SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  6
HỢP TÁC ĐẦU TƯ VIỆT NAM - ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG KHI 
THAM GIA HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 
Phát biểu của đại diện Cục Đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề 
“Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” 
(Hà Nội, ngày 17/10/2014) 
Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) với 4 mục tiêu trụ cột là: (1) xây 
dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) khu vực kinh tế có khả 
năng cạnh tranh cao; (3) phát triển kinh tế đồng đều; (4) hội nhập hiệu quả vào nền 
kinh tế toàn cầu. Trong đó, mục tiêu trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất 
thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh, bao gồm 5 yếu tố cơ bản: (i) tự do lưu 
chuyển hàng hóa; (ii) tự do lưu chuyển dịch vụ; (iii) tự do lưu chuyển đầu tư; (iv) tự 
do lưu chuyển vốn; và (v) tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Năm yếu tố trên là 
động lực chính thúc đẩy gia tăng các hoạt động hợp tác đầu tư của Việt Nam - 
ASEAN cũng như giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN trong thời gian tới. 
1. Đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam 
Tính đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, 
thành phố của Việt Nam, với 2.431 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng 
ký đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 14,2% số dự án FDI và trên 21,4% tổng vốn FDI đăng ký 
tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, 
cao hơn so với mức bình quân chung là 14,45 triệu USD/dự án. 
Phân theo ngành: Đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư 
vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong 
đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 950 dự án, tổng vốn đầu 
tư đăng ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng số dự án và chiếm 38,72% tổng vốn 
đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 92 dự án, với tổng vốn đầu 
tư đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và 31,81% tổng vốn đầu tư). 
Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 
6,8% tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác. 
Phân theo đối tác: Hiện có 8 trong số 9 quốc gia thuộc ASEAN (trừ Myanmar) 
đã có hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 3 quốc gia nằm trong danh sách 10 nước 
và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, gồm: Singapore (vị trí thứ 
3), Malaysia (vị trí thứ 8) và Thái Lan (vị trí thứ 10). 
Đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore, với 1.312 dự án, 
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD (chiếm 53,9% tổng số dự án và 59,87% tổng 
vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia, với 473 dự án, tổng vốn đầu tư đăng 
ký đạt 11,83 tỷ USD (chiếm 19,4% tổng số dự án và 22,8% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ ba là Thái Lan có 365 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,63 tỷ USD 
(chiếm 15,01% tổng số dự án và 12,8 % tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tự còn lại là 
các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia. 
Có thể khẳng định rằng, đầu tư của các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục giữ vị 
trí quan trọng tại Việt Nam. Không những thế, ASEAN còn là cửa ngõ, cấu nối quan 
trọng để thu hút FDI từ các đối tác lớn khác vào Việt Nam. 
2. Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN 
Tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang 8 quốc gia 
ASEAN (trừ Philippines), với 522 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,74 tỷ USD, 
chiếm 58,1% số dự án và 51,2% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Quy mô 
dự án đầu tư của Việt Nam sang ASEAN có vốn đầu tư đăng ký là 18,6 triệu USD. 
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn vào các lĩnh vực 
nông lâm nghiệp, năng lượng, khai khoáng, bất động sản, tài chính, ngân hàng, viễn 
thông, chế tạo… đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có 
nhiều tiềm năng hợp tác với các nước trong khu vực. 
Về địa bàn đầu tư: hiện có 4 quốc gia ASEAN nằm trong danh sách 10 quốc gia 
có hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp Việt Nam, gồm Lào, Campuchia, Malaysia 
và Myanmar. Dẫn đầu là Lào với 248 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,73 tỷ USD 
vốn đăng ký (chiếm 48,15% tổng số dự án và 48,97% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng 
thứ hai Campuchia, với 161 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 3,45 tỷ USD (chiếm 31,26% 
tổng số dự án và 35,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là đầu tư sang 
Malaysia với 10 dự án và 754,68 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 1,9% tổng số dự án 
và 7,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tư là Myamar, với 22 dự án, tổng vốn đầu tư 
đạt 454 triệu USD. Thứ tự còn lại là các nước Singapore, Indonesia, Thái Lan và 
Brunei. 
Như vậy, các nước ASEAN là địa bàn đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp 
Việt Nam và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng các hoạt động đầu tư, 
kinh doanh ra nước ngoài. 
3. Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN 
a. Cơ hội và thuận lợi: 
