SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  141
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
....o0o….
TRẦN YẾN NHI
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU
TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
....o0o….
TRẦN YẾN NHI
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU
TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Đông Hải
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi luôn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, thầy cô, bạn bè và người thân. Đến nay
tôi đã hoàn thành xong đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo đã
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, TS. Nguyễn Đông Hải, người đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình đã
luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè tôi, những người luôn quan
tâm và ủng hộ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù tôi luôn cố gắng để hoàn thành đề tài
một cách tốt nhất nhưng sẽ không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót. Tôi hi vọng nhận
được sự nhận xét góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................6
CHƯƠNG MỞ ĐẦU................................................................................7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................10
1.1. Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay...........10
1.2. Giới thiệu về dạy học theo chu trình...............................................................12
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E..........................16
1.3.1. Mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart.......................................16
1.3.2. Mô hình dạy học của John Dewey ...........................................................18
1.3.3. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman...................................19
1.3.4. Chu trình học tập Atkin – Karplus ...........................................................20
1.3.5. Mô hình dạy học theo chu trình BSCS 5E hiện nay.................................21
1.4. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam và trên
thế giới ...................................................................................................................25
1.4.1. Điều kiện sử dụng chu trình học tập 5E...................................................25
1.4.2. Thực tế của việc sử dụng chu trình học tập 5E trong dạy học .................25
1.5. Giới thiệu về PhET Simulations.....................................................................26
1.5.1. Đôi nét về PhET Simulations...................................................................26
1.5.2. Lý do giới thiệu về PhET Simulations .....................................................27
1.5.3. Cách sử dụng PhET Simulations..............................................................28
1.6. Kết luận chương 1...........................................................................................30
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI
HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ
DỤNG PHET SIMULATIONS..............................................................31
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................105
3.1. Mục đích của việc tiến hành thực nghiệm sư phạm .....................................105
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................................105
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm....................................................................105
3.3.1. Chuẩn bị .................................................................................................105
3.3.2. Hoạt động trên lớp..................................................................................106
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................................106
3.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm......136
3.5.1. Thuận lợi ................................................................................................137
3.5.2. Khó khăn ................................................................................................137
3.6. Kết luận chương 3.........................................................................................137
KẾT LUẬN...........................................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................140
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Phổ thông : PT
Phương pháp : PP
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Giáo dục : GD
Trung học phổ thông : THPT
Sách giáo khoa : SGK
Phương pháp giảng dạy : PPGD
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục của nước ta hiện nay đang không ngừng đẩy mạnh đổi mới cả về
phương pháp lẫn nội dung dạy – học, đòi hỏi không chỉ những người làm công tác
quản lý giáo dục mà cả giáo viên, học sinh – những người trực tiếp tham gia vào
việc thử nghiệm các phương pháp và nội dung mới – cũng phải tích cực, chủ động
trong việc đổi mới cách thức tổ chức dạy – học. Nội dung thứ hai trong chỉ thị về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
– Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân là:
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự
học của HS.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao [11].
Chính điều này đã thể hiện rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề đổi
mới phương pháp dạy – học. Để nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy quá trình
dạy – học đạt hiệu quả ngày càng cao, người giáo viên ngoài việc không ngừng
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải tích cực và chủ động hơn nữa trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cần biết lựa chọn phương pháp giảng dạy tối
ưu [7, tr.9].
Trong công tác giảng dạy đặc biệt là đối với bộ môn Vật lý, việc thực hiện các
thí nghiệm Vật lý trong giờ học là rất cần thiết đối với cả giáo viên và học sinh.
Song, với cơ sở vật chất còn hạn chế của một số trường phổ thông hiện nay cộng
với thời gian hạn hẹp của một tiết học khiến việc tiến hành thí nghiệm ngay trong
giờ lên lớp trở nên rất khó khăn cho cả thầy và trò.
Qua quá trình nghiên cứu những lý thuyết về dạy học theo chu trình, tôi nhận
thấy việc dạy học theo chu trình có thể phát huy tốt năng lực sáng tạo trong học tập
của HS đồng thời kích thích các em tham gia tích cực vào quá trình học tập. Tuy
nhiên, mô hình dạy học theo chu trình còn mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều ở
Việt Nam.
Vì những lý do thực tiễn nói trên cũng như mong muốn đóng góp một phần khả
năng của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy – học, đồng thời được sự giới
thiệu và hướng dẫn của thầy Nguyễn Đông Hải, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết
kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao theo chu
trình học tập 3E sử dụng PhET Simulations” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu về dạy học theo chu trình và việc áp dụng dạy học theo chu trình
trong trường học ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, giới thiệu một số giáo án mẫu áp dụng
dạy học theo chu trình với sự hỗ trợ của PhET Simulations.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình học tập môn Vật lý theo chu trình 3E của học
sinh THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: một số bài học thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về một số phương pháp dạy – học mới, về mô hình dạy học theo chu
trình 5E và chu trình 3E.
- Tìm hiểu về PhET Simulations và cách sử dụng nó nhằm hỗ trợ cho việc tổ chức
dạy học theo chu trình.
- Thiết kế tiền trình dạy học một số bài thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao theo
chu trình 3E với sự hỗ trợ của PhET Simulations.
- Thực nghiệm dạy một số bài đã soạn theo chu trình 3E ở trường phổ thông nhằm
đánh giá tình khả thi của mô hình dạy học theo chu trình trong dạy học Vật lý ở
trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm:
- Chương mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học Vật lý 11 nâng cao theo
chu trình học tập 3E sử dụng PhET Simulations
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này tôi trình bày các vấn đề sau:
- Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay
- Giới thiệu về dạy học theo chu trình
- Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E
- Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam
1.1. Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay
Dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung
cho nhau một cách thống nhất, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
của học sinh. Lý luận dạy – học cũng từ đó xuất hiện hai quan niệm khác nhau về
vai trò của giáo viên và học sinh:
- Dạy – học lấy giáo viên làm trung tâm
- Dạy – học lấy học sinh làm trung tâm
Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển từ dạy - học lấy giáo viên làm
trung tâm sang dạy - học lấy học sinh làm trung tâm diễn ra mạnh mẽ.
Hiện nay vấn đề phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của
học sinh là một trong những vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nước ta. Việc này
đòi hỏi giáo viên không ngừng nỗ lực hoàn thiện kĩ năng giảng dạy để nâng cao
kiến thức cho học sinh, không ngừng phát huy sự sáng tạo của bản thân để có được
những mô hình tổ chức dạy – học tiến bộ, những phương pháp giảng dạy mới mẻ
mà hiệu quả. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy thúc đẩy những
người làm công tác giáo dục tích cực nghiên cứu các phương pháp dạy học mới
nhằm kích thích nhu cầu học tập của học sinh, tăng cường và phát huy tối đa khả
năng tư duy của học sinh đồng thời phát triển khả năng phán đoán của HS. Do vậy
có rất nhiều mô hình dạy – học cùng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực đã được
nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam như phương pháp luận, phương pháp trạm,
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề…
trong đó có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu sau:
- Trần Thị Hải, 2009, Hà Nội, Tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức
chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” – sách giáo khoa vật lý 11, Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý.
- Huỳnh Thị Kim Thoa, TS. Phạm Thế Dân (hướng dẫn), trường Đại học Sư Phạm
Tp.HCM, 2009, Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình Vật lý cao đẳng
sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý.
- Trần Thị Thanh Tâm, TSKH. Lê Văn Hoàng (hướng dẫn), trường Đại học Sư
phạm Tp. HCM, 2009, Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học
Vật lý ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp
dạy học môn Vật lý.
- Đặng Hoàng Thủy Tiên, TS. Đỗ Xuân Hội (hướng dẫn), trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM, 2011, Vận dụng mô hình học tập trên cơ sở vấn đề (Problem based
learning) vào tổ chức dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” Vật lý 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương
pháp dạy học môn Vật lý.
- Phạm Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (hướng dẫn), trường Đại học Sư
Phạm Tp. HCM, 2009, Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý 10
ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng
cao hiệu quả của việc dạy học, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương
pháp dạy học môn Vật lý.
- Trần Thị Xuân, TS. Nguyễn Đình Thước (hướng dẫn), trường Đại học Vinh, 2009,
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề
chương “ Động lực học chất điểm” – Vật lý 10 theo chương trình chuẩn, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý.
Qua những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy là có rất nhiều phương
pháp khác nhau đã và đang được thử nghiệm nhằm kích thích sự chủ động, sáng tạo
của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, ngoài các phương pháp đã nêu thì
mô hình dạy học theo chu trình là mô hình phù hợp và có khả năng đáp ứng được
các mục đích trên nhưng hiện nay vẫn chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam và theo
hiểu biết của bản thân tôi thì chưa có đề tài nghiên cứu nào có liên quan đến mô
hình dạy học theo chu trình. Do đó, trong khóa luận này, tôi sẽ giới thiệu về mô
hình dạy học theo chu trình, cụ thể là mô hình dạy học theo chu trình 5E và 3E.
1.2. Giới thiệu về dạy học theo chu trình
Dạy học theo chu trình là quá trình dạy học một kiến thức cụ thể được chia
thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm
vụ riêng cụ thể.
Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đã có sự
quan tâm đặc biệt đối với mô hình dạy học theo chu trình bởi tính khả thi và tác
dụng tích cực của nó trong việc phát triển tính tích cực, chủ động trong học tập của
học sinh.
Từ cuối thập niên 80, BSCS (Chương trình nghiên cứu khoa học sinh vật) [11]
áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy BSCS 5E nhằm phát triển chương trình giảng
dạy và kỹ năng chuyên nghiệp của người GV trong giảng dạy [1, tr.1].
Chu trình học tập 5E là mô hình dạy học theo chu trình bao gồm 5 giai đoạn.
Mỗi giai đoạn của mô hình này có một nhiệm vụ cụ thể góp phần giúp cho GV đưa
ra sự hướng dẫn chặt chẽ trong quá trình dạy học đồng thời giúp HS tiếp thu một
cách có hệ thống các kiến thức về khoa học, công nghệ và hình thành những kỹ
năng, thái độ tích cực trong học tập. Đó là 5 giai đoạn sau:
- Tham gia (Engagement): Giáo viên giới thiệu một tình huống cụ thể hoặc giới
thiệu bài học nhằm kích thích sự tò mò của học sinh đối với kiến thức mới.
- Khám phá (Exploration): Học sinh tự tiến hành các thí nghiệm theo sự hướng dẫn
của giáo viên, quan sát và ghi nhận các hiện tượng diễn ra.
- Giải thích (Explanation): Học sinh thảo luận với nhau về kết quả thí nghiệm và
những hiện tượng không giải thích được ở giai đoạn Khám phá dưới sự hướng dẫn
của GV. Giáo viên gợi ý, giới thiệu, giảng giải về kiến thức mới để học sinh có thể
giải thích được những hiện tượng mà họ chưa giải thích được ở giai đoạn khám phá.
Đây là lúc học sinh tiếp thu và hình thành kiến thức mới.
- Củng cố và mở rộng (Elaboration): Học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào việc
giải thích một số hiện tượng tương tự, đưa ra giả thuyết về kết quả của những thí
nghiệm có liên quan và trực tiếp làm các thí nghiệm đó để kiểm chứng giả thuyết.
- Đánh giá (Evaluation): Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đưa ra nhiều cách giải
quyết cho cùng một vấn đề và diễn đạt theo cách của mình. Khi đó giáo viên sẽ
quan sát cách mà học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để đánh giá.
Ngoài ra, giáo viên cũng cho phép học sinh tự đánh giá. Học sinh tự đánh giá bằng
cách trao đổi kiến thức, tự diễn đạt cách giải quyết vấn đề của mình theo nhiều cách
khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hiện tượng tự cảm” trong chương trình Vật lý lớp 11 nâng
cao thì 5 giai đoạn được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Tham gia
Vào cuối tiết học trước giáo viên đặt vấn đề cho bài học sau: Khi ta bật công tắc
của một hệ thống bóng đèn thì các bóng đèn sẽ sáng lên cùng lúc hoặc khi ta ngắt
công tắc thì thông thường các đèn sẽ tắt ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp thì khi ta bật công tắc, các đèn không sáng cùng lúc cũng như khi ta
ngắt công tắc thì đèn không tắt ngay. Nguyên nhân gì đã gây ra hiện tượng này?
Hiện tượng này xảy ra trong trường hợp nào? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong
bài học ngày hôm sau: bài “Hiện tượng tự cảm”.
Giai đoạn 2: Khám phá
Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và quan
sát các đặc điểm của hiện tượng diễn ra như đã được liệt kê trong phiếu học tập.
Học sinh ghi nhận những quan sát này vào phiếu học tập.
Thí nghiệm 1
Mắc mạch điện theo sơ đồ:
Yêu cầu HS đóng công tắc và chú ý đến sự thay đổi độ sáng 2 bóng đèn.
Thí nghiệm 2
Mắc mạch điện theo sơ đồ:
Yêu cầu HS ngắt công tắc và chú ý đến sự thay đổi độ sáng 2 bóng đèn.
Học sinh tiến hành các thí nghiệm về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và hiện
tương tự cảm khi ngắt mạch trong phòng thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng quan sát
được khi tiến hành thí nghiệm. Với kiến thức ở thời điểm này thì HS không thể giải
thích được hai quan sát sau:
- Trong thí nghiệm 1: đèn 1 sáng lên trước so với đèn 2.
- Trong thí nghiệm 2: đèn D lóe sáng lên rồi mới tắt?
Học sinh bắt đầu đưa ra các giả thuyết của mình nhằm giải thích hiện tượng
quan sát được trong thí nghiệm. Giáo viên cần chú ý quan sát, lắng nghe học sinh để
kịp thời đặt câu hỏi thăm dò nhằm chuyển hướng điều tra của học sinh khi cần thiết.
Giai đoạn 3: Giải thích
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày, thảo luận các kết quả thí nghiệm mà các
em quan sát được và cung cấp kiến thức mới để giúp HS giải quyết các vấn đề các
em không giải thích được với các kiến thức hiện có.
- Giải thích kết quả:
GV đặt câu hỏi dẫn dắt:
• Khi đóng khóa K thì dòng điện trong mạch tăng hay giảm?
• Khi dòng điện tăng lên thì B qua ống tăng hay giảm?
• Khi B tăng lên thì từ thông qua ống tăng hay giảm?
• Khi từ thông tăng thì điều gì sẽ xảy ra ?
• Vậy theo định luật Lenz thì dòng điện cảm ứng này cùng chiều hay ngược chiều
với dòng điện trong mạch?
Yêu cầu HS giải thích tại sao đèn mắc với cuộn cảm lại sáng lên sau.
- Nhận xét câu trả lời và đưa ra cách giải thích chính xác và hoàn chỉnh.
• Khi ngắt khóa K, thì bóng đèn như thế nào?
• Tương tự thí nghiệm trên, trong mạch khi ngắt khóa K có dòng điện cảm ứng hay
không, tại sao?
• Dòng điện cảm ứng này cùng chiều hay ngược chiều dòng điện trong mạch?
• Yêu cầu HS giải thích hiện tượng này.
- Nêu kết luận: Nguyên nhân của các hiện tượng trên đều là do sự xuất hiện của
dòng điện cảm ứng do chính dòng điện trong mạch đó thay đổi.
- Thông báo: Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự thay đổi
của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
Giai đoạn 4: Củng cố và mở rộng
Cho HS một số bài tập vận dụng hoặc yêu cầu HS giải thích một số hiện tượng
có liên quan. HS phải dự đoán diễn biến và kết quả của các thí nghiệm mới trước
khi làm thí nghiệm kiểm chứng.
Giai đoạn 5: Đánh giá
Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về hiện tượng tự cảm.
Đặt câu hỏi : Tại sao em cho rằng đó là hiện tượng tự cảm? Em giải thích hiện
tuọng này như thế nào?
Quan sát cách học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào việc trả lời các câu hỏi
do giáo viên đưa ra để đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E
Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E đã kế thừa và phát
huy những tinh hoa của một số mô hình dạy học trước đó. Chủ yếu là các mô hình
của Johann Friedrich Herbart; John Dewey; Heiss, Obourn và Hoffman; Atkin –
Karplus mà tôi sẽ trình bày ngay sau đây.
1.3.1. Mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart
Johann Friedrich Herbart là một nhà triết học người Đức nhưng tư tưởng của
ông có ảnh hưởng to lớn đến nền giáo dục của nước Mỹ trong thập niên 90 của thế
kỷ XX. Theo Herbart mục đích cơ bản của giáo dục là sự phát triển tính cách và quá
trình phát triển tính cách xuất phát từ sự thích thú của học sinh [1, tr.5]. Ông cho
rằng khái niệm chính là nền tảng để xây dựng nên tri thức. Do đó ông quan tâm
nhiều đến vấn đề sự hình thành và phát triển cấu trúc của khái niệm có ảnh hưởng
đặc biệt như thế nào đến tích cách của học sinh. Từ các quan điểm của mình, ông đã
đưa ra hai ý tưởng làm cơ sở cho dạy học là sự quan tâm và hiểu biết về khái niệm.
Theo Herbart, hiệu quả của việc giảng dạy được thể hiện trước hết ở nguyên tắc
đầu tiên là sự quan tâm của HS đối với chủ đề mà người GV đưa ra. Ông nhận thấy
rằng HS đặc biệt có hai mối quan tâm lớn đối với các chủ đề mà người GV đưa ra:
- Họ quan tâm nhiều đến các vấn đề của tự nhiên mà bản thân họ đã từng trải
qua, hay có chút ít kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề đó.
- Họ thực sự quan tâm đến các vấn đề xã hội có tác động đến họ.
Do đó người giáo viên dạy các môn khoa học có thể dựa vào sự ham hiểu biết
của học sinh đối với thế giới tự nhiên để dễ dàng truyền đạt các kiến thức khoa học.
Hơn nữa người giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các chủ đề hoặc các đối
tượng từ thế giới tự nhiên để họ quan sát, tìm hiểu, khám phá nhằm giúp học sinh
tích lũy được những hiểu biết, ấn tượng, cảm giác phong phú về thế giới tự nhiên
xung quanh họ.
Mô hình của Herbart kết hợp chặt chẽ lợi ích xã hội của trẻ em và sự tương tác
của chúng với các cá nhân khác. Theo đó, một mô hình giảng dạy tốt là một mô
hình kết hợp chặt chẽ được cơ hội tương tác xã hội giữa học sinh với nhau và giữa
học sinh với giáo viên.
Nguyên tắc thứ hai trong mô hình của Herbart là sự hình thành các khái niệm.
Theo Herbart sự nhận thức về các đối tượng, các sự vật, hiện tượng là rất cần thiết
nhưng vẫn chưa đủ để phát triển trí tuệ. Một đề tài quan trọng trong mô hình của
Herbart là sự gắn kết các ý tưởng, các ý tưởng mới được đưa ra phải có mối liên hệ
với những ý tưởng hiện có.
Tổng kết quan điểm của Herbart, ta bắt đầu với các kiến thức và kinh nghiệm
sẵn có của học sinh, những ý tưởng mới liên quan đến các khái niệm mà học sinh đã
có. Theo ông, một phương pháp sư phạm tốt cho phép HS tạo được mối liên kết
giữa những kiến thức đã có. Mô hình giảng dạy của Herbart gồm 4 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Trong giai đoạn này người giáo viên cần nắm được những thông tin về nhận
thức, kinh nghiệm, vốn sống, kiến thức… đã có của học sinh.
- Giai đoạn 2: Trình bày
Giáo viên đưa ra gợi ý, hướng dẫn, đặt ra một tình huống, một vấn đề, giới thiệu
một kiến thức mới… thông qua các công cụ hỗ trợ giảng dạy để dẫn dắt HS tìm
kiếm mối liên hệ giữa kiến thức mới với những kiến thức đã có trước đây.
- Giai đoạn 3: Khái quát
Giáo viên giải thích các ý tưởng mà học sinh đưa ra và giảng giải những vấn đề
mà học sinh không thể tự giải quyết được.
- Giai đoạn 4: Ứng dụng
Giáo viên đặt ra yêu cầu, cung cấp những tình huống… để học sinh thể hiện sự
hiểu biết của mình bằng cách áp dụng các kiến thức đã học vào những tình huống
mới, hoàn cảnh mới.
1.3.2. Mô hình dạy học của John Dewey
John Dewey là nhà giáo dục người Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên
dạy các môn khoa học. Việc sớm bị ảnh hưởng bởi các vấn đề có liên quan đến
khoa học đã giải thích rõ ràng mối liên kết chặt chẽ giữa tư duy và các yêu cầu về
khoa học của John Dewey [1, tr.6]. Trong tác phẩm How We Think (1910, 1933),
ông mô tả quá trình hình thành tư duy qua 5 giai đoạn:
- Xác định vấn đề
- Lưu ý các điều kiện có liên quan tới vấn đề đã xác định ở giai đoạn trước
- Xây dựng giả thuyết để giải quyết vấn đề
- Đề xuất các giải pháp
- Kiểm tra các giải pháp đã đề xuất và xác định giải pháp tốt nhất để giải quyết
vấn đề
Trong tác phẩm Democracy and Education (1916) Dewey tiếp tục mô tả mối
quan hệ giữa kinh nghiệm và tư duy. Ông tóm tắt những đặc điểm chính của kinh
nghiệm phản xạ như sau:
- Sự nghi nhờ, vướng mắc xuất hiện trong một điều kiện thiếu thông tin về một
vấn đề nào đó
- Nhu cầu muốn giải quyết những vướng mắc, đưa ra các dự đoán
- Kiểm tra, khảo sát, phân tích những dự đoán để làm rõ vấn đề
- Xây dựng giả thuyết cho những kết quả phân tích được nhằm làm cho các kết
quả đó chính xác và phù hợp hơn nữa
- Một trong các giả thuyết sẽ được áp dụng cho vấn đề hiện tại. Do đó, cần phải
công khai việc kiểm tra các giả thuyết để mang lại kết quả như mong đợi.
Những điều này thể hiện hàm ý của Dewey về một cách tiếp cận giảng dạy là
dựa vào kinh nghiệm và tư duy phản ánh.
Năm 1938, báo cáo Science in General Education thể hiện tư tưởng của Dewey
về tư duy phản xạ thông qua mô hình dạy học bao gồm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tình huống có vấn đề
Giáo viên trình bày một nội dung chứa đựng tình huống mà học sinh cảm thấy
có vấn đề, không thể giải quyết ngay được nhưng có mong muốn giải quyết.
- Giai đoạn 2: Làm rõ vấn đề
Giáo viên giúp học sinh xác định vấn đề cần giải quyết.
- Giai đoạn 3: Xây dựng giả thuyết
Giáo viên cung cấp cho học sinh các cơ hội và điều kiện để họ hình thành các
giả thuyết và cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa tình huống có vấn đề và các kiến
thức sẵn có.
- Giai đoạn 4: Kiểm tra giả thuyết
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm khác nhau bao gồm cả
các thí nghiệm tưởng tượng và các thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng giả thuyết.
- Giai đoạn 5: Duyệt lại các giả thuyết
Giáo viên cung cấp cho học sinh các phép thử để kiểm chứng giả thuyết và kết
quả của quá trình này là làm cho HS nhận ra đâu là giả thuyết được chấp nhận.
- Giai đoạn 6: Thực thi giải pháp
Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra kết luận của họ về giả thuyết và khả năng ứng
dụng trong thực tiễn.
Đến năm 1950, nhiều sách khoa học của Mỹ đã dựa vào chu trình học tập của
Dewey để biên soạn. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman.
1.3.3. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman.
Dựa vào mô hình giảng dạy của John Dewey, Heiss, Obourn và Hoffman đã
thiết kế một chu trình học tập gồm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khám phá bài học
Học sinh quan sát những sự kiện có tính chất minh họa do giáo viên cung cấp rồi
đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề sau đó đề xuất giả thuyết để trả lời câu hỏi hoặc giải
quyết vấn đề đó, cuối cùng là lập kế hoạch để kiểm chứng.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu nhận thức
Học sinh tiến hành kiểm tra giả thuyết theo phương án đã đưa ra, thu thập kết
quả, giải thích và đúc kết thành một kết luận.
- Giai đoạn 3: Tổ chức quá trình tiếp thu kiến thức
Học sinh chuẩn bị các bản phác thảo, kết quả, các tóm tắt của các lần kiểm
chứng và làm bài kiểm tra.
- Giai đoạn 4: Ứng dụng
Học sinh ứng dụng những thông tin, khái niệm, kỹ năng vừa học được vào các
tình huống mới.
1.3.4. Chu trình học tập Atkin – Karplus
Trong những năm cuối của thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60, kỷ
nguyên của những cải cách về chương trình giảng dạy, các mô hình giảng dạy được
phổ biến rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo phong trào cải cách. Trong bài báo nổi tiếng
thời đó mà bây giờ trở nên kinh điển Messing About in Science (1965), David
Hawkins mô tả về một mô hình giảng dạy có sử dụng những biểu tượng hình tròn,
tam giác và hình vuông. Thông thường những biểu tượng được dùng có tác dụng
đại diện cho các giai đoạn của một mô hình giảng dạy. Các mô hình do David
Hawkins mô tả cung cấp các cách tiếp cận có hệ thống mà không cần hướng dẫn đối
với các nghiên cứu phát triển chương trình giảng dạy .
Robert Karplus là nhà vật lý lý thuyết tại trường đại học California – Berkeley.
Ông rất quan tâm đến việc giáo dục khoa học vào cuối những năm 50. Chính sự
quan tâm của ông đã dẫn tới việc thăm dò khả năng tư duy và giải thích các hiện
tượng tự nhiên của trẻ em. Năm 1961, Karplus bắt đầu liên kết tâm lý học phát triển
của Jean Piaget với việc thiết kế các tài liệu giảng dạy và việc giảng dạy các môn
khoa học.
Năm 1961, tại trường đại học Illimois, J. Myron Atkin đã chia sẻ các ý tưởng
của Karplus về việc giảng dạy khoa học cho trẻ em [1, tr.7].
Cuối cùng, họ hợp tác với nhau trong mô hình Guided Discovery. Karplus tiếp
tục hoàn thiện ý tưởng của mình và mô hình giảng dạy mà ông đã kiểm chứng bởi
những tài liệu khác nhau và quan sát phản ứng của HS tiểu học.
Đến năm 1967, Robert Karplus và đồng nghiệp của ông là Herbert đưa ra mô
hình giảng dạy khoa học gồm 3 giai đoạn của chu trình học tập SCIS (Science
Curriculum Improverment Study) là thăm dò, sáng chế, khám phá.
- Giai đoạn thăm dò học sinh thu thập được những kiến thức ban đầu về hiện
tượng cần tìm hiểu.
- Giai đoạn sáng chế học sinh được giới thiệu thêm các điều kiện, đặc điểm mới
có liên quan đến các khái niệm nói về hiện tượng đang tìm hiểu.
- Giai đoạn khám phá học sinh ứng dụng các khái niệm phát hiện được ở giai
đoạn trên vào những tình huống mới, những hoàn cảnh mới tương tự. Chu trình dạy
học SCIS được sử dụng như một cơ sở lý thuyết dùng trong giảng dạy. Ngoài ra, mô
hình này cũng đã được áp dụng thành công trong các hệ thống giáo dục khác nhau.
1.3.5. Mô hình dạy học theo chu trình BSCS 5E hiện nay
Vào giữa những năm 1980, BSCS nhận được tài trợ từ tập đoàn IBM
(International Business Machines) để tiến hành nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các
chi tiết kỹ thuật cho một chương trình giảng dạy khoa học và sức khỏe mới cho một
trường tiểu học. Mô hình BSCS 5E là một trong những kết quả của quá trình nghiên
cứu này [1, tr.1].
Mô hình BSCS 5E là mô hình mẫu dùng để thiết kế chương trình giảng dạy ở
nhiều cấp độ. Người giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các giai đoạn của mô hình
cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy, có thể áp dụng để thiết kế chương trình giảng
dạy cho cả một năm, cho một chương hay cho từng bài giảng. Mô hình này bao
gồm 5 giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ cụ thể riêng biệt, có
hình thức khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau tùy theo ý đồ sử
dụng của người giáo viên.
- Giai đoạn 1: Tham gia (Engagement)
Trong giai đoạn này, học sinh bắt đầu tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến
thức. Họ cần phải tập trung tinh thần vào một vấn đề, một đối tượng, một sự kiện cụ
thể.
Người giáo viên cần đưa ra một tình huống cụ thể, từ đó gợi ý để học sinh nhận
ra vấn đề ở đây là gì, kích thích sự tò mò của học sinh đối với vấn đề đó, gợi cho
học sinh nhớ lại những kiến thức cũ cần thiết để giải quyết vấn đề này.
Nhiệm vụ của học sinh trong giai đoạn này là phải tạo được một sợi dây liên kết
giữa những kiến thức cũ và vấn đề cần giải quyết. Học sinh sẽ thường xuyên bật ra
những câu hỏi như: Tại sao điều này lại xảy ra? Cái gì ở đây ta đã biết rồi? Cái gì
chưa biết? Làm thế nào để biết?...
Theo tâm lý học và theo Herbart, con người sẽ lĩnh hội kiến thức tốt nhất khi họ
có hứng thú đối với phần kiến thức đó. Vì vậy trong giai đoạn này vai trò của người
giáo viên là cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái, hấp dẫn để lôi cuốn được
sự tò mò, ham thích của học sinh vào bài dạy của mình. Để làm được điều này
người giáo viên cần phải đặt ra những yêu cầu vừa sức dành cho học sinh, đưa ra
các nhiệm vụ cụ thể kèm với một số hướng dẫn cần thiết nhằm kích thích mong
muốn khám phá, chinh phục khó khăn, giải quyết vấn đề, thu nhận kiến thức mới
của học sinh. Khi đó động cơ học tập của HS chính thức được khởi động. Họ có thể
sẽ nhận biết được mục tiêu bài học ngay ở giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Khám phá (Exploration)
Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình, học sinh cần phải tích cực, chủ động
khám phá vấn đề đã được xác định ở giai đoạn tham gia.
Trong giai đoạn này học sinh tiến hành thí nghiệm để khảo sát các đối tượng,
quan sát các hiện tượng diễn ra và ghi nhận kết quả thí nghiệm, trong đó có những
hiện tượng mà học sinh không thể giải thích được bằng kiến thức hiện có. Vì vậy,
nhiệm vụ của học sinh là ghi chép cẩn thận những điều các em quan sát được, đặc
biệt là những hiện tượng không giải thích được để mang vào lớp thảo luận với các
bạn.
Giáo viên có vai trò định hướng cho học sinh, chỉ cho học sinh biết các em cần
phải chú ý đến điều gì, quan sát cái gì… khi tiến hành thí nghiệm.
- Giai đoạn 3: Giải thích (Explanation)
Sau khi hoàn thành giai đoạn khám phá, học sinh bắt đầu hoạt động thảo luận
với những học sinh khác trong lớp. Khi đó mỗi học sinh sẽ vận dụng toàn bộ kiến
thức, khả năng diễn đạt để trình bày lại kết quả thí nghiệm, cách giải thích của riêng
mình cho giáo viên và các học sinh khác về hiện tượng mà mình đã ghi nhận được
khi tiến hành thí nghiệm. Sau đó, học sinh sẽ cùng trao đổi, tranh luận với nhau và
lắng nghe gợi ý của giáo viên để đưa ra cách giải thích đúng đắn nhất hoặc tiếp
nhận giải trinh của giáo viên về vấn đề đang thảo luận. Thông qua hoạt động này
học sinh sẽ dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức mới.
Người giáo viên có nhiệm vụ như một nhà tư vấn, dẫn dắt học sinh giải thích các
hiện tượng, xây dựng các kiến thức mới thông qua quá trình thảo luận của các em.
Giáo viên cần tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tự giải thích trước khi giảng
giải và đúc kết thành những kiến thức mới. Ngoài ra, trong giai đoạn này người giáo
viên có thể kích thích và phát triển kỹ năng trao đổi, giải thích vấn đề của HS.
- Giai đoạn 4: Củng cố và mở rộng (Elaboration)
Học sinh vận dụng những kiến thức mà họ đã tích lũy được vào những tình
huống tương tự, dự đoán diễn biến của hiện tượng mới, đề xuất các giả thuyết và
tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và đưa ra những kết luận hợp lý từ những kết
quả thu được.
Người giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh áp dụng hoặc mở rộng các định
nghĩa, khái niệm, cách giải thích đã học vào các tình huống tương tự. Giáo viên có
thể đặt những câu hỏi có tích chất thăm dò giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách
nhanh chóng: Điều gì em đã biết? Em cho rằng điều gì sẽ xảy ra? Tại sao em lại
nghĩ rằng…? Đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng các kiến thức đã có để giải
quyết những tình huống mới và diễn đạt lại theo cách của mình, ủng hộ học sinh
đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau đối với cùng một vấn đề.
- Giai đoạn 5: Đánh giá (Evaluation)
Đây là cơ hội quan trọng để học sinh sử dụng những kỹ năng đã có của mình.
Giai đoạn này được tiến hành thường xuyên nhưng không tách rời với các giai đoạn
trên mà được xen lẫn, lồng ghép vào từng giai đoạn để kiểm tra mức độ nhận thức
của học sinh, đánh giá được trình độ của họ. Giáo viên cho phép học sinh tự đánh
giá, nhận xét quá trình học tập và kỹ năng xử lý vấn đề khi tham gia hoạt động
nhóm. Để đánh giá được kiến thức và kỹ năng mà học sinh đạt được, người giáo
