SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  70
Télécharger pour lire hors ligne
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------
TÔ THỊ QUỲNH MAI
KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI-2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------
TÔ THỊ QUỲNH MAI
KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Anh Tuấn
HÀ NỘI-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS.Vũ Anh Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện
Tô Thị Quỳnh Mai
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành
đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài
liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học
của mình.
Xin cám ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng sau đại học,
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân
trong gia đình đã đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn ......................................................... 9
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................10
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung ......................................................10
1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình ..............10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................10
1.1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................12
1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái Bình..........................................16
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình .................................................16
1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền.................................................................22
1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình............................................................27
1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ...........31
Tiểu kết...........................................................................................................34
Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về
Thái Bình........................................................................................................36
2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết ................................37
2.2.Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm trồng lúa nƣớc ..................................46
2.3. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gia cầm...............56
Tiểu kết...........................................................................................................60
Chƣơng 3: Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội trong
tục ngữ cổ truyền về Thái Bình....................................................................62
3.1. Mối quan hệ trong gia đình...................................................................62
3.1.1. Mối quan hệ bố mẹ – con cái ................................................................64
3.1.2. Mối quan hệ vợ chồng...........................................................................70
3.2. Mối quan hệ xã hội.................................................................................75
Tiểu kết...........................................................................................................82
Chƣơng 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền
về Thái Bình...................................................................................................83
4.1. Làng nghề thủ công................................................................................83
4.1.1. Nghề kim hoàn.......................................................................................85
4.1.2. Nghề dệt chiếu cói.................................................................................87
4.1.3. Nghề làm bánh cáy................................................................................92
4.2. Văn hóa ẩm thực ....................................................................................93
4.3. Văn hóa nghệ thuật................................................................................99
Tiểu kết.........................................................................................................103
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................108
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNTB I : Văn học dân gian Thái Bình, tập I
TNTB II : Tìm hiểu Tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình
TNNV : Tục ngữ người Việt
GS. : Giáo sư
PGS : Phó giáo sư
TS. : Tiến sĩ
Nxb : Nhà xuất bản
Tp. : Thành phố
Tr. : Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong ngôn
ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống
thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực
tiếp sáng tác. Tục ngữ có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân. Nói và viết về tục ngữ cũng đã nhiều song với một kho tàng tri
thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một di sản mênh mông
cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng vẫn rất “dai dẳng”.
Vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tưởng đơn giản đó nhưng
vẫn còn “thách đố” khoa học. Tục ngữ được ví là kho báu và kinh nghiệm và
trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”.
1.2. Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc Bộ.Tuy
ở một địa hình không gần với những đô thị lớn của cả nước nhưng người Thái
Bình lại có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa khá rộng. Cũng như người ở các
tỉnh khác, người Thái Bình rất yêu văn hóa văn nghệ dân gian. Họ biết tiếp
nhận những nét văn hóa tinh túy của từng vùng miền cùng với nét văn hóa
quê hương tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Đã có những công
trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất này trên những khía cạnh khác nhau
trong mối quan hệ với văn học dân gian. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn
học dân gian Thái Bình, những người đi trước thường mới chỉ đi vào cái tổng
quát, còn chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề tục ngữ Thái Bình trong các mặt của
đời sống văn hóa nhân dân và chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu.
Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát tục ngữ
cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa nhằm nghiên cứu vấn đề một cách
có hệ thống, đồng thời tìm hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của
người Thái Bình trong lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự
nhiên,gia đình, xã hội. Khi thực hiện luận văn, chúng tôi luôn mong muốn có
2
thể góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về văn hóa cổ truyền ở
vùng đất này.
1.3. Bản thân là người Thái Bình, nay lại là giáo viên Ngữ văn giảng
dạy trong trường phổ thông chúng tôi luôn mong muốn đi sâu khai thác, làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa văn hóa và đời sống, đồng
thời bồi dưỡng học sinh kiến thức và niềm tự hào về một nền văn hóa đa
dạng, cũng như giáo dục các em ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét văn hóa
của Việt Nam nói chung và của Thái Bình nói riêng. Trong chương trình Ngữ
văn được giảng dạy ở nhà trường, văn học dân gian luôn dành được một vị thế
quan trọng. Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng luôn tạo được sự
hứng thú học tập và nghiên cứu của học trò bởi sự ngắn gọn, súc tích, gắn liền
với lời ăn tiếng nói hàng ngày, biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau của đời
sống văn hóa. Qua đó, học sinh có thể hiểu được phần nào nét văn hóacủa
người dân . Bên cạnh đó, đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực cho công tác
giảng dạy văn học dân gian và chương trình địa phương Thái Bình.
Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tục ngữ người Việt trong văn
chương và trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau đã có không ít các công
trình nghiên cứu vừa và lớn. Chẳng hạn như cuốn Tục ngữ phong dao của Ôn
Như Nguyễn Văn Ngọc (1928); Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan (1956); cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt 2 tập do GS. Nguyễn
Xuân Kính chủ biên (1999) …Trong phạm vi đề tài của luận văn người viết
không đặt ra mà chủ yếu tập trung vào những công trình sưu tầm nghiên cứu
văn học dân gian Thái Bình nói chung và tục ngữ cổ truyền nói về Thái Bình
nói riêng.
3
Thái Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, văn nghệ dân
gian. Trong khoảng thời gian đất nước còn chưa giành được độc lập, kinh tế
gặp nhiều khó khăn; khi Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước tập trung xây
dựng kinh tế, viện trợ cho miền Nam thống nhất thì ở Thái Bình đã có ý thức
rất rõ ràng về việc bảo tồn, sưu tầm các giá trị văn học dân gian quý báu nhằm
giáo dục tư tưởng tình cảm mới cho nhân dân.“Thái Bình là một tỉnh vốn có
truyền thống đấu tranh chống thiên nhiên và cải tạo xã hội, có những hoạt
động văn hóa phong phú. Nhiều tác phẩm văn nghệ dân gian hiện đang còn
lưu truyền trong nhân dân mà chưa được sưu tầm ghi chép lại…..Hội Văn
nghệ và Thông tin Văn hóa Thái Bình mở cuộc vận động sưu tầm văn học dân
gian trong toàn tỉnh.” (Văn nghệ dân gian Thái bình, xuân 1973, Thể lệ về
cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian thái bình 1-1-1973); cuộc thi này
diễn ra trong thời gian dài từ tháng 1 năm 1973 tới tháng 12 năm 1973.
Với bề dày truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, cùng với quá
trình cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt người dân Thái Bình đã xây dựng và gìn
giữ cho mình một nền văn hóa dân gian đặc sắc. Có thể kể đến các công trình
nghiên cứu về văn hóa dân gian Thái Bình như:
“Thái Bình – Một vùng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú” ,
Phạm Minh Đức (1997), Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 (60). Trong bào viết
này tác giả chia thành hai mục sau đây: một là Thái Bình, vùng lúa nước tiêu
biểu; hai là Thái Bình một vùng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú.
Nguyễn Thanh (1997), “Về công tác sưu tầm nghiên cứu vốn văn hóa
phi vật thể ở Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4(60). Bài viết đã đưa
ra những định danh về văn hóa phi vật thể...đó là những kỹ nghệ, những thao
tác trong quy trình tạo ra các vật phẩm, ở đó những phong tục, tập quán có cả
mặt hay, mặt tốt đã trở thành thuần phong mỹ tục, những vấn đề về tâm linh,
những nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, những phương thuật bấm độn, tướng số,
phù thủy, địa lý...
4
Nguyễn Thanh (2001), “Một thế kỉ sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn
nghệ dân gian ở Thái Bình”, Tạp chí văn hóa dân gian số 2 . Bài viết khẳng
định Thái Bình là vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa,văn nghệ dân gian. Tác
giả chứng mình điều khẳng định trên bằng những thành tựu mà Thái Bình đạt
được trong một thế kỉ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian.
Nguyễn Huy Hồng (1987) với Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình,
Nxb Sở Văn hóa thể thao Thái Bình. Cuốn sách gồm ba phần. Phần một: Đất
Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước. Phần hai giới thiệu cụ thể về nghệ
thuật múa rối nước: Sân khấu, Máy điều khiển, Nghệ nhân, Phường hội, Tễu,
Văn học, Âm nhạc. Phần ba cung cấp những hình ảnh về múa rối nước ở Thái
Bình. Cuối sách giới thiệu ba phường hội múa rối nước Thái Bình là Nguyễn,
Tuộc và Đống.
Nguyễn Thanh, Đào Hồng (1997), “Đền Đồng Xâm quy mô kiến trúc
và lễ hội”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 (60) Tác giả miêu thuật về đền
Đồng Xâm với một tổng thể kiến trúc đồ sộ với 1000 m2 xây dựng và gồm 12
công trình kiến trúc chính. Những lễ hội được tiến hành ở ngôi đền thuộc xã
Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bắt đầu từ cuối tháng 3 đến
đầu tháng 4(âm lịch) hàng năm.
Nguyễn Thanh (1998), “Hội múa Bệt làng Vọng Lô”, Tạp chí Văn
hóa dân gian số 03 (63), Thái Bình có tới hơn 100 hội làng được khôi phục và
duy trì theo định lệ, mỗi hội có những nghi thức khác nhau cả trong phần lễ
và phần hội. Hội làng Vọng Lỗ ở xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình là một trong những hội độc đáo nhất bởi còn duy trì khá
nguyên vẹn tục múa Bệt đuổi hổ với nhiều yếu tố tín ngưỡng thần bí cổ xưa.
Nguyễn Thanh (1999), “Lễ hội ở Thái Bình” , Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, Bộ VHTT số 09 (183).
Nguyễn Thanh (2000), Lễ hội truyền thống ở Thái Bình,Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội giới thiệu về các lễ hội trên đất Thái Bình, giải thích lịch sử hình
thành và vị trí các lễ hội ấy trong đời sống văn hóa tâm linh của người Thái Bình.
5
Phan Thị Hoa Lý (2011), Lễ hội làng Vọng Lô và văn hóa dân gian
xã Quỳnh Hoa:Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Nxb Lao Động, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách này gồm 2 phần. Phần 1: Lễ hội làng Vọng Cổ. Phần 2:
Văn hóa dân gian xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Phạm Thị Chuyền (2013) với “Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 07 (121), Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội.
Phạm Thị Nết (1997), “Múa dân gian Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa
dân gian số 04 (60), Thái Bình nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Sông
Hồng...từ ngàn năm nay, cư dân trong các làng xã ở đây đã sáng tạo, lưu giữ
được nhiều loại hình nghệ thuật dângian đặc sắc. Bên cạnh hai bộ môn nghệ
thuật phổ biến là chèo và múa rối nước. Đặc biệt, ít ai ngờ rằng
đất Thái Bình bốn bề sông biển bao bọc lại còn lưu giữ được hàng chục điệu
múa dân gian cổ truyền.
Phạm Minh Đức (2011) với cuốn sách Văn hóa ẩm thực Thái Bình, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu những món ăn mang nét văn hóa
đặc sắc của vùng đất Thái Bình, cùng với cách chế biến tạo nên nét riêng biệt.
Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc ở Thái Bình, Nxb Văn hóa
thông tin 2006 giới thiệu các lễ hội truyền thống đặc sắc ở Thái Bình.
Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ văn học dân gian ở
Thái Bình có thể kể đến các công trình sau: Văn học dân gian Thái Bình,tập
1, Phạm Đức Duật chủ biên (1981), Nxb Khoa học xã hội đã khái quát tổng
quan về văn học dân gian ở Thái Bình. Cuốn sách này được chia làm 2 phần.
Phần thứ nhất là mấy nét về văn học dân gian Thái Bình. Phần thứ hai:
Phương ngôn, tục ngữ. Cuốn sách là quá trình nghiên cứu, sưu tầm cũng như
khai thác từ các sách Nôm do các nhà Nho Thái Bình viết, có chép văn học
dân gian. Đó cũng là quá trình sưu tầm, khảo sát và tổng hợp từ việc khảo sát
thực địa của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình và sự đóng góp
to lớn của nhân dân trong tỉnh với các tư liệu dân gian truyền miệng chưa đưa
vào sách vở.
6
Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên, (2002);
Cuốn Tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính (2014), NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội là sự tập hợp những câu tục ngữ của nhân dân tái hiện đời sống
xã hội con người. Cuốn sách chia làm tám phần với những câu tục ngữ về lịch
sử đất nước, các mối quan hệ gia đình xã hội, các hiện tượng thiên nhiên hay
những câu tục ngữ về các ngành nghề trong xã hội. Cuốn sách cũng là những
phong tục tập quán được hiện lên trong phần sáu, và lên án giặc cướp và áp
bức cũng như những tệ nạn, những thói hư tật xấu của con người. Phần cuối
cuốn sách là những quan niệm về nhân sinh vũ trụ. Trong cuốn sách này tỉnh
Thái Bình đều có những câu tục ngữ góp phần vào làm nên diện mạo trong
kho tàng tục ngữ người Việt.
Cuốn Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình,Nxb
Văn hóa thông tin (2014) được tác giả Phạm Minh Đức tập hợp, sưu tầm
những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về mảnh đất này. Lịch sử những tên
làng, tên đất, tên địa danh được Cuốn sách còn sưu tầm những câu tục ngữ, ca
dao nói về đạo lý làm người của cả dân tộc mà người dân Thái Bình luôn ghi
nhớ và làm theo.
Các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ về văn học dân gian Thái Bình.
Nguyễn Thị Tô Hoài với “Tín ngưỡng thờ Mẫu đền Đồng Bằng và
việc bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương trong bối cảnh hội nhập” (2005), kỉ
yếu khoa học, Nxb Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Thái Bình...
Hà Thị Hoa với luận án tiến sĩ văn hóa học về đề tài: “Nghệ thuật chèo
trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình”, Viện văn hóa nghệ thuật
Việt Nam 2008. Luận văn thạc sĩ Những đặc điểm của truyện kể dân gian
Thái Bình của Nguyễn Thanh Nga.
Ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên sâu,
còn có thể kể tới các hội thảo quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể ở
Thái Bình như: Hội thảo khoa học quốc gia “Những giá trị đặc biệt của các di
7
sản văn hóa thời Trần trên vùng đất Hưng Hà –Thái Bình” tổ chức tại huyện
Hưng Hà, trong số 28 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
lịch sử, có nhiều tham luận quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể như:
“Văn hóa văn nghệ dân gian những dấu ấn sâu đậm về nhà Trần ở Long Hưng
(Hưng Hà)” của nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức; “Giá trị đặc biệt của di sản
nhà Trần ở Hưng Hà” của PGS.TS Phạm Quốc Sử; “Ý nghĩa lịch sử văn hóa
của phần lễ - phần hội trong lễ hội Đền Trần” của Thạc sĩ Nguyễn Hồng
Chuyên; “Hội giao chạ Tam Đường – Vân Đài, một mỹ tục văn hóa thời Trần
cần bảo tồn và phát huy trong xã hội đương đại” của PGS. TS Bùi Quang
Thanh; “Tìm hiểu lễ hội giao chạ ở làng Vân Đài – xã Chí hòa, Hưng Hà và
Diệu Dung công chúa” của nhà nghiên cứu Đặng Hùng v.v..
Nhìn chung, đã có những công trình nghiên cứu về Thái Bình và văn
hóa văn học dân gian nói chung song chưa có ai dành những trang viết có hệ
thống và nghiên cứu về tục ngữ cổ truyền Thái Bình trong đời sống văn
hóa,trên cơ sở đó trong thời gian và phạm vi của luận văn chúng tôi muốn
bước đầu tìm hiểu và khảo sát về vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát, nghiên cứu
trong những câu tục ngữ cổ truyền có nhắc tới địa danh, sự vật hay sự kiện
liên quan tới Thái Bình. Đó là những câu tục ngữ được nhân dân sáng tác và
lưu truyền trước cách mạng tháng Tám 1945. Những câu tục ngữ xuất hiện
sau này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này.
b. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát tục ngữ cổ truyền gắn liền hay nhắc tới địa
điểm, sự vật hay sự kiện có liên quan tới địa danh tỉnh Thái Bình và giá trị
của chúng trong đời sống văn hóa.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu, sử dụng
nguồn tư liệu để khảo sát sau:
8
1. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ, phương ngôn Thái
Bình, bao gồm:
- Văn học dân gian Thái Bình I, Phạm Đức Duật chủ biên, NXB Khoa
học xã hội 1981
- Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình, Phạm Minh
Đức, Bùi Duy Lan, Nguyễn Thanh, Vũ Đức Thơm, NXB Văn hóa
thông tin 2014.
- Tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2014) Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin, Hà Nội
2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa văn học dân gian Thái Bình
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu vị trí cũng như ý nghĩa của tục ngữ trong văn học
dân gian, luận văn tiến tới khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc
nhìn văn hóa để thấy được ảnh hưởng cũng như vị trí của tục ngữ trong các
mặt của đời sống văn hóa xã hội ở Thái Bình.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu về tục ngữ cổ truyền về Thái Bình
- Phân tích làm rõ tục ngữ có giá trị đến các mặt của đời sống văn hóa
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Phương pháp khảo sát
Đây là một trong những phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng
trong việc hoàn thành luận văn này. Từ những tư liệu của các nhà nghiên cứu
đi trước cũng như những công trình khoa học đã được công nhận, chúng tôi
tiến hành khảo sát, sàng lọc và tập trung nghiên cứu đối tượng mà chúng tôi
hướng tới.
9
- Phương pháp thống kê, phân loại
Từ các tư liệu sưu tầm và khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, phân
loại để từ đó có cái nhìn toàn vẹn, tổng thể về tục ngữ được sử dụng trong
cuộc sống của người Thái Bình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở các tư liệu đã khảo sát được, chúng tôi tiến hành hệ thống
và phân tích để qua đó có cái nhìn cụ thể và một sự đánh giá tương đối đầy đủ
và chính xác về những câu tục ngữ cổ truyền về đất và ngườiThái Bình.
