SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  180
Télécharger pour lire hors ligne
HỘITHẢOCHIẾNLƯỢCPHÁTTRIỂNCÂYMẮCCA
TẠITÂYNGUYÊN
KỶ YẾU
BAN CHỈ ĐẠO
TÂY NGUYÊN
BAN KINHTẾ
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
TỈNH ỦY - UBND
TỈNH LÂM ĐỒNG
Mắc ca -“cây tỷ đô”đầy triển vọng của Việt Nam - mới được đưa vào trồng thử nghiệm chính thức
trong nước hơn một thập kỷ nay. Thế nhưng cũng có những ngoại lệ. Nhiều người đã bất ngờ khi
phát hiện một cây mắc ca đại thụ khoảng 50 - 60 tuổi (ảnh) trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa
resort trên đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Một thông tin cho thấy sức
sống của mắc ca trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Ảnh: Báo Lao Động
1.	 Mắc ca và cơ hội của Việt Nam
2.	 10 yếu tố để Việt Nam trở thành cường quốc mắc ca
3.	 Triển vọng phát triển cây mắc ca của vùng Tây Nguyên
Vụ nông nghiệp - nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương
4.	 Phát triển mắc ca tại Việt Nam: Làm sao tránh“xuất khẩu nhiều, giá trị ít”?
Ông Dương Công Minh
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
5.	 Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á
TS. Nguyễn Đức Hưởng
Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
6.	 Giải pháp tín dụng cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao giá trị cây công nghiệp
tại Tây Nguyên
Ông Nguyễn Tiến Đông
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN Việt Nam
7.	 Mắc ca và cơ hội tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên
GS. Hoàng Hòe
Nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Chủ nhiệm Dự án mắc ca trong chương trình hợp tác Nhà nước Việt - Úc
8.	 “Cuộc cách mạng”mắc ca đã đến lúc chín muồi?
GS. Nguyễn Lân Hùng
Tổng thư ký hội các ngành sinh học Việt Nam
9.	 Tại sao chọn cây mắc ca?
TS. Nguyễn Trí Ngọc
Nguyên Cục trưởng Cục trồng trọt
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây
10.	Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển tại Tây Nguyên
TS. Lê Ngọc Báu (Viện trưởng) - Th.S Đặng Đình Đức Phong
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
11.	Phát triển mắc ca tại Tây Nguyên và 4 vấn đề lớn cần quan tâm
GS. TS Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng) - PGS. TS Phạm Văn Khôi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
12.	“Mắc ca, niềm hy vọng“tỷ đô”cho bà con Tây Nguyên”
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng
13.	Triển vọng mắc ca ở Măng đen
TS. Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum
TS. Nguyễn Hữu Tháp, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
14.	Để mắc ca có thể phát triển bền vững
TS. Võ Trí Thành
Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
15.	Bài toán vốn ngân hàng cho cây mắc ca tại Tây Nguyên
TS. Vũ Đình Ánh
Chuyên gia Tài chính
16.	Làm giàu từ mắc ca: Tây Nguyên đang khát vốn
Nhà báo Nguyễn Thanh Huyền
Thời báo Ngân hàng
17.	Thách thức và rủi ro phát triển mắc ca ở Việt Nam
Ông Phạm Hải Âu
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
18.	Bảo hiểm cho mắc ca
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa
Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Chợ Lớn
MỤC LỤC
1
2
4
9
13
32
35
39
43
51
59
63
67
71
74
78
82
87
19.	Phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho mắc ca
Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân
20.	Trồng mắc ca ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam
Ông Huỳnh Ngọc Huy
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt
21.	Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam
TS. Hà Phúc Mịch
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
22.	Hiện trạng và định hướng sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng
Ông Lê Văn Minh
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
23.	Phát triển cây mắc ca cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuy Đức
Ông Đoàn Lê Anh
Trưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
24.	 ChiếnlượcpháttriểncâymắccachoLâmĐồngvàTâyNguyêncủaCôngtyCổphầnHimLam
Ông Lê Văn Liền
Giám đốc Dự án Mắc ca Lâm Đồng - Công ty CP Him Lam
25.	Công nghệ thu hoạch, tách vỏ, bảo quản, sơ chế và chế biến mắc ca
Ông Lê Tùng Anh
Giám đốc Dự án Mắc ca Điện Biên - Công ty IDT Group
26.	8 tiêu chí đánh giá chất lượng cây giống mắc ca
Ông Hoàng Tùng
Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamacca
27.	Trồng mắc ca cùng với kiều mạch theo phương pháp hữu cơ và tái sinh
Takao Ogura
Chủ tịch Ogura Flour Milling Corporation
28.	Trồng cây mắc ca, một vài kinh nghiệm thực tiễn
Kỹ sư Nguyễn Hữu Hiền
Chủ Cơ sở giống cây trồng Anh Quân
29.	Chuyện Tây Nguyên trồng mắc ca: Nông dân tự bạch
Ông Đinh Mạnh Đại, Bà Kim Thị Định
Đại diện hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk
30.	Truyền thông xây dựng và phát triển thương hiệu cây mắc caViệt Nam: Cần đi trước một bước
PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa
Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
31.	Xây dựng thương hiệu cho mắc ca tại Việt Nam: Để tránh những vết xe đổ
Ông Khương Việt Hưng
Phòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
32.	Mắc ca có thể thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, vì sao?
Nhà báo Đặng Đức Hào
Giám đốc truyền thông IDT International
33.	Mắc ca và giới trẻ Việt: Vừa“cây tỷ đô”, vừa“cây triệu người”
Ông Trần Quang Thái
Phòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
34.	Mắc ca, nhìn từ triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt - Nhật
Kondo Noburu
Tổng Giám đốc Brain Works Group
35.	Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc mắc ca
Ông Khương Việt Hưng sưu tầm và biên dịch
36.	Chuyện“3P”của công nghiệp mắc ca Úc
Bà Nguyễn Phương Liên sưu tầm và biên dịch
37.	Danh sách và đặc trưng các giống mắc ca đã có tại Việt Nam
Nguồn: Vinamacca
38.	Những giá trị dinh dưỡng nổi bật của nhân mắc ca
39.	Các sản phẩm được làm từ mắc ca
40.	Phụ lục 1: Một số hỏi/đáp về mắc ca
41.	Phụ lục 2: Kiến nghị, đề xuất
89
97
105
107
112
114
117
122
124
126
128
131
135
138
141
145
148
150
153
157
160
164
169
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
4
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
1
Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem…
Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi…
Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn
chăn nuôi và dầu ăn…
Đối tượng sử dụng mắc ca rất rộng lớn, bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống
ẩm thực, sức khỏe…
Hiện sản lượng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng
trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm. Nguồn cung hạt mắc ca được dự báo
phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu.
Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vì vậy vẫn không ngừng tăng, và là một trong những
mặt hàng nông sản đắt giá nhất.
Không chỉ có giá trị cao, kỹ thuật trồng mắc ca cũng đơn giản. Cây có tính chịu đựng rất tốt,
vừa không có sâu, bệnh hại, lại có thể chịu hạn, sương muối, giá rét,...
Xét về giá trị kinh tế, hiện không có nhiều loại cây đủ sức cạnh tranh với mắc ca.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá khí hậu cũng như thổ nhưỡng - hai yếu tố quyết định
đối với sự phát triển của cây mắc ca tại khu vựcTây Nguyên (Việt Nam) rất phù hợp với loại cây
này. Hơn một thập kỷ trước, nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên đã bắt đầu
trồng thử và ghi nhận kết quả tốt.
Vậy, Việt Nam đã và đang nắm bắt cơ hội từ mắc ca như thế nào? Cuốn sách bạn đang cầm
trên tay hy vọng sẽ phần nào giúp bạn có câu trả lời.
“Nữhoàngcủacácloạihạt”,“câytỷđô”…Đólànhữngcụmtừthườngđượcdùngđểnóivềcây
mắcca(Macadamia),hiệnlàmộttrongnhữngcâytrồngcógiátrịkinhtếcaotrênthếgiới.
MẮC CA
VÀ CƠ HỘI
CỦAVIỆT NAM
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
2
Thứ nhất: Cây mắc ca đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm.
Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các dự án trồng cây mắc ca có quy mô
từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng,
cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm
trở lên, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở đã có hiệu lực từ năm 2014.
Và mới đây, Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định nói trên vừa được ban hành
đã mở thêm một cánh cửa cơ hội cho cây mắc ca ở Việt Nam.
Thứ hai: Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lý và khí hậu của
Việt Nam, đã xác định được Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi cho
cây mắc ca sinh trưởng và cho năng suất cao. Hai vùng khí hậu này có thời tiết lạnh về mùa
xuân (14°C - 17°C) là điều kiện cần để cây ra hoa và không có mưa phùn là điều kiện để hoa
thụ phấn và kết quả.
Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào trên thế giới có được, do đó có thể được coi
là điều kiện đặc hữu của Việt Nam để phát triển loại cây này. Đây cũng là lý do nhu cầu mắc
ca trên thế giới rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện lại rất thấp. Tận dụng thế mạnh này có
thể mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam.
Thứba: Kể từ khi người Pháp đưa cà phê và cao su vào Việt Nam, hai loại cây này đều mất tới
hơn 100 năm để đạt được ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Tuy nhiên với thực tế hiện
nay, có thể chỉ cần 10 – 20 năm để đạt được kim ngạch 1 tỷ USD từ mắc ca.
Thứ tư: Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng, diện tích đất và khí hậu phù hợp
với mắc ca rất hiếm do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng
suất mắc ca thì đây sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược
nông nghiệp.
Thứ năm: Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân trở nên giàu có nhờ loại
cây này. 100.000 ha mắc ca cũng có thể tạo ra hàng vạn công ăn việc làm cho lao động của
10 yếu tố để Việt Nam trở thành
cường quốc mắc ca
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
3
cho ngành chế biến và thương mại. Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như
rút ngắn chênh lệch thu nhập và mức sống giữa nông thôn, miền núi và thành thị.
Mắc ca cũng giúp tăng kim ngạch cho xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại quốc tế,
giúp nông sản Việt Nam khắc phục tình trạng khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp.
Thứ sáu: Sau hơn 10 năm và nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc ca,
chưa phát hiện ra sâu, bệnh đối với loại cây này. Bản thân mắc ca là loại cây lâu năm, có thể
cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến gỗ.
Thứ bảy: Trong 3 - 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà
phê để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy, việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều
loại cây hiện nay, bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh.
Thứ tám: Phát triển cây mắc ca sẽ kích hoạt hàng loạt các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và
thương mại như: Ngành cung cấp giống cây mắc ca, Ngành chế tạo máy và các ngành liên
quan khác…. Mà trong đó, chúng ta chỉ cần phát triển một ngành thì có thể kéo theo sự phát
triển của các ngành liên quan, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và các giá trị gia tăng cho xã
hội, cho doanh nghiệp,…
Thứchín:Mắc ca giúp thúc đẩy thị trường ẩm thực vốn rất đa dạng và phong phú về nhu cầu,
đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bởi các tác dụng đặc biệt của nhân mắc ca với các“căn
bệnh thế kỷ”như tim mạch, tiểu đường...
Thứ mười: Một số ngân hàng đã và đang triển khai các chương trình tín dụng cho mắc ca,
điển hình là gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
thực hiện.
Dù thị trường mắc caViệt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng với những
giá trị vượt trội mà cây mắc ca mang lại cộng với điều kiện khí hậu thuận lợi và quỹ đất hơn
1 triệu ha rất phù hợp, việc biến mắc ca trở thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam sẽ
không còn là tương lai quá xa vời.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
4
Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm, vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có điều kiện khí hậu
phù hợp với cây mắc ca sinh trưởng, cho năng suất rất cao. Nhu cầu thế giới hiện gấp 4
lần tổng sản lượng sản xuất. Diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm,
do đó đây là ngành hàng có nhu cầu, thị trường lớn.
Mắc ca là cây trồng hội tụ đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển, đặc biệt trong bối
cảnh toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
Để cây mắc ca trở thành một cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, phải có sự đột phá trong cơ
chế chính sách về đất đai, tín dụng và đầu tư khoa học.
TỔNG QUAN VỀ MẮC CA
a. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của cây mắc ca
Cây Maccadamia (có tên gọi là mắc ca khi đưa vào Việt Nam), là một cây có giá trị kinh tế cao,
thuộc chi Maccadamia họ Chẹo thui (Proteaceae). Đây là loài cây thân gỗ thường xanh, cao
đến 15m - 18m, lá mọc vòng mỗi cụm 3 lá, xanh thẫm và bóng, thuôn hình mác ngược, dài
10cm - 30cm, mép lá liền hoặc có răng cưa, rễ chùm, hoa có màu trắng sữa hoặc đỏ tùy từng
giống khác nhau, quả thuộc nhóm quả hạch, tròn có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30% - 50%.
Mắc ca là loài cây thân gỗ nên việc phát triển cành là một đặc điểm chung của các loài cây gỗ.
Trong một năm, cành mắc ca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, bình quân mỗi lần ra lộc kể từ khi ra chồi
đến khi thành thục cần 40 ngày. Cành của mắc ca dài trung bình từ 30cm - 50cm, có 7 - 10 mắt.
Với cây mắc ca đã cho quả, phần lớn cành có quả là những cành thành thục có tuổi 1,5 - 3 năm
và phát triển từ khuôn trong của tán. Như vậy, khác với nhiều loài cây ăn quả khác như nhãn,
vải, xoài…cây mắc ca ra quả bên trong tán cây chứ không mọc ở đầu cành.
Hoa của mắc ca có dạng hoa tự đuôi sóc phát dục qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành mầm hoa,
thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ nở hoa. Sau khi phân hóa mầm hoa đến khi mầm hoa lớn
tới mức mắt thường nhìn thấy được, tùy từng vùng khác nhau thời kỳ này biến động từ 50
- 96 ngày. Thời điểm nở hoa sau khi phân hóa mầm hoa thường là 136 - 153 ngày. Số lượng
hoa trên một cây đã thành thục (7 tuổi) khoảng 3 triệu hoa nhưng tỷ lệ đậu quả của mắc ca
rất thấp chỉ đạt khoảng 0,3% - 0,4%.
b. Yêu cầu của cây mắc ca đối với môi trường sinh thái
Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Yêu cầu về môi trường sinh thái như:
nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng rất khắt khe.
Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Đây là 2 yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cây mắc ca có thể
ra hoa, kết quả được hay không tại một vùng cụ thể nào đó và cũng chính là nguyên nhân
chủ yếu hạn chế việc mở rộng khu vực trồng trên thế giới. Mắc ca là loài cây ăn quả á nhiệt
đới, việc phân hóa mầm hoa đòi hỏi sự kích thích của nhiệt độ thấp. Trong thời kỳ này cần
điều kiện nhiệt độ tối ưu là dưới 170
C kéo dài 4 - 5 tuần, nếu nhiệt độ cao hơn 170
C thì ra hoa
ít, trên 200
C ra hoa rất ít và trên 250
C không ra hoa. Ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả ra, còn lại
chế độ nhiệt lý tưởng để mắc ca sinh trưởng là nhiệt độ bình quân năm 220
C - 230
C, nhiệt độ
bình quân mùa hè khoảng 250
C, cao nhất không quá 380
C. Mắc ca có sức chịu rét tốt, có thể
chịu được nhiệt độ thấp tới -50
C trong thời gian ngắn và có thể chịu được sương giá khoảng
20 ngày.
Triển vọng phát triển cây mắc ca
tại Tây Nguyên
Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
5
Mắc ca rất nhạy cảm với độ ẩm không khí vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Nếu ra hoa gặp độ ẩm
không khí cao, hoa sẽ rụng rất nhiều. Vì vậy ở những vùng có mưa phùn kéo dài nhiều ngày
từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ không mong có được năng suất quả cao, thậm chí hoa bị rụng
hoàn toàn vào những năm ẩm ướt nhiều trong vụ xuân.
Lượngmưavàgió:cây mắc ca cần lượng mưahàng năm trên 1200mm, tốt nhất là phân bố đều
trong năm. Tuy nhiên, cây mắc ca cũng có thể chịu hạn ở mức độ nhất định ngoài thời kỳ ra
hoa, đậu quả. Cây mắc ca có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách
mặt đất khoảng 70cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nên
cây mắc ca chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều. Vì vậy
không nên trồng mắc ca ở vùng ven biển.Trong thời kỳ quả phát dục ban đầu, nếu có gió khô,
nóng xuất hiện càng làm rụng quả nhiều.
Điềukiệnđấtđaivàdinhdưỡng: mắc ca không kén đất, cây có thể sống được trên nhiều loại đất
khác nhau. Tuy nhiên là loài cây ăn quả nên để có năng suất và chất lượng quả cao, tốt nhất là
đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5m – 1m,
tơi xốp, không đọng nước, độ pH từ 5 – 5,5. Trên đất nhiễm mặn, đất phèn, úng nước mắc ca
khó phát triển.
c. Giá trị dinh dưỡng và sinh thái của cây mắc ca
Mắc ca được đánh giá là sản phẩm có thể sử dụng đa dạng, rộng rãi trong ngành công nghệ
thực phẩm như: làm dầu ăn, dầu salat, dầu dưỡng da, dầu dược liệu, mỹ phẩm, ăn tươi hoặc ở
dạng hạt sấy; rang với muối hoặc đường, mật ong hoặc các loại gia vị khác; làm nhân sôcôla,
bánh, kẹo, kem ăn, nước uống...; Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit
amin, trong đó có 8 loại cho cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra trong nhân
mắc ca còn chứa nhiều loại Vitamin và các chất vi lượng khác rất cần thiết cho cơ thể người.
Vì vậy hạt mắc ca rất bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu hàng ngày trong khẩu
phần dinh dưỡng cho con người, sử dụng làm thực phẩm chức năng cho bệnh tim mạch;
Ngoài ra, phụ phẩm của quả mắc ca có nhiều công dụng, trong vỏ quả chứa 14% tanin dùng
để thuộc da, 8% - 10% protit có thể nghiền trộn làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi,
vỏ hạt có thể dùng làm than hoạt tính, làm chất đốt, làm phân bón và nghiền vụn dùng làm
giá thể để ươm cây giống... Gỗ mắc ca có vân thớ đẹp, khi thanh lí vườn sử dụng rất tốt trong
ngành chế biến gỗ.
Cây mắc ca là loài cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 100 tuổi, tuổi thọ kinh tế cũng đạt 40 – 60 năm,
có chiều cao đạt tới 20m, tán lá rộng 15m, lá rậm thường xanh không rụng theo mùa nên
cũng được coi là cây lâm nghiệp có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần vào việc
giảm thiểu phát thải CO2
chống biến đổi khí hậu.
d. Nhu cầu và triển vọng thị trường của mắc ca
Dư địa thị trường mắc ca thế giới còn vô cùng lớn, bởi lịch sử thị trường mắc ca mới chỉ hình thành
khoảng 20 năm gần đây. NếuViệt Nam gia nhập thị trường mắc ca thế giới, sẽ không vấp phải sự
cạnhtranhlớndohiệnchưacónhiềuquốcgiathậtsựlà“cườngquốc”sừngsỏtrongngànhmắcca.
Nhu cầu mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng. Dự báo thị trường toàn thế giới đến năm
