SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  24
Télécharger pour lire hors ligne
BÁO CÁO PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VCB

                                                         Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc
Thông tin cổ phiếu
                                                          NHNN Việt Nam, Vietcombank ra đời với mục đích
 Mã chứng khoán                  VCB                      chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó,
 Ngày giao dịch                  30/6/2009                Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các
 SLCP lưu hành                   2.317 triệu cp           lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh
                                                          ngoại tệ, thẻ, kiều hối.
 EPS cơ bản                      2.210 đồng
 P/E                             12,55x          Là NHTM nhà nước đầu tiên được lựa chọn để thực
 BVPS                            17.070 đồng      hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB tiến hành IPO vào
 Hệ số Beta                      1,22             tháng 12/2007. Sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục bị
                                                           giảm sâu và thấp hơn nhiều giá ưu đãi cho cán bộ
Cơ cấu cổ đông                                             nhân viên. Việc IPO với giá bán quá cao được nhìn
                                                           nhận đã để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ
                                                           nhân viên và bản thân NH.
                       8%
             15%                                         Tháng 9/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược
                                                          đầu tiên và là duy nhất của Vietcombank, chấm dứt
                                                          4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước
                                       77%
                                                          ngoài của Ngân hàng. VCB đặt khá nhiều kỳ vọng
                                                          trong mối quan hệ hợp tác với Mizuho, ngoài việc
                                                          duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, NH
                                                          đặt mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đoàn tài chính
            NHNN           Mizuho            Khác         lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020.

Một số chỉ tiêu tài chính                                Tài sản tăng trưởng bình quân 15%, VCSH tăng
                                              Q2
                                                          bình quân 20%, tổng thu nhập hoạt động tăng bình
 Chỉ tiêu           2010        2011                      quân 18,6% và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân
                                             2012
                                                          21,3% kể từ năm 2008.
 TTS (tỷ đồng)     307.496     366.722       391.663

                                                         Huy động ngoại tệ đứng đầu trong hệ thống ngân
 VCSH (tỷ đồng)     20.669      28.639        40.153
                                                          hàng với tỷ trọng khoảng 20-25% tổng huy động
                                                          vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng.
 LNST (tỷ đồng)      4.215       4.197          910


 ROA (%)              1,50        1,24          0,93     Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập
                                                          trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm
 ROE (%)             22,55       17,02          9,07      60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà
                                                          nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay.
 NIM (%)              2,77        3,52          2,56
                                                         Danh mục đầu tư của VCB khá thận trọng khi chứng
 CAR (%)                   9     11,14              -     khoán nợ chiếm hơn 90% danh mục đầu tư. Trái
                                                          phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc chỉ chiếm 45%
 NPL (%)              2,83        2,03          3,50
                                                          trong khi trái phiếu của TCTD khác chiếm đến 49%.

 LDR (%)             86,35       92,25         88,82
                                                         Tỷ lệ nợ xấu ở mặt bằng cao so với các NHTM
Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB                          nhóm 1, theo Ngân hàng là do phân loại theo sát với
                                                          chuẩn mực quốc tế IFRS

1|Page
THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH

          Lợi thế cạnh tranh lớn trong nhiều lĩnh vực
          Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam,
          Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do
          đó, Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán
          xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối. VCB chiếm lĩnh khoảng
          20% thị phần thanh toán XNK cả nước. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của
          VCB chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. VCB cũng là
          một trong các Ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành thẻ các loại: 30% thẻ ghi
          nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế, 20% thẻ ATM. Mạng lưới POS đứng thứ nhất
          với thị phần 26%, mạng lưới ATM đứng thứ hai với thị phần 14%.
          Thay đổi chiến lược kinh doanh sang NH đa năng
          Năm 2010, Vietcombank chính thức thay đổi chiến lược kinh doanh từ Ngân
          hàng bán buôn sang Ngân hàng đa năng. Một trong những chính sách VCB áp
          dụng là ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng
          để tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử như VCB Internet Banking, VCB
          Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment... Với việc chuyển hướng
          kinh doanh, VCB thu hút được hơn 6 triệu khách hàng bán lẻ.
          Cổ phần hoá với giá thị trường cao
          Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm
          cổ phần hoá, VCB tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào
          tháng 12/2007 và chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu vào tháng 6/2009.
          Giá IPO trung bình là 107.800 đồng/cp, giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên
          là gần 65.000đ/cp. Tuy nhiên, sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục bị giảm sâu và
          thấp hơn nhiều giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên. Việc IPO với giá bán quá cao
          của VCB được nhìn nhận đã để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ nhân
          viên và bản thân Ngân hàng.
          Sự giúp đỡ từ đối tác chiến lược duy nhất Mizuho
          Tháng 9/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của
          Vietcombank, chấm dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước
          ngoài của Ngân hàng. Để trở thành đối tác của VCB, Mizuho đã vượt qua 42 tổ
          chức tài chính lớn khác đồng thời đáp ứng được các tiêu chí quan trọng: là định
          chế tài chính hàng đầu khu vực, không có xung đột lợi ích với VCB tại thị
          trường trong nước, có thế mạnh về những lĩnh vực mà Ngân hàng cần phát
          triển, có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực. Theo đó, VCB bán cho
          Mizuho 15% vốn tính trên số cổ phiếu đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương
          đương 567 triệu USD và là khoản giá trị lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt
          động M&A tại Việt Nam. Đây cũng là giao dịch đầu tư đầu tiên của Mizuho tại
          Việt Nam và lớn nhất tại thị trường Đông Nam Á.


2|Page
Mizuho sẽ là đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Vietcombank. Ngân
         hàng đặt khá nhiều kỳ vọng trong mối quan hệ hợp tác với Mizuho, ngoài việc
         duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, VCB đặt mục tiêu nằm trong
         nhóm 70 tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020.
         Lộ trình thoái vốn tại các công ty con và công ty liên kết
         VCB hiện đang có 7 công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần, trải rộng trên các
         lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính, chuyển tiền, dịch vụ tài chính, quản
         lý quỹ đầu tư và cho thuê văn phòng. Ngoài ra, VCB còn 3 công ty liên quan,
         gồm có NH liên doanh ShinhanVina, công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-
         Cardif và công ty liên doanh Vietcombank Bonday hoạt động trong lĩnh vực
         cho thuê văn phòng. Đặc biệt, VCB có nhiều khoản đầu tư chéo vào ngân hàng
         và các công ty trong lĩnh vực tài chính như Eximbank, MB, SCB, NH Phương
         Đông…
         Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, Ngân hàng đã bắt đầu thoái vốn và tái cơ cấu
         đầu tư. Tháng 11/2011, VCB đã chuyển nhượng toàn bộ 50% vốn góp tại
         Shinhan Vina Bank cho Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc. Số tiền lợi nhuận của
         VCB từ thương vụ thoái vốn này đạt khoảng 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân
         hàng cũng thoái 116,8 tỷ đồng tại GiaDinhBank (tương đương 30% vốn cổ
         phần), 138 tỷ đồng tại SPT, 120 tỷ đồng tại PVTran Pacific, 5,5 tỷ đồng tại
         VPF1. Đến đầu năm 2012, tổng vốn đầu tư chỉ còn gần 3000 tỷ đồng, chiếm
         13,9% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Trong năm 2012, nhiều
         khả năng Ngân hàng sẽ tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư, có tính đến phương
         án M&A.
         Xếp hạng của các tổ chức quốc tế
         VCB được S&P xếp hạng lần đầu vào tháng 2/2007 và Fitch Ratings xếp hạng
         lần đầu vào tháng 5/2007. Đến 1/10/2012, tổng hợp xếp hạng của các tổ chức
         xếp hạng quốc tế được thể hiện ở bảng dưới đây.




3|Page
ĐỊNH VỊ NGÂN HÀNG
(Phương pháp định vị ngân hàng xem chi tiết tại phụ lục trang 24)

Tại Q2/2011, VCB là ngân hàng có tổng                                            Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 30/6/2011
                                                    3.0%
tài sản lớn thứ 2 trong các ngân hàng niêm
yết. Tỷ lệ ROA và LAR ở mức trên trung              2.5%
                                                                                                         EIB                                           CTG
bình so với các ngân hàng niêm yết. Như             2.0%

vậy, VCB có mức phụ thuộc tương đối




                                             ROA
                                                    1.5%                                                                         STB
                                                                                              SHB
cao vào hoạt động tín dụng. Đáng chú ý,             1.0%                                      ACB
                                                                                                     MBB
                                                                                                                        VCB



VCB là ngân hàng có chất lượng tín dụng                                                                                  NVB
                                                    0.5%
thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết,
thể hiện ở màu đen của bong bóng.                   0.0%
                                                           30%     35%           40%               45%     50%           55%             60%          65%      70%      75%
                                                                                                                  LAR
Cuối năm 2011, VCB dịch chuyển một
chút về phía dưới, bên phải của hệ tọa độ.
                                                                           Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 31/12/2011
Điều này hàm ý tỷ lệ sinh lời của VCB có           2.50%
xu hướng giảm nhẹ (theo xu hướng chung
của các ngân hàng niêm yết) và tăng sự             2.00%                         EIB




phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Tuy              1.50%                               MBB                                                      CTG


nhiên, chất lượng tài sản của VCB được
                                                                                                                                STB
                                             ROA