viên cần quan sát cách học sinh vận dụng các kiến thức mới. Khi đánh giá giáo viên
nên đưa ra các câu hỏi mở như: Tại sao em lại nghĩ như vậy? Chúng ta biết gì về
vấn đề này? Chúng ta có được những dữ kiện nào có liên quan? Làm thế nào để giải
quyết vấn đề này?
Trong giai đoạn này còn có cả việc học sinh tự đánh giá kiến thức cũng như sự
tiến bộ của chính mình bằng cách chia sẻ kiến thức với người khác, giải quyết các
câu hỏi mở, diễn đạt cách hiểu của mình về một vấn đề theo nhiều cách.
Như vậy so với chu trình giảng dạy SCIS thì mô hình BSCS xuất hiện thêm hai
giai đoạn mới là giai đoạn tham gia và giai đoạn đánh giá.
Tóm lại, mô hình BSCS 5E hay các mô hình đã có trước đó đều có đặc điểm
chung là có sự phân chia quá trình dạy học thành nhiều giai đoạn nhỏ, đều xuất phát
từ nhu cầu giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Tuy vậy mỗi mô
hình mới ra đời đều có sự hoàn thiện hơn so với mô hình trước đó. Trong mô hình
dạy học của Johann Friedrich Herbart, giáo viên là người chủ động. Giáo viên dựa
vào hiểu biết của mình về học sinh để đặt ra vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải
quyết, đặt ra tình huống mới để học sinh vận dụng kiến thức. Tiến thêm một bước
so với mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart, ở mô hình dạy học của John
Dewey người giáo viên không đặt ra vấn đề cho học sinh, người giáo viên chỉ trình
bày một nội dung trong đó chứa đựng vấn đề mà họ muốn học sinh nhận ra và giải
quyết được, yêu cầu học sinh phải nhận ra được vấn đề đó và xây dựng cách giải
quyết nó. Kế thừa mô hình này, Heiss, Obourn và Hoffman đưa ra mô hình mới,
trong mô hình này học sinh không chỉ xác định vấn đề mà còn đề xuất giả thuyết đề
giải quyết vấn đề và kiểm chứng giả thuyết đó, đồng thời dựa vào những kết quả thu
được, học sinh còn đúc kết thành những kết luận. Sau đó thông qua sự kiểm tra,
tổng kết của giáo viên học sinh sẽ thu nhận được những kiến thức mới và đem áp
dụng vào các tình huống tương tự. Mặc dù mô hình BSCS 5E được hình thành và
phát triển dựa trên những mô hình đã có trước đó nhưng với sự đổi mới không
ngừng theo hương tích cực nhất thì mô hình ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn.
Cho đến nay thì mô hình này đã được áp dụng trong việc xây dựng chương
trình giảng dạy ở phổ thông cũng như đại học tại nhiều quốc gia trên thế giới [8] và
trở thành chương trình cốt lõi nhất của BSCS.
1.4. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam và trên
thế giới
1.4.1. Điều kiện sử dụng chu trình học tập 5E
- Phòng thí nghiệm được trang bị tốt, đầy đủ các thiết bị
- HS có thái độ tích cực và chủ động trong suốt quá trình làm việc.
- Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, phong cách giao tiếp tốt.
1.4.2. Thực tế của việc sử dụng chu trình học tập 5E trong dạy học
 Trên thế giới: Tính đến đầu năm 2006, trên thế giới có:
- Hơn 235.000 giáo án được thiết kế và áp dụng vào giảng dạy.
- Hơn 97.000 bài báo và minh họa của các trường đại học về việc sử dụng mô hình
dạy học theo chu trình 5E trong chương trình học của họ.
- Hơn 73.000 minh họa về những tài liệu được phát triển thông qua việc sử dụng mô
hình 5E.
- Hơn 131.000 dẫn chứng về chương trình đào tạo GV có sử dụng mô hình 5E.
- Có ít nhất 3 tiểu bang của Mỹ ủng hộ mạnh mẽ và cho phép áp dụng mô hình 5E
trong trường học: Texas, Connecticut và Maryland [1, tr.1].
 Ở Việt Nam:
Thuận lợi:
- GV hăng hái với việc đổi mới phương pháp giáo dục.
- HS tò mò đối với các tiết học được áp dụng phương pháp mới.
- HS thích học với các thí nghiệm và dụng cụ trực quan
Khó khăn:
- Đa số các trường học ở Việt Nam có cơ sở vật chất không đầy đủ, phòng thí
nghiệm còn thiếu trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
- Để khắc phục những khó khăn đó, giáo viên và học sinh có thể tự làm dụng cụ thí
nghiệm phù hợp với bài học, tìm kiếm các công cụ thí nghiệm ảo thông qua mạng
internet…
Sau khi phân tích tình hình sử dụng và điều kiện sử dụng phương pháp dạy học
theo chu trình ở Việt Nam tôi thấy chúng ta có thể áp dụng được phương pháp này
vì đã có những công cụ hỗ trợ thí nghiệm ảo như: PhET Simulations, Crocodile
physics, Flash và nhiều công cụ khác nhưng trong khuôn khổ luận văn này tôi chỉ
sử dụng PhET Simulations và Flash.
Hiện nay, do giới hạn về thời gian lên lớp và cũng là để tinh giản chu trình học
tập nhằm tránh sự mệt mỏi, nhàm chán cho HS thì nhiều trường học trên thế giới đã
tinh gọn chu trình 5E thành chu trình 3E. So với chu trình 5E thì trong chu trình 3E,
các giai đoạn Tham gia (Engagement) và Khám phá (Exploration) được gộp chung
thành giai đoạn Khám phá (Exploration), đồng thời các giai đoạn Củng cố và mở
rộng (Elaboration) và Đánh giá (Evaluation) cũng được gộp chung thành giai đoạn
Mở rộng (Elaboration). Tóm lại, chu trình học 3E bao gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khám phá
Giai đoạn 2: Giải thích
Giai đoạn 3: Củng cố và mở rộng
Theo tôi, chu trình 3E là khả thi và đơn giản cho việc thực hiện hơn là chu trình
5E. Do đó, tôi đã soạn một số giáo án dạy – học theo chu trình 3E mà tôi sẽ trình
bày ở chương tiếp theo.
1.5. Giới thiệu về PhET Simulations
1.5.1. Đôi nét về PhET Simulations
PhET là viết tắt của cụm từ tiếng anh Physics Education Technology project.
Sims là viết tắt của từ Simmulations.
Vì lúc đầu nhóm phát triển dự án này chỉ tập trung vào các mô phỏng Vật lý, sau
này họ mới mở rộng sang các lĩnh vực khác như Hóa, Sinh, Toán, Vật lý địa cầu…
do đó tên nhóm được giữ lại cho đến bây giờ.
PhET cung cấp các mô phỏng về các hiện tượng Vật lý vui và có tính tương tác
như game phi thuyền hạ cánh, game mê lộ, mô phỏng các trạng thái của vật
chất…Với những mô phỏng thú vị và mang tính chất trực quan, PhET Simulations
giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa các hiện tương Vật lý trong thế giới thật và các
định luật khoa học cơ bản, đồng thời khắc sâu nhận thức của HS về thế giới Vật lý
[http://phet.colorado.edu/vi/about].
Các mô phỏng của PhET giúp HS thấy được những hiện tượng mà bằng mắt
thường chúng ta không thể quan sát được. Học sinh sẽ có cơ hội thực hiện các thao
tác thí nghiệm trên mô phỏng bằng cách sử dụng chuột máy tính để điều khiển các
công cụ. Đôi khi trên các mô phỏng có các dụng cụ như điện kế, thước, đồng hồ…
giúp HS tìm hiểu định lượng thông qua việc tác động đến các dụng cụ đo và thu
được kết quả ngay lập tức. Việc này giúp HS nhận được kết quả chính xác hơn khi
tiến hành thí nghiệm trực tiếp, cũng như hình dung được một cách rõ ràng hơn về
một hiện tượng Vật lý nào đó.
PhET Simulations được dịch ra hơn 60 thứ tiếng trên thế giới trong đó có tiếng
Việt và cho đến nay đã có hơn sáu mươi triệu lượt sử dụng từ hơn 100 quốc gia trên
khắp thế giới.
Một điều đặc biệt quan trọng là tất cả các PhET Simulations đều được thử
nghiệm rộng rãi bởi các GV ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới và được cung cấp
miễn phí. Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng đều có thể tải trực tiếp từ website của nhóm
PhET theo địa chỉ http://PhET.colorado.edu
1.5.2. Lý do giới thiệu về PhET Simulations
Ngoài công cụ hỗ trợ thí nghiệm ảo là PhET Sims thì còn có Flash, Crocodile
Physics…Tuy trong quá trình thực hiện đề tài tôi có sử dụng cả PhET Sims, Flash,
video, Power Point do bộ thí nghiệm PhET Sims chưa đầy đủ nhưng ở Việt Nam thì
PhET Sims còn lạ lẫm và ít người biết. Trong khi đó Flash hoặc Crocodile Physics
thì được nhiều người biết đến, thâm chí sử dụng khá thành thạo. Mặt khác, nhu cầu
học tập gắn liền với những thí nghiệm để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy – học
ngày một cao tuy nhiên không phải ở đâu cũng đủ điều kiện để tiến hành các thí
nghiệm để thực hiện các giai đoạn thăm dò và củng cố theo chu trình 3E. Vì vậy
trong phạm vi đề tài tôi chỉ giới thiệu về PhET Sims.
1.5.3. Cách sử dụng PhET Simulations
Ngay khi truy cập vào địa chỉ http://PhET.colorado.edu ta có thể chọn ngôn ngữ
phù hợp với mình, ví dụ chọn tiếng Việt.
Trong mục các mô phỏng có các mô phỏng về lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh
học, Vật lý địa cầu, Toán.
Khi chọn một mô phỏng bất kỳ để xem, ví dụ chọn mô phỏng Vật lý thuộc phần
cơ học là cân bằng
- Mỗi mô phỏng đều có thể chạy online hoặc download về máy để sử dụng sau.
- Tài nguyên dùng cho việc dạy học
Phần này chứa đựng một số gợi ý dành cho giáo viên để có thể sử dụng tốt mô
phỏng trong quá trình giảng dạy: những nội dung chính, mục tiêu của bài học và
kinh nghiệm của những GV đã sử dụng thành công, những giáo án đã được sử dụng
cùng với một vài mô phỏng có liên quan. Ngoài ra GV cũng có thể đăng ký ý tưởng,
sáng kiến hoặc công trình của mình.
1.6. Kết luận chương 1
Trong chương này tôi trình bày cơ sở lý thuyết về chu trình học tập 5E và
3E, quá trình hình thành, phát triển và điều kiện sử dụng mô hình dạy học theo chu
trình, cơ sở thực tiễn của việc áp dụng mô hình dạy học theo chu trình 5E, 3E trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài ra, trong chương này tôi cũng đã giới thiệu
đến những người làm công tác giảng dạy một công cụ hỗ trợ dạy học mới. Đó là
PhET Simulations, một công cụ có thể kết hợp tốt với mô hình dạy học theo chu
trình. Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy rằng mô hình dạy học theo chu trình có thể áp
dụng tốt ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về đổi mới phương
pháp giảng dạy đang trở thành vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nói riêng và của
cả nước nói chung.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO
THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS
Trong chương này tôi trình bày một số giáo án soạn theo chương trình sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao áp dụng chu trình
học tập 3E với sự hỗ trợ của PhET Simulations, gồm các bài học:
- Bài 38. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng
- Bài 44. Khúc xạ ánh sáng
- Bài 45. Phản xạ toàn phần
- Bài 47. Lăng kính
BÀI 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa và đơn vị của từ thông.
- Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch kín.
- Trình bày được định luật Lenz, định luật Faraday về cảm ứng điện từ.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
2. Kĩ năng
- Giải các bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Áp dụng định luật Lenz tìm chiều dòng điện cảm ứng.
3. Giáo dục thái độ
- Tò mò, thắc mắc về các hiện tượng Vật lý
- Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng bài học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án
- Phiếu học tập
- Các thí nghiệm mô phỏng, minh họa, hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tham gia vào bài giảng.
2. Học sinh
- Xem bài trước
- Ôn lại các kiến thức về dòng điện, suất điện động.
- Thực hiện các yêu cầu của phiếu học tập trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm từ trường và các tích chất của từ trường.
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Trình bày khái niệm cảm ứng từ và viết công thức tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây tròn có
mang dòng điện.
Hoạt động 2 Thực hiện bài giảng theo chu trình 3E
Giai đoạn 1: Khám phá
Giáo viên phát phiếu học tập 1, 2 và 3 cho học sinh, yêu cầu học sinh mở PhET simulation “Máy phát điện”
(http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng dẫn.
Giai đoạn 2: Giải thích
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới:
- Chúng ta đã biết điện có khả năng sinh ra từ.
Vậy từ có sinh ra được điện hay không? Bài học
ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc
mắc này. Chúng ta bắt đầu chương mới:
Chương V – Cảm Ứng Điện Từ.
Bài 38 – Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ.
Suất Điện Động Cảm Ứng
Đầu tiên các em hãy chia sẻ kết quả thí
nghiệm mà các em thực hiện được bằng cách sử Thảo luận các câu hỏi trong phiếu
Chương V – Cảm Ứng Điện Từ
Bài 38 – Hiện Tượng Cảm Ứng
Điện Từ.
Suất Điện Động Cảm Ứng
I.Thí nghiệm
Nhận xét:
Dòng điện trong mạch xuất hiện khi
có một trong 3 điều kiện sau:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
dụng PhET Simulation mà cô đã giao cho các
em hôm trước.
- Cho học sinh thảo luận kết quả trả lời các câu
hỏi trong phiếu học tập số 1. (Mỗi câu hỏi được
nêu lên giáo viên cần gọi vài học sinh khác nhau
trả lời để thống nhất kết quả).
• Di chuyển nam châm theo phương ngang
xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế
nào?
• Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì?
• Di chuyển nam châm theo phương ngang
xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế
nào?
• Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì?
• Độ sáng của đèn lúc này như thế nào so với
khi di chuyển nam châm xuyên qua cuộn dây?
• Để nam châm ngay phía dưới cuộn dây rồi di
học tập số 1.
Trình bày ý kiến theo quan điểm cá
nhân hoặc theo nhóm, đưa ra lời giải
thích cụ thể cho mỗi câu hỏi, nêu lên
vấn đề không giải quyết được, lắng
nghe ý kiến phản hồi từ các bạn
khác và giáo viên.
Đèn sáng.
Trong mạch có dòng điện.
Đèn sáng.
Trong mạch có dòng điện.
Đèn sáng yếu hơn.
- Độ lớn cảm ứng từ gửi qua mạch
kín thay đổi
- Diện tích giới hạn bởi mạch kín
thay đổi
- Chiều cảm ứng từ gửi qua mạch kín
thay đổi
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
chuyển qua lại, sau đó di chuyển lên xuống. Ghi
nhận phản ứng của đèn trong hai trường hợp
(lưu ý: di chuyển với biên độ nhỏ)
• Đèn không phát sáng chứng tỏ có dòng điện
trong mạch không?
• Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm số
vòng dây. Ghi nhận phản ứng của đèn.
• Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì?
Giáo viên dẫn dắt: Trong các trường hợp trên ta
thấy rằng khi ta dịch chuyển nam châm xuyên
qua lòng cuộn dây hoặc ta thay đổi số vòng dây
thì đèn sáng hay nói cách khác là khi đó trong
mạch xuất hiện một dòng điện. Như vậy nguyên
nhân nào đã làm xuất hiện một dòng điện trong
mạch?
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao nam
châm dịch chuyển xuyên qua lòng cuộn dây
Đèn không sáng.
Trong mạch không có dòng điện.
Đèn sáng
Trong mạch có dòng điện.
Do ta dịch chuyển nam châm xuyên
qua lòng cuộn dây và tăng giảm số
vòng dây mà trong mạch xuất hiện
dòng điện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
hoặc thay đổi số vòng dây thì trong mạch xuất
hiện dòng điện?
• Có cái gì ở đây đã thay đổi khi ta thực hiện các
thao tác dịch chuyển nam châm hoặc thay đổi số
vòng dây?
Nếu học sinh chưa trả lời được giáo viên tiếp tục
đặt các câu hỏi gợi ý:
• Xung quanh nam châm tồn tại cái gì?
• Từ trường này được biểu diễn bằng hình ảnh
nào?
• Vậy khi cô đưa nam châm lại gần, ra xa ống
dây thì số đường sức từ xuyên qua ống dây có
khác nhau không?
• Số đường sức từ thay đổi hay nói cách khác
đại lượng nào thay đổi?
• Khi ta tăng hoặc giảm số vòng dây thì từ
trường có thay đổi theo hay không? Tại sao?
Học sinh không trả lời được.
Xung quanh nam châm có từ trường.
Tử trường được biểu diễn bằng các
đường sức từ.
Trong các trường hợp trên thì số
đường sức từ xuyên qua ống dây bị
thay đổi.
Khi số đường sức tử thay đổi thì từ
trường thay đổi.
Tăng hoặc giảm số vòng dây thì từ
trường cũng thay đổi theo. Vì ta có:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Như vậy nguyên nhân thật sự làm xuất hiện
dòng điện trong mạch là gì?
Bây giờ ta tiếp tục với câu hỏi tiếp theo trong
phiếu học tập.
• Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm diện
tích các vòng dây bằng cách kéo nút điều khiển
ở góc dưới bên phải. Ghi nhận phản ứng của
đèn.
• Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì?
Mở thí nghiệm “Máy phát điện” và chọn dụng
cụ chỉ thị là bóng đèn. Mở vòi nước cho nam
châm quay và ghi nhận phản ứng của đèn.
Nam châm quay thì cái gì thay đổi?
Bống dây
7
4 .10
N
I
l
π −
=
Trong đó N là số vòng dây.
N thay đổi dẫn tới B thay đổi.
Nguyên nhân làm xuất hiện dòng
điện trong mạch là do cảm ứng từ B
thay đổi.
Đèn sáng.
Trong mạch có dòng điện.
Chiều của cảm ứng từ thay đổi.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
• Ở hai tình huống trên, theo các em nguyên
nhân nào làm xuất hiện dòng điện trong mạch?
• Từ các nhận xét trên theo các em điều kiện để
xuất hiện dòng điện trong ống dây là gì?
Nhận xét câu trả lời của học sinh, đưa ra kết
luận đầy đủ và hoàn chỉnh: Dòng điện trong
mạch xuất hiện khi có một trong 3 điều kiện sau:
- Độ lớn cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi
- Diện tích giới hạn bởi mạch kín thay đổi
- Chiều cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi
Như vậy, chỉ cần 1 trong 3 điều kiện trên xảy ra
thì trong mạch xuất hiện dòng điện. Để mô tả cả
3 điều kiện trên, người ta đưa ra khái niệm từ
thông. Vậy từ thông là gì? Được tính như thế
nào? Có đặc điểm gì? Để biết được những điều
Nguyên nhân làm xuất hiện dòng
điện trong mạch là do diện tích vòng
dây thay đổi và chiều cảm ứng từ
thay đổi.
Điều kiện để xuất hiện dòng điện
trong ống dây là:
- Cảm ứng từ thay đổi
- Diện tích vòng dây thay đổi
- Chiều cảm ứng từ thay đổi
II. Từ thông
- Xét một mp diện tích S đặt trong từ
trường đều B

