SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  148
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
L£ tHïY H¦¥NG
NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëng ®Õn ý ®Þnh mua
thùc phÈm an toµn cña c− d©n ®« thÞ –
lÊy vÝ dô t¹i thµnh phè Hµ néi
Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)
M· sè: 623M· sè: 623M· sè: 623M· sè: 62340102401024010240102
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
PGS. TS tr−¬ng ®×nh chiÕn
Hµ Néi – 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại
học Lao động Xã hội, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trương Đình Chiến, người
hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến
thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Tác giả
Lê Thùy Hương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố
Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sơ cấp, thứ cấp và
trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực. Kết
quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố.
Tác giả
Lê Thùy Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ
DÂN ĐÔ THỊ - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..........5
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................5
1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................6
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................6
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................6
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................7
1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu .............................................................7
1.5. Những đóng góp mới của luận án................................................................10
1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận......................................................................10
1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn...................................................................11
1.6. Bố cục của luận án ........................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN......12
2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................12
2.1.1. Thực phẩm an toàn..........................................................................................12
2.1.2. Ý định mua......................................................................................................13
2.1.3. Ý định mua thực phẩm an toàn .......................................................................14
2.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành
vi có kế hoạch (TPB) .....................................................................................15
2.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn.......................................................................21
iv
2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua thực phẩm an toàn trong nước.................................................................21
2.3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua thực phẩm an toàn ngoài nước ................................................................24
2.4. Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo .......................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...........................................................................................50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................52
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................52
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................52
3.1.2. Quy trình xây dựng bảng hỏi ..........................................................................53
3.1.3. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................54
3.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................55
3.1.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu............................................................................55
3.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ...........................................................56
3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính..........................................................................58
3.1.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo...........................................................................60
3.3. Nghiên cứu định lượng .................................................................................64
3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ..........................................................................64
3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................................77
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................79
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát ...............................79
4.2. Đánh giá thang đo .........................................................................................81
4.2.1. Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang
đo biến độc lập ................................................................................................81
4.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc.......................................................................84
4.2.3. Kiểm định giá trị của thang đo........................................................................84
4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo .............................................................89
4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................................95
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan ...........................................................................95
4.3.2. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy.....................................................97
4.4. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm soát tới ý
định mua thực phẩm an toàn.....................................................................103
v
4.4.1. Kiểm định Independent- sample T-test giữa biến kiểm soát Giới tính và
biến phụ thuộc Ý định mua...........................................................................104
4.4.2. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Tuổi và biến phụ thuộc Ý định
mua................................................................................................................105
4.4.3. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Trình độ học vấn và biến phụ
thuộc Ý định mua..........................................................................................105
4.4.4. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Thu nhập và biến phụ thuộc Ý
định mua........................................................................................................107
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.........................................................................................108
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................109
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................109
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................112
5.2.1. Tác động của sự quan tâm đến sức khỏe ......................................................112
5.2.2. Tác động của nhận thức về chất lượng .........................................................113
5.2.3. Tác động của sự quan tâm đến môi trường...................................................114
5.2.4. Tác động của chuẩn mực chủ quan...............................................................114
5.2.5. Tác động của nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm.....................................115
5.2.6. Tác động của nhận thức về giá bán sản phẩm...............................................115
5.2.7. Tác động của tham khảo-giá trị bản thân......................................................116
5.2.8. Tác động của tham khảo-tuân thủ.................................................................116
5.2.9. Tác động của tham khảo- thông tin...............................................................116
5.2.10. Tác động của truyền thông đại chúng ..........................................................117
5.3. Một số đề xuất và kiến nghị........................................................................118
5.3.1. Một số đề xuất cho các nhà quản trị .............................................................118
5.3.2. Một số kiến nghị vĩ mô .................................................................................120
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ....................122
5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................122
5.4.2. Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo.....................................................................122
TÓM TẮT CHƯƠNG 5.........................................................................................123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................125
PHỤ LUC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TPAT : Thực phẩm an toàn
2. TPB : Theory of Planned Behaviour
3. TRA : Theory of Reasoned Action
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thang đo Ý định mua thực phẩm an toàn..............................................37
Bảng 2.2. Thang đo sự quan tâm đến sức khỏe......................................................38
Bảng 2.3. Thang đo nhận thức về chất lượng ........................................................39
Bảng 2.4. Thang đo sự quan tâm đến môi trường..................................................40
Bảng 2.5. Thang đo chuẩn mực chủ quan..............................................................41
Bảng 2.6. Thang đo sự sẵn có của sản phẩm .........................................................41
Bảng 2.7. Thang đo giá bán sản phẩm ...................................................................42
Bảng 2.8. Thang đo nhóm tham khảo ....................................................................43
Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................53
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính..................57
Bảng 3.3. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo.........................................................59
Bảng 3.4. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa thang đo..............................................61
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha .......................66
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của ba thang đo chuẩn mực chủ
quan, nhận thức về giá bán sản phẩm và nhóm tham khảo ...................68
Bảng 3.8. Kết quả thu thập phiếu điều tra..............................................................76
Bảng 3.9. Thống kê phiếu điều tra.........................................................................77
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính........................................................79
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi...............................................................80
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo Trình độ học vấn..........................................80
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập .......................................................81
Bảng 4.5. Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập .............................................82
Bảng 4.6. Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc.........................................84
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố EFA..............................................................87
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo..............................................92
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định hệ số tương quan .....................................................96
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................102
viii
Bảng 4.11. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm giới tính..........104
Bảng 4.12. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm tuổi .............105
Bảng 4.13. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm trình
độ học vấn...........................................................................................105
Bảng 4.14. Kiểm định Anova giữa.........................................................................106
Bảng 4.15. Bảng mô tả giá trị trung bình Ý định mua thực phẩm an toàn giữa
các nhóm Trình độ học vấn .................................................................106
Bảng 4.16. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm thu nhập......107
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án............................................................8
Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen
(1975).....................................................................................................17
Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) ........20
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010) ..............22
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) ..........................24
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005).............25
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)...........................27
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009)..................28
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010) ........29
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012).......................30
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012)........................31
Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu của luận án............................................................36
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.............................................................94
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM
AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể và tạo ra
năng lượng cho hoạt động của con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thực phẩm
nhiều khi lại là nguồn gây ra bệnh tật và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là
những loại thực phẩm không an toàn từ quy trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất tới
quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng không hợp lý. Đây là vấn đề gây nhiều lo
lắng trong người tiêu dùng và toàn xã hội.
Ở Việt Nam những năm gần đây, chúng ta ngày càng hội nhập với thế giới
và mở cửa cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Cùng lúc sản xuất trong nước ngày
càng phát triển, trong khi đó quản lý về chất lượng thực phẩm lại chưa chặt chẽ.
Trong thời gian qua, nhà nước đã đề ra một số chính sách về sản xuất và kinh
doanh thực phẩm an toàn và một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Song
các chính sách và biện pháp đó chưa được thực hiện rộng rãi và vấn đề an toàn
thực phẩm vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Tình hình sản xuất và kinh doanh
thực phẩm không đảm bảo chất lượng, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng ngày
càng phổ biến. Việc sử dụng chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa
chất tăng trưởng và thuốc bảo quản không đúng quy định gây ô nhiễm môi
trường cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm gây hoang mang trong tiêu
dùng. Người tiêu dùng ngày nay đang cảnh giác hơn với những thực phẩm họ
tiêu dùng. Bên cạnh đó, đời sống xã hội ngày một nâng cao, người tiêu dùng
ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn và yêu cầu thực phẩm ngày càng khắt khe
hơn. Thực phẩm hôm nay không chỉ thỏa mãn vị giác và còn phải an toàn và có
lợi cho sức khỏe. Bối cảnh này là cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh
2
thực phẩm thay đổi từ phương thức sản xuất, thành phần cấu tạo sản phẩm, cách
thức phân phối tiêu thụ sản phẩm sao cho thân thiện với môi trường nhất và có
lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn xã hội nhất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy người tiêu dùng chưa nhận thức đúng về thực
phẩm an toàn và họ chưa có đầy đủ thông tin về loại sản phẩm này. Do đó, cần phải
có những nghiên cứu về lĩnh vực này để giúp đỡ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút được
khách hàng hơn và người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với sản phẩm.
Trên thế giới, ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn từ lâu đã
được dự đoán là sẽ tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Theo Makatouni (2002), có
thể thấy rõ rằng ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn là một trong những
khu vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường thực phẩm ở Châu Âu,
Nam Mỹ, Châu Úc và Nhật Bản. Doanh thu từ kinh doanh thực phẩm an toàn trên
thế giới tăng tới gần năm tỉ đô la Mỹ mỗi năm và con số này đang có nhiều hứa hẹn
sẽ còn tăng cao hơn vào những năm tới (Willer và Klicher, 2009). Transparency
Market Research đã đưa ra báo cáo về thị trường thực phẩm an toàn rằng cầu cho
thực phẩm an toàn có giá trị là 70,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 và được dự đoán có
khả năng sẽ tăng lên tới 187,85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng là
15,5% mỗi năm từ 2013 đến 2019 (Organic food and beverage market, 2013). Theo
báo cáo của Canada organic trade assosisation năm 2013, doanh số bán lẻ thực
phẩm an toàn tại Canada từ năm 2006 đến năm 2008 tăng xấp xỉ 30% mỗi năm và
từ năm 2008 đến 2012 tăng trung bình 9% mỗi năm và luôn là ngành dẫn đầu về tỉ
lệ tăng trưởng (The BC Organic Market, 2013). Tại Mỹ, doanh số bán lẻ thực phẩm
an toàn năm 2010 là 26,7 tỷ đô la Mỹ và năm 2011 là 29,2 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ
tăng trưởng năm 2010 là 7,7% và năm 2011 là 9,4%. (GAIN Report, 2013).
Vào những năm cuối thập niên 90, khái niệm thực phẩm an toàn đã được
quan tâm tại Việt Nam. Nông dân Việt Nam bắt đầu sản xuất thực phẩm an toàn.
Ban đầu chỉ là những sản phẩm đặc thù như trà xanh, các sản phẩm gia vị và
dầu thực vật để xuất khẩu sang Châu Âu. Sau này, nông dân Việt Nam đã phát
triển sản xuất nhiều mặt hàng hơn như rau, gạo, hoa quả, mật ong, thịt, thủy sản..
3
Hiện nay các nông trại và nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn
đang được phát triển và hứa hẹn sẽ đóng góp lớn cho sản lượng thực phẩm an
toàn tại Việt Nam.
Ở Việt Nam không có nhiều tổ chức địa phương trợ giúp cho sự phát triển
của việc sản xuất thực phẩm an toàn. Về các tổ chức quốc tế, có một số tổ chức
trong đó lớn nhất là ADDA (Agricultural Development Denmark Asia - Tổ chức
phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á) hoạt động tại Việt Nam với dự án
ADDA-VNFU từ năm 1999. Mục tiêu của dự án này là tổ chức các nhà sản xuất
thực phẩm an toàn và người tiêu dùng thực phẩm an toàn thành các hiệp hội để có
thể quản lý việc sản xuất các sản phẩm được chứng nhận và cung cấp các sản phẩm
này trên thị trường nội địa. Thêm vào đó dự án có mục tiêu là sẽ làm marketing cho
sản phẩm thực phẩm an toàn.
Về sản phẩm thực phẩm an toàn, Việt Nam nằm trong những quốc gia đứng
đầu về sản xuất cà phê và gạo trên thế giới, tuy nhiên những sản phẩm này khi xuất
khẩu trên thế giới lại ít khi có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn (Willer và
Yussefi, 2006). Năm 2012 nước ta có sản lượng cà phê đứng thứ hai trên thế giới và
riêng về loại cà phê Robusta là đứng thứ nhất trên thế giới (wasi.org.vn). Trong
thủy sản an toàn, tôm và cá là các sản phẩm chủ lực chiếm vị trí quan trọng trong
thực phẩm an toàn Việt nam (Willer và Yussefi, 2006). Việc nuôi trồng thực phẩm
an toàn ngày càng thu hút sự quan tâm của nông dân Việt Nam và các sản phẩm
mới như ca cao, trà đắng bắt đầu được đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn.
Khoảng 90% sản lượng của thực phẩm an toàn được sản xuất ra phục vụ cho xuất
khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu. Thị trường nội địa cho thực phẩm an toàn mới
bắt đầu được phát triển và hầu như chỉ có một số sản phẩm là rau an toàn và trà
xanh an toàn. (Ngo Doan Dam, 2010).
Thị trường thực phẩm an toàn Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và sự tăng
trưởng này rất cần sự góp sức của nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp, người
tiêu dùng và các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
4
Từ thực tiễn này tác giả đã lựa chọn vấn đề về hành vi tiêu dùng thực phẩm
an toàn để nghiên cứu.
Về lý thuyết, theo như thống kê của tác giả, trên thế giới có khá nhiều các
công trình nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an toàn. Trong đó có các nghiên
cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Malaysia, Italia, Hàn Quốc, Ailen, Trung
Quốc, Hi Lạp, Phần Lan...Các nghiên cứu này phần nào giúp các nhà quản lý các
nước hiểu được hành vi mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng của họ để đưa
ra những quyết định marketing đúng đắn đóng góp cho sự phát triển của ngành sản
xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Ở Việt Nam, tác giả tìm thấy có một số
nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên những nghiên cứu
mang tính khoa học có giá trị thì chưa có nhiều. Để đóng góp thêm những tri thức
khoa học phục vụ cho sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an
toàn, tác giả có mong muốn đi sâu vào nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an
toàn tại Việt Nam.
Theo Ajzen và Fishbein (1975), để hiểu được hành vi mua thì cần phải
nghiên cứu ý định mua. Ý định là công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi bởi vì hành
vi của một người được xác định bằng ý định của họ trong việc thực hiện hành vi đó.
Ý định mua là vấn đề các nhà sản xuất và kinh doanh ngành thực phẩm an toàn
quan tâm nhất vì nó giúp họ hiểu được hành vi của người tiêu dùng và nhận thức
của họ về sản phẩm (Magistris và Gracia, 2008). Và chính lý thuyết về ý định mua
này đã gợi ý cho tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua thực phẩm an toàn với một số nhân tố tác giả cho là phù hợp với
điều kiện thị trường Việt Nam.
Các đô thị là nơi tập trung thương mại trong nước và quốc tế về thực phẩm.
Nghiên cứu của Radman (2005) cho rằng những người trưởng thành và sống ở
những đô thị tiêu dùng thực phẩm an toàn nhiều hơn những người ở nông thôn.
Nghiên cứu của Zanoli và cộng sự (2004) tại Đan Mạch cũng đồng ý với nhận định
trên khi tìm thấy rằng hầu hết những người tiêu dùng thực phẩm an toàn sống ở
những thành phố lớn và các khu đô thị với tình trạng kinh tế và xã hội phát triển
5
hơn. Do đó, nghiên cứu cho các đô thị sẽ có ý nghĩa cao hơn. Hà Nội là thủ đô, một
thành phố tiêu biểu của Việt Nam với mật độ dân cư cao, thu nhập cao và nhu cầu
và hành vi mua thực phẩm an toàn thể hiện rõ nét. Vì vậy tác giả chọn Hà Nội làm
địa điểm để tiến hành nghiên cứu.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví
dụ tại Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an
toàn của cư dân đô thị Việt Nam. Luận án có các mục tiêu sau:
- Xây dựng mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm
an toàn với những nhân tố mang đặc thù của Việt Nam.
- Sử dụng mô hình này xác định tính chất tác động và đo lường mức độ tác
động của các nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam.
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua thực phẩm an toàn tại đô thị đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp
trong ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn Việt Nam và các cơ quan
quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam
nói riêng và toàn quốc gia nói chung. Từ đó cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực
phẩm tại Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu
quả kinh doanh của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn tại Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những nghiên cứu đã có trước tại Việt Nam và trên thế giới về ý định
mua thực phẩm an toàn và từ mục tiêu đề ra của luận án là giúp các nhà quản lý
trong ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn có các giải pháp hợp lý để thúc
đẩy ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, luận án sẽ phải trả
lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
6
1) Ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam như thế nào?