                                                                     ACB
                                                                                 SHB
                                                                                                                         VCB

cải thiện khi màu của bong bóng đã
                                                   1.00%
                                                                                                                                 NVB

chuyển từ đen sang đỏ. VCB vẫn là ngân             0.50%

hàng lớn có chất lượng tài sản thấp nhất
                                                   0.00%
trong nhóm niêm yết. Tổng tài sản của                 30.00%     35.00%      40.00%           45.00%     50.00%         55.00%         60.00%     65.00%     70.00%   75.00%

VCB cũng tăng nhẹ.                                                                                                LAR



Vào cuối Q2/2012, tổng tài sản của VCB
                                                                           Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 30/6/2012
tiếp tục tăng nhẹ. Vị trí của VCB tiếp tục         2.50%

dịch chuyển một chút xuống phía dưới do
                                                   2.00%
sự sụt giảm của tỷ lệ ROA. Không có sự                                                       MBB




dịch chuyển của VCB theo chiều ngang               1.50%
                                                                                 EIB
                                                                                                                           STB
                                             ROA




thể hiện tỷ trọng của tín dụng trong tổng          1.00%
                                                                           SHB         ACB
                                                                                                                          VCB

tài sản không thay đổi so với cuối năm                                                                                                 NVB
                                                                                                                                                               CTG
                                                   0.50%
2011. Sau khi được cải thiện vào cuối năm
2011, tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng trở lại và         0.00%
                                                       30.00%    35.00%      40.00%           45.00%     50.00%         55.00%         60.00%    65.00%      70.00%   75.00%
màu của bong bóng VCB chuyển từ đỏ                                                                                LAR

sang đen.

Đánh giá chung: Tình hình kinh doanh của VCB có xu hướng xấu đi khi khả năng sinh lời
giảm, nợ xấu tăng. Đây cũng là xu hướng chung của ngành ngân hàng trong điều kiện kinh tế
khó khăn. Tuy nhiên VCB vẫn gia tăng về tổng tài sản và giữ vai trò là ngân hàng lớn của nền
kinh tế.



4|Page
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

         1. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng
                         Tăng trƣởng tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu
Tổng TS tăng             Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình của VCB từ năm 2008 đến Quý
trưởng bình quân
15% từ 2008 đến          2/2012 đạt 15%, trong đó từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng tổng tài
nay                      sản có xu hướng tăng qua các năm, nhưng từ năm 2011 tăng trưởng chậm lại
                         do nền kinh tế gặp khủng hoảng, lạm phát tăng cao, ngành ngân hàng phải đối
                         mặt với không ít khó khăn, thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng
                         thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Tuy
                         nhiên so với Quý 1/2012, tổng tài sản Quý 2/2012 của VCB vẫn tăng trưởng
                         khá tốt 18%. So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, tính đến hết Quý
                         2/2012, tổng tài sản của VCB đạt 391.663 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong ngành
                         ngân hàng sau VietinBank, BIDV và Agribank.

Vốn chủ sở hữu           Từ sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, vốn chủ sở hữu của VCB có tốc
tăng     trưởng
                         độ tăng trưởng mạnh mẽ từ 2% năm 2008 lên 40% tại Quý 2/2012. Trong đó,
bình quân 25%
từ 2008 đến nay          vốn điều lệ liên tục được bổ sung từ gần 14 nghìn tỷ đồng năm 2008 lên hơn 40
                         nghìn tỷ đồng tại Quý 2/2012, giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiều CAR luôn
                         được đảm bảo. So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, VCB hiện đứng thứ
                         2 (sau Agribank) về vốn chủ sở hữu.

                                                                                  So sánh với một số ngân hàng
           Tốc độ tăng trƣởng TTS và
                                                                                          tại 30/6/2012
                     VCSH
   60%                                    51%                              450
   50%                                            40%                      400
                                  39%
                                                           Nghìn tỷ đồng




   40%                                                                     350
                                                                           300
   30%            21%     24%
                                                                           250
   20%     12%                                                             200
                           20%                      7%                     150
   10%                             19%     18%
         2%        15%                                                     100
    0%
                                                                            50
          2008    2009    2010    2011   Q2/2012 Q2/2012
                                          so với  so với                    0
                                         Q1/2012 2011                            BIDV CTG VCB ACB STB   EIB MBB SHB NVB


                   Tổng Tài sản          VCSH                                           Tổng TS         VCSH


                                                               Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng.

                         Tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế và tổng thu nhập

Tăng     trưởng          Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng giảm dần qua
LNTT có xu               các năm, từ tăng trưởng 51% năm 2009 xuống còn 4% năm 2011 và thậm chí
hướng giảm dần           tăng trưởng -9,7% vào Quý 2/2012 so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân
                         chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh: năm 2010 tăng 90%,
         5|Page
năm 2011 tăng 131%, Qúy 2/2012 tăng 84% so với cùng kỳ năm 2011. Điều
                      này cho thấy chất lượng các khoản vay của VCB đang có xu hướng xấu đi. Do
                      đó, VCB cần phải cho những chính sách quản lý phù hợp để kiểm soát rủi ro
                      trong hoạt động cho vay.

…nguyên nhân          Những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế vẫn gặp khó khăn, lãi suất giảm
là do chi phí         mạnh, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan, việc sản
DPRR tín dụng
                      xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt
tăng mạnh
                      động kinh doanh của các ngân hàng. VCB cũng không nằm ngoài ảnh hưởng
                      đó khiến cho lợi nhuận trước thuế Quý 2/2012 giảm 9,7% so với cùng kỳ năm
                      2011. Nguyên nhân chính là do chi phí dự phòng gia tăng mạnh gấp gần 2 lần,
                      từ mức 594 tỷ đồng trong Quý 2/2011 lên đến 1.089 tỷ đồng trong Quý
                      2/2012. Dự phòng cho vay khách hàng của VCB trong Quý 2/2012 tăng từ
                      5.328 nghìn tỷ năm 2011 lên 7.073 nghìn tỷ tại 30/6/2012, trong đó dự phòng
                      chung tăng 7,1% và dự phòng cụ thể tăng 42,5%. Việc dự phòng cho vay khách
                      hàng tăng là do nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự
                      phòng tăng lên. Như vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu
                      cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của VCB.

Tăng trưởng thu       Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của VCB từ năm 2009 đến 2011
nhập hoạt động        có xu hướng tăng nhưng Quý 2/2012 tốc độ tăng trưởng lại giảm, chỉ tăng
giảm trong Quý        trưởng 9% so với cùng kỳ năm 2011 do tình hình khó khăn chung của nền kinh
2/2012 sau khi        tế và hệ thống ngân hàng khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập của các khoản mục
tăng mạnh trong       chính đóng góp vào thu nhập của VCB (thu nhập lãi thuần, hoạt động thanh
các năm trước
                      toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ) bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các
                      khoản thu nhập của VCB trong Quý 2/2012 đều lãi, trong khi so với cùng kỳ
                      năm 2011, các khoản thu nhập từ chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư
                      và thu nhập khác đều bị lỗ.
             Tốc độ tăng trƣởng Thu nhập                                     So sánh với một số ngân hàng
             51%
                       và LNTT                                                       tại 30/6/2012
       60%
                                                                      6000
       50%
       40%                       29%                                  5000
                        24%
       30%
                                                                      4000
       20%
                                                            Tỷ đông




                           9%                      9%
                3%               4%
       10%                                                            3000
                                          -6%
        0%                                         -10%
      -10%   2009      2010     2011   Q2/2012 Q2/2012                2000
      -20%                              so với  so với
                                                                      1000
                                       Q1/2012 Q2/2011
      -30%
      -40%                                  -38%                        0
                                                                             BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB
                     Tổng thu nhập       LNTT
                                                                                 TN hoạt động       LNTT


                                                          Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng

      6|Page
Tăng trƣởng cho vay khách hàng

Tốc    độ   tăng           Hoạt động cho vay của VCB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tổng tài sản
trưởng dư nợ cho           (trên 60%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của
vay có xu hướng            VCB. Dư nợ cho vay khách hàng của VCB trong Quý 1/2012 sụt giảm nhẹ
giảm dần qua các           0,57% so với năm 2011, nhưng sang Quý 2/2012 đã lấy lại được đà tăng
năm                        trưởng, tăng 3,5% so với Quý 1/2012 và tăng 2,9% so với cuối năm 2011.
                           Nguyên nhân sụt giảm của Quý 1/2012 do bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn
                           cầu và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc
                           Chính phủ giảm mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Đồng thời, các ngân
                           hàng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay nhằm quản lý
                           rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu đã khiến cho tăng trưởng tín dụng chậm lại.
                           Tuy nhiên, từ tháng 5/2012 các ngân hàng đã bắt đầu nới lỏng tín dụng khiến
                           tăng trưởng dư nợ cho vay đã bắt đầu tăng lên.

