SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  95
Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa
Tác giả: Dr. Paul Kauffman
PHƯƠNG CÁCH RAO GIẢNG LỜI CHÚA
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự kêu gọi cao cả nhất
2. Hãy biết rõ sự kêu gọi của bạn
3. Một lần thì chưa đủ
4. Một lời cảnh báo
5. Hãy dành cho Lời Chúa địa vị xứng đáng
6. Nguồn gốc Uy quyền của chúng ta
7. Những phương cách rao giảng Lời Chúa
8. Thử nghiệm sự rao giảng của chúng ta
9. Giảng Giải Kinh
10. Những ích lợi của sự giảng Giải Kinh
11. Hãy đạt cho đến Mục đích
12. Hãy hoạch định trước
13. Giảng lu ận Kinh Thánh Cựu ước
14. Giảng luận Kinh Thánh Tân ước
15. Chúng ta hãy thực hành việc đó
16. Trình bày sứ điệp của Đức Chúa Trời
17. Cách giải nghĩa bất cứ Khúc Kinh Thánh nào
18. Mục đích sự Rao giảng của chúng ta
19. Nhiều quyền năng hơn cho bạn
20. Những bài học về Giải Kinh
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đây là một quyển sách dành cho các Mục sư. Đây không phải là một sách
dành cho các Thầy giảng.
Đây là một quyển sách dành cho người có trách nhiệm chăn dắt và nuôi
dưỡng bầy Chiên của Đức Chúa Trời - Mục sư và những người chăn bầy.
Một Mục sư có một sự kêu gọi thánh và cao cả. Không có sự kêu gọi nào
khác mà lại kèm theo vinh dự lớn lao như thế và cũng nhiều trọng trách như
thế.
Sách này đã được soạn để giúp đỡ các Mục sư (người chăn bầy). Sách này
đặc biệt bổ ích cho nh ững người chăn bầy mà chưa có cơ hội được hưởng
nền giáo dục Kinh Thánh chính qui Ở các Viện Thần học hoặc Trường Kinh
Thánh. sách này sẽ giúp bạn dù bạn đang chăn dắt một Hội Thánh lớn hay là
nhỏ, dù bạn đang hoạt động độc lập hay có tính cách liên hội .
Để sách này có giá trị nhất cho bạn, chúng tôi có cung cấp một loạt các câu
hỏi ôn cho mỗi chương sách. Đề nghị bạn trả lời mỗi câu hỏi này với sự trợ
giúp của quyển Kinh Thánh. hãy tra xem mỗi một câu Kinh Thánh. Hãy viết
các câu đó ra ể giúp bạn nhớ lâu.
Quyển sách này sẽ giúp bạn biết rõ những gì Chúa trông mong Ở bạn. Sách
nay sẽ giúp bạn làm được những gì Chúa đã kêu gọi bạn làm. Bạn cần được
Lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt. Kinh Thánh là Kim chỉ nam đáng tin cậy
nhất. Hãy cẩn thận theo lời Kinh Thánh. Đó là lời của Đức Chúa Trời dành
cho bạn. Nguyện Chúa ban phước và hướng dãn bạn làm theo ý chỉ trọn vẹn,
tốt lành của Ngài.
SỰ KÊU GỌI CAO CẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Làm một Mục sư thực sự là một sự sự kêu gọi thánh và cao cả.
Không một vị vua, vị Hoàng đế hay vị tù trưởng bộ lạc nào lại có một nhiệm
vụ quan trọng cho bằng một Mục sư. Ông có một trách nhiệm rất trọng đại.
Điều này hoàn toàn đúng cho dù Hội Thánh của bạn là lớn hay là nhỏ, dù
Hội Thánh đó đang nh óm tại một nhà thờ khang trang, một ngôi nhà thường
dân (tư gia) hay một nơi nhóm khác.
Sự kêu gọi vào chức vụ Mục sư, một người phục vụ Lời của Đức Chúa Trời,
thường xảy đến cho người ta bằng nhiều cách khác nhau. Sự kêu gọi có thể
xảy đến cho bạn, cũng y như cho tôi, khi tôi còn trẻ tuổi. Từ lúc mới lên bốn
tuổi tôi đã biết là tôi có chức vụ nầy. Tôi không nghe một giọng nói nào.
Bằng một cách nào đó, Chúa đã tỏ rõ cho tôi mà thôi. Có lẽ bạn cũng đã biết
sự kêu gọi của Chúa dành hco bạn từ khi còn niên thiếu.
Hoặc có thể sự kêu gọi đó xảy đến cho bạn như là tiếng phán của Đức
Giêhôva, y như đã xảy đến cho Tiên tri Giêrêmi. Ông đã kể lại như sau:
“Có lời Đức Giêhôva phán cùng tôi như vầy : Trước khi tạo nên ngươi trong
lòng mẹ , ta đã biết ngươi rồi , trước khi ngươi sanh ra , ta đã biệt riêng
ngươi , lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước ” (Gie Gr 1:4-5)
Giêrêmi đã nghe rõ tiếng của Chúa. Ông biết chắc điều đó. Có thể bạn không
có một từng trải đầy ấn tượng như thế. Có lẽ Đức Chúa Trời đã dẫn dắt các
bạn mỗi lần một bước. Và bây giờ bạn thấy mình làm công tác của một vị
Mục sư. Có lẽ bạn chưa thấy mình đã được chuẩn bị thích đáng để làm công
việc của Mục sư. Có lẽ đó là vì không có ai khác làm công việc đó thay bạn.
Nhưng bây giờ bạn đang là Mục sư rồi thì bạn lại muốn làm việc hết sức với
sự vua giúp của Đức Chúa Trời.
Làm một Mục sư là một đặc ân lớn. Mỗi một Cơ Đốc Nhân là một con cái
của Đức Chúa Trời. Mục sư ơi, Đức Chúa Trời đã giao phó cho bạn nhiệm
vụ qua trọng nhất để lãnh đạo con cái của Ngài. Bạn phải giúp họ trở thành
những gì Ngài muốn họ trở thành. Đây thực sự là một vinh dự lớn mà Đức
Chúa Trời đã ban cho bạn.
Thật là một trọng trách ! Không lạ gì khi chúng ta gọi đó là một “sự kêu gọi
thánh và cao cả”. Thực sự như vậy. Thực ra đây là một nhiệm vụ quá quan
trọng mà nếu không nhờ sự giúp sức của Đức Chúa Trời thì không ai làm
nỗi. Điều tốt đẹp vô cùng là chính Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta
tất cả những sự giúp đỡ chúng ta có cần.
NHỮNG LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO BẠN
Trước hết Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh linh của Ngài. Đấy là
lời hứa của ngài !
“Ta lại sẽ nài xin Cha , Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ui khác ,
để Ở với các ngươi đời đời ”
(GiGa 14:16).
Chúng ta không cần phải hoạt động bằng sức riêng của chúng ta. Trước khi
sai phái chúng ta ra đi, Ngài đã dạy chúng ta “phải chờ đợi điều Cha đã hứa”
(Cong Cv 1:4). Rồi lời hứa của Ngài là:
“Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền
phép ” (1:8).
Ngài còn hứa: “Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan , mà kẻ
nghịch không chống cự và bẻ bác được ” (LuLc 21:15).
Tầm quan trọng của công tác Mục sư thật rõ ràng. Đức Chúa Trời không để
lại điều gì may rủi cả. Ngài hứa ban cho bạn tất cả sự giúp đỡ bạn có cần.
Chúng ta ai nấy đều thiếu sự khôn ngoan, dù là khôn ngoan thuộc thể hay
thuộc linh, nhưng điều chúng ta phải làm và có thể làm là cầu xin.
“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan , hãy cầu xin Đức Chúa Trời ,
là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi , không trách móc ai , thì kẻ ấy sẽ
được ban cho ”
(Gia Gc 1:5).
Ngài sẽ ban cho bạn cách rộng rãi tất cả sự khôn ngoan, bạn có cần để làm
một Mục sư. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng làm Mục sư cần phải
có rất nhiều khôn ngoan. Vâng, chức vụ của bạn thật là sự kêu gọi thánh và
cao trọng. “Đức tin anh em chớ lập trên sự khôn ngoan của loài người , bèn
là trên quyền phép Đức Chúa Trời ” (ICo1Cr 2:5)
Sức mạnh trong sự yếu đuối
Mục sư mà nương tựa trên sự khôn ngoan riêng thì chắc chắn sẽ thất bại.
Điều vô cùng quan trọng của người chăn bầy là không bao giờ trở nên quá tự
tin và cố làm mọi sự theo sức riêng của mình. Chúng ta cần hạ mình và xưng
nhận sự yếu đuối của chúng ta lên với Chúa. Chỉ có Ngài và chỉ một mình
Ngài mới có thể giúp sức chúng ta mà thôi. Chức vụ hầu việc Chúa của
chúng ta cần phải được thực hiện như “nhờ sức Đức Chúa Trời ban ” (IPhi
1Pr 4:11)
Quyền năng trong sự cầu nguyện
Vì lý do nầy, là những Mục sư chúng ta cần dành nhiều thì giờ trong sự hiện
diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải xem thì giờ chúng ta dành riêng để
cầu nguyện là thì giờ quan trọng nhất của một ngày hay một đêm. Chúng ta
không đủ khôn ngoan cũng không đủ mạnh để làm việc mà không cầu
nguyện.
Thông qua sự cầu nguyện mà chúng ta, những Mục sư, tự chuẩn bị chính
mình cho công việc Chúa. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta.
Chỉ khi nào chúng ta đã chuẩn bị chính mình rồi chúng ta mới có thể bắt đầu
soạn bài giảng. Không bao giờ là quá đáng khi chúng ta quá nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc dành thì giờ cầu nguyện.
Tôi không chỉ nói đến thì giờ chúng ta qùi gối nói chuyện với Đức Chúa
Trời, nhưng còn nói đến thì giờ chúng ta dành để suy gẫm trước mặt Chúa.
Việc yên lặng chờ đợi với tâm trí tập trung vào Chúa là một cách thực hành
ích lợi nhất. Đây là điều Sứ Đồ Phao-lô ngụ ý đến khi ông dạy Hội Thánh
Têsalônica hãy “cầu nguyện không thôi ” (ITe1Tx 5:17).
Hãy để tâm trí và tấm lòng tập chú vào Đức Chúa Trời. Một Mục sư không
hề có thì giờ nghỉ hè khỏi sự tương giao với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện
phải là sự tương giao hai chiều - bạn nói với Đức Chúa Trời cơ hội để phán
với bạn. Hãy dành cho Đức Chúa Trời cơ hội để phán với bạn. Đừng cứ nói
hoài, nói hoài một phía. Phải chắc chắn rằng bạn dành riêng thì giờ tĩnh
nguyện thật rõ rệt để dành cho Đức Chúa Trời cơ hội phán với bạn. Một
thánh nhân đã đưa ra một số những đề nghị cho thì giờ tĩnh nguyện. Tôi
muốn chia xẻ với bạn đây. Ông đề nghị rằng khi bạn bước vào thì giờ tĩnh
nguyện với Chúa, những bước sau đây rất hữu ích.
1. Hãy bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen
Đây là thì giờ quan trọng. Hãy tạ ơn Chúa vì chính mình Ngài, chứ không
phải những gì Ngài ban cho bạn.
Hãy bày tỏ lòng trân trọng biết ơn về chính mình Chúa là ai. Hãy ngợi khen
Ngài về sự thánh khiết, sự thương xót và sự thành tín của Ngài. Hãy ngợi
khen Ngài về món quà Cứu rỗi. Thời gian dành cho sự ngợi khen phải được
tận dụng tối đa. Phải luôn luôn khởi đầu giờ tĩnh nguyện của bạn bằng sự
ngợi khen.
2. Suy gẫm Lời Chúa
Hãy đọc một vài câu Kinh Thánh. lúc này đừng có lo về việc bạn sẽ giảng
đến những câu này như thế nào.
Chỉ hãy cầu xin Đức Chúa Trời về những gì Ngài đang phán với bạn. Hãy để
Kinh Thánh nói với bạn. Hãy nhận một lời tươi mới từ nơi Chúa mỗi ngày.
Hỡi các vị Mục sư, hãy dành thật nhiều thì giờ trước mặt Chúa với quyển
Kinh Thánh mỞ rộng trước mặt các bạn.
3. Dâng những thỉnh nguyện lên với Đức Chúa Trời
Đừng quá vội vàng hấp tấp. Có những lúc chúng ta không biết phải cầu xin
điều gì. Kinh Thánh chép: “Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng
cầu nguyện cho xứng đáng ” (RoRm 8:26)
Đó là lý do Đức Thánh Linh đang hiện diện để giúp đỡ và dẫn dắt chúng ta
trong sự cầu nguyện. Đôi khi Đức Thánh Linh cầu thay cho và thông qua
chúng ta với một sự tha thiết mà chúng ta không thể diễn tả thành lời. Vì như
Kinh Thánh đã nói: “nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thỞ than không
thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta ” (8:26)
Lập một danh sách những điều bạn đang cầu xin cũng là điều hữu ích. Đã có
quá nhiều lần chúng ta cầu nguyện những lời cầu nguyện chung chung,
không xác định. Phải cụ thể rõ ràng trong lời cầu nguyện của bạn. Đức Chúa
Trời rất cụ thể rõ ràng trong những lời hứa của Ngài.
4. Cầu nguyện cho những người khác
Cầu nguyện cho những nhu cầu riêng của bạn là tốt, nhưng đừng quên
những nhu cầu của những người khác. Hãy vị tha trong sự cầu nguyện của
bạn. Hãy để lòng bạn được mỞ rộng ra. Hãy nhớ đến nhu cầu của những
người khác. Hãy làm một Cơ Đốc Nhân có tầm vóc thế giới bằng sự quì gối
cầu nguyện của bạn, vì biết rằng trên đầu gối mình bạn có thể gây được một
ảnh hưởng toàn cầu.
Là một Mục sư, bạn phải là một người cầu nguyện, nếu bạn trông mong Đức
Chúa Trời ban phước cho đời sống và chức vụ của bạn.
Phải chuẩn bị sẵn sàng
Thưa Mục sư, sự kêu gọi thánh và cao trọng của bạn trên thế giới này đòi
hỏi bạn phải được chuẩn bị cách kỹ càng. Đây là tầm quan trọng hàng đấu !
Đừng vội đứng trước mặt dân chúng cho đến khi bạn đã dành nhiều thì giờ
trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Thưa Mục sư, bạn phải giảng Lời
Chúa trong tinh thần cầu nguyện. Hãy tin cậy quyền phép của Đức Chúa
Trời và hãy nương dựa t rên sự xức dàu của Đức Thánh Linh Ngài.
Chúng ta không thể tìm được phước hạnh của Đức Chúa Trời đổ xuống trên
chức vụ của chúng ta trừ phi chúng ta đã dâng mình cho sự cần mẫn nghiên
cứu Lời của Ngài. Là một đặc sứ của Đức Chúa Trời chúng ta cần được đầy
dẫy Lời của Đức Chúa Trời.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MỘT
1. Theo ý kiến của bạn, thì điều gì là sự kêu gọi thánh và cao cả nhất của
bạn?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Đức Giêhôva đã tấn phong tiên tri Giêrêmi vào thời điểm nào trong đời
sống của ông?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chúa đã hứa lời hứa kỳ diệu gì trong GiGa 14:16?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Khi một Mục sư thiếu sự khôn ngoan thì ông phải làm gì? (Gia Gc 1:5)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Làm thế nào để cầu nguyện không thôi như chúng ta đã được truyền lịnh
rõ ràng phải làm như vậy?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
HÃY BIẾT RÕ SỰ KÊU GỌI CỦA BẠN
Là một Mục sư, bạn sẽ được yêu cầu để làm rất nhiều điều. Một ngày của
Mục sư có thể là rất dài và rất bận rộn chỉ để giúp đỡ dân chúng. Trước khi
bạn nhận biết được điều đó thì một ngày của bạn đã trôi qua rồi. Bạn có thể
được yêu cầu để giúp ý kiến và góp lời khuyên bảo cho các hạng người khác
nhau. Bạn sẽ được mời đến thăm những người đau và chôn cất người qua
đời. Thậm chí bạn được người ta trông mong phải chăm sóc nhiều chi tiết
thuộc thể trong khi lãnh đạo một nhóm người. Người ta sẽ trông đợi bạn
phải sẵn giúp cho đủ mọi trường hợp. Bận rộn, bận rộn, bạn luôn bận rộn.
Nhưng dù bạn bận rộn bao nhiêu đi nữa, bạn cần dừng lại và tự hỏi xem bạn
có đang từ chối chính điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn làm hay
không.
Có thể lắm vì qúa bận rộn mà chúng ta quên mất bản chất đích thực của sự
kêu gọi của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thể quên mất điều Đức
Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm là gì. Chính Đức Chúa Trời đã kêu gọi
chúng ta, vì vậy chúng ta phải biết những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta
làm. Điều đó phải chiếm lấy hầu hết thì giờ và sự chú ý của chúng ta.
Là những Mục sư chúng ta có một nhiệm vụ xác định và rất rõ ràng.
Chúng ta đã được kêu gọi để giảng và dạy Lời của Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời đã ban cho chúng ta một trách nhiệm rất rõ ràng. Tất cả mọi công
việc khác phải được xem như là không quan trọng bằng. “Những việc khác
“có thể không phải là sai. Thực ra tất cả những điều ấy có thể là tốt đẹp cả,
nhưng nó không quan trọng như là nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho
chúng ta để rao giảng Lời Chúa.
Tất cả chúng ta phải học biết cách đặt những điều ưu tiên vào những vị trí
trước hết của chúng. Chúng ta có thì giờ và sức lực giới hạn. Nói cách khác
chúng ta phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho đúng. Hãy thực hiện điều quan
trọng nhất trước tiên và nếu có thì giờ và năng lực thì chúng ta mới làm
những việc khác.
Giờ chúng ta hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta
làm.
Ngài đã kêu gọi chúng ta rao giảng Lời Chúa 2Timôthê 4:1-4
Chữ “giảng đạo”chuyên chỞ ý nghĩa của sự “gieo rắc thông tin “ về những
gì Lời của Đức Chúa Trời đang dạy. Đây là nhiệm vụ và nghĩa vụ trước tiên
của chúng ta. Ngoại trừ sự cầu nguyện, không có việc gì quan trọng trong
đời sống vị Mục sư hơn là gieo rắc thông tin về lời của Đức Chúa Trời. Là
một Mục sư chúng ta đã được kêu gọi để làm người rao giảng Thánh Kinh.
Tuy nhiên, chúng ta không được kêu gọi để chỉ làm người giảng đạo. Chúng
ta có một nhiệm vụ nhất định và rõ ràng để “rao giảng Lời Chúa”. Chúng ta
không được kêu gọi để đứng lên và nói về bất cứ đề tài nào hiện đến trong
tâm trí chúng ta hoặc thậm chí cả những lời nói có liên quan mơ hồ ít nhiều
đến Kinh Thánh. Đây không phải là sự kêu gọi của chúng ta. Mặc dầu người
ta cũng thường gọi đây là “sự giảng đạo”nhưng nó không đáp ứng đúng tiêu
chuẩn của Thánh Kinh. Đây không phải là sự rao giảng Kinh Thánh.
Sứ điệp của một Một sư phải tập chú trên những gì Kinh Thánh nói, chứ
không phải trên những gì người diễn giải phải nói. Kinh Thánh phải làtrọng
tâm của một bài giảng. Không nên xem bài giảng như là một cuốn sách có
nhiều câu trích dẫn.
Kinh Thánh là Lời đời đời của Đức Chúa Trời . Đây là lời hằng sống của
Đức Chúa Trời !
Ban có thể hỏi: “Giảng Kinh Thánh là gì?” Giảng thực sự theo Kinh Thánh
khi :
Kinh Thánh quyết định nội dung của bài giảng
Mục đích của bài giảng phù hợp với sứ điệp nguyên thủy của Kinh Thánh .
Chúng ta phải học biết cách làm một người giảng dạy Kinh Thánh.
Một trách nhiệm trọng đại
Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn khúc Kinh Thánh Ở IITi 2Tm 4:1-4.
Những lời chỉ dẫn cho chúng ta là những Mục sư.
“Ta Ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jesus Christ là
Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết ”
Những lời nghiêm trang Ở phần mỞ đầu chương Kinh Thánh này tỏ ra vấn
đề Ở đây là nghiêm trọng dường nào. Lời này không được phép coi t hường.
Có một ngày phán xét sắp xảy đến. Chúng ta nhận lãnh những mạng lịnh
này trong ánh sáng của sự phán xét sắp xảy đến. Chúng ta có một nhiệm vụ
nghiêm trọng để làm theo lời căn dặn của Chúa cách cẩn thận!
Một chiến sĩ nhận được lệnh và được trông đợi phải vâng theo những mệnh
lệnh đó nếu không, sẽ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng của sự
bất tuân mệnh lệnh. Chúng ta cũng được truyền dạy những mệnh lệnh rất
nghiêm. Chúng ta phải vâng giữ những mệnh lệnh này vì có một ngày phán
xét sắp xảy đến.
Hãy giảng đạo
Thư 2Timôthê chương 4 là những lời chỉ dạy của Sứ Đồ Phao-lô dành cho
Thầy Truyền đạo trẻ tuổi Timôthê, dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh.
Bạn hãy đọc lại câu 1-4 và theo dõi chặt chẽ khi tôi cố gắng làm sáng tỏ ý
nghĩa. Phân đoạn này có thể đọc hơi khác với lời trong quyển Kinh Thánh
của bạn, nhưng đây là sự diễn ý cho rõ nghĩa hơn.
“Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên dặn con :Hãy cấp
bách công bố Đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời .
Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời . Vì
sẽ có một thời kia khi người ta không chịu nghe dạy chân lý . Thực ra họ sẽ
đi quanh quẩn tìm kiếm những giáo sư dạy họ những gì họ muốn nghe cho
bùi tai vì dạy những lẽ thật họ cần nghe ”.
Mục sư có trách nhiệm trọng đại này và trước sự phán xét sắp đến họ có
nghĩa vụ phải cấp bách công bố Đạo Chúa dù gặp thời hay không gặp thời.
Đây là nhiệm vụ cấp bách vì một số lý do trong khúc Kinh Thánh này.
1. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì đó là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Chúng
ta có thể được yêu cầu để làm nhiều việc nhưng đây là công tác chính yếu
của chúng ta. Đây là một công tác cấp bách. Chúng ta không được lơ đãng,
coi thường. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta.
2. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì chắc chắn có một ngày phán xét sắp xảy đến.
Vào ngày đó chúng ta sẽ phải khai trình. Chúng ta sẽ phải đối diện với việc
chúng ta có chu toàn mệnh lịnh Chúa truyền hay không.
3. Hãy giảng Lời Chúa và rao giảng cấp bách bởi vì Lời của Đức Chúa Trời
là điều các Cơ Đốc Nhân cần nghe. Đó là bánh hằng ngày của họ. Mỗi Cơ
Đốc Nhân cần ăn Lời Chúa mỗi ngày để sống.
4. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì nếu chúng ta không giảng người ta sẽ đi lạc.
