SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  279
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
Chủ biên :
Biên soạn:
Th.S Nguyễn Tiến Trung
TRUNG TÂM TIN HỌC HUTECH
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ấn bản 2015
MỤC LỤC I
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƯỚNG DẪN..........................................................................................................VII
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ...................... 1
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG ........................................................ 2
1.1 GIỚI THIỆU........................................................................................................ 2
1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông ...................................................................... 2
1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ THÔNG TIN ......................................... 3
1.2.1 Khái niệm Thông tin ........................................................................................ 3
1.2.2 Dữ liệu........................................................................................................... 4
1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức .......................................................................... 5
1.2.4 Đơn vị thông tin .............................................................................................. 6
1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ............................................................................................. 6
1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán ................................................................................. 6
1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình .................................................................... 9
1.3.3 Phân loại máy tính ........................................................................................ 10
1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử.............................................................. 11
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM ................................................................................................... 12
2.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 12
2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY ........................... 13
2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM) ...................................................................... 13
2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM) ........................................................................ 14
2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM) ................................................. 15
BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN ............................................................................................. 17
3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC ................................................................................... 17
3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH ................................................................................. 17
3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC..................................................................................... 17
BÀI TẬP ................................................................................................................. 18
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.................................................... 19
4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN ............................................................. 19
4.1.1 Nguyên lý Turing........................................................................................... 19
4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann................................................................................ 20
4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH...................................................................................... 21
4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN.................................................................................... 24
4.4 PHẦN CỨNG...................................................................................................... 24
4.5 PHẦN MỀM........................................................................................................ 28
4.5.1 Khái niệm..................................................................................................... 28
4.5.2 Phân loại...................................................................................................... 29
4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán ..................................................................... 30
II MỤC LỤC
4.5.4 Khái niệm thuật toán ......................................................................................30
4.5.5 Biểu diễn thuật toán .......................................................................................31
4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính........................................................34
4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE.................................................................................... 36
HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: ................................................................................... 37
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH ............................................................................................ 39
5.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 39
5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH .......................................................................... 39
5.3 LỊCH SỬ............................................................................................................ 40
5.4 PHÂN LOẠI....................................................................................................... 42
5.4.1 LAN ..............................................................................................................42
5.4.2 MAN .............................................................................................................42
5.4.3 WAN.............................................................................................................43
5.5 THIẾT BỊ .......................................................................................................... 44
5.5.1 Thiết bị truyền dẫn.........................................................................................44
5.5.2 Thiết bị kết nối ..............................................................................................45
5.6 INTERNET ........................................................................................................ 47
5.6.1 Khái niệm......................................................................................................47
5.6.2 Lợi ích...........................................................................................................47
BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS ............................................................ 49
6.1 TRÌNH DUYỆT WEB (WEB BROWSER )............................................................... 49
6.2 SƠ LƯỢC CÁC TRÌNH DUYỆT PHỔ BIẾN ............................................................. 49
6.2.1 Google Chrome ..............................................................................................50
6.2.2 Mozilla Firefox................................................................................................50
6.2.3 Internet Explorer............................................................................................51
6.2.4 Opera ...........................................................................................................51
6.2.5 Safari ...........................................................................................................52
6.3 SỬ DỤNG INTERNET EXPLORER TRÊN WINDOWS ............................................. 52
6.3.1 Cài đặt..........................................................................................................53
6.3.2 Sử dụng Internet Explorer ...............................................................................56
6.4 TIỆN ÍCH KHÁC (FTP, CHAT, VIDEO CALL…)...................................................... 57
6.4.1 FTP...............................................................................................................57
6.4.2 Chat .............................................................................................................57
6.4.3 Video Call......................................................................................................58
BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ).................................................................................... 59
7.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 59
7.2 NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG THƯỜNG ............................................................... 60
7.2.1 Email address ................................................................................................60
7.2.2 Các ngăn chứa thư .........................................................................................60
7.2.3 Các lệnh thông dụng trong một phần mềm email ...............................................62
7.2.4 Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong một email .........................................63
PHÂN 2: HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS....................................................... 65
MỤC LỤC III
BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS .................................................................................. 66
8.1 GIỚI THIỆU...................................................................................................... 66
8.1.1 Hệ điều hành Windows................................................................................... 66
8.1.2 Tập lệnh điều khiển máy tính.......................................................................... 71
8.1.3 Tập tin, ổ đĩa, thư mục, đường dẫn.................................................................. 72
8.1.4 Quản lý dữ liệu ............................................................................................. 74
8.1.5 Quản lý tập tin và thư mục ............................................................................. 75
8.1.6 Tùy chỉnh Windows XP ................................................................................... 80
PHẦN 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD ............................................ 89
BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010...................................... 90
9.1 GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2010 ............................................................... 90
9.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH ....................................................... 91
9.2.1 Khởi động ứng dụng ...................................................................................... 91
9.2.2 Giao diện Microsoft Word 2010 ....................................................................... 91
9.3 THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WORD 2010................................................................ 93
9.3.1 Các thao tác cơ bản....................................................................................... 93
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG ................................................................................. 99
10.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ - CHARACTER .................................................................... 99
10.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN – PARAGRAPH ................................................................. 102
10.3 SỬ DỤNG TAB ............................................................................................... 105
10.3.1 Các loại mốc dừng trong Microsoft Word (Tab) ...............................................105
10.3.2 Thao tác đặt Tab ........................................................................................105
10.4 KẺ KHUNG – TẠO NỀN ................................................................................... 106
10.4.1 Thẻ Borders...............................................................................................107
10.5 ĐỊNH DẠNG CHỮ RƠI – DROP CAP ................................................................ 109
10.6 TẠO KÝ HIỆU VÀ KÝ SỐ ĐẦU ĐOẠN................................................................ 109
10.7 TRÌNH BÀY VĂN BẢN DẠNG CỘT BÁO ............................................................ 110
10.8 TÌM VÀ THAY THẾ CHUỖI TRONG VĂN BẢN ................................................... 110
BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE ................................................................................... 112
11.1 TẠO MỘT BẢNG MỚI ..................................................................................... 112
11.2 DI CHUYỂN TRONG BẢNG ............................................................................. 112
11.3 CHỌN THÀNH PHẦN TRONG BẢNG ................................................................ 113
11.3.1 Chọn ô ......................................................................................................113
11.3.2 Chọn dòng.................................................................................................113
11.3.3 Chọn cột ...................................................................................................113
11.3.4 Chọn toàn bộ bảng .....................................................................................113
11.4 HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC BẢNG ....................................................................... 113
11.5 TẠO CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG TABLE .................................................. 115
BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA................................................................................... 118
12.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 118
12.2 ĐỐI TƯỢNG CLIP ART ................................................................................... 118
IV MỤC LỤC
12.3 ĐỐI TƯỢNG PICTURE ................................................................................... 118
12.4 HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH ................................................................................ 118
12.5 ĐỐI TƯỢNG SHAPE....................................................................................... 120
12.6 ĐỐI TƯỢNG SMARTART ................................................................................ 121
12.7 ĐỐI TƯỢNG CHART....................................................................................... 123
12.8 ĐỐI TƯỢNG SCREENSHOT ............................................................................ 126
12.9 ĐỐI TƯỢNG WORDART ................................................................................. 126
12.10 ĐỐI TƯỢNG EQUATION .............................................................................. 127
BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN ................................................................................ 128
13.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 128
13.2 THIẾT KẾ NỘI DUNG HEADER/FOOTER VÀ SỐ TRANG ................................... 128
13.3 THIẾT LẬP TRANG IN.................................................................................... 129
13.4 THỰC HIỆN IN ẤN ......................................................................................... 131
PHẦN 4: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL................................................ 133
BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010......................................................... 134
14.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 134
14.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC ỨNG DỤNG ........................................................... 135
14.3 TỔ CHỨC TẬP TIN CỦA EXCEL........................................................................ 135
14.4 MÀN HÌNH GIAO DIỆN .................................................................................. 136
14.4.1 Ribbon ......................................................................................................137
14.4.2 Vùng thao tác xử lý dữ liệu ..........................................................................138
14.5 CÁC THAO TÁC TRÊN TẬP TIN ....................................................................... 139
14.5.1 Lưu tập tin.................................................................................................139
14.5.2 Mở tập tin có sẳn trên đĩa ............................................................................139
14.5.3 Tạo mới tập tin ..........................................................................................139
BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH ............................................... 140
15.1 CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG EXCEL.................................................................. 140
15.2 NHẬP DỮ LIỆU.............................................................................................. 140
15.2.1 Nhập dữ liệu ..............................................................................................140
15.2.2 Nhập số thứ tự tự động ...............................................................................141
15.2.3 Sao chép dữ liệu ........................................................................................142
15.2.4 Di chuyển dữ liệu .......................................................................................142
15.2.5 Xóa khối dữ liệu .........................................................................................143
15.3 HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH .............................................................................. 143
15.3.1 Hiệu chỉnh nội dung của 1 ô.........................................................................143
15.3.2 Chèn thêm cột ...........................................................................................143
15.3.3 Chèn thêm dòng.........................................................................................143
15.3.4 Chèn thêm ô..............................................................................................144
15.3.5 Xóa cột .....................................................................................................144
15.3.6 Xóa dòng...................................................................................................144
15.3.7 Xóa ô........................................................................................................144
15.3.8 Ghép nhiều ô thành một ô ...........................................................................144
MỤC LỤC V
15.3.9 Xóa bỏ việc ghép ô .....................................................................................145
15.4 THAO TÁC TRÊN SHEET ................................................................................. 145
15.4.1 Chọn Sheet................................................................................................145
15.4.2 Đổi tên Sheet.............................................................................................145
15.4.3 Chèn thêm Sheet .......................................................................................145
15.4.4 Xoá bỏ Sheet .............................................................................................145
15.4.5 Di chuyển Sheet.........................................................................................145
15.4.6 Sao chép Sheet ..........................................................................................146
15.4.7 Tô màu đánh dấu Sheet ..............................................................................146
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH.......................................................... 147
16.1 ĐỊNH DẠNG KIỂU SỐ VÀ NGÀY THÁNG .......................................................... 147
16.2 ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ ................................................................................. 148
16.3 VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG XOAY CỦA VĂN BẢN ......................................................... 148
16.4 KẺ KHUNG CHO BẢNG TÍNH .......................................................................... 150
16.5 TẠO MÀU NỀN CHO Ô .................................................................................... 151
BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM ............................................................... 152
17.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG THỨC .............................................................. 152
17.2 SỬ DỤNG TOÁN TỬ TRONG CÔNG THỨC......................................................... 152
17.3 THAM CHIẾU TRONG CÔNG THỨC.................................................................. 153
17.4 MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL .................................................... 154
17.4.1 Một số Hàm toán học (math) .......................................................................155
17.4.2 Các hàm logic (logical) ................................................................................159
17.4.3 Các hàm thống kê (statistical)......................................................................159
17.4.4 Các hàm xử lý ký tự (text)...........................................................................163
17.4.5 Các hàm ngày và giờ (date & time)...............................................................165
17.4.6 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (lookup &reference).....................................166
17.4.7 Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách ..................................................169
BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................ 172
18.1 KHÁI NIỆM ................................................................................................... 172
18.2 SẮP XẾP CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................................................... 172
18.3 RÚT TRÍCH DỮ LIỆU...................................................................................... 173
18.3.1 Sử dụng AutoFilter......................................................................................173
18.3.2 Sử dụng Advanced Filter..............................................................................175
BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE............................................................................... 177
19.1 TẠO BÁO CÁO TỔNG HỢP HAI CHIỀU ............................................................ 177
19.2 CÁC THAO TÁC TRÊN PIVOTTABLE ................................................................ 179
BÀI 20: BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 180
20.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 180
20.2 CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN.......................................................................... 180
20.2.1 BIỂU ĐỒ DẠNG CỘT (COLUMN) ....................................................................180
20.2.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (LINE) ..............................................................................181
VI MỤC LỤC
20.2.3 BIỂU ĐỒ DẠNG THANH (BAR) ......................................................................181
20.2.4 BIỂU ĐỒ TRÒN (PIE)...................................................................................182
20.3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA BIỂU ĐỒ....................................................... 183
PHẦN 5: TRÌNH CHIẾU VỚI MICROSOFT POWERPOIN ............................................ 187
BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT ..................................................................... 188
1.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................... 188
1.2 KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT CHƯƠNG TRÌNH.......................................................... 188
1.3 TẠO-THÊM SLIDE MỚI .................................................................................... 190
1.4 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE .................................................................. 193
1.5 CHÈN KÝ HIỆU ................................................................................................ 193
1.6 CHÈN CÔNG THỨC TOÁN HỌC.......................................................................... 193
1.7 CHÈN HÌNH ẢNH............................................................................................. 194
1.8 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT.................................................................................... 194
1.9 VẼ ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC .............................................................................. 194
1.10 TẠO BIỂU ĐỒ................................................................................................ 194
1.11 HIỆU ỨNG CHO ĐỐI TƯỢNG .......................................................................... 195
1.12 HIỆU ỨNG CHUYỂN SLIDE............................................................................. 197
PHẦN 6: BÀI TẬP THỰC HÀNH................................................................................. 199
BÀI TẬP THỰC HÀNH KIẾN THỨC CĂN BẢN ........................................................... 200
BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP........................................................................... 205
PHẦN WORD ........................................................................................................ 205
PHẦN MICROSOFT EXCEL ..................................................................................... 226
PHẦN 7: PHỤ LỤC.................................................................................................... 249
BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) .............................................................. 250
BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM........................................................................ 258
23.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN..................................................................... 258
23.2 CÁC DẠNG TẬP TIN CÓ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM .......................................... 259
23.3 CÁC HÌNH THỨC LÂY NHIỄM CỦA VIRUS ....................................................... 260
23.4 CÁCH PHÒNG CHỐNG VIRUS......................................................................... 262
23.5 CÁC PHẦN MỀM DIỆT VIRUS ......................................................................... 265
HƯỚNG DẪN VII
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Nhập môn Công Nghệ Thông Tin là một trong những môn học tiên quyết nhằm
cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên bước đầu tiếp cận với thông tin, xử lý thông
tin và truyền thông . Môn học trang bị những kiến thức chung và các thao tác cơ bản
trên các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị
và các phần mềm trên máy vi tính.
Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp kiến thức về cách sử dụng các phần mềm
thông dụng phục vụ cho công tác học tập và làm việc cho học viên như:hệ điều hành
thông dụng Windows, kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word,
phần mềm thiết lập bảng tính điện tử Microsoft Excel, phần mềm soạn thảo và trình
chiếu bài thuyết trình Microsoft Powerpoint.
NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học gồm 6 phần chính và chia thành các bài học liên tục nhau với khối lượng
kiến thức lớn đi từ cơ bản đến nâng cao.
 Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về các khái niệm CNTT, truyền thông, thông tin, tri
thức và các kiến thức chung về kiến trúc máy tính và nguyên tắc xử lý.
 Phần 2 : Tổng quan về hệ điều hành, giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ điều
hành máy tính và các phần mềm ứng dụng, bên cạnh đó còn có các khái niệm về ổ
đĩa, tập tin, thư mục … cùng các thao tác điều khiển.
 Phần 3 : Chi tiết về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word gồm các qui ước
chung và các thao tác soạn thảo 1 văn bản hoàn chỉnh.
 Phần 4 : Chi tiết từ cơ bản đến nâng cao phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel
gồm đầy đủ các nguyên tắc sử dụng, các thao tác và triển khai áp dụng thực tế.
 Phần 5 : Hướng dẫn sử dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint.
 Phần 6 : Bài tập tổng hợp thực tế cho các ứng dụng của 5 phần trên và được xây
dựng nâng cao dần theo độ khó.
VIII HƯỚNG DẪN
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học đòi hỏi sinh viên có nền tảng cơ bản về toán và khả năng tư duy logic.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ.
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập. Chủ động trong học tập là đọc trước bài mới và tìm thêm các
thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.
Môn học có giới hạn về thời gian và khối lượng kiến thức, sử dụng các dịch vụ
Internet tốt sẽ mang lại cho người học nhiều nhiều thông tin thú vị khác.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
 Điểm đánh giá quá trình 30%, bao gồm : Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá
trình học tập, điểm đánh giá thực hành; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểu
luận. Các điểm đánh giá này phải có minh chứng bằng bài kiểm tra, tiểu luận, sản
phẩm cụ thể và được qui đổi thành con điểm.
 Điểm thi kết thúc học phần 70% : Hình thức bài thi thực hành trong 90 phút. Nội
dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 9 và phần nâng cao.
Điểm học phần = 30% x Điểm quá trình + 70% x Điểm thi kết thúc học phần.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG
2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ
TRUYỀN THÔNG
1.1 GIỚI THIỆU
1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông
1.1.1.1 Công nghệ (Technology)
Công nghệ là một khái niệm dùng để chỉ việc nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu của một hay nhiều ngành khoa học gắn liền với các giải pháp, các nguồn
lực, nhằm giải quyết một công việc nào đó của xã hội.
Một Công nghệ được xem xét qua những nội dung chủ yếu như sau:
 Kỹ thuật: như máy móc, thiết bị, hạ tầng.
 Thông tin: một hệ thống dữ liệu, tài liệu, các giải pháp và kiến thức về công
nghệ đó.
 Con người: với các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, …
1.1.1.2 Công nghệ thông tin - CNTT (Information Technology – IT)
Là tập hợp những công nghệ nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử lý, và sử dụng
thông tin với công cụ chủ yếu là máy tính điện tử.
Các thành phần của CNTT gồm:
+ Công nghệ phần cứng: Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của Khoa học
vật liệu, Điện tử,... nhằm chế tạo các máy móc, thiết bị, linh kiện có khả năng xử lý
và truyền dẫn thông tin nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 3
+ Công nghệ phần mềm: Tạo các sản phẩm phần mềm (Phần mềm Hệ thống,
Phần mềm Ứng dụng, Phần mềm Hỗ trợ) ở hầu khắp các lĩnh vực với chất lượng, độ
thông minh và tính tự động ngày càng cao.
+ Công nghệ truyền thông: Nghiên cứu phát triển các ứng dụng về truyền
thông, các ứng dụng di động dựa trên nền tảng Web và Internet.
+ Và những công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác.
1.1.1.3 Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC -
Information Technology and Communications)
Là cụm từ chỉ sự gắn kết giữa CNTT với Truyền thông - chủ yếu là viễn thông, với
sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Web và Internet. Ngày nay, sự gắn kết này là
một sự đương nhiên: CNTT không thể thiếu vắng Truyền thông, và ngược lại. Do đó
chỉ khi nào cần nhấn mạnh yếu tố Truyền thông trong CNTT người ta mới sử dụng
cụm từ này, còn bình thường khi nói CNTT tức là đã hàm ý về CNTT và Truyền thông.
Tóm lại:
"Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ
THÔNG TIN
1.2.1 Khái niệm Thông tin
1.2.1.1 Thông tin là gì?
Ví dụ: Lan điện thoại báo cho Hùng biết trong kỳ thi Tin học vừa rồi Hùng đã đạt
được điểm 10. Đó là một thông tin đối với Hùng, bởi trước khi nhận được tin này,
Hùng cũng dự đoán rằng có thể mình được 10 điểm nhưng không chắc chắn.
Lý thuyết Thông tin định nghĩa: Thông tin là cái giúp giảm bớt “sự không chắc
chắn” (hay còn gọi là “Độ bất định”) về đối tượng cần quan tâm.
4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
Nói cách khác, Thông tin là cái đem lại cho chúng ta có một sự hiểu biết nhất định
về một đối tượng, một sự việc, hay một hiện tượng nào đó. Nó giúp chúng ta “bớt đi
sự mù mờ” về đối tượng hay sự việc cần quan tâm.
1.2.1.2 Cơ chế để phát sinh một tin phải gồm 3 giai đoạn:
 Nguồn phát tin: Là nơi phát ra thông tin. Đó có thể là người, vật, hoặc thiết bị
phát tin. Muốn phát được tin, người phát phải chọn hình thức để phát, ví dụ:
nói, viết,.... Công việc này được gọi là Mã hóa tin.
 Truyền dẫn tin: Nội dung tin sau khi mã hóa sẽ được chứa vào “Vật mang tin”
(ví dụ: sóng điện thoại, thư tín,..) và sẽ được truyền đi trong một môi trường
truyền dẫn để đến được với Nguồn nhận tin.
 Nguồn nhận tin: Là người, vật, hoặc thiết bị có khả năng tiếp nhận các “tín
hiệu” từ vật mang tin truyền tới, đồng thời phải “hiểu” được nội dung của các
tín hiệu đó. Công việc này được gọi là Giải mã tin.
Chỉ cần một trong 3 giai đoạn trên không được thực hiện đầy đủ, ví dụ: vật mang
tin bị hỏng (sóng bị nhiễu), hoặc người nhận không hiểu được nội dung tín hiệu (hỏng
khâu giải mã tin), thì sẽ không có thông tin.
1.2.1.3 Một số tính chất của Thông tin:
 Tính cá nhân: Một thông tin có thể rất có ý nghĩa với người này nhưng không
có ý nghĩa gì đối với người khác. Ví dụ: Thông tin “Hùng đạt điểm 10” không có
ý nghĩa gì đối với bác thợ nề đang làm việc ở nhà bên cạnh.
 Tính bất ngờ: Nếu Hùng đã biết tin trước đó rồi thì việc Lan báo tin không còn
là một thông tin đối với Hùng nữa.
 Tính chủ đích: Có rất nhiều thông tin được tiếp nhận hằng ngày, hằng giờ,
nhưng chỉ những thông tin cần thiết, hoặc mong đợi mới được coi trọng, ghi
nhớ; còn những thông tin khác thường bị “quên đi”.
1.2.2 Dữ liệu
Dữ liệu là thông tin được lưu trữ, và được xử lý để tạo ra những thông tin mới.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 5
Ví dụ: Một nhân viên kế toán ghi những thông tin trong mỗi hóa đơn vào một Bảng
kê, cuối ngày cộng các số tiền lại để có được doanh số bán hàng của ngày hôm đó.
Những dòng thông tin trong Bảng kê được gọi là Dữ liệu.
Trong Tin học, Dữ liệu (Data) là thông tin được tổ chức và lưu trữ trong các thiết bị
nhớ và được xử lý (tự động theo chương trình hoặc theo lệnh của người sử dụng) để
tạo ra những thông tin mới.
Dữ liệu và Thông tin gắn bó mật thiết với nhau, do đó trong thực tế, chúng thường
được dùng lẫn lộn nhau.
1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức
Người ta thường dùng hình dạng một Kim tự tháp để diễn tả mối quan hệ giữa
Thông tin, Dữ liệu và Tri thức như Hình 1.1
Hình 1.1: Kim tự tháp Tri thức-Thông tin-Dữ liệu
Dữ liệu là phần nền móng của Kim tự tháp, được thu thập và lưu trữ ở dạng thông
tin ban đầu, phản ánh trung thực những đối tượng, sự việc, sự vật một cách khách
quan, làm cơ sở cho các việc xử lý tiếp theo.
Thông tin thu được từ việc xử lý dữ liệu gốc giúp ta biết được nhiều khía cạnh của
đối tượng cần quan tâm. Đến lượt mình, việc tập hợp và xử lý các thông tin về một
đối tượng, một lĩnh vực,... sẽ cho ta Tri thức về đối tượng, lĩnh vực đó.
Sơ đồ Kim tự tháp mô tả khá rõ ràng quá trình xử lý dữ liệu và thông tin. Càng lên
cao, dữ liệu càng được tinh gọn nhưng cách thức hoặc giải pháp xử lý (các thuật toán
xử lý) càng phức tạp, tinh vi và thông minh hơn.
6 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
1.2.4 Đơn vị thông tin
Đơn vị thông tin là cơ sở để lượng hóa một thông tin. Đó là lượng thông tin vừa đủ
để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng
xuất hiện như nhau, ví dụ như việc tung một đồng xu “công bằng” để nhận được mặt
sấp hay mặt ngửa hay 1 công tắc đèn đangở trạng thái bật hoặc tắt
Trong Tin học, đơn vị thông tin là Bit – là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng
để lưu trữ một trong hai ký hiệu là 0 và 1. Tuy nhiên do phương thức mã hóa thông
tin trên máy tính cũng như để phù hợp với nhận thức chung của con người, người ta
chọn Byte (ký hiệu: B) 1 Byte = 8 bit làm Đơn vị nhớ.
Giống như các đơn vị đo lường khác có bội số, ví dụ : 1 Kg = 1000 Gr, do 1 bit chỉ
có 2 trạng thái (0,1) nên 8 bit = 2
8
trạng thái = 1024 trạng thái = 1 Byte.
Các bội số của Byte là:
Đơn vị bội Ký hiệu Độ lớn
KiloByte KB 1024 B
MegaByte MB 1024 KB
GigaByte GB 1024 MB
TetraByte TB 1024 GB
1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán
Tính toán là một nhu cầu của đời sống xã hội. Đó là quá trình xử lý thông tin dưới
dạng các con số, được thực hiện theo các công đoạn như sau:
(1) Nghiên cứu, phân tích bài toán để tìm cách giải.
(2) Tiến hành thu thập số liệu cần thiết.
(3) Thực hiện các phép tính để cho ra kết quả.
Trong quá trình phát triển, loài người đã không ngừng sáng chế ra các công cụ để
giảm nhẹ sức lao động trên mỗi công đoạn và tăng cường khả năng tính toán của
mình. Các công cụ tính toán đó (cũng có thể gọi tắt là Máy tính) được phát triển đi từ
thủ công, cơ giới đến tính toán tự động.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 7
1.3.1.1 Máy tính thủ công
Máy tính thủ công ra đời từ rất sớm. Tiêu biểu cho loại công cụ này là Bàn tính
Trung quốc (xuất hiện khoảng 2500 năm trước Công nguyên). Bàn tính Trung quốc là
một công cụ để thực hiện phép tính cộng một cách rất hiệu quả (Hình 1.2).
Hình 1.2: Bàn tính Trung quốc
Thước tính logarit cũng là một công cụ tính toán thủ công được ưa chuộng trong
thời gian trước đây.
1.3.1.2 Máy tính cơ giới
Có thể gọi chiếc máy tính với hệ thống bánh xe răng cưa do W. Schickard chế tạo
năm 1623 là chiếc máy tính cơ giới đầu tiên của nhân loại. Máy có khả năng thực hiện
được hai phép tính là cộng và trừ. Đến năm 1643, Pascal sáng chế ra một chiếc máy
tương tự nhưng có khả năng thực hiện được thêm hai phép tính là nhân và chia trên
cơ sở thực hiện nhiều phép tính cộng và trừ liên tiếp. Từ thời điểm ấy, máy tính cơ
giới không ngừng được nghiên cứu phát triển và sử dụng rộng rãi cho tới những năm
80 của thế kỷ trước.
Đặc điểm chung của máy tính cơ giới (và cả máy tính thủ công) là chỉ thực hiện
từng phép tính đơn giản, còn con người phải trực tiếp điều khiển toàn bộ quá trình
tính toán.
1.3.1.3 Máy tính tự động
Là loại máy tính có khả năng tự động thực hiện một chuỗi các phép tính toán trên
cơ sở một số dữ liệu ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Có hai loại máy tính tự động cơ bản: Máy tính tương tự và Máy tính số.
8 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
1.3.1.3.1 MÁY TÍNH TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ:
Thông tin (là những số liệu và kết quả tính toán) được biểu diễn dưới dạng các giá
trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Máy được thiết kế thành từng “khối chức
năng”. Dữ liệu đầu vào được điều chỉnh bởi các biến áp. Kết quả tính toán được đọc
trên những đồng hồ đo điện kế.
Mặc dù có một số ưu điểm nổi trội hơn so với máy tính cơ giới, nhưng máy tính
tương tự cũng gặp phải rất nhiều hạn chế:
- Máy được thiết kế riêng cho từng bài toán cụ thể.
- Khó thu được độ chính xác cần thiết.
- Không có khả năng lưu trữ kết quả.
Chính vì vậy, người ta không tiếp tục nghiên cứu phát triển chúng.
1.3.1.3.2 MÁY TÍNH SỐ:
Là dạng tiền thân của máy tính ngày nay, được đánh dấu bằng sự kiện ra đời của
chiếc máy tính do Charles Babbage thiết kế năm 1823. Có nguyên lý thiết kế là :
 Máy thực hiện các phép tính trực tiếp trên các con số.
 Máy gồm 4 thành phần chức năng cơ bản: Đơn vị điều khiển, đơn vị tính toán,
đơn vị bộ nhớ chính, và đơn vị nhập xuất.
 Việc giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính được thực hiện thông qua các
tấm bìa đục lỗ - một dạng sơ khai của chương trình.
Tuy chiếc máy của Charles Babbage không thành công, song chính các nguyên lý
thiết kế của nó đã mở ra một hướng mới trong việc chế tạo máy tính điện tử.
Năm 1936, Alain Turing đưa ra một lý thuyết đơn giản về một loại máy tính có thể
giải quyết được mọi bài toán mà con người có thể giải quyết được. Từ đó có nhiều dự
án nghiên cứu và triển khai chế tạo máy Turing, và sự thành công của nó được đánh
dấu bằng sự ra đời của chiếc máy tính ENIAC năm 1946 của Quân đội Mỹ với khả
năng thực hiện được 5000 phép tính trong một giây Hình 1.3.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 9
Hình 1.3: Máy tính ENIAC
Năm 1946, J. Von Neumann – nhà toán học Mỹ gốc Hungary, đã công bố các
nguyên lý cơ bản cho việc thiết kế và chế tạo máy tính số. Tóm tắt nội dung như sau:
 Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị
phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.
 Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực
hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Chính các nguyên lý này - Nguyên lý Von Neumann, đã mở ra một chương mới
cho việc chế tạo máy tính điện tử ngày nay: Máy tính – Chương trình.
1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình
Máy tính điện tử (Computer) ngày nay là dạng Máy tính – Chương trình, được thiết
kế theo Nguyên lý Von Neumann, có cấu trúc tổng quát như Hình 1.4
10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
Hình 1.4: Cấu trúc tổng quát của một máy tính điện tử
Với cấu trúc này, máy tính có thể hoạt động hoàn toàn tự động trong suốt quá
trình thu thập, lưu trữ, và xử lý thông tin.
Ngày nay, cùng với những tiến bộ đáng kể trong các ngành Điện tử, Vật liệu
mới,... người ta đã chế tạo nhiều loại máy tính điện tử có nhiều tính năng vượt trội
gấp nhiều lần so với các loại máy tính điện tử thời kỳ đầu, nhưng các nguyên lý thiết
kế do Von Neumann đề xuất vẫn chưa thay đổi. Chính vì vậy, người ta suy tôn J. Von
Neumann (1903 – 1957) là cha đẻ của Máy tính điện tử ngày nay.
1.3.3 Phân loại máy tính
Máy tính điện tử được phân loại dựa trên các tiêu chí về quy mô thiết bị, công
suất, và mục đích sử dụng. Gồm:
1.3.3.1 Máy tính lớn (Mainframe Computer)
Là loại máy tính có nhiều tính năng mạnh mẽ: bộ nhớ lớn, tốc độ xử lý nhanh, hệ
thống thiết bị phong phú, có khả năng cùng một lúc đáp ứng nhiều yêu cầu. Máy tính
lơn thường được dùng làm máy chủ trong các mạng máy tính lớn, hoặc dùng để giải
những bài toán đặc biệt lớn.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 11
1.3.3.2 Máy tính trung (MiniComputer)
Có công suất và khả năng thấp hơn máy tính lớn, thường được dùng làm máy chủ
cho các mạng cục bộ.
1.3.3.3 Máy vi tính, máy tính cá nhân (MicroComputer)
Là loại máy thông dụng hiện nay với công suất nhỏ, giá thành hạ, thường được sử
dụng cho cá nhân (máy tính cá nhân – Personal Computer, PC), hoặc làm các máy
trạm làm việc trong các mạng máy tính.
Máy vi tính có hai loại thông dụng là Máy tính để bàn (Desktop) và Máy tính xách
tay (Laptop).
1.3.3.4 Máy tính chuyên dụng
Ngoài các loại máy phổ dụng nêu trên, người ta còn chế tạo những máy tính điện
tử phục vụ cho mục đích chuyên biệt. Khi đó, máy sẽ được thiết kế riêng, phù hợp với
những yêu cầu của công việc này.
1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử.
Để xử lý thông tin bằng máy tính điện tử được hiệu quả, chúng ta cần quan tâm
những vấn đề sau:
 Nhập thông tin đầu vào: Thông tin đầu vào phải được nhập vào đúng quy định,
tránh những thiếu sót, nhầm lẫn (ví dụ: số 0 và chữ O), tránh nhập thừa (ví
dụ: những khoảng trống vô nghĩa). Nội dung thông tin phải chính xác, rõ ràng,
khách quan do máy tính không có khả năng suy đoán như người.
 Trong xử lý dữ liệu, máy chỉ có thể thực hiện được những thao tác như: Tìm
kiếm (Find), trích lọc (Filter), Sắp xếp (Sort); thực hiện các phép toán (toán
tử): toán tử số học, toán tử so sánh, toán tử logic, và một số toán tử riêng biệt
khác. Đối với những xử lý phức tạp hơn, người ta thường viết thành một bộ
lệnh dưới dạng Hàm xử lý (hay Hàm người dùng).
 Cũng cần có một sự thận trọng nhất định đối với những kết quả do máy tính
đưa ra. Đối với những dự án quan trọng, người ta thường tổ chức kiểm thử
chương trình nhằm đánh giá tính đúng đắn trong tất cả các tình huống xử lý.
12 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM
2.1 KHÁI NIỆM
Đếm là công việc tính toán đầu tiên của nhân loại. Kết quả của việc Đếm là sự hình
thành các số nguyên dương được gọi là Số tự nhiên.
Hệ đếm là tập các ký hiệu và quy tắc nhằm biểu diễn các giá trị số.
Có thể phân loại hệ đếm thành hai loại: Hệ đếm không định vị và Hệ đếm định vị.
 Hệ đếm không định vị: xuất hiện khá sớm trong xã hội loài người. Tuy nhiên do
có nhiều hạn chế mà ngày nay loại hệ đếm này đã không còn được sử dụng phổ
biến. Tiêu biểu cho loại hệ đếm này là Số La Mã.
Số La Mã có các chữ số phổ biến là: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, ….
Quy tắc biểu diễn một số La Mã cũng khá phức tạp:
- Các chữ số: I, X, C,... chỉ được phép lặp lại tối đa không quá 3 lần, ví dụ: III = 3,
XX = 20.
- Một chữ số nhỏ đứng trước một chữ số lớn có giá trị bằng số lớn trừ đi số nhỏ, ví
dụ: IV = 4 = 5 – 1, IX = 9 = 10 – 1.
- Một số nhỏ đứng sau một số lớn có giá trị bằng số lớn cộng với số nhỏ, ví dụ: XII
= 12 = 10 + 2, XXIV = 24 = 20 + 4.
Ngày nay người ta thường dùng số La Mã để ghi niên hiệu (ví dụ: Thế kỷ XX), hoặc
để đánh số chương – mục trong các sách, các tài liệu, hoặc các văn bản luật pháp,...
 Hệ đếm định vị là loại hệ đếm sử dụng một bộ ký hiệu tối thiểu (còn gọi là Chữ số
hay Ký số) kết hợp với quy tắc về vị trí đặt chữ số để xác định giá trị của số. Công
thức tổng quát để xác định giá trị một số A (có n chữ số) trong hệ đếm định vị như
sau:
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 13






