SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  45
Lời mở đầu


   Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ và của phân công lao động
quốc tế hiện nay, không thể có một nước phát triển bình thường mà không
cần sự giao lưu,phân công hợp tác quốc tế. Do vậy, quan hệ kinh tế quốc tế
là nhân tố, là biện pháp để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, có hiểu quả.
Mặt khác, phát triển công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc
tế, làm cho đất nước có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
   Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp
Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu, là kết quả
tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, quá
trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai
trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu của công nghiệp, nó là bản
chất của hoạt động thương mại quốc tế trong phát
triển kinh doanh công nghiệp. Cho nên để tăng nhanh
tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh
tế với khu vực và thế giới, đảng ta đã chủ trương “
tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá
thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với
các nước trên thế giới...”
   Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU hiện nay đang là vấn đề
trung tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Mặt khác, hãng dệt may lại đang là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn hiện nay của
Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU có ý nghĩa



Khoa: Quản trị kinh doanh             1
tầm chiến lược đối với sự phát triển ngoại thương nói riêng và nền kinh tế
của Việt Nam nói chung.
   Xuất phát từ những thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của
ngành dệt may Việt Nam và thị trường EU là một thị trường tiềm năng song
cũng có những quy định hết sức khắt khe đòi hỏi hàng dệt may Việt Nam
phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường này. Vì vậy, em
đã chọn đề tài: “Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may
mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam”.
   Nội dung của đề tài này bao gồm 3 chương:
   Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu.
   Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường EU.
   Chương III: Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
   Trên cơ sở những kiến thức đã học và việc tổng
hợp các tài liệu, sách báo, tạp chí em hy vọng đưa
ra được nội dung cô đọng và cơ bản nhất liên quan
đến đề tài. Trong quá trình thực hiện đề án môn học
này, mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân
song do trình độ, thời gian và kinh nghiệm còn hạn
chế; nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề tài không
tránh khỏi       những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và cùng
bạn đọc.
   Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên chính Nguyễn Thị Tứ đã dầy công
hướng dẫn em làm đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp. Em xin
chân thành cảm ơn nhiều.


Khoa: Quản trị kinh doanh           2
Sinh viên thực hiện
                                                    Lê Thiết Ngọc.




  Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu.


I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu:
   1. Khái niệm và đặc điểm:
   a. Khái niệm
   Hoạt động xuất khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch
vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao
đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và
phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa
những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các
quốc gia khác nhau trên thế giới.
   Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia nói chung và

Khoa: Quản trị kinh doanh           3
công nghiệp nói riêng. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận
lớn và là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhà nước ta luôn coi
trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu.
   b. Đặc điểm
   - Xuất khẩu hàng hoá thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa
      học quản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật
      kinh doanh với các yếu tố khác của từng quốc gia như yếu tố luật
      pháp, kinh tế văn hoá. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu hàng hoá nhằm
      khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho
      phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân gia tăng tiến bộ xã
      hội và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập, quốc tế hoá. Lợi thế so
      sánh đó là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở
      hữu phát minh sáng chế.
   - Trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu hàng hoá ở nước ta đang là một
      trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu được chú trọng. Bởi nó đem
      lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển nước nhà, tạo cho nhiều
      quốc gia có cơ hội thuận lợi trong việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế
      văn hoá xã hội.
   - Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia
      khác nhau, ở trong các môi trường và bối cảnh khác nhau. Điều này
      đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để giao
      lưu và học hỏi khi xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, chúng ta không
      thể lấy kinh nghiệm trao đổi hàng hoá thông thường trong một quốc
      gia để áp đặt hoàn toàn cho hoạt động trao đổi hàng hoá với nước
      ngoài.
   - Hoạt động xuất khẩu có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc nhà
      nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì chính phủ có nhiều mục tiêu
Khoa: Quản trị kinh doanh             4
khác nhau như chính trị, ngoại giao, văn hoá... Do đó, kinh doanh của
      các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ có thể hiện hoặc không hoàn
      toàn hướng về lợi nhuận. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì mục
      đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
      đất nước.
   2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
   Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ,
phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu
được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể
hiện ở các mặt sau:
   - Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện
      đại hoá.

   Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, trong
mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 có nói: “ tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch nhanh
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá...”. Như vậy, để làm được
điều đó tât yếu phải cần một lượng vốn lớn để thực
hiện. Cho nên vốn là một nhân tố không thể thiếu
được, là vấn đề sống còn với tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vì khi có một lượng
vốn lớn chúng ta có thể xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản
xuất hiện đại... phục vụ              cho phát triển kinh tế.



Khoa: Quản trị kinh doanh           5
Để có được một lượng vốn cho nhập khẩu có thể được hình thành từ
nhiều nguồn như: liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta; vay nợ, viện
trợ, tài trợ; hoạt động du lịch, dịch vụ; xuất khẩu hàng hoá, lao động...
Nhưng vẫn quan trọng hơn cả là xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ... tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả
bằng cách này hoặc cách khác. Ngoại tệ thu được qua các hoạt động du lịch,
dịch vụ hiện nay chỉ là rất nhỏ so với nhu cầu về vốn của tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu lao động không ổn định đang
có xu hướng giảm dần. Do vậy, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất chi dùng cho
nhập khẩu chính là từ xuất khẩu.

      - Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
         triển:

      Việc coi thị trường và đặc biệt là thị trường quốc tế là hướng quan trọng
để tổ chức sản xuất chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để
tổ chức sản xuất. Điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở chỗ:

      + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng
hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát
triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm.. Mặt khác sẽ
kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho
nó.

      + Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển và ổn định.




Khoa: Quản trị kinh doanh               6
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

   + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật, công
nghệ từ các nước phát triển và Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất
nước tạo ra một năng lực sản xuất mới.

   + Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh
này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất
luôn thích nghi được với mọi thị trường.

   + Xuất khẩu còn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện
công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.

   - Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và
      cải thiện đời sống nhân dân:

   Việc xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua các thị trường quốc tế phải cần
một lượng lớn nhân công để sản xuất và hoạt động xuất khẩu thu về một
lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống
và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Những
mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn kém như: ô tô,
xe máy... do đòi hỏi trình độ và kỹ thuật cao cho nên việc đáp ứng nhu cầu
đều qua con đường nhập khẩu đến với người tiêu dùng.

   - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế
      đối ngoại của nước ta:


Khoa: Quản trị kinh doanh            7
Quan hệ kinh tế đối ngoại bao các hoạt đông giao lưu giữa các nước với
nhau. Trong đó xuất khẩu là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại.
Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu cùng với các mối quan hệ kinh tế
quốc tế khác làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới
và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Chính nhờ thông qua xuất khẩu
và các quan hệ đối ngoại khác nhau mà hiện nay nước ta đã thiết lập mối
quan hệ thương mại với hơn 140 nước trên thế giới, ký các hiệp định thương
mại với hơn 70 nước là thành viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu
vực.
II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.
   1. Nhân tố kinh tế.

   - Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
       xuất khẩu. Đối tượng của các nhà xuất khẩu là xuất khẩu hàng hoá
       cho các khách hàng, bạn hàng và các tổ chức kinh tế nước ngoài. Cho
       nên việc đáp ứng được nhu cầu của họ là một thành công lớn trong
       hoạt động xuất khẩu. Do vậy đòi hỏi phải có được sản phẩm có vị thế
       trong lòng người tiêu dùng đặc biệt là người nước ngoài. Yếu tố thị
       trường cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Việc lựa
       chọn đúng đắn thị trường cho xuất khẩu là một nhân tố đòi hỏi phải
       tính toán dự báo chính xác thị trường đó phải là thị trường tiềm năng,
       có triển vọng trong tương lai. Còn yếu tố đối tác cũng không kém
       phần quan trọng bởi đây là đầu mối để lưu thông sản phẩm xuất khẩu.
       Cho nên việc lập mối quan hệ tốt hay tìm hiểu kỹ đối tác đem lại lợi
       ích to lớn cho hoạt động xuất khẩu.

   - Chính sách quốc gia, quốc tế ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xuất
       khẩu. Việc xuất khẩu với số lượng ít hay nhiều phụ thuộc rất lớn vào
Khoa: Quản trị kinh doanh             8
chính sách quốc gia của từng nước. Khi mối quan hệ kinh tế với các
      nước đối tác không còn thuận lợi thì sẽ có các chính sách hạn nghạch
      xuất khẩu làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.

   - Hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từ
      các phía. Đầu tiên đó là các sản phẩm cùng loại hay thay thế từ thị
      trường trong nước. Thứ hai là các sản phẩm của nước mình nhập khẩu
      vào. Thứ ba là các sản phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước
      mình nhập khẩu. Như vậy, để tồn tại và phát triển ở nước ngoài, sản
      phẩm của doanh nghiệp phải được người tiêu dùng chấp nhận và có
      tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

   - Hàng hoá tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp
      được     thanh     toán     bằng     ngoại       tệ   có   giá   trị
      chuyển đổi. Trong khi đó hạch toán chi phí lại
      dùng nội tệ do vậy, tỷ giá hối đoái có ảnh
      hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu.
   2. Nhân tố khoa học và công nghệ

   Như đã nói ở trên, việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường ngoài nước
đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải có các đặc tính riêng biệt và có thể cạnh
tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nước bạn và của các
nước khác nhập vào. Để tạo ra được các tố tính ưu việt, các nhà xuất khẩu
không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị, khoa học công nghệ cho dây chuyền
sản xuất để ngày càng đổi mới sản phẩm, thích nghi với nhu cầu đa dạng
phong phú của người tiêu dùng là nước ngoài. Do vậy nhân tố khoa học
công nghệ ảnh hưởng quyết định đến mức tiêu thụ sản phẩm hay việc đáp
ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng.

Khoa: Quản trị kinh doanh             9
3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự:

   Sự ổn định hay không ổn định về chính trị – xã hội cũng là nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Hệ thống chính trị, các quan điểm chính trị, xã hội đều tác
động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt
khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia và giữa các
quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân
sự. Từ đó tạo ra các hàng rào vô hình ngăn cản hoạt độnh kinh doanh quốc
tế, đặc biệt là xuất khẩu.
   4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính
trị:

   Việc mở rộnh ngoại giao, hình thành các khối liên kết kinh tế, chính trị,
quân sự góp phần tạo điều kiện thuận lợn cho hoạt độnh kinh doanh buôn
bán giữa các quốc gia thành viên. Tăng cường tích cựctiến hành ký kết với
các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thoả ước để từng bước nới lỏng
hàng rào vô hình, tạo điều kiện cho hoạt độnh kinh doanh phát triển và đôi
bên cùng có lợi.




Khoa: Quản trị kinh doanh           10
Khoa: Quản trị kinh doanh   11
Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt
                    Nam sang thị trường EU


I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU:


  1. Vị trí của ngành dệt may

  - Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu nên nước ta hiện nay
     áp dụng chiến lược: Hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng
     xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới và có
     lợi nhuận cao. Đặc biệt ngành dệt may xuất khẩu là một ngành đang
     được coi trọng và đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam
     hiện nay.

  Là một ngành công nghiệp nhẹ, ngành dệt may xuất
khẩu đã đem lại cho đất nước những nguồn thặng dư
đáng kể. Do vậy việc tăng cường xuất khẩu hàng dệt
may là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển
chung của thế giới và yêu cầu của hoạt động xuất
khẩu trong nước.

  - Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân,
     giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm. ở Việt Nam hiện nay,
     nhu cầu về may mặc đang ngày càng được nâng cao, từ ăn chắc mặc
     bền đang chuyển dần sang ăn ngon mặc đẹp hợp thời trang và hiện
     đại. Do vậy việc phát triển ngành dệt may đang là một trong những
     ngành có triển vọng mang lại hiệu quả cao. Mặt khác ngành dệt may



Khoa: Quản trị kinh doanh        12
cũng thu hút được một lượng nhân công lớn, tạo việc làm, tạo phúc
      lợi cho xã hội.

   - Xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
      động trong đó có ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước
      đang phát triển. Lợi thế của ngành dệt may là đòi hỏi một lượng vốn
      đầu tư tương đối ít ( so với các ngành công nghiệp khác ), phát huy
      hiệu quả tương đối nhanh, giải quyết lao động xã hội phù hợp với
      bước đi ban đầu của các nước đang phát triển.

   - Ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều lợi thế
      như: Giá nhân công rẻ, trình độ tay nghề của
      người lao động ở vào mức khá so với ở nơi
      khác. Điều này rất quan trọng vì nước ta hiện
      nay có một lực lượng lao động nhàn rỗi khá lớn
      ( nhất là lao động nữ ) rất phù hợp với ngành
      công nghiệp nhẹ, ngành sử dụng nhiều lao động
      này.

   Thêm vào đó, trong sản xuất hàng dệt may chúng ta đảm bảo cung ứng
được một phần nguyên liệu phụ do sản xuất trong nước, không phụ thuộc
hoàn toàn vào nhập khẩu.
   2. Vị trí của thị trường EU.
   a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất.

