SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  89
Télécharger pour lire hors ligne
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Thu
Lớp : Anh 8
Khoá : 44
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Hồng
Hà Nội, tháng 05/2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................ 1
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................. 2
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................... 2
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....................................................... 2
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN......................................................................... 2
CHƢƠNG I................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .............. 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK)................................................................................... 3
1.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VIETCOMBANK.................................................................................... 3
1.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.............................................. 5
1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. .............................................................. 7
1.2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN................................................. 7
1.2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG............................................................ 9
1.2.3. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ........................................... 12
1.2.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ:................................ 13
1.2.5. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ:...................................... 15
1.2.6. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ: ................................ 17
CHƢƠNG II ............................................................................................... 26
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
..................................................................................................................... 26
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................ 26
2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NH THƢƠNG MẠI....... 26
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT: .................. 26
2.1.2. CÁC CHỈ TIÊU CHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TT QT CỦA NHTM.
2.1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƢỢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TTQT:....................................................................................... 30
2.1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TTQT TẠI NH THƢƠNG MẠI:............................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................................. 33
2.2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI CHUNG ........................ 33
2.2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐỊNH LƢỢNG...................................................................................... 41
2.2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐỊNH TÍNH. ......................................................................................... 44
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT
CỦA VCB................................................................................................ 47
2.3.1. MẶT TÍCH CỰC......................................................................... 47
2.3.2. MẶT HẠN CHẾ.......................................................................... 49
CHƢƠNG III.............................................................................................. 54
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNT
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 ......................................................... 54
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI
RIÊNG TẠI NHNT VIỆT NAM............................................................ 54
3.1.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG. .................................... 54
3.1.2. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO MỞ RỘNG HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TTQT TẠI VCB........................................................................ 57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TTQT TẠI NHNT VN............................................................................ 59
3.2.1. GIẢI PHÁP NỘI TẠI TỪ VCB................................................... 59
3.2.2. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG. .................. 72
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC. ....................................................... 74
3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ................................................... 74
3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC................... 77
3.3.3. KIẾN NGHỊ VỚI KHÁCH HÀNG:............................................. 78
KẾT LUẬN................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hóa
DN Doanh nghiệp
DN XNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
GDP
Tổng sản phẩm Quốc nội – Gross
Domestic Product
HĐH Hiện đại hóa
KT Kinh tế
KTQD Kinh tế quốc dân
KT-XH Kinh tế – xã hội
L/C Thƣ tín dụng – Letter of Credit
NH Ngân hàng
NHCT Ngân hàng Công thƣơng
NH ĐT&PT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển
NHNNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông Thôn
NHNTVN Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NK Nhập khẩu
TTQT Thanh toán quốc tế
TTNK Thanh toán nhập khẩu
TTXK Thanh toán xuất khẩu
SWIFT
Hệ thống thanh toán viễn thông liên
ngân hàng quốc tế – Society for
Worldwide Interbank Financial
Telecommunication.
UCP
Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ
– Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits
VCB
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam-
Vietnam Commercial Bank
VN Việt Nam
VND đồng Việt Nam
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng số Tên bảng Trang
Biểu đồ 1.1 Mô hình tập đoàn VCB 6
Biểu đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của
VCB
7
Biểu đồ 1.3 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng 10
Biểu đồ 1.4 Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng vay tại 31/12/2008 11
Bảng 1.5 Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy) 13
Bảng 1.6 Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 15
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán XNK qua
VCB năm 2004-2008
35
Biểu đồ 2.2 Doanh số thanh toán XNK qua VCB năm 2004-
2008
36
Bảng 2.3 Doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB năm
2004-2008
36
Bảng 2.4 Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt
Nam 2004-2008
37
Bảng 2.5 Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB
năm 2005-2008
39
Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB 42
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc son lịch sử
trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách
thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết . Trong đó
TTQT, một mắt xích của quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế cũng đang
đặt ra những vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng nhƣ trong những năm tới.
Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMCP là một khu vực lớn, giữ vai trò
chi phối trong hoạt động TTQT, thì hoạt động này đang trở thành lĩnh vực
mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng
cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Thanh toán quốc tế của các NHTMCP trong thời gian vừa qua đã đạt đƣợc
những bƣớc phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập
cộng đồng ngân hàng quốc tế và đƣa lại lợi ích to lớn cho ngân hàng. Tuy
nhiên, hoạt động TTQT của NHTM hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều bất cập,
đặc biệt là tính an toàn, hiệu quả thấp, uy tín trong cộng đồng quốc tế chƣa
tƣơng xứng với tiềm năng và mong muốn.
Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề, luận văn đã lựa chọn tiêu đề :
“ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Ngoại Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008-2013”
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực TTQT, đặc
biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại Thƣơng
Việt Nam.
2
- Đề xuất các giải pháp định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
TTQT của VCB trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008.
Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Ngoại thƣơng
Việt Nam giai đoạn 2008-2013
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục nhƣợc điểm, phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: lý luận thực tiễn về hiệu quả hoạt động TTQT và các
nhân tố ảnh hƣởng đến nó tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam.
- Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến năm 2008
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc
biệt là kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính trong
nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu
thành ba chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam.
Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam.
Chƣơng III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn
2008-2013
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank).
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank:
Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chính thức đƣợc thành lập vào ngày
01 tháng 04 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban
hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối
trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là
ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó,
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng
nƣớc ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam
và các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ)… Ngoài ra, NHNT còn tham mƣu cho Ban
lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ
ngoại tệ của Nhà nƣớc và về quan hệ với Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc, các
Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số
286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình tổng công ty 90, 91
đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của
Thủ tƣớng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân
hàng thƣơng mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra
ngoài phạm vi tài trợ thƣơng mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây
dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trƣởng thành, VCB đã phát triển và
lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động
4
cả trong nƣớc và nƣớc ngoài, cụ thể bao gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch,
60 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 3 Công ty 100% vốn VCB (2 Công ty
trong nƣớc, 1 Công ty tài chính ở Hồng Kong), 1 Văn phòng đại diện, 209
phòng giao dịch và 6 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ là 8.960 ngƣời
tính đến ngày 31/12/2008. Bên cạnh lĩnh vực tài chính, VCB còn tham gia
góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhƣ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh
bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tƣ… Tổng tài sản của VCB tại 31/12/2008
lên tới 222,7 nghìn tỷ VND (tƣơng đƣơng 12,7 tỷ USD)1
, tổng dƣ nợ đạt hơn
112,7 nghìn tỷ VND (6,4 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt khoảng 12,7 nghìn tỷ,
đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu2
8% theo chuẩn quốc tế.
Thực hiện chủ trƣơng đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007,
NHNT đã thành công cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính Phủ tại
Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần
hóa Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam. Sự kiện IPO của Ngân hàng Ngoại
thƣơng Việt Nam ngày 26/12/2007 đƣợc đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và
đƣợc mong đợi nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm đó. Đây cũng là đợt IPO
thu hút số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia lớn nhất trong lịch sử IPO tại Việt Nam
với hơn 9.400 nhà đầu tƣ tham gia đấu giá. Kết quả là 8.792 3
nhà đầu tƣ đã
trúng đấu gía, trong đó có 146 tổ chức trong nƣớc, 37 tổ chức nƣớc ngoài,
8.411 cá nhân trong nƣớc và 198 cá nhân nƣớc ngoài. Tổng khối lƣợng 97,5
triệu cổ phiếu đƣợc chào bán đã đƣợc mua với mức giá bình quân 107.572
VND/cổ phần. Tổng số tiền thu đƣợc từ đợt IPO là 10.179.981.080.500
đồng4
.
1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
2
Tỷ lệ an toàn vốn: là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm tổng
vốn cấp I và II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
3
Cổ phần hóa Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 3/2008
4
Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008
5
Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã chính
thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp
1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB sau cổ phần hóa đƣợc xây dựng
theo mô hình công ty mẹ con trong đó ngân hàng thƣơng mại giữ vai trò là
mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động nhƣ một công ty mẹ; các
nhà đầu tƣ sẽ tham gia nắm giữ cổ phiếu của Tập đoàn VCB có quyền lợi và
trách nhiệm với tập đoàn và cả với các doanh nghiệp Tập đoàn VCB sở hữu,
nắm quyền chi phối hoặc đầu tƣ vốn.
Theo chỉ đạo của Chính Phủ, các Công ty con của VCB cũng sẽ đƣợc
cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệp của các
đối tác chiến lƣợc, đặc biệt là các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài… nhằm góp
phần xây dựng và phát triển Tập đoàn VCB. Theo đó, các nhà đầu tƣ có thể
nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp này, hoặc Tập đoàn, hoặc cả hai và có
quyền lợi và trách nhiệm theo Điều lệ của đơn vị đó.
6
Biểu đồ 1.1: Mô hình tập đoàn VCB
(theo mô hình Công ty mẹ/Công ty con)
Mô hình hoạt động của VCB hiện đƣợc chia thành các khối hoạt động chịu sự
quản lý thống nhất từ Trung Ƣơng tới các chi nhánh nhƣ sau:
Công ty mẹ
NH TMCP NTVN -
Vietcombank
70%
Liên doanh
VCBTower198
52%
Liên doanh VCB-
Bonday-Benthanh
Cty Cho thuê TC
VCBL
Cty Chứng khoán
VCBS
50%
NH Liên doanh
45%
LD Bảo hiểm
nhân thọ
Cty Quản lý Quỹ
VCBF
16%
Liên doanh VCB-
Bonday
Cty TC Hongkong
Vinafico HK
Cty Chuyển tiền
VCB Money
Transfer (Dự kiến
thành lập)
Cty liên doanh
Đường 5
Công ty đầu tư &
kinh doanh BĐS
(dự kiến thành lập)
Hoạt động tài chính Hoạt động phi tài chính
Nhà nước
70%
Đại chúng
6,5%
CBCNV - 3,5%
ĐT tr. nước 5%
ĐTCL nước
ngoài 15%
(đang thương thảo)
Cty Quản lý Quỹ
ĐTPT KC Hạ tầng
(dự kiến)
Các NHTMCP
Tập đoàn VCB nắm
quyền chi phối
Bảo hiểm
phi nhân thọ (dự
kiến thành lập)
Tái
Bảo hiểm (dự kiến
thành lập)
Công ty tài chính
Tín dụng tiêu dùng
(dự kiến)
Công ty tài chính
Tín dụng mua nhà/
cầm cố (dự kiến
thành lập)
Công ty
Thẻ (dự kiến thành
lập)
Công ty ĐTXD
Kết cấu hạ tầng (dự
kiến thành lập)
Trung tâm đào tạo
VCB
Viện nghiên cứu
Học viện - VCB (dự
kiến thành lập)
Công ty Quản lý
tài sản (dự kiến
thành lập)
7
Biểu đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VCB
(NHTM)
Trên thực tế, NHNT đang từng bƣớc triển khai áp dụng mô hình tổ
chức nêu trên cũng nhƣ các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt
Nam.
1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn, VCB đã đƣa ra
chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trƣờng
HĐQT
BOD
Ban Kiểm soát
Controllers
Committee
UB Rủi ro ...
Risk Committee ...
Tổng Giám đốc và BĐH
CEO - Senior
Management
Kiểm toán nội bộ
(Hỗ trợ Ban KS)
Internal Audit
HĐ QLRR
Risk Management
Committee
Kiểm tra Nội bộ
Internal
Inspectorate
HĐTD TW
Credit Committee
HĐ, UB khác...
Other Committee...
Khối Quản lý Rủi ro
và Xử lý Tài sản/
Nợ xấu
Risk Management
& Impaired Assets
Mngmt Group
Khối Ngân hàng
Bán lẻ
Retail Business
Group
Khối Tác Nghiệp
Operational Group
Khối
Tài chính &
Kế toán
Financial Group
Khối Kinh doanh
và Quản lý Vốn
Treasury & Trading
Group
Khối Ngân hàng
Bán buôn
Wholesale
Business Group
Các Bộ phận Hỗ
trợ khác:
- TCCB&ĐT
- Văn Phòng
- Pháp chế
- TTTTruyền
- Đảng Đoàn …
Supporting Depts.
HĐ, UB khác...
Other Committee...
8
liên ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng
khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ
nền kinh tế.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động
vốn của VCB không chỉ hƣớng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là
các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt
động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với chiến lƣợc cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý
vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của VCB đã mang lại cho
khách hàng những lợi ích khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị
trƣờng.
Hiện nay, VCB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và
ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ
và doanh nghiệp . Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép
khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ƣu đãi kèm theo nhiều chƣơng trình
khuyễn mãi hấp dẫn. Ngoài ra, với lợi thế công nghệ hiện đại, VCB là ngân
hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung cho các khách hàng là tổ
chức kinh tế lớn. Mô hình quản lý vốn tập trung giúp khách hàng sử dụng vốn
an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm này đã đƣợc khách hàng của VCB đánh
giá cao. Bên cạnh đó, VCB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tƣ tự
động, theo đó, khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo
đƣợc tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Năm 2007 đƣợc đánh giá là năm sôi động và gặt hái nhiều thành công
của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối ngân hàng thƣơng mại
cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm
9
2006. Mức tăng trƣởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,6%5
. Tuy
nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát cao, theo chỉ đạo của Chính
phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng
tổng phƣơng tiện thanh toán, khống chế mức tăng trƣởng tín dụng đã tạo ra
cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất
chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008 vì vậy không nằm ngoài
tình hình chung của toàn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 đạt
196.161.874 triệu đồng6
tăng 10,1%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm
2007 đạt đƣợc 16,63%.
Do tình hình thị trƣờng tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn
của VCB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền
gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn,
luôn duy trì ở mức 45%-53%.7
Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh
nổi bật của VCB. Tính tới cuối năm 2007, huy động vốn ngoại tệ của VCB
luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của
toàn ngành ngân hàng. Đối với huy động vốn theo kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi có
kỳ hạn tăng từ 46,9% năm 2007 lên 65,3% 8
vào cuối năm 2008.
1.2.2. Hoạt động tín dụng:
Trong giai đoạn 2006-2007, cùng với sự thuận lợi của thị trƣờng, định
hƣớng hoạt động tín dụng là “ Tăng cƣờng công tác khách hàng, tiếp tục nâng
5
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
6
Báo cáo tài chính VCB 2008
7
Bản cáo bạch VCB 2008
8
Báo cáo thƣờng niên VCB 2008
10
cao chất lƣợng tín dụng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm
tăng trƣởng tín dụng năm 2007 của VCB tăng 43,9% so với năm 2006.
Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2008
Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN về kiểm soát tín
dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của
