SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  104
Télécharger pour lire hors ligne
SỰPHÁTTRIỂNCỦAHỢPTÁCXÃVÀVAITRÒCỦAHỢPTÁCXÃĐỐIVỚIANSINHXÃHỘI
1
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
Báo cáo nghiên cứu RS - 04
Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP là vi phạm bản quyền.
3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
4
5
LỜI GIỚI THIỆU
Một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững cần nhiều yếu tố,
trong đó có một yếu tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình
trong xã hội cần được tổ chức trong các Hợp tác xã (HTX), tổ chức
kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ cùng giúp đỡ nhau cải
thiện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên nói
riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt
Nam đã không ngừng phát triển qua các thời kỳ từ kế hoạch hóa tập
trung đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho
thấy sự cần thiết và vai trò của HTX ở Việt Nam hiện nay.
Khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, ngoài vai trò thúc
đẩy phát triển kinh tế, HTX còn có ý nghĩa về đáp ứng các nhu cầu
về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương
trợ. Chính sự đa dạng về vai trò của HTX đã dẫn đến những quan
điểm khác nhau về khu vực này. HTX theo định nghĩa của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã hội và
cộng đồng, trong khi Luật HTX năm 2003 nhấn mạnh nhiều hơn đến
khía cạnh kinh tế và pháp lý. Cũng theo ILO, HTX là tổ chức của các
cá nhân, trong khi Luật HTX năm 2003 quy định HTX là tổ chức của
cả cá nhân lẫn pháp nhân. Những khác biệt trong quan niệm về bản
chất HTX ở trên có thể dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò
của HTX đối với an sinh xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên
và chính sách phát triển HTX. Nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh kinh tế,
HTX có thể được phát triển theo thiên hướng doanh nghiệp, vai trò
của HTX đối với ASXH tương tự đối với các loại hình doanh nghiệp
khác, theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên
6
không cần thiết. Ngược lại, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ
được phát triển theo hướng một tổ chức kinh tế - xã hội, vai trò của
HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp,
theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX là rất cần thiết.
Vì vậy, việc làm rõ bản chất HTX và vai trò của HTX đối với
ASXH trở nên rất quan trọng, từ đó có những chính sách phát triển
HTX thích hợp phù hợp với đặc thù Việt Nam, cụ thể là phục vụ yêu
cầu sửa đổi, bổ sung Luật HTX. Với mục tiêu trên, nghiên cứu này sẽ
đánh giá lại tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý HTX,
làm rõ bản chất và các xu hướng phát triển mới của HTX, phân tích
vai trò của HTX đối với ASXH, đánh giá những hạn chế, khó khăn,
vướng mắc trong hoạt động của HTX hiện nay, đề xuất các hàm ý
chính sách phát triển HTX trong thời gian tới. Nghiên cứu này là
một sự đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể,
về HTX, góp phần làm rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng,
Nhà nước, về phát triển HTX, một tổ chức mang lại lợi ích thiết thực,
đóng góp tích cực, hiệu quả cho phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là nghiên cứu trong chuỗi những nghiên cứu dựa trên bằng
chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô
đang được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng
lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội do UNDP tài trợ. Báo cáo nghiên cứu do
nhóm tác giả của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Mọi
nhận định, phân tích, đánh giá trong báo cáo này thể hiện quan điểm
độc lập của nhóm tác giả và không phản ánh quan điểm của Ủy ban
Kinh tế cũng như của Ban Quản lý Dự án.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả.
	 	 	 TS. Nguyễn Văn Giàu
			 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
			 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
7
Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án:
Nguyễn Văn Giàu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Giám đốc Dự án:
Nguyễn Văn Phúc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Phó Giám đốc Dự án:
Nguyễn Minh Sơn
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội
Quản đốc Dự án:
Nguyễn Trí Dũng
Nhóm tác giả:
TS. Nguyễn Minh Ngọc (chủ biên)
PGS.TS. Lê Quốc Hội
Th.S. Lê Tất Phương
PGS.TS. Phạm Ngọc Linh
TS. Vũ Minh Loan
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao
năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mô” do
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Các tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đối với các ông Nguyễn Văn Giàu,
Nguyễn Văn Phúc, Mai Xuân Hùng, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Trí Dũng,
Tô Trung Thành, Đặng Kim Sơn, Chu Tiến Quang, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
vì những ý kiến đóng góp và sự ủng hộ của họ.
8
9
MỤC LỤC
LỜI GIỚITHIỆU
DANH MỤCTỪVIẾTTẮT 13
DANH MỤC ĐỒTHỊ 13
DANH MỤC BẢNG 13
TÓMTẮT 15
LỜI NÓI ĐẦU 19
KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ	
Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã 23
Đặc trưng của HTX 24
AN SINH XÃ HỘI
Khái niệm ASXH 26
Cấu trúc hệ thống ASXH 29
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
Sự phát triển của tổ hợp tác 31
Sự phát triển của HTX ởViệt Nam 33
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986 35
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996 37
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003 38
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay 40
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ
CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX 42
Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX 44
Tác động của chính sách phát triển HTX 46
10
THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX
Quy mô giá trị gia tăng 51
Quy mô xã viên 52
Quy mô vốn 54
Hiệu quả sản xuất kinh doanh 55
Thu nhập bình quân đầu người 56
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Ở CÁC HTX
Mục tiêu hoạt động của HTX ở nước ta hiện nay 58
Thực trạng liên kết sức mạnh của HTX 60
Thực trạng thực hiện các nguyên tắc tổ chức và quản lý của HTX 62
Mức độ hài lòng của xã viên HTX 64
VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
Vai trò của HTX đối với việc bảo đảm mức sống tối thiểu 65
Vai trò của HTX trong việc cải thiện thị trường lao động 70
Vai trò của HTX trong việc thực thi các chính sách bảo hiểm 72
Vai trò của HTX trong việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội 73
Vai trò của HTX trong việc thực hiện trợ giúp xã hội 76
MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ HIỆN NAY
Xu hướng gắn kinh tế gia đình với kinh tế HTX 77
Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng 81
Xu hướng doanh nghiệp hóa HTX 83
TƯƠNG LAI HỢP TÁC XÃ TỪ Ý KIẾN XÃ VIÊN
Mục tiêu hoạt động của HTX 84
Yêu cầu cơ bản đối với xã viên 85
Vai trò của HTX đối với ASXH trong tương lai 86
11
KẾT LUẬN
Về quá trình phát triển của HTX 88
Vềtácđộngcủacơchế,luậtphápvàchínhsáchđếnsựpháttriểncủaHTX 89
Về quy mô, đóng góp, và hiệu quả của HTX 90
Về mục tiêu, tổ chức và hoạt động của HTX 90
Về vai trò của HTX đối với ASXH 92
Về xu hướng phát triển của HTX 93
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Khái niệm và bản chất HTX, liên hiệp HTX 93
Phát triển HTX là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển 94
Phát triển HTX đòi hỏi sự trợ giúp đặc biệt từ Nhà nước 94
Phát triển HTX cần gắn với việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa/dịch vụ
của xã viên và tạo công ăn việc làm cho người lao động 94
HTX cần được coi là công cụ quan trọng đảm bảo ASXH và
phát triển cộng đồng hơn là một khu vực quan trọng của nền kinh tế 95
HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy phát triển
kinh tế hộ gia đình và không đề cao lợi nhuận 95
Pháp luật và các chính sách phát triển HTX cần hướng tới việc
bảo đảm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ,
công bằng, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của HTX 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC: ĐẶC ĐIỂM MẪU THĂM DÒ 100
12
13
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
TCTK Tổng cụcThống kê
UBND Ủy ban Nhân dân
WTO Tổ chứcThương mạiThế giới
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010 32
Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động 32
Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ 34
Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động 35
Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX 51
Đồ thị 6. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX 53
Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007 54
Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX 55
Đồ thị 9. Thu nhập bình quân lao động/năm 57
14
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số liệu HTX phân theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2010 41
Bảng 2. Lợi ích của HTX đối với xã viên 59
Bảng 3. Vai trò của HTX đối với tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 60
Bảng 4. Năng lực hợp tác của các HTX 61
Bảng 5. Nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng 62
Bảng 6. Nguyên tắc dân chủ 63
Bảng 7. Nguyên tắc minh bạch 63
Bảng 8. Sự hài lòng của xã viên đối với HTX 64
Bảng 9. Thu nhập và vai trò của HTX trong việc tạo thu nhập cho xã viên 66
Bảng 10. Tính thường xuyên và tính ổn định của thu nhập 66
Bảng 11. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 67
Bảng 12. Tínhthườngxuyênvàtínhổnđịnhtrongsửdụnghànghóa/dịchvụcủaHTX 68
Bảng 13. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm cho các hộ xã viên 71
Bảng 14. Vai trò của HTX trong việc tạo công ăn việc làm thường xuyên 71
Bảng 15. Vai trò của HTX đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho xã viên 73
Bảng 16. Tỷ lệ xã viên được hưởng ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua 74
Bảng 17. Tỷ lệ xã viên được hưởng trợ cấp từ hoặc thông qua HTX 77
Bảng 18. Tác động của lợi ích nâng cao năng lực sinh kế của HTX 78
Bảng 19. Tác động của lợi ích tiết kiệm chi phí của HTX 79
Bảng 20. Tác động của lợi ích cơ hội của HTX 80
Bảng 21. Ý kiến xã viên về mục tiêu phát triển HTX trong tương lai 84
Bảng 22. Điều kiện quan trọng nhất để trở thành xã viên 85
Bảng 23. Yếu tố quan trọng nhất quyết định bãi miễn tư cách xã viên 85
Bảng 24. Những điều HTX có nên thực hiện 86
15
h
TÓM TẮT
Sự hưng thịnh (1955-1986), suy thoái (1986-2003) và phục
hưng (2004-2010) của hợp tác xã (HTX) phản ánh tính bất ổn trong
sự phát triển cũng như tính tất yếu khách quan của việc phát triển
HTX trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Hiện có
ba xu hướng quan trọng trong sự phát triển của HTX: (i) xu hướng
phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ; (ii) xu hướng
phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng; và (iii) xu hướng
doanh nghiệp hóa HTX.
Cơ chế kinh tế và pháp luật về HTX được coi là các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX và các xu hướng
phát triển của HTX. Sau năm 1986, cùng với việc chuyển đổi cơ
chế kinh tế, sự ra đời của Luật HTX năm 1996 đã góp phần làm cho
các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch
đi vào cuộc sống HTX ngày càng thực chất hơn, tuy nhiên nó cũng
góp phần tạo ra sự suy thoái của các HTX có tính hình thức được lập
trước năm 1986.
Theo Luật HTX năm 2003, ngoài các cá nhân và hộ gia đình,
các pháp nhân cũng được quyền tham gia HTX. Sự tham gia của
các cá nhân vào HTX một mặt đã thúc đẩy sự phát triển của HTX,
mặt khác điều này cũng góp phần tạo ra xu thế doanh nghiệp hóa
ở nhiều HTX. Các chính sách của Nhà nước về HTX chỉ tác động
tương đối khiêm tốn đến sự phát triển của HTX do nhận thức về bản
chất của HTX chưa thực sự nhất quán với thực tiễn HTX ở các cơ
quan liên quan.
Quy mô giá trị gia tăng tương đối thấp và xu hướng giảm dần
về mức độ đóng góp vào GDP của khu vực HTX ở nước ta phản ánh
16
sự tụt hậu của khu vực HTX với các khu vực kinh tế khác. Quy mô
vốn nhỏ và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp làm cho các HTX khó
tồn tại nếu chỉ lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động.
Trái ngược với những yếu kém ở trên, quy mô xã viên HTX
đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Lý do cơ bản
của hiện tượng này là HTX có thể giúp người lao động có khó khăn
về kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu của họ bằng các hàng hóa/dịch
vụ giá thấp hoặc tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, mức thu
nhập bình quân lao động tương đối thấp, HTX vì vậy chỉ có thể tạo
ra thu nhập tối thiểu chứ khó có thể giúp người lao động giàu lên.
Không có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế (GDP),
HTX có những đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm ASXH cho
một bộ phận dân cư. Thu nhập từ HTX là một phần quan trọng trong
thu nhập của một bộ phận xã viên. HTX đang tạo ra công ăn việc làm
ổn định cho những người ít có cơ hội tham gia thị trường lao động.
HTX có nhiều tiềm năng để giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. HTX có thể thực hiện một phần chính
sách ưu đãi xã hội dưới các hình thức có tính cộng đồng cao. Ngoài
ra, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội mà
các tổ chức khác không thực hiện được.
Vì những lý do trên, trong chính sách phát triển, không nên coi
HTX là một tổ chức kinh tế thuần túy, mà cần coi HTX là một tổ chức
kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa và xã hội của một
bộ phận dân cư (chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn).
HTX cần được coi là tổ chức bảo đảm ASXH cho người nghèo.
HTX có thể thực hiện rất tốt vai trò bảo đảm mức sống tối thiểu, tạo
công ăn việc làm, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Ngoài ra, trong
tương lai HTX có thể giúp xã viên tiếp cận bảo hiểm y tế và bảo hiểm
xã hội.
Yêu cầu thực tế chỉ ra rằng HTX cần được phát triển theo
hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng nhu cầu văn
17
hóa - xã hội của xã viên. Với những lý do này, khoản thuế thu nhập
(đáng lẽ phải đóng cho Nhà nước) nên được trích lại cho HTX để lập
quỹ phát triển cộng đồng.
HTX cần được phát triển theo mô hình HTX phục vụ xã viên
và mô hình HTX lao động hơn là HTX hoạt động vì lợi nhuận. Các
HTX hoạt động ngược với hai mô hình trên cần được chuyển đổi
sang hình thức doanh nghiệp. Trong quá trình thành lập HTX mới,
tiêu chí nhu cầu chung của xã viên cần được coi là một trong những
tiêu chí quan trọng trong việc thẩm định hồ sơ thành lập HTX.
Để bảo đảm bản chất HTX không bị đảo lộn và phát huy vai trò
của HTX đối với ASXH, các pháp nhân chỉ được tham gia một cách
hạn chế vào HTX. Luật HTX nên có những quy định cụ thể hơn về
vai trò của pháp nhân, mức đóng góp vốn tối đa của pháp nhân. Phần
đóng góp vốn của pháp nhân vượt mức vốn tối đa cần được coi là
khoản cho vay hơn là vốn chủ sở hữu.
18
19
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế hợp tác, mà phổ biến nhất là hình thức hợp tác xã
(HTX), đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, khác với các loại
hình tổ chức kinh tế khác, HTX còn có thể đáp ứng được các nhu cầu
về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương
trợ mà các tổ chức kinh tế khác khó thực hiện được. Sự đa dạng về
vai trò của HTX đã dẫn đến những xu hướng và quan điểm khác
nhau về HTX và vai trò của HTX.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), HTX là liên hiệp hội
hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự
nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế,
xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung
và được kiểm soát một cách dân chủ. Theo Luật HTX 2003 của Việt
Nam, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức
lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy,
HTX theo định nghĩa của ILO chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã
hội và cộng đồng, trong khi đó HTX theo định nghĩa của Luật HTX
2003, lại chú trọng hơn đến khía cạnh kinh tế và pháp lý. Theo ILO,
HTX là tổ chức của các cá nhân, trong khi đó theo Luật HTX năm
2003 thì HTX là tổ chức của cả cá nhân lẫn pháp nhân.
Những khác biệt trong quan niệm về bản chất HTX ở trên có thể
dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò của HTX đối với an sinh
20
xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên và chính sách phát triển
HTX. Ví dụ, nếu nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát
triển theo thiên hướng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vai trò
của HTX đối với ASXH ít có sự khác biệt so với các loại hình doanh
nghiệp khác nếu không muốn nói là kém hơn. Vì vậy, một chính sách
riêng đối với phát triển HTX trở nên ít quan trọng hơn. Tuy nhiên,
nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ được phát triển theo thiên
hướng là một tổ chức kinh tế - xã hội. Trong trường hợp này, vai của
HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp.
Một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên cần thiết hơn.
Nhằm làm rõ những tranh luận về bản chất HTX và vai trò của
HTX đối với ASXH như được trình bày ở trên, nghiên cứu này tập
trung vào các vấn đề chính sau:
Đánh giá tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý-	
HTX hiện nay;
Làm rõ bản chất của HTX và các xu hướng phát triển mới-	
của HTX;
Phân tích vai trò của HTX đối với ASXH;-	
Đánh  giá  những khó khăn  và các vấn đề  trong  hoạt động-	
của HTX hiện nay;
Đề xuất các hàm ý về chính sách phát triển HTX trong thời-	
gian tới.
Ngoài ra nhằm phục vụ yêu cầu sữa đổi và thông qua Luật
HTX 2012, trong phần hàm ý chính sách, nghiên cứu này đã đi sâu
bàn luận thêm các vấn đề sau đây:
Định nghĩa bản chất HTX / liên hiệp HTX (trang 93);-	
Chính sách ưu đãi với HTX / liên hiệp HTX (trang 94);-	
QuyđịnhvềquyềnHTXđượcgópvốn,muacổphần(trang95);-	
Quy định về mức góp vốn của xã viên (trang 96);-
21
Quy định về phân phối thu nhập (trang 95);-	
Xử lý tài sản khi giải thể (trang 94).-	
Hy vọng rằng với những kết quả trên, nghiên cứu này sẽ cung
cấp những thông tin hữu ích cho các Đại biểu Quốc hội trong quá
trình xây dựng và thông qua dự án Luật HTX 2012.
Phương pháp nghiên cứu:	
Nhóm nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau:
- Phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp tài liệu: tổng quan
các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX,
các văn bản, chính sách và hệ thống pháp luật cũng như các số liệu
về kinh tế hợp tác từ các cơ quan nhà nước để đánh giá hiện trạng của
HTX, sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX.
- Phương pháp điều tra thăm dò chọn lọc nhằm làm rõ hơn về
thực trạng, xu hướng phát triển, và vai trò của kinh tế HTX và các
mô hình HTX đối với ASXH từ góc độ xã viên HTX. Trong nghiên
cứu này ý kiến của 174 xã viên ở các HTX trên ba địa phương Hà
Nội (5), Thừa Thiên Huế (4), và Bạc Liêu (4) đã được thu thập và
phân tích. Các số liệu được thu thập bằng các cuộc điều tra trực tiếp
của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển
tại các HTX. Các xã viên được yêu cầu điền vào phiếu thăm dò và
