SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  73
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
SVTH: VŨ THỊ QUỲNH TRANG
MSSV: 1054032779
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
GVHD: TS. THÂN THỊ THU THỦY
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí
Minh và thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ
Đức, hôm nay em đã hoàn tất công việc của mình. Có được thành quả hôm nay, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Tập thể Thầy Cô trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, tập thể Thầy Cô
Chương trình Đào tạo Đặc biệt đã truyền đạt nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm
cho em, đặc biệt là TS. Thân Thị Thu Thủy – giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn tận
tình, giúp em hoàn thành đề tài này.
Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP, Anh Trần Xuân Hồng – người hướng dẫn
chính, Chị Bùi Thị Trang – người hướng dẫn trực tiếp và các anh chị tại bộ phận quầy
giao dịch đã chỉ dạy cho em nhiều điều trong công việc, tạo mọi điều kiện cho em thực
tập và hướng dẫn nhiệt tình để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Vũ Thị Quỳnh Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
Ngày tháng năm 2014
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................1
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN............................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................4
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG.................................4
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của thẻ..............................................................4
2.1.2 Khái niệm thẻ ......................................................................................5
2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ .....................................................................5
2.1.4 Phân loại thẻ........................................................................................6
2.1.5 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ..............................7
2.1.6 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại....................8
2.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................9
2.2.1 Khái niệm............................................................................................9
2.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ...................................10
2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ....................12
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.....14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................16
ii
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ....................17
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI
NHANH THỦ ĐỨC........................................................................................17
3.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ............................17
3.1.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức
...................................................................................................................24
3.2 3.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC..............................................27
3.2.1 Các loại thẻ đang được phát hành ......................................................27
3.2.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ................................................31
3.2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức.................................................................36
3.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ...39
3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ...........................40
3.4.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín chi nhánh Thủ Đức .................................................................40
3.4.2 Đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ thông qua
kết quả khảo sát..........................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................48
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ
ĐỨC..........................................................................................................................49
4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC...49
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ...............50
4.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và mạng lưới dịch vụ.........................50
4.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing ......................................................51
4.2.3 Phát triển trình độ nguồn nhân lực .....................................................51
4.3 PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ....................................52
4.3.1 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ..52
iii
4.3.2 Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................52
4.3.3 Đầu tư mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vự nghiệp vụ
thẻ ..............................................................................................................53
4.3.4 Tuân thủ quy trình nghiệp vụ.............................................................53
4.3.5 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động
kinh doanh thẻ:...........................................................................................53
4.3.6 Lựa chọn ĐVCNT có uy tín...............................................................54
4.3.7 Tăng cường hợp tác giữa các Ngân hàng............................................54
4.3.8 Hợp tác an ninh..................................................................................54
4.3.9 Nâng cao kiến thức về thẻ đến Khách hàng........................................55
4.4 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ................................................................................55
4.4.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín................................55
4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.........................................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................vii
PHỤ LỤC................................................................................................................viii
Phụ lục 1 Bảng khảo sát câu hỏi nghiên cứu quá trình sử dụng thẻ của Ngân
hàng Sacombank.............................................................................................viii
Phụ lục 2 Kết quả thống kê................................................................................x
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013..........................................23
Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín giai đoạn 2010 –2013 ...............................................................................23
Bảng 3.3 Một số chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
giai đoạn 2010 –2013 ......................................................................................24
Bảng 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2010 –2013 ...................................27
Bảng 3.5 Quy trình phát hành thẻ của Sacombank...........................................33
Bảng 3.6 Tình hình phát hành thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai đoạn 2010 –
2013 ................................................................................................................37
Bảng 3.7 Doanh số thanh toán thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai đoạn 2010 –
2013 ................................................................................................................38
Bảng 3.8 Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai
đoạn 2010 – 2013 ............................................................................................38
Bảng 3.9 Bảng thống kê mô tả khảo sát thông tin chung về khách hàng...........43
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2010 –2013 ...................................27
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu độ tuổi có sử dụng thẻ ngân hàng......................................43
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng .........44
Biểu đồ 3.4 Tỷ trọng loại thẻ mà khách hàng đang sử dụng .............................44
Biểu đồ 3.5 Tỷ trọng về mục đích sử dụng thẻ ghi nợ......................................45
Biểu đồ 3.6 Xác xuất gặp sự cố khi sử dụng thẻ ghi nợ....................................46
Biểu đồ 3.7 Xác xuất mục đích sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ..............47
Biểu đồ 3.8 Xác xuất các sự cố khách hàng sử dụng thẻ tín dụng gặp phải ......48
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Phân loại thẻ......................................................................................6
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín............21
Sơ đồ 3.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ.................................................36
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ gốc
ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động
CMND Chứng minh nhân dân
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
MOTO Mail Order Telephone Order – Mua hàng qua
Internet, điện thoại, thư tín
NHNN Ngân hàng Nhà nước
POS Point of Sale –Máy chấp nhận thanh toán thẻ
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế
TMCP Thương mại cổ phần
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kinh tế ngày càng phát triển, giao thương ngày càng mở rộng khiến cho việc
giao dịch bằng tiền mặt trở nên kém linh hoạt, an toàn và tiện lợi. Bên cạnh đó, công
nghệ thông tin phát triển vượt bậc, tạo tiền đề để mở rộng, phát triển các ngành nghề,
lĩnh vực khác. Nắm bắt được hai yếu tố trên, các ngân hàng đã tạo ra một sản phẩm
mới phù hợp với bước tiến công nghệ và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng: thẻ
ngân hàng.
Càng ngày thẻ càng được sử dụng phổ biến và dần trở thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong vài năm gần đây, hoạt động
thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam phát triển ngày càng mạnh. Các số liệu thống kê
cho thấy thanh toán thẻ đang ngày càng gia tăng: Đến cuối quý III năm 2013, toàn hệ
thống có 6,57 triệu giao dịch với tổng giá trị 27.890 tỉ đồng; tổng số thẻ phát hành trên
cả nước là 62,93 triệu thẻ; cả nước có 14.584 máy ATM và 119.158 thiết bị chấp nhận
thẻ.
Bên cạnh sự phát triển là những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh
thẻ và khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó,sự phát triển
của công nghệ kỹ thuật lại tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhóm tội phạm thực hiện
những hành vi gian lận, giả mạo thẻ. Đặc biệt trong năm 2013 vừa qua, các vụ án về
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thẻ tín dụng liên tục, tinh vi đã cho thấy rủi ro
về thẻ hiện nay rất đáng báo động.
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong vài năm gần đây, hoạt động thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam phát
triển ngày càng mạnh, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ
mới trong các hoạt động Ngân hàng, các chính sách phát triển hợp lý của Ngân hàng
Nhà nước và các Ngân hàng TMCP, đặc biệt là sự chuyển hướng tập trung của các
Ngân hàng vào lĩnh vực bán lẻ.
Việc thanh toán thẻ đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều ưu thế nổi bật
nhưng đi kèm với nó là nhiều rủi ro tiềm ẩn cho cả ngân hàng lẫn người sử dụng. Thời
gian qua, tại Việt Nam đã phát sinh không ít các vụ việc gian lận, giả mạo về thẻ và
các phương thức phạm tội thường xuyên được thay đổi để vượt qua những biện pháp
bảo mật ở các ngân hàng.
Do đó, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh
doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức” để
làm báo cáo khóa luận với mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín hiệu quả, an toàn hơn.
2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra, khóa luần nhằm đạt được những
mục tiêu sau:
Hệ thống hóa lý luận về thẻ và rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ
của ngân hàng.
Nêu rõ được thực trạng kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín Chi nhánh Thủ Đức, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế còn
tồn tại; đồng thời tìm hiểu được những rủi ro chính mà ngân hàng và khách hàng gặp
phải trong quá trình hoạt động và sử dụng thẻ.
Đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế
những rủi ro trong quá trình hoạt động thẻ tại ngân hàng.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ những khảo sát thực hiện với
khách hàng và nguồn thông tin thứ cấp từ các học thuyết, lý luận, báo cáo tài chính và
chính sách của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, những thống kê của Ngân
hàng Nhà nước, các bài báo của các tờ báo tài chính và từ những luận văn trước khóa
luận này.
Trong quá trình thực hiện, sinh viên sẽ làm khảo sát ý kiến của khách hàng, sau
đó sử dụng phương thức thống kê mô tả để tổng hợp số liệu và đưa ra những nhận xét
về số liệu đó. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp có độ
tin cậy cao để xử lý số liệu sơ cấp thu thập được.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tập trung nghiên cứu thực trạng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức trong giai đoạn 2010 -
2013.
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức”
Bố cục khóa luận: Khóa luận gồm các chương chính sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2:Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại
Chương 3:Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức
Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức.
3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu những lí do, cơ sở giúp hình thành nên ý tưởng thực hiện
đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức”. Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày mục tiêu,
phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của khóa luận nhằm làm nền tảng cho
các chương sau.
4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của thẻ
Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu
của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở tín nhiệm khách hàng. Các tổ chức tài chính đã hình
thành những ý tưởng về thẻ nhờ yếu tố này.
Hình thức sơ khai của thẻ xuất hiện lần đầu ở Mỹ vào những năm 1920 dưới cái
tên tạm gọi là “đĩa mua hàng” (shooper’s plate). Người sở hữu loại đĩa này có thể mua
hàng tại cửa hiệu phát hành ra chúng và phải hoàn trả tiền cho chủ cửa hàng vào một
ngày cố định hàng tháng.
Tuy nhiên, thẻ ngân hàng lại ra đời một cách ngẫu nhiên vào năm 1940 với tên
gọi đầu tiên là thẻ DINNERS CLUB do ý tưởng của một doanh nhân người Mỹ là
Frank Mc Namara. Ông kể lại rằng ý tưởng của ông xuất phát từ sự việc ông phải cam
kết thanh toán cho một nhà hàng khi ông đi ăn mà quên mang theo ví. Năm 1950 chiếc
thẻ nhựa đầu tiên được phát hành, những người có thẻ DINNERS CLUB này có thể
ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng tại thành phố New York và phải chịu một khoản lệ phí
hàng năm là 5 USD. Những tiện ích của chiếc thẻ này ngay lập tức gây được sự chú ý
và đã chinh phục được một lượng đông đảo khách hàng. Đến năm 1952, hơn 1 triệu
USD được ghi nợ, doanh số phát hành thẻ ngày càng tăng và công ty phát hành thẻ
DINNERS CLUB bắt đầu có lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra ngay sau đó và
nhanh chóng đưa thẻ trở thành một phương tiện thanh toán mang tính toàn cầu. Tiếp
nối thành công của DINNERS CLUB, hàng loạt các công ty thẻ như Trip Change,
Golden Key, Esquire Club… ra đời. Phần lớn các thẻ này được phát hành nhằm phục
vụ giới doanh nhân, nhưng sau đó các ngân hàng nhận thấy rằng tầng lớp bình dân mới
là đối tượng sử dụng thẻ chính trong tương lai.
Năm 1960, Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là
BANKAMERICARD. Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập
Interbank, một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao
dịch thẻ. Ngay sau đó, vào năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên từ Bank
Card Association thành Western State Bank Card Association và tổ chức này đã liên
kết với Interbank cho ra đời sản phẩm thẻ MASTER CHARGE. Loại thẻ này đã nhanh
chóng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của BANKAMERICARD. Đến năm 1977,
tổ chức BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USD và sau đó là tổ chức thẻ quốc
5
tế VISA. Năm 1979, tổ chức thẻ MASTER CHARGE đổi tên thành MASTER CARD.
Hiện nay, 2 tổ chức này vẫn đang là 2 tổ chức thẻ lớn mạnh và phát triển nhất thế giới.
Hình thức thanh toán thẻ nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi ở các châu lục
khác. Năm 1960 chiếc thẻ nhựa đầu tiên có mặt tại Nhật Bản báo hiệu sự phát triển của
thẻ ở Châu Á. Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barcalay Bank phát hành ở Anh
năm 1966 cũng mở ra một thời kỳ sôi động cho hoạt động thanh toán thẻ tại Châu Âu.
Tại Việt Nam, chiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi
Vietcombank ký hợp đồng làm đại lí chi trả thẻ VISA với ngân hàng Pháp BFCE và
đây đã là bước khởi đầu cho dịch vụ này phát triển ở Việt Nam.
Ngày nay, thẻ ngân hàng xuất hiện khắp nơi trên thế giới với nhiều hình thức và
chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của 2
tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER, một loại các tổ chức thẻ khác nối tiếp ra đời
như: JCB, American Epress, Airplus, Maestro, Eurocard,… Sự phát triển mạnh mẽ này
đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của thẻ. Các ngân hàng và tổ chức tài chính
luôn tìm cách cải thiện sản phẩm thẻ của mình để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.
2.1.2 Khái niệm thẻ
Thẻ là phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt do ngân hàng phát hành
cho khách hàng, ra đời từ phương thức mua chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền
với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ được sử dụng thanh
toán toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc
hạn mức tín dụng được cấp và thực hiện các dịch vụ qua hệ thống giao dịch tự động
(ATM).
Theo “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” ban hành kèm
theo quyết định số 371/1999 QĐ/NHNN thì thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng
phát hành cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành
thẻ và chủ thẻ.