thị trƣờng, năm 2008, VCB đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ
tăng trƣởng tín dụng. Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ
mô nói chung và thị trƣờng tiền tệ nói riêng, VCB liên tục có sự điều chỉnh về
chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trƣờng đảm bảo hoạt động tín
dụng an toàn, hiệu quả. VCB đã nhanh chóng đƣa ra các biện pháp kiểm soát
tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống thông qua việc chỉ đạo các chi
nhánh rà soát và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đảm bảo tốc độ tăng
trƣởng toàn hệ thống giảm từ 29% xuống 20%.
Cơ cấu dư nợ:
11
Từ một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục vụ
cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại, VCB đã phát
triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho các
doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với
chiến lƣợc phát triển của nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển của ngành ngân hàng
và chiến lƣợc phát triển của VCB.
Với khách hàng tổ chức, VCB thực hiện phát triển đa dạng các thành
phần kinh tế (bao gồm: DN nhà nƣớc, DN cổ phần, FDI); với doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ – SME, từ năm 2001 VCB đã định hƣớng tới nhóm doanh
nghiệp SME; với khách hàng bán lẻ, tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, song
bán lẻ đã đƣợc VCB chú trọng, định hƣớng mở rộng thị phần từ năm 2006 và
thực tế tổng dƣ nợ cho vay đối tƣợng này đã có tăng trƣởng.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay tại 31/12/2008
Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008
Tại thời điểm 31/12/2008 , dƣ nợ tín dụng của tác tổ chức chiếm 90,3%
tổng dƣ nợ trong khi dƣ nợ tín dụng cho các cá nhân chỉ chiếm 9,7%. Các
khách hàng tổ chức của VCB chủ yếu là các tổng công ty và các doanh nghiệp
12
lớn có tên tuổi và thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Tổng dƣ nợ tín dụng đối với
các đối tƣợng này chiếm 65,7% tổng dƣ nợ. Trong những năm gần đây, song
song với việc phát triển các khách hàng là các tổng công ty và doanh nghiệp
lớn, VCB còn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho tới thời điểm
31/12/2008, dƣ nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này chiếm
24,6% tổng dƣ nợ.
1.2.3. Hoạt động thanh toán thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ là một trong những thế mạnh nổi bật của
VCB. Là ngân hàng luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị
trƣờng Việt Nam. Năm 2008, số lƣợng thẻ quốc tế do VCB phát hành chiếm
29,1%, phát hành thẻ nội địa chiếm 24% và doanh số thanh toán thẻ quốc tế
của VCB chiếm 59,7% thị phần thẻ trên toàn thị trƣờng. Bên cạnh đó, VCB
còn tự hào có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính
năng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Hiện tại, VCB tiếp tục là ngân hàng duy
nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 6 thƣơng hiệu thẻ quốc tế là Visa,
Mastercard, Amex, Diners, JCB và CUP. Đặc biệt VCB là ngân hàng độc
quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi
nợ nội địa, thƣơng hiệu Connect24 của VCB đã đƣợc bình chọn Thƣơng hiệu
quốc gia và đƣợc trao tặng Giải thƣởng Sao vàng Đất Việt.
Cùng với sự đầu tƣ liên tục vào nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính,
hoạt động kinh doanh thẻ của VCB đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.
Bảng 1.5: Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy).
13
Đơn vị: thẻ
Loại thẻ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thẻ tín dụng 72.448 92.976 118.499
Thẻ ghi nợ quốc
tế
11.553 77.096 175.149
Thẻ ghi nợ nội
địa
1.500.000 2.326.602 3.071.737
Tổng cộng 1.584.001 2.496.674 3.365.385
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNTVN năm 2008
Đến 31/12/2008, tổng số lƣợng thẻ do VCB phát hành đã đạt 3,36 triệu
thẻ, tăng 34,79% so với cuối năm 2007. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa Connect
24 đƣợc phát hành nhiều nhất, đạt 3.071.737 thẻ, chiếm tỷ trọng 91,3% tổng
số thẻ do VCB phát hành.
Trong các thƣơng hiệu thẻ quốc tế, Visa vẫn là thƣơng hiệu đƣợc ƣa
chuộng nhất. Tính đến 31/12/2008, VCB đã phát hành đƣợc 184.203 thẻ
thƣơng hiệu Visa, chiếm 62,73% tổng số thẻ quốc tế do VCB phát hành; tiếp
theo là thẻ Mastercard với 92.508 thẻ, chiếm 31,5% và thẻ Amex với 16.937
thẻ, chiếm 5,77%.
Cùng với số lƣợng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ do VCB phát
hành tăng trƣởng mạnh. Năm 2007, doanh số sử dụng thẻ tăng 61,5% so với
năm 2006. Năm 2008, doanh số sử dụng thẻ tăng 47,22% so với năm 2007,
đạt 72.941 tỷ VND, trong đó thẻ Connect24 vẫn là thƣơng hiệu thẻ nội địa
đƣợc ƣa chuộng nhất tại Việt Nam và Visa là thƣơng hiệu đƣợc ƣa chuộng sử
dụng ở nƣớc ngoài.
1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
14
Bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt
Nam với thế giới, thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn
biến mạnh và khó lƣờng tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, với sự chủ động, VCB đã biến thách thức trở
thành cơ hội thể hiện thông qua cả hai mặt lƣợng và chất trong kinh doanh
ngoại hối. VCB là đối tác cung cấp các sản phẩm ngoại tệ của các tập đoàn và
công ty lớn nhƣ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không, Tổng
công ty xăng dầu. Bên cạnh đó, VCB cũng là ngân hàng chuyển đổi ngoại tệ
đƣợc chỉ định cho những khoản giải ngân của Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JBIC) cho các dự án ODA cũng nhƣ các dự án lớn đƣợc chính phủ
bảo lãnh nhƣ Dự án Nam Côn Sơn, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3. Hiện tại, VCB đang
giữ vị trí dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên cả hai lĩnh vực
chính của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: mua bán và vay gửi.Trong giai đoạn
2006-2008, hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB có bƣớc tăng khá mạnh.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 tăng 17,01% so với năm 2006 và
năm 2008 tăng 75,5% so với năm 2007. Đặc biệt, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tăng mạnh, tăng 165% so với năm 2007.
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngoại tệ truyền thống, VCB đã
mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ nhƣ đàm phán vay
vốn từ các đối tác nƣớc ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác nhƣ:
hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ… VCB cũng đang tích
cực triển khai để đƣa sản phẩm mới trên thị trƣờng hàng hóa để phục vụ tốt
hơn các nhu cầu của khách hàng.
15
Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008
Đơn vị: Triệu
USD
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh số mua bán 22.405 26.217 46.011
Trong đó:
Doanh số mua bán ngoại tệ - VND
Mua trong nước
Bán trong nước
17.968
8.671
9.297
20.122
9.999
10.123
31.610
15.219
15.881
Doanh số mua bán ngoại tệ-
Ngoại tệ trong nƣớc
Mua ngoại tệ bán USD
Bán ngoại tệ mua USD
2.449
1.335
1.114
4.106
2.294
1.812
10.001
5.157
4.844
Doanh số mua bán ngoại tệ-
Ngoại tệ trong nƣớc.
Mua ngoại tệ bán USD
Bán ngoại tệ mua USD
1.988
966
1.022
1.989
908
1.081
4.400
2.417
1.983
Bán ngoại tệ phục vụ NK xăng dầu 2.389 2.075 1.749
Lợi nhuận HĐKDNT (triệu đông) 273.481 354.532 940.038
Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008
1.2.5. Hoạt động ngân hàng đại lý:
Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực vực ngân hàng bán buôn với
nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn,
16
VCB đã xây dựng thành công nền tẳng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho
việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và
nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lƣợng cao.
Mạng lƣới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của
VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế
của VCB so với các ngân hàng trong nƣớc khác.
Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 hoạt động, VCB đã thiết lập một mạng lƣới
các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về
mặt quy mô giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị
trƣờng trên thế giới đƣợc nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thƣơng hiệu
Vietcombank (VCB) luôn đƣợc cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ….
Hiện nay VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và VCB luôn
đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng đứng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh
thổ đó (NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập đƣợc 800 NH đại lý, NH Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thiết lập đƣợc 1090 NH đại lý, NH
Đầu tƣ và Phát triển thiết lập đƣợc 900 đại lý).
Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng hoạt động tại
Việt nam, bao gồm 4 NHTMNN, 36 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và
34 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên thế giới
vừa nâng cao uy tín của VCB trên thƣơng trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một
nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có
uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB
tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống
ngân hàng trong nƣớc.
17
1.2.6. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoat động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam.
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB
và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim
ngạch xuất khẩu của cả nƣớc liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao đã tạo thuận
lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB, doanh số TTQT liên
tục tăng, thị phần cao nhất trong số các NHTM. Hoạt động thanh toán quốc tế
tại VCB bao gồm thanh toán trong nƣớc và ngoài nƣớc đồng thời VCB còn là
trung gian thanh toán của các tổ chức tín dụng.
1.2.6.1. Đặc điểm của hoạt động TTQT nói chung.
a) Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế:
Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các
quốc gia khác nhau. Do có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn
ngữ, luật pháp… nên dễ dẫn đến việc các bên không thống nhất cách hiểu và
khả năng xảy ra tranh chấp và rủi ro là rất lớn. Vì vậy hoạt động TTQT chịu
sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau nhƣ: Luật quốc tế,
tiêu chuẩn pháp lý của nƣớc đối tác… Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua
bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Trong truờng hợp xảy ra tranh
chấp, không thể xử lý đơn giản nhƣ trong nƣớc mà phải dựa vào những quy
định pháp lý chung. Các đối tƣợng tham gia hoạt động TTQT cần thoả thuận
với nhau những quy định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có hiệu lực pháp
lý, nếu muốn, ngay từ đầu nên loại trừ những vấn đề nan giải. Thêm vào đó,
một vài nƣớc có những quy định rất đặc biệt về các điều kiện thanh toán và
khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó ngân hàng cũng nhƣ các
doanh nghiệp XNK cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố
để thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thƣơng.
b) Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao.
18
* )Rủi ro do không hoàn trả tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng. Cho vay bao
giờ cũng bao gồm rủi ro và xaỷ ra mất mát. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở
hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng
khác nhƣ hoạt động bảo lãnh, cam kết, tài trợ thƣơng mại…
*)Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ:
Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là những rủi ro hình thành do những sai sót
mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, nhƣ sự khác biệt về bộ chứng
từ thanh toán với nội dung LC, hay việc các bên tham gia thực hiện sai một
khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hoặc trái với điều khoản của
UCP600
* )Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh:
Rủi ro đạo đức kinh doanh là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi các
bên khác.
*) Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị:
Rủi ro chính trị thuờng gặp khi môi trƣờng pháp lý, nền kinh tế của một
nƣớc chƣa ổn định, thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong thực tế,
những thay đổi này thƣờng làm cho quá trình thanh toán bị ngƣng trệ thậm
chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên.
* )Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho
vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra.
*) Rủi ro mất khả năng thanh toán:
Rủi ro mất khả năng thanh toán là rủi ro riêng của ngân hàng và liên
quan đến sự sống còn của ngân hàng. Nó thƣờng là hậu quả của một hay
nhiều rủi ro nói trên xảy ra mà ngân hàng không lƣờng trƣớc đƣợc. Mặc dù
khó nhận ra một cách chính xác nguyên nhân của những vụ phá sản ngân
19
hàng, song lịch sử của hàng loạt các vụ phá sản ngân hàng lại cho thấy các
điều kiện mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tức là đáp ứng đƣợc
các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng
đƣợc khả năng thanh toán trong tƣơng lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng
thanh toán, nếu không giải quyết một cách kịp thời sẽ có thể dẫn đến mất khả
năng thanh toán. Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến ứ đọng
vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.
*) Rủi ro uy tín:
Là rủi ro dƣ luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm
trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ
ngân hàng.
Tóm lại, trong hoạt động TTQT có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi cho
cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đó là sự biến động của các yếu tố trong sản
xuất, trong thƣơng mại, các yếu tố về con ngƣời, … Nghiên cứu các loại rủi
ro của ngân hàng sẽ giúp đƣa ra những biện pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt
động TTQT của ngân hàng, giảm bớt tới mức tối thiểu tất cả những khả năng
rủi ro, ngoại trừ những rủi ro về tai hoạ nhƣ động đất, những đợt suy thoái lớn
về kinh tế trên thế giới…
1.2.6.2. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam:
Thời gian qua, tình hình tổ chức và phân công thực hiện nghiệp vụ
TTQT trong hệ thống Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chƣa thống nhất
giữa các chi nhánh. Ban lãnh đạo VCB giao quyền cho giám đốc các chi
nhánh tùy theo tình hình thực tế tại địa bàn mà giao nhiệm vụ cho cán bộ. Taị
hội sở chính và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc chuyên môn hóa
theo từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ là một phòng độc lập: phòng
thanh toán xuất, phòng thanh toán nhập, phòng hối đoái, phòng chuyển tiền,
phòng thẻ… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ
20
các mặt nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đối ngoại gồm: quan hệ đại lý,
thanh toán xuất, thanh toán nhập, thanh toán thẻ nhƣ chi nhánh Vũng Tàu, An
Giang… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế chỉ thực hiện các
nghiệp vụ liên quan thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, còn các nghiệp vụ
thanh toán khác nhƣ thanh toán thẻ, thanh toán phi mậu dịch đƣợc đặt tại
phòng Phi mậu dịch hoặc phòng kinh doanh dịch vụ nhƣ chi nhánh Cần Thơ,
Đà Nẵng, Hà Nội… còn lại đa số các chi nhánh có nghiệp vụ TTQT đặt tại
phòng kế toán. Hiện nay, theo đề án mô hình ngân hàng bán lẻ, một số chi
nhánh đang cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ của các phòng cho phù hợp với
mô hình mới nhƣng chƣa có sự thống nhất toàn hệ thống. Tuy nhiên, dù cơ
cấu tổ chức nhƣ thế nào, từ hội sở chính đến các chi nhánh phải thực hiện
nghiệp vụ TTQT theo đúng thông lệ quốc tế của từng nghiệp vụ cụ thể, phải
tuân thủ theo quy trình thống nhất mà ban lãnh đạo VCB đã ban hành.
1.2.6.3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế
a. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế:
Trên thế giới mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tự nhiên, KT, xã hội riêng
biệt. Do vậy, mỗi nƣớc có những lợi thế riêng để sản xuất ra những hàng hóa
mà các nƣớc khác không thể sản xuất ra đƣợc hoặc sản xuất ra với chi phí sản
xuất cao hơn. Trên cơ sở đó phân công lao động quốc tế đƣợc hình thành và
ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc gia ngày
càng đa dạng phong phú. Hơn thế nữa, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận các
luồng tƣ bản từ nƣớc này sang nƣớc khác đan xen chồng chéo lên nhau với
một tốc độ dày đặc. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu nảy sinh
nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.
Dẫn đến nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.TTQT là một
khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thƣơng. Thông qua hoạt động
TTQT, các luồng hàng hóa, dịch vụ đƣợc chuyển từ quốc gia này đến quốc
gia khác và kéo theo nó là sự di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT
21
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất
nƣớc.
TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động
TTQT, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc các hàng hóa, dịch vụ. Điều đó
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thông
hàng hóa dịch vụ đƣợc thông suốt. Vì vậy, không có hoạt động TTQT phát
triển thì sản xuất và lƣu thông hàng hóa không thể phát triển đƣợc.
Thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng, TTQT có vai trò
quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu ding, nâng cao mức hƣởng thụ
của các cá nhân và DN, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao
động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của
nền KTQD.
TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ KT đối ngoại của đất
nƣớc. Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia,
đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dung các ngành
kinh tế mũi nhọn, nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các
nhân tố phát triển theo chiều hƣớng sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng
các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng
trƣởng và hiệu quả của nền KTQD.
b. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam:
Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
VCB, nó không những tạo doanh thu dịch vụ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ
cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động TTQT của ngân hàng càng có chất
lƣợng thì càng phát triển mạnh các dịch vụ khác, thu hút khách hàng về giao
dịch, trên cơ sở đó sẽ tạo hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ
tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.
22
Khi thực hiện dịch vụ thanh toán thay mặt cho các thƣơng nhân, doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, vô hình chung ngân hàng đã trở thành ngƣời đóng vai
trò trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò trung gian thanh toán, VCB tiến hành thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh
toán, tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ
TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tƣởng cho khách hàng trong quan hệ
giao dịch mua bán với nƣớc ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT,
nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đế sự tài trợ của ngân hàng
thì ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho họ, đáp ứng nhu cầu về
vốn cho khách hàng.
Để thực hiện vai trò trung gian TTQT, VCB phải thông qua mạng lƣới
các chi nhánh cùng hệ thống các ngân hàng đại lý của nó mở rộng khắp toàn
cầu cụ thể là 1200 ngân hàng đại lý tại 80 quốc gia.
Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Nó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động,
kể từ khi chuẩn bị các bƣớc cần thiết để sản xuất ra hàng hóa tới khi xuất
khẩu thu ngoại tệ về hay chi ngoại tệ ra để nhập khẩu hàng về phục vụ sản
xuất, đời sống con ngƣời. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung các nghiệp vụ
TTQT, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật TTQT để xử lý phù hợp
với những đặc điểm, tính chất của nền kinh tế của mỗi quốc gia để ngày một
nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của
VCB.
1.2.6.4. Sự cần thiết khách quan nghiên cứu hiệu quả hoạt động thanh toán
quốc tế.
Dù hoạt động dƣới bất kỳ hình thức nào, một NHTM luôn bao gồm ba
hoạt động chính là huy động vốn, cho vay và nghiệp vụ trung gian. TTQT
thuộc mảng nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Hoạt động TTQT tạo đà cho
23
sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Chính vì vậy, làm thế nào để đạt đƣợc
hiệu quả trong TTQT là một vấn đề luôn nhận đƣợc sự ƣu tiên hàng đầu của
các ngân hàng vì những lý do sau đây:
Một là, hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi
nhuận. Tại VCB, đóng vai trò là ngân hàng đầu tiên kinh doanh loại hình
nghiệp vụ này, đã tạo cho VCB chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngân
hàng. Khách hàng đến với VCB ngày càng nhiều. Lợi ích của VCB ngày một
tăng lên. Không những doanh thu của ngân hàng tăng lên một cách đáng kể
nhờ những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng,
mà còn hỗ trợ thêm cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Ngân
hàng có điều kiện tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy
mô tín dụng, đặc biệt tăng đƣợc nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý đƣợc
vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán qua ngân hàng.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng
còn phát sinh nhiều nhu cầu dịch vụ khác nhƣ: tài trợ các hợp đồng XNK, bảo
lãnh thanh toán thực hiện hợp đồng, mua bán ngoại tệ thông qua đó giúp phát
triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Hoạt
động TTQT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhờ hoạt động TTQT, ngân hàng thu đƣợc phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh
toán, phí bảo lãnh… Đây là các loại phí góp phần không nhỏ vào doanh thu
và lợi nhuận của ngân hàng. Cũng do TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ
cho các mặt hoạt động trên, nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động
này.
Hai là, hoạt động TTQT phát triển, tạo điều kiện cho ngân hàng phân
tán bớt rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều
yếu tố rủi ro nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà kinh tế thế giới
có nhiều biến động, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì rủi ro mà ngân
hàng phải gánh chịu ngày càng nhiều nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
24
ro hối đóai, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc
gia… Với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh và dịch vụ là phƣơng
sách hữu hiệu nhất để phân tán rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Lợi nhuận
thu đƣợc từ hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi thị trƣờng biến
động giúp cho ngân hàng giữ vững sự ổn định. TTQT giúp tăng cƣờng khả
năng cạnh tranh của ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều
rủi ro nên đòi hỏi TTQT phải thực hiện từ khâu thu nhận đến khâu xủa lý
thông tin phản hồi thông tin. Để đáp ứng yêu cầu đó, NH phải đổi mới công
nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên
giúp quá trình thực hiện nghiệp vụ đƣợc an toàn, hiệu quả.
Ba là, hoạt động TTQT phát triển sẽ góp phần mở rộng quy mô và
mạng lƣới ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của mình trên trƣờng
quốc tế. Mặt nghiệp vụ này không chỉ đơn thuần làm việc với các chứng từ
mà còn thể hiện ở mặt tƣ vấn để khách hàng có bộ chứng từ hoàn hảo.
Hoạt động TTQT giúp cho hoạt động của ngân hàng vƣợt ra ngoài
phạm vi quốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới, nâng cao uy tín
của ngân hàng, trên cơ sở đó phát triển các quan hệ đại lý, khai thác đƣợc các
nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nƣớc ngoài và các nguồn vốn trên thị
trƣờng tài chính thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển KT- XH.
Tóm lại, việc thanh toán giữa các nƣớc sẽ đƣợc thực hiện thông qua
ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT là rất cần thiết, là cầu nối
quan trọng giữa doanh nghiệp, thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc, là điều kiện
đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tài
trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì những lý do trên,
hiệu quả hoạt động TTQT tất yếu cần phải đƣợc nghiên cứu để tìm ra những
mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế còn tồn tại để khắc phục, đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh ngân hàng.
25
Trong nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu đối với hoạt động TTQT của
ngân hàng là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Một hệ thống TTQT hiệu quả là
nền tảng cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thanh toán ngân hàng. Hiệu
quả hoạt động TTQT của ngân hàng là yêu cầu cần thiết để thu hút các đối
tƣợng tham gia. Hiệu quả đó đƣợc thể hiện ở thời gian thanh toán, độ tin cậy
và chi phí giao dịch cho một thanh toán.
- Thời gian thanh toán: là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh
toán đƣợc đƣa ra cho đến khi các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ
tiền trên tài khoản. Thời gian dài hay ngắn có liên quan tới hoạt động
sản xuất kinh doanh tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn.
- Chi phí giao dịch thanh toán: không chỉ làm nghĩa đơn giản là chi phí
của ngƣời sử dụng thanh toán phải trả mà ý nghĩa rộng hơn là cân nhắc
giữa chi phí xã hội mà ngƣời thanh toán phải chịu và các tiện ích mà
ngƣời đó đƣợc hƣởng. Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí về thời gian
giao dịch, thủ tục giao dịch phải thực hiện…. Cần quan tâm đến giảm
chi phí giao dịch hoặc tăng chất lƣợng dịch vụ.
- Giảm rủi ro trong TTQT: Trong TTQT rủi ro thƣờng do pháp lý, rủi
ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro kinh tế….
Từ những lập luận trên cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT luôn đuợc chú
trọng phát triển. Do đó, luận văn này ngƣời viết chỉ đề cập đến hoạt động
thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam mà cụ thể là hiệu
quả hoạt động của nó trong thời gian gần đây.
26
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT của NH thƣơng mại.
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT:
Theo kinh tế học vi mô cho rằng: Hiệu quả là quá trình sử dụng tốt nhất
những nguồn lực có đƣợc để đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Với ý
nghĩa khai thác tối đa các nguồn lực, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có hoặc tiềm năng để đạt đƣợc tối đa các
mục tiêu đƣợc định sẵn trên cơ sở các phƣơng tiện hiện có. Hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, theo cách hiểu thông thƣờng thì đó là những kết quả
thu đƣợc từ các biện pháp quản lý doanh nghiệp so với các chi phí đã bỏ ra để
có đƣợc hiệu quả đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính bằng
các chỉ tiêu định lƣợng đo bằng các đại lƣợng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu
tài chính tiền tệ) và các chỉ tiêu định tính đƣợc xác định thông qua các
phƣơng pháp đánh giá ( về mặt chữ tín của doanh nghiệp, chất lƣợng phục vụ
khách hàng…)
TTQT là một trong các loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung
cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân
hàng, đó là “ An toàn – hiệu quả - Phát triển”. Để đánh giá hiệu quả hoạt động
một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lƣỡng các nhân tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, của TTQT nói
riêng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nhƣ tối đa hóa lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro.
Theo kinh tế học hiện đại cho rằng: Hiệu quả đó là sự đạt đƣợc về sáu
mục tiêu:
- Mục tiêu về kinh tế (Economy).
27
- Mục tiêu về chính trị (Polictics).
- Mục tiêu về xã hội (Society).
- Mục tiêu về đảm bảo tính hài hòa (Coherence).
- Mục tiêu đảm bảo yếu tố ngoại sinh (External).
- Mục tiêu đảm bảo yếu tố tƣơng thích (Rekevant).
Cụ thể với TTQT, những mục tiêu trên thể hiện ở chỗ: Hiệu quả hoạt
động thanh toán không đơn thuần là lỗ hay lãi trong việc thực hiện dịch vụ
thanh toán trong một khoảng thời gian nào đó mang lại. Hiệu quả hoạt động
TTQT đối với một NHTM là những lợi ích tổng thể mà do việc sử dụng nó
mang lại, gồm những lợi ích có thể định lƣợng đƣợc hoặc không định lƣợng
đƣợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tƣơng thích và
hài hòa với lợi ích của ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các
NHTM là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác
động ngoại sinh của ngành ngân hàng tọa ra cho các ngành, các bộ phận khác
nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân.
Dù xét trên góc độ kinh tế học vi mô hay kinh tế học hiện đại, thì hiệu
quả hoạt động TTQT đều có liên quan mật thiết tới các bên tham gia. Các bên
tham gia xét đến cùng có đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách hiệu quả hay
không chính là cơ sở để đánh giá việc sử dụng phƣơng này đã đạt hiệu quả
nhƣ thế nào.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đối tƣợng quan tâm là ngân hàng –
mục tiêu cần đạt đƣợc ở đây là:
- Đáp ứng đƣợc mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ trên cơ sở tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng
và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững.
- Tối đa hóa lợi nhuận.
- Nâng cao uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng quan
hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.
28
- Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, góp phần thực
hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của cả nƣớc.
Với bề dày lịch sử phát triển và các mối quan hệ truyền thống, bền
vững với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, ngân hàng đã tiến hành cung cấp các dịch vụ
thanh toán XNK một cách hiệu quả, có khả năng hạn chế đƣợc rủi ro cho các
doanh nghiệp bởi vì ngân hàng trở thành bộ phận chuyên nghiệp trong việc
đánh giá các thông tin tài chính từ phía doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kiểm
soát đƣợc độ trung thực của những nguồn thông tin này. Đồng thời ngân hàng
đảm bảo đƣợc tốc độ thanh toán và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo
hợp dồng XNK.
2.1.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động TT QT của NHTM
Hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc đánh giá bằng một hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế – tài chính thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nó
đến nền kinh tế – xã hội. Hoạt động TTQT tại NHTM cũng là một trong
những nhân tố cấu thành hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣng hiện nay chƣa
có một chuẩn mực cụ thể nào để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại
NHTM. Theo quan điểm của tác giả, hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM có
thể đƣợc đánh giá từ các góc độ khác nhau sau:
2.1.2.1. Dưới góc độ nền kinh tế.
Hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc thể hiện qua việc phục vụ phát triển
nền kinh tế thông qua các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo đƣờng lối
phát triển kinh tế đối ngoại của một nƣớc trong từng thời kỳ, góp phần cải
thiện cán cân TTQT, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Chúng ta có thể vận dụng các chỉ tiêu lƣợng hóa đánh giá vai trò kinh
tế đối ngoại để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT đối với nền kinh tế nhƣ: tỷ
29
trọng kim ngạch xuất khẩu trong GDP, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trong
GDP.
Bên cạnh các chỉ tiêu mở cửa nền kinh tế, chúng có thể đánh giá qua
doanh số thanh toán phục vụ quá trình chuyển vốn trong hoạt động đầu tƣ
nƣớc ngoài, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Đồng thời, thông qua hoạt
động TTQT đã phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác, thu hút
nguồn trợ cấp, kiểu hối từ nƣớc ngoài về ngày càng cao.
2.1.2.2. Dưới góc độ ngân hàng:
Khách hàng của NHTM bao gồm nhiều đối tƣợng cá nhân, doanh
nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc liên doanh… thực hiện kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khách hàng không chỉ là những ngƣời
cung cấp “ nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng” mà còn là ngƣời mua, ngƣời
nhận các sản phẩm dịch vụ đầu ra của ngân hàng, tạo lợi nhuận cho ngân
hàng. Khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một
phát triển và tạo hiệu quả trong kinh doanh thì ngân hàng cũng thông qua
khách hàng mà thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải tăng cƣờng thiết
lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thu hút khách hàng mới, duy trì mối
quan hệ với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng và đa dạng hóa
các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực
TTQT, khách hàng của NHTM là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – những
ngƣời tạo nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng thông qua quan hệ tiền gửi tại
NHTM và cũng là những ngƣời sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM
thông qua các quan hệ thanh toán với nƣớc ngoài. Hoạt động TTQT tại
NHTM càng thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác cho khách hàng
càng giúp họ nhanh chóng thu hồi tiền hàng xuất khẩu, quay nhanh đồng vốn,
tạo uy tín trong kinh doanh, nhờ đó tạo hiệu quả cao trong kinh doanh xuất
nhập khẩu.Nhƣ vậy, hoạt động TTQT của NHTM đã góp phần thiết thực
30
trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng. Nó
đƣợc đánh giá thông qua tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của
từng doanh nghiệp trong nền kinh tế.
2.1.2.3. Dưới góc độ khách hàng:
Hoạt động TTQT phục vụ cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của
khách hàng, thông qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, tạo doanh thu
dịch vụ cho ngân hàng, hoạt động này đƣợc thực hiện an toàn và hiệu quả sẽ
tác động dây chuyền đến một số hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Vì vậy, nó càng phát triển thì càng nâng cao thế và lực cho ngân hàng, nâng
cao uy tín và tính cạnh tranh cho ngân hàng trên thƣơng trƣờng quốc tế.
Nhƣ vậy đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT phải nhận thức dƣợc đầy
đủ và toàn diện cả ba góc độ trên. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
bổ sung cho nhau. Nếu chỉ quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ngân
hàng mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng thì thật phiếm diện. Nếu
quá đề cao vai trò của khách hàng mà quên đi vai trò kinh doanh của mình thì
hoạt động TTQT của ngân hàng chỉ mang tính chất phục vụ kinh doanh đơn
thuần, thiếu tính chất năng động, nhạy bén trong kinh doanh. Trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngân hàng không chỉ quan tâm đến lợi ích
giữa mình và khách hàng mà phải quan tâm đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã
hội. Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, ngân hàng và nền kinh
tế.
2.1.3. Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT:
Hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thƣơng mại có thể xác định qua một
số chỉ tiêu định lƣợng tuyệt đối và tƣơng đối sau:
2.1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối:
31
Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua doanh thu dịch vụ
TTQT: Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT,
NH thu đƣợc một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối
với từng nghiệp vụ cụ thể nhƣ: Phí mở LC, phí chỉnh sửa LC, phí thanh toán
LC, phí nhận và xử lý ủy thác thu, phí thanh toán nhờ thu, phí thanh toán
chuyển tiền đi, phí thanh toán chuyển tiền đến…Để thu các khoản phí này NH
có thể đƣợc thu theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị dịch vụ thực hiện hoặc thu
cố định theo từng nghiệp vụ phát sinh. Khi các mặt hoạt động này càng phát
triển thì hiệu quả mang lại từ doanh thu dịch vụ TTQT càng lớn, càng góp
phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh hoa
hồng và các khoản phí thu đƣợc, ngân hàng có thể thu đƣợc lợi nhuận từ việc
kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi nhà nhập khẩu không có
ngoại tệ cần thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu muốn thu đồng tiền bản tệ.
Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận ròng từ hoạt động TTQT. Để xác định đƣợc lợi nhuận mang lại từ hoạt
động TTQT, các NH phải tính đƣợc chi phí phát sinh cho hoạt động TTQT.
Đây chính là hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT đƣợc xác định ở
công thức:
Hq ttqt = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT
2.1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng tương đối:
a) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Doanh thu TTQT
Chỉ số này cho thấy hiệu quả thu đƣợc từ hoạt động TTQT, một đồng
doanh thu TTQT thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT.
b) Tỷ lệ chi phí TTQT = Chi phí TTQT/ Doanh thu TTQT
Chỉ số này cho thấy một đồng doanh thu TTQT phải bỏ ra bao nhiêu
đồng chi phí cho hoạt động này.
32
c) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu NH = Lợi nhuận TTQT/
Tổng doanh thu.
Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TTQT trên một đồng doanh thu
NH. Chỉ số này càng chúng tỏ hoạt động TTQT chiếm ƣu thế trong hoạt động
kinh doanh tại NH.
d) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/tổng
doanh thu
Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ TTQT trong tổng nguồn
thu tại NH.
e) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với doanh thu dịch vụ = Doanh thu TTQT/
Doanh thu dịch vụ.
Chỉ số này cho thấy tỷ trọng của nguồn thu hoạt động TTQT trong tổng
nguồn thu dịch vụ tại NH.
2.1.4. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NH
thƣơng mại:
Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc góp
phần tạo hiệu quả và chất lƣợng hoạt động tín dụng: Khi NH cho vay thu mua
hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu
theo LC, NH sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tƣ tín dụng sẽ đƣợc thu hồi cả
gốc lẫn lãi, sẽ làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tín dụng nếu
nghiệp vụ TTQT đƣợc thực hiện an toàn.
Hai là, hiệu quả TTQT mang lại qua việc tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp
vụ tài trợ xuất khẩu, thu đƣợc lãi tài trợ ngoại thƣơng trên cơ sở các phƣơng
thức thanh toán, các khoản phí dịch vụ NH thu đƣợc thông qua tài trợ xuất
nhập khẩu nhƣ: phí chiết khấu chứng từ hàng xuất truy đòi, phí chiết khấu
chứng từ hàng xuất miễn truy đòi.
Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua việc góp phần tăng
cƣờng và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối: Trong quá trình thực hiện nghiệp
33
vụ TTQT, NH bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng
nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh
toán hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua NH càng phát
triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao đƣợc doanh
số hoạt động.
Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc tăng
cƣờng và củng cố nguồn vốn cho NH. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi
nguồn thu ngoại tệ từ nƣơc ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc
ngoài, các NH thƣơng mại phải thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của NH
ở nƣớc ngoài. Khi hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua
các tài khoản này càng lớn. Nhƣ vậy, hoạt động TTQT đã ảnh hƣởng đến tốc
độ tăng trƣởng nguồn vốn tại NH mà cụ thể là tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn
ngoại tệ ở nƣớc ngoài.
Năm là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua sự phát
triển mạng lƣới ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy
tín của NH, dựa trên cơ sở hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau nhằm phát triển mối
quan hệ giữa ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài.
Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tế của
quốc gia, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Hiệu quả hoạt động TTQT