được hỗ trợ trực tiếp bởi cán bộ nghiên cứu khi họ không hiểu câu
hỏi. Vì vậy, tỷ lệ phiếu phản hồi là 100%. Đặc điểm mẫu thăm dò
được trình bày ở Phụ lục.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để làm sáng tỏ các kết
quả thu được từ các phương pháp ở trên.
22
23
KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ	
Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã
Trong sản xuất và đời sống, sự hợp tác giữa các cá nhân cho
phép thực hiện được hoặc thực hiện hiệu quả hơn nhiều công việc mà
các cá nhân riêng lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu
quả. Những lợi ích này là nguồn gốc cho sự ra đời và là động lực phát
triển của kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác tồn tại dưới hai hình thức
là tổ hợp tác và HTX.
Theo ILO, “HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các
cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua
một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách
dân chủ”
Theo Luật HTX năm 2003 của Việt Nam, “HTX là tổ chức
kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi
chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Về mặt bản chất, HTX khác với các hình thức tổ chức kinh tế
khác (doanh nghiệp) ở hai điểm chính: (i) HTX là hiệp hội các cá
nhân đồng ý trở thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các
quyết định dân chủ và người khai thác doanh nghiệp chung; và (ii)
mục tiêu cơ bản của HTX là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về mặt
kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên. Hay nói cách khác, hợp tác
xã là tổ chức kinh tế - xã hội khác với các loại hình doanh nghiệp về
24
mục tiêu thành lập (HTX đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, văn hóa,
xã hội của xã viên) và tổ chức hoạt động (HTX có tính dân chủ, tính
tương trợ cao).
Theo mục tiêu hoạt động, các HTX có thể được chia thành hai
nhóm: (i) HTX của những người sử dụng (hàng hóa/dịch vụ) sở hữu
HTX, được thành lập bởi các thành viên có nhu cầu chung về hàng
hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế, văn hóa
và xã hội của các thành viên. Các HTX này có thể tồn tại dưới hình
thức HTX marketing nông nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp;
và (ii) HTX của những người lao động sở hữu HTX được thành lập
nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất
nghiệp hay không có việc làm.
Đặc trưng của Hợp tác xã
HTX có các đặc trưng có bản sau đây:
Thứ nhất: HTX là tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá
nhân, hộ gia đình và pháp nhân, được hình thành theo nguyên tắc tự
nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của xã viên theo nguyên
tắc tương trợ.
HTX là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã
viên) giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu
cầu chung của họ về hàng hóa / dịch vụ / văn hóa / xã hội. Lý do
cơ bản là các nhu cầu chung này của xã viên chỉ được đáp ứng hoặc
được đáp ứng hiệu quả hơn thông qua HTX. Vì vậy, nếu HTX không
đáp ứng được các nhu cầu chung của xã viên ở mức độ nhất định, sự
liên kết và hợp tác giữa các thành viên sẽ bị yếu đi và HTX sẽ bị suy
yếu. Các HTX nhỏ hơn có tính chất hoạt động tương tự nhau có thể
hợp nhất với nhau dưới hình thức liên hiệp HTX. Với những lý do
trên, HTX là một tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân được
hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu chung xã viên theo nguyên tắc
tương trợ.
25
Thứ hai: HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu kinh
tế, văn hóa và xã hội của xã viên và cộng đồng.
Khác với các doanh nghiệp được thành lập thuần túy vì mục
đích là tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) của các nhà đầu tư
(những người góp vốn), các HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả
các nhu cầu về văn hóa và xã hội của cả các xã viên và cộng đồng
dân cư. Chính vì vậy, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX
được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của
cộng đồng xã viên. Cách thức phân phối này cũng góp phần tạo ra
cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách
nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần
hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các xã viên HTX.
Thứ ba: HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ có tính dân chủ cao.
HTX được thành lập trên cơ sở góp vốn của xã viên, những
người đồng sở hữu HTX, vì vậy hợp tác xã là một đơn vị kinh tế tự
chủ. Tuy nhiên, HTX khác với các tổ chức kinh tế khác (các doanh
nghiệp) ở tính dân chủ cao. Lý do cơ bản là xã viên HTX vừa là
người góp vốn vừa là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX,
vừa là người quản lý vừa là người làm thuê. Là người góp vốn, cộng
đồng xã viên sẽ cùng quyết định làm cái gì và làm như thế nào để
đáp ứng cao nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của họ.
Là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, xã viên có khả năng
tác động mạnh mẽ đến định hướng sản xuất và hoạt động của HTX.
Với tư cách là người quản lý, các xã viên HTX có quyền tham gia
vào các quyết định của HTX một cách dân chủ. Là người làm thuê,
các xã viên HTX được quyền hưởng các lợi ích cơ bản của người lao
động là tiền lương và các quyền lợi liên quan khác. Vì vậy, HTX là tổ
chức tự chủ của những người lao động được kiểm soát theo nguyên
tắc dân chủ cao. Điều này làm cho HTX khác với các doanh nghiệp
có mục tiêu thuần túy về mặt thương mại.
26
Thứ tư: Tài sản chung của HTX là bất khả chuyển nhượng.
Vốn góp của xã viên HTX ở nhiều nước có cách gọi khác nhau:
dự phần xã hội, vốn góp điều lệ, cổ phần. Tài sản chung được hình
thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc
phục vụ nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên.
Vì vậy, trong suốt quá trình tham gia HTX, xã viên chỉ được sở hữu
tư nhân phần vốn góp ban đầu của họ; còn tài sản hình thành từ hoạt
động của HTX là tài sản chung không chia của HTX; trường hợp
HTX bị giải thể, tài sản này phải được chuyển giao cho chính quyền
địa phương; trường hợp xã viên rút ra khỏi HTX, thì chỉ rút phần vốn
đã góp. Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết yếu
cho sự phát triển bền vững và liên tục của HTX. Sở hữu tài sản chung
không phân chia là đặc điểm mang tính bản chất của HTX, phản ánh
tính cộng đồng cao HTX, khác hẳn với các công ty, theo đó sở hữu
của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty.
AN SINH XÃ HỘI
Khái niệm an sinh xã hội
Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con
người phải lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải
lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc
làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro
như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm
việc làm, v.v... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người
không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, môi trường, xã hội, v.v… Vì vậy, phòng tránh và khắc phục
rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt, trong nền
sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập
chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các
trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động, v.v...
càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ.
27
Tính tất yếu phải đối mặt với những hẫng hụt về thu nhập trong
những trường hợp bất khả kháng đã buộc người lao động phải tìm
cách khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiết kiệm với
phương châm “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” hoặc dựa vào
sự đùm bọc, cưu mang của cộng đồng với tinh thần “lá lành đùm lá
rách”, v.v... Nhưng xã hội càng phát triển, những biện pháp có tính
truyền thống như trên đã tỏ ra không đủ độ an toàn để giúp cho mỗi
người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Bổ
sung vào đó là các biện pháp phi truyền thống chỉ có trong xã hội
hiện đại như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN), cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội v.v... Đây
là những trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ con người
trước những rủi ro về kinh tế - xã hội.
Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và
góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về
ASXH. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ASXH là những biện pháp
công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng
đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến việc làm, thu
nhập và các lợi ích khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những
bấp bênh thu nhập. Theo ILO, ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp
được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc
về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập
do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc
tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân
có trẻ em. Theo Hiệp hội An sinh Quốc tế (ISSA), ASXH là thành tố
của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho
tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn
đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức
khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già;
phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.
28
Theo GS. Hoàng Chí Bảo, ASXH là sự an toàn của cuộc sống
con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát
triển con người và xã hội. ASXH là những bảo đảm cho con người
tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất
người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của
nó như một chủ thể mang nhân cách1
. Theo PGS.TS. Nguyễn Hải
Hữu, “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của
Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối
phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy
cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh
nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên
nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch
vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội”2
.
Chiến lược ASXH của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác
định “ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên
trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính
sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến
suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”3
. Trong bài “Đảm bảo ngày
càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: ASXH là hệ thống các chính sách
và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân
trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi
trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân4
.
1
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài KX02.02/06-10.
2
PGS.TS. Nguyễn Hải Hữu, Giáo trình ASXH, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008, tr19.
3
Nguyễn Thị Lan Hương, Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Tạp chí Lao động
và Xã hội, số 19, quý II/2009.
4
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một
nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Tạp chí Cộng sản, Số
815 (9/2010), tr3.
29
Cấu trúc hệ thống ASXH
Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn
nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm
của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba
hợp phần trong cấu trúc nội dung:
Thứ nhất, các chính sách, chương trình mang tính chất phòng
ngừa rủi ro: đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai
trò của tầng này là hướng tới phòng ngừa và loại trừ rủi ro cho toàn
bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập,
có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ
cột cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách, chương trình về
thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc,
tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Thứ hai, các chính sách, chương trình mang tính chất giảm
thiểu rủi ro: đây được coi là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng
này có vị trí đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt
hại do rủi ro. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình
thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v... Chính sách thuộc tầng
này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của
người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, giảm rủi ro hệ thống.
Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham
gia hoặc chính sách bị lạm dụng.
Thứ ba, các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục
rủi ro: đây được coi là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo
vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản
thân họ không tự khắc phục được như thiên tai (bão, lụt, động đất),
thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già,
người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong
hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội (gồm cả trợ
giúp xã hội đặc thù).
30
Ở Việt Nam, cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH được cụ thể
hóa thành năm tầng:
Tầng thứ nhất, bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân
trong xã hội. Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho
mọi người; bất cứ ai nằm dưới tiêu chuẩn này đều được Nhà nước và
cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên.
Tầng thứ hai, chính sách thị trường lao động. Tầng này có tính
chất phòng ngừa, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm
hoặc thất nghiệp thông qua các chính sách thị trường lao động chủ
động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và giúp họ
sớm trở lại thị trường lao động (có việc làm). Hai tầng này của hệ
thống ASXH Việt Nam hợp phần phòng ngừa theo thông lệ quốc tế.
Tầng thứ ba, bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác. Đây
là một trong những tầng trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH
nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người
lao động, trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết. Tầng này
tương đương với hợp phần giảm thiểu rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Tầng thứ tư, chính sách ưu đãi xã hội. Đây là tầng đặc thù chỉ
có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa
đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những
người có công với Cách mạng, với đất nước; là trách nhiệm của Nhà
nước, của xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống
ổn định và ngày càng được cải thiện.
Tầng thứ năm, trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã
hội thường xuyên). Đây là tầng đảm bảo ít nhất ở mức sống tối thiểu
cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần trợ giúp xã hội có
cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng.
Hai tầng này là sự biến thể của hợp phần khắc phục rủi ro theo thông
lệ quốc tế.
31
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
Sự phát triển của tổ hợp tác
Ở Việt Nam, tổ hợp tác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
như tổ góp vốn, hợp sức lao động để thực hiện có hiệu quả hơn các
hoạt động sản xuất mà từng cá nhân, hộ đơn lẻ không thực hiện được
hoặc thực hiện kém hiệu quả. Tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện tham gia của các thành viên có những nhu cầu chung, cùng
góp sức, góp vốn để hỗ trợ hoạt động kinh tế của các thành viên.
Theo Luật Dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hình thành trên
cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã,
phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản,
công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Các tổ hợp tác đã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản
xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho một bộ phận lao động nông nghiệp ở nông thôn, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Về mặt số lượng, năm 2000, cả nước mới chỉ có xấp xỉ 150.000
tổ hợp tác, đến năm 2005 con số này đã lên tới 300.000 tổ hợp tác,
theo số liệu thống kê thì bình quân giai đoạn năm 2001-2005 số
lượng tổ hợp tác tăng khoảng 13,1%/năm. Tính đến tháng 6/2010,
số tổ hợp tác tăng và phát triển rộng trên phạm vi cả nước, tổng số
tổ hợp tác đã lên tới 360.000 tổ, tăng 20% so với năm 2005 (xem Đồ
thị 1).
Tổng số lao động ở các tổ hợp tác đã tăng từ 1,7 triệu người
vào năm 2000 lên khoảng 3,6 triệu người vào năm 2005 và xấp xỉ 4
triệu người năm 2010.
32
Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác
giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
Về mặt cơ cấu (xem Đồ thị 2), năm 2005 có 300.000 tổ hợp
tác, trong đó 90.000 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
(chiếm 30%), 70.000 tổ hợp tác ở các ngành nghề phi nông nghiệp
(chiếm 23,3%), 140.000 tổ góp vốn và dịch vụ (chiếm 46,7%). Năm
2010, trong số 360.000 tổ hợp tác có 100.000 tổ hợp tác thuộc lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 27,8%), 150.000 tổ góp vốn
(chiếm 41,7%), 65.000 tổ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (chiếm
18,1%) và 45.000 tổ thuộc các lĩnh vực khác (chiếm 12,4%).
Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động
27.8 30
41.7
46.7
30.05
23.3
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2010 2010
Lĩnh vực khác
Góp vốn
Nông nghiệp
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
33
Về mặt tổ chức hoạt động, các tổ hợp tác có quy mô tương đối
nhỏ từ 10-13 hộ, cơ cấu tổ chức đơn giản, nội dung hoạt động thiết
thực và phù hợp với trình độ người dân. Phần lớn tổ hợp tác hoạt
động theo hình thức hỗ trợ lẫn nhau, liên kết linh hoạt và mang tính
ngắn hạn. Khi tham gia tổ hợp tác, người lao động được giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho
các hộ gia đình. Tuy nhiên, tại một số địa phương như ở vùng miền
núi và trung du phía Bắc việc tổ chức hoạt động của tổ hợp tác còn
lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức phân công, đổi công, hợp tác lao
động giản đơn trong từng khâu, từng việc nên năng suất lao động
thấp. Tổ hợp tác, xét về bản chất có nhiều điểm tương đồng với
HTX, đặc biệt là tinh thần tự nguyện và hợp tác cao giữa các thành
viên. Chính vì vậy, các tổ hợp tác là tiền đề để phát triển các HTX
mới. Trong năm 2010, có 1.219 tổ hợp tác lựa chọn mô hình HTX để
đăng ký hoạt động.
Sự phát triển nhanh chóng của các tổ hợp tác trong những năm
gần đây một mặt phản ánh nhu cầu cao về hợp tác trong tổ chức sản
xuất của người lao động, mặt khác phản ánh hợp tác giữa người lao
động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là nguồn gốc và
động lực phát triển của tổ hợp tác nói chung và kinh tế hợp tác nói
riêng.
Sự phát triển của HTX ởViệt Nam
Quá trình phát triển của HTX ở Việt Nam có thể được chia
thành các giai đoạn chủ yếu như sau: (i) giai đoạn trước 1986; (ii)
giai đoạn 1987-1996; (iii) giai đoạn 1997-2003; và (iv) giai đoạn
2004 đến nay. Về mặt số lượng, sự phát triển của HTX được thể hiện
ở Đồ thị 3.
34
Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng
lên 73.470. Tuy nhiên đến năm 1996 số lượng HTX chỉ còn 18.607
và con số này năm 2003 là 14.207. Đến năm 2010, số lượng HTX
tăng lên đạt con số 18.244. Đồ thị 3 phản ánh sự tăng nhanh của số
lượng HTX trong giai đoạn giai đoạn 1955-1986. Trung bình trong