- Phương pháp liên ngành
Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp nêu trên, phương
pháp liên ngành có một vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện luận văn
này. Với việc chọn lọc những kiến thức và phương phápcủa các ngành lịch sử,
địa lý, văn hóa, chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về vùng đất Thái Bình,
để từ đó tiến hành nghiên cứu có chiều sâu các vấn đề mà luận văn hướng tới.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có, luận văn khảo
sát một cách có hệ thống kho tàng tục ngữ cổ truyền về Thái Bình trên cơ sở
ứng dụng vào văn hóa ứng xử của người Thái Bình, từ đó giúp mọi người có
thể hiểu hơn về nét đẹp văn hóa vùng đất lúa này.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu
tham khảo, Phụ lục, Luận văn này gồm bốn chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
Chương 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về
Thái Bình
Chương 3: Văn hóa ứng xử với các mối quan hệ gia đình, xã hội trong
tục ngữ cổ truyền về Thái Bình
Chương 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền
về Thái Bình
10
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung
1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng đất Thái Bình được hình thành khá sớm và được gọi với các tên
gọi khác nhau, sắp xếp theo hệ thống hành chính khác nhau dưới các triều đại
phong kiến Việt Nam. Để đàn áp phong trào nhân dân khởi nghĩa mạnh mẽ,
liên tục từ năm 1885 đến 1897, thực dân Pháp thành lập tỉnh Thái bình ngày
21-3-1890. Tính từ ngày ấy đến nay tỉnh Thái Bình mới có hơn 100 năm,
song trên thực tế đất đai Thái Bình hình thành đồng thời với quá trình hình
thành đồng bằng Bắc Bộ, muộn nhất là vào trung kỳ thời Hùng Vương dựng
nước Văn Lang, cách ngày nay trên dưới 3000 năm.
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế
kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận
Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái
Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê Trung Hưng sang
đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh
Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam
Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái
nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định
và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đến
năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà, phần còn lại của phủ Tiên
Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên, và phủ Tiên Hưng
được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái
Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh,Tiên Hưng, trong đó bao gồm 12
huyện.Sau này, tỉnh lị Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận
thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình. Tính đến năm 2011,
11
tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã.
Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc.
Là một vùng đất vốn được hình thành từ một bãi biển do phù sa của
sông Hồng, sông Thái Bình và các chi lưu của hai dòng sông này bồi đắp,
Thái Bình được xác định là một tỉnh đồng bằng duyên hải nằm trong châu thổ
đồng bằng sông Hồng. Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông
nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Cùng với Hưng Yên,
Thái Bình là tỉnh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi. Tỉnh tiếp giáp với
5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải
Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam.
Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Những kết quả nghiên cứu địa lý văn
hóa trên cơ sở tổng hợp thành tựu của khoa học liên ngành cho thấy đồng
bằng sông Hồng cổ xưa vốn là một vùng đất bị sụt võng dưới mực nước biển
mà thành một vịnh biển. Thế rồi, trải qua các đợt biển tiến, biển thoái, đất đai
được hình thành trên cơ sở bồi đắp phù sa của hai dòng sông chính là sông
Hồng và sông Thái Bình kết hợp với quá trình chinh phục của cư dân, chủ yếu
bằng các phương thức trị thủy và lấn biển.
Với bờ biển dài 52 km và có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông
bắc có sông Hóa, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng),
phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1
của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông. Các sông này tạo cho
Thái Bình 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Với
vị trí địa lí như vậy, khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm
gió mùa mà đặc trưng là một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa
nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Với vị trí địa lí cùng với những đặc
điểm khí hậu như vậy, cùng với những đặc điểm địa hình, nền kinh tế nông
nghiệp phụ thuộc thiên nhiên, người dân Thái Bình đã thích nghi và hòa hợp
và cải tạo để phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sống.
12
Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao
nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc
do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen
kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Những năm gần đây,
diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô
trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao
hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở
các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..) Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu
vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giớichâu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã
ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với
những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến
sự sống của nhân loại.
Tất cả những điều nêu trên đã góp phần làm phong phú lối sống, nếp
sinh hoạt, phong tục tập quán và đời sống văn hóa, tạo nên một sắc thái riêng
của người Thái Bình.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Do sự sắp đặt của lịch sử và địa lí, Thái Bình là một vùng đất ba mặt
giáp sông, một mặt giáp biển với những cửa sông lớn có thể từ đó ngược dòng
tiến vào thủ đô Hà Nội. Chính vì địa thế này mà Thái Bình vốn vẫn được xem
là cửa ngõ, là mảnh đất tiền tiêu thường phải đối mặt trước tiên với mọi đạo
quân xâm lược từ nước ngoài tràn vào nước ta. Tứ giác sông nước Thái Bình
đầy bão táp, song trải qua hơn 3000 năm chung sống với bờ bãi, dù không
biết bao nhiêu phen chìm nổi, họ vẫn bền chí, không để cuộc đời trôi dạt như
“nước chảy bè trôi”, kiên trì “lặn ngòi ngoi nước”, “đắp đập be bờ”, biến bãi
bể thành nương dâu, biến đồng hoang thành biển lúa.
13
Nhà báo Đỗ Vĩnh Bảo trong bài viết của mình có nhận xét: “Thực tình
mà nói. Ních – xơn quả có biết cách “làm ăn” hơn cả Giôn – xơn, khi hắn xếp
Thái Bình vào hàng thứ tư trong số các tỉnh trên miền Bắc cần phải đánh phá
dữ dội. Vì đó cũng là một kho người, kho của, một loại “dạ dày chiến tranh”,
nhất thiết phải chọc cho thủng!” “Từ lâu người ta vẫn hát: “Tiền Hải quê tôi
biển bạc, biển tiền”. [ 20, 5]. Nói như thế quả không sai, mảnh đất ở đây
người đông, đất rộng, sản vật địa phương khá phong phú. Suốt dải bờ biển dài
khoảng hai chục cây số là những đồng cói xanh lam, rừng cây xanh thẫm,
ruộng muối trắng tinh và rực vàng đồng lúa nối nhau không dứt. Những hình
ảnh ấy đã in trong những bài thơ, bài hát về Thái Bình:
“Anh đến quê em một chiều nắng ấm
Tiếng hát quê hương ru dài theo sóng
Thái Bình ơi Thái Bình
Ai đặt tên cho đất
Thái Bình tự bao giờ
Mà trong nắng trong mưa
Lúa vẫn lên xanh tốt
Mà trong bom trong đạn
Đất vẫn cứ sinh sôi
Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế ..”
(Bài hát Nắng ấm quê hương – Nhạc sĩ Thái Cơ)
Người Thái Bình có sự tinh nhạy, dễ hấp thụ cái mới, không chỉ ở mặt
văn hóa mà còn ở mặt lí tưởng thẩm mĩ, nhân sinh quan. Nhân dân cả nước
khi nói đến Thái Bình về mặt văn hóa truyền thống thường nhắc đến nghệ
thuật chèo, nghệ thuật rối nước, khu mộ cổ nhà Trần, thắng cảnh chùa Keo.....
Đồng thời Thái Bình còn có một truyền thống văn học dân gian và văn học
thành văn lâu đời với nội dung phong phú và nghệ thuật hấp dẫn. Không có
núi non hùng vĩ, nhưng văn hóa của Thái Bình cũng để lại những biểu tượng
thần thoại anh hùng.
14
Nơi đây cũng là quê hương của các vị danh nhân tiêu biểu qua nhiều
thời kỳ.Trước thời kỳ phong kiến, nơi này có những danh nhân tiêu biểu như:
Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục Nương (thế kỷ I)- bà là một nữ tướng tài ba
dưới thời Hai Bà Trưng; Lý Bôn hay còn gọi Lý Bý ông sinh năm 503 và từ
trần năm 548, sau khi đánh tan quân Lương, ông lên ngôi vua lấy hiệu Lý
Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chọn Long Biên là thủ phủ; Sứ quân Trần
Lãm (?-967), người có công giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh sau này lập ra nhà
Đinh (968 - 980); Nhà bác học lỗi lạc Lê Quí Đôn.
Trong và Sau cách mạng tháng tám, Thái Bình có: Hoàng Văn
Thái (1915 - 1986), Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu
trưởng đầu tiên, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.Vũ Ngọc Nhạ (1928-
2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một
Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phạm Tuân (1947-) là phi
công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm
1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số
ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Lịch sử chứng minh khi quốc gia có giặc, nhân dân Thái Bình dũng
cảm xông pha, biết tính “nát nước nát cái” tìm “kế sâu mưu hiểm”, đã đánh là
“cất vó cả lũ” và tinh thần “cưỡi sóng chém kình” của họ được các thế hệ sau
kế thừa, góp phần nhấn chìm mọi âm mưu xâm lược của bất kì kẻ thù nào từ
đâu dám đến đất này.
Cuộc sống sông nước và cấy trồng “trên đồng cạn dưới đồng sâu” còn
tạo nên bản sắc văn hóa rất Thái Bình. Dân Thái Bình rất thích ăn cơm với cá
“có cá đổ vạ cho cơm”, trong bữa ăn, chưa “ có cà, có cá, có cả canh chua” là
chưa đủ khẩu phần.
Văn học phản ánh tinh thần “có cứng mới đứng đầu gió” của người
Thái Bình trong công cuộc cải tạo thiên nhiên, chống xâm lược, lao động sản
xuất. “Thái Bình quả là quà tặng của biển Đông, của sông Hồng và sông Thái
15
Bình” [8; 24]. Bàn tay lao động trong mấy thiên kỉ của người Thái Bình góp
phần to lớn tạo nên cảnh quan của tỉnh ngày nay. Những roi đất, cồn cát được
san thành mặt bằng quần cư, những sông đào kênh rạch chi chít và bờ vùng
bờ thửa thẳng tắp là tác phẩm của chính con người”
Cùng với truyền thống yêu nước vẻ vang, Thái Bình còn có truyền thống
văn hóa tốt đẹp. Truyền thống văn hóa thể hiện chiều sâu tinh thần của một cộng
đồng người, không phải hễ cứ có độ dài năm tháng là có được. Nếu đất Tổ Hùng
Vương có hát xoan, Kinh Bắc có hát quan họ thì Thái Bình là xứ sở của những
chiềng chèo nổi tiếng chiếu chèo: làng Khuốc (Đông Hưng), Sáo Dền (Vũ Thư),
Hà Xá (Hưng Hà) và nghệ thuật múa rối nước độc đáo làng Nguyên Xá của
Đống, của Tuộc (Đông Hưng,). Hề chèo của sân khấu Thái Bình và chú Tễu của
múa rối nước là tượng trưng cho tâm hồn hóm hỉnh yêu đời, óc quan sát tinh tế,
đấu tranh mạnh mẽ mà đôn hậu của người dân Thái Bình.
Thái Bình hiện còn bảo lưu được hơn 400 lễ hội truyền thống, có
những lễ hội lớn, đặc sắc gắn liền với phát triển du lịch văn hoá: giỗ tổ Đền
thờ vương triều nhà Trần, lễ hội chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện
Quỳnh Phụ,đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ, đền Tiên La,....hàng
năm thu hút hàng chục vạn người đến dự, có những lễ hội ở quy mô làng xã nhưng
cũng thu hút hàng nghìn người tới dự. Cùng với các lễ hội truyền thống là những trò
diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian,....Các lễ hội dân gian truyền thống làm cho
đời sống tinh thần của nhân dân phong phú hơn, đẹp hơn.
Có thể nói, cư dân Thái Bình là một cộng động người vừa ổn định, vừa
biến động, vừa thống nhất, đa dạng, vừa mang tính chất chung của địa bàn và
những đặc điểm riêng của mỗi làng quê. Nổi bật trong đó là những nét văn
hóa riêng biệt ở mọi phương diện của đời sống tự nhiên, gia đình và xã hội.
Điều này đã được văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, tục ngữ nơi đây đúc
kết và phản ánh một cách cô đọng, súc tích.
16
1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái Bình
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình
Khi tiếp cận với một tổng thể chung về các thể loại, các hình thái biểu
hiện của văn hóa dân gian Thái Bình không ít nhà nghiên cứu đã thống nhất
nhận định là vốn văn hóa dân gian ở vùng đất này khá phong phú, đa dạng.
Ngoài hai loại hình chèo và múa rối nước được xác định là một trong những
trung tâm mạnh với tên gọi “đất chèo”, quê hương của múa rối nước thì các
hình thức diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian, lễ thức dân gian hay các truyền
thuyết, tục ngữ, ca dao cũng hết sức phong phú không phải nơi nào cũng có.
Từ ngày địa danh Thái Bình trở thành tên gọi, vùng đất này đã trở
thành cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ xưa và nay. Thời phong kiến có
hàng ngàn ông tú, ông cử, hơn 120 đại khoa, những người này đều viết văn
thơ, để lại cho đời những tác phẩm, những áng thơ văn hay mà tên tuổi còn
lưu trong sử sách. Bên cạnh các nhà nho sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm
còn có văn học dân gian mà lực lượng sáng tác là những người lao động,
những người này có học vấn không cao, không uyên bác nhưng do tình yêu
quê hương, gắn bó với quê hương, tự hào về quê hương mà họ “sáng tác”.
Những sáng tác của họ đã đi vào đời sống, được nhân dân yêu thích và trở
thành lời ca tiếng nói hàng ngày. Tất cả những sáng tác này đều nói về cuộc
sống, về đất và người Thái Bình, nói Thái Bình là một vùng “địa linh nhân
kiệt”. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình là những tác phẩm in sâu trong
đó như: tên đất, tên người, sự việc, sự kiện chỉ xảy ra trên đất Thái Bình. Dấu
ấn đó còn là cách diễn đạt riêng biệt của người và cảnh nơi đây bằng thứ ngôn
ngữ trong sáng.
Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, Thái
Bình chứa đựng cả một đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống vừa mang
những nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của cư dân đồng bằng sông Hồng, vừa
có sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai, dân cư.
17
Đó là sắc thái văn hóa vùng chiêm trũng hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng, vừa
cởi mở, phóng khoáng.
Biểu hiện văn hóa này trước hết đã được hội tụ sâu sắc qua các sinh
hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là
các hội lễ, hội làng có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của các cộng đồng
người trong mỗi làng xã của Thái Bình.
Đặc biệt, hội làng tại Thái Bình còn là nơi tồn tại, củng cố và lưu giữ
rất nhiều hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian và múa hát dân gian độc
đáo, đậm đà sắc thái của cư dân nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng Bắc
Bộ như múa giáo cờ, giáo quạt ở hội làng Thượng Liệt (Đông Tân, Đông
Hưng), múa Bát dật và múa Kéo chữ (hội làng An Khê, Quỳnh Phụ), múa Dội
chai ở Phương Trạch (Tiền Hải)… Nghệ thuật hát chèo với chiếu chèo sân
đình được trình diễn ở hầu hết các hội làng xưa ở Thái Bình. Ngoài những
tích trò dân gian, những vở chèo truyền thống, việc biểu diễn chèo còn phục
vụ tích cực cho việc gìn giữ những giá trị dân gian truyền thống. Nghệ thuật
chèo đã trở thành một sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn, gắn bó máu thịt với nhu
cầu tinh thần của hầu hết các làng xã ở Thái Bình xưa. “Chẳng thèm ăn chả
ăn nem/ Thèm mo cơm tẻ, thèm xem hát chèo”. Sự tồn tại, phát triển lâu đời
của các gánh chèo là cơ sở để Thái Bình được coi là “cái nôi chèo” ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với hát chèo, một loại hình sân khấu độc đáo được
coi con đẻ của vùng sông nước cũng xuất hiện và phát triển ở 7 phường hội cổ
truyền trên địa bàn tỉnh là múa rối nước.
Hội làng là môi trường văn hóa trực tiếp, quan trọng để nền văn hóa
văn nghệ dân gian của các làng xã được lưu giữ, phát triển bất chấp sự biến
đổi không ngừng của thời gian. Ngược lại, nghệ thuật dân gian cùng các trò
chơi, trò diễn đã làm nên những nét riêng, có sức hấp dẫn mãnh liệt, đậm đà
bản sắc truyền thống cho hội làng, hội lễ của Thái Bình. Con người Thái Bình
được sinh ra trên miền đất giàu chất văn hóa lành mạnh, được tiếp thu có sáng
18
tạo truyền thống của ông cha, qua nhiều thế hệ đã kịp trau dồi hiểu biết trở
thành những con người có bản lĩnh, ý chí, trưởng thành đắm mình và hòa
nhập, vươn tới đỉnh cao của tri thức đương thời, đóng góp cho đất nước
không ít nhân tài trên nhiều lĩnh vực hoạt động.
Hầu hết làng xã của Thái Bình trước năm 1945 đều có đình, chùa, đền,
miếu, mỗi đình, chùa, đền, miếu đều có đại tự, câu đối, cuốn thư ghi chép về
vùng đất, con người nơi đây của các nhà nho sống ở quê hoặc những đại khoa
có mối quan hệ với người với cảnh nơi đây do cảm xúc mà ghi lại. Chùa đình
miếu không chỉ là nơi người dân gửi lòng tin vào Phật, vào thần, thánh vào
mẫu để giải thoát những cuộc đời khổ cực, không lối ra đồng thời cũng là
niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn. Chùa đình còn là nơi dân làng mở hội vừa
để tưởng nhớ công ơn của thần, thánh vừa để vui chơi thư giãn tâm hồn, vừa
để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của làng. Đình chùa cũng là nơi để nhân dân
“sáng tác” ra những tác phẩm nghệ thuật dân gian. Những bài ca dao, những
câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích ghi lại đời sống cũng như những ước
mơ trong cuộc sống của nhân dân ở Thái Bình. Những tích chèo, những bài
múa rối nước thể hiện những nét văn hóa trong ứng xử với thiên nhiên, những
nét ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.