không chỉ thể hiện ở lợi nhuận của hoạt động mà còn thông qua nó tạo hiệu
quả cho các hoạt động khác tại ngân hàng cũng nhƣ cho khách hàng và cho
nền kinh tế phát triển.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thƣơng
Việt Nam.
2.2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT nói chung
Hoạt động TTQT đƣợc coi là nghiệp vụ NH truyền thống của VCB,
trƣớc năm 1989 VCB là ngân hàng duy nhất đƣợc phép hoạt động TTQT, đến
nay tuy VCB không còn là ngân hàng độc quyền trong nghiệp vụ TTQT
34
nhƣng VCB vẫn luôn duy trì đƣợc thế mạnh và vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực
hoạt động này.
Năm 2008 tổng doanh số TTQT qua VCB đạt 51,61 tỷ USD, chiếm 34,4%
thị phần so với cả nƣớc, tăng 9,11% so với cùng kỳ, trong đó doanh số thanh
toán hàng xuất đạt 16,83 tỷ USD, tăng 18,52% so với cùng kỳ, chiếm thị phần
26,8% so với kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, doanh số hàng nhập đạt 15,67 tỷ
USD, tăng 28,44% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 19,5% so với kim ngạch
nhập khẩu cả nƣớc. Doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 19,11 tỷ USD giảm
8,56% so với cùng kỳ. Tính bình quân từ năm 2004-2008, kim ngạch TTQT
qua Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam gần 35%, riêng thị phần thanh toán
xuât nhập khẩu hàng hóa xấp xỉ 22%, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 10%.
Đây là một thành quả đáng kể trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị
trƣờng với ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động trong hoạt động đối ngoại,
một số ngân hàng đƣợc thành lập mới, một số ngân hàng khác đƣợc chuyển
đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổng công ty vừa đóng vai trò là cổ đông
của ngân hàng vừa đóng vai trò là khách hàng, đã lôi kéo một lƣợng lớn
khách hàng truyền thống của VCB. Tuy nhiên VCB vẫn chứng tỏ đƣợc vị thế
nổi bật của mình với thị phần lớn nhất của thanh toán quốc tế trong xuất nhập
khẩu.
Xét theo cơ cấu hàng hóa trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu,
trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB thì gạo, thủy sản, than,
lâm sản và dệt may là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đƣợc thanh toán qua
VCB. Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu đối với các mặt hàng trên trong tổng
thanh toán xuất khẩu của cả nƣớc lần lƣợt là 23,32%, 22,54%, 7,95%, 5,37%
và 4,9%. Đây hầu hết là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD
trong năm 2008.
35
Trong doanh số thanh toán hàng nhập qua VCB các mặt hàng nhập
khẩu chủ đạo nhƣ: xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị và hóa chất, trong đó
xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo (47,2%).
Doanh số chuyển tiền đến qua VCB năm 2008 đạt 14,23 tỷ USD, tăng
2,37% so với năm 2007, doanh số thanh toán chuyển tiền đi phi mậu dịch năm
2008 đạt 4,88 tỷ USD, giảm 3,02% so với năm 2007. Nhìn chung, hoạt động
thanh toán phi mậu dịch qua VCB cũng tăng trƣởng hàng năm. Riêng năm
2008 doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB giảm do cạnh tranh gay gắt
với một số NH một số ngân hàng cho phép khách hàng lĩnh các khoản tiền
kiều hối chuyển về bằng tiền mặt ngoại tệ trong khi VCB chỉ cho khách hàng
nhận tiền Việt Nam hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại VCB.
Trong thời điểm này, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách
thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ
vào cuối năm. Không những thế, cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ
đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới ngày càng
bộc lộ rõ, giá cả trên thị trƣờng thế giới về nguyên liệu và lƣơng thực thực
phẩm xoay chiều sang giảm mạnh. Chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới
các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và
tất yếu sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động TTQT qua VCB. Tốc độ tăng
trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và phi mậu dịch qua VCB có thể
nghiên cứu qua các bảng dƣới đây.
36
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua
VCB năm 2004-2008.
Đơn vị : Tỷ
USD
Năm
Tổng DSTTXNK TTHX TTHN
Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT
2004 16.38 6.97 9.41
2005 20.96 27.93% 9.38 34.54% 11.58 23.04%
2006 22.82 8.88% 12.68 35.25% 10.14 -12.46%
2007 26.40 15.69% 14.20 11.99% 12.20 20.32%
2008 32.50 23.11% 16.83 18.52% 15.67 28.44%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam năm 2004-2008
Biểu đồ 2.2 : Doanh số thanh toán XNK qua VCB 2004-2008
0
5
10
15
20
25
30
35
2004 2005 2006 2007 2008
Tổng KNXNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1 đơn vị = 1tỷ USD
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008
37
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán phí mậu dịch qua VCB 2004-2008
Đơn vị : Tỷ USD
Năm
DS chuyển
tiền đến
DS chuyển
tiền đi
Tốc độ chuyển
tiền đến
NS/NT
Tốc độ chuyển
tiền đI NS/NT
2004 8,2 4,2
2005 9,44 4,9 25% 16,67%
2006 11,8 5,5 45,67% 12,24%
2007 13,9 7 17,8% 27,27%
2008 14,23 4,88 2,37% -3,02%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008
38
Bảng 2.4: Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt Nam
2004-2008
Đơn vị : Triệu
USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng DSXNK cả nƣớc 57,56 68,521 84,01
132,59
8
149,8
7
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 30,76 19,05 22,6 57,83 13,02
1.DSTTQT các NHTM 26,431 34,808 46,171 86 98,05
+ Thị phần(%) 45,95 50,7 54,9 64,85 65,42
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 26 31,7 32,6 86,26 14,01
a. DSTTQT qua NHNT 16,4 19,188 22,820 47,3 51,61
+ Thị phần (%) 28,5 28 27,1 35,67 34,4
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 32,3 17 18,9 107,27 9,11
b. DSTTQT qua CTVN 3,303 4,845 6,72 10,104 11,27
+ Thị phần (%) 5,7 7 8 7,62 7,51
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 17,8 16,4 38,6 50,36 11,53
c. DSTTQT qua NN&PTNT 2,939 4,850 6,131 9,156 10,72
+ Thị phần (%) 5 7 7,2 6,9 7,15
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 21,1 65 26,4 49,35 17,12
d. DSTTQT của ĐTPT 3,789 5,925 10,5 19,44 24,45
+ Thị phần (%) 6,6 8,6 12 5 16,31
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 13,3 56 77 85,21 25,81
e. DSTTQT của NHTM khác 31,130 37,713 37,839 46,598 51,82
+ Thị phần (%) 54,1 49,3 45,09 35,14 34,57
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 35 8,3 17,2 23,15 11,2
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên 2004-2008 của các ngân hàng
39
Trong TTQT tại VCB chủ yếu đang áp dụng ba phƣơng thức TTQT
phổ biến là phƣơng thức thanh toán LC, phƣơng thức thanh toán nhờ thu và
phƣơng thức thanh toán chuyển tiền. Trong phƣơng thức thanh toán LC cũng
phát sinh chủ yếu là loại LC không hủy ngang, các loại LC điều khoản đỏ ít
đƣợc doanh nghiệp áp dụng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc
muốn áp dụng nhƣng lại chƣa thỏa thuận đƣợc với đối tác về phƣơng pháp rút
vốn- ứng trƣớc từ ngân hàng mở LC hay ứng trƣớc từ ngân hàng mở trong
nƣớc. Nghiên cứu doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB 2004-2008
cho thấy: Trong thanh toán hàng nhập, phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán qua NH, năm 2005 là 60%, năm
2006 là 54%, năm 2007 là 63% và năm 2008 là 49%. Phƣơng thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện đang có xu hƣớng phát triển, năm 2005 chiếm 33%,
năm 2006 là 43%, năm 2007 là 33%, năm 2008 là 46%. Phƣơng thức thanh
toán nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể, năm 2005 chỉ 7%, năm 2006
chỉ 3%, năm 2007 chỉ 4%, năm 2008 là 5%. Ngƣợc lại, trong thanh toán hàng
xuất, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 51%, năm 2007 là 48% và năm 2008
gần 65%. Phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ trọng thấp hơn và đƣợc thể
hiện rõ qua bảng số liệu sau:
40
Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB 2005-2008
Đơn vị : Triệu USD
2005 2006 2007 2008
Số
tiền
% Số
tiền
% Số
tiền
% Số tiền %
1.DS TTHX 9.38 12.68 100 14.20 100 16.83 100
1.1 LC 3.10 33 3.04 24 3.55 25 5.39 32
1.2. Nhờ thu 0.47 5 3.17 25 3.83 27 0.50 3
1.3. TTR 5.82 62 6.47 51 6.82 48 10.94 65
2. DT
TTHN
11.58 10.14 100 12.20 100 15.67 100
2.1. LC 6.95 60 5.48 54 7.69 63 7.68 49
2.2. Nhờ thu 0.81 7 0.30 3 0.49 4 0.78 5
2.3. TTR 3.82 33 4.36 43 4.03 33 7.21 46
Cộng
(1)+(2)
20.96 22.82 26.4 32.5
Nguồn : Báo cáo thống kê 2005 – 2008 của NHNTVN
Qua tìm hiểu cho thấy, thực trạng trên xảy ra do phía các doanh nghiệp
Việt Nam thƣờng dễ dãi chấp nhận yêu cầu từ phía đối tác nƣớc ngoài, khi
doanh nghiệp Việt Nam nhận hàng, phía nƣớc ngoài yêu cầu doanh nghiệp
Việt Nam phải mở LC để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH, để tăng
khả năng an toàn cho họ, do đó trong thanh toán hàng nhập phƣơng thức LC
đƣợc sử dụng chủ yếu. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng
hóa, một số doanh nghiệp tin tƣởng phía nƣớc ngoài sẵn sàng chấp nhận bán
hàng theo phƣơng thức thanh toán nhờ thu DA hoặc thanh toán chuyển tiền
41
TTR sau khi giao hàng. Có những doanh nghiệp không muốn áp dụng phƣơng
thức thanh toán LC vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn phƣơng thức thanh
toán khác. Thực trạng này đang đƣợc xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp
tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các địa phƣơng và các doanh
nghiệp gia nhập thƣơng trƣờng quốc tế, vì muốn bán đƣợc hàng nên thƣờng
sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu từ phía nƣớc ngoài đƣa ra. Ngoài ra, còn có
một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ buôn bán lâu
năm với các khách hàng nƣớc ngoài, đã tạo đƣợc uy tín, họ cũng chuyển từ
thanh toán LC sang phƣơng thức thanh toán nhờ thu để tiết kiệm chi phí.
2.2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định lƣợng.
Nhìn qua bảng số liệu cho thấy doanh thu TTQT tăng trƣởng hàng năm,
năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể năm 2004 đạt 382 tỷ VND, năm 2005 đạt
442 tỷ VND, năm 2006 đạt 568 tỷ VND, năm 2007 đạt 760 tỷ VND, năm
2008 đạt 921 tỷ VND. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm là năm 2005 tăng
15,71%, năm 2006 tăng 28,51%, năm 2008 tăng 21,18%. Đây là một chỉ tiêu
nằm trong doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu tại NH. Sự tăng trƣởng của
doanh thu dịch vụ TTQT đã góp phần làm tăng doanh thu về dịch vụ ngân
hàng cũng nhƣ tăng tổng nguồn thu tại ngân hàng.
Về lợi nhuận hoạt động TTQT, chỉ tiêu này tăng trƣởng cả về giá trị và tốc
độ, năm sau tăng hơn năm trƣớc. Cụ thể, năm 2004 đạt 325 tỷ VND, năm
2005 đạt 389 tỷ VND, tỷ lệ tăng 19,69%, năm 2006 đạt 519 tỷ VND tăng
32,42%, năm 2007 đạt 698 tỷ VND tăng 34,49% so với năm 2006 và năm
2008 đạt 848 tỷ VND tăng 21,49% so với năm 2007.
Tỷ suất lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT khá cao, chứng tỏ hoạt
động TTQT tại VCB mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 85,08%, năm 2005 đạt 88,01%, năm 2006 đạt
91,37%, năm 2007 đạt 91,84%, năm 2008 đạt 92,07%. Điều này cho thấy cứ
42
một đồng doanh thu TTQT mang lại cho ngân hàng hơn 0,85 đồng lợi nhuận.
Ngƣợc lại, chi phí cho hoạt động TTQT trên doanh thu TTQT khá thấp. Để
đạt đƣợc một đồng doanh thu TTQT, ngân hàng phải bỏ ra hơn 0,1 đồng chi
phí.
Các chỉ tiêu lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu, doanh thu TTQT trên
tổng doanh thu và doanh thu dịch vụ trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng thấp,
dƣới 10% hàng năm nhƣng doanh thu TTQT trên tổng doanh thu dịch vụ tại
VCB chiếm tỷ trọng khá cao, trên 80%. Cụ thể, năm 2004 chiếm 84,14%,
năm 2005 chiếm 86,84%, năm 2006 chiếm 88,06%, năm 2007 chiếm 89,73%,
năm 2008 chiếm 88,73%. Và tỷ trọng này có xu hƣớng giảm do thời gian qua
hoạt động TTQT đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ để thu hút các mặt hoạt
động kinh doanh khác tại ngân hàng, có giai đoạn VCB sử dụng biện pháp
giảm phí dịch vụ TTQT để thực thi chính sách khách hàng có hiệu quả.
Doanh thu dịch vụ nói chung và doanh thu TTQT nói riêng chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng doanh thu tại ngân hàng là do một số nguyên nhân sau.
Một là, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều chú trọng đến công tác tín
dụng, doanh thu tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân
hàng, thu dịch vụ nói chung và TTQT nói riêng chiếm tỷ trọng thấp, dịch vụ
TTQT đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để hỗ trợ công tác tín dụng, công tác
kinh doanh ngoại tệ.
Hai là, ngân hàng thực hiện miễn giảm phí dịch vụ TTQT để thu hút
khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc kinh doanh ngoại tệ. Việc giảm phí dịch
dụ nhằm thu hút khách hàng thanh toán qua ngân hàng. Điều này ảnh hƣởng
khá lớn tới doanh thu ngân hàng.
Ba là, mức phí dịch vụ TTQT hiện nay khá thấp so với các ngân hàng
nƣớc ngoài.
43
Bốn là, dịch vụ tƣ vấn về nghiệp vụ TTQT, giúp khách hàng lập các bộ
chứng từ đòi tiền hàng xuất cũng đƣợc thực hiện hàng ngày tại VCB nhƣng
với mức phí rất thấp.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB cũng chƣa
phản ánh đúng hiệu quả do hoạt động này mang lại. Tuy nhiên nó cũng mang
lại một hiệu quả thiết thực cho quá trình kinh doanh của VCB rất nhiều. Đầu
tƣ cho việc phát triển hoạt động TTQT còn rất mới mẻ do đó cần phải có thời
gian để phát huy hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động này không chỉ
phục vụ tốt cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp,
giúp cải thiện kinh tế, góp phần vào việc tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng
năm.
Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB
Đơn vị : Tỷ USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1. Doanh số TTQT.
Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%)
382
442
15.71
568
28.51
760
33.80
921
21.1
8
2. Chi phí TTQT. 57 53 49 62 73
3. LN TTQT.
Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%)
325
389
19.69
519
33.42
698
34.49
848
21.4
9
4. Tổng doanh thu. 7194 10183 16831 20800
3584
3
5. Doanh thu dịch vụ. 454 509 645 847 1038
6. LN TTQT/ DT TTQT (%) 85.08 88.01 91.37 91.84
92.0
7
7. CP TTQT/ DT TTQT (%) 14.92 11.99 8.63 8.16 7.93
44
8. LN TTQT/ Tổng DT (%) 4.52 3.82 3.08 3.36 2.37
9. DT TTQT/Tổng DT (%) 5.31 4.34 3.37 3.65 2.57
10. DT dịch vụ/ Tổng DT(%) 6.31 5.00 3.83 4.07 2.90
11. DT TTQT/DT DV (%) 84.14 86.84 88.06 89.73
88.7
3
Nguồn: Tính toán từ các báo cáo hàng năm của NHNTVN
2.2.3. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định tính.
Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNT không chỉ thể hiện thông qua các
con số cụ thể trên mà chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động này mang
lại qua một số mối quan hệ sau:
a) Hiệu quả hoạt động TTQT qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý:
Trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, NHNT đã thiết lập một
mạng lƣới quan hệ đại lý rộng nhất trong số các NHTM của Việt Nam hiện
nay.
Đến cuối năm 2008, VCB đã có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (
NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập 837 NH đại lý, NH Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thiết lập đƣợc 850 NH đại lý, NH đầu từ phát triển Việt Nam
thiết lập đƣợc 800 NH đại lý). Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo điều
kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên toàn thế giới
vừa nâng cao uy tín của VCB trên trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một nâng cao
hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín,
khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB tăng
nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân
hàng trong nƣớc.
b) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và hoạt
động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu:
45
Để tạo ra một dây chuyền khép kín trong phục vụ khách hàng, NHNT
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vay tiền đồng Việt Nam thu
mua hàng xuất khẩu trong nƣớc nhƣ gạo, cà phê, thủy hải sản… và thu nợ về
từ nguồn ngoại tệ xuất khẩu này, vì vậy mọi rủi ro trong thanh toán hàng xuất
khẩu đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác tín dụng. Ngoài
ra, đối với các doanh nghiệp không vay thu mua hàng xuất khẩu có thể sử
dụng bộ chứng từ hàng xuất để đƣợc VCB tài trợ xuất khẩu trên cơ sở chiết
khấu chứng từ. Hoặc các nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu phù hợp với
cơ chế quản lý ngoại hối và pháp luật của Việt Nam cũng đƣợc VCB xem xét
cho vay thanh toán hàng nhập. Nhìn chung, hoạt động tín dụng, tài trợ xuất
nhập khẩu và hoạt động TTQT tại NHNTVN luôn đƣợc phối hợp xử lý nhịp
nhàng và thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Nhờ đó, thông qua hoạt động
này đã góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động TTQT.
Tuy nhiên, trong thực tế, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất phát
sinh chủ yếu là nghiệp vụ truy đòi, còn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi kể
cả hối phiếu trả ngay và trả chậm phát sinh khá khiêm tốn vì nó chƣa đƣợc
các chi nhánh của VCB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung mạnh
dạn áp dụng. Khi thực hiện loại nghiệp vụ này rủi ro thuộc về NH nên phí
dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi thƣờng cao hơn nghiệp vụ chiết khấu truy
đòi. Vì vậy, cả NH và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chƣa quan
tâm áp dụng và phát triển nghiệp vụ này trong khi đây cũng là một trong các
loại nghiệp vụ đã và đang phát sinh khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay, một
số khách hàng xuất khẩu chỉ yêu cầu NHNT thực hiện nghiệp vụ này đối với
các thị trƣờng có độ rủi ro lớn. Đối với VCB, trong quy trình nghiệp vụ cũng
cho phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi nhƣng còn giới hạn ở
các hối phiếu trả ngay, chƣa quy định cho hối phiếu trả chậm và nghiệp vụ
này cũng chỉ phát sinh rải rác ở một số chi nhánh. Nếu nghiệp vụ chiết khấu
miễn truy đòi đƣợc các ngân hàng thƣơng mại triển khai và mạnh dạn vận
46
hành trong thực tiễn thì hiệu quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng có thể
đƣợc nâng lên.
c) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và tốc
độ tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ:
Hoạt động TTQT gắn liền với quá trình sử dụng các tài khoản tiền gửi
ngoại tệ nƣớc ngoài. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động TTQT sẽ đƣợc
gửi vào tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, mọi nguồn chi thanh toán
tiền hàng nhập khẩu cũng đƣợc trích thanh toán từ các tài khoản này. Vì vậy,
tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch cũng nhƣ phi mậu
dịch qua VCB hàng năm đã tạo điều kiện cho việc tăng trƣởng nguồn vốn
ngoại tệ gửi tại nƣớc ngoài. Trên cơ sở các nguồn tiền gửi ngoại tệ này, ngoài
việc sử dụng để thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
VCB thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ và mua bán
ngoại tệ với nƣớc ngoài, tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói
chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng.Thời gian qua, VCB là ngân hàng có
hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thƣơng trƣờng quốc tế mạnh nhất trong số
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
d) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và kinh
doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB đƣợc thực hiện thông qua
các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ, kinh doanh
tiền gửi ngoại tệ trong và ngoài nƣớc.
Xác định đây là một trong những nghiệp vụ mang đầy rủi ro, gắn liền
cơ chế thị trƣờng, biến động từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút. Vì vậy,
VCB luôn theo dõi diễn biến thị trƣờng hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có
những quyết định nhạy bén trong kinh doanh, góp phần cùng Ngân hàng Nhà
nƣớc giữ đƣợc ổn định trong thị trƣờng này.
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

