SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  14
1
BÁO CÁO HỘI THẢO
THÚC ĐẨY HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đà Nẵng, Ngày 24 tháng 07 năm 2015
2
DIỄN ĐÀN
THÚC ĐẨY HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Ngày 24/07/2015, Diễn đàn “Thúc đẩy hỗ trợ từ thiện của các doanh nghiệp Việt Nam” đã được
Trung tâm Giáo dục và Phát triển phối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt nam tại Đà nẵng tổ chức. Diễn đàn là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Xây dựng các
tổ chức xã hội bền vững ở Việt Nam” với sự tài trợ của sứ quán Ai Len và được điều phối bởi
Quỹ Châu Á tại Việt Nam.
Hội thảo có sự tham gia của 50 đại diện doanh nghiệp thành viên của VCCI Đà Nẵng và các hiệp
hội doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, đại diện đến từ cục thuế Đà Nẵng, các cơ quan liên
quan, cùng các đại diện đến từ nhà tài trợ và ban tổ chức.
Ông Nguyễn Diễn - Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng phát biểu khai mạc hội thảo và chia sẻ rằng ở
bất cứ quốc gia nào, thời đại nào thì giới doanh nhân, doanh nghiệp khi hoạt động cũng đều theo
đuổi một mục tiêu là lợi nhuận. Để theo đuổi mục tiêu này, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải phát
hiện, nhận diện ra được những nhu cầu và những vấn đề mà xã hội và cộng đồng đặt ra. Doanh
nghiệp sẽ suy nghĩ và tìm cách để đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và cộng đồng, doanh
nghiệp sẽ đưa ra những cách thức và phương pháp để giải quyết những vấn đề đó nhằm phục vụ
cho việc tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều những vấn đề của cộng
đồng và xã hội cần được giải quyết nhưng lại không tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà
những ván đề đó thuộc về trách nhiệm của chính quyền. Nhưng trên thế giới, không có bất cứ
chính quyền nào có khả năng bao quát, giải quyết được hết các vấn đề và các hoạt động. Ở các
nước phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự sẽ thực hiện các hoạt
động hỗ trợ cộng đồng để bù đắp lại những hoạt động của chính quyền và khu vực tư nhân không
thực hiện được. Vì vậy, những tổ chức xã hội sẽ dựa vào nguồn lực tài trợ của các doanh nghiệp
lớn và các tổ chức lớn để hoạt động vì những mục tiêu và tiêu chí của họ. Trong khi đó, ở Việt
Nam từ năm 2012 tới này đã trở thành nước có thu nhập trung bình với xấp xỉ gần USD
2000/năm, các tổ chức tài trợ của nước ngoài sẽ dần rút ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Vì vậy, các tổ
chức hoạt động thiện nguyện Việt Nam sẽ phải tìm nguồn khác để bù đắp vào nguồn tài trợ nước
ngoài bị rút đi, và một trong những nguồn đó là các tổ chức sẽ tìm đến doanh nghiệp. Tuy nhiên
xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng hiện nay vẫn coi hoạt động từ thiện đơn
3
thuần chỉ là một nghĩa cử hoặc một tấm lòng hơn là một công cụ có liên quan đến vấn đề kinh
doanh, đặc biệt doanh nghiệp không coi hoạt động từ thiện là một công cụ marketing. Một số
doanh nghiệp có quan điểm rằng nếu làm nhân đạo gắn với hoạt động kinh doanh thì hoạt động
đó không còn nhân đạo nữa. Các lĩnh vực và đối tượng doanh nghiệp tham gia rất hạn hẹp, chủ
yếu hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, nhưng trong xã hội còn rất nhiều vấn đề khác cần
phải được giải quyết như lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, ... Có nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa với nguồn tài chính hạn hẹp, muốn đóng góp tích cực hơn để đáp ứng được những nhu cầu
của xã hội và cộng đồng nhưng chưa có được những kế hoạch cụ thể để tạo dựng nguồn lực lâu
dài cho hoạt độngt ừ thiện. Chính vì thế, cho đến nay, ngoài những hỗ trợ ngắn hạn, hỗ trợ khẩn
cấp chủ yếu bằng tiền mặt, còn rất ít những doanh nghiệp tham gia vào việc hỗ trợ từ thiện có
chiến lược, dài hạn, gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó,
những hình thức hỗ trợ khác như sử dụng kỹ năng, kỹ thuật hoặc chất xám của doanh nghiệp
chưa được phổ biến. Để từ thiện trở thành văn hóa và hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp,
công tác này cần phải gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanh
nghiệp có lợi nhuận mới có điều kiện để làm từ thiện. Một xã hội phát triển là nơi có những cộng
đồng phát triển lành mạnh, những mạng lưới các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện, các tổ chức
tình nguyện viên đóng góp vào cùng các doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết những vấn đề xã
hội. Khi một cộng đồng gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, và doanh nghiệp
sẽ không thể phát triển được. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững trong một
môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của cộng đồng cao. Chính vì
vậy, việc làm từ thiện không những mang lại lợi ích cho cộng đồng (đối tượng được hưởng lợi),
mà ngay cả chính doanh nghiệp cũng có lợi ích từ việc làm này.
Sau bài phát biểu khai mạc, Bà Tô Kim Liên – Giám đốc, Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã
chia sẻ về Khái niệm của Từ thiện doanh nghiệp, các lĩnh vực doanh nghiệp Việt nam đã từng hỗ
trợ qua kết quả khảo sát, các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ từ thiện hiện nay cũng
như nhận thức của doanh nghiệp trong hoạt động từ thiện, xác định lĩnh vực hỗ trợ từ thiện gắn
với lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và hướng dẫn các bước xây dựng chương trình từ thiện
doanh nghiệp hiệu quả.
Tiếp theo, ông Nguễn Mạnh Quân – Viên trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp đã
nêu ra một số vấn đề cho doanh nghiệp tham gia thảo luận và trao đổi nhằm giúp doanh nghiệp
4
có cái nhìn rõ hơn và hiểu đúng hơn về cách làm từ thiện của doanh nghiệp mình cũng như cách
hỗ trợ cộng động và xã hội. Bài trình bày của chuyên gia đã cho doanh nghiệp tham gia Diễn đàn
hiểu được những hoạt động từ thiện có lợi ích thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình. Thông qua bài chia sẻ, chuyên gia nhấn mạnh đến cách nghĩ và cách hành
động của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc làm từ thiện, một phần trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với cộng đồng và xã hội. Một thông điệp rất quan trọng đưa ra trong bài phát biểu được nhấn
mạnh cho các doanh nghiệp rằng “Hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, nghĩ đúng, làm mới tốt”
và mong muốn doanh nghiệp hãy lựa chọn cách hành động để thực hiện được trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp mình.
Sau 2 bài trình bày của chuyên gia, Đại diện Hiệp hội nữ doanh nhân thành phố Đà Nẵng phát
biểu rằng Diễn đàn đã cho các doanh nghiệp cách nhìn rất mới về các hoạt động xã hội từ thiện
của doanh nghiệp. Diễn đàn tác động rất lớn đến suy nghĩ của các doanh nghiệp và hỗ trợ các
doanh nghiệp xây dựng các hoạt động xã hội ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Qua chia sẻ của các chuyên gia đã gợi cho các doanh nghiệp tham gia diễn đàn về các ý tưởng
cần phải làm đối với các doanh nghiệp. Đối với Hiệp hội nữ doanh nhân thành phố Đà nẵng rất
quan tâm tới các hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng đồng. Nhu cầu làm từ thiện của các doanh nhân
nữ rất lớn, rất nhiệt tình mặc dù có những doanh nghiệp rất nhỏ và lợi nhuận khiêm tốn. Tuy
nhiên, các hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp vẫn còn tự phát, bị động, chồng chéo và thiếu
thông tin về đối tượng hưởng lợi mà doanh nghiệp hỗ trợ. Nguồn lực để làm công tác từ thiện
chưa ổn định, chưa có sự phối hợp để tạo ra sức mạnh trong quá trình làm công tác xã hội. Hoạt
động từ thiện xã hội là một trong những hoạt động của các tổ chức và Hiệp hội doanh nghiệp, vì
nó xuất phát từ nhu cầu của hội viên, và Hiệp hội sẽ phải đáp ứng và hỗ trợ hội viên trong tất cả
các hoạt động. Với vai trò của Hội sẽ phải nắm bắt tất cả các chương trình của địa phương, nhu
cầu về công tác xã hội của thành phố Đà nẵng, để kết hợp định hướng cho các hội viên làm công
tác xã hội theo định hướng của thành phố. Tuy nhiên, Hiệp hội chưa bao giờ đánh giá các
chương trình hoạt động từ thiện của mình hiệu quả đến mức nào và cần phải điều chỉnh ra sao.
Sau Diễn đàn này, Hiệp hội sẽ phải định hướng cho các doanh nghiệp ngoài việc hỗ trợ tiền mặt,
vật chất còn phải hỗ trợ các chương trình như kỹ năng, kỹ thuật, tình nguyện của người lao động
mà doanh nghiệp có sẵn.
5
Ông Hà Giang – chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp quận Cẩm Lệ chia sẻ rằng Hiệp hội doanh
nghiệp quận Cẩm Lệ thường làm công tác từ thiện xã hội đều đặn hàng năm như hỗ trợ bà mẹ
