SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  8
Télécharger pour lire hors ligne
HUỲNH BÁ HỌC                        1/8        BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC




                      BÀI THUYẾT TRÌNH
  VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC



                                       CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Tìm hiểu bộ máy tổ chức chức năng nhiệm vụ của một cơ quan chính quyền cấp huyện (trở
xuống)?

Câu 2. Tìm hiểu sự khác biệt về công tác văn thư ở cấp chính quyền đó?


                                               BÀI LÀM


         CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU NÀY

   - Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
   - Luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 quy định về việc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
   - Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội
khóa XII, kỳ họp thứ 3.
   - Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ quy về kỹ thuật trình bày văn
bản hành chính.
   - Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 05 năm 2002 của Bộ Công an - Ban Tổ chức cán bộ
chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của
Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
   - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư.
   - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
   - Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về việc quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
   - Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội HĐND, UBND.
   - Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001của Chính phủ quy định về việc quản lý và sử
dụng con dấu.
   - Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các cấp.
   - Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo
cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ.
   - Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về
việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.


Câu 1. Tìm hiểu bộ máy tổ chức chức năng nhiệm vụ của một cơ quan chính quyền cấp huyện (trở xuống)
HUỲNH BÁ HỌC                         2/8        BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
              SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC UBND HUYỆN HOẰNG HÓA, THANH HÓA




    a. Chức năng, nhiệm vụ chung
    Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp
trên.
    Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
    Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản
lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
    b. Tổ chức và hoạt động của UBND
    Tổ chức và hoạt động của UBND huyện được quy định cụ thể tại Mục 4, Chương IV Luật tổ chức HĐND
và UBND số 11/2003/QH11.
    b. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể
               CHỨC
MẢNG          DANH,                                            NHIỆM VỤ
            BỘ PHẬN
                             Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách
             Chủ tịch nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình luật định, cùng với tập
               UBND      thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước
                         cơ quan nhà nước cấp trên.
             Các phó         Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do
              chủ tịch   Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc
LÃNH           UBND      thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
 ĐẠO                         Trưởng phòng là người đứng đầu cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ủy
                         ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện
                Các
                         chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
              Trưởng
                             Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và
             phòng và
                         chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng
            phó phòng
                         phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các
                         hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
                             Phòng LĐ – TBXH có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
               Phòng     hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền
                LĐ –     lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có
MẢNG
               TBXH      công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình
 KINH                    đẳng giới.
   TẾ
                             Phòng Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
            Phòng Tư
                         chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm
                pháp
                         tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân
HUỲNH BÁ HỌC                         3/8         BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
           CHỨC
MẢNG       DANH,                                              NHIỆM VỤ
          BỘ PHẬN
                    sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp
                    khác.
                        Phòng Tài chính – Kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
        Phòng Tài
                    huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế
          chính –
                    hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác
         Kế hoạch
                    xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
                        Phòng Công thương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực
                    hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại;
           Phòng
                    xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và
            Công
                    công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công
           thương
                    viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và
                    công nghệ.
                        Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
                    huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao
           Phòng
                    gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và
         Giáo dục
                    tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ
        và Đào tạo
                    chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục
 VĂN                và đào tạo.
HÓA                     Phòng Y tế có nghĩa vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
  XÃ      Phòng Y chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ
 HỘI          tế    sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; dược
                    phẩm; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
           Phòng        Phòng Văn hóa, Thể thao – Du lịch có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân
         Văn hóa, dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục,
        Thể thao – thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông
           Du lịch  tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
        Phòng Tài       Phòng Tài nguyên môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
           nguyên   hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên
             môi    khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những
           trường   địa phương có biển).
 SẢN
           Phòng        Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
XUẤT
            Nông    huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm
         nghiệp và nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại
         phát triển nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng
         nông thôn nghề nông thôn trên địa bàn xã.
                        Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
 Phòng Thanh tra    nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà
      huyện         nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải
                    quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
                        Văn phòng HĐND – UBND có trách nhiệm tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân
                    dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
Văn phòng HĐND - về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành
      UBND          của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của
                    Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo
                    cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
                        Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
                    nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải
   Phòng Nội vụ     cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
                    viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính
                    phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
HUỲNH BÁ HỌC                         4/8        BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
           CHỨC
MẢNG       DANH,                                             NHIỆM VỤ
          BỘ PHẬN
                          Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân,
                       Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối
                       hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
Tổ chức chính trị xã
                       thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân
         hội
                       dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ
                       đối với Nhà nước. (Điều 9, Chương 1, Luật tổ chức HĐND và UBND số
                       11/2003/QH11).
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện được quy định tại mục 2 chương IV luật tổ chức HĐND và
UBND số 11/2003/QH11.
- Tổ chức và hoạt động của UBND được quy định tại mục 4 chương IV luật tổ chức HĐND và UBND số
11/2003/QH11.
- Việc tổ chức các phòng chuyên môn tuân thủ theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP.