. Vector pháp tuyến n

của S được chọn tùy ý. Gọi
(B;n)α =
 
- Từ thông qua diện tích S được định
nghĩa là: Ф = Bscosα
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
này ta tiến hành các khảo sát sau đây:
- Xét một mặt phẳng diện tích S đặt trong từ
trường đều B

, vector pháp tuyến n

của S được
chọn tùy ý, gọi (B;n)α =
 
. Từ thông qua diện
tích S được định nghĩa là:
Ф = BScosα
- Vậy khi nào từ thông dương và khi nào từ
thông âm?
- Dẫn dắt học sinh lý luận theo góc α để đưa ra
câu trả lời.
α = 0 => cosα = ? => Ф ? 0
α = π => cosα = ? => Ф ? 0
0 ≤ α < π/2 => cosα ? 0 : Ф ? 0
π/2 < α ≤ π => cosα ? 0 : Ф ? 0
Vậy khi nаo Ф > 0 và khi nào Ф < 0 ?
Lưu ý: Khi α = 0 thì Фmax=BS
- Thông báo: Đơn vị từ thông là Wb (Vê-be).
- Nghe giảng, ghi bài.
α = 0 => cosα = 1 => Ф > 0
α = π => cosα = -1 => Ф < 0
0 ≤ α < π/2 => cosα >0 : Ф > 0
π/2 < α ≤ π => cosα <0 : Ф < 0
Vậy:
Khi 0 ≤ α < π/2 : Ф > 0
Khi π/2 < α ≤ π : Ф < 0
0 ≤ α < π/2 : Ф > 0
π/2 < α ≤ π : Ф < 0
Khi α = 0 thì Фmax=BS
- Đơn vị từ thông là Wb (Vê-be),
1Wb = 1T.1m2
n
α
B
α
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Nếu cho cosα = 1, B = 1T, S = 1m2
thì:
1Wb = 1T.1m2
- Liên hệ giữa khái niệm từ thông với nhận xét
của phần trước em thấy người ta đưa ra khái
niệm từ thông có dụng ý gì?
- Khẳng định: Khi từ thông gửi qua mạch điện
biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện.
Giáo viên: Dòng điện xuất hiện khi từ thông qua
mạch kín thay đổi gọi là dòng điện cảm ứng.
Từ đây có khái niệm dòng điện cảm ứng.
Mời một em nhắc lại, dòng điện cảm ứng là gì?
- Trong mạch điện kín có dòng điện thì trong
mạch phải tồn tại một suất điện động. Ta gọi
suất điện động này là suất điện động cảm ứng.
- Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng
trong mạch gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hiện tượng này được Faraday phát minh và
Khi độ lớn cảm ứng từ gửi qua
mạch kín, diện tích giới hạn bởi
mạch kín hay chiều cảm ứng từ gửi
qua mạch kín thay đổi thì từ thông
cũng thay đổi và ngược lại => điều
kiện để có dòng điện trong mạch
chính là sự biến đổi của từ thông.
Dòng điện cảm ứng là dòng điện
xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông
qua mạch điện kín.
- Nghe giảng
- Khi từ thông gửi qua mạch điện
biến thiên thì trong mạch xuất hiện
dòng điện.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ
1. Dòng điện cảm ứng
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến
đổi từ thông qua mạch điện kín gọi lŕ
dňng điện cảm ứng
2. Suất điện động cảm ứng
Suất điện động xuất hiện khi có sự
biến thiên từ thông qua mạch gọi là
suất điện động cảm ứng
3. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Hiện tượng xuất hiện suất điện động
cảm ứng trong mạch gọi là hiện
tượng cảm ứng điện từ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
công bố vào năm 1831.
Giáo viên cho học sinh thảo luận kết quả trả lời
các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. (Mỗi câu
hỏi được nêu lên giáo viên cần gọi vài học sinh
khác nhau trả lời để thống nhất kết quả)
 Đưa thanh nam châm lại gần cuộn dây với
cực Bắc gần ống dây hơn.
• Các electron dịch chuyển như thế nào?
• Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào?
• Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện
trong ống dây sinh ra. Dùng quy tắc gì? Cảm
ứng từ có chiều như thế nào?
• Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều
với cảm ứng từ của thanh nam châm?
Thảo luận nội dung phiếu học tập số
2.
Các electron di chuyển xuống phía
dưới.
Dòng điện trong ống dây có chiều
ngược chiều chuyển động của các
electron: chiều từ trên xuống.
Quy tắc nắm tay phải. Cảm ứng từ
hướng từ phải sang trái.
Cảm ứng từ này có chiều ngược với
chiều cảm ứng từ của nam châm.
IV. Chiều của dòng điện cảm ứng.
Định luật Lenz
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho
từ trường do nó sinh ra có tác dụng
chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
 Đưa thanh nam châm ra xa cuộn dây với cực
Bắc gần ống dây hơn.
• Các electron dịch chuyển như thế nào?
• Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào?
• Cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh
ra có chiều như thế nào?
• Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều
với cảm ứng từ của thanh nam châm?
- Từ hai thí nghiệm trên các em thấy rằng :
Khi ta đưa nam châm lại gần ống dây thì từ
trường do dòng cảm ứng gây ra có xu hướng
đẩy nam châm ra xa. Ngược lại, khi ta đưa nam
châm ra xa ống dây thì từ trường do dòng cảm
ứng gây ra có xu hướng hút nam châm lại gần.
- Điều này cho thấy: Từ trường do dòng cảm
ứng sinh ra có tác dụng chống lại chuyển động
Các electron di chuyển lên phía trên.
Dòng điện trong ống dây có chiều
ngược chiều chuyển động của các
electron: chiều từ dưới lên.
Cảm ứng từ hướng từ trái sang phải.
Cảm ứng từ này cùng chiều với
chiều cảm ứng từ của nam châm.
Nghe giảng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
của nam châm, mà sự chuyển động này chính là
nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm ứng.
- Từ thí nghiệm này và nhiều thí nghiệm khác,
Lenz đã khái quát thành định luật mang tên ông
có nội dung như sau: Dòng điện cảm ứng có
chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác
dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Mời một học sinh phát biểu lại nội dung định
luật.
Tiếp tục cho học sinh thảo luận các câu hỏi
trong phiếu học tập số 3.
• Di chuyển nam châm theo phương ngang
xuyên qua lòng cuộn dây với tốc độ nhanh,
chậm khác nhau. Chú ý quan sát độ sáng tương
đối của bóng đèn?
• Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ dịch chuyển
nam châm với sự thay đổi độ sáng tương đối của
Phát biểu nội dung định luật.
Khi di chuyển nam châm chậm đèn
sáng yếu, di chuyển nhanh thì đèn
sáng mạnh hơn.
Dịch chuyển nam châm xuyên qua
lòng cuộn dây với tốc độ càng
V. Định luật Faraday về cảm ứng
điện từ
Độ lớn của suất điện động cảm ứng
trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên
từ thông qua mạch
|ec| =
t
∆Φ
∆
Với:
∆Ф là độ biến thiên từ thông qua
mạch
t
∆Φ
∆
là tốc độ biến thiên của từ
thông qua mạch.
ec là suất điện động cảm ứng (V)
Nếu mạch điện là khung dây gồm N
vòng thì:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
bóng đèn?
Dẫn dắt học sinh đi đến nội dung định luật:
• Đèn sáng là do đâu?
• Đèn sáng chứng tỏ điều gì?
Thí nghiệm cho thấy đèn càng sáng hay dòng
điện cảm ứng càng tăng khi ta di chuyển nam
châm càng nhanh.
• Ta đã biết trong mạch có dòng điện cảm ứng
nghĩa là trong mạch tồn tại một suất điện động
cảm ứng, vậy suất điện động cảm ứng này có
mối quan hệ như thế nào với sự thay đổi từ
thông?
Thông báo với học sinh đây là nội dung của
định luật Faraday về cảm ứng điện từ và phát
biểu nội dung chính xác của định luật cho HS:
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch
tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.
nhanh thì bóng đèn càng sáng.
Do từ thông qua mạch thay đổi.
Đèn sáng chứng tỏ có dòng điện
cảm ứng xuất hiện trong mạch.
Suất điện động cảm ứng trong mạch
càng tăng khi từ thông qua mạch
thay đổi càng nhanh.
|ec| = N.
t
∆Φ
∆
Ф là từ thông qua mỗi vòng dây
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
- Dẫn dắt học sinh mô tả định luật bằng biểu
thức toán học và chứng minh biểu thức tổng
quát của định luật:
+ Gọi suất điện động cảm ứng là ec
+ Độ biến thiên từ thông được ký hiệu như thế
nào?
+ Nếu trong thời gian ∆t (đủ nhỏ), từ thông biến
thiên một lượng ∆Ф thì tốc độ biến thiên từ
thông được biểu diễn như thế nào?
+ Hãy viết biểu thức thể hiện được ec tỉ lệ thuận
với tốc độ biến thiên từ thông.
+ Chú ý là ec ở đây phải lấy độ lớn để hai vế
cùng dương
+ Trong hệ SI, k = 1. Hãy viết lại biểu thức.
- Nếu mạch điện là khung dây N vòng thì
|ec| = N.
t
∆Φ
∆
∆Φ
t
∆Φ
∆
ec = k
t
∆Φ
∆
(k > 0)
|ec| =
t
∆Φ
∆
|ec| = N.
t
∆Φ
∆
Gọi Ф* là từ thông qua mạch thì
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
với Ф là từ thông qua diện tích giới hạn bởi một
vòng dây.
Yêu cầu học sinh cùng chứng minh.
Ф* = NФ
∆Ф* = Ф*’ - Ф* = NФ’ – NФ
∆Ф* = N∆Ф
|ec| =
*
t
∆Φ
∆
= N.
t
∆Φ
∆
Giai đoạn 3: Củng cố và mở rộng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhắc lại
+ Khái niệm từ thông, công thức
+ Khái niệm dòng điện cảm ứng, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Suất điện động cảm ứng
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Định luật Lenz
+ Định luật Faraday về cảm ứng điện từ
- Giao bài tập về nhà: bài 4,5,6 trang 188 SGK
Nhắc lại các khái niệm đã học để củng cố và ghi
chép nhiệm vụ về nhà.
- Yêu cầu học sinh tìm một số dụng cụ, máy móc hoạt động dựa trên hiện
tượng cảm ứng điện từ.
( Phần mở rộng này học sinh có thể làm theo nhóm).
- Phát phiếu học tập số 4 và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu trong phiếu
học tập.
1. Cho một cuộn dây đồng hai đầu dây có gắn hai cái đèn LED, một nam
châm vĩnh cửu. Làm cách nào để đèn LED sáng lên, giải thích cách làm.
2. Thả một thanh sắt và một thanh nam châm cùng rơi qua một cuộn dây.
Vật nào rơi qua nhanh hơn, giải thích tại sao?
Học sinh xây dựng các giả thuyết của mình và tìm
cách kiểm chứng các giả thuyết để loại bỏ các giả
thuyết không hợp lý, đưa ra cách tốt nhất và vận
dụng kiến thức đã học để giải thích
Học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra, vận dụng
kiến thức đã có để giải thích hoặc dùng thí
nghiệm để kiểm chứng dự đoán của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………………………………………………………………………………………..…………………………………………………
………………………………………………..……………..………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………..……………………
………………………………………………………………………………..…………
Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Phiếu Học Tập Số 1
Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ
Họ và tên: Lớp:
Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Sims
và ghi nhận các hiện tượng quan sát được
 Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), mở thí nghiệm “cuộn dây cảm
ứng”, chọn dụng cụ chỉ thị là đèn.
 Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Di chuyển nam châm lên xuống bên ngoài cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào? Nếu đèn sáng thì độ sáng của đèn lúc này
như thế nào so với khi di chuyển nam châm xuyên qua cuộn dây?
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Để nam châm ngay phía dưới cuộn dây rồi di chuyển qua lại, sau đó di chuyển lên xuống. Ghi nhận phản ứng của đèn trong
hai trường hợp.
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm số vòng dây. Ghi nhận phản ứng của đèn.
 Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm diện tích các vòng dây bằng cách kéo nút điều khiển ở góc dưới bên phải. Ghi nhận
phản ứng của đèn.
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Mở thí nghiệm “Máy phát điện” và chọn dụng cụ chỉ thị là bóng đèn. Mở vòi nước cho nam châm quay và ghi nhận phản
ứng của đèn.
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Nhận xét: Điều kiện để xuất hiện dòng điện trong ống dây (đèn sáng)
Gợi ý: xét xem khi tiến hành từng thí nghiệm trên thì đại lượng vật lý nào thay đổi
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Phiếu Học Tập Số 2
Chiều của dòng điện cảm ứng
Họ và tên: Lớp:
Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Simulations
và ghi nhận các hiện tượng quan sát được
 Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), chọn thí nghiệm “cuộn dây cảm
ứng”. Chọn hiển thị electron, dụng cụ chỉ thị là bóng đèn.
 Đưa thanh nam châm lại gần cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn.
- Các electron dịch chuyển như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra. Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm
ứng từ của thanh nam châm?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Đưa thanh nam châm ra xa cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn.
- Các electron dịch chuyển như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra. Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm
ứng từ của thanh nam châm?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Từ hai thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về chiều của từ trường ngoài và từ trường do dòng điện trong ống dây sinh ra?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Phiếu Học Tập Số 3
Định luật Faraday về cảm ứng điện từ
Họ và tên: Lớp:
Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Simulations
và ghi nhận các hiện tượng quan sát được
 Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), mở thí nghiệm “cuộn dây cảm
ứng”, chọn dụng cụ chỉ thị là đèn.
 Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây với tốc độ nhanh, chậm khác nhau. Chú ý quan sát độ
sáng tương đối của bóng đèn?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ dịch chuyển nam châm với sự thay đổi độ sáng tương đối của bóng đèn?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Phiếu Học Tập Số 4
(Mở rộng)
Họ và tên: Lớp:
1. Cho một cuộn dây đồng hai đầu dây có gắn hai cái đèn LED, một nam châm vĩnh cửu. Làm cách nào để đèn LED sáng
lên, giải thích cách làm.
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Thả một thanh sắt và một thanh nam châm cùng rơi qua một cuộn dây. Vật nào rơi qua nhanh hơn, giải thích tại sao?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 44 – KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được hiện tượng khúc xạ ánh sáng, chiết suất tỉ đối, tương đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Tìm ảnh của một vật tạo bởi lưỡng chất phẳng bằng phương pháp vẽ hình.
2. Kĩ năng
- Giải các bài tập về hiện tượng khúc xạ.
- Giải thích các hiện tượng liên quan đến bài học.
- Vẽ được đường đi của tia sáng qua hai môi trường trong suốt khác nhau.
3. Giáo dục thái độ
- Hứng thú tìm hiểu về các hiện tượng Vật lý.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án
- Thí nghiệm mô phỏng
2. Học sinh
- Xem lại định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Xem trước bài học và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Giai đoạn 1: Khám phá
Giáo viên phát các phiếu học tập 1, 2, 3 cho học sinh, yêu cầu học sinh mở PhET Simulation “Khuc xa anh sang”
(http://phet.colorado.edu/vi/simulation/bending-light) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng dẫn.
Giai đoạn 2 : Giải thích
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
- Đặt câu hỏi: Vận tốc ánh sáng truyền trong các môi
trường khác nhau thì giống nhau hay khác nhau?
Đúng vậy, ánh sáng truyền trong các môi trường
khác nhau với vận tốc khác nhau. Vận tốc ánh sáng
truyền, trong chân không là lớn nhất (c = 3.108
m/s ),
vận tốc ánh sáng truyền trong các môi trường khác
nhỏ hơn n lần:
Vận tốc ánh sáng truyền
trong các môi trường khác
nhau thì khác nhau.
1. Chiết suất của môi trường
a. Chiết suất tuyệt đối
Tỉ số vận tốc ánh sáng trong môi
trường chân không so với một môi
trường trong suốt bất kỳ gọi là chiết
suất tuyệt đối của môi trường.
c
n
v
=
Chiết suất tuyệt đối của mọi môi
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
c
n
v
=
n này được gọi là chiết suất tuyệt đối của môi
trường.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một hằng
số luôn lớn hơn 1(vì c>v).
Thông báo:
Tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường này so
với môi trường kia gọi là chiết tỉ đối.
2
21
1
n
n
n
=
Hay
1 1
21
2 2
.
v vc
n
v c v
= =
v1, v2 lần lượt là vận tốc ánh sáng trong môi trường 1
và 2.
+ Nếu n > 1, ta nói môi trường 2 chiết quang hơn
môi trường 1.
Nghe giảng
trường luôn lớn hơn 1.
b. Chiết suất tỉ đối
Tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi
trường này so với môi trường kia gọi
là chiết tỉ đối.
2 1
21
1 2
n v
n
n v
= =
v1, v2 lần lượt là vận tốc ánh sáng
trong môi trường 1 và 2.
+ Nếu n > 1, ta nói môi trường 2 chiết
quang hơn môi trường 1.
+ Nếu n < 1, ta nói môi trường 2 kém
chiết quang hơn môi trường 1.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
+ Nếu n < 1, ta nói môi trường 2 kém chiết quang
hơn môi trường 1.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại định luật truyền thẳng
ánh sáng.
Câu hỏi dẫn dắt nếu học sinh không trả lời được:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì đường
truyền của ánh sáng như thế nào?
Vậy trong môi trường trong suốt nhưng không đồng
tính ánh sáng có truyền theo đường thẳng hay
không?
Cho HS thảo luận kết quả trả lời các câu hỏi trong
phiếu học tập số 1. (Mỗi câu hỏi được nêu lên giáo
viên cần gọi vài học sinh khác nhau trả lời để thống
nhất kết quả).
• Chiếu ánh sáng từ đèn laser vào bán trụ D (lăng
kính có tiết diện nửa hình tròn), dịch chuyển đèn để
thay đổi phương truyền của tia sáng chiếu tới lăng
Trong môi trường trong suốt
và đồng tính ánh sáng truyền
đi theo đường thẳng.
Tia sáng khi qua mặt phân
cách giữa hai môi trường
không truyền theo đường
thẳng mà bị gãy.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
trụ. Có nhận xét gì về phương của tia sáng khi qua
mặt phân cách giữa hai môi trường?
Thông báo: HIện tượng các em quan sát được chính
là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vậy hiện tượng
khúc xạ ánh sáng là hiện tượng như thế nào?
Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra định
nghĩa chính xác hơn: Khúc xạ là hiện tượng chùm tia
sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân
cách hai môi trường truyền sáng.
Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa.
- Dẫn dắt học sinh đi đến nội dung định luật khúc xạ
ánh sáng:
• Vẽ hình, giải thích hình vẽ cho học sinh.
+ I: điểm tới
+ SI: tia tới
+ ′N IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I
+ IR: tia khúc xạ
Là hiện tượng ánh sáng khi
đi qua mặt phân cách giữa
hai môi trường thì bị gãy.
Phát biểu định nghĩa hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
Vẽ hình, nghe giảng và ghi
bài.
2. Định nghĩa hiện tượng khúc xạ
ánh sáng
Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng
bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt
phân cách hai môi trường trong suốt
và đồng tính khác nhau.
3. Định luật khúc xạ ánh sáng
+ I: điểm tới
+ SI: tia tới
r
I N
R
i
1
2
I
N′
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
+ i: góc tới; r: góc khúc xạ
+ Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm
tới gọi là mặt phẳng tới.
+ Môi trường 1 là môi trường tới
+ Môi trường 2 là môi trường khúc xạ
+ Mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là mặt
lưỡng chất
Tiếp tục cho HS thảo luận phiếu học tập số 1
• Tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới hay
không?
• Vị trí của tia sáng tới và tia khúc xạ so với pháp
tuyến?
Cho HS thảo luận nội dung phiếu học tập số 2.
• Yêu cầu HS trình bày lại các số liệu mà các em ghi
nhận được.
• Hướng dẫn HS tìm ra mối liên hệ giữa góc tới và
góc khúc xạ:
• Tia khúc nằm trong mặt
phẳng tới
• Tia khúc xạ và tia tới nằm
hai bên so với pháp tuyến.
i 340
500
700
r 220
310
390
+ ′N IN: pháp tuyến với mặt phân
cách tại I
+ IR: tia khúc xạ
+ i: góc tới; r: góc khúc xạ
+ Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp
tuyến tại điểm tới gọi là mặt phẳng
tới.
+ Môi trường 1 là môi trường tới.
+ Môi trường 2 là môi trường khúc
xạ.
+ Mặt phân cách giữa hai môi trường
gọi là mặt lưỡng chất.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Thông thường để xét mối quan hệ giữa hai đại lượng
x và y nào đó, ta sẽ xét tích số hoặc tỉ số giữa hai đại
lượng:
- Nếu tích số xy là hằng số thì hai đại lượng này tỉ lệ
nghịch với nhau.
- Nếu tỉ số
x
y
là hằng số thì hai đại lượng này tỉ lệ
thuận với nhau.
Yêu cầu HS thử tính và nhận xét mối quan hệ giữa i
và r.
• Gợi ý cho HS: Mối quan hệ giữa góc tới và góc
khúc xạ được thể hiện thông qua một hàm số lượng
giác.
Thông báo hằng số này là chiết suất tỉ đối của môi
trường khúc xạ so với môi trường tới. Ký hiệu là n.
Tổng hợp các nhận xét của HS và phát biểu thành
định luật khúc xạ ánh sáng. Đồng thời hướng dẫn HS
i và r không tỉ lệ thuận mà
cũng không tỉ lệ nghịch.
Tính các tỉ số lượng giác theo
gợi ý của giáo viên và rút ra
nhận xét.
Nhận xét:
𝑠𝑖𝑛𝑖
𝑠𝑖𝑛𝑟
= ℎằ𝑛𝑔 𝑠ố
 Định luật
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng
tới.
- Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên
pháp tuyến tại điểm tới.
- Đối với hai môi trường trong suốt
nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin
góc khúc xạ là một hằng số.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
hình thành dạng đối xứng của định luật:
Ta có
sin
sinr
i
n= → 21
sin
sinr
i
n=
Hay 2
1
sin
sinr
ni
n
= 1 2sin sinrn i n⇒ =
Yêu cầu HS sử dụng biểu thức của định luật khúc xạ
ánh sáng để biện luận và nhận xét khi nào tia khúc
xạ lệch gần pháp tuyến hơn tia tới và khi nào thì lệch
xa hơn, có trường hợp nào tia tới đi thẳng không?
Câu hỏi dẫn dắt khi HS chưa làm được:
• n > 1 thì sini như thế nào so với sinr? Khi đó góc i
như thế nào so với góc r? Vậy thì tia khúc xạ và tia
tới, tia nào lệch gần pháp tuyến hơn?
• Tương tự, trường hợp n<1 thì sao?
Dẫn sang phần ảnh của một vật được tạo bởi sự khúc
xạ ánh sáng qua mặt phân cách hai môi trường: Khi
nhìn qua mặt nước, ta thấy ảnh mình trong đó. Mặt
nước là mặt phân cách hai môi trường nước và
sini > sinr => i > r, tia khúc
xạ lệch gần pháp tuyến hơn.
sini < sinr => i < r, tia khúc
xạ lệch xa pháp tuyến hơn.
sini
n
sin r
=
Hay 1 2sin sinrn i n=
Đây là dạng đối xứng của định luật
khúc xạ ánh sáng.
TH đặc biệt:
i = 00
thì r = 00
→ Tia sáng truyền
thẳng.
+ Nếu n > 1, tia khúc xạ đi gần pháp
tuyến hơn tia tới.
+ Nếu n < 1, tia khúc xạ đi xa pháp
tuyến hơn tia tới.
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Tendances (20)

Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập ...
 
