SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  167
Télécharger pour lire hors ligne
Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Bách Khoa
Khoa Xây dựng Cầu Đường
Bộ môn : Đường ô tô & đường thành phố



                          BÀI GIẢNG

       KHAI THÁC ĐƯỜNG
                                        Biên soạn: Th.S Nguyễn Biên Cương


                               Đà Nẵng, 2007
NỘI DUNG
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
Chương 1
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
I.Các vấn đề chung
1. Đặc điểm khai thác của đường ô tô:
- Phải chịu đựng lưu lượng xe ngày càng tăng,
   tải trọng xe ngày càng nặng.
- Xe cộ tác dụng lên công trình dưới dạng tải
   trọng tĩnh, động & trùng phục.
- Tải trọng mang tính ngẫu nhiên, phân bố
   không đều.
- Chịu tác dụng trực tiếp các yếu tố khí quyển.
Một số hình ảnh về dòng xe
Tải trọng xe cộ    Các yếu tố khí quyển




               Đường ô tô
   - Phát sinh ứng suất - biến dạng
     - Khả năng chịu lực giảm dần
       - Cường độ không ổn định
         - Xuất hiện các hư hỏng
   - Chất lượng khai thác giảm dần
Vì vậy, cần có một đơn vị giữ gìn, tu
   bổ, sửa chữa kịp thời mạng lưới
   hàng chục ngàn km đường quốc
   lộ, tỉnh lộ và đường giao thông
   nông thôn.        Không thể để xảy
                     ra hiện tượng này !
2. Khái niệm về khai thác đường:
Khai thác đường là một ngành khoa học dựa
   vào sự phân tích tác dụng tương hỗ giữa
   các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô để
   tìm ra các biện pháp thích hợp, kinh tế
   nhằm :
- Hạn chế các hư hỏng
- Nâng cao chất lượng kỹ thuật của đường
- Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
- Nâng cao năng xuất vận tải
- Hạ giá thành vận chuyển
- Hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông
3. Nhiệm vụ của khai thác đường:
- Nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa các yếu tố
   trong hệ thống vận tải ô tô.
- Khảo sát, đánh giá toàn diện chất lượng kỹ
   thuật của đường.
- Nghiên cứu khả năng phục vụ của từng tuyến.
- Định các thời hạn & phân loại công tác sửa
   chữa đường.
- Xác định các công nghệ, kỹ thuật sửa chữa hợp
   lý & kinh tế.
- Xác định các biện pháp tổ chức, điều khiển giao
   thông thích hợp.
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
II. Tổ chức quản lý khai
   thác đường bộ
1. Cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới QL:
                                     Bộ GTVT




Cục đường sắt                      Cục đường bộ      Cục đường sông       Cục hàng không . .




 Khu QLĐB 1     Khu QLĐB 2         Khu QLĐB 4             Khu QLĐB 5         Khu QLĐB 7




                              C.ty QL&SCĐB ...                    C.ty QL&SCĐB ...




                     Hạt QLĐB...            Hạt QLĐB...
2. Cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới tỉnh lộ:
                 Bộ GTVT, UBND tỉnh - thành phố



     Sở GTVT tỉnh...                    Sở GTCC thành phố....



                         Công ty QL&SC ĐB...



                         Công ty QL&SC ĐB...



                                                  Hạt QLĐB...



                                                  Hạt QLĐB...
3. Nhiệm vụ của các đơn vị quản lý - khai thác
   đường bộ:
3.1. Cục đường bộ: là đơn vị chịu trách nhiệm
   thống nhất quản lý ngành đường bộ trong
   cả nước, kể cả mạng lưới đường Trung
   ương & đường địa phương.
3.2. Khu quản lý đường bộ: là đơn vị quản lý
   cơ sở của Cục đường bộ. Chịu trách nhiệm
   tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ
   trong phạm vi của mình (vài ngàn km).
3.3. Công ty quản lý & sửa chữa đường bộ : là
   đơn vị kinh doanh độc lập hoặc sự nghiệp
   của Khu QLĐB hoặc UBND tỉnh, thành
   phố. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý
   mạng lưới đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong
   phạm vi của mình (vài trăm km).
3.4. Hạt quản lý & sửa chữa đường bộ: là đơn
   vị hoạt động trực tiếp của các công ty
   QL&SC đường bộ. Chịu trách nhiệm quản
   lý & sửa chữa các tuyến đường quốc lộ
   hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài
   chục km).
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
III. Cơ sở lý luận của khoa học
   khai thác đường ô tô
1. Sơ đồ cơ cấu của hệ thống khai thác vận
     tải ô tô
2.   Hệ thống nhỏ: "Môi trường bên ngoài-Người lái xe"
3.   Hệ thống nhỏ: "Đường - Ô tô"
4.   Hệ thống nhỏ: "Môi trường bên ngoài-Đường ô tô"
1. Sơ đồ cơ cấu hệ thống khai thác vận tải ô tô :

                    Người lái xe




                       Ô tô




                      Đường

              Môi trường bên ngoài
Với cơ cấu gồm 4 yếu tố Người lái xe - Ô
  tô - Đường - Môi trường bên ngoài, hệ
  thống khai thác vận tải ô tô có 7 hệ
  thống nhỏ:
  " Môi trường bên ngoài - Người lái xe "
  " Người lái xe - Ô tô "
  " Ô tô - Đường "
  " Đường - Ô tô "
  " Môi trường bên ngoài - Ô tô "
  " Ô tô - Người lái xe "
 " Môi trường bên ngoài - Đường "
7 hệ thống nhỏ có quan hệ qua lại với
  nhau trong một mức độ nhất định, song
  3 các hệ thống nhỏ:
   " Môi trường bên ngoài - Người lái xe "
   " Ô tô - Đường "
   " Môi trường bên ngoài - Đường "
là các mô hình cơ - lý làm cơ sở cho khoa
    học khai thác đường.
2. Hệ thống nhỏ " Môi trường bên ngoài -
  Người lái xe ": đây là mô hình thông tin
  của quá trình vận tải.
Môi trường bên ngoài - trường cung cấp
  thông tin cho người lái - là tổng hợp các
  sự vật, hiện tượng ảnh hưởng đến hoạt
  động của người lái xe trên đường như:
- Cảnh quan hai bên đường;các điều kiện khí quyển;
- Các yếu tố của tuyến đường; chất lượng kỹ thuật
     của tuyến đường;
- Người đi bộ hai bên đường; xe chạy cùng chiều,
     ngược chiều.
- Vi khí hậu trong buồng lái.
- Các yếu tố của môi trường bên ngoài
   không ngừng tác động lên người lái tạo
   nên trong anh ta một cường độ cảm xúc.
- Cường độ cảm xúc trong người lái sẽ dần
   tích lũy lại.
- Khi cường độ cảm xúc không phù hợp với
   cường độ cảm xúc tối ưu, người lái sẽ có
   các quyết định thay đổi chế độ chạy xe
   hoặc quỹ đạo chạy xe để tự điều chỉnh
   cường độ cảm xúc phát sinh trong anh ta.
- Trên cơ sở các quyết định đó, người lái sẽ
   tác động lên các bộ phận điều khiển ô tô.
Môi trường bên ngoài




                Người lái xe


                                               Sơ đồ tác dụng
     Thụ cảm thông tin, tích lũy cảm xúc       tương hỗ giữa
                                               môi trường bên
                                               ngoài & người
            Phân tích môi trường               lái xe.


Ra quyết định để điều chỉnh cường độ cảm xúc




   Tác động lên các bộ phận điều khiển xe
Các yếu tố của MTBN không ngừng tác động lên người lái:
- Cảnh quan hai bên đường; các điều kiện khí quyển
- Các yếu tố của tuyến đường; chất lượng kỹ thuật của tuyến đường
- Người đi bộ hai bên đường; xe chạy cùng chiều, ngược chiều
- Vi khí hậu trong buồng lái




Người lái xe:
- Cảm giác các yếu tố của môi trường thông qua các giác quan
- Tổng hợp các cảm giác để có sự thụ cảm môi trường
- Tích lũy các thụ cảm để có khái niệm về môi trường bên ngoài
- Ra quyết định thay đổi hoặc giữ nguyên chế độ & quỹ đạo chạy xe




     Điều khiển ô tô nếu có quyết định thay đổi chế độ chạy xe
                       hoặc quỹ đạo chạy xe
Các đối tượng của môi trường liên tục tác
  động lên người lái, tại bất kỳ một thời
  điểm nào, tổng cộng cường độ cảm xúc
  trong người lái cũng bằng cường độ cảm
  xúc sinh ra do các tình huống tại thời
  điểm ấy & những cường độ cảm xúc đã
  trải qua trước đấy còn tích lũy lại.
Khi thường xuyên chạy trên một tuyến
   đường, trong người lái đã hình thành khái
   niệm về môi trường, quá trình thụ cảm &
   cường độ cảm xúc phát sinh trong anh ta
   sẽ thay đổi (theo chiều hướng giảm).
Các nghiên cứu cho thấy, có một cường độ
  cảm xúc tối ưu tùy thuộc vào kinh nghiệm
  nghề nghiệp, tình trạng tâm-sinh lý của
  người lái (Eo ≅ 5,5μA), ở trạng thái này
  người lái đủ tin tưởng để lái xe & kịp thời
  điều khiển xe theo sự thay đổi của các
  tình huống bên ngoài.
Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường có
  thể dùng hệ số mức độ phù hợp:
                        Ett
                   mo =
                        Eo
Trong đó: Ett là cường độ cảm xúc thực tế
   phát sinh trong người lái.
Đánh giá sự phù hợp của môi trường:
- mo =1 - môi trường phù hợp với người lái.
- mo < 1 - môi trường ít thông tin, người lái thiếu
   tập trung.
- mo > 1 - môi trường quá nhiều thông tin, người lái
   căng thẳng, dễ có các quyết định sai lầm.
Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường
  bằng hệ số mức độ đột ngột:
                        Ttt
                   m1 =
                        Tn
Trong đó:
   -Ttt : thời gian thực tế người lái thụ cảm được
       yếu tố môi trường
   - Tn : thời gian ngưỡng để cảm xúc trong người
       lái kịp phát triển.
Đánh giá sự phù hợp của môi trường:
- m1 ≥1 - môi trường phù hợp với người lái.
- m1 < 1 - người lái phát sinh đột ngột, giật mình.
Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường
  bằng hệ số mức độ đơn điệu:
              μa               μb
         m2 =         ; m 2' =
              μ aqđ            μ bqđ
Trong đó:
  -μaqđ: hệ số biến phân quy định các biên độ của
     cường độ cảm xúc.
   -μbqđ: hệ số biến phân quy định của khoảng thời
      gian xảy ra cường độ cảm xúc cực đại.
Đánh giá sự phù hợp của môi trường:
- m2 , m2' =1 - môi trường phù hợp với người lái.
Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường về
  khả năng chịu tải về sinh lý của người lái:
                         q tt
                    m3 =
                         q gh
Trong đó :
   - qtt : năng lượng tiêu tốn của người lái khi điều
       khiển xe (Kcal/phút).
   - qgh : năng lượng tiêu tốn giới hạn của người lái
       (3 Kcal/phút).
Đánh giá sự phù hợp của môi trường:
- m1 < 1 - môi trường phù hợp.
- m1 ≥1 - người lái quá tải về mặt sinh lý.
Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường về
  vi khí hậu buồng lái:
                         B tt
                    m4 =
                         B gh
Trong đó :
   - Btt: các giá trị thực tế của vi khí hậu buồng lái
      (nhiệt độ, gió, độ rung, độ ồn ...).
   - Bgh: giá trị giới hạn cho phép của vi khí hậu
      buồng lái.
Đánh giá sự phù hợp của môi trường:
- m1 < 1 - môi trường buồng lái phù hợp.
3. Hệ thống nhỏ "Ô tô - Đường": đây là mô
   hình cơ học của quá trình vận tải.
Phân tích hệ thống nhỏ này sẽ cho phép
   đánh giá được độ ổn định của ô tô chạy
   trên đường; phân tích được các nguyên
   nhân gây ra các biến dạng, hư hỏng của
   đường & công trình trên đường.
3.1. Khi xe đứng yên: tải trọng tĩnh thẳng đứng
   Q của ô tô sẽ truyền xuống mặt đường
   thông qua các bánh xe, phản lực R của
   mặt đường có giá trị bằng Q từ tâm vệt tiếp
   xúc của bánh xe & có hướng ngược lại.
3.2. Khi xe chạy: tải trọng động của ô tô cũng
    tác dụng lên mặt đường thông qua các
    bánh xe, bao gồm:
- tác dụng của tải trọng thẳng đứng.
- tác dụng của tải trọng nằm ngang.
a.Tải trọng thẳng đứng:
- Phân bố xuống mặt đường thông qua vệt
   bánh xe.
- Tại tâm vệt tiếp xúc áp lực thẳng đứng có giá
   trị lớn nhất.
- Ứng suất do tải trọng thẳng đứng gây ra tắt
   dần theo chiều sâu mặt đường.
Tải trọng thẳng đứng có tác dụng rất phức tạp
   lên kết cấu nền-mặt đường do:
- Xe có trọng lượng khác nhau, chạy với tốc
   độ khác nhau nên giá trị của áp lực, tốc độ
   tăng áp lực & thời gian tác dụng của tải
   trọng trên mỗi điểm cũng khác nhau, tạo ra
   trong KCAĐ các sóng đàn hồi. Xung lượng
   I do tải trọng tác dụng ngắn hạn có giá trị:
π .a.p max daN .giây
         I=           ;      2
               6. v 1    cm