    Thị trường thống nhất có thể được tóm tắt trong 4 từ: tự do lưu thông.
đây là sự tự do lưu thông-không bị cản trở-của cải và dịch vụ, các thể nhân
và tiền bạc giữa 15 nước EU, như thể trong một quốc gia hoặc một thị
trường duy nhất. Thí dụ cụ thể, là người khách hàng có thể được cung ứng
Khoa: Quản trị kinh doanh           13
một danh mục các sản phẩm hoặc dịch vụ rất rộng bởi các doanh nghiệp tại
các nước khác nhau.

    Nói như vậy không có nghĩa là “EU mở cửa để hứng chịu mọi cơn gió”.
EU vừa tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ các ngành
công nghiệp của mình trước nhưng hành động không trung thực của các đối
thủ cạnh tranh. Các biện pháp này gồm thuế chống xuất khẩu bán phá giá,
thuế chống tài trợ và các điều khoản bảo vệ khác. Ngoài ra, EU cũng có
những quy định “giải quyết các trở ngại thương mại” cho phép chống lại
trong khuôn khổ WTO.

    Đối với hàng may mặc của Việt Nam, việc đáp ứng thị hiếu người Châu
Âu là đẹp nhưng phải rẻ. Đây là cả một vấn đề lớn. Nếu như Mỹ là một thị
trường đa chủng khổng lồ dễ dàng du nhập các kiểu mốt thậm chí trái ngược
nhau thì EU lại được coi là một thị trường khá kỹ tính và chọn lọc đối với
hàng may mặc. “Miếng bánh” của thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trường EU có tăng được hàng năm hay không là cả một vấn đề
lớn về việc đổi mới công nghệ và quá trình hội nhập vào ngành công nghiệp
thời trang thế giới.
      b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò
lớn trong nền kinh tế thế giới.

    Liên minh Châu Âu EU bao gồm 15 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,
Italia, Thuỵ Điển, Bỉ...) với tốc độ tăng trưởng rất mạnh so với thế giới. EU
không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng
ổn định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn
thế giới. EU không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có
thị trường nội địa với sức mua lớn. Các chính sách của EU đều được đưa ra

Khoa: Quản trị kinh doanh            14
sao cho phù hợp và thuận lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần
phát triển chung nền kinh tế thế giới.

    Do vậy khi chúng ta thiết lập mối quan hệ thương mại Việt Nam –EU,
Việt Nam càng có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá với
nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may vào thị trường tiềm năng EU. Hàng dệt
may Việt Nam có những cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất
lượng khi xuất khẩu sang thị trường này.
   c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế
giới

     Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu
một lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một
lượng hàng hoá không nhỏ trong đó có hàng dệt may chiếm tỷ lệ cao.

    Tình hình ngành công nghiệp dệt may ở Châu Âu: Do khoa học và công
nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin
học, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học... nên cuộc cách mạng
này làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong
EU đều diễn ra nhanh chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có
hàm lượng trí tuệ và dịch vụ cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác
khoáng sản giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có
xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu. đặc biệt là ngành dệt may, sản xuất
hàng dệt may ở các năm đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do
vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở EU đang là vấn đề cần phải cập nhập.
Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam không bỏ lỡ cơ
hội đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.



Khoa: Quản trị kinh doanh                15
II.    Tình    hình     xuất     khẩu     hàng    dệt    may    sang     thị
trường EU
   1. Về kim ngạch xuất khẩu

   Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại
đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và
hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1 tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam.

      Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta
khong ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt
158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương
đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5 %, tức khoảng
160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6% năm 1991 lên 15%
năm 1998. Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu của Việt Nam.

      Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững
lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời
gian tới để ngành dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng
khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu
trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì
kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc đã xuất
khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2
tỷ USD.



Khoa: Quản trị kinh doanh            16
Thị trưòng xuất khẩu hàng dệt may có hạn
ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối
EU. EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm
của nước ta và đang được tập trung khai thác có
hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm
EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và
trong đó chỉ khoảng 10-15% là tiêu dùng còn lại
85-90% là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, Việt Nam
đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước EU như
Đức, Pháp... nhưng do thay đổi về chính trị thế
giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế. Từ năm
1991, xuất khẩu hàng           dệt may sang EU đã có những
bước tiến mới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau Hiệp
định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU ký
kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993
với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23%
trong thời kỳ 1993-1997. Theo H

  iệp định mới, Việt Nam còn được tự do chuyển đổi Quota giưa các mặt
hàng một cách rộng rãi và dễ dàng hơn, đồng thời EU cũng dành cho phía
Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN), nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất
khẩu vào EU đựoc hưởng thuế quan với mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập
( GSP).

     Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU

                                                         Đơn vị: triệu
                             USD


Khoa: Quản trị kinh doanh          17
Năm       1993        1994     1995      1996       1997       1998

Thị trường EU   250     285,50     350,44    420,52     450,55     563,68


       Nguồn: Tổng cục hải quan
   2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

   Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất
khẩu hàng may mặc.Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia
công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh
nghiệp may mặc nước ta lúng túng, bị động trong sản xuất kinh doanh.
Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỉ lệ nhỏ
vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng
yêu cầu sản xuất.các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may
Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt
hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn
ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy,
trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt kỹ thuật
về tay nghề tức là tự mình làm mất đi một thị trường có rất nhiều tiềm năng
cho ngành dệt may nước nhà.

   Trong các chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các
doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã
hàng nóng như áo jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi. Đặc biệt, đối với mặt
hàng áo jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất
khẩu sang EU. Năm 1997, Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu
chiếc, tăng gần 5 triệu chiếc ( hay 72% ) so với năm 1993, chiếm 50% kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Các nước EU nhập khẩu hàng dệt

Khoa: Quản trị kinh doanh           18
may lớn nhất của Việt Nam là Đức (40-42%), Pháp (13-15%), Hà Lan
(10-13%)... Ngoài ra Việt Nam còn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước
EU khác như: Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch... tỷ trọng nhập khẩu của
các nước này đang tăng lên.

        Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 40%
năng lực của mình tại thị trường EU, 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may nước ta vào EU được thực hiện thông qua các nhà trung gian như
Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Thực tế cho thấy, còn nhiều
chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp
nào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật
cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của
nước ta chưa đáp ứng được. Trong tương lai, thị trường tiếp tục mở rộng nếu
ta không đầu tư để lấp các lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to
lớn về thị trường cho ngành dệt may của nước ta. Cùng với vấn đề đặt ra
làm sao chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị
trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung
gian.

   3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu

    Tự do hoá buôn bán hàng dệt may, bãi bỏ chế độ hạn ngạnh theo điều
khoản của Hiệp định buôn bán hàng dệt may (ATC), sẽ đem lại cho những
nước xuất khẩu hàng dệt may nói chung và Việt Nam nói riêng những thuận
lợi đáng kể. Những điều dễ thấy nhất là nhà xuất khẩu có thể tự do xuất
khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất, có khả năng cạnh
tranh; không bị giới hạn về số lượng theo các Hiệp định thương mại song
phương. Tuy nhiên, bãi bỏ chế độ hạn ngạch cũng đem lại những thách thức

Khoa: Quản trị kinh doanh            19
mới. Hạn ngạch được xem như “chiếc áo bảo hộ”, mà khi nó được cởi ra thì
việc hàng hoá có thể thâm nhập được vào thị trường hay không sẽ được
quyết định bởi chính khả năng đáp ứng các yêu cầu thị trường của bản thân
hàng hoá đó. Có nghĩa nhà sản xuất phải chấp nhận cạnh tranh với các đối
thủ và với chính mình để đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Và khi đó,
tổ chức Marketing sẽ càng trở nên đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết
định trong thành công của hoạt động xuất khẩu.

      Từ năm 1993, với Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU
(được ký ngày 15/2/1992), EU đã trở thành một trong những thị trường xuất
khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng từ
250 triệu USD lên 450 triệu USD năm 1997, chiếm khoảng 40% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt
may sang EU trong những năm gần đây là những mặt hàng do EU quy định
theo hạn ngạch nên công tác Marketing chưa thực sự được các doanh nghiệp
Việt Nam chú trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, công tác này
không thể cứ “ ì ạch” như trước, mà cần được quan tâm đầu tư cho đúng với
tầm vóc của nó.

     Với EU, do là một thị trường rộng lớn nên nhiều điểm khác biệt về thị
hiếu tiêu dùng, về tập quán kinh doanh và phương thức tổ chức phân phối
đối với mỗi nước thành viên, nên để thâm nhập vào thị trường đòi hỏi phải
có những kênh Marketing riêng biệt, thích ứng với cơ cấu của hệ thống phân
phối của mỗi nước thành viên cũng như phù hợp với đặc điểm của sản phẩm
xuất khẩu.

      Mối liên hệ giữa nhà xuất khẩu với hệ thống phân phối ở nước nhập
khẩu thường được tổ chức theo các hình thức sau:

Khoa: Quản trị kinh doanh          20
-Các cửa hàng chuyên doanh hàng may mặc liên nhánh thường nhập
khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất hoặc đặt các hãng nước ngoài gia công
theo hợp đồng, phụ từ các hợp động gia công chính (theo phương thức
CMT).

        -Các nhà bán lẻ độc lập có thể tổ chức nguồn
hàng theo các hình thức mua hàng trực tiếp từ các
nhà sản xuất hay đại lý của các nhà sản xuất; mua
hàng của hãng nhập khẩu/ bán buôn; mua hàng theo
hình thức frachize (như các cửa hàng liên nhánh hay
dây chuyền phân phối; mua của các trung tâm thu
mua...).

      Phần lớn các nhà bán lẻ độc lập là thành viên của hiệp hội thu mua.
Đây là hình thức khá phổ biến ở nhiều nước EU như Đức, Hà Lan...

          ở thị trường EU, các nhà sản xuất hay xuất
khẩu ít có khả năng liên kết trực tiếp với các nhà
bán lẻ tại các nước nhập khẩu, mà thường phải thoả
thuận để phân phối sản phẩm của mình qua các khâu
trung gian của hệ thống phân phối nhà nhập khẩu,
các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc qua
các nhà sản xuất khác của nước khập khẩu. Mặt khác,
cũng nên lưu ý là mặc dù có những loại hình tổ chức
phân phối tương đồng, hệ thống bán lẻ hàng may mặt
của các nước EU có cơ cấu khá khác biệt. Vì vậy,
tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân
phối ở mỗi nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể


Khoa: Quản trị kinh doanh          21
chọn những kênh Marketing thích hợp nhất cho sản
phẩm xuất khẩu của mình nhằm cho phép tiếp cận
nhiều nhất với các khách hàng tiềm năng.
   4. Về cơ cấu thị trường

        Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ khu vực, nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản... phá giá tiền tệ làm giá xuất
khẩu    của     hàng    Việt     Nam    đắt     tương     đối    trên     thị
trường thế giới, khiến sự cạnh tranh vốn còn yếu
của hàng Việt Nam lại giảm xuống. Hơn nữa, cơn lốc
khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm đáng
kể, kết quả là thị trường tiêu thụ của nước ta gặp
nhiều khó khăn.

     Thị trường trọng điểm EU, với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao
hàng đầu thế giới (17 kg/người/ năm), đây là một thị trường tốt để Việt Nam
đầu tư, khai thác. Tuy vậy, đòi hỏi lớn không thể đáp ứng ngay là yêu cầu về
chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt may của người dân EU rất cao. Trong
tổng số 36 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU hàng năm chỉ có khoảng 9,0
tỷ USD quần áo tiêu dùng bình thường, số còn lại (khoảng 87%) là sử dụng
theo mốt. Vì vậy, giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất
nhiều so với giá trị vật liệu cấu thành lên nó. Điều này giải thích tại sao giá
xuất khẩu giữa hai loại sản phẩm tương đồng của Việt Nam và Thái Lan lại
có sự chênh lệch khá cao. Đây là một thiệt thòi không nhỏ do ngành tạo mốt
Việt Nam còn non trẻ. Trong thời gian tới, nhờ một số thay đổi trong Hiệp
định buôn bán hàng dệt may EU-Việt Nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày
17/11/1997, ngành may mặc của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị

Khoa: Quản trị kinh doanh              22
trường tiệu thụ sang EU. Theo Hiệp định này, từ năm 1998, Việt Nam được
phép tự do chuyển đổi Quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17%
so với trước kia là 12%). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng quy chế tối
huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của
Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan nhập khẩu 0%, làm tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm xuất khẩu nước ta nói chung, trong đó có hàng dệt may.
Các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến nay thường vẫn phải
thông qua nước thứ 3 như Đài Loan và Đức... để vào thị trường nước ngoài.

