SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  61
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 0
Nhận xét đánh giá của giảng viên hướng dẫn
Thầy: Phạm Anh Tuấn
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…….………………………………………………………………
……….……………………………………………………………
………….…………………………………………………………
…………….………………………………………………………
……………….……………………………………………………
………………….…………………………………………………
…………………….………………………………………………
……………………….……………………………………………
………………………….…………………………………………
…………………………….………………………………………
……………………………….……………………………………
………………………………….…………………………………
…………………………………………………………………….
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................05
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................... 05
1.2.. Các mục tiêu nghiên cứu......................................................................................05
1.2.1. Mục tiêu lý luận.............................................................................................. 05
1.2.2. Mục tiêu thực tiễn......................................................................................... 06
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 06
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................06
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................06
1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu .................................................................................... 07
1.4.1. Số liệu sơ cấp................................................................................................. 07
1.4.2. Số liệu thứ cấp ..............................................................................................07
1.5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 08 ..
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ...........................................09
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.........................................................................09
2.1.1. Khái niệm về cầu.............................................................................................09
2.1.2. Luât cầu, đường cầu........................................................................................09
2.1.3. Hàm cầu ...........................................................................................................10
2.1.4. Khái niệm về phân tích cầu............................................................................11
2.1.5. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu ................................................12
2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu .............................................12
2.2.1 Cầu thị trường ..................................................................................................12
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu..........................................................13
2.2.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan .........................................................................13
2.1.1.2. Nhóm nhân tố khách quan ....................................................................14
2.2.2. Phân tích độ co giãn của cầu .........................................................................18
2.2.3. Ước lượng cầu ................................................................................................19
2.2.4. Phương pháp dự đoán cầu .............................................................................21
2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 2
trước..................................................................................................................................23
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................25
3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................25
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................25
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................26
3.2. Giới thiệu về công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ.................................26
3.2.1. Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì ....................................................26
3.2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển .......................................................26
3.2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty ........................................................27
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty....................................... 28
3.2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty ............................................... 30
3.2.1.5. Đặc điểm sản phẩm của công ty .......................................................... 30
3.2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2013... 33
3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty ........................... 34
3.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động tác đến nhu cầu áo Jacket 2
lớp nữ tiêu thụ ở thì trường Hà Nội............................................................................ 35
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công
ty CP may Thanh Trì…................................................................................................ 35
3.3.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan .................................................................. 35
3.1.1.2.Nhóm các nhân tố khách quan… .......................................................... 39
3.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội
của công ty May Thanh Trì...................................................................................... 41
3.3.2.1. Tổng quan về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên địa bàn Hà
Nội ….............................................................................................................................. 41
3.3.2.2. Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên
thị trường Hà Nội........................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...... 47
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu .......................................................... 47
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 3
4.2.Dự báo triển vọng và quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu .......................... 48
4.2.1. Dự báo triển vọng........................................................................................... 48
4.2.1.1. Dự báo theo phương pháp chuỗi thời gian .......................................... 48
4.2.2.2. Dự báo theo mô hình kinh tế lượng...................................................... 50
4.2.2.Quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu ....................................................... 54
4.2.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu ở công ty.................... 54
4.2.2.2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị
trường Hà Nội ...................................................................................................... 55
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục sản phẩm......................................................................................... 31
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013 .......... 33
Bảng 3.3. Doanh thu tiêu thụ áo Jacket 2 lớp nữ........................................................... 33
Bảng 3.4. Danh mục sản phẩm áo Jacket của công ty CP May Thanh Trì ................ 34
Bảng 3.5. Danh mục sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì tiêu
thụ ở thị trường Hà Nội. ............................................................................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mức giá có thể chấp nhận được khi người tiêu dùng chọn
mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì.............................. 35
Bảng 3.7. Kết quả phân tích về ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả của sản phẩm
áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. .................................... 35
Bảng 3.8 : Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may
Thanh Trì………………… ……… ...................................................................................... 36
Bảng 3.9: Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket 2 lớp ........................................... 37
Bảng 3.10. Kết quả phân tích về số người đã mua áo Jacket 2 lớp nữ may Thanh
Trì ................................................................................................................................ 38
Bảng 3.11. Bảng số liệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp Nữ tiêu thụ trên thị trường Hà
Nội mỗi năm theo loại sản phẩm...................................................................................... 41
Bảng 3.12. Ước lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 ................... 45
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 4
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian ........................................ 48
Bảng 4.2. Kết quả dự đoán cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội
tới năm 2015 ................................................................................................................ 50
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng thu nhập theo chuỗi thời gian........................................ 52
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bộ máy quản lý của công ty CP may Thanh Trì. ......................................... 29
Hình 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty CP may Thanh Trì ... 30
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ .............................................................. 10
Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ............ 13
Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel ......................................................................................... 15
Đồ thị 3.1. Tình hình doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010 -
2013 ................................................................................................................................... 33
Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket nữ của công ty CP may Thanh
Trì. .............................................................................................................................. 36
Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích về kiểu dáng áo sơ Jacket 2 lớp nữ của công ty may
Thanh Trì ....................................................................................................................... 37
Đồ thị 4.1. Dự đoán cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ tới năm 2019 trên thị trường
Hà Nội theo chuỗi thời gian .................................................................................... 50
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, với sự lớn mạnh của thị trường nội địa về tiêu dùng hàng may mặc,
với khẩu hiệu “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì thị trường trong
trong nước quan trọng không thể bỏ qua. Công ty CP may Thanh Trì đánh giá được
tầm quan trọng của thị trường trong nước, những năm gần đây Công ty đã không
ngừng thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa đặc biệt là trên thị
trường tiểm năng Hà Nội. Với 3 dòng sản phẩm tiêu thụ lớn nhất của công ty trong thị
trường nội địa là áo khoác, áo và quần. Trong đó có hai mặt hàng bán chạy trên thị
trường Hà Nội là áo Jacket 2 lớp DOJIN 500 và áo Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL
955034 giành cho cả nam giới và nữ giới.
Để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vói những chiến lược chính xác, thì công tác dự
báo nhu cầu về sản phẩm có vai trò rất quan trọng. ước lượng mô hình cầu và độ co
giãn là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh
tế học Vi mô, các nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩ đặc
biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và đưa ra những quyết định
đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu
quả nhất là một việc làm cần thiết.
Vì vậy em chọn đề tài “ Dự báo nhu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
công ty CP may Thanh trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019”
1.2. Các mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêulý luận.
Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: khái niệm cầu, phân tích
cầu, ước lượng cầu, dự báo cầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, các phương
pháp phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phõn tích và dự báo cầu
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội
tới năm 2019.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 6
1.2.2. Mục tiêuthực tiễn
Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP may Thanh Trì
và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty.
Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về sản
phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì giai đoạn 2011-2013, đồng
thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2
lớp nữ của công ty.
Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty trên
địa bàn Hà Nội tới năm 2019 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh công tác phân tích
và dự báo cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường
Hà Nội
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP
may Thanh Trì, đồng thời nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu của công ty.
Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng
phát triển của công ty May Thanh Trì, dân số nữ Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thu
nhập, giá bán sản phẩm Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì , giá bán sản phẩm
Jacket 2 lớp cùng loại của Việt Tiến
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: tập trung vào nghiên cứu ước lượng dự báo cầu về mặt hàng áo
Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì.
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
Công ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội.
Thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trong
giai đoạn 2009 – 2013 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2019.
1.4. Nguồn số liệunghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 7
- Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ
thu thập, ít tốn kém thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp: báo cáo doanh thu bán hàng,
báo cáo hoạt động sản xuất của công ty.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài doanh nghiệp:
- Nguồn dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng
nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được xử lý.
 Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn
người tiêu dùng.
 Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc sử dụng
phần mềm SPSS.
 Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập
các biến số: dân số, thu nhập bình quõn của người dân, giá cả của sản phẩm áo
Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì.
1.4.1. Số liệu sơ cấp
Với đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì thông qua điều tra khảo
sát trắc nghiệm trên 100 người tiêu dùng ở địa bàn Hà Nội.
1.4.2. Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:
 Phòng kế toán công ty CP may Thanh Trì
 Phòng tổ chức hành chính công ty CP may Thanh Trì
 Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu..
 Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dân số, thu nhập.
 Tài liệu trong các sách, giáo trình liờn quan tới vấn đề nghiên cứu.
 Các trang web như:
http://www.vietaz.com.vn/store/817/home.htm Công ty CP may Thanh Trì.
http://s.cafef.vn/upcom/TTG-cong-ty-co-phan-may-thanh-tri.chn
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 8
http://finance.vietstock.vn/TTG-ctcp-may-thanh-tri.htm Vietstok
……
1.5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 9
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về cầu.
Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có
khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng các yếu tố khác không thay đổi.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử
dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau.
2.1.2. Luât cầu, đường cầu.
Luật cầu:
Để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận chủ sở hữu hoặc nhà quản lý doanh nghiệp phải
nắm rõ về cầu hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị mình sản xuất ra. Chức năng của cầu ở
đây được khẳng định là một phương thức thể hiện mối quan hệ giữa giá cả của hàng
hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng
sẵn sàng mua ở một thời gian cụ thế. Các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ đó là luật
cầu.
“ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá bán ( với giả
định rằng các yếu tố khác không thay đổi)”. Giả sử thu nhập không đổi, giá cả tăng thì
số lượng hàng hóa hay dịch vụ của người tiêu dùng cỏa thể mua được giảm xuống.
Đường cầu:
Đường cầu là một đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hay dịch vụ
mà người tiêu dùng có khả năng mua ở các mức khác nhau khi mà các yếu tố khác
không thay đổi.
Theo quy ước: trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 10
Đồ thị 2.1. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ
Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may
Thanh Trì là đường có độ dốc âm. Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện
thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q1 chiếc, tại B là Q2 chiếc. Đường cầu áo
Jacket 2 lớp nữ cũng thể hiện đúng luật cầu.
2.1.3. Hàm cầu
Nếu chỉ xét sự biến đổi của lượng cầu theo giá, với giả định rằng các yếu tố
khác không thay đổi thì hàm cầu đơn giản có dạng như sau :
Hàm cầu: QD = a – bP
Trong đó: QD: lượng cầu
P: giá cả
Hệ số b: phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu mà phụ thuộc vào giá, nếu thay
đổi 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cầu thay đổi b đơn vị hàng hóa.
Hệ số a: Nếu hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu cầu hàng
hóa là bao nhiêu.
Tuy nhiên số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổi
của cầu không chỉ phụ thuộc vảo bản thân giá cả của hàng hóa đó mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như : giá cả của hàng hóa liên quan, kỳ vọng về sự thay đổi của
giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, ….
Đường cầu áo Jacket 2
lớp nữ
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 11
“ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cách
thức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”.
Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau :
QX = f [ PX,PY,Y,AX,T,O]
Trong đó :
 QX : Lượng cầu của hàng hóa X
 PX : Giá cả của hàng hóa X
 PY : Giá cả của hàng hóa Y
 Y : Thu nhập của người tiêu dùng
 AX : Chi phí quảng cáo
 T : Thị hiếu của người tiêu dùng
 O : Các nhân tố khác.
Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu. Lấy
ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trong
phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những chiếc mũ
không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giả
định rằng các yếu tố khác không thay đổi”.
2.1.4. Khái niệm về phân tíchcầu
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong
mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh ngiệp.
Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về phân tích, ta có
thể hiểu phân tích cầu là phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp tới lượng cầu. Phân tích cầu thực chất là một phần công việc của ước lượng và dự
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 12
báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả thu được
từ phân tích cầu.
2.1.5. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu
Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa cỏc mối quan hệ giữa lượng cầu và các
yếu tố tác động đến lượng cầu.
Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tưong lai dựa trên những phân tích
về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu.
Muốn dự báo cầu chính xác thì cần phải ước lượng cầu chính xác.
2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu
Để thực hiện tốt phân tích cầu, chúng ta phải nắm rõ cầu cá nhân và cầu thị
trường. Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu ? Từ độ co giãn của
cầu, chúng ta sẽ phân tích được điều gì ? Và cuối cùng là nên lựa chọn phưởng án nào
để thực hiện ước lượng và dự báo cầu cho phù hợp ?
2.2.1 Cầu thị trường
Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân.
Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết các
yếu tố khác không thay đổi.
“Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau”.
Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện số
lượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhất
định. Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng trên
thị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người tiêu dùng
mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể. Đường cầu thị trường
được thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi mức giá,
cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng.
Đường cầu thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân.
Cách xây dựng đường cầu thị trường
Đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 13
Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường vể sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ
Giả sử trên thị trường có 2 cá nhân tiêu dùng mặt hàng áo Jacket của công ty
May Thanh Trì : DA, DB. Tại mức giá P1, ta có lượng cầu của thị trường QTT1
Khi mức giá tăng từ P1 lên P2, lượng cầu của hai cá nhân A và B đều giảm từ
QA1 về QA2 ,QB1 về QB2, kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường, lượng cầu
thị trường lúc này là QTT2
Đường cầu thị trường được xác định qua hai điểm E (QTT1, P1) và F (QTT2,P2)
trên đồ thị 2.2. Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoải hơn đường
cầu cá nhân.
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu
2.2.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan.
Nhóm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có : giá cả của bản
thân hàng hóa, hàng hóa (sản phẩm) ,các chưởng trình xúc tiến, địa điểm,…
a) Giá cả hàng hóa hay dịch vụ:
Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố đều không thay đổi nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược
lại.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 14
Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P ( ) => QD ( )
b) Sản phẩm.
Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về
hàng hóa đó. Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng. Với những sản
phẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thì
người tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn,
tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng ….. Ngược lại
với một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu dùng
không chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào hưởng
thơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản phẩm với
nhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Điều này rất quan trọng cho
các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và đưa ra thị
trường những dòng sản phẩm mới
c) Các chương trình xúc tiến
Các chưởng trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty với
nguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình. Hay nói cách khác là
một trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của
các chương trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, các
chưởng trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnh
hưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanh
nghiệp.
d) Đia điểm
Một địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ thu hút nhiều khàng và qua đó gia tăng lượng cầu
đói với sản phẩm. Lựa chọn điểm bán hàng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong chiến
lược Marketing của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Nhóm nhân tố khách quan.
a) Thu nhập:
Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của bất
kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu của
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 15
người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn
vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng hóa có 2 loại là hàng hóa
thông thường và hàng hóa thứ cấp. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập của
người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về hàng hóa
thứ cấp giảm và ngược lại. Điều này được thể hiện qua sơ đồ đường Engel.
Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel
Đối với hàng hóa dịch vụ thong thường và cao cấp: thu nhập  ( ) => cầu về
hàng hóa  ( )
Đối với hàng hóa dịch vụ thứ cấp: thu nhập  ( ) => cầu về hàng hóa  ( )
Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng
A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng:
PA  => cầu về B 
PA  => cầu về B 
M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng:
PM  => cầu về N 
PN  => cầu về N 
b) Số lượng người mua:
Số lượng
Thu
Nhập
Hàng hóa
thứ cấp
Hàng hóa
thông
thường
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 16
Số lượng người mua  ( ) => cầu  ( ) (Do cầu thị trường là tổng cầu của các
cá nhân)
c) Thị hiếu, sở thích:
Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và thường
sẵn sang bỏ nhiều tiền đề mua hàng hóa theo thị hiếu và sở thích.
Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu(sở thích) của người tiêu dùng vì thị hiếu
liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Có thể chia thị hiếu theo hai cấp
độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định .Sở thích mang
tính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu thế
thời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình giải trí
nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có thị hiếu
với nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh. Tất nhiên, thị hiếu là một nhân
tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của thị hiếu
tới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo.
d) Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chính phủ
đôi khi khuyến khích hay hạn chế ,nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm này sản
phẩm kia. Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trong thực tế
rất khó hạn chế ), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới môi
trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các biện pháp hạn chế mà chính phủ sử
dụng là các hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan như
các tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng. Những biện pháp đó đều ảnh hưởng tới
lượng cầu.
e) Đối thủ cạnh tranh
Giá cả không phải là nhân tố duy nhất mà các công ty còn cạnh tranh với nhau
theo nhiều cách thức : cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng thưởng hiệu. Công
ty nào có lợi thế cạnh tranh có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại.
f) Nhân khẩu học
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 17
Nhân khẩu học không chỉ bao gồm quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổi
ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số nữ trong
độ tuổi 20-55 trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh thì cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của công ty
May Thanh Trì cũng tăng lên theo .
g) Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung
Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, hai
hàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ xăng – xe máy,
điện – các đồ dùng bằng điện, …. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa
này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi.
Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi
giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Ví dụ như
Nescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối với
Nescafe sẽ tăng lên.
h) Các loại kỳ vọng
Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sự
mong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóa
nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm
xuống và ngược lại…
Các kỳ vọng
Kỳ vọng về thu nhập
+ Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng
+ Kỳ vọng về thu nhập tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm
Kỳ vọng về giá cả
+ Kỳ vọng về giá cả tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng
+ Kỳ vọng về giá cả tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm
i) Các yếu tố khác
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết ,hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có
ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 18
- Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách
sạn, trang sức, nhà hàng. Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào đỳng mựa,
hay dịp tiêu thụ và ngược lại.
- Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ
thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới cả phớa
cỏc công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu.
- Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở
hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, một
quốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe oto sẽ giảm và ngược lại.
- Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng cầu.
Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản phẩm
khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó.
2.2.2. Phân tích độ co giãn của cầu
a. Độ co giãn của cầu theo giá:
Độ co giãn của cầu theo giá (EDP): phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu một
mặt hang khi giá cả của mặt hang đó thay đổi 1%
Công thức : P
Q
EDP