Trong đó :
a - trục elíp vệt tiếp xúc bánh xe theo hướng
    dọc đường, cm;
pmax - áp suất lớn nhất của bánh xe tác dụng
    lên mặt đường, daN/cm2;
v1 - tốc độ gia tải, cm/giây.
- Do mặt đường không bằng phẳng, nên ngoài
   tác dụng tĩnh, khi xe chuyển động còn va
   đập vào mặt đường tạo nên tác dụng động
   (xung kích) và I cũng tăng lên.
- Khi xe chuyển động trên đường cong đứng
   (lồi hoặc lõm) giá trị của áp lực thẳng đứng
   cũng có biến đổi do có thêm lực ly tâm.
- Tác dụng của tải trọng ngắn hạn lặp đi lặp lại
   nhiều lần trong một đơn vị thời gian còn
   làm cho vật liệu mặt đường phát sinh hiện
   tượng mỏi & có thể tích lũy dần các biến
   dạng dư (biến dạng không hồi phục).
Vì các lý do trên , khi xét tác dụng của tải
    trọng xe lên mặt đường cần phải xét đến:
- Q - tải trọng trục xe;
- p - áp suất bánh xe tác dụng lên mặt đường;
- D - đường kính đường tròn vệt bánh xe;
- V - vận tốc xe chạy;
- N - lưu lượng xe chạy.
Dưới tác dụng của áp lực thẳng đứng tĩnh &
   động, nền mặt đường sẽ:
- Phát sinh biến dạng lún, dập, vỡ.
- Phát sinh các ứng suất nén, kéo, uốn, cắt.
b.Tải trọng nằm ngang:
Phát sinh do ma sát giữa bánh xe & mặt
   đường trong các trường hợp:
- Do mô men quay Mk ở bánh xe khi xe
   chuyển động. Lực này sẽ rất lớn khi xe bắt
   đầu chuyển bánh; lên hoặc xuống dốc lớn.
- Do lực ly tâm khi xe chạy trong đường cong
   nằm.
- Do hãm xe.
- Do xe không hoàn toàn
                                    Mk
chuyển động trong mặt phẳng
lăn (lắc ngang).                 Pk    T
Cũng như tải trọng thẳng đứng, trị số áp lực
   ngang của xe cộ tác dụng lên kết cấu nền-
   mặt đường rất phức tạp do:
- Xe có trọng lượng khác nhau, chạy với tốc
   độ rất khác nhau nên lực bám, lực ly tâm,
   lực hãm có tốc độ & thời gian tác dụng của
   tải trọng trên mỗi điểm cũng khác nhau.
- Do các yếu tố của tuyến đường: trắc dọc,
   trắc ngang, hệ số bám . . . rất ngẫu nhiên.
- Do các tình huống ngẫu nhiên khi xe chạy
   trên đường.
Dưới tác dụng của áp lực nằm ngang nền-mặt
   đường sẽ:
- Phát sinh bào mòn, bong bật.
- Phát sinh các ứng suất kéo, cắt, trượt.
c. Sức cản lăn (F = f.Ga):
Phát sinh khi xe chạy trên đường, trị số sức
    cản lăn phụ thuộc vào:
- Tải trọng trên bánh xe (Q     F );
- Kích cỡ bánh xe (D       F );
- Áp lực hơi trong xăm xe;
- Ma sát giữa bánh xe & mặt đường (f      F );
- Cường độ (độ cứng) của mặt đường;
- Độ bằng phẳng của mặt đường (S         F );
- Tốc độ xe chạy (V      F );
- Ma sát trong các ổ trục bánh xe, nhíp xe.
- Khi mặt đường bằng phẳng: nếu độ cứng
   của mặt đường càng lớn, áp suất trong
   xăm xe càng cao thì sức cản lăn càng nhỏ.
- Nếu mặt đường kém bằng phẳng: độ cứng
   của mặt đường càng lớn, áp suất trong
   xăm xe càng cao thì sức cản lăn càng lớn.
Cùng loại mặt đường, nếu mặt đường kém
   phẳng hệ số sức cản lăn có thể tăng lên từ
   1,5 đến 2,5 lần.
Vì vậy có thể nói, giữ cho mặt đường bằng
   phẳng là một nhiệm vụ quan trọng của
   ngành quản lí - khai thác đường.
d. Hệ số bám ϕ:
Trong khai thác đường hệ số bám đóng vai trò
   hết sức quan trọng: ϕ giảm đến một giá trị
   nào đó thì chuyển động của ô tô trên
   đường xe trở nên nguy hiểm (trượt, lật,
   tăng chiều dài hãm xe, không điều khiển
   được xe) hoặc không thể thực hiện được
   nữa (bánh xe quay tại chỗ).
Có 3 loại hệ số bám:
ϕ - hệ số bám, khi xe chuyển động trong mặt
  phẳng lăn không có lực ngang, không có
  trượt hay quay tại chỗ.
ϕ1 - hệ số bám dọc, khi xe chuyển động trong
  mặt phẳng lăn không có lực ngang, nhưng
  có trượt hay quay tại chỗ.
ϕ2 - hệ số bám ngang, khi xe chuyển động
  xiên góc với mặt phẳng lăn,bánh xe vừa
  quay vừa trượt về một bên (trượt ngang).
Khi đường khô ráo ϕ ≥ ϕ1   ≥ ϕ2 ( ≅ 10%).
Hệ số bám phụ thuộc nhiều nhân tố:
- Mức độ ẩm, bẩn của mặt đường;
- Độ nhám của mặt đường;
- Độ bằng phẳng của mặt đường;
- Độ cứng của lốp xe;
- Áp lực hơi trong xăm xe;
- Diện tích vệt tiếp xúc;
- Độ mòn của lốp xe;
- Tải trọng trên bánh xe;
- Tốc độ xe chạy.
- Mặt đường độ ẩm, bẩn hệ số bám có thể
   giảm đi 2 đến 3 lần;
- Khi xe chạy với tốc độ cao hệ số bám có thể
   giảm đi 2 đến 3 lần.
Có thể nói, giữ cho mặt đường sạch & đủ độ
   nhám một trong những nhiệm vụ quan
   trọng của ngành quản lí - khai thác đường.
ế

Đường trơn, 7 ô tô liên tiếp gặp nạn trên QL1A (TP.HCM)
                                                    c

                                                    x
                                                    e

(Cơn mưa đầu mùa kéo dài hơn 1h tại TP.HCM chiều 18/4/2005 làm
                                                    d
                                                    u

    thời tiết bớt oi nồng, nhưng đường trơn đã làm liên tiếp 7 xe ô tô
                                                    l
                                                    ị
                                                    c

    gặp nạn. Tin trên báo VietNamNet)
                                                    h

                                                    n
                                                    à
                                                    y

                                                    l
                                                    ậ
                                                    t

                                                    n
                                                    h
                                                    i
                                                    ề
                                                    u

                                                    v
                                                    ò
                                                    n
                                                    g

                                                    t
                                                    r
                                                    ư
                                                    ớ
                                                    c

                                                    k
                                                    h
                                                    i

                                                    l
                                                    ậ
                                                    t

                                                    n
                                                    g
                                                    a
                                                    n
                                                    g

                                                    n
                                                    ằ
                                                    m

                                                    t
                                                    r
                                                    ê
                                                    n

                                                    c
                                                    o
Với các tuyến đường có tốc độ xe chạy cao;
  đường đèo dốc có bán kính đường cong
  nhỏ, lực ly tâm lớn; đường cao tốc; đường
  băng sân bay cần thiết kế lớp mặt đường
  có độ nhám cao để đảm bảo an toàn xe
  chạy.
Một giải pháp đơn giản là thiết kế cấp phối
  BTN có hàm lượng đá dăm cao (60÷65%).
Đường vào sân bay Chu Lai – BTNC Dmax15
Ở các nước tiên tiến hiện sử dụng lớp phủ có
  cấu tạo đặc biệt, có hệ số bám cao trên
  các đường cao tốc như:
- VTO
- SMA
- OGFC
- PAC
- PA (PEM)
Lớp BTN mỏng tạo nhám (VTO - Very Thin
   Overlay):
- Chiều dày: 2cm ÷ 3cm.
- Cấp phối gián đoạn.
- Độ rỗng còn dư: 12% ÷ 18%.
- Dùng nhựa Pôlime PMB1.
- Chiều sâu vệt nhám trung bình: H ≥ 0,8mm.
Hiện ở Việt Nam VTO đã được thử nghiệm
   trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ;
   Tiêu chuẩn TC &NT lớp mặt đường này:
   22TCN 345:2006.
Lớp bêtông đá-vữa nhựa :
SMA (Stone Matrix Asphalt)
- Chiều dày : 4cm ÷ 7cm.
- Cấp phối gián đoạn, hàm
   lượng BK & nhựa lớn.
- Độ rỗng : 3% ÷ 5%.
- Dùng nhựa Pôlime.
- Chiều sâu vệt nhám TB:
   H ≥ 0,8(1,2mm).
Đang nghiên cứu ban
   hành tiêu chuẩn.
SMA
Lớp BTN chất lượng cao, BTN cải thiện
   ( PAC - Polimer Asphalt Concrete hoặc
   PMA - Polimer Modified Asphalt ):
- Chiều dày : 3cm ÷ 8cm.
- Cấp phối chặt liên tục.
- Độ rỗng : 3% ÷ 5%.
- Dùng nhựa Pôlime
PMB2 & PMB3.
- Có thể xẻ rãnh tạo nhám.
Hiện ở Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn
   22TCN 356:2006.
Ở nước ta loại BTN này đang trong giai đoạn
  nghiên cứu ứng dụng.




  BTN Pô-li-me trên đèo Cả (PMB1)
Lớp BTN thoát nước (PA - Porous Asphalt
   hoặc PEM - Porous European Mixes)
- Chiều dày : 4cm ÷ 5cm.
- Cấp phối hở.
- Độ rỗng còn dư : 18% ÷ 22%.
- Dùng nhựa Pôlime.
- Chiều sâu vệt nhám trung
bình : H ≥ 1,2mm.
Lớp BTN tạo ma sát (OGFC hoặc OGDC
   Open-Graded Friction Course):
- Chiều dày : 4cm ÷ 5cm.
- Cấp phối hở, tiêu chuẩn cốt liệu thấp hơn PA
   & PEM.
- Độ rỗng : phổ biến là 15%.
- Dùng nhựa Pôlime.
- Chiều sâu vệt nhám trung bình : H ≥ 1,2mm.
Hiện ở Việt Nam OGFC đã được thử nghiệm
   1 đoạn trên tuyến đường Bắc Thăng Long -
   Nội Bài.
OGFC
Ngoài các tác dụng cơ học, đường còn phải
  chịu đựng các chất thải, nhiên liệu (xăng,
  dầu, nhớt) rò rỉ từ ô tô.
5. Hệ thống nhỏ " Môi trường bên ngoài -
  Đường " :
  Đây là mô hình trao đổi nhiệt - ẩm.
Phân tích hệ thống nhỏ này sẽ cho phép
  đánh giá được cường độ & độ ổn định
  của đường; tìm được các biện pháp hạn
  chế tác dụng có hại của các yếu tố thiên
  nhiên lên đường.
Sơ đồ tác dụng của các yếu tố môi trường lên nền-mặt đường
           Bức xạ mặt trời

Nước mưa
                                          Gió




                                                MNM


                              Nước thẩm
                                thấu
            Hơi nước




                                                MNN
                  Nước ngầm
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
IV. Biến dạng - hư hỏng điển hình
1. Các biến dạng & hư hỏng điển hình:
  1.1. Nền đường: (đã học phần nền đường).
  - Bị bào mòn.
  - Xói lở, sạt lở.
  - Co ngót.
  - Lún.
  - Sụp.
  - Sụt.
  - Trượt.
1.2. Mặt đường:
1.2.1. Các biến dạng:
a. Biến dạng nhớt: biến dạng không hồi phục,
   thường xuất hiện trong thời gian đầu khai
   thác.
 Nguyên nhân: do kết cấu mặt đường bị xe cộ
   đầm nén làm cho chặt lại.
Nếu biến dạng phát triển đều trên toàn bộ
   chiều rộng đường & không vượt quá 1 trị số
   nhất định thì không gây nguy hiểm.
b. Biến dạng đàn hồi: biến dạng phát triển khi
   có tải trọng xe chạy, hồi phục hoàn toàn khi
   xe chạy qua.
c. Biến dạng dư (dẻo): biến dạng không hồi phục
    sau mỗi lần chịu tác dụng của tải trọng. Trị số
    biến dạng có thể rất nhỏ, nhưng do tác dụng
    trùng phục của tải trọng, trị số biến dạng dần tích
    lũy lại, đến một giới hạn nào đó có thể làm mặt
    đường kém bằng phẳng, nứt nẻ, gãy vỡ.
   1.2.2. Các hư hỏng điển hình:
   a. Của riêng lớp mặt đường:
   a1. Bị bào mòn: đây là biến dạng cơ bản, do khi
       xe chuyển động luôn trượt dọc trên mặt đường
       nên lốp xe và mặt đường đều bị hao mòn theo
       thời gian. Sẽ có trị số lớn trên đoạn đường có
       lực ngang lớn hoặc xe hãm nhiều.
a2. Lớp mặt bị hóa già: dưới tác dụng của các
   yếu tố khí quyển, lớp mặt bị thay đổi tính chất,
   trở nên giòn, cứng, dễ bị bào mòn, gãy vỡ.
   Thường xuất hiện trong lớp mặt có xử lý nhựa.