2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân (tương đương 650 nghìn tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn
cung cấp đến năm 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng khoảng 25% - 30% lượng cầu. Hiện ngoài các thị
trường đã sử dụng nhiều mắc ca gồm các quốc gia là Mỹ (52%), Úc (13%), Châu Âu (20%), Châu Á
(15%), thì các thị trường tiềm năng còn tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhất làTrung Quốc,
Trung Đông...
Diệntíchđấtvàvùngkhíhậuphùhợpvớimắccarấthiếm,dođóđâylàlĩnhvựckhôngthểbãohòa.
Nếu tăng diện tích, tăng năng suất, mắc ca sẽ là mũi nhọn đột phá và giúpViệt Nam quy hoạch lại
bản đồ chiến lược nông nghiệp.Với 100 nghìn ha mắc ca, có thể giúp 200 nghìn hộ nông dân trở
thành giàu có, 100 nghìn ha cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương
mại.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
6
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
TâyNguyênbaogồm5đơnvịhànhchínhtỉnh:GiaLai,KonTum,ĐắkLắk,ĐắkNôngvàLâmĐồng
với tổng diện tích tự nhiên 5.464.106 ha, chiếm16,5% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số
đến 1/4/2012 là 5.338.434 người, trong đó ở nông thôn là 3.783.992 người. Đây là vùng có
sự nổi bật về sự đa dạng các kiểu địa hình, đặc biệt là quỹ đất đỏ Ba zan (Fk) màu mỡ, độ sâu
tầng đất lớn, hàm lượng mùn cao, rất phù hợp với phát triển các loài cây nông, lâm, công
nghiệp và cây mắc ca.
Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Nhiệt độ
vùng này tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, trung bình năm từ 210
C - 240
C, các tháng
lạnh tập trung vào các tháng 1 và tháng 12 (180
C - 220
C), biên độ nhiệt ngày đêm 70
C - 100
C.
Nhiệt độ trung bình tối cao 280
C - 300
C, nhiệt độ trung bình tối thấp 150
C – 200
C. Đây là vùng
có thờilượngchiếusángmặttrờitươngđốicao,tổngsốgiờnắng trongnămkhoảng2000–2300
giờ, sự phân bố của các giờ nắng trong các tháng cũng tương đối đồng đều. Lượng bức xạ mặt
trời đạt trung bình khoảng 8000 kilo calo/năm.
Mô hình phát triển kinh tế của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tương đối giống nhau, trong khi chưa
có thể chế liên kết vùng và phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế; mô hình phát
triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ, xuất khẩu thô, và
theo đó, thiếu hiệu quả và kém bền vững. Nhiều sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, tiêu,…
chưa có liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm (giữa các địa phương, giữa các doanh
nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, hộ gia đình); hiện nay diện tích cũng như tiềm năng
kinh tế của các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su của vùng Tây Nguyên đều phát
triển đạt ngưỡng, do đó để mở rộng diện tích, tăng giá trị kinh tế là vô cùng khó khăn.
Hiện nay, trong số hơn 450 nghìn ha cà phê của Tây Nguyên, hiện có khoảng 100 nghìn ha bị
già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép
cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này sẽ lâm vào tình trạng
tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại. Một số diện tích trồng cà phê kém hiệu quả có thể
chuyển sang trồng cây mắc ca.
Từ các nhóm yếu tố về đất đai, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, sự chênh lệch nhiệt độ
ngày đêm... có thể nói dư địa cho cây mắc ca ở Tây Nguyên còn vô cùng lớn. Riêng diện
tích rất thích hợp ở Tây Nguyên đã lên tới gần 340 nghìn ha, xấp xỉ với tổng diện tích cà phê
ở vùng này hiện nay. Đặc biệt mắc ca còn dư địa lớn trên đất xấu, cằn cỗi chưa sử dụng (tại
Kon Tum còn trên 1.000 ha), đây là lợi thế mà cây cà phê và nhiều cây trồng khác không đáp
ứng được. Ngoài ra có thể triển khai trồng phân tán và trồng xen trên diện tích trồng cà phê
hiện có.
KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Chính sách đất đai
Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùngTây Bắc vàTây Nguyên, đặc biệt
là phân vùng thích nghi phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, các địa phương
thực hiện công tác lập dự án đầu tư phát triển cây mắc ca toàn tỉnh hoặc từng vùng gắn với
công tác chế biến làm cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện triệt để việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp nhà nước; giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình. Đặc biệt là đất lâm
nghiệp do UBND xã quản lý chưa giao cho chủ cụ thể để giao cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sản xuất kinh doanh.
Trước mắt ưu tiên thực hiện công tác giao đất tại các vùng thích hợp, rất thích hợp để có cơ
sở đầu tư sản xuất mắc ca và có cơ sở pháp lý để vay vốn sản xuất.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
7
Chính sách tín dụng
Vốn đầu tư ban đầu cho mắc ca khá tốn kém, chu kỳ dài. Đầu tư lũy kế cho 1 ha mắc ca trong
6 năm đầu hết khoảng gần 3.500 USD, nhưng bắt đầu từ năm thứ 7 có thể thu lợi được gần
900 USD/ha/năm và tăng dần ở các năm sau.
Điều này cho thấy, chính sách đầu tư vốn vay cho mắc ca phải có sự ưu đãi vay dài hạn. Cần
có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay lồng ghép theo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia
(MTQG) để phát triển mắc ca, đặc biệt ở vùng dân tộc khó khăn thuộc Chương trình 30A.
Chính sách về hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm trong những năm đầu, chính sách
hỗ trợ cây giống ban đầu cho các vùng đồng bào dân tộc nghèo, biên giới...
Đặc biệt, chính sách tín dụng đầu tư cho mắc ca phải là dành cho cây đa tác dụng, cây lâm
nghiệp tạo môi trường sinh thái như trồng rừng.
Thương mại và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm phải
đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... để
sản phẩm dễ dàng tiêu thụ ở thị trường nội địa và thâm nhập thị trường quốc tế.
Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới thu mua hàng hóa, phân phối và bán sản
phẩm ở trong nước và quốc tế.Tăng cường liên doanh với các đối tác đã có kinh nghiệm sản
xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm,...) giữa các cơ sở chế
biến với người dân trồng cây mắc ca.
Xây dựng chính sách khuyến mại, nhằm khuyến khích xuất khẩu như ưu đãi về vốn, thuế và
các điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh. Thành lập quỹ cho hoạt động xúc tiến thương
mại nhằm hỗ trợ các đơn vị tham gia sản xuất - xuất khẩu.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất ngay từ khi
cung ứng nguyên liệu, vật tư, giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản
phẩm. Hệ thống dịch vụ cần được sắp xếp, tổ chức, quản lý và phát triển theo hướng
gắn kết chặt chẽ với người sản xuất, hình thành đại lý cung ứng vật tư nguyên liệu,
thiết bị kỹ thuật, mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu.
Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi ro
do thiên tai và biến động của thị trường.
Giải pháp khoa học công nghệ
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc chọn giống, tạo giống có năng suất
cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái. Thực hiện thâm canh trình độ cao, sử dụng
tổng hợp cây mắc ca.
Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức hỗn giao các dòng giống mắc ca trên một vườn,
nghiên cứu mô hình kinh doanh tổng hợp tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, năng suất
cao, hiệu quả tổng hợp.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cho sản phẩm
như các phương pháp bảo quản, phơi khô, sấy khô, lưu trữ kho. Lựa chọn các dây chuyền
công nghệ tiên tiến trong chế biến, sản xuất sản phẩm mắc ca, đón đầu công nghệ tiến tiến.
Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh, tiết kiệm nguyên liệu và giảm đến mức thấp
nhất nguy cơ về ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức sử dụng các sản phẩm phụ như vỏ quả, vỏ hạt,
gỗ cây mắc ca và các mô hình sản xuất kết hợp vật nuôi, cây trồng và các vai trò khác của cây
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
8
mắc ca như vai trò phòng hộ, cải tạo đất, lượng tồn trữ các bon và cảnh quan môi trường.
Liên kết sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội nghề
nghiệp trong nghiên cứu, áp dụng khoa học, sản xuất và thị trường để người nông dân nhận
được sự hỗ trợ về các chính sách ưu đãi, thuận tiện trong giao dịch và dịch vụ khoa học tốt
nhất.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
9
PháttriểnmắccatạiViệtNam:
Làmsaotránh“xuấtkhẩunhiều,giátrịít”?
Ông Dương Công Minh
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Sau hơn 20 năm cây mắc ca được đưa vào trồng trong nước, đến thời điểm này, có thể
nói Việt Nam bắt đầu manh nha hình thành một ngành kinh tế mắc ca.
Việc áp dụng mô hình phân tích PEST đã đi đến kết luận, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là
chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
Vì sao lại nói như vậy?
Có nhiều điều kiện“cần”, nhưng chưa đủ
Mô hình PEST phân tích 4 nhóm nhân tố: P (Politics) - Chính trị, E (Economics) - Kinh tế, S (Social)
- Xã hội vàT (Technology) - Công nghệ, tập hợp thành hệ thống các nhân tố của môi trường
kinh tế ngành. Mô hình này rất có ích trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như
chiến lược tiếp thị để xây dựng chuỗi cung ứng cho một ngành kinh tế.
Với trường hợp ngành kinh tế mắc ca đặt trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam, các
nghiên cứu cho tới nay đã chỉ ra một phần của hệ thống nhân tố này.
Các nhân tố chính trị (P):
- Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có rất nhiều quyết sách, chính sách phát triển“Tam nông”
với định hướng nông nghiệp vẫn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của
đất nước. Trong đó, một phần khung chính sách ưu tiên cho phát triển cây mắc ca cũng đã
hình thành.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Úc, nơi xuất xứ và xuất khẩu nằm trong nhóm đầu thế giới, đặc
biệt là quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, là sự thuận lợi cho việc phát triển
mắc ca Việt Nam theo kịp thế giới.
- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới là cơ hội để mắc ca dễ dàng và
nhanh chóng thâm nhập vào thị trường thế giới. Mặt khác, mắc ca Việt Nam cũng sẽ phải
chịu sự canh tranh với các sản phẩm mắc ca nước ngoài ngay tại thị trường nội địa.
Các nhân tố kinh tế (E):
- Ngành mắc ca Việt Nam đi sau nhiều nước khác, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm tự
thân nhưng mặt khác lại có cơ hội học hỏi từ các trường hợp thành công và thất bại đi trước.
- Mắc ca là sản phẩm có triển vọng tiêu thụ tốt do cầu lớn hơn 4 lần cung.
- Xu hướng tiêu dùng các loại quả hạt giàu giá trị dinh dưỡng nói chung và mắc ca nói riêng,
mang lại nguồn cầu tiềm tàng rõ ràng.
- Chi phí lao động của Việt Nam hiện đang thấp so với các nước sản xuất mắc ca khác, đây là
một yếu tố lợi thế đầu vào sản xuất mắc ca Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt
Nam lại ở mức thấp do chủ yếu vẫn là thủ công.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
10
Các nhân tố xã hội (S):
- Các nước phát triển đã hình thành văn hóa sử dụng mắc ca. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hình
thành văn hóa này, nhưng hiện đang có văn hóa tiêu dùng cà phê, văn hóa tiêu dùng hạt lạc,
hạt ngô, hạt bí, hạt hướng dương, hạt đỗ…
- Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang hình thành nhanh chóng và ngày càng muốn chứng tỏ
bản thân thông qua việc tiêu dùng văn minh như dùng hàng sạch, hoa quả sạch, đặc biệt là
các loại quả hạt tự nhiên có ích cho sức khỏe như mắc ca.
- Một bộ phận không nhỏ cả phụ nữ và nam giới đang có xu hướng ăn kiêng đạm động vật,
ăn các loại chất béo không bão hòa (hạt mắc ca là một trong số ít các loại hạt được xếp vào
loại này).
- Đầu tư trồng mắc ca có triển vọng mang lại lợi nhuận lớn và lâu dài nên rất hấp dẫn với hộ
nông dân cũng như các nhà đầu tư đang sở hữu nhiều đất trồng.
Các nhân tố công nghệ (T):
- Quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, mạnh ai nấy làm chính là trở ngại lớn trong việc đưa
nền nông nghiệp Việt Nam cất cánh, trong đó có mắc ca.
- Hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong một sản phẩm nông nghiệp còn thấp, do công
nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ năm
2012 (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao đến năm 2020). Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp,
ngay cả trong thị trường nội địa.
Qua phân tích mô hình PEST nêu trên, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang có nhiều điều
kiện “cần” thuận lợi trong việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và đưa mắc ca trở thành
một trong những cây công nghiệp chiến lược.
Tuy nhiên, để cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây
Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng,
và đây chính là chìa khóa để mắc ca thật sự cất cánh. Nếu không, mắc ca Việt Nam cũng sẽ
vướng vào bài toán“xuất khẩu nhiều nhưng giá trị ít”, như đã và đang xảy ra với cà phê và lúa.
6 điểm yếu...
Muốn vậy, cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong nông nghiệpViệt
Nam như sau:
Thứ nhất là quy hoạch vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn. Tâm lý người dân vẫn là tiểu
nông với mong muốn“sở hữu đất đai trọn đời”, nên rất khó cho chính quyền cũng như doanh
nghiệp trong việc quy hoạch vùng đất.
Thứ hai là thiếu vốn, bởi công nghệ cao chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí lớn.
Thứ ba là cần quan tâm đến yếu tố chuyển giao công nghệ trong việc nhập khẩu công nghệ,
bởi nếu không thì chỉ như“xác không hồn”.
Thứ tư là mặc dù đã có chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể ưu tiên doanh
nghiệp.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
11
Thứ năm là thiếu đồng bộ trong tổ chức sản xuất, dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong
nông nghiệp.
Thứ sáu là trình độ quản lý còn yếu và những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam
chưa nhiều và chưa được quan tâm thích đáng. Riêng đối với mắc ca, hiện Việt Nam vẫn chưa
có nhiều chuyên gia về cây mắc ca, còn chuyên gia về sản phẩm mắc ca thì chưa có.
...và 6 kiến nghị
Vậy, để giải quyết các khó khăn trên, tôi có kiến nghị, đề xuất như sau:
Thứ nhất là cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác
chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Thứ hai là cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất, và trong trường
hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/đất.
Thứ ba là tăng cường hơn nữa thu hút đầu tư trong nước và khuyến khích các mô hình liên
doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến công
nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lạc hậu. Đồng thời, tạo ra sức ép
cạnh tranh cho sản phẩm.
Thứ tư là Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nhập khẩu công
nghệ mới vào Việt Nam như miễn thuế, giảm thuế khi nhập khẩu... Đồng thời, cũng cần quy
định và xây dựng lộ trình rõ trong việc nhập khẩu công nghệ phải đi liền với chuyển giao
công nghệ và ứng dụng phù hợp thực tế Việt Nam.
Thứ năm là cần có chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
cao quy mô lớn trong nông nghiệp nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi vốn...
Thứ sáu là Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi đối với các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ
cho vay, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi yêu cầu của dự án ứng dụng công
nghệ cao là vốn nhiều, quy mô lớn nhưng khả năng thu hồi vốn lâu, trong khi đó ngân hàng
là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế hiện nay.
Một số chuyên gia đã đặt ra tầm nhìn là 10 năm nữa, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập cả
tỷ Đô la Mỹ cho Việt Nam. Để tầm nhìn đó trở thành hiện thực, chúng ta phải xác định chiếc
chìa khóa vàng là công nghệ. Chìa khóa này, theo tôi, chắc chắn phải bắt đầu từ con người.
Hiện nay, Trung Quốc đã có khoảng 20 chuyên gia về cây mắc ca, trong khi đó Úc, Nam Phi,
Mỹ… đã có hàng trăm chuyên gia về cây và sản phẩm mắc ca. Chính vì vậy, Việt Nam phải
trong thời gian nhanh nhất hình thành đội ngũ chuyên gia mắc ca hoặc thuê các chuyên gia
nước ngoài để phát triển ngành mắc ca Việt Nam.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
12
THÔNG TIN THAM KHẢO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ THÀNH CÔNG TRONG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT MẮC CA:
NAM PHI
KENYA
ÚC
HAWAII
Trong năm 2014, Nam Phi đã vượt lên
thay thế Úc trở thành nhà sản xuất mắc
ca lớn nhất trên thế giới (là nước đang
dẫn đầu về sản xuất mắc ca trong 40 năm
qua). Đây là một thành tích đáng nể của
Nam Phi sau 20 năm kiên trì phát triển
ngành mắc ca với chiến lược áp dụng
công nghệ tiên tiến. Ngành công nghiệp
mắc ca đã mang lại gần 1.5tỷ Rand hàng
năm (tương đương 2.800 tỷ đồng) cho
Nam Phi nhờ việc xuất khẩu.
Với sản lượng hiện nay đã gấp đôi so với 6
năm về trước, Kenya là quốc gia sản xuất
hạt mắc ca lớn thứ 4 trên thế giới, đứng
sau Úc, Mỹ và Nam Phi. Tổng số cây trồng
ở đây đã tăng đột biến trong 5 năm gần
đây nhờ ứng dụng công nghệ cao. Hiện
nay, Kenya đang trồng 969.355 cây mắc
ca trên tổng diện tích 5.155 ha. Đến năm
1997, tổng sản lượng đạt 6.800 tấn. Tính
đến năm 2011, con số này đã đạt trên
13.250 tấn.
Từ 1980 trở đi, ngành công nghiệp mắc ca
đã có bước tiến vượt bậc khi triển khai mô
hình cánh đồng rộng lớn tại New South
Wales và Queensland. Nhờ đó, cuối năm
1990, Úc đã trở thành nước sản xuất mắc
ca lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp
này đã phát triển từ 4.000 tấn hạt nguyên
vỏ năm 1980 tới 40.000 tấn năm 2014.
Năm 2013, một cánh đồng trồng mắc ca
đã thu hoạch được 1.600 kg/ha trong khi
sản lượng trung bình chỉ xấp xỉ 800kg/ha.
Một chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) đã được xây dựng và triển khai
trong việc sản xuất hạt mắc ca ở Hawaii.
Chương trình này được thiết kế nhằm hạn
chế việc sử dụng các chất hóa học lên cây
và đưa ra chu trình quản lý, chế biến để
hạt mắc ca đạt chất lượng tốt nhất. Nhờ
việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định,
tiêu chuẩn của chương trình, sản lượng
mắc ca ở Hawaii giữ được ổn định với chất
lượng đảm bảo. Năm 2014, sản lượng mắc
ca đạt xấp xỉ 18.500 tấn, góp phần đáng
kể trong tổng sản lượng chung toàn nước
Mỹ.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
13
Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên
thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á
TS. Nguyễn Đức Hưởng
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Từ nhiều năm nay, cây cà phê và một số loại cây công nghiệp như chè, cao su… là những
loại cây thoát nghèo và làm giàu cho rất nhiều người dân Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện
nay, theo thống kê của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số
hơn 450.000 ha cà phê của khu vực hiện đã có khoảng 20% số cây cà phê già cỗi, nhiều
loại sản phẩm đầu ra không ổn định, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự
tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này cũng sẽ lâm vào tình trạng
tương tự, do đó thách thức đối với việc làm, thu nhập, thậm chí là có nguy cơ trở lại đói
nghèo với không ít bà con Tây Nguyên. Một mình người nông dân rất khó xoay sở với
bài toán này.“Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca của Đông Nam Á”
không chỉ hướng đến mục tiêu về xã hội, phát triển kinh tế cho khu vựcTây Nguyên nói
riêng và Việt Nam nói chung mà còn giải quyết nguồn vốn dư thừa của các ngân hàng
thương mại trong những năm gần đây.
1. Tổng quan về cây mắc ca tại Việt Nam
a. Giới thiệu về cây mắc ca
Mắc ca được phong là“hoàng hậu của các loại hạt khô”, một trong những cây trồng có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao dùng làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cao cấp. Mắc ca có
18 loài và Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc
dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những
năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp
chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu trên thế giới.
Được nhập về trồng ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, cây mắc ca đang dần chứng tỏ lợi
thế vượt trội và được nhận định sẽ được trồng bổ sung, tiến tới trồng thay thế cây cà phê
truyền thống ởTây Nguyên.Theo các báo cáo thống kê gần đây, nhu cầu trên thế giới cho cây
mắc ca cao gấp 4 lần tổng sản lượng, nguồn cung hạt mắc ca còn được dự báo phải mất hàng
chục năm nữa mới đuổi kịp cầu khi cầu ngày càng mở rộng. Giá cả mắc ca trên thị trường
thế giới vẫn không ngừng tăng và là một trong những hàng nông sản đắt giá nhất hiện nay.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
14
Bảng 1: So sánh giá trị kinh tế của mắc ca với các loại cây công nghiệp khác
2,03
1
2,15
3 - 4
4,7
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca
Sản lượng Cây trưởng thành
40 41
170
25
60
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca
Giá bán
Đơn vị: triệu đồng/tấn
Đơn vị: tấn/ha
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
15
81,2
41
365,5
75 - 100
282
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca
Tổng doanh thu
(Xem nội dung chi tiết về cây công nghiệp mắc ca ở Phụ lục 01)
b.Triển vọng phát triển cây mắc ca tạiTây Nguyên
Sau hơn 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, trong quá
trình trồng và theo dõi sự phát triển của cây mắc ca ở các địa phương bao gồm các tỉnh Tây Bắc
như Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, và
toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên cho thấy ở Tây Nguyên, cây mắc ca được trồng từ giống chuẩn,
sinh trưởng tốt, cho ra hạt đúng kỳ, sản lượng và chất lượng hạt ở mức cao. Do đó,Tây Nguyên là
vùng phù hợp nhất để trồng mắc ca, còn vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể gây trồng mắc
ca nhưng phải tránh những nơi thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và dễ bị ảnh hưởng của
bão, mưa phùn vào vụ xuân.
Thứ hai, khu vực Tây Nguyên có tình hình giao thông thuận lợi tới các khu vực tiêu thụ là các
thành phố lớn và các cảng biển (Quy Nhơn, Nha Trang, Đồng Nai), rất phù hợp để phục vụ xuất
khẩu khi xét về mặt chiến lược, mắc ca được định hướng là mặt hàng xuất khẩu.
Thứ ba, cây mắc ca lại có thể trồng xen với cà phê, đáp ứng được yêu cầu cần có bóng mát của
cây cà phê. Cà phê đang thu hoạch cũng có thể trồng xen cây mắc ca, từ đó nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người trồng.
Thứ tư, nguồn nhân lực tại địa bàn Tây Nguyên tương đối dồi dào, chi phí nhân công lao động
thấp hơn nhiều so với một số nước đang phát triển cây mắc ca như Úc, Nam Phi... nên chi phí sản
xuất giảm, tăng lợi nhuận cho người trồng mắc ca.
c. Thực trạng phát triển các vườn mắc ca tạiTây Nguyên
Kết quả triển khai thực tế tại Tây Nguyên căn cứ theo Bản Quy hoạch phát triển cây mắc ca tại
Vùng giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trực thuộc Viện khoa học nông lâm nghiệp Việt Nam và điều tra
của LienVietPostBank cho thấy đến tháng 9/2014, diện tích trồng mắc ca còn tương đối hạn
Đơn vị: triệu đồng/ha
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
16
chế: Kon Tum trồng được 50 ha; Gia Lai: 80 ha; Đắk Lắk: 500 ha; Đắk Nông: 600 ha và Lâm Đồng:
400 ha.
Ở ĐắkLắk,mặc dù có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để trồng mắc ca nhưng vì giá đất của vùng
đắt và mắc ca chưa được coi là giống cây ưu tiên phát triển nên địa phương chỉ mới trồng ở quy
mô nhỏ và áp dụng hình thức trồng xen canh. Người dân vẫn tập trung phát triển các cây công
nghiệp truyền thống mà chủ đạo hiện nay là cây cà phê.
Ở Đắk Nông, cây mắc ca hiện nay đang được trồng ở 2 huyện chủ đạo là Đắk Mil vàTuy Đức.Tại
huyện Đắk Mil, diện tích trồng mắc ca vẫn mới chỉ ở khoảng vài ha. Tại huyện Tuy Đức, diện tích
vườn cây lớn nhất lên tới 400 ha, vườn đã được 5 - 6 năm tuổi, bắt đầu cho thu hoạch.Trong thời
gian tới, Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông cho biết đã phê duyệt chủ trương phát triển cây mắc ca
ở huyệnTuy Đức lên tới 12.488 ha.
Ở Lâm Đồng, người dân mới trồng mắc ca tự phát và xen canh cà phê. Trong thời gian tới, các
hộ dân mong muốn mở rộng diện tích trồng lên 300 ha/mỗi hộ thông qua việc vay tín dụng từ
ngân hàng.
d. Cần những“cú huých”về quy hoạch, chính sách, công nghệ và vốn
MắccađangmởratriểnvọnglàmgiàuchoTâyNguyên,giúppháthếđộccanhbấtlợicủacàphê,
trong khi về dinh dưỡng cây mắc ca lại dư sức cạnh tranh với ca cao và nhiều loại quả cho hạt
khác. Hiện nay, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư như: Dự
án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha
đểxâydựngđồngruộng,câygiống;Dựánxâydựngcơsởsảnxuấtgiốngmắccaquymô500.000
cây giống/năm trở lên được hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng (Điều
12 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 có hiệu lực từ 10/02/2014 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn).
Mặcdùvậy,ngườinôngdânvàcácnhàđầutưhiệnnayvẫnchưamạnhdạnđểchuyểnđổicơcấu
cây trồng sang mắc ca do: (i) chưa hiểu hết giá trị kinh tế của loại cây này, và (ii) chưa đủ nguồn
lực để thực hiện vì với nguồn vốn thấp sẽ khó tiếp cận và mở rộng vườn cây mắc ca. Thêm vào
đó, cây mắc ca lại chưa có quy hoạch phát triển chính thức ở vùngTây Nguyên. Đồng thời, nhiều
nhàkinhtếcũngchorằngvấnđềđầurachohạtmắccatưởngchừngdễdàngnhưngthựctếvẫn
tiềm ẩn nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường mặc
dù thị trường thế giới vẫn có nhu cầu tiêu thụ mắc ca cao. Cùng với đó, sự hạn chế của kỹ thuật
bảo quản, chế biến mắc ca khiến chất lượng đầu ra của mắc ca giảm sút.
Đểpháttriểncâymắccathànhmộtcâynôngsảnchủlựccầncóquyhoạchrõràngvềvùngtrồng
cây mắc ca bên cạnh các yêu cầu về nguồn giống chất lượng cao và tư vấn kỹ thuật trồng - thu
hái-chếbiến.Đểcâymanglạihiệuquảthựcsự,cầnhuyđộngnguồnvốnưuđãivàchovaytrung
và dài hạn bởi sau 4 năm cây mới cho thu hoạch và thời gian đầu triển khai trồng cần đầu tư lớn
vềgiốngcâytrồng,phânbónhóachấtvàhệthốngtướitiêutrongkhibàconnôngdânlạikhông
thể thu xếp được nguồn vốn lớn trong thời gian dài như vậy. Vì vậy, một chính sách hỗ trợ, bảo
đảm về vốn, tín dụng ưu đãi và bảo hiểm nông nghiệp mới có thể khuyến khích người nông dân
chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê.
2. Các dự án phát triển cây mắc ca tạiTây Nguyên
a. Theo định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca củaViện Khoa học Kỹ thuật nông lâm
nghiệpTây Nguyên
CăncứQuyhoạchpháttriểncâymắccatạiTâyNguyêngiaiđoạn2012–2020,tầmnhìnđếnnăm
2025, cây mắc ca có thể được gây trồng dưới 3 hình thức:
-	 Trồngmới:trênđấttrốngchoquyhoạchlâmnghiệpởrừngsảnxuấtvàđấtchưasửdụng
với tổng diện tích quy hoạch là 11.116 ha.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
17
-	 Chuyển đổi từ trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và rừng sang mắc ca: trên đất cây
công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu, cây ăn quả đã già cỗi, năng suất đã hạ thấp
hoặc không có hiệu quả kinh tế; trên đất trồng cây nông nghiệp nay chuyển sang trồng
mắc ca; và trên đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả kinh tế kém với
tổng diện tích quy hoạch ở mức 51.410 ha.
-	 Trồngxencanhmắccavớicácloàicâycôngnghiệp,ănquảdàingày: trên đất trồng cây
công nghiệp chưa già cỗi, còn chất lượng, giá trị, chủ yếu là cà phê với tổng diện tích quy
hoạch là 95.456 ha.
Định hướng chiến lược quy hoạch cụ thể của toàn vùng như sau:
Bảng 2: Định hướng chiến lược quy hoạch trồng cây mắc ca tạiTây Nguyên,
giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025
8.135
2.031
193
589
525
7.685
17.499
8.029
5.087
13.111
25.801
17.770
51.885
0
0
0 20000 40000 60000
Kon
Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Tổng diện tích quy hoạch (ha)
Trồng xen canh (tổng cộng: 95.456 ha)
Trồng chuyển đổi (tổng cộng: 51.411 ha)
Trồng mới (tổng cộng: 11.473 ha)
Nguồn: Dự án Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020,
tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
Để phát triển được vùng nguyên liệu mắc ca theo các cách thức gây trồng trên, sự cần thiết
phải quy hoạch các cơ sở sản xuất giống cũng như các nhà máy chế biến sản phẩm là vô
cùng thiết yếu. Các cơ sở sản xuất giống cần có hệ thống giống ghép đạt chuẩn nên việc xây
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
18
dựng các rừng giống và vườn ươm chất lượng tốt để tuyển chọn và sản xuất mắc ca rất quan
trọng. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên dự báo sẽ cần 23 rừng giống
và 23 vườn ươm tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư vào khoảng ~10 tỷ VNĐ (tương đương
~511.000 USD).Tiếp đó, các cơ sở chế biến sản phẩm cần được đặt ở vị trí có quy mô diện tích
lớn, địa hình và giao thông thuận lợi, xa khu dân cư và là trung tâm của vùng nguyên liệu để
thuận tiện cho việc tập trung sản phẩm đầu vào và giảm thiểu chi phí cho việc vận chuyển
đi xuất khẩu. Viện dự báo sẽ cần 5 nhà máy tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư ~997 tỷ VNĐ
(tương đương ~47 triệu USD) tại Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệuVNĐ)
139.794
170.820
193.610
137.590
355.168
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng
Tổng cộng (triệu VNĐ): 996.982
Vốn đầu tư (Triệu VNĐ)
Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệu USD)
6,66
8,13
9,22
6,55
16,91
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng
Tổng cộng (triệu USD): 47,78
Vốn đầu tư (Triệu USD)
Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020,
tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
19
b. Nghiên cứu sơ bộ của LienVietPostBank
b.1. 	 Các hạng mục đầu tư chi tiết cho vườn cây mắc ca
Để đầu tư vào vườn cây mắc ca, các chi phí đầu tư cơ bản bao gồm: 1) chi phí cây giống; 2)
chi phí cơ sở hạ tầng (bao gồm chi phí đất, làm cỏ, và đào hố trồng cây); 3) chi phí phân bón;
4) chi phí tưới tiêu; 5) chi phí phòng chống dịch bệnh; và 6) chi phí nhân công.
Lưu ý: trong trường hợp trồng xen, các loại chi phí đầu tư vào vườn cây mắc ca có đơn vị tính
trên 1 ha (như chi phí thuê đất, bồi thường đất, làm cỏ, hệ thống tưới tiêu và quản lý) sẽ được
phân bổ dựa trên tỷ lệ mật độ cây trồng mắc ca xen/mật độ cây trồng mắc ca thuần.
Bảng 4: Các hạng mục đầu tư chi tiết vào vườn cây mắc ca
Loại chi phí Đơn giá Đơn vị
1. Chi phí cây giống 70.000 đồng/cây
-	 Dự phòng 10%
2. Chi phí cơ sở hạ tầng
- Chi phí sử dụng đất (áp dụng cho hộ gia
đình)
3.000.000 đồng/ha
- Bồi thường đất (chỉ áp dụng cho doanh
nghiệp với thời gian khấu hao 30 năm)
30.000.000 đồng/ha
- Làm cỏ (chỉ áp dụng cho hộ gia đình vì
doanh nghiệp sẽ xếp chi phí làm cỏ vào loại
chi phí quản lý)
4.000.000 đồng/ha
- Đào hố trồng cây 10.000 đồng/cây
3. Chi phí phân bón 52.100 đồng/cây
4. Chi phí tưới tiêu
- Hộ gia đình không dùng hệ thống tưới tự động và dùng nước nguồn nên không tốn chi
phí
- Doanh nghiệp dùng hệ thống bơm tưới tự
động, khấu hao 10 năm
50.000.000 đồng/ha
5. Chi phí phòng chống dịch bệnh 25.000 đồng/kg
Mật độ phun thuốc chống mối 2 lần/năm, mùa khô
Lượng thuốc cần phun mỗi lần 3 kg/ha
6. Chi phí quản lý: nhân công, điện nước…
- Hộ gia đình 4.000.000 đồng/ha
- Doanh nghiệp 8.000.000 đồng/ha
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
20
b.2. 	 Hiệu quả đầu tư trồng cây mắc ca
Hiện nay giá bán của hạt mắc ca trên thị trường Việt Nam có thể từ 150.000 đến 300.000
đồng/kg, phụ thuộc vào mức độ chế biến của sản phẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm của
LienVietPostBank thì trong trung và dài hạn khi cây mắc ca được trồng ở quy mô lớn thì giá
bán mắc ca sẽ tiến sát mặt bằng giá thế giới. Cụ thể, giá bán hạt mắc ca Việt Nam sẽ tương
đương giá bán mắc ca trên thế giới là 60.000 đồng/kg.
Dưới tất cả các hình thức trồng mắc ca: trồng thuần (mật độ trồng 400 cây/ha) và trồng xen
canh (mật độ trồng 250 cây/ha), tới năm thứ 5 khi cây bắt đầu cho thu hoạch là doanh thu đã
đủ để bù đắp chi phí phát sinh trong năm. Vì hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn
nhiều so với doanh nghiệp nên hộ gia đình hoàn vốn đầu tư được sớm hơn (trong 6 năm) so
với doanh nghiệp (trong 7 năm). Từ năm thứ 8 trở đi, doanh thu ổn định ở mức cao, đảm bảo
cuộc sống cho người trồng.
Hiệu quả đầu tư cụ thể đến năm thứ 10 như sau:
Bảng 5: Sản lượng thu hoạch của cây mắc ca tạiViệt Nam
5
7
10
13
16
20
0
5
10
15
20
25
5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi
Sản lượng
Đơn vị: kg/cây
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
21
Bảng 6:Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng thuần
Năm Doanh thu
Doanh thu
luỹ kế
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Tổng
chi phí
Tổng
chi phí
luỹ kế
Tổng
chi phí
Tổng
chi phí
luỹ kế
5 120 120 48 199 62 324
6 168 288 46 245 60 384
7 240 528 41 286 53 437
8 312 840 31 317 38 475
9 384 1.224 31 348 38 514
10 480 1.704 31 380 38 552
Bảng 7:Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng xen
Năm Doanh thu
Doanh thu
luỹ kế
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Tổng
chi phí
Tổng
chi phí
luỹ kế
Tổng
chi phí
Tổng
chi phí
luỹ kế
5 75 75 30 124 40 206
6 105 180 29 153 38 245
7 150 330 26 179 34 279
8 195 525 19 198 25 303
9 240 765 19 218 25 328
10 300 1.065 19 237 25 353
b.3. Chính sách tín dụng cho cây mắc ca
Để dự án đầu tư vào cây mắc ca thành công, không thể không kể đến chính sách tín dụng rất
ưu đãi của Ngân hàng cho các hộ gia đình. Hoạch định của LienVietPostBank là ưu đãi cho
các hộ gia đình và doanh nghiệp vay tín dụng trung dài hạn trong 7 năm và ân hạn cả nợ gốc
và lãi trong 5 năm đầu. Trong 3 năm tiếp theo khi mắc ca bắt đầu cho thu hoạch và mang lại
lợi nhuận cao, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ bắt đầu trả dần cả gốc và lãi. Cụ thể, lãi
vay được ân hạn sẽ nhập vào dư nợ gốc, và gốc vay được trả theo tỷ lệ tăng dần từ năm thứ
5 đến năm thứ 7.
(XemchitiếtBảngtínhtiếnđộgiảingânvàthuhồivốntrồngcâymắccatrongPhụlục02)
2. Đánh giá tính khả thi của phương án đầu tư phát triển cây mắc ca
Đi sâu vào phân tích thị trường Việt Nam cũng như căn cứ trên các thông tin đã thu thập,
đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển cây mắc ca như sau:
Đơn vị: triệu đồng/ha
Đơn vị: triệu đồng/ha
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
22
a. Thuận lợi
Thứ nhất, xét về tiềm năng của việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam có thể nhận thấy điều kiện
khí hậu của một số vùng tại Việt Nam như Tây Nguyên và Tây Bắc rất thuận lợi để phát triển
giống cây này.
Thứ hai, sau 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, đến
nay bước đầu Việt Nam đã có những tích lũy nhất định về kinh nghiệm trồng cây mắc ca.
Thứ ba, xét về cung cầu thị trường thì hiện tại trong phạm vi thế giới, cung vẫn chưa đủ cầu,
vì vậy nếu Việt Nam gia nhập được vào thị trường còn khá đặc thù này thì thị trường đầu ra
rất tiềm năng.
Thứ tư, về chi phí sản xuất - nhân công, Việt Nam có thị trường lao động có mức giá khá thấp
so với các khu vực khác đang phát triển cây mắc ca và có nguồn nhân công dồi dào.
Thứ năm, giá thành của các sản phẩm từ cây mắc ca tạiViệt Nam cũng như trên thế giới đang
ở mức cao; do đó thời gian hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho các Chủ trang trại và/hoặc các Nhà sản
xuất sẽ nhanh hơn so với việc đầu tư phát triển các giống cây khác. Cụ thể, chi phí 1 cây giống
hiệnnaydaođộngtừ70.000 -80.000đồng.Tổngchiphítrồngmắccatrong4nămđầu~76-127
triệu đồng/ha đối với hộ gia đình và ~106 - 156 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp.Vào năm
thứ5,ngườitrồngbắtđầucódoanhthutừviệcbánhạtmắcca.Bắtđầutừnămthứ6,hộgiađình
sẽbắtđầuthuđượclợinhuận,còndoanhnghiệpthìbắtđầutừnămthứ7sẽthuđượclợinhuận
Thứ sáu, để phát triển công nghệ sản xuất chế biến, nâng cao năng suất cho cây mắc ca cần
đầu tư lớn về mặt kinh phí. Phân tích về chuỗi giá trị của cây mắc ca cho thấy tại Việt Nam
để có thể đạt đến những chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ cần có kinh phí đầu
tư lớn.
b. Khó khăn
Thứ nhất, chi phí đầu tư cho đất trồng cao và chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 1 ha đất trồng
được từ 250 - 400 cây)
Thứ hai, chi phí cây giống cao, nguồn cung còn khan hiếm, vẫn bị phụ thuộc vào nguồn
giống nhập khẩu, năng suất cho quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên.
Thứ ba, vòng đời của cây mắc ca dài, cho thu hoạch từ năm thứ 5 trở về sau; do đó trong
trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng và/hoặc đầu tư phát triển cây mắc ca, cần xác định đây
là khoản đầu tư trung dài hạn.
Thứ tư, kỹ thuật trồng cây mắc ca vẫn được coi là kỹ thuật mới, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, tìm
hiểu trước khi có thể phát triển cây mắc ca trên diện rộng.
Thứ năm, xét về nguy cơ đe dọa của các sản phẩm có khả năng thay thế hoặc các sản phẩm
cạnh tranh nhận thấy áp lực này không thấp. Người sử dụng có thể lựa chọn một thứ hạt
dinh dưỡng khác như hạt đậu nành, hạt điều, hạt sen, hạt óc chó,… với giá thành thấp hơn.
Thứ sáu, về mặt thời điểm, mặc dù ở thời điểm hiện tại, cung - cầu vẫn đang tiếp tục nghiêng
về phía tổng cầu, tuy nhiên các quốc gia đang phát triển cây mắc ca vẫn tiếp tục mở rộng
đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng. Nếu năng suất của các quốc gia này không ngừng
tăng trưởng sẽ làm tăng nguồn cung và gián tiếp làm giảm giá thành sản phẩm tức thu nhập
kỳ vọng từ cây mắc ca.
Thứ bảy, Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc trồng, chế biến thô hạt mắc ca. Hiện nay chưa
có nhiều nơi có công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế để sản xuất các sản
phẩm chiết xuất từ hạt mắc ca như mỹ phẩm, dầu ăn, dẫn tới lợi nhuận chưa cao.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
23
Thứ tám, trồng cây mắc ca chưa được xếp vào nhóm cây công nghiệp chiến lược theo chủ
trương của Đảng, Chính phủ; do đó mức độ đầu tư, khả năng quy hoạch, định hướng cho việc
trồng, phát triển giống cây này chưa thật sự đồng bộ.
3. Giải pháp