Họ sẽ sa vào tội lỗi hoặc đi theo các giáo sư giả. Đức Chúa Trời đang nhờ
cậy bạn là Mục sư để chỉ rõ những gì Lời Chúa dạy dỗ. Đây là một trách
nhiệm trọng đại.
Khúc Kinh Thánh này cũng dạy rõ rằng Mục sư không chỉ là những thầy
giảng nhưng cũng phải là những thầy dạy Lời Chúa của Đức Chúa Trời .
Trong câu 2 Phao-lô nói rõ điểm này.
“Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời ”.
Thương thường ta phải có nhiều kiên nhẫn mới dạy hết được các giáo lý của
Kinh Thánh. chúng ta cần dạy đi dạy lại các giáo lý Kinh Thánh, những gì
Lời Chúa dạy thì rất khác và rất tốt hơn mọi sự dạy dỗ khác.
Dù có thích hay không, chúng ta cũng phải nhẫn nại lặp đi lặp lại những gì
Kinh Thánh dạy bảo.
Không ai khác làm được việc này. Đây chính là nhiệm vụ chính yếu của
Mục sư. Trong Cựu ước, tiên tri Êsai, đã vẽ lên hình ảnh Đức Giêhôva như
là một Đấng chăn chiên. Hãy để ý sự mô tả của ông.
“Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên , thâu các con chiên con vào
cách tay mình và ẵm vào lòng , từ từ dắt các chiên cái đương cho bú ”( EsIs
40:11)
Vậy thì đây là nhiệm vụ của Mục sư. Đức Giêhôva đã nêu một gương sáng
cho chúng ta. Nhiệm vụ chúng ta là nuôi dưỡng và bảo vệ dân Chúa. Sứ Đồ
Phao-lô chỉ nhấn mạnh điều này Ở 2Timôthê với những lời sau đây.
“Lúc nào cũng phải nhẫn nại , nuôi dưỡng họ bằng lời của Đức Chúa Trời ”
Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng
ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên
Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng
ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên. Hãy nuôi họ bằng Lời của Đức Chúa Trời .
Hãy xem sách Công vụ Sứ Đồ chương 20 từ câu 17 cho đến hết chương. Sứ
Đồ Phao-lô đã yêu cầu những nhà lãnh đạo Hội Thánh Ở Êphêsô đến gặp
ông. Ông tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông được dịp nói chuyện với
những nhà lãnh đạo của Hội Thánh đó (Câu 17-27). Phao-lô đã là công cụ
của Đức Chúa Trời trong việc thành lập Hội Thánh Chúa tại Êphêsô. Ông
muốn làm mọi sự để bảo đảm rằng Hội Thánh tiếp tục lành mạnh. Vì thế ông
đã có một số những lời khuyên dạy nghiêm trang dành cho họ. Lời khuyên
dạy đó có thể áp dụng cho bất cứ Mục sư hoặc cấp lãnh đạo Hội Thánh Ở
khắp mọi nơi trên thế giới.
Sứ Đồ Phao-lô tha thiết nài xin họ. Hãy lắng nghe lời nài nỉ của ông Ở câu
28.
“Anh , em hãy giữ lấy mình , và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh
em làm kẻ coi sóc , để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời , mà Ngài đã mua
bằng chính huyết mình ” (Cong Cv 20:28)
Hội Thánh đã được mua bằng chính huyết báu của Đấng Christ. Hội Thánh
là rất quý báu đối với Ngài. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trách nhiệm
lớn trong sự nuôi dưỡng Hội Thánh của Ngài. Dù làm việc gì chúng ta cũng
không được từ khước việc nuôi dưỡng bầy chiên của Đức Chúa Trời. Chúng
ta phải nhận lãnh trách nhiệm đó của Đức Chúa Trời. Đó không phải là bầy
chiên của chúng ta. Đó là bầy chiên của Đức Chúa Trời.
Hội Thánh của Chúa cần một thức ăn rất đặc biệt. Chúng ta không phải
muốn nuôi chiên của Ngài bằng thức ăn gì cũng được. Chúng ta phải nuôi họ
bằng Lời của Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt cấp bách bởi vì dân sự của
Chúa cần được bảo vệ khỏi các giáo sư giả. Lúc đầu những giáo sư giả nầy
có vẻ vô hại nhưng họ thực sự là những muông sói đội lốt chiên (câu 29-31).
Đ iều này khiến cho họ đặc biệt nguy hiểm. Dân chúng dễ bị đi lạc nếu
chúng ta không bảo vệ họ và nuôi dưỡng họ bằng thức ăn thích đáng.
Thức ăn thích đáng này là gì? Hãy đọc câu 32
“Bây giờ, tôi giao phó anh em cho Đức Chúa Trời và cho đạo của ơn Ngài,
là giao phó cho Đấng có thể gây dựng, và ban gia tài cho anh em chung với
những người được nên thánh”.
đây là Lời kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà dân chúng đang cần. Vì chỉ có Lời
Chúa và có Lời Chúa mà thôi, mới có thể gây dựng các Cơ Đốc Nhân lớn
lên trong Chúa. Chỉ có Lời Chúa và Lời Chúa mà thôi mới bảo đảm cho họ
nhận được cơ nghiệp kỳ diệu của những người được chọn của Đức Chúa
Trời. Lời Chúa là thức ăn thích hợp nhát cho dân sự Chúa.
Bạn đang được kêu gọi đẻ rao giảng Lời Chúa. Không có điều gì khác hơn
có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân loại.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Hãy giải thích ý nghĩa của chữ “giảng đạo”
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. “Giảng đúng Kinh Thánh” là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng ta thất bại trong việc “giảng Lời Chúa”
(IITi 2Tm 4:3, 4)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Khi Sứ Đồ Phao-lô gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hội Thánh Êphêsô Ở tại
Milê, ông đã khuyên dạy họ điều gì? (Cong Cv 20:28-31)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Sứ Đồ Phao-lô đã ngụ ý gì khi ông nói:”tôi giao phó anh em cho Đạo của
An điển Ngài” (20:32)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
MỘT LẦN THÌ CHƯA ĐỦ
Công bố lẽ thật một lần thì chưa đủ. Chúng ta cần lặp đi lặp lại những chân
lý nầy. Kinh Thánh đã nêu lên cho chúng ta một thí dụ rất rõ ràng để chúng
ta noi theo. Chính Kinh Thánh, Lời Linh cảm của Đức Chúa Trời, không chỉ
chứng tỏ cho chúng ta tầm quan trọng của việc dạy dỗ chân lý Kinh Thánh
nhưng cũng thường xuyên lặp đi lặp lại chân lý đó.
Một thiếu nhi khi cố gắng giải thích về trí nhớ của mình đã nói, “ký ức của
tôi là điều tôi hay quên”. Chúng ta rất mau quên. Vì thế, là những Mục sư,
chúng tôi phải biết cách lặp lại chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nói
đi nói lại về cùng một lẽ thật. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử
dụng những ngôn từ khác nhau hoặc những thí dụ khác nhau, nhưng phải
luôn luôn giảng và dạy những chân lý quan trọng bất biến của Lời Chúa.
Bạn có để ý thấy có một chủ đề chạy xuyên qua Kinh Thánh từ sách Sáng
Thế Ký đến sách Khải Huyền không? Người ta gọi đó là sợi chỉ điều. Đại đề
duy nhất của Kinh Thánh là Sự Cứu Chuộc. Kinh Thánh là câu chuyện về kế
hoạch lớn lao của Đức Chúa Trời đến để giải cứu loài người sa ngã. Một số
người đã nói rằng bạn có thể cắt Kinh Thánh Ở bất cứ chỗ nào cũng thấy
“rướm máu”. Đó là lý do tại sao khi rao giảng Lời Chúa bạn chắc phải đề
cập đến thập tự giá .
Chủ đề chính này đã được trình bày nhiều cách khác nhau khắp cả Kinh
Thánh. những chân lý quan trọng của Kinh Thánh đều được lặp đi lặp lại
mãi. Chúng ta phải học cách làm như vậy.
A-đam và Ê-va
Bạn còn nhớ chăng tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam và E-va đã nhanh
chóng quên mất lời dặn của Đức Chúa Trời dành cho họ (SaSt 3:13)? Hậu
quả của họ đã tin lời nói của Ma qủy. Thậm chí lời đó là một lời dối trá hoàn
toàn. Sự vội quên của họ đã dẫn đến tội lỗi đầu tiên và hậu quả là sự rủa sả
giáng xuống đầu nhân loại. Họ đã tin lời nói dối của ma quỷ hơn là những gì
Đức Chúa Trời phán bảo họ. Ađam và Eva đã có trí n hớ rất kém, ký ức của
họ thật là ngắn ngủi.
Con dân Y-sơ-ra-ên
Con dân Y-sơ-ra-ên đã mau chóng quên mất những chân lý họ đã từng học
được. Bạn còn nhớ chăng qua Môise, Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-
ra-ên rằng Ngài sẽ giải phóng họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập (XuXh 6:6-8)?
Điều kiện là họ phải nhớ đến Chúa là Đức Chúa Trời của họ và giữ những
điều răn của Ngài.
Dưới sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời, Môise đã đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi
ách nô lệ Ở Ai Cập. Thế mà chẳng bao lâu sau khi Môise đi khỏi mắt họ là
họ đã dựng lên một pho tượng có hình con bò bằng vàng. Họ cúi xuống
trước con bò vàng và nói:
“ Hỡi Y-sơ-ra-ên , này là các thần của ngươi , đã đem ngươi ra khỏi xứ
Ediptô ”( 32:4)
Hãy tưởng tượng việc họ quy cho một pho tượng do tay người làm ra công
trạng giải cứu họ ra khỏi Ai Cập ! Họ có ký ức ngắn ngủi thay.
Rồi tiếp theo là một loạt những sự tiếp trợ của Đức Giêhôva. Ngài đã dắt dẫn
họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Bằng cách đó Ngài đang cẩn
thận dắt dẫn họ đến phần đất mà Ngài đã hứa cho họ (13:31)
Tuy nhiên, không bao lâu sau dân sự đã khởi sự phàn nàn. Thậm chí một số
người đã muốn quyết định quay trở về Ai Cập (Dan Ds 14:1-4). Trí nhớ của
họ thật tệ hại đến nỗi họ quên bẵng nỗi thống khổ thế nào họ đã từng sống
với thân phận nô lệ Ở Ai Cập. Hơn nữa, họ đã vội quên thế nào Đức Chúa
Trời đã cứu họ và đã nuôi họ sống mỗi ngày trong đồng vắng. Chúng ta cũng
dễ rơi vào sự vội quên như thế. Trong sách Các quan xét chúng ta đọc thấy:
“Như vậy , dân Y-sơ-ra-ên không nhớ đến Giêhova Đức Chúa Trời mình , là
Đấng đã giải cứu họ khỏi tay các kẻ thù nghịch Ở chung quanh ” (Cac Tl
8:34).
Một lần thì không đu
Là những Mục sư và truyền đạo chúng ta cần noi gương rõ ràng của Kinh
Thánh. Chân lý Kinh Thánh phải được lặp đi lặp lại. Rất dễ để ngời ta quên
nên chúng ta phải lặp đi lặp lại các chân lý. Nêu lên một lần thì không đủ.
Sự giảng dạy tốt là lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy đi dạy lại.
Bạn có để ý thấy không có lẽ thật Kinh Thánh quan trọng nào mà chỉ được
nhắc đến có một lần hay không? Thực ra các học giả Thánh kinh đã học biết
rằng bạn không bao giờ có thể nhắc đến có một lần. Kinh Thánh lặp đi lặp
lại nhiều lần những chân lý quan trọng. Chúng ta cũng phải làm như vậy.
Chúng ta đừng bao giờ cho rằng vì cớ chúng ta đã công bố một chân lý Kinh
Thánh cho Hội chúng được một lần rồi thì chúng ta không cần lặp đi lặp lại
nữa. Hãy suy nghĩ biết bao nhiêu lần bạn phải lặp lại những lời chỉ dạy cho
con cái của bạn. Con dân của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy.
Vị Mục sư Giáo sư cần tập trung sự suy nghĩ của dân sự thật nhiều lần trên
Lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, đây là trách n hiệm chính yếu của vị Mục
sư. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại những gì Lời Chúa dạy bảo cho dân sự
Chúa.
Gương của kinh thánh tân ước
Các sách Tân ước thường nhắc lại những chân lý dạy trong Cựu ước. Sách
Tin Lành Mathiơ phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa những Thi Thiên và
những lời Tiên tri của Cựu ước. Sách Hêbơrơ là sự lặp lại và giải nghĩa sách
Lêvi ký. Sách Khải huyền phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa sách Đaniên.
Như thế chính Kinh Thánh đã biểu lộ cho thấy tầm quan trọng của việc nhắc
đi nhắc lại một chân lý.
Chúa Jesus là gương mẫu của chúng ta
Bạn có để ý thấy chính Chúa Jesus đã thường trích dẫn Kinh Thánh Cựu ước
không? Đó là cách Ngài lặp đi lặp lại một chân lý. Tôi xin chỉ ra một vài
trường hợp như thế. Mat Mt 24:29; 26:31; Mac Mc 7:6; 2:10; LuLc 4:18;
20:28, 42-43
Bạn hãy nhớ lại một lần kia, Chúa Jesus đang thăm dò Simôn Phiêrơ. Ngài
đặt cho ông câu hỏi đơn giản. “Ngươi yêu ta hơn những kẻ này không? “
(GiGa 21:15) Chúa Jesus đã không hài lòng với câu trả lời của người môn
đồ, bởi vì Ngài đã hỏi ông cùng một câu hỏi đó đến bao lần.
“Ngươi yêu ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ?”
Sứ Đồ Phao-lô
Sứ Đồ Phao-lô cũng thường sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại những chân
lý quan trọng nhiều lần. Hãy xem IITi 2Tm 2:8 “Hãy nhớ rằng Đức Chúa
Jesus Christ , sanh ra bởi dòng vua Đa vít , đã từ kẻ chết sống lại , theo như
Tin Lành của ta ”.
Trong khi giảng đạo ông đã dạy chân lý này rồi. Bây giờ ông nhắn lại cho
Timôthê những chân lý mà ông đã từng dạy dỗ. Một lần thì không đủ.
Mục sư phải biết lặp lại
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm Mục sư. Chúng ta là những người
chăn bầy của Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là dắt dẫn bầy chiên Chúa trở đi
trở lại với Lời Kinh Thánh. Như chúng ta đã học Ở chương trước, nhiệm vụ
của chúng ta là “Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi họ bằng lời của Đức Chúa
Trời”. Cần có sự kiên nhẫn để lặp đi lặp lại cùng một chân lý. Sự lặp đi lặp
lại th ật quan trọng.
Hãy học tập nghệ thuật lặp đi lặp lại
Sự lặp đi lặp lại là căn bản của mọi ngành giáo dục. Chúng ta học tập bằng
cách lặp đi lặp lại. Nhưng nếu làm không đúng, sự lặp đi lặp lại dễ gây chán
nản. Nhận vậy chúng ta phải học cách nhắc lại cùng một việc bằng nhiều
phương cách khác nhau. Đó là điều Kinh Thánh đã làm. Đó là điều Jesus đã
thực hiện. Nếu bạn nói một điều gì đó cách đầy đủ thì dân chúng có thể quên
không nhớ chính xác lời bạn nói nhưng họ sẽ nhớ bạn đã nói gì. Bạn sẽ
thành công trong việc đặt vào tâm trí của họ một ý tưởng mà họ sẽ không
bao giờ quên. Tôi phải nói lại lần nữa, một lần thì không đủ.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BA
1. Tại sao Kinh Thánh tự lặp đi lặp lại nhiều lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Đức Chúa Trời đã thấy lỗi gì nơi dân Israel (Quan xét 8: 34)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chân lý Kinh Thánh quan trọng nào chỉ được nhắc đến có một lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Sách Khải Huyền liên hệ với sách Đaniên như thế nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Hãy đưa ra một gương của Chúa Jesus về việc trưng dẫn Kinh Thánh Cựu
ước?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Căn bản của mọi ngành giáo dục và học tập là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
MỘT LỜI CẢNH CÁO
Sự thực chúng ta thường học được từ việc quan sát người khác hơn là từ
chính những hành động của chúng ta. Thật dễ để noi theo gương mẫu đã
được bày ra trước mặt chúng ta. Tuy nhiên, gương mẫu đó có thể hoặc
không thể là gương mẫu tốt nh ất, để chúng ta noi theo.
Bạn còn nhớ chăng Chúa Jesus đã có lần cảnh cáo dân chúng về những
gương xấu không nên theo (Mat Mt 23:1-13)? Ngài đang nói về những nhà
lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, những thầy thông giáo và người Pharisi.
Chúa Giêsu đã dạy các môn đồ Ngài rằng họ có thể làm theo điều hạn người
ấy nói nhưng đừng bắt chước gương của họ.
Thay vì bắt chước người nào chúng ta là những Mục sư cần trở lại với Kinh
Thánh để tìm gương mẫu cho chúng ta. Một đồng hồ chỉ xoay giờ có thể gây
cho nhiều người trễ nãi. Một gương xấu có thể dẫn nhiều người làm chuyện
sai lầm. Đôi khi gương mẫu là một hấp dẫn nguy hiểm. Dễ để bắt chước hơn
là trở về với cội nguồn nguyên thủy.
Có thể bạn đã cảm động mạnh mẽ bởi vị Mục sư của bạn hoặc một diễn giả
nào đó. Vì vậy bạn chỉ đơn giản là cứ theo gương của họ. Có thể đó là kiểu
mẫu duy nhất bạn phải noi theo. Nhưng điều gì xảy ra nếu gương mẫu đó
không phải là tốt nhất hoặc thậm chí không phải là phương cách đúng nhất.
Đây không phải nói rằng vị Mục sư của bạn không phải là người rất tốt. Có
thể lắm ông ấy là một người rất tốt và là một diễn giả đại tài. Có thể lắm ông
ấy đang giảng y chang như những gương mẫu đã từng đặt ra trước mắt ông.
Nhưng việc gì xảy ra nếu những gương mẫu ấy không phải theo cách của
Kinh Thánh? Thay vì chỉ noi gương của một người chúng ta cần quay trở lại
để nhìn xem gương mẫu của Kinh Thánh.
Tôi còn nhớ một câu chuyện buồn cười đã xảy ra trong đời sống của tôi mặc
dầu lúc ấy chẳng có tức cười gì hết. Có một diễn giả rất đạo đức mà tôi hết
lòng ngưỡng mộ và tôn kính. Thật ra người ấy đã từng học Lời Chúa để
bước vào chức vụ với Cha tôi. Không ngờ ông trở thành người đứng đầu
Trường Kinh Thánh mà tôi theo học lúc tôi mới lên mười bảy tuổi.
Tôi muốn làm một Đại diễn giả và nếu được tôi muốn trở thành diễn giả giỏi
nhất trần gian. Đó là mục tiêu của tôi. Người trẻ thường rất lý tưởng và
thường có những lý tưởng cao cả. Tôi nghĩ “Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm
người tốt nhất trần gian”. Đối với tôi diễn giả đó là người giỏi nhất trần gian
rồi.
Nhân vật đặc biệt đó đã tình cờ trở thành giáo sư trong lớp học của tôi về đề
tài giảng luận. Trong mắt tôi ông là một thánh nhân và thực sự ông là người
rất đạo đức, thánh thiện. Một ngày kia đến phiên tôi phải giảng một bài
trước cả lớp học. Theo dõi bài giảng của tôi, cả lớp sắp sửa phân chia thứ
hạng và phê bình bài giảng của tôi. Tôi đã rất khó nhọc để soạn bài giảng đó.
Tôi muốn trở thành người giỏi nhất. Tôi đã chuẩn bị một bài mà tôi cảm thấy
đây là một Đại Sứ điệp. Tôi cầu nguyện rất nhiều, rất lâu xin Chúa giúp tôi.
Tôi còn nhớ, thực ra tôi sẽ không bao giờ quên, hôm đó tôi đã giảng trong
cảm giác đã thực sự được Xức dầu Thiên thượng. Tôi đã chuẩn bị thật kỹ và
đã cầu nguyện thật nhiều. Tôi đã cố gắng hết sức. Khi giảng xong bài giảng
ruột của mình, tôi nhìn xuống lớp và giật mình khi thấy vị Giáo sư yêu quý
của tôi đang cười vào mặt tôi.
Vị Thánh đó, người mà tôi nghĩ sẽ chịu cảm động sâu xa bởi bài giảng của
tôi đang mỉm cười. Cha tôi đã qua đời chừng ba năm trước và đã nhận vị này
như người dìu dắt của tôi. Ông là người khá mập, bụng phệ của ông đang
rung lên với nhịp cười khi ông đang cố gắng để tự kiềm chế chính mình.
Sau giây lát dường như bất tận đó, ông đã đứng lên và nói “Thầy Paul ơi, xin
lỗi Thầy, nhưng nhìn thầy giảng tôi thấy giống y như chính mình tôi được
nhìn thấy Ở trong gương. Thầy bắt chước tôi hầu như trọn vẹn. Thầy có
những cử chỉ bằng tay thật giống thậm chí âm lượng giọng nói của thầy cũng
giống y như của tôi. Nói cách khác thầy đã copy tôi. Xin đừng bắt chước y
như tôi. Đức Chúa Trời đã dựng nên thầy như thầy hiện có. Hãy tự nhiên !
Hãy có phong cách riêng của mình !”
Tôi thật sự xấu hổ. Tôi đã bắt chước ông ấy mà không nhận biết. Bạn thấy
không, có thể bạn đang bắt chước gương của một người nào đó mà bạn
không hề nhận biết.
Tôi chắc rằng bạn đang muốn trở thành vị Mục sư - Giáo sư Diễn giải tốt
nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên, không phải luôn luôn là tốt nhất,
khi bắt chước việc khác, ngoại trừ bắt chước chính mình Chúa. Mục đích
chính của bài học này là để tìm ra đường lối tốt đẹp nhất. Tôi cảnh cáo các
bạn không nên bắt chước ai.
Chúng ta hãy nhìn kỹ ơn vào những gì Chúa đã ban cho chúng ta làm.
Chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời ngài. Trong loạt bài học này, chúng
tôi muốn khám phá phương cách của Đức Chúa Trời trong việc trình bày Lời
Chúa của Ngài.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BỐN
1. Tại sao bắt chước gương của người khác là nguy hiểm?
...................................................................................................................... ....
..................................................................................................................
2. Khi người mù dẫn đường thì những người đi theo gặp những tai hại gì?
(Mat Mt 15:14)
...................................................................................................................... ....
..................................................................................................................
3. Gương tốt nhất và đáng tin nhất cho Mục sư noi theo là ai?
...................................................................................................................... ....
..................................................................................................................
4. Chúa Jesus thường dùng những câu Kinh Thánh Cựu ước trong sự dạy dỗ
của Ngài như thế nào?
...................................................................................................................... ....
..................................................................................................................
5. Bài họp giá trị nhất mà Chúa Jesus đã dạy Ở Phi Pl 4:9 là ai?
...................................................................................................................... ....
..................................................................................................................