Việt nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, cứu trợ cho người nghèo tại phường và quận. Theo Hội
doanh nghiệp quận Cẩm Lệ, các hoạt động từ thiện có ý nghĩa và thiết thực sẽ kêu gọi sự đóng
góp và hỗ trợ của doanh nghiệp rất đơn giản và dễ dàng. Các doanh nghiệp tự làm từ thiện hoặc
đóng góp cho việc xây chùa chiền hàng năm rất lớn, nhưng đóng góp cho công tác từ thiện của
hội rất khó khăn vì các doanh nghiệp chưa tin tưởng vào các hoạt động của hội và không tin
những khoản đóng góp của họ có thể đến được các đối tượng người nghèo hoặc các đối tượng
thụ hưởng cần. Đối với các vấn đề xã hội như môi trường, giáo dục, biến đổi khí hậu, làm từ
thiện gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay không phổ biến ở Việt nam
nói chung và Đà nẵng nói riêng.
Ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp quận Hải Châu chia sẻ về dự án Xã hội
hóa nhà vệ sinh công cộng và dự án Một Bức tranh nhiều hy vọng. Để hưởng ứng chủ trương
năm Văn hóa, Văn minh, Đô thị 2015 của thành phố Đà Nẵng và thành phố đang ưu tiên phát
triển du lịch, thương mại và dịch vụ, tuy nhiên thực trạng cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng thành
phố Đà Nẵng đang rất thiếu và kém chất lượng. Vì vậy, Hội doanh nghiệp quận Hải Châu đã có
phát kiến và triển khai dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng để hưởng ứng năm Văn hóa, văn
minh đô thị của thành phố. Năm 2015 thành phố đã đưa ra chủ trương trên, ngay lập tức nhân
dân và cộng đồng doanh nghiệp trong đó có Hội doanh nhân quận Hải Châu rất hưởng ứng. Bên
cạnh đó, trong những năm gần đây thành phố Đà nẵng đang ưu tiên phát triển du lịch, thương
mại và dịch vụ, tuy nhiên qua khảo sát về nhà vệ sinh công cộng của thành phố thì ngoài nhà vệ
sinh của các cơ sở lưu trú các công ty du lịch, còn nhà vệ sinh công cộng hiện hữu trong thành
phố quá ít, chỉ 20 cái/900 ngàn người dân. Trong khi đó thành phố Đà nẵng có kế hoạch năm nay
sẽ đón 4,500,000 khách du lịch về thăm thành phố, đây là một vấn đề mà chính quyền, nhân dân
và cộng động doanh nghiệp của thành phố đang rất quan tâm trăn trở. Hội doanh nhân quận Hải
Châu đã phát kiến ra dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng, sử dụng chính các nhà vệ sinh
hiện có của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là ở các tuyến đường trung tâm và tại các quận nội
thành nơi du khách tập trung đông nhất để thăm quan, mua sắm, tản bộ,.... Dự án vận động hệ
thống nhà vệ sinh của doanh nghiệp như các nhà hàng, khách sạn, quầy bar, showroom cũng như
các tòa nhà trụ sở của các cơ quan, doanh nghiệp tại các quận trung tâm đều mở nhà vệ sinh và
đón tiếp với tấm lòng nhiệt tình, thân thiện nhất của người Đà nẵng. Cho đến nay, dự án đã có
6
khoảng 100 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đăng ký tham gia, nhưng qua khảo sát thực tế chỉ có
hơn 70 nhà vệ sinh đạt tiêu chí do ban quản lý dự án đưa ra. Sau một thời gian ngắn đưa vào sử
dụng, dự án đã nhận được sự đánh giá rất cao của cả du khách trong nước và quốc tế về tình cảm,
sự thân thiện và đây là động lực thúc đẩy cho Hội tiếp tục thực hiện và hoàn thiện dự án. Theo kế
hoạch của dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng cho tới cuối năm 2015, dự án sẽ thu hút
khoảng 1000 nhà vệ sinh công cộng có chủ với tinh thần cả người cho lẫn người nhận rất lịch sự,
văn hóa và có ý thức giữ gìn vệ sinh lẫn nhau.
Bên cạnh dự án về xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng, Hội cũng đang thực hiện đề án “Một bức
tranh, nhiều hy vọng”, đây là đề án đưa tranh vào những bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện
hiểm nghèo như bệnh viện ung thư, bệnh viên HIV,... nhằm mang lại niền vui và hy vọng cho
những người bệnh. Từ suy nghĩ Cộng đồng xã hội, doanh nghiệp làm gì để hỗ trợ, giúp đỡ bệnh
nhân có thêm hy vọng qua các biện pháp tâm lý, tinh thần, Hội đã vận động sinh viên các trường
đại học vẽ tranh cho dự án và sinh viên của hàng chục trường đại học trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đã vẽ tranh về chủ đề niềm tin, hy vọng và ủng hộ tranh cho dự án. Từ quý 2 năm 2014 tới
này, Hội đã treo được khoảng 300 bức tranh tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Ngoài ra, Hội còn
vận động được một phòng đọc sách cho những người bệnh cũng như vận động các em sinh viên
làm thiệp, viết thông điệp gửi tới từng bệnh nhân.
Ngoài 2 đề án đã đề cập ở trên, Hội còn xây dựng một chương trình hát cho bệnh nhân tôi nghe,
và chương trình này cũng lấy nòng cốt là đội văn nghệ sinh viên xung kích của các trường đại
học, bên cạnh đấy Hội còn vận động cả cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo chính quyền cùng
tham gia. Với các mô hình này, Hội doanh nghiệp Hải Châu đang cùng các Hiệp hội doanh
nghiệp khác tại Đà nẵng nhân rộng ra các bệnh viện khác trong thành phố. Hy vọng qua Diễn
đàn này, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước có thể chia sẻ về nguồn lực và kinh
nghiệm cho dự án đã và đang thực hiện, bên cạnh đó kết nối các Hiệp hội và Câu lạc bộ doanh
nghiệp trong thành phố để phối hợp hỗ trợ cộng đồng tốt hơn, nhằm giáo dục thế hệ trẻ về việc
sẻ chia cùng xã hội và tạo điều kiện để phát triển thành phố Đà nẵng ngày càng tốt đẹp và văn
minh hơn trong tương lai.
Diễn đàn với mục tiêu tập trung thảo luận các vấn đề: Làm thế nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ
hiệu quả hơn thông qua các chương trình nhằm mang lại thay đổi tích cực cho môi trường và xã
hội; Những khó khăn nào cản trở sự đóng góp của doanh nghiệp; Những hỗ trợ cần thiết từ dự
7
án, từ các tổ chức xã hội; Làm thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn tốt và Thảo luận
các kế hoạch hợp tác trong đẩy mạnh hoạt động nhân đạo, từ thiện. Với các nội dung cần thảo
luận trên, các đại biểu tham dự đã thảo luận và đóng góp những ý kiến hữu ích cho Diễn đàn.
Đại diện một số doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến rằng các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh
nghiệp nên làm từ thiện bằng cách đóng góp các hiện vật thông qua các buổi đấu giá gây quỹ cho
các hoạt động từ thiện sẽ dễ dàng và kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đóng góp hơn. Một số ý
kiến khác cho rằng hoạt động từ thiện là hoạt động mang lại lợi ích cho cộng động và xã hội là
chính, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mưu cầu lợi nhuận cho doanh
nghiệp là chủ yếu. Theo các ý kiến này, nên lồng ghép và xen kẽ cả 2 hoạt hỗ trợ cộng đồng và
hoạt động sản xuất kinh doanh với nhau để tạo ra được những lợi ích cho cả cộng đồng và doanh
nghiệp. Về phương thức làm từ thiện, doanh nghiệp có thể tự làm để người lao động được tham
gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, rèn luyện ý thức về cộng đồng, trực tiếp nhìn thấy và
cảm nhận được sự phản hồi của người thụ hưởng. Doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền cho một
tổ chức chuyên nghiệp làm công tác hỗ trợ cộng đồng sẽ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn rằng bao nhiêu nguồn lực của doanh nghiệp bỏ ra có thể
tới được đối tượng thụ hưởng mục tiêu. Vì khung pháp lý chưa có quy định về việc các tổ chức
được ủy quyền làm từ thiện sẽ được trích bao nhiêu % trong số nguồn lực mà doanh nghiệp hỗ
trợ từ thiện cho công tác quản lý và giám sát, vì vậy doanh nghiệp không có cơ sở để tin tưởng
vào các tổ chức. Vì vậy các tổ chức làm từ thiện chuyên nghiệp nên minh bạch về quản lý và
điều phối để doanh nghiệp có thể tin tưởng và giao nguồn lực hỗ trợ từ thiện cho họ thực hiện.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp và các tổ chức muốn làm từ thiện ở cộng đồng nào đó phải có sự
chuẩn bị cho họ, ví dụ hỗ trợ dạy nghề cho sinh viên hay tập huấn nâng cao kỹ năng cho cộng
đồng đều phải chuẩn bị cho đối tượng thụ hưởng để tiếp nhận hỗ trợ một cách tốt nhất.
Một số ý kiến khác cho rằng các doanh nghiệp chân chính sẽ phải gắn việc thúc đẩy doanh
nghiệp thành công với các hoạt động trách nhiệm cộng đồng, hai phạm trù đó phải luôn luôn đi
đôi với nhau. Và cộng đồng chính là mảnh đất của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không quan
tâm đến cộng đồng của mình thì công việc kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn, khi doanh nghiệp
chăm sóc cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cũng chính là chăm sóc cho chính sự tồn tại
lâu dài của doanh nghiệp mình. Nguồn lực mỗi đơn vị có một ít, nhân lực và tâm huyết đều có
nhưng chưa tập hợp lại được với nhau, vì vậy nên xây dựng thành các dự án cụ thể và sau đó tìm
8
xem tổ chức nào làm là tốt nhất, nguồn nhân lực tốt nhất để triển khai dự án. Vậy doanh nghiệp
