SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  38
MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1

1. TỔNG QUAN VỀ FDI..........................................................................................................1

1.1. Khái niệm........................................................................................................................1

1.2. Đặc điểm.........................................................................................................................2

1.3. Các hình thức FDI..........................................................................................................3

1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư.............................................................................................3

1.3.2 Phân theo bản chất dòng vốn........................................................................................3

1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư................................................................................3

1.4. Những nhân tố thúc đẩy FDI.........................................................................................3

1.5. Lợi ích của việc thu hút FDI........................................................................................4

2. FDI Ở VIỆT NAM................................................................................................................5

2.1. Sức hút và hạn chế........................................................................................................5

2.1.1 Sức hút..........................................................................................................................5

2.1.2 Hạn chế.........................................................................................................................6

2.2. Thực trạng......................................................................................................................8

2.2.1 Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam ................................8

2.2.2 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam..........................................................18

2.3. Đánh giá và giải pháp thực hiện.................................................................................23

2.3.1 Đối với việc thu hút và sử dụng FDI.............................................................................23

2.3.2 Đối với việc đầu tư ra nước ngoài................................................................................26

3. KẾT LUẬN........................................................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................2
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam



                                   LỜI MỞ ĐẦU
       Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới
đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy nước ta gia nhập vào
các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương)...một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện
cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ
mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một
nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá
của các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một
trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số
chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu
tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền
kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày
càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư
FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn
đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA
gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “ nóng”
lên, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng
nhất của đất nước. Nhìn vấn đề ở chiều thứ hai Việt Nam không chỉ là nước thu
hút đầu tư mà còn phát triển ra nước ngoài, một số thương hiệu Việt đã tìm được
chỗ đứng ở thị trường nước ngoài. Trước tình hình đó, để có thể có được một cái
nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”
       Đây không phải là một đề tài mới mẻ, có rất nhiều chuyên gia đã nghiên
cứu và phân tích vấn đề trước nhóm chúng tôi. Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ
cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng tôi đã rút ra những kết
luận chung, tổng hợp thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành
bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức cần thiết để
có cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung
và việc sử dụng FDI nói riêng.

       1. Tổng quan về FDI
       1.1 Khái niệm
       Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. Theo Tổ Chức Thương Mại
Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                           Trang 1
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các
cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
       Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có một
định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct
Investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người
đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu
dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một
quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được
công nhận là FDI.
      Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI nhưng chung quy lại có thể hiểu:
“Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ
lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều
hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.”
       1.2. Đặc điểm
     − Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
     − Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết
       định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
       lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
       những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh
       tế.
     − Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều
       lệ hoặc vốn pháp định để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành
       doanh nghiệp nhận đầu tư ( theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là
       tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án).
     − Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro
       được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn
       pháp định.
     − Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
       doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh
       chứ không phải lợi tức.
     − Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
       được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là
       những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
     − Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu
       dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao


Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 2
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


        gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng
        như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
       1.3. Các hình thức FDI
       1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư
      Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu
        tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu
        tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
      Mua lại và sát nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
        nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
        nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài)
        mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
        không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
       1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn
      Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua               cổ phần hoặc trái
        phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ
        lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
      Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được
        từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
      Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con
        trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay
        mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
     1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư
      Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
        nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao
        động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động
        kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
        sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng).
        Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài
        ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
        lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
      Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
        vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân
        công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc,
        giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
      Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
       trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra,
       hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                                 Trang 3
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


        nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn
        đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
       1.4. Những nhân tố thúc đẩy FDI
      Nhu cầu chu chuyển vốn: Chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường
        cao hơn các nước thiếu vốn. Vì vậy một nước thừa vốn thường có năng
        suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận
        biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư
        thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận
      Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh
       quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu
       là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản
       phẩm chuẩn hóa.
       Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới
giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản
phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến,
nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới
quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản
xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
      Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Những công ty đa quốc gia
       thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ cho phép công ty vượt qua
       những trở ngại về chi phí ở nước ngoài. Họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra
       nước ngoài. Đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công
       rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...
      Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước
        ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Vd:
        Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng
        dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ
        song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các
        thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu,
        để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực
        tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và
        châu Âu.
      Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô,
        nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài
        nguyên phong phú. Vd: Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu
        tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung
        Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
       1.5. Lợi ích của việc thu hút FDI

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 4
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


      Bổ sung nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế,
        nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng
        nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền
        kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
      Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho
        tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách
        thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không
        thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ
        giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh
        doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng
        những khoản chi phí lớn.
      Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa
        quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà
        ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó
        cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy,
        nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
        thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
      Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân: Vì một trong những mục
        đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp,
        nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa
        phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ
        đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình
        thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường
        hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được
        xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho
        nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà
        chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
        nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối
        với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp
        là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu
        thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên
        địa bàn tỉnh năm 2006.
       2. FDI ở Việt Nam
       2.1. Sức hút và hạn chế
       2.1.1 Sức hút



Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 5
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


      Có thể nói trong thời gian vừa qua Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước có sức hút lớn đối với FDI. Để tạo được sức hút lớn như vậy phải kể
đến những thuận lợi sau:
      Môi trường xã hội và chính trị ổn định:
      Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết
định đối với việc thu hút đầu tư. Một quốc gia có môi trường chính trị ổn định thì
các nhà đầu tư mới yêu tâm đầu tư. Nếu môi trường không ổn định, thường xuyên
có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng như không thể tiến hành sản xuất
kinh doanh để sinh lời.
       Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nền chính trị xã hội
của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các nhà đầu tư thế giới thì Việt Nam
được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn
xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát
triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
      Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực:
        Cùng với sự ổn định về chính trị-xã hội ,Việt Nam có đường lối đối ngoại
mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở
rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài. Với phương châm “Việt nam muốn làm
bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, nước ta đã chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết
quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương. Việt Nam đã là thành viên thứ 7
của ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) từ ngày 28/7/1995, gia nhập
APEC (Diễn đàn Hợp Tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương) tháng 11/1998, là
thành viên đầu tiên của ASEM (Diễn đàn Hợp Tác Á-Âu), và là thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006. Hiện nay, chúng
ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn
100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần
thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
      Có những lợi thế so sánh:
       Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi: Nằm ở vị trí trung tâm của vùng
Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần
Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
       Nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu
tài nguyên nhất thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là nước có dân số đông nên có
lực lượng lao động dồi dào (tính đến ngày 1/4/2009, dân số nước ta đứng thứ 3
Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới), lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong
công việc, nhân công giá rẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                            Trang 6
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


triển với tốc độ tăng GDP ấn tượng trung bình trên 7% trong suốt từ năm 1988 đến
2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 nhưng Việt Nam vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng 5.3% có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, dự đoán tốc độ tăng
trưởng là 6.5% .
       Với những thuận lợi trên Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm
đến thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
       2.1.2 Hạn chế
       Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn tồn tại những khó khăn hạn chế việc thu
hút đầu tư vào nước ta.
      Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:
        Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc
 chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên,
 nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai.
       Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều
hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị
trường…).
       Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn
nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu
vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng
thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị
trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua
bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
        Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm
bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối
với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam
      Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế:
       Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa là một
điểm yếu của nền kinh tế nước ta. Công nghệ phụ trợ yếu kém, trong nhiều lĩnh
vực, để có thể xuất khẩu được thì cần nhập khẩu tới 70-80% nguyên liệu từ nước
ngoài. Các đối tác Việt Nam phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước
mà trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh Tế Trung Ương và Cơ quan hợp
tác quốc tế Nhật bản cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng
công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ: 80% - 90%
công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây
chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao,
50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 7
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Các hoạt động R&D
(Nghiên cứu và Phát triển) chưa thực sự được các công ty trong nước quan tâm
một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2%
doanh thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rất yếu kém.
       Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và
không ổn định làm hạn chế năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa (giá
thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
        Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và
ngang tầm để các nhà đầu tư tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Mặc khác làm
hạn chế tác dụng lan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng chi
phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn
mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.
      Hệ thống pháp luật còn nhiều nhược điểm:
        Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn
nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Tình trạng không nhất
quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối
với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những
dự tính ban đầu của mình.
        Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp
lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó
khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các
hoạt động không hợp pháp.
        Tình trạng “phép vua thua lệ làng” là khá phổ biến trong việc một số cơ
quan trung ương và chính quyền địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với
luật hoặc không thi hành luật.
       Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chưa phù
hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây
nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.
      Một số nhà đầu tư vào thị trường bất động sản cho biết, cùng một dự án
như nhau, nếu như ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần 1-2 năm để hoàn tất, thì
Việt Nam tốn gấp đôi thời gian vì thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
      Cơ sở hạ tầng yếu kém:
      Cơ sở hạ tầng yếu kém, và quá tải là một trong những yếu tố làm nản lòng
các nhà đầu tư.
      Tình trạng mất điện đột ngột, không báo trước, hay nhiều tuyến đường giao
thông huyết mạch thường xuyên bị tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng…là
những điều được phản áng nhiều lần nhưng vẫn không được cải thiện.
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 8
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


       Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả
năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong
khu vực.
        Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chỉ trích hệ thống
vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết,
chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu
vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container
40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn
500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan.
       Khi giá nguyên liệu biến động khó lường, có thể nhiều nhà đầu tư sẽ phải
định vị lại địa điểm đầu tư gần những thị trường tiêu thụ chính để giảm chi phí vận
chuyển, và khi ấy Việt Nam không thể tận dụng được một số lợi thế có sẵn của
mình.
       Do đó mà, việc tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp
bách không chỉ để thu hút thêm các dự án FDI mới mà còn để giữ chân các dự án
hiện hữu.
      Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng, lành nghề vẫn chưa được
       khắc phục, thậm chí ngày càng rõ rệt, không chỉ ở các khu kinh tế mới
       hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ
       Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai
       đoạn trước nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn trong
       điều kiện nhiều dự án Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đặc biệt là các dự án
       lớn đi vào triển khai thực hiện.
      Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của
       môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã
       được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với
       quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
       của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
       FDI nói riêng.
       Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng
nhưng sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, vẫn còn có
nhiều khó khăn, trở ngại đối với các nhà đầu tư lớn trong việc triển khai các dự án
đầu tư ra nước ngoài.
       Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài (1987) thì
con đường để các nhà đầu tư vào Việt Nam đã được khai thông. Việt Nam đã đạt
được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư,
số dự án, số lượng nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                           Trang 9
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu
hút vốn FDI Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.
       2.2. Thực trạng
       2.2.1 Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt
Nam:
       2.2.1.1 Giai đoạn 1988- 2007
       Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi
trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Đây là một trong những
đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ
kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế.
Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2007:




                              Nguồn: Tổng cục thống kê 2009
       Giai đoạn 1988-1990: thời kì đầu mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn
đăng ký cấp mới là 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động nhiều đến tình hình kinh tế-
xã hội đất nước.
       Giai đoạn 1991-1996: được xem là thời kỳ bùng nổ ĐTNN tại Việt Nam
với 1781 dự án được cấp phép với tổng vốn (cả vốn cấp mới và tăng vốn) đăng kí
là 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư tại Việt Nam đã bắt đầu
hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực;
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 10
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


lực lượng lao động dối dào với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN
tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và
đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm
1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ
USD). Đỉnh điểm là vào năm 1996 với 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với
năm 1995.
       Giai đoạn 1997-1999: đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ
vào Việt Nam, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Chủ
yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á (1997) buộc năm
nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đến từ Châu Á phải co mình lại đối với các dự
án nước ngoài để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại nước mình. Cuộc khủng
hoảng cũng làm cho đồng tiền các nước Đông Nam Á bị mất giá. Do đó, Việt Nam
cũng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các dự án tập trung vào xuất khẩu. Mặt
khác, do môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong
khu vực nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do luật đầu tư nước ngoài
sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các rào
cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
       Từ năm 2000-2003: dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu
phục hồi. vốn giải ngân có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm lại trong khi vốn
và số dự án đăng kí mới biến động thất thường. Giá trị vốn FDI đăng kí tăng trở lại
vào năm 2000 đạt 2,7 triệu USD tăng 21% so với năm 1999, năm 2001 tăng 18,2
% so với năm 2000, nhưng vẫn được chưa được hai phần ba so với năm 1996.
Năm 2002 số vốn đăng ký lại giảm, chỉ bằng 54,5% của mức năm 2001 nhưng số
dự án cao nhất hay quy mô vốn trên một dự án thấp.
       Giai đoạn 2004-2005: Tốc độ tăng nhanh vốn FDI do cải thiện môi trường
đầu tư và chỉnh sửa, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài. Một trong
những thành tích thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2004 vượt
ngưỡng 4 tỷ USD, không chỉ gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện cũng đạt
được ở mức rất khả quan với con số 2,85 tỷ USD.
       Giai đoạn 2006-2007: Trong năm 2006 cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ
USD vốn đăng ký mới tăng 57% so với năm trước. Riêng năm 2007, vượt xa
những dự đoán táo bạo nhất FDI tăng 100% (20,3 tỷ USD) so với năm 2006. Điểm
nổi bật nhất là công tác thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 đã tăng cao một bước cả
về lượng và chất với việc thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan
trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều này đã minh chứng
một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã được nâng
cao. Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á trong con mắt của cộng
đồng đầu tư quốc tế.
      Nhìn chung việc thực hiện vốn giải ngân đầu tư nước ngoài từ năm
1988-2007 , trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 11
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD
(bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước
thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa
vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực
hiện, các dự án đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư
phát triển kinh tế xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
       Vốn thực hiện có xu hướng tăng chậm qua các năm trong khi vốn đăng ký
và số lượng dự án cấp mới biến động mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn
thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới thì trong thời kỳ
1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn
thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng
vốn đăng ký mới. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm
64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo
ban đầu (11 tỷ USD). Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ
USD, tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007
tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008
và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều
dự án quy mô vốn đăng ký lớn.
      Cơ cấu nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư:
       + Theo hình thức 100% vốn nước ngoài: có 6685 dự án đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn
đăng ký.
     + Theo hình thức liên doanh có 1619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ
USD chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký.
      + Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn
đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký.
      + Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT (Xây dựng-vận hành-
chuyển giao), BT (Xây dựng-chuyển giao), BTO (Xây dựng-chuyển giao-kinh
doanh).
      Cơ cấu nguồn vốn FDI theo đối tác đầu tư:
       Nhìn chung ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư
vào Việt Nam. Tính đến 2005 có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam, trong giai đoạn 1988-2005 các nước châu Á vẫn là những đối tác chủ yếu, tỷ
lệ dòng vốn từ châu Âu vẫn thấp và chậm.


       10 nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam



Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                        Trang 12
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


       STT        Nước                Số dự án      Tổng vốn đầu tư     Đầu tư thực hiện

                             Số lượng Tỷ trọng      Số vốn       Tỷ    Số vốn      Tỷ trọng
                                                               trọng
                                          (%)      (tỷ USD)            (tỷ USD)      (%)
                                                                (%)

        1        Đài Loan     1550       22,75      8,112      13,41    2,972       10,33

        2       Singapore      452       6,63       8,076      13,35    3,686       12,81

        3       Hàn Quốc      1263       18,54      7,799      12,90    2,606       9,06

        4        Nhật Bản      735       10,79      7,399      12,23    4,824       16,77

        5       Hồng Kông      375       5,50       5,276       8,73    2,133       7,41

        6         British      275       4,04       3,225       5,33    1,366       4,75
                  Virgin

        7         Hà Lan       74        1,09       2,365       3,91    2,029       7,06

        8          Pháp        178       2,61       2,198       3,63    1,128       3,92

        9        Hoa Kỳ        306       4,49       2,111       3,49    0,657       2,29

        10       Malaysia      200       2,94       1,648       2,72    0,996       3,46

        11       Các nước     1405       20,62     12,260      20,30    6,366       22,14
                   khác

                Tổng cộng     6813        100      60,474       100    28,763        100

       Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư


       Trong giai đoạn 1988 – 1996, FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước
châu Á. Các nước châu Á chiếm tới 71,7% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam,
trong đó các nước ASEAN chiếm 24,8% tổng vốn FDI đăng ký. Năm nước châu Á
là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm hơn 65% tổng số
vốn đăng ký vào Việt Nam. Châu Âu chiếm 20,5% và châu Mỹ chiếm 7,8% vốn
FDI đăng ký ở Việt Nam giai đoạn này (trong đó Mỹ chiếm tới 3,5% vốn FDI vào
Việt Nam).
        Đến giai đoạn 1997 – 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
– tiền tệ trong khu vực nên cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư của Việt Nam cũng có
sự thay đổi. Vốn FDI đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm rõ rệt,
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                                  Trang 13
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


năm 1997 giảm 47,9% so với năm 1996, năm 1998 giảm 8,9%, năm 1999 giảm
63% so với năm 1998. Trong khi đó dòng vốn FDI của các nước Châu Âu lại tăng
lên.
       Giai đoạn 2000-2006 là giai đoạn phục hồi của FDI vào Việt Nam, cơ cấu
cũng có nhều thay đổi. Vốn FDI từ các nước ASEAN cũng giảm sút nhưng khu
vực Đông Á lại tích cực đầu tư vào Việt Nam trở thành các chủ đầu tư lớn nhất tại
Việt Nam. Đến hết năm 2004 châu Á vẫn là các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký, châu Âu chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký và châu
Mỹ chiếm 8% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Tính đến năm 2006 thì Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông vẫn là 5 nước đứng đầu danh sách về
đầu tư FDI vào Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, sau đó
mới đến các nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đó châu Âu và Hòa Kỳ đầu tư chưa
lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ.
       Đầu năm 2007 Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 84 dự án trị giá gần
600 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Mỹ.
      Cơ cấu vốn theo lĩnh vực:
      Về lĩnh vực đầu tư tính đến hết năm 2007 lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50
tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.

    Ngành               Số dự án          Vốn đầu tư (USD)             Vốn thực hiện (USD)

 CN dầu khí                38               3,861,511,815                 5,148,473,303

   CN nhẹ                2,542             13,268,720,908                 3,639,419,314

  CN nặng                2,404             23,976,819,332                 7,049,365,865

CN thực phẩm              310               3,621,835,550                 2,058,406,260

  Xây dựng                451               5,301,060,927                 2,146,923,027



      Trong năm 2007 tuy FDI tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chiếm
(50,6%) nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh sang lĩnh vực dịch vụ,
chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006
(31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng
khu vui chơi, giải trí
      Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực tổng vốn đăng kí
hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ;
5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006).

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                                 Trang 14
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất
53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả
bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án
trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi
tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh
vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn
đăng ký là 450 triệu USD.

         Ngành               Số dự án        Vốn đăng ký (USD)         Vốn thực hiện (USD)

  Nông-Lâm nghiệp               803             4,014,833,499             1,856,710,521

       Thủy sản                 130              450,187,779               169,822,132

        Tổng số                 933             4,465,021,278             2,026,532,653


       Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng
trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực
hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩu mạnh
thu hút FDI, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
      Cơ cấu vốn theo vùng, lãnh thổ:
       Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên
24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng
vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn
đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng.
Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh
Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với
tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ
USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh
(94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD).
       Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87
tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước
(2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký
của vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ
USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn
đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159
dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của vùng;
Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký
của vùng.

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                               Trang 15
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


       Tuy Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện
địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển
kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.
         2.2.1.2 Giai đoạn 2008-2010
         a. Năm 2008:
       Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam nỗ lực thu hút FDI thì năm 2008 có
thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất. Những dự án khổng lồ về quy
mô vốn liên tục được phá. Điều này đã tạo nên góc “sáng” trong bức tranh kinh tế
Việt thời kỳ khủng hoảng. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký
thêm tổng vốn FDI tại Việt Nam đạt hơn 64,1 tỷ USD gấp 3 lần con số của năm
2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký với tổng số vốn tăng
thêm đạt 37,4 tỷ USD tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm
của đầu những năm 2000
       Một con số khác được nhiều người quan tâm là vốn giải ngân thì trong năm
2008 vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức cao kỷ
lục nhất là 11.5 tỷ USD tăng 43,2% so với năm 2007.
      Cơ cấu vốn theo lĩnh vực:
     Có thể nói năm 2008 là năm lên ngôi của công nghiệp và xây dựng với 572 dự
 án có tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD chiếm 54,12% và chiếm 48,85% về số dự
 án. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng số vốn đăng ký 27,4 tỷ USD chiếm
 45,4% và chiếm 47,3 % về số dự án. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư
 nghiệp.