                Tỷ lệ cho vay khách hàng/                                         Tăng trƣởng cho vay khách hàng
                       Tổng tài sản                                         250                                              30%
                                                                                   25.6%    24.8%
          64%                                    62.6%
                                                                            200                                              25%
                                                            Nghìn tỷ đồng




          62%
                                                                                                         18.4%
                                                                                                                             20%
          60%                                                               150                                     216
                               57.5%                                                                                         15%
          58%                                                               100                        209
                                                                                             177
                                                                                   142                                       10%
          56%                           57.1%
                                                                            50                                       2.9%
                                                                                                                             5%
          54%      55.4%
          52%                                                                 -                                              0%
                                                                                   2009     2010      2011       30/6/2012
          50%
                                                                                      Cho vay khách hàng
                   2009        2010     2011    30/6/2012
                                                                                      Tăng trưởng cho vay khách hàng

                                                                                     Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

                            Tăng trƣởng tiền gửi khách hàng

Tốc    độ   tăng            Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của VCB có xu hướng giảm dần, từ
trưởng tiền gửi             15,91% năm 2010 xuống còn -1,12% tại 31/3/2012, nhưng sang Quý 2/2012
khách hàng có xu            đã lấy lại được đà tăng đạt 6,9% tại 30/6/2012 (so với đầu năm). Nguyên
hướng giảm                  nhân của sự sụt giảm trong Quý 1/2012 là do nền kinh tế khủng hoảng khiến
                            nhu cầu cho vay ra cũng giảm; Doanh nghiệp gặp khó khăn nên tiền gửi
                            ngân hàng được rút ra để phục vụ nhu cầu vốn; Chính phủ giảm lãi suất
                            nhằm kiềm chế lạm phát, khiến nguồn tiền đi ra các kênh đầu tư khác. Tuy
                            nhiên, tiền gửi khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho
                            thấy hoạt động huy động từ khách hàng luôn giữ vai trò cốt lõi trong việc tạo
                            nguồn vốn cho VCB.




        7|Page
Tỷ lệ tiền gửi khách                                    Tăng trƣởng tiền gửi khách hàng
                         hàng/Tổng nguồn vốn                                     250    15.9%                       243      18%
            72%                                                                  240                                         16%
                     69.1%                                                                           227                     14%
            70%




                                                                 Nghìn tỷ đồng
                                                                                 230
                                                         70.5%                                                               12%
            68%                  66.6%
                                                                                 220                                         10%
            66%                                                                  210     205        10.9%                    8%
                                                                                                                             6%
            64%                                                                  200                              6.9%       4%
            62%                                                                  190                                         2%
            60%                            61.9%                                 180                                         0%
                                                                                        2010        2011        30/6/2012
            58%
            56%                                                                          Tiền gửi khách hàng
                      2009       2010      2011     30/6/2012                            Tăng trưởng tiền gửi khách hàng


                                                                                        Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

         2. Cơ cấu tài sản, chất lƣợng đầu tƣ

                             Trong danh mục tổng tài sản của VCB, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động
                             chủ yếu của ngân hàng, chiếm đến 80% tổng tài sản; tiếp đến là chứng khoán
                             đầu tư chiếm 11%; Tiền gửi tại NHNN chiếm 3%; Tài sản Có khác chiếm 2%;
                             Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng danh mục tài sản.

                                            Cơ cấu danh mục tài sản
                  Vòng ngoài: Quý 2/2012
                  Vòng trong: Năm 2011                  2% 3%                                       Tiền mặt
                                             11%                                                    Tiền gửi tại NHNN
                                                        2% 3%
                                                   8%
                                                                                                    Cho vay trên TT 2
                                                                                  27%
                                                                        29%                         CK kinh doanh
                                                                                                    CCTC phái sinh
                                                                                                    Cho vay khách hàng
                                                                                                    CK đầu tư
                                              56%
                                                                                                    Góp vốn đầu tư dài hạn
                                             53%                                                    TSCĐ
                                                                                                    Tài sản có khác



                                                                                        Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

                              Cho vay khách hàng
LAR khá cao, chỉ xếp          Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của VCB trung bình từ năm 2007 đến nay
sau BIDV và CTG               đạt 55,5% và đạt mức cao nhất là 62,6% tại 30/6/2012. So với các ngân
                              hàng đang niêm yết thì tỷ lệ này của VCB ở mức cao, chỉ sau BIDV và
                              CTG. Mặt khác, các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của VCB có
                              tính lỏng thấp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản, chiếm 40%. Do đó,
                              trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản
                              cao sẽ có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
         8|Page
Tỷ lệ LAR                                So sánh với một số ngân hàng
         70%
                                                    63%                       tại 30/6/2012
         60%                         58%    57%                 80%   73%
                              55%
                                                                            70%
               49%    51%
                                                                70%               63%
         50%                                                                                                          59%
                                                                60%                           55%
         40%
                                                                50%                                       43%
                                                                                        41%         41%
                                                                                                                38%
         30%                                                    40%

         20%                                                    30%
                                                                20%
         10%
                                                                10%
          0%
                                                                 0%
               2007   2008    2009   2010   2011   Q2/2012
                                                                      BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB


                                                             Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng

                       Hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng

VCB đóng vai trò       VCB đóng vai trò là ngân hàng cung cấp nguồn trên thị trường liên ngân hàng.
là ngân hàng cung      Giá trị ròng giao dịch trên thị trường 2 (cho vay – huy động) có xu hướng tăng
cấp nguồn trên thị     trưởng mạnh từ 8.621 tỷ đồng năm 2008 lên 57.043 tỷ đồng năm 2011, nhưng
trường liên ngân       Quý 1/2012 lại giảm xuống còn 42.204 tỷ đồng do lãi suất trên thị trường liên
hàng                   ngân hàng giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản nên
                       ngân hàng thu hẹp bớt hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm kiểm soát
                       rủi ro. Tuy nhiên, sang Quý 2/2012 hoạt động thị trường liên ngân hàng đã sôi
                       động trở lại khi nhu cầu về vốn tăng lên.

                       Nguồn tiền gửi, vay của các TCTD khác tại thời điểm 30/6/2012 đạt 47.361 tỷ
                       đồng, giảm 1,25% so với cuối năm 2011 và giảm 31,04% so với cùng kỳ năm
                       2011; Vay các TCTD khác lại tăng, đặc biệt trong năm 2011 tăng gấp 4,5 lần so
                       với năm 2010 do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh và đóng góp
                       đáng kể vào thu nhập từ lãi của VCB. Thu nhập lãi từ tiền gửi và vay các TCTD
                       khác năm 2011 tăng vọt, từ 1.471 tỷ đồng năm 2010 lên 4.889 tỷ đồng.

Hoạt động cho vay      Huy động trên thị trường 2 có sự biến động trong hai quý đầu năm 2012: Quý
liên ngân hàng thu     1/2012 VCB lại thu hẹp bớt hoạt động cho vay liên ngân hàng, khi giảm từ
hẹp     bớt   vào      105.019 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống còn 92.092 tỷ đồng cuối Quý 1/2012.
Q1/2012 song đã        Tuy nhiên, Quý 2/2012 hoạt động cho vay trên thị trường 2 đã tăng trở lại
sôi động lại vào       nhưng so với cuối năm 2011 không có sự biến động nhiều. Dự phòng cho khoản
Q2/2012                mục này đã gia tăng mạnh mẽ từ 14,5 tỷ đồng cuối năm 2011 lên đến 362,7 tỷ
                       đồng tại 30/6/2012. Đây là hệ quả của việc một số ngân hàng trong thời gian
                       vừa qua gặp khó khăn thanh khoản.




         9|Page
Đơn vị: Tỷ đồng
         Chỉ tiêu                            2009      2010        2011 31/03/2012      30/6/2012
        Tiền gửi của các TCTD khác         31.978     22.725     53.951        18.939      20.216
        Tiền gửi không kỳ hạn bằng
                                           2.4048      2.160      3.143         1.557           2.957
        VND
        Tiền gửi không kỳ hạn bằng
                                          19.3468     14.862     16.627        15.914      14.794
        ngoại tệ
        Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND         3.854      2.761     18.992         100.2             0.6
        Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại
                                            6.373      2.942     15.188         1.368           2.464
        tệ
        Vay các TCTD khác                   6.858     25.237      5.585       30.619       27.146
        Vay bằng VND                         0,04      5.300          -        2.391        2.200
        Vay bằng ngoại tệ                   6.818     19.937      5.585      28.2287       24.946
        Tổng huy động trên TT 2            38.836     59.536    47.9627      49.5587       47.362
        Tiền vàng gửi tại các TCTD
                                           46.481     79.500     71.823        50.427      70.586
        khác
        Cho vay các TCTD khác                9821        160     33.197      41.6657       35.915
        DPRR cho vay các TCTD khác            (61)        (6)      (15)        (330)        (363)
        Tổng cho vay trên TT 2             47.457     79.654    105.005       91.762      106.138
        Giá trị ròng trên TT 2 (Cho
                                            8.621     20.118     57.043        42.204      58.776
        vay-Huy động)

                                                                Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

                      Danh mục đầu tư

Danh mục chứng        Trong Quý 2/2012, danh mục đầu tư chứng khoán của VCB tăng từ 32.893
khoán đầu tư thận     tỷ đồng năm 2011 lên 48.771 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của VCB chủ yếu
trọng song ẩn chứa    tập trung vào chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái
rủi ro tiềm ẩn        phiếu của các TCTD…) chiếm đến hơn 90% danh mục đầu tư, trong đó
                      chứng khoán nợ sẵn sàng để bán là 41.433 tỷ đồng và chứng khoán nợ giữ
                      đến ngày đáo hạn là 2.723 tỷ đồng. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho
                      bạc chỉ chiếm 45% trong khi trái phiếu của TCTD khác chiếm đến 49% có
                      thể làm tăng rủi ro sở hữu chéo cho Ngân hàng.