   Câu 2. Sự khác biệt về công tác văn thư ở cơ quan chính quyền nhà nước
   I. Tổng quát công tác văn thư tại các cơ quan chính quyền nhà nước
   Công tác văn thư trong các cơ quan, chính quyền nhà nước là các hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn
bản phục vụ cho công tác quản lý của từng đơn vị. Đó là toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản, ban hành
văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản hình thành trong hoạt động của trong cơ quan nói riêng và các
đơn vị, tổ chức trong toàn xã hội nói chung.
   Công tác Văn thư tại các cơ quan chính quyền Nhà nước được coi trọng hơn so với các tổ chức khác vì nó
có ý nghĩa rất nhiều đối với việc quản lý Nhà nước ở các cấp, các ngành. Công tác Văn thư được xác định như
một hoạt động, một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy hoạt động quản lý của các cơ quan chính quyền
Nhà nước. Công tác Văn thư là sợi dây liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức, quần chúng và giữa nhà nước với
công dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đảm bảo hiệu lực pháp lý của Văn bản. Do đó,
một khi công tác Văn thư được quán triệt thì sẽ có tác dụng tích cực đối với toàn xã hội.

   II. Các đặc thù hệ thống văn bản tại các cơ quan chính quyền Nhà nước
   Khác với văn bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức đã đề cập trước, các loại văn bản do các cơ quan
chính quyền Nhà nước ban hành thường mang tính chất pháp luật, tính pháp lý cao hơn. Chính vì vậy mà có
khá nhiều văn bản pháp lý, luật định quy định cụ thể, chi tiết về công tác này.
   Toàn bộ các văn bản này được sử dụng làm công cụ thiết yếu trong hoạt động điều hành của nhà nước, các
tổ chức chính trị, xã hội và công dân; đặc biệt, hệ thống văn bản có thuộc tính pháp lý (văn bản quy phạm
pháp luật) là nền tảng cơ bản để hình thành hệ thống pháp luật quốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Các văn bản được ban hành là một tập hợp các văn bản được ban hành tạo nên một chỉnh thể
các văn bản cấu thành hệ thống, người ta gọi đó là hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; trong đó tất cả các văn
bản có liên hệ mật thiết với nhau về mọi phương diện, được sắp xếp theo trật tự pháp lý khách quan logíc và
khoa học. Đó là một hệ thống kết hợp chặt chẽ các cấu trúc nội dung bên trong và hình thức biểu hiện bên
ngoài phản ánh được và phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội, yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước. Hệ thống
này chứa đựng những tiểu hệ thống với tính chất và cấp độ hiệu lực pháp lý cao thấp, rộng hẹp khác nhau.
   Các văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành không chỉ dừng lại ở góc độ phương tiện quản lý đơn thuần
mà nó còn là công cụ thể hiện tính uy nghiêm, quyền lực của Nhà nước trong việc tổ chức, quản lý xã hội.

   III. Các loại Văn bản mà UBND huyện được phép ban hành:
   1. Văn bản quy phạm pháp luật
   Theo như Điều 21 Chương II Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng
06 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 có quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
   Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản
quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này.
   Theo như Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư có
HUỲNH BÁ HỌC                         5/8         BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các
văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này”.
   Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gồm các loại như:
Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị.
   Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết tại Nghị định số 91/2006/NĐ-
CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của chính phủ.