Contenu connexe

Tendances

Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN T...
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải PhòngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
 
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAYĐề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
 

En vedette

NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...vietlod.com
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...vietlod.com
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Thanh Hoa
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Thanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcThanh Hoa
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Thanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namThanh Hoa
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Thanh Hoa
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Thanh Hoa
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựThanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...d d
 

En vedette (20)

NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khô
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 

Similaire à Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacominPhân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacominhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...luanvantrust
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Dương Hà
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018
Đề tài  xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018Đề tài  xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018
Đề tài xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...taothichmi
 

Similaire à Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013 (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacominPhân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin
 
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóaCơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrol...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp công ty thương mại, HAY
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp công ty thương mại, HAYĐề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp công ty thương mại, HAY
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp công ty thương mại, HAY
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
Đề tài xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018
Đề tài  xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018Đề tài  xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018
Đề tài xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại, RẤT HAY 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 

Plus de Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptThanh Hoa
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 

Plus de Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 

Dernier

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Thu Lớp : Anh 8 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Hồng Hà Nội, tháng 05/2009
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................ 1 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................. 2 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................... 2 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....................................................... 2 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN......................................................................... 2 CHƢƠNG I................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .............. 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)................................................................................... 3 1.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK.................................................................................... 3 1.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.............................................. 5 1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. .............................................................. 7 1.2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN................................................. 7 1.2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG............................................................ 9 1.2.3. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ........................................... 12 1.2.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ:................................ 13 1.2.5. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ:...................................... 15 1.2.6. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ: ................................ 17 CHƢƠNG II ............................................................................................... 26 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ..................................................................................................................... 26 TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................ 26
  • 3. 2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NH THƢƠNG MẠI....... 26 2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT: .................. 26 2.1.2. CÁC CHỈ TIÊU CHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TT QT CỦA NHTM. 2.1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƢỢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT:....................................................................................... 30 2.1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NH THƢƠNG MẠI:............................................... 32 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................................. 33 2.2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI CHUNG ........................ 33 2.2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỊNH LƢỢNG...................................................................................... 41 2.2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH. ......................................................................................... 44 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA VCB................................................................................................ 47 2.3.1. MẶT TÍCH CỰC......................................................................... 47 2.3.2. MẶT HẠN CHẾ.......................................................................... 49 CHƢƠNG III.............................................................................................. 54 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 ......................................................... 54 3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI RIÊNG TẠI NHNT VIỆT NAM............................................................ 54 3.1.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG. .................................... 54 3.1.2. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO MỞ RỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VCB........................................................................ 57
  • 4. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNT VN............................................................................ 59 3.2.1. GIẢI PHÁP NỘI TẠI TỪ VCB................................................... 59 3.2.2. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG. .................. 72 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC. ....................................................... 74 3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ................................................... 74 3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC................... 77 3.3.3. KIẾN NGHỊ VỚI KHÁCH HÀNG:............................................. 78 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hóa DN Doanh nghiệp DN XNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu GDP Tổng sản phẩm Quốc nội – Gross Domestic Product HĐH Hiện đại hóa KT Kinh tế KTQD Kinh tế quốc dân KT-XH Kinh tế – xã hội L/C Thƣ tín dụng – Letter of Credit NH Ngân hàng NHCT Ngân hàng Công thƣơng NH ĐT&PT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển NHNNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn NHNTVN Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NK Nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế TTNK Thanh toán nhập khẩu TTXK Thanh toán xuất khẩu SWIFT Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. UCP Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits VCB Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam- Vietnam Commercial Bank VN Việt Nam
  • 6. VND đồng Việt Nam DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng số Tên bảng Trang Biểu đồ 1.1 Mô hình tập đoàn VCB 6 Biểu đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VCB 7 Biểu đồ 1.3 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng 10 Biểu đồ 1.4 Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng vay tại 31/12/2008 11 Bảng 1.5 Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy) 13 Bảng 1.6 Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 15 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán XNK qua VCB năm 2004-2008 35 Biểu đồ 2.2 Doanh số thanh toán XNK qua VCB năm 2004- 2008 36 Bảng 2.3 Doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB năm 2004-2008 36 Bảng 2.4 Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt Nam 2004-2008 37 Bảng 2.5 Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB năm 2005-2008 39 Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB 42
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc son lịch sử trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết . Trong đó TTQT, một mắt xích của quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế cũng đang đặt ra những vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng nhƣ trong những năm tới. Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMCP là một khu vực lớn, giữ vai trò chi phối trong hoạt động TTQT, thì hoạt động này đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Thanh toán quốc tế của các NHTMCP trong thời gian vừa qua đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập cộng đồng ngân hàng quốc tế và đƣa lại lợi ích to lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của NHTM hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là tính an toàn, hiệu quả thấp, uy tín trong cộng đồng quốc tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và mong muốn. Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề, luận văn đã lựa chọn tiêu đề : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008-2013” 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực TTQT, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. - Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam.
  • 8. 2 - Đề xuất các giải pháp định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của VCB trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008. Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục nhƣợc điểm, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: lý luận thực tiễn về hiệu quả hoạt động TTQT và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam. - Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến năm 2008 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam. Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. Chƣơng III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008-2013
  • 9. 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank). 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank: Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chính thức đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nƣớc ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam và các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ)… Ngoài ra, NHNT còn tham mƣu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nƣớc và về quan hệ với Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình tổng công ty 90, 91 đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thƣơng mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thƣơng mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trƣởng thành, VCB đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động
  • 10. 4 cả trong nƣớc và nƣớc ngoài, cụ thể bao gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 60 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 3 Công ty 100% vốn VCB (2 Công ty trong nƣớc, 1 Công ty tài chính ở Hồng Kong), 1 Văn phòng đại diện, 209 phòng giao dịch và 6 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ là 8.960 ngƣời tính đến ngày 31/12/2008. Bên cạnh lĩnh vực tài chính, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhƣ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tƣ… Tổng tài sản của VCB tại 31/12/2008 lên tới 222,7 nghìn tỷ VND (tƣơng đƣơng 12,7 tỷ USD)1 , tổng dƣ nợ đạt hơn 112,7 nghìn tỷ VND (6,4 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt khoảng 12,7 nghìn tỷ, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu2 8% theo chuẩn quốc tế. Thực hiện chủ trƣơng đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007, NHNT đã thành công cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam. Sự kiện IPO của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ngày 26/12/2007 đƣợc đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và đƣợc mong đợi nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm đó. Đây cũng là đợt IPO thu hút số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia lớn nhất trong lịch sử IPO tại Việt Nam với hơn 9.400 nhà đầu tƣ tham gia đấu giá. Kết quả là 8.792 3 nhà đầu tƣ đã trúng đấu gía, trong đó có 146 tổ chức trong nƣớc, 37 tổ chức nƣớc ngoài, 8.411 cá nhân trong nƣớc và 198 cá nhân nƣớc ngoài. Tổng khối lƣợng 97,5 triệu cổ phiếu đƣợc chào bán đã đƣợc mua với mức giá bình quân 107.572 VND/cổ phần. Tổng số tiền thu đƣợc từ đợt IPO là 10.179.981.080.500 đồng4 . 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 2 Tỷ lệ an toàn vốn: là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm tổng vốn cấp I và II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. 3 Cổ phần hóa Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 3/2008 4 Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008
  • 11. 5 Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp 1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động: Cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB sau cổ phần hóa đƣợc xây dựng theo mô hình công ty mẹ con trong đó ngân hàng thƣơng mại giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động nhƣ một công ty mẹ; các nhà đầu tƣ sẽ tham gia nắm giữ cổ phiếu của Tập đoàn VCB có quyền lợi và trách nhiệm với tập đoàn và cả với các doanh nghiệp Tập đoàn VCB sở hữu, nắm quyền chi phối hoặc đầu tƣ vốn. Theo chỉ đạo của Chính Phủ, các Công ty con của VCB cũng sẽ đƣợc cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệp của các đối tác chiến lƣợc, đặc biệt là các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài… nhằm góp phần xây dựng và phát triển Tập đoàn VCB. Theo đó, các nhà đầu tƣ có thể nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp này, hoặc Tập đoàn, hoặc cả hai và có quyền lợi và trách nhiệm theo Điều lệ của đơn vị đó.
  • 12. 6 Biểu đồ 1.1: Mô hình tập đoàn VCB (theo mô hình Công ty mẹ/Công ty con) Mô hình hoạt động của VCB hiện đƣợc chia thành các khối hoạt động chịu sự quản lý thống nhất từ Trung Ƣơng tới các chi nhánh nhƣ sau: Công ty mẹ NH TMCP NTVN - Vietcombank 70% Liên doanh VCBTower198 52% Liên doanh VCB- Bonday-Benthanh Cty Cho thuê TC VCBL Cty Chứng khoán VCBS 50% NH Liên doanh 45% LD Bảo hiểm nhân thọ Cty Quản lý Quỹ VCBF 16% Liên doanh VCB- Bonday Cty TC Hongkong Vinafico HK Cty Chuyển tiền VCB Money Transfer (Dự kiến thành lập) Cty liên doanh Đường 5 Công ty đầu tư & kinh doanh BĐS (dự kiến thành lập) Hoạt động tài chính Hoạt động phi tài chính Nhà nước 70% Đại chúng 6,5% CBCNV - 3,5% ĐT tr. nước 5% ĐTCL nước ngoài 15% (đang thương thảo) Cty Quản lý Quỹ ĐTPT KC Hạ tầng (dự kiến) Các NHTMCP Tập đoàn VCB nắm quyền chi phối Bảo hiểm phi nhân thọ (dự kiến thành lập) Tái Bảo hiểm (dự kiến thành lập) Công ty tài chính Tín dụng tiêu dùng (dự kiến) Công ty tài chính Tín dụng mua nhà/ cầm cố (dự kiến thành lập) Công ty Thẻ (dự kiến thành lập) Công ty ĐTXD Kết cấu hạ tầng (dự kiến thành lập) Trung tâm đào tạo VCB Viện nghiên cứu Học viện - VCB (dự kiến thành lập) Công ty Quản lý tài sản (dự kiến thành lập)
  • 13. 7 Biểu đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VCB (NHTM) Trên thực tế, NHNT đang từng bƣớc triển khai áp dụng mô hình tổ chức nêu trên cũng nhƣ các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay. 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam. 1.2.1. Hoạt động huy động vốn: Nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn, VCB đã đƣa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trƣờng HĐQT BOD Ban Kiểm soát Controllers Committee UB Rủi ro ... Risk Committee ... Tổng Giám đốc và BĐH CEO - Senior Management Kiểm toán nội bộ (Hỗ trợ Ban KS) Internal Audit HĐ QLRR Risk Management Committee Kiểm tra Nội bộ Internal Inspectorate HĐTD TW Credit Committee HĐ, UB khác... Other Committee... Khối Quản lý Rủi ro và Xử lý Tài sản/ Nợ xấu Risk Management & Impaired Assets Mngmt Group Khối Ngân hàng Bán lẻ Retail Business Group Khối Tác Nghiệp Operational Group Khối Tài chính & Kế toán Financial Group Khối Kinh doanh và Quản lý Vốn Treasury & Trading Group Khối Ngân hàng Bán buôn Wholesale Business Group Các Bộ phận Hỗ trợ khác: - TCCB&ĐT - Văn Phòng - Pháp chế - TTTTruyền - Đảng Đoàn … Supporting Depts. HĐ, UB khác... Other Committee...
  • 14. 8 liên ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hƣớng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chiến lƣợc cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của VCB đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng. Hiện nay, VCB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và doanh nghiệp . Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ƣu đãi kèm theo nhiều chƣơng trình khuyễn mãi hấp dẫn. Ngoài ra, với lợi thế công nghệ hiện đại, VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung cho các khách hàng là tổ chức kinh tế lớn. Mô hình quản lý vốn tập trung giúp khách hàng sử dụng vốn an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm này đã đƣợc khách hàng của VCB đánh giá cao. Bên cạnh đó, VCB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tƣ tự động, theo đó, khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo đƣợc tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Năm 2007 đƣợc đánh giá là năm sôi động và gặt hái nhiều thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm
  • 15. 9 2006. Mức tăng trƣởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,6%5 . Tuy nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát cao, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phƣơng tiện thanh toán, khống chế mức tăng trƣởng tín dụng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008 vì vậy không nằm ngoài tình hình chung của toàn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 đạt 196.161.874 triệu đồng6 tăng 10,1%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm 2007 đạt đƣợc 16,63%. Do tình hình thị trƣờng tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn của VCB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, luôn duy trì ở mức 45%-53%.7 Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB. Tính tới cuối năm 2007, huy động vốn ngoại tệ của VCB luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. Đối với huy động vốn theo kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 46,9% năm 2007 lên 65,3% 8 vào cuối năm 2008. 1.2.2. Hoạt động tín dụng: Trong giai đoạn 2006-2007, cùng với sự thuận lợi của thị trƣờng, định hƣớng hoạt động tín dụng là “ Tăng cƣờng công tác khách hàng, tiếp tục nâng 5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 6 Báo cáo tài chính VCB 2008 7 Bản cáo bạch VCB 2008 8 Báo cáo thƣờng niên VCB 2008
  • 16. 10 cao chất lƣợng tín dụng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trƣởng tín dụng năm 2007 của VCB tăng 43,9% so với năm 2006. Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN về kiểm soát tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trƣờng, năm 2008, VCB đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trƣờng tiền tệ nói riêng, VCB liên tục có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trƣờng đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. VCB đã nhanh chóng đƣa ra các biện pháp kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống thông qua việc chỉ đạo các chi nhánh rà soát và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đảm bảo tốc độ tăng trƣởng toàn hệ thống giảm từ 29% xuống 20%. Cơ cấu dư nợ:
  • 17. 11 Từ một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại, VCB đã phát triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lƣợc phát triển của nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển của ngành ngân hàng và chiến lƣợc phát triển của VCB. Với khách hàng tổ chức, VCB thực hiện phát triển đa dạng các thành phần kinh tế (bao gồm: DN nhà nƣớc, DN cổ phần, FDI); với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ – SME, từ năm 2001 VCB đã định hƣớng tới nhóm doanh nghiệp SME; với khách hàng bán lẻ, tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, song bán lẻ đã đƣợc VCB chú trọng, định hƣớng mở rộng thị phần từ năm 2006 và thực tế tổng dƣ nợ cho vay đối tƣợng này đã có tăng trƣởng. Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay tại 31/12/2008 Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008 Tại thời điểm 31/12/2008 , dƣ nợ tín dụng của tác tổ chức chiếm 90,3% tổng dƣ nợ trong khi dƣ nợ tín dụng cho các cá nhân chỉ chiếm 9,7%. Các khách hàng tổ chức của VCB chủ yếu là các tổng công ty và các doanh nghiệp
  • 18. 12 lớn có tên tuổi và thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Tổng dƣ nợ tín dụng đối với các đối tƣợng này chiếm 65,7% tổng dƣ nợ. Trong những năm gần đây, song song với việc phát triển các khách hàng là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, VCB còn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho tới thời điểm 31/12/2008, dƣ nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này chiếm 24,6% tổng dƣ nợ. 1.2.3. Hoạt động thanh toán thẻ: Hoạt động kinh doanh thẻ là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB. Là ngân hàng luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trƣờng Việt Nam. Năm 2008, số lƣợng thẻ quốc tế do VCB phát hành chiếm 29,1%, phát hành thẻ nội địa chiếm 24% và doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB chiếm 59,7% thị phần thẻ trên toàn thị trƣờng. Bên cạnh đó, VCB còn tự hào có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Hiện tại, VCB tiếp tục là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 6 thƣơng hiệu thẻ quốc tế là Visa, Mastercard, Amex, Diners, JCB và CUP. Đặc biệt VCB là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thƣơng hiệu Connect24 của VCB đã đƣợc bình chọn Thƣơng hiệu quốc gia và đƣợc trao tặng Giải thƣởng Sao vàng Đất Việt. Cùng với sự đầu tƣ liên tục vào nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính, hoạt động kinh doanh thẻ của VCB đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Bảng 1.5: Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy).
  • 19. 13 Đơn vị: thẻ Loại thẻ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thẻ tín dụng 72.448 92.976 118.499 Thẻ ghi nợ quốc tế 11.553 77.096 175.149 Thẻ ghi nợ nội địa 1.500.000 2.326.602 3.071.737 Tổng cộng 1.584.001 2.496.674 3.365.385 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNTVN năm 2008 Đến 31/12/2008, tổng số lƣợng thẻ do VCB phát hành đã đạt 3,36 triệu thẻ, tăng 34,79% so với cuối năm 2007. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 đƣợc phát hành nhiều nhất, đạt 3.071.737 thẻ, chiếm tỷ trọng 91,3% tổng số thẻ do VCB phát hành. Trong các thƣơng hiệu thẻ quốc tế, Visa vẫn là thƣơng hiệu đƣợc ƣa chuộng nhất. Tính đến 31/12/2008, VCB đã phát hành đƣợc 184.203 thẻ thƣơng hiệu Visa, chiếm 62,73% tổng số thẻ quốc tế do VCB phát hành; tiếp theo là thẻ Mastercard với 92.508 thẻ, chiếm 31,5% và thẻ Amex với 16.937 thẻ, chiếm 5,77%. Cùng với số lƣợng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành tăng trƣởng mạnh. Năm 2007, doanh số sử dụng thẻ tăng 61,5% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số sử dụng thẻ tăng 47,22% so với năm 2007, đạt 72.941 tỷ VND, trong đó thẻ Connect24 vẫn là thƣơng hiệu thẻ nội địa đƣợc ƣa chuộng nhất tại Việt Nam và Visa là thƣơng hiệu đƣợc ƣa chuộng sử dụng ở nƣớc ngoài. 1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
  • 20. 14 Bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam với thế giới, thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn biến mạnh và khó lƣờng tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, với sự chủ động, VCB đã biến thách thức trở thành cơ hội thể hiện thông qua cả hai mặt lƣợng và chất trong kinh doanh ngoại hối. VCB là đối tác cung cấp các sản phẩm ngoại tệ của các tập đoàn và công ty lớn nhƣ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không, Tổng công ty xăng dầu. Bên cạnh đó, VCB cũng là ngân hàng chuyển đổi ngoại tệ đƣợc chỉ định cho những khoản giải ngân của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho các dự án ODA cũng nhƣ các dự án lớn đƣợc chính phủ bảo lãnh nhƣ Dự án Nam Côn Sơn, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3. Hiện tại, VCB đang giữ vị trí dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên cả hai lĩnh vực chính của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: mua bán và vay gửi.Trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB có bƣớc tăng khá mạnh. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 tăng 17,01% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 75,5% so với năm 2007. Đặc biệt, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tăng mạnh, tăng 165% so với năm 2007. Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngoại tệ truyền thống, VCB đã mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ nhƣ đàm phán vay vốn từ các đối tác nƣớc ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác nhƣ: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ… VCB cũng đang tích cực triển khai để đƣa sản phẩm mới trên thị trƣờng hàng hóa để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
  • 21. 15 Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh số mua bán 22.405 26.217 46.011 Trong đó: Doanh số mua bán ngoại tệ - VND Mua trong nước Bán trong nước 17.968 8.671 9.297 20.122 9.999 10.123 31.610 15.219 15.881 Doanh số mua bán ngoại tệ- Ngoại tệ trong nƣớc Mua ngoại tệ bán USD Bán ngoại tệ mua USD 2.449 1.335 1.114 4.106 2.294 1.812 10.001 5.157 4.844 Doanh số mua bán ngoại tệ- Ngoại tệ trong nƣớc. Mua ngoại tệ bán USD Bán ngoại tệ mua USD 1.988 966 1.022 1.989 908 1.081 4.400 2.417 1.983 Bán ngoại tệ phục vụ NK xăng dầu 2.389 2.075 1.749 Lợi nhuận HĐKDNT (triệu đông) 273.481 354.532 940.038 Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008 1.2.5. Hoạt động ngân hàng đại lý: Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn,
  • 22. 16 VCB đã xây dựng thành công nền tẳng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lƣợng cao. Mạng lƣới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nƣớc khác. Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 hoạt động, VCB đã thiết lập một mạng lƣới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về mặt quy mô giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị trƣờng trên thế giới đƣợc nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thƣơng hiệu Vietcombank (VCB) luôn đƣợc cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ…. Hiện nay VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và VCB luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng đứng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó (NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập đƣợc 800 NH đại lý, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thiết lập đƣợc 1090 NH đại lý, NH Đầu tƣ và Phát triển thiết lập đƣợc 900 đại lý). Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt nam, bao gồm 4 NHTMNN, 36 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên thế giới vừa nâng cao uy tín của VCB trên thƣơng trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nƣớc.
  • 23. 17 1.2.6. Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoat động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam. Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB, doanh số TTQT liên tục tăng, thị phần cao nhất trong số các NHTM. Hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB bao gồm thanh toán trong nƣớc và ngoài nƣớc đồng thời VCB còn là trung gian thanh toán của các tổ chức tín dụng. 1.2.6.1. Đặc điểm của hoạt động TTQT nói chung. a) Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế: Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Do có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, luật pháp… nên dễ dẫn đến việc các bên không thống nhất cách hiểu và khả năng xảy ra tranh chấp và rủi ro là rất lớn. Vì vậy hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau nhƣ: Luật quốc tế, tiêu chuẩn pháp lý của nƣớc đối tác… Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Trong truờng hợp xảy ra tranh chấp, không thể xử lý đơn giản nhƣ trong nƣớc mà phải dựa vào những quy định pháp lý chung. Các đối tƣợng tham gia hoạt động TTQT cần thoả thuận với nhau những quy định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có hiệu lực pháp lý, nếu muốn, ngay từ đầu nên loại trừ những vấn đề nan giải. Thêm vào đó, một vài nƣớc có những quy định rất đặc biệt về các điều kiện thanh toán và khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó ngân hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp XNK cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố để thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thƣơng. b) Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao.
  • 24. 18 * )Rủi ro do không hoàn trả tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng. Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xaỷ ra mất mát. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác nhƣ hoạt động bảo lãnh, cam kết, tài trợ thƣơng mại… *)Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ: Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, nhƣ sự khác biệt về bộ chứng từ thanh toán với nội dung LC, hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hoặc trái với điều khoản của UCP600 * )Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh: Rủi ro đạo đức kinh doanh là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi các bên khác. *) Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Rủi ro chính trị thuờng gặp khi môi trƣờng pháp lý, nền kinh tế của một nƣớc chƣa ổn định, thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong thực tế, những thay đổi này thƣờng làm cho quá trình thanh toán bị ngƣng trệ thậm chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên. * )Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra. *) Rủi ro mất khả năng thanh toán: Rủi ro mất khả năng thanh toán là rủi ro riêng của ngân hàng và liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Nó thƣờng là hậu quả của một hay nhiều rủi ro nói trên xảy ra mà ngân hàng không lƣờng trƣớc đƣợc. Mặc dù khó nhận ra một cách chính xác nguyên nhân của những vụ phá sản ngân
  • 25. 19 hàng, song lịch sử của hàng loạt các vụ phá sản ngân hàng lại cho thấy các điều kiện mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tức là đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng đƣợc khả năng thanh toán trong tƣơng lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không giải quyết một cách kịp thời sẽ có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm. *) Rủi ro uy tín: Là rủi ro dƣ luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. Tóm lại, trong hoạt động TTQT có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đó là sự biến động của các yếu tố trong sản xuất, trong thƣơng mại, các yếu tố về con ngƣời, … Nghiên cứu các loại rủi ro của ngân hàng sẽ giúp đƣa ra những biện pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng, giảm bớt tới mức tối thiểu tất cả những khả năng rủi ro, ngoại trừ những rủi ro về tai hoạ nhƣ động đất, những đợt suy thoái lớn về kinh tế trên thế giới… 1.2.6.2. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Thời gian qua, tình hình tổ chức và phân công thực hiện nghiệp vụ TTQT trong hệ thống Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chƣa thống nhất giữa các chi nhánh. Ban lãnh đạo VCB giao quyền cho giám đốc các chi nhánh tùy theo tình hình thực tế tại địa bàn mà giao nhiệm vụ cho cán bộ. Taị hội sở chính và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc chuyên môn hóa theo từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ là một phòng độc lập: phòng thanh toán xuất, phòng thanh toán nhập, phòng hối đoái, phòng chuyển tiền, phòng thẻ… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ
  • 26. 20 các mặt nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đối ngoại gồm: quan hệ đại lý, thanh toán xuất, thanh toán nhập, thanh toán thẻ nhƣ chi nhánh Vũng Tàu, An Giang… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế chỉ thực hiện các nghiệp vụ liên quan thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, còn các nghiệp vụ thanh toán khác nhƣ thanh toán thẻ, thanh toán phi mậu dịch đƣợc đặt tại phòng Phi mậu dịch hoặc phòng kinh doanh dịch vụ nhƣ chi nhánh Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội… còn lại đa số các chi nhánh có nghiệp vụ TTQT đặt tại phòng kế toán. Hiện nay, theo đề án mô hình ngân hàng bán lẻ, một số chi nhánh đang cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ của các phòng cho phù hợp với mô hình mới nhƣng chƣa có sự thống nhất toàn hệ thống. Tuy nhiên, dù cơ cấu tổ chức nhƣ thế nào, từ hội sở chính đến các chi nhánh phải thực hiện nghiệp vụ TTQT theo đúng thông lệ quốc tế của từng nghiệp vụ cụ thể, phải tuân thủ theo quy trình thống nhất mà ban lãnh đạo VCB đã ban hành. 1.2.6.3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế a. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế: Trên thế giới mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tự nhiên, KT, xã hội riêng biệt. Do vậy, mỗi nƣớc có những lợi thế riêng để sản xuất ra những hàng hóa mà các nƣớc khác không thể sản xuất ra đƣợc hoặc sản xuất ra với chi phí sản xuất cao hơn. Trên cơ sở đó phân công lao động quốc tế đƣợc hình thành và ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc gia ngày càng đa dạng phong phú. Hơn thế nữa, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận các luồng tƣ bản từ nƣớc này sang nƣớc khác đan xen chồng chéo lên nhau với một tốc độ dày đặc. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu nảy sinh nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Dẫn đến nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.TTQT là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thƣơng. Thông qua hoạt động TTQT, các luồng hàng hóa, dịch vụ đƣợc chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác và kéo theo nó là sự di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT
  • 27. 21 đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nƣớc. TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động TTQT, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc các hàng hóa, dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thông hàng hóa dịch vụ đƣợc thông suốt. Vì vậy, không có hoạt động TTQT phát triển thì sản xuất và lƣu thông hàng hóa không thể phát triển đƣợc. Thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng, TTQT có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu ding, nâng cao mức hƣởng thụ của các cá nhân và DN, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền KTQD. TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ KT đối ngoại của đất nƣớc. Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dung các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo chiều hƣớng sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trƣởng và hiệu quả của nền KTQD. b. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam: Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VCB, nó không những tạo doanh thu dịch vụ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động TTQT của ngân hàng càng có chất lƣợng thì càng phát triển mạnh các dịch vụ khác, thu hút khách hàng về giao dịch, trên cơ sở đó sẽ tạo hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.
  • 28. 22 Khi thực hiện dịch vụ thanh toán thay mặt cho các thƣơng nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vô hình chung ngân hàng đã trở thành ngƣời đóng vai trò trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Với vai trò trung gian thanh toán, VCB tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tƣởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nƣớc ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đế sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho họ, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Để thực hiện vai trò trung gian TTQT, VCB phải thông qua mạng lƣới các chi nhánh cùng hệ thống các ngân hàng đại lý của nó mở rộng khắp toàn cầu cụ thể là 1200 ngân hàng đại lý tại 80 quốc gia. Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động, kể từ khi chuẩn bị các bƣớc cần thiết để sản xuất ra hàng hóa tới khi xuất khẩu thu ngoại tệ về hay chi ngoại tệ ra để nhập khẩu hàng về phục vụ sản xuất, đời sống con ngƣời. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung các nghiệp vụ TTQT, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật TTQT để xử lý phù hợp với những đặc điểm, tính chất của nền kinh tế của mỗi quốc gia để ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của VCB. 1.2.6.4. Sự cần thiết khách quan nghiên cứu hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Dù hoạt động dƣới bất kỳ hình thức nào, một NHTM luôn bao gồm ba hoạt động chính là huy động vốn, cho vay và nghiệp vụ trung gian. TTQT thuộc mảng nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Hoạt động TTQT tạo đà cho