giai đoạn này mỗi năm có thêm 2.369 HTX. Giai đoạn 1987-1996
chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng với số lượng HTX giảm bình
quân hàng năm là 5.486. Giai đoạn 1987-1996, số lượng HTX tiếp
tục giảm mạnh với mức giảm bình quân hàng năm là 629. Giai đoạn
2004-2010, báo hiệu sự phục hồi của số lượng HTX với số lượng
tăng thêm bình quân hàng năm là 577.
Từ năm 2005 đến nay cơ cấu HTX theo ngành nghề tương đối
ít biến động (Đồ thị 4). Nông nghiệp là lĩnh vực có số lượng HTX
hoạt động nhiều nhất chiếm gần 50% số lượng HTX. Tỷ trọng HTX
điện nước đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng các
HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại,
dịch vụ đang có xu hướng tăng lên.
35
Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2005-2010).
Thực trạng phát triển HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay
(hưng thịnh, suy thoái, phục hưng) phản ánh tính bất ổn trong sự phát
triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong gần 10 năm
trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau
phản ánh phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986
Giai đoạn 1955-1986, HTX được xác định là một trong hai
hình thức tổ chức kinh tế chính thức ở Việt Nam. Giai đoạn này được
coi là giai đoạn bùng nổ của HTX với số lượng HTX tăng từ 45 HTX
năm 1955 lên 73.470 HTX năm 1986. HTX trở thành hình thức tổ
chức kinh tế phổ biến thay dần hình thức kinh tế cá thể và tổ đội sản
xuất. Nhiều HTX đã phát triển thành HTX bậc cao có quy mô toàn
thôn, toàn xã, thậm chí liên xã, nhất là trong nông nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong
giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của
Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trò của kinh tế hộ,
kinh tế tư nhân lại bị phủ định. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây
36
dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí
điểm, nước ta xây dựng được 45 HTX và trên 100.000 tổ đổi công.
Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết
định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa
nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc
đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân
ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm 1961, Nhà nước công
bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để
củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Cho đến Đại hội Đảng VI
năm 1986, cùng với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương
nghiệp tư bản tư doanh, HTX ở nước ta đã được hình thành ở hầu hết
các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở tất cả địa phương. Năm 1986,
trong tổng số 73.470 HTX có 17.022 HTX nông nghiệp, 474 HTX
nghề cá, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 3.900 HTX
xây dựng, 3.300 HTX giao thông vận tải, 9.600 HTX mua bán và
7.160 HTX tín dụng.
Sự phát triển nhanh chóng của HTX đã có nhiều đóng góp
cho công cuộc giải phóng dân tộc và sự phát triển đất nước. Khu
vực HTX đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân
dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ; cải thiện một bước
đời sống, bộ mặt của nông thôn, kết cấu hạ tầng khu vực. Tuy vậy,
sự phát triển của HTX trong giai đoạn 1955-1986 đã bộc lộ một số
hạn chế, đặc biệt sau năm 1972, tình hình kinh tế của các HTX nhìn
chung còn rất nhiều khó khăn về con người và vật chất.
Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự
chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch cũng không được thực hiện đầy
đủ. Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện gia nhập HTX không được coi
trọng. Trong gian đoạn này, các hình thức tổ chức kinh tế tự nguyện
(tổ hợp tác) đã được thay bằng hình thức tổ chức kinh tế mang tính
áp đặt hơn (HTX). Đầu những năm 60 thế kỷ XX, ở miền Bắc tồn tại
nhiều tổ đổi công và các hình thức hợp tác khác của nông dân, kinh tế
cá thể, tiểu chủ dưới hình thức đơn giản, mà thực chất là các HTX ở
37
trình độ thấp. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức kinh tế này đã nhanh
chóng được thay thế bằng các HTX được hình thành theo mệnh lệnh
hành chính. Thứ hai, tính tự chủ của HTX không được đảm bảo.
Dưới tác động của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp,
Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết
định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu
nhập. Ngoài ra, các HTX hoạt động theo điều lệ mẫu thống nhất do
Chính phủ quy định (Quy tắc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ
được ban hành kèm theo Nghị định số 649/TTg ngày 30/12/1955,
Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp được ban hành kèm
theo Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974, Điều lệ đăng ký kinh doanh
công thương nghiệp đã được ban hành kèm theo Nghị định số 119/
CP ngày 9/4/1980). Những can thiệp này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến nguyên tắc tự chủ của HTX. Thứ ba, hoạt động của HTX thiếu
sự công bằng và minh bạch cần thiết. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước
- HTX - xã viên không được phân định rạch ròi, đặc biệt lợi ích của
xã viên và người lao động trong HTX ít được chú trọng.
Nhìn một cách tổng quát, phát triển HTX ở Việt Nam trong
thời kỳ 1955-1986 mang tính áp đặt cao, các nguyên tắc cơ bản của
HTX như tự nguyện, tự chủ, công bằng và minh bạch trong tổ chức
và quản lý chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã tạo ra một hệ
thống HTX lớn về mặt số lượng và quy mô, nhưng không phản ánh
được bản chất của HTX.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996
Giai đoạn 1987-1996, kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước
được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế, tuy nhiên đây
cũng là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước
ta; số lượng HTX bị giảm mạnh, từ 73.490 HTX năm 1987 xuống
còn 18.607 HTX năm 1996.
Sự suy giảm về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1987-
1996 một mặt phản ánh những thay đổi về chính sách mặt khác phản
38
ánh sự yếu kém của bộ phận lớn các HTX, cũng như sự phát triển
vượt quá yêu cầu về mặt số lượng HTX trong giai đoạn trước 1986.
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển dần từng bước từ cơ chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, coi trọng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, coi kinh tế hộ là chủ thể
kinh tế tự chủ. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm giảm dần vai trò
và lợi thế của HTX cũng như làm bộc lộ sự yếu kém của HTX.
Sự yếu kém của hệ thống HTX thể hiện ở các điểm chính sau:
Thứ nhất, hệ thống HTX không được thành lập, tổ chức và hoạt
theo đúng các nguyên tắc cơ bản của HTX vì vậy không phát huy
được động lực gia nhập HTX của xã viên. Thứ hai, mô hình tổ chức
HTX mặc dù đã được điều chỉnh nhưng không phù hợp với cơ chế
thị trường đã làm cho hệ thống HTX cũ bị tê liệt, tan rã hoặc tự phát
chuyển đổi thích nghi với môi trường mới. Thứ ba, hệ thống HTX tỏ
ra kém thích nghi với quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng tăng
cường sự tự chủ của HTX và giảm dần các ưu đãi về mặt nguồn vốn
và tín dụng đối với HTX.
Bài học về sự suy thoái của các HTX trong giai đoạn 1987-
2003 phản ánh sự lỗi thời của hệ thống HTX hoạt động không phù
hợp với nguyên tắc cơ bản của HTX (nguyên tắc tự nguyện, tự chủ,
dân chủ) được thành lập trong giai đoạn trước 1986 trong điều kiện
kinh tế thị trường. Ngoài ra, sự suy thoái của hệ thống HTX trong
thời kỳ này cũng phản ánh rằng, để tồn tại và phát triển bền vững, các
HTX cần được thành lập trên cơ sở các nhu cầu chung của xã viên
hơn là sự áp đặt của các cơ quan chính quyền.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003
Giai đoạn 1997-2003, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể mà nòng cốt là HTX được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc
dân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này cũng là giai
đoạn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã từ mô hình HTX kiểu cũ
39
(mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mô hình hợp tác xã kiểu
mới (mạng nặng tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/
TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể. Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu
hẹp của HTX. Số lượng HTX đã giảm từ 18.607 năm 1986 xuống
còn 14.207 năm 2003.
Sự giảm sút về số lượng HTX trong giai đoạn 1997-2003 phản
ánh quá trình chọn lọc của thị trường đối với hệ thống HTX và quá
trình thực thi Luật HTX (2003) theo hướng thực hiện đầy đủ hơn các
nguyên tắc cơ bản của HTX. Theo Liên minh HTX, trong số 14.207
HTX năm 2003 có khoảng 5.800 HTX thành lập mới (riêng lĩnh vực
nông nghiệp khoảng 2.139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng 8.400
HTX được chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới. Cũng trong
giai đoạn này, có đến hơn 10.000 HTX bị giải thể. Trong hai năm
2001-2002 đã có 2.271 HTX bị giải thể.
Tình hình phát triển HTX trong giai đoạn 1997-2003 có một
số điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, việc giải thể một số lượng lớn
HTX khẳng định nếu HTX không hoạt động đúng các nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng và minh bạch sẽ gặp khó khăn
trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, sự ra đời của các HTX
mới phản ánh đây là một hình thức tổ chức kinh tế có thể tồn tại và
phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ ba, các HTX chuyển
đổi và thành lập mới theo Luật chủ yếu tập trung ở các vùng nông
thôn có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng trung du miền núi phía
Bắc có 4.034 HTX (chiếm 28%); vùng đồng bằng sông Hồng 5.063
HTX (chiếm 36%). Ở các vùng phát triển sản xuất hàng hoá cao như
Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (chiếm 4,5%).
Đặc điểm phát triển của HTX trong giai đoạn 1997-2003 khẳng
định các HTX không được thành lập trên cơ sở tinh thần tự nguyện
của xã viên, không có khả năng tự chủ (không kịp đổi mới) sẽ gặp
nhiều khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra sự ra đời
của một loạt HTX mới và sự phát triển rộng rãi của HTX ở khu vực
40
nông thôn và khu vực khó khăn trong thời kỳ này phản ánh HTX là
hình thức tổ chức kinh tế chuyển đổi cần được ưu tiên phát triển đặc
biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực mà người dân gặp nhiều khó
khăn hay bất lợi.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay
Giai đoạn 2004 đến nay đánh dấu sự phục hồi của kinh tế HTX
cả về chất và lượng. Số lượng HTX đã tăng từ 14.207 năm 2003 lên
18.244 năm 2010. Sự tăng lên về mặt số lượng HTX ở giai đoạn này
là kết quả của việc chuyển đổi mô hình ở 8.500 HTX thành lập trước
năm 1997, thành lập mới 9.744 HTX và giải thể 5.707 HTX. Sự phục
hồi này phần nào phản ánh những tác động tích cực của Luật HTX
sửa đổi năm 2003 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2004) đến khu
vực kinh tế hợp tác và HTX.
Các HTX đã tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực
kinh tế khác nhau. Trong tổng số 18.244 HTX có 8.918 HTX nông
nghiệp, 389 HTX thủy sản, 2.497 HTX công nghiệp, 939 HTX xây
dựng, 1.070 HTX vận tải, 981 HTX thương mại, dịch vụ, 1.053 quỹ
tín dụng nhân dân và 2.020 các loại hình khác (gồm 1.873 HTX dịch
vụ điện, 173 HTX vệ sinh môi trường, 136 HTX chợ, 15 HTX y tế,
v.v...).
41
Bảng1.SốliệuHTXphântheolĩnhvựcgiaiđoạn2005-2010
NămTổngsố
Nông
nghiệp
Thươngmại
Dịchvụ
GTVTThủysảnXâydựngCN/TTCNQTDNDĐiệnnước
Môi
trường
Khác
200517.1338.5116201.1134895122.1519172.62149150
200617.5358.6496131.1124466542.2359252.7534999
200717.5998.5356511.1074706682.3549422.67876118
200818.1808.6228691.08647830641.0222743112184 
200918.1048.8288961.0275109162.57110371.932121266
201018.2448.9189811.0703899392.49710531.873173524
Nguồn:LiênminhHTXViệtNam(2005-2010).
42
Trong tổng số 18.244 HTX khu vực miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên hiện có 4.974 HTX; khu vực Nam Bộ có 1.726 HTX; khu
vực Trung Bộ có 4.267 HTX và khu vực đồng bằng sông Hồng hiện
có 6.023 HTX.
Các hình thức liên kết giữa các HTX cũng phát triển mạnh
trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Hiện cả nước có 53 liên hiệp HTX,
trong đó có 18 liên hiệp HTX nông nghiệp, 2 liên hiệp HTX thủy
sản, 8 liên hiệp HTX GTVT, 4 liên hiệp HTX công nghiệp, 5 liên
hiệp HTX xây dựng, 13 liên hiệp HTX thương mại, dịch vụ. Các liên
hiệp thu hút sự tham gia của 1.492 HTX, các đơn vị thành viên.
Sự hồi phục và phát triển của HTX trong giai đoạn 2004 đến
nay phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế hợp tác trong giai
đoạn mới. Ngoài ra, sự phát triển của các liên hiệp HTX ngành nghề
trong thời kỳ này phần nào phản ánh yêu cầu hợp tác ở trình độ cao
của kinh tế hội nhập.
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
Lịch sử phát triển của HTX ở Việt Nam giai đoạn 1955-2011
chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế kinh tế, pháp luật và các chính sách
phát triển kinh tế hợp tác và HTX.
Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX
Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX được
phản ánh rõ ràng nhất vào thời điểm năm 1986. Trước năm 1986, với
cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX cùng với kinh tế nhà nước là hai
hình thức tổ chức kinh tế chính thức được tồn tại. Đảng và Nhà nước
đã quan tâm và phát triển kinh tế hợp tác và HTX từ khi đất nước
được giành độc lập (1945). Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần
thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm,
chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều
hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960,
đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm
43
1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm
căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Ngày
13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100-
CT/TW về “mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong HTX nông nghiệp”. Đây được coi là bước đột phá mang tính
bước ngoặt đầu tiên về đổi mới mô hình HTX, phân chia lại vai trò
và lợi ích giữa HTX và xã viên. Sự phân chia lại vai trò và lợi ích
giữa HTX, xã viên cũng như giữa Nhà nước và HTX đã bước đầu
được chú trọng. Đó là nông dân được nhận ruộng khoán, chỉ cần nộp
sản lượng khoán, phần còn lại được quyền tự do tiêu thụ và bán cho
các cơ quan nhà nước theo giá thỏa thuận, và sau này được quyền
tiêu thụ trên thị trường tự do.
Từ năm 1986, mặc dù được khẳng định là một trong những nền
tảng cơ bản của nền kinh tế, HTX không còn được coi là một trong
hai thành phần kinh tế độc tôn như trước đây. Đại hội lần thứ VI của
Đảng (1986) đã chính thức mở ra tiến trình “Đổi mới” với quan điểm
cơ bản khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xuyên suốt cả thời kỳ, trong các Nghị quyết của Đảng qua các đại
hội lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006) luôn khẳng định kinh tế
nhà nước được đổi mới cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX
là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI (2011)
tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó
kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng ngày
càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Những chuyển đổi về cơ
chế vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 đến nay đã ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của HTX. Sự phát triển
của HTX gặp phải sự chọn lọc của thị trường và sự cạnh tranh từ các
hình thức tổ chức kinh tế tư nhân. Kết quả là hàng loạt HTX bị giải
44
thể, chỉ có những HTX hoạt động đúng với bản chất của nó, có khả
năng thích ứng với cơ chế thị trường là có thể tồn tại và phát triển
được. Yêu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường
đã làm cho bản chất của HTX giai đoạn sau 1986 (tự chủ, tự nguyện,
dân chủ cao, vì nếu không xã viên sẽ lựa chọn tham gia các hình thức
tổ chức kinh tế khác) khác với giai đoạn trước năm 1986 (mang tính
hành chính, áp đặt, thiếu dân chủ, minh bạch).
Tóm lại, trong giai đoạn 1955-1986, HTX được coi là một
trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức vì vậy đã phát triển
rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nguyên
tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng,
minh bạch không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự phát triển thiếu
nội lực. Sau năm 1986, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã làm
giảm vai trò của HTX trong nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong
điều kiện này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng,
minh bạch dần được củng cố ở các HTX. Điều này đã tạo ra những
thay đổi về bản chất của HTX từ năm 1986 đến nay.
Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX
Về pháp luật, trong giai đoạn trước 1996, các HTX hoạt động
theo các điều lệ mẫu thống nhất do Quốc hội và Chính phủ quy
định. Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/5/1959 về vấn đề hợp tác
hoá nông nghiệp là văn bản pháp lý cao nhất đối với khu vực HTX
nông nghiệp. Nghị định 649/TTg ngày 30/12/1955 quy định việc tổ
chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ. Điều lệ cho HTX trong lĩnh
vực công thương nghiệp được ban hành theo Nghị định 76/TTg ngày
8/4/1974 và sau đó là Nghị định số 119/CP ngày 9/4/1980. Chính vì
vậy, trong giai đoạn này, HTX được thành lập và hoạt động theo các
quyết định quản lý hành chính nhà nước và chưa có Luật về HTX.
Với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản
tư doanh, HTX đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành
kinh tế và ở các địa phương. HTX được phát triển nhanh về số lượng
và quy mô chủ yếu bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước.
45
Phương thức tổ chức phổ biến của HTX là xã viên góp chung tài sản
và vốn để tiến hành sản xuất chung. Đồng thời, HTX chịu sự điều
hành của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, đề
cao gần như tuyệt đối vai trò sở hữu tập thể và sản xuất tập thể, xem
nhẹ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và vai trò kinh tế hộ, kinh
tế cá thể. HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội. Quan hệ
lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch
ròi, đặc biệt lợi ích của xã viên không được bảo đảm.
Năm 1996, Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/1997 cùng các văn bản hướng dẫn đã đặt cơ sở pháp lý cho quá
trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh
tế này cũng như tạo hành lang pháp lý cho các HTX hoạt động trong
điều kiện kinh tế thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một
hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về HTX, tạo cơ sở pháp lý cho
việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Điểm cơ bản nhất trong Luật HTX năm 1996 là đổi mới tư
duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức
kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự
nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để
phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, v.v…”. Luật HTX năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống
mới cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX cũ đã chuyển
đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc được đông đảo
xã viên đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh các HTX cũ chuyển đổi, hàng
nghìn HTX mới được thành lập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những
HTX này tuy còn nhỏ về quy mô vốn, số lượng xã viên nhưng đã tạo
ra những mẫu hình HTX mới, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có
tiềm năng để phát triển trong điều kiện mới. Đồng thời, Luật HTX
46
ra đời đã thúc đẩy đổi mới tư duy không coi các Bộ, ngành, Chính
quyền địa phương các cấp là “cơ các quan chủ quản HTX”.
Đến năm 2003, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật HTX và ban hành
Luật HTX mới vào năm 2003 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2004.
Luật HTX năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế hóa một
bước quan điểm mới của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về phát triển
kinh tế tập thể. Theo tư tưởng của Luật mới, HTX được thành lập dựa
trên sở hữu của các xã viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những
người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm; chức năng quản lý của ban quản trị và chức năng điều
hành của chủ nhiệm HTX được phân định rõ ràng hơn; thủ tục thành
lập và đăng ký kinh doanh tiếp tục được đơn giản hoá và minh bạch
hoá; các pháp nhân, cán bộ công chức có thể tham gia HTX.
Sau khi Luật HTX được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều
Nghị định và các Bộ ban hành nhiều thông tư, văn bản khác hướng
dẫn thực hiện Luật đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, khá đồng bộ,
cụ thể, thuận lợi cho HTX phát triển. Đây là cơ sở pháp lý tương đối
hoàn chỉnh thúc đẩy HTX phát triển đúng vị trí và bản chất của nó.
Tóm lại, tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX
được thể hiện rõ nhất vào năm 1996 và 2003. Sự ra đời của Luật
HTX vào năm 1996 đã làm cho HTX trở nên tự chủ hơn, ít chịu sự
chi phối hơn từ các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đã góp
phần cải thiện nguyên tắc tự chủ của HTX. Luật HTX năm 2003
phần nào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX, tuy nhiên bản
chất của HTX cũng chưa được xác định cụ thể, đã dẫn tới xu hướng
chạy theo lợi nhuận và doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Điều này đã
làm cho bản chất của HTX có có những sai lệch, việc gia nhập HTX
của xã viên mới gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương.
Tác động của chính sách phát triển HTX
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX, trong những năm gần
đây Chính phủ đã ban hành và thực thi các chính sách khác nhau, tuy
47
nhiên tác động của các chính sách này đến sự phát triển của HTX
còn ở mức hạn chế.
Về chính sách đất đai: mặc dù đã có các quy định về ưu đãi
đất đai đối với HTX (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 142/2005/NĐ-
CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về tiền thuê đất, thuê mặt nước,
Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, v.v…), song chính
sách hỗ trợ đất đai cho các HTX khó khả thi do quỹ đất hạn chế, chưa
có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện. Nhiều
HTX chưa được hưởng những ưu đãi từ chính sách đất đai, chưa có
trụ sở làm việc, phần lớn sử dụng nhà của chủ nhiệm HTX để làm
trụ sở, hoặc phải thuê để làm nơi giao dịch và hoạt động. Chỉ một số
ít địa phương đã tạo điều kiện về mặt bằng giúp HTX xây dựng văn
phòng, nhà xưởng và các cơ sở hạ tầng khác, thực hiện chính sách
miễn giảm tiền thuê đất có thời hạn.
Về chính sách tín dụng: để tăng cường khả năng tiếp cận tín
dụng của HTX, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định khác nhau
như Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ
về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/
NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ về bổ sung Danh mục dự
án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định
số 106/2004/NĐ-CP, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, v.v... Một số địa
phương đã hoặc đang khẩn trương tiến hành thành lập Quỹ hỗ trợ
phát triển HTX, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, trong đó có HTX nông nghiệp; mở rộng và thành lập mới
các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành một kênh tín dụng cho HTX;
ưu tiên dành nguồn kinh phí Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hỗ
trợ HTX. Tuy nhiên, nhìn chung, các HTX rất khó vay vốn từ các
tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp; tình hình vay vốn
của các tổ chức kinh tế tập thể chưa được cải thiện; các ngân hàng
48
chính sách và ngân hàng nông nghiệp mới chỉ cho một số ít HTX
vay vốn với số lượng hạn chế.
Về chính sách thuế: theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Nghị định
164/2003/NĐ-CP, Thông tư 128/2003/TT-BTC và Thông tư 88/2004/
TT-BTC quy định cụ thể chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế
môn bài; riêng HTX nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ
đời sống xã viên (khoản 2 Điều 6, Nghị định 88/2005/NĐ-CP). Theo
quy định của các nghị định và thông tư ở trên, cục thuế một số địa
phương đã thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các
HTX có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn chung, các địa phương chưa
quan tâm đầy đủ đến việc áp dụng việc miễn giảm thuế cho các đối
tượng HTX hoạt động ở vùng sâu, vùng khó khăn, trong khi những
đối tượng này lại hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận
những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Về Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ
công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công: hàng năm,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các ngành
chức năng trực thuộc tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, v.v…) chuyển giao cho các HTX
nông nghiệp và các tổ hợp tác về công nghệ sinh học, giống mới,
công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ chuyển đổi
cây trồng, vật nuôi; dịch vụ khuyến công, khuyến thương, khuyến
ngư, v.v… tác động tích cực đến việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh
doanh của HTX.
Về hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: một số trung tâm xúc
tiến thương mại và đầu tư tỉnh đã tạo điều kiện để HTX quảng bá
thương hiệu, tìm đối tác thương mại, nâng cao trình độ kỹ thuật, công
nghệ, quản lý, và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức cho các HTX thăm quan
học tập tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm, tạo
điều kiện cho các HTX tham gia các hội chợ thương mại trong tỉnh,
khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên, các HTX hầu như chưa chủ động
49
để được hưởng ưu đãi về hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là đăng
ký thương hiệu và đăng ký sản phẩm thương mại, quảng bá tên HTX
và các sản phẩm, dịch vụ lên mạng internet, tránh tranh chấp tên
HTX và tên sản phẩm của HTX.
Về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình kinh
tế - xã hội: một số tỉnh tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách đầu
tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, theo đó HTX cũng được
hưởng lợi khá lớn như: giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch
nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng. Tuy
nhiên, các HTX, nhất là HTX xây dựng chưa được hưởng ưu đãi của
chính sách này; không được thông báo về ngân sách dự án chương
trình quốc gia thực hiện trên địa bàn; không được ưu tiên mời thầu
những dự án mà đối tượng hưởng lợi là cộng đồng (trường học, bệnh
xá, trạm, trại, v.v…). Các cơ quan có thẩm quyền chưa chú ý giao
cho HTX quản lý hoặc đấu thầu quyền khai thác, duy tu, sửa chữa
các công trình.
Tóm lại, trong thời gian qua Chính phủ đã đưa ra và triển khai
nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX.
Các chính sách này phần nào đã tác động đến sự phát triển của HTX,
tuy nhiên, tác động của các chính sách này còn tương đối hạn chế. Sự
hạn chế của những tác động một mặt phản ánh việc thực thi các chính
sách chưa triệt để, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan liên
quan trong việc thực thi các chính sách này, đặc biệt mặc dù đã có
những ưu đãi nhất định, việc tiếp cận các nguồn vốn rất khó khăn do
HTX không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng
tôi nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này là sự không rõ ràng
trong nhận thức về khái niệm hợp tác xã. Hợp tác xã cần được coi là
một tổ chức kinh tế - xã hội (hơn là tổ chức kinh tế thuần túy theo các
văn bản pháp luật hiện hành) thì họ mới được hưởng các chính sách
ưu đãi xã hội về mặt đất đai, thuế, đầu tư, và các ưu đãi khác.
50
Chính sách phát triển HTX ở một số nước
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của HTX. Để thực hiện vai trò của mình, Chính phủ
Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX nhằm triển khai
các dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông
sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực
hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu.
Ngoài ra, Chính phủ đã triển khai các biện pháp khác nhau nhằm
tạo điều kiện cho HTX phát triển như xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật
HTX theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho HTX; thiết lập mạng
lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các
tổ chức HTX.
Nhật Bản
Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã
tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi
HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa
tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các
ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản
xuất v.v…, tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc
lập của các HTX này.
Thái Lan
Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích
xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết
thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát
triển sản xuất. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có
hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu
vực HTX. Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng Nông
nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp với
thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ.
51
Malaysia
Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaysia
ra đời. Sau đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, là khuôn khổ pháp lý để
các HTX hoạt động, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển và đào
tạo cán bộ quản lý HTX, củng cố quyền của xã viên cũng như công
tác đào tạo xã viên. Luật cũng quy định việc kiểm toán nội bộ và xây
dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệm HTX trong Đại hội xã viên
thường kỳ hàng năm. Đặc biệt, Chính phủ Malaysia đã thành lập Cục
Phát triển HTX với một số hoạt động chính như: quản lý và giám sát
các hoạt động của HTX; giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có
thể tồn tại hoạt động; xây dựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch
đào tạo cán bộ quản lý.
Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
THỰCTRẠNGQUYMÔVÀHIỆUQUẢHOẠTĐỘNGCỦAHTX
Quy mô giá trị gia tăng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cùng với mức tăng trưởng
GDP chung của cả nền kinh tế, GDP của thành phần kinh tế tập thể
với nòng cốt là HTX liên tục gia tăng hàng năm (Đồ thị 5). Theo
giá so sánh 1994, GDP năm 1995 của thành phần kinh tế tập thể là
18.978 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên là 26.158 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so
với năm 1995 và đến năm 2010 đạt khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tăng
1,26 lần so với năm 2003.
Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
Giá trị Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
52
So với các thành phần kinh tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, kinh tế tập thể có mức tăng trưởng tương đối ổn định,
không chịu tác động mạnh trước ảnh hưởng khủng hoảng tài chính
toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước giai đoạn 2008-2009. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể tương đối thấp
và liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng
trưởng giá trị gia tăng của khu vực này năm 2010 đạt khoảng 3,2%,
năm 2009 đạt 3,3%, năm 2008 đạt khoảng 3,11%, năm 2007 đạt
khoảng 3,32%, năm 2006 đạt 3,51% và năm 2005 đạt 3,98%.
Đóng góp của kinh tế HTX vào GDP tương đối thấp và có xu
hướng giảm dần. Trong giai đoạn 1995-2003, khu vực này đóng góp
khoảng 8,5% GDP, (con số này của khu vực tư tư nhân là 7,6% GDP,
khu vực nhà nước là 39,2%, khu vực kinh tế cá thể là 32,9%, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 11,54%). Từ sau năm 2005,
tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tập thể giảm rõ
rệt, chỉ chiếm bình quân khoảng 5,76% trong GDP, thay vào đó là sự
phát triển của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2010, kinh tế HTX chỉ đóng góp khoảng 5,22% GDP.
Quy mô nhỏ cùng xu hướng giảm dần trong đóng góp của kinh
tế HTX vào GDP phản ánh kinh tế HTX là khu vực kinh tế đang bị
tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác.
Quy mô xã viên
Về mặt quy mô xã viên (Đồ thị 6), tổng số xã viên tham gia
HTX đã tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2010. Năm 2003, các
HTX chỉ thu hút trên 6,5 triệu xã viên. Đến năm 2007 con số này lên
đến trên 7,4 triệu và năm 2010 đạt trên 12,5 triệu.
53
Đồ thị 6.Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX
6514728 7123771 7478019
12500000
459
416 425
685
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
2003 2005 2007 2010
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Tổng số xã viên hợp tác xã Xã viên / hợp tác xã
Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.
Quy mô xã viên bình quân trên một HTX cũng có xu hướng
tăng từ khoảng 459 xã viên/HTX năm 2003 lên 685 xã viên/HTX
năm 2010. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã
viên nhất (trung bình 960 xã viên/QTDND); tiếp đó là HTX nông
nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/
HTX).
Quy mô xã viên và sự biến động về quy mô xã viên trong trong
toàn khu vực kinh tế HTX và số xã viên bình quân trên một HTX ở
mức độ cao và có xu hướng tăng dần phản ánh vai trò kinh tế - xã hội
ngày càng tăng của HTX, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Số lượng HTX và quy mô xã viên HTX ở Thái Lan và Mỹ
Thái Lan
Năm2001,TháiLancó5.611HTXcácloạivớihơn8triệuxãviên,
trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX
đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn
xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên và 400 HTX dịch vụ
với hơn 146 nghìn xã viên.
54
Mỹ
Năm 2003, Mỹ có 48.000 HTX hoạt động trong hầu hết các lĩnh
vực kinh doanh, phục vụ cho 120 triệu xã viên. Điều này có nghĩa là
cứ 10 người dân Mỹ thì có 4 người được HTX phục vụ. 100 HTX hàng
đầu ở Mỹ tạo ra khoản thu nhập ít nhất 346 triệu USD mỗi HTX và đạt
tổng số 119 tỷ USD vào năm 2002. Các HTX này hoạt động trên lĩnh
vực nông nghiệp, tài chính, buôn bán tạp phẩm, dụng cụ gia đình,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, ngành công nghiệp năng lượng.
Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quy mô vốn
Tính bình quân, năm 2007 một HTX có tổng số vốn hoạt động
là 2.375,09 triệu đồng. Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn về quy
mô vốn giữa các HTX trong các lĩnh vực khác nhau. Theo Đồ thị
7, vốn hoạt động bình quân của các HTX trong lĩnh vực tín dụng là
lớn nhất (12.903,02 triệu đồng), sau đó đến HTX vận tải (5.403,67
triệu đồng) và HTX dịch vụ (4.642,58 triệu đồng). HTX lâm nghiệp
có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất (754,49 triệu đồng),
sau đó đến HTX nông nghiệp (996,26 triệu đồng) và công nghiệp
(1.166,80 triệu đồng). Đây là con số quá thấp so với quy mô lao động
của các HTX.
Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008.
55
Kết quả dự án “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở
dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc” của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư năm 2008 cũng cho kết quả tương tự. Các HTX vùng Đông Nam
Bộ có tổng số vốn hoạt động bình quân lớn nhất đạt mức 7.400,50
triệu đồng/HTX. Các HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số
vốn bình quân là 3.826,84 triệu đồng và vùng Tây Nguyên 3.551,76
triệu đồng. Các HTX thuộc vùng Tây Bắc có tổng số vốn hoạt động
bình quân thấp nhất khoảng 956,20 triệu đồng/HTX. Con số này của
các HTX vùng Đông Bắc là 1.145,90 triệu đồng và vùng Bắc Trung
Bộ là 1.460,37 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, trong tổng số
vốn hoạt động của các HTX, vốn chủ sở hữu chiếm 46,28%, vay nợ
chiếm 53,72%.
Quy mô vốn bình quân và cấu trúc tài chính của HTX phản ánh
quy mô vốn nhỏ và sự khó khăn trong việc huy động vốn của các
HTX.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định trong sản xuất, hiệu quả
kinh doanh khu vực HTX vẫn còn thấp. Theo số liệu của LMHTX,
mức lợi nhuận bình quân hàng năm của các HTX đã tăng từ 75 triệu
đồng năm 2006 lên 95 triệu đồng năm 2009, tuy nhiên đây là những
con số tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn và quy mô xã viên.
Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX
Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.
56
Theo kết quả của dự án “Khảo sát thu thập thông tin xây dựng
cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, tổng lợi nhuận trước
thuế của khu vực HTX năm 2007 là 1.295.946 triệu đồng và mức lợi
nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX. Tổng lợi nhuận sau thuế
là 1.114.996 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân sau thuế là 76,9
triệu đồng/HTX. Các con số này trước thuế của các HTX ở khu vực
Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 243.117 triệu đồng, 48,06 triệu
đồng; vùng Đông Bắc là 200.773 triệu đồng và 76,4 triệu đồng; vùng
Tây Bắc là 33.556 triệu đồng và 55,56 triệu đồng; vùng Bắc Trung
Bộ là 153.142 triệu đồng và 55,61 triệu đồng; vùng Duyên hải miền
Trung là 74.797 triệu đồng và 75,94 triệu đồng; vùng Tây Nguyên
là 61.015 triệu đồng và 124,52 triệu đồng; vùng Đông Nam Bộ là
259.278 triệu đồng và 310,88 triệu đồng; vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là 270.268 triệu đồng và 235,84 triệu đồng.
Với số liệu năm 2007, mức vốn bình quân là 2.375,09 triệu
đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX, thì tỷ lệ
lợi nhuận trên vốn đầu tư của HTX chỉ đạt mức 3,7%. Con số này
cho thấy hiệu quả kinh doanh của HTX là tương đối thấp. Chính vì
vậy, nếu coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, HTX khó có cơ
hội tồn tại.
Thu nhập bình quân đầu người
Ngoài các lao động là xã viên HTX, thu nhập bình quân hàng
năm của lao động làm việc thường xuyên trong HTX cũng có xu
hướng tăng, năm 2006 thu nhập bình quân của lao động chỉ là 7,2
triệu đồng, năm 2007 tăng lên 8 triệu đồng, năm 2008 đạt 9 triệu
đồng và năm 2009 thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 10,5
triệu đồng tăng 45,8% so với năm 2006 (Đồ thị 9).
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh

Contenu connexe

Tendances

Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam
Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam
Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam nataliej4
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bản
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bảnTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bản
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bảnjackjohn45
 
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiệnMột số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiệnLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)Hán Nhung
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốihuyentrangnh3
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 

Tendances (19)

Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam
Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam
Bài Giảng Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Đoàn Việt Nam
 
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bản
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bảnTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bản
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh nghiệm của nhật bản
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiệnMột số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
 
Dieu le-mau-hop-tac-xa-thuong-maii
Dieu le-mau-hop-tac-xa-thuong-maiiDieu le-mau-hop-tac-xa-thuong-maii
Dieu le-mau-hop-tac-xa-thuong-maii
 
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Phát triển Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đắk Nông
 
Van hoa quan ly
Van hoa quan lyVan hoa quan ly
Van hoa quan ly
 
Dieu le-mau-hop-tac-xa-cong-nghiep-va-xay-dung
Dieu le-mau-hop-tac-xa-cong-nghiep-va-xay-dungDieu le-mau-hop-tac-xa-cong-nghiep-va-xay-dung
Dieu le-mau-hop-tac-xa-cong-nghiep-va-xay-dung
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)
 
Nghị quyết 09
Nghị quyết 09Nghị quyết 09
Nghị quyết 09
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcPháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 

Similaire à Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh

Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...nataliej4
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...Thành Nguyễn
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...Quynh LE
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...NuioKila
 
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh (20)

Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc là...
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
 
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAYLuận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
 
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
 

Plus de hai ho

Bản chất của HTX.PDF
Bản chất của HTX.PDFBản chất của HTX.PDF
Bản chất của HTX.PDFhai ho
 
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo hai ho
 
Kỹ năng phỏng vấn
Kỹ  năng phỏng vấn Kỹ  năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn hai ho
 
Nghị định 50/2016
Nghị định 50/2016Nghị định 50/2016
Nghị định 50/2016hai ho
 
Nghị định 193
Nghị định 193Nghị định 193
Nghị định 193hai ho
 
Bản chất của htx
Bản chất của htxBản chất của htx
Bản chất của htxhai ho
 

Plus de hai ho (6)

Bản chất của HTX.PDF
Bản chất của HTX.PDFBản chất của HTX.PDF
Bản chất của HTX.PDF
 
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo
 
Kỹ năng phỏng vấn
Kỹ  năng phỏng vấn Kỹ  năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn
 