 
1n
0i
i
i
0
0
1
1
2n
2n
1n
1n bababa...babaA
trong đó 1n10 a,...,a,a  là các chữ số, số b được gọi là Cơ số của Hệ (gọi tắt là Cơ hệ).
Hệ đếm định vị có các ưu điểm:
 Số lượng chữ số có giới hạn, quy tắc xác định đơn giản.
 Có thể biểu diễn được những số rất lớn (không bị hạn chế).
 Thuận tiện trong việc thực hiện các phép toán số học.
Các hệ đếm phổ biến ngày nay đều là hệ đếm định vị.
2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN
NHẤT HIỆN NAY
Bộ chữ số của Hệ thập phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}.
Cơ số của Hệ thập phân là b = 10, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị
trí của chữ số đứng sau là 10 lần.
Ví dụ: 256=2.102
+6.101
+5.100
=2.100+6.10+5.1
2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM)
Bộ chữ số của Hệ nhị phân: {0, 1}.
Cơ số của Hệ nhị phân là b = 2, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí
của chữ số đứng sau là 2 lần.
Ví dụ:
012345
)2( 2.12.02.02.02.12.1110001 
49116321.12.04.08.016.132.1 
Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số nhị phân sang số thập phân.
Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ chuyển số 49 hệ sang số nhị phân: xem
Hình 2.1). Chia liên tiếp số 49 cho 2 đến khi nhận được thương số bằng 0.
- Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số nhị phân
cần chuyển đổi.
14 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM
Hình 2.1: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân
Hệ nhị phân được sử dụng rất phổ biến trong Kỹ thuật Tin học.
2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM)
Bộ chữ số của Hệ bát phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}.
Cơ số của Hệ bát phân là b = 8, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí
của chữ số đứng sau là 8 lần.
Ví dụ: 38953841.564.68.58.08.6605 012
)8( 
Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số bát phân sang số thập phân.
Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ: 389) sang số bát phân, ta cũng thực hiện
tương tự như đối với số nhị phân:
Hình 2.2: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số bát phân
BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 15
 Chia liên tiếp số 389 cho 8 đến khi nhận được thương số bằng 0.
 Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số bát phân
cần chuyển đổi.
Hệ đếm bát phân cũng có một vai trò nhất định trong Kỹ thuật Tin học.
2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM)
Bộ chữ số của Hệ thập lục phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F},
trong đó giá trị của các chữ số A, B, C, D, E, F được xác định như sau: A = 10, B =
11, C = 12, D = 13, E = 14, F = 15.
Cơ số của Hệ thập phân là b = 16, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị
trí của chữ số đứng sau là 16 lần.
Lưu ý: Một số ngôn ngữ lập trình quy định khi viết số thập lục phân phải viết chữ H ở
cuối số ấy.
Trong Tin học, sở dĩ có hệ thập lục phân là nhằm đơn giản hóa việc biểu diễn của
số nhị phân.
Giả sử ta có một số nhị phân như sau: )2(101001001010
Thay vì phải viết một số nhị phân dài như vậy, ta có thể chuyển đổi số ấy sang số
thập lục phân. Cách làm như sau:
(1) Tách số nhị phân theo từng nhóm 4 chữ số bắt đầu từ phải qua trái (trường
hợp nhóm cuối cùng không đủ 4 chữ số, ta bổ sung thêm các số 0 vào trước nó).
(2) Sử dụng Bảng 2.1 để viết mỗi nhóm số nhị phân thành một chữ số thập lục
phân theo từng vị trí của chữ số đó.
Số nhị phân Số thập lục phân
0000 0
0001 1
0010 2
0011 3
0100 4
0101 5
0110 6
0111 7
1000 8
16 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM
1001 9
1010 A
1011 B
1100 C
1101 D
1110 E
1111 F
Bảng 2.1: Bảng tra quy đổi số nhị phân sang số thập lục phân
Thực hiện đối với số )2(101001001010 ta có:
HA92A92101000101001 )16()2( 
Khi đó muốn chuyển đổi lại số nhị phân của )16(A92 hay 92AH ta cũng sử dụng Bảng
2.1.
BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN 17
BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN
Máy tính thực hiện các phép toán (hay toán tử) trong quá trình xử lý thông tin. Nội
dung các phép toán thường được quy định rõ trong mỗi phần mềm hoặc ngôn ngữ lập
trình phù hợp trên từng lĩnh vực. Các dạng phép toán thông dụng là:
3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC
Phép toán số học chỉ thực hiện được trên các dữ liệu số. Gồm: Cộng (+), Trừ (-),
Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên (), Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD).
Ưu tiên cao nhất là cặp dấu ngoặc còn lại được thực hiện theo thứ tự như sau:
- Ưu tiên 1: Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD).
- Ưu tiên 2: Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên ().
- Ưu tiên sau cùng: Cộng (+), Trừ (-).
3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH
Gồm: Lớn hơn (>), Lớn hơn hay bằng (>=), Nhỏ hơn (<), Nhỏ hơn hay bằng
(<=), Bằng (=), Không bằng (<>).
3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC
Gồm: AND, OR, NOT
Kết quả của phép toán logic cũng là một giá trị logic: True (-1), hoặc False (0).
Ngoài ra còn có phép toán nối chuỗi (ký hiệu &) nhằm nối nội dung của hai chuỗi
lại với nhau. (VD : “Chào” &”Bạn” = “ChàoBạn”, “Chào”&” “&”Bạn” = “Chào Bạn”)
18 BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN
BÀI TẬP
1) Số La Mã.
A. Cho biết giá trị của các số La Mã sau: VI, XII, XVIII, XXIV.
B. Viết sang dạng số La Mã các số sau: 4, 8, 15, 27, 31, 40.
2) Số nhị phân.
A. Cho biết giá trị của các số nhị phân sau: )2(1000110111
, )2(111011001101
.
B. Viết sang dạng số nhị phân các số sau: 18, 175, 2049.
3) Số bát phân.
A. Cho biết giá trị của các số bát phân sau: )8(612
, )8(2051
.
B. Viết sang dạng số bát phân các số sau: 259, 1063.
4) Số thập lục phân.
A. Hãy đổi các số nhị phân sau đây sang số thập lục phân: )2(1001010110 ,
)2(11001 .
B. Hãy đổi các số thập lục phân sau đây sang số nhị phân và cho biết giá trị
thập phân của chúng: H8A2 , 1025H.
5) Hãy trình bày hệ đếm định vị cơ số 3 (hệ tam phân), gồm: Bộ chữ số, quy tắc
xác định giá trị số, cách đổi một số từ hệ tam phân sang hệ thập phân và ngược lại.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 19
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN
MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN
4.1.1 Nguyên lý Turing
 Alan Mathison Turing (1912 - 1954) là một nhà toán học người Anh đã đưa ra
một thiết bị tính đơn giản gọi là máy Turing.
 Về lý thuyết, mọi quá trình tính toán có thể được thì đều có thể mô phỏng lại
trên máy Turning.
Hình 4.1: Alan Mathison Turing và máy Turing
 Một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn (finite control), trong đó có các trạng thái
đặc biệt như trạng thái khởi đầu và trạng thái kết thúc.
 Một băng ghi (tape) chứa tín hiệu trong các ô.
 Một đầu đọc và ghi di chuyển (dịch) theo 2 chiều trái hoặc phải một đơn vị ô.
20 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
 Ðầu đọc/ghi mang chức năng thông tin nối giữa bộ điều khiển và băng ghi.
 Bằng cách đọc dấu hiệu từ băng và để thay đổi dấu hiệu trên băng.
Bộ kiểm soát vận hành theo từng bước;
Mỗi bước thực hiện 2 chức năng:
 Ðặt bộ điều khiển ở trạng thái ban đầu q1, băng trắng và đầu đọc/ghi chỉ vào ô
khởi đầu.
 Nếu trạng thái hiện tại q trùng với trạng thái kết thúc qo thì máy sẽ dừng.
Ngược lại, trạng thái q sẽ chuyển qua q, tín hiệu trên băng s thành s và đầu đọc
dịch chuyển sang phải hoặc trái một đơn vị.
 Máy hoàn thành xong một bước tính toán và sẵn sàng cho bước tiếp theo.
4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann
 Năm 1946, nhà toán học Mỹ John Von Neumann (1903 - 1957)
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 21
 Đề ra một nguyên lý máy tính hoạt động theo một chương trình được lưu trữ và
truy nhập theo địa chỉ.
 Nguyên lý này trình bày về thiết kế logic của máy tính điện tử.
 Nội dung nguyên lý Von Neumann gồm:
- Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ.
- Tập hợp các lệnh cho máy thi hành theo một chương trình được thiết kế xem
như một tập dữ liệu.
- Dữ liệu này được cài vào trong máy và được truyền bằng xung điện.
“Ðây là một cuộc cách mạng mới cho máy tính nhằm tăng tốc độ tính toán vì trước
kia máy chỉ có thể nhận được các lệnh từ băng giấy hoặc bìa đục lỗ và nạp vào bằng
tay. Nếu gặp bài toán lặp lại nhiều lần thì tiếp tục nạp lại một cách thủ công gây hạn
chế trong tính toán”.
Bộ nhớ được địa chỉ hóa
 Mỗi dữ liệu đều có một địa chỉ của vùng nhớ chứa số liệu đó.
 Để truy nhập dữ liệu ta chỉ cần xác định địa chỉ của nó trên bộ nhớ.
Bộ đếm của chương trình
 Nếu mỗi câu lệnh phải dùng một vùng nhớ để chứa địa chỉ của câu lệnh tiếp
theo thì không gian bộ nhớ sẽ bị thu hẹp.
 Ðể khắc phục hạn chế này, máy được gắn một thanh ghi để chỉ ra vị trí của
lệnh tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động được tăng lên
mỗi lần lệnh được truy cập.
 Muốn đổi thứ tự lệnh ta chỉ cần thay đổi nội dung thanh ghi bằng một địa chỉ
của lệnh cần được thực hiện tiếp.
4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH
 Thế hệ 1 (1950 – 1958)
 Sử dụng công nghệ đèn chân không (vacuum tube), nhập/xuất dữ liệu
bằng phiếu đục lỗ.
22 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
 Cồng kềnh, dễ hỏng, tiêu thụ nhiều điện năng, tốc độ chậm (khoảng 300-
3000 phép tính/1 giây), độ tin cậy thấp.
 Chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng. VD như EDVAC (Mỹ) hay
BESM (Liên xô cũ)…
Hình 4.2: Các thế hệ máy tính
Hình 4.3: Máy tính EDVAC và BESM
 Thế hệ 2 (1958 – 1964)
 Sử dụng công nghệ bán dẫn (transistor).
 Máy có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn thế hệ 1, độ tin cậy
và tốc độ được cải thiện hơn (có khả năng tính khoảng 10.000-100.000
phép tính/1 giây).
 Điển hình như loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC (Liên xô cũ)…
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 23
 Các ngôn ngữ lập trình cấp cao như COBOL, FORTRAN đã được đưa vào
sử dụng trong các máy thuộc thế hệ này.
 Thế hệ 3 (1965 – 1974)
 Sự ra đời của mạch tích hợp cho phép sản xuất hàng loạt nhiều linh kiện
điện tử rồi tích hợp chúng vào những bảng mạch có kích thước nhỏ, gọi là
chip.
 Với kỹ thuật mới này, máy tính trở nên nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn
hai thế hệ trước, tốc độ nhanh (hàng trăm nghìn phép tính/giây), độ tin
cậy cao.
 Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk (Liên xô cũ)…
 Thế hệ 4 (1974 – 1990)
 Sử dụng bộ vi xử lý với kỹ thuật LSI (Large Scale Intergration) và VLSI
(Very Large Scale Intergration) cho phép nén hàng ngàn đến hàng triệu
bóng bán dẫn trên một đơn vị chip, có khả năng thực hiện hàng triệu
phép tính/1 giây.
 Ngày nay, bộ xử lý Intel Core i7 tích hợp khoảng 1,170,000,000 bóng
bán dẫn.
 Thế hệ 5 (1990 đến nay)
 Máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo và đang trong
quá trình nghiên cứu, phát triển.
 Mô phỏng các hoạt động, hành vi của con người, với khả năng tự suy diễn
phát triển các tình huống và giải quyết được các yêu cầu đa dạng.
24 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN
Hình 4.4: Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính
4.4 PHẦN CỨNG
 Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU)
 Được xem như “bộ não” của máy tính, là thành phần quan trọng nhất của máy
tính. Là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
 Gồm 3 bộ phận chính
 Bộ điều khiển (Control Unit - CU)
 Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit - ALU)
 Các thanh ghi (registers)
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 25
 Bộ nhớ: Là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính, được chia làm hai loại: Bộ nhớ
trong và Bộ nhớ ngoài
 Bộ nhớ trong: Là nơi lưu trữ thông tin trong quá trình hoạt động của máy tính.
Thành phần chính của bộ nhớ trong là ROM và RAM.
 ROM (Read Only Memory- bộ nhớ chỉ đọc):
- Chứa một số chương trình hệ thống ở giai đoạn khởi động máy tính,
được hãng sản xuất nạp sẵn và người sử dụng không thể xóa, sửa nội
dung.
- Khi nguồn điện bị gián đoạn, dữ liệu trong ROM không bị mất.
 RAM (Random Access Memory-truy xuất ngẫu nhiên):
- Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ
liệu đang được xử lý.
- Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ liệu bên trong RAM sẽ mất.
 Bộ nhớ ngoài:
 Là loại bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
 Dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn còn tồn tại khi nguồn điện bị gián đoạn.
26 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
 Ưu điểm là: khả năng lưu trữ lớn hơn rất nhiều, giá thành thấp so với bộ nhớ
trong. Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm hơn đáng kể.
 Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ
flash…
 Đĩa mềm (Floppy Disk)
- Là một đĩa mỏng bằng plastic, có dạng hình tròn được phủ từ lên bề mặt,
chứa bên trong vỏ nhựa mềm.
- Loại đĩa này có dung lượng 1.44 MB (đường kính 3.5 inch), tốc độ đọc/ghi
chậm và tuổi thọ không cao.
- Hiên nay, loại đĩa này không còn thông dụng trên thị trường.
Hình 4.5: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa mềm
 Đĩa cứng (Hard Disk)
Hình 4.6: Hình minh họa đĩa cứng
- Bao gồm nhiều lớp đĩa đặt đồng tâm, mật độ phủ từ dày đặc hơn rất
nhiều so với đĩa mềm.
- Vì tốc độ quay của đĩa cứng là rất lớn (từ 5.400 vòng/phút đến 10.000
vòng/phút) nên các lớp đĩa phải được đặt trong hộp kim loại được rút
chân không.
- Hiện nay, dung lượng đĩa cứng có thể đạt từ 100 GB đến vài TB.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 27
 Đĩa quang
- Các loại đĩa này sử dụng cơ chế quang học (tia laser). Kích thước phổ
biến của đĩa quang là 4.8 inch.
- Có thể chia thành hai nhóm: Compact Disk (CD-ROM, CD-R/W) và DVD
(DVD-ROM, DVD-R/W). Dung lượng của đĩa CD vào khoảng 700 MB, còn
đĩa DVD có thể đạt khoảng 17 GB (DVD hai mặt, hai lớp).
- Loại đĩa ROM (Read Only Memory) chỉ có thể ghi một lần, ngược lại loại
R/W (Readable/Writeable) cho phép ghi và xóa nhiều lần.
Hình 4.7: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa quang
 Thiết bị nhớ flash
- Kỹ thuật này được phát triển trong khoảng 10 năm gần đây, loại bỏ tính
cơ học của đĩa từ và đĩa quang.
- Dung lượng bộ nhớ flash thông dụng hiện nay khoảng từ 1 GB đến 16
GB.
- Loại bộ nhớ này có kích thước nhỏ, giao tiếp thuận tiên qua cổng USB
(Universal Serial Bus)
Hình 4.8: Hình minh họa thiết bị nhớ flash
 Các thiết bị nhập (input device)
- Dùng để đưa thông tin từ bên ngoài vào máy tính.
28 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
- Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét…
Hình 4.9: Hình minh họa một số thiết bị nhập
 Các thiết bị xuất (output device)
- Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
- Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình, máy in…
Hình 4.10: Hình minh họa một số thiết bị xuất
4.5 PHẦN MỀM
4.5.1 Khái niệm
Phần mềm là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải
quyết một bài toán nào đó.
 Phần mềm thường được chia thành hai loại chính:
- Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành
- Phần mềm ứng dụng
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 29
4.5.2 Phân loại
 Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành
– Đảm bảo sự tương tác giữa người dùng với máy tính, điều phối việc thực
hiện các chương trình, quản lý các tài nguyên của máy tính.
– Đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng hay bất cứ một chương trình ứng
dụng nào với phần cứng của máy tính.
– Các Hệ điều hành phổ biến: MS-DOS, Windows, Unix, Linux,…
 Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là các phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể.
 Một số phần mềm ứng dụng:
– Xử lý văn bản (Wordprocessor): Microsoft Word, EditPlus,…
– Quản trị dữ liệu (Database Management System): Visual Foxpro, Access,
SQLServer,…
– Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop, Illustrator,…
– Chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,…
Hình 4.11: Hình minh họa một số biểu tương của phần mềm ứng dụng
30 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán
 Khái niệm bài toán: Trong Tin học, quan niệm bài toán là việc ta muốn máy tính
thực hiện:
– Viết một dòng chữ ra màn hình
– Giải phương trình bậc hai
– Quản lí điểm trong trường học v.v…
Khi dùng máy tính để giải, ta cần quan tâm đến hai yếu tố:
– Đưa vào máy thông tin gì (Input)
– Cần lấy ra thông tin gì (Output).
Do đó để phát biểu một bài toán ta cần phải chỉ rõ Input và Output của bài toán
đó.
Ví dụ1: Giải phương trình bậc nhất ax+b=0
– Input: Các giá trị thực a,b
– Output: Nghiệm là giá trị x hoặc thông báo không có nghiệm
Ví dụ 2: Quản lí điểm trong trường học
– Input: Thông tin cá nhân của từng học sinh
– Output: Thông tin cần khai thác về một học sinh, một lớp học sinh, một khối
hay toàn trường.
4.5.4 Khái niệm thuật toán
Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp
theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của
bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 31
Hình 4.12: Thuật toán giải phương trình bậc nhất
Có nhiều cách trình bày thuật toán: dùng ngôn ngữ tự nhiên; sơ đồ khối;
mã giả (tựa ngôn ngữ lập trình) ví dụ xem Hình 4.12
4.5.5 Biểu diễn thuật toán
Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán phải tuân theo một số
quy tắc nhất định. Ðể có thể truyền đạt thuật toán phải có phương pháp biểu diễn
thuật toán. Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán:
4.5.5.1 Dùng ngôn ngữ tự nhiên
Ví dụ: Giải phương trình bậc 1
Ví dụ: Giải phương trình bậc 2
32 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
4.5.5.2 Dùng lưu đồ-sơ đồ khối (flowchart)
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 33
Ví dụ: Giải phương trình bậc 1
Ví dụ: Giải phương trình bậc 2
34 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
4.5.5.3 Dùng mã giả (pseudocode)
Vay mượn ngôn ngữ nào đó kể cả ngôn ngữ tự nhiên để biểu diễn thuật toán. Ví dụ
dùng ngôn ngữ Pascal và tự nhiên biểu diễn thuật toán giải phương trình bậc nhất :
4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính
Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính công việc mà ta
muốn nó làm.
Việc giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xác định bài toán
 Mỗi bài toán được đặc tả bởi hai thành phần: Input và Output.
 Việc xác định bài toán chính là xác định rõ hai thành phần này.
 Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật
toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho và các đại lượng phát sinh trong
quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
 Ví dụ: Khi đề cập đến một số nguyên dương N ta phải biết rõ phạm vi giá trị
của nó, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp.
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
 Bước lựa chọn và thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải
một bài toán.
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 35
 Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật
toán khác nhau cùng giải một bài toán.
 Cần chọn một thuật toán phù hợp để giải bài toán đã cho.
 Khi lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như:
giờ CPU, số lượng ô nhớ,...
 Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó
là dạng tài nguyên không tái tạo được.
 Trong thực tế, khi lựa chọn thuật toán người ta còn quan tâm tới việc viết
chương trình cho thuật toán đó được dễ dàng.
 Việc thiết kế và lựa chọn thuật toán thích hợp để giải một bài toán cụ thể
cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên
thực tế cho phép.
Bước 3: Viết chương trình
 Việc viết chương trình là một tổng hợp hữu cơ giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ
liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
 Khi viết chương trình ta cần lựa chọn một ngôn ngữ bậc cao, hoặc hợp ngữ,
hoặc ngôn ngữ máy, hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp
cho thuật toán đã lựa chọn.
 Viết chương trình trong ngôn ngữ nào ta cần phải tuân theo đúng quy định
ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
 Chương trình dịch có thể giúp ta phát hiện và thông báo đầy đủ các sai sót
về mặt ngữ pháp.
Bước 4: Hiệu chỉnh
 Sau khi được viết xong, chương trình vẫn còn có thể có nhiều lỗi khác chưa
phát hiện được nên chương trình có thể không cho kết quả đúng.
 Vì vậy, cần phải thửchương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ
Input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán.
 Các bộ Input này gọi là các Test.
 Nếu có sai sót, ta phải sửa chương trình rồi thử lại  Quá trình này được
gọi là hiệu chỉnh.
36 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bước 5: Viết tài liệu
 Tài liệu phải mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử
nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
 Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất
những khả năng hoàn thiện thêm.
 Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mà ta cho là
chương trình đã làm việc đúng đắn.
4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE
Là phần mềm trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM-Read Only Memory) chứa các thủ tục
khởi động, lệnh vào/ra ở mức thấp. Nó mềm dẻo hóa phần cứng do linh hoạt, dễ sửa
đổi và thông qua đó làm tăng tốc phần cứng.
Điển hình là những Firmware của hãng Lite on giúp tăng tốc độ của ổ đĩa CD-RW,
nó có thể nâng tốc độ từ 48x16x48x lên thành 52x24x52x.
Ổ đĩa cứng cũng vậy, firmware có vai trò nhất định. Chẳng hạn nếu chúng ta dùng
ổ đĩa cứng của hãng Seagate, Model ST340015A thì Firmware Revision là 3.01 và sự
hỗ trợ tiếp theo của Seagate sẽ là 3.02…
BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 37
HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
Câu 1. Máy tính điện tử là gì?
A. Thiết bị lưu trữ thông tin
B. Thiết bị số hóa và biến đổi thông tin
C. Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin
D. Thiết bị tạo và biến đổi thông tin
Câu 2. Máy tính đầu tiên ENIAC sử dụng linh kiện nào trong số các linh kiện ?
A. Transistor lưỡng cực
B. Transistor trường
C. Đèn điện tử
D. IC bán dẫn
Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ
nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình
B. Phần cứng của máy tính gồm các đối tượng như : bản mạch chính, bộ nhớ RAM,
bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM
C. Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
D. Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm
Câu 4. Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm:
A. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra
B. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi
C. Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
D. Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
Câu 5. Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì?
A. Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất
B. Hệ điều hành
C. Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho
máy tính
D. Phần mềm hệ thống
Câu 6. Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là:
A. Hệ điều hành MS DOS
B. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS
38 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
C. Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính
D. Phần mềm ứng dụng của người dùng
Câu 7. Phần mềm của máy tính là:
A. Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối và ra được thực hiện một cách linh
hoạt.
B. Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính
C. Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
D. Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó
Câu 8. Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là:
A. Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ
B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo
Dùng Internet và trình bày kiến thức của ban về bộ xử lý trung tâm
CPU : Lịch sử, công nghệ, mật độ, tốc độ, các nhà sản xuất nổi tiếng ?
Bộ tản nhiệt (làm mát) đóng vai trò gì với CPU ? Việt Nam đã sản xuất
được CPU hay chưa ?
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 39
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
5.1 KHÁI NIỆM
Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network or network system) là
sự kết hợp các máy tính đơn lẻ lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và
phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc
nào đó nhằm trao đổi thông tin, cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu với
nhau.Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà
(LAN), một thành phố (WAN) hoặc trên phạm vi toàn cầu (Internet),… (Hình 5.1)
Hình 5.1: Hình minh họa mô phỏng một mạng máy tính
5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH
– Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích, một thiết bị nào đó.
40 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
– Một nhóm người hay một phòng ban cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng
họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tập tin chính (master file) của
đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.
– Dữ liệu được quản lý tập trung nên bảo mật an toàn, trao đổi giữa những người
sử dụng thuận lợi, nhanh chóng, backup dữ liệu tốt hơn.
– Khi được kết nối mạng thì mọi người sẽ được sử dụng chung các thiết bị ngoại
vi máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan, đĩa cứng và các thiết bị khác…
– Người sử dụng và trao đổi thông tin với nhau dễ dàng thông qua dịch vụ thư
điện tử (Email), dịch vụ Chat, dịch vụ truyền file (FTP), dịch vụ Web,...
– Xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý giữa các máy tính trong hệ thống mạng
muốn chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhau.
– Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp
mà chức năng lại mạnh).
– Cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các
chương trình tiện ích, vùng nhớ của một trung tâm máy tính khác đang rỗi để
làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống.
– An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì nó quản lý quyền truy cập của các tài
khoản người dùng (phụ thuộc vào các chuyên gia quản trị mạng).
5.3 LỊCH SỬ
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát
minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ
và đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục
lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều
thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn
trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều
transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 41
máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu
transistor trên một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là
minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi
là máy tính cá nhân (personal computer - PC).
Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi
hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà, tại văn phòng
và trong kinh doanh.
Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ
các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác thông qua hệ thống
dây điện thoại có sẵn. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu
quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm
truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo
(bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi
các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có
rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các
máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng
lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát
triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự
và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy
tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định
dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể
thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính
cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở
thành Internet.
42 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
5.4 PHÂN LOẠI
5.4.1 LAN
LAN (Local Area Network - mạng cục bộ) là mạng tư nhân trong một toà nhà, một
khu vực (cơ quan hay tổ chức) có bán kính khoảng 100m đến vài km. Chúng nối các
máy chủ (server) và các máy trạm (client) trong các văn phòng và nhà máy để chia
sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin.
LAN có 3 đặc điểm:
 Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến vài km.
 Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả
máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps.
 Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:
o Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành
một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE
802.3).
o Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở
lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM
(IBM token ring).
o Mạng sao. (Hình 5.2)
5.4.2 MAN
MAN (Metropolitan Area Network -mạng đô thị) là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm
vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có
thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm:
 Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.
 Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.
 Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình.
Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín
hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 43
Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là
bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6).
5.4.3 WAN
WAN (Wide Area Network -mạng diện rộng) dùng trong vùng địa lý lớn thường cho
quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập
họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là
máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy
chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn
hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp
(message) từ máy chủ này sang máy chủ khác.
 Mạng con thường có hai thành phần chính:
1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay
đường trung chuyển (trunk).
2. Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai
hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy.
Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo
thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết
bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển
(intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn
đường" hay "bộ định tuyến" (router).
Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao,
dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định.
44 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
Hình 5.3 Các kiểu nối trong WAN
5.5 THIẾT BỊ
5.5.1 Thiết bị truyền dẫn
 Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn
lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn
được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN
là loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu.
Hình 5.4: Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable)
 Cáp đồng trục (Coaxial Cable): là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại
bởi một lớp điện môi không dẫn điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim
loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Cáp đồng trục chuẩn RG-59 gồm 4 lớp:
o A: vỏ nhựa bọc bên ngoài
o B: lớp vỏ bện kim loại
o C: chất cách điện
o D: lõi đồng
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 45
Hình 5.5: Cáp đồng trục (Coaxial Cable)
 Cáp sợi quang (Fiber optic cable): là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh
hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần
của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp
trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng
cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị
nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn.
Hình 5.6: Một bó sợi quang học
5.5.2 Thiết bị kết nối
 Wireless Access Point: là thiết bị kết nối mạng không dây được thiết kế theo
chuẩn IEEE 802.11b, cho phép nối LAN to LAN, dùng cơ chế CSMA/CA để giải
quyết tranh chấp, dùng cả hai kiến trúc kết nối mạng là Infrastructure và AdHoc,
mã hóa theo 64/128 bit. Nó còn hỗ trợ tốc độ truyền không dây lên tới 11Mbps
trên băng tần 2,4 GHz và dùng công nghệ radio DSSS (Direct Sequence Spectrum
Spreading).
46 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
 Wireless Ethernet Bridge: là thiết bị cho phép các thiết bị Ethernet kết nối vào
mạng không dây. Ví dụ như thiết bị Linksys WET54G Wireless-G Ethernet Bridge.
Nó hỗ trợ bất kỳ thiết bị Ethernet nào kết nối vào mạng không dây dù thiết bị
Ethernet đó có thể là một thiết bị đơn hoặc một router kết nối đến nhiều thiết bị
khác.
 Cạc (Card) mạng: là một loại card mở rộng được gắn thêm trên máy tính, cung
cấp giao tiếp vật lý và logic giữa máy tính với các thiết bị mạng, hệ thống mạng
thông qua phương tiện truyền dẫn.
 Repeater: đơn giản chỉ là một bộ khuếch đại tín hiệu giữa hai cổng của hai phân
đoạn mạng. Repeater được dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở rộng khoảng
cách tối đa trên một đường cáp. Có hai loại Repeater đang được sử dụng là
Repeater điện và Repeater điện quang. Dùng để nối hai mạng có cùng giao thức
truyền thông.
 Hub: là thiết bị có chức năng giống như Repeater nhưng nhiều cổng giao tiếp hơn
cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm. Hub thông
thường có từ 4 đến 24 cổng giao tiếp, thường sử dụng trong những mạng Ethernet
10BaseT. Thật ra, Hub chi là Repeater nhiều cổng. Hub lặp lại bất kỳ tín hiệu nào
nhận được từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu đó đến tất cả các cổng còn lại trên
nó. Hub hoạt động ở lớp vật lý của mô hình OSI và cũng không lọc được dữ liệu.
Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta
liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao. Hub được chia làm hai loại chính:
Hub thụ động (Passive hub) và Hub chủ động (Active hub).
 Bridge: là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn
lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin. Để lọc các gói tin và biết
được gói tin nào thuộc nhánh mạng nào thì Bridge phải chứa bảng địa chỉ MAC.
Bảng địa chỉ này có thể được khởi tạo tự động hay phải cấu hình bằng tay. Do
Bridge hiểu đuợc địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở tầng hai (tầng data link)
trong mô hình OSI.
 Modem: là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu định dạng số thành dữ liệu định
dạng tương tự cho một quá trình truyền từ môi trường tín hiệu số qua môi trường
tín hiệu tương tự và sau đó trở môi trường tín hiệu số ở phía nhận cuối cùng. Tên
BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 47
gọi Modem thật ra là từ viết tắt được ghép bởi những chữ cái đầu tiên của
MOdulator/DEModulator – Bộ điều biến/Bộ giải điều biến.
 Switch: là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt động
của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng lại trên nó.
Những cổng giao tiếp trên Switch là những Bridge thu nhỏ được xây dựng trên mỗi
cổng giao tiếp tương ứng.
 Router: là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu
mạng (thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng một
mạng tương tác. Thông thường có một bộ xử lí, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao
tiếp ra/vào.
 Gateway: là thiết bị trung gian dùng để nối kết những mạng khác nhau cả về kiến
trúc lẫn môi trường mạng. Gateway được hiểu như cổng ra vào chính của một
mạng nội bộ bên trong kết nối với mạng khác bên ngoài. Có thể đó là thiết bị phần
cứng chuyên dụng nhưng thường là một server cung cấp kết nối cho các máy mà
nó quản lý đi ra bên ngoài giao tiếp với một mạng khác.
5.6 INTERNET
5.6.1 Khái niệm
Internet là một hệ thống mạng thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng
đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của
người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
5.6.2 Lợi ích
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển
ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học
ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
48 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH
Hình 5.6: Sự đa dạng của thiết bị dùng Internet
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin

Contenu connexe

Tendances

Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
hoainhan1501
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
UDCNTT
 
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàngQuản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
An Nguyen
 

Tendances (20)

Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uốngĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
 
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tuDo an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
Do an xay_dung_website_thuong_mai_dien_tu
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm thi, đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan
Đề tài: Xây dựng phần mềm thi, đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quanĐề tài: Xây dựng phần mềm thi, đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan
Đề tài: Xây dựng phần mềm thi, đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần qu...
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần qu...Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần qu...
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng của công ty cổ phần qu...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
 
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
 
Đề tài: Xây Dựng Chương Trình Quản Lý Nhà Hàng Coffee SEN
Đề tài: Xây Dựng Chương Trình Quản Lý Nhà Hàng Coffee SENĐề tài: Xây Dựng Chương Trình Quản Lý Nhà Hàng Coffee SEN
Đề tài: Xây Dựng Chương Trình Quản Lý Nhà Hàng Coffee SEN
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý dịch vụ vận chuyển, HOT
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý dịch vụ vận chuyển, HOTĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý dịch vụ vận chuyển, HOT
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý dịch vụ vận chuyển, HOT
 
Đề tài: Quản lí Tour du lịch, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí Tour du lịch, HAY, 9đĐề tài: Quản lí Tour du lịch, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí Tour du lịch, HAY, 9đ
 
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềmTìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
 
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
 
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thueBao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng tại công ty Bluesky
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng tại công ty BlueskyPhân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng tại công ty Bluesky
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng tại công ty Bluesky
 