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năngPhương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAYĐề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 

En vedette

Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Lee Ein
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu camCòi Chú
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu camCòi Chú
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Nguyễn Bá Quý
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
Bài trình diễn
Bài trình diễnBài trình diễn
Bài trình diễnVi Hà
 

En vedette (9)

Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu cam
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu cam
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
 
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
Bài trình diễn
Bài trình diễnBài trình diễn
Bài trình diễn
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 

Similaire à Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations

Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Garment Space Blog0
 
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...nataliej4
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations (20)

Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAYLuận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
 
PTN8.pptx
PTN8.pptxPTN8.pptx
PTN8.pptx
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
 
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Đề tài: Phần mềm Moodle để dạy thí nghiệm Vật lí, HAY, 9đ
Đề tài: Phần mềm Moodle để dạy thí nghiệm Vật lí, HAY, 9đĐề tài: Phần mềm Moodle để dạy thí nghiệm Vật lí, HAY, 9đ
Đề tài: Phần mềm Moodle để dạy thí nghiệm Vật lí, HAY, 9đ
 
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...
ứNg dụng moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành vật lí lớp ...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...
Vận dụng mô hình phân tích swot khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chấ...
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Dernier

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Dernier (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3 e sử dụng phet simulations

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ ....o0o…. TRẦN YẾN NHI THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ ....o0o…. TRẦN YẾN NHI THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đông Hải Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, thầy cô, bạn bè và người thân. Đến nay tôi đã hoàn thành xong đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, TS. Nguyễn Đông Hải, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình đã luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè tôi, những người luôn quan tâm và ủng hộ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù tôi luôn cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng sẽ không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót. Tôi hi vọng nhận được sự nhận xét góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...........................................................................................1 MỤC LỤC.................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................6 CHƯƠNG MỞ ĐẦU................................................................................7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................10 1.1. Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay...........10 1.2. Giới thiệu về dạy học theo chu trình...............................................................12 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E..........................16 1.3.1. Mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart.......................................16 1.3.2. Mô hình dạy học của John Dewey ...........................................................18 1.3.3. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman...................................19 1.3.4. Chu trình học tập Atkin – Karplus ...........................................................20 1.3.5. Mô hình dạy học theo chu trình BSCS 5E hiện nay.................................21 1.4. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam và trên thế giới ...................................................................................................................25 1.4.1. Điều kiện sử dụng chu trình học tập 5E...................................................25 1.4.2. Thực tế của việc sử dụng chu trình học tập 5E trong dạy học .................25 1.5. Giới thiệu về PhET Simulations.....................................................................26 1.5.1. Đôi nét về PhET Simulations...................................................................26 1.5.2. Lý do giới thiệu về PhET Simulations .....................................................27 1.5.3. Cách sử dụng PhET Simulations..............................................................28 1.6. Kết luận chương 1...........................................................................................30 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS..............................................................31 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................105
  • 5. 3.1. Mục đích của việc tiến hành thực nghiệm sư phạm .....................................105 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................................105 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm....................................................................105 3.3.1. Chuẩn bị .................................................................................................105 3.3.2. Hoạt động trên lớp..................................................................................106 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................................106 3.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm......136 3.5.1. Thuận lợi ................................................................................................137 3.5.2. Khó khăn ................................................................................................137 3.6. Kết luận chương 3.........................................................................................137 KẾT LUẬN...........................................................................................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................140
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Phổ thông : PT Phương pháp : PP Giáo viên : GV Học sinh : HS Giáo dục : GD Trung học phổ thông : THPT Sách giáo khoa : SGK Phương pháp giảng dạy : PPGD
  • 7. CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục của nước ta hiện nay đang không ngừng đẩy mạnh đổi mới cả về phương pháp lẫn nội dung dạy – học, đòi hỏi không chỉ những người làm công tác quản lý giáo dục mà cả giáo viên, học sinh – những người trực tiếp tham gia vào việc thử nghiệm các phương pháp và nội dung mới – cũng phải tích cực, chủ động trong việc đổi mới cách thức tổ chức dạy – học. Nội dung thứ hai trong chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân là: - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao [11]. Chính điều này đã thể hiện rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học. Để nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy quá trình dạy – học đạt hiệu quả ngày càng cao, người giáo viên ngoài việc không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cần biết lựa chọn phương pháp giảng dạy tối ưu [7, tr.9]. Trong công tác giảng dạy đặc biệt là đối với bộ môn Vật lý, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lý trong giờ học là rất cần thiết đối với cả giáo viên và học sinh. Song, với cơ sở vật chất còn hạn chế của một số trường phổ thông hiện nay cộng với thời gian hạn hẹp của một tiết học khiến việc tiến hành thí nghiệm ngay trong giờ lên lớp trở nên rất khó khăn cho cả thầy và trò.
  • 8. Qua quá trình nghiên cứu những lý thuyết về dạy học theo chu trình, tôi nhận thấy việc dạy học theo chu trình có thể phát huy tốt năng lực sáng tạo trong học tập của HS đồng thời kích thích các em tham gia tích cực vào quá trình học tập. Tuy nhiên, mô hình dạy học theo chu trình còn mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Vì những lý do thực tiễn nói trên cũng như mong muốn đóng góp một phần khả năng của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy – học, đồng thời được sự giới thiệu và hướng dẫn của thầy Nguyễn Đông Hải, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3E sử dụng PhET Simulations” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Giới thiệu về dạy học theo chu trình và việc áp dụng dạy học theo chu trình trong trường học ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, giới thiệu một số giáo án mẫu áp dụng dạy học theo chu trình với sự hỗ trợ của PhET Simulations. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình học tập môn Vật lý theo chu trình 3E của học sinh THPT. - Phạm vi nghiên cứu: một số bài học thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về một số phương pháp dạy – học mới, về mô hình dạy học theo chu trình 5E và chu trình 3E. - Tìm hiểu về PhET Simulations và cách sử dụng nó nhằm hỗ trợ cho việc tổ chức dạy học theo chu trình. - Thiết kế tiền trình dạy học một số bài thuộc chương trình Vật lý 11 nâng cao theo chu trình 3E với sự hỗ trợ của PhET Simulations. - Thực nghiệm dạy một số bài đã soạn theo chu trình 3E ở trường phổ thông nhằm đánh giá tình khả thi của mô hình dạy học theo chu trình trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
  • 9. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm 6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm: - Chương mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học Vật lý 11 nâng cao theo chu trình học tập 3E sử dụng PhET Simulations - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Kết luận - Tài liệu tham khảo
  • 10. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương này tôi trình bày các vấn đề sau: - Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay - Giới thiệu về dạy học theo chu trình - Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E - Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam 1.1. Yêu cầu đổi mới PPGD theo hướng tích cực hóa người học hiện nay Dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau một cách thống nhất, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Lý luận dạy – học cũng từ đó xuất hiện hai quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và học sinh: - Dạy – học lấy giáo viên làm trung tâm - Dạy – học lấy học sinh làm trung tâm Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển từ dạy - học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy - học lấy học sinh làm trung tâm diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay vấn đề phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của học sinh là một trong những vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nước ta. Việc này đòi hỏi giáo viên không ngừng nỗ lực hoàn thiện kĩ năng giảng dạy để nâng cao kiến thức cho học sinh, không ngừng phát huy sự sáng tạo của bản thân để có được những mô hình tổ chức dạy – học tiến bộ, những phương pháp giảng dạy mới mẻ mà hiệu quả. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy thúc đẩy những người làm công tác giáo dục tích cực nghiên cứu các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích nhu cầu học tập của học sinh, tăng cường và phát huy tối đa khả năng tư duy của học sinh đồng thời phát triển khả năng phán đoán của HS. Do vậy có rất nhiều mô hình dạy – học cùng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam như phương pháp luận, phương pháp trạm, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… trong đó có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu sau:
  • 11. - Trần Thị Hải, 2009, Hà Nội, Tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” – sách giáo khoa vật lý 11, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. - Huỳnh Thị Kim Thoa, TS. Phạm Thế Dân (hướng dẫn), trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, 2009, Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình Vật lý cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. - Trần Thị Thanh Tâm, TSKH. Lê Văn Hoàng (hướng dẫn), trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, 2009, Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học Vật lý ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. - Đặng Hoàng Thủy Tiên, TS. Đỗ Xuân Hội (hướng dẫn), trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, 2011, Vận dụng mô hình học tập trên cơ sở vấn đề (Problem based learning) vào tổ chức dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lý 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. - Phạm Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (hướng dẫn), trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, 2009, Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý 10 ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. - Trần Thị Xuân, TS. Nguyễn Đình Thước (hướng dẫn), trường Đại học Vinh, 2009, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương “ Động lực học chất điểm” – Vật lý 10 theo chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý. Qua những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy là có rất nhiều phương pháp khác nhau đã và đang được thử nghiệm nhằm kích thích sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, ngoài các phương pháp đã nêu thì
  • 12. mô hình dạy học theo chu trình là mô hình phù hợp và có khả năng đáp ứng được các mục đích trên nhưng hiện nay vẫn chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam và theo hiểu biết của bản thân tôi thì chưa có đề tài nghiên cứu nào có liên quan đến mô hình dạy học theo chu trình. Do đó, trong khóa luận này, tôi sẽ giới thiệu về mô hình dạy học theo chu trình, cụ thể là mô hình dạy học theo chu trình 5E và 3E. 1.2. Giới thiệu về dạy học theo chu trình Dạy học theo chu trình là quá trình dạy học một kiến thức cụ thể được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ riêng cụ thể. Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đã có sự quan tâm đặc biệt đối với mô hình dạy học theo chu trình bởi tính khả thi và tác dụng tích cực của nó trong việc phát triển tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Từ cuối thập niên 80, BSCS (Chương trình nghiên cứu khoa học sinh vật) [11] áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy BSCS 5E nhằm phát triển chương trình giảng dạy và kỹ năng chuyên nghiệp của người GV trong giảng dạy [1, tr.1]. Chu trình học tập 5E là mô hình dạy học theo chu trình bao gồm 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn của mô hình này có một nhiệm vụ cụ thể góp phần giúp cho GV đưa ra sự hướng dẫn chặt chẽ trong quá trình dạy học đồng thời giúp HS tiếp thu một cách có hệ thống các kiến thức về khoa học, công nghệ và hình thành những kỹ năng, thái độ tích cực trong học tập. Đó là 5 giai đoạn sau: - Tham gia (Engagement): Giáo viên giới thiệu một tình huống cụ thể hoặc giới thiệu bài học nhằm kích thích sự tò mò của học sinh đối với kiến thức mới. - Khám phá (Exploration): Học sinh tự tiến hành các thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, quan sát và ghi nhận các hiện tượng diễn ra. - Giải thích (Explanation): Học sinh thảo luận với nhau về kết quả thí nghiệm và những hiện tượng không giải thích được ở giai đoạn Khám phá dưới sự hướng dẫn của GV. Giáo viên gợi ý, giới thiệu, giảng giải về kiến thức mới để học sinh có thể
  • 13. giải thích được những hiện tượng mà họ chưa giải thích được ở giai đoạn khám phá. Đây là lúc học sinh tiếp thu và hình thành kiến thức mới. - Củng cố và mở rộng (Elaboration): Học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào việc giải thích một số hiện tượng tương tự, đưa ra giả thuyết về kết quả của những thí nghiệm có liên quan và trực tiếp làm các thí nghiệm đó để kiểm chứng giả thuyết. - Đánh giá (Evaluation): Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đưa ra nhiều cách giải quyết cho cùng một vấn đề và diễn đạt theo cách của mình. Khi đó giáo viên sẽ quan sát cách mà học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để đánh giá. Ngoài ra, giáo viên cũng cho phép học sinh tự đánh giá. Học sinh tự đánh giá bằng cách trao đổi kiến thức, tự diễn đạt cách giải quyết vấn đề của mình theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Khi dạy bài “Hiện tượng tự cảm” trong chương trình Vật lý lớp 11 nâng cao thì 5 giai đoạn được thực hiện như sau: Giai đoạn 1: Tham gia Vào cuối tiết học trước giáo viên đặt vấn đề cho bài học sau: Khi ta bật công tắc của một hệ thống bóng đèn thì các bóng đèn sẽ sáng lên cùng lúc hoặc khi ta ngắt công tắc thì thông thường các đèn sẽ tắt ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì khi ta bật công tắc, các đèn không sáng cùng lúc cũng như khi ta ngắt công tắc thì đèn không tắt ngay. Nguyên nhân gì đã gây ra hiện tượng này? Hiện tượng này xảy ra trong trường hợp nào? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong bài học ngày hôm sau: bài “Hiện tượng tự cảm”. Giai đoạn 2: Khám phá Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và quan sát các đặc điểm của hiện tượng diễn ra như đã được liệt kê trong phiếu học tập. Học sinh ghi nhận những quan sát này vào phiếu học tập.
  • 14. Thí nghiệm 1 Mắc mạch điện theo sơ đồ: Yêu cầu HS đóng công tắc và chú ý đến sự thay đổi độ sáng 2 bóng đèn. Thí nghiệm 2 Mắc mạch điện theo sơ đồ: Yêu cầu HS ngắt công tắc và chú ý đến sự thay đổi độ sáng 2 bóng đèn. Học sinh tiến hành các thí nghiệm về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và hiện tương tự cảm khi ngắt mạch trong phòng thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm. Với kiến thức ở thời điểm này thì HS không thể giải thích được hai quan sát sau: - Trong thí nghiệm 1: đèn 1 sáng lên trước so với đèn 2.