                                        Cơ cấu danh mục đầu tƣ năm 2011
                                                        7%
                                                                      42%

                                            49%

                                                                 3%


                               Trái phiếu Chính phủ   Tín phiếu Kho bạc     TCTD khác    Khác


       10 | P a g e
Chứng khoán kinh         Đặc biệt trong Quý 2/2012, chứng khoán kinh doanh của VCB tăng 65% so
doanh và đầu tư đều      với cuối năm 2011. Khoản mục này tăng chủ yếu do VCB đã mua thêm 727
tăng trong Q2/2012       tỷ đồng trái phiếu chính phủ và đã bán toàn bộ 151 tỷ đồng chứng khoán nợ
                         kinh doanh do các TCTD trong nước phát hành, khiến cho dự phòng giảm
                         giá chứng khoán kinh doanh giảm đáng kể, từ 7.741 triệu đồng xuống còn
                         402 triệu đồng.

                         Các khoản chứng khoán đầu tư trong Quý 2/2012 cũng tăng nhưng với mức
                         thấp hơn chứng khoán kinh doanh, tăng 51,2% (từ 29.457 tỷ đồng lên 44.552
                         tỷ đồng). VCB tăng mạnh mục này cho thấy những kỳ vọng của VCB về
                         tình hình giảm lãi suất cho đến cuối năm 2012.

                         Góp vốn đầu tư dài hạn của VCB trong năm 2011 giảm 34% so với năm
Góp vốn đầu tư dài
                         2010 do để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong năm 2011 VCB đã chủ động rà
hạn lại tăng trong
                         soát và tái cơ cấu cơ cấu lại danh mục đầu tư thông qua việc tập trung thoái
Quý 1/2012
                         vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định. Quý 2/2012 danh
                         mục góp vốn đầu tư không thay đổi so với năm 2011 nhưng giá trị góp vốn
                         đầu tư dài hạn tính theo giá thị trường tăng 9,6% so với cuối năm 2011, đạt
                         2.869 tỷ đồng.
                                                                                   Đơn vị: triệu đồng

          Chỉ tiêu                                                 2010          2011      30/6/2012

          1. Chứng khoán kinh doanh                                7.181      817.631      1.349.704
          - Chứng khoán nợ                                             -      707.955      1.243.422
          - Chứng khoán vốn                                      10.830       117.417        106.684
          - Dự phòng                                             (3.649)       (7.741)         (402)
          2. Chứng khoán đầu tư                              32.811.215    29.456.514     44.552.281
          - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán               22.481.655    25.721.233     41.252.577
          + Chứng khoán nợ                                   22.780.947    25.902.034     41.433.368
          + Chứng khoán vốn                                           -       125.100        125.100
          + Dự phòng                                          (299.292)     (305.911)      (305.911)
          - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn         10.329.560      3.735.291      3.299.724
          + Chứng khoán nợ                                    3.207.033     3.158.515      2.772.948
          + Các khoản đầu tư ủy thác                          7.122.527       592.007        592.007
          + Dự phòng                                                  -      (15.231)       (15.231)
          3. Góp vốn đầu tư dài hạn                           3.955.000     2.618.418      2.686.783

          Tổng vốn đầu tƣ                                   36.773.396     32.892.563    48.770.768

                                                                   Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB


          11 | P a g e
Tài sản Có khác

Tỷ lệ TS Có khác cũng     Tỷ trọng Tài sản Có khác trong danh mục tổng tài sản tại Quý 2/2012 không
có xu hướng tăng so       thay đổi so với cuối năm 2011. Tuy nhiên tính theo giá trị tuyệt đối, Tài sản Có
với cuối năm 2011         khác của VCB vẫn tăng so với cuối năm 2011, từ 6.119 tỷ đồng cuối năm 2011
                          lên 6.558 tỷ đồng tại 30/6/2012, trong đó tài sản có khác tăng mạnh nhất
                          225%; các khoản phải thu gần như không thay đổi; các khoản lãi, phí phải thu
                          giảm 15%.

           3. Chất lƣợng tín dụng

 Tỷ lệ nợ xấu ở mặt       Tỷ lệ nợ xấu của VCB biến động liên tục trong những năm gần đây và thấp
 bằng cao so với các      hơn so với mức trung bình ngành, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong số các
 NHTM niêm yết            ngân hàng niêm yết. Tính đến 30/6/2012, nợ xấu của VCB đã gia tăng đáng
                          kể, từ 2,03% năm 2011 lên 3,5%. Trong cơ cấu nợ xấu của VCB qua các năm,
                          tỷ trọng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trong tổng nợ xấu có xu hướng tăng
                          dần qua các năm, từ 1.022 tỷ đồng năm 2010 lên 2.764 tỷ đồng tại 30/6/2012.
                          Đặc biệt, trong Quý 2/2012, nợ nhóm 2 giảm trong khi nợ nhóm 3,4,5 lại tăng
                          cho thấy tiềm ẩn gia tăng nợ xấu của Ngân hàng khá lớn.

Tỷ lệ nợ xấu tăng cao     Tính theo số tuyệt đối, các nhóm nợ xấu của VCB vẫn gia tăng mạnh mẽ so
nên phải tăng trích       với năm 2011: nợ dưới tiêu chuẩn gia tăng mạnh nhất 120%, nợ có khả năng
lập DPRRTD                mất vốn gia tăng 68% và nợ nghi ngờ tăng 28%. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên
                          VCB phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, từ 5.328 tỷ đồng cuối năm
                          2011 lên 7.073tỷ đồng, khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
                          hàng giảm.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu      Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Coverage ratio) luôn được duy trì trên 100% cho thấy
được duy trì trên         khả năng cover nợ xấu của VCB tốt. Tuy nhiên, Quý 2/2012 tỷ lệ này đang
100%                      giảm có thể cho thấy chính sách trích lập dự phòng nợ xấu của VCB không
                          còn chặt chẽ như trước. So với các ngân hàng đang niêm yết, tỷ lệ bao phủ nợ
                          xấu của VCB thuộc nhóm cao trong ngành, chỉ sau MBB.

                     Tỷ lệ NPL, Coverage ratio                            So sánh với một số ngân hàng
           4.0%
                   1.32
                                    1.25                      1.4
                                                                                  tại 30/6/2012                             120%
                                                      3.50%
           3.5%            1.06                                                                                      3,9%
                                              1.00            1.2                                                           100%
                                                                    4%              3,5%
           3.0%                                               1.0        3,1%                                               80%
           2.5%                                                     3%
                          2.83%              2.87%     0.94   0.8
           2.0%   2.47%                                                                                                     60%
                                                              0.6   2%                              1,7%           2,5%
           1.5%                    2.03%                                     2,5%          1,6%
                                                              0.4                                                           40%
           1.0%
                                                              0.2   1%                                     1,8%             20%
           0.5%                                                                              1,3%
           0.0%                                               -     0%                                                      0%
                  2009    2010     2011     Q1/2012 Q2/2012              BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB

                          NPL(%)           Coverage ratio                           Coverage ratio                NPL

                                                              Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng
           12 | P a g e
Cơ cấu dƣ nợ cho vay
Cho vay chủ yếu tập           Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của VCB tập
trung vào ngắn hạn            trung cho vay ngắn hạn, chủ yếu để phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân
                              hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn. Tính đến 30/6/2012,
                              dư nợ ngắn hạn chiếm 59% tổng dư nợ trong khi dư nợ trung hạn và dài hạn
                              chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 11% và 30%.

Đối tượng khách               Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách
hàng vay vốn tập              hàng doanh nghiệp (chiếm đến 60% danh mục cho vay), trong đó doanh
trung vào KH doanh            nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay. Đây là nhóm khách
nghiệp                        hàng thường có độ rủi ro tín dụng cao, vòng đời dự án dài và khả năng thu
                              hồi vốn chậm. Tuy nhiên, VCB đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay
                              các doanh nghiệp Nhà nước, từ 35% năm 2010 xuống còn 27% năm 2011.

                              Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cũng có xu hướng giảm từ 11% năm 2011
                              xuống 10% năm 2010, tuy nhiên về mặt giá trị tuyệt đối thì dư nợ cho vay cá
                              nhân vẫn tăng từ 18.709 tỷ đồng lên 20.873 tỷ đồng.

                              VCB đang có xu hướng đa dạng hóa cơ cấu cho vay, giảm dần tỷ trọng dư nợ
                              cho vay trong các ngành có mức độ rủi ro cao sang các ngành khác. Trong
                              năm 2011, VCB đã giảm tỷ trọng cho vay vào các DNNN, cá nhân để chuyển
                              sang tăng tỷ trọng cho vay vào các đối tượng khác nhằm giảm thiểu rủi ro (từ
                              27% năm 2010 tăng lên 37% năm 2011).