     




Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                       Trang 16
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam




       Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư


      Bất chấp sự sụp giảm của thị trường nhà đất và sự rút lui thông qua con
đường sang nhượng dự án của các doanh nghiệp trong nước, dòng vốn FDI trong
năm 2008 đổ vào lĩnh vực này vẫn tăng vọt.
       Hãy cùng nhau điểm lại một số dự án tiêu biểu của năm:


Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                       Trang 17
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


        + Dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận được khởi công ngày
23/11 có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD đã
được báo chí dành sự quan tâm khá đặc biệt. Bởi số vốn đăng ký của riêng dự án
này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ
một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD). Nhưng thép Cà Ná không phải cá
biệt. trong năm 2008 có nhiều dự án siêu lớn với quy mô hàng tỷ USD đổ vào
nước ta như:
       + Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng
ký 9,8 tỷ USD
       + Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ
USD.
       + Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait
liên doanh 6,2 tỷ USD.
       + Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD.
       + Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD..
      Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo đối tác:
       Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt
Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia đứng đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ
hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án,
vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.
       Mặt tích cực là như vậy thế nhưng bên cạnh nó không lúc nào là không
tiềm tàng mặt trái và hậu quả đi kèm:
        Thứ nhất là trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ
có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%. Phần còn lại chủ yếu là đi vay. những dự
án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức
tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả
nặng nề cho các ngân hàng không phải hiếm.
       Thứ hai, tỷ lệ giải ngân thấp dần đặc biệt là năm 2008. Con số 11,5 tỷ USD
vốn giải ngân trong năm 2008, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị
tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký. So với giai đoạn
trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và năm
2007 chỉ còn khoảng 23%.
       Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu
rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số
nhập siêu tăng rất cao trong năm 2008. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp
FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD. Tổng
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 18
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại
của Việt Nam năm 2008.
       Thứ tư, trái với quan điểm nói rõ ràng của Việt Nam mong muốn hướng
đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu,
nguồn vốn FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”. Trong năm 2008,
lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ
đã chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá
mạnh mẽ so với thời gian trước đó.
       b. Năm 2009:
       Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn
FDI chảy vào Việt Nam cũng chậm lại. Theo báo cáo của Cục Đầu Tư nước ngoài,
thì dòng vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2009 đã chững lại. Cả nước chỉ có 306 dự
án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng kí 4,7 tỷ USD, chỉ băng
13,3% cùng kì năm ngoái.
       Nhưng thay vào đó, đã có 68 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký
tăng thêm là 4,1 tỷ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm trước, có thể nói các
dự án này đã “cứu nguy” cho việc thu hút FDI trong nửa đầu năm 2009.Tính
chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,87 tỷ USD, cũng chỉ bằng 22,6% so với
cùng kỳ 2008.
       Với con số quan trọng hơn, vốn giải ngân, mặc dù không “đuổi kịp” con số
cùng kỳ năm 2008, nhưng nếu so với vốn đăng ký, giải ngân FDI 6 tháng đầu năm
2009 không bị bỏ lại quá xa. Lượng vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm 2009 đã
đạt khoảng 4 tỷ USD, bằng 81,6% cùng kỳ năm 2008, trong đó vốn từ nước ngoài
đạt khoảng 3,3 tỷ USD. Vốn giải ngân tuy “khiêm tốn” nhưng trên thực tế tỷ lệ
giải ngân lại cao, chiếm tới 45% tổng vốn đăng ký.
       Một số dự án đáng chú ý trong năm:
       + Đầu năm 2009, PepsiCo đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tại Bình
Dương có công suất 50 triệu lit/năm, với kinh phí đầu tư 30 triệu USD. Và trong
tháng 7 sẽ tiếp tục khai trương nhà máy sản xuất nước uống tại Cần Thơ.
       + Trong một lĩnh vực khác, trong vòng một tháng, 2 đại siêu thị nước ngoài
đã khai trương. Ngày 9/7, Metro mở cửu siêu thị thứ 9 ở Việt Nam với tổng vốn
đầu tư 20 triệu euro. Ngày 23/7, BigC cũng khai trương siêu thị thứ 9 ở Huế với
kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng.
        + Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, đầu tháng 7, Prudential đã giúp cải
thiện tình hình nguồn vốn FDI tại Việt Nam bằng việc nâng vốn điều lệ từ 370 tỷ
đồng lên 615 tỷ đồng. bên cạnh đó HSBC cũng khai trương chi nhánh tại Bình


Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 19
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


Dương vào ngày 1/7, với cam kết sẽ phát triển dài hạn tại thị trường Việt Nam.
HSBC hiện là ngân hàng lớn nhất và tốt nhất tại Việt Nam.
      Đến cuối năm 2009, mặc dù khủng hoảng toàn cầu, song Việt Nam đã vượt
mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài với kế hoạch là 20 tỷ USD. Tuy chỉ bằng
30% của năm 2008 nhưng con số 21,48 tỷ USD trong cả năm 2009 vẫn là kết quả
đáng khích lệ. Vốn thực hiện cũng đạt khá, ước đạt 10 tỷ USD bằng 87% so với
năm 2008
       Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án
có quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn đăng ký bình quân một
dự án khoảng 65 triệu USD thì năm 2009, số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã
giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm
2008, khoảng 25 triệu USD/dự án. Điều này dường như phản ánh sự thận trọng
hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng ký đầu tư.
      Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực:
       Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm số vốn lớn nhất, với 8,8 tỷ
USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD. Tiêu biểu có các dự án
lớn như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH
thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một
thành viên Galileo Investment Group Việt Nam. Các dự án này có tổng vốn đăng
ký lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.
     Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô lớn thứ 3 với 2,97 tỷ
USD vốn đăng ký (theo bảng xếp hạng dự án của Cục đầu tư nước ngoài).
      Cơ cấu vốn FDI theo đối tác:
      Trong tổng số 43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hoa Kỳ là
nước đầu tư lớn nhất, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, kế đến là
Cayman Islands, Samoa, Hàn Quốc.




Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                       Trang 20
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam




       c. Năm 2010:
       Theo IMF, năm 2010 nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh chóng theo
hình chữ V và có thể đạt mức tăng trưởng chung 3,9% trong năm 2010 (sau khi
suy giảm 0,8% trong năm 2009).
       Cuối năm 2009, do cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nên một số
dự án FDI đã được cấp phép tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn từ công ty
mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm ngưng triển khai các dự án đã bắt đầu khởi
động trở lại. Tình hình khả quan được thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm nay. Theo
Cục Đầu tư Nước ngoài , tình hình giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt
5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009. Bình quân mỗi tháng giải
ngân vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 900 triệu USD.
       Tập đoàn Uni-President (Đài Loan) là một ví dụ, sau mấy tháng trì hoãn,
đầu năm 2010 Tập đoàn Uni-President đã khởi công cụm các nhà máy bột mì, mì
ăn liền, thức ăn chăn nuôi thủy sản và gia súc trên diện tích 13ha tại Khu công
nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc (Quảng Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư 140 triệu
USD, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào đầu năm 2011 và cung ứng cho thị trường
trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao
động.
        Dự án thép Guang Lian-Dung Quất với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD thuộc
Công ty Guang Lian Steel (Đài Loan) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
cho tăng công suất thiết kế từ 5 lên 7 triệu tấn sản phẩm/năm sau hơn ba năm đình
trệ. Ngoài ra, Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất
đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu USD để xây
dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở miền Bắc với công suất ước tính
là 89 triệu máy/năm.
       Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư này cũng đang xúc tiến lại việc triển khai
dự án hạ tầng quần thể khu công nghệ cao - đô thị Tràng Cát, thành phố Hải Phòng
thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước là Công ty cổ phần Phát triển đô
thị Kinh Bắc (KBC). Điều này thể hiện niềm tin, cam kết đầu tư lâu dài của các
nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực
bất động sản được tích cực triển khai, do thị trường bất động sản của Việt Nam
vẫn hứa hẹn đầy tiềm năng khai thác.



Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 21
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


        Vì thế mà, vấn đề đang được quan tâm hiện nay là làm thế nào để tăng
tốc giải ngân có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này trong khi tình hình dòng vốn
đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng khả quan hơn?
       2.2.2 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt
             Nam
       2.2.2.1 Giai đoạn 1989-2007
       Trong 16 năm thực hiện ĐTRNN Việt Nam đã có 265 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư khoảng 2USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu chiếm
40%. Quy mô vốn bình quân đạt khoảng 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn
quy mô vốn tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuổn pháp lý và sự
trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam
       Giai đoạn 1989-1998 trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP có
18 dự án với tổng vốn đăng ký 13,6 triệu USD, quy mô vốn 0,76 triệu USD/dự án.
       Giai đoạn 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định có 131 dự án, với tổng
vốn đăng ký 731,4 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và 53 lần về số vốn so
với giai đoạn trước, quy mô vốn 5,58 triệu USD/dự án.
      Giai đoạn 2006-2007 thi hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP có 116 dự án với
tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD tăng 72,4% quy mô vốn 10,8 triệu USD/dự án cao
hơn giai đoạn trước
      Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực:
       Các dự án ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp với 113 dự
án với tổng vốn 1,5 tỷ USD, chiếm 42,6% số dự án và 75% vốn đăng ký. Trong đó
một số dự án trên 100 triệu như:
       + Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào với 2 dự án: thủy điện
Xekaman 1 với tổng vốn 441,6 triệu USD, thủy điện Xekaman 3 với tổng vốn 273
triệu USD
        + Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu
khí tại Angiêri. Công ty đẩu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dự án thăm
dò khai thác dầu khí tại Madagascar (117,36 triệu USD) và I Rắc (100 triệu USD)
       Tiếp theo là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với 53 dự án có vốn đăng ký
286 triệu USD, chiếm 20% số dự án và 14,3% tổng vốn đăng ký. Trong đó đa số là
đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với số dự án có quy mô như: Công ty
cổ phần cao su Việt-Lào vốn 25,5 triệu USD
      Lĩnh vực dịch vụ có 99 dự án với vốn đăng ký là 215,5 triệu USD chiếm
37,4% số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký. Trong đó có một số dự án lớn như:
Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia. Công ty
cổ phần Việt Xô đầu tư 35 triệu USD xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 22
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, công ty dịch vụ kỹ thuật đầu tư 21 triệu USD
tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu, và một số dự án với quy mô vừa và nhỏ
đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…


                  ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH
           (Tính tới ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

  ST                                   Số dự
  T    Ngành                          án              TVĐT               ĐT thực hiện
      Công nghiệp                       113       1,504,514,883            54,847,053
        CN cơ khí                         9        643,940,000             43,866,840
      CN nặng                            51        767,176,267              1,041,061
   I
      CN nhẹ                             17         14,838,810              5,338,840
      CN thực phẩm                      16         26,491,080               500,000
      Xây dựng                           20         52,068,726              4,100,312
      Nông nghiệp                        53        285,989,569              4,302,626
  II  Nông – lâm nghiệp                  46        274,639,569              2,302,626
      Thuỷ sản                           7         11,350,000              2,000,000
      Dịch vụ                           99        215,533,116              5,729,737
      Dịch vụ                           58         92,470,818               990,985
        GTVT-Bưu điện                    22         51,407,266              3,400,000
 III Khách sạn – du lịch                6         13,227,793               420,000
       Văn hóa- y tế - giáo dục        6         13,037,239               918,752
      Văn phòng – căn hộ                 1         30,000,000                  -
      XD Văn phòng – căn hộ              6         15,390,000                  -
             Tổng số                   265       2,006,037,568            64,879,416
Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư


      Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác:
       Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng
chủ yếu tại Châu Á tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD chiếm 67,9% số dự án và 65%
vốn mà chủ yếu tại Lào và Campuchia. Châu Phi có 2 dự án thăm dò và khai thác
dầu khí của tập đoàn dầu khí Việt Nam (chiếm 18% tổng vốn đầu tư) tại Angiêri
và Madagascar. Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD chiếm
13,6% về số dự án và khoảng 5% tổng vốn, trong đó Liên Bang Nga có 12 dự án
với tổng vốn 78 triệu USD.