2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư
dân đô thị Việt Nam?
3) Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định mua thực
phẩm an toàn như thế nào?
4) Mức độ tác động của những nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn
như thế nào?
5) Những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao ý định mua thực phẩm an
toàn của dân cư đô thị Việt Nam?
1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề
ra ở trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau:
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về những
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Những nghiên cứu đi trước
này cùng với nghiên cứu định tính thực hiện tại Hà Nội sẽ là cơ sở để xây dựng mô
hình nghiên cứu chính thức.
2) Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của người tiêu
dùng Hà Nội về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của
cư dân đô thị.
3) Kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới ý định mua
thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm hai đối tượng chính: (1) Lý luận về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và (2) thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại đô thị Việt Nam.
Cụ thể gồm những đối tượng sau:
1) Cơ sở lý thuyết về ý định hành động
7
2) Các nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên
thế giới
3) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu
dùng tại đô thị Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: An toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách trên toàn
quốc gia chứ không phải chỉ riêng khu vực cụ thể. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho
thấy khu vực đô thị là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn. Vì vậy, đề tài này tác giả
mong muốn nghiên cứu tại các đô thị của Việt Nam. Đô thị là nơi dân cư có thu
nhập cao và nhu cầu mua thực phẩm an toàn cao. Việc nghiên cứu sẽ dễ thực hiện
hơn và kết quả sẽ có ý nghĩa hơn. Nhưng do điều kiện có hạn nên tác giả giới hạn
phạm vi nghiên cứu tại Hà Nội nơi có quy mô dân số cao, thu nhập cao và nhiều đặc
điểm điển hình của đô thị Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Luận án sẽ thực hiện khảo sát về ý định mua thực
phẩm an toàn của cư dân Hà Nội trong thời gian từ 2013 đến 2014. Đây là nghiên
cứu cắt lát và có hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ ở
một khoảng thời gian nhất định. Sau này để tiếp tục đưa ra các kết luận về ý định
mua thực phẩm an toàn trong tương lai tác giả hoặc các nhà nghiên cứu khác có thể
tiếp tục khảo sát ở những thời điểm tiếp theo trong tương lai.
1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu (1) nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng.
(1) Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến
độc lập có tác động tới biến phụ thuộc ý định mua thực phẩm an toàn đồng thời
kiểm tra và hoàn thiện bảng hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật
phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội. Nghiên cứu này được
tiến hành vào tháng 01, 02 năm 2013.
8
(2) Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là
nghiên cứu sơ bộ để kiểm định độ tin cậy của thang đo và giai đoạn 2 là nghiên cứu
chính thức trên diện rộng. Giai đoạn 1 được thực hiện vào tháng 03 năm 2013 và
giai đoạn 2 được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2013.
Quy trình nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình, kiểm
tra mô hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của
thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của
thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ hình 1.1 như sau:
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý thuyết, Các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu trên
quy mô hẹp
Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua
bảng hỏi trên quy mô hẹp
Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số
tin cậy Cronbach alpha
Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua
bảng hỏi trên quy mô rộng
Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số
tin cậy Cronbach alpha
Mô hình và thang đo
Kiểm tra mô hình và thang đo
Thu thập dữ liệu sơ bộ
Kiểm định giá trị các biến và đánh
giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ
Thu thập dữ liệu chính thức
Kiểm định giá trị các biến, đánh giá
độ tin cậy của thang đo chính thức
Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định mô hình và giả thuyết
nghiên cứu
9
Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể,
những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:
Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo
khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thống kê đã được xuất bản,
các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan. Kết quả các
nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu về thực
phẩm an toàn, ý định mua và ý định mua thực phẩm an toàn để xây dựng nên mô
hình nghiên cứu ban đầu và các khái niệm được sử dụng trong luận án.
Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập đầu tiên bằng phỏng
vấn sâu. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được sử dụng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu
chính thức. Tiếp đến, thông tin sơ cấp được thu thập bằng khảo sát: tác giả sẽ sử
dụng bảng hỏi để điều tra nhằm tìm ra các nhân tố tác động và đặc điểm của sự tác
động của các nhân tố này tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt
Nam. Bảng hỏi và dàn bài phỏng vấn sau khi được thiết kế sẽ xin ý kiến các nhà
khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn
thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng.
Mẫu điều tra:
Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng nên quy mô phải đủ lớn để đảm bảo
tính đại diện. Tác giả xây dựng mẫu điều tra có quy mô là 762 cá nhân. Mẫu được
chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu tiện lợi.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Bảng hỏi sau khi thu về sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản
18, kết hợp một số phương pháp như thống kê, phân tích nhân tố, phân tích độ tin
cậy, phân tích hồi quy.
Quá trình triển khai nghiên cứu có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như chọn
mẫu không đạt được mục tiêu lý tưởng, câu hỏi chưa hợp lý. Vì vậy, tác giả chuẩn
bị một phương án nghiên cứu để giảm thiểu những vấn đề này nhằm đảm bảo tính
tin cậy, đại diện của mẫu đồng thời hoàn thiện thang đo cho bảng hỏi.
10
Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong
Chương 3 của luận án.
1.5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã thực hiện được những mục tiêu đề ra ban đầu trước khi
nghiên cứu:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn và
hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ý định hành động nói chung và ý định
mua nói riêng. Từ đó xây dựng được mô hình nghiên cứu.
- Kiểm định mô hình nghiên cứu, khẳng định được các giả thuyết về mối
quan hệ giữa các nhân tố tác động với ý định mua thực phẩm an toàn.
- Đưa ra một số đề xuất cho doanh nghiệp nhằm nâng cao ý định mua thực
phẩm an toàn của người tiêu dùng và một số kiến nghị vĩ mô nhằm đẩy mạnh sản
xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam.
Cụ thể, luận án đã đạt được những đóng góp như trong các mục sau.
1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận
- Luận án xác định thêm được một nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới ý định
mua thực phẩm an toàn mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới. Đó là truyền
thông đại chúng.
- Xây dựng được mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua
thực phẩm an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan
tâm tới môi trường, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm,
nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- giá trị bản thân, tham khảo- tuân thủ,
tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.
- Kiểm định được mô hình nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố là sự
quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về
giá bán sản phẩm, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.
- Trong các thang đo được thừa kế từ các nghiên cứu trước, có ba thang đo
chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện nghiên cứu Việt Nam đó là thang đo chuẩn
11
mực chủ quan, thang đo nhận thức về giá bán sản phẩm, thang đo tham khảo- giá trị
bản thân. Luận án đã giúp làm cho các thang đo đó phù hợp hơn.
1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an
toàn của cư dân đô thị Việt Nam, đồng thời chỉ ra chiều hướng tác động và mức độ
tác động của từng nhân tố. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm những thông tin
cần thiết nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh làm tăng ý định mua từ đó tăng
hoạt động mua của người tiêu dùng.
- Luận án đã đưa ra các đề xuất để các doanh nghiệp tham khảo vận dụng
trong quá trình kinh doanh và kiểm soát các nhân tố tác động đến ý định mua của
người tiêu dùng. Đồng thời luận án cũng hàm ý đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô
trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy
việc tiêu dùng thực phẩm an toàn.
1.6. Bố cục của luận án
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của mình, bố cục của luận án được
chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN
ĐÔ THỊ VIỆT NAM - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM AN TOÀN
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Thực phẩm an toàn
Luật an toàn thực phẩm của Việt Nam (Luật số: 55/2010/QH12) quy định
rằng thực phẩm an toàn là thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người.
Tại Mỹ, Châu Âu và trên thế giới, thực phẩm an toàn được coi là những thực
phẩm không chứa các hóa chất độc hại, được sản xuất bằng những phương pháp
tổng thể tại những nông trại an toàn. Thực phẩm an toàn được nuôi trồng và sản
xuất trong điều kiện không sử dụng các chất làm màu mỡ nhân tạo, thuốc trừ sâu,
thuốc làm tăng trưởng, thuốc tăng trọng cho vật nuôi và các chất biến đổi gen nhằm
đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm đầu ra ( Perry và Schultz, 2005; Essoussi và
Zahaf, 2008).
Winter và Davis (2006) định nghĩa rằng thực phẩm an toàn là những sản
phẩm qua hệ thống thiên nhiên để đẩy mạnh vòng quay sinh học và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường đồng thời cung cấp cho vật nuôi, cây trồng và nông dân một môi
trường an toàn và lành mạnh.
Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất không dùng thuốc diệt côn
trùng thông thường. Thực phẩm từ động vật sống như thịt, trứng, sữa.. thì động vật
sống không được nuôi bằng kháng sinh và hooc môn tăng trưởng (Organic Foods
Production Act, 1990).
Theo như Gracia và Magistris (2007), mục đích của thực phẩm an toàn là để
loại bỏ những hóa chất độc hại trong thực phẩm để tăng cường độ bổ dưỡng và an
toàn cho thực phẩm. Thêm vào đó thực phẩm an toàn cũng được xác định là thực
phẩm được sản xuất không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại, chất làm màu
mỡ, thuốc diệt cỏ. Quá trình sản xuất và nuôi trồng thực phẩm an toàn sử dụng
13
những phương pháp toàn diện như bón phân, luân canh, vi sinh vật theo quá trình
phát triển tự nhiên của vật nuôi hay cây trồng.
Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm an toàn thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA)
năm 2000 đã thiết lập tiêu chuẩn quốc gia cho thuật ngữ “ thực phẩm an toàn”. Họ
đã khẳng định thực phẩm an toàn được xác định bởi những yếu tố mà nó không
được có trong quá trình sản xuất chứ không phải là những yếu tố phải có. Ví dụ
thực phẩm an toàn phải được nuôi trồng trong điều kiện môi trường trong sạch, rau
quả không được trồng trong điều kiện nước thải độc hại, không được dùng các chất
làm màu mỡ tổng hợp, thuốc trừ sâu, công nghệ biến đổi gen, hóc môn tăng trưởng,
phóng xạ và kháng sinh.
Theo Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm thế giới (FAO), thực phẩm an toàn
là những thực phẩm được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên không có hóa chất,
kháng sinh, công nghệ biến đổi gen hay bất kỳ hóa chất tổng hợp nào.
Trong luận án này tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Perry và Schultz (2005).
Nhóm hàng thực phẩm được xem xét ở đây bao gồm thực phẩm tươi sống, thực
phẩm qua sơ chế, chế biến và thực phẩm công nghệ.
2.1.2. Ý định mua
Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen (2002) là hành động của con
người được hướng dẫn bởi việc cân nhắc ba yếu tố niềm tin vào hành vi, niềm tin
vào chuẩn mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý
định hành động của con người càng lớn.
Về ý định mua, Philips Kotler và cộng sự (2001) đã biện luận rằng, trong giai
đoạn đánh giá phương án mua, người tiêu dùng cho điểm các thương hiệu khác
nhau và hình thành nên ý định mua. Nhìn chung, quyết định của người tiêu dùng là
sẽ mua sản phẩm của thương hiệu họ ưa chuộng nhất. Tuy nhiên có hai yếu tố có
thể cản trở ý định mua trở thành hành vi mua là thái độ của những người xung
quanh và các tình huống không mong đợi. Người tiêu dùng có thể hình thành ý định
mua dựa trên các yếu tố như thu nhập mong đợi, giá bán mong đợi, tính năng sản
phẩm mong đợi.
14
Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản
phẩm ( Elbeck, 2008) và đây là khái niệm tác giả sẽ sử dụng trong luận án. Việc
bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách
hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế
của khách hàng ( Howard và Sheth, 1967). Thêm vào đó dựa vào một số học thuyết,
ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw, 1980;
Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975).
Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra những điểm khác biệt giữa ý định mua và
hành động mua thực ( Warshaw, 1980; Mullett và Karson, 1985; Kalwani và Silk,
1982; Pickering và Isherwood, 1974). Sự khác biệt đó nằm trong nhận thức của
khách hàng. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc những nghiên cứu về ý
định mua không có ý nghĩa. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định mua và
hành động mua lại đưa ra những chỉ bảo rõ rệt về mối quan hệ này ( Newberry,
Kleinz và Boshoff, 2003; Morowitz và Schmittlein,1992; Bennaor,1995; Taylor
Houlalan và Gabriel, 1975; Granbois và Summers, 1975; Sheppard, Hartwick và
Warshaw, 1988; Morowitz, 1996)
2.1.3.Ý định mua thực phẩm an toàn
Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định mua thực phẩm an toàn là
khả năng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho thực phẩm
an toàn hơn là thực phẩm thường trong việc cân nhắc mua sắm. Ramayah, Lee và
Mohamad (2010) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn là một trong những biểu
hiện cụ thể của hành động mua.
Han, Hsu và Lee (2009) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn thường gắn
với những lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản
phẩm an toàn.
Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Nik Abdul
Rashid (2009).
15
2.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi
có kế hoạch (TPB)
Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi của con người nói chung và
hành vi mua của người tiêu dùng nói riêng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có
Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) và Lý thuyết hành vi có
kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991). Hai lý thuyết này được sử dụng rất rộng rãi trong
việc giải thích ý định thực hiện hành vi của con người. Trong lĩnh vực thực phẩm an
toàn, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng hai lý thuyết này để tìm ra mối quan hệ giữa
các nhân tố khác nhau tới ý định mua thực phẩm an toàn. Thêm vào đó, tác giả cho
rằng, thực phẩm an toàn là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, người mua có cân nhắc,
tính toán và lên kế hoạch về việc tiêu dùng chứ không phải là sản phẩm mua ngẫu
hứng. Qua tổng quan các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn và
cân nhắc của bản thân, tác giả cho rằng sử dụng Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý
thuyết hành vi có kế hoạch làm cơ sở lý thuyết cho luận án này là phù hợp.
So sánh hai lý thuyết này với các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng kinh
điển trước đây ta thấy có nhiều sự thống nhất. Mô hình hành vi mua của Philip
Kotler và cộng sự (2001) cũng khẳng định ý định mua là tiền đề của hành vi mua.
Mô hình hành vi người tiêu dùng của Jame F. Engel và cộng sự (1993) nhấn mạnh
nhân tố giá trị chuẩn mực tương tự như nhân tố chuẩn mực chủ quan của Fishbein
và Ajzen, mô hình hành vi người tiêu dùng của Hawkins Mothersbaugh (1980)
cũng khẳng định ảnh hưởng của thái độ tới hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên có
một điểm đặc biệt của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch là
hai lý thuyết này nhấn mạnh việc giải thích hành vi của con người thông qua ý định
hành động của họ.
Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế
hoạch như sau:
Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) được ra đời bởi Fishbein và Ajzen (1975).
Lý thuyết khẳng định rằng con người thường cân nhắc kết quả của các hành động
khác nhau trước khi thực hiện chúng và họ chọn thực hiện các hành động sẽ dẫn đến
16
những kết quả họ mong muốn. Công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định.
Hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành động (BI) của một người. Ý
định là kế hoạch hay khả năng một người nào đó sẽ thực hiện một hành động cụ
thể trong một bối cảnh nhất định. Ý định là đại diện về mặt nhận thức của sự sẵn
sàng thực hiện một hành động nào đó. Ý định hành động là động lực chính dẫn
đến hành vi.
Fishbein và Ajzen đề xuất rằng ý định hành động chịu ảnh hưởng bởi thái độ
đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan.
Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một
hành vi nhất định. Thái độ miêu tả mức độ một cá nhân đánh giá kết quả của một
hành động là tích cực hay tiêu cực.
Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào
cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc người khác
sẽ nghĩ thế nào về hành động của mình. Chuẩn mực chủ quan đại diện cho việc cá
nhân tự nhận thức rằng những người quan trọng đối với việc ra quyết định của họ
mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó.
Nếu một người mong đợi và cho rằng hành vi sẽ mang lại kết quả tích cực và
cảm thấy những người quan trọng (có ảnh hưởng đối với cá nhân) khuyến khích,
ủng hộ việc thực hiện hành vi này thì ý định thực hiện hành vi sẽ được hình thành.