Dư nợ cho vay tập             Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của VCB không có sự thay đổi nhiều qua
trung vào ngành sản           các năm, chủ yếu tập trung vào nhóm hàng sản xuất chế biến và thương mại
xuất chế biến và              dịch vụ, chiếm gần 60% dư nợ cho vay. Những nhóm ngành này chịu nhiều
thương mại dịch vụ            tác động trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn nên đây có thể là
                              nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng.
                     Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng                          Dƣ nợ cho vay theo ngành
                             khách hàng                                            kinh tế

         2011        27%    18% 6%10%      37%                       2011 6% 22%      37%    6% 27%




         2010         35%     19% 6% 11%    27%                      2010 6% 22%      36%    6% 28%



                0%             50%               100%         150%       0%            50%        100%          150%
          DN Nhà nước                      Công ty TNHH                Xây dựng                 Thương mại và dịch vụ
          DN có vốn đầu tư nước ngoài      HTX và Công ty tư nhân      Sản xuất chế biến        Nông lâm, thủy sản
          Cá nhân                          Khác                        Khai khoáng              Khác



                                                                            Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB
          13 | P a g e
4. Tính thanh khoản

LDR tăng mạnh song           Tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR) của VCB có xu hướng tăng nhanh, từ 48%
vẫn thấp hơn 100%            năm 2007 lên 89% tại Quý 2/2012. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng đột biến
                             trong năm 2009 từ 55% lên 80% là do tăng trưởng cho vay tăng mạnh lên
                             trên 25% trong khi tiền gửi khách hàng lại giảm gần 14% so với năm 2008.
                             So với các ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của VCB khá an toàn,
                             vẫn thấp hơn 100% nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của VCB
                             không cao.

                               Tỷ lệ LDR                                        So sánh với một số ngân hàng
           100%                                       92%               140%
                                                                                        tại 30/6/2012
                                              86%              89%
                                     80%                                120%
            80%
                                                                        100%
            60%             55%                                          80%
                     48%
                                                                         60%
            40%                                                          40%
                                                                         20%
            20%
                                                                          0%
                                                                               BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB
               0%
                     2007   2008     2009     2010    2011   Q2/2012                    LDR         LAR

                                                                       Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng

 Tài sản thanh khoản        Khả năng thanh khoản của VCB luôn được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh
 chiếm tỷ lệ cao trong      khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao (36,42%) so với các ngân hàng đang
 TTS                        niêm yết, chỉ sau SHB (38,94%) và EIB (38,69%). Những tài sản thanh khoản
                            (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các
                            TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm
                            bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Như vậy, khả năng VCB gặp
                            vấn đề về thanh khoản là không cao. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản thường
                            tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do đó hệ số thanh khoản cao cũng chưa hẳn
                            là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của một ngân hàng.

                    Tài sản thanh khoản/TTS                                     So sánh với một số ngân hàng
                                                                                        tại 30/6/2012
                                                                         50%
         40%
         35%
                                                                         40%
         30%
         25%                                                             30%
         20%                                             36%
                     30%       30%           33%
         15%                                                             20%
         10%
                                                                         10%
          5%
          0%
                                                                         0%
                    2009     2010           2011     30/06/2012
                                                                               BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB



                                                                       Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng
          14 | P a g e
Hệ số an toàn vốn

 Các chỉ tiêu an toàn    Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có xu hướng tăng dần và ở mức cao so với
 vốn của VCB đều tốt     ngành (chỉ kém NVB 14,53%) do với quy mô tài sản ngày càng mở rộng thì
 và ở mức chấp nhận      nhu cầu tăng vốn của VCB sẽ ngày càng tăng để đảm bảo an toàn cho hoạt
 được so với các ngân    động kinh doanh.
 hàng trong cùng
                         Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH của VCB trong năm 2010 và 2011 cao hơn mức trung
 ngành
                         bình (12,5%), nhưng tại thời điểm 30/6/2012 lại thấp hơn do VCB phát hành
                         thành công tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ này cao cho thấy xác suất doanh nghiệp vay
                         nợ của VCB mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ cao. Vì vậy ngân hàng
                         cần phải có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tối đa khả năng
                         mât thanh khoản của các doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt trong bối cảnh nền
                         kinh tế vẫn còn khó khăn.

                         Trong vài năm trước, VCB gặp vấn đề về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối
                         thiểu do có nhiều khoản đầu tư góp vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng bắt đầu duy trì
                         được CAR theo đúng quy định kể từ năm 2010, đặc biệt năm 2011 đạt 11,4%,
                         giúp ngân hàng có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến
                         hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của mình.

           Chỉ tiêu                                      31/12/2010        31/12/2011       30/6/2012
           Nợ phải trả/VCSH (%)                                13,87            14,28            8,75
           VCSH/Tổng tài sản (%)                                6,72              7,81          10,25
           Hệ số an toàn vốn CAR (%)                               9            11,14                -

                          Cơ cấu tiền gửi khách hàng

Huy động ngoại tệ         Huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của
chiếm 20 – 25%,           VCB, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn
đứng đầu trong hệ         ngành ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ của VCB
thống các ngân hàng.      luôn duy trì ở mức 30-35% tổng nguồn vốn huy động và ở mức cao so với các
                          ngân hàng lớn trong cùng ngành. Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất có xu hướng
                          giảm mạnh và sự canh trạnh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, VCB cần
                          phải có những chính sách quản lý để nhằm giữ vững thị phần huy động vốn
                          ngoại tệ nói riêng cũng như huy động vốn nói chung.




          15 | P a g e
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền                       So sánh với một số ngân hàng
                                                                                tại 30/6/2012
            100%
                        34%        33%      30%         27%         100%           10%             9%   11%
            80%                                                            27%              27%
                                                                     80%
            60%
                                                                     60%
            40%                             70%         73%                        90%            91%   89%
                        66%        67%                               40%   73%              73%
            20%                                                      20%
             0%                                                       0%
                     2009         2010   31/3/2012 30/6/2012               MBB    CTG       VCB   STB   ACB
                            Ngoại tệ              VND                            Ngoại tệ         VND

                                                               Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng.

Huy động từ dân cư            Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của VCB hiện nay có sự
và tổ chức có sự              chênh lệch không nhiều giữ nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư. Nguồn
chênh lệch không              tiền gửi của cá nhân tăng từ 48% năm 2010 lên 54% năm 2011, trong khi đó
nhiều                         nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm từ 51% năm 2010 xuống 46%
                              năm 2011 do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, các kênh đầu tư trên thị
                              trường tài chính hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều
                              hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, hoạt
                              động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên doanh nghiệp
                              có xu hướng sử dụng nguồn vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạt động sản
                              xuất kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng tiền gửi của các
                              doanh nghiệp giảm.

                              Nguồn vốn huy động từ dân cư không có độ ổn định do độ co giãn về cầu gửi
                              tiền của họ rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp có độ
                              ổn định cao hơn, nhưng nguồn vốn này thường là nguồn tiền mặt dư thừa
                              trong ngắn hạn của doanh nghiệp nên gây khó khăn trong dự báo về cân bằng
                              thanh khoản của ngân hàng.

                              Với xu hướng lãi suất tiếp tục giảm, khả năng người dân sẽ chuyển sang gửi
                              tiền ở các kỳ hạn dài trong thời gian tới. Mặt khác, hệ thống ngân hàng sẽ tái
                              cấu trúc mạnh mẽ trong thời gian tới nên một số ngân hàng nhỏ trong hệ thống
                              sẽ khó có uy tín huy động vốn. Điều này giúp VCB có thể tăng trưởng nguồn
                              vốn trung và dài hạn.

                              Xét cơ cấu huy động theo kỳ hạn của VCB trong những năm gần đây, tiền gửi
                              có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiền gửi (75% tổng tiền gửi).
                              Tuy nhiên, 64% lượng tiền gửi của khách hàng lại tập trung ở kỳ hạn dưới 1
                              tháng và 20% lượng tiền gửi tập trung ở kỳ hạn từ 1-3 tháng. Do đó, mức
                              chênh lệch thanh khoản ròng từ 3 tháng trở xuống của VCB luôn bị âm. Các
                              kỳ hạn khác của VCB vẫn có chênh lệch thanh khoản ròng đạt mức dương.
         16 | P a g e
Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn                              Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng
                                                                                  khách hàng
                          2%          3%             2%

         100%                                                                    1%             0%
                                                                  100%
          80%                                                                    48%
                                                                  80%                           54%
                       74%          73%            76%
          60%
                                                                  60%
          40%
                                                                  40%
                                                                                 51%            46%
          20%          24%          24%            22%            20%
           0%                                                      0%
                   2010            2011        30/6/2012                       2010           2011
         Khác   Tiền gửi có kỳ hạn        Tiền gửi không kỳ hạn
                                                                    Khác      Cá nhân    Các tổ chức kinh tế


                                                                           Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

        5. Khả năng sinh lời

ROA, ROE có xu                 ROA, ROE có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay và ở mức thấp so
hướng giảm dần                 với các ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy hiệu quả hoạt động của
và ở mức thấp so               VCB không cao. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc
với ngành                      tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (năm 2010 tăng trưởng
                               7,5% nhưng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có tốc độ tăng trưởng âm
                               lần lượt là 0,4% và 8,9%), trong khi vốn chủ sở hữu liên tục được bổ sung
                               qua các năm, từ 21 nghìn tỷ năm 2010 lên 40 nghìn tỷ vào 30/6/2012; tổng
                               tài sản cũng có tốc độ tăng trưởng giảm nhưng mức giảm ít hơn lợi nhuận
                               sau thuế, từ tăng trưởng 20% năm 2010 xuống còn 7% tại 30/6/2012. Mặt
                               khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của VCB
                               đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB khiến cho các tỷ
                               lệ sinh lời của VCB thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng ngành.

