nhất; cần phải có một “nỗiđau chung” mà nhờ đó hai bên có được một quyền lợi do bên kia đem lại không chỉ trong kết quả đàm phán mà còn trong cả quá trình đàm phán.
  • 14. -Đề cao sự kết hợp. Quá nhiều cuộc đàm phán đã kết thúc như một trò chơi tổng bằng không, có nghĩa là, người chiến thắng sẽ có được tất cả. Điều đó có thể có tác dụng đốivới những giao dịch một lần, như là mua bán ô tô, nhưng nó sẽ không bền vững trong một tổ chức. Bạn muốn dành cho phía bên kia một điều gì đó, ít nhất thì cũng là sự tôn trọng. Thất bại trong việc đó sẽ dẫn đến sự oán thù lẫn nhau, thổi bay những mục tiêu của tổ chức và tạo ra xích mích làm cho sự việc càng khó giải quyết hơn, chứ chưa nói đến đàm phán trong tương lai. Vậy liệu bạn có thể bị thỏa hiệp quá mức không? Tất nhiên. Điều này thường xảy ra khi người ta muốn tránh sự mâu thuẫn; họ lùi lại đề phục tùng các cá nhân và kết thúc ở việc hủy hoại nguyên tắc của tổ chức do không khiến các cá nhân chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình. Thỏa hiệp, một cách tổng thể, mang nghĩa tích cực. Và khi chúng ta mổ xẻ nó như một quy trình, chúng ta sẽ thấy đó là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Nghệ thuật thỏa hiệp đến từ tư duy sáng tạo về các cách thức thuyết phục phe kia. Nó cũng đến từ việc cố gắng hiểu được ý dịnh của đốiphương và chuyển chúng thành đồng minh của mình. Điều đó không phải lúc nào cũng có thể, nhưng khi lợi íchlà lớn và tình huống là quan trọng, thỏa hiệp là hành động của sự uyển chuyển linh hoạt để mang mọi người đến gần nhau hơn. Ví dụ: Giả sử nếu bạn là một người đi mua nhà và bạn nói với người bán nhà rằng: “ Tôi sẽ trả căn nhà với giá 300.000 đô la bất kể là thế nào và sẽ không hơn một xu. Đó là cái giá cuối cùng rồi anh có đồng ý hay không là tùy anh ”. Nếu bạn nói vậy thì đến khi bạn muốn đàm phán lại với người ta bạn sẽ bị mất mặt. Còn nếu bạn nói: “ Giá này cao hơn giá tôi định trả. Nếu anh nhất quyết không hạ thì có lẽ chúng
  • 15. ta cần suy nghĩ thêm, có thể một trong hai bên sẽ thay đổi ý định ”. Trong trường hợp này, bên nào quay lại đàm phán trước, bên đó sẽ phải nhượng bộ. Còn một tuyệt chiêu nữa để giành được thắng lợi trọn vẹn ở đó là ở phút cuối của cuộc đàm phán bạn nhượng bộ đối phương. Các cao thủ đàm phán tiêu thụ có sức ép hiểu rất rõ rằng, nếu vào phút cuối bạn chấp nhận nhường bộ đối phương một chút thì sẽ khiến cho đốitác vui vẻ chấp nhận vụ trao đổimua bán. Ít nhất thì kiểu nhượng bộ này cũng khiến cho họ trở nên vui vẻ, ví dụ thời gian thanh toán từ 30 ngày bạn kéo dài cho họ lên 45 ngày, hoặc bạn hướng dẫn thao tác sử dụng thiết bị cho khách hàng miễn phí. Tuy nhiên, khi áp dụng chiêu này yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm cực kỳ nhạy bén, vì điểm quan trọng không phải là bạn sẽ nhượng bộ bao nhiêu, nhiều hay ít mà vấn đề là nhượng bộ đúng thời điểm mà thôi. Bạn có thể nói với khách hàng rằng: “Giá cả chúng tôi không thể nào thay đổi được nữa, nhưng chúng ta có thể đề cập đến những phương diện khác. Nếu ngài chấp nhận giá bên tôi đưa ra, tôi có thể trực tiếp đến giám sát quá trình lắp đặt, đảm bảo cho mọi việc diến ra một cách thuận lợi”. Hoặc khi bắt đầu vào đàm phán bạn đã dự định như thế, những đến lúc đó bạn mới có cơ hội thực hiện, thì việc áp dụng sự nhượng bộ vào phút cuối như ví dụ trên sẽ là một trong những cách rất lịch sự để khiến đối phương thay đổi, khiến cho đốitác đưa ra câu trả lời rằng: “Nếu bên ngài đã có ý tốt như vậy, thì bên tôi cũng sẽ chấp nhận cái giá đã đưa ra”. Lúc đó bên đối tác sẽ không cảm thấy mình bị thua trong cuộc đàm phán, mà còncảm thấy rằng cuôc trao đổi mua bán đó diễn ra rất công bằng.
