SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  35
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
Bạn đam mê thời trang và muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình với chính niềm
đam mê đó, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Số lượng của hàng thời trang tăng lên chóng
mặt, khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, vậy làm thế nào để cửa hàng của bạn
có thể tạo ra những ấn tượng đặc biệt với khách hàng? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn
khởi đầu tốt hơn với công việc kinh doanh của mình:
1. Hướng tới một nhóm khách hàng cố định
Với mặt hàng thời trang, bạn không thể cùng lúc phục vụ mọi đối tượng khách hàng, việc
làm này không những đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn dẫn tới tình trạng hoạt động
không có trọng tâm, kém hiệu quả. Vì vậy, trước khi mở một cửa hàng thời trang, bạn cần
xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng tiềm
năng theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm.
Ví dụ, bạn có thể chọn cho mình một cửa hàng chuyên bán đồ cho nữ công sở trung niên,
chuyên thời trang cho người có vóc dáng to lớn, hoặc chuyên đồ trẻ em… Lựa chọn một
thị trường ngách phù hợp không chỉ giúp bạn phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, mà
còn giảm thiểu được tối đa số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
1
2. Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu mong
muốn và thói quen tiêu dùng của họ, từ đó đem tới các mặt hàng và cách thức phục vụ tốt
hơn. Đa số phụ nữ đều thích mua sắm và trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Đặc
biệt với đối tượng nữ khách hàng khi chưa lập gia đình, họ có thể sẵn sàng chi ra nhiều
hơn so với các đối tượng khác cho việc mua sắm quần áo.
3. Thiết kế và bài trí cửa hàng
Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng. Để xây
dựng một phong cách riêng, hãy thiết kế những điểm nhấn trang trí đặc biệt cho cửa hàng
của bạn. Đồng thời đừng quên sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa,
phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới. Đặc biệt, manocanh
sẽ là ấn tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng, thường xuyên thay các mẫu
trang phục mới và bắt mắt cho manocanh sẽ làm cho cửa hàng của bạn thu hút và nổi bật
hơn.
4. Dịch vụ khách hàng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng để
khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn.
Tư vấn cho khách hàng khi họ băn khoăn so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm của bạn
so với các cửa hàng khác. Hãy cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm như chất
liệu, kiểu dáng và các xu hướng thời trang mới nhất.
Luôn luôn giữ thái độ tươi cười và cảm ơn khách hàng ngay cả khi khách hàng không
mua sản phẩm hay có nhận xét không tốt về sản phẩm. Những nhận xét này chính là
thông tin quý giá để bạn có thể biết được đánh giá của khách hàng về cửa hàng, có những
thay đổi phù hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Có chính sách chăm sóc, khuyến mại cho các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách
hàng mua đồ theo nhóm để không chỉ tăng doanh thu mà còn mở rộng hình ảnh cửa hàng
tới nhiều khách hàng hơn. Có nhiều cách để ghi nhận và chăm sóc tốt hơn các khách hàng
thân thiết như thẻ khách hàng, thẻ tích điểm… hoặc nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm bán
hàng thông minh. Phần mềm bán hàng sẽ ghi lại thông tin khách hàng và toàn bộ lịch sử
mua hàng của khách hàng, do đó, bạn dễ dàng nắm được thông tin và giá trị mua hàng
của mỗi khách hàng đến với cửa hàng của bạn.
Những vật dụng không thể thiếu cho cửa hàng thời trang
2
Trang trí cho cửa hàng đẹp hơn, phong cách hơn, thuận tiện hơn cho khách hàng là
điều mà bất kỳ chủ cửa hàng thời trang nào đều hướng tới. Tuy nhiên, lựa chọn
những vật dụng nào, trang trí cửa hàng ra sao là điều mà nhiều chủ cửa hàng còn
băn khoăn, đặc biệt là những chủ cửa hàng lần đầu kinh doanh thời trang. Bài viết
dưới đây sẽ tổng hợp các kinh nghiệm khi lựa chọn vật dụng cho cửa hàng thời
trang của bạn.
1. Manocanh
Manocanh chính là “người mẫu” của cửa hàng, thu hút khách hàng và tạo ra ấn tượng đầu
tiên về “guu” thời trang của cửa hàng. Bạn có thể lựa chọn các mẫu manocanh nhựa hoặc
xốp ép để mặc mẫu các bộ đồ của cửa hàng. Đối với các cửa hàng nhỏ, diện tích còn hạn
chế và mong muốn tiết kiệm chi phí, thì manocanh khung sắt nửa người là một sự lựa
chọn hoàn hảo. Với giá thành dao dộng từ 500.000 tới 1.000.000, bạn có thể đầu tư một
vài manocanh để trưng bày trong cửa hàng, tại bất kỳ vị trí nào vì tính chất của loại
manocanh này là nhẹ, gọn gàng, thuận tiện cho việc di chuyển và sắp xếp. Trang phục
manocanh cần được lựa chọn bắt mắt, và thường xuyên thay đổi để tạo ra sự mới mẻ cho
cửa hàng.
3
2. Giàn giá, kệ treo quần áo
Đối với một cửa hàng thời trang, gian trưng bày kệ hàng hoá chính là bộ mặt của cửa
hàng. Khách hàng có thể cảm nhận cửa hàng bởi những hình ảnh và cách thức trưng bày
ngay từ ngoài cửa. Vì thế, khi lắp các giá kệ bày hàng, nên sắp xếp xen kẽ một cách hợp
lý, không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc
treo. Phân chia khu vực treo đồ dài, quần áo sooc, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng
lộn xộn, cái dài, cái ngắn. Vị trí trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ bắt
mắt nhất. Tùy theo không gian của mỗi cửa hàng mà sắp xếp các giàn, kệ treo một cách
hợp lý và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn.
4
3. Phòng thử đồ
Phòng thử đồ là khu vực không thể thiếu trong bất kỳ cửa hàng thời trang nào. Phòng thử
đồ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về không gian và cách sắp xếp sao cho đảm bảo tính
thẩm mỹ nhưng cũng tận dụng tối đa được không gian của cửa hàng. Sắp xếp vào khu
vực góc sẽ giúp tiết kiệm không gian, dành các vị trí trung tâm cho việc trưng bày hàng
hóa. Trong phòng thử đồ cần lắp gương (bên cạnh gương lớn được bố trí tại sảnh cửa
hàng) để khách hàng có thể soi gương mà không cần mất công ra khỏi phòng thử đồ. Mỗi
phòng thử đồ cần có nhiều móc treo đồ để vừa treo đồ của khách, vừa treo đồ mẫu của
cửa hàng mặc thử.
Thực tế hiện nay, nhiều cửa hàng thiết kế, bố trí khoảng 2, hoặc 3 phòng thử đồ, điều này
sẽ tạo được không gian riêng tư, cá nhân cho từng khách hàng, nhưng theo kinh nghiệm
5
của các chủ cửa hàng thời trang, để 1 phòng lớn thay chung sẽ giảm nguy cơ mất cắp và
dễ dàng trong việc quản lý đồ dùng của khách cũng như sản phẩm của cửa hàng tốt hơn.
4. Hệ thống đèn
Việc sắp xếp hệ thống đèn hợp lý sẽ tạo ra ấn tượng cho cửa hàng của bạn. Đèn cần được
bố trí nhiều tại các khu vực cần tập trung chú ý như manocanh, trước gương soi tại sảnh
chính… Tại các vị trí khác, đèn cần được bố trí hài hòa, đảm bảo đủ độ sáng để khách
hàng thấy rõ được sản phẩm. Một số cửa hàng sử dụng tông đèn vàng để tạo không gian
ấm cúng, sang trọng cho cửa hàng. Tuy nhiên sử dụng tông đèn này cũng có một nhược
điểm là khiến khách hàng khó phân biệt được màu sắc quần áo.
6
5. Bảng hiệu
Bảng hiệu là một thành phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của cửa
hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm của cửa hàng. Vì thế, các
cửa hàng cần thiết kế bảng hiệu độc đáo, ấn tượng và truyền tải đầy đủ thông điệp như:
Tên cửa hàng, thông tin liên hệ (số điện thoại, website, địa chỉ) và logo nếu có. Bảng hiệu
cần được chú ý lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, để tạo ấn tượng và đảm bảo khách hàng
vẫn có thể tìm ra cửa hàng khi trời tối.
7
Những kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng thời trang.
Động lực khi khách hàng bước vào cửa hàng thời trang chính là cách trang trí đẹp
mắt thu hút, còn động lực để khách mua hàng thì ngoài sản phẩm, đó còn chính là
nhân viên bán hàng. Vậy nhân viên bán hàng cần trang bị cho mình những kĩ năng
gì để làm việc được hiệu quả? Dưới đây là những kinh nghiệm quý báu sẽ giúp nhân
viên cửa hàng thời trang bán hàng hiệu quả hơn.
1. Thái độ phục vụ
Thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên vụ là một trong những yếu tố chiếm được lòng
tin của khách hàng một cách dễ dàng. Nhân viên có thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, đặc
biệt luôn thể hiện sự tôn trọng với khách hàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy được vị thế
“thượng đế” của mình đối với cửa hàng. Lòng tin của khách hàng bắt nguồn từ những
điều đơn giản như: một nụ cười, một lời cảm ơn…Hành vi nhỏ nhặt ấy lại có tác dụng rất
lớn trong việc tạo ra ấn tượng tốt cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn mới kinh doanh
thời trang, khi khách hàng chưa biết gì nhiều về cửa hàng. Vì vậy, các nhân viên bán
8
hàng cần thận trọng trong cách giao tiếp với khách hàng, nhất là đối với những vấn đề
nhạy cảm liên quan đến tiền bạc như: khách trả thừa tiền hoặc thiếu tiền…
2. Yếu tố ngoại hình
Do tính chất công việc liên quan đến thời trang nên nhân viên bán hàng cần chú trọng đến
vẻ bề ngoài của mình: một ngoại hình cân đối, khuôn mặt dễ nhìn, tươi tắn, ăn mặc gọn
gàng, make up nhẹ nhàng....sẽ gây thiện cảm cho khách hàng khi tiếp xúc. Đặc biệt, đối
với một số cửa hàng cao cấp, trang bị đồng phục cho nhân viên sẽ tạo nên phong cách
chuyên nghiệp cho cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng tìm ra người trợ giúp khi cần thêm
thông tin về sản phẩm. Một khách hàng chị Ly chủ cửa hàng Ly’s Boutitque – 40 Lý
Thường Kiệt chia sẻ đây chính là một trong những biện pháp chị đã sử dụng để tạo nên
phong cách riêng cho cửa hàng, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp phù hợp với
các mặt hàng cao cấp cửa hàng hiện kinh doanh. Chị đã nhận được nhiều phản hồi tích
cực từ phía khách hàng cũng như chính các nhân viên bán hàng, và sẽ tiếp tục duy trì
phương pháp này trong tương lai.
Bên cạnh đó, một số nhãn hàng thời trang lựa chọn sử dụng chính sản phẩm của mình
làm đồng phục cho nhân viên. Đây là một gợi ý hay để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
đồng thời quảng bá miễn phí hình ảnh sản phẩm tới khách mua hàng.
3. Kỹ năng trong giao tiếp
Giao tiếp cũng là một trong những nhân tố quan trọng, cần thiết của nhân viên bán hàng
thời trang. Giao tiếp tốt sẽ tạo một mối quan hệ tốt giữa nhân viên và khách hàng, một
nhân viên bán hàng giao tiếp tốt luôn nhận được cái nhìn thiện cảm đối với khách hàng
khi vào mua sắm. Những người bán hàng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách thích ứng
với mọi loại khách hàng để giới thiệu về sản phẩm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất gây
được niềm tin nơi khách hàng, theo đó công việc bán hàng cũng trở nên thuận lợi hơn.
4. Hiểu khách hàng để tư vấn phù hợp
Thẩm mỹ cao cùng khả năng tư vấn lựa chọn trang phục phù hợp sẽ là một điểm cộng với
nhân viên bán hàng thời trang. Trước khi vào mua hàng, khách hàng thường đã có suy
nghĩ về nhu cầu và sản phẩm mong muốn. Tìm hiểu và hướng khách hàng đến những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của họ sẽ tăng khả năng bán hàng thành công.
Để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bên cạnh việc lắng nghe và phán đoán dựa
9
trên phong cách của khách hàng, thì tìm lại lịch sử mua hàng cũng là một biện pháp hữu
hiệu để nắm bắt được “gu” của khách hàng.
Căn cứ vào những thông tin này, nhân viên bán hàng dễ dàng hiểu được phong cách và
nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp, tăng hiệu quả bán hàng.
Cửa hàng bán quần áo
Mở một cửa hàng quần áo là một công việc quan trọng và hết sức nghiêm túc. Với một số
người, nó đồng nghĩa với việc phải hy sinh một vị trí ở một công ty nào đó với lương lậu
ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và những kỳ nghỉ mát được bao trọn gói. Tất cả để đổi
lấy một công việc kéo dài 12-14 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Nancy Standforth,
giảng viên bộ môn kinh doanh thời trang của Đại học bang Oklahoma, khẳng định:
“Quản lý một cửa hàng quần áo là công việc đòi hỏi bạn phải dành toàn thời gian chứ
không chỉ 8 tiếng mỗi ngày”
Luôn có chỗ cho bạn
10
Cửa hàng bán quần áo
Có một điều rất may mắn là thị trường luôn rộng cửa đón chào những cửa hàng thời trang
mới và năng động. Có thể bạn không thấy được điều này khi chỉ tính những trung tâm
thương mại, mua sắm mới xuất hiện. Tuy nhiên nếu nhìn vào số cửa hàng nhỏ độc lập
đang mọc lên như nấm thì sẽ khác. Thực tế cho thấy hầu hết các cửa hàng bán lẻ, trong
đó có thời trang, đều có quy mô và doanh thu nhỏ và chỉ do 1 hoặc 2 người (có thể là vợ
chồng) làm chủ.
Để biết mình có sở trường thực sự về thời trang không, bạn hãy trả lời những câu hỏi
dưới đây.
1. Đây có phải là mảng kinh doanh bạn đã nắm vững được phần nào?
Có thể là bạn đã học về kinh doanh thời trang hay từng xem bố mẹ/ông bà mình bán hàng
hay có thời gian làm thêm ở cửa hàng quần áo nào đó. Dù là cách này hay cách khác thì
việc có chút kinh nghiệm dắt lưng cũng như năng khiếu kinh doanh đóng vai trò quan
trọng không kém gì niềm đam mê của bạn với thời trang.
2. Liệu bạn có chịu nổi những rủi ro cố hữu của nghề kinh doanh thời trang?
Nói thể không phải để dọa dẫm mà là để bạn có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thực
sự nghiêm túc muốn mở hàng quần áo, bạn phải biết rằng lĩnh vực kinh doanh này cũng
mạo hiểm giống như bán hàng ăn. Có thể bao vốn liếng bạn đổ vào đó bỗng chốc tiêu tan
trong thời gian ngắn.
"Mọi ngành nghề kinh doanh đều gắn liền với rủi ro, không có gì là chắc chắn 100% cả” -
Fred Derring, Chủ tịch và chủ sở hữu công ty tư vấn tiếp thị thời trang D.L.S Outfitters ở
New York (Mỹ) khẳng định. “Riêng ngành thời trang, bạn phải thực sự yêu nó thì mới
được vì đây là ngành có thu nhập “hẻo” nhất trong số các ngành. Ví như kinh doanh hàng
ăn, nếu thành công thì chỉ 5 năm bạn đã có thể kiếm được số tiền tương đương với 15
năm bán quần áo".
3. Có phải bạn đặt rất nhiều niềm tin vào ngành kinh doanh thời trang không?
Bạn phải nghĩ cho kỹ tại sao mình lại muốn mở một cửa hàng thời trang chứ không phải
là một cửa hàng gì khác. Nói gì thì nói, đam mê của bạn phải đủ lớn để giúp bạn vượt qua
những đợt cao điểm căng thẳng cũng như những giai đoạn ế ẩm. Nó giống như một cuộc
hôn nhân: khi khó khăn, căng thẳng, bạn phải nghĩ đến lý do tại sao trước kia mình lại
nhận lời lấy người ta để làm động lực phấn đấu.
11
4. Có phải chỗ bạn định kinh doanh đã có quá nhiều cửa hàng hay bị một số cửa hàng
lớn chiếm lĩnh rồi không?
Bạn không cần phải có bằng cấp gì cũng có thể nhận ra chỗ mình đã có nhiều cửa hàng
hay chưa. Chỉ cần nhìn qua những tờ catalog giới thiệu mà người ta bỏ vào nhà bạn hay
dạo một vòng qua những chỗ mua sắm là bạn thấy ngay điều đó. Tuy nhiên, nếu nhiều
cửa hàng mà nhu cầu thị trường vẫn lớn thì kiểu gì bạn cũng kiếm được chỗ đứng cho
mình.
5. Bạn có thể chuyên về một mặt hàng/dòng sản phẩm không?
Bạn có thể ấp ủ tung ra mặt hàng/dòng sản phẩm chuyên biệt nào đó mà nơi bạn định
kinh doanh chưa có. Nó có thể là thời trang đi biển, thời trang size lớn sành điệu hay đồ
bằng da/trang sức nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn.
Đi sâu hay chuyên về mặt hàng/dịch vụ nào đó là điều tối quan trọng trong kinh doanh.
Và nhiều khi, chỉ cần một chút tinh ý là bạn có thể làm được thế, kiểu như “không nhập
quần soóc kaki nếu trong vòng bán kính 10 km quanh chỗ mình có cửa hàng Gap”.
6. Bạn có lợi thế cạnh tranh không?
Tất cả chỉ gói gọi trong một từ "marketing". Thời điểm này, hãy áp dụng điều mà nhiều
người trong ngành thời trang đã đúc kết: “Ngày nay đối thủ của của chúng ta không
phải là cửa hàng gần kế bên mà là những siêu thị, những trung tâm thương mại. Tất
cả những gì chúng ta bán khách hàng đều có thể tìm thấy ở đó. Do đó, chúng ta phải
tìm cách tạo ra sự khác biệt cho mình. Hãy để ý đến loại hình dân cư nơi bạn kinh
doanh, tới vị trí và sự thuận tiện, tới các phong cách ăn mặc trong phim ảnh, truyền
hình và ngoài đường phố”.
12
Thị trường mục tiêu
Dù bạn định kinh doanh quần áo đắt tiền hay bình thường thì cũng đừng bao giờ quên thứ
làm nên sự khác biệt của bạn so với những chuỗi cửa hàng tên tuổi. Ví dụ, bạn có thể
không giảm giá được chiếc quần bò ở cửa hàng mình xuống nhưng bạn lại ăn điểm ở khía
cạnh mà người ta gọi là ‘tiền nào của nấy”.
Fred Derring, người sở hữu công ty chuyên hỗ trợ quảng bá cho các cửa hàng bán lẻ nhận
định: "Nếu chỉ mua quần áo thì đâu chả giống nhau. Vì thế cái mà người tiêu dùng hướng
đến là chất lượng dịch vụ, với thời gian ít ỏi của mình, họ muốn được phục vụ chu đáo
nhất. Trong khi đó, ở các siêu thị, trung tâm thương mại, “túm” được nhân viên bán hàng
để hỏi đã là may rồi chứ đừng mong được thêm cả sự đon đả, vồn vã”.
"Trái lại, những cửa hàng nhỏ lại đi về chất lượng dịch vụ. Họ hiểu rõ khách hàng của
mình và biết họ cần gì. Ngoài ra, họ cũng có những bộ sưu tập độc đáo khiến khách hàng
cảm thấy thích thú. Đây chính là những thứ mà khách hàng tìm kiếm ở những cửa hàng
nhỏ, độc lập”.
Phụ nữ
Nếu định mở cửa hàng quần áo nữ, chắc bạn đã biết sở thích của những khách hàng nữ
vốn “nắng mưa thất thường” và không theo khuôn mẫu nào cả. Tất cả những chuyên gia
13
mà chúng tôi phỏng vấn đều cho rằng nếu định mở cửa hàng quần áo nữ thì điều đầu tiên
mà bạn phải làm là xác định xem còn khoảng cách nào giữa nhu cầu thị trường và người
bán hay không. Nói cách khác, liệu mặt hàng (giá cả) và đối tượng khách hàng bạn định
nhắm đến có khó tìm không? Khi đã xác định được điều này, bạn có thể bắt đầu nhập
hàng cho phù hợp.
“Cửa hàng của tôi có điểm gì thu hút chị em phụ nữ?”, đó là câu hỏi mà các chủ shop
thời trang phải trả lời được. Tất nhiên, nói thì dễ, làm mới khó và làm thế nào cũng còn
tuỳ thuộc vào địa điểm bạn định mở cửa hàng.
Nam giới
Đối tượng khách hàng nam giới cho các cửa hàng quần áo chủ yếu trong độ tuổi từ 18-40,
cũng có một số vào hàng ngũ tuần nhưng rất ít. Thường thì họ là người độc thân và có
tiền - tuy nhiên không thiếu những người bị bạn gái hoặc vợ lôi đến bắt phải mua quần áo
mới. Nếu được chọn, nhiều đàn ông thà nấu nướng, giặt giũ chứ không chịu đi mua cho
mình một cái áo vest mới.
Trẻ em
Ngành thời trang trẻ em được coi là một trong những phân khúc có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất của thị trường bán lẻ quần áo.
Đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến không phải là những đứa trẻ mà là bố mẹ của
chúng vì quyết định mua hay không vẫn là quyền của bố mẹ - ít nhất là với những đứa trẻ
từ 10 tuổi trở xuống. Và những ông bố, bà mẹ càng có tiềm lực tài chính thì càng sẵn
lòng cho con ăn diện - nếu bản thân họ cũng là người thích mua sắm. Nhưng cũng cần
lưu ý rằng không phải ai có tiền cũng tiêu vào những thương hiệu đắt tiền.
Do đó, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu cho kỹ. Nếu ở khu vưc bạn bán
hàng người ta toàn đi những chiếc xe cũ, rẻ tiền thì nhiều khả năng họ sẽ tìm mua đồ hạ
giá còn nếu ở những nơi sành điệu với những ông bố bà mẹ đi xế hộp, đeo vòng, nhẫn
kim cương và ăn mặc toàn hàng hiệu thì chắc chắn sẽ có nhu cầu cho loại thời trang trẻ
em đắt tiền.
Chiếm tới 60% doanh số bán quần áo trẻ em là những bộ áo kết hợp quần/váy dễ thương.
Hình thù in trên quần áo thì có thể thay đổi liên tục nhưng màu xanh lá cây, xanh dương
và hồng nhạt luôn là những màu được chuộng nhất.
14
Chi phí khởi nghiệp
Mở một cửa hàng quần áo chắc chắn là sẽ tốn kém và theo khuyến cáo của Nancy
Standforth, giảng viên bộ môn kinh doanh thời trang của Đại học Bang Oklahoma –
người từng sở hữu một cửa hàng thời trang, bạn nên có số vốn khoảng 250.000 USD
(khoảng 5 tỷ đồng). Đừng đứng tim vội, hãy đọc tiếp vì bạn có thể chỉ cần ít hơn thế rất
nhiều.
"Bạn có thể không có 250.000 USD nhưng bạn vẫn có thể nghĩ đến việc mở một cửa
hàng nếu kiếm được nguồn vay ở đâu đó” - Margi P., chủ một cửa hàng thời trang nam
nữ và trẻ em khá thành công ở Redmond (Washington, Mỹ) khẳng định.
Giống như một số người ‘chung thân’ với nghề kinh doanh thời trang mà chúng tôi phỏng
vấn, Margie - với thâm niên 23 năm trong ngành - mở cửa hàng chỉ vì muốn nhanh chóng
thoát khỏi công việc kinh doanh nhà đất và có thời gian dành cho gia đình. Cửa hàng của
cô nằm cùng tòa nhà mà chồng cô mở nhà hàng. Không có chút kinh nghiệm hay vốn
liếng gì nhưng ngay khi vay được được 30.000 USD, cô đã bắt tay vào kinh doanh.
Tất nhiên, lao vào kinh doanh trong điều kiện như thế sẽ đi ngược với tôn chỉ của nhiều
người, nhất là trong thời đại ngày nay. Nhiều doanh nhân mà chúng tôi phỏng vấn còn
không dám mơ tới mở cửa hàng quần áo khi họ chưa có tối thiểu là 50.000 USD. Theo
Stanforth thì mức 150.000 USD là tương đối ổn để mở một cửa hàng trong khi Debbie
15
Allen, chủ của một cửa hàng thời trang nữ ở Scottsdale (Arizona, Mỹ) lại cho rằng nên có
trong tay 200.000 USD (cho một cửa hàng rộng khoảng 100-150 m2).
Khi nói đến tiền vốn đầu tư cửa hàng thời trang thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau
nhưng có một sự thật không thể chối cãi là bạn càng có nhiều tiền thì càng dễ làm ăn
(ngành nào cũng thế). Như lời Allen thì: “Bạn càng ít vốn thì càng lâu có lãi”.
Nguyên tắc cơ bản
Nếu những con số làm bạn chóng mặt thì bạn có thể sử dụng quy tắc 6% của Dan Paul,
chuyên gia tư vấn của công ty tư vấn bán lẻ RMSA: “Mọi người thường gặp rắc rối khi
tính toán vì họ không biết tỷ lệ tiền thuê cửa hàng và doanh thu là bao nhiêu thì hợp lý.
Trên thực tế, tiền thuê cửa hàng chỉ nên giới hạn ở mức 5-6% tổng doanh thu. Chẳng hạn
để trả được18.000 USD/năm tiền cửa hàng thì bạn phải có được 300.000 USD doanh
thu/năm.
Hoạt động
Kinh doanh quần áo là công việc không bao giờ buồn chán. Nếu ai đó nghĩ là làm nghề
này thì sẽ có thời gian xem ti vi, đọc sách báo thì chắc họ chỉ đoán mò. Còn chúng tôi xin
khẳng định rằng bạn sẽ phải ăn, ngủ, sinh hoạt ở cửa hàng, nhất là thời gian đầu.
16
Robert L., chủ một cửa hàng ở Meridian (Mississippi, Mỹ) khẳng định: "Không có ngày
nào giống ngày nào cả”. Thậm chí anh còn không nhớ nổi có lúc nào mình được rảnh
rang không nữa. “Mỗi ngày bạn lại có cả đống công việc mới phải làm, nào là quản lý
nhân viên, nhận hàng, trưng bày…Phút trước bạn vừa nói chuyện điện thoại với khách
hàng thì phút sau bạn đã phải liên hệ với cơ quan quảng cáo. Rồi có lúc bạn phải chúi
mũi vào sổ sách để xem tại sao tháng trước mình chi nhiều thế”.
Quy chế hoạt động/bán hàng
Đây sẽ là thứ giúp bạn giữ thăng bằng trong công việc. Khi một cửa hàng đi vào hoạt
động, sẽ có vô số vấn đề nảy sinh và chắc chắn bạn sẽ muốn có sẵn một cơ chế để làm
căn cứ giải quyết kịp thời những vấn đề đó, tránh những trục trặc, chậm trễ đáng tiếc
khiến bạn có thể mất đi nhân viên/khách hàng quan trọng nào đó. Vì thế, hãy ngồi xuống
và thảo ra quy chế hoạt động/bán hàng của cửa hàng mình và gửi đến toàn bộ nhân viên.
Những quy chế nào liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như thanh toán tiền mặt hay thẻ
tín dụng, bạn có thể thông tin rộng rãi để khách hàng biết.
Sẽ có rất nhiều thứ cần đến quy chế khi bạn bước vào ngành kinh doanh thời trang, trong
đó có những vấn đề liên quan đến thời gian mở cửa, giá cả, hàng ký gửi, mua sản phẩm
ngoài ý muốn, cho nợ, đặt cọc, đồ trả lại, những đơn hàng đặc biệt, hư hại, trẻ em trong
cửa hàng, loại thẻ tín dụng được áp dụng, gói quà,...
Chúng tôi để thời gian mở cửa ở ngay đầu tiên để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó vì
thời gian mở cửa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của bạn. Không như các trung
tâm mua sắm, các cửa hàng thời trang thường mở cửa tối thiểu là 6 ngày/tuần, từ thứ 2
đến thứ 7 và từ 10 giờ sáng tới 6 - 7 giờ tối, có chỗ mở tới 9 giờ tối hoặc muộn hơn vào
một số ngày trong tuần, nhất là thứ 5 và thứ 6. Linh động giờ giấc để có thể phục vụ
khách hàng vào buổi trưa hoặc tối muộn cũng là điều nên làm khi bạn tham gia vào
ngành này.
Chọn địa điểm
Khi chọn địa điểm để mở cửa hàng, bạn sẽ phải cân nhắc một số yếu tố như: địa điểm đó