…nhưng NIM lại                 Tỷ lệ NIM của VCB có xu hướng tăng từ 2,8% năm 2010 lên 3,9% tại
có xu hướng tăng
                               31/3/2012, nhưng lại giảm xuống còn 2,6% tại 30/6/2012 và so với các ngân
chỉ giảm vào
                               hàng đang niêm yết ở mức trung bình. Sở dĩ tỷ lệ NIM tăng cao trong Quý
Q2/2012
                               1/2012 là do cung-cầu của nguồn vốn (cầu của các doanh nghiệp cao, cung
                               cho vay ra thấp do ngân hàng muốn kiểm soát chất lượng tài sản trong điều
                               kiện nền kinh tế khó khăn – khiến lãi suất tăng) và Thu nhập lãi thuần của
                               VCB tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, ở mặt bằng khá cao so với
                               ngành.




        17 | P a g e
Tỷ lệ ROA, ROE, NIM                                           So sánh với một số ngân hàng
                                                                                             tại 30/6/2012
          25%    22.5%
                                                                              25%
          20%                   17.0%
                                              15.3%                           20%
          15%
                                                                              15%
                                                             9.1%
          10%
                                                                              10%
                                      3.5%          3.9%
          5%            2.8%                                        2.6%
                1.5%           1.2%          1.5%          0.9%               5%
          0%
                                                                              0%
                  2010           2011        30/3/2012     30/6/2012                BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB

                       ROA              ROE              NIM                              ROA       ROE       NIM

                                                                           Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng

Thu nhập lãi thuần        Cơ cấu các khoản thu nhập của VCB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền
chiếm tỷ trọng chủ        thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thu nhập lãi
yếu và có xu hướng        thuần của VCB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến nay. Tính đến hết Quý
tăng                      2/2012, thu nhập lãi thuần tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 5.755 tỷ
                          đồng, chiếm gần 80% tổng thu nhập. Đặc biệt, thu nhập từ lãi tiền gửi của VCB
                          giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, từ 2.188 tỷ đồng xuống còn 447 tỷ đồng
                          do nền kinh tế gặp khó khăn và lãi suất có xu hướng giảm.

Hoạt động kinh            Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một thế mạnh của VCB, tỷ trọng của
doanh ngoại tệ đóng       nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập của VCB có xu hướng tăng từ năm
góp đáng kể vào           2010 đến nay. Tính đến hết Quý 2/2012, mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối
tổng thu nhập và có       chiếm 9% trong tổng thu nhập. So với cùng kỳ năm 2011, hoạt động này tăng
xu hướng tăng qua         2,92%, đạt 624 tỷ đồng. Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm
các năm                   và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản
                          phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền
                          chọn ngoại tệ…, trong tương lai kỳ vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh
                          doanh ngoại hối của VCB sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

                          Hoạt động dịch vụ của VCB chủ yếu đến từ hoạt động thanh toán xuất nhập
                          khẩu, thanh toán thẻ và đang có xu hướng giảm dần do các nền kinh tế trên
                          thế giới gặp khủng hoảng khiến cho hoạt động xuát nhập giảm, nhưng
                          hoạt động này vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 9%) trong tổng thu nhập hoạt
                          động.

Hoạt động thanh           Với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng
toán xuất nhập khẩu       cao, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, hoạt động
vẫn duy trì được đà       thanh toán xuất nhập khẩu của VCB vẫn duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị
tăng trưởng tốt           trí đứng đầu trong ngành. Trong năm 2011 nền kinh tế thế giới và trong nước
                          bất ổn, Nhà nước hạn chế việc cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn
        18 | P a g e
cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VCB. Tuy nhiên, doanh số thanh
                            toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2011 vẫn tăng 25,5% so với năm trước,
                            chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tính đến
                            hết Quý 2/2012, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VCB giảm rất mạnh 35,2%
                            so với cùng kỳ năm 2011 và chỉ đạt 657 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của việc
                            sụt giảm này là do nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn
                            trong thời gian qua đã khiến mảng dịch vụ ngân hàng của VCB bị ảnh hưởng.

Doanh số thanh toán         Hoạt động thẻ của VCB cũng được phát triển mạnh mẽ và vẫn tiếp tục khẳng
thẻ quốc tế chiếm           định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ. Trong năm 2011, VCB đã phát
trên 50% thị phần           hành được hơn 1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1,5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch.
                            Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số sử
                            dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 4.624 tỷ VND, tăng 43% so với năm 2010. Đặc
                            biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30,4%
                            so với năm 2010 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng.

 Đẩy mạnh hoạt động         Với chiến lược đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng
 Ngân hàng đầu tư           mạng lưới bán lẻ, tăng cường hoạt động ngân hàng điện tử
                            internet/sms/phone/mobile banking; Triển khai mô hình bán hàng chủ động
                            trên toàn hệ thống, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của VCB được kỳ vọng sẽ gia
                            tăng bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân hàng.
                                                Cơ cấu các khoản thu nhập
                    1H2012                            77%                          9%        9%   4%

                         2011                             84%                            10%      8%    7%

                         2010                       71%                      12%        5%        4%

                         2009                       70%                     11%     10%           4%

                         2008                        74%                      9%         11%       6%

            -20%                0%        20%         40%           60%       80%                 100%       120%

                          Thu nhập lãi thuần         Hoạt động dịch vụ        Kinh doanh ngoại hối
                          Mua/bán CK kinh doanh      Mua/bán CK đầu tư        Hoạt động khác
                          Góp vốn mua cổ phần

                                                                          Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

          6. Hiệu quả hoạt động

CIR giảm dần từ năm         Tỷ lệ chi phí/thu nhập của VCB có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay,
2010, xuất phát từ          nguyên nhân là do thu nhập của VCB tăng nhanh hơn chi phí đầu tư mở rộng
thu nhập tăng nhanh         mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng như đầu tư vào hạ tầng công
hơn chi phí                 nghệ. Mặt khác, chi phí tiền lương cho CBNV cũng chiếm tỷ trọng lớn. VCB
                            có bộ máy tổ chức lớn và mức tiền lương trả cho CBNV cao thứ hai trong hệ

          19 | P a g e
thống ngân hàng vào cuối năm 2011 (sau VietinBank), trung bình chiếm đến
                         57% tổng chi phí.

                         Tính đến hết Quý 2/2012, chi phí hoạt động của VCB tăng nhẹ 1,8% so với
                         cùng kỳ năm 2011, trong đó chi phí lương cho CBNV giảm 7,4% do tình hình
                         kinh tế khó khăn nên các ngân hàng thực hiện cắt giảm chi phí theo chỉ đạo
                         của Chính phủ. Điều này đã khiến cho tỷ lệ chi phí cho CBNV/tổng chi phí
                         tính đến hết Quý 2/2012 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011, từ
                         60,9% xuống còn 55,5%.

                      Tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập                         Chi phí cho nhân viên/Tổng chi phí

        60%       53%       54%                                 60%

        50%                          45%
                                                                           56,8%         56,5%
                                                                                                        55,9%
        40%                                       33%                                                                  55,5%

        30%                                                     55%

        20%

        10%
                                                                50%
         0%
                                                                         2009          2010           2011         30/06/2012
               2009       2010     2011    30/6/2012


                                                                                Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB
Tỷ lệ chi phí chung      Tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản (Overhead Ratio) có xu hướng tăng qua từ năm
Quý 2/2012 giảm và       2008 đến 2011, nhưng Quý 2/2012 lại giảm xuống còn 1,09% do tình hình
ở mức thấp so với        kinh tế gặp khó khăn nên các ngân hàng đều cắt giảm chi phí để tăng lợi
ngành                    nhuận khiến cho tỷ lệ Overhead Ratio giảm mạnh. So với các ngân hàng đang
                         niêm yết, Tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản của VCB ở mức thấp, cao hơn EIB và
                         BIDV.


                        Overhead ratio                                   So sánh với một số ngân hàng
        1.8%
                                           1,69%                                 tại 30/6/2012
        1.6%             1,46%                                    3.0%                               2,7%
        1.4%                      1,61%                                         2,3%
                                                                  2.5%                                                          2,2%
        1.2%
               1,22%                                              2.0%                        1,7%
        1.0%                                                                                                       1,6% 1,5%
                                                        1,09%
        0.8%                                                      1.5%
                                                                                       1,1%                 1,0%
        0.6%                                                             0,9%
                                                                  1.0%
        0.4%
        0.2%                                                      0.5%
        0.0%                                                      0.0%
                2008      2009    2010     2011     Q2/2012              BIDV CTG VCB ACB STB               EIB MBB SHB NVB


                                                                Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng


       20 | P a g e
Lợi nhuận do một                    Lợi nhuận trên một nhân viên có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2011
nhân viên tạo ra ở                  xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm do chi phí dự
mức trung bình so                   phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh. Tuy nhiên điểm sáng là vào 1H2012, tình
với ngành                           hình lợi nhuận được cải thiện trong điều kiện thị trường và các ngân hàng đều
                                    khó khăn. Điều này cho thấy chính sách quản trị rủi ro của VCB đã dần phát
                                    huy tác dụng, khiến cho nợ xấu tuy cao nhưng ổn định, chi phí dự phòng
                                    1H2012 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (từ 2.039 tỷ xuống còn 994 tỷ).