                  ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NƯỚC
          (Tính tới ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                                      Trang 23
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam



  ST                                 Số dự
  T      Nước tiếp nhận            án            TVĐT              ĐT thực hiện
   1    Lào                           98        1,040,310,380             7,511,733
   2    Angiêri                         1         243,000,000             35,000,000
   3    Madagascar                      1         117,360,000                  -
   4     Malaysia                       4         112,736,615              6,576,840
   5    Irắc                           1         100,000,000                  -
   6    Campuchia                      28          89,399,869              1,394,014
   7    Liên bang Nga                  12          78,067,407              2,010,000
   8     Hoa Kỳ                       30          68,182,754              1,100,000
   9     Cuba                           1          44,520,000                  -
  10     Singapore                     17          27,565,473              2,460,000
  11    Cu Ba                           1          18,970,000                  -
  12    CHLB Đức                       5          11,542,372               100,000
  13     Thái Lan                      4          10,405,200                  -
  14     Indonesia                      2           9,400,000              3,240,000
  15     Trung Quốc                    5           3,704,150                  -
  16     Tajikistan                     2           3,465,272              2,222,000
  17     Angola                         4           3,432,387                  -
  18    Ukraina                         4           3,357,286               957,286
  19     Myanmar                        1           2,314,760                  -
  20    Nhật Bản                      6           2,306,050               422,885
  21     Hàn Quốc                     6           1,961,000                  -
  22     Cộng hoà Séc                2           1,935,900               912,000
  23     Hồng Kông                     6           1,881,513               394,558
  24     Ba Lan                         2           1,810,000                  -
  25     Australia                      5           1,237,200               378,100
  26    Bỉ                             2           1,052,000                  -
  27    Cô Oét                         1            999,700                   -
  28     Nam Phi                        1            950,000                   -
  29     British Virgin Islands         1            900,000                   -
  30    Braxin                          1            800,000                   -
  31    Vương quốc Anh                 3            500,000                   -
  32    Đài Loan                       2            468,000                   -
  33     Italia                         1            350,000                   -
  34     CH Uzbekistan                  2            850,000                200,000
  35     Bungari                        1            152,280                   -
  36    Ấn Độ                         1            150,000                   -
  37    Pháp                           1               -                      -
              Tổng số               265        2,006,037,568            64,879,416
              Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                                        Trang 24
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam




      Tình hình thực hiện dự án:
       Tính đến hết năm 2007 các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân khoảng
800 triệu USD chiếm 40% tổng vốn đăng ký.
       Trong số các dự án đã triển khai, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất 67% vốn thực hiện và 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp. Dự
án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của tập
đoàn dầu khí Việt Nam đã giải ngân 150 triệu USD. Dự án đầu tư sang Singapore
của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD.
Dự án thủy điện Xekaman 3 tại Lào đang xây dựng với vốn thực hiện khoảng 100
triệu USD.
       Ngoài ra dự án trồng cây công nghiệp và cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang
tích cực thực hiện: công ty cao su Đắc Lắc đầu tư vốn thực hiện khoảng 15 triệu
USD, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã triển khai đầu tư thực hiện 20
triệu USD để trồng, sản xuất, chế biến cao su theo tiến độ nhưng do công tác đền
bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất về quy hoạch đất đai nên
khó khăn cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
      Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã triển khai thực hiện như: công ty cà
phê Trung Nguyên đầu tư sang Singapore hoạt động hiệu quả, đưa hương vị cà
phê Việt giới thiệu với bạn bè quốc tế. Công ty phần mềm FPT đầu tư sang Nhật
Bản hợp tác đào tạo đội ngũ lập trình viên có trình độ quốc tế. Công ty viễn thông
quân đội Viettel đầu tư sang Campuchia đang triển khai theo tiến độ đề ra…
        2.2.2.2 Giai đoạn 2008 đến nay:
   a.   Năm 2008:
       Thống kê 10 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài mà doanh
nghiệp Việt Nam đăng ký là trên 502,7 triệu USD cho 52 dự án bao gồm cả vốn
cấp mới và tăng vốn. Như vậy trung bình mỗi dự án có quy mô 9,66 triệu USD.
Theo các số liệu thống kê xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt đang tăng nhanh về cả quy mô và hình thức, số vốn đầu tư, số lượng các nước
nhận đầu tư cũng ngày một mở rộng. . Lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn nhưng
hướng đến vẫn chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai là dầu khí
và điện lực.
        Nổi bật:
      Tập đoàn dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là công ty cổ phần phân đạm
và hóa chất dầu khí (PVFCCo) đã đăng ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư
xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất Amonia tại
Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản xuất từ
660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực. Theo

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 25
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


dự kiến dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn thành và
đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn
nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
       Cục Đầu tư ra nước ngoài cho biết những năm gần đây đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tăng đáng kể với quy mô vốn
đầu tư/dự án tăng mạnh. Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp VN năm 2008
ước đạt 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007.
   b. Năm 2009:
       Theo bộ Kế hoạch -Đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài 7,2 tỷ USD là con số kỷ lục với tổng số 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ, bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm
2008. Riêng tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam vào Campuchia” diễn ra cuối
tháng 12 năm 2009 đã có gần 6 tỷ USD vốn cam kết của các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư sang nước bạn.
       Theo đánh giá năm 2009 là “điểm sáng” về đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam trong suốt 20 năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Các doanh
nghiệp Việt Nam đã không chỉ duy trì, mở rộng thị trường truyền thống mà còn
khai phá thành công một số thị trường mới. Không chỉ thay đổi về lượng mà đầu
tư ra nước ngoài còn chuyển biến về chất khi nhiều dự án chuyển từ quy mô nhỏ,
ngành nghề đơn giản sang quy lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao kinh nghiệm quản
lý và hoạt động. ..
       Bên cạnh các lĩnh vực khai khoáng, trồng rừng, thủy điện, viễn thông..
doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng thêm các lĩnh vực hàng không, ngân hàng và
bảo hiểm … Bên cạnh những điểm đến lâu nay các doanh nghiệp Việt cũng hướng
đến những thị trường khác phát triển hơn là địa bàn của các nhà đầu tư lớn như:
Nhât Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…
      Trong năm 2009 lĩnh vực du lịch chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, kinh
doanh bất động sản đã thu hút 24 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1,03 tỷ USD
chiếm 58,5% về số dự án và 75,1% tổng vốn đăng kí trong năm.
      Tháng 2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài". Đây được xem như "bệ phóng" cho các doanh
nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với quy mô và tầm nhìn mang tính chiến
lược.
       Nổi bật:
      Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Viettel Global là thành viên của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)., doanh thu năm 2009 của công ty này đã tăng
vượt mức kế hoạch 26%. Cũng trong năm 2009, Viettel đã đầu tư sang Campuchia
và Lào 250 triệu USD và đồng thời tổ chức khai trương hai mạng di động tại 2 thị

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                       Trang 26
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


trường này, đạt 70 triệu USD doanh thu. Viettel tiếp tục đầu tư sang các thị trường
Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh.
       Viettel Global cho biết, chỉ sau một thời gian ngắn khai trương, cả hai
mạng này đều vươn lên vị trí số 1 về hạ tầng mạng lưới và đứng số 2 về thuê bao.
Ngoài 2 thương hiệu là Metfone và Unitel đang có những bước đầu thành công tại
Lào và Campuchia, vào quý 4/2009 Viettel cũng đã trúng thầu dự án đầu tư vào
Haiti và sẽ nắm giữ 60% cổ phần của công của Công ty Viễn thông nhà nước Haiti
(Teleco).
   c. Năm 2010:
        Theo dự báo của FIA số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt chắc chắn sẽ tăng so với năm 2009. Vì trong thời gian qua Chính Phủ cũng đã
ban hành nhiều chính sách mới về đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, vận tải. Mặt khác cùng với sự phát
triển của nền kinh tế doanh nghiệp Việt cũng có sự phát triển nhất định về tiềm lực
tài chính, công nghệ để đầu tư ra nước ngoài.
       Tính đến đầu năm 2010 các quốc gia được nhà đầu tư Việt Nam quan tâm
nhiều nhất là Lào với 169 dự án và số vốn 3,16 tỷ USD. Tiếp đó là Liên Bang Nga
và Malaysia với 17 dự án có số vốn đầu tư 1,71 tỷ USD và 6 dự án với số 811
triệu USD. Ngoài ra còn có các quốc gia khác như: Campuchia, Angiêri, Hoa Kỳ,
Cu Ba…
      Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý 2
năm 2010 đã có 38 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
được cấp mới với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư mới
có mức thu hồi vốn cao như: lĩnh vực dịch vụ xây dựng, trò chơi trực tuyến, kinh
doanh trung tâm thương mại, nhà hàng...
         Nổi bật:
       Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tích cực triển khai và xúc
tiến hoạt động đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Liên Bang Nga.
Đến nay, dự án phát triển lô Nhenhexky tại LB Nga đang được triển khai để bảo
đảm kế hoạch dòng dầu đầu tiên dự kiến trong Quý III/2010. Dự án này do công ty
liên doanh Rusvietpetro điều hành, trong đó tỷ lệ tham gia của PVN là 49% và
Công ty Zarubeznheft là 51%.
       Nhân chuyến thăm Liên Bang Nga gần đây của Thủ tướng Chính Phủ vào
giữa tháng 12/2009, PVN đã ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược với Tập đoàn
Gazprom để mở rộng hoạt động đầu tư của cả hai bên ở Việt Nam (thông qua
Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom), Liên Bang Nga và nước thứ ba
(thông qua Công ty liên doanh GazpromViet).



Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 27
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


       Ngoài ra, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), nắm bắt được
nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ trò chơi trực tuyến cũng đã nhanh chóng
đầu tư sang thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn là Indonesia, qua mặt các ông lớn
như Hàn Quốc, Trung Quốc...
       Kế hoạch năm 2011: Việt Nam đang gia tăng tình hình đầu tư ra nước
ngoài và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cũng cho biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư vào một
số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào,
Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng
Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh
doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore,
Trung Quốc)...