Giáo trình Cơ sở dữ liệu.pdf
Giáo trình Cơ sở dữ liệu.pdfGiáo trình Cơ sở dữ liệu.pdf
Giáo trình Cơ sở dữ liệu.pdf
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàngQuản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
 
Đồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmĐồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềm
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 

Similaire à Nhập môn công nghệ thông tin

Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdfKỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Man_Ebook
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
quang
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
Huy Lee
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
bookbooming1
 
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdfGiải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
Man_Ebook
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
VitHnginh
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
Cao Toa
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
bookbooming1
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
bookbooming1
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Man_Ebook
 

Similaire à Nhập môn công nghệ thông tin (20)

Php
PhpPhp
Php
 
Code igniter v1
Code igniter v1Code igniter v1
Code igniter v1
 
Đề tài: Tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, HAY, 9đĐề tài: Tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, HAY, 9đ
 
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdfKỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
 
Bài giảng excel 2010
Bài giảng excel 2010Bài giảng excel 2010
Bài giảng excel 2010
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
 
Giao trinh thdc
Giao trinh thdcGiao trinh thdc
Giao trinh thdc
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
 
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdfGiải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
Giải tích mạch điện, Ngô Cao Cường (chủ biên), Nguyễn Quý.pdf
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
 
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]Giáo trình lập trình mạng   đh đà lạt[bookbooming.com]
Giáo trình lập trình mạng đh đà lạt[bookbooming.com]
 
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009Tailieu.vncty.com   giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
Tailieu.vncty.com giao-dien-nguoi-may-moi-29-9-2009
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Link asm in another language
Link asm in another languageLink asm in another language
Link asm in another language
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 

Dernier

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nhập môn công nghệ thông tin