%
%
Do luật cầu nên E luôn là số âm.
Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì nguwoif mua càng phản nhiều trước sự thay
đổi của giá cả.
Các độ co giãn:
PQE  %%1 : cầu co giãn
PQE  %%1 : cầu kém co giãn
PQE  %%1 : cầu co giãn đơn vị
Các yếu tố tác động đến E
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 19
- Sự có sẵn của hàng hóa thay thế: các hang thay thế đối với một hàng hóa hoặc
dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa đó càng co giãn.
- Phần trăm ngân sách của người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó: phần trăm
trong ngân sách tiêu dung càng lớn cầu càng co giãn.
- Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co
giãn.
b) Độ co giãn của cầu theo thu nhập
- Co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi
thu nhập (các yếu tố khác là cố định)
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập > 1 đối với hàng hóa cấp cao (xa xỉ) (co giãn
theo thu nhập).
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập < 1 đối với hàng hóa thứ cấp (cấp thấp).
c. Độ co giãn của cầu theo giá chéo.
Co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa X khi
giá của hàng hóa có liên quan Y thay đổi (tất cả các yêu tố khác cố định).
- Độ co giãn theo giá chéo là dương đối với hàng hóa thay thế.
- Đô co giãn chéo là âm đối với hàng hóa bổ sung.
2.2.3. Ước lượng cầu
Các phương pháp phổ biến được dung đề ước lượng cầu:
- Phỏng vấn hay điều tra khách hàng.
- Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường.
- Phân tích hồi quy.
a. Phỏng vấn hay điều tra khách hàng.
- Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu
đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản ứng
thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hàng hóa và các yếu tố khác
của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập, …
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 20
- Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu điều tra. Tùy thuộc vào đặc
điểm cụ thể của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, thị trường,…). Phương
pháp điều tra có thể khác nhau.
- Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thong qua việc phỏng vấn trực
tiếp khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải
đươc thiết kế rất cẩn thận và chuyển tới khách hàng để hok nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra người tiêu dung có thể rất tốn kém, do đó trong thực tế các
doanh nghiệp còn sử dụng phuwogn pháp nhiên cứu quan sát hành vi của người tiêu
dùng.
- Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập thong tin về sở thích
của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vì mua sắm và sử dụng sản phẩm
của họ.
- Cả hai phương pháp trên thị trường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của
doanh nghiệp.
b. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm thị trường
Đây là phương pháp có thể thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm hay thực hiện
trong thị trường thực.
 Với phương thức điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm,
nghĩa là người tiêu dùng được cho một số tiền và được yêu cầu chi tiêu tiêu trong một
cửa hàng. Tại đó, người ta sẽ thấy được thái độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi
về giá của hàng hóa, của bao bì; giá cả của hàng hóa liên quan và của các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu khác. Tuy nhiên người tiêu dùng được chọn phải mang tính “đặc trưng”
cho các đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trường thử nghiệm. Để đảm bảo cho người
tiêu dùng thể hiện đúng ý muốn của họ, các hàng hóa lựa chọn sẽ thuộc về họ. Phương
pháp này phản ánh tính hiện thực hơn là phương pháp điều tra người tiêu dùng.
 Khác với phương thức thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm,
phương pháp này còn được tiến hành tại thị trường. Một trong những phương pháp
thường được tiến hành là lựa chọn một số thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 21
nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường, thay đổi bao bì ở một số thị
trường và ghi chép lại phản ứng của người tiê dùng ở các thị trường khác nhau. Dựa
vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau
như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hàng hóa.
c. Phương pháp phân tích hồi quy
 Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu.
 Đề ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có
thể hàm cầu tuyến tính hoặc phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào
nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu,
do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vào
tính tính cụ thế để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó phải tiến hành kiểm tra
các hệ số đã ước lượng.
 Hàm cầu tuyến tính: eZPPPYQi
  54321
Trong đó: Qi : Lượng cầu về hàng hóa i
Y: Thu nhập
P: Giá hàng hóa i
Ps : Giá hàng hóa thay thế
Pc : Giá hàng hóa bổ sung
Z : Các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác.
E : Sai số
 Hàm cầu mũ (phi tuyến tính): ZPPPYAQ CS
54321 

Để ước lượng hàm cầu dạng này phải chuyển đổi vê loga tự nhiên:
eZPPPYQ cSi
 lnlnlnlnlnlnln 54321

 Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị α và βi được ước lượng từ
số liệu trong quá khứ.
2.2.4. Phương pháp dự đoán cầu
 Dự đoán theo chuỗi thời gian
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 22
Thực chất của phưởng pháp này là việc xác định hàm hồi quy của cầu theo thời
gian. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian đề tính giá trị tương lai của cầu ở
giai đoạn tiếp theo.
Theo phương pháp này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm một cách
tuyến tính theo thời gian : Qt = a + bt
Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b.
Nếu b>0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian
Nếu b<0 : biến cần dự báo giảm theo thời gian
Nếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian
Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được thể hiện qua việc xem xét giá trị p-
value.
 Dự đoán theo chu kỳ -mùa vụ
Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn theo chu kỳ,
mùa vụ, ước lượng theo xu hướng tuyến tớnh này kết hợp với sử dụng biến giả (thể
hiện tính chất mùa vụ, chu kỳ), ta cũng có thể dự đoán được lượng cầu ở giai đoạn
tiếp theo.
Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả. Mỗi biến giả được tính
cho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó và
nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác.
Dạng hàm :
Qt = a +bt+c1D1 + c2 D2 + ….+ cn-1Dn-1
Dự đoán bằng các mô hình kinh tế lượng
Để dự đoán cầu qua mô hình kinh tế lượng, chúng ta cần ước lượng hàm cầu thực
nghiệm và kiểm định tính chính xác của hàm cầu đó. Để thực hiện dự báo, ta phải đi
dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tương lai của
cầu.
 Dự đoán theo ý kiến chuyên gia
Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên những nhận định, phân tích của
các chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trong một
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 23
khoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất phù hợp với lượng
cầu mà các chuyên gia đã đưa ra.
2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trìnhnăm
trước.
Qua quá trình tìm hiểu, em đã tiếp cận với một số đề tài về phân tích và dự báo
cầu cùng một số đề tài liên quan tới ngành dệt may của một số tác giả như sau :
“Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại mặt hàng áo sơ mi tại công ty
May 10” của tác giả Trần Nguyệt Minh, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh doanh thương
mại năm 2004. Đề tài đã tập trung đi sâu các giải pháp xúc tiến thương mại mặt hàng
áo sơ mi, trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Song đề tài chưa có sự phân
tích chuyên sâu những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới cầu áo sơ mi trên thị
trường nội địa, đồng thời cũng không dự đoán được lượng cầu về áo sơ mi trên thị
trường nội địa.
Với đề tài “Phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư
vấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty cổ phần Hoàn Đạt” - Luận văn tốt
nghiệp khoa Kinh tế năm 2007. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ. Trong
đề tài, tuy tác giả đã có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ tư
vấn song điểm yếu của đề tài là chưa áp dụng được phần mềm kinh tế lượng trong
phân tích.
Còn với đề tài “Phân tích cầu và một số giải pháp phát triển ngành hàng dệt
may tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Khăn Việt” - Luận văn khoa kinh tế
năm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch. Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệu
phong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp song trong đề tài lại chưa vận dụng được phầm
mềm SPSS vào phân tích phiếu điều tra, ý kiến của người tiêu dùng.
Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “Phân tích và dự báo
cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH thưởng mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến
năm 2010” - Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm 2008. Đề tài đã đi sát vào mục tiêu
nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phần mềm kinh tế
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 24
lượng (Eview và SPSS) trong phân tích. Song đối tượng của đề tài là mặt hàng sữa và
thời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010.
Với đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty may
10 trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015” với điểm mạnh là phân tíchvà dự báo được nhu
cầu của của sản phẩm trên thị trường nội địa, dùng các phần nềm để xác định hàm cầu.
Nhìn chung, các đề tài liên quan tới dệt may đều chủ yếu tập trung phân tích,
thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường(Mỹ, Nhật, EU), ít chú trọng tới thị trường nội
địa. Công tác phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong nước cũng bị bỏ qua, thị
trường tiêu thụ nội địa không được chú trọng. Chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên
sâu về dòng sản phẩm áo khoác. Một trong những dòng sản phẩm mang lại giá trị cao
cho doanh nghiệp may mặc. Do vậy đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo
Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019”
mang tính mới phù hợp với sự phát triển của ngành dệt may khi hướng về thị trường
nội địa.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 25
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu l một giai đoạn có ý nghĩ quan trọng đối với quá trình nghiên
cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn
nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu
thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, àm cơ sơt để
lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất
của giai đoạn quan trọng này.
Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập dữ liệu cho đề tài này, em đã lập phiếu khảo sát điều tra trắc
nghiệm đối với 100 người tiêu dùng nhằm thu thập tình hình thực tế việc tiêu
dùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ. Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành như
sau
Đối tượng chọn mẫu : Những khách hàng đã mua và có nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Đối tượng chủ
yếu là nữ giới có độ tuổi từ 20 – 55 tuổi.
Phạm vi chọn mẫu : Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau :
Cầu Giấy (40 phiếu), Q. Đống Đa (10 phiếu), Long Biên (20 phiếu), Q. Ba Đình
(20 phiếu), siêu thị Big C (10 phiếu).
Ngoài việc thu thập ý kiến người tiêu dùng qua phiếu điều tra trắc
nghiệm, tụi cũn tiến hành phỏng vấn một số khách hàng những câu hỏi sau :
Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: lấy dữ liệu từ các phòng của công ty, trên
các trang thong tin của công ty, của thị trường chứng khoán (các bản báo cáo tài chính,
tình hình doanh thu, …)
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 26
3.1.2. Phương pháp phân tíchdữ liệu
- Phương pháp đồ thi hóa: phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất trong
phân tích kinh tế nói chung và phân tích cầu nói riêng. Đây là phương pháp phân tích
các số liệu, dữ liệu thuu thập được trong mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua đồ thị.
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: là phương pháp được sử dụng phần mềm
kinh tế để ước lượng mô hình hồi quy. Sử dụng ứng dụng trong excel 2007 để đưa ra
phương trình hồi quy (hàm cầu, hàm cầu theo chuỗi thời gian, phương trình về thu
nhập,…)
- Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian. Thực trạng của phương pháp này
là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị trương lai của các biến số
trong mô hình từ đó tính toán giá trị tương lai cảu cầu trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Giới thiệuvề công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ.
3.2.1. Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì.
3.2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội
Tên giao dịch tiếng việt : Công ty cổ phần May Thanh Trì
Tên viết tắt : HAPROSIMEX
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Tel: 84-4-8615334;8614239
FAX : 84-4-8615390
Địa chỉ: Km 11, quốc lộ 1A, Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là Xí nghiệp May Xuất Khẩu Thanh
Trì được thành lập từ tháng 12 năm 1992 và bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1995.
Giai đoạn đầu công ty có một phân xưởng khoảng 350 công nhân, chủ yếu là lao
động nữ tuổi đời từ 18 đến 22 và phần lớn tốt nghiệp tại phổ thông cơ sở
Để tay nghề cho người lao động xí nghiệp đã thuê chuyên gia Hàn Quốc sang
hướng dẫn trực tiếp. Tháng 5 năm 1994, công ty quyết định đưa phân xưởng thứ 2 vào
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 27
hoạt động với qui mô tương đương phân xưởng 1. Tháng 6 năm 1996, công ty thành
lập phân xưởng thứ 3 với qui mô bằng ¼ so với phân xưởng thứ nhất.
Kể từ khi thành lập, công ty vẫn là đơn vị trực thuộc công ty sản xuất-xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà Nội, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải
thông qua Tổng công ty. Chỉ cho đến khi có quyết định số 2032 / QĐUB ngày
13/6/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty May Thành Trì mới
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương
VIETCOMBANK chi nhánh Hà Nội, và có tên giao dịch là Thanh Trì Garment
Factory.
Từ tháng 4/2008 xí nghiệp may được đổi tên thành công ty cổ phần May Thanh
Trì, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103024083 do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 24/4/2008
Vốn điều lệ 20 tỷ đồng trong đó vốn góp nhà nước là 53%, vốn cổ đông trong
công ty là 28%, vốn nhà đầu tư chiến lược là 19%.
3.2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Mặt hàng kinh doanh ban đầu và chủ yếu của công ty là áo Jackets xuất khẩu
sang thị trường EU và thị trường nội địa . Hiện tại mặt hàng của công ty rất đa dạng và
phong phú nhưng chủ yếu vẫn là áo Jacket, quần, bộ thể thao và trượt tuyết với 100%
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu .
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định phương
hướng hoạt động chủ yếu là may gia công xuất khẩu sang nước ngoài. Đây thực sự là
một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt may ở nước ta
thời đó. Song phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá an toàn, ít
rủi ro vì công ty chỉ hoàn thành sản phẩm và giao hàng, nhận tiền gia công từ bạn hàng
theo như hợp đồng đã ký kết. Đây là hướng kinh doanh chủ yếu mà công ty thực hiện
kể từ khi đi vào sản xuất . Đến năm 1998, công ty đã có sự chuyển hướng kinh doanh,
nghiệp vụ may gia công vẫn chiếm tỷ trọng 80%, nhưng công ty đã có sự cải thiện
đáng kể nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bạn hàng. Chẳng hạn doanh nghiệp đã tự tìm
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 28
kiếm nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất của khách hàng chứ không để khách hang
cung cấp nguyên vật liệu như trước. Do nhu cầu của thị trường ngày càng cao, công ty
luôn đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạng
hoá mặt hàng, từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị trường kinh doanh trong nước
và quốc tế.
Bên cạnh đó công ty cũng không quên thị trường nội địa tiểm năng. Tiêu thụ một
số mặt hàng phù hợp với đặc điểm của người tiêu dùng nội địa. Và cũng đã được
người tiêu dùng công nhận, tin tưởng và sử dụng.
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Mang đặc thù của ngành may mặc, lĩnh vực hoạt động về công nghiệp dệt may
nói chung và ngành may mặc cụ thể là may gia công nói riêng là ngành công nghiệp
thu hút được nhiều lao động giúp cải thiện tốt tình hình dư thừa lao động ở nước ta,
đồng thời thu được ngoại tệ cho đất nước. Qua đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như ổn định tình hình kinh tế, xã hội.
Hiện nay công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên, 4 phòng ban chức
năng, 1 tổ cơ điện, 3 phân xưởng sản xuất trực tiếp với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư,
cán bộ, công nhân lành nghề có tinh thần đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh thúc
đẩy sản xuất đạt hiệu quả cao, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Việc quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về tổ chức sản xuất theo phân
cấp chức năng hoạt động, công ty hoạt động với bộ máy quản lý có mô hình như sau:
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 29
Hình 3.1: Bộ máy quản lý của công ty CP may Thanh
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban:
- Phòng kế toán: Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của từng phân xưởng cũng như toàn bộ công ty.
Lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn vốn, sử dụng
vốn hiệu quả. Tổ chức hạch toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo
qui định của nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc việc sắp xếp cán bộ và tổ
chức nhân sự, ban hành các qui định nội qui, quản lý cơ sở vật chất ….
- Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ quản lý, may mẫu hàng theo đơn đặt hàng, đáp ứng
kịp thời bảng màu, định mức, bản vẽ, qui trình công nghệ với chất lượng cao cho các
phân xưởng sản xuất, đẩy mạnh hoạt động của nhóm may mẫu, rút ngắn thời gian may
mẫu hơn trước, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho
thành phẩm
- Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất
PHÓ
GIÁM ĐỐC
Phòng
kế toán
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
Kĩ
thuật
Phòng kế
hoạch-
xuất nhập
khẩu
PX
May I
PX
May II
PX
Thêu
Tổ
Cơ
điện
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 30
nhập khẩu cho công ty, chỉ đạo ,theo dõi công tác xuất nhập khẩu và các chương trình
sản xuất lớn theo hợp đồng. Đồng thời kiêm nghiệm về nghiên cứu thị trường nội địa.
- Tổ chức cơ điện: Đảm bảo tuyệt đối, đầy đủ về máy móc, thiết bị điện, hơi nước.
Giám sát việc sử dụng các thiết bị giữa các phân xưởng bảo đảm tiết kiệm cân bằng
hiệu quả, bảo đảm kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kì thật tốt. Xây dựng kế
hoạch và triển khai kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu ở tất cả các vị trí (điện, than, dầu,
mỡ…) tiết kiệm phụ tùng thay thế, chủ động trong công tác an toàn vệ sinh lao động
3.2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Công ty cổ phần May Thanh Trì có hệ thống nhà xưởng lớn và đội ngũ công nhân
viên lành nghề, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn được phân công hợp lý.
Đối tượng chế biến của công ty cổ phần May Thanh Trì là vải, vải được cắt, may và
hoàn thiện thành sản phẩm.Công ty có 2 phân xưởng may và 1 phân xưởng thêu. Một
phân xưởng may có 5 chuyền may, 1 tổ cắt, 1 tổ hoàn thiện
Ta có thể thấy quá qui trình sản xuất sau:
Hình 3.2 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty CP may Thanh Trì
3.2.1.5. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
a. Danh mục sản phẩm
May mặc là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm rất đa dạng luôn thay đổi
theo thị hiếu tuỳ theo độ tuổi, từng vùng, từng mùa và từng thời điểm. Yêu cầu về tính
Tổ
cắt Thêu, in
May
Hoàn
thiện
Thành
phẩm
Nguyên
vật liệu
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 31
thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, kiểu dáng mẫu mốt phải phù hợp với từng lứa tuổi nghề
nghiệp thời tiết khí hậu và sở thích của từng người.
Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công ty chủ yếu
sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty đã sản
xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau từ sản phẩm đơn giản như: quần lửng, áo phông, áo
sơ mi… đến sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: áo jacket, bộ thể thao,
veston…Mỗi chủng loại sản phẩm tuỳ theo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức
khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất liệu vải…
Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng có thể liệt kê trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Danh mục sản phẩm
STT Tên sản phẩm Ký hiệu
Đơn vị
tính
1 Áo nỉ dài tay 1 lớp AMI 01029526 Chiếc
2 Áo nỉ 1 lớp AMI 04029526 Chiếc
3 Jacket 2 lớp ASD 11945 SFR Chiếc
4 Áo 2 lớp ASD 13482/4 Chiếc
5 Quần dài 2 lớp ASD 14714 Chiếc
6 Quần short ASD 14716 Chiếc
7 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc
8 Jacket lông vũ BK C1 Chiếc
9 Quần 2 lớp BK EWP 301U Chiếc
10 Phông kẻ CTF 0320C – 10 Chiếc
11 Jacket lông vũ DOJIN 442501 Chiếc
12 Áo lông vũ mặt ngoài DOJIN 442503 Chiếc
13 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc
14 Áo 1 lớp DOJIN 802 Chiếc
15 Áo 1 lớp, 1/2 lót lưới DOJIN 803 Chiếc
16 Phông kẻ HS 094082101 JE01 0325 Chiếc
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 32
17 Phông dài tay HS 094096201 JE20 – 0321 Chiếc
18 Phông cộc HS 1546 Chiếc
`19 Quần 1 lớp HSTS 1636 Chiếc
20 Áo 2 lớp vỏ dán KIDO 90719 Chiếc
21 Jacket 2 lớp vỏ dán KIDO 90878 áo ngoài Chiếc
22 Áo 3 lớp vỏ dán KIDO 90879 Chiếc
23 Quần 1 lớp sortshell KIDO 90908 Chiếc
24 Quần 1 lớp dán KIDO 90969 Chiếc
25 Áo nỉ trong KIDO JW90883 Chiếc
26 Áo nỉ KIDO JW90883 Chiếc
27 Váy gilê NEM 1808 Chiếc
28 Zuyp 11 NEM 2001 A Chiếc
29 Zuyp 21 NEM 2001 B Chiếc
30 Váy 2 lớp NEM 2024 Chiếc
31 Áo công sở nữ NEM 2340 Chiếc
32 Áo công sở NEM 2344 Chiếc
33 Váy cộc tay NEM 2020 Chiếc
34 Quần 1 lớp NEM 5002 Chiếc
35 Áo sơ mi dài tay nữ NEM 7225 Chiếc
36 Áo nỉ 1 lớp PoongShin 9522 Chiếc
37 Quần 2 lớp PROSPORT 118 Chiếc
38 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL 955029 Chiếc
39 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc
40 Sơ mi nữ S & J 0238365 Chiếc
41 Áo 3 lớp SESSIONS SS04 Chiếc
42 Áo nỉ softshell 1 lớp Trango mitka jacket Chiếc
43 Nỉ softahell Trango TAMY Chiếc
44 Áo nỉ softshell 2 lớp Trango Saga Chiếc
Nguồn: phòng kế hoạch
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 33
b. Tiêu chuẩn chất lượng
Các sản phẩm do công ty sản xuất đều phải đạt được tiêu chuẩn do khách hàng
yêu cầu đồng thời thời đáp ứng được các quy chuẩn trong công ty theo hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2000, SA 8000 phù hợp tiêu chuẩn QUACERT.
3.1.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 47.249 66.513 86.092 94.185
Lợi nhuận gộp 10.095 15.877 15.705 16.028
LN thuần từ HĐKD 501 2.215 1.787 2.024
LNST thu nhập DN 427 1.662 1.915 1.877
LNST của CĐ cty 427 1.662 1.915 1.877
Đồ thị 3.1. Tình hình doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010
-2013
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế
liên tục tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng chậm.
Bảng 3.3: Doanh thu tiêu thụ áo Jacket 2 lớp nữ
ĐVT: Tỷ đồng
0
20
40
60
80
100
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 34
Năm
Doanh thu
nội địa
Doanh thu áo Jacket 2 lớp
nữ trong tiêu thụ nội địa
Doanh thu sáo Jacket 2 lớp
nữ tại thị trường Hà Nội
2009 639.373 127.875 79.922
2010 768.634 153.727 96.079
2011 698.045 139.609 87.256
2012 823.240 164.648 102.905
2013 942.480 188.496 117.810
3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty
Bảng 3.4: Danh mục sản phẩm áo jacket của công ty CP May Thanh Trì.
STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính
1 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc
2 Jacket lông vũ BK C1 Chiếc
3 Jacket lông vũ DOJIN 442501 Chiếc
4 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc
5 Jacket 2 lớp vỏ dán KIDO 90878 áo ngoài Chiếc
6 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL 955029 Chiếc
7 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc
3.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động tác đến nhu cầu áo Jacket 2 lớp
nữ tiêu thụ ở thì trường Hà Nội.
Những dòng sản phẩm áo Jacket của công ty CP may Thanh Trì tiêu thụ ở thị
trường nội địa Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nội nói riêng.
Bảng 3.5: Danh mục sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty CP May Thanh Trì
tiêu thụ ở thị trường Hà Nội.
STT
Tên sản
phẩm
Ký hiệu
Đơn
vị tính
Đặc điểm sản phẩm
Hình ảnh minh họa
1
Jacket 2
lớp
DOJIN 500 Chiếc
Dòng sản phẩm này được
thiết kế nhiều màu sắc,
năng động, với chất liệu
mềm mại và đầy nữ tính.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 35
2
Jacket 2
lớp
PROSPORT
ONEILL
955034
Chiếc
Dòng sản phẩm này được
thiết kế năng động, phù
hợp với nhiều lứa tuổi,