  • 15. - Trong thí nghiệm 2: đèn D lóe sáng lên rồi mới tắt? Học sinh bắt đầu đưa ra các giả thuyết của mình nhằm giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Giáo viên cần chú ý quan sát, lắng nghe học sinh để kịp thời đặt câu hỏi thăm dò nhằm chuyển hướng điều tra của học sinh khi cần thiết. Giai đoạn 3: Giải thích Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày, thảo luận các kết quả thí nghiệm mà các em quan sát được và cung cấp kiến thức mới để giúp HS giải quyết các vấn đề các em không giải thích được với các kiến thức hiện có. - Giải thích kết quả: GV đặt câu hỏi dẫn dắt: • Khi đóng khóa K thì dòng điện trong mạch tăng hay giảm? • Khi dòng điện tăng lên thì B qua ống tăng hay giảm? • Khi B tăng lên thì từ thông qua ống tăng hay giảm? • Khi từ thông tăng thì điều gì sẽ xảy ra ? • Vậy theo định luật Lenz thì dòng điện cảm ứng này cùng chiều hay ngược chiều với dòng điện trong mạch? Yêu cầu HS giải thích tại sao đèn mắc với cuộn cảm lại sáng lên sau. - Nhận xét câu trả lời và đưa ra cách giải thích chính xác và hoàn chỉnh. • Khi ngắt khóa K, thì bóng đèn như thế nào? • Tương tự thí nghiệm trên, trong mạch khi ngắt khóa K có dòng điện cảm ứng hay không, tại sao? • Dòng điện cảm ứng này cùng chiều hay ngược chiều dòng điện trong mạch? • Yêu cầu HS giải thích hiện tượng này. - Nêu kết luận: Nguyên nhân của các hiện tượng trên đều là do sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng do chính dòng điện trong mạch đó thay đổi. - Thông báo: Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự thay đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
  • 16. Giai đoạn 4: Củng cố và mở rộng Cho HS một số bài tập vận dụng hoặc yêu cầu HS giải thích một số hiện tượng có liên quan. HS phải dự đoán diễn biến và kết quả của các thí nghiệm mới trước khi làm thí nghiệm kiểm chứng. Giai đoạn 5: Đánh giá Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về hiện tượng tự cảm. Đặt câu hỏi : Tại sao em cho rằng đó là hiện tượng tự cảm? Em giải thích hiện tuọng này như thế nào? Quan sát cách học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào việc trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra để đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E Quá trình hình thành và phát triển của chu trình học tập 5E đã kế thừa và phát huy những tinh hoa của một số mô hình dạy học trước đó. Chủ yếu là các mô hình của Johann Friedrich Herbart; John Dewey; Heiss, Obourn và Hoffman; Atkin – Karplus mà tôi sẽ trình bày ngay sau đây. 1.3.1. Mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart Johann Friedrich Herbart là một nhà triết học người Đức nhưng tư tưởng của ông có ảnh hưởng to lớn đến nền giáo dục của nước Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo Herbart mục đích cơ bản của giáo dục là sự phát triển tính cách và quá trình phát triển tính cách xuất phát từ sự thích thú của học sinh [1, tr.5]. Ông cho rằng khái niệm chính là nền tảng để xây dựng nên tri thức. Do đó ông quan tâm nhiều đến vấn đề sự hình thành và phát triển cấu trúc của khái niệm có ảnh hưởng đặc biệt như thế nào đến tích cách của học sinh. Từ các quan điểm của mình, ông đã đưa ra hai ý tưởng làm cơ sở cho dạy học là sự quan tâm và hiểu biết về khái niệm. Theo Herbart, hiệu quả của việc giảng dạy được thể hiện trước hết ở nguyên tắc đầu tiên là sự quan tâm của HS đối với chủ đề mà người GV đưa ra. Ông nhận thấy rằng HS đặc biệt có hai mối quan tâm lớn đối với các chủ đề mà người GV đưa ra: - Họ quan tâm nhiều đến các vấn đề của tự nhiên mà bản thân họ đã từng trải qua, hay có chút ít kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề đó.
  • 17. - Họ thực sự quan tâm đến các vấn đề xã hội có tác động đến họ. Do đó người giáo viên dạy các môn khoa học có thể dựa vào sự ham hiểu biết của học sinh đối với thế giới tự nhiên để dễ dàng truyền đạt các kiến thức khoa học. Hơn nữa người giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các chủ đề hoặc các đối tượng từ thế giới tự nhiên để họ quan sát, tìm hiểu, khám phá nhằm giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết, ấn tượng, cảm giác phong phú về thế giới tự nhiên xung quanh họ. Mô hình của Herbart kết hợp chặt chẽ lợi ích xã hội của trẻ em và sự tương tác của chúng với các cá nhân khác. Theo đó, một mô hình giảng dạy tốt là một mô hình kết hợp chặt chẽ được cơ hội tương tác xã hội giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên. Nguyên tắc thứ hai trong mô hình của Herbart là sự hình thành các khái niệm. Theo Herbart sự nhận thức về các đối tượng, các sự vật, hiện tượng là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để phát triển trí tuệ. Một đề tài quan trọng trong mô hình của Herbart là sự gắn kết các ý tưởng, các ý tưởng mới được đưa ra phải có mối liên hệ với những ý tưởng hiện có. Tổng kết quan điểm của Herbart, ta bắt đầu với các kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của học sinh, những ý tưởng mới liên quan đến các khái niệm mà học sinh đã có. Theo ông, một phương pháp sư phạm tốt cho phép HS tạo được mối liên kết giữa những kiến thức đã có. Mô hình giảng dạy của Herbart gồm 4 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị Trong giai đoạn này người giáo viên cần nắm được những thông tin về nhận thức, kinh nghiệm, vốn sống, kiến thức… đã có của học sinh. - Giai đoạn 2: Trình bày Giáo viên đưa ra gợi ý, hướng dẫn, đặt ra một tình huống, một vấn đề, giới thiệu một kiến thức mới… thông qua các công cụ hỗ trợ giảng dạy để dẫn dắt HS tìm kiếm mối liên hệ giữa kiến thức mới với những kiến thức đã có trước đây.
  • 18. - Giai đoạn 3: Khái quát Giáo viên giải thích các ý tưởng mà học sinh đưa ra và giảng giải những vấn đề mà học sinh không thể tự giải quyết được. - Giai đoạn 4: Ứng dụng Giáo viên đặt ra yêu cầu, cung cấp những tình huống… để học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình bằng cách áp dụng các kiến thức đã học vào những tình huống mới, hoàn cảnh mới. 1.3.2. Mô hình dạy học của John Dewey John Dewey là nhà giáo dục người Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên dạy các môn khoa học. Việc sớm bị ảnh hưởng bởi các vấn đề có liên quan đến khoa học đã giải thích rõ ràng mối liên kết chặt chẽ giữa tư duy và các yêu cầu về khoa học của John Dewey [1, tr.6]. Trong tác phẩm How We Think (1910, 1933), ông mô tả quá trình hình thành tư duy qua 5 giai đoạn: - Xác định vấn đề - Lưu ý các điều kiện có liên quan tới vấn đề đã xác định ở giai đoạn trước - Xây dựng giả thuyết để giải quyết vấn đề - Đề xuất các giải pháp - Kiểm tra các giải pháp đã đề xuất và xác định giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề Trong tác phẩm Democracy and Education (1916) Dewey tiếp tục mô tả mối quan hệ giữa kinh nghiệm và tư duy. Ông tóm tắt những đặc điểm chính của kinh nghiệm phản xạ như sau: - Sự nghi nhờ, vướng mắc xuất hiện trong một điều kiện thiếu thông tin về một vấn đề nào đó - Nhu cầu muốn giải quyết những vướng mắc, đưa ra các dự đoán - Kiểm tra, khảo sát, phân tích những dự đoán để làm rõ vấn đề - Xây dựng giả thuyết cho những kết quả phân tích được nhằm làm cho các kết quả đó chính xác và phù hợp hơn nữa
  • 19. - Một trong các giả thuyết sẽ được áp dụng cho vấn đề hiện tại. Do đó, cần phải công khai việc kiểm tra các giả thuyết để mang lại kết quả như mong đợi. Những điều này thể hiện hàm ý của Dewey về một cách tiếp cận giảng dạy là dựa vào kinh nghiệm và tư duy phản ánh. Năm 1938, báo cáo Science in General Education thể hiện tư tưởng của Dewey về tư duy phản xạ thông qua mô hình dạy học bao gồm 6 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tình huống có vấn đề Giáo viên trình bày một nội dung chứa đựng tình huống mà học sinh cảm thấy có vấn đề, không thể giải quyết ngay được nhưng có mong muốn giải quyết. - Giai đoạn 2: Làm rõ vấn đề Giáo viên giúp học sinh xác định vấn đề cần giải quyết. - Giai đoạn 3: Xây dựng giả thuyết Giáo viên cung cấp cho học sinh các cơ hội và điều kiện để họ hình thành các giả thuyết và cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa tình huống có vấn đề và các kiến thức sẵn có. - Giai đoạn 4: Kiểm tra giả thuyết Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm khác nhau bao gồm cả các thí nghiệm tưởng tượng và các thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng giả thuyết. - Giai đoạn 5: Duyệt lại các giả thuyết Giáo viên cung cấp cho học sinh các phép thử để kiểm chứng giả thuyết và kết quả của quá trình này là làm cho HS nhận ra đâu là giả thuyết được chấp nhận. - Giai đoạn 6: Thực thi giải pháp Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra kết luận của họ về giả thuyết và khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Đến năm 1950, nhiều sách khoa học của Mỹ đã dựa vào chu trình học tập của Dewey để biên soạn. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman. 1.3.3. Chu trình học tập của Heiss, Obourn và Hoffman. Dựa vào mô hình giảng dạy của John Dewey, Heiss, Obourn và Hoffman đã thiết kế một chu trình học tập gồm 4 giai đoạn như sau:
  • 20. - Giai đoạn 1: Khám phá bài học Học sinh quan sát những sự kiện có tính chất minh họa do giáo viên cung cấp rồi đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề sau đó đề xuất giả thuyết để trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề đó, cuối cùng là lập kế hoạch để kiểm chứng. - Giai đoạn 2: Bắt đầu nhận thức Học sinh tiến hành kiểm tra giả thuyết theo phương án đã đưa ra, thu thập kết quả, giải thích và đúc kết thành một kết luận. - Giai đoạn 3: Tổ chức quá trình tiếp thu kiến thức Học sinh chuẩn bị các bản phác thảo, kết quả, các tóm tắt của các lần kiểm chứng và làm bài kiểm tra. - Giai đoạn 4: Ứng dụng Học sinh ứng dụng những thông tin, khái niệm, kỹ năng vừa học được vào các tình huống mới. 1.3.4. Chu trình học tập Atkin – Karplus Trong những năm cuối của thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60, kỷ nguyên của những cải cách về chương trình giảng dạy, các mô hình giảng dạy được phổ biến rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo phong trào cải cách. Trong bài báo nổi tiếng thời đó mà bây giờ trở nên kinh điển Messing About in Science (1965), David Hawkins mô tả về một mô hình giảng dạy có sử dụng những biểu tượng hình tròn, tam giác và hình vuông. Thông thường những biểu tượng được dùng có tác dụng đại diện cho các giai đoạn của một mô hình giảng dạy. Các mô hình do David Hawkins mô tả cung cấp các cách tiếp cận có hệ thống mà không cần hướng dẫn đối với các nghiên cứu phát triển chương trình giảng dạy . Robert Karplus là nhà vật lý lý thuyết tại trường đại học California – Berkeley. Ông rất quan tâm đến việc giáo dục khoa học vào cuối những năm 50. Chính sự quan tâm của ông đã dẫn tới việc thăm dò khả năng tư duy và giải thích các hiện tượng tự nhiên của trẻ em. Năm 1961, Karplus bắt đầu liên kết tâm lý học phát triển của Jean Piaget với việc thiết kế các tài liệu giảng dạy và việc giảng dạy các môn khoa học.
  • 21. Năm 1961, tại trường đại học Illimois, J. Myron Atkin đã chia sẻ các ý tưởng của Karplus về việc giảng dạy khoa học cho trẻ em [1, tr.7]. Cuối cùng, họ hợp tác với nhau trong mô hình Guided Discovery. Karplus tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của mình và mô hình giảng dạy mà ông đã kiểm chứng bởi những tài liệu khác nhau và quan sát phản ứng của HS tiểu học. Đến năm 1967, Robert Karplus và đồng nghiệp của ông là Herbert đưa ra mô hình giảng dạy khoa học gồm 3 giai đoạn của chu trình học tập SCIS (Science Curriculum Improverment Study) là thăm dò, sáng chế, khám phá. - Giai đoạn thăm dò học sinh thu thập được những kiến thức ban đầu về hiện tượng cần tìm hiểu. - Giai đoạn sáng chế học sinh được giới thiệu thêm các điều kiện, đặc điểm mới có liên quan đến các khái niệm nói về hiện tượng đang tìm hiểu. - Giai đoạn khám phá học sinh ứng dụng các khái niệm phát hiện được ở giai đoạn trên vào những tình huống mới, những hoàn cảnh mới tương tự. Chu trình dạy học SCIS được sử dụng như một cơ sở lý thuyết dùng trong giảng dạy. Ngoài ra, mô hình này cũng đã được áp dụng thành công trong các hệ thống giáo dục khác nhau. 1.3.5. Mô hình dạy học theo chu trình BSCS 5E hiện nay Vào giữa những năm 1980, BSCS nhận được tài trợ từ tập đoàn IBM (International Business Machines) để tiến hành nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các chi tiết kỹ thuật cho một chương trình giảng dạy khoa học và sức khỏe mới cho một trường tiểu học. Mô hình BSCS 5E là một trong những kết quả của quá trình nghiên cứu này [1, tr.1]. Mô hình BSCS 5E là mô hình mẫu dùng để thiết kế chương trình giảng dạy ở nhiều cấp độ. Người giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các giai đoạn của mô hình cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy, có thể áp dụng để thiết kế chương trình giảng dạy cho cả một năm, cho một chương hay cho từng bài giảng. Mô hình này bao gồm 5 giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ cụ thể riêng biệt, có hình thức khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau tùy theo ý đồ sử dụng của người giáo viên.
  • 22. - Giai đoạn 1: Tham gia (Engagement) Trong giai đoạn này, học sinh bắt đầu tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức. Họ cần phải tập trung tinh thần vào một vấn đề, một đối tượng, một sự kiện cụ thể. Người giáo viên cần đưa ra một tình huống cụ thể, từ đó gợi ý để học sinh nhận ra vấn đề ở đây là gì, kích thích sự tò mò của học sinh đối với vấn đề đó, gợi cho học sinh nhớ lại những kiến thức cũ cần thiết để giải quyết vấn đề này. Nhiệm vụ của học sinh trong giai đoạn này là phải tạo được một sợi dây liên kết giữa những kiến thức cũ và vấn đề cần giải quyết. Học sinh sẽ thường xuyên bật ra những câu hỏi như: Tại sao điều này lại xảy ra? Cái gì ở đây ta đã biết rồi? Cái gì chưa biết? Làm thế nào để biết?... Theo tâm lý học và theo Herbart, con người sẽ lĩnh hội kiến thức tốt nhất khi họ có hứng thú đối với phần kiến thức đó. Vì vậy trong giai đoạn này vai trò của người giáo viên là cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái, hấp dẫn để lôi cuốn được sự tò mò, ham thích của học sinh vào bài dạy của mình. Để làm được điều này người giáo viên cần phải đặt ra những yêu cầu vừa sức dành cho học sinh, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể kèm với một số hướng dẫn cần thiết nhằm kích thích mong muốn khám phá, chinh phục khó khăn, giải quyết vấn đề, thu nhận kiến thức mới của học sinh. Khi đó động cơ học tập của HS chính thức được khởi động. Họ có thể sẽ nhận biết được mục tiêu bài học ngay ở giai đoạn này. - Giai đoạn 2: Khám phá (Exploration) Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình, học sinh cần phải tích cực, chủ động khám phá vấn đề đã được xác định ở giai đoạn tham gia. Trong giai đoạn này học sinh tiến hành thí nghiệm để khảo sát các đối tượng, quan sát các hiện tượng diễn ra và ghi nhận kết quả thí nghiệm, trong đó có những hiện tượng mà học sinh không thể giải thích được bằng kiến thức hiện có. Vì vậy, nhiệm vụ của học sinh là ghi chép cẩn thận những điều các em quan sát được, đặc biệt là những hiện tượng không giải thích được để mang vào lớp thảo luận với các bạn.
  • 23. Giáo viên có vai trò định hướng cho học sinh, chỉ cho học sinh biết các em cần phải chú ý đến điều gì, quan sát cái gì… khi tiến hành thí nghiệm. - Giai đoạn 3: Giải thích (Explanation) Sau khi hoàn thành giai đoạn khám phá, học sinh bắt đầu hoạt động thảo luận với những học sinh khác trong lớp. Khi đó mỗi học sinh sẽ vận dụng toàn bộ kiến thức, khả năng diễn đạt để trình bày lại kết quả thí nghiệm, cách giải thích của riêng mình cho giáo viên và các học sinh khác về hiện tượng mà mình đã ghi nhận được khi tiến hành thí nghiệm. Sau đó, học sinh sẽ cùng trao đổi, tranh luận với nhau và lắng nghe gợi ý của giáo viên để đưa ra cách giải thích đúng đắn nhất hoặc tiếp nhận giải trinh của giáo viên về vấn đề đang thảo luận. Thông qua hoạt động này học sinh sẽ dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức mới. Người giáo viên có nhiệm vụ như một nhà tư vấn, dẫn dắt học sinh giải thích các hiện tượng, xây dựng các kiến thức mới thông qua quá trình thảo luận của các em. Giáo viên cần tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tự giải thích trước khi giảng giải và đúc kết thành những kiến thức mới. Ngoài ra, trong giai đoạn này người giáo viên có thể kích thích và phát triển kỹ năng trao đổi, giải thích vấn đề của HS. - Giai đoạn 4: Củng cố và mở rộng (Elaboration) Học sinh vận dụng những kiến thức mà họ đã tích lũy được vào những tình huống tương tự, dự đoán diễn biến của hiện tượng mới, đề xuất các giả thuyết và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và đưa ra những kết luận hợp lý từ những kết quả thu được. Người giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh áp dụng hoặc mở rộng các định nghĩa, khái niệm, cách giải thích đã học vào các tình huống tương tự. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tích chất thăm dò giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng: Điều gì em đã biết? Em cho rằng điều gì sẽ xảy ra? Tại sao em lại nghĩ rằng…? Đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng các kiến thức đã có để giải quyết những tình huống mới và diễn đạt lại theo cách của mình, ủng hộ học sinh đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau đối với cùng một vấn đề.
  • 24. - Giai đoạn 5: Đánh giá (Evaluation) Đây là cơ hội quan trọng để học sinh sử dụng những kỹ năng đã có của mình. Giai đoạn này được tiến hành thường xuyên nhưng không tách rời với các giai đoạn trên mà được xen lẫn, lồng ghép vào từng giai đoạn để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, đánh giá được trình độ của họ. Giáo viên cho phép học sinh tự đánh giá, nhận xét quá trình học tập và kỹ năng xử lý vấn đề khi tham gia hoạt động nhóm. Để đánh giá được kiến thức và kỹ năng mà học sinh đạt được, người giáo viên cần quan sát cách học sinh vận dụng các kiến thức mới. Khi đánh giá giáo viên nên đưa ra các câu hỏi mở như: Tại sao em lại nghĩ như vậy? Chúng ta biết gì về vấn đề này? Chúng ta có được những dữ kiện nào có liên quan? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Trong giai đoạn này còn có cả việc học sinh tự đánh giá kiến thức cũng như sự tiến bộ của chính mình bằng cách chia sẻ kiến thức với người khác, giải quyết các câu hỏi mở, diễn đạt cách hiểu của mình về một vấn đề theo nhiều cách. Như vậy so với chu trình giảng dạy SCIS thì mô hình BSCS xuất hiện thêm hai giai đoạn mới là giai đoạn tham gia và giai đoạn đánh giá. Tóm lại, mô hình BSCS 5E hay các mô hình đã có trước đó đều có đặc điểm chung là có sự phân chia quá trình dạy học thành nhiều giai đoạn nhỏ, đều xuất phát từ nhu cầu giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Tuy vậy mỗi mô hình mới ra đời đều có sự hoàn thiện hơn so với mô hình trước đó. Trong mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart, giáo viên là người chủ động. Giáo viên dựa vào hiểu biết của mình về học sinh để đặt ra vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết, đặt ra tình huống mới để học sinh vận dụng kiến thức. Tiến thêm một bước so với mô hình dạy học của Johann Friedrich Herbart, ở mô hình dạy học của John Dewey người giáo viên không đặt ra vấn đề cho học sinh, người giáo viên chỉ trình bày một nội dung trong đó chứa đựng vấn đề mà họ muốn học sinh nhận ra và giải quyết được, yêu cầu học sinh phải nhận ra được vấn đề đó và xây dựng cách giải quyết nó. Kế thừa mô hình này, Heiss, Obourn và Hoffman đưa ra mô hình mới, trong mô hình này học sinh không chỉ xác định vấn đề mà còn đề xuất giả thuyết đề