có thể đóng góp kinh phí, còn các tổ chức như tổ chức Phi chính phủ, hội doanh nghiệp, hội
khuyến nông, khuyến ngư, hội thanh niên,... có thể tham gia vào thực hiện dự án.
Bên cạnh ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, đại diện một tổ chức phi chính phủ quốc tế
cũng đóng góp ý kiến rằng hỗ trợ từ thiện hay hỗ trợ nhân đạo đều có ý nghĩa đối với cộng đồng,
tuy nhiên từ thiện chỉ đơn thuần là hỗ trợ cộng đồng những thứ họ cần mà chưa quan tâm đến
tính bền vững nhưng nhân đạo vừa hỗ trợ được cộng đồng những cái họ cần vừa giúp họ phát
triển bền vững hơn. Việc hợp tác với các doanh nghiệp thường phối hợp với doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm để cung cấp hàng hóa phù hợp với giá cả hợp lý phục vụ cho việc hỗ trợ cộng đồng
trong các đợt thiên tai. Với những dự án hỗ trợ trồng cây cho các Trung tâm khuyết tật hoặc dạy
nghề cho người khuyết tật sẽ kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ bằng ngày công của người lao động
như cử đội ngũ người lao động trồng cây, các trung tâm sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cây và tổ
chức phi chính phủ sẽ hỗ trợ tiền cho việc mua cây giống và phân bón. Có những dự án doanh
nghiệp hỗ trợ tiền cho cộng đồng dân tộc thiểu số mua giống vật nuôi, tổ chức xã hội hỗ trợ
chuyên gia tập huấn cách nuôi,... Theo ý kiến của các tổ chức tham gia Diễn đàn, các tổ xã hội
dân sự cũng như các hiệp hội nên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra một mạng lưới để có thể gây
quỹ và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả hơn.
Ngoài các ý kiến đóng góp, đại biểu tham gia Diễn đàn còn đánh giá về buổi hội thảo và nội
dung trình bày cũng như các vấn đề thảo luận rất tốt, dưới đây là kết quả đánh giá:
Với nội dung bài trình bày về “Khái niện từ thiện doanh nghiệp, kinh nghiệm các nước trên thế
giới và thực tiễn tại Việt Nam” và “Xây dựng chương trình từ thiện và hỗ trợ cộng đồng một
cách có chiến lược hơn có 17 đại biểu trong số 20 đại biểu tham gia diễn đàn đánh giá là rất rõ
ràng, 3 đánh giá chưa rõ ràng.
Với nội dung bài chia sẻ của Hội doanh nhân quận Hải Châu về dự án “Xã hội hoá nhà vệ sinh
công cộng tại thành phố Đà Nẵng” có 18 người đánh giá rõ rang, 1 người đánh giá chưa rõ rang.
Với các câu hỏi thảo luận những khó khăn cản trở sự đóng góp của doanh nghiệp: Có 8 doanh
nghiệp là rõ ràng, 9 doanh nghiệp đánh giá chưa rõ ràng và 2 doanh nghiệp có nhận xét khác;
Những hỗ trợ cần thiết từ dự án có 7 doanh nghiệp đánh giá rõ rang, 11 doanh nghiệp đánh giá
chưa rõ ràng và 1 nhận xét khác; Có 7 doanh nghiệp đánh giá rõ ràng về câu hỏi thảo luận: làm
9
thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn tốt và hiệu quả, 10 doanh nghiệp đánh giá chưa rõ
ràng, và 2 doanh nghiệp có nhận xét khác.
Có 13 doanh nghiệp quan tâm xây dựng các chương trình từ thiện có chiến lược, trong đó có 4
doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên
quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hàng, nhân viên, cổ đông, các phương tiện
truyền thông; ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác,
các tổ chức từ thiện khác và quỹ quốc tế; iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của
doanh nghiệp; iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; v) Thăm
quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đòng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ
trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ
thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; v) Thăm
quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ
trợ : ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác, các tổ chức
từ thiện khác và quỹ quốc tế; iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp;
iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; v) Thăm quan và học hỏi
kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn
và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh
nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; iii) Lập kế hoạch dài hạn
cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; v) Thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình
hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 2 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham
gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên,
cổ đông, các phương tiện truyền thông;iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của
doanh nghiệp;iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; 2 doanh
nghiệp cần hỗ trợ: iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; 1 doanh
nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào
hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền
thông; iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động. 1 doanh nghiệp
cần hỗ trợ: ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác, các
tổ chức từ thiện khác và quỹ quốc tế.
10
Kết luận: Việt Nam đã trở thành đất nước có thu nhập trung bình, và sẽ ngày càng có nhiều
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng
phải cạnh tranh rất lớn. Nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt nam
cũng sẽ phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, vì đây chính là tiêu chí để
người tiêu dùng đánh giá doanh nghiệp. Cũng như một số ý kiến cho rằng, cộng đồng chính là
mảnh đất của doanh nghiệp, nếu cộng động nơi doanh nghiệp đóng không tốt thì doanh nghiệp
cũng khó mà hoạt động kinh doanh được tốt, vì vậy doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt
động hỗ trợ cộng đồng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các doanh nghiệp hãy chọn lựa các đối
tượng, các lĩnh vực hỗ trợ từ thiện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn lực của
doanh nghiệp để có thể thực hiện được việc hỗ trợ cộng đồng tốt và bền vững hơn. Các doanh
nghiệp nên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội dân sự để thực hiện các
hoạt động hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp mình, vì các tổ chức này rất chuyên nghiệp, có đủ
cán bộ chuyên môn, có kiến thức và có đủ thông tin để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn. Đối với các tổ
chức xã hội dân sự nên chọn lĩnh vực mà tổ chức quan tâm nhất để thực hiện, ví dụ chuyên về
môi trường, giáo dục, y tế, ...và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đó để nâng tầm
uy tín lên. Các tổ chức nên phối hợp cùng các doanh nghiệp nghĩ ra ý tưởng, chủ động đề xuất ý
tưởng và chủ động tìm tới các doanh nghiệp để kêu gọi sự hợp tác của doanh nghiệp. Đây là cách
để các tổ chức xã hội có thể huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp và cùng thực hiện
được các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tốt nhất, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và chính doanh
nghiệp tham gia hỗ trợ từ thiện.
11
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chương trình hội thảo
Chương trình
Thời gian Nội dung Người trình bày
07:30 – 08:00 Đón khách, đăng ký đại biểu VCCI Đà Nẵng
08:00 – 08:10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu VCCI Đà Nẵng
08:10 – 08:20 Phát biểu khai mạc của lãnh đạo VCCI Đà Nẵng Đại diện VCCI Đà Nẵng
08:20 – 08:30
Khái niệm từ thiện doanh nghiệp (corporate
philanthropy); Kinh nghiệm các nước trên thế giới và
thực tiễn tại Việt Nam
Bà Tô Kim Liên – Giám đốc,
Trung tâm Giáo dục và Phát
triển (CED)
08:30 – 08:45
Xây dựng chương trình hỗ trợ từ thiện và hỗ trợ cộng
đồng một cách có chiến lược và hiệu quả (Lợi ích đối
với DN và thực tiễn hiện nay tại Việt Nam)
Ông Nguyễn Mạnh Quân -
Viện trưởng Viện nghiên cứu
và phát triển doanh nghiệp
08:45 – 09:15
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác từ thiện, nhân
đạo của doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
Đại diện Hội doanh nghiệp
quân Hải Châu
Đại diện Hiệp hội Nữ Doanh
nhân TP Đà Nẵng.
Đại diện Hiệp hội Doanh
nghiệp quận Cẩm Lệ.
09:15 – 09:45
Các lĩnh vực doanh nghiệp quan tâm và hướng dẫn
các lĩnh vực hỗ trợ
Trung tâm Giáo dục và Phát
triển (CED)
9:45 – 10:00 Nghỉ giải lao
12
Thời gian Nội dung Người trình bày
10:00 – 11:20
Trao đổi, thảo luận tập trung vào các nội dung:
- Làm thế nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ hiệu quả
hơn thông qua các chương trình nhằm mang lại thay
đổi tích cực cho môi trường và xã hội;
- Những khó khăn nào cản trở sự đóng góp của
doanh nghiệp;
- Những hỗ trợ cần thiết từ dự án, từ các tổ chức xã
hội;
- Làm thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn
tốt.
- Thảo luận các kế hoạch hợp tác trong đẩy mạnh
hoạt động nhân đạo, từ thiện.
Toàn thể
11:20 – 11:30 Kế luận và bế mạc hội thảo
VCCI - Đà Nẵng và CED
11:30 – 13:30 Ăn trưa
13
Phụ lục 2: Một số hình ảnh tại hội thảo
14