nhiều kiểu dáng.
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty CP
may Thanh Trì.
3.3.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan
a, Giá cả của hàng hoá
Giá cả của sản phẩm áo sơ Jacket của công ty CP May Thanh Trì là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp tới cầu về sản phẩm áo Jacket. Khi giá cả của sản phẩm này tăng lên,
lượng cầu về sản phẩm áo Jacket giảm xuống ( với giả định các yếu tố khác không
thay đổi).
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mức giá có thể chấp nhận được khi người tiêu
dùng chọn mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì.
Mức giá
(VNĐ)
Tần số
(Phiếu)
Phần trăm
(%)
Tích lũy
(%)
<400.000 9 9 9
400.000 – 450.000 34 34 43
450.000 – 480.000 40 40 83
480.000 – 520.000 17 17 100
Tổng 100 100 -
Bảng 3.7. Kết quả phân tích về ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả của
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì.
Quý khách đánh giá thế nào về giá của sản phẩm áo Jacket 2 lớp với sản phẩm
cùng loại của công ty khác?
Đánh giá Tần số
(Phiếu)
Phần trăm
(%)
Tích lũy
(%)
Thấp hơn 8 8 8
Bình thường 67 67 75
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 36
Cao hơn 22 33 97
Cao hơn rất nhiều 3 3 100
Tổng 100 100 -
Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy, mức giá được nhiều người chấp nhận nhất là từ
450.000đ – 480.000đ (có tới 40% người được hỏi sẵn sàng mua sản phẩm áo Jacket 2
lớp nữ của công ty với mức giá như vậy), sau đó là mức giá từ 400.000đ – 450.000đ (
với 34% người được hỏi sẵn sàng mua ở mức giá này). Và dwuaj vào bảng 3.7 ta thấy
có tới 67% ý kiến người tiêu dùng cho rằng giá bán áo Jacket 2 lớp nữ của công ty
may Thanh Trì so với các hàng hóa là bình thường. Sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
công ty may Thanh Trì có chất lượng tốt, giá thành ở mức độ hợp lý, điều này là nhân
tố chi phối mạnh nhất tới quyết định mua của người tiêu dùng.
b, Chất lượng của sản phẩm May Thanh Trì
Chất lượng là yếu tố quan trọng, hàng hoá có chất lượng tốt sẽ tạo được ấn tượng
tốt trong tâm trí khách hàng từ đó kích thích và hình thành nhu cầu đối với sản phẩm
đó. Chất lượng là nhân tố có thể thúc đẩy hay hạn chế số lượng người mua hàng từ đó
mà làm lượng cầu tăng hoặc giảm. Đối với sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ thì kiểu dáng,
chất lượng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Bảng 3.8 : Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty
CP may Thanh Trì.
Đánh giá của
khách hàng
Tần số
(Phiếu)
Phần trăm
(%)
Tích lũy
(%)
Rất tốt 7 7 7
Tốt 18 18 25
Khá tốt 36 36 61
Khá 31 31 92
Trung bình 8 8 100
Kém 0 0 100
Tổng 100 100 -
Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket nữ của công ty CP may
Thanh Trì.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 37
Nhìn vào đồ thị 3.2, ta có thể thấy có tới 36% người tiêu dùng đánh giá chất
lượng áo sơ Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì là khá tốt, 31% là khá , 18%
đánh giá chất lượng là tốt, chỉ có 8% nhận xét là trung bình và 0% nhận xét là chất
lượng kém. Chứng tỏ, chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá khá
cao. Đây là một lợi thế để kích thích cầu của người tiêu dùng.
Bảng 3.9: Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket 2 lớp
Đánh giá của khách
hàng
Tần số
(Phiếu)
Phần trăm
(%)
Tích lũy
(%)
Rất xấu 0 0 0
Trung bình 15 15 15
Khá đẹp 33 33 48
Đẹp 47 47 95
Rất đẹp 5 5 100
Tổng 100 100 -
Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích về kiểu dáng áo sơ Jacket 2 lớp nữ của công ty may
Thanh Trì
7 %
18 %
36 %
31 %
8 %
0
10
20
30
40
Rất tốt Tốt Khá tốt Khá Trùng bình
Phân Trăm
15 %
33 %
47 %
5 %
%
10 %
20 %
30 %
40 %
50 %
Trung bình Khá đẹp Đẹp Rất đẹp
Phần trăm
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 38
Còn đồ thị 3.3 cho ta thấy có tới 33% người tiêu dùng cho kiểu dáng áo Jacket 2
lớp nữ là khá đẹp, 47 % nhận xét là đẹp, 15% nhận xét là trung bình. Có đựơc kết quả
đó là do công ty CP may Thanh Trì đặt vấn đề năng cao chất lượng sản phẩm là ưu
tiên hàng đầu. May Thanh Trì áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu
chuẩn chất lượng ISO 9000 cụ thể là ISO 9001 2008, thực hiện quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, đồng thời công ty cũng áp dụng hệ thống trách
nhiệm xã hội SA8000 trong toàn doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ
trên thị trường EU, môt trong những thị trường khó tính và khắt khe về đòi hỏi chất
lượng.
c, Địa điểm bán hàng và các chương trình xúc tiến
Lựa chọn điểm bán hàng thuận tiện quyết định tới gần 20% sự thành công của
doanh nghiệp. Nhận thấy rõ được điều này, may Thanh Trì đã xây dựng cho mình
một hệ thống rộng khắp các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý và đẩy mạnh tiêu thụ
tại hệ thống các siêu thị lớn như Metro, Big C, Hapro…. Tính tới thời điểm hiện tại,
tại thị trường Hà Nội, công ty có tới 27 cửa hàng đại lý, 8 cửa hàng giới thiệu sản
phẩm. Hệ thống cửa hàng đại lý rộng khắp tạo điều kiện lợi cho người tiêu dùng mua
sản phẩm.
Bảng 3.10. Kết quả phân tích về số người đã mua áo Jacket 2 lớp nữ may
Thanh Trì
Qúy khách đã mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ có giá dưới 510.000đ chưa ?
Kết quả Tần số Phần trăm(%) Tích lũy(%)
Có 57 57 57
Chưa 43 43 100
Tổng 100 100 -
Trong số 100 người được hỏi có tới 57 người tiêu dùng đã mua sản phẩm áo
Jacket 2 lớp của công ty may Thanh Trì và đa phân họ đều mua tại các của hàng đại lý
( 32/ 57 người mua tại đại lý, 11/ 57 người mua tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và
14 / 57 người mua tại các siêu thị).
Không chỉ chú trọng tới việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, công ty
còn chú ý quảng bá hình ảnh của mình thông qua các chương trình truyền thông là các
chương trình quảng cáo trên tivi, qua làn sóng phát thanh. Những nỗ lực đó của công
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 39
ty đã được đền đáp bằng sự yêu mến của khách hàng. Trong số 57 người đã mua sản
phẩm áo Jacket 2 lớp nữ, họ đã biết đến công ty qua tivi (11/57 người ), internet (
28/57), qua báo đài, tạp chí là 6/43 người. Chính sự yêu mến và tin tưởng vào chất
lượng sản phẩm của khách hàng, khách hàng lại trở thành những tuyên truyền viên
hiệu quả cho sản phẩm Jacket 2 lớp nữ. Có tới 12/57 người mua sản phẩm sơ mi nam
của công ty thông qua sự giới thiệu của bạn bè.
3.1.1.2.Nhóm các nhân tố khách quan
a) Thời tiết, mùa vụ:
Sản phẩm áo Jacket 2 lớp của nữ là sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của thời vụ. Vì
sản phẩm mang tính chất theoo mùa, là sản phẩm dùng vào mùa có thời tiết lạnh. Vào
những quý 1 và quý 4 là lượng tiêu thụ là lớn nhất, vào quý 2 và 3 thì lượng tiêu thụ ít
hơn, vì hai quý này ở khu vực miền bắc có khí hậu nóng nực (mùa hè và thu) . Đặc
biệt ít vào quý 2.
b, Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2
lớp nữ là mặt hàng thông thường nhưng có giá cả khá cao, khi thu nhập tăng lên thì
lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ tăng lên và ngược lại. Ngày nay, thu nhập của người
dân ngày càng đựơc nâng cao cùng với đó là xu hương mua sắm tiêu dùng mới. Khi
thu nhập tăng lên thì họ sẽ chú ý tới ăn, tới mặc ở mức độ khác “ăn ngon”, “mặc đẹp”.
Qua tổng hợp phân tích phiếu điều tra đối với 100 khách hàng sử dụng sản phẩm
Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì, số người có thu nhập từ 2,5 – 4 triệu đồng chiếm
tới 50%, số người có mức thu nhập dười 2,5 triệu đồng chiếm 30%, số người có thu
nhập từ 4- 6 triệu chiếm 18% và số người có thu nhập từ 6 triệu trở lên chiếm 2 %.
c, Số lượng người tiêu dùng
Số lượng người tiêu dùng càng lớn thì cầu về mặt hàng đó càng nhiều. Đối với
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ, khi dân số tăng lên, đặc biệt là dân số nữ tăng lên thì cầu
về sản phẩm này càng cao. Theo kết quả điều tra dân số mới nhất mà tổng cục thống
kê thông báo, hiện nay dân số nước ta vào khoảng 90 triệu người, trong đó dân số
miền Bắc vào khoảng 30,915 triệu người, dân số Hà Nội vào khoảng 7146,2 nghìn
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 40
người ( năm 2013), dân số nữ Hà Nội vào khoảng 3412,8 nghìn người. Có thể nói khi
dân số nữ tăng lên, đặc biệt dân số nữ trong độ tuổi từ 20-55 càng tăng lên thì nhu cầu
về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ càng tăng.
d, Giá cả của sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ khác
Áo jacket 2 lớp nữ là một trong mặt hàng tiêu với số lượng lớn trên thị trường Hà
Nội của công ty may Thanh Trì. Trong bài này, giá bán mà sản phẩm áo Jacket 2 lớp
nữ của công ty được bán với mức giá dưới 510.000đ/chiếc. So với dòng sản phẩm này
của các không ty khác như công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang,..thì mức giá
này được người tiêu dùng đánh giá là bình thường. Với dòng sản phẩm này, giá bán
của công ty May Việt Tiến có mức giá cao hơn giao động từ 10.000đ đến 40.000đ , so
với công ty Đức Giang thì giá cả gần như ngang nhau. Giá cả của công ty may Thanh
Trì mà tăng lên hay giảm xuống thì sẽ có tác dụng ngay tới người tiêu dùng. Khách
hàng có xu thế chuyển sang các công ty khác có mức giá thấp hơn nêu như công ty
tăng giá như của công ty Đức Giang, Nhà Bè, An Phước,…
e, Sở thích, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng
Sở thích là nhân tố thuộc về cá nhân người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu
dùng sẽ chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Như chúng ta đã biết, trên
thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm áo Jacket của các công ty khác nhau
như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Phương Đông, An Phước … Khách hàng yêu mến
thương hiệu nào họ sẽ chọn mua sản phẩm của thương hiệu đó. Càng có nhiều khách
hàng trung thành với thương hiệu của mình thì cầu về sản phẩm càng cao. Có thể nói,
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ đã có được vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng vì
lịch sử hình thành cũng như uy tín, chất lượng mà sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
công ty may Thanh Trì mang lại. Điều này được minh chứng là trong 100 người được
hỏi thì cú tới 57 người đã tin yêu và sử dụng Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh
Trì
f, Đối thủ cạnh tranh
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, các công ty không chỉ cạnh
tranh nhau bằng giá, chất lượng song quan trọng hơn cả là cạnh tranh nhau nhờ vào
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 41
thương hiệu của mình. Thương hiệu may Thanh Trì có lịch sử hình thành hơn 20 năm
và đối thủ chính của May Thanh Trì là May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước. Theo
kết quả phân tích phiếu điều tra, trong số 43 người không mua sản phẩm Jacket 2 lớp
nữ của công ty may Thanh Trì thì cứ tới 10/43 người chọn áo Jacket 2 lớp nữ của
Việt Tiến, 11/43 người chọn áo Jacket 2 lớp của Nhà Bè, 8/43 người chọn áo Jacket 2
lớp của Đức Giang…Ngoài ra ra công ty còn đối mặt với sự cạnh tranh của các mặt
hàng từ Trung Quốc với chất lượng thấp những giá cả rẻ. Khi trên thị trường càng có
nhiều đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn và điều đó có tác
động nhất định tới lượng cầu về sản phẩm đó.
3.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội của
công ty May Thanh Trì.
3.3.2.1. Tổng quan về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên địa bàn Hà Nội
Với việc lựa chọn thị trường Hà Nội là thị trường trọng điểm chủ lực, kết hợp với
chính sách kinh doanh đúng và hợp lý cùng hệ thống cửa hàng đại lý và cửa hàng giới
thiệu sản phẩm rộng khắp nên số lượng áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ trên thị trường này
ngày càng tăng.
Bảng 3.11. Bảng số liệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp Nữ tiêu thụ trên thị
trường Hà Nội mỗi năm theo loại sản phẩm.
Năm
Sản phẩm
2009 1010 2011 2012 2013
DOJIN 500 8594 7153 7936 8111 9335
PROSPORT ONEILL 955034 9570 11570 11672 12470 13765
Tổng 18164 18723 19608 20581 23100
Nhìn vào bảng số 3.11, ta thấy số lượng áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ trên thị
trường Hà Nội tăng đều qua các năm .
3.3.2.2. Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May
Thanh Trì trên thị trường Hà Nội
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 42
Như đã phân tích ở trên, hàm cầu về áo Jacket 2 lớp nữ có dạng như sau
Q = a + bP + cM + dPr + eN
Trong đó Q : Lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ (chiếc)
P : Giá bán áo Jacket 2 lớp nữ công ty may Thanh Trì (nghìn đồng /
chiếc)
M : Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội (nghìn đồng /1tháng)
Pr : Giá áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến (nghìn đồng / chiếc)
N : Dân số nữ Hà Nội từ 20-55 tuổi (người).
a : Hệ số chặn
b, c, d, e : Các hệ số góc
Qua quá trình thu thập số liệu ta có bảng số liệu sau:
( Vì sản phẩm có tính mùa vụ, nên để sử dùng phương trình có hàm cầu tuyến tính em
nhóm số liệu theo 2 quý kề nhau để thuận tiện cho việc tính toán)
Thời gian Q P M Pr N
Quý 1+2 / 2009 9019 440 2457 500 3228394
Quý 3+4 / 2009 9145 449 2401 515 3233602
Quý 1+2 /2010 9357 471 2373 515 3239011
Quý 3+4 /2010 9366 488 2401 500 3244419
Quý 1+2 /2011 9729 490 2457 500 3247663
Quý 3+4 /2011 9879 500 2457 515 3248312
Quý 1+2 /2012 10125 500 2485 515 3254159
Quý 3+4/2012 10456 505 2484 508 3258063
Quý 1+2/2013 11407 510 2459 523 3264255
Quý 3+4 /2013 11693 510 2485 530 3267193
Quý 1+2 /2014 12784 510 2516 530 3272747
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 43
Sử dụng ứng dụng trong excel 2007 chạy ứng dụng Data Analysis để tìm ra
phương trình hàm cầu cho sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì
với cơ sở dữ liệu ở bảng số liệu trên.
Kết quả chạy máy như sau:
Thông qua việc thu thập, thống kê, xử lý số liệu (phụ lục số 4), ta có được kết
quả ước lượng hàm cầu như sau:
Bảng 3.12. Ước lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10
Regression Statistics
Multiple R 0.98974
R Square 0.97958
Adjusted R
Square 0.96597
Standard
Error 223.044
Observations 11
ANOVA
Df SS MS F
Significance
F
Regression 4 14321987 3580497 71.9717 3.3518E-05
Residual 6 298492.23 49748.7
Total 10 14620479
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95%
Intercept -378185 62522.491 -6.04879 0.00092 -531172.315
P -30.407 9.1747871 -3.31419 0.01612 -52.8568749
M 1.27457 2.6140012 0.48759 0.64314 -5.12166314
Pr 10.7541 11.524445 0.93316 0.38675 -17.445193
N 0.12141 0.0230462 5.26796 0.00189 0.06501432
Ta có hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ có dạng như sau:
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 44
Q = - 378185 - 30,407P + 1,27457M + 10,7541Pr + 0,12141N
Ta nhận thấy rằng dấu của các hệ số góc : b< 0, c > 0, d > 0, e > 0 phù hợp
về mặt lý thuyết nờn nó phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê.
Độ tincậy Prob hay P –value
+ P - value (a) = 0,00092 hay 0,092%, kết luận hệ số a ≠ 0 là một kết luận có
sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 0,092% hay chỉ 0,092% khả năng hệ số này nhận giá trị
= 0 hay chỉ có 0,092% giá bán sản phẩm của May Thanh Trì, giá bán sản phẩm áo
Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến, thu nhập, dân số nữ không tới động tới lượng cầu về áo
Jacket 2 lớp nữ, còn lại tới 99,908% số lượng áo sơ mi bán ra phụ thuộc vào các yếu
tố này. Với ý nghĩa là 10 % thì hệ số chăn có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ P – value (P) = 0,01612, kết luận hệ số b ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc
sai lầm loại 1 là 1,612% hay chỉ có 1,1612% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ có
1,1612% giá bản sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì không ảnh hưởng
tới lượng cầu về sản phẩm này còn lại tới 98,8388% lượng cầu về sản phẩm áo Jacket
2 lớp nữ của May Thanh Trì chịu tác động của giá bán sản phẩm này. Với mức ý nghĩa
10% thì ước lượng hệ số b có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ P – value (M)= 0,64314 = 64,314% kết luận hệ số c ≠ 0 là một kết luận có sác
xuất mắc sai lầm loại 1 là 64,314% hay chỉ có 64,314% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ
có 0,18% thu nhập không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
May Thanh Trì còn lại tới 35,686% lượng cầu về sản phẩm này chịu tác động của thu
nhập. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lương hệ số c có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ P – value (Pr) = 0,38675= 38,675%, kết luận hệ số d ≠ 0 là một kết luận có
sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 38,675% hay chỉ có 38,675% khả năng hệ số này = 0
hay chỉ có 38,675% giá bản sản phẩm của Việt Tiến không ảnh hưởng tới lượng cầu về
sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì còn lại tới 61,325%% lượng cầu về
sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công may Thanh Trì chịu tác động của giá bán sản phẩm
áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lượng hệ số d có ý
nghĩa về mặt thống kê.
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 45
+ P – value (N) = 0,00189= 0,18% < 3 %, kết luận hệ số e ≠ 0 là một kết luận
có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 0,18% hay chỉ có 0,18% khả năng hệ số này = 0 hay
chỉ có 0,18% dân số không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của May
10 còn lại tới 99,82% lượng cầu về sản phẩm này chịu tác động của dân số. Với mức ý
nghĩa 10% thì ước lương hệ số e có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hệ số R2 ( R-Squared)
Theo kết quả ước lượng trên, ta có hệ số R2 = 0.979583. Như vậy, hàm cầu đã
giải thích được 97,9583% sự biến động của cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ theo
các quý từ năm 2005 tới năm 2009. Đồng thời, mô hình cũng giải thích được tới
97,9583% sự biến động của cầu về áo Jacket 2 lớp nữ theo các yếu tố có trong mô hình
( giá áo Jacket 2 lớp nữ của công ty May Thanh Trì, thu nhập, giá áo Jacket 2 lớp nữ
của Việt Tiến, dân số nữ Hà Nội độ tuổi từ 20 – 55 tuổi ), còn lại 2,0417% sự biến
động của cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ được giải thích bởi các yếu tố không có
trong mô hình.
Ý nghĩa kinh tế của các hệ số
+b = -30.40697 < 0, thể hiện rằng, khi giá sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của
May Thanh Trì tăng lên 1000đ/ chiếc thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra sẽ giảm
30.40697 chiếc ( với giả định rẳng các yếu tố khác không thay đổi ).
+ c = 1.274567 > 0, điều này nói lên rằng, khi thu nhập tăng lên 1000đ/ 1
thỏng thỡ số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra tăng 1.274567 chiếc ( với giả định rằng
các yếu tố khác không thay đổi ).
+ d = 10.75410 > 0 cho thấy rằng, khi giá áo Jacket 2 lớp nữ Việt Tiến tăng lên
1000đ/ chiếc thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra của công ty May Thanh Trì sẽ tăng
lên 10.75410 chiếc ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi ).
+ e = 0.121406 > 0, cho thấy rằng, khi dân số nữ Hà Nội trong độ tuổi từ 20 –
55 tuổi tăng lên 1000 người thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty May Thanh
Trì bán ra sẽ tăng lên 0.121406 chiếc ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay
đổi ).
TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 46
Ý nghĩa của các ước lượng độ co giãn
Ta sử dụng các giá trị tại quý 1+2 năm 2014 (P = 510 nghìn đồng, M = 2516
triệu đồng, Pr = 530 nghìn đồng, N = 3272747 người), ta tính được các ước lượng độ
co giãn của cầu như sau:
+ Ep = -0,46 cho ta biết nếu công ty May Thanh Trì tăng giá bán sản phẩm lên
10% thì lượng cầu về sản phẩm này giảm đi 4,6%.
+ EM = 0,15 cho ta biết nếu thu nhập tăng lên 10% thì lượng cầu về áo Jacket 2
lớp nữ tăng lên 1.7%.
+ EPr = 0,22 cho ta biết nếu giá áo Jacket 2 lớp nữ cùng loại của Việt Tiến tăng
10% thì lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của Thanh Trì tăng lên 2,2%.
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định
[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 
Chiến lược marketing công ty Nike
Chiến lược marketing công ty NikeChiến lược marketing công ty Nike
Chiến lược marketing công ty NikeHieu Nguyen Duong
 