  • 16. Tại sao không nên đưa ra giá thấp nhất cho bên mua suốt từ đầu đến cuối cuộc đàm phán? Nguyên nhân chính của việc đó là khiến cho đốitác dễ dàng chấp nhận cuộc mua bán. Nếu bạn đã hoàn toàn nhượng bộ trước khi cuộc đàm phán kết thúc thì những giờ phút cuối cùng của cuộc đàm phán bạn sẽ không còn gì để làm thay đổi đối trọng giữa bạn và họ. Giờ phút cuối cùng của buổi đàm phán có thể làm thay đổi tất cả mọi thứ. 5.Phong cách chấp nhận *) Khái niệm: Chấp nhận là thoả mãn các yêu cầu của đối tác. Trong cuộc sống cũng như trên bàn đàm phán nhiều tình huống xảy ra buộc ta phải chấp nhận ý kiến của đối tác và thoả mãn các yêu cầu của đối tác. *) Trường hợp sử dụng: Phong cách này được sử dụng khi: - Sử dụng chấp nhận khi ta cảm thấy mình chưa chắc chắn đúng. Nếu ta khăng khăng vấn đề có thể bộc lộ điểm yếu và bị đối phương tấn công gây thiệt hại lớn. - Khi vấn đề quan trọng đối với người khác hơn là đối với mình, ta có thể chấp nhận. Tất nhiên khi giải quyết vấn đề phải xác định được mức độ quan trọng đó. - Trong trường hợp nếu chúng ta biết rằng ta chấp nhận vấn đề này đối tác sẽ chấp nhận vấn đề khác mà xét toàn cục thì có lợi cho ta, trường hợp này nên chấp nhận. - Khi mục đích thiết lập các quan hệ lâu dài là quan trọng ta tạm thời chấp nhận để phát triển quan hệ. Điều đó không có nghĩa là ta sẽ chấp nhận mãi; ở đây chấp nhận tạo môi trường tốt, điều kiện gây dựng niềm tin và quan hệ lâu dài thì chấp nhận sẽ rất tốt. - Có trường hợp vấn đề nêu ra nếu tiếp tục tranh luận sẽ gây khó khăn cho ta, gây nguy hại cho ta thì cũng nên chấp nhận hoặc khi vấn đề đối tác nêu ra là đúng, không thể bác bỏ hoặc không đủ lý lẽ để bác bỏ, cũng phải nhượng bộ. Ví dụ: Tuấn đến Trung Quốc để yêu cầu công ty của Kim bồi thường một khoản tiền về lô hàng xe đạp không đúng yêu cầu mà công ty của Tuấn đã đặt trước. Tuấn biết rằng có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng cung cấp sản phẩm xe đạp cho công
  • 17. ty của mình nhưng anh không muốn xáo trộn tuyến cung cấp vốn đã được thiết lập tốt với công ty của Kim từ 2 năm nay. Trong khi đàm phán , Tuấn đề nghị công ty của Kim phải bồi thường tiền mặt là 300.000 USD. Công ty Kim thực tế lại đang gặp khó khăn về tiền mặt, nếu có thể chỉ đền được cho công ty của Tuấn là 100.000 USD mà thôi. Sau một hồi thảo luận phía công ty Tuấn yêu cầu bên Kim phải trả khoản tiền 100.000 USD kèm theo cả việc đổi lại những chiếc xe không đúng theo yêu cầu cho công ty của Tuấn, nếu không sẽ chấm dứt quan hệ làm ăn tại đây.Do muốn giữ mối quan hệ với công ty Tuấn nên phía Kim đã chấp nhận đề nghị của Tuấn đưa ra. => Trong ví dụ này ta thấy kết hợp cả phong cách nhượng bộ và phong cách chấp nhận. Phía công ty Kim đã phải nhượng bộ sau đó dần dần đi đến chấp nhận yêu cầu của công ty Tuấn. Nhờ việc này mà yêu cầu bên công ty Tuấn đã được thỏa mãn, quan hệ làm ăn giữa hai bên vẫn được