Lớp mặt bị mài mòn         Lớp mặt bị hóa già
a3. Lớp mặt bị lõm: dưới tác dụng lâu dài của xe
   nặng lớp mặt bị lõm, bị hằn vệt lốp xe. Thường
   xuất hiện trong lớp mặt có xử lý nhựa về mùa
   nóng, mặt đường cấp phối về mùa mưa.
a4. Lớp mặt bị trượt, làn sóng: thường gặp ở mặt
    đường nhựa, cấp phối.
Vị trí: những đoạn đường có lực ngang lớn.
Nguyên nhân: lớp mặt bị trượt do dính bám kém
    với lớp dưới hoặc sức chống cắt của vật liệu
    nhỏ.
a5. Lớp mặt bị dập: do tác dụng của xe xích
  hoặc các phương tiện bánh cứng.
a6. Vật liệu hạt nhỏ bị bóc: do tác dụng
  xung kích của hoạt tải & tác dụng phá
  hoại của các yếu tố khí quyển.
a7. Ổ gà: đây là hư hỏng cục bộ của lớp
  mặt khi chịu tác dụng của lực ngang
  hoặc do vật liệu mặt đường không đồng
  nhất.
b. Hư hỏng của kết cấu mặt đường:
 b1. Vệt lún bánh xe: dải lõm dọc trục đường
   tại vị trí xe chạy nhiều.
 b2. Lún cục bộ: chỗ lõm trên mặt đường có
   diện tích bất kỳ, bề mặt thoải & bên cạnh
   không có hiện tượng trồi.
b3. Nứt: xuất hiện rất nhiều hình thức.
- Nứt ngang:
- Nứt dọc:
- Nứt chéo:
- Nứt dọc vệt bánh xe:
- Nứt gãy mép phần xe chạy:
- Lưới đường nứt.
b4. Trồi, trượt:
b5. Vỡ, gãy: đây là hiện tượng hư hỏng nặng.
Nứt ngang
Nứt dọc
Nứt dọc vệt bánh xe
Nứt gãy mép
               phần xe chạy




Nứt chéo sau
  mố cầu
Lưới đường nứt
Trồi – Trượt
Vỡ - gãy
Vỡ - gãy
2. Ảnh hưởng của độ không bằng phẳng đến
   chất lượng khai thác:
Khi xe chạy trên đường không bằng phẳng, xe
   mất mát động năng do bánh xe va đập vào
   các chỗ mấp mô trên đường.
Tại một chỗ mấp mô có
   chiều cao h, động
   năng mất mát:                           Vcòn
               2                   R
         2.G V                 α
ΔE ≈ α 1    . .h                                   V

          g D              G
                                                  Vmất
                                                         h
                                       T
Nếu chiều dài đoạn đường L có n chỗ không
  bằng phẳng có chiều cao hi thì tổng động
  năng mất mát của ô tô :
                     2
              2.G V n
       E ≈ α1    . .∑ h i
               g D i =1
Để xe không thay đổi tốc độ, động cơ ô tô
  phải tăng thêm 1 lực kéo phụ:
                         n
                     2
               2.G V i =1∑h   i
       F1 ≈ α1    . .
                g D L
n

         ∑h     i
Tỉ số:   i =1       gọi là độ dốc quy ước do
           L           đường không bằng phẳng.
Như vậy, khi xe chạy trên đường không bằng
  phẳng, tiêu hao nhiên liệu của ô tô sẽ tăng
  lên, do phải khắc phục lực kéo phụ.
Ngoài ra, đường không bằng phẳng còn:
- Làm giảm tốc độ xe chạy.
- Làm xe dao động, gây mất an toàn.
- Làm tăng hao mòn xăm lốp xe.
- Làm lái xe & hành khách nhanh mệt mỏi,
   hàng hóa hư hỏng.
- Làm giảm thời gian trung đại tu của ô tô.
- Làm tăng chi phí vận tải lên từ 1,5 ÷ 4 lần.
Vì vậy, giữ cho đường bằng phẳng là một
   nhiệm vụ rất quan trọng của các đơn vị
   quản lý & khai thác đường.
3. Ảnh hưởng của độ hao mòn đến chất lượng
   khai thác:
Khảo sát sự phát triển của độ hao mòn theo
   thời gian:    Công tác duy tu, bảo
             h,mm   dưỡng không tốt




      Ho



                                            Công tác duy tu, bảo
                                                dưỡng tốt
       ho

            GĐ1     GĐ2               GĐ3
- Giai đoạn 1: chiều dày mặt đường giảm đi
   một chiều dày ho do biến dạng nhớt.
- Giai đoạn 2: độ hao mòn có quan hệ tuyến
   tính với cường độ vận tải : H = a + b.Q
- Giai đoạn 3: độ hao mòn phát triển rất nhanh
   theo 1 đường cong.
Vì vậy, khi trị số độ hao mòn đạt đến giá trị Ho
   (độ hao mòn cho phép), đơn vị quản lý &
   khai thác đường phải làm lại lớp chịu hao
   mòn.
4. Ảnh hưởng của cường độ mặt đường đến
   chất lượng khai thác:
- Cường độ mặt đường thấp, dưới tác dụng
   của tải trọng xe cộ sẽ phát sinh các biến
   dạng, hư hỏng, làm mặt đường kém bằng
   phẳng, chất lượng khai thác giảm; tiềm ẩn
   các tai nạn giao thông.
- Cường độ mặt đường không ổn định dưới
   tác dụng của nhiệt & nước có thể làm kết
   cấu mặt đường hư hỏng nặng vào mùa
   khai thác bất lợi.
Vì thế, khảo sát thường xuyên cường độ kết
   cấu áo đường; phân tích tìm hiểu các
   nguyên nhân gây hưng hỏng kết cấu; duy
   trì KCAĐ đủ cường độ, ổn định cường độ
   là một công tác quan trọng của các đơn vị
   quản lý khai thác đường.
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
5. Đánh giá chất lượng khai
  thác & phân loại sửa chữa
1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
   khai thác:
1.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá:
  Tốc độ chạy xe của xe tính toán có thể đạt được trên
   đường.
  Lưu lượng xe, thành phần xe.
  Tải trọng tính toán trên trục xe.
  Năng lực công tác của đường & các công trình trên
   đường.
  Mức độ an toàn xe chạy.
  Khả năng thông xe của đường.
  Khả năng đảm bảo giao thông thông suốt.
   Độ tin cậy của đường.
1.2. Hệ thống các hệ số đánh giá chất lượng
   khai thác:
   Hệ số cường độ mặt đường theo điều kiện
   độ lún đàn hồi:
               E tt
                           l qđ
          K1 =   đh
                    ; K 1 = tt
                        '

               E yc         l
  Hệ số cường độ mặt đường theo sức
  kháng trượt :
                       τ
               K2 =
                      τ max
Hệ số cường độ mặt đường theo điều kiện
chịu kéo khi uốn:
                    R ku
               K3 =
                    σ ku

Hệ số độ bằng phẳng của tầng mặt:

     S gh          Vcho .phép         Vt . t
K4 =        ; K4 =
               '
                              ; K4 =
                                 "

     S t .t         Vt . t           Vt . toán
Hệ số mức độ trơn trượt:

                 ϕ t .t
            K5 =
                 ϕ qđ

Hệ số hao mòn tầng mặt:

                 Ho
            K6 =
                 H t .t
Hệ số mức độ an toàn:

                     C . phép
               K
          K7 =       TN
                       t .t
                K      TN



Hệ số lưu lượng xe chạy:

                N t . toán
           K8 =
                 N t .t
2. Đánh giá chất lượng khai thác:
Thông qua việc thường xuyên khảo sát các hệ
   số chất lượng khai thác, các đơn vị quản lý
   khai thác đường lập các báo cáo định kỳ về
   chất lượng phục vụ của tuyến đường, đề
   xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý & kinh
   tế để đảm bảo các hệ số khai thác đạt yêu
   cầu.
Số liệu thống kê về tai nạn giao thông năm
  2006:
Theo thống kê của các ngành chức năng, tính từ
   đầu năm đến nay (12/12/2006) , cả nước đã
   xảy ra trên 12.000 vụ TNGT, làm chết gần
   11.000 người và làm bị thương 10.000 người.
   Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á công
   bố mức thiệt hại do TNGT tại VN mỗi năm
   là 885 triệu USD, chiếm hơn 5,5% tổng thu
   ngân sách cả nước/năm.
2.1. Đánh giá mức độ an toàn giao thông bằng
   hệ số an toàn:       V
                   K at =    xét

                            Vtr
Trong đó :
- Vxét là vận tốc xe chạy ở đoạn đang xét.
- Vtr là vận tốc xe chạy ở đoạn kề trước nó.
Đánh giá:
Kat < 0,4 : rất nguy hiểm.
Kat = 0,4 ÷ 0,6 : nguy hiểm.
Kat = 0,6 ÷ 0,8 : ít nguy hiểm.
Kat > 0,8 : không nguy hiểm.
Trình tự lập biểu đồ hệ số an toàn dọc tuyến:
a. Đối với đường mới (giai đoạn thiết kế):
   Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng
   (có tốc độ xe chạy khác nhau, theo Vcb
   hoặc Vhc).
   Tính Kat trong các đoạn theo công thức.
   Vẽ biểu đồ Kat dọc tuyến.
   Phát hiện các đoạn có Kat < 0,8 - xác định
   nguyên nhân.
   Điều chỉnh thiết kế để Kat ≥ 0,8.
b. Đối với đường đang khai thác:
   Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng
   ( dự kiến có tốc độ xe chạy khác nhau).
   Quan trắc tốc độ xe chạy trong các đoạn.
   Xử lý số liệu, tính V trong các đoạn (V95%)..
   Tính & vẽ biểu đồ Kat dọc tuyến.
   Phát hiện các đoạn có Kat < 0,6 - xác định
   nguyên nhân.
   Đề xuất các điều chỉnh để Kat ≥ 0,6.
Đánh giá mức độ an toàn giao thông của
   đường bằng hệ số an toàn chưa phản ánh
   được sự liên quan giữa các yếu tố của
   đường đến phản ứng tâm lý của người lái
   xe.
Mặt khác, trong giai đoạn thiết kế thường chỉ
   thiết lập biểu đồ vận tốc xe chạy lý thuyết
   cho loại xe có thành phần lớn nhất trong
   dòng xe để từ đó xác định K at.
Vì vậy, để đánh giá mức độ an toàn giao
   thông, hiện nay sử dụng đồng thời cả
   phương pháp dùng Kat & Ktn.
2.2. Đánh giá mức độ an toàn giao thông bằng
   hệ số tai nạn:
                       Zi
                   K =
                     i
                     tn
                       Z ch
Trong đó :
- Zi là số tai nạn giao thông có thể xảy ra do
    yếu tố thứ i của đường gây ra.
- Zch là số tai nạn giao thông có thể xảy ra do
    yếu tố thứ i trên đoạn đường chuẩn gây ra.
Hệ số tai nạn tổng hợp sẽ là tích số của các
  hệ số tai nạn riêng phần do từng yếu tố
  của đường gây ra:
         K   TH
             tn   = K .K ...K
                     1
                     tn
                          2
                          tn
                                15
                                tn