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chủ biên : Biên soạn: Th.S Nguyễn Tiến Trung TRUNG TÂM TIN HỌC HUTECH
  • 2. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ấn bản 2015
  • 3. MỤC LỤC I MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................I HƯỚNG DẪN..........................................................................................................VII PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ...................... 1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG ........................................................ 2 1.1 GIỚI THIỆU........................................................................................................ 2 1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông ...................................................................... 2 1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ THÔNG TIN ......................................... 3 1.2.1 Khái niệm Thông tin ........................................................................................ 3 1.2.2 Dữ liệu........................................................................................................... 4 1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức .......................................................................... 5 1.2.4 Đơn vị thông tin .............................................................................................. 6 1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ............................................................................................. 6 1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán ................................................................................. 6 1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình .................................................................... 9 1.3.3 Phân loại máy tính ........................................................................................ 10 1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử.............................................................. 11 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM ................................................................................................... 12 2.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 12 2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY ........................... 13 2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM) ...................................................................... 13 2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM) ........................................................................ 14 2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM) ................................................. 15 BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN ............................................................................................. 17 3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC ................................................................................... 17 3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH ................................................................................. 17 3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC..................................................................................... 17 BÀI TẬP ................................................................................................................. 18 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.................................................... 19 4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN ............................................................. 19 4.1.1 Nguyên lý Turing........................................................................................... 19 4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann................................................................................ 20 4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH...................................................................................... 21 4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN.................................................................................... 24 4.4 PHẦN CỨNG...................................................................................................... 24 4.5 PHẦN MỀM........................................................................................................ 28 4.5.1 Khái niệm..................................................................................................... 28 4.5.2 Phân loại...................................................................................................... 29 4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán ..................................................................... 30
  • 4. II MỤC LỤC 4.5.4 Khái niệm thuật toán ......................................................................................30 4.5.5 Biểu diễn thuật toán .......................................................................................31 4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính........................................................34 4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE.................................................................................... 36 HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: ................................................................................... 37 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH ............................................................................................ 39 5.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 39 5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH .......................................................................... 39 5.3 LỊCH SỬ............................................................................................................ 40 5.4 PHÂN LOẠI....................................................................................................... 42 5.4.1 LAN ..............................................................................................................42 5.4.2 MAN .............................................................................................................42 5.4.3 WAN.............................................................................................................43 5.5 THIẾT BỊ .......................................................................................................... 44 5.5.1 Thiết bị truyền dẫn.........................................................................................44 5.5.2 Thiết bị kết nối ..............................................................................................45 5.6 INTERNET ........................................................................................................ 47 5.6.1 Khái niệm......................................................................................................47 5.6.2 Lợi ích...........................................................................................................47 BÀI 6: SỬ DỤNG INTERNET TRÊN WINDOWS ............................................................ 49 6.1 TRÌNH DUYỆT WEB (WEB BROWSER )............................................................... 49 6.2 SƠ LƯỢC CÁC TRÌNH DUYỆT PHỔ BIẾN ............................................................. 49 6.2.1 Google Chrome ..............................................................................................50 6.2.2 Mozilla Firefox................................................................................................50 6.2.3 Internet Explorer............................................................................................51 6.2.4 Opera ...........................................................................................................51 6.2.5 Safari ...........................................................................................................52 6.3 SỬ DỤNG INTERNET EXPLORER TRÊN WINDOWS ............................................. 52 6.3.1 Cài đặt..........................................................................................................53 6.3.2 Sử dụng Internet Explorer ...............................................................................56 6.4 TIỆN ÍCH KHÁC (FTP, CHAT, VIDEO CALL…)...................................................... 57 6.4.1 FTP...............................................................................................................57 6.4.2 Chat .............................................................................................................57 6.4.3 Video Call......................................................................................................58 BÀI 7: EMAIL (THƯ ĐIỆN TỬ).................................................................................... 59 7.1 KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 59 7.2 NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG THƯỜNG ............................................................... 60 7.2.1 Email address ................................................................................................60 7.2.2 Các ngăn chứa thư .........................................................................................60 7.2.3 Các lệnh thông dụng trong một phần mềm email ...............................................62 7.2.4 Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong một email .........................................63 PHÂN 2: HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS....................................................... 65
  • 5. MỤC LỤC III BÀI 8: MICROSOFT WINDOWS .................................................................................. 66 8.1 GIỚI THIỆU...................................................................................................... 66 8.1.1 Hệ điều hành Windows................................................................................... 66 8.1.2 Tập lệnh điều khiển máy tính.......................................................................... 71 8.1.3 Tập tin, ổ đĩa, thư mục, đường dẫn.................................................................. 72 8.1.4 Quản lý dữ liệu ............................................................................................. 74 8.1.5 Quản lý tập tin và thư mục ............................................................................. 75 8.1.6 Tùy chỉnh Windows XP ................................................................................... 80 PHẦN 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD ............................................ 89 BÀI 9: GIỚI THIỆU VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN WORD 2010...................................... 90 9.1 GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2010 ............................................................... 90 9.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH ....................................................... 91 9.2.1 Khởi động ứng dụng ...................................................................................... 91 9.2.2 Giao diện Microsoft Word 2010 ....................................................................... 91 9.3 THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WORD 2010................................................................ 93 9.3.1 Các thao tác cơ bản....................................................................................... 93 BÀI 10: KỸ THUẬT ĐỊNH DẠNG ................................................................................. 99 10.1 ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ - CHARACTER .................................................................... 99 10.2 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN – PARAGRAPH ................................................................. 102 10.3 SỬ DỤNG TAB ............................................................................................... 105 10.3.1 Các loại mốc dừng trong Microsoft Word (Tab) ...............................................105 10.3.2 Thao tác đặt Tab ........................................................................................105 10.4 KẺ KHUNG – TẠO NỀN ................................................................................... 106 10.4.1 Thẻ Borders...............................................................................................107 10.5 ĐỊNH DẠNG CHỮ RƠI – DROP CAP ................................................................ 109 10.6 TẠO KÝ HIỆU VÀ KÝ SỐ ĐẦU ĐOẠN................................................................ 109 10.7 TRÌNH BÀY VĂN BẢN DẠNG CỘT BÁO ............................................................ 110 10.8 TÌM VÀ THAY THẾ CHUỖI TRONG VĂN BẢN ................................................... 110 BÀI 11: BẢNG BIỂU – TABLE ................................................................................... 112 11.1 TẠO MỘT BẢNG MỚI ..................................................................................... 112 11.2 DI CHUYỂN TRONG BẢNG ............................................................................. 112 11.3 CHỌN THÀNH PHẦN TRONG BẢNG ................................................................ 113 11.3.1 Chọn ô ......................................................................................................113 11.3.2 Chọn dòng.................................................................................................113 11.3.3 Chọn cột ...................................................................................................113 11.3.4 Chọn toàn bộ bảng .....................................................................................113 11.4 HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC BẢNG ....................................................................... 113 11.5 TẠO CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG TABLE .................................................. 115 BÀI 12: ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA................................................................................... 118 12.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 118 12.2 ĐỐI TƯỢNG CLIP ART ................................................................................... 118
  • 6. IV MỤC LỤC 12.3 ĐỐI TƯỢNG PICTURE ................................................................................... 118 12.4 HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH ................................................................................ 118 12.5 ĐỐI TƯỢNG SHAPE....................................................................................... 120 12.6 ĐỐI TƯỢNG SMARTART ................................................................................ 121 12.7 ĐỐI TƯỢNG CHART....................................................................................... 123 12.8 ĐỐI TƯỢNG SCREENSHOT ............................................................................ 126 12.9 ĐỐI TƯỢNG WORDART ................................................................................. 126 12.10 ĐỐI TƯỢNG EQUATION .............................................................................. 127 BÀI 13: TRÌNH BÀY TRANG IN ................................................................................ 128 13.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 128 13.2 THIẾT KẾ NỘI DUNG HEADER/FOOTER VÀ SỐ TRANG ................................... 128 13.3 THIẾT LẬP TRANG IN.................................................................................... 129 13.4 THỰC HIỆN IN ẤN ......................................................................................... 131 PHẦN 4: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL................................................ 133 BÀI 14: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL 2010......................................................... 134 14.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 134 14.2 KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC ỨNG DỤNG ........................................................... 135 14.3 TỔ CHỨC TẬP TIN CỦA EXCEL........................................................................ 135 14.4 MÀN HÌNH GIAO DIỆN .................................................................................. 136 14.4.1 Ribbon ......................................................................................................137 14.4.2 Vùng thao tác xử lý dữ liệu ..........................................................................138 14.5 CÁC THAO TÁC TRÊN TẬP TIN ....................................................................... 139 14.5.1 Lưu tập tin.................................................................................................139 14.5.2 Mở tập tin có sẳn trên đĩa ............................................................................139 14.5.3 Tạo mới tập tin ..........................................................................................139 BÀI 15: NHẬP DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH ............................................... 140 15.1 CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG EXCEL.................................................................. 140 15.2 NHẬP DỮ LIỆU.............................................................................................. 140 15.2.1 Nhập dữ liệu ..............................................................................................140 15.2.2 Nhập số thứ tự tự động ...............................................................................141 15.2.3 Sao chép dữ liệu ........................................................................................142 15.2.4 Di chuyển dữ liệu .......................................................................................142 15.2.5 Xóa khối dữ liệu .........................................................................................143 15.3 HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH .............................................................................. 143 15.3.1 Hiệu chỉnh nội dung của 1 ô.........................................................................143 15.3.2 Chèn thêm cột ...........................................................................................143 15.3.3 Chèn thêm dòng.........................................................................................143 15.3.4 Chèn thêm ô..............................................................................................144 15.3.5 Xóa cột .....................................................................................................144 15.3.6 Xóa dòng...................................................................................................144 15.3.7 Xóa ô........................................................................................................144 15.3.8 Ghép nhiều ô thành một ô ...........................................................................144
  • 7. MỤC LỤC V 15.3.9 Xóa bỏ việc ghép ô .....................................................................................145 15.4 THAO TÁC TRÊN SHEET ................................................................................. 145 15.4.1 Chọn Sheet................................................................................................145 15.4.2 Đổi tên Sheet.............................................................................................145 15.4.3 Chèn thêm Sheet .......................................................................................145 15.4.4 Xoá bỏ Sheet .............................................................................................145 15.4.5 Di chuyển Sheet.........................................................................................145 15.4.6 Sao chép Sheet ..........................................................................................146 15.4.7 Tô màu đánh dấu Sheet ..............................................................................146 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH.......................................................... 147 16.1 ĐỊNH DẠNG KIỂU SỐ VÀ NGÀY THÁNG .......................................................... 147 16.2 ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ ................................................................................. 148 16.3 VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG XOAY CỦA VĂN BẢN ......................................................... 148 16.4 KẺ KHUNG CHO BẢNG TÍNH .......................................................................... 150 16.5 TẠO MÀU NỀN CHO Ô .................................................................................... 151 BÀI 17: GIỚI THIỆU CÔNG THỨC VÀ HÀM ............................................................... 152 17.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG THỨC .............................................................. 152 17.2 SỬ DỤNG TOÁN TỬ TRONG CÔNG THỨC......................................................... 152 17.3 THAM CHIẾU TRONG CÔNG THỨC.................................................................. 153 17.4 MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL .................................................... 154 17.4.1 Một số Hàm toán học (math) .......................................................................155 17.4.2 Các hàm logic (logical) ................................................................................159 17.4.3 Các hàm thống kê (statistical)......................................................................159 17.4.4 Các hàm xử lý ký tự (text)...........................................................................163 17.4.5 Các hàm ngày và giờ (date & time)...............................................................165 17.4.6 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (lookup &reference).....................................166 17.4.7 Các hàm quản lý cơ sở dữ liệu và danh sách ..................................................169 BÀI 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................ 172 18.1 KHÁI NIỆM ................................................................................................... 172 18.2 SẮP XẾP CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................................................... 172 18.3 RÚT TRÍCH DỮ LIỆU...................................................................................... 173 18.3.1 Sử dụng AutoFilter......................................................................................173 18.3.2 Sử dụng Advanced Filter..............................................................................175 BÀI 19: CÔNG CỤ PIVOT TABLE............................................................................... 177 19.1 TẠO BÁO CÁO TỔNG HỢP HAI CHIỀU ............................................................ 177 19.2 CÁC THAO TÁC TRÊN PIVOTTABLE ................................................................ 179 BÀI 20: BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 180 20.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................. 180 20.2 CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN.......................................................................... 180 20.2.1 BIỂU ĐỒ DẠNG CỘT (COLUMN) ....................................................................180 20.2.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (LINE) ..............................................................................181
  • 8. VI MỤC LỤC 20.2.3 BIỂU ĐỒ DẠNG THANH (BAR) ......................................................................181 20.2.4 BIỂU ĐỒ TRÒN (PIE)...................................................................................182 20.3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA BIỂU ĐỒ....................................................... 183 PHẦN 5: TRÌNH CHIẾU VỚI MICROSOFT POWERPOIN ............................................ 187 BÀI 21: LÀM VIỆC VỚI POWERPOINT ..................................................................... 188 1.1 GIỚI THIỆU.................................................................................................... 188 1.2 KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT CHƯƠNG TRÌNH.......................................................... 188 1.3 TẠO-THÊM SLIDE MỚI .................................................................................... 190 1.4 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE .................................................................. 193 1.5 CHÈN KÝ HIỆU ................................................................................................ 193 1.6 CHÈN CÔNG THỨC TOÁN HỌC.......................................................................... 193 1.7 CHÈN HÌNH ẢNH............................................................................................. 194 1.8 TẠO CHỮ NGHỆ THUẬT.................................................................................... 194 1.9 VẼ ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC .............................................................................. 194 1.10 TẠO BIỂU ĐỒ................................................................................................ 194 1.11 HIỆU ỨNG CHO ĐỐI TƯỢNG .......................................................................... 195 1.12 HIỆU ỨNG CHUYỂN SLIDE............................................................................. 197 PHẦN 6: BÀI TẬP THỰC HÀNH................................................................................. 199 BÀI TẬP THỰC HÀNH KIẾN THỨC CĂN BẢN ........................................................... 200 BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP........................................................................... 205 PHẦN WORD ........................................................................................................ 205 PHẦN MICROSOFT EXCEL ..................................................................................... 226 PHẦN 7: PHỤ LỤC.................................................................................................... 249 BÀI 22: ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) .............................................................. 250 BÀI 23: VIRUS TIN HỌC KHÁI NIỆM........................................................................ 258 23.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN..................................................................... 258 23.2 CÁC DẠNG TẬP TIN CÓ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM .......................................... 259 23.3 CÁC HÌNH THỨC LÂY NHIỄM CỦA VIRUS ....................................................... 260 23.4 CÁCH PHÒNG CHỐNG VIRUS......................................................................... 262 23.5 CÁC PHẦN MỀM DIỆT VIRUS ......................................................................... 265