- Việc trở thành một một không gian sản xuất chung, một thị trường chung rộng 
lớn, thống nhất, với dân số trên 600 triệu người và quy mô GDP hiện nay khoảng 
2.400 tỷ USD, AEC sẽ trở thành nên kinh tế đứng thứ 7 thế giới, là khu vực xuất khẩu 
đứng thứ 4 thế giới sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động 
có tay nghề được tự do lưu chuyển trong các nước thành viên ASEAN mà không chịu 
sự phân biệt đối xử. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn về hàng hóa 
và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ 
hội hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất và giảm 
chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn. 
2
- AEC tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, bao gồm cả các 
doanh nghiệp Việt Nam, thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ 
trung gian, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam, 
thậm chí hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, tạo ra sức cạnh tranh cao của 
khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu lớn không chỉ trong khu vực ASEAN mà đặc biệt 
là hướng ra người tiêu dùng của các khu vực phát triển hơn như EU, Hoa Kỳ, Nhật 
Bản, Hàn Quốc… 
- Cơ hội được trông đợi nhất từ tất cả các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam 
là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Việc kết nối và xây dựng 
một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN 
như một sân chơi chung, một công xưởng chung ở đó có khối nguồn lực thống nhất, 
đặc biệt là nguồn lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ. Thực tế các tập đoàn đa 
quốc gia kinh doanh, đầu tư trên phạm vi toàn cầu cũng nhìn nhận Việt Nam là một 
cửa ngõ quan trọng vào ASEAN, đều coi trọng việc tìm hiểu đối tác doanh nghiệp 
Việt Nam để thực hiện đầu tư, kinh doanh trong ASEAN. Đây được coi là lợi ích dài 
hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhắm đến. 
- Với khẩu hiệu vì một ASEAN chung và thịnh vượng, các quốc gia thành viên 
của khối đều phải có trách nhiệm đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khối. Do 
đó, sự phát triển của ASEAN và Việt Nam sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Các nước 
cũng luôn tìm những cơ hội, dành những ưu tiên cho nhau trong hợp tác đầu tư. Trong 
quá trình phát triển, Việt Nam cũng là một nước đi sau về thành tựu phát triển so với 
một số nước khác trong khu vực. Vì vậy, những bài học phát triển của các nước đi 
trước cũng đã được Việt Nam nhìn thấy, từ đó khắc phục các nhược điểm. Những vấn 
đề về chính sách, hệ thống luật pháp... đã được Việt Nam hoàn thiện tương đối nhanh, 
tạo ra sự minh bạch, thuận lợi, phù hợp nhất với thông lệ làm ăn quốc tế cũng như 
trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng biết sử dụng tốt các nguồn lực của mình. 
- Bên cạnh cơ chế đa phương, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ chế hợp tác song 
phương với các đối tác trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định khuyến 
khích và bảo hộ đầu tư với 8/9 quốc gia trong ASEAN (đang đàm phán với Brunei). 
Hiện Việt Nam cũng đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 8/9 quốc gia trong 
khối ASEAN (đang đàm phán với Campuchia). Đặc biệt, Việt Nam đã ký Nghị định 
thư năm 2012 với Campuchia và với Lào năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung các Hiệp 
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký Campuchia và Lào trước đó. Theo đó, hai 
bên đã thành lập cơ quan hợp tác hỗn hợp, đầu mối hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, 
kinh doanh của doanh nghiệp hai nước. 
- Singapore hiện đang là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Hai nước đã có thỏa 
thuận kết nối 2 nền kinh tế và áp dụng cơ chế chấp thuận nhanh đối với các dự án đầu 
tư của Singapore tại Việt Nam. Do vậy, hợp tác đầu tư song phương giữa Việt Nam 
với Siangapore nói riêng và các nước ASEAN sẽ tiếp tục phát triển. 
3
- Việt Nam có lợi thế so với các nước ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh 
thu hút FDI. Thái Lan có lợi thế nhưng một phần thị trường đã bão hòa, nhân công có 
chi phí ngày càng cao và thiếu về số lượng. Bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng đáng kể 
tới dòng FDI. Indonesia có thị trường lớn nhưng lại có vấn đề về tôn giáo, văn hóa, 
chính trị. Myanmar là địa bàn mới nổi lên trong thu hút FDI nhưng với thực trạng yếu 
kém về chính sách và hạ tầng hiện nay thì phải 3-5 năm nữa nước này mới có thể cải 
thiện được môi trường đầu tư. 
b. Khó khăn và thách thức: 
- Thách thức của hội nhập kinh tế là vấn đề cạnh tranh của Việt Nam. Nhiều 
doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó trên thị trường nội địa và khó có khả năng vươn ra, 
chiếm lĩnh trên thị trường các nước thành viên ASEAN khác, thậm chí có nhiều doanh 
nghiệp sẽ phải đóng cửa. Doanh nghiệp năng lực kém sẽ không được chọn để tham gia 
các khâu có lợi nhuận cao của chuỗi cung ứng, chỉ có thể tham gia các công đoạn gia 
công. Người lao động trình độ thấp sẽ khó vươn lên các vị trí quản lý hay trở thành 
các chuyên gia có mức lương cao. 
- Chúng ta cũng cần ý thức rằng, những gì là cơ hội với AEC cũng có thể là 
thách thức đối với Việt Nam. Một khi việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn và 