có đông dân cư không, kinh tế có tốt không và có đối tượng khách hàng phù hợp với sản
phẩm của bạn không.
Với hầu hết các cửa hàng đi thuê địa điểm, tiền thuê thường căn cứ trên diện tích và trả
theo tháng. Một số chủ nhà tính giá thuê tối thiểu cộng với phần trăm doanh thu bán hàng
hàng tháng của người thuê - cao hơn mức đã ấn định trước.
17
Ngoài tiền thuê nhà và phần trăm doanh thu, nhiều người đi thuê cửa hàng ở một trung
tâm mua sắm còn phải trả thêm một loại phí gọi là phí phụ trội. Phí này được tính theo
diện tích hoặc theo phần trăm doanh thu và được sử dụng vào quảng cáo cho khu mua
sắm cũng như duy tu các cơ sở vật chất xung quanh cửa hàng như chỗ để xe, vỉa hè,
đường đi, khu vực nghỉ chân, sân hiên, phòng vệ sinh.
Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm thuê, hãy thực hiện những bước sau:
1. Xem trước vài địa điểm rồi mới chọn
2. Tìm hiểu xem địa điểm có rơi vào diện quy hoạch hay phải tuân thủ quy định nào
không
3. Tính toán nhu cầu để xe
4. Cân nhắc xem địa điểm có xứng với tiền thuê không
5. Tìm ra điểm hấp dẫn của địa điểm thuê
6. Xác định xem nếu thuê địa điểm đó thì có khả năng phát triển không
7. Tính xem cửa hàng bạn sẽ cần bao nhiêu diện tích
Thuê nhân viên
Số nhân viên mà bạn phải thuê sẽ dao động theo giờ mở cửa và lượng khách hàng nhưng
nguyên tắc phổ biến là một cửa hàng khoảng 100 m2 sẽ cần 1 nhân viên toàn thời gian và
một nhân viên bán thời gian.
Khi bạn tuyển nhân viên bán hàng, tiêu chí hàng đầu phải là khả năng bán hàng và tính
cách. Thoả mãn hai tiêu chí này thì bạn mới có thể hy vọng đào tạo được nhân viên của
mình và chắc chắn rằng họ biết chiều khách, biết tư vấn khách mua hàng và biết xử lý
mọi tình huống. Bạn cũng sẽ muốn nhân viên của mình nghiêm túc, thật thà để có thể tin
tưởng giao cho họ trọng trách thu tiền và ghi sổ sách.
Robert L., một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang khẳng định: "Kiểu gì thì bạn cũng
phải có tiêu chí tuyển người cụ thể bởi dịch vụ khách hàng rất quan trọng, nó giúp tạo sự
khác biệt giữa bạn và các siêu thị".
18
Marketing
Có nhiều lý do các doanh nghiệp mới nên quảng cáo cho cửa hàng mình. Tuy nhiên, với
mảng kinh doanh quần áo thì tất cả chỉ gói gọn trong mục tiêu: khẳng định dứt khoát với
khách hàng rằng mình có nhiều cái hay để họ tìm đến và rằng bạn không thua kém gì
những thương hiệu lớn. Nói tóm lại, bạn cần lôi kéo khách đến cửa hàng mình thay vì
đến với những đối thủ đã có tên tuổi. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn chưa có dịp nào
đi ngang qua cửa hàng của bạn thì ít nhất họ cũng có cơ hội được biết đến bạn qua mail
và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hãy coi quảng cáo là một cách để bạn tăng doanh thu bán hàng chứ không đơn thuần là
một khoản chi. Và đơn vị truyền thông mà bạn chọn phải phù hợp với địa phương của
bạn cũng như phải chuẩn bị nội dung, kế hoạch quảng cáo cho thật độc đáo, thật ấn tượng
và thật riêng biệt. Hãy cho khách hàng của bạn biết bạn bán sản phẩm gì, có những sự
kiện, dịch vụ gì đặc biệt. Bí quyết để quảng cáo của bạn thành công là: đơn giản, ngắn
gọn, súc tích và bắt mắt.
19
4 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CHO CỬA HÀNG QUẦN ÁO
Bí quyết bán hàng thành công.
Giống như hầu hết doanh nghiệp, 1 yếu tố quan trọng trong thành công của 1 cửa hàng
quần áo chính là dịch vụ khách hàng xuất sắc.
Hãy đào tạo cho nhân viên của bạn thấu hiểu điều đó thông qua việc quan sát lời khen, đề
nghị hay than phiền từ Khách hàng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu 1 cửa hàng quần áo cũ và 1
vài Khách hàng cho rằng bạn nên thêm trang phục cưới cũ, hãy tìm ra cách làm điều đó.
Bí quyết kinh doanh quần áo thành công phụ thuộc vào “4 Cách tạo nên Dịch vụ
khách hàng xuất sắc”
1. Luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất như một tiêu chí kinh doanh quần
áo thành công
Hãy đọc các tạp chí như Elle, Vogue, Lucky, Marie-Claire và Glamour để tìm kiếm xu
hướng thời trang theo mùa là gì. Hãy quan sát cách ăn mặc của giới nghệ sĩ vì họ gây ảnh
hưởng mạnh đến khách hàng của bạn.
Hãy lưu ý những bộ phim đang “hot” trên sóng truyền hình cũng như trong rạp. Cảm
nhận được “gu” thời trang từ những nguồn đó là thông tin quý báo nhất nếu bạn kinh
doanh trong lĩnh vực này.
Các show thời trang trong nước? Bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế nào đó ở Việt
Nam? Có đáng quan tâm hay không? Có. Bạn cần biết mọi thông tin về thời trang dù rằng
bạn không bán mọi thứ.
20
Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất
Trong khu vực bạn kinh doanh đang tổ chức 1 show thời trang và miễn phí vé, hoặc vé
cực kỳ ưu đãi, đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội. Đăng ký ngay.
2. Hãy thu thập ý kiến/phản ứng (thông tin đầu vào) từ nhân viên của bạn
Ở mỗi cuộc họp, hãy yêu cầu từng nhân viên viết ra 5-10 ý tưởng có thể giúp bạn cải
thiện chất lượng dịch vụ dành cho Khách hàng.
Hãy xem xét lần tượng từng ý tưởng và quyết định cái nào sẽ mang đến hiệu quả cao nhất
và thu hút Khách hàng mục tiêu theo cách tốt hơn.Việc này rất khó áp dụng, và các nhân
viên của bạn sẽ cho những ý tưởng rất ngây ngô, phi thực tế.
Đừng bận tâm, MỖI CUỘC HỌP luôn luôn phải có ý tưởng gởi cho bạn, thì theo thời
gian, bạn sẽ nhận được những sáng kiến rất bất ngờ và thú vị từ chính nhân viên của
mình.
21
Ý kiến từ nhân viên
3. Hãy quan sát những gì Khách hàng nói là kỹ năng bán quần áo.
Nếu 1 có vài Khách hàng cho bạn biết rằng cửa hàng không có quần áo plus-zise (quá to
so với bình thường) cho nam, hãy nghiên cứu các công ty khác nhau trên internet và hỏi
thăm xem họ có cung cấp quần áo plus-size hay không.
Tiếng nói từ Khách hàng
Nếu có khách hàng nói rằng cửa hàng của bạn sẽ thu được lợi ích từ việc cho Khách hàng
thêm thắt hoặc chỉnh sửa sản phẩm theo ý họ, hãy tìm 2 hoặc 3 người thợ may làm công
việc đó.
4. Hãy duy trì 1 chiến lược marketing mạnh là một trong những cách bán shop
quần áo hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn có được nhiều Khách hàng mua 1 chuỗi hàng hoá của mình từ tất,
vớ, mũ, hãy liên lạc với các tạp chí và gặp gỡ với nhà biên tập để thảo luận mẫu quảng
cáo đăng trên ấn bản của họ.
Hoặc bạn cũng có thể gặp giám đốc đài truyền hình để giới thiệu sản phẩm của bạn và
gửi lại vài mặt hàng cho khán giả xem qua TV.
22
Duy trì chiến lược marketing mạnh
Tuy nhiên, đây là những con đường “tốn kém” mà không phải ai cũng có thể làm được.
Đó là một số mẹo kinh doanh quần áo cho các bạn mới tập tành buôn bán quần áo. Mỗi
nhà kinh doanh phải vạch ra những chiến lược kinh doanh, nghĩ ra cách kinh doanh quần
áo hiệu quả cho riêng mình để từ đó vận dụng vào công việc kinh doanh cho hiệu quả rất
tốt.
Ngày nay, mạng xã hội (Facebook, Youtube,…) hay các trang thương mại điện tử đã cho
phép bạn phát triển việc kinh doanh tốt hơn mà không phải đầu tư quá nhiều tiền bạc.
Điều này có nghĩa rằng bạn có một lựa chọn khác để thực hiện với kết quả tương đương:
tập trung mọi nỗ lực marketing của bạn vào những kênh có sức lan truyền mạnh như
mạng xã hội.
• Bí quyết kinh doanh mặt hàng thời trang
Đi ngang qua cửa hiệu thời trang, bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi
một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện trong
đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này
23
Đi ngang qua cửa hiệu thời trang, bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi
một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện
trong đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này thành công, bạn không thể
cứ “thích là làm”.
Hiểu được quyền lực và sức mạnh mua sắm của phái đẹp:
Đa số phụ nữ đều thích mua sắm, trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Quý cô có
thể tiết kiệm từng nghìn đồng lẻ khi đi chợ, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn
đồng để mua một cái áo.
Bạn có kinh nghiệm và đam mê "shopping":
Do thường xuyên "lang thang" các cửa tiệm, bạn hiểu rõ giá sàn và nhãn hiệu của các loại
sản phẩm. Bạn cũng rất "rành" trong việc trả giá, lựa chọn mẫu...
Hiểu biết về thời trang và có óc thẩm mỹ cao:
Đừng kinh doanh khi bạn mù tịt kiến thức và thông tin về "mốt". Bạn nên biết may cơ
bản, vẽ các mẫu đơn giản, theo sát hoạt động thời trang trong nước và thế giới...
Ngoài ra, biết cách kết hợp màu sức và các loại trang phục giúp bạn tạo "xì-tai" riêng cho
cửa tiệm.
Bài trí cửa hiệu:
Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng, các kệ
hàng và mẫu mã quần áo dễ nhìn thấy... Hãy sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu
24
thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm. Và điều đặc biệt không thể thiếu khi trang trí shop
nổi bật là thiết kế trưng bày các tượng mẫu manơcanh cho thật ấn tượng và chính điều đó
làm cho shop của bạn thu hút và nổi bật hơn.Nếu kinh doanh thời trang cho giới trẻ, nên
treo những tấm ảnh người mẫu tuổi “teen” và nhạc “hip-hop” thời thượng.
Tư vấn khách hàng:
Vì họ thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy
cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: cái áo này chất liệu gì, được thiết kế ra sao... Nếu
là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm tại các buổi giới thiệu mẫu mới.
Nghệ thuật đón khách:
Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ "window shopping" (ngắm chứ
không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm.
Bảo vệ quyền lợi khác hàng:
Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi,
phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của
bạn
Bí kíp lập kế hoạch kinh doanh tổng quan cho cửa hàng quần áo
Kế hoạch kinh doanh được coi như một nền móng vững chắc để từ đó định hướng và kiến
tạo nên cửa hàng. Như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh
doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ. Từ số vốn, đối tượng khách
hàng, làm thế nào để tiếp thị cửa hàng hay làm thế nào để duy trì nó…phải được tính toán
trong kế hoạch kinh doanh. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì
đừng tiếc thời gian, công sức để lên kế hoạch . Bởi thiếu kế hoạch kinh doanh, bạn dễ
dàng mắc phải những sai lầm hoặc chệch hướng.
Một kế hoạch kinh doanh thông thường thường có những thành phần sau: Thông tin về
cửa hàng, nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing, tiền và kế hoạch mở rộng trong
tương lai.
25
Phần thông tin về cửa hàng
Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét phác thảo đầu tiên về cửa hàng của
bạn, như: Tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng
trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng của cửa hàng.
Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là
bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem
cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao
khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác? Phong cách
chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch hãy cân
nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang
trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa
hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo
mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong
những bước tiếp theo.
26
Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị
trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm
kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa
những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn
đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7 a.m… Tuy
nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…
Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn
chỉ lên kế hoạch trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển
của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và
làm ăn lâu dài.
Nghiên cứu thị trường
Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, điều
bạn cần ghi nhớ là nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác
định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho
rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm
và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng
không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học
vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ
vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa
tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì
mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
27
Sau đó, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời
trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa
hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị
đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi
thế cạnh tranh của bạn.
Kế hoạch marketing và bán hàng
Lên kế hoạch marketing về những gì bạn định quảng cáo cho người tiêu dùng như thế
nào? Bạn sẽ thu hút công chúng bằng cách nào? Quảng bá cửa hàng bằng những kênh
nào? Và khách hàng nhận được những quyền lợi gì khi mua hàng của bạn? Và làm thế
nào để họ quay lại?… Đó chỉ là một vài trong rất nhiều những câu hỏi của công cuộc
marketing gian nan và trường kỳ cho một shop quần áo. . Quan trọng nhất là làm thế nào
để marketing online hiệu quả nhưng phải tự nhiên và không hề ép buộc. Và làm thế nào
để kết hợp sự sáng tạo vào trong content marketing, email marketing để cho những nội
dung này không hề bị khô cứng và mang tính tiếp thị. Với mạng xã hôi, ta cũng cần xây
dựng fanpage vững vàng và thu hút, chuyển đổi những người dùng mạng thành khách
28
hàng tiềm năng. Tất nhiên sau khi xây dựng chiến dịch vẫn là bước phân tích, theo dõi
quá trình để thay đổi chiến lược hiệu quả!
Tài chính
Bạn phải lên bảng thống kê các khoản cần chi tiêu thực sự tỉ mỉ để đo lường được toàn bộ
số vốn cần bỏ ra. Kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh
thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực
về tài chính. Và cũng đừng mong chờ sẽ thu lại lợi nhuận ngay. Bởi phần lớn các cửa
hàng nhỏ sẽ không thu lại lợi nhuận ngay. Vì vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay
vòng vốn ngay. Nhiều người không thu lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng
đầu. Vì vậy, khi mới bắt tay vào làm ăn, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giàu sụ
ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu,
bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.
29
Kế hoạch mở rộng cho tương lai
Đây là phần mà bạn có thể mơ mộng một chút. Không phải mọi thứ trong phần này đều
dựa trên thực tế như các phần khác. Hãy thử nhìn xa trông rộng và dự đoán sự phát triển
của cửa hàng trong tương lai. Phát triển là một phần cần thiết của doanh nghiệp để duy trì
tính cạnh tranh, vì vậy hãy nhớ dành một lượng thời gian đáng kể khi viết phần này trong
kế hoạch.
Kế hoạch marketing tổng quan cho ý tưởng kinh doanh thời trang
Để kinh doanh hiệu quả, ngoài việc am hiểu, tìm hiểu thị trường và đối thủ, kế hoạch
marketing là bước tiếp theo, giúp bạn từng bước hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thời
trang của mình. Thông qua kế hoạch marketing, bạn có thể hiểu hơn về công việc kinh
doanh sắp tới, về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dù bạn kinh doanh trực tuyến, hay
cửa hàng, với kế hoạch marketing, bạn sẽ dự toán ngân sách marketing và có cách phân
bố hợp lý cùng nhiều lợi ích khác.
Kế hoạch marketing tổng quan cho ý tưởng kinh doanh thời trang
1. 1. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT với S (Streangths): những điểm mạnh mà công việc kinh doanh dự định
của bạn sẽ phát huy được. Điểm mạnh có thể xuất phát từ nguồn hàng chất lượng như
hàng VNXK, hàng nhập khẩu hay sản phẩm handmade; giá bán cạnh tranh, kiểu dáng
phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, cùng với điểm mạnh từ bản thân công việc kinh doanh quần áo mà bạn có
được, vẫn tồn tại những hạn chế, điểm yếu – W /(Weakness) như thiếu kinh nghiệm quản
30
lý cửa hàng, chưa sử dụng phương tiện truyền thông và chưa có khả năng thuyết phục
khách hàng tin tưởng.
Thị trường thời trang thực tuyến rất phát triển với nhu cầu mua sắm sản phẩm của đối
tượng nữ giới cao và nam giới cũng có nhu cầu mua các sản phẩm thời trang. Đây chính
là một trong những cơ hội – O (Opportunites) mà bạn có thể tận dụng để phát triển. Bên
cạnh đó, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, công nghệ thiết kế website
bán hàng, truyền thông, vận chuyển ngày một tiến bộ…là những cơ hội rất tốt để bạn
phát triển công việc kinh doanh sau này.
Đối với những mối đe dọa – T (Threats) mà bạn sẽ gặp phải có thể xuất phát từ các đối
thủ cạnh tranh – những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Ivy Moda, Nem…cho đến
những cửa hàng thời trang online…. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ và thương
mại điện tử cũng tạo ra những mối lo nếu bạn không hiểu rõ và làm chủ công nghệ mới.
Từ những thông tin có được từ việc phân tích SWOT, bạn sẽ hiểu hơn về những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải khi bắt tay vào kinh doanh
thời trang trực tuyến. Từ đó quyết định đến chiến lược marketing sau này của bạn.
2. 2. Kế hoạch 5P
Kế hoạch marketing 5P bao gồm: sản phẩm (Product), giá bán (Price), quảng cáo –
khuyến mại (Promotion), địa điểm (Place) và Nhân lực (People). Bạn có thể dựa theo nhu
cầu của mình để điều chỉnh các mục và chi tiết trong kế hoạch này.
Sản phẩm
Đây chính là những sản phẩm cụ thể mà bạn sẽ kinh doanh trong thời gian tới, và còn bao
gồm cả thông tin thương hiệu, cách đóng gói và dịch vụ đổi trả sản phẩm. Nếu bạn muốn
kinh doanh mặt hàng thời trang công sở nữ, với nguồn hàng là xưởng may có uy tín và
tay nghề cao. Các mặt hàng của bạn sẽ bao gồm: somi, chân váy, váy công sở, vest
nữ….với thương hiệu của bạn. Các sản phẩm này sẽ được đựng trong những chiếc túi
giấy hay túi vải, túi nilong với thiết kế bắt mắt cùng với đó là chính sách đổi trả sản phẩm
cụ thể và chi tiết.
Giá bán
Với những lợi thế nhất định, kinh doanh trên Internet có khả năng cạnh tranh rất lớn so
với cửa hàng truyền thống nhất là ở giá bán sản phẩm. Bạn sẽ cần tính toán và đưa ra
mức giá bán sản phẩm phù hợp, dựa trên chi phí sản phẩm hoặc giá bán của đối thủ hoặc
31
dựa trên giá trị sản phẩm. Nếu chọn chiến lược giá bán thấp, cung cấp sản phẩm chất
lượng ổn định, bạn sẽ thu hút được lượng khách lớn trong thời gian đầu. Nhưng trong
trường hợp bạn muốn tăng giá bán để gia tăng doanh thu, bạn sẽ gặp khó khăn về phía
khách hàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn giá bán cao để phù hợp với giá trị của sản phẩm
mang lại, trong thời gian mới kinh doanh, khả năng thu hút khách hàng và bán được hàng
sẽ không cao. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giá bán phù hợp, vừa đảm bảo tính cạnh tranh
vừa đảm bảo doanh thu cho cửa hàng.
Lập kế hoạch marketing online
Quảng cáo – Khuyến mại
Các công cụ marketing trực tuyến đang phát triển và hỗ trợ người dùng rất nhiều tiện ích.
Quảng cáo trên Facebook thông qua các hình thức quảng cáo trả tiền với click, quảng cáo
hiển thị, quảng cáo bài viết…. nhanh chóng giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể tìm
hiểu thêm các bước để tiến hành quảng cáo Facebook để có thể tối ưu chi phí và đem lại
hiệu quả.
Quảng cáo trả tiền với Google Adwords thông qua việc sử dụng các từ khóa liên quan
đến website để thực hiện quảng cáo. Tuy nhiên, thị trường thời trang rất cạnh tranh, với
hình thức quảng cáo trả tiền này bạn cần lựa chọn từ khóa cụ thể và liên quan đến website
của mình. Nếu bạn kinh doanh thời trang nữ, bạn có thể lựa chọn các từ khóa liên quan
như “thời trang công sở nữ đẹp”, “thời trang công sở nữ Hà Nội”…. Từ các công cụ như
32
Google Adwords, Google Analytics, Google Trends bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn từ
khóa phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu quảng cáo của mình.
Mặc dù các diễn đàn không còn hoạt động mạnh như trước nhưng đây vẫn là kênh quảng
cáo trực tuyến phù hợp cho cửa hàng quần áo trực tuyến. Bạn có thể đăng ký quảng cáo
dạng bài viết hoặc hình ảnh sản phẩm trên các diễn đàn có nhiều đối tượng khách hàng
tiềm năng. Hoặc có thể đăng thông tin, bài viết giới thiệu cửa hàng, sản phẩm. Và hãy trở
thành thành viên năng động của các diễn đàn để gây dựng hình ảnh đáng tin cậy cho cửa
hàng của mình.
Ngoài ra, bạn có thể đăng hình ảnh sản phẩm trên các kênh marketing khác như Zalo
Page, Instagram,Pinterest… để thu hút thêm sự chú ý của khách hàng. Với các kênh này,
bạn sẽ sử dụng hình ảnh sản phẩm được chau truốt và đầu tư chuyên nghiệp để tạo sức
hút và ấn tượng.
Chương trình khuyến mãi đóng vai trò quan trọng với các cửa hàng kinh doanh, trong
thời gian mới khai trương, bạn có thể thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại
như giảm giá 10%, 20% trong tuần đầu khai trương hoặc mua 1 tặng 1. Tuy nhiên, các
chương trình khuyến mãi cần được lên kế hoạch dài hạn, kết hợp giữa chương trình giảm
giá và hình thức quảng cáo phù hợp. Bạn hãy chuẩn bị lịch trình và nội dung khuyến mãi
phù hợp cho cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những hình thức tạo
khuyến mãi như Mua nhiều giá tốt, Giảm giá giờ vàng, Coupon….từ Kho Ứng dụng của
Bizweb để tạo chương trình khuyến mãi đặc sắc cho website của mình.
Địa điểm
Kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp với địa điểm kinh doanh của bạn sẽ là website bán
hàng và facebook store hoặc fanpage. Hiện nay, đầu tư cho một website với giao diện
chuyên nghiệp và hệ thống quản lý bán hàng là điều không hề khó khăn. Bạn có thể hợp
tác với các đơng vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp như Bizweb để nhanh chóng
bán hàng với website nhiều tiện ích. Bạn có thể lựa chọn giao diện mẫu hoặc tùy biến
giao diện theo ý muốn từ kho giao diện website, tải sản phẩm và chỉnh sửa sản phẩm
nhanh chóng. Bên cạnh đó, kho ứng dụng với nhiều ứng dụng tiện ích sẽ hỗ trợ công việc
quản lý, kinh doanh và bán hàng của bạn.
Con người
Đây là những người liên quan đến công việc kinh doanh của bạn: nhân viên và khách
hàng. Đối với nhân viên, thời gian đầu khi mới kinh doanh, bạn có thể tự mình thực hiện
33
các công việc từ tư vấn cho đến giao hàng. Nhưng về lâu dài, khi muốn mở rộng công
việc kinh doanh và khi lượng khách hàng ngày càng nhiều hơn, bạn sẽ cần sự giúp sức từ
các nhân viên. Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch marketing, bạn cần cân nhắc đến chiến
lược giành cho nhân viên của mình như các đào tạo quản lý website, trao đổi với khách
hàng, chăm sóc khách hàng, bán hàng….Cũng như chế độ tiền lương, thưởng, nghỉ việc
đối với nhân viên.
Đối với khách hàng, những người trực tiếp ảnh hưởng đến công việc kinh doanh thời
trang này, bạn cần có kế hoạch lâu dài đối với họ. Từ cách tiếp cận thông qua các công cụ
quảng cáo, tương tác trên website, fanpage… đến chăm sóc khách hàng đều cần được lưu
ý phát triển. Bạn sẽ bán hàng trực tuyến, khách hàng khó có thể xem trực tiếp được sản
phẩm, bạn cần sử dụng website và fanpage như những kênh tương tác và chăm sóc khách
hàng hiệu quả.
3. 3. Ngân sách và theo dõi kế hoạch
4.
5. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch
Ngân sách giành cho các hoạt động marketing cho cửa hàng thời trang trực tuyến của bạn
có nhiều hạn chế, lựa chọn hình thức phù hợp để tối ưu chi phí là điều rất quan trọng. Bạn
có thể sử dụng và phát triển fanpage thông qua việc mời bạn bè hoặc thực hiện quảng cáo
với chi phí phù hợp. Lập dự toán cho các chiến dịch marketing, các sản phẩm hỗ trợ và
theo dõi hiệu quả để chọn cho mình hình thức quảng cáo phù hợp. Ví dụ, trong năm đầu
tiên kinh doanh, ngân sách marketing cho mỗi tháng là 5,000,000 vnđ. Các năm tiếp theo,
ngân sách marketing sẽ chiếm 3%/ doanh thu.
Kế hoạch marketing là một phần trong kế hoạch kinh doanh, không chỉ giúp bạn vạch ra
những bước đi và công cụ cần thiết để kinh doanh mà còn đóng vai trò quan trọng trong
34
việc định hướng phát triển sau này. Cùng với việc lập ra kế hoạch, bạn cần theo dõi và
điều chỉnh kế hoạch từ những hoạt động thực tế của công việc kinh doanh thời trang trực
tuyến của mình.
35

