SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG




             BÀI THẢO LUẬN
  Môn: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam


CHỦ ĐỀ:
“NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI”



       Giáo viên hướng dẫn: Trần Thùy Linh
            Nhóm thực hiện: Nguyễn Kim Anh
                                  Nguyễn Đăng Mạnh
                        Lớp: N08. TL2




            Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2012

                              1
I-       Tóm tắt nội dụng chính:
   o Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa
   o Kết quả
   o Ý nghĩa
   o Hạn chế và nguyên nhân
   o Thành tựu đạt được
   II-      Thành quả đạt được của kinh tế thị trường định hướng
            XHCN ở Việt Nam thời kì đổi mới
2.1.     Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa
         Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại
khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Vì vậy có thể và cần
thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
         Đại hội IX xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
“một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa
dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của
chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được
sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ
sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, còn
tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt quan hệ sản
xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân
giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ,
nhân ái, có văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.
2.2.     Kết quả
         + Phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi
         trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
         + Giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các
nước liên quan

                                         2
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá
(thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, tham gia tích cực tại Liên hợp
quốc...)
       + Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế (tham gia AFTA, APEC, WTO)
       + Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học
công nghệ và kỹ năng quản lý
       + Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào
môi trường cạnh tranh
2.3. Ý nghĩa
       Kết quả đối ngoại đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng
Việt Nam :
       - Đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước
sau chiến tranh.
       - Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức đã tranh thủ được
sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế; đồng thời, phát huy
được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
       - Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN đã tạo thuận
lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng
Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
       - Ý nghĩa.
       + Kết hợp nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp góp
phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn
       + Giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa
       + Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
2.4.   Hạn chế và nguyên nhân
       Quan hệ quốc tế gặp khó khăn, trở ngại lớn. Nước ta bị bao vây, cô lập,
trong đó đặc biệt là từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, lấy cớ sự kiện
Campuchia, các nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây, cấm
vận Việt Nam.

                                       3
- Ta chưa nắm bắt được xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua
kinh tế trên thế giới; do đó, đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi
trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế
sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với
tình hình.
- Nguyên nhân cơ bản là do chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động
giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan.
- Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị
động...
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu
mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách
quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế
quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết
- Doanh nghiệp nước ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh
tranh
- Đội ngũ cán bộ công tác đối ngoại còn thiếu và yếu; công tác tổ chức chỉ
đạo chưa sát và chưa kịp thời.
2.5. Thành tựu
        Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình này cái
mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có
nơi còn chiếm ưu thế hơn cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần dần
được khẳng định cad đưa tới thành công.
        Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn
định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới,
phát triển và chính sự phát triển đó sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn.
        Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử.


                                         4
- Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được
tăng cường, đặc biệt là với Liên Xô. Ngày 29/6/1978, Việt Nam gia nhập Hội
đồng tương trợ kinh tế (khối SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn
bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối
SEV đều tăng. Ngày 31/11/1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác
toàn diện với Liên Xô.
      - Từ năm 1975 đến 1977, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
23 nước; ngày 15/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF); ngày 21/9/1976, tiếp nhận ghế thành viên chính thức
Ngân hàng thế giới (WB); ngày 23/9/1976, gia nhập Ngân hàng phát triển
châu Á (ADB); ngày 20/9/1977, tiếp nhận ghế thành viên tại Liên hợp quốc;
tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào không liên kết,…Từ năm
1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.
      - Cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ
chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam .
      Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm,
khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm
phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc
phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên
tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu
gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới.
      Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
      Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý
đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể.
Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam đã tăng 2,45 lần.

                                     5
Một đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã
xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh
tế. Nhờ định hướng đúng đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về
sản xuất và đời sống được giải quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối
với sự nghiệp đổi mới, tự nó trở thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới
giành nhiều thắng lợi.
        Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội,
văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng
và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo
được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học -
công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những
năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học, hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ
đang được thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và
công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn.
        Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan
hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở
đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính
sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi
trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước.
        Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
        Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
gồm 10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách thành viên sáng lập.