2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ
Hầu hết các loại thẻ ngày nay đều được cấu tạo bằng nhựa cứng (plastic), có
kích cỡ 84mm x 54mm x 0,76mm, có góc tròn gồm 2 mặt.
Mặt sau của thẻ bao
 Dãy băng t
hiệu lực, tên ch
 Băng chữ
2.1.4 Phân loạ
Dựa vào các tiêu chí khác nhau ngư
Mặt trước của th
 Tên, biểu tư
tổ chức phát hành th
 Số thẻ: là số
chủ thẻ.
 Ngày hiệu l
hạn mà thẻ đư
 Họ và tên c
số loại thẻ
tên của chủ
bao gồm:
ăng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: s
c, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số
ữ ký mẫu của chủ thẻ.
ại thẻ
a vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành:
Sơ đồ 2.1 Phân loại thẻ
6
a thẻ bao gồm:
u tượng và huy hiệu của
c phát hành thẻ.
ố dành riêng cho mỗi
u lực của thẻ: là thời
được lưu hành.
và tên của chủ thẻ (có một
trả trước không in
thẻ).
ng thông tin như: số thẻ, ngày
PIN.
thành:
7
Có thể thấy có nhiều cách để phân loại thẻ nhưng chủ yếu người ta sử dụng 2
phương thức chính: phân loại theo đặc tính kỹ thuật và phân loại theo tính chất thanh
toán của thẻ.
Phân loại theo đặc tính kỹ thuật
Căn cứtheo đặc tính kỹ thuật thì thẻ có 3 loại: thẻ in nổi (Embossed Card), thẻ
băng từ (Magnetic Stripe) và thẻ thông minh (Smart card). Tuy nhiên do loại thẻ in nổi
sử dụng công nghệ quá thô sơ, dễ bị làm giả nên hiện nay không còn được sử dụng.
Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1 băng từ chứa 2 rãnh
thông tin ở mặt sau của thẻ, những thông tin được mã hóa này phải chính xác và trùng
khớp với thông tin của chủ thẻ được dập nổi ở mặt trước của thẻ. Thẻ băng từ hiện nay
đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trong thị trường. Nhược
điểm của thẻ từ là số lượng các thông tin được mã hóa không nhiều và mang tính cố
định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bằng
các thiết bị nối với máy tính.
Thẻ thông minh: là thế hệ mới nhất của thẻ. Thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật
vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính
hoàn hảo. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ băng từ do “chip” có thể chứa
thông tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng từ.
Phân loại theo tính chất thanh toán:
Căn cứ theo tính chất thanh toán của thẻ thì thẻ có 3 loại: thẻ tín dụng, thẻ ghi
nợ và thẻ trả trước.
Thẻ tín dụng: là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành cho phép chủ
thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa
thuận giữa hai bên. Đây là một hình thức tín dụng tiêu dùng/ tài khoản tín dụng tuần
hoàn có một hạn mức tín dụng nhất định mà chủ thẻ có thể vay toàn bộ hoặc một phần.
Thẻ ghi nợ: là phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt
trên cơ sở số tiền có trong tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng.
Thẻ trả trước: tương tự như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, thẻ trả trước cho phép
chủ thẻ thực hiện thanh toán mà không dùng tiền mặt. Khi thực hiện thanh toán với thẻ
trả trước, số tiền trả sẽ bị trừ đi từ số tiền có trong thẻ.
Điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước là người lập thẻ tín
dụng/ghi nợ chính là chủ thẻ còn người lập thẻ trả trước không chắc đã là chủ thẻ.
2.1.5 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có sự
tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh
toán, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Đối với thẻ quốc tế còn có thêm
một thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng
8
khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không
dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng.
Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là ngân hàng, tổ
chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các thành viên
phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay
hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải là thành viên của một tổ chức
thẻ quốc tế. Mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình. Khác với
ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay
cơ sở chấp nhận thẻ mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho
quy trình thanh toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng.
Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc
công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân hàng phát hành
trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản
thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là
chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng đại lý với bên thứ 3 là một ngân
hàng hay một tổ chức tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ. Từng
định kỳ, ngân hàng phát hành phải lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng
và yêu cầu thanh toán đối với chủ thẻ tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản
của chủ thẻ ghi nợ.
Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp thuận các giao dịch thẻ như một
phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với các
điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc ký kết hợp đồng, các địa điểm cung cấp
hàng hóa, dịch vụ này được chấp nhận vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng,
ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị đọc thẻ, đào tạo nhân viên về dịch vụ thanh toán
thẻ, quản lý và xử lý những giao dịch thẻ diễn ra tại địa điểm này. Trên thực tế, rất
nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán.
Chủ thẻ: là cá nhân hay người được ủy quyền được ngân hàng cho phép sử
dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều kiện, quy
định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ.
Đơn vị chấp nhận thẻ: là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết với
ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình
cung cấp bằng thẻ.
2.1.6 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương
mại
Hoạt động phát hành: Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm việc quản
lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Ba
quá trình này có vai trò quan trọng như nhau, có liên quan chặt chẽ đến việc phục vụ
9
khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát
hành thẻ phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ và thu hồi nợ.
Hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán thẻ đóng vai trò quyết định đến sự
phát triển của dịch vụ thẻ. Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng
không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán
bằng thẻ từ các ĐVCNT mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ
hoàn chỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng thẻ. Đối với TCTQT và các thành
viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng ĐVCNT có ý
nghĩa rất quan trọng.
Hoạt động quản lý rủi ro: Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phải đối mặt
với nhiều loại rủi ro khác nhau. Những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận,
uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và gây phiền nhiễu cho chủ thẻ. Chính vì vậy ngân
hàng cần có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro.
Marketing và dịch vụ khách hàng: Cũng như những ngành nghề kinh doanh
khác, kinh doanh thẻ ngân hàng đòi hỏi chú trọng đáng kể vào công tác Marketing và
dịch vụ khách hàng. Về lý thuyết, Marketing và dịch vụ khách hàng trong kinh doanh
thẻ là khái niệm tương đối rộng, bao gồm toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách
hàng (ĐVCNT và chủ thẻ), giúp họ tiếp cận, quyết định và lựa chọn phương thức
thanh toán phi tiền mặt này và trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng.
Hệ thống công nghệ: Thẻ là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại.
Chính vì vậy hệ thống công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho dịch vụ thẻ
phát triển và hoạt động hiệu quả. Giải pháp cho hệ thống công nghệ của từng ngân
hàng được lựa chọn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó.
Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ phải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo
chuẩn quốc tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt
động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế. Hệ thống
này sẽ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Bên cạnh đó ngân
hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán
thẻ như máy thanh toán thẻ tự động, thiết bị thanh toán thẻ cà tay, máy in thẻ, máy
giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ
thống, các thiết bị đầu cuối. Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do
giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ
xử lý của hệ thống.
2.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.1 Khái niệm
10
Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng.
Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào và cũng như bản thân các giao dịch
tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực.
Rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng thương mại là các tổn thất về vật chất
hoặc phi vật chất phát sinh trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng bao gồm cả
hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ. Các ngân hàng có thẻ nhận thức
được các rủi ro có thể gánh chịu nhưng không thể triệt tiêu được rủi ro. Do đó các
ngân hàng cần phải đưa ra các giải pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro và khắc phục
các tổn thất khi rủi ro xảy ra.
2.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
Kinh doanh thẻ được coi là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của
ngân hàng. Tuy vậy, đối với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, việc phòng ngừa
và quản lý rủi ro vẫn là một vấn đề rất quan trọng. Rủi ro trong hoạt động thanh toán
thẻ của ngân hàng nằm trong hai khâu: phát hành thẻ và thanh toán thẻ.
a) Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ
Đơn phát hành thẻ giả mạo: Do không thẩm định kỹ thông tin của khách hàng,
ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng ký với những thông tin giả mạo.
Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Tuy vậy,
trên thực tế, điều này rất hiếm khi xảy ra vì hợp đồng thẻ rất dễ kiểm tra và có đảm
bảo cao do có thế chấp hoặc tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ
theo thông tin có được từ các chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc.
Thẻ giả được sử dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho các ngân
hàng phát hành.
Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Trong lưu hành thẻ, trường hợp này rất dễ xảy ra đối
với khách hàng và ngân hàng. Trong trường hợp thẻ bị mất, chủ thẻ không thông báo
kịp thời cho ngân hàng dẫn đến thẻ bị người khác lợi dụng gây ra các giao dịch giả
mạo làm tổn thất cho khách hàng. Ngoài ra với những thẻ này, các tổ chức tội phạm có
thể mã hóa lại thẻ, thực hiện giao dịch, trường hợp này đem lại rủi ro cho bản thân
ngân hàng phát hành.
Chủ thẻ thật không nhận được thẻ đã phát hành: ngân hàng gửi thẻ cho chủ thẻ
qua đường bưu điện nhưng trên đường vận chuyển thẻ bị đánh cắp và bị sử dụng mà
chủ thẻ không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này,
ngân hàng phát hành thẻ phải chịu hoàn toàn phí tổn về những giao dịch được thực
hiện.
Tài khoản thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn
hoặc phát hành lại thẻ. Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ
khách hàng và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của
11
thông tin nên ngân hàng đã gửi thẻ đến địa chỉ mới theo yêu cầu của khách hàng
nhưng đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ thật. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người
khác lợi dụng. Điều này chỉ bị phát hiện khi ngân hàng nhận được sự liên hệ của chủ
thẻ thật do không nhận được thẻ hoặc ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán cho chủ thẻ.
b) Rủi ro trong thanh toán
Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo: Đơn vị chấp nhận thẻ cố tình đăng ký các thông
tin không chính xác với ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán sẽ chịu tổn thất
khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho những ĐVCNT này trong trường
hợp ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ hoặc cố tình tạo ra các hoá đơn hoặc giao dịch
giả mạo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với tội phạm thẻ: Có hai hình thức thông
đồng của đơn vị chấp nhận thẻ:
CPP – Common Purchase Point: Là hiện tượng một đơn vị chấp nhận thẻ hoặc
một địa điểm được xác định là lưu trữ dữ liệu thẻ và sử dụng vào mục đích tạo các thẻ
giả hoặc thực hiện các giao dịch giả mạo. Đơn vị chấp nhận thẻ có thể nhận thức hoặc
không nhận thức được hành vi này
POC – Point of Compromise: Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ
chấp nhận thanh toán những thẻ giả (thẻ bị sửa đổi, thẻ trắng, thẻ skimming…)
Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại (Mail order,
telephone order): Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của
chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: loại thẻ, số
thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ…… Đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán có
thể chịu tổn thất nếu như chủ thẻ thực không phải là khách đặt mua hàng của ĐVCNT
và giao dịch đó bị từ chối thanh toán
Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ sửa đổi thông tin trên các hóa đơn thẻ hoặc in
nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ. Trong trường hợp này nhân viên khi thực hiện
giao dịch đã cố tình in nhiều hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho chủ
thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên sẽ mạo nhận chủ thẻ hoàn tất giao
dịch và nộp các hóa đơn thanh toán còn lại để đòi tiền, chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Ngoài ra nhân viên tại ĐVCNT cũng có thẻ sửa đổi hoá đơn giao dịch, ghi tăng giá trị
giao dịch mà không được sự đồng ý của chủ thẻ để lấy tiền tạm ứng của ngân hàng
Sao chép và tạo băng từ giả (Skimming): Trên các thiết bị đọc thẻ tại ĐVCNT
có thể bị cài thêm thiết bị để thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật thanh toán
tại các ĐVCNT hoặc nhân viên ĐVCNT có thể câu kết với các tổ chức tội phạm đọc
dữ liệu thẻ thật bằng các thiết bị chuyên dùng riêng.
c) Rủi ro tín dụng
12
Rủi ro tín dụng là rủi ro xuất hiện đối với thẻ tín dụng khi chủ thẻ không thực
hiện thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán. Khi phát hành thẻ, ngân hàng đã
cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả
năng thanh toán khoản tiền này thì ngân hàng sẽ bị mất vốn. Nếu hiện trạng này xảy ra
với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng sẽ bị thiệt hại lớn.
d) Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là các rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên
quan đến xử lý các dữ liệu hoặc kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh.
Khi hệ thống có sự cố, nó không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một ngân hàng
hay một tổ chức tài chính cá biệt mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của
toàn bộ tổ chức thẻ quốc tế và các khách hàng tham gia hoạt động thẻ. Do đó nếu tổn
thất xảy ra sẽ rất lớn và khó kiểm soát được.
e) Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là các rủi ro phát sinh do hành vi gian lận trong lĩnh vực thẻ của
cán bộ thẻ ngân hàng. Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, cán bộ thẻ lợi dụng
những hiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, những lỗ hổng trong quy trình
nghiệp vụ để tiến hành các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng.
2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ
Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ là sự phối hợp một cách tổng thể các
hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro thẻ tín dụng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược
và định hướng phát triển của ngân hàng thương mại.
Các hoạt động phòng tránh rủi ro bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi ro, xác định
nguyên nhân xảy ra rủi ro, xây dựng các hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa
rủi ro và trích lập quỹ dự phòng.