Contenu connexe

Tendances

Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Lê Tiến
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)Bamboo Nguyen
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Hương Lim
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Le Nguyen Truong Giang
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaminhphuongcorp
 
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh nataliej4
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...hieu anh
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpUNETI
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMLe Nguyen Truong Giang
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUADigiword Ha Noi
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửvinhthanhdbk
 

Tendances (20)

Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh
Ý Tưởng Khởi Nghiệp Dự Án Cà Phê Hoa Tranh
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...
luận văn TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH dự án nhà hàng băng chuyền cha...
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hayHướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
 
Pizza quan
Pizza quanPizza quan
Pizza quan
 
Quan tri san_xuat
Quan tri san_xuatQuan tri san_xuat
Quan tri san_xuat
 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
 

Similaire à Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang

thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptx
thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptxthiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptx
thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptxVANTAYdecor
 
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quảĐoàn Trọng Hiếu
 
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdf
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdfNhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdf
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdfdovananh144
 
Chuẩn bị những gì khi mở một quán café
Chuẩn bị những gì khi mở một quán caféChuẩn bị những gì khi mở một quán café
Chuẩn bị những gì khi mở một quán caféHuy Hùng
 
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2GAPIT Communications JSC.
 
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdf
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdfKỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdf
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdfssuser2bcd33
 
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale CarnegieEbook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie希夢 坂井
 
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1Vy Trần
 
Kynangbanhang 8952
Kynangbanhang 8952Kynangbanhang 8952
Kynangbanhang 8952bigbigpro
 
Marketing cho sản phẩm quần áo dịp hè 2023 của thương hiệu Hydrangea - Trịn...
Marketing cho sản phẩm quần áo  dịp hè 2023 của thương hiệu  Hydrangea - Trịn...Marketing cho sản phẩm quần áo  dịp hè 2023 của thương hiệu  Hydrangea - Trịn...
Marketing cho sản phẩm quần áo dịp hè 2023 của thương hiệu Hydrangea - Trịn...Học viện Kstudy
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpAmi Huynh
 
Giữ chân khách hàng bằng cách nào
Giữ chân khách hàng bằng cách nàoGiữ chân khách hàng bằng cách nào
Giữ chân khách hàng bằng cách nàothanhtunglee
 
Ky nang ban hang chuyen nghiep
Ky nang ban hang chuyen nghiepKy nang ban hang chuyen nghiep
Ky nang ban hang chuyen nghiepSnoozeloop AF
 
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngHoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngAskSock Ngô Quang Đạo
 

Similaire à Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang (20)

thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptx
thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptxthiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptx
thiet-ke-thi-cong-shop-thoi-trang-tphcm.pptx
 
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
 
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdf
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdfNhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdf
Nhom9_KinhDoanhQuanAoOnlissassasaane.pdf
 
Cơ sở lý luận về Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về Quy trình bán hàng trong doanh nghiệpCơ sở lý luận về Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
 
Chuẩn bị những gì khi mở một quán café
Chuẩn bị những gì khi mở một quán caféChuẩn bị những gì khi mở một quán café
Chuẩn bị những gì khi mở một quán café
 
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2
Những phương pháp hay nhất để thấu hiểu khách hàng.2
 
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdf
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdfKỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdf
KỸ THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.pdf
 
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale CarnegieEbook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie
Ebook Lợi thế bán hàng (Sales Advantage) - Dale Carnegie
 
Khách hàng
Khách hàngKhách hàng
Khách hàng
 
Khachhang
Khachhang Khachhang
Khachhang
 
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1
TAI LIEU KY NANG BAN HANG 1
 
Kynangbanhang 8952
Kynangbanhang 8952Kynangbanhang 8952
Kynangbanhang 8952
 
Marketing cho sản phẩm quần áo dịp hè 2023 của thương hiệu Hydrangea - Trịn...
Marketing cho sản phẩm quần áo  dịp hè 2023 của thương hiệu  Hydrangea - Trịn...Marketing cho sản phẩm quần áo  dịp hè 2023 của thương hiệu  Hydrangea - Trịn...
Marketing cho sản phẩm quần áo dịp hè 2023 của thương hiệu Hydrangea - Trịn...
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
 
Giữ chân khách hàng bằng cách nào
Giữ chân khách hàng bằng cách nàoGiữ chân khách hàng bằng cách nào
Giữ chân khách hàng bằng cách nào
 
Ky nang ban hang chuyen nghiep
Ky nang ban hang chuyen nghiepKy nang ban hang chuyen nghiep
Ky nang ban hang chuyen nghiep
 
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngHoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
 