                                       6
Tháng 10-2004, Hội nghị ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của
Việt Nam.
      Tháng 11-1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ
và châu Đại Dương ở ven hai bờ Thái Bình Dương.
      Chính trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở
rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động,
tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm
từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc
độ tăng xuất khẩu bình quân bốn năm khoảng 14,6%. Kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người.
      Đổi mới ở Việt Nam đã kết hợp được nội lực và ngoại lực. Tháng 12-
1987, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thời gian
ấy đến nay, đất nước ta đã thu được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
với hàng nghìn dự án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói
rằng, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ được
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng cao.
      Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận với
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh
mẽ trên thế giới. Đồng thời, thông qua các dự án hợp tác với nước ngoài, các doanh
nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
      Những thành tựu đổi mới trên bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Việc đổi
mới tư duy mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng
Cộng sản Việt Nam đề ra rất khái quát, nhưng hết sức cơ bản và có ý nghĩa
quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới về sau. Khi công cuộc đổi mới được triển
khai và đi vào chiều sâu thì đổi mới tư duy càng được đẩy mạnh. Bất cứ một
sự ngưng trệ nào trong tư duy cũng đều làm ngưng trệ sự đổi mới trên tất cả

                                        7
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi mới về kinh tế, chính trị, xã
hội vừa là kết quả đổi mới tư duy, lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc
tiếp tục đổi mới tư duy ở trình độ cao hơn.
      Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trên một số vấn
đề sau đây:
      Thứ nhất, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có
hai thành phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mô hình mới - kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản
nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa
dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Đây là đổi mới căn
bản mà ý nghĩa sâu xa của nó là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó
đã mở đường giải phóng mọi tiềm năng xã hội, giải phóng sức sản xuất. Nhân
tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất là con người: Người lao động
làm chủ, được thúc đẩy bởi quy luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của
người lao động là động lực trực tiếp và là cơ sở để thực hiện phát triển lợi ích
của tập thể và của toàn xã hội.
      Thứ hai, từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung chuyển sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Điểm
nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ chế độ tập trung
quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới có tính
chất đột phá là từ chỗ về cơ bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
chuyển sang coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch.
Còn kế hoạch mang tính định hướng, điều tiết ở tầm vĩ mô, thị trường có
vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động
và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.

                                       8
Cơ chế thị trường thừa nhận cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển,
nhưng đồng thời dẫn tới sự chênh lệch, sự phân hóa giàu nghèo. Đây là mặt
trái của cơ chế thị trường.
      Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải có chính sách đúng đắn để cho cơ chế
thị trường đẩy sự phân hóa giàu nghèo vượt qua giới hạn cho phép. Việt Nam
đã giải quyết vấn đề này bằng chính sách xóa đói, giảm nghèo được thực hiện
tương đối hiệu quả.
      Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh
nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức
tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, đại diện của nhiều tổ chức và nhà tài trợ
quốc tế đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa
đói, giảm nghèo. Việt Nam là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực
Đông Nam Á.
      Thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan liêu, với
phương thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh
vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật pháp,
kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong lĩnh
vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng
trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động
lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả.
      Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm ba phần cấu thành: Đảng, Nhà
nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nói đổi mới hệ thống chính trị thực
chất là đổi mới tổ chức, cán bộ và phương thức hoạt động của các tổ chức
chính trị đó. Cụ thể là:
      - Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là
một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng

                                      9
cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết
thống nhất trong Đảng... Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè
phái”1.
      - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thể hiện và thực
hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, định ra pháp luật, tổ chức quản lý mọi
mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, kế hoạch và các chính sách cụ thể. Lắng
nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, nhờ vậy đã có cơ
chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và chống tệ nạn quan liêu, tham
nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân.
      - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn
giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
      Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam. “Các đoàn thể nhân dân, tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác
định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích
thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên,
vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”2.
      Thành tựu đạt được trong việc thực hiện đổi mới hệ thống chính trị là
đáng kể. Đổi mới đã tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, đã
thiết lập được các cơ chế và chính sách để thực hiện quyền dân chủ của nhân
dân. Tất cả những điều vừa trình bày trên đây đã góp phần quan trọng vào
việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước.