Văn học dân gian Thái Bình ghi lại một cách chân thực cuộc sống của
người dân nơi đây. Ca dao Thái Bình ghi lại sự tiếp nối truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong phần Ca
dao của cuốn sách “Lịch sử Việt Nam qua tục ngữ, ca dao”, 49. (Mục II. Phần
II)
“Chị em du kích Thái Bình,
Ca lô đội lệch vừa xinh vừa dòn
Người ta hỏi chuyện chồng con
Lắc đầu nguây nguẩy em còn giết Tây”
19
Câu ca dao là tinh thần chống giặc Pháp của du kích Thái Bình trong
cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Quân và dân Thái Bình đặc biệt là
những nữ du kích chung sức chung lòng cho công cuộc bảo vệ giữ gìn chủ
quyền của đất nước. Nét xinh tươi hồn nhiên của những cô du kích “bỏ quên”
cả chuyện lấy chồng mà chiến đấu vì tổ quốc non sông. Nhưng hơn cả những
cô gái ấy vừa “giỏi việc nước đảm việc nhà”, vẫn hăng say lao động sản xuất
làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Một trong những người nữ Anh
hùng đầu tiên của quân đội ta được tuyên dương trong Đại hội liên hoan Anh
hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (19 tháng 5 năm 1952) là nữ anh
hùng Nguyễn Thị Chiên của vùng đất Thái Bình.
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, chị là
Trung đội trưởng Trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Lao động Việt
Nam.Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật do chị Chiên chỉ huy nổi danh trong
kháng chiến chống Pháp với những trận đánh phục kích chống địch đi càn
quét và đánh đồn bốt địch.
Tháng 12 năm 1951, Trung đội nữ du kích do chị chỉ huy phối hợp với
bộ đội phục kích đánh địch đi càn quét. Lợi dụng lúc địch chủ quan, không đề
phòng, chị và đồng đội đã bất ngờ xông ra bắt sống bốn tên, trong đó có tên
quan hai chỉ huy. Khi địch tiến công vào làng chiến đấu của ta, chị và đồng
đội đã dũng cảm, mưu trí đánh thắng địch. Riêng trận này, chị Chiều đã bắn
chết 3 tên bắt sống 1 tên và giật được 1 súng giặc. Nữ du kích Thái Bình nổi
tiếng đánh giặc giỏi trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là tài “tay không
bắt giặc”. Trong chiến công chung ấy có sự đóng góp tích cực của người nữ
anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên và sự đồng lòng, quyết trí cũng như sự
đoàn kết của quân và dân Thái Bình. Sự đoàn kết ấy là sự thể hiện qua những
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là công cuộc xây dựng quê hương, là
sự thanh bình của cuộc sống ấm no.
20
Tại đình làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà ngày nay vẫn còn câu đối:
“Khả cảnh, Khả nhân giai khả lạc
Hưng nhân hưng nhượng cộng hưng bình”
Khung cảnh yên bình của làng Khả hiện lên với tiếng chim kêu ríu rít,
tiếng gà kêu oác oác. Cảnh làng Khả vui chung niềm vui với niềm vui của
người làng Khả, niềm vui của sự an bình, của sự ấm no. Người làng Khả vui
với niềm vui cảnh vật yên bình của làng Khả. Niềm vui ấy là bằng chứng cho
thấy sự hòa hợp bầu bạn với thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn thân
thiết chung niềm vui chung cuộc sống. Sau này đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
cũng lấy ý tứ trong văn học dân gian mà viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
– Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hưng Nhân là một phủ thuộc tỉnh Thái
Bình, sau được sáp nhập vào huyện Hưng Hà. Người Hưng Nhân nơi đây lấy hòa
khí làm phương châm xử thế, biết nhường nhịn để lấy cuộc sống yên bình.
Phong cảnh tươi đẹp nơi đây còn hiện lên trong những bài vè. Có thể lấy
ví dụ như trong phần mở đầu bài vè về Phan Bá Vành, thủ lĩnh phong trào khởi
nghĩa nông dân chống triều đình Minh Mệnh đầu thế kỉ XIX là những câu:
“Đồn rằng chợ Giám vui thay
Bên đông có miếu, bên tây có chùa
Giữa làng có điện thờ vua
TNTB I, tr 129
Đôi dòng nước chảy đò đưa dập dềnh”
TNTB I, tr 129
Nét văn hóa trong giao tiếp, trong ứng xử của người dân Thái Bình
không chỉ là ở trong phạm vi nhỏ lẻ của làng, xã. Cách thức ứng xử với văn
hóa vùng miền được thể hiện sâu sắc và sinh động qua những lễ hội dân gian
ở Thái Bình, hiện lên trong tục ngữ: “Bơi chải làng Keo, hát chèo làng
Khuốc”. Làng Keo tức làng Nghĩa Dũng, nay thuộc xã Vũ Nghĩa huyện Vũ
21
Thư, làng này ngày xưa có hội bơi chải vào ngày 15 tháng 9 âm lịch hàng
năm. Làng Khuốc nay thuộc xã Phong Châu huyện Đông Hưng, làng này là
một trong những làng có nghệ thuật chèo truyền thống của tỉnh. Với những câu
ngắn gọn nhưng súc tích văn hóa những làng văn nghệ dân gian, những lễ hội
truyền thống hiện lên rõ nét và phân biệt với những tục ngữ ở địa phương khác.
Câu 139.
“Ngàn năm in bóng hồng quần
Sông Giai tấp nập, bến Trần lưu thông
Tơ vàng quấn mái chèo ông
Vải tơ An Để lụa hồng làng Giai”
Câu ca dao vừa nhắc tới lịch sử nước nhà nhưng cũng đồng thời nhắc
tới nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải, một trong những ngành nghề của Thái
Bình được lưu truyền tới bây giờ.
Làng Giai nay là làng Cổ Trai thuộc xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình, xưa có tên Kẻ Giai rồi làng Giai, sau là Cổ Trai thuộc xã Thọ
Diên, tổng Diên Hà, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Theo
truyền thuyết năm 544, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại làng Giai, trai tráng các
nơi theo về nên gọi là làng Giai (toàn con trai). Làng ở liền sông buôn bán tấp
nập nên có tên Kẻ Giai, gọi tên chữ Hán về sau là Cổ Trai. Tương truyền Lí
Bí, do loạn lạc ở Trung Quốc chạy đến đất Cổ Trai xưa thấy thế đất tốt theo
phong thủy, thế đất hình con rồng, vòi con rồng thông với giếng đền Trần ở
Thâm Động (cùng xã Hồng Minh). Người làng Cổ Trai kể rằng bà Đỗ Thị
Khương quê làng Tây Đế (nay là làng Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình) thưở thiếu thời đi bán tơ. Khi quân nhà Lương đánh vào Cổ
Trai, trận chiến trên sông Bộ xảy ra quyết liệt, giặc thua ở bến Hợm liền tổ
chức lại lực lượng tiến đánh quân ta, cuộc chiến đang gay go thì quai chèo
thuyền của Lí Bí đứt, lúc ấy thuyền bà Khương tình cờ cũng ở đấy, bà liền thả
trôi tơ, lính vớt lại làm quai chèo, Lí Bí thoát nạn. Sau trận chiến đó, Lí Bí cho
người tìm bà, cùng kết thành vợ chồng, sau thành hoàng hậu vua Tiền Lí Nam Đế.
22
Ngày nay, nghề trồng dâu nuôi tằm không còn thịnh hành như lúc
trước với sự bùng nổ của những sợi tổng hợp. Tuy nhiên người dân nơi đây
vẫn ghi nhớ câu ca dao này với sự tự hào về một ngành nghề truyền thống của
địa phương. Những em nhỏ tại đây còn được học về câu ca dao không chỉ với
sự tự hào mà như lòng biết ơn với những bậc cha ông đã có công dựng nước
và giữ nước. Cùng với đó là đức tính cần cù chịu khó của người dân trong
công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút từng lá dâu, kén tằm và sự khắc phục
cũng như trân trọng và hòa hợp với thiên nhiên.
Trong bức tranh toàn cảnh về văn học dân gian của Thái Bình có thể
điểm hầu hết các thể loại vốn có trong văn học dân gian. Không có núi non
hùng vĩ, không có những truyền thuyết nổi tiếng nhưng văn hóa của Thái Bình
cũng để lại những dấu ấn riêng trong dòng văn học. Quang cảnh của những
làng quê Thái Bình xưa được tái hiện qua những câu ca dao, tục ngữ bằng
nhiều hình thức kết cấu khác nhau. Hay những bài vè ở nơi đây cũng có
những câu miêu tả nét tươi vui của cảnh vật. Quần chúng lao động luôn luôn
có ý thức làm chủ cuộc sống của mình. Họ hiểu rất rõ hoàn cảnh thiên nhiên
nơi họ đang ở. Những kinh nghiệm sống được đúc kết trong những câu ca dao
tục ngữ để truyền lại cho thế hệ sau.
1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền
Là một trong những thể loại văn học ra đời từ rất sớm, gắn liền với lời
ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, có nội dung sâu sắc, cô đọng, hình thức
ngắn gọn nên từ sớm tục ngữ đã được nhân dân truyền miệng qua các thế hệ.
Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học kể cả các nhà ngôn ngữ học như
Nguyễn Đức Dân, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thái Hòa..... đã đưa ra những
định nghĩa làm sáng tỏ về thể loại văn học dân gian đặc sắc này. Tuy nhiên,
trong luận văn chúng tôi chỉ đưa ra định nghĩa của một số nhà nghiên cứu văn
học dân gian.
23
Cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do tác giả Đinh Gia
Khánh chủ biên (1962), Nxb Giáo dục cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói
ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu
truyền qua nhiều thế kỉ” [21, tr. 244]. Theo các tác giả, một câu tục ngữ
thường có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng, “Tục ngữ cung cấp cho ngôn
ngữ cửa miệng cũng như ngôn ngữ văn học một hình thức biểu hiện súc tích,
giàu hình ảnh, có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, nói lên
những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi”. “Lối nói bằng tục ngữ
thường là một lối nói ẩn dụ, có từ khi con người chưa biết dùng rộng rãi
những khái niệm trừu tượng và thường dùng những tỉ dụ cụ thể” [21, tr. 245].
Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận tục ngữ chỉ có nghĩa đen. Thông thường,
người ta chỉ chú ý đến bộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những
quan niệm về triết lí nhân sinh. Còn những câu tục ngữ đúc kết những quy
luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệm trong lao động, chăn nuôi,
trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương, vốn chỉ mang
nghĩa đen đã không được đề cập.
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (2005), Nxb
Văn học, Hà Nội được đánh giá là công trình khá công phu với diện tư liệu
bao quát kéo dài về mặt thời gian (từ những câu rất cổ đến ca dao kháng chiến
chống Pháp); rộng về mặt không gian (từ miền xuôi đến miền núi, từ đồng
bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ). Theo tác giả “Tục ngữ là một câu đố tự nó diễn
trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi
là một sự phê phán” [37, tr. 39]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học,Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên (1992), Nxb Giáo dục Việt Nam: “Tục ngữ là sự kết
tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của
nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời sống và cuộc sống đấu tranh sinh
tồn của nhân dân mà không được phản ánh trong tục ngữ”.
24
Khái niệm tục ngữ được tác giả Hoàng Ngọc Phê (2010) giải thích
trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, đó là “Những câu nói tóm tắt kinh nghiệm của
người đời và thường được kể ra trong các cuộc giao tế xã hội” [38, tr. 1097].
Trong khi đó cuốn Từ điển văn học Việt Nam của nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân, “tục” chỉ thói quen có từ lâu đời, còn “ngữ” là lời nói. Như vậy, theo tác
giả thì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa được dùng trong lời
nói hàng ngày, lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một kết cấu bền
vững.
Giáo sư Lê Chí Quế, trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt
Nam (1999), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, xem tục ngữ là một dạng văn
học đặc biệt: “Văn học đúc kết kinh nghiệm”. Quan niệm của ông cũng gần
với quan niệm của Hoàng Văn Hành khi cho rằng tục ngữ là một đơn vị thông
báo có tính nghệ thuật. Theo giáo sư, “một câu tục ngữ đơn giản nhất cũng có
tính chất nghệ thuật. Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật ở đây còn thô sơ và có
tính độc đáo của nó là nặng về ý trí....Nó phản ánh những kinh nghiệm, tri
thức của nhân dân được đúc kết qua nhiều thế hệ và nó được diễn đạt bằng
những câu ngắn gọn, hàm súc, dễ nhớ, có vần nhịp nhất định”
Trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” – GS.Nguyễn
Lân (2010), Nxb Văn học, có viết: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý
nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen
hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự
nhiên hay xã hội...”
Trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian” do GS.TS Vũ Anh Tuấn
chủ biên (2014), Nxb Giáo dục Việt Nam, đồng ý với định nghĩa trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà
chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nhận xét lâu đời của nhân
dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình
ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”.
25
Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được diễn đạt theo hình thức
những câu ngắn có vần hoặc không có vần (đa số là loại câu từ bốn đến mười
tiếng), có tính chất tương đối bền vững. Nhưng cũng có một bộ phận tục ngữ
được diễn đạt theo hình thức câu dài gồm hai, ba vế (từ 10 tiếng trở lên, có
khi trên 20 tiếng).
Lươn ngắn lại chê trạch dài
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
Tuy nhiên, dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ cũng đều được gọi là
“câu” (không gọi là “bài”). Có một bộ phận những câu mang tính chất nhập
nhằng, “lưỡng tính” vừa gắn với tục ngữ, vừa gắn với ca dao.
Ví dụ:
- Tin bợm mất bò
Tin bạn mất vợ nằm co một mình.
Việc xác định đặc trưng thể loại những câu như vậy nói chung là khó.
Nhưng nếu đặt chúng trong những trường hợp cụ thể của phát ngôn thì vẫn có
căn cứ để xác định được. Khi chúng được ngâm hay hát lên để thổ lộ tâm tình
của người sử dụng thì chúng được coi là ca dao, còn khi chúng được nói tới
để nêu lên một kinh nghiệm, một nhận xét lí trí, khách quan thì chúng là tục
ngữ.” [23, tr.377-378]
Ngày nay xuất hiện những câu tục ngữ hiện đại, ra đời trong những
hoàn cảnh mới mang tính chất thời sự, thời đại rõ nét. Tục ngữ cổ truyền là sự
đúc rút kinh nghiệm và tri thức của người dân mà chủ yếu là của người nông
dân ở xã hội phong kiến. Tri thức được phản ánh và đúc kết trong tục ngữ cổ
truyền thường gắn liền với không gian làng xã, nó thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ
của người nông dân, những kinh nghiệm sống, lao động chủ yếu trong lĩnh
vực nông nghiệp, những quan hệ xã hội mang đặc trưng của xã hội phong
kiến. Còn tục ngữ hiện đại là bức tranh phản ánh xã hội và con người thời
hiện đại. Trong bức tranh xã hội đó không gian có phần mở rộng hơn trước
26
không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Nó còn là sự xuất hiện của những
phương thức lao động, cách thức làm ăn và kiểu người mới trong xã hội. Ở
mỗi thời kì phát triển những chức năng của tục ngữ được định hình. Từ 1945 -
1975 nó thiên về chức năng vận động, tuyên truyền quần chúng trong lao
động sản xuất, đấu tranh cách mạng. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay nó chủ
yếu hướng đến phê phán, giễu nhại, giải trí.
Khi nghiên cứu tục ngữ của một vùng đất dễ nhận thấy có những câu
khó phân biệt được là tục ngữ hay phương ngôn, thành ngữ. Trong quan niệm
của nhà nho trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và các trí thức tân học thì
tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn tương đối đồng nghĩa với nhau, nhưng chức
năng, đặc điểm cấu tạo ý nghĩa và cách xây dựng hình tượng nghệ thuật có
nhiều nét riêng. Tuy nhiên, tục ngữ được dùng phổ biến hơn cả.
Phương ngôn là danh từ chỉ những tục ngữ lưu hành ở một địa
phương. Vì thế mà phương ngôn cũng mang nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm về
đời sống một cách trực tiếp và đầy đủ. Phương ngôn cũng là tiếng vang kinh
nghiệm của những sự kiện thực tế. “Nếu nói làng quê là xã hội Việt Nam thu
nhỏ thì phương ngôn là các sáng tác dân gian bám chặt với làng quê một cách
cụ thể, sinh động nhất để phản ánh. Nó gắn liền với núi sông, cỏ cây và sản
phẩm lao động, với con người và di tích lịch sử, với đình chùa, miếu mạo… Ở
Phương ngôn dễ bắt gặp những tên riêng, chủ yếu là tên làng” [26, 12]
Tục ngữ bám sát các sự kiện, các hiện tượng lịch sử nhưng không ghi
lại những sự kiện, những hiện tượng mà hướng về những nhận xét có tính
chất khái quát, có tính chất triết lí hay một kinh nghiệm. Tục ngữ hình thành
trên cơ sở những hiện tượng lịch sử lặp đi lặp lại. Trái lại, phương ngôn bám
sát các hiện tượng lịch sử không nhất thiết phải lặp đi lặp lại. Tên riêng trong
phương ngôn không chỉ nói lên nguồn gốc xuất hiện của vùng cư dân, sự phát
triển của các địa bàn cư trú có liên quan đến nghề nghiệp mà còn bảo lưu sắc
thái văn hóa bản đại khá rõ rệt. Chính vì vậy, với phương ngôn ta có thể khôi
27
phục lại lịch sử một làng, một dòng họ, một nghề nghiệp, một vùng văn hóa,
một lối sống…của nhiều địa phương xưa…
Tục ngữ là những câu nói thường là ngắn gọn, có thể có vần hoặc
không có vần nhưng thường là có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được
dùng trong lời nói hàng ngày, có chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm,
tri thức dân gian. Tục ngữ dựa vào lối so sánh để cấu tạo các vế.
- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ, người Nga đã có câu tục ngữ rất
hay: “Thành ngữ là hoa, còn tục ngữ là quả”. Câu này muốn nói thành ngữ là
một cái gì chưa hoàn chỉnh trong một phán đoán, còn tục ngữ thì đã là một
câu, một phán đoán trọn vẹn. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã xác định:
“Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là
một phần câu sẵn có, nó là bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng,
nhưng tự nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi
thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ
dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. [43, tr. 36]
1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình
Tục ngữ, ca dao có nét tương đồng, phổ biến ở nhiều tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ nhưng tục ngữ ca dao nói về đất và người Thái Bình là nét riêng, chỉ
nói về Thái Bình.