Contenu connexe

Tendances

Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy ToyotaPhương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
Linh Anh
 

Tendances (11)

Xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015Xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
 
Ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
Ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)Ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
Ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
 
Csr nghia vu thien nguyen presentation(mr quan)
Csr nghia vu thien nguyen presentation(mr quan)Csr nghia vu thien nguyen presentation(mr quan)
Csr nghia vu thien nguyen presentation(mr quan)
 
Cdi
CdiCdi
Cdi
 
3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)
 
3. tu thien doanh nghiep ced
3. tu thien doanh nghiep   ced3. tu thien doanh nghiep   ced
3. tu thien doanh nghiep ced
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien july
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
 
Csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_handout
Csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_handoutCsr nghia vu thien nguyen 14-5-15_handout
Csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_handout
 
Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy ToyotaPhương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
Phương pháp giải quyết vấn đề trong nhà máy Toyota
 
Thong cao bao chi forum nov 5. 2014 revised
Thong cao bao chi forum nov 5. 2014 revisedThong cao bao chi forum nov 5. 2014 revised
Thong cao bao chi forum nov 5. 2014 revised
 

En vedette

En vedette (6)

3. hoi dn quanhaichau
3. hoi dn quanhaichau3. hoi dn quanhaichau
3. hoi dn quanhaichau
 
3. csr nghia vu thien nguyen presentation
3. csr nghia vu thien nguyen presentation3. csr nghia vu thien nguyen presentation
3. csr nghia vu thien nguyen presentation
 
3. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 243. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 24
 
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH ...
 
Research findings
Research findings Research findings
Research findings
 
QUICK REVIEW OF LEGAL AND POLICY ENVIRONMENT FOR CORPORATE PHILANTHROPY AND P...
QUICK REVIEW OF LEGAL AND POLICY ENVIRONMENT FOR CORPORATE PHILANTHROPY AND P...QUICK REVIEW OF LEGAL AND POLICY ENVIRONMENT FOR CORPORATE PHILANTHROPY AND P...
QUICK REVIEW OF LEGAL AND POLICY ENVIRONMENT FOR CORPORATE PHILANTHROPY AND P...
 