Nói cách khác, cá nhân thực hiện hành động xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể
đó là kỳ vọng về kết quả tích cực của hành động và niềm tin vào việc những người
xung quanh ủng hộ hành động của mình.
Theo lý thuyết hành vi hợp lý, thái độ được hình thành bởi hai nhân tố: (1)
những niềm tin của cá nhân về những kết quả của hành vi (là niềm tin về việc hành
vi sẽ mang lại những kết quả có những tính chất nhất định) và (2) đánh giá của
người đó về kết quả này (giá trị liên quan đến đặc điểm của kết quả hành động).
Chuẩn mực chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: (1) niềm tin về việc
những người có ảnh hưởng cho rằng cá nhân này nên thực hiện hành vi (cảm giác
hay niềm tin về việc những người xung quanh ta có đồng tình hay không đồng tình
17
với hành vi của chúng ta) và (2) động lực để tuân thủ theo những người có ảnh
hưởng này (ý định hay hành vi của cá nhân có bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của những
người xung quanh hay không).
Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và
Ajzen (1975)
Nguồn: Ajzen I. and Fishbein M. (1975) “Belief, attitude, intention and
behavior. An introduction to theory and research”
Theo Lutz (1991), có hai mệnh đề quan trọng gắn với lý thuyết hành vi hợp
lý: (1) để dự đoán hành vi của một người thì cần phải đo lường thái độ của người đó
đối với việc thực hiện hành vi này và (2) ngoài thái độ đối với hành vi, lý thuyết
hành vi hợp lý còn nói tới nhân tố chuẩn mực chủ quan với vai trò là một tác nhân
ảnh hưởng tới hành vi. Chuẩn chủ quan đo lường những ảnh hưởng xã hội đối với
hành vi của một người nào đó.
Lý thuyết hành vi hợp lý được sử dụng trong việc giải thích hành vi ở rất
nhiều các lĩnh vực khác nhau như hành vi mua thực phẩm an toàn, hành vi đánh
Niềm tin về kết quả
hành động
Đánh giá kết quả
hành động
Niềm tin vào quy
chuẩn của người
xung quanh
Động lực để tuân thủ
những người
xung quanh
Thái độ
Hành viÝ định hành vi
Chuẩn mực
chủ quan
18
bạc, hành vi ra quyết định đạo đức trong ngành kế toán công, hành vi tiêm phòng
vacxin, hành vi sử dụng dây an toàn và mũ bảo hiểm trong lái xe, ý định sử dụng
năng lượng có thể tái tạo, ý định tường trình việc nhìn thấy vật thể bay lạ, ý định
mua hàng trực tuyến, ... Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cũng tìm ra một số
hạn chế của lý thuyết này. Nghiên cứu của Sheppard và cộng sự (1988) chỉ ra rằng
lý thuyết hành vi hợp lý có một số hạn chế sau (1) lý thuyết này cho rằng hành vi
mục tiêu của cá nhân hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát về ý chí của họ, (2) vấn đề
lựa chọn bối cảnh phân tích không được Fishbein và Ajzen chỉ ra rõ ràng và (3) ý
định của cá nhân được đo lường trong điều kiện không đầy đủ thông tin cần thiết để
hình thành nên ý định chắc chắn hoàn toàn (Sheppard và cộng sự, 1988). Nghiên
cứu này cũng cho rằng lý thuyết hành vi hợp lý chỉ tập trung vào việc xác định hành
vi đơn lẻ, trong khi đó trong điều kiện thực tế, con người thường phải đối mặt với
nhiều hành vi như lựa chọn cửa hàng, lựa chọn sản phẩm, kiểu loại, kích cỡ, màu
sắc... Sự tồn tại nhiều sự lựa chọn như vậy có thể làm hoán đổi bản chất của quy
trình hình thành ý định và vai trò của ý định trong việc dự áo hành vi thực tế.
Những hạn chế này làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết này đối với những hành vi
nhất định (Buchan, 2005). Để khắc phục điểm này, lý thuyết hành vi có kế hoạch
(TPB) đã ra đời (Ajzen, 1991).
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý thuyết
hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý thuyết này
được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con
người là hoàn toàn do kiểm soát lý chí.
Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm trong lý thuyết
hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất
định. Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi, nó là chỉ báo cho việc
con người sẽ cố gắng đến mức nào, hay dự định sẽ dành bao nhiêu nỗ lực vào việc
thực hiện một hành vi cụ thể. Như quy luật chung, ý định càng mạnh mẽ thì khả
năng hành vi được thực hiện càng lớn. Điều này là rõ ràng, tuy nhiên, việc ý định
thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ được nhìn thấy trong những hành vi
19
nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý chí (ví dụ cá nhân quyết định thực hiện hay
không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có những hành vi thỏa mãn
điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít hay nhiều đều phụ
thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực hay những cơ
hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những người
khác..xem Ajzen, 1985). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi trong
thực tế của cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm
nảy sinh ý định hành động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực
hiện. Như vậy, trong học thuyết mới này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành
vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mức chủ
quan và (3) nhận thức về kiểm soát hành vi.
Nhận thức về kiểm soát hành vi: tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong
thực tế là hiển nhiên. Các nguồn lực và các cơ hội sẵn có sẽ phần nào quyết định
khả năng thực hiện hành động. Nhận thức về kiểm soát hành vi đóng một vai trò
quan trọng trong lý thuyết hành vi có kế hoạch. Thực tế, lý thuyết hành vi có kế
hoạch khác với lý thuyết hành động từ nguyên nhân ở nhân tố này. Nhận thức về
kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó
khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn. Theo lý thuyết hành vi có kế
hoạch, nhận thức về kiểm soát hành vi cùng với ý định hành động có thể được sử
dụng trực tiếp để mô tả hành vi. Vẫn với việc lấy ý định hành động làm trung tâm,
việc giải thích hành vi sẽ đạt kết quả cao hơn khi đưa thêm nhân tố nhận thức về
kiểm soát hành vi vào.
Như vậy, lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ ra ba nhân tố độc lập về mặt khái
niệm quyết định nên ý định. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đó là mức độ mà
mỗi cá nhân đánh giá cao hay thấp một hành vi nào đó. Thứ hai là chuẩn mực chủ
quan, đó là nhận thức về áp lực mà xã hội đặt lên cá nhân trong việc thực hiện hay
không thực hiện hành vi. Thứ ba là nhận thức về kiểm soát hành vi, đó là nhận thức
về việc dễ hay khó để thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung, thái độ đối với
hành vi càng tích cực, chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc thực hiện hành vi và
20
nhận thức kiểm soát hành vi càng ít cản trở thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh
mẽ. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong ba nhân tố nêu trên không
hoàn toàn tương đồng trong những mối cảnh nghiên cứu hành vi khác nhau.
Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
Nguồn: Ajzen (1991) The theory of planned behavior. Organizational
Behavior and Human Decision Processes
Trong thập kỷ vừa qua, lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được sử dụng để dự
báo nhiều loại hành vi và đã mang lại nhiều thành công. Những hành vi được dự
báo rất đa dạng như ý định tái sử dụng giấy loại, ý định mua hay copy phần mềm tin
học có bản quyền cho mục đích sử dụng cá nhân, ý định sử dụng hệ thống máy tính
mới... Lý thuyết này cũng được sử dụng như lý thuyết nền tảng để giải thích ý định
mua thực phẩm an toàn (ví dụ Zeinab Seyed Saleki và Seyedeh Maryam Seyed
Sleki, 2012; Chen, 2007; Sudiyanti Sudiyanti 2009, Sparks và Shepherd, 1992). Các
kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng giải thích ý định mua của người tiêu
dùng thông qua lý thuyết này là đáng kể. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng lý
thuyết này được áp dụng hiệu quả hơn ở những thị trường đã được thiết lập lâu năm
và mang tính chuẩn mực nơi có thể nhìn thấy rõ ràng các mẫu hành vi của người
Thái độ
đối với
hành vi
Chuẩn
mực chủ
quan
Nhận thức
về kiểm
soát hành
vi
Ý ĐỊNH
HÀNH VI
HÀNH VI
21
tiêu dùng như thị trường của Vương quốc Anh (Kalafatis và cộng sự, 1999). Ở luận
án này, tác giả mong muốn kiểm tra lại nhận định này bằng cách sử dụng lý thuyết
này làm cơ sở lý luận và kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại thị trường
Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Ajzen (1991), mô hình của lý thuyết này có thể được
bổ sung bằng cách đưa thêm vào đó các nhân tố mới ảnh hưởng đến ý định hành vi,
miễn là các nhân tố mới đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho ý định
hành vi. Do đó, trong luận án, bên cạnh việc sử dụng phần lớn các nhân tố trong mô
hình của lý thuyết Hành vi có kế hoạch, tác giả mong muốn đưa thêm một số nhân
tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam để kiểm định khả năng giải thích cho ý
định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam.
2.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn
Sau khi lựa chọn được lý thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, trong phần
này tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ý
định mua thực phẩm an toàn. Trong khuôn khổ phần tổng quan này, tác giả sẽ trình
bày những nghiên cứu tiêu biểu và có giá trị nhất. Các nghiên cứu này tiếp cận trên
nhiều hướng và quan điểm khác nhau, hàm lượng khoa học và mức độ nghiên cứu
cũng khác nhau. Nhưng kết quả nghiên cứu đều chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua thực phẩm an toàn. Đây là nội dung quan trọng. Dựa vào những
nghiên cứu này, cùng với cơ sở lý luận đã trình bày ở phần trên và việc cân nhắc điều
kiện nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu của mình.
2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn trong nước
2.3.1.1. Nghiên cứu của Trương T. Thiên và Matthew H. T. Yap (2010)
Công trình nghiên cứu này nhằm để chỉ ra và phân tích nhận thức của người
tiêu dùng tiềm năng tại Việt Nam đối với thực phẩm an toàn bằng cách sử dụng
22
phương pháp suy diễn từ nguyên nhân thông qua nghiên cứu khảo sát. Dữ liệu định
lượng đã được thu thập từ 246 người tiêu dùng tiềm năng ở Việt Nam. Nghiên cứu
đã đưa ra giả thuyết rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng đến nhận thức và tiềm
năng mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng cho rằng người tiêu
dùng tiềm năng có nhận thức khác và sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm an
toàn so với người tiêu dùng không tiềm năng. Và kết quả được tìm thấy như sau: độ
tuổi có ảnh hưởng đến tiềm năng mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tiềm
năng Việt Nam, nhận thức về sức khỏe và an toàn cũng vậy. Giới tính không ảnh
hưởng đến tiềm năng mua, tuy nhiên, người tiêu dùng nữ coi trọng giá trị dinh
dưỡng hơn. Sự quan tâm tới môi trường không ảnh hưởng đến ý định mua thực
phẩm an toàn. Người Việt Nam không nhạy cảm với giá thực phẩm an toàn vì họ
coi trọng chất lượng hơn.
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010)
Nguồn: Thien T. Truong và cộng sự (2012) “Potential Vietnamese cosumer’s
perceptions of organic foods”
Nhận thức về sức khỏe
Nhận thức về an toàn
Độ tuổi
Giới tính
Giá bán thực phẩm an toàn
Sự quan tâm tới môi trường
Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM
AN TOÀN
23
Đây là một nghiên cứu có giá trị tuy nhiên còn thiếu nghiên cứu định tính
và chỉ nghiên cứu tập trung vào một số biến nhân khẩu. Đối tượng nghiên cứu
cũng giới hạn trong khách hàng tiềm năng đó là những người chưa mua thực
phẩm an toàn.
2.3.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011)
Nghiên cứu được thực hiện ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là nghiên
cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số nhân tố là thái độ với môi
trường, nhận thức về giá trị, sự quan tâm tới sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an
toàn, chuẩn mực chủ quan và thái độ đối với thực phẩm an toàn của người Việt
Nam tới ý định mua thực phẩm an toàn của họ. Bên cạnh đó tác giả đã so sánh sự
khác nhau của ảnh hưởng của các nhân tố đố đối với người tiêu dùng miền Nam và
miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu 201 người tiêu dùng ở miền Bắc ( Hà
Nội ) và 201 người tiêu dùng ở miền Nam ( Thành phố Hồ Chí Minh). Có tất cả 23
giả thuyết nghiên cứu được chia ra làm ba nhóm. Nhóm đầu tiên là các giả thuyết về
ảnh hưởng của các biến độc lập tới ý định mua thực phẩm an toàn tại miền bắc Việt
Nam. Nhóm thứ hai xem xét ảnh hưởng của các biến đó tới ý định mua thực phẩm
an toàn tại miền nam Việt Nam và nhóm giả thuyết thứ ba so sánh ảnh hưởng của
các nhân tố đó giữa hai miền nam và bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
ảnh hưởng của của các nhân tố thái độ với môi trường, nhận thức về giá trị, sự quan
tâm tới sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an toàn và chuẩn mực chủ quan có quan hệ
rõ ràng với ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng cả hai miền nam và
bắc. Nghiên cứu cũng tìm ra có sự khác nhau trong ảnh hưởng của sự quan tâm đến
sức khỏe, chuẩn mực chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu
dùng miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Và điều này được giải thích là do sự khác
nhau giữa thời tiết và văn hóa của hai vùng miền tại hai đầu của Việt Nam. Nghiên
cứu còn hạn chế là tác giả mới chỉ kết luận có sự ảnh hưởng và có sự khác nhau
nhưng chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố
cũng sự mức độ khác nhau của ảnh hưởng này giữa hai vùng miền.
24
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011)
Nguồn: Phong Tuan Nguyen (2011) “A comparative study of the intention to
buy organic food between consumers in Northern and Southern Vietnam”
2.3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua thực phẩm an toàn ngoài nước
2.3.2.1. Nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005)
Nghiên cứu được thực hiện ở Phần Lan với mục đích kiểm nghiệm việc áp
dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trong bối cảnh mua thực phẩm an toàn bằng
cách xem xét mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe, thái độ đối với thực
phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán và nhận thức về sự sẵn có
của sản phẩm tới ý định mua thực phẩm an toàn từ đó ảnh hưởng đến mức độ
thường xuyên mua thực phẩm an toàn. Mô hình với những nhân tố mới bổ sung này
được khẳng định là dự đoán về ý định mua thực phẩm an toàn tốt hơn mô hình hành
vi có kế hoạch gốc. Ở mô hình này, chuẩn mực chủ quan và sự quan tâm tới sức
khỏe tác động gián tiếp tới ý định mua thực phẩm an toàn thông qua thái độ với
thực phẩm an toàn. Điều này được đề xuất trong hai giả thuyết đầu tiên. Nghiên cứu
cũng đưa ra hai giả thuyết rằng giá và sự sẵn có của sản phẩm ảnh hưởng tới ý định
mua thực phẩm an toàn. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng ý định mua thực phẩm
an toàn có thể được dự đoán bằng thái độ của người tiêu dùng với thực phẩm an
Thái độ với môi trường
Nhận thức về chất lượng
Thái độ đối với thực phẩm
an toàn
Chuẩn mực chủ quan
Hiểu biết về thực phẩm an
toàn
Sự quan tâm tới sức khỏe
Ý ĐỊNH MUA THỰC
PHẨM AN TOÀN
25
toàn. Và thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm này lại phụ thuộc vào chuẩn mực
chủ quan của mỗi người. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy sự ảnh hưởng của sự
quan tâm đến sức khỏe tới thái độ cũng như sự ảnh hưởng của nhận thức về giá bán
và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm tới ý định mua thực phẩm an toàn. Đây là
một nghiên cứu rất có giá trị và được tham khảo nhiều trong những nghiên cứu sau
đó về ý định mua thực phẩm an toàn.