       Bên cạnh thị trường có hạn ngạch, Việt Nam đã thâm nhập được một
số thị trường không hạn ngạch khổng lồ như Nhật Bản, Mỹ, Singapore và
Đông Âu... để tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu, trong đó thị trường lớn nhất
là Nhật Bản, không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà
Nhật Bản còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rất cao (27
kg/người/năm). Năm 1997 Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong số các nước
xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là
3,6% và dệt kim là 2,3%. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu
may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió
nam, quần áo lao động, và một số loại sơ mi, quần âu đơn giản. Trong năm
1998 vừa qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
khu vực, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm mạnhkhiến cho kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD.

     Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch có tiềm
năng lớn thứ hai của Việt Nam. Chỉ bằng 2/3 dân số EU nhưng mức tiêu thụ
vải của người Mỹ gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường không chỉ hấp dấn đối
với ngành dệt may của Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên


Khoa: Quản trị kinh doanh           23
thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa
cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập nên
hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm cho khả
năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Thực
tế trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang Mỹ rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
của Mỹ. Trong những năm tới, Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng
lớn của Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết
và Mỹ tiến hành bình đẳng hoá thương mại với Việt Nam.
   5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU

   Việt Nam nằm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch
thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng. Có hơn
1300 km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch
đường bộ, đường sắt xuyên á của ADB giúp các doanh nghiệp Việt Nam
giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh.

     Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo phù hợp với
ngành dệt may, giá nhân công rẻ là những yếu tố hấp dẫn thu hút được nhiều
hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự chuyển dịch ngành dệt
may từ các nước phát triển và các nước NICs. Tuy vậy, giá lao động rẻ chỉ
là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Khi khoa học kỹ thuật
phát triển cao thì nhân công rẻ mạt không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà
đầu tư nước ngoài nữa.

     Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều là
lợi thế để phát triển nghề trồng bông, trồng đay. Nhờ vậy, ngành dệt may
nước ta có yếu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định.

Khoa: Quản trị kinh doanh           24
Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giá thành sản xuất để nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

      Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu về
công nghệ không quá hiện đại và có tỉ lệ hàng xuất khẩu lớn được đánh giá
là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành
công nghiệp mới này như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, quy đinh mức thuế 0% để được hoàn thuế
đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi
đối với một số doanh nghiệp dệt may để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù có nhiều lợi thế song do hạn
chế về kỹ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên cho đến nay các daonh
nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Về
cơ bản, hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những
nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao.

      Thị trường EU được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất trong số các thị
trường hạn ngạch. Mặc dù Việt Nam đã thu được một số kết quả bước đầu
khi thâm nhập vào thị trường này, do được hưởng một số ưu đãi như: số
lượng hạn ngạch ngày càng tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn,
được phép sử dụng hạn ngạch dư thừa của các nước Asean... nhưng thực ra
những ưu đãi đó chưa làm tăng nhiều khả năng cạnh tranh của Việt Nam so
với các nước khác ở thị trường EU. Cụ thể là:

   - Số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng còn rất thấp so với nhiều
      nước: chỉ bằng 5% của Trung Quốc va 10-20% của các nước Asean.



Khoa: Quản trị kinh doanh           25
- Số mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác:
      của Việt Nam là 29 nhóm, trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của
      Singapore là 8 nhóm.

     Ngoài ra, khả năng kém cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn
được thể hiện ở những kía cạnh sau:

   - Do mới thâm nhập vào thị trường này nên ta ít có khách hàng trực
      tiếp. Mặc dầu có hạn ngạch nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam
      phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3 để vào thị trường EU. Những lô
      hàng này, theo quy định của EU không được hưởng các ưu đãi về
      thuế quan. Chính do hạn chế đó mà nhiều doanh nghiệp do không kí
      được hợp đồng đã bỏ “ khê” hạn ngạch.

   - Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tập trung ở một
      số sản phẩm truyền thống, dễ làm như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu...
      Các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao thì còn ít doanh nghiệp Việt Nam
      thực hiện được. Chính vì vậy, mặc dầu số lượng hạn ngạch bị hạn chế,
      nhưng vẫn còn nhiều mã hàng bị bỏ trống vì không có doanh nghiệp
      tham gia.
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU.
   1. Những thành tựu đạt được.

     Mười năm qua, ngành dệt may nước ta đã có nhưng bước phát triển
mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền
đứng hàng thứ hai trong số nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc
làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may
Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới.


Khoa: Quản trị kinh doanh             26
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,85 đến 1,9 tỷ USD tăng
khoảng 8-9% so với năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu, nhưng
tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Theo vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại
tính đến hết tháng 8 năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các
thị trường ước đạt xấp xỉ 1,56 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2001.
Nguyên từ nửa cuối năm 2001, đầu năm 2002 chính phủ đã tạo mọi điều
kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng để tăng xuất khẩu, trong
đó có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Sau gần 8 tháng thực hiện thông tư
liên tịch số 25/2002, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng gần 5% so với
cùng kỳ là mức tăng tốt ntrong bối cảnh một phần quan trọng năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp đã dành ch hàng dệt may đi Mỹ.

     Ước tính đến hết tháng 11/2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả
nước sang tất cả các thị trường đạt khoảng 2.459 triệu USD, tăng 35% so
với cùng kỳ năm 2001 và vược 2,4% kế hoạch năm 2002 (2,4 tỷ USD).
Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 490 triệu USD, chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 7,5% so với cùng kỳ).
   2. Những khó khăn còn tồn tại.

   Sự phát triển khập khiễng giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát
triển của ngành may nói riêng và dệt may nói chung. Hàng năm, để đảm bảo
hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ
liệu mà chủ yếu là vải vóc. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt
nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu mà tiềm lực trong nước chưa có điều kiện để hiện
đại hoá một cách đồng bộ. Hơn nữa, nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt
trong nước cung cấp sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ
thuật của bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có mối quan hệ kinh tế ổn định giữa


Khoa: Quản trị kinh doanh          27
ngành dệt và ngành may. Thực tế giữa dệt và may chưa có sự gắn kết giữa
các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung.

      Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức
nên ngành dệt may đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu
phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm may và
làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

       Ngành mốt của Việt Nam còn quá non trẻ nên không đủ sức nâng
bước cho ngành may phát triển. Sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam
nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá bán sản phẩm với giá thành không cao.
Kết qủa là lợi ích thực tế thu được từ xuất khẩu thấp. Vì vậy ngành dệt may
của Việt Nam vẫn được xem là ngành “lấy công làm lãi”. Các doanh nghiệp
dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và tên hiệu riêng của mình trên thị
trường thế giới. Có tới 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn thực hiện
hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Họ không phải không nhận
thức được rằng làm như vậy là phải chịu nhiều thiệt thòi.

      Tại thị trường EU, vì thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào,
nhưng thách thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của
ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang EU tuy tăng
nhanh, nhưng hiệu quả còn thấp, do ngành dệt phát triển kém, không đáp
ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho hàng may mặc xuất
khẩu, chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng trên thị trường thế giới, nên khoảng trên 70% sản phẩm xuất khẩu
được sản xuất theo phương thức gia công, công tác thị trường còn nhiều hạn
chế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá phải thông qua trung
gian, lợi nhuận mang lại còn rất thấp. Một yếu tố bất lợi khác mà ta cũng

Khoa: Quản trị kinh doanh            28
phải tính đến, đó là: trong giai đoạn hiện nay một số nước nhập khẩu chính
vẫn áp dụng những hàng rào hạn ngạch khắt khe hoặc các chính sách phân
biệt đối xử làm cho hàng của ta không có yếu thế cạnh tranh so với hàng hoá
của các nước khác.

        Tại thị trường EU, do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất
khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức từ 500-600 triệu USD/
năm. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU cũng
không có khả năng tăng đáng kể. Việc EU bỏ dần để tiến tới bỏ hẳn hạn
ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào năm 2005 là một bất
lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta vì Việt Nam vẫn còn chịu
chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Giả thiết hàng dệt may Việt Nam
cũng sẽ được bỏ hạn ngạch thì áp lực cạnh tranh về giá vẫn ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc
và một nước Châu á khác. Gần đây, việc EU công bố sẽ bỏ hạn ngạch 4 mặt
hàng (cat), trong đó có cat 21 (áo jacket) vào năm 2002 và Trung Quốc đang
giảm mạnh về giá mặt hàng này để thu hút khách hàng đã làm cho đa số các
nhà sản xuất, gia công jacket Việt Nam trong quý I/2001 bị thiếu đơn hàng
nghiêm trọng, mặc dầu đã giảm giá đến 30%. Đây là nguyên nhân chính làm
cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2001 đạt
thấp.

        Đối với các sản phẩm không bị khống chế hạn ngạch của EU, cũng
như các thị trường phi hạn ngạch khác như Châu úc, Nam Mỹ, Đông Âu...
hàng dệt may Việt Nam không cạnh tranh với hàng Trung Quốc về giá.




Khoa: Quản trị kinh doanh           29
Như vậy có thể thấy, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay đang
và sẽ tiếp tục chững lại nếu các doanh nghiệp ngành dệt may không tạo ra
được sự đột biến cạnh tranh về giá tại các thị trường truyền thống.
   3. Nguyên nhân

   -Về công nghệ:

     Như ta đã biết năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt may mới
huy động được gần 40% công suất thiết bị nhưng hầu hết công nghệ lạc hậu
và thiếu đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là các thiết bị dệt và nhuộm. Ngành
chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở
thị trường thế giới ( xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian). Công tác
đầu tư nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng
mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công
sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.

   -Về quản lý:

     Hệ thống quản lý chất lượng của ngành dệt may chưa được quan tâm
chú ý. Nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tính đến cuối năm 1999, toàn ngành mới có 8 doanh
nghiệp đã đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong đó có
4 đơn vị được cấp chứng chỉ.

   -Về nguyên liệu:

     Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất ngành dệt may
hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên liệu
bông xơ, hoá chất, thuốc nhuộm. Nguồn nguyên liệu từ trong nước chất
lượng kém và sản lượng thấp, chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho ngành dệt.
Khoa: Quản trị kinh doanh            30
-Về chất lượng nguồn nhân lực:

     Chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may còn nhiều bất cập, lực
lượng lạo động ngành dệt may khá đông (trên 90 vạn người) nhưng số lượng
công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao, giỏi còn ít. Số đông lao động có văn
hoá thấp, tay nghề thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, khó nâng cao
tay nghề, nămg suất lao động thấp, làm việc nhiều giờ... là những thực trạng
được nêu lên tại hội thảo với chủ đề hợp tác đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam năm 2005-2010.

   -Về vốn:

     Vốn cho đầu tư phát triển của ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các
doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo hướng
tự cân đối, khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình
trạng mất cân đối nghiệm trọng giữa các khâu trong sản xuất.

   -Về chính sách đầu tư:

     Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý: như quy định
về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư cho phát triển ngành dệt từ 7-10 năm,
ngành may từ 5-7 năm. Thực tế ở Việt Nam, đầu tư vào ngành dệt phải từ
12-15 năm, ngành may từ 10-12 năm mới thu hồi được hết vốn. Các thủ tục
triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhưng chưa có cơ chế chính sách
cụ thể thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước
bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may.




Khoa: Quản trị kinh doanh            31
IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường         EU đến năm 2010.
   1. Thời cơ.

   Trong những năm tới, thị trường EU vẫn là thị trường quan trọng nhất
đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Năm 1998, EU đã áp dụng
thêm những điều khoản ưu đãi về xã hội và môi trường. Thí dụ, các sản
phẩm dệt may vào EU sẽ được giảm thuế nếu chứng tỏ không sử dụng lao
động trẻ em hoặc tôn trọng tổ chức công đoàn. Theo thông báo của EU, tổ
chức này sẽ loại bỏ dần quy định giới hạn số lượng sản phẩm được hưởng
ưu đãi, đông thời huỷ bỏ hầu như hoàn toàn mức thuế 0% và được thay bằng
thuế khác nhau dành cho từng nhóm hàng có độ nhạy cảm cao, những mặt
hàng này vẫn phải chịu mức giảm thuế 15%. Theo quy định mới, hàng dệt
may xuất khẩu của Việt Nam và EU sẽ chịu mức thuế hải quan chung của
EU.

      Tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc, dệt kim là rất lớn.
Do Châu âu kiểm soát việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam bằng mức
Quota nhập khẩu thấp trong khuân khổ các Hiệp định không ưu đãi về hàng
dệt của EU. Nếu các Hiệp định hàng dệt của EU có tính ưu đãi hơn thì việc
xuất khẩu hàng may mặc vào EU sẽ còn tăng lên rất nhiều. Trong chiến lược
phát triển kinh tế của nước ta từ nay đến năm 2010, hàng dệt may vẫn là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Xu thế chuyển dịch
hàng may mặc từ các nước phát triển và các nước đang phát triển ở trình độ
cao sang các nước đang phát triển ở trình độ thấp là một tất yếu và cũng là
một cơ hội cho ta, vì ở các nước này giá lao động ngày càng cao, mặt khác
họ tập trung phát triển những ngành có công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu
quả cao.
Khoa: Quản trị kinh doanh           32
2. Những thách thức.

