SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  78
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                          A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

                    BÀI 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
                        KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
                  CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phat triển, đang
    phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh
    tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng:
- nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
3/ Thái độ:
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ phân bố các nước và lãnh thổ trên thế giới theo GDP bình quân đầu người.
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bảng so sánh chỉ số hai nhóm nước phát triển và đang phát triển
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2/ Giới thiệu chương trình:
3/ Vào bài mới:
        Giới thiệu bài mới: Thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá
trình phát triển, các nước này đã phân hóa thành nhiều hai nước khác nhau: nhóm nước phát triển và
nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bài học hôm nay
chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò ảnh hưởng cuả cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với kinh tế - xã hội thế giới.




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 1
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                             KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
 Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi.           I.. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:
                                         1/ Nhóm nước phát triển:
 GV: Các nước trên thế giới được xếp     - Có bình quân tổng sản phẩm trong nước theo đầu người
 vào hai nhóm nước: đang phát triển và   (GDP/người) lớn, đầu tư ra nước ngoài (FDI) lớn, chỉ số
 phát triển.                             phát triển con người (HDI) cao.
 CH: hai nhóm nước này có đặc điểm       2/ Nhóm nước đang phát triển:
 khác nhau như thế nào ?                 - Có GDP/người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều, và HDI thấp.
                                         - Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs)
 CH: Quan sát hình 1, em có nhận xét gì như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-
 về sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ na...
 trên thế giới theo mức GDP/người ?       GDP/người rất chênh lệch giữa các nơi.
                                         + khu vực có thu nhập cao là Tây Âu, Bắc Mỹ, Ô-xtrây-li-
                                         a, Nhật Bản...
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận    + Khu vực có thu nhập khá là Tây Nam Á, Bra-xin, Ac-
 nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết hen-ti-na, a rập Xê-ut...
 quả.                                    + khu vực có thu nhập thấp là Trung Phi, Trung Á, Nam
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá       Á...
 kiến thức.




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 2
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: cá nhân/cặp đôi.                           II.. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
                                                         KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC:
 CH: Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về                   1/ GDP/người có sự trên lệch lớn giữa hai nhóm nước:
 GDP/người của một số nước phát triển                    - các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần
 và đang phát triển?                                     GDP/người của các nước đang phát triển.
                                                         2/ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác
                                                         biệt:
 CH: Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét tỉ                   a/ các nước phát triển:
 trọng GDP phân theo khu vực kinh tế                     - Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%).
 của các nhóm nước?                                      - Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%).
                                                         b/ Các nước đang phát triển:
                                                         - Khu vực I còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn (25%).
                                                         - Khu vực III mới đạt dưới 43% (dưới 50%).
                                                         3/Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội:
 CH: Sự khác biệt về các chỉ số xã hội                   - các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.
 của các nhóm nước thể hiện như thế                      a) Tuổi thọ người dân:
 nào?                                                    - Các nước phát triển là 76.
                                                         - Các nước đang phát triển là 65.
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận                    - Trung bình thế giới là 67.
 nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết                    b) Chỉ số HDI:
 quả.                                                    - Các nước phát triển là 0,855.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá                       - Các nước đang phát triển là 0,694.
 kiến thức.                                              - Trung bình thế giới là 0,741.



 Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi.                           III.. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
                                                         NGHỆ HIỆN ĐẠI:
 CH: Cuộc cách mạng khoa học và công                     1/ Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
 nghệ hiện đạidiễn ra khi nào và có đặc                  - Thời gian: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
 trưng nổi bật gì.                                       - Đặc trưng: xuất hiệ và bừng nổ công nghệ cao.
                                                         - Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học,
 CH: cuộc cách mạng và khoa học hiện                         công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ
 đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền                        năng lượng.
 kinh tế thế giới?                                       2/ Ảnh hưởng:
                                                         - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận                        công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch
 nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết                        cơ cấu mạnh mẽ.
 quả.                                                    - Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
 kiến thức.

4/ Kiểm tra, đánh giá:
        1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước
phát triển và đang phát triển?

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 3
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
       2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh
tế-xã hội thế giới?
       3/ Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A/ Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.    B/ Sự tương phản về trình độ kinh tế-xã hội.
C/ Sự khác nhau về chế độ chính trị-xã hội.            D/ Hậu quả kéo dày của chiến tranh.
       4/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của các nước phát triển.
A/ Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn.                   B/ Chỉ số phát triển con người HDI cao.
C/ Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới.   D/ Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công-nông nghiệp.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




                 BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2/ Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qui mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh
    tế khu vực.
3/ Thái độ:
- Nhận biết được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định được trách nhiệm của bản
thân của việc đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ xã hội tại địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới.
- Các bảng kiến thức và số liệu phóng to từ SGK.
              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 4
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định: Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
        1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế -xã hội của các nhóm nước
phát triển và đang phát triển?
        2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh
tế-xã hội thế giới?
        3/ Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
3/ Vào bài mới:




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 5
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
       HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                                             KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
 Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4.                                   I.. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ:

 CH: Toàn cầu hoá kinh tế biểu hiện ở những  1/ Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế:
 mặt nào?                                    a) Thương mại thế giới phát triển mạnh:
                                             - Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hoá trên thế giới
                                                 phát triển nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.
 CH: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nào   b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh:
 ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất?     - Từ 1990 2004 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ
                                                 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD (gấp 5 lần).
                                             - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn,
                                                 nhất là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
 CH: các công ty xuyên quốc gia có vai trò   c) Thị trường tài chính quốc tế được mở rộng:
 như thế nào? Nêu ví dụ về một số công ty    - Quỷ tiền tệ thế giới IMF.
 xuyên quốc gia.                             - Ngân hàng thế giới WB.
                                             - Ngân hàng phát triển Châu Á ADB.
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.
                                             d) Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
                                                 ảnh hưởng ngày càng lớn:
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến
                                             - Hoạt động trên nhiều quốc gia.
 thức.
                                             - Nắm 70% giá trị xuất nhập khẩu trên toàn thế
 CH: Toàn cầu hoá kinh tế có ảnh hưởng như       giới.
 thế nào đến nền kinh tế-xã hội thế giới?    - Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
                                             - Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
                                             2/ Hệ quả của việc toàn cầu hoá kinh tế:
 CH: Em có nhận xét gì về sự chênh lệch giàu a) Tích cực:
 nghèo trên thế giới hiện nay?               - Thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng kinh tế
                                                 toàn cầu.
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.  - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.            công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến      b) Tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo...
 thức.




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 6
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.                                   II.. XU HƯỚNG KHU VỰC HOÁ KINH TẾ:
                                                                1/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình
 CH: Dựa vào bảng 2.2, hãy so sánh quy mô                       thành:
 về dân số và GDP của các tổ chức liên kết                      - Hiệp ước thương mại tự do bắc Mĩ (NAFTA).
 kinh tế, rút ra nhận xét.                                      - Liên minh Châu Âu (EU).
                                                                - Hiệp hội các quốc gia Đong Nam Á (ASEAN).
                                                                - Diễn đàng hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
                                                                     Dương (APEC).
 CH: Xu hướng khu vực hoá kinh tế gây nên                       - Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
 các hệ quả gì? Liên hệ với tình hình nước ta.                  2/ Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:
                                                                a) Tạo ra cơ hội:
                                                                - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm
                                                                     do hoá thương mại.
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
                                                                - Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến
 thức.                                                               hoá kinh tế thế giới.
                                                                b) Tạo ra các thách thức:
                                                                - Đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính
                                                                trị...

4/ Kiểm tra, đánh giá:
      1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoía kinh tế dẫn
      đến hệ quả gì?
      2/ Các tổ chức kinh tế hình thành dựa trên những cơ sở nào?
      3/ Xác định trên bản đồ thế giới, các nước thành viên tổ chức EU, ASEAN, NAFTA,
      MERCOSUR ?
5/ Dặn dò về nhà:
      Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 7
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




                            BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các
    nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường.
- Phân tích được hậu quả của ô nhiểm môi trường, nhận thức được sự cần thiết để bảo vệ môi trường.
2/ Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế...
3/ Thái độ:
- Nhận thức được để giải quyết vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
- Lược đồ tổ chức liên kết kinh tế thế giới.
- Tin thời sự, ảnh về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
       1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế, hệ quả của toàn cầu hoá là gì?
       2/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực dựa trên những cơ sở nào?
       3/ xác định trên bản đồ các nước trên thế giới, các nước thành viên của tổ chức EU, ASEAN,
       NAFTA...
3/ Vào bài mới:




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 8
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                                                KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
 Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi.                                     I.. DÂN SỐ:
                                                                   1/ Bùng nổ dân số:
 CH: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất                     - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nữa sau thế
 trong vấn đề bùng nổ dân số hiện nay? Nguyên                          kỉ XX.
 nhân.                                                             - Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người.
                                                                   - chủ yếu là ở các nước đang phát triển: chiếm
 CH: Dựa vào bảng 3.1, hãy so sánh tỷ suất gia                         80% dân số, 95% dân số tăng hàng năm của thế
 tăng tự nhiên của các nước phát triển và đang                         giới.
 phát triển hiện nay?                                              - Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát
                                                                       triển > các nước phát triển.
 CH: Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì                     - Ảnh hưởng:
 về mặt kinh tế-xã hội?                                            + Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi dào.
                                                                   + Tiêu cực: gây ra sức ép nặng nề về tài nguyên
                                                                   môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc
 CH: Tình trạng già hoá dân số biểu hiện như thế                   sống...
 nào?

 CH: Dựa vào bảng 3.2, so sánh dân số theo        2/ Già hoá dân số:
 nhóm tuổi của các nước phát triển và các nước    - Biểu hiện:
 đang phát triển?
                                                  + Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày
 CH: dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt
                                                  càng thấp, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng nhiều.
 kinh tế-xã hội?
                                                  + Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.
                                                  - Các nước phát triển có dân số già hơn.
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm 
                                                  - Hậu quả:
 Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. + Thiếu nguồn lao động.
                                                  + Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội.
 Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.                     II.. MÔI TRƯỜNG:
                                                  1/ Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng
 CH: Khí hậu toàn cầu và tầng ôdôn bao quanh      ôdôn:
 trái đất bị biến đổi theo chiều hướng như thế    - Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ trái đất
 nào? Nguyên nhân do đâu.                             tăng 0,6 độ C trong 100 năm qua.
 CH: sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và thủng tầng - Mưa axit.
 ôzôn có ảnh hưởng gì đến đời sống trên trái đất? - Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lổ thủng tầng
 CH: vì sao nguồn nước ngọt, biển và đại dương        ôdôn ngày càng rộng.
 bị ô nhiểm?                                      2/ Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương:
 CH: sự đa dạng sinh vật là gì? Vì sao sự đa dạng - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra
 sinh vật trên trái đất bị suy giảm.                  sông, hồ, biển...
 CH: Hãy nêu tên một số loài động vật ở nước ta - Do sự cố tràng dầu, đắm tàu, rửa tàu...
 đang dần bị tuyệt chủng?                         3/ Suy giảm đa dạng sinh học:
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  - Do sự khai thác quá mức của con người.
 Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
                                                  - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.
                                                      trước nguy cơ tuyệt chủng.