HÃY DÀNH CHO LỜI CHÚA ĐỊA VỊ XỨNG ĐÁNG
Chúng ta phải trở lại với những câu diễn ý của chúng ta trong 2Timôthê
“Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên con : Hãy cấp bách
công bố đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời ”( IITi
2Tm 4:2)
Đây là một sự ủy thác to lớn. Sự ủy thác này được giao phó trong ánh sáng
sự phán xét sắp xảy đến của Chúa. Chúng ta phải rao giảng Lời Chúa.
Không điều gì khác có thể chuẩn bị dân chúng cho sự phán xét hầu đến.
“Hãy cấp bách công bố đạo Chúa
Để thực hiện được trọng trách này, tôi xin gợi ý mấy điều.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG
ĐỜI SỐNG CỦA VỊ MỤC SƯ
Đời sống của vị Mục sư phải tập trung chung quanh Kinh Thánh. Kinh
Thánh cần phải là quyển sách quan trọng nhất trong đời sống bận rộn của
Mục sư.
Hãy sống bằng Lời Chúa !
“Nếu các người hằng Ở trong đạo (Lời ) ta , thì thật là môn đồ ta ” (GiGa
8:31)
Hãy khởi sự mỗi ngày với quyển Kinh Thánh của bạn vì cớ đời sống thuộc
linh của riêng bạn. Hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời muốn phán với
bạn hôm nay từ nơi Lời Ngài. Kinh Thánh là lời sống của Đức Chúa Trời
chứ không phải là sách nào khác. Hãy khám phá sứ điệp gì Đức Chúa Trời
dành cho bản thân bạn hôm nay. Đức Chúa Trời vẫn đang phán qua Lời
Hằng sống của Ngài.
Hãy để tôi đưa ra thí dụ từ chính Lời Chúa, khi dân Isreal lưu lạc trong đồng
vắng, Đức Chúa Trời đã nuôi họ bằng Mana là bánh mì từ trời rơi xuống.
Bánh mì đó không phải do cây trồng và cũng không phải là sản phẩm của
đất đai. Đức Chúa Trời ban bánh từ trời. Đó là sự tiếp trợ siêu nhiên. Đức
Giêhôva đã thực hiện điều này để dạy dân Israel một bài học quan trọng.
Bạn có thể đọc bài học đó trong sách Phục Truyền Luật Lệ ký chương 8
“Loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi , nhưng loài người sống nhờ
mọi lời bởi miệng Đức Giêhôva mà ra ” (PhuDnl 8:3)
Nói cách khác, để sống còn, bạn phải học cách ăn tiệc hằng ngày từ thức ăn
giàu chất dinh dưỡng của Lời Chúa. Thức ăn thiên nhiên không thôi thì
không đủ.
Kinh Thánh kể lại chuyện một người nhà giàu tên là Gióp đã trải qua một
thời kỳ đau khổ nặng nề, nhưng trong thời gian đó, ông đã học được bài học
quý giá. Chúng ta hãy đọc Giop G 23:12.
“Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài (Lời Chúa) tôi đã tích trữ lời
của miệng Ngài nhiều hơn thức ăn cần thiết của tôi.
Nói cách khác, tôi cần thức ăn thuộc thể. Nhưng đièu quý báu hơn và cần
thiết hơn cho đời sống Cơ Đốc Nhân của tôi là lương thực tôi nhận được từ
nơi Lời của Đức Chúa Trời. Khi học được bài học đó là chúng ta đang tiến
bộ tốt đẹp trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa vậy.
Vua Đa vít đã nói về Lời Chúa khi ông tuyên bố rằng Lời Chúa:
“Quý hơn vàng , thật báu hơn vàng ròng . Lại ngọt hơn mật , hơn nước ngọt
của tàng ong ” (Thi Tv 19:10)
Để làm một Cơ Đốc Nhân khỏe mạnh và một Mục sư khỏe mạnh, chúng ta
cần phát triển loại khoái khẩu về Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần ăn
tiệc Lời Chúa hằng ngày. Kinh Thánh phải là quyển cách quan trọng nhất là
trong đời sống vị Mục sư.
Là một Mục sư bận rộn, có lẽ bạn cảm thấy mình không có đủ thì giờ nghiên
cứu Lời Chúa. Chúng ta hãy nghiên cứu hai khúc Kinh Thánh từ chính Lời
Chúa.
BÀI NGHIÊN CỨU 1 : Cong Cv 6:1-7
Một vấn đề đã nổi lên Ở Hội Thánh đầu tiên. Một số người phàn nàn rằng
những người góa bụa đã không được chăm lo đúng mức. Vì thế người ta
trách móc các Mục sư. Các Sứ Đồ đã kêu gọi các Cơ Đốc Nhân họp lại và
giải thích những nhiệm vụ chính của Mục sư là gì.
Câu 2 và 4. Họ nói rằng không nên để chúng tôi bận rộn thì giờ với những
công việc của Hội Thánh. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Hãy
lựa chọn bảy người từ trong Hội Thánh để họ làm việc đó. Đó không phải là
công việc của các tín hữu trong Hội Thánh.
Câu 4, “Còn chúng ta (các Mục sư ) sẽ cứ tiếp tục chuyên lo về sự cầu
nguyện và chức vụ giảng đạo (Lời Chúa )”
Đó là trách nhiệm chính của Mục sư. Mục sư phải dành hầu hết thì giờ của
mình vào sự cầu nguyện và sự nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời.
Mọi việc làm xao lãng thì giờ cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa của Mục
sư đều phải nên tránh. Các Sứ Đồ dạy rằng mọi việc khác đều phải giao cho
các tín hữu khác chăm lo.
Bài học: Nhiệm vụ chính của Mục sư là cầu nguyện và nghiên cứu Lời
Chúa.
BÀI NGHIÊN CỨU HAI : Eph Ep 4:7-16
Trong chương bốn sách Êphêsô, Sứ Đồ Phao-lô đã viết lại cho Hội Thánh
mà ông đã thành lập tại Êphêsô.
Ông đã viết về ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời ban cho. Ông đã viết
(câu11) về các ân tứ làm Sứ Đồ, Tiên tri, Thầy giảng Tin Lành, Mục sư và
Giáo sư. Đây là những ân tứ mà Đức Chúa tin ban cho một số người.
Rồi ông viết trong câu 12 về lý do tại sao các ân tứ đó được ban cho. Ông
nói rằng các ân tứ đã được ban cho “để các Thánh đồ được (Trang bị) trọn
vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”
Ý nghĩa Ở đây là trách nhiệm của những Mục sư và Giáo sư là huấn luyện
các tín hữu Cơ Đốc Nhân làmtất cả những công việc khác. Những công việc
khác trong Hội Thánh nên để các tín đồ làm, chứ không phải để cho các Mục
sư làm.
Bài học: Công việc chính là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa . Ông cũng
phải huấn luyện cả Hội Thánh biết làm những công việc khác cần làm. Thưa
Mục sư, xin nhớ công việc chính của bạn là cầu nguyện và nghiên cứu Lời
Chúa một cách liên tục. Không nên để điều chi xen vào sự cầu nguyện và sự
nghiên cứu Lời Chúa của bạn.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG SỰ
GIẢNG LUẬN CỦA CHÚNG TA
Bạn sẽ để ý thấy rằng chúng ta không được kêu gọi chỉ để rao giảng nhưng
chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời Chúa . Đây là chỗ mà quá nhiều
Thầy giảng đi lạc. Chúng ta không được kêu gọi chỉ để giảng. Khai triển và
rao giảng những bài giảng chứa đựng một hay hai câu Kinh Thánh không
phải là điều chúng ta được kêu gọi để làm. Chúng ta đã được kêu gọi để làm
Mục sư - Giáo sư của Lời Đức Chúa Trời . Đây là sự kêu gọi Thánh và cao
trọng của một Mục sư. Đây là một nghĩa vụ nghiêm trang.
Kinh Thánh không phải chỉ là quyển sách mà thỉnh thoảng chúng ta trưng
dẫn vài câu trong những bài giảng của chúng ta. Lời Chúa phải giữ địa vị
trung tâm và dân sự Chúa phải biết điều đó. Họ phải biết, do gương mẫu
chúng ta nêu ra, rằng chúng ta là người rao giảng Lời của Đức Chúa Trời .
Được kêu gọi làm người rao giảng Kinh Thánh là một phần thưởng lớn.
Người Thầy giảng sống với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh để tìm ích lợi cho
bản thân mình và cầu nguyện với quyển Kinh Thánh mỞ ra trước mặt, chẳng
bao lâu sẽ được người ta biết đến như là người rao giảng Kinh Thánh. những
bài giảng của ông sẽ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động cho dân sư của
ông. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm được những gì Đức Chúa Trời đã
kêu gọi chúng ta làm, đó là rao giảng Lời Chúa . Chúng ta sẽ tập chú trực
tiếp hơn trên khía cạnh giảng luận này vào một chương sau. Xin nhớ rằng,
Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng
ta. Chúng ta cần biểu lộ điều này bằng nh ững hành động của chúng ta.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG
GIỜ THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA
Thưa Mục sư, bạn phải nêu gương. Bạn phải dành cho Kinh Thánh địa vị
vinh dự mà Kinh Thánh đáng thưởng. Một phương cách để làm được việc
này đã được minh họa bởi những gì Thầy tế lễ Êxơra làm cho dân sự của
Đức Chúa Trời. Bạn thấy câu chuyện này trong sách Nêhêmi chương 8. Xin
hãy mỞ xem NeNe 8:1-5
Bạn hãy nhớ lại rằng dân Israel đã không vâng Lời Chúa. Bởi cớ đó họ phải
trải qua nhiều năm gian khổ tại Babylon vừa làm vừa sống như những người
nô lệ cho những ông chủ ngoại bang của họ. Trong những năm sống tại
Babylon, họ đã cầu nguyện nài xin Đức Chúa Trời giải cứu họ. Điều điển
hình cho tất cả chúng ta là khi gặp khó hăn chúng ta hãy dành nhiều thì giờ
cầu nguyện. Cuối cùng Đức Chúa Trời đã dẫn đưa toàn thể dân Israel ra khỏi
những năm tháng nô lệ bằng cách riêng của Ngài.
Lúc bấy giờ dân số Israel độ 42.360 người cùng với nhiều t ôi tớ của họ. Khi
đã hoàn thành việc tái thiết thành phố và những vách thành quan trọng
chung quanh thì toàn dân đã tụ họp lại một chỗ để nghe Sách Luật pháp (Lời
Chúa) phán gì. Nghe Lời Chúa là việc quan trọng đối với họ.
Hãy để ý điều gì đã xảy ra. Hãy đọc cẩn thận 8:5 “Êxơra giỞ sách ra trước
mặt cả dân , vì người đứng cao hơn chúng , khi người giỞ sách ra , thì dân
sự đều đứng dậy ”.
Dù không được yêu cầu nhưng dân chúng vẫn đứng lên. Đó là dấu hiệu họ
kính trọng và tôn quý Lời Chúa. Người lãnh đạo đọc lớn tiếng lời Đức Chúa
Trời. Dân chúng đứng lên nghe trong khi người ấy đọc.
Chúng ta có nên dạy cho dân sự Chúa cách đứng lên để tôn vinh kinh Lời
Chúa chăng? Tôi còn nhớ khi còn là một Thầy Truyền đạo trẻ tuổi mới hầu
việc Chúa, đây là sự thực hành quen thuộc trong các Hội Thánh. Khi Mục sư
đọc Lời Chúa , cả dân sự đứng lên . Điều này thúc giục tôi đặt câu hỏi, “Phải
chăng chúng ta đã đánh mất lòng tôn kính đối với Lời Chúa , Lời Thánh của
Đức Chúa Trời ? Chúng ta có đủ lòng tôn kinh đối với Lời Chúa không ?”
Chúng ta thường đứng lên khi có mặt một nhân vật quan trọng. Bằng cách
đứng lên khi Lời Chúa được tuyên đọc, chúng ta thừa nhận sự tôn kính Lời
hằng sống của Đức Chúa Trời. Đây là một cách chúng ta có thể dạy về sự
tôn kính đối với Lời Chúa.
Chẳng hạn, khi Mục sư sắp giảng một khúc Kinh Thánh, hãy mời dân dan
đứng lên trong khi đang đọc khúc Kinh Thánh đó. Đây là cách đơn giản để
bạn dạy dân sự của bạn tôn kính Lời Chúa. Dĩ nhiên nếu bạn sắp đọc bản
văn, mà chỉ có một câu thôi, thì bạn không thực sự tôn vinh Lời Đức Chúa
Trời, vì thế không cần đứng lên. Nhưng khi lời Đức Chúa Trời được tuyên
đọc trong những buổi nhóm thì lời đó xứng đáng hưởng một địa vị trung
tâm, một địa vị vinh dự nhất.
Tại sao ta không thể dành một thì giờ trong buổi nhóm để đọc Kinh Thánh?
Trong thời gian đó các tín hữu đều đứng lên để bày tỏ lòng kính trọng Lời
Chúa. Tôi để ý thấy Ở một số Hội Thánh dân chúng cứ phải đứng suốt trong
giờ thờ phượng hay ca hát, đôi khi kéo khá dài. Rồi họ ngồi xuống đọc Kinh
Thánh. Đó là cách chúng ta dạy tín đồ bài học sai lầm. Lời Đức Chúa Trời
phải có một địa vị vinh dự trong một buổi thờ phượng. Mục sư cần bảo đảm
thực hiện cho được việc này. Lời Đức Chúa Trời phải ưu tiên một trên tất cả
những mục thờ phượng khác. Chúng ta phải dạy cho dân sự biết tôn trọng
lời Đức Chúa Trời.
Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị vinh dự trong đời sống bạn, trong sự
giảng luận của bạn cũng như trong những giờ thờ phượng của bạn. Xin hãy
nhớ, “Lời Chúa còn lại đời đời, và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho
anh em” (IPhi 1Pr 1:25).
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG NĂM
1. Lời Đức Chúa Trời phải có phần gì trong đời sống Mục sư?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
2. Vua Đa vít mô tả Lời Chúa như thế nào? (Thi Tv 19:10)
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
3. Lời Chúa phải có địa vị gì trong sự giảng luận của Mục sư?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
4. Sự đáp ứng của dân chúng khi lời Đức Chúa Trời được đọc lên là gì?
(NeNe 8:5)
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
5. Hành động đơn sơ nào chúng ta phải khuyến khích trong những buổi thờ
phượng của chúng ta ngõ hầu giúp cho Lời Chúa được tôn trọng xứng đáng?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
NGUỒN GỐC UY QUYỀN CỦA CHÚNG TA
Để có được uy quyền trong sự giảng dạy, chúng ta cần phải biết rõ nguồn
gốc uy quyền của chúng ta là gì.
Không phải địa vị Mục sư đem lại cho chúng ta uy quyền.
Không phải việc chúng ta được phong chức đem lại uy quyền mà chúng ta
cần có để tuyên bố cách khẳng định: “Đức Chúa Trời phán vậy”
Không phải sự giáo dục và bằng cấp của chúng ta là cơ sỞ đem lại uy quyền
chúng ta.
Không, chắc chắn là không !
Mặc dầu mỗi một điều kiện trên đây có thể đóng góp hoặc giúp chúng ta nói
lên trong uy quyền, nhưng tất cả những điều đó không phải là nguồn gốc uy
quyền của chúng ta.
Quyền gì mà chúng ta mong đợi người ta sẽ lắng nghe chúng ta?
Quyền gì chúng ta có để hứa ban sự sống đời đời cho người tin Chúa Jesus
Christ?
Quyền gì chúng ta có để nói với dân chúng rằng nếu họ thật lòng ăn năn tội,
họ sẽ được tha thứ và sẽ trở nên những người mới trong Đấng Christ?
Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại tội lỗi, hoặc thậm chí nói rằng
có một điều được goi là tội lỗi.
Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại những truyền thống địa
phương vốn bao gồm một số hành động gian ác hoặc ngược lại với những sự
dạy dỗ của Kinh Thánh?
Hoặc quyền gì chúng ta có để nói trong uy quyền rằng “Chúa Jesus sắp đến
“?
Chính Kinh Thánh là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
Chúng ta có thể nói và phải nói trong sự khẳng định và uy quyền, “Đức
Giêhôva phán vậy ”. Chúng ta có thể nói và phải tuyên bố trong uy quyền
rằng, “Đức chúa Trời yêu bạn ”. Rõ ràng là những Mục sư chúng ta không
có thẩm quyền thực sự nào ngoài Kinh Thánh .
Không phải tiếng nói to lớn, âm vang đem lại cho chúng ta uy quyền. Mặc
dầu khi lắng nghe một số các diễn giả người ta có thể bị cám dỗ để suy nghĩ
như thế. Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều không cảm động bởi sự rao
giảng to tiếng của chúng ta đâu. Giảng to tiếng không phải là giảng có uy
quyền. Dĩ nhiên, chúng ta phải giảng vừa đủ nghe cho các thính giả của
chúng ta.
Kinh nghiệm không phải là nguồn gốc uy quyền của chúng ta. Mặc dầu
chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm hơn những thính giả của chúng ta,
nhưng kinh nghiệm mà thôi không phải là nguồn gốc thực sự uy quyền của
chúng ta.
Giảng với sự tin quyết tự nó cũng chưa đủ. Có nhiều giáo sư giả đã nói rất tự
tin.
Uy quyền thực sự trong sự rao giảng của chúng ta xảy đến khi chúng nói,
“Có lời chép rằng ” hoặc “Đức Giêhôva phán như vầy ”. Chính Kinh Thánh
là uy quyền tối hậu . Chúng ta không yêu cầu dân chúng những gì họ suy
nghĩ là đúng ! Chúng ta không công bố những đề nghị của chúng ta ! Chúng
ta công bố hay tuyên bố con đường đúng đắn. Chúng ta biết đó là con đường
đúng bởi vì Kinh Thánh tuyên bố đó là con đường đúng. Chúa Jesus phán.
“Ta là đường đi , chân lý và sự sống , chẳng bởi ta thì không ai được đến
cùng Cha ” (GiGa 14:6)
Không thể có chút nghi ngờ gì về điều đó.
Trong sách Mathiơ, đoạn 4, chúng ta đọc thấy Chúa Jesus bị cám dỗ bằng
một loạt những lời dụ dỗ mà ma qủy tưởng là mạnh mẽ. Đối diện với từng
cám dỗ đó, Chúa Jesus có cùng một câu trả lời, “Có lời chép rằng ” (c.4, 7,
10). Khi Chúa Jesus phán, “Có lời chép rằng ” thì không ai lý luận gì nữa.
Kinh Thánh là uy quyền tối hậu. Ngày nay Kinh Thánh vẫn là uy quyền tối
hậu.
Từ thời Đức Chúa Trời viết ngón tay Ngài trên những bảng đá (XuXh
31:18), lời Đức Chúa Trời đã là uy quyền tối hậu. Bất cứ lời gi Đức Chúa
Trời đã viết bằng ngón tay của Ngài hay qua ngón tay của các tôi tớ Ngài
đều là uy quyền tối hậu. “Có lời chép rằng ” là uy q uyền tối hậu.
Trách nhiệm của người giảng đạo là phải biết những gì đã chép trong lời
Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
Chúng ta có đọc Kinh Thánh không?
Bạn nói, dĩ nhiên tôi có đọc Kinh Thánh. Nhưng hãy để tôi hỏi mỗi một vị
Mục sư câu hỏi tương tự.
Chúng ta có đọc Kinh Thánh nhiều hơn là đọc những sách báo khác không?
Chúng ta có đọc Kinh Thánh hằng ngày không?
Chúng ta có phát triển thói quen tốt đẹp trong việc TRA XEM Kinh Thánh
hay không?
Chúng ta có đọc Kinh Thánh theo cách đọc đi đọc lại không?
Chúng ta có đang lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Sự hiểu
biết này là tuyệt điểm của mọi sự hiểu biết. Hãy đọc những gì Đức Giêhôva
đã phán trong Gie Gr 9:23, 24
“Người khôn chớ khoe sự khôn mình
Người mạnh chớ khoe sự mạnh mình
Người giàu chớ khoe sự giàu mình
Nhưng kẻ nào khoe , hãy khoe về trí khôn
mình biết Ta là Đức Giêhôva ”
Sự hiểu biết lớn nhất của loài người, đó là nhận biết Đức Chúa Trời. Đây là
đặc ân lớn nhất của loài người. Chúng ta hãy hỏi trở lại, chúng ta có đang
lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Bạn nói “Làm thể nào để
chúng ta biết Đức Chúa Trời cách tốt hơn? “. Câu trả lời là, chúng ta biết
Đức Chúa Trời nhiều hơn nhờ thường xuyên liên tục đọc lời của Ngài.
Lời Chúa có thu hút chúng ta không? Kinh Thánh có cảm động lòng chúng
ta không?
Sứ Đồ Phao-lô rất cảm động khi ông phô diễn chân lý của Đức Chúa Trời
đến nỗi ông la lớn lên.
“Ôi ! Sâu nhiệm thay là sự giàu có , khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa
Trời ”( RoRm 11:33)
Chúng ta sẽ không thể khởi sự hưởng được vẻ đẹp và quyền năng của lời
Kinh Thánh nếu chúng ta không đọc Kinh Thánh. Hãy đọc, hãy đọc hãy đọc
và hãy đọc Kinh Thánh nhiều hơn nữa. Đó phải là chức năng chính yếu của
chúng ta.
Chúng ta có rao giảng Lời Đức Chúa Trời cách có quyền phép không?
Trong Cong Cv 1:8 chúng ta bắt đầu thấy câu trả lời cho vấn đề làm thế nào
để rao giảng cách có q uyền phép. Chúng ta đọc thấy
“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh
quyền phép ”.
Điều quan trọng là phải được đầy dẫy Thánh Linh. Điều quan trọng là phải
có tấm lòng bùng cháy nhờ Đức Thánh Linh. Chính Chúa Jesus đã ra lệnh
cho các môn đồ của Ngài không nên nổ lực truyền giảng cho đến khi họ
được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Chúng ta đừng bao giờ quên rằng trước khi các môn đồ được đầy dẫy thánh
Linh họ đã trải qua ba năm trong trường học của Đấng Christ, do chính Ngài
dạy bảo. Hai bài học quan trọng họ đã học được là:
1. Bài học tự bỏ mình đi
Chúa Jesus đã dạy họ
“nếu ai muốn theo Ta , phải tự bỏ mình đi ,
mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta ”
(LuLc 9:23)
không phải dễ để phủ nhận chính mình. Bản ngã rất hay đòi hỏi nhưng một
môn đồ Chúa phải học tập tự bỏ mình đi. Từ bỏ chính mình là bài học đầu
tiên mà một môn đồ phải học trong trưòng học của Đấng Christ.
