SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  75
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................................4
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................5
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................................................6
1.1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................................6
1.1.1. Lý do chủ quan:................................................................................................................6
1.1.2. Lý do khách quan:............................................................................................................6
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................7
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................7
1.4. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................................8
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................................8
1.6. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................................8
CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................................9
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Nhà Bè.......................................................................9
2.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................................9
2.1.2. Sơ đồ tổ chức.................................................................................................................. 10
2.2. Tổng quan về xí nghiệp may Khu v – Jean Nhà Bè. ........................................................ 12
2.2.1. Giới thiệu chung............................................................................................................ 12
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè......... 13
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp............................................................................... 14
2.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động...................................................... 33
2.3.1. Chức năng....................................................................................................................... 33
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 2
2.3.2. Mục tiêu .......................................................................................................................... 33
2.3.3. Nhiệm vụ......................................................................................................................... 34
2.3.4. Qui mô hoạt động.......................................................................................................... 34
2.4. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. .......................................................... 35
2.4.1. Các nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu......................................................................... 35
2.4.2. Các điều kiện để kiểm tra nguyên phụ liệu đạt hiệu quả................................................ 36
2.4.3. Kiểm tra, đo đếm nguyên liệu............................................................................................. 37
2.4.4. Kiểm tra, đo đếm phụ liệu.................................................................................................. 43
CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI KHO NGUYÊN PHỤ
LIỆU XÍ NGHIỆP MAY V_JEAN NHÀ BÈ.................................................................................. 45
3.1. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU ..................................................................... 46
3.1.1. Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải............................................................. 46
3.1.2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra. ................................................................................. 48
3.1.3 Quy trình kiểm tra ......................................................................................................... 51
3.1.4. Quy định đánh tính điểm. ............................................................................................. 56
3.1.5. Các lỗi không chấp nhận. ............................................................................................. 58
3.2. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA PHỤ LIỆU, BAO GÓI.(........................................................ 58
3.2.1. Các tài liệu, dụng cụ cần có trước khi kiểm tra: .............................................................. 59
3.2.2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra........................................................................................... 59
3.2. LẬP BIÊN BẢN KIỂM TRA................................................................................................. 63
3.2.1. Đối với nguyên liệu....................................................................................................... 63
3.2.2. Đối với phụ liệu. ............................................................................................................ 65
3.3. KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI CÔNG TY................................................................................ 68
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN _ ĐỀ NGHỊ. ........................................................................................ 72
4.1. Kết luận..................................................................................................................................... 72
4.2. Đề nghị...................................................................................................................................... 73
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 3
CHƯƠNG V:PHỤ ĐÍNH_ TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 75
5.1. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 75
5.2. Phụ đính. .................................................................................................................................. 75
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Ths.Phùng Thị Bích Dung
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 5
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin cảm ơn tập thể quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
nói chung, thầy cô khoa Công Nghệ May & Thời Trang nói riêng đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức vô cùng giá trị và thiết thực cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường. Đó là hành trang quý báu và hữu ích cho em trong bước vào đời.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Thị Bích Dung đã lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng và đồng cảm cùng em trong 4 tuần thực tập; tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em
trong suốt quá trình hoàn thành Đồ án Công Nghệ May. Qua đó, em tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích, hệ thống lại được những kiến thức đã học tại nhà trường, học tập được tinh thần
làm việc nghiêm túc, hiệu quả để có thể thực tập tốt tại xí nghiệp. Từ đó có thể áp dụng các
kiến thức vào thực tiễn sau này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như tinh thần giúp em có một môi trường tốt
nhất để hoàn thành kỳ thực tập và thực hiện đề tài. Đồng cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên
trong Kho Nguyên Phụ Liệu nói riêng, cùng toàn thể anh chị em, cán bộ công nhân viên công
ty nói chung đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em có thể hoàn thành trọn vẹn đề tài của mình.
Và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến
và giúp đỡ em trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành Đồ Án Công Nghệ May.
Do thời gian thực tập không quá nhiều và kiến thức bản thân còn hạn chế cho nên trong
quá trình thực hiện Đồ án Công Nghệ May không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP
HCM; các cô chú, anh chị tại Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè nhằm giúp em bổ sung và
học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa.
Em xin chúc các cô chú, anh chị trong Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè và toàn thể
thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, thầy cô khoa Công Nghệ May&Thời
Trang lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và công việc, chúc Xí Nghiệp
May Khu V – Jean Nhà Bè ngày càng phát triển và vững mạnh!
Em xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, Ngày….Tháng….Năm 2015
Sinh viên thực hiện
Quách Thị Yến Nhi
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 6
Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.1.1. Lý do chủ quan:
Từ xưa đến nay vấn đề thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người luôn là mục tiêu chi
phối mọi hoạt động trong xã hội. Xã hội càng văn minh tiến bộ thì mục tiêu phục vụ đời sống
con người phải được đưa lên hàng đầu. Nếu xét về một khía cạnh trong vô vàn khía cạnh của
cuộc sống thì nhu cầu về may mặc đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Lịch sử
phát triển của xã hội loài người luôn đi từ thấp lên cao nên quan niệm về may mặc hiện nay
không chỉ đơn thuần là để bảo vệ cơ thể mà còn là vấn đề thể hiện trình độ văn minh, óc thẩm
mĩ. Con người từ quan điểm “ Ăn no mặc ấm” lên “Ăn ngon mặc đẹp”. Vì thế may mặc chiếm
một vị trí không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
Để quá trình sản xuất đảm bảo được chất lượng như khách hàng mong đợi thì các nhân
viên Kho Nguyên Phụ Liệu cần trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và phức tạp để có
được những nguyên phụ liệu đạt chất lượng, đạt yêu cầu.
Hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm ngành may phụ thuộc vào kết quả của quá
trình kiểm tra nguyên phụ liệu tại Kho Nguyên Phụ Liệu. Với công tác tổ chức kiểm tra
nguyên phụ liệu tại kho, cần chia cho nhiều người phụ trách như: nhân viên kiểm tra nguyên
liệu, nhân viên kiểm tra phụ liệu, nhân viên ghi chép sổ sách....để có quá trình kiểm tra đạt chất
lượng tốt nhất. Vì thế, em muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ
liệu tại Xí Nghiệp May V-Jean Nhà Bè.
1.1.2. Lý do khách quan:
Cùng với đà phát triển của xã hội hiện nay ngành may mặc đã được xếp vào một trong
những ngành đang được quan tâm của nhiều quốc gia. Với những lợi thế nhất định, ngành may
mặc đã vượt lên chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân của một số nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam rất lớn trong việc tham gia tái cơ cấu nền kinh
tế và có khả năng giải quyết phân khúc cao hơn chứ không phải là giải quyết nhu cầu lao động
đơn thuần. Bước vào giai đoạn 2015 – 2020, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi,
như vậy cơ hội của chúng ta nhiều hơn. Bên cạnh cơ hội rất lớn thì cũng đồng nghĩa là thách
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 7
thức cũng rất lớn. Chính vì vậy, qua trình kiểm tra nguyên phụ liệu tại Kho Nguyên Phụ Liệu
phải có nguyên tắc, trình tự rõ ràng, chính xác hơn để nắm bắt cơ hội này. Nếu chúng ta không
nắm bắt, chúng ta sẽ thất bại và không chuyển mình lên một giai đoạn mới hơn, có giá trị gia
tăng cao và đẳng cấp hơn.
Như vậy vấn đề đặt ra là phải sản xuất như thế nào để bảo đảm chất lượng, nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế nhằm tận dụng triệt để nguồn lao động hiện có. May
công nghiệp là hình thức lao động mang tính tập thể, vì vậy nó luôn đòi hỏi nguyên phụ liệu
được đưa vào sản xuất phải đạt yêu cầu của cả khách hàng cũng như tiêu chuẩn của sản phẩm
may vốn có để có quá trình sản xuất nhịp nhàng và cho ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Đó là một thực tiễn dễ thấy ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay, do đó người
nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp
May V_Jean Nhà Bè ” để nghiên cứu sâu hơn và có thể hiểu rõ hơn về kiến thức của đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp May V_Jean Nhà Bè” được
nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Tìm hiểu về kiểm tra nguyên liệu gồm:
+ Tìm hiểu các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải.
+ Tìm hiểu các lỗi thường gặp khi kiểm tra.
+ Tìm hiểu quy trình kiểm tra.
+ Tìm hiểu quy định tính điểm.
+ Tìm hiểu các lỗi không chấp nhận (chỉ áp dụng cho vải dệt kim khi có yêu cầu).
+ Tìm hiểu ghi nhận kết quả kiểm tra CL_F01.
- Tìm hiểu về kiểm tra phụ liệu, bao bì gồm:
+ Tìm hiểu các dụng cụ, tài liệu cần có trước khi kiểm tra.
+ Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu kiểm tra.
+ Tìm hiểu các chỉ tiêu kiểm tra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp
May V_Jean Nhà Bè”.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 8
1.4. Giới hạn nghiên cứu.
Do thời gian, kiến thức và năng lực có hạn nên người nghiên cứu xin được giới hạn những
phần sau:
- Về nội dung nghiên cứu:“ Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp
May V_Jean Nhà Bè”.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Kho Nguyên Phụ Liệu của Xí Nghiệp May V – Jean Nhà Bè.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của đề tài: Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu.
+ Tổng quan về Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè.
+ Tổng quan về Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè.
+ Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu.
+ Tìm hiểu về nguyên tắc kiểm tra nguyên liệu và phụ liệu may.
- Thực trạng và giải quyết vấn đề.
+ Nguyên tắc kiểm tra nguyên liệu.
+ Nguyên tắc kiểm tra phụ liệu.
- Kết luận và đề xuất giải pháp:Từ thực tế hiện nay tại công ty và hệ thống làm việc còn
chưa chuyên nghiệp nên còn nhiều bất cập liên quan tới nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu.
Cần đưa ra những giải pháp như thế nào để có thể giải quyết được những bất cập trên.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra thì người nghiên cứu quyết định sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu và phối hợp các phương pháp để hỗ trợ lẫn nhau. Sau đây là một số
phương pháp chính mà người nghiên cứu dùng để thực hiện đề tài:
- Phương pháp tham khảo tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn và điều tra.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện có hạn, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các Anh Chị, Thầy Cô và bạn bè để đề tài có thể
hoàn thiện hơn.
Ngày ……..tháng ……..năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 9
Quách Thị Yến Nhi
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Nhà Bè.
2.1.1. Giới thiệu chung.
Hình 2.1.1 Tổng Công Ty May Nhà Bè
- Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng công ty may Nhà Bè – Công ty cổ phần.
- Tên giao dịch: NHABE GARMENT CORPORATION - JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: NBC.
- Logo công ty:
- Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng.
- Giấy ĐKKD số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp
ngày 24/03/2005.
- Trụ sở chính: 04 Đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7 Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
- Điện thoại: (84-8) 8720077 - 38729124
- Fax: (84-8) 8725107
- Email: info@nhabe.com.vn
- Website: http://www.nhabe.com.vn
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 10
2.1.2. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1.2 Sơ Đồ Tổ Chức NBC
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 11
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
triệu tập đại hội cổ đông, báo cáo công tác và trình đại hội cổ đông những việc sau:
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp Đại hội cổ đông
(ĐHCĐ).
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty.
- Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo
cáo kết quả tài chính năm, phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Kiến nghị, bổ sung, sửa đổi điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ.
- Thực hiện, trích lập các quỹ thuộc thẩm quyền, chia lợi tức cổ phần.
- Thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc.
- Bổ nhiệm, mãn nhiệm Tổng Giám Đốc (TGĐ), Phó Tổng Giám Đốc(PTGĐ), kế toán
trưởng phòng, phó phòng, chánh phòng giám đốc các đơn vị trực thuộc,…
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do ĐHCĐ bầu ra, trưởng ban kiểm soát chỉ đạo và phân công từng kiểm
soát viên, có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
- Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo Cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và kiến nghị khắc phục
các sai phạm.
- Tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của các đơn vị
trực thuộc đối với Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), ban TGĐ trong quá trình thi hành
nhiệm vụ, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các
vấn đề liên quan tới hoạt động của công ty.
- Được quyền yêu cầu HĐQT, thành viên của HĐQT, TGĐ và các quản lý của cá xí
nghiệp, đơn vị trực thuộc,… cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát của HĐQT.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 12
- Tham gia các buổi họp ĐHCĐ, phát biệu ý kiến và có những kiến nghị nhưng không
được tham gia giải quyết.
* Ban Tổng Giám Đốc
- TGĐ là người vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý
trong công ty.
- TGĐ có quyền quyết định và điều hành mọi công việc của công ty theo đúng kế hoạch,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo chỉ định của Nhả nước và theo thỏa ước của
tập thể, của ĐHCĐ, công nhân viên chức.
- TGĐ do ĐHCĐ bổ nhiệm có quyền quyết định, tổ chức bộ máy quản lý trong công ty,
thành lập, xác nhận hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc làm gọn nhẹ bộ máy quản lý.
2.2. Tổng quan về xí nghiệp may Khu v – Jean Nhà Bè.
2.2.1. Giới thiệu chung.
- Tên doanh nghiệp phát hành: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè.
- Tên thương mại: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè.
- Người đại diện: Nguyễn Văn Thịnh.
- Chức vụ: Giám đốc (GĐ).
- Loại hình công ty: Doanh nghiệp Nhà nước.
- Ngành nghề hoạt động: May mặc sản phẩm quần jeans, khaki các loại.
- Địa chỉ: 22/14 Phan Văn Hớn – Tân Thới Nhất – Q.12 – TP.HCM
- Điện thoại: (84.8).3883 1409 Fax: (84.8).3883 1411
- Website: www.nhabe.com.vn
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 13
Hình 2.2.1 Xí Nghiệp May Khu V
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè.
Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến ra đời theo quyết định số 966TM/QĐ ngày
21/11/1995 do sự liên doanh của hai xí nghiệp: Công ty may Miền Nam (GATEXCO) thuộc
bộ thương mại và Công ty Việt Tiến (VTEC) thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam theo hợp