              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                   Trang 9
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi.                                     III.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
 GV cho HS nêu một số biểu hiện của thực trạng                     1/ Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn
 xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố...                  khủng bố:
                                                                   - Cần tăng cường hoà giải các mâu thuẩn sắc tộc,
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm                            tôn giáo.
 Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.                                - Chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ của
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.                          từng cá nhân.
                                                                   2/ Hoạt động kinh tế ngầm:
                                                                   - Buôn lậu vũ khí, rửa tiền, ma tuý...
4/ Kiểm tra, đánh giá:
        1/ chứng minh rằng trên thế giưói , sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những nước đang phát
triển, già hoá dân số diễn ra ở các nước phát triển?
        2/ Giải thích câu nói:” trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”?
        3/ Sựu bùng nổ dân số trên thế giưói hiện nay diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển?
               A. đúng                            B. sai
        4/ Biến đổi khí hậu toàn cầu là do nhiệt dộ trái đất tăng lên:
               A. đúng                            B. sai
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 10
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
            BÀI 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
                CỦA TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
2/ Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
3/ Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu KH và CN hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh.
- Đề cương báo cáo ( phóng to).
- HS chuẩn bị các tư liệu sưu tầm theo chủ đề GV đua ra từ trước cho HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
        1/ Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát
triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
        2/ Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “ tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”.
        3/ Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu trên thế giới là gì? Tình trạng đó có thể gây ra các hậu
quả tiêu cực thế nào? Trình bày một số giải pháp có thể giải quyết tình trạng đó.
        4/ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và suy giảm đa dạng nước ngọt trên thế giới? Tình
trạng đó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực thế nào
3/ Vào bài mới:
Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đạt các nước đang phát triển rất nhiều thách thức. Bài thực
hành hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và các thách thức đó.
Hoạt động 1: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
Phương án 1: HS đọc các ô thông tin trong SGK, sắp xếp thành hai mảng “ cơ hội” và “ thách thức” của
tàon cầu hoá đối với các nước đang phát triển, tìm các ví dụ minh hoạ.
Phương án 2: chia nhóm HS.
Nhóm 1: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những cơ hội của toàn cầu hoá đối với các
nước đang phát triển, neu các ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những thách thứuc cảu toàn cầu hoá đối với
các nước đang phát triển, nêu các ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2: Trình bày báo cáo.
Trên cơ sở thảo luận nhóm và tìm hiểu của các cá nhân, HS lên bảng trình bày báo cáo về chủ đề “
Những cơ hội và thách thứuc của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”
Các HS khác góp ý bổ sung, GV tổng hợp nôin dung thảo luận.
I. Cơ hội:
1. Khi thực hiện toàn cầu hoá hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm tạo điều kiện mở
    rộng thương mại, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi.
2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cscs quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ
    hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội.


              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 11
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Toàn cầu hoá tạo điều kiện chuyển giao những thãnh tựu mới về khoa học và công nghệ, vềtổ chức
    và quản lí, về sản xuất và kinh doanh đến cho tất cả mịn người, mọi đân tộc.
4. Toàn cầu hoá tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hoá mối quan hệ quốc tế, chủ
    động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
II. Thách thức:
1. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn
Có sức cạnh tranh kinh tế mạnh phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử, năng lượng
nguyên tử, công nghệ hoá dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin, ....
2. Các siêu cường tư bản chủ nghĩa tìm cách áp dặt lối sống và nền văn hoá của mình vào các nước
    khác. Các giá trị đạo đức cảu nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói
    mòn.
3. Toàn cầu hoá ngày càng gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên
    phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã
    chuyển các công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ Quá trình toàn cầu hoá nề kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển?
2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu
hoá nền kinh tế thế giới?
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 12
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                   BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

                                  TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
    - Biết được Châu Phi khá giàu có về khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô và nóng…
    - Dân số tăng nhanh, ngừôn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh
    đe doạ.
    - Kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm.
2/ Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.
3/ Thái độ:
- Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi.
    - Bản đồ kinh tế chung Châu Phi.
    - Tranh ảnh và cảnh quan Châu Phi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
        1/ Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang
phát triển?
        2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?
3/ Vào bài mới:




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 13
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                                              KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
  Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4.                                           I.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN:
  CH: Quan sát hình 5.1 và dựa vào sự hiểu biết của                      - Phần lớn lãnh thổ Châu Phi là hoang mạc và
  bản thân, hãy nêu đặc điểm của khí hậu và cảnh                         sa van, khí hậu khô nóng.
  quan của Châu Phi?                                                     - Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá
  CH: Vậy cần phải thực hiện giải pháp nào để bảo vệ                     mức làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi
  tài nguyên môi trường, bảo vệ sự phát triển bềnh                       trường.
  vững ở Châu Phi?                                                       - Giải pháp quan trọng:
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại                        + Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
  diện nhóm lên báo cáo kết quả.                                         + Phát triển thuỷ lợi.
  GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.
  Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.                        II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ
                                                      HỘI:
  CH: Dựa vào bảng 5.1 so sánh và nhận xét tình hình - Châu Phi dẫn đầu thế giới về tỉ suất sinh thô
  sinh tử và gia tăng dân số tự nhiên, tuổi thọ trung (38%), tỉ suất tử thô (15%) và tỉ suất gia tăng
  bình của Châu Phi so với thế giới với các châu lục  dân số tự nhiên (2,3%).
  khác?                                               - Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi
  CH: Sự gia tăng dân số quá nhanh gây những bất lợi rất thấp, chỉ đạt 52 tuổi.
  gì cho sự phát triển kinh tế của Châu Phi?          - Trình độ dân chí thấp, nhiều hủ tục chưa
  CH: Ngoài việc gia tăng dân số, vấn đề dân cư-xã    được xoá bỏ, tình trạng nghèo đói còn phổ
  hội Châu Phi còn thẻ hiện các mặt nổi cộm nào?      biến.
  CH: Thế giới trong đó có Việt Nam đã có các hoạt    - Diễn ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc.
  động gì để giúp cho Châu Phi thoát khỏi tình trạng  - Vẫn còn nhiều bệnh tật đe doạ.
  trên?
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại
  diện nhóm lên báo cáo kết quả.
  GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.
  Hoạt động 3: cặp đôi/nhóm 4.                        III.. VẤN ĐỀ KINH TẾ:
                                                      1/ Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi còn
  CH: Bằng chứng nào cho thấy Châu Phi là châu lục rất nghèo nàn và lạc hậu:
  còn rất nghèo nàn lạc hậu?                          - Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu
                                                      (năm 2004).
  CH: Dựa và bảng 5.2, em hãy nhận xét tốc độ tăng    - Châu Phi có 34/tổng số 54 quốc gia thuộc
  trưởng kinh tế của một số nước Châu Phi so với thế loại kém phát triển của thế giới.
  giới?                                               - Đa số các nước Châu Phi có mức tăng trưởng
                                                      kinh tế thấp.
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại 2/ Gần đây, nền kinh tế Châu Phi đang
  diện nhóm lên báo cáo kết quả.                      phát triển theo chiều hướng tích cực:
  GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.        - Trong thập niên vừa qua, tỉ lệ tăng trưởng
                                                      GDP của Châu Phi tương đối cao.
4/ kiểm tra, đánh giá:
       1/ Người đân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự
nhiên?
       2/ Hãy phân tích sự tác động của các vấn đề dân cư , xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu
lục này.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 14
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

              BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( TT )

                           TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
    - Biết Mĩ La Tinh có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế song điều kiện tự nhiên khai thác
       được chỉ phục vụ cho một số ít dân chúng, gây ình trạng không cân bằng, mức sống chênh lệch
       rất lớn.
    - Phân tích được tình trạng kinh tế thiếu ổn định của các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ nước
       ngoài, phụ thuộc vào nước ngoài.
2/ Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh.
3/ Thái độ:
- Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các nước Mĩ La Tinh đâng cố gắn thực hiện để vượt qua
khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ tự nhiên Mĩ La Tinh (khoáng sản).
    - Tranh ảnh về Mĩ La Tinh.
    - Phóng to các biểu đồ, bảng kiến thức trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
       1/ Người dân Châu Phi có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác bảo vệ tự
nhiên?
       2/ Dựa vào các kiến thức đẫ học, có nhận xét gì về dân cư Châu Phi so với dân cư Châu Á và
Châu Âu?
       3/ Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư-xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của lục
địa này?
3/ Vào bài mới:




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 15
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC                                              KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
  Hoạt động 1: Cặp đôi/nhóm 4.                                  I..MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ
  CH: dựa vào hình 5.3, hãy cho biết Mĩ La                      VÀ XÃ HỘI:
  Tinh có những cảnh quan và tài nguyên                         1/ Tự nhiên:
  khoáng sản gì?                                                a) Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá từ B-N, từ
                                                                Đ-T, từ thấp lên cao.
  CH: Tài nguyên của Mĩ La Tinh phong phú                       b) Nhiều tài nguyên:
  như thế nào? Thuận lợi cho phát triển ngành                   - Tài nguyên rừng, biển phong phú.
  kinh tế nào.                                                  - Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: giao thông,
                                                                thuỷ lợi, thuỷ điện...
                                                                - Đất trồng đa dạng: thuận lợi chăn nuôi gia súc, trồng
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm                     cây công nghiệp...
   Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.                          -Nhiều khoáng sản: đồng, thiếc, kẽm, kim loại
  GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến                        quý...thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công
  thức.                                                         nghiệp.
  CH: hãy nêu nhữnh biểu hiện về dân cư và                      2/ Dân cư và xã hội:
  xã hội của Mĩ La Tinh?                                        - Tỉ lệ dân nghèo cao.
                                                                - Sự chênh lệch giào nghèo rất lớn.
  CH: Dựa vào nội dung SGK, bảng 5.3, và sự                     - Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra rất trầm trọng:
  hiểu biết, hãy nhận xét về mức sống của dân                   thành thị chiếm 75% dân số, nhưng 1/3 số đó sống
  cư một số nước Mĩ La Tinh?                                    trong điều kiện khó khăn.
  Hoạt động 2: Cặp đôi/nhóm 4.                                  II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ:
                                                                1/ Kinh tế phát triển không ổn định:
  CH: Dựa vào hình 5.4, em có nhận xét gì về                    - Nợ nước ngoài nhiều.
  tình hình gia tăng của nền kinh tế Mĩ La                      2/ Nguyên nhân:
  Tinh trong thời kì 19852004?                                 - Nền chính trị thiếu ổn định.
  CH: Vì sao có hiện tượng đó?                                  - Mức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.
                                                                - Cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì quá lâu sau
                                                                độc lập.
                                                                - Các chính phủ không đề ra được đường lối độc lập.
  CH: Gần đây nền kinh tế Mĩ La Tinh có                         3/ Gần đây tình hình kinh tế đã có những chuyển
  những thay đổi gì? Vì sao.                                    biến tích cực:
                                                                - Xuất khẩu tăng nhanh.
                                                                + Năm 2003 đạt 10%.
  HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm                     + Năm 2004 đạt 21%.
   Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.                          - Nhiều nước đã khống chế được lạm phát.
  GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến                        - Tỉ lệ gia tăng tiêu dung giảm…
  thức.
4/ kiểm tra, đánh giá:
        1/ Vì sao các nước mĩ la tinh có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ
lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?
        2/ Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế mĩ la tinh không ổn định?
        3/ Dựa vào hình 5.4, lập bảng tốc độ gia tăng GDP của MLT giai đoạn 19852004 và nhận xét.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 16
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
              BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( TT )

   TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
    - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
    - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ.
    - Vấn đề xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố…
2/ Kĩ năng:
    - Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á
       và khu vực Trung Á.
    - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy được vị trí các nước trong khu vực.
    - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
3/ Thái độ:
       - Thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nền hoà bình mà chúng ta đang
có được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ các nước trên thế giới.
    - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á.
    - Phóng to hình 5.8 trong SGK.
    - Phóng to các bảng kiến thức và số liệu trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
       1/ Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ
người nghèo khổ ở khu vực này lại cao?
       2/ Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ la Tinh phát triển thiếu ổn định?
3/ Vào bài mới:

            HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ                                              KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 17
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 CH: Xác định vị trí địa lí các quốc gia khu vực Tây                      I.. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY Á
 Á và Trung Á trên bản đồ thế giới?                                       VÀ TRUNG Á:
 Hoạt động 1: Phiếu học tập. Cặp đôi/nhóm 4HS                             1/ Tây Nam Á:
 CH: Xác định trên bản đồ Châu Á, vị trí các quốc gia                     - Diện tích khoảng 7 triệu km2.
 của khu vực Tây Nam Á?                                                   - Có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, có nền
                                                                          văn minh cổ đại sớm phát triển.
 CH: Dựa vào hình 5.5, nội dung SGK và hiểu biết
 của mình, em hãy nêu một số điểm khái quát về Tây                         - Số dân hơn 313 triệu người (2005), chủ yếu
 Nam Á?                                                                    theo đạo Hồi.
                                                                           - Có vị trí chiến lược quan trọng.
 CH: Vì sao nói Tây Nam Á có vị trí chiến lược đặc
 biệt quan trọng?
                                                                           - Khí hậu nhìn chung rất khô hạn.
 CH: Nguyên nhân nào làm cho khí hâu Tây Nam Á
 khô hạn?                                               - Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50% trữ lượng
 CH: Dầu mỏ khu vực Tây Nam Á chủ yếu tập trung ở thế giới, tập trung quanh vịnh Pec-xich.
 đâu?
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.                   2/ Trung Á:
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.          - Diện tích khoảng 5,6 triệu km2.
                                                       - Dân số 61,3 triệu người (2005), chủ yếu
 CH: Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có            theo đạo Hồi. (trừ Mông Cổ).
 những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu - Nằm ở trung tâm lục địa Á –Âu.
 vực có đặc điểm gì?                                   - Có khí hậu lục địa sâu sắc.
                                                       - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và
 CH: Tai sao Trung Á có khí hậu lục địa?                   hoang mạc.
                                                       - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, thuỷ
 CH: Trung Á có các loại khoáng sản nào?                   điện, khoáng sản…
                                                       - Chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá của cả
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.                phương Đông và Phương Tây.
 Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức
  GV Chuyển ý...




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 18
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: Phiếu học tập. Cặp đôi/nhóm 4HS                             II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC
                                                                          TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:
 CH: Dựa vào hình 5.8 em có nhận xét gì về lượng                          1/ Vai trò cung cấp dầu mỏ:
 dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dung của                       - Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu
 các khu vực trên thế giới?                                                    lớn nhất trên thế giới.
 CH: Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế                         - Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực có
 giới của khu vực Tây Nam Á?                                                   sản lượng khai thác lớn hơn nhiều so với
                                                                               lượng dầu tiêu dung.
 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.                               - Có khả năng cung cấp gần 16 nghìn
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.                                          thùng/ngày cho thị trường thế giới.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.                             2/ Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng
  GV chuyển ý...                                                         bố:
                                                                          - Xung đột giữa người Ả-rập và người Do
 CH: Trung Á hiện đang tồn tại vấn đề gì?                                      thái.
                                                                          - Sự hoạt động của các tổ chức chính trị,
 CH: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh,                             tôn giáo cực đoan, sự can thiệp của các
 xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát                              thế lực bên ngoài và những lực lượng
 triển kinh tế - xã hội và môi trường?                                         khủng bố.
                                                                          + Gây nên:
 CH: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á                          - Sự mất ổn định của khu vực.
 nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?                              - Gia tăng tình trạng đói nghèo.

 HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.
  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
 GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.
4/ kiểm tra, đánh giá:
       1/ Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây nam Á và Trung Á.
       2/ Hãy nêu vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ cho thề giới?
       3/ Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế-xã hội
của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 19
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH                                        ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT
TỔ: Anh văn – Sử – Địa                                      MÔN: ĐỊA LÝ 11 CB

                                                NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Hãy chứng minh để thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. (2 đ)
Câu 2: Hãy kể tên các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay? Trình bày vấn đề môi trường.( 2,5 đ )
Câu 3: Trình bày đặc điểm của khu vực Nam Á và Tây Nam Á ( 3 đ )
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu:
                   Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinhtrong giai đoạn 1995 – 2004
                                 Năm                      1995       2000         2002        2004
                  Tốc độ tăng trưởng GDP ( % )           0.4        2.9         0.5         6.0
      a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp? 1,5 điểm
      b. Nhận xét sự thay đổi trên. 1 điểm


        Giáo viên kiểm tra đề                                                          Giáo viên ra đề



                                                                                          Nguyễn Bá Phúc




TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH                                        ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT
TỔ: Anh văn – Sử – Địa                                      MÔN: ĐỊA LÝ 11 CB

                                               NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Hãy chứng minh để thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. (2 đ)
Câu 2: Hãy kể tên các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay? Trình bày vấn đề môi trường.( 2,5 đ )
Câu 3: Trình bày đặc điểm của khu vực Nam Á và Tây Nam Á ( 3 đ )
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu:

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 20
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                    Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinhtrong giai đoạn 1995 – 2004
                                   Năm                  1995       2000       2002      2004
                 Tốc độ tăng trưởng GDP ( % )         0.4        2.9        0.5       6.0
        a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp? 1,5 điểm
        b. Nhận xét sự thay đổi trên. 1 điểm

        Giáo viên kiểm tra đề                                                          Giáo viên ra đề



                                                                                          Nguyễn Bá Phúc


                                                              ĐÁP ÁN
Câu 1:
1/ GDP/người có sự trên lệch lớn giữa hai nhóm nước: ( 0,5 điểm )
- Các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển.
2/ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt:
a/ Các nước phát triển:          ( 0,25 điểm )
b/ Các nước đang phát triển: ( 0,25 điểm )
3/Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội:
a) Tuổi thọ người dân:
- Các nước phát triển là 76.              ( 0,25 điểm )
- Các nước đang phát triển là 65. ( 0,25 điểm )
b) Chỉ số HDI:
- Các nước phát triển là 0,855.                   ( 0,25 điểm )
- Các nước đang phát triển là 0,694.              ( 0,25 điểm )
Câu 2:
        - Dân số        ( 0,25 điểm )
        - Môi trường ( 0,25 điểm )
        - Xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố..                ( 0,25 điểm )
        - Các hoạt động kinh tế ngầm, buôn lậu vũ khí ( 0,25 điểm )
    Vấn đề môi trường
    1/ Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn: ( 0,5 điểm )
    - Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ trái đất tăng 0,6 độ C trong 100 năm qua.
    - Mưa axit.
    - Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lổ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng.
    2/ Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: ( 0,5 điểm )
    - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra sông, hồ, biển...
    - Do sự cố tràng dầu, đắm tàu, rửa tàu...
    3/ Suy giảm đa dạng sinh học: ( 0,5 điểm )
    - Do sự khai thác quá mức của con người.
    - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 3:
1/ Tây Nam Á: ( 1,5 điểm )
    - Diện tích khoảng 7 triệu km2.               ( 0,25 điểm )
    - Có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, có nền văn minh cổ đại sớm phát triển. ( 0,25 điểm )
    - Số dân hơn 313 triệu người (2005), chủ yếu theo đạo Hồi. ( 0,25 điểm )

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 21
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    - Có vị trí chiến lược quan trọng.                ( 0,25 điểm )
    - Khí hậu nhìn chung rất khô hạn.                 ( 0,25 điểm )
    - Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50% trữ lượng thế giới, tập trung quanh vịnh Pec-xich. ( 0,25 điểm )
2/ Trung Á: ( 1,5 điểm )
    - Diện tích khoảng 5,6 triệu km2.                 ( 0,25 điểm )
    - Dân số 61,3 triệu người (2005), chủ yếu theo đạo Hồi. (trừ Mông Cổ). ( 0,25 điểm )
    - Nằm ở trung tâm lục địa Á –Âu.                  ( 0,25 điểm )
    - Có khí hậu lục địa sâu sắc.                     ( 0,25 điểm )
    - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và hoang mạc.                                  ( 0,25 điểm )
    - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, thuỷ điện, khoáng sản… ( 0,25 điểm )
Câu 4
         a. Vẽ biểu đồ hình cột ( Trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện năm, có tên biểu đồ ) thiếu 1/3 – 0,5
             điểm
         b. Nhận xét: - Tốc độ tăng trưởng GDP của MLT tăng không ổn định. ( dẫn chứng )

                                      B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

                                     BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
                                      TIẾT 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
    - Biết được các đặc điểm về các vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
    - Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
    - đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2/ Kĩ năng:
    - Rèn luyện các kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được đặc điểm địa hình, khoáng sản, dân
       cư của Hoa Kì.
    - Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu tự nhiên, dân cư của Hoa Kì.
    - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ hành chính hoặc bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.
    - Bản đồ tự nhiên Hoa Kì.
    - Bản đồ mật độ dân số Hoa Kì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
       1/ Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
       2/ Nêu bật vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực Tây nam Á và Trung Á?
       3/ Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của
hai quốc gia này?
3/ Vào bài mới:
       Giới thiệu bài mới:
   TG      HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ                           KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI



              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 22
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
           Hoạt động 1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị      I.. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
           trí địa lí của Hoa Kì. Nhóm 2,4.             1/ Lãnh thổ:
           CH: Diện tích, lãnh thổ của hoa Kì gồm các   - Diện tích: 9.629.000 km2.
           bộ phận nào?                                 - Gồm 3 bộ phận:
                                                        + Bán đảo A-la-xca.
           CH: Lãnh thổ của trung tâm lục địa Bắc Mĩ + Quần đảo Hawai.
           có ảnh hưởng gì đến tự nhiên và kinh tế của + Trung tâm lục địa Bắc Mĩ (hơn 8 triệu km2)
           Hoa Kì?
                                                        2/ Vị trí địa lí:
           CH: Vị trí địa lí của Hoa Kì có đặc điểm     a) Đặc điểm:
           gì?                                          - Nằm ở bán cầu Tây.
                                                        - Giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và
                                                        Thái Bình Dương.
                                                        - Tiếp giáp với Ca-na-đa và gần với các nước
                                                        Mĩ La tinh.
           CH: Vị trí địa lí của Hoa Kì có thuận lợi gì b) Thuận lợi:
           cho phát triển kinh tế của Hoa Kì?           - Giao lưu thuận lợi bằng đường biển, đường
                                                        thuỷ với các nước trong khu vực và quốc tế.
           HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận         - Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên
           nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết         rộng lớn.
           quả.                                         - Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến
           GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến tranh thế giới, không những thế còn giàu lên
           thức.  Chuyển ý.                            nhờ chiến tranh.
           Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự        II.. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
           nhiên của Hoa Kì. Nhóm 2,4.                  1/ Phần trung tâm lục địa Bắc Mĩ thuộc Hoa
                                                        Kì. Chia làm 3 vùng.
           CH: Quan sát hình 6.1, dựa vào nội dung      - Vùng phía tây: là vùng núi, cao nguyên và
           SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy trình bồn địa. Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
           bài đặc điểm tự nhiên các bộ phận lãnh thổ Nhiều khoáng sản kim loại màu. Một số sông
           của Hoa Kì?                                  có ý nghĩa to lớn.
                                                        - Vùng phía đông: gồm dãy núi Apalat và đồng
                                                        bằng ven Đại Tây Dương. Có nhiều than đá,
                                                        quặng sắt. nhiều vùng có đất tốt thuận lợi cho
           CH: Vùng trung tâm có điểm nào tương         phát triển nông nghiệp.
           đồng với đồng bằng sông cữu long của Việt - Vùng trung tâm: là vùng đồng bằng rộng có
           nam?                                         sự khác nhau về về độ cao và độ phì, khí hậu
                                                        phần lớn là ôn đới, một phàn nhỏ cận nhiệt. rất
                                                        giàu khoáng sản như: dầu lữa, quặng sắt, phốt
                                                        phát…. Con sông Mixixipi có ý nghĩa rất quan
                                                        trọng.
           CH: Bán đảo A-la-xca và qần đảo Ha-wai
           có đặc điểm gì?                              2/ A-la-xca và Ha wai:
                                                        - A-la-xca: địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều
           HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận         khoáng sản chủ yế là dầu mỏ.
           nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết         - Ha-wai: là quần đảo giữa thái Bình Dương, có
           quả.                                         tiềm năng hải sản và di lịch.