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005)
Nguồn: Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) “ Subjective norms,
attitudes and intention of Finish consumers in buying organic food”
Đặc biệt nghiên cứu này đi sâu về chuẩn mực chủ quan, nhân tố mà những
nghiên cứu trước về ý định mua thực phẩm an toàn thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng có những giới hạn. Đầu tiên là nhóm tác giả chỉ nghiên
cứu hai loại thực phẩm là bánh mỳ an toàn và bột mỳ an toàn do đó kết quả khó có
thể dùng để áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, nghiên cứu
chỉ được thực hiện tại một hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm an toàn đó là một
đại siêu thị. Mỗi kênh phân phối đều có những đặc điểm riêng về giá cả, số lượng
mặt hàng...do đó sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới hành vi mua của người tiêu dùng.
2.3.2.2. Nghiên cứu của Robin Robert (2007)
Nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc trên mẫu gồm 136 người trong 66
gian hàng của hai siêu thị lớn nhằm tìm ra những đặc điểm trong hành vi mua thực
Sự quan tâm
tới sức khỏe
Mức độ
thường
xuyên
mua
Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM
AN TOÀN
Nhận thức
về sự sẵn có
Nhận thức
về giá bán
Chuẩn mực
chủ quan
Thái độ với
thực phẩm
an toàn
26
phẩm an toàn của họ. Cụ thể là tìm ra họ là ai, họ mua loại thực phẩm an toàn nào
và mua như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện bằng kỹ thuật quan sát. Kết luận
cho thấy người tiêu dùng thường đi mua theo nhóm và ảnh hưởng của sự tham khảo
lẫn nhau trong nhóm là đáng kể. Người tiêu dùng thường đọc kỹ nhãn hiệu trước
khi mua nhưng họ lại ít quan tâm đến những tờ quảng cáo. Đây là một nghiên cứu
đặc biệt khi đưa ra kết luận về ảnh hưởng của nhóm tham khảo và truyền thông đại
chúng, những nhân tố ít được quan tâm ở những nghiên cứu khác. Tuy nhiên
phương pháp nghiên cứu ở đây còn đơn giản, phương pháp phân tích số liệu chỉ
dùng thống kê mô tả và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp.
2.3.2.3. Nghiên cứu của Bo Won Suh, Anita Eves và Margaret Lumbers (2008)
Đây là một nghiên cứu được thực hiện ở Nam Triều Tiên, một quốc gia
trong đó người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe, do vậy thực phẩm an
toàn ngày càng được ưa chuộng. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp
định tính với các câu hỏi mở nhằm điều tra mối quan hệ giữa nhận thức của
người tiêu dùng Nam Triều Tiên về thực phẩm an toàn và ý định mua loại thực
phẩm này. Nghiên cứu dựa vào mô hình của thuyết hành vi có kế hoạch để thiết
lập dàn bài câu hỏi. Nghiên cứu kết luận rằng người tiêu dùng có ý định mua
thực phẩm an toàn vì tin rằng nó giúp tăng cường sức khỏe của họ. Tuy nhiêu
người tiêu dùng tin tưởng rằng không dễ để mua được thực phẩm an toàn vì giá
của nó cao, không sẵn có và họ không hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của
thực phẩm. Nghiên cứu có những kết luận rất hữu ích tuy nhiên nó mới chỉ
nghiên cứu được một số ít các biến ảnh hưởng.
2.3.2.4. Nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)
Đây là nghiên cứu về việc áp dụng thuyết hành vi có kế hoạch để dự đoán ý
định mua thực phẩm an toàn của phụ nữ Indonesia. Nghiên cứu định lượng điều tra
406 phụ nữ bằng phương pháp phỏng vấn và xem xét ảnh hưởng của các biến độc
lập thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về kiểm soát
hành vi – những biến độc lập gốc của lý thuyết hành vi có kế hoạch cùng với biến
27
mới là sự hiểu biết về môi trường. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chắc chắn sự
ảnh hưởng của các nhân tố thuộc mô hình của lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bên
cạnh đó, tác giả còn tìm ra nhân tố sự hiểu biết về môi trường là một nhân tố có thể
sử dụng để dự đoán trực tiếp ý định mua thực phẩm an toàn. Nghiên cứu cũng
khẳng định trong các nhân tố được nghiên cứu, chuẩn mực chủ quan được tìm thấy
là nhân tố quan trọng nhất trong việc dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn.
Nghiên cứu có một số hạn chế đó là thứ nhất nghiên cứu đã không tính đến các yếu
tố thuộc văn hóa, thứ hai là nghiên cứu chỉ sử dụng đối tượng là phụ nữ Indonesia ở
một số vùng nhất định và mang những nét văn hóa nhất định trong khi Indonesia
bao gồm 300 nhóm dân tộc trên 17000 hòn đảo. Như vậy mẫu này chưa đủ tính đại
diện rộng rãi. Cuối cùng là nhân tố quy tắc ứng xử chủ quan được cho là có ảnh
hưởng quan trọng nhất tới ý định mua thực phâm an toàn nhưng nhân tố này ở đây
cũng không được nghiên cứu mức độ ảnh hưởng cụ thể.
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)
Nguồn: Sudiyanti Sudiyanti (2009) “ Predicting women purchase intention
for green food products in Indonesia”
2.3.2.5. Nghiên cứu của Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009)
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng để đo lường ảnh
hưởng của một số nhân tố tới ý định mua của người tiêu dùng thực phẩm an toàn tại
Thái độ đối với
thực phẩm an toàn
Sự hiểu biết về
môi trường
Nhận thức về
kiểm soát hành vi
Chuẩn mực
chủ quan Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM
AN TOÀN
Hành động
mua thực
phẩm an
toàn
28
Anh. Dữ liệu được thu thập từ 204 người tiêu dùng. Các nhân tố được kiểm định
bao gồm sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự tin tưởng vào nhãn
hiệu thực phẩm an toàn, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm và giá bán sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng,
sự tin tưởng vào nhãn hiệu thực phẩm an toàn và sự quan tâm tới an toàn thực phẩm
đều có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định mua của người tiêu dùng. Giá được tìm
thấy là yếu tố cản ý định mua sản phẩm. Nghiên cứu này đã kết hợp được nhiều
nhân tố để nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở kết luận về chiều hướng ảnh hưởng
mà chưa tìm thấy mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố.
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009)
Nguồn: Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009) “ Factors that influence the
purchase of organic food: A study of consumer behavior in the UK”
2.3.2.6. Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010)
Đây là một nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố tới ý định
mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại Hi Lạp. Nghiên cứu được thực hiện
bằng phương pháp định lượng với mẫu là 190 người tiêu dùng Hi Lạp. Các nhân tố
được nghiên cứu là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, nhận thức
về giá trị, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm, sự quan tâm tới đạo đức, giá bán và
Sự quan tâm đến
sức khỏe
Nhận thức về chất
lượng
Sự quan tâm tới an
toàn thực phẩm
Giá thực phẩm an
toàn
Sự tin tưởng vào
nhãn hiệu
Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM AN
TOÀN
29
sự tin tưởng vào nhãn hiệu. Nghiên cứu đã tìm ra rằng ý định mua thực phẩm an
toàn của người tiêu dùng Hi Lạp bị ảnh hưởng chính bởi các nhân tố sự nhận thức
về chất lượng, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm và nhận thức về giá trị. Bên cạnh
đó sự quan tâm tới sức khỏe, sự quan tâm tới đạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào
nhãn hiệu không thể hiện ảnh hưởng của nó tới đối tượng người tiêu dùng này.
Thực phẩm an toàn được cho là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng quan tâm tới
an toàn thực phẩm và chất lượng. Nghiên cứu này có hạn chế là mẫu được lựa chọn
chỉ ở một địa điểm đó là thành phố Thessaloniki của Hi Lạp. Và mẫu này chủ yếu
được chọn là những người đã thường xuyên mua thực phẩm an toàn (68%). Như
vậy ảnh hưởng của những nhân tố này có thể không được rõ nét nữa do bị ảnh
hưởng bởi thói quen mua hàng.
Mô hình của nghiên cứu này như sau:
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010)
Nguồn: Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) “ Drivers for organic
food consumption in Greece”
Sự quan tâm tới sức khỏe
Nhận thức về chất lượng
Nhận thức về giá trị
Sự quan tâm tới đạo đức
Sự quan tâm tới an toàn thực phẩm
Sự tin tưởng vào nhãn hiệu
Giá bán
Ý ĐỊNH MUA
THỰC PHẨM
AN TOÀN
30
2.3.2.7. Nghiên cứu của A.H. Aman, Amran Harun và Zuhal Hussein ( 2012)
Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của sự hiểu biết về môi
trường và sự quan tâm tới môi trường tới thái độ từ đó ảnh hưởng tới ý định mua
thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Malaysia. Tác giả đã phỏng vấn 384 người
tiêu dùng ở các loại thực phẩm an toàn khác nhau và phân tích bằng phương pháp
định lượng. Nghiên cứu đã tìm ra rằng sự hiểu biết về môi trường và sự quan tâm
tới môi trường ảnh hưởng rõ rệt tới ý định mua thực phẩm an toàn. Quan trọng hơn,
kết quả cho thấy thái độ đóng vai trò làm trung gian trong mối quan hệ giữa sự quan
tâm tới môi trường và ý định mua thực phẩm an toàn. Trong khi đó, sự hiểu biết về
môi trường không giúp dự đoán thái độ, do vậy thái độ không đóng vai trò trung
gian trong mối quan hệ giữa sự hiểu biết về môi trường và ý định mua thực phẩm an
toàn. Nghiên cứu tìm ra những kết luận rất hữu ích tuy nhiên nó có hạn chế là mới
chỉ nghiên cứu được hai biến liên quan đến môi trường.
Mô hình của nghiên cứu này như sau:
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012)
Nguồn: A.H. Aman, Amran Harun và Zuhal Hussein ( 2012) “ The influence
of environmental knowledge and concern on green purchase intention the role of
attitude as a mediating variable”
2.3.2.8. Nghiên cứu của Justin Paul và Jyoti Rana (2012)
Nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ bằng phương pháp định lượng với mẫu
là 463 người tiêu dùng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu, lợi ích
về sức khỏe, sự sẵn có của thực phẩm an toàn tới ý định mua thực phẩm an toàn
của người tiêu dùng sinh thái tại đây. Nghiên cứu đã đưa ra những kết luận sau:
Người tiêu dùng có trình độ văn hóa cao và vị trí cao có xu hướng mua thực phẩm
Ý định mua thực
phẩm an toàn
Hiểu biết về
môi trường
Thái độ với thực
phẩm an toàn
Sự quan tâm tới
môi trường
31
an toàn nhiều hơn. Lợi ích về sức khỏe đóng một vai trò quan trọng trong quyết
định mua thực phẩm an toàn. Và sự không sẵn có của thực phẩm an toàn là rào cản
chính cho ý định mua thực phẩm an toàn. Ý định mua thực phẩm an toàn lại dẫn
đến sự thỏa mãn về thực phẩm an toàn. Và sự thỏa mãn này được quyết định bởi
các nhân tố như lợi ích về sức khỏe, chất lượng, vị ngon của thực phẩm, độ tươi
mới của thực phẩm, sự đa dạng của thực phẩm an toàn... Đây là một nghiên cứu sâu
sắc và có giá trị tuy nhiên xét riêng với việc nghiên cứu ý định mua thực phẩm an
toàn thì mô hình chưa có được nhiều nhân tố.
Mô hình của nghiên cứu này như sau:
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012)
Nguồn: Justin Paul và Jyoti Rana (2012) “Consumer behavior and purchase
intention for organic food”
Qua tổng quan có thể thấy các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau có
những kết luận không hoàn toàn giống nhau. Có những nhân tố có ý nghĩa tại bối
cảnh nghiên cứu này những lại hoàn toàn không tác động trong bối cảnh nghiên
cứu khác. Vì vậy cần có thêm nghiên cứu để đóng góp thêm cho những kết luận cho
lĩnh vực này.
Việt nam là một quốc gia có những đặc thù như môi trường thể chế, pháp
luật còn hạn chế, mức độ phát triển kinh tế còn thấp, thông tin về thị trường và sản
Nhân khẩu,
lợi ích sức
khỏe, sự sẵn
có
Lợi ích về sức
khỏe, chất lượng,
vị ngon, độ tươi,
sự đa dạng của
thực phẩm an toàn
Sự thỏa mãn
về thực phẩm
an toàn
Ý ĐỊNH
MUA THỰC
PHẨM AN
TOÀN
Hành vi
người tiêu
dùng sinh
thái
32
phẩm chưa đầy đủ và minh bạch, ngành thực phẩm an toàn mới phát triển và chưa
được khẳng định đối với thị trường trong nước. Với bối cảnh đó, kết quả của các
nghiên cứu trước đây chưa hoàn toàn giải thích được hành vi của người tiêu dùng
tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu này tại Việt Nam để khẳng
định lại các kết quả nghiên cứu trước trong bối cảnh nghiên cứu đặc thù của nước
ta, xem xét các nhân tố được nghiên cứu có cùng kết luận hay không đối với người
tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam.
Các mô hình nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên những mối quan
tâm của các tác giả và phù hợp với những bối cảnh nghiên cứu cụ thể khác nhau. Tuy
nhiên các mô hình đó theo tác giả là không hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam
do những nét riêng đặc biệt của Việt Nam. Do đó tác giả mong muốn đưa thêm một số
biến độc lập mới phù hợp với Việt Nam vào nghiên cứu này. Ví dụ văn hóa Việt Nam
là văn hóa đạo Khổng và vì vậy việc ảnh hưởng của nhóm tham khảo có thể cần phải
được xem xét trong khi các nghiên cứu trước đây chưa chú trọng nhân tố này. Việc xây
dựng mô hình mới với những nhân tố tác động phù hợp sẽ giúp giải thích tốt hơn về ý
định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Việt Nam và đóng góp thêm những
kết luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu về thực phẩm an toàn trên toàn thế giới.
Từ những phân tích trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu của mình
nhằm tìm ra những nhân tố tác động phù hợp và có ý nghĩa nhất và khắc phục được
những hạn chế của các nghiên cứu trước trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam.
2.4. Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo
Mô hình nghiên cứu được hình thành trên cơ sở tìm ra ảnh hưởng của một số
nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam.
Dựa vào lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả các công
trình nghiên cứu trước đây (được trình bày ở trên), tác giả đã đề xuất ra các nhân tố
tác động có thể có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam. Đó là các nhân nhân tố: (1) sự
quan tâm đến sức khỏe,(2) nhận thức về chất lượng, (3) sự quan tâm đến môi
trường, (4) chuẩn mực chủ quan, (5) nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, (6) nhận
thức về giá bán sản phẩm, (7) nhóm tham khảo, (8) truyền thông đại chúng.
33
Nhiều các nghiên cứu trước đây có nhắc đến sự quan tâm đến sức khỏe như
một nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn (Trương T. Thiên
và cộng sự (2010); Nguyễn Phong Tuấn (2011); Anssi Tarkiainen và cộng sự
(2005)..). Sở dĩ nhân tố này luôn được nhắc đến vì thực phẩm an toàn được cho là
tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng (Bo Won Suh và cộng sự, 2008). Các
nghiên cứu trước đây cũng rất thường xuyên xem xét nhân tố sự quan tâm đến môi
trường (Trương T. Thiên và cộng sự (2010); Nguyễn Phong Tuấn (2011); Sudiyanti
(2009); A.H. Aman và cộng sự (2012)...). Theo khái niệm về thực phẩm an toàn,
đây là một loại thực phẩm giúp bảo vệ môi trường do quá trình sản xuất và kinh
doanh không sử dụng hóa chất và công nghệ làm ô nhiễm môi trường. (Winter và
Davis, 2006). Vì vậy sự quan tâm đến môi trường được coi là nguyên nhân dẫn đến
ý định mua thực phẩm an toàn (A.H. Aman và cộng sự (2012). Chen (2009) cũng đã
nói trong nghiên cứu của mình rằng để dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn tốt
hơn thì cần phải xem xét các nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe và sự quan tâm đến
môi trường. Thêm vào đó, Magnusson và cộng sự (2001) tìm ra rằng hầu hết những
người được phỏng vấn trong nghiên cứu của họ đều rất coi trọng hậu quả của việc
tiêu dùng thực phẩm của họ tới sức khỏe của bản thân và môi trường. Chỉ có một số
ít (1%-11%) nói rằng họ không quan tâm đến tác động của việc tiêu dùng thực
phẩm tới sức khỏe và môi trường. Vì ý nghĩa của hai nhân tố này, trong nghiên cứu
này, tác giả mong muốn đưa sự quan tâm tới sức khỏe và sự quan tâm tới môi
trường vào mô hình nghiên cứu.