đồng kinh tế đã thỏa thuận. Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến là xí nghiệp kinh doanh hàng
may mặc trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp được hoạt động với tổng số vốn điều lệ hình
thành từ hai nguồn vốn góp của các thành viên sáng lập nên tổng số vốn ban đầu của xí nghiệp
là: 5.758.855.093 đồng. Trong đó:
- Vốn cố định: 4.672.819.719 đồng
- Vốn lưu động: 1.085.769.734 đồng
Xí nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và các qui định của pháp luật,
điều lệ hoạt động của doanh nghiệp do bộ Thương Mại hai bên GATEXCO và VTEC thỏa
thuận thông qua hội đồng quản trị.
11/11/1999 Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã đồng ý cho Công Ty May Việt Tiến
bán lại toàn giá trị góp vốn của công ty may Việt Tiến tại thời điểm cổ phần hóa trong Xí
Nghiệp liên doanh Nam Tiến.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 14
Vào ngày 31/12/1999 hai bên đã chấm dứt hợp đồng kinh doanh, bắt đầu từ ngày
1/1/2000 mọi vấn đề hoạt động nội tại của xí nghiệp may liên doanh Nam Tiến do công ty vải
sợi Miền Nam chịu trách nhiệm.
Cho đến năm 2011, Nhà Bè chính thức mua lại Nam Tiến từ Công ty vải sợi Miền Nam
đổi tên lại là Xí nghiệp may khu V Jean – Nhà Bè. Từ đây mọi vấn đề đối với lao động, các
khoản nợ phải thu, phải trả, các chế độ đối với ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ còn tồn tại đến
nay chấm dứt.
Xí nghiệp may khu V - Jean là xí nghiệp hoạt động dưới tư cách pháp nhân của Tổng
công ty cổ phần may Nhà Bè và luật pháp Nhà nước. Trong thời gian qua xí nghiệp đã thực
hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động
với mức thu nhập cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đem lại lợi nhuận cho
Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty hoạt động với quy mô mở rộng và bộ máy tổ chức được quản lý theo
mô hình trực tuyến – chức năng. Đặc điểm của mô hình này là mỗi bộ phận chuyên trách riêng
về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực
tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và có quyền quyết định trong đơn vị mình phụ
trách.
Ngoài ra cơ cấu này còn có ưu điểm là phát huy tối đa tính tích cực nhất, linh hoạt nhất
nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn và khắc phục các sai phạm của từng bộ
phận chuyên trách.
GĐ là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chuyên đề xuất chiến lược, sách
lược kinh doanh, tạo sự liên kết giữa các bộ phận, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất và đề ra
phương hướng giải quyết sao cho vừa đảm bảo nguồn lực về vật chất kỹ thuật vừa tiết kiệm chi
phí sản xuất. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc (PGĐ) là trợ lý – là người tham mưu cho GĐ và là
người giữ cho hoạt động của công ty bình thường khi Giám Đốc đi vắng. Dưới GĐ các phòng
ban, chỉ thuần túy là làm nhiệm vụ chuyên môn cho cấp quản lý trong các lĩnh vực chuyên
môn. Song song với các ưu điểm kể trên, mô hình này cũng không tránh khỏi tồn tại nhược
điểm như GĐ còn phải xử lí quá nhiều công việc do phải quản lí tất cả các đơn vị trong công
ty, thiếu sự phân cấp uỷ quyền. Như vậy nhiệm vụ của giám đốc quá nặng nề, còn nhiệm vụ
các phòng ban đơn giản, nhẹ nhàng.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 15
- Bao gồm 4 phòng ban:
+ Phòng kế toán – tiền lương
+ Phòng kế hoạch
+ Phòng chuẩn bị sản xuất - Kỹ thuật
+ Phòng hành chánh – ISO
 Giám đốc: Anh Nguyễn Văn Thịnh
a. Chức năng
- Chịu trách nhiệm trước Ban TGĐ về mọi hoạt động tại khu V - Jean Nhà Bè.
- Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách của Ban TGĐ và hoạch định tổ chức đào tạo
nguồn lực kế thừa tại khu V.
- Tổ chức sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các bộ phận trên cơ sở phân công
công việc hằng ngày, hàng tháng, hàng quý.
b. Nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ cho các PGĐ giải quyết và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được
giao phụ trách và thực hiện kiểm tra hằng ngày, hàng tháng, hàng quý.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý.
- Họp và triển khai thực hiện kế hoạch tuần, tháng.
- Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất hàng ngày để đảm bảo kế
hoạch sản xuất theo tuần và tháng đạt yêu cầu.
- Kiểm soát toàn bộ vật tư, hàng hoá, ký phiếu xuất vật tư, thiết bị, hàng hoá theo quy định của
Tổng công ty.
- Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày của đơn vị về cho Ban TGĐ và Phòng Kế Hoạch Thị
Trường.
- Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên xây dựng quy chế thi đua sôi nổi trong sản xuất.
- Dựa vào công tác tuyển dụng của Tổng Công Ty, lên kế hoạch thông báo tuyển dụng nội bộ.
- Thực hiện tốt chế độ kế toán, tiền lương, tiền thưởng đúng chế độ cho người lao động ,bảo
quản, giữ gìn tài sản của Tổng Công Ty giao, bảo quản thiết bị và có kế hoạch bảo trì thiết bị.
- Thực hiện công tác kiểm kê, chế độ báo cáo theo quy định của Tổng Công Ty.
- Lên kế hoạch tiết kiệm vật tư cơ điện, tình hình sử dụng điện, nước, điện thoại ….của Xí
Nghiệp.
-Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực, thiết bị và dụng cụ cho các bộ phận.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 16
-Đảm bảo nhu cầu các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng.
-Thiết lập các mục tiêu chất lượng tương quan với kế hoạch chiến lược của Xí Nghiệp.
c. Quyền hạn
- Được quyền đề xuất với Ban TGĐ bố trí và đề bạc cán bộ quản lí dưới quyền trong phạm vi
cho phép.
- Được quyền xử lí những cán bộ công nhân viên làm việc không đúng quy trình hệ thống dẫn
đến sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, có thể chuyển đổi công tác hoặc
cho thôi việc.
- Ký duyệt các báo cáo trình TGĐ duyệt.
 Phó Giám Đốc Kiêm Quản Đốc Phân Xưởng Hoàn Thành: Anh Phạm Đức Hiếu
a. Chức năng, nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng tại các khu
vực:
+ Phòng kế hoạch.
+ Kho nguyên phụ liệu.
+ Phòng chuẩn bị sản xuất.
+ Phân xưởng cắt.
+ Đóng nút + cắt chỉ.
+ Hút bụi + Ủi thành phẩm.
+ KCS thành phẩm.
+ Thu hoá + đóng gói.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất đầu tháng, lên lịch thông báo giao hàng theo tuần.
- Tổ chức thực hiện và kiểm soát thực hiện của 3 tổ trưởng (cắt chỉ - ủi thành phẩm, thu hóa +
đóng gói - đóng nút).
- Điều động, cân đối giữa các Tổ trưởng tại các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng.
- Theo dõi báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ giao
nhận WASH .
- Sau khi xuất xong một mã hàng, phối hợp phụ trách KCS làm biên bản báo cáo hàng tồn,
phân loại để nhập kho theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch, Phụ trách hoàn
thành, Phụ trách KCS).
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 17
- Nhắc nhở kiểm tra thường xuyên về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, sắp xếp
tại khu vực hoàn thành sao cho luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- Duyệt kế hoạch hàng tháng.
- Tổ chức và xây dựng ổn định có hệ thống làm việc của lực lượng KCS thành phẩm, chịu
trách nhiệm 100% hàng đạt chất lượng được xuất khỏi Xí Nghiệp.
- Nhắc nhở, đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận đúng tiến độ.
- Duy trì và làm việc theo hệ thống.
b. Quyền hạn
- Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm đến chất lượng sản phẩm gây sai hỏng hàng
loạt (đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu).
- Đề xuất những giải pháp nhằm phục vụ công tác giao hàng tốt hơn.
- Đối với khu vực giao nhận ngoài: Anh Hiếu _ Giao nhận trong: Chú Duy
+Lấy năng suất giao nhận, chuyển trả thành phẩm phải ghi rõ ràng, có ký nhận. Thực hiện
ghi bảng và sổ tại bàn phụ trách.
+ Lấy trung thực, không thông đồng cùng chuyền trưởng.
+Giao nhận hàng WASH phải đếm sản phẩm có sổ và phiếu giao nhận của hai bên.
+Tập kết hàng theo đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phải treo bảng nhận
dạng.
- Đối với khu vực cắt chỉ + đóng nút: Anh Hùng
+ Phối hợp kĩ thuật và kế hoạch đóng nút quần mẫu cho khách hàng duyệt.
+ Theo dõi việc ghi năng suất 2h/lần của từng công nhân bằng biểu ghi năng suất.
+ Kiểm soát nhân viên cắt chỉ sạch sẽ trong và ngoài sản phẩm.
+ Tại vị trí cắt chỉ không được để đầu chỉ, đầu passant, dây rơi xuống nền nhà.
+ Đôn đốc, nhắc nhở về chất lượng tại bộ phận tổ trưởng quản lý.
+ Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có biển nhận dạng.
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động nơi làm việc đúng quy định.
- Đối với khu vực hút bụi, ủi thành phẩm: Anh Đinh Văn Chốn
+Tổ trưởng ủi kết hợp kĩ thuật chuyền, KCS thành phẩm hướng dẫn công nhân ủi và cho
khách hàng kí duyệt (làm cơ sở ủi đại trà)
+ Phải hút, thổi 100% hàng trước khi chuyển qua KCS kiểm giàng quần.
+ Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có bảng nhận dạng.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 18
+ Mỗi công nhân ủi đều phải ghi tên lên bó hàng sau khi ủi xong.
+ Thường xuyên nhắc nhở chất lượng,năng suất .
+ Giữ gìn vệ sinh + an toàn lao động nơi làm việc đúng quy định.
+ Tuân thủ hệ thống làm việc đúng quy định
+ Theo dõi biểu báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may,tiến độ
sau WASH .
+ Thông tin và làm việc trực tiếp với quản lí chuyền về hàng sửa thành phẩm, hàng sửa sau
WASH.
+ Cân đối và điều động lực lượng ủi, đóng nút thành phẩm theo từng giờ, từng ngày một
cách hợp lý và khoa học.
+ Duy trì và kiểm soát biểu mẫu ghi năng suất cá nhân. Quy trách nhiệm bằng công việc ghi
số cho các công nhân để đánh giá chất lượng ủi và cắt phiếu chất lượng.
+ Lắng nghe và có hành động khắc phục triệt để về chất lượng sản phẩm khi KCS Xí
Nghiệp, QC công ty và khách hàng góp ý.
- Đối với khu vực thu hoá , đóng gói: Anh Dung
+ Làm sản phẩm mẫu cho khách hàng duyệt.
+Phải có List xuất cho từng mã hàng.
+ Đóng hàng đúng theo List.
+ Lập bảng nhận dạng tại khu vực thu hoá, đóng gói.
+ Công tác vệ sinh, nhặt chỉ trước khi gấp xếp.
+ Ghi sổ và chữ trên thùng phải rõ ràng, không được bôi xoá.
+ Điều động cân đối giữa các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng.
+ Kiểm tra, thực hiện theo dõi List đóng hàng, thực hiện ghi số theo đúng quy định.
+ Đảm bảo đóng hàng đúng, đủ, không gian lận (nếu trường hợp đóng thiếu yêu cầu báo cáo
phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp và xin ý kiến).
+ Nhận bao bì, nhãn đóng gói theo từng ngày và đăng kí cho ngày hôm sau theo số lượng
nhãn thể hiện trên list xuất hàng.
+ Qua một ngày giao hàng phối hợp với KCS làm báo cáo hàng tồn phân loại để nhập kho
theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp, phụ trách khu hoàn thành, tổ
trưởng KCS).
+ Kiểm tra và nhắc nhở bộ phận giao nhận bao bì, nhãn đóng gói nhằm tránh thất thoát.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 19
+ Bám sát kế hoạch, thông báo giao hàng, đưa ra kế hoạch mục tiêu hàng giờ ngày nhằm
đảm bảo tiến độ.
+ Nhắc nhở và kiểm tra thường xuyên về công tác sắp xếp, vệ sinh tại khu vực hoàn thành.
Trên đây là những nội dung phân công và nhiệm vụ cho Ban Giám Đốc, phụ trách các bộ
phận trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ tiếp tục chỉnh sửa hoặc bổ sung nhằm phù hợp với
quá trình sản xuất cũng như phát triển tại xí nghiệp may Khu V.
 Phòng kế hoạch : Chị Ngân
- Thay mặt Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động tại các bộ phận như sau:
+ Phòng kỹ thuật – Chuẩn bị sản xuất (KT – CBSX)
+ Kho nguyên phụ liệu (NPL)
+ Phân xưởng cắt
- Theo dõi việc nhập xuất hàng, cân đối xe chở hàng (trên tinh thần tiết kiệm chi phí vận
chuyển).
- Làm việc trực tiếp với khách hàng và theo dõi kế hoạch, tiến độ phát triển mẫu, ngày giao
hàng đúng thời hạn theo quy định của khách hàng.
- Thông tin cho GĐ, PGĐ về tình hình đồng bộ nguyên phụ liệu các mã hàng mỗi ngày.
- Lập kế hoạch chuyền, ngày đồng bộ trên cơ sở thông báo giao hàng của phòng kế hoạch
cũng như khách hàng.
- Theo dõi tiến độ cắt cũng như tổ trưởng cắt, đảm bảo kế hoạch cắt đủ bán thành phẩm, hàng
in, hàng thêu để cung cấp đủ cho chuyền may.
- Giải quyết các vướng mắc tại các bộ phận được phân công
- Quản lí và có chế độ báo cáo hàng xuất, nhập tồn theo từng mã hàng theo tháng, theo quý
đúng quy định (đặc biệt chế độ báo cáo tồn sau khi xuất xong một mã hàng).
- Phân công nhiệm vụ cụ thể và có kiểm tra chế độ báo cáo của từng nhân viên dưới quyền để
công việc không bị ách tắc.
- Quản lí kho tàng, cấp vật tư đúng định mức.
- Phối hợp với bộ phận hoàn thành và làm việc trực tiếp với Phòng kế hoạch thị trường của
khách hàng và tiến độ giao hàng tại tổ Hoàn Thành.
- Cân đối vật tư – NPL.
- Duy trì triệt để tại các bộ phận làm việc theo hệ thống trong sổ tay quy định.
 Phòng hành chính - ISO: Anh Trương Quang Duy
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 20
- Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp, hoạch định và triển khai thực
hiện kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược Xí Nghiệp.
- Tham gia việc ban hành các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Xí
Nghiệp.
- Xây dựng nội qui, quy định, chế độ, chính sách nhân sự và quản lí nguồn nhân lực.
- Xây dựng, phát triển, cải tiến, và áp dụng hiệu quả hệ thống các công cụ sử dụng trong quản
lí nguồn nhân lực: lương, thưởng, đánh giá năng lực, công việc…….
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
- Phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo và kiểm soát các chương trình đào tạo phát triển nguồn
nhân lực trong xí nghiệp.
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ Xí Nghiệp, đảm bảo sự công bằng, hợp
pháp theo đúng quy định của Xí Nghiệp.
- Tổ chức, quản lí văn phòng, đảm bảo trật tự, môi trường làm việc, an toàn, sạch sẽ, Phòng
cháy chữa cháy.
- Quản lý hành chính văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn, tiếp tân và điều hành nhân sự toàn
khối văn phòng.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và các công việc hành chính
khác theo các chế độ do Nhà Nước và Công ty quy định.
 Phòng chuẩn bị sản xuất – kỹ thuật: Anh Nguyễn Quốc Hiệp
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về mọi hoạt động tại phòng kĩ thuật. Bao gồm KT –
CBSX và Kỹ thuật chuyền (KTC).
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất.
- Tổ chức, phân công công tác cắt mẫu, may mẫu, làm rập, giác sơ đồ theo kế hoạch hàng
ngày.
- Kiểm tra tiến độ may mẫu, thực hiện chế mẫu, chuẩn bị cữ gá lắp, thống nhất quy trình may.
- Tiếp nhận toàn bộ các góp ý của Khách hàng và Phòng Kỹ Thuật của Tổng Công Ty để
triển khai và thực hiện công việc kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ sơ đồ, rập ốp chính xác nhằm phục vụ tổ cắt.
- Theo dõi công tác triển khai kỹ thuật ở chuyền.
- Duy trì và kiểm tra sổ tay kỹ thuật thường xuyên.
- Theo dõi và báo cáo công việc của nhân viên Kỹ thuật, trình Ban Giám đốc mỗi ngày.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 21
 Phòng kế toán – tiền lương: Chị Lê Thị Ngọc
- Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán với khách hàng,
quản lí và sử dụng tiết kiệm hợp lí các vật tư thiết bị tiền vốn trong sản xuất.
- Theo dõi công tác tổ chức nhân sự, xét thi đua, tính bảo hiểm cho công nhân viên.
- Thực hiện các chính sách, chế độ nguyên tắc về tài chính lên GĐ và các phòng ban liên
quan.
- Theo dõi ghi chép hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về
vốn kinh doanh, thu, chi, thanh toán công nợ.
- Phát lương cho nhân viên.
- Thực hiện các báo cáo tài chính.
 Phân xưởng cắt: Anh Nho
a. Chức năng, nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, phụ trách phòng kế hoạch về mọi hoạt động của tổ cắt.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, nhận rập sơ đồ từ phòng CBSX nhận NPL
từ kho.
- Xây dựng và triển khai phương án cắt cho nhân viên thống kê cắt.
- Tổ chức và đào tạo nhân sự bộ phận cắt có cán bộ kế thừa nhằm đảm bảo chất lượng cắt,
đánh số, ép mex có kế hoạch đồng bộ để phục vụ tại các chuyền may.
- Triển khai công đoạn cắt và phân loại cho từng mã hàng, kiểm tra chất lượng trải - cắt, in
thêu, ép keo, đánh số - bóc tập, phối kiện và giao cho chuyền may.
- Phối hợp phòng kĩ thuật, kho nguyên phụ liệu theo dõi nguyên phụ liệu đồng bộ, xử lí kịp
thời những tình huống phát sinh xảy ra nhanh chóng và kịp thời.
- Chỉ đạo giải quyết và kiểm tra những ách tắc gây khó khăn tại các chuyền may nhanh và
hiệu quả (sau đó có chế độ báo cáo lại).
- Quản lý kiểm soát thống kê cắt, thực hiện công tác tiết kiệm.
- Từng mã hàng kết thúc có chế độ báo cáo vải thừa, thiếu (công tác nhập kho). Lên kế hoạch
cắt đầu khúc, đầu tấm để tận dụng triệt để nguyên phụ liệu.
- Đào tạo, nhắc nhở từng bộ phận thực hiện đúng hướng dẫn công việc.
- Kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy công ty tại các bộ phận.
- Duy trì và làm việc theo hệ thống.
b. Quyền Hạn
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 22
- Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm chất lượng sản phẩm gây sai phạm hàng
loạt, đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu.
- Đề xuất phương án, nhân sự nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 23
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 24
Hình 2.2.3.1 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng cắt
Tổ 1
( C.Hưng. C.Nga)
Tổ 2
( C.Sáu. A.Hoà)
Tổ cơ điện
( Anh Nguyễn Chí Tuệ)
Kĩ Thuật Chuyền
( C. Đặng Thị Kim Loan)
Kcs chuyền
( Huỳnh Ngọc Quyến)
Cắt chỉ, vệ sinh, đóng nút
( Anh Hùng)
Ủi thành phẩm, đính lai, gắn
nhãn( Đinh Văn Chốn)
KCS Thành Phẩm
( Anh Lê Hoài Phương)
Thu Hoá, đóng gói
( Anh Dung)
PhụTráchHoànThành
(AnhDung)
Phân xưởng cắt
(Anh Nho)
Kho NPL
( Chị Hương+ Anh Đức)
Phòng KĨ THUẬT CBSX
( Anh Nguyễn Quốc Hiệp)
Phòng hành chính + ISO
(Trương Quang Duy)
Phòng kế hoạch
( Nguyễn Văn Phước)
Phòng Kế Toán Tiền Lương
(Chị Lê Thị Ngọc)
Phân xưởng hoàn thành
( Anh Phạm Đức Hiếu)
Tổ 3
( C. Xuân. C.Thuỷ)
Tổ 4
( C. Hường. C.Huyền)
Quảnđốc
(H.ThịPhươngChi)
Quảnđốc
(NguyễnThịTriệu)
Giámđốcxínghiệp
(NGUYỄNVĂNTHỊNH)
P.Giámđốcsảnxuất
(NGUYỄNTHỊTRIỆU)
P.Giámđốckếhoạch
(PhạmĐứcHiếu)
Hình2.2.3.2SơđồtổchứckhuV
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 25
 Phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi
Hình 2.2.3.3 Sơ đồ tổ chức xưởng may
Mỗi xí nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau. Đối với Xí Nghiệp May Khu V
– Jean Nhà Bè, xưởng may được đặt ở lầu 1, thuận tiện cho xưởng cắt và hoàn thành, tạo điều
kiện cho công tác vận chuyển bán thành phẩm và thành phẩm nhanh chóng, đáp ứng đúng thời
gian giao hàng cho Khách hàng. Phân xưởng may có 5 chuyền may dưới sự quản lí của Quản
đốc phân xưởng. Mỗi chuyền may được một chuyền trưởng cùng tổ trưởng phối hợp quản lý
hơn 50 lao động. Bên cạnh đó, mỗi chuyền còn có một KTC hỗ trợ kĩ thuật cho chuyền hoạt
động hiệu quả, đúng yêu cầu kĩ thuật của Khách hàng.
Xí nghiệp may Khu V – Jean Nhà Bè bố trí sản xuất theo dây chuyền cụm: cụm thân