Mặc dù là một vùng đất hẻo lánh, nằm xa các trung tâm văn hóa cổ,
bốn bề sông nước bao bọc, song trên mảnh đất Thái Bình sớm thể hiện tinh
thần hiếu học, ham hiểu biết. Theo cuốn Đất và Người Thái Bình, “ngay dưới
thời Lý (thế kỷ XI), nhiều vị quốc sư nổi tiếng uyên thâm đã về mở trường dạy
học, xây dựng nên một trung tâm Phật giáo ở đất Thái Bình. Thời Nguyễn,
Thái Bình đã có 15 người đỗ đại khoa và gần 200 người đỗ cử nhân. Trải qua
chế độ khoa cử của các triều đại phong kiến (1075 - 1919), trong tổng số
28
2.898 trí thức đại khoa của Việt Nam thì Thái Bình chiếm tới 111 vị”. Tiêu
biểu cho đội ngũ nho sĩ, trí thức của Thái Bình là tri thức uyên bác, bản lĩnh
văn hóa trác việt của Nhà bác học Lê Quý Đôn. Đời nối đời, tinh thần hiếu
học trên mảnh đất trẻ nơi đầu sóng ngọn gió vẫn được các thế hệ tiếp bước
cho đến ngày hôm nay. Niềm tự hào sâu sắc về lớp lớp nhân tài, về những
danh nhân quê hương cùng những thành tố văn hóa đượm chất truyền thống,
kết tụ lâu đời nơi làng xã là mối dây tình cảm tha thiết thắt chặt con người
Thái Bình với quê hương. Nó không ngừng được củng cố, bồi đắp, trở thành ý
chí, sức mạnh quật cường của cộng đồng cư dân đang quần tụ trên đất Thái
Bình trong các cuộc đấu tranh nhằm mở mang, xây dựng cũng như bảo vệ,
giữ gìn trọn vẹn những thành quả mà ông cha từ thuở khai thiên lập ấp đã tạo
dựng lên.
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao của Nguyễn Nghĩa
Dân, Nxb Đại học Quốc gia 2010, trong phần 1, tỉnh Thái Bình được nhắc
đến qua:
“Xứ Đoài, Xứ Bắc, Xứ Đông linh thiêng phải kể đến ông Sâm Đồng”
Làng Sâm Đồng tên là làng Thâm (đọc chệch đi) thuộc xã Hồng
Phong, Hưng Hà, Thái Bình là nơi táng mộ vua Trần Huệ Tông. Gần ngôi mộ
có ngôi miếu cổ thờ bảy đời vua nhà Trần. Trong chú thích của cuốn sách và
một số tài liệu có ghi chú ngôi đền thuộc xã Hồng Phong, Hưng Hà. Tuy
nhiên sau nhiều lần điều chỉnh hành chính, sáp nhập, ngày 23 tháng 2 năm
1977 đã hợp nhất xã Minh Hồng và Hồng Phong thành xã Hồng Minh. Sách
cũ ghi lại: “Cách cung Long Hưng 5, 6 km về phía Nam, tại xã Thâm Động
huyện Thư Trì phủ Kiến Xương (nay là xã Hồng Minh huyện Hưng Hà) có
cung Lỗ Giang, nơi ở của Khâm Từ Thái hậu và Tuyên Từ Thái Hậu (vợ vua
Trần Nhân Tông) có An Lăng, lăng mộ của vua Trần Hiến Tông, có đền thờ 7
vua Triều Trần”. Lăng mộ, cung điện không còn nhưng nó là minh chứng cho
mảnh đất Thái Bình với lịch sử dựng nước và giữ nước của các vua Trần. Nó
29
cũng đồng thời là lòng tự hào về lịch sử hào hùng cũng như nguồn gốc phát
tích của nhà Trần tại mảnh đất Thái Bình.Nhân dân Hồng Minh nói riêng và
tỉnh Thái Bình nói chùng đã và đang khôi phục lại đền thờ các vua triều Trần
Tóm lại, tiêu chí xác đinh tục ngữ cổ truyền về Thái Bình là những
câu, những lời gắn liền với những địa danh, sản vật, hay sự kiện diễn ra ở một
địa điểm nào đó trên đất Thái Bình.
Chúng tôi đã thống kê được trong cuốn sách Văn học dân gian Thái
Bình tập I, Phạm Đức Duật có tất cả: 438 câu tục ngữ, phương ngôn về Thái
Bình
- Cảnh vật, tập tục, nghề thủ công có 93 câu
- Kinh nghiệm trồng lúa và một số nghề phụ gồm có 79 câu trong đó
phân chia:
+ Kinh nghiệm trồng lúa và thu hoạch mùa màng có 54 câu
+ Kinh nghiệm làm nghề thủ công gồm có 25 câu
- Kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gồm có 21 câu
- Kinh nghiệm thời tiết gồm có 8 câu
- Quan hệ gia đình và xã hội cũ 158 câu.
Trong cuốn Tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính, nhắc tới tỉnh
Thái Bình chúng tôi thống kê được như sau: 181 câu
Phần I: Đất nước - lịch sử có 69 câu
Phần II: Quan hệ gia đình – xã hội có 21 câu; trong đó quan hệ bố mẹ
chồng nàng dâu có 9 câu, quan hệ làng xóm láng giềng có 3 câu
Phần III: Các hiện tượng thiên nhiên có 3 câu
Phần IV: Lao động và nghề nghiệp , trong đó 13 câu về chăn nuôi, 44
câu về kinh nghiệm làm nông
Phần V: Đời sống vật chất của con người có 7 câu.
Phần VI: Phong tục, văn nghệ, giáo dục, chữa bệnh có 1 câu
30
Phần VII: Giặc cướp và áp bức. Tệ nạn xã hội. Thói hư tật xấu. Chống
giặc cướp, áp bức, tệ nạn xã hội. Phê phán thói hư tật xấu có 6 câu
Phần VIII: Những quan niệm đa dạng về nhân sinh vũ trụ: 17 câu
Cuốn Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình được tác
giả Phạm Minh Đức tập hợp, sưu tầm những bài ca dao, những câu tục ngữ
nói về mảnh đất này. Cuốn sách còn sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói
về đạo lý làm người của cả dân tộc mà người dân Thái Bình luôn ghi nhớ và
làm theo. Cuốn sách được chia làm những nội dung sau:
- Phần Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về tên đất, tên làng, lịch sử hình
thành làng xã, cuộc sống thanh bình trong các làng quê
- Tục ngữ, ca dao nói về nghề và làng nghề, nói về những sản vật nổi
tiếng ở Thái Bình
- Tục ngữ, ca dao nói về cuộc sống và ước vọng của nhân dân Thái Bình
- Tục ngữ, ca dao nói về tính cách, về nếp sống, về những con người,
những vùng đất nổi tiếng của Thái Bình.
Tục ngữ là một trong những thể loại được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và được tiếp cận từ nhiều góc độ. Có thể tiếp cận tục ngữ từ góc độ xã hội
học xem nó là một hiện tượng ý thức xã hội có tính đặc thù, hay tiếp cận từ
góc độ ngôn ngữ học nhằm phân biệt nó vói thành ngữ. Từ cách tiếp cận từ
góc độ văn học xem nó là đối tượng nghiên cứu của bộ môn văn học dân
gian....Trong phạm vi luận văn chúng tôi lựa chọn khảo sát tục ngữ trong tư
cách một thể loại văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên
cứu thuộc khoa học văn học dân gian có tính cập nhật hiện đại ( Mỹ, Anh..)
Tục ngữ là “một hình thái tổng hợp đặc biệt của tri thức dân gian có tính chất
phi nghệ thuật văn học ở chỗ nó làm ra vì mục đích khoa học và triết lí” . Do
đó, tri thức kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ của bất cứ dân tộc, vùng
miền nào cũng là sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghiên
cứu tục ngữ từ góc độ văn hóa là sự vận dụng tri thức cuả nhiều ngành khoa
31
học khác nhau để nghiên cứu. Đặt những câu tục ngữ trong nền văn học dân
gian với những kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội để đưa ra cái nhìn hệ
thống và phát hiện những giá trị ngữ nghĩa của tục ngữ và cách vận dụng nó
trong đời sống thực tiễn.
1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia”.
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị do con người sáng
tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm của loài người,
được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái
tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Nói cách khác, văn hóa là trình độ phát triển của con người và xã hội được
biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc giới thiệu cách hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp
của Unesco: “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối
cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc
thù riêng”
Có lẽ một trong số di sản văn hóa thuộc loại "phi vật thể" (vô thể, vô
hình) nhất, được trao quyền cho đến hôm nay và trở thành hành trang cần
thiết đặc biệt của người Việt Nam trong cuộc sống hiện tại, chính là truyền
thống ứng xử xã hội, đã được kết tinh từ đời sống văn hóa cổ truyền của người
Việt ở cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Trong những đặc tính mang đậm nhất
sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội này, thì cách thế ứng xử là nét tinh tế
nhất trong các nét đặc sắc khác về mọi phương diện ứng xử của người Việt
châu thổ Bắc Bộ.
32
Văn hóa là những ứng xử và hoạt động của con người, chỉ có con
người mới có, đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính nhân văn. Thời gian là
phép thử và cơ chế gạn lọc hữu hiệu của văn hóa. Những khuôn mẫu hành xử,
thiết chế, hệ tư tưởng, những tập quán vô nhân đạo, trái với bản tính của con
người trước sau đều sẽ bị lịch sử đào thải, tuy có thể đã từng tồn tại từ rất lâu
đời hoặc đã được sùng bái trong một giai đoạn lịch sử. Con người văn hóa là
một con người sống trong cộng đồng xã hội, không phải là một con người đơn
biệt. Những sản phẩm, hành xử, giá trị phải được cộng đồng xã hội chấp nhận
mới trở thành những mô thức văn hóa.
Văn hóa thường mang tính ổn định và gắn bó với một cộng đồng người
nhất định. Những ứng xử, những giá trị lâu đời của một dân tộc đã trở thành
tập quán, phong tục, điển chương của dân tộc đó. Người Việt và một số dân
tộc châu Á khác dùng đũa gắp từ xưa đến nay, trong khi các dân tộc châu Âu
không dùng. Màu trắng là biểu tượng cho tang tóc đối với người Việt, nhưng
biểu tượng tang tóc của người châu Âu lại là màu đen, còn màu trắng biểu
trưng cho sự trong trắng tinh khiết. [13, tr. 36]. Khi gắn bó với một cộng đồng
người, văn hóa phản ánh đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc đó.
Tác giả Hồ Hữu Tường đã khẳng định: “Tính cách văn hóa phải là tính
cách nhân bản. Văn hóa phải làm cho con người ngày càng cao quý đẹp đẽ
hơn, phải làm cho người trở nên người hơn”. Ứng xử là một biểu hiện của
giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với
mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa
con người với nhau. Theo GS. Hoàng Phê, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt
thông dụng có nêu: “Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước
những việc có quan hệ giữa mình với người khác”. Ứng xử thể hiện tư duy
của con người biểu hiện trong lối sống, thể hiện vốn hiểu biết, lịch lãm, nhân
cách, bản lĩnh văn hóa của một con người.
33
Có thể nói, văn hóa là toàn bộ những truyền thống hướng dẫn hành xử
mà các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao truyền bằng những hình
thức học tập đa dạng. Ứng xử của con người ở các nước, các vùng khác nhau
thì không giống nhau do nền văn hóa khác nhau. Điều này có nghĩa là trong những
thời đại khác nhau thì văn hóa ứng xử của con người cũng có sự thay đổi.
Văn hóa ứng xử là sự phản ánh các nội dung vấn đề có tính văn hóa
một cách có ý thức bộc lộ tư duy của một đối tượng chủ thể trao đổi tiếp xúc
với một hoặc nhiều đối tượng liên quan, được thực hiện bằng lời nói, thái độ,
hành động để đạt một mục đích nhất định. [14, tr. 24]
Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha
ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Nó tạo nên các mối quan hệ
đẹp trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, gia đình, nhà trường, trong
kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến
xung đột. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau: khi giao tiếp, nói năng phải cân
nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha
ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.
Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của xã hội loài người. Ngay từ thuở xa xưa, lúc chưa có ngành
khoa học về ngôn ngữ, các dân tộc đã đúc kết những kinh nghiệm vận dụng
lời ăn tiếng nói của mình trong tục ngữ và cho đến nay, những kinh nghiệm
này vẫn còn nguyên giá trị. Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng tính triết lí
ngôn giao dân gian đó vẫn giàu sức thuyết phục và có thể sẽ sống mãi với thời
gian. Đấy là vì tục ngữ thể hiện tính triết lí của mình một cách hình tượng,
hàm súc, đậm hơi thở của cuộc sống cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế nói
năng. Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh
nghiệm khái quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách
sống, là lối nói, cách nghĩ của mỗi dân tộc.
34
Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, người Việt đã dùng những
hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như: "Lời nói, gói vàng"; "Lời
nói quan tiền tấm lụa"...
Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ
rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử
trong gia đình, trong họ mạc làng xã, trong cộng đồng …Thế ứng xử là nét
tinh tế nhất được cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá
dân gian Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian Thái Bình nói riêng, đó là
ca dao và tục ngữ.
Văn hóa ứng xử của người Thái Bình chính là nét văn hóa từ trong lời
ăn, tiếng nói, đến cách cư xử “khéo léo” với thiên nhiên, với lao động sản
xuất, với mọi người và tầng lớp trong xã hội. Người Thái Bình có điều kiện
tiếp xúc nhiều với các nền văn hóa và phong tục tập quán ở nhiều miền đất
nước nên họ có sự hiểu biết và thẩm thấu văn hóa rất phong phú, tế nhị. Điều
đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp rất riêng của con người Thái Bình.
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi hướng tới một vài nội dung liên quan đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn về tục ngữ và văn hóa ứng xử của người
Việt Nam nói chung và con người Thái Bình nói riêng. Đồng thời cũng
nghiên cứu một số vấn đề về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Thái
Bình. Đây là những điều kiện quan trọng hình thành nên những nét văn hóa
đặc sắc cũng như vẻ đẹp con người ở vùng đất này.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng tìm hiểu những nét chung của văn học dân
gian ở Thái Bình. Với vị trí địa lí cũng như vị trí văn hóa dễ tiếp thu những
nét văn hóa đặc sắc vùng miền khác để tạo nên văn hóa riêng biệt, văn học
dân gian Thái Bình có những nét riêng mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp
lúa nước, cùng với văn hóa các ngành nghề khác nhau. Văn học dân gian Thái
35
Bình, trong đó tục ngữ là một trong những hình thức thể hiện cô đọng nhất
những tri thức, kinh nghiệm và cách ứng xử, giao tiếp xã hội của người dân
Thái Bình trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thông
qua hệ thống các câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, cuộc sống của người xưa
được tái hiện rõ nét.
Tóm lại, việc tìm hiểu những vấn đề tổng quan về lý luận và thực tiễn
của Thái Bình trong chương 1 là việc làm cần thiết giúp chúng tôi có cơ sở đi
sâu nghiên cứu những vấn đề trong văn hóa giao tiếp, ứng xử gia đình và xã
hội của người Thái Bình thông qua hệ thống các câu tục ngữ một cách toàn
diện và sâu sắc hơn ở các chương tiếp theo.
36
Chƣơng 2:
Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số là nông
dân. Người dân gắn bó với đồng ruộng, đặc biệt là Bắc Bộ - vùng đất làm
nông nghiệp lâu đời và tập trung nhất. Trải qua thời gian, người nông dân Việt
không còn đơn thuần chỉ bị thiên nhiên chi phối mà họ còn tác động lại nó
trên cơ sở hòa đồng để ổn định và thăng bằng đời sống sinh hoạt của mình.
Với nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, họ phải sống
với thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên. Kinh tế nông nghiệp chính là phản ánh
mối ứng xử giữa con người với trời và đất.
Người Việt có nhận thức khởi phát là muốn tồn tại yên ổn trước những
bất thường của thiên nhiên và quan niệm là sẽ giảm được những tác hại mà
thiên nhiên gây ra gần gũi với nó. Trước một môi trường thiên nhiên với địa
hình khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, thủy văn….. nhiều bất trắc, người Việt Bắc
Bộ buộc phải tìm ra ứng xử hợp lí nhất để đảm bảo trước hết cho mình một
cuộc sống ăn, mặc, ở, đi lại được ổn định.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc Bộ. Do quá
trình hợp cư từ nhiều luồng dân cư bốn phương đổ về khai phá nên Thái Bình
được xem là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền mà đặc sắc nhất
là sắc thái văn hóa văn minh nông nghiệp của cư dân đồng bằng, trung du Bắc
Bộ. Trên một diện tích khoảng 2530 km2
, nhân dân Thái Bình trồng trọt
chừng 2.300km2
. Còn lại 230km2
là các sông ngòi, đường xá, làng xóm và
những đất bỏ hoang dọc theo ven biển. Người ta có thể kết luận rằng trong tỉnh
Thái Bình, toàn thể dân số là một cư dân nông nghiệp. Số lượng người làm nghề
thủ công và đánh cá không đáng kể và chỉ là một số nhỏ trong tổng số.
Người dân Thái Bình luôn quan sát các hiện tượng tự nhiên để tìm ra
các quy luật của nó, tìm ra cách ứng xử khôn ngoan nhất, đem lại lợi ích cho
mình nhiều nhất phục vụ cuộc sống nông nghiệp. Thời gian nhà nông khép kín
37
theo mùa màng, lặp đi lặp lại, tạo sự uyển chuyển, mềm mại. Vào thời điểm
nền kinh tế chưa phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào vốn sống, vốn kinh nghiệm
thì những người già được coi là kho kinh nghiệm sống của nhân dân. Những
người có tuổi cao đúc kết được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh
nghiệm sản xuất. Chính họ là những người trao truyền tri thức dân gian, trao
truyền những kinh nghiệm cho thế hệ nối tiếp. Lâu dần những kinh nghiệm ấy
được đúc kết lại trong những câu ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền
khẩu. Đó được coi là những chiếc chìa khóa vàng mở ra sự phát triển cũng
như cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.
