SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  49
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỒNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI.
1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty
Tên Công ty : Công ty cổ phần phát triển Việt Thái.
Tên tiếng anh: VIETTHAIDEVELOPMENTCORPORATION
Tên viết tắt:
Tên giao dịch:
Email: vietthaijsc@gmail.com
Công ty không thành lập website
Địa chỉ Công ty: Khu công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Điên thoại: 02803.211.888
Fax: 02803762808
1.1.2. Thành lập và quá trình phát triển của Công ty
Công ty được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 2001, lấy tên là Công ty
TNHH Thức ăn chăn nuôi Đại Minh với quy mô vừa theo giấy phép kinh doanh
số: 1702000047 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 13 tháng
11 năm 2001. Từ ngày thành lập Công ty sản xuất kinh doanh tại khu công
nghiệp Gang Thép - Thái Nguyên.
Tháng 5 năm 2006 Công ty đã chuyển văn phòng và nhà máy sản xuất về Khu
công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Giấy phép kinh doanh số: 4600284350
Mã số thuế : 4600284350
Tài khoản số: 8510211020019 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn Sông Cầu tỉnh Thái Nguyên.
GVHD: Th.S Dương Văn An 1
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tháng 2 năm 2012 Công ty đã có quyết định chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp và tên công ty. Công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần phát triển Việt
Thái
Quá trình thành lập và phát triển của Công ty đến nay có thể chia thành hai
giai đoạn sau:
● Giai đoạn 2001 – 2006
Cơ chế thị trường phát triển đã tạo ra cho các công ty, các doanh nghiệp
không ít những cơ hội phát triển và ngược lại mang lại nhiều thách thức khó
khăn có thể đẩy các công ty đến bờ vực phá sản. Nhu cầu thị trường ngày càng
đa dạng và khó tính hơn với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao.
Để thích ứng với cơ chế thị trường Công ty luôn tìm tòi và áp dụng đa dạng hoá
chủng loại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Do áp dụng những công nghệ sản xuất trên dây chuyền máy móc lạc
hậu, năng suất lao động thấp và nguyên liệu sản xuất không đảm bảo nên đã đưa
giá thành sản phẩm lên cao cùng với sự bỡ ngỡ ban đầu do mới thành lập nên
sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường. Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này.
● Giai đoạn từ 2006 đến nay.
Công ty đầu tư thêm một dây chuyền máy mới, hiện đại đã nâng công suất
lên gấp 2 lần. Dây chuyền này đã đi vào sản xuất ổn định giúp Công ty từ chỗ
khó khăn đã có lợi nhuận, mang một hướng đi mới cho Công ty trong hoạt động
sản xuất kinh doanh trong tương lai. Do đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại
nên sản phẩm của Công ty có chất lượng cao hơn so với trước. Công ty đã chủ
động tìm đối tác để liên doanh, liên kết, sản phẩm của Công ty đã được khách
hàng đánh giá cao và dần đi vào ổn định. Sau 10 năm hình thành và phát triển
Công ty cổ phần phát triển Việt Thái luôn đạt được những mục tiêu đề ra và có
tốc độ phát triển nhanh. Những cố gắng và thành tích mà Công ty có được đó là
sự ghi nhận của khách hàng bằng sản phẩm của mình.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC.
1.2.1. Chức năng của công ty.
Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh thành
công cho Công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là yếu tố quyết
GVHD: Th.S Dương Văn An 2
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Với tiêu chí lấy chất lượng làm
đầu, Công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu này càng vững mạnh theo
phương châm: “
Năng suất - An toàn - Hiệu quả”
và cam kết cung cấp thức ăn
Thuỷ sản, Gia súc, Gia cầm đạt chất lượng, đảm bảo không có dư lượng kháng
sinh và hóa chất trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn. Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng tập thể đoàn kết, người lao động tự hào làm việc cho Công ty
luôn ra sức phấn đấu để Công ty luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản
xuất thức ăn thuỷ sản, gia súc, gia cầm.
Trong kinh doanh với phương châm “Hợp tác lâu dài đôi bên cùng có
lợi”
Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác, nhà cung ứng, nhà phân
phối những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sự thoả mãn cho cả đôi bên.
Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển Công ty đã mạnh
dạn đầu tư vào xây dựng thêm dây chuyền nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng
sản lượng. Bên cạnh đó Công ty cam kết với khách hàng là luôn sản xuất thức
ăn thuỷ sản, gia súc, gia cầm sạch với:
+ Chất lượng sản phẩm tốt và an toàn nhất
+ Giá thành tốt nhất cho người chăn nuôi
+ Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng
Công ty có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi nắm bắt được
từng giai đoạn phát triển về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi nên sản phẩm của
Công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo cân đối hoàn hảo giữa năng
lượng và các acid amin tiêu hoá, đặc biệt là không sử dụng các chất kháng sinh cấm
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty đã chứng minh được sự vượt
trội của mình về chất lượng trong thời gian qua, được đánh giá qua các trại thực
nghiệm của Công ty và các trang trại qui mô lớn hiện nay trên thị trường.
Sứ mệnh: Chất lượng sản phẩm tốt nhất đem lại lợi nhuận cao nhất cho
khách hàng.
Hoài bão: Sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch.
Chiến lược: Đào tạo, huấn luyện nhân sự, học tập, tiếp cận các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cách quản lý điều hành mới, để đưa việc điều hành kinh
GVHD: Th.S Dương Văn An 3
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
doanh Công ty có tính chuyên nghiệp, tăng giá trị thương hiệu, có sức mạnh
cạnh tranh trên thị trường.
Ngày càng nâng cao chất lượng thức ăn, với lợi nhuận tối ưu cho người tiêu
dùng, chất lượng dịch vụ kỹ thuật cho người chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển thêm
các sản phẩm mới: cá chẻm, cá biển… nhằm đa dạng hoá sản phẩm của Công ty.
Chức năng: Công ty cổ phần phát triển Việt Thái là một công ty sản xuất –
kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và phát triển mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy cầm.
- Bảo vệ và phát triển vốn của Công ty.
- Đảm bảo việc làm, thu nhập, và đời sống cho người lao động.
1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần phát triển Việt Thái tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu
chức năng trực tuyến với cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ
phân công cụ thể và trách nhiệm rõ ràng tạo ra hiệu quả.
Theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với bộ máy quản lý phải thực sự
năng động, sáng tạo, hoạt động thực sự đem lại hiệu quả cao. Cùng với tiến trình
phát huy hiệu quả quản lý kinh tế của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở và sự đi
lên của cả nước, Công ty cổ phần phát triển Việt Thái đã không ngừng đổi mới,
từng bước cải tiến bộ máy quản lý và phương pháp làm việc. Với những hoạt động
như vậy thì bộ máy hoạt động của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức
năng nghĩa là các Phòng ban của Công ty có liên hệ mật thiết với nhau và chịu
sự quản lý của Ban quản trị gồm: Tổng giám đốc, một giám đốc, kế toán trưởng.
Ban quản trị của Công ty có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban
để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn và đạt hiệu quả cao
nhất. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, đại diện cho Công ty về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối
với Nhà nước. Tổng giám đốc,Giám đốc cùng kế toán trưởng và các phòng ban
điều hành sản xuất kinh doanh và đề ra những quyết định hướng đi có tính chất
chiến lược đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty.
GVHD: Th.S Dương Văn An 4
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý Công ty CP Phát Triển Việt Thái
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
- Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền
lợi và nghĩa vụ của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của
GVHD: Th.S Dương Văn An 5
SV: Nguyễn Văn Khánh
Ban giám đốc
Phòng
kinh
doanh
(4 vùng)
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kế toán
Phòng
chức
hành
chính
Phân
xưởn
g sản
xuất
Tổ
KCS
phụ
trách
Ca A
Tổ
KCS
phụ
trách
Ca B
Thủ
quỹ
Hậu
cần
Đội
bảo
vệ
Thủ
kho
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
công ty. Là người phụ trách chung chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty.
+ Quyết định chiến lược phát triển Công ty
+ Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức
+ Quyết định phương án đầu tư
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông
qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Giám đốc và cán bộ
quản lý quan trọng khác của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích của cán
bộ quản lý đó.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ
phần của doanh nghiệp khác.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty
+ Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong
quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
+ Đồng thời Tổng giám đốc cũng có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
- Giám đốc
+ Giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền
của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được
phân công hoặc uỷ quyền.
+ Giúp Tổng giám đốc quản lý, tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý lao động.
+ Quản lý, theo dõi, duyệt đề nghị cấp phát vật tư để phục vụ sản xuất kinh
doanh của Công ty.
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn.
GVHD: Th.S Dương Văn An 6
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch, tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất, kinh
doanh thuộc Công ty.
+ Chỉ đạo kế hoạch tiếp cận thị trường cho đơn vị.
+ Xây dựng phương án tổ chức thi công và các giải pháp kỹ thuật.
+ Được Tổng giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế.
+ Điều hành toàn bộ công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý
kỹ thuật, vật tư và các đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Có quyền đình chỉ công tác, đình chỉ sản xuất đối với các đơn vị, cá nhân
vi phạm nội quy quản lý, vi phạm an toàn lao động, vi phạm an toàn và kỹ thuật
lao động.
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thực hiện các chế độ
chính sách đối với người lao động.
Công ty có Trợ lý là:
- Giám đốc: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo
các phòng:
+ Phòng kế hoạch sản xuất
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng kinh doanh
- Kế toán trưởng: Phụ trách về tài chính đồng thời trực tiếp chỉ đạo các
phòng:
+ Phòng kế toán
+ Phòng Tổ chức hành chính
- Các phòng ban:
+ Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu, khai thác thị
trường. Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếp thị - bán
hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt
mục tiêu về doanh số, thị phần,...
 Chức năng chính của Phòng kinh doanh:
GVHD: Th.S Dương Văn An 7
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
2. Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà
phân phối
3. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh
thu cho Doanh nghiệp
4. Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...
nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
 Công ty có 4 vùng kinh doanh:
- Vùng Đông bắc
- Vùng Tây bắc
- Vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội
-Vùng Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá,Nghệ An.
+ Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo 2 tổ KCS
- Chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi nhập kho.
- Kiểm soát thành phẩm đầu ra: + Chất lượng của sản phẩm
+ Kích thước của sản phẩm
+ Mẫu mã của sản phẩm
+ Phòng kế hoạch: Định kỳ phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng
của khách hàng; lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng
của khách hàng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất (bao gồm 5 tổ)
+ Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập
kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình
hình tài chính của Công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu
quản trị của ban lãnh đạo Công ty và cơ quan chức năng.
- Lập phiếu thu chi hàng ngày.
- Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả
- Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho nhân viên.
- Xuất nhập hàng.
GVHD: Th.S Dương Văn An 8
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- GiúpTổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê, thông
tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới.
- Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, ghi chép, tính toán một cách chính xác
trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và trích nộp đầy đủ, đúng, kịp thời các khoản nộp ngân sách,
nộp cấp trên, để lại công ty các quỹ, thanh toán đúng hẹn tiền vay, các khoản
công nợ phải thu, phải trả.
- Xác định và phản ánh chính xác kịp thời kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn
bị kịp thời, đầy đủ thủ tục và tài liệu cho việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng,
đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý.
- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt các báo cáo kế toán thống kê của các đơn vị
cấp dưới gửi lên.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính
thống kê của Nhà nước và cấp trên gửi xuống.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu, giữ bí mật các số liệu tài chính theo quy
định bảo mật Nhà nước ban hành.
- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo toàn diện công tác thống kê thông tin kế
toán và hệ thống kinh tế trong Công ty, phân tích các thông tin kế toán đề xuất
các biện pháp cho lãnh đạo, trong kinh doanh chịu trách nhiện trước Tổng giám
đốc về mọi mặt. Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kế
toán, phân công nhiện vụ cụ thể cho từng nhân viên.
- Kế toán tổng hợp: Là người phụ trách công việc kế toán, giải quyết mọi
việc khi kế toán trưởng đi vắng. Mọi báo cáo giấy tờ từ các đội, công trình dự án
đều phải qua kế toán tổng hợp xem xét và đề lên kế toán trưởng ký duyệt. Kế
toán tổng hợp thực hiện các lĩnh vực: kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định,
kế toán giá thành, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, báo cáo quyết toán.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty theo chế độ hiện hành.
- Xét duyệt các khoản chi tiêu, quản lý phí theo đúng chế độ.
- Lập kế hoạch và báo cáo tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
GVHD: Th.S Dương Văn An 9
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ PhòngTổ chức hành chính : Phòng Tổ chức Nhân sự là đơn vị tham mưu, giúp
việc cho Tổng giám đốc thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các
hoạt động liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự của Công ty.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng nhân sự:
- Đầu mối triển khai công tác tuyển dụng, thu hút viên chức, lao động hợp
đồng theo đúng quy định của Pháp luật; bố trí sử dụng, đánh giá, điều động viên
chức một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty.
- Đầu mối tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật nhân
viên theo quy định của Nhà nước và Công ty
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Công ty.
- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
chiến lược phát triển và kế hoạch năm của Công ty.
- Lập kế hoạch biên chế hàng năm, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty
- Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Tổng
giám đốc quản lý công tác tuyển dụng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn
nhiệm, đào tạo, thi đua - khen thưởng và đánh giá nhân viên và chuyên viên.
- Thực hiện công tác nâng lương, phụ cấp, hưu trí và các chế độ chính sách
khác đối với cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong Công ty.
- Tổ chức công tác đánh giá từng chức danh lãnh đạo quản lý theo nhiệm
kỳ, thực hiện các thủ tục xem xét thôi không đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, bổ
nhiệm, tái bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý theo quy định.
- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện công tác BHXH, BHYT cho cán
bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong toàn Công ty.
 Các bộ phận thuộc Phòng nhân sự:
• Bộ phận tổ chức, tuyển dụng
• Bộ phận chế độ chính sách, đào tạo
• Bộ phận sử dụng, đánh giá
Phụ trách các công việc về khối văn hóa- xã hội, đời sống vật chất, xây
dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty. Lập
kế hoạch lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý
GVHD: Th.S Dương Văn An 10
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhân sự, trợ giúp Tổng giám đốc trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động
của công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo :
+ Đội bảo vệ
+ Hậu cần
- Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trận tự công ty, quản lý
các hoạt động ra vào công ty, lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và các kế
hoạch bảo vệ công ty.
- Đội hậu cần: Đảm bảo chế độ ăn sạch sẽ hợp, vệ sinh cho cán bộ và
công nhân trong công ty
1.3. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công ty kinh doanh.
1.3.1. Đặc điểm chung về sản phẩm
- Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện trên dây chuyền thiết bị
được tự động hóa, gọn, phù hợp với quy mô nhỏ, không gây ô nhiễm môi
trường. Thức ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ sung
các chế phẩm sinh học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn.
- Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng
trưởng bị cấm sử dụng như hoóc môn, kháng sinh.
- Thức ăn được sản xuất dạng đậm đặc (chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp,
dạng bột hoặc dạng viên, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi
và từng giai đoạn phát triển.
1.3.2.Quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Do nền kinh tế thị trường đầy biến động, Công ty đã thay đổi phương thức
sản xuất, thay đổi cải tiến quy trình công nghệ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và chuyên môn hóa sản xuất. Dây chuyền công nghệ của Công
ty được bố trí sản xuất liên hoàn, kết nối liên tục giữa các phân xưởng, các tổ.
Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định được đưa vào các “pin”.
Sau đó được chuyển đến máy trộn, tại đây có thể bổ sung thêm các thành phần
vi lượng và chất béo. Sau khi trộn sản phẩm được chứa vào thùng chứa sản
phẩm dạng bột (thức ăn tổng hợp hoặc đậm đặc). Muốn làm viên thì cho qua
máy ép viên, làm khô, bẻ khô, sàng phân loại. Mỗi loại thức ăn có một quy trình
riêng, sau đây là quy trình sản xuất thức ăn gia súc:
GVHD: Th.S Dương Văn An 11
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Quy trình công nghệ của Công ty khá đơn giản:
Nguyên vật liệu thô: Ngô hạt, cám gạo, sắn lát, đậu tương, bột đá, muối,
đường, bột mỳ… được chia làm 2 loại:
+ Loại 1: Đem đi nghiền rồi đem vào máy trộn đảo
+ Loại 2: Không qua nghiền đem vào máy trộn đảo
Sau khi trộn đem hỗn hợp vào ép viên và đóng bao. Sản phẩm hoàn thành
nhập kho.
Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất của Công ty
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Quy trình công nghệ: gồm các giai đoạn
Giai đoạn 1:
Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định được đưa vào các pin.
Pin là một khoang rộng chứa các loại nguyên liệu tổng hợp và được nối liên
hoàn với máy trộn.
Giai đoạn 2:
GVHD: Th.S Dương Văn An 12
SV: Nguyễn Văn Khánh
Kho nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu
không qua nghiền
Nguyên vật liệu
qua nghiền
Qua máy trộn đảo
nguyên vật liệu
Qua máy trộn đảo
nguyên vật liệu
Đóng bao
Sản phẩm viên
Ép viên
Nhập kho
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sau đó nguyên liệu trong Pin được chuyển đến máy trộn, tại đây có thể bổ
sung thêm các thành phần vi lượng và chất béo để hòa thiện thành phần của các
loại cám.
Giai đoạn 3:
Sau khi trộn sản phẩm được chứa vào thùng chứa sản phẩm dạng bột (thức
ăn tổng hợp hoặc đậm đặc).
Giai đoạn 4:
Đây là giai đoạn cuối cùng định dạng cho sản phẩm. Ở giai đoạn trước sản
phẩm đang ở dạng tồng hợp hoặc dạng bột. Để dễ dàng bảo quản và sử dụng sản
phẩm được cho qua máy ép viên, làm khô, bẻ khô, sàng phân loại.
Sau khi định dạng cho sản phẩm, công việc cuối cùng là đóng bao và nhập kho.
Ðặc điểm của công nghệ & thiết bị:
- Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện trên dây chuyền thiết bị
được tự động hóa, gọn, phù hợp với qui mô nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường.
Thức ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ sung các chế
phẩm sinh học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn.
- Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng
trưởng bị cấm sử dụng như hoóc môn, kháng sinh
- Thức ăn được sản xuất dạng đậm đặc (chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp,
dạng bột hoặc dạng viên, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi
và từng giai đoạn phát triển.
* Tổ chức sản xuất của công ty:
Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành 5 tổ:
• Tổ điều hành máy cơ điện
• Tổ nạp điện
• Tổ ra bao
• Tổ vệ sinh
• Tổ bao bì
Và 2 ca sản xuất:
GVHD: Th.S Dương Văn An 13
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Ca A: sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp
+ Ca B: sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên
Quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi là một quá trình diễn ra có hệ thống.
Nguyên liệu được phân loại riêng ở đầu quy trình được một bộ phận của Công ty
giám sát chặt chẽ về số lượng, trọng lượng, chất lượng theo tỷ lệ của từng loại
thức ăn. Đến cuối quá trình là một sản phẩm hoàn tất có thể sử dụng ngay được.
Quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ
Công ty có đội ngũ nhân viên làm việc ở tất cả các tỉnh thành. Các nhân
viên có nhiệm vụ ở các tỉnh thành luôn sao sát cùng với các đại lý làm sao cho
bán được nhiều sản phẩm của Công ty nhất. Để làm được việc này các nhân viên
cùng các đại lý cùng tìm hiểu về tình chăn nuôi của bà con, cũng để nắm bắt
phản hồi của người dân về chất lượng sản phẩm. Qua công tác đó Công ty cũng
kịp thời điều chỉnh để chất lượng sản phẩm ngày càng có hiệu quả. Nhân viên
ký kết hợp đồng trực tiếp với các đại lý cấp 1 sau đó gọi điện trực tiếp về công
ty đặt hàng cho khách.
Căn cứ hợp đồng tiêu thụ, nhân viên phòng kế hoạch cân đối đồng bộ vật
tư, bán thành phẩm. Sau khi được giám đốc duyệt thì nhân viên phòng kế hoạch
lên bảng cân đối đồng bộ sản phẩm cần sản xuất và lập kế hoạch sản xuất sau đó
xác định nhu cầu về vật tư.
Ở phân xưởng sản xuất khi nhận được lệnh sản xuất, các tiêu chuẩn về chất
lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch chất lượng sản phẩm dịch vụ phải chuẩn
bị máy móc thiết bị, công nhân để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Căn cứ vào
định mức về chỉ tiêu chất lượng do phòng tổng hợp cung cấp thì giám sát viên
về chất lượng của sản phẩm sẽ theo dõi quá trình sản xuất. Sau khi hoàn thành
sản phẩm sẽ được đóng gói và đưa vào nơi bảo quản.
Trong quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp nhận, bao gói, bảo quản, khi
cán bộ công nhân phát hiện ra sản phẩm không đạt yêu cầu, hay một lỗi nào
trong khâu hoàn thành sản phẩm phải lập tức để riêng, thông báo cho phụ trách
đơn vụ biết để xử lý. Phụ trách đơn vị sản xuất trực tiếp kiểm tra chất lượng sản
phẩm, sau mỗi công đoạn sản xuất có sự kiểm tra của bộ phận kỹ thuật KCS.
Cán bộ KCS quyết định phương án xử lý trình trưởng phòng xem xét và lấy
ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc và bàn giao cho các bộ phận có liên quan
GVHD: Th.S Dương Văn An 14
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiến hành thực hiện biện pháp sử lý theo đúng thời hạn quy định. Cán bộ KCS có
trách nhiệm kiểm tra kết quả xử lý sản phẩm.
1.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động maketting
2.4.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây Công ty bắt đầu hoạt động theo phương thức đổi
mới, củng cố lại bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động, sắp xếp, bố trí lại lao
động, nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm. Công ty đã tổ chức cho
cán bộ học tập, bồi dưỡng nâng cao lại nghiệp vụ, tạo lập một đội ngũ cán bộ có
trình độ, kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý. Từ đó đến nay Công ty đã
giữ vững được nhịp độ sản xuất đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng thức ăn
phục vụ chăn nuôi ngày càng cao của người dân. Tạo điều kiện công ăn việc
làm, duy trì đời sống cho hơn 60 cán bộ công nhân viên.
Sự phát triển của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những
năm gần đây:
Bảng 01: Một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
17.702.212.413 78.005.791.557 89.539.424.129
Các khoản giảm trừ
doanh thu
- 4.286.328.821 2.085.876.712
GVHD: Th.S Dương Văn An 15
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giá vốn hàng bán 13.879.712.778 65.686.195.041 83.987.271.791
Lợi nhuận gộp 3.822.499.635 8.033.267.695 3.466.275.627
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu cơ bản trên ta thấy Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc từ
năm 2011 đến năm 2012, doanh thu tăng hơn 4,5 lần và lợi nhuận gộp tăng hơn
2 lần. Nguyên nhân trong năm 2012 doanh thu của Công ty tăng lên vượt bậc là
do trong năm đó Công ty dã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất mới làm
cho tổng khối lượng sản xuất tăng từ 500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm. Nhưng
đến năm 2013 thì lợi nhuận lại thụt giảm nhiều là do nguyên vật liệu trong năm
2013 khan hiếm và giá cả tăng mạnh.
1.4.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Công ty, các đối thủ cạnh tranh
Thị trường đầu ra của Công ty có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến các mục
tiêu kinh doanh của Công ty. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty hiện nay tập
trung chủ yếu ở Miền Bắc. Công ty đang có chiến lược tiếp cận thị trường Miền
Trung. Công ty bán hàng chủ yếu cho các đại lý phân phối, các hợp tác xã kinh
doanh. Do Công ty xác định rõ thị trường mục tiêu của mình nên đã có nhiều chính
sách hỗ trợ, khuyến mại, điều đó tạo sự tin tưởng và gắn bó với Công ty, nhờ vậy
khối lượng tiêu thụ của Công ty luôn ổn định và ngày càng tăng.
Đầu vào của Công ty là các nguồn hàng trong nước và nguồn lấy từ nước
ngoài mà chủ yếu là nhập hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Lào…Nhưng do
tiềm lực kinh doanh có hạn nên các nguồn nhập từ nước ngoài hầu hết là thông
qua nhập từ các công ty trung gian như: Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Công
ty nông sản Hà Nội…Với việc mua hàng trung gian như vậy cũng gây nên một
số khó khăn cho Công ty về việc mua nguyên vật liệu với giá đầu vào cao hơn,
ảnh hưởng đến đầu ra và hiệu quả kinh doanh, nhưng mặt khác Công ty lại có
được nguồn cung ứng hàng hóa đồng bộ, khối lượng mua hàng có thể thay đổi
linh hoạt phù hợp với tiêu thụ của Công ty.
Công ty phân phối sản phẩm theo phương thức gián tiếp thông qua các
nhân viên thương mại theo sơ đồ sau:
GVHD: Th.S Dương Văn An 16
SV: Nguyễn Văn Khánh
Công ty
VIỆT THÁI
Đại lý kinh
doanh cấp 1
Nhân viên
thương mại
Người tiêu
dùng
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thị trường và khách hàng là một phần của quá trình hoạch định chiến lược,
phân tích SWOT, quá trình phân khúc được dùng để xác định khách hàng, nhóm
khách hàng và phân khúc thị trường. Quá trình này được điều hành bởi Tổng giám
đốc Thương mại và được thực hiện trực tiếp bởi lực lượng nhân viên Thương mại -
Kỹ thuật, nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và
theo đuổi những khách hàng thích hợp nhất cho những sản phẩm.
Để nắm được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã triển khai hoạt động tiếp
thị để tìm hiểu, giới thiệu sản phẩm đồng thời thu thập những thông tin phản hồi
của khách hàng thông qua lực lượng nhân viên Thương mại - Kỹ thuật. Các
thông tin này sẽ được bộ phận Thương mại xử lý chọn lọc làm cơ sở cho kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Việt Thái có đội ngũ nhân viên thương mại có trình độ chuyên môn trong
lĩnh vực chăn nuôi được đào tạo cơ bản và thường xuyên tập huấn cập nhật
thông tin về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, có trách
nhiệm thực hiện việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
Việc cung cấp sản phẩm theo sau là hướng dẫn sử dụng và theo dõi quá trình
dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm cho
khách hàng là hoạt động giúp Việt Thái nắm bắt thông tin về kết quả sử dụng sản
phẩm của mình nhằm tạo cơ hội cải tiến. Đây là điểm mạnh và là năng lực chính
của Việt Thái khi cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm tạo mối quan hệ lâu dài
với khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới sử dụng sản phẩm của Công ty.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm Việt Thái phân phối chủ yếu ở các tỉnh Bắc
Bộ. Sau đây là bảng phân bổ phần trăm thị phần các thị trường của Công ty:
Bảng 02: Bảng cơ cấu thị trường tiêu thị theo sản lượng của Công ty
Nội dung Thị trường
Sản lượng
(tấn)
Phần trăm
thị phần
Thái Nguyên 4.440 30%
Bắc Giang 3.996 27%
GVHD: Th.S Dương Văn An 17
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thị trường
Hà Nội, Vĩnh Phúc 3.256 22%
Hà Nam, Thái Bình, Hải
Dương
1.628
11%
Hải Phòng 1.184 8%
Thanh Hoá, Nghệ An 296 2%
Tổng SL 14.800 100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 03: Kết quả kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc của
Công ty CP phát triển Việt Thái trong giai đoạn 2011-2013
Thị trường
Sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng)
2011 2012 2013 2011 2012 2013
Đông Bắc Bộ 740 2.090 7.808 3.570 9.055 28.070
Tây Bắc Bộ 356 1.120 3.080 1.550 4.450 12.350
(Nguồn từ Phòng kinh doanh)
1.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
1.5.1. Cơ cấu lao động của Công ty
Lao động là nhân tố quan trọng để hình thành nên quá trình sản xuất kinh
doanh. Đánh giá đúng vai trò lao động, xác định đúng chất lượng và số lượng
lao động luôn là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài của doanh nghiệp. Công ty
CP phát triển Việt Thái cũng như các doanh nghiệp khác luôn luôn coi trọng
nhân tố lao động, tập trung bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho cán
bộ công nhân viên trong Công ty. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện
qua bảng thống kê lao động sau đây:
GVHD: Th.S Dương Văn An 18
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 04: Thống kê tình hình lao động của công ty CP phát triển Việt Thái
Chi tiêu
Mã
số
Thời điểm đầu
năm 1/1/2013
Thời điểm cuối
năm 31/12/2013
Tổng số Số nữ Tổng số Số nữ
A B 1 2 3 4
A.Tổng số lao động thời điểm
01=04+…13=14+…17
01 71 18 63 18
Trong đó:
-Số lao động được đóng BHXH 02 36 14 35 12
Số lao động không được trả công
trả lương
03
B. Tổng số lao động theo trình độ 71 18 63 18
1. Tiến sĩ 04
2. Thạc sĩ 05
3. Đai học 06 10 12 3
4. Cao đẳng 07 3 1 7 1
5. Cao đẳng nghề 08
6. Trung cấp chuyên nghiệp 09 10 5 15 6
7. Trung cấp nghề 10
GVHD: Th.S Dương Văn An 19
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
8. Sơ cấp nghề 12
9. Trình độ khác 13 48 12 29 18
C. Tổng số lao động phân theo
tính chất công việc
71 18 63 28
1. Lao động quản lý 14 3 3
2. Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 15 13 3 26 6
3. Lao động trực tiếp sản xuất 16 39 14 29 21
4. Nhân viên hành chính, phục vụ 17 16 1 5 1
(Nguồn : Phòng nhân sự)
Trong Công ty hiện nay, tổng số lao động có 63 người, trong đó:
+ Trình độ đại học: 12 người chiếm 19,05%
+ Trình độ cao đẳng : 7 người chiếm 11,11%
+ Trung cấp chuyên nghiệp: 15 người chiếm 23,81%
+ Trình độ khác: 29 người chiếm 46,03%
Qua thống kê số lao động và trình độ lao động của Công ty trong năm vừa
qua có thể nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức và chất
lượng lao động của Công ty. Công ty không tăng thêm đội ngũ cán bộ quản lý
về số lượng mà quyết định đầu tư vào chất lượng chuyên môn. Điều này thể hiện
ở lao động trình độ đại học tăng lên 12 người và trình độ cao đẳng tăng lên 7
người đầu năm 2013 so với cuối năm 2013. Đây chính là điều kiện nâng cao
chất lượng lao động của Công ty. Chính việc làm này góp phần nâng cao trình
độ cũng như tay nghề của đội ngũ lao động
Về chất lượng lao động: Nhìn chung Công ty có số lượng CBCNV được
đào tạo chuyên môn, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ
30,16% tuy chưa cao nhưng có xu hướng ngày càng tăng.
Số lượng lao động phân bổ lại các phòng, phân xưởng, tổ được biên chế
nhằm giảm chi phí nhân công nhưng vẫn được phân bổ tương đối hợp lý thực
hiện được khá tốt nhiệm vụ hiện nay.
1.5.2 Các hình thức phân phối tiền lương, tiền thưởng ở công ty
Để thuận lợi và công bằng trong việc tính lương cho công nhân viên, người
lao động trong Công ty. Công ty đã và đang áp dụng các hình thức trả lương
GVHD: Th.S Dương Văn An 20
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chính cho công nhân viên là trả lương theo thời gian, lương khoán và trả lương
theo sản phẩm.
. Phương pháp tính lương
 Tiền lương theo thời gian
Áp dụng đối với cán bộ quản lý, công nhân viên làm việc văn phòng:
Nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý, bán hàng, quản đốc…Đơn vị căn cứ
vào khối lượng sản phẩm hoàn thành được trong tháng, thời gian làm việc thực
tế, cấp bậc kỹ thuật, thang lương và hệ số lương theo mức chung của Nhà nước
và quy định của công ty để trả lương. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất công
việc của các nhân viên phòng ban thì có thêm tiền công tác phí đi lại khi đi công
tác, tiền card điện thoại, xăng xe…
Lương theo thời gian được tính như sau:
Tiền lương thời gian quy định 1 tháng có 26 ngày công
L = Lcb + PC – các khoản giảm trừ
Trong đó:
+ L: Lương thời gian
+ Lcb: Lương cơ bản
Lương cơ
bản
=
1.150.000 * hệ số trách nhiệm * số ngày công thực tế
số ngày công theo quy định
+ Ktn: Hệ số trách nhiệm từng chức danh quản lý theo quy định (bậc
lương)
+ PC: Phụ cấp trách nhiệm theo quy định của công ty
+ Các khoản giảm trừ: các khoản trích theo lương của người lao động là
BHXH, BHYT, BHTN
BHXH = 1.150.000 * bậc lương * 8%
BHYT = 1.150.000 * bậc lương * 1,5%
BHTN = 1.150.000 * bậc lương * 1%
Ví dụ: Chị Lê Hồng Hạnh nhân viên phòng kế toán có bậc lương là 2,75 số
ngày công thực tế là 26 ngày, hệ số phụ cấp là 0,5. Ta có:
GVHD: Th.S Dương Văn An 21
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Lương cơ bản
Lương cơ bản =
1.150.000 * 2,75 * 26
= 3.162.500 (đồng)
26
- Phụ cấp= 1.150.000 * 2,75 * 0,5 = 1.581.250 (đồng)
- Các khoản giảm trừ:
+ BHXH = 1.150.000 * 2,75 * 8% = 253.000 (đồng)
+ BHYT = 1.150.000 * 2,75 * 1,5% = 47.438(đồng)
+ BHTN = 830.000 * 2,75 * 1% = 31.625 (đồng)
Các khoản giảm trừ = 253.000 + 47.438 + 31.625 = 332.063 (đồng)
Lương thời gian = 3.162.500 + 1.581.250 – 332.063 = 4.411.687 (đồng)
 Tiền lương theo sản phẩm
Lương theo sản
phẩm
=
ĐM * đơn giá
*
Số công của mỗi lao
độngTổng số công
Đơn giá phải được xác định dựa vào mức giá phù hợp trên thị trường do các
đội xác định. Mức BHXH, BHYT, BHTN, quỹ xã hội khấu trừ vào lương được
tính tương tự như hình thức trả lương thời gian.
 Tiền lương khoán
Ngoài 2 hình thức trả lương trên, để phục vụ cho công việc, Công ty còn áp
dụng theo hình thức trả lương khoán. Áp dụng cho một số công trình sửa chữa
lớn và cho phòng tổ chức hành chính: trả lương khoán theo vé ăn hàng tháng đối
với bộ phận nhà ăn.
GVHD: Th.S Dương Văn An 22
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Dương Văn An 23
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KÊ TOÁN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI
2.1. Phân tích hệ thống thông tin kế toán của Công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Vì Công ty là một
doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
- Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 03: Bộ máy kế toán của công ty
Theo sơ đồ 03 trên: ta thấy phòng kế toán của Công ty bao gồm 1 trưởng
phòng (kế toán trưởng),4 nhân viên.
* Kế toán trưởng
Là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước Giám đốc,trước
nhà nước. Tổ chức thực hiện chế độ tài chính hiện hành. Tuân thủ theo quy định
GVHD: Th.S Dương Văn An 24
SV: Nguyễn Văn Khánh
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
và kế
toán tiền
lương
BHXH
và
TGNH
Kế toán
vật liệu
và công
nợ mua
ngoài
kế toán
bán
hang và
công nợ
bán
ngoài
Kế toán
giá
thành,
tiêu thụ
sản
phẩm và
thuế
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
của Công ty, pháp lệnh của nhà nước về công tác tài chính kế toán. Tổ chức mở sổ
kế toán để theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về quỹ tiền mặt, vật