                                 TH
Đường mới: nên thiết kế để     K tn
                                 < 15
Đường đang khai thác: nên có các biện pháp
                              TH
  điều chỉnh giao thông khi K tn > 15
Trình tự lập biểu đồ hệ số tai nạn tổng hợp
   dọc tuyến:
a. Đối với đường mới (giai đoạn thiết kế):
   Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng
   theo 15 yếu tố: lưu lượng xe, chiều rộng
   mặt đường, chiều rộng lề đường, độ dốc
   dọc, bán kính đường cong nằm, tầm nhìn
   mặt đường trên bình đồ & trắc dọc, chiều
   rộng khổ cầu, chiều dài đoạn thẳng, loại
   hình giao nhau, tầm nhìn trong nút, khoảng
   cách từ phần xe chạy đến nhà cửa 2 bên
   đường, khoảng cách đến điểm dân cư, hệ
   số bám.
Tính Ktn riêng phần & Ktn tổng hợp trong
các đoạn theo công thức.
Vẽ biểu đồ Ktn dọc tuyến.
Phát hiện các đoạn có Ktn > 15 - xác định
nguyên nhân.
Điều chỉnh thiết kế để Ktn < 15.
b. Đối với đường đang khai thác:
   Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng
   theo 15 yếu tố.
   Khảo sát các yếu tố trong các đoạn.
   Xác định Ktn riêng phần & Ktn tổng hợp
   trong các đoạn theo công thức.
   Vẽ biểu đồ Ktn dọc tuyến.
   Phát hiện các đoạn có Ktn > 15 - xác định
   nguyên nhân.
   Đề xuất các biện pháp điều chỉnh để Ktn <
   15.
3. Phân loại hình thức sửa chữa đường ô tô:
     Sửa chữa thường   Sửa chữa   Sửa chữa    Làm lại
          xuyên          vừa        lớn      Nâng cấp
K1         ≥1             -         ≤1          -
K2         ≥1             -         ≤1          -
K3         ≥1             -         ≤1          -
K4         ≥1            ≤1          -          -
K5         ≥1            ≤1          -          -
K6         ≥1            ≤1          -          -
K7         ≥1            ≤1         ≤1          -
K8         ≥1             -          -         ≤1
Sửa chữa thường xuyên: là công tác tiến
  hành thường xuyên, liên tục trên suốt chiều
  dài tuyến đường.
Mục đích: chăm sóc, giữ gìn, duy trì tình trạng
  tốt sẵn có của đường; đề phòng hư hỏng;
  kịp thời sửa chữa các hư hỏng nhỏ.
Công việc: vệ sinh mặt đường; nạo vét cống,
  rãnh, các chỗ đọng nước; phát quang đảm
  bảo tầm nhìn; tu sửa lề đường; trét kẽ nứt;
  vá ổ gà; gọt, sửa những chỗ lồi lõm . . .
Sửa chữa vừa: là công tác tiến hành định
  kỳ ngắn hạn, trên toàn tuyến đường hoặc
  trên 1 đoạn đường dài.
Mục đích: sửa chữa kịp thời các hư hỏng để
  khôi phục lại chất lượng khai thác của
  tuyến đường .
Công việc: làm lại lớp chịu hao mòn, lớp tăng
  cường ma sát, lớp khôi phục độ bằng
  phẳng. . .
Sửa chữa lớn: là công việc tổng hợp & toàn
  diện, tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn
  tuyến đường hoặc trên 1 đoạn đường dài.
Mục đích: sửa chữa toàn diện đường & các
  công trình kỹ thuật trên đường để khôi
  phục lại tình trạng ban đầu .
Công việc: gia cường kết cấu mặt đường, cầu,
  cống. . .
Làm lại: là việc công tổng hợp & toàn diện,
  tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn tuyến
  đường.
Mục đích: khôi phục lại tình trạng ban đầu của
  tuyến đường, đôi khi cải tạo, nâng cao khả
  năng phục vụ của một số bộ phận, nhưng
  không thay đổi cấp hạng của tuyến đường.
Công việc: làm lại kết cấu mặt đường, cầu,
  cống. . .
Nâng cấp: là công việc tổng hợp & toàn
  diện, tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn
  tuyến đường, trên tất cả các hạng mục của
  tuyến đường.
Mục đích: xây dựng lại tuyến có các tiêu
  chuẩn kỹ thuật cao hơn, phù hợp với lưu
  lượng xe, tải trọng xe & cấp hạng kỹ thuật
  mới.
4. Trình tự đánh giá chất lượng khai thác:
4.1. Điều tra đánh giá sơ bộ:
a. Mục đích: nhằm phát hiện các đoạn đường
   cần điều tra, đánh giá chi tiết, xác định các
   dạng & số lượng các hư hỏng.
b. Nội dung:
- Thăm dò, đánh giá bằng mắt & các dụng cụ
   thô sơ về dạng & số lượng các hư hỏng
   của phần xe chạy, lề đường, mái dốc, các
   công trình thoát nước.
4.2. Chuẩn bị điều tra, đánh giá chi tiết:
a. Mục đích: Nghiên cứu kỹ các hồ sơ, tài liệu
   có liên quan, chuẩn bị cho công tác điều tra
   đánh giá chi tiết.
b. Nội dung:
- Phân tích các số liệu thiết kế.
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ hoàn công công trình.
- Nghiên cứu hồ sơ bảo dưỡng, sữa chữa.
- Phân tích số liệu đếm xe, số liệu tai nạn giao
   thông.
- Nghiên cứu các số liệu quan trắc, đo đạc
   chất lư ợng khai thác của tuyến gần nhất.
4.3. Đánh giá chi tiết:
a. Mục đích: rút ra các nguyên nhân gây nên
   các biến dạng & hư hỏng ở các đoạn
   đường cụ thể, nhằm tìm ra các biện pháp
   kỹ thuật hợp lý & kinh tế để nâng cao chất
   lượng khai thác của nền, mặt đường & các
   công trình trên đường.
b. Nội dung:
- Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng.
- Thí nghiệm, khảo sát chất lượng ở các đoạn
   theo 8 hệ số đánh giá chất lượng khai thác.
- Xử lý, tổng hợp các kết quả quan trắc.
- Đánh giá, kết luận nguyên nhân hư hỏng của
   nền đường, mái ta luy, mặt đường, các
   công trình trên đường.
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
VI. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa
  chữa đường ô tô
1.Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ nền đường các
   công trình thoát nước:
- Sửa chữa lề đường: san phẳng, bù gọt lề
   đường, đầm nén lại.
- Mái taluy: trồng cỏ bổ sung, đắp lại những vị
   trí sạt lở, hót đất sụt, phát quang đảm bảo
   tầm nhìn.
- Khơi thông hệ thống thoát nước, trám trét kẽ
   nứt.
2.Sửa chữa vừa nền đường & các công trình
    thoát nước:
- Sửa chữa lề đường, nền đường : san phẳng,
    bù gọt lề đường, đầm nén lại khối lượng
    trên 300m3.
- làm thêm hệ thống dẫn dòng thoát nước, gia
    cố các đoạn rãnh biên, rãnh đỉnh hoặc
    thượng hạ lưu các công trình thoát nước.
3.Sửa chữa lớn nền đường & các công trình
   thoát nước:
- Mở rộng, tôn cao nền đường, hạ dốc dọc,
   tăng bán kính đường cong.
- Làm thêm các công trình chống đỡ, bảo vệ
   nền đường.
- Làm thêm hệ thống thoát nước.
- Làm lề gia cố.
4.Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mặt
   đường cấp thấp:
4.1. Sửa chữa thường xuyên:
a. Chống bụi:
- Tưới nước liều lượng 2 -3 lít/m2. Ngày tưới
   nhiều lần tùy theo tình hình thời tiết.
- Nếu dùng nước có chứa 20 - 30% clorua
   can-xi có thể chống bụi 4 - 5 tuần.
b. Khơi nước đọng, chống trơn lầy:
- Kịp thời hốt sạch bùn lầy, khơi nước đọng,
   san lấp các chỗ trũng, vệt hằn bánh xe.
- Rải vật liệu hạt chống trơn lầy.
c. Giữ gìn lớp bảo vệ, hao mòn:
- Quét vật liệu hạt làm lớp bảo vệ bị xe cộ làm
   xô giạt sang 2 bên lề đường trở lại mặt
   đường.
- Định kỳ rải thêm vật liệu hạt làm lớp bảo vệ
   rời rạc
d. Vá ổ gà:
- Nguyên tắc:
  + Mặt đường làm bằng vật liệu gì thì dùng vật liệu
     ấy để vá ổ gà.
  + Đầm nén theo chu vi của ổ gà.
- Trình tự:
  + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà.
  + Đào ổ gà thành hình chữ nhật có các cạnh
     vuông góc & song song với trục đường ( thành
     thẳng, đáy bằng ). Chiều sâu lớn hơn chiều
     sâu ổ gà 1,5 - 2 cm. Vệ sinh sạch.
  + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà. Nếu là cấp phối
     phải trộn ẩm đạt độ ẩm tốt nhất.
  + Tưới ẩm vào thành & đáy ổ gà; Rải vật liệu vá ổ
     gà. Nếu chiều dày ổ gà < 8cm có thể rải & đầm
     1 lớp.
  + Đầm nén chặt từ ngoài vào trong.
Lưu ý: quanh chu vi của ổ gà phải có cao độ
  bằng cao độ mặt đường.

                               1,5 - 2 cm




                                     Hướng xe chạy
                    Miếng vá
5. Sửa chữa vừa & lớn mặt đường cấp thấp:
5.1. Mặt đường cấp phối:
Vị trí: Thực hiện trên các đoạn đường có
   nhiều ổ gà, trắc ngang biến dạng, lồi lõm
   nhiều.
Nội dung: Xáo xới mặt đường cũ, rải thêm vật
   liệu mới, trộn đều & lu lèn lại.
Trình tự:
- Vệ sinh mặt đường, tưới nước chống bụi.
- Xới mặt đường cũ đến độ sâu của ổ gà phổ
   biến nhất bằng máy phay, máy san có lắp
   răng xới hoặc máy cày.
- Vận chuyển vật liệu cấp phối bổ sung nếu
    mặt đường đã cũ bị hao mòn nhiều. Nếu
    mặt đường cũ bị trồi trượt, lượn sóng nhiều
   nên bổ sung vật liệu hạt lớn.
- Rải vật liệu mới, tưới ẩm.
- Trộn đều bằng máy san.
- San rải tạo mui luyện.
- Lu lèn lại.
- Rải lớp bảo vệ rời rạc.
5.2. Mặt đường đá dăm:
a. Láng nhựa:
Vị trí: đoạn đường xuất hiện nhiều viên đá tròn
    cạnh, rời rạc nhưng trắc ngang chưa biến
    dạng nhiều.
Nội dung: láng nhựa làm lớp bảo vệ.
Trình tự: (tương tự xây dựng mặt đường).
b. Thay đá:
Vị trí: đoạn đường xuất hiện ổ gà, đá vỡ nhiều
    hoặc mặt đường lượn sóng.
Nội dung: xáo xới, thay đá mới lu lèn lại.
Trình tự:
- Vệ sinh mặt đường, tưới nước chống bụi.
- Xới mặt đường cũ đến độ sâu của ổ gà phổ
    biến nhất bằng máy san có lắp răng xới
    ,máy cày hoặc thủ công.
- Sàng bỏ bụi bẩn trong đá dăm cũ, nếu đá vỡ
    quá nhiều thì dùng để gia cố lề.
- Vận chuyển đá dăm mới, đá chèn.
- Rải đá mới cùng với đá cũ.
- Đầm nén chặt + tưới ẩm.
- Rải các cỡ đá dăm chèn.
- Đầm nén chặt + tưới ẩm.
- Rải lớp bảo vệ rời rạc.
6.Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mặt
   đường cấp cao:
6.1. Vệ sinh mặt đường:
- Quét đường bằng xe quét đường hoặc thủ
   công.
- Tưới nước rửa đường bằng xe tưới nước.
- Hút đinh, bu lông rơi vãi bằng xe có gắn nam
   châm.
6.2. Khắc phục chỗ thừa thiếu nhựa:
a. Thừa nhựa:
- Sấy nóng mặt đường.
- Dùng dao nóng, xẻng nóng gọt nhựa thừa.
- Rải đá con hoặc sỏi sạn.
- Đầm nén bằng đầm cóc hoặc lu tay cho đá
   ấn một phần vào mặt đường.
b. Thiếu nhựa:
- Tưới nhựa bổ sung.
- Rải đá con.
- Đầm nén chặt.
6.3. Trét kẽ nứt:
a. Tưới nhũ tương: Áp dụng khi chiều rộng kẽ
    nứt < 1 - 3 mm phân bố trên diện rộng.
- Nên dùng nhũ tương có hàm lượng nhựa
    thấp (60, 65%).
- Liều lượng nhũ tương tùy theo tình hình nứt
    nẻ của mặt đường (0,8 - 1,5 kg/m2).
- Có thể dùng lu bánh lốp để lu lèn ngay sau
    khi tưới nhũ tương.
Trình tự:
- Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong
   các kẽ nứt.
- Tưới nhũ tương bằng máy tưới.
- Lu lèn bằng bánh lốp4 - 6 l/điểm.
b. Trét kẽ nứt bằng nhựa: Áp dụng khi chiều
   rộng kẽ nứt < 3 - 5 mm.
Trình tự:
- Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong
   các kẽ nứt.
- Rót nhựa vào kẽ nứt.
c. Trét kẽ nứt bằng mat-tic: Áp dụng khi chiều
   rộng kẽ nứt > 5 mm.
Trình tự:
- Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong
   các kẽ nứt.
- Đun nóng máttíc, rót vào kẽ nứt.
- Rắc cát nóng hoặc bột khoáng lên trên thành
   1 lớp mỏng, gọt phẳng.
6.4. Khắc phục chỗ trồi trượt, làn sóng:
a. Lu lèn lại:
Áp dụng khi mặt đường trồi trượt ít trong
    phạm vi rộng.
Trình tự:
  + Sấy nóng mặt đường.
  + Lu lèn lại bằng lu nặng bánh cứng theo hướng
     vuông góc với chiều lượn sóng.
b. Gọt (tẩy gồ):
- Dùng nhân công đào gọt những vị trí mặt
   đường trồi cao, dồn cục trong phạm vi hẹp.
- Dùng máy san gọt bằng trong phạm vi rộng.
Trình tự:
  + Sấy nóng mặt đường.
  + Gọt phẳng bằng máy san.
  + Lu lèn lại bằng lu nặng bánh cứng.
6.5. Vá ổ gà mặt đường thấm nhập nhựa:
  + Xác định phạm vi ổ gà.
  + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà.
  + Đào ổ gà thành hình chữ nhật. Chiều sâu lớn
     hơn chiều sâu ổ gà 1,5 - 2 cm. Vệ sinh sạch.
  + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà.
  + Tưới nhựa dính bám vào thành & đáy ổ gà, liều
     lượng 0,6 - 0,8 kg/m2.
  + Rải đá dăm cơ bản vào ổ gà, đầm nén chặt.
  + Nếu chiều dày ổ gà < 5cm có thể tưới nhựa &
     rải đá con 1 lần; > 5cm tưới nhựa & rải đá con
     2 lần.
  + Đầm nén chặt từ ngoài vào trong.
6.6. Vá ổ gà mặt đường BTN:
  + Xác định phạm vi ổ gà.
  + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà.
  + Cắt, đào ổ gà thành hình chữ nhật. Nên đào hết
     lớp BTN hư hỏng, vệ sinh sạch, khô đáy và
     thành ổ gà bằng bàn chải sắt & máy nén khí.
  + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà (nên dùng BTN trộn
     tại đường).
  + Tưới nhựa dính bám vào thành & đáy ổ gà. Liều
     lượng 0,6 - 0,8 kg/m2.
  + Rải BTN và đầm nén chặt. Nếu chiều dày ổ gà
     < 5cm có thể rải & đầm nén 1 lần.
7. Sửa chữa vừa & lớn mặt đường cấp cao:
a. Khôi phục độ bằng phẳng của mặt đường:
b. Làm lớp tăng cường ma sát:
c. Làm lớp chịu hao mòn:
d. Gia cường mặt đường:
e. Mở rộng mặt đường:
f. Vừa mở rộng, vừa gia cường:
1. Các vấn đề chung
2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô
4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô
5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại
   sửa chữa đường ô tô
6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường
7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
VII. Đảm bảo an toàn thuận lợi
  trong giao thông
1. Báo hiệu đường bộ :
2. Thiết bị phòng hộ, bảo vệ, đảm bảo an toàn giao
   thông :
(Xem điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237:2001)

Contenu connexe

Tendances

Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tô
Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tôBài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tô
Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tônha quang
 
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịđề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịTruong Chinh Do
 
Thi cong ven bo
Thi cong ven boThi cong ven bo
Thi cong ven boluuguxd
 
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầu
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầuBài giảng sửa chữa-tăng cường cầu
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầuSơn Phạm
 
Bai giang co so cong trinh cau t.hung
Bai giang co so cong trinh cau   t.hungBai giang co so cong trinh cau   t.hung
Bai giang co so cong trinh cau t.hungtuanthuasac
 
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đườngTtx Love
 
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNG
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNGPHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNG
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNGĐức Hoàng
 
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thepPhan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thepxaydungdongkhanhsg
 
Thuyet minh tkco
Thuyet minh tkcoThuyet minh tkco
Thuyet minh tkcoVoduy Phuoc
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngDoan Hau
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiênLa42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngduongle0
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) nataliej4
 
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNTính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNHồ Việt Hùng
 
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦUGIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦUSoM
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kếtLam Nguyen
 
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...nataliej4
 

Tendances (20)

Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tô
Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tôBài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tô
Bài giảng thiết kế yếu tố hình học đường ô tô
 
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thịđề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
đề Cương ôn thi giao thông và đường đô thị
 
Thi cong ven bo
Thi cong ven boThi cong ven bo
Thi cong ven bo
 
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầu
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầuBài giảng sửa chữa-tăng cường cầu
Bài giảng sửa chữa-tăng cường cầu
 
Bai giang co so cong trinh cau t.hung
Bai giang co so cong trinh cau   t.hungBai giang co so cong trinh cau   t.hung
Bai giang co so cong trinh cau t.hung
 
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường
176 câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp đường
 
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNG
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNGPHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNG
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN VÀ MÓNG CỌC ĐÓNG
 
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thepPhan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
 
Thuyet minh tkco
Thuyet minh tkcoThuyet minh tkco
Thuyet minh tkco
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiênLa42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên
La42.016 nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên
 
01 bai giang btct 2
01 bai giang btct 201 bai giang btct 2
01 bai giang btct 2
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đường
 
Thuc hanh mo
Thuc hanh moThuc hanh mo
Thuc hanh mo
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
 
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNTính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
 
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦUGIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kết
 
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...
Đồ Án Thiết Kế Cầu Dầm Chữ I Giản Đơn BTCT Ứng Suất Trước 5 Nhịp 28m (Kèm Bản...
 