   2. Hệ thống văn bản hành chính
   Hệ thống văn bản hành chính bao gồm các loại văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường có tên
loại, văn bản hành chính thông thường không có tên loại.
   Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ chỉ thị (cá biệt) và thông cáo quy định rõ chủ thể ban hành,
các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên loại của văn bản. Các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân tùy theo thẩm quyền giải quyết công việc có thể ban hành loại văn bản phù hợp.
   Theo như Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư có
quy định: Văn bản hành chính gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định,
thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình,
hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền,
giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư
công".
   a. Văn bản hành chính cá biệt
   Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính
nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp
trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể.
   Ví dụ như: các quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công
chức; chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…
   b. Văn bản hành chính thông thường
   Các văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằm thực thi các
văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức khác. Đây là loại văn bản được sử dụng phổ biến nhất.
   Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tín thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao
đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.
   Hệ thống này rất đa dạng và phức tạp bao gồm 2 loại chính:
   - Văn bản không có tên loại: Công văn
   - Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các
loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghĩ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu
báo,phiếu trình…)
   4. Văn bản chuyên ngành
   Ngoài văn bản hành chính, các cơ quan, tổ chức chính quyền nhà nước còn sử dụng một số loại văn bản
mang tính chuyên môn đặc thù như: Sổ chuyển giao văn bản đi, sổ đăng ký văn bản đi, sổ theo dõi giải quyết
văn bản đến, lịch làm việc, hóa đơn, chứng từ, đơn từ, diễn văn... Hoặc các văn bản gắn với từng phòng ban
chuyên môn như: Tài liệu kế toán, tài liệu dự án, báo cáo thuế, thuyết minh công trình...
   Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi
thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

    IV. Nội dung, trách nhiệm, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác văn thư
    Nội dung này được quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, Chương IV, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
    Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư tại UBND huyện được quy định
tại Điều 7, Chương III Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Bộ Nội vụ.

   1. Chức năng và nhiệm vụ
   Phòng Nội vụ bố trí công chức chuyên trách giúp Trưởng phòng Nội vụ thực hiện chức năng tham mưu cho
Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của huyện với các nhiệm vụ sau:
   a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ của Nhà nước và của tỉnh
đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và cấp xã;
   b) Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
   c) Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động văn thư, lưu trữ.
HUỲNH BÁ HỌC                           6/8         BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
   d) Quản lý tài liệu lưu trữ của cấp huyện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ;
   đ) Thực hiện một số dịch vụ công về văn thư, lưu trữ.

   2. Biên chế
   Công chức chuyên trách làm văn thư, lưu trữ do Phòng Nội vụ bố trí trong biên chế được giao. Công chức
chuyên trách làm văn thư, lưu trữ tại Phòng Nội vụ phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức văn
thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
   3. Báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ
   Căn cứ Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế
độ báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ. Hằng năm, Văn phòng UBND; các cơ quan, đơn vị thuộc
UBND huyện thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở bằng việc gửi báo cáo về Lưu trữ huyện.

    V. Thể thức Văn bản
    Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản tuân thủ rất chặt chẽ đúng theo Thông tư số
01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ quy về kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
    Gồm các thành phần như sau:
    1. Quốc hiệu;
    2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
    3. Số, ký hiệu của văn bản;
    4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
    5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
    6. Nội dung văn bản;
    7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
    8. Dấu của cơ quan, tổ chức;
    Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ.
    9. Nơi nhận;
    10. Các thành phần khác:
    - Dấu chỉ mức độ mật;
    - Dấu chỉ mức độ khẩn;
    - Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành;
    - Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ trang thông tin điện
tử;
    - Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành;
    - Phụ lục văn bản;
    - Số trang văn bản;

   Đối với với bản sao
   Gồm: “SAO Y BẢN CHÍNH” hoặc “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC”.
   Các thành phần:
   1. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản;
   2. Số, ký hiệu bản sao;
   3. Các thành phần khác:
   - Địa danh và ngày, tháng, năm sao;
   - Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
   - Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận.
   Kỹ thuật trình bày và nội dung cụ thể được trình bày chi tiết tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19
tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ.