tư, thanh toán, tập hợp chi phí tính giá thành tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh,
thuế... Công tác quản lý tài chính, quản lý tiền vốn, vật tư tài sản của Công ty. Kế
toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp.
* Thủ quỹ và kế toán tiền lương BHXH và TGNH.
Giúp trưởng phòng thu, quản lý và cấp phát tiền mặt,thu chi bảo toàn tiền
mặt đúng nguyên tắc. Kiểm tra nắm chắc số lượng tiền mặt trước và sau khi nhập
két.
Theo dõi tiền lương, BHXH, phân phối tiền lương cho cán bộ nhân viên nhà
máy,duyệt và thanh toán tiền BHXH, theo dõi tiền gửi ngân hàng của Công ty.
* Kế toán vật liệu và công nợ mua ngoài
Giúp trưởng phòng theo dõi quản lý xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất. Thường xuyên đối chiếu với thống kê cấp phát vật tư và thủ kho để khắc phục
những sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo chính xác về số lượng.
Theo dõi đôn đốc việc thanh toán và quyết toán công nợ mua ngoài của nhà
máy, tham gia kiểm tra tài sản, vật tư theo quy định.
* Kế toán giá thành tiêu thụ sản phẩm và thuế
Giúp trưởng phòng về công tác hạch toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm và
nộp thuế.
Theo dõi quản lý xuất nhập kho thành phẩm, tập hợp số liệu hạch toán quá
trình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện công tác hạch toán giá thành,
phân tích đánh giá nguyên nhân tăng giảm giá thành hàng tháng, quý, năm đối với
tất cả các sản phẩm sản xuất tại Công ty.
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
GVHD: Th.S Dương Văn An 25
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-Theo nguyên tắc tính giá gốc và phù hợp với các quy định chuẩn mực kế
toán Việt Nam, và các quy định hiện hành áp dụng cho Công ty CPPT Việt Thái
được ban hành theo quyết định 48 của Bộ Tài Chính cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
-Công ty CPPT Việt Thái hạch toán kế toán theo hình thức kế toán chứng từ
ghi sổ(CTGS). Công ty sử dụng phần mềm kế toán 1CV8 Công ty áp dụng các chế
độ kế toán cụ thể như sau:
+ Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là VNĐ
+ Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong việc xác định vật liệu,
thành phẩm xuất kho.
+ Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên tình giá vốn theo đơn giá thực tế đích danh.
+ Phương pháp tính thuế và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều
+Tính giá sản phẩm theo phương pháp đơn giản
- Hệ thống sổ sách kế toán : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức:
Chứng từ ghi sổ với các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp với các báo cáo kế toán. Căn
cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán
chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và cuối cùng là hệ thống báo cáo tài chính.
-Các sổ sách mà Công ty sử dụng là:
+ Sổ chi tiết : Sổ chi tiết bán hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ vật liệu, dụng cụ….
+ Sổ tổng hợp : Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chúng từ ghi sổ, sổ cái.
Thông báo của công ty gồm :
+ Báo cáo tài chính.
+ Báo cáo quản trị
GVHD: Th.S Dương Văn An 26
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.2: Hệ thống thông tin kế toán của Công ty
Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
GVHD: Th.S Dương Văn An 27
SV: Nguyễn Văn Khánh
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân
đối phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân
đối phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
(1) Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ) xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán 1CV8. Theo quy định của phần mềm kế toán
các thông tin được tự động nhập vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
(2) Cuối tháng hoặc bất kì thời điểm nào cần thiết kế toán thực hiện thao tác
khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các sổ tổng hợp với sổ chi tiết
được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán
với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
đươc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định kế
toán ghi bằng tay.
2.1.3. Nhận xét đánh giá bộ máy kế toán của Công ty.
- Hệ thống thông tin kế toán của Công ty phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực hiện trạng sự việc nội dung và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế
tài chính.
- Thông tin số liệu kế toán cập nhật liên tục
- Số liệu kế toán được phân loại, sắp xếp theo trình tự, hệ thống
- Hệ thống kế toán của doanh nghiệp trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu
và có thể so sánh được.
2.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.2.1 Phương pháp phân loại chi phí và đối tượng hạch toán chi phí
GVHD: Th.S Dương Văn An 28
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau.
CPSX có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích
và yêu cầu của công tác quản lí. Sau đây là một số cách phân loại CPSX.
- Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí (phân loại
CPSX theo yếu tố)
Theo chế độ kế toán hiện hành thì cách phân loại này được chia thành các loại
chi phí (yếu tố) sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Phân loại theo tính chất kinh tế có tác dụng: Quản lí CPSX, phân tích đánh giá
tình hình thực hiện dự toán CPSX, phục vụ lập báo cáo thuyết minh, lập kế hoạch
cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương ...
- Phân loại chi phí sản xuất theo mục dích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này thì CPSX được chia thành các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí SX chung: bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng, đội trại SX
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ SX
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
Bảng 07: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
GVHD: Th.S Dương Văn An 29
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT Khoản mục chi phí ĐVT ĐM tiêu
hao
Tổng
số
Đơn
giá
Thành
tiền
1 Chi phí điện Kw/tấn 40 10 1.100 440.000
2 Chi phí than Kg/tấn 15 10 3.500 525.000
3 Chi phí quản lý phân
xưởng 1.026.000
4 Chi phí khấu hao 175.000
Tổng 2.166.000
(Nguồn : Phòng kế toán)
Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho
việc quản lí CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành, phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức
CPSX và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
- Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản
xuất trong kì
Chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí biến đổi
- Chi phí cố định
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân
tich điểm hoà vốn và khắc phục cho việc ra quyết định quản lí cần thiết để hạ giá
thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí và tập hợp
chi phí.
Chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
* Ý nghĩa của công tác quản lí CPSX trong quá trình hoạt động SXKD:
Công tác quản lí CPSX trong quá trình SXKD có ý nghĩa rất quan trọng. Trong
quá trình SXKD, doanh nghiệp luôn hướng tới việc sản xuất ra những sản phẩm tốt, có
chất lượng cao, để phù hợp với nhu cầu thị trường đặc biệt là giá cả. Muốn vậy thì
khâu quản lí CPSX luôn luôn phải được doanh nghiệp quan tâm.
GVHD: Th.S Dương Văn An 30
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chi phí nhân công trực tiếp:
Chí phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho
công nhân trực tiếp sản xuất như: Tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền trích BHYT,
BHXH, BHTN, CPCĐ theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản
xuất.
Đối với chi phí về công nhân thì có các bảng phân bổ lương và bảo hiểm, giấy
công nợ, giấy báo có…
2.2.2. Khái niệm giá thành sản phẩm và cách phân loại giá thành sản phẩm
Khái niệm giá thành sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi lựa chọn phương án sản
xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần tính đến lượng chi
phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Tức là doanh nghiệp cần phải xác
định giá thành của sản phẩm. Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để
kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét tính hiệu quả và các
biện pháp tổ chức kỹ thuật.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
- Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động,
tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản
xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất, chất lượng tốt nhất, và giá thành thấp
nhất. Giá thành chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm nhất
định đã hoàn thành hoặc hoàn thành qua một số giai đoạn công nghệ (nửa thành
phẩm).
- Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế không chỉ mang tính chất khách
quan mà còn mang tính chất chủ quan. Biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp
sản xuất, trình độ khác nhau, quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩm khác nhau.
Bảng 07: Bảng tính giá thành (Giá của 1kg thức ăn chăn nuôi hỗn hợp )
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 04 năm 2012 là: 100.000kg
GVHD: Th.S Dương Văn An 31
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí Chi phí cho toàn bộ SXTT Chi phí đơn vị SP
1. Chi phí NVL trực tiếp 50.358.500 5.035,9
2. Chi phí NC trực tiếp 28.155.742 2.815,6
3.Chi phí sản xuất chung 2.166.000 216,6
Tổng 80.680.242 8.068,1
. Cách phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu quản lí, hạch toán, kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu
cầu xây dựng giá cả, giá thành được xem dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán
khác nhau. Vì thế, giá thành được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
- Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này thì giá thành được chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch
+ Giá thành định mức
+ Giá thành thực tế
- Phân loại giá thành căn cứ vào các phạm vi chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
+ Giá thành sản xuất sản phẩm (Zsxsp): được xác định theo công thức:
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ (Ztbsptt): được xác định theo công thức:
GVHD: Th.S Dương Văn An 32
SV: Nguyễn Văn Khánh
Giá
thành
toàn bộ
của sản
phẩm
Giá thành
sản xuất
của sản
phẩm
Chi
phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
+ +=
Giá
thành
sản
xuất
Chi phí
nguyên
vật liệu
trực tiếp
Chi phí
nhân
công
trực tiếp
Chi
phí
sản
xuất
hung
= + +
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau: Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động
vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tuy nhiên không thể đồng nhất giữa chúng vì:
- Chi phí sản xuất luôn luôn gắn với từng thời kì đã phát sinh ra nó còn giá
thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn tất.
- Chi phí sản xuất trong kì không chỉ liên quan tới sản phẩm đã hoàn thành mà
còn liên quan tới những sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, còn giá thành
sản phẩm lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển
sang.
- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện
dưới công thức dưới đây:
Z = Dđk + C - Dck - Csph
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì, cuối kì
C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì
Csph: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
Tóm lại là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ... đã hoàn thành. Sự tiết
kiệm hoặc lãng phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên quản lí giá
thành sản phẩm gắn liền với quản lí chi phí sản xuất.
2.2.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành và nhận xét đánh giá:
GVHD: Th.S Dương Văn An 33
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
a, Thuận lợi:
- Nhiều năm liên tục Công ty đều thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra,
năm sau cao hơn năm trước.
- Tổ chức bộ máy cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục được kiện toàn
và ổn định.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng, phương tiện vận chuyển…được quan tâm đầu
tư mới và nâng cấp sửa chữa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh
doanh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ giỏi và có nhiều kinh nghiệm.
b, Khó khăn:
Hoạt động cơ chế thị trường vừa khiến Công ty phải cạnh tranh về giá cả, vừa
phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Để tiến hành phân tích tình hình tài
chính, chúng ta phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là báo
cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là
nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp.
Trong hệ thống báo cáo doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được xác
định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là:
- Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu
tư, các chủ nợ và những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của doanh
nghiệp đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ
tức hoặc tiền lãi.
GVHD: Th.S Dương Văn An 34
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh
tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này và những
tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có thể làm
thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với nguồn lực đó.
2.3.1. Phân tích các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Bảng 08: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: đồng
GVHD: Th.S Dương Văn An 35
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Nguồn: Phòng kế toán)
Mục tiêu cơ bản của phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh
nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trang và xu hướng của doanh thu, chi phí, lợi
nhuận. Giúp nhà quản lý nhận biết được những thông tin và xu hướng của chúng
GVHD: Th.S Dương Văn An 36
SV: Nguyễn Văn Khánh
Chỉ tiêu Mã Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Chênh lệch
Tăng
giảm
1.Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1 220,811,410,337
237,573,956,10
5
16,762,545,76
8
7.6%
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 2 0
3.Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10 220,811,410,337
237,573,956,10
5
16,762,545,76
8
7.6%
4.Giá vốn hàng bán 11 187,689,698,786
203,125,730,47
0
15,436,031,68
4
8.2%
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20 33,121,711,551 34,448,223,635 1,326,512,084 4.0%
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 24,455,656 19,585,995 -4,869,661 -19.9%
7.Chi phí tài chính 22 12,384,690,326 11,206,813,534 -1,177,876,792 -9.5%
8. Chi phi bán hàng 23 10,185,875,635 10,686,558,500 500,682,865 4.9%
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 8,812,974,710 9,598,786,089 785,811,379 8.9%
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh(30=20+21-22-23-24)
30 1,762,626,536 2,975,651,507 1,213,024,971 68.8%
11.Thu nhập khác 31 537,114,322 410,629,230 -126,485,092 -23.5%
12.Chi phí khác 32 0
13.Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 537,114,322 410,629,230 -126,485,092 -23.5%
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50=30+40)
50 2,299,740,858 3,386,280,737 1,086,539,879 .2%
15.Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
51 574,935,215 846,570,184 271,634,969 47.2%
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp(60=50-51)
60 1,724,805,644 2,539,710,553 814,904,909 47.2%
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trong tương lai và tìm biện pháp để giải quyết
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của doanh
nghiệp (gồm cả khoản trợ cấp, trợ giá) trong 1 thời kỳ nhất định.
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng là
16,762,545,768 tương đương với 7.6%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của doanh
nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Điều này chẳng những làm tăng
doanh thu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà
còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Đi
sâu vào phân tích, ta nhận thấy có được sự tăng doanh thu này là do công ty đã tăng
số lượng sản phẩm bán ra. Tuy nhiên cũng có một phần nguyên nhân là công ty đã
tăng giá bán do giá hàng hoá mua vao tăng.
Giá vốn hàng bán tăng 15,436,031,684đồng tương đương với 8,2%. Tuy nhiên
khi lương hàng tiêu thụ tăng thì giá trị giá vốn hàng bán ra tăng là điều hết sức bình
thường.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Chi phí tài chính doanh nghiệp giảm từ
12,384,690,325.55 đồng năm 2012 xuống còn 11,206,813,534 đồng của năm 2013
như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là 1,177,876,791 đồng tương đương là
9.51%. Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dẫn đến tổng chi phí của doanh
nghiệp tăng, nên lãi gộp của doanh nghiệp chỉ tăng rất ít, cụ thể là năm 2013 tăng
4% so với năm 2012.
Nhận xét chung: Từ những phân tích trên cho thấy doanh thu của doanh nghiệp
tăng, phản ánh mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tương đối tốt mặc dù
doanh nghiệp đang tồn đọng những khoản nợ lớn. Có thể nói doanh nghiệp đã có
rất nhiều thuận lợi khi tìm khách hàng và thị trường mới. Mức lợi nhuận tăng một
phần do nhu cầu cuộc sống tăng mà mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng
được nhu cầu đó, hơn nữa doanh nghiệp đã giảm bớt được khoản chi phí tài chính
của doanh nghiệp.
GVHD: Th.S Dương Văn An 37
SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 10: Phân tích bảng cân đối kế toán công ty Cổ phần phát triển Việt Thái
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 31/12/2013
Tỷ
trọng
(%)
31/12/2012
Tỷ
trọng
(%)
31/12/2011
Tỷ
trọng
(%)
So sánh 2013/2012 So sánh 2012/2011
Chênh lệch
Tăng
giảm
Chênh lệch
Tăng
giảm
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN
HẠN
35,205,512,702 56.2% 32,120,730,919 52.9% 30,013,688,650 52.7% 3,084,781,783 9.6% 2,107,042,269 7.0%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
4,256,789,292 6.8% 3,992,429,694 6.6% 3,867,884,934 6.8% 264,359,598 6.6% 124,544,760 3.2%
1.Tiền 4,256,789,292 6.8% 3,992,429,694 6.6% 3,867,884,934 6.8% 264,359,598 6.6% 124,544,760 3.2%
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
26,127,475,176 41.7% 20,902,283,525 34.5% 19,255,745,116 33.8% 5,225,191,651 25.0% 1,646,538,409 8.6%
1. Phải thu khách hàng 17,781,529,620 28.4% 10,222,881,709 16.8% 10,023,344,558 17.6% 7,558,647,911 73.9% 199,537,151 2.0%
2. Trả trước cho người
bán
7,835,016,410 12.5% 10,265,602,076 16.9% 8,841,500,558 15.5% -2,430,585,666 -23.7% 1,424,101,518 16.1%
5. Các khoản phải thu
khác
510,929,146 0.8% 413,799,740 0.7% 390,900,000 0.7% 97,129,406 23.5% 22,899,740 5.9%