  • 9. HƯỚNG DẪN VII HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Nhập môn Công Nghệ Thông Tin là một trong những môn học tiên quyết nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên bước đầu tiếp cận với thông tin, xử lý thông tin và truyền thông . Môn học trang bị những kiến thức chung và các thao tác cơ bản trên các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị và các phần mềm trên máy vi tính. Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp kiến thức về cách sử dụng các phần mềm thông dụng phục vụ cho công tác học tập và làm việc cho học viên như:hệ điều hành thông dụng Windows, kỹ năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm thiết lập bảng tính điện tử Microsoft Excel, phần mềm soạn thảo và trình chiếu bài thuyết trình Microsoft Powerpoint. NỘI DUNG MÔN HỌC Môn học gồm 6 phần chính và chia thành các bài học liên tục nhau với khối lượng kiến thức lớn đi từ cơ bản đến nâng cao.  Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về các khái niệm CNTT, truyền thông, thông tin, tri thức và các kiến thức chung về kiến trúc máy tính và nguyên tắc xử lý.  Phần 2 : Tổng quan về hệ điều hành, giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ điều hành máy tính và các phần mềm ứng dụng, bên cạnh đó còn có các khái niệm về ổ đĩa, tập tin, thư mục … cùng các thao tác điều khiển.  Phần 3 : Chi tiết về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word gồm các qui ước chung và các thao tác soạn thảo 1 văn bản hoàn chỉnh.  Phần 4 : Chi tiết từ cơ bản đến nâng cao phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel gồm đầy đủ các nguyên tắc sử dụng, các thao tác và triển khai áp dụng thực tế.  Phần 5 : Hướng dẫn sử dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint.  Phần 6 : Bài tập tổng hợp thực tế cho các ứng dụng của 5 phần trên và được xây dựng nâng cao dần theo độ khó.
  • 10. VIII HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học đòi hỏi sinh viên có nền tảng cơ bản về toán và khả năng tư duy logic. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ bài tập. Chủ động trong học tập là đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập. Môn học có giới hạn về thời gian và khối lượng kiến thức, sử dụng các dịch vụ Internet tốt sẽ mang lại cho người học nhiều nhiều thông tin thú vị khác. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm:  Điểm đánh giá quá trình 30%, bao gồm : Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá thực hành; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểu luận. Các điểm đánh giá này phải có minh chứng bằng bài kiểm tra, tiểu luận, sản phẩm cụ thể và được qui đổi thành con điểm.  Điểm thi kết thúc học phần 70% : Hình thức bài thi thực hành trong 90 phút. Nội dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 9 và phần nâng cao. Điểm học phần = 30% x Điểm quá trình + 70% x Điểm thi kết thúc học phần.
  • 11. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
  • 12. 2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1.1 GIỚI THIỆU 1.1.1 Khái niệm CNTT và Truyền thông 1.1.1.1 Công nghệ (Technology) Công nghệ là một khái niệm dùng để chỉ việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của một hay nhiều ngành khoa học gắn liền với các giải pháp, các nguồn lực, nhằm giải quyết một công việc nào đó của xã hội. Một Công nghệ được xem xét qua những nội dung chủ yếu như sau:  Kỹ thuật: như máy móc, thiết bị, hạ tầng.  Thông tin: một hệ thống dữ liệu, tài liệu, các giải pháp và kiến thức về công nghệ đó.  Con người: với các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, … 1.1.1.2 Công nghệ thông tin - CNTT (Information Technology – IT) Là tập hợp những công nghệ nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử lý, và sử dụng thông tin với công cụ chủ yếu là máy tính điện tử. Các thành phần của CNTT gồm: + Công nghệ phần cứng: Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của Khoa học vật liệu, Điện tử,... nhằm chế tạo các máy móc, thiết bị, linh kiện có khả năng xử lý và truyền dẫn thông tin nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn.
  • 13. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 3 + Công nghệ phần mềm: Tạo các sản phẩm phần mềm (Phần mềm Hệ thống, Phần mềm Ứng dụng, Phần mềm Hỗ trợ) ở hầu khắp các lĩnh vực với chất lượng, độ thông minh và tính tự động ngày càng cao. + Công nghệ truyền thông: Nghiên cứu phát triển các ứng dụng về truyền thông, các ứng dụng di động dựa trên nền tảng Web và Internet. + Và những công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác. 1.1.1.3 Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC - Information Technology and Communications) Là cụm từ chỉ sự gắn kết giữa CNTT với Truyền thông - chủ yếu là viễn thông, với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Web và Internet. Ngày nay, sự gắn kết này là một sự đương nhiên: CNTT không thể thiếu vắng Truyền thông, và ngược lại. Do đó chỉ khi nào cần nhấn mạnh yếu tố Truyền thông trong CNTT người ta mới sử dụng cụm từ này, còn bình thường khi nói CNTT tức là đã hàm ý về CNTT và Truyền thông. Tóm lại: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". 1.2 THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TRI THỨC, ĐƠN VỊ THÔNG TIN 1.2.1 Khái niệm Thông tin 1.2.1.1 Thông tin là gì? Ví dụ: Lan điện thoại báo cho Hùng biết trong kỳ thi Tin học vừa rồi Hùng đã đạt được điểm 10. Đó là một thông tin đối với Hùng, bởi trước khi nhận được tin này, Hùng cũng dự đoán rằng có thể mình được 10 điểm nhưng không chắc chắn. Lý thuyết Thông tin định nghĩa: Thông tin là cái giúp giảm bớt “sự không chắc chắn” (hay còn gọi là “Độ bất định”) về đối tượng cần quan tâm.
  • 14. 4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG Nói cách khác, Thông tin là cái đem lại cho chúng ta có một sự hiểu biết nhất định về một đối tượng, một sự việc, hay một hiện tượng nào đó. Nó giúp chúng ta “bớt đi sự mù mờ” về đối tượng hay sự việc cần quan tâm. 1.2.1.2 Cơ chế để phát sinh một tin phải gồm 3 giai đoạn:  Nguồn phát tin: Là nơi phát ra thông tin. Đó có thể là người, vật, hoặc thiết bị phát tin. Muốn phát được tin, người phát phải chọn hình thức để phát, ví dụ: nói, viết,.... Công việc này được gọi là Mã hóa tin.  Truyền dẫn tin: Nội dung tin sau khi mã hóa sẽ được chứa vào “Vật mang tin” (ví dụ: sóng điện thoại, thư tín,..) và sẽ được truyền đi trong một môi trường truyền dẫn để đến được với Nguồn nhận tin.  Nguồn nhận tin: Là người, vật, hoặc thiết bị có khả năng tiếp nhận các “tín hiệu” từ vật mang tin truyền tới, đồng thời phải “hiểu” được nội dung của các tín hiệu đó. Công việc này được gọi là Giải mã tin. Chỉ cần một trong 3 giai đoạn trên không được thực hiện đầy đủ, ví dụ: vật mang tin bị hỏng (sóng bị nhiễu), hoặc người nhận không hiểu được nội dung tín hiệu (hỏng khâu giải mã tin), thì sẽ không có thông tin. 1.2.1.3 Một số tính chất của Thông tin:  Tính cá nhân: Một thông tin có thể rất có ý nghĩa với người này nhưng không có ý nghĩa gì đối với người khác. Ví dụ: Thông tin “Hùng đạt điểm 10” không có ý nghĩa gì đối với bác thợ nề đang làm việc ở nhà bên cạnh.  Tính bất ngờ: Nếu Hùng đã biết tin trước đó rồi thì việc Lan báo tin không còn là một thông tin đối với Hùng nữa.  Tính chủ đích: Có rất nhiều thông tin được tiếp nhận hằng ngày, hằng giờ, nhưng chỉ những thông tin cần thiết, hoặc mong đợi mới được coi trọng, ghi nhớ; còn những thông tin khác thường bị “quên đi”. 1.2.2 Dữ liệu Dữ liệu là thông tin được lưu trữ, và được xử lý để tạo ra những thông tin mới.
  • 15. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 5 Ví dụ: Một nhân viên kế toán ghi những thông tin trong mỗi hóa đơn vào một Bảng kê, cuối ngày cộng các số tiền lại để có được doanh số bán hàng của ngày hôm đó. Những dòng thông tin trong Bảng kê được gọi là Dữ liệu. Trong Tin học, Dữ liệu (Data) là thông tin được tổ chức và lưu trữ trong các thiết bị nhớ và được xử lý (tự động theo chương trình hoặc theo lệnh của người sử dụng) để tạo ra những thông tin mới. Dữ liệu và Thông tin gắn bó mật thiết với nhau, do đó trong thực tế, chúng thường được dùng lẫn lộn nhau. 1.2.3 Thông tin, Dữ liệu, và Tri thức Người ta thường dùng hình dạng một Kim tự tháp để diễn tả mối quan hệ giữa Thông tin, Dữ liệu và Tri thức như Hình 1.1 Hình 1.1: Kim tự tháp Tri thức-Thông tin-Dữ liệu Dữ liệu là phần nền móng của Kim tự tháp, được thu thập và lưu trữ ở dạng thông tin ban đầu, phản ánh trung thực những đối tượng, sự việc, sự vật một cách khách quan, làm cơ sở cho các việc xử lý tiếp theo. Thông tin thu được từ việc xử lý dữ liệu gốc giúp ta biết được nhiều khía cạnh của đối tượng cần quan tâm. Đến lượt mình, việc tập hợp và xử lý các thông tin về một đối tượng, một lĩnh vực,... sẽ cho ta Tri thức về đối tượng, lĩnh vực đó. Sơ đồ Kim tự tháp mô tả khá rõ ràng quá trình xử lý dữ liệu và thông tin. Càng lên cao, dữ liệu càng được tinh gọn nhưng cách thức hoặc giải pháp xử lý (các thuật toán xử lý) càng phức tạp, tinh vi và thông minh hơn.
  • 16. 6 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1.2.4 Đơn vị thông tin Đơn vị thông tin là cơ sở để lượng hóa một thông tin. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau, ví dụ như việc tung một đồng xu “công bằng” để nhận được mặt sấp hay mặt ngửa hay 1 công tắc đèn đangở trạng thái bật hoặc tắt Trong Tin học, đơn vị thông tin là Bit – là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng để lưu trữ một trong hai ký hiệu là 0 và 1. Tuy nhiên do phương thức mã hóa thông tin trên máy tính cũng như để phù hợp với nhận thức chung của con người, người ta chọn Byte (ký hiệu: B) 1 Byte = 8 bit làm Đơn vị nhớ. Giống như các đơn vị đo lường khác có bội số, ví dụ : 1 Kg = 1000 Gr, do 1 bit chỉ có 2 trạng thái (0,1) nên 8 bit = 2 8 trạng thái = 1024 trạng thái = 1 Byte. Các bội số của Byte là: Đơn vị bội Ký hiệu Độ lớn KiloByte KB 1024 B MegaByte MB 1024 KB GigaByte GB 1024 MB TetraByte TB 1024 GB 1.3 MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1.3.1 Lịch sử công cụ tính toán Tính toán là một nhu cầu của đời sống xã hội. Đó là quá trình xử lý thông tin dưới dạng các con số, được thực hiện theo các công đoạn như sau: (1) Nghiên cứu, phân tích bài toán để tìm cách giải. (2) Tiến hành thu thập số liệu cần thiết. (3) Thực hiện các phép tính để cho ra kết quả. Trong quá trình phát triển, loài người đã không ngừng sáng chế ra các công cụ để giảm nhẹ sức lao động trên mỗi công đoạn và tăng cường khả năng tính toán của mình. Các công cụ tính toán đó (cũng có thể gọi tắt là Máy tính) được phát triển đi từ thủ công, cơ giới đến tính toán tự động.
  • 17. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 7 1.3.1.1 Máy tính thủ công Máy tính thủ công ra đời từ rất sớm. Tiêu biểu cho loại công cụ này là Bàn tính Trung quốc (xuất hiện khoảng 2500 năm trước Công nguyên). Bàn tính Trung quốc là một công cụ để thực hiện phép tính cộng một cách rất hiệu quả (Hình 1.2). Hình 1.2: Bàn tính Trung quốc Thước tính logarit cũng là một công cụ tính toán thủ công được ưa chuộng trong thời gian trước đây. 1.3.1.2 Máy tính cơ giới Có thể gọi chiếc máy tính với hệ thống bánh xe răng cưa do W. Schickard chế tạo năm 1623 là chiếc máy tính cơ giới đầu tiên của nhân loại. Máy có khả năng thực hiện được hai phép tính là cộng và trừ. Đến năm 1643, Pascal sáng chế ra một chiếc máy tương tự nhưng có khả năng thực hiện được thêm hai phép tính là nhân và chia trên cơ sở thực hiện nhiều phép tính cộng và trừ liên tiếp. Từ thời điểm ấy, máy tính cơ giới không ngừng được nghiên cứu phát triển và sử dụng rộng rãi cho tới những năm 80 của thế kỷ trước. Đặc điểm chung của máy tính cơ giới (và cả máy tính thủ công) là chỉ thực hiện từng phép tính đơn giản, còn con người phải trực tiếp điều khiển toàn bộ quá trình tính toán. 1.3.1.3 Máy tính tự động Là loại máy tính có khả năng tự động thực hiện một chuỗi các phép tính toán trên cơ sở một số dữ liệu ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của con người. Có hai loại máy tính tự động cơ bản: Máy tính tương tự và Máy tính số.
  • 18. 8 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 1.3.1.3.1 MÁY TÍNH TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ: Thông tin (là những số liệu và kết quả tính toán) được biểu diễn dưới dạng các giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Máy được thiết kế thành từng “khối chức năng”. Dữ liệu đầu vào được điều chỉnh bởi các biến áp. Kết quả tính toán được đọc trên những đồng hồ đo điện kế. Mặc dù có một số ưu điểm nổi trội hơn so với máy tính cơ giới, nhưng máy tính tương tự cũng gặp phải rất nhiều hạn chế: - Máy được thiết kế riêng cho từng bài toán cụ thể. - Khó thu được độ chính xác cần thiết. - Không có khả năng lưu trữ kết quả. Chính vì vậy, người ta không tiếp tục nghiên cứu phát triển chúng. 1.3.1.3.2 MÁY TÍNH SỐ: Là dạng tiền thân của máy tính ngày nay, được đánh dấu bằng sự kiện ra đời của chiếc máy tính do Charles Babbage thiết kế năm 1823. Có nguyên lý thiết kế là :  Máy thực hiện các phép tính trực tiếp trên các con số.  Máy gồm 4 thành phần chức năng cơ bản: Đơn vị điều khiển, đơn vị tính toán, đơn vị bộ nhớ chính, và đơn vị nhập xuất.  Việc giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính được thực hiện thông qua các tấm bìa đục lỗ - một dạng sơ khai của chương trình. Tuy chiếc máy của Charles Babbage không thành công, song chính các nguyên lý thiết kế của nó đã mở ra một hướng mới trong việc chế tạo máy tính điện tử. Năm 1936, Alain Turing đưa ra một lý thuyết đơn giản về một loại máy tính có thể giải quyết được mọi bài toán mà con người có thể giải quyết được. Từ đó có nhiều dự án nghiên cứu và triển khai chế tạo máy Turing, và sự thành công của nó được đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc máy tính ENIAC năm 1946 của Quân đội Mỹ với khả năng thực hiện được 5000 phép tính trong một giây Hình 1.3.
  • 19. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 9 Hình 1.3: Máy tính ENIAC Năm 1946, J. Von Neumann – nhà toán học Mỹ gốc Hungary, đã công bố các nguyên lý cơ bản cho việc thiết kế và chế tạo máy tính số. Tóm tắt nội dung như sau:  Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.  Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó. Chính các nguyên lý này - Nguyên lý Von Neumann, đã mở ra một chương mới cho việc chế tạo máy tính điện tử ngày nay: Máy tính – Chương trình. 1.3.2 Khái niệm Máy tính - Chương trình Máy tính điện tử (Computer) ngày nay là dạng Máy tính – Chương trình, được thiết kế theo Nguyên lý Von Neumann, có cấu trúc tổng quát như Hình 1.4
  • 20. 10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG Hình 1.4: Cấu trúc tổng quát của một máy tính điện tử Với cấu trúc này, máy tính có thể hoạt động hoàn toàn tự động trong suốt quá trình thu thập, lưu trữ, và xử lý thông tin. Ngày nay, cùng với những tiến bộ đáng kể trong các ngành Điện tử, Vật liệu mới,... người ta đã chế tạo nhiều loại máy tính điện tử có nhiều tính năng vượt trội gấp nhiều lần so với các loại máy tính điện tử thời kỳ đầu, nhưng các nguyên lý thiết kế do Von Neumann đề xuất vẫn chưa thay đổi. Chính vì vậy, người ta suy tôn J. Von Neumann (1903 – 1957) là cha đẻ của Máy tính điện tử ngày nay. 1.3.3 Phân loại máy tính Máy tính điện tử được phân loại dựa trên các tiêu chí về quy mô thiết bị, công suất, và mục đích sử dụng. Gồm: 1.3.3.1 Máy tính lớn (Mainframe Computer) Là loại máy tính có nhiều tính năng mạnh mẽ: bộ nhớ lớn, tốc độ xử lý nhanh, hệ thống thiết bị phong phú, có khả năng cùng một lúc đáp ứng nhiều yêu cầu. Máy tính lơn thường được dùng làm máy chủ trong các mạng máy tính lớn, hoặc dùng để giải những bài toán đặc biệt lớn.
  • 21. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG 11 1.3.3.2 Máy tính trung (MiniComputer) Có công suất và khả năng thấp hơn máy tính lớn, thường được dùng làm máy chủ cho các mạng cục bộ. 1.3.3.3 Máy vi tính, máy tính cá nhân (MicroComputer) Là loại máy thông dụng hiện nay với công suất nhỏ, giá thành hạ, thường được sử dụng cho cá nhân (máy tính cá nhân – Personal Computer, PC), hoặc làm các máy trạm làm việc trong các mạng máy tính. Máy vi tính có hai loại thông dụng là Máy tính để bàn (Desktop) và Máy tính xách tay (Laptop). 1.3.3.4 Máy tính chuyên dụng Ngoài các loại máy phổ dụng nêu trên, người ta còn chế tạo những máy tính điện tử phục vụ cho mục đích chuyên biệt. Khi đó, máy sẽ được thiết kế riêng, phù hợp với những yêu cầu của công việc này. 1.3.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử. Để xử lý thông tin bằng máy tính điện tử được hiệu quả, chúng ta cần quan tâm những vấn đề sau:  Nhập thông tin đầu vào: Thông tin đầu vào phải được nhập vào đúng quy định, tránh những thiếu sót, nhầm lẫn (ví dụ: số 0 và chữ O), tránh nhập thừa (ví dụ: những khoảng trống vô nghĩa). Nội dung thông tin phải chính xác, rõ ràng, khách quan do máy tính không có khả năng suy đoán như người.  Trong xử lý dữ liệu, máy chỉ có thể thực hiện được những thao tác như: Tìm kiếm (Find), trích lọc (Filter), Sắp xếp (Sort); thực hiện các phép toán (toán tử): toán tử số học, toán tử so sánh, toán tử logic, và một số toán tử riêng biệt khác. Đối với những xử lý phức tạp hơn, người ta thường viết thành một bộ lệnh dưới dạng Hàm xử lý (hay Hàm người dùng).  Cũng cần có một sự thận trọng nhất định đối với những kết quả do máy tính đưa ra. Đối với những dự án quan trọng, người ta thường tổ chức kiểm thử chương trình nhằm đánh giá tính đúng đắn trong tất cả các tình huống xử lý.
  • 22. 12 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 2.1 KHÁI NIỆM Đếm là công việc tính toán đầu tiên của nhân loại. Kết quả của việc Đếm là sự hình thành các số nguyên dương được gọi là Số tự nhiên. Hệ đếm là tập các ký hiệu và quy tắc nhằm biểu diễn các giá trị số. Có thể phân loại hệ đếm thành hai loại: Hệ đếm không định vị và Hệ đếm định vị.  Hệ đếm không định vị: xuất hiện khá sớm trong xã hội loài người. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế mà ngày nay loại hệ đếm này đã không còn được sử dụng phổ biến. Tiêu biểu cho loại hệ đếm này là Số La Mã. Số La Mã có các chữ số phổ biến là: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, …. Quy tắc biểu diễn một số La Mã cũng khá phức tạp: - Các chữ số: I, X, C,... chỉ được phép lặp lại tối đa không quá 3 lần, ví dụ: III = 3, XX = 20. - Một chữ số nhỏ đứng trước một chữ số lớn có giá trị bằng số lớn trừ đi số nhỏ, ví dụ: IV = 4 = 5 – 1, IX = 9 = 10 – 1. - Một số nhỏ đứng sau một số lớn có giá trị bằng số lớn cộng với số nhỏ, ví dụ: XII = 12 = 10 + 2, XXIV = 24 = 20 + 4. Ngày nay người ta thường dùng số La Mã để ghi niên hiệu (ví dụ: Thế kỷ XX), hoặc để đánh số chương – mục trong các sách, các tài liệu, hoặc các văn bản luật pháp,...  Hệ đếm định vị là loại hệ đếm sử dụng một bộ ký hiệu tối thiểu (còn gọi là Chữ số hay Ký số) kết hợp với quy tắc về vị trí đặt chữ số để xác định giá trị của số. Công thức tổng quát để xác định giá trị một số A (có n chữ số) trong hệ đếm định vị như sau:
  • 23. BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 13         1n 0i i i 0 0 1 1 2n 2n 1n 1n bababa...babaA trong đó 1n10 a,...,a,a  là các chữ số, số b được gọi là Cơ số của Hệ (gọi tắt là Cơ hệ). Hệ đếm định vị có các ưu điểm:  Số lượng chữ số có giới hạn, quy tắc xác định đơn giản.  Có thể biểu diễn được những số rất lớn (không bị hạn chế).  Thuận tiện trong việc thực hiện các phép toán số học. Các hệ đếm phổ biến ngày nay đều là hệ đếm định vị. 2.2 HỆ THẬP PHÂN - HỆ ĐẾM ĐỊNH VỊ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY Bộ chữ số của Hệ thập phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}. Cơ số của Hệ thập phân là b = 10, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí của chữ số đứng sau là 10 lần. Ví dụ: 256=2.102 +6.101 +5.100 =2.100+6.10+5.1 2.3 HỆ NHỊ PHÂN (BINARY SYSTEM) Bộ chữ số của Hệ nhị phân: {0, 1}. Cơ số của Hệ nhị phân là b = 2, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí của chữ số đứng sau là 2 lần. Ví dụ: 012345 )2( 2.12.02.02.02.12.1110001  49116321.12.04.08.016.132.1  Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số nhị phân sang số thập phân. Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ chuyển số 49 hệ sang số nhị phân: xem Hình 2.1). Chia liên tiếp số 49 cho 2 đến khi nhận được thương số bằng 0. - Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số nhị phân cần chuyển đổi.
  • 24. 14 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM Hình 2.1: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân Hệ nhị phân được sử dụng rất phổ biến trong Kỹ thuật Tin học. 2.4 HỆ BÁT PHÂN (OCTAL SYSTEM) Bộ chữ số của Hệ bát phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}. Cơ số của Hệ bát phân là b = 8, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí của chữ số đứng sau là 8 lần. Ví dụ: 38953841.564.68.58.08.6605 012 )8(  Đây cũng chính là công thức chuyển đổi từ một số bát phân sang số thập phân. Để chuyển đổi một số thập phân (ví dụ: 389) sang số bát phân, ta cũng thực hiện tương tự như đối với số nhị phân: Hình 2.2: Minh họa cách chuyển đổi số thập phân sang số bát phân
  • 25. BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 15  Chia liên tiếp số 389 cho 8 đến khi nhận được thương số bằng 0.  Lần lượt viết các số dư từ dưới lên trên, ta nhận được kết quả của số bát phân cần chuyển đổi. Hệ đếm bát phân cũng có một vai trò nhất định trong Kỹ thuật Tin học. 2.5 HỆ THẬP LỤC PHÂN (HEXA-DECIMAL SYSTEM) Bộ chữ số của Hệ thập lục phân: {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F}, trong đó giá trị của các chữ số A, B, C, D, E, F được xác định như sau: A = 10, B = 11, C = 12, D = 13, E = 14, F = 15. Cơ số của Hệ thập phân là b = 16, theo đó, vị trí của chữ số đứng trước lớn hơn vị trí của chữ số đứng sau là 16 lần. Lưu ý: Một số ngôn ngữ lập trình quy định khi viết số thập lục phân phải viết chữ H ở cuối số ấy. Trong Tin học, sở dĩ có hệ thập lục phân là nhằm đơn giản hóa việc biểu diễn của số nhị phân. Giả sử ta có một số nhị phân như sau: )2(101001001010 Thay vì phải viết một số nhị phân dài như vậy, ta có thể chuyển đổi số ấy sang số thập lục phân. Cách làm như sau: (1) Tách số nhị phân theo từng nhóm 4 chữ số bắt đầu từ phải qua trái (trường hợp nhóm cuối cùng không đủ 4 chữ số, ta bổ sung thêm các số 0 vào trước nó). (2) Sử dụng Bảng 2.1 để viết mỗi nhóm số nhị phân thành một chữ số thập lục phân theo từng vị trí của chữ số đó. Số nhị phân Số thập lục phân 0000 0 0001 1 0010 2 0011 3 0100 4 0101 5 0110 6 0111 7 1000 8
  • 26. 16 BÀI 2: CÁC HỆ ĐẾM 1001 9 1010 A 1011 B 1100 C 1101 D 1110 E 1111 F Bảng 2.1: Bảng tra quy đổi số nhị phân sang số thập lục phân Thực hiện đối với số )2(101001001010 ta có: HA92A92101000101001 )16()2(  Khi đó muốn chuyển đổi lại số nhị phân của )16(A92 hay 92AH ta cũng sử dụng Bảng 2.1.
  • 27. BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN 17 BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN Máy tính thực hiện các phép toán (hay toán tử) trong quá trình xử lý thông tin. Nội dung các phép toán thường được quy định rõ trong mỗi phần mềm hoặc ngôn ngữ lập trình phù hợp trên từng lĩnh vực. Các dạng phép toán thông dụng là: 3.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ HỌC Phép toán số học chỉ thực hiện được trên các dữ liệu số. Gồm: Cộng (+), Trừ (-), Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên (), Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD). Ưu tiên cao nhất là cặp dấu ngoặc còn lại được thực hiện theo thứ tự như sau: - Ưu tiên 1: Lũy thừa (^), Đồng dư (MOD). - Ưu tiên 2: Nhân (*), Chia (/), Chia nguyên (). - Ưu tiên sau cùng: Cộng (+), Trừ (-). 3.2 CÁC PHÉP TOÁN SO SÁNH Gồm: Lớn hơn (>), Lớn hơn hay bằng (>=), Nhỏ hơn (<), Nhỏ hơn hay bằng (<=), Bằng (=), Không bằng (<>). 3.3 CÁC PHÉP TOÁN LOGIC Gồm: AND, OR, NOT Kết quả của phép toán logic cũng là một giá trị logic: True (-1), hoặc False (0). Ngoài ra còn có phép toán nối chuỗi (ký hiệu &) nhằm nối nội dung của hai chuỗi lại với nhau. (VD : “Chào” &”Bạn” = “ChàoBạn”, “Chào”&” “&”Bạn” = “Chào Bạn”)
  • 28. 18 BÀI 3: CÁC PHÉP TOÁN BÀI TẬP 1) Số La Mã. A. Cho biết giá trị của các số La Mã sau: VI, XII, XVIII, XXIV. B. Viết sang dạng số La Mã các số sau: 4, 8, 15, 27, 31, 40. 2) Số nhị phân. A. Cho biết giá trị của các số nhị phân sau: )2(1000110111 , )2(111011001101 . B. Viết sang dạng số nhị phân các số sau: 18, 175, 2049. 3) Số bát phân. A. Cho biết giá trị của các số bát phân sau: )8(612 , )8(2051 . B. Viết sang dạng số bát phân các số sau: 259, 1063. 4) Số thập lục phân. A. Hãy đổi các số nhị phân sau đây sang số thập lục phân: )2(1001010110 , )2(11001 . B. Hãy đổi các số thập lục phân sau đây sang số nhị phân và cho biết giá trị thập phân của chúng: H8A2 , 1025H. 5) Hãy trình bày hệ đếm định vị cơ số 3 (hệ tam phân), gồm: Bộ chữ số, quy tắc xác định giá trị số, cách đổi một số từ hệ tam phân sang hệ thập phân và ngược lại.