Trong vấn đề nghiên cứu việc tiêu dùng thực phẩm, nhận thức về chất lượng
được coi là vấn đề hàng đầu. Nhận thức về chất lượng thực phẩm an toàn từ người
tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu dùng sản phẩm này (Olson,
1977; Padel và cộng sự, 2005; Fotopoulos, 2000; Magnusson và cộng sự, 2001).
Nhiều nghiên cứu đã đưa nhân tố này vào kiểm định sự ảnh hưởng của nó tới ý định
mua thực phẩm an toàn (Nguyễn Phong Tuấn, 2011; Jay Dickieson và cộng sự,
2009; Victoria Kukikovski và cộng sự, 2010..). Trong nghiên cứu năm 2009 của
mình, Chen cũng gợi ý rằng, những nhân tố gợi nên động cơ mua sẽ là chỉ báo tốt
34
để dự đoán ý định mua. Nhận thức rằng thực phẩm an toàn có chất lượng cao được
coi là một động cơ mua thực phẩm an toàn (Nihan Mutlu, 2007). Do vậy, tác giả
quyết định đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu trong luận án này.
Khi nghiên cứu về ý định hành vi, hầu hết các tác giả đều dựa vào nền tảng
lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). Như đã trình bày ở trên, lý thuyết
này tìm thấy sự ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành
vi và thái độ đối với hành vi tới ý định thực hiện hành vi. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã
viết trong tác phẩm Lãng du trong văn hóa Việt Nam rằng ở Việt Nam, cách người
Việt Nam thực hiện hành vi gắn chặt với chuẩn mực xã hội (Hữu Ngọc, 2006), hay
người Việt Nam hành động theo chuẩn mực xã hội, theo chuẩn mực mà họ cho rằng
mọi người xung quanh mong muốn họ thực hiện như vậy. Do vậy, tác giả dự đoán
rằng, trong bối cảnh Việt Nam, nhân tố chuẩn mực chủ quan sẽ có ý nghĩa. Nhân tố
này ít được chú ý đến trong các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an
toàn hoặc có được nghiên cứu nhưng vai trò mờ nhạt và ảnh hưởng không đáng để
(Lapinski và Rimal, 2005). Duy chỉ có hai nghiên cứu là nghiên cứu của Nguyễn
Phong Tuấn (2011) và nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005) tìm ra
ảnh hưởng có ý nghĩa của nhân tố này. Để khẳng định sự tác động của chuẩn mực
chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, tác giả đưa
nhân tố này vào mô hình nghiên cứu.
Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen và Fishbein (1991) cũng khẳng
định tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong thực tế là rõ ràng. Các nguồn lực
và các cơ hội sẽ ảnh hưởng đến khả năng hành vi được thực hiện. Tuy nhiên ảnh
hưởng của yếu tố tâm lý còn cao hơn yếu tố thực tế. Nói cách khác, nhận thức về
kiểm soát hành vi có tác động lớn tới ý định hành động và hành động cụ thể. Nhận
thức về kiểm soát hành vi diễn tả nhận thức của người tiêu dùng về việc dễ hay khó
để thực hiện được hành vi mong muốn. Trong đó có nhận thức về giá bán sản phẩm
và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm (Ansi Tarkiainen và cộng sự, 2005). Các
nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn cũng đưa nhận thức về giá
bán sản phẩm và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm vào nghiên cứu (Trương T.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội

Contenu connexe

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luậ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ng...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Thỏa ước lao động tập thể và thực tiễn tại cô...
 

Dernier

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Dernier (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị lấy ví dụ tại thành phố hà nội

  • 1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n L£ tHïY H¦¥NG NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëng ®Õn ý ®Þnh mua thùc phÈm an toµn cña c− d©n ®« thÞ – lÊy vÝ dô t¹i thµnh phè Hµ néi Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing) M· sè: 623M· sè: 623M· sè: 623M· sè: 62340102401024010240102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS. TS tr−¬ng ®×nh chiÕn Hµ Néi – 2014
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lao động Xã hội, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trương Đình Chiến, người hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người! Tác giả Lê Thùy Hương
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sơ cấp, thứ cấp và trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố. Tác giả Lê Thùy Hương
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..........5 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................5 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................6 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................7 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu .............................................................7 1.5. Những đóng góp mới của luận án................................................................10 1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận......................................................................10 1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn...................................................................11 1.6. Bố cục của luận án ........................................................................................11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN......12 2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................12 2.1.1. Thực phẩm an toàn..........................................................................................12 2.1.2. Ý định mua......................................................................................................13 2.1.3. Ý định mua thực phẩm an toàn .......................................................................14 2.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .....................................................................................15 2.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn.......................................................................21
  • 5. iv 2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn trong nước.................................................................21 2.3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn ngoài nước ................................................................24 2.4. Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo .......................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2...........................................................................................50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................52 3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................52 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................52 3.1.2. Quy trình xây dựng bảng hỏi ..........................................................................53 3.1.3. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................54 3.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................55 3.1.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu............................................................................55 3.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ...........................................................56 3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính..........................................................................58 3.1.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo...........................................................................60 3.3. Nghiên cứu định lượng .................................................................................64 3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ..........................................................................64 3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................................77 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................79 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát ...............................79 4.2. Đánh giá thang đo .........................................................................................81 4.2.1. Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo biến độc lập ................................................................................................81 4.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc.......................................................................84 4.2.3. Kiểm định giá trị của thang đo........................................................................84 4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo .............................................................89 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................................95 4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan ...........................................................................95 4.3.2. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy.....................................................97 4.4. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm soát tới ý định mua thực phẩm an toàn.....................................................................103
  • 6. v 4.4.1. Kiểm định Independent- sample T-test giữa biến kiểm soát Giới tính và biến phụ thuộc Ý định mua...........................................................................104 4.4.2. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Tuổi và biến phụ thuộc Ý định mua................................................................................................................105 4.4.3. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Trình độ học vấn và biến phụ thuộc Ý định mua..........................................................................................105 4.4.4. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Thu nhập và biến phụ thuộc Ý định mua........................................................................................................107 TÓM TẮT CHƯƠNG 4.........................................................................................108 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................109 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................109 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................112 5.2.1. Tác động của sự quan tâm đến sức khỏe ......................................................112 5.2.2. Tác động của nhận thức về chất lượng .........................................................113 5.2.3. Tác động của sự quan tâm đến môi trường...................................................114 5.2.4. Tác động của chuẩn mực chủ quan...............................................................114 5.2.5. Tác động của nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm.....................................115 5.2.6. Tác động của nhận thức về giá bán sản phẩm...............................................115 5.2.7. Tác động của tham khảo-giá trị bản thân......................................................116 5.2.8. Tác động của tham khảo-tuân thủ.................................................................116 5.2.9. Tác động của tham khảo- thông tin...............................................................116 5.2.10. Tác động của truyền thông đại chúng ..........................................................117 5.3. Một số đề xuất và kiến nghị........................................................................118 5.3.1. Một số đề xuất cho các nhà quản trị .............................................................118 5.3.2. Một số kiến nghị vĩ mô .................................................................................120 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ....................122 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................122 5.4.2. Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo.....................................................................122 TÓM TẮT CHƯƠNG 5.........................................................................................123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ................................................................................124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................125 PHỤ LUC
  • 7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. TPAT : Thực phẩm an toàn 2. TPB : Theory of Planned Behaviour 3. TRA : Theory of Reasoned Action
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo Ý định mua thực phẩm an toàn..............................................37 Bảng 2.2. Thang đo sự quan tâm đến sức khỏe......................................................38 Bảng 2.3. Thang đo nhận thức về chất lượng ........................................................39 Bảng 2.4. Thang đo sự quan tâm đến môi trường..................................................40 Bảng 2.5. Thang đo chuẩn mực chủ quan..............................................................41 Bảng 2.6. Thang đo sự sẵn có của sản phẩm .........................................................41 Bảng 2.7. Thang đo giá bán sản phẩm ...................................................................42 Bảng 2.8. Thang đo nhóm tham khảo ....................................................................43 Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................53 Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính..................57 Bảng 3.3. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo.........................................................59 Bảng 3.4. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa thang đo..............................................61 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha .......................66 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của ba thang đo chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm và nhóm tham khảo ...................68 Bảng 3.8. Kết quả thu thập phiếu điều tra..............................................................76 Bảng 3.9. Thống kê phiếu điều tra.........................................................................77 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính........................................................79 Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi...............................................................80 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo Trình độ học vấn..........................................80 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập .......................................................81 Bảng 4.5. Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập .............................................82 Bảng 4.6. Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc.........................................84 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố EFA..............................................................87 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo..............................................92 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định hệ số tương quan .....................................................96 Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................102
  • 9. viii Bảng 4.11. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm giới tính..........104 Bảng 4.12. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm tuổi .............105 Bảng 4.13. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm trình độ học vấn...........................................................................................105 Bảng 4.14. Kiểm định Anova giữa.........................................................................106 Bảng 4.15. Bảng mô tả giá trị trung bình Ý định mua thực phẩm an toàn giữa các nhóm Trình độ học vấn .................................................................106 Bảng 4.16. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm thu nhập......107
  • 10. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án............................................................8 Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975).....................................................................................................17 Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) ........20 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010) ..............22 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) ..........................24 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005).............25 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009)...........................27 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009)..................28 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010) ........29 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012).......................30 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012)........................31 Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu của luận án............................................................36 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.............................................................94
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể và tạo ra năng lượng cho hoạt động của con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thực phẩm nhiều khi lại là nguồn gây ra bệnh tật và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là những loại thực phẩm không an toàn từ quy trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất tới quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng không hợp lý. Đây là vấn đề gây nhiều lo lắng trong người tiêu dùng và toàn xã hội. Ở Việt Nam những năm gần đây, chúng ta ngày càng hội nhập với thế giới và mở cửa cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Cùng lúc sản xuất trong nước ngày càng phát triển, trong khi đó quản lý về chất lượng thực phẩm lại chưa chặt chẽ. Trong thời gian qua, nhà nước đã đề ra một số chính sách về sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn và một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Song các chính sách và biện pháp đó chưa được thực hiện rộng rãi và vấn đề an toàn thực phẩm vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng ngày càng phổ biến. Việc sử dụng chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất tăng trưởng và thuốc bảo quản không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm gây hoang mang trong tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay đang cảnh giác hơn với những thực phẩm họ tiêu dùng. Bên cạnh đó, đời sống xã hội ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn và yêu cầu thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Thực phẩm hôm nay không chỉ thỏa mãn vị giác và còn phải an toàn và có lợi cho sức khỏe. Bối cảnh này là cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh
  • 12. 2 thực phẩm thay đổi từ phương thức sản xuất, thành phần cấu tạo sản phẩm, cách thức phân phối tiêu thụ sản phẩm sao cho thân thiện với môi trường nhất và có lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn xã hội nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người tiêu dùng chưa nhận thức đúng về thực phẩm an toàn và họ chưa có đầy đủ thông tin về loại sản phẩm này. Do đó, cần phải có những nghiên cứu về lĩnh vực này để giúp đỡ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút được khách hàng hơn và người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với sản phẩm. Trên thế giới, ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn từ lâu đã được dự đoán là sẽ tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Theo Makatouni (2002), có thể thấy rõ rằng ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn là một trong những khu vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường thực phẩm ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Úc và Nhật Bản. Doanh thu từ kinh doanh thực phẩm an toàn trên thế giới tăng tới gần năm tỉ đô la Mỹ mỗi năm và con số này đang có nhiều hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn vào những năm tới (Willer và Klicher, 2009). Transparency Market Research đã đưa ra báo cáo về thị trường thực phẩm an toàn rằng cầu cho thực phẩm an toàn có giá trị là 70,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 và được dự đoán có khả năng sẽ tăng lên tới 187,85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,5% mỗi năm từ 2013 đến 2019 (Organic food and beverage market, 2013). Theo báo cáo của Canada organic trade assosisation năm 2013, doanh số bán lẻ thực phẩm an toàn tại Canada từ năm 2006 đến năm 2008 tăng xấp xỉ 30% mỗi năm và từ năm 2008 đến 2012 tăng trung bình 9% mỗi năm và luôn là ngành dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng (The BC Organic Market, 2013). Tại Mỹ, doanh số bán lẻ thực phẩm an toàn năm 2010 là 26,7 tỷ đô la Mỹ và năm 2011 là 29,2 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 là 7,7% và năm 2011 là 9,4%. (GAIN Report, 2013). Vào những năm cuối thập niên 90, khái niệm thực phẩm an toàn đã được quan tâm tại Việt Nam. Nông dân Việt Nam bắt đầu sản xuất thực phẩm an toàn. Ban đầu chỉ là những sản phẩm đặc thù như trà xanh, các sản phẩm gia vị và dầu thực vật để xuất khẩu sang Châu Âu. Sau này, nông dân Việt Nam đã phát triển sản xuất nhiều mặt hàng hơn như rau, gạo, hoa quả, mật ong, thịt, thủy sản..