IV. Hàng tồn kho 3,395,345,500 5.4% 6,456,885,000 10.6% 6,555,985,450 11.5% -3,061,539,500 -47.4% -99,100,450 -1.5%
1. Hàng tồn kho 3,395,345,500 5.4% 6,456,885,000 10.6% 6,555,985,450 11.5% -3,061,539,500 -47.4% -99,100,450 -1.5%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,425,902,734 2.3% 769,132,700 1.3% 334,073,150 0.6% 656,770,034 85.4% 435,059,550 130.2%
2. Thuế GTGT được khấu
trừ
1,011,345,854 1.6% 623,455,700 1.0% 131,093,959 0.2% 387,890,154 62.2% 492,361,741 375.6%
5. Tài sản ngắn hạn khác 414,556,880 0.7% 145,677,000 0.2% 202,979,191 0.4% 268,879,880 184.6% -57,302,191 -28.2%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 27,462,349,128 43.8% 28,551,348,606 47.1% 26,981,979,500 47.3% -1,088,999,478 -3.8% 1,569,369,106 5.8%
II. Tài sản cố định 27,462,349,128 43.8% 28,551,348,606 47.1% 26,981,979,500 47.3% -1,088,999,478 -3.8% 1,569,369,106 5.8%
1. Tài sản cố định hữu
hình
27,036,905,873 43.1% 28,125,905,351 46.4% 26,588,244,115 46.6% -1,088,999,478 -3.9% 1,537,661,236 5.8%
- Nguyên giá 29,214,021,166 46.6% 30,115,556,844 49.6% 31,600,765,654 55.4% -901,535,678 -3.0% -1,485,208,810 -4.7%
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
-1,751,672,038 -2.8% -1,996,527,493 -3.3% -2,018,749,466 -3.5% 244,855,455 -12.3% 22,221,973 -1.1%
4. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
425,443,255 0.7% 425,443,255 0.7% 393,735,385 0.7% 0 0.0% 31,707,870 8.1%
GVHD: Th.S Dương Văn An 38 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tổng cộng tài sản 62,667,861,830 100.0% 60,672,079,525 100.0% 56,995,668,150 100.0% 1,995,782,305 3.3% 3,676,411,375 6.5%
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 18,486,591,715 29.5% 19,931,244,377 32.9% 19,444,257,350 34.1% -1,444,652,662 -7.2% 486,987,027 2.5%
I. Nợ ngắn hạn 17,896,625,198 28.6% 18,302,302,800 30.2% 17,756,090,000 31.2% -405,677,602 -2.2% 546,212,800 3.1%
1. Vay và nợ ngắn hạn 8,751,205,365 14.0% 10,747,861,933 17.7% 10,809,620,890 19.0% -1,996,656,568 -18.6% -61,758,957 -0.6%
2. Phải trả người bán 2,562,314,255 4.1% 1,367,268,402 2.3% 1,129,660,643 2.0% 1,195,045,853 87.4% 237,607,759 21.0%
3. Người mua trả tiền
trước
1,069,000,000 1.7% 830,512,984 1.4% 765,000,057 1.3% 238,487,016 28.7% 65,512,927 8.6%
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
49,218,011 0.1% 322,295,041 0.5% 222,459,000 0.4% -273,077,030 -84.7% 99,836,041 44.9%
5. Phải trả người lao động 150,000,000 0.2% 160,000,000 0.3% 140,000,000 0.2% -10,000,000 -6.3% 20,000,000 14.3%
6. Chi phí phải trả 103,460,378 0.2% 84,100,000 0.1% 76,000,000 0.1% 19,360,378 23.0% 8,100,000 10.7%
9. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
5,211,427,189 8.3% 4,790,264,440 7.9% 4,613,349,410 8.1% 421,162,749 8.8% 176,915,030 3.8%
4. Vay và nợ dài hạn 589,966,517 0.9% 1,628,941,577 2.7% 1,688,167,350 3.0% -1,038,975,060 -63.8% -59,225,773 -3.5%
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 44,181,270,115 70.5% 40,740,835,148 67.1% 37,551,410,800 65.9% 3,440,434,967 8.4% 3,189,424,348 8.5%
I. Vốn chủ sở hữu 43,359,560,378 69.2% 39,983,485,009 65.9% 36,900,521,900 64.7% 3,376,075,369 8.4% 3,082,963,109 8.4%
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
821,709,737 1.3% 757,350,139 1.2% 650,888,900 1.1% 64,359,598 8.5% 106,461,239 16.4%
1. Quỹ khen thưởng, phúc
lợi
821,709,737 1.3% 757,350,139 1.2% 650,888,900 1.1% 64,359,598 8.5% 106,461,239 16.4%
Tổng cộng nguồn vốn 62,667,861,830 100.0% 60,672,079,525 100.0% 56,995,668,150 100.0% 1,995,782,305 3.3% 3,676,411,375 6.5%
GVHD: Th.S Dương Văn An 39 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp 1 cách tổng quát
tình hình tài chính có khả quan hay không, và để thấy rõ thực chất của quá trình
sản xuất kinh doanh của DN. Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn
củadoanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả trạng thái tài chính của doanh
nghiệp cũng như dự tính được rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.
Qua phân tích bảng cân đối kế toán 2012 và 2013 (phụ lục 02), ta thấy các
khoản mục đều biến động lớn. Năm 2011 qui mô tài sản của công ty là
56,995,668,150đồng nhưng năm 2012 là 60,672,079,525 đồng và đến năm 2013
tài sản của công ty là 62,667,861,830 đồng như vậy là so với năm 2011 thì tài
sản của doanh nghiệp năm 2012 tăng 3,676,411,375 đồng tương ứng 6,5% và từ
năm 2012 đến năm 2013 tăng 1,995,782,305 đồng tương ứng là 3,3%.
Tài sản ngắn hạn
Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy tài sản ngắn hạn của
năm 2012 là
là 32,120,730,919đồng tăng so với năm 2011 là 2,107,042,269đồng tương
với 7,0%. Năm 2013 so với năm 2012 là 3,084,781,783 đồng tương đương với
9,6%. Nguyên nhân tăng tài sản ngắn hạn là do tiền, khoản phải thu, tài sản ngắn
hạn khác:
-Tiền: Năm 2011 số tiền của doanh nghiệp là 3,867,884,934đồng đến năm
2012 số tiền của doanh nghiệp là 3,992,429,694 đồng tăng 124,544,760đồng
tương đương tăng 3,2%, năm 2013 là 4,256,789,292 đồng, tăng so với năm 2012
là 264,359,598 đồng tương đương với 6,6%. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân
hàng tại doanh nghiệp tăng là do doanh nghiệp đã biết sử dụng nguồn nguyên
liệu đầu vào một cách hợp lý, tránh được tình trạng tồn kho quá nhiều của hàng
hoá. Lượng tiền mặt tăng lên, nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang
hoạt động tốt, đang phát triển rất mạnh.
-Các khoản phải thu:
Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản ta thấy các khoản phải thu năm 2011 là
19,255,745,116đồng đến năm 2012 là 20,902,283,525 đồng chiếm tỷ trọng là
34,5% trong tổng tài sản năm 2012, các khoản phải thu năm 2013 là
26,127,475,176 đồng chiếm 41,7% trong tổng tài sản năm 2013, các khoản phải
thu năm 2013 tăng so với năm 2012 một giá trị là 5,225,191,651 đồng, tương
ứng với 25%. Thực tế cho thấy doanh nghiệp đang đứng trước những lựa chọn
hết sức khó khăn so với các đối thủ cạnh tranh, ngày nay với những sản phẩm
hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đa dạng trên thị trường, để giữ chân khách
hàng doanh nghiệp có chính sách bán chịu cho khách hàng, xong có những
GVHD: Th.S Dương Văn An 40 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
khách hàng không thực hiện cam kết trả tiền đúng hạn hoặc có những khách
hàng xấu không chịu thanh toán tiền nên khoản phải thu của doanh nghiệp ngày
càng tăng, khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2013 tăng mạnh so với năm
2012, điều đó cho thấy doanh nghiệp bán được nhiều hàng nhưng tỷ lệ cho nợ
quá cao, doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng vốn lâu, nếu tình trạng này kéo
dài dẫn đến doanh nghiệp không thu được vốn và có thể phá sản.
-Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho năm 2011 là 6,555,985,450đồng đến năm 2012 là
6,456,885,000 đồng chiếm 11% so với tổng tài sản, hàng tồn kho của năm 2013
là 3,395,345,500 đồng chiếm 5% trong tổng tài sản của năm, như vậy hàng tồn
kho của năm 2012 giảm so với năm 2011 và năm 2013 giảm so với năm 2012 là
3,061,539,500 tương đương với tỷ lệ là 47%. Nguyên nhân chính là do hàng hoá
tồn kho của năm 2013 nhỏ hơn năm 2012 và 2011. Thực tế cho thấy lượng hàng
tồn kho giảm đi do doanh nghiệp làm tốt công tác thu mua nguyên vật liệu để
dùng cho hoạt động sản xuất, hơn nữa ban quản lý doanh nghiệp nhận thấy,
Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại các sản phẩm hàng hoá và tiêu
dùng, việc kinh doanh các sản phấm không đạt chất lượng tiêu chuẩn sẽ làm ảnh
hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, từ đó làm ảnh hưởng giảm đến lượng
tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó việc giảm lượng hàng tồn kho trong
trường hợp này là cần thiết.
Tổng nguồn vốn năm 2011 là 56,995,668,150đồng đến năm 2012 là
60,672,079,525 đồng, năm 2013 là 62,667,861,830 đồng tăng so với năm 2012
là 1,995,782,305 đồng tương đương tăng 3.23% do:
Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của năm 2011 là 17,756,090,000đồng đến năm
2012 là 18,302,302,800 đồng tăng 546,212,800đồng, năm 2013 là
17,896,625,198 đồng giảm 405,677,602 đồng tương đương với 2.21%.
Nợ dài hạn: Nợ dài hạn của doanh nghiệp năm 2011 là 1,688,167,350 năm
2012 là 1,628,941,577 đồng chiếm tỷ trọng là 2.7% trong tổng nguồn vốn. Năm
2013 là 589,966,517 đồng chiếm tỷ trọng là 0,9% trong tổng nguồn vốn.
Sở dĩ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhiều là do vay và nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp khá cao. Mấy năm trước đây Công ty cổ phần Việt Thái vay nợ
ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định và nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, và đến năm 2013 công ty đã giảm được một ít trong khoản tiền vay,
chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 cũng tăng đáng kể là 3,440,434,967 tương
ứng với 8.44% so với năm 2012. Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện công ty luôn chú
GVHD: Th.S Dương Văn An 41 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
trọng đến tổ chức khai thác và huy động vốn của mình, giữ lại lợi nhuận để bổ
sung thêm vào nguồn vốn của chủ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
lúc đầu năm là 40,740,835,148 đồng cuối năm tăng lên 44,181,270,115 đồng.
Điều này cho thấy tình hình tài chính và mức độ tự chủ của doanh nghiệp đã
phần nào được cải thiện.
Nói chung: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả giảm, phải trả người bán
tăng. Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn giảm. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
vẫn còn bị phụ thuộc nhiều từ bên ngoài nhưng đã có chiều hướng được cải
thiện. Tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn từ bên ngoài là điều hợp lý trong
cơ chế thị trường. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải duy trì tốt kỷ luật
thanh toán để giữ mối quan hệ với bạn hàng.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
BẢNG 11:TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013
So sánh
+/- %
Cơ cấu tài sản - ngồn vốn(*)
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn =
TSNH/TTS
% 0,53 0,56 0,03 5,7
Tỷ trọng nợ phải trả
= TNPT/TNV
% 0,33 0,29 -0,04 -12,1
Khả năng thanh toán(*)
Khả năng thanh toán hiện hành
= TSNH/NNH
lần 1,76 1,96 0,2 11,36
Khả năng thanh toán nhanh
= TSNH-HTK/NNH
lần 1,40 1,78 0,38 27,14
Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền/NNH
lần 0,22 0,24 0,02 9,09
Khả năng quản lý tài sản
Năng suất tài sản cố định
= DTT/TSCĐbq
đồng
7,95 8,48
0,53 6,67
Vòng quay tài sản ngắn hạn vòng 7,10 7,06 -0,04 -0,56
GVHD: Th.S Dương Văn An 42 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
=DTT/TSNHbq
Vòng quay hàng tồn kho
= GVHB/HTKbq
vòng
26,60 40,1
13,5 50,75
Kỳ thu tiền bình quân
= 360/VQTN
Ngày
32,76 35,60
2,84 8,67
Khả năng quản lý nợ(*)
Chỉ số nợ = TNPT/TTS (%) 0,33 0,29 -0,04 -12,12
Khả năng sinh lợi
Lợi nhuận biển ROS =
LNST/DTT
%
0,78 1,07
0,29 37,18
Tỷ suất sinh lời tài sản ROA
LNST/TTSBQ
%
8,57 9,47
0,9 10,50
Tỷ suất sinh lời vốn CSH ROE =
LNST/VCSHBQ
%
4,4 5,98
1,58 35,90
Ghi Chú:(*) Tính ở cuối năm
2.3.2 Đánh giá tổng hợp tình hình tài chính tại công ty cổ phần phát triển
Việt Thái
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát triển Việt
Thái ta thấy bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong
2 năm gần đây như sau:
* Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn:
Cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 56% trong tổng tài sản,
trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 5% và khoản phải thu chiếm 42%. Khoản
phải thu nhiều chứng tỏ doanh nghiệp bán được nhiều hàng nhưng bị bạn hàng
chiếm dụng vốn, do đó doanh nghiệp phải có những biện pháp thu hồi nợ để cải
thiện tình hình tài chính tốt hơn.
Cơ cấu nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả
chiếm 29.5%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 28.5% và nợ dài hạn chiếm
tỷ trọng 1%. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối nhiều và đang
có chiều hướng tăng, thể hiện công ty đã chủ động về mặt tài chính.
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Ta thấy rằng tài sản ngắn hạn và
đầu tư ngắn hạn của hai năm qua của doanh nghiệp đều lớn hơn nợ ngắn hạn.
Cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính là cao.
* Khả năng thanh toán:
GVHD: Th.S Dương Văn An 43 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 2 năm qua là tốt. Điều này thể
hiện qua các chỉ số khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh
và khả năng thanh toán tức thời. Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh
toán nhanh, đều lớn hơn 1 do đó có thể thấy khả năng chuyển đổi thành tiền cùa
doanh nghiệp này rất cao, dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp cao, doanh nghiệp tự chủ được về tài chính.
* Khả năng quản lý tài sản:
Ta thấy khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp chưa tốt. Điều này được
hiện qua vòng quay tài sản cố định và vòng quay tài sản ngắn hạn thấp, nhưng
vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
tăng kéo theo các chi phí cho quản lý, chi phí hàng tồn kho giảm, góp phần tăng
lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
* Khả năng quản lý nợ:
Tỷ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay trong cơ
cấu vốn. Đây là 1 cơ sở để có lợi nhuận cao. Tỷ số nợ cao cũng thể hiện
doanhnghiệp có uy tín đối v ới các chủ nợ. Nhưng tỷ số nợ cao lại làm cho khả
năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, tăng rủi ro cho doanh nghiệp, vì vậy
doanh nghiệp đã điều chỉnh đ ợc một tỷ số nợ tương đối hợp lý.ƣ
* Khả năng sinh lợi:
Nhìn trên bảng tổng hợp chỉ tiêu ta thấy các chỉ số: Lợi nhuận biên (ROS),
tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn góp đều dương, điều này
thể hiện doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên các chỉ số này tăng chưa cao. Doanh nghiệp cần có biện
pháp để khắc phục.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Dương Văn An 44 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
3.1 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI
Cùng với xu thế hội nhập Công ty CP phát triển Việt Thái đã không ngừng
phát triển và đổi mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh Công ty đã không ngừng đưa thêm sản phẩm mới có chất lượng tốt vào danh
mục hàng hóa kinh doanh của mình, bên cạnh đó Công ty còn đi sâu vào nghiên
cứu, phân tích nhu cầu thị trường thúc đẩy doanh số bán hàng. Với đội ngũ cán bộ
có trình độ cao, 1 dây chuyền sản xuất hiện đại, 1 hệ thống kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt, Công ty đã và đang tạo ra một xu thế cạnh tranh mới, đa dạng về sản
phẩm, phong phú về mẫu mã, giá cả hợp lý, chất lượng ngày càng nâng cao.
Do nhịp độ phát triển chung của cơ chế thị trường, cạnh tranh thị trường
ngày càng trở nên gay gắt. Đối với ngành thức ăn chăn nuôi cũng có những thay
đổi lớn trong suốt những năm qua. Những công ty liên doanh với nước ngoài có
lượng vốn lớn và trình độ sản xuất hiện đại đang đầu tư ngày một nhiều ở Việt
Nam. Đó là một thách thức của Công ty CP Phát Triển Việt Thái.
Về hoạt động maketting
Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn. Công ty
thấy rõ được tầm quan trọng của Marketing đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vì vậy hàng năm Công ty luôn chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing.
Công ty tổ chức một phòng thị trường riêng với nhân viên có trình độ chuyên
môn, làm việc đạt hiệu quả cao. Công ty còn có các biện pháp cho công tác
Marketing, cụ thể bằng hình thức mở đợt khuyến mại đặc biệt với khách hàng vào
những dịp lễ tết, những đợt xúc tiến bán hàng có thưởng cho nhân viên kinh
doanh, ngoài ra còn có những chính sách về hoạt động Marketing như: tìm hiểu
đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, các đại lý trung gian, khách hàng để từ đó có
các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Qua hoạt động Marketing Công
ty thu được kết quả khả quan trong tình hình tiêu thụ. Nó được thể hiện thông qua
số liệu tiêu thụ hàng hóa, doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
Công ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn, thủ
tục giao hàng nhanh gọn, có phương tiện vận tải khi khách hàng yêu cầu, sử
dụng kênh phân phối hợp lý.
Về lao động, tiền lương
- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trở thành một tổ chức lớn có
uy tín trong thị trường thì Công ty phải chú trọng đến nguồn nhân lực của mình,
GVHD: Th.S Dương Văn An 45 SV: Nguyễn Văn Khánh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP
phải khuyến khích và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với nhân viên đã làm tốt phần
việc của mình, có tay nghề cao, có những phát minh mới trong công việc.
- Xây dựng một mức lương cơ bản, trả công xứng đáng với sức lao động
mà người lao động đã bỏ ra. Từ đó sẽ thúc đẩy được nhân viên lao động với hiệu
quả cao hơn.
- Nhân viên sẽ được thưởng nếu sản xuất vượt mức kế hoạch và yêu cầu
của Công ty.
- Công ty đã trả lương theo ngày/h công làm việc, đó là hình thức trả lương
theo kết quả lao động, theo kết quả hoàn thành công việc. Nếu nhân viên làm
việc khiến giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng công việc thì
Công ty cũng có thưởng theo các khoản tiền:
+ Tiền thưởng năng suất
+ Tiền thưởng chất lượng
+ Tiền thưởng tiết kiệm
- Ngoài việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người
lao động thì phải phán ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của người
lao động do tập thể bàn bạc và quyết định một cách dân chủ, việc đưa ra các chỉ
tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tùy theo điều kiện cụ thể của Công ty
nhưng phải phù hợp với nội dung cơ bản sau:
+ Những người hưởng hệ số lương cao thì phải là người có trình độ tay
nghề cao và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, ngày công lao động đạt và
vượt mức năng suất cá nhân.
+ Những người hưởng hệ số lương trung bình là đảm bảo ngày, giờ, chấp
hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, đảm bảo an toàn
lao động.
+ Những người hưởng hệ số lương thấp là những người không đảm bảo
ngày công quy định, chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách.
- Về chính sách phúc lợi cho cán bộ công nhân viên của Công ty, cho tới
nay các hoạt động phúc lợi của Công ty đã có những kết quả tốt, đảm bảo quyền
lợi cho người lao động, tạo cảm giác an toàn trong công việc, đó là các hoạt
động khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, đòi hỏi Công
ty phải duy trì và phát triển nhiều hơn công tác này.
GVHD: Th.S Dương Văn An 46 SV: Nguyễn Văn Khánh
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Contenu connexe