Similaire à 2. bao cao dien dan dn

Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
Diep Chi
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
Diep Chi
 
Dnxh tại vn khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
Dnxh tại vn   khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)Dnxh tại vn   khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
Dnxh tại vn khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
Chris Huong
 
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Ken Severus
 

Similaire à 2. bao cao dien dan dn (20)

Tcbc may 11
Tcbc may 11Tcbc may 11
Tcbc may 11
 
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
 
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc  may16 hoi_thaoqgttdnTcbc  may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
 
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệpXây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
 
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
 
Tu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien mayTu thien doanh nghiep lien may
Tu thien doanh nghiep lien may
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien july
 
3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien july3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien july
 
Tọa đàm: CHIA SẺ GIÁ TRỊ - HỢP TÁC CẢI THIỆN KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG HN - CED -VCE
Tọa đàm: CHIA SẺ GIÁ TRỊ - HỢP TÁC CẢI THIỆN KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG HN - CED -VCETọa đàm: CHIA SẺ GIÁ TRỊ - HỢP TÁC CẢI THIỆN KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG HN - CED -VCE
Tọa đàm: CHIA SẺ GIÁ TRỊ - HỢP TÁC CẢI THIỆN KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG HN - CED -VCE
 
2030danang profile - CLB DOANH NHÂN 2030 ĐÀ NẴNG nhiệm kỳ 2021 - 2023
2030danang profile - CLB DOANH NHÂN 2030 ĐÀ NẴNG nhiệm kỳ 2021 - 20232030danang profile - CLB DOANH NHÂN 2030 ĐÀ NẴNG nhiệm kỳ 2021 - 2023
2030danang profile - CLB DOANH NHÂN 2030 ĐÀ NẴNG nhiệm kỳ 2021 - 2023
 
Se overview-vi
Se overview-viSe overview-vi
Se overview-vi
 
Tcbc march18 toa_damttdn
Tcbc  march18 toa_damttdnTcbc  march18 toa_damttdn
Tcbc march18 toa_damttdn
 
Dnxh tại vn khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
Dnxh tại vn   khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)Dnxh tại vn   khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
Dnxh tại vn khai niem, boi canh va chinh sach(lite version)
 
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai Chuyênđề 2 :  CSR trong quan ly rui ro thien tai
Chuyênđề 2 : CSR trong quan ly rui ro thien tai
 
Xây dựng Cộng đồng Cố vấn Khởi nghiệp Địa phương: Vì sao & Thế nào
Xây dựng Cộng đồng Cố vấn Khởi nghiệp Địa phương: Vì sao & Thế nàoXây dựng Cộng đồng Cố vấn Khởi nghiệp Địa phương: Vì sao & Thế nào
Xây dựng Cộng đồng Cố vấn Khởi nghiệp Địa phương: Vì sao & Thế nào
 
Giới thiệu mạng xã hội Cây Sự Sống (Thetreelife.vn) cho Trường học
Giới thiệu mạng xã hội Cây Sự Sống (Thetreelife.vn) cho Trường họcGiới thiệu mạng xã hội Cây Sự Sống (Thetreelife.vn) cho Trường học
Giới thiệu mạng xã hội Cây Sự Sống (Thetreelife.vn) cho Trường học
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DNNVV DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ BỔ SUNG MỘT ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DNNVV DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ BỔ SUNG MỘT ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DNNVV DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ BỔ SUNG MỘT ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DNNVV DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ BỔ SUNG MỘT ...
 

Plus de khanh-itims

Plus de khanh-itims (20)

Timber Legality Framework
Timber Legality FrameworkTimber Legality Framework
Timber Legality Framework
 
Vpa compliance guide 13.11.2017
Vpa compliance guide 13.11.2017Vpa compliance guide 13.11.2017
Vpa compliance guide 13.11.2017
 
Young woo heo CV
Young woo heo CVYoung woo heo CV
Young woo heo CV
 
Anne de visser
Anne de visserAnne de visser
Anne de visser
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
 
Thong tu dtlx 03 6-2009
Thong tu dtlx 03 6-2009Thong tu dtlx 03 6-2009
Thong tu dtlx 03 6-2009
 
ITIMS DAY 17-12-2015
ITIMS DAY 17-12-2015ITIMS DAY 17-12-2015
ITIMS DAY 17-12-2015
 
3. ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
3. ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)3. ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
3. ho so gay quy nby sua cc+pt( nhom ngoi nha binh yen)
 
3. giới thiệu vyco (final)
3. giới thiệu vyco (final)3. giới thiệu vyco (final)
3. giới thiệu vyco (final)
 
3. presentation ics cs os
3. presentation ics cs os3. presentation ics cs os
3. presentation ics cs os
 
3. gioi thieu song cung tu ky ht dn siyb
3. gioi thieu song cung tu ky   ht dn siyb3. gioi thieu song cung tu ky   ht dn siyb
3. gioi thieu song cung tu ky ht dn siyb
 
3. csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_quan
3. csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_quan3. csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_quan
3. csr nghia vu thien nguyen 14-5-15_quan
 
3. case study colombo_ngo_ver4.0
3. case study colombo_ngo_ver4.03. case study colombo_ngo_ver4.0
3. case study colombo_ngo_ver4.0
 
3. seo v hanoi-csds_2015_v1
3. seo v hanoi-csds_2015_v13. seo v hanoi-csds_2015_v1
3. seo v hanoi-csds_2015_v1
 
3. CSOs với doanh nghiệp
3. CSOs với doanh nghiệp3. CSOs với doanh nghiệp
3. CSOs với doanh nghiệp
 
3. Chương trình tốt cho doanh nghiệp - good for Business
3. Chương trình tốt cho doanh nghiệp - good for Business3. Chương trình tốt cho doanh nghiệp - good for Business
3. Chương trình tốt cho doanh nghiệp - good for Business
 
3. a4f slide cso
3. a4f slide cso3. a4f slide cso
3. a4f slide cso
 
3. vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
3. vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.20153. vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
3. vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
 
3. tnxh dn mr quan
3. tnxh dn   mr quan3. tnxh dn   mr quan
3. tnxh dn mr quan
 
3. case study 2 tòhe presentation 01
3. case study 2 tòhe presentation 013. case study 2 tòhe presentation 01
3. case study 2 tòhe presentation 01
 