rẻ hơn giữa các nước, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc đầu tư sản xuất tập trung tại những 
địa điểm thuận lợi nhất về môi trường kinh doanh, tính nhất quán của chính sách, kinh 
tế vĩ mô ổn định, dồi dào nguồn lực con người và nguồn nguyên liệu, sau đó phân phối 
sản phẩm đến những vùng khác nhau trong ASEAN. Điều này, đòi hỏi Việt Nam phải 
duy trì được những lợi thế đã có và nhanh chóng tạo ra những lợi thế mới để cạnh 
tranh được với các đối thủ trong việc thu hút dòng vốn FDT quy mô lớn, có chất lượng 
cho Việt Nam. 
- Việc hình thành AEC 2015 sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài 
ASEAN quan tâm và tham gia đầu tư vào một số địa bàn mới nổi như Myanmar, Lào, 
Campuchia... Điều này, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải 
cạnh tranh với nhiều đối thủ mới trên các địa bàn này. 
4. Giải pháp của Chính phủ và các Bộ, ngành 
Để nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động hợp tác đầu tư Việt Nam nói 
riêng khi hội nhập AEC có hiệu quả, hiện Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đang 
tập trung vào một số giai pháp cơ bản sau: 
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế 
ASEAN sâu rộng. Theo đó, ưu tiên thực hiện Kế hoạch, lộ trình hình thành AEC vào 
2015; tổ chức triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các cam kết ASEAN đã ký kết. 
Đồng thời, tăng cường hợp tác ngoài khối cả đa phương và song phương nhằm tận 
dụng tối đa cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang lại cho Việt Nam.. 
4
Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, 
kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu 
tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm 
huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho 
mục tiêu phát triển. 
Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 
4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và 
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ. 
Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến 
việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, 
đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa 
chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. 
Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút 
đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực 
cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho 
doanh nghiệp. 
Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng 
cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ 
thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân 
hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất 
lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh 
hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường. 
Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, 
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển 
trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ 
đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới. 
Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng 
cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của 
AEC. 
Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, 
nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết 
tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta 
sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành 
công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển 
kinh tế-xã hội của đất nước./. 
5
Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, 
kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu 
tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm 
huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho 
mục tiêu phát triển. 
Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 
4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và 
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ. 
Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến 
việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, 
đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa 
chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. 
Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút 
đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực 
cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho 
doanh nghiệp. 
Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng 
cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ 
thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân 
hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất 
lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh 
hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường. 
Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, 
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển 
trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ 
đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới. 
Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng 
cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của 
AEC. 
Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, 
nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết 
tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta 
sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành 
công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển 
kinh tế-xã hội của đất nước./. 
5