duy trì. 6. Các nguyên tắc chung khi sử dụng các phong cách đàm phán - Nguyên tắc 1: Không thể sử dụng tất cả các phong cách đàm phán trong mọi trường hợp. Điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng một phong cách trong đàm phán mà tuỳ từng vấn đề mà sử dụng phong cách này hay phong cách kia. - Nguyên tắc 2: Nhìn chung nên bắt đầu đàm phán bằng phong cách hợp tác. Nó tạo ấn tượng tốt đẹp ngay khi bắt đầu đàm phán. Thái độ hữu hảo, tinh thần xây dựng và nguyện vọng chính đáng lầ tiền đề cho cuộc đàm phán có hiệu quả, thành công. - Nguyên tắc 3: Linh hoạt sử dụng các phong cách trong quá trình chuyển hoá nhu cầu của ta và của đối tác thành các quyết định cuối cùng. Vấn đề là mềm dẻo trong phương pháp, nhất quán về nguyên tắc. Nếu vấn đề là quan trọng cho các mối quan hệ lâu dài, thành công lớn thì nên hợp tác. Nếu cần phải giải quyết vấn đề nhanh chóng có thể sử dụng phong cách cạnh tranh, chấp nhận, thoả hiệp. Nếu duy trì các mối quan hệ là quan trọng ta có thể thoả hiệp, hợp tác, chấp nhận hoặc lẩn tránh. III. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán và một số bí quyết đưa đến thành công trong đàm phán
  • 18. 1. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán - Ngồi vào bàn đàm phán với một cái đầu đầy những định kiến - Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối tác - Không xác định được chính xác thế mạnh của mình là gì và không thể sử dụng thế mạnh đó một cách có hiệu quả. - Ngồi vào bàn đàm phán chỉ với một phương án duy nhất mà không có phương án thay thế, nên thường rơi vào thế bị động. - Không biết cách nâng cao vị thế của mình - Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng như: thời gian, những vấn đề cần giải quyết... mà để đối tác đi theo ý muốn của họ. - Để vuột khỏi tay quyền ra yêu cầu trước - Không tận dụng được ưu thế về thời gian và địa điểm trong đàm phán. - Vội bỏ cuộc khi cuộc đàm phán có vẻ như đi vào chỗ bế tắc. - Không chọn được thời điểm hợp lý để kết thúc cuộc đàm phán. 2. Một số bí quyết đưa đến thành công trong đàm phán Đàm phán là một phần của cuộc sống và tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nó. Khi chúng ta có thể đàm phán thành công thì kết quả mà chúng ta đạt được sẽ có sự khác biệt rất lớn. Dưới đây là một số bí quyết giúp đàm phán thành công. T * Đặt mình vào vị trí của đối tác. Đầu tư thời gian xem xét quan điểm của đốitác điều đó giúp bạn có được tính khách quan và thuận lợi bước vào đàm phán. Đồng thời cũng là cáchphát hiện ra những ưu và khuyết điểm của chính mình. Q * Chuẩn bị kĩ càng và biết rõ về đối tác. Tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ sự chuẩn bị tốt. Tìmcho mình thông tin về tình hình kinh doanh hiện tại của bạn hàng, những mục đíchvà lí do hợp tác của họ bằng các câu hỏi như: -Nếu là họ ta sẽ có lợi gì khi chiến thắng trong lần đàm phán này? -Đâu là lí do hợp lí ?