2. bao cao dien dan dn

  • 1. 1 BÁO CÁO HỘI THẢO THÚC ĐẨY HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Đà Nẵng, Ngày 24 tháng 07 năm 2015
  • 2. 2 DIỄN ĐÀN THÚC ĐẨY HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngày 24/07/2015, Diễn đàn “Thúc đẩy hỗ trợ từ thiện của các doanh nghiệp Việt Nam” đã được Trung tâm Giáo dục và Phát triển phối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Đà nẵng tổ chức. Diễn đàn là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Xây dựng các tổ chức xã hội bền vững ở Việt Nam” với sự tài trợ của sứ quán Ai Len và được điều phối bởi Quỹ Châu Á tại Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của 50 đại diện doanh nghiệp thành viên của VCCI Đà Nẵng và các hiệp hội doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, đại diện đến từ cục thuế Đà Nẵng, các cơ quan liên quan, cùng các đại diện đến từ nhà tài trợ và ban tổ chức. Ông Nguyễn Diễn - Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng phát biểu khai mạc hội thảo và chia sẻ rằng ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào thì giới doanh nhân, doanh nghiệp khi hoạt động cũng đều theo đuổi một mục tiêu là lợi nhuận. Để theo đuổi mục tiêu này, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải phát hiện, nhận diện ra được những nhu cầu và những vấn đề mà xã hội và cộng đồng đặt ra. Doanh nghiệp sẽ suy nghĩ và tìm cách để đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và cộng đồng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những cách thức và phương pháp để giải quyết những vấn đề đó nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều những vấn đề của cộng đồng và xã hội cần được giải quyết nhưng lại không tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà những ván đề đó thuộc về trách nhiệm của chính quyền. Nhưng trên thế giới, không có bất cứ chính quyền nào có khả năng bao quát, giải quyết được hết các vấn đề và các hoạt động. Ở các nước phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự sẽ thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng để bù đắp lại những hoạt động của chính quyền và khu vực tư nhân không thực hiện được. Vì vậy, những tổ chức xã hội sẽ dựa vào nguồn lực tài trợ của các doanh nghiệp lớn và các tổ chức lớn để hoạt động vì những mục tiêu và tiêu chí của họ. Trong khi đó, ở Việt Nam từ năm 2012 tới này đã trở thành nước có thu nhập trung bình với xấp xỉ gần USD 2000/năm, các tổ chức tài trợ của nước ngoài sẽ dần rút ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Vì vậy, các tổ chức hoạt động thiện nguyện Việt Nam sẽ phải tìm nguồn khác để bù đắp vào nguồn tài trợ nước ngoài bị rút đi, và một trong những nguồn đó là các tổ chức sẽ tìm đến doanh nghiệp. Tuy nhiên xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng hiện nay vẫn coi hoạt động từ thiện đơn
  • 3. 3 thuần chỉ là một nghĩa cử hoặc một tấm lòng hơn là một công cụ có liên quan đến vấn đề kinh doanh, đặc biệt doanh nghiệp không coi hoạt động từ thiện là một công cụ marketing. Một số doanh nghiệp có quan điểm rằng nếu làm nhân đạo gắn với hoạt động kinh doanh thì hoạt động đó không còn nhân đạo nữa. Các lĩnh vực và đối tượng doanh nghiệp tham gia rất hạn hẹp, chủ yếu hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, nhưng trong xã hội còn rất nhiều vấn đề khác cần phải được giải quyết như lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, ... Có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn tài chính hạn hẹp, muốn đóng góp tích cực hơn để đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và cộng đồng nhưng chưa có được những kế hoạch cụ thể để tạo dựng nguồn lực lâu dài cho hoạt độngt ừ thiện. Chính vì thế, cho đến nay, ngoài những hỗ trợ ngắn hạn, hỗ trợ khẩn cấp chủ yếu bằng tiền mặt, còn rất ít những doanh nghiệp tham gia vào việc hỗ trợ từ thiện có chiến lược, dài hạn, gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, những hình thức hỗ trợ khác như sử dụng kỹ năng, kỹ thuật hoặc chất xám của doanh nghiệp chưa được phổ biến. Để từ thiện trở thành văn hóa và hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, công tác này cần phải gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có lợi nhuận mới có điều kiện để làm từ thiện. Một xã hội phát triển là nơi có những cộng đồng phát triển lành mạnh, những mạng lưới các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện, các tổ chức tình nguyện viên đóng góp vào cùng các doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết những vấn đề xã hội. Khi một cộng đồng gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, và doanh nghiệp sẽ không thể phát triển được. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của cộng đồng cao. Chính vì vậy, việc làm từ thiện không những mang lại lợi ích cho cộng đồng (đối tượng được hưởng lợi), mà ngay cả chính doanh nghiệp cũng có lợi ích từ việc làm này. Sau bài phát biểu khai mạc, Bà Tô Kim Liên – Giám đốc, Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã chia sẻ về Khái niệm của Từ thiện doanh nghiệp, các lĩnh vực doanh nghiệp Việt nam đã từng hỗ trợ qua kết quả khảo sát, các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ từ thiện hiện nay cũng như nhận thức của doanh nghiệp trong hoạt động từ thiện, xác định lĩnh vực hỗ trợ từ thiện gắn với lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và hướng dẫn các bước xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp hiệu quả. Tiếp theo, ông Nguễn Mạnh Quân – Viên trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp đã nêu ra một số vấn đề cho doanh nghiệp tham gia thảo luận và trao đổi nhằm giúp doanh nghiệp
  • 4. 4 có cái nhìn rõ hơn và hiểu đúng hơn về cách làm từ thiện của doanh nghiệp mình cũng như cách hỗ trợ cộng động và xã hội. Bài trình bày của chuyên gia đã cho doanh nghiệp tham gia Diễn đàn hiểu được những hoạt động từ thiện có lợi ích thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thông qua bài chia sẻ, chuyên gia nhấn mạnh đến cách nghĩ và cách hành động của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc làm từ thiện, một phần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Một thông điệp rất quan trọng đưa ra trong bài phát biểu được nhấn mạnh cho các doanh nghiệp rằng “Hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, nghĩ đúng, làm mới tốt” và mong muốn doanh nghiệp hãy lựa chọn cách hành động để thực hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình. Sau 2 bài trình bày của chuyên gia, Đại diện Hiệp hội nữ doanh nhân thành phố Đà Nẵng phát biểu rằng Diễn đàn đã cho các doanh nghiệp cách nhìn rất mới về các hoạt động xã hội từ thiện của doanh nghiệp. Diễn đàn tác động rất lớn đến suy nghĩ của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các hoạt động xã hội ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua chia sẻ của các chuyên gia đã gợi cho các doanh nghiệp tham gia diễn đàn về các ý tưởng cần phải làm đối với các doanh nghiệp. Đối với Hiệp hội nữ doanh nhân thành phố Đà nẵng rất quan tâm tới các hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng đồng. Nhu cầu làm từ thiện của các doanh nhân nữ rất lớn, rất nhiệt tình mặc dù có những doanh nghiệp rất nhỏ và lợi nhuận khiêm tốn. Tuy nhiên, các hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp vẫn còn tự phát, bị động, chồng chéo và thiếu thông tin về đối tượng hưởng lợi mà doanh nghiệp hỗ trợ. Nguồn lực để làm công tác từ thiện chưa ổn định, chưa có sự phối hợp để tạo ra sức mạnh trong quá trình làm công tác xã hội. Hoạt động từ thiện xã hội là một trong những hoạt động của các tổ chức và Hiệp hội doanh nghiệp, vì nó xuất phát từ nhu cầu của hội viên, và Hiệp hội sẽ phải đáp ứng và hỗ trợ hội viên trong tất cả các hoạt động. Với vai trò của Hội sẽ phải nắm bắt tất cả các chương trình của địa phương, nhu cầu về công tác xã hội của thành phố Đà nẵng, để kết hợp định hướng cho các hội viên làm công tác xã hội theo định hướng của thành phố. Tuy nhiên, Hiệp hội chưa bao giờ đánh giá các chương trình hoạt động từ thiện của mình hiệu quả đến mức nào và cần phải điều chỉnh ra sao. Sau Diễn đàn này, Hiệp hội sẽ phải định hướng cho các doanh nghiệp ngoài việc hỗ trợ tiền mặt, vật chất còn phải hỗ trợ các chương trình như kỹ năng, kỹ thuật, tình nguyện của người lao động mà doanh nghiệp có sẵn.