Similaire à Bài giảng khai thác đường

Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điệnThiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngkhongquantam93
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Ttx Love
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTtx Love
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005VuDuyToan
 
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxdo-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxLuLNguynt
 
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxdo-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxLuLNguynt
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchTruong Chinh Do
 
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdf
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdfNghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdf
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdfMan_Ebook
 
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxBBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxNguynTrungKin27
 
Quy trình bảo dưỡng ô tô
Quy trình bảo dưỡng ô tôQuy trình bảo dưỡng ô tô
Quy trình bảo dưỡng ô tôthien phong
 
190512 bai giang kien truc canh quan
190512 bai giang kien truc canh quan190512 bai giang kien truc canh quan
190512 bai giang kien truc canh quanSơn Phạm
 
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongGt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongNhật Mai
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động nataliej4
 

Similaire à Bài giảng khai thác đường (20)

Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Cấu tạo hệ thống phanh ôtô và hệ thống phanh thủy lực - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe ToyotaĐề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
 
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điệnThiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện
Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
 
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxdo-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
 
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docxdo-an-tinh-toan-ly-hop.docx
do-an-tinh-toan-ly-hop.docx
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạch
 
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdf
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdfNghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdf
Nghiên cứu mô phỏng quỹ đạo chuyển động của ô tô với hệ thống ABS + ASR.pdf
 
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxBBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
 
Quy trình bảo dưỡng ô tô
Quy trình bảo dưỡng ô tôQuy trình bảo dưỡng ô tô
Quy trình bảo dưỡng ô tô
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
 
190512 bai giang kien truc canh quan
190512 bai giang kien truc canh quan190512 bai giang kien truc canh quan
190512 bai giang kien truc canh quan
 
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongGt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
 

Plus de bookbooming1

Tập trung hay là chết
Tập trung hay là chếtTập trung hay là chết
Tập trung hay là chếtbookbooming1
 
Edison mà tôi biết
Edison mà tôi biếtEdison mà tôi biết
Edison mà tôi biếtbookbooming1
 
Chinh phục các đợt sóng văn hóa
Chinh phục các đợt sóng văn hóaChinh phục các đợt sóng văn hóa
Chinh phục các đợt sóng văn hóabookbooming1
 
Chân dung mới của cfo cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...
Chân dung mới của cfo   cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...Chân dung mới của cfo   cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...
Chân dung mới của cfo cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...bookbooming1
 
Những công ty đột phá
Những công ty đột pháNhững công ty đột phá
Những công ty đột phábookbooming1
 
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...bookbooming1
 
Tiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobsTiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobsbookbooming1
 
Thuật đắc nhân tâm.
Thuật đắc nhân tâm.Thuật đắc nhân tâm.
Thuật đắc nhân tâm.bookbooming1
 
Con đường steve jobs
Con đường steve jobsCon đường steve jobs
Con đường steve jobsbookbooming1
 
10 lời khuyên khởi nghiệp
10 lời khuyên khởi nghiệp10 lời khuyên khởi nghiệp
10 lời khuyên khởi nghiệpbookbooming1
 

Plus de bookbooming1 (20)

Tập trung hay là chết
Tập trung hay là chếtTập trung hay là chết
Tập trung hay là chết
 
Edison mà tôi biết
Edison mà tôi biếtEdison mà tôi biết
Edison mà tôi biết
 
Chinh phục các đợt sóng văn hóa
Chinh phục các đợt sóng văn hóaChinh phục các đợt sóng văn hóa
Chinh phục các đợt sóng văn hóa
 
Chân dung mới của cfo cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...
Chân dung mới của cfo   cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...Chân dung mới của cfo   cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...
Chân dung mới của cfo cách nhà quản trị tài chính thay đổi vai trò của mình...
 
Bản lĩnh putin
Bản lĩnh putinBản lĩnh putin
Bản lĩnh putin
 
Những công ty đột phá
Những công ty đột pháNhững công ty đột phá
Những công ty đột phá
 
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...
Bí quyết của các ceo – 150 ceo toàn cầu tiết lộ bí mất về kinh doanh, cuộc số...
 
Tiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobsTiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobs
 
Thuật đắc nhân tâm.
Thuật đắc nhân tâm.Thuật đắc nhân tâm.
Thuật đắc nhân tâm.
 
Con đường steve jobs
Con đường steve jobsCon đường steve jobs
Con đường steve jobs
 
10 lời khuyên khởi nghiệp
10 lời khuyên khởi nghiệp10 lời khuyên khởi nghiệp
10 lời khuyên khởi nghiệp
 
Chuong3
Chuong3Chuong3
Chuong3
 
Chuong mo dau
Chuong mo dauChuong mo dau
Chuong mo dau
 
Chuong 5
Chuong 5Chuong 5
Chuong 5
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Ch viii
Ch viiiCh viii
Ch viii
 
Ch­ vii
Ch­ viiCh­ vii
Ch­ vii
 
Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 
Ch vi
Ch viCh vi
Ch vi
 

Dernier

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Dernier (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Bài giảng khai thác đường