  • 19. -Họ sẽ dùng những toan tính nào để giành được hợp đồng? -Thời điểm nào thương lượng là thích hợp? -Đây là cuộc đàm phán có tính cạnh tranh, hợp tác, hay để giải quyết hậu quả? Học cách nắm trước tình hình và không bao giờ bị bất ngờ trước mọi tình huống sẽ giúp bạn giữ được thế chủ động. T * Nhận diện đàm phán. Người ta chia đàm phán ra 3 loại. Một là đàm phán xung độthay còngọi là đàm phán cạnh tranh. Loại đàm phán này dùng cho những mục đíchcó tính cạnh tranh giữa nhiều công ty với nhau. Thứ hai là đàm phán hợp tác. Đây là cuộc đàm phán để giúp đôi bên cùng có lợi và dựa vào nhau để phát triển. Tuy nhiên cũng phải đề phòng một số trường hợp đối tác nắm được những điểm yếu của ta và lấy cớ hợp tác để lợi dụng. Đừng đưa ra quyết định quá vội vã. Và cuốicùng là loại đàm phán giải quyết vấn đề. Khi có vấn đề xảy ra hai bên phải cùng ngồi lại và đưa ra các giải pháp để giải quyết những hậu quả. Mỗi một loại đều có các tiến trình khác nhau để thực hiện do vậy bạn phải nắm được khi nào mình sẽ phải dùng loại đàm phán nào. Q * Chuẩn bị chiến lược. Giống như cuộc sống, chúng ta không thể đoán trước mọi việc do vậy ta phải luôn có những kế hoạch dự phòng trong mọi trường hợp. Bạn cũng phải phân biệt rõ giữa chiến lược và mưu lược. Mưu lược là những công việc bạn sẽ làm để đạt được điều gì còn chiến lược lại là những công việc bạn sẽ làm khi bạn không có gì để thực hiện. Nói một cáchvui thì chiến lược là bức tranh lớn còn mưu lược là những mảng màu nhấn giúp bức tranh rực rỡ hơn. Một chiến lược phải cụ thể. Trước hết là về thời gian. Tuỳ vào tính chất của cuộc đàm phán bạn nên xem xét nên đàm phán khi thuận lợi cho bạn hay cho đốitác. Tiếp đến là độ dài cuộc thương thuyết. Không nên để quá ít thời gian nhưng cũng không nên để nó kéo dài vô tận. Cũng phải chú ý tới tốc độ tiến trình công việc. Có
  • 20. nhiều trường hợp những cuộc thương thuyết nhanh giúp công việc trở nên thuận lợi nhưng lại cũng có những tình huống ngược lại. Cuối cùng là địa điểm. Địa điểm phải phù hợp với nội dung cuộc đàm phán. Điều này tuy quan trọng nhưng nhiều khi vẫn bị lãng quên. T *) Hãy sẵn sàng là người đàm phán trước Một số người thường rất ngượng ngùng khi nói về tiền bạc. Những người khác lại nghĩ rằng việc đó thật thô lỗ và là một hành động hạ thấp bản thân. Trong rất nhiều trường hợp thì họ đúng. Tuy nhiên, khi phải giải quyết một hợp đồng làm ăn (tất cả chúng ta đều sẽ có lúc phải làm việc này), thì thái độ không sẵn sàng đề cập tới chuyện tiền nong đó sẽ khiến cho việc kinh doanh của chúng ta trở nên đắt đỏ. Trong thực tế có rất nhiều nhà đàm phán dày dặn. Nếu bạn mua một ngôi nhà hay một chiếc ô tô, nhận một công việc mới, thì bạn có thể chắc chắn là mình sẽ phải đối mặt với những con người đó. Nếu họ thấy bạn quá nhút nhát trong công việc, họ sẽ lợi dụng điều này. Bạn cũng không nên quá ngượng ngùng khi chuyển một vấn đề có vẻ là chuyện ngoài lề sang một cuộc đàm phán thật sự. Nếu bạn đang mua một vài thứ rất mắc trong cùng một cửa hàng, bạn nên hỏi họ có khuyến mãi cái gì không, hay có giảm giá không. Vì nếu không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng: "Bạn có thể làm việc này”, thì điều đó không có nghĩa là “Bạn không thể”. Đôi khi, đơn giản chỉ bằng việc hỏi xem có gì khuyến mãi không, bạn sẽ có một cuộc mua bán có lợi hơn. Q *) Đừng để bị cảm xúc chi phối Một nhầm lẫn rất lớn của những nhà đàm phán nghiệp dư là họ bộc lộ cảm xúc quá mức để đạt được chiến thắng. Họ la ó, đe dọa và yêu cầu làm theo cách của họ. Việc này chỉ phản tác dụng mà thôi. Hầu hết những vụ làm ăn chỉ có khả năng thành công nếu cả hai phía đều cảm thấy họ sắp có lợi từ việc này. Nếu một người phía bên kia cảm thấy rằng họ đang