   Có thể nói, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành công rất
đáng chú ý và đầy ấn tượng trong thập kỷ vừa qua. Thách thức lớn hiện nay
chính là tiến trình cải cách đang được thực hiên với tinh thần đổi mới, nhờ
đó ngành dệt may có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở
Châu á và đạt được tỷ lệ tăng trưởng, việc làm và hiệu quả hoạt động cao
hơn.

       Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam đang đứng
trước nhiều thách thức do môi trường kinh tế hội
nhập đem lại. Do ngành dệt Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng thấp không theo kịp tốc độ phát triển của
ngành may, sản phẩm dệt lại đơn điệu, chất lượng
chưa cao, nên sức cạnh tranh trên trường quốc tế bị
ảnh hưởng mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng chuyển sang
sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn khi thu
nhập, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng quốc tế
cũng đã có xu hướng phát triển lên một bậc. đồng
thời việc mở rộng phạm vi sản phẩm phong phú hơn
cũng là một nhân tố quan trọng để duy trì và phát
triển những thị trường xuất khẩu dệt may hiện có
của Việt Nam. Việc phát triển một cuộc vận động
xuất khẩu rộng rãi vẫn còn có ý nghĩa rất lớn trong
giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đã bước sang một
thiên niên kỷ mới, khi mà các nguồn tài nguyên
không còn nguyên sơ và dồi dào như trước, khi mà tỷ



Khoa: Quản trị kinh doanh           33
lệ thất       nghiệp vẫn ngày càng tăng cao cả ở thành
thị và nông thôn.

    Mô hình kinh tế và đầu tư của Việt Nam vẫn còn chịu những hậu quả,
dư âm của cuộc khủng hoản khu vực cuối thế kỷ vừa qua. Ngay cả nếu
không có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua thì cũng đã có
rất nhiều trở ngại trong nước gây khó khăn hoặc kìm hãm sự phát triển của
các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt
may.

    Xét về mặt cơ sở pháp lý và chính sách, các chính sách quản lý cả vĩ mô
và vi mô đều cần phải được cải cách triệt để và toàn diện. Việc cải cách các
doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, chưa đạt hiệu quả cao như mong
muốn. Thị trường tín dụng, tài chính vẫn còn manh nha, nhỏ bé. Việc quản
lý đất đai hình thành khuôn khổ điều tiết hành chính cũng là một vấn đề đó.
Chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tài chính tín dụng cũng là những vấn
đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp nhằm tạo điều
kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách hiệu quả là một trong những
thách thức lớn của ngành dệt may.




Khoa: Quản trị kinh doanh           34
Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may
sang EU.
   1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về
mọi mặt.

   Với một thị trườmg thống nhất 15 quốc gia có đời sống cao, mức tiêu thụ
hàng dệt may lớn, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu tiêu dùng quần áo
để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10-15%, còn 85-90% là theo mốt nên chất xám
chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản phẩm. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu hàng
may mặc cho khách hàng ở thị trường EU không đơn thuần đòi hỏi về số
lượng mà cả về chất lượng, đa dạng hơn về mẫu mã. Để đáp ứng nhu cầu đó,
thâm nhập và đứng vững trên thị trường là vấn đề quyết định đa dạng hoá
sản phẩm, từ hàng dệt may bình thường đến các sản phẩm cao cấp, từ đó
cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.

     Hoàn thiện chất lượng lao động cũng là một vấn đề để phát triển ngành
dệt may Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam,
trước hết phục hồi chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ sợi, dệt nhuộm tại
các trường đại học, đồng thời mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo
chuyên sâu. Bên cạnh đó tăng cường hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên
cứu tại Viện Mẫu thời gian (Fadin).
   2. Hình thức xuất khẩu.

   Trên thế giới hiện nay đang có xu hướng đa phương hoá quan hệ, đa
dạng hoá đối tác và Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế đó nhằm tạo một

Khoa: Quản trị kinh doanh             35
mối quan hệ kinh tế rộng lớn. Từ đó dễ dàng nắm bắt được những lợi thế so
sánh từng quốc, khu vực để từng bước tiến hành kinh doanh quốc tế nói
chung và các hình thức xuất nhập khẩu nói riêng cho phù hợp. Từ đó hạn
chế các hình thức xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian và làm giảm giá
thành sản phẩm do các dịch vụ gây ra. Ngành may phấn đấu chủ động tiếp
cận trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trưòng thế giới, nâng
cao khả năng xuất khẩu trực tiếp.
   3. Phẩm cấp của sản phẩm.

   Các mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên ta cần nhanh chóng
đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO
9002 tại các doanh nghiệp dệt may. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp
dệt may giảm được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm vật
tư nguyên liệu, tăng năng suất lao động và tăng vị thế cạnh tranh của sản
phẩm.

     Bảng chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:

        Chỉ tiêu        Đơn vị tính         Năm 2005          Năm 2010
   1.         Sản
xuất

   Vải lụa            Triệu mét               1330              2000

   SP dệt kim         Triệu SP                150                210

   SP may quy         Triệu SP                780               1200
chuẩn

   2. Kim ngạch       Triệu USD               3000              4000
XK

Khoa: Quản trị kinh doanh             36
Hàng dệt          Triệu USD               800               1000

      Hàng may          Triệu USD              2200               3000


Nguồn: Bộ Công nghiệp
II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang thị trường EU.
      1. Mở rộng thị trường, thị phần.

        Để các doanh nghiệp dệt may giữ vững thị trường truyền thống đồng
thời tìm kiếm và xâm nhập các thị trường mới, nhà nước hỗ trợ đắc lực cho
các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cần có một trung tâm giao dịch xúc
tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, môi
giới, giới thiệu sản phẩm dệt may Việt Nam với khách hàng quốc tế, thu
thập xử lý các thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời. Các
doanh nghiệp cần xâm nhập vào thị trường mới và củng cố thị trường hiện
có.
      2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn.

      Để đạt mục tiêu đến năm 2010, ngành dệt may sản xuất 2 tỷ mét vải các
loại và xuất khẩu 4 tỷ USD, cần đầu tư mạnh mẽ để huy động, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn trong nước. Công ty tài chính dệt may cần phát huy vai trò
bằng cách thay mặt cho tập đoàn doanh nghiệp dệt may trong nước để huy
động vốn, sau đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp đơn lẻ. Về phía các doanh
nghiệp dệt may, phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để huy động vốn
trong nước và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đa dạng hoá các
hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may như đầu tư trực tiếp, đầu tư

Khoa: Quản trị kinh doanh            37
gián tiếp (qua chứng khoán), liên doanh, liên kết, Nhà nước cần tiếp tục cải
thiện môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành
chính, đầu tư vào những mặt hàng chủ lực, ổn định và bền vững về chất
lượng cũng như thị trường.
   3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt
may.

    Yêu cầu đầu tiên để có thể nâng cao khả năng cạnh tranhcủa sẩn phẩm
là không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể:

   - Không ngừng ứng dụng các thiêt bị khoa học kỹ thuật mới, hiện đại
       hoá trang thiêt bị cho các doanh nghiệp dệt may để từng bước nâng
       cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ chữ tín với khách hàng.

   - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng
       cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo chất
       lượng.

   - Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên liệu, quá
       trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng
       trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc.

   - Đảm bảo yêu cầu giao hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuất nhập
       khẩu, chủ động trong vận chuyển và bốc xếp hàng hoá. Hiện nay,
       hàng hoá dệt may của Việt Nam tại thị trường EU được đánh giá cao
       là do các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng đúng thời hạn.

   - Nhà nước có thể hỗ thợ tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách kéo dài
       thời gian hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh
       tranh về giá.
Khoa: Quản trị kinh doanh             38
4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu .

  Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần đơn
giản hoá thủ tục nhập nguyên vật liệu, hàng mẫu,
bản vẽ. Ngành dệt may cần được hưởng chế độ thuế
quan ưu đãi hợp lý, cần có chế độ trợ cấp giá thoả
đáng cho các doanh nghiệp và thị trường EU. Cơ chế
phân bổ hạn ngạch phải được thay đổi căn bản theo
hướng sử dụng hạn ngạch làm công cụ thúc đẩy các
doanh nghiệp tiến ra thị trường không hạn ngạch.
Việc phân bổ hạn ngạch bình quân như hiện nay sẽ
dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thừa, ttrong
khi một số khác thiếu hạn ngạch nên có hiện tượng
mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc cân đối thị trường.




Khoa: Quản trị kinh doanh   39
Kết luận

       Như vậy, góp phần vào sự phát triển kinh tế
Việt Nam, chiến lược: Hướng vào xuất khẩu, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang dạng chế biến sâu, mở ra
những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao sẽ là
vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế nước nhà.
Đặc biệt là ngành dệt may xuất khẩu, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức
được tầm quan trọng của ngành dệt may xuất khẩu là
giải quyết việc làm cho lao động, cung cấp hàng hoá
trong nước, tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc
tế, đem lại lợi nhuận cao... ngành dệt may Việt Nam
đang bước vào giai đoạn phát triển mới và đầy hứa
hẹn.

         Mặt khác, thị trường EU hiện nay lại đang là
một thị trường tốt, đầy tiềm năng để xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam. Với các chính sách quốc gia, quốc
tế đang dần tiến tới nới lỏng, tạo mọi điều kiện để
cho các nước hợp tác quốc tế và phân công lao động
quốc tế một cách có hiệu quả.

         Nhân thức rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức (SWOT) của ngành dệt may Việt Nam khi
xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cần phải
tăng tốc trên mọi lĩnh vực: đầu tư, sản xuất, xuất
khẩu... nhằm tăng sức cạnh tranh hàng dệt may trên


Khoa: Quản trị kinh doanh      40
thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng. Các
doanh nghiệp dệt may phải hướng tới đạt được các
chứng chỉ quốc tế ISO 9000 về quản lý chất lượng,
ISO 14000 về quản lý môi trường, SA 8000 về quản lý
lao động... phải giải quyết ngay những vấn đề cơ
bản về nguyên liệu, tăng sản lượng bông trong nước,
giảm thiểu sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành
may nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe về
chất lượng, mẫu mã, chủng loại và tính thời trang
cao của thị trường đầy tiềm năng EU.

                Từ những phân tích trên đây, ta có thể
khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào EU hiện nay là rất cần thiết; song
điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa
Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành cũng như các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt
may để tạo điều kiện đây nhanh hơn nữa hiệu quả của
việc xuất khẩu mặt hàng này.
                   Tài liệu tham khảo

  I. Tạp chí công nghiệp
  1. Số 1+2/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc trên đưòng hội
     nhập” của Mạnh Trung-Hải Tùng.
  2. Số 4/01 Bài: “Tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành CN dệt may
     Việt Nam” của Dương Đình Giám.



Khoa: Quản trị kinh doanh       41
3. Số13/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam với những thách thức trên thị
         trường xuất khẩu” của Hải Tùng.
  4. Số 17/ 01 Bài: “Hoàn thiện chất lượng lao động để ngành CN dệt may
         Việt Nam cất cánh” của Phước Trung.
  5. Số 15/01 Bài: “Chính sách về sản phẩm hội nhập của EU-cơ hội và
         thách thức mới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam” của:
  Chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam GS.TS.Hans_Heiz Seiz Seyfarth
  Phó chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam TS.Lê Văn Tâm.
  I.        Thương nghiệp thị trường Việt Nam.
  1. Số 6/01 Bài: “Ngành dệt may và biện pháp hoá giải thách thức” của
         Phi Hổ.
  2. Số 4/00 Bài: “Tổ chức Marketing hàng may mặc sang thị trường EU.
         Những vấn đề cần lưu tâm” của Trần Diễm Hương.
  II.       Tạp chí thương mại.
  1. Số 3+4/99 Bài: “Mở rộng khả năng xuất khẩu-thách thức lớn với
         ngành dệt may” của Lâm Giang.
  2. Số 4/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước
         những cơ hội và thách thức” của Lê Văn Đạo.
  3. Số 2+3/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU; ngành dệt
         may tăng tốc” của Lê Quốc Ân .
  III.      Tạp chí kinh tế thế giới.
  1. Số 3 (65)/2000 Bài: “Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam với các
         thách thức mới” của Thạc Sĩ.Nguyễn Thu Thuỷ-Khoa QTKD-ĐH
         Ngoại Thương.




Khoa: Quản trị kinh doanh               42
2. Số 6 (68)/00 Bài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may
       Việt Nam” của TS.Lưu Ngọc Trịnh và Nguyễn Ngọc Mạnh- Viện
       kinh tế thế giới.
  IV.     Nghiên cứu Châu Âu.
  1. Số 5/99 Bài: “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Âu. Thực
       trạng và triển vọng” của Trần Lê Giang.
  V.      Tạp chí kinh tế phát triển.
  1. Số 52 T10/01 Bài: “Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt
       may Việt Nam” của Vũ Bá Định- Bộ KH&ĐT.
  2. Số 139/02 Bài: “Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thực trạng và
       giải pháp” của PGS.PTS.Đặng Đình Hào và Ngô Thị Mỹ Hạnh.