2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết
Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao
động và sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với
từng sự thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách
cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có cách ứng xử, biến đổi và cải
tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn.
Là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu Thái Bình
cũng chịu sự thất thường, khắc nghiệt, nóng nực vào mùa hạ, lạnh buốt vào
mùa đông. Nóng - Ẩm – Gió mùa là đặc thù rõ rệt nhất về khí hậu tạo cho Bắc
Bộ một mùa mưa và một mùa khô nhưng vẫn ẩm ướt. Mùa khô lạnh có đặc
điểm buốt giá, khó chịu đựng hơn mùa đông châu Âu nhiều lần. Cùng là tháng
3 âm lịch có thể vừa:
“Rét tháng Ba bà già chết cóng”
Lại vừa:
“Nóng tháng Ba chó già lè lưỡi”
Thời tiết Bắc Bộ nói chung và Thái Bình nói riêng có nhiều thay đổi
thất thường. Nơi đây với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu lại dựa vào thời
tiết để sản xuất cho nên việc chú trọng quan tâm tới thời tiết là điều hết sức
hiển nhiên và được coi trọng.
38
Thời gian nông lịch của người nông dân từ ngàn xưa cho đến nay được
chia thành mười hai tháng, từ tháng một đến tháng mười hai hay còn được
chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Người dân Việt đúc kết được rằng:
“Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng”. Hết tháng giêng (tháng 1) thì thời
gian của một năm trôi qua rất nhanh, qua rằm (qua ngày 15 hàng tháng) thì
thời gian của một tháng cũng nhanh chóng trôi qua. Kinh nghiệm này dùng để
chỉ thời gian trong năm và trong tháng, theo đó quy định các hiện tượng thời
tiết trong năm và trong ngày.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Tháng năm là tháng mùa hè, thời gian ban ngày thường kéo dài hơn
ban đêm và ngược lại, tháng mười trời nhanh tối hơn nên có cảm giác ngày
ngắn hơn đêm. Hiện tượng này là hiện tượng thường thấy ở khu vực bắc bán
cầu. Người dân Việt từ xa xưa đã quan sát và thấy rõ điều này. Với một nền
kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên của Việt Nam nói chung và
Thái Bình nói riêng thì việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên đã được coi
trọng từ lâu.
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”
Thiên nhiên rộng lớn được hợp thành bởi nhiều yếu tố mặt trời, mặt
trăng, các vì sao, nắng, mưa, mây, gió,…..Thiên nhiên được dự báo, được biểu
đạt qua muôn ngàn biểu tượng. Hình ảnh của nó bao quanh đời sống con
người. Người nông nghiệp là con người quan sát tự nhiên để tích lũy trí tuệ.
Họ được gợi mở và thắp sáng tri thức từ hành trình thám mã môi trường sống
bao quanh.
Tiếp thu và sử dụng một cách linh hoạt những kinh nghiệm dự báo thời
tiết của ông cha ta, người Thái Bình còn có những kinh nghiệm riêng gắn với
những đặc điểm riêng biệt về địa lí, khí hậu của vùng đất này.
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 

Tendances (20)

Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
 
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAYLuận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
 
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 

Similaire à Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533

Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docsividocz
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533 (20)

Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAYTruyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 

Plus de jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

Plus de jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Dernier

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- TÔ THỊ QUỲNH MAI KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI-2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- TÔ THỊ QUỲNH MAI KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Anh Tuấn HÀ NỘI-2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.Vũ Anh Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Tô Thị Quỳnh Mai
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình. Xin cám ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn ......................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................10 Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung ......................................................10 1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình ..............10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................10 1.1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................12 1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái Bình..........................................16 1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình .................................................16 1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền.................................................................22 1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình............................................................27 1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ...........31 Tiểu kết...........................................................................................................34 Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình........................................................................................................36 2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết ................................37 2.2.Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm trồng lúa nƣớc ..................................46 2.3. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gia cầm...............56 Tiểu kết...........................................................................................................60 Chƣơng 3: Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình....................................................................62 3.1. Mối quan hệ trong gia đình...................................................................62
  • 6. 3.1.1. Mối quan hệ bố mẹ – con cái ................................................................64 3.1.2. Mối quan hệ vợ chồng...........................................................................70 3.2. Mối quan hệ xã hội.................................................................................75 Tiểu kết...........................................................................................................82 Chƣơng 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình...................................................................................................83 4.1. Làng nghề thủ công................................................................................83 4.1.1. Nghề kim hoàn.......................................................................................85 4.1.2. Nghề dệt chiếu cói.................................................................................87 4.1.3. Nghề làm bánh cáy................................................................................92 4.2. Văn hóa ẩm thực ....................................................................................93 4.3. Văn hóa nghệ thuật................................................................................99 Tiểu kết.........................................................................................................103 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................108
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT TNTB I : Văn học dân gian Thái Bình, tập I TNTB II : Tìm hiểu Tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình TNNV : Tục ngữ người Việt GS. : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TS. : Tiến sĩ Nxb : Nhà xuất bản Tp. : Thành phố Tr. : Trang
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác. Tục ngữ có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nói và viết về tục ngữ cũng đã nhiều song với một kho tàng tri thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một di sản mênh mông cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng vẫn rất “dai dẳng”. Vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tưởng đơn giản đó nhưng vẫn còn “thách đố” khoa học. Tục ngữ được ví là kho báu và kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. 1.2. Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc Bộ.Tuy ở một địa hình không gần với những đô thị lớn của cả nước nhưng người Thái Bình lại có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa khá rộng. Cũng như người ở các tỉnh khác, người Thái Bình rất yêu văn hóa văn nghệ dân gian. Họ biết tiếp nhận những nét văn hóa tinh túy của từng vùng miền cùng với nét văn hóa quê hương tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Đã có những công trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất này trên những khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ với văn học dân gian. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn học dân gian Thái Bình, những người đi trước thường mới chỉ đi vào cái tổng quát, còn chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề tục ngữ Thái Bình trong các mặt của đời sống văn hóa nhân dân và chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa nhằm nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, đồng thời tìm hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của người Thái Bình trong lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên,gia đình, xã hội. Khi thực hiện luận văn, chúng tôi luôn mong muốn có
  • 9. 2 thể góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về văn hóa cổ truyền ở vùng đất này. 1.3. Bản thân là người Thái Bình, nay lại là giáo viên Ngữ văn giảng dạy trong trường phổ thông chúng tôi luôn mong muốn đi sâu khai thác, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa văn hóa và đời sống, đồng thời bồi dưỡng học sinh kiến thức và niềm tự hào về một nền văn hóa đa dạng, cũng như giáo dục các em ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét văn hóa của Việt Nam nói chung và của Thái Bình nói riêng. Trong chương trình Ngữ văn được giảng dạy ở nhà trường, văn học dân gian luôn dành được một vị thế quan trọng. Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng luôn tạo được sự hứng thú học tập và nghiên cứu của học trò bởi sự ngắn gọn, súc tích, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa. Qua đó, học sinh có thể hiểu được phần nào nét văn hóacủa người dân . Bên cạnh đó, đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy văn học dân gian và chương trình địa phương Thái Bình. Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tục ngữ người Việt trong văn chương và trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau đã có không ít các công trình nghiên cứu vừa và lớn. Chẳng hạn như cuốn Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1928); Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1956); cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt 2 tập do GS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (1999) …Trong phạm vi đề tài của luận văn người viết không đặt ra mà chủ yếu tập trung vào những công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình nói chung và tục ngữ cổ truyền nói về Thái Bình nói riêng.
  • 10. 3 Thái Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian. Trong khoảng thời gian đất nước còn chưa giành được độc lập, kinh tế gặp nhiều khó khăn; khi Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước tập trung xây dựng kinh tế, viện trợ cho miền Nam thống nhất thì ở Thái Bình đã có ý thức rất rõ ràng về việc bảo tồn, sưu tầm các giá trị văn học dân gian quý báu nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm mới cho nhân dân.“Thái Bình là một tỉnh vốn có truyền thống đấu tranh chống thiên nhiên và cải tạo xã hội, có những hoạt động văn hóa phong phú. Nhiều tác phẩm văn nghệ dân gian hiện đang còn lưu truyền trong nhân dân mà chưa được sưu tầm ghi chép lại…..Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Thái Bình mở cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian trong toàn tỉnh.” (Văn nghệ dân gian Thái bình, xuân 1973, Thể lệ về cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian thái bình 1-1-1973); cuộc thi này diễn ra trong thời gian dài từ tháng 1 năm 1973 tới tháng 12 năm 1973. Với bề dày truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, cùng với quá trình cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt người dân Thái Bình đã xây dựng và gìn giữ cho mình một nền văn hóa dân gian đặc sắc. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Thái Bình như: “Thái Bình – Một vùng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú” , Phạm Minh Đức (1997), Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 (60). Trong bào viết này tác giả chia thành hai mục sau đây: một là Thái Bình, vùng lúa nước tiêu biểu; hai là Thái Bình một vùng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú. Nguyễn Thanh (1997), “Về công tác sưu tầm nghiên cứu vốn văn hóa phi vật thể ở Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4(60). Bài viết đã đưa ra những định danh về văn hóa phi vật thể...đó là những kỹ nghệ, những thao tác trong quy trình tạo ra các vật phẩm, ở đó những phong tục, tập quán có cả mặt hay, mặt tốt đã trở thành thuần phong mỹ tục, những vấn đề về tâm linh, những nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, những phương thuật bấm độn, tướng số, phù thủy, địa lý...
  • 11. 4 Nguyễn Thanh (2001), “Một thế kỉ sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian ở Thái Bình”, Tạp chí văn hóa dân gian số 2 . Bài viết khẳng định Thái Bình là vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa,văn nghệ dân gian. Tác giả chứng mình điều khẳng định trên bằng những thành tựu mà Thái Bình đạt được trong một thế kỉ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian. Nguyễn Huy Hồng (1987) với Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Nxb Sở Văn hóa thể thao Thái Bình. Cuốn sách gồm ba phần. Phần một: Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước. Phần hai giới thiệu cụ thể về nghệ thuật múa rối nước: Sân khấu, Máy điều khiển, Nghệ nhân, Phường hội, Tễu, Văn học, Âm nhạc. Phần ba cung cấp những hình ảnh về múa rối nước ở Thái Bình. Cuối sách giới thiệu ba phường hội múa rối nước Thái Bình là Nguyễn, Tuộc và Đống. Nguyễn Thanh, Đào Hồng (1997), “Đền Đồng Xâm quy mô kiến trúc và lễ hội”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 (60) Tác giả miêu thuật về đền Đồng Xâm với một tổng thể kiến trúc đồ sộ với 1000 m2 xây dựng và gồm 12 công trình kiến trúc chính. Những lễ hội được tiến hành ở ngôi đền thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4(âm lịch) hàng năm. Nguyễn Thanh (1998), “Hội múa Bệt làng Vọng Lô”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 03 (63), Thái Bình có tới hơn 100 hội làng được khôi phục và duy trì theo định lệ, mỗi hội có những nghi thức khác nhau cả trong phần lễ và phần hội. Hội làng Vọng Lỗ ở xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong những hội độc đáo nhất bởi còn duy trì khá nguyên vẹn tục múa Bệt đuổi hổ với nhiều yếu tố tín ngưỡng thần bí cổ xưa. Nguyễn Thanh (1999), “Lễ hội ở Thái Bình” , Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Bộ VHTT số 09 (183). Nguyễn Thanh (2000), Lễ hội truyền thống ở Thái Bình,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội giới thiệu về các lễ hội trên đất Thái Bình, giải thích lịch sử hình thành và vị trí các lễ hội ấy trong đời sống văn hóa tâm linh của người Thái Bình.
  • 12. 5 Phan Thị Hoa Lý (2011), Lễ hội làng Vọng Lô và văn hóa dân gian xã Quỳnh Hoa:Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Nxb Lao Động, Hà Nội. Nội dung cuốn sách này gồm 2 phần. Phần 1: Lễ hội làng Vọng Cổ. Phần 2: Văn hóa dân gian xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Phạm Thị Chuyền (2013) với “Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 07 (121), Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội. Phạm Thị Nết (1997), “Múa dân gian Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 (60), Thái Bình nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Sông Hồng...từ ngàn năm nay, cư dân trong các làng xã ở đây đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật dângian đặc sắc. Bên cạnh hai bộ môn nghệ thuật phổ biến là chèo và múa rối nước. Đặc biệt, ít ai ngờ rằng đất Thái Bình bốn bề sông biển bao bọc lại còn lưu giữ được hàng chục điệu múa dân gian cổ truyền. Phạm Minh Đức (2011) với cuốn sách Văn hóa ẩm thực Thái Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu những món ăn mang nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Thái Bình, cùng với cách chế biến tạo nên nét riêng biệt. Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc ở Thái Bình, Nxb Văn hóa thông tin 2006 giới thiệu các lễ hội truyền thống đặc sắc ở Thái Bình. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ văn học dân gian ở Thái Bình có thể kể đến các công trình sau: Văn học dân gian Thái Bình,tập 1, Phạm Đức Duật chủ biên (1981), Nxb Khoa học xã hội đã khái quát tổng quan về văn học dân gian ở Thái Bình. Cuốn sách này được chia làm 2 phần. Phần thứ nhất là mấy nét về văn học dân gian Thái Bình. Phần thứ hai: Phương ngôn, tục ngữ. Cuốn sách là quá trình nghiên cứu, sưu tầm cũng như khai thác từ các sách Nôm do các nhà Nho Thái Bình viết, có chép văn học dân gian. Đó cũng là quá trình sưu tầm, khảo sát và tổng hợp từ việc khảo sát thực địa của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình và sự đóng góp to lớn của nhân dân trong tỉnh với các tư liệu dân gian truyền miệng chưa đưa vào sách vở.
  • 13. 6 Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên, (2002); Cuốn Tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính (2014), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội là sự tập hợp những câu tục ngữ của nhân dân tái hiện đời sống xã hội con người. Cuốn sách chia làm tám phần với những câu tục ngữ về lịch sử đất nước, các mối quan hệ gia đình xã hội, các hiện tượng thiên nhiên hay những câu tục ngữ về các ngành nghề trong xã hội. Cuốn sách cũng là những phong tục tập quán được hiện lên trong phần sáu, và lên án giặc cướp và áp bức cũng như những tệ nạn, những thói hư tật xấu của con người. Phần cuối cuốn sách là những quan niệm về nhân sinh vũ trụ. Trong cuốn sách này tỉnh Thái Bình đều có những câu tục ngữ góp phần vào làm nên diện mạo trong kho tàng tục ngữ người Việt. Cuốn Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình,Nxb Văn hóa thông tin (2014) được tác giả Phạm Minh Đức tập hợp, sưu tầm những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về mảnh đất này. Lịch sử những tên làng, tên đất, tên địa danh được Cuốn sách còn sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về đạo lý làm người của cả dân tộc mà người dân Thái Bình luôn ghi nhớ và làm theo. Các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ về văn học dân gian Thái Bình. Nguyễn Thị Tô Hoài với “Tín ngưỡng thờ Mẫu đền Đồng Bằng và việc bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương trong bối cảnh hội nhập” (2005), kỉ yếu khoa học, Nxb Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Thái Bình... Hà Thị Hoa với luận án tiến sĩ văn hóa học về đề tài: “Nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình”, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam 2008. Luận văn thạc sĩ Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình của Nguyễn Thanh Nga. Ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên sâu, còn có thể kể tới các hội thảo quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể ở Thái Bình như: Hội thảo khoa học quốc gia “Những giá trị đặc biệt của các di
  • 14. 7 sản văn hóa thời Trần trên vùng đất Hưng Hà –Thái Bình” tổ chức tại huyện Hưng Hà, trong số 28 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, có nhiều tham luận quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể như: “Văn hóa văn nghệ dân gian những dấu ấn sâu đậm về nhà Trần ở Long Hưng (Hưng Hà)” của nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức; “Giá trị đặc biệt của di sản nhà Trần ở Hưng Hà” của PGS.TS Phạm Quốc Sử; “Ý nghĩa lịch sử văn hóa của phần lễ - phần hội trong lễ hội Đền Trần” của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chuyên; “Hội giao chạ Tam Đường – Vân Đài, một mỹ tục văn hóa thời Trần cần bảo tồn và phát huy trong xã hội đương đại” của PGS. TS Bùi Quang Thanh; “Tìm hiểu lễ hội giao chạ ở làng Vân Đài – xã Chí hòa, Hưng Hà và Diệu Dung công chúa” của nhà nghiên cứu Đặng Hùng v.v.. Nhìn chung, đã có những công trình nghiên cứu về Thái Bình và văn hóa văn học dân gian nói chung song chưa có ai dành những trang viết có hệ thống và nghiên cứu về tục ngữ cổ truyền Thái Bình trong đời sống văn hóa,trên cơ sở đó trong thời gian và phạm vi của luận văn chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu và khảo sát về vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát, nghiên cứu trong những câu tục ngữ cổ truyền có nhắc tới địa danh, sự vật hay sự kiện liên quan tới Thái Bình. Đó là những câu tục ngữ được nhân dân sáng tác và lưu truyền trước cách mạng tháng Tám 1945. Những câu tục ngữ xuất hiện sau này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát tục ngữ cổ truyền gắn liền hay nhắc tới địa điểm, sự vật hay sự kiện có liên quan tới địa danh tỉnh Thái Bình và giá trị của chúng trong đời sống văn hóa. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu, sử dụng nguồn tư liệu để khảo sát sau:
  • 15. 8 1. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ, phương ngôn Thái Bình, bao gồm: - Văn học dân gian Thái Bình I, Phạm Đức Duật chủ biên, NXB Khoa học xã hội 1981 - Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình, Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan, Nguyễn Thanh, Vũ Đức Thơm, NXB Văn hóa thông tin 2014. - Tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2014) Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa văn học dân gian Thái Bình 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn a. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu vị trí cũng như ý nghĩa của tục ngữ trong văn học dân gian, luận văn tiến tới khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa để thấy được ảnh hưởng cũng như vị trí của tục ngữ trong các mặt của đời sống văn hóa xã hội ở Thái Bình. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu về tục ngữ cổ truyền về Thái Bình - Phân tích làm rõ tục ngữ có giá trị đến các mặt của đời sống văn hóa 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát Đây là một trong những phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong việc hoàn thành luận văn này. Từ những tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước cũng như những công trình khoa học đã được công nhận, chúng tôi tiến hành khảo sát, sàng lọc và tập trung nghiên cứu đối tượng mà chúng tôi hướng tới.