  • 21. bị công kích, hoặc đơn giản là không ưng ý với bạn, họ có lẽ sẽ không chịu nhượng bộ. Rất nhiều người ghét những người thô lỗ, và họ sẵn sàng rời bỏ một cuộc làm nếu cuộc làm ăn này dính tới một người như vậy. Khi đốithoại với những đối tác nhiều kinh nghiệm, đôikhi bạn sẽ để lộ ra những điểm yếu chính từ các hành động, cử chỉ của bạn. Do vậy ngay bây giờ bạn nên tập cho mình thái độ bình tĩnh ,kiên nhẫn và tránh bị áp lực trong mọi tình huống. Hãy luôn giữ cho đầu mình luôn trong trạng thái "vững chắc". Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn. T *) Đừng dễ bị lừa bởi thủ đoạn sử dụng “quy tắc” Khi một người gửi cho bạn một bản hợp đồng để bạn ký vào đó, nếu có điều gì đó trên bản hợp đồng mà bạn không ưng, bạn sẽ bỏ qua bản hợp đồng này. Ngoài ra bạn hãy vui lòng viết ra những điều bạn muốn thêm vào, nếu bạn nghĩ nó nên có mặt ở đây. Đôi khi, phía đối tác sẽ quay lại và bảo với bạn rằng:” Ngài không được phép thay đổi bản hợp đồng của chúng ta như vậy”. Ồ vậy sao? “Vì tôi là người sẽ ký vào bản hợp đồng này, tôi sẽ thay đổi những gì mà tôi muốn, cảm ơn rất nhiều”. Không có bất cứ quy tắc nào lại bảo rằng họ mới là người duy nhất được phép thêm thắt điều gì đó vào bản hợp đồng. Nếu họ không hài lòng với sự thay đổi của bạn, thì họ nên cho bạn biết và như thế hai bên có thể làm sáng tỏ vấn đề đó. Điều này cũng nhấn mạnh một thủ thuật thường dùng của những nhà đàm phán dày dặn như những nhà môi giới bất động sản, nhà môi giới việc làm, những
  • 22. người buôn bán xe ô tô và dạng dạng như thế. Họ biết rất nhiều người là những người rất chặt chẽ trong việc tuân theo các quy tắc. Do đó họ sẽ đưa ra những lời công bố nghe có vẻ chính thức và khẳng định rằng:”Việc này phải làm như thế” hoặc “ngài không được phép làm vậy”. Nếu một ai đó giới hạn bạn bằng cách thêm những quy tắc vào trong hợp đồng, hãy yêu cầu họ cung cấp những bằng chứng xác thực rằng những quy tắc này thực sự tồn tại. Q *) Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số Khi đi phỏng vấn xin việc, có một câu hỏi mà chúng ta vẫn thường gặp là: “Anh (chị) muốn mức lương trong một tháng là bao nhiêu?”. Đây là một câu hỏi đầy áp lực, và thường thì câu trả lời là một con số nào đó thấp hơn là mức chúng ta thực sự mong muốn. Để một cuộc đàm phán thành công hãy biết bắt người khác phải đưa ra một con số cụ thể trước. Thay vì đưa ra con số của mình, bạn hãy trả lời những câu hỏi đó bằng cách hỏi lại rằng: “Vậy công ty có thể trả cho tôi bao nhiêu?”. Đôi khi, bạn sẽ thấy bất ngờ khi họ đưa ra mức tốt hơn bạn nghĩ. T *) Hãy đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được Khi mà những người khác đưa ra con số của họ, kể cả nó đã là tốt hơn so với những gì bạn mong muốn, thì hãy cứ nói rằng: “Tôi nghĩ ngài sẽ phải đưa ra mức cao hơn thế”. Đừng tỏ ra kiêu ngạo, hay hung hăng. Hãy nói câu đó một cách bình tĩnh. Khi họ hỏi bạn về kỳ vọng của bạn, hãy đòi nhiều hơn mức bạn mong đợi. Hiếm mấy ai ra đi khi mà hợp đồng đã được ký kết, và bạn có thể khiến đối phương cảm thấy rằng họ đang chiến thắng khi được một lần hạ thấp “mức mong đợi không thực tế” của bạn.