Contenu connexe

Tendances

FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
PVFCCo
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Nông Dân Khoảng
 
Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdi
Vanglud Nguyen
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
NhiL106
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Hương Nguyễn
 

Tendances (14)

FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
 
investment1
investment1investment1
investment1
 
ODA
ODA ODA
ODA
 
Cau hoi dau tu
Cau hoi dau tuCau hoi dau tu
Cau hoi dau tu
 
Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdi
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
DA137.doc
DA137.docDA137.doc
DA137.doc
 

Similaire à Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Hán Nhung
 
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Nguyễn Công Huy
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
Thuyet Dam
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
duyenbc
 

Similaire à Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (20)

Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
Tiểu luận môn quản trị chiến lược đề tài môi trường kinh doanh mới và chiến...
Tiểu luận môn quản trị chiến lược   đề tài môi trường kinh doanh mới và chiến...Tiểu luận môn quản trị chiến lược   đề tài môi trường kinh doanh mới và chiến...
Tiểu luận môn quản trị chiến lược đề tài môi trường kinh doanh mới và chiến...
 
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại LàoLuận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
 
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.docTiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
 
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bao cao khu cong nghiep hcm 2017
Bao cao khu cong nghiep hcm 2017Bao cao khu cong nghiep hcm 2017
Bao cao khu cong nghiep hcm 2017
 
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Về Nâng Cao Năng Lực Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam
Báo Cáo Nghiên Cứu Về Nâng Cao Năng Lực Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam Báo Cáo Nghiên Cứu Về Nâng Cao Năng Lực Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam
Báo Cáo Nghiên Cứu Về Nâng Cao Năng Lực Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam
 