  • 29. 23 sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Chính vì vậy, làm thế nào để đạt đƣợc hiệu quả trong TTQT là một vấn đề luôn nhận đƣợc sự ƣu tiên hàng đầu của các ngân hàng vì những lý do sau đây: Một là, hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận. Tại VCB, đóng vai trò là ngân hàng đầu tiên kinh doanh loại hình nghiệp vụ này, đã tạo cho VCB chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngân hàng. Khách hàng đến với VCB ngày càng nhiều. Lợi ích của VCB ngày một tăng lên. Không những doanh thu của ngân hàng tăng lên một cách đáng kể nhờ những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng, mà còn hỗ trợ thêm cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Ngân hàng có điều kiện tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt tăng đƣợc nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý đƣợc vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán qua ngân hàng. Trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng còn phát sinh nhiều nhu cầu dịch vụ khác nhƣ: tài trợ các hợp đồng XNK, bảo lãnh thanh toán thực hiện hợp đồng, mua bán ngoại tệ thông qua đó giúp phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Hoạt động TTQT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ hoạt động TTQT, ngân hàng thu đƣợc phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán, phí bảo lãnh… Đây là các loại phí góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Cũng do TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động trên, nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động này. Hai là, hoạt động TTQT phát triển, tạo điều kiện cho ngân hàng phân tán bớt rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà kinh tế thế giới có nhiều biến động, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu ngày càng nhiều nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
  • 30. 24 ro hối đóai, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia… Với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh và dịch vụ là phƣơng sách hữu hiệu nhất để phân tán rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi thị trƣờng biến động giúp cho ngân hàng giữ vững sự ổn định. TTQT giúp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều rủi ro nên đòi hỏi TTQT phải thực hiện từ khâu thu nhận đến khâu xủa lý thông tin phản hồi thông tin. Để đáp ứng yêu cầu đó, NH phải đổi mới công nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên giúp quá trình thực hiện nghiệp vụ đƣợc an toàn, hiệu quả. Ba là, hoạt động TTQT phát triển sẽ góp phần mở rộng quy mô và mạng lƣới ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của mình trên trƣờng quốc tế. Mặt nghiệp vụ này không chỉ đơn thuần làm việc với các chứng từ mà còn thể hiện ở mặt tƣ vấn để khách hàng có bộ chứng từ hoàn hảo. Hoạt động TTQT giúp cho hoạt động của ngân hàng vƣợt ra ngoài phạm vi quốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới, nâng cao uy tín của ngân hàng, trên cơ sở đó phát triển các quan hệ đại lý, khai thác đƣợc các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nƣớc ngoài và các nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển KT- XH. Tóm lại, việc thanh toán giữa các nƣớc sẽ đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT là rất cần thiết, là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp, thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc, là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì những lý do trên, hiệu quả hoạt động TTQT tất yếu cần phải đƣợc nghiên cứu để tìm ra những mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế còn tồn tại để khắc phục, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng.
  • 31. 25 Trong nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu đối với hoạt động TTQT của ngân hàng là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Một hệ thống TTQT hiệu quả là nền tảng cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thanh toán ngân hàng. Hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng là yêu cầu cần thiết để thu hút các đối tƣợng tham gia. Hiệu quả đó đƣợc thể hiện ở thời gian thanh toán, độ tin cậy và chi phí giao dịch cho một thanh toán. - Thời gian thanh toán: là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán đƣợc đƣa ra cho đến khi các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Thời gian dài hay ngắn có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. - Chi phí giao dịch thanh toán: không chỉ làm nghĩa đơn giản là chi phí của ngƣời sử dụng thanh toán phải trả mà ý nghĩa rộng hơn là cân nhắc giữa chi phí xã hội mà ngƣời thanh toán phải chịu và các tiện ích mà ngƣời đó đƣợc hƣởng. Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí về thời gian giao dịch, thủ tục giao dịch phải thực hiện…. Cần quan tâm đến giảm chi phí giao dịch hoặc tăng chất lƣợng dịch vụ. - Giảm rủi ro trong TTQT: Trong TTQT rủi ro thƣờng do pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro kinh tế…. Từ những lập luận trên cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT luôn đuợc chú trọng phát triển. Do đó, luận văn này ngƣời viết chỉ đề cập đến hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam mà cụ thể là hiệu quả hoạt động của nó trong thời gian gần đây.
  • 32. 26 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT của NH thƣơng mại. 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT: Theo kinh tế học vi mô cho rằng: Hiệu quả là quá trình sử dụng tốt nhất những nguồn lực có đƣợc để đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Với ý nghĩa khai thác tối đa các nguồn lực, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có hoặc tiềm năng để đạt đƣợc tối đa các mục tiêu đƣợc định sẵn trên cơ sở các phƣơng tiện hiện có. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, theo cách hiểu thông thƣờng thì đó là những kết quả thu đƣợc từ các biện pháp quản lý doanh nghiệp so với các chi phí đã bỏ ra để có đƣợc hiệu quả đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính bằng các chỉ tiêu định lƣợng đo bằng các đại lƣợng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu tài chính tiền tệ) và các chỉ tiêu định tính đƣợc xác định thông qua các phƣơng pháp đánh giá ( về mặt chữ tín của doanh nghiệp, chất lƣợng phục vụ khách hàng…) TTQT là một trong các loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân hàng, đó là “ An toàn – hiệu quả - Phát triển”. Để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lƣỡng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, của TTQT nói riêng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nhƣ tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Theo kinh tế học hiện đại cho rằng: Hiệu quả đó là sự đạt đƣợc về sáu mục tiêu: - Mục tiêu về kinh tế (Economy).
  • 33. 27 - Mục tiêu về chính trị (Polictics). - Mục tiêu về xã hội (Society). - Mục tiêu về đảm bảo tính hài hòa (Coherence). - Mục tiêu đảm bảo yếu tố ngoại sinh (External). - Mục tiêu đảm bảo yếu tố tƣơng thích (Rekevant). Cụ thể với TTQT, những mục tiêu trên thể hiện ở chỗ: Hiệu quả hoạt động thanh toán không đơn thuần là lỗ hay lãi trong việc thực hiện dịch vụ thanh toán trong một khoảng thời gian nào đó mang lại. Hiệu quả hoạt động TTQT đối với một NHTM là những lợi ích tổng thể mà do việc sử dụng nó mang lại, gồm những lợi ích có thể định lƣợng đƣợc hoặc không định lƣợng đƣợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tƣơng thích và hài hòa với lợi ích của ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các NHTM là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác động ngoại sinh của ngành ngân hàng tọa ra cho các ngành, các bộ phận khác nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân. Dù xét trên góc độ kinh tế học vi mô hay kinh tế học hiện đại, thì hiệu quả hoạt động TTQT đều có liên quan mật thiết tới các bên tham gia. Các bên tham gia xét đến cùng có đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách hiệu quả hay không chính là cơ sở để đánh giá việc sử dụng phƣơng này đã đạt hiệu quả nhƣ thế nào. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đối tƣợng quan tâm là ngân hàng – mục tiêu cần đạt đƣợc ở đây là: - Đáp ứng đƣợc mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững. - Tối đa hóa lợi nhuận. - Nâng cao uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.
  • 34. 28 - Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của cả nƣớc. Với bề dày lịch sử phát triển và các mối quan hệ truyền thống, bền vững với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, ngân hàng đã tiến hành cung cấp các dịch vụ thanh toán XNK một cách hiệu quả, có khả năng hạn chế đƣợc rủi ro cho các doanh nghiệp bởi vì ngân hàng trở thành bộ phận chuyên nghiệp trong việc đánh giá các thông tin tài chính từ phía doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kiểm soát đƣợc độ trung thực của những nguồn thông tin này. Đồng thời ngân hàng đảm bảo đƣợc tốc độ thanh toán và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo hợp dồng XNK. 2.1.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động TT QT của NHTM Hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc đánh giá bằng một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – tài chính thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nó đến nền kinh tế – xã hội. Hoạt động TTQT tại NHTM cũng là một trong những nhân tố cấu thành hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣng hiện nay chƣa có một chuẩn mực cụ thể nào để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM. Theo quan điểm của tác giả, hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM có thể đƣợc đánh giá từ các góc độ khác nhau sau: 2.1.2.1. Dưới góc độ nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc thể hiện qua việc phục vụ phát triển nền kinh tế thông qua các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo đƣờng lối phát triển kinh tế đối ngoại của một nƣớc trong từng thời kỳ, góp phần cải thiện cán cân TTQT, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Chúng ta có thể vận dụng các chỉ tiêu lƣợng hóa đánh giá vai trò kinh tế đối ngoại để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT đối với nền kinh tế nhƣ: tỷ
  • 35. 29 trọng kim ngạch xuất khẩu trong GDP, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trong GDP. Bên cạnh các chỉ tiêu mở cửa nền kinh tế, chúng có thể đánh giá qua doanh số thanh toán phục vụ quá trình chuyển vốn trong hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Đồng thời, thông qua hoạt động TTQT đã phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác, thu hút nguồn trợ cấp, kiểu hối từ nƣớc ngoài về ngày càng cao. 2.1.2.2. Dưới góc độ ngân hàng: Khách hàng của NHTM bao gồm nhiều đối tƣợng cá nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc liên doanh… thực hiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khách hàng không chỉ là những ngƣời cung cấp “ nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng” mà còn là ngƣời mua, ngƣời nhận các sản phẩm dịch vụ đầu ra của ngân hàng, tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một phát triển và tạo hiệu quả trong kinh doanh thì ngân hàng cũng thông qua khách hàng mà thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải tăng cƣờng thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thu hút khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực TTQT, khách hàng của NHTM là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – những ngƣời tạo nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng thông qua quan hệ tiền gửi tại NHTM và cũng là những ngƣời sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM thông qua các quan hệ thanh toán với nƣớc ngoài. Hoạt động TTQT tại NHTM càng thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác cho khách hàng càng giúp họ nhanh chóng thu hồi tiền hàng xuất khẩu, quay nhanh đồng vốn, tạo uy tín trong kinh doanh, nhờ đó tạo hiệu quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu.Nhƣ vậy, hoạt động TTQT của NHTM đã góp phần thiết thực
  • 36. 30 trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng. Nó đƣợc đánh giá thông qua tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. 2.1.2.3. Dưới góc độ khách hàng: Hoạt động TTQT phục vụ cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng, thông qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, tạo doanh thu dịch vụ cho ngân hàng, hoạt động này đƣợc thực hiện an toàn và hiệu quả sẽ tác động dây chuyền đến một số hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Vì vậy, nó càng phát triển thì càng nâng cao thế và lực cho ngân hàng, nâng cao uy tín và tính cạnh tranh cho ngân hàng trên thƣơng trƣờng quốc tế. Nhƣ vậy đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT phải nhận thức dƣợc đầy đủ và toàn diện cả ba góc độ trên. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu chỉ quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng thì thật phiếm diện. Nếu quá đề cao vai trò của khách hàng mà quên đi vai trò kinh doanh của mình thì hoạt động TTQT của ngân hàng chỉ mang tính chất phục vụ kinh doanh đơn thuần, thiếu tính chất năng động, nhạy bén trong kinh doanh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngân hàng không chỉ quan tâm đến lợi ích giữa mình và khách hàng mà phải quan tâm đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội. Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. 2.1.3. Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT: Hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thƣơng mại có thể xác định qua một số chỉ tiêu định lƣợng tuyệt đối và tƣơng đối sau: 2.1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối:
  • 37. 31 Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua doanh thu dịch vụ TTQT: Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, NH thu đƣợc một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ cụ thể nhƣ: Phí mở LC, phí chỉnh sửa LC, phí thanh toán LC, phí nhận và xử lý ủy thác thu, phí thanh toán nhờ thu, phí thanh toán chuyển tiền đi, phí thanh toán chuyển tiền đến…Để thu các khoản phí này NH có thể đƣợc thu theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị dịch vụ thực hiện hoặc thu cố định theo từng nghiệp vụ phát sinh. Khi các mặt hoạt động này càng phát triển thì hiệu quả mang lại từ doanh thu dịch vụ TTQT càng lớn, càng góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh hoa hồng và các khoản phí thu đƣợc, ngân hàng có thể thu đƣợc lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi nhà nhập khẩu không có ngoại tệ cần thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu muốn thu đồng tiền bản tệ. Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ròng từ hoạt động TTQT. Để xác định đƣợc lợi nhuận mang lại từ hoạt động TTQT, các NH phải tính đƣợc chi phí phát sinh cho hoạt động TTQT. Đây chính là hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT đƣợc xác định ở công thức: Hq ttqt = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT 2.1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng tương đối: a) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Doanh thu TTQT Chỉ số này cho thấy hiệu quả thu đƣợc từ hoạt động TTQT, một đồng doanh thu TTQT thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT. b) Tỷ lệ chi phí TTQT = Chi phí TTQT/ Doanh thu TTQT Chỉ số này cho thấy một đồng doanh thu TTQT phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động này.
  • 38. 32 c) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu NH = Lợi nhuận TTQT/ Tổng doanh thu. Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TTQT trên một đồng doanh thu NH. Chỉ số này càng chúng tỏ hoạt động TTQT chiếm ƣu thế trong hoạt động kinh doanh tại NH. d) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/tổng doanh thu Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ TTQT trong tổng nguồn thu tại NH. e) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với doanh thu dịch vụ = Doanh thu TTQT/ Doanh thu dịch vụ. Chỉ số này cho thấy tỷ trọng của nguồn thu hoạt động TTQT trong tổng nguồn thu dịch vụ tại NH. 2.1.4. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thƣơng mại: Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc góp phần tạo hiệu quả và chất lƣợng hoạt động tín dụng: Khi NH cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo LC, NH sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tƣ tín dụng sẽ đƣợc thu hồi cả gốc lẫn lãi, sẽ làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tín dụng nếu nghiệp vụ TTQT đƣợc thực hiện an toàn. Hai là, hiệu quả TTQT mang lại qua việc tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu, thu đƣợc lãi tài trợ ngoại thƣơng trên cơ sở các phƣơng thức thanh toán, các khoản phí dịch vụ NH thu đƣợc thông qua tài trợ xuất nhập khẩu nhƣ: phí chiết khấu chứng từ hàng xuất truy đòi, phí chiết khấu chứng từ hàng xuất miễn truy đòi. Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua việc góp phần tăng cƣờng và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối: Trong quá trình thực hiện nghiệp
  • 39. 33 vụ TTQT, NH bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua NH càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao đƣợc doanh số hoạt động. Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc tăng cƣờng và củng cố nguồn vốn cho NH. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nƣơc ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc ngoài, các NH thƣơng mại phải thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của NH ở nƣớc ngoài. Khi hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua các tài khoản này càng lớn. Nhƣ vậy, hoạt động TTQT đã ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tại NH mà cụ thể là tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ ở nƣớc ngoài. Năm là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua sự phát triển mạng lƣới ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của NH, dựa trên cơ sở hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau nhằm phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài. Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Hiệu quả hoạt động TTQT không chỉ thể hiện ở lợi nhuận của hoạt động mà còn thông qua nó tạo hiệu quả cho các hoạt động khác tại ngân hàng cũng nhƣ cho khách hàng và cho nền kinh tế phát triển. 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam. 2.2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT nói chung Hoạt động TTQT đƣợc coi là nghiệp vụ NH truyền thống của VCB, trƣớc năm 1989 VCB là ngân hàng duy nhất đƣợc phép hoạt động TTQT, đến nay tuy VCB không còn là ngân hàng độc quyền trong nghiệp vụ TTQT