trước, cụm thân sau, cụm lắp ráp.
- Ưu điểm:
+ Mềm dẻo trong sản xuất, cán bộ quản lí làm việc hiệu quả hơn.
+ Sản phẩm chủ lực và cũng thường xuyên sản xuất một loại mặt hàng nên dễ dàng cho việc
thiết kế chuyền, thường là thiết kế chuyền cố định.
+ Tiết kiệm diện tích nhà xưởng.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 26
+ Tay nghề công nhân cao, công nhân vắng ít bị ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, tiết kiệm
thời gian đi lại của công nhân nhằm giảm thời gian chết trong sản xuất.
- Nhược điểm:
+ Lượng hàng trong chuyền nhiều, mất mỹ quan trong xưởng.
+ Không thể cân đối tương xứng, độc lập giữa các vị trí nên cần nhiều người lấy hàng, kiểm
tra các công đoạn khó.
Chức năng nhiệm vụ phân xưởng may
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Quản đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền triển
khai.
- Phối hợp KTC trong công tác triển khai mã hàng mới.
- Săp xếp kĩ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng
KTC.
- Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá để phục vụ sản xuất.
- Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành.
- Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm tra cho KCS.
- Lập sổ phân công công việc hằng ngày trình phụ trách kỹ thuật kiểm soát.
- Thống nhất quy trình cùng KTC, nhân viên quy trình.
- Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 27
Hình 2.2.3.4 Sơ đồ tổ chức xưởng may
- PGĐ : Anh Phạm Đức Hiếu
- QUẢN ĐỐC: Chị Huỳnh Thị Phương Chi
- TỔ TRƯỞNG KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan
- TỔ TRƯỞNG CƠ ĐIỆN: Anh Cường
- TỔ TRƯỞNG KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến
- CHUYỀN 1: C.Hưng (Chuyền Trưởng) + C.Nga (Tổ Trưởng)
- CHUYỀN 2: C.Sáu (Chuyền Trưởng) + A.Hoà (Tổ Trưởng)
- CHUYỀN 3: C.Huyền (Chuyền Trưởng) + C.Hường (Tổ Trưởng)
- CHUYỀN 4: C.Thuỷ (Chuyền Trưởng) + C.Xuân (Tổ Trưởng)
 Phó giám đốc: Anh Phạm Đức Hiếu
a . Chức năng, nhiệm vụ
- Thay mặt GĐ điều hành mọi hoạt động sản xuất tại 5 chuyền may và hoạt động của Xí
Nghiệp Khu V khi GĐ vắng mặt.
QĐ: H.T.PHƯƠNG CHIC1:NGA+HƯNG
C2:HOÀ+SAÚ
C3:HƯỜNG+HUYỀN
C4:XUÂN+THUỶ
CƠĐIỆN
KCSCHUYỀN
KĨTHUẬTCHUYỀN
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 28
- Trực tiếp quản lý: Quản Đốc, Liên Chuyền Trưởng, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền
Trưởng, Tổ Trưởng, KTC tại 5 chuyền may.
- Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, Liên Chuyền Trưởng,
Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, KTC.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất
của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà Giám đốc triển khai.
- Phó Giám Đốc Xí Nghiệp cần phải:
+Đối với bộ phận kỹ thuật triển khai:
o Duyệt quy trình may
o Họp triển khai sản xuất
o Tổng hợp kết quả triển khai
o Xử lý mang tính tập thể những ách tắc đã và đang xảy ra
+Đối với bộ phận cơ điện:
o Kiểm tra phiếu đăng ký thiết bị.
o Chuẩn bị máy móc thiết bị, cử gá.
o Tập hợp cơ điện khi có sự thay đổi kiểm tra lại thái độ phục vụ, thời gian sửa
chữa.
- Kiểm soát và điều hành sản xuất các chuyền may.
+Chuẩn bị chuyển đổi mã hàng.
+Quy trình may.
+Phân công lao động.
+Thiết kế chuyền.
+Năng suất giờ của cá nhân, cụm, chuyền.
- Có giải pháp khi đã kiểm tra:
+ Kiểm tra cân đối đổ bán thành phẩm.
+ Hành động khắc phục.
+ Hành động cải tiến.
- Quản lý và nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỹ luật lao động theo quy
định của Tổng Công Ty ban hành.
- Báo cáo cho Giám đốc mọi hoạt động và diễn tiến khi cần thiết.
b. Quyền hạn
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 29
- Được quyền triệu tập các cuộc họp tại từng cụm, từng chuyền theo kế hoạch sản xuất (Khi
tình hình sản xuất không ổn định).
- Được quyền phân bổ, hoán đổi thiết bị tại khu vực sản xuất.
- Được quyền đề xuất, thay đổi, hoặc đề cử cán bộ quản lý dưới quyền khu vực mình quản lý.
- Được quyền chuyển đổi công tác, bước công việc của cán bộ công nhân viên dưới quyền
nếu có sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đơn vị.
- Đề xuất khen thưởng và lên lương nhân viên trước Giám đốc.
- Trực tiếp kí giấy ra vào cổng cho cán bộ quản lí chuyền và các trưởng bộ phận.
 Quản đốc phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi
a. Chức năng
- Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình quản lý khi PGĐ đi vắng.
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về công tác tổ chức sản xuất tại chuyền may và chất
lượng sản phẩm.
- Báo cáo sản xuất cụm 2h/lần cho PGĐ về tình hình sản xuất tại các chuyền may.
b. Nhiệm Vụ
- Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của chuyền trưởng, tổ trưởng, công nhân.
- Chịu trách nhiệm trước GĐ về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện ở các chuyền may.
- Kiểm tra và phân công lao động, thiết kế chuyền của các chuyền trưởng, tổ trưởng.
- Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất (tình hình đã chuẩn bị tới
đâu).
- Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm,phát hiện kịp thời cá nhân không đạt định mức,
hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, nhân rộng những thao tác tốt có năng suất
cao, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm, chuyền.
- Kiểm tra công tác triển khai kĩ thuật của KTC, công tác thực hiện nhiệm vụ của tổ cơ điện
khi chuyển đổi.
- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến năng suất tại các chuyền
may trong giờ, ngày.
- Ghi chép thông tin tình hình sản xuất 2 giờ/lần cho PGĐ và báo cáo những vấn đề không
giải quyết được để PGĐ chỉ đạo kịp thời.
- Kiểm tra việc giao nhận phụ liệu, định mức phụ liệu khi kĩ thuật triển khai (có vượt định
mức không), bán thành phẩm và thành phẩm giữa Cắt, May, Ủi.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 30
- Tiếp nhận thông tin đóng góp ý kiến của Khách hàng, đề ra phương án nhanh chóng và có
hướng dẫn giải quyết triệt để, kiểm soát duy trì hành động khắc phục của cá nhân, cụm
trong suốt quá trình sản xuất.
- Kiểm tra kế hoạch đổ bán thành phẩm, tiến độ sản xuất cụm, chất lượng sản phẩm cụm tại
các chuyền may nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như doanh thu của các chuyền may.
- Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỷ luật theo quy định của
Tổng Công Ty Và Xí Nghiệp ban hành.
- Thực hiện và duy trì việc kiểm soát xé phiếu chất lượng của chuyền trưởng, tổ trưởng và
KCS chuyền.
- Cân đối lao động giữa các chuyền may→đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng cũng như năng
suất.
- Đề xuất ý kiến đào tạo Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng sản xuất kế thừa.
- Kiểm tra việc ghi năng suất hàng ngày của chuyền trưởng, tổ trưởng, và phiếu ghi năng suất
công nhân.
- Báo cáo năng suất từng cụm vào sổ cho PGĐ xí nghiệp và ghi rõ nguyên nhân, giải pháp.
- Duy trì triệt để làm việc theo hệ thống.
 Phụ trách KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến
a. Chức năng,nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
- Tổ chức và duy trì hệ thống, phân công và phân nhiệm kiểm soát chất lượng trong toàn công
ty.
- Điều hành phân công nhiệm vụ tổ trưởng KCS chuyền may
- Tập huấn KCS mới về công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức thực
hiện hệ thống và ghi báo cáo.
- Phối hợp quản lý chuyền, phụ trách hoàn thành, KTC thực hiện và theo dõi các hành động
khắc phục và phòng ngừa.
- Kiểm tra việc thực hiện cắt phiếu chất lượng của KCS tại các bộ phận triệt để.
- Quan hệ Khách hàng, tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục.
- Bố trí nhân viên thực hiện kiểm Pre_final tại các mã hàng (trước khi cho khách hàng kiểm
tra).
- Phục vụ công tác kiểm final với Khách hàng.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 31
b. Quyền Hạn
- Được quyền ngưng sản xuất những cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Được quyền đề xuất những cá nhân không đạt yêu cầu (sau khi huấn luyện nhưng không đạt
hiệu quả).
 Tổ trưởng KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Quản Đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền khi
triển khai, kể cả hàng sau WASH.
- Phối hợp cùng KTC trong công tác triển khai mã hàng mới.
- Sắp xếp kỹ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng
KTC.
- Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá lắp để phục vụ sản xuất.
- Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành.
- Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm cho KCS.
- Lập sổ phân công, công việc hàng ngày trình phụ trách kĩ thuật kiểm soát.
- Thống nhất quy trình cùng KTC và nhân viên quy trình.
- Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.
 Tổ cơ điện: Anh Cường
- Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Phụ Trách Phòng Kế Hoạch về mọi hoạt động của tổ cơ
điện.
- Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức phân
công bảo trì, sửa chữa máy móc.
- Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền.
- Tổ chức đào tạo lực lượng thợ máy theo hình thức tại chỗ.
- Phối hợp cùng quản lý, bộ phận kỹ thuật nghiên cứu, chế cữ gá lắp phục vụ cho sản xuất.
- Tiếp nhận phiếu đăng kí thiết bị từ quản đốc, từ đó kiểm tra và điều tiết hợp lý trong trường
hợp thiết bị thiếu tại Xí nghiệp, chủ động liên hệ với các đơn vị bạn.
- Bố trí người lập sổ theo dõi mượn, thuê máy móc thiết bị ra vào Xí nghiệp.
- Lên kế hoạch hàng tuần, tháng phân công người theo dõi lý lịch và quản lý thiết bị, bảo trì,
tra dầu cho các loại thiết bị tại các chuyền và yêu cầu công nhân tự ghi vào sổ theo dõi khi
vệ sinh tuần.
- Hàng tháng, quý đưa ra kế hoạch vệ sinh thiết bị, hệ thống làm mát, quạt.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 32
- Ngày 25 hàng tháng lên kế hoạch dự trù vật tư thiết bị.
- Được quyền đề xuất chuyển trả những cá nhân không đảm đương được công việc.
- Đề xuất khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho Xí nghiệp.
 Chuyền trưởng + Tổ Trưởng
a. Chức năng, nhiệm vụ
- Chịu sự điều hành trực tiếp của Quản đốc và PGĐ để đáp ứng sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về năng suất & chất lượng lẫn số lượng hàng hoá.
- Chuẩn bị bán thành phẩm và phụ liệu. Thực hiện công việc rải chuyền, kiểm tra, đôn đốc
tiến độ theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất.
- Trong những ngày đầu lên chuyền phải nắm bắt kịp thời tay nghề, thời gian chế tạo từng
công đoạn, bàn bạc thống nhất giữa các bộ phận kĩ thuật, bộ phận rập cải tiến để cân đối
quy trình sản xuất, nhân sự, máy móc, thiết bị cần để đạt năng suất quy định.
- Theo dõi năng suất suất từng giờ và tỉ lệ phần trăm đạttrong ngày để điều tiết hợp lý giờ
công lao động của từng công nhân, tránh lãng phí và những bất hợp lí trong sản xuất.
- Phối hợp với nhóm rập cải tiến đưa ra các hướng dẫn nhằm loại bỏ thao tác thừa, sử dụng
cử rập gá lắp phù hợp dẩy mạnh năng suất.
- Kiểm tra số lượng hàng thành phẩm hằng ngày, các bán thành phẩm liên quan đến các
công đoạn, phục vụ theo yêu cầu sản xuất của chuyền.
- Hàng ngày phải báo cáo tình hình sản xuất trong ngày, nêu ra những vướng mắc, khó
khăn cũng như dự báo tình hình sản xuất lẫn nhân sự cho quản đốc để kịp thời có hướng
xử lí.
- Sắp xếp hàng hoá trên chuyền một cách gọn gàng khoa học. Hàng ngày kiểm tra, đôn đốc
công nhân mình làm việc, đảm bảo tốt quy định về vệ sinh công nghiệp và an toàn lao
động.
- Quản lí số lượng thành phẩm, giao nhận hàng giữa các bộ phận liên quan phải cụ thể, rõ
ràng, chính xác, tránh thất thoát.
- Khi kết thúc đơn hàng, phải nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận thu gom các NPL thừa hoặc
hư hao. Dọn dẹp chuyền sạch sẽ để chuyển mã hàng mới lên, tránh tình trạng lẫn lộn
NPL giữa các mã hàng.
b. Quyền hạn
- Được quyền đề xuất tăng giảm bậc thợ tay nghề của công nhân trong tổ.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 33
- Được phép trả nhân sự khi vi phạm nội quy và quy định của công ty.
- Đưa ra quyết định phạt trừ trong việc thất thoát nguyên phụ liệu.
- Ý kiến đề xuất lên ban giám đốc khen thưởng hay kỉ luật các thành viên trong tổ.
Ngoài ra, còn có các bộ phận như: bảo vệ, vệ sinh, bốc xếp...
Dựa vào màu áo mặc mà công nhân có thể phân biệt được chức vụ của cán bộ quản lý như
sau:
- Áo xanh dương : Quản Lý
- Áo xanh lá cây: KTC
- Áo đỏ: Kiểm Hoá QC
- Áo vàng: Tổ Trưởng Và Chuyền Trưởng
- Nón xanh lá mạ : Công Nhân Đang Được Đào Tạo
- Áo cam : Cơ Điện
Hình 2.2.3.5 Bảng nhận dạng màu áo
2.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động.
2.3.1. Chức năng
Công Ty May Khu V - Jean Nhà Bè được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của
Bộ Thương Mại, được phép sản xuất các loại quần áo may mặc và xuất nhập khẩu (trừ sản
phẩm da lông thú).
2.3.2. Mục tiêu
- Với cam kết định hướng vào khách hàng và không ngừng cải tiến Hệ thống quản trị chất
lượng, Tổng Giám Đốc đã thiết lập chính sách chất lượng nhằm định hướng cho các hoạt
động của phòng ban, bộ phận trong công ty.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 34
- Chính sách chất lượng được tuyên truyền rộng rãi trong công ty để toàn thể cán bộ- công
nhân viên có thể thấu hiểu và thực hiện.
- Chính sách chất lượng được xem xét định kỳ tính hiệu quả và sự phù hợp với các thời kỳ cụ
thể hoặc trong các trường hợp đột xuất khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ khách hàng hoặc các
yêu cầu về luật pháp ảnh hưởng tới Hệ thống chất lượng.
- Phát triển mạnh sản xuất và gia công hàng may mặc, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
- Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ hợp tác mở rộng với nhiều khách hàng
cả trong nước và nước ngoài.
- Đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
2.3.3. Nhiệm vụ: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
- Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu
quả và trách nhiệm.
- Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã
phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được
những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.
- Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm
đáp ứng nhu cầu thời trang.
- Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính
sách và chiến lược.
- Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động
không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một
cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.
2.3.4. Qui mô hoạt động
- Giá trị tài sản cố định: 5.846.222.142 đồng.
- Số lượng máy móc: 420 máy.
- Dây chuyền sản xuất: 5 chuyền.
- Số lượng công nhân: 420 người.
- Định hướng quản lý sản xuất theo hệ thống Lean, 5S.
- Sản xuất: các mặt hàng Jean, chủ yếu là quần Jean.
- Xuất khẩu: mặt hàng quần áo Jean các loại.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 35
- Nhập khẩu: nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ ngành may.
- Khách hàng thân thiết: Excel kind, ASC, Vigawell, Waxjeans, Mansion, ...
2.4. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu.
2.4.1. Các nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu.
- Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, phải ghi vào sổ
và có ký nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này.
- Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc, số lượng, chất
lượng, khổ vải....trước khi cho nhập kho chính thức.
- Đối với các loại hàng cao cấp như nỉ, dạ, nhung, băng lông,...phải dung dây mềm để bó buộc,
không dược dùng dây cứng như đay, thừng, gai,... Trong khi xếp không được ấn mạnh tay, gây
xô lệch; khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, không được nhấc mạnh, không được dẫm đạp lên
nguyên liệu.
- Đối với một số mặt hàng có độ co giãn lớn, chỉ được xếp cao 1 m. Cần phải phá kiện trước 3
ngày và xổ vải cho ổn định độ co ít nhất 1 ngày trước khi đưa vào sản xuất.
- Khi đo đếm xong, phải ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng của cây vải vào một
miếng giấy nhỏ đính vào đầu cây vải theo quy định. Sau đó, chịu trách nhiệm báo cho phòng
kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch trước 3 ngày để tiện cân đối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ.
Đồng thời, phải chuẩn bị đầy đủ số lượng vải cho phân xưởng cắt ít nhất trước 1 ngày để nơi
đây có thể chủ động sản xuất.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 36
- Khi cấp phát nguyên liệu cho phân xưởng cắt, phải thực hiện phân loại thao từng bàn cắt và
theo phiếu hạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm sử dụng nguyên phụ liệu hợp
lý, tránh phát sinh đầu tấm.
- Đối với vải đầu tấm, cần phải được kiểm tra, phân chia theo từng loại khổ, chiều dài, màu
sắc... Sau đó, làm bảng thống kê, gửi phòng kỹ thuật và xó kế hoạch nhận lại số vài này về kho
để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng vào việc tái sản xuất.
- Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt... đều phải có biên bản ghi rõ
nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại, làm cơ sở làm việc lại với khách
hàng.
- Tất cả các phụ liệu phát sinh do quá trình phá kiện như bao bì, dây đai, giấy gói, hòm
gỗ,...đều phải xếp gọn gàng, thống kê vào sổ sách để có thể sử dụng lại khi cần.
- Tất cả các loại nguyên phụ liệu đều phải có sổ giao nhận hàng của kho. Sổ này phải ghi rõ
ràng chính xác, đầy đủ, không được tẩy xóa và phải lưu trữ để tiện việc kiểm tra theo dõi sau
này.
- Tất cả nguyên phụ liệu trong kho cần phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đề phòng mối
mọt, chuột bọ... và phải có đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy và phòng gian bảo mật.
- Các nhân viên coi kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội quy mà công ty đã đề ra và chịu sự
phúc tra của ban thanh tra khi cần.
2.4.2. Các điều kiện để kiểm tra nguyên phụ liệu đạt hiệu quả.
2.4.2.1. Nhân viên kiểm tra nguyên phụ liệu.
- Nhân viên kiểm tra phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra nguyên liệu đã được phê
duyệt.
- Khi kiểm tra, luôn kiểm tra trên mặt phải vải.
- Có đầy đủ dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi kiểm tra.
- Phải vệ sinh máy, khu vực kiểm tra, thiết bị, dụng cụ trước khi kiểm tra. Các thanh cuốn phải
sạch và không sắc cạnh.
- Căn chỉnh hệ thống chiếu sáng, tốc độ máy,...cho phù hợp với quá trình kiểm.
2.4.2.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra nguyên phụ liệu.
- Khu vực kiểm tra: phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng. Thông thường, để kiểm tra vải,
người ta đặt nguồn sáng trên cao. Mức độ chiếu sáng bề mặt nên được tối thiểu là 1075 lux.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 37
- Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh dấu lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán....)
2.4.2.3. Các thông tin, tài liệu cần thiết cho kiểm tra nguyên phụ liệu: do phòng kinh
doanh cung cấp:
- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận.