                                      10
Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có
quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
   III- Kết luận
    - Qua hơn 25 năm đổi mới, nước ta chuyển đổi thành công từ nền kinh tế
kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp, sang thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN, giải quyết khá hài hoà mối quan hệ qua lại giữa ổn định và
phát triển.
      Đường lối đổi mưói của Đảng đã được luật hoá, tạo hành lang pháp lý
phù hợp cho sự hình thành và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
      - Từ chế độ sở hữu toàn dân một thành phần công hữu với hai hình thức
quốc doanh và tập thể, chuyển sang hình thành đa sở hữu, nhiều thành phần
đan xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chủ yếu và
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây chính là quá trình dân chủ hoá kinh
tế, tạo điều kiện cho dân chủ hoá xã hội, tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi
cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước hướng
vào phát triển kinh tế - xã hội.
      - Các loại hình thị trường cơ bản đã ra đời, từng bước phát triển, thống
nhất trong cả nước và gắn với thị trường quốc tế. Thay cho cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hình thành.
Doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước chuyển sang quản lý kinh tế bằng luật pháp, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ đìêu tiết vĩ mô khác.
      - Đạt nhiều kết quả tích cực trong việc gắn kết phát triển kinh tế với giải
quyết các vấn đề xã hội.
      Sự hình thành và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH -
HĐH.




                                       11

Contenu connexe

Tendances

[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8Quang Huy
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...Joseph Hung
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdfThoLam5
 
Chuong viii
Chuong viiiChuong viii
Chuong viiivcuk46h1
 
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)Hoàng Ngô Việt
 
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 
Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Lem Shady
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Namvoxeoto68
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHo Quang Thanh
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Royal Scent
 
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiQuá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiVanthanh Pham
 
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhMyLan2014
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Gia sư Đức Trí
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...nataliej4
 
Tài liệu triết
Tài liệu triếtTài liệu triết
Tài liệu triếttuan dung
 

Tendances (20)

Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chương 8
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
 
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
32333_Mr._Quy_s_Revised_Presentation_-_Vietnamese.pdf
 
Chuong viii
Chuong viiiChuong viii
Chuong viii
 
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
 
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiQuá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
 
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Tài liệu triết
Tài liệu triếtTài liệu triết
Tài liệu triết
 

Similaire à Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông

Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfTiSVNguynVn
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt NamTác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt NamThyNguyn776964
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Lem Shady
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsminhanhBui11
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạinguoitinhmenyeu
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docTrường ĐH Quốc gia Hà Nội
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxLXunHo1
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxnguyenvu7103
 

Similaire à Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (20)

Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
Đường Lối Của Đảng Trước Thời Kì Đổi Mới Cnh - Hdh.docx
Đường Lối Của Đảng Trước Thời Kì Đổi Mới Cnh - Hdh.docxĐường Lối Của Đảng Trước Thời Kì Đổi Mới Cnh - Hdh.docx
Đường Lối Của Đảng Trước Thời Kì Đổi Mới Cnh - Hdh.docx
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt NamTác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam
Tác động của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
đườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoạiđườNg lối đối ngoại
đườNg lối đối ngoại
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docx
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
 

Plus de Bảo Bối

TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERTRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERBảo Bối
 
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhatBảo Bối
 
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anh
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anhđâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anh
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anhBảo Bối
 
Cause and effect
Cause and effectCause and effect
Cause and effectBảo Bối
 
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anhBảo Bối
 
Tài liệu săn tây
Tài liệu săn tâyTài liệu săn tây
Tài liệu săn tâyBảo Bối
 
Chuyen de huong dan nhan vien
Chuyen de huong dan nhan vienChuyen de huong dan nhan vien
Chuyen de huong dan nhan vienBảo Bối
 
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngày
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngàyđâY là những câu nói thường dùng hàng ngày
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngàyBảo Bối
 
Cải thiện vốn từ vựng
Cải thiện vốn từ vựngCải thiện vốn từ vựng
Cải thiện vốn từ vựngBảo Bối
 
Cách học tiếng anh rất nhanh
Cách học tiếng anh rất nhanhCách học tiếng anh rất nhanh
Cách học tiếng anh rất nhanhBảo Bối
 
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)Bảo Bối
 
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuong
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuongCac cau-noi-tieng-anh-thong-thuong
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuongBảo Bối
 
10 van cau hoi vi sao
10 van cau hoi vi sao10 van cau hoi vi sao
10 van cau hoi vi saoBảo Bối
 
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống hạt giống tâm hồn
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống   hạt giống tâm hồn01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống   hạt giống tâm hồn
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống hạt giống tâm hồnBảo Bối
 
Phân loại tính cách bằng mbti
Phân loại tính cách bằng mbtiPhân loại tính cách bằng mbti
Phân loại tính cách bằng mbtiBảo Bối
 