  • 16. 9 - Phương pháp thống kê, phân loại Từ các tư liệu sưu tầm và khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại để từ đó có cái nhìn toàn vẹn, tổng thể về tục ngữ được sử dụng trong cuộc sống của người Thái Bình. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Trên cơ sở các tư liệu đã khảo sát được, chúng tôi tiến hành hệ thống và phân tích để qua đó có cái nhìn cụ thể và một sự đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về những câu tục ngữ cổ truyền về đất và ngườiThái Bình. - Phương pháp liên ngành Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp nêu trên, phương pháp liên ngành có một vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện luận văn này. Với việc chọn lọc những kiến thức và phương phápcủa các ngành lịch sử, địa lý, văn hóa, chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về vùng đất Thái Bình, để từ đó tiến hành nghiên cứu có chiều sâu các vấn đề mà luận văn hướng tới. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có, luận văn khảo sát một cách có hệ thống kho tàng tục ngữ cổ truyền về Thái Bình trên cơ sở ứng dụng vào văn hóa ứng xử của người Thái Bình, từ đó giúp mọi người có thể hiểu hơn về nét đẹp văn hóa vùng đất lúa này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn này gồm bốn chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung Chương 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Chương 3: Văn hóa ứng xử với các mối quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Chương 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình
  • 17. 10 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung 1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng đất Thái Bình được hình thành khá sớm và được gọi với các tên gọi khác nhau, sắp xếp theo hệ thống hành chính khác nhau dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Để đàn áp phong trào nhân dân khởi nghĩa mạnh mẽ, liên tục từ năm 1885 đến 1897, thực dân Pháp thành lập tỉnh Thái bình ngày 21-3-1890. Tính từ ngày ấy đến nay tỉnh Thái Bình mới có hơn 100 năm, song trên thực tế đất đai Thái Bình hình thành đồng thời với quá trình hình thành đồng bằng Bắc Bộ, muộn nhất là vào trung kỳ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, cách ngày nay trên dưới 3000 năm. Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê Trung Hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà, phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh,Tiên Hưng, trong đó bao gồm 12 huyện.Sau này, tỉnh lị Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình. Tính đến năm 2011,
  • 18. 11 tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc. Là một vùng đất vốn được hình thành từ một bãi biển do phù sa của sông Hồng, sông Thái Bình và các chi lưu của hai dòng sông này bồi đắp, Thái Bình được xác định là một tỉnh đồng bằng duyên hải nằm trong châu thổ đồng bằng sông Hồng. Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Cùng với Hưng Yên, Thái Bình là tỉnh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi. Tỉnh tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Những kết quả nghiên cứu địa lý văn hóa trên cơ sở tổng hợp thành tựu của khoa học liên ngành cho thấy đồng bằng sông Hồng cổ xưa vốn là một vùng đất bị sụt võng dưới mực nước biển mà thành một vịnh biển. Thế rồi, trải qua các đợt biển tiến, biển thoái, đất đai được hình thành trên cơ sở bồi đắp phù sa của hai dòng sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình kết hợp với quá trình chinh phục của cư dân, chủ yếu bằng các phương thức trị thủy và lấn biển. Với bờ biển dài 52 km và có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng), phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông. Các sông này tạo cho Thái Bình 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Với vị trí địa lí như vậy, khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa mà đặc trưng là một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Với vị trí địa lí cùng với những đặc điểm khí hậu như vậy, cùng với những đặc điểm địa hình, nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc thiên nhiên, người dân Thái Bình đã thích nghi và hòa hợp và cải tạo để phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sống.
  • 19. 12 Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..) Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giớichâu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Tất cả những điều nêu trên đã góp phần làm phong phú lối sống, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và đời sống văn hóa, tạo nên một sắc thái riêng của người Thái Bình. 1.1.2. Điều kiện xã hội Do sự sắp đặt của lịch sử và địa lí, Thái Bình là một vùng đất ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển với những cửa sông lớn có thể từ đó ngược dòng tiến vào thủ đô Hà Nội. Chính vì địa thế này mà Thái Bình vốn vẫn được xem là cửa ngõ, là mảnh đất tiền tiêu thường phải đối mặt trước tiên với mọi đạo quân xâm lược từ nước ngoài tràn vào nước ta. Tứ giác sông nước Thái Bình đầy bão táp, song trải qua hơn 3000 năm chung sống với bờ bãi, dù không biết bao nhiêu phen chìm nổi, họ vẫn bền chí, không để cuộc đời trôi dạt như “nước chảy bè trôi”, kiên trì “lặn ngòi ngoi nước”, “đắp đập be bờ”, biến bãi bể thành nương dâu, biến đồng hoang thành biển lúa.
  • 20. 13 Nhà báo Đỗ Vĩnh Bảo trong bài viết của mình có nhận xét: “Thực tình mà nói. Ních – xơn quả có biết cách “làm ăn” hơn cả Giôn – xơn, khi hắn xếp Thái Bình vào hàng thứ tư trong số các tỉnh trên miền Bắc cần phải đánh phá dữ dội. Vì đó cũng là một kho người, kho của, một loại “dạ dày chiến tranh”, nhất thiết phải chọc cho thủng!” “Từ lâu người ta vẫn hát: “Tiền Hải quê tôi biển bạc, biển tiền”. [ 20, 5]. Nói như thế quả không sai, mảnh đất ở đây người đông, đất rộng, sản vật địa phương khá phong phú. Suốt dải bờ biển dài khoảng hai chục cây số là những đồng cói xanh lam, rừng cây xanh thẫm, ruộng muối trắng tinh và rực vàng đồng lúa nối nhau không dứt. Những hình ảnh ấy đã in trong những bài thơ, bài hát về Thái Bình: “Anh đến quê em một chiều nắng ấm Tiếng hát quê hương ru dài theo sóng Thái Bình ơi Thái Bình Ai đặt tên cho đất Thái Bình tự bao giờ Mà trong nắng trong mưa Lúa vẫn lên xanh tốt Mà trong bom trong đạn Đất vẫn cứ sinh sôi Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế ..” (Bài hát Nắng ấm quê hương – Nhạc sĩ Thái Cơ) Người Thái Bình có sự tinh nhạy, dễ hấp thụ cái mới, không chỉ ở mặt văn hóa mà còn ở mặt lí tưởng thẩm mĩ, nhân sinh quan. Nhân dân cả nước khi nói đến Thái Bình về mặt văn hóa truyền thống thường nhắc đến nghệ thuật chèo, nghệ thuật rối nước, khu mộ cổ nhà Trần, thắng cảnh chùa Keo..... Đồng thời Thái Bình còn có một truyền thống văn học dân gian và văn học thành văn lâu đời với nội dung phong phú và nghệ thuật hấp dẫn. Không có núi non hùng vĩ, nhưng văn hóa của Thái Bình cũng để lại những biểu tượng thần thoại anh hùng.
  • 21. 14 Nơi đây cũng là quê hương của các vị danh nhân tiêu biểu qua nhiều thời kỳ.Trước thời kỳ phong kiến, nơi này có những danh nhân tiêu biểu như: Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục Nương (thế kỷ I)- bà là một nữ tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng; Lý Bôn hay còn gọi Lý Bý ông sinh năm 503 và từ trần năm 548, sau khi đánh tan quân Lương, ông lên ngôi vua lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chọn Long Biên là thủ phủ; Sứ quân Trần Lãm (?-967), người có công giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh sau này lập ra nhà Đinh (968 - 980); Nhà bác học lỗi lạc Lê Quí Đôn. Trong và Sau cách mạng tháng tám, Thái Bình có: Hoàng Văn Thái (1915 - 1986), Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.Vũ Ngọc Nhạ (1928- 2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phạm Tuân (1947-) là phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Lịch sử chứng minh khi quốc gia có giặc, nhân dân Thái Bình dũng cảm xông pha, biết tính “nát nước nát cái” tìm “kế sâu mưu hiểm”, đã đánh là “cất vó cả lũ” và tinh thần “cưỡi sóng chém kình” của họ được các thế hệ sau kế thừa, góp phần nhấn chìm mọi âm mưu xâm lược của bất kì kẻ thù nào từ đâu dám đến đất này. Cuộc sống sông nước và cấy trồng “trên đồng cạn dưới đồng sâu” còn tạo nên bản sắc văn hóa rất Thái Bình. Dân Thái Bình rất thích ăn cơm với cá “có cá đổ vạ cho cơm”, trong bữa ăn, chưa “ có cà, có cá, có cả canh chua” là chưa đủ khẩu phần. Văn học phản ánh tinh thần “có cứng mới đứng đầu gió” của người Thái Bình trong công cuộc cải tạo thiên nhiên, chống xâm lược, lao động sản xuất. “Thái Bình quả là quà tặng của biển Đông, của sông Hồng và sông Thái
  • 22. 15 Bình” [8; 24]. Bàn tay lao động trong mấy thiên kỉ của người Thái Bình góp phần to lớn tạo nên cảnh quan của tỉnh ngày nay. Những roi đất, cồn cát được san thành mặt bằng quần cư, những sông đào kênh rạch chi chít và bờ vùng bờ thửa thẳng tắp là tác phẩm của chính con người” Cùng với truyền thống yêu nước vẻ vang, Thái Bình còn có truyền thống văn hóa tốt đẹp. Truyền thống văn hóa thể hiện chiều sâu tinh thần của một cộng đồng người, không phải hễ cứ có độ dài năm tháng là có được. Nếu đất Tổ Hùng Vương có hát xoan, Kinh Bắc có hát quan họ thì Thái Bình là xứ sở của những chiềng chèo nổi tiếng chiếu chèo: làng Khuốc (Đông Hưng), Sáo Dền (Vũ Thư), Hà Xá (Hưng Hà) và nghệ thuật múa rối nước độc đáo làng Nguyên Xá của Đống, của Tuộc (Đông Hưng,). Hề chèo của sân khấu Thái Bình và chú Tễu của múa rối nước là tượng trưng cho tâm hồn hóm hỉnh yêu đời, óc quan sát tinh tế, đấu tranh mạnh mẽ mà đôn hậu của người dân Thái Bình. Thái Bình hiện còn bảo lưu được hơn 400 lễ hội truyền thống, có những lễ hội lớn, đặc sắc gắn liền với phát triển du lịch văn hoá: giỗ tổ Đền thờ vương triều nhà Trần, lễ hội chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ,đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ, đền Tiên La,....hàng năm thu hút hàng chục vạn người đến dự, có những lễ hội ở quy mô làng xã nhưng cũng thu hút hàng nghìn người tới dự. Cùng với các lễ hội truyền thống là những trò diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian,....Các lễ hội dân gian truyền thống làm cho đời sống tinh thần của nhân dân phong phú hơn, đẹp hơn. Có thể nói, cư dân Thái Bình là một cộng động người vừa ổn định, vừa biến động, vừa thống nhất, đa dạng, vừa mang tính chất chung của địa bàn và những đặc điểm riêng của mỗi làng quê. Nổi bật trong đó là những nét văn hóa riêng biệt ở mọi phương diện của đời sống tự nhiên, gia đình và xã hội. Điều này đã được văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, tục ngữ nơi đây đúc kết và phản ánh một cách cô đọng, súc tích.
  • 23. 16 1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái Bình 1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình Khi tiếp cận với một tổng thể chung về các thể loại, các hình thái biểu hiện của văn hóa dân gian Thái Bình không ít nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định là vốn văn hóa dân gian ở vùng đất này khá phong phú, đa dạng. Ngoài hai loại hình chèo và múa rối nước được xác định là một trong những trung tâm mạnh với tên gọi “đất chèo”, quê hương của múa rối nước thì các hình thức diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian, lễ thức dân gian hay các truyền thuyết, tục ngữ, ca dao cũng hết sức phong phú không phải nơi nào cũng có. Từ ngày địa danh Thái Bình trở thành tên gọi, vùng đất này đã trở thành cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ xưa và nay. Thời phong kiến có hàng ngàn ông tú, ông cử, hơn 120 đại khoa, những người này đều viết văn thơ, để lại cho đời những tác phẩm, những áng thơ văn hay mà tên tuổi còn lưu trong sử sách. Bên cạnh các nhà nho sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm còn có văn học dân gian mà lực lượng sáng tác là những người lao động, những người này có học vấn không cao, không uyên bác nhưng do tình yêu quê hương, gắn bó với quê hương, tự hào về quê hương mà họ “sáng tác”. Những sáng tác của họ đã đi vào đời sống, được nhân dân yêu thích và trở thành lời ca tiếng nói hàng ngày. Tất cả những sáng tác này đều nói về cuộc sống, về đất và người Thái Bình, nói Thái Bình là một vùng “địa linh nhân kiệt”. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình là những tác phẩm in sâu trong đó như: tên đất, tên người, sự việc, sự kiện chỉ xảy ra trên đất Thái Bình. Dấu ấn đó còn là cách diễn đạt riêng biệt của người và cảnh nơi đây bằng thứ ngôn ngữ trong sáng. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, Thái Bình chứa đựng cả một đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống vừa mang những nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của cư dân đồng bằng sông Hồng, vừa có sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai, dân cư.
  • 24. 17 Đó là sắc thái văn hóa vùng chiêm trũng hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng, vừa cởi mở, phóng khoáng. Biểu hiện văn hóa này trước hết đã được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các hội lễ, hội làng có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của các cộng đồng người trong mỗi làng xã của Thái Bình. Đặc biệt, hội làng tại Thái Bình còn là nơi tồn tại, củng cố và lưu giữ rất nhiều hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian và múa hát dân gian độc đáo, đậm đà sắc thái của cư dân nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ như múa giáo cờ, giáo quạt ở hội làng Thượng Liệt (Đông Tân, Đông Hưng), múa Bát dật và múa Kéo chữ (hội làng An Khê, Quỳnh Phụ), múa Dội chai ở Phương Trạch (Tiền Hải)… Nghệ thuật hát chèo với chiếu chèo sân đình được trình diễn ở hầu hết các hội làng xưa ở Thái Bình. Ngoài những tích trò dân gian, những vở chèo truyền thống, việc biểu diễn chèo còn phục vụ tích cực cho việc gìn giữ những giá trị dân gian truyền thống. Nghệ thuật chèo đã trở thành một sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn, gắn bó máu thịt với nhu cầu tinh thần của hầu hết các làng xã ở Thái Bình xưa. “Chẳng thèm ăn chả ăn nem/ Thèm mo cơm tẻ, thèm xem hát chèo”. Sự tồn tại, phát triển lâu đời của các gánh chèo là cơ sở để Thái Bình được coi là “cái nôi chèo” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với hát chèo, một loại hình sân khấu độc đáo được coi con đẻ của vùng sông nước cũng xuất hiện và phát triển ở 7 phường hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh là múa rối nước. Hội làng là môi trường văn hóa trực tiếp, quan trọng để nền văn hóa văn nghệ dân gian của các làng xã được lưu giữ, phát triển bất chấp sự biến đổi không ngừng của thời gian. Ngược lại, nghệ thuật dân gian cùng các trò chơi, trò diễn đã làm nên những nét riêng, có sức hấp dẫn mãnh liệt, đậm đà bản sắc truyền thống cho hội làng, hội lễ của Thái Bình. Con người Thái Bình được sinh ra trên miền đất giàu chất văn hóa lành mạnh, được tiếp thu có sáng
  • 25. 18 tạo truyền thống của ông cha, qua nhiều thế hệ đã kịp trau dồi hiểu biết trở thành những con người có bản lĩnh, ý chí, trưởng thành đắm mình và hòa nhập, vươn tới đỉnh cao của tri thức đương thời, đóng góp cho đất nước không ít nhân tài trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Hầu hết làng xã của Thái Bình trước năm 1945 đều có đình, chùa, đền, miếu, mỗi đình, chùa, đền, miếu đều có đại tự, câu đối, cuốn thư ghi chép về vùng đất, con người nơi đây của các nhà nho sống ở quê hoặc những đại khoa có mối quan hệ với người với cảnh nơi đây do cảm xúc mà ghi lại. Chùa đình miếu không chỉ là nơi người dân gửi lòng tin vào Phật, vào thần, thánh vào mẫu để giải thoát những cuộc đời khổ cực, không lối ra đồng thời cũng là niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn. Chùa đình còn là nơi dân làng mở hội vừa để tưởng nhớ công ơn của thần, thánh vừa để vui chơi thư giãn tâm hồn, vừa để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của làng. Đình chùa cũng là nơi để nhân dân “sáng tác” ra những tác phẩm nghệ thuật dân gian. Những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích ghi lại đời sống cũng như những ước mơ trong cuộc sống của nhân dân ở Thái Bình. Những tích chèo, những bài múa rối nước thể hiện những nét văn hóa trong ứng xử với thiên nhiên, những nét ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Văn học dân gian Thái Bình ghi lại một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây. Ca dao Thái Bình ghi lại sự tiếp nối truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong phần Ca dao của cuốn sách “Lịch sử Việt Nam qua tục ngữ, ca dao”, 49. (Mục II. Phần II) “Chị em du kích Thái Bình, Ca lô đội lệch vừa xinh vừa dòn Người ta hỏi chuyện chồng con Lắc đầu nguây nguẩy em còn giết Tây”
  • 26. 19 Câu ca dao là tinh thần chống giặc Pháp của du kích Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Quân và dân Thái Bình đặc biệt là những nữ du kích chung sức chung lòng cho công cuộc bảo vệ giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nét xinh tươi hồn nhiên của những cô du kích “bỏ quên” cả chuyện lấy chồng mà chiến đấu vì tổ quốc non sông. Nhưng hơn cả những cô gái ấy vừa “giỏi việc nước đảm việc nhà”, vẫn hăng say lao động sản xuất làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Một trong những người nữ Anh hùng đầu tiên của quân đội ta được tuyên dương trong Đại hội liên hoan Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (19 tháng 5 năm 1952) là nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên của vùng đất Thái Bình. Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, chị là Trung đội trưởng Trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật do chị Chiên chỉ huy nổi danh trong kháng chiến chống Pháp với những trận đánh phục kích chống địch đi càn quét và đánh đồn bốt địch. Tháng 12 năm 1951, Trung đội nữ du kích do chị chỉ huy phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch đi càn quét. Lợi dụng lúc địch chủ quan, không đề phòng, chị và đồng đội đã bất ngờ xông ra bắt sống bốn tên, trong đó có tên quan hai chỉ huy. Khi địch tiến công vào làng chiến đấu của ta, chị và đồng đội đã dũng cảm, mưu trí đánh thắng địch. Riêng trận này, chị Chiều đã bắn chết 3 tên bắt sống 1 tên và giật được 1 súng giặc. Nữ du kích Thái Bình nổi tiếng đánh giặc giỏi trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là tài “tay không bắt giặc”. Trong chiến công chung ấy có sự đóng góp tích cực của người nữ anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên và sự đồng lòng, quyết trí cũng như sự đoàn kết của quân và dân Thái Bình. Sự đoàn kết ấy là sự thể hiện qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là công cuộc xây dựng quê hương, là sự thanh bình của cuộc sống ấm no.