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 23
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
           GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến
           thức.  Chuyển ý.



           Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên III.. DÂN CƯ CỦA HOA KÌ:
           của Hoa Kì. Nhóm 2,4.
           CH: Dân số Hoa Kì bao nhiêu và đứng thứ 1/ Dân số và sự gia tăng dân số:
           mấy trên thế giới?                        - Số dan đông: 296,5 triệu người, đứng thứ 3
                                                     thế giới.
           CH: Dựa vào bảng 6.1 và 6.2, em hày nhận - Dân số tăng nhanh hơn nhiều nước phát triển
           xét và nêu nguyên nhân sự gia tăng dân số khác, chủ yếu do nhập cư từ nhiều quốc gia
           của Hoa Kì?                               khác nhau.
           CH: Dựa vào bảng 6.2, hãy nêu những biểu - Tuổi thọ người dân cao.
           hiện của xu hướng già hoá dân số của Hoa - Cấu trúc tuổi: dân số già và đang già hoá dân
           Kì?                                       số.

           CH: Hiện tượng nhập cư của Hoa Kì tạo                       2/ Thành phần dân sư:
           nên đặc điểm gì nổi bậc về thành phần dân                   - Thành phần phức tạp, người da trắng chiếm
           cư?                                                         đa số, cơ cấu đang thay đổi.
                                                                       - Còn có sự bất bình đẳng trong các nhóm dân
                                                                       cư.
           CH: Quan sát hình 6.3, nội dung SGK hãy                     3/ Phân bố dân cư:
           nhận xét về sự phân bố dân cư của Hoa Kì?                   - Mật độ dân số nói chung thấp, rất chênh lệch
           CH: Phân bố dân cư hiện nay có sự thay                      giữa các vùng.
           đổi theo xu hướng nào?                                      - Có sự thay đổi trong phân bố dân cư, giãm
                                                                       khu vực đông bắc, tăng khu vực phía nam và
           HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận                        duyên hải Thái Bình Dương.
           nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết                        - Tỉ lệ dân thành thị cao, phần nhiều sống trong
           quả.                                                        các đô thị nhỏ và vừa nên hạn chế được các tiêu
           GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến                      cực trong các đô thị.
           thức.

4/ Kiểm tra, đánh giá:
       1/ Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông
nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì?
       2/ Giải thích những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh
tế của Hoa Kì?
       3/ Biết gì về bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-wai của Hoa Kì?
       4/ Hoa Kì có khí hậu gì là chủ yếu?
a) Khí hậu nhiệt đới.        b) Khí hậu cận nhiệt đới. c) Khí hậu ôn đới. d) Khí hậu hàn đới.
       5/ Những khoáng sản nào của Hoa Kì đứng thứ hai thế giới?
a) Dầu mỏ, khí đốt, than đá.                              b) Sắt, đồng, thiết, chì, bô xít.
c) Đồng, thiết, phốt phát, than đá.                       d) Than đá, chì, sắt, man gan.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.


              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 24
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………..




                                BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( TT )

                                           TIẾT 2. KINH TẾ CỦA HOA KÌ
                                                    --------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
    - Nắm được đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế Hoa kì có qui mô lớn và có đặc điểm các ngành
       kinh tế: dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.
    - Nhận thức được các xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên nhân của sự
       thay đổi đó.
2/ Kĩ năng:
    - Phân tích số liệu thống kê để so sánh giữa Hoa Kì với các châu lục và quốc gia khác, so sánh
       giữa các ngành kinh tế của hoa Kì.
    - Phân tích từ bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì để rút ra nhận xét về sự phân bố các ngành kinh tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì.
    - Các bảng số liệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại của Hoa Kì.
    - Sản lượng một số nông sản của Hoa Kì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
       1/ Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông
nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì?
       2/ Giải thích những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh
tế của Hoa Kì?
       3/ Biết gì về bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-wai của Hoa Kì?
3/ Vào bài mới:

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 25
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
       Giới thiệu bài mới: Hoa Kì là một siêu cường kinh tế trên thế giới hiện nay, điều đó được thể
hiện như thế nào? Trong các ngành kinh tế của Hoa Kì đang có sự chuyển dịch ra sao? Bài học hôm nay
sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi đó.
   TG         HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ                      KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
          Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát nền        I.. NỀN KINH TẾ MẠNH NHẤT THẾ GIỚI:
          kinh tế của Hoa Kì. Nhóm 2,4.              - Từ năm 1980 Hoa Kì đã trở thành cường quốc
          CH: Dựa vào bảng 6.3 và SGK có nhận        dẫn đầu trên thế giới về kinhn tế.
          xét gì về vị thế của Hoa Kì trong nền kinh
          tế thế giới?                               - Hoa Kì có nền kinh tế điển hình. Sự phát triển
                                                     của nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào mối quan
          HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận       hệ cung và cầu.
          nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết       - Đến năm 2004:
          quả.                                       + GDP Hoa Kì đạt 11.667,5 tỉ USD.
          GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá          + GDP /người đạt 39.752 USD.
          kiến thức.  Chuyển ý.

            Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh     II.. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
            tế của Hoa Kì. Nhóm 2,4.                 1/ Dịch vụ:
                                                     - Năm 2004 chiếm 79% GDP.
            CH: Ngành thương mại của Hoa Kì có gì a) Ngoại thương:
            nổi bậc?                                 - Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.344,2 tỉ USD = 12%
                                                     của toàn thế giới.
                                                     - Nhập siêu là 707,2 tỉ USD.
            CH: Hoa Kì có hệ thống giao thông vận    b) Giao thong vận tải:
            tải như thế nào?                         - Hiện đại nhất thế giới.
                                                     - Phát triển tất cả các loại đường: đường hàng
                                                     không, đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường
                                                     ống.
            CH: Ngành tài chính ngân hàng, thông tin c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
            liên lạc, du lịch có đặc điểm gì?        - Tài chính: năm 2002 có hơn 600 nghìn tổ chức
                                                     ngân hàng, chi nhánh tỏ khắp toàn cầu.
                                                     - Thông tin liên lạc: hiện đại nhất trên thế giới,
            CH: Hoa Kì có hệ thống định vị toàn cầu mạng thông tịn phủ toàn cầu, có nhiều vệ tinh và
            gọi tắt là gì?                           thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
                                                     - Du lịch: rất phát triển, thu hút nhiều du khách,
                                                     doanh thu lớn là 74,5 tỉ USD năm 2004.
                                                     2/ Công nghiệp:
                                                     a) Vai trò: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ
            CH: Ngành công nghiệp của Hoa Kì có      lực của Hoa Kì.
            vai trò và đặc điểm gì?                  b) Đặc điểm:
                                                     - Tỉ lệ giá trị trong sản lượng công nghiệp trong
                                                     GDP có xu hướng giảm. Năm 2004 chiếm 19,7%
                                                     GDP.
            CH: Công nghiệp của Hoa Kì có các        - Gồm có 3 nhóm ngành: công nghiệp chế biến,
            ngành chủ yếu nào?                       công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác
                                                     khoáng sản.

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 26
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                                                                       Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì đứng
            CH: Dựa vào bảng 6.4 em có nhận xét gì                    thứ hạng cao trên thế giới như: ô tô, điện, than đá,
            về sản lượng một số sản phẩm công                         dầu thô…
            nghiệp của Hoa Kì?                                        c) Phân bố:
                                                                      - Công nghiệp truyền thống phát triển mạnh ở
            CH: Công nghiệp của Hoa Kì có sự phân                     đông bắc.
            bố như thế nào?                                           - Công nghiệp kĩ thuật cao phát triển mạnh ở phía
                                                                      nam và ven Thái Bình Dương.
                                                                      - Công nghiệp thực phẩm phát triển ở hầu hết các
                                                                      khu vực.
            CH: Hoa Kì có nền nông nghiệp và giá trị                  3/ Nông nghiệp:
            nông nghiệp như thế nào?                                  - Giá trị sản lượng năm 2004 là 140 tỉ USD chiếm
                                                                      0,9% GDP.
                                                                      - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại.
            CH: Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ                    - Nền nông nghiệp mang đặc trưng của nền sản
            yếu của Hoa Kì là hình thức nào?                          xuất hàng hoá, là nước xuất khẩu nông sản lớn
                                                                      nhất thế giới.
            CH: Sự chuyển dịch trong nông nghiệp                      - Hiện nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ
            của Hoa Kì được thế hiện như thế nào?                     trọng thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông
                                                                      nghiệp. Nông phẩm sản xuất trở nên đa dạng.
            HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận
            nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết
            quả.
            GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
            kiến thức.

4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ Chứng minh Hoa Kì có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất trên thế giới?
2/ Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân?
3/ Hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì?
4/ Hoa Kì vượt Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế từ năm nào?
a) Năm 1889.               b) Năm 1885.                c) Năm 1890.              d) Năm 1895.
5/ Năm 2004, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong GDP của Hoa Kì?
a) 70,5 %.                 b) 75,5 %.                  c) 77,4 %.                d) 79,4 %.
6/ Ý nào sau đây không chính xác?
Sản xuất của Hoa Kì gồm các nhóm ngành.
a) Công nghiệp chế biến.                        b) Công nghiệp điện lực.
c) Công nghiệp truyền thống.                    d) Công nghiệp khai khoáng.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 27
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..




                                BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( TT )
                                TIẾT 3. THỰC HÀNH
                TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
                                                    --------------------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ trong công nghiệp và nông nghiệp của Hoa kì và những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phân hoá đó.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa các điều kiện phát triển với
sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
    - Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
    - Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì.
    - Bản đồ các trung tâm công nghiệp Hoa Kì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: ( 1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút )
1/ Chứng minh Hoa Kì có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất trên thế giới?
2/ Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân?
3/ Hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì?
3/ Vào bài mới: ( 35 phút )
I. PHÂN HOÁ LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP:
Hoạt động 1: Quan sát lược đồ các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì (hình 6.6) để nêu sự
phân bố các nông sản chính của Hoa Kì.
Bước 1: GV kẻ bảng, cho đại diện học sinh lên xác định vùng phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính
của Hoa Kì và ghi vào ô thích hợp. Dưới lớp HS có thể thảo luận từng nhóm nhỏ hoặc cặp đôi để hoàn
thành bài tập này.
Bước 2: Các HS góp ý bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn xác kliến thức.