2. Bài học vâng lời
Có những người muốn gọi Chúa Jesus là “Chúa” nhưng không sẵn sàng để
vâng lời Ngài. Nếu Jesus là Chúa tể của đời sống bạn thì bạn sẽ vâng lời
Ngài không thắc mắc, không ngần ngại. Chúa Jesus có lần đã hỏi
“Sao các ngươi gọi ta : Chúa , Chúa mà không làm theo lời Ta phán ? Ta sẽ
chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng Ta , nghe lời Ta , và làm theo , t hì
giống ai ”(LuLc 6:46-47)
Trong những câu sau đó Ngài mô tả cả người vâng lời và hạng người không
vâng lời (c. 48,49)
TRƯỚC KHI chúng ta có thể giảng đạo cách quyền năng chúng ta cần phải
học biết cả hai bài học rất quan trọng này.
Chúng ta có đang từ bỏ chính mình để đi theo Chúa và phục vụ Chúa
không?
Chúng ta có chịu vâng lời Đấng mà chúng ta xưng là “Chúa” hay không?
Chúng ta có đầy dẫy Thánh Linh của Ngài không? Đây là con đưòng đi đến
sự rao giảng cách có quyền năng. Đây là con đường để rao giảng có thẩm
quyền
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG SÁU
1. Nguồn gốc uy quyền chính của Mục sư là gì?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
2. Chúa Jesus đã chống trả những sự cám dỗ của ma quỷ như thế nào? (Mat
Mt 4:4)
...........................................................................................................................
.................................................................................................................3.
Hãy nêu ra hai bài học quan trọng mà các môn đồ đã học được từ Chúa
Jesus?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
4. Cong Cv 1:8 dạy chúng ta điều gì về việc được đầy dẫy Thánh Linh?
...........................................................................................................................
.................................................................................................................
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG LỜI CHÚA
Chưa từng có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại mà việc rao giảng Kinh
Thánh lại cần kíp hơn thời nay.
Thưa Mục sư, rao giảng bất cứ đề tài nào hay bản văn nào hiện đến trong trí
bạn không phải là giảng Kinh Thánh. Như đã được chỉ rõ Ở chương trước,
lời Đức Chúa Trời phải được giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của
chúng ta. Thưa Mục sư, chúng ta cần giảng Lời Chúa thay vì chỉ giảng trích
từ Lời Chúa.
Khắp cả thế giới đang có nhu cầu lớn để tiếng nói có uy quyền được nghe
lớn và nghe rõ khắp nơi. Thế giới đang tìm kiếm một lãnh tụ mà lời nói
không thể nghi ngờ gì được. Chính tiếng nói của Đức Chúa Trời cần được
phân loại nghe rõ. Thế giới cần nghê lời Đức Chúa Trời phán, “Nầy là
đường đây , hãy noi theo ”( EsIs 30:21). Họ sẽ chỉ nghe được lời này khi
chúng ta rao giảng Lời Chúa.
Bạn có để ý thấy dân chúng dường như đang đi lạc đường không? họ giống
như chiếc tàu không bánh lái. Họ giống như những khách bộ hành lạc lối
trong rừng, cứ đi quanh quẩn. Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh, mới cung
cấp tiếng nói họ đang tối cần. Mục sư có một trọng trách lớn để công bố
những gì Đức Chúa Trời phán dạy.
Tiên tri Êsai cho chúng ta biết lý do (30:21)
“Tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng : Nầy là đường dây , hãy
noi theo ”
Rồi khi bạn trải qua trên đường đời, bạn sẽ có Lời Chúa chỉ đưòng. Tiếng
nói của Ngài sẽ luôn có Ở đó để chỉ dẫn bạn, “Khi các ngươi xê qua bên hữu
hoặc bên tả ”
có biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những bài giảng đầy dẫy những ngôn
từ, thậm chí là những ngôn từ Cơ đốc, nhưng có rất ít Lời Chúa? Đề tài bài
giảng được công bố và trình bày có vẻ dính dáng mơ hồ đến Kinh Thánh.
Tuy nhiên người ta không nghe rõ được sứ điệp của Đức Chúa Trời qua bài
giảng. Loại bài giảng này không thể gọi là giảng Kinh Thánh được. Những
diễn giả chỉ lấy bản văn từ Kinh Thánh hoặc minh họa những bài giảng của
mình từ Kinh Thánh, không nên tự đánh lừa mình như những diễn giả Kinh
Thánh. họ không phải là diễn giả Kinh Thánh đâu.
Loại bài giảng này, mà người ta thường nghe, tiếc thay đã thiếu cả uy quyền
lẫn sự chỉ dẫn. Có thể ngồi nghe hết loại bài giảng này và không bao giờ
nghe được Chúa đã phán gì về đề tài này. Không lạ gì có quá nhiều lộn xộn
xảy ra. Người ta dành cho Kinh Thánh một địa vị nhỏ bé. Thỉnh thoảng
người ta trích dẫn một câu Kinh Thánh. đó không phải là giảng Kinh Thánh.
Nếu chúng ta muốn công bố những gì Lời Chúa phán dạy thì ta phải dành
cho Kinh Thánh địa vị trung tâm. Đây là trách nhiệm căn bản của Mục sư -
công bố Lời Chúa .
Về cơ bản có ba hình thức bài giảng thường dùng chúng ta hãy nói sơ qua
những hình thức này.
Ba hình thức giảng luận
1. Giảng theo câu gốc :
Hình thức giảng này bắt đầu với một cầu Kinh Thánh đặc biệt, vì thế nó
được gọi là giảng theo “câu gốc”. Hình thức giảng này tập trug vào một câu
gốc nào đó trong Kinh Thánh. (Xem thí dụ Ở cuối chương).
Hình thức giảng này có thể thực hiện với rất ít chuẩn bị hoặc không chuẩn bị
gì cả. Mọi việc cần làm chỉ là lựa chọn một câu Kinh Thánh để làm nền tảng
cho bài giảng. Đôi khi bài giảng đã được triển khai trước rồi diễn giả lấy ra
một câu Kinh Thánh đặt vào cho thích hợp bài giảng. Kinh Thánh giữ vai trò
rất nhỏ bé. Đây không phải thực sự là giảng Kinh Thánh và trong chức vụ
Mục sư không nên đặt phưong thức giảng này lên hàng đầu.
Dĩ nhiên loại giảng luận này không có gì sai trái cả. Thực ra đôi khi có
những hoàn cảnh đòi hỏi phải dùng loại bài giảng này. Những nhà Truyền
đạo lưu hành thường không có cơ hội để triển khai đầy đủ một phân đoạn
Kinh Thánh. Đôi khi tất cả những gì các nhà truyền giảng có thể làm là nói
lại những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ về tội lỗi và rồi đưa ra phương pháp
giải cứu cho rõ. Ông cố gắng trình bày những gì Kinh Thánh phán với người
chưa tin Chúa.
Mục sư trong Hội Thánh không nên chủ yếu dùng phương pháp giảng theo
câu gốc này. Chúng ta được kêu gọi để công bố toàn bộ ý muốn của Đức
Chúa Trời. Chúng ta có một trách nhiệm rất lớn. Chúa Jesus nói rõ trách
nhiệm đó trong Mathiơ 28. Là những Mục sư, trách nhiệm chúng ta là “dạy
họ giữ mọi điều ta đã truyền cho các ngươi ”(Mathiơ 28: 20). Điều này đòi
hỏi một quá trình dạy đạo hòan chỉnh hơn là chỉ giảng theo câu gốc.
Một thí dụ về giảng theo câu gốc
Chủ đề: Phương cách để được sự sống đời đời
Câu gốc: GiGa 3:16
Đức Chúa Trời yêu thương thế gian
Tình yêu Ngài thể hiện tại Thập tự giá
Giá đã trả cho sự cứu chuộc
Phương cách đơn giản là đặt Đức tin nơi Chúa.
Bây giờ, loại bài giảng này không có gì sai trái cả. Nhưng nó có một số điểm
yếu tôi muốn chỉ ra đây:
a) Câu này không được nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn hoặc của cả
sách Giăng
b) Bằng cách dùng chỉ có một câu gốc thường tạo ra trong tâm trí người
nghe cảm tưởng cho rằng câu này là tất cả những gì chúa đã phán về đề tài
đó.
c) Không phải một câu nào đó có thể đứng vững một mình, câu đó phải được
nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn.
d) Ở cuối sứ điệp các thính giả của bạn không có được sự hiểu biết tốt hơn
về những gì Kinh Thánh liên hệ đến kế hoạch cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa
Trời.
e) Nó không khuyến khích người ta nghiên cứu hay đọc Lời Chúa cho chính
mình.
Đây chỉ là một số điểm yếu trong bữa ăn đều đều của sự giảng luận theo câu
gốc.
2. Giảng theo đề tài :
Hình thức giảng luận này có thể thực hiện với rất ít hoặc không trưng dẫn
Kinh Thánh gì cả. Một số người xem đây là hình thức giảng luận dễ dàng
nhất. Có lẽ ý kiến đó đã trở thành lý do khiến người ta sử dụng phương thức
giảng này nhiều nhất. Diễn giả chỉ cứ lựa chọn một đề tài, bất cứ đề tài nào
nảy ra trong trí và triển khai một cuộc nói chuyện hay một bài giảng về đề
tài đó.
Chỉ cần đưa vào vài câu Kinh Thánh Ở đây hay Ở đó là bạn có một bài giảng
theo đề tài. Nếu so sánh thì đây là phương pháp dễ soạn và dễ giảng nhất.
Đây thường chỉ là những bài diễn thuyết tôn giáo.
Nhưng hãy để tôi cảnh cáo bất cứ vị Mục sư nào mà chỉ dựa vào loại bài
giảng này thì họ đang thất bại trong nhiệm vụ mình một cách thật đáng tiếc.
Đây không phải là loại bài giảng Kinh Thánh mà bạn có thể tạo ra tình yêu
đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nó không giúp cho dân sự của bạn lớn lên
trong sự hiểu biết Kinh Thánh.
Trong hình thức giảng luận này người ta nhận được Kinh Thánh rất ít. Hình
thức này thường chỉ đem lại hậu quả báo động là sự ngu dốt về Kinh Thánh.
Kinh Thánh chỉ được dành cho một vai trò nhỏ bé.
Một lần nữa, thỉnh thoảng loại bài giảng này có thể được sử dụng với hiệu
quả cao. Loại bài giảng này không có gì sai, nhưng một Mục sư có một
trọng trách phải dạy Lời Chúa cho dân sự Chúa.
Mục sư trong Hội Thánh không nên thường xuyên sử dụng phương thức
giảng theo đề tài này. Loại giảng luận này dành cho Kinh Thánh vai trò rất
nhỏ bé. Bài giảng này theo đề tài không tập trung trên Kinh Thánh, nó chỉ
tập chú vào một đề tài.
Điều đáng buồn là hầu hết các diễn giả giảng theo câu gốc và theo đề tài cứ
nghĩ rằng họ là người giảng Kinh Thánh. không phải vậy đâu.
Thỉnh thoảng việc giảng theo câu gốc hay theo đề tài có được chỗ đứng của
nó. Tuy nhiên những loại bài giảng này tiếc thay rất thiếu khả năng để dạy
Lời Chúa. Thưa Mục sư, đây không phải là giảng Kinh Thánh. đây không
phải là loại giảng luận mà bạn đã được kêu gọi để làm cũng không phải là
loại giảng luận mà dân sự Chúa cần đến nhất.
Một thí dụ về bài giảng theo đề tài
Đề tài hay Chủ đề: Sự thành tín của Đức Chúa Trời
Câu gốc: PhuDnl 7:9
I. Ngài thành tín để cung cấp nhu cầu của chúng ta Phi Pl 4:19
II. Ngài thành tín khi Ngài kêu gọi ICo1Cr 1:1-9:27
III. Ngài thành tín trong n hững nhu cầu thuộc linh của chúng ta IITe 2Tx
3:3
IV. Ngài thành tín trong sự chịu khổ của chúng ta IPhi 1Pr 4:19
V. Ngài thành tín khi chúng ta bị cám dỗ ICo1Cr 10:13
VI. ngài thành tín khi chúng ta phạm t ội IGi1Ga 1:9
Không có gì sai trong hình thức bài giảng này. Đây là loại bài giảng mà các
nhà truyền đạo lưu hành thường giảng. Tuy nhiên nó có một số điểm yếu nếu
Mục sư thường xuyên đều đặn sử dụng hình thức này. Đây không phải là
giảng Lời Chúa mà là giảng từ Lời Chúa. Đây là sử dụng Kinh Thánh hơn là
để cho Kinh Thánh tự nói cho chính Kinh Thánh.
Xin lưu ý một số điểm yếu trong hình thức giảng luận này.
a) Nó trình bày một quan điểm không liên kết, không gắn chặt nhau của
Kinh Thánh. nó làm cho Kinh Thánh chỉ là bộ sưu tập những câu nói mà
thôi.
b) Một Mục sư có nhiệm vụ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động. Trong
hình thức giảng này Kinh Thánh là một loạt các câu không gắn liền nhau.
Nhưng Kinh Thánh chắc chắn không phải như vậy.
c) Để nhấn mạnh về sự thành t ín của Đức Chúa Trời tốt hơn bạn nên lần
lưọt giảng từng câu nói trên.
- Như thế dân sự của bạn sẽ nhìn thấy mỗi một câu đó trong mạch văn đúng
đắn của nó. Điều này sẽ giúp cho mỗi câu có năng lực mà nó không có khi
trình bày cách riêng rẽ.
Vậy thì bạn sẽ có ít nhất bảy bài giảng về sự thành tín của Chúa thay vì chỉ
có một bài. (ít nhất bảy lần, Kinh Thánh nói về sự thành tín của Đức Chúa
Trời). Điều đó có nghĩa là dân sự của bạn sẽ nghe về sự thành tín của Chúa
được nhiều lần. Dân sự của bạn càng được dạy dỗ về sự thành tín của Đức
Chúa Trời thường xuyên hơn bởi vì sự bất trung là sự yếu đuối thông thường
nhất của con người.
d) Hình thức giảng luận này không khuyến khích hội chúng của bạn tự ngiên
cứu Lời Chúa. Kinh Thánh không trở thành một sách sống cho họ.
e) Hình thức giảng luận này một phần nào đó đem lại hậu quả là sự ngu dốt
về những gì Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh. Dân chúng ngày nay
cần nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời trực tiếp từ Lời của Ngài. Đây là
giảng từ Lời Chúa hơn là rao giảng chính Lời Chúa.
3. Giảng Giải Kinh :
Đây là một từ liệu có tính kỹ thuật được dùng để mô tả phương cách giảng
luận mà môn học này khuyến khích sử dụng. Phương pháp này không liên
quan gì đến mức độ dài của phân đoạn Kinh Thánh được sử dụng. Nó không
mô tả một bài giảng về một câu hay là nhiều câu. Nó chỉ về việc Kinh Thánh
có được phép tự mình nói ra cách rõ ràng và có sức mạnh hay không. Bất cứ
khi nào việc này được thực hiện thì đó là vị Mục sư đã vâng theo mệnh lịnh
rõ ràng “Rao giảng Lời Chúa”
Giảng Giải Kinh đưa hội chúng tập trung vào từng chữ từng câu qua cả Kinh
Thánh. nó liên quan đến việc khảo cứu cách có hệ thống toàn bộ Kinh Thánh
mỗi lần một số câu. Đây mới thực sự là giảng Kinh Thánh. đây có thể là một
quan điểm mới nghe đối với một số người bởi vì tiếc thay Ở một số nơi ít
người được nghe nói đến.
Thưa Mục sư, phải mất bao lâu để bạn hướng dẫn dân sự đi từ câu này qua
câu khác suốt các sách của Kinh Thánh? Phải mất bao lâu từ khi bạn hướng
dẫn dân sự đi từ câu này qua câu khác qua tất cả các biến cố thích thú nhất
của sách Công vụ Sứ Đồ? Bạn mất bao lâu để hướng dẫn dân sự đi qua hết
sách Ha-ba-cúc diệu kỳ? Bạn có bao giờ trình bày cho dân sự của bạn mọi
biến cố chính của sách Sáng Thế Ký chưa? Câu trả lời cho những câu hỏi
này sẽ cho bạn biết bạn có phải là một thầy giảng Kinh Thánh hay là không.
Trở thành một nhà giảng Giải Kinh không phải là quá trễ đâu. Chúng ta sẽ
khám phá đề tài này nhiều hơn Ở các chương sau.
Thực ra, mục đích và kế hoạch của môn học này là để giải thích giảng Giải
Kinh là gì và làm thế nào để giảng Giải Kinh. Giảng Giải Kinh thực sự là
giảng Kinh Thánh. Mỗi một Mục sư cần trở thành một người giảng Giải
Kinh để có thể làm ứng nghiệm cách hiệu quả sự kêu gọi Rao giảng Lời
Chúa của mình.
Một thí dụ về giảng Giải Kinh :
Phân đoạn Kinh Thánh mà chúng ta sắp giải nghĩa là Ở GaGl 5:1-15. Đây là
một thí dụ về giảng Giải Kinh.
Tôi giả định rằng trước đây bạn đã hướng dẫn dân sự của bạn học qua 4
chương đầu của sách Galati. Khi chúng ta giải thích ý nghĩa của phân đoạn
này bạn sẽ lưu ý thấy tầm quan trọng của việc giảng luận và sự hiểu biết
mạch văn mà Phao-lô đã viết là dường nào.
Thưa Mục sư, trong quá trình giảng giải kinh qua suốt quyển Kinh Thánh,
bạn sẽ gặp đến nhiều chỗ được gọi là những đoạn sách khó. Nếu chỉ lấy
riêng những câu ấy ra thì rất khó hiểu, nhưng nếu xem xét chúng trong toàn
mạch văn thì những câu đó trở nên có ý nghĩa và có quyền năng.
Chúng ta có thể đặt tên cho khúc sách trên đây là “Sự tự do của Cơ Đốc
Nhân “ hoặc “Sinh ra để được tự do”. Điều này căn cứ trên những câu có
lien hệ đến mạch văn của cả thư mà Phao-lô gởi cho người Galati.
Bối cảnh: Những người nhận thư của Phao-lô đã được trưởng dưỡng để tin
rằng một người cần phải cẩn thận vâng theo tất cả Luật pháp của Môise.
Những luật lệ đó đã được ban cho con dân Israel trước khi Đấng Christ chịu
chết trên Thập tự giá. Họ vẫn bị ràng buộc bởi Cổ luật đó (Luật Môise, Xuất
Êdiptôký 19-31). Thực ra họ đang làm nô lệ cho Luật pháp đó. Rồi Chúa
Jesus đã đến và làm trọn Luật pháp để họ không còn cần phải giữ những luật
lệ cứng nhắc đó nữa. Chúa Jesus đã làm trọn Luật pháp một lần đủ cả thay
cho chúng ta. Ngài đã trả xong mọi đòi hỏi của Luật pháp.
Thế nhưng trong khi không có mặt của Sứ Đồ Phao-lô, những tân tín hữu Ở
Galati đã bị các giáo sư giả dẫn đi sai lạc. Những giáo sư này nói rằng, “tiếp
nhận Đấng Christ là tốt rồi, nhưng các bạn vẫn phải giữ trọn Luật pháp của
Môise”.
Trong chương 3, Phao-lô đã viết, “Hỡi người Galati ngu muội . Ai bùa ém
anh em ?”hoặc ai đã lừa dối anh em để tin rằng anh em vẫn còn Ở dưới Cổ
luật của Môise. Chúa Jesus đã đến và đã chết cho tội lỗi của anh em để anh
em không còn giữ những luật xưa đó nữa. Đức Chúa Trời đã thấy rằng các
anh em không thể nào giữ Luật pháp cho nỗi (5:4) Chúa Jesus đã thế chỗ
cho anh em và bây giờ anh em đã được tự do khỏi Luật pháp (5:6).
1. Sự tự do của Cơ Đốc Nhân Galati 5:1-5
a) Chúng ta được tự do khỏi điều gì?
Vì Đấng Christ đã chết thế tội chúng ta nên chúng ta được tự do khỏi:
1/ Sự rủa sả của việc sống dưới Luật pháp. Nói cách khác chúng ta được tự
do khỏi sự rủa sả của chủ nghĩa Luật pháp.
2/ Chúng ta được tự do khỏi sự sợ hãi cơn phán xét nặng nề của Đức Chúa
Trời.
3/ Chúng ta được tự do khỏi một lương tâm kiện cáo.
4/ Chúng ta được tự do khỏi quyền lực của Sa-tan trên đời sống chúng ta.
Chúng ta được tự do , tự do , tự do .
b) Bây giờ chúng ta được tự do để làm gì?
1/ Tự do để yêu mến Đức Chúa Trời với sự vui mừng thực sự thay vì sống
dưới bàn tay nặng nề của Luật pháp.
2/ Tự do để nói với người anh em hoặc chị em trong Đấng Christ rằng “Tôi
yêu anh (em) mà không có ý định tội lỗi (5:14)
3/ Tự do để đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn nhờ cậy thầy tế lễ
để đến với Đức Chúa Trời như người ta phải làm trong thời Môise nữa.
4/ Bây giờ chúng ta được tự do, tự do để vui hưởng sự tự do của chúng ta
trong Đấng Christ.
Chúng ta được tự do , tự do , tự do !
2. Những giới hạn của sự tự do. Galati 5: 13-15
a. Sự tự do trong Đấng Christ của chúng ta không phải là một giấy phép để
chúng ta phạm tội (5:13)
b. Sự tự do của Cơ đốc nh ân được tự chế bởi tình yêu người đó dành cho
Đấng Christ. Vì yêu Chúa chúng ta không dám phạm tội (5:14-15).
c. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét sự giới hạn của tự do. Những giới hạn
này đều do ta tự hạn chế.
- Tự do quá mấu thì nguy hiểm
- Để vui hưởng tự do chúng ta phải tự kiềm chế nếu không chúng ta trở
thành nô lệ của bản tánh tội lỗi.
- Trong một hình thức nào đó thật dễ để sống như người nô lệ hơn là sống
như người tự do. Là nô lệ bạn làm điều người ta bảo bạn phải làm. Là người
tự do bạn phải tự điều khiển lấy mình.
d. Tự do quá mấu sẽ phá hủy bạn (5:15)
Sách Galati dạy về ba điều : chủ nghĩa Luật pháp sự tự do , giấy phép
3. Hiểm họa của việc quay về làm nô lệ cho Luật pháp. Galati 5: 2, 3, 4
Phao-lô viết thư cho các Cơ Đốc Nhân Ở Galati về sự nguy hiểm của việc
tin tưởng các giáo sư giả là những kẻ muốn đưa họ đến chỗ sống dưới Luật
pháp Môise. Cùng với nhiều điều khác, Luật pháp dạy rằng mỗi người nam
đều phải chịu phép cắt bì. Phao-lô nói rằng nếu bạn trở lại với Luật pháp thì:
a. Đấng Christ chịu chết là vô ích. Bạn sẽ không còn tin Đấng Christ đã chịu
chết để cứu bạn. Điều này có nghĩa là bạn đang tin cậy nơi những việc lành
riêng của mình. Điều đó cũng có nghĩa Đấng Christ chết là vô ích.
b. Nó có nghĩa là bạn đang còn là người mắc nợ cho cả Luật pháp. Nói cách
khác bạn không chỉ phải vâng theo một luật “về sự cắt bì” nhưng bạn phải
vâng giữ tất cả những Luật pháp khác. Vi phạm một điều răn là vi phạm tất
cả các điều răn. Điều đó có nghĩa là bạn không tin Đấng Christ để được cứu
rỗi (Gia Gc 2:10)
c. Bạn bị phân cách và xa lạ với Đấng Christ. Bằng việc trở lại nương dựa
vào công việc của Luật pháp bạn đã khước từ sự chết của Đấng Christ cho
tội lỗi của bạn.
d. Bạn lại tự đặt mình dưới Luật pháp mà không còn đặt mình dưới ân điển
nữa.