Một là, lựa chọn Mô hình kinh tế hộ vì mô hình này phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà
máy chế biến mắc ca tập trung đáp ứng được yêu cầu sấy khô hạt mắc ca. Từ đó, sản phẩm
được chuyển tới các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân, đảm bảo việc
bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công
tác phát triển trồng cây mắc ca. Các nhà xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng đồng thời phải
tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới
thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, Đức, Trung
Quốc, Trung Đông, Ấn Độ...
Hai là, phát huy vai trò liên kết của ngân hàng thương mại, cụ thể Ngân hàng đóng vai trò
đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà Ngân
hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản
xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Ba là, ngân hàng thương mại dành nguồn vốn tương xứng để đầu tư Dự án cây mắc ca.Trong
đó, định hướng phát triển sản phẩm tín dụng cho dự án cây mắc ca khả thi hiện nay là tập
trung vào sản phẩm tín dụng kết hợp bảo hiểm nông nghiệp cho việc trồng cây mắc ca.
Riêng hướng cấp tín dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây mắc ca từ khâu trồng, chế biến
đến sản xuất các sản phẩm từ cây mắc ca thì dự kiến sẽ khả thi đối với thời hạn trung và dài
hạn với điều kiện có sự tham gia, liên kết của nhiều ngân hàng thương mại và đặc biệt cần có
chủ trương từ Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
LienVietPostBank sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùngTây Nguyên
để phát triển cây mắc ca. Ngân hàng cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông qua
Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản
xuất - chế biến - tiêu thụ.
4. Một số kiến nghị
a. Kiến nghị với Chính phủ
Một là, bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn
tới; Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối xây dựng chiến
lược quy hoạch quốc gia cho cây mắc ca;
Hai là, Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý về Quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các
chủ trương, chính sách, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào cây mắc ca.
b. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Một là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các địa
phương có tiềm năng xây dựng quy hoạch chiến lược và chương trình hành động quốc gia
cho cây mắc ca. Theo đó phát triển cây mắc ca đồng bộ trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế
biến, tiêu thị, đảm bảo năng lực chế biến hạt mắc ca thành các thành phẩm cuối cùng để
tăng thu nhập đồng thời nâng cao khả năng bảo quản, tồn kho, dự trữ thành phẩm nhằm đối
phó với các tác động thị trường trong ngắn hạn;
Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối xây dựng bộ tiêu chuẩn
pháp quy về chất lượng giống cây trồng và thành phẩm cây trồng mắc ca cũng như bộ đào
tạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
24
c. Kiến nghị với Bộ Công thương
Một là, Bộ Công thương ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công
nghệ sản xuất và chế biến cho cây mắc ca;
Hai là, Bộ Công thương xây dựng chính sách quy định tiêu chí chọn lựa đầu mối thu mua, tích
trữ mắc ca để bình ổn giá thị trường: tích trữ khi sản lượng nhiều và bán ra khi sản lượng thấp.
d. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Một là, Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản
phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và
kỳ hạn vay tái cấp vốn;
Hai là, khuyến khích các Ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng với LienVietPostBank
và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng
gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng nhằm đảm
bảo hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần củng
cố căn cứ địa chính trị của khu vực Đông Dương.
e. Đối với các cơ quan hữu quan khác
Một là, Lãnh đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây
dựng chương trình hành động cho cây mắc ca tại tỉnh và giám sát tiến độ quy hoạch trồng
cây Mắc ca tại tỉnh để đảm bảo quy hoạch đúng hướng, không bị vỡ quy hoạch.
Hai là, Lãnh đạo tỉnh tổ chức đào tạo tại địa phương cho người dân trồng cây mắc ca để giảm
thiểu tối đa các rủi ro canh tác.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
25
PHỤ LỤC
Phụ lục 01 – Tổng quan về cây mắc ca
1. Xuất xứ của cây mắc ca
Mắc ca là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Mắc ca có
18 loài, Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc
dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những
năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp
chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp thương mại của
Hoa Kỳ được thành lập sớm hơn và có quy mô lớn hơn so với ở Úc.
Quả mắc ca được sử dụng là nguyên liệu đầu vào để chế tạo khá nhiều thành phẩm tốt cho
sức khỏe với giá trị kinh tế cao: thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao, dầu ăn, sản phẩm
chăm sóc da và tóc, nuôi ong lấy mật xuất khẩu. Điển hình là 100 gram hạt mắc ca cung cấp
178 calo, là một trong các loại hạt mang nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đồng thời, mắc ca
có nhiều dưỡng chất, khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin cần thiết cho sức khỏe,
không chứa cholesterol, tiêu thụ đều đặn hạt mắc ca sẽ giúp cơ thể chống lại các cơn đau tim
và bệnh tim mạch vành, thúc đẩy quá trình giảm cân, giúp duy trì sức khỏe hệ thống miễn
dịch,…
2. Vòng đời và điều kiện sinh thái để phát triển cây mắc ca
a. Vòng đời của cây mắc ca
Một cây mắc ca có vòng đời khoảng 60 năm, thậm chí đến 100 năm. Cây mắc ca trồng từ hạt
sẽ cho ra trái sau 7 – 8 năm; tuy nhiên, trong điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây có
thể bắt đầu cho thu hoạch sau 5 năm.
Chu kỳ sinh học của của cây mắc ca được tính bắt đầu từ tháng 10 hàng năm và thông
thường cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Tùy theo
loài cây và đặc điểm khu vực địa lý, thời điểm thu hoạch của cây mắc ca sẽ khác nhau, dao
động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.
b. Điều kiện sinh thái của cây mắc ca
Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Các yếu tố môi trường sinh thái như
nhiệt độ, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng là rất đặc thù cho cây mắc ca. Để mắc ca có thể sinh
trưởng và cho thành quả thu hoạch tốt, vùng sinh thái cần đáp ứng được 3 yếu tố về: nhiệt
độ, đất đai, và độ cao so với mặt nước biển. Trong 3 yếu tố này, yêu cầu sinh thái thiết yếu
nhất đối với cây mắc ca là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ trong mùa ra hoa. Nhiệt độ thích
hợp cho cây mắc ca dao động từ 120
C đến 320
C, với nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa trong
khoảng từ 120
C đến 210
C và tốt nhất là ở mức 180
C. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 120
C và
cao hơn 210
C, mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.
3. Chuỗi giá trị của cây mắc ca tại Việt Nam
Chuỗi giá trị của cây mắc ca bao gồm 4 giai đoạn chính: Nghiên cứu,Trồng/Sản xuất, Chế biến và
Thương mại. Để phát triển cây mắc ca thành công, việc phát triển đồng bộ cả 4 giai đoạn trong
chuỗi giá trị là yếu tố thành công đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển cây mắc ca.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
26
Trồng/ Sản xuất Chế biếnNghiên cứu Thương mại
Hình 1: Chuỗi giá trị của cây mắc ca
Khâu nghiên cứu: Nhìn chung, việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc khá
nhiều vào nguồn Giống nhập khẩu từ nước ngoài (Úc, Hoa Kỳ,Trung Quốc,Thái Lan). Một vài
năm trở lại đây, cây mắc ca tại Việt Nam đã bắt đầu vào giai đoạn cho thu hoạch nên đã được
sử dụng để làm Giống. Hiện tạiViệt Nam mới chỉ có các dự án nghiên cứu ở quy mô nhỏ lẻ tại
các Viện Nghiên cứu chứ chưa có những đề án có quy mô rộng cấp quốc gia.
Khâu trồng/sản xuất: Cây mắc ca chủ yếu vẫn được trồng ở quy mô nhỏ, chủ yếu là xen
canh với các loài cây công nghiệp như cà phê, điều, ca cao, hồ tiêu và một số cây ăn quả.Tỷ lệ
trồng mắc ca là chưa lớn so với diện tích vườn (bình quân 0.5 - 2 ha, chiếm khoảng 20% - 30%
diện tích đất cây lâu năm hiện có).
Khâu chế biến: Hiện nay, chưa có nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao tại Tây Nguyên,
mới chỉ có 1 nhà máy chế biến đang được đưa vào xây dựng tại Đắk Lắk và 2 nhà máy chế
biến đã được đưa vào hoạt động được 2 năm tại Đắk Nông.
Khâu thương mại: Xét về mặt thị trường tiêu thụ, vì sản lượng mắc ca Việt Nam còn thấp
nên hạt mới chỉ được dùng để làm giống chứ chưa có giá trị thương mại cao. Ngoài ra, phần
lớn số hạt mắc ca Việt Nam này mới chỉ được sử dụng trong thị trường nội địa.
-	 Thị trường tiêu thụ Việt Nam: Nguồn cung mắc ca chủ yếu đều là các sản phẩm được
nhập từ Úc hoặc Hoa Kỳ vì theo một cơ sở chuyên bán các hạt dinh dưỡng nhỏ lẻ tại
Hà Nội, ởViệt Nam chưa có nơi phân phối chính thức loại hạt này. Như vậy, có một thực
trạng đáng lưu ý hiện nay là hạt mắc ca củaViệt Nam sản xuất đang bị cạnh tranh trong
thị trường nội địa bởi chính nhân mắc ca nhập khẩu mặc dù giá thành của nhân mắc
ca nhập từ Úc cao hơn nhân mắc ca củaViệt Nam. Hơn nữa, vì chỉ có một số vùng trồng
mắc ca ở Việt Nam đã cho thu hoạch nên sản lượng còn thấp, nguồn hàng không ổn
định.
-	 Thị trường Quốc tế là thị trường tiêu thụ chủ yếu hạt mắc ca; tuy nhiên các thị trường
nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, Úc hay Châu Âu đều có tiêu chuẩn khá khắt khe về mặt
chất lượng. Thêm vào đó, Việt Nam chưa có yếu tố cạnh tranh về chất lượng và thương
hiệu, do đó sẽ còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường này.
4. Giá trị sử dụng của mắc ca
Hiện tại, cây mắc ca vẫn chủ yếu được sử dụng để làm giống. Người trồng thường đem gieo
ươm, ghép cây, hoặc bán cho các cơ sở thu mua sản xuất giống của vùng với giá khá cao. Một
phần hạt giống và nhân mắc ca vẫn được bán ra thị trường nội địa; tuy nhiên, nguồn cung
này không thường xuyên và còn khá hạn chế về mặt số lượng. Các sản phẩm đơn thuần chỉ
là nhân được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc để làm phụ gia chế biến một số món ăn (bánh,
mứt,...). Việc sử dụng hạt mắc ca như nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp chế biến thực
phẩm, mỹ phẩm cao cấp theo ghi nhận ở Việt Nam chưa phát triển.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
27
5. Mức độ quy hoạch, định hướng phát triển của Chính phủ và các Đơn vị có liên quan
Hiện nay, cây mắc ca chưa được coi là cây công nghiệp chiến lược ở tầm quốc gia của
Việt Nam. Các chương trình tín dụng và/hoặc đầu tư vào cây mắc ca chưa được các
ngân hàng thương mại khác quan tâm phát triển. LienVietPostBank được xem là Đơn vị
đầu tiên nhìn thấy tiềm năng phát triển và có định hướng về việc xây dựng sản phẩm
tín dụng cho cây mắc ca. Mới chỉ có một số văn bản của Chính phủ có đề cập đến cây
mắc ca chứ chưa có riêng chính sách cho loại cây công nghiệp này.
Tài liệu tham khảo:
1.	 Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/07/2012:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020
2.	 Chính phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
3.	 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
4.	 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quyết định số 2039-2040/QĐ-BNN-TCLN
ngày 01/09/2011 về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho các giống mắc ca số 482-741-
800-900-695-OC-246-816-849
5.	 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo nghiên cứu Cây mắc ca và khả năng phát
triển tại Việt Nam
6.	 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo khảo sát Cây mắc ca
7.	 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Cây mắc ca, tiềm năng và triển
vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên, truy cập ngày 01/10/2014, từ http://wasi.org.vn/
home/index.php?option=com_content&task=view&id=539&Itemid=199&lang=en
8.	 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2013), Kỹ thuật trồng cây mắc ca, truy cập ngày
01/10/2014, từ http://vafs.gov.vn/vn/2013/07/ky-thuat-gay-trong-cay-mac-ca-featured/
9.	 Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng NamTrung Bộ vàTây Nguyên,Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2013), Dự án Quy hoạch phát triển cây Macadamia vùng
Tây Nguyên giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
28
Bảng 8: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng thuần
0 1 2 3 4 5 6 7
1 - - - - - - -
- - - - - 120,000,000 168,000,000 240,000,000
Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10
Mật độ trồng cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400
Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000
(32,000,000) (34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (47,835,742) (46,171,167) (41,177,445)
CHI PHÍ ĐẦU TƯ (32,000,000) - - - - - - -
Chi phí cây giống (28,000,000) - - - - - - -
Số lượng cây giống cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400
Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000
Chi phí đào hố (4,000,000)
Số hố cần đào cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400
Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (31,990,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000)
Chi phí thuê đất - (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000)
Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1
Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000
Chi phí làm cỏ - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000)
Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1
Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000
Chi phí phân bón - (20,840,000) (15,240,000) (15,240,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000)
Số cây cần bón phân cây/ha - 400 400 400 400 400 400 400
Đơn giá đồng/cây - 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100
CHI PHÍ
Diện tích trồng
Bảng: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trong 7 năm trồng cây Mắc-ca
Hình thức trồng: trồng thuần (400 cây/ha)
Hộ gia đình
Năm
DOANH THU
Chi phí phòng chống dịch bệnh - (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000)
Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6
Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000
Chi phí nhân công - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000)
Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1
Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000
CHI PHÍ KHÁC (2,800,000) - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445)
Chi phí dự phòng 10% (2,800,000) - - - - - -
Chi phí lãi vay - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445)
(34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) 72,164,258 121,828,833 198,822,555
455,047,387
Thời gian năm 10
WACC 12%
Cơ cấu vốn
Nhu cầu vốn trong kỳ 32,000,000 34,790,000 26,390,000 26,390,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000
Vốn tự có trong kỳ 20% 6,400,000 6,958,000 5,278,000 5,278,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000
Vốn phải bổ sung 80% 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000
Số dư vay đầu kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954
Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000
Trả gốc vay - - - - - (15,132,492) (45,397,477) (90,794,954)
Lãi vay được ân hạn 2,816,000 6,187,280 9,190,201 12,523,443
Trả lãi vay - - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445)
Số dư vay cuối kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954 0
Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (31,778,234) (60,378,645) (100,782,399)
Lợi nhuận
NPV
Phụ lục 02 – Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca trên 1 ha
KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN
29
0 1 2 3 4 5 6 7
1 - - - - - - -
- - - - - 75,000,000 105,000,000 150,000,000
Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10
Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250
Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000
(20,000,000) (21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (29,897,339) (28,856,980) (25,735,903)
CHI PHÍ ĐẦU TƯ (20,000,000) - - - - - - -
Chi phí cây giống (17,500,000) - - - - - - -
Số lượng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000
Chi phí đào hố (2,500,000) - - - - - - -
Số hố cần đào cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (19,993,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750)
Chi phí thuê đất (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000)
Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1
Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000
Chi phí làm cỏ (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000)
Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1
Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000
Chi phí phân bón (13,025,000) (9,525,000) (9,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000)
Số cây cần bón phân cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/cây - 52,100 38,100 38,100 50,100 50,100 50,100 50,100
Chi phí phòng chống dịch bệnh (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750)
Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6
CHI PHÍ
Năm
Diện tích trồng
DOANH THU
Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6
Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000
Chi phí nhân công (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000)
Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1
Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250
Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000
CHI PHÍ KHÁC (1,750,000) - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153)
Chi phí dự phòng 10% (1,750,000) - - - - - -
Chi phí lãi vay (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153)
(21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) 45,102,661 76,143,020 124,264,097
284,404,617
Thời gian năm 10
WACC 12%
Cơ cấu vốn
Nhu cầu vốn trong kỳ 20,000,000 21,743,750 16,493,750 16,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750
Vốn tự có trong kỳ 20% 4,000,000 4,348,750 3,298,750 3,298,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750
Vốn phải bổ sung 80% 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000
Số dư vay đầu kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846
Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 - - -
Trả gốc vay - - - - - (9,457,808) (28,373,423) (56,746,846)
Lãi vay được ân hạn 1,760,000 3,867,050 5,743,876 7,827,152
Trả lãi vay - - - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153)
Số dư vay cuối kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846 0
Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (19,861,396) (37,736,653) (62,988,999)
Lợi nhuận
NPV
Bảng 9: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng xen
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...luanvantrust
 