  • 13. 3 Hiện nay các nông trại và nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn đang được phát triển và hứa hẹn sẽ đóng góp lớn cho sản lượng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Ở Việt Nam không có nhiều tổ chức địa phương trợ giúp cho sự phát triển của việc sản xuất thực phẩm an toàn. Về các tổ chức quốc tế, có một số tổ chức trong đó lớn nhất là ADDA (Agricultural Development Denmark Asia - Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á) hoạt động tại Việt Nam với dự án ADDA-VNFU từ năm 1999. Mục tiêu của dự án này là tổ chức các nhà sản xuất thực phẩm an toàn và người tiêu dùng thực phẩm an toàn thành các hiệp hội để có thể quản lý việc sản xuất các sản phẩm được chứng nhận và cung cấp các sản phẩm này trên thị trường nội địa. Thêm vào đó dự án có mục tiêu là sẽ làm marketing cho sản phẩm thực phẩm an toàn. Về sản phẩm thực phẩm an toàn, Việt Nam nằm trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất cà phê và gạo trên thế giới, tuy nhiên những sản phẩm này khi xuất khẩu trên thế giới lại ít khi có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn (Willer và Yussefi, 2006). Năm 2012 nước ta có sản lượng cà phê đứng thứ hai trên thế giới và riêng về loại cà phê Robusta là đứng thứ nhất trên thế giới (wasi.org.vn). Trong thủy sản an toàn, tôm và cá là các sản phẩm chủ lực chiếm vị trí quan trọng trong thực phẩm an toàn Việt nam (Willer và Yussefi, 2006). Việc nuôi trồng thực phẩm an toàn ngày càng thu hút sự quan tâm của nông dân Việt Nam và các sản phẩm mới như ca cao, trà đắng bắt đầu được đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Khoảng 90% sản lượng của thực phẩm an toàn được sản xuất ra phục vụ cho xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu. Thị trường nội địa cho thực phẩm an toàn mới bắt đầu được phát triển và hầu như chỉ có một số sản phẩm là rau an toàn và trà xanh an toàn. (Ngo Doan Dam, 2010). Thị trường thực phẩm an toàn Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và sự tăng trưởng này rất cần sự góp sức của nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
  • 14. 4 Từ thực tiễn này tác giả đã lựa chọn vấn đề về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn để nghiên cứu. Về lý thuyết, theo như thống kê của tác giả, trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an toàn. Trong đó có các nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Malaysia, Italia, Hàn Quốc, Ailen, Trung Quốc, Hi Lạp, Phần Lan...Các nghiên cứu này phần nào giúp các nhà quản lý các nước hiểu được hành vi mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng của họ để đưa ra những quyết định marketing đúng đắn đóng góp cho sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Ở Việt Nam, tác giả tìm thấy có một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên những nghiên cứu mang tính khoa học có giá trị thì chưa có nhiều. Để đóng góp thêm những tri thức khoa học phục vụ cho sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn, tác giả có mong muốn đi sâu vào nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Theo Ajzen và Fishbein (1975), để hiểu được hành vi mua thì cần phải nghiên cứu ý định mua. Ý định là công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi bởi vì hành vi của một người được xác định bằng ý định của họ trong việc thực hiện hành vi đó. Ý định mua là vấn đề các nhà sản xuất và kinh doanh ngành thực phẩm an toàn quan tâm nhất vì nó giúp họ hiểu được hành vi của người tiêu dùng và nhận thức của họ về sản phẩm (Magistris và Gracia, 2008). Và chính lý thuyết về ý định mua này đã gợi ý cho tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn với một số nhân tố tác giả cho là phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam. Các đô thị là nơi tập trung thương mại trong nước và quốc tế về thực phẩm. Nghiên cứu của Radman (2005) cho rằng những người trưởng thành và sống ở những đô thị tiêu dùng thực phẩm an toàn nhiều hơn những người ở nông thôn. Nghiên cứu của Zanoli và cộng sự (2004) tại Đan Mạch cũng đồng ý với nhận định trên khi tìm thấy rằng hầu hết những người tiêu dùng thực phẩm an toàn sống ở những thành phố lớn và các khu đô thị với tình trạng kinh tế và xã hội phát triển
  • 15. 5 hơn. Do đó, nghiên cứu cho các đô thị sẽ có ý nghĩa cao hơn. Hà Nội là thủ đô, một thành phố tiêu biểu của Việt Nam với mật độ dân cư cao, thu nhập cao và nhu cầu và hành vi mua thực phẩm an toàn thể hiện rõ nét. Vì vậy tác giả chọn Hà Nội làm địa điểm để tiến hành nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. Luận án có các mục tiêu sau: - Xây dựng mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn với những nhân tố mang đặc thù của Việt Nam. - Sử dụng mô hình này xác định tính chất tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam. - Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam nói riêng và toàn quốc gia nói chung. Từ đó cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn tại Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ những nghiên cứu đã có trước tại Việt Nam và trên thế giới về ý định mua thực phẩm an toàn và từ mục tiêu đề ra của luận án là giúp các nhà quản lý trong ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn có các giải pháp hợp lý để thúc đẩy ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, luận án sẽ phải trả lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
  • 16. 6 1) Ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam như thế nào? 2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam? 3) Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định mua thực phẩm an toàn như thế nào? 4) Mức độ tác động của những nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn như thế nào? 5) Những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn của dân cư đô thị Việt Nam? 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Những nghiên cứu đi trước này cùng với nghiên cứu định tính thực hiện tại Hà Nội sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức. 2) Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của người tiêu dùng Hà Nội về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị. 3) Kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu bao gồm hai đối tượng chính: (1) Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và (2) thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại đô thị Việt Nam. Cụ thể gồm những đối tượng sau: 1) Cơ sở lý thuyết về ý định hành động
  • 17. 7 2) Các nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên thế giới 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại đô thị Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: An toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách trên toàn quốc gia chứ không phải chỉ riêng khu vực cụ thể. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy khu vực đô thị là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn. Vì vậy, đề tài này tác giả mong muốn nghiên cứu tại các đô thị của Việt Nam. Đô thị là nơi dân cư có thu nhập cao và nhu cầu mua thực phẩm an toàn cao. Việc nghiên cứu sẽ dễ thực hiện hơn và kết quả sẽ có ý nghĩa hơn. Nhưng do điều kiện có hạn nên tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Hà Nội nơi có quy mô dân số cao, thu nhập cao và nhiều đặc điểm điển hình của đô thị Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Luận án sẽ thực hiện khảo sát về ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân Hà Nội trong thời gian từ 2013 đến 2014. Đây là nghiên cứu cắt lát và có hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ ở một khoảng thời gian nhất định. Sau này để tiếp tục đưa ra các kết luận về ý định mua thực phẩm an toàn trong tương lai tác giả hoặc các nhà nghiên cứu khác có thể tiếp tục khảo sát ở những thời điểm tiếp theo trong tương lai. 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu (1) nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng. (1) Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc ý định mua thực phẩm an toàn đồng thời kiểm tra và hoàn thiện bảng hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội. Nghiên cứu này được tiến hành vào tháng 01, 02 năm 2013.
  • 18. 8 (2) Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ để kiểm định độ tin cậy của thang đo và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức trên diện rộng. Giai đoạn 1 được thực hiện vào tháng 03 năm 2013 và giai đoạn 2 được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2013. Quy trình nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ hình 1.1 như sau: Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án Cơ sở lý thuyết, Các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu trên quy mô hẹp Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng hỏi trên quy mô hẹp Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach alpha Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng hỏi trên quy mô rộng Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach alpha Mô hình và thang đo Kiểm tra mô hình và thang đo Thu thập dữ liệu sơ bộ Kiểm định giá trị các biến và đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ Thu thập dữ liệu chính thức Kiểm định giá trị các biến, đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
  • 19. 9 Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau: Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu về thực phẩm an toàn, ý định mua và ý định mua thực phẩm an toàn để xây dựng nên mô hình nghiên cứu ban đầu và các khái niệm được sử dụng trong luận án. Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập đầu tiên bằng phỏng vấn sâu. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được sử dụng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, thông tin sơ cấp được thu thập bằng khảo sát: tác giả sẽ sử dụng bảng hỏi để điều tra nhằm tìm ra các nhân tố tác động và đặc điểm của sự tác động của các nhân tố này tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. Bảng hỏi và dàn bài phỏng vấn sau khi được thiết kế sẽ xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Mẫu điều tra: Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng nên quy mô phải đủ lớn để đảm bảo tính đại diện. Tác giả xây dựng mẫu điều tra có quy mô là 762 cá nhân. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu tiện lợi. Phương pháp phân tích dữ liệu: - Bảng hỏi sau khi thu về sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18, kết hợp một số phương pháp như thống kê, phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy, phân tích hồi quy. Quá trình triển khai nghiên cứu có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như chọn mẫu không đạt được mục tiêu lý tưởng, câu hỏi chưa hợp lý. Vì vậy, tác giả chuẩn bị một phương án nghiên cứu để giảm thiểu những vấn đề này nhằm đảm bảo tính tin cậy, đại diện của mẫu đồng thời hoàn thiện thang đo cho bảng hỏi.
  • 20. 10 Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận án. 1.5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã thực hiện được những mục tiêu đề ra ban đầu trước khi nghiên cứu: - Tổng quan các công trình nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ý định hành động nói chung và ý định mua nói riêng. Từ đó xây dựng được mô hình nghiên cứu. - Kiểm định mô hình nghiên cứu, khẳng định được các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với ý định mua thực phẩm an toàn. - Đưa ra một số đề xuất cho doanh nghiệp nhằm nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng và một số kiến nghị vĩ mô nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Cụ thể, luận án đã đạt được những đóng góp như trong các mục sau. 1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận - Luận án xác định thêm được một nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới ý định mua thực phẩm an toàn mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới. Đó là truyền thông đại chúng. - Xây dựng được mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới môi trường, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- giá trị bản thân, tham khảo- tuân thủ, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng. - Kiểm định được mô hình nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng. - Trong các thang đo được thừa kế từ các nghiên cứu trước, có ba thang đo chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện nghiên cứu Việt Nam đó là thang đo chuẩn
  • 21. 11 mực chủ quan, thang đo nhận thức về giá bán sản phẩm, thang đo tham khảo- giá trị bản thân. Luận án đã giúp làm cho các thang đo đó phù hợp hơn. 1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, đồng thời chỉ ra chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng nhân tố. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh làm tăng ý định mua từ đó tăng hoạt động mua của người tiêu dùng. - Luận án đã đưa ra các đề xuất để các doanh nghiệp tham khảo vận dụng trong quá trình kinh doanh và kiểm soát các nhân tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng. Đồng thời luận án cũng hàm ý đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy việc tiêu dùng thực phẩm an toàn. 1.6. Bố cục của luận án Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của mình, bố cục của luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM - LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 22. 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Thực phẩm an toàn Luật an toàn thực phẩm của Việt Nam (Luật số: 55/2010/QH12) quy định rằng thực phẩm an toàn là thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Tại Mỹ, Châu Âu và trên thế giới, thực phẩm an toàn được coi là những thực phẩm không chứa các hóa chất độc hại, được sản xuất bằng những phương pháp tổng thể tại những nông trại an toàn. Thực phẩm an toàn được nuôi trồng và sản xuất trong điều kiện không sử dụng các chất làm màu mỡ nhân tạo, thuốc trừ sâu, thuốc làm tăng trưởng, thuốc tăng trọng cho vật nuôi và các chất biến đổi gen nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm đầu ra ( Perry và Schultz, 2005; Essoussi và Zahaf, 2008). Winter và Davis (2006) định nghĩa rằng thực phẩm an toàn là những sản phẩm qua hệ thống thiên nhiên để đẩy mạnh vòng quay sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời cung cấp cho vật nuôi, cây trồng và nông dân một môi trường an toàn và lành mạnh. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất không dùng thuốc diệt côn trùng thông thường. Thực phẩm từ động vật sống như thịt, trứng, sữa.. thì động vật sống không được nuôi bằng kháng sinh và hooc môn tăng trưởng (Organic Foods Production Act, 1990). Theo như Gracia và Magistris (2007), mục đích của thực phẩm an toàn là để loại bỏ những hóa chất độc hại trong thực phẩm để tăng cường độ bổ dưỡng và an toàn cho thực phẩm. Thêm vào đó thực phẩm an toàn cũng được xác định là thực phẩm được sản xuất không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại, chất làm màu mỡ, thuốc diệt cỏ. Quá trình sản xuất và nuôi trồng thực phẩm an toàn sử dụng
  • 23. 13 những phương pháp toàn diện như bón phân, luân canh, vi sinh vật theo quá trình phát triển tự nhiên của vật nuôi hay cây trồng. Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm an toàn thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2000 đã thiết lập tiêu chuẩn quốc gia cho thuật ngữ “ thực phẩm an toàn”. Họ đã khẳng định thực phẩm an toàn được xác định bởi những yếu tố mà nó không được có trong quá trình sản xuất chứ không phải là những yếu tố phải có. Ví dụ thực phẩm an toàn phải được nuôi trồng trong điều kiện môi trường trong sạch, rau quả không được trồng trong điều kiện nước thải độc hại, không được dùng các chất làm màu mỡ tổng hợp, thuốc trừ sâu, công nghệ biến đổi gen, hóc môn tăng trưởng, phóng xạ và kháng sinh. Theo Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm thế giới (FAO), thực phẩm an toàn là những thực phẩm được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên không có hóa chất, kháng sinh, công nghệ biến đổi gen hay bất kỳ hóa chất tổng hợp nào. Trong luận án này tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Perry và Schultz (2005). Nhóm hàng thực phẩm được xem xét ở đây bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua sơ chế, chế biến và thực phẩm công nghệ. 2.1.2. Ý định mua Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen (2002) là hành động của con người được hướng dẫn bởi việc cân nhắc ba yếu tố niềm tin vào hành vi, niềm tin vào chuẩn mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn. Về ý định mua, Philips Kotler và cộng sự (2001) đã biện luận rằng, trong giai đoạn đánh giá phương án mua, người tiêu dùng cho điểm các thương hiệu khác nhau và hình thành nên ý định mua. Nhìn chung, quyết định của người tiêu dùng là sẽ mua sản phẩm của thương hiệu họ ưa chuộng nhất. Tuy nhiên có hai yếu tố có thể cản trở ý định mua trở thành hành vi mua là thái độ của những người xung quanh và các tình huống không mong đợi. Người tiêu dùng có thể hình thành ý định mua dựa trên các yếu tố như thu nhập mong đợi, giá bán mong đợi, tính năng sản phẩm mong đợi.
  • 24. 14 Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm ( Elbeck, 2008) và đây là khái niệm tác giả sẽ sử dụng trong luận án. Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng ( Howard và Sheth, 1967). Thêm vào đó dựa vào một số học thuyết, ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw, 1980; Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975). Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra những điểm khác biệt giữa ý định mua và hành động mua thực ( Warshaw, 1980; Mullett và Karson, 1985; Kalwani và Silk, 1982; Pickering và Isherwood, 1974). Sự khác biệt đó nằm trong nhận thức của khách hàng. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc những nghiên cứu về ý định mua không có ý nghĩa. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định mua và hành động mua lại đưa ra những chỉ bảo rõ rệt về mối quan hệ này ( Newberry, Kleinz và Boshoff, 2003; Morowitz và Schmittlein,1992; Bennaor,1995; Taylor Houlalan và Gabriel, 1975; Granbois và Summers, 1975; Sheppard, Hartwick và Warshaw, 1988; Morowitz, 1996) 2.1.3.Ý định mua thực phẩm an toàn Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định mua thực phẩm an toàn là khả năng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho thực phẩm an toàn hơn là thực phẩm thường trong việc cân nhắc mua sắm. Ramayah, Lee và Mohamad (2010) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn là một trong những biểu hiện cụ thể của hành động mua. Han, Hsu và Lee (2009) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn thường gắn với những lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm an toàn. Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Nik Abdul Rashid (2009).