  • 1. Đại học Đà Nẵng Trường Đại học Bách Khoa Khoa Xây dựng Cầu Đường Bộ môn : Đường ô tô & đường thành phố BÀI GIẢNG KHAI THÁC ĐƯỜNG Biên soạn: Th.S Nguyễn Biên Cương Đà Nẵng, 2007
  • 2. NỘI DUNG 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 3. Chương 1 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 4. I.Các vấn đề chung 1. Đặc điểm khai thác của đường ô tô: - Phải chịu đựng lưu lượng xe ngày càng tăng, tải trọng xe ngày càng nặng. - Xe cộ tác dụng lên công trình dưới dạng tải trọng tĩnh, động & trùng phục. - Tải trọng mang tính ngẫu nhiên, phân bố không đều. - Chịu tác dụng trực tiếp các yếu tố khí quyển.
  • 5. Một số hình ảnh về dòng xe
  • 6.
  • 7.
  • 8.
  • 9.
  • 10.
  • 11.
  • 12.
  • 13.
  • 14.
  • 15. Tải trọng xe cộ Các yếu tố khí quyển Đường ô tô - Phát sinh ứng suất - biến dạng - Khả năng chịu lực giảm dần - Cường độ không ổn định - Xuất hiện các hư hỏng - Chất lượng khai thác giảm dần
  • 16. Vì vậy, cần có một đơn vị giữ gìn, tu bổ, sửa chữa kịp thời mạng lưới hàng chục ngàn km đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn. Không thể để xảy ra hiện tượng này !
  • 17. 2. Khái niệm về khai thác đường: Khai thác đường là một ngành khoa học dựa vào sự phân tích tác dụng tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô để tìm ra các biện pháp thích hợp, kinh tế nhằm : - Hạn chế các hư hỏng - Nâng cao chất lượng kỹ thuật của đường - Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông - Nâng cao năng xuất vận tải - Hạ giá thành vận chuyển - Hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông
  • 18. 3. Nhiệm vụ của khai thác đường: - Nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô. - Khảo sát, đánh giá toàn diện chất lượng kỹ thuật của đường. - Nghiên cứu khả năng phục vụ của từng tuyến. - Định các thời hạn & phân loại công tác sửa chữa đường. - Xác định các công nghệ, kỹ thuật sửa chữa hợp lý & kinh tế. - Xác định các biện pháp tổ chức, điều khiển giao thông thích hợp.
  • 19. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 20. II. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ
  • 21. 1. Cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới QL: Bộ GTVT Cục đường sắt Cục đường bộ Cục đường sông Cục hàng không . . Khu QLĐB 1 Khu QLĐB 2 Khu QLĐB 4 Khu QLĐB 5 Khu QLĐB 7 C.ty QL&SCĐB ... C.ty QL&SCĐB ... Hạt QLĐB... Hạt QLĐB...
  • 22. 2. Cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới tỉnh lộ: Bộ GTVT, UBND tỉnh - thành phố Sở GTVT tỉnh... Sở GTCC thành phố.... Công ty QL&SC ĐB... Công ty QL&SC ĐB... Hạt QLĐB... Hạt QLĐB...
  • 23. 3. Nhiệm vụ của các đơn vị quản lý - khai thác đường bộ: 3.1. Cục đường bộ: là đơn vị chịu trách nhiệm thống nhất quản lý ngành đường bộ trong cả nước, kể cả mạng lưới đường Trung ương & đường địa phương. 3.2. Khu quản lý đường bộ: là đơn vị quản lý cơ sở của Cục đường bộ. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ trong phạm vi của mình (vài ngàn km).
  • 24. 3.3. Công ty quản lý & sửa chữa đường bộ : là đơn vị kinh doanh độc lập hoặc sự nghiệp của Khu QLĐB hoặc UBND tỉnh, thành phố. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài trăm km). 3.4. Hạt quản lý & sửa chữa đường bộ: là đơn vị hoạt động trực tiếp của các công ty QL&SC đường bộ. Chịu trách nhiệm quản lý & sửa chữa các tuyến đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài chục km).
  • 25. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 26. III. Cơ sở lý luận của khoa học khai thác đường ô tô 1. Sơ đồ cơ cấu của hệ thống khai thác vận tải ô tô 2. Hệ thống nhỏ: "Môi trường bên ngoài-Người lái xe" 3. Hệ thống nhỏ: "Đường - Ô tô" 4. Hệ thống nhỏ: "Môi trường bên ngoài-Đường ô tô"
  • 27. 1. Sơ đồ cơ cấu hệ thống khai thác vận tải ô tô : Người lái xe Ô tô Đường Môi trường bên ngoài
  • 28. Với cơ cấu gồm 4 yếu tố Người lái xe - Ô tô - Đường - Môi trường bên ngoài, hệ thống khai thác vận tải ô tô có 7 hệ thống nhỏ: " Môi trường bên ngoài - Người lái xe " " Người lái xe - Ô tô " " Ô tô - Đường " " Đường - Ô tô " " Môi trường bên ngoài - Ô tô " " Ô tô - Người lái xe " " Môi trường bên ngoài - Đường "
  • 29. 7 hệ thống nhỏ có quan hệ qua lại với nhau trong một mức độ nhất định, song 3 các hệ thống nhỏ: " Môi trường bên ngoài - Người lái xe " " Ô tô - Đường " " Môi trường bên ngoài - Đường " là các mô hình cơ - lý làm cơ sở cho khoa học khai thác đường.
  • 30. 2. Hệ thống nhỏ " Môi trường bên ngoài - Người lái xe ": đây là mô hình thông tin của quá trình vận tải. Môi trường bên ngoài - trường cung cấp thông tin cho người lái - là tổng hợp các sự vật, hiện tượng ảnh hưởng đến hoạt động của người lái xe trên đường như: - Cảnh quan hai bên đường;các điều kiện khí quyển; - Các yếu tố của tuyến đường; chất lượng kỹ thuật của tuyến đường; - Người đi bộ hai bên đường; xe chạy cùng chiều, ngược chiều. - Vi khí hậu trong buồng lái.
  • 31. - Các yếu tố của môi trường bên ngoài không ngừng tác động lên người lái tạo nên trong anh ta một cường độ cảm xúc. - Cường độ cảm xúc trong người lái sẽ dần tích lũy lại. - Khi cường độ cảm xúc không phù hợp với cường độ cảm xúc tối ưu, người lái sẽ có các quyết định thay đổi chế độ chạy xe hoặc quỹ đạo chạy xe để tự điều chỉnh cường độ cảm xúc phát sinh trong anh ta. - Trên cơ sở các quyết định đó, người lái sẽ tác động lên các bộ phận điều khiển ô tô.
  • 32. Môi trường bên ngoài Người lái xe Sơ đồ tác dụng Thụ cảm thông tin, tích lũy cảm xúc tương hỗ giữa môi trường bên ngoài & người Phân tích môi trường lái xe. Ra quyết định để điều chỉnh cường độ cảm xúc Tác động lên các bộ phận điều khiển xe
  • 33. Các yếu tố của MTBN không ngừng tác động lên người lái: - Cảnh quan hai bên đường; các điều kiện khí quyển - Các yếu tố của tuyến đường; chất lượng kỹ thuật của tuyến đường - Người đi bộ hai bên đường; xe chạy cùng chiều, ngược chiều - Vi khí hậu trong buồng lái Người lái xe: - Cảm giác các yếu tố của môi trường thông qua các giác quan - Tổng hợp các cảm giác để có sự thụ cảm môi trường - Tích lũy các thụ cảm để có khái niệm về môi trường bên ngoài - Ra quyết định thay đổi hoặc giữ nguyên chế độ & quỹ đạo chạy xe Điều khiển ô tô nếu có quyết định thay đổi chế độ chạy xe hoặc quỹ đạo chạy xe
  • 34. Các đối tượng của môi trường liên tục tác động lên người lái, tại bất kỳ một thời điểm nào, tổng cộng cường độ cảm xúc trong người lái cũng bằng cường độ cảm xúc sinh ra do các tình huống tại thời điểm ấy & những cường độ cảm xúc đã trải qua trước đấy còn tích lũy lại.
  • 35. Khi thường xuyên chạy trên một tuyến đường, trong người lái đã hình thành khái niệm về môi trường, quá trình thụ cảm & cường độ cảm xúc phát sinh trong anh ta sẽ thay đổi (theo chiều hướng giảm).
  • 36. Các nghiên cứu cho thấy, có một cường độ cảm xúc tối ưu tùy thuộc vào kinh nghiệm nghề nghiệp, tình trạng tâm-sinh lý của người lái (Eo ≅ 5,5μA), ở trạng thái này người lái đủ tin tưởng để lái xe & kịp thời điều khiển xe theo sự thay đổi của các tình huống bên ngoài.
  • 37. Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường có thể dùng hệ số mức độ phù hợp: Ett mo = Eo Trong đó: Ett là cường độ cảm xúc thực tế phát sinh trong người lái. Đánh giá sự phù hợp của môi trường: - mo =1 - môi trường phù hợp với người lái. - mo < 1 - môi trường ít thông tin, người lái thiếu tập trung. - mo > 1 - môi trường quá nhiều thông tin, người lái căng thẳng, dễ có các quyết định sai lầm.
  • 38. Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường bằng hệ số mức độ đột ngột: Ttt m1 = Tn Trong đó: -Ttt : thời gian thực tế người lái thụ cảm được yếu tố môi trường - Tn : thời gian ngưỡng để cảm xúc trong người lái kịp phát triển. Đánh giá sự phù hợp của môi trường: - m1 ≥1 - môi trường phù hợp với người lái. - m1 < 1 - người lái phát sinh đột ngột, giật mình.
  • 39. Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường bằng hệ số mức độ đơn điệu: μa μb m2 = ; m 2' = μ aqđ μ bqđ Trong đó: -μaqđ: hệ số biến phân quy định các biên độ của cường độ cảm xúc. -μbqđ: hệ số biến phân quy định của khoảng thời gian xảy ra cường độ cảm xúc cực đại. Đánh giá sự phù hợp của môi trường: - m2 , m2' =1 - môi trường phù hợp với người lái.
  • 40. Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường về khả năng chịu tải về sinh lý của người lái: q tt m3 = q gh Trong đó : - qtt : năng lượng tiêu tốn của người lái khi điều khiển xe (Kcal/phút). - qgh : năng lượng tiêu tốn giới hạn của người lái (3 Kcal/phút). Đánh giá sự phù hợp của môi trường: - m1 < 1 - môi trường phù hợp. - m1 ≥1 - người lái quá tải về mặt sinh lý.
  • 41. Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường về vi khí hậu buồng lái: B tt m4 = B gh Trong đó : - Btt: các giá trị thực tế của vi khí hậu buồng lái (nhiệt độ, gió, độ rung, độ ồn ...). - Bgh: giá trị giới hạn cho phép của vi khí hậu buồng lái. Đánh giá sự phù hợp của môi trường: - m1 < 1 - môi trường buồng lái phù hợp.
  • 42. 3. Hệ thống nhỏ "Ô tô - Đường": đây là mô hình cơ học của quá trình vận tải. Phân tích hệ thống nhỏ này sẽ cho phép đánh giá được độ ổn định của ô tô chạy trên đường; phân tích được các nguyên nhân gây ra các biến dạng, hư hỏng của đường & công trình trên đường. 3.1. Khi xe đứng yên: tải trọng tĩnh thẳng đứng Q của ô tô sẽ truyền xuống mặt đường thông qua các bánh xe, phản lực R của mặt đường có giá trị bằng Q từ tâm vệt tiếp xúc của bánh xe & có hướng ngược lại.
  • 43. 3.2. Khi xe chạy: tải trọng động của ô tô cũng tác dụng lên mặt đường thông qua các bánh xe, bao gồm: - tác dụng của tải trọng thẳng đứng. - tác dụng của tải trọng nằm ngang.
  • 44. a.Tải trọng thẳng đứng: - Phân bố xuống mặt đường thông qua vệt bánh xe. - Tại tâm vệt tiếp xúc áp lực thẳng đứng có giá trị lớn nhất. - Ứng suất do tải trọng thẳng đứng gây ra tắt dần theo chiều sâu mặt đường.
  • 45. Tải trọng thẳng đứng có tác dụng rất phức tạp lên kết cấu nền-mặt đường do: - Xe có trọng lượng khác nhau, chạy với tốc độ khác nhau nên giá trị của áp lực, tốc độ tăng áp lực & thời gian tác dụng của tải trọng trên mỗi điểm cũng khác nhau, tạo ra trong KCAĐ các sóng đàn hồi. Xung lượng I do tải trọng tác dụng ngắn hạn có giá trị:
  • 46. π .a.p max daN .giây I= ; 2 6. v 1 cm Trong đó : a - trục elíp vệt tiếp xúc bánh xe theo hướng dọc đường, cm; pmax - áp suất lớn nhất của bánh xe tác dụng lên mặt đường, daN/cm2; v1 - tốc độ gia tải, cm/giây.
  • 47. - Do mặt đường không bằng phẳng, nên ngoài tác dụng tĩnh, khi xe chuyển động còn va đập vào mặt đường tạo nên tác dụng động (xung kích) và I cũng tăng lên. - Khi xe chuyển động trên đường cong đứng (lồi hoặc lõm) giá trị của áp lực thẳng đứng cũng có biến đổi do có thêm lực ly tâm. - Tác dụng của tải trọng ngắn hạn lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đơn vị thời gian còn làm cho vật liệu mặt đường phát sinh hiện tượng mỏi & có thể tích lũy dần các biến dạng dư (biến dạng không hồi phục).
  • 48. Vì các lý do trên , khi xét tác dụng của tải trọng xe lên mặt đường cần phải xét đến: - Q - tải trọng trục xe; - p - áp suất bánh xe tác dụng lên mặt đường; - D - đường kính đường tròn vệt bánh xe; - V - vận tốc xe chạy; - N - lưu lượng xe chạy.
  • 49. Dưới tác dụng của áp lực thẳng đứng tĩnh & động, nền mặt đường sẽ: - Phát sinh biến dạng lún, dập, vỡ. - Phát sinh các ứng suất nén, kéo, uốn, cắt.
  • 50. b.Tải trọng nằm ngang: Phát sinh do ma sát giữa bánh xe & mặt đường trong các trường hợp: - Do mô men quay Mk ở bánh xe khi xe chuyển động. Lực này sẽ rất lớn khi xe bắt đầu chuyển bánh; lên hoặc xuống dốc lớn. - Do lực ly tâm khi xe chạy trong đường cong nằm. - Do hãm xe. - Do xe không hoàn toàn Mk chuyển động trong mặt phẳng lăn (lắc ngang). Pk T
  • 51. Cũng như tải trọng thẳng đứng, trị số áp lực ngang của xe cộ tác dụng lên kết cấu nền- mặt đường rất phức tạp do: - Xe có trọng lượng khác nhau, chạy với tốc độ rất khác nhau nên lực bám, lực ly tâm, lực hãm có tốc độ & thời gian tác dụng của tải trọng trên mỗi điểm cũng khác nhau. - Do các yếu tố của tuyến đường: trắc dọc, trắc ngang, hệ số bám . . . rất ngẫu nhiên. - Do các tình huống ngẫu nhiên khi xe chạy trên đường.
  • 52. Dưới tác dụng của áp lực nằm ngang nền-mặt đường sẽ: - Phát sinh bào mòn, bong bật. - Phát sinh các ứng suất kéo, cắt, trượt.
  • 53. c. Sức cản lăn (F = f.Ga): Phát sinh khi xe chạy trên đường, trị số sức cản lăn phụ thuộc vào: - Tải trọng trên bánh xe (Q F ); - Kích cỡ bánh xe (D F ); - Áp lực hơi trong xăm xe; - Ma sát giữa bánh xe & mặt đường (f F ); - Cường độ (độ cứng) của mặt đường; - Độ bằng phẳng của mặt đường (S F ); - Tốc độ xe chạy (V F ); - Ma sát trong các ổ trục bánh xe, nhíp xe.