              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 28
Tuần:            Tiết:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            Nông sản chính                     Cây lương thực            Cây công nghiệp và cây                   Chăn nuôi
              Khu vực                                                              ăn quả
                                               Lúa mì, ngô, lúa         - Đổ tương, cây ăn quả               - Bò thịt, bò sữa,
           Phía Đông                           gạo (pholorida)          cận nhiệt đới và ôn đới              - Thuỷ sản
              Các bang phía                     Lúa mì, ngô             - Củ cải đường, đổ tương.            - Bò, lợn
                   Bắc                                                  - Táo, lê, rau xanh
             Các bang trung                      Lúa mì, ngô            - Đổ tương, bông, thuốc              - Bò
     Trung         tâm                                                  lá, củ cải đường.
      Tâm     Các bang phía                         Lúa gạo             - Mía, cam, chanh, chuối             - Thuỷ sản: cá, tôm
                   Nam                                                                                         - Lợn
            Phía Tây                                Lúa gạo             - Cây ăn quả nhiệt đới,              - Bò
                                                                        rừng.


II. PHÂN HOÁ LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP:
Hoạt động 2: Quan sát lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì (hình 6.7) để nêu sự
phân bố các ngành công nghiệp:
Bước 1: GV kẻ bảng cho đại diện HS lên xác định các trung tâm công nghiệp quan trọng của các vùng,
xác định đâu là ngành công nghiệp truyền thống và đâu là ngành công nghiệp hiện đại và ghi vào ô thích
hợp. Dưới lớp HS có thể thảo luận từng nhóm nhỏ hoặc theo từng cặpđể hoàn thành bài tập này.
Bước 2: các HS góp ý bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức.

                          Vùng         Vùng Đông Bắc                   Vùng phía Nam                     Vùng phía tây
  Các ngành
  CN chính
    Các ngành công                 - Thực phẩm, dệt may, - Thực phẩm, dệt may,                      - Luyện kim, đóng tàu,
  nghiệp truyền thống              cơ khí, luyện kim, hoá cơ khí, đóng tàu, ô tô                    ô tô, cơ khí
                                   chất, đóng tàu, sx ô tô
      Các ngành công               - Điện tử, viễn thông   - Điện tử, viễn thông,                   - Điện tử, viễn thông,
      nghiệp hiện đại                                      hoá dầu, Chế tạo máy                     chế tạo máy bay.
                                                           bay, tên lữa, vũ trụ

4/ Kiểm tra, đánh giá:
       GV nhận xét kết quả làm việc của cả lớp. Có thẻ thu và chấm một số bài tiêu biểu để động viên
tinh thần học tập của HS.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………


              GIÁO ÁN LỚP 11                                                                                  Trang 29
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb
Giao an 11 cb

Contenu connexe

Similaire à Giao an 11 cb

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
nguyentuan123
 
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancauTuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
guesta6d80cd
 
Tcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập mônTcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập môn
thaonhi1994
 
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDHĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
Ngan Nguyen
 
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Ngan Nguyen
 

Similaire à Giao an 11 cb (20)

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 (...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 (...
 
đC địa 11 phần 1
đC địa 11 phần 1đC địa 11 phần 1
đC địa 11 phần 1
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) N...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà NộiLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
 
Desu1
Desu1Desu1
Desu1
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 55...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 55...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 55...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 55...
 
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancauTuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
Tuan3 tiet bai3_cacvandemangtinhtoancau
 
Tcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập mônTcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập môn
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOTĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
 
Nhom12
Nhom12Nhom12
Nhom12
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ...
 
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDHĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
ĐCS đường lối đổi mới CNH- HDH
 
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
 
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfSự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giao an 11 cb