  VI. Các nội dung của công tác văn thư
  1. Soạn thảo và ban hành văn bản
  Quá trình soạn thảo và ban hành văn bản được quy định cụ thể tại các văn bản:
  - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư.
  - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
  Bước 1. Xác định nhu cầu ban hành văn bản
  Bước 2. Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt
  Bước 3. Đánh máy, nhân bản
HUỲNH BÁ HỌC                         7/8        BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
    Bước 4. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
    Bước 5. Ký văn bản
    Các Điều 6, 7, 8, 9, 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại các Khoản 4, 5, 6 Điều 1,
Nghị định số 09/2010/NĐ-CP.
    2. Tổ chức quản lý văn bản
    Quá trình tổ chức quản lý văn bản được quy định tại các văn bản sau:
    - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư.
    - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
    - Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về
việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.
    a. Quản lý văn bản đến
    Tại Điều 12, Mục 1, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP có quy định trình tự quản lý văn bản đến
như sau:
    Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức phải được quản lý theo trình tự sau:
    1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
    2. Trình, chuyển giao văn bản đến;
    3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
    Nội dung cụ thể từng trình tự được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 Mục 1, Chương III, Nghị định số
110/2004/NĐ-CP và được trình bày chi tiết hơn tại mục II (quản lý văn bản đến), Công văn số 425/VTLTNN-
NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản
đi, văn bản đến.
    b. Quản lý văn bản đi
    Tại Điều 17, Mục 2, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP có quy định trình tự quản lý văn bản đến
như sau:
    Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành phải được quản lý theo trình tự sau:
    1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản;
    2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);
    3. Đăng ký văn bản đi;
    4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;
    5. Lưu văn bản đi.
    Nội dung cụ thể từng trình tự được quy định tại các Điều 18, 19, 20 Mục 2, Chương III, Nghị định số
110/2004/NĐ-CP, sửa chữa bổ sung tại Khoản 7, 8 Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP và được trình bày
chi tiết hơn tại mục III (quản lý văn bản đi), Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005
của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.

   3. Quản lý và sử dụng con dấu
   Việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan tuân thủ đúng theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24
tháng 08 năm 2001của Chính phủ quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu, tại III của Thông tư liên tịch
số 07/2002/TT-LT. Ngoài ra việc quản lý và sử dụng con dấu còn được quy định tại Điều 25, 26 Mục 4,
Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP:
   Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu
   1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
    2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ
chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
   a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
   b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
   c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
   d) Không được đóng dấu khống chỉ.
   3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ
chức được quy định như sau:
   a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
   b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu
của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.
   Điều 26. Đóng dấu
   1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
   2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
HUỲNH BÁ HỌC                          8/8         BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC
   3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được
đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
   4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
   4. Tổ chức lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ
   Tổ chức lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ được quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, Mục 3, chương III,
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
   Điều 21. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
   1. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành bao gồm:
   a) Mở hồ sơ;
   b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ;
   c) Kết thúc và biên mục hồ sơ.
   2. Yêu cầu đối với mỗi hồ sơ được lập:
   a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của cơ quan, tổ chức;
   b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình
tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc;
   c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều.
   Điều 22. Giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức
   1. Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức
   a) Các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức phải giao nộp những hồ sơ, tài liệu có giá trị lưu trữ vào
lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
   b) Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thì phải lập danh
mục gửi cho lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức nhưng thời hạn giữ lại không được quá hai năm.
   c) Mọi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn
giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm.
   2. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau:
   a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc;
   b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được
nghiệm thu chính thức;
   c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán;
   d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ
khi công việc kết thúc.
   3. Thủ tục giao nộp
   Khi giao nộp tài liệu phải lập hai bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và hai bản “Biên bản giao nhận tài
liệu”. Đơn vị hoặc cá nhân giao nộp tài liệu và lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức giữ mỗi loại một bản.
   Điều 23. Trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành
   1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu
vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
   2. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ:
   a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ
và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới;
   b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan, tổ chức
mình.
   3. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức
về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức.
   4. Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó.
   Điều 24. Nghiệp vụ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành được thực hiện
theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước./.

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnPham Long
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Hung Nguyen
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l Pham Long
 
Luật tổ chức chính phủ
Luật tổ chức chính phủLuật tổ chức chính phủ
Luật tổ chức chính phủHọc Huỳnh Bá
 
Tuantin 993-sua
Tuantin 993-suaTuantin 993-sua
Tuantin 993-suaHoang Thuc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nướcLuận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011longvanhien
 
2 hệ thống cqnn[1]
2  hệ thống cqnn[1]2  hệ thống cqnn[1]
2 hệ thống cqnn[1]vpanh
 
Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014connhim2008
 
Ngay phap luat
Ngay phap luatNgay phap luat
Ngay phap luatTo Van Ha
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 

Tendances (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
 
Luật tổ chức chính phủ
Luật tổ chức chính phủLuật tổ chức chính phủ
Luật tổ chức chính phủ
 