Market
MarketMarket
Market
 
Market
MarketMarket
Market
 

Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang

  • 1. Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang Bạn đam mê thời trang và muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình với chính niềm đam mê đó, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Số lượng của hàng thời trang tăng lên chóng mặt, khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, vậy làm thế nào để cửa hàng của bạn có thể tạo ra những ấn tượng đặc biệt với khách hàng? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn khởi đầu tốt hơn với công việc kinh doanh của mình: 1. Hướng tới một nhóm khách hàng cố định Với mặt hàng thời trang, bạn không thể cùng lúc phục vụ mọi đối tượng khách hàng, việc làm này không những đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn dẫn tới tình trạng hoạt động không có trọng tâm, kém hiệu quả. Vì vậy, trước khi mở một cửa hàng thời trang, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng tiềm năng theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, bạn có thể chọn cho mình một cửa hàng chuyên bán đồ cho nữ công sở trung niên, chuyên thời trang cho người có vóc dáng to lớn, hoặc chuyên đồ trẻ em… Lựa chọn một thị trường ngách phù hợp không chỉ giúp bạn phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, mà còn giảm thiểu được tối đa số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp. 1
  • 2. 2. Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu mong muốn và thói quen tiêu dùng của họ, từ đó đem tới các mặt hàng và cách thức phục vụ tốt hơn. Đa số phụ nữ đều thích mua sắm và trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Đặc biệt với đối tượng nữ khách hàng khi chưa lập gia đình, họ có thể sẵn sàng chi ra nhiều hơn so với các đối tượng khác cho việc mua sắm quần áo. 3. Thiết kế và bài trí cửa hàng Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng. Để xây dựng một phong cách riêng, hãy thiết kế những điểm nhấn trang trí đặc biệt cho cửa hàng của bạn. Đồng thời đừng quên sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới. Đặc biệt, manocanh sẽ là ấn tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng, thường xuyên thay các mẫu trang phục mới và bắt mắt cho manocanh sẽ làm cho cửa hàng của bạn thu hút và nổi bật hơn. 4. Dịch vụ khách hàng Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng để khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn. Tư vấn cho khách hàng khi họ băn khoăn so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm của bạn so với các cửa hàng khác. Hãy cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm như chất liệu, kiểu dáng và các xu hướng thời trang mới nhất. Luôn luôn giữ thái độ tươi cười và cảm ơn khách hàng ngay cả khi khách hàng không mua sản phẩm hay có nhận xét không tốt về sản phẩm. Những nhận xét này chính là thông tin quý giá để bạn có thể biết được đánh giá của khách hàng về cửa hàng, có những thay đổi phù hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Có chính sách chăm sóc, khuyến mại cho các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng mua đồ theo nhóm để không chỉ tăng doanh thu mà còn mở rộng hình ảnh cửa hàng tới nhiều khách hàng hơn. Có nhiều cách để ghi nhận và chăm sóc tốt hơn các khách hàng thân thiết như thẻ khách hàng, thẻ tích điểm… hoặc nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm bán hàng thông minh. Phần mềm bán hàng sẽ ghi lại thông tin khách hàng và toàn bộ lịch sử mua hàng của khách hàng, do đó, bạn dễ dàng nắm được thông tin và giá trị mua hàng của mỗi khách hàng đến với cửa hàng của bạn. Những vật dụng không thể thiếu cho cửa hàng thời trang 2
  • 3. Trang trí cho cửa hàng đẹp hơn, phong cách hơn, thuận tiện hơn cho khách hàng là điều mà bất kỳ chủ cửa hàng thời trang nào đều hướng tới. Tuy nhiên, lựa chọn những vật dụng nào, trang trí cửa hàng ra sao là điều mà nhiều chủ cửa hàng còn băn khoăn, đặc biệt là những chủ cửa hàng lần đầu kinh doanh thời trang. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các kinh nghiệm khi lựa chọn vật dụng cho cửa hàng thời trang của bạn. 1. Manocanh Manocanh chính là “người mẫu” của cửa hàng, thu hút khách hàng và tạo ra ấn tượng đầu tiên về “guu” thời trang của cửa hàng. Bạn có thể lựa chọn các mẫu manocanh nhựa hoặc xốp ép để mặc mẫu các bộ đồ của cửa hàng. Đối với các cửa hàng nhỏ, diện tích còn hạn chế và mong muốn tiết kiệm chi phí, thì manocanh khung sắt nửa người là một sự lựa chọn hoàn hảo. Với giá thành dao dộng từ 500.000 tới 1.000.000, bạn có thể đầu tư một vài manocanh để trưng bày trong cửa hàng, tại bất kỳ vị trí nào vì tính chất của loại manocanh này là nhẹ, gọn gàng, thuận tiện cho việc di chuyển và sắp xếp. Trang phục manocanh cần được lựa chọn bắt mắt, và thường xuyên thay đổi để tạo ra sự mới mẻ cho cửa hàng. 3
  • 4. 2. Giàn giá, kệ treo quần áo Đối với một cửa hàng thời trang, gian trưng bày kệ hàng hoá chính là bộ mặt của cửa hàng. Khách hàng có thể cảm nhận cửa hàng bởi những hình ảnh và cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa. Vì thế, khi lắp các giá kệ bày hàng, nên sắp xếp xen kẽ một cách hợp lý, không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc treo. Phân chia khu vực treo đồ dài, quần áo sooc, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng lộn xộn, cái dài, cái ngắn. Vị trí trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ bắt mắt nhất. Tùy theo không gian của mỗi cửa hàng mà sắp xếp các giàn, kệ treo một cách hợp lý và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. 4
  • 5. 3. Phòng thử đồ Phòng thử đồ là khu vực không thể thiếu trong bất kỳ cửa hàng thời trang nào. Phòng thử đồ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về không gian và cách sắp xếp sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng cũng tận dụng tối đa được không gian của cửa hàng. Sắp xếp vào khu vực góc sẽ giúp tiết kiệm không gian, dành các vị trí trung tâm cho việc trưng bày hàng hóa. Trong phòng thử đồ cần lắp gương (bên cạnh gương lớn được bố trí tại sảnh cửa hàng) để khách hàng có thể soi gương mà không cần mất công ra khỏi phòng thử đồ. Mỗi phòng thử đồ cần có nhiều móc treo đồ để vừa treo đồ của khách, vừa treo đồ mẫu của cửa hàng mặc thử. Thực tế hiện nay, nhiều cửa hàng thiết kế, bố trí khoảng 2, hoặc 3 phòng thử đồ, điều này sẽ tạo được không gian riêng tư, cá nhân cho từng khách hàng, nhưng theo kinh nghiệm 5
  • 6. của các chủ cửa hàng thời trang, để 1 phòng lớn thay chung sẽ giảm nguy cơ mất cắp và dễ dàng trong việc quản lý đồ dùng của khách cũng như sản phẩm của cửa hàng tốt hơn. 4. Hệ thống đèn Việc sắp xếp hệ thống đèn hợp lý sẽ tạo ra ấn tượng cho cửa hàng của bạn. Đèn cần được bố trí nhiều tại các khu vực cần tập trung chú ý như manocanh, trước gương soi tại sảnh chính… Tại các vị trí khác, đèn cần được bố trí hài hòa, đảm bảo đủ độ sáng để khách hàng thấy rõ được sản phẩm. Một số cửa hàng sử dụng tông đèn vàng để tạo không gian ấm cúng, sang trọng cho cửa hàng. Tuy nhiên sử dụng tông đèn này cũng có một nhược điểm là khiến khách hàng khó phân biệt được màu sắc quần áo. 6
  • 7. 5. Bảng hiệu Bảng hiệu là một thành phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của cửa hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm của cửa hàng. Vì thế, các cửa hàng cần thiết kế bảng hiệu độc đáo, ấn tượng và truyền tải đầy đủ thông điệp như: Tên cửa hàng, thông tin liên hệ (số điện thoại, website, địa chỉ) và logo nếu có. Bảng hiệu cần được chú ý lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, để tạo ấn tượng và đảm bảo khách hàng vẫn có thể tìm ra cửa hàng khi trời tối. 7
  • 8. Những kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng thời trang. Động lực khi khách hàng bước vào cửa hàng thời trang chính là cách trang trí đẹp mắt thu hút, còn động lực để khách mua hàng thì ngoài sản phẩm, đó còn chính là nhân viên bán hàng. Vậy nhân viên bán hàng cần trang bị cho mình những kĩ năng gì để làm việc được hiệu quả? Dưới đây là những kinh nghiệm quý báu sẽ giúp nhân viên cửa hàng thời trang bán hàng hiệu quả hơn. 1. Thái độ phục vụ Thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên vụ là một trong những yếu tố chiếm được lòng tin của khách hàng một cách dễ dàng. Nhân viên có thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, đặc biệt luôn thể hiện sự tôn trọng với khách hàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy được vị thế “thượng đế” của mình đối với cửa hàng. Lòng tin của khách hàng bắt nguồn từ những điều đơn giản như: một nụ cười, một lời cảm ơn…Hành vi nhỏ nhặt ấy lại có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra ấn tượng tốt cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn mới kinh doanh thời trang, khi khách hàng chưa biết gì nhiều về cửa hàng. Vì vậy, các nhân viên bán 8
  • 9. hàng cần thận trọng trong cách giao tiếp với khách hàng, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tiền bạc như: khách trả thừa tiền hoặc thiếu tiền… 2. Yếu tố ngoại hình Do tính chất công việc liên quan đến thời trang nên nhân viên bán hàng cần chú trọng đến vẻ bề ngoài của mình: một ngoại hình cân đối, khuôn mặt dễ nhìn, tươi tắn, ăn mặc gọn gàng, make up nhẹ nhàng....sẽ gây thiện cảm cho khách hàng khi tiếp xúc. Đặc biệt, đối với một số cửa hàng cao cấp, trang bị đồng phục cho nhân viên sẽ tạo nên phong cách chuyên nghiệp cho cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng tìm ra người trợ giúp khi cần thêm thông tin về sản phẩm. Một khách hàng chị Ly chủ cửa hàng Ly’s Boutitque – 40 Lý Thường Kiệt chia sẻ đây chính là một trong những biện pháp chị đã sử dụng để tạo nên phong cách riêng cho cửa hàng, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đẳng cấp phù hợp với các mặt hàng cao cấp cửa hàng hiện kinh doanh. Chị đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng cũng như chính các nhân viên bán hàng, và sẽ tiếp tục duy trì phương pháp này trong tương lai. Bên cạnh đó, một số nhãn hàng thời trang lựa chọn sử dụng chính sản phẩm của mình làm đồng phục cho nhân viên. Đây là một gợi ý hay để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời quảng bá miễn phí hình ảnh sản phẩm tới khách mua hàng. 3. Kỹ năng trong giao tiếp Giao tiếp cũng là một trong những nhân tố quan trọng, cần thiết của nhân viên bán hàng thời trang. Giao tiếp tốt sẽ tạo một mối quan hệ tốt giữa nhân viên và khách hàng, một nhân viên bán hàng giao tiếp tốt luôn nhận được cái nhìn thiện cảm đối với khách hàng khi vào mua sắm. Những người bán hàng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách thích ứng với mọi loại khách hàng để giới thiệu về sản phẩm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất gây được niềm tin nơi khách hàng, theo đó công việc bán hàng cũng trở nên thuận lợi hơn. 4. Hiểu khách hàng để tư vấn phù hợp Thẩm mỹ cao cùng khả năng tư vấn lựa chọn trang phục phù hợp sẽ là một điểm cộng với nhân viên bán hàng thời trang. Trước khi vào mua hàng, khách hàng thường đã có suy nghĩ về nhu cầu và sản phẩm mong muốn. Tìm hiểu và hướng khách hàng đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ sẽ tăng khả năng bán hàng thành công. Để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bên cạnh việc lắng nghe và phán đoán dựa 9
  • 10. trên phong cách của khách hàng, thì tìm lại lịch sử mua hàng cũng là một biện pháp hữu hiệu để nắm bắt được “gu” của khách hàng. Căn cứ vào những thông tin này, nhân viên bán hàng dễ dàng hiểu được phong cách và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp, tăng hiệu quả bán hàng. Cửa hàng bán quần áo Mở một cửa hàng quần áo là một công việc quan trọng và hết sức nghiêm túc. Với một số người, nó đồng nghĩa với việc phải hy sinh một vị trí ở một công ty nào đó với lương lậu ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và những kỳ nghỉ mát được bao trọn gói. Tất cả để đổi lấy một công việc kéo dài 12-14 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Nancy Standforth, giảng viên bộ môn kinh doanh thời trang của Đại học bang Oklahoma, khẳng định: “Quản lý một cửa hàng quần áo là công việc đòi hỏi bạn phải dành toàn thời gian chứ không chỉ 8 tiếng mỗi ngày” Luôn có chỗ cho bạn 10
  • 11. Cửa hàng bán quần áo Có một điều rất may mắn là thị trường luôn rộng cửa đón chào những cửa hàng thời trang mới và năng động. Có thể bạn không thấy được điều này khi chỉ tính những trung tâm thương mại, mua sắm mới xuất hiện. Tuy nhiên nếu nhìn vào số cửa hàng nhỏ độc lập đang mọc lên như nấm thì sẽ khác. Thực tế cho thấy hầu hết các cửa hàng bán lẻ, trong đó có thời trang, đều có quy mô và doanh thu nhỏ và chỉ do 1 hoặc 2 người (có thể là vợ chồng) làm chủ. Để biết mình có sở trường thực sự về thời trang không, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây. 1. Đây có phải là mảng kinh doanh bạn đã nắm vững được phần nào? Có thể là bạn đã học về kinh doanh thời trang hay từng xem bố mẹ/ông bà mình bán hàng hay có thời gian làm thêm ở cửa hàng quần áo nào đó. Dù là cách này hay cách khác thì việc có chút kinh nghiệm dắt lưng cũng như năng khiếu kinh doanh đóng vai trò quan trọng không kém gì niềm đam mê của bạn với thời trang. 2. Liệu bạn có chịu nổi những rủi ro cố hữu của nghề kinh doanh thời trang? Nói thể không phải để dọa dẫm mà là để bạn có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thực sự nghiêm túc muốn mở hàng quần áo, bạn phải biết rằng lĩnh vực kinh doanh này cũng mạo hiểm giống như bán hàng ăn. Có thể bao vốn liếng bạn đổ vào đó bỗng chốc tiêu tan trong thời gian ngắn. "Mọi ngành nghề kinh doanh đều gắn liền với rủi ro, không có gì là chắc chắn 100% cả” - Fred Derring, Chủ tịch và chủ sở hữu công ty tư vấn tiếp thị thời trang D.L.S Outfitters ở New York (Mỹ) khẳng định. “Riêng ngành thời trang, bạn phải thực sự yêu nó thì mới được vì đây là ngành có thu nhập “hẻo” nhất trong số các ngành. Ví như kinh doanh hàng ăn, nếu thành công thì chỉ 5 năm bạn đã có thể kiếm được số tiền tương đương với 15 năm bán quần áo". 3. Có phải bạn đặt rất nhiều niềm tin vào ngành kinh doanh thời trang không? Bạn phải nghĩ cho kỹ tại sao mình lại muốn mở một cửa hàng thời trang chứ không phải là một cửa hàng gì khác. Nói gì thì nói, đam mê của bạn phải đủ lớn để giúp bạn vượt qua những đợt cao điểm căng thẳng cũng như những giai đoạn ế ẩm. Nó giống như một cuộc hôn nhân: khi khó khăn, căng thẳng, bạn phải nghĩ đến lý do tại sao trước kia mình lại nhận lời lấy người ta để làm động lực phấn đấu. 11
  • 12. 4. Có phải chỗ bạn định kinh doanh đã có quá nhiều cửa hàng hay bị một số cửa hàng lớn chiếm lĩnh rồi không? Bạn không cần phải có bằng cấp gì cũng có thể nhận ra chỗ mình đã có nhiều cửa hàng hay chưa. Chỉ cần nhìn qua những tờ catalog giới thiệu mà người ta bỏ vào nhà bạn hay dạo một vòng qua những chỗ mua sắm là bạn thấy ngay điều đó. Tuy nhiên, nếu nhiều cửa hàng mà nhu cầu thị trường vẫn lớn thì kiểu gì bạn cũng kiếm được chỗ đứng cho mình. 5. Bạn có thể chuyên về một mặt hàng/dòng sản phẩm không? Bạn có thể ấp ủ tung ra mặt hàng/dòng sản phẩm chuyên biệt nào đó mà nơi bạn định kinh doanh chưa có. Nó có thể là thời trang đi biển, thời trang size lớn sành điệu hay đồ bằng da/trang sức nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn. Đi sâu hay chuyên về mặt hàng/dịch vụ nào đó là điều tối quan trọng trong kinh doanh. Và nhiều khi, chỉ cần một chút tinh ý là bạn có thể làm được thế, kiểu như “không nhập quần soóc kaki nếu trong vòng bán kính 10 km quanh chỗ mình có cửa hàng Gap”. 6. Bạn có lợi thế cạnh tranh không? Tất cả chỉ gói gọi trong một từ "marketing". Thời điểm này, hãy áp dụng điều mà nhiều người trong ngành thời trang đã đúc kết: “Ngày nay đối thủ của của chúng ta không phải là cửa hàng gần kế bên mà là những siêu thị, những trung tâm thương mại. Tất cả những gì chúng ta bán khách hàng đều có thể tìm thấy ở đó. Do đó, chúng ta phải tìm cách tạo ra sự khác biệt cho mình. Hãy để ý đến loại hình dân cư nơi bạn kinh doanh, tới vị trí và sự thuận tiện, tới các phong cách ăn mặc trong phim ảnh, truyền hình và ngoài đường phố”. 12