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYĐề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứngLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Chiến lược marketing công ty Nike
Chiến lược marketing công ty NikeChiến lược marketing công ty Nike
Chiến lược marketing công ty Nike
 
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYĐề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
 
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAOĐề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
 

Similaire à [Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định

Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...nataliej4
 
Mô hình điều khiển
Mô hình điều khiểnMô hình điều khiển
Mô hình điều khiểnDv Dv
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...HanaTiti
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giao trinh thdc
Giao trinh thdcGiao trinh thdc
Giao trinh thdcPhi Phi
 
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanChu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanHung Nguyen
 
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaGiao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaHoàng Đức
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1quang
 
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]bookbooming1
 
AddHealth safety guidelines_vietnamese
AddHealth safety guidelines_vietnameseAddHealth safety guidelines_vietnamese
AddHealth safety guidelines_vietnameseKien Ly
 
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdf
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdfCác chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdf
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdfNuioKila
 
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à [Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định (20)

Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
 
Mô hình điều khiển
Mô hình điều khiểnMô hình điều khiển
Mô hình điều khiển
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
 
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
Phân bổ luồng truyền thông đa phương tiện ngang hàng theo phương thức kéo đẩy...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
 
Giao trinh thdc
Giao trinh thdcGiao trinh thdc
Giao trinh thdc
 
Bồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên các trường dạy nghề, HAY
Bồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên các trường dạy nghề, HAYBồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên các trường dạy nghề, HAY
Bồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên các trường dạy nghề, HAY
 
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanChu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
 
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaGiao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạnĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
 
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
 
AddHealth safety guidelines_vietnamese
AddHealth safety guidelines_vietnameseAddHealth safety guidelines_vietnamese
AddHealth safety guidelines_vietnamese
 
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdf
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdfCác chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdf
Các chuyên đề vật lý 11 tự luận và trắc nghiệm có đáp án.pdf
 
Luận văn: Bài toán khai thác thông tin về sản phẩm từ Web, HAY
Luận văn: Bài toán khai thác thông tin về sản phẩm từ Web, HAYLuận văn: Bài toán khai thác thông tin về sản phẩm từ Web, HAY
Luận văn: Bài toán khai thác thông tin về sản phẩm từ Web, HAY
 
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
 
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và ...
 

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Dernier

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Dernier (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

[Công nghệ may] dự báo nhu cầu sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty cp may thanh trì trên địa bàn tỉnh nam định

