SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  102
BỘ GIA
́ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THA
́ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VƯƠNG TIẾN LƯƠNG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÁI NGUYÊN – NĂM 2017
BỘ GIA
́ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THA
́ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VƯƠNG TIẾN LƯƠNG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 62727601
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VI THỊ THANH THỦY
THÁI NGUYÊN – NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi, không sao chép của ai, do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng
hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong trong luận văn tôi có sử dụng một
số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu,
chương trình phần mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, 18 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy
cô giáo bộ môn Y tế công cộng đã tận tình đem hết tâm huyết giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Vi Thị Thanh Thủy, trưởng Bộ môn
Huấn luyện kỹ năng Y khoa; phó trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên đã dành rất nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng
dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện đa khoa khu
vực Hoàng Su Phì, UBND huyện, Sở Y tế Hà Giang. Trân trọng cảm ơn các
anh chị, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè luôn dành cho tôi những điều kiện
tình thần, vật chất tốt nhất trong quá thình học tập và hoàn thành Luận văn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Vương Tiến Lương
iii
iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV Bệnh viện
BVH Bệnh viện huyện
NB Người bệnh
PYT Phòng y tế
BHYT Bảo hiểm y tế
BS Bác sỹ
BVĐK Bệnh viện đa khoa
CBYT Cán bộ y tế
CSNB Chăm sóc người bệnh
CSSK Chăm sóc sức khỏe
ĐDV Điều dương viên
DS Dược sỹ
GDSK Giáo dục sức khỏe
KTV Kỹ thuật viên
NCKH Nghiên cứu khoa học
NVYT Nhân viên y tế
QĐBYT Quyết định Bộ y tế
TMH- RHM – M Tai mũi họng-Răng hàm mặt-Mắt
TTBYT Trang thiết bị y tế
TTYT Trung tâm y tế
TW Trung Ương
TYT Trạm y tế
UBND Ủy ban nhân dân
YHCT Y học cổ truyền
YSĐK Y sỹ đa khoa
NHS Nữ hộ sinh
HSP Hoàng Su Phì
TSNB Tổng số người bệnh
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HỘP............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 1
1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh ............ 1
1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh.................... 1
1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh .................................... 5
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng.................................................................. 5
1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng ........................................................... 6
1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện................................................ 6
1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện............................................................... 6
1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc.....................................................7
1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc ...........................................................7
1.2.7. Các mô hình phân công CSNB................................................................8
1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng ................................................................ 10
1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới và
Việt Nam ..................................................................................................... 12
1.3.1. Trên Thế giới..................................................................................... 12
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 13
1.3.3. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì ................................... 22
1.3.4. Hoạt động chăm sóc NB tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện ..... 23
vi
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay .......................................................... 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 27
2.1.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................27
2.1.2. Nghiên cứu định tính......................................................................... 27
2.1.3. Rà soát tài liệu................................................................................... 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................... 28
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 28
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu.............................................................................. 28
2.3.5. Định nghĩa biến số ............................................................................ 29
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 29
2.4.1. Số liệu thứ cấp................................................................................... 29
2.4.2. Số liệu đi ̣
nh lượng............................................................................. 29
2.4.3. Số liệu định tính............................................................................................30
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................... 30
2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 31
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc NB tại Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su
Phì..................................................................................................... 31
3.1.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc người bệnh ................................ 31
3.1.2. Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị .............................................. 41
3.1.3. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh........................................................... 43
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh ......... 46
Chương 4. BÀN LUẬN............................................................................. 53
vii
4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Hoàng Su Phì........................................................................................ 53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện đa khoa Hoàng Su Phì......................................................................... 60
KẾT LUẬN................................................................................................ 64
1. Hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su
Phì ............................................................................................................. 64
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện.............................................................................................................. 64
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố Điều dưỡng chăm sóc NB tại các khoa (n = 119)................ 31
Bảng 3.2. Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng (n = 119)............... 32
Bảng 3.3. Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng (n = 119) ..................... 33
Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa
(n = 119).............................................................................................. 36
Bảng 3.5. Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng (n = 119) ....................... 39
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc .................................... 40
Bảng 3.7. Kết quả Điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn
tại bệnh viện....................................................................................... 41
Bảng 3.8.Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của Điều dưỡng khi tiếp
xúc người bệnh đến khám chữa bệnh (n =174) .................................. 43
Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh đánh giá về hoạt động phục vụ của Điều dưỡng
viên (n =174)....................................................................................... 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội quy của Điều dưỡng
(n =174).............................................................................................. 44
Bảng 3.11. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của Điều dưỡng
(n =174)............................................................................................... 44
Bảng 3.12. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống
hàng ngày từ Điều dưỡng (n =174)..................................................... 44
Bảng 3.13. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của Điều dưỡng trong
CSNB (n =174). .................................................................................. 45
Bảng 3.14. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng
khám trong CSNB (n =174)................................................................ 45
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1. Phân bố giới của Điều dưỡng viên.................................................. 32
Biểu 3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng
(n = 119)............................................................................................ 35
Biểu 3.3. Đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng (n = 119 )................... 38
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp thoại 1: Phỏng vấn Điều dưỡng viên tại khoa Ngoại.............................46
Hộp thoại 2: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Nội..........................................47
Hộp thoại 3: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Lão Khoa...............................48
Hộp thoại 4: Ý kiến điều dưỡng nữ 30 tuổi khoa Nhi. ..................................48
Hộp thoại 5: Phỏng vấn Trưởng phòng Điều dưỡng .....................................50
Hộp thoại 6: Hộp thoại phỏng vấn sâu giám đốc Bệnh viện đa khoa Khu vực
Hoàng Su Phì ............................................................................52
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm các hoạt động tác động
trực tiếp đến người bệnh (NB), đó là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu của mỗi
NB như duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận
động, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ; chăm sóc, tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các
nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB. Trong quá trình thực hiện chăm
sóc, người tác động trực tiếp đến NB chủ yếu là các điều dưỡng viên tại các
khoa phòng trong bệnh viện. Hàng ngày các điều dưỡng viên áp dụng qui
trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (CSNB) một cách hệ thống đảm
bảo liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm nhận định, chẩn đoán điều dưỡng,
lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc đối với mỗi
một NB. Do vậy hoạt động của người điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình CSNB. Từ 2003 đến nay Bộ Y tế chú trọng tăng cường công
tác CSNB và có nhiều văn bản chỉ đạo thống nhất cách CSNB như trong
thông tư 07/2011[10],[16],[57],[60].
Hoạt động CSNB cũng như việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
tại một số bệnh viện huyện hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn
có các ý kiến của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất
lượng CSNB chưa tương xứng. Công tác chăm sóc hỗ trợ vệ sinh hàng ngày
chỉ đạt 46,2%; công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK có tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ
66,2% tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương
là 86,3%. Nghiên cứu tại bệnh viện huyện Lương Tài Bắc Ninh năm 2014:
Điều dưỡng nhận định chăm sóc 22,22%, và lập kế hoạch chăm sóc 12,7%
còn thấp. Trên 50% NB điều trị nội trú hài lòng với điều dưỡng về tinh thần
CSNB[1],[31],[56]. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng CSNB như trình
độ, năm kinh nghiệm, tour trực của điều dưỡng; Đặc điểm khoa (quy mô
khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh được ghi nhận tại Bệnh viện Đa
2
khoa Trung Ương Cần Thơ [55],[61]. Theo báo cáo đánh giá hàng năm tại BV
huyện Hoàng Su Phì (HSP)[20],[21], tổng số NB chăm sóc cấp I, năm sau
tăng hơn năm trước; Công suất sử dụng giường bệnh đạt 100% và những năm
sau đều tăng hơn năm trước lên đến 106%. Các hoạt động CSNB của điều
dưỡng luôn được hoàn thành để đảm bảo sự phối kết hợp công tác chuyên
môn trong điều trị NB, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập trong việc
thực hiện các hoạt động chăm sóc như: Nhận định chăm sóc có theo thường
quy hay không, chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch thực hiện, và đánh giá kết
quả chăm sóc trên từng NB có được thực hiện đồng bộ thống nhất giữa các
khoa chuyên môn hay không thì chưa có một nghiên cứu nào tổng kết đánh
giá. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NB, cũng như
chất lượng chăm sóc, chữa bệnh của BV. Vì vậy việc đánh giá thực trạng hoạt
động CSNB tại BV huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là rất cần thiết để có
biện pháp khắc phục các tồn tại để đáp ứng nhu cầu CSNB trong thời kỳ mới.
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Thực trạng hoạt động CSNB của
bệnh viện Huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang trong năm 2015 - 2016 như thế
nào? Những yếu tố ảnh đến hoạt động chăm sóc của Bệnh viện huyện? Giải
pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động CSNB của bệnh viện huyện Hoàng Su Phì ?
Chính vì những lý do đó mà chúng tôi xây dựng đề tài: "Thực trạng
hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện
Hoàng Su Phì năm 2016 và đề xuất giải pháp 2016 - 2020”.
Nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa
khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang năm 2016
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người
bệnh và đề xuất giải pháp giai đoạn 2016 - 2020
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh
Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của chính mình. Khi bị
bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho
bản thân nên cần đến sự hỗ trợ của người điều dưỡng, do vậy các hoạt động
chăm sóc của người điều dưỡng đều có chung một nguyên tắc điều dưỡng là
xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh.
1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh
Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow là nhà tâm lý học người
Mỹ, gốc Nga 1953 chia ra 5 loại:
Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau
theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao:
- Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học (mức thấp nhất): Là những nhu
cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển
nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.
- Nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an
toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...
- Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về
tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội...
- Nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người
khác, được người khác tôn trọng, địa vị ...
- Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động (mức cao nhất): Là các nhu
cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
4
MỨC
CAO
MƯC
THẤP
1.
Hình 1. Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Nhu
cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp
cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa
hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài
trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của
con người.
Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng
tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng
những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của NB để từ đó có sự
quan tâm và lập kế hoạch chăm sóc thích hợp.
- Theo Virginia Henderson thì thành phần chăm sóc người bệnh cơ bản
gồm 14 yếu tố:
+ Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp.
+ Giúp đỡ NB về ăn, uống và dinh dưỡng.
5
+ Giúp đỡ NB trong sự bài tiết.
+ Giúp đỡ NB về tư thế, vận động và tập luyện.
+ Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
+ Giúp NB mặc và thay quần áo.
+ Giúp NB duy trì thân nhiệt.
+ Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày.
+ Giúp NB tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
+ Giúp NB trong sự giao tiếp.
+ Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.
+ Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người
vô dụng.
+ Giúp NB trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
+ Giúp NB có kiến thức về y học.
1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng
Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức
khỏe, kiểm tra tình trạng NB, theo dõi NB và các công việc khác để phục vụ
cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho NB.
Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên là những người có nền tảng
khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chăm sóc NB tùy
theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng.
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là
người phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một
nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được
gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và
đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức
theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
6
1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng
Lực lượng Điều dưỡng viên (kể cả Hộ sinh) giữ vai trò nòng cốt trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì,
phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối
kết hợp với các chuyên ngành khác trong toán chăm sóc sức khỏe.
Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,... cũng như các nước đang
phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia,... Điều dưỡng viên đã được
nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, tham gia
khám và điều trị - chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của
điều dưỡng và có mặt trong hầu hết các lãnh vực khác và là nghề đang được
kính trọng nhất hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì tình hình không khả quan và
còn nhiều tồn tại, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của điều
dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung
về vai trò của người điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế.
1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện
CSNB trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của mỗi NB, nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư
thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ và nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị
và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [10],[58].
1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện
Theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế CSNB toàn diện là: Dịch
vụ y tế tổng hợp được thực hiện một cách đồng bộ bởi bác sỹ, dược sỹ, điều
dưỡng và mọi nhân viện y tế trong bệnh viện và sự tham gia của người bệnh.
Theo quan điểm của người bệnh CSNB toàn diện được hiểu là: Sự chăm
sóc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh hàng ngày về thể chất, tinh thần
và xã hội.
7