  • 13. Thị trường mục tiêu Dù bạn định kinh doanh quần áo đắt tiền hay bình thường thì cũng đừng bao giờ quên thứ làm nên sự khác biệt của bạn so với những chuỗi cửa hàng tên tuổi. Ví dụ, bạn có thể không giảm giá được chiếc quần bò ở cửa hàng mình xuống nhưng bạn lại ăn điểm ở khía cạnh mà người ta gọi là ‘tiền nào của nấy”. Fred Derring, người sở hữu công ty chuyên hỗ trợ quảng bá cho các cửa hàng bán lẻ nhận định: "Nếu chỉ mua quần áo thì đâu chả giống nhau. Vì thế cái mà người tiêu dùng hướng đến là chất lượng dịch vụ, với thời gian ít ỏi của mình, họ muốn được phục vụ chu đáo nhất. Trong khi đó, ở các siêu thị, trung tâm thương mại, “túm” được nhân viên bán hàng để hỏi đã là may rồi chứ đừng mong được thêm cả sự đon đả, vồn vã”. "Trái lại, những cửa hàng nhỏ lại đi về chất lượng dịch vụ. Họ hiểu rõ khách hàng của mình và biết họ cần gì. Ngoài ra, họ cũng có những bộ sưu tập độc đáo khiến khách hàng cảm thấy thích thú. Đây chính là những thứ mà khách hàng tìm kiếm ở những cửa hàng nhỏ, độc lập”. Phụ nữ Nếu định mở cửa hàng quần áo nữ, chắc bạn đã biết sở thích của những khách hàng nữ vốn “nắng mưa thất thường” và không theo khuôn mẫu nào cả. Tất cả những chuyên gia 13
  • 14. mà chúng tôi phỏng vấn đều cho rằng nếu định mở cửa hàng quần áo nữ thì điều đầu tiên mà bạn phải làm là xác định xem còn khoảng cách nào giữa nhu cầu thị trường và người bán hay không. Nói cách khác, liệu mặt hàng (giá cả) và đối tượng khách hàng bạn định nhắm đến có khó tìm không? Khi đã xác định được điều này, bạn có thể bắt đầu nhập hàng cho phù hợp. “Cửa hàng của tôi có điểm gì thu hút chị em phụ nữ?”, đó là câu hỏi mà các chủ shop thời trang phải trả lời được. Tất nhiên, nói thì dễ, làm mới khó và làm thế nào cũng còn tuỳ thuộc vào địa điểm bạn định mở cửa hàng. Nam giới Đối tượng khách hàng nam giới cho các cửa hàng quần áo chủ yếu trong độ tuổi từ 18-40, cũng có một số vào hàng ngũ tuần nhưng rất ít. Thường thì họ là người độc thân và có tiền - tuy nhiên không thiếu những người bị bạn gái hoặc vợ lôi đến bắt phải mua quần áo mới. Nếu được chọn, nhiều đàn ông thà nấu nướng, giặt giũ chứ không chịu đi mua cho mình một cái áo vest mới. Trẻ em Ngành thời trang trẻ em được coi là một trong những phân khúc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thị trường bán lẻ quần áo. Đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến không phải là những đứa trẻ mà là bố mẹ của chúng vì quyết định mua hay không vẫn là quyền của bố mẹ - ít nhất là với những đứa trẻ từ 10 tuổi trở xuống. Và những ông bố, bà mẹ càng có tiềm lực tài chính thì càng sẵn lòng cho con ăn diện - nếu bản thân họ cũng là người thích mua sắm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng không phải ai có tiền cũng tiêu vào những thương hiệu đắt tiền. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu cho kỹ. Nếu ở khu vưc bạn bán hàng người ta toàn đi những chiếc xe cũ, rẻ tiền thì nhiều khả năng họ sẽ tìm mua đồ hạ giá còn nếu ở những nơi sành điệu với những ông bố bà mẹ đi xế hộp, đeo vòng, nhẫn kim cương và ăn mặc toàn hàng hiệu thì chắc chắn sẽ có nhu cầu cho loại thời trang trẻ em đắt tiền. Chiếm tới 60% doanh số bán quần áo trẻ em là những bộ áo kết hợp quần/váy dễ thương. Hình thù in trên quần áo thì có thể thay đổi liên tục nhưng màu xanh lá cây, xanh dương và hồng nhạt luôn là những màu được chuộng nhất. 14
  • 15. Chi phí khởi nghiệp Mở một cửa hàng quần áo chắc chắn là sẽ tốn kém và theo khuyến cáo của Nancy Standforth, giảng viên bộ môn kinh doanh thời trang của Đại học Bang Oklahoma – người từng sở hữu một cửa hàng thời trang, bạn nên có số vốn khoảng 250.000 USD (khoảng 5 tỷ đồng). Đừng đứng tim vội, hãy đọc tiếp vì bạn có thể chỉ cần ít hơn thế rất nhiều. "Bạn có thể không có 250.000 USD nhưng bạn vẫn có thể nghĩ đến việc mở một cửa hàng nếu kiếm được nguồn vay ở đâu đó” - Margi P., chủ một cửa hàng thời trang nam nữ và trẻ em khá thành công ở Redmond (Washington, Mỹ) khẳng định. Giống như một số người ‘chung thân’ với nghề kinh doanh thời trang mà chúng tôi phỏng vấn, Margie - với thâm niên 23 năm trong ngành - mở cửa hàng chỉ vì muốn nhanh chóng thoát khỏi công việc kinh doanh nhà đất và có thời gian dành cho gia đình. Cửa hàng của cô nằm cùng tòa nhà mà chồng cô mở nhà hàng. Không có chút kinh nghiệm hay vốn liếng gì nhưng ngay khi vay được được 30.000 USD, cô đã bắt tay vào kinh doanh. Tất nhiên, lao vào kinh doanh trong điều kiện như thế sẽ đi ngược với tôn chỉ của nhiều người, nhất là trong thời đại ngày nay. Nhiều doanh nhân mà chúng tôi phỏng vấn còn không dám mơ tới mở cửa hàng quần áo khi họ chưa có tối thiểu là 50.000 USD. Theo Stanforth thì mức 150.000 USD là tương đối ổn để mở một cửa hàng trong khi Debbie 15
  • 16. Allen, chủ của một cửa hàng thời trang nữ ở Scottsdale (Arizona, Mỹ) lại cho rằng nên có trong tay 200.000 USD (cho một cửa hàng rộng khoảng 100-150 m2). Khi nói đến tiền vốn đầu tư cửa hàng thời trang thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau nhưng có một sự thật không thể chối cãi là bạn càng có nhiều tiền thì càng dễ làm ăn (ngành nào cũng thế). Như lời Allen thì: “Bạn càng ít vốn thì càng lâu có lãi”. Nguyên tắc cơ bản Nếu những con số làm bạn chóng mặt thì bạn có thể sử dụng quy tắc 6% của Dan Paul, chuyên gia tư vấn của công ty tư vấn bán lẻ RMSA: “Mọi người thường gặp rắc rối khi tính toán vì họ không biết tỷ lệ tiền thuê cửa hàng và doanh thu là bao nhiêu thì hợp lý. Trên thực tế, tiền thuê cửa hàng chỉ nên giới hạn ở mức 5-6% tổng doanh thu. Chẳng hạn để trả được18.000 USD/năm tiền cửa hàng thì bạn phải có được 300.000 USD doanh thu/năm. Hoạt động Kinh doanh quần áo là công việc không bao giờ buồn chán. Nếu ai đó nghĩ là làm nghề này thì sẽ có thời gian xem ti vi, đọc sách báo thì chắc họ chỉ đoán mò. Còn chúng tôi xin khẳng định rằng bạn sẽ phải ăn, ngủ, sinh hoạt ở cửa hàng, nhất là thời gian đầu. 16
  • 17. Robert L., chủ một cửa hàng ở Meridian (Mississippi, Mỹ) khẳng định: "Không có ngày nào giống ngày nào cả”. Thậm chí anh còn không nhớ nổi có lúc nào mình được rảnh rang không nữa. “Mỗi ngày bạn lại có cả đống công việc mới phải làm, nào là quản lý nhân viên, nhận hàng, trưng bày…Phút trước bạn vừa nói chuyện điện thoại với khách hàng thì phút sau bạn đã phải liên hệ với cơ quan quảng cáo. Rồi có lúc bạn phải chúi mũi vào sổ sách để xem tại sao tháng trước mình chi nhiều thế”. Quy chế hoạt động/bán hàng Đây sẽ là thứ giúp bạn giữ thăng bằng trong công việc. Khi một cửa hàng đi vào hoạt động, sẽ có vô số vấn đề nảy sinh và chắc chắn bạn sẽ muốn có sẵn một cơ chế để làm căn cứ giải quyết kịp thời những vấn đề đó, tránh những trục trặc, chậm trễ đáng tiếc khiến bạn có thể mất đi nhân viên/khách hàng quan trọng nào đó. Vì thế, hãy ngồi xuống và thảo ra quy chế hoạt động/bán hàng của cửa hàng mình và gửi đến toàn bộ nhân viên. Những quy chế nào liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như thanh toán tiền mặt hay thẻ tín dụng, bạn có thể thông tin rộng rãi để khách hàng biết. Sẽ có rất nhiều thứ cần đến quy chế khi bạn bước vào ngành kinh doanh thời trang, trong đó có những vấn đề liên quan đến thời gian mở cửa, giá cả, hàng ký gửi, mua sản phẩm ngoài ý muốn, cho nợ, đặt cọc, đồ trả lại, những đơn hàng đặc biệt, hư hại, trẻ em trong cửa hàng, loại thẻ tín dụng được áp dụng, gói quà,... Chúng tôi để thời gian mở cửa ở ngay đầu tiên để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó vì thời gian mở cửa sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của bạn. Không như các trung tâm mua sắm, các cửa hàng thời trang thường mở cửa tối thiểu là 6 ngày/tuần, từ thứ 2 đến thứ 7 và từ 10 giờ sáng tới 6 - 7 giờ tối, có chỗ mở tới 9 giờ tối hoặc muộn hơn vào một số ngày trong tuần, nhất là thứ 5 và thứ 6. Linh động giờ giấc để có thể phục vụ khách hàng vào buổi trưa hoặc tối muộn cũng là điều nên làm khi bạn tham gia vào ngành này. Chọn địa điểm Khi chọn địa điểm để mở cửa hàng, bạn sẽ phải cân nhắc một số yếu tố như: địa điểm đó có đông dân cư không, kinh tế có tốt không và có đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn không. Với hầu hết các cửa hàng đi thuê địa điểm, tiền thuê thường căn cứ trên diện tích và trả theo tháng. Một số chủ nhà tính giá thuê tối thiểu cộng với phần trăm doanh thu bán hàng hàng tháng của người thuê - cao hơn mức đã ấn định trước. 17
  • 18. Ngoài tiền thuê nhà và phần trăm doanh thu, nhiều người đi thuê cửa hàng ở một trung tâm mua sắm còn phải trả thêm một loại phí gọi là phí phụ trội. Phí này được tính theo diện tích hoặc theo phần trăm doanh thu và được sử dụng vào quảng cáo cho khu mua sắm cũng như duy tu các cơ sở vật chất xung quanh cửa hàng như chỗ để xe, vỉa hè, đường đi, khu vực nghỉ chân, sân hiên, phòng vệ sinh. Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm thuê, hãy thực hiện những bước sau: 1. Xem trước vài địa điểm rồi mới chọn 2. Tìm hiểu xem địa điểm có rơi vào diện quy hoạch hay phải tuân thủ quy định nào không 3. Tính toán nhu cầu để xe 4. Cân nhắc xem địa điểm có xứng với tiền thuê không 5. Tìm ra điểm hấp dẫn của địa điểm thuê 6. Xác định xem nếu thuê địa điểm đó thì có khả năng phát triển không 7. Tính xem cửa hàng bạn sẽ cần bao nhiêu diện tích Thuê nhân viên Số nhân viên mà bạn phải thuê sẽ dao động theo giờ mở cửa và lượng khách hàng nhưng nguyên tắc phổ biến là một cửa hàng khoảng 100 m2 sẽ cần 1 nhân viên toàn thời gian và một nhân viên bán thời gian. Khi bạn tuyển nhân viên bán hàng, tiêu chí hàng đầu phải là khả năng bán hàng và tính cách. Thoả mãn hai tiêu chí này thì bạn mới có thể hy vọng đào tạo được nhân viên của mình và chắc chắn rằng họ biết chiều khách, biết tư vấn khách mua hàng và biết xử lý mọi tình huống. Bạn cũng sẽ muốn nhân viên của mình nghiêm túc, thật thà để có thể tin tưởng giao cho họ trọng trách thu tiền và ghi sổ sách. Robert L., một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang khẳng định: "Kiểu gì thì bạn cũng phải có tiêu chí tuyển người cụ thể bởi dịch vụ khách hàng rất quan trọng, nó giúp tạo sự khác biệt giữa bạn và các siêu thị". 18
  • 19. Marketing Có nhiều lý do các doanh nghiệp mới nên quảng cáo cho cửa hàng mình. Tuy nhiên, với mảng kinh doanh quần áo thì tất cả chỉ gói gọn trong mục tiêu: khẳng định dứt khoát với khách hàng rằng mình có nhiều cái hay để họ tìm đến và rằng bạn không thua kém gì những thương hiệu lớn. Nói tóm lại, bạn cần lôi kéo khách đến cửa hàng mình thay vì đến với những đối thủ đã có tên tuổi. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn chưa có dịp nào đi ngang qua cửa hàng của bạn thì ít nhất họ cũng có cơ hội được biết đến bạn qua mail và các phương tiện truyền thông đại chúng. Hãy coi quảng cáo là một cách để bạn tăng doanh thu bán hàng chứ không đơn thuần là một khoản chi. Và đơn vị truyền thông mà bạn chọn phải phù hợp với địa phương của bạn cũng như phải chuẩn bị nội dung, kế hoạch quảng cáo cho thật độc đáo, thật ấn tượng và thật riêng biệt. Hãy cho khách hàng của bạn biết bạn bán sản phẩm gì, có những sự kiện, dịch vụ gì đặc biệt. Bí quyết để quảng cáo của bạn thành công là: đơn giản, ngắn gọn, súc tích và bắt mắt. 19
  • 20. 4 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CHO CỬA HÀNG QUẦN ÁO Bí quyết bán hàng thành công. Giống như hầu hết doanh nghiệp, 1 yếu tố quan trọng trong thành công của 1 cửa hàng quần áo chính là dịch vụ khách hàng xuất sắc. Hãy đào tạo cho nhân viên của bạn thấu hiểu điều đó thông qua việc quan sát lời khen, đề nghị hay than phiền từ Khách hàng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu 1 cửa hàng quần áo cũ và 1 vài Khách hàng cho rằng bạn nên thêm trang phục cưới cũ, hãy tìm ra cách làm điều đó. Bí quyết kinh doanh quần áo thành công phụ thuộc vào “4 Cách tạo nên Dịch vụ khách hàng xuất sắc” 1. Luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất như một tiêu chí kinh doanh quần áo thành công Hãy đọc các tạp chí như Elle, Vogue, Lucky, Marie-Claire và Glamour để tìm kiếm xu hướng thời trang theo mùa là gì. Hãy quan sát cách ăn mặc của giới nghệ sĩ vì họ gây ảnh hưởng mạnh đến khách hàng của bạn. Hãy lưu ý những bộ phim đang “hot” trên sóng truyền hình cũng như trong rạp. Cảm nhận được “gu” thời trang từ những nguồn đó là thông tin quý báo nhất nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực này. Các show thời trang trong nước? Bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế nào đó ở Việt Nam? Có đáng quan tâm hay không? Có. Bạn cần biết mọi thông tin về thời trang dù rằng bạn không bán mọi thứ. 20
  • 21. Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất Trong khu vực bạn kinh doanh đang tổ chức 1 show thời trang và miễn phí vé, hoặc vé cực kỳ ưu đãi, đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội. Đăng ký ngay. 2. Hãy thu thập ý kiến/phản ứng (thông tin đầu vào) từ nhân viên của bạn Ở mỗi cuộc họp, hãy yêu cầu từng nhân viên viết ra 5-10 ý tưởng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng dịch vụ dành cho Khách hàng. Hãy xem xét lần tượng từng ý tưởng và quyết định cái nào sẽ mang đến hiệu quả cao nhất và thu hút Khách hàng mục tiêu theo cách tốt hơn.Việc này rất khó áp dụng, và các nhân viên của bạn sẽ cho những ý tưởng rất ngây ngô, phi thực tế. Đừng bận tâm, MỖI CUỘC HỌP luôn luôn phải có ý tưởng gởi cho bạn, thì theo thời gian, bạn sẽ nhận được những sáng kiến rất bất ngờ và thú vị từ chính nhân viên của mình. 21
  • 22. Ý kiến từ nhân viên 3. Hãy quan sát những gì Khách hàng nói là kỹ năng bán quần áo. Nếu 1 có vài Khách hàng cho bạn biết rằng cửa hàng không có quần áo plus-zise (quá to so với bình thường) cho nam, hãy nghiên cứu các công ty khác nhau trên internet và hỏi thăm xem họ có cung cấp quần áo plus-size hay không. Tiếng nói từ Khách hàng Nếu có khách hàng nói rằng cửa hàng của bạn sẽ thu được lợi ích từ việc cho Khách hàng thêm thắt hoặc chỉnh sửa sản phẩm theo ý họ, hãy tìm 2 hoặc 3 người thợ may làm công việc đó. 4. Hãy duy trì 1 chiến lược marketing mạnh là một trong những cách bán shop quần áo hiệu quả. Nếu bạn đang muốn có được nhiều Khách hàng mua 1 chuỗi hàng hoá của mình từ tất, vớ, mũ, hãy liên lạc với các tạp chí và gặp gỡ với nhà biên tập để thảo luận mẫu quảng cáo đăng trên ấn bản của họ. Hoặc bạn cũng có thể gặp giám đốc đài truyền hình để giới thiệu sản phẩm của bạn và gửi lại vài mặt hàng cho khán giả xem qua TV. 22