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huế
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia HuếHoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huế
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huếluanvantrust
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCBÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCOnTimeVitThu
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint Ngovan93
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiĐức Tú Phan
 
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingCâu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingNu Bi
 

Tendances (20)

Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm sơn nước, HAY
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm sơn nước, HAYLuận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm sơn nước, HAY
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm sơn nước, HAY
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
 
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480
Phân tích cơ cấu công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Mis Mai 0988.377.480
 
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huế
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia HuếHoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huế
Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm mới của Công ty Bia Huế
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢCBÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC
 
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint
Lập Kế Hoạch Marketing cho công ty TNHH VenusPaint
 
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắnHoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinami...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
 
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketingCâu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
Câu hỏi ôn tập môn quản trị marketing
 
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon FoodĐề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
 

Similaire à Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)

CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfNuioKila
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepNgọc Hưng
 
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt NamSản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt NamNgo Dung
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnChính Hoàng Vũ
 
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...nataliej4
 
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời anh hieu
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdfVo Tuan
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...nataliej4
 
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnCanh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnVõ Minh Phúc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docNguyễn Công Huy
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similaire à Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia) (20)

CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
 
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt NamSản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
 
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
 
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời
Thiết kế hệ thống bơm nước cho rẫy Cà phê sử dụng điện mặt trời
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdf
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
 
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnCanh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
 
UNIVERSAL LĨNH VỰC SỐNG
UNIVERSAL LĨNH VỰC SỐNGUNIVERSAL LĨNH VỰC SỐNG
UNIVERSAL LĨNH VỰC SỐNG
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
 
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấmSổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
 

Plus de Nguyen Tri Hien

Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiVietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiNguyen Tri Hien
 
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt phá
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt pháVietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt phá
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt pháNguyen Tri Hien
 
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽ
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽVietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽ
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽNguyen Tri Hien
 
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATIONNguyen Tri Hien
 
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienVietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienNguyen Tri Hien
 
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienVietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienNguyen Tri Hien
 
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025Nguyen Tri Hien
 
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!Hệ thống LMS tính năng cơ bản!
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!Nguyen Tri Hien
 
Techfest 2015 DH Công nghệ
Techfest 2015 DH Công nghệTechfest 2015 DH Công nghệ
Techfest 2015 DH Công nghệNguyen Tri Hien
 
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc ca
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc caKhảo nghiệm giống cây trồng Mắc ca
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc caNguyen Tri Hien
 
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaĐặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaNguyen Tri Hien
 
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc Ca
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc CaĐánh giá khả năng thích nghi của Mắc Ca
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc CaNguyen Tri Hien
 
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc ca
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc caTài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc ca
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc caNguyen Tri Hien
 
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và Cafe
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và CafeHiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và Cafe
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và CafeNguyen Tri Hien
 
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!Nguyen Tri Hien
 
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!Nguyen Tri Hien
 
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)Nguyen Tri Hien
 
Phongchau jsc presentation
Phongchau jsc presentationPhongchau jsc presentation
Phongchau jsc presentationNguyen Tri Hien
 

Plus de Nguyen Tri Hien (20)

Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiVietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
 
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt phá
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt pháVietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt phá
Vietnam edtech elearning report 2023 | Một năm bản lề cho sự bứt phá
 
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽ
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽVietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽ
Vietnam edTech & eLearning report 2022, năm của bứt phá mạnh mẽ
 
[STEAM] EduMedia Intro
[STEAM] EduMedia Intro[STEAM] EduMedia Intro
[STEAM] EduMedia Intro
 
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
 
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienVietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
 
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienVietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
 
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
 
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!Hệ thống LMS tính năng cơ bản!
Hệ thống LMS tính năng cơ bản!
 
Techfest 2015 DH Công nghệ
Techfest 2015 DH Công nghệTechfest 2015 DH Công nghệ
Techfest 2015 DH Công nghệ
 
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc ca
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc caKhảo nghiệm giống cây trồng Mắc ca
Khảo nghiệm giống cây trồng Mắc ca
 
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaĐặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
 
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc Ca
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc CaĐánh giá khả năng thích nghi của Mắc Ca
Đánh giá khả năng thích nghi của Mắc Ca
 
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc ca
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc caTài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc ca
Tài liệu hướng dẫn cho vườn ươm Mắc ca
 
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và Cafe
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và CafeHiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và Cafe
Hiệu quả của việc trồng xen Mắc Ca và Cafe
 
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!
Cách tăng lượt view nhanh chóng trên Youtube!
 
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!
Internet làm thay đổi hành vi tiêu dùng!
 
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)
Giáo dục trực tuyến cho tiểu học (chamhoc.vn)
 
Mvc Model
Mvc ModelMvc Model
Mvc Model
 
Phongchau jsc presentation
Phongchau jsc presentationPhongchau jsc presentation
Phongchau jsc presentation
 

Dernier

Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 

Dernier (6)

Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 

Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)