  • 54. - Khi mặt đường bằng phẳng: nếu độ cứng của mặt đường càng lớn, áp suất trong xăm xe càng cao thì sức cản lăn càng nhỏ. - Nếu mặt đường kém bằng phẳng: độ cứng của mặt đường càng lớn, áp suất trong xăm xe càng cao thì sức cản lăn càng lớn. Cùng loại mặt đường, nếu mặt đường kém phẳng hệ số sức cản lăn có thể tăng lên từ 1,5 đến 2,5 lần. Vì vậy có thể nói, giữ cho mặt đường bằng phẳng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành quản lí - khai thác đường.
  • 55. d. Hệ số bám ϕ: Trong khai thác đường hệ số bám đóng vai trò hết sức quan trọng: ϕ giảm đến một giá trị nào đó thì chuyển động của ô tô trên đường xe trở nên nguy hiểm (trượt, lật, tăng chiều dài hãm xe, không điều khiển được xe) hoặc không thể thực hiện được nữa (bánh xe quay tại chỗ). Có 3 loại hệ số bám:
  • 56. ϕ - hệ số bám, khi xe chuyển động trong mặt phẳng lăn không có lực ngang, không có trượt hay quay tại chỗ. ϕ1 - hệ số bám dọc, khi xe chuyển động trong mặt phẳng lăn không có lực ngang, nhưng có trượt hay quay tại chỗ. ϕ2 - hệ số bám ngang, khi xe chuyển động xiên góc với mặt phẳng lăn,bánh xe vừa quay vừa trượt về một bên (trượt ngang). Khi đường khô ráo ϕ ≥ ϕ1 ≥ ϕ2 ( ≅ 10%).
  • 57. Hệ số bám phụ thuộc nhiều nhân tố: - Mức độ ẩm, bẩn của mặt đường; - Độ nhám của mặt đường; - Độ bằng phẳng của mặt đường; - Độ cứng của lốp xe; - Áp lực hơi trong xăm xe; - Diện tích vệt tiếp xúc; - Độ mòn của lốp xe; - Tải trọng trên bánh xe; - Tốc độ xe chạy.
  • 58. - Mặt đường độ ẩm, bẩn hệ số bám có thể giảm đi 2 đến 3 lần; - Khi xe chạy với tốc độ cao hệ số bám có thể giảm đi 2 đến 3 lần. Có thể nói, giữ cho mặt đường sạch & đủ độ nhám một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành quản lí - khai thác đường.
  • 59. ế Đường trơn, 7 ô tô liên tiếp gặp nạn trên QL1A (TP.HCM) c x e (Cơn mưa đầu mùa kéo dài hơn 1h tại TP.HCM chiều 18/4/2005 làm d u thời tiết bớt oi nồng, nhưng đường trơn đã làm liên tiếp 7 xe ô tô l ị c gặp nạn. Tin trên báo VietNamNet) h n à y l ậ t n h i ề u v ò n g t r ư ớ c k h i l ậ t n g a n g n ằ m t r ê n c o
  • 60. Với các tuyến đường có tốc độ xe chạy cao; đường đèo dốc có bán kính đường cong nhỏ, lực ly tâm lớn; đường cao tốc; đường băng sân bay cần thiết kế lớp mặt đường có độ nhám cao để đảm bảo an toàn xe chạy. Một giải pháp đơn giản là thiết kế cấp phối BTN có hàm lượng đá dăm cao (60÷65%).
  • 61. Đường vào sân bay Chu Lai – BTNC Dmax15
  • 62. Ở các nước tiên tiến hiện sử dụng lớp phủ có cấu tạo đặc biệt, có hệ số bám cao trên các đường cao tốc như: - VTO - SMA - OGFC - PAC - PA (PEM)
  • 63. Lớp BTN mỏng tạo nhám (VTO - Very Thin Overlay): - Chiều dày: 2cm ÷ 3cm. - Cấp phối gián đoạn. - Độ rỗng còn dư: 12% ÷ 18%. - Dùng nhựa Pôlime PMB1. - Chiều sâu vệt nhám trung bình: H ≥ 0,8mm. Hiện ở Việt Nam VTO đã được thử nghiệm trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ; Tiêu chuẩn TC &NT lớp mặt đường này: 22TCN 345:2006.
  • 64. Lớp bêtông đá-vữa nhựa : SMA (Stone Matrix Asphalt) - Chiều dày : 4cm ÷ 7cm. - Cấp phối gián đoạn, hàm lượng BK & nhựa lớn. - Độ rỗng : 3% ÷ 5%. - Dùng nhựa Pôlime. - Chiều sâu vệt nhám TB: H ≥ 0,8(1,2mm). Đang nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn.
  • 65. SMA
  • 66. Lớp BTN chất lượng cao, BTN cải thiện ( PAC - Polimer Asphalt Concrete hoặc PMA - Polimer Modified Asphalt ): - Chiều dày : 3cm ÷ 8cm. - Cấp phối chặt liên tục. - Độ rỗng : 3% ÷ 5%. - Dùng nhựa Pôlime PMB2 & PMB3. - Có thể xẻ rãnh tạo nhám. Hiện ở Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn 22TCN 356:2006.
  • 67. Ở nước ta loại BTN này đang trong giai đoạn nghiên cứu ứng dụng. BTN Pô-li-me trên đèo Cả (PMB1)
  • 68. Lớp BTN thoát nước (PA - Porous Asphalt hoặc PEM - Porous European Mixes) - Chiều dày : 4cm ÷ 5cm. - Cấp phối hở. - Độ rỗng còn dư : 18% ÷ 22%. - Dùng nhựa Pôlime. - Chiều sâu vệt nhám trung bình : H ≥ 1,2mm.
  • 69. Lớp BTN tạo ma sát (OGFC hoặc OGDC Open-Graded Friction Course): - Chiều dày : 4cm ÷ 5cm. - Cấp phối hở, tiêu chuẩn cốt liệu thấp hơn PA & PEM. - Độ rỗng : phổ biến là 15%. - Dùng nhựa Pôlime. - Chiều sâu vệt nhám trung bình : H ≥ 1,2mm. Hiện ở Việt Nam OGFC đã được thử nghiệm 1 đoạn trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
  • 70. OGFC
  • 71. Ngoài các tác dụng cơ học, đường còn phải chịu đựng các chất thải, nhiên liệu (xăng, dầu, nhớt) rò rỉ từ ô tô.
  • 72. 5. Hệ thống nhỏ " Môi trường bên ngoài - Đường " : Đây là mô hình trao đổi nhiệt - ẩm. Phân tích hệ thống nhỏ này sẽ cho phép đánh giá được cường độ & độ ổn định của đường; tìm được các biện pháp hạn chế tác dụng có hại của các yếu tố thiên nhiên lên đường.
  • 73. Sơ đồ tác dụng của các yếu tố môi trường lên nền-mặt đường Bức xạ mặt trời Nước mưa Gió MNM Nước thẩm thấu Hơi nước MNN Nước ngầm
  • 74. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 75. IV. Biến dạng - hư hỏng điển hình 1. Các biến dạng & hư hỏng điển hình: 1.1. Nền đường: (đã học phần nền đường). - Bị bào mòn. - Xói lở, sạt lở. - Co ngót. - Lún. - Sụp. - Sụt. - Trượt.
  • 76. 1.2. Mặt đường: 1.2.1. Các biến dạng: a. Biến dạng nhớt: biến dạng không hồi phục, thường xuất hiện trong thời gian đầu khai thác. Nguyên nhân: do kết cấu mặt đường bị xe cộ đầm nén làm cho chặt lại. Nếu biến dạng phát triển đều trên toàn bộ chiều rộng đường & không vượt quá 1 trị số nhất định thì không gây nguy hiểm. b. Biến dạng đàn hồi: biến dạng phát triển khi có tải trọng xe chạy, hồi phục hoàn toàn khi xe chạy qua.
  • 77. c. Biến dạng dư (dẻo): biến dạng không hồi phục sau mỗi lần chịu tác dụng của tải trọng. Trị số biến dạng có thể rất nhỏ, nhưng do tác dụng trùng phục của tải trọng, trị số biến dạng dần tích lũy lại, đến một giới hạn nào đó có thể làm mặt đường kém bằng phẳng, nứt nẻ, gãy vỡ. 1.2.2. Các hư hỏng điển hình: a. Của riêng lớp mặt đường: a1. Bị bào mòn: đây là biến dạng cơ bản, do khi xe chuyển động luôn trượt dọc trên mặt đường nên lốp xe và mặt đường đều bị hao mòn theo thời gian. Sẽ có trị số lớn trên đoạn đường có lực ngang lớn hoặc xe hãm nhiều.
  • 78. a2. Lớp mặt bị hóa già: dưới tác dụng của các yếu tố khí quyển, lớp mặt bị thay đổi tính chất, trở nên giòn, cứng, dễ bị bào mòn, gãy vỡ. Thường xuất hiện trong lớp mặt có xử lý nhựa. Lớp mặt bị mài mòn Lớp mặt bị hóa già
  • 79. a3. Lớp mặt bị lõm: dưới tác dụng lâu dài của xe nặng lớp mặt bị lõm, bị hằn vệt lốp xe. Thường xuất hiện trong lớp mặt có xử lý nhựa về mùa nóng, mặt đường cấp phối về mùa mưa.
  • 80. a4. Lớp mặt bị trượt, làn sóng: thường gặp ở mặt đường nhựa, cấp phối. Vị trí: những đoạn đường có lực ngang lớn. Nguyên nhân: lớp mặt bị trượt do dính bám kém với lớp dưới hoặc sức chống cắt của vật liệu nhỏ.
  • 81. a5. Lớp mặt bị dập: do tác dụng của xe xích hoặc các phương tiện bánh cứng. a6. Vật liệu hạt nhỏ bị bóc: do tác dụng xung kích của hoạt tải & tác dụng phá hoại của các yếu tố khí quyển.
  • 82. a7. Ổ gà: đây là hư hỏng cục bộ của lớp mặt khi chịu tác dụng của lực ngang hoặc do vật liệu mặt đường không đồng nhất.
  • 83. b. Hư hỏng của kết cấu mặt đường: b1. Vệt lún bánh xe: dải lõm dọc trục đường tại vị trí xe chạy nhiều. b2. Lún cục bộ: chỗ lõm trên mặt đường có diện tích bất kỳ, bề mặt thoải & bên cạnh không có hiện tượng trồi.
  • 84.
  • 85.
  • 86. b3. Nứt: xuất hiện rất nhiều hình thức. - Nứt ngang: - Nứt dọc: - Nứt chéo: - Nứt dọc vệt bánh xe: - Nứt gãy mép phần xe chạy: - Lưới đường nứt. b4. Trồi, trượt: b5. Vỡ, gãy: đây là hiện tượng hư hỏng nặng.
  • 89. Nứt dọc vệt bánh xe
  • 90. Nứt gãy mép phần xe chạy Nứt chéo sau mố cầu
  • 93.
  • 96. 2. Ảnh hưởng của độ không bằng phẳng đến chất lượng khai thác: Khi xe chạy trên đường không bằng phẳng, xe mất mát động năng do bánh xe va đập vào các chỗ mấp mô trên đường. Tại một chỗ mấp mô có chiều cao h, động năng mất mát: Vcòn 2 R 2.G V α ΔE ≈ α 1 . .h V g D G Vmất h T
  • 97. Nếu chiều dài đoạn đường L có n chỗ không bằng phẳng có chiều cao hi thì tổng động năng mất mát của ô tô : 2 2.G V n E ≈ α1 . .∑ h i g D i =1 Để xe không thay đổi tốc độ, động cơ ô tô phải tăng thêm 1 lực kéo phụ: n 2 2.G V i =1∑h i F1 ≈ α1 . . g D L
  • 98. n ∑h i Tỉ số: i =1 gọi là độ dốc quy ước do L đường không bằng phẳng. Như vậy, khi xe chạy trên đường không bằng phẳng, tiêu hao nhiên liệu của ô tô sẽ tăng lên, do phải khắc phục lực kéo phụ.
  • 99. Ngoài ra, đường không bằng phẳng còn: - Làm giảm tốc độ xe chạy. - Làm xe dao động, gây mất an toàn. - Làm tăng hao mòn xăm lốp xe. - Làm lái xe & hành khách nhanh mệt mỏi, hàng hóa hư hỏng. - Làm giảm thời gian trung đại tu của ô tô. - Làm tăng chi phí vận tải lên từ 1,5 ÷ 4 lần. Vì vậy, giữ cho đường bằng phẳng là một nhiệm vụ rất quan trọng của các đơn vị quản lý & khai thác đường.
  • 100. 3. Ảnh hưởng của độ hao mòn đến chất lượng khai thác: Khảo sát sự phát triển của độ hao mòn theo thời gian: Công tác duy tu, bảo h,mm dưỡng không tốt Ho Công tác duy tu, bảo dưỡng tốt ho GĐ1 GĐ2 GĐ3
  • 101. - Giai đoạn 1: chiều dày mặt đường giảm đi một chiều dày ho do biến dạng nhớt. - Giai đoạn 2: độ hao mòn có quan hệ tuyến tính với cường độ vận tải : H = a + b.Q - Giai đoạn 3: độ hao mòn phát triển rất nhanh theo 1 đường cong. Vì vậy, khi trị số độ hao mòn đạt đến giá trị Ho (độ hao mòn cho phép), đơn vị quản lý & khai thác đường phải làm lại lớp chịu hao mòn.
  • 102. 4. Ảnh hưởng của cường độ mặt đường đến chất lượng khai thác: - Cường độ mặt đường thấp, dưới tác dụng của tải trọng xe cộ sẽ phát sinh các biến dạng, hư hỏng, làm mặt đường kém bằng phẳng, chất lượng khai thác giảm; tiềm ẩn các tai nạn giao thông. - Cường độ mặt đường không ổn định dưới tác dụng của nhiệt & nước có thể làm kết cấu mặt đường hư hỏng nặng vào mùa khai thác bất lợi.
  • 103. Vì thế, khảo sát thường xuyên cường độ kết cấu áo đường; phân tích tìm hiểu các nguyên nhân gây hưng hỏng kết cấu; duy trì KCAĐ đủ cường độ, ổn định cường độ là một công tác quan trọng của các đơn vị quản lý khai thác đường.
  • 104. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 105. 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa
  • 106. 1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác: 1.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá: Tốc độ chạy xe của xe tính toán có thể đạt được trên đường. Lưu lượng xe, thành phần xe. Tải trọng tính toán trên trục xe. Năng lực công tác của đường & các công trình trên đường. Mức độ an toàn xe chạy. Khả năng thông xe của đường. Khả năng đảm bảo giao thông thông suốt. Độ tin cậy của đường.
  • 107. 1.2. Hệ thống các hệ số đánh giá chất lượng khai thác: Hệ số cường độ mặt đường theo điều kiện độ lún đàn hồi: E tt l qđ K1 = đh ; K 1 = tt ' E yc l Hệ số cường độ mặt đường theo sức kháng trượt : τ K2 = τ max
  • 108. Hệ số cường độ mặt đường theo điều kiện chịu kéo khi uốn: R ku K3 = σ ku Hệ số độ bằng phẳng của tầng mặt: S gh Vcho .phép Vt . t K4 = ; K4 = ' ; K4 = " S t .t Vt . t Vt . toán
  • 109. Hệ số mức độ trơn trượt: ϕ t .t K5 = ϕ qđ Hệ số hao mòn tầng mặt: Ho K6 = H t .t
  • 110. Hệ số mức độ an toàn: C . phép K K7 = TN t .t K TN Hệ số lưu lượng xe chạy: N t . toán K8 = N t .t
  • 111. 2. Đánh giá chất lượng khai thác: Thông qua việc thường xuyên khảo sát các hệ số chất lượng khai thác, các đơn vị quản lý khai thác đường lập các báo cáo định kỳ về chất lượng phục vụ của tuyến đường, đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý & kinh tế để đảm bảo các hệ số khai thác đạt yêu cầu.
  • 112. Số liệu thống kê về tai nạn giao thông năm 2006: Theo thống kê của các ngành chức năng, tính từ đầu năm đến nay (12/12/2006) , cả nước đã xảy ra trên 12.000 vụ TNGT, làm chết gần 11.000 người và làm bị thương 10.000 người. Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mức thiệt hại do TNGT tại VN mỗi năm là 885 triệu USD, chiếm hơn 5,5% tổng thu ngân sách cả nước/năm.
  • 113. 2.1. Đánh giá mức độ an toàn giao thông bằng hệ số an toàn: V K at = xét Vtr Trong đó : - Vxét là vận tốc xe chạy ở đoạn đang xét. - Vtr là vận tốc xe chạy ở đoạn kề trước nó. Đánh giá: Kat < 0,4 : rất nguy hiểm. Kat = 0,4 ÷ 0,6 : nguy hiểm. Kat = 0,6 ÷ 0,8 : ít nguy hiểm. Kat > 0,8 : không nguy hiểm.
  • 114. Trình tự lập biểu đồ hệ số an toàn dọc tuyến: a. Đối với đường mới (giai đoạn thiết kế): Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng (có tốc độ xe chạy khác nhau, theo Vcb hoặc Vhc). Tính Kat trong các đoạn theo công thức. Vẽ biểu đồ Kat dọc tuyến. Phát hiện các đoạn có Kat < 0,8 - xác định nguyên nhân. Điều chỉnh thiết kế để Kat ≥ 0,8.
  • 115. b. Đối với đường đang khai thác: Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng ( dự kiến có tốc độ xe chạy khác nhau). Quan trắc tốc độ xe chạy trong các đoạn. Xử lý số liệu, tính V trong các đoạn (V95%).. Tính & vẽ biểu đồ Kat dọc tuyến. Phát hiện các đoạn có Kat < 0,6 - xác định nguyên nhân. Đề xuất các điều chỉnh để Kat ≥ 0,6.