Tpp
TppTpp
Tpp
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
 

Plus de Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • 1. HỢP TÁC ĐẦU TƯ VIỆT NAM - ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG KHI THAM GIA HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 Phát biểu của đại diện Cục Đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” (Hà Nội, ngày 17/10/2014) Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) với 4 mục tiêu trụ cột là: (1) xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; (3) phát triển kinh tế đồng đều; (4) hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, mục tiêu trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh, bao gồm 5 yếu tố cơ bản: (i) tự do lưu chuyển hàng hóa; (ii) tự do lưu chuyển dịch vụ; (iii) tự do lưu chuyển đầu tư; (iv) tự do lưu chuyển vốn; và (v) tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Năm yếu tố trên là động lực chính thúc đẩy gia tăng các hoạt động hợp tác đầu tư của Việt Nam - ASEAN cũng như giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN trong thời gian tới. 1. Đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam Tính đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 2.431 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 14,2% số dự án FDI và trên 21,4% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung là 14,45 triệu USD/dự án. Phân theo ngành: Đến nay, các nhà đầu tư thuộc khu vực ASEAN đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 950 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng số dự án và chiếm 38,72% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 92 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và 31,81% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác. Phân theo đối tác: Hiện có 8 trong số 9 quốc gia thuộc ASEAN (trừ Myanmar) đã có hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 3 quốc gia nằm trong danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, gồm: Singapore (vị trí thứ 3), Malaysia (vị trí thứ 8) và Thái Lan (vị trí thứ 10). Đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore, với 1.312 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD (chiếm 53,9% tổng số dự án và 59,87% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia, với 473 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,83 tỷ USD (chiếm 19,4% tổng số dự án và 22,8% tổng vốn đầu tư đăng ký).
  • 2. Đứng thứ ba là Thái Lan có 365 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,63 tỷ USD (chiếm 15,01% tổng số dự án và 12,8 % tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tự còn lại là các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia. Có thể khẳng định rằng, đầu tư của các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục giữ vị trí quan trọng tại Việt Nam. Không những thế, ASEAN còn là cửa ngõ, cấu nối quan trọng để thu hút FDI từ các đối tác lớn khác vào Việt Nam. 2. Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN Tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang 8 quốc gia ASEAN (trừ Philippines), với 522 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,74 tỷ USD, chiếm 58,1% số dự án và 51,2% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Quy mô dự án đầu tư của Việt Nam sang ASEAN có vốn đầu tư đăng ký là 18,6 triệu USD. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, năng lượng, khai khoáng, bất động sản, tài chính, ngân hàng, viễn thông, chế tạo… đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có nhiều tiềm năng hợp tác với các nước trong khu vực. Về địa bàn đầu tư: hiện có 4 quốc gia ASEAN nằm trong danh sách 10 quốc gia có hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp Việt Nam, gồm Lào, Campuchia, Malaysia và Myanmar. Dẫn đầu là Lào với 248 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,73 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 48,15% tổng số dự án và 48,97% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai Campuchia, với 161 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 3,45 tỷ USD (chiếm 31,26% tổng số dự án và 35,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là đầu tư sang Malaysia với 10 dự án và 754,68 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 1,9% tổng số dự án và 7,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Thứ tư là Myamar, với 22 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 454 triệu USD. Thứ tự còn lại là các nước Singapore, Indonesia, Thái Lan và Brunei. Như vậy, các nước ASEAN là địa bàn đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài. 3. Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN a. Cơ hội và thuận lợi: - Việc trở thành một một không gian sản xuất chung, một thị trường chung rộng lớn, thống nhất, với dân số trên 600 triệu người và quy mô GDP hiện nay khoảng 2.400 tỷ USD, AEC sẽ trở thành nên kinh tế đứng thứ 7 thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển trong các nước thành viên ASEAN mà không chịu sự phân biệt đối xử. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn. 2
  • 3. - AEC tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam, thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trung gian, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, tạo ra sức cạnh tranh cao của khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu lớn không chỉ trong khu vực ASEAN mà đặc biệt là hướng ra người tiêu dùng của các khu vực phát triển hơn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… - Cơ hội được trông đợi nhất từ tất cả các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ. Thực tế các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh, đầu tư trên phạm vi toàn cầu cũng nhìn nhận Việt Nam là một cửa ngõ quan trọng vào ASEAN, đều coi trọng việc tìm hiểu đối tác doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện đầu tư, kinh doanh trong ASEAN. Đây được coi là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhắm đến. - Với khẩu hiệu vì một ASEAN chung và thịnh vượng, các quốc gia thành viên của khối đều phải có trách nhiệm đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khối. Do đó, sự phát triển của ASEAN và Việt Nam sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Các nước cũng luôn tìm những cơ hội, dành những ưu tiên cho nhau trong hợp tác đầu tư. Trong quá trình phát triển, Việt Nam cũng là một nước đi sau về thành tựu phát triển so với một số nước khác trong