- Tổng số vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot)
- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhuộm- nếu có thể) từ nhà cung
cấp hay các mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng đẻ so sánh màu sắc,
cảm quan và thẩm tra bề mặt.
- Số lượng tối đa/ tối thiểu của một cây vải ( nếu có yêu cầu).
- Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp.
2.4.3. Kiểm tra, đo đếm nguyên liệu
2.4.3.1. Kiểm tra về số lượng
- Đối với vải xếp tập: dùng thước đo chiều dài của 1 lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải, rồi
nhân số lớp này với chiều dài của 1 lá vải ( cộng thêm lá lẻ, nếu có), để có tổng chiều dài toàn
bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ỏ đầu cây vải hay không.
- Đối vơi vải cuộn tròn: nếu có máy kiểm vải, ta sẽ kiểm tra độ dài cây vải theo đồng hồ gắn
trên máy. Trong điều kiện ta chưa có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số lượng ghi trên
phiếu ở đầu cây vải là chính, trong đó có nhận xét, phân tích theo cảm tính, nếu thấy có hiện
tượng nghi vaansthif phải xổ cây vải ra, đo lại toàn bộ. Cũng có thể dùng 1 trong 2 cách sau:
+ Dùng phương pháp đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài của cây vải ( 1 cách
tương đối). Phương pháp này không chính xác, đòi hỏi người thủ kho phải có nhiều kinh
nghiệm, đã có quá trình kiểm tra vải bằng cách đo nhiều lần cùng chủng loại với nhiều cây vải
có chiều dài khác nhau để rút ra bán kính cây vải bình quân.
+ Dùng trọng lượng để xác định chiều dài ( cân vải): để sử dụng phương pháp này, cây
vải cần có trọng lượng riêng sai biệt không đáng kể và chiếc cân phải có độ chính xác cao. Ta
tiến hành cần 1 m vải, sau đó cân khối lượng của cả cây để tính ra tổng số lượng m vải của
toàn bộ cây vải.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 38
2.4.3.2. Kiểm tra về khổ vải.
- Khổ vải: là khoảng cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa hai điểm nằm trên hai biên vải.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vải, dù sợi vải đã được ổn định nhiệt để bền hình dạng,
nghĩa là giảm độ co xuống tối thiểu, thế nhưng, khi dệt trên máy, sợi vẫn bị căng ra ở các mức
độ khác nhau (phụ thuộc vào kiểu dệt), nên vải thành phẩm vẫn bị co giãn không đều nhau. Vì
thế , biên vải thường không song song với nhau mà có dạng gợn sóng.
- Trong sản xuất may công nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là yếu tố rất quan trọng
giúp nhà sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu và tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó,
người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rồi lấy trị số trung bình.
- Để tiến hành đo, ta sử dụng thước cây để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo 3 điều kiện
sau:
+ Có độ chính xác cao, chữ số rõ ràng.
+ Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo.
+ Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đảm
bảo độ chính xác.
- Cách đo khổ vải: đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ
5 m đo 1 lần. Tùy theo từng loại mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về
kích thước biên cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ.
+ Đối với vải in bông: phần vải được in bông, in màu là phần thực tế.
+ Đối với vải trơn: phần khổ vải thực tế giới hạn trong 2 biên có lỗ kim hoặc keo.
+ Đối với vải lưới hoặc ren: khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính ( trừ
biên dệt không giống ren và lưới).
+ Đối với các loại vải in sọc, dệt sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu
về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này.
- Nếu không có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không có khác biệt đáng kể
về kích thước của khổ vải, cũng có thể lấy số đo như sau:
+ Với vải xếp tập: đo lần một ở đầu cây, lần hai ở giữa cây, lần ba ở cuối cây.
+ Với vải cuộn tròn: đo lần một ở đầu cây, lần hai lùi vào 3m, lần ba lùi vào 5m.
+ Ta cũng có thể kiểm tra khổ vải ngay trong quá trình kiểm tra trên máy kiểm tra vải.
- Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều, phải báo cho phòng kỹ
thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 39
2.4.3.3. Kiểm tra về chất lượng vải.
Trong quá trình kiểm tra vải, người ta cầm xem xét, phân biệt các dạng lỗi khác nhau, để kịp
thời phát hiện những chi tiết cần thay thân đổi màu sau quá trình cắt. Với mỗi loại
2.4.3.4. Phân biệt dạng lỗi.
- Lỗi do quá trình dệt:
+ Sợi ngang không săn, không đều màu.
+ Khổ vải không đều hay bị rách.
+ Tạp chất bẩn trong sợi.
+ Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ tấm vải.
+ Các mối gút chỉ, vết bẩn hay lỗ thủng.
+ Nhảy sợi, dạt sợi, chập sợi, mất sợi...
- Lỗi do quá trình nhuộm, in:
+ Lệch hoa, sai màu hay lệch màu trên toàn bộ cây vải.
+ Những đường nhuộm song song quá to.
+ Lệch trục hoa, không đồng màu hay quá nhạt.
- Lỗi trong quá trình vận chuyển, bảo quản:
+ Có lỗ thủng hay rách vải.
+ Mặt vải bị bẩn.
+ Mặt vải bị co rút.
+ Gián, chuột gặm nhấm.
2.4.3.5. Các phương pháp đánh dấu lỗi: có thể dùng các phương pháp sau
- Dùng phấn phản màu đánh dấu trực tiếp vào chỗ có lỗi.
- Dùng kim khâu khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi vải, cắt chừa đầu chỉ từ 1-2 cm để làm
dấu. Tuy nhiên, ở các loại vải cao cấp, nếu dùng chỉ khâu trực tiếp vào lỗi vải, sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng của bề mặt các lớp vải liên tiếp nhau. Do đó, người ta thường khâu ở ngoài mép
biên, ngang với vị trí có lỗi.
- Dùng decal giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi.
2.4.3.6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu
- Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập về để nắm rõ số lượng nhập
về, số lượng của từng màu, từng mẻ nhuộm.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 40
- Lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 10% số lượng cảu mỗi mẻ nhuộm, từng màu. Nếu kết quả kiểm
tra cho thấy lỗi cao, cần kiểm tra 15%. Nếu vẫn thấy, chất lượng không đạt, cần kiểm tra
100% lô vải.
- Khi lấy mẫu, số cuộn vải sẽ được làm tròn lên. Ví dụ: nếu số lượng một màu nhập về là 24
cuộn, ta sẽ lấy 10% là 3 cuộn.
- Để kiểm tra kỹ về màu sắc, người ta thường lấy mẫu khoảng 2 yards (1.8m) ngang khổ ở đầu
cây vải, rồi cắt ra nhiều mẫu nhỏ hơn để so sánh màu sắc ở 2 biên và giữa cây vải. Lưu ý: các
đầu cây vải này cần được ghi chú thật kỹ các thông tin như: số cây, số màu, số mẻ nhuộm...để
tiện đối chiếu.
- Sau đó, tiến hành lập bảng so sánh đối chiếu mẫu vải trước và sau thử nghiệm, làm minh
chứng cho các quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau này.
2.4.3.7. Triển khai công tác kiểm tra chất lượng vải
- Kiểm tra vải cuộn tròn:
+Đối với vải cuộn tròn, ta có thể sử dụng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vào 1 trục
và cuốn đều vải sang trục thứ 2 để kiểm tra.
+ Cũng có thể dùng máy soi vải có hệ thống đèn chiếu sáng từ dưới lên (kiểm lỗi vải)
và từ trên xuống (kiểm màu sắc), cuốn vải từ trục này sang trục kia để kiểm tra. Máy cần có bộ
phận biến tốc (dễ dàng thay đổi tốc độ kiểm tra) và có hệ thống kiểm tra độ dài cây vải bằng
yard hoặc mét. Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra phải đứng cách máy từ 2 đến 4 feet
(60-120cm) để đảm bảo vị trí xem tốt nhất và có được tầm nhìn đầy đủ về chiều rộng cây vải.
Tốc độ kiểm tra: máy soi có khả năng chạy lên đến 30 yards/phút (27 m/phút) và có thể điều
khiển cuốn về phía trước và ngược lại. Tuy nhiên, cần chọn tốc độ kiểm vừa với khả năng của
người kiểm nhưng không chậm quá 10 m/phút. Mức độ bề mặt chiếu sáng nên tối thiểu là
1.075 lux.
- Đối với vải xếp tập: có thể dùng giá cao 2m tương tự như kết cấu của máy kiểm tra vải ở trên
để kiểm tra hoặc để tập vải lên bàn phẳng, hai người ngồi hai bên, lật từng lá vải để kiểm tra.
- Đối với vải loang màu: khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó phải dùng
đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên
trên bàn có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn 2m lại để so màu.
- Riêng đối với vải ca-rô bị lệch sọc ngang: lệch sọc 4% xem như không đủ điều kiện để vào
sản xuất được nữa.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 41
2.4.3.8. Triển khai thực tập các thử nghiệm về chất lượng nguyên liệu
Với một số loại nguyên phụ liệu đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm về độ
co giãn, về sự thay đổi thông số trước và sau wash, về thông số ép keo... Lúc này, nhân viên
phòng kỹ thuật kết hợp cùng kho nguyên phụ liệu, tiến hành lấy mẫu để cùng nhau tiến hành
các thực nghiệm (test) về chất lượng vải. Việc triển khai các thử nghiệm có thể được thực hiện
tại các phòng thí nghiệm của doanh nghiệp, các xưởng có sẵn thiết bị hay bắt buộc phải đi
kiểm nghiệm bên ngoài.
Đặc biệt, với các lô hàng FOB, để có được nguồn nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất,
nhân viên quản lý đơn hàng đã trải qua giai đoạn duyệt nguyên phụ liệu hết sức gắt gao của
khách hàng. Mặc dù thế, khi nguyên phụ liệu được nhập về kho, thủ kho vẫn phải tiến hành
một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, để đảm bảo: mọi nguyên phụ liệu đạt yêu cầu, mới được đưa
vào sản xuất.
- Kiểm tra về màu sắc cấu trúc:
+ Ở một số trường hợp, khách hàng yêu cầu phải kiểm tra, so sánh ánh màu rất kỹ (đặc
biệt đối với vải denim có wash) dựa trên các mẫu màu tham khảo, các bảng so sánh ánh màu,...
Việc so sánh màu trên vải có thể kiểm tra dưới ánh sánh mặt trời, dươi ánh đèn huỳnh quang
hay trong những điều kiện đặc biệt.
+ Lập bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc: cắt từ mỗi mẻ nhuộm ra những miếng vải
nhỏ 5x5 cm, dán vào bảng, để theo dõi sự biến thiên màu sắc giũa các mẻ nhuộm.
+ Cắt những miếng vải gốc có kích thước 15x15 cm dán nhãn để so sánh đối chiếu cấu
trúc vải.
+ Khi kiểm tra, ta tiến hành so sánh mẫu vải gốc và mẫu cắt ra bằng cách sờ, nắn, co
kéo để cảm nhận sự khác biệt về tính chất vải, kết cấu sợi, sự co giãn.
+ Nếu nhận thấy màu sắc, thẩm mỹ cảu vải nhập về không phù hợp với mẫu, nhân viên
kiểm tra cần ghi nhận tất cả sự khác biệt này và báo cho phòng kinh doanh để nơi này làm việc
lại với khách hàng.
- Kiểm tra độ co giãn: Việc triển khai độ co giãn vải được thực hiện qua các quá trình gia công
thử nghiệm (giặt, vắt, may,...) theo các yêu cầu của đơn hàng. Sau đó, càn hoàn tất biên bản
khử độ co rút vải. Những thông tin này sẽ giúp quá trình thiết kế sản phẩm sau này được dễ
dàng và đảm bảo thông số hơn.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 42
- Kiểm tra thông số ép dán: Sau quá trình kiểm tra thông số ép dán theo các yêu cầu của khách
hàng, cần soạn thảo Phiếu thông số ép dán, làm cơ sở cho triển khai quá trình ủi ép ở phân
xưởng cắt.
2.4.3.9. Lập báo cáo sau kiểm tra nguyên liệu.
Sau khi kho đã tiến hành kiểm tra nguyên liệu hoàn tất, nhân viên kho phải tiến hành lập các
báo cáo cần thiết để thông báo tình hình nguyên phụ liệu cho trưởng phòng kế hoạch và phòng
kỹ thuật để nơi này chuẩn bị sãn sàng các bước tiếp theo của quá trình sản xuất sản phẩm.
Với những nguyên liệu đạt yêu cầu, cần làm bảng thống kê nguyên liệu đạt, điền vào bảng.
Bảng thống kê này sễ giúp các bộ phận liên quan nắm rõ thông tin về lượng nguyên liệu đã sẵn
sàng đưa vào sản xuất.
Công ty may.................
Xí nghiệp may..............
Số....../BBNL
BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐẠT YÊU CẦU SẢN XUẤT
Nhà cung cấp:.....................................................................
Mã hàng:............................................................................
Ngày nhập hàng:...............................................................
Mã
kiện vải
Mã cây
vải
Khổ vải
(đã trừ
biên)
Chiều
dài
Đơn
vị
tính
Đánh giá tình trạng thực tế Ghi
chúKhổ
vải
Số
lượng
Màu
sắc
Chất
lượng
Ngày........tháng........năm........
Thủ kho
Bộ phận KCS
Bảng 2.4.3.9.1 Bảng thống kê nguyên phụ liệu đạt yêu cầu sản xuất
Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu, nếu phát hiện có sai sót, cần lập Bảng thống kê nguyên
liệu sai hỏng. Tróng đó, ghi rõ các dạng lỗi phát sinh để khách hàng xem xét lại khi làm việc
với xí nghiệp.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 43
Công ty may..............................
Xí nghiệp may...........................
Số........../BBNL
BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU SAI HỎNG
Nhà cung cấp:..................................................................................
Mã hàng:..........................................................................................
Ngày nhập hàng:..............................................................................
Mã
kiện
vải
Mã
cây
vải
Đơn
vị
tính
Kết quả kiểm tra Đánh
giá
Ý kiến
khách
hàng
Khổ vải Số lượng Màu
sắc
Chất
lượng
Số
ghi
Thực
tế
Số
ghi
Thực
tế
Mô tả
dạng lỗi
Mô tả
dạng lỗi
Ngày............tháng.................năm
Thủ kho
Bộ phận KCS
Bảng 2.4.3.9.2 Bảng thống kê nguyên phụ liệu sai hỏng.
Lưu ý: Mỗi mã hàng/khách hàng, ta tiến hành lập một bảng thống kê riêng. Bảng này được
photo thêm ba bản, gửi cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và bộ phận KCS để có cơ sở theo
dõi đơn hàng.
2.4.4. Kiểm tra, đo đếm phụ liệu.
2.4.4.1. Kiểm tra khổ.
- Đối với phụ liệu dạng tấm (mex, gòn, vải lót, vải lưới, vải đệm...): cách kiểm tra tương tự
như nguyên liệu.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 44
- Đối với phụ liệu dạng cuộn (thun, ruban, ren, bo thun, dây viền trang trí.....): cần đo chiều
rộng của từng cuộn để tiện phân loại và sử dụng.
2.4.4.2. Kiểm tra số lượng.
- Với các phụ liệu dạng tấm: cách kiểm tra tượng tự như nguyên liệu.
- Với những phụ liệu có thể đo đếm dẽ dàng (dây kéo, đệm vai, bo cổ, cuộn nhãn trang trí,....):
ta tiến hành kiểm nghiệm mẫu khoảng 20% nếu thấy các hộp mẫu hay cuộn mẫu đủ số lượng,
có nghĩa là các cuộn khác và hộp khác cũng đủ số lượng. Sau đó, nhân tổng số lượng hay số
cuộn mẫu để có số lượng hàng nhập về.
- Với những phụ liệu khó đếm do quá nhỏ (nút, kim ghim, nút chận, mắt cáo,...): thường dùng
phương pháp cân 200g rồi đếm lại số lượng trong 200g đó để tính được số lượng phụ liệu nhập
về theo phương pháp tính tỷ lệ thuận.
2.4.4.3. Kiểm tra chất lượng.
- Với các phụ liệu dạng tấm tương tự như nguyên liệu: cách kiểm tra tương tụ nguyên liệu.
- Với các phụ liệu đơn giản, có thể kiểm tra bằng mắt thường (nhãn trang trí, nút, khoanh cổ,
bướm cổ,...): kiểm nghiệm mẫu khoảng 20%, nếu thấy đạt chất lượng, có nghĩa là chất lượng
của loại phụ liệu này đạt.
- Với các phụ liệu phải qua quá trình kiểm tra phức tạp (mex, dây keo, đay thun,....): cần làm
các thử nghiệm như trong quá trình gia công và sử dụng, đồng thời kiểm tra độ bám dính, độ
bền kéo,..thì mới có thể đánh giá được chất lượng của chúng.
2.4.4.4. Lập báo cáo sau kiểm tra phụ liệu.
Sau quá trình kiểm tra phụ liệu, đặc biệt phụ liệu dạng tấm, cần làm bảng thống kê phụ liệu
đạt, phụ liệu sai hỏng tương tự như đối với nguyên liệu ở trên. Với những phụ liệu khác, cần
lập Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu, gửi cho các bộ phận liên quan để tiện cho công tác
triển khai đơn hàng sau này.
STT Tên
phụ
liệu
ĐVT Màu Ký
hiệu
Số lượng Kết quả Dạng
lỗi
Ý kiến
khách
hàng
Tổng
số
Số lượng
kiểm
Đạt Không
đạt
Bảng 2.4.4.4.1 Biên bản kiểm tra chất lượng bao gói.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 45
-Với phụ liệu bao gói, kho nguyên phụ liệu cũng chỉ tiến hành kiểm tra từ 10-20%. Sau đó tiến
hành lập Biên bản kiểm tra phụ liệu bao gói theo mẫu sau:
Bảng 2.4.4.4.2 Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu bao gói
Công ty may:...........................
Xí nghiệp may:........................
Số ............/BBPLBG
BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHỤ LIỆU BAO GÓI
Khách hàng:.................................................Mã hàng:..............................
STT Tên
vật
tư
Tổng
số
nhập
Tổng
số
kiểm
Tỷ
lệ %
Ký mã
hiệu
Kích
thước
Chất
lượng
Kết
quả
Mô
tả
lỗi
Ý
kiến
khách
hàng
Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ
Ngày...........tháng..............năm
Thủ kho
Bộ phận KCS
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 46
CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI KHO
NGUYÊN PHỤ LIỆU XÍ NGHIỆP MAY V_JEAN NHÀ BÈ.
3.1. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU (1_Phụ Đính: Hướng dẫn kiểm tra
nguyên liệu)
3.1.1. Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải.
3.1.1.1. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm tra vải.
- Nhân viên phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra vải đã được phê duyệt.
- Phải vệ sinh máy sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh
cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).
- Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị
chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động không.
- Tốc độ máy khi kiểm tra: tùy theo chất lượng của vải mà nhân viên kiểm vải cho máy
chạy với tốc độ phù hợp để quan sát hết các lỗi. Tuy nhiên tốc độ tối đa cho phép trong
quá trình kiểm tra là 25m/phút.
- Để đảm bảo cho việc quan sát được toàn bộ bề mặt vải, khoảng cách từ mặt vải đến mắt
của người kiểm đảm bảo trong khoảng từ 60 ÷ 120cm.
3.1.1.2. Các dụng cụ cần chuẩn bị.
- Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày) và TL84.
Hình 3.1.1.2 Máy kiểm tra vải.
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 47
- Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán.),
máy tính, file hồ sơ.
3.1.1.3. Các thông tin, tài liệu cần có.
- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận.
- Tài liệu chi tiết tổng số lượng vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm
(dye lot).
Bảng 3.1.1.3 Bảng kê nhận nguyên liệu.
- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhộm nếu có thể) từ nhà
cung cấp hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng để so sánh
màu sắc, sự cảm nhận và thẩm tra bề mặt.
- Số lượng tối đa/tối thiểu của một cây vải (nếu có yêu cầu).
- Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp.
( các thông tin này do phòng KHTT-XNK, TTCU cung cấp)
NBC
KHU V – JEAN
BẢNG KÊ NHẬN NGUYÊN LIỆU
Khách Hàng:................Style:......................Chủng loại:..................Số lượng:.............
Ngày
tháng
Màu Lot Pallet/ Rọ Số lượng
Nhập Kiểm Xuất Tồn
Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 48
3.1.2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra.
3.1.2.1. Phân theo cơ cấu.
- Về sợi: lỗi sợi, sợi không đều (dày, mỏng), sợi khác lẫn vào...
Hình 3.1.2.1.1 Bảng hướng dẫn mẫu lỗi.
- Lỗi về cấu trúc: sót sợi, lỗ lủng, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn...
- Lỗi nhuộm: đốm nhuộm hoặc sọc nhuộm, tông màu, loang màu, các lỗi khác.
Hình 3.1.2.1.2 Sự khác màu trên cùng một cây vải.
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè

Contenu connexe

Tendances

Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (20)

đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
 
Quy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu NamQuy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu Nam
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
 
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpKy thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
 
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồBài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữQuy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketBộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
 

Similaire à đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè

bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
Luanvan84
 
Li thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dongLi thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dong
engineertrongbk
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Small Nguyễn
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
Huy Lee
 

Similaire à đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè (20)

bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở HuếLuận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Li thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dongLi thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dong
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
 
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông HàLuận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
 
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAYLuận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước TíchLuận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích
 
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốmLuận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
Luận văn: Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm
 
Chuyên đề môn học
Chuyên đề môn họcChuyên đề môn học
Chuyên đề môn học
 
Marketing Basic
Marketing BasicMarketing Basic
Marketing Basic
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
Luận văn:  Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!Luận văn:  Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
 
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdfĐồ án môn công nghệ chế biến.pdf
Đồ án môn công nghệ chế biến.pdf
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
 

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Plus de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Dernier

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp may v jean nhà bè

  • 1. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 1 MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................................................1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................................4 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................5 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................................................6 1.1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................................6 1.1.1. Lý do chủ quan:................................................................................................................6 1.1.2. Lý do khách quan:............................................................................................................6 1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................7 1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................7 1.4. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................................8 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................................8 1.6. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................................8 CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................................9 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Nhà Bè.......................................................................9 2.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................................9 2.1.2. Sơ đồ tổ chức.................................................................................................................. 10 2.2. Tổng quan về xí nghiệp may Khu v – Jean Nhà Bè. ........................................................ 12 2.2.1. Giới thiệu chung............................................................................................................ 12 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè......... 13 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp............................................................................... 14 2.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động...................................................... 33 2.3.1. Chức năng....................................................................................................................... 33
  • 2. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 2 2.3.2. Mục tiêu .......................................................................................................................... 33 2.3.3. Nhiệm vụ......................................................................................................................... 34 2.3.4. Qui mô hoạt động.......................................................................................................... 34 2.4. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. .......................................................... 35 2.4.1. Các nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu......................................................................... 35 2.4.2. Các điều kiện để kiểm tra nguyên phụ liệu đạt hiệu quả................................................ 36 2.4.3. Kiểm tra, đo đếm nguyên liệu............................................................................................. 37 2.4.4. Kiểm tra, đo đếm phụ liệu.................................................................................................. 43 CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU XÍ NGHIỆP MAY V_JEAN NHÀ BÈ.................................................................................. 45 3.1. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU ..................................................................... 46 3.1.1. Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải............................................................. 46 3.1.2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra. ................................................................................. 48 3.1.3 Quy trình kiểm tra ......................................................................................................... 51 3.1.4. Quy định đánh tính điểm. ............................................................................................. 56 3.1.5. Các lỗi không chấp nhận. ............................................................................................. 58 3.2. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA PHỤ LIỆU, BAO GÓI.(........................................................ 58 3.2.1. Các tài liệu, dụng cụ cần có trước khi kiểm tra: .............................................................. 59 3.2.2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra........................................................................................... 59 3.2. LẬP BIÊN BẢN KIỂM TRA................................................................................................. 63 3.2.1. Đối với nguyên liệu....................................................................................................... 63 3.2.2. Đối với phụ liệu. ............................................................................................................ 65 3.3. KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI CÔNG TY................................................................................ 68 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN _ ĐỀ NGHỊ. ........................................................................................ 72 4.1. Kết luận..................................................................................................................................... 72 4.2. Đề nghị...................................................................................................................................... 73
  • 3. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 3 CHƯƠNG V:PHỤ ĐÍNH_ TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 75 5.1. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 75 5.2. Phụ đính. .................................................................................................................................. 75
  • 4. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Ths.Phùng Thị Bích Dung
  • 5. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 5 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin cảm ơn tập thể quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nói chung, thầy cô khoa Công Nghệ May & Thời Trang nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng giá trị và thiết thực cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó là hành trang quý báu và hữu ích cho em trong bước vào đời. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Thị Bích Dung đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đồng cảm cùng em trong 4 tuần thực tập; tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình hoàn thành Đồ án Công Nghệ May. Qua đó, em tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, hệ thống lại được những kiến thức đã học tại nhà trường, học tập được tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả để có thể thực tập tốt tại xí nghiệp. Từ đó có thể áp dụng các kiến thức vào thực tiễn sau này. Đồng thời xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như tinh thần giúp em có một môi trường tốt nhất để hoàn thành kỳ thực tập và thực hiện đề tài. Đồng cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên trong Kho Nguyên Phụ Liệu nói riêng, cùng toàn thể anh chị em, cán bộ công nhân viên công ty nói chung đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em có thể hoàn thành trọn vẹn đề tài của mình. Và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành Đồ Án Công Nghệ May. Do thời gian thực tập không quá nhiều và kiến thức bản thân còn hạn chế cho nên trong quá trình thực hiện Đồ án Công Nghệ May không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM; các cô chú, anh chị tại Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè nhằm giúp em bổ sung và học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa. Em xin chúc các cô chú, anh chị trong Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè và toàn thể thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, thầy cô khoa Công Nghệ May&Thời Trang lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và công việc, chúc Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè ngày càng phát triển và vững mạnh! Em xin chân thành cám ơn! TP.HCM, Ngày….Tháng….Năm 2015 Sinh viên thực hiện Quách Thị Yến Nhi
  • 6. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 6 Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài. 1.1.1. Lý do chủ quan: Từ xưa đến nay vấn đề thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người luôn là mục tiêu chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Xã hội càng văn minh tiến bộ thì mục tiêu phục vụ đời sống con người phải được đưa lên hàng đầu. Nếu xét về một khía cạnh trong vô vàn khía cạnh của cuộc sống thì nhu cầu về may mặc đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn đi từ thấp lên cao nên quan niệm về may mặc hiện nay không chỉ đơn thuần là để bảo vệ cơ thể mà còn là vấn đề thể hiện trình độ văn minh, óc thẩm mĩ. Con người từ quan điểm “ Ăn no mặc ấm” lên “Ăn ngon mặc đẹp”. Vì thế may mặc chiếm một vị trí không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Để quá trình sản xuất đảm bảo được chất lượng như khách hàng mong đợi thì các nhân viên Kho Nguyên Phụ Liệu cần trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và phức tạp để có được những nguyên phụ liệu đạt chất lượng, đạt yêu cầu. Hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm ngành may phụ thuộc vào kết quả của quá trình kiểm tra nguyên phụ liệu tại Kho Nguyên Phụ Liệu. Với công tác tổ chức kiểm tra nguyên phụ liệu tại kho, cần chia cho nhiều người phụ trách như: nhân viên kiểm tra nguyên liệu, nhân viên kiểm tra phụ liệu, nhân viên ghi chép sổ sách....để có quá trình kiểm tra đạt chất lượng tốt nhất. Vì thế, em muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu tại Xí Nghiệp May V-Jean Nhà Bè. 1.1.2. Lý do khách quan: Cùng với đà phát triển của xã hội hiện nay ngành may mặc đã được xếp vào một trong những ngành đang được quan tâm của nhiều quốc gia. Với những lợi thế nhất định, ngành may mặc đã vượt lên chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân của một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam rất lớn trong việc tham gia tái cơ cấu nền kinh tế và có khả năng giải quyết phân khúc cao hơn chứ không phải là giải quyết nhu cầu lao động đơn thuần. Bước vào giai đoạn 2015 – 2020, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, như vậy cơ hội của chúng ta nhiều hơn. Bên cạnh cơ hội rất lớn thì cũng đồng nghĩa là thách
  • 7. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 7 thức cũng rất lớn. Chính vì vậy, qua trình kiểm tra nguyên phụ liệu tại Kho Nguyên Phụ Liệu phải có nguyên tắc, trình tự rõ ràng, chính xác hơn để nắm bắt cơ hội này. Nếu chúng ta không nắm bắt, chúng ta sẽ thất bại và không chuyển mình lên một giai đoạn mới hơn, có giá trị gia tăng cao và đẳng cấp hơn. Như vậy vấn đề đặt ra là phải sản xuất như thế nào để bảo đảm chất lượng, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế nhằm tận dụng triệt để nguồn lao động hiện có. May công nghiệp là hình thức lao động mang tính tập thể, vì vậy nó luôn đòi hỏi nguyên phụ liệu được đưa vào sản xuất phải đạt yêu cầu của cả khách hàng cũng như tiêu chuẩn của sản phẩm may vốn có để có quá trình sản xuất nhịp nhàng và cho ra những sản phẩm chất lượng nhất. Đó là một thực tiễn dễ thấy ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay, do đó người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp May V_Jean Nhà Bè ” để nghiên cứu sâu hơn và có thể hiểu rõ hơn về kiến thức của đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp May V_Jean Nhà Bè” được nghiên cứu nhằm những mục đích sau: - Tìm hiểu về kiểm tra nguyên liệu gồm: + Tìm hiểu các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải. + Tìm hiểu các lỗi thường gặp khi kiểm tra. + Tìm hiểu quy trình kiểm tra. + Tìm hiểu quy định tính điểm. + Tìm hiểu các lỗi không chấp nhận (chỉ áp dụng cho vải dệt kim khi có yêu cầu). + Tìm hiểu ghi nhận kết quả kiểm tra CL_F01. - Tìm hiểu về kiểm tra phụ liệu, bao bì gồm: + Tìm hiểu các dụng cụ, tài liệu cần có trước khi kiểm tra. + Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu kiểm tra. + Tìm hiểu các chỉ tiêu kiểm tra. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: “Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp May V_Jean Nhà Bè”.
  • 8. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 8 1.4. Giới hạn nghiên cứu. Do thời gian, kiến thức và năng lực có hạn nên người nghiên cứu xin được giới hạn những phần sau: - Về nội dung nghiên cứu:“ Nguyên Tắc Kiểm Tra Nguyên Phụ Liệu May tại Xí Nghiệp May V_Jean Nhà Bè”. - Phạm vi nghiên cứu: tại Kho Nguyên Phụ Liệu của Xí Nghiệp May V – Jean Nhà Bè. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Cơ sở lý luận của đề tài: Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu. + Tổng quan về Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè. + Tổng quan về Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè. + Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. + Tìm hiểu về nguyên tắc kiểm tra nguyên liệu và phụ liệu may. - Thực trạng và giải quyết vấn đề. + Nguyên tắc kiểm tra nguyên liệu. + Nguyên tắc kiểm tra phụ liệu. - Kết luận và đề xuất giải pháp:Từ thực tế hiện nay tại công ty và hệ thống làm việc còn chưa chuyên nghiệp nên còn nhiều bất cập liên quan tới nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. Cần đưa ra những giải pháp như thế nào để có thể giải quyết được những bất cập trên. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra thì người nghiên cứu quyết định sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và phối hợp các phương pháp để hỗ trợ lẫn nhau. Sau đây là một số phương pháp chính mà người nghiên cứu dùng để thực hiện đề tài: - Phương pháp tham khảo tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn và điều tra. - Phương pháp khảo sát thực tế. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện có hạn, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các Anh Chị, Thầy Cô và bạn bè để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Ngày ……..tháng ……..năm 2015 Sinh viên thực hiện
  • 9. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 9 Quách Thị Yến Nhi CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Nhà Bè. 2.1.1. Giới thiệu chung. Hình 2.1.1 Tổng Công Ty May Nhà Bè - Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng công ty may Nhà Bè – Công ty cổ phần. - Tên giao dịch: NHABE GARMENT CORPORATION - JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: NBC. - Logo công ty: - Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng. - Giấy ĐKKD số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2005. - Trụ sở chính: 04 Đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Điện thoại: (84-8) 8720077 - 38729124 - Fax: (84-8) 8725107 - Email: info@nhabe.com.vn - Website: http://www.nhabe.com.vn
  • 10. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 10 2.1.2. Sơ đồ tổ chức Hình 2.1.2 Sơ Đồ Tổ Chức NBC
  • 11. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 11 * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để triệu tập đại hội cổ đông, báo cáo công tác và trình đại hội cổ đông những việc sau: - Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp Đại hội cổ đông (ĐHCĐ). - Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty - Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty. - Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo kết quả tài chính năm, phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kiến nghị, bổ sung, sửa đổi điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ. - Thực hiện, trích lập các quỹ thuộc thẩm quyền, chia lợi tức cổ phần. - Thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc. - Bổ nhiệm, mãn nhiệm Tổng Giám Đốc (TGĐ), Phó Tổng Giám Đốc(PTGĐ), kế toán trưởng phòng, phó phòng, chánh phòng giám đốc các đơn vị trực thuộc,… * Ban kiểm soát Ban kiểm soát do ĐHCĐ bầu ra, trưởng ban kiểm soát chỉ đạo và phân công từng kiểm soát viên, có quyền hạn và nghĩa vụ như sau: - Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo Cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và kiến nghị khắc phục các sai phạm. - Tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của các đơn vị trực thuộc đối với Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), ban TGĐ trong quá trình thi hành nhiệm vụ, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động của công ty. - Được quyền yêu cầu HĐQT, thành viên của HĐQT, TGĐ và các quản lý của cá xí nghiệp, đơn vị trực thuộc,… cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ của mình. - Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát của HĐQT.