  • 116. Đánh giá mức độ an toàn giao thông của đường bằng hệ số an toàn chưa phản ánh được sự liên quan giữa các yếu tố của đường đến phản ứng tâm lý của người lái xe. Mặt khác, trong giai đoạn thiết kế thường chỉ thiết lập biểu đồ vận tốc xe chạy lý thuyết cho loại xe có thành phần lớn nhất trong dòng xe để từ đó xác định K at. Vì vậy, để đánh giá mức độ an toàn giao thông, hiện nay sử dụng đồng thời cả phương pháp dùng Kat & Ktn.
  • 117. 2.2. Đánh giá mức độ an toàn giao thông bằng hệ số tai nạn: Zi K = i tn Z ch Trong đó : - Zi là số tai nạn giao thông có thể xảy ra do yếu tố thứ i của đường gây ra. - Zch là số tai nạn giao thông có thể xảy ra do yếu tố thứ i trên đoạn đường chuẩn gây ra.
  • 118. Hệ số tai nạn tổng hợp sẽ là tích số của các hệ số tai nạn riêng phần do từng yếu tố của đường gây ra: K TH tn = K .K ...K 1 tn 2 tn 15 tn TH Đường mới: nên thiết kế để K tn < 15 Đường đang khai thác: nên có các biện pháp TH điều chỉnh giao thông khi K tn > 15
  • 119. Trình tự lập biểu đồ hệ số tai nạn tổng hợp dọc tuyến: a. Đối với đường mới (giai đoạn thiết kế): Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng theo 15 yếu tố: lưu lượng xe, chiều rộng mặt đường, chiều rộng lề đường, độ dốc dọc, bán kính đường cong nằm, tầm nhìn mặt đường trên bình đồ & trắc dọc, chiều rộng khổ cầu, chiều dài đoạn thẳng, loại hình giao nhau, tầm nhìn trong nút, khoảng cách từ phần xe chạy đến nhà cửa 2 bên đường, khoảng cách đến điểm dân cư, hệ số bám.
  • 120. Tính Ktn riêng phần & Ktn tổng hợp trong các đoạn theo công thức. Vẽ biểu đồ Ktn dọc tuyến. Phát hiện các đoạn có Ktn > 15 - xác định nguyên nhân. Điều chỉnh thiết kế để Ktn < 15.
  • 121. b. Đối với đường đang khai thác: Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng theo 15 yếu tố. Khảo sát các yếu tố trong các đoạn. Xác định Ktn riêng phần & Ktn tổng hợp trong các đoạn theo công thức. Vẽ biểu đồ Ktn dọc tuyến. Phát hiện các đoạn có Ktn > 15 - xác định nguyên nhân. Đề xuất các biện pháp điều chỉnh để Ktn < 15.
  • 122. 3. Phân loại hình thức sửa chữa đường ô tô: Sửa chữa thường Sửa chữa Sửa chữa Làm lại xuyên vừa lớn Nâng cấp K1 ≥1 - ≤1 - K2 ≥1 - ≤1 - K3 ≥1 - ≤1 - K4 ≥1 ≤1 - - K5 ≥1 ≤1 - - K6 ≥1 ≤1 - - K7 ≥1 ≤1 ≤1 - K8 ≥1 - - ≤1
  • 123. Sửa chữa thường xuyên: là công tác tiến hành thường xuyên, liên tục trên suốt chiều dài tuyến đường. Mục đích: chăm sóc, giữ gìn, duy trì tình trạng tốt sẵn có của đường; đề phòng hư hỏng; kịp thời sửa chữa các hư hỏng nhỏ. Công việc: vệ sinh mặt đường; nạo vét cống, rãnh, các chỗ đọng nước; phát quang đảm bảo tầm nhìn; tu sửa lề đường; trét kẽ nứt; vá ổ gà; gọt, sửa những chỗ lồi lõm . . .
  • 124. Sửa chữa vừa: là công tác tiến hành định kỳ ngắn hạn, trên toàn tuyến đường hoặc trên 1 đoạn đường dài. Mục đích: sửa chữa kịp thời các hư hỏng để khôi phục lại chất lượng khai thác của tuyến đường . Công việc: làm lại lớp chịu hao mòn, lớp tăng cường ma sát, lớp khôi phục độ bằng phẳng. . .
  • 125. Sửa chữa lớn: là công việc tổng hợp & toàn diện, tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn tuyến đường hoặc trên 1 đoạn đường dài. Mục đích: sửa chữa toàn diện đường & các công trình kỹ thuật trên đường để khôi phục lại tình trạng ban đầu . Công việc: gia cường kết cấu mặt đường, cầu, cống. . .
  • 126. Làm lại: là việc công tổng hợp & toàn diện, tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn tuyến đường. Mục đích: khôi phục lại tình trạng ban đầu của tuyến đường, đôi khi cải tạo, nâng cao khả năng phục vụ của một số bộ phận, nhưng không thay đổi cấp hạng của tuyến đường. Công việc: làm lại kết cấu mặt đường, cầu, cống. . .
  • 127. Nâng cấp: là công việc tổng hợp & toàn diện, tiến hành định kỳ dài hạn, trên toàn tuyến đường, trên tất cả các hạng mục của tuyến đường. Mục đích: xây dựng lại tuyến có các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, phù hợp với lưu lượng xe, tải trọng xe & cấp hạng kỹ thuật mới.
  • 128. 4. Trình tự đánh giá chất lượng khai thác: 4.1. Điều tra đánh giá sơ bộ: a. Mục đích: nhằm phát hiện các đoạn đường cần điều tra, đánh giá chi tiết, xác định các dạng & số lượng các hư hỏng. b. Nội dung: - Thăm dò, đánh giá bằng mắt & các dụng cụ thô sơ về dạng & số lượng các hư hỏng của phần xe chạy, lề đường, mái dốc, các công trình thoát nước.
  • 129. 4.2. Chuẩn bị điều tra, đánh giá chi tiết: a. Mục đích: Nghiên cứu kỹ các hồ sơ, tài liệu có liên quan, chuẩn bị cho công tác điều tra đánh giá chi tiết. b. Nội dung: - Phân tích các số liệu thiết kế. - Nghiên cứu kỹ hồ sơ hoàn công công trình. - Nghiên cứu hồ sơ bảo dưỡng, sữa chữa. - Phân tích số liệu đếm xe, số liệu tai nạn giao thông. - Nghiên cứu các số liệu quan trắc, đo đạc chất lư ợng khai thác của tuyến gần nhất.
  • 130. 4.3. Đánh giá chi tiết: a. Mục đích: rút ra các nguyên nhân gây nên các biến dạng & hư hỏng ở các đoạn đường cụ thể, nhằm tìm ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý & kinh tế để nâng cao chất lượng khai thác của nền, mặt đường & các công trình trên đường. b. Nội dung: - Phân chia tuyến thành các đoạn đặc trưng. - Thí nghiệm, khảo sát chất lượng ở các đoạn theo 8 hệ số đánh giá chất lượng khai thác. - Xử lý, tổng hợp các kết quả quan trắc.
  • 131. - Đánh giá, kết luận nguyên nhân hư hỏng của nền đường, mái ta luy, mặt đường, các công trình trên đường.
  • 132. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 133. VI. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường ô tô 1.Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ nền đường các công trình thoát nước: - Sửa chữa lề đường: san phẳng, bù gọt lề đường, đầm nén lại. - Mái taluy: trồng cỏ bổ sung, đắp lại những vị trí sạt lở, hót đất sụt, phát quang đảm bảo tầm nhìn. - Khơi thông hệ thống thoát nước, trám trét kẽ nứt.
  • 134. 2.Sửa chữa vừa nền đường & các công trình thoát nước: - Sửa chữa lề đường, nền đường : san phẳng, bù gọt lề đường, đầm nén lại khối lượng trên 300m3. - làm thêm hệ thống dẫn dòng thoát nước, gia cố các đoạn rãnh biên, rãnh đỉnh hoặc thượng hạ lưu các công trình thoát nước.
  • 135. 3.Sửa chữa lớn nền đường & các công trình thoát nước: - Mở rộng, tôn cao nền đường, hạ dốc dọc, tăng bán kính đường cong. - Làm thêm các công trình chống đỡ, bảo vệ nền đường. - Làm thêm hệ thống thoát nước. - Làm lề gia cố.
  • 136. 4.Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mặt đường cấp thấp: 4.1. Sửa chữa thường xuyên: a. Chống bụi: - Tưới nước liều lượng 2 -3 lít/m2. Ngày tưới nhiều lần tùy theo tình hình thời tiết. - Nếu dùng nước có chứa 20 - 30% clorua can-xi có thể chống bụi 4 - 5 tuần. b. Khơi nước đọng, chống trơn lầy: - Kịp thời hốt sạch bùn lầy, khơi nước đọng, san lấp các chỗ trũng, vệt hằn bánh xe. - Rải vật liệu hạt chống trơn lầy.
  • 137. c. Giữ gìn lớp bảo vệ, hao mòn: - Quét vật liệu hạt làm lớp bảo vệ bị xe cộ làm xô giạt sang 2 bên lề đường trở lại mặt đường. - Định kỳ rải thêm vật liệu hạt làm lớp bảo vệ rời rạc d. Vá ổ gà: - Nguyên tắc: + Mặt đường làm bằng vật liệu gì thì dùng vật liệu ấy để vá ổ gà. + Đầm nén theo chu vi của ổ gà.
  • 138. - Trình tự: + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà. + Đào ổ gà thành hình chữ nhật có các cạnh vuông góc & song song với trục đường ( thành thẳng, đáy bằng ). Chiều sâu lớn hơn chiều sâu ổ gà 1,5 - 2 cm. Vệ sinh sạch. + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà. Nếu là cấp phối phải trộn ẩm đạt độ ẩm tốt nhất. + Tưới ẩm vào thành & đáy ổ gà; Rải vật liệu vá ổ gà. Nếu chiều dày ổ gà < 8cm có thể rải & đầm 1 lớp. + Đầm nén chặt từ ngoài vào trong.
  • 139. Lưu ý: quanh chu vi của ổ gà phải có cao độ bằng cao độ mặt đường. 1,5 - 2 cm Hướng xe chạy Miếng vá
  • 140. 5. Sửa chữa vừa & lớn mặt đường cấp thấp: 5.1. Mặt đường cấp phối: Vị trí: Thực hiện trên các đoạn đường có nhiều ổ gà, trắc ngang biến dạng, lồi lõm nhiều. Nội dung: Xáo xới mặt đường cũ, rải thêm vật liệu mới, trộn đều & lu lèn lại. Trình tự: - Vệ sinh mặt đường, tưới nước chống bụi. - Xới mặt đường cũ đến độ sâu của ổ gà phổ biến nhất bằng máy phay, máy san có lắp răng xới hoặc máy cày.
  • 141. - Vận chuyển vật liệu cấp phối bổ sung nếu mặt đường đã cũ bị hao mòn nhiều. Nếu mặt đường cũ bị trồi trượt, lượn sóng nhiều nên bổ sung vật liệu hạt lớn. - Rải vật liệu mới, tưới ẩm. - Trộn đều bằng máy san. - San rải tạo mui luyện. - Lu lèn lại. - Rải lớp bảo vệ rời rạc.
  • 142. 5.2. Mặt đường đá dăm: a. Láng nhựa: Vị trí: đoạn đường xuất hiện nhiều viên đá tròn cạnh, rời rạc nhưng trắc ngang chưa biến dạng nhiều. Nội dung: láng nhựa làm lớp bảo vệ. Trình tự: (tương tự xây dựng mặt đường).
  • 143. b. Thay đá: Vị trí: đoạn đường xuất hiện ổ gà, đá vỡ nhiều hoặc mặt đường lượn sóng. Nội dung: xáo xới, thay đá mới lu lèn lại. Trình tự: - Vệ sinh mặt đường, tưới nước chống bụi. - Xới mặt đường cũ đến độ sâu của ổ gà phổ biến nhất bằng máy san có lắp răng xới ,máy cày hoặc thủ công. - Sàng bỏ bụi bẩn trong đá dăm cũ, nếu đá vỡ quá nhiều thì dùng để gia cố lề.
  • 144. - Vận chuyển đá dăm mới, đá chèn. - Rải đá mới cùng với đá cũ. - Đầm nén chặt + tưới ẩm. - Rải các cỡ đá dăm chèn. - Đầm nén chặt + tưới ẩm. - Rải lớp bảo vệ rời rạc.
  • 145. 6.Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mặt đường cấp cao: 6.1. Vệ sinh mặt đường: - Quét đường bằng xe quét đường hoặc thủ công. - Tưới nước rửa đường bằng xe tưới nước. - Hút đinh, bu lông rơi vãi bằng xe có gắn nam châm.
  • 146. 6.2. Khắc phục chỗ thừa thiếu nhựa: a. Thừa nhựa: - Sấy nóng mặt đường. - Dùng dao nóng, xẻng nóng gọt nhựa thừa. - Rải đá con hoặc sỏi sạn. - Đầm nén bằng đầm cóc hoặc lu tay cho đá ấn một phần vào mặt đường. b. Thiếu nhựa: - Tưới nhựa bổ sung. - Rải đá con. - Đầm nén chặt.
  • 147. 6.3. Trét kẽ nứt: a. Tưới nhũ tương: Áp dụng khi chiều rộng kẽ nứt < 1 - 3 mm phân bố trên diện rộng. - Nên dùng nhũ tương có hàm lượng nhựa thấp (60, 65%). - Liều lượng nhũ tương tùy theo tình hình nứt nẻ của mặt đường (0,8 - 1,5 kg/m2). - Có thể dùng lu bánh lốp để lu lèn ngay sau khi tưới nhũ tương.
  • 148. Trình tự: - Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong các kẽ nứt. - Tưới nhũ tương bằng máy tưới. - Lu lèn bằng bánh lốp4 - 6 l/điểm.
  • 149.
  • 150.
  • 151.
  • 152.
  • 153.
  • 154.
  • 155. b. Trét kẽ nứt bằng nhựa: Áp dụng khi chiều rộng kẽ nứt < 3 - 5 mm. Trình tự: - Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong các kẽ nứt. - Rót nhựa vào kẽ nứt.
  • 156. c. Trét kẽ nứt bằng mat-tic: Áp dụng khi chiều rộng kẽ nứt > 5 mm. Trình tự: - Vệ sinh sạch mặt đường, thổi sạch bụi trong các kẽ nứt. - Đun nóng máttíc, rót vào kẽ nứt. - Rắc cát nóng hoặc bột khoáng lên trên thành 1 lớp mỏng, gọt phẳng.
  • 157. 6.4. Khắc phục chỗ trồi trượt, làn sóng: a. Lu lèn lại: Áp dụng khi mặt đường trồi trượt ít trong phạm vi rộng. Trình tự: + Sấy nóng mặt đường. + Lu lèn lại bằng lu nặng bánh cứng theo hướng vuông góc với chiều lượn sóng.
  • 158. b. Gọt (tẩy gồ): - Dùng nhân công đào gọt những vị trí mặt đường trồi cao, dồn cục trong phạm vi hẹp. - Dùng máy san gọt bằng trong phạm vi rộng. Trình tự: + Sấy nóng mặt đường. + Gọt phẳng bằng máy san. + Lu lèn lại bằng lu nặng bánh cứng.
  • 159. 6.5. Vá ổ gà mặt đường thấm nhập nhựa: + Xác định phạm vi ổ gà. + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà. + Đào ổ gà thành hình chữ nhật. Chiều sâu lớn hơn chiều sâu ổ gà 1,5 - 2 cm. Vệ sinh sạch. + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà. + Tưới nhựa dính bám vào thành & đáy ổ gà, liều lượng 0,6 - 0,8 kg/m2. + Rải đá dăm cơ bản vào ổ gà, đầm nén chặt. + Nếu chiều dày ổ gà < 5cm có thể tưới nhựa & rải đá con 1 lần; > 5cm tưới nhựa & rải đá con 2 lần. + Đầm nén chặt từ ngoài vào trong.
  • 160.
  • 161. 6.6. Vá ổ gà mặt đường BTN: + Xác định phạm vi ổ gà. + Dọn dẹp sạch phạm vi ổ gà. + Cắt, đào ổ gà thành hình chữ nhật. Nên đào hết lớp BTN hư hỏng, vệ sinh sạch, khô đáy và thành ổ gà bằng bàn chải sắt & máy nén khí. + Vận chuyển vật liệu vá ổ gà (nên dùng BTN trộn tại đường). + Tưới nhựa dính bám vào thành & đáy ổ gà. Liều lượng 0,6 - 0,8 kg/m2. + Rải BTN và đầm nén chặt. Nếu chiều dày ổ gà < 5cm có thể rải & đầm nén 1 lần.
  • 162. 7. Sửa chữa vừa & lớn mặt đường cấp cao: a. Khôi phục độ bằng phẳng của mặt đường: b. Làm lớp tăng cường ma sát: c. Làm lớp chịu hao mòn: d. Gia cường mặt đường: e. Mở rộng mặt đường: f. Vừa mở rộng, vừa gia cường:
  • 163.
  • 164.
  • 165.
  • 166. 1. Các vấn đề chung 2. Tổ chức quản lý khai thác đường bộ 3. Cơ sở lý luận khai thác đường ô tô 4. Các biến dạng hư hỏng của đường ô tô 5. Đánh giá chất lượng khai thác & phân loại sửa chữa đường ô tô 6. Kỹ thuật bảo dưỡng & sửa chữa đường 7. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
  • 167. VII. Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông 1. Báo hiệu đường bộ : 2. Thiết bị phòng hộ, bảo vệ, đảm bảo an toàn giao thông : (Xem điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237:2001)