  • 5. 5 Ông Hà Giang – chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp quận Cẩm Lệ chia sẻ rằng Hiệp hội doanh nghiệp quận Cẩm Lệ thường làm công tác từ thiện xã hội đều đặn hàng năm như hỗ trợ bà mẹ Việt nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, cứu trợ cho người nghèo tại phường và quận. Theo Hội doanh nghiệp quận Cẩm Lệ, các hoạt động từ thiện có ý nghĩa và thiết thực sẽ kêu gọi sự đóng góp và hỗ trợ của doanh nghiệp rất đơn giản và dễ dàng. Các doanh nghiệp tự làm từ thiện hoặc đóng góp cho việc xây chùa chiền hàng năm rất lớn, nhưng đóng góp cho công tác từ thiện của hội rất khó khăn vì các doanh nghiệp chưa tin tưởng vào các hoạt động của hội và không tin những khoản đóng góp của họ có thể đến được các đối tượng người nghèo hoặc các đối tượng thụ hưởng cần. Đối với các vấn đề xã hội như môi trường, giáo dục, biến đổi khí hậu, làm từ thiện gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay không phổ biến ở Việt nam nói chung và Đà nẵng nói riêng. Ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp quận Hải Châu chia sẻ về dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng và dự án Một Bức tranh nhiều hy vọng. Để hưởng ứng chủ trương năm Văn hóa, Văn minh, Đô thị 2015 của thành phố Đà Nẵng và thành phố đang ưu tiên phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, tuy nhiên thực trạng cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng thành phố Đà Nẵng đang rất thiếu và kém chất lượng. Vì vậy, Hội doanh nghiệp quận Hải Châu đã có phát kiến và triển khai dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng để hưởng ứng năm Văn hóa, văn minh đô thị của thành phố. Năm 2015 thành phố đã đưa ra chủ trương trên, ngay lập tức nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong đó có Hội doanh nhân quận Hải Châu rất hưởng ứng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây thành phố Đà nẵng đang ưu tiên phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, tuy nhiên qua khảo sát về nhà vệ sinh công cộng của thành phố thì ngoài nhà vệ sinh của các cơ sở lưu trú các công ty du lịch, còn nhà vệ sinh công cộng hiện hữu trong thành phố quá ít, chỉ 20 cái/900 ngàn người dân. Trong khi đó thành phố Đà nẵng có kế hoạch năm nay sẽ đón 4,500,000 khách du lịch về thăm thành phố, đây là một vấn đề mà chính quyền, nhân dân và cộng động doanh nghiệp của thành phố đang rất quan tâm trăn trở. Hội doanh nhân quận Hải Châu đã phát kiến ra dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng, sử dụng chính các nhà vệ sinh hiện có của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là ở các tuyến đường trung tâm và tại các quận nội thành nơi du khách tập trung đông nhất để thăm quan, mua sắm, tản bộ,.... Dự án vận động hệ thống nhà vệ sinh của doanh nghiệp như các nhà hàng, khách sạn, quầy bar, showroom cũng như các tòa nhà trụ sở của các cơ quan, doanh nghiệp tại các quận trung tâm đều mở nhà vệ sinh và đón tiếp với tấm lòng nhiệt tình, thân thiện nhất của người Đà nẵng. Cho đến nay, dự án đã có
  • 6. 6 khoảng 100 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đăng ký tham gia, nhưng qua khảo sát thực tế chỉ có hơn 70 nhà vệ sinh đạt tiêu chí do ban quản lý dự án đưa ra. Sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, dự án đã nhận được sự đánh giá rất cao của cả du khách trong nước và quốc tế về tình cảm, sự thân thiện và đây là động lực thúc đẩy cho Hội tiếp tục thực hiện và hoàn thiện dự án. Theo kế hoạch của dự án Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng cho tới cuối năm 2015, dự án sẽ thu hút khoảng 1000 nhà vệ sinh công cộng có chủ với tinh thần cả người cho lẫn người nhận rất lịch sự, văn hóa và có ý thức giữ gìn vệ sinh lẫn nhau. Bên cạnh dự án về xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng, Hội cũng đang thực hiện đề án “Một bức tranh, nhiều hy vọng”, đây là đề án đưa tranh vào những bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện hiểm nghèo như bệnh viện ung thư, bệnh viên HIV,... nhằm mang lại niền vui và hy vọng cho những người bệnh. Từ suy nghĩ Cộng đồng xã hội, doanh nghiệp làm gì để hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân có thêm hy vọng qua các biện pháp tâm lý, tinh thần, Hội đã vận động sinh viên các trường đại học vẽ tranh cho dự án và sinh viên của hàng chục trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã vẽ tranh về chủ đề niềm tin, hy vọng và ủng hộ tranh cho dự án. Từ quý 2 năm 2014 tới này, Hội đã treo được khoảng 300 bức tranh tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Ngoài ra, Hội còn vận động được một phòng đọc sách cho những người bệnh cũng như vận động các em sinh viên làm thiệp, viết thông điệp gửi tới từng bệnh nhân. Ngoài 2 đề án đã đề cập ở trên, Hội còn xây dựng một chương trình hát cho bệnh nhân tôi nghe, và chương trình này cũng lấy nòng cốt là đội văn nghệ sinh viên xung kích của các trường đại học, bên cạnh đấy Hội còn vận động cả cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo chính quyền cùng tham gia. Với các mô hình này, Hội doanh nghiệp Hải Châu đang cùng các Hiệp hội doanh nghiệp khác tại Đà nẵng nhân rộng ra các bệnh viện khác trong thành phố. Hy vọng qua Diễn đàn này, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước có thể chia sẻ về nguồn lực và kinh nghiệm cho dự án đã và đang thực hiện, bên cạnh đó kết nối các Hiệp hội và Câu lạc bộ doanh nghiệp trong thành phố để phối hợp hỗ trợ cộng đồng tốt hơn, nhằm giáo dục thế hệ trẻ về việc sẻ chia cùng xã hội và tạo điều kiện để phát triển thành phố Đà nẵng ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn trong tương lai. Diễn đàn với mục tiêu tập trung thảo luận các vấn đề: Làm thế nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ hiệu quả hơn thông qua các chương trình nhằm mang lại thay đổi tích cực cho môi trường và xã hội; Những khó khăn nào cản trở sự đóng góp của doanh nghiệp; Những hỗ trợ cần thiết từ dự
  • 7. 7 án, từ các tổ chức xã hội; Làm thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn tốt và Thảo luận các kế hoạch hợp tác trong đẩy mạnh hoạt động nhân đạo, từ thiện. Với các nội dung cần thảo luận trên, các đại biểu tham dự đã thảo luận và đóng góp những ý kiến hữu ích cho Diễn đàn. Đại diện một số doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến rằng các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp nên làm từ thiện bằng cách đóng góp các hiện vật thông qua các buổi đấu giá gây quỹ cho các hoạt động từ thiện sẽ dễ dàng và kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đóng góp hơn. Một số ý kiến khác cho rằng hoạt động từ thiện là hoạt động mang lại lợi ích cho cộng động và xã hội là chính, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mưu cầu lợi nhuận cho doanh nghiệp là chủ yếu. Theo các ý kiến này, nên lồng ghép và xen kẽ cả 2 hoạt hỗ trợ cộng đồng và hoạt động sản xuất kinh doanh với nhau để tạo ra được những lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp. Về phương thức làm từ thiện, doanh nghiệp có thể tự làm để người lao động được tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, rèn luyện ý thức về cộng đồng, trực tiếp nhìn thấy và cảm nhận được sự phản hồi của người thụ hưởng. Doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức chuyên nghiệp làm công tác hỗ trợ cộng đồng sẽ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn rằng bao nhiêu nguồn lực của doanh nghiệp bỏ ra có thể tới được đối tượng thụ hưởng mục tiêu. Vì khung pháp lý chưa có quy định về việc các tổ chức được ủy quyền làm từ thiện sẽ được trích bao nhiêu % trong số nguồn lực mà doanh nghiệp hỗ trợ từ thiện cho công tác quản lý và giám sát, vì vậy doanh nghiệp không có cơ sở để tin tưởng vào các tổ chức. Vì vậy các tổ chức làm từ thiện chuyên nghiệp nên minh bạch về quản lý và điều phối để doanh nghiệp có thể tin tưởng và giao nguồn lực hỗ trợ từ thiện cho họ thực hiện. Ngoài ra, khi doanh nghiệp và các tổ chức muốn làm từ thiện ở cộng đồng nào đó phải có sự chuẩn bị cho họ, ví dụ hỗ trợ dạy nghề cho sinh viên hay tập huấn nâng cao kỹ năng cho cộng đồng đều phải chuẩn bị cho đối tượng thụ hưởng để tiếp nhận hỗ trợ một cách tốt nhất. Một số ý kiến khác cho rằng các doanh nghiệp chân chính sẽ phải gắn việc thúc đẩy doanh nghiệp thành công với các hoạt động trách nhiệm cộng đồng, hai phạm trù đó phải luôn luôn đi đôi với nhau. Và cộng đồng chính là mảnh đất của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không quan tâm đến cộng đồng của mình thì công việc kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn, khi doanh nghiệp chăm sóc cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cũng chính là chăm sóc cho chính sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp mình. Nguồn lực mỗi đơn vị có một ít, nhân lực và tâm huyết đều có nhưng chưa tập hợp lại được với nhau, vì vậy nên xây dựng thành các dự án cụ thể và sau đó tìm