CSNB toàn diện là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng CSNB, là
mục tiêu phấn đấu của các bệnh viện. Khái niệm này cũng khắc phục nhận thức
chưa đầy đủ của một số người cho rằng CSNB toàn diện chỉ là nhiệm vụ của
phòng điều dưỡng và của các Điều dưỡng, đồng thời khái niệm này đưa ra một
quan niệm mới về vai trò của NB trong việc tham gia các quyết định về điều trị
và chăm sóc cho chính họ. Trước đây việc điều trị cho NB hầu như chỉ do người
thầy thuốc quyết định, NB chấp nhận tất cả những quyết định của thầy thuốc
trong việc điều trị cho họ và vì thế, họ phó thác tính mạng cho thầy thuốc. Ngày
nay, người ta khuyến khích và trao quyền cho NB đưa ra các quyết định điều trị
và chăm sóc cho chính họ, trên cơ sở được giải thích đầy đủ với lời khuyên của
Bác sĩ và Điều dưỡng. Có sự tham gia của NB trong nhóm chăm sóc là rất quan
trọng và có ý nghĩa trong việc chữa bệnh. Khái niệm trên làm rõ trách nhiệm
thực hiện CSNB toàn diện đối với mọi điều dưỡng trong BV.
1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc
Theo Viện Y học Mỹ (IOM), chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là một
trong sáu mục tiêu cơ bản của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. IMO định
nghĩa: Chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là sự chăm sóc được thiết lập bởi
quan hệ hợp tác giữa những người hành nghề, người bệnh và gia đình người
bệnh để đảm bảo các đáp ứng dựa trên các giá trị về nhu cầu, mong đợi và sở
thích của người bệnh, đồng thời người bệnh được hướng dẫn, hỗ trợ để đưa ra
quyết định và tham gia vào việc chăm sóc của riêng mình [58].
1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc [10]
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê,
suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm
sóc toàn diện và liên tục.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn
chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ.
8
- Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các
hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc.
1.2.7. Các mô hình phân công CSNB
Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh
viê ̣
n thì chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân
nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vâ ̣n động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc
tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người
bệnh [10]. Hiện nay tại Việt Nam nhiều mô hình chăm sóc người bệnh được
triển khai và áp dụng.
1.2.7.1. Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính
Một điều dưỡng viên hoă ̣c một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính
trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp
của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một
số người bệnh trong quá trình nằm viện [14].
1.2.7.2. Mô hình chăm sóc theo nhóm
Nhóm có từ 2 - 3 điều dưỡng viên hoặc hộsinh viên chịu trách nhiệm chăm
sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh [1],[14].
1.2.7.3. Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội
Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ
sinh viên và người hành nghề khám bê ̣nh, chữa bê ̣
nh khác chịu trách nhiệm
điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số
buồng bê ̣
nh.
Từ 1998, với sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển, Bệnh viện Việt
Nam -Thụy Điển Uông Bí đã thí điểm triển khai mô hình chăm sóc toàn diện
theo đội tại Khoa Ngoại. Thay vì chỉ có điều dưỡng, mỗi đội này có các thành
phần: Bác sĩ, điều dưỡng, học sinh, sinh viên thực tập, kỹ thuật viên phục hồi
9
chức năng, hộ lý, người nhà người bệnh và người bệnh cùng tham gia. Các
thành viên trong đội phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông
tin về tình hình người bệnh. Vào đầu giờ thăm bệnh buổi sáng, Đội đến trực
tiếp các giường bệnh được phân công quản lý. Tại đây, đội nghe điều dưỡng
báo cáo tình trạng, sức khoẻ của người bệnh, hoạt động chăm sóc người bệnh;
bác sĩ kiểm tra lại sức khoẻ người bệnh. Sau đó, các thành viên trong đội;
trong đó, cả người bệnh và người nhà người bệnh cùng thảo luận, kiểm điểm
tình hình chăm sóc, điều trị cho người bệnh, thái độ, ứng xử của các thành
viên trong đội đối với người bệnh; đồng thời, phác thảo kế hoạch chăm sóc
trong ngày, phân công cụ thể công việc của các thành viên. Nhờ đó, cán bộ
nhân viên trong Khoa bám sát được bệnh tình của người bệnh, hoạt động
chăm sóc người bệnh được giám sát tốt. Bản thân bác sĩ không chỉ làm công
tác điều trị như trước đây mà còn tham gia trực tiếp vào triển khai dự thảo kế
hoạch chăm sóc người bệnh trong ngày sao cho hiệu quả nhất, bởi hơn ai hết,
họ là người hiểu rõ hơn cả tình trạng bệnh tật của người bệnh [31].
1.2.7.4. Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm
Công tác chăm sóc người bệnh toàn diện được thực hiện theo mô hình
lấy người bệnh, buồng bệnh làm trung tâm là có sự tham gia của các lực
lượng liên quan như bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, dược... Nội dung chăm sóc
toàn diện bao gồm về chăm sóc y tế (chữa bệnh); thể chất (ăn mặc, ở, vệ
sinh); tinh thần (phong cách giao tiếp, thời gian tiếp xúc người bệnh). Ưu
điểm của mô hình này là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ về chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh và từng bước thực hiện kỹ thuật chăm
sóc người bệnh chuyên sâu mô hình này lấy người bệnh làm trung tâm hiện
nay mới chỉ áp dụng tại các cơ sở bệnh viện tuyến trung ương theo hướng
chuyên sâu [1],[14].
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi trung ương công tác chăm sóc
toàn diện người bệnh cũng thực hiện theo mô hình lấy người bệnh làm trung
10
tâm với sự tham gia tích cực của các bộ phận từ lâm sàng, cận lâm sàng cũng
như vệ sinh, dinh dưỡng... người bệnh và người nhà người bệnh. Trên cơ sở
những nhu cầu chính đáng của người bệnh để tổ chức thực hiện đáp ứng nhu
cầu đó. Cán bộ y tế thường xuyên giao tiếp, giải thích tường tận, động viên an
ủi, trao đổi với người bệnh và người nhà người bệnh với các hình thức "ba
không": Không nặng lời, không thờ ơ, không từ chối; "ba công đoạn": Xin
phép, xin lỗi, cảm ơn [30].
1.2.7.5. Mô hình phân chăm sóc theo công việc
Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa
hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật
chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
1.2.7.6. Mô hình chăm sóc theo ca
Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca
tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cứ u, khoa Hồi sức tích cực, khoa
Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân
công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa.
1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng
Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007
của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên
chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm CSNB liên tục. Bệnh
viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với
tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng
viên, hộ sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu thỏa thuận
công nhận dịch vụ chăm sóc đã được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN
ngày 8/12/2006. Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hàng
ngày hợp lý tại các khoa và trong mỗi ca làm việc. Phòng Điều dưỡng phối
hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất về nhân lực điều dưỡng, phân bổ điều
11
dưỡng tại các khoa chuyên môn. Giám đốc bệnh viện điều động bổ sung điều
dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho khoa khi
có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.
Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên:
Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ CSNB được quy định tại Thông tư
07 của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và kỹ thuật viên trong công tác CSNB. Giám sát và thực hiện việc tuân
thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh
viện. Giám sát và thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng
nghiệp, NB và người nhà NB.
CSNB là thiên chức của người điều dưỡng/hộ sinh hoạt động này được
thực hiện dựa trên mức độ phụ thuộc trong thực hiện các công việc hàng ngày để
đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NB, tuy nhiên hiện nay phân cấp CSNB ở các
bệnh viện lại chỉ do bác sĩ thực hiện và quyết định. Điều 13 của Thông tư số
07/2001/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác
điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện quy định điều dưỡng viên, hộ sinh viên
phối hợp với bác sĩ trong phân cấp CSNB, nhưng thực tế điều dưỡng viên, hộ
sinh viên gặp nhiều khó khăn do chưa được đào tạo về vấn đề này trong trường
học, chưa được đào tạo bổ túc sau tốt nghiệp và do thiếu hướng dẫn cụ thể.
Xác định đúng khả năng độc lập của NB trong thực hiện các hoạt động
cá nhân hàng ngày và mức độ nặng của bệnh. Tăng cường chức năng chủ
động và sự phối hợp giữa các điều dưỡng viên, hộ sinh viên với bác sĩ điều trị và
nhân viên y tế khác. Để tính nhân lực điều dưỡng/hộ sinh cần thiết cho mỗi ca
làm việc và dự đoán yêu cầu nhân lực cho kế hoạch công tác hàng năm.
Phân cấp chăm sóc NB phải dựa trên các nguyên tắc sau: Mọi người
bệnh nội trú đều được phân cấp chăm sóc ngay sau khi tiếp nhận và kịp thời
điều chỉnh phân cấp chăm sóc khi tình trạng thay đổi. NB được chăm sóc và
theo dõi phù hợp với phân cấp chăm sóc. Bác sĩ phối hợp chặt chẽ với điều
12
dưỡng viên, hộ sinh viên và những nhân viên y tế khác (khi cần) để thực hiện
phân cấp chăm sóc. Phân cấp chăm sóc được dựa trên nhận định, đánh giá
trực tiếp NB về mức độ phụ thuộc của NB khi thực hiện các hoạt động hàng
ngày và mức độ nặng của bệnh hay nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng bệnh có
thể đe dọa tính mạng NB. Phân cấp chăm sóc dựa trên mức độ phụ thuộc của
người bệnh và mức độ nặng của bệnh phù hợp với tính chất bệnh theo từng
chuyên khoa. Nhiệm vụ chuyên môn CSNB được thực hiện theo thông tư
07/BYT 2011
1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Trên Thế giới
Nghiên cứu của Wipada Kunaviktikul và cộng sự (2015) [63] tại Thái
Lan đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đó là:
Tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng, số giờ làm việc của
điều dưỡng, số người bệnh chăm sóc/ngày với tổng số người bệnh nhập viện,
tỷ lệ những người bệnh nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập
viện 72 giờ với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm, sự hài lòng của
điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng
tiến, sự an toàn, thu nhập; tỷ lệ nhiễm trùng các ống Sonde tiểu sau khi nhập
viện 48 giờ so với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm; sự hài lòng của
người bệnh với việc GDSK cho họ, sự hài lòng của người bệnh với kiểm soát
đau, sự hài lòng của người bệnh với các chăm sóc điều dưỡng bao gồm: Thể
chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của người bệnh vào việc ra
quyết định chăm sóc.
Tác giả Bekele Chaka (2005) [38] nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 3 bệnh
viện công Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại Addis Ababa,
Ethiopia năm 2005 về đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng thông qua mức
độ hài lòng của 631 người bệnh. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người bệnh hài lòng
13
với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% nhưng tỷ lệ người
bệnh hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡng về tình trạng bệnh
tật, cách thức điều trị cho họ chỉ đạt 40%. Nhu cầu cải thiện mối quan hệ cá
nhân giữa điều dưỡng với NB đã được khuyến cáo.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 9688 điều dưỡng và 5766 NB của Li-Ming
You và cộng sự [59], kết quả cho thấy có 38% điều dưỡng Trung Quốc đã
làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của mình. Gia tăng
tỷ lệ điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc và chất lượng chăm sóc tại
bệnh viện của họ làm việc ở mức thấp hoặc trung bình (tương ứng 29% và
61%) và mức độ an toàn NB ở các bệnh viện thấp (36%). Tăng tỷ lệ người
bệnh/điều dưỡng có mối liên quan với chất lượng chăm sóc thấp và tăng tỷ lệ
chất lượng chăm sóc thấp và trung bình (OR = 1.05). Có mối liên quan giữa
tăng tỷ lệ cử nhân điều dưỡng với kết quả điều trị tốt hơn.
1.3.2. Tại Việt Nam
Công tác nghiên cứu khoa học trước năm 2000 về lĩnh vực hoạt động
của điều dưỡng còn rất mới, rất ít nhưng từ năm 2002 đến nay NCKH về điều
dưỡng của Hội điều dưỡng đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và
Hội điều dưỡng các tỉnh đã triển khai nhiều đề tài NCKH, góp phần quan
trọng vào sự phát triển của ngành điều dưỡng. Các nghiên cứu có liên quan
đến hai mục tiêu của luận văn này đã được tác giả tìm hiểu cho thấy: Hoàng
Hữu Nam và cộng sự (2005) [41], đã tiến hành nghiên cứu nguồn nhân lực
điều dưỡng công tác tổ chức điều hành và triển khai mô hình chăm sóc toàn
diện tại 2 bệnh viện huyện Hương Thủy và Phú Vang. Nghiên cứu đã chỉ ra
một số tồn tại: Về nguồn nhân lực điều dưỡng của 2 đơn vị: Thiếu về số
lượng tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ chung là 1,58%; Yếu về chất lượng tỷ lệ cán bộ
có trình độ đại học có 3,66%, trình độ tin học cơ bản 18,97%; Thiếu phương
tiện CSNB chỉ đạt 56,9%; Đời sống thu nhập của cán bộ thấp. Về mô hình tổ
14
chức thực hiện chăm sóc toàn diện: Mô hình tổ chức CSNB theo mô hình
chăm sóc nhóm nên không nắm bắt được các NB khác.
Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự (2007) [28], nghiên cứu về thực
trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong CSNB
toàn diện tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình Quân đội, bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến tháng 6/2007. Nghiên cứu áp dụng phương
pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. Kết quả nghiên
cứu cho thấy về nhân lực điều dưỡng nữ chiếm tỷ lệ cao (71,5%); trong đó tập
trung nhiều ở độ < 30 tuổi và thâm niên công tác < 5 năm (62,8%); công tác
chăm sóc toàn diện đã được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả khả quan
NB được chăm sóc toàn diện, tuy nhiên có sự khác biệt về các mặt chăm sóc
như: Tư vấn chế độ ăn uống, giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ luyện
tập được thực hiện đạt tỷ lệ (<90%).
Bùi Bá Vường (2010) [29], nghiên cứu thực trạng nhân lực của bệnh
viện đa khoa huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình năm 2010, nhu cầu nguồn
nhân lực giai đoạn 2011-2015 qua phân tích cho thấy trình độ cán bộ 31% đại
học, 49,4% cao đẳng, trung học, 25% cán bộ viên chức sẽ nghỉ chế độ trong
vòng 5 năm tới, trong đó nữ hộ sinh 75%, điều dưỡng trung học 35%.
Nguyễn Anh Tuấn (2011) [40], đánh giá hoạt động chăm sóc NB của
điều dưỡng tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đây là bệnh viện đầu tiên áp dụng mô hình CSNB theo
đội; hiện bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã có 33 đội chăm sóc
NB tại 15 khoa lâm sàng thuộc khối Nội, Ngoại, Sản, Nhi, khối chuyên khoa
lẻ và khoa Truyền nhiễm; tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh và tỷ lệ bác
sỹ/điều dưỡng còn thấp; thiếu nhân lực gây sự quá tải công việc nên một số
nhiệm vụ chăm sóc NB của điều dưỡng viên thực hiện còn hạn chế; tỷ lệ NB
và người nhà NB rất hài lòng trong thời gian điều trị tại bệnh viện cao; tuy
nhiên nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ NB và người nhà NB không biết tên
15
điều dưỡng viên chăm sóc cho mình còn cao: Mô hình điều dưỡng chăm sóc
chính; Mô hình chăm sóc theo nhóm; Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội;
Mô hình lấy NB làm trung tâm; Mô hình chăm sóc theo công việc; Mô hình
chăm sóc theo ca.
Dương Thị Bình Minh (2012) [38], tiến hành nghiên cứu tại một số
khoa lâm sàng tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô năm 2012. Nghiên cứu mô tả
thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác CSNB của điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy ĐDV của bệnh
viện đã hoàn thành tương đối tốt 4 trong 5 nhiệm vụ được đánh giá đều đạt >
90%. Tuy nhiên, kết quả thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK lại khá
thấp (đạt 66,2%). Một số hoạt động chăm sóc có tỷ lệ không nhỏ điều dưỡng
chưa thực hiện tốt đó là: Còn 8,1% người CSNB cho người bệnh ăn qua
Sonde và 46,2% trường hợp điều dưỡng không tham gia hỗ trợ về sinh cá
nhân cho người bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng là thiếu nhân lực; tỷ lệ điều
dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng thấp, sự quá tải công việc của điều
dưỡng, hạn chế của công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp giữa bác sỹ và
điều dưỡng chưa tốt. Nghiên cứu cũng tiến hành quan sát công việc của điều
dưỡng viên cả trong và ngoài giờ hành chính và nhận thấy không có sự khác
biệt về sự tuân thủ quy trình điều dưỡng giữa 2 thời điểm.
Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2011) [42], khảo sát thực trạng và một
số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
toàn diện tại bệnh viện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011. Kết quả
nghiên cứu cho thấy về tình hình thực tế nguồn nhân lực nữ chiếm tỷ lệ 95%
tập trung độ tuổi dưới 30 thâm niên dưới 5 năm công tác tỷ lệ 58,5%. Với
nguồn nhân lực trẻ có sức khỏe, nhậy bén việc trong tiếp cận với dịch vụ kỹ
thuật, tuy nhiên do tỷ lệ nữ cao ở độ tuổi lập gia đình cũng ảnh hưởng đến
công tác chăm sóc. Thực trạng công tác chăm sóc toàn diện, qua nghiên cứu
cững cho thấy còn một số hạn chế như kiểm tra chế độ ăn người bệnh theo y
16
lệnh của bác sĩ chiếm 18,5%, điều dưỡng không tự giới thiệu về tên họ, chức
danh chiếm 9%.
Nguyễn Tuấn Hưng (2011) [31], nghiên cứu về thực trạng hoạt động
chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Việt Nam- Thụy
Điển Uông bí năm 2011. Kết quả đánh giá cho thấy trong 7 nhiệm vụ mà điều
dưỡng viên thực hiện thì có 5 nhiệm vụ là điều dưỡng viên thực hiện trên
80% trong đó: Đón tiếp người bệnh 97,5%; Rửa tay thưởng quy 95,8%; Chăm
sóc dinh dưỡng cho người bệnh 84%; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
98,3%; Cho người bệnh dùng thuốc và theo dõi NB dùng thuốc 99,2%.
Bùi Thị Kim Oanh (2012) [43], Nghiên cứu thực trạng công tác CSNB
của điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2012. Kết quả cho thấy
điểm trung bình cộng CSNB tại các khoa lâm sàng như: Khoa Nội 5,4 đến
9,34 xếp loại khá; Khoa Cấp cứu từ 3,82 đến 8,78 xếp loại trung bình; Khoa
Ngoại 6,67 đến 9,43 xếp loại khá; Khoa Tai, Mũi, Họng 7,15 đến 7,72 xếp
loại khá; Khoa Răng, Hàm, Mặt từ 6,42 đến 8,45 xếp loại khá. Kết luận, công
tác CSNB chưa đồng đều ở các khoa, thấp nhất là ở khoa cấp cứu.
Trần Ngọc Trung (2012) [50], đánh giá hoạt động CSNB của điều
dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 cho thấy có từ
93% đến 97,2% NB có nhu cầu chăm sóc về tinh thần, 42,7% đến 56,2% NB
cần hỗ trợ vệ sinh cá nhân, 91,8% đến 98% NB muốn được thay mặc áo quần
bệnh viện và thay ga trải giường và có từ 48,5% đến 73% NB có nhu cầu cần
được hỗ trợ xoay trở, vận động, luyện tập, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, tỷ
lệ đáp ứng các nhu cầu của NB còn ở các mức độ khác nhau, cụ thể là: 62,1%
đến 78,7% NB được đáp ứng các nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 76,6% đến
93,5% NB được hỗ trợ các hoạt động vệ sinh cá nhân; 65,8% và 67,8% NB
được thay ga trải giường và thay quần áo bệnh viện; 91,8% NB được hỗ trợ
vận động và chỉ 43,8% NB được hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức
năng. Hiện nay, điều dưỡng chủ yếu tập trung cho chăm sóc các nhu cầu về y
17
tế của NB, chưa thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc thuộc về
thiên chức của mình nên mới chỉ đáp ứng được 24,7% - 55,9% các nhu cầu
chăm sóc về tinh thần, 1,6% - 10,1% các nhu cầu chăm sóc về thể chất.
Nguyễn Văn Khoa và cộng sự (2013) [46], đánh giá công tác điều
dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị tiêu huyết khối tại bệnh
viện 103. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình thực hiện các thủ thuật
cố đinh kim luồn tĩnh mạch, đặt băng đo huyết áp, đặt Sonde tiểu, đặt nội khí
quản… của điều dưỡng không sảy ra tai biến.
Nghiên cứu thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe và CSNB của
các thành viên đội chăm sóc (là các ĐDV) tại bệnh viện Việt Nam – Thụy
Điển Uông Bí năm 2013, Trần Thị Thảo và cộng sự (2013) [52], cho kết quả:
94,9% NB được ĐD hướng dẫn cách tự chăm sóc; 86,6% NB được hướng dẫn
cách phòng bệnh; 87,5% NB được hướng dẫn ăn, uống; 85,7% NB được
hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng; 90% NB được ĐD quan tâm, động
viên; 100% NB được giao tiếp nhẹ nhàng, niềm nở. 97,7% NB đánh giá được
điều trị trong môi trường thân thiện. 99,5% NB được nhân viên y tế giải đáp
các băn khoăn, thắc mắc; 98,2 – 100% các nội dung chăm sóc thể chất cho
NB được đáp ứng, 91,2% NB cho rằng người nhà trong đội chăm sóc là cần
thiết, kết quả nghiên cứu định tính cũng chỉ ra vai trò quan trọng của người
nhà trong đội chăm sóc.
Nghiên cứu hiệu quả quy trình CSNB sau phẫu thuật nội soi mũi xoang
tại khoa Tai, Mũi, Họng Bệnh viện Quân Y 103 (2014) của tác giả Nguyễn
Tuyết Nga và Đào Gia Hiển, tiến hành trên 120 NB viêm mũi xoang mãn tính
kết quả cho thấy NB được điều dưỡng thực hiện đúng các bước trong quy
trình đạt 94,1%, số bước trung bình là 34,5.
Nguyễn Đăng Chung và cộng sự (2014) [48], khảo sát sự hài lòng của
NB, thân nhân NB đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 110.
Trong khảo sát này tỷ lệ NB hài lòng cao với việc thực hiện công khai thuốc
18
hàng ngày lên tới 94,85%, NB cũng hài lòng với công việc chăm sóc của điều
dưỡng như trang bị đồ vải 84,79%, đưa NB đi xét nghiệm 75,61%. Tỷ lệ hài
lòng mức trung bình khi NB cho rằng điều dưỡng vẫn thiếu sự giải thích trước
khi thực hiện chăm sóc (66,44%). Điều này có thể do điều dưỡng quá tập
trung làm kỹ thuật, thiếu kỹ năng giải thích với NB và người nhà NB.
Nguyễn Việt Thắng và cộng sự (2014) [51], khảo sát thực trạng nguồn
nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh, năm 2014. Kết
quả Hộ sinh chiếm tỷ lệ 18,5%, có trình độ Cao đẳng và đại học thấp nhất trong
các đối tượng (0,2%); Kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 14,27% có trình độ cao đẳng
và đại học cao hơn điều dưỡng (24,7% và 17,28%); Điều dưỡng chiếm tỷ lệ
cao hơn trong tổng số (67,23%), chủ yếu là trình độ trung cấp (81,44%); Hộ
sinh chiếm 14,35%, trình độ đại học 1,2%; cao đẳng 12,8%; trung học 94,4%.
Tác giả Phạm Văn Vũ (2014) [37], mô tả thực trạng tổ chức hoạt động
và chăm sóc NB tại bệnh viện huyện Lương Tài, Bắc Ninh cho thấy có sự
thiếu hụt về mô hình điều dưỡng chăm sóc chính tỷ lệ 2,47%, mô hình chăm
sóc theo nhóm 39,51%, mô hình chăm sóc toàn diện theo đội 3,70%, mô hình
lấy người bệnh làm trung tâm 7,41%, mô hình chăm sóc theo công việc
45,68%, mô hình chăm sóc theo ca 1,23% bệnh viện theo quy định tại TT07.
Nghiên cứu cũng cho thấy 100 % các điều dưỡng trưởng khoa có lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc NB và tổ chức thực hiện kịp thời
các chỉ định điều trị theo dõi, xét nghiệm chăm sóc của các bác sĩ điều trị.
Báo cáo thực trạng hoạt động CSNB tại bệnh viện huyện Lương Tài,
tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2014) [35], đã đánh giá quy trình
CSNB của Điều dưỡng cho thấy điều dưỡng viên là lực lượng không thể thiếu
được trong công tác CSNB thực tế cho thấy điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ trên
60% nguồn nhân lực y tế, công tác CSNB là thiết yếu đối với tất cả cơ sở
khám chữa bệnh cũng như y tế cộng đồng, diễn ra thường xuyên liên tục trong
24/24 giờ nếu chăm sóc tốt NB sẽ giảm thời gian, chi phí điều trị, chất lượng
19
điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện và sự hài
lòng của NB và người nhà người bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy 95% nhân
viên y tế niềm nở, chào hỏi, đón tiếp và chỉ dẫn NB đến khám bệnh, chữa
bệnh tại bệnh viện. 97,4% Hướng dẫn NB và người nhà NB làm các thủ tục
hành chính; 100% Khi NB vào viện điều dưỡng viên của khoa khám bệnh đưa
và bàn giao NB, hồ sơ bệnh án cho khoa điều trị có kí sổ giao nhận. Tại khoa
điều trị: Tiếp nhận NB, xếp giường, buồng bệnh cho NB, hướng dẫn trật tự
nội quy khoa phòng, nơi nhà vệ sinh, nơi giặt, phơi công cộng cho NB và gia
đình NB. 90,0% điều dưỡng phụ trách buồng bệnh có giới thiệu tên, chức
danh của mình cho NB và gia đình NB biết, 98,2-100% điều dưỡng có hướng
dẫn trật tự, nhận định tình trạng NB, lấy các chỉ số sinh tồn ghi kết quả vào
phiếu theo dõi, chăm sóc; 99,1% điều dưỡng trực tiếp thực hiện thuốc cho NB
ngay tại giường bệnh; 96,6% điều dưỡng chăm sóc tận tình chu đáo theo phân
cấp chăm sóc; 93,7 % điều dưỡng có hướng dẫn chế độ dinh dưỡng; 100 %
điều dưỡng tại các khoa chuyên môn có tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB.
Nguyễn Phương Hoa và cộng sự (2015) [49], Đánh giá thực trạng khả
năng giao tiếp với NB của đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Quân Y 110. Với
97,60% người bệnh hài lòng về thái độ ứng xử của bác sĩ, hộ lý và nhân viên
phục vụ khác cho thấy tâm lý tiếp xúc với NB của cán bộ nhân viên y tế là tốt.
Về thái độ của diều dưỡng với NB là chu đáo, niềm nở chiếm tỷ lệ 94,23%,
người bệnh trong quá trình điều trị được nhân viên y tế giải thích tình trạng
bệnh 99,04%... cho thấy công tác quán triệt y đức và học tập kỹ năng tiếp xúc
của nhân viên y tế đạt kết quả tốt.
Dương Hồng Thái và cộng sự (2015) [44], khảo sát về sự hài lòng của
NB đến khám tại khoa Khám Bệnh – Bệnh viện đa khoa trung ương Thái
Nguyên. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết
quả cho thấy tỷ lệ hài lòng với cơ sở hạ tầng khám bệnh là 91,4%. Với hướng
dẫn viên là 91,7%. Với điều dưỡng là 95,1% với Bác sỹ là 91,8%. Tỷ lệ hài
20
lòng và chấp nhận được đối với thời gian chờ khám bệnh là 96,8%. Thời gian
chờ kết quả xét nghiệm ngoại trú tại khoa Khám bệnh là 92,1%. Thời gian
chờ các kết quả xét nghiệm khác là 84%. NB rất hài lòng về kết quả khám tại
khoa Khám bệnh là 97,4%.
Hoàng Ngọc Trung và cộng sự [34] “ Khảo sát mức độ hài lòng của NB
nội trú Tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2015”. Nghiên
cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy 96,5% NB hài
lòng với ĐD về phổ biến nội quy và những thông tin cần thiết khi vào viện
trong quá trình điều trị. 97,84% NB được bác sỹ giải thích về tình trạng bệnh,
chẩn đoán, phương pháp điều trị. 91,83 % NB được ĐD giúp đỡ trong việc
chăm sóc, ăn uống vệ sinh hàng ngày. 96,34 % NB được ĐD giải thích và
động viên trước, trong và sau khi làm các kỹ thuật, thủ thuật. 91,8% NB được
ĐD công khai thuốc trước khi sử dụng. 97% nhân viên có lời nói cử chỉ, thái
độ thân thiện với NB. 96,97% được nhân viên y tế tận tình giúp đỡ NB, không
có biểu hiện, ban ơn gợi ý tiền quà. 84,85 % cho rằng các thỉ tục hành chính
không phiên hà và không làm mất thời gian chờ đợi. 98,17% nhân viên y tế
hợp tác tốt với nhau trong khi điều trị chăm sóc NB. 98,17% NB hài lòng với
công tác điều trị, chăm sóc, phục vụ của nhân viên y tế.
Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng sau can thiệp
chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức của Phan Thị Dung và cộng sự (2016)[45]. Quan sát 150
điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết thương có 73,8% điều dưỡng đánh giá vết
thương khi thay băng và 23,8% không đánh giá.
Các nghiên cứu trên cho thấy yếu tố quan trọng để thực hiện hoạt
động CSNB là nguồn nhân lực về điều dưỡng, sự phân bổ điều dưỡng, trình
độ chuyên môn, việc thực hiện nhiệm vụ theo quy trình điều dưỡng. Hoạt
động CSNB tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang thực hiện theo
quy định, tuy nhiên ngành y tế Hà Giang hiện nay chưa có nghiên cứu nào về
21
hoạt động CSNB, nghiên cứu này thực hiện nhằm có thêm giải pháp phù hợp
duy trì đồng thời nâng cao chất lượng CSNB của Bệnh viện cấp huyện trong
thời gian tới, phù hợp với chính sách của Đảng về chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào các dân tộc ở miền biên giới phía Bắc Việt Nam.
22
1.3.3. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì
Sơ đồ 1.2. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức – hành
chính
Phòng Điều dưỡng
Khoa khám
bệnh
Khoa Hồi sức
cấp cứu
Khoa Nội
tổng hợp
Khoa
Truyền nhiễm
Khoa
Nhi
Phòng Tài chính – kế
toán
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Khoa
Y dược cổ
truyền
Khoa Ngoại Khoa Phụ sản Khoa Liên
chuyên khoa
Khoa lão
khoa
Khoa Kiểm
soát nhiễm
khuẩn
Khoa Dược
Khoa xét
nghiệm - chẩn
đoán hình
ảnh
Khoa Dinh
dưỡng
23
1.3.4. Hoạt động chăm sóc NB tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện
Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía tây tỉnh Hà Giang, nằm
trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc cách thành phố Hà Giang
100km về phía tây, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín
Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía nam giáp huyện Bắc Quang,
Quang Bình. Huyện có diện tích 63.303,34 ha, có 01 thị trấn, 24 xã, trong
đó có thị trấn nằm trung tâm huyện. Dân số tính đến 31/12/2015 là 65.426
người, phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã và thị trấn. Tỷ lệ hộ
nghèo chiếm 24,68% [25]. Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc anh em sinh
sống trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng chiếm 38,8%, dân tộc Dao 21,8%, dân
tộc Tày 12,6% ngoài ra còn lại các dân tộc Kinh, La Chí, Hoa, Hán, Cờ
Lao,Thái, Phủ Lá, Cao Lan, Mường. Đường giao thông đi lại thuận tiện tới
các trung tâm xã và các thôn xóm trên địa bàn huyện, khoảng cách từ xã xa nhất
đến BVH là 45 km cho nên nhìn chung nhân dân trên địa bàn huyện tương đối thuận
lợi được chăm só về lĩnh vực y tế. 12/2006 chia tách TTYT huyện, thành TTYT và
PYT, Bệnh viện đa khoa. Toàn huyện có 25 TYT xã và thị trấn, tại bệnh viện
trung tâm được giao 65 giường, có 75 cán bộ y bác sỹ, bình quân 03 giường /
TYT, từ ngày 01/01/2009 Trạm y tế xã được bàn giao từ Phòng y tế về cho cho
TTYT quản lý. Bệnh viện huyện, tính đến thời điểm hiện tại được giao chỉ tiêu
190 giường bệnh (bao gồm 03 phòng khám đa khoa khu vực).
Bệnh viện đa khoa khu vực huyện (kể cả phòng khám đa khoa khu vực)
thuộc bệnh viện hạng III là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Hà
Giang, chịu sự quản lý toàn diện về hoạt động chuyên môn của Giám đốc Sở
Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước của UBND huyện. BVĐK huyện là đơn vị có
tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại trung tâm thị trấn Vinh Quang
Huyện HSP, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
BVĐK huyện do 01 Giám đốc lãnh đạo, giúp việc Giám đốc có từ 02 phó
giám đốc. BVĐK huyện thực hiện các chức năng cấp cứu khám chữa bệnh,
24
đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn
kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, công tác dược vật tư y tế, hợp tác quốc tế,
quản lý kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác do giám đốc sở y tế
và Ủy ban nhân dân huyện giao. BVH gồm: 3 phòng chức năng và: Phòng tổ
chức hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán và một
phòng chỉ đạo chuyên môn đó là Phòng điều dưỡng; Nhân lực về điều dưỡng
được phân bố tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng như: Khoa Ngoại tổng
hợp, Khoa Nội, Khoa Phụ sản, Khoa nhi, Y học cổ truyền dân tộc, Khoa Hồi
sức cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lão khoa, Khoa Liên chuyên khoa
(TMH-M-RHM), Khoa Khám bệnh, Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, X
quang), khoa Dược vật tư y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực. Chức
năng nhiệm vụ chủ yếu của điều dưỡng là thực hiện các hoạt động CSNB theo
thông tư 07 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác CSNB.
Công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức tiếp nhận và
triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao, lập kế hoạch chỉ đạo hoạt
động triển khai chỉ đạo chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật 03 phòng khám đa
khoa khu vực và các trạm y tế tuyến xã chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật
chuyên môn cho tuyến dưới, qui hoạch trồng vườn thuốc nam, kết hợp với y
tế cơ sở thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và
thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tham gia, kiểm tra, giám sát các hoạt
động chuyên môn tuyến dưới trong khu vực được phân công, thực hiện luân
phiên theo đề án 1816 bác sỹ xuống hỗ trợ cơ sở, tổ chức triển khai các
chương trình dự án y tế sau khi được phê duyệt, phòng chống dịch bệnh. Bệnh
viện đã được hỗ trợ về tài chính và vật tư trang thiết bị phục vụ cho công tác
CSNB; được hỗ trợ về mặt kinh phí cho cán bộ đi học và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.... Quản lý kinh tế y tế, có kế hoạch và quản lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện, nhân lực, tài chính, cơ sở vật
chất trang thiết bị, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước
25
về thu chi ngân sách của BV từng bước cải tiến hoạch toán thu theo qui định
của nhà nước, tạo thêm nguồn kinh phí cho BV từ các nguồn, dịch vụ y tế,
viện phí, BHYT [2].
Hệ thống điều dưỡng của BVH được phân bố theo phân cấp chuyên
môn như: Phòng điều dưỡng tổng hợp chỉ đạo về chuyên môn tới các khoa
như: Khoa khám bệnh; Khoa hồi sức cấp cứu; Khoa Nội; Khoa Nhi; Khoa y
dược cổ truyền; Khoa truyền nhiễm; Khoa Ngoại; Khoa phụ sản: Khoa liên
chuyên khoa TMH-RHM, Khoa Mắt; Khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh;
Khoa chống nhiễm khuẩn; Khoa dược; Khoa dinh dưỡng; Khoa lão khoa.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay
Nhu cầu CSSK khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng cao, đi
cùng với việc đạt được hiệu quả chữa bệnh đó là các hoạt động CSNB của
điều dưỡng đã tạo nên chất lượng của điều trị, tạo nên sự hài lòng của NB tại
mỗi BV từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện.
Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007) [39], đánh giá chất lượng CSNB
toàn diện tại một số cơ sở y tế tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu áp dụng phương
pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp phương
pháp định tính. Kết quả cho thấy tỷ lệ NB hài lòng với sự chăm sóc của điều
dưỡng từ 70-100%. Yếu tố liên quan có ảnh hưởng khi thực hiện mô hình
chăm sóc toàn diện ở một số BV còn gặp nhiều khó khăn như: Việc lập kế
hoạch chăm sóc của điều dưỡng trưởng mới chỉ đạt 65,51%, về nguồn lực còn
thiếu điều dưỡng viên trong công tác CSNB, như tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Hải Dương trang thiết bị trong CSNB đạt 20,45% so với quy định; nhân lực
bác sỹ/điều dưỡng thiếu đạt tỷ lệ 1/1,6; trong khi đó so với TT 08 tỷ lệ này là
1/3-3,5.
Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2009)[30], đánh giá chất lượng ghi
chép phiếu chăm sóc của Điều dưỡng – nữ hộ sinh tại bệnh viện Hương trà -
26
Thừa thiên Huế Qua đánh giá đã cho thấy tỷ lệ trước và sau tập huấn có sự
khác biệt như: Ở phiếu theo chức năng sống trước tập huấn khá (80,3%) và
sau khi tập huấn đạt 98,2%. Phiếu chăm sóc và thực hiện kế hoạch trước tập
huấn 81,5%, sau tập huấn 98,6%. Phiếu theo dõi truyền dịch trước tập huấn
71,25%, sau tập huấn 90,28%. Kết quả cũng cho thấy việc thực hiện ghi chép
hồ sơ bệnh án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn
CSNB.
Huỳnh Thanh Phong và cộng sự (2014) [55], nghiên cứu khảo sát yếu
tố liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng bệnh viện đa khoa
Trung ương Cần Thơ, cho thấy trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, tour
trực; Đặc điểm của Khoa chuyên môn như quy mô khoa, loại khoa, tỷ lệ điều
dưỡng viên/người bệnh có liên quan đến chất lượng chăm sóc, trong đó đặc
biệt là tour trực càng dài thì chất lượng chăm sóc càng kém, có 8,6% của tour
trực 24/24 ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc.
Một số nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt
động CSNB như: Trình độ chuyên môn, sự phối hợp trong công việc giữa bác
sỹ và điều dưỡng, giữa các điều dưỡng viên trong nhóm, trong ca chăm sóc;
Tour trực của điều dưỡng dài hay ngắn, sự quá tải công việc.
27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định lượng
- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ số Điều dưỡng viên tham gia công tác
chăm sóc tại bệnh viện, Giám đốc, Phó giám đốc bệnh viện đang thực hiện
nhiệm vụ CSNB tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì.
- Người bệnh, đang điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng
Su Phì tại thời điểm nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
+ NB, người CSNB trên 18 tuổi có khả năng trả lời các câu hỏi
+ Người CSNB ( không phối hợp, và không có khả năng trả lời)
 Tiêu chuẩn loại trừ:
+ NB là trẻ nhỏ, người bệnh hôn mê, người bệnh có rối loạn hành vi.
+ Người CSNB là nhân viên bệnh viện hoặc người nhà nhân viên
bệnh viện.
+ Những người từ chối trả lời.
2.1.2 Nghiên cứu định tính
Tiến hành 04 cuộc phỏng vấn để đánh giá về thực trạng tổ chức, hoạt
động chăm sóc, những bất cập, khó khăn và các giải pháp về nhân lực, cơ sở
vật chất, trang thiết bị và hoạt động BVH: Gồm (BGĐ, Trưởng phòng Điều
dưỡng, điều dưỡng trưởng các khoa, điều dưỡng các khoa).
+ Cuộc phỏng vấn thứ 1: Với giám đốc bệnh viện.
+ Cuộc phỏng vấn thứ 2: Với trưởng phòng điều dưỡng.
+ Cuộc phỏng vấn thứ 3: Với phòng Điều dưỡng và các Điều dưỡng
trưởng khoa với 10 người tham gia.
+ Cuộc phỏng vấn thứ 4: Phỏng vấn các điều dưỡng viên tại các khoa
lâm sàng.
- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích
28
2.1.3. Rà soát tài liệu
- Số liệu thứ cấp, văn bản qui định về cơ cấu nhân sự hoạt động CSNB,
mô hình CSNB. Báo cáo hoạt động trong 2 năm 2015-2016, các văn bản về tổ
chức, hoạt động CSNB của Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì của tỉnh
Hà Giang và của UBND huyện Hoàng Su Phì.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/1/2016 đến 31/12 năm 2016
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng
Su Phì tỉnh Hà Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Là phương pháp nghiên cứu mô tả thiết kê nghiên cứu cắt ngang, điều
tra cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Toàn bộ số Điều dưỡng tham gia CSNB tại bệnh viện (n = 119 người)
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu
- Phân bố tỷ lệ Điều dưỡng CSNB tại các khoa lâm sàng trong bệnh
viện theo bảng 3.1.
- Phân bố giới tính của cán bộ điều dưỡng viên theo biểu đồ
- Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng bảng 3.2.
- Tổ chức của phòng điều dưỡng tại bệnh viện huyện bảng 3.4.
- Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng bảng 3.5.
- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng bảng 3.6
- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng các khoa 3.7.
- Mô hình hoạt động CSNB của cán bộ y tế trong toàn bệnh viện bảng 3.8.
- Đánh giá hoạt động của điều dưỡng về CSNB bảng 3.9.
- Đánh giá qui trình CSNB của điều dưỡng bảng 3.10.