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anhBảo Bối
 
Tong hopnguphaptoeic
Tong hopnguphaptoeicTong hopnguphaptoeic
Tong hopnguphaptoeicBảo Bối
 
Collocation mat lac
Collocation   mat lacCollocation   mat lac
Collocation mat lacBảo Bối
 

Plus de Bảo Bối (20)

TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERTRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
 
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
1001 cau dam thoai tieng anh thong dung nhat
 
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anh
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anhđâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anh
đâY là 111 câu thành ngữ bằng tiếng anh
 
Cause and effect
Cause and effectCause and effect
Cause and effect
 
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
 
Tài liệu săn tây
Tài liệu săn tâyTài liệu săn tây
Tài liệu săn tây
 
Săn tây
Săn tâySăn tây
Săn tây
 
Chuyen de huong dan nhan vien
Chuyen de huong dan nhan vienChuyen de huong dan nhan vien
Chuyen de huong dan nhan vien
 
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngày
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngàyđâY là những câu nói thường dùng hàng ngày
đâY là những câu nói thường dùng hàng ngày
 
Cải thiện vốn từ vựng
Cải thiện vốn từ vựngCải thiện vốn từ vựng
Cải thiện vốn từ vựng
 
Cách học tiếng anh rất nhanh
Cách học tiếng anh rất nhanhCách học tiếng anh rất nhanh
Cách học tiếng anh rất nhanh
 
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)
Tuyển tập hạt giống tâm hồn (trọn bộ 11 tập)
 
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuong
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuongCac cau-noi-tieng-anh-thong-thuong
Cac cau-noi-tieng-anh-thong-thuong
 
10 van cau hoi vi sao
10 van cau hoi vi sao10 van cau hoi vi sao
10 van cau hoi vi sao
 
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống hạt giống tâm hồn
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống   hạt giống tâm hồn01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống   hạt giống tâm hồn
01. cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống hạt giống tâm hồn
 
Phân loại tính cách bằng mbti
Phân loại tính cách bằng mbtiPhân loại tính cách bằng mbti
Phân loại tính cách bằng mbti
 
Dvd1
Dvd1Dvd1
Dvd1
 
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
20 câu nói bất biến cho người việt học tiếng anh
 
Tong hopnguphaptoeic
Tong hopnguphaptoeicTong hopnguphaptoeic
Tong hopnguphaptoeic
 
Collocation mat lac
Collocation   mat lacCollocation   mat lac
Collocation mat lac
 

Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI THẢO LUẬN Môn: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam CHỦ ĐỀ: “NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI” Giáo viên hướng dẫn: Trần Thùy Linh Nhóm thực hiện: Nguyễn Kim Anh Nguyễn Đăng Mạnh Lớp: N08. TL2 Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2012 1
  • 2. I- Tóm tắt nội dụng chính: o Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa o Kết quả o Ý nghĩa o Hạn chế và nguyên nhân o Thành tựu đạt được II- Thành quả đạt được của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam thời kì đổi mới 2.1. Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Vì vậy có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội IX xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, còn tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”. 2.2. Kết quả + Phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan 2
  • 3. + Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá (thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, tham gia tích cực tại Liên hợp quốc...) + Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế (tham gia AFTA, APEC, WTO) + Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý + Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh 2.3. Ý nghĩa Kết quả đối ngoại đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam : - Đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh. - Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức đã tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế; đồng thời, phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế. - Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN đã tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác. - Ý nghĩa. + Kết hợp nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn + Giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa + Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 2.4. Hạn chế và nguyên nhân Quan hệ quốc tế gặp khó khăn, trở ngại lớn. Nước ta bị bao vây, cô lập, trong đó đặc biệt là từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây, cấm vận Việt Nam. 3
  • 4. - Ta chưa nắm bắt được xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế trên thế giới; do đó, đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình. - Nguyên nhân cơ bản là do chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. - Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động... - Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh - Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết - Doanh nghiệp nước ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh - Đội ngũ cán bộ công tác đối ngoại còn thiếu và yếu; công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời. 2.5. Thành tựu Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình này cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần dần được khẳng định cad đưa tới thành công. Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới, phát triển và chính sự phát triển đó sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. 4
  • 5. - Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, đặc biệt là với Liên Xô. Ngày 29/6/1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng. Ngày 31/11/1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô. - Từ năm 1975 đến 1977, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước; ngày 15/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); ngày 21/9/1976, tiếp nhận ghế thành viên chính thức Ngân hàng thế giới (WB); ngày 23/9/1976, gia nhập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); ngày 20/9/1977, tiếp nhận ghế thành viên tại Liên hợp quốc; tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào không liên kết,…Từ năm 1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. - Cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam . Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần. 5
  • 6. Một đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Nhờ định hướng đúng đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về sản xuất và đời sống được giải quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, tự nó trở thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành nhiều thắng lợi. Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn. Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm 10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách thành viên sáng lập. 6
  • 7. Tháng 10-2004, Hội nghị ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Tháng 11-1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương ở ven hai bờ Thái Bình Dương. Chính trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân bốn năm khoảng 14,6%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người. Đổi mới ở Việt Nam đã kết hợp được nội lực và ngoại lực. Tháng 12- 1987, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thời gian ấy đến nay, đất nước ta đã thu được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài với hàng nghìn dự án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói rằng, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng cao. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, thông qua các dự án hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Những thành tựu đổi mới trên bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Việc đổi mới tư duy mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra rất khái quát, nhưng hết sức cơ bản và có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới về sau. Khi công cuộc đổi mới được triển khai và đi vào chiều sâu thì đổi mới tư duy càng được đẩy mạnh. Bất cứ một sự ngưng trệ nào trong tư duy cũng đều làm ngưng trệ sự đổi mới trên tất cả 7
  • 8. các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội vừa là kết quả đổi mới tư duy, lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở trình độ cao hơn. Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có hai thành phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mô hình mới - kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Đây là đổi mới căn bản mà ý nghĩa sâu xa của nó là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đã mở đường giải phóng mọi tiềm năng xã hội, giải phóng sức sản xuất. Nhân tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất là con người: Người lao động làm chủ, được thúc đẩy bởi quy luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp và là cơ sở để thực hiện phát triển lợi ích của tập thể và của toàn xã hội. Thứ hai, từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Điểm nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới có tính chất đột phá là từ chỗ về cơ bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chuyển sang coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Còn kế hoạch mang tính định hướng, điều tiết ở tầm vĩ mô, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh. 8
  • 9. Cơ chế thị trường thừa nhận cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng đồng thời dẫn tới sự chênh lệch, sự phân hóa giàu nghèo. Đây là mặt trái của cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải có chính sách đúng đắn để cho cơ chế thị trường đẩy sự phân hóa giàu nghèo vượt qua giới hạn cho phép. Việt Nam đã giải quyết vấn đề này bằng chính sách xóa đói, giảm nghèo được thực hiện tương đối hiệu quả. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, đại diện của nhiều tổ chức và nhà tài trợ quốc tế đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật pháp, kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả. Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm ba phần cấu thành: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nói đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới tổ chức, cán bộ và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị đó. Cụ thể là: - Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng 9
  • 10. cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng... Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”1. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, định ra pháp luật, tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, kế hoạch và các chính sách cụ thể. Lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, nhờ vậy đã có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. “Các đoàn thể nhân dân, tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên, vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”2. Thành tựu đạt được trong việc thực hiện đổi mới hệ thống chính trị là đáng kể. Đổi mới đã tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, đã thiết lập được các cơ chế và chính sách để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Tất cả những điều vừa trình bày trên đây đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. 10
  • 11. Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. III- Kết luận - Qua hơn 25 năm đổi mới, nước ta chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp, sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết khá hài hoà mối quan hệ qua lại giữa ổn định và phát triển. Đường lối đổi mưói của Đảng đã được luật hoá, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho sự hình thành và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Từ chế độ sở hữu toàn dân một thành phần công hữu với hai hình thức quốc doanh và tập thể, chuyển sang hình thành đa sở hữu, nhiều thành phần đan xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây chính là quá trình dân chủ hoá kinh tế, tạo điều kiện cho dân chủ hoá xã hội, tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước hướng vào phát triển kinh tế - xã hội. - Các loại hình thị trường cơ bản đã ra đời, từng bước phát triển, thống nhất trong cả nước và gắn với thị trường quốc tế. Thay cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hình thành. Doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước chuyển sang quản lý kinh tế bằng luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ đìêu tiết vĩ mô khác. - Đạt nhiều kết quả tích cực trong việc gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Sự hình thành và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. 11