  • 29. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 19 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 4.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH CƠ BẢN 4.1.1 Nguyên lý Turing  Alan Mathison Turing (1912 - 1954) là một nhà toán học người Anh đã đưa ra một thiết bị tính đơn giản gọi là máy Turing.  Về lý thuyết, mọi quá trình tính toán có thể được thì đều có thể mô phỏng lại trên máy Turning. Hình 4.1: Alan Mathison Turing và máy Turing  Một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn (finite control), trong đó có các trạng thái đặc biệt như trạng thái khởi đầu và trạng thái kết thúc.  Một băng ghi (tape) chứa tín hiệu trong các ô.  Một đầu đọc và ghi di chuyển (dịch) theo 2 chiều trái hoặc phải một đơn vị ô.
  • 30. 20 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ  Ðầu đọc/ghi mang chức năng thông tin nối giữa bộ điều khiển và băng ghi.  Bằng cách đọc dấu hiệu từ băng và để thay đổi dấu hiệu trên băng. Bộ kiểm soát vận hành theo từng bước; Mỗi bước thực hiện 2 chức năng:  Ðặt bộ điều khiển ở trạng thái ban đầu q1, băng trắng và đầu đọc/ghi chỉ vào ô khởi đầu.  Nếu trạng thái hiện tại q trùng với trạng thái kết thúc qo thì máy sẽ dừng. Ngược lại, trạng thái q sẽ chuyển qua q, tín hiệu trên băng s thành s và đầu đọc dịch chuyển sang phải hoặc trái một đơn vị.  Máy hoàn thành xong một bước tính toán và sẵn sàng cho bước tiếp theo. 4.1.2 Nguyên lý Von-Neumann  Năm 1946, nhà toán học Mỹ John Von Neumann (1903 - 1957)
  • 31. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 21  Đề ra một nguyên lý máy tính hoạt động theo một chương trình được lưu trữ và truy nhập theo địa chỉ.  Nguyên lý này trình bày về thiết kế logic của máy tính điện tử.  Nội dung nguyên lý Von Neumann gồm: - Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ. - Tập hợp các lệnh cho máy thi hành theo một chương trình được thiết kế xem như một tập dữ liệu. - Dữ liệu này được cài vào trong máy và được truyền bằng xung điện. “Ðây là một cuộc cách mạng mới cho máy tính nhằm tăng tốc độ tính toán vì trước kia máy chỉ có thể nhận được các lệnh từ băng giấy hoặc bìa đục lỗ và nạp vào bằng tay. Nếu gặp bài toán lặp lại nhiều lần thì tiếp tục nạp lại một cách thủ công gây hạn chế trong tính toán”. Bộ nhớ được địa chỉ hóa  Mỗi dữ liệu đều có một địa chỉ của vùng nhớ chứa số liệu đó.  Để truy nhập dữ liệu ta chỉ cần xác định địa chỉ của nó trên bộ nhớ. Bộ đếm của chương trình  Nếu mỗi câu lệnh phải dùng một vùng nhớ để chứa địa chỉ của câu lệnh tiếp theo thì không gian bộ nhớ sẽ bị thu hẹp.  Ðể khắc phục hạn chế này, máy được gắn một thanh ghi để chỉ ra vị trí của lệnh tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động được tăng lên mỗi lần lệnh được truy cập.  Muốn đổi thứ tự lệnh ta chỉ cần thay đổi nội dung thanh ghi bằng một địa chỉ của lệnh cần được thực hiện tiếp. 4.2 CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH  Thế hệ 1 (1950 – 1958)  Sử dụng công nghệ đèn chân không (vacuum tube), nhập/xuất dữ liệu bằng phiếu đục lỗ.
  • 32. 22 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ  Cồng kềnh, dễ hỏng, tiêu thụ nhiều điện năng, tốc độ chậm (khoảng 300- 3000 phép tính/1 giây), độ tin cậy thấp.  Chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng. VD như EDVAC (Mỹ) hay BESM (Liên xô cũ)… Hình 4.2: Các thế hệ máy tính Hình 4.3: Máy tính EDVAC và BESM  Thế hệ 2 (1958 – 1964)  Sử dụng công nghệ bán dẫn (transistor).  Máy có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn thế hệ 1, độ tin cậy và tốc độ được cải thiện hơn (có khả năng tính khoảng 10.000-100.000 phép tính/1 giây).  Điển hình như loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC (Liên xô cũ)…
  • 33. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 23  Các ngôn ngữ lập trình cấp cao như COBOL, FORTRAN đã được đưa vào sử dụng trong các máy thuộc thế hệ này.  Thế hệ 3 (1965 – 1974)  Sự ra đời của mạch tích hợp cho phép sản xuất hàng loạt nhiều linh kiện điện tử rồi tích hợp chúng vào những bảng mạch có kích thước nhỏ, gọi là chip.  Với kỹ thuật mới này, máy tính trở nên nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn hai thế hệ trước, tốc độ nhanh (hàng trăm nghìn phép tính/giây), độ tin cậy cao.  Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk (Liên xô cũ)…  Thế hệ 4 (1974 – 1990)  Sử dụng bộ vi xử lý với kỹ thuật LSI (Large Scale Intergration) và VLSI (Very Large Scale Intergration) cho phép nén hàng ngàn đến hàng triệu bóng bán dẫn trên một đơn vị chip, có khả năng thực hiện hàng triệu phép tính/1 giây.  Ngày nay, bộ xử lý Intel Core i7 tích hợp khoảng 1,170,000,000 bóng bán dẫn.  Thế hệ 5 (1990 đến nay)  Máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo và đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển.  Mô phỏng các hoạt động, hành vi của con người, với khả năng tự suy diễn phát triển các tình huống và giải quyết được các yêu cầu đa dạng.
  • 34. 24 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 4.3 KIẾN TRÚC TỔNG QUAN Hình 4.4: Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính 4.4 PHẦN CỨNG  Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU)  Được xem như “bộ não” của máy tính, là thành phần quan trọng nhất của máy tính. Là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.  Gồm 3 bộ phận chính  Bộ điều khiển (Control Unit - CU)  Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit - ALU)  Các thanh ghi (registers)
  • 35. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 25  Bộ nhớ: Là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính, được chia làm hai loại: Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài  Bộ nhớ trong: Là nơi lưu trữ thông tin trong quá trình hoạt động của máy tính. Thành phần chính của bộ nhớ trong là ROM và RAM.  ROM (Read Only Memory- bộ nhớ chỉ đọc): - Chứa một số chương trình hệ thống ở giai đoạn khởi động máy tính, được hãng sản xuất nạp sẵn và người sử dụng không thể xóa, sửa nội dung. - Khi nguồn điện bị gián đoạn, dữ liệu trong ROM không bị mất.  RAM (Random Access Memory-truy xuất ngẫu nhiên): - Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. - Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ liệu bên trong RAM sẽ mất.  Bộ nhớ ngoài:  Là loại bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.  Dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn còn tồn tại khi nguồn điện bị gián đoạn.
  • 36. 26 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ  Ưu điểm là: khả năng lưu trữ lớn hơn rất nhiều, giá thành thấp so với bộ nhớ trong. Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm hơn đáng kể.  Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ flash…  Đĩa mềm (Floppy Disk) - Là một đĩa mỏng bằng plastic, có dạng hình tròn được phủ từ lên bề mặt, chứa bên trong vỏ nhựa mềm. - Loại đĩa này có dung lượng 1.44 MB (đường kính 3.5 inch), tốc độ đọc/ghi chậm và tuổi thọ không cao. - Hiên nay, loại đĩa này không còn thông dụng trên thị trường. Hình 4.5: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa mềm  Đĩa cứng (Hard Disk) Hình 4.6: Hình minh họa đĩa cứng - Bao gồm nhiều lớp đĩa đặt đồng tâm, mật độ phủ từ dày đặc hơn rất nhiều so với đĩa mềm. - Vì tốc độ quay của đĩa cứng là rất lớn (từ 5.400 vòng/phút đến 10.000 vòng/phút) nên các lớp đĩa phải được đặt trong hộp kim loại được rút chân không. - Hiện nay, dung lượng đĩa cứng có thể đạt từ 100 GB đến vài TB.
  • 37. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 27  Đĩa quang - Các loại đĩa này sử dụng cơ chế quang học (tia laser). Kích thước phổ biến của đĩa quang là 4.8 inch. - Có thể chia thành hai nhóm: Compact Disk (CD-ROM, CD-R/W) và DVD (DVD-ROM, DVD-R/W). Dung lượng của đĩa CD vào khoảng 700 MB, còn đĩa DVD có thể đạt khoảng 17 GB (DVD hai mặt, hai lớp). - Loại đĩa ROM (Read Only Memory) chỉ có thể ghi một lần, ngược lại loại R/W (Readable/Writeable) cho phép ghi và xóa nhiều lần. Hình 4.7: Hình minh họa thiết bị đọc và đĩa quang  Thiết bị nhớ flash - Kỹ thuật này được phát triển trong khoảng 10 năm gần đây, loại bỏ tính cơ học của đĩa từ và đĩa quang. - Dung lượng bộ nhớ flash thông dụng hiện nay khoảng từ 1 GB đến 16 GB. - Loại bộ nhớ này có kích thước nhỏ, giao tiếp thuận tiên qua cổng USB (Universal Serial Bus) Hình 4.8: Hình minh họa thiết bị nhớ flash  Các thiết bị nhập (input device) - Dùng để đưa thông tin từ bên ngoài vào máy tính.
  • 38. 28 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ - Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét… Hình 4.9: Hình minh họa một số thiết bị nhập  Các thiết bị xuất (output device) - Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. - Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình, máy in… Hình 4.10: Hình minh họa một số thiết bị xuất 4.5 PHẦN MỀM 4.5.1 Khái niệm Phần mềm là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó.  Phần mềm thường được chia thành hai loại chính: - Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành - Phần mềm ứng dụng
  • 39. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 29 4.5.2 Phân loại  Phần mềm hệ thống - Hệ điều hành – Đảm bảo sự tương tác giữa người dùng với máy tính, điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý các tài nguyên của máy tính. – Đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng hay bất cứ một chương trình ứng dụng nào với phần cứng của máy tính. – Các Hệ điều hành phổ biến: MS-DOS, Windows, Unix, Linux,…  Phần mềm ứng dụng Phần mềm ứng dụng là các phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể.  Một số phần mềm ứng dụng: – Xử lý văn bản (Wordprocessor): Microsoft Word, EditPlus,… – Quản trị dữ liệu (Database Management System): Visual Foxpro, Access, SQLServer,… – Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop, Illustrator,… – Chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,… Hình 4.11: Hình minh họa một số biểu tương của phần mềm ứng dụng
  • 40. 30 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 4.5.3 Thuật toán, biểu diễn thuật toán  Khái niệm bài toán: Trong Tin học, quan niệm bài toán là việc ta muốn máy tính thực hiện: – Viết một dòng chữ ra màn hình – Giải phương trình bậc hai – Quản lí điểm trong trường học v.v… Khi dùng máy tính để giải, ta cần quan tâm đến hai yếu tố: – Đưa vào máy thông tin gì (Input) – Cần lấy ra thông tin gì (Output). Do đó để phát biểu một bài toán ta cần phải chỉ rõ Input và Output của bài toán đó. Ví dụ1: Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 – Input: Các giá trị thực a,b – Output: Nghiệm là giá trị x hoặc thông báo không có nghiệm Ví dụ 2: Quản lí điểm trong trường học – Input: Thông tin cá nhân của từng học sinh – Output: Thông tin cần khai thác về một học sinh, một lớp học sinh, một khối hay toàn trường. 4.5.4 Khái niệm thuật toán Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
  • 41. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 31 Hình 4.12: Thuật toán giải phương trình bậc nhất Có nhiều cách trình bày thuật toán: dùng ngôn ngữ tự nhiên; sơ đồ khối; mã giả (tựa ngôn ngữ lập trình) ví dụ xem Hình 4.12 4.5.5 Biểu diễn thuật toán Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán phải tuân theo một số quy tắc nhất định. Ðể có thể truyền đạt thuật toán phải có phương pháp biểu diễn thuật toán. Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán: 4.5.5.1 Dùng ngôn ngữ tự nhiên Ví dụ: Giải phương trình bậc 1 Ví dụ: Giải phương trình bậc 2
  • 42. 32 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 4.5.5.2 Dùng lưu đồ-sơ đồ khối (flowchart)
  • 43. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 33 Ví dụ: Giải phương trình bậc 1 Ví dụ: Giải phương trình bậc 2
  • 44. 34 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 4.5.5.3 Dùng mã giả (pseudocode) Vay mượn ngôn ngữ nào đó kể cả ngôn ngữ tự nhiên để biểu diễn thuật toán. Ví dụ dùng ngôn ngữ Pascal và tự nhiên biểu diễn thuật toán giải phương trình bậc nhất : 4.5.6 Các bước giải quyết bài toán trên máy tính Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính công việc mà ta muốn nó làm. Việc giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định bài toán  Mỗi bài toán được đặc tả bởi hai thành phần: Input và Output.  Việc xác định bài toán chính là xác định rõ hai thành phần này.  Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho và các đại lượng phát sinh trong quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.  Ví dụ: Khi đề cập đến một số nguyên dương N ta phải biết rõ phạm vi giá trị của nó, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp. Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán  Bước lựa chọn và thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải một bài toán.
  • 45. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 35  Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán.  Cần chọn một thuật toán phù hợp để giải bài toán đã cho.  Khi lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như: giờ CPU, số lượng ô nhớ,...  Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó là dạng tài nguyên không tái tạo được.  Trong thực tế, khi lựa chọn thuật toán người ta còn quan tâm tới việc viết chương trình cho thuật toán đó được dễ dàng.  Việc thiết kế và lựa chọn thuật toán thích hợp để giải một bài toán cụ thể cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên thực tế cho phép. Bước 3: Viết chương trình  Việc viết chương trình là một tổng hợp hữu cơ giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.  Khi viết chương trình ta cần lựa chọn một ngôn ngữ bậc cao, hoặc hợp ngữ, hoặc ngôn ngữ máy, hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp cho thuật toán đã lựa chọn.  Viết chương trình trong ngôn ngữ nào ta cần phải tuân theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.  Chương trình dịch có thể giúp ta phát hiện và thông báo đầy đủ các sai sót về mặt ngữ pháp. Bước 4: Hiệu chỉnh  Sau khi được viết xong, chương trình vẫn còn có thể có nhiều lỗi khác chưa phát hiện được nên chương trình có thể không cho kết quả đúng.  Vì vậy, cần phải thửchương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ Input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán.  Các bộ Input này gọi là các Test.  Nếu có sai sót, ta phải sửa chương trình rồi thử lại  Quá trình này được gọi là hiệu chỉnh.
  • 46. 36 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bước 5: Viết tài liệu  Tài liệu phải mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.  Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm.  Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mà ta cho là chương trình đã làm việc đúng đắn. 4.6 PHẦN DẺO - FIRMWARE Là phần mềm trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM-Read Only Memory) chứa các thủ tục khởi động, lệnh vào/ra ở mức thấp. Nó mềm dẻo hóa phần cứng do linh hoạt, dễ sửa đổi và thông qua đó làm tăng tốc phần cứng. Điển hình là những Firmware của hãng Lite on giúp tăng tốc độ của ổ đĩa CD-RW, nó có thể nâng tốc độ từ 48x16x48x lên thành 52x24x52x. Ổ đĩa cứng cũng vậy, firmware có vai trò nhất định. Chẳng hạn nếu chúng ta dùng ổ đĩa cứng của hãng Seagate, Model ST340015A thì Firmware Revision là 3.01 và sự hỗ trợ tiếp theo của Seagate sẽ là 3.02…
  • 47. BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 37 HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: Câu 1. Máy tính điện tử là gì? A. Thiết bị lưu trữ thông tin B. Thiết bị số hóa và biến đổi thông tin C. Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin D. Thiết bị tạo và biến đổi thông tin Câu 2. Máy tính đầu tiên ENIAC sử dụng linh kiện nào trong số các linh kiện ? A. Transistor lưỡng cực B. Transistor trường C. Đèn điện tử D. IC bán dẫn Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình B. Phần cứng của máy tính gồm các đối tượng như : bản mạch chính, bộ nhớ RAM, bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM C. Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM D. Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm Câu 4. Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm: A. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra B. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi C. Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi D. Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi Câu 5. Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì? A. Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất B. Hệ điều hành C. Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho máy tính D. Phần mềm hệ thống Câu 6. Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là: A. Hệ điều hành MS DOS B. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS
  • 48. 38 BÀI 4: CẤU TRÚC TỔNG QUAN MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ C. Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính D. Phần mềm ứng dụng của người dùng Câu 7. Phần mềm của máy tính là: A. Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối và ra được thực hiện một cách linh hoạt. B. Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính C. Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM D. Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó Câu 8. Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là: A. Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo Dùng Internet và trình bày kiến thức của ban về bộ xử lý trung tâm CPU : Lịch sử, công nghệ, mật độ, tốc độ, các nhà sản xuất nổi tiếng ? Bộ tản nhiệt (làm mát) đóng vai trò gì với CPU ? Việt Nam đã sản xuất được CPU hay chưa ?
  • 49. BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 39 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 5.1 KHÁI NIỆM Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network or network system) là sự kết hợp các máy tính đơn lẻ lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó nhằm trao đổi thông tin, cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu với nhau.Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà (LAN), một thành phố (WAN) hoặc trên phạm vi toàn cầu (Internet),… (Hình 5.1) Hình 5.1: Hình minh họa mô phỏng một mạng máy tính 5.2 LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH – Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích, một thiết bị nào đó.
  • 50. 40 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH – Một nhóm người hay một phòng ban cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tập tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng. – Dữ liệu được quản lý tập trung nên bảo mật an toàn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi, nhanh chóng, backup dữ liệu tốt hơn. – Khi được kết nối mạng thì mọi người sẽ được sử dụng chung các thiết bị ngoại vi máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan, đĩa cứng và các thiết bị khác… – Người sử dụng và trao đổi thông tin với nhau dễ dàng thông qua dịch vụ thư điện tử (Email), dịch vụ Chat, dịch vụ truyền file (FTP), dịch vụ Web,... – Xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý giữa các máy tính trong hệ thống mạng muốn chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhau. – Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp mà chức năng lại mạnh). – Cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các chương trình tiện ích, vùng nhớ của một trung tâm máy tính khác đang rỗi để làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống. – An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì nó quản lý quyền truy cập của các tài khoản người dùng (phụ thuộc vào các chuyên gia quản trị mạng). 5.3 LỊCH SỬ Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn. Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này. Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các
  • 51. BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 41 máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch. Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện. Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC). Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà, tại văn phòng và trong kinh doanh. Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác thông qua hệ thống dây điện thoại có sẵn. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu. Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet.
  • 52. 42 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 5.4 PHÂN LOẠI 5.4.1 LAN LAN (Local Area Network - mạng cục bộ) là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (cơ quan hay tổ chức) có bán kính khoảng 100m đến vài km. Chúng nối các máy chủ (server) và các máy trạm (client) trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm:  Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến vài km.  Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps.  Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: o Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). o Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring). o Mạng sao. (Hình 5.2) 5.4.2 MAN MAN (Metropolitan Area Network -mạng đô thị) là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm:  Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.  Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.  Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.
  • 53. BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 43 Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6). 5.4.3 WAN WAN (Wide Area Network -mạng diện rộng) dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác.  Mạng con thường có hai thành phần chính: 1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk). 2. Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đường" hay "bộ định tuyến" (router). Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định.
  • 54. 44 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH Hình 5.3 Các kiểu nối trong WAN 5.5 THIẾT BỊ 5.5.1 Thiết bị truyền dẫn  Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu. Hình 5.4: Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable)  Cáp đồng trục (Coaxial Cable): là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại bởi một lớp điện môi không dẫn điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Cáp đồng trục chuẩn RG-59 gồm 4 lớp: o A: vỏ nhựa bọc bên ngoài o B: lớp vỏ bện kim loại o C: chất cách điện o D: lõi đồng
  • 55. BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 45 Hình 5.5: Cáp đồng trục (Coaxial Cable)  Cáp sợi quang (Fiber optic cable): là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn. Hình 5.6: Một bó sợi quang học 5.5.2 Thiết bị kết nối  Wireless Access Point: là thiết bị kết nối mạng không dây được thiết kế theo chuẩn IEEE 802.11b, cho phép nối LAN to LAN, dùng cơ chế CSMA/CA để giải quyết tranh chấp, dùng cả hai kiến trúc kết nối mạng là Infrastructure và AdHoc, mã hóa theo 64/128 bit. Nó còn hỗ trợ tốc độ truyền không dây lên tới 11Mbps trên băng tần 2,4 GHz và dùng công nghệ radio DSSS (Direct Sequence Spectrum Spreading).
  • 56. 46 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH  Wireless Ethernet Bridge: là thiết bị cho phép các thiết bị Ethernet kết nối vào mạng không dây. Ví dụ như thiết bị Linksys WET54G Wireless-G Ethernet Bridge. Nó hỗ trợ bất kỳ thiết bị Ethernet nào kết nối vào mạng không dây dù thiết bị Ethernet đó có thể là một thiết bị đơn hoặc một router kết nối đến nhiều thiết bị khác.  Cạc (Card) mạng: là một loại card mở rộng được gắn thêm trên máy tính, cung cấp giao tiếp vật lý và logic giữa máy tính với các thiết bị mạng, hệ thống mạng thông qua phương tiện truyền dẫn.  Repeater: đơn giản chỉ là một bộ khuếch đại tín hiệu giữa hai cổng của hai phân đoạn mạng. Repeater được dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở rộng khoảng cách tối đa trên một đường cáp. Có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và Repeater điện quang. Dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông.  Hub: là thiết bị có chức năng giống như Repeater nhưng nhiều cổng giao tiếp hơn cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm. Hub thông thường có từ 4 đến 24 cổng giao tiếp, thường sử dụng trong những mạng Ethernet 10BaseT. Thật ra, Hub chi là Repeater nhiều cổng. Hub lặp lại bất kỳ tín hiệu nào nhận được từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu đó đến tất cả các cổng còn lại trên nó. Hub hoạt động ở lớp vật lý của mô hình OSI và cũng không lọc được dữ liệu. Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao. Hub được chia làm hai loại chính: Hub thụ động (Passive hub) và Hub chủ động (Active hub).  Bridge: là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin. Để lọc các gói tin và biết được gói tin nào thuộc nhánh mạng nào thì Bridge phải chứa bảng địa chỉ MAC. Bảng địa chỉ này có thể được khởi tạo tự động hay phải cấu hình bằng tay. Do Bridge hiểu đuợc địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở tầng hai (tầng data link) trong mô hình OSI.  Modem: là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu định dạng số thành dữ liệu định dạng tương tự cho một quá trình truyền từ môi trường tín hiệu số qua môi trường tín hiệu tương tự và sau đó trở môi trường tín hiệu số ở phía nhận cuối cùng. Tên
  • 57. BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH 47 gọi Modem thật ra là từ viết tắt được ghép bởi những chữ cái đầu tiên của MOdulator/DEModulator – Bộ điều biến/Bộ giải điều biến.  Switch: là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt động của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng lại trên nó. Những cổng giao tiếp trên Switch là những Bridge thu nhỏ được xây dựng trên mỗi cổng giao tiếp tương ứng.  Router: là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu mạng (thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng một mạng tương tác. Thông thường có một bộ xử lí, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao tiếp ra/vào.  Gateway: là thiết bị trung gian dùng để nối kết những mạng khác nhau cả về kiến trúc lẫn môi trường mạng. Gateway được hiểu như cổng ra vào chính của một mạng nội bộ bên trong kết nối với mạng khác bên ngoài. Có thể đó là thiết bị phần cứng chuyên dụng nhưng thường là một server cung cấp kết nối cho các máy mà nó quản lý đi ra bên ngoài giao tiếp với một mạng khác. 5.6 INTERNET 5.6.1 Khái niệm Internet là một hệ thống mạng thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. 5.6.2 Lợi ích Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
  • 58. 48 BÀI 5: MẠNG MÁY TÍNH Hình 5.6: Sự đa dạng của thiết bị dùng Internet