Tuantin 993-sua
Tuantin 993-suaTuantin 993-sua
Tuantin 993-sua
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Luận án: Lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nướcLuận án: Lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
 
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nướcLuận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
Luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
 
2 hệ thống cqnn[1]
2  hệ thống cqnn[1]2  hệ thống cqnn[1]
2 hệ thống cqnn[1]
 
Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014
 
Ngay phap luat
Ngay phap luatNgay phap luat
Ngay phap luat
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 

En vedette

Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)Học Huỳnh Bá
 
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap anChuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap antuyencongchuc
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)Học Huỳnh Bá
 
Quy trình xử lý văn bản đến
Quy trình xử lý văn bản đếnQuy trình xử lý văn bản đến
Quy trình xử lý văn bản đếnTuyet Le
 
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)tuyencongchuc
 
kien_thuc_chung_2014(1)
kien_thuc_chung_2014(1)kien_thuc_chung_2014(1)
kien_thuc_chung_2014(1)tuyencongchuc
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 4)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 4)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 4)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 4)Học Huỳnh Bá
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Học Huỳnh Bá
 
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòng
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòngCác nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòng
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpToan Pham
 

En vedette (16)

Cong tac van thu
Cong tac van thuCong tac van thu
Cong tac van thu
 
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Thi viết )
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
 
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành văn thư - lưu trữ ( Trắc nghiệm )
 
Chuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap anChuc danh van thu dap an
Chuc danh van thu dap an
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
 
Quy trình xử lý văn bản đến
Quy trình xử lý văn bản đếnQuy trình xử lý văn bản đến
Quy trình xử lý văn bản đến
 
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)
635406736822033161 chuc danh_van_thu_ngan_hang_de(1)
 
kien_thuc_chung_2014(1)
kien_thuc_chung_2014(1)kien_thuc_chung_2014(1)
kien_thuc_chung_2014(1)
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 4)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 4)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 4)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 4)
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
 
Tin hoc 121 130
Tin hoc 121 130Tin hoc 121 130
Tin hoc 121 130
 
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
 
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòng
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòngCác nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòng
Các nội dung ôn tập thi tốt nghiệp môn quản trị văn phòng
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Tin hoc 101 110
Tin hoc 101 110Tin hoc 101 110
Tin hoc 101 110
 

Similaire à CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Luật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndLuật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndHọc Huỳnh Bá
 
bài tìm hiểu.docx
bài tìm hiểu.docxbài tìm hiểu.docx
bài tìm hiểu.docxHoangAnhNg1
 
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndnguoitinhmenyeu
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapCuong Le
 

Similaire à CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC (20)

Luật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndLuật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubnd
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
bài tìm hiểu.docx
bài tìm hiểu.docxbài tìm hiểu.docx
bài tìm hiểu.docx
 
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
 
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành BắcBáo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
 
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubndNhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
Nhiem vu quyen han cua hdnd va ubnd
 
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội VụKhái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
 
Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOTLuận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
Luận văn: Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội, HOT
 
Tm24.10
Tm24.10Tm24.10
Tm24.10
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Bo may nha nuoc
Bo may nha nuocBo may nha nuoc
Bo may nha nuoc
 
Bo may nha nuoc
Bo may nha nuocBo may nha nuoc
Bo may nha nuoc
 
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông Đối Với Ủy Ban N...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phap
 

Plus de Học Huỳnh Bá

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTHọc Huỳnh Bá
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Học Huỳnh Bá
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inHọc Huỳnh Bá
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...Học Huỳnh Bá
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Học Huỳnh Bá
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Học Huỳnh Bá
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级Học Huỳnh Bá
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义Học Huỳnh Bá
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程Học Huỳnh Bá
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuHọc Huỳnh Bá
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application formHọc Huỳnh Bá
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...Học Huỳnh Bá
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Học Huỳnh Bá
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữHọc Huỳnh Bá
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Học Huỳnh Bá
 

Plus de Học Huỳnh Bá (20)

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested in
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
 
Bảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiraganaBảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiragana
 

CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

  • 1. HUỲNH BÁ HỌC 1/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1. Tìm hiểu bộ máy tổ chức chức năng nhiệm vụ của một cơ quan chính quyền cấp huyện (trở xuống)? Câu 2. Tìm hiểu sự khác biệt về công tác văn thư ở cấp chính quyền đó? BÀI LÀM CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU NÀY - Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - Luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3. - Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ quy về kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. - Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 05 năm 2002 của Bộ Công an - Ban Tổ chức cán bộ chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu. - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư. - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. - Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội HĐND, UBND. - Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001của Chính phủ quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu. - Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ. - Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến. Câu 1. Tìm hiểu bộ máy tổ chức chức năng nhiệm vụ của một cơ quan chính quyền cấp huyện (trở xuống)
  • 2. HUỲNH BÁ HỌC 2/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC UBND HUYỆN HOẰNG HÓA, THANH HÓA a. Chức năng, nhiệm vụ chung Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. b. Tổ chức và hoạt động của UBND Tổ chức và hoạt động của UBND huyện được quy định cụ thể tại Mục 4, Chương IV Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11. b. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể CHỨC MẢNG DANH, NHIỆM VỤ BỘ PHẬN Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách Chủ tịch nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình luật định, cùng với tập UBND thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Các phó Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do chủ tịch Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc LÃNH UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. ĐẠO Trưởng phòng là người đứng đầu cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. Trưởng Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phó phòng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp huyện. Phòng LĐ – TBXH có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực Phòng hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền LĐ – lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có MẢNG TBXH công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình KINH đẳng giới. TẾ Phòng Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Phòng Tư chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm pháp tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân
  • 3. HUỲNH BÁ HỌC 3/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC CHỨC MẢNG DANH, NHIỆM VỤ BỘ PHẬN sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác. Phòng Tài chính – Kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Phòng Tài huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế chính – hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác Kế hoạch xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Phòng Công thương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; Phòng xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và Công công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công thương viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ. Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao Phòng gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và Giáo dục tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ và Đào tạo chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục VĂN và đào tạo. HÓA Phòng Y tế có nghĩa vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện XÃ Phòng Y chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ HỘI tế sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; dược phẩm; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số. Phòng Phòng Văn hóa, Thể thao – Du lịch có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân Văn hóa, dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, Thể thao – thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông Du lịch tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. Phòng Tài Phòng Tài nguyên môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực nguyên hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên môi khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những trường địa phương có biển). SẢN Phòng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân XUẤT Nông huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp và nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nông thôn nghề nông thôn trên địa bàn xã. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà Phòng Thanh tra nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà huyện nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Văn phòng HĐND – UBND có trách nhiệm tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện Văn phòng HĐND - về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải Phòng Nội vụ cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
  • 4. HUỲNH BÁ HỌC 4/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC CHỨC MẢNG DANH, NHIỆM VỤ BỘ PHẬN Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức Tổ chức chính trị xã thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân hội dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. (Điều 9, Chương 1, Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11). - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện được quy định tại mục 2 chương IV luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11. - Tổ chức và hoạt động của UBND được quy định tại mục 4 chương IV luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11. - Việc tổ chức các phòng chuyên môn tuân thủ theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP. Câu 2. Sự khác biệt về công tác văn thư ở cơ quan chính quyền nhà nước I. Tổng quát công tác văn thư tại các cơ quan chính quyền nhà nước Công tác văn thư trong các cơ quan, chính quyền nhà nước là các hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho công tác quản lý của từng đơn vị. Đó là toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản, ban hành văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản hình thành trong hoạt động của trong cơ quan nói riêng và các đơn vị, tổ chức trong toàn xã hội nói chung. Công tác Văn thư tại các cơ quan chính quyền Nhà nước được coi trọng hơn so với các tổ chức khác vì nó có ý nghĩa rất nhiều đối với việc quản lý Nhà nước ở các cấp, các ngành. Công tác Văn thư được xác