Tendances

Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Hao Hao
 

Tendances (20)

Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOTĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôiĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú LêĐề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docxBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongChiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
 
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
 

En vedette

Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Tiểu Yêu
 

En vedette (8)

Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Bao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinhBao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinh
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 

Similaire à BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
Lotus Pham
 
Bao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiepBao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiep
Tonny Le
 

Similaire à BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN (20)

293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
 
Spc 160404 - bao cao thuong nien
Spc   160404 - bao cao thuong nienSpc   160404 - bao cao thuong nien
Spc 160404 - bao cao thuong nien
 
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
 
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYĐề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
 
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh NghiệpPhân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹoĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầmĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
 
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà BèBáo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
 
Bao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiepBao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiep
 
Chuyên Đề Thực Tập Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Sơn Việt Nhật
Chuyên Đề Thực Tập Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Sơn Việt NhậtChuyên Đề Thực Tập Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Sơn Việt Nhật
Chuyên Đề Thực Tập Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Sơn Việt Nhật
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Cô...
 

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

  • 1. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỒNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI. 1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty Tên Công ty : Công ty cổ phần phát triển Việt Thái. Tên tiếng anh: VIETTHAIDEVELOPMENTCORPORATION Tên viết tắt: Tên giao dịch: Email: vietthaijsc@gmail.com Công ty không thành lập website Địa chỉ Công ty: Khu công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Điên thoại: 02803.211.888 Fax: 02803762808 1.1.2. Thành lập và quá trình phát triển của Công ty Công ty được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 2001, lấy tên là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Đại Minh với quy mô vừa theo giấy phép kinh doanh số: 1702000047 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 13 tháng 11 năm 2001. Từ ngày thành lập Công ty sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp Gang Thép - Thái Nguyên. Tháng 5 năm 2006 Công ty đã chuyển văn phòng và nhà máy sản xuất về Khu công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Giấy phép kinh doanh số: 4600284350 Mã số thuế : 4600284350 Tài khoản số: 8510211020019 tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Sông Cầu tỉnh Thái Nguyên. GVHD: Th.S Dương Văn An 1 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 2. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tháng 2 năm 2012 Công ty đã có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và tên công ty. Công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần phát triển Việt Thái Quá trình thành lập và phát triển của Công ty đến nay có thể chia thành hai giai đoạn sau: ● Giai đoạn 2001 – 2006 Cơ chế thị trường phát triển đã tạo ra cho các công ty, các doanh nghiệp không ít những cơ hội phát triển và ngược lại mang lại nhiều thách thức khó khăn có thể đẩy các công ty đến bờ vực phá sản. Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và khó tính hơn với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Để thích ứng với cơ chế thị trường Công ty luôn tìm tòi và áp dụng đa dạng hoá chủng loại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do áp dụng những công nghệ sản xuất trên dây chuyền máy móc lạc hậu, năng suất lao động thấp và nguyên liệu sản xuất không đảm bảo nên đã đưa giá thành sản phẩm lên cao cùng với sự bỡ ngỡ ban đầu do mới thành lập nên sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này. ● Giai đoạn từ 2006 đến nay. Công ty đầu tư thêm một dây chuyền máy mới, hiện đại đã nâng công suất lên gấp 2 lần. Dây chuyền này đã đi vào sản xuất ổn định giúp Công ty từ chỗ khó khăn đã có lợi nhuận, mang một hướng đi mới cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Do đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nên sản phẩm của Công ty có chất lượng cao hơn so với trước. Công ty đã chủ động tìm đối tác để liên doanh, liên kết, sản phẩm của Công ty đã được khách hàng đánh giá cao và dần đi vào ổn định. Sau 10 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần phát triển Việt Thái luôn đạt được những mục tiêu đề ra và có tốc độ phát triển nhanh. Những cố gắng và thành tích mà Công ty có được đó là sự ghi nhận của khách hàng bằng sản phẩm của mình. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. 1.2.1. Chức năng của công ty. Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh thành công cho Công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là yếu tố quyết GVHD: Th.S Dương Văn An 2 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 3. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Với tiêu chí lấy chất lượng làm đầu, Công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu này càng vững mạnh theo phương châm: “ Năng suất - An toàn - Hiệu quả” và cam kết cung cấp thức ăn Thuỷ sản, Gia súc, Gia cầm đạt chất lượng, đảm bảo không có dư lượng kháng sinh và hóa chất trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Xây dựng tập thể đoàn kết, người lao động tự hào làm việc cho Công ty luôn ra sức phấn đấu để Công ty luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thuỷ sản, gia súc, gia cầm. Trong kinh doanh với phương châm “Hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi” Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác, nhà cung ứng, nhà phân phối những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sự thoả mãn cho cả đôi bên. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng thêm dây chuyền nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng. Bên cạnh đó Công ty cam kết với khách hàng là luôn sản xuất thức ăn thuỷ sản, gia súc, gia cầm sạch với: + Chất lượng sản phẩm tốt và an toàn nhất + Giá thành tốt nhất cho người chăn nuôi + Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng Công ty có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi nắm bắt được từng giai đoạn phát triển về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi nên sản phẩm của Công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo cân đối hoàn hảo giữa năng lượng và các acid amin tiêu hoá, đặc biệt là không sử dụng các chất kháng sinh cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty đã chứng minh được sự vượt trội của mình về chất lượng trong thời gian qua, được đánh giá qua các trại thực nghiệm của Công ty và các trang trại qui mô lớn hiện nay trên thị trường. Sứ mệnh: Chất lượng sản phẩm tốt nhất đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng. Hoài bão: Sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch. Chiến lược: Đào tạo, huấn luyện nhân sự, học tập, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách quản lý điều hành mới, để đưa việc điều hành kinh GVHD: Th.S Dương Văn An 3 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 4. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP doanh Công ty có tính chuyên nghiệp, tăng giá trị thương hiệu, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng nâng cao chất lượng thức ăn, với lợi nhuận tối ưu cho người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ kỹ thuật cho người chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm mới: cá chẻm, cá biển… nhằm đa dạng hoá sản phẩm của Công ty. Chức năng: Công ty cổ phần phát triển Việt Thái là một công ty sản xuất – kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. 1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và phát triển mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. - Bảo vệ và phát triển vốn của Công ty. - Đảm bảo việc làm, thu nhập, và đời sống cho người lao động. 1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần phát triển Việt Thái tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến với cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ phân công cụ thể và trách nhiệm rõ ràng tạo ra hiệu quả. Theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với bộ máy quản lý phải thực sự năng động, sáng tạo, hoạt động thực sự đem lại hiệu quả cao. Cùng với tiến trình phát huy hiệu quả quản lý kinh tế của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở và sự đi lên của cả nước, Công ty cổ phần phát triển Việt Thái đã không ngừng đổi mới, từng bước cải tiến bộ máy quản lý và phương pháp làm việc. Với những hoạt động như vậy thì bộ máy hoạt động của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng nghĩa là các Phòng ban của Công ty có liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự quản lý của Ban quản trị gồm: Tổng giám đốc, một giám đốc, kế toán trưởng. Ban quản trị của Công ty có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đại diện cho Công ty về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước. Tổng giám đốc,Giám đốc cùng kế toán trưởng và các phòng ban điều hành sản xuất kinh doanh và đề ra những quyết định hướng đi có tính chất chiến lược đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty. GVHD: Th.S Dương Văn An 4 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 5. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý Công ty CP Phát Triển Việt Thái (Nguồn: Phòng nhân sự) Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận - Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của GVHD: Th.S Dương Văn An 5 SV: Nguyễn Văn Khánh Ban giám đốc Phòng kinh doanh (4 vùng) Phòng Kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng chức hành chính Phân xưởn g sản xuất Tổ KCS phụ trách Ca A Tổ KCS phụ trách Ca B Thủ quỹ Hậu cần Đội bảo vệ Thủ kho
  • 6. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP công ty. Là người phụ trách chung chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. + Quyết định chiến lược phát triển Công ty + Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức + Quyết định phương án đầu tư + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích của cán bộ quản lý đó. + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty + Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty. + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. + Đồng thời Tổng giám đốc cũng có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. - Giám đốc + Giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. + Giúp Tổng giám đốc quản lý, tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động. + Quản lý, theo dõi, duyệt đề nghị cấp phát vật tư để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. + Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. GVHD: Th.S Dương Văn An 6 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 7. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch, tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc Công ty. + Chỉ đạo kế hoạch tiếp cận thị trường cho đơn vị. + Xây dựng phương án tổ chức thi công và các giải pháp kỹ thuật. + Được Tổng giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. + Điều hành toàn bộ công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, vật tư và các đơn vị sản xuất kinh doanh. + Có quyền đình chỉ công tác, đình chỉ sản xuất đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm nội quy quản lý, vi phạm an toàn lao động, vi phạm an toàn và kỹ thuật lao động. + Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Công ty có Trợ lý là: - Giám đốc: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng: + Phòng kế hoạch sản xuất + Phòng kỹ thuật + Phòng kinh doanh - Kế toán trưởng: Phụ trách về tài chính đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng: + Phòng kế toán + Phòng Tổ chức hành chính - Các phòng ban: + Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu, khai thác thị trường. Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,...  Chức năng chính của Phòng kinh doanh: GVHD: Th.S Dương Văn An 7 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 8. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện 2. Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối 3. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp 4. Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,... nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng  Công ty có 4 vùng kinh doanh: - Vùng Đông bắc - Vùng Tây bắc - Vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội -Vùng Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá,Nghệ An. + Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo 2 tổ KCS - Chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi nhập kho. - Kiểm soát thành phẩm đầu ra: + Chất lượng của sản phẩm + Kích thước của sản phẩm + Mẫu mã của sản phẩm + Phòng kế hoạch: Định kỳ phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng; lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất (bao gồm 5 tổ) + Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình hình tài chính của Công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo Công ty và cơ quan chức năng. - Lập phiếu thu chi hàng ngày. - Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả - Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho nhân viên. - Xuất nhập hàng. GVHD: Th.S Dương Văn An 8 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 9. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - GiúpTổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới. - Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, ghi chép, tính toán một cách chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. - Tính toán và trích nộp đầy đủ, đúng, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên, để lại công ty các quỹ, thanh toán đúng hẹn tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. - Xác định và phản ánh chính xác kịp thời kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ thủ tục và tài liệu cho việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý. - Tổ chức kiểm tra, xét duyệt các báo cáo kế toán thống kê của các đơn vị cấp dưới gửi lên. - Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính thống kê của Nhà nước và cấp trên gửi xuống. - Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu, giữ bí mật các số liệu tài chính theo quy định bảo mật Nhà nước ban hành. - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo toàn diện công tác thống kê thông tin kế toán và hệ thống kinh tế trong Công ty, phân tích các thông tin kế toán đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo, trong kinh doanh chịu trách nhiện trước Tổng giám đốc về mọi mặt. Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kế toán, phân công nhiện vụ cụ thể cho từng nhân viên. - Kế toán tổng hợp: Là người phụ trách công việc kế toán, giải quyết mọi việc khi kế toán trưởng đi vắng. Mọi báo cáo giấy tờ từ các đội, công trình dự án đều phải qua kế toán tổng hợp xem xét và đề lên kế toán trưởng ký duyệt. Kế toán tổng hợp thực hiện các lĩnh vực: kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, kế toán giá thành, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, báo cáo quyết toán. - Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty theo chế độ hiện hành. - Xét duyệt các khoản chi tiêu, quản lý phí theo đúng chế độ. - Lập kế hoạch và báo cáo tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. GVHD: Th.S Dương Văn An 9 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 10. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + PhòngTổ chức hành chính : Phòng Tổ chức Nhân sự là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự của Công ty.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng nhân sự: - Đầu mối triển khai công tác tuyển dụng, thu hút viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của Pháp luật; bố trí sử dụng, đánh giá, điều động viên chức một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty. - Đầu mối tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật nhân viên theo quy định của Nhà nước và Công ty - Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Công ty. - Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch năm của Công ty. - Lập kế hoạch biên chế hàng năm, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty - Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Tổng giám đốc quản lý công tác tuyển dụng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, đào tạo, thi đua - khen thưởng và đánh giá nhân viên và chuyên viên. - Thực hiện công tác nâng lương, phụ cấp, hưu trí và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong Công ty. - Tổ chức công tác đánh giá từng chức danh lãnh đạo quản lý theo nhiệm kỳ, thực hiện các thủ tục xem xét thôi không đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý theo quy định. - Phối hợp với phòng kế toán thực hiện công tác BHXH, BHYT cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong toàn Công ty.  Các bộ phận thuộc Phòng nhân sự: • Bộ phận tổ chức, tuyển dụng • Bộ phận chế độ chính sách, đào tạo • Bộ phận sử dụng, đánh giá Phụ trách các công việc về khối văn hóa- xã hội, đời sống vật chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty. Lập kế hoạch lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý GVHD: Th.S Dương Văn An 10 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 11. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP nhân sự, trợ giúp Tổng giám đốc trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động của công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo : + Đội bảo vệ + Hậu cần - Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trận tự công ty, quản lý các hoạt động ra vào công ty, lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và các kế hoạch bảo vệ công ty. - Đội hậu cần: Đảm bảo chế độ ăn sạch sẽ hợp, vệ sinh cho cán bộ và công nhân trong công ty 1.3. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công ty kinh doanh. 1.3.1. Đặc điểm chung về sản phẩm - Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện trên dây chuyền thiết bị được tự động hóa, gọn, phù hợp với quy mô nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ sung các chế phẩm sinh học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn. - Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng trưởng bị cấm sử dụng như hoóc môn, kháng sinh. - Thức ăn được sản xuất dạng đậm đặc (chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp, dạng bột hoặc dạng viên, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi và từng giai đoạn phát triển. 1.3.2.Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Do nền kinh tế thị trường đầy biến động, Công ty đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cải tiến quy trình công nghệ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyên môn hóa sản xuất. Dây chuyền công nghệ của Công ty được bố trí sản xuất liên hoàn, kết nối liên tục giữa các phân xưởng, các tổ. Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định được đưa vào các “pin”. Sau đó được chuyển đến máy trộn, tại đây có thể bổ sung thêm các thành phần vi lượng và chất béo. Sau khi trộn sản phẩm được chứa vào thùng chứa sản phẩm dạng bột (thức ăn tổng hợp hoặc đậm đặc). Muốn làm viên thì cho qua máy ép viên, làm khô, bẻ khô, sàng phân loại. Mỗi loại thức ăn có một quy trình riêng, sau đây là quy trình sản xuất thức ăn gia súc: GVHD: Th.S Dương Văn An 11 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 12. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Quy trình công nghệ của Công ty khá đơn giản: Nguyên vật liệu thô: Ngô hạt, cám gạo, sắn lát, đậu tương, bột đá, muối, đường, bột mỳ… được chia làm 2 loại: + Loại 1: Đem đi nghiền rồi đem vào máy trộn đảo + Loại 2: Không qua nghiền đem vào máy trộn đảo Sau khi trộn đem hỗn hợp vào ép viên và đóng bao. Sản phẩm hoàn thành nhập kho. Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất của Công ty (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Quy trình công nghệ: gồm các giai đoạn Giai đoạn 1: Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định được đưa vào các pin. Pin là một khoang rộng chứa các loại nguyên liệu tổng hợp và được nối liên hoàn với máy trộn. Giai đoạn 2: GVHD: Th.S Dương Văn An 12 SV: Nguyễn Văn Khánh Kho nguyên vật liệu Nguyên vật liệu không qua nghiền Nguyên vật liệu qua nghiền Qua máy trộn đảo nguyên vật liệu Qua máy trộn đảo nguyên vật liệu Đóng bao Sản phẩm viên Ép viên Nhập kho
  • 13. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sau đó nguyên liệu trong Pin được chuyển đến máy trộn, tại đây có thể bổ sung thêm các thành phần vi lượng và chất béo để hòa thiện thành phần của các loại cám. Giai đoạn 3: Sau khi trộn sản phẩm được chứa vào thùng chứa sản phẩm dạng bột (thức ăn tổng hợp hoặc đậm đặc). Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng định dạng cho sản phẩm. Ở giai đoạn trước sản phẩm đang ở dạng tồng hợp hoặc dạng bột. Để dễ dàng bảo quản và sử dụng sản phẩm được cho qua máy ép viên, làm khô, bẻ khô, sàng phân loại. Sau khi định dạng cho sản phẩm, công việc cuối cùng là đóng bao và nhập kho. Ðặc điểm của công nghệ & thiết bị: - Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi thực hiện trên dây chuyền thiết bị được tự động hóa, gọn, phù hợp với qui mô nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ sung các chế phẩm sinh học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn. - Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng trưởng bị cấm sử dụng như hoóc môn, kháng sinh - Thức ăn được sản xuất dạng đậm đặc (chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp, dạng bột hoặc dạng viên, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi và từng giai đoạn phát triển. * Tổ chức sản xuất của công ty: Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành 5 tổ: • Tổ điều hành máy cơ điện • Tổ nạp điện • Tổ ra bao • Tổ vệ sinh • Tổ bao bì Và 2 ca sản xuất: GVHD: Th.S Dương Văn An 13 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 14. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Ca A: sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp + Ca B: sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên Quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi là một quá trình diễn ra có hệ thống. Nguyên liệu được phân loại riêng ở đầu quy trình được một bộ phận của Công ty giám sát chặt chẽ về số lượng, trọng lượng, chất lượng theo tỷ lệ của từng loại thức ăn. Đến cuối quá trình là một sản phẩm hoàn tất có thể sử dụng ngay được. Quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ Công ty có đội ngũ nhân viên làm việc ở tất cả các tỉnh thành. Các nhân viên có nhiệm vụ ở các tỉnh thành luôn sao sát cùng với các đại lý làm sao cho bán được nhiều sản phẩm của Công ty nhất. Để làm được việc này các nhân viên cùng các đại lý cùng tìm hiểu về tình chăn nuôi của bà con, cũng để nắm bắt phản hồi của người dân về chất lượng sản phẩm. Qua công tác đó Công ty cũng kịp thời điều chỉnh để chất lượng sản phẩm ngày càng có hiệu quả. Nhân viên ký kết hợp đồng trực tiếp với các đại lý cấp 1 sau đó gọi điện trực tiếp về công ty đặt hàng cho khách. Căn cứ hợp đồng tiêu thụ, nhân viên phòng kế hoạch cân đối đồng bộ vật tư, bán thành phẩm. Sau khi được giám đốc duyệt thì nhân viên phòng kế hoạch lên bảng cân đối đồng bộ sản phẩm cần sản xuất và lập kế hoạch sản xuất sau đó xác định nhu cầu về vật tư. Ở phân xưởng sản xuất khi nhận được lệnh sản xuất, các tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch chất lượng sản phẩm dịch vụ phải chuẩn bị máy móc thiết bị, công nhân để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Căn cứ vào định mức về chỉ tiêu chất lượng do phòng tổng hợp cung cấp thì giám sát viên về chất lượng của sản phẩm sẽ theo dõi quá trình sản xuất. Sau khi hoàn thành sản phẩm sẽ được đóng gói và đưa vào nơi bảo quản. Trong quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp nhận, bao gói, bảo quản, khi cán bộ công nhân phát hiện ra sản phẩm không đạt yêu cầu, hay một lỗi nào trong khâu hoàn thành sản phẩm phải lập tức để riêng, thông báo cho phụ trách đơn vụ biết để xử lý. Phụ trách đơn vị sản xuất trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau mỗi công đoạn sản xuất có sự kiểm tra của bộ phận kỹ thuật KCS. Cán bộ KCS quyết định phương án xử lý trình trưởng phòng xem xét và lấy ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc và bàn giao cho các bộ phận có liên quan GVHD: Th.S Dương Văn An 14 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 15. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP tiến hành thực hiện biện pháp sử lý theo đúng thời hạn quy định. Cán bộ KCS có trách nhiệm kiểm tra kết quả xử lý sản phẩm. 1.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động maketting 2.4.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm Trong những năm gần đây Công ty bắt đầu hoạt động theo phương thức đổi mới, củng cố lại bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động, sắp xếp, bố trí lại lao động, nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm. Công ty đã tổ chức cho cán bộ học tập, bồi dưỡng nâng cao lại nghiệp vụ, tạo lập một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý. Từ đó đến nay Công ty đã giữ vững được nhịp độ sản xuất đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng thức ăn phục vụ chăn nuôi ngày càng cao của người dân. Tạo điều kiện công ăn việc làm, duy trì đời sống cho hơn 60 cán bộ công nhân viên. Sự phát triển của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây: Bảng 01: Một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.702.212.413 78.005.791.557 89.539.424.129 Các khoản giảm trừ doanh thu - 4.286.328.821 2.085.876.712 GVHD: Th.S Dương Văn An 15 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 16. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Giá vốn hàng bán 13.879.712.778 65.686.195.041 83.987.271.791 Lợi nhuận gộp 3.822.499.635 8.033.267.695 3.466.275.627 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu cơ bản trên ta thấy Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu tăng hơn 4,5 lần và lợi nhuận gộp tăng hơn 2 lần. Nguyên nhân trong năm 2012 doanh thu của Công ty tăng lên vượt bậc là do trong năm đó Công ty dã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất mới làm cho tổng khối lượng sản xuất tăng từ 500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm. Nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuận lại thụt giảm nhiều là do nguyên vật liệu trong năm 2013 khan hiếm và giá cả tăng mạnh. 1.4.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Công ty, các đối thủ cạnh tranh Thị trường đầu ra của Công ty có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến các mục tiêu kinh doanh của Công ty. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty hiện nay tập trung chủ yếu ở Miền Bắc. Công ty đang có chiến lược tiếp cận thị trường Miền Trung. Công ty bán hàng chủ yếu cho các đại lý phân phối, các hợp tác xã kinh doanh. Do Công ty xác định rõ thị trường mục tiêu của mình nên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến mại, điều đó tạo sự tin tưởng và gắn bó với Công ty, nhờ vậy khối lượng tiêu thụ của Công ty luôn ổn định và ngày càng tăng. Đầu vào của Công ty là các nguồn hàng trong nước và nguồn lấy từ nước ngoài mà chủ yếu là nhập hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Lào…Nhưng do tiềm lực kinh doanh có hạn nên các nguồn nhập từ nước ngoài hầu hết là thông qua nhập từ các công ty trung gian như: Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Công ty nông sản Hà Nội…Với việc mua hàng trung gian như vậy cũng gây nên một số khó khăn cho Công ty về việc mua nguyên vật liệu với giá đầu vào cao hơn, ảnh hưởng đến đầu ra và hiệu quả kinh doanh, nhưng mặt khác Công ty lại có được nguồn cung ứng hàng hóa đồng bộ, khối lượng mua hàng có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với tiêu thụ của Công ty. Công ty phân phối sản phẩm theo phương thức gián tiếp thông qua các nhân viên thương mại theo sơ đồ sau: GVHD: Th.S Dương Văn An 16 SV: Nguyễn Văn Khánh Công ty VIỆT THÁI Đại lý kinh doanh cấp 1 Nhân viên thương mại Người tiêu dùng
  • 17. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thị trường và khách hàng là một phần của quá trình hoạch định chiến lược, phân tích SWOT, quá trình phân khúc được dùng để xác định khách hàng, nhóm khách hàng và phân khúc thị trường. Quá trình này được điều hành bởi Tổng giám đốc Thương mại và được thực hiện trực tiếp bởi lực lượng nhân viên Thương mại - Kỹ thuật, nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo đuổi những khách hàng thích hợp nhất cho những sản phẩm. Để nắm được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã triển khai hoạt động tiếp thị để tìm hiểu, giới thiệu sản phẩm đồng thời thu thập những thông tin phản hồi của khách hàng thông qua lực lượng nhân viên Thương mại - Kỹ thuật. Các thông tin này sẽ được bộ phận Thương mại xử lý chọn lọc làm cơ sở cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việt Thái có đội ngũ nhân viên thương mại có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi được đào tạo cơ bản và thường xuyên tập huấn cập nhật thông tin về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Việc cung cấp sản phẩm theo sau là hướng dẫn sử dụng và theo dõi quá trình dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng là hoạt động giúp Việt Thái nắm bắt thông tin về kết quả sử dụng sản phẩm của mình nhằm tạo cơ hội cải tiến. Đây là điểm mạnh và là năng lực chính của Việt Thái khi cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới sử dụng sản phẩm của Công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Việt Thái phân phối chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ. Sau đây là bảng phân bổ phần trăm thị phần các thị trường của Công ty: Bảng 02: Bảng cơ cấu thị trường tiêu thị theo sản lượng của Công ty Nội dung Thị trường Sản lượng (tấn) Phần trăm thị phần Thái Nguyên 4.440 30% Bắc Giang 3.996 27% GVHD: Th.S Dương Văn An 17 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 18. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thị trường Hà Nội, Vĩnh Phúc 3.256 22% Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương 1.628 11% Hải Phòng 1.184 8% Thanh Hoá, Nghệ An 296 2% Tổng SL 14.800 100% (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 03: Kết quả kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc của Công ty CP phát triển Việt Thái trong giai đoạn 2011-2013 Thị trường Sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Đông Bắc Bộ 740 2.090 7.808 3.570 9.055 28.070 Tây Bắc Bộ 356 1.120 3.080 1.550 4.450 12.350 (Nguồn từ Phòng kinh doanh) 1.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 1.5.1. Cơ cấu lao động của Công ty Lao động là nhân tố quan trọng để hình thành nên quá trình sản xuất kinh doanh. Đánh giá đúng vai trò lao động, xác định đúng chất lượng và số lượng lao động luôn là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài của doanh nghiệp. Công ty CP phát triển Việt Thái cũng như các doanh nghiệp khác luôn luôn coi trọng nhân tố lao động, tập trung bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng thống kê lao động sau đây: GVHD: Th.S Dương Văn An 18 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 19. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bảng 04: Thống kê tình hình lao động của công ty CP phát triển Việt Thái Chi tiêu Mã số Thời điểm đầu năm 1/1/2013 Thời điểm cuối năm 31/12/2013 Tổng số Số nữ Tổng số Số nữ A B 1 2 3 4 A.Tổng số lao động thời điểm 01=04+…13=14+…17 01 71 18 63 18 Trong đó: -Số lao động được đóng BHXH 02 36 14 35 12 Số lao động không được trả công trả lương 03 B. Tổng số lao động theo trình độ 71 18 63 18 1. Tiến sĩ 04 2. Thạc sĩ 05 3. Đai học 06 10 12 3 4. Cao đẳng 07 3 1 7 1 5. Cao đẳng nghề 08 6. Trung cấp chuyên nghiệp 09 10 5 15 6 7. Trung cấp nghề 10 GVHD: Th.S Dương Văn An 19 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 20. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 8. Sơ cấp nghề 12 9. Trình độ khác 13 48 12 29 18 C. Tổng số lao động phân theo tính chất công việc 71 18 63 28 1. Lao động quản lý 14 3 3 2. Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 15 13 3 26 6 3. Lao động trực tiếp sản xuất 16 39 14 29 21 4. Nhân viên hành chính, phục vụ 17 16 1 5 1 (Nguồn : Phòng nhân sự) Trong Công ty hiện nay, tổng số lao động có 63 người, trong đó: + Trình độ đại học: 12 người chiếm 19,05% + Trình độ cao đẳng : 7 người chiếm 11,11% + Trung cấp chuyên nghiệp: 15 người chiếm 23,81% + Trình độ khác: 29 người chiếm 46,03% Qua thống kê số lao động và trình độ lao động của Công ty trong năm vừa qua có thể nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức và chất lượng lao động của Công ty. Công ty không tăng thêm đội ngũ cán bộ quản lý về số lượng mà quyết định đầu tư vào chất lượng chuyên môn. Điều này thể hiện ở lao động trình độ đại học tăng lên 12 người và trình độ cao đẳng tăng lên 7 người đầu năm 2013 so với cuối năm 2013. Đây chính là điều kiện nâng cao chất lượng lao động của Công ty. Chính việc làm này góp phần nâng cao trình độ cũng như tay nghề của đội ngũ lao động Về chất lượng lao động: Nhìn chung Công ty có số lượng CBCNV được đào tạo chuyên môn, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 30,16% tuy chưa cao nhưng có xu hướng ngày càng tăng. Số lượng lao động phân bổ lại các phòng, phân xưởng, tổ được biên chế nhằm giảm chi phí nhân công nhưng vẫn được phân bổ tương đối hợp lý thực hiện được khá tốt nhiệm vụ hiện nay. 1.5.2 Các hình thức phân phối tiền lương, tiền thưởng ở công ty Để thuận lợi và công bằng trong việc tính lương cho công nhân viên, người lao động trong Công ty. Công ty đã và đang áp dụng các hình thức trả lương GVHD: Th.S Dương Văn An 20 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 21. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP chính cho công nhân viên là trả lương theo thời gian, lương khoán và trả lương theo sản phẩm. . Phương pháp tính lương  Tiền lương theo thời gian Áp dụng đối với cán bộ quản lý, công nhân viên làm việc văn phòng: Nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý, bán hàng, quản đốc…Đơn vị căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành được trong tháng, thời gian làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật, thang lương và hệ số lương theo mức chung của Nhà nước và quy định của công ty để trả lương. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất công việc của các nhân viên phòng ban thì có thêm tiền công tác phí đi lại khi đi công tác, tiền card điện thoại, xăng xe… Lương theo thời gian được tính như sau: Tiền lương thời gian quy định 1 tháng có 26 ngày công L = Lcb + PC – các khoản giảm trừ Trong đó: + L: Lương thời gian + Lcb: Lương cơ bản Lương cơ bản = 1.150.000 * hệ số trách nhiệm * số ngày công thực tế số ngày công theo quy định + Ktn: Hệ số trách nhiệm từng chức danh quản lý theo quy định (bậc lương) + PC: Phụ cấp trách nhiệm theo quy định của công ty + Các khoản giảm trừ: các khoản trích theo lương của người lao động là BHXH, BHYT, BHTN BHXH = 1.150.000 * bậc lương * 8% BHYT = 1.150.000 * bậc lương * 1,5% BHTN = 1.150.000 * bậc lương * 1% Ví dụ: Chị Lê Hồng Hạnh nhân viên phòng kế toán có bậc lương là 2,75 số ngày công thực tế là 26 ngày, hệ số phụ cấp là 0,5. Ta có: GVHD: Th.S Dương Văn An 21 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 22. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Lương cơ bản Lương cơ bản = 1.150.000 * 2,75 * 26 = 3.162.500 (đồng) 26 - Phụ cấp= 1.150.000 * 2,75 * 0,5 = 1.581.250 (đồng) - Các khoản giảm trừ: + BHXH = 1.150.000 * 2,75 * 8% = 253.000 (đồng) + BHYT = 1.150.000 * 2,75 * 1,5% = 47.438(đồng) + BHTN = 830.000 * 2,75 * 1% = 31.625 (đồng) Các khoản giảm trừ = 253.000 + 47.438 + 31.625 = 332.063 (đồng) Lương thời gian = 3.162.500 + 1.581.250 – 332.063 = 4.411.687 (đồng)  Tiền lương theo sản phẩm Lương theo sản phẩm = ĐM * đơn giá * Số công của mỗi lao độngTổng số công Đơn giá phải được xác định dựa vào mức giá phù hợp trên thị trường do các đội xác định. Mức BHXH, BHYT, BHTN, quỹ xã hội khấu trừ vào lương được tính tương tự như hình thức trả lương thời gian.  Tiền lương khoán Ngoài 2 hình thức trả lương trên, để phục vụ cho công việc, Công ty còn áp dụng theo hình thức trả lương khoán. Áp dụng cho một số công trình sửa chữa lớn và cho phòng tổ chức hành chính: trả lương khoán theo vé ăn hàng tháng đối với bộ phận nhà ăn. GVHD: Th.S Dương Văn An 22 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 23. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Dương Văn An 23 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 24. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHẦN II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KÊ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI 2.1. Phân tích hệ thống thông tin kế toán của Công ty 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty - Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Vì Công ty là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ. - Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty: Sơ đồ 03: Bộ máy kế toán của công ty Theo sơ đồ 03 trên: ta thấy phòng kế toán của Công ty bao gồm 1 trưởng phòng (kế toán trưởng),4 nhân viên. * Kế toán trưởng Là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước Giám đốc,trước nhà nước. Tổ chức thực hiện chế độ tài chính hiện hành. Tuân thủ theo quy định GVHD: Th.S Dương Văn An 24 SV: Nguyễn Văn Khánh Kế toán trưởng Thủ quỹ và kế toán tiền lương BHXH và TGNH Kế toán vật liệu và công nợ mua ngoài kế toán bán hang và công nợ bán ngoài Kế toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm và thuế