4. Những cảm nghĩ của Phao-lô đối với người Galati (Galati 5: 7-12)
Các Cơ Đốc Nhân Galati đã từng quen sống dưới Luật pháp cũ nhưng họ đã
quay về với Chúa. Họ đã học biết phải tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa
của họ. Bây giờ họ đã quên hẳn những gì Đấng Christ đã làm cho họ. Họ lại
nương cậy nơi những công việc riêng để cứu rỗi họ.
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua

Contenu connexe

Tendances

Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của TôiTại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
Jimmy Nguyen
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
khicon038
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
htpsccbb159
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủi
Phuoc Nguyen
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
Ngoc Que Vu
 

Tendances (18)

C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của TôiTại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
Tại Sao Chúa Chưa Đáp Lời Cầu Nguyện Của Tôi
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Advent Reconciliation - Year A
Advent Reconciliation - Year AAdvent Reconciliation - Year A
Advent Reconciliation - Year A
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Song theo dung muc dich
Song theo dung muc dichSong theo dung muc dich
Song theo dung muc dich
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
So 160
So 160So 160
So 160
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủi
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
 

Similaire à Phuong cach rao giang loi chua

Similaire à Phuong cach rao giang loi chua (20)

Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdfKhám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdf
 
C6 khai tuong cua nguoi lanh dao
C6 khai tuong cua nguoi lanh daoC6 khai tuong cua nguoi lanh dao
C6 khai tuong cua nguoi lanh dao
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Sach loi hua
Sach loi huaSach loi hua
Sach loi hua
 
Loisong3
Loisong3Loisong3
Loisong3
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
E2 song de ban cho
E2 song de ban choE2 song de ban cho
E2 song de ban cho
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 

Plus de co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 

Phuong cach rao giang loi chua

  • 1. Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa Tác giả: Dr. Paul Kauffman PHƯƠNG CÁCH RAO GIẢNG LỜI CHÚA LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự kêu gọi cao cả nhất 2. Hãy biết rõ sự kêu gọi của bạn 3. Một lần thì chưa đủ 4. Một lời cảnh báo 5. Hãy dành cho Lời Chúa địa vị xứng đáng 6. Nguồn gốc Uy quyền của chúng ta 7. Những phương cách rao giảng Lời Chúa 8. Thử nghiệm sự rao giảng của chúng ta 9. Giảng Giải Kinh 10. Những ích lợi của sự giảng Giải Kinh 11. Hãy đạt cho đến Mục đích 12. Hãy hoạch định trước 13. Giảng lu ận Kinh Thánh Cựu ước 14. Giảng luận Kinh Thánh Tân ước 15. Chúng ta hãy thực hành việc đó 16. Trình bày sứ điệp của Đức Chúa Trời 17. Cách giải nghĩa bất cứ Khúc Kinh Thánh nào 18. Mục đích sự Rao giảng của chúng ta 19. Nhiều quyền năng hơn cho bạn 20. Những bài học về Giải Kinh PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đây là một quyển sách dành cho các Mục sư. Đây không phải là một sách dành cho các Thầy giảng. Đây là một quyển sách dành cho người có trách nhiệm chăn dắt và nuôi dưỡng bầy Chiên của Đức Chúa Trời - Mục sư và những người chăn bầy. Một Mục sư có một sự kêu gọi thánh và cao cả. Không có sự kêu gọi nào khác mà lại kèm theo vinh dự lớn lao như thế và cũng nhiều trọng trách như thế. Sách này đã được soạn để giúp đỡ các Mục sư (người chăn bầy). Sách này đặc biệt bổ ích cho nh ững người chăn bầy mà chưa có cơ hội được hưởng nền giáo dục Kinh Thánh chính qui Ở các Viện Thần học hoặc Trường Kinh Thánh. sách này sẽ giúp bạn dù bạn đang chăn dắt một Hội Thánh lớn hay là nhỏ, dù bạn đang hoạt động độc lập hay có tính cách liên hội .
  • 2. Để sách này có giá trị nhất cho bạn, chúng tôi có cung cấp một loạt các câu hỏi ôn cho mỗi chương sách. Đề nghị bạn trả lời mỗi câu hỏi này với sự trợ giúp của quyển Kinh Thánh. hãy tra xem mỗi một câu Kinh Thánh. Hãy viết các câu đó ra ể giúp bạn nhớ lâu. Quyển sách này sẽ giúp bạn biết rõ những gì Chúa trông mong Ở bạn. Sách nay sẽ giúp bạn làm được những gì Chúa đã kêu gọi bạn làm. Bạn cần được Lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt. Kinh Thánh là Kim chỉ nam đáng tin cậy nhất. Hãy cẩn thận theo lời Kinh Thánh. Đó là lời của Đức Chúa Trời dành cho bạn. Nguyện Chúa ban phước và hướng dãn bạn làm theo ý chỉ trọn vẹn, tốt lành của Ngài. SỰ KÊU GỌI CAO CẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Làm một Mục sư thực sự là một sự sự kêu gọi thánh và cao cả. Không một vị vua, vị Hoàng đế hay vị tù trưởng bộ lạc nào lại có một nhiệm vụ quan trọng cho bằng một Mục sư. Ông có một trách nhiệm rất trọng đại. Điều này hoàn toàn đúng cho dù Hội Thánh của bạn là lớn hay là nhỏ, dù Hội Thánh đó đang nh óm tại một nhà thờ khang trang, một ngôi nhà thường dân (tư gia) hay một nơi nhóm khác. Sự kêu gọi vào chức vụ Mục sư, một người phục vụ Lời của Đức Chúa Trời, thường xảy đến cho người ta bằng nhiều cách khác nhau. Sự kêu gọi có thể xảy đến cho bạn, cũng y như cho tôi, khi tôi còn trẻ tuổi. Từ lúc mới lên bốn tuổi tôi đã biết là tôi có chức vụ nầy. Tôi không nghe một giọng nói nào. Bằng một cách nào đó, Chúa đã tỏ rõ cho tôi mà thôi. Có lẽ bạn cũng đã biết sự kêu gọi của Chúa dành hco bạn từ khi còn niên thiếu. Hoặc có thể sự kêu gọi đó xảy đến cho bạn như là tiếng phán của Đức Giêhôva, y như đã xảy đến cho Tiên tri Giêrêmi. Ông đã kể lại như sau: “Có lời Đức Giêhôva phán cùng tôi như vầy : Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ , ta đã biết ngươi rồi , trước khi ngươi sanh ra , ta đã biệt riêng ngươi , lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước ” (Gie Gr 1:4-5) Giêrêmi đã nghe rõ tiếng của Chúa. Ông biết chắc điều đó. Có thể bạn không có một từng trải đầy ấn tượng như thế. Có lẽ Đức Chúa Trời đã dẫn dắt các bạn mỗi lần một bước. Và bây giờ bạn thấy mình làm công tác của một vị Mục sư. Có lẽ bạn chưa thấy mình đã được chuẩn bị thích đáng để làm công việc của Mục sư. Có lẽ đó là vì không có ai khác làm công việc đó thay bạn. Nhưng bây giờ bạn đang là Mục sư rồi thì bạn lại muốn làm việc hết sức với sự vua giúp của Đức Chúa Trời. Làm một Mục sư là một đặc ân lớn. Mỗi một Cơ Đốc Nhân là một con cái của Đức Chúa Trời. Mục sư ơi, Đức Chúa Trời đã giao phó cho bạn nhiệm vụ qua trọng nhất để lãnh đạo con cái của Ngài. Bạn phải giúp họ trở thành
  • 3. những gì Ngài muốn họ trở thành. Đây thực sự là một vinh dự lớn mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn. Thật là một trọng trách ! Không lạ gì khi chúng ta gọi đó là một “sự kêu gọi thánh và cao cả”. Thực sự như vậy. Thực ra đây là một nhiệm vụ quá quan trọng mà nếu không nhờ sự giúp sức của Đức Chúa Trời thì không ai làm nỗi. Điều tốt đẹp vô cùng là chính Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta tất cả những sự giúp đỡ chúng ta có cần. NHỮNG LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO BẠN Trước hết Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh linh của Ngài. Đấy là lời hứa của ngài ! “Ta lại sẽ nài xin Cha , Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ui khác , để Ở với các ngươi đời đời ” (GiGa 14:16). Chúng ta không cần phải hoạt động bằng sức riêng của chúng ta. Trước khi sai phái chúng ta ra đi, Ngài đã dạy chúng ta “phải chờ đợi điều Cha đã hứa” (Cong Cv 1:4). Rồi lời hứa của Ngài là: “Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền phép ” (1:8). Ngài còn hứa: “Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan , mà kẻ nghịch không chống cự và bẻ bác được ” (LuLc 21:15). Tầm quan trọng của công tác Mục sư thật rõ ràng. Đức Chúa Trời không để lại điều gì may rủi cả. Ngài hứa ban cho bạn tất cả sự giúp đỡ bạn có cần. Chúng ta ai nấy đều thiếu sự khôn ngoan, dù là khôn ngoan thuộc thể hay thuộc linh, nhưng điều chúng ta phải làm và có thể làm là cầu xin. “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan , hãy cầu xin Đức Chúa Trời , là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi , không trách móc ai , thì kẻ ấy sẽ được ban cho ” (Gia Gc 1:5). Ngài sẽ ban cho bạn cách rộng rãi tất cả sự khôn ngoan, bạn có cần để làm một Mục sư. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng làm Mục sư cần phải có rất nhiều khôn ngoan. Vâng, chức vụ của bạn thật là sự kêu gọi thánh và cao trọng. “Đức tin anh em chớ lập trên sự khôn ngoan của loài người , bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời ” (ICo1Cr 2:5) Sức mạnh trong sự yếu đuối Mục sư mà nương tựa trên sự khôn ngoan riêng thì chắc chắn sẽ thất bại. Điều vô cùng quan trọng của người chăn bầy là không bao giờ trở nên quá tự tin và cố làm mọi sự theo sức riêng của mình. Chúng ta cần hạ mình và xưng nhận sự yếu đuối của chúng ta lên với Chúa. Chỉ có Ngài và chỉ một mình Ngài mới có thể giúp sức chúng ta mà thôi. Chức vụ hầu việc Chúa của chúng ta cần phải được thực hiện như “nhờ sức Đức Chúa Trời ban ” (IPhi
  • 4. 1Pr 4:11) Quyền năng trong sự cầu nguyện Vì lý do nầy, là những Mục sư chúng ta cần dành nhiều thì giờ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải xem thì giờ chúng ta dành riêng để cầu nguyện là thì giờ quan trọng nhất của một ngày hay một đêm. Chúng ta không đủ khôn ngoan cũng không đủ mạnh để làm việc mà không cầu nguyện. Thông qua sự cầu nguyện mà chúng ta, những Mục sư, tự chuẩn bị chính mình cho công việc Chúa. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta đã chuẩn bị chính mình rồi chúng ta mới có thể bắt đầu soạn bài giảng. Không bao giờ là quá đáng khi chúng ta quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dành thì giờ cầu nguyện. Tôi không chỉ nói đến thì giờ chúng ta qùi gối nói chuyện với Đức Chúa Trời, nhưng còn nói đến thì giờ chúng ta dành để suy gẫm trước mặt Chúa. Việc yên lặng chờ đợi với tâm trí tập trung vào Chúa là một cách thực hành ích lợi nhất. Đây là điều Sứ Đồ Phao-lô ngụ ý đến khi ông dạy Hội Thánh Têsalônica hãy “cầu nguyện không thôi ” (ITe1Tx 5:17). Hãy để tâm trí và tấm lòng tập chú vào Đức Chúa Trời. Một Mục sư không hề có thì giờ nghỉ hè khỏi sự tương giao với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện phải là sự tương giao hai chiều - bạn nói với Đức Chúa Trời cơ hội để phán với bạn. Hãy dành cho Đức Chúa Trời cơ hội để phán với bạn. Đừng cứ nói hoài, nói hoài một phía. Phải chắc chắn rằng bạn dành riêng thì giờ tĩnh nguyện thật rõ rệt để dành cho Đức Chúa Trời cơ hội phán với bạn. Một thánh nhân đã đưa ra một số những đề nghị cho thì giờ tĩnh nguyện. Tôi muốn chia xẻ với bạn đây. Ông đề nghị rằng khi bạn bước vào thì giờ tĩnh nguyện với Chúa, những bước sau đây rất hữu ích. 1. Hãy bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen Đây là thì giờ quan trọng. Hãy tạ ơn Chúa vì chính mình Ngài, chứ không phải những gì Ngài ban cho bạn. Hãy bày tỏ lòng trân trọng biết ơn về chính mình Chúa là ai. Hãy ngợi khen Ngài về sự thánh khiết, sự thương xót và sự thành tín của Ngài. Hãy ngợi khen Ngài về món quà Cứu rỗi. Thời gian dành cho sự ngợi khen phải được tận dụng tối đa. Phải luôn luôn khởi đầu giờ tĩnh nguyện của bạn bằng sự ngợi khen. 2. Suy gẫm Lời Chúa Hãy đọc một vài câu Kinh Thánh. lúc này đừng có lo về việc bạn sẽ giảng đến những câu này như thế nào. Chỉ hãy cầu xin Đức Chúa Trời về những gì Ngài đang phán với bạn. Hãy để Kinh Thánh nói với bạn. Hãy nhận một lời tươi mới từ nơi Chúa mỗi ngày. Hỡi các vị Mục sư, hãy dành thật nhiều thì giờ trước mặt Chúa với quyển
  • 5. Kinh Thánh mỞ rộng trước mặt các bạn. 3. Dâng những thỉnh nguyện lên với Đức Chúa Trời Đừng quá vội vàng hấp tấp. Có những lúc chúng ta không biết phải cầu xin điều gì. Kinh Thánh chép: “Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng ” (RoRm 8:26) Đó là lý do Đức Thánh Linh đang hiện diện để giúp đỡ và dẫn dắt chúng ta trong sự cầu nguyện. Đôi khi Đức Thánh Linh cầu thay cho và thông qua chúng ta với một sự tha thiết mà chúng ta không thể diễn tả thành lời. Vì như Kinh Thánh đã nói: “nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thỞ than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta ” (8:26) Lập một danh sách những điều bạn đang cầu xin cũng là điều hữu ích. Đã có quá nhiều lần chúng ta cầu nguyện những lời cầu nguyện chung chung, không xác định. Phải cụ thể rõ ràng trong lời cầu nguyện của bạn. Đức Chúa Trời rất cụ thể rõ ràng trong những lời hứa của Ngài. 4. Cầu nguyện cho những người khác Cầu nguyện cho những nhu cầu riêng của bạn là tốt, nhưng đừng quên những nhu cầu của những người khác. Hãy vị tha trong sự cầu nguyện của bạn. Hãy để lòng bạn được mỞ rộng ra. Hãy nhớ đến nhu cầu của những người khác. Hãy làm một Cơ Đốc Nhân có tầm vóc thế giới bằng sự quì gối cầu nguyện của bạn, vì biết rằng trên đầu gối mình bạn có thể gây được một ảnh hưởng toàn cầu. Là một Mục sư, bạn phải là một người cầu nguyện, nếu bạn trông mong Đức Chúa Trời ban phước cho đời sống và chức vụ của bạn. Phải chuẩn bị sẵn sàng Thưa Mục sư, sự kêu gọi thánh và cao trọng của bạn trên thế giới này đòi hỏi bạn phải được chuẩn bị cách kỹ càng. Đây là tầm quan trọng hàng đấu ! Đừng vội đứng trước mặt dân chúng cho đến khi bạn đã dành nhiều thì giờ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Thưa Mục sư, bạn phải giảng Lời Chúa trong tinh thần cầu nguyện. Hãy tin cậy quyền phép của Đức Chúa Trời và hãy nương dựa t rên sự xức dàu của Đức Thánh Linh Ngài. Chúng ta không thể tìm được phước hạnh của Đức Chúa Trời đổ xuống trên chức vụ của chúng ta trừ phi chúng ta đã dâng mình cho sự cần mẫn nghiên cứu Lời của Ngài. Là một đặc sứ của Đức Chúa Trời chúng ta cần được đầy dẫy Lời của Đức Chúa Trời. NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MỘT 1. Theo ý kiến của bạn, thì điều gì là sự kêu gọi thánh và cao cả nhất của bạn? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 2. Đức Giêhôva đã tấn phong tiên tri Giêrêmi vào thời điểm nào trong đời
  • 6. sống của ông? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 3. Chúa đã hứa lời hứa kỳ diệu gì trong GiGa 14:16? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 4. Khi một Mục sư thiếu sự khôn ngoan thì ông phải làm gì? (Gia Gc 1:5) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 5. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 6. Làm thế nào để cầu nguyện không thôi như chúng ta đã được truyền lịnh rõ ràng phải làm như vậy? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... HÃY BIẾT RÕ SỰ KÊU GỌI CỦA BẠN Là một Mục sư, bạn sẽ được yêu cầu để làm rất nhiều điều. Một ngày của Mục sư có thể là rất dài và rất bận rộn chỉ để giúp đỡ dân chúng. Trước khi bạn nhận biết được điều đó thì một ngày của bạn đã trôi qua rồi. Bạn có thể được yêu cầu để giúp ý kiến và góp lời khuyên bảo cho các hạng người khác nhau. Bạn sẽ được mời đến thăm những người đau và chôn cất người qua đời. Thậm chí bạn được người ta trông mong phải chăm sóc nhiều chi tiết thuộc thể trong khi lãnh đạo một nhóm người. Người ta sẽ trông đợi bạn phải sẵn giúp cho đủ mọi trường hợp. Bận rộn, bận rộn, bạn luôn bận rộn. Nhưng dù bạn bận rộn bao nhiêu đi nữa, bạn cần dừng lại và tự hỏi xem bạn có đang từ chối chính điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn làm hay không. Có thể lắm vì qúa bận rộn mà chúng ta quên mất bản chất đích thực của sự kêu gọi của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thể quên mất điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm là gì. Chính Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta, vì vậy chúng ta phải biết những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Điều đó phải chiếm lấy hầu hết thì giờ và sự chú ý của chúng ta. Là những Mục sư chúng ta có một nhiệm vụ xác định và rất rõ ràng. Chúng ta đã được kêu gọi để giảng và dạy Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một trách nhiệm rất rõ ràng. Tất cả mọi công việc khác phải được xem như là không quan trọng bằng. “Những việc khác “có thể không phải là sai. Thực ra tất cả những điều ấy có thể là tốt đẹp cả,
  • 7. nhưng nó không quan trọng như là nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để rao giảng Lời Chúa. Tất cả chúng ta phải học biết cách đặt những điều ưu tiên vào những vị trí trước hết của chúng. Chúng ta có thì giờ và sức lực giới hạn. Nói cách khác chúng ta phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho đúng. Hãy thực hiện điều quan trọng nhất trước tiên và nếu có thì giờ và năng lực thì chúng ta mới làm những việc khác. Giờ chúng ta hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm. Ngài đã kêu gọi chúng ta rao giảng Lời Chúa 2Timôthê 4:1-4 Chữ “giảng đạo”chuyên chỞ ý nghĩa của sự “gieo rắc thông tin “ về những gì Lời của Đức Chúa Trời đang dạy. Đây là nhiệm vụ và nghĩa vụ trước tiên của chúng ta. Ngoại trừ sự cầu nguyện, không có việc gì quan trọng trong đời sống vị Mục sư hơn là gieo rắc thông tin về lời của Đức Chúa Trời. Là một Mục sư chúng ta đã được kêu gọi để làm người rao giảng Thánh Kinh. Tuy nhiên, chúng ta không được kêu gọi để chỉ làm người giảng đạo. Chúng ta có một nhiệm vụ nhất định và rõ ràng để “rao giảng Lời Chúa”. Chúng ta không được kêu gọi để đứng lên và nói về bất cứ đề tài nào hiện đến trong tâm trí chúng ta hoặc thậm chí cả những lời nói có liên quan mơ hồ ít nhiều đến Kinh Thánh. Đây không phải là sự kêu gọi của chúng ta. Mặc dầu người ta cũng thường gọi đây là “sự giảng đạo”nhưng nó không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Thánh Kinh. Đây không phải là sự rao giảng Kinh Thánh. Sứ điệp của một Một sư phải tập chú trên những gì Kinh Thánh nói, chứ không phải trên những gì người diễn giải phải nói. Kinh Thánh phải làtrọng tâm của một bài giảng. Không nên xem bài giảng như là một cuốn sách có nhiều câu trích dẫn. Kinh Thánh là Lời đời đời của Đức Chúa Trời . Đây là lời hằng sống của Đức Chúa Trời ! Ban có thể hỏi: “Giảng Kinh Thánh là gì?” Giảng thực sự theo Kinh Thánh khi : Kinh Thánh quyết định nội dung của bài giảng Mục đích của bài giảng phù hợp với sứ điệp nguyên thủy của Kinh Thánh . Chúng ta phải học biết cách làm một người giảng dạy Kinh Thánh. Một trách nhiệm trọng đại Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn khúc Kinh Thánh Ở IITi 2Tm 4:1-4. Những lời chỉ dẫn cho chúng ta là những Mục sư. “Ta Ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jesus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết ” Những lời nghiêm trang Ở phần mỞ đầu chương Kinh Thánh này tỏ ra vấn đề Ở đây là nghiêm trọng dường nào. Lời này không được phép coi t hường.