  • 40. 34 nhƣng VCB vẫn luôn duy trì đƣợc thế mạnh và vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động này. Năm 2008 tổng doanh số TTQT qua VCB đạt 51,61 tỷ USD, chiếm 34,4% thị phần so với cả nƣớc, tăng 9,11% so với cùng kỳ, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt 16,83 tỷ USD, tăng 18,52% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 26,8% so với kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, doanh số hàng nhập đạt 15,67 tỷ USD, tăng 28,44% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 19,5% so với kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc. Doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 19,11 tỷ USD giảm 8,56% so với cùng kỳ. Tính bình quân từ năm 2004-2008, kim ngạch TTQT qua Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam gần 35%, riêng thị phần thanh toán xuât nhập khẩu hàng hóa xấp xỉ 22%, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 10%. Đây là một thành quả đáng kể trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng với ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động trong hoạt động đối ngoại, một số ngân hàng đƣợc thành lập mới, một số ngân hàng khác đƣợc chuyển đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổng công ty vừa đóng vai trò là cổ đông của ngân hàng vừa đóng vai trò là khách hàng, đã lôi kéo một lƣợng lớn khách hàng truyền thống của VCB. Tuy nhiên VCB vẫn chứng tỏ đƣợc vị thế nổi bật của mình với thị phần lớn nhất của thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Xét theo cơ cấu hàng hóa trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB thì gạo, thủy sản, than, lâm sản và dệt may là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đƣợc thanh toán qua VCB. Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu đối với các mặt hàng trên trong tổng thanh toán xuất khẩu của cả nƣớc lần lƣợt là 23,32%, 22,54%, 7,95%, 5,37% và 4,9%. Đây hầu hết là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD trong năm 2008.
  • 41. 35 Trong doanh số thanh toán hàng nhập qua VCB các mặt hàng nhập khẩu chủ đạo nhƣ: xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị và hóa chất, trong đó xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo (47,2%). Doanh số chuyển tiền đến qua VCB năm 2008 đạt 14,23 tỷ USD, tăng 2,37% so với năm 2007, doanh số thanh toán chuyển tiền đi phi mậu dịch năm 2008 đạt 4,88 tỷ USD, giảm 3,02% so với năm 2007. Nhìn chung, hoạt động thanh toán phi mậu dịch qua VCB cũng tăng trƣởng hàng năm. Riêng năm 2008 doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB giảm do cạnh tranh gay gắt với một số NH một số ngân hàng cho phép khách hàng lĩnh các khoản tiền kiều hối chuyển về bằng tiền mặt ngoại tệ trong khi VCB chỉ cho khách hàng nhận tiền Việt Nam hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại VCB. Trong thời điểm này, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm. Không những thế, cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới ngày càng bộc lộ rõ, giá cả trên thị trƣờng thế giới về nguyên liệu và lƣơng thực thực phẩm xoay chiều sang giảm mạnh. Chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tất yếu sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động TTQT qua VCB. Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và phi mậu dịch qua VCB có thể nghiên cứu qua các bảng dƣới đây.
  • 42. 36 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2004-2008. Đơn vị : Tỷ USD Năm Tổng DSTTXNK TTHX TTHN Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT 2004 16.38 6.97 9.41 2005 20.96 27.93% 9.38 34.54% 11.58 23.04% 2006 22.82 8.88% 12.68 35.25% 10.14 -12.46% 2007 26.40 15.69% 14.20 11.99% 12.20 20.32% 2008 32.50 23.11% 16.83 18.52% 15.67 28.44% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam năm 2004-2008 Biểu đồ 2.2 : Doanh số thanh toán XNK qua VCB 2004-2008 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng KNXNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1 đơn vị = 1tỷ USD Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008
  • 43. 37 Bảng 2.3: Doanh số thanh toán phí mậu dịch qua VCB 2004-2008 Đơn vị : Tỷ USD Năm DS chuyển tiền đến DS chuyển tiền đi Tốc độ chuyển tiền đến NS/NT Tốc độ chuyển tiền đI NS/NT 2004 8,2 4,2 2005 9,44 4,9 25% 16,67% 2006 11,8 5,5 45,67% 12,24% 2007 13,9 7 17,8% 27,27% 2008 14,23 4,88 2,37% -3,02% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008
  • 44. 38 Bảng 2.4: Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt Nam 2004-2008 Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng DSXNK cả nƣớc 57,56 68,521 84,01 132,59 8 149,8 7 + Tốc độ tăng trưởng (%) 30,76 19,05 22,6 57,83 13,02 1.DSTTQT các NHTM 26,431 34,808 46,171 86 98,05 + Thị phần(%) 45,95 50,7 54,9 64,85 65,42 + Tốc độ tăng trưởng (%) 26 31,7 32,6 86,26 14,01 a. DSTTQT qua NHNT 16,4 19,188 22,820 47,3 51,61 + Thị phần (%) 28,5 28 27,1 35,67 34,4 + Tốc độ tăng trưởng (%) 32,3 17 18,9 107,27 9,11 b. DSTTQT qua CTVN 3,303 4,845 6,72 10,104 11,27 + Thị phần (%) 5,7 7 8 7,62 7,51 + Tốc độ tăng trưởng (%) 17,8 16,4 38,6 50,36 11,53 c. DSTTQT qua NN&PTNT 2,939 4,850 6,131 9,156 10,72 + Thị phần (%) 5 7 7,2 6,9 7,15 + Tốc độ tăng trưởng (%) 21,1 65 26,4 49,35 17,12 d. DSTTQT của ĐTPT 3,789 5,925 10,5 19,44 24,45 + Thị phần (%) 6,6 8,6 12 5 16,31 + Tốc độ tăng trưởng (%) 13,3 56 77 85,21 25,81 e. DSTTQT của NHTM khác 31,130 37,713 37,839 46,598 51,82 + Thị phần (%) 54,1 49,3 45,09 35,14 34,57 + Tốc độ tăng trưởng (%) 35 8,3 17,2 23,15 11,2 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên 2004-2008 của các ngân hàng
  • 45. 39 Trong TTQT tại VCB chủ yếu đang áp dụng ba phƣơng thức TTQT phổ biến là phƣơng thức thanh toán LC, phƣơng thức thanh toán nhờ thu và phƣơng thức thanh toán chuyển tiền. Trong phƣơng thức thanh toán LC cũng phát sinh chủ yếu là loại LC không hủy ngang, các loại LC điều khoản đỏ ít đƣợc doanh nghiệp áp dụng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc muốn áp dụng nhƣng lại chƣa thỏa thuận đƣợc với đối tác về phƣơng pháp rút vốn- ứng trƣớc từ ngân hàng mở LC hay ứng trƣớc từ ngân hàng mở trong nƣớc. Nghiên cứu doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB 2004-2008 cho thấy: Trong thanh toán hàng nhập, phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán qua NH, năm 2005 là 60%, năm 2006 là 54%, năm 2007 là 63% và năm 2008 là 49%. Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền bằng điện đang có xu hƣớng phát triển, năm 2005 chiếm 33%, năm 2006 là 43%, năm 2007 là 33%, năm 2008 là 46%. Phƣơng thức thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể, năm 2005 chỉ 7%, năm 2006 chỉ 3%, năm 2007 chỉ 4%, năm 2008 là 5%. Ngƣợc lại, trong thanh toán hàng xuất, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 51%, năm 2007 là 48% và năm 2008 gần 65%. Phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ trọng thấp hơn và đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
  • 46. 40 Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB 2005-2008 Đơn vị : Triệu USD 2005 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DS TTHX 9.38 12.68 100 14.20 100 16.83 100 1.1 LC 3.10 33 3.04 24 3.55 25 5.39 32 1.2. Nhờ thu 0.47 5 3.17 25 3.83 27 0.50 3 1.3. TTR 5.82 62 6.47 51 6.82 48 10.94 65 2. DT TTHN 11.58 10.14 100 12.20 100 15.67 100 2.1. LC 6.95 60 5.48 54 7.69 63 7.68 49 2.2. Nhờ thu 0.81 7 0.30 3 0.49 4 0.78 5 2.3. TTR 3.82 33 4.36 43 4.03 33 7.21 46 Cộng (1)+(2) 20.96 22.82 26.4 32.5 Nguồn : Báo cáo thống kê 2005 – 2008 của NHNTVN Qua tìm hiểu cho thấy, thực trạng trên xảy ra do phía các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng dễ dãi chấp nhận yêu cầu từ phía đối tác nƣớc ngoài, khi doanh nghiệp Việt Nam nhận hàng, phía nƣớc ngoài yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở LC để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH, để tăng khả năng an toàn cho họ, do đó trong thanh toán hàng nhập phƣơng thức LC đƣợc sử dụng chủ yếu. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, một số doanh nghiệp tin tƣởng phía nƣớc ngoài sẵn sàng chấp nhận bán hàng theo phƣơng thức thanh toán nhờ thu DA hoặc thanh toán chuyển tiền
  • 47. 41 TTR sau khi giao hàng. Có những doanh nghiệp không muốn áp dụng phƣơng thức thanh toán LC vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn phƣơng thức thanh toán khác. Thực trạng này đang đƣợc xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các địa phƣơng và các doanh nghiệp gia nhập thƣơng trƣờng quốc tế, vì muốn bán đƣợc hàng nên thƣờng sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu từ phía nƣớc ngoài đƣa ra. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ buôn bán lâu năm với các khách hàng nƣớc ngoài, đã tạo đƣợc uy tín, họ cũng chuyển từ thanh toán LC sang phƣơng thức thanh toán nhờ thu để tiết kiệm chi phí. 2.2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định lƣợng. Nhìn qua bảng số liệu cho thấy doanh thu TTQT tăng trƣởng hàng năm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể năm 2004 đạt 382 tỷ VND, năm 2005 đạt 442 tỷ VND, năm 2006 đạt 568 tỷ VND, năm 2007 đạt 760 tỷ VND, năm 2008 đạt 921 tỷ VND. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm là năm 2005 tăng 15,71%, năm 2006 tăng 28,51%, năm 2008 tăng 21,18%. Đây là một chỉ tiêu nằm trong doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu tại NH. Sự tăng trƣởng của doanh thu dịch vụ TTQT đã góp phần làm tăng doanh thu về dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ tăng tổng nguồn thu tại ngân hàng. Về lợi nhuận hoạt động TTQT, chỉ tiêu này tăng trƣởng cả về giá trị và tốc độ, năm sau tăng hơn năm trƣớc. Cụ thể, năm 2004 đạt 325 tỷ VND, năm 2005 đạt 389 tỷ VND, tỷ lệ tăng 19,69%, năm 2006 đạt 519 tỷ VND tăng 32,42%, năm 2007 đạt 698 tỷ VND tăng 34,49% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 848 tỷ VND tăng 21,49% so với năm 2007. Tỷ suất lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT khá cao, chứng tỏ hoạt động TTQT tại VCB mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 85,08%, năm 2005 đạt 88,01%, năm 2006 đạt 91,37%, năm 2007 đạt 91,84%, năm 2008 đạt 92,07%. Điều này cho thấy cứ
  • 48. 42 một đồng doanh thu TTQT mang lại cho ngân hàng hơn 0,85 đồng lợi nhuận. Ngƣợc lại, chi phí cho hoạt động TTQT trên doanh thu TTQT khá thấp. Để đạt đƣợc một đồng doanh thu TTQT, ngân hàng phải bỏ ra hơn 0,1 đồng chi phí. Các chỉ tiêu lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu, doanh thu TTQT trên tổng doanh thu và doanh thu dịch vụ trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng thấp, dƣới 10% hàng năm nhƣng doanh thu TTQT trên tổng doanh thu dịch vụ tại VCB chiếm tỷ trọng khá cao, trên 80%. Cụ thể, năm 2004 chiếm 84,14%, năm 2005 chiếm 86,84%, năm 2006 chiếm 88,06%, năm 2007 chiếm 89,73%, năm 2008 chiếm 88,73%. Và tỷ trọng này có xu hƣớng giảm do thời gian qua hoạt động TTQT đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ để thu hút các mặt hoạt động kinh doanh khác tại ngân hàng, có giai đoạn VCB sử dụng biện pháp giảm phí dịch vụ TTQT để thực thi chính sách khách hàng có hiệu quả. Doanh thu dịch vụ nói chung và doanh thu TTQT nói riêng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu tại ngân hàng là do một số nguyên nhân sau. Một là, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều chú trọng đến công tác tín dụng, doanh thu tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân hàng, thu dịch vụ nói chung và TTQT nói riêng chiếm tỷ trọng thấp, dịch vụ TTQT đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để hỗ trợ công tác tín dụng, công tác kinh doanh ngoại tệ. Hai là, ngân hàng thực hiện miễn giảm phí dịch vụ TTQT để thu hút khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc kinh doanh ngoại tệ. Việc giảm phí dịch dụ nhằm thu hút khách hàng thanh toán qua ngân hàng. Điều này ảnh hƣởng khá lớn tới doanh thu ngân hàng. Ba là, mức phí dịch vụ TTQT hiện nay khá thấp so với các ngân hàng nƣớc ngoài.
  • 49. 43 Bốn là, dịch vụ tƣ vấn về nghiệp vụ TTQT, giúp khách hàng lập các bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất cũng đƣợc thực hiện hàng ngày tại VCB nhƣng với mức phí rất thấp. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB cũng chƣa phản ánh đúng hiệu quả do hoạt động này mang lại. Tuy nhiên nó cũng mang lại một hiệu quả thiết thực cho quá trình kinh doanh của VCB rất nhiều. Đầu tƣ cho việc phát triển hoạt động TTQT còn rất mới mẻ do đó cần phải có thời gian để phát huy hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động này không chỉ phục vụ tốt cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, giúp cải thiện kinh tế, góp phần vào việc tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm. Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB Đơn vị : Tỷ USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh số TTQT. Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%) 382 442 15.71 568 28.51 760 33.80 921 21.1 8 2. Chi phí TTQT. 57 53 49 62 73 3. LN TTQT. Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%) 325 389 19.69 519 33.42 698 34.49 848 21.4 9 4. Tổng doanh thu. 7194 10183 16831 20800 3584 3 5. Doanh thu dịch vụ. 454 509 645 847 1038 6. LN TTQT/ DT TTQT (%) 85.08 88.01 91.37 91.84 92.0 7 7. CP TTQT/ DT TTQT (%) 14.92 11.99 8.63 8.16 7.93
  • 50. 44 8. LN TTQT/ Tổng DT (%) 4.52 3.82 3.08 3.36 2.37 9. DT TTQT/Tổng DT (%) 5.31 4.34 3.37 3.65 2.57 10. DT dịch vụ/ Tổng DT(%) 6.31 5.00 3.83 4.07 2.90 11. DT TTQT/DT DV (%) 84.14 86.84 88.06 89.73 88.7 3 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo hàng năm của NHNTVN 2.2.3. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định tính. Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNT không chỉ thể hiện thông qua các con số cụ thể trên mà chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động này mang lại qua một số mối quan hệ sau: a) Hiệu quả hoạt động TTQT qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý: Trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, NHNT đã thiết lập một mạng lƣới quan hệ đại lý rộng nhất trong số các NHTM của Việt Nam hiện nay. Đến cuối năm 2008, VCB đã có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ( NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập 837 NH đại lý, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn thiết lập đƣợc 850 NH đại lý, NH đầu từ phát triển Việt Nam thiết lập đƣợc 800 NH đại lý). Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên toàn thế giới vừa nâng cao uy tín của VCB trên trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nƣớc. b) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu:
  • 51. 45 Để tạo ra một dây chuyền khép kín trong phục vụ khách hàng, NHNT cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vay tiền đồng Việt Nam thu mua hàng xuất khẩu trong nƣớc nhƣ gạo, cà phê, thủy hải sản… và thu nợ về từ nguồn ngoại tệ xuất khẩu này, vì vậy mọi rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác tín dụng. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp không vay thu mua hàng xuất khẩu có thể sử dụng bộ chứng từ hàng xuất để đƣợc VCB tài trợ xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu chứng từ. Hoặc các nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu phù hợp với cơ chế quản lý ngoại hối và pháp luật của Việt Nam cũng đƣợc VCB xem xét cho vay thanh toán hàng nhập. Nhìn chung, hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu và hoạt động TTQT tại NHNTVN luôn đƣợc phối hợp xử lý nhịp nhàng và thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Nhờ đó, thông qua hoạt động này đã góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động TTQT. Tuy nhiên, trong thực tế, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất phát sinh chủ yếu là nghiệp vụ truy đòi, còn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi kể cả hối phiếu trả ngay và trả chậm phát sinh khá khiêm tốn vì nó chƣa đƣợc các chi nhánh của VCB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung mạnh dạn áp dụng. Khi thực hiện loại nghiệp vụ này rủi ro thuộc về NH nên phí dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi thƣờng cao hơn nghiệp vụ chiết khấu truy đòi. Vì vậy, cả NH và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chƣa quan tâm áp dụng và phát triển nghiệp vụ này trong khi đây cũng là một trong các loại nghiệp vụ đã và đang phát sinh khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay, một số khách hàng xuất khẩu chỉ yêu cầu NHNT thực hiện nghiệp vụ này đối với các thị trƣờng có độ rủi ro lớn. Đối với VCB, trong quy trình nghiệp vụ cũng cho phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi nhƣng còn giới hạn ở các hối phiếu trả ngay, chƣa quy định cho hối phiếu trả chậm và nghiệp vụ này cũng chỉ phát sinh rải rác ở một số chi nhánh. Nếu nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi đƣợc các ngân hàng thƣơng mại triển khai và mạnh dạn vận
  • 52. 46 hành trong thực tiễn thì hiệu quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng có thể đƣợc nâng lên. c) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ: Hoạt động TTQT gắn liền với quá trình sử dụng các tài khoản tiền gửi ngoại tệ nƣớc ngoài. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động TTQT sẽ đƣợc gửi vào tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, mọi nguồn chi thanh toán tiền hàng nhập khẩu cũng đƣợc trích thanh toán từ các tài khoản này. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch cũng nhƣ phi mậu dịch qua VCB hàng năm đã tạo điều kiện cho việc tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ gửi tại nƣớc ngoài. Trên cơ sở các nguồn tiền gửi ngoại tệ này, ngoài việc sử dụng để thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VCB thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ và mua bán ngoại tệ với nƣớc ngoài, tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng.Thời gian qua, VCB là ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thƣơng trƣờng quốc tế mạnh nhất trong số các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. d) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB đƣợc thực hiện thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ, kinh doanh tiền gửi ngoại tệ trong và ngoài nƣớc. Xác định đây là một trong những nghiệp vụ mang đầy rủi ro, gắn liền cơ chế thị trƣờng, biến động từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút. Vì vậy, VCB luôn theo dõi diễn biến thị trƣờng hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có những quyết định nhạy bén trong kinh doanh, góp phần cùng Ngân hàng Nhà nƣớc giữ đƣợc ổn định trong thị trƣờng này.