  VI.     Thời báo kinh tế Việt Nam.
  1. Số 84/02 Bài : “ Ngành dệt may chạy đua với thời gian. Gia tăng chất
       lượng sản phẩm và xuất khẩu ” của Nguyễn Anh Thi.
  2. Số 103/02 Bài : “ Cơ chế mới xuất khẩu dệt may ” của Đức Vương.
  3. Số 24/02 Bài : “ Dệt may tăng tốc đầu tư ” của Đức Vương.
  VII. Tạp chí ngoại thương.
  1. Số 21(31/8/2001) Bài : “Tin tức dệt may thế giới 5 tháng đầu năm ”
       của Tấn Hải.
  2. Số 1 (10/8/2001) Bài : “ Lịch sử, hiện tại và tương lai chính sách mậu
       dịch của EU đối với hàng dệt may” của Thanh Hương.
  VIII. Sách.
  1. “Hợp tác kinh tế và thương mại với EU ” của NXB Hà Nội – 1995.
  2. “Chiến lược và chất lượng và giá cả của các nghành công nghiệp nhẹ
       Việt Nam ” của NXB Chính trị quốc gia-1999.


Khoa: Quản trị kinh doanh               43
3. “Văn kiện đại hội toàn quôc lần thứ IX”
      4. Giáo trình “ Kinh tế và quản lý công nghiệp” của trường ĐH KTQD
HN.
                5. Giáo trình “ Quản trị hoạt động thương mại”
của trường ĐH KTQD HN.




                                                                     Mục lục

   Lời mở đầu...................................................................................................................................................1
Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu...........................................................................................3
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu:............................................................................................3
1. Khái niệm và đặc điểm:................................................................................................................................3
a. Khái niệm.....................................................................................................................................................3
b. Đặc điểm......................................................................................................................................................4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ..................................................................................................................5
II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu...........................................................................................8
1. Nhân tố kinh tế.............................................................................................................................................8
2. Nhân tố khoa học và công nghệ...................................................................................................................9
3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự:.........................................................................................................10
4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị:......................................................................................10
Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU...........................................12
I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU:................................................................................................12
1. Vị trí của ngành dệt may ...........................................................................................................................12
2. Vị trí của thị trường EU.............................................................................................................................13
a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất................................................................................................13
 b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới............................................14
c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới.......................................................................................15
II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.............................................................................16
1. Về kim ngạch xuất khẩu ............................................................................................................................16
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .......................................................................................................................18
4. Về cơ cấu thị trường...................................................................................................................................22
5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU...............................................................................................24
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU....................................................................................26
1. Những thành tựu đạt được..........................................................................................................................26
2. Những khó khăn còn tồn tại.......................................................................................................................27

Khoa: Quản trị kinh doanh                                                     44
3. Nguyên nhân..............................................................................................................................................30
IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010.......................32
1. Thời cơ.......................................................................................................................................................32
2. Những thách thức.......................................................................................................................................33
Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 35
I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU.........................................................................35
1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt.......................................................................35
2. Hình thức xuất khẩu. .................................................................................................................................35
3. Phẩm cấp của sản phẩm.............................................................................................................................36
II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.....................................37
1. Mở rộng thị trường, thị phần......................................................................................................................37
2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn.............................................................................................................37
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may. ..................................................................................38
4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu ........................................................................................................39
   Kết luận......................................................................................................................................................40
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................................41




Khoa: Quản trị kinh doanh                                                     45

Contenu connexe

Tendances

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Nguyễn Công Huy
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
Luu Quan
 

Tendances (20)

Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtmBgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 
QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
QT186.doc
QT186.docQT186.doc
QT186.doc
 
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
Đề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hayĐề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hay
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
 
DA131.Doc
DA131.DocDA131.Doc
DA131.Doc
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Đề tài: Phân tích nhập khẩu nguyên vật liệu dược phẩm tại công ty CP thuốc sá...
Đề tài: Phân tích nhập khẩu nguyên vật liệu dược phẩm tại công ty CP thuốc sá...Đề tài: Phân tích nhập khẩu nguyên vật liệu dược phẩm tại công ty CP thuốc sá...
Đề tài: Phân tích nhập khẩu nguyên vật liệu dược phẩm tại công ty CP thuốc sá...
 
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SavannakhetLuận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 

En vedette

Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Nguyễn Nhật Anh
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
Bảo Mơ
 
Izlases veidošanas sistēma
Izlases veidošanas sistēmaIzlases veidošanas sistēma
Izlases veidošanas sistēma
Edgars Bernans
 
Healthcare(factory food)
Healthcare(factory food)Healthcare(factory food)
Healthcare(factory food)
Romokid1997
 

En vedette (20)

Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩuQuản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
 
2011 BMW X5 xDrive35d
2011 BMW X5 xDrive35d2011 BMW X5 xDrive35d
2011 BMW X5 xDrive35d
 
060429 Insna
060429 Insna060429 Insna
060429 Insna
 
@ TEDxPP May 10
@ TEDxPP May 10@ TEDxPP May 10
@ TEDxPP May 10
 
Prezentare
PrezentarePrezentare
Prezentare
 
Izlases veidošanas sistēma
Izlases veidošanas sistēmaIzlases veidošanas sistēma
Izlases veidošanas sistēma
 
La catedral de santiago
La catedral de santiagoLa catedral de santiago
La catedral de santiago
 
Davidodang websitegratis
Davidodang websitegratisDavidodang websitegratis
Davidodang websitegratis
 
Brokers presentation for managers
Brokers presentation for managersBrokers presentation for managers
Brokers presentation for managers
 
Healthcare(factory food)
Healthcare(factory food)Healthcare(factory food)
Healthcare(factory food)
 
Discussion paper 16.11.2015
Discussion paper 16.11.2015Discussion paper 16.11.2015
Discussion paper 16.11.2015
 
Bill Gates
Bill GatesBill Gates
Bill Gates
 
Ontologies presentation
Ontologies presentationOntologies presentation
Ontologies presentation
 
Huafu Glassware Catalog 2009
Huafu Glassware Catalog 2009Huafu Glassware Catalog 2009
Huafu Glassware Catalog 2009
 
NRC E Commerce Trend Report
NRC E Commerce Trend ReportNRC E Commerce Trend Report
NRC E Commerce Trend Report
 
The Road to Bratislava I
The Road to Bratislava IThe Road to Bratislava I
The Road to Bratislava I
 

Similaire à Luận văn tốt nghiệp

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Nguyễn Công Huy
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
s2nhomau
 

Similaire à Luận văn tốt nghiệp (20)

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 

Plus de guest3c41775

Plus de guest3c41775 (20)

15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Callatay Wouter
Callatay WouterCallatay Wouter
Callatay Wouter
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàng20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàng
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tếThanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa
 
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchXK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
 
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt NamTriển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
 