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu:
- Tỷ lệ hài lòng của NB về thái độ của điều dưỡng khi NB đến khám
chữa bệnh bảng 3.13
29
- Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội qui của điều dưỡng
bảng 3.14.
- Tỷ lệ hài lòng của NB về phổ biến nội quy của ĐD bảng 3.15 .
- Tỷ lệ hài lòng của NB về công khai thuốc của điều dưỡng bảng 3.16.
- Tỷ lệ hài lòng của NB về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống hàng ngày của
điều dưỡng bảng 3.17.
- Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của ĐD trong CSNB
bảng 3.18.
- Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng
khám trong CSNB bảng 3.19.
2.3.5. Định nghĩa biến số
- Nhân lực y tế tại BV huyện theo trình độ chuyên môn qua các năm
2015, 2016. Là toàn bộ số lao động công tác tại BVH có mặt đến 31 tháng 12
cùng năm.
- Các chỉ số nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc người bệnh so
sánh theo các tiêu chí trong quy định của Thông tư 07.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Số liệu thứ cấp
- Là phương pháp thu thập số liệu của năm 2015 – 2016.
- Số liệu thu thập tại phòng Tổ chức Hành chính và phòng Kế hoạch
Tổng hợp.
- Các sổ sách báo cáo
- Báo cáo về công tác điều dưỡng
- Các văn bản hướng dẫn
- Các văn bản qui định.
2.4.2. Số liệu đi ̣
nh lượng
- Nội dung câu hỏi định lượng đã được chuẩn bị sẵn, trong bảng bao
gồm 2 phần:
Phần nêu nội dung và phần điểm đánh giá theo từng nội dung đó. Đánh
giá quy trình chăm sóc người bệnh của điều dưỡng theo 3 mức độ: Thực hiện,
30
thực hiện không đầy đủ, không thực hiện. Tính tổng điểm cho 19 nhiệm vụ là
57 điểm. Dựa trên kết quả điểm trung bình mà điều dưỡng thực hiện sẽ đánh
giá là đạt hay chưa đạt.
2.4.3. Số liệu định tính
- Thu thập một số thông tin.
+ Tình hình nhân lực, môi trường làm việc.
+ Đào tạo nguồn nhân lực.
+ Thảo luận 2 nhóm: ĐD và NB, người CSNB mỗi nhóm 10 người có (phụ
lục kèm theo từ 1- 4)
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Xử lý và phân tích số liệu định lượng: bằng phần mềm SPSS phiên
bản 20.1
Thống kê mô tả bằng các phương pháp thống kê thông thường
Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo
nội dung, đánh giá và nhận định kết quả.
2.6. Hội đồng đánh giá đề cương
- Nội dung nghiên cứ u phù hợp, được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện
- Nghiên cứu này đã được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức nghiên cứu
Y học trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên.
- Mọi thông tin thu được đều do sự hợp tác giữa người nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu, không có sự ép buộc.
- Các thông tin thu thập chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu và
được giữ bí mật.
- Các số liệu về kết quả chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi đến lãnh đạo sở y tế Hà Giang và
lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì.
31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc NB tại Bệnh viện ĐKKV Hoàng
Su Phì
3.1.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc người bệnh
Bảng 3.1. Phân bố Điều dưỡng chăm sóc NB tại các khoa (n = 119)
Các khoa Số lượng Tỷ lệ %
Đạt chuẩn
TT 07
Khoa khám bệnh 10 8,4 Chưa đạt
Khoa Hồi sức cấp cứu 12 10,08 Đạt
Khoa Ngoại 13 10,92 Đạt
Khoa Phụ Sản 12 10,08 Chưa đạt
Khoa Nội Tổng hợp 12 10,08 Đạt
Khoa Nhi 14 11,76 Đạt
Khoa Liên chuyên khoa 13 10,92 Đạt
Khoa YDCT 9 7,56 Đạt
Khoa Lão khoa 5 4,2 Đạt
Khoa Truyền nhiễm 5 4,2 Đạt
Các khoa/phòng khác 14 11,76 Đạt
Tổng số 119 100%
Nhận xét:
Điều dưỡng viên của Khoa Nhi có 14 người, chiếm tỷ lệ 11,76%. Điều
dưỡng viên của Khoa Ngoại có 13 người, chiếm 10,92%. Số điều dưỡng viên làm
việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Sản chiếm 10,08%. Số điều dưỡng viên ít
nhất thuộc về các khoa Lão Khoa và khoa Truyền Nhiễm chiếm tỷ lệ 4,2%.
32
Biểu 3.1. Phân bố giới của Điều dưỡng viên
Nhận xét: Số điều dưỡng viên là Nữ có 64 người, chiếm tỷ lệ là 53,8%,
số điều dcưỡng viên Nam chiếm tỷ lệ 46,2%.
Bảng 3.2. Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng (n = 119)
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
1 Trình độ chuyên môn
Cử nhân điều dưỡng 22 18,49
Điều dưỡng trung cấp 97 81,51
2 Trình độ ngoại ngữ
Chứng chỉ bằng A 0 0
Chứng chỉ bằng B 92 77,3
Chưa có 27 22,7
3 Trình độ tin học
Chứng chỉ A 0 0
Chứng chỉ bằng B 92 77,3
Chưa có 27 22,7
Nhận xét:
Kết quả cho thấy trình độ học vấn của điều dưỡng viên bệnh viện chủ
yếu là trung cấp chiếm lỷ lệ 81,51%, trong khi đó trình độ đại học chỉ chiếm
18,49%. Trình độ Ngoại ngữ của điều dưỡng viên có chứng chỉ B chiếm
77,3%; chưa có chứng chỉ là 22,7%. Trình độ tin học của điều dưỡng viên có
chứng chỉ B là 77,3%; chưa có chứng chỉ chiếm 22,7%.
33
Bảng 3.3. Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng (n = 119)
TT Nội dung đánh giá Đạt
Tỷ lệ
%
Không
đạt
Tỷ lệ
%
1 Lâ ̣p kế hoa ̣ch công tác chăm sóc điều
dưỡng trong bê ̣
nh viê ̣n để trình Giám
đốc bê ̣
nh viê ̣
n phê duyê ̣t;
109 91,6 10 8,4
2 Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc
người bệnh toàn diện theo quy định;
98 82,4 21 17,6
3 Đầu mối xây dựng các quy định, quy
trình kỹ thuâ ̣t chuyên môn chăm sóc
người bê ̣nh phù hợp với đặc điểm của
bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội
đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc
bệnh viện phê duyệt;
102 85,7 17 14,3
4 Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ
sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công
thực hiện đúng các quy đi ̣
nh, kỹ thuật
chuyên môn;
94 79,0 25 21,0
5 Phối hợp với các khoa, bộ phận liên
quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư
tiêu hao cho công tác chăm sóc điều
dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát
chất lượng dụng cụ, vâ ̣t tư tiêu hao y tế
và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo
quy định;
95 79,8 24 20,2
6 Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ
trong việc xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, bố trí và điều động điều dưỡng
viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý
71 59,7 48 40,3
34
và y công;
7 Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm
soát nhiễm khuẩn trong bê ̣nh viê ̣n;
101 84,9 18 15,1
8 Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo
thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho
điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật
viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức,
chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên
và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều
dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ
lý và y công trước khi tuyển dụng;
80 67,2 39 32,8
9 Tham gia công tác nghiên cứu khoa học
và chỉ đạo tuyến;
107 89,9 12 10,1
10 Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công
tác chăm sóc người bệnh trong bê ̣nh viê ̣n;
103 86,8 16 13,4
Nhận xét:
Điều dưỡng viên đánh giá hoạt động của Phòng Điều dưỡng theo các
nội dung quy định tại Thông tư 07 cho thấy: Hầu hết các điều dưỡng viên tại
bệnh viện đều đánh giá được Phòng điều dưỡng của Bệnh viện huyên có lâ ̣p
kế hoa ̣ch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bê ̣
nh viê ̣
n để trình Giám đốc
bê ̣
nh viê ̣
n phê duyệt là 91,6%; Tham gia công tác nghiên cứu khoa học chỉ
đạo tuyến là 89,9%; Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng
kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ
thuật viên, hộ lý và y công 59,7%; Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo
thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ
thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành
cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên,
kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng 67,2%.
35
Biểu 3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng
(n = 119)
Nhận xét: Nhiệm vụ của trưởng phòng ĐD được đánh giá: Tổ chức thực
hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng đạt 86,8%; Xây dựng kế hoạch
hoạt động của phòng Điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn BV 84,0%;
Hỗ trợ Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa
xây dựng kế hoạch công tác CSNB tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện
77,3%; Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc cho
điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong BV để trình Giám đốc
BV phê duyệt 82,4%; Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ
thuật BV, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của BV. Báo
cáo kịp thời cho Giám đốc BV các việc đột xuất có liên quan đến công tác chăm
sóc xảy ra ở các khoa 91,6%; Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ
đạo tuyến trong lĩnh vực CSNB 100,0%; Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm,
phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ NB và
giám sát sử dụng vật tư tiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả 79,0%; Hướng dẫn,
kiểm tra việc ghi hồ sơ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong
36
bệnh viện 94,1%; Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức giám sát
công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong BV 76,5%; Uỷ viên thường trực
kiêm Thư ký Hội đồng NB cấp BV 97,5%; Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo
công tác CSNB trong BV 82,4%.
Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa
(n = 119)
TT Nội dung Đạt Tỷ lệ %
Không
đạt
Tỷ lệ %
1 Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công
tác chăm sóc người bệnh trong khoa và
tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định
điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc
của các bác sĩ điều trị.
101 84,9 18 15,1
2 Phân công công việc và phân công trực
cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ
lý trong khoa;
99 83,2 20 16,8
3 Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các
quy định, quy trình kỹ thuật bệnh viện,
các quy định về vệ sinh, kiểm soát
nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho
Trưởng khoa các việc đột xuất và những
diễn biến bất thường của người bệnh để
kịp thời xử lý;
90 75,6 29 24,4
4 Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa
chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị của khoa;
114 95,8 5 4,2
5 Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm
tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư
theo quy định hiện hành;
109 91,6 10 8,4
37
6 Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều
dưỡng, sổ sách hành chính, thống kê và
báo cáo trong khoa;
100 84,0 19 16,0
7 Tham gia đào tạo liên tục cho điều
dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ
lý, y công; tham gia nghiên cứu khoa
học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự
phân công;
84 70,6 35 29,4
8 Theo dõi, chấm công lao động hằng
ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo;
113 95,0 6 5,0
9 Tham gia thường trực và chăm sóc
người bệnh khi cần thiết;
111 93,3 8 6,7
10 Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội
đồng người bệnh cấp khoa;
88 73,9 31 26,1
11 Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác
điều dưỡng trong khoa;
93 78,2 26 21,8
Nhận xét:
Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa các khoa chuyên môn đều thực
hiện đầy đủ như: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người
bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi,
xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị chiếm 84,9%. Phân công công
việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa
chiếm 83,2%; Công tác quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo
dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa đạt 95,8%; Theo dõi, chấm công
lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo đạt 95,0%; Việc kiểm
tra đôn đốc việc thực hiện các quy đinh, quy trình kỹ thuật bệnh viện đạt
75,6% và các nhiệm vụ khác đều đạt trên 70,6% trở lên.
38
Biểu 3.3. Đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng (n = 119 )
Nhận xét: Kết quả biểu 3.3 cho thấy hầu hết các điều dưỡng tại bệnh
viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì đều đánh giá được diễn biến người bệnh
và thực hiện hoạt động chăm sóc đạt tỷ lệ 100%; Hướng dẫn người bệnh và
người nhà người bệnh đạt 85,7%; Tuy nhiên việc Lập kế hoạch chăm sóc và
Nhận định chăm sóc còn thấp chiếm tỷ lệ từ 22,6% đến 25,2%.
Bảng 3.5. Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng (n = 119)
Nội dung quy trình Tỷ lệ %
Nhân viên y tế niềm nở, chào hỏi, đón tiếp và chỉ dẫn người
bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện
84,9
Hướng dẫn NB và người nhà NB làm các thủ tục hành chính 84,9
Khi người bệnh vào viện điều dưỡng khoa khám bệnh đưa và bàn
giao NB, hồ sơ bệnh án cho khoa điều trị có kí sổ giao nhận
84,9
Tại khoa điều trị: Tiếp nhận NB, xếp giường, buồng bệnh cho
NB, hướng dẫn trật tự nội quy khoa phòng, nơi nhà vệ sinh,
nơi giặt, phơi công cộng cho NB và gia đình NB.
84,9
Điều dưỡng phụ trách buồng bệnh: Giới thiệu tên, chức danh
của mình cho người bệnh và gia đình NB biết, hướng dẫn trật
tự, nhận định tình trạng NB, lấy các chỉ số sinh tồn ghi kết quả
34,5
Nhận
định CS
Lập
KH CS
ĐG
diễn
biến
Thực
hiện
CS
Phối hợp
công việc
39
vào phiếu theo dõi, chăm sóc
Báo cáo bác sĩ phụ trách đến khám và điều trị cho NB ngay 84,9
Phối hợp với bác sĩ trong nhóm chăm sóc thực hiện chăm sóc
NB ngay
84,9
Thực hiện y lệnh điều trị và phân cấp chăm sóc 84,9
Công khai thuốc cho người bệnh 84,9
Trực tiếp thực hiện thuốc cho người bệnh ngay tại giường bệnh 84,9
Thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn (giải thích những can
thiệp kỹ thuật chuyên môn của điều dưỡng)
69,4
Theo dõi sát tình hình người bệnh, phát hiện những diễn biến
bất thường báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời
51,2
Chăm sóc tận tình chu đáo theo phân cấp chăm sóc 84,9
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng 83,2
Hướng dẫn chế độ vệ sinh cá nhân 61,3
Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý 84,9
Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh 70,6
Căn dặn NB những điều cần thiết trong quá trình nằm điều trị
tại khoa
76,5
Thông báo cho NB ra viện hướng dẫn NB cách sử dụng thuốc
theo đơn (nếu có). Tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe bản thân và dặn dò chu đáo khi NB ra viện
84,9
Nhận xét:
Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng viên có 19 nội dung của quy
trình cho thấy: Điểm trung bình mà đa số Điều dưỡng đều thực hiện đầy đủ
đạt ở mức khá tốt từ 69,4% đến 84,9% điểm là các nội dung: Điều dưỡng phụ
trách buồng bệnh có giới thiệu tên, chức danh của mình cho NB và gia đình
NB biết, cũng như hướng dẫn trật tự. Điều dưỡng có theo dõi sát tình hình NB
phát hiện những diễn biến bất thường để báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời. Hướng
dẫn chế độ vệ sinh cá nhân cho NB; ĐD đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật
chuyên môn (giải thích những can thiếp kỹ thuật chuyên môn của ĐD). Các
nội dung thực hiện chưa được tốt đạt điểm trung bình 34,5% đến 61,3%.
40
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc
Phân cấp chăm sóc Tần số = 32.442
lượt
Tỷ lệ %
Chăm sóc loại I 2.242 6,91
Chăm sóc loại II 16.420 50,61
Chăm sóc loại III 13.780 42,48
Tổng số 32.442(TSBN:
17.324)
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su
Phì hiện đang áp dụng phân cấp chăm sóc tại 04 khoa (Ngoại; Sản; Hồi sức
cấp cứu; Nhi). Chăm sóc loại I: Thực hiện 2242 lượt chiếm 6,91%; Chăm sóc
loại II thực hiện 16 420 lượt chiếm 50,61%. Chăm sóc loại III thực hiện 13
780 lượt chiếm 42,48%.
41
3.1.2. Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị
Bảng 3.7. Kết quả Điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại bệnh viện.
TT Các chỉ tiêu chuyên môn năm
Năm 2015 Năm 2016
Số lượt Đạt tỷ lệ Số lượt Đạt tỷ lệ
1 Tổng số khám 26.240 lượt/ 30.000 đạt 87,5 % 32.192 lượt/40.000 80,5
Khám chế độ BHYT: 18.272 lượt. 20.904
Khám chế độ TE dưới 6 tuổi: 4.594 lượt. 4.221
Khám chế độ thu phí: 1.517 lượt. 1.719
Khám chế độ khác: 1.857 lượt. 4.779
Khám chế độ A10: 280 lượt. 569
2 Tổng số điều trị nội trú 10.388 lượt/ 10.000 đạt 103% 10.805 lượt/11.500 93,95%
Điều trị chế độ BHYT 7.524 lượt. 8.411
Điều trị chế độ trẻ em< 6 tuổi 2.699lượt. 2.308
Điều trị chế độ viện phí 165 lượt. 86
Điều trị chế độ A10 33 lượt.
3 Tổng số ngày điều trị nội trú 63.817 ngày/ 67.972 ngày/70.000 97,1%
Tổng số ngày điều trị trung bình / 1 NB đạt 6,1 ngày đạt 6,2 ngày
Công suất sử dụng giường bệnh 92/92 đạt: 100% 98/92 106%
42
Tổng số khám, điều trị YDCT:
2.564 lượt (Điều trị
nội trú: 721 lượt)
2.853 (lượt Điều trị
nội trú: 703 lượt)
Tổng số điều trị NB< 15 tuổi: 3.497 lượt. 3.359 lượt
Tổng số điều trị NB > 60 tuổi: 1.071 lượt 1.176 lượt
Tổng số NB chuyển tuyến trên: 455 lượt. 429 lượt
Tổng số ca phẫu thuật 533 536
4 Số NB chăm sóc cấp I: 1.465 lần 1.567 lượt
5
Số khoa tổ chức chăm sóc toàn diện:
4 ( Khoa HSCC, Khoa ngoại, Khoa
sản, Khoa nhi)
4 4
Nhận xét:
Kết quả thực hiện về công tác chuyên môn trong toàn bệnh viện bao gồm các hoạt động của các ban, khoa phòng,
các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý trong công tác khám, chữa bệnh cho người bệnh năm sau các chỉ tiêu đều tăng cao hơn năm
trước. Chỉ riêng số người bệnh chuyển lên bệnh viện tuyến trên của năm 2016 có giảm hơn so với năm 2015. Đây là một
nỗ lực của cả tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức của toàn bệnh viện.
43
3.1.3. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh:
Bảng 3.8.Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của Điều dưỡng khi tiếp
xúc người bệnh đến khám chữa bệnh (n =174)
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất hài lòng 98 56,3
2 Hài lòng 72 41,4
3 Bình thường 03 1,7
4 Không hài lòng 01 0,6
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng và rất hài lòng là
trên 97,7%. Trong đó không hài lòng chỉ có 0,6%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh đánh giá về hoạt động phục vụ của Điều dưỡng
viên (n =174)
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
1 Phổ biến nội quy 170 97,7
2 Hướng dẫn chăm sóc người bệnh hàng ngày 168 96,6
3 Giải thích và động viên khi làm các thủ thuật 156 89,7
4 Công khai thuốc trước khi sử dụng 159 91,3
Nhận xét:
Số người bệnh được khảo sát cho thấy sự hài lòng về hoạt động phục
vụ của điều dưỡng phổ biến nội quy đạt 97,7%; hướng dẫn CSNB hàng ngày
chiếm 96,6%; điều dưỡng có giải thích và động viên khi làm thủ thuật là
89,7%; điều dưỡng có công khai thuốc trước khi sử dụng là 91,3%.
44
Bảng 3.10. Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội quy của Điều dưỡng
(n =174)
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất hài lòng 96 55,2
2 Hài lòng 74 42,5
3 Bình thường 04 2,3
4 Không hài lòng 0 0
Nhận xét:
Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh rất hài lòng chiếm 55,2% và hài
lòng 42,5% về việc phổ biến nội quy của điều dưỡng; Bình thường là 2,3% và
Không hài lòng là 0%.
Bảng 3.11. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của Điều
dưỡng (n =174)
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất hài lòng 101 58,0
2 Hài lòng 58 33,3
3 Bình thường 6 3,4
4 Không hài lòng 9 5,2
Nhận xét:
Kết quả cho thấy, số người bệnh rất hài lòng về việc công khai thuốc
của điều dưỡng chiếm 58%; hài lòng chiếm 33,3%; không hài lòng là 5,2%.
Bảng 3.12. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống
hàng ngày từ Điều dưỡng (n =174)
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất hài lòng 96 55,2
2 Hài lòng 74 42,5
3 Bình thường 3 1,7
4 Không hài lòng 0 0
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì

Contenu connexe

Tendances

Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Friendship and Science for Health
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Nghiên cứu đoàn hệ
Nghiên cứu đoàn hệNghiên cứu đoàn hệ
Nghiên cứu đoàn hệdiep nguyenngoc
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trúQuản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trúThanh Liem Vo
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
chuyển hóa sắt
chuyển hóa sắtchuyển hóa sắt
chuyển hóa sắtkaka chan
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngSoM
 
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfHướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfSoM
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuSoM
 
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxTỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxSoM
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCSoM
 
Hồi sinh tìm phổi
Hồi sinh tìm phổiHồi sinh tìm phổi
Hồi sinh tìm phổiSoM
 
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốcN1T2-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốcHA VO THI
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...TBFTTH
 

Tendances (20)

Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Nghiên cứu đoàn hệ
Nghiên cứu đoàn hệNghiên cứu đoàn hệ
Nghiên cứu đoàn hệ
 
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đTập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa NộiĐề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
 
Quản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trúQuản lý bệnh ngoại trú
Quản lý bệnh ngoại trú
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
chuyển hóa sắt
chuyển hóa sắtchuyển hóa sắt
chuyển hóa sắt
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
 
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdfHướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng.pdf
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
 
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxTỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hồi sinh tìm phổi
Hồi sinh tìm phổiHồi sinh tìm phổi
Hồi sinh tìm phổi
 
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốcN1T2-Thực tập tìm thông tin thuốc
N1T2-Thực tập tìm thông tin thuốc
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
 

Similaire à Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì (20)

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
 
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứngGiảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa b...
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràngLuận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
 