Phòng tránh rủi ro trong kinh doanh thẻ là hoạt động quan trọng nhất của quản
lý rủi ro. Đặc điểm của rủi ro là không thể tránh được nhưng nếu các ngân hàng biết
cách phòng tránh, đưa ra, xây dựng nên các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời và
nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu được một phần hoặc phần lớn rủi ro. Nó bao gồm
các hoạt động sau:
Phân loại rủi ro:
Bao gồm việc nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác
định căn nguyên, nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của chúng. Đây là điểm mấu chốt
trong nội dung phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt
động quản lý rủi ro.
13
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều những
tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong thẻ. Nhưng đi kèm với nó là những
rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Do đó đội ngũ cán bộ làm công tác
này phải thường xuyên, tích cực cập nhật, tổng hợp và phân tích thông tin, đưa ra
những đánh giá, báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro để có thể đưa ra những biện pháp
phòng tránh rủi ro kịp thời.
Thiết lập hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa:
Các biện pháp này có thể chia làm 2 phần:
Biện pháp an ninh nội bộ gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong ngân
hàng nhằm chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong như kiểm soát hồ sơ
phát hành thẻ, kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ không có giá trị lưu hành để đưa
ra những số liệu thực về thẻ, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng thuận tiện hơn,
thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin…
Biện pháp kiểm soát bên ngoài gồm: các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa đối
với các hoạt động thanh toán thẻ. Biện pháp này được thực hiện với mục đích nhằm
đánh giá, phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của chủ thẻ cũng như các giao dịch của thẻ, cảnh báo những trường
hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hai hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ cũng như cung cấp
thông tin qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời từ các bên tham gia, gồm:
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng thanh toán
- Tổ chức thẻ quốc tế
- Đơn vị chấp nhận thẻ
- Chủ thẻ
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:
Trong thực tế, rủi ro luôn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù đã thực hiện những
biện pháp phòng tránh tốt nhất, thiết lập nên những hệ thống an ninh và bảo mật chặt
chẽ, hiệu quả nhất. Vì vậy mà việc trích lập một quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ
là tất yếu.
Xử lý rủi ro trong dịch vụ thẻ
Mặc dù đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro nhưng không thể tránh được
hoàn toàn. Khi rủi ro xảy ra sẽ gây ra những tổn thất cho các bên liên quan. Tổn thất
có thể là vâth chất hoặc phi vật chất. Tuy nhiên, trong trường hợp nào cũng đòi hỏi khả
năng giải quyết, xử lý những rủi ro đó sao cho nó gây ra ít ảnh hưởng nhất tới hoạt
động kinh doanh.
14
Việc xử lý rủi ro đã xảy ra được thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro. Lúc này việc
thẩm định lại rủi ro đó là rất quan trọng đối với những nội dung: xác định loại hình rủi
ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậu quả mà nó để lại.
Trên cơ sở đó các bên sẽ thỏa thuận trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro. Sau khi
giải quyết xong thì đó cũng là bài học giúp cho ngân hàng rút kinh nghiệm trong hoạt
động về sau.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động
kinh doanh thẻ
a) Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế, ra đời và phát triển cùng với quá trình hiện đại hoá và ứng dụng khoa học công
nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu như tiền mặt và các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt khác như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển tiền … đã ra đời và
được công chúng sử dụng trong một thời gian dài thì thẻ ngân hàng mới chính thức
được chấp nhận rộng rãi trên thế giới trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Giống như
bất kỳ một sản phẩm mới ra đời, người tiêu dùng đều cần có thời gian tìm hiểu,làm
quen và học cách sử dụng chúng. Chính vì vậy trong thời gian đầu, chủ thẻ không thể
tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc sử dụng thẻ, không thể ngay lập tức biết cách sử
dụng, bảo quản thẻ an toàn. Nhiều khi khách hàng không thực sự chú ý đến những
hướng dẫn sử dụng ban đầu, những khuyến cáo của ngân hàng đối với khách hàng khi
sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, chủ thẻ, các ĐVCNT và bản thân
ngân hàng thanh toán thẻ, ngân hàng phát hành thẻ và các Tổ chức thẻ quốc tế cũng
chưa nhận thức được hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh thẻ.
Chỉ có qua thực tế sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ thì mọi người mới dần dần
đúc kết được cho mình những kinh nghiệm, những bài học cho mình trong quá trình sử
dụng thẻ. Ở đây, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán giữ vai trò rất quan trọng
trong việc định hướng, khuyến cáo và hướng dẫn cách sử dụng thẻ thanh toán an toàn
cho các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Ở các quốc gia phát triển nơi
thẻ ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi, rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận
thanh toán thẻ sẽ thấp hơn các quốc gia mới bắt đầu làm quen và phát triển phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt này.
Thẻ ngân hàng chính thức có mặt ở Việt Nam từ đầu những năm 90 nhưng chỉ
thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong vòng những năm gần đây. Là
nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt khác, thẻ mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp
và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định.Và ngay cả trong số đó không phải
tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà
nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc. Ngay cả bản
15
thân các ngân hàng nhiều nơi tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ cũng là do chịu
sức ép về cạnh tranh, ngân hàng khác phát hành thẻ thì mình cũng phải phát hành thẻ.
Chính những nhận thức sai lầm, chưa chính xác đó nên dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan
tâm không đúng mức đến những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình
sử dụng thẻ dẫn đến rủi ro, bản thân họ phải gánh chịu tổn thất. Chỉ khi mọi người có
được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ và thẻ thanh toán được chấp nhận với tư cách
là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạn chế được những
rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường trong nước.
b) Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với
hoạt động thẻ
Các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thẻ không
chỉ tác động đến sự phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro
trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập
duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ. Quy định càng rõ
ràng, càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạn chế được rủi ro trong quá
trình kinh doanh thẻ của ngân hàng. Thị trường thẻ càng phát triển, số lượng chủ thẻ,
doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tăng cũng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn
tăng cao. Về bản chất, khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng
tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền của ngân hàng. Cho nên quá
trình thẩm định phát hành thẻ cũng chính là quá trình thẩm định cho vay của ngân
hàng. Một chủ trương tăng trưởng tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng
đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng
nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn. Chủ thẻ chi tiêu không
thanh toán được nợ cho ngân hàng gây nên tổn thất cho ngân hàng.
c) Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở
áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa học
càng phát triển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm
giả hơn. Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của
nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn. Cuộc
chiến giữa quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới với quá trình nghiên cứu
thủ đoạn ăn cắp làm thẻ giả của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu vô cùng
khắc nghiệt, không ngừng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ ngân hàng.
d) Chất lượng công tác thẩm định khách hàng.
Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng phân tích đánh
giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng để quyết định đồng ý hay từ
16
chối phát hành thẻ cho khách hàng, làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của ngân
hàng. Như đã khẳng định ở trên, đồng ý phát hành thẻ tín dụng tức là ngân hàng chấp
nhận cho khách hàng vay, đồng ý cho khách hàng làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ
cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán trước cho khách hàng. Chất lượng công
tác thẩm định cao tức là ngân hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt,
từ chối những khách hàng có ý định lừa đảo, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh
toán nợ cho khách hàng, ĐVCNT lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng
e) Nhân lực
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết đinh đến sự thành
công hay thất bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ thẻ là những
người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với những hành vi
lừa đảo trong lĩnh vực thẻ. Kinh nghiệm, ý thức cảnh giác, tuân thủ chặt chẽ các quy
định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ của đội ngũ cán bộ thẻ sẽ góp phần
phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàng trong quá
trình kinh doanh. Mặt khác là những người trực tiếp làm thẻ, hiểu biết về thẻ nên
những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó phát
hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm,
trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng, đưa ra các khái
niệm cơ bản về thẻ, mô tả đặc điểm, phân loại thẻ, các chủ thể tham gia hoạt động
thanh toán thẻ, tóm tắt quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.
Bên cạnh đó, chương 2 cũng đề cập đến khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro
phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ trên phương diện lý thuyết, đồng thời nêu ra
một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của hoạt động kinh doanh thẻ.
17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN CHI NHANH THỦ ĐỨC
3.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
a) Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp
nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân
Bình, Thành Công và Lữ Gia.
Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh
tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ
Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa
hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
Năm 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá
200.000.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000.000 cổ
đông tham gia góp vốn.
Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có
Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ
nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham
gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ
phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực
thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp
tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công
nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông
chiến lược nước ngoài.
Năm 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai
thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh
Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên
doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49%
vốn điều lệ).
18
Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty
Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các
dịch vụ ngân hàng điện tử.
Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng
cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam hiện đại.
Năm 2006:
Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu
tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối
Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty
Chứng khoán Sacombank-SBS.
Năm 2007:
Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ
cho cộng đồng Hoa ngữ.
Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ,
Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Năm 2008:
Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data
Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ
thống trung tâm dữ liệu dự phòng.
Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi
nhánh tại Lào.
Năm 2009:
Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19
cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ
phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở
rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá
trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia.
19
Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống
ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất
cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.
Năm 2010:Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương
trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị
đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2020.
Năm 2011:
Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài
sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn
gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và
tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách
có hiệu quả nhất.
Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến
lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại
Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương.
Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động
hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai
đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Năm 2012:
Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ
phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố.
Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số
lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu
STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu
của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB
trên thị trường.
Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking)
T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý,
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho
Sacombank.
Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân
hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách
nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do
20
Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản
lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến
các khách hàng.
b) Cơ cấu tổ chức
21
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank
22
- Nhân sự - đào tạo: chịu trách nhiệm tuyển dụng, sàn lọc và đào tạo nguồn
nhân lực giỏi cho ngân hàng. 
- Cá nhân, doanh nghiệp: có trách nhiệm tiếp thị và phát triển sản phẩm cho
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. 
- Tiền tệ: có chức năng kinh doanh vốn, ngoại tệ, và các sản phẩm tiền tệ. 
- Sở giao dịch: có chức năng quản lý các giao dịch thực hiện ở các chi nhánh,
phòng giao dịch. 
- Tín dụng: có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay vốn, quản
lý và theo dõi tình hình trả lãi và nợ của khách hàng, có nhiệm vụ nhắc nhở và đôn đốc
khách hàng khi đến ngày trả lãi hoặc đáo hạn. 
- Công nghệ thông tin: chịu trách nhiệm phân tích và phát triển những ứng
dụng phục vụ cho hoạt động ngân hàng quản lý dữ liệu của Sacombank. 
- Tài chính: có nhiệm vụ kết toán sổ sách, lưu trữ các chứng từ nhằm tổng kết
kết quả hoạt động của Sacombank. 
- Vận hành: quản lý các hoạt động thanh toán quốc tế và định chế tài chính. 
- Quản trị rủi ro: có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và
thẩm định nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra. 
- Hỗ trợ: thực hiện những công việc của đối ngoại, hành chánh quản trị, ngân
quỹ, thanh toán và xây dựng cơ bản. 
c) Các lĩnh vực hoạt động
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức :
- Cho vay;
- Chiếu khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung cứng các dịch vụ thanh toán sau đây :
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm
chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi
được NHNN chấp thuận.
23
d) Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 –2013
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013
ĐVT: tỷ đồng
Thời điểm cuối năm 2010 2011 2012 2013
Tổng Tài sản 141.799 140.137 151.282 160.169
Vốn chủ sở hữu 13.633 14.224 13.414 16.703
Trong đó vốn điều lệ 9.179 10.740 10.740 12.425
Tổng nguồn vốn huy động 126.204 111.513 123.753 136.272
Dư nợ cho vay 77.486 79.429 98.728 110.710
(Nguồn: Sacombank.com.vn)
Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín giai đoạn 2010 –2013
ĐVT: tỷ đồng
Cả năm 2010 2011 2012 2013
Tổng Doanh thu 12.744 18.729 17.619 18.002
Tổng chi phí 10.348 15.989 16.304 15.164
Lợi nhuận trước thuế 2.426 2.740 1.315 2.838
Lợi nhuận sau thuế 1.799 2.033 987 2.156
(Nguồn: Sacombank.com.vn)
24
Bảng 3.3 Một số chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín giai đoạn 2010 –2013
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ số tài chính 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ an toàn vốn 9,97% 11,66% 9,53% 11%
Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 54,64% 57% 65% 68,27%
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 61,4% 71% 80% 80,4%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,52% 0,56% 1,97% 2,46%
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,56% 0,85% 2,39% 2,55%
Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động 30% 16% 7,36% 7,85%
Chi phí điều hành/Tổng chi phí 18,78% 21% 25,1% 26,78%
Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản 85,64% 84,36% 86,27% 92,05%
ROE 15,04% 14,6% 7,15% 7,63%
ROA 1,5% 1,44% 0,68% 0,68%
(Nguồn: Sacombank.com.vn)
3.1.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi
nhánh Thủ Đức
a) Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Sacombank Thủ Đức thành lập theo quyết định chuyển giao hoạt
động và giải thể phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn cho chi nhánh Thủ
Đức số 669/2006/QĐ-HĐQT ngày 09/11/2006.
b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng kinh doanh
 Bộ phận kinh doanh ngoại hối
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh,
thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế
khác.
- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát
hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.
25
- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng theo quy định, quy chế
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch ra nước
ngoài.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.
Quản lý tín dụng
 Chuyên viên khách hàng
- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần
và chăm sóc khách hàng hiện hữu.
- Hướng dẫn khách hàng về tất cả vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo
lãnh.
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án
vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của ngân hàng đến
khách hàng.