       2.3. Đánh giá và giải pháp thực hiện
       2.3.1 Đối với việc thu hút và sử dụng FDI
       2.3.1.1 Đánh giá thực trạng sử dụng FDI ở Việt Nam
       Tích cực:
       Trong hơn 20 năm thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài, nền kinh tế nước ta
tươi tắn hơn. Dễ thấy các nhà máy, cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại thi
nhau mọc lên thay cho nếp nhà cũ kỹ, rêu phong. Không thể phủ nhận những tác
động tích cực mà FDI đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà:
      Tăng trưởng kinh tế:
       + FDI mở rộng nguồn thu thuế và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ.
Thậm chí nếu các nhà đầu tư được miễn thuế thông qua chính sách ưu đãi thì
chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ thuế thu nhập cá nhân vì FDI tạo ra
việc làm mới, tạo khoản thu ngoại tệ.
       + Bên cạnh đó FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp thiếu
hụt về vốn cho việc mở rộng đầu tư mà không gây nợ như những luồng vốn khác
khi vào Việt Nam.
        + FDI là một cú hích để góp phần để đột phá cái vòng luẩn quẩn nghèo đói
đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Do tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút
1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Hiện khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách nhà
nước hơn 1,5 tỷ USD.
       + Đầu tư nước ngoài đã thực sự góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh
tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ. Tập trung phát triển các vùng kinh tế

Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 28
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


trọng điểm góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi
kéo sự phát triển chung
       + Thu hút FDI sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tiếp thu với công nghệ và bí
quyết kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi
mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh, đồng
thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó đẩu tư nước ngoài còn
góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân cho nước ta.
       + Đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt với nền kinh tế
thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để
Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới
      Tác động văn hóa xã hội :
       FDI tác động tích cực đến nền văn hóa của Việt Nam: đổi mới tư duy, thái
độ, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tập quán, giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới và
các vấn đề xã hội.
       Hạn chế:
       FDI đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta, góp phần vào tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Tuy nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt, bên cạnh những tác
động tích cực vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, tác động tiêu cực:
       - Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc
liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh
nghiệp trong nước. FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp, xuất hiện tác
động lấn át đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài.
       - Số những ngành mà FDI đầu tư còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con
       người, ô nhiễm môi trường nặng nề: điển hình là vụ công ty Công ty Vedan
       xả nước thải làm ô nhiễm cả dòng sông Thị Vải làm ảnh hưởng đến cuộc
       sống của không ít người dân hai bên bờ sông, khiến dư luận không thể
       không đặt câu hỏi: liệu trên đất nước Việt Nam còn bao nhiêu dự án tồi,
       làm hủy hoại môi trường? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều
       chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn về môi
       trường để tránh nước ta thành bãi rác công nghiệp. Đặc biệt là không nên
       cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây
       ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên
       thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những
       dự án tạo dư thừa công suất lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng
       hiệu quả...



Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                         Trang 29
Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


        - Những dự án FDI còn gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất
thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp, đất ven biển và
tước đoạt công ăn việc làm, cùng những hệ quả đa dạng, nhiều đời cho người nông
dân mất ruộng, mất sinh kế truyền thống, như các dự án về sân golf, xây dựng khu
nghỉ dưỡng - du lịch..
       - Gây ra những đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia, và toàn vẹn lãnh
thổ, như những dự án trồng rừng vùng biên giới và khai thác tài nguyên những
vùng đất chiến lược về quân sự khác đã được cảnh báo và phản biện xã hội khá
nhiều trong thời gian gần đây.
       - Hứa nhiều làm ít: FDI vào Việt Nam hứa hẹn với các dự án hấp dẫn song
tường tận mới thấy giật mình. Những công bố về FDI chỉ là số đăng ký, còn thực
hiện như thế nào? Từ 1988 đến 2009, tổng số vốn FDI thực hiện được 66,9 tỷ
USD, bằng 34,7% tổng số vốn đăng ký. Năm 2008 mức vốn đăng ký kỷ lục là
71,7 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, cao nhất từ trước đến nay, nhưng chỉ thực hiện
được 11,5 tỷ USD bằng 16% số vốn đăng ký.
      - Thất vọng chuyển giao công nghệ: Mặt bằng công nghệ của các FDI khi
mang vào cao hơn mặt bằng của ta, song ngần ấy chưa đủ để vực dậy nền công
nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt, đón đầu”. Một số nhà đầu tư đã
đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại. Gia công dệt may, da giày,
phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí của quốc gia “cơ bản là nước công
nghiệp”.
       - Lợi nhuận của doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài:
      Việc phân nửa số doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam khai lỗ, nhưng
không phải lỗ 1 hay 2 năm mà lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng kinh doanh, khiến
cho nhiều người phải đặt câu hỏi?
       Theo cục thuế TP.HCM có 60% doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn
này báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Tuy nhiên
nhiều trong số này tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
       Chuyện các doanh nghiệp FDI chuyển giá đã được nhiều chuyên gia nói
đến gần đây và được hiểu là hành động nâng khống giá hàng nhập từ công ty mẹ
và giảm giá bán từ cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm chuyển khoản lợi nhuận lớn
hơn ra nước ngoài. Một mặt vừa tránh bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.
Mặt khác, vừa có thể tiếp tục khai thác tài nguyên thiên nhiên khan hiếm mà
doanh nghiệp trong nước phải được ưu tiên tiếp cận, được ưu đãi khai thác để lớn
nhanh. Nếu như việc khai lỗ là thật, nhưng việc FDI tập trung nhiều vào khai thác
tài nguyên vẫn mang lại cho các đối tác nước ngoài những lợi ích chiến lược khác,
ngoài mục tiêu lợi nhuận trực tiếp, ngắn hạn.
      Việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá không chỉ làm thất thu thuế đối với
Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đẩy nhập siêu của Việt Nam ngày càng trầm
Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3                          Trang 30
Fdi
Fdi
Fdi
Fdi
Fdi
Fdi

Contenu connexe

Tendances

Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiThuy Kim
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509jackjohn45
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roDzung Phan Tran Trung
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA nataliej4
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhDuy Dũng Ngô
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhLyLy Tran
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namQuỳnh Trọng
 

Tendances (20)

Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
ODA
ODA ODA
ODA
 
C12 chi phi su dung von
C12  chi phi su dung vonC12  chi phi su dung von
C12 chi phi su dung von
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gianNgân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 

En vedette

Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiVanglud Nguyen
 
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Cat Love
 
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Ngọc Hưng
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầuNgo Thuy
 
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTthuc bui
 
International Monetary Fund (IMF)
International Monetary Fund (IMF)International Monetary Fund (IMF)
International Monetary Fund (IMF)Hj Habib
 

En vedette (10)

Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdi
 
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)
Tài liệu bài tập tìm hiểu world bank và ngân hàng nhà nước việt nam (sbv)
 
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
 
International Monetary Fund (IMF)
International Monetary Fund (IMF)International Monetary Fund (IMF)
International Monetary Fund (IMF)
 
Role and function of imf
Role and function of imfRole and function of imf
Role and function of imf
 

Similaire à Fdi

Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongPVFCCo
 
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxĐầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxNguynNgcBchTrm3
 
investment1
investment1investment1
investment1npdung
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxtntrnb
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp nataliej4
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiHương Nguyễn
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiThu Vien Luan Van
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à Fdi (20)

Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
 
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxĐầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
investment1
investment1investment1
investment1
 
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAYTiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docx
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Da 48
Da 48Da 48
Da 48
 
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docxCơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
 
Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.docTiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 