  • 23. Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa phải là ổn thỏa với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán với hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực. Q *) Đừng tỏ ra quá thích thú Chỉ với việc đưa ra ấn tượng rằng bạn sẵn sàng bỏ đi là đã có thế tạo ra kỳ tích cho việc nhận được một bản hợp đồng tốt hơn. Hãy luôn luôn đóng vai một người mua, hay một người bán đang rất lưỡng lự. Đừng khiến cho người khác có cảm giác như thể họ đã bị lừa. Rất nhiều người thường cố gắng bòn rút đến tận cùng từ bất cứ cuộc thương lượng nào. Đây là một sai lầm. Nếu như đối tác cảm thấy rằng họ bị lừa, thì điều này sẽ quay lại làm hại chính bạn. Họ có thể không hoàn thành phần trách nhiệm của họ trong bản hợp đồng, hoặc từ chối không làm ăn với bạn nữa. Hầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. Ví dụ như, nếu tôi đang thương lượng để giảm giá thuê nhà của tôi xuống, tôi sẽ thường đưa ra đề nghị ký kết một hợp đồng thuê nhà lâu dài hơn. Bằng cách đó, ông chủ nhà sẽ hiểu rằng tài sản của ông ấy sẽ có người thuê trong thời gian lâu hơn, và tôi sẽ đạt được mức thuê rẻ hơn. T *) Bí quyết cuối cùng Các bí quyết này không phải trong bất cứ trường hợp đàm phán nào cũng áp dụng tất cả. Hãy chọn lọc những bí quyết áp dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp. Và bí quyết cuối cùng này bao gồm tất cả những bí quyết trên chính là : Hãy tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng bí quyết nào cho phù hợp. Mỗi cuộc thương lượng đàm phán lại thích hợp với mỗi loại bí quyết khác nhau.
  • 24. KẾT LUẬN Đàm phán nó không chỉ là một phần của cuộc sốnghằng ngày, nó còn có vai trò quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn chính vì vậy một phong cách đàm phán thích hợp sử dụng đúng lúc, và giảm tối thiểu những lỗi hay gặp phải trong đàm phán là việc bạn cần đặc biệt lưu ý. Đàm phán cũng như bất kỳ một hành động nào khác đều có hai mặt của nó. Trong kinh doanh nếu đàm phán khéo léo bạn có thể mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá cả phải chăng , tạo lập được mối quan hệ giữ chân được khách hàng trung thành với mình. Và ngược lại nếu một cuộc đàm phán thất bại thì không những những mục tiêu của bạn không đạt đựoc mà mối quan hệ của bạn với đối tác rất dễ bị ảnh hưởng sẽ không thuận lợi cho những lần đàm phán tiếp theo.
  • 25. Vì vậy việc sử dụng các phong cách trong đàm phán và kết hợp các phong cách đó là một điều cần thiết trong kinh doanh. Nhưng trong quá trình đàm phán tùy từng cuộc đàm phán, từng đối tác đàm phán ta có thể sử dụng linh hoạt các phong cách đàm phán: Cạnh tranh trong đàm phán, hợp tác trong đàm phán, lẩn tránh trong đàm phán, nhượng bộ thỏa hiệp khi đàm phán, và chấp nhận trong đàm phán. Ta không thể sử dụng tất cả các phong cách trong mọi trường hợp. Điều đó không có nghĩa là chi sử dụng một phong cáchtrong đàm phán mà tùy từng vấn đề mà sử dụng phong cách này hay phong cách kia. Nếu ta không linh hoạt áp dụng các phong cách trong đàm phán thì việc thất bại và mất quyền lợi trong đàm phán là điều không tránh khỏi. Trên thực tế thì mỗi ngừời đều có một phong cách riêng của mình nhưng chúng tôi hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ phần nào giúp chúng ta đạt đựoc những thắng lợi trong đàm phán không những trong kinh doanh mà cả trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chúc các bạn thành công !