  • 1. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI BÀI 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI. -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phat triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2/ Kĩ năng: - nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1. - Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước. 3/ Thái độ: - Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ phân bố các nước và lãnh thổ trên thế giới theo GDP bình quân đầu người. - Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bảng so sánh chỉ số hai nhóm nước phát triển và đang phát triển III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2/ Giới thiệu chương trình: 3/ Vào bài mới: Giới thiệu bài mới: Thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển, các nước này đã phân hóa thành nhiều hai nước khác nhau: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò ảnh hưởng cuả cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với kinh tế - xã hội thế giới. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 1
  • 2. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi. I.. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC: 1/ Nhóm nước phát triển: GV: Các nước trên thế giới được xếp - Có bình quân tổng sản phẩm trong nước theo đầu người vào hai nhóm nước: đang phát triển và (GDP/người) lớn, đầu tư ra nước ngoài (FDI) lớn, chỉ số phát triển. phát triển con người (HDI) cao. CH: hai nhóm nước này có đặc điểm 2/ Nhóm nước đang phát triển: khác nhau như thế nào ? - Có GDP/người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều, và HDI thấp. - Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) CH: Quan sát hình 1, em có nhận xét gì như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti- về sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ na... trên thế giới theo mức GDP/người ?  GDP/người rất chênh lệch giữa các nơi. + khu vực có thu nhập cao là Tây Âu, Bắc Mỹ, Ô-xtrây-li- a, Nhật Bản... HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận + Khu vực có thu nhập khá là Tây Nam Á, Bra-xin, Ac- nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết hen-ti-na, a rập Xê-ut... quả. + khu vực có thu nhập thấp là Trung Phi, Trung Á, Nam GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá Á... kiến thức. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 2
  • 3. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động 2: cá nhân/cặp đôi. II.. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC: CH: Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về 1/ GDP/người có sự trên lệch lớn giữa hai nhóm nước: GDP/người của một số nước phát triển - các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần và đang phát triển? GDP/người của các nước đang phát triển. 2/ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt: CH: Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét tỉ a/ các nước phát triển: trọng GDP phân theo khu vực kinh tế - Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%). của các nhóm nước? - Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%). b/ Các nước đang phát triển: - Khu vực I còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn (25%). - Khu vực III mới đạt dưới 43% (dưới 50%). 3/Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội: CH: Sự khác biệt về các chỉ số xã hội - các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. của các nhóm nước thể hiện như thế a) Tuổi thọ người dân: nào? - Các nước phát triển là 76. - Các nước đang phát triển là 65. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận - Trung bình thế giới là 67. nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết b) Chỉ số HDI: quả. - Các nước phát triển là 0,855. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá - Các nước đang phát triển là 0,694. kiến thức. - Trung bình thế giới là 0,741. Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi. III.. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI: CH: Cuộc cách mạng khoa học và công 1/ Thời điểm xuất hiện và đặc trưng: nghệ hiện đạidiễn ra khi nào và có đặc - Thời gian: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. trưng nổi bật gì. - Đặc trưng: xuất hiệ và bừng nổ công nghệ cao. - Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, CH: cuộc cách mạng và khoa học hiện công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền năng lượng. kinh tế thế giới? 2/ Ảnh hưởng: - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết cơ cấu mạnh mẽ. quả. - Xuất hiện nền kinh tế tri thức. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển? GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 3
  • 4. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế-xã hội thế giới? 3/ Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây? A/ Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo. B/ Sự tương phản về trình độ kinh tế-xã hội. C/ Sự khác nhau về chế độ chính trị-xã hội. D/ Hậu quả kéo dày của chiến tranh. 4/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của các nước phát triển. A/ Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn. B/ Chỉ số phát triển con người HDI cao. C/ Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới. D/ Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công-nông nghiệp. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá. - Biết lí do hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2/ Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qui mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực. 3/ Thái độ: - Nhận biết được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định được trách nhiệm của bản thân của việc đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ xã hội tại địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới. - Các bảng kiến thức và số liệu phóng to từ SGK. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 4
  • 5. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định: Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế -xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển? 2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế-xã hội thế giới? 3/ Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại? 3/ Vào bài mới: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 5
  • 6. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4. I.. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ: CH: Toàn cầu hoá kinh tế biểu hiện ở những 1/ Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế: mặt nào? a) Thương mại thế giới phát triển mạnh: - Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hoá trên thế giới phát triển nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP. CH: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nào b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất? - Từ 1990 2004 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD (gấp 5 lần). - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... CH: các công ty xuyên quốc gia có vai trò c) Thị trường tài chính quốc tế được mở rộng: như thế nào? Nêu ví dụ về một số công ty - Quỷ tiền tệ thế giới IMF. xuyên quốc gia. - Ngân hàng thế giới WB. - Ngân hàng phát triển Châu Á ADB. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm. d) Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. ảnh hưởng ngày càng lớn: GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến - Hoạt động trên nhiều quốc gia. thức. - Nắm 70% giá trị xuất nhập khẩu trên toàn thế CH: Toàn cầu hoá kinh tế có ảnh hưởng như giới. thế nào đến nền kinh tế-xã hội thế giới? - Nắm nguồn của cải vật chất lớn. - Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 2/ Hệ quả của việc toàn cầu hoá kinh tế: CH: Em có nhận xét gì về sự chênh lệch giàu a) Tích cực: nghèo trên thế giới hiện nay? - Thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến b) Tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo... thức. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 6
  • 7. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4. II.. XU HƯỚNG KHU VỰC HOÁ KINH TẾ: 1/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình CH: Dựa vào bảng 2.2, hãy so sánh quy mô thành: về dân số và GDP của các tổ chức liên kết - Hiệp ước thương mại tự do bắc Mĩ (NAFTA). kinh tế, rút ra nhận xét. - Liên minh Châu Âu (EU). - Hiệp hội các quốc gia Đong Nam Á (ASEAN). - Diễn đàng hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). CH: Xu hướng khu vực hoá kinh tế gây nên - Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR). các hệ quả gì? Liên hệ với tình hình nước ta. 2/ Hệ quả của khu vực hoá kinh tế: a) Tạo ra cơ hội: - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm do hoá thương mại.  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. hoá kinh tế thế giới. b) Tạo ra các thách thức: - Đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị... 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoía kinh tế dẫn đến hệ quả gì? 2/ Các tổ chức kinh tế hình thành dựa trên những cơ sở nào? 3/ Xác định trên bản đồ thế giới, các nước thành viên tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR ? 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 7
  • 8. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường. - Phân tích được hậu quả của ô nhiểm môi trường, nhận thức được sự cần thiết để bảo vệ môi trường. 2/ Kĩ năng: - Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế... 3/ Thái độ: - Nhận thức được để giải quyết vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tranh ảnh về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. - Lược đồ tổ chức liên kết kinh tế thế giới. - Tin thời sự, ảnh về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế, hệ quả của toàn cầu hoá là gì? 2/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực dựa trên những cơ sở nào? 3/ xác định trên bản đồ các nước trên thế giới, các nước thành viên của tổ chức EU, ASEAN, NAFTA... 3/ Vào bài mới: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 8
  • 9. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi. I.. DÂN SỐ: 1/ Bùng nổ dân số: CH: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nữa sau thế trong vấn đề bùng nổ dân số hiện nay? Nguyên kỉ XX. nhân. - Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người. - chủ yếu là ở các nước đang phát triển: chiếm CH: Dựa vào bảng 3.1, hãy so sánh tỷ suất gia 80% dân số, 95% dân số tăng hàng năm của thế tăng tự nhiên của các nước phát triển và đang giới. phát triển hiện nay? - Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > các nước phát triển. CH: Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì - Ảnh hưởng: về mặt kinh tế-xã hội? + Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi dào. + Tiêu cực: gây ra sức ép nặng nề về tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc CH: Tình trạng già hoá dân số biểu hiện như thế sống... nào? CH: Dựa vào bảng 3.2, so sánh dân số theo 2/ Già hoá dân số: nhóm tuổi của các nước phát triển và các nước - Biểu hiện: đang phát triển? + Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày CH: dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt càng thấp, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng nhiều. kinh tế-xã hội? + Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. - Các nước phát triển có dân số già hơn. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  - Hậu quả: Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. + Thiếu nguồn lao động. + Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội. Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4. II.. MÔI TRƯỜNG: 1/ Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng CH: Khí hậu toàn cầu và tầng ôdôn bao quanh ôdôn: trái đất bị biến đổi theo chiều hướng như thế - Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ trái đất nào? Nguyên nhân do đâu. tăng 0,6 độ C trong 100 năm qua. CH: sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và thủng tầng - Mưa axit. ôzôn có ảnh hưởng gì đến đời sống trên trái đất? - Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lổ thủng tầng CH: vì sao nguồn nước ngọt, biển và đại dương ôdôn ngày càng rộng. bị ô nhiểm? 2/ Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: CH: sự đa dạng sinh vật là gì? Vì sao sự đa dạng - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra sinh vật trên trái đất bị suy giảm. sông, hồ, biển... CH: Hãy nêu tên một số loài động vật ở nước ta - Do sự cố tràng dầu, đắm tàu, rửa tàu... đang dần bị tuyệt chủng? 3/ Suy giảm đa dạng sinh học: HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  - Do sự khai thác quá mức của con người. Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. trước nguy cơ tuyệt chủng. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 9
  • 10. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi. III.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: GV cho HS nêu một số biểu hiện của thực trạng 1/ Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố... khủng bố: - Cần tăng cường hoà giải các mâu thuẩn sắc tộc, HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  tôn giáo. Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - Chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ của GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. từng cá nhân. 2/ Hoạt động kinh tế ngầm: - Buôn lậu vũ khí, rửa tiền, ma tuý... 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ chứng minh rằng trên thế giưói , sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những nước đang phát triển, già hoá dân số diễn ra ở các nước phát triển? 2/ Giải thích câu nói:” trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương”? 3/ Sựu bùng nổ dân số trên thế giưói hiện nay diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển? A. đúng B. sai 4/ Biến đổi khí hậu toàn cầu là do nhiệt dộ trái đất tăng lên: A. đúng B. sai 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 10
  • 11. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 2/ Kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. 3/ Thái độ: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu KH và CN hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh. - Đề cương báo cáo ( phóng to). - HS chuẩn bị các tư liệu sưu tầm theo chủ đề GV đua ra từ trước cho HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 2/ Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. 3/ Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu trên thế giới là gì? Tình trạng đó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực thế nào? Trình bày một số giải pháp có thể giải quyết tình trạng đó. 4/ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và suy giảm đa dạng nước ngọt trên thế giới? Tình trạng đó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực thế nào 3/ Vào bài mới: Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đạt các nước đang phát triển rất nhiều thách thức. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và các thách thức đó. Hoạt động 1: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Phương án 1: HS đọc các ô thông tin trong SGK, sắp xếp thành hai mảng “ cơ hội” và “ thách thức” của tàon cầu hoá đối với các nước đang phát triển, tìm các ví dụ minh hoạ. Phương án 2: chia nhóm HS. Nhóm 1: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, neu các ví dụ minh hoạ. Nhóm 2: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những thách thứuc cảu toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, nêu các ví dụ minh hoạ. Hoạt động 2: Trình bày báo cáo. Trên cơ sở thảo luận nhóm và tìm hiểu của các cá nhân, HS lên bảng trình bày báo cáo về chủ đề “ Những cơ hội và thách thứuc của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển” Các HS khác góp ý bổ sung, GV tổng hợp nôin dung thảo luận. I. Cơ hội: 1. Khi thực hiện toàn cầu hoá hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm tạo điều kiện mở rộng thương mại, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi. 2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cscs quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 11