  • 8. 8 xem tổ chức nào làm là tốt nhất, nguồn nhân lực tốt nhất để triển khai dự án. Vậy doanh nghiệp có thể đóng góp kinh phí, còn các tổ chức như tổ chức Phi chính phủ, hội doanh nghiệp, hội khuyến nông, khuyến ngư, hội thanh niên,... có thể tham gia vào thực hiện dự án. Bên cạnh ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, đại diện một tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đóng góp ý kiến rằng hỗ trợ từ thiện hay hỗ trợ nhân đạo đều có ý nghĩa đối với cộng đồng, tuy nhiên từ thiện chỉ đơn thuần là hỗ trợ cộng đồng những thứ họ cần mà chưa quan tâm đến tính bền vững nhưng nhân đạo vừa hỗ trợ được cộng đồng những cái họ cần vừa giúp họ phát triển bền vững hơn. Việc hợp tác với các doanh nghiệp thường phối hợp với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm để cung cấp hàng hóa phù hợp với giá cả hợp lý phục vụ cho việc hỗ trợ cộng đồng trong các đợt thiên tai. Với những dự án hỗ trợ trồng cây cho các Trung tâm khuyết tật hoặc dạy nghề cho người khuyết tật sẽ kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ bằng ngày công của người lao động như cử đội ngũ người lao động trồng cây, các trung tâm sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cây và tổ chức phi chính phủ sẽ hỗ trợ tiền cho việc mua cây giống và phân bón. Có những dự án doanh nghiệp hỗ trợ tiền cho cộng đồng dân tộc thiểu số mua giống vật nuôi, tổ chức xã hội hỗ trợ chuyên gia tập huấn cách nuôi,... Theo ý kiến của các tổ chức tham gia Diễn đàn, các tổ xã hội dân sự cũng như các hiệp hội nên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra một mạng lưới để có thể gây quỹ và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả hơn. Ngoài các ý kiến đóng góp, đại biểu tham gia Diễn đàn còn đánh giá về buổi hội thảo và nội dung trình bày cũng như các vấn đề thảo luận rất tốt, dưới đây là kết quả đánh giá: Với nội dung bài trình bày về “Khái niện từ thiện doanh nghiệp, kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam” và “Xây dựng chương trình từ thiện và hỗ trợ cộng đồng một cách có chiến lược hơn có 17 đại biểu trong số 20 đại biểu tham gia diễn đàn đánh giá là rất rõ ràng, 3 đánh giá chưa rõ ràng. Với nội dung bài chia sẻ của Hội doanh nhân quận Hải Châu về dự án “Xã hội hoá nhà vệ sinh công cộng tại thành phố Đà Nẵng” có 18 người đánh giá rõ rang, 1 người đánh giá chưa rõ rang. Với các câu hỏi thảo luận những khó khăn cản trở sự đóng góp của doanh nghiệp: Có 8 doanh nghiệp là rõ ràng, 9 doanh nghiệp đánh giá chưa rõ ràng và 2 doanh nghiệp có nhận xét khác; Những hỗ trợ cần thiết từ dự án có 7 doanh nghiệp đánh giá rõ rang, 11 doanh nghiệp đánh giá chưa rõ ràng và 1 nhận xét khác; Có 7 doanh nghiệp đánh giá rõ ràng về câu hỏi thảo luận: làm
  • 9. 9 thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn tốt và hiệu quả, 10 doanh nghiệp đánh giá chưa rõ ràng, và 2 doanh nghiệp có nhận xét khác. Có 13 doanh nghiệp quan tâm xây dựng các chương trình từ thiện có chiến lược, trong đó có 4 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hàng, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác, các tổ chức từ thiện khác và quỹ quốc tế; iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; v) Thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đòng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; v) Thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ : ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác, các tổ chức từ thiện khác và quỹ quốc tế; iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; v) Thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; v) Thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hỗ trợ cộng đồng hiệu quả. 2 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông;iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp;iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động; 2 doanh nghiệp cần hỗ trợ: iii) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động từ thiện của doanh nghiệp; 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ: i) Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: khách hang, nhân viên, cổ đông, các phương tiện truyền thông; iv) Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động. 1 doanh nghiệp cần hỗ trợ: ii) Liên kết với các tổ chức phi chính phủ , truyền thông, các doanh nghiệp khác, các tổ chức từ thiện khác và quỹ quốc tế.
  • 10. 10 Kết luận: Việt Nam đã trở thành đất nước có thu nhập trung bình, và sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phải cạnh tranh rất lớn. Nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt nam cũng sẽ phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, vì đây chính là tiêu chí để người tiêu dùng đánh giá doanh nghiệp. Cũng như một số ý kiến cho rằng, cộng đồng chính là mảnh đất của doanh nghiệp, nếu cộng động nơi doanh nghiệp đóng không tốt thì doanh nghiệp cũng khó mà hoạt động kinh doanh được tốt, vì vậy doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các doanh nghiệp hãy chọn lựa các đối tượng, các lĩnh vực hỗ trợ từ thiện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp để có thể thực hiện được việc hỗ trợ cộng đồng tốt và bền vững hơn. Các doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội dân sự để thực hiện các hoạt động hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp mình, vì các tổ chức này rất chuyên nghiệp, có đủ cán bộ chuyên môn, có kiến thức và có đủ thông tin để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn. Đối với các tổ chức xã hội dân sự nên chọn lĩnh vực mà tổ chức quan tâm nhất để thực hiện, ví dụ chuyên về môi trường, giáo dục, y tế, ...và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đó để nâng tầm uy tín lên. Các tổ chức nên phối hợp cùng các doanh nghiệp nghĩ ra ý tưởng, chủ động đề xuất ý tưởng và chủ động tìm tới các doanh nghiệp để kêu gọi sự hợp tác của doanh nghiệp. Đây là cách để các tổ chức xã hội có thể huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp và cùng thực hiện được các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tốt nhất, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và chính doanh nghiệp tham gia hỗ trợ từ thiện.
  • 11. 11 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chương trình hội thảo Chương trình Thời gian Nội dung Người trình bày 07:30 – 08:00 Đón khách, đăng ký đại biểu VCCI Đà Nẵng 08:00 – 08:10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu VCCI Đà Nẵng 08:10 – 08:20 Phát biểu khai mạc của lãnh đạo VCCI Đà Nẵng Đại diện VCCI Đà Nẵng 08:20 – 08:30 Khái niệm từ thiện doanh nghiệp (corporate philanthropy); Kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam Bà Tô Kim Liên – Giám đốc, Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) 08:30 – 08:45 Xây dựng chương trình hỗ trợ từ thiện và hỗ trợ cộng đồng một cách có chiến lược và hiệu quả (Lợi ích đối với DN và thực tiễn hiện nay tại Việt Nam) Ông Nguyễn Mạnh Quân - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp 08:45 – 09:15 Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác từ thiện, nhân đạo của doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Đại diện Hội doanh nghiệp quân Hải Châu Đại diện Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Đà Nẵng. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp quận Cẩm Lệ. 09:15 – 09:45 Các lĩnh vực doanh nghiệp quan tâm và hướng dẫn các lĩnh vực hỗ trợ Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) 9:45 – 10:00 Nghỉ giải lao
  • 12. 12 Thời gian Nội dung Người trình bày 10:00 – 11:20 Trao đổi, thảo luận tập trung vào các nội dung: - Làm thế nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ hiệu quả hơn thông qua các chương trình nhằm mang lại thay đổi tích cực cho môi trường và xã hội; - Những khó khăn nào cản trở sự đóng góp của doanh nghiệp; - Những hỗ trợ cần thiết từ dự án, từ các tổ chức xã hội; - Làm thế nào để phổ biến và nhân rộng các thực tiễn tốt. - Thảo luận các kế hoạch hợp tác trong đẩy mạnh hoạt động nhân đạo, từ thiện. Toàn thể 11:20 – 11:30 Kế luận và bế mạc hội thảo VCCI - Đà Nẵng và CED 11:30 – 13:30 Ăn trưa
  • 13. 13 Phụ lục 2: Một số hình ảnh tại hội thảo
  • 14. 14