- Thực hiện các thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và
đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa.
- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay.
- Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.
- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn theo phạm vi
trách nhiệm theo quy định của ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và
đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
 Chuyên viên kiểm soát tín dụng
- Kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân.
- Sau khi kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành lập thủ tục giải ngân,
thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố, thế chấp.
- Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu hồi nợ.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực
thuộc.
 Chuyên viên xử lý nợ
- Tham gia và việc thiết lập hồ sơ pháp lý.
- Thực hiện công chứng giấy tờ thế chấp và giải quyết tranh chấp hồ sơ
khi phát sinh nợ xấu.
- Tư vấn pháp lý cho khách hàng và chuyên viên tín dụng.
Phòng kế toán và quỹ
26
- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị
thuộc chi nhánh, bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.
- Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng
và các ngân hàng khác.
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.
- Quản lý chi nhánh điều hành, quản lý thanh khoản và quản lý kho quỹ.
Phòng quản lý rủi ro
- Giúp Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện Quản lý rủi ro, thực hiện các
báo cáo liên quan đến Quản lý rủi ro…
- Triển khai hoạt động Quản lý rủi ro tại Chi nhánh dưới sự hướng dẫn,
giám sát của Phòng Quản lý rủi ro Trụ sở chính.
c) Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Sacombank chi nhánh Thủ Đức hoạt động chịu sự tác động của Hội sở, Chi
nhánh thực hiện các nghiệp vụ phổ biến và có mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh
khác trong cùng hệ thống. Các chi nhánh có thể thu hộ lẫn nhau thông qua Hội sở làm
trung gian. Một số hoạt động chủ yếu:
Huy động vốn: Huy động ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiền ký quỹ, nhận vốn từ các tổ
chức tín dụng khác.
Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn theo các mục đích
khác nhau: sản xuất tiêu dùng, tiêu dùng phục vụ đời sống, làm dự án, bất động sản,
cho vay cầm cố chứng khoán, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay.
Mua bán vàng và thu đổi ngoại tệ: chi nhánh được mua bán vàng và
ngoại tệ nhưng phải thông qua Hội sở.
Các hoạt động khác:
- Thanh toán quốc tế (phát hành L/C, nhờ thu kèm chứng từ (D/P,
D/A), chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền
nhanh)
- Thanh toán trong nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thu hộ, phát
hành thẻ, chuyển tiền trong nước)
- Dịch vụ ngân quỹ (thu đổi tiền cho khách hàng tại các quầy giao
dịch, chi hộ lương thông qua tài khoản cho doanh nghiệp có nhu
cầu)
d) Kết quả kinh doanh
Bảng 3.4 Tình hình
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Trong đó thu t
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Biểu đồ 3.1 Lợ
Gòn Th
3.2 3.2. THỰC TR
HÀNG TMCP SÀI GÒN TH
THỦ ĐỨC
3.2.1 Các loại th
Có rất nhiều cách đ
phân loại thực tế nhất và đư
tài chính. Áp dụng cách phân lo
– Chi nhánh Thủ Đức, có 3 lo
thanh toán) và thẻ tín dụng.
Thẻ trả trư
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
ình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo
2010 2011 2012
44.892 58.103 78.021
Trong đó thu từ lãi 30.077 37.766 52.390
19.254 26.358 28.497
20.758 25.638 49.524
(Nguồn: Phòng Kế toán – Qu
ợi nhuận hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo
(Nguồn: Phòng Kế toán – Qu
C TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦ
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
i thẻ đang được phát hành
u cách để phân loại thẻ được phát hành tại ngân hàng, nhưng cách
t và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân lo
ng cách phân loại này đối với Ngân hàng TMCP Sài
c, có 3 loại thẻ đang được phát hành: thẻ trả trư
ng.
trước
2010
2011
2012
2013
20,758 25,638 49,534
84,690
27
i Ngân hàng TMCP Sài Gòn
giai đoạn 2010 –2013
ĐVT: triệu đồng
2012 2013
78.021
116.206
52.390 75.532
28.497 31.516
49.524 84.69
Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức)
i Ngân hàng TMCP Sài
giai đoạn 2010 –2013
ĐVT: triệu đồng
Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức)
ỦA NGÂN
ƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
i ngân hàng, nhưng cách
n nay là phân loại theo nguồn
i Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
trước, thẻ ghi nợ (thẻ
84,690
28
Thẻ trả trước là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt, khách hàng nạp tiền
vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch dựa trên số tiền đã nạp.
Tiện ích của thẻ trả trước Sacombank:
- Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ.
- Có thể dùng thẻ làm quà tặng.
- Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS trong nước và quốc tế (đối với thẻ
trả trước quốc tế Sacombank).
- Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (Với thẻ trả trước
quốc tế Sacombank Visa).
- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong
chương trình Sacombank Plus.
- Dịch vụ khách hàng 24/7
- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.
Các sản phẩm thẻ trả trước đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
phát hành là: Thẻ trả trước Sacombank – Trung Nguyên; Thẻ quà tặng Visa Lucky
Gift; Thẻ trả trước quốc tế Sacombank UnionPay; Thẻ quà tặng Parkson Gift; Thẻ trả
trước quốc tế Visa All For You; Thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk; Thẻ quà tặng
Citimart; Thẻ Tiện ích.
Thẻ ghi nợ/Thẻ thanh toán
29
Thẻ ghi nợ/Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt và được
kết nối với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng. Do đó, khách hàng dùng thẻ
ghi nợ giao dịch dựa trên số dư đã nạp vào tài khoản tiền gửi.
Tiện ích của thẻ ghi nợ Sacombank:
- Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của tất cả ngân hàng trong nước.
- Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với
thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank).
- Tra cứu số dư, chuyển khoản trong hệ thống Sacombank, sao kê giao
dịch tại ATM Sacombank hoặc bằng dịch vụ Sacombank M – Plus.
- Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ ghi nợ quốc
tế Sacombank Visa).
- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong
chương trình Sacombank Plus.
- Dịch vụ khách hàng 24/7
- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.
Các sản phẩm thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín phát hành là: Thẻ thanh toán 4Student; Thẻ thanh toán quốc tế Doanh
Nghiệp; Thẻ thanh toán Plus; Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit; Thẻ
thanh toán quốc tế Sacombank UnionPay.
Thẻ tín dụng
30
Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán hiện đại thay thế cho tiền mặt, cho phép
khách hàng sử dụng nguồn tiền do ngân hàng ứng trước trong thẻ để mua sắm và thanh
toán lại cho ngân hàng số tiền giao dịch sau đó.
Tiện ích chính của thẻ tín dụng Sacombank:
- Được hưởng tối đa 45 ngày tín dụng không lãi suất khi mua sắm.
- Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của Sacombank.
- Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với
thẻ tín dụng quốc tế Sacombank).
- Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ tín dụng
quốc tế Sacombank)
- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong
chương trình Sacombank Plus.
- Dịch vụ khách hàng 24/7.
- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.
Các sản phẩm thẻ tín dụng đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
phát hành là: Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite; Thẻ tín dụng quốc tế
Motor Card, Thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Parkson
31
Privilege; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank MasterCard; Thẻ tín dụng quốc tế
Sacombank UnionPay; Thẻ tín dụng quốc tế Doanh Nghiệp; Thẻ tín dụng quốc tế Visa
Ladies First; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Citimart; Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank
Visa; Thẻ tín dụng Family; Thẻ tín dụng quốc tế Car Card.
3.2.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ
Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2010 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán có những vấn đề liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ như sau:
“Điều 6: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng
 Đối với khách hàng
Để được sử dụng thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là thẻ) khách hàng phải thực
hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của
ngân hàng phát hành thẻ.Sau khi được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận khách hàng
phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng phát hành thẻ.
Nếu phải lưu ký tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thẻ, khách hàng lập
lệnh chỉ trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài
khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.
 Đối với ngân hàng phát hành thẻ
Khi nhận được Giấy yêu cầu sử dụng thẻ và các giấy tờ liên quan của khách
hàng, ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra, xem xét thẩm định nếu đủ điều kiện sử dụng
thẻ thì phải làm các thủ tục cấp thẻ cho khách hàng (chủ thẻ): Lập hồ sơ theo dõi thẻ
đã phát hành, giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ ký nhận.
Thủ tục thanh toán thẻ
 Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ
Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng
phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ.
Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán thẻ) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn
bị chấp nhận thẻ.
- Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng
hóa, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc
kiểm tra bằng mắt kiểm tra:
+ Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ;
+ Đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ
chối thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ.
32
+ Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán do Ngân hàng thanh
toán quy định.
+ Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ
xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (trong trường hợp có
nghi ngờ đối với người cầm thẻ).
Sau khi kiểm tra nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa
đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ trên hóa đơn thanh toán, đối chiếu
chữ ký trên hóa đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có). Hóa đơn thanh toán hàng
hóa, dịch vụ được lập 2 liên sử dụng như sau:
+ 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ;
+ 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ;
+ 1 liên kèm theo bảng kê các hóa đơn thanh toán (đơn vị chấp nhận thẻ
lập cuối ngày hoặc theo định kỳ thỏa thuận thanh toán với ngân hàng
phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ) gửi cho ngân hàng thanh
toán thẻ để thanh toán.
- Tại Ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hóa đơn
thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh
toán, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận
thẻ.
- Việc thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán
thẻ về số tiền thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ được thực hiện theo thỏa thuận giữa
2 bên qua các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng.
 Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng thanh toán thẻ
Thủ tục nhận tiền mặt tại Ngân hàng thanh toán thẻ do Ngân hàng thanh
toán thẻ quy định
Thủ tục thanh toán giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ về số
tiền mặt trả cho người sử dụng thẻ được thực hiện như quy định tại tiết a khoản 2 nêu
trên.
 Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM
Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM do Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng
thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) quy định.
Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán thẻ) phải hướng dẫn đầy đủ quy trình rút tiền mặt tại máy ATM cho
chủ thẻ.”
a) Quy trình phát hành thẻ
33
Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn
bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Về cơ bản hoạt động
phát hành thẻ bao gồm các nội dung chính sau:
- Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường.
- Thẩm định khách hàng phát hành thẻ.
- Cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng.
- Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng.
- In nổi, mã hóa thẻ và tạo số PIN cho khách hàng.
- Quản lý thông tin khách hàng.
- Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng.
- Quản lý tình hình thu nợ của khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế.
Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu
được từ chủ thẻ, các ngân hàng phát hành còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân
hàng thanh toán chia sẻ từ phí thanh toán thông qua các tổ chức thẻ. Đây là phần lợi
nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ.
Bảng 3.5 Quy trình phát hành thẻ của Sacombank
STT Các bước
thực hiện
Mô tả các bước thực hiện
B1 Nhu cầu mở
Thẻ
- Nhân viên tư vấn tại chi nhánh chủ động tiếp thị khi
có khách hàng.
- Khách hàng có nhu cầu đang ký mở thẻ.
B2 Hướng dẫn
thủ tục mở
Thẻ và tiếp
nhận hồ sơ
Trường hợp phát hành Thẻ chính:
Nhân viên tư vấn thực hiện:
- Hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào
Giấy đề nghị cấp Thẻ phù hợp với sản phẩm Thẻ mà
khách hàng yêu cầu.
- Hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản (nếu
khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi thanh toán tại
Sacombank)
Yêu cầu và hướng dẫn khách hàng tới quầy của giao
dịch viên để nộp tiền vào tài khoản, số tiền tối thiểu sẽ
do Sacombank quy định trong từng thời kỳ.
+ Đối với phí thường niên Thẻ: hệ thống sẽ thu tự
động.
34
+ Đối với duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản:
sẽ do chi nhánh chủ động khóa trên Core
Banking.
- Photo CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng (còn thời
gian hiệu lực)
- Đối chiếu và ký tên vào bản sao CMND/hộ chiếu
- Nếu Chủ thẻ ủy quyền người nhận Thẻ: Lập phiếu ủy
quyền, hồ sơ lưu tại chi nhánh.
- Lập Phiếu hẹn nhận Thẻ/PIN và giao cho khách hàng
+ Trong địa bàn Tp.HCM: tối da 04 ngày làm việc
+ Ngoài địa bàn Tp.HCM: tối đa 06 ngày làm việc
- Điền thông tin vào Phần dành riêng cho đơn vị tiếp
nhận Giấy đề nghị cấp Thẻ.
Lưu ý: Nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi tại
Sacombank thì chuyển sang B3, nếu khách hàng đã có tài
khoản Sacombank thì chuyển sang B4.
Trường hợp Chủ thẻ chính đề nghị phát hành Thẻ phụ:
Nhân viên tư vấn thực hiện:
- Hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào Phần
dành cho thông tin Thẻ phụ, có chữ ký xác nhận của
Chủ thẻ chính
- Photo CMND hoặc hộ chiều của Chủ thẻ phụ (còn
thời gian hiệu lực).
- Đối chiếu và ký tên vào bản sao CMND/hộ chiếu
B3 Mở tài khoản
tiền gửi
Nếu khách hàng chưa có tài khoản, nhân viên tư vấn mở tài
khoản tiền gửi thanh toán, và cung cấp số tài khoản này cho
khách hàng.
Giao dịch viên thu tiền và nộp vào tài khoản.