  • 1. HỘITHẢOCHIẾNLƯỢCPHÁTTRIỂNCÂYMẮCCA TẠITÂYNGUYÊN KỶ YẾU BAN CHỈ ĐẠO TÂY NGUYÊN BAN KINHTẾ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỈNH ỦY - UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
  • 2. Mắc ca -“cây tỷ đô”đầy triển vọng của Việt Nam - mới được đưa vào trồng thử nghiệm chính thức trong nước hơn một thập kỷ nay. Thế nhưng cũng có những ngoại lệ. Nhiều người đã bất ngờ khi phát hiện một cây mắc ca đại thụ khoảng 50 - 60 tuổi (ảnh) trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Một thông tin cho thấy sức sống của mắc ca trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Ảnh: Báo Lao Động
  • 3.
  • 4. 1. Mắc ca và cơ hội của Việt Nam 2. 10 yếu tố để Việt Nam trở thành cường quốc mắc ca 3. Triển vọng phát triển cây mắc ca của vùng Tây Nguyên Vụ nông nghiệp - nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương 4. Phát triển mắc ca tại Việt Nam: Làm sao tránh“xuất khẩu nhiều, giá trị ít”? Ông Dương Công Minh Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 5. Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á TS. Nguyễn Đức Hưởng Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 6. Giải pháp tín dụng cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao giá trị cây công nghiệp tại Tây Nguyên Ông Nguyễn Tiến Đông Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN Việt Nam 7. Mắc ca và cơ hội tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên GS. Hoàng Hòe Nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng Chủ nhiệm Dự án mắc ca trong chương trình hợp tác Nhà nước Việt - Úc 8. “Cuộc cách mạng”mắc ca đã đến lúc chín muồi? GS. Nguyễn Lân Hùng Tổng thư ký hội các ngành sinh học Việt Nam 9. Tại sao chọn cây mắc ca? TS. Nguyễn Trí Ngọc Nguyên Cục trưởng Cục trồng trọt Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây 10. Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển tại Tây Nguyên TS. Lê Ngọc Báu (Viện trưởng) - Th.S Đặng Đình Đức Phong Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên 11. Phát triển mắc ca tại Tây Nguyên và 4 vấn đề lớn cần quan tâm GS. TS Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng) - PGS. TS Phạm Văn Khôi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 12. “Mắc ca, niềm hy vọng“tỷ đô”cho bà con Tây Nguyên” Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng 13. Triển vọng mắc ca ở Măng đen TS. Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum TS. Nguyễn Hữu Tháp, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 14. Để mắc ca có thể phát triển bền vững TS. Võ Trí Thành Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) 15. Bài toán vốn ngân hàng cho cây mắc ca tại Tây Nguyên TS. Vũ Đình Ánh Chuyên gia Tài chính 16. Làm giàu từ mắc ca: Tây Nguyên đang khát vốn Nhà báo Nguyễn Thanh Huyền Thời báo Ngân hàng 17. Thách thức và rủi ro phát triển mắc ca ở Việt Nam Ông Phạm Hải Âu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 18. Bảo hiểm cho mắc ca Ông Nguyễn Hữu Nghĩa Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Chợ Lớn MỤC LỤC 1 2 4 9 13 32 35 39 43 51 59 63 67 71 74 78 82 87
  • 5. 19. Phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho mắc ca Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân 20. Trồng mắc ca ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam Ông Huỳnh Ngọc Huy Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt 21. Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TS. Hà Phúc Mịch Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam 22. Hiện trạng và định hướng sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng Ông Lê Văn Minh Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng 23. Phát triển cây mắc ca cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuy Đức Ông Đoàn Lê Anh Trưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông 24. ChiếnlượcpháttriểncâymắccachoLâmĐồngvàTâyNguyêncủaCôngtyCổphầnHimLam Ông Lê Văn Liền Giám đốc Dự án Mắc ca Lâm Đồng - Công ty CP Him Lam 25. Công nghệ thu hoạch, tách vỏ, bảo quản, sơ chế và chế biến mắc ca Ông Lê Tùng Anh Giám đốc Dự án Mắc ca Điện Biên - Công ty IDT Group 26. 8 tiêu chí đánh giá chất lượng cây giống mắc ca Ông Hoàng Tùng Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamacca 27. Trồng mắc ca cùng với kiều mạch theo phương pháp hữu cơ và tái sinh Takao Ogura Chủ tịch Ogura Flour Milling Corporation 28. Trồng cây mắc ca, một vài kinh nghiệm thực tiễn Kỹ sư Nguyễn Hữu Hiền Chủ Cơ sở giống cây trồng Anh Quân 29. Chuyện Tây Nguyên trồng mắc ca: Nông dân tự bạch Ông Đinh Mạnh Đại, Bà Kim Thị Định Đại diện hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk 30. Truyền thông xây dựng và phát triển thương hiệu cây mắc caViệt Nam: Cần đi trước một bước PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 31. Xây dựng thương hiệu cho mắc ca tại Việt Nam: Để tránh những vết xe đổ Ông Khương Việt Hưng Phòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 32. Mắc ca có thể thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, vì sao? Nhà báo Đặng Đức Hào Giám đốc truyền thông IDT International 33. Mắc ca và giới trẻ Việt: Vừa“cây tỷ đô”, vừa“cây triệu người” Ông Trần Quang Thái Phòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 34. Mắc ca, nhìn từ triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt - Nhật Kondo Noburu Tổng Giám đốc Brain Works Group 35. Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc mắc ca Ông Khương Việt Hưng sưu tầm và biên dịch 36. Chuyện“3P”của công nghiệp mắc ca Úc Bà Nguyễn Phương Liên sưu tầm và biên dịch 37. Danh sách và đặc trưng các giống mắc ca đã có tại Việt Nam Nguồn: Vinamacca 38. Những giá trị dinh dưỡng nổi bật của nhân mắc ca 39. Các sản phẩm được làm từ mắc ca 40. Phụ lục 1: Một số hỏi/đáp về mắc ca 41. Phụ lục 2: Kiến nghị, đề xuất 89 97 105 107 112 114 117 122 124 126 128 131 135 138 141 145 148 150 153 157 160 164 169
  • 6. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 4
  • 7. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 1 Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn… Đối tượng sử dụng mắc ca rất rộng lớn, bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe… Hiện sản lượng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm. Nguồn cung hạt mắc ca được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu. Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vì vậy vẫn không ngừng tăng, và là một trong những mặt hàng nông sản đắt giá nhất. Không chỉ có giá trị cao, kỹ thuật trồng mắc ca cũng đơn giản. Cây có tính chịu đựng rất tốt, vừa không có sâu, bệnh hại, lại có thể chịu hạn, sương muối, giá rét,... Xét về giá trị kinh tế, hiện không có nhiều loại cây đủ sức cạnh tranh với mắc ca. Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá khí hậu cũng như thổ nhưỡng - hai yếu tố quyết định đối với sự phát triển của cây mắc ca tại khu vựcTây Nguyên (Việt Nam) rất phù hợp với loại cây này. Hơn một thập kỷ trước, nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên đã bắt đầu trồng thử và ghi nhận kết quả tốt. Vậy, Việt Nam đã và đang nắm bắt cơ hội từ mắc ca như thế nào? Cuốn sách bạn đang cầm trên tay hy vọng sẽ phần nào giúp bạn có câu trả lời. “Nữhoàngcủacácloạihạt”,“câytỷđô”…Đólànhữngcụmtừthườngđượcdùngđểnóivềcây mắcca(Macadamia),hiệnlàmộttrongnhữngcâytrồngcógiátrịkinhtếcaotrênthếgiới. MẮC CA VÀ CƠ HỘI CỦAVIỆT NAM
  • 8. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 2 Thứ nhất: Cây mắc ca đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở đã có hiệu lực từ năm 2014. Và mới đây, Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định nói trên vừa được ban hành đã mở thêm một cánh cửa cơ hội cho cây mắc ca ở Việt Nam. Thứ hai: Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lý và khí hậu của Việt Nam, đã xác định được Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi cho cây mắc ca sinh trưởng và cho năng suất cao. Hai vùng khí hậu này có thời tiết lạnh về mùa xuân (14°C - 17°C) là điều kiện cần để cây ra hoa và không có mưa phùn là điều kiện để hoa thụ phấn và kết quả. Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào trên thế giới có được, do đó có thể được coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam để phát triển loại cây này. Đây cũng là lý do nhu cầu mắc ca trên thế giới rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện lại rất thấp. Tận dụng thế mạnh này có thể mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Thứba: Kể từ khi người Pháp đưa cà phê và cao su vào Việt Nam, hai loại cây này đều mất tới hơn 100 năm để đạt được ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, có thể chỉ cần 10 – 20 năm để đạt được kim ngạch 1 tỷ USD từ mắc ca. Thứ tư: Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng, diện tích đất và khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất mắc ca thì đây sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp. Thứ năm: Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân trở nên giàu có nhờ loại cây này. 100.000 ha mắc ca cũng có thể tạo ra hàng vạn công ăn việc làm cho lao động của 10 yếu tố để Việt Nam trở thành cường quốc mắc ca
  • 9. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 3 cho ngành chế biến và thương mại. Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như rút ngắn chênh lệch thu nhập và mức sống giữa nông thôn, miền núi và thành thị. Mắc ca cũng giúp tăng kim ngạch cho xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại quốc tế, giúp nông sản Việt Nam khắc phục tình trạng khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp. Thứ sáu: Sau hơn 10 năm và nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc ca, chưa phát hiện ra sâu, bệnh đối với loại cây này. Bản thân mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Thứ bảy: Trong 3 - 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy, việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều loại cây hiện nay, bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh. Thứ tám: Phát triển cây mắc ca sẽ kích hoạt hàng loạt các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và thương mại như: Ngành cung cấp giống cây mắc ca, Ngành chế tạo máy và các ngành liên quan khác…. Mà trong đó, chúng ta chỉ cần phát triển một ngành thì có thể kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và các giá trị gia tăng cho xã hội, cho doanh nghiệp,… Thứchín:Mắc ca giúp thúc đẩy thị trường ẩm thực vốn rất đa dạng và phong phú về nhu cầu, đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bởi các tác dụng đặc biệt của nhân mắc ca với các“căn bệnh thế kỷ”như tim mạch, tiểu đường... Thứ mười: Một số ngân hàng đã và đang triển khai các chương trình tín dụng cho mắc ca, điển hình là gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thực hiện. Dù thị trường mắc caViệt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng với những giá trị vượt trội mà cây mắc ca mang lại cộng với điều kiện khí hậu thuận lợi và quỹ đất hơn 1 triệu ha rất phù hợp, việc biến mắc ca trở thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam sẽ không còn là tương lai quá xa vời.
  • 10. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 4 Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm, vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có điều kiện khí hậu phù hợp với cây mắc ca sinh trưởng, cho năng suất rất cao. Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng sản xuất. Diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm, do đó đây là ngành hàng có nhu cầu, thị trường lớn. Mắc ca là cây trồng hội tụ đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển, đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để cây mắc ca trở thành một cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, phải có sự đột phá trong cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng và đầu tư khoa học. TỔNG QUAN VỀ MẮC CA a. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của cây mắc ca Cây Maccadamia (có tên gọi là mắc ca khi đưa vào Việt Nam), là một cây có giá trị kinh tế cao, thuộc chi Maccadamia họ Chẹo thui (Proteaceae). Đây là loài cây thân gỗ thường xanh, cao đến 15m - 18m, lá mọc vòng mỗi cụm 3 lá, xanh thẫm và bóng, thuôn hình mác ngược, dài 10cm - 30cm, mép lá liền hoặc có răng cưa, rễ chùm, hoa có màu trắng sữa hoặc đỏ tùy từng giống khác nhau, quả thuộc nhóm quả hạch, tròn có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30% - 50%. Mắc ca là loài cây thân gỗ nên việc phát triển cành là một đặc điểm chung của các loài cây gỗ. Trong một năm, cành mắc ca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, bình quân mỗi lần ra lộc kể từ khi ra chồi đến khi thành thục cần 40 ngày. Cành của mắc ca dài trung bình từ 30cm - 50cm, có 7 - 10 mắt. Với cây mắc ca đã cho quả, phần lớn cành có quả là những cành thành thục có tuổi 1,5 - 3 năm và phát triển từ khuôn trong của tán. Như vậy, khác với nhiều loài cây ăn quả khác như nhãn, vải, xoài…cây mắc ca ra quả bên trong tán cây chứ không mọc ở đầu cành. Hoa của mắc ca có dạng hoa tự đuôi sóc phát dục qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành mầm hoa, thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ nở hoa. Sau khi phân hóa mầm hoa đến khi mầm hoa lớn tới mức mắt thường nhìn thấy được, tùy từng vùng khác nhau thời kỳ này biến động từ 50 - 96 ngày. Thời điểm nở hoa sau khi phân hóa mầm hoa thường là 136 - 153 ngày. Số lượng hoa trên một cây đã thành thục (7 tuổi) khoảng 3 triệu hoa nhưng tỷ lệ đậu quả của mắc ca rất thấp chỉ đạt khoảng 0,3% - 0,4%. b. Yêu cầu của cây mắc ca đối với môi trường sinh thái Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Yêu cầu về môi trường sinh thái như: nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng rất khắt khe. Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Đây là 2 yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cây mắc ca có thể ra hoa, kết quả được hay không tại một vùng cụ thể nào đó và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc mở rộng khu vực trồng trên thế giới. Mắc ca là loài cây ăn quả á nhiệt đới, việc phân hóa mầm hoa đòi hỏi sự kích thích của nhiệt độ thấp. Trong thời kỳ này cần điều kiện nhiệt độ tối ưu là dưới 170 C kéo dài 4 - 5 tuần, nếu nhiệt độ cao hơn 170 C thì ra hoa ít, trên 200 C ra hoa rất ít và trên 250 C không ra hoa. Ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả ra, còn lại chế độ nhiệt lý tưởng để mắc ca sinh trưởng là nhiệt độ bình quân năm 220 C - 230 C, nhiệt độ bình quân mùa hè khoảng 250 C, cao nhất không quá 380 C. Mắc ca có sức chịu rét tốt, có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -50 C trong thời gian ngắn và có thể chịu được sương giá khoảng 20 ngày. Triển vọng phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương
  • 11. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 5 Mắc ca rất nhạy cảm với độ ẩm không khí vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Nếu ra hoa gặp độ ẩm không khí cao, hoa sẽ rụng rất nhiều. Vì vậy ở những vùng có mưa phùn kéo dài nhiều ngày từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ không mong có được năng suất quả cao, thậm chí hoa bị rụng hoàn toàn vào những năm ẩm ướt nhiều trong vụ xuân. Lượngmưavàgió:cây mắc ca cần lượng mưahàng năm trên 1200mm, tốt nhất là phân bố đều trong năm. Tuy nhiên, cây mắc ca cũng có thể chịu hạn ở mức độ nhất định ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả. Cây mắc ca có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nên cây mắc ca chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều. Vì vậy không nên trồng mắc ca ở vùng ven biển.Trong thời kỳ quả phát dục ban đầu, nếu có gió khô, nóng xuất hiện càng làm rụng quả nhiều. Điềukiệnđấtđaivàdinhdưỡng: mắc ca không kén đất, cây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên là loài cây ăn quả nên để có năng suất và chất lượng quả cao, tốt nhất là đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5m – 1m, tơi xốp, không đọng nước, độ pH từ 5 – 5,5. Trên đất nhiễm mặn, đất phèn, úng nước mắc ca khó phát triển. c. Giá trị dinh dưỡng và sinh thái của cây mắc ca Mắc ca được đánh giá là sản phẩm có thể sử dụng đa dạng, rộng rãi trong ngành công nghệ thực phẩm như: làm dầu ăn, dầu salat, dầu dưỡng da, dầu dược liệu, mỹ phẩm, ăn tươi hoặc ở dạng hạt sấy; rang với muối hoặc đường, mật ong hoặc các loại gia vị khác; làm nhân sôcôla, bánh, kẹo, kem ăn, nước uống...; Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại cho cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra trong nhân mắc ca còn chứa nhiều loại Vitamin và các chất vi lượng khác rất cần thiết cho cơ thể người. Vì vậy hạt mắc ca rất bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu hàng ngày trong khẩu phần dinh dưỡng cho con người, sử dụng làm thực phẩm chức năng cho bệnh tim mạch; Ngoài ra, phụ phẩm của quả mắc ca có nhiều công dụng, trong vỏ quả chứa 14% tanin dùng để thuộc da, 8% - 10% protit có thể nghiền trộn làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, vỏ hạt có thể dùng làm than hoạt tính, làm chất đốt, làm phân bón và nghiền vụn dùng làm giá thể để ươm cây giống... Gỗ mắc ca có vân thớ đẹp, khi thanh lí vườn sử dụng rất tốt trong ngành chế biến gỗ. Cây mắc ca là loài cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 100 tuổi, tuổi thọ kinh tế cũng đạt 40 – 60 năm, có chiều cao đạt tới 20m, tán lá rộng 15m, lá rậm thường xanh không rụng theo mùa nên cũng được coi là cây lâm nghiệp có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần vào việc giảm thiểu phát thải CO2 chống biến đổi khí hậu. d. Nhu cầu và triển vọng thị trường của mắc ca Dư địa thị trường mắc ca thế giới còn vô cùng lớn, bởi lịch sử thị trường mắc ca mới chỉ hình thành khoảng 20 năm gần đây. NếuViệt Nam gia nhập thị trường mắc ca thế giới, sẽ không vấp phải sự cạnhtranhlớndohiệnchưacónhiềuquốcgiathậtsựlà“cườngquốc”sừngsỏtrongngànhmắcca. Nhu cầu mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng. Dự báo thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân (tương đương 650 nghìn tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn cung cấp đến năm 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng khoảng 25% - 30% lượng cầu. Hiện ngoài các thị trường đã sử dụng nhiều mắc ca gồm các quốc gia là Mỹ (52%), Úc (13%), Châu Âu (20%), Châu Á (15%), thì các thị trường tiềm năng còn tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhất làTrung Quốc, Trung Đông... Diệntíchđấtvàvùngkhíhậuphùhợpvớimắccarấthiếm,dođóđâylàlĩnhvựckhôngthểbãohòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất, mắc ca sẽ là mũi nhọn đột phá và giúpViệt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp.Với 100 nghìn ha mắc ca, có thể giúp 200 nghìn hộ nông dân trở thành giàu có, 100 nghìn ha cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương mại.
  • 12. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 6 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN TâyNguyênbaogồm5đơnvịhànhchínhtỉnh:GiaLai,KonTum,ĐắkLắk,ĐắkNôngvàLâmĐồng với tổng diện tích tự nhiên 5.464.106 ha, chiếm16,5% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số đến 1/4/2012 là 5.338.434 người, trong đó ở nông thôn là 3.783.992 người. Đây là vùng có sự nổi bật về sự đa dạng các kiểu địa hình, đặc biệt là quỹ đất đỏ Ba zan (Fk) màu mỡ, độ sâu tầng đất lớn, hàm lượng mùn cao, rất phù hợp với phát triển các loài cây nông, lâm, công nghiệp và cây mắc ca. Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Nhiệt độ vùng này tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, trung bình năm từ 210 C - 240 C, các tháng lạnh tập trung vào các tháng 1 và tháng 12 (180 C - 220 C), biên độ nhiệt ngày đêm 70 C - 100 C. Nhiệt độ trung bình tối cao 280 C - 300 C, nhiệt độ trung bình tối thấp 150 C – 200 C. Đây là vùng có thờilượngchiếusángmặttrờitươngđốicao,tổngsốgiờnắng trongnămkhoảng2000–2300 giờ, sự phân bố của các giờ nắng trong các tháng cũng tương đối đồng đều. Lượng bức xạ mặt trời đạt trung bình khoảng 8000 kilo calo/năm. Mô hình phát triển kinh tế của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tương đối giống nhau, trong khi chưa có thể chế liên kết vùng và phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế; mô hình phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ, xuất khẩu thô, và theo đó, thiếu hiệu quả và kém bền vững. Nhiều sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, tiêu,… chưa có liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm (giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, hộ gia đình); hiện nay diện tích cũng như tiềm năng kinh tế của các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su của vùng Tây Nguyên đều phát triển đạt ngưỡng, do đó để mở rộng diện tích, tăng giá trị kinh tế là vô cùng khó khăn. Hiện nay, trong số hơn 450 nghìn ha cà phê của Tây Nguyên, hiện có khoảng 100 nghìn ha bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại. Một số diện tích trồng cà phê kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng cây mắc ca. Từ các nhóm yếu tố về đất đai, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm... có thể nói dư địa cho cây mắc ca ở Tây Nguyên còn vô cùng lớn. Riêng diện tích rất thích hợp ở Tây Nguyên đã lên tới gần 340 nghìn ha, xấp xỉ với tổng diện tích cà phê ở vùng này hiện nay. Đặc biệt mắc ca còn dư địa lớn trên đất xấu, cằn cỗi chưa sử dụng (tại Kon Tum còn trên 1.000 ha), đây là lợi thế mà cây cà phê và nhiều cây trồng khác không đáp ứng được. Ngoài ra có thể triển khai trồng phân tán và trồng xen trên diện tích trồng cà phê hiện có. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Chính sách đất đai Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùngTây Bắc vàTây Nguyên, đặc biệt là phân vùng thích nghi phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, các địa phương thực hiện công tác lập dự án đầu tư phát triển cây mắc ca toàn tỉnh hoặc từng vùng gắn với công tác chế biến làm cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thực hiện triệt để việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp nhà nước; giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình. Đặc biệt là đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý chưa giao cho chủ cụ thể để giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. Trước mắt ưu tiên thực hiện công tác giao đất tại các vùng thích hợp, rất thích hợp để có cơ sở đầu tư sản xuất mắc ca và có cơ sở pháp lý để vay vốn sản xuất.