  • 1. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 0 Nhận xét đánh giá của giảng viên hướng dẫn Thầy: Phạm Anh Tuấn …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …….……………………………………………………………… ……….…………………………………………………………… ………….………………………………………………………… …………….……………………………………………………… ……………….…………………………………………………… ………………….………………………………………………… …………………….……………………………………………… ……………………….…………………………………………… ………………………….………………………………………… …………………………….……………………………………… ……………………………….…………………………………… ………………………………….………………………………… …………………………………………………………………….
  • 2. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................05 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................... 05 1.2.. Các mục tiêu nghiên cứu......................................................................................05 1.2.1. Mục tiêu lý luận.............................................................................................. 05 1.2.2. Mục tiêu thực tiễn......................................................................................... 06 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 06 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................06 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................06 1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu .................................................................................... 07 1.4.1. Số liệu sơ cấp................................................................................................. 07 1.4.2. Số liệu thứ cấp ..............................................................................................07 1.5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 08 .. CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ...........................................09 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.........................................................................09 2.1.1. Khái niệm về cầu.............................................................................................09 2.1.2. Luât cầu, đường cầu........................................................................................09 2.1.3. Hàm cầu ...........................................................................................................10 2.1.4. Khái niệm về phân tích cầu............................................................................11 2.1.5. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu ................................................12 2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu .............................................12 2.2.1 Cầu thị trường ..................................................................................................12 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu..........................................................13 2.2.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan .........................................................................13 2.1.1.2. Nhóm nhân tố khách quan ....................................................................14 2.2.2. Phân tích độ co giãn của cầu .........................................................................18 2.2.3. Ước lượng cầu ................................................................................................19 2.2.4. Phương pháp dự đoán cầu .............................................................................21 2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
  • 3. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 2 trước..................................................................................................................................23 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................25 3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................25 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................25 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................26 3.2. Giới thiệu về công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ.................................26 3.2.1. Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì ....................................................26 3.2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển .......................................................26 3.2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty ........................................................27 3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty....................................... 28 3.2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty ............................................... 30 3.2.1.5. Đặc điểm sản phẩm của công ty .......................................................... 30 3.2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2013... 33 3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty ........................... 34 3.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động tác đến nhu cầu áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ ở thì trường Hà Nội............................................................................ 35 3.3.1. Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì…................................................................................................ 35 3.3.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan .................................................................. 35 3.1.1.2.Nhóm các nhân tố khách quan… .......................................................... 39 3.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội của công ty May Thanh Trì...................................................................................... 41 3.3.2.1. Tổng quan về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên địa bàn Hà Nội ….............................................................................................................................. 41 3.3.2.2. Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội........................................................................................................... 41 CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...... 47 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu .......................................................... 47
  • 4. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 3 4.2.Dự báo triển vọng và quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu .......................... 48 4.2.1. Dự báo triển vọng........................................................................................... 48 4.2.1.1. Dự báo theo phương pháp chuỗi thời gian .......................................... 48 4.2.2.2. Dự báo theo mô hình kinh tế lượng...................................................... 50 4.2.2.Quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu ....................................................... 54 4.2.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu ở công ty.................... 54 4.2.2.2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội ...................................................................................................... 55 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh mục sản phẩm......................................................................................... 31 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013 .......... 33 Bảng 3.3. Doanh thu tiêu thụ áo Jacket 2 lớp nữ........................................................... 33 Bảng 3.4. Danh mục sản phẩm áo Jacket của công ty CP May Thanh Trì ................ 34 Bảng 3.5. Danh mục sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. ............................................................................................... 34 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mức giá có thể chấp nhận được khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì.............................. 35 Bảng 3.7. Kết quả phân tích về ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả của sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. .................................... 35 Bảng 3.8 : Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì………………… ……… ...................................................................................... 36 Bảng 3.9: Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket 2 lớp ........................................... 37 Bảng 3.10. Kết quả phân tích về số người đã mua áo Jacket 2 lớp nữ may Thanh Trì ................................................................................................................................ 38 Bảng 3.11. Bảng số liệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp Nữ tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mỗi năm theo loại sản phẩm...................................................................................... 41 Bảng 3.12. Ước lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 ................... 45
  • 5. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 4 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian ........................................ 48 Bảng 4.2. Kết quả dự đoán cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội tới năm 2015 ................................................................................................................ 50 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng thu nhập theo chuỗi thời gian........................................ 52 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bộ máy quản lý của công ty CP may Thanh Trì. ......................................... 29 Hình 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty CP may Thanh Trì ... 30 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ .............................................................. 10 Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ............ 13 Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel ......................................................................................... 15 Đồ thị 3.1. Tình hình doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010 - 2013 ................................................................................................................................... 33 Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket nữ của công ty CP may Thanh Trì. .............................................................................................................................. 36 Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích về kiểu dáng áo sơ Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì ....................................................................................................................... 37 Đồ thị 4.1. Dự đoán cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ tới năm 2019 trên thị trường Hà Nội theo chuỗi thời gian .................................................................................... 50
  • 6. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, với sự lớn mạnh của thị trường nội địa về tiêu dùng hàng may mặc, với khẩu hiệu “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì thị trường trong trong nước quan trọng không thể bỏ qua. Công ty CP may Thanh Trì đánh giá được tầm quan trọng của thị trường trong nước, những năm gần đây Công ty đã không ngừng thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa đặc biệt là trên thị trường tiểm năng Hà Nội. Với 3 dòng sản phẩm tiêu thụ lớn nhất của công ty trong thị trường nội địa là áo khoác, áo và quần. Trong đó có hai mặt hàng bán chạy trên thị trường Hà Nội là áo Jacket 2 lớp DOJIN 500 và áo Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 giành cho cả nam giới và nữ giới. Để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vói những chiến lược chính xác, thì công tác dự báo nhu cầu về sản phẩm có vai trò rất quan trọng. ước lượng mô hình cầu và độ co giãn là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô, các nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và đưa ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc làm cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “ Dự báo nhu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019” 1.2. Các mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêulý luận. Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: khái niệm cầu, phân tích cầu, ước lượng cầu, dự báo cầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, các phương pháp phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phõn tích và dự báo cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019.
  • 7. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 6 1.2.2. Mục tiêuthực tiễn Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP may Thanh Trì và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty. Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì giai đoạn 2011-2013, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty. Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì, đồng thời nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu của công ty. Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển của công ty May Thanh Trì, dân số nữ Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thu nhập, giá bán sản phẩm Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì , giá bán sản phẩm Jacket 2 lớp cùng loại của Việt Tiến 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: tập trung vào nghiên cứu ước lượng dự báo cầu về mặt hàng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của Công ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội. Thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trong giai đoạn 2009 – 2013 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2019. 1.4. Nguồn số liệunghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp.
  • 8. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 7 - Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn kém thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập. + Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp: báo cáo doanh thu bán hàng, báo cáo hoạt động sản xuất của công ty. + Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài doanh nghiệp: - Nguồn dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được xử lý.  Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn người tiêu dùng.  Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc sử dụng phần mềm SPSS.  Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các biến số: dân số, thu nhập bình quõn của người dân, giá cả của sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì. 1.4.1. Số liệu sơ cấp Với đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì thông qua điều tra khảo sát trắc nghiệm trên 100 người tiêu dùng ở địa bàn Hà Nội. 1.4.2. Số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:  Phòng kế toán công ty CP may Thanh Trì  Phòng tổ chức hành chính công ty CP may Thanh Trì  Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu..  Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dân số, thu nhập.  Tài liệu trong các sách, giáo trình liờn quan tới vấn đề nghiên cứu.  Các trang web như: http://www.vietaz.com.vn/store/817/home.htm Công ty CP may Thanh Trì. http://s.cafef.vn/upcom/TTG-cong-ty-co-phan-may-thanh-tri.chn
  • 9. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 8 http://finance.vietstock.vn/TTG-ctcp-may-thanh-tri.htm Vietstok …… 1.5. Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
  • 10. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 9 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về cầu. Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau. 2.1.2. Luât cầu, đường cầu. Luật cầu: Để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận chủ sở hữu hoặc nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ về cầu hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị mình sản xuất ra. Chức năng của cầu ở đây được khẳng định là một phương thức thể hiện mối quan hệ giữa giá cả của hàng hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở một thời gian cụ thế. Các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ đó là luật cầu. “ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá bán ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi)”. Giả sử thu nhập không đổi, giá cả tăng thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ của người tiêu dùng cỏa thể mua được giảm xuống. Đường cầu: Đường cầu là một đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua ở các mức khác nhau khi mà các yếu tố khác không thay đổi. Theo quy ước: trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu.
  • 11. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 10 Đồ thị 2.1. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may Thanh Trì là đường có độ dốc âm. Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q1 chiếc, tại B là Q2 chiếc. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ cũng thể hiện đúng luật cầu. 2.1.3. Hàm cầu Nếu chỉ xét sự biến đổi của lượng cầu theo giá, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi thì hàm cầu đơn giản có dạng như sau : Hàm cầu: QD = a – bP Trong đó: QD: lượng cầu P: giá cả Hệ số b: phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu mà phụ thuộc vào giá, nếu thay đổi 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cầu thay đổi b đơn vị hàng hóa. Hệ số a: Nếu hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu cầu hàng hóa là bao nhiêu. Tuy nhiên số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổi của cầu không chỉ phụ thuộc vảo bản thân giá cả của hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như : giá cả của hàng hóa liên quan, kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, …. Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ
  • 12. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 11 “ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cách thức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”. Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau : QX = f [ PX,PY,Y,AX,T,O] Trong đó :  QX : Lượng cầu của hàng hóa X  PX : Giá cả của hàng hóa X  PY : Giá cả của hàng hóa Y  Y : Thu nhập của người tiêu dùng  AX : Chi phí quảng cáo  T : Thị hiếu của người tiêu dùng  O : Các nhân tố khác. Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu. Lấy ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trong phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những chiếc mũ không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi”. 2.1.4. Khái niệm về phân tíchcầu “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh ngiệp. Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về phân tích, ta có thể hiểu phân tích cầu là phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới lượng cầu. Phân tích cầu thực chất là một phần công việc của ước lượng và dự
  • 13. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 12 báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả thu được từ phân tích cầu. 2.1.5. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa cỏc mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố tác động đến lượng cầu. Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tưong lai dựa trên những phân tích về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu. Muốn dự báo cầu chính xác thì cần phải ước lượng cầu chính xác. 2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu Để thực hiện tốt phân tích cầu, chúng ta phải nắm rõ cầu cá nhân và cầu thị trường. Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu ? Từ độ co giãn của cầu, chúng ta sẽ phân tích được điều gì ? Và cuối cùng là nên lựa chọn phưởng án nào để thực hiện ước lượng và dự báo cầu cho phù hợp ? 2.2.1 Cầu thị trường Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân. Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi. “Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau”. Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện số lượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhất định. Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng trên thị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người tiêu dùng mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể. Đường cầu thị trường được thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi mức giá, cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng. Đường cầu thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân. Cách xây dựng đường cầu thị trường Đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân.
  • 14. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 13 Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường vể sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ Giả sử trên thị trường có 2 cá nhân tiêu dùng mặt hàng áo Jacket của công ty May Thanh Trì : DA, DB. Tại mức giá P1, ta có lượng cầu của thị trường QTT1 Khi mức giá tăng từ P1 lên P2, lượng cầu của hai cá nhân A và B đều giảm từ QA1 về QA2 ,QB1 về QB2, kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường, lượng cầu thị trường lúc này là QTT2 Đường cầu thị trường được xác định qua hai điểm E (QTT1, P1) và F (QTT2,P2) trên đồ thị 2.2. Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoải hơn đường cầu cá nhân. 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu 2.2.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan. Nhóm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có : giá cả của bản thân hàng hóa, hàng hóa (sản phẩm) ,các chưởng trình xúc tiến, địa điểm,… a) Giá cả hàng hóa hay dịch vụ: Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố đều không thay đổi nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.
  • 15. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 14 Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P ( ) => QD ( ) b) Sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về hàng hóa đó. Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng. Với những sản phẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thì người tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn, tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng ….. Ngược lại với một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào hưởng thơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản phẩm với nhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Điều này rất quan trọng cho các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm mới c) Các chương trình xúc tiến Các chưởng trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty với nguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình. Hay nói cách khác là một trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của các chương trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, các chưởng trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnh hưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. d) Đia điểm Một địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ thu hút nhiều khàng và qua đó gia tăng lượng cầu đói với sản phẩm. Lựa chọn điểm bán hàng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Nhóm nhân tố khách quan. a) Thu nhập: Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của bất kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu của
  • 16. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 15 người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng hóa có 2 loại là hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại. Điều này được thể hiện qua sơ đồ đường Engel. Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel Đối với hàng hóa dịch vụ thong thường và cao cấp: thu nhập  ( ) => cầu về hàng hóa  ( ) Đối với hàng hóa dịch vụ thứ cấp: thu nhập  ( ) => cầu về hàng hóa  ( ) Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng: PA  => cầu về B  PA  => cầu về B  M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng: PM  => cầu về N  PN  => cầu về N  b) Số lượng người mua: Số lượng Thu Nhập Hàng hóa thứ cấp Hàng hóa thông thường