  • 25. giải quyết vấn đề và kiểm chứng giả thuyết đó, đồng thời dựa vào những kết quả thu được, học sinh còn đúc kết thành những kết luận. Sau đó thông qua sự kiểm tra, tổng kết của giáo viên học sinh sẽ thu nhận được những kiến thức mới và đem áp dụng vào các tình huống tương tự. Mặc dù mô hình BSCS 5E được hình thành và phát triển dựa trên những mô hình đã có trước đó nhưng với sự đổi mới không ngừng theo hương tích cực nhất thì mô hình ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn. Cho đến nay thì mô hình này đã được áp dụng trong việc xây dựng chương trình giảng dạy ở phổ thông cũng như đại học tại nhiều quốc gia trên thế giới [8] và trở thành chương trình cốt lõi nhất của BSCS. 1.4. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng chu trình học tập 5E ở Việt Nam và trên thế giới 1.4.1. Điều kiện sử dụng chu trình học tập 5E - Phòng thí nghiệm được trang bị tốt, đầy đủ các thiết bị - HS có thái độ tích cực và chủ động trong suốt quá trình làm việc. - Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, phong cách giao tiếp tốt. 1.4.2. Thực tế của việc sử dụng chu trình học tập 5E trong dạy học  Trên thế giới: Tính đến đầu năm 2006, trên thế giới có: - Hơn 235.000 giáo án được thiết kế và áp dụng vào giảng dạy. - Hơn 97.000 bài báo và minh họa của các trường đại học về việc sử dụng mô hình dạy học theo chu trình 5E trong chương trình học của họ. - Hơn 73.000 minh họa về những tài liệu được phát triển thông qua việc sử dụng mô hình 5E. - Hơn 131.000 dẫn chứng về chương trình đào tạo GV có sử dụng mô hình 5E. - Có ít nhất 3 tiểu bang của Mỹ ủng hộ mạnh mẽ và cho phép áp dụng mô hình 5E trong trường học: Texas, Connecticut và Maryland [1, tr.1].  Ở Việt Nam: Thuận lợi: - GV hăng hái với việc đổi mới phương pháp giáo dục. - HS tò mò đối với các tiết học được áp dụng phương pháp mới. - HS thích học với các thí nghiệm và dụng cụ trực quan
  • 26. Khó khăn: - Đa số các trường học ở Việt Nam có cơ sở vật chất không đầy đủ, phòng thí nghiệm còn thiếu trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. - Để khắc phục những khó khăn đó, giáo viên và học sinh có thể tự làm dụng cụ thí nghiệm phù hợp với bài học, tìm kiếm các công cụ thí nghiệm ảo thông qua mạng internet… Sau khi phân tích tình hình sử dụng và điều kiện sử dụng phương pháp dạy học theo chu trình ở Việt Nam tôi thấy chúng ta có thể áp dụng được phương pháp này vì đã có những công cụ hỗ trợ thí nghiệm ảo như: PhET Simulations, Crocodile physics, Flash và nhiều công cụ khác nhưng trong khuôn khổ luận văn này tôi chỉ sử dụng PhET Simulations và Flash. Hiện nay, do giới hạn về thời gian lên lớp và cũng là để tinh giản chu trình học tập nhằm tránh sự mệt mỏi, nhàm chán cho HS thì nhiều trường học trên thế giới đã tinh gọn chu trình 5E thành chu trình 3E. So với chu trình 5E thì trong chu trình 3E, các giai đoạn Tham gia (Engagement) và Khám phá (Exploration) được gộp chung thành giai đoạn Khám phá (Exploration), đồng thời các giai đoạn Củng cố và mở rộng (Elaboration) và Đánh giá (Evaluation) cũng được gộp chung thành giai đoạn Mở rộng (Elaboration). Tóm lại, chu trình học 3E bao gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Khám phá Giai đoạn 2: Giải thích Giai đoạn 3: Củng cố và mở rộng Theo tôi, chu trình 3E là khả thi và đơn giản cho việc thực hiện hơn là chu trình 5E. Do đó, tôi đã soạn một số giáo án dạy – học theo chu trình 3E mà tôi sẽ trình bày ở chương tiếp theo. 1.5. Giới thiệu về PhET Simulations 1.5.1. Đôi nét về PhET Simulations PhET là viết tắt của cụm từ tiếng anh Physics Education Technology project. Sims là viết tắt của từ Simmulations.
  • 27. Vì lúc đầu nhóm phát triển dự án này chỉ tập trung vào các mô phỏng Vật lý, sau này họ mới mở rộng sang các lĩnh vực khác như Hóa, Sinh, Toán, Vật lý địa cầu… do đó tên nhóm được giữ lại cho đến bây giờ. PhET cung cấp các mô phỏng về các hiện tượng Vật lý vui và có tính tương tác như game phi thuyền hạ cánh, game mê lộ, mô phỏng các trạng thái của vật chất…Với những mô phỏng thú vị và mang tính chất trực quan, PhET Simulations giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa các hiện tương Vật lý trong thế giới thật và các định luật khoa học cơ bản, đồng thời khắc sâu nhận thức của HS về thế giới Vật lý [http://phet.colorado.edu/vi/about]. Các mô phỏng của PhET giúp HS thấy được những hiện tượng mà bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát được. Học sinh sẽ có cơ hội thực hiện các thao tác thí nghiệm trên mô phỏng bằng cách sử dụng chuột máy tính để điều khiển các công cụ. Đôi khi trên các mô phỏng có các dụng cụ như điện kế, thước, đồng hồ… giúp HS tìm hiểu định lượng thông qua việc tác động đến các dụng cụ đo và thu được kết quả ngay lập tức. Việc này giúp HS nhận được kết quả chính xác hơn khi tiến hành thí nghiệm trực tiếp, cũng như hình dung được một cách rõ ràng hơn về một hiện tượng Vật lý nào đó. PhET Simulations được dịch ra hơn 60 thứ tiếng trên thế giới trong đó có tiếng Việt và cho đến nay đã có hơn sáu mươi triệu lượt sử dụng từ hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới. Một điều đặc biệt quan trọng là tất cả các PhET Simulations đều được thử nghiệm rộng rãi bởi các GV ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới và được cung cấp miễn phí. Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng đều có thể tải trực tiếp từ website của nhóm PhET theo địa chỉ http://PhET.colorado.edu 1.5.2. Lý do giới thiệu về PhET Simulations Ngoài công cụ hỗ trợ thí nghiệm ảo là PhET Sims thì còn có Flash, Crocodile Physics…Tuy trong quá trình thực hiện đề tài tôi có sử dụng cả PhET Sims, Flash, video, Power Point do bộ thí nghiệm PhET Sims chưa đầy đủ nhưng ở Việt Nam thì PhET Sims còn lạ lẫm và ít người biết. Trong khi đó Flash hoặc Crocodile Physics
  • 28. thì được nhiều người biết đến, thâm chí sử dụng khá thành thạo. Mặt khác, nhu cầu học tập gắn liền với những thí nghiệm để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy – học ngày một cao tuy nhiên không phải ở đâu cũng đủ điều kiện để tiến hành các thí nghiệm để thực hiện các giai đoạn thăm dò và củng cố theo chu trình 3E. Vì vậy trong phạm vi đề tài tôi chỉ giới thiệu về PhET Sims. 1.5.3. Cách sử dụng PhET Simulations Ngay khi truy cập vào địa chỉ http://PhET.colorado.edu ta có thể chọn ngôn ngữ phù hợp với mình, ví dụ chọn tiếng Việt. Trong mục các mô phỏng có các mô phỏng về lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý địa cầu, Toán.
  • 29. Khi chọn một mô phỏng bất kỳ để xem, ví dụ chọn mô phỏng Vật lý thuộc phần cơ học là cân bằng - Mỗi mô phỏng đều có thể chạy online hoặc download về máy để sử dụng sau. - Tài nguyên dùng cho việc dạy học Phần này chứa đựng một số gợi ý dành cho giáo viên để có thể sử dụng tốt mô phỏng trong quá trình giảng dạy: những nội dung chính, mục tiêu của bài học và kinh nghiệm của những GV đã sử dụng thành công, những giáo án đã được sử dụng cùng với một vài mô phỏng có liên quan. Ngoài ra GV cũng có thể đăng ký ý tưởng, sáng kiến hoặc công trình của mình.
  • 30. 1.6. Kết luận chương 1 Trong chương này tôi trình bày cơ sở lý thuyết về chu trình học tập 5E và 3E, quá trình hình thành, phát triển và điều kiện sử dụng mô hình dạy học theo chu trình, cơ sở thực tiễn của việc áp dụng mô hình dạy học theo chu trình 5E, 3E trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài ra, trong chương này tôi cũng đã giới thiệu đến những người làm công tác giảng dạy một công cụ hỗ trợ dạy học mới. Đó là PhET Simulations, một công cụ có thể kết hợp tốt với mô hình dạy học theo chu trình. Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy rằng mô hình dạy học theo chu trình có thể áp dụng tốt ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nói riêng và của cả nước nói chung.
  • 31. CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO CHU TRÌNH HỌC TẬP 3E SỬ DỤNG PHET SIMULATIONS Trong chương này tôi trình bày một số giáo án soạn theo chương trình sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao áp dụng chu trình học tập 3E với sự hỗ trợ của PhET Simulations, gồm các bài học: - Bài 38. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng - Bài 44. Khúc xạ ánh sáng - Bài 45. Phản xạ toàn phần - Bài 47. Lăng kính BÀI 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa và đơn vị của từ thông. - Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch kín. - Trình bày được định luật Lenz, định luật Faraday về cảm ứng điện từ. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
  • 32. 2. Kĩ năng - Giải các bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ. - Áp dụng định luật Lenz tìm chiều dòng điện cảm ứng. 3. Giáo dục thái độ - Tò mò, thắc mắc về các hiện tượng Vật lý - Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng bài học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án - Phiếu học tập - Các thí nghiệm mô phỏng, minh họa, hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tham gia vào bài giảng. 2. Học sinh - Xem bài trước - Ôn lại các kiến thức về dòng điện, suất điện động. - Thực hiện các yêu cầu của phiếu học tập trước khi đến lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ - Nêu khái niệm từ trường và các tích chất của từ trường.
  • 33. - Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Trình bày khái niệm cảm ứng từ và viết công thức tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây tròn có mang dòng điện. Hoạt động 2 Thực hiện bài giảng theo chu trình 3E Giai đoạn 1: Khám phá Giáo viên phát phiếu học tập 1, 2 và 3 cho học sinh, yêu cầu học sinh mở PhET simulation “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng dẫn. Giai đoạn 2: Giải thích Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: - Chúng ta đã biết điện có khả năng sinh ra từ. Vậy từ có sinh ra được điện hay không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc này. Chúng ta bắt đầu chương mới: Chương V – Cảm Ứng Điện Từ. Bài 38 – Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ. Suất Điện Động Cảm Ứng Đầu tiên các em hãy chia sẻ kết quả thí nghiệm mà các em thực hiện được bằng cách sử Thảo luận các câu hỏi trong phiếu Chương V – Cảm Ứng Điện Từ Bài 38 – Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ. Suất Điện Động Cảm Ứng I.Thí nghiệm Nhận xét: Dòng điện trong mạch xuất hiện khi có một trong 3 điều kiện sau:
  • 34. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản dụng PhET Simulation mà cô đã giao cho các em hôm trước. - Cho học sinh thảo luận kết quả trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. (Mỗi câu hỏi được nêu lên giáo viên cần gọi vài học sinh khác nhau trả lời để thống nhất kết quả). • Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào? • Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì? • Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào? • Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì? • Độ sáng của đèn lúc này như thế nào so với khi di chuyển nam châm xuyên qua cuộn dây? • Để nam châm ngay phía dưới cuộn dây rồi di học tập số 1. Trình bày ý kiến theo quan điểm cá nhân hoặc theo nhóm, đưa ra lời giải thích cụ thể cho mỗi câu hỏi, nêu lên vấn đề không giải quyết được, lắng nghe ý kiến phản hồi từ các bạn khác và giáo viên. Đèn sáng. Trong mạch có dòng điện. Đèn sáng. Trong mạch có dòng điện. Đèn sáng yếu hơn. - Độ lớn cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi - Diện tích giới hạn bởi mạch kín thay đổi - Chiều cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi
  • 35. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản chuyển qua lại, sau đó di chuyển lên xuống. Ghi nhận phản ứng của đèn trong hai trường hợp (lưu ý: di chuyển với biên độ nhỏ) • Đèn không phát sáng chứng tỏ có dòng điện trong mạch không? • Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm số vòng dây. Ghi nhận phản ứng của đèn. • Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì? Giáo viên dẫn dắt: Trong các trường hợp trên ta thấy rằng khi ta dịch chuyển nam châm xuyên qua lòng cuộn dây hoặc ta thay đổi số vòng dây thì đèn sáng hay nói cách khác là khi đó trong mạch xuất hiện một dòng điện. Như vậy nguyên nhân nào đã làm xuất hiện một dòng điện trong mạch? Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao nam châm dịch chuyển xuyên qua lòng cuộn dây Đèn không sáng. Trong mạch không có dòng điện. Đèn sáng Trong mạch có dòng điện. Do ta dịch chuyển nam châm xuyên qua lòng cuộn dây và tăng giảm số vòng dây mà trong mạch xuất hiện dòng điện.
  • 36. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản hoặc thay đổi số vòng dây thì trong mạch xuất hiện dòng điện? • Có cái gì ở đây đã thay đổi khi ta thực hiện các thao tác dịch chuyển nam châm hoặc thay đổi số vòng dây? Nếu học sinh chưa trả lời được giáo viên tiếp tục đặt các câu hỏi gợi ý: • Xung quanh nam châm tồn tại cái gì? • Từ trường này được biểu diễn bằng hình ảnh nào? • Vậy khi cô đưa nam châm lại gần, ra xa ống dây thì số đường sức từ xuyên qua ống dây có khác nhau không? • Số đường sức từ thay đổi hay nói cách khác đại lượng nào thay đổi? • Khi ta tăng hoặc giảm số vòng dây thì từ trường có thay đổi theo hay không? Tại sao? Học sinh không trả lời được. Xung quanh nam châm có từ trường. Tử trường được biểu diễn bằng các đường sức từ. Trong các trường hợp trên thì số đường sức từ xuyên qua ống dây bị thay đổi. Khi số đường sức tử thay đổi thì từ trường thay đổi. Tăng hoặc giảm số vòng dây thì từ trường cũng thay đổi theo. Vì ta có:
  • 37. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Như vậy nguyên nhân thật sự làm xuất hiện dòng điện trong mạch là gì? Bây giờ ta tiếp tục với câu hỏi tiếp theo trong phiếu học tập. • Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm diện tích các vòng dây bằng cách kéo nút điều khiển ở góc dưới bên phải. Ghi nhận phản ứng của đèn. • Đèn phát sáng chứng tỏ điều gì? Mở thí nghiệm “Máy phát điện” và chọn dụng cụ chỉ thị là bóng đèn. Mở vòi nước cho nam châm quay và ghi nhận phản ứng của đèn. Nam châm quay thì cái gì thay đổi? Bống dây 7 4 .10 N I l π − = Trong đó N là số vòng dây. N thay đổi dẫn tới B thay đổi. Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện trong mạch là do cảm ứng từ B thay đổi. Đèn sáng. Trong mạch có dòng điện. Chiều của cảm ứng từ thay đổi.
  • 38. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản • Ở hai tình huống trên, theo các em nguyên nhân nào làm xuất hiện dòng điện trong mạch? • Từ các nhận xét trên theo các em điều kiện để xuất hiện dòng điện trong ống dây là gì? Nhận xét câu trả lời của học sinh, đưa ra kết luận đầy đủ và hoàn chỉnh: Dòng điện trong mạch xuất hiện khi có một trong 3 điều kiện sau: - Độ lớn cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi - Diện tích giới hạn bởi mạch kín thay đổi - Chiều cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi Như vậy, chỉ cần 1 trong 3 điều kiện trên xảy ra thì trong mạch xuất hiện dòng điện. Để mô tả cả 3 điều kiện trên, người ta đưa ra khái niệm từ thông. Vậy từ thông là gì? Được tính như thế nào? Có đặc điểm gì? Để biết được những điều Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện trong mạch là do diện tích vòng dây thay đổi và chiều cảm ứng từ thay đổi. Điều kiện để xuất hiện dòng điện trong ống dây là: - Cảm ứng từ thay đổi - Diện tích vòng dây thay đổi - Chiều cảm ứng từ thay đổi II. Từ thông - Xét một mp diện tích S đặt trong từ trường đều B  . Vector pháp tuyến n  của S được chọn tùy ý. Gọi (B;n)α =   - Từ thông qua diện tích S được định nghĩa là: Ф = Bscosα
  • 39. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản này ta tiến hành các khảo sát sau đây: - Xét một mặt phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B  , vector pháp tuyến n  của S được chọn tùy ý, gọi (B;n)α =   . Từ thông qua diện tích S được định nghĩa là: Ф = BScosα - Vậy khi nào từ thông dương và khi nào từ thông âm? - Dẫn dắt học sinh lý luận theo góc α để đưa ra câu trả lời. α = 0 => cosα = ? => Ф ? 0 α = π => cosα = ? => Ф ? 0 0 ≤ α < π/2 => cosα ? 0 : Ф ? 0 π/2 < α ≤ π => cosα ? 0 : Ф ? 0 Vậy khi nаo Ф > 0 và khi nào Ф < 0 ? Lưu ý: Khi α = 0 thì Фmax=BS - Thông báo: Đơn vị từ thông là Wb (Vê-be). - Nghe giảng, ghi bài. α = 0 => cosα = 1 => Ф > 0 α = π => cosα = -1 => Ф < 0 0 ≤ α < π/2 => cosα >0 : Ф > 0 π/2 < α ≤ π => cosα <0 : Ф < 0 Vậy: Khi 0 ≤ α < π/2 : Ф > 0 Khi π/2 < α ≤ π : Ф < 0 0 ≤ α < π/2 : Ф > 0 π/2 < α ≤ π : Ф < 0 Khi α = 0 thì Фmax=BS - Đơn vị từ thông là Wb (Vê-be), 1Wb = 1T.1m2 n α B α
  • 40. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Nếu cho cosα = 1, B = 1T, S = 1m2 thì: 1Wb = 1T.1m2 - Liên hệ giữa khái niệm từ thông với nhận xét của phần trước em thấy người ta đưa ra khái niệm từ thông có dụng ý gì? - Khẳng định: Khi từ thông gửi qua mạch điện biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện. Giáo viên: Dòng điện xuất hiện khi từ thông qua mạch kín thay đổi gọi là dòng điện cảm ứng. Từ đây có khái niệm dòng điện cảm ứng. Mời một em nhắc lại, dòng điện cảm ứng là gì? - Trong mạch điện kín có dòng điện thì trong mạch phải tồn tại một suất điện động. Ta gọi suất điện động này là suất điện động cảm ứng. - Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiện tượng này được Faraday phát minh và Khi độ lớn cảm ứng từ gửi qua mạch kín, diện tích giới hạn bởi mạch kín hay chiều cảm ứng từ gửi qua mạch kín thay đổi thì từ thông cũng thay đổi và ngược lại => điều kiện để có dòng điện trong mạch chính là sự biến đổi của từ thông. Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín. - Nghe giảng - Khi từ thông gửi qua mạch điện biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện. III. Hiện tượng cảm ứng điện từ 1. Dòng điện cảm ứng Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi lŕ dňng điện cảm ứng 2. Suất điện động cảm ứng Suất điện động xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch gọi là suất điện động cảm ứng 3. Hiện tượng cảm ứng điện từ Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • 41. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản công bố vào năm 1831. Giáo viên cho học sinh thảo luận kết quả trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. (Mỗi câu hỏi được nêu lên giáo viên cần gọi vài học sinh khác nhau trả lời để thống nhất kết quả)  Đưa thanh nam châm lại gần cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn. • Các electron dịch chuyển như thế nào? • Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào? • Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra. Dùng quy tắc gì? Cảm ứng từ có chiều như thế nào? • Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm ứng từ của thanh nam châm? Thảo luận nội dung phiếu học tập số 2. Các electron di chuyển xuống phía dưới. Dòng điện trong ống dây có chiều ngược chiều chuyển động của các electron: chiều từ trên xuống. Quy tắc nắm tay phải. Cảm ứng từ hướng từ phải sang trái. Cảm ứng từ này có chiều ngược với chiều cảm ứng từ của nam châm. IV. Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Lenz Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