  • 25. 15 2.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi của con người nói chung và hành vi mua của người tiêu dùng nói riêng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991). Hai lý thuyết này được sử dụng rất rộng rãi trong việc giải thích ý định thực hiện hành vi của con người. Trong lĩnh vực thực phẩm an toàn, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng hai lý thuyết này để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau tới ý định mua thực phẩm an toàn. Thêm vào đó, tác giả cho rằng, thực phẩm an toàn là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, người mua có cân nhắc, tính toán và lên kế hoạch về việc tiêu dùng chứ không phải là sản phẩm mua ngẫu hứng. Qua tổng quan các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn và cân nhắc của bản thân, tác giả cho rằng sử dụng Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch làm cơ sở lý thuyết cho luận án này là phù hợp. So sánh hai lý thuyết này với các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng kinh điển trước đây ta thấy có nhiều sự thống nhất. Mô hình hành vi mua của Philip Kotler và cộng sự (2001) cũng khẳng định ý định mua là tiền đề của hành vi mua. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Jame F. Engel và cộng sự (1993) nhấn mạnh nhân tố giá trị chuẩn mực tương tự như nhân tố chuẩn mực chủ quan của Fishbein và Ajzen, mô hình hành vi người tiêu dùng của Hawkins Mothersbaugh (1980) cũng khẳng định ảnh hưởng của thái độ tới hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch là hai lý thuyết này nhấn mạnh việc giải thích hành vi của con người thông qua ý định hành động của họ. Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch như sau: Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) được ra đời bởi Fishbein và Ajzen (1975). Lý thuyết khẳng định rằng con người thường cân nhắc kết quả của các hành động khác nhau trước khi thực hiện chúng và họ chọn thực hiện các hành động sẽ dẫn đến
  • 26. 16 những kết quả họ mong muốn. Công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định. Hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành động (BI) của một người. Ý định là kế hoạch hay khả năng một người nào đó sẽ thực hiện một hành động cụ thể trong một bối cảnh nhất định. Ý định là đại diện về mặt nhận thức của sự sẵn sàng thực hiện một hành động nào đó. Ý định hành động là động lực chính dẫn đến hành vi. Fishbein và Ajzen đề xuất rằng ý định hành động chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ miêu tả mức độ một cá nhân đánh giá kết quả của một hành động là tích cực hay tiêu cực. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc người khác sẽ nghĩ thế nào về hành động của mình. Chuẩn mực chủ quan đại diện cho việc cá nhân tự nhận thức rằng những người quan trọng đối với việc ra quyết định của họ mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nếu một người mong đợi và cho rằng hành vi sẽ mang lại kết quả tích cực và cảm thấy những người quan trọng (có ảnh hưởng đối với cá nhân) khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành vi này thì ý định thực hiện hành vi sẽ được hình thành. Nói cách khác, cá nhân thực hiện hành động xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể đó là kỳ vọng về kết quả tích cực của hành động và niềm tin vào việc những người xung quanh ủng hộ hành động của mình. Theo lý thuyết hành vi hợp lý, thái độ được hình thành bởi hai nhân tố: (1) những niềm tin của cá nhân về những kết quả của hành vi (là niềm tin về việc hành vi sẽ mang lại những kết quả có những tính chất nhất định) và (2) đánh giá của người đó về kết quả này (giá trị liên quan đến đặc điểm của kết quả hành động). Chuẩn mực chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: (1) niềm tin về việc những người có ảnh hưởng cho rằng cá nhân này nên thực hiện hành vi (cảm giác hay niềm tin về việc những người xung quanh ta có đồng tình hay không đồng tình
  • 27. 17 với hành vi của chúng ta) và (2) động lực để tuân thủ theo những người có ảnh hưởng này (ý định hay hành vi của cá nhân có bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của những người xung quanh hay không). Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) Nguồn: Ajzen I. and Fishbein M. (1975) “Belief, attitude, intention and behavior. An introduction to theory and research” Theo Lutz (1991), có hai mệnh đề quan trọng gắn với lý thuyết hành vi hợp lý: (1) để dự đoán hành vi của một người thì cần phải đo lường thái độ của người đó đối với việc thực hiện hành vi này và (2) ngoài thái độ đối với hành vi, lý thuyết hành vi hợp lý còn nói tới nhân tố chuẩn mực chủ quan với vai trò là một tác nhân ảnh hưởng tới hành vi. Chuẩn chủ quan đo lường những ảnh hưởng xã hội đối với hành vi của một người nào đó. Lý thuyết hành vi hợp lý được sử dụng trong việc giải thích hành vi ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như hành vi mua thực phẩm an toàn, hành vi đánh Niềm tin về kết quả hành động Đánh giá kết quả hành động Niềm tin vào quy chuẩn của người xung quanh Động lực để tuân thủ những người xung quanh Thái độ Hành viÝ định hành vi Chuẩn mực chủ quan
  • 28. 18 bạc, hành vi ra quyết định đạo đức trong ngành kế toán công, hành vi tiêm phòng vacxin, hành vi sử dụng dây an toàn và mũ bảo hiểm trong lái xe, ý định sử dụng năng lượng có thể tái tạo, ý định tường trình việc nhìn thấy vật thể bay lạ, ý định mua hàng trực tuyến, ... Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cũng tìm ra một số hạn chế của lý thuyết này. Nghiên cứu của Sheppard và cộng sự (1988) chỉ ra rằng lý thuyết hành vi hợp lý có một số hạn chế sau (1) lý thuyết này cho rằng hành vi mục tiêu của cá nhân hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát về ý chí của họ, (2) vấn đề lựa chọn bối cảnh phân tích không được Fishbein và Ajzen chỉ ra rõ ràng và (3) ý định của cá nhân được đo lường trong điều kiện không đầy đủ thông tin cần thiết để hình thành nên ý định chắc chắn hoàn toàn (Sheppard và cộng sự, 1988). Nghiên cứu này cũng cho rằng lý thuyết hành vi hợp lý chỉ tập trung vào việc xác định hành vi đơn lẻ, trong khi đó trong điều kiện thực tế, con người thường phải đối mặt với nhiều hành vi như lựa chọn cửa hàng, lựa chọn sản phẩm, kiểu loại, kích cỡ, màu sắc... Sự tồn tại nhiều sự lựa chọn như vậy có thể làm hoán đổi bản chất của quy trình hình thành ý định và vai trò của ý định trong việc dự áo hành vi thực tế. Những hạn chế này làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết này đối với những hành vi nhất định (Buchan, 2005). Để khắc phục điểm này, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đã ra đời (Ajzen, 1991). Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý chí. Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi, nó là chỉ báo cho việc con người sẽ cố gắng đến mức nào, hay dự định sẽ dành bao nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như quy luật chung, ý định càng mạnh mẽ thì khả năng hành vi được thực hiện càng lớn. Điều này là rõ ràng, tuy nhiên, việc ý định thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ được nhìn thấy trong những hành vi
  • 29. 19 nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý chí (ví dụ cá nhân quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có những hành vi thỏa mãn điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực hay những cơ hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những người khác..xem Ajzen, 1985). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi trong thực tế của cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh ý định hành động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực hiện. Như vậy, trong học thuyết mới này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mức chủ quan và (3) nhận thức về kiểm soát hành vi. Nhận thức về kiểm soát hành vi: tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong thực tế là hiển nhiên. Các nguồn lực và các cơ hội sẵn có sẽ phần nào quyết định khả năng thực hiện hành động. Nhận thức về kiểm soát hành vi đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết hành vi có kế hoạch. Thực tế, lý thuyết hành vi có kế hoạch khác với lý thuyết hành động từ nguyên nhân ở nhân tố này. Nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn. Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, nhận thức về kiểm soát hành vi cùng với ý định hành động có thể được sử dụng trực tiếp để mô tả hành vi. Vẫn với việc lấy ý định hành động làm trung tâm, việc giải thích hành vi sẽ đạt kết quả cao hơn khi đưa thêm nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi vào. Như vậy, lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ ra ba nhân tố độc lập về mặt khái niệm quyết định nên ý định. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đó là mức độ mà mỗi cá nhân đánh giá cao hay thấp một hành vi nào đó. Thứ hai là chuẩn mực chủ quan, đó là nhận thức về áp lực mà xã hội đặt lên cá nhân trong việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Thứ ba là nhận thức về kiểm soát hành vi, đó là nhận thức về việc dễ hay khó để thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung, thái độ đối với hành vi càng tích cực, chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc thực hiện hành vi và
  • 30. 20 nhận thức kiểm soát hành vi càng ít cản trở thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong ba nhân tố nêu trên không hoàn toàn tương đồng trong những mối cảnh nghiên cứu hành vi khác nhau. Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) Nguồn: Ajzen (1991) The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes Trong thập kỷ vừa qua, lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được sử dụng để dự báo nhiều loại hành vi và đã mang lại nhiều thành công. Những hành vi được dự báo rất đa dạng như ý định tái sử dụng giấy loại, ý định mua hay copy phần mềm tin học có bản quyền cho mục đích sử dụng cá nhân, ý định sử dụng hệ thống máy tính mới... Lý thuyết này cũng được sử dụng như lý thuyết nền tảng để giải thích ý định mua thực phẩm an toàn (ví dụ Zeinab Seyed Saleki và Seyedeh Maryam Seyed Sleki, 2012; Chen, 2007; Sudiyanti Sudiyanti 2009, Sparks và Shepherd, 1992). Các kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng giải thích ý định mua của người tiêu dùng thông qua lý thuyết này là đáng kể. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng lý thuyết này được áp dụng hiệu quả hơn ở những thị trường đã được thiết lập lâu năm và mang tính chuẩn mực nơi có thể nhìn thấy rõ ràng các mẫu hành vi của người Thái độ đối với hành vi Chuẩn mực chủ quan Nhận thức về kiểm soát hành vi Ý ĐỊNH HÀNH VI HÀNH VI
  • 31. 21 tiêu dùng như thị trường của Vương quốc Anh (Kalafatis và cộng sự, 1999). Ở luận án này, tác giả mong muốn kiểm tra lại nhận định này bằng cách sử dụng lý thuyết này làm cơ sở lý luận và kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Ajzen (1991), mô hình của lý thuyết này có thể được bổ sung bằng cách đưa thêm vào đó các nhân tố mới ảnh hưởng đến ý định hành vi, miễn là các nhân tố mới đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho ý định hành vi. Do đó, trong luận án, bên cạnh việc sử dụng phần lớn các nhân tố trong mô hình của lý thuyết Hành vi có kế hoạch, tác giả mong muốn đưa thêm một số nhân tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam để kiểm định khả năng giải thích cho ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam. 2.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn Sau khi lựa chọn được lý thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, trong phần này tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ý định mua thực phẩm an toàn. Trong khuôn khổ phần tổng quan này, tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu tiêu biểu và có giá trị nhất. Các nghiên cứu này tiếp cận trên nhiều hướng và quan điểm khác nhau, hàm lượng khoa học và mức độ nghiên cứu cũng khác nhau. Nhưng kết quả nghiên cứu đều chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Đây là nội dung quan trọng. Dựa vào những nghiên cứu này, cùng với cơ sở lý luận đã trình bày ở phần trên và việc cân nhắc điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu của mình. 2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn trong nước 2.3.1.1. Nghiên cứu của Trương T. Thiên và Matthew H. T. Yap (2010) Công trình nghiên cứu này nhằm để chỉ ra và phân tích nhận thức của người tiêu dùng tiềm năng tại Việt Nam đối với thực phẩm an toàn bằng cách sử dụng
  • 32. 22 phương pháp suy diễn từ nguyên nhân thông qua nghiên cứu khảo sát. Dữ liệu định lượng đã được thu thập từ 246 người tiêu dùng tiềm năng ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng đến nhận thức và tiềm năng mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng cho rằng người tiêu dùng tiềm năng có nhận thức khác và sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm an toàn so với người tiêu dùng không tiềm năng. Và kết quả được tìm thấy như sau: độ tuổi có ảnh hưởng đến tiềm năng mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tiềm năng Việt Nam, nhận thức về sức khỏe và an toàn cũng vậy. Giới tính không ảnh hưởng đến tiềm năng mua, tuy nhiên, người tiêu dùng nữ coi trọng giá trị dinh dưỡng hơn. Sự quan tâm tới môi trường không ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Người Việt Nam không nhạy cảm với giá thực phẩm an toàn vì họ coi trọng chất lượng hơn. Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010) Nguồn: Thien T. Truong và cộng sự (2012) “Potential Vietnamese cosumer’s perceptions of organic foods” Nhận thức về sức khỏe Nhận thức về an toàn Độ tuổi Giới tính Giá bán thực phẩm an toàn Sự quan tâm tới môi trường Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
  • 33. 23 Đây là một nghiên cứu có giá trị tuy nhiên còn thiếu nghiên cứu định tính và chỉ nghiên cứu tập trung vào một số biến nhân khẩu. Đối tượng nghiên cứu cũng giới hạn trong khách hàng tiềm năng đó là những người chưa mua thực phẩm an toàn. 2.3.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) Nghiên cứu được thực hiện ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số nhân tố là thái độ với môi trường, nhận thức về giá trị, sự quan tâm tới sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan và thái độ đối với thực phẩm an toàn của người Việt Nam tới ý định mua thực phẩm an toàn của họ. Bên cạnh đó tác giả đã so sánh sự khác nhau của ảnh hưởng của các nhân tố đố đối với người tiêu dùng miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu 201 người tiêu dùng ở miền Bắc ( Hà Nội ) và 201 người tiêu dùng ở miền Nam ( Thành phố Hồ Chí Minh). Có tất cả 23 giả thuyết nghiên cứu được chia ra làm ba nhóm. Nhóm đầu tiên là các giả thuyết về ảnh hưởng của các biến độc lập tới ý định mua thực phẩm an toàn tại miền bắc Việt Nam. Nhóm thứ hai xem xét ảnh hưởng của các biến đó tới ý định mua thực phẩm an toàn tại miền nam Việt Nam và nhóm giả thuyết thứ ba so sánh ảnh hưởng của các nhân tố đó giữa hai miền nam và bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của của các nhân tố thái độ với môi trường, nhận thức về giá trị, sự quan tâm tới sức khỏe, hiểu biết về thực phẩm an toàn và chuẩn mực chủ quan có quan hệ rõ ràng với ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng cả hai miền nam và bắc. Nghiên cứu cũng tìm ra có sự khác nhau trong ảnh hưởng của sự quan tâm đến sức khỏe, chuẩn mực chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Và điều này được giải thích là do sự khác nhau giữa thời tiết và văn hóa của hai vùng miền tại hai đầu của Việt Nam. Nghiên cứu còn hạn chế là tác giả mới chỉ kết luận có sự ảnh hưởng và có sự khác nhau nhưng chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố cũng sự mức độ khác nhau của ảnh hưởng này giữa hai vùng miền.