định như một hoạt động, một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy hoạt động quản lý của các cơ quan chính quyền Nhà nước. Công tác Văn thư là sợi dây liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức, quần chúng và giữa nhà nước với công dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đảm bảo hiệu lực pháp lý của Văn bản. Do đó, một khi công tác Văn thư được quán triệt thì sẽ có tác dụng tích cực đối với toàn xã hội. II. Các đặc thù hệ thống văn bản tại các cơ quan chính quyền Nhà nước Khác với văn bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức đã đề cập trước, các loại văn bản do các cơ quan chính quyền Nhà nước ban hành thường mang tính chất pháp luật, tính pháp lý cao hơn. Chính vì vậy mà có khá nhiều văn bản pháp lý, luật định quy định cụ thể, chi tiết về công tác này. Toàn bộ các văn bản này được sử dụng làm công cụ thiết yếu trong hoạt động điều hành của nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và công dân; đặc biệt, hệ thống văn bản có thuộc tính pháp lý (văn bản quy phạm pháp luật) là nền tảng cơ bản để hình thành hệ thống pháp luật quốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các văn bản được ban hành là một tập hợp các văn bản được ban hành tạo nên một chỉnh thể các văn bản cấu thành hệ thống, người ta gọi đó là hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; trong đó tất cả các văn bản có liên hệ mật thiết với nhau về mọi phương diện, được sắp xếp theo trật tự pháp lý khách quan logíc và khoa học. Đó là một hệ thống kết hợp chặt chẽ các cấu trúc nội dung bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài phản ánh được và phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội, yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước. Hệ thống này chứa đựng những tiểu hệ thống với tính chất và cấp độ hiệu lực pháp lý cao thấp, rộng hẹp khác nhau. Các văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành không chỉ dừng lại ở góc độ phương tiện quản lý đơn thuần mà nó còn là công cụ thể hiện tính uy nghiêm, quyền lực của Nhà nước trong việc tổ chức, quản lý xã hội. III. Các loại Văn bản mà UBND huyện được phép ban hành: 1. Văn bản quy phạm pháp luật Theo như Điều 21 Chương II Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 có quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này. Theo như Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư có
  • 5. HUỲNH BÁ HỌC 5/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này”. Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gồm các loại như: Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị. Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết tại Nghị định số 91/2006/NĐ- CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của chính phủ. 2. Hệ thống văn bản hành chính Hệ thống văn bản hành chính bao gồm các loại văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường có tên loại, văn bản hành chính thông thường không có tên loại. Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ chỉ thị (cá biệt) và thông cáo quy định rõ chủ thể ban hành, các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên loại của văn bản. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tùy theo thẩm quyền giải quyết công việc có thể ban hành loại văn bản phù hợp. Theo như Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư có quy định: Văn bản hành chính gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công". a. Văn bản hành chính cá biệt Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể. Ví dụ như: các quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức; chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,… b. Văn bản hành chính thông thường Các văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức khác. Đây là loại văn bản được sử dụng phổ biến nhất. Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tín thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống này rất đa dạng và phức tạp bao gồm 2 loại chính: - Văn bản không có tên loại: Công văn - Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghĩ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo,phiếu trình…) 4. Văn bản chuyên ngành Ngoài văn bản hành chính, các cơ quan, tổ chức chính quyền nhà nước còn sử dụng một số loại văn bản mang tính chuyên môn đặc thù như: Sổ chuyển giao văn bản đi, sổ đăng ký văn bản đi, sổ theo dõi giải quyết văn bản đến, lịch làm việc, hóa đơn, chứng từ, đơn từ, diễn văn... Hoặc các văn bản gắn với từng phòng ban chuyên môn như: Tài liệu kế toán, tài liệu dự án, báo cáo thuế, thuyết minh công trình... Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; IV. Nội dung, trách nhiệm, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác văn thư Nội dung này được quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, Chương IV, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư tại UBND huyện được quy định tại Điều 7, Chương III Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Bộ Nội vụ. 1. Chức năng và nhiệm vụ Phòng Nội vụ bố trí công chức chuyên trách giúp Trưởng phòng Nội vụ thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của huyện với các nhiệm vụ sau: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ của Nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và cấp xã; b) Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động văn thư, lưu trữ.
  • 6. HUỲNH BÁ HỌC 6/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC d) Quản lý tài liệu lưu trữ của cấp huyện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ; đ) Thực hiện một số dịch vụ công về văn thư, lưu trữ. 2. Biên chế Công chức chuyên trách làm văn thư, lưu trữ do Phòng Nội vụ bố trí trong biên chế được giao. Công chức chuyên trách làm văn thư, lưu trữ tại Phòng Nội vụ phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật. 3. Báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ Căn cứ Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ. Hằng năm, Văn phòng UBND; các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở bằng việc gửi báo cáo về Lưu trữ huyện. V. Thể thức Văn bản Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản tuân thủ rất chặt chẽ đúng theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ quy về kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Gồm các thành phần như sau: 1. Quốc hiệu; 2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; 3. Số, ký hiệu của văn bản; 4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; 5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; 6. Nội dung văn bản; 7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; 8. Dấu của cơ quan, tổ chức; Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ. 