  • 17. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 16 Số lượng người mua  ( ) => cầu  ( ) (Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân) c) Thị hiếu, sở thích: Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và thường sẵn sang bỏ nhiều tiền đề mua hàng hóa theo thị hiếu và sở thích. Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu(sở thích) của người tiêu dùng vì thị hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Có thể chia thị hiếu theo hai cấp độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định .Sở thích mang tính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu thế thời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình giải trí nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có thị hiếu với nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh. Tất nhiên, thị hiếu là một nhân tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của thị hiếu tới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo. d) Chính sách của chính phủ Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chính phủ đôi khi khuyến khích hay hạn chế ,nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm này sản phẩm kia. Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trong thực tế rất khó hạn chế ), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới môi trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các biện pháp hạn chế mà chính phủ sử dụng là các hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng. Những biện pháp đó đều ảnh hưởng tới lượng cầu. e) Đối thủ cạnh tranh Giá cả không phải là nhân tố duy nhất mà các công ty còn cạnh tranh với nhau theo nhiều cách thức : cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng thưởng hiệu. Công ty nào có lợi thế cạnh tranh có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại. f) Nhân khẩu học
  • 18. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 17 Nhân khẩu học không chỉ bao gồm quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổi ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số nữ trong độ tuổi 20-55 trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh thì cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của công ty May Thanh Trì cũng tăng lên theo . g) Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, hai hàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ xăng – xe máy, điện – các đồ dùng bằng điện, …. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi. Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Ví dụ như Nescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối với Nescafe sẽ tăng lên. h) Các loại kỳ vọng Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sự mong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại… Các kỳ vọng Kỳ vọng về thu nhập + Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng + Kỳ vọng về thu nhập tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm Kỳ vọng về giá cả + Kỳ vọng về giá cả tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng + Kỳ vọng về giá cả tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm i) Các yếu tố khác - Yếu tố thời tiết: Thời tiết ,hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết.
  • 19. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 18 - Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách sạn, trang sức, nhà hàng. Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào đỳng mựa, hay dịp tiêu thụ và ngược lại. - Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới cả phớa cỏc công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu. - Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, một quốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe oto sẽ giảm và ngược lại. - Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng cầu. Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản phẩm khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó. 2.2.2. Phân tích độ co giãn của cầu a. Độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu theo giá (EDP): phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu một mặt hang khi giá cả của mặt hang đó thay đổi 1% Công thức : P Q EDP    % % Do luật cầu nên E luôn là số âm. Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì nguwoif mua càng phản nhiều trước sự thay đổi của giá cả. Các độ co giãn: PQE  %%1 : cầu co giãn PQE  %%1 : cầu kém co giãn PQE  %%1 : cầu co giãn đơn vị Các yếu tố tác động đến E
  • 20. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 19 - Sự có sẵn của hàng hóa thay thế: các hang thay thế đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa đó càng co giãn. - Phần trăm ngân sách của người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó: phần trăm trong ngân sách tiêu dung càng lớn cầu càng co giãn. - Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co giãn. b) Độ co giãn của cầu theo thu nhập - Co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập (các yếu tố khác là cố định) - Độ co giãn của cầu theo thu nhập > 1 đối với hàng hóa cấp cao (xa xỉ) (co giãn theo thu nhập). - Độ co giãn của cầu theo thu nhập < 1 đối với hàng hóa thứ cấp (cấp thấp). c. Độ co giãn của cầu theo giá chéo. Co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa X khi giá của hàng hóa có liên quan Y thay đổi (tất cả các yêu tố khác cố định). - Độ co giãn theo giá chéo là dương đối với hàng hóa thay thế. - Đô co giãn chéo là âm đối với hàng hóa bổ sung. 2.2.3. Ước lượng cầu Các phương pháp phổ biến được dung đề ước lượng cầu: - Phỏng vấn hay điều tra khách hàng. - Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường. - Phân tích hồi quy. a. Phỏng vấn hay điều tra khách hàng. - Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản ứng thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hàng hóa và các yếu tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập, …
  • 21. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 20 - Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu điều tra. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, thị trường,…). Phương pháp điều tra có thể khác nhau. - Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thong qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải đươc thiết kế rất cẩn thận và chuyển tới khách hàng để hok nghiên cứu. - Phương pháp điều tra người tiêu dung có thể rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh nghiệp còn sử dụng phuwogn pháp nhiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng. - Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập thong tin về sở thích của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vì mua sắm và sử dụng sản phẩm của họ. - Cả hai phương pháp trên thị trường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của doanh nghiệp. b. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm thị trường Đây là phương pháp có thể thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm hay thực hiện trong thị trường thực.  Với phương thức điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm, nghĩa là người tiêu dùng được cho một số tiền và được yêu cầu chi tiêu tiêu trong một cửa hàng. Tại đó, người ta sẽ thấy được thái độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi về giá của hàng hóa, của bao bì; giá cả của hàng hóa liên quan và của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác. Tuy nhiên người tiêu dùng được chọn phải mang tính “đặc trưng” cho các đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trường thử nghiệm. Để đảm bảo cho người tiêu dùng thể hiện đúng ý muốn của họ, các hàng hóa lựa chọn sẽ thuộc về họ. Phương pháp này phản ánh tính hiện thực hơn là phương pháp điều tra người tiêu dùng.  Khác với phương thức thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm, phương pháp này còn được tiến hành tại thị trường. Một trong những phương pháp thường được tiến hành là lựa chọn một số thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống
  • 22. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 21 nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường, thay đổi bao bì ở một số thị trường và ghi chép lại phản ứng của người tiê dùng ở các thị trường khác nhau. Dựa vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hàng hóa. c. Phương pháp phân tích hồi quy  Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu.  Đề ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có thể hàm cầu tuyến tính hoặc phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vào tính tính cụ thế để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng.  Hàm cầu tuyến tính: eZPPPYQi   54321 Trong đó: Qi : Lượng cầu về hàng hóa i Y: Thu nhập P: Giá hàng hóa i Ps : Giá hàng hóa thay thế Pc : Giá hàng hóa bổ sung Z : Các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác. E : Sai số  Hàm cầu mũ (phi tuyến tính): ZPPPYAQ CS 54321   Để ước lượng hàm cầu dạng này phải chuyển đổi vê loga tự nhiên: eZPPPYQ cSi  lnlnlnlnlnlnln 54321   Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị α và βi được ước lượng từ số liệu trong quá khứ. 2.2.4. Phương pháp dự đoán cầu  Dự đoán theo chuỗi thời gian
  • 23. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 22 Thực chất của phưởng pháp này là việc xác định hàm hồi quy của cầu theo thời gian. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian đề tính giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo. Theo phương pháp này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời gian : Qt = a + bt Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b. Nếu b>0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian Nếu b<0 : biến cần dự báo giảm theo thời gian Nếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được thể hiện qua việc xem xét giá trị p- value.  Dự đoán theo chu kỳ -mùa vụ Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn theo chu kỳ, mùa vụ, ước lượng theo xu hướng tuyến tớnh này kết hợp với sử dụng biến giả (thể hiện tính chất mùa vụ, chu kỳ), ta cũng có thể dự đoán được lượng cầu ở giai đoạn tiếp theo. Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả. Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó và nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác. Dạng hàm : Qt = a +bt+c1D1 + c2 D2 + ….+ cn-1Dn-1 Dự đoán bằng các mô hình kinh tế lượng Để dự đoán cầu qua mô hình kinh tế lượng, chúng ta cần ước lượng hàm cầu thực nghiệm và kiểm định tính chính xác của hàm cầu đó. Để thực hiện dự báo, ta phải đi dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tương lai của cầu.  Dự đoán theo ý kiến chuyên gia Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên những nhận định, phân tích của các chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trong một
  • 24. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 23 khoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất phù hợp với lượng cầu mà các chuyên gia đã đưa ra. 2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trìnhnăm trước. Qua quá trình tìm hiểu, em đã tiếp cận với một số đề tài về phân tích và dự báo cầu cùng một số đề tài liên quan tới ngành dệt may của một số tác giả như sau : “Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại mặt hàng áo sơ mi tại công ty May 10” của tác giả Trần Nguyệt Minh, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh doanh thương mại năm 2004. Đề tài đã tập trung đi sâu các giải pháp xúc tiến thương mại mặt hàng áo sơ mi, trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Song đề tài chưa có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới cầu áo sơ mi trên thị trường nội địa, đồng thời cũng không dự đoán được lượng cầu về áo sơ mi trên thị trường nội địa. Với đề tài “Phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư vấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty cổ phần Hoàn Đạt” - Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế năm 2007. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ. Trong đề tài, tuy tác giả đã có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ tư vấn song điểm yếu của đề tài là chưa áp dụng được phần mềm kinh tế lượng trong phân tích. Còn với đề tài “Phân tích cầu và một số giải pháp phát triển ngành hàng dệt may tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Khăn Việt” - Luận văn khoa kinh tế năm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch. Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệu phong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp song trong đề tài lại chưa vận dụng được phầm mềm SPSS vào phân tích phiếu điều tra, ý kiến của người tiêu dùng. Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH thưởng mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” - Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm 2008. Đề tài đã đi sát vào mục tiêu nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phần mềm kinh tế
  • 25. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 24 lượng (Eview và SPSS) trong phân tích. Song đối tượng của đề tài là mặt hàng sữa và thời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010. Với đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty may 10 trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015” với điểm mạnh là phân tíchvà dự báo được nhu cầu của của sản phẩm trên thị trường nội địa, dùng các phần nềm để xác định hàm cầu. Nhìn chung, các đề tài liên quan tới dệt may đều chủ yếu tập trung phân tích, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường(Mỹ, Nhật, EU), ít chú trọng tới thị trường nội địa. Công tác phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong nước cũng bị bỏ qua, thị trường tiêu thụ nội địa không được chú trọng. Chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về dòng sản phẩm áo khoác. Một trong những dòng sản phẩm mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp may mặc. Do vậy đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019” mang tính mới phù hợp với sự phát triển của ngành dệt may khi hướng về thị trường nội địa.
  • 26. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 25 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. Thu thập dữ liệu l một giai đoạn có ý nghĩ quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, àm cơ sơt để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu cho đề tài này, em đã lập phiếu khảo sát điều tra trắc nghiệm đối với 100 người tiêu dùng nhằm thu thập tình hình thực tế việc tiêu dùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ. Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành như sau Đối tượng chọn mẫu : Những khách hàng đã mua và có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Đối tượng chủ yếu là nữ giới có độ tuổi từ 20 – 55 tuổi. Phạm vi chọn mẫu : Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau : Cầu Giấy (40 phiếu), Q. Đống Đa (10 phiếu), Long Biên (20 phiếu), Q. Ba Đình (20 phiếu), siêu thị Big C (10 phiếu). Ngoài việc thu thập ý kiến người tiêu dùng qua phiếu điều tra trắc nghiệm, tụi cũn tiến hành phỏng vấn một số khách hàng những câu hỏi sau : Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: lấy dữ liệu từ các phòng của công ty, trên các trang thong tin của công ty, của thị trường chứng khoán (các bản báo cáo tài chính, tình hình doanh thu, …)
  • 27. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 26 3.1.2. Phương pháp phân tíchdữ liệu - Phương pháp đồ thi hóa: phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích cầu nói riêng. Đây là phương pháp phân tích các số liệu, dữ liệu thuu thập được trong mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua đồ thị. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: là phương pháp được sử dụng phần mềm kinh tế để ước lượng mô hình hồi quy. Sử dụng ứng dụng trong excel 2007 để đưa ra phương trình hồi quy (hàm cầu, hàm cầu theo chuỗi thời gian, phương trình về thu nhập,…) - Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian. Thực trạng của phương pháp này là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị trương lai của các biến số trong mô hình từ đó tính toán giá trị tương lai cảu cầu trong giai đoạn tiếp theo. 3.2. Giới thiệuvề công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ. 3.2.1. Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì. 3.2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội Tên giao dịch tiếng việt : Công ty cổ phần May Thanh Trì Tên viết tắt : HAPROSIMEX Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Tel: 84-4-8615334;8614239 FAX : 84-4-8615390 Địa chỉ: Km 11, quốc lộ 1A, Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là Xí nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì được thành lập từ tháng 12 năm 1992 và bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1995. Giai đoạn đầu công ty có một phân xưởng khoảng 350 công nhân, chủ yếu là lao động nữ tuổi đời từ 18 đến 22 và phần lớn tốt nghiệp tại phổ thông cơ sở Để tay nghề cho người lao động xí nghiệp đã thuê chuyên gia Hàn Quốc sang hướng dẫn trực tiếp. Tháng 5 năm 1994, công ty quyết định đưa phân xưởng thứ 2 vào
  • 28. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 27 hoạt động với qui mô tương đương phân xưởng 1. Tháng 6 năm 1996, công ty thành lập phân xưởng thứ 3 với qui mô bằng ¼ so với phân xưởng thứ nhất. Kể từ khi thành lập, công ty vẫn là đơn vị trực thuộc công ty sản xuất-xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải thông qua Tổng công ty. Chỉ cho đến khi có quyết định số 2032 / QĐUB ngày 13/6/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty May Thành Trì mới có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương VIETCOMBANK chi nhánh Hà Nội, và có tên giao dịch là Thanh Trì Garment Factory. Từ tháng 4/2008 xí nghiệp may được đổi tên thành công ty cổ phần May Thanh Trì, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103024083 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24/4/2008 Vốn điều lệ 20 tỷ đồng trong đó vốn góp nhà nước là 53%, vốn cổ đông trong công ty là 28%, vốn nhà đầu tư chiến lược là 19%. 3.2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty Mặt hàng kinh doanh ban đầu và chủ yếu của công ty là áo Jackets xuất khẩu sang thị trường EU và thị trường nội địa . Hiện tại mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn là áo Jacket, quần, bộ thể thao và trượt tuyết với 100% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu . Ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định phương hướng hoạt động chủ yếu là may gia công xuất khẩu sang nước ngoài. Đây thực sự là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt may ở nước ta thời đó. Song phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá an toàn, ít rủi ro vì công ty chỉ hoàn thành sản phẩm và giao hàng, nhận tiền gia công từ bạn hàng theo như hợp đồng đã ký kết. Đây là hướng kinh doanh chủ yếu mà công ty thực hiện kể từ khi đi vào sản xuất . Đến năm 1998, công ty đã có sự chuyển hướng kinh doanh, nghiệp vụ may gia công vẫn chiếm tỷ trọng 80%, nhưng công ty đã có sự cải thiện đáng kể nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bạn hàng. Chẳng hạn doanh nghiệp đã tự tìm
  • 29. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 28 kiếm nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất của khách hàng chứ không để khách hang cung cấp nguyên vật liệu như trước. Do nhu cầu của thị trường ngày càng cao, công ty luôn đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó công ty cũng không quên thị trường nội địa tiểm năng. Tiêu thụ một số mặt hàng phù hợp với đặc điểm của người tiêu dùng nội địa. Và cũng đã được người tiêu dùng công nhận, tin tưởng và sử dụng. 3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Mang đặc thù của ngành may mặc, lĩnh vực hoạt động về công nghiệp dệt may nói chung và ngành may mặc cụ thể là may gia công nói riêng là ngành công nghiệp thu hút được nhiều lao động giúp cải thiện tốt tình hình dư thừa lao động ở nước ta, đồng thời thu được ngoại tệ cho đất nước. Qua đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như ổn định tình hình kinh tế, xã hội. Hiện nay công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên, 4 phòng ban chức năng, 1 tổ cơ điện, 3 phân xưởng sản xuất trực tiếp với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cán bộ, công nhân lành nghề có tinh thần đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh thúc đẩy sản xuất đạt hiệu quả cao, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Việc quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về tổ chức sản xuất theo phân cấp chức năng hoạt động, công ty hoạt động với bộ máy quản lý có mô hình như sau: GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
  • 30. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 29 Hình 3.1: Bộ máy quản lý của công ty CP may Thanh Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban: - Phòng kế toán: Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng phân xưởng cũng như toàn bộ công ty. Lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn vốn, sử dụng vốn hiệu quả. Tổ chức hạch toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo qui định của nhà nước. - Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc việc sắp xếp cán bộ và tổ chức nhân sự, ban hành các qui định nội qui, quản lý cơ sở vật chất …. - Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ quản lý, may mẫu hàng theo đơn đặt hàng, đáp ứng kịp thời bảng màu, định mức, bản vẽ, qui trình công nghệ với chất lượng cao cho các phân xưởng sản xuất, đẩy mạnh hoạt động của nhóm may mẫu, rút ngắn thời gian may mẫu hơn trước, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm - Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng Kĩ thuật Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu PX May I PX May II PX Thêu Tổ Cơ điện
  • 31. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 30 nhập khẩu cho công ty, chỉ đạo ,theo dõi công tác xuất nhập khẩu và các chương trình sản xuất lớn theo hợp đồng. Đồng thời kiêm nghiệm về nghiên cứu thị trường nội địa. - Tổ chức cơ điện: Đảm bảo tuyệt đối, đầy đủ về máy móc, thiết bị điện, hơi nước. Giám sát việc sử dụng các thiết bị giữa các phân xưởng bảo đảm tiết kiệm cân bằng hiệu quả, bảo đảm kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kì thật tốt. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu ở tất cả các vị trí (điện, than, dầu, mỡ…) tiết kiệm phụ tùng thay thế, chủ động trong công tác an toàn vệ sinh lao động 3.2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Công ty cổ phần May Thanh Trì có hệ thống nhà xưởng lớn và đội ngũ công nhân viên lành nghề, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn được phân công hợp lý. Đối tượng chế biến của công ty cổ phần May Thanh Trì là vải, vải được cắt, may và hoàn thiện thành sản phẩm.Công ty có 2 phân xưởng may và 1 phân xưởng thêu. Một phân xưởng may có 5 chuyền may, 1 tổ cắt, 1 tổ hoàn thiện Ta có thể thấy quá qui trình sản xuất sau: Hình 3.2 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty CP may Thanh Trì 3.2.1.5. Đặc điểm sản phẩm của Công ty a. Danh mục sản phẩm May mặc là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm rất đa dạng luôn thay đổi theo thị hiếu tuỳ theo độ tuổi, từng vùng, từng mùa và từng thời điểm. Yêu cầu về tính Tổ cắt Thêu, in May Hoàn thiện Thành phẩm Nguyên vật liệu
  • 32. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 31 thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, kiểu dáng mẫu mốt phải phù hợp với từng lứa tuổi nghề nghiệp thời tiết khí hậu và sở thích của từng người. Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công ty chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty đã sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau từ sản phẩm đơn giản như: quần lửng, áo phông, áo sơ mi… đến sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: áo jacket, bộ thể thao, veston…Mỗi chủng loại sản phẩm tuỳ theo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất liệu vải… Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng có thể liệt kê trong bảng dưới đây: Bảng 3.1. Danh mục sản phẩm STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính 1 Áo nỉ dài tay 1 lớp AMI 01029526 Chiếc 2 Áo nỉ 1 lớp AMI 04029526 Chiếc 3 Jacket 2 lớp ASD 11945 SFR Chiếc 4 Áo 2 lớp ASD 13482/4 Chiếc 5 Quần dài 2 lớp ASD 14714 Chiếc 6 Quần short ASD 14716 Chiếc 7 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc 8 Jacket lông vũ BK C1 Chiếc 9 Quần 2 lớp BK EWP 301U Chiếc 10 Phông kẻ CTF 0320C – 10 Chiếc 11 Jacket lông vũ DOJIN 442501 Chiếc 12 Áo lông vũ mặt ngoài DOJIN 442503 Chiếc 13 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc 14 Áo 1 lớp DOJIN 802 Chiếc 15 Áo 1 lớp, 1/2 lót lưới DOJIN 803 Chiếc 16 Phông kẻ HS 094082101 JE01 0325 Chiếc