Fdi

  • 1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. TỔNG QUAN VỀ FDI..........................................................................................................1 1.1. Khái niệm........................................................................................................................1 1.2. Đặc điểm.........................................................................................................................2 1.3. Các hình thức FDI..........................................................................................................3 1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư.............................................................................................3 1.3.2 Phân theo bản chất dòng vốn........................................................................................3 1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư................................................................................3 1.4. Những nhân tố thúc đẩy FDI.........................................................................................3 1.5. Lợi ích của việc thu hút FDI........................................................................................4 2. FDI Ở VIỆT NAM................................................................................................................5 2.1. Sức hút và hạn chế........................................................................................................5 2.1.1 Sức hút..........................................................................................................................5 2.1.2 Hạn chế.........................................................................................................................6 2.2. Thực trạng......................................................................................................................8 2.2.1 Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam ................................8 2.2.2 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam..........................................................18 2.3. Đánh giá và giải pháp thực hiện.................................................................................23 2.3.1 Đối với việc thu hút và sử dụng FDI.............................................................................23 2.3.2 Đối với việc đầu tư ra nước ngoài................................................................................26 3. KẾT LUẬN........................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................2
  • 2.
  • 3. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy nước ta gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương)...một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “ nóng” lên, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Nhìn vấn đề ở chiều thứ hai Việt Nam không chỉ là nước thu hút đầu tư mà còn phát triển ra nước ngoài, một số thương hiệu Việt đã tìm được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài. Trước tình hình đó, để có thể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam” Đây không phải là một đề tài mới mẻ, có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích vấn đề trước nhóm chúng tôi. Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng tôi đã rút ra những kết luận chung, tổng hợp thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức cần thiết để có cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung và việc sử dụng FDI nói riêng. 1. Tổng quan về FDI 1.1 Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 1
  • 4. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI nhưng chung quy lại có thể hiểu: “Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.” 1.2. Đặc điểm − Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. − Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. − Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư ( theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án). − Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. − Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. − Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. − Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 2
  • 5. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 1.3. Các hình thức FDI 1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư  Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.  Mua lại và sát nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn  Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.  Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.  Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư  Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.  Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...  Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 3
  • 6. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.4. Những nhân tố thúc đẩy FDI  Nhu cầu chu chuyển vốn: Chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Vì vậy một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận  Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.  Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài. Họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...  Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Vd: Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.  Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Vd: Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 1.5. Lợi ích của việc thu hút FDI Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 4
  • 7. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam  Bổ sung nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.  Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.  Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.  Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 2. FDI ở Việt Nam 2.1. Sức hút và hạn chế 2.1.1 Sức hút Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 5
  • 8. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Có thể nói trong thời gian vừa qua Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có sức hút lớn đối với FDI. Để tạo được sức hút lớn như vậy phải kể đến những thuận lợi sau:  Môi trường xã hội và chính trị ổn định: Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút đầu tư. Một quốc gia có môi trường chính trị ổn định thì các nhà đầu tư mới yêu tâm đầu tư. Nếu môi trường không ổn định, thường xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng như không thể tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nền chính trị xã hội của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các nhà đầu tư thế giới thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.  Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực: Cùng với sự ổn định về chính trị-xã hội ,Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài. Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC (Diễn đàn Hợp Tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương) tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM (Diễn đàn Hợp Tác Á-Âu), và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006. Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.  Có những lợi thế so sánh: Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi: Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là nước có dân số đông nên có lực lượng lao động dồi dào (tính đến ngày 1/4/2009, dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới), lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong công việc, nhân công giá rẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 6
  • 9. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam triển với tốc độ tăng GDP ấn tượng trung bình trên 7% trong suốt từ năm 1988 đến 2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 nhưng Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 5.3% có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.5% . Với những thuận lợi trên Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. 2.1.2 Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn tồn tại những khó khăn hạn chế việc thu hút đầu tư vào nước ta.  Nền kinh tế thị trường còn sơ khai: Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường…). Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.  Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam  Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế: Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa là một điểm yếu của nền kinh tế nước ta. Công nghệ phụ trợ yếu kém, trong nhiều lĩnh vực, để có thể xuất khẩu được thì cần nhập khẩu tới 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài. Các đối tác Việt Nam phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước mà trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh Tế Trung Ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ: 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 7
  • 10. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Các hoạt động R&D (Nghiên cứu và Phát triển) chưa thực sự được các công ty trong nước quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rất yếu kém. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm hạn chế năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).  Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các nhà đầu tư tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Mặc khác làm hạn chế tác dụng lan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.  Hệ thống pháp luật còn nhiều nhược điểm: Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp. Tình trạng “phép vua thua lệ làng” là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quyền địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật. Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra. Một số nhà đầu tư vào thị trường bất động sản cho biết, cùng một dự án như nhau, nếu như ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần 1-2 năm để hoàn tất, thì Việt Nam tốn gấp đôi thời gian vì thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.  Cơ sở hạ tầng yếu kém: Cơ sở hạ tầng yếu kém, và quá tải là một trong những yếu tố làm nản lòng các nhà đầu tư. Tình trạng mất điện đột ngột, không báo trước, hay nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch thường xuyên bị tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng…là những điều được phản áng nhiều lần nhưng vẫn không được cải thiện. Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 8
  • 11. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chỉ trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Khi giá nguyên liệu biến động khó lường, có thể nhiều nhà đầu tư sẽ phải định vị lại địa điểm đầu tư gần những thị trường tiêu thụ chính để giảm chi phí vận chuyển, và khi ấy Việt Nam không thể tận dụng được một số lợi thế có sẵn của mình. Do đó mà, việc tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm các dự án FDI mới mà còn để giữ chân các dự án hiện hữu.  Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng, lành nghề vẫn chưa được khắc phục, thậm chí ngày càng rõ rệt, không chỉ ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.  Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng nhưng sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại đối với các nhà đầu tư lớn trong việc triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài (1987) thì con đường để các nhà đầu tư vào Việt Nam đã được khai thông. Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư, số dự án, số lượng nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 9
  • 12. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu hút vốn FDI Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán. 2.2. Thực trạng 2.2.1 Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam: 2.2.1.1 Giai đoạn 1988- 2007 Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2007: Nguồn: Tổng cục thống kê 2009 Giai đoạn 1988-1990: thời kì đầu mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới là 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động nhiều đến tình hình kinh tế- xã hội đất nước. Giai đoạn 1991-1996: được xem là thời kỳ bùng nổ ĐTNN tại Việt Nam với 1781 dự án được cấp phép với tổng vốn (cả vốn cấp mới và tăng vốn) đăng kí là 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 10
  • 13. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lực lượng lao động dối dào với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Đỉnh điểm là vào năm 1996 với 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm 1995. Giai đoạn 1997-1999: đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á (1997) buộc năm nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đến từ Châu Á phải co mình lại đối với các dự án nước ngoài để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại nước mình. Cuộc khủng hoảng cũng làm cho đồng tiền các nước Đông Nam Á bị mất giá. Do đó, Việt Nam cũng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các dự án tập trung vào xuất khẩu. Mặt khác, do môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn. Từ năm 2000-2003: dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. vốn giải ngân có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm lại trong khi vốn và số dự án đăng kí mới biến động thất thường. Giá trị vốn FDI đăng kí tăng trở lại vào năm 2000 đạt 2,7 triệu USD tăng 21% so với năm 1999, năm 2001 tăng 18,2 % so với năm 2000, nhưng vẫn được chưa được hai phần ba so với năm 1996. Năm 2002 số vốn đăng ký lại giảm, chỉ bằng 54,5% của mức năm 2001 nhưng số dự án cao nhất hay quy mô vốn trên một dự án thấp. Giai đoạn 2004-2005: Tốc độ tăng nhanh vốn FDI do cải thiện môi trường đầu tư và chỉnh sửa, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài. Một trong những thành tích thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2004 vượt ngưỡng 4 tỷ USD, không chỉ gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện cũng đạt được ở mức rất khả quan với con số 2,85 tỷ USD. Giai đoạn 2006-2007: Trong năm 2006 cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới tăng 57% so với năm trước. Riêng năm 2007, vượt xa những dự đoán táo bạo nhất FDI tăng 100% (20,3 tỷ USD) so với năm 2006. Điểm nổi bật nhất là công tác thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 đã tăng cao một bước cả về lượng và chất với việc thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều này đã minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã được nâng cao. Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế. Nhìn chung việc thực hiện vốn giải ngân đầu tư nước ngoài từ năm 1988-2007 , trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 11
  • 14. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn thực hiện có xu hướng tăng chậm qua các năm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD). Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD, tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn.  Cơ cấu nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư: + Theo hình thức 100% vốn nước ngoài: có 6685 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. + Theo hình thức liên doanh có 1619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. + Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. + Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT (Xây dựng-vận hành- chuyển giao), BT (Xây dựng-chuyển giao), BTO (Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh).  Cơ cấu nguồn vốn FDI theo đối tác đầu tư: Nhìn chung ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Tính đến 2005 có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong giai đoạn 1988-2005 các nước châu Á vẫn là những đối tác chủ yếu, tỷ lệ dòng vốn từ châu Âu vẫn thấp và chậm. 10 nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 12