B4 Duyệt Kiểm soát viên ký Giấy đề nghị cấp Thẻ
- Đối với Thẻ có in tên: chuyển sang B6
- Đối với Thẻ không in tên: thực hiện B5
B5 Nhận Thẻ và
PIN
Nhân viên tư vấn thực hiện nhận Thẻ và PIN từ nhân viên
quản lý thẻ và nhân viên quản lý PIN tại chi nhánh
B6 Nhập thông
tin khách
hàng vào hệ
thống
Nhập thông tin Chủ thẻ chính và Chủ thẻ phụ: nhân viên tư
vấn nhập thông tin trực tiếp vào chương trình Cardpro
- Đối với thẻ có in tên: chuyển sang B7
35
- Đối với thẻ không in tên: chuyển sang B9
B7 Hệ thống
quản lý Thẻ
xử lý cuối
ngày
Phòng kỹ thuật trung tâm thẻ xử lý thông itn Thẻ vào cuối mỗi
ngày
B8 Dập Thẻ, in
PIN và
chuyển về chi
nhánh
Áp dụng theo Quy định về giao nhận Thẻ, PIN
B9 Giao thẻ/PIN
cho khách
hàng
Áp dụng Hướng dẫn giao nhận thẻ giữa chi nhánh và
khách hàng
B10 Kích hoạt Thẻ Kiểm soát viên kích hoạt thẻ cho khách hàng
B11 Lưu hồ sơ Chi nhánh, Trung tâm thẻ lưu hồ sơ và các chứng từ có liên
quan
(Nguồn: Sacombank.com.vn)
b) Quy trình thanh toán thẻ
Hoạt động thanh toán thẻ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của dịch vụ
thẻ. Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi
nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các đơn
vị chấp nhận thẻ mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn
chỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng thẻ.
- Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng bao gồm các hoạt động chủ yếu
sau:
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng đơn vị chấp nhận
thẻ
- Quản lý hoạt động của mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ
- Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các đơn vị chấp nhận
thẻ
- Cung cấp dịch vụ khách hàng
- Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các đơn vị chấp
nhận thẻ
- Cung cấp trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác thanh toán thẻ
36
Sơ đồ 3.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ
Tại chi nhánh:
Với việc quản lý dữ liệu tập trung, bộ phận thanh toán thẻ tại các chi nhánh đối
với chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ sẽ không còn. Thay vào đó mọi giao dịch thanh
toán với chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được thực hiện tự động trực tuyến tại
Trung tâm thẻ. Bộ phận thẻ của Chi nhánh sẽ tiếp tục các công việc sau:
Tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, hoàn thiện hồ sơ và chuyển
lên Trung tâm theo đúng quy trình hướng dẫn
Quản lý hồ sơ gốc về chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ, cập nhật các thông tin về
chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo yêu cầu của Trung tâm
Phát triển thị trường khu vực về chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ
Cung cấp các dịch vụ bảo trì, hỗ trợ đối với các đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn
Phối hợp thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến trương
quảng cáo theo chỉ đạo của Trung tâm Thẻ
Phối hợp với Trung tâm Thẻ liên hệ với các chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ trong
công tác tra soát, khiếu nại, bồi hoàn
3.2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức
Do Sacombank Thủ Đức thành lập khá muộn (năm 2006) nên gặp nhiều bất lợi
hơn các ngân hàng khác trong việc kinh doanh thẻ. Nhưng nhờ vào những nỗ lực hết
Chủ thẻ Đơn vị chấp
nhận thẻ
Ngân hàng
thanh toán
Trung tâm
thẻ
1-mua hàng hóa dịch vụ
3-
tạm
ứng
2-hóa
đơn
giao
dịch
Ngân hàng
phát hành
8-Sao
kê
4-gửi dữ
liệu
6 - gửi dữ
liệu
7 – báo nợ 5-báo có
9-
Thanh
toán
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf

Contenu connexe

Similaire à Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN luanvantrust
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Thanh Hoa
 
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similaire à Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại VietcombankLuận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.docThai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống website bán hàng trực tuyến ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công TyKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty
 
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN
Kế toán các khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
 
Đề tài: Kế toán lưu chuyển hàng hóa và kết quả bán hàng, HOT
Đề tài: Kế toán lưu chuyển hàng hóa và kết quả bán hàng, HOTĐề tài: Kế toán lưu chuyển hàng hóa và kết quả bán hàng, HOT
Đề tài: Kế toán lưu chuyển hàng hóa và kết quả bán hàng, HOT
 
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại ÁĐề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
 
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại AgribankNâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
 

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Dernier

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thủ Đức.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC SVTH: VŨ THỊ QUỲNH TRANG MSSV: 1054032779 Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng GVHD: TS. THÂN THỊ THU THỦY Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh và thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức, hôm nay em đã hoàn tất công việc của mình. Có được thành quả hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Tập thể Thầy Cô trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, tập thể Thầy Cô Chương trình Đào tạo Đặc biệt đã truyền đạt nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho em, đặc biệt là TS. Thân Thị Thu Thủy – giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn tận tình, giúp em hoàn thành đề tài này. Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP, Anh Trần Xuân Hồng – người hướng dẫn chính, Chị Bùi Thị Trang – người hướng dẫn trực tiếp và các anh chị tại bộ phận quầy giao dịch đã chỉ dạy cho em nhiều điều trong công việc, tạo mọi điều kiện cho em thực tập và hướng dẫn nhiệt tình để em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Vũ Thị Quỳnh Trang
  • 3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ Ngày tháng năm 2014
  • 4. i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................1 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................1 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................2 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN............................................................................2 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................4 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG.................................4 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của thẻ..............................................................4 2.1.2 Khái niệm thẻ ......................................................................................5 2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ .....................................................................5 2.1.4 Phân loại thẻ........................................................................................6 2.1.5 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ..............................7 2.1.6 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại....................8 2.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................9 2.2.1 Khái niệm............................................................................................9 2.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ...................................10 2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ....................12 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.....14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................16
  • 5. ii CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ....................17 3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHANH THỦ ĐỨC........................................................................................17 3.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ............................17 3.1.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức ...................................................................................................................24 3.2 3.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC..............................................27 3.2.1 Các loại thẻ đang được phát hành ......................................................27 3.2.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ................................................31 3.2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức.................................................................36 3.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ...39 3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ...........................40 3.4.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đức .................................................................40 3.4.2 Đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ thông qua kết quả khảo sát..........................................................................................41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................48 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC..........................................................................................................................49 4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC...49 4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC ...............50 4.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và mạng lưới dịch vụ.........................50 4.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing ......................................................51 4.2.3 Phát triển trình độ nguồn nhân lực .....................................................51 4.3 PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ....................................52 4.3.1 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ..52
  • 6. iii 4.3.2 Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................52 4.3.3 Đầu tư mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vự nghiệp vụ thẻ ..............................................................................................................53 4.3.4 Tuân thủ quy trình nghiệp vụ.............................................................53 4.3.5 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động kinh doanh thẻ:...........................................................................................53 4.3.6 Lựa chọn ĐVCNT có uy tín...............................................................54 4.3.7 Tăng cường hợp tác giữa các Ngân hàng............................................54 4.3.8 Hợp tác an ninh..................................................................................54 4.3.9 Nâng cao kiến thức về thẻ đến Khách hàng........................................55 4.4 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ................................................................................55 4.4.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín................................55 4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.........................................................................................56 KẾT LUẬN ..............................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................vii PHỤ LỤC................................................................................................................viii Phụ lục 1 Bảng khảo sát câu hỏi nghiên cứu quá trình sử dụng thẻ của Ngân hàng Sacombank.............................................................................................viii Phụ lục 2 Kết quả thống kê................................................................................x
  • 7. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013..........................................23 Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013 ...............................................................................23 Bảng 3.3 Một số chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013 ......................................................................................24 Bảng 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2010 –2013 ...................................27 Bảng 3.5 Quy trình phát hành thẻ của Sacombank...........................................33 Bảng 3.6 Tình hình phát hành thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai đoạn 2010 – 2013 ................................................................................................................37 Bảng 3.7 Doanh số thanh toán thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai đoạn 2010 – 2013 ................................................................................................................38 Bảng 3.8 Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán thẻ tại Sacombank Thủ Đức giai đoạn 2010 – 2013 ............................................................................................38 Bảng 3.9 Bảng thống kê mô tả khảo sát thông tin chung về khách hàng...........43
  • 8. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2010 –2013 ...................................27 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu độ tuổi có sử dụng thẻ ngân hàng......................................43 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng .........44 Biểu đồ 3.4 Tỷ trọng loại thẻ mà khách hàng đang sử dụng .............................44 Biểu đồ 3.5 Tỷ trọng về mục đích sử dụng thẻ ghi nợ......................................45 Biểu đồ 3.6 Xác xuất gặp sự cố khi sử dụng thẻ ghi nợ....................................46 Biểu đồ 3.7 Xác xuất mục đích sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ..............47 Biểu đồ 3.8 Xác xuất các sự cố khách hàng sử dụng thẻ tín dụng gặp phải ......48 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Phân loại thẻ......................................................................................6 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín............21 Sơ đồ 3.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ.................................................36
  • 9. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động CMND Chứng minh nhân dân ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ MOTO Mail Order Telephone Order – Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín NHNN Ngân hàng Nhà nước POS Point of Sale –Máy chấp nhận thanh toán thẻ Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Kinh tế ngày càng phát triển, giao thương ngày càng mở rộng khiến cho việc giao dịch bằng tiền mặt trở nên kém linh hoạt, an toàn và tiện lợi. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, tạo tiền đề để mở rộng, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác. Nắm bắt được hai yếu tố trên, các ngân hàng đã tạo ra một sản phẩm mới phù hợp với bước tiến công nghệ và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng: thẻ ngân hàng. Càng ngày thẻ càng được sử dụng phổ biến và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong vài năm gần đây, hoạt động thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam phát triển ngày càng mạnh. Các số liệu thống kê cho thấy thanh toán thẻ đang ngày càng gia tăng: Đến cuối quý III năm 2013, toàn hệ thống có 6,57 triệu giao dịch với tổng giá trị 27.890 tỉ đồng; tổng số thẻ phát hành trên cả nước là 62,93 triệu thẻ; cả nước có 14.584 máy ATM và 119.158 thiết bị chấp nhận thẻ. Bên cạnh sự phát triển là những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ và khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó,sự phát triển của công nghệ kỹ thuật lại tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhóm tội phạm thực hiện những hành vi gian lận, giả mạo thẻ. Đặc biệt trong năm 2013 vừa qua, các vụ án về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thẻ tín dụng liên tục, tinh vi đã cho thấy rủi ro về thẻ hiện nay rất đáng báo động. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong vài năm gần đây, hoạt động thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam phát triển ngày càng mạnh, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động Ngân hàng, các chính sách phát triển hợp lý của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng TMCP, đặc biệt là sự chuyển hướng tập trung của các Ngân hàng vào lĩnh vực bán lẻ. Việc thanh toán thẻ đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều ưu thế nổi bật nhưng đi kèm với nó là nhiều rủi ro tiềm ẩn cho cả ngân hàng lẫn người sử dụng. Thời gian qua, tại Việt Nam đã phát sinh không ít các vụ việc gian lận, giả mạo về thẻ và các phương thức phạm tội thường xuyên được thay đổi để vượt qua những biện pháp bảo mật ở các ngân hàng. Do đó, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức” để làm báo cáo khóa luận với mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín hiệu quả, an toàn hơn.
  • 11. 2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra, khóa luần nhằm đạt được những mục tiêu sau: Hệ thống hóa lý luận về thẻ và rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Nêu rõ được thực trạng kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại; đồng thời tìm hiểu được những rủi ro chính mà ngân hàng và khách hàng gặp phải trong quá trình hoạt động và sử dụng thẻ. Đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động thẻ tại ngân hàng. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ những khảo sát thực hiện với khách hàng và nguồn thông tin thứ cấp từ các học thuyết, lý luận, báo cáo tài chính và chính sách của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, những thống kê của Ngân hàng Nhà nước, các bài báo của các tờ báo tài chính và từ những luận văn trước khóa luận này. Trong quá trình thực hiện, sinh viên sẽ làm khảo sát ý kiến của khách hàng, sau đó sử dụng phương thức thống kê mô tả để tổng hợp số liệu và đưa ra những nhận xét về số liệu đó. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp có độ tin cậy cao để xử lý số liệu sơ cấp thu thập được. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tập trung nghiên cứu thực trạng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức trong giai đoạn 2010 - 2013. 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức” Bố cục khóa luận: Khóa luận gồm các chương chính sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2:Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại Chương 3:Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức.
  • 12. 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu những lí do, cơ sở giúp hình thành nên ý tưởng thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức”. Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của khóa luận nhằm làm nền tảng cho các chương sau.