  • 12. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 12 - Tham gia các buổi họp ĐHCĐ, phát biệu ý kiến và có những kiến nghị nhưng không được tham gia giải quyết. * Ban Tổng Giám Đốc - TGĐ là người vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý trong công ty. - TGĐ có quyền quyết định và điều hành mọi công việc của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo chỉ định của Nhả nước và theo thỏa ước của tập thể, của ĐHCĐ, công nhân viên chức. - TGĐ do ĐHCĐ bổ nhiệm có quyền quyết định, tổ chức bộ máy quản lý trong công ty, thành lập, xác nhận hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc làm gọn nhẹ bộ máy quản lý. 2.2. Tổng quan về xí nghiệp may Khu v – Jean Nhà Bè. 2.2.1. Giới thiệu chung. - Tên doanh nghiệp phát hành: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè. - Tên thương mại: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè. - Người đại diện: Nguyễn Văn Thịnh. - Chức vụ: Giám đốc (GĐ). - Loại hình công ty: Doanh nghiệp Nhà nước. - Ngành nghề hoạt động: May mặc sản phẩm quần jeans, khaki các loại. - Địa chỉ: 22/14 Phan Văn Hớn – Tân Thới Nhất – Q.12 – TP.HCM - Điện thoại: (84.8).3883 1409 Fax: (84.8).3883 1411 - Website: www.nhabe.com.vn
  • 13. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 13 Hình 2.2.1 Xí Nghiệp May Khu V 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè. Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến ra đời theo quyết định số 966TM/QĐ ngày 21/11/1995 do sự liên doanh của hai xí nghiệp: Công ty may Miền Nam (GATEXCO) thuộc bộ thương mại và Công ty Việt Tiến (VTEC) thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam theo hợp đồng kinh tế đã thỏa thuận. Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến là xí nghiệp kinh doanh hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp được hoạt động với tổng số vốn điều lệ hình thành từ hai nguồn vốn góp của các thành viên sáng lập nên tổng số vốn ban đầu của xí nghiệp là: 5.758.855.093 đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 4.672.819.719 đồng - Vốn lưu động: 1.085.769.734 đồng Xí nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và các qui định của pháp luật, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp do bộ Thương Mại hai bên GATEXCO và VTEC thỏa thuận thông qua hội đồng quản trị. 11/11/1999 Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã đồng ý cho Công Ty May Việt Tiến bán lại toàn giá trị góp vốn của công ty may Việt Tiến tại thời điểm cổ phần hóa trong Xí Nghiệp liên doanh Nam Tiến.
  • 14. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 14 Vào ngày 31/12/1999 hai bên đã chấm dứt hợp đồng kinh doanh, bắt đầu từ ngày 1/1/2000 mọi vấn đề hoạt động nội tại của xí nghiệp may liên doanh Nam Tiến do công ty vải sợi Miền Nam chịu trách nhiệm. Cho đến năm 2011, Nhà Bè chính thức mua lại Nam Tiến từ Công ty vải sợi Miền Nam đổi tên lại là Xí nghiệp may khu V Jean – Nhà Bè. Từ đây mọi vấn đề đối với lao động, các khoản nợ phải thu, phải trả, các chế độ đối với ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ còn tồn tại đến nay chấm dứt. Xí nghiệp may khu V - Jean là xí nghiệp hoạt động dưới tư cách pháp nhân của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè và luật pháp Nhà nước. Trong thời gian qua xí nghiệp đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đem lại lợi nhuận cho Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Hiện nay, công ty hoạt động với quy mô mở rộng và bộ máy tổ chức được quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đặc điểm của mô hình này là mỗi bộ phận chuyên trách riêng về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và có quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Ngoài ra cơ cấu này còn có ưu điểm là phát huy tối đa tính tích cực nhất, linh hoạt nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn và khắc phục các sai phạm của từng bộ phận chuyên trách. GĐ là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chuyên đề xuất chiến lược, sách lược kinh doanh, tạo sự liên kết giữa các bộ phận, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất và đề ra phương hướng giải quyết sao cho vừa đảm bảo nguồn lực về vật chất kỹ thuật vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc (PGĐ) là trợ lý – là người tham mưu cho GĐ và là người giữ cho hoạt động của công ty bình thường khi Giám Đốc đi vắng. Dưới GĐ các phòng ban, chỉ thuần túy là làm nhiệm vụ chuyên môn cho cấp quản lý trong các lĩnh vực chuyên môn. Song song với các ưu điểm kể trên, mô hình này cũng không tránh khỏi tồn tại nhược điểm như GĐ còn phải xử lí quá nhiều công việc do phải quản lí tất cả các đơn vị trong công ty, thiếu sự phân cấp uỷ quyền. Như vậy nhiệm vụ của giám đốc quá nặng nề, còn nhiệm vụ các phòng ban đơn giản, nhẹ nhàng.
  • 15. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 15 - Bao gồm 4 phòng ban: + Phòng kế toán – tiền lương + Phòng kế hoạch + Phòng chuẩn bị sản xuất - Kỹ thuật + Phòng hành chánh – ISO  Giám đốc: Anh Nguyễn Văn Thịnh a. Chức năng - Chịu trách nhiệm trước Ban TGĐ về mọi hoạt động tại khu V - Jean Nhà Bè. - Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách của Ban TGĐ và hoạch định tổ chức đào tạo nguồn lực kế thừa tại khu V. - Tổ chức sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các bộ phận trên cơ sở phân công công việc hằng ngày, hàng tháng, hàng quý. b. Nhiệm vụ - Phân công nhiệm vụ cho các PGĐ giải quyết và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được giao phụ trách và thực hiện kiểm tra hằng ngày, hàng tháng, hàng quý. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý. - Họp và triển khai thực hiện kế hoạch tuần, tháng. - Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất hàng ngày để đảm bảo kế hoạch sản xuất theo tuần và tháng đạt yêu cầu. - Kiểm soát toàn bộ vật tư, hàng hoá, ký phiếu xuất vật tư, thiết bị, hàng hoá theo quy định của Tổng công ty. - Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày của đơn vị về cho Ban TGĐ và Phòng Kế Hoạch Thị Trường. - Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên xây dựng quy chế thi đua sôi nổi trong sản xuất. - Dựa vào công tác tuyển dụng của Tổng Công Ty, lên kế hoạch thông báo tuyển dụng nội bộ. - Thực hiện tốt chế độ kế toán, tiền lương, tiền thưởng đúng chế độ cho người lao động ,bảo quản, giữ gìn tài sản của Tổng Công Ty giao, bảo quản thiết bị và có kế hoạch bảo trì thiết bị. - Thực hiện công tác kiểm kê, chế độ báo cáo theo quy định của Tổng Công Ty. - Lên kế hoạch tiết kiệm vật tư cơ điện, tình hình sử dụng điện, nước, điện thoại ….của Xí Nghiệp. -Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực, thiết bị và dụng cụ cho các bộ phận.
  • 16. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 16 -Đảm bảo nhu cầu các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng. -Thiết lập các mục tiêu chất lượng tương quan với kế hoạch chiến lược của Xí Nghiệp. c. Quyền hạn - Được quyền đề xuất với Ban TGĐ bố trí và đề bạc cán bộ quản lí dưới quyền trong phạm vi cho phép. - Được quyền xử lí những cán bộ công nhân viên làm việc không đúng quy trình hệ thống dẫn đến sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, có thể chuyển đổi công tác hoặc cho thôi việc. - Ký duyệt các báo cáo trình TGĐ duyệt.  Phó Giám Đốc Kiêm Quản Đốc Phân Xưởng Hoàn Thành: Anh Phạm Đức Hiếu a. Chức năng, nhiệm vụ - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng tại các khu vực: + Phòng kế hoạch. + Kho nguyên phụ liệu. + Phòng chuẩn bị sản xuất. + Phân xưởng cắt. + Đóng nút + cắt chỉ. + Hút bụi + Ủi thành phẩm. + KCS thành phẩm. + Thu hoá + đóng gói. - Dựa vào kế hoạch sản xuất đầu tháng, lên lịch thông báo giao hàng theo tuần. - Tổ chức thực hiện và kiểm soát thực hiện của 3 tổ trưởng (cắt chỉ - ủi thành phẩm, thu hóa + đóng gói - đóng nút). - Điều động, cân đối giữa các Tổ trưởng tại các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng. - Theo dõi báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ giao nhận WASH . - Sau khi xuất xong một mã hàng, phối hợp phụ trách KCS làm biên bản báo cáo hàng tồn, phân loại để nhập kho theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch, Phụ trách hoàn thành, Phụ trách KCS).
  • 17. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 17 - Nhắc nhở kiểm tra thường xuyên về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, sắp xếp tại khu vực hoàn thành sao cho luôn sạch sẽ, gọn gàng. - Duyệt kế hoạch hàng tháng. - Tổ chức và xây dựng ổn định có hệ thống làm việc của lực lượng KCS thành phẩm, chịu trách nhiệm 100% hàng đạt chất lượng được xuất khỏi Xí Nghiệp. - Nhắc nhở, đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận đúng tiến độ. - Duy trì và làm việc theo hệ thống. b. Quyền hạn - Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm đến chất lượng sản phẩm gây sai hỏng hàng loạt (đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu). - Đề xuất những giải pháp nhằm phục vụ công tác giao hàng tốt hơn. - Đối với khu vực giao nhận ngoài: Anh Hiếu _ Giao nhận trong: Chú Duy +Lấy năng suất giao nhận, chuyển trả thành phẩm phải ghi rõ ràng, có ký nhận. Thực hiện ghi bảng và sổ tại bàn phụ trách. + Lấy trung thực, không thông đồng cùng chuyền trưởng. +Giao nhận hàng WASH phải đếm sản phẩm có sổ và phiếu giao nhận của hai bên. +Tập kết hàng theo đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phải treo bảng nhận dạng. - Đối với khu vực cắt chỉ + đóng nút: Anh Hùng + Phối hợp kĩ thuật và kế hoạch đóng nút quần mẫu cho khách hàng duyệt. + Theo dõi việc ghi năng suất 2h/lần của từng công nhân bằng biểu ghi năng suất. + Kiểm soát nhân viên cắt chỉ sạch sẽ trong và ngoài sản phẩm. + Tại vị trí cắt chỉ không được để đầu chỉ, đầu passant, dây rơi xuống nền nhà. + Đôn đốc, nhắc nhở về chất lượng tại bộ phận tổ trưởng quản lý. + Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có biển nhận dạng. + Giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động nơi làm việc đúng quy định. - Đối với khu vực hút bụi, ủi thành phẩm: Anh Đinh Văn Chốn +Tổ trưởng ủi kết hợp kĩ thuật chuyền, KCS thành phẩm hướng dẫn công nhân ủi và cho khách hàng kí duyệt (làm cơ sở ủi đại trà) + Phải hút, thổi 100% hàng trước khi chuyển qua KCS kiểm giàng quần. + Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có bảng nhận dạng.
  • 18. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 18 + Mỗi công nhân ủi đều phải ghi tên lên bó hàng sau khi ủi xong. + Thường xuyên nhắc nhở chất lượng,năng suất . + Giữ gìn vệ sinh + an toàn lao động nơi làm việc đúng quy định. + Tuân thủ hệ thống làm việc đúng quy định + Theo dõi biểu báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may,tiến độ sau WASH . + Thông tin và làm việc trực tiếp với quản lí chuyền về hàng sửa thành phẩm, hàng sửa sau WASH. + Cân đối và điều động lực lượng ủi, đóng nút thành phẩm theo từng giờ, từng ngày một cách hợp lý và khoa học. + Duy trì và kiểm soát biểu mẫu ghi năng suất cá nhân. Quy trách nhiệm bằng công việc ghi số cho các công nhân để đánh giá chất lượng ủi và cắt phiếu chất lượng. + Lắng nghe và có hành động khắc phục triệt để về chất lượng sản phẩm khi KCS Xí Nghiệp, QC công ty và khách hàng góp ý. - Đối với khu vực thu hoá , đóng gói: Anh Dung + Làm sản phẩm mẫu cho khách hàng duyệt. +Phải có List xuất cho từng mã hàng. + Đóng hàng đúng theo List. + Lập bảng nhận dạng tại khu vực thu hoá, đóng gói. + Công tác vệ sinh, nhặt chỉ trước khi gấp xếp. + Ghi sổ và chữ trên thùng phải rõ ràng, không được bôi xoá. + Điều động cân đối giữa các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng. + Kiểm tra, thực hiện theo dõi List đóng hàng, thực hiện ghi số theo đúng quy định. + Đảm bảo đóng hàng đúng, đủ, không gian lận (nếu trường hợp đóng thiếu yêu cầu báo cáo phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp và xin ý kiến). + Nhận bao bì, nhãn đóng gói theo từng ngày và đăng kí cho ngày hôm sau theo số lượng nhãn thể hiện trên list xuất hàng. + Qua một ngày giao hàng phối hợp với KCS làm báo cáo hàng tồn phân loại để nhập kho theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp, phụ trách khu hoàn thành, tổ trưởng KCS). + Kiểm tra và nhắc nhở bộ phận giao nhận bao bì, nhãn đóng gói nhằm tránh thất thoát.
  • 19. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 19 + Bám sát kế hoạch, thông báo giao hàng, đưa ra kế hoạch mục tiêu hàng giờ ngày nhằm đảm bảo tiến độ. + Nhắc nhở và kiểm tra thường xuyên về công tác sắp xếp, vệ sinh tại khu vực hoàn thành. Trên đây là những nội dung phân công và nhiệm vụ cho Ban Giám Đốc, phụ trách các bộ phận trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ tiếp tục chỉnh sửa hoặc bổ sung nhằm phù hợp với quá trình sản xuất cũng như phát triển tại xí nghiệp may Khu V.  Phòng kế hoạch : Chị Ngân - Thay mặt Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động tại các bộ phận như sau: + Phòng kỹ thuật – Chuẩn bị sản xuất (KT – CBSX) + Kho nguyên phụ liệu (NPL) + Phân xưởng cắt - Theo dõi việc nhập xuất hàng, cân đối xe chở hàng (trên tinh thần tiết kiệm chi phí vận chuyển). - Làm việc trực tiếp với khách hàng và theo dõi kế hoạch, tiến độ phát triển mẫu, ngày giao hàng đúng thời hạn theo quy định của khách hàng. - Thông tin cho GĐ, PGĐ về tình hình đồng bộ nguyên phụ liệu các mã hàng mỗi ngày. - Lập kế hoạch chuyền, ngày đồng bộ trên cơ sở thông báo giao hàng của phòng kế hoạch cũng như khách hàng. - Theo dõi tiến độ cắt cũng như tổ trưởng cắt, đảm bảo kế hoạch cắt đủ bán thành phẩm, hàng in, hàng thêu để cung cấp đủ cho chuyền may. - Giải quyết các vướng mắc tại các bộ phận được phân công - Quản lí và có chế độ báo cáo hàng xuất, nhập tồn theo từng mã hàng theo tháng, theo quý đúng quy định (đặc biệt chế độ báo cáo tồn sau khi xuất xong một mã hàng). - Phân công nhiệm vụ cụ thể và có kiểm tra chế độ báo cáo của từng nhân viên dưới quyền để công việc không bị ách tắc. - Quản lí kho tàng, cấp vật tư đúng định mức. - Phối hợp với bộ phận hoàn thành và làm việc trực tiếp với Phòng kế hoạch thị trường của khách hàng và tiến độ giao hàng tại tổ Hoàn Thành. - Cân đối vật tư – NPL. - Duy trì triệt để tại các bộ phận làm việc theo hệ thống trong sổ tay quy định.  Phòng hành chính - ISO: Anh Trương Quang Duy
  • 20. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 20 - Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp, hoạch định và triển khai thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược Xí Nghiệp. - Tham gia việc ban hành các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Xí Nghiệp. - Xây dựng nội qui, quy định, chế độ, chính sách nhân sự và quản lí nguồn nhân lực. - Xây dựng, phát triển, cải tiến, và áp dụng hiệu quả hệ thống các công cụ sử dụng trong quản lí nguồn nhân lực: lương, thưởng, đánh giá năng lực, công việc……. - Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự. - Phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo và kiểm soát các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp. - Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ Xí Nghiệp, đảm bảo sự công bằng, hợp pháp theo đúng quy định của Xí Nghiệp. - Tổ chức, quản lí văn phòng, đảm bảo trật tự, môi trường làm việc, an toàn, sạch sẽ, Phòng cháy chữa cháy. - Quản lý hành chính văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn, tiếp tân và điều hành nhân sự toàn khối văn phòng. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và các công việc hành chính khác theo các chế độ do Nhà Nước và Công ty quy định.  Phòng chuẩn bị sản xuất – kỹ thuật: Anh Nguyễn Quốc Hiệp - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về mọi hoạt động tại phòng kĩ thuật. Bao gồm KT – CBSX và Kỹ thuật chuyền (KTC). - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất. - Tổ chức, phân công công tác cắt mẫu, may mẫu, làm rập, giác sơ đồ theo kế hoạch hàng ngày. - Kiểm tra tiến độ may mẫu, thực hiện chế mẫu, chuẩn bị cữ gá lắp, thống nhất quy trình may. - Tiếp nhận toàn bộ các góp ý của Khách hàng và Phòng Kỹ Thuật của Tổng Công Ty để triển khai và thực hiện công việc kịp thời. - Chuẩn bị đầy đủ sơ đồ, rập ốp chính xác nhằm phục vụ tổ cắt. - Theo dõi công tác triển khai kỹ thuật ở chuyền. - Duy trì và kiểm tra sổ tay kỹ thuật thường xuyên. - Theo dõi và báo cáo công việc của nhân viên Kỹ thuật, trình Ban Giám đốc mỗi ngày.
  • 21. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 21  Phòng kế toán – tiền lương: Chị Lê Thị Ngọc - Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán với khách hàng, quản lí và sử dụng tiết kiệm hợp lí các vật tư thiết bị tiền vốn trong sản xuất. - Theo dõi công tác tổ chức nhân sự, xét thi đua, tính bảo hiểm cho công nhân viên. - Thực hiện các chính sách, chế độ nguyên tắc về tài chính lên GĐ và các phòng ban liên quan. - Theo dõi ghi chép hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vốn kinh doanh, thu, chi, thanh toán công nợ. - Phát lương cho nhân viên. - Thực hiện các báo cáo tài chính.  Phân xưởng cắt: Anh Nho a. Chức năng, nhiệm vụ - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, phụ trách phòng kế hoạch về mọi hoạt động của tổ cắt. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, nhận rập sơ đồ từ phòng CBSX nhận NPL từ kho. - Xây dựng và triển khai phương án cắt cho nhân viên thống kê cắt. - Tổ chức và đào tạo nhân sự bộ phận cắt có cán bộ kế thừa nhằm đảm bảo chất lượng cắt, đánh số, ép mex có kế hoạch đồng bộ để phục vụ tại các chuyền may. - Triển khai công đoạn cắt và phân loại cho từng mã hàng, kiểm tra chất lượng trải - cắt, in thêu, ép keo, đánh số - bóc tập, phối kiện và giao cho chuyền may. - Phối hợp phòng kĩ thuật, kho nguyên phụ liệu theo dõi nguyên phụ liệu đồng bộ, xử lí kịp thời những tình huống phát sinh xảy ra nhanh chóng và kịp thời. - Chỉ đạo giải quyết và kiểm tra những ách tắc gây khó khăn tại các chuyền may nhanh và hiệu quả (sau đó có chế độ báo cáo lại). - Quản lý kiểm soát thống kê cắt, thực hiện công tác tiết kiệm. - Từng mã hàng kết thúc có chế độ báo cáo vải thừa, thiếu (công tác nhập kho). Lên kế hoạch cắt đầu khúc, đầu tấm để tận dụng triệt để nguyên phụ liệu. - Đào tạo, nhắc nhở từng bộ phận thực hiện đúng hướng dẫn công việc. - Kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy công ty tại các bộ phận. - Duy trì và làm việc theo hệ thống. b. Quyền Hạn
  • 22. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 22 - Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm chất lượng sản phẩm gây sai phạm hàng loạt, đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu. - Đề xuất phương án, nhân sự nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
  • 23. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 23