  • 12. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. Toàn cầu hoá tạo điều kiện chuyển giao những thãnh tựu mới về khoa học và công nghệ, vềtổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh đến cho tất cả mịn người, mọi đân tộc. 4. Toàn cầu hoá tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hoá mối quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác. II. Thách thức: 1. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn Có sức cạnh tranh kinh tế mạnh phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hoá dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, .... 2. Các siêu cường tư bản chủ nghĩa tìm cách áp dặt lối sống và nền văn hoá của mình vào các nước khác. Các giá trị đạo đức cảu nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn. 3. Toàn cầu hoá ngày càng gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ Quá trình toàn cầu hoá nề kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển? 2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới? 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 12
  • 13. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết được Châu Phi khá giàu có về khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô và nóng… - Dân số tăng nhanh, ngừôn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ. - Kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm. 2/ Kĩ năng: - Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi. 3/ Thái độ: - Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi. - Bản đồ kinh tế chung Châu Phi. - Tranh ảnh và cảnh quan Châu Phi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển? 2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới? 3/ Vào bài mới: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 13
  • 14. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4. I.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN: CH: Quan sát hình 5.1 và dựa vào sự hiểu biết của - Phần lớn lãnh thổ Châu Phi là hoang mạc và bản thân, hãy nêu đặc điểm của khí hậu và cảnh sa van, khí hậu khô nóng. quan của Châu Phi? - Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá CH: Vậy cần phải thực hiện giải pháp nào để bảo vệ mức làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi tài nguyên môi trường, bảo vệ sự phát triển bềnh trường. vững ở Châu Phi? - Giải pháp quan trọng: HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại + Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. diện nhóm lên báo cáo kết quả. + Phát triển thuỷ lợi. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4. II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI: CH: Dựa vào bảng 5.1 so sánh và nhận xét tình hình - Châu Phi dẫn đầu thế giới về tỉ suất sinh thô sinh tử và gia tăng dân số tự nhiên, tuổi thọ trung (38%), tỉ suất tử thô (15%) và tỉ suất gia tăng bình của Châu Phi so với thế giới với các châu lục dân số tự nhiên (2,3%). khác? - Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi CH: Sự gia tăng dân số quá nhanh gây những bất lợi rất thấp, chỉ đạt 52 tuổi. gì cho sự phát triển kinh tế của Châu Phi? - Trình độ dân chí thấp, nhiều hủ tục chưa CH: Ngoài việc gia tăng dân số, vấn đề dân cư-xã được xoá bỏ, tình trạng nghèo đói còn phổ hội Châu Phi còn thẻ hiện các mặt nổi cộm nào? biến. CH: Thế giới trong đó có Việt Nam đã có các hoạt - Diễn ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc. động gì để giúp cho Châu Phi thoát khỏi tình trạng - Vẫn còn nhiều bệnh tật đe doạ. trên? HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. Hoạt động 3: cặp đôi/nhóm 4. III.. VẤN ĐỀ KINH TẾ: 1/ Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi còn CH: Bằng chứng nào cho thấy Châu Phi là châu lục rất nghèo nàn và lạc hậu: còn rất nghèo nàn lạc hậu? - Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu (năm 2004). CH: Dựa và bảng 5.2, em hãy nhận xét tốc độ tăng - Châu Phi có 34/tổng số 54 quốc gia thuộc trưởng kinh tế của một số nước Châu Phi so với thế loại kém phát triển của thế giới. giới? - Đa số các nước Châu Phi có mức tăng trưởng kinh tế thấp. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại 2/ Gần đây, nền kinh tế Châu Phi đang diện nhóm lên báo cáo kết quả. phát triển theo chiều hướng tích cực: GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. - Trong thập niên vừa qua, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Châu Phi tương đối cao. 4/ kiểm tra, đánh giá: 1/ Người đân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên? 2/ Hãy phân tích sự tác động của các vấn đề dân cư , xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 14
  • 15. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( TT ) TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết Mĩ La Tinh có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế song điều kiện tự nhiên khai thác được chỉ phục vụ cho một số ít dân chúng, gây ình trạng không cân bằng, mức sống chênh lệch rất lớn. - Phân tích được tình trạng kinh tế thiếu ổn định của các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ nước ngoài, phụ thuộc vào nước ngoài. 2/ Kĩ năng: - Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh. 3/ Thái độ: - Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các nước Mĩ La Tinh đâng cố gắn thực hiện để vượt qua khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên Mĩ La Tinh (khoáng sản). - Tranh ảnh về Mĩ La Tinh. - Phóng to các biểu đồ, bảng kiến thức trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định:Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Người dân Châu Phi có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác bảo vệ tự nhiên? 2/ Dựa vào các kiến thức đẫ học, có nhận xét gì về dân cư Châu Phi so với dân cư Châu Á và Châu Âu? 3/ Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư-xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của lục địa này? 3/ Vào bài mới: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 15
  • 16. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: Cặp đôi/nhóm 4. I..MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ CH: dựa vào hình 5.3, hãy cho biết Mĩ La VÀ XÃ HỘI: Tinh có những cảnh quan và tài nguyên 1/ Tự nhiên: khoáng sản gì? a) Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá từ B-N, từ Đ-T, từ thấp lên cao. CH: Tài nguyên của Mĩ La Tinh phong phú b) Nhiều tài nguyên: như thế nào? Thuận lợi cho phát triển ngành - Tài nguyên rừng, biển phong phú. kinh tế nào. - Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện... - Đất trồng đa dạng: thuận lợi chăn nuôi gia súc, trồng HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm cây công nghiệp...  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. -Nhiều khoáng sản: đồng, thiếc, kẽm, kim loại GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến quý...thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công thức. nghiệp. CH: hãy nêu nhữnh biểu hiện về dân cư và 2/ Dân cư và xã hội: xã hội của Mĩ La Tinh? - Tỉ lệ dân nghèo cao. - Sự chênh lệch giào nghèo rất lớn. CH: Dựa vào nội dung SGK, bảng 5.3, và sự - Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra rất trầm trọng: hiểu biết, hãy nhận xét về mức sống của dân thành thị chiếm 75% dân số, nhưng 1/3 số đó sống cư một số nước Mĩ La Tinh? trong điều kiện khó khăn. Hoạt động 2: Cặp đôi/nhóm 4. II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ: 1/ Kinh tế phát triển không ổn định: CH: Dựa vào hình 5.4, em có nhận xét gì về - Nợ nước ngoài nhiều. tình hình gia tăng của nền kinh tế Mĩ La 2/ Nguyên nhân: Tinh trong thời kì 19852004? - Nền chính trị thiếu ổn định. CH: Vì sao có hiện tượng đó? - Mức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì quá lâu sau độc lập. - Các chính phủ không đề ra được đường lối độc lập. CH: Gần đây nền kinh tế Mĩ La Tinh có 3/ Gần đây tình hình kinh tế đã có những chuyển những thay đổi gì? Vì sao. biến tích cực: - Xuất khẩu tăng nhanh. + Năm 2003 đạt 10%. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm + Năm 2004 đạt 21%.  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - Nhiều nước đã khống chế được lạm phát. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến - Tỉ lệ gia tăng tiêu dung giảm… thức. 4/ kiểm tra, đánh giá: 1/ Vì sao các nước mĩ la tinh có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao? 2/ Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế mĩ la tinh không ổn định? 3/ Dựa vào hình 5.4, lập bảng tốc độ gia tăng GDP của MLT giai đoạn 19852004 và nhận xét. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 16
  • 17. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( TT ) TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ. - Vấn đề xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố… 2/ Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy được vị trí các nước trong khu vực. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định. 3/ Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nền hoà bình mà chúng ta đang có được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á. - Phóng to hình 5.8 trong SGK. - Phóng to các bảng kiến thức và số liệu trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khổ ở khu vực này lại cao? 2/ Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ la Tinh phát triển thiếu ổn định? 3/ Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 17
  • 18. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CH: Xác định vị trí địa lí các quốc gia khu vực Tây I.. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY Á Á và Trung Á trên bản đồ thế giới? VÀ TRUNG Á: Hoạt động 1: Phiếu học tập. Cặp đôi/nhóm 4HS 1/ Tây Nam Á: CH: Xác định trên bản đồ Châu Á, vị trí các quốc gia - Diện tích khoảng 7 triệu km2. của khu vực Tây Nam Á? - Có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, có nền văn minh cổ đại sớm phát triển. CH: Dựa vào hình 5.5, nội dung SGK và hiểu biết của mình, em hãy nêu một số điểm khái quát về Tây - Số dân hơn 313 triệu người (2005), chủ yếu Nam Á? theo đạo Hồi. - Có vị trí chiến lược quan trọng. CH: Vì sao nói Tây Nam Á có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng? - Khí hậu nhìn chung rất khô hạn. CH: Nguyên nhân nào làm cho khí hâu Tây Nam Á khô hạn? - Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50% trữ lượng CH: Dầu mỏ khu vực Tây Nam Á chủ yếu tập trung ở thế giới, tập trung quanh vịnh Pec-xich. đâu? HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. 2/ Trung Á: GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. - Diện tích khoảng 5,6 triệu km2. - Dân số 61,3 triệu người (2005), chủ yếu CH: Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có theo đạo Hồi. (trừ Mông Cổ). những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu - Nằm ở trung tâm lục địa Á –Âu. vực có đặc điểm gì? - Có khí hậu lục địa sâu sắc. - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và CH: Tai sao Trung Á có khí hậu lục địa? hoang mạc. - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, thuỷ CH: Trung Á có các loại khoáng sản nào? điện, khoáng sản… - Chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá của cả HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm. phương Đông và Phương Tây. Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức  GV Chuyển ý... GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 18
  • 19. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động 2: Phiếu học tập. Cặp đôi/nhóm 4HS II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á: CH: Dựa vào hình 5.8 em có nhận xét gì về lượng 1/ Vai trò cung cấp dầu mỏ: dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dung của - Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu các khu vực trên thế giới? lớn nhất trên thế giới. CH: Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế - Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực có giới của khu vực Tây Nam Á? sản lượng khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu tiêu dung. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm. - Có khả năng cung cấp gần 16 nghìn  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. thùng/ngày cho thị trường thế giới. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. 2/ Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng  GV chuyển ý... bố: - Xung đột giữa người Ả-rập và người Do CH: Trung Á hiện đang tồn tại vấn đề gì? thái. - Sự hoạt động của các tổ chức chính trị, CH: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, tôn giáo cực đoan, sự can thiệp của các xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát thế lực bên ngoài và những lực lượng triển kinh tế - xã hội và môi trường? khủng bố. + Gây nên: CH: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á - Sự mất ổn định của khu vực. nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao? - Gia tăng tình trạng đói nghèo. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. 4/ kiểm tra, đánh giá: 1/ Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây nam Á và Trung Á. 2/ Hãy nêu vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ cho thề giới? 3/ Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì? 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 19
  • 20. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT TỔ: Anh văn – Sử – Địa MÔN: ĐỊA LÝ 11 CB NỘI DUNG ĐỀ Câu 1: Hãy chứng minh để thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. (2 đ) Câu 2: Hãy kể tên các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay? Trình bày vấn đề môi trường.( 2,5 đ ) Câu 3: Trình bày đặc điểm của khu vực Nam Á và Tây Nam Á ( 3 đ ) Câu 4: Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinhtrong giai đoạn 1995 – 2004 Năm 1995 2000 2002 2004 Tốc độ tăng trưởng GDP ( % ) 0.4 2.9 0.5 6.0 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp? 1,5 điểm b. Nhận xét sự thay đổi trên. 1 điểm Giáo viên kiểm tra đề Giáo viên ra đề Nguyễn Bá Phúc TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT TỔ: Anh văn – Sử – Địa MÔN: ĐỊA LÝ 11 CB NỘI DUNG ĐỀ Câu 1: Hãy chứng minh để thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. (2 đ) Câu 2: Hãy kể tên các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay? Trình bày vấn đề môi trường.( 2,5 đ ) Câu 3: Trình bày đặc điểm của khu vực Nam Á và Tây Nam Á ( 3 đ ) Câu 4: Dựa vào bảng số liệu: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 20
  • 21. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinhtrong giai đoạn 1995 – 2004 Năm 1995 2000 2002 2004 Tốc độ tăng trưởng GDP ( % ) 0.4 2.9 0.5 6.0 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp? 1,5 điểm b. Nhận xét sự thay đổi trên. 1 điểm Giáo viên kiểm tra đề Giáo viên ra đề Nguyễn Bá Phúc ĐÁP ÁN Câu 1: 1/ GDP/người có sự trên lệch lớn giữa hai nhóm nước: ( 0,5 điểm ) - Các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển. 2/ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt: a/ Các nước phát triển: ( 0,25 điểm ) b/ Các nước đang phát triển: ( 0,25 điểm ) 3/Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội: a) Tuổi thọ người dân: - Các nước phát triển là 76. ( 0,25 điểm ) - Các nước đang phát triển là 65. ( 0,25 điểm ) b) Chỉ số HDI: - Các nước phát triển là 0,855. ( 0,25 điểm ) - Các nước đang phát triển là 0,694. ( 0,25 điểm ) Câu 2: - Dân số ( 0,25 điểm ) - Môi trường ( 0,25 điểm ) - Xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.. ( 0,25 điểm ) - Các hoạt động kinh tế ngầm, buôn lậu vũ khí ( 0,25 điểm ) Vấn đề môi trường 1/ Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn: ( 0,5 điểm ) - Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ trái đất tăng 0,6 độ C trong 100 năm qua. - Mưa axit. - Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lổ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng. 2/ Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: ( 0,5 điểm ) - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra sông, hồ, biển... - Do sự cố tràng dầu, đắm tàu, rửa tàu... 3/ Suy giảm đa dạng sinh học: ( 0,5 điểm ) - Do sự khai thác quá mức của con người. - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Câu 3: 1/ Tây Nam Á: ( 1,5 điểm ) - Diện tích khoảng 7 triệu km2. ( 0,25 điểm ) - Có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, có nền văn minh cổ đại sớm phát triển. ( 0,25 điểm ) - Số dân hơn 313 triệu người (2005), chủ yếu theo đạo Hồi. ( 0,25 điểm ) GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 21