  • 13. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 7 Chính sách tín dụng Vốn đầu tư ban đầu cho mắc ca khá tốn kém, chu kỳ dài. Đầu tư lũy kế cho 1 ha mắc ca trong 6 năm đầu hết khoảng gần 3.500 USD, nhưng bắt đầu từ năm thứ 7 có thể thu lợi được gần 900 USD/ha/năm và tăng dần ở các năm sau. Điều này cho thấy, chính sách đầu tư vốn vay cho mắc ca phải có sự ưu đãi vay dài hạn. Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay lồng ghép theo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) để phát triển mắc ca, đặc biệt ở vùng dân tộc khó khăn thuộc Chương trình 30A. Chính sách về hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm trong những năm đầu, chính sách hỗ trợ cây giống ban đầu cho các vùng đồng bào dân tộc nghèo, biên giới... Đặc biệt, chính sách tín dụng đầu tư cho mắc ca phải là dành cho cây đa tác dụng, cây lâm nghiệp tạo môi trường sinh thái như trồng rừng. Thương mại và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... để sản phẩm dễ dàng tiêu thụ ở thị trường nội địa và thâm nhập thị trường quốc tế. Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới thu mua hàng hóa, phân phối và bán sản phẩm ở trong nước và quốc tế.Tăng cường liên doanh với các đối tác đã có kinh nghiệm sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm,...) giữa các cơ sở chế biến với người dân trồng cây mắc ca. Xây dựng chính sách khuyến mại, nhằm khuyến khích xuất khẩu như ưu đãi về vốn, thuế và các điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh. Thành lập quỹ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các đơn vị tham gia sản xuất - xuất khẩu. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất ngay từ khi cung ứng nguyên liệu, vật tư, giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ cần được sắp xếp, tổ chức, quản lý và phát triển theo hướng gắn kết chặt chẽ với người sản xuất, hình thành đại lý cung ứng vật tư nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật, mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi ro do thiên tai và biến động của thị trường. Giải pháp khoa học công nghệ Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc chọn giống, tạo giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái. Thực hiện thâm canh trình độ cao, sử dụng tổng hợp cây mắc ca. Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức hỗn giao các dòng giống mắc ca trên một vườn, nghiên cứu mô hình kinh doanh tổng hợp tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, năng suất cao, hiệu quả tổng hợp. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cho sản phẩm như các phương pháp bảo quản, phơi khô, sấy khô, lưu trữ kho. Lựa chọn các dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, sản xuất sản phẩm mắc ca, đón đầu công nghệ tiến tiến. Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh, tiết kiệm nguyên liệu và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức sử dụng các sản phẩm phụ như vỏ quả, vỏ hạt, gỗ cây mắc ca và các mô hình sản xuất kết hợp vật nuôi, cây trồng và các vai trò khác của cây
  • 14. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 8 mắc ca như vai trò phòng hộ, cải tạo đất, lượng tồn trữ các bon và cảnh quan môi trường. Liên kết sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong nghiên cứu, áp dụng khoa học, sản xuất và thị trường để người nông dân nhận được sự hỗ trợ về các chính sách ưu đãi, thuận tiện trong giao dịch và dịch vụ khoa học tốt nhất.
  • 15. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 9 PháttriểnmắccatạiViệtNam: Làmsaotránh“xuấtkhẩunhiều,giátrịít”? Ông Dương Công Minh Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Sau hơn 20 năm cây mắc ca được đưa vào trồng trong nước, đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam bắt đầu manh nha hình thành một ngành kinh tế mắc ca. Việc áp dụng mô hình phân tích PEST đã đi đến kết luận, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Vì sao lại nói như vậy? Có nhiều điều kiện“cần”, nhưng chưa đủ Mô hình PEST phân tích 4 nhóm nhân tố: P (Politics) - Chính trị, E (Economics) - Kinh tế, S (Social) - Xã hội vàT (Technology) - Công nghệ, tập hợp thành hệ thống các nhân tố của môi trường kinh tế ngành. Mô hình này rất có ích trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược tiếp thị để xây dựng chuỗi cung ứng cho một ngành kinh tế. Với trường hợp ngành kinh tế mắc ca đặt trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam, các nghiên cứu cho tới nay đã chỉ ra một phần của hệ thống nhân tố này. Các nhân tố chính trị (P): - Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có rất nhiều quyết sách, chính sách phát triển“Tam nông” với định hướng nông nghiệp vẫn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, một phần khung chính sách ưu tiên cho phát triển cây mắc ca cũng đã hình thành. - Quan hệ giữa Việt Nam và Úc, nơi xuất xứ và xuất khẩu nằm trong nhóm đầu thế giới, đặc biệt là quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, là sự thuận lợi cho việc phát triển mắc ca Việt Nam theo kịp thế giới. - Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới là cơ hội để mắc ca dễ dàng và nhanh chóng thâm nhập vào thị trường thế giới. Mặt khác, mắc ca Việt Nam cũng sẽ phải chịu sự canh tranh với các sản phẩm mắc ca nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Các nhân tố kinh tế (E): - Ngành mắc ca Việt Nam đi sau nhiều nước khác, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm tự thân nhưng mặt khác lại có cơ hội học hỏi từ các trường hợp thành công và thất bại đi trước. - Mắc ca là sản phẩm có triển vọng tiêu thụ tốt do cầu lớn hơn 4 lần cung. - Xu hướng tiêu dùng các loại quả hạt giàu giá trị dinh dưỡng nói chung và mắc ca nói riêng, mang lại nguồn cầu tiềm tàng rõ ràng. - Chi phí lao động của Việt Nam hiện đang thấp so với các nước sản xuất mắc ca khác, đây là một yếu tố lợi thế đầu vào sản xuất mắc ca Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam lại ở mức thấp do chủ yếu vẫn là thủ công.
  • 16. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 10 Các nhân tố xã hội (S): - Các nước phát triển đã hình thành văn hóa sử dụng mắc ca. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hình thành văn hóa này, nhưng hiện đang có văn hóa tiêu dùng cà phê, văn hóa tiêu dùng hạt lạc, hạt ngô, hạt bí, hạt hướng dương, hạt đỗ… - Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang hình thành nhanh chóng và ngày càng muốn chứng tỏ bản thân thông qua việc tiêu dùng văn minh như dùng hàng sạch, hoa quả sạch, đặc biệt là các loại quả hạt tự nhiên có ích cho sức khỏe như mắc ca. - Một bộ phận không nhỏ cả phụ nữ và nam giới đang có xu hướng ăn kiêng đạm động vật, ăn các loại chất béo không bão hòa (hạt mắc ca là một trong số ít các loại hạt được xếp vào loại này). - Đầu tư trồng mắc ca có triển vọng mang lại lợi nhuận lớn và lâu dài nên rất hấp dẫn với hộ nông dân cũng như các nhà đầu tư đang sở hữu nhiều đất trồng. Các nhân tố công nghệ (T): - Quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, mạnh ai nấy làm chính là trở ngại lớn trong việc đưa nền nông nghiệp Việt Nam cất cánh, trong đó có mắc ca. - Hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong một sản phẩm nông nghiệp còn thấp, do công nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ năm 2012 (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020). Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp, ngay cả trong thị trường nội địa. Qua phân tích mô hình PEST nêu trên, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang có nhiều điều kiện “cần” thuận lợi trong việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và đưa mắc ca trở thành một trong những cây công nghiệp chiến lược. Tuy nhiên, để cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng, và đây chính là chìa khóa để mắc ca thật sự cất cánh. Nếu không, mắc ca Việt Nam cũng sẽ vướng vào bài toán“xuất khẩu nhiều nhưng giá trị ít”, như đã và đang xảy ra với cà phê và lúa. 6 điểm yếu... Muốn vậy, cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong nông nghiệpViệt Nam như sau: Thứ nhất là quy hoạch vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn. Tâm lý người dân vẫn là tiểu nông với mong muốn“sở hữu đất đai trọn đời”, nên rất khó cho chính quyền cũng như doanh nghiệp trong việc quy hoạch vùng đất. Thứ hai là thiếu vốn, bởi công nghệ cao chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí lớn. Thứ ba là cần quan tâm đến yếu tố chuyển giao công nghệ trong việc nhập khẩu công nghệ, bởi nếu không thì chỉ như“xác không hồn”. Thứ tư là mặc dù đã có chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể ưu tiên doanh nghiệp.
  • 17. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 11 Thứ năm là thiếu đồng bộ trong tổ chức sản xuất, dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Thứ sáu là trình độ quản lý còn yếu và những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam chưa nhiều và chưa được quan tâm thích đáng. Riêng đối với mắc ca, hiện Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyên gia về cây mắc ca, còn chuyên gia về sản phẩm mắc ca thì chưa có. ...và 6 kiến nghị Vậy, để giải quyết các khó khăn trên, tôi có kiến nghị, đề xuất như sau: Thứ nhất là cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Thứ hai là cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất, và trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/đất. Thứ ba là tăng cường hơn nữa thu hút đầu tư trong nước và khuyến khích các mô hình liên doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến công nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lạc hậu. Đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh cho sản phẩm. Thứ tư là Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ mới vào Việt Nam như miễn thuế, giảm thuế khi nhập khẩu... Đồng thời, cũng cần quy định và xây dựng lộ trình rõ trong việc nhập khẩu công nghệ phải đi liền với chuyển giao công nghệ và ứng dụng phù hợp thực tế Việt Nam. Thứ năm là cần có chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn trong nông nghiệp nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi vốn... Thứ sáu là Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi đối với các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi yêu cầu của dự án ứng dụng công nghệ cao là vốn nhiều, quy mô lớn nhưng khả năng thu hồi vốn lâu, trong khi đó ngân hàng là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế hiện nay. Một số chuyên gia đã đặt ra tầm nhìn là 10 năm nữa, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập cả tỷ Đô la Mỹ cho Việt Nam. Để tầm nhìn đó trở thành hiện thực, chúng ta phải xác định chiếc chìa khóa vàng là công nghệ. Chìa khóa này, theo tôi, chắc chắn phải bắt đầu từ con người. Hiện nay, Trung Quốc đã có khoảng 20 chuyên gia về cây mắc ca, trong khi đó Úc, Nam Phi, Mỹ… đã có hàng trăm chuyên gia về cây và sản phẩm mắc ca. Chính vì vậy, Việt Nam phải trong thời gian nhanh nhất hình thành đội ngũ chuyên gia mắc ca hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài để phát triển ngành mắc ca Việt Nam.
  • 18. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 12 THÔNG TIN THAM KHẢO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT MẮC CA: NAM PHI KENYA ÚC HAWAII Trong năm 2014, Nam Phi đã vượt lên thay thế Úc trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất trên thế giới (là nước đang dẫn đầu về sản xuất mắc ca trong 40 năm qua). Đây là một thành tích đáng nể của Nam Phi sau 20 năm kiên trì phát triển ngành mắc ca với chiến lược áp dụng công nghệ tiên tiến. Ngành công nghiệp mắc ca đã mang lại gần 1.5tỷ Rand hàng năm (tương đương 2.800 tỷ đồng) cho Nam Phi nhờ việc xuất khẩu. Với sản lượng hiện nay đã gấp đôi so với 6 năm về trước, Kenya là quốc gia sản xuất hạt mắc ca lớn thứ 4 trên thế giới, đứng sau Úc, Mỹ và Nam Phi. Tổng số cây trồng ở đây đã tăng đột biến trong 5 năm gần đây nhờ ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Kenya đang trồng 969.355 cây mắc ca trên tổng diện tích 5.155 ha. Đến năm 1997, tổng sản lượng đạt 6.800 tấn. Tính đến năm 2011, con số này đã đạt trên 13.250 tấn. Từ 1980 trở đi, ngành công nghiệp mắc ca đã có bước tiến vượt bậc khi triển khai mô hình cánh đồng rộng lớn tại New South Wales và Queensland. Nhờ đó, cuối năm 1990, Úc đã trở thành nước sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp này đã phát triển từ 4.000 tấn hạt nguyên vỏ năm 1980 tới 40.000 tấn năm 2014. Năm 2013, một cánh đồng trồng mắc ca đã thu hoạch được 1.600 kg/ha trong khi sản lượng trung bình chỉ xấp xỉ 800kg/ha. Một chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được xây dựng và triển khai trong việc sản xuất hạt mắc ca ở Hawaii. Chương trình này được thiết kế nhằm hạn chế việc sử dụng các chất hóa học lên cây và đưa ra chu trình quản lý, chế biến để hạt mắc ca đạt chất lượng tốt nhất. Nhờ việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn của chương trình, sản lượng mắc ca ở Hawaii giữ được ổn định với chất lượng đảm bảo. Năm 2014, sản lượng mắc ca đạt xấp xỉ 18.500 tấn, góp phần đáng kể trong tổng sản lượng chung toàn nước Mỹ.
  • 19. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 13 Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á TS. Nguyễn Đức Hưởng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Từ nhiều năm nay, cây cà phê và một số loại cây công nghiệp như chè, cao su… là những loại cây thoát nghèo và làm giàu cho rất nhiều người dân Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, theo thống kê của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số hơn 450.000 ha cà phê của khu vực hiện đã có khoảng 20% số cây cà phê già cỗi, nhiều loại sản phẩm đầu ra không ổn định, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự, do đó thách thức đối với việc làm, thu nhập, thậm chí là có nguy cơ trở lại đói nghèo với không ít bà con Tây Nguyên. Một mình người nông dân rất khó xoay sở với bài toán này.“Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca của Đông Nam Á” không chỉ hướng đến mục tiêu về xã hội, phát triển kinh tế cho khu vựcTây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung mà còn giải quyết nguồn vốn dư thừa của các ngân hàng thương mại trong những năm gần đây. 1. Tổng quan về cây mắc ca tại Việt Nam a. Giới thiệu về cây mắc ca Mắc ca được phong là“hoàng hậu của các loại hạt khô”, một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao dùng làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cao cấp. Mắc ca có 18 loài và Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu trên thế giới. Được nhập về trồng ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, cây mắc ca đang dần chứng tỏ lợi thế vượt trội và được nhận định sẽ được trồng bổ sung, tiến tới trồng thay thế cây cà phê truyền thống ởTây Nguyên.Theo các báo cáo thống kê gần đây, nhu cầu trên thế giới cho cây mắc ca cao gấp 4 lần tổng sản lượng, nguồn cung hạt mắc ca còn được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu khi cầu ngày càng mở rộng. Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là một trong những hàng nông sản đắt giá nhất hiện nay.
  • 20. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 14 Bảng 1: So sánh giá trị kinh tế của mắc ca với các loại cây công nghiệp khác 2,03 1 2,15 3 - 4 4,7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca Sản lượng Cây trưởng thành 40 41 170 25 60 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca Giá bán Đơn vị: triệu đồng/tấn Đơn vị: tấn/ha
  • 21. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 15 81,2 41 365,5 75 - 100 282 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca Tổng doanh thu (Xem nội dung chi tiết về cây công nghiệp mắc ca ở Phụ lục 01) b.Triển vọng phát triển cây mắc ca tạiTây Nguyên Sau hơn 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, trong quá trình trồng và theo dõi sự phát triển của cây mắc ca ở các địa phương bao gồm các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, và toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên cho thấy ở Tây Nguyên, cây mắc ca được trồng từ giống chuẩn, sinh trưởng tốt, cho ra hạt đúng kỳ, sản lượng và chất lượng hạt ở mức cao. Do đó,Tây Nguyên là vùng phù hợp nhất để trồng mắc ca, còn vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể gây trồng mắc ca nhưng phải tránh những nơi thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và dễ bị ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ xuân. Thứ hai, khu vực Tây Nguyên có tình hình giao thông thuận lợi tới các khu vực tiêu thụ là các thành phố lớn và các cảng biển (Quy Nhơn, Nha Trang, Đồng Nai), rất phù hợp để phục vụ xuất khẩu khi xét về mặt chiến lược, mắc ca được định hướng là mặt hàng xuất khẩu. Thứ ba, cây mắc ca lại có thể trồng xen với cà phê, đáp ứng được yêu cầu cần có bóng mát của cây cà phê. Cà phê đang thu hoạch cũng có thể trồng xen cây mắc ca, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng. Thứ tư, nguồn nhân lực tại địa bàn Tây Nguyên tương đối dồi dào, chi phí nhân công lao động thấp hơn nhiều so với một số nước đang phát triển cây mắc ca như Úc, Nam Phi... nên chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho người trồng mắc ca. c. Thực trạng phát triển các vườn mắc ca tạiTây Nguyên Kết quả triển khai thực tế tại Tây Nguyên căn cứ theo Bản Quy hoạch phát triển cây mắc ca tại Vùng giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trực thuộc Viện khoa học nông lâm nghiệp Việt Nam và điều tra của LienVietPostBank cho thấy đến tháng 9/2014, diện tích trồng mắc ca còn tương đối hạn Đơn vị: triệu đồng/ha
  • 22. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 16 chế: Kon Tum trồng được 50 ha; Gia Lai: 80 ha; Đắk Lắk: 500 ha; Đắk Nông: 600 ha và Lâm Đồng: 400 ha. Ở ĐắkLắk,mặc dù có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để trồng mắc ca nhưng vì giá đất của vùng đắt và mắc ca chưa được coi là giống cây ưu tiên phát triển nên địa phương chỉ mới trồng ở quy mô nhỏ và áp dụng hình thức trồng xen canh. Người dân vẫn tập trung phát triển các cây công nghiệp truyền thống mà chủ đạo hiện nay là cây cà phê. Ở Đắk Nông, cây mắc ca hiện nay đang được trồng ở 2 huyện chủ đạo là Đắk Mil vàTuy Đức.Tại huyện Đắk Mil, diện tích trồng mắc ca vẫn mới chỉ ở khoảng vài ha. Tại huyện Tuy Đức, diện tích vườn cây lớn nhất lên tới 400 ha, vườn đã được 5 - 6 năm tuổi, bắt đầu cho thu hoạch.Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông cho biết đã phê duyệt chủ trương phát triển cây mắc ca ở huyệnTuy Đức lên tới 12.488 ha. Ở Lâm Đồng, người dân mới trồng mắc ca tự phát và xen canh cà phê. Trong thời gian tới, các hộ dân mong muốn mở rộng diện tích trồng lên 300 ha/mỗi hộ thông qua việc vay tín dụng từ ngân hàng. d. Cần những“cú huých”về quy hoạch, chính sách, công nghệ và vốn MắccađangmởratriểnvọnglàmgiàuchoTâyNguyên,giúppháthếđộccanhbấtlợicủacàphê, trong khi về dinh dưỡng cây mắc ca lại dư sức cạnh tranh với ca cao và nhiều loại quả cho hạt khác. Hiện nay, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư như: Dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha đểxâydựngđồngruộng,câygiống;Dựánxâydựngcơsởsảnxuấtgiốngmắccaquymô500.000 cây giống/năm trở lên được hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng (Điều 12 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 có hiệu lực từ 10/02/2014 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn). Mặcdùvậy,ngườinôngdânvàcácnhàđầutưhiệnnayvẫnchưamạnhdạnđểchuyểnđổicơcấu cây trồng sang mắc ca do: (i) chưa hiểu hết giá trị kinh tế của loại cây này, và (ii) chưa đủ nguồn lực để thực hiện vì với nguồn vốn thấp sẽ khó tiếp cận và mở rộng vườn cây mắc ca. Thêm vào đó, cây mắc ca lại chưa có quy hoạch phát triển chính thức ở vùngTây Nguyên. Đồng thời, nhiều nhàkinhtếcũngchorằngvấnđềđầurachohạtmắccatưởngchừngdễdàngnhưngthựctếvẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường mặc dù thị trường thế giới vẫn có nhu cầu tiêu thụ mắc ca cao. Cùng với đó, sự hạn chế của kỹ thuật bảo quản, chế biến mắc ca khiến chất lượng đầu ra của mắc ca giảm sút. Đểpháttriểncâymắccathànhmộtcâynôngsảnchủlựccầncóquyhoạchrõràngvềvùngtrồng cây mắc ca bên cạnh các yêu cầu về nguồn giống chất lượng cao và tư vấn kỹ thuật trồng - thu hái-chếbiến.Đểcâymanglạihiệuquảthựcsự,cầnhuyđộngnguồnvốnưuđãivàchovaytrung và dài hạn bởi sau 4 năm cây mới cho thu hoạch và thời gian đầu triển khai trồng cần đầu tư lớn vềgiốngcâytrồng,phânbónhóachấtvàhệthốngtướitiêutrongkhibàconnôngdânlạikhông thể thu xếp được nguồn vốn lớn trong thời gian dài như vậy. Vì vậy, một chính sách hỗ trợ, bảo đảm về vốn, tín dụng ưu đãi và bảo hiểm nông nghiệp mới có thể khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê. 2. Các dự án phát triển cây mắc ca tạiTây Nguyên a. Theo định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca củaViện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệpTây Nguyên CăncứQuyhoạchpháttriểncâymắccatạiTâyNguyêngiaiđoạn2012–2020,tầmnhìnđếnnăm 2025, cây mắc ca có thể được gây trồng dưới 3 hình thức: - Trồngmới:trênđấttrốngchoquyhoạchlâmnghiệpởrừngsảnxuấtvàđấtchưasửdụng với tổng diện tích quy hoạch là 11.116 ha.
  • 23. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 17 - Chuyển đổi từ trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và rừng sang mắc ca: trên đất cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu, cây ăn quả đã già cỗi, năng suất đã hạ thấp hoặc không có hiệu quả kinh tế; trên đất trồng cây nông nghiệp nay chuyển sang trồng mắc ca; và trên đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả kinh tế kém với tổng diện tích quy hoạch ở mức 51.410 ha. - Trồngxencanhmắccavớicácloàicâycôngnghiệp,ănquảdàingày: trên đất trồng cây công nghiệp chưa già cỗi, còn chất lượng, giá trị, chủ yếu là cà phê với tổng diện tích quy hoạch là 95.456 ha. Định hướng chiến lược quy hoạch cụ thể của toàn vùng như sau: Bảng 2: Định hướng chiến lược quy hoạch trồng cây mắc ca tạiTây Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025 8.135 2.031 193 589 525 7.685 17.499 8.029 5.087 13.111 25.801 17.770 51.885 0 0 0 20000 40000 60000 Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Tổng diện tích quy hoạch (ha) Trồng xen canh (tổng cộng: 95.456 ha) Trồng chuyển đổi (tổng cộng: 51.411 ha) Trồng mới (tổng cộng: 11.473 ha) Nguồn: Dự án Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên Để phát triển được vùng nguyên liệu mắc ca theo các cách thức gây trồng trên, sự cần thiết phải quy hoạch các cơ sở sản xuất giống cũng như các nhà máy chế biến sản phẩm là vô cùng thiết yếu. Các cơ sở sản xuất giống cần có hệ thống giống ghép đạt chuẩn nên việc xây
  • 24. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 18 dựng các rừng giống và vườn ươm chất lượng tốt để tuyển chọn và sản xuất mắc ca rất quan trọng. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên dự báo sẽ cần 23 rừng giống và 23 vườn ươm tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư vào khoảng ~10 tỷ VNĐ (tương đương ~511.000 USD).Tiếp đó, các cơ sở chế biến sản phẩm cần được đặt ở vị trí có quy mô diện tích lớn, địa hình và giao thông thuận lợi, xa khu dân cư và là trung tâm của vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tập trung sản phẩm đầu vào và giảm thiểu chi phí cho việc vận chuyển đi xuất khẩu. Viện dự báo sẽ cần 5 nhà máy tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư ~997 tỷ VNĐ (tương đương ~47 triệu USD) tại Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệuVNĐ) 139.794 170.820 193.610 137.590 355.168 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Tổng cộng (triệu VNĐ): 996.982 Vốn đầu tư (Triệu VNĐ) Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệu USD) 6,66 8,13 9,22 6,55 16,91 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Tổng cộng (triệu USD): 47,78 Vốn đầu tư (Triệu USD) Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
  • 25. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 19 b. Nghiên cứu sơ bộ của LienVietPostBank b.1. Các hạng mục đầu tư chi tiết cho vườn cây mắc ca Để đầu tư vào vườn cây mắc ca, các chi phí đầu tư cơ bản bao gồm: 1) chi phí cây giống; 2) chi phí cơ sở hạ tầng (bao gồm chi phí đất, làm cỏ, và đào hố trồng cây); 3) chi phí phân bón; 4) chi phí tưới tiêu; 5) chi phí phòng chống dịch bệnh; và 6) chi phí nhân công. Lưu ý: trong trường hợp trồng xen, các loại chi phí đầu tư vào vườn cây mắc ca có đơn vị tính trên 1 ha (như chi phí thuê đất, bồi thường đất, làm cỏ, hệ thống tưới tiêu và quản lý) sẽ được phân bổ dựa trên tỷ lệ mật độ cây trồng mắc ca xen/mật độ cây trồng mắc ca thuần. Bảng 4: Các hạng mục đầu tư chi tiết vào vườn cây mắc ca Loại chi phí Đơn giá Đơn vị 1. Chi phí cây giống 70.000 đồng/cây - Dự phòng 10% 2. Chi phí cơ sở hạ tầng - Chi phí sử dụng đất (áp dụng cho hộ gia đình) 3.000.000 đồng/ha - Bồi thường đất (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp với thời gian khấu hao 30 năm) 30.000.000 đồng/ha - Làm cỏ (chỉ áp dụng cho hộ gia đình vì doanh nghiệp sẽ xếp chi phí làm cỏ vào loại chi phí quản lý) 4.000.000 đồng/ha - Đào hố trồng cây 10.000 đồng/cây 3. Chi phí phân bón 52.100 đồng/cây 4. Chi phí tưới tiêu - Hộ gia đình không dùng hệ thống tưới tự động và dùng nước nguồn nên không tốn chi phí - Doanh nghiệp dùng hệ thống bơm tưới tự động, khấu hao 10 năm 50.000.000 đồng/ha 5. Chi phí phòng chống dịch bệnh 25.000 đồng/kg Mật độ phun thuốc chống mối 2 lần/năm, mùa khô Lượng thuốc cần phun mỗi lần 3 kg/ha 6. Chi phí quản lý: nhân công, điện nước… - Hộ gia đình 4.000.000 đồng/ha - Doanh nghiệp 8.000.000 đồng/ha