  • 13. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của thẻ Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở tín nhiệm khách hàng. Các tổ chức tài chính đã hình thành những ý tưởng về thẻ nhờ yếu tố này. Hình thức sơ khai của thẻ xuất hiện lần đầu ở Mỹ vào những năm 1920 dưới cái tên tạm gọi là “đĩa mua hàng” (shooper’s plate). Người sở hữu loại đĩa này có thể mua hàng tại cửa hiệu phát hành ra chúng và phải hoàn trả tiền cho chủ cửa hàng vào một ngày cố định hàng tháng. Tuy nhiên, thẻ ngân hàng lại ra đời một cách ngẫu nhiên vào năm 1940 với tên gọi đầu tiên là thẻ DINNERS CLUB do ý tưởng của một doanh nhân người Mỹ là Frank Mc Namara. Ông kể lại rằng ý tưởng của ông xuất phát từ sự việc ông phải cam kết thanh toán cho một nhà hàng khi ông đi ăn mà quên mang theo ví. Năm 1950 chiếc thẻ nhựa đầu tiên được phát hành, những người có thẻ DINNERS CLUB này có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng tại thành phố New York và phải chịu một khoản lệ phí hàng năm là 5 USD. Những tiện ích của chiếc thẻ này ngay lập tức gây được sự chú ý và đã chinh phục được một lượng đông đảo khách hàng. Đến năm 1952, hơn 1 triệu USD được ghi nợ, doanh số phát hành thẻ ngày càng tăng và công ty phát hành thẻ DINNERS CLUB bắt đầu có lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra ngay sau đó và nhanh chóng đưa thẻ trở thành một phương tiện thanh toán mang tính toàn cầu. Tiếp nối thành công của DINNERS CLUB, hàng loạt các công ty thẻ như Trip Change, Golden Key, Esquire Club… ra đời. Phần lớn các thẻ này được phát hành nhằm phục vụ giới doanh nhân, nhưng sau đó các ngân hàng nhận thấy rằng tầng lớp bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chính trong tương lai. Năm 1960, Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là BANKAMERICARD. Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập Interbank, một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Ngay sau đó, vào năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên từ Bank Card Association thành Western State Bank Card Association và tổ chức này đã liên kết với Interbank cho ra đời sản phẩm thẻ MASTER CHARGE. Loại thẻ này đã nhanh chóng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của BANKAMERICARD. Đến năm 1977, tổ chức BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USD và sau đó là tổ chức thẻ quốc
  • 14. 5 tế VISA. Năm 1979, tổ chức thẻ MASTER CHARGE đổi tên thành MASTER CARD. Hiện nay, 2 tổ chức này vẫn đang là 2 tổ chức thẻ lớn mạnh và phát triển nhất thế giới. Hình thức thanh toán thẻ nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi ở các châu lục khác. Năm 1960 chiếc thẻ nhựa đầu tiên có mặt tại Nhật Bản báo hiệu sự phát triển của thẻ ở Châu Á. Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barcalay Bank phát hành ở Anh năm 1966 cũng mở ra một thời kỳ sôi động cho hoạt động thanh toán thẻ tại Châu Âu. Tại Việt Nam, chiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi Vietcombank ký hợp đồng làm đại lí chi trả thẻ VISA với ngân hàng Pháp BFCE và đây đã là bước khởi đầu cho dịch vụ này phát triển ở Việt Nam. Ngày nay, thẻ ngân hàng xuất hiện khắp nơi trên thế giới với nhiều hình thức và chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của 2 tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER, một loại các tổ chức thẻ khác nối tiếp ra đời như: JCB, American Epress, Airplus, Maestro, Eurocard,… Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của thẻ. Các ngân hàng và tổ chức tài chính luôn tìm cách cải thiện sản phẩm thẻ của mình để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 2.1.2 Khái niệm thẻ Thẻ là phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng, ra đời từ phương thức mua chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ được sử dụng thanh toán toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp và thực hiện các dịch vụ qua hệ thống giao dịch tự động (ATM). Theo “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” ban hành kèm theo quyết định số 371/1999 QĐ/NHNN thì thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. 2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của thẻ Hầu hết các loại thẻ ngày nay đều được cấu tạo bằng nhựa cứng (plastic), có kích cỡ 84mm x 54mm x 0,76mm, có góc tròn gồm 2 mặt.
  • 15. Mặt sau của thẻ bao  Dãy băng t hiệu lực, tên ch  Băng chữ 2.1.4 Phân loạ Dựa vào các tiêu chí khác nhau ngư Mặt trước của th  Tên, biểu tư tổ chức phát hành th  Số thẻ: là số chủ thẻ.  Ngày hiệu l hạn mà thẻ đư  Họ và tên c số loại thẻ tên của chủ bao gồm: ăng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: s c, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số ữ ký mẫu của chủ thẻ. ại thẻ a vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành: Sơ đồ 2.1 Phân loại thẻ 6 a thẻ bao gồm: u tượng và huy hiệu của c phát hành thẻ. ố dành riêng cho mỗi u lực của thẻ: là thời được lưu hành. và tên của chủ thẻ (có một trả trước không in thẻ). ng thông tin như: số thẻ, ngày PIN. thành:
  • 16. 7 Có thể thấy có nhiều cách để phân loại thẻ nhưng chủ yếu người ta sử dụng 2 phương thức chính: phân loại theo đặc tính kỹ thuật và phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ. Phân loại theo đặc tính kỹ thuật Căn cứtheo đặc tính kỹ thuật thì thẻ có 3 loại: thẻ in nổi (Embossed Card), thẻ băng từ (Magnetic Stripe) và thẻ thông minh (Smart card). Tuy nhiên do loại thẻ in nổi sử dụng công nghệ quá thô sơ, dễ bị làm giả nên hiện nay không còn được sử dụng. Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1 băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ, những thông tin được mã hóa này phải chính xác và trùng khớp với thông tin của chủ thẻ được dập nổi ở mặt trước của thẻ. Thẻ băng từ hiện nay đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trong thị trường. Nhược điểm của thẻ từ là số lượng các thông tin được mã hóa không nhiều và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bằng các thiết bị nối với máy tính. Thẻ thông minh: là thế hệ mới nhất của thẻ. Thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ băng từ do “chip” có thể chứa thông tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng từ. Phân loại theo tính chất thanh toán: Căn cứ theo tính chất thanh toán của thẻ thì thẻ có 3 loại: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước. Thẻ tín dụng: là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận giữa hai bên. Đây là một hình thức tín dụng tiêu dùng/ tài khoản tín dụng tuần hoàn có một hạn mức tín dụng nhất định mà chủ thẻ có thể vay toàn bộ hoặc một phần. Thẻ ghi nợ: là phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt trên cơ sở số tiền có trong tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng. Thẻ trả trước: tương tự như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, thẻ trả trước cho phép chủ thẻ thực hiện thanh toán mà không dùng tiền mặt. Khi thực hiện thanh toán với thẻ trả trước, số tiền trả sẽ bị trừ đi từ số tiền có trong thẻ. Điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước là người lập thẻ tín dụng/ghi nợ chính là chủ thẻ còn người lập thẻ trả trước không chắc đã là chủ thẻ. 2.1.5 Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Đối với thẻ quốc tế còn có thêm một thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng
  • 17. 8 khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng. Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các thành viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay cơ sở chấp nhận thẻ mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng. Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân hàng phát hành trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ. Từng định kỳ, ngân hàng phát hành phải lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với chủ thẻ tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ghi nợ. Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp thuận các giao dịch thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc ký kết hợp đồng, các địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ này được chấp nhận vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị đọc thẻ, đào tạo nhân viên về dịch vụ thanh toán thẻ, quản lý và xử lý những giao dịch thẻ diễn ra tại địa điểm này. Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Chủ thẻ: là cá nhân hay người được ủy quyền được ngân hàng cho phép sử dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều kiện, quy định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ: là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bằng thẻ. 2.1.6 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại Hoạt động phát hành: Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Ba quá trình này có vai trò quan trọng như nhau, có liên quan chặt chẽ đến việc phục vụ
  • 18. 9 khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ và thu hồi nợ. Hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán thẻ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các ĐVCNT mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng thẻ. Đối với TCTQT và các thành viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng ĐVCNT có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động quản lý rủi ro: Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và gây phiền nhiễu cho chủ thẻ. Chính vì vậy ngân hàng cần có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro. Marketing và dịch vụ khách hàng: Cũng như những ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh thẻ ngân hàng đòi hỏi chú trọng đáng kể vào công tác Marketing và dịch vụ khách hàng. Về lý thuyết, Marketing và dịch vụ khách hàng trong kinh doanh thẻ là khái niệm tương đối rộng, bao gồm toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách hàng (ĐVCNT và chủ thẻ), giúp họ tiếp cận, quyết định và lựa chọn phương thức thanh toán phi tiền mặt này và trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng. Hệ thống công nghệ: Thẻ là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy hệ thống công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho dịch vụ thẻ phát triển và hoạt động hiệu quả. Giải pháp cho hệ thống công nghệ của từng ngân hàng được lựa chọn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó. Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ phải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo chuẩn quốc tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế. Hệ thống này sẽ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy thanh toán thẻ tự động, thiết bị thanh toán thẻ cà tay, máy in thẻ, máy giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ xử lý của hệ thống. 2.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1 Khái niệm
  • 19. 10 Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng. Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào và cũng như bản thân các giao dịch tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực. Rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng thương mại là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất phát sinh trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng bao gồm cả hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ. Các ngân hàng có thẻ nhận thức được các rủi ro có thể gánh chịu nhưng không thể triệt tiêu được rủi ro. Do đó các ngân hàng cần phải đưa ra các giải pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro và khắc phục các tổn thất khi rủi ro xảy ra. 2.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ Kinh doanh thẻ được coi là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng. Tuy vậy, đối với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, việc phòng ngừa và quản lý rủi ro vẫn là một vấn đề rất quan trọng. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng nằm trong hai khâu: phát hành thẻ và thanh toán thẻ. a) Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ Đơn phát hành thẻ giả mạo: Do không thẩm định kỹ thông tin của khách hàng, ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng ký với những thông tin giả mạo. Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Tuy vậy, trên thực tế, điều này rất hiếm khi xảy ra vì hợp đồng thẻ rất dễ kiểm tra và có đảm bảo cao do có thế chấp hoặc tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ theo thông tin có được từ các chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc. Thẻ giả được sử dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho các ngân hàng phát hành. Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Trong lưu hành thẻ, trường hợp này rất dễ xảy ra đối với khách hàng và ngân hàng. Trong trường hợp thẻ bị mất, chủ thẻ không thông báo kịp thời cho ngân hàng dẫn đến thẻ bị người khác lợi dụng gây ra các giao dịch giả mạo làm tổn thất cho khách hàng. Ngoài ra với những thẻ này, các tổ chức tội phạm có thể mã hóa lại thẻ, thực hiện giao dịch, trường hợp này đem lại rủi ro cho bản thân ngân hàng phát hành. Chủ thẻ thật không nhận được thẻ đã phát hành: ngân hàng gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện nhưng trên đường vận chuyển thẻ bị đánh cắp và bị sử dụng mà chủ thẻ không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành thẻ phải chịu hoàn toàn phí tổn về những giao dịch được thực hiện. Tài khoản thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn hoặc phát hành lại thẻ. Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ khách hàng và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của
  • 20. 11 thông tin nên ngân hàng đã gửi thẻ đến địa chỉ mới theo yêu cầu của khách hàng nhưng đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ thật. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng. Điều này chỉ bị phát hiện khi ngân hàng nhận được sự liên hệ của chủ thẻ thật do không nhận được thẻ hoặc ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán cho chủ thẻ. b) Rủi ro trong thanh toán Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo: Đơn vị chấp nhận thẻ cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán sẽ chịu tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho những ĐVCNT này trong trường hợp ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ hoặc cố tình tạo ra các hoá đơn hoặc giao dịch giả mạo để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với tội phạm thẻ: Có hai hình thức thông đồng của đơn vị chấp nhận thẻ: CPP – Common Purchase Point: Là hiện tượng một đơn vị chấp nhận thẻ hoặc một địa điểm được xác định là lưu trữ dữ liệu thẻ và sử dụng vào mục đích tạo các thẻ giả hoặc thực hiện các giao dịch giả mạo. Đơn vị chấp nhận thẻ có thể nhận thức hoặc không nhận thức được hành vi này POC – Point of Compromise: Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán những thẻ giả (thẻ bị sửa đổi, thẻ trắng, thẻ skimming…) Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại (Mail order, telephone order): Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ…… Đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán có thể chịu tổn thất nếu như chủ thẻ thực không phải là khách đặt mua hàng của ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ sửa đổi thông tin trên các hóa đơn thẻ hoặc in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ. Trong trường hợp này nhân viên khi thực hiện giao dịch đã cố tình in nhiều hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên sẽ mạo nhận chủ thẻ hoàn tất giao dịch và nộp các hóa đơn thanh toán còn lại để đòi tiền, chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Ngoài ra nhân viên tại ĐVCNT cũng có thẻ sửa đổi hoá đơn giao dịch, ghi tăng giá trị giao dịch mà không được sự đồng ý của chủ thẻ để lấy tiền tạm ứng của ngân hàng Sao chép và tạo băng từ giả (Skimming): Trên các thiết bị đọc thẻ tại ĐVCNT có thể bị cài thêm thiết bị để thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật thanh toán tại các ĐVCNT hoặc nhân viên ĐVCNT có thể câu kết với các tổ chức tội phạm đọc dữ liệu thẻ thật bằng các thiết bị chuyên dùng riêng. c) Rủi ro tín dụng
  • 21. 12 Rủi ro tín dụng là rủi ro xuất hiện đối với thẻ tín dụng khi chủ thẻ không thực hiện thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán. Khi phát hành thẻ, ngân hàng đã cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán khoản tiền này thì ngân hàng sẽ bị mất vốn. Nếu hiện trạng này xảy ra với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng sẽ bị thiệt hại lớn. d) Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là các rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đến xử lý các dữ liệu hoặc kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh. Khi hệ thống có sự cố, nó không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một ngân hàng hay một tổ chức tài chính cá biệt mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của toàn bộ tổ chức thẻ quốc tế và các khách hàng tham gia hoạt động thẻ. Do đó nếu tổn thất xảy ra sẽ rất lớn và khó kiểm soát được. e) Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức là các rủi ro phát sinh do hành vi gian lận trong lĩnh vực thẻ của cán bộ thẻ ngân hàng. Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, cán bộ thẻ lợi dụng những hiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, những lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ để tiến hành các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng. 2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro thẻ tín dụng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của ngân hàng thương mại. Các hoạt động phòng tránh rủi ro bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi ro, xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro, xây dựng các hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ dự phòng. Phòng tránh rủi ro trong kinh doanh thẻ là hoạt động quan trọng nhất của quản lý rủi ro. Đặc điểm của rủi ro là không thể tránh được nhưng nếu các ngân hàng biết cách phòng tránh, đưa ra, xây dựng nên các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời và nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu được một phần hoặc phần lớn rủi ro. Nó bao gồm các hoạt động sau: Phân loại rủi ro: Bao gồm việc nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác định căn nguyên, nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của chúng. Đây là điểm mấu chốt trong nội dung phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản lý rủi ro.