  • 8. Có một ngày phán xét sắp xảy đến. Chúng ta nhận lãnh những mạng lịnh này trong ánh sáng của sự phán xét sắp xảy đến. Chúng ta có một nhiệm vụ nghiêm trọng để làm theo lời căn dặn của Chúa cách cẩn thận! Một chiến sĩ nhận được lệnh và được trông đợi phải vâng theo những mệnh lệnh đó nếu không, sẽ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng của sự bất tuân mệnh lệnh. Chúng ta cũng được truyền dạy những mệnh lệnh rất nghiêm. Chúng ta phải vâng giữ những mệnh lệnh này vì có một ngày phán xét sắp xảy đến. Hãy giảng đạo Thư 2Timôthê chương 4 là những lời chỉ dạy của Sứ Đồ Phao-lô dành cho Thầy Truyền đạo trẻ tuổi Timôthê, dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. Bạn hãy đọc lại câu 1-4 và theo dõi chặt chẽ khi tôi cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa. Phân đoạn này có thể đọc hơi khác với lời trong quyển Kinh Thánh của bạn, nhưng đây là sự diễn ý cho rõ nghĩa hơn. “Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên dặn con :Hãy cấp bách công bố Đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời . Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời . Vì sẽ có một thời kia khi người ta không chịu nghe dạy chân lý . Thực ra họ sẽ đi quanh quẩn tìm kiếm những giáo sư dạy họ những gì họ muốn nghe cho bùi tai vì dạy những lẽ thật họ cần nghe ”. Mục sư có trách nhiệm trọng đại này và trước sự phán xét sắp đến họ có nghĩa vụ phải cấp bách công bố Đạo Chúa dù gặp thời hay không gặp thời. Đây là nhiệm vụ cấp bách vì một số lý do trong khúc Kinh Thánh này. 1. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì đó là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Chúng ta có thể được yêu cầu để làm nhiều việc nhưng đây là công tác chính yếu của chúng ta. Đây là một công tác cấp bách. Chúng ta không được lơ đãng, coi thường. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta. 2. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì chắc chắn có một ngày phán xét sắp xảy đến. Vào ngày đó chúng ta sẽ phải khai trình. Chúng ta sẽ phải đối diện với việc chúng ta có chu toàn mệnh lịnh Chúa truyền hay không. 3. Hãy giảng Lời Chúa và rao giảng cấp bách bởi vì Lời của Đức Chúa Trời là điều các Cơ Đốc Nhân cần nghe. Đó là bánh hằng ngày của họ. Mỗi Cơ Đốc Nhân cần ăn Lời Chúa mỗi ngày để sống. 4. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì nếu chúng ta không giảng người ta sẽ đi lạc. Họ sẽ sa vào tội lỗi hoặc đi theo các giáo sư giả. Đức Chúa Trời đang nhờ cậy bạn là Mục sư để chỉ rõ những gì Lời Chúa dạy dỗ. Đây là một trách nhiệm trọng đại. Khúc Kinh Thánh này cũng dạy rõ rằng Mục sư không chỉ là những thầy giảng nhưng cũng phải là những thầy dạy Lời Chúa của Đức Chúa Trời . Trong câu 2 Phao-lô nói rõ điểm này.
  • 9. “Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời ”. Thương thường ta phải có nhiều kiên nhẫn mới dạy hết được các giáo lý của Kinh Thánh. chúng ta cần dạy đi dạy lại các giáo lý Kinh Thánh, những gì Lời Chúa dạy thì rất khác và rất tốt hơn mọi sự dạy dỗ khác. Dù có thích hay không, chúng ta cũng phải nhẫn nại lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy bảo. Không ai khác làm được việc này. Đây chính là nhiệm vụ chính yếu của Mục sư. Trong Cựu ước, tiên tri Êsai, đã vẽ lên hình ảnh Đức Giêhôva như là một Đấng chăn chiên. Hãy để ý sự mô tả của ông. “Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên , thâu các con chiên con vào cách tay mình và ẵm vào lòng , từ từ dắt các chiên cái đương cho bú ”( EsIs 40:11) Vậy thì đây là nhiệm vụ của Mục sư. Đức Giêhôva đã nêu một gương sáng cho chúng ta. Nhiệm vụ chúng ta là nuôi dưỡng và bảo vệ dân Chúa. Sứ Đồ Phao-lô chỉ nhấn mạnh điều này Ở 2Timôthê với những lời sau đây. “Lúc nào cũng phải nhẫn nại , nuôi dưỡng họ bằng lời của Đức Chúa Trời ” Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên. Hãy nuôi họ bằng Lời của Đức Chúa Trời . Hãy xem sách Công vụ Sứ Đồ chương 20 từ câu 17 cho đến hết chương. Sứ Đồ Phao-lô đã yêu cầu những nhà lãnh đạo Hội Thánh Ở Êphêsô đến gặp ông. Ông tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông được dịp nói chuyện với những nhà lãnh đạo của Hội Thánh đó (Câu 17-27). Phao-lô đã là công cụ của Đức Chúa Trời trong việc thành lập Hội Thánh Chúa tại Êphêsô. Ông muốn làm mọi sự để bảo đảm rằng Hội Thánh tiếp tục lành mạnh. Vì thế ông đã có một số những lời khuyên dạy nghiêm trang dành cho họ. Lời khuyên dạy đó có thể áp dụng cho bất cứ Mục sư hoặc cấp lãnh đạo Hội Thánh Ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sứ Đồ Phao-lô tha thiết nài xin họ. Hãy lắng nghe lời nài nỉ của ông Ở câu 28. “Anh , em hãy giữ lấy mình , và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc , để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời , mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình ” (Cong Cv 20:28) Hội Thánh đã được mua bằng chính huyết báu của Đấng Christ. Hội Thánh là rất quý báu đối với Ngài. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trách nhiệm lớn trong sự nuôi dưỡng Hội Thánh của Ngài. Dù làm việc gì chúng ta cũng không được từ khước việc nuôi dưỡng bầy chiên của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm đó của Đức Chúa Trời. Đó không phải là bầy chiên của chúng ta. Đó là bầy chiên của Đức Chúa Trời.
  • 10. Hội Thánh của Chúa cần một thức ăn rất đặc biệt. Chúng ta không phải muốn nuôi chiên của Ngài bằng thức ăn gì cũng được. Chúng ta phải nuôi họ bằng Lời của Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt cấp bách bởi vì dân sự của Chúa cần được bảo vệ khỏi các giáo sư giả. Lúc đầu những giáo sư giả nầy có vẻ vô hại nhưng họ thực sự là những muông sói đội lốt chiên (câu 29-31). Đ iều này khiến cho họ đặc biệt nguy hiểm. Dân chúng dễ bị đi lạc nếu chúng ta không bảo vệ họ và nuôi dưỡng họ bằng thức ăn thích đáng. Thức ăn thích đáng này là gì? Hãy đọc câu 32 “Bây giờ, tôi giao phó anh em cho Đức Chúa Trời và cho đạo của ơn Ngài, là giao phó cho Đấng có thể gây dựng, và ban gia tài cho anh em chung với những người được nên thánh”. đây là Lời kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà dân chúng đang cần. Vì chỉ có Lời Chúa và có Lời Chúa mà thôi, mới có thể gây dựng các Cơ Đốc Nhân lớn lên trong Chúa. Chỉ có Lời Chúa và Lời Chúa mà thôi mới bảo đảm cho họ nhận được cơ nghiệp kỳ diệu của những người được chọn của Đức Chúa Trời. Lời Chúa là thức ăn thích hợp nhát cho dân sự Chúa. Bạn đang được kêu gọi đẻ rao giảng Lời Chúa. Không có điều gì khác hơn có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân loại. NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 2. Hãy giải thích ý nghĩa của chữ “giảng đạo” ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 3. “Giảng đúng Kinh Thánh” là gì? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 4. Hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng ta thất bại trong việc “giảng Lời Chúa” (IITi 2Tm 4:3, 4) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 5. Khi Sứ Đồ Phao-lô gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hội Thánh Êphêsô Ở tại Milê, ông đã khuyên dạy họ điều gì? (Cong Cv 20:28-31) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 6. Sứ Đồ Phao-lô đã ngụ ý gì khi ông nói:”tôi giao phó anh em cho Đạo của An điển Ngài” (20:32) ......................................................................................................................
  • 11. ...................................................................................................................... MỘT LẦN THÌ CHƯA ĐỦ Công bố lẽ thật một lần thì chưa đủ. Chúng ta cần lặp đi lặp lại những chân lý nầy. Kinh Thánh đã nêu lên cho chúng ta một thí dụ rất rõ ràng để chúng ta noi theo. Chính Kinh Thánh, Lời Linh cảm của Đức Chúa Trời, không chỉ chứng tỏ cho chúng ta tầm quan trọng của việc dạy dỗ chân lý Kinh Thánh nhưng cũng thường xuyên lặp đi lặp lại chân lý đó. Một thiếu nhi khi cố gắng giải thích về trí nhớ của mình đã nói, “ký ức của tôi là điều tôi hay quên”. Chúng ta rất mau quên. Vì thế, là những Mục sư, chúng tôi phải biết cách lặp lại chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nói đi nói lại về cùng một lẽ thật. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng những ngôn từ khác nhau hoặc những thí dụ khác nhau, nhưng phải luôn luôn giảng và dạy những chân lý quan trọng bất biến của Lời Chúa. Bạn có để ý thấy có một chủ đề chạy xuyên qua Kinh Thánh từ sách Sáng Thế Ký đến sách Khải Huyền không? Người ta gọi đó là sợi chỉ điều. Đại đề duy nhất của Kinh Thánh là Sự Cứu Chuộc. Kinh Thánh là câu chuyện về kế hoạch lớn lao của Đức Chúa Trời đến để giải cứu loài người sa ngã. Một số người đã nói rằng bạn có thể cắt Kinh Thánh Ở bất cứ chỗ nào cũng thấy “rướm máu”. Đó là lý do tại sao khi rao giảng Lời Chúa bạn chắc phải đề cập đến thập tự giá . Chủ đề chính này đã được trình bày nhiều cách khác nhau khắp cả Kinh Thánh. những chân lý quan trọng của Kinh Thánh đều được lặp đi lặp lại mãi. Chúng ta phải học cách làm như vậy. A-đam và Ê-va Bạn còn nhớ chăng tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam và E-va đã nhanh chóng quên mất lời dặn của Đức Chúa Trời dành cho họ (SaSt 3:13)? Hậu quả của họ đã tin lời nói của Ma qủy. Thậm chí lời đó là một lời dối trá hoàn toàn. Sự vội quên của họ đã dẫn đến tội lỗi đầu tiên và hậu quả là sự rủa sả giáng xuống đầu nhân loại. Họ đã tin lời nói dối của ma quỷ hơn là những gì Đức Chúa Trời phán bảo họ. Ađam và Eva đã có trí n hớ rất kém, ký ức của họ thật là ngắn ngủi. Con dân Y-sơ-ra-ên Con dân Y-sơ-ra-ên đã mau chóng quên mất những chân lý họ đã từng học được. Bạn còn nhớ chăng qua Môise, Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ- ra-ên rằng Ngài sẽ giải phóng họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập (XuXh 6:6-8)? Điều kiện là họ phải nhớ đến Chúa là Đức Chúa Trời của họ và giữ những điều răn của Ngài. Dưới sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời, Môise đã đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi
  • 12. ách nô lệ Ở Ai Cập. Thế mà chẳng bao lâu sau khi Môise đi khỏi mắt họ là họ đã dựng lên một pho tượng có hình con bò bằng vàng. Họ cúi xuống trước con bò vàng và nói: “ Hỡi Y-sơ-ra-ên , này là các thần của ngươi , đã đem ngươi ra khỏi xứ Ediptô ”( 32:4) Hãy tưởng tượng việc họ quy cho một pho tượng do tay người làm ra công trạng giải cứu họ ra khỏi Ai Cập ! Họ có ký ức ngắn ngủi thay. Rồi tiếp theo là một loạt những sự tiếp trợ của Đức Giêhôva. Ngài đã dắt dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Bằng cách đó Ngài đang cẩn thận dắt dẫn họ đến phần đất mà Ngài đã hứa cho họ (13:31) Tuy nhiên, không bao lâu sau dân sự đã khởi sự phàn nàn. Thậm chí một số người đã muốn quyết định quay trở về Ai Cập (Dan Ds 14:1-4). Trí nhớ của họ thật tệ hại đến nỗi họ quên bẵng nỗi thống khổ thế nào họ đã từng sống với thân phận nô lệ Ở Ai Cập. Hơn nữa, họ đã vội quên thế nào Đức Chúa Trời đã cứu họ và đã nuôi họ sống mỗi ngày trong đồng vắng. Chúng ta cũng dễ rơi vào sự vội quên như thế. Trong sách Các quan xét chúng ta đọc thấy: “Như vậy , dân Y-sơ-ra-ên không nhớ đến Giêhova Đức Chúa Trời mình , là Đấng đã giải cứu họ khỏi tay các kẻ thù nghịch Ở chung quanh ” (Cac Tl 8:34). Một lần thì không đu Là những Mục sư và truyền đạo chúng ta cần noi gương rõ ràng của Kinh Thánh. Chân lý Kinh Thánh phải được lặp đi lặp lại. Rất dễ để ngời ta quên nên chúng ta phải lặp đi lặp lại các chân lý. Nêu lên một lần thì không đủ. Sự giảng dạy tốt là lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy đi dạy lại. Bạn có để ý thấy không có lẽ thật Kinh Thánh quan trọng nào mà chỉ được nhắc đến có một lần hay không? Thực ra các học giả Thánh kinh đã học biết rằng bạn không bao giờ có thể nhắc đến có một lần. Kinh Thánh lặp đi lặp lại nhiều lần những chân lý quan trọng. Chúng ta cũng phải làm như vậy. Chúng ta đừng bao giờ cho rằng vì cớ chúng ta đã công bố một chân lý Kinh Thánh cho Hội chúng được một lần rồi thì chúng ta không cần lặp đi lặp lại nữa. Hãy suy nghĩ biết bao nhiêu lần bạn phải lặp lại những lời chỉ dạy cho con cái của bạn. Con dân của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy. Vị Mục sư Giáo sư cần tập trung sự suy nghĩ của dân sự thật nhiều lần trên Lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, đây là trách n hiệm chính yếu của vị Mục sư. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại những gì Lời Chúa dạy bảo cho dân sự Chúa. Gương của kinh thánh tân ước Các sách Tân ước thường nhắc lại những chân lý dạy trong Cựu ước. Sách Tin Lành Mathiơ phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa những Thi Thiên và những lời Tiên tri của Cựu ước. Sách Hêbơrơ là sự lặp lại và giải nghĩa sách
  • 13. Lêvi ký. Sách Khải huyền phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa sách Đaniên. Như thế chính Kinh Thánh đã biểu lộ cho thấy tầm quan trọng của việc nhắc đi nhắc lại một chân lý. Chúa Jesus là gương mẫu của chúng ta Bạn có để ý thấy chính Chúa Jesus đã thường trích dẫn Kinh Thánh Cựu ước không? Đó là cách Ngài lặp đi lặp lại một chân lý. Tôi xin chỉ ra một vài trường hợp như thế. Mat Mt 24:29; 26:31; Mac Mc 7:6; 2:10; LuLc 4:18; 20:28, 42-43 Bạn hãy nhớ lại một lần kia, Chúa Jesus đang thăm dò Simôn Phiêrơ. Ngài đặt cho ông câu hỏi đơn giản. “Ngươi yêu ta hơn những kẻ này không? “ (GiGa 21:15) Chúa Jesus đã không hài lòng với câu trả lời của người môn đồ, bởi vì Ngài đã hỏi ông cùng một câu hỏi đó đến bao lần. “Ngươi yêu ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ?” Sứ Đồ Phao-lô Sứ Đồ Phao-lô cũng thường sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại những chân lý quan trọng nhiều lần. Hãy xem IITi 2Tm 2:8 “Hãy nhớ rằng Đức Chúa Jesus Christ , sanh ra bởi dòng vua Đa vít , đã từ kẻ chết sống lại , theo như Tin Lành của ta ”. Trong khi giảng đạo ông đã dạy chân lý này rồi. Bây giờ ông nhắn lại cho Timôthê những chân lý mà ông đã từng dạy dỗ. Một lần thì không đủ. Mục sư phải biết lặp lại Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm Mục sư. Chúng ta là những người chăn bầy của Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là dắt dẫn bầy chiên Chúa trở đi trở lại với Lời Kinh Thánh. Như chúng ta đã học Ở chương trước, nhiệm vụ của chúng ta là “Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi họ bằng lời của Đức Chúa Trời”. Cần có sự kiên nhẫn để lặp đi lặp lại cùng một chân lý. Sự lặp đi lặp lại th ật quan trọng. Hãy học tập nghệ thuật lặp đi lặp lại Sự lặp đi lặp lại là căn bản của mọi ngành giáo dục. Chúng ta học tập bằng cách lặp đi lặp lại. Nhưng nếu làm không đúng, sự lặp đi lặp lại dễ gây chán nản. Nhận vậy chúng ta phải học cách nhắc lại cùng một việc bằng nhiều phương cách khác nhau. Đó là điều Kinh Thánh đã làm. Đó là điều Jesus đã thực hiện. Nếu bạn nói một điều gì đó cách đầy đủ thì dân chúng có thể quên không nhớ chính xác lời bạn nói nhưng họ sẽ nhớ bạn đã nói gì. Bạn sẽ thành công trong việc đặt vào tâm trí của họ một ý tưởng mà họ sẽ không bao giờ quên. Tôi phải nói lại lần nữa, một lần thì không đủ. NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BA 1. Tại sao Kinh Thánh tự lặp đi lặp lại nhiều lần? ...................................................................................................................... ......................................................................................................................
  • 14. 2. Đức Chúa Trời đã thấy lỗi gì nơi dân Israel (Quan xét 8: 34) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 3. Chân lý Kinh Thánh quan trọng nào chỉ được nhắc đến có một lần? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 4. Sách Khải Huyền liên hệ với sách Đaniên như thế nào? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 5. Hãy đưa ra một gương của Chúa Jesus về việc trưng dẫn Kinh Thánh Cựu ước? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 6. Căn bản của mọi ngành giáo dục và học tập là gì? ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... MỘT LỜI CẢNH CÁO Sự thực chúng ta thường học được từ việc quan sát người khác hơn là từ chính những hành động của chúng ta. Thật dễ để noi theo gương mẫu đã được bày ra trước mặt chúng ta. Tuy nhiên, gương mẫu đó có thể hoặc không thể là gương mẫu tốt nh ất, để chúng ta noi theo. Bạn còn nhớ chăng Chúa Jesus đã có lần cảnh cáo dân chúng về những gương xấu không nên theo (Mat Mt 23:1-13)? Ngài đang nói về những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, những thầy thông giáo và người Pharisi. Chúa Giêsu đã dạy các môn đồ Ngài rằng họ có thể làm theo điều hạn người ấy nói nhưng đừng bắt chước gương của họ. Thay vì bắt chước người nào chúng ta là những Mục sư cần trở lại với Kinh Thánh để tìm gương mẫu cho chúng ta. Một đồng hồ chỉ xoay giờ có thể gây cho nhiều người trễ nãi. Một gương xấu có thể dẫn nhiều người làm chuyện sai lầm. Đôi khi gương mẫu là một hấp dẫn nguy hiểm. Dễ để bắt chước hơn là trở về với cội nguồn nguyên thủy. Có thể bạn đã cảm động mạnh mẽ bởi vị Mục sư của bạn hoặc một diễn giả nào đó. Vì vậy bạn chỉ đơn giản là cứ theo gương của họ. Có thể đó là kiểu mẫu duy nhất bạn phải noi theo. Nhưng điều gì xảy ra nếu gương mẫu đó không phải là tốt nhất hoặc thậm chí không phải là phương cách đúng nhất. Đây không phải nói rằng vị Mục sư của bạn không phải là người rất tốt. Có thể lắm ông ấy là một người rất tốt và là một diễn giả đại tài. Có thể lắm ông ấy đang giảng y chang như những gương mẫu đã từng đặt ra trước mắt ông.