  • 26. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 20 b.2. Hiệu quả đầu tư trồng cây mắc ca Hiện nay giá bán của hạt mắc ca trên thị trường Việt Nam có thể từ 150.000 đến 300.000 đồng/kg, phụ thuộc vào mức độ chế biến của sản phẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm của LienVietPostBank thì trong trung và dài hạn khi cây mắc ca được trồng ở quy mô lớn thì giá bán mắc ca sẽ tiến sát mặt bằng giá thế giới. Cụ thể, giá bán hạt mắc ca Việt Nam sẽ tương đương giá bán mắc ca trên thế giới là 60.000 đồng/kg. Dưới tất cả các hình thức trồng mắc ca: trồng thuần (mật độ trồng 400 cây/ha) và trồng xen canh (mật độ trồng 250 cây/ha), tới năm thứ 5 khi cây bắt đầu cho thu hoạch là doanh thu đã đủ để bù đắp chi phí phát sinh trong năm. Vì hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nên hộ gia đình hoàn vốn đầu tư được sớm hơn (trong 6 năm) so với doanh nghiệp (trong 7 năm). Từ năm thứ 8 trở đi, doanh thu ổn định ở mức cao, đảm bảo cuộc sống cho người trồng. Hiệu quả đầu tư cụ thể đến năm thứ 10 như sau: Bảng 5: Sản lượng thu hoạch của cây mắc ca tạiViệt Nam 5 7 10 13 16 20 0 5 10 15 20 25 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi Sản lượng Đơn vị: kg/cây
  • 27. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 21 Bảng 6:Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng thuần Năm Doanh thu Doanh thu luỹ kế Hộ gia đình Doanh nghiệp Tổng chi phí Tổng chi phí luỹ kế Tổng chi phí Tổng chi phí luỹ kế 5 120 120 48 199 62 324 6 168 288 46 245 60 384 7 240 528 41 286 53 437 8 312 840 31 317 38 475 9 384 1.224 31 348 38 514 10 480 1.704 31 380 38 552 Bảng 7:Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng xen Năm Doanh thu Doanh thu luỹ kế Hộ gia đình Doanh nghiệp Tổng chi phí Tổng chi phí luỹ kế Tổng chi phí Tổng chi phí luỹ kế 5 75 75 30 124 40 206 6 105 180 29 153 38 245 7 150 330 26 179 34 279 8 195 525 19 198 25 303 9 240 765 19 218 25 328 10 300 1.065 19 237 25 353 b.3. Chính sách tín dụng cho cây mắc ca Để dự án đầu tư vào cây mắc ca thành công, không thể không kể đến chính sách tín dụng rất ưu đãi của Ngân hàng cho các hộ gia đình. Hoạch định của LienVietPostBank là ưu đãi cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay tín dụng trung dài hạn trong 7 năm và ân hạn cả nợ gốc và lãi trong 5 năm đầu. Trong 3 năm tiếp theo khi mắc ca bắt đầu cho thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ bắt đầu trả dần cả gốc và lãi. Cụ thể, lãi vay được ân hạn sẽ nhập vào dư nợ gốc, và gốc vay được trả theo tỷ lệ tăng dần từ năm thứ 5 đến năm thứ 7. (XemchitiếtBảngtínhtiếnđộgiảingânvàthuhồivốntrồngcâymắccatrongPhụlục02) 2. Đánh giá tính khả thi của phương án đầu tư phát triển cây mắc ca Đi sâu vào phân tích thị trường Việt Nam cũng như căn cứ trên các thông tin đã thu thập, đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển cây mắc ca như sau: Đơn vị: triệu đồng/ha Đơn vị: triệu đồng/ha
  • 28. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 22 a. Thuận lợi Thứ nhất, xét về tiềm năng của việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam có thể nhận thấy điều kiện khí hậu của một số vùng tại Việt Nam như Tây Nguyên và Tây Bắc rất thuận lợi để phát triển giống cây này. Thứ hai, sau 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, đến nay bước đầu Việt Nam đã có những tích lũy nhất định về kinh nghiệm trồng cây mắc ca. Thứ ba, xét về cung cầu thị trường thì hiện tại trong phạm vi thế giới, cung vẫn chưa đủ cầu, vì vậy nếu Việt Nam gia nhập được vào thị trường còn khá đặc thù này thì thị trường đầu ra rất tiềm năng. Thứ tư, về chi phí sản xuất - nhân công, Việt Nam có thị trường lao động có mức giá khá thấp so với các khu vực khác đang phát triển cây mắc ca và có nguồn nhân công dồi dào. Thứ năm, giá thành của các sản phẩm từ cây mắc ca tạiViệt Nam cũng như trên thế giới đang ở mức cao; do đó thời gian hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho các Chủ trang trại và/hoặc các Nhà sản xuất sẽ nhanh hơn so với việc đầu tư phát triển các giống cây khác. Cụ thể, chi phí 1 cây giống hiệnnaydaođộngtừ70.000 -80.000đồng.Tổngchiphítrồngmắccatrong4nămđầu~76-127 triệu đồng/ha đối với hộ gia đình và ~106 - 156 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp.Vào năm thứ5,ngườitrồngbắtđầucódoanhthutừviệcbánhạtmắcca.Bắtđầutừnămthứ6,hộgiađình sẽbắtđầuthuđượclợinhuận,còndoanhnghiệpthìbắtđầutừnămthứ7sẽthuđượclợinhuận Thứ sáu, để phát triển công nghệ sản xuất chế biến, nâng cao năng suất cho cây mắc ca cần đầu tư lớn về mặt kinh phí. Phân tích về chuỗi giá trị của cây mắc ca cho thấy tại Việt Nam để có thể đạt đến những chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ cần có kinh phí đầu tư lớn. b. Khó khăn Thứ nhất, chi phí đầu tư cho đất trồng cao và chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 1 ha đất trồng được từ 250 - 400 cây) Thứ hai, chi phí cây giống cao, nguồn cung còn khan hiếm, vẫn bị phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu, năng suất cho quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Thứ ba, vòng đời của cây mắc ca dài, cho thu hoạch từ năm thứ 5 trở về sau; do đó trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng và/hoặc đầu tư phát triển cây mắc ca, cần xác định đây là khoản đầu tư trung dài hạn. Thứ tư, kỹ thuật trồng cây mắc ca vẫn được coi là kỹ thuật mới, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, tìm hiểu trước khi có thể phát triển cây mắc ca trên diện rộng. Thứ năm, xét về nguy cơ đe dọa của các sản phẩm có khả năng thay thế hoặc các sản phẩm cạnh tranh nhận thấy áp lực này không thấp. Người sử dụng có thể lựa chọn một thứ hạt dinh dưỡng khác như hạt đậu nành, hạt điều, hạt sen, hạt óc chó,… với giá thành thấp hơn. Thứ sáu, về mặt thời điểm, mặc dù ở thời điểm hiện tại, cung - cầu vẫn đang tiếp tục nghiêng về phía tổng cầu, tuy nhiên các quốc gia đang phát triển cây mắc ca vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng. Nếu năng suất của các quốc gia này không ngừng tăng trưởng sẽ làm tăng nguồn cung và gián tiếp làm giảm giá thành sản phẩm tức thu nhập kỳ vọng từ cây mắc ca. Thứ bảy, Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc trồng, chế biến thô hạt mắc ca. Hiện nay chưa có nhiều nơi có công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế để sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ hạt mắc ca như mỹ phẩm, dầu ăn, dẫn tới lợi nhuận chưa cao.
  • 29. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 23 Thứ tám, trồng cây mắc ca chưa được xếp vào nhóm cây công nghiệp chiến lược theo chủ trương của Đảng, Chính phủ; do đó mức độ đầu tư, khả năng quy hoạch, định hướng cho việc trồng, phát triển giống cây này chưa thật sự đồng bộ. 3. Giải pháp Một là, lựa chọn Mô hình kinh tế hộ vì mô hình này phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà máy chế biến mắc ca tập trung đáp ứng được yêu cầu sấy khô hạt mắc ca. Từ đó, sản phẩm được chuyển tới các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công tác phát triển trồng cây mắc ca. Các nhà xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng đồng thời phải tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ... Hai là, phát huy vai trò liên kết của ngân hàng thương mại, cụ thể Ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà Ngân hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ba là, ngân hàng thương mại dành nguồn vốn tương xứng để đầu tư Dự án cây mắc ca.Trong đó, định hướng phát triển sản phẩm tín dụng cho dự án cây mắc ca khả thi hiện nay là tập trung vào sản phẩm tín dụng kết hợp bảo hiểm nông nghiệp cho việc trồng cây mắc ca. Riêng hướng cấp tín dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây mắc ca từ khâu trồng, chế biến đến sản xuất các sản phẩm từ cây mắc ca thì dự kiến sẽ khả thi đối với thời hạn trung và dài hạn với điều kiện có sự tham gia, liên kết của nhiều ngân hàng thương mại và đặc biệt cần có chủ trương từ Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. LienVietPostBank sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùngTây Nguyên để phát triển cây mắc ca. Ngân hàng cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ. 4. Một số kiến nghị a. Kiến nghị với Chính phủ Một là, bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn tới; Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối xây dựng chiến lược quy hoạch quốc gia cho cây mắc ca; Hai là, Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý về Quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các chủ trương, chính sách, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào cây mắc ca. b. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Một là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các địa phương có tiềm năng xây dựng quy hoạch chiến lược và chương trình hành động quốc gia cho cây mắc ca. Theo đó phát triển cây mắc ca đồng bộ trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thị, đảm bảo năng lực chế biến hạt mắc ca thành các thành phẩm cuối cùng để tăng thu nhập đồng thời nâng cao khả năng bảo quản, tồn kho, dự trữ thành phẩm nhằm đối phó với các tác động thị trường trong ngắn hạn; Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối xây dựng bộ tiêu chuẩn pháp quy về chất lượng giống cây trồng và thành phẩm cây trồng mắc ca cũng như bộ đào tạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.
  • 30. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 24 c. Kiến nghị với Bộ Công thương Một là, Bộ Công thương ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến cho cây mắc ca; Hai là, Bộ Công thương xây dựng chính sách quy định tiêu chí chọn lựa đầu mối thu mua, tích trữ mắc ca để bình ổn giá thị trường: tích trữ khi sản lượng nhiều và bán ra khi sản lượng thấp. d. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Một là, Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn; Hai là, khuyến khích các Ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần củng cố căn cứ địa chính trị của khu vực Đông Dương. e. Đối với các cơ quan hữu quan khác Một là, Lãnh đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình hành động cho cây mắc ca tại tỉnh và giám sát tiến độ quy hoạch trồng cây Mắc ca tại tỉnh để đảm bảo quy hoạch đúng hướng, không bị vỡ quy hoạch. Hai là, Lãnh đạo tỉnh tổ chức đào tạo tại địa phương cho người dân trồng cây mắc ca để giảm thiểu tối đa các rủi ro canh tác.
  • 31. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 25 PHỤ LỤC Phụ lục 01 – Tổng quan về cây mắc ca 1. Xuất xứ của cây mắc ca Mắc ca là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Mắc ca có 18 loài, Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp thương mại của Hoa Kỳ được thành lập sớm hơn và có quy mô lớn hơn so với ở Úc. Quả mắc ca được sử dụng là nguyên liệu đầu vào để chế tạo khá nhiều thành phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị kinh tế cao: thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao, dầu ăn, sản phẩm chăm sóc da và tóc, nuôi ong lấy mật xuất khẩu. Điển hình là 100 gram hạt mắc ca cung cấp 178 calo, là một trong các loại hạt mang nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đồng thời, mắc ca có nhiều dưỡng chất, khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin cần thiết cho sức khỏe, không chứa cholesterol, tiêu thụ đều đặn hạt mắc ca sẽ giúp cơ thể chống lại các cơn đau tim và bệnh tim mạch vành, thúc đẩy quá trình giảm cân, giúp duy trì sức khỏe hệ thống miễn dịch,… 2. Vòng đời và điều kiện sinh thái để phát triển cây mắc ca a. Vòng đời của cây mắc ca Một cây mắc ca có vòng đời khoảng 60 năm, thậm chí đến 100 năm. Cây mắc ca trồng từ hạt sẽ cho ra trái sau 7 – 8 năm; tuy nhiên, trong điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể bắt đầu cho thu hoạch sau 5 năm. Chu kỳ sinh học của của cây mắc ca được tính bắt đầu từ tháng 10 hàng năm và thông thường cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Tùy theo loài cây và đặc điểm khu vực địa lý, thời điểm thu hoạch của cây mắc ca sẽ khác nhau, dao động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. b. Điều kiện sinh thái của cây mắc ca Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Các yếu tố môi trường sinh thái như nhiệt độ, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng là rất đặc thù cho cây mắc ca. Để mắc ca có thể sinh trưởng và cho thành quả thu hoạch tốt, vùng sinh thái cần đáp ứng được 3 yếu tố về: nhiệt độ, đất đai, và độ cao so với mặt nước biển. Trong 3 yếu tố này, yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ trong mùa ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca dao động từ 120 C đến 320 C, với nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa trong khoảng từ 120 C đến 210 C và tốt nhất là ở mức 180 C. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 120 C và cao hơn 210 C, mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa. 3. Chuỗi giá trị của cây mắc ca tại Việt Nam Chuỗi giá trị của cây mắc ca bao gồm 4 giai đoạn chính: Nghiên cứu,Trồng/Sản xuất, Chế biến và Thương mại. Để phát triển cây mắc ca thành công, việc phát triển đồng bộ cả 4 giai đoạn trong chuỗi giá trị là yếu tố thành công đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển cây mắc ca.
  • 32. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 26 Trồng/ Sản xuất Chế biếnNghiên cứu Thương mại Hình 1: Chuỗi giá trị của cây mắc ca Khâu nghiên cứu: Nhìn chung, việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn Giống nhập khẩu từ nước ngoài (Úc, Hoa Kỳ,Trung Quốc,Thái Lan). Một vài năm trở lại đây, cây mắc ca tại Việt Nam đã bắt đầu vào giai đoạn cho thu hoạch nên đã được sử dụng để làm Giống. Hiện tạiViệt Nam mới chỉ có các dự án nghiên cứu ở quy mô nhỏ lẻ tại các Viện Nghiên cứu chứ chưa có những đề án có quy mô rộng cấp quốc gia. Khâu trồng/sản xuất: Cây mắc ca chủ yếu vẫn được trồng ở quy mô nhỏ, chủ yếu là xen canh với các loài cây công nghiệp như cà phê, điều, ca cao, hồ tiêu và một số cây ăn quả.Tỷ lệ trồng mắc ca là chưa lớn so với diện tích vườn (bình quân 0.5 - 2 ha, chiếm khoảng 20% - 30% diện tích đất cây lâu năm hiện có). Khâu chế biến: Hiện nay, chưa có nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao tại Tây Nguyên, mới chỉ có 1 nhà máy chế biến đang được đưa vào xây dựng tại Đắk Lắk và 2 nhà máy chế biến đã được đưa vào hoạt động được 2 năm tại Đắk Nông. Khâu thương mại: Xét về mặt thị trường tiêu thụ, vì sản lượng mắc ca Việt Nam còn thấp nên hạt mới chỉ được dùng để làm giống chứ chưa có giá trị thương mại cao. Ngoài ra, phần lớn số hạt mắc ca Việt Nam này mới chỉ được sử dụng trong thị trường nội địa. - Thị trường tiêu thụ Việt Nam: Nguồn cung mắc ca chủ yếu đều là các sản phẩm được nhập từ Úc hoặc Hoa Kỳ vì theo một cơ sở chuyên bán các hạt dinh dưỡng nhỏ lẻ tại Hà Nội, ởViệt Nam chưa có nơi phân phối chính thức loại hạt này. Như vậy, có một thực trạng đáng lưu ý hiện nay là hạt mắc ca củaViệt Nam sản xuất đang bị cạnh tranh trong thị trường nội địa bởi chính nhân mắc ca nhập khẩu mặc dù giá thành của nhân mắc ca nhập từ Úc cao hơn nhân mắc ca củaViệt Nam. Hơn nữa, vì chỉ có một số vùng trồng mắc ca ở Việt Nam đã cho thu hoạch nên sản lượng còn thấp, nguồn hàng không ổn định. - Thị trường Quốc tế là thị trường tiêu thụ chủ yếu hạt mắc ca; tuy nhiên các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, Úc hay Châu Âu đều có tiêu chuẩn khá khắt khe về mặt chất lượng. Thêm vào đó, Việt Nam chưa có yếu tố cạnh tranh về chất lượng và thương hiệu, do đó sẽ còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường này. 4. Giá trị sử dụng của mắc ca Hiện tại, cây mắc ca vẫn chủ yếu được sử dụng để làm giống. Người trồng thường đem gieo ươm, ghép cây, hoặc bán cho các cơ sở thu mua sản xuất giống của vùng với giá khá cao. Một phần hạt giống và nhân mắc ca vẫn được bán ra thị trường nội địa; tuy nhiên, nguồn cung này không thường xuyên và còn khá hạn chế về mặt số lượng. Các sản phẩm đơn thuần chỉ là nhân được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc để làm phụ gia chế biến một số món ăn (bánh, mứt,...). Việc sử dụng hạt mắc ca như nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp theo ghi nhận ở Việt Nam chưa phát triển.
  • 33. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 27 5. Mức độ quy hoạch, định hướng phát triển của Chính phủ và các Đơn vị có liên quan Hiện nay, cây mắc ca chưa được coi là cây công nghiệp chiến lược ở tầm quốc gia của Việt Nam. Các chương trình tín dụng và/hoặc đầu tư vào cây mắc ca chưa được các ngân hàng thương mại khác quan tâm phát triển. LienVietPostBank được xem là Đơn vị đầu tiên nhìn thấy tiềm năng phát triển và có định hướng về việc xây dựng sản phẩm tín dụng cho cây mắc ca. Mới chỉ có một số văn bản của Chính phủ có đề cập đến cây mắc ca chứ chưa có riêng chính sách cho loại cây công nghiệp này. Tài liệu tham khảo: 1. Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/07/2012: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 2. Chính phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quyết định số 2039-2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/09/2011 về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho các giống mắc ca số 482-741- 800-900-695-OC-246-816-849 5. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo nghiên cứu Cây mắc ca và khả năng phát triển tại Việt Nam 6. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo khảo sát Cây mắc ca 7. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên, truy cập ngày 01/10/2014, từ http://wasi.org.vn/ home/index.php?option=com_content&task=view&id=539&Itemid=199&lang=en 8. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2013), Kỹ thuật trồng cây mắc ca, truy cập ngày 01/10/2014, từ http://vafs.gov.vn/vn/2013/07/ky-thuat-gay-trong-cay-mac-ca-featured/ 9. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng NamTrung Bộ vàTây Nguyên,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2013), Dự án Quy hoạch phát triển cây Macadamia vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025
  • 34. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 28 Bảng 8: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng thuần 0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - - - - - - - 120,000,000 168,000,000 240,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 (32,000,000) (34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (47,835,742) (46,171,167) (41,177,445) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (32,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (28,000,000) - - - - - - - Số lượng cây giống cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 Chi phí đào hố (4,000,000) Số hố cần đào cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (31,990,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000) Chi phí thuê đất - (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 Chi phí làm cỏ - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 Chi phí phân bón - (20,840,000) (15,240,000) (15,240,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000) Số cây cần bón phân cây/ha - 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây - 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 CHI PHÍ Diện tích trồng Bảng: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trong 7 năm trồng cây Mắc-ca Hình thức trồng: trồng thuần (400 cây/ha) Hộ gia đình Năm DOANH THU Chi phí phòng chống dịch bệnh - (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 Chi phí nhân công - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 CHI PHÍ KHÁC (2,800,000) - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445) Chi phí dự phòng 10% (2,800,000) - - - - - - Chi phí lãi vay - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445) (34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) 72,164,258 121,828,833 198,822,555 455,047,387 Thời gian năm 10 WACC 12% Cơ cấu vốn Nhu cầu vốn trong kỳ 32,000,000 34,790,000 26,390,000 26,390,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000 Vốn tự có trong kỳ 20% 6,400,000 6,958,000 5,278,000 5,278,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000 Vốn phải bổ sung 80% 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000 Số dư vay đầu kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000 Trả gốc vay - - - - - (15,132,492) (45,397,477) (90,794,954) Lãi vay được ân hạn 2,816,000 6,187,280 9,190,201 12,523,443 Trả lãi vay - - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445) Số dư vay cuối kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (31,778,234) (60,378,645) (100,782,399) Lợi nhuận NPV Phụ lục 02 – Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca trên 1 ha
  • 35. KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN 29 0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - - - - - - - 75,000,000 105,000,000 150,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 (20,000,000) (21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (29,897,339) (28,856,980) (25,735,903) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (20,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (17,500,000) - - - - - - - Số lượng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 Chi phí đào hố (2,500,000) - - - - - - - Số hố cần đào cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (19,993,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750) Chi phí thuê đất (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 Chi phí làm cỏ (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 Chi phí phân bón (13,025,000) (9,525,000) (9,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) Số cây cần bón phân cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây - 52,100 38,100 38,100 50,100 50,100 50,100 50,100 Chi phí phòng chống dịch bệnh (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 CHI PHÍ Năm Diện tích trồng DOANH THU Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 Chi phí nhân công (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 CHI PHÍ KHÁC (1,750,000) - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153) Chi phí dự phòng 10% (1,750,000) - - - - - - Chi phí lãi vay (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153) (21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) 45,102,661 76,143,020 124,264,097 284,404,617 Thời gian năm 10 WACC 12% Cơ cấu vốn Nhu cầu vốn trong kỳ 20,000,000 21,743,750 16,493,750 16,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750 Vốn tự có trong kỳ 20% 4,000,000 4,348,750 3,298,750 3,298,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750 Vốn phải bổ sung 80% 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000 Số dư vay đầu kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 - - - Trả gốc vay - - - - - (9,457,808) (28,373,423) (56,746,846) Lãi vay được ân hạn 1,760,000 3,867,050 5,743,876 7,827,152 Trả lãi vay - - - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153) Số dư vay cuối kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (19,861,396) (37,736,653) (62,988,999) Lợi nhuận NPV Bảng 9: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng xen