9. Nơi nhận; 10. Các thành phần khác: - Dấu chỉ mức độ mật; - Dấu chỉ mức độ khẩn; - Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; - Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ trang thông tin điện tử; - Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành; - Phụ lục văn bản; - Số trang văn bản; Đối với với bản sao Gồm: “SAO Y BẢN CHÍNH” hoặc “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC”. Các thành phần: 1. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; 2. Số, ký hiệu bản sao; 3. Các thành phần khác: - Địa danh và ngày, tháng, năm sao; - Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; - Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận. Kỹ thuật trình bày và nội dung cụ thể được trình bày chi tiết tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ. VI. Các nội dung của công tác văn thư 1. Soạn thảo và ban hành văn bản Quá trình soạn thảo và ban hành văn bản được quy định cụ thể tại các văn bản: - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư. - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Bước 1. Xác định nhu cầu ban hành văn bản Bước 2. Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt Bước 3. Đánh máy, nhân bản
  • 7. HUỲNH BÁ HỌC 7/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC Bước 4. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành Bước 5. Ký văn bản Các Điều 6, 7, 8, 9, 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại các Khoản 4, 5, 6 Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP. 2. Tổ chức quản lý văn bản Quá trình tổ chức quản lý văn bản được quy định tại các văn bản sau: - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công tác văn thư. - Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. - Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến. a. Quản lý văn bản đến Tại Điều 12, Mục 1, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP có quy định trình tự quản lý văn bản đến như sau: Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức phải được quản lý theo trình tự sau: 1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; 2. Trình, chuyển giao văn bản đến; 3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. Nội dung cụ thể từng trình tự được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 Mục 1, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và được trình bày chi tiết hơn tại mục II (quản lý văn bản đến), Công văn số 425/VTLTNN- NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến. b. Quản lý văn bản đi Tại Điều 17, Mục 2, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP có quy định trình tự quản lý văn bản đến như sau: Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành phải được quản lý theo trình tự sau: 1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản; 2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có); 3. Đăng ký văn bản đi; 4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; 5. Lưu văn bản đi. Nội dung cụ thể từng trình tự được quy định tại các Điều 18, 19, 20 Mục 2, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, sửa chữa bổ sung tại Khoản 7, 8 Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP và được trình bày chi tiết hơn tại mục III (quản lý văn bản đi), Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 của cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến. 3. Quản lý và sử dụng con dấu Việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan tuân thủ đúng theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001của Chính phủ quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu, tại III của Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT. Ngoài ra việc quản lý và sử dụng con dấu còn được quy định tại Điều 25, 26 Mục 4, Chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP: Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu 1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. 2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau: a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền; b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền; d) Không được đóng dấu khống chỉ. 3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau: a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức; b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó. Điều 26. Đóng dấu 1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. 2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • 8. HUỲNH BÁ HỌC 8/8 BÀI TT CÔNG TÁC VT TẠI CÁC CQCQ N. NƯỚC 3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. 4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. 4. Tổ chức lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ Tổ chức lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ được quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, Mục 3, chương III, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Điều 21. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành và yêu cầu đối với hồ sơ được lập 1. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành bao gồm: a) Mở hồ sơ; b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ; c) Kết thúc và biên mục hồ sơ. 2. Yêu cầu đối với mỗi hồ sơ được lập: a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của cơ quan, tổ chức; b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc; c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều. Điều 22. Giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức 1. Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức a) Các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức phải giao nộp những hồ sơ, tài liệu có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này. b) Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thì phải lập danh mục gửi cho lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức nhưng thời hạn giữ lại không được quá hai năm. c) Mọi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm. 2. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau: a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc; b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức; c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán; d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc. 3. Thủ tục giao nộp Khi giao nộp tài liệu phải lập hai bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và hai bản “Biên bản giao nhận tài liệu”. Đơn vị hoặc cá nhân giao nộp tài liệu và lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức giữ mỗi loại một bản. Điều 23. Trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình. 2. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ: a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới; b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan, tổ chức mình. 3. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức. 4. Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó. Điều 24. Nghiệp vụ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước./.