  • 15. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam STT Nước Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Số lượng Tỷ trọng Số vốn Tỷ Số vốn Tỷ trọng trọng (%) (tỷ USD) (tỷ USD) (%) (%) 1 Đài Loan 1550 22,75 8,112 13,41 2,972 10,33 2 Singapore 452 6,63 8,076 13,35 3,686 12,81 3 Hàn Quốc 1263 18,54 7,799 12,90 2,606 9,06 4 Nhật Bản 735 10,79 7,399 12,23 4,824 16,77 5 Hồng Kông 375 5,50 5,276 8,73 2,133 7,41 6 British 275 4,04 3,225 5,33 1,366 4,75 Virgin 7 Hà Lan 74 1,09 2,365 3,91 2,029 7,06 8 Pháp 178 2,61 2,198 3,63 1,128 3,92 9 Hoa Kỳ 306 4,49 2,111 3,49 0,657 2,29 10 Malaysia 200 2,94 1,648 2,72 0,996 3,46 11 Các nước 1405 20,62 12,260 20,30 6,366 22,14 khác Tổng cộng 6813 100 60,474 100 28,763 100 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong giai đoạn 1988 – 1996, FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước châu Á. Các nước châu Á chiếm tới 71,7% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước ASEAN chiếm 24,8% tổng vốn FDI đăng ký. Năm nước châu Á là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm hơn 65% tổng số vốn đăng ký vào Việt Nam. Châu Âu chiếm 20,5% và châu Mỹ chiếm 7,8% vốn FDI đăng ký ở Việt Nam giai đoạn này (trong đó Mỹ chiếm tới 3,5% vốn FDI vào Việt Nam). Đến giai đoạn 1997 – 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực nên cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư của Việt Nam cũng có sự thay đổi. Vốn FDI đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm rõ rệt, Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 13
  • 16. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 1997 giảm 47,9% so với năm 1996, năm 1998 giảm 8,9%, năm 1999 giảm 63% so với năm 1998. Trong khi đó dòng vốn FDI của các nước Châu Âu lại tăng lên. Giai đoạn 2000-2006 là giai đoạn phục hồi của FDI vào Việt Nam, cơ cấu cũng có nhều thay đổi. Vốn FDI từ các nước ASEAN cũng giảm sút nhưng khu vực Đông Á lại tích cực đầu tư vào Việt Nam trở thành các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Đến hết năm 2004 châu Á vẫn là các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký, châu Âu chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký và châu Mỹ chiếm 8% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Tính đến năm 2006 thì Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông vẫn là 5 nước đứng đầu danh sách về đầu tư FDI vào Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, sau đó mới đến các nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đó châu Âu và Hòa Kỳ đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Đầu năm 2007 Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 84 dự án trị giá gần 600 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Mỹ.  Cơ cấu vốn theo lĩnh vực: Về lĩnh vực đầu tư tính đến hết năm 2007 lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) CN dầu khí 38 3,861,511,815 5,148,473,303 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865 CN thực phẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027 Trong năm 2007 tuy FDI tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chiếm (50,6%) nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh sang lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực tổng vốn đăng kí hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 14
  • 17. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD. Ngành Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Nông-Lâm nghiệp 803 4,014,833,499 1,856,710,521 Thủy sản 130 450,187,779 169,822,132 Tổng số 933 4,465,021,278 2,026,532,653 Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩu mạnh thu hút FDI, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.  Cơ cấu vốn theo vùng, lãnh thổ: Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD). Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của vùng; Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của vùng. Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 15
  • 18. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Tuy Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp. 2.2.1.2 Giai đoạn 2008-2010 a. Năm 2008: Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam nỗ lực thu hút FDI thì năm 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất. Những dự án khổng lồ về quy mô vốn liên tục được phá. Điều này đã tạo nên góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt thời kỳ khủng hoảng. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký thêm tổng vốn FDI tại Việt Nam đạt hơn 64,1 tỷ USD gấp 3 lần con số của năm 2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký với tổng số vốn tăng thêm đạt 37,4 tỷ USD tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000 Một con số khác được nhiều người quan tâm là vốn giải ngân thì trong năm 2008 vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức cao kỷ lục nhất là 11.5 tỷ USD tăng 43,2% so với năm 2007.  Cơ cấu vốn theo lĩnh vực: Có thể nói năm 2008 là năm lên ngôi của công nghiệp và xây dựng với 572 dự án có tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD chiếm 54,12% và chiếm 48,85% về số dự án. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng số vốn đăng ký 27,4 tỷ USD chiếm 45,4% và chiếm 47,3 % về số dự án. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.  Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 16
  • 19. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bất chấp sự sụp giảm của thị trường nhà đất và sự rút lui thông qua con đường sang nhượng dự án của các doanh nghiệp trong nước, dòng vốn FDI trong năm 2008 đổ vào lĩnh vực này vẫn tăng vọt. Hãy cùng nhau điểm lại một số dự án tiêu biểu của năm: Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 17
  • 20. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam + Dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận được khởi công ngày 23/11 có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD đã được báo chí dành sự quan tâm khá đặc biệt. Bởi số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD). Nhưng thép Cà Ná không phải cá biệt. trong năm 2008 có nhiều dự án siêu lớn với quy mô hàng tỷ USD đổ vào nước ta như: + Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD + Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD. + Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD. + Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD. + Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD..  Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo đối tác: Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Mặt tích cực là như vậy thế nhưng bên cạnh nó không lúc nào là không tiềm tàng mặt trái và hậu quả đi kèm: Thứ nhất là trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%. Phần còn lại chủ yếu là đi vay. những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng không phải hiếm. Thứ hai, tỷ lệ giải ngân thấp dần đặc biệt là năm 2008. Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân trong năm 2008, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký. So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và năm 2007 chỉ còn khoảng 23%. Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số nhập siêu tăng rất cao trong năm 2008. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD. Tổng Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 18
  • 21. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008. Thứ tư, trái với quan điểm nói rõ ràng của Việt Nam mong muốn hướng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, nguồn vốn FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”. Trong năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ đã chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá mạnh mẽ so với thời gian trước đó. b. Năm 2009: Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam cũng chậm lại. Theo báo cáo của Cục Đầu Tư nước ngoài, thì dòng vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2009 đã chững lại. Cả nước chỉ có 306 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng kí 4,7 tỷ USD, chỉ băng 13,3% cùng kì năm ngoái. Nhưng thay vào đó, đã có 68 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,1 tỷ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm trước, có thể nói các dự án này đã “cứu nguy” cho việc thu hút FDI trong nửa đầu năm 2009.Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,87 tỷ USD, cũng chỉ bằng 22,6% so với cùng kỳ 2008. Với con số quan trọng hơn, vốn giải ngân, mặc dù không “đuổi kịp” con số cùng kỳ năm 2008, nhưng nếu so với vốn đăng ký, giải ngân FDI 6 tháng đầu năm 2009 không bị bỏ lại quá xa. Lượng vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm 2009 đã đạt khoảng 4 tỷ USD, bằng 81,6% cùng kỳ năm 2008, trong đó vốn từ nước ngoài đạt khoảng 3,3 tỷ USD. Vốn giải ngân tuy “khiêm tốn” nhưng trên thực tế tỷ lệ giải ngân lại cao, chiếm tới 45% tổng vốn đăng ký. Một số dự án đáng chú ý trong năm: + Đầu năm 2009, PepsiCo đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tại Bình Dương có công suất 50 triệu lit/năm, với kinh phí đầu tư 30 triệu USD. Và trong tháng 7 sẽ tiếp tục khai trương nhà máy sản xuất nước uống tại Cần Thơ. + Trong một lĩnh vực khác, trong vòng một tháng, 2 đại siêu thị nước ngoài đã khai trương. Ngày 9/7, Metro mở cửu siêu thị thứ 9 ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 20 triệu euro. Ngày 23/7, BigC cũng khai trương siêu thị thứ 9 ở Huế với kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng. + Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, đầu tháng 7, Prudential đã giúp cải thiện tình hình nguồn vốn FDI tại Việt Nam bằng việc nâng vốn điều lệ từ 370 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng. bên cạnh đó HSBC cũng khai trương chi nhánh tại Bình Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 19
  • 22. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Dương vào ngày 1/7, với cam kết sẽ phát triển dài hạn tại thị trường Việt Nam. HSBC hiện là ngân hàng lớn nhất và tốt nhất tại Việt Nam. Đến cuối năm 2009, mặc dù khủng hoảng toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài với kế hoạch là 20 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 30% của năm 2008 nhưng con số 21,48 tỷ USD trong cả năm 2009 vẫn là kết quả đáng khích lệ. Vốn thực hiện cũng đạt khá, ước đạt 10 tỷ USD bằng 87% so với năm 2008 Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án có quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn đăng ký bình quân một dự án khoảng 65 triệu USD thì năm 2009, số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008, khoảng 25 triệu USD/dự án. Điều này dường như phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng ký đầu tư.  Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực: Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm số vốn lớn nhất, với 8,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD. Tiêu biểu có các dự án lớn như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam. Các dự án này có tổng vốn đăng ký lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô lớn thứ 3 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký (theo bảng xếp hạng dự án của Cục đầu tư nước ngoài).  Cơ cấu vốn FDI theo đối tác: Trong tổng số 43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, kế đến là Cayman Islands, Samoa, Hàn Quốc. Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 20
  • 23. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam c. Năm 2010: Theo IMF, năm 2010 nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh chóng theo hình chữ V và có thể đạt mức tăng trưởng chung 3,9% trong năm 2010 (sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009). Cuối năm 2009, do cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nên một số dự án FDI đã được cấp phép tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn từ công ty mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm ngưng triển khai các dự án đã bắt đầu khởi động trở lại. Tình hình khả quan được thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm nay. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài , tình hình giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009. Bình quân mỗi tháng giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 900 triệu USD. Tập đoàn Uni-President (Đài Loan) là một ví dụ, sau mấy tháng trì hoãn, đầu năm 2010 Tập đoàn Uni-President đã khởi công cụm các nhà máy bột mì, mì ăn liền, thức ăn chăn nuôi thủy sản và gia súc trên diện tích 13ha tại Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc (Quảng Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư 140 triệu USD, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào đầu năm 2011 và cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động. Dự án thép Guang Lian-Dung Quất với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD thuộc Công ty Guang Lian Steel (Đài Loan) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tăng công suất thiết kế từ 5 lên 7 triệu tấn sản phẩm/năm sau hơn ba năm đình trệ. Ngoài ra, Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở miền Bắc với công suất ước tính là 89 triệu máy/năm. Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư này cũng đang xúc tiến lại việc triển khai dự án hạ tầng quần thể khu công nghệ cao - đô thị Tràng Cát, thành phố Hải Phòng thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước là Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Điều này thể hiện niềm tin, cam kết đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản được tích cực triển khai, do thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn hứa hẹn đầy tiềm năng khai thác. Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 21
  • 24. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam  Vì thế mà, vấn đề đang được quan tâm hiện nay là làm thế nào để tăng tốc giải ngân có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này trong khi tình hình dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng khả quan hơn? 2.2.2 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt Nam 2.2.2.1 Giai đoạn 1989-2007 Trong 16 năm thực hiện ĐTRNN Việt Nam đã có 265 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 2USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu chiếm 40%. Quy mô vốn bình quân đạt khoảng 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuổn pháp lý và sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam Giai đoạn 1989-1998 trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP có 18 dự án với tổng vốn đăng ký 13,6 triệu USD, quy mô vốn 0,76 triệu USD/dự án. Giai đoạn 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định có 131 dự án, với tổng vốn đăng ký 731,4 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và 53 lần về số vốn so với giai đoạn trước, quy mô vốn 5,58 triệu USD/dự án. Giai đoạn 2006-2007 thi hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP có 116 dự án với tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD tăng 72,4% quy mô vốn 10,8 triệu USD/dự án cao hơn giai đoạn trước  Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực: Các dự án ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp với 113 dự án với tổng vốn 1,5 tỷ USD, chiếm 42,6% số dự án và 75% vốn đăng ký. Trong đó một số dự án trên 100 triệu như: + Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào với 2 dự án: thủy điện Xekaman 1 với tổng vốn 441,6 triệu USD, thủy điện Xekaman 3 với tổng vốn 273 triệu USD + Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri. Công ty đẩu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (117,36 triệu USD) và I Rắc (100 triệu USD) Tiếp theo là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với 53 dự án có vốn đăng ký 286 triệu USD, chiếm 20% số dự án và 14,3% tổng vốn đăng ký. Trong đó đa số là đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với số dự án có quy mô như: Công ty cổ phần cao su Việt-Lào vốn 25,5 triệu USD Lĩnh vực dịch vụ có 99 dự án với vốn đăng ký là 215,5 triệu USD chiếm 37,4% số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký. Trong đó có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia. Công ty cổ phần Việt Xô đầu tư 35 triệu USD xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 22