  • 33. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 32 17 Phông dài tay HS 094096201 JE20 – 0321 Chiếc 18 Phông cộc HS 1546 Chiếc `19 Quần 1 lớp HSTS 1636 Chiếc 20 Áo 2 lớp vỏ dán KIDO 90719 Chiếc 21 Jacket 2 lớp vỏ dán KIDO 90878 áo ngoài Chiếc 22 Áo 3 lớp vỏ dán KIDO 90879 Chiếc 23 Quần 1 lớp sortshell KIDO 90908 Chiếc 24 Quần 1 lớp dán KIDO 90969 Chiếc 25 Áo nỉ trong KIDO JW90883 Chiếc 26 Áo nỉ KIDO JW90883 Chiếc 27 Váy gilê NEM 1808 Chiếc 28 Zuyp 11 NEM 2001 A Chiếc 29 Zuyp 21 NEM 2001 B Chiếc 30 Váy 2 lớp NEM 2024 Chiếc 31 Áo công sở nữ NEM 2340 Chiếc 32 Áo công sở NEM 2344 Chiếc 33 Váy cộc tay NEM 2020 Chiếc 34 Quần 1 lớp NEM 5002 Chiếc 35 Áo sơ mi dài tay nữ NEM 7225 Chiếc 36 Áo nỉ 1 lớp PoongShin 9522 Chiếc 37 Quần 2 lớp PROSPORT 118 Chiếc 38 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL 955029 Chiếc 39 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc 40 Sơ mi nữ S & J 0238365 Chiếc 41 Áo 3 lớp SESSIONS SS04 Chiếc 42 Áo nỉ softshell 1 lớp Trango mitka jacket Chiếc 43 Nỉ softahell Trango TAMY Chiếc 44 Áo nỉ softshell 2 lớp Trango Saga Chiếc Nguồn: phòng kế hoạch
  • 34. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 33 b. Tiêu chuẩn chất lượng Các sản phẩm do công ty sản xuất đều phải đạt được tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu đồng thời thời đáp ứng được các quy chuẩn trong công ty theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, SA 8000 phù hợp tiêu chuẩn QUACERT. 3.1.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần 47.249 66.513 86.092 94.185 Lợi nhuận gộp 10.095 15.877 15.705 16.028 LN thuần từ HĐKD 501 2.215 1.787 2.024 LNST thu nhập DN 427 1.662 1.915 1.877 LNST của CĐ cty 427 1.662 1.915 1.877 Đồ thị 3.1. Tình hình doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010 -2013 Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng chậm. Bảng 3.3: Doanh thu tiêu thụ áo Jacket 2 lớp nữ ĐVT: Tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp
  • 35. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 34 Năm Doanh thu nội địa Doanh thu áo Jacket 2 lớp nữ trong tiêu thụ nội địa Doanh thu sáo Jacket 2 lớp nữ tại thị trường Hà Nội 2009 639.373 127.875 79.922 2010 768.634 153.727 96.079 2011 698.045 139.609 87.256 2012 823.240 164.648 102.905 2013 942.480 188.496 117.810 3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty Bảng 3.4: Danh mục sản phẩm áo jacket của công ty CP May Thanh Trì. STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính 1 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc 2 Jacket lông vũ BK C1 Chiếc 3 Jacket lông vũ DOJIN 442501 Chiếc 4 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc 5 Jacket 2 lớp vỏ dán KIDO 90878 áo ngoài Chiếc 6 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL 955029 Chiếc 7 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc 3.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động tác đến nhu cầu áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ ở thì trường Hà Nội. Những dòng sản phẩm áo Jacket của công ty CP may Thanh Trì tiêu thụ ở thị trường nội địa Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nội nói riêng. Bảng 3.5: Danh mục sản phẩm áo jacket 2 lớp nữ của công ty CP May Thanh Trì tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính Đặc điểm sản phẩm Hình ảnh minh họa 1 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc Dòng sản phẩm này được thiết kế nhiều màu sắc, năng động, với chất liệu mềm mại và đầy nữ tính.
  • 36. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 35 2 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc Dòng sản phẩm này được thiết kế năng động, phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều kiểu dáng. 3.3.1. Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì. 3.3.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan a, Giá cả của hàng hoá Giá cả của sản phẩm áo sơ Jacket của công ty CP May Thanh Trì là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới cầu về sản phẩm áo Jacket. Khi giá cả của sản phẩm này tăng lên, lượng cầu về sản phẩm áo Jacket giảm xuống ( với giả định các yếu tố khác không thay đổi). Bảng 3.6. Kết quả phân tích mức giá có thể chấp nhận được khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Mức giá (VNĐ) Tần số (Phiếu) Phần trăm (%) Tích lũy (%) <400.000 9 9 9 400.000 – 450.000 34 34 43 450.000 – 480.000 40 40 83 480.000 – 520.000 17 17 100 Tổng 100 100 - Bảng 3.7. Kết quả phân tích về ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả của sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Quý khách đánh giá thế nào về giá của sản phẩm áo Jacket 2 lớp với sản phẩm cùng loại của công ty khác? Đánh giá Tần số (Phiếu) Phần trăm (%) Tích lũy (%) Thấp hơn 8 8 8 Bình thường 67 67 75
  • 37. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 36 Cao hơn 22 33 97 Cao hơn rất nhiều 3 3 100 Tổng 100 100 - Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy, mức giá được nhiều người chấp nhận nhất là từ 450.000đ – 480.000đ (có tới 40% người được hỏi sẵn sàng mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty với mức giá như vậy), sau đó là mức giá từ 400.000đ – 450.000đ ( với 34% người được hỏi sẵn sàng mua ở mức giá này). Và dwuaj vào bảng 3.7 ta thấy có tới 67% ý kiến người tiêu dùng cho rằng giá bán áo Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì so với các hàng hóa là bình thường. Sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì có chất lượng tốt, giá thành ở mức độ hợp lý, điều này là nhân tố chi phối mạnh nhất tới quyết định mua của người tiêu dùng. b, Chất lượng của sản phẩm May Thanh Trì Chất lượng là yếu tố quan trọng, hàng hoá có chất lượng tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng từ đó kích thích và hình thành nhu cầu đối với sản phẩm đó. Chất lượng là nhân tố có thể thúc đẩy hay hạn chế số lượng người mua hàng từ đó mà làm lượng cầu tăng hoặc giảm. Đối với sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ thì kiểu dáng, chất lượng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Bảng 3.8 : Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì. Đánh giá của khách hàng Tần số (Phiếu) Phần trăm (%) Tích lũy (%) Rất tốt 7 7 7 Tốt 18 18 25 Khá tốt 36 36 61 Khá 31 31 92 Trung bình 8 8 100 Kém 0 0 100 Tổng 100 100 - Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket nữ của công ty CP may Thanh Trì.
  • 38. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 37 Nhìn vào đồ thị 3.2, ta có thể thấy có tới 36% người tiêu dùng đánh giá chất lượng áo sơ Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì là khá tốt, 31% là khá , 18% đánh giá chất lượng là tốt, chỉ có 8% nhận xét là trung bình và 0% nhận xét là chất lượng kém. Chứng tỏ, chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá khá cao. Đây là một lợi thế để kích thích cầu của người tiêu dùng. Bảng 3.9: Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket 2 lớp Đánh giá của khách hàng Tần số (Phiếu) Phần trăm (%) Tích lũy (%) Rất xấu 0 0 0 Trung bình 15 15 15 Khá đẹp 33 33 48 Đẹp 47 47 95 Rất đẹp 5 5 100 Tổng 100 100 - Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích về kiểu dáng áo sơ Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì 7 % 18 % 36 % 31 % 8 % 0 10 20 30 40 Rất tốt Tốt Khá tốt Khá Trùng bình Phân Trăm 15 % 33 % 47 % 5 % % 10 % 20 % 30 % 40 % 50 % Trung bình Khá đẹp Đẹp Rất đẹp Phần trăm
  • 39. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 38 Còn đồ thị 3.3 cho ta thấy có tới 33% người tiêu dùng cho kiểu dáng áo Jacket 2 lớp nữ là khá đẹp, 47 % nhận xét là đẹp, 15% nhận xét là trung bình. Có đựơc kết quả đó là do công ty CP may Thanh Trì đặt vấn đề năng cao chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu. May Thanh Trì áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 cụ thể là ISO 9001 2008, thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, đồng thời công ty cũng áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 trong toàn doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường EU, môt trong những thị trường khó tính và khắt khe về đòi hỏi chất lượng. c, Địa điểm bán hàng và các chương trình xúc tiến Lựa chọn điểm bán hàng thuận tiện quyết định tới gần 20% sự thành công của doanh nghiệp. Nhận thấy rõ được điều này, may Thanh Trì đã xây dựng cho mình một hệ thống rộng khắp các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý và đẩy mạnh tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị lớn như Metro, Big C, Hapro…. Tính tới thời điểm hiện tại, tại thị trường Hà Nội, công ty có tới 27 cửa hàng đại lý, 8 cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Hệ thống cửa hàng đại lý rộng khắp tạo điều kiện lợi cho người tiêu dùng mua sản phẩm. Bảng 3.10. Kết quả phân tích về số người đã mua áo Jacket 2 lớp nữ may Thanh Trì Qúy khách đã mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ có giá dưới 510.000đ chưa ? Kết quả Tần số Phần trăm(%) Tích lũy(%) Có 57 57 57 Chưa 43 43 100 Tổng 100 100 - Trong số 100 người được hỏi có tới 57 người tiêu dùng đã mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công ty may Thanh Trì và đa phân họ đều mua tại các của hàng đại lý ( 32/ 57 người mua tại đại lý, 11/ 57 người mua tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và 14 / 57 người mua tại các siêu thị). Không chỉ chú trọng tới việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, công ty còn chú ý quảng bá hình ảnh của mình thông qua các chương trình truyền thông là các chương trình quảng cáo trên tivi, qua làn sóng phát thanh. Những nỗ lực đó của công
  • 40. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 39 ty đã được đền đáp bằng sự yêu mến của khách hàng. Trong số 57 người đã mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ, họ đã biết đến công ty qua tivi (11/57 người ), internet ( 28/57), qua báo đài, tạp chí là 6/43 người. Chính sự yêu mến và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của khách hàng, khách hàng lại trở thành những tuyên truyền viên hiệu quả cho sản phẩm Jacket 2 lớp nữ. Có tới 12/57 người mua sản phẩm sơ mi nam của công ty thông qua sự giới thiệu của bạn bè. 3.1.1.2.Nhóm các nhân tố khách quan a) Thời tiết, mùa vụ: Sản phẩm áo Jacket 2 lớp của nữ là sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của thời vụ. Vì sản phẩm mang tính chất theoo mùa, là sản phẩm dùng vào mùa có thời tiết lạnh. Vào những quý 1 và quý 4 là lượng tiêu thụ là lớn nhất, vào quý 2 và 3 thì lượng tiêu thụ ít hơn, vì hai quý này ở khu vực miền bắc có khí hậu nóng nực (mùa hè và thu) . Đặc biệt ít vào quý 2. b, Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ là mặt hàng thông thường nhưng có giá cả khá cao, khi thu nhập tăng lên thì lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ tăng lên và ngược lại. Ngày nay, thu nhập của người dân ngày càng đựơc nâng cao cùng với đó là xu hương mua sắm tiêu dùng mới. Khi thu nhập tăng lên thì họ sẽ chú ý tới ăn, tới mặc ở mức độ khác “ăn ngon”, “mặc đẹp”. Qua tổng hợp phân tích phiếu điều tra đối với 100 khách hàng sử dụng sản phẩm Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì, số người có thu nhập từ 2,5 – 4 triệu đồng chiếm tới 50%, số người có mức thu nhập dười 2,5 triệu đồng chiếm 30%, số người có thu nhập từ 4- 6 triệu chiếm 18% và số người có thu nhập từ 6 triệu trở lên chiếm 2 %. c, Số lượng người tiêu dùng Số lượng người tiêu dùng càng lớn thì cầu về mặt hàng đó càng nhiều. Đối với sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ, khi dân số tăng lên, đặc biệt là dân số nữ tăng lên thì cầu về sản phẩm này càng cao. Theo kết quả điều tra dân số mới nhất mà tổng cục thống kê thông báo, hiện nay dân số nước ta vào khoảng 90 triệu người, trong đó dân số miền Bắc vào khoảng 30,915 triệu người, dân số Hà Nội vào khoảng 7146,2 nghìn
  • 41. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 40 người ( năm 2013), dân số nữ Hà Nội vào khoảng 3412,8 nghìn người. Có thể nói khi dân số nữ tăng lên, đặc biệt dân số nữ trong độ tuổi từ 20-55 càng tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ càng tăng. d, Giá cả của sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ khác Áo jacket 2 lớp nữ là một trong mặt hàng tiêu với số lượng lớn trên thị trường Hà Nội của công ty may Thanh Trì. Trong bài này, giá bán mà sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty được bán với mức giá dưới 510.000đ/chiếc. So với dòng sản phẩm này của các không ty khác như công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang,..thì mức giá này được người tiêu dùng đánh giá là bình thường. Với dòng sản phẩm này, giá bán của công ty May Việt Tiến có mức giá cao hơn giao động từ 10.000đ đến 40.000đ , so với công ty Đức Giang thì giá cả gần như ngang nhau. Giá cả của công ty may Thanh Trì mà tăng lên hay giảm xuống thì sẽ có tác dụng ngay tới người tiêu dùng. Khách hàng có xu thế chuyển sang các công ty khác có mức giá thấp hơn nêu như công ty tăng giá như của công ty Đức Giang, Nhà Bè, An Phước,… e, Sở thích, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Sở thích là nhân tố thuộc về cá nhân người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu dùng sẽ chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Như chúng ta đã biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm áo Jacket của các công ty khác nhau như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Phương Đông, An Phước … Khách hàng yêu mến thương hiệu nào họ sẽ chọn mua sản phẩm của thương hiệu đó. Càng có nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu của mình thì cầu về sản phẩm càng cao. Có thể nói, sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ đã có được vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng vì lịch sử hình thành cũng như uy tín, chất lượng mà sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì mang lại. Điều này được minh chứng là trong 100 người được hỏi thì cú tới 57 người đã tin yêu và sử dụng Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì f, Đối thủ cạnh tranh Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, các công ty không chỉ cạnh tranh nhau bằng giá, chất lượng song quan trọng hơn cả là cạnh tranh nhau nhờ vào
  • 42. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 41 thương hiệu của mình. Thương hiệu may Thanh Trì có lịch sử hình thành hơn 20 năm và đối thủ chính của May Thanh Trì là May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước. Theo kết quả phân tích phiếu điều tra, trong số 43 người không mua sản phẩm Jacket 2 lớp nữ của công ty may Thanh Trì thì cứ tới 10/43 người chọn áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến, 11/43 người chọn áo Jacket 2 lớp của Nhà Bè, 8/43 người chọn áo Jacket 2 lớp của Đức Giang…Ngoài ra ra công ty còn đối mặt với sự cạnh tranh của các mặt hàng từ Trung Quốc với chất lượng thấp những giá cả rẻ. Khi trên thị trường càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn và điều đó có tác động nhất định tới lượng cầu về sản phẩm đó. 3.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội của công ty May Thanh Trì. 3.3.2.1. Tổng quan về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên địa bàn Hà Nội Với việc lựa chọn thị trường Hà Nội là thị trường trọng điểm chủ lực, kết hợp với chính sách kinh doanh đúng và hợp lý cùng hệ thống cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rộng khắp nên số lượng áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ trên thị trường này ngày càng tăng. Bảng 3.11. Bảng số liệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp Nữ tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mỗi năm theo loại sản phẩm. Năm Sản phẩm 2009 1010 2011 2012 2013 DOJIN 500 8594 7153 7936 8111 9335 PROSPORT ONEILL 955034 9570 11570 11672 12470 13765 Tổng 18164 18723 19608 20581 23100 Nhìn vào bảng số 3.11, ta thấy số lượng áo Jacket 2 lớp nữ tiêu thụ trên thị trường Hà Nội tăng đều qua các năm . 3.3.2.2. Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì trên thị trường Hà Nội
  • 43. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 42 Như đã phân tích ở trên, hàm cầu về áo Jacket 2 lớp nữ có dạng như sau Q = a + bP + cM + dPr + eN Trong đó Q : Lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ (chiếc) P : Giá bán áo Jacket 2 lớp nữ công ty may Thanh Trì (nghìn đồng / chiếc) M : Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội (nghìn đồng /1tháng) Pr : Giá áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến (nghìn đồng / chiếc) N : Dân số nữ Hà Nội từ 20-55 tuổi (người). a : Hệ số chặn b, c, d, e : Các hệ số góc Qua quá trình thu thập số liệu ta có bảng số liệu sau: ( Vì sản phẩm có tính mùa vụ, nên để sử dùng phương trình có hàm cầu tuyến tính em nhóm số liệu theo 2 quý kề nhau để thuận tiện cho việc tính toán) Thời gian Q P M Pr N Quý 1+2 / 2009 9019 440 2457 500 3228394 Quý 3+4 / 2009 9145 449 2401 515 3233602 Quý 1+2 /2010 9357 471 2373 515 3239011 Quý 3+4 /2010 9366 488 2401 500 3244419 Quý 1+2 /2011 9729 490 2457 500 3247663 Quý 3+4 /2011 9879 500 2457 515 3248312 Quý 1+2 /2012 10125 500 2485 515 3254159 Quý 3+4/2012 10456 505 2484 508 3258063 Quý 1+2/2013 11407 510 2459 523 3264255 Quý 3+4 /2013 11693 510 2485 530 3267193 Quý 1+2 /2014 12784 510 2516 530 3272747
  • 44. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 43 Sử dụng ứng dụng trong excel 2007 chạy ứng dụng Data Analysis để tìm ra phương trình hàm cầu cho sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì với cơ sở dữ liệu ở bảng số liệu trên. Kết quả chạy máy như sau: Thông qua việc thu thập, thống kê, xử lý số liệu (phụ lục số 4), ta có được kết quả ước lượng hàm cầu như sau: Bảng 3.12. Ước lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 Regression Statistics Multiple R 0.98974 R Square 0.97958 Adjusted R Square 0.96597 Standard Error 223.044 Observations 11 ANOVA Df SS MS F Significance F Regression 4 14321987 3580497 71.9717 3.3518E-05 Residual 6 298492.23 49748.7 Total 10 14620479 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Intercept -378185 62522.491 -6.04879 0.00092 -531172.315 P -30.407 9.1747871 -3.31419 0.01612 -52.8568749 M 1.27457 2.6140012 0.48759 0.64314 -5.12166314 Pr 10.7541 11.524445 0.93316 0.38675 -17.445193 N 0.12141 0.0230462 5.26796 0.00189 0.06501432 Ta có hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ có dạng như sau:
  • 45. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 44 Q = - 378185 - 30,407P + 1,27457M + 10,7541Pr + 0,12141N Ta nhận thấy rằng dấu của các hệ số góc : b< 0, c > 0, d > 0, e > 0 phù hợp về mặt lý thuyết nờn nó phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. Độ tincậy Prob hay P –value + P - value (a) = 0,00092 hay 0,092%, kết luận hệ số a ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 0,092% hay chỉ 0,092% khả năng hệ số này nhận giá trị = 0 hay chỉ có 0,092% giá bán sản phẩm của May Thanh Trì, giá bán sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến, thu nhập, dân số nữ không tới động tới lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ, còn lại tới 99,908% số lượng áo sơ mi bán ra phụ thuộc vào các yếu tố này. Với ý nghĩa là 10 % thì hệ số chăn có ý nghĩa về mặt thống kê. + P – value (P) = 0,01612, kết luận hệ số b ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 1,612% hay chỉ có 1,1612% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ có 1,1612% giá bản sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm này còn lại tới 98,8388% lượng cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì chịu tác động của giá bán sản phẩm này. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lượng hệ số b có ý nghĩa về mặt thống kê. + P – value (M)= 0,64314 = 64,314% kết luận hệ số c ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 64,314% hay chỉ có 64,314% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ có 0,18% thu nhập không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì còn lại tới 35,686% lượng cầu về sản phẩm này chịu tác động của thu nhập. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lương hệ số c có ý nghĩa về mặt thống kê. + P – value (Pr) = 0,38675= 38,675%, kết luận hệ số d ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 38,675% hay chỉ có 38,675% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ có 38,675% giá bản sản phẩm của Việt Tiến không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì còn lại tới 61,325%% lượng cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công may Thanh Trì chịu tác động của giá bán sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lượng hệ số d có ý nghĩa về mặt thống kê.
  • 46. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 45 + P – value (N) = 0,00189= 0,18% < 3 %, kết luận hệ số e ≠ 0 là một kết luận có sác xuất mắc sai lầm loại 1 là 0,18% hay chỉ có 0,18% khả năng hệ số này = 0 hay chỉ có 0,18% dân số không ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của May 10 còn lại tới 99,82% lượng cầu về sản phẩm này chịu tác động của dân số. Với mức ý nghĩa 10% thì ước lương hệ số e có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số R2 ( R-Squared) Theo kết quả ước lượng trên, ta có hệ số R2 = 0.979583. Như vậy, hàm cầu đã giải thích được 97,9583% sự biến động của cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ theo các quý từ năm 2005 tới năm 2009. Đồng thời, mô hình cũng giải thích được tới 97,9583% sự biến động của cầu về áo Jacket 2 lớp nữ theo các yếu tố có trong mô hình ( giá áo Jacket 2 lớp nữ của công ty May Thanh Trì, thu nhập, giá áo Jacket 2 lớp nữ của Việt Tiến, dân số nữ Hà Nội độ tuổi từ 20 – 55 tuổi ), còn lại 2,0417% sự biến động của cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ được giải thích bởi các yếu tố không có trong mô hình. Ý nghĩa kinh tế của các hệ số +b = -30.40697 < 0, thể hiện rằng, khi giá sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của May Thanh Trì tăng lên 1000đ/ chiếc thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra sẽ giảm 30.40697 chiếc ( với giả định rẳng các yếu tố khác không thay đổi ). + c = 1.274567 > 0, điều này nói lên rằng, khi thu nhập tăng lên 1000đ/ 1 thỏng thỡ số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra tăng 1.274567 chiếc ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi ). + d = 10.75410 > 0 cho thấy rằng, khi giá áo Jacket 2 lớp nữ Việt Tiến tăng lên 1000đ/ chiếc thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ bán ra của công ty May Thanh Trì sẽ tăng lên 10.75410 chiếc ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi ). + e = 0.121406 > 0, cho thấy rằng, khi dân số nữ Hà Nội trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi tăng lên 1000 người thì số lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty May Thanh Trì bán ra sẽ tăng lên 0.121406 chiếc ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi ).
  • 47. TIỂU LUẬN 3 Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ HUYỀN – QT5A1 – KHOA QTKD Page 46 Ý nghĩa của các ước lượng độ co giãn Ta sử dụng các giá trị tại quý 1+2 năm 2014 (P = 510 nghìn đồng, M = 2516 triệu đồng, Pr = 530 nghìn đồng, N = 3272747 người), ta tính được các ước lượng độ co giãn của cầu như sau: + Ep = -0,46 cho ta biết nếu công ty May Thanh Trì tăng giá bán sản phẩm lên 10% thì lượng cầu về sản phẩm này giảm đi 4,6%. + EM = 0,15 cho ta biết nếu thu nhập tăng lên 10% thì lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ tăng lên 1.7%. + EPr = 0,22 cho ta biết nếu giá áo Jacket 2 lớp nữ cùng loại của Việt Tiến tăng 10% thì lượng cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của Thanh Trì tăng lên 2,2%.