                           Lợi nhuận TT/1 nhân viên                                    So sánh với một số ngân hàng
                                       481    480
                                                                                              tại Quý 2/2012
                                                     453     462                     400
                     500
                                                                                                                   336   339
                                                                                     350
                              361




                                                                        Triệu đồng
                     400                                                             300
        Triệu đồng




                                                                                                 232   232
                     300                                                             250                                       198
                                                                                     200   151               167
                     200                                                             150                                             121
                                                                                     100
                     100
                                                                                     50
                      -                                                               0
                            2008     2009    2010   2011   1H2012                          CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB


                                                                    Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng

        KẾT LUẬN CHUNG

                                    Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín
                                    dụng những tháng đầu năm 2012 của toàn hệ thống ngân hàng chậm lại, thậm
                                    chí âm; lãi suất giảm mạnh đã khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh của
                                    VCB sụt giảm nhẹ so với năm 2011. Bên cạnh đó, việc sản xuất suy giảm
                                    nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến
                                    thu hồi nợ của các ngân hàng. Nợ xấu trong quý 2/2012 của VCB cao nhất
                                    trong số ngân hàng đang niêm yết với tỷ lệ 3,5% trong đó trên 50% là nợ có
                                    khả năng mất vốn (tăng 1.599 tỷ đồng lên mức 3.946 tỷ đồng so với đầu năm).
                                    Tình hình nợ xấu gia tăng khiến VCB phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín
                                    dụng làm cho lợi nhuận Quý 2/2012 giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2011. Đặc
                                    biệt, việc tăng vốn điều lệ thành công lên 23,2 nghìn tỷ đồng vào tháng
                                    01/2012 giúp cho CAR của VCB được củng cố ở mức trên 11%.

                                    Các chỉ tiêu thể hiện sự vững mạnh của ngân hàng cho thấy một số tín hiệu trái
                                    chiều: khả năng thanh khoản và an toàn vốn khá cao, chi phí được quản lý tốt
                                    hơn nhưng các nhóm chỉ số về khả năng sinh lời, chất lượng tài sản vẫn thấp,
                                    dẫn đến việc mặc dù doanh thu vẫn liên tục tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng
                                    trưởng của lợi nhuận lại không cao, thậm chí có thời điểm lợi nhuận còn giảm.




        21 | P a g e
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT QUÝ II/2012

                                                                           Đơn vị: Tỷ đồng
                                                                             SỐ ĐẦU NĂM
STT                       CHỈ TIÊU                          SỐ CUỐI KỲ
                                                                            (Số đã kiểm toán)
A    TÀI SẢN
I    Tiền mặt. vàng bạc. đá quý                                   5.652                5.394
II   Tiền gửi tại NHNN                                           13.572               10.617
     Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các
III                                                             106.138              105.005
     TCTD khác
IV   Chứng khoán kinh doanh                                        1.350                  818
 V   CCTC phái sinh và các tài sản tài chính khác                      -                    -
VI   Cho vay khách hàng                                         208.436              204.089
1    Cho vay khách hàng                                         215.509              209.418
2    Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng                          (7.073)              (5.328)
VII Chứng khoán đầu tƣ                                            44.552               29.457
1    Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán                           41.558               26.027
2    Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn                       3.315                3.751
3    DP giảm giá chứng khoán đầu tư                                (321)                (321)
VIII Góp vốn. đầu tƣ dài hạn                                       2.869                2.618
IX   Tài sản cố định                                               2.537                2.606
X    Bất động sản đầu tƣ                                               -                    -
XI   Tài sản có khác                                               6.558                6.119
     TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ                                       391.663              366.722
B    NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I    Các khoản nợ Chính phủ và NHNN                              31.740               38.866
II   Tiền gửi và vay các TCTD khác                               47.362               47.962
III  Tiền gửi của khách hàng                                    242.630              227.017
IV   Các CCTC phái sinh và các khoản nợ tài chính khác              199                   11
V    Vốn tài trợ,ủy thác đầu tƣ, cho vay TCTD chịu rủi ro             -                    -
VI   Phát hành giấy tờ có giá                                     2.066                2.071
VII Các khoản nợ khác                                            27.362               22.012
     TỔNG NỢ PHẢI TRẢ                                           351.359              337.940
VIII Vốn và các quỹ                                              40.153               28.639
1     Vốn của TCTD                                               32.421               20.739
     - Vốn điều lệ                                               23.174               19.698
     - Thặng dư vốn cổ phần                                       9.201                  996
2     Quỹ của TCTD                                                2.127                2.117
3     Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC                 151                  191
4     Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                70                   70
5    Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ luỹ kế                           5.384                5.521
IX   Lợi ích của cổ đông thiểu số                                   151                  143
     TỔNG NỢ PHẢI TRẢ. VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ
                                                                391.663              366.722
     LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

     22 | P a g e
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT QUÝ II/2012

                                                                           Đơn vị: Tỷ đồng
                                                                              Lũy kế từ đầu
STT                           CHỈ TIÊU                       Quý II/2012      năm đến cuối
                                                                                QII/2012
1        Thu nhập lãi & các khoản thu nhập tương tự                7.861              16.611
2         Chi phí lãi và các chi phí tương tự                      5.406              10.856
I        Thu nhập lãi thuần                                        2.155                5.755
3        Thu nhập từ hoạt động dịch vụ                               674                1.025
4        Chi phí hoạt động dịch vụ                                   187                  368
II       Lãi/lỗ thuần từ hoạt động D/vụ                              487                  657
III      Lãi /lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối                     289                  642
IV       Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh              10                   32
V        Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ                   2                    2
5        Thu nhập từ hoạt động khác                                   75                  178
6        Chi phí hoạt động khác                                       70                   99
VI       Lãi /lỗ thuần từ hoạt động khác                               5                   79
VII      Thu nhập từ góp vốn. mua cổ phần                             93                  278
VIII     Chi phí hoạt động                                         1.069                2.488
         Lợi nhuận thuần từ HĐKD trƣớc chi phí DPRR
IX                                                                 2.272               4.957
         tín dụng
X        Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng                          1.089               2.040
XI       Tổng lợi nhuận trƣớc thuế                                 1.183               2.918
XII      Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp                          272                 660
XIII     Lợi nhuận sau thuế                                          910               2.257
XIV      Lợi ích của cổ đông thiểu số                                  3                   8
XV       Lợi nhuận thuần sau thuế của Chủ sở hữu                     907               2.249


                              CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VCB
     Chỉ tiêu                               2009           2010       2011         Q2/2012
     ROA                                  1,64%        1,50%         1,24%           0,93%
     ROE                                 25,58%       22,55%        17,08%           9,07%
     NIM                                  2,64%        2,77%         3,52%           2,56%
     LDR                                 80,17%       86,35%        92,25%          88,82%
     LAR                                 55,43%       57,50%        57,11%          62,60%
     CAR                                  8,11%        9,00%        11,40%                -
     VCSH/Tổng TS                         6,54%        6,72%         7,81%          10,25%
     Nợ phải trả/VCSH                      14,28        13,87         14,28            8,75
     TS thanh khoản/Tổng TS              30,18%       30,29%        33,00%          36,42%
     Chi phí/Thu nhập (CIR)              53,09%       53,58%        45,08%          33,42%
     Overhead ratio                       1,46%        1,61%         1,69%           1,09%
     Lợi nhuận/ 1 nhân viên (tr đồng)        481          480           453             232

 23 | P a g e
Download reportview

Contenu connexe

Tendances

Giới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBankGiới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBankLê Văn Duy
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)Ngân hàng thương mại liên doanh(1)
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)Loncon Xauxi
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmaihoatram
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTMHương Nguyễn
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai dockongchavip
 
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)thesharingbankers
 
Bao cao thuong nien - Vietcapital 2011
 Bao cao thuong nien - Vietcapital  2011 Bao cao thuong nien - Vietcapital  2011
Bao cao thuong nien - Vietcapital 2011Viết Nội Dung
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
chương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhchương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhLeoThao
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02NhiL106
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 outNguyễn Anh Tài
 
slide vn update 6 t2016
slide vn update 6 t2016 slide vn update 6 t2016
slide vn update 6 t2016 hero_hn
 
slide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 outslide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 outhero_hn
 

Tendances (20)

Msbs starfish stock_pick_bsi
Msbs starfish stock_pick_bsiMsbs starfish stock_pick_bsi
Msbs starfish stock_pick_bsi
 
Giới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBankGiới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBank
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)Ngân hàng thương mại liên doanh(1)
Ngân hàng thương mại liên doanh(1)
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
 
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
 
Bao cao thuong nien - Vietcapital 2011
 Bao cao thuong nien - Vietcapital  2011 Bao cao thuong nien - Vietcapital  2011
Bao cao thuong nien - Vietcapital 2011
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010
 
chương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhchương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chính
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 out
 
3894
38943894
3894
 
slide vn update 6 t2016
slide vn update 6 t2016 slide vn update 6 t2016
slide vn update 6 t2016
 
slide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 outslide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 out
 
Introduction
IntroductionIntroduction
Introduction
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAYĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
 

Similaire à Download reportview

Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020ngothithungan1
 
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)Viết Nội Dung
 
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011Viết Nội Dung
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiHong Hanh Ha
 
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIBNgân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIBluanvantrust
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyễn Ngọc Chánh
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05bibi8x0883
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfhoangkhanh33
 
2.slide vn update q3.2016 out
2.slide vn update q3.2016   out2.slide vn update q3.2016   out
2.slide vn update q3.2016 outhero_hn
 
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toanGioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toanngothithungan1
 
Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019ngothithungan1
 
Gioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan outGioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan outngothithungan1
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...hieu anh
 