  • 22. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Có vị trí chiến lược quan trọng. ( 0,25 điểm ) - Khí hậu nhìn chung rất khô hạn. ( 0,25 điểm ) - Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50% trữ lượng thế giới, tập trung quanh vịnh Pec-xich. ( 0,25 điểm ) 2/ Trung Á: ( 1,5 điểm ) - Diện tích khoảng 5,6 triệu km2. ( 0,25 điểm ) - Dân số 61,3 triệu người (2005), chủ yếu theo đạo Hồi. (trừ Mông Cổ). ( 0,25 điểm ) - Nằm ở trung tâm lục địa Á –Âu. ( 0,25 điểm ) - Có khí hậu lục địa sâu sắc. ( 0,25 điểm ) - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và hoang mạc. ( 0,25 điểm ) - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, thuỷ điện, khoáng sản… ( 0,25 điểm ) Câu 4 a. Vẽ biểu đồ hình cột ( Trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện năm, có tên biểu đồ ) thiếu 1/3 – 0,5 điểm b. Nhận xét: - Tốc độ tăng trưởng GDP của MLT tăng không ổn định. ( dẫn chứng ) B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ TIẾT 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Biết được các đặc điểm về các vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. - Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng. - đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được đặc điểm địa hình, khoáng sản, dân cư của Hoa Kì. - Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu tự nhiên, dân cư của Hoa Kì. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính hoặc bản đồ tự nhiên Châu Mĩ. - Bản đồ tự nhiên Hoa Kì. - Bản đồ mật độ dân số Hoa Kì. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp:kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. 2/ Nêu bật vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực Tây nam Á và Trung Á? 3/ Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của hai quốc gia này? 3/ Vào bài mới: Giới thiệu bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 22
  • 23. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động 1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị I.. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: trí địa lí của Hoa Kì. Nhóm 2,4. 1/ Lãnh thổ: CH: Diện tích, lãnh thổ của hoa Kì gồm các - Diện tích: 9.629.000 km2. bộ phận nào? - Gồm 3 bộ phận: + Bán đảo A-la-xca. CH: Lãnh thổ của trung tâm lục địa Bắc Mĩ + Quần đảo Hawai. có ảnh hưởng gì đến tự nhiên và kinh tế của + Trung tâm lục địa Bắc Mĩ (hơn 8 triệu km2) Hoa Kì? 2/ Vị trí địa lí: CH: Vị trí địa lí của Hoa Kì có đặc điểm a) Đặc điểm: gì? - Nằm ở bán cầu Tây. - Giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. - Tiếp giáp với Ca-na-đa và gần với các nước Mĩ La tinh. CH: Vị trí địa lí của Hoa Kì có thuận lợi gì b) Thuận lợi: cho phát triển kinh tế của Hoa Kì? - Giao lưu thuận lợi bằng đường biển, đường thuỷ với các nước trong khu vực và quốc tế. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận - Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết rộng lớn. quả. - Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến tranh thế giới, không những thế còn giàu lên thức.  Chuyển ý. nhờ chiến tranh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự II.. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: nhiên của Hoa Kì. Nhóm 2,4. 1/ Phần trung tâm lục địa Bắc Mĩ thuộc Hoa Kì. Chia làm 3 vùng. CH: Quan sát hình 6.1, dựa vào nội dung - Vùng phía tây: là vùng núi, cao nguyên và SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy trình bồn địa. Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. bài đặc điểm tự nhiên các bộ phận lãnh thổ Nhiều khoáng sản kim loại màu. Một số sông của Hoa Kì? có ý nghĩa to lớn. - Vùng phía đông: gồm dãy núi Apalat và đồng bằng ven Đại Tây Dương. Có nhiều than đá, quặng sắt. nhiều vùng có đất tốt thuận lợi cho CH: Vùng trung tâm có điểm nào tương phát triển nông nghiệp. đồng với đồng bằng sông cữu long của Việt - Vùng trung tâm: là vùng đồng bằng rộng có nam? sự khác nhau về về độ cao và độ phì, khí hậu phần lớn là ôn đới, một phàn nhỏ cận nhiệt. rất giàu khoáng sản như: dầu lữa, quặng sắt, phốt phát…. Con sông Mixixipi có ý nghĩa rất quan trọng. CH: Bán đảo A-la-xca và qần đảo Ha-wai có đặc điểm gì? 2/ A-la-xca và Ha wai: - A-la-xca: địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận khoáng sản chủ yế là dầu mỏ. nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết - Ha-wai: là quần đảo giữa thái Bình Dương, có quả. tiềm năng hải sản và di lịch. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 23
  • 24. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức.  Chuyển ý. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên III.. DÂN CƯ CỦA HOA KÌ: của Hoa Kì. Nhóm 2,4. CH: Dân số Hoa Kì bao nhiêu và đứng thứ 1/ Dân số và sự gia tăng dân số: mấy trên thế giới? - Số dan đông: 296,5 triệu người, đứng thứ 3 thế giới. CH: Dựa vào bảng 6.1 và 6.2, em hày nhận - Dân số tăng nhanh hơn nhiều nước phát triển xét và nêu nguyên nhân sự gia tăng dân số khác, chủ yếu do nhập cư từ nhiều quốc gia của Hoa Kì? khác nhau. CH: Dựa vào bảng 6.2, hãy nêu những biểu - Tuổi thọ người dân cao. hiện của xu hướng già hoá dân số của Hoa - Cấu trúc tuổi: dân số già và đang già hoá dân Kì? số. CH: Hiện tượng nhập cư của Hoa Kì tạo 2/ Thành phần dân sư: nên đặc điểm gì nổi bậc về thành phần dân - Thành phần phức tạp, người da trắng chiếm cư? đa số, cơ cấu đang thay đổi. - Còn có sự bất bình đẳng trong các nhóm dân cư. CH: Quan sát hình 6.3, nội dung SGK hãy 3/ Phân bố dân cư: nhận xét về sự phân bố dân cư của Hoa Kì? - Mật độ dân số nói chung thấp, rất chênh lệch CH: Phân bố dân cư hiện nay có sự thay giữa các vùng. đổi theo xu hướng nào? - Có sự thay đổi trong phân bố dân cư, giãm khu vực đông bắc, tăng khu vực phía nam và HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận duyên hải Thái Bình Dương. nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết - Tỉ lệ dân thành thị cao, phần nhiều sống trong quả. các đô thị nhỏ và vừa nên hạn chế được các tiêu GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến cực trong các đô thị. thức. 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì? 2/ Giải thích những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì? 3/ Biết gì về bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-wai của Hoa Kì? 4/ Hoa Kì có khí hậu gì là chủ yếu? a) Khí hậu nhiệt đới. b) Khí hậu cận nhiệt đới. c) Khí hậu ôn đới. d) Khí hậu hàn đới. 5/ Những khoáng sản nào của Hoa Kì đứng thứ hai thế giới? a) Dầu mỏ, khí đốt, than đá. b) Sắt, đồng, thiết, chì, bô xít. c) Đồng, thiết, phốt phát, than đá. d) Than đá, chì, sắt, man gan. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 24
  • 25. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………….. BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( TT ) TIẾT 2. KINH TẾ CỦA HOA KÌ -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế Hoa kì có qui mô lớn và có đặc điểm các ngành kinh tế: dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. - Nhận thức được các xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên nhân của sự thay đổi đó. 2/ Kĩ năng: - Phân tích số liệu thống kê để so sánh giữa Hoa Kì với các châu lục và quốc gia khác, so sánh giữa các ngành kinh tế của hoa Kì. - Phân tích từ bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì để rút ra nhận xét về sự phân bố các ngành kinh tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì. - Các bảng số liệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại của Hoa Kì. - Sản lượng một số nông sản của Hoa Kì. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì? 2/ Giải thích những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì? 3/ Biết gì về bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-wai của Hoa Kì? 3/ Vào bài mới: GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 25
  • 26. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giới thiệu bài mới: Hoa Kì là một siêu cường kinh tế trên thế giới hiện nay, điều đó được thể hiện như thế nào? Trong các ngành kinh tế của Hoa Kì đang có sự chuyển dịch ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi đó. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát nền I.. NỀN KINH TẾ MẠNH NHẤT THẾ GIỚI: kinh tế của Hoa Kì. Nhóm 2,4. - Từ năm 1980 Hoa Kì đã trở thành cường quốc CH: Dựa vào bảng 6.3 và SGK có nhận dẫn đầu trên thế giới về kinhn tế. xét gì về vị thế của Hoa Kì trong nền kinh tế thế giới? - Hoa Kì có nền kinh tế điển hình. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào mối quan HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận hệ cung và cầu. nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết - Đến năm 2004: quả. + GDP Hoa Kì đạt 11.667,5 tỉ USD. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá + GDP /người đạt 39.752 USD. kiến thức.  Chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh II.. CÁC NGÀNH KINH TẾ: tế của Hoa Kì. Nhóm 2,4. 1/ Dịch vụ: - Năm 2004 chiếm 79% GDP. CH: Ngành thương mại của Hoa Kì có gì a) Ngoại thương: nổi bậc? - Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.344,2 tỉ USD = 12% của toàn thế giới. - Nhập siêu là 707,2 tỉ USD. CH: Hoa Kì có hệ thống giao thông vận b) Giao thong vận tải: tải như thế nào? - Hiện đại nhất thế giới. - Phát triển tất cả các loại đường: đường hàng không, đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường ống. CH: Ngành tài chính ngân hàng, thông tin c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch: liên lạc, du lịch có đặc điểm gì? - Tài chính: năm 2002 có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, chi nhánh tỏ khắp toàn cầu. - Thông tin liên lạc: hiện đại nhất trên thế giới, CH: Hoa Kì có hệ thống định vị toàn cầu mạng thông tịn phủ toàn cầu, có nhiều vệ tinh và gọi tắt là gì? thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS). - Du lịch: rất phát triển, thu hút nhiều du khách, doanh thu lớn là 74,5 tỉ USD năm 2004. 2/ Công nghiệp: a) Vai trò: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ CH: Ngành công nghiệp của Hoa Kì có lực của Hoa Kì. vai trò và đặc điểm gì? b) Đặc điểm: - Tỉ lệ giá trị trong sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Năm 2004 chiếm 19,7% GDP. CH: Công nghiệp của Hoa Kì có các - Gồm có 3 nhóm ngành: công nghiệp chế biến, ngành chủ yếu nào? công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác khoáng sản. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 26
  • 27. Tuần: Tiết: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì đứng CH: Dựa vào bảng 6.4 em có nhận xét gì thứ hạng cao trên thế giới như: ô tô, điện, than đá, về sản lượng một số sản phẩm công dầu thô… nghiệp của Hoa Kì? c) Phân bố: - Công nghiệp truyền thống phát triển mạnh ở CH: Công nghiệp của Hoa Kì có sự phân đông bắc. bố như thế nào? - Công nghiệp kĩ thuật cao phát triển mạnh ở phía nam và ven Thái Bình Dương. - Công nghiệp thực phẩm phát triển ở hầu hết các khu vực. CH: Hoa Kì có nền nông nghiệp và giá trị 3/ Nông nghiệp: nông nghiệp như thế nào? - Giá trị sản lượng năm 2004 là 140 tỉ USD chiếm 0,9% GDP. - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. CH: Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ - Nền nông nghiệp mang đặc trưng của nền sản yếu của Hoa Kì là hình thức nào? xuất hàng hoá, là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. CH: Sự chuyển dịch trong nông nghiệp - Hiện nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ của Hoa Kì được thế hiện như thế nào? trọng thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Nông phẩm sản xuất trở nên đa dạng. HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá kiến thức. 4/ Kiểm tra, đánh giá: 1/ Chứng minh Hoa Kì có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất trên thế giới? 2/ Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân? 3/ Hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì? 4/ Hoa Kì vượt Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế từ năm nào? a) Năm 1889. b) Năm 1885. c) Năm 1890. d) Năm 1895. 5/ Năm 2004, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong GDP của Hoa Kì? a) 70,5 %. b) 75,5 %. c) 77,4 %. d) 79,4 %. 6/ Ý nào sau đây không chính xác? Sản xuất của Hoa Kì gồm các nhóm ngành. a) Công nghiệp chế biến. b) Công nghiệp điện lực. c) Công nghiệp truyền thống. d) Công nghiệp khai khoáng. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 27
  • 28. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( TT ) TIẾT 3. THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ -------------------- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được. 1/ Kiến thức: - Xác định được sự phân hoá lãnh thổ trong công nghiệp và nông nghiệp của Hoa kì và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá đó. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa các điều kiện phát triển với sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì. - Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì. - Bản đồ các trung tâm công nghiệp Hoa Kì. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: ( 1 phút ) 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút ) 1/ Chứng minh Hoa Kì có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất trên thế giới? 2/ Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân? 3/ Hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì? 3/ Vào bài mới: ( 35 phút ) I. PHÂN HOÁ LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP: Hoạt động 1: Quan sát lược đồ các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì (hình 6.6) để nêu sự phân bố các nông sản chính của Hoa Kì. Bước 1: GV kẻ bảng, cho đại diện học sinh lên xác định vùng phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kì và ghi vào ô thích hợp. Dưới lớp HS có thể thảo luận từng nhóm nhỏ hoặc cặp đôi để hoàn thành bài tập này. Bước 2: Các HS góp ý bổ sung. Bước 3: GV chuẩn xác kliến thức. GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 28
  • 29. Tuần: Tiết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nông sản chính Cây lương thực Cây công nghiệp và cây Chăn nuôi Khu vực ăn quả Lúa mì, ngô, lúa - Đổ tương, cây ăn quả - Bò thịt, bò sữa, Phía Đông gạo (pholorida) cận nhiệt đới và ôn đới - Thuỷ sản Các bang phía Lúa mì, ngô - Củ cải đường, đổ tương. - Bò, lợn Bắc - Táo, lê, rau xanh Các bang trung Lúa mì, ngô - Đổ tương, bông, thuốc - Bò Trung tâm lá, củ cải đường. Tâm Các bang phía Lúa gạo - Mía, cam, chanh, chuối - Thuỷ sản: cá, tôm Nam - Lợn Phía Tây Lúa gạo - Cây ăn quả nhiệt đới, - Bò rừng. II. PHÂN HOÁ LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP: Hoạt động 2: Quan sát lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì (hình 6.7) để nêu sự phân bố các ngành công nghiệp: Bước 1: GV kẻ bảng cho đại diện HS lên xác định các trung tâm công nghiệp quan trọng của các vùng, xác định đâu là ngành công nghiệp truyền thống và đâu là ngành công nghiệp hiện đại và ghi vào ô thích hợp. Dưới lớp HS có thể thảo luận từng nhóm nhỏ hoặc theo từng cặpđể hoàn thành bài tập này. Bước 2: các HS góp ý bổ sung. Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức. Vùng Vùng Đông Bắc Vùng phía Nam Vùng phía tây Các ngành CN chính Các ngành công - Thực phẩm, dệt may, - Thực phẩm, dệt may, - Luyện kim, đóng tàu, nghiệp truyền thống cơ khí, luyện kim, hoá cơ khí, đóng tàu, ô tô ô tô, cơ khí chất, đóng tàu, sx ô tô Các ngành công - Điện tử, viễn thông - Điện tử, viễn thông, - Điện tử, viễn thông, nghiệp hiện đại hoá dầu, Chế tạo máy chế tạo máy bay. bay, tên lữa, vũ trụ 4/ Kiểm tra, đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của cả lớp. Có thẻ thu và chấm một số bài tiêu biểu để động viên tinh thần học tập của HS. 5/ Dặn dò về nhà: Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN LỚP 11 Trang 29