Dernier

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận văn tốt nghiệp

  • 1. Lời mở đầu Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ và của phân công lao động quốc tế hiện nay, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu,phân công hợp tác quốc tế. Do vậy, quan hệ kinh tế quốc tế là nhân tố, là biện pháp để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, có hiểu quả. Mặt khác, phát triển công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho đất nước có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu, là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của công nghiệp, nó là bản chất của hoạt động thương mại quốc tế trong phát triển kinh doanh công nghiệp. Cho nên để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đảng ta đã chủ trương “ tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới...” Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU hiện nay đang là vấn đề trung tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Mặt khác, hãng dệt may lại đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU có ý nghĩa Khoa: Quản trị kinh doanh 1
  • 2. tầm chiến lược đối với sự phát triển ngoại thương nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Xuất phát từ những thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam và thị trường EU là một thị trường tiềm năng song cũng có những quy định hết sức khắt khe đòi hỏi hàng dệt may Việt Nam phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường này. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam”. Nội dung của đề tài này bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Chương III: Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Trên cơ sở những kiến thức đã học và việc tổng hợp các tài liệu, sách báo, tạp chí em hy vọng đưa ra được nội dung cô đọng và cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trong quá trình thực hiện đề án môn học này, mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân song do trình độ, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế; nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và cùng bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên chính Nguyễn Thị Tứ đã dầy công hướng dẫn em làm đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn nhiều. Khoa: Quản trị kinh doanh 2
  • 3. Sinh viên thực hiện Lê Thiết Ngọc. Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu. I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu: 1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niệm Hoạt động xuất khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia nói chung và Khoa: Quản trị kinh doanh 3
  • 4. công nghiệp nói riêng. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. b. Đặc điểm - Xuất khẩu hàng hoá thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học quản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của từng quốc gia như yếu tố luật pháp, kinh tế văn hoá. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu hàng hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập, quốc tế hoá. Lợi thế so sánh đó là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng chế. - Trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu hàng hoá ở nước ta đang là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu được chú trọng. Bởi nó đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển nước nhà, tạo cho nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi trong việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội. - Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, ở trong các môi trường và bối cảnh khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để giao lưu và học hỏi khi xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, chúng ta không thể lấy kinh nghiệm trao đổi hàng hoá thông thường trong một quốc gia để áp đặt hoàn toàn cho hoạt động trao đổi hàng hoá với nước ngoài. - Hoạt động xuất khẩu có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc nhà nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì chính phủ có nhiều mục tiêu Khoa: Quản trị kinh doanh 4
  • 5. khác nhau như chính trị, ngoại giao, văn hoá... Do đó, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ có thể hiện hoặc không hoàn toàn hướng về lợi nhuận. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ, phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể hiện ở các mặt sau: - Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, trong mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 có nói: “ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá...”. Như vậy, để làm được điều đó tât yếu phải cần một lượng vốn lớn để thực hiện. Cho nên vốn là một nhân tố không thể thiếu được, là vấn đề sống còn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vì khi có một lượng vốn lớn chúng ta có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại... phục vụ cho phát triển kinh tế. Khoa: Quản trị kinh doanh 5
  • 6. Để có được một lượng vốn cho nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn như: liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta; vay nợ, viện trợ, tài trợ; hoạt động du lịch, dịch vụ; xuất khẩu hàng hoá, lao động... Nhưng vẫn quan trọng hơn cả là xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ... tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hoặc cách khác. Ngoại tệ thu được qua các hoạt động du lịch, dịch vụ hiện nay chỉ là rất nhỏ so với nhu cầu về vốn của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu lao động không ổn định đang có xu hướng giảm dần. Do vậy, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất chi dùng cho nhập khẩu chính là từ xuất khẩu. - Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Việc coi thị trường và đặc biệt là thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở chỗ: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm.. Mặt khác sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. + Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định. Khoa: Quản trị kinh doanh 6
  • 7. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ từ các nước phát triển và Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. + Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với mọi thị trường. + Xuất khẩu còn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. - Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: Việc xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua các thị trường quốc tế phải cần một lượng lớn nhân công để sản xuất và hoạt động xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn kém như: ô tô, xe máy... do đòi hỏi trình độ và kỹ thuật cao cho nên việc đáp ứng nhu cầu đều qua con đường nhập khẩu đến với người tiêu dùng. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Khoa: Quản trị kinh doanh 7
  • 8. Quan hệ kinh tế đối ngoại bao các hoạt đông giao lưu giữa các nước với nhau. Trong đó xuất khẩu là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế khác làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Chính nhờ thông qua xuất khẩu và các quan hệ đối ngoại khác nhau mà hiện nay nước ta đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 140 nước trên thế giới, ký các hiệp định thương mại với hơn 70 nước là thành viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu vực. II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu. 1. Nhân tố kinh tế. - Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xuất khẩu. Đối tượng của các nhà xuất khẩu là xuất khẩu hàng hoá cho các khách hàng, bạn hàng và các tổ chức kinh tế nước ngoài. Cho nên việc đáp ứng được nhu cầu của họ là một thành công lớn trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy đòi hỏi phải có được sản phẩm có vị thế trong lòng người tiêu dùng đặc biệt là người nước ngoài. Yếu tố thị trường cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Việc lựa chọn đúng đắn thị trường cho xuất khẩu là một nhân tố đòi hỏi phải tính toán dự báo chính xác thị trường đó phải là thị trường tiềm năng, có triển vọng trong tương lai. Còn yếu tố đối tác cũng không kém phần quan trọng bởi đây là đầu mối để lưu thông sản phẩm xuất khẩu. Cho nên việc lập mối quan hệ tốt hay tìm hiểu kỹ đối tác đem lại lợi ích to lớn cho hoạt động xuất khẩu. - Chính sách quốc gia, quốc tế ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xuất khẩu. Việc xuất khẩu với số lượng ít hay nhiều phụ thuộc rất lớn vào Khoa: Quản trị kinh doanh 8
  • 9. chính sách quốc gia của từng nước. Khi mối quan hệ kinh tế với các nước đối tác không còn thuận lợi thì sẽ có các chính sách hạn nghạch xuất khẩu làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn. - Hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từ các phía. Đầu tiên đó là các sản phẩm cùng loại hay thay thế từ thị trường trong nước. Thứ hai là các sản phẩm của nước mình nhập khẩu vào. Thứ ba là các sản phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước mình nhập khẩu. Như vậy, để tồn tại và phát triển ở nước ngoài, sản phẩm của doanh nghiệp phải được người tiêu dùng chấp nhận và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. - Hàng hoá tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp được thanh toán bằng ngoại tệ có giá trị chuyển đổi. Trong khi đó hạch toán chi phí lại dùng nội tệ do vậy, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu. 2. Nhân tố khoa học và công nghệ Như đã nói ở trên, việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường ngoài nước đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải có các đặc tính riêng biệt và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nước bạn và của các nước khác nhập vào. Để tạo ra được các tố tính ưu việt, các nhà xuất khẩu không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị, khoa học công nghệ cho dây chuyền sản xuất để ngày càng đổi mới sản phẩm, thích nghi với nhu cầu đa dạng phong phú của người tiêu dùng là nước ngoài. Do vậy nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng quyết định đến mức tiêu thụ sản phẩm hay việc đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng. Khoa: Quản trị kinh doanh 9
  • 10. 3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự: Sự ổn định hay không ổn định về chính trị – xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị, các quan điểm chính trị, xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự. Từ đó tạo ra các hàng rào vô hình ngăn cản hoạt độnh kinh doanh quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu. 4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị: Việc mở rộnh ngoại giao, hình thành các khối liên kết kinh tế, chính trị, quân sự góp phần tạo điều kiện thuận lợn cho hoạt độnh kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia thành viên. Tăng cường tích cựctiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thoả ước để từng bước nới lỏng hàng rào vô hình, tạo điều kiện cho hoạt độnh kinh doanh phát triển và đôi bên cùng có lợi. Khoa: Quản trị kinh doanh 10
  • 11. Khoa: Quản trị kinh doanh 11
  • 12. Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU: 1. Vị trí của ngành dệt may - Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu nên nước ta hiện nay áp dụng chiến lược: Hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới và có lợi nhuận cao. Đặc biệt ngành dệt may xuất khẩu là một ngành đang được coi trọng và đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Là một ngành công nghiệp nhẹ, ngành dệt may xuất khẩu đã đem lại cho đất nước những nguồn thặng dư đáng kể. Do vậy việc tăng cường xuất khẩu hàng dệt may là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trong nước. - Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm. ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về may mặc đang ngày càng được nâng cao, từ ăn chắc mặc bền đang chuyển dần sang ăn ngon mặc đẹp hợp thời trang và hiện đại. Do vậy việc phát triển ngành dệt may đang là một trong những ngành có triển vọng mang lại hiệu quả cao. Mặt khác ngành dệt may Khoa: Quản trị kinh doanh 12
  • 13. cũng thu hút được một lượng nhân công lớn, tạo việc làm, tạo phúc lợi cho xã hội. - Xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Lợi thế của ngành dệt may là đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối ít ( so với các ngành công nghiệp khác ), phát huy hiệu quả tương đối nhanh, giải quyết lao động xã hội phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển. - Ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều lợi thế như: Giá nhân công rẻ, trình độ tay nghề của người lao động ở vào mức khá so với ở nơi khác. Điều này rất quan trọng vì nước ta hiện nay có một lực lượng lao động nhàn rỗi khá lớn ( nhất là lao động nữ ) rất phù hợp với ngành công nghiệp nhẹ, ngành sử dụng nhiều lao động này. Thêm vào đó, trong sản xuất hàng dệt may chúng ta đảm bảo cung ứng được một phần nguyên liệu phụ do sản xuất trong nước, không phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. 2. Vị trí của thị trường EU. a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất. Thị trường thống nhất có thể được tóm tắt trong 4 từ: tự do lưu thông. đây là sự tự do lưu thông-không bị cản trở-của cải và dịch vụ, các thể nhân và tiền bạc giữa 15 nước EU, như thể trong một quốc gia hoặc một thị trường duy nhất. Thí dụ cụ thể, là người khách hàng có thể được cung ứng Khoa: Quản trị kinh doanh 13
  • 14. một danh mục các sản phẩm hoặc dịch vụ rất rộng bởi các doanh nghiệp tại các nước khác nhau. Nói như vậy không có nghĩa là “EU mở cửa để hứng chịu mọi cơn gió”. EU vừa tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước nhưng hành động không trung thực của các đối thủ cạnh tranh. Các biện pháp này gồm thuế chống xuất khẩu bán phá giá, thuế chống tài trợ và các điều khoản bảo vệ khác. Ngoài ra, EU cũng có những quy định “giải quyết các trở ngại thương mại” cho phép chống lại trong khuôn khổ WTO. Đối với hàng may mặc của Việt Nam, việc đáp ứng thị hiếu người Châu Âu là đẹp nhưng phải rẻ. Đây là cả một vấn đề lớn. Nếu như Mỹ là một thị trường đa chủng khổng lồ dễ dàng du nhập các kiểu mốt thậm chí trái ngược nhau thì EU lại được coi là một thị trường khá kỹ tính và chọn lọc đối với hàng may mặc. “Miếng bánh” của thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU có tăng được hàng năm hay không là cả một vấn đề lớn về việc đổi mới công nghệ và quá trình hội nhập vào ngành công nghiệp thời trang thế giới. b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới. Liên minh Châu Âu EU bao gồm 15 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Thuỵ Điển, Bỉ...) với tốc độ tăng trưởng rất mạnh so với thế giới. EU không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới. EU không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lớn. Các chính sách của EU đều được đưa ra Khoa: Quản trị kinh doanh 14
  • 15. sao cho phù hợp và thuận lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần phát triển chung nền kinh tế thế giới. Do vậy khi chúng ta thiết lập mối quan hệ thương mại Việt Nam –EU, Việt Nam càng có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may vào thị trường tiềm năng EU. Hàng dệt may Việt Nam có những cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường này. c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một lượng hàng hoá không nhỏ trong đó có hàng dệt may chiếm tỷ lệ cao. Tình hình ngành công nghiệp dệt may ở Châu Âu: Do khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học... nên cuộc cách mạng này làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong EU đều diễn ra nhanh chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và dịch vụ cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu. đặc biệt là ngành dệt may, sản xuất hàng dệt may ở các năm đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở EU đang là vấn đề cần phải cập nhập. Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Khoa: Quản trị kinh doanh 15
  • 16. II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 1. Về kim ngạch xuất khẩu Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1 tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta khong ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5 %, tức khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới để ngành dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD. Khoa: Quản trị kinh doanh 16
  • 17. Thị trưòng xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối EU. EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ khoảng 10-15% là tiêu dùng còn lại 85-90% là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước EU như Đức, Pháp... nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế. Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã có những bước tiến mới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23% trong thời kỳ 1993-1997. Theo H iệp định mới, Việt Nam còn được tự do chuyển đổi Quota giưa các mặt hàng một cách rộng rãi và dễ dàng hơn, đồng thời EU cũng dành cho phía Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN), nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU đựoc hưởng thuế quan với mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập ( GSP). Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU Đơn vị: triệu USD Khoa: Quản trị kinh doanh 17
  • 18. Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Thị trường EU 250 285,50 350,44 420,52 450,55 563,68 Nguồn: Tổng cục hải quan 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc nước ta lúng túng, bị động trong sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỉ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất.các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt kỹ thuật về tay nghề tức là tự mình làm mất đi một thị trường có rất nhiều tiềm năng cho ngành dệt may nước nhà. Trong các chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi. Đặc biệt, đối với mặt hàng áo jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997, Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc, tăng gần 5 triệu chiếc ( hay 72% ) so với năm 1993, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Các nước EU nhập khẩu hàng dệt Khoa: Quản trị kinh doanh 18
  • 19. may lớn nhất của Việt Nam là Đức (40-42%), Pháp (13-15%), Hà Lan (10-13%)... Ngoài ra Việt Nam còn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước EU khác như: Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch... tỷ trọng nhập khẩu của các nước này đang tăng lên. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 40% năng lực của mình tại thị trường EU, 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào EU được thực hiện thông qua các nhà trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Thực tế cho thấy, còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được. Trong tương lai, thị trường tiếp tục mở rộng nếu ta không đầu tư để lấp các lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt may của nước ta. Cùng với vấn đề đặt ra làm sao chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian. 3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu Tự do hoá buôn bán hàng dệt may, bãi bỏ chế độ hạn ngạnh theo điều khoản của Hiệp định buôn bán hàng dệt may (ATC), sẽ đem lại cho những nước xuất khẩu hàng dệt may nói chung và Việt Nam nói riêng những thuận lợi đáng kể. Những điều dễ thấy nhất là nhà xuất khẩu có thể tự do xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất, có khả năng cạnh tranh; không bị giới hạn về số lượng theo các Hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên, bãi bỏ chế độ hạn ngạch cũng đem lại những thách thức Khoa: Quản trị kinh doanh 19