  • 34. 24 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) Nguồn: Phong Tuan Nguyen (2011) “A comparative study of the intention to buy organic food between consumers in Northern and Southern Vietnam” 2.3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn ngoài nước 2.3.2.1. Nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) Nghiên cứu được thực hiện ở Phần Lan với mục đích kiểm nghiệm việc áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trong bối cảnh mua thực phẩm an toàn bằng cách xem xét mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe, thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm tới ý định mua thực phẩm an toàn từ đó ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mua thực phẩm an toàn. Mô hình với những nhân tố mới bổ sung này được khẳng định là dự đoán về ý định mua thực phẩm an toàn tốt hơn mô hình hành vi có kế hoạch gốc. Ở mô hình này, chuẩn mực chủ quan và sự quan tâm tới sức khỏe tác động gián tiếp tới ý định mua thực phẩm an toàn thông qua thái độ với thực phẩm an toàn. Điều này được đề xuất trong hai giả thuyết đầu tiên. Nghiên cứu cũng đưa ra hai giả thuyết rằng giá và sự sẵn có của sản phẩm ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng ý định mua thực phẩm an toàn có thể được dự đoán bằng thái độ của người tiêu dùng với thực phẩm an Thái độ với môi trường Nhận thức về chất lượng Thái độ đối với thực phẩm an toàn Chuẩn mực chủ quan Hiểu biết về thực phẩm an toàn Sự quan tâm tới sức khỏe Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
  • 35. 25 toàn. Và thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm này lại phụ thuộc vào chuẩn mực chủ quan của mỗi người. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy sự ảnh hưởng của sự quan tâm đến sức khỏe tới thái độ cũng như sự ảnh hưởng của nhận thức về giá bán và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm tới ý định mua thực phẩm an toàn. Đây là một nghiên cứu rất có giá trị và được tham khảo nhiều trong những nghiên cứu sau đó về ý định mua thực phẩm an toàn. Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005) Nguồn: Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) “ Subjective norms, attitudes and intention of Finish consumers in buying organic food” Đặc biệt nghiên cứu này đi sâu về chuẩn mực chủ quan, nhân tố mà những nghiên cứu trước về ý định mua thực phẩm an toàn thường xem nhẹ hoặc bỏ qua. Tuy nhiên nghiên cứu cũng có những giới hạn. Đầu tiên là nhóm tác giả chỉ nghiên cứu hai loại thực phẩm là bánh mỳ an toàn và bột mỳ an toàn do đó kết quả khó có thể dùng để áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại một hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm an toàn đó là một đại siêu thị. Mỗi kênh phân phối đều có những đặc điểm riêng về giá cả, số lượng mặt hàng...do đó sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới hành vi mua của người tiêu dùng. 2.3.2.2. Nghiên cứu của Robin Robert (2007) Nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc trên mẫu gồm 136 người trong 66 gian hàng của hai siêu thị lớn nhằm tìm ra những đặc điểm trong hành vi mua thực Sự quan tâm tới sức khỏe Mức độ thường xuyên mua Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN Nhận thức về sự sẵn có Nhận thức về giá bán Chuẩn mực chủ quan Thái độ với thực phẩm an toàn
  • 36. 26 phẩm an toàn của họ. Cụ thể là tìm ra họ là ai, họ mua loại thực phẩm an toàn nào và mua như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện bằng kỹ thuật quan sát. Kết luận cho thấy người tiêu dùng thường đi mua theo nhóm và ảnh hưởng của sự tham khảo lẫn nhau trong nhóm là đáng kể. Người tiêu dùng thường đọc kỹ nhãn hiệu trước khi mua nhưng họ lại ít quan tâm đến những tờ quảng cáo. Đây là một nghiên cứu đặc biệt khi đưa ra kết luận về ảnh hưởng của nhóm tham khảo và truyền thông đại chúng, những nhân tố ít được quan tâm ở những nghiên cứu khác. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu ở đây còn đơn giản, phương pháp phân tích số liệu chỉ dùng thống kê mô tả và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp. 2.3.2.3. Nghiên cứu của Bo Won Suh, Anita Eves và Margaret Lumbers (2008) Đây là một nghiên cứu được thực hiện ở Nam Triều Tiên, một quốc gia trong đó người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe, do vậy thực phẩm an toàn ngày càng được ưa chuộng. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính với các câu hỏi mở nhằm điều tra mối quan hệ giữa nhận thức của người tiêu dùng Nam Triều Tiên về thực phẩm an toàn và ý định mua loại thực phẩm này. Nghiên cứu dựa vào mô hình của thuyết hành vi có kế hoạch để thiết lập dàn bài câu hỏi. Nghiên cứu kết luận rằng người tiêu dùng có ý định mua thực phẩm an toàn vì tin rằng nó giúp tăng cường sức khỏe của họ. Tuy nhiêu người tiêu dùng tin tưởng rằng không dễ để mua được thực phẩm an toàn vì giá của nó cao, không sẵn có và họ không hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của thực phẩm. Nghiên cứu có những kết luận rất hữu ích tuy nhiên nó mới chỉ nghiên cứu được một số ít các biến ảnh hưởng. 2.3.2.4. Nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) Đây là nghiên cứu về việc áp dụng thuyết hành vi có kế hoạch để dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn của phụ nữ Indonesia. Nghiên cứu định lượng điều tra 406 phụ nữ bằng phương pháp phỏng vấn và xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập thái độ đối với thực phẩm an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi – những biến độc lập gốc của lý thuyết hành vi có kế hoạch cùng với biến
  • 37. 27 mới là sự hiểu biết về môi trường. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chắc chắn sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc mô hình của lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm ra nhân tố sự hiểu biết về môi trường là một nhân tố có thể sử dụng để dự đoán trực tiếp ý định mua thực phẩm an toàn. Nghiên cứu cũng khẳng định trong các nhân tố được nghiên cứu, chuẩn mực chủ quan được tìm thấy là nhân tố quan trọng nhất trong việc dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn. Nghiên cứu có một số hạn chế đó là thứ nhất nghiên cứu đã không tính đến các yếu tố thuộc văn hóa, thứ hai là nghiên cứu chỉ sử dụng đối tượng là phụ nữ Indonesia ở một số vùng nhất định và mang những nét văn hóa nhất định trong khi Indonesia bao gồm 300 nhóm dân tộc trên 17000 hòn đảo. Như vậy mẫu này chưa đủ tính đại diện rộng rãi. Cuối cùng là nhân tố quy tắc ứng xử chủ quan được cho là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới ý định mua thực phâm an toàn nhưng nhân tố này ở đây cũng không được nghiên cứu mức độ ảnh hưởng cụ thể. Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) Nguồn: Sudiyanti Sudiyanti (2009) “ Predicting women purchase intention for green food products in Indonesia” 2.3.2.5. Nghiên cứu của Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009) Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng để đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố tới ý định mua của người tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Thái độ đối với thực phẩm an toàn Sự hiểu biết về môi trường Nhận thức về kiểm soát hành vi Chuẩn mực chủ quan Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN Hành động mua thực phẩm an toàn
  • 38. 28 Anh. Dữ liệu được thu thập từ 204 người tiêu dùng. Các nhân tố được kiểm định bao gồm sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự tin tưởng vào nhãn hiệu thực phẩm an toàn, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm và giá bán sản phẩm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự tin tưởng vào nhãn hiệu thực phẩm an toàn và sự quan tâm tới an toàn thực phẩm đều có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định mua của người tiêu dùng. Giá được tìm thấy là yếu tố cản ý định mua sản phẩm. Nghiên cứu này đã kết hợp được nhiều nhân tố để nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở kết luận về chiều hướng ảnh hưởng mà chưa tìm thấy mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố. Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009) Nguồn: Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009) “ Factors that influence the purchase of organic food: A study of consumer behavior in the UK” 2.3.2.6. Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) Đây là một nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại Hi Lạp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu là 190 người tiêu dùng Hi Lạp. Các nhân tố được nghiên cứu là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, nhận thức về giá trị, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm, sự quan tâm tới đạo đức, giá bán và Sự quan tâm đến sức khỏe Nhận thức về chất lượng Sự quan tâm tới an toàn thực phẩm Giá thực phẩm an toàn Sự tin tưởng vào nhãn hiệu Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
  • 39. 29 sự tin tưởng vào nhãn hiệu. Nghiên cứu đã tìm ra rằng ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Hi Lạp bị ảnh hưởng chính bởi các nhân tố sự nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới an toàn thực phẩm và nhận thức về giá trị. Bên cạnh đó sự quan tâm tới sức khỏe, sự quan tâm tới đạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào nhãn hiệu không thể hiện ảnh hưởng của nó tới đối tượng người tiêu dùng này. Thực phẩm an toàn được cho là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng quan tâm tới an toàn thực phẩm và chất lượng. Nghiên cứu này có hạn chế là mẫu được lựa chọn chỉ ở một địa điểm đó là thành phố Thessaloniki của Hi Lạp. Và mẫu này chủ yếu được chọn là những người đã thường xuyên mua thực phẩm an toàn (68%). Như vậy ảnh hưởng của những nhân tố này có thể không được rõ nét nữa do bị ảnh hưởng bởi thói quen mua hàng. Mô hình của nghiên cứu này như sau: Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010) Nguồn: Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) “ Drivers for organic food consumption in Greece” Sự quan tâm tới sức khỏe Nhận thức về chất lượng Nhận thức về giá trị Sự quan tâm tới đạo đức Sự quan tâm tới an toàn thực phẩm Sự tin tưởng vào nhãn hiệu Giá bán Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
  • 40. 30 2.3.2.7. Nghiên cứu của A.H. Aman, Amran Harun và Zuhal Hussein ( 2012) Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của sự hiểu biết về môi trường và sự quan tâm tới môi trường tới thái độ từ đó ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Malaysia. Tác giả đã phỏng vấn 384 người tiêu dùng ở các loại thực phẩm an toàn khác nhau và phân tích bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu đã tìm ra rằng sự hiểu biết về môi trường và sự quan tâm tới môi trường ảnh hưởng rõ rệt tới ý định mua thực phẩm an toàn. Quan trọng hơn, kết quả cho thấy thái độ đóng vai trò làm trung gian trong mối quan hệ giữa sự quan tâm tới môi trường và ý định mua thực phẩm an toàn. Trong khi đó, sự hiểu biết về môi trường không giúp dự đoán thái độ, do vậy thái độ không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự hiểu biết về môi trường và ý định mua thực phẩm an toàn. Nghiên cứu tìm ra những kết luận rất hữu ích tuy nhiên nó có hạn chế là mới chỉ nghiên cứu được hai biến liên quan đến môi trường. Mô hình của nghiên cứu này như sau: Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012) Nguồn: A.H. Aman, Amran Harun và Zuhal Hussein ( 2012) “ The influence of environmental knowledge and concern on green purchase intention the role of attitude as a mediating variable” 2.3.2.8. Nghiên cứu của Justin Paul và Jyoti Rana (2012) Nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ bằng phương pháp định lượng với mẫu là 463 người tiêu dùng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu, lợi ích về sức khỏe, sự sẵn có của thực phẩm an toàn tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng sinh thái tại đây. Nghiên cứu đã đưa ra những kết luận sau: Người tiêu dùng có trình độ văn hóa cao và vị trí cao có xu hướng mua thực phẩm Ý định mua thực phẩm an toàn Hiểu biết về môi trường Thái độ với thực phẩm an toàn Sự quan tâm tới môi trường
  • 41. 31 an toàn nhiều hơn. Lợi ích về sức khỏe đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua thực phẩm an toàn. Và sự không sẵn có của thực phẩm an toàn là rào cản chính cho ý định mua thực phẩm an toàn. Ý định mua thực phẩm an toàn lại dẫn đến sự thỏa mãn về thực phẩm an toàn. Và sự thỏa mãn này được quyết định bởi các nhân tố như lợi ích về sức khỏe, chất lượng, vị ngon của thực phẩm, độ tươi mới của thực phẩm, sự đa dạng của thực phẩm an toàn... Đây là một nghiên cứu sâu sắc và có giá trị tuy nhiên xét riêng với việc nghiên cứu ý định mua thực phẩm an toàn thì mô hình chưa có được nhiều nhân tố. Mô hình của nghiên cứu này như sau: Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012) Nguồn: Justin Paul và Jyoti Rana (2012) “Consumer behavior and purchase intention for organic food” Qua tổng quan có thể thấy các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau có những kết luận không hoàn toàn giống nhau. Có những nhân tố có ý nghĩa tại bối cảnh nghiên cứu này những lại hoàn toàn không tác động trong bối cảnh nghiên cứu khác. Vì vậy cần có thêm nghiên cứu để đóng góp thêm cho những kết luận cho lĩnh vực này. Việt nam là một quốc gia có những đặc thù như môi trường thể chế, pháp luật còn hạn chế, mức độ phát triển kinh tế còn thấp, thông tin về thị trường và sản Nhân khẩu, lợi ích sức khỏe, sự sẵn có Lợi ích về sức khỏe, chất lượng, vị ngon, độ tươi, sự đa dạng của thực phẩm an toàn Sự thỏa mãn về thực phẩm an toàn Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN Hành vi người tiêu dùng sinh thái
  • 42. 32 phẩm chưa đầy đủ và minh bạch, ngành thực phẩm an toàn mới phát triển và chưa được khẳng định đối với thị trường trong nước. Với bối cảnh đó, kết quả của các nghiên cứu trước đây chưa hoàn toàn giải thích được hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu này tại Việt Nam để khẳng định lại các kết quả nghiên cứu trước trong bối cảnh nghiên cứu đặc thù của nước ta, xem xét các nhân tố được nghiên cứu có cùng kết luận hay không đối với người tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Các mô hình nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên những mối quan tâm của các tác giả và phù hợp với những bối cảnh nghiên cứu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên các mô hình đó theo tác giả là không hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam do những nét riêng đặc biệt của Việt Nam. Do đó tác giả mong muốn đưa thêm một số biến độc lập mới phù hợp với Việt Nam vào nghiên cứu này. Ví dụ văn hóa Việt Nam là văn hóa đạo Khổng và vì vậy việc ảnh hưởng của nhóm tham khảo có thể cần phải được xem xét trong khi các nghiên cứu trước đây chưa chú trọng nhân tố này. Việc xây dựng mô hình mới với những nhân tố tác động phù hợp sẽ giúp giải thích tốt hơn về ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Việt Nam và đóng góp thêm những kết luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu về thực phẩm an toàn trên toàn thế giới. Từ những phân tích trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu của mình nhằm tìm ra những nhân tố tác động phù hợp và có ý nghĩa nhất và khắc phục được những hạn chế của các nghiên cứu trước trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. 2.4. Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo Mô hình nghiên cứu được hình thành trên cơ sở tìm ra ảnh hưởng của một số nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Dựa vào lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây (được trình bày ở trên), tác giả đã đề xuất ra các nhân tố tác động có thể có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam. Đó là các nhân nhân tố: (1) sự quan tâm đến sức khỏe,(2) nhận thức về chất lượng, (3) sự quan tâm đến môi trường, (4) chuẩn mực chủ quan, (5) nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, (6) nhận thức về giá bán sản phẩm, (7) nhóm tham khảo, (8) truyền thông đại chúng.
  • 43. 33 Nhiều các nghiên cứu trước đây có nhắc đến sự quan tâm đến sức khỏe như một nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn (Trương T. Thiên và cộng sự (2010); Nguyễn Phong Tuấn (2011); Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005)..). Sở dĩ nhân tố này luôn được nhắc đến vì thực phẩm an toàn được cho là tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng (Bo Won Suh và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu trước đây cũng rất thường xuyên xem xét nhân tố sự quan tâm đến môi trường (Trương T. Thiên và cộng sự (2010); Nguyễn Phong Tuấn (2011); Sudiyanti (2009); A.H. Aman và cộng sự (2012)...). Theo khái niệm về thực phẩm an toàn, đây là một loại thực phẩm giúp bảo vệ môi trường do quá trình sản xuất và kinh doanh không sử dụng hóa chất và công nghệ làm ô nhiễm môi trường. (Winter và Davis, 2006). Vì vậy sự quan tâm đến môi trường được coi là nguyên nhân dẫn đến ý định mua thực phẩm an toàn (A.H. Aman và cộng sự (2012). Chen (2009) cũng đã nói trong nghiên cứu của mình rằng để dự đoán ý định mua thực phẩm an toàn tốt hơn thì cần phải xem xét các nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe và sự quan tâm đến môi trường. Thêm vào đó, Magnusson và cộng sự (2001) tìm ra rằng hầu hết những người được phỏng vấn trong nghiên cứu của họ đều rất coi trọng hậu quả của việc tiêu dùng thực phẩm của họ tới sức khỏe của bản thân và môi trường. Chỉ có một số ít (1%-11%) nói rằng họ không quan tâm đến tác động của việc tiêu dùng thực phẩm tới sức khỏe và môi trường. Vì ý nghĩa của hai nhân tố này, trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa sự quan tâm tới sức khỏe và sự quan tâm tới môi trường vào mô hình nghiên cứu. Trong vấn đề nghiên cứu việc tiêu dùng thực phẩm, nhận thức về chất lượng được coi là vấn đề hàng đầu. Nhận thức về chất lượng thực phẩm an toàn từ người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu dùng sản phẩm này (Olson, 1977; Padel và cộng sự, 2005; Fotopoulos, 2000; Magnusson và cộng sự, 2001). Nhiều nghiên cứu đã đưa nhân tố này vào kiểm định sự ảnh hưởng của nó tới ý định mua thực phẩm an toàn (Nguyễn Phong Tuấn, 2011; Jay Dickieson và cộng sự, 2009; Victoria Kukikovski và cộng sự, 2010..). Trong nghiên cứu năm 2009 của mình, Chen cũng gợi ý rằng, những nhân tố gợi nên động cơ mua sẽ là chỉ báo tốt
  • 44. 34 để dự đoán ý định mua. Nhận thức rằng thực phẩm an toàn có chất lượng cao được coi là một động cơ mua thực phẩm an toàn (Nihan Mutlu, 2007). Do vậy, tác giả quyết định đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu trong luận án này. Khi nghiên cứu về ý định hành vi, hầu hết các tác giả đều dựa vào nền tảng lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). Như đã trình bày ở trên, lý thuyết này tìm thấy sự ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi và thái độ đối với hành vi tới ý định thực hiện hành vi. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã viết trong tác phẩm Lãng du trong văn hóa Việt Nam rằng ở Việt Nam, cách người Việt Nam thực hiện hành vi gắn chặt với chuẩn mực xã hội (Hữu Ngọc, 2006), hay người Việt Nam hành động theo chuẩn mực xã hội, theo chuẩn mực mà họ cho rằng mọi người xung quanh mong muốn họ thực hiện như vậy. Do vậy, tác giả dự đoán rằng, trong bối cảnh Việt Nam, nhân tố chuẩn mực chủ quan sẽ có ý nghĩa. Nhân tố này ít được chú ý đến trong các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn hoặc có được nghiên cứu nhưng vai trò mờ nhạt và ảnh hưởng không đáng để (Lapinski và Rimal, 2005). Duy chỉ có hai nghiên cứu là nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) và nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005) tìm ra ảnh hưởng có ý nghĩa của nhân tố này. Để khẳng định sự tác động của chuẩn mực chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, tác giả đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu. Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen và Fishbein (1991) cũng khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong thực tế là rõ ràng. Các nguồn lực và các cơ hội sẽ ảnh hưởng đến khả năng hành vi được thực hiện. Tuy nhiên ảnh hưởng của yếu tố tâm lý còn cao hơn yếu tố thực tế. Nói cách khác, nhận thức về kiểm soát hành vi có tác động lớn tới ý định hành động và hành động cụ thể. Nhận thức về kiểm soát hành vi diễn tả nhận thức của người tiêu dùng về việc dễ hay khó để thực hiện được hành vi mong muốn. Trong đó có nhận thức về giá bán sản phẩm và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm (Ansi Tarkiainen và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn cũng đưa nhận thức về giá bán sản phẩm và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm vào nghiên cứu (Trương T.