Nghị định 50/2016
Nghị định 50/2016Nghị định 50/2016
Nghị định 50/2016
 
Nghị định 193
Nghị định 193Nghị định 193
Nghị định 193
 
Bản chất của htx
Bản chất của htxBản chất của htx
Bản chất của htx
 

Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh

  • 2. 1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
  • 3. 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI Báo cáo nghiên cứu RS - 04 Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP là vi phạm bản quyền.
  • 4. 3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
  • 5. 4
  • 6. 5 LỜI GIỚI THIỆU Một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình trong xã hội cần được tổ chức trong các Hợp tác xã (HTX), tổ chức kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ cùng giúp đỡ nhau cải thiện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên nói riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam đã không ngừng phát triển qua các thời kỳ từ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy sự cần thiết và vai trò của HTX ở Việt Nam hiện nay. Khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, ngoài vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, HTX còn có ý nghĩa về đáp ứng các nhu cầu về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ. Chính sự đa dạng về vai trò của HTX đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về khu vực này. HTX theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã hội và cộng đồng, trong khi Luật HTX năm 2003 nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh kinh tế và pháp lý. Cũng theo ILO, HTX là tổ chức của các cá nhân, trong khi Luật HTX năm 2003 quy định HTX là tổ chức của cả cá nhân lẫn pháp nhân. Những khác biệt trong quan niệm về bản chất HTX ở trên có thể dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò của HTX đối với an sinh xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên và chính sách phát triển HTX. Nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát triển theo thiên hướng doanh nghiệp, vai trò của HTX đối với ASXH tương tự đối với các loại hình doanh nghiệp khác, theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên
  • 7. 6 không cần thiết. Ngược lại, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ được phát triển theo hướng một tổ chức kinh tế - xã hội, vai trò của HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp, theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX là rất cần thiết. Vì vậy, việc làm rõ bản chất HTX và vai trò của HTX đối với ASXH trở nên rất quan trọng, từ đó có những chính sách phát triển HTX thích hợp phù hợp với đặc thù Việt Nam, cụ thể là phục vụ yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật HTX. Với mục tiêu trên, nghiên cứu này sẽ đánh giá lại tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý HTX, làm rõ bản chất và các xu hướng phát triển mới của HTX, phân tích vai trò của HTX đối với ASXH, đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của HTX hiện nay, đề xuất các hàm ý chính sách phát triển HTX trong thời gian tới. Nghiên cứu này là một sự đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, về HTX, góp phần làm rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, về phát triển HTX, một tổ chức mang lại lợi ích thiết thực, đóng góp tích cực, hiệu quả cho phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nghiên cứu trong chuỗi những nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô đang được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do UNDP tài trợ. Báo cáo nghiên cứu do nhóm tác giả của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Mọi nhận định, phân tích, đánh giá trong báo cáo này thể hiện quan điểm độc lập của nhóm tác giả và không phản ánh quan điểm của Ủy ban Kinh tế cũng như của Ban Quản lý Dự án. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả. TS. Nguyễn Văn Giàu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
  • 8. 7 Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án: Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Giám đốc Dự án: Nguyễn Văn Phúc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phó Giám đốc Dự án: Nguyễn Minh Sơn Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội Quản đốc Dự án: Nguyễn Trí Dũng Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Minh Ngọc (chủ biên) PGS.TS. Lê Quốc Hội Th.S. Lê Tất Phương PGS.TS. Phạm Ngọc Linh TS. Vũ Minh Loan Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP). Các tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đối với các ông Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Phúc, Mai Xuân Hùng, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Trí Dũng, Tô Trung Thành, Đặng Kim Sơn, Chu Tiến Quang, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn vì những ý kiến đóng góp và sự ủng hộ của họ.
  • 9. 8
  • 10. 9 MỤC LỤC LỜI GIỚITHIỆU DANH MỤCTỪVIẾTTẮT 13 DANH MỤC ĐỒTHỊ 13 DANH MỤC BẢNG 13 TÓMTẮT 15 LỜI NÓI ĐẦU 19 KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã 23 Đặc trưng của HTX 24 AN SINH XÃ HỘI Khái niệm ASXH 26 Cấu trúc hệ thống ASXH 29 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM Sự phát triển của tổ hợp tác 31 Sự phát triển của HTX ởViệt Nam 33 Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986 35 Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996 37 Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003 38 Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay 40 TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX 42 Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX 44 Tác động của chính sách phát triển HTX 46
  • 11. 10 THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX Quy mô giá trị gia tăng 51 Quy mô xã viên 52 Quy mô vốn 54 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 55 Thu nhập bình quân đầu người 56 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Ở CÁC HTX Mục tiêu hoạt động của HTX ở nước ta hiện nay 58 Thực trạng liên kết sức mạnh của HTX 60 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc tổ chức và quản lý của HTX 62 Mức độ hài lòng của xã viên HTX 64 VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI Vai trò của HTX đối với việc bảo đảm mức sống tối thiểu 65 Vai trò của HTX trong việc cải thiện thị trường lao động 70 Vai trò của HTX trong việc thực thi các chính sách bảo hiểm 72 Vai trò của HTX trong việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội 73 Vai trò của HTX trong việc thực hiện trợ giúp xã hội 76 MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ HIỆN NAY Xu hướng gắn kinh tế gia đình với kinh tế HTX 77 Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng 81 Xu hướng doanh nghiệp hóa HTX 83 TƯƠNG LAI HỢP TÁC XÃ TỪ Ý KIẾN XÃ VIÊN Mục tiêu hoạt động của HTX 84 Yêu cầu cơ bản đối với xã viên 85 Vai trò của HTX đối với ASXH trong tương lai 86
  • 12. 11 KẾT LUẬN Về quá trình phát triển của HTX 88 Vềtácđộngcủacơchế,luậtphápvàchínhsáchđếnsựpháttriểncủaHTX 89 Về quy mô, đóng góp, và hiệu quả của HTX 90 Về mục tiêu, tổ chức và hoạt động của HTX 90 Về vai trò của HTX đối với ASXH 92 Về xu hướng phát triển của HTX 93 HÀM Ý CHÍNH SÁCH Khái niệm và bản chất HTX, liên hiệp HTX 93 Phát triển HTX là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển 94 Phát triển HTX đòi hỏi sự trợ giúp đặc biệt từ Nhà nước 94 Phát triển HTX cần gắn với việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa/dịch vụ của xã viên và tạo công ăn việc làm cho người lao động 94 HTX cần được coi là công cụ quan trọng đảm bảo ASXH và phát triển cộng đồng hơn là một khu vực quan trọng của nền kinh tế 95 HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình và không đề cao lợi nhuận 95 Pháp luật và các chính sách phát triển HTX cần hướng tới việc bảo đảm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của HTX 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC: ĐẶC ĐIỂM MẪU THĂM DÒ 100
  • 13. 12
  • 14. 13 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức Lao động Quốc tế TCTK Tổng cụcThống kê UBND Ủy ban Nhân dân WTO Tổ chứcThương mạiThế giới XHCN Xã hội Chủ nghĩa DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010 32 Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động 32 Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ 34 Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động 35 Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX 51 Đồ thị 6. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX 53 Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007 54 Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX 55 Đồ thị 9. Thu nhập bình quân lao động/năm 57
  • 15. 14 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Số liệu HTX phân theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2010 41 Bảng 2. Lợi ích của HTX đối với xã viên 59 Bảng 3. Vai trò của HTX đối với tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 60 Bảng 4. Năng lực hợp tác của các HTX 61 Bảng 5. Nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng 62 Bảng 6. Nguyên tắc dân chủ 63 Bảng 7. Nguyên tắc minh bạch 63 Bảng 8. Sự hài lòng của xã viên đối với HTX 64 Bảng 9. Thu nhập và vai trò của HTX trong việc tạo thu nhập cho xã viên 66 Bảng 10. Tính thường xuyên và tính ổn định của thu nhập 66 Bảng 11. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 67 Bảng 12. Tínhthườngxuyênvàtínhổnđịnhtrongsửdụnghànghóa/dịchvụcủaHTX 68 Bảng 13. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm cho các hộ xã viên 71 Bảng 14. Vai trò của HTX trong việc tạo công ăn việc làm thường xuyên 71 Bảng 15. Vai trò của HTX đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho xã viên 73 Bảng 16. Tỷ lệ xã viên được hưởng ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua 74 Bảng 17. Tỷ lệ xã viên được hưởng trợ cấp từ hoặc thông qua HTX 77 Bảng 18. Tác động của lợi ích nâng cao năng lực sinh kế của HTX 78 Bảng 19. Tác động của lợi ích tiết kiệm chi phí của HTX 79 Bảng 20. Tác động của lợi ích cơ hội của HTX 80 Bảng 21. Ý kiến xã viên về mục tiêu phát triển HTX trong tương lai 84 Bảng 22. Điều kiện quan trọng nhất để trở thành xã viên 85 Bảng 23. Yếu tố quan trọng nhất quyết định bãi miễn tư cách xã viên 85 Bảng 24. Những điều HTX có nên thực hiện 86
  • 16. 15 h TÓM TẮT Sự hưng thịnh (1955-1986), suy thoái (1986-2003) và phục hưng (2004-2010) của hợp tác xã (HTX) phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển cũng như tính tất yếu khách quan của việc phát triển HTX trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Hiện có ba xu hướng quan trọng trong sự phát triển của HTX: (i) xu hướng phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ; (ii) xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng; và (iii) xu hướng doanh nghiệp hóa HTX. Cơ chế kinh tế và pháp luật về HTX được coi là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX. Sau năm 1986, cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế, sự ra đời của Luật HTX năm 1996 đã góp phần làm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch đi vào cuộc sống HTX ngày càng thực chất hơn, tuy nhiên nó cũng góp phần tạo ra sự suy thoái của các HTX có tính hình thức được lập trước năm 1986. Theo Luật HTX năm 2003, ngoài các cá nhân và hộ gia đình, các pháp nhân cũng được quyền tham gia HTX. Sự tham gia của các cá nhân vào HTX một mặt đã thúc đẩy sự phát triển của HTX, mặt khác điều này cũng góp phần tạo ra xu thế doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Các chính sách của Nhà nước về HTX chỉ tác động tương đối khiêm tốn đến sự phát triển của HTX do nhận thức về bản chất của HTX chưa thực sự nhất quán với thực tiễn HTX ở các cơ quan liên quan. Quy mô giá trị gia tăng tương đối thấp và xu hướng giảm dần về mức độ đóng góp vào GDP của khu vực HTX ở nước ta phản ánh
  • 17. 16 sự tụt hậu của khu vực HTX với các khu vực kinh tế khác. Quy mô vốn nhỏ và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp làm cho các HTX khó tồn tại nếu chỉ lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động. Trái ngược với những yếu kém ở trên, quy mô xã viên HTX đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Lý do cơ bản của hiện tượng này là HTX có thể giúp người lao động có khó khăn về kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu của họ bằng các hàng hóa/dịch vụ giá thấp hoặc tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân lao động tương đối thấp, HTX vì vậy chỉ có thể tạo ra thu nhập tối thiểu chứ khó có thể giúp người lao động giàu lên. Không có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế (GDP), HTX có những đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm ASXH cho một bộ phận dân cư. Thu nhập từ HTX là một phần quan trọng trong thu nhập của một bộ phận xã viên. HTX đang tạo ra công ăn việc làm ổn định cho những người ít có cơ hội tham gia thị trường lao động. HTX có nhiều tiềm năng để giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. HTX có thể thực hiện một phần chính sách ưu đãi xã hội dưới các hình thức có tính cộng đồng cao. Ngoài ra, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội mà các tổ chức khác không thực hiện được. Vì những lý do trên, trong chính sách phát triển, không nên coi HTX là một tổ chức kinh tế thuần túy, mà cần coi HTX là một tổ chức kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa và xã hội của một bộ phận dân cư (chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn). HTX cần được coi là tổ chức bảo đảm ASXH cho người nghèo. HTX có thể thực hiện rất tốt vai trò bảo đảm mức sống tối thiểu, tạo công ăn việc làm, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Ngoài ra, trong tương lai HTX có thể giúp xã viên tiếp cận bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Yêu cầu thực tế chỉ ra rằng HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng nhu cầu văn
  • 18. 17 hóa - xã hội của xã viên. Với những lý do này, khoản thuế thu nhập (đáng lẽ phải đóng cho Nhà nước) nên được trích lại cho HTX để lập quỹ phát triển cộng đồng. HTX cần được phát triển theo mô hình HTX phục vụ xã viên và mô hình HTX lao động hơn là HTX hoạt động vì lợi nhuận. Các HTX hoạt động ngược với hai mô hình trên cần được chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp. Trong quá trình thành lập HTX mới, tiêu chí nhu cầu chung của xã viên cần được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc thẩm định hồ sơ thành lập HTX. Để bảo đảm bản chất HTX không bị đảo lộn và phát huy vai trò của HTX đối với ASXH, các pháp nhân chỉ được tham gia một cách hạn chế vào HTX. Luật HTX nên có những quy định cụ thể hơn về vai trò của pháp nhân, mức đóng góp vốn tối đa của pháp nhân. Phần đóng góp vốn của pháp nhân vượt mức vốn tối đa cần được coi là khoản cho vay hơn là vốn chủ sở hữu.
  • 19. 18
  • 20. 19 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế hợp tác, mà phổ biến nhất là hình thức hợp tác xã (HTX), đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, HTX còn có thể đáp ứng được các nhu cầu về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ mà các tổ chức kinh tế khác khó thực hiện được. Sự đa dạng về vai trò của HTX đã dẫn đến những xu hướng và quan điểm khác nhau về HTX và vai trò của HTX. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ. Theo Luật HTX 2003 của Việt Nam, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, HTX theo định nghĩa của ILO chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã hội và cộng đồng, trong khi đó HTX theo định nghĩa của Luật HTX 2003, lại chú trọng hơn đến khía cạnh kinh tế và pháp lý. Theo ILO, HTX là tổ chức của các cá nhân, trong khi đó theo Luật HTX năm 2003 thì HTX là tổ chức của cả cá nhân lẫn pháp nhân. Những khác biệt trong quan niệm về bản chất HTX ở trên có thể dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò của HTX đối với an sinh
  • 21. 20 xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên và chính sách phát triển HTX. Ví dụ, nếu nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát triển theo thiên hướng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vai trò của HTX đối với ASXH ít có sự khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn nói là kém hơn. Vì vậy, một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ được phát triển theo thiên hướng là một tổ chức kinh tế - xã hội. Trong trường hợp này, vai của HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp. Một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên cần thiết hơn. Nhằm làm rõ những tranh luận về bản chất HTX và vai trò của HTX đối với ASXH như được trình bày ở trên, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề chính sau: Đánh giá tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý- HTX hiện nay; Làm rõ bản chất của HTX và các xu hướng phát triển mới- của HTX; Phân tích vai trò của HTX đối với ASXH;- Đánh  giá  những khó khăn  và các vấn đề  trong  hoạt động- của HTX hiện nay; Đề xuất các hàm ý về chính sách phát triển HTX trong thời- gian tới. Ngoài ra nhằm phục vụ yêu cầu sữa đổi và thông qua Luật HTX 2012, trong phần hàm ý chính sách, nghiên cứu này đã đi sâu bàn luận thêm các vấn đề sau đây: Định nghĩa bản chất HTX / liên hiệp HTX (trang 93);- Chính sách ưu đãi với HTX / liên hiệp HTX (trang 94);- QuyđịnhvềquyềnHTXđượcgópvốn,muacổphần(trang95);- Quy định về mức góp vốn của xã viên (trang 96);-
  • 22. 21 Quy định về phân phối thu nhập (trang 95);- Xử lý tài sản khi giải thể (trang 94).- Hy vọng rằng với những kết quả trên, nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các Đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng và thông qua dự án Luật HTX 2012. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp tài liệu: tổng quan các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX, các văn bản, chính sách và hệ thống pháp luật cũng như các số liệu về kinh tế hợp tác từ các cơ quan nhà nước để đánh giá hiện trạng của HTX, sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX. - Phương pháp điều tra thăm dò chọn lọc nhằm làm rõ hơn về thực trạng, xu hướng phát triển, và vai trò của kinh tế HTX và các mô hình HTX đối với ASXH từ góc độ xã viên HTX. Trong nghiên cứu này ý kiến của 174 xã viên ở các HTX trên ba địa phương Hà Nội (5), Thừa Thiên Huế (4), và Bạc Liêu (4) đã được thu thập và phân tích. Các số liệu được thu thập bằng các cuộc điều tra trực tiếp của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển tại các HTX. Các xã viên được yêu cầu điền vào phiếu thăm dò và được hỗ trợ trực tiếp bởi cán bộ nghiên cứu khi họ không hiểu câu hỏi. Vì vậy, tỷ lệ phiếu phản hồi là 100%. Đặc điểm mẫu thăm dò được trình bày ở Phụ lục. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng để làm sáng tỏ các kết quả thu được từ các phương pháp ở trên.
  • 23. 22
  • 24. 23 KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã Trong sản xuất và đời sống, sự hợp tác giữa các cá nhân cho phép thực hiện được hoặc thực hiện hiệu quả hơn nhiều công việc mà các cá nhân riêng lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Những lợi ích này là nguồn gốc cho sự ra đời và là động lực phát triển của kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác tồn tại dưới hai hình thức là tổ hợp tác và HTX. Theo ILO, “HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ” Theo Luật HTX năm 2003 của Việt Nam, “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Về mặt bản chất, HTX khác với các hình thức tổ chức kinh tế khác (doanh nghiệp) ở hai điểm chính: (i) HTX là hiệp hội các cá nhân đồng ý trở thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các quyết định dân chủ và người khai thác doanh nghiệp chung; và (ii) mục tiêu cơ bản của HTX là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên. Hay nói cách khác, hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội khác với các loại hình doanh nghiệp về
  • 25. 24 mục tiêu thành lập (HTX đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội của xã viên) và tổ chức hoạt động (HTX có tính dân chủ, tính tương trợ cao). Theo mục tiêu hoạt động, các HTX có thể được chia thành hai nhóm: (i) HTX của những người sử dụng (hàng hóa/dịch vụ) sở hữu HTX, được thành lập bởi các thành viên có nhu cầu chung về hàng hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của các thành viên. Các HTX này có thể tồn tại dưới hình thức HTX marketing nông nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp; và (ii) HTX của những người lao động sở hữu HTX được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất nghiệp hay không có việc làm. Đặc trưng của Hợp tác xã HTX có các đặc trưng có bản sau đây: Thứ nhất: HTX là tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của xã viên theo nguyên tắc tương trợ. HTX là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã viên) giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu cầu chung của họ về hàng hóa / dịch vụ / văn hóa / xã hội. Lý do cơ bản là các nhu cầu chung này của xã viên chỉ được đáp ứng hoặc được đáp ứng hiệu quả hơn thông qua HTX. Vì vậy, nếu HTX không đáp ứng được các nhu cầu chung của xã viên ở mức độ nhất định, sự liên kết và hợp tác giữa các thành viên sẽ bị yếu đi và HTX sẽ bị suy yếu. Các HTX nhỏ hơn có tính chất hoạt động tương tự nhau có thể hợp nhất với nhau dưới hình thức liên hiệp HTX. Với những lý do trên, HTX là một tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu chung xã viên theo nguyên tắc tương trợ.