  • 42. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản  Đưa thanh nam châm ra xa cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn. • Các electron dịch chuyển như thế nào? • Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào? • Cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra có chiều như thế nào? • Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm ứng từ của thanh nam châm? - Từ hai thí nghiệm trên các em thấy rằng : Khi ta đưa nam châm lại gần ống dây thì từ trường do dòng cảm ứng gây ra có xu hướng đẩy nam châm ra xa. Ngược lại, khi ta đưa nam châm ra xa ống dây thì từ trường do dòng cảm ứng gây ra có xu hướng hút nam châm lại gần. - Điều này cho thấy: Từ trường do dòng cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại chuyển động Các electron di chuyển lên phía trên. Dòng điện trong ống dây có chiều ngược chiều chuyển động của các electron: chiều từ dưới lên. Cảm ứng từ hướng từ trái sang phải. Cảm ứng từ này cùng chiều với chiều cảm ứng từ của nam châm. Nghe giảng.
  • 43. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản của nam châm, mà sự chuyển động này chính là nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm ứng. - Từ thí nghiệm này và nhiều thí nghiệm khác, Lenz đã khái quát thành định luật mang tên ông có nội dung như sau: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Mời một học sinh phát biểu lại nội dung định luật. Tiếp tục cho học sinh thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. • Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây với tốc độ nhanh, chậm khác nhau. Chú ý quan sát độ sáng tương đối của bóng đèn? • Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ dịch chuyển nam châm với sự thay đổi độ sáng tương đối của Phát biểu nội dung định luật. Khi di chuyển nam châm chậm đèn sáng yếu, di chuyển nhanh thì đèn sáng mạnh hơn. Dịch chuyển nam châm xuyên qua lòng cuộn dây với tốc độ càng V. Định luật Faraday về cảm ứng điện từ Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch |ec| = t ∆Φ ∆ Với: ∆Ф là độ biến thiên từ thông qua mạch t ∆Φ ∆ là tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. ec là suất điện động cảm ứng (V) Nếu mạch điện là khung dây gồm N vòng thì:
  • 44. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản bóng đèn? Dẫn dắt học sinh đi đến nội dung định luật: • Đèn sáng là do đâu? • Đèn sáng chứng tỏ điều gì? Thí nghiệm cho thấy đèn càng sáng hay dòng điện cảm ứng càng tăng khi ta di chuyển nam châm càng nhanh. • Ta đã biết trong mạch có dòng điện cảm ứng nghĩa là trong mạch tồn tại một suất điện động cảm ứng, vậy suất điện động cảm ứng này có mối quan hệ như thế nào với sự thay đổi từ thông? Thông báo với học sinh đây là nội dung của định luật Faraday về cảm ứng điện từ và phát biểu nội dung chính xác của định luật cho HS: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. nhanh thì bóng đèn càng sáng. Do từ thông qua mạch thay đổi. Đèn sáng chứng tỏ có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch. Suất điện động cảm ứng trong mạch càng tăng khi từ thông qua mạch thay đổi càng nhanh. |ec| = N. t ∆Φ ∆ Ф là từ thông qua mỗi vòng dây
  • 45. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Dẫn dắt học sinh mô tả định luật bằng biểu thức toán học và chứng minh biểu thức tổng quát của định luật: + Gọi suất điện động cảm ứng là ec + Độ biến thiên từ thông được ký hiệu như thế nào? + Nếu trong thời gian ∆t (đủ nhỏ), từ thông biến thiên một lượng ∆Ф thì tốc độ biến thiên từ thông được biểu diễn như thế nào? + Hãy viết biểu thức thể hiện được ec tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên từ thông. + Chú ý là ec ở đây phải lấy độ lớn để hai vế cùng dương + Trong hệ SI, k = 1. Hãy viết lại biểu thức. - Nếu mạch điện là khung dây N vòng thì |ec| = N. t ∆Φ ∆ ∆Φ t ∆Φ ∆ ec = k t ∆Φ ∆ (k > 0) |ec| = t ∆Φ ∆ |ec| = N. t ∆Φ ∆ Gọi Ф* là từ thông qua mạch thì
  • 46. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản với Ф là từ thông qua diện tích giới hạn bởi một vòng dây. Yêu cầu học sinh cùng chứng minh. Ф* = NФ ∆Ф* = Ф*’ - Ф* = NФ’ – NФ ∆Ф* = N∆Ф |ec| = * t ∆Φ ∆ = N. t ∆Φ ∆ Giai đoạn 3: Củng cố và mở rộng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhắc lại + Khái niệm từ thông, công thức + Khái niệm dòng điện cảm ứng, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. + Suất điện động cảm ứng + Hiện tượng cảm ứng điện từ + Định luật Lenz + Định luật Faraday về cảm ứng điện từ - Giao bài tập về nhà: bài 4,5,6 trang 188 SGK Nhắc lại các khái niệm đã học để củng cố và ghi chép nhiệm vụ về nhà.
  • 47. - Yêu cầu học sinh tìm một số dụng cụ, máy móc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. ( Phần mở rộng này học sinh có thể làm theo nhóm). - Phát phiếu học tập số 4 và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập. 1. Cho một cuộn dây đồng hai đầu dây có gắn hai cái đèn LED, một nam châm vĩnh cửu. Làm cách nào để đèn LED sáng lên, giải thích cách làm. 2. Thả một thanh sắt và một thanh nam châm cùng rơi qua một cuộn dây. Vật nào rơi qua nhanh hơn, giải thích tại sao? Học sinh xây dựng các giả thuyết của mình và tìm cách kiểm chứng các giả thuyết để loại bỏ các giả thuyết không hợp lý, đưa ra cách tốt nhất và vận dụng kiến thức đã học để giải thích Học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra, vận dụng kiến thức đã có để giải thích hoặc dùng thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của mình. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ………………………………………………………………………………………..………………………………………………… ………………………………………………..……………..…………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………..…………………… ………………………………………………………………………………..…………
  • 48. Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG  Phiếu Học Tập Số 1 Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ Họ và tên: Lớp: Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Sims và ghi nhận các hiện tượng quan sát được  Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), mở thí nghiệm “cuộn dây cảm ứng”, chọn dụng cụ chỉ thị là đèn.  Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….  Di chuyển nam châm lên xuống bên ngoài cuộn dây. Đèn phản ứng như thế nào? Nếu đèn sáng thì độ sáng của đèn lúc này như thế nào so với khi di chuyển nam châm xuyên qua cuộn dây? ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 49.  Để nam châm ngay phía dưới cuộn dây rồi di chuyển qua lại, sau đó di chuyển lên xuống. Ghi nhận phản ứng của đèn trong hai trường hợp. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….  Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm số vòng dây. Ghi nhận phản ứng của đèn.  Để nam châm đứng yên, tăng hoặc giảm diện tích các vòng dây bằng cách kéo nút điều khiển ở góc dưới bên phải. Ghi nhận phản ứng của đèn. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….  Mở thí nghiệm “Máy phát điện” và chọn dụng cụ chỉ thị là bóng đèn. Mở vòi nước cho nam châm quay và ghi nhận phản ứng của đèn. ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. Nhận xét: Điều kiện để xuất hiện dòng điện trong ống dây (đèn sáng) Gợi ý: xét xem khi tiến hành từng thí nghiệm trên thì đại lượng vật lý nào thay đổi ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 50. Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG  Phiếu Học Tập Số 2 Chiều của dòng điện cảm ứng Họ và tên: Lớp: Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Simulations và ghi nhận các hiện tượng quan sát được  Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), chọn thí nghiệm “cuộn dây cảm ứng”. Chọn hiển thị electron, dụng cụ chỉ thị là bóng đèn.  Đưa thanh nam châm lại gần cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn. - Các electron dịch chuyển như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. - Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 51. - Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra. Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm ứng từ của thanh nam châm? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….  Đưa thanh nam châm ra xa cuộn dây với cực Bắc gần ống dây hơn. - Các electron dịch chuyển như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. - Vậy dòng điện trong ống dây có chiều thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. - Xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện trong ống dây sinh ra. Cảm ứng từ này cùng chiều hay ngược chiều với cảm ứng từ của thanh nam châm? ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. Từ hai thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về chiều của từ trường ngoài và từ trường do dòng điện trong ống dây sinh ra? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 52. Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG  Phiếu Học Tập Số 3 Định luật Faraday về cảm ứng điện từ Họ và tên: Lớp: Thực hiện các thí nghiệm sau đây trên PhET Simulations và ghi nhận các hiện tượng quan sát được  Mở PhET Sim “Máy phát điện” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/generator), mở thí nghiệm “cuộn dây cảm ứng”, chọn dụng cụ chỉ thị là đèn.  Di chuyển nam châm theo phương ngang xuyên qua lòng cuộn dây với tốc độ nhanh, chậm khác nhau. Chú ý quan sát độ sáng tương đối của bóng đèn? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….  Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ dịch chuyển nam châm với sự thay đổi độ sáng tương đối của bóng đèn? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 53. Bài 38 – HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG  Phiếu Học Tập Số 4 (Mở rộng) Họ và tên: Lớp: 1. Cho một cuộn dây đồng hai đầu dây có gắn hai cái đèn LED, một nam châm vĩnh cửu. Làm cách nào để đèn LED sáng lên, giải thích cách làm. ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. 2. Thả một thanh sắt và một thanh nam châm cùng rơi qua một cuộn dây. Vật nào rơi qua nhanh hơn, giải thích tại sao? ………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………….
  • 54. BÀI 44 – KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa được hiện tượng khúc xạ ánh sáng, chiết suất tỉ đối, tương đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. - Tìm ảnh của một vật tạo bởi lưỡng chất phẳng bằng phương pháp vẽ hình. 2. Kĩ năng - Giải các bài tập về hiện tượng khúc xạ. - Giải thích các hiện tượng liên quan đến bài học. - Vẽ được đường đi của tia sáng qua hai môi trường trong suốt khác nhau. 3. Giáo dục thái độ - Hứng thú tìm hiểu về các hiện tượng Vật lý. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án - Thí nghiệm mô phỏng
  • 55. 2. Học sinh - Xem lại định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Xem trước bài học và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Giai đoạn 1: Khám phá Giáo viên phát các phiếu học tập 1, 2, 3 cho học sinh, yêu cầu học sinh mở PhET Simulation “Khuc xa anh sang” (http://phet.colorado.edu/vi/simulation/bending-light) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng dẫn. Giai đoạn 2 : Giải thích Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Đặt câu hỏi: Vận tốc ánh sáng truyền trong các môi trường khác nhau thì giống nhau hay khác nhau? Đúng vậy, ánh sáng truyền trong các môi trường khác nhau với vận tốc khác nhau. Vận tốc ánh sáng truyền, trong chân không là lớn nhất (c = 3.108 m/s ), vận tốc ánh sáng truyền trong các môi trường khác nhỏ hơn n lần: Vận tốc ánh sáng truyền trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. 1. Chiết suất của môi trường a. Chiết suất tuyệt đối Tỉ số vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không so với một môi trường trong suốt bất kỳ gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường. c n v = Chiết suất tuyệt đối của mọi môi
  • 56. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản c n v = n này được gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một hằng số luôn lớn hơn 1(vì c>v). Thông báo: Tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường này so với môi trường kia gọi là chiết tỉ đối. 2 21 1 n n n = Hay 1 1 21 2 2 . v vc n v c v = = v1, v2 lần lượt là vận tốc ánh sáng trong môi trường 1 và 2. + Nếu n > 1, ta nói môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1. Nghe giảng trường luôn lớn hơn 1. b. Chiết suất tỉ đối Tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường này so với môi trường kia gọi là chiết tỉ đối. 2 1 21 1 2 n v n n v = = v1, v2 lần lượt là vận tốc ánh sáng trong môi trường 1 và 2. + Nếu n > 1, ta nói môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1. + Nếu n < 1, ta nói môi trường 2 kém chiết quang hơn môi trường 1.
  • 57. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản + Nếu n < 1, ta nói môi trường 2 kém chiết quang hơn môi trường 1. - Yêu cầu học sinh nhắc lại định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu hỏi dẫn dắt nếu học sinh không trả lời được: Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì đường truyền của ánh sáng như thế nào? Vậy trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính ánh sáng có truyền theo đường thẳng hay không? Cho HS thảo luận kết quả trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. (Mỗi câu hỏi được nêu lên giáo viên cần gọi vài học sinh khác nhau trả lời để thống nhất kết quả). • Chiếu ánh sáng từ đèn laser vào bán trụ D (lăng kính có tiết diện nửa hình tròn), dịch chuyển đèn để thay đổi phương truyền của tia sáng chiếu tới lăng Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Tia sáng khi qua mặt phân cách giữa hai môi trường không truyền theo đường thẳng mà bị gãy.
  • 58. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản trụ. Có nhận xét gì về phương của tia sáng khi qua mặt phân cách giữa hai môi trường? Thông báo: HIện tượng các em quan sát được chính là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng như thế nào? Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra định nghĩa chính xác hơn: Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền sáng. Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa. - Dẫn dắt học sinh đi đến nội dung định luật khúc xạ ánh sáng: • Vẽ hình, giải thích hình vẽ cho học sinh. + I: điểm tới + SI: tia tới + ′N IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I + IR: tia khúc xạ Là hiện tượng ánh sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường thì bị gãy. Phát biểu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vẽ hình, nghe giảng và ghi bài. 2. Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt và đồng tính khác nhau. 3. Định luật khúc xạ ánh sáng + I: điểm tới + SI: tia tới r I N R i 1 2 I N′
  • 59. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản + i: góc tới; r: góc khúc xạ + Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới gọi là mặt phẳng tới. + Môi trường 1 là môi trường tới + Môi trường 2 là môi trường khúc xạ + Mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là mặt lưỡng chất Tiếp tục cho HS thảo luận phiếu học tập số 1 • Tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới hay không? • Vị trí của tia sáng tới và tia khúc xạ so với pháp tuyến? Cho HS thảo luận nội dung phiếu học tập số 2. • Yêu cầu HS trình bày lại các số liệu mà các em ghi nhận được. • Hướng dẫn HS tìm ra mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: • Tia khúc nằm trong mặt phẳng tới • Tia khúc xạ và tia tới nằm hai bên so với pháp tuyến. i 340 500 700 r 220 310 390 + ′N IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I + IR: tia khúc xạ + i: góc tới; r: góc khúc xạ + Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới gọi là mặt phẳng tới. + Môi trường 1 là môi trường tới. + Môi trường 2 là môi trường khúc xạ. + Mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là mặt lưỡng chất.
  • 60. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Thông thường để xét mối quan hệ giữa hai đại lượng x và y nào đó, ta sẽ xét tích số hoặc tỉ số giữa hai đại lượng: - Nếu tích số xy là hằng số thì hai đại lượng này tỉ lệ nghịch với nhau. - Nếu tỉ số x y là hằng số thì hai đại lượng này tỉ lệ thuận với nhau. Yêu cầu HS thử tính và nhận xét mối quan hệ giữa i và r. • Gợi ý cho HS: Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ được thể hiện thông qua một hàm số lượng giác. Thông báo hằng số này là chiết suất tỉ đối của môi trường khúc xạ so với môi trường tới. Ký hiệu là n. Tổng hợp các nhận xét của HS và phát biểu thành định luật khúc xạ ánh sáng. Đồng thời hướng dẫn HS i và r không tỉ lệ thuận mà cũng không tỉ lệ nghịch. Tính các tỉ số lượng giác theo gợi ý của giáo viên và rút ra nhận xét. Nhận xét: 𝑠𝑖𝑛𝑖 𝑠𝑖𝑛𝑟 = ℎằ𝑛𝑔 𝑠ố  Định luật - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới. - Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số.
  • 61. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản hình thành dạng đối xứng của định luật: Ta có sin sinr i n= → 21 sin sinr i n= Hay 2 1 sin sinr ni n = 1 2sin sinrn i n⇒ = Yêu cầu HS sử dụng biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng để biện luận và nhận xét khi nào tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn tia tới và khi nào thì lệch xa hơn, có trường hợp nào tia tới đi thẳng không? Câu hỏi dẫn dắt khi HS chưa làm được: • n > 1 thì sini như thế nào so với sinr? Khi đó góc i như thế nào so với góc r? Vậy thì tia khúc xạ và tia tới, tia nào lệch gần pháp tuyến hơn? • Tương tự, trường hợp n<1 thì sao? Dẫn sang phần ảnh của một vật được tạo bởi sự khúc xạ ánh sáng qua mặt phân cách hai môi trường: Khi nhìn qua mặt nước, ta thấy ảnh mình trong đó. Mặt nước là mặt phân cách hai môi trường nước và sini > sinr => i > r, tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn. sini < sinr => i < r, tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn. sini n sin r = Hay 1 2sin sinrn i n= Đây là dạng đối xứng của định luật khúc xạ ánh sáng. TH đặc biệt: i = 00 thì r = 00 → Tia sáng truyền thẳng. + Nếu n > 1, tia khúc xạ đi gần pháp tuyến hơn tia tới. + Nếu n < 1, tia khúc xạ đi xa pháp tuyến hơn tia tới.