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011Viết Nội Dung
 

Similaire à Download reportview (20)

Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
 
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)
Thiet ke Bao cao thuong nien -Vietcapital (vchf ar 2011)
 
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011
Thiet ke bao cao thuong nien -Vietcapital VCHF AR 2011
 
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
2.slide vn update q1.2016
2.slide vn update q1.20162.slide vn update q1.2016
2.slide vn update q1.2016
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
 
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIBNgân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB
 
Phan 2
Phan 2Phan 2
Phan 2
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
2.slide vn update q3.2016 out
2.slide vn update q3.2016   out2.slide vn update q3.2016   out
2.slide vn update q3.2016 out
 
Thitruongvon
ThitruongvonThitruongvon
Thitruongvon
 
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toanGioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
 
Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019
 
Gioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan outGioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan out
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
 

Dernier

Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 

Dernier (6)

Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 

Download reportview

  • 1. BÁO CÁO PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VCB  Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc Thông tin cổ phiếu NHNN Việt Nam, Vietcombank ra đời với mục đích Mã chứng khoán VCB chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, Ngày giao dịch 30/6/2009 Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các SLCP lưu hành 2.317 triệu cp lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối. EPS cơ bản 2.210 đồng P/E 12,55x  Là NHTM nhà nước đầu tiên được lựa chọn để thực BVPS 17.070 đồng hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB tiến hành IPO vào Hệ số Beta 1,22 tháng 12/2007. Sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục bị giảm sâu và thấp hơn nhiều giá ưu đãi cho cán bộ Cơ cấu cổ đông nhân viên. Việc IPO với giá bán quá cao được nhìn nhận đã để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ nhân viên và bản thân NH. 8% 15%  Tháng 9/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên và là duy nhất của Vietcombank, chấm dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước 77% ngoài của Ngân hàng. VCB đặt khá nhiều kỳ vọng trong mối quan hệ hợp tác với Mizuho, ngoài việc duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, NH đặt mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đoàn tài chính NHNN Mizuho Khác lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020. Một số chỉ tiêu tài chính  Tài sản tăng trưởng bình quân 15%, VCSH tăng Q2 bình quân 20%, tổng thu nhập hoạt động tăng bình Chỉ tiêu 2010 2011 quân 18,6% và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 2012 21,3% kể từ năm 2008. TTS (tỷ đồng) 307.496 366.722 391.663  Huy động ngoại tệ đứng đầu trong hệ thống ngân VCSH (tỷ đồng) 20.669 28.639 40.153 hàng với tỷ trọng khoảng 20-25% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. LNST (tỷ đồng) 4.215 4.197 910 ROA (%) 1,50 1,24 0,93  Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm ROE (%) 22,55 17,02 9,07 60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay. NIM (%) 2,77 3,52 2,56  Danh mục đầu tư của VCB khá thận trọng khi chứng CAR (%) 9 11,14 - khoán nợ chiếm hơn 90% danh mục đầu tư. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc chỉ chiếm 45% NPL (%) 2,83 2,03 3,50 trong khi trái phiếu của TCTD khác chiếm đến 49%. LDR (%) 86,35 92,25 88,82  Tỷ lệ nợ xấu ở mặt bằng cao so với các NHTM Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB nhóm 1, theo Ngân hàng là do phân loại theo sát với chuẩn mực quốc tế IFRS 1|Page
  • 2. THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH Lợi thế cạnh tranh lớn trong nhiều lĩnh vực Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam, Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối. VCB chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần thanh toán XNK cả nước. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. VCB cũng là một trong các Ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành thẻ các loại: 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế, 20% thẻ ATM. Mạng lưới POS đứng thứ nhất với thị phần 26%, mạng lưới ATM đứng thứ hai với thị phần 14%. Thay đổi chiến lược kinh doanh sang NH đa năng Năm 2010, Vietcombank chính thức thay đổi chiến lược kinh doanh từ Ngân hàng bán buôn sang Ngân hàng đa năng. Một trong những chính sách VCB áp dụng là ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng để tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử như VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment... Với việc chuyển hướng kinh doanh, VCB thu hút được hơn 6 triệu khách hàng bán lẻ. Cổ phần hoá với giá thị trường cao Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2007 và chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu vào tháng 6/2009. Giá IPO trung bình là 107.800 đồng/cp, giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên là gần 65.000đ/cp. Tuy nhiên, sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục bị giảm sâu và thấp hơn nhiều giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên. Việc IPO với giá bán quá cao của VCB được nhìn nhận đã để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ nhân viên và bản thân Ngân hàng. Sự giúp đỡ từ đối tác chiến lược duy nhất Mizuho Tháng 9/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của Vietcombank, chấm dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước ngoài của Ngân hàng. Để trở thành đối tác của VCB, Mizuho đã vượt qua 42 tổ chức tài chính lớn khác đồng thời đáp ứng được các tiêu chí quan trọng: là định chế tài chính hàng đầu khu vực, không có xung đột lợi ích với VCB tại thị trường trong nước, có thế mạnh về những lĩnh vực mà Ngân hàng cần phát triển, có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực. Theo đó, VCB bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số cổ phiếu đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567 triệu USD và là khoản giá trị lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Đây cũng là giao dịch đầu tư đầu tiên của Mizuho tại Việt Nam và lớn nhất tại thị trường Đông Nam Á. 2|Page
  • 3. Mizuho sẽ là đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Vietcombank. Ngân hàng đặt khá nhiều kỳ vọng trong mối quan hệ hợp tác với Mizuho, ngoài việc duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, VCB đặt mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020. Lộ trình thoái vốn tại các công ty con và công ty liên kết VCB hiện đang có 7 công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần, trải rộng trên các lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính, chuyển tiền, dịch vụ tài chính, quản lý quỹ đầu tư và cho thuê văn phòng. Ngoài ra, VCB còn 3 công ty liên quan, gồm có NH liên doanh ShinhanVina, công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank- Cardif và công ty liên doanh Vietcombank Bonday hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng. Đặc biệt, VCB có nhiều khoản đầu tư chéo vào ngân hàng và các công ty trong lĩnh vực tài chính như Eximbank, MB, SCB, NH Phương Đông… Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, Ngân hàng đã bắt đầu thoái vốn và tái cơ cấu đầu tư. Tháng 11/2011, VCB đã chuyển nhượng toàn bộ 50% vốn góp tại Shinhan Vina Bank cho Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc. Số tiền lợi nhuận của VCB từ thương vụ thoái vốn này đạt khoảng 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thoái 116,8 tỷ đồng tại GiaDinhBank (tương đương 30% vốn cổ phần), 138 tỷ đồng tại SPT, 120 tỷ đồng tại PVTran Pacific, 5,5 tỷ đồng tại VPF1. Đến đầu năm 2012, tổng vốn đầu tư chỉ còn gần 3000 tỷ đồng, chiếm 13,9% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Trong năm 2012, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư, có tính đến phương án M&A. Xếp hạng của các tổ chức quốc tế VCB được S&P xếp hạng lần đầu vào tháng 2/2007 và Fitch Ratings xếp hạng lần đầu vào tháng 5/2007. Đến 1/10/2012, tổng hợp xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế được thể hiện ở bảng dưới đây. 3|Page
  • 4. ĐỊNH VỊ NGÂN HÀNG (Phương pháp định vị ngân hàng xem chi tiết tại phụ lục trang 24) Tại Q2/2011, VCB là ngân hàng có tổng Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 30/6/2011 3.0% tài sản lớn thứ 2 trong các ngân hàng niêm yết. Tỷ lệ ROA và LAR ở mức trên trung 2.5% EIB CTG bình so với các ngân hàng niêm yết. Như 2.0% vậy, VCB có mức phụ thuộc tương đối ROA 1.5% STB SHB cao vào hoạt động tín dụng. Đáng chú ý, 1.0% ACB MBB VCB VCB là ngân hàng có chất lượng tín dụng NVB 0.5% thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết, thể hiện ở màu đen của bong bóng. 0.0% 30% 35% 40% 45% 50% 55% 60% 65% 70% 75% LAR Cuối năm 2011, VCB dịch chuyển một chút về phía dưới, bên phải của hệ tọa độ. Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 31/12/2011 Điều này hàm ý tỷ lệ sinh lời của VCB có 2.50% xu hướng giảm nhẹ (theo xu hướng chung của các ngân hàng niêm yết) và tăng sự 2.00% EIB phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Tuy 1.50% MBB CTG nhiên, chất lượng tài sản của VCB được STB ROA ACB SHB VCB cải thiện khi màu của bong bóng đã 1.00% NVB chuyển từ đen sang đỏ. VCB vẫn là ngân 0.50% hàng lớn có chất lượng tài sản thấp nhất 0.00% trong nhóm niêm yết. Tổng tài sản của 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 55.00% 60.00% 65.00% 70.00% 75.00% VCB cũng tăng nhẹ. LAR Vào cuối Q2/2012, tổng tài sản của VCB Biểu đồ ngân hàng niêm yết tại 30/6/2012 tiếp tục tăng nhẹ. Vị trí của VCB tiếp tục 2.50% dịch chuyển một chút xuống phía dưới do 2.00% sự sụt giảm của tỷ lệ ROA. Không có sự MBB dịch chuyển của VCB theo chiều ngang 1.50% EIB STB ROA thể hiện tỷ trọng của tín dụng trong tổng 1.00% SHB ACB