khu vực. Vì vậy, những bài học phát triển của các nước đi trước cũng đã được Việt Nam nhìn thấy, từ đó khắc phục các nhược điểm. Những vấn đề về chính sách, hệ thống luật pháp... đã được Việt Nam hoàn thiện tương đối nhanh, tạo ra sự minh bạch, thuận lợi, phù hợp nhất với thông lệ làm ăn quốc tế cũng như trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng biết sử dụng tốt các nguồn lực của mình. - Bên cạnh cơ chế đa phương, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ chế hợp tác song phương với các đối tác trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 8/9 quốc gia trong ASEAN (đang đàm phán với Brunei). Hiện Việt Nam cũng đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 8/9 quốc gia trong khối ASEAN (đang đàm phán với Campuchia). Đặc biệt, Việt Nam đã ký Nghị định thư năm 2012 với Campuchia và với Lào năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký Campuchia và Lào trước đó. Theo đó, hai bên đã thành lập cơ quan hợp tác hỗn hợp, đầu mối hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước. - Singapore hiện đang là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Hai nước đã có thỏa thuận kết nối 2 nền kinh tế và áp dụng cơ chế chấp thuận nhanh đối với các dự án đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Do vậy, hợp tác đầu tư song phương giữa Việt Nam với Siangapore nói riêng và các nước ASEAN sẽ tiếp tục phát triển. 3
  • 4. - Việt Nam có lợi thế so với các nước ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh thu hút FDI. Thái Lan có lợi thế nhưng một phần thị trường đã bão hòa, nhân công có chi phí ngày càng cao và thiếu về số lượng. Bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng đáng kể tới dòng FDI. Indonesia có thị trường lớn nhưng lại có vấn đề về tôn giáo, văn hóa, chính trị. Myanmar là địa bàn mới nổi lên trong thu hút FDI nhưng với thực trạng yếu kém về chính sách và hạ tầng hiện nay thì phải 3-5 năm nữa nước này mới có thể cải thiện được môi trường đầu tư. b. Khó khăn và thách thức: - Thách thức của hội nhập kinh tế là vấn đề cạnh tranh của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó trên thị trường nội địa và khó có khả năng vươn ra, chiếm lĩnh trên thị trường các nước thành viên ASEAN khác, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Doanh nghiệp năng lực kém sẽ không được chọn để tham gia các khâu có lợi nhuận cao của chuỗi cung ứng, chỉ có thể tham gia các công đoạn gia công. Người lao động trình độ thấp sẽ khó vươn lên các vị trí quản lý hay trở thành các chuyên gia có mức lương cao. - Chúng ta cũng cần ý thức rằng, những gì là cơ hội với AEC cũng có thể là thách thức đối với Việt Nam. Một khi việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn và rẻ hơn giữa các nước, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc đầu tư sản xuất tập trung tại những địa điểm thuận lợi nhất về môi trường kinh doanh, tính nhất quán của chính sách, kinh tế vĩ mô ổn định, dồi dào nguồn lực con người và nguồn nguyên liệu, sau đó phân phối sản phẩm đến những vùng khác nhau trong ASEAN. Điều này, đòi hỏi Việt Nam phải duy trì được những lợi thế đã có và nhanh chóng tạo ra những lợi thế mới để cạnh tranh được với các đối thủ trong việc thu hút dòng vốn FDT quy mô lớn, có chất lượng cho Việt Nam. - Việc hình thành AEC 2015 sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN quan tâm và tham gia đầu tư vào một số địa bàn mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia... Điều này, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới trên các địa bàn này. 4. Giải pháp của Chính phủ và các Bộ, ngành Để nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động hợp tác đầu tư Việt Nam nói riêng khi hội nhập AEC có hiệu quả, hiện Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đang tập trung vào một số giai pháp cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế ASEAN sâu rộng. Theo đó, ưu tiên thực hiện Kế hoạch, lộ trình hình thành AEC vào 2015; tổ chức triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các cam kết ASEAN đã ký kết. Đồng thời, tăng cường hợp tác ngoài khối cả đa phương và song phương nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang lại cho Việt Nam.. 4
  • 5. Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển. Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho doanh nghiệp. Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường. Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới. Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của AEC. Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./. 5
  • 6. Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh thông qua việc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo Luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.. nhằm huy động và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển. Thứ ba, đẩy nhanh quá trình tái cách cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào 4 trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ tư, thực hiện quyết liệt và triệt để cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành doanh nghiệp, ra nhập thị trường; các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng lao động... bảo đảm giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thứ năm, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho doanh nghiệp. Thứ sáu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hiệu quả cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ: như tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng sân bay, bến cảnh, thông vận tải, điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng... để nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng phục vụ cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường. Thứ bảy, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Ngày 23/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, 45 trường nghề chất lượng cao sẽ đào tạo những nghề đạt chuẩn cấp khu vực và thế giới. Thứa tám, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về AEC 2015 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về những lợi ích và thách thức của AEC. Tóm lại, việc tham gia AEC 2015 sẽ mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Song, với quyết tâm của Chính phủ, cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta sẽ vượt qua thách thức, nhanh chóng đón nhận những cơ hội mới, thực hiện thành công công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./. 5