  • 25. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP của Công ty, pháp lệnh của nhà nước về công tác tài chính kế toán. Tổ chức mở sổ kế toán để theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về quỹ tiền mặt, vật tư, thanh toán, tập hợp chi phí tính giá thành tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, thuế... Công tác quản lý tài chính, quản lý tiền vốn, vật tư tài sản của Công ty. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. * Thủ quỹ và kế toán tiền lương BHXH và TGNH. Giúp trưởng phòng thu, quản lý và cấp phát tiền mặt,thu chi bảo toàn tiền mặt đúng nguyên tắc. Kiểm tra nắm chắc số lượng tiền mặt trước và sau khi nhập két. Theo dõi tiền lương, BHXH, phân phối tiền lương cho cán bộ nhân viên nhà máy,duyệt và thanh toán tiền BHXH, theo dõi tiền gửi ngân hàng của Công ty. * Kế toán vật liệu và công nợ mua ngoài Giúp trưởng phòng theo dõi quản lý xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Thường xuyên đối chiếu với thống kê cấp phát vật tư và thủ kho để khắc phục những sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo chính xác về số lượng. Theo dõi đôn đốc việc thanh toán và quyết toán công nợ mua ngoài của nhà máy, tham gia kiểm tra tài sản, vật tư theo quy định. * Kế toán giá thành tiêu thụ sản phẩm và thuế Giúp trưởng phòng về công tác hạch toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm và nộp thuế. Theo dõi quản lý xuất nhập kho thành phẩm, tập hợp số liệu hạch toán quá trình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện công tác hạch toán giá thành, phân tích đánh giá nguyên nhân tăng giảm giá thành hàng tháng, quý, năm đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Công ty. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty GVHD: Th.S Dương Văn An 25 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 26. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP -Theo nguyên tắc tính giá gốc và phù hợp với các quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam, và các quy định hiện hành áp dụng cho Công ty CPPT Việt Thái được ban hành theo quyết định 48 của Bộ Tài Chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ -Công ty CPPT Việt Thái hạch toán kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ(CTGS). Công ty sử dụng phần mềm kế toán 1CV8 Công ty áp dụng các chế độ kế toán cụ thể như sau: + Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là VNĐ + Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong việc xác định vật liệu, thành phẩm xuất kho. + Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tình giá vốn theo đơn giá thực tế đích danh. + Phương pháp tính thuế và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ + Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều +Tính giá sản phẩm theo phương pháp đơn giản - Hệ thống sổ sách kế toán : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức: Chứng từ ghi sổ với các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp với các báo cáo kế toán. Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và cuối cùng là hệ thống báo cáo tài chính. -Các sổ sách mà Công ty sử dụng là: + Sổ chi tiết : Sổ chi tiết bán hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ vật liệu, dụng cụ…. + Sổ tổng hợp : Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chúng từ ghi sổ, sổ cái. Thông báo của công ty gồm : + Báo cáo tài chính. + Báo cáo quản trị GVHD: Th.S Dương Văn An 26 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 27. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2.1.2: Hệ thống thông tin kế toán của Công ty Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra GVHD: Th.S Dương Văn An 27 SV: Nguyễn Văn Khánh Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
  • 28. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: (1) Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ) xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán 1CV8. Theo quy định của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. (2) Cuối tháng hoặc bất kì thời điểm nào cần thiết kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các sổ tổng hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đươc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định kế toán ghi bằng tay. 2.1.3. Nhận xét đánh giá bộ máy kế toán của Công ty. - Hệ thống thông tin kế toán của Công ty phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh trung thực hiện trạng sự việc nội dung và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính. - Thông tin số liệu kế toán cập nhật liên tục - Số liệu kế toán được phân loại, sắp xếp theo trình tự, hệ thống - Hệ thống kế toán của doanh nghiệp trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được. 2.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.2.1 Phương pháp phân loại chi phí và đối tượng hạch toán chi phí GVHD: Th.S Dương Văn An 28 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 29. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau. CPSX có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lí. Sau đây là một số cách phân loại CPSX. - Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí (phân loại CPSX theo yếu tố) Theo chế độ kế toán hiện hành thì cách phân loại này được chia thành các loại chi phí (yếu tố) sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Phân loại theo tính chất kinh tế có tác dụng: Quản lí CPSX, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, phục vụ lập báo cáo thuyết minh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương ... - Phân loại chi phí sản xuất theo mục dích và công dụng của chi phí Theo cách phân loại này thì CPSX được chia thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí SX chung: bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng, đội trại SX + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ SX + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Bảng 07: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung GVHD: Th.S Dương Văn An 29 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 30. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP STT Khoản mục chi phí ĐVT ĐM tiêu hao Tổng số Đơn giá Thành tiền 1 Chi phí điện Kw/tấn 40 10 1.100 440.000 2 Chi phí than Kg/tấn 15 10 3.500 525.000 3 Chi phí quản lý phân xưởng 1.026.000 4 Chi phí khấu hao 175.000 Tổng 2.166.000 (Nguồn : Phòng kế toán) Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lí CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. - Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kì Chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tich điểm hoà vốn và khắc phục cho việc ra quyết định quản lí cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí và tập hợp chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp * Ý nghĩa của công tác quản lí CPSX trong quá trình hoạt động SXKD: Công tác quản lí CPSX trong quá trình SXKD có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình SXKD, doanh nghiệp luôn hướng tới việc sản xuất ra những sản phẩm tốt, có chất lượng cao, để phù hợp với nhu cầu thị trường đặc biệt là giá cả. Muốn vậy thì khâu quản lí CPSX luôn luôn phải được doanh nghiệp quan tâm. GVHD: Th.S Dương Văn An 30 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 31. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chi phí nhân công trực tiếp: Chí phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất như: Tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền trích BHYT, BHXH, BHTN, CPCĐ theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với chi phí về công nhân thì có các bảng phân bổ lương và bảo hiểm, giấy công nợ, giấy báo có… 2.2.2. Khái niệm giá thành sản phẩm và cách phân loại giá thành sản phẩm Khái niệm giá thành sản phẩm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Tức là doanh nghiệp cần phải xác định giá thành của sản phẩm. Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét tính hiệu quả và các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. - Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất, chất lượng tốt nhất, và giá thành thấp nhất. Giá thành chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành hoặc hoàn thành qua một số giai đoạn công nghệ (nửa thành phẩm). - Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế không chỉ mang tính chất khách quan mà còn mang tính chất chủ quan. Biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp sản xuất, trình độ khác nhau, quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩm khác nhau. Bảng 07: Bảng tính giá thành (Giá của 1kg thức ăn chăn nuôi hỗn hợp ) Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 04 năm 2012 là: 100.000kg GVHD: Th.S Dương Văn An 31 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 32. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí cho toàn bộ SXTT Chi phí đơn vị SP 1. Chi phí NVL trực tiếp 50.358.500 5.035,9 2. Chi phí NC trực tiếp 28.155.742 2.815,6 3.Chi phí sản xuất chung 2.166.000 216,6 Tổng 80.680.242 8.068,1 . Cách phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu quản lí, hạch toán, kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả, giá thành được xem dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì thế, giá thành được phân loại theo nhiều cách khác nhau. - Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này thì giá thành được chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch + Giá thành định mức + Giá thành thực tế - Phân loại giá thành căn cứ vào các phạm vi chi phí cấu thành Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất sản phẩm (Zsxsp): được xác định theo công thức: Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ (Ztbsptt): được xác định theo công thức: GVHD: Th.S Dương Văn An 32 SV: Nguyễn Văn Khánh Giá thành toàn bộ của sản phẩm Giá thành sản xuất của sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp + += Giá thành sản xuất Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất hung = + +
  • 33. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tuy nhiên không thể đồng nhất giữa chúng vì: - Chi phí sản xuất luôn luôn gắn với từng thời kì đã phát sinh ra nó còn giá thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn tất. - Chi phí sản xuất trong kì không chỉ liên quan tới sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan tới những sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang. - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện dưới công thức dưới đây: Z = Dđk + C - Dck - Csph Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì, cuối kì C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì Csph: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng Tóm lại là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ... đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên quản lí giá thành sản phẩm gắn liền với quản lí chi phí sản xuất. 2.2.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành và nhận xét đánh giá: GVHD: Th.S Dương Văn An 33 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 34. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP a, Thuận lợi: - Nhiều năm liên tục Công ty đều thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước. - Tổ chức bộ máy cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục được kiện toàn và ổn định. - Cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng, phương tiện vận chuyển…được quan tâm đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. - Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và có nhiều kinh nghiệm. b, Khó khăn: Hoạt động cơ chế thị trường vừa khiến Công ty phải cạnh tranh về giá cả, vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, chúng ta phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Trong hệ thống báo cáo doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là: - Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. GVHD: Th.S Dương Văn An 34 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 35. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này và những tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với nguồn lực đó. 2.3.1. Phân tích các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Bảng 08: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: đồng GVHD: Th.S Dương Văn An 35 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 36. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Nguồn: Phòng kế toán) Mục tiêu cơ bản của phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trang và xu hướng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Giúp nhà quản lý nhận biết được những thông tin và xu hướng của chúng GVHD: Th.S Dương Văn An 36 SV: Nguyễn Văn Khánh Chỉ tiêu Mã Năm 2012 Năm 2013 So sánh Chênh lệch Tăng giảm 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 220,811,410,337 237,573,956,10 5 16,762,545,76 8 7.6% 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 2 0 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 220,811,410,337 237,573,956,10 5 16,762,545,76 8 7.6% 4.Giá vốn hàng bán 11 187,689,698,786 203,125,730,47 0 15,436,031,68 4 8.2% 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 33,121,711,551 34,448,223,635 1,326,512,084 4.0% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 24,455,656 19,585,995 -4,869,661 -19.9% 7.Chi phí tài chính 22 12,384,690,326 11,206,813,534 -1,177,876,792 -9.5% 8. Chi phi bán hàng 23 10,185,875,635 10,686,558,500 500,682,865 4.9% 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 8,812,974,710 9,598,786,089 785,811,379 8.9% 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(30=20+21-22-23-24) 30 1,762,626,536 2,975,651,507 1,213,024,971 68.8% 11.Thu nhập khác 31 537,114,322 410,629,230 -126,485,092 -23.5% 12.Chi phí khác 32 0 13.Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 537,114,322 410,629,230 -126,485,092 -23.5% 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 2,299,740,858 3,386,280,737 1,086,539,879 .2% 15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 574,935,215 846,570,184 271,634,969 47.2% 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51) 60 1,724,805,644 2,539,710,553 814,904,909 47.2%
  • 37. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP trong tương lai và tìm biện pháp để giải quyết Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp (gồm cả khoản trợ cấp, trợ giá) trong 1 thời kỳ nhất định. Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng là 16,762,545,768 tương đương với 7.6%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Đi sâu vào phân tích, ta nhận thấy có được sự tăng doanh thu này là do công ty đã tăng số lượng sản phẩm bán ra. Tuy nhiên cũng có một phần nguyên nhân là công ty đã tăng giá bán do giá hàng hoá mua vao tăng. Giá vốn hàng bán tăng 15,436,031,684đồng tương đương với 8,2%. Tuy nhiên khi lương hàng tiêu thụ tăng thì giá trị giá vốn hàng bán ra tăng là điều hết sức bình thường. Nhìn vào bảng trên ta thấy: Chi phí tài chính doanh nghiệp giảm từ 12,384,690,325.55 đồng năm 2012 xuống còn 11,206,813,534 đồng của năm 2013 như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là 1,177,876,791 đồng tương đương là 9.51%. Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng, nên lãi gộp của doanh nghiệp chỉ tăng rất ít, cụ thể là năm 2013 tăng 4% so với năm 2012. Nhận xét chung: Từ những phân tích trên cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng, phản ánh mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tương đối tốt mặc dù doanh nghiệp đang tồn đọng những khoản nợ lớn. Có thể nói doanh nghiệp đã có rất nhiều thuận lợi khi tìm khách hàng và thị trường mới. Mức lợi nhuận tăng một phần do nhu cầu cuộc sống tăng mà mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đó, hơn nữa doanh nghiệp đã giảm bớt được khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp. GVHD: Th.S Dương Văn An 37 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 38. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bảng 10: Phân tích bảng cân đối kế toán công ty Cổ phần phát triển Việt Thái Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 Tỷ trọng (%) 31/12/2012 Tỷ trọng (%) 31/12/2011 Tỷ trọng (%) So sánh 2013/2012 So sánh 2012/2011 Chênh lệch Tăng giảm Chênh lệch Tăng giảm TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 35,205,512,702 56.2% 32,120,730,919 52.9% 30,013,688,650 52.7% 3,084,781,783 9.6% 2,107,042,269 7.0% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,256,789,292 6.8% 3,992,429,694 6.6% 3,867,884,934 6.8% 264,359,598 6.6% 124,544,760 3.2% 1.Tiền 4,256,789,292 6.8% 3,992,429,694 6.6% 3,867,884,934 6.8% 264,359,598 6.6% 124,544,760 3.2% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 26,127,475,176 41.7% 20,902,283,525 34.5% 19,255,745,116 33.8% 5,225,191,651 25.0% 1,646,538,409 8.6% 1. Phải thu khách hàng 17,781,529,620 28.4% 10,222,881,709 16.8% 10,023,344,558 17.6% 7,558,647,911 73.9% 199,537,151 2.0% 2. Trả trước cho người bán 7,835,016,410 12.5% 10,265,602,076 16.9% 8,841,500,558 15.5% -2,430,585,666 -23.7% 1,424,101,518 16.1% 5. Các khoản phải thu khác 510,929,146 0.8% 413,799,740 0.7% 390,900,000 0.7% 97,129,406 23.5% 22,899,740 5.9% IV. Hàng tồn kho 3,395,345,500 5.4% 6,456,885,000 10.6% 6,555,985,450 11.5% -3,061,539,500 -47.4% -99,100,450 -1.5% 1. Hàng tồn kho 3,395,345,500 5.4% 6,456,885,000 10.6% 6,555,985,450 11.5% -3,061,539,500 -47.4% -99,100,450 -1.5% V. Tài sản ngắn hạn khác 1,425,902,734 2.3% 769,132,700 1.3% 334,073,150 0.6% 656,770,034 85.4% 435,059,550 130.2% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1,011,345,854 1.6% 623,455,700 1.0% 131,093,959 0.2% 387,890,154 62.2% 492,361,741 375.6% 5. Tài sản ngắn hạn khác 414,556,880 0.7% 145,677,000 0.2% 202,979,191 0.4% 268,879,880 184.6% -57,302,191 -28.2% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 27,462,349,128 43.8% 28,551,348,606 47.1% 26,981,979,500 47.3% -1,088,999,478 -3.8% 1,569,369,106 5.8% II. Tài sản cố định 27,462,349,128 43.8% 28,551,348,606 47.1% 26,981,979,500 47.3% -1,088,999,478 -3.8% 1,569,369,106 5.8% 1. Tài sản cố định hữu hình 27,036,905,873 43.1% 28,125,905,351 46.4% 26,588,244,115 46.6% -1,088,999,478 -3.9% 1,537,661,236 5.8% - Nguyên giá 29,214,021,166 46.6% 30,115,556,844 49.6% 31,600,765,654 55.4% -901,535,678 -3.0% -1,485,208,810 -4.7% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1,751,672,038 -2.8% -1,996,527,493 -3.3% -2,018,749,466 -3.5% 244,855,455 -12.3% 22,221,973 -1.1% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 425,443,255 0.7% 425,443,255 0.7% 393,735,385 0.7% 0 0.0% 31,707,870 8.1% GVHD: Th.S Dương Văn An 38 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 39. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tổng cộng tài sản 62,667,861,830 100.0% 60,672,079,525 100.0% 56,995,668,150 100.0% 1,995,782,305 3.3% 3,676,411,375 6.5% NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 18,486,591,715 29.5% 19,931,244,377 32.9% 19,444,257,350 34.1% -1,444,652,662 -7.2% 486,987,027 2.5% I. Nợ ngắn hạn 17,896,625,198 28.6% 18,302,302,800 30.2% 17,756,090,000 31.2% -405,677,602 -2.2% 546,212,800 3.1% 1. Vay và nợ ngắn hạn 8,751,205,365 14.0% 10,747,861,933 17.7% 10,809,620,890 19.0% -1,996,656,568 -18.6% -61,758,957 -0.6% 2. Phải trả người bán 2,562,314,255 4.1% 1,367,268,402 2.3% 1,129,660,643 2.0% 1,195,045,853 87.4% 237,607,759 21.0% 3. Người mua trả tiền trước 1,069,000,000 1.7% 830,512,984 1.4% 765,000,057 1.3% 238,487,016 28.7% 65,512,927 8.6% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 49,218,011 0.1% 322,295,041 0.5% 222,459,000 0.4% -273,077,030 -84.7% 99,836,041 44.9% 5. Phải trả người lao động 150,000,000 0.2% 160,000,000 0.3% 140,000,000 0.2% -10,000,000 -6.3% 20,000,000 14.3% 6. Chi phí phải trả 103,460,378 0.2% 84,100,000 0.1% 76,000,000 0.1% 19,360,378 23.0% 8,100,000 10.7% 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 5,211,427,189 8.3% 4,790,264,440 7.9% 4,613,349,410 8.1% 421,162,749 8.8% 176,915,030 3.8% 4. Vay và nợ dài hạn 589,966,517 0.9% 1,628,941,577 2.7% 1,688,167,350 3.0% -1,038,975,060 -63.8% -59,225,773 -3.5% B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 44,181,270,115 70.5% 40,740,835,148 67.1% 37,551,410,800 65.9% 3,440,434,967 8.4% 3,189,424,348 8.5% I. Vốn chủ sở hữu 43,359,560,378 69.2% 39,983,485,009 65.9% 36,900,521,900 64.7% 3,376,075,369 8.4% 3,082,963,109 8.4% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 821,709,737 1.3% 757,350,139 1.2% 650,888,900 1.1% 64,359,598 8.5% 106,461,239 16.4% 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 821,709,737 1.3% 757,350,139 1.2% 650,888,900 1.1% 64,359,598 8.5% 106,461,239 16.4% Tổng cộng nguồn vốn 62,667,861,830 100.0% 60,672,079,525 100.0% 56,995,668,150 100.0% 1,995,782,305 3.3% 3,676,411,375 6.5% GVHD: Th.S Dương Văn An 39 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 40. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp 1 cách tổng quát tình hình tài chính có khả quan hay không, và để thấy rõ thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn củadoanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. Qua phân tích bảng cân đối kế toán 2012 và 2013 (phụ lục 02), ta thấy các khoản mục đều biến động lớn. Năm 2011 qui mô tài sản của công ty là 56,995,668,150đồng nhưng năm 2012 là 60,672,079,525 đồng và đến năm 2013 tài sản của công ty là 62,667,861,830 đồng như vậy là so với năm 2011 thì tài sản của doanh nghiệp năm 2012 tăng 3,676,411,375 đồng tương ứng 6,5% và từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 1,995,782,305 đồng tương ứng là 3,3%. Tài sản ngắn hạn Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy tài sản ngắn hạn của năm 2012 là là 32,120,730,919đồng tăng so với năm 2011 là 2,107,042,269đồng tương với 7,0%. Năm 2013 so với năm 2012 là 3,084,781,783 đồng tương đương với 9,6%. Nguyên nhân tăng tài sản ngắn hạn là do tiền, khoản phải thu, tài sản ngắn hạn khác: -Tiền: Năm 2011 số tiền của doanh nghiệp là 3,867,884,934đồng đến năm 2012 số tiền của doanh nghiệp là 3,992,429,694 đồng tăng 124,544,760đồng tương đương tăng 3,2%, năm 2013 là 4,256,789,292 đồng, tăng so với năm 2012 là 264,359,598 đồng tương đương với 6,6%. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp tăng là do doanh nghiệp đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào một cách hợp lý, tránh được tình trạng tồn kho quá nhiều của hàng hoá. Lượng tiền mặt tăng lên, nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, đang phát triển rất mạnh. -Các khoản phải thu: Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản ta thấy các khoản phải thu năm 2011 là 19,255,745,116đồng đến năm 2012 là 20,902,283,525 đồng chiếm tỷ trọng là 34,5% trong tổng tài sản năm 2012, các khoản phải thu năm 2013 là 26,127,475,176 đồng chiếm 41,7% trong tổng tài sản năm 2013, các khoản phải thu năm 2013 tăng so với năm 2012 một giá trị là 5,225,191,651 đồng, tương ứng với 25%. Thực tế cho thấy doanh nghiệp đang đứng trước những lựa chọn hết sức khó khăn so với các đối thủ cạnh tranh, ngày nay với những sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đa dạng trên thị trường, để giữ chân khách hàng doanh nghiệp có chính sách bán chịu cho khách hàng, xong có những GVHD: Th.S Dương Văn An 40 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 41. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP khách hàng không thực hiện cam kết trả tiền đúng hạn hoặc có những khách hàng xấu không chịu thanh toán tiền nên khoản phải thu của doanh nghiệp ngày càng tăng, khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012, điều đó cho thấy doanh nghiệp bán được nhiều hàng nhưng tỷ lệ cho nợ quá cao, doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng vốn lâu, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến doanh nghiệp không thu được vốn và có thể phá sản. -Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2011 là 6,555,985,450đồng đến năm 2012 là 6,456,885,000 đồng chiếm 11% so với tổng tài sản, hàng tồn kho của năm 2013 là 3,395,345,500 đồng chiếm 5% trong tổng tài sản của năm, như vậy hàng tồn kho của năm 2012 giảm so với năm 2011 và năm 2013 giảm so với năm 2012 là 3,061,539,500 tương đương với tỷ lệ là 47%. Nguyên nhân chính là do hàng hoá tồn kho của năm 2013 nhỏ hơn năm 2012 và 2011. Thực tế cho thấy lượng hàng tồn kho giảm đi do doanh nghiệp làm tốt công tác thu mua nguyên vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất, hơn nữa ban quản lý doanh nghiệp nhận thấy, Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại các sản phẩm hàng hoá và tiêu dùng, việc kinh doanh các sản phấm không đạt chất lượng tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, từ đó làm ảnh hưởng giảm đến lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó việc giảm lượng hàng tồn kho trong trường hợp này là cần thiết. Tổng nguồn vốn năm 2011 là 56,995,668,150đồng đến năm 2012 là 60,672,079,525 đồng, năm 2013 là 62,667,861,830 đồng tăng so với năm 2012 là 1,995,782,305 đồng tương đương tăng 3.23% do: Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của năm 2011 là 17,756,090,000đồng đến năm 2012 là 18,302,302,800 đồng tăng 546,212,800đồng, năm 2013 là 17,896,625,198 đồng giảm 405,677,602 đồng tương đương với 2.21%. Nợ dài hạn: Nợ dài hạn của doanh nghiệp năm 2011 là 1,688,167,350 năm 2012 là 1,628,941,577 đồng chiếm tỷ trọng là 2.7% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 là 589,966,517 đồng chiếm tỷ trọng là 0,9% trong tổng nguồn vốn. Sở dĩ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhiều là do vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khá cao. Mấy năm trước đây Công ty cổ phần Việt Thái vay nợ ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định và nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, và đến năm 2013 công ty đã giảm được một ít trong khoản tiền vay, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 cũng tăng đáng kể là 3,440,434,967 tương ứng với 8.44% so với năm 2012. Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện công ty luôn chú GVHD: Th.S Dương Văn An 41 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 42. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP trọng đến tổ chức khai thác và huy động vốn của mình, giữ lại lợi nhuận để bổ sung thêm vào nguồn vốn của chủ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lúc đầu năm là 40,740,835,148 đồng cuối năm tăng lên 44,181,270,115 đồng. Điều này cho thấy tình hình tài chính và mức độ tự chủ của doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện. Nói chung: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả giảm, phải trả người bán tăng. Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn giảm. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp vẫn còn bị phụ thuộc nhiều từ bên ngoài nhưng đã có chiều hướng được cải thiện. Tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn từ bên ngoài là điều hợp lý trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải duy trì tốt kỷ luật thanh toán để giữ mối quan hệ với bạn hàng. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp BẢNG 11:TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 So sánh +/- % Cơ cấu tài sản - ngồn vốn(*) Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = TSNH/TTS % 0,53 0,56 0,03 5,7 Tỷ trọng nợ phải trả = TNPT/TNV % 0,33 0,29 -0,04 -12,1 Khả năng thanh toán(*) Khả năng thanh toán hiện hành = TSNH/NNH lần 1,76 1,96 0,2 11,36 Khả năng thanh toán nhanh = TSNH-HTK/NNH lần 1,40 1,78 0,38 27,14 Khả năng thanh toán tức thời = Tiền/NNH lần 0,22 0,24 0,02 9,09 Khả năng quản lý tài sản Năng suất tài sản cố định = DTT/TSCĐbq đồng 7,95 8,48 0,53 6,67 Vòng quay tài sản ngắn hạn vòng 7,10 7,06 -0,04 -0,56 GVHD: Th.S Dương Văn An 42 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 43. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP =DTT/TSNHbq Vòng quay hàng tồn kho = GVHB/HTKbq vòng 26,60 40,1 13,5 50,75 Kỳ thu tiền bình quân = 360/VQTN Ngày 32,76 35,60 2,84 8,67 Khả năng quản lý nợ(*) Chỉ số nợ = TNPT/TTS (%) 0,33 0,29 -0,04 -12,12 Khả năng sinh lợi Lợi nhuận biển ROS = LNST/DTT % 0,78 1,07 0,29 37,18 Tỷ suất sinh lời tài sản ROA LNST/TTSBQ % 8,57 9,47 0,9 10,50 Tỷ suất sinh lời vốn CSH ROE = LNST/VCSHBQ % 4,4 5,98 1,58 35,90 Ghi Chú:(*) Tính ở cuối năm 2.3.2 Đánh giá tổng hợp tình hình tài chính tại công ty cổ phần phát triển Việt Thái Qua quá trình phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát triển Việt Thái ta thấy bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây như sau: * Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn: Cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 56% trong tổng tài sản, trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 5% và khoản phải thu chiếm 42%. Khoản phải thu nhiều chứng tỏ doanh nghiệp bán được nhiều hàng nhưng bị bạn hàng chiếm dụng vốn, do đó doanh nghiệp phải có những biện pháp thu hồi nợ để cải thiện tình hình tài chính tốt hơn. Cơ cấu nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm 29.5%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 28.5% và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 1%. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối nhiều và đang có chiều hướng tăng, thể hiện công ty đã chủ động về mặt tài chính. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Ta thấy rằng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn của hai năm qua của doanh nghiệp đều lớn hơn nợ ngắn hạn. Cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính là cao. * Khả năng thanh toán: GVHD: Th.S Dương Văn An 43 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 44. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 2 năm qua là tốt. Điều này thể hiện qua các chỉ số khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, đều lớn hơn 1 do đó có thể thấy khả năng chuyển đổi thành tiền cùa doanh nghiệp này rất cao, dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp tự chủ được về tài chính. * Khả năng quản lý tài sản: Ta thấy khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp chưa tốt. Điều này được hiện qua vòng quay tài sản cố định và vòng quay tài sản ngắn hạn thấp, nhưng vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng kéo theo các chi phí cho quản lý, chi phí hàng tồn kho giảm, góp phần tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. * Khả năng quản lý nợ: Tỷ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là 1 cơ sở để có lợi nhuận cao. Tỷ số nợ cao cũng thể hiện doanhnghiệp có uy tín đối v ới các chủ nợ. Nhưng tỷ số nợ cao lại làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, tăng rủi ro cho doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp đã điều chỉnh đ ợc một tỷ số nợ tương đối hợp lý.ƣ * Khả năng sinh lợi: Nhìn trên bảng tổng hợp chỉ tiêu ta thấy các chỉ số: Lợi nhuận biên (ROS), tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn góp đều dương, điều này thể hiện doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các chỉ số này tăng chưa cao. Doanh nghiệp cần có biện pháp để khắc phục. PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Dương Văn An 44 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 45. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP 3.1 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI Cùng với xu thế hội nhập Công ty CP phát triển Việt Thái đã không ngừng phát triển và đổi mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty đã không ngừng đưa thêm sản phẩm mới có chất lượng tốt vào danh mục hàng hóa kinh doanh của mình, bên cạnh đó Công ty còn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường thúc đẩy doanh số bán hàng. Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, 1 dây chuyền sản xuất hiện đại, 1 hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, Công ty đã và đang tạo ra một xu thế cạnh tranh mới, đa dạng về sản phẩm, phong phú về mẫu mã, giá cả hợp lý, chất lượng ngày càng nâng cao. Do nhịp độ phát triển chung của cơ chế thị trường, cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Đối với ngành thức ăn chăn nuôi cũng có những thay đổi lớn trong suốt những năm qua. Những công ty liên doanh với nước ngoài có lượng vốn lớn và trình độ sản xuất hiện đại đang đầu tư ngày một nhiều ở Việt Nam. Đó là một thách thức của Công ty CP Phát Triển Việt Thái. Về hoạt động maketting Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn. Công ty thấy rõ được tầm quan trọng của Marketing đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy hàng năm Công ty luôn chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing. Công ty tổ chức một phòng thị trường riêng với nhân viên có trình độ chuyên môn, làm việc đạt hiệu quả cao. Công ty còn có các biện pháp cho công tác Marketing, cụ thể bằng hình thức mở đợt khuyến mại đặc biệt với khách hàng vào những dịp lễ tết, những đợt xúc tiến bán hàng có thưởng cho nhân viên kinh doanh, ngoài ra còn có những chính sách về hoạt động Marketing như: tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, các đại lý trung gian, khách hàng để từ đó có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Qua hoạt động Marketing Công ty thu được kết quả khả quan trong tình hình tiêu thụ. Nó được thể hiện thông qua số liệu tiêu thụ hàng hóa, doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Công ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn, thủ tục giao hàng nhanh gọn, có phương tiện vận tải khi khách hàng yêu cầu, sử dụng kênh phân phối hợp lý. Về lao động, tiền lương - Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trở thành một tổ chức lớn có uy tín trong thị trường thì Công ty phải chú trọng đến nguồn nhân lực của mình, GVHD: Th.S Dương Văn An 45 SV: Nguyễn Văn Khánh
  • 46. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  BÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆPBÁO CÁO THỰC ẬP TỐT NGHIỆP phải khuyến khích và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với nhân viên đã làm tốt phần việc của mình, có tay nghề cao, có những phát minh mới trong công việc. - Xây dựng một mức lương cơ bản, trả công xứng đáng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Từ đó sẽ thúc đẩy được nhân viên lao động với hiệu quả cao hơn. - Nhân viên sẽ được thưởng nếu sản xuất vượt mức kế hoạch và yêu cầu của Công ty. - Công ty đã trả lương theo ngày/h công làm việc, đó là hình thức trả lương theo kết quả lao động, theo kết quả hoàn thành công việc. Nếu nhân viên làm việc khiến giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng công việc thì Công ty cũng có thưởng theo các khoản tiền: + Tiền thưởng năng suất + Tiền thưởng chất lượng + Tiền thưởng tiết kiệm - Ngoài việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động thì phải phán ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của người lao động do tập thể bàn bạc và quyết định một cách dân chủ, việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tùy theo điều kiện cụ thể của Công ty nhưng phải phù hợp với nội dung cơ bản sau: + Những người hưởng hệ số lương cao thì phải là người có trình độ tay nghề cao và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, ngày công lao động đạt và vượt mức năng suất cá nhân. + Những người hưởng hệ số lương trung bình là đảm bảo ngày, giờ, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, đảm bảo an toàn lao động. + Những người hưởng hệ số lương thấp là những người không đảm bảo ngày công quy định, chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách. - Về chính sách phúc lợi cho cán bộ công nhân viên của Công ty, cho tới nay các hoạt động phúc lợi của Công ty đã có những kết quả tốt, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo cảm giác an toàn trong công việc, đó là các hoạt động khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, đòi hỏi Công ty phải duy trì và phát triển nhiều hơn công tác này. GVHD: Th.S Dương Văn An 46 SV: Nguyễn Văn Khánh