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Dernier

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì

  • 1. BỘ GIA ́ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THA ́ I NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VƯƠNG TIẾN LƯƠNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI NGUYÊN – NĂM 2017
  • 2. BỘ GIA ́ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THA ́ I NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VƯƠNG TIẾN LƯƠNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 62727601 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VI THỊ THANH THỦY THÁI NGUYÊN – NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép của ai, do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên, 18 tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy cô giáo bộ môn Y tế công cộng đã tận tình đem hết tâm huyết giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Vi Thị Thanh Thủy, trưởng Bộ môn Huấn luyện kỹ năng Y khoa; phó trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã dành rất nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì, UBND huyện, Sở Y tế Hà Giang. Trân trọng cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè luôn dành cho tôi những điều kiện tình thần, vật chất tốt nhất trong quá thình học tập và hoàn thành Luận văn. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017 Tác giả Vương Tiến Lương
  • 5. iii
  • 6. iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BVH Bệnh viện huyện NB Người bệnh PYT Phòng y tế BHYT Bảo hiểm y tế BS Bác sỹ BVĐK Bệnh viện đa khoa CBYT Cán bộ y tế CSNB Chăm sóc người bệnh CSSK Chăm sóc sức khỏe ĐDV Điều dương viên DS Dược sỹ GDSK Giáo dục sức khỏe KTV Kỹ thuật viên NCKH Nghiên cứu khoa học NVYT Nhân viên y tế QĐBYT Quyết định Bộ y tế TMH- RHM – M Tai mũi họng-Răng hàm mặt-Mắt TTBYT Trang thiết bị y tế TTYT Trung tâm y tế TW Trung Ương TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân YHCT Y học cổ truyền YSĐK Y sỹ đa khoa NHS Nữ hộ sinh HSP Hoàng Su Phì TSNB Tổng số người bệnh
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iii MỤC LỤC................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HỘP............................................................................. ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 1 1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh ............ 1 1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh.................... 1 1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh .................................... 5 1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng.................................................................. 5 1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng ........................................................... 6 1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện................................................ 6 1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện............................................................... 6 1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc.....................................................7 1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc ...........................................................7 1.2.7. Các mô hình phân công CSNB................................................................8 1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng ................................................................ 10 1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới và Việt Nam ..................................................................................................... 12 1.3.1. Trên Thế giới..................................................................................... 12 1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 13 1.3.3. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì ................................... 22 1.3.4. Hoạt động chăm sóc NB tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện ..... 23
  • 8. vi 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay .......................................................... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 27 2.1.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................27 2.1.2. Nghiên cứu định tính......................................................................... 27 2.1.3. Rà soát tài liệu................................................................................... 28 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 28 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................... 28 2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 28 2.3.4. Chỉ số nghiên cứu.............................................................................. 28 2.3.5. Định nghĩa biến số ............................................................................ 29 2.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 29 2.4.1. Số liệu thứ cấp................................................................................... 29 2.4.2. Số liệu đi ̣ nh lượng............................................................................. 29 2.4.3. Số liệu định tính............................................................................................30 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................... 30 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 31 3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc NB tại Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì..................................................................................................... 31 3.1.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc người bệnh ................................ 31 3.1.2. Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị .............................................. 41 3.1.3. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh........................................................... 43 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh ......... 46 Chương 4. BÀN LUẬN............................................................................. 53
  • 9. vii 4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì........................................................................................ 53 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa Hoàng Su Phì......................................................................... 60 KẾT LUẬN................................................................................................ 64 1. Hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì ............................................................................................................. 64 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.............................................................................................................. 64 KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố Điều dưỡng chăm sóc NB tại các khoa (n = 119)................ 31 Bảng 3.2. Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng (n = 119)............... 32 Bảng 3.3. Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng (n = 119) ..................... 33 Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa (n = 119).............................................................................................. 36 Bảng 3.5. Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng (n = 119) ....................... 39 Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc .................................... 40 Bảng 3.7. Kết quả Điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại bệnh viện....................................................................................... 41 Bảng 3.8.Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của Điều dưỡng khi tiếp xúc người bệnh đến khám chữa bệnh (n =174) .................................. 43 Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh đánh giá về hoạt động phục vụ của Điều dưỡng viên (n =174)....................................................................................... 43 Bảng 3.10. Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội quy của Điều dưỡng (n =174).............................................................................................. 44 Bảng 3.11. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của Điều dưỡng (n =174)............................................................................................... 44 Bảng 3.12. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống hàng ngày từ Điều dưỡng (n =174)..................................................... 44 Bảng 3.13. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của Điều dưỡng trong CSNB (n =174). .................................................................................. 45 Bảng 3.14. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng khám trong CSNB (n =174)................................................................ 45
  • 11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Phân bố giới của Điều dưỡng viên.................................................. 32 Biểu 3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng (n = 119)............................................................................................ 35 Biểu 3.3. Đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng (n = 119 )................... 38 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp thoại 1: Phỏng vấn Điều dưỡng viên tại khoa Ngoại.............................46 Hộp thoại 2: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Nội..........................................47 Hộp thoại 3: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Lão Khoa...............................48 Hộp thoại 4: Ý kiến điều dưỡng nữ 30 tuổi khoa Nhi. ..................................48 Hộp thoại 5: Phỏng vấn Trưởng phòng Điều dưỡng .....................................50 Hộp thoại 6: Hộp thoại phỏng vấn sâu giám đốc Bệnh viện đa khoa Khu vực Hoàng Su Phì ............................................................................52
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm các hoạt động tác động trực tiếp đến người bệnh (NB), đó là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu của mỗi NB như duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ; chăm sóc, tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB. Trong quá trình thực hiện chăm sóc, người tác động trực tiếp đến NB chủ yếu là các điều dưỡng viên tại các khoa phòng trong bệnh viện. Hàng ngày các điều dưỡng viên áp dụng qui trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (CSNB) một cách hệ thống đảm bảo liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc đối với mỗi một NB. Do vậy hoạt động của người điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình CSNB. Từ 2003 đến nay Bộ Y tế chú trọng tăng cường công tác CSNB và có nhiều văn bản chỉ đạo thống nhất cách CSNB như trong thông tư 07/2011[10],[16],[57],[60]. Hoạt động CSNB cũng như việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại một số bệnh viện huyện hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn có các ý kiến của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất lượng CSNB chưa tương xứng. Công tác chăm sóc hỗ trợ vệ sinh hàng ngày chỉ đạt 46,2%; công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK có tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ 66,2% tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương là 86,3%. Nghiên cứu tại bệnh viện huyện Lương Tài Bắc Ninh năm 2014: Điều dưỡng nhận định chăm sóc 22,22%, và lập kế hoạch chăm sóc 12,7% còn thấp. Trên 50% NB điều trị nội trú hài lòng với điều dưỡng về tinh thần CSNB[1],[31],[56]. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng CSNB như trình độ, năm kinh nghiệm, tour trực của điều dưỡng; Đặc điểm khoa (quy mô khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh được ghi nhận tại Bệnh viện Đa
  • 13. 2 khoa Trung Ương Cần Thơ [55],[61]. Theo báo cáo đánh giá hàng năm tại BV huyện Hoàng Su Phì (HSP)[20],[21], tổng số NB chăm sóc cấp I, năm sau tăng hơn năm trước; Công suất sử dụng giường bệnh đạt 100% và những năm sau đều tăng hơn năm trước lên đến 106%. Các hoạt động CSNB của điều dưỡng luôn được hoàn thành để đảm bảo sự phối kết hợp công tác chuyên môn trong điều trị NB, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc như: Nhận định chăm sóc có theo thường quy hay không, chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch thực hiện, và đánh giá kết quả chăm sóc trên từng NB có được thực hiện đồng bộ thống nhất giữa các khoa chuyên môn hay không thì chưa có một nghiên cứu nào tổng kết đánh giá. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NB, cũng như chất lượng chăm sóc, chữa bệnh của BV. Vì vậy việc đánh giá thực trạng hoạt động CSNB tại BV huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là rất cần thiết để có biện pháp khắc phục các tồn tại để đáp ứng nhu cầu CSNB trong thời kỳ mới. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Thực trạng hoạt động CSNB của bệnh viện Huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang trong năm 2015 - 2016 như thế nào? Những yếu tố ảnh đến hoạt động chăm sóc của Bệnh viện huyện? Giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CSNB của bệnh viện huyện Hoàng Su Phì ? Chính vì những lý do đó mà chúng tôi xây dựng đề tài: "Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì năm 2016 và đề xuất giải pháp 2016 - 2020”. Nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang năm 2016 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh và đề xuất giải pháp giai đoạn 2016 - 2020
  • 14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của chính mình. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho bản thân nên cần đến sự hỗ trợ của người điều dưỡng, do vậy các hoạt động chăm sóc của người điều dưỡng đều có chung một nguyên tắc điều dưỡng là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh. 1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, gốc Nga 1953 chia ra 5 loại: Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao: - Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học (mức thấp nhất): Là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác. - Nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ... - Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội... - Nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị ... - Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động (mức cao nhất): Là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
  • 15. 4 MỨC CAO MƯC THẤP 1. Hình 1. Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của NB để từ đó có sự quan tâm và lập kế hoạch chăm sóc thích hợp. - Theo Virginia Henderson thì thành phần chăm sóc người bệnh cơ bản gồm 14 yếu tố: + Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp. + Giúp đỡ NB về ăn, uống và dinh dưỡng.
  • 16. 5 + Giúp đỡ NB trong sự bài tiết. + Giúp đỡ NB về tư thế, vận động và tập luyện. + Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. + Giúp NB mặc và thay quần áo. + Giúp NB duy trì thân nhiệt. + Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày. + Giúp NB tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện. + Giúp NB trong sự giao tiếp. + Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. + Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng. + Giúp NB trong các hoạt động vui chơi, giải trí. + Giúp NB có kiến thức về y học. 1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh 1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng NB, theo dõi NB và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho NB. Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên là những người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chăm sóc NB tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng. Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 17. 6 1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng Lực lượng Điều dưỡng viên (kể cả Hộ sinh) giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong toán chăm sóc sức khỏe. Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,... cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia,... Điều dưỡng viên đã được nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, tham gia khám và điều trị - chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt trong hầu hết các lãnh vực khác và là nghề đang được kính trọng nhất hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì tình hình không khả quan và còn nhiều tồn tại, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của điều dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung về vai trò của người điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế. 1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện CSNB trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi NB, nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ và nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [10],[58]. 1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện Theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế CSNB toàn diện là: Dịch vụ y tế tổng hợp được thực hiện một cách đồng bộ bởi bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng và mọi nhân viện y tế trong bệnh viện và sự tham gia của người bệnh. Theo quan điểm của người bệnh CSNB toàn diện được hiểu là: Sự chăm sóc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh hàng ngày về thể chất, tinh thần và xã hội.
  • 18. 7 CSNB toàn diện là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng CSNB, là mục tiêu phấn đấu của các bệnh viện. Khái niệm này cũng khắc phục nhận thức chưa đầy đủ của một số người cho rằng CSNB toàn diện chỉ là nhiệm vụ của phòng điều dưỡng và của các Điều dưỡng, đồng thời khái niệm này đưa ra một quan niệm mới về vai trò của NB trong việc tham gia các quyết định về điều trị và chăm sóc cho chính họ. Trước đây việc điều trị cho NB hầu như chỉ do người thầy thuốc quyết định, NB chấp nhận tất cả những quyết định của thầy thuốc trong việc điều trị cho họ và vì thế, họ phó thác tính mạng cho thầy thuốc. Ngày nay, người ta khuyến khích và trao quyền cho NB đưa ra các quyết định điều trị và chăm sóc cho chính họ, trên cơ sở được giải thích đầy đủ với lời khuyên của Bác sĩ và Điều dưỡng. Có sự tham gia của NB trong nhóm chăm sóc là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc chữa bệnh. Khái niệm trên làm rõ trách nhiệm thực hiện CSNB toàn diện đối với mọi điều dưỡng trong BV. 1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc Theo Viện Y học Mỹ (IOM), chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là một trong sáu mục tiêu cơ bản của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. IMO định nghĩa: Chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là sự chăm sóc được thiết lập bởi quan hệ hợp tác giữa những người hành nghề, người bệnh và gia đình người bệnh để đảm bảo các đáp ứng dựa trên các giá trị về nhu cầu, mong đợi và sở thích của người bệnh, đồng thời người bệnh được hướng dẫn, hỗ trợ để đưa ra quyết định và tham gia vào việc chăm sóc của riêng mình [58]. 1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc [10] - Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục. - Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ.
  • 19. 8 - Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc. 1.2.7. Các mô hình phân công CSNB Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viê ̣ n thì chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vâ ̣n động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [10]. Hiện nay tại Việt Nam nhiều mô hình chăm sóc người bệnh được triển khai và áp dụng. 1.2.7.1. Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính Một điều dưỡng viên hoă ̣c một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện [14]. 1.2.7.2. Mô hình chăm sóc theo nhóm Nhóm có từ 2 - 3 điều dưỡng viên hoặc hộsinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh [1],[14]. 1.2.7.3. Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bê ̣nh, chữa bê ̣ nh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bê ̣ nh. Từ 1998, với sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển, Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí đã thí điểm triển khai mô hình chăm sóc toàn diện theo đội tại Khoa Ngoại. Thay vì chỉ có điều dưỡng, mỗi đội này có các thành phần: Bác sĩ, điều dưỡng, học sinh, sinh viên thực tập, kỹ thuật viên phục hồi
  • 20. 9 chức năng, hộ lý, người nhà người bệnh và người bệnh cùng tham gia. Các thành viên trong đội phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình người bệnh. Vào đầu giờ thăm bệnh buổi sáng, Đội đến trực tiếp các giường bệnh được phân công quản lý. Tại đây, đội nghe điều dưỡng báo cáo tình trạng, sức khoẻ của người bệnh, hoạt động chăm sóc người bệnh; bác sĩ kiểm tra lại sức khoẻ người bệnh. Sau đó, các thành viên trong đội; trong đó, cả người bệnh và người nhà người bệnh cùng thảo luận, kiểm điểm tình hình chăm sóc, điều trị cho người bệnh, thái độ, ứng xử của các thành viên trong đội đối với người bệnh; đồng thời, phác thảo kế hoạch chăm sóc trong ngày, phân công cụ thể công việc của các thành viên. Nhờ đó, cán bộ nhân viên trong Khoa bám sát được bệnh tình của người bệnh, hoạt động chăm sóc người bệnh được giám sát tốt. Bản thân bác sĩ không chỉ làm công tác điều trị như trước đây mà còn tham gia trực tiếp vào triển khai dự thảo kế hoạch chăm sóc người bệnh trong ngày sao cho hiệu quả nhất, bởi hơn ai hết, họ là người hiểu rõ hơn cả tình trạng bệnh tật của người bệnh [31]. 1.2.7.4. Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm Công tác chăm sóc người bệnh toàn diện được thực hiện theo mô hình lấy người bệnh, buồng bệnh làm trung tâm là có sự tham gia của các lực lượng liên quan như bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, dược... Nội dung chăm sóc toàn diện bao gồm về chăm sóc y tế (chữa bệnh); thể chất (ăn mặc, ở, vệ sinh); tinh thần (phong cách giao tiếp, thời gian tiếp xúc người bệnh). Ưu điểm của mô hình này là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh và từng bước thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên sâu mô hình này lấy người bệnh làm trung tâm hiện nay mới chỉ áp dụng tại các cơ sở bệnh viện tuyến trung ương theo hướng chuyên sâu [1],[14]. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi trung ương công tác chăm sóc toàn diện người bệnh cũng thực hiện theo mô hình lấy người bệnh làm trung
  • 21. 10 tâm với sự tham gia tích cực của các bộ phận từ lâm sàng, cận lâm sàng cũng như vệ sinh, dinh dưỡng... người bệnh và người nhà người bệnh. Trên cơ sở những nhu cầu chính đáng của người bệnh để tổ chức thực hiện đáp ứng nhu cầu đó. Cán bộ y tế thường xuyên giao tiếp, giải thích tường tận, động viên an ủi, trao đổi với người bệnh và người nhà người bệnh với các hình thức "ba không": Không nặng lời, không thờ ơ, không từ chối; "ba công đoạn": Xin phép, xin lỗi, cảm ơn [30]. 1.2.7.5. Mô hình phân chăm sóc theo công việc Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh. 1.2.7.6. Mô hình chăm sóc theo ca Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cứ u, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa. 1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm CSNB liên tục. Bệnh viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu thỏa thuận công nhận dịch vụ chăm sóc đã được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN ngày 8/12/2006. Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hàng ngày hợp lý tại các khoa và trong mỗi ca làm việc. Phòng Điều dưỡng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất về nhân lực điều dưỡng, phân bổ điều