  • 22. 13 Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong thẻ. Nhưng đi kèm với nó là những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Do đó đội ngũ cán bộ làm công tác này phải thường xuyên, tích cực cập nhật, tổng hợp và phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá, báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời. Thiết lập hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa: Các biện pháp này có thể chia làm 2 phần: Biện pháp an ninh nội bộ gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong ngân hàng nhằm chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong như kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ, kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ không có giá trị lưu hành để đưa ra những số liệu thực về thẻ, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng thuận tiện hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin… Biện pháp kiểm soát bên ngoài gồm: các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa đối với các hoạt động thanh toán thẻ. Biện pháp này được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá, phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chủ thẻ cũng như các giao dịch của thẻ, cảnh báo những trường hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Hai hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ cũng như cung cấp thông tin qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời từ các bên tham gia, gồm: - Ngân hàng phát hành - Ngân hàng thanh toán - Tổ chức thẻ quốc tế - Đơn vị chấp nhận thẻ - Chủ thẻ Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Trong thực tế, rủi ro luôn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù đã thực hiện những biện pháp phòng tránh tốt nhất, thiết lập nên những hệ thống an ninh và bảo mật chặt chẽ, hiệu quả nhất. Vì vậy mà việc trích lập một quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ là tất yếu. Xử lý rủi ro trong dịch vụ thẻ Mặc dù đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro nhưng không thể tránh được hoàn toàn. Khi rủi ro xảy ra sẽ gây ra những tổn thất cho các bên liên quan. Tổn thất có thể là vâth chất hoặc phi vật chất. Tuy nhiên, trong trường hợp nào cũng đòi hỏi khả năng giải quyết, xử lý những rủi ro đó sao cho nó gây ra ít ảnh hưởng nhất tới hoạt động kinh doanh.
  • 23. 14 Việc xử lý rủi ro đã xảy ra được thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro. Lúc này việc thẩm định lại rủi ro đó là rất quan trọng đối với những nội dung: xác định loại hình rủi ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậu quả mà nó để lại. Trên cơ sở đó các bên sẽ thỏa thuận trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro. Sau khi giải quyết xong thì đó cũng là bài học giúp cho ngân hàng rút kinh nghiệm trong hoạt động về sau. 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ a) Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, ra đời và phát triển cùng với quá trình hiện đại hoá và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu như tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển tiền … đã ra đời và được công chúng sử dụng trong một thời gian dài thì thẻ ngân hàng mới chính thức được chấp nhận rộng rãi trên thế giới trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Giống như bất kỳ một sản phẩm mới ra đời, người tiêu dùng đều cần có thời gian tìm hiểu,làm quen và học cách sử dụng chúng. Chính vì vậy trong thời gian đầu, chủ thẻ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc sử dụng thẻ, không thể ngay lập tức biết cách sử dụng, bảo quản thẻ an toàn. Nhiều khi khách hàng không thực sự chú ý đến những hướng dẫn sử dụng ban đầu, những khuyến cáo của ngân hàng đối với khách hàng khi sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, chủ thẻ, các ĐVCNT và bản thân ngân hàng thanh toán thẻ, ngân hàng phát hành thẻ và các Tổ chức thẻ quốc tế cũng chưa nhận thức được hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh thẻ. Chỉ có qua thực tế sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ thì mọi người mới dần dần đúc kết được cho mình những kinh nghiệm, những bài học cho mình trong quá trình sử dụng thẻ. Ở đây, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, khuyến cáo và hướng dẫn cách sử dụng thẻ thanh toán an toàn cho các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Ở các quốc gia phát triển nơi thẻ ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi, rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ sẽ thấp hơn các quốc gia mới bắt đầu làm quen và phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt này. Thẻ ngân hàng chính thức có mặt ở Việt Nam từ đầu những năm 90 nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong vòng những năm gần đây. Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định.Và ngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc. Ngay cả bản
  • 24. 15 thân các ngân hàng nhiều nơi tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ cũng là do chịu sức ép về cạnh tranh, ngân hàng khác phát hành thẻ thì mình cũng phải phát hành thẻ. Chính những nhận thức sai lầm, chưa chính xác đó nên dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không đúng mức đến những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng thẻ dẫn đến rủi ro, bản thân họ phải gánh chịu tổn thất. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ và thẻ thanh toán được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường trong nước. b) Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động thẻ Các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thẻ không chỉ tác động đến sự phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ. Quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng. Thị trường thẻ càng phát triển, số lượng chủ thẻ, doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tăng cũng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tăng cao. Về bản chất, khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền của ngân hàng. Cho nên quá trình thẩm định phát hành thẻ cũng chính là quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng. Một chủ trương tăng trưởng tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn. Chủ thẻ chi tiêu không thanh toán được nợ cho ngân hàng gây nên tổn thất cho ngân hàng. c) Sự phát triển của khoa học công nghệ Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa học càng phát triển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn. Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn. Cuộc chiến giữa quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới với quá trình nghiên cứu thủ đoạn ăn cắp làm thẻ giả của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, không ngừng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng. d) Chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng phân tích đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng để quyết định đồng ý hay từ
  • 25. 16 chối phát hành thẻ cho khách hàng, làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng. Như đã khẳng định ở trên, đồng ý phát hành thẻ tín dụng tức là ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay, đồng ý cho khách hàng làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán trước cho khách hàng. Chất lượng công tác thẩm định cao tức là ngân hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, từ chối những khách hàng có ý định lừa đảo, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho khách hàng, ĐVCNT lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng e) Nhân lực Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết đinh đến sự thành công hay thất bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ thẻ là những người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với những hành vi lừa đảo trong lĩnh vực thẻ. Kinh nghiệm, ý thức cảnh giác, tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ của đội ngũ cán bộ thẻ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Mặt khác là những người trực tiếp làm thẻ, hiểu biết về thẻ nên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó phát hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng, đưa ra các khái niệm cơ bản về thẻ, mô tả đặc điểm, phân loại thẻ, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ, tóm tắt quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đề cập đến khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ trên phương diện lý thuyết, đồng thời nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của hoạt động kinh doanh thẻ.
  • 26. 17 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHANH THỦ ĐỨC 3.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín a) Quá trình hình thành và phát triển Năm 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Năm 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000.000 cổ đông tham gia góp vốn. Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Năm 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói. Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
  • 27. 18 Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. Năm 2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ. Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Năm 2008: Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng. Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ. Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào. Năm 2009: Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
  • 28. 19 Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước. Năm 2010:Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2020. Năm 2011: Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất. Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương. Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011. Năm 2012: Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường. Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank. Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do
  • 29. 20 Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng. b) Cơ cấu tổ chức
  • 30. 21 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank
  • 31. 22 - Nhân sự - đào tạo: chịu trách nhiệm tuyển dụng, sàn lọc và đào tạo nguồn nhân lực giỏi cho ngân hàng.  - Cá nhân, doanh nghiệp: có trách nhiệm tiếp thị và phát triển sản phẩm cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.  - Tiền tệ: có chức năng kinh doanh vốn, ngoại tệ, và các sản phẩm tiền tệ.  - Sở giao dịch: có chức năng quản lý các giao dịch thực hiện ở các chi nhánh, phòng giao dịch.  - Tín dụng: có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay vốn, quản lý và theo dõi tình hình trả lãi và nợ của khách hàng, có nhiệm vụ nhắc nhở và đôn đốc khách hàng khi đến ngày trả lãi hoặc đáo hạn.  - Công nghệ thông tin: chịu trách nhiệm phân tích và phát triển những ứng dụng phục vụ cho hoạt động ngân hàng quản lý dữ liệu của Sacombank.  - Tài chính: có nhiệm vụ kết toán sổ sách, lưu trữ các chứng từ nhằm tổng kết kết quả hoạt động của Sacombank.  - Vận hành: quản lý các hoạt động thanh toán quốc tế và định chế tài chính.  - Quản trị rủi ro: có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và thẩm định nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra.  - Hỗ trợ: thực hiện những công việc của đối ngoại, hành chánh quản trị, ngân quỹ, thanh toán và xây dựng cơ bản.  c) Các lĩnh vực hoạt động - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. - Cấp tín dụng dưới các hình thức : - Cho vay; - Chiếu khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; - Bảo lãnh ngân hàng; - Phát hành thẻ tín dụng; - Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; - Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung cứng các dịch vụ thanh toán sau đây : - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được NHNN chấp thuận.
  • 32. 23 d) Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 –2013 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: tỷ đồng Thời điểm cuối năm 2010 2011 2012 2013 Tổng Tài sản 141.799 140.137 151.282 160.169 Vốn chủ sở hữu 13.633 14.224 13.414 16.703 Trong đó vốn điều lệ 9.179 10.740 10.740 12.425 Tổng nguồn vốn huy động 126.204 111.513 123.753 136.272 Dư nợ cho vay 77.486 79.429 98.728 110.710 (Nguồn: Sacombank.com.vn) Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: tỷ đồng Cả năm 2010 2011 2012 2013 Tổng Doanh thu 12.744 18.729 17.619 18.002 Tổng chi phí 10.348 15.989 16.304 15.164 Lợi nhuận trước thuế 2.426 2.740 1.315 2.838 Lợi nhuận sau thuế 1.799 2.033 987 2.156 (Nguồn: Sacombank.com.vn)
  • 33. 24 Bảng 3.3 Một số chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ số tài chính 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ an toàn vốn 9,97% 11,66% 9,53% 11% Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 54,64% 57% 65% 68,27% Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 61,4% 71% 80% 80,4% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,52% 0,56% 1,97% 2,46% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,56% 0,85% 2,39% 2,55% Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động 30% 16% 7,36% 7,85% Chi phí điều hành/Tổng chi phí 18,78% 21% 25,1% 26,78% Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản 85,64% 84,36% 86,27% 92,05% ROE 15,04% 14,6% 7,15% 7,63% ROA 1,5% 1,44% 0,68% 0,68% (Nguồn: Sacombank.com.vn) 3.1.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức a) Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Sacombank Thủ Đức thành lập theo quyết định chuyển giao hoạt động và giải thể phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn cho chi nhánh Thủ Đức số 669/2006/QĐ-HĐQT ngày 09/11/2006. b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng kinh doanh  Bộ phận kinh doanh ngoại hối - Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. - Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.