  • 20. mới. Hạn ngạch được xem như “chiếc áo bảo hộ”, mà khi nó được cởi ra thì việc hàng hoá có thể thâm nhập được vào thị trường hay không sẽ được quyết định bởi chính khả năng đáp ứng các yêu cầu thị trường của bản thân hàng hoá đó. Có nghĩa nhà sản xuất phải chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ và với chính mình để đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Và khi đó, tổ chức Marketing sẽ càng trở nên đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định trong thành công của hoạt động xuất khẩu. Từ năm 1993, với Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU (được ký ngày 15/2/1992), EU đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 250 triệu USD lên 450 triệu USD năm 1997, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may sang EU trong những năm gần đây là những mặt hàng do EU quy định theo hạn ngạch nên công tác Marketing chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, công tác này không thể cứ “ ì ạch” như trước, mà cần được quan tâm đầu tư cho đúng với tầm vóc của nó. Với EU, do là một thị trường rộng lớn nên nhiều điểm khác biệt về thị hiếu tiêu dùng, về tập quán kinh doanh và phương thức tổ chức phân phối đối với mỗi nước thành viên, nên để thâm nhập vào thị trường đòi hỏi phải có những kênh Marketing riêng biệt, thích ứng với cơ cấu của hệ thống phân phối của mỗi nước thành viên cũng như phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xuất khẩu. Mối liên hệ giữa nhà xuất khẩu với hệ thống phân phối ở nước nhập khẩu thường được tổ chức theo các hình thức sau: Khoa: Quản trị kinh doanh 20
  • 21. -Các cửa hàng chuyên doanh hàng may mặc liên nhánh thường nhập khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất hoặc đặt các hãng nước ngoài gia công theo hợp đồng, phụ từ các hợp động gia công chính (theo phương thức CMT). -Các nhà bán lẻ độc lập có thể tổ chức nguồn hàng theo các hình thức mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hay đại lý của các nhà sản xuất; mua hàng của hãng nhập khẩu/ bán buôn; mua hàng theo hình thức frachize (như các cửa hàng liên nhánh hay dây chuyền phân phối; mua của các trung tâm thu mua...). Phần lớn các nhà bán lẻ độc lập là thành viên của hiệp hội thu mua. Đây là hình thức khá phổ biến ở nhiều nước EU như Đức, Hà Lan... ở thị trường EU, các nhà sản xuất hay xuất khẩu ít có khả năng liên kết trực tiếp với các nhà bán lẻ tại các nước nhập khẩu, mà thường phải thoả thuận để phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc qua các nhà sản xuất khác của nước khập khẩu. Mặt khác, cũng nên lưu ý là mặc dù có những loại hình tổ chức phân phối tương đồng, hệ thống bán lẻ hàng may mặt của các nước EU có cơ cấu khá khác biệt. Vì vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở mỗi nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể Khoa: Quản trị kinh doanh 21
  • 22. chọn những kênh Marketing thích hợp nhất cho sản phẩm xuất khẩu của mình nhằm cho phép tiếp cận nhiều nhất với các khách hàng tiềm năng. 4. Về cơ cấu thị trường Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản... phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu của hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, khiến sự cạnh tranh vốn còn yếu của hàng Việt Nam lại giảm xuống. Hơn nữa, cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm đáng kể, kết quả là thị trường tiêu thụ của nước ta gặp nhiều khó khăn. Thị trường trọng điểm EU, với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17 kg/người/ năm), đây là một thị trường tốt để Việt Nam đầu tư, khai thác. Tuy vậy, đòi hỏi lớn không thể đáp ứng ngay là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt may của người dân EU rất cao. Trong tổng số 36 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU hàng năm chỉ có khoảng 9,0 tỷ USD quần áo tiêu dùng bình thường, số còn lại (khoảng 87%) là sử dụng theo mốt. Vì vậy, giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với giá trị vật liệu cấu thành lên nó. Điều này giải thích tại sao giá xuất khẩu giữa hai loại sản phẩm tương đồng của Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch khá cao. Đây là một thiệt thòi không nhỏ do ngành tạo mốt Việt Nam còn non trẻ. Trong thời gian tới, nhờ một số thay đổi trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may EU-Việt Nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày 17/11/1997, ngành may mặc của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị Khoa: Quản trị kinh doanh 22
  • 23. trường tiệu thụ sang EU. Theo Hiệp định này, từ năm 1998, Việt Nam được phép tự do chuyển đổi Quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17% so với trước kia là 12%). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan nhập khẩu 0%, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nước ta nói chung, trong đó có hàng dệt may. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến nay thường vẫn phải thông qua nước thứ 3 như Đài Loan và Đức... để vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh thị trường có hạn ngạch, Việt Nam đã thâm nhập được một số thị trường không hạn ngạch khổng lồ như Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đông Âu... để tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu, trong đó thị trường lớn nhất là Nhật Bản, không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà Nhật Bản còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rất cao (27 kg/người/năm). Năm 1997 Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, và một số loại sơ mi, quần âu đơn giản. Trong năm 1998 vừa qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm mạnhkhiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch có tiềm năng lớn thứ hai của Việt Nam. Chỉ bằng 2/3 dân số EU nhưng mức tiêu thụ vải của người Mỹ gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường không chỉ hấp dấn đối với ngành dệt may của Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên Khoa: Quản trị kinh doanh 23
  • 24. thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập nên hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Thực tế trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Trong những năm tới, Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng lớn của Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết và Mỹ tiến hành bình đẳng hoá thương mại với Việt Nam. 5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU Việt Nam nằm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng. Có hơn 1300 km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ, đường sắt xuyên á của ADB giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo phù hợp với ngành dệt may, giá nhân công rẻ là những yếu tố hấp dẫn thu hút được nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển và các nước NICs. Tuy vậy, giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Khi khoa học kỹ thuật phát triển cao thì nhân công rẻ mạt không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều là lợi thế để phát triển nghề trồng bông, trồng đay. Nhờ vậy, ngành dệt may nước ta có yếu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Khoa: Quản trị kinh doanh 24
  • 25. Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu về công nghệ không quá hiện đại và có tỉ lệ hàng xuất khẩu lớn được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp mới này như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, quy đinh mức thuế 0% để được hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp dệt may để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù có nhiều lợi thế song do hạn chế về kỹ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên cho đến nay các daonh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Về cơ bản, hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Thị trường EU được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch. Mặc dù Việt Nam đã thu được một số kết quả bước đầu khi thâm nhập vào thị trường này, do được hưởng một số ưu đãi như: số lượng hạn ngạch ngày càng tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, được phép sử dụng hạn ngạch dư thừa của các nước Asean... nhưng thực ra những ưu đãi đó chưa làm tăng nhiều khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở thị trường EU. Cụ thể là: - Số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng còn rất thấp so với nhiều nước: chỉ bằng 5% của Trung Quốc va 10-20% của các nước Asean. Khoa: Quản trị kinh doanh 25
  • 26. - Số mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác: của Việt Nam là 29 nhóm, trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của Singapore là 8 nhóm. Ngoài ra, khả năng kém cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn được thể hiện ở những kía cạnh sau: - Do mới thâm nhập vào thị trường này nên ta ít có khách hàng trực tiếp. Mặc dầu có hạn ngạch nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3 để vào thị trường EU. Những lô hàng này, theo quy định của EU không được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Chính do hạn chế đó mà nhiều doanh nghiệp do không kí được hợp đồng đã bỏ “ khê” hạn ngạch. - Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống, dễ làm như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu... Các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao thì còn ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được. Chính vì vậy, mặc dầu số lượng hạn ngạch bị hạn chế, nhưng vẫn còn nhiều mã hàng bị bỏ trống vì không có doanh nghiệp tham gia. III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU. 1. Những thành tựu đạt được. Mười năm qua, ngành dệt may nước ta đã có nhưng bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Khoa: Quản trị kinh doanh 26
  • 27. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,85 đến 1,9 tỷ USD tăng khoảng 8-9% so với năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu, nhưng tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Theo vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại tính đến hết tháng 8 năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường ước đạt xấp xỉ 1,56 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2001. Nguyên từ nửa cuối năm 2001, đầu năm 2002 chính phủ đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng để tăng xuất khẩu, trong đó có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Sau gần 8 tháng thực hiện thông tư liên tịch số 25/2002, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng gần 5% so với cùng kỳ là mức tăng tốt ntrong bối cảnh một phần quan trọng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã dành ch hàng dệt may đi Mỹ. Ước tính đến hết tháng 11/2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước sang tất cả các thị trường đạt khoảng 2.459 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2001 và vược 2,4% kế hoạch năm 2002 (2,4 tỷ USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 490 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 7,5% so với cùng kỳ). 2. Những khó khăn còn tồn tại. Sự phát triển khập khiễng giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát triển của ngành may nói riêng và dệt may nói chung. Hàng năm, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu mà chủ yếu là vải vóc. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu mà tiềm lực trong nước chưa có điều kiện để hiện đại hoá một cách đồng bộ. Hơn nữa, nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt trong nước cung cấp sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ thuật của bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có mối quan hệ kinh tế ổn định giữa Khoa: Quản trị kinh doanh 27
  • 28. ngành dệt và ngành may. Thực tế giữa dệt và may chưa có sự gắn kết giữa các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung. Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt may đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Ngành mốt của Việt Nam còn quá non trẻ nên không đủ sức nâng bước cho ngành may phát triển. Sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá bán sản phẩm với giá thành không cao. Kết qủa là lợi ích thực tế thu được từ xuất khẩu thấp. Vì vậy ngành dệt may của Việt Nam vẫn được xem là ngành “lấy công làm lãi”. Các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và tên hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới. Có tới 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Họ không phải không nhận thức được rằng làm như vậy là phải chịu nhiều thiệt thòi. Tại thị trường EU, vì thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào, nhưng thách thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang EU tuy tăng nhanh, nhưng hiệu quả còn thấp, do ngành dệt phát triển kém, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho hàng may mặc xuất khẩu, chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới, nên khoảng trên 70% sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo phương thức gia công, công tác thị trường còn nhiều hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá phải thông qua trung gian, lợi nhuận mang lại còn rất thấp. Một yếu tố bất lợi khác mà ta cũng Khoa: Quản trị kinh doanh 28
  • 29. phải tính đến, đó là: trong giai đoạn hiện nay một số nước nhập khẩu chính vẫn áp dụng những hàng rào hạn ngạch khắt khe hoặc các chính sách phân biệt đối xử làm cho hàng của ta không có yếu thế cạnh tranh so với hàng hoá của các nước khác. Tại thị trường EU, do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức từ 500-600 triệu USD/ năm. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU cũng không có khả năng tăng đáng kể. Việc EU bỏ dần để tiến tới bỏ hẳn hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào năm 2005 là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta vì Việt Nam vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Giả thiết hàng dệt may Việt Nam cũng sẽ được bỏ hạn ngạch thì áp lực cạnh tranh về giá vẫn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc và một nước Châu á khác. Gần đây, việc EU công bố sẽ bỏ hạn ngạch 4 mặt hàng (cat), trong đó có cat 21 (áo jacket) vào năm 2002 và Trung Quốc đang giảm mạnh về giá mặt hàng này để thu hút khách hàng đã làm cho đa số các nhà sản xuất, gia công jacket Việt Nam trong quý I/2001 bị thiếu đơn hàng nghiêm trọng, mặc dầu đã giảm giá đến 30%. Đây là nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2001 đạt thấp. Đối với các sản phẩm không bị khống chế hạn ngạch của EU, cũng như các thị trường phi hạn ngạch khác như Châu úc, Nam Mỹ, Đông Âu... hàng dệt may Việt Nam không cạnh tranh với hàng Trung Quốc về giá. Khoa: Quản trị kinh doanh 29
  • 30. Như vậy có thể thấy, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay đang và sẽ tiếp tục chững lại nếu các doanh nghiệp ngành dệt may không tạo ra được sự đột biến cạnh tranh về giá tại các thị trường truyền thống. 3. Nguyên nhân -Về công nghệ: Như ta đã biết năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt may mới huy động được gần 40% công suất thiết bị nhưng hầu hết công nghệ lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là các thiết bị dệt và nhuộm. Ngành chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới ( xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian). Công tác đầu tư nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. -Về quản lý: Hệ thống quản lý chất lượng của ngành dệt may chưa được quan tâm chú ý. Nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tính đến cuối năm 1999, toàn ngành mới có 8 doanh nghiệp đã đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong đó có 4 đơn vị được cấp chứng chỉ. -Về nguyên liệu: Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất ngành dệt may hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên liệu bông xơ, hoá chất, thuốc nhuộm. Nguồn nguyên liệu từ trong nước chất lượng kém và sản lượng thấp, chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho ngành dệt. Khoa: Quản trị kinh doanh 30
  • 31. -Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may còn nhiều bất cập, lực lượng lạo động ngành dệt may khá đông (trên 90 vạn người) nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao, giỏi còn ít. Số đông lao động có văn hoá thấp, tay nghề thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, khó nâng cao tay nghề, nămg suất lao động thấp, làm việc nhiều giờ... là những thực trạng được nêu lên tại hội thảo với chủ đề hợp tác đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2005-2010. -Về vốn: Vốn cho đầu tư phát triển của ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo hướng tự cân đối, khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiệm trọng giữa các khâu trong sản xuất. -Về chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý: như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư cho phát triển ngành dệt từ 7-10 năm, ngành may từ 5-7 năm. Thực tế ở Việt Nam, đầu tư vào ngành dệt phải từ 12-15 năm, ngành may từ 10-12 năm mới thu hồi được hết vốn. Các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhưng chưa có cơ chế chính sách cụ thể thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may. Khoa: Quản trị kinh doanh 31
  • 32. IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010. 1. Thời cơ. Trong những năm tới, thị trường EU vẫn là thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Năm 1998, EU đã áp dụng thêm những điều khoản ưu đãi về xã hội và môi trường. Thí dụ, các sản phẩm dệt may vào EU sẽ được giảm thuế nếu chứng tỏ không sử dụng lao động trẻ em hoặc tôn trọng tổ chức công đoàn. Theo thông báo của EU, tổ chức này sẽ loại bỏ dần quy định giới hạn số lượng sản phẩm được hưởng ưu đãi, đông thời huỷ bỏ hầu như hoàn toàn mức thuế 0% và được thay bằng thuế khác nhau dành cho từng nhóm hàng có độ nhạy cảm cao, những mặt hàng này vẫn phải chịu mức giảm thuế 15%. Theo quy định mới, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và EU sẽ chịu mức thuế hải quan chung của EU. Tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc, dệt kim là rất lớn. Do Châu âu kiểm soát việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam bằng mức Quota nhập khẩu thấp trong khuân khổ các Hiệp định không ưu đãi về hàng dệt của EU. Nếu các Hiệp định hàng dệt của EU có tính ưu đãi hơn thì việc xuất khẩu hàng may mặc vào EU sẽ còn tăng lên rất nhiều. Trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta từ nay đến năm 2010, hàng dệt may vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Xu thế chuyển dịch hàng may mặc từ các nước phát triển và các nước đang phát triển ở trình độ cao sang các nước đang phát triển ở trình độ thấp là một tất yếu và cũng là một cơ hội cho ta, vì ở các nước này giá lao động ngày càng cao, mặt khác họ tập trung phát triển những ngành có công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Khoa: Quản trị kinh doanh 32