  • 15. Nhưng việc gì xảy ra nếu những gương mẫu ấy không phải theo cách của Kinh Thánh? Thay vì chỉ noi gương của một người chúng ta cần quay trở lại để nhìn xem gương mẫu của Kinh Thánh. Tôi còn nhớ một câu chuyện buồn cười đã xảy ra trong đời sống của tôi mặc dầu lúc ấy chẳng có tức cười gì hết. Có một diễn giả rất đạo đức mà tôi hết lòng ngưỡng mộ và tôn kính. Thật ra người ấy đã từng học Lời Chúa để bước vào chức vụ với Cha tôi. Không ngờ ông trở thành người đứng đầu Trường Kinh Thánh mà tôi theo học lúc tôi mới lên mười bảy tuổi. Tôi muốn làm một Đại diễn giả và nếu được tôi muốn trở thành diễn giả giỏi nhất trần gian. Đó là mục tiêu của tôi. Người trẻ thường rất lý tưởng và thường có những lý tưởng cao cả. Tôi nghĩ “Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm người tốt nhất trần gian”. Đối với tôi diễn giả đó là người giỏi nhất trần gian rồi. Nhân vật đặc biệt đó đã tình cờ trở thành giáo sư trong lớp học của tôi về đề tài giảng luận. Trong mắt tôi ông là một thánh nhân và thực sự ông là người rất đạo đức, thánh thiện. Một ngày kia đến phiên tôi phải giảng một bài trước cả lớp học. Theo dõi bài giảng của tôi, cả lớp sắp sửa phân chia thứ hạng và phê bình bài giảng của tôi. Tôi đã rất khó nhọc để soạn bài giảng đó. Tôi muốn trở thành người giỏi nhất. Tôi đã chuẩn bị một bài mà tôi cảm thấy đây là một Đại Sứ điệp. Tôi cầu nguyện rất nhiều, rất lâu xin Chúa giúp tôi. Tôi còn nhớ, thực ra tôi sẽ không bao giờ quên, hôm đó tôi đã giảng trong cảm giác đã thực sự được Xức dầu Thiên thượng. Tôi đã chuẩn bị thật kỹ và đã cầu nguyện thật nhiều. Tôi đã cố gắng hết sức. Khi giảng xong bài giảng ruột của mình, tôi nhìn xuống lớp và giật mình khi thấy vị Giáo sư yêu quý của tôi đang cười vào mặt tôi. Vị Thánh đó, người mà tôi nghĩ sẽ chịu cảm động sâu xa bởi bài giảng của tôi đang mỉm cười. Cha tôi đã qua đời chừng ba năm trước và đã nhận vị này như người dìu dắt của tôi. Ông là người khá mập, bụng phệ của ông đang rung lên với nhịp cười khi ông đang cố gắng để tự kiềm chế chính mình. Sau giây lát dường như bất tận đó, ông đã đứng lên và nói “Thầy Paul ơi, xin lỗi Thầy, nhưng nhìn thầy giảng tôi thấy giống y như chính mình tôi được nhìn thấy Ở trong gương. Thầy bắt chước tôi hầu như trọn vẹn. Thầy có những cử chỉ bằng tay thật giống thậm chí âm lượng giọng nói của thầy cũng giống y như của tôi. Nói cách khác thầy đã copy tôi. Xin đừng bắt chước y như tôi. Đức Chúa Trời đã dựng nên thầy như thầy hiện có. Hãy tự nhiên ! Hãy có phong cách riêng của mình !” Tôi thật sự xấu hổ. Tôi đã bắt chước ông ấy mà không nhận biết. Bạn thấy không, có thể bạn đang bắt chước gương của một người nào đó mà bạn không hề nhận biết. Tôi chắc rằng bạn đang muốn trở thành vị Mục sư - Giáo sư Diễn giải tốt
  • 16. nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên, không phải luôn luôn là tốt nhất, khi bắt chước việc khác, ngoại trừ bắt chước chính mình Chúa. Mục đích chính của bài học này là để tìm ra đường lối tốt đẹp nhất. Tôi cảnh cáo các bạn không nên bắt chước ai. Chúng ta hãy nhìn kỹ ơn vào những gì Chúa đã ban cho chúng ta làm. Chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời ngài. Trong loạt bài học này, chúng tôi muốn khám phá phương cách của Đức Chúa Trời trong việc trình bày Lời Chúa của Ngài. NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BỐN 1. Tại sao bắt chước gương của người khác là nguy hiểm? ...................................................................................................................... .... .................................................................................................................. 2. Khi người mù dẫn đường thì những người đi theo gặp những tai hại gì? (Mat Mt 15:14) ...................................................................................................................... .... .................................................................................................................. 3. Gương tốt nhất và đáng tin nhất cho Mục sư noi theo là ai? ...................................................................................................................... .... .................................................................................................................. 4. Chúa Jesus thường dùng những câu Kinh Thánh Cựu ước trong sự dạy dỗ của Ngài như thế nào? ...................................................................................................................... .... .................................................................................................................. 5. Bài họp giá trị nhất mà Chúa Jesus đã dạy Ở Phi Pl 4:9 là ai? ...................................................................................................................... .... .................................................................................................................. HÃY DÀNH CHO LỜI CHÚA ĐỊA VỊ XỨNG ĐÁNG Chúng ta phải trở lại với những câu diễn ý của chúng ta trong 2Timôthê “Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên con : Hãy cấp bách công bố đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời ”( IITi 2Tm 4:2) Đây là một sự ủy thác to lớn. Sự ủy thác này được giao phó trong ánh sáng sự phán xét sắp xảy đến của Chúa. Chúng ta phải rao giảng Lời Chúa. Không điều gì khác có thể chuẩn bị dân chúng cho sự phán xét hầu đến. “Hãy cấp bách công bố đạo Chúa Để thực hiện được trọng trách này, tôi xin gợi ý mấy điều. LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG ĐỜI SỐNG CỦA VỊ MỤC SƯ
  • 17. Đời sống của vị Mục sư phải tập trung chung quanh Kinh Thánh. Kinh Thánh cần phải là quyển sách quan trọng nhất trong đời sống bận rộn của Mục sư. Hãy sống bằng Lời Chúa ! “Nếu các người hằng Ở trong đạo (Lời ) ta , thì thật là môn đồ ta ” (GiGa 8:31) Hãy khởi sự mỗi ngày với quyển Kinh Thánh của bạn vì cớ đời sống thuộc linh của riêng bạn. Hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời muốn phán với bạn hôm nay từ nơi Lời Ngài. Kinh Thánh là lời sống của Đức Chúa Trời chứ không phải là sách nào khác. Hãy khám phá sứ điệp gì Đức Chúa Trời dành cho bản thân bạn hôm nay. Đức Chúa Trời vẫn đang phán qua Lời Hằng sống của Ngài. Hãy để tôi đưa ra thí dụ từ chính Lời Chúa, khi dân Isreal lưu lạc trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã nuôi họ bằng Mana là bánh mì từ trời rơi xuống. Bánh mì đó không phải do cây trồng và cũng không phải là sản phẩm của đất đai. Đức Chúa Trời ban bánh từ trời. Đó là sự tiếp trợ siêu nhiên. Đức Giêhôva đã thực hiện điều này để dạy dân Israel một bài học quan trọng. Bạn có thể đọc bài học đó trong sách Phục Truyền Luật Lệ ký chương 8 “Loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi , nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giêhôva mà ra ” (PhuDnl 8:3) Nói cách khác, để sống còn, bạn phải học cách ăn tiệc hằng ngày từ thức ăn giàu chất dinh dưỡng của Lời Chúa. Thức ăn thiên nhiên không thôi thì không đủ. Kinh Thánh kể lại chuyện một người nhà giàu tên là Gióp đã trải qua một thời kỳ đau khổ nặng nề, nhưng trong thời gian đó, ông đã học được bài học quý giá. Chúng ta hãy đọc Giop G 23:12. “Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài (Lời Chúa) tôi đã tích trữ lời của miệng Ngài nhiều hơn thức ăn cần thiết của tôi. Nói cách khác, tôi cần thức ăn thuộc thể. Nhưng đièu quý báu hơn và cần thiết hơn cho đời sống Cơ Đốc Nhân của tôi là lương thực tôi nhận được từ nơi Lời của Đức Chúa Trời. Khi học được bài học đó là chúng ta đang tiến bộ tốt đẹp trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa vậy. Vua Đa vít đã nói về Lời Chúa khi ông tuyên bố rằng Lời Chúa: “Quý hơn vàng , thật báu hơn vàng ròng . Lại ngọt hơn mật , hơn nước ngọt của tàng ong ” (Thi Tv 19:10) Để làm một Cơ Đốc Nhân khỏe mạnh và một Mục sư khỏe mạnh, chúng ta cần phát triển loại khoái khẩu về Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần ăn tiệc Lời Chúa hằng ngày. Kinh Thánh phải là quyển cách quan trọng nhất là trong đời sống vị Mục sư. Là một Mục sư bận rộn, có lẽ bạn cảm thấy mình không có đủ thì giờ nghiên
  • 18. cứu Lời Chúa. Chúng ta hãy nghiên cứu hai khúc Kinh Thánh từ chính Lời Chúa. BÀI NGHIÊN CỨU 1 : Cong Cv 6:1-7 Một vấn đề đã nổi lên Ở Hội Thánh đầu tiên. Một số người phàn nàn rằng những người góa bụa đã không được chăm lo đúng mức. Vì thế người ta trách móc các Mục sư. Các Sứ Đồ đã kêu gọi các Cơ Đốc Nhân họp lại và giải thích những nhiệm vụ chính của Mục sư là gì. Câu 2 và 4. Họ nói rằng không nên để chúng tôi bận rộn thì giờ với những công việc của Hội Thánh. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Hãy lựa chọn bảy người từ trong Hội Thánh để họ làm việc đó. Đó không phải là công việc của các tín hữu trong Hội Thánh. Câu 4, “Còn chúng ta (các Mục sư ) sẽ cứ tiếp tục chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo (Lời Chúa )” Đó là trách nhiệm chính của Mục sư. Mục sư phải dành hầu hết thì giờ của mình vào sự cầu nguyện và sự nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời. Mọi việc làm xao lãng thì giờ cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa của Mục sư đều phải nên tránh. Các Sứ Đồ dạy rằng mọi việc khác đều phải giao cho các tín hữu khác chăm lo. Bài học: Nhiệm vụ chính của Mục sư là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa. BÀI NGHIÊN CỨU HAI : Eph Ep 4:7-16 Trong chương bốn sách Êphêsô, Sứ Đồ Phao-lô đã viết lại cho Hội Thánh mà ông đã thành lập tại Êphêsô. Ông đã viết về ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời ban cho. Ông đã viết (câu11) về các ân tứ làm Sứ Đồ, Tiên tri, Thầy giảng Tin Lành, Mục sư và Giáo sư. Đây là những ân tứ mà Đức Chúa tin ban cho một số người. Rồi ông viết trong câu 12 về lý do tại sao các ân tứ đó được ban cho. Ông nói rằng các ân tứ đã được ban cho “để các Thánh đồ được (Trang bị) trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” Ý nghĩa Ở đây là trách nhiệm của những Mục sư và Giáo sư là huấn luyện các tín hữu Cơ Đốc Nhân làmtất cả những công việc khác. Những công việc khác trong Hội Thánh nên để các tín đồ làm, chứ không phải để cho các Mục sư làm. Bài học: Công việc chính là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa . Ông cũng phải huấn luyện cả Hội Thánh biết làm những công việc khác cần làm. Thưa Mục sư, xin nhớ công việc chính của bạn là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa một cách liên tục. Không nên để điều chi xen vào sự cầu nguyện và sự nghiên cứu Lời Chúa của bạn. LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG SỰ GIẢNG LUẬN CỦA CHÚNG TA
  • 19. Bạn sẽ để ý thấy rằng chúng ta không được kêu gọi chỉ để rao giảng nhưng chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời Chúa . Đây là chỗ mà quá nhiều Thầy giảng đi lạc. Chúng ta không được kêu gọi chỉ để giảng. Khai triển và rao giảng những bài giảng chứa đựng một hay hai câu Kinh Thánh không phải là điều chúng ta được kêu gọi để làm. Chúng ta đã được kêu gọi để làm Mục sư - Giáo sư của Lời Đức Chúa Trời . Đây là sự kêu gọi Thánh và cao trọng của một Mục sư. Đây là một nghĩa vụ nghiêm trang. Kinh Thánh không phải chỉ là quyển sách mà thỉnh thoảng chúng ta trưng dẫn vài câu trong những bài giảng của chúng ta. Lời Chúa phải giữ địa vị trung tâm và dân sự Chúa phải biết điều đó. Họ phải biết, do gương mẫu chúng ta nêu ra, rằng chúng ta là người rao giảng Lời của Đức Chúa Trời . Được kêu gọi làm người rao giảng Kinh Thánh là một phần thưởng lớn. Người Thầy giảng sống với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh để tìm ích lợi cho bản thân mình và cầu nguyện với quyển Kinh Thánh mỞ ra trước mặt, chẳng bao lâu sẽ được người ta biết đến như là người rao giảng Kinh Thánh. những bài giảng của ông sẽ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động cho dân sư của ông. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm được những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm, đó là rao giảng Lời Chúa . Chúng ta sẽ tập chú trực tiếp hơn trên khía cạnh giảng luận này vào một chương sau. Xin nhớ rằng, Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng ta. Chúng ta cần biểu lộ điều này bằng nh ững hành động của chúng ta. LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG GIỜ THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA Thưa Mục sư, bạn phải nêu gương. Bạn phải dành cho Kinh Thánh địa vị vinh dự mà Kinh Thánh đáng thưởng. Một phương cách để làm được việc này đã được minh họa bởi những gì Thầy tế lễ Êxơra làm cho dân sự của Đức Chúa Trời. Bạn thấy câu chuyện này trong sách Nêhêmi chương 8. Xin hãy mỞ xem NeNe 8:1-5 Bạn hãy nhớ lại rằng dân Israel đã không vâng Lời Chúa. Bởi cớ đó họ phải trải qua nhiều năm gian khổ tại Babylon vừa làm vừa sống như những người nô lệ cho những ông chủ ngoại bang của họ. Trong những năm sống tại Babylon, họ đã cầu nguyện nài xin Đức Chúa Trời giải cứu họ. Điều điển hình cho tất cả chúng ta là khi gặp khó hăn chúng ta hãy dành nhiều thì giờ cầu nguyện. Cuối cùng Đức Chúa Trời đã dẫn đưa toàn thể dân Israel ra khỏi những năm tháng nô lệ bằng cách riêng của Ngài. Lúc bấy giờ dân số Israel độ 42.360 người cùng với nhiều t ôi tớ của họ. Khi đã hoàn thành việc tái thiết thành phố và những vách thành quan trọng chung quanh thì toàn dân đã tụ họp lại một chỗ để nghe Sách Luật pháp (Lời Chúa) phán gì. Nghe Lời Chúa là việc quan trọng đối với họ. Hãy để ý điều gì đã xảy ra. Hãy đọc cẩn thận 8:5 “Êxơra giỞ sách ra trước
  • 20. mặt cả dân , vì người đứng cao hơn chúng , khi người giỞ sách ra , thì dân sự đều đứng dậy ”. Dù không được yêu cầu nhưng dân chúng vẫn đứng lên. Đó là dấu hiệu họ kính trọng và tôn quý Lời Chúa. Người lãnh đạo đọc lớn tiếng lời Đức Chúa Trời. Dân chúng đứng lên nghe trong khi người ấy đọc. Chúng ta có nên dạy cho dân sự Chúa cách đứng lên để tôn vinh kinh Lời Chúa chăng? Tôi còn nhớ khi còn là một Thầy Truyền đạo trẻ tuổi mới hầu việc Chúa, đây là sự thực hành quen thuộc trong các Hội Thánh. Khi Mục sư đọc Lời Chúa , cả dân sự đứng lên . Điều này thúc giục tôi đặt câu hỏi, “Phải chăng chúng ta đã đánh mất lòng tôn kính đối với Lời Chúa , Lời Thánh của Đức Chúa Trời ? Chúng ta có đủ lòng tôn kinh đối với Lời Chúa không ?” Chúng ta thường đứng lên khi có mặt một nhân vật quan trọng. Bằng cách đứng lên khi Lời Chúa được tuyên đọc, chúng ta thừa nhận sự tôn kính Lời hằng sống của Đức Chúa Trời. Đây là một cách chúng ta có thể dạy về sự tôn kính đối với Lời Chúa. Chẳng hạn, khi Mục sư sắp giảng một khúc Kinh Thánh, hãy mời dân dan đứng lên trong khi đang đọc khúc Kinh Thánh đó. Đây là cách đơn giản để bạn dạy dân sự của bạn tôn kính Lời Chúa. Dĩ nhiên nếu bạn sắp đọc bản văn, mà chỉ có một câu thôi, thì bạn không thực sự tôn vinh Lời Đức Chúa Trời, vì thế không cần đứng lên. Nhưng khi lời Đức Chúa Trời được tuyên đọc trong những buổi nhóm thì lời đó xứng đáng hưởng một địa vị trung tâm, một địa vị vinh dự nhất. Tại sao ta không thể dành một thì giờ trong buổi nhóm để đọc Kinh Thánh? Trong thời gian đó các tín hữu đều đứng lên để bày tỏ lòng kính trọng Lời Chúa. Tôi để ý thấy Ở một số Hội Thánh dân chúng cứ phải đứng suốt trong giờ thờ phượng hay ca hát, đôi khi kéo khá dài. Rồi họ ngồi xuống đọc Kinh Thánh. Đó là cách chúng ta dạy tín đồ bài học sai lầm. Lời Đức Chúa Trời phải có một địa vị vinh dự trong một buổi thờ phượng. Mục sư cần bảo đảm thực hiện cho được việc này. Lời Đức Chúa Trời phải ưu tiên một trên tất cả những mục thờ phượng khác. Chúng ta phải dạy cho dân sự biết tôn trọng lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị vinh dự trong đời sống bạn, trong sự giảng luận của bạn cũng như trong những giờ thờ phượng của bạn. Xin hãy nhớ, “Lời Chúa còn lại đời đời, và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho anh em” (IPhi 1Pr 1:25). NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG NĂM 1. Lời Đức Chúa Trời phải có phần gì trong đời sống Mục sư? ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 2. Vua Đa vít mô tả Lời Chúa như thế nào? (Thi Tv 19:10)
  • 21. ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 3. Lời Chúa phải có địa vị gì trong sự giảng luận của Mục sư? ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 4. Sự đáp ứng của dân chúng khi lời Đức Chúa Trời được đọc lên là gì? (NeNe 8:5) ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 5. Hành động đơn sơ nào chúng ta phải khuyến khích trong những buổi thờ phượng của chúng ta ngõ hầu giúp cho Lời Chúa được tôn trọng xứng đáng? ........................................................................................................................... ................................................................................................................. NGUỒN GỐC UY QUYỀN CỦA CHÚNG TA Để có được uy quyền trong sự giảng dạy, chúng ta cần phải biết rõ nguồn gốc uy quyền của chúng ta là gì. Không phải địa vị Mục sư đem lại cho chúng ta uy quyền. Không phải việc chúng ta được phong chức đem lại uy quyền mà chúng ta cần có để tuyên bố cách khẳng định: “Đức Chúa Trời phán vậy” Không phải sự giáo dục và bằng cấp của chúng ta là cơ sỞ đem lại uy quyền chúng ta. Không, chắc chắn là không ! Mặc dầu mỗi một điều kiện trên đây có thể đóng góp hoặc giúp chúng ta nói lên trong uy quyền, nhưng tất cả những điều đó không phải là nguồn gốc uy quyền của chúng ta. Quyền gì mà chúng ta mong đợi người ta sẽ lắng nghe chúng ta? Quyền gì chúng ta có để hứa ban sự sống đời đời cho người tin Chúa Jesus Christ? Quyền gì chúng ta có để nói với dân chúng rằng nếu họ thật lòng ăn năn tội, họ sẽ được tha thứ và sẽ trở nên những người mới trong Đấng Christ? Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại tội lỗi, hoặc thậm chí nói rằng có một điều được goi là tội lỗi. Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại những truyền thống địa phương vốn bao gồm một số hành động gian ác hoặc ngược lại với những sự dạy dỗ của Kinh Thánh? Hoặc quyền gì chúng ta có để nói trong uy quyền rằng “Chúa Jesus sắp đến “? Chính Kinh Thánh là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
  • 22. Chúng ta có thể nói và phải nói trong sự khẳng định và uy quyền, “Đức Giêhôva phán vậy ”. Chúng ta có thể nói và phải tuyên bố trong uy quyền rằng, “Đức chúa Trời yêu bạn ”. Rõ ràng là những Mục sư chúng ta không có thẩm quyền thực sự nào ngoài Kinh Thánh . Không phải tiếng nói to lớn, âm vang đem lại cho chúng ta uy quyền. Mặc dầu khi lắng nghe một số các diễn giả người ta có thể bị cám dỗ để suy nghĩ như thế. Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều không cảm động bởi sự rao giảng to tiếng của chúng ta đâu. Giảng to tiếng không phải là giảng có uy quyền. Dĩ nhiên, chúng ta phải giảng vừa đủ nghe cho các thính giả của chúng ta. Kinh nghiệm không phải là nguồn gốc uy quyền của chúng ta. Mặc dầu chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm hơn những thính giả của chúng ta, nhưng kinh nghiệm mà thôi không phải là nguồn gốc thực sự uy quyền của chúng ta. Giảng với sự tin quyết tự nó cũng chưa đủ. Có nhiều giáo sư giả đã nói rất tự tin. Uy quyền thực sự trong sự rao giảng của chúng ta xảy đến khi chúng nói, “Có lời chép rằng ” hoặc “Đức Giêhôva phán như vầy ”. Chính Kinh Thánh là uy quyền tối hậu . Chúng ta không yêu cầu dân chúng những gì họ suy nghĩ là đúng ! Chúng ta không công bố những đề nghị của chúng ta ! Chúng ta công bố hay tuyên bố con đường đúng đắn. Chúng ta biết đó là con đường đúng bởi vì Kinh Thánh tuyên bố đó là con đường đúng. Chúa Jesus phán. “Ta là đường đi , chân lý và sự sống , chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha ” (GiGa 14:6) Không thể có chút nghi ngờ gì về điều đó. Trong sách Mathiơ, đoạn 4, chúng ta đọc thấy Chúa Jesus bị cám dỗ bằng một loạt những lời dụ dỗ mà ma qủy tưởng là mạnh mẽ. Đối diện với từng cám dỗ đó, Chúa Jesus có cùng một câu trả lời, “Có lời chép rằng ” (c.4, 7, 10). Khi Chúa Jesus phán, “Có lời chép rằng ” thì không ai lý luận gì nữa. Kinh Thánh là uy quyền tối hậu. Ngày nay Kinh Thánh vẫn là uy quyền tối hậu. Từ thời Đức Chúa Trời viết ngón tay Ngài trên những bảng đá (XuXh 31:18), lời Đức Chúa Trời đã là uy quyền tối hậu. Bất cứ lời gi Đức Chúa Trời đã viết bằng ngón tay của Ngài hay qua ngón tay của các tôi tớ Ngài đều là uy quyền tối hậu. “Có lời chép rằng ” là uy q uyền tối hậu. Trách nhiệm của người giảng đạo là phải biết những gì đã chép trong lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời là nguồn gốc uy quyền của chúng ta. Chúng ta có đọc Kinh Thánh không? Bạn nói, dĩ nhiên tôi có đọc Kinh Thánh. Nhưng hãy để tôi hỏi mỗi một vị Mục sư câu hỏi tương tự.
  • 23. Chúng ta có đọc Kinh Thánh nhiều hơn là đọc những sách báo khác không? Chúng ta có đọc Kinh Thánh hằng ngày không? Chúng ta có phát triển thói quen tốt đẹp trong việc TRA XEM Kinh Thánh hay không? Chúng ta có đọc Kinh Thánh theo cách đọc đi đọc lại không? Chúng ta có đang lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Sự hiểu biết này là tuyệt điểm của mọi sự hiểu biết. Hãy đọc những gì Đức Giêhôva đã phán trong Gie Gr 9:23, 24 “Người khôn chớ khoe sự khôn mình Người mạnh chớ khoe sự mạnh mình Người giàu chớ khoe sự giàu mình Nhưng kẻ nào khoe , hãy khoe về trí khôn mình biết Ta là Đức Giêhôva ” Sự hiểu biết lớn nhất của loài người, đó là nhận biết Đức Chúa Trời. Đây là đặc ân lớn nhất của loài người. Chúng ta hãy hỏi trở lại, chúng ta có đang lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Bạn nói “Làm thể nào để chúng ta biết Đức Chúa Trời cách tốt hơn? “. Câu trả lời là, chúng ta biết Đức Chúa Trời nhiều hơn nhờ thường xuyên liên tục đọc lời của Ngài. Lời Chúa có thu hút chúng ta không? Kinh Thánh có cảm động lòng chúng ta không? Sứ Đồ Phao-lô rất cảm động khi ông phô diễn chân lý của Đức Chúa Trời đến nỗi ông la lớn lên. “Ôi ! Sâu nhiệm thay là sự giàu có , khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời ”( RoRm 11:33) Chúng ta sẽ không thể khởi sự hưởng được vẻ đẹp và quyền năng của lời Kinh Thánh nếu chúng ta không đọc Kinh Thánh. Hãy đọc, hãy đọc hãy đọc và hãy đọc Kinh Thánh nhiều hơn nữa. Đó phải là chức năng chính yếu của chúng ta. Chúng ta có rao giảng Lời Đức Chúa Trời cách có quyền phép không? Trong Cong Cv 1:8 chúng ta bắt đầu thấy câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để rao giảng cách có q uyền phép. Chúng ta đọc thấy “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền phép ”. Điều quan trọng là phải được đầy dẫy Thánh Linh. Điều quan trọng là phải có tấm lòng bùng cháy nhờ Đức Thánh Linh. Chính Chúa Jesus đã ra lệnh cho các môn đồ của Ngài không nên nổ lực truyền giảng cho đến khi họ được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng trước khi các môn đồ được đầy dẫy thánh Linh họ đã trải qua ba năm trong trường học của Đấng Christ, do chính Ngài dạy bảo. Hai bài học quan trọng họ đã học được là:
  • 24. 1. Bài học tự bỏ mình đi Chúa Jesus đã dạy họ “nếu ai muốn theo Ta , phải tự bỏ mình đi , mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta ” (LuLc 9:23) không phải dễ để phủ nhận chính mình. Bản ngã rất hay đòi hỏi nhưng một môn đồ Chúa phải học tập tự bỏ mình đi. Từ bỏ chính mình là bài học đầu tiên mà một môn đồ phải học trong trưòng học của Đấng Christ. 2. Bài học vâng lời Có những người muốn gọi Chúa Jesus là “Chúa” nhưng không sẵn sàng để vâng lời Ngài. Nếu Jesus là Chúa tể của đời sống bạn thì bạn sẽ vâng lời Ngài không thắc mắc, không ngần ngại. Chúa Jesus có lần đã hỏi “Sao các ngươi gọi ta : Chúa , Chúa mà không làm theo lời Ta phán ? Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng Ta , nghe lời Ta , và làm theo , t hì giống ai ”(LuLc 6:46-47) Trong những câu sau đó Ngài mô tả cả người vâng lời và hạng người không vâng lời (c. 48,49) TRƯỚC KHI chúng ta có thể giảng đạo cách quyền năng chúng ta cần phải học biết cả hai bài học rất quan trọng này. Chúng ta có đang từ bỏ chính mình để đi theo Chúa và phục vụ Chúa không? Chúng ta có chịu vâng lời Đấng mà chúng ta xưng là “Chúa” hay không? Chúng ta có đầy dẫy Thánh Linh của Ngài không? Đây là con đưòng đi đến sự rao giảng cách có quyền năng. Đây là con đường để rao giảng có thẩm quyền NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG SÁU 1. Nguồn gốc uy quyền chính của Mục sư là gì? ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 2. Chúa Jesus đã chống trả những sự cám dỗ của ma quỷ như thế nào? (Mat Mt 4:4) ........................................................................................................................... .................................................................................................................3. Hãy nêu ra hai bài học quan trọng mà các môn đồ đã học được từ Chúa Jesus? ........................................................................................................................... ................................................................................................................. 4. Cong Cv 1:8 dạy chúng ta điều gì về việc được đầy dẫy Thánh Linh? ........................................................................................................................... .................................................................................................................