  • 34. 25 - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài. - Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. Quản lý tín dụng  Chuyên viên khách hàng - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ. - Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của ngân hàng đến khách hàng. - Thực hiện các thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn. - Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn theo phạm vi trách nhiệm theo quy định của ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.  Chuyên viên kiểm soát tín dụng - Kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Sau khi kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. - Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố, thế chấp. - Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu hồi nợ. - Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.  Chuyên viên xử lý nợ - Tham gia và việc thiết lập hồ sơ pháp lý. - Thực hiện công chứng giấy tờ thế chấp và giải quyết tranh chấp hồ sơ khi phát sinh nợ xấu. - Tư vấn pháp lý cho khách hàng và chuyên viên tín dụng. Phòng kế toán và quỹ
  • 35. 26 - Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị thuộc chi nhánh, bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định. - Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác. - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh. - Quản lý chi nhánh điều hành, quản lý thanh khoản và quản lý kho quỹ. Phòng quản lý rủi ro - Giúp Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện Quản lý rủi ro, thực hiện các báo cáo liên quan đến Quản lý rủi ro… - Triển khai hoạt động Quản lý rủi ro tại Chi nhánh dưới sự hướng dẫn, giám sát của Phòng Quản lý rủi ro Trụ sở chính. c) Các hoạt động kinh doanh chủ yếu Sacombank chi nhánh Thủ Đức hoạt động chịu sự tác động của Hội sở, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ phổ biến và có mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Các chi nhánh có thể thu hộ lẫn nhau thông qua Hội sở làm trung gian. Một số hoạt động chủ yếu: Huy động vốn: Huy động ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiền ký quỹ, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn theo các mục đích khác nhau: sản xuất tiêu dùng, tiêu dùng phục vụ đời sống, làm dự án, bất động sản, cho vay cầm cố chứng khoán, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay. Mua bán vàng và thu đổi ngoại tệ: chi nhánh được mua bán vàng và ngoại tệ nhưng phải thông qua Hội sở. Các hoạt động khác: - Thanh toán quốc tế (phát hành L/C, nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A), chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh) - Thanh toán trong nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thu hộ, phát hành thẻ, chuyển tiền trong nước) - Dịch vụ ngân quỹ (thu đổi tiền cho khách hàng tại các quầy giao dịch, chi hộ lương thông qua tài khoản cho doanh nghiệp có nhu cầu) d) Kết quả kinh doanh
  • 36. Bảng 3.4 Tình hình Chỉ tiêu Tổng doanh thu Trong đó thu t Tổng chi phí Lợi nhuận Biểu đồ 3.1 Lợ Gòn Th 3.2 3.2. THỰC TR HÀNG TMCP SÀI GÒN TH THỦ ĐỨC 3.2.1 Các loại th Có rất nhiều cách đ phân loại thực tế nhất và đư tài chính. Áp dụng cách phân lo – Chi nhánh Thủ Đức, có 3 lo thanh toán) và thẻ tín dụng. Thẻ trả trư - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 ình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo 2010 2011 2012 44.892 58.103 78.021 Trong đó thu từ lãi 30.077 37.766 52.390 19.254 26.358 28.497 20.758 25.638 49.524 (Nguồn: Phòng Kế toán – Qu ợi nhuận hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo (Nguồn: Phòng Kế toán – Qu C TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦ HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH i thẻ đang được phát hành u cách để phân loại thẻ được phát hành tại ngân hàng, nhưng cách t và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân lo ng cách phân loại này đối với Ngân hàng TMCP Sài c, có 3 loại thẻ đang được phát hành: thẻ trả trư ng. trước 2010 2011 2012 2013 20,758 25,638 49,534 84,690 27 i Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: triệu đồng 2012 2013 78.021 116.206 52.390 75.532 28.497 31.516 49.524 84.69 Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức) i Ngân hàng TMCP Sài giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: triệu đồng Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức) ỦA NGÂN ƯƠNG TÍN CHI NHÁNH i ngân hàng, nhưng cách n nay là phân loại theo nguồn i Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trước, thẻ ghi nợ (thẻ 84,690
  • 37. 28 Thẻ trả trước là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt, khách hàng nạp tiền vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch dựa trên số tiền đã nạp. Tiện ích của thẻ trả trước Sacombank: - Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ. - Có thể dùng thẻ làm quà tặng. - Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS trong nước và quốc tế (đối với thẻ trả trước quốc tế Sacombank). - Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (Với thẻ trả trước quốc tế Sacombank Visa). - Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus. - Dịch vụ khách hàng 24/7 - An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt. Các sản phẩm thẻ trả trước đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ trả trước Sacombank – Trung Nguyên; Thẻ quà tặng Visa Lucky Gift; Thẻ trả trước quốc tế Sacombank UnionPay; Thẻ quà tặng Parkson Gift; Thẻ trả trước quốc tế Visa All For You; Thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk; Thẻ quà tặng Citimart; Thẻ Tiện ích. Thẻ ghi nợ/Thẻ thanh toán
  • 38. 29 Thẻ ghi nợ/Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt và được kết nối với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng. Do đó, khách hàng dùng thẻ ghi nợ giao dịch dựa trên số dư đã nạp vào tài khoản tiền gửi. Tiện ích của thẻ ghi nợ Sacombank: - Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của tất cả ngân hàng trong nước. - Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank). - Tra cứu số dư, chuyển khoản trong hệ thống Sacombank, sao kê giao dịch tại ATM Sacombank hoặc bằng dịch vụ Sacombank M – Plus. - Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank Visa). - Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus. - Dịch vụ khách hàng 24/7 - An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt. Các sản phẩm thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ thanh toán 4Student; Thẻ thanh toán quốc tế Doanh Nghiệp; Thẻ thanh toán Plus; Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit; Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank UnionPay. Thẻ tín dụng
  • 39. 30 Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán hiện đại thay thế cho tiền mặt, cho phép khách hàng sử dụng nguồn tiền do ngân hàng ứng trước trong thẻ để mua sắm và thanh toán lại cho ngân hàng số tiền giao dịch sau đó. Tiện ích chính của thẻ tín dụng Sacombank: - Được hưởng tối đa 45 ngày tín dụng không lãi suất khi mua sắm. - Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của Sacombank. - Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank). - Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank) - Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus. - Dịch vụ khách hàng 24/7. - An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt. Các sản phẩm thẻ tín dụng đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite; Thẻ tín dụng quốc tế Motor Card, Thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Parkson
  • 40. 31 Privilege; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank MasterCard; Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank UnionPay; Thẻ tín dụng quốc tế Doanh Nghiệp; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Ladies First; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Citimart; Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa; Thẻ tín dụng Family; Thẻ tín dụng quốc tế Car Card. 3.2.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có những vấn đề liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ như sau: “Điều 6: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng  Đối với khách hàng Để được sử dụng thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là thẻ) khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ.Sau khi được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng phát hành thẻ. Nếu phải lưu ký tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thẻ, khách hàng lập lệnh chỉ trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.  Đối với ngân hàng phát hành thẻ Khi nhận được Giấy yêu cầu sử dụng thẻ và các giấy tờ liên quan của khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra, xem xét thẩm định nếu đủ điều kiện sử dụng thẻ thì phải làm các thủ tục cấp thẻ cho khách hàng (chủ thẻ): Lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành, giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ ký nhận. Thủ tục thanh toán thẻ  Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn bị chấp nhận thẻ. - Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt kiểm tra: + Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ; + Đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ.
  • 41. 32 + Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán do Ngân hàng thanh toán quy định. + Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (trong trường hợp có nghi ngờ đối với người cầm thẻ). Sau khi kiểm tra nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ trên hóa đơn thanh toán, đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có). Hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ được lập 2 liên sử dụng như sau: + 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ; + 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ; + 1 liên kèm theo bảng kê các hóa đơn thanh toán (đơn vị chấp nhận thẻ lập cuối ngày hoặc theo định kỳ thỏa thuận thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ) gửi cho ngân hàng thanh toán thẻ để thanh toán. - Tại Ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hóa đơn thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ. - Việc thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ về số tiền thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 bên qua các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng.  Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng thanh toán thẻ Thủ tục nhận tiền mặt tại Ngân hàng thanh toán thẻ do Ngân hàng thanh toán thẻ quy định Thủ tục thanh toán giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ về số tiền mặt trả cho người sử dụng thẻ được thực hiện như quy định tại tiết a khoản 2 nêu trên.  Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM do Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) quy định. Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) phải hướng dẫn đầy đủ quy trình rút tiền mặt tại máy ATM cho chủ thẻ.” a) Quy trình phát hành thẻ
  • 42. 33 Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ bao gồm các nội dung chính sau: - Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường. - Thẩm định khách hàng phát hành thẻ. - Cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng. - Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng. - In nổi, mã hóa thẻ và tạo số PIN cho khách hàng. - Quản lý thông tin khách hàng. - Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng. - Quản lý tình hình thu nợ của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ khách hàng. - Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế. Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu được từ chủ thẻ, các ngân hàng phát hành còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán chia sẻ từ phí thanh toán thông qua các tổ chức thẻ. Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ. Bảng 3.5 Quy trình phát hành thẻ của Sacombank STT Các bước thực hiện Mô tả các bước thực hiện B1 Nhu cầu mở Thẻ - Nhân viên tư vấn tại chi nhánh chủ động tiếp thị khi có khách hàng. - Khách hàng có nhu cầu đang ký mở thẻ. B2 Hướng dẫn thủ tục mở Thẻ và tiếp nhận hồ sơ Trường hợp phát hành Thẻ chính: Nhân viên tư vấn thực hiện: - Hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị cấp Thẻ phù hợp với sản phẩm Thẻ mà khách hàng yêu cầu. - Hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản (nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sacombank) Yêu cầu và hướng dẫn khách hàng tới quầy của giao dịch viên để nộp tiền vào tài khoản, số tiền tối thiểu sẽ do Sacombank quy định trong từng thời kỳ. + Đối với phí thường niên Thẻ: hệ thống sẽ thu tự động.
  • 43. 34 + Đối với duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản: sẽ do chi nhánh chủ động khóa trên Core Banking. - Photo CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng (còn thời gian hiệu lực) - Đối chiếu và ký tên vào bản sao CMND/hộ chiếu - Nếu Chủ thẻ ủy quyền người nhận Thẻ: Lập phiếu ủy quyền, hồ sơ lưu tại chi nhánh. - Lập Phiếu hẹn nhận Thẻ/PIN và giao cho khách hàng + Trong địa bàn Tp.HCM: tối da 04 ngày làm việc + Ngoài địa bàn Tp.HCM: tối đa 06 ngày làm việc - Điền thông tin vào Phần dành riêng cho đơn vị tiếp nhận Giấy đề nghị cấp Thẻ. Lưu ý: Nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi tại Sacombank thì chuyển sang B3, nếu khách hàng đã có tài khoản Sacombank thì chuyển sang B4. Trường hợp Chủ thẻ chính đề nghị phát hành Thẻ phụ: Nhân viên tư vấn thực hiện: - Hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào Phần dành cho thông tin Thẻ phụ, có chữ ký xác nhận của Chủ thẻ chính - Photo CMND hoặc hộ chiều của Chủ thẻ phụ (còn thời gian hiệu lực). - Đối chiếu và ký tên vào bản sao CMND/hộ chiếu B3 Mở tài khoản tiền gửi Nếu khách hàng chưa có tài khoản, nhân viên tư vấn mở tài khoản tiền gửi thanh toán, và cung cấp số tài khoản này cho khách hàng. Giao dịch viên thu tiền và nộp vào tài khoản. B4 Duyệt Kiểm soát viên ký Giấy đề nghị cấp Thẻ - Đối với Thẻ có in tên: chuyển sang B6 - Đối với Thẻ không in tên: thực hiện B5 B5 Nhận Thẻ và PIN Nhân viên tư vấn thực hiện nhận Thẻ và PIN từ nhân viên quản lý thẻ và nhân viên quản lý PIN tại chi nhánh B6 Nhập thông tin khách hàng vào hệ thống Nhập thông tin Chủ thẻ chính và Chủ thẻ phụ: nhân viên tư vấn nhập thông tin trực tiếp vào chương trình Cardpro - Đối với thẻ có in tên: chuyển sang B7
  • 44. 35 - Đối với thẻ không in tên: chuyển sang B9 B7 Hệ thống quản lý Thẻ xử lý cuối ngày Phòng kỹ thuật trung tâm thẻ xử lý thông itn Thẻ vào cuối mỗi ngày B8 Dập Thẻ, in PIN và chuyển về chi nhánh Áp dụng theo Quy định về giao nhận Thẻ, PIN B9 Giao thẻ/PIN cho khách hàng Áp dụng Hướng dẫn giao nhận thẻ giữa chi nhánh và khách hàng B10 Kích hoạt Thẻ Kiểm soát viên kích hoạt thẻ cho khách hàng B11 Lưu hồ sơ Chi nhánh, Trung tâm thẻ lưu hồ sơ và các chứng từ có liên quan (Nguồn: Sacombank.com.vn) b) Quy trình thanh toán thẻ Hoạt động thanh toán thẻ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các đơn vị chấp nhận thẻ mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng thẻ. - Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng đơn vị chấp nhận thẻ - Quản lý hoạt động của mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ - Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ - Cung cấp dịch vụ khách hàng - Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các đơn vị chấp nhận thẻ - Cung cấp trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác thanh toán thẻ
  • 45. 36 Sơ đồ 3.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ Tại chi nhánh: Với việc quản lý dữ liệu tập trung, bộ phận thanh toán thẻ tại các chi nhánh đối với chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ sẽ không còn. Thay vào đó mọi giao dịch thanh toán với chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được thực hiện tự động trực tuyến tại Trung tâm thẻ. Bộ phận thẻ của Chi nhánh sẽ tiếp tục các công việc sau: Tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, hoàn thiện hồ sơ và chuyển lên Trung tâm theo đúng quy trình hướng dẫn Quản lý hồ sơ gốc về chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ, cập nhật các thông tin về chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo yêu cầu của Trung tâm Phát triển thị trường khu vực về chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ Cung cấp các dịch vụ bảo trì, hỗ trợ đối với các đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn Phối hợp thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến trương quảng cáo theo chỉ đạo của Trung tâm Thẻ Phối hợp với Trung tâm Thẻ liên hệ với các chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ trong công tác tra soát, khiếu nại, bồi hoàn 3.2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức Do Sacombank Thủ Đức thành lập khá muộn (năm 2006) nên gặp nhiều bất lợi hơn các ngân hàng khác trong việc kinh doanh thẻ. Nhưng nhờ vào những nỗ lực hết Chủ thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ Ngân hàng thanh toán Trung tâm thẻ 1-mua hàng hóa dịch vụ 3- tạm ứng 2-hóa đơn giao dịch Ngân hàng phát hành 8-Sao kê 4-gửi dữ liệu 6 - gửi dữ liệu 7 – báo nợ 5-báo có 9- Thanh toán