  • 33. 2. Những thách thức. Có thể nói, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành công rất đáng chú ý và đầy ấn tượng trong thập kỷ vừa qua. Thách thức lớn hiện nay chính là tiến trình cải cách đang được thực hiên với tinh thần đổi mới, nhờ đó ngành dệt may có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Châu á và đạt được tỷ lệ tăng trưởng, việc làm và hiệu quả hoạt động cao hơn. Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức do môi trường kinh tế hội nhập đem lại. Do ngành dệt Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp không theo kịp tốc độ phát triển của ngành may, sản phẩm dệt lại đơn điệu, chất lượng chưa cao, nên sức cạnh tranh trên trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng chuyển sang sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn khi thu nhập, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng quốc tế cũng đã có xu hướng phát triển lên một bậc. đồng thời việc mở rộng phạm vi sản phẩm phong phú hơn cũng là một nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển những thị trường xuất khẩu dệt may hiện có của Việt Nam. Việc phát triển một cuộc vận động xuất khẩu rộng rãi vẫn còn có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới, khi mà các nguồn tài nguyên không còn nguyên sơ và dồi dào như trước, khi mà tỷ Khoa: Quản trị kinh doanh 33
  • 34. lệ thất nghiệp vẫn ngày càng tăng cao cả ở thành thị và nông thôn. Mô hình kinh tế và đầu tư của Việt Nam vẫn còn chịu những hậu quả, dư âm của cuộc khủng hoản khu vực cuối thế kỷ vừa qua. Ngay cả nếu không có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua thì cũng đã có rất nhiều trở ngại trong nước gây khó khăn hoặc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Xét về mặt cơ sở pháp lý và chính sách, các chính sách quản lý cả vĩ mô và vi mô đều cần phải được cải cách triệt để và toàn diện. Việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Thị trường tín dụng, tài chính vẫn còn manh nha, nhỏ bé. Việc quản lý đất đai hình thành khuôn khổ điều tiết hành chính cũng là một vấn đề đó. Chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tài chính tín dụng cũng là những vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách hiệu quả là một trong những thách thức lớn của ngành dệt may. Khoa: Quản trị kinh doanh 34
  • 35. Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU. 1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt. Với một thị trườmg thống nhất 15 quốc gia có đời sống cao, mức tiêu thụ hàng dệt may lớn, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu tiêu dùng quần áo để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10-15%, còn 85-90% là theo mốt nên chất xám chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản phẩm. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu hàng may mặc cho khách hàng ở thị trường EU không đơn thuần đòi hỏi về số lượng mà cả về chất lượng, đa dạng hơn về mẫu mã. Để đáp ứng nhu cầu đó, thâm nhập và đứng vững trên thị trường là vấn đề quyết định đa dạng hoá sản phẩm, từ hàng dệt may bình thường đến các sản phẩm cao cấp, từ đó cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Hoàn thiện chất lượng lao động cũng là một vấn đề để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam, trước hết phục hồi chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ sợi, dệt nhuộm tại các trường đại học, đồng thời mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó tăng cường hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu tại Viện Mẫu thời gian (Fadin). 2. Hình thức xuất khẩu. Trên thế giới hiện nay đang có xu hướng đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá đối tác và Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế đó nhằm tạo một Khoa: Quản trị kinh doanh 35
  • 36. mối quan hệ kinh tế rộng lớn. Từ đó dễ dàng nắm bắt được những lợi thế so sánh từng quốc, khu vực để từng bước tiến hành kinh doanh quốc tế nói chung và các hình thức xuất nhập khẩu nói riêng cho phù hợp. Từ đó hạn chế các hình thức xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian và làm giảm giá thành sản phẩm do các dịch vụ gây ra. Ngành may phấn đấu chủ động tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trưòng thế giới, nâng cao khả năng xuất khẩu trực tiếp. 3. Phẩm cấp của sản phẩm. Các mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên ta cần nhanh chóng đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9002 tại các doanh nghiệp dệt may. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp dệt may giảm được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm vật tư nguyên liệu, tăng năng suất lao động và tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm. Bảng chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010 1. Sản xuất Vải lụa Triệu mét 1330 2000 SP dệt kim Triệu SP 150 210 SP may quy Triệu SP 780 1200 chuẩn 2. Kim ngạch Triệu USD 3000 4000 XK Khoa: Quản trị kinh doanh 36
  • 37. Hàng dệt Triệu USD 800 1000 Hàng may Triệu USD 2200 3000 Nguồn: Bộ Công nghiệp II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 1. Mở rộng thị trường, thị phần. Để các doanh nghiệp dệt may giữ vững thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm và xâm nhập các thị trường mới, nhà nước hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cần có một trung tâm giao dịch xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, môi giới, giới thiệu sản phẩm dệt may Việt Nam với khách hàng quốc tế, thu thập xử lý các thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời. Các doanh nghiệp cần xâm nhập vào thị trường mới và củng cố thị trường hiện có. 2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn. Để đạt mục tiêu đến năm 2010, ngành dệt may sản xuất 2 tỷ mét vải các loại và xuất khẩu 4 tỷ USD, cần đầu tư mạnh mẽ để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước. Công ty tài chính dệt may cần phát huy vai trò bằng cách thay mặt cho tập đoàn doanh nghiệp dệt may trong nước để huy động vốn, sau đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp đơn lẻ. Về phía các doanh nghiệp dệt may, phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để huy động vốn trong nước và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may như đầu tư trực tiếp, đầu tư Khoa: Quản trị kinh doanh 37
  • 38. gián tiếp (qua chứng khoán), liên doanh, liên kết, Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đầu tư vào những mặt hàng chủ lực, ổn định và bền vững về chất lượng cũng như thị trường. 3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may. Yêu cầu đầu tiên để có thể nâng cao khả năng cạnh tranhcủa sẩn phẩm là không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể: - Không ngừng ứng dụng các thiêt bị khoa học kỹ thuật mới, hiện đại hoá trang thiêt bị cho các doanh nghiệp dệt may để từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ chữ tín với khách hàng. - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng. - Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc. - Đảm bảo yêu cầu giao hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, chủ động trong vận chuyển và bốc xếp hàng hoá. Hiện nay, hàng hoá dệt may của Việt Nam tại thị trường EU được đánh giá cao là do các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng đúng thời hạn. - Nhà nước có thể hỗ thợ tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời gian hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh về giá. Khoa: Quản trị kinh doanh 38
  • 39. 4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu . Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên vật liệu, hàng mẫu, bản vẽ. Ngành dệt may cần được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hợp lý, cần có chế độ trợ cấp giá thoả đáng cho các doanh nghiệp và thị trường EU. Cơ chế phân bổ hạn ngạch phải được thay đổi căn bản theo hướng sử dụng hạn ngạch làm công cụ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến ra thị trường không hạn ngạch. Việc phân bổ hạn ngạch bình quân như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thừa, ttrong khi một số khác thiếu hạn ngạch nên có hiện tượng mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối thị trường. Khoa: Quản trị kinh doanh 39
  • 40. Kết luận Như vậy, góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, chiến lược: Hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao sẽ là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Đặc biệt là ngành dệt may xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may xuất khẩu là giải quyết việc làm cho lao động, cung cấp hàng hoá trong nước, tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, đem lại lợi nhuận cao... ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới và đầy hứa hẹn. Mặt khác, thị trường EU hiện nay lại đang là một thị trường tốt, đầy tiềm năng để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Với các chính sách quốc gia, quốc tế đang dần tiến tới nới lỏng, tạo mọi điều kiện để cho các nước hợp tác quốc tế và phân công lao động quốc tế một cách có hiệu quả. Nhân thức rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cần phải tăng tốc trên mọi lĩnh vực: đầu tư, sản xuất, xuất khẩu... nhằm tăng sức cạnh tranh hàng dệt may trên Khoa: Quản trị kinh doanh 40
  • 41. thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng. Các doanh nghiệp dệt may phải hướng tới đạt được các chứng chỉ quốc tế ISO 9000 về quản lý chất lượng, ISO 14000 về quản lý môi trường, SA 8000 về quản lý lao động... phải giải quyết ngay những vấn đề cơ bản về nguyên liệu, tăng sản lượng bông trong nước, giảm thiểu sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, chủng loại và tính thời trang cao của thị trường đầy tiềm năng EU. Từ những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU hiện nay là rất cần thiết; song điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may để tạo điều kiện đây nhanh hơn nữa hiệu quả của việc xuất khẩu mặt hàng này. Tài liệu tham khảo I. Tạp chí công nghiệp 1. Số 1+2/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc trên đưòng hội nhập” của Mạnh Trung-Hải Tùng. 2. Số 4/01 Bài: “Tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành CN dệt may Việt Nam” của Dương Đình Giám. Khoa: Quản trị kinh doanh 41
  • 42. 3. Số13/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam với những thách thức trên thị trường xuất khẩu” của Hải Tùng. 4. Số 17/ 01 Bài: “Hoàn thiện chất lượng lao động để ngành CN dệt may Việt Nam cất cánh” của Phước Trung. 5. Số 15/01 Bài: “Chính sách về sản phẩm hội nhập của EU-cơ hội và thách thức mới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam” của: Chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam GS.TS.Hans_Heiz Seiz Seyfarth Phó chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam TS.Lê Văn Tâm. I. Thương nghiệp thị trường Việt Nam. 1. Số 6/01 Bài: “Ngành dệt may và biện pháp hoá giải thách thức” của Phi Hổ. 2. Số 4/00 Bài: “Tổ chức Marketing hàng may mặc sang thị trường EU. Những vấn đề cần lưu tâm” của Trần Diễm Hương. II. Tạp chí thương mại. 1. Số 3+4/99 Bài: “Mở rộng khả năng xuất khẩu-thách thức lớn với ngành dệt may” của Lâm Giang. 2. Số 4/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước những cơ hội và thách thức” của Lê Văn Đạo. 3. Số 2+3/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU; ngành dệt may tăng tốc” của Lê Quốc Ân . III. Tạp chí kinh tế thế giới. 1. Số 3 (65)/2000 Bài: “Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam với các thách thức mới” của Thạc Sĩ.Nguyễn Thu Thuỷ-Khoa QTKD-ĐH Ngoại Thương. Khoa: Quản trị kinh doanh 42
  • 43. 2. Số 6 (68)/00 Bài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam” của TS.Lưu Ngọc Trịnh và Nguyễn Ngọc Mạnh- Viện kinh tế thế giới. IV. Nghiên cứu Châu Âu. 1. Số 5/99 Bài: “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Âu. Thực trạng và triển vọng” của Trần Lê Giang. V. Tạp chí kinh tế phát triển. 1. Số 52 T10/01 Bài: “Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam” của Vũ Bá Định- Bộ KH&ĐT. 2. Số 139/02 Bài: “Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thực trạng và giải pháp” của PGS.PTS.Đặng Đình Hào và Ngô Thị Mỹ Hạnh. VI. Thời báo kinh tế Việt Nam. 1. Số 84/02 Bài : “ Ngành dệt may chạy đua với thời gian. Gia tăng chất lượng sản phẩm và xuất khẩu ” của Nguyễn Anh Thi. 2. Số 103/02 Bài : “ Cơ chế mới xuất khẩu dệt may ” của Đức Vương. 3. Số 24/02 Bài : “ Dệt may tăng tốc đầu tư ” của Đức Vương. VII. Tạp chí ngoại thương. 1. Số 21(31/8/2001) Bài : “Tin tức dệt may thế giới 5 tháng đầu năm ” của Tấn Hải. 2. Số 1 (10/8/2001) Bài : “ Lịch sử, hiện tại và tương lai chính sách mậu dịch của EU đối với hàng dệt may” của Thanh Hương. VIII. Sách. 1. “Hợp tác kinh tế và thương mại với EU ” của NXB Hà Nội – 1995. 2. “Chiến lược và chất lượng và giá cả của các nghành công nghiệp nhẹ Việt Nam ” của NXB Chính trị quốc gia-1999. Khoa: Quản trị kinh doanh 43
  • 44. 3. “Văn kiện đại hội toàn quôc lần thứ IX” 4. Giáo trình “ Kinh tế và quản lý công nghiệp” của trường ĐH KTQD HN. 5. Giáo trình “ Quản trị hoạt động thương mại” của trường ĐH KTQD HN. Mục lục Lời mở đầu...................................................................................................................................................1 Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu...........................................................................................3 I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu:............................................................................................3 1. Khái niệm và đặc điểm:................................................................................................................................3 a. Khái niệm.....................................................................................................................................................3 b. Đặc điểm......................................................................................................................................................4 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ..................................................................................................................5 II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu...........................................................................................8 1. Nhân tố kinh tế.............................................................................................................................................8 2. Nhân tố khoa học và công nghệ...................................................................................................................9 3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự:.........................................................................................................10 4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị:......................................................................................10 Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU...........................................12 I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU:................................................................................................12 1. Vị trí của ngành dệt may ...........................................................................................................................12 2. Vị trí của thị trường EU.............................................................................................................................13 a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất................................................................................................13 b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới............................................14 c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới.......................................................................................15 II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.............................................................................16 1. Về kim ngạch xuất khẩu ............................................................................................................................16 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .......................................................................................................................18 4. Về cơ cấu thị trường...................................................................................................................................22 5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU...............................................................................................24 III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU....................................................................................26 1. Những thành tựu đạt được..........................................................................................................................26 2. Những khó khăn còn tồn tại.......................................................................................................................27 Khoa: Quản trị kinh doanh 44
  • 45. 3. Nguyên nhân..............................................................................................................................................30 IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010.......................32 1. Thời cơ.......................................................................................................................................................32 2. Những thách thức.......................................................................................................................................33 Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 35 I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU.........................................................................35 1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt.......................................................................35 2. Hình thức xuất khẩu. .................................................................................................................................35 3. Phẩm cấp của sản phẩm.............................................................................................................................36 II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.....................................37 1. Mở rộng thị trường, thị phần......................................................................................................................37 2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn.............................................................................................................37 3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may. ..................................................................................38 4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu ........................................................................................................39 Kết luận......................................................................................................................................................40 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................................41 Khoa: Quản trị kinh doanh 45