  • 22. 11 dưỡng tại các khoa chuyên môn. Giám đốc bệnh viện điều động bổ sung điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho khoa khi có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh. Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên: Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ CSNB được quy định tại Thông tư 07 của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong công tác CSNB. Giám sát và thực hiện việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện. Giám sát và thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, NB và người nhà NB. CSNB là thiên chức của người điều dưỡng/hộ sinh hoạt động này được thực hiện dựa trên mức độ phụ thuộc trong thực hiện các công việc hàng ngày để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NB, tuy nhiên hiện nay phân cấp CSNB ở các bệnh viện lại chỉ do bác sĩ thực hiện và quyết định. Điều 13 của Thông tư số 07/2001/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện quy định điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ trong phân cấp CSNB, nhưng thực tế điều dưỡng viên, hộ sinh viên gặp nhiều khó khăn do chưa được đào tạo về vấn đề này trong trường học, chưa được đào tạo bổ túc sau tốt nghiệp và do thiếu hướng dẫn cụ thể. Xác định đúng khả năng độc lập của NB trong thực hiện các hoạt động cá nhân hàng ngày và mức độ nặng của bệnh. Tăng cường chức năng chủ động và sự phối hợp giữa các điều dưỡng viên, hộ sinh viên với bác sĩ điều trị và nhân viên y tế khác. Để tính nhân lực điều dưỡng/hộ sinh cần thiết cho mỗi ca làm việc và dự đoán yêu cầu nhân lực cho kế hoạch công tác hàng năm. Phân cấp chăm sóc NB phải dựa trên các nguyên tắc sau: Mọi người bệnh nội trú đều được phân cấp chăm sóc ngay sau khi tiếp nhận và kịp thời điều chỉnh phân cấp chăm sóc khi tình trạng thay đổi. NB được chăm sóc và theo dõi phù hợp với phân cấp chăm sóc. Bác sĩ phối hợp chặt chẽ với điều
  • 23. 12 dưỡng viên, hộ sinh viên và những nhân viên y tế khác (khi cần) để thực hiện phân cấp chăm sóc. Phân cấp chăm sóc được dựa trên nhận định, đánh giá trực tiếp NB về mức độ phụ thuộc của NB khi thực hiện các hoạt động hàng ngày và mức độ nặng của bệnh hay nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng bệnh có thể đe dọa tính mạng NB. Phân cấp chăm sóc dựa trên mức độ phụ thuộc của người bệnh và mức độ nặng của bệnh phù hợp với tính chất bệnh theo từng chuyên khoa. Nhiệm vụ chuyên môn CSNB được thực hiện theo thông tư 07/BYT 2011 1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới và Việt Nam 1.3.1. Trên Thế giới Nghiên cứu của Wipada Kunaviktikul và cộng sự (2015) [63] tại Thái Lan đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đó là: Tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng, số giờ làm việc của điều dưỡng, số người bệnh chăm sóc/ngày với tổng số người bệnh nhập viện, tỷ lệ những người bệnh nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập viện 72 giờ với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm, sự hài lòng của điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, sự an toàn, thu nhập; tỷ lệ nhiễm trùng các ống Sonde tiểu sau khi nhập viện 48 giờ so với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm; sự hài lòng của người bệnh với việc GDSK cho họ, sự hài lòng của người bệnh với kiểm soát đau, sự hài lòng của người bệnh với các chăm sóc điều dưỡng bao gồm: Thể chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của người bệnh vào việc ra quyết định chăm sóc. Tác giả Bekele Chaka (2005) [38] nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 3 bệnh viện công Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại Addis Ababa, Ethiopia năm 2005 về đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng thông qua mức độ hài lòng của 631 người bệnh. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người bệnh hài lòng
  • 24. 13 với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% nhưng tỷ lệ người bệnh hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡng về tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị cho họ chỉ đạt 40%. Nhu cầu cải thiện mối quan hệ cá nhân giữa điều dưỡng với NB đã được khuyến cáo. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 9688 điều dưỡng và 5766 NB của Li-Ming You và cộng sự [59], kết quả cho thấy có 38% điều dưỡng Trung Quốc đã làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của mình. Gia tăng tỷ lệ điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc và chất lượng chăm sóc tại bệnh viện của họ làm việc ở mức thấp hoặc trung bình (tương ứng 29% và 61%) và mức độ an toàn NB ở các bệnh viện thấp (36%). Tăng tỷ lệ người bệnh/điều dưỡng có mối liên quan với chất lượng chăm sóc thấp và tăng tỷ lệ chất lượng chăm sóc thấp và trung bình (OR = 1.05). Có mối liên quan giữa tăng tỷ lệ cử nhân điều dưỡng với kết quả điều trị tốt hơn. 1.3.2. Tại Việt Nam Công tác nghiên cứu khoa học trước năm 2000 về lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng còn rất mới, rất ít nhưng từ năm 2002 đến nay NCKH về điều dưỡng của Hội điều dưỡng đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và Hội điều dưỡng các tỉnh đã triển khai nhiều đề tài NCKH, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành điều dưỡng. Các nghiên cứu có liên quan đến hai mục tiêu của luận văn này đã được tác giả tìm hiểu cho thấy: Hoàng Hữu Nam và cộng sự (2005) [41], đã tiến hành nghiên cứu nguồn nhân lực điều dưỡng công tác tổ chức điều hành và triển khai mô hình chăm sóc toàn diện tại 2 bệnh viện huyện Hương Thủy và Phú Vang. Nghiên cứu đã chỉ ra một số tồn tại: Về nguồn nhân lực điều dưỡng của 2 đơn vị: Thiếu về số lượng tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ chung là 1,58%; Yếu về chất lượng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học có 3,66%, trình độ tin học cơ bản 18,97%; Thiếu phương tiện CSNB chỉ đạt 56,9%; Đời sống thu nhập của cán bộ thấp. Về mô hình tổ
  • 25. 14 chức thực hiện chăm sóc toàn diện: Mô hình tổ chức CSNB theo mô hình chăm sóc nhóm nên không nắm bắt được các NB khác. Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự (2007) [28], nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong CSNB toàn diện tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình Quân đội, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến tháng 6/2007. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy về nhân lực điều dưỡng nữ chiếm tỷ lệ cao (71,5%); trong đó tập trung nhiều ở độ < 30 tuổi và thâm niên công tác < 5 năm (62,8%); công tác chăm sóc toàn diện đã được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả khả quan NB được chăm sóc toàn diện, tuy nhiên có sự khác biệt về các mặt chăm sóc như: Tư vấn chế độ ăn uống, giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ luyện tập được thực hiện đạt tỷ lệ (<90%). Bùi Bá Vường (2010) [29], nghiên cứu thực trạng nhân lực của bệnh viện đa khoa huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 qua phân tích cho thấy trình độ cán bộ 31% đại học, 49,4% cao đẳng, trung học, 25% cán bộ viên chức sẽ nghỉ chế độ trong vòng 5 năm tới, trong đó nữ hộ sinh 75%, điều dưỡng trung học 35%. Nguyễn Anh Tuấn (2011) [40], đánh giá hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là bệnh viện đầu tiên áp dụng mô hình CSNB theo đội; hiện bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã có 33 đội chăm sóc NB tại 15 khoa lâm sàng thuộc khối Nội, Ngoại, Sản, Nhi, khối chuyên khoa lẻ và khoa Truyền nhiễm; tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh và tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng còn thấp; thiếu nhân lực gây sự quá tải công việc nên một số nhiệm vụ chăm sóc NB của điều dưỡng viên thực hiện còn hạn chế; tỷ lệ NB và người nhà NB rất hài lòng trong thời gian điều trị tại bệnh viện cao; tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ NB và người nhà NB không biết tên
  • 26. 15 điều dưỡng viên chăm sóc cho mình còn cao: Mô hình điều dưỡng chăm sóc chính; Mô hình chăm sóc theo nhóm; Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội; Mô hình lấy NB làm trung tâm; Mô hình chăm sóc theo công việc; Mô hình chăm sóc theo ca. Dương Thị Bình Minh (2012) [38], tiến hành nghiên cứu tại một số khoa lâm sàng tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô năm 2012. Nghiên cứu mô tả thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy ĐDV của bệnh viện đã hoàn thành tương đối tốt 4 trong 5 nhiệm vụ được đánh giá đều đạt > 90%. Tuy nhiên, kết quả thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK lại khá thấp (đạt 66,2%). Một số hoạt động chăm sóc có tỷ lệ không nhỏ điều dưỡng chưa thực hiện tốt đó là: Còn 8,1% người CSNB cho người bệnh ăn qua Sonde và 46,2% trường hợp điều dưỡng không tham gia hỗ trợ về sinh cá nhân cho người bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng là thiếu nhân lực; tỷ lệ điều dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng thấp, sự quá tải công việc của điều dưỡng, hạn chế của công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp giữa bác sỹ và điều dưỡng chưa tốt. Nghiên cứu cũng tiến hành quan sát công việc của điều dưỡng viên cả trong và ngoài giờ hành chính và nhận thấy không có sự khác biệt về sự tuân thủ quy trình điều dưỡng giữa 2 thời điểm. Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2011) [42], khảo sát thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại bệnh viện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy về tình hình thực tế nguồn nhân lực nữ chiếm tỷ lệ 95% tập trung độ tuổi dưới 30 thâm niên dưới 5 năm công tác tỷ lệ 58,5%. Với nguồn nhân lực trẻ có sức khỏe, nhậy bén việc trong tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật, tuy nhiên do tỷ lệ nữ cao ở độ tuổi lập gia đình cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc. Thực trạng công tác chăm sóc toàn diện, qua nghiên cứu cững cho thấy còn một số hạn chế như kiểm tra chế độ ăn người bệnh theo y
  • 27. 16 lệnh của bác sĩ chiếm 18,5%, điều dưỡng không tự giới thiệu về tên họ, chức danh chiếm 9%. Nguyễn Tuấn Hưng (2011) [31], nghiên cứu về thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông bí năm 2011. Kết quả đánh giá cho thấy trong 7 nhiệm vụ mà điều dưỡng viên thực hiện thì có 5 nhiệm vụ là điều dưỡng viên thực hiện trên 80% trong đó: Đón tiếp người bệnh 97,5%; Rửa tay thưởng quy 95,8%; Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh 84%; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng 98,3%; Cho người bệnh dùng thuốc và theo dõi NB dùng thuốc 99,2%. Bùi Thị Kim Oanh (2012) [43], Nghiên cứu thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2012. Kết quả cho thấy điểm trung bình cộng CSNB tại các khoa lâm sàng như: Khoa Nội 5,4 đến 9,34 xếp loại khá; Khoa Cấp cứu từ 3,82 đến 8,78 xếp loại trung bình; Khoa Ngoại 6,67 đến 9,43 xếp loại khá; Khoa Tai, Mũi, Họng 7,15 đến 7,72 xếp loại khá; Khoa Răng, Hàm, Mặt từ 6,42 đến 8,45 xếp loại khá. Kết luận, công tác CSNB chưa đồng đều ở các khoa, thấp nhất là ở khoa cấp cứu. Trần Ngọc Trung (2012) [50], đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 cho thấy có từ 93% đến 97,2% NB có nhu cầu chăm sóc về tinh thần, 42,7% đến 56,2% NB cần hỗ trợ vệ sinh cá nhân, 91,8% đến 98% NB muốn được thay mặc áo quần bệnh viện và thay ga trải giường và có từ 48,5% đến 73% NB có nhu cầu cần được hỗ trợ xoay trở, vận động, luyện tập, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, tỷ lệ đáp ứng các nhu cầu của NB còn ở các mức độ khác nhau, cụ thể là: 62,1% đến 78,7% NB được đáp ứng các nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 76,6% đến 93,5% NB được hỗ trợ các hoạt động vệ sinh cá nhân; 65,8% và 67,8% NB được thay ga trải giường và thay quần áo bệnh viện; 91,8% NB được hỗ trợ vận động và chỉ 43,8% NB được hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng. Hiện nay, điều dưỡng chủ yếu tập trung cho chăm sóc các nhu cầu về y
  • 28. 17 tế của NB, chưa thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc thuộc về thiên chức của mình nên mới chỉ đáp ứng được 24,7% - 55,9% các nhu cầu chăm sóc về tinh thần, 1,6% - 10,1% các nhu cầu chăm sóc về thể chất. Nguyễn Văn Khoa và cộng sự (2013) [46], đánh giá công tác điều dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị tiêu huyết khối tại bệnh viện 103. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình thực hiện các thủ thuật cố đinh kim luồn tĩnh mạch, đặt băng đo huyết áp, đặt Sonde tiểu, đặt nội khí quản… của điều dưỡng không sảy ra tai biến. Nghiên cứu thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe và CSNB của các thành viên đội chăm sóc (là các ĐDV) tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2013, Trần Thị Thảo và cộng sự (2013) [52], cho kết quả: 94,9% NB được ĐD hướng dẫn cách tự chăm sóc; 86,6% NB được hướng dẫn cách phòng bệnh; 87,5% NB được hướng dẫn ăn, uống; 85,7% NB được hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng; 90% NB được ĐD quan tâm, động viên; 100% NB được giao tiếp nhẹ nhàng, niềm nở. 97,7% NB đánh giá được điều trị trong môi trường thân thiện. 99,5% NB được nhân viên y tế giải đáp các băn khoăn, thắc mắc; 98,2 – 100% các nội dung chăm sóc thể chất cho NB được đáp ứng, 91,2% NB cho rằng người nhà trong đội chăm sóc là cần thiết, kết quả nghiên cứu định tính cũng chỉ ra vai trò quan trọng của người nhà trong đội chăm sóc. Nghiên cứu hiệu quả quy trình CSNB sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa Tai, Mũi, Họng Bệnh viện Quân Y 103 (2014) của tác giả Nguyễn Tuyết Nga và Đào Gia Hiển, tiến hành trên 120 NB viêm mũi xoang mãn tính kết quả cho thấy NB được điều dưỡng thực hiện đúng các bước trong quy trình đạt 94,1%, số bước trung bình là 34,5. Nguyễn Đăng Chung và cộng sự (2014) [48], khảo sát sự hài lòng của NB, thân nhân NB đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 110. Trong khảo sát này tỷ lệ NB hài lòng cao với việc thực hiện công khai thuốc
  • 29. 18 hàng ngày lên tới 94,85%, NB cũng hài lòng với công việc chăm sóc của điều dưỡng như trang bị đồ vải 84,79%, đưa NB đi xét nghiệm 75,61%. Tỷ lệ hài lòng mức trung bình khi NB cho rằng điều dưỡng vẫn thiếu sự giải thích trước khi thực hiện chăm sóc (66,44%). Điều này có thể do điều dưỡng quá tập trung làm kỹ thuật, thiếu kỹ năng giải thích với NB và người nhà NB. Nguyễn Việt Thắng và cộng sự (2014) [51], khảo sát thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh, năm 2014. Kết quả Hộ sinh chiếm tỷ lệ 18,5%, có trình độ Cao đẳng và đại học thấp nhất trong các đối tượng (0,2%); Kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 14,27% có trình độ cao đẳng và đại học cao hơn điều dưỡng (24,7% và 17,28%); Điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số (67,23%), chủ yếu là trình độ trung cấp (81,44%); Hộ sinh chiếm 14,35%, trình độ đại học 1,2%; cao đẳng 12,8%; trung học 94,4%. Tác giả Phạm Văn Vũ (2014) [37], mô tả thực trạng tổ chức hoạt động và chăm sóc NB tại bệnh viện huyện Lương Tài, Bắc Ninh cho thấy có sự thiếu hụt về mô hình điều dưỡng chăm sóc chính tỷ lệ 2,47%, mô hình chăm sóc theo nhóm 39,51%, mô hình chăm sóc toàn diện theo đội 3,70%, mô hình lấy người bệnh làm trung tâm 7,41%, mô hình chăm sóc theo công việc 45,68%, mô hình chăm sóc theo ca 1,23% bệnh viện theo quy định tại TT07. Nghiên cứu cũng cho thấy 100 % các điều dưỡng trưởng khoa có lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc NB và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị theo dõi, xét nghiệm chăm sóc của các bác sĩ điều trị. Báo cáo thực trạng hoạt động CSNB tại bệnh viện huyện Lương Tài, tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2014) [35], đã đánh giá quy trình CSNB của Điều dưỡng cho thấy điều dưỡng viên là lực lượng không thể thiếu được trong công tác CSNB thực tế cho thấy điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ trên 60% nguồn nhân lực y tế, công tác CSNB là thiết yếu đối với tất cả cơ sở khám chữa bệnh cũng như y tế cộng đồng, diễn ra thường xuyên liên tục trong 24/24 giờ nếu chăm sóc tốt NB sẽ giảm thời gian, chi phí điều trị, chất lượng
  • 30. 19 điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện và sự hài lòng của NB và người nhà người bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy 95% nhân viên y tế niềm nở, chào hỏi, đón tiếp và chỉ dẫn NB đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện. 97,4% Hướng dẫn NB và người nhà NB làm các thủ tục hành chính; 100% Khi NB vào viện điều dưỡng viên của khoa khám bệnh đưa và bàn giao NB, hồ sơ bệnh án cho khoa điều trị có kí sổ giao nhận. Tại khoa điều trị: Tiếp nhận NB, xếp giường, buồng bệnh cho NB, hướng dẫn trật tự nội quy khoa phòng, nơi nhà vệ sinh, nơi giặt, phơi công cộng cho NB và gia đình NB. 90,0% điều dưỡng phụ trách buồng bệnh có giới thiệu tên, chức danh của mình cho NB và gia đình NB biết, 98,2-100% điều dưỡng có hướng dẫn trật tự, nhận định tình trạng NB, lấy các chỉ số sinh tồn ghi kết quả vào phiếu theo dõi, chăm sóc; 99,1% điều dưỡng trực tiếp thực hiện thuốc cho NB ngay tại giường bệnh; 96,6% điều dưỡng chăm sóc tận tình chu đáo theo phân cấp chăm sóc; 93,7 % điều dưỡng có hướng dẫn chế độ dinh dưỡng; 100 % điều dưỡng tại các khoa chuyên môn có tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB. Nguyễn Phương Hoa và cộng sự (2015) [49], Đánh giá thực trạng khả năng giao tiếp với NB của đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Quân Y 110. Với 97,60% người bệnh hài lòng về thái độ ứng xử của bác sĩ, hộ lý và nhân viên phục vụ khác cho thấy tâm lý tiếp xúc với NB của cán bộ nhân viên y tế là tốt. Về thái độ của diều dưỡng với NB là chu đáo, niềm nở chiếm tỷ lệ 94,23%, người bệnh trong quá trình điều trị được nhân viên y tế giải thích tình trạng bệnh 99,04%... cho thấy công tác quán triệt y đức và học tập kỹ năng tiếp xúc của nhân viên y tế đạt kết quả tốt. Dương Hồng Thái và cộng sự (2015) [44], khảo sát về sự hài lòng của NB đến khám tại khoa Khám Bệnh – Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy tỷ lệ hài lòng với cơ sở hạ tầng khám bệnh là 91,4%. Với hướng dẫn viên là 91,7%. Với điều dưỡng là 95,1% với Bác sỹ là 91,8%. Tỷ lệ hài
  • 31. 20 lòng và chấp nhận được đối với thời gian chờ khám bệnh là 96,8%. Thời gian chờ kết quả xét nghiệm ngoại trú tại khoa Khám bệnh là 92,1%. Thời gian chờ các kết quả xét nghiệm khác là 84%. NB rất hài lòng về kết quả khám tại khoa Khám bệnh là 97,4%. Hoàng Ngọc Trung và cộng sự [34] “ Khảo sát mức độ hài lòng của NB nội trú Tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2015”. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy 96,5% NB hài lòng với ĐD về phổ biến nội quy và những thông tin cần thiết khi vào viện trong quá trình điều trị. 97,84% NB được bác sỹ giải thích về tình trạng bệnh, chẩn đoán, phương pháp điều trị. 91,83 % NB được ĐD giúp đỡ trong việc chăm sóc, ăn uống vệ sinh hàng ngày. 96,34 % NB được ĐD giải thích và động viên trước, trong và sau khi làm các kỹ thuật, thủ thuật. 91,8% NB được ĐD công khai thuốc trước khi sử dụng. 97% nhân viên có lời nói cử chỉ, thái độ thân thiện với NB. 96,97% được nhân viên y tế tận tình giúp đỡ NB, không có biểu hiện, ban ơn gợi ý tiền quà. 84,85 % cho rằng các thỉ tục hành chính không phiên hà và không làm mất thời gian chờ đợi. 98,17% nhân viên y tế hợp tác tốt với nhau trong khi điều trị chăm sóc NB. 98,17% NB hài lòng với công tác điều trị, chăm sóc, phục vụ của nhân viên y tế. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng sau can thiệp chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức của Phan Thị Dung và cộng sự (2016)[45]. Quan sát 150 điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết thương có 73,8% điều dưỡng đánh giá vết thương khi thay băng và 23,8% không đánh giá. Các nghiên cứu trên cho thấy yếu tố quan trọng để thực hiện hoạt động CSNB là nguồn nhân lực về điều dưỡng, sự phân bổ điều dưỡng, trình độ chuyên môn, việc thực hiện nhiệm vụ theo quy trình điều dưỡng. Hoạt động CSNB tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang thực hiện theo quy định, tuy nhiên ngành y tế Hà Giang hiện nay chưa có nghiên cứu nào về
  • 32. 21 hoạt động CSNB, nghiên cứu này thực hiện nhằm có thêm giải pháp phù hợp duy trì đồng thời nâng cao chất lượng CSNB của Bệnh viện cấp huyện trong thời gian tới, phù hợp với chính sách của Đảng về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc ở miền biên giới phía Bắc Việt Nam.
  • 33. 22 1.3.3. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì Sơ đồ 1.2. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức – hành chính Phòng Điều dưỡng Khoa khám bệnh Khoa Hồi sức cấp cứu Khoa Nội tổng hợp Khoa Truyền nhiễm Khoa Nhi Phòng Tài chính – kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Khoa Y dược cổ truyền Khoa Ngoại Khoa Phụ sản Khoa Liên chuyên khoa Khoa lão khoa Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa Dược Khoa xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh Khoa Dinh dưỡng
  • 34. 23 1.3.4. Hoạt động chăm sóc NB tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía tây tỉnh Hà Giang, nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc cách thành phố Hà Giang 100km về phía tây, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía nam giáp huyện Bắc Quang, Quang Bình. Huyện có diện tích 63.303,34 ha, có 01 thị trấn, 24 xã, trong đó có thị trấn nằm trung tâm huyện. Dân số tính đến 31/12/2015 là 65.426 người, phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã và thị trấn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,68% [25]. Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc anh em sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng chiếm 38,8%, dân tộc Dao 21,8%, dân tộc Tày 12,6% ngoài ra còn lại các dân tộc Kinh, La Chí, Hoa, Hán, Cờ Lao,Thái, Phủ Lá, Cao Lan, Mường. Đường giao thông đi lại thuận tiện tới các trung tâm xã và các thôn xóm trên địa bàn huyện, khoảng cách từ xã xa nhất đến BVH là 45 km cho nên nhìn chung nhân dân trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi được chăm só về lĩnh vực y tế. 12/2006 chia tách TTYT huyện, thành TTYT và PYT, Bệnh viện đa khoa. Toàn huyện có 25 TYT xã và thị trấn, tại bệnh viện trung tâm được giao 65 giường, có 75 cán bộ y bác sỹ, bình quân 03 giường / TYT, từ ngày 01/01/2009 Trạm y tế xã được bàn giao từ Phòng y tế về cho cho TTYT quản lý. Bệnh viện huyện, tính đến thời điểm hiện tại được giao chỉ tiêu 190 giường bệnh (bao gồm 03 phòng khám đa khoa khu vực). Bệnh viện đa khoa khu vực huyện (kể cả phòng khám đa khoa khu vực) thuộc bệnh viện hạng III là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Giang, chịu sự quản lý toàn diện về hoạt động chuyên môn của Giám đốc Sở Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước của UBND huyện. BVĐK huyện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại trung tâm thị trấn Vinh Quang Huyện HSP, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước. BVĐK huyện do 01 Giám đốc lãnh đạo, giúp việc Giám đốc có từ 02 phó giám đốc. BVĐK huyện thực hiện các chức năng cấp cứu khám chữa bệnh,
  • 35. 24 đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, công tác dược vật tư y tế, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác do giám đốc sở y tế và Ủy ban nhân dân huyện giao. BVH gồm: 3 phòng chức năng và: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán và một phòng chỉ đạo chuyên môn đó là Phòng điều dưỡng; Nhân lực về điều dưỡng được phân bố tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng như: Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Nội, Khoa Phụ sản, Khoa nhi, Y học cổ truyền dân tộc, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lão khoa, Khoa Liên chuyên khoa (TMH-M-RHM), Khoa Khám bệnh, Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang), khoa Dược vật tư y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của điều dưỡng là thực hiện các hoạt động CSNB theo thông tư 07 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác CSNB. Công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao, lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động triển khai chỉ đạo chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật 03 phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế tuyến xã chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới, qui hoạch trồng vườn thuốc nam, kết hợp với y tế cơ sở thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tham gia, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn tuyến dưới trong khu vực được phân công, thực hiện luân phiên theo đề án 1816 bác sỹ xuống hỗ trợ cơ sở, tổ chức triển khai các chương trình dự án y tế sau khi được phê duyệt, phòng chống dịch bệnh. Bệnh viện đã được hỗ trợ về tài chính và vật tư trang thiết bị phục vụ cho công tác CSNB; được hỗ trợ về mặt kinh phí cho cán bộ đi học và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.... Quản lý kinh tế y tế, có kế hoạch và quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước
  • 36. 25 về thu chi ngân sách của BV từng bước cải tiến hoạch toán thu theo qui định của nhà nước, tạo thêm nguồn kinh phí cho BV từ các nguồn, dịch vụ y tế, viện phí, BHYT [2]. Hệ thống điều dưỡng của BVH được phân bố theo phân cấp chuyên môn như: Phòng điều dưỡng tổng hợp chỉ đạo về chuyên môn tới các khoa như: Khoa khám bệnh; Khoa hồi sức cấp cứu; Khoa Nội; Khoa Nhi; Khoa y dược cổ truyền; Khoa truyền nhiễm; Khoa Ngoại; Khoa phụ sản: Khoa liên chuyên khoa TMH-RHM, Khoa Mắt; Khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh; Khoa chống nhiễm khuẩn; Khoa dược; Khoa dinh dưỡng; Khoa lão khoa. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay Nhu cầu CSSK khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng cao, đi cùng với việc đạt được hiệu quả chữa bệnh đó là các hoạt động CSNB của điều dưỡng đã tạo nên chất lượng của điều trị, tạo nên sự hài lòng của NB tại mỗi BV từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007) [39], đánh giá chất lượng CSNB toàn diện tại một số cơ sở y tế tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp phương pháp định tính. Kết quả cho thấy tỷ lệ NB hài lòng với sự chăm sóc của điều dưỡng từ 70-100%. Yếu tố liên quan có ảnh hưởng khi thực hiện mô hình chăm sóc toàn diện ở một số BV còn gặp nhiều khó khăn như: Việc lập kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng trưởng mới chỉ đạt 65,51%, về nguồn lực còn thiếu điều dưỡng viên trong công tác CSNB, như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trang thiết bị trong CSNB đạt 20,45% so với quy định; nhân lực bác sỹ/điều dưỡng thiếu đạt tỷ lệ 1/1,6; trong khi đó so với TT 08 tỷ lệ này là 1/3-3,5. Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2009)[30], đánh giá chất lượng ghi chép phiếu chăm sóc của Điều dưỡng – nữ hộ sinh tại bệnh viện Hương trà -
  • 37. 26 Thừa thiên Huế Qua đánh giá đã cho thấy tỷ lệ trước và sau tập huấn có sự khác biệt như: Ở phiếu theo chức năng sống trước tập huấn khá (80,3%) và sau khi tập huấn đạt 98,2%. Phiếu chăm sóc và thực hiện kế hoạch trước tập huấn 81,5%, sau tập huấn 98,6%. Phiếu theo dõi truyền dịch trước tập huấn 71,25%, sau tập huấn 90,28%. Kết quả cũng cho thấy việc thực hiện ghi chép hồ sơ bệnh án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn CSNB. Huỳnh Thanh Phong và cộng sự (2014) [55], nghiên cứu khảo sát yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho thấy trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, tour trực; Đặc điểm của Khoa chuyên môn như quy mô khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng viên/người bệnh có liên quan đến chất lượng chăm sóc, trong đó đặc biệt là tour trực càng dài thì chất lượng chăm sóc càng kém, có 8,6% của tour trực 24/24 ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc. Một số nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động CSNB như: Trình độ chuyên môn, sự phối hợp trong công việc giữa bác sỹ và điều dưỡng, giữa các điều dưỡng viên trong nhóm, trong ca chăm sóc; Tour trực của điều dưỡng dài hay ngắn, sự quá tải công việc.
  • 38. 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu định lượng - Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ số Điều dưỡng viên tham gia công tác chăm sóc tại bệnh viện, Giám đốc, Phó giám đốc bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ CSNB tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì. - Người bệnh, đang điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì tại thời điểm nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn + NB, người CSNB trên 18 tuổi có khả năng trả lời các câu hỏi + Người CSNB ( không phối hợp, và không có khả năng trả lời)  Tiêu chuẩn loại trừ: + NB là trẻ nhỏ, người bệnh hôn mê, người bệnh có rối loạn hành vi. + Người CSNB là nhân viên bệnh viện hoặc người nhà nhân viên bệnh viện. + Những người từ chối trả lời. 2.1.2 Nghiên cứu định tính Tiến hành 04 cuộc phỏng vấn để đánh giá về thực trạng tổ chức, hoạt động chăm sóc, những bất cập, khó khăn và các giải pháp về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động BVH: Gồm (BGĐ, Trưởng phòng Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng các khoa, điều dưỡng các khoa). + Cuộc phỏng vấn thứ 1: Với giám đốc bệnh viện. + Cuộc phỏng vấn thứ 2: Với trưởng phòng điều dưỡng. + Cuộc phỏng vấn thứ 3: Với phòng Điều dưỡng và các Điều dưỡng trưởng khoa với 10 người tham gia. + Cuộc phỏng vấn thứ 4: Phỏng vấn các điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng. - Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích
  • 39. 28 2.1.3. Rà soát tài liệu - Số liệu thứ cấp, văn bản qui định về cơ cấu nhân sự hoạt động CSNB, mô hình CSNB. Báo cáo hoạt động trong 2 năm 2015-2016, các văn bản về tổ chức, hoạt động CSNB của Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang và của UBND huyện Hoàng Su Phì. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/1/2016 đến 31/12 năm 2016 - Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Là phương pháp nghiên cứu mô tả thiết kê nghiên cứu cắt ngang, điều tra cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu Toàn bộ số Điều dưỡng tham gia CSNB tại bệnh viện (n = 119 người) 2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu - Phân bố tỷ lệ Điều dưỡng CSNB tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện theo bảng 3.1. - Phân bố giới tính của cán bộ điều dưỡng viên theo biểu đồ - Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng bảng 3.2. - Tổ chức của phòng điều dưỡng tại bệnh viện huyện bảng 3.4. - Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng bảng 3.5. - Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng bảng 3.6 - Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng các khoa 3.7. - Mô hình hoạt động CSNB của cán bộ y tế trong toàn bệnh viện bảng 3.8. - Đánh giá hoạt động của điều dưỡng về CSNB bảng 3.9. - Đánh giá qui trình CSNB của điều dưỡng bảng 3.10. 2.3.4. Chỉ số nghiên cứu: - Tỷ lệ hài lòng của NB về thái độ của điều dưỡng khi NB đến khám chữa bệnh bảng 3.13
  • 40. 29 - Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội qui của điều dưỡng bảng 3.14. - Tỷ lệ hài lòng của NB về phổ biến nội quy của ĐD bảng 3.15 . - Tỷ lệ hài lòng của NB về công khai thuốc của điều dưỡng bảng 3.16. - Tỷ lệ hài lòng của NB về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống hàng ngày của điều dưỡng bảng 3.17. - Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của ĐD trong CSNB bảng 3.18. - Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng khám trong CSNB bảng 3.19. 2.3.5. Định nghĩa biến số - Nhân lực y tế tại BV huyện theo trình độ chuyên môn qua các năm 2015, 2016. Là toàn bộ số lao động công tác tại BVH có mặt đến 31 tháng 12 cùng năm. - Các chỉ số nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc người bệnh so sánh theo các tiêu chí trong quy định của Thông tư 07. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Số liệu thứ cấp - Là phương pháp thu thập số liệu của năm 2015 – 2016. - Số liệu thu thập tại phòng Tổ chức Hành chính và phòng Kế hoạch Tổng hợp. - Các sổ sách báo cáo - Báo cáo về công tác điều dưỡng - Các văn bản hướng dẫn - Các văn bản qui định. 2.4.2. Số liệu đi ̣ nh lượng - Nội dung câu hỏi định lượng đã được chuẩn bị sẵn, trong bảng bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung và phần điểm đánh giá theo từng nội dung đó. Đánh giá quy trình chăm sóc người bệnh của điều dưỡng theo 3 mức độ: Thực hiện,
  • 41. 30 thực hiện không đầy đủ, không thực hiện. Tính tổng điểm cho 19 nhiệm vụ là 57 điểm. Dựa trên kết quả điểm trung bình mà điều dưỡng thực hiện sẽ đánh giá là đạt hay chưa đạt. 2.4.3. Số liệu định tính - Thu thập một số thông tin. + Tình hình nhân lực, môi trường làm việc. + Đào tạo nguồn nhân lực. + Thảo luận 2 nhóm: ĐD và NB, người CSNB mỗi nhóm 10 người có (phụ lục kèm theo từ 1- 4) 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Xử lý và phân tích số liệu định lượng: bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.1 Thống kê mô tả bằng các phương pháp thống kê thông thường Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo nội dung, đánh giá và nhận định kết quả. 2.6. Hội đồng đánh giá đề cương - Nội dung nghiên cứ u phù hợp, được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện - Nghiên cứu này đã được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y học trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên. - Mọi thông tin thu được đều do sự hợp tác giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, không có sự ép buộc. - Các thông tin thu thập chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật. - Các số liệu về kết quả chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi đến lãnh đạo sở y tế Hà Giang và lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì.
  • 42. 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc NB tại Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì 3.1.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc người bệnh Bảng 3.1. Phân bố Điều dưỡng chăm sóc NB tại các khoa (n = 119) Các khoa Số lượng Tỷ lệ % Đạt chuẩn TT 07 Khoa khám bệnh 10 8,4 Chưa đạt Khoa Hồi sức cấp cứu 12 10,08 Đạt Khoa Ngoại 13 10,92 Đạt Khoa Phụ Sản 12 10,08 Chưa đạt Khoa Nội Tổng hợp 12 10,08 Đạt Khoa Nhi 14 11,76 Đạt Khoa Liên chuyên khoa 13 10,92 Đạt Khoa YDCT 9 7,56 Đạt Khoa Lão khoa 5 4,2 Đạt Khoa Truyền nhiễm 5 4,2 Đạt Các khoa/phòng khác 14 11,76 Đạt Tổng số 119 100% Nhận xét: Điều dưỡng viên của Khoa Nhi có 14 người, chiếm tỷ lệ 11,76%. Điều dưỡng viên của Khoa Ngoại có 13 người, chiếm 10,92%. Số điều dưỡng viên làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Sản chiếm 10,08%. Số điều dưỡng viên ít nhất thuộc về các khoa Lão Khoa và khoa Truyền Nhiễm chiếm tỷ lệ 4,2%.
  • 43. 32 Biểu 3.1. Phân bố giới của Điều dưỡng viên Nhận xét: Số điều dưỡng viên là Nữ có 64 người, chiếm tỷ lệ là 53,8%, số điều dcưỡng viên Nam chiếm tỷ lệ 46,2%. Bảng 3.2. Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng (n = 119) STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1 Trình độ chuyên môn Cử nhân điều dưỡng 22 18,49 Điều dưỡng trung cấp 97 81,51 2 Trình độ ngoại ngữ Chứng chỉ bằng A 0 0 Chứng chỉ bằng B 92 77,3 Chưa có 27 22,7 3 Trình độ tin học Chứng chỉ A 0 0 Chứng chỉ bằng B 92 77,3 Chưa có 27 22,7 Nhận xét: Kết quả cho thấy trình độ học vấn của điều dưỡng viên bệnh viện chủ yếu là trung cấp chiếm lỷ lệ 81,51%, trong khi đó trình độ đại học chỉ chiếm 18,49%. Trình độ Ngoại ngữ của điều dưỡng viên có chứng chỉ B chiếm 77,3%; chưa có chứng chỉ là 22,7%. Trình độ tin học của điều dưỡng viên có chứng chỉ B là 77,3%; chưa có chứng chỉ chiếm 22,7%.
  • 44. 33 Bảng 3.3. Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng (n = 119) TT Nội dung đánh giá Đạt Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ % 1 Lâ ̣p kế hoa ̣ch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bê ̣ nh viê ̣n để trình Giám đốc bê ̣ nh viê ̣ n phê duyê ̣t; 109 91,6 10 8,4 2 Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định; 98 82,4 21 17,6 3 Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuâ ̣t chuyên môn chăm sóc người bê ̣nh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt; 102 85,7 17 14,3 4 Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy đi ̣ nh, kỹ thuật chuyên môn; 94 79,0 25 21,0 5 Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vâ ̣t tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định; 95 79,8 24 20,2 6 Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý 71 59,7 48 40,3
  • 45. 34 và y công; 7 Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bê ̣nh viê ̣n; 101 84,9 18 15,1 8 Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng; 80 67,2 39 32,8 9 Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến; 107 89,9 12 10,1 10 Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bê ̣nh viê ̣n; 103 86,8 16 13,4 Nhận xét: Điều dưỡng viên đánh giá hoạt động của Phòng Điều dưỡng theo các nội dung quy định tại Thông tư 07 cho thấy: Hầu hết các điều dưỡng viên tại bệnh viện đều đánh giá được Phòng điều dưỡng của Bệnh viện huyên có lâ ̣p kế hoa ̣ch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bê ̣ nh viê ̣ n để trình Giám đốc bê ̣ nh viê ̣ n phê duyệt là 91,6%; Tham gia công tác nghiên cứu khoa học chỉ đạo tuyến là 89,9%; Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công 59,7%; Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng 67,2%.
  • 46. 35 Biểu 3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng (n = 119) Nhận xét: Nhiệm vụ của trưởng phòng ĐD được đánh giá: Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng đạt 86,8%; Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng Điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn BV 84,0%; Hỗ trợ Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác CSNB tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện 77,3%; Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong BV để trình Giám đốc BV phê duyệt 82,4%; Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ thuật BV, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của BV. Báo cáo kịp thời cho Giám đốc BV các việc đột xuất có liên quan đến công tác chăm sóc xảy ra ở các khoa 91,6%; Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực CSNB 100,0%; Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ NB và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả 79,0%; Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong
  • 47. 36 bệnh viện 94,1%; Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức giám sát công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong BV 76,5%; Uỷ viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng NB cấp BV 97,5%; Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác CSNB trong BV 82,4%. Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa (n = 119) TT Nội dung Đạt Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ % 1 Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị. 101 84,9 18 15,1 2 Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa; 99 83,2 20 16,8 3 Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật bệnh viện, các quy định về vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho Trưởng khoa các việc đột xuất và những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý; 90 75,6 29 24,4 4 Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa; 114 95,8 5 4,2 5 Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành; 109 91,6 10 8,4
  • 48. 37 6 Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa; 100 84,0 19 16,0 7 Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ lý, y công; tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công; 84 70,6 35 29,4 8 Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo; 113 95,0 6 5,0 9 Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết; 111 93,3 8 6,7 10 Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng người bệnh cấp khoa; 88 73,9 31 26,1 11 Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác điều dưỡng trong khoa; 93 78,2 26 21,8 Nhận xét: Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa các khoa chuyên môn đều thực hiện đầy đủ như: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị chiếm 84,9%. Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa chiếm 83,2%; Công tác quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa đạt 95,8%; Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo đạt 95,0%; Việc kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy đinh, quy trình kỹ thuật bệnh viện đạt 75,6% và các nhiệm vụ khác đều đạt trên 70,6% trở lên.
  • 49. 38 Biểu 3.3. Đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng (n = 119 ) Nhận xét: Kết quả biểu 3.3 cho thấy hầu hết các điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì đều đánh giá được diễn biến người bệnh và thực hiện hoạt động chăm sóc đạt tỷ lệ 100%; Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh đạt 85,7%; Tuy nhiên việc Lập kế hoạch chăm sóc và Nhận định chăm sóc còn thấp chiếm tỷ lệ từ 22,6% đến 25,2%. Bảng 3.5. Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng (n = 119) Nội dung quy trình Tỷ lệ % Nhân viên y tế niềm nở, chào hỏi, đón tiếp và chỉ dẫn người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện 84,9 Hướng dẫn NB và người nhà NB làm các thủ tục hành chính 84,9 Khi người bệnh vào viện điều dưỡng khoa khám bệnh đưa và bàn giao NB, hồ sơ bệnh án cho khoa điều trị có kí sổ giao nhận 84,9 Tại khoa điều trị: Tiếp nhận NB, xếp giường, buồng bệnh cho NB, hướng dẫn trật tự nội quy khoa phòng, nơi nhà vệ sinh, nơi giặt, phơi công cộng cho NB và gia đình NB. 84,9 Điều dưỡng phụ trách buồng bệnh: Giới thiệu tên, chức danh của mình cho người bệnh và gia đình NB biết, hướng dẫn trật tự, nhận định tình trạng NB, lấy các chỉ số sinh tồn ghi kết quả 34,5 Nhận định CS Lập KH CS ĐG diễn biến Thực hiện CS Phối hợp công việc
  • 50. 39 vào phiếu theo dõi, chăm sóc Báo cáo bác sĩ phụ trách đến khám và điều trị cho NB ngay 84,9 Phối hợp với bác sĩ trong nhóm chăm sóc thực hiện chăm sóc NB ngay 84,9 Thực hiện y lệnh điều trị và phân cấp chăm sóc 84,9 Công khai thuốc cho người bệnh 84,9 Trực tiếp thực hiện thuốc cho người bệnh ngay tại giường bệnh 84,9 Thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn (giải thích những can thiệp kỹ thuật chuyên môn của điều dưỡng) 69,4 Theo dõi sát tình hình người bệnh, phát hiện những diễn biến bất thường báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời 51,2 Chăm sóc tận tình chu đáo theo phân cấp chăm sóc 84,9 Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng 83,2 Hướng dẫn chế độ vệ sinh cá nhân 61,3 Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý 84,9 Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh 70,6 Căn dặn NB những điều cần thiết trong quá trình nằm điều trị tại khoa 76,5 Thông báo cho NB ra viện hướng dẫn NB cách sử dụng thuốc theo đơn (nếu có). Tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và dặn dò chu đáo khi NB ra viện 84,9 Nhận xét: Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng viên có 19 nội dung của quy trình cho thấy: Điểm trung bình mà đa số Điều dưỡng đều thực hiện đầy đủ đạt ở mức khá tốt từ 69,4% đến 84,9% điểm là các nội dung: Điều dưỡng phụ trách buồng bệnh có giới thiệu tên, chức danh của mình cho NB và gia đình NB biết, cũng như hướng dẫn trật tự. Điều dưỡng có theo dõi sát tình hình NB phát hiện những diễn biến bất thường để báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời. Hướng dẫn chế độ vệ sinh cá nhân cho NB; ĐD đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn (giải thích những can thiếp kỹ thuật chuyên môn của ĐD). Các nội dung thực hiện chưa được tốt đạt điểm trung bình 34,5% đến 61,3%.
  • 51. 40 Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc Phân cấp chăm sóc Tần số = 32.442 lượt Tỷ lệ % Chăm sóc loại I 2.242 6,91 Chăm sóc loại II 16.420 50,61 Chăm sóc loại III 13.780 42,48 Tổng số 32.442(TSBN: 17.324) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì hiện đang áp dụng phân cấp chăm sóc tại 04 khoa (Ngoại; Sản; Hồi sức cấp cứu; Nhi). Chăm sóc loại I: Thực hiện 2242 lượt chiếm 6,91%; Chăm sóc loại II thực hiện 16 420 lượt chiếm 50,61%. Chăm sóc loại III thực hiện 13 780 lượt chiếm 42,48%.
  • 52. 41 3.1.2. Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị Bảng 3.7. Kết quả Điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại bệnh viện. TT Các chỉ tiêu chuyên môn năm Năm 2015 Năm 2016 Số lượt Đạt tỷ lệ Số lượt Đạt tỷ lệ 1 Tổng số khám 26.240 lượt/ 30.000 đạt 87,5 % 32.192 lượt/40.000 80,5 Khám chế độ BHYT: 18.272 lượt. 20.904 Khám chế độ TE dưới 6 tuổi: 4.594 lượt. 4.221 Khám chế độ thu phí: 1.517 lượt. 1.719 Khám chế độ khác: 1.857 lượt. 4.779 Khám chế độ A10: 280 lượt. 569 2 Tổng số điều trị nội trú 10.388 lượt/ 10.000 đạt 103% 10.805 lượt/11.500 93,95% Điều trị chế độ BHYT 7.524 lượt. 8.411 Điều trị chế độ trẻ em< 6 tuổi 2.699lượt. 2.308 Điều trị chế độ viện phí 165 lượt. 86 Điều trị chế độ A10 33 lượt. 3 Tổng số ngày điều trị nội trú 63.817 ngày/ 67.972 ngày/70.000 97,1% Tổng số ngày điều trị trung bình / 1 NB đạt 6,1 ngày đạt 6,2 ngày Công suất sử dụng giường bệnh 92/92 đạt: 100% 98/92 106%
  • 53. 42 Tổng số khám, điều trị YDCT: 2.564 lượt (Điều trị nội trú: 721 lượt) 2.853 (lượt Điều trị nội trú: 703 lượt) Tổng số điều trị NB< 15 tuổi: 3.497 lượt. 3.359 lượt Tổng số điều trị NB > 60 tuổi: 1.071 lượt 1.176 lượt Tổng số NB chuyển tuyến trên: 455 lượt. 429 lượt Tổng số ca phẫu thuật 533 536 4 Số NB chăm sóc cấp I: 1.465 lần 1.567 lượt 5 Số khoa tổ chức chăm sóc toàn diện: 4 ( Khoa HSCC, Khoa ngoại, Khoa sản, Khoa nhi) 4 4 Nhận xét: Kết quả thực hiện về công tác chuyên môn trong toàn bệnh viện bao gồm các hoạt động của các ban, khoa phòng, các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý trong công tác khám, chữa bệnh cho người bệnh năm sau các chỉ tiêu đều tăng cao hơn năm trước. Chỉ riêng số người bệnh chuyển lên bệnh viện tuyến trên của năm 2016 có giảm hơn so với năm 2015. Đây là một nỗ lực của cả tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức của toàn bệnh viện.
  • 54. 43 3.1.3. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh: Bảng 3.8.Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của Điều dưỡng khi tiếp xúc người bệnh đến khám chữa bệnh (n =174) STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất hài lòng 98 56,3 2 Hài lòng 72 41,4 3 Bình thường 03 1,7 4 Không hài lòng 01 0,6 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng và rất hài lòng là trên 97,7%. Trong đó không hài lòng chỉ có 0,6%. Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh đánh giá về hoạt động phục vụ của Điều dưỡng viên (n =174) STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Phổ biến nội quy 170 97,7 2 Hướng dẫn chăm sóc người bệnh hàng ngày 168 96,6 3 Giải thích và động viên khi làm các thủ thuật 156 89,7 4 Công khai thuốc trước khi sử dụng 159 91,3 Nhận xét: Số người bệnh được khảo sát cho thấy sự hài lòng về hoạt động phục vụ của điều dưỡng phổ biến nội quy đạt 97,7%; hướng dẫn CSNB hàng ngày chiếm 96,6%; điều dưỡng có giải thích và động viên khi làm thủ thuật là 89,7%; điều dưỡng có công khai thuốc trước khi sử dụng là 91,3%.
  • 55. 44 Bảng 3.10. Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội quy của Điều dưỡng (n =174) STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất hài lòng 96 55,2 2 Hài lòng 74 42,5 3 Bình thường 04 2,3 4 Không hài lòng 0 0 Nhận xét: Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh rất hài lòng chiếm 55,2% và hài lòng 42,5% về việc phổ biến nội quy của điều dưỡng; Bình thường là 2,3% và Không hài lòng là 0%. Bảng 3.11. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của Điều dưỡng (n =174) STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất hài lòng 101 58,0 2 Hài lòng 58 33,3 3 Bình thường 6 3,4 4 Không hài lòng 9 5,2 Nhận xét: Kết quả cho thấy, số người bệnh rất hài lòng về việc công khai thuốc của điều dưỡng chiếm 58%; hài lòng chiếm 33,3%; không hài lòng là 5,2%. Bảng 3.12. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống hàng ngày từ Điều dưỡng (n =174) STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất hài lòng 96 55,2 2 Hài lòng 74 42,5 3 Bình thường 3 1,7 4 Không hài lòng 0 0