  • 25. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, công ty dịch vụ kỹ thuật đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu, và một số dự án với quy mô vừa và nhỏ đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH (Tính tới ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) ST Số dự T Ngành án TVĐT ĐT thực hiện Công nghiệp 113 1,504,514,883 54,847,053 CN cơ khí 9 643,940,000 43,866,840 CN nặng 51 767,176,267 1,041,061 I CN nhẹ 17 14,838,810 5,338,840 CN thực phẩm 16 26,491,080 500,000 Xây dựng 20 52,068,726 4,100,312 Nông nghiệp 53 285,989,569 4,302,626 II Nông – lâm nghiệp 46 274,639,569 2,302,626 Thuỷ sản 7 11,350,000 2,000,000 Dịch vụ 99 215,533,116 5,729,737 Dịch vụ 58 92,470,818 990,985 GTVT-Bưu điện 22 51,407,266 3,400,000 III Khách sạn – du lịch 6 13,227,793 420,000 Văn hóa- y tế - giáo dục 6 13,037,239 918,752 Văn phòng – căn hộ 1 30,000,000 - XD Văn phòng – căn hộ 6 15,390,000 - Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416 Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư  Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác: Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu tại Châu Á tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD chiếm 67,9% số dự án và 65% vốn mà chủ yếu tại Lào và Campuchia. Châu Phi có 2 dự án thăm dò và khai thác dầu khí của tập đoàn dầu khí Việt Nam (chiếm 18% tổng vốn đầu tư) tại Angiêri và Madagascar. Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD chiếm 13,6% về số dự án và khoảng 5% tổng vốn, trong đó Liên Bang Nga có 12 dự án với tổng vốn 78 triệu USD. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NƯỚC (Tính tới ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 23
  • 26. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ST Số dự T Nước tiếp nhận án TVĐT ĐT thực hiện 1 Lào 98 1,040,310,380 7,511,733 2 Angiêri 1 243,000,000 35,000,000 3 Madagascar 1 117,360,000 - 4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,840 5 Irắc 1 100,000,000 - 6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014 7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000 8 Hoa Kỳ 30 68,182,754 1,100,000 9 Cuba 1 44,520,000 - 10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000 11 Cu Ba 1 18,970,000 - 12 CHLB Đức 5 11,542,372 100,000 13 Thái Lan 4 10,405,200 - 14 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000 15 Trung Quốc 5 3,704,150 - 16 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000 17 Angola 4 3,432,387 - 18 Ukraina 4 3,357,286 957,286 19 Myanmar 1 2,314,760 - 20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885 21 Hàn Quốc 6 1,961,000 - 22 Cộng hoà Séc 2 1,935,900 912,000 23 Hồng Kông 6 1,881,513 394,558 24 Ba Lan 2 1,810,000 - 25 Australia 5 1,237,200 378,100 26 Bỉ 2 1,052,000 - 27 Cô Oét 1 999,700 - 28 Nam Phi 1 950,000 - 29 British Virgin Islands 1 900,000 - 30 Braxin 1 800,000 - 31 Vương quốc Anh 3 500,000 - 32 Đài Loan 2 468,000 - 33 Italia 1 350,000 - 34 CH Uzbekistan 2 850,000 200,000 35 Bungari 1 152,280 - 36 Ấn Độ 1 150,000 - 37 Pháp 1 - - Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416 Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 24
  • 27. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam  Tình hình thực hiện dự án: Tính đến hết năm 2007 các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân khoảng 800 triệu USD chiếm 40% tổng vốn đăng ký. Trong số các dự án đã triển khai, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 67% vốn thực hiện và 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp. Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của tập đoàn dầu khí Việt Nam đã giải ngân 150 triệu USD. Dự án đầu tư sang Singapore của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman 3 tại Lào đang xây dựng với vốn thực hiện khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra dự án trồng cây công nghiệp và cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực thực hiện: công ty cao su Đắc Lắc đầu tư vốn thực hiện khoảng 15 triệu USD, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã triển khai đầu tư thực hiện 20 triệu USD để trồng, sản xuất, chế biến cao su theo tiến độ nhưng do công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất về quy hoạch đất đai nên khó khăn cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã triển khai thực hiện như: công ty cà phê Trung Nguyên đầu tư sang Singapore hoạt động hiệu quả, đưa hương vị cà phê Việt giới thiệu với bạn bè quốc tế. Công ty phần mềm FPT đầu tư sang Nhật Bản hợp tác đào tạo đội ngũ lập trình viên có trình độ quốc tế. Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư sang Campuchia đang triển khai theo tiến độ đề ra… 2.2.2.2 Giai đoạn 2008 đến nay: a. Năm 2008: Thống kê 10 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam đăng ký là trên 502,7 triệu USD cho 52 dự án bao gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn. Như vậy trung bình mỗi dự án có quy mô 9,66 triệu USD. Theo các số liệu thống kê xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt đang tăng nhanh về cả quy mô và hình thức, số vốn đầu tư, số lượng các nước nhận đầu tư cũng ngày một mở rộng. . Lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn nhưng hướng đến vẫn chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai là dầu khí và điện lực. Nổi bật: Tập đoàn dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là công ty cổ phần phân đạm và hóa chất dầu khí (PVFCCo) đã đăng ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất Amonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực. Theo Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 25
  • 28. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dự kiến dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cục Đầu tư ra nước ngoài cho biết những năm gần đây đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tăng đáng kể với quy mô vốn đầu tư/dự án tăng mạnh. Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp VN năm 2008 ước đạt 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007. b. Năm 2009: Theo bộ Kế hoạch -Đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 7,2 tỷ USD là con số kỷ lục với tổng số 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008. Riêng tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam vào Campuchia” diễn ra cuối tháng 12 năm 2009 đã có gần 6 tỷ USD vốn cam kết của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang nước bạn. Theo đánh giá năm 2009 là “điểm sáng” về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong suốt 20 năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đã không chỉ duy trì, mở rộng thị trường truyền thống mà còn khai phá thành công một số thị trường mới. Không chỉ thay đổi về lượng mà đầu tư ra nước ngoài còn chuyển biến về chất khi nhiều dự án chuyển từ quy mô nhỏ, ngành nghề đơn giản sang quy lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao kinh nghiệm quản lý và hoạt động. .. Bên cạnh các lĩnh vực khai khoáng, trồng rừng, thủy điện, viễn thông.. doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng thêm các lĩnh vực hàng không, ngân hàng và bảo hiểm … Bên cạnh những điểm đến lâu nay các doanh nghiệp Việt cũng hướng đến những thị trường khác phát triển hơn là địa bàn của các nhà đầu tư lớn như: Nhât Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc… Trong năm 2009 lĩnh vực du lịch chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản đã thu hút 24 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1,03 tỷ USD chiếm 58,5% về số dự án và 75,1% tổng vốn đăng kí trong năm. Tháng 2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Đây được xem như "bệ phóng" cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với quy mô và tầm nhìn mang tính chiến lược. Nổi bật: Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Viettel Global là thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)., doanh thu năm 2009 của công ty này đã tăng vượt mức kế hoạch 26%. Cũng trong năm 2009, Viettel đã đầu tư sang Campuchia và Lào 250 triệu USD và đồng thời tổ chức khai trương hai mạng di động tại 2 thị Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 26
  • 29. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trường này, đạt 70 triệu USD doanh thu. Viettel tiếp tục đầu tư sang các thị trường Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Viettel Global cho biết, chỉ sau một thời gian ngắn khai trương, cả hai mạng này đều vươn lên vị trí số 1 về hạ tầng mạng lưới và đứng số 2 về thuê bao. Ngoài 2 thương hiệu là Metfone và Unitel đang có những bước đầu thành công tại Lào và Campuchia, vào quý 4/2009 Viettel cũng đã trúng thầu dự án đầu tư vào Haiti và sẽ nắm giữ 60% cổ phần của công của Công ty Viễn thông nhà nước Haiti (Teleco). c. Năm 2010: Theo dự báo của FIA số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt chắc chắn sẽ tăng so với năm 2009. Vì trong thời gian qua Chính Phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách mới về đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, vận tải. Mặt khác cùng với sự phát triển của nền kinh tế doanh nghiệp Việt cũng có sự phát triển nhất định về tiềm lực tài chính, công nghệ để đầu tư ra nước ngoài. Tính đến đầu năm 2010 các quốc gia được nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhiều nhất là Lào với 169 dự án và số vốn 3,16 tỷ USD. Tiếp đó là Liên Bang Nga và Malaysia với 17 dự án có số vốn đầu tư 1,71 tỷ USD và 6 dự án với số 811 triệu USD. Ngoài ra còn có các quốc gia khác như: Campuchia, Angiêri, Hoa Kỳ, Cu Ba… Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý 2 năm 2010 đã có 38 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư mới có mức thu hồi vốn cao như: lĩnh vực dịch vụ xây dựng, trò chơi trực tuyến, kinh doanh trung tâm thương mại, nhà hàng... Nổi bật: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tích cực triển khai và xúc tiến hoạt động đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Liên Bang Nga. Đến nay, dự án phát triển lô Nhenhexky tại LB Nga đang được triển khai để bảo đảm kế hoạch dòng dầu đầu tiên dự kiến trong Quý III/2010. Dự án này do công ty liên doanh Rusvietpetro điều hành, trong đó tỷ lệ tham gia của PVN là 49% và Công ty Zarubeznheft là 51%. Nhân chuyến thăm Liên Bang Nga gần đây của Thủ tướng Chính Phủ vào giữa tháng 12/2009, PVN đã ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược với Tập đoàn Gazprom để mở rộng hoạt động đầu tư của cả hai bên ở Việt Nam (thông qua Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom), Liên Bang Nga và nước thứ ba (thông qua Công ty liên doanh GazpromViet). Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 27
  • 30. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Ngoài ra, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), nắm bắt được nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ trò chơi trực tuyến cũng đã nhanh chóng đầu tư sang thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn là Indonesia, qua mặt các ông lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc... Kế hoạch năm 2011: Việt Nam đang gia tăng tình hình đầu tư ra nước ngoài và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)... 2.3. Đánh giá và giải pháp thực hiện 2.3.1 Đối với việc thu hút và sử dụng FDI 2.3.1.1 Đánh giá thực trạng sử dụng FDI ở Việt Nam Tích cực: Trong hơn 20 năm thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài, nền kinh tế nước ta tươi tắn hơn. Dễ thấy các nhà máy, cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại thi nhau mọc lên thay cho nếp nhà cũ kỹ, rêu phong. Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà:  Tăng trưởng kinh tế: + FDI mở rộng nguồn thu thuế và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư được miễn thuế thông qua chính sách ưu đãi thì chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ thuế thu nhập cá nhân vì FDI tạo ra việc làm mới, tạo khoản thu ngoại tệ. + Bên cạnh đó FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp thiếu hụt về vốn cho việc mở rộng đầu tư mà không gây nợ như những luồng vốn khác khi vào Việt Nam. + FDI là một cú hích để góp phần để đột phá cái vòng luẩn quẩn nghèo đói đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Do tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỷ USD. + Đầu tư nước ngoài đã thực sự góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ. Tập trung phát triển các vùng kinh tế Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 28
  • 31. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trọng điểm góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung + Thu hút FDI sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tiếp thu với công nghệ và bí quyết kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó đẩu tư nước ngoài còn góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân cho nước ta. + Đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới  Tác động văn hóa xã hội : FDI tác động tích cực đến nền văn hóa của Việt Nam: đổi mới tư duy, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tập quán, giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới và các vấn đề xã hội. Hạn chế: FDI đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt, bên cạnh những tác động tích cực vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, tác động tiêu cực: - Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong nước. FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp, xuất hiện tác động lấn át đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. - Số những ngành mà FDI đầu tư còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường nặng nề: điển hình là vụ công ty Công ty Vedan xả nước thải làm ô nhiễm cả dòng sông Thị Vải làm ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người dân hai bên bờ sông, khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi: liệu trên đất nước Việt Nam còn bao nhiêu dự án tồi, làm hủy hoại môi trường? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn về môi trường để tránh nước ta thành bãi rác công nghiệp. Đặc biệt là không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả... Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 29
  • 32. Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam - Những dự án FDI còn gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp, đất ven biển và tước đoạt công ăn việc làm, cùng những hệ quả đa dạng, nhiều đời cho người nông dân mất ruộng, mất sinh kế truyền thống, như các dự án về sân golf, xây dựng khu nghỉ dưỡng - du lịch.. - Gây ra những đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia, và toàn vẹn lãnh thổ, như những dự án trồng rừng vùng biên giới và khai thác tài nguyên những vùng đất chiến lược về quân sự khác đã được cảnh báo và phản biện xã hội khá nhiều trong thời gian gần đây. - Hứa nhiều làm ít: FDI vào Việt Nam hứa hẹn với các dự án hấp dẫn song tường tận mới thấy giật mình. Những công bố về FDI chỉ là số đăng ký, còn thực hiện như thế nào? Từ 1988 đến 2009, tổng số vốn FDI thực hiện được 66,9 tỷ USD, bằng 34,7% tổng số vốn đăng ký. Năm 2008 mức vốn đăng ký kỷ lục là 71,7 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, cao nhất từ trước đến nay, nhưng chỉ thực hiện được 11,5 tỷ USD bằng 16% số vốn đăng ký. - Thất vọng chuyển giao công nghệ: Mặt bằng công nghệ của các FDI khi mang vào cao hơn mặt bằng của ta, song ngần ấy chưa đủ để vực dậy nền công nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt, đón đầu”. Một số nhà đầu tư đã đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại. Gia công dệt may, da giày, phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí của quốc gia “cơ bản là nước công nghiệp”. - Lợi nhuận của doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài: Việc phân nửa số doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam khai lỗ, nhưng không phải lỗ 1 hay 2 năm mà lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng kinh doanh, khiến cho nhiều người phải đặt câu hỏi? Theo cục thuế TP.HCM có 60% doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn này báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Tuy nhiên nhiều trong số này tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Chuyện các doanh nghiệp FDI chuyển giá đã được nhiều chuyên gia nói đến gần đây và được hiểu là hành động nâng khống giá hàng nhập từ công ty mẹ và giảm giá bán từ cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm chuyển khoản lợi nhuận lớn hơn ra nước ngoài. Một mặt vừa tránh bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Mặt khác, vừa có thể tiếp tục khai thác tài nguyên thiên nhiên khan hiếm mà doanh nghiệp trong nước phải được ưu tiên tiếp cận, được ưu đãi khai thác để lớn nhanh. Nếu như việc khai lỗ là thật, nhưng việc FDI tập trung nhiều vào khai thác tài nguyên vẫn mang lại cho các đối tác nước ngoài những lợi ích chiến lược khác, ngoài mục tiêu lợi nhuận trực tiếp, ngắn hạn. Việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá không chỉ làm thất thu thuế đối với Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đẩy nhập siêu của Việt Nam ngày càng trầm Tài chính quốc tế T03_Nhóm thuyết trình đề tài 3 Trang 30