  • 25. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG LỜI CHÚA Chưa từng có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại mà việc rao giảng Kinh Thánh lại cần kíp hơn thời nay. Thưa Mục sư, rao giảng bất cứ đề tài nào hay bản văn nào hiện đến trong trí bạn không phải là giảng Kinh Thánh. Như đã được chỉ rõ Ở chương trước, lời Đức Chúa Trời phải được giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng ta. Thưa Mục sư, chúng ta cần giảng Lời Chúa thay vì chỉ giảng trích từ Lời Chúa. Khắp cả thế giới đang có nhu cầu lớn để tiếng nói có uy quyền được nghe lớn và nghe rõ khắp nơi. Thế giới đang tìm kiếm một lãnh tụ mà lời nói không thể nghi ngờ gì được. Chính tiếng nói của Đức Chúa Trời cần được phân loại nghe rõ. Thế giới cần nghê lời Đức Chúa Trời phán, “Nầy là đường đây , hãy noi theo ”( EsIs 30:21). Họ sẽ chỉ nghe được lời này khi chúng ta rao giảng Lời Chúa. Bạn có để ý thấy dân chúng dường như đang đi lạc đường không? họ giống như chiếc tàu không bánh lái. Họ giống như những khách bộ hành lạc lối trong rừng, cứ đi quanh quẩn. Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh, mới cung cấp tiếng nói họ đang tối cần. Mục sư có một trọng trách lớn để công bố những gì Đức Chúa Trời phán dạy. Tiên tri Êsai cho chúng ta biết lý do (30:21) “Tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng : Nầy là đường dây , hãy noi theo ” Rồi khi bạn trải qua trên đường đời, bạn sẽ có Lời Chúa chỉ đưòng. Tiếng nói của Ngài sẽ luôn có Ở đó để chỉ dẫn bạn, “Khi các ngươi xê qua bên hữu hoặc bên tả ” có biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những bài giảng đầy dẫy những ngôn từ, thậm chí là những ngôn từ Cơ đốc, nhưng có rất ít Lời Chúa? Đề tài bài giảng được công bố và trình bày có vẻ dính dáng mơ hồ đến Kinh Thánh. Tuy nhiên người ta không nghe rõ được sứ điệp của Đức Chúa Trời qua bài giảng. Loại bài giảng này không thể gọi là giảng Kinh Thánh được. Những diễn giả chỉ lấy bản văn từ Kinh Thánh hoặc minh họa những bài giảng của mình từ Kinh Thánh, không nên tự đánh lừa mình như những diễn giả Kinh Thánh. họ không phải là diễn giả Kinh Thánh đâu. Loại bài giảng này, mà người ta thường nghe, tiếc thay đã thiếu cả uy quyền lẫn sự chỉ dẫn. Có thể ngồi nghe hết loại bài giảng này và không bao giờ nghe được Chúa đã phán gì về đề tài này. Không lạ gì có quá nhiều lộn xộn xảy ra. Người ta dành cho Kinh Thánh một địa vị nhỏ bé. Thỉnh thoảng người ta trích dẫn một câu Kinh Thánh. đó không phải là giảng Kinh Thánh.
  • 26. Nếu chúng ta muốn công bố những gì Lời Chúa phán dạy thì ta phải dành cho Kinh Thánh địa vị trung tâm. Đây là trách nhiệm căn bản của Mục sư - công bố Lời Chúa . Về cơ bản có ba hình thức bài giảng thường dùng chúng ta hãy nói sơ qua những hình thức này. Ba hình thức giảng luận 1. Giảng theo câu gốc : Hình thức giảng này bắt đầu với một cầu Kinh Thánh đặc biệt, vì thế nó được gọi là giảng theo “câu gốc”. Hình thức giảng này tập trug vào một câu gốc nào đó trong Kinh Thánh. (Xem thí dụ Ở cuối chương). Hình thức giảng này có thể thực hiện với rất ít chuẩn bị hoặc không chuẩn bị gì cả. Mọi việc cần làm chỉ là lựa chọn một câu Kinh Thánh để làm nền tảng cho bài giảng. Đôi khi bài giảng đã được triển khai trước rồi diễn giả lấy ra một câu Kinh Thánh đặt vào cho thích hợp bài giảng. Kinh Thánh giữ vai trò rất nhỏ bé. Đây không phải thực sự là giảng Kinh Thánh và trong chức vụ Mục sư không nên đặt phưong thức giảng này lên hàng đầu. Dĩ nhiên loại giảng luận này không có gì sai trái cả. Thực ra đôi khi có những hoàn cảnh đòi hỏi phải dùng loại bài giảng này. Những nhà Truyền đạo lưu hành thường không có cơ hội để triển khai đầy đủ một phân đoạn Kinh Thánh. Đôi khi tất cả những gì các nhà truyền giảng có thể làm là nói lại những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ về tội lỗi và rồi đưa ra phương pháp giải cứu cho rõ. Ông cố gắng trình bày những gì Kinh Thánh phán với người chưa tin Chúa. Mục sư trong Hội Thánh không nên chủ yếu dùng phương pháp giảng theo câu gốc này. Chúng ta được kêu gọi để công bố toàn bộ ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta có một trách nhiệm rất lớn. Chúa Jesus nói rõ trách nhiệm đó trong Mathiơ 28. Là những Mục sư, trách nhiệm chúng ta là “dạy họ giữ mọi điều ta đã truyền cho các ngươi ”(Mathiơ 28: 20). Điều này đòi hỏi một quá trình dạy đạo hòan chỉnh hơn là chỉ giảng theo câu gốc. Một thí dụ về giảng theo câu gốc Chủ đề: Phương cách để được sự sống đời đời Câu gốc: GiGa 3:16 Đức Chúa Trời yêu thương thế gian Tình yêu Ngài thể hiện tại Thập tự giá Giá đã trả cho sự cứu chuộc Phương cách đơn giản là đặt Đức tin nơi Chúa. Bây giờ, loại bài giảng này không có gì sai trái cả. Nhưng nó có một số điểm yếu tôi muốn chỉ ra đây: a) Câu này không được nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn hoặc của cả sách Giăng
  • 27. b) Bằng cách dùng chỉ có một câu gốc thường tạo ra trong tâm trí người nghe cảm tưởng cho rằng câu này là tất cả những gì chúa đã phán về đề tài đó. c) Không phải một câu nào đó có thể đứng vững một mình, câu đó phải được nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn. d) Ở cuối sứ điệp các thính giả của bạn không có được sự hiểu biết tốt hơn về những gì Kinh Thánh liên hệ đến kế hoạch cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời. e) Nó không khuyến khích người ta nghiên cứu hay đọc Lời Chúa cho chính mình. Đây chỉ là một số điểm yếu trong bữa ăn đều đều của sự giảng luận theo câu gốc. 2. Giảng theo đề tài : Hình thức giảng luận này có thể thực hiện với rất ít hoặc không trưng dẫn Kinh Thánh gì cả. Một số người xem đây là hình thức giảng luận dễ dàng nhất. Có lẽ ý kiến đó đã trở thành lý do khiến người ta sử dụng phương thức giảng này nhiều nhất. Diễn giả chỉ cứ lựa chọn một đề tài, bất cứ đề tài nào nảy ra trong trí và triển khai một cuộc nói chuyện hay một bài giảng về đề tài đó. Chỉ cần đưa vào vài câu Kinh Thánh Ở đây hay Ở đó là bạn có một bài giảng theo đề tài. Nếu so sánh thì đây là phương pháp dễ soạn và dễ giảng nhất. Đây thường chỉ là những bài diễn thuyết tôn giáo. Nhưng hãy để tôi cảnh cáo bất cứ vị Mục sư nào mà chỉ dựa vào loại bài giảng này thì họ đang thất bại trong nhiệm vụ mình một cách thật đáng tiếc. Đây không phải là loại bài giảng Kinh Thánh mà bạn có thể tạo ra tình yêu đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nó không giúp cho dân sự của bạn lớn lên trong sự hiểu biết Kinh Thánh. Trong hình thức giảng luận này người ta nhận được Kinh Thánh rất ít. Hình thức này thường chỉ đem lại hậu quả báo động là sự ngu dốt về Kinh Thánh. Kinh Thánh chỉ được dành cho một vai trò nhỏ bé. Một lần nữa, thỉnh thoảng loại bài giảng này có thể được sử dụng với hiệu quả cao. Loại bài giảng này không có gì sai, nhưng một Mục sư có một trọng trách phải dạy Lời Chúa cho dân sự Chúa. Mục sư trong Hội Thánh không nên thường xuyên sử dụng phương thức giảng theo đề tài này. Loại giảng luận này dành cho Kinh Thánh vai trò rất nhỏ bé. Bài giảng này theo đề tài không tập trung trên Kinh Thánh, nó chỉ tập chú vào một đề tài. Điều đáng buồn là hầu hết các diễn giả giảng theo câu gốc và theo đề tài cứ nghĩ rằng họ là người giảng Kinh Thánh. không phải vậy đâu. Thỉnh thoảng việc giảng theo câu gốc hay theo đề tài có được chỗ đứng của
  • 28. nó. Tuy nhiên những loại bài giảng này tiếc thay rất thiếu khả năng để dạy Lời Chúa. Thưa Mục sư, đây không phải là giảng Kinh Thánh. đây không phải là loại giảng luận mà bạn đã được kêu gọi để làm cũng không phải là loại giảng luận mà dân sự Chúa cần đến nhất. Một thí dụ về bài giảng theo đề tài Đề tài hay Chủ đề: Sự thành tín của Đức Chúa Trời Câu gốc: PhuDnl 7:9 I. Ngài thành tín để cung cấp nhu cầu của chúng ta Phi Pl 4:19 II. Ngài thành tín khi Ngài kêu gọi ICo1Cr 1:1-9:27 III. Ngài thành tín trong n hững nhu cầu thuộc linh của chúng ta IITe 2Tx 3:3 IV. Ngài thành tín trong sự chịu khổ của chúng ta IPhi 1Pr 4:19 V. Ngài thành tín khi chúng ta bị cám dỗ ICo1Cr 10:13 VI. ngài thành tín khi chúng ta phạm t ội IGi1Ga 1:9 Không có gì sai trong hình thức bài giảng này. Đây là loại bài giảng mà các nhà truyền đạo lưu hành thường giảng. Tuy nhiên nó có một số điểm yếu nếu Mục sư thường xuyên đều đặn sử dụng hình thức này. Đây không phải là giảng Lời Chúa mà là giảng từ Lời Chúa. Đây là sử dụng Kinh Thánh hơn là để cho Kinh Thánh tự nói cho chính Kinh Thánh. Xin lưu ý một số điểm yếu trong hình thức giảng luận này. a) Nó trình bày một quan điểm không liên kết, không gắn chặt nhau của Kinh Thánh. nó làm cho Kinh Thánh chỉ là bộ sưu tập những câu nói mà thôi. b) Một Mục sư có nhiệm vụ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động. Trong hình thức giảng này Kinh Thánh là một loạt các câu không gắn liền nhau. Nhưng Kinh Thánh chắc chắn không phải như vậy. c) Để nhấn mạnh về sự thành t ín của Đức Chúa Trời tốt hơn bạn nên lần lưọt giảng từng câu nói trên. - Như thế dân sự của bạn sẽ nhìn thấy mỗi một câu đó trong mạch văn đúng đắn của nó. Điều này sẽ giúp cho mỗi câu có năng lực mà nó không có khi trình bày cách riêng rẽ. Vậy thì bạn sẽ có ít nhất bảy bài giảng về sự thành tín của Chúa thay vì chỉ có một bài. (ít nhất bảy lần, Kinh Thánh nói về sự thành tín của Đức Chúa Trời). Điều đó có nghĩa là dân sự của bạn sẽ nghe về sự thành tín của Chúa được nhiều lần. Dân sự của bạn càng được dạy dỗ về sự thành tín của Đức Chúa Trời thường xuyên hơn bởi vì sự bất trung là sự yếu đuối thông thường nhất của con người. d) Hình thức giảng luận này không khuyến khích hội chúng của bạn tự ngiên cứu Lời Chúa. Kinh Thánh không trở thành một sách sống cho họ. e) Hình thức giảng luận này một phần nào đó đem lại hậu quả là sự ngu dốt
  • 29. về những gì Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh. Dân chúng ngày nay cần nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời trực tiếp từ Lời của Ngài. Đây là giảng từ Lời Chúa hơn là rao giảng chính Lời Chúa. 3. Giảng Giải Kinh : Đây là một từ liệu có tính kỹ thuật được dùng để mô tả phương cách giảng luận mà môn học này khuyến khích sử dụng. Phương pháp này không liên quan gì đến mức độ dài của phân đoạn Kinh Thánh được sử dụng. Nó không mô tả một bài giảng về một câu hay là nhiều câu. Nó chỉ về việc Kinh Thánh có được phép tự mình nói ra cách rõ ràng và có sức mạnh hay không. Bất cứ khi nào việc này được thực hiện thì đó là vị Mục sư đã vâng theo mệnh lịnh rõ ràng “Rao giảng Lời Chúa” Giảng Giải Kinh đưa hội chúng tập trung vào từng chữ từng câu qua cả Kinh Thánh. nó liên quan đến việc khảo cứu cách có hệ thống toàn bộ Kinh Thánh mỗi lần một số câu. Đây mới thực sự là giảng Kinh Thánh. đây có thể là một quan điểm mới nghe đối với một số người bởi vì tiếc thay Ở một số nơi ít người được nghe nói đến. Thưa Mục sư, phải mất bao lâu để bạn hướng dẫn dân sự đi từ câu này qua câu khác suốt các sách của Kinh Thánh? Phải mất bao lâu từ khi bạn hướng dẫn dân sự đi từ câu này qua câu khác qua tất cả các biến cố thích thú nhất của sách Công vụ Sứ Đồ? Bạn mất bao lâu để hướng dẫn dân sự đi qua hết sách Ha-ba-cúc diệu kỳ? Bạn có bao giờ trình bày cho dân sự của bạn mọi biến cố chính của sách Sáng Thế Ký chưa? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho bạn biết bạn có phải là một thầy giảng Kinh Thánh hay là không. Trở thành một nhà giảng Giải Kinh không phải là quá trễ đâu. Chúng ta sẽ khám phá đề tài này nhiều hơn Ở các chương sau. Thực ra, mục đích và kế hoạch của môn học này là để giải thích giảng Giải Kinh là gì và làm thế nào để giảng Giải Kinh. Giảng Giải Kinh thực sự là giảng Kinh Thánh. Mỗi một Mục sư cần trở thành một người giảng Giải Kinh để có thể làm ứng nghiệm cách hiệu quả sự kêu gọi Rao giảng Lời Chúa của mình. Một thí dụ về giảng Giải Kinh : Phân đoạn Kinh Thánh mà chúng ta sắp giải nghĩa là Ở GaGl 5:1-15. Đây là một thí dụ về giảng Giải Kinh. Tôi giả định rằng trước đây bạn đã hướng dẫn dân sự của bạn học qua 4 chương đầu của sách Galati. Khi chúng ta giải thích ý nghĩa của phân đoạn này bạn sẽ lưu ý thấy tầm quan trọng của việc giảng luận và sự hiểu biết mạch văn mà Phao-lô đã viết là dường nào. Thưa Mục sư, trong quá trình giảng giải kinh qua suốt quyển Kinh Thánh, bạn sẽ gặp đến nhiều chỗ được gọi là những đoạn sách khó. Nếu chỉ lấy riêng những câu ấy ra thì rất khó hiểu, nhưng nếu xem xét chúng trong toàn
  • 30. mạch văn thì những câu đó trở nên có ý nghĩa và có quyền năng. Chúng ta có thể đặt tên cho khúc sách trên đây là “Sự tự do của Cơ Đốc Nhân “ hoặc “Sinh ra để được tự do”. Điều này căn cứ trên những câu có lien hệ đến mạch văn của cả thư mà Phao-lô gởi cho người Galati. Bối cảnh: Những người nhận thư của Phao-lô đã được trưởng dưỡng để tin rằng một người cần phải cẩn thận vâng theo tất cả Luật pháp của Môise. Những luật lệ đó đã được ban cho con dân Israel trước khi Đấng Christ chịu chết trên Thập tự giá. Họ vẫn bị ràng buộc bởi Cổ luật đó (Luật Môise, Xuất Êdiptôký 19-31). Thực ra họ đang làm nô lệ cho Luật pháp đó. Rồi Chúa Jesus đã đến và làm trọn Luật pháp để họ không còn cần phải giữ những luật lệ cứng nhắc đó nữa. Chúa Jesus đã làm trọn Luật pháp một lần đủ cả thay cho chúng ta. Ngài đã trả xong mọi đòi hỏi của Luật pháp. Thế nhưng trong khi không có mặt của Sứ Đồ Phao-lô, những tân tín hữu Ở Galati đã bị các giáo sư giả dẫn đi sai lạc. Những giáo sư này nói rằng, “tiếp nhận Đấng Christ là tốt rồi, nhưng các bạn vẫn phải giữ trọn Luật pháp của Môise”. Trong chương 3, Phao-lô đã viết, “Hỡi người Galati ngu muội . Ai bùa ém anh em ?”hoặc ai đã lừa dối anh em để tin rằng anh em vẫn còn Ở dưới Cổ luật của Môise. Chúa Jesus đã đến và đã chết cho tội lỗi của anh em để anh em không còn giữ những luật xưa đó nữa. Đức Chúa Trời đã thấy rằng các anh em không thể nào giữ Luật pháp cho nỗi (5:4) Chúa Jesus đã thế chỗ cho anh em và bây giờ anh em đã được tự do khỏi Luật pháp (5:6). 1. Sự tự do của Cơ Đốc Nhân Galati 5:1-5 a) Chúng ta được tự do khỏi điều gì? Vì Đấng Christ đã chết thế tội chúng ta nên chúng ta được tự do khỏi: 1/ Sự rủa sả của việc sống dưới Luật pháp. Nói cách khác chúng ta được tự do khỏi sự rủa sả của chủ nghĩa Luật pháp. 2/ Chúng ta được tự do khỏi sự sợ hãi cơn phán xét nặng nề của Đức Chúa Trời. 3/ Chúng ta được tự do khỏi một lương tâm kiện cáo. 4/ Chúng ta được tự do khỏi quyền lực của Sa-tan trên đời sống chúng ta. Chúng ta được tự do , tự do , tự do . b) Bây giờ chúng ta được tự do để làm gì? 1/ Tự do để yêu mến Đức Chúa Trời với sự vui mừng thực sự thay vì sống dưới bàn tay nặng nề của Luật pháp. 2/ Tự do để nói với người anh em hoặc chị em trong Đấng Christ rằng “Tôi yêu anh (em) mà không có ý định tội lỗi (5:14) 3/ Tự do để đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn nhờ cậy thầy tế lễ để đến với Đức Chúa Trời như người ta phải làm trong thời Môise nữa. 4/ Bây giờ chúng ta được tự do, tự do để vui hưởng sự tự do của chúng ta
  • 31. trong Đấng Christ. Chúng ta được tự do , tự do , tự do ! 2. Những giới hạn của sự tự do. Galati 5: 13-15 a. Sự tự do trong Đấng Christ của chúng ta không phải là một giấy phép để chúng ta phạm tội (5:13) b. Sự tự do của Cơ đốc nh ân được tự chế bởi tình yêu người đó dành cho Đấng Christ. Vì yêu Chúa chúng ta không dám phạm tội (5:14-15). c. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét sự giới hạn của tự do. Những giới hạn này đều do ta tự hạn chế. - Tự do quá mấu thì nguy hiểm - Để vui hưởng tự do chúng ta phải tự kiềm chế nếu không chúng ta trở thành nô lệ của bản tánh tội lỗi. - Trong một hình thức nào đó thật dễ để sống như người nô lệ hơn là sống như người tự do. Là nô lệ bạn làm điều người ta bảo bạn phải làm. Là người tự do bạn phải tự điều khiển lấy mình. d. Tự do quá mấu sẽ phá hủy bạn (5:15) Sách Galati dạy về ba điều : chủ nghĩa Luật pháp sự tự do , giấy phép 3. Hiểm họa của việc quay về làm nô lệ cho Luật pháp. Galati 5: 2, 3, 4 Phao-lô viết thư cho các Cơ Đốc Nhân Ở Galati về sự nguy hiểm của việc tin tưởng các giáo sư giả là những kẻ muốn đưa họ đến chỗ sống dưới Luật pháp Môise. Cùng với nhiều điều khác, Luật pháp dạy rằng mỗi người nam đều phải chịu phép cắt bì. Phao-lô nói rằng nếu bạn trở lại với Luật pháp thì: a. Đấng Christ chịu chết là vô ích. Bạn sẽ không còn tin Đấng Christ đã chịu chết để cứu bạn. Điều này có nghĩa là bạn đang tin cậy nơi những việc lành riêng của mình. Điều đó cũng có nghĩa Đấng Christ chết là vô ích. b. Nó có nghĩa là bạn đang còn là người mắc nợ cho cả Luật pháp. Nói cách khác bạn không chỉ phải vâng theo một luật “về sự cắt bì” nhưng bạn phải vâng giữ tất cả những Luật pháp khác. Vi phạm một điều răn là vi phạm tất cả các điều răn. Điều đó có nghĩa là bạn không tin Đấng Christ để được cứu rỗi (Gia Gc 2:10) c. Bạn bị phân cách và xa lạ với Đấng Christ. Bằng việc trở lại nương dựa vào công việc của Luật pháp bạn đã khước từ sự chết của Đấng Christ cho tội lỗi của bạn. d. Bạn lại tự đặt mình dưới Luật pháp mà không còn đặt mình dưới ân điển nữa. 4. Những cảm nghĩ của Phao-lô đối với người Galati (Galati 5: 7-12) Các Cơ Đốc Nhân Galati đã từng quen sống dưới Luật pháp cũ nhưng họ đã quay về với Chúa. Họ đã học biết phải tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Bây giờ họ đã quên hẳn những gì Đấng Christ đã làm cho họ. Họ lại nương cậy nơi những công việc riêng để cứu rỗi họ.