  • 26. 25 Thứ hai: HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên và cộng đồng. Khác với các doanh nghiệp được thành lập thuần túy vì mục đích là tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) của các nhà đầu tư (những người góp vốn), các HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả các nhu cầu về văn hóa và xã hội của cả các xã viên và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng xã viên. Cách thức phân phối này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên HTX. Thứ ba: HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ có tính dân chủ cao. HTX được thành lập trên cơ sở góp vốn của xã viên, những người đồng sở hữu HTX, vì vậy hợp tác xã là một đơn vị kinh tế tự chủ. Tuy nhiên, HTX khác với các tổ chức kinh tế khác (các doanh nghiệp) ở tính dân chủ cao. Lý do cơ bản là xã viên HTX vừa là người góp vốn vừa là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX, vừa là người quản lý vừa là người làm thuê. Là người góp vốn, cộng đồng xã viên sẽ cùng quyết định làm cái gì và làm như thế nào để đáp ứng cao nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của họ. Là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, xã viên có khả năng tác động mạnh mẽ đến định hướng sản xuất và hoạt động của HTX. Với tư cách là người quản lý, các xã viên HTX có quyền tham gia vào các quyết định của HTX một cách dân chủ. Là người làm thuê, các xã viên HTX được quyền hưởng các lợi ích cơ bản của người lao động là tiền lương và các quyền lợi liên quan khác. Vì vậy, HTX là tổ chức tự chủ của những người lao động được kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ cao. Điều này làm cho HTX khác với các doanh nghiệp có mục tiêu thuần túy về mặt thương mại.
  • 27. 26 Thứ tư: Tài sản chung của HTX là bất khả chuyển nhượng. Vốn góp của xã viên HTX ở nhiều nước có cách gọi khác nhau: dự phần xã hội, vốn góp điều lệ, cổ phần. Tài sản chung được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên. Vì vậy, trong suốt quá trình tham gia HTX, xã viên chỉ được sở hữu tư nhân phần vốn góp ban đầu của họ; còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX là tài sản chung không chia của HTX; trường hợp HTX bị giải thể, tài sản này phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương; trường hợp xã viên rút ra khỏi HTX, thì chỉ rút phần vốn đã góp. Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững và liên tục của HTX. Sở hữu tài sản chung không phân chia là đặc điểm mang tính bản chất của HTX, phản ánh tính cộng đồng cao HTX, khác hẳn với các công ty, theo đó sở hữu của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. AN SINH XÃ HỘI Khái niệm an sinh xã hội Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm, v.v... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội, v.v… Vì vậy, phòng tránh và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt, trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động, v.v... càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ.
  • 28. 27 Tính tất yếu phải đối mặt với những hẫng hụt về thu nhập trong những trường hợp bất khả kháng đã buộc người lao động phải tìm cách khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiết kiệm với phương châm “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” hoặc dựa vào sự đùm bọc, cưu mang của cộng đồng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, v.v... Nhưng xã hội càng phát triển, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã tỏ ra không đủ độ an toàn để giúp cho mỗi người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là các biện pháp phi truyền thống chỉ có trong xã hội hiện đại như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội v.v... Đây là những trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro về kinh tế - xã hội. Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến việc làm, thu nhập và các lợi ích khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. Theo ILO, ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em. Theo Hiệp hội An sinh Quốc tế (ISSA), ASXH là thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.
  • 29. 28 Theo GS. Hoàng Chí Bảo, ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã hội. ASXH là những bảo đảm cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách1 . Theo PGS.TS. Nguyễn Hải Hữu, “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội”2 . Chiến lược ASXH của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định “ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”3 . Trong bài “Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: ASXH là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân4 . 1 Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài KX02.02/06-10. 2 PGS.TS. Nguyễn Hải Hữu, Giáo trình ASXH, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008, tr19. 3 Nguyễn Thị Lan Hương, Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 19, quý II/2009. 4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Tạp chí Cộng sản, Số 815 (9/2010), tr3.
  • 30. 29 Cấu trúc hệ thống ASXH Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba hợp phần trong cấu trúc nội dung: Thứ nhất, các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro: đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng này là hướng tới phòng ngừa và loại trừ rủi ro cho toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Thứ hai, các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro: đây được coi là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v... Chính sách thuộc tầng này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, giảm rủi ro hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng. Thứ ba, các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro: đây được coi là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như thiên tai (bão, lụt, động đất), thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội (gồm cả trợ giúp xã hội đặc thù).
  • 31. 30 Ở Việt Nam, cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH được cụ thể hóa thành năm tầng: Tầng thứ nhất, bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội. Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người; bất cứ ai nằm dưới tiêu chuẩn này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên. Tầng thứ hai, chính sách thị trường lao động. Tầng này có tính chất phòng ngừa, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc thất nghiệp thông qua các chính sách thị trường lao động chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và giúp họ sớm trở lại thị trường lao động (có việc làm). Hai tầng này của hệ thống ASXH Việt Nam hợp phần phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Tầng thứ ba, bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác. Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người lao động, trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết. Tầng này tương đương với hợp phần giảm thiểu rủi ro theo thông lệ quốc tế. Tầng thứ tư, chính sách ưu đãi xã hội. Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với Cách mạng, với đất nước; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện. Tầng thứ năm, trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên). Đây là tầng đảm bảo ít nhất ở mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. Hai tầng này là sự biến thể của hợp phần khắc phục rủi ro theo thông lệ quốc tế.
  • 32. 31 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM Sự phát triển của tổ hợp tác Ở Việt Nam, tổ hợp tác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ góp vốn, hợp sức lao động để thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất mà từng cá nhân, hộ đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên có những nhu cầu chung, cùng góp sức, góp vốn để hỗ trợ hoạt động kinh tế của các thành viên. Theo Luật Dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Các tổ hợp tác đã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt số lượng, năm 2000, cả nước mới chỉ có xấp xỉ 150.000 tổ hợp tác, đến năm 2005 con số này đã lên tới 300.000 tổ hợp tác, theo số liệu thống kê thì bình quân giai đoạn năm 2001-2005 số lượng tổ hợp tác tăng khoảng 13,1%/năm. Tính đến tháng 6/2010, số tổ hợp tác tăng và phát triển rộng trên phạm vi cả nước, tổng số tổ hợp tác đã lên tới 360.000 tổ, tăng 20% so với năm 2005 (xem Đồ thị 1). Tổng số lao động ở các tổ hợp tác đã tăng từ 1,7 triệu người vào năm 2000 lên khoảng 3,6 triệu người vào năm 2005 và xấp xỉ 4 triệu người năm 2010.
  • 33. 32 Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010 Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010). Về mặt cơ cấu (xem Đồ thị 2), năm 2005 có 300.000 tổ hợp tác, trong đó 90.000 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 30%), 70.000 tổ hợp tác ở các ngành nghề phi nông nghiệp (chiếm 23,3%), 140.000 tổ góp vốn và dịch vụ (chiếm 46,7%). Năm 2010, trong số 360.000 tổ hợp tác có 100.000 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 27,8%), 150.000 tổ góp vốn (chiếm 41,7%), 65.000 tổ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (chiếm 18,1%) và 45.000 tổ thuộc các lĩnh vực khác (chiếm 12,4%). Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động 27.8 30 41.7 46.7 30.05 23.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2010 Lĩnh vực khác Góp vốn Nông nghiệp Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
  • 34. 33 Về mặt tổ chức hoạt động, các tổ hợp tác có quy mô tương đối nhỏ từ 10-13 hộ, cơ cấu tổ chức đơn giản, nội dung hoạt động thiết thực và phù hợp với trình độ người dân. Phần lớn tổ hợp tác hoạt động theo hình thức hỗ trợ lẫn nhau, liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn. Khi tham gia tổ hợp tác, người lao động được giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tại một số địa phương như ở vùng miền núi và trung du phía Bắc việc tổ chức hoạt động của tổ hợp tác còn lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức phân công, đổi công, hợp tác lao động giản đơn trong từng khâu, từng việc nên năng suất lao động thấp. Tổ hợp tác, xét về bản chất có nhiều điểm tương đồng với HTX, đặc biệt là tinh thần tự nguyện và hợp tác cao giữa các thành viên. Chính vì vậy, các tổ hợp tác là tiền đề để phát triển các HTX mới. Trong năm 2010, có 1.219 tổ hợp tác lựa chọn mô hình HTX để đăng ký hoạt động. Sự phát triển nhanh chóng của các tổ hợp tác trong những năm gần đây một mặt phản ánh nhu cầu cao về hợp tác trong tổ chức sản xuất của người lao động, mặt khác phản ánh hợp tác giữa người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là nguồn gốc và động lực phát triển của tổ hợp tác nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng. Sự phát triển của HTX ởViệt Nam Quá trình phát triển của HTX ở Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn chủ yếu như sau: (i) giai đoạn trước 1986; (ii) giai đoạn 1987-1996; (iii) giai đoạn 1997-2003; và (iv) giai đoạn 2004 đến nay. Về mặt số lượng, sự phát triển của HTX được thể hiện ở Đồ thị 3.
  • 35. 34 Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010). Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng lên 73.470. Tuy nhiên đến năm 1996 số lượng HTX chỉ còn 18.607 và con số này năm 2003 là 14.207. Đến năm 2010, số lượng HTX tăng lên đạt con số 18.244. Đồ thị 3 phản ánh sự tăng nhanh của số lượng HTX trong giai đoạn giai đoạn 1955-1986. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm có thêm 2.369 HTX. Giai đoạn 1987-1996 chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng với số lượng HTX giảm bình quân hàng năm là 5.486. Giai đoạn 1987-1996, số lượng HTX tiếp tục giảm mạnh với mức giảm bình quân hàng năm là 629. Giai đoạn 2004-2010, báo hiệu sự phục hồi của số lượng HTX với số lượng tăng thêm bình quân hàng năm là 577. Từ năm 2005 đến nay cơ cấu HTX theo ngành nghề tương đối ít biến động (Đồ thị 4). Nông nghiệp là lĩnh vực có số lượng HTX hoạt động nhiều nhất chiếm gần 50% số lượng HTX. Tỷ trọng HTX điện nước đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng các HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ đang có xu hướng tăng lên.
  • 36. 35 Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2005-2010). Thực trạng phát triển HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay (hưng thịnh, suy thoái, phục hưng) phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong gần 10 năm trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau phản ánh phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986 Giai đoạn 1955-1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức ở Việt Nam. Giai đoạn này được coi là giai đoạn bùng nổ của HTX với số lượng HTX tăng từ 45 HTX năm 1955 lên 73.470 HTX năm 1986. HTX trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến thay dần hình thức kinh tế cá thể và tổ đội sản xuất. Nhiều HTX đã phát triển thành HTX bậc cao có quy mô toàn thôn, toàn xã, thậm chí liên xã, nhất là trong nông nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trò của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân lại bị phủ định. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây
  • 37. 36 dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí điểm, nước ta xây dựng được 45 HTX và trên 100.000 tổ đổi công. Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Cho đến Đại hội Đảng VI năm 1986, cùng với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX ở nước ta đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở tất cả địa phương. Năm 1986, trong tổng số 73.470 HTX có 17.022 HTX nông nghiệp, 474 HTX nghề cá, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 3.900 HTX xây dựng, 3.300 HTX giao thông vận tải, 9.600 HTX mua bán và 7.160 HTX tín dụng. Sự phát triển nhanh chóng của HTX đã có nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc và sự phát triển đất nước. Khu vực HTX đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ; cải thiện một bước đời sống, bộ mặt của nông thôn, kết cấu hạ tầng khu vực. Tuy vậy, sự phát triển của HTX trong giai đoạn 1955-1986 đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt sau năm 1972, tình hình kinh tế của các HTX nhìn chung còn rất nhiều khó khăn về con người và vật chất. Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch cũng không được thực hiện đầy đủ. Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện gia nhập HTX không được coi trọng. Trong gian đoạn này, các hình thức tổ chức kinh tế tự nguyện (tổ hợp tác) đã được thay bằng hình thức tổ chức kinh tế mang tính áp đặt hơn (HTX). Đầu những năm 60 thế kỷ XX, ở miền Bắc tồn tại nhiều tổ đổi công và các hình thức hợp tác khác của nông dân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dưới hình thức đơn giản, mà thực chất là các HTX ở
  • 38. 37 trình độ thấp. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức kinh tế này đã nhanh chóng được thay thế bằng các HTX được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Thứ hai, tính tự chủ của HTX không được đảm bảo. Dưới tác động của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Ngoài ra, các HTX hoạt động theo điều lệ mẫu thống nhất do Chính phủ quy định (Quy tắc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ được ban hành kèm theo Nghị định số 649/TTg ngày 30/12/1955, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp được ban hành kèm theo Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp đã được ban hành kèm theo Nghị định số 119/ CP ngày 9/4/1980). Những can thiệp này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên tắc tự chủ của HTX. Thứ ba, hoạt động của HTX thiếu sự công bằng và minh bạch cần thiết. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch ròi, đặc biệt lợi ích của xã viên và người lao động trong HTX ít được chú trọng. Nhìn một cách tổng quát, phát triển HTX ở Việt Nam trong thời kỳ 1955-1986 mang tính áp đặt cao, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, công bằng và minh bạch trong tổ chức và quản lý chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã tạo ra một hệ thống HTX lớn về mặt số lượng và quy mô, nhưng không phản ánh được bản chất của HTX. Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996 Giai đoạn 1987-1996, kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước ta; số lượng HTX bị giảm mạnh, từ 73.490 HTX năm 1987 xuống còn 18.607 HTX năm 1996. Sự suy giảm về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1987- 1996 một mặt phản ánh những thay đổi về chính sách mặt khác phản
  • 39. 38 ánh sự yếu kém của bộ phận lớn các HTX, cũng như sự phát triển vượt quá yêu cầu về mặt số lượng HTX trong giai đoạn trước 1986. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển dần từng bước từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, coi kinh tế hộ là chủ thể kinh tế tự chủ. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm giảm dần vai trò và lợi thế của HTX cũng như làm bộc lộ sự yếu kém của HTX. Sự yếu kém của hệ thống HTX thể hiện ở các điểm chính sau: Thứ nhất, hệ thống HTX không được thành lập, tổ chức và hoạt theo đúng các nguyên tắc cơ bản của HTX vì vậy không phát huy được động lực gia nhập HTX của xã viên. Thứ hai, mô hình tổ chức HTX mặc dù đã được điều chỉnh nhưng không phù hợp với cơ chế thị trường đã làm cho hệ thống HTX cũ bị tê liệt, tan rã hoặc tự phát chuyển đổi thích nghi với môi trường mới. Thứ ba, hệ thống HTX tỏ ra kém thích nghi với quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng tăng cường sự tự chủ của HTX và giảm dần các ưu đãi về mặt nguồn vốn và tín dụng đối với HTX. Bài học về sự suy thoái của các HTX trong giai đoạn 1987- 2003 phản ánh sự lỗi thời của hệ thống HTX hoạt động không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của HTX (nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ) được thành lập trong giai đoạn trước 1986 trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra, sự suy thoái của hệ thống HTX trong thời kỳ này cũng phản ánh rằng, để tồn tại và phát triển bền vững, các HTX cần được thành lập trên cơ sở các nhu cầu chung của xã viên hơn là sự áp đặt của các cơ quan chính quyền. Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003 Giai đoạn 1997-2003, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã từ mô hình HTX kiểu cũ
  • 40. 39 (mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mô hình hợp tác xã kiểu mới (mạng nặng tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/ TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu hẹp của HTX. Số lượng HTX đã giảm từ 18.607 năm 1986 xuống còn 14.207 năm 2003. Sự giảm sút về số lượng HTX trong giai đoạn 1997-2003 phản ánh quá trình chọn lọc của thị trường đối với hệ thống HTX và quá trình thực thi Luật HTX (2003) theo hướng thực hiện đầy đủ hơn các nguyên tắc cơ bản của HTX. Theo Liên minh HTX, trong số 14.207 HTX năm 2003 có khoảng 5.800 HTX thành lập mới (riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2.139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng 8.400 HTX được chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới. Cũng trong giai đoạn này, có đến hơn 10.000 HTX bị giải thể. Trong hai năm 2001-2002 đã có 2.271 HTX bị giải thể. Tình hình phát triển HTX trong giai đoạn 1997-2003 có một số điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, việc giải thể một số lượng lớn HTX khẳng định nếu HTX không hoạt động đúng các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng và minh bạch sẽ gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, sự ra đời của các HTX mới phản ánh đây là một hình thức tổ chức kinh tế có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ ba, các HTX chuyển đổi và thành lập mới theo Luật chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4.034 HTX (chiếm 28%); vùng đồng bằng sông Hồng 5.063 HTX (chiếm 36%). Ở các vùng phát triển sản xuất hàng hoá cao như Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (chiếm 4,5%). Đặc điểm phát triển của HTX trong giai đoạn 1997-2003 khẳng định các HTX không được thành lập trên cơ sở tinh thần tự nguyện của xã viên, không có khả năng tự chủ (không kịp đổi mới) sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra sự ra đời của một loạt HTX mới và sự phát triển rộng rãi của HTX ở khu vực
  • 41. 40 nông thôn và khu vực khó khăn trong thời kỳ này phản ánh HTX là hình thức tổ chức kinh tế chuyển đổi cần được ưu tiên phát triển đặc biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực mà người dân gặp nhiều khó khăn hay bất lợi. Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay Giai đoạn 2004 đến nay đánh dấu sự phục hồi của kinh tế HTX cả về chất và lượng. Số lượng HTX đã tăng từ 14.207 năm 2003 lên 18.244 năm 2010. Sự tăng lên về mặt số lượng HTX ở giai đoạn này là kết quả của việc chuyển đổi mô hình ở 8.500 HTX thành lập trước năm 1997, thành lập mới 9.744 HTX và giải thể 5.707 HTX. Sự phục hồi này phần nào phản ánh những tác động tích cực của Luật HTX sửa đổi năm 2003 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2004) đến khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX đã tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trong tổng số 18.244 HTX có 8.918 HTX nông nghiệp, 389 HTX thủy sản, 2.497 HTX công nghiệp, 939 HTX xây dựng, 1.070 HTX vận tải, 981 HTX thương mại, dịch vụ, 1.053 quỹ tín dụng nhân dân và 2.020 các loại hình khác (gồm 1.873 HTX dịch vụ điện, 173 HTX vệ sinh môi trường, 136 HTX chợ, 15 HTX y tế, v.v...).
  • 43. 42 Trong tổng số 18.244 HTX khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện có 4.974 HTX; khu vực Nam Bộ có 1.726 HTX; khu vực Trung Bộ có 4.267 HTX và khu vực đồng bằng sông Hồng hiện có 6.023 HTX. Các hình thức liên kết giữa các HTX cũng phát triển mạnh trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Hiện cả nước có 53 liên hiệp HTX, trong đó có 18 liên hiệp HTX nông nghiệp, 2 liên hiệp HTX thủy sản, 8 liên hiệp HTX GTVT, 4 liên hiệp HTX công nghiệp, 5 liên hiệp HTX xây dựng, 13 liên hiệp HTX thương mại, dịch vụ. Các liên hiệp thu hút sự tham gia của 1.492 HTX, các đơn vị thành viên. Sự hồi phục và phát triển của HTX trong giai đoạn 2004 đến nay phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế hợp tác trong giai đoạn mới. Ngoài ra, sự phát triển của các liên hiệp HTX ngành nghề trong thời kỳ này phần nào phản ánh yêu cầu hợp tác ở trình độ cao của kinh tế hội nhập. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Lịch sử phát triển của HTX ở Việt Nam giai đoạn 1955-2011 chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế kinh tế, pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX được phản ánh rõ ràng nhất vào thời điểm năm 1986. Trước năm 1986, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX cùng với kinh tế nhà nước là hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức được tồn tại. Đảng và Nhà nước đã quan tâm và phát triển kinh tế hợp tác và HTX từ khi đất nước được giành độc lập (1945). Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm
  • 44. 43 1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100- CT/TW về “mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp”. Đây được coi là bước đột phá mang tính bước ngoặt đầu tiên về đổi mới mô hình HTX, phân chia lại vai trò và lợi ích giữa HTX và xã viên. Sự phân chia lại vai trò và lợi ích giữa HTX, xã viên cũng như giữa Nhà nước và HTX đã bước đầu được chú trọng. Đó là nông dân được nhận ruộng khoán, chỉ cần nộp sản lượng khoán, phần còn lại được quyền tự do tiêu thụ và bán cho các cơ quan nhà nước theo giá thỏa thuận, và sau này được quyền tiêu thụ trên thị trường tự do. Từ năm 1986, mặc dù được khẳng định là một trong những nền tảng cơ bản của nền kinh tế, HTX không còn được coi là một trong hai thành phần kinh tế độc tôn như trước đây. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã chính thức mở ra tiến trình “Đổi mới” với quan điểm cơ bản khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xuyên suốt cả thời kỳ, trong các Nghị quyết của Đảng qua các đại hội lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006) luôn khẳng định kinh tế nhà nước được đổi mới cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI (2011) tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng ngày càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Những chuyển đổi về cơ chế vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của HTX. Sự phát triển của HTX gặp phải sự chọn lọc của thị trường và sự cạnh tranh từ các hình thức tổ chức kinh tế tư nhân. Kết quả là hàng loạt HTX bị giải
  • 45. 44 thể, chỉ có những HTX hoạt động đúng với bản chất của nó, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường là có thể tồn tại và phát triển được. Yêu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm cho bản chất của HTX giai đoạn sau 1986 (tự chủ, tự nguyện, dân chủ cao, vì nếu không xã viên sẽ lựa chọn tham gia các hình thức tổ chức kinh tế khác) khác với giai đoạn trước năm 1986 (mang tính hành chính, áp đặt, thiếu dân chủ, minh bạch). Tóm lại, trong giai đoạn 1955-1986, HTX được coi là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức vì vậy đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự phát triển thiếu nội lực. Sau năm 1986, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã làm giảm vai trò của HTX trong nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch dần được củng cố ở các HTX. Điều này đã tạo ra những thay đổi về bản chất của HTX từ năm 1986 đến nay. Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX Về pháp luật, trong giai đoạn trước 1996, các HTX hoạt động theo các điều lệ mẫu thống nhất do Quốc hội và Chính phủ quy định. Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/5/1959 về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp là văn bản pháp lý cao nhất đối với khu vực HTX nông nghiệp. Nghị định 649/TTg ngày 30/12/1955 quy định việc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ. Điều lệ cho HTX trong lĩnh vực công thương nghiệp được ban hành theo Nghị định 76/TTg ngày 8/4/1974 và sau đó là Nghị định số 119/CP ngày 9/4/1980. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, HTX được thành lập và hoạt động theo các quyết định quản lý hành chính nhà nước và chưa có Luật về HTX. Với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở các địa phương. HTX được phát triển nhanh về số lượng và quy mô chủ yếu bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước.
  • 46. 45 Phương thức tổ chức phổ biến của HTX là xã viên góp chung tài sản và vốn để tiến hành sản xuất chung. Đồng thời, HTX chịu sự điều hành của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, đề cao gần như tuyệt đối vai trò sở hữu tập thể và sản xuất tập thể, xem nhẹ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể. HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch ròi, đặc biệt lợi ích của xã viên không được bảo đảm. Năm 1996, Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 cùng các văn bản hướng dẫn đã đặt cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này cũng như tạo hành lang pháp lý cho các HTX hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về HTX, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điểm cơ bản nhất trong Luật HTX năm 1996 là đổi mới tư duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, v.v…”. Luật HTX năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX cũ đã chuyển đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc được đông đảo xã viên đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh các HTX cũ chuyển đổi, hàng nghìn HTX mới được thành lập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những HTX này tuy còn nhỏ về quy mô vốn, số lượng xã viên nhưng đã tạo ra những mẫu hình HTX mới, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có tiềm năng để phát triển trong điều kiện mới. Đồng thời, Luật HTX
  • 47. 46 ra đời đã thúc đẩy đổi mới tư duy không coi các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương các cấp là “cơ các quan chủ quản HTX”. Đến năm 2003, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật HTX và ban hành Luật HTX mới vào năm 2003 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2004. Luật HTX năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế hóa một bước quan điểm mới của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về phát triển kinh tế tập thể. Theo tư tưởng của Luật mới, HTX được thành lập dựa trên sở hữu của các xã viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chức năng quản lý của ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm HTX được phân định rõ ràng hơn; thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh tiếp tục được đơn giản hoá và minh bạch hoá; các pháp nhân, cán bộ công chức có thể tham gia HTX. Sau khi Luật HTX được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và các Bộ ban hành nhiều thông tư, văn bản khác hướng dẫn thực hiện Luật đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, khá đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho HTX phát triển. Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy HTX phát triển đúng vị trí và bản chất của nó. Tóm lại, tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX được thể hiện rõ nhất vào năm 1996 và 2003. Sự ra đời của Luật HTX vào năm 1996 đã làm cho HTX trở nên tự chủ hơn, ít chịu sự chi phối hơn từ các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đã góp phần cải thiện nguyên tắc tự chủ của HTX. Luật HTX năm 2003 phần nào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX, tuy nhiên bản chất của HTX cũng chưa được xác định cụ thể, đã dẫn tới xu hướng chạy theo lợi nhuận và doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Điều này đã làm cho bản chất của HTX có có những sai lệch, việc gia nhập HTX của xã viên mới gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương. Tác động của chính sách phát triển HTX Nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX, trong những năm gần đây Chính phủ đã ban hành và thực thi các chính sách khác nhau, tuy
  • 48. 47 nhiên tác động của các chính sách này đến sự phát triển của HTX còn ở mức hạn chế. Về chính sách đất đai: mặc dù đã có các quy định về ưu đãi đất đai đối với HTX (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 142/2005/NĐ- CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, v.v…), song chính sách hỗ trợ đất đai cho các HTX khó khả thi do quỹ đất hạn chế, chưa có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện. Nhiều HTX chưa được hưởng những ưu đãi từ chính sách đất đai, chưa có trụ sở làm việc, phần lớn sử dụng nhà của chủ nhiệm HTX để làm trụ sở, hoặc phải thuê để làm nơi giao dịch và hoạt động. Chỉ một số ít địa phương đã tạo điều kiện về mặt bằng giúp HTX xây dựng văn phòng, nhà xưởng và các cơ sở hạ tầng khác, thực hiện chính sách miễn giảm tiền thuê đất có thời hạn. Về chính sách tín dụng: để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của HTX, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định khác nhau như Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/ NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ về bổ sung Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, v.v... Một số địa phương đã hoặc đang khẩn trương tiến hành thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có HTX nông nghiệp; mở rộng và thành lập mới các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành một kênh tín dụng cho HTX; ưu tiên dành nguồn kinh phí Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hỗ trợ HTX. Tuy nhiên, nhìn chung, các HTX rất khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp; tình hình vay vốn của các tổ chức kinh tế tập thể chưa được cải thiện; các ngân hàng
  • 49. 48 chính sách và ngân hàng nông nghiệp mới chỉ cho một số ít HTX vay vốn với số lượng hạn chế. Về chính sách thuế: theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Nghị định 164/2003/NĐ-CP, Thông tư 128/2003/TT-BTC và Thông tư 88/2004/ TT-BTC quy định cụ thể chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế môn bài; riêng HTX nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên (khoản 2 Điều 6, Nghị định 88/2005/NĐ-CP). Theo quy định của các nghị định và thông tư ở trên, cục thuế một số địa phương đã thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn chung, các địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc áp dụng việc miễn giảm thuế cho các đối tượng HTX hoạt động ở vùng sâu, vùng khó khăn, trong khi những đối tượng này lại hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Về Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công: hàng năm, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các ngành chức năng trực thuộc tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v.v…) chuyển giao cho các HTX nông nghiệp và các tổ hợp tác về công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; dịch vụ khuyến công, khuyến thương, khuyến ngư, v.v… tác động tích cực đến việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh của HTX. Về hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: một số trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh đã tạo điều kiện để HTX quảng bá thương hiệu, tìm đối tác thương mại, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, quản lý, và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức cho các HTX thăm quan học tập tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm, tạo điều kiện cho các HTX tham gia các hội chợ thương mại trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên, các HTX hầu như chưa chủ động
  • 50. 49 để được hưởng ưu đãi về hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là đăng ký thương hiệu và đăng ký sản phẩm thương mại, quảng bá tên HTX và các sản phẩm, dịch vụ lên mạng internet, tránh tranh chấp tên HTX và tên sản phẩm của HTX. Về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội: một số tỉnh tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách đầu tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, theo đó HTX cũng được hưởng lợi khá lớn như: giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng. Tuy nhiên, các HTX, nhất là HTX xây dựng chưa được hưởng ưu đãi của chính sách này; không được thông báo về ngân sách dự án chương trình quốc gia thực hiện trên địa bàn; không được ưu tiên mời thầu những dự án mà đối tượng hưởng lợi là cộng đồng (trường học, bệnh xá, trạm, trại, v.v…). Các cơ quan có thẩm quyền chưa chú ý giao cho HTX quản lý hoặc đấu thầu quyền khai thác, duy tu, sửa chữa các công trình. Tóm lại, trong thời gian qua Chính phủ đã đưa ra và triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX. Các chính sách này phần nào đã tác động đến sự phát triển của HTX, tuy nhiên, tác động của các chính sách này còn tương đối hạn chế. Sự hạn chế của những tác động một mặt phản ánh việc thực thi các chính sách chưa triệt để, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong việc thực thi các chính sách này, đặc biệt mặc dù đã có những ưu đãi nhất định, việc tiếp cận các nguồn vốn rất khó khăn do HTX không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này là sự không rõ ràng trong nhận thức về khái niệm hợp tác xã. Hợp tác xã cần được coi là một tổ chức kinh tế - xã hội (hơn là tổ chức kinh tế thuần túy theo các văn bản pháp luật hiện hành) thì họ mới được hưởng các chính sách ưu đãi xã hội về mặt đất đai, thuế, đầu tư, và các ưu đãi khác.
  • 51. 50 Chính sách phát triển HTX ở một số nước Ấn Độ Ở Ấn Độ, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của HTX. Để thực hiện vai trò của mình, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX nhằm triển khai các dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, Chính phủ đã triển khai các biện pháp khác nhau nhằm tạo điều kiện cho HTX phát triển như xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX. Nhật Bản Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v…, tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này. Thái Lan Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX. Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp với thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ.
  • 52. 51 Malaysia Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaysia ra đời. Sau đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, là khuôn khổ pháp lý để các HTX hoạt động, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX, củng cố quyền của xã viên cũng như công tác đào tạo xã viên. Luật cũng quy định việc kiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệm HTX trong Đại hội xã viên thường kỳ hàng năm. Đặc biệt, Chính phủ Malaysia đã thành lập Cục Phát triển HTX với một số hoạt động chính như: quản lý và giám sát các hoạt động của HTX; giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động; xây dựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý. Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. THỰCTRẠNGQUYMÔVÀHIỆUQUẢHOẠTĐỘNGCỦAHTX Quy mô giá trị gia tăng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cùng với mức tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế, GDP của thành phần kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX liên tục gia tăng hàng năm (Đồ thị 5). Theo giá so sánh 1994, GDP năm 1995 của thành phần kinh tế tập thể là 18.978 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên là 26.158 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 1995 và đến năm 2010 đạt khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2003. Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 Giá trị Tốc độ tăng trưởng Nguồn: Tổng cục Thống kê.
  • 53. 52 So với các thành phần kinh tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tập thể có mức tăng trưởng tương đối ổn định, không chịu tác động mạnh trước ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể tương đối thấp và liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực này năm 2010 đạt khoảng 3,2%, năm 2009 đạt 3,3%, năm 2008 đạt khoảng 3,11%, năm 2007 đạt khoảng 3,32%, năm 2006 đạt 3,51% và năm 2005 đạt 3,98%. Đóng góp của kinh tế HTX vào GDP tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 1995-2003, khu vực này đóng góp khoảng 8,5% GDP, (con số này của khu vực tư tư nhân là 7,6% GDP, khu vực nhà nước là 39,2%, khu vực kinh tế cá thể là 32,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 11,54%). Từ sau năm 2005, tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tập thể giảm rõ rệt, chỉ chiếm bình quân khoảng 5,76% trong GDP, thay vào đó là sự phát triển của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2010, kinh tế HTX chỉ đóng góp khoảng 5,22% GDP. Quy mô nhỏ cùng xu hướng giảm dần trong đóng góp của kinh tế HTX vào GDP phản ánh kinh tế HTX là khu vực kinh tế đang bị tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác. Quy mô xã viên Về mặt quy mô xã viên (Đồ thị 6), tổng số xã viên tham gia HTX đã tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2010. Năm 2003, các HTX chỉ thu hút trên 6,5 triệu xã viên. Đến năm 2007 con số này lên đến trên 7,4 triệu và năm 2010 đạt trên 12,5 triệu.
  • 54. 53 Đồ thị 6.Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX 6514728 7123771 7478019 12500000 459 416 425 685 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 2003 2005 2007 2010 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Tổng số xã viên hợp tác xã Xã viên / hợp tác xã Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010. Quy mô xã viên bình quân trên một HTX cũng có xu hướng tăng từ khoảng 459 xã viên/HTX năm 2003 lên 685 xã viên/HTX năm 2010. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất (trung bình 960 xã viên/QTDND); tiếp đó là HTX nông nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/ HTX). Quy mô xã viên và sự biến động về quy mô xã viên trong trong toàn khu vực kinh tế HTX và số xã viên bình quân trên một HTX ở mức độ cao và có xu hướng tăng dần phản ánh vai trò kinh tế - xã hội ngày càng tăng của HTX, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Số lượng HTX và quy mô xã viên HTX ở Thái Lan và Mỹ Thái Lan Năm2001,TháiLancó5.611HTXcácloạivớihơn8triệuxãviên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên và 400 HTX dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên.
  • 55. 54 Mỹ Năm 2003, Mỹ có 48.000 HTX hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, phục vụ cho 120 triệu xã viên. Điều này có nghĩa là cứ 10 người dân Mỹ thì có 4 người được HTX phục vụ. 100 HTX hàng đầu ở Mỹ tạo ra khoản thu nhập ít nhất 346 triệu USD mỗi HTX và đạt tổng số 119 tỷ USD vào năm 2002. Các HTX này hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, buôn bán tạp phẩm, dụng cụ gia đình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, ngành công nghiệp năng lượng. Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy mô vốn Tính bình quân, năm 2007 một HTX có tổng số vốn hoạt động là 2.375,09 triệu đồng. Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn về quy mô vốn giữa các HTX trong các lĩnh vực khác nhau. Theo Đồ thị 7, vốn hoạt động bình quân của các HTX trong lĩnh vực tín dụng là lớn nhất (12.903,02 triệu đồng), sau đó đến HTX vận tải (5.403,67 triệu đồng) và HTX dịch vụ (4.642,58 triệu đồng). HTX lâm nghiệp có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất (754,49 triệu đồng), sau đó đến HTX nông nghiệp (996,26 triệu đồng) và công nghiệp (1.166,80 triệu đồng). Đây là con số quá thấp so với quy mô lao động của các HTX. Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008.
  • 56. 55 Kết quả dự án “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2008 cũng cho kết quả tương tự. Các HTX vùng Đông Nam Bộ có tổng số vốn hoạt động bình quân lớn nhất đạt mức 7.400,50 triệu đồng/HTX. Các HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số vốn bình quân là 3.826,84 triệu đồng và vùng Tây Nguyên 3.551,76 triệu đồng. Các HTX thuộc vùng Tây Bắc có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất khoảng 956,20 triệu đồng/HTX. Con số này của các HTX vùng Đông Bắc là 1.145,90 triệu đồng và vùng Bắc Trung Bộ là 1.460,37 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, trong tổng số vốn hoạt động của các HTX, vốn chủ sở hữu chiếm 46,28%, vay nợ chiếm 53,72%. Quy mô vốn bình quân và cấu trúc tài chính của HTX phản ánh quy mô vốn nhỏ và sự khó khăn trong việc huy động vốn của các HTX. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định trong sản xuất, hiệu quả kinh doanh khu vực HTX vẫn còn thấp. Theo số liệu của LMHTX, mức lợi nhuận bình quân hàng năm của các HTX đã tăng từ 75 triệu đồng năm 2006 lên 95 triệu đồng năm 2009, tuy nhiên đây là những con số tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn và quy mô xã viên. Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.
  • 57. 56 Theo kết quả của dự án “Khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực HTX năm 2007 là 1.295.946 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX. Tổng lợi nhuận sau thuế là 1.114.996 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân sau thuế là 76,9 triệu đồng/HTX. Các con số này trước thuế của các HTX ở khu vực Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 243.117 triệu đồng, 48,06 triệu đồng; vùng Đông Bắc là 200.773 triệu đồng và 76,4 triệu đồng; vùng Tây Bắc là 33.556 triệu đồng và 55,56 triệu đồng; vùng Bắc Trung Bộ là 153.142 triệu đồng và 55,61 triệu đồng; vùng Duyên hải miền Trung là 74.797 triệu đồng và 75,94 triệu đồng; vùng Tây Nguyên là 61.015 triệu đồng và 124,52 triệu đồng; vùng Đông Nam Bộ là 259.278 triệu đồng và 310,88 triệu đồng; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 270.268 triệu đồng và 235,84 triệu đồng. Với số liệu năm 2007, mức vốn bình quân là 2.375,09 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX, thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của HTX chỉ đạt mức 3,7%. Con số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của HTX là tương đối thấp. Chính vì vậy, nếu coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, HTX khó có cơ hội tồn tại. Thu nhập bình quân đầu người Ngoài các lao động là xã viên HTX, thu nhập bình quân hàng năm của lao động làm việc thường xuyên trong HTX cũng có xu hướng tăng, năm 2006 thu nhập bình quân của lao động chỉ là 7,2 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 8 triệu đồng, năm 2008 đạt 9 triệu đồng và năm 2009 thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 10,5 triệu đồng tăng 45,8% so với năm 2006 (Đồ thị 9).