  • 27. 20 Tại đình làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà ngày nay vẫn còn câu đối: “Khả cảnh, Khả nhân giai khả lạc Hưng nhân hưng nhượng cộng hưng bình” Khung cảnh yên bình của làng Khả hiện lên với tiếng chim kêu ríu rít, tiếng gà kêu oác oác. Cảnh làng Khả vui chung niềm vui với niềm vui của người làng Khả, niềm vui của sự an bình, của sự ấm no. Người làng Khả vui với niềm vui cảnh vật yên bình của làng Khả. Niềm vui ấy là bằng chứng cho thấy sự hòa hợp bầu bạn với thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn thân thiết chung niềm vui chung cuộc sống. Sau này đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng lấy ý tứ trong văn học dân gian mà viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hưng Nhân là một phủ thuộc tỉnh Thái Bình, sau được sáp nhập vào huyện Hưng Hà. Người Hưng Nhân nơi đây lấy hòa khí làm phương châm xử thế, biết nhường nhịn để lấy cuộc sống yên bình. Phong cảnh tươi đẹp nơi đây còn hiện lên trong những bài vè. Có thể lấy ví dụ như trong phần mở đầu bài vè về Phan Bá Vành, thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa nông dân chống triều đình Minh Mệnh đầu thế kỉ XIX là những câu: “Đồn rằng chợ Giám vui thay Bên đông có miếu, bên tây có chùa Giữa làng có điện thờ vua TNTB I, tr 129 Đôi dòng nước chảy đò đưa dập dềnh” TNTB I, tr 129 Nét văn hóa trong giao tiếp, trong ứng xử của người dân Thái Bình không chỉ là ở trong phạm vi nhỏ lẻ của làng, xã. Cách thức ứng xử với văn hóa vùng miền được thể hiện sâu sắc và sinh động qua những lễ hội dân gian ở Thái Bình, hiện lên trong tục ngữ: “Bơi chải làng Keo, hát chèo làng Khuốc”. Làng Keo tức làng Nghĩa Dũng, nay thuộc xã Vũ Nghĩa huyện Vũ
  • 28. 21 Thư, làng này ngày xưa có hội bơi chải vào ngày 15 tháng 9 âm lịch hàng năm. Làng Khuốc nay thuộc xã Phong Châu huyện Đông Hưng, làng này là một trong những làng có nghệ thuật chèo truyền thống của tỉnh. Với những câu ngắn gọn nhưng súc tích văn hóa những làng văn nghệ dân gian, những lễ hội truyền thống hiện lên rõ nét và phân biệt với những tục ngữ ở địa phương khác. Câu 139. “Ngàn năm in bóng hồng quần Sông Giai tấp nập, bến Trần lưu thông Tơ vàng quấn mái chèo ông Vải tơ An Để lụa hồng làng Giai” Câu ca dao vừa nhắc tới lịch sử nước nhà nhưng cũng đồng thời nhắc tới nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải, một trong những ngành nghề của Thái Bình được lưu truyền tới bây giờ. Làng Giai nay là làng Cổ Trai thuộc xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, xưa có tên Kẻ Giai rồi làng Giai, sau là Cổ Trai thuộc xã Thọ Diên, tổng Diên Hà, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Theo truyền thuyết năm 544, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại làng Giai, trai tráng các nơi theo về nên gọi là làng Giai (toàn con trai). Làng ở liền sông buôn bán tấp nập nên có tên Kẻ Giai, gọi tên chữ Hán về sau là Cổ Trai. Tương truyền Lí Bí, do loạn lạc ở Trung Quốc chạy đến đất Cổ Trai xưa thấy thế đất tốt theo phong thủy, thế đất hình con rồng, vòi con rồng thông với giếng đền Trần ở Thâm Động (cùng xã Hồng Minh). Người làng Cổ Trai kể rằng bà Đỗ Thị Khương quê làng Tây Đế (nay là làng Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) thưở thiếu thời đi bán tơ. Khi quân nhà Lương đánh vào Cổ Trai, trận chiến trên sông Bộ xảy ra quyết liệt, giặc thua ở bến Hợm liền tổ chức lại lực lượng tiến đánh quân ta, cuộc chiến đang gay go thì quai chèo thuyền của Lí Bí đứt, lúc ấy thuyền bà Khương tình cờ cũng ở đấy, bà liền thả trôi tơ, lính vớt lại làm quai chèo, Lí Bí thoát nạn. Sau trận chiến đó, Lí Bí cho người tìm bà, cùng kết thành vợ chồng, sau thành hoàng hậu vua Tiền Lí Nam Đế.
  • 29. 22 Ngày nay, nghề trồng dâu nuôi tằm không còn thịnh hành như lúc trước với sự bùng nổ của những sợi tổng hợp. Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn ghi nhớ câu ca dao này với sự tự hào về một ngành nghề truyền thống của địa phương. Những em nhỏ tại đây còn được học về câu ca dao không chỉ với sự tự hào mà như lòng biết ơn với những bậc cha ông đã có công dựng nước và giữ nước. Cùng với đó là đức tính cần cù chịu khó của người dân trong công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút từng lá dâu, kén tằm và sự khắc phục cũng như trân trọng và hòa hợp với thiên nhiên. Trong bức tranh toàn cảnh về văn học dân gian của Thái Bình có thể điểm hầu hết các thể loại vốn có trong văn học dân gian. Không có núi non hùng vĩ, không có những truyền thuyết nổi tiếng nhưng văn hóa của Thái Bình cũng để lại những dấu ấn riêng trong dòng văn học. Quang cảnh của những làng quê Thái Bình xưa được tái hiện qua những câu ca dao, tục ngữ bằng nhiều hình thức kết cấu khác nhau. Hay những bài vè ở nơi đây cũng có những câu miêu tả nét tươi vui của cảnh vật. Quần chúng lao động luôn luôn có ý thức làm chủ cuộc sống của mình. Họ hiểu rất rõ hoàn cảnh thiên nhiên nơi họ đang ở. Những kinh nghiệm sống được đúc kết trong những câu ca dao tục ngữ để truyền lại cho thế hệ sau. 1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền Là một trong những thể loại văn học ra đời từ rất sớm, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, có nội dung sâu sắc, cô đọng, hình thức ngắn gọn nên từ sớm tục ngữ đã được nhân dân truyền miệng qua các thế hệ. Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học kể cả các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Đức Dân, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thái Hòa..... đã đưa ra những định nghĩa làm sáng tỏ về thể loại văn học dân gian đặc sắc này. Tuy nhiên, trong luận văn chúng tôi chỉ đưa ra định nghĩa của một số nhà nghiên cứu văn học dân gian.
  • 30. 23 Cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên (1962), Nxb Giáo dục cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỉ” [21, tr. 244]. Theo các tác giả, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng, “Tục ngữ cung cấp cho ngôn ngữ cửa miệng cũng như ngôn ngữ văn học một hình thức biểu hiện súc tích, giàu hình ảnh, có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, nói lên những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi”. “Lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ, có từ khi con người chưa biết dùng rộng rãi những khái niệm trừu tượng và thường dùng những tỉ dụ cụ thể” [21, tr. 245]. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận tục ngữ chỉ có nghĩa đen. Thông thường, người ta chỉ chú ý đến bộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh. Còn những câu tục ngữ đúc kết những quy luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệm trong lao động, chăn nuôi, trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương, vốn chỉ mang nghĩa đen đã không được đề cập. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (2005), Nxb Văn học, Hà Nội được đánh giá là công trình khá công phu với diện tư liệu bao quát kéo dài về mặt thời gian (từ những câu rất cổ đến ca dao kháng chiến chống Pháp); rộng về mặt không gian (từ miền xuôi đến miền núi, từ đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ). Theo tác giả “Tục ngữ là một câu đố tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán” [37, tr. 39] Theo Từ điển thuật ngữ văn học,Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1992), Nxb Giáo dục Việt Nam: “Tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời sống và cuộc sống đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà không được phản ánh trong tục ngữ”.
  • 31. 24 Khái niệm tục ngữ được tác giả Hoàng Ngọc Phê (2010) giải thích trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, đó là “Những câu nói tóm tắt kinh nghiệm của người đời và thường được kể ra trong các cuộc giao tế xã hội” [38, tr. 1097]. Trong khi đó cuốn Từ điển văn học Việt Nam của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, “tục” chỉ thói quen có từ lâu đời, còn “ngữ” là lời nói. Như vậy, theo tác giả thì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa được dùng trong lời nói hàng ngày, lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một kết cấu bền vững. Giáo sư Lê Chí Quế, trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (1999), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, xem tục ngữ là một dạng văn học đặc biệt: “Văn học đúc kết kinh nghiệm”. Quan niệm của ông cũng gần với quan niệm của Hoàng Văn Hành khi cho rằng tục ngữ là một đơn vị thông báo có tính nghệ thuật. Theo giáo sư, “một câu tục ngữ đơn giản nhất cũng có tính chất nghệ thuật. Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật ở đây còn thô sơ và có tính độc đáo của nó là nặng về ý trí....Nó phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của nhân dân được đúc kết qua nhiều thế hệ và nó được diễn đạt bằng những câu ngắn gọn, hàm súc, dễ nhớ, có vần nhịp nhất định” Trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” – GS.Nguyễn Lân (2010), Nxb Văn học, có viết: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội...” Trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian” do GS.TS Vũ Anh Tuấn chủ biên (2014), Nxb Giáo dục Việt Nam, đồng ý với định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nhận xét lâu đời của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”.
  • 32. 25 Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được diễn đạt theo hình thức những câu ngắn có vần hoặc không có vần (đa số là loại câu từ bốn đến mười tiếng), có tính chất tương đối bền vững. Nhưng cũng có một bộ phận tục ngữ được diễn đạt theo hình thức câu dài gồm hai, ba vế (từ 10 tiếng trở lên, có khi trên 20 tiếng). Lươn ngắn lại chê trạch dài Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. Tuy nhiên, dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ cũng đều được gọi là “câu” (không gọi là “bài”). Có một bộ phận những câu mang tính chất nhập nhằng, “lưỡng tính” vừa gắn với tục ngữ, vừa gắn với ca dao. Ví dụ: - Tin bợm mất bò Tin bạn mất vợ nằm co một mình. Việc xác định đặc trưng thể loại những câu như vậy nói chung là khó. Nhưng nếu đặt chúng trong những trường hợp cụ thể của phát ngôn thì vẫn có căn cứ để xác định được. Khi chúng được ngâm hay hát lên để thổ lộ tâm tình của người sử dụng thì chúng được coi là ca dao, còn khi chúng được nói tới để nêu lên một kinh nghiệm, một nhận xét lí trí, khách quan thì chúng là tục ngữ.” [23, tr.377-378] Ngày nay xuất hiện những câu tục ngữ hiện đại, ra đời trong những hoàn cảnh mới mang tính chất thời sự, thời đại rõ nét. Tục ngữ cổ truyền là sự đúc rút kinh nghiệm và tri thức của người dân mà chủ yếu là của người nông dân ở xã hội phong kiến. Tri thức được phản ánh và đúc kết trong tục ngữ cổ truyền thường gắn liền với không gian làng xã, nó thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân, những kinh nghiệm sống, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, những quan hệ xã hội mang đặc trưng của xã hội phong kiến. Còn tục ngữ hiện đại là bức tranh phản ánh xã hội và con người thời hiện đại. Trong bức tranh xã hội đó không gian có phần mở rộng hơn trước
  • 33. 26 không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Nó còn là sự xuất hiện của những phương thức lao động, cách thức làm ăn và kiểu người mới trong xã hội. Ở mỗi thời kì phát triển những chức năng của tục ngữ được định hình. Từ 1945 - 1975 nó thiên về chức năng vận động, tuyên truyền quần chúng trong lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay nó chủ yếu hướng đến phê phán, giễu nhại, giải trí. Khi nghiên cứu tục ngữ của một vùng đất dễ nhận thấy có những câu khó phân biệt được là tục ngữ hay phương ngôn, thành ngữ. Trong quan niệm của nhà nho trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và các trí thức tân học thì tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn tương đối đồng nghĩa với nhau, nhưng chức năng, đặc điểm cấu tạo ý nghĩa và cách xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều nét riêng. Tuy nhiên, tục ngữ được dùng phổ biến hơn cả. Phương ngôn là danh từ chỉ những tục ngữ lưu hành ở một địa phương. Vì thế mà phương ngôn cũng mang nhiệm vụ đúc rút kinh nghiệm về đời sống một cách trực tiếp và đầy đủ. Phương ngôn cũng là tiếng vang kinh nghiệm của những sự kiện thực tế. “Nếu nói làng quê là xã hội Việt Nam thu nhỏ thì phương ngôn là các sáng tác dân gian bám chặt với làng quê một cách cụ thể, sinh động nhất để phản ánh. Nó gắn liền với núi sông, cỏ cây và sản phẩm lao động, với con người và di tích lịch sử, với đình chùa, miếu mạo… Ở Phương ngôn dễ bắt gặp những tên riêng, chủ yếu là tên làng” [26, 12] Tục ngữ bám sát các sự kiện, các hiện tượng lịch sử nhưng không ghi lại những sự kiện, những hiện tượng mà hướng về những nhận xét có tính chất khái quát, có tính chất triết lí hay một kinh nghiệm. Tục ngữ hình thành trên cơ sở những hiện tượng lịch sử lặp đi lặp lại. Trái lại, phương ngôn bám sát các hiện tượng lịch sử không nhất thiết phải lặp đi lặp lại. Tên riêng trong phương ngôn không chỉ nói lên nguồn gốc xuất hiện của vùng cư dân, sự phát triển của các địa bàn cư trú có liên quan đến nghề nghiệp mà còn bảo lưu sắc thái văn hóa bản đại khá rõ rệt. Chính vì vậy, với phương ngôn ta có thể khôi
  • 34. 27 phục lại lịch sử một làng, một dòng họ, một nghề nghiệp, một vùng văn hóa, một lối sống…của nhiều địa phương xưa… Tục ngữ là những câu nói thường là ngắn gọn, có thể có vần hoặc không có vần nhưng thường là có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày, có chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm, tri thức dân gian. Tục ngữ dựa vào lối so sánh để cấu tạo các vế. - Phân biệt tục ngữ và thành ngữ Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ, người Nga đã có câu tục ngữ rất hay: “Thành ngữ là hoa, còn tục ngữ là quả”. Câu này muốn nói thành ngữ là một cái gì chưa hoàn chỉnh trong một phán đoán, còn tục ngữ thì đã là một câu, một phán đoán trọn vẹn. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã xác định: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. [43, tr. 36] 1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Tục ngữ, ca dao có nét tương đồng, phổ biến ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nhưng tục ngữ ca dao nói về đất và người Thái Bình là nét riêng, chỉ nói về Thái Bình. Mặc dù là một vùng đất hẻo lánh, nằm xa các trung tâm văn hóa cổ, bốn bề sông nước bao bọc, song trên mảnh đất Thái Bình sớm thể hiện tinh thần hiếu học, ham hiểu biết. Theo cuốn Đất và Người Thái Bình, “ngay dưới thời Lý (thế kỷ XI), nhiều vị quốc sư nổi tiếng uyên thâm đã về mở trường dạy học, xây dựng nên một trung tâm Phật giáo ở đất Thái Bình. Thời Nguyễn, Thái Bình đã có 15 người đỗ đại khoa và gần 200 người đỗ cử nhân. Trải qua chế độ khoa cử của các triều đại phong kiến (1075 - 1919), trong tổng số
  • 35. 28 2.898 trí thức đại khoa của Việt Nam thì Thái Bình chiếm tới 111 vị”. Tiêu biểu cho đội ngũ nho sĩ, trí thức của Thái Bình là tri thức uyên bác, bản lĩnh văn hóa trác việt của Nhà bác học Lê Quý Đôn. Đời nối đời, tinh thần hiếu học trên mảnh đất trẻ nơi đầu sóng ngọn gió vẫn được các thế hệ tiếp bước cho đến ngày hôm nay. Niềm tự hào sâu sắc về lớp lớp nhân tài, về những danh nhân quê hương cùng những thành tố văn hóa đượm chất truyền thống, kết tụ lâu đời nơi làng xã là mối dây tình cảm tha thiết thắt chặt con người Thái Bình với quê hương. Nó không ngừng được củng cố, bồi đắp, trở thành ý chí, sức mạnh quật cường của cộng đồng cư dân đang quần tụ trên đất Thái Bình trong các cuộc đấu tranh nhằm mở mang, xây dựng cũng như bảo vệ, giữ gìn trọn vẹn những thành quả mà ông cha từ thuở khai thiên lập ấp đã tạo dựng lên. Trong cuốn Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao của Nguyễn Nghĩa Dân, Nxb Đại học Quốc gia 2010, trong phần 1, tỉnh Thái Bình được nhắc đến qua: “Xứ Đoài, Xứ Bắc, Xứ Đông linh thiêng phải kể đến ông Sâm Đồng” Làng Sâm Đồng tên là làng Thâm (đọc chệch đi) thuộc xã Hồng Phong, Hưng Hà, Thái Bình là nơi táng mộ vua Trần Huệ Tông. Gần ngôi mộ có ngôi miếu cổ thờ bảy đời vua nhà Trần. Trong chú thích của cuốn sách và một số tài liệu có ghi chú ngôi đền thuộc xã Hồng Phong, Hưng Hà. Tuy nhiên sau nhiều lần điều chỉnh hành chính, sáp nhập, ngày 23 tháng 2 năm 1977 đã hợp nhất xã Minh Hồng và Hồng Phong thành xã Hồng Minh. Sách cũ ghi lại: “Cách cung Long Hưng 5, 6 km về phía Nam, tại xã Thâm Động huyện Thư Trì phủ Kiến Xương (nay là xã Hồng Minh huyện Hưng Hà) có cung Lỗ Giang, nơi ở của Khâm Từ Thái hậu và Tuyên Từ Thái Hậu (vợ vua Trần Nhân Tông) có An Lăng, lăng mộ của vua Trần Hiến Tông, có đền thờ 7 vua Triều Trần”. Lăng mộ, cung điện không còn nhưng nó là minh chứng cho mảnh đất Thái Bình với lịch sử dựng nước và giữ nước của các vua Trần. Nó