  • 24. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 24 Hình 2.2.3.1 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng cắt Tổ 1 ( C.Hưng. C.Nga) Tổ 2 ( C.Sáu. A.Hoà) Tổ cơ điện ( Anh Nguyễn Chí Tuệ) Kĩ Thuật Chuyền ( C. Đặng Thị Kim Loan) Kcs chuyền ( Huỳnh Ngọc Quyến) Cắt chỉ, vệ sinh, đóng nút ( Anh Hùng) Ủi thành phẩm, đính lai, gắn nhãn( Đinh Văn Chốn) KCS Thành Phẩm ( Anh Lê Hoài Phương) Thu Hoá, đóng gói ( Anh Dung) PhụTráchHoànThành (AnhDung) Phân xưởng cắt (Anh Nho) Kho NPL ( Chị Hương+ Anh Đức) Phòng KĨ THUẬT CBSX ( Anh Nguyễn Quốc Hiệp) Phòng hành chính + ISO (Trương Quang Duy) Phòng kế hoạch ( Nguyễn Văn Phước) Phòng Kế Toán Tiền Lương (Chị Lê Thị Ngọc) Phân xưởng hoàn thành ( Anh Phạm Đức Hiếu) Tổ 3 ( C. Xuân. C.Thuỷ) Tổ 4 ( C. Hường. C.Huyền) Quảnđốc (H.ThịPhươngChi) Quảnđốc (NguyễnThịTriệu) Giámđốcxínghiệp (NGUYỄNVĂNTHỊNH) P.Giámđốcsảnxuất (NGUYỄNTHỊTRIỆU) P.Giámđốckếhoạch (PhạmĐứcHiếu) Hình2.2.3.2SơđồtổchứckhuV
  • 25. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 25  Phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi Hình 2.2.3.3 Sơ đồ tổ chức xưởng may Mỗi xí nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau. Đối với Xí Nghiệp May Khu V – Jean Nhà Bè, xưởng may được đặt ở lầu 1, thuận tiện cho xưởng cắt và hoàn thành, tạo điều kiện cho công tác vận chuyển bán thành phẩm và thành phẩm nhanh chóng, đáp ứng đúng thời gian giao hàng cho Khách hàng. Phân xưởng may có 5 chuyền may dưới sự quản lí của Quản đốc phân xưởng. Mỗi chuyền may được một chuyền trưởng cùng tổ trưởng phối hợp quản lý hơn 50 lao động. Bên cạnh đó, mỗi chuyền còn có một KTC hỗ trợ kĩ thuật cho chuyền hoạt động hiệu quả, đúng yêu cầu kĩ thuật của Khách hàng. Xí nghiệp may Khu V – Jean Nhà Bè bố trí sản xuất theo dây chuyền cụm: cụm thân trước, cụm thân sau, cụm lắp ráp. - Ưu điểm: + Mềm dẻo trong sản xuất, cán bộ quản lí làm việc hiệu quả hơn. + Sản phẩm chủ lực và cũng thường xuyên sản xuất một loại mặt hàng nên dễ dàng cho việc thiết kế chuyền, thường là thiết kế chuyền cố định. + Tiết kiệm diện tích nhà xưởng.
  • 26. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 26 + Tay nghề công nhân cao, công nhân vắng ít bị ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, tiết kiệm thời gian đi lại của công nhân nhằm giảm thời gian chết trong sản xuất. - Nhược điểm: + Lượng hàng trong chuyền nhiều, mất mỹ quan trong xưởng. + Không thể cân đối tương xứng, độc lập giữa các vị trí nên cần nhiều người lấy hàng, kiểm tra các công đoạn khó. Chức năng nhiệm vụ phân xưởng may - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Quản đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền triển khai. - Phối hợp KTC trong công tác triển khai mã hàng mới. - Săp xếp kĩ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng KTC. - Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá để phục vụ sản xuất. - Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành. - Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm tra cho KCS. - Lập sổ phân công công việc hằng ngày trình phụ trách kỹ thuật kiểm soát. - Thống nhất quy trình cùng KTC, nhân viên quy trình. - Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.
  • 27. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 27 Hình 2.2.3.4 Sơ đồ tổ chức xưởng may - PGĐ : Anh Phạm Đức Hiếu - QUẢN ĐỐC: Chị Huỳnh Thị Phương Chi - TỔ TRƯỞNG KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan - TỔ TRƯỞNG CƠ ĐIỆN: Anh Cường - TỔ TRƯỞNG KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến - CHUYỀN 1: C.Hưng (Chuyền Trưởng) + C.Nga (Tổ Trưởng) - CHUYỀN 2: C.Sáu (Chuyền Trưởng) + A.Hoà (Tổ Trưởng) - CHUYỀN 3: C.Huyền (Chuyền Trưởng) + C.Hường (Tổ Trưởng) - CHUYỀN 4: C.Thuỷ (Chuyền Trưởng) + C.Xuân (Tổ Trưởng)  Phó giám đốc: Anh Phạm Đức Hiếu a . Chức năng, nhiệm vụ - Thay mặt GĐ điều hành mọi hoạt động sản xuất tại 5 chuyền may và hoạt động của Xí Nghiệp Khu V khi GĐ vắng mặt. QĐ: H.T.PHƯƠNG CHIC1:NGA+HƯNG C2:HOÀ+SAÚ C3:HƯỜNG+HUYỀN C4:XUÂN+THUỶ CƠĐIỆN KCSCHUYỀN KĨTHUẬTCHUYỀN
  • 28. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 28 - Trực tiếp quản lý: Quản Đốc, Liên Chuyền Trưởng, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, KTC tại 5 chuyền may. - Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, Liên Chuyền Trưởng, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, KTC. - Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà Giám đốc triển khai. - Phó Giám Đốc Xí Nghiệp cần phải: +Đối với bộ phận kỹ thuật triển khai: o Duyệt quy trình may o Họp triển khai sản xuất o Tổng hợp kết quả triển khai o Xử lý mang tính tập thể những ách tắc đã và đang xảy ra +Đối với bộ phận cơ điện: o Kiểm tra phiếu đăng ký thiết bị. o Chuẩn bị máy móc thiết bị, cử gá. o Tập hợp cơ điện khi có sự thay đổi kiểm tra lại thái độ phục vụ, thời gian sửa chữa. - Kiểm soát và điều hành sản xuất các chuyền may. +Chuẩn bị chuyển đổi mã hàng. +Quy trình may. +Phân công lao động. +Thiết kế chuyền. +Năng suất giờ của cá nhân, cụm, chuyền. - Có giải pháp khi đã kiểm tra: + Kiểm tra cân đối đổ bán thành phẩm. + Hành động khắc phục. + Hành động cải tiến. - Quản lý và nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỹ luật lao động theo quy định của Tổng Công Ty ban hành. - Báo cáo cho Giám đốc mọi hoạt động và diễn tiến khi cần thiết. b. Quyền hạn
  • 29. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 29 - Được quyền triệu tập các cuộc họp tại từng cụm, từng chuyền theo kế hoạch sản xuất (Khi tình hình sản xuất không ổn định). - Được quyền phân bổ, hoán đổi thiết bị tại khu vực sản xuất. - Được quyền đề xuất, thay đổi, hoặc đề cử cán bộ quản lý dưới quyền khu vực mình quản lý. - Được quyền chuyển đổi công tác, bước công việc của cán bộ công nhân viên dưới quyền nếu có sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đơn vị. - Đề xuất khen thưởng và lên lương nhân viên trước Giám đốc. - Trực tiếp kí giấy ra vào cổng cho cán bộ quản lí chuyền và các trưởng bộ phận.  Quản đốc phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi a. Chức năng - Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình quản lý khi PGĐ đi vắng. - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về công tác tổ chức sản xuất tại chuyền may và chất lượng sản phẩm. - Báo cáo sản xuất cụm 2h/lần cho PGĐ về tình hình sản xuất tại các chuyền may. b. Nhiệm Vụ - Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của chuyền trưởng, tổ trưởng, công nhân. - Chịu trách nhiệm trước GĐ về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện ở các chuyền may. - Kiểm tra và phân công lao động, thiết kế chuyền của các chuyền trưởng, tổ trưởng. - Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất (tình hình đã chuẩn bị tới đâu). - Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm,phát hiện kịp thời cá nhân không đạt định mức, hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, nhân rộng những thao tác tốt có năng suất cao, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm, chuyền. - Kiểm tra công tác triển khai kĩ thuật của KTC, công tác thực hiện nhiệm vụ của tổ cơ điện khi chuyển đổi. - Giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến năng suất tại các chuyền may trong giờ, ngày. - Ghi chép thông tin tình hình sản xuất 2 giờ/lần cho PGĐ và báo cáo những vấn đề không giải quyết được để PGĐ chỉ đạo kịp thời. - Kiểm tra việc giao nhận phụ liệu, định mức phụ liệu khi kĩ thuật triển khai (có vượt định mức không), bán thành phẩm và thành phẩm giữa Cắt, May, Ủi.
  • 30. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 30 - Tiếp nhận thông tin đóng góp ý kiến của Khách hàng, đề ra phương án nhanh chóng và có hướng dẫn giải quyết triệt để, kiểm soát duy trì hành động khắc phục của cá nhân, cụm trong suốt quá trình sản xuất. - Kiểm tra kế hoạch đổ bán thành phẩm, tiến độ sản xuất cụm, chất lượng sản phẩm cụm tại các chuyền may nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như doanh thu của các chuyền may. - Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỷ luật theo quy định của Tổng Công Ty Và Xí Nghiệp ban hành. - Thực hiện và duy trì việc kiểm soát xé phiếu chất lượng của chuyền trưởng, tổ trưởng và KCS chuyền. - Cân đối lao động giữa các chuyền may→đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng cũng như năng suất. - Đề xuất ý kiến đào tạo Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng sản xuất kế thừa. - Kiểm tra việc ghi năng suất hàng ngày của chuyền trưởng, tổ trưởng, và phiếu ghi năng suất công nhân. - Báo cáo năng suất từng cụm vào sổ cho PGĐ xí nghiệp và ghi rõ nguyên nhân, giải pháp. - Duy trì triệt để làm việc theo hệ thống.  Phụ trách KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến a. Chức năng,nhiệm vụ - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ về hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. - Tổ chức và duy trì hệ thống, phân công và phân nhiệm kiểm soát chất lượng trong toàn công ty. - Điều hành phân công nhiệm vụ tổ trưởng KCS chuyền may - Tập huấn KCS mới về công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức thực hiện hệ thống và ghi báo cáo. - Phối hợp quản lý chuyền, phụ trách hoàn thành, KTC thực hiện và theo dõi các hành động khắc phục và phòng ngừa. - Kiểm tra việc thực hiện cắt phiếu chất lượng của KCS tại các bộ phận triệt để. - Quan hệ Khách hàng, tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục. - Bố trí nhân viên thực hiện kiểm Pre_final tại các mã hàng (trước khi cho khách hàng kiểm tra). - Phục vụ công tác kiểm final với Khách hàng.
  • 31. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 31 b. Quyền Hạn - Được quyền ngưng sản xuất những cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Được quyền đề xuất những cá nhân không đạt yêu cầu (sau khi huấn luyện nhưng không đạt hiệu quả).  Tổ trưởng KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Quản Đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền khi triển khai, kể cả hàng sau WASH. - Phối hợp cùng KTC trong công tác triển khai mã hàng mới. - Sắp xếp kỹ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng KTC. - Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá lắp để phục vụ sản xuất. - Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành. - Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm cho KCS. - Lập sổ phân công, công việc hàng ngày trình phụ trách kĩ thuật kiểm soát. - Thống nhất quy trình cùng KTC và nhân viên quy trình. - Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.  Tổ cơ điện: Anh Cường - Chịu trách nhiệm trước GĐ, PGĐ, Phụ Trách Phòng Kế Hoạch về mọi hoạt động của tổ cơ điện. - Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức phân công bảo trì, sửa chữa máy móc. - Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền. - Tổ chức đào tạo lực lượng thợ máy theo hình thức tại chỗ. - Phối hợp cùng quản lý, bộ phận kỹ thuật nghiên cứu, chế cữ gá lắp phục vụ cho sản xuất. - Tiếp nhận phiếu đăng kí thiết bị từ quản đốc, từ đó kiểm tra và điều tiết hợp lý trong trường hợp thiết bị thiếu tại Xí nghiệp, chủ động liên hệ với các đơn vị bạn. - Bố trí người lập sổ theo dõi mượn, thuê máy móc thiết bị ra vào Xí nghiệp. - Lên kế hoạch hàng tuần, tháng phân công người theo dõi lý lịch và quản lý thiết bị, bảo trì, tra dầu cho các loại thiết bị tại các chuyền và yêu cầu công nhân tự ghi vào sổ theo dõi khi vệ sinh tuần. - Hàng tháng, quý đưa ra kế hoạch vệ sinh thiết bị, hệ thống làm mát, quạt.
  • 32. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 32 - Ngày 25 hàng tháng lên kế hoạch dự trù vật tư thiết bị. - Được quyền đề xuất chuyển trả những cá nhân không đảm đương được công việc. - Đề xuất khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho Xí nghiệp.  Chuyền trưởng + Tổ Trưởng a. Chức năng, nhiệm vụ - Chịu sự điều hành trực tiếp của Quản đốc và PGĐ để đáp ứng sản xuất. - Chịu trách nhiệm về năng suất & chất lượng lẫn số lượng hàng hoá. - Chuẩn bị bán thành phẩm và phụ liệu. Thực hiện công việc rải chuyền, kiểm tra, đôn đốc tiến độ theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất. - Trong những ngày đầu lên chuyền phải nắm bắt kịp thời tay nghề, thời gian chế tạo từng công đoạn, bàn bạc thống nhất giữa các bộ phận kĩ thuật, bộ phận rập cải tiến để cân đối quy trình sản xuất, nhân sự, máy móc, thiết bị cần để đạt năng suất quy định. - Theo dõi năng suất suất từng giờ và tỉ lệ phần trăm đạttrong ngày để điều tiết hợp lý giờ công lao động của từng công nhân, tránh lãng phí và những bất hợp lí trong sản xuất. - Phối hợp với nhóm rập cải tiến đưa ra các hướng dẫn nhằm loại bỏ thao tác thừa, sử dụng cử rập gá lắp phù hợp dẩy mạnh năng suất. - Kiểm tra số lượng hàng thành phẩm hằng ngày, các bán thành phẩm liên quan đến các công đoạn, phục vụ theo yêu cầu sản xuất của chuyền. - Hàng ngày phải báo cáo tình hình sản xuất trong ngày, nêu ra những vướng mắc, khó khăn cũng như dự báo tình hình sản xuất lẫn nhân sự cho quản đốc để kịp thời có hướng xử lí. - Sắp xếp hàng hoá trên chuyền một cách gọn gàng khoa học. Hàng ngày kiểm tra, đôn đốc công nhân mình làm việc, đảm bảo tốt quy định về vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. - Quản lí số lượng thành phẩm, giao nhận hàng giữa các bộ phận liên quan phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, tránh thất thoát. - Khi kết thúc đơn hàng, phải nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận thu gom các NPL thừa hoặc hư hao. Dọn dẹp chuyền sạch sẽ để chuyển mã hàng mới lên, tránh tình trạng lẫn lộn NPL giữa các mã hàng. b. Quyền hạn - Được quyền đề xuất tăng giảm bậc thợ tay nghề của công nhân trong tổ.
  • 33. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 33 - Được phép trả nhân sự khi vi phạm nội quy và quy định của công ty. - Đưa ra quyết định phạt trừ trong việc thất thoát nguyên phụ liệu. - Ý kiến đề xuất lên ban giám đốc khen thưởng hay kỉ luật các thành viên trong tổ. Ngoài ra, còn có các bộ phận như: bảo vệ, vệ sinh, bốc xếp... Dựa vào màu áo mặc mà công nhân có thể phân biệt được chức vụ của cán bộ quản lý như sau: - Áo xanh dương : Quản Lý - Áo xanh lá cây: KTC - Áo đỏ: Kiểm Hoá QC - Áo vàng: Tổ Trưởng Và Chuyền Trưởng - Nón xanh lá mạ : Công Nhân Đang Được Đào Tạo - Áo cam : Cơ Điện Hình 2.2.3.5 Bảng nhận dạng màu áo 2.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động. 2.3.1. Chức năng Công Ty May Khu V - Jean Nhà Bè được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Bộ Thương Mại, được phép sản xuất các loại quần áo may mặc và xuất nhập khẩu (trừ sản phẩm da lông thú). 2.3.2. Mục tiêu - Với cam kết định hướng vào khách hàng và không ngừng cải tiến Hệ thống quản trị chất lượng, Tổng Giám Đốc đã thiết lập chính sách chất lượng nhằm định hướng cho các hoạt động của phòng ban, bộ phận trong công ty.
  • 34. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 34 - Chính sách chất lượng được tuyên truyền rộng rãi trong công ty để toàn thể cán bộ- công nhân viên có thể thấu hiểu và thực hiện. - Chính sách chất lượng được xem xét định kỳ tính hiệu quả và sự phù hợp với các thời kỳ cụ thể hoặc trong các trường hợp đột xuất khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ khách hàng hoặc các yêu cầu về luật pháp ảnh hưởng tới Hệ thống chất lượng. - Phát triển mạnh sản xuất và gia công hàng may mặc, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. - Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ hợp tác mở rộng với nhiều khách hàng cả trong nước và nước ngoài. - Đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2.3.3. Nhiệm vụ: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau: - Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm. - Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. - Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang. - Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. - Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. 2.3.4. Qui mô hoạt động - Giá trị tài sản cố định: 5.846.222.142 đồng. - Số lượng máy móc: 420 máy. - Dây chuyền sản xuất: 5 chuyền. - Số lượng công nhân: 420 người. - Định hướng quản lý sản xuất theo hệ thống Lean, 5S. - Sản xuất: các mặt hàng Jean, chủ yếu là quần Jean. - Xuất khẩu: mặt hàng quần áo Jean các loại.
  • 35. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 35 - Nhập khẩu: nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ ngành may. - Khách hàng thân thiết: Excel kind, ASC, Vigawell, Waxjeans, Mansion, ... 2.4. Tổng quan về nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. 2.4.1. Các nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu. - Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, phải ghi vào sổ và có ký nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này. - Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc, số lượng, chất lượng, khổ vải....trước khi cho nhập kho chính thức. - Đối với các loại hàng cao cấp như nỉ, dạ, nhung, băng lông,...phải dung dây mềm để bó buộc, không dược dùng dây cứng như đay, thừng, gai,... Trong khi xếp không được ấn mạnh tay, gây xô lệch; khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, không được nhấc mạnh, không được dẫm đạp lên nguyên liệu. - Đối với một số mặt hàng có độ co giãn lớn, chỉ được xếp cao 1 m. Cần phải phá kiện trước 3 ngày và xổ vải cho ổn định độ co ít nhất 1 ngày trước khi đưa vào sản xuất. - Khi đo đếm xong, phải ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng của cây vải vào một miếng giấy nhỏ đính vào đầu cây vải theo quy định. Sau đó, chịu trách nhiệm báo cho phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch trước 3 ngày để tiện cân đối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ. Đồng thời, phải chuẩn bị đầy đủ số lượng vải cho phân xưởng cắt ít nhất trước 1 ngày để nơi đây có thể chủ động sản xuất.
  • 36. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 36 - Khi cấp phát nguyên liệu cho phân xưởng cắt, phải thực hiện phân loại thao từng bàn cắt và theo phiếu hạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm. - Đối với vải đầu tấm, cần phải được kiểm tra, phân chia theo từng loại khổ, chiều dài, màu sắc... Sau đó, làm bảng thống kê, gửi phòng kỹ thuật và xó kế hoạch nhận lại số vài này về kho để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng vào việc tái sản xuất. - Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt... đều phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại, làm cơ sở làm việc lại với khách hàng. - Tất cả các phụ liệu phát sinh do quá trình phá kiện như bao bì, dây đai, giấy gói, hòm gỗ,...đều phải xếp gọn gàng, thống kê vào sổ sách để có thể sử dụng lại khi cần. - Tất cả các loại nguyên phụ liệu đều phải có sổ giao nhận hàng của kho. Sổ này phải ghi rõ ràng chính xác, đầy đủ, không được tẩy xóa và phải lưu trữ để tiện việc kiểm tra theo dõi sau này. - Tất cả nguyên phụ liệu trong kho cần phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đề phòng mối mọt, chuột bọ... và phải có đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy và phòng gian bảo mật. - Các nhân viên coi kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội quy mà công ty đã đề ra và chịu sự phúc tra của ban thanh tra khi cần. 2.4.2. Các điều kiện để kiểm tra nguyên phụ liệu đạt hiệu quả. 2.4.2.1. Nhân viên kiểm tra nguyên phụ liệu. - Nhân viên kiểm tra phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra nguyên liệu đã được phê duyệt. - Khi kiểm tra, luôn kiểm tra trên mặt phải vải. - Có đầy đủ dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi kiểm tra. - Phải vệ sinh máy, khu vực kiểm tra, thiết bị, dụng cụ trước khi kiểm tra. Các thanh cuốn phải sạch và không sắc cạnh. - Căn chỉnh hệ thống chiếu sáng, tốc độ máy,...cho phù hợp với quá trình kiểm. 2.4.2.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra nguyên phụ liệu. - Khu vực kiểm tra: phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng. Thông thường, để kiểm tra vải, người ta đặt nguồn sáng trên cao. Mức độ chiếu sáng bề mặt nên được tối thiểu là 1075 lux.