  • 23. Duy trì chiến lược marketing mạnh Tuy nhiên, đây là những con đường “tốn kém” mà không phải ai cũng có thể làm được. Đó là một số mẹo kinh doanh quần áo cho các bạn mới tập tành buôn bán quần áo. Mỗi nhà kinh doanh phải vạch ra những chiến lược kinh doanh, nghĩ ra cách kinh doanh quần áo hiệu quả cho riêng mình để từ đó vận dụng vào công việc kinh doanh cho hiệu quả rất tốt. Ngày nay, mạng xã hội (Facebook, Youtube,…) hay các trang thương mại điện tử đã cho phép bạn phát triển việc kinh doanh tốt hơn mà không phải đầu tư quá nhiều tiền bạc. Điều này có nghĩa rằng bạn có một lựa chọn khác để thực hiện với kết quả tương đương: tập trung mọi nỗ lực marketing của bạn vào những kênh có sức lan truyền mạnh như mạng xã hội. • Bí quyết kinh doanh mặt hàng thời trang Đi ngang qua cửa hiệu thời trang, bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này 23
  • 24. Đi ngang qua cửa hiệu thời trang, bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này thành công, bạn không thể cứ “thích là làm”. Hiểu được quyền lực và sức mạnh mua sắm của phái đẹp: Đa số phụ nữ đều thích mua sắm, trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Quý cô có thể tiết kiệm từng nghìn đồng lẻ khi đi chợ, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để mua một cái áo. Bạn có kinh nghiệm và đam mê "shopping": Do thường xuyên "lang thang" các cửa tiệm, bạn hiểu rõ giá sàn và nhãn hiệu của các loại sản phẩm. Bạn cũng rất "rành" trong việc trả giá, lựa chọn mẫu... Hiểu biết về thời trang và có óc thẩm mỹ cao: Đừng kinh doanh khi bạn mù tịt kiến thức và thông tin về "mốt". Bạn nên biết may cơ bản, vẽ các mẫu đơn giản, theo sát hoạt động thời trang trong nước và thế giới... Ngoài ra, biết cách kết hợp màu sức và các loại trang phục giúp bạn tạo "xì-tai" riêng cho cửa tiệm. Bài trí cửa hiệu: Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng, các kệ hàng và mẫu mã quần áo dễ nhìn thấy... Hãy sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu 24
  • 25. thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm. Và điều đặc biệt không thể thiếu khi trang trí shop nổi bật là thiết kế trưng bày các tượng mẫu manơcanh cho thật ấn tượng và chính điều đó làm cho shop của bạn thu hút và nổi bật hơn.Nếu kinh doanh thời trang cho giới trẻ, nên treo những tấm ảnh người mẫu tuổi “teen” và nhạc “hip-hop” thời thượng. Tư vấn khách hàng: Vì họ thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: cái áo này chất liệu gì, được thiết kế ra sao... Nếu là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm tại các buổi giới thiệu mẫu mới. Nghệ thuật đón khách: Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ "window shopping" (ngắm chứ không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm. Bảo vệ quyền lợi khác hàng: Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi, phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của bạn Bí kíp lập kế hoạch kinh doanh tổng quan cho cửa hàng quần áo Kế hoạch kinh doanh được coi như một nền móng vững chắc để từ đó định hướng và kiến tạo nên cửa hàng. Như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ. Từ số vốn, đối tượng khách hàng, làm thế nào để tiếp thị cửa hàng hay làm thế nào để duy trì nó…phải được tính toán trong kế hoạch kinh doanh. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì đừng tiếc thời gian, công sức để lên kế hoạch . Bởi thiếu kế hoạch kinh doanh, bạn dễ dàng mắc phải những sai lầm hoặc chệch hướng. Một kế hoạch kinh doanh thông thường thường có những thành phần sau: Thông tin về cửa hàng, nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing, tiền và kế hoạch mở rộng trong tương lai. 25
  • 26. Phần thông tin về cửa hàng Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn, như: Tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng của cửa hàng. Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác? Phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo. 26
  • 27. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7 a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp… Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lên kế hoạch trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài. Nghiên cứu thị trường Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, điều bạn cần ghi nhớ là nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh. 27
  • 28. Sau đó, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn. Kế hoạch marketing và bán hàng Lên kế hoạch marketing về những gì bạn định quảng cáo cho người tiêu dùng như thế nào? Bạn sẽ thu hút công chúng bằng cách nào? Quảng bá cửa hàng bằng những kênh nào? Và khách hàng nhận được những quyền lợi gì khi mua hàng của bạn? Và làm thế nào để họ quay lại?… Đó chỉ là một vài trong rất nhiều những câu hỏi của công cuộc marketing gian nan và trường kỳ cho một shop quần áo. . Quan trọng nhất là làm thế nào để marketing online hiệu quả nhưng phải tự nhiên và không hề ép buộc. Và làm thế nào để kết hợp sự sáng tạo vào trong content marketing, email marketing để cho những nội dung này không hề bị khô cứng và mang tính tiếp thị. Với mạng xã hôi, ta cũng cần xây dựng fanpage vững vàng và thu hút, chuyển đổi những người dùng mạng thành khách 28
  • 29. hàng tiềm năng. Tất nhiên sau khi xây dựng chiến dịch vẫn là bước phân tích, theo dõi quá trình để thay đổi chiến lược hiệu quả! Tài chính Bạn phải lên bảng thống kê các khoản cần chi tiêu thực sự tỉ mỉ để đo lường được toàn bộ số vốn cần bỏ ra. Kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực về tài chính. Và cũng đừng mong chờ sẽ thu lại lợi nhuận ngay. Bởi phần lớn các cửa hàng nhỏ sẽ không thu lại lợi nhuận ngay. Vì vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Nhiều người không thu lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng đầu. Vì vậy, khi mới bắt tay vào làm ăn, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giàu sụ ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức. 29
  • 30. Kế hoạch mở rộng cho tương lai Đây là phần mà bạn có thể mơ mộng một chút. Không phải mọi thứ trong phần này đều dựa trên thực tế như các phần khác. Hãy thử nhìn xa trông rộng và dự đoán sự phát triển của cửa hàng trong tương lai. Phát triển là một phần cần thiết của doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh, vì vậy hãy nhớ dành một lượng thời gian đáng kể khi viết phần này trong kế hoạch. Kế hoạch marketing tổng quan cho ý tưởng kinh doanh thời trang Để kinh doanh hiệu quả, ngoài việc am hiểu, tìm hiểu thị trường và đối thủ, kế hoạch marketing là bước tiếp theo, giúp bạn từng bước hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thời trang của mình. Thông qua kế hoạch marketing, bạn có thể hiểu hơn về công việc kinh doanh sắp tới, về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dù bạn kinh doanh trực tuyến, hay cửa hàng, với kế hoạch marketing, bạn sẽ dự toán ngân sách marketing và có cách phân bố hợp lý cùng nhiều lợi ích khác. Kế hoạch marketing tổng quan cho ý tưởng kinh doanh thời trang 1. 1. Phân tích SWOT Phân tích SWOT với S (Streangths): những điểm mạnh mà công việc kinh doanh dự định của bạn sẽ phát huy được. Điểm mạnh có thể xuất phát từ nguồn hàng chất lượng như hàng VNXK, hàng nhập khẩu hay sản phẩm handmade; giá bán cạnh tranh, kiểu dáng phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cùng với điểm mạnh từ bản thân công việc kinh doanh quần áo mà bạn có được, vẫn tồn tại những hạn chế, điểm yếu – W /(Weakness) như thiếu kinh nghiệm quản 30
  • 31. lý cửa hàng, chưa sử dụng phương tiện truyền thông và chưa có khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng. Thị trường thời trang thực tuyến rất phát triển với nhu cầu mua sắm sản phẩm của đối tượng nữ giới cao và nam giới cũng có nhu cầu mua các sản phẩm thời trang. Đây chính là một trong những cơ hội – O (Opportunites) mà bạn có thể tận dụng để phát triển. Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, công nghệ thiết kế website bán hàng, truyền thông, vận chuyển ngày một tiến bộ…là những cơ hội rất tốt để bạn phát triển công việc kinh doanh sau này. Đối với những mối đe dọa – T (Threats) mà bạn sẽ gặp phải có thể xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh – những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Ivy Moda, Nem…cho đến những cửa hàng thời trang online…. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử cũng tạo ra những mối lo nếu bạn không hiểu rõ và làm chủ công nghệ mới. Từ những thông tin có được từ việc phân tích SWOT, bạn sẽ hiểu hơn về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải khi bắt tay vào kinh doanh thời trang trực tuyến. Từ đó quyết định đến chiến lược marketing sau này của bạn. 2. 2. Kế hoạch 5P Kế hoạch marketing 5P bao gồm: sản phẩm (Product), giá bán (Price), quảng cáo – khuyến mại (Promotion), địa điểm (Place) và Nhân lực (People). Bạn có thể dựa theo nhu cầu của mình để điều chỉnh các mục và chi tiết trong kế hoạch này. Sản phẩm Đây chính là những sản phẩm cụ thể mà bạn sẽ kinh doanh trong thời gian tới, và còn bao gồm cả thông tin thương hiệu, cách đóng gói và dịch vụ đổi trả sản phẩm. Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng thời trang công sở nữ, với nguồn hàng là xưởng may có uy tín và tay nghề cao. Các mặt hàng của bạn sẽ bao gồm: somi, chân váy, váy công sở, vest nữ….với thương hiệu của bạn. Các sản phẩm này sẽ được đựng trong những chiếc túi giấy hay túi vải, túi nilong với thiết kế bắt mắt cùng với đó là chính sách đổi trả sản phẩm cụ thể và chi tiết. Giá bán Với những lợi thế nhất định, kinh doanh trên Internet có khả năng cạnh tranh rất lớn so với cửa hàng truyền thống nhất là ở giá bán sản phẩm. Bạn sẽ cần tính toán và đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp, dựa trên chi phí sản phẩm hoặc giá bán của đối thủ hoặc 31
  • 32. dựa trên giá trị sản phẩm. Nếu chọn chiến lược giá bán thấp, cung cấp sản phẩm chất lượng ổn định, bạn sẽ thu hút được lượng khách lớn trong thời gian đầu. Nhưng trong trường hợp bạn muốn tăng giá bán để gia tăng doanh thu, bạn sẽ gặp khó khăn về phía khách hàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn giá bán cao để phù hợp với giá trị của sản phẩm mang lại, trong thời gian mới kinh doanh, khả năng thu hút khách hàng và bán được hàng sẽ không cao. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giá bán phù hợp, vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo doanh thu cho cửa hàng. Lập kế hoạch marketing online Quảng cáo – Khuyến mại Các công cụ marketing trực tuyến đang phát triển và hỗ trợ người dùng rất nhiều tiện ích. Quảng cáo trên Facebook thông qua các hình thức quảng cáo trả tiền với click, quảng cáo hiển thị, quảng cáo bài viết…. nhanh chóng giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bước để tiến hành quảng cáo Facebook để có thể tối ưu chi phí và đem lại hiệu quả. Quảng cáo trả tiền với Google Adwords thông qua việc sử dụng các từ khóa liên quan đến website để thực hiện quảng cáo. Tuy nhiên, thị trường thời trang rất cạnh tranh, với hình thức quảng cáo trả tiền này bạn cần lựa chọn từ khóa cụ thể và liên quan đến website của mình. Nếu bạn kinh doanh thời trang nữ, bạn có thể lựa chọn các từ khóa liên quan như “thời trang công sở nữ đẹp”, “thời trang công sở nữ Hà Nội”…. Từ các công cụ như 32
  • 33. Google Adwords, Google Analytics, Google Trends bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn từ khóa phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu quảng cáo của mình. Mặc dù các diễn đàn không còn hoạt động mạnh như trước nhưng đây vẫn là kênh quảng cáo trực tuyến phù hợp cho cửa hàng quần áo trực tuyến. Bạn có thể đăng ký quảng cáo dạng bài viết hoặc hình ảnh sản phẩm trên các diễn đàn có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Hoặc có thể đăng thông tin, bài viết giới thiệu cửa hàng, sản phẩm. Và hãy trở thành thành viên năng động của các diễn đàn để gây dựng hình ảnh đáng tin cậy cho cửa hàng của mình. Ngoài ra, bạn có thể đăng hình ảnh sản phẩm trên các kênh marketing khác như Zalo Page, Instagram,Pinterest… để thu hút thêm sự chú ý của khách hàng. Với các kênh này, bạn sẽ sử dụng hình ảnh sản phẩm được chau truốt và đầu tư chuyên nghiệp để tạo sức hút và ấn tượng. Chương trình khuyến mãi đóng vai trò quan trọng với các cửa hàng kinh doanh, trong thời gian mới khai trương, bạn có thể thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại như giảm giá 10%, 20% trong tuần đầu khai trương hoặc mua 1 tặng 1. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi cần được lên kế hoạch dài hạn, kết hợp giữa chương trình giảm giá và hình thức quảng cáo phù hợp. Bạn hãy chuẩn bị lịch trình và nội dung khuyến mãi phù hợp cho cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những hình thức tạo khuyến mãi như Mua nhiều giá tốt, Giảm giá giờ vàng, Coupon….từ Kho Ứng dụng của Bizweb để tạo chương trình khuyến mãi đặc sắc cho website của mình. Địa điểm Kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp với địa điểm kinh doanh của bạn sẽ là website bán hàng và facebook store hoặc fanpage. Hiện nay, đầu tư cho một website với giao diện chuyên nghiệp và hệ thống quản lý bán hàng là điều không hề khó khăn. Bạn có thể hợp tác với các đơng vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp như Bizweb để nhanh chóng bán hàng với website nhiều tiện ích. Bạn có thể lựa chọn giao diện mẫu hoặc tùy biến giao diện theo ý muốn từ kho giao diện website, tải sản phẩm và chỉnh sửa sản phẩm nhanh chóng. Bên cạnh đó, kho ứng dụng với nhiều ứng dụng tiện ích sẽ hỗ trợ công việc quản lý, kinh doanh và bán hàng của bạn. Con người Đây là những người liên quan đến công việc kinh doanh của bạn: nhân viên và khách hàng. Đối với nhân viên, thời gian đầu khi mới kinh doanh, bạn có thể tự mình thực hiện 33
  • 34. các công việc từ tư vấn cho đến giao hàng. Nhưng về lâu dài, khi muốn mở rộng công việc kinh doanh và khi lượng khách hàng ngày càng nhiều hơn, bạn sẽ cần sự giúp sức từ các nhân viên. Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch marketing, bạn cần cân nhắc đến chiến lược giành cho nhân viên của mình như các đào tạo quản lý website, trao đổi với khách hàng, chăm sóc khách hàng, bán hàng….Cũng như chế độ tiền lương, thưởng, nghỉ việc đối với nhân viên. Đối với khách hàng, những người trực tiếp ảnh hưởng đến công việc kinh doanh thời trang này, bạn cần có kế hoạch lâu dài đối với họ. Từ cách tiếp cận thông qua các công cụ quảng cáo, tương tác trên website, fanpage… đến chăm sóc khách hàng đều cần được lưu ý phát triển. Bạn sẽ bán hàng trực tuyến, khách hàng khó có thể xem trực tiếp được sản phẩm, bạn cần sử dụng website và fanpage như những kênh tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả. 3. 3. Ngân sách và theo dõi kế hoạch 4. 5. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch Ngân sách giành cho các hoạt động marketing cho cửa hàng thời trang trực tuyến của bạn có nhiều hạn chế, lựa chọn hình thức phù hợp để tối ưu chi phí là điều rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng và phát triển fanpage thông qua việc mời bạn bè hoặc thực hiện quảng cáo với chi phí phù hợp. Lập dự toán cho các chiến dịch marketing, các sản phẩm hỗ trợ và theo dõi hiệu quả để chọn cho mình hình thức quảng cáo phù hợp. Ví dụ, trong năm đầu tiên kinh doanh, ngân sách marketing cho mỗi tháng là 5,000,000 vnđ. Các năm tiếp theo, ngân sách marketing sẽ chiếm 3%/ doanh thu. Kế hoạch marketing là một phần trong kế hoạch kinh doanh, không chỉ giúp bạn vạch ra những bước đi và công cụ cần thiết để kinh doanh mà còn đóng vai trò quan trọng trong 34
  • 35. việc định hướng phát triển sau này. Cùng với việc lập ra kế hoạch, bạn cần theo dõi và điều chỉnh kế hoạch từ những hoạt động thực tế của công việc kinh doanh thời trang trực tuyến của mình. 35