  • 36. 29 cũng đồng thời là lòng tự hào về lịch sử hào hùng cũng như nguồn gốc phát tích của nhà Trần tại mảnh đất Thái Bình.Nhân dân Hồng Minh nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chùng đã và đang khôi phục lại đền thờ các vua triều Trần Tóm lại, tiêu chí xác đinh tục ngữ cổ truyền về Thái Bình là những câu, những lời gắn liền với những địa danh, sản vật, hay sự kiện diễn ra ở một địa điểm nào đó trên đất Thái Bình. Chúng tôi đã thống kê được trong cuốn sách Văn học dân gian Thái Bình tập I, Phạm Đức Duật có tất cả: 438 câu tục ngữ, phương ngôn về Thái Bình - Cảnh vật, tập tục, nghề thủ công có 93 câu - Kinh nghiệm trồng lúa và một số nghề phụ gồm có 79 câu trong đó phân chia: + Kinh nghiệm trồng lúa và thu hoạch mùa màng có 54 câu + Kinh nghiệm làm nghề thủ công gồm có 25 câu - Kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gồm có 21 câu - Kinh nghiệm thời tiết gồm có 8 câu - Quan hệ gia đình và xã hội cũ 158 câu. Trong cuốn Tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính, nhắc tới tỉnh Thái Bình chúng tôi thống kê được như sau: 181 câu Phần I: Đất nước - lịch sử có 69 câu Phần II: Quan hệ gia đình – xã hội có 21 câu; trong đó quan hệ bố mẹ chồng nàng dâu có 9 câu, quan hệ làng xóm láng giềng có 3 câu Phần III: Các hiện tượng thiên nhiên có 3 câu Phần IV: Lao động và nghề nghiệp , trong đó 13 câu về chăn nuôi, 44 câu về kinh nghiệm làm nông Phần V: Đời sống vật chất của con người có 7 câu. Phần VI: Phong tục, văn nghệ, giáo dục, chữa bệnh có 1 câu
  • 37. 30 Phần VII: Giặc cướp và áp bức. Tệ nạn xã hội. Thói hư tật xấu. Chống giặc cướp, áp bức, tệ nạn xã hội. Phê phán thói hư tật xấu có 6 câu Phần VIII: Những quan niệm đa dạng về nhân sinh vũ trụ: 17 câu Cuốn Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình được tác giả Phạm Minh Đức tập hợp, sưu tầm những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về mảnh đất này. Cuốn sách còn sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về đạo lý làm người của cả dân tộc mà người dân Thái Bình luôn ghi nhớ và làm theo. Cuốn sách được chia làm những nội dung sau: - Phần Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về tên đất, tên làng, lịch sử hình thành làng xã, cuộc sống thanh bình trong các làng quê - Tục ngữ, ca dao nói về nghề và làng nghề, nói về những sản vật nổi tiếng ở Thái Bình - Tục ngữ, ca dao nói về cuộc sống và ước vọng của nhân dân Thái Bình - Tục ngữ, ca dao nói về tính cách, về nếp sống, về những con người, những vùng đất nổi tiếng của Thái Bình. Tục ngữ là một trong những thể loại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được tiếp cận từ nhiều góc độ. Có thể tiếp cận tục ngữ từ góc độ xã hội học xem nó là một hiện tượng ý thức xã hội có tính đặc thù, hay tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học nhằm phân biệt nó vói thành ngữ. Từ cách tiếp cận từ góc độ văn học xem nó là đối tượng nghiên cứu của bộ môn văn học dân gian....Trong phạm vi luận văn chúng tôi lựa chọn khảo sát tục ngữ trong tư cách một thể loại văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu thuộc khoa học văn học dân gian có tính cập nhật hiện đại ( Mỹ, Anh..) Tục ngữ là “một hình thái tổng hợp đặc biệt của tri thức dân gian có tính chất phi nghệ thuật văn học ở chỗ nó làm ra vì mục đích khoa học và triết lí” . Do đó, tri thức kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ của bất cứ dân tộc, vùng miền nào cũng là sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghiên cứu tục ngữ từ góc độ văn hóa là sự vận dụng tri thức cuả nhiều ngành khoa
  • 38. 31 học khác nhau để nghiên cứu. Đặt những câu tục ngữ trong nền văn học dân gian với những kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội để đưa ra cái nhìn hệ thống và phát hiện những giá trị ngữ nghĩa của tục ngữ và cách vận dụng nó trong đời sống thực tiễn. 1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia”. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Nói cách khác, văn hóa là trình độ phát triển của con người và xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra. Nhà văn hóa Hữu Ngọc giới thiệu cách hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp của Unesco: “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng” Có lẽ một trong số di sản văn hóa thuộc loại "phi vật thể" (vô thể, vô hình) nhất, được trao quyền cho đến hôm nay và trở thành hành trang cần thiết đặc biệt của người Việt Nam trong cuộc sống hiện tại, chính là truyền thống ứng xử xã hội, đã được kết tinh từ đời sống văn hóa cổ truyền của người Việt ở cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội này, thì cách thế ứng xử là nét tinh tế nhất trong các nét đặc sắc khác về mọi phương diện ứng xử của người Việt châu thổ Bắc Bộ.
  • 39. 32 Văn hóa là những ứng xử và hoạt động của con người, chỉ có con người mới có, đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính nhân văn. Thời gian là phép thử và cơ chế gạn lọc hữu hiệu của văn hóa. Những khuôn mẫu hành xử, thiết chế, hệ tư tưởng, những tập quán vô nhân đạo, trái với bản tính của con người trước sau đều sẽ bị lịch sử đào thải, tuy có thể đã từng tồn tại từ rất lâu đời hoặc đã được sùng bái trong một giai đoạn lịch sử. Con người văn hóa là một con người sống trong cộng đồng xã hội, không phải là một con người đơn biệt. Những sản phẩm, hành xử, giá trị phải được cộng đồng xã hội chấp nhận mới trở thành những mô thức văn hóa. Văn hóa thường mang tính ổn định và gắn bó với một cộng đồng người nhất định. Những ứng xử, những giá trị lâu đời của một dân tộc đã trở thành tập quán, phong tục, điển chương của dân tộc đó. Người Việt và một số dân tộc châu Á khác dùng đũa gắp từ xưa đến nay, trong khi các dân tộc châu Âu không dùng. Màu trắng là biểu tượng cho tang tóc đối với người Việt, nhưng biểu tượng tang tóc của người châu Âu lại là màu đen, còn màu trắng biểu trưng cho sự trong trắng tinh khiết. [13, tr. 36]. Khi gắn bó với một cộng đồng người, văn hóa phản ánh đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc đó. Tác giả Hồ Hữu Tường đã khẳng định: “Tính cách văn hóa phải là tính cách nhân bản. Văn hóa phải làm cho con người ngày càng cao quý đẹp đẽ hơn, phải làm cho người trở nên người hơn”. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Theo GS. Hoàng Phê, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thông dụng có nêu: “Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác”. Ứng xử thể hiện tư duy của con người biểu hiện trong lối sống, thể hiện vốn hiểu biết, lịch lãm, nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một con người.
  • 40. 33 Có thể nói, văn hóa là toàn bộ những truyền thống hướng dẫn hành xử mà các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao truyền bằng những hình thức học tập đa dạng. Ứng xử của con người ở các nước, các vùng khác nhau thì không giống nhau do nền văn hóa khác nhau. Điều này có nghĩa là trong những thời đại khác nhau thì văn hóa ứng xử của con người cũng có sự thay đổi. Văn hóa ứng xử là sự phản ánh các nội dung vấn đề có tính văn hóa một cách có ý thức bộc lộ tư duy của một đối tượng chủ thể trao đổi tiếp xúc với một hoặc nhiều đối tượng liên quan, được thực hiện bằng lời nói, thái độ, hành động để đạt một mục đích nhất định. [14, tr. 24] Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, gia đình, nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau: khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Ngay từ thuở xa xưa, lúc chưa có ngành khoa học về ngôn ngữ, các dân tộc đã đúc kết những kinh nghiệm vận dụng lời ăn tiếng nói của mình trong tục ngữ và cho đến nay, những kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị. Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng tính triết lí ngôn giao dân gian đó vẫn giàu sức thuyết phục và có thể sẽ sống mãi với thời gian. Đấy là vì tục ngữ thể hiện tính triết lí của mình một cách hình tượng, hàm súc, đậm hơi thở của cuộc sống cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế nói năng. Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh nghiệm khái quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách sống, là lối nói, cách nghĩ của mỗi dân tộc.
  • 41. 34 Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, người Việt đã dùng những hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như: "Lời nói, gói vàng"; "Lời nói quan tiền tấm lụa"... Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, trong cộng đồng …Thế ứng xử là nét tinh tế nhất được cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian Thái Bình nói riêng, đó là ca dao và tục ngữ. Văn hóa ứng xử của người Thái Bình chính là nét văn hóa từ trong lời ăn, tiếng nói, đến cách cư xử “khéo léo” với thiên nhiên, với lao động sản xuất, với mọi người và tầng lớp trong xã hội. Người Thái Bình có điều kiện tiếp xúc nhiều với các nền văn hóa và phong tục tập quán ở nhiều miền đất nước nên họ có sự hiểu biết và thẩm thấu văn hóa rất phong phú, tế nhị. Điều đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp rất riêng của con người Thái Bình. Tiểu kết Trong chương 1, chúng tôi hướng tới một vài nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về tục ngữ và văn hóa ứng xử của người Việt Nam nói chung và con người Thái Bình nói riêng. Đồng thời cũng nghiên cứu một số vấn đề về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Thái Bình. Đây là những điều kiện quan trọng hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc cũng như vẻ đẹp con người ở vùng đất này. Bên cạnh đó, chương 1 cũng tìm hiểu những nét chung của văn học dân gian ở Thái Bình. Với vị trí địa lí cũng như vị trí văn hóa dễ tiếp thu những nét văn hóa đặc sắc vùng miền khác để tạo nên văn hóa riêng biệt, văn học dân gian Thái Bình có những nét riêng mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, cùng với văn hóa các ngành nghề khác nhau. Văn học dân gian Thái
  • 42. 35 Bình, trong đó tục ngữ là một trong những hình thức thể hiện cô đọng nhất những tri thức, kinh nghiệm và cách ứng xử, giao tiếp xã hội của người dân Thái Bình trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thông qua hệ thống các câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, cuộc sống của người xưa được tái hiện rõ nét. Tóm lại, việc tìm hiểu những vấn đề tổng quan về lý luận và thực tiễn của Thái Bình trong chương 1 là việc làm cần thiết giúp chúng tôi có cơ sở đi sâu nghiên cứu những vấn đề trong văn hóa giao tiếp, ứng xử gia đình và xã hội của người Thái Bình thông qua hệ thống các câu tục ngữ một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở các chương tiếp theo.
  • 43. 36 Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số là nông dân. Người dân gắn bó với đồng ruộng, đặc biệt là Bắc Bộ - vùng đất làm nông nghiệp lâu đời và tập trung nhất. Trải qua thời gian, người nông dân Việt không còn đơn thuần chỉ bị thiên nhiên chi phối mà họ còn tác động lại nó trên cơ sở hòa đồng để ổn định và thăng bằng đời sống sinh hoạt của mình. Với nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, họ phải sống với thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên. Kinh tế nông nghiệp chính là phản ánh mối ứng xử giữa con người với trời và đất. Người Việt có nhận thức khởi phát là muốn tồn tại yên ổn trước những bất thường của thiên nhiên và quan niệm là sẽ giảm được những tác hại mà thiên nhiên gây ra gần gũi với nó. Trước một môi trường thiên nhiên với địa hình khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, thủy văn….. nhiều bất trắc, người Việt Bắc Bộ buộc phải tìm ra ứng xử hợp lí nhất để đảm bảo trước hết cho mình một cuộc sống ăn, mặc, ở, đi lại được ổn định. Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc Bộ. Do quá trình hợp cư từ nhiều luồng dân cư bốn phương đổ về khai phá nên Thái Bình được xem là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền mà đặc sắc nhất là sắc thái văn hóa văn minh nông nghiệp của cư dân đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Trên một diện tích khoảng 2530 km2 , nhân dân Thái Bình trồng trọt chừng 2.300km2 . Còn lại 230km2 là các sông ngòi, đường xá, làng xóm và những đất bỏ hoang dọc theo ven biển. Người ta có thể kết luận rằng trong tỉnh Thái Bình, toàn thể dân số là một cư dân nông nghiệp. Số lượng người làm nghề thủ công và đánh cá không đáng kể và chỉ là một số nhỏ trong tổng số. Người dân Thái Bình luôn quan sát các hiện tượng tự nhiên để tìm ra các quy luật của nó, tìm ra cách ứng xử khôn ngoan nhất, đem lại lợi ích cho mình nhiều nhất phục vụ cuộc sống nông nghiệp. Thời gian nhà nông khép kín
  • 44. 37 theo mùa màng, lặp đi lặp lại, tạo sự uyển chuyển, mềm mại. Vào thời điểm nền kinh tế chưa phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào vốn sống, vốn kinh nghiệm thì những người già được coi là kho kinh nghiệm sống của nhân dân. Những người có tuổi cao đúc kết được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm sản xuất. Chính họ là những người trao truyền tri thức dân gian, trao truyền những kinh nghiệm cho thế hệ nối tiếp. Lâu dần những kinh nghiệm ấy được đúc kết lại trong những câu ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền khẩu. Đó được coi là những chiếc chìa khóa vàng mở ra sự phát triển cũng như cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân. 2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn. Là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu Thái Bình cũng chịu sự thất thường, khắc nghiệt, nóng nực vào mùa hạ, lạnh buốt vào mùa đông. Nóng - Ẩm – Gió mùa là đặc thù rõ rệt nhất về khí hậu tạo cho Bắc Bộ một mùa mưa và một mùa khô nhưng vẫn ẩm ướt. Mùa khô lạnh có đặc điểm buốt giá, khó chịu đựng hơn mùa đông châu Âu nhiều lần. Cùng là tháng 3 âm lịch có thể vừa: “Rét tháng Ba bà già chết cóng” Lại vừa: “Nóng tháng Ba chó già lè lưỡi” Thời tiết Bắc Bộ nói chung và Thái Bình nói riêng có nhiều thay đổi thất thường. Nơi đây với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu lại dựa vào thời tiết để sản xuất cho nên việc chú trọng quan tâm tới thời tiết là điều hết sức hiển nhiên và được coi trọng.
  • 45. 38 Thời gian nông lịch của người nông dân từ ngàn xưa cho đến nay được chia thành mười hai tháng, từ tháng một đến tháng mười hai hay còn được chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Người dân Việt đúc kết được rằng: “Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng”. Hết tháng giêng (tháng 1) thì thời gian của một năm trôi qua rất nhanh, qua rằm (qua ngày 15 hàng tháng) thì thời gian của một tháng cũng nhanh chóng trôi qua. Kinh nghiệm này dùng để chỉ thời gian trong năm và trong tháng, theo đó quy định các hiện tượng thời tiết trong năm và trong ngày. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” Tháng năm là tháng mùa hè, thời gian ban ngày thường kéo dài hơn ban đêm và ngược lại, tháng mười trời nhanh tối hơn nên có cảm giác ngày ngắn hơn đêm. Hiện tượng này là hiện tượng thường thấy ở khu vực bắc bán cầu. Người dân Việt từ xa xưa đã quan sát và thấy rõ điều này. Với một nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên của Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng thì việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên đã được coi trọng từ lâu. “Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng” Thiên nhiên rộng lớn được hợp thành bởi nhiều yếu tố mặt trời, mặt trăng, các vì sao, nắng, mưa, mây, gió,…..Thiên nhiên được dự báo, được biểu đạt qua muôn ngàn biểu tượng. Hình ảnh của nó bao quanh đời sống con người. Người nông nghiệp là con người quan sát tự nhiên để tích lũy trí tuệ. Họ được gợi mở và thắp sáng tri thức từ hành trình thám mã môi trường sống bao quanh. Tiếp thu và sử dụng một cách linh hoạt những kinh nghiệm dự báo thời tiết của ông cha ta, người Thái Bình còn có những kinh nghiệm riêng gắn với những đặc điểm riêng biệt về địa lí, khí hậu của vùng đất này.