  • 37. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 37 - Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh dấu lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán....) 2.4.2.3. Các thông tin, tài liệu cần thiết cho kiểm tra nguyên phụ liệu: do phòng kinh doanh cung cấp: - Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận. - Tổng số vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot) - Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhuộm- nếu có thể) từ nhà cung cấp hay các mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng đẻ so sánh màu sắc, cảm quan và thẩm tra bề mặt. - Số lượng tối đa/ tối thiểu của một cây vải ( nếu có yêu cầu). - Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp. 2.4.3. Kiểm tra, đo đếm nguyên liệu 2.4.3.1. Kiểm tra về số lượng - Đối với vải xếp tập: dùng thước đo chiều dài của 1 lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải, rồi nhân số lớp này với chiều dài của 1 lá vải ( cộng thêm lá lẻ, nếu có), để có tổng chiều dài toàn bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ỏ đầu cây vải hay không. - Đối vơi vải cuộn tròn: nếu có máy kiểm vải, ta sẽ kiểm tra độ dài cây vải theo đồng hồ gắn trên máy. Trong điều kiện ta chưa có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số lượng ghi trên phiếu ở đầu cây vải là chính, trong đó có nhận xét, phân tích theo cảm tính, nếu thấy có hiện tượng nghi vaansthif phải xổ cây vải ra, đo lại toàn bộ. Cũng có thể dùng 1 trong 2 cách sau: + Dùng phương pháp đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài của cây vải ( 1 cách tương đối). Phương pháp này không chính xác, đòi hỏi người thủ kho phải có nhiều kinh nghiệm, đã có quá trình kiểm tra vải bằng cách đo nhiều lần cùng chủng loại với nhiều cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra bán kính cây vải bình quân. + Dùng trọng lượng để xác định chiều dài ( cân vải): để sử dụng phương pháp này, cây vải cần có trọng lượng riêng sai biệt không đáng kể và chiếc cân phải có độ chính xác cao. Ta tiến hành cần 1 m vải, sau đó cân khối lượng của cả cây để tính ra tổng số lượng m vải của toàn bộ cây vải.
  • 38. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 38 2.4.3.2. Kiểm tra về khổ vải. - Khổ vải: là khoảng cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa hai điểm nằm trên hai biên vải. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vải, dù sợi vải đã được ổn định nhiệt để bền hình dạng, nghĩa là giảm độ co xuống tối thiểu, thế nhưng, khi dệt trên máy, sợi vẫn bị căng ra ở các mức độ khác nhau (phụ thuộc vào kiểu dệt), nên vải thành phẩm vẫn bị co giãn không đều nhau. Vì thế , biên vải thường không song song với nhau mà có dạng gợn sóng. - Trong sản xuất may công nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là yếu tố rất quan trọng giúp nhà sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu và tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó, người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rồi lấy trị số trung bình. - Để tiến hành đo, ta sử dụng thước cây để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo 3 điều kiện sau: + Có độ chính xác cao, chữ số rõ ràng. + Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo. + Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đảm bảo độ chính xác. - Cách đo khổ vải: đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5 m đo 1 lần. Tùy theo từng loại mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về kích thước biên cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ. + Đối với vải in bông: phần vải được in bông, in màu là phần thực tế. + Đối với vải trơn: phần khổ vải thực tế giới hạn trong 2 biên có lỗ kim hoặc keo. + Đối với vải lưới hoặc ren: khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính ( trừ biên dệt không giống ren và lưới). + Đối với các loại vải in sọc, dệt sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này. - Nếu không có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không có khác biệt đáng kể về kích thước của khổ vải, cũng có thể lấy số đo như sau: + Với vải xếp tập: đo lần một ở đầu cây, lần hai ở giữa cây, lần ba ở cuối cây. + Với vải cuộn tròn: đo lần một ở đầu cây, lần hai lùi vào 3m, lần ba lùi vào 5m. + Ta cũng có thể kiểm tra khổ vải ngay trong quá trình kiểm tra trên máy kiểm tra vải. - Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều, phải báo cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.
  • 39. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 39 2.4.3.3. Kiểm tra về chất lượng vải. Trong quá trình kiểm tra vải, người ta cầm xem xét, phân biệt các dạng lỗi khác nhau, để kịp thời phát hiện những chi tiết cần thay thân đổi màu sau quá trình cắt. Với mỗi loại 2.4.3.4. Phân biệt dạng lỗi. - Lỗi do quá trình dệt: + Sợi ngang không săn, không đều màu. + Khổ vải không đều hay bị rách. + Tạp chất bẩn trong sợi. + Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ tấm vải. + Các mối gút chỉ, vết bẩn hay lỗ thủng. + Nhảy sợi, dạt sợi, chập sợi, mất sợi... - Lỗi do quá trình nhuộm, in: + Lệch hoa, sai màu hay lệch màu trên toàn bộ cây vải. + Những đường nhuộm song song quá to. + Lệch trục hoa, không đồng màu hay quá nhạt. - Lỗi trong quá trình vận chuyển, bảo quản: + Có lỗ thủng hay rách vải. + Mặt vải bị bẩn. + Mặt vải bị co rút. + Gián, chuột gặm nhấm. 2.4.3.5. Các phương pháp đánh dấu lỗi: có thể dùng các phương pháp sau - Dùng phấn phản màu đánh dấu trực tiếp vào chỗ có lỗi. - Dùng kim khâu khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi vải, cắt chừa đầu chỉ từ 1-2 cm để làm dấu. Tuy nhiên, ở các loại vải cao cấp, nếu dùng chỉ khâu trực tiếp vào lỗi vải, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt các lớp vải liên tiếp nhau. Do đó, người ta thường khâu ở ngoài mép biên, ngang với vị trí có lỗi. - Dùng decal giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi. 2.4.3.6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu - Nhân viên kiểm tra nguyên liệu phải dựa trên các chứng từ nhập về để nắm rõ số lượng nhập về, số lượng của từng màu, từng mẻ nhuộm.
  • 40. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 40 - Lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 10% số lượng cảu mỗi mẻ nhuộm, từng màu. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lỗi cao, cần kiểm tra 15%. Nếu vẫn thấy, chất lượng không đạt, cần kiểm tra 100% lô vải. - Khi lấy mẫu, số cuộn vải sẽ được làm tròn lên. Ví dụ: nếu số lượng một màu nhập về là 24 cuộn, ta sẽ lấy 10% là 3 cuộn. - Để kiểm tra kỹ về màu sắc, người ta thường lấy mẫu khoảng 2 yards (1.8m) ngang khổ ở đầu cây vải, rồi cắt ra nhiều mẫu nhỏ hơn để so sánh màu sắc ở 2 biên và giữa cây vải. Lưu ý: các đầu cây vải này cần được ghi chú thật kỹ các thông tin như: số cây, số màu, số mẻ nhuộm...để tiện đối chiếu. - Sau đó, tiến hành lập bảng so sánh đối chiếu mẫu vải trước và sau thử nghiệm, làm minh chứng cho các quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau này. 2.4.3.7. Triển khai công tác kiểm tra chất lượng vải - Kiểm tra vải cuộn tròn: +Đối với vải cuộn tròn, ta có thể sử dụng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vào 1 trục và cuốn đều vải sang trục thứ 2 để kiểm tra. + Cũng có thể dùng máy soi vải có hệ thống đèn chiếu sáng từ dưới lên (kiểm lỗi vải) và từ trên xuống (kiểm màu sắc), cuốn vải từ trục này sang trục kia để kiểm tra. Máy cần có bộ phận biến tốc (dễ dàng thay đổi tốc độ kiểm tra) và có hệ thống kiểm tra độ dài cây vải bằng yard hoặc mét. Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra phải đứng cách máy từ 2 đến 4 feet (60-120cm) để đảm bảo vị trí xem tốt nhất và có được tầm nhìn đầy đủ về chiều rộng cây vải. Tốc độ kiểm tra: máy soi có khả năng chạy lên đến 30 yards/phút (27 m/phút) và có thể điều khiển cuốn về phía trước và ngược lại. Tuy nhiên, cần chọn tốc độ kiểm vừa với khả năng của người kiểm nhưng không chậm quá 10 m/phút. Mức độ bề mặt chiếu sáng nên tối thiểu là 1.075 lux. - Đối với vải xếp tập: có thể dùng giá cao 2m tương tự như kết cấu của máy kiểm tra vải ở trên để kiểm tra hoặc để tập vải lên bàn phẳng, hai người ngồi hai bên, lật từng lá vải để kiểm tra. - Đối với vải loang màu: khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó phải dùng đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên trên bàn có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn 2m lại để so màu. - Riêng đối với vải ca-rô bị lệch sọc ngang: lệch sọc 4% xem như không đủ điều kiện để vào sản xuất được nữa.
  • 41. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 41 2.4.3.8. Triển khai thực tập các thử nghiệm về chất lượng nguyên liệu Với một số loại nguyên phụ liệu đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm về độ co giãn, về sự thay đổi thông số trước và sau wash, về thông số ép keo... Lúc này, nhân viên phòng kỹ thuật kết hợp cùng kho nguyên phụ liệu, tiến hành lấy mẫu để cùng nhau tiến hành các thực nghiệm (test) về chất lượng vải. Việc triển khai các thử nghiệm có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của doanh nghiệp, các xưởng có sẵn thiết bị hay bắt buộc phải đi kiểm nghiệm bên ngoài. Đặc biệt, với các lô hàng FOB, để có được nguồn nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, nhân viên quản lý đơn hàng đã trải qua giai đoạn duyệt nguyên phụ liệu hết sức gắt gao của khách hàng. Mặc dù thế, khi nguyên phụ liệu được nhập về kho, thủ kho vẫn phải tiến hành một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, để đảm bảo: mọi nguyên phụ liệu đạt yêu cầu, mới được đưa vào sản xuất. - Kiểm tra về màu sắc cấu trúc: + Ở một số trường hợp, khách hàng yêu cầu phải kiểm tra, so sánh ánh màu rất kỹ (đặc biệt đối với vải denim có wash) dựa trên các mẫu màu tham khảo, các bảng so sánh ánh màu,... Việc so sánh màu trên vải có thể kiểm tra dưới ánh sánh mặt trời, dươi ánh đèn huỳnh quang hay trong những điều kiện đặc biệt. + Lập bảng theo dõi sự biến thiên màu sắc: cắt từ mỗi mẻ nhuộm ra những miếng vải nhỏ 5x5 cm, dán vào bảng, để theo dõi sự biến thiên màu sắc giũa các mẻ nhuộm. + Cắt những miếng vải gốc có kích thước 15x15 cm dán nhãn để so sánh đối chiếu cấu trúc vải. + Khi kiểm tra, ta tiến hành so sánh mẫu vải gốc và mẫu cắt ra bằng cách sờ, nắn, co kéo để cảm nhận sự khác biệt về tính chất vải, kết cấu sợi, sự co giãn. + Nếu nhận thấy màu sắc, thẩm mỹ cảu vải nhập về không phù hợp với mẫu, nhân viên kiểm tra cần ghi nhận tất cả sự khác biệt này và báo cho phòng kinh doanh để nơi này làm việc lại với khách hàng. - Kiểm tra độ co giãn: Việc triển khai độ co giãn vải được thực hiện qua các quá trình gia công thử nghiệm (giặt, vắt, may,...) theo các yêu cầu của đơn hàng. Sau đó, càn hoàn tất biên bản khử độ co rút vải. Những thông tin này sẽ giúp quá trình thiết kế sản phẩm sau này được dễ dàng và đảm bảo thông số hơn.
  • 42. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 42 - Kiểm tra thông số ép dán: Sau quá trình kiểm tra thông số ép dán theo các yêu cầu của khách hàng, cần soạn thảo Phiếu thông số ép dán, làm cơ sở cho triển khai quá trình ủi ép ở phân xưởng cắt. 2.4.3.9. Lập báo cáo sau kiểm tra nguyên liệu. Sau khi kho đã tiến hành kiểm tra nguyên liệu hoàn tất, nhân viên kho phải tiến hành lập các báo cáo cần thiết để thông báo tình hình nguyên phụ liệu cho trưởng phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật để nơi này chuẩn bị sãn sàng các bước tiếp theo của quá trình sản xuất sản phẩm. Với những nguyên liệu đạt yêu cầu, cần làm bảng thống kê nguyên liệu đạt, điền vào bảng. Bảng thống kê này sễ giúp các bộ phận liên quan nắm rõ thông tin về lượng nguyên liệu đã sẵn sàng đưa vào sản xuất. Công ty may................. Xí nghiệp may.............. Số....../BBNL BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐẠT YÊU CẦU SẢN XUẤT Nhà cung cấp:..................................................................... Mã hàng:............................................................................ Ngày nhập hàng:............................................................... Mã kiện vải Mã cây vải Khổ vải (đã trừ biên) Chiều dài Đơn vị tính Đánh giá tình trạng thực tế Ghi chúKhổ vải Số lượng Màu sắc Chất lượng Ngày........tháng........năm........ Thủ kho Bộ phận KCS Bảng 2.4.3.9.1 Bảng thống kê nguyên phụ liệu đạt yêu cầu sản xuất Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu, nếu phát hiện có sai sót, cần lập Bảng thống kê nguyên liệu sai hỏng. Tróng đó, ghi rõ các dạng lỗi phát sinh để khách hàng xem xét lại khi làm việc với xí nghiệp.
  • 43. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 43 Công ty may.............................. Xí nghiệp may........................... Số........../BBNL BẢNG THỐNG KÊ NGUYÊN PHỤ LIỆU SAI HỎNG Nhà cung cấp:.................................................................................. Mã hàng:.......................................................................................... Ngày nhập hàng:.............................................................................. Mã kiện vải Mã cây vải Đơn vị tính Kết quả kiểm tra Đánh giá Ý kiến khách hàng Khổ vải Số lượng Màu sắc Chất lượng Số ghi Thực tế Số ghi Thực tế Mô tả dạng lỗi Mô tả dạng lỗi Ngày............tháng.................năm Thủ kho Bộ phận KCS Bảng 2.4.3.9.2 Bảng thống kê nguyên phụ liệu sai hỏng. Lưu ý: Mỗi mã hàng/khách hàng, ta tiến hành lập một bảng thống kê riêng. Bảng này được photo thêm ba bản, gửi cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và bộ phận KCS để có cơ sở theo dõi đơn hàng. 2.4.4. Kiểm tra, đo đếm phụ liệu. 2.4.4.1. Kiểm tra khổ. - Đối với phụ liệu dạng tấm (mex, gòn, vải lót, vải lưới, vải đệm...): cách kiểm tra tương tự như nguyên liệu.
  • 44. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 44 - Đối với phụ liệu dạng cuộn (thun, ruban, ren, bo thun, dây viền trang trí.....): cần đo chiều rộng của từng cuộn để tiện phân loại và sử dụng. 2.4.4.2. Kiểm tra số lượng. - Với các phụ liệu dạng tấm: cách kiểm tra tượng tự như nguyên liệu. - Với những phụ liệu có thể đo đếm dẽ dàng (dây kéo, đệm vai, bo cổ, cuộn nhãn trang trí,....): ta tiến hành kiểm nghiệm mẫu khoảng 20% nếu thấy các hộp mẫu hay cuộn mẫu đủ số lượng, có nghĩa là các cuộn khác và hộp khác cũng đủ số lượng. Sau đó, nhân tổng số lượng hay số cuộn mẫu để có số lượng hàng nhập về. - Với những phụ liệu khó đếm do quá nhỏ (nút, kim ghim, nút chận, mắt cáo,...): thường dùng phương pháp cân 200g rồi đếm lại số lượng trong 200g đó để tính được số lượng phụ liệu nhập về theo phương pháp tính tỷ lệ thuận. 2.4.4.3. Kiểm tra chất lượng. - Với các phụ liệu dạng tấm tương tự như nguyên liệu: cách kiểm tra tương tụ nguyên liệu. - Với các phụ liệu đơn giản, có thể kiểm tra bằng mắt thường (nhãn trang trí, nút, khoanh cổ, bướm cổ,...): kiểm nghiệm mẫu khoảng 20%, nếu thấy đạt chất lượng, có nghĩa là chất lượng của loại phụ liệu này đạt. - Với các phụ liệu phải qua quá trình kiểm tra phức tạp (mex, dây keo, đay thun,....): cần làm các thử nghiệm như trong quá trình gia công và sử dụng, đồng thời kiểm tra độ bám dính, độ bền kéo,..thì mới có thể đánh giá được chất lượng của chúng. 2.4.4.4. Lập báo cáo sau kiểm tra phụ liệu. Sau quá trình kiểm tra phụ liệu, đặc biệt phụ liệu dạng tấm, cần làm bảng thống kê phụ liệu đạt, phụ liệu sai hỏng tương tự như đối với nguyên liệu ở trên. Với những phụ liệu khác, cần lập Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu, gửi cho các bộ phận liên quan để tiện cho công tác triển khai đơn hàng sau này. STT Tên phụ liệu ĐVT Màu Ký hiệu Số lượng Kết quả Dạng lỗi Ý kiến khách hàng Tổng số Số lượng kiểm Đạt Không đạt Bảng 2.4.4.4.1 Biên bản kiểm tra chất lượng bao gói.
  • 45. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 45 -Với phụ liệu bao gói, kho nguyên phụ liệu cũng chỉ tiến hành kiểm tra từ 10-20%. Sau đó tiến hành lập Biên bản kiểm tra phụ liệu bao gói theo mẫu sau: Bảng 2.4.4.4.2 Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu bao gói Công ty may:........................... Xí nghiệp may:........................ Số ............/BBPLBG BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHỤ LIỆU BAO GÓI Khách hàng:.................................................Mã hàng:.............................. STT Tên vật tư Tổng số nhập Tổng số kiểm Tỷ lệ % Ký mã hiệu Kích thước Chất lượng Kết quả Mô tả lỗi Ý kiến khách hàng Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Đ KĐ Ngày...........tháng..............năm Thủ kho Bộ phận KCS
  • 46. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 46 CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU XÍ NGHIỆP MAY V_JEAN NHÀ BÈ. 3.1. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU (1_Phụ Đính: Hướng dẫn kiểm tra nguyên liệu) 3.1.1. Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải. 3.1.1.1. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm tra vải. - Nhân viên phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra vải đã được phê duyệt. - Phải vệ sinh máy sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc). - Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động không. - Tốc độ máy khi kiểm tra: tùy theo chất lượng của vải mà nhân viên kiểm vải cho máy chạy với tốc độ phù hợp để quan sát hết các lỗi. Tuy nhiên tốc độ tối đa cho phép trong quá trình kiểm tra là 25m/phút. - Để đảm bảo cho việc quan sát được toàn bộ bề mặt vải, khoảng cách từ mặt vải đến mắt của người kiểm đảm bảo trong khoảng từ 60 ÷ 120cm. 3.1.1.2. Các dụng cụ cần chuẩn bị. - Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày) và TL84. Hình 3.1.1.2 Máy kiểm tra vải.
  • 47. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 47 - Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, dụng cụ đánh lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán.), máy tính, file hồ sơ. 3.1.1.3. Các thông tin, tài liệu cần có. - Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận. - Tài liệu chi tiết tổng số lượng vải mua về, chi tiết số lượng từng màu và các mẻ nhuộm (dye lot). Bảng 3.1.1.3 Bảng kê nhận nguyên liệu. - Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhộm nếu có thể) từ nhà cung cấp hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng để so sánh màu sắc, sự cảm nhận và thẩm tra bề mặt. - Số lượng tối đa/tối thiểu của một cây vải (nếu có yêu cầu). - Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp. ( các thông tin này do phòng KHTT-XNK, TTCU cung cấp) NBC KHU V – JEAN BẢNG KÊ NHẬN NGUYÊN LIỆU Khách Hàng:................Style:......................Chủng loại:..................Số lượng:............. Ngày tháng Màu Lot Pallet/ Rọ Số lượng Nhập Kiểm Xuất Tồn
  • 48. Đồ Án Công Nghệ GVHD: ThS. Phùng Thị Bích Dung SVTH: Quách Thị Yến Nhi Page 48 3.1.2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra. 3.1.2.1. Phân theo cơ cấu. - Về sợi: lỗi sợi, sợi không đều (dày, mỏng), sợi khác lẫn vào... Hình 3.1.2.1.1 Bảng hướng dẫn mẫu lỗi. - Lỗi về cấu trúc: sót sợi, lỗ lủng, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn... - Lỗi nhuộm: đốm nhuộm hoặc sọc nhuộm, tông màu, loang màu, các lỗi khác. Hình 3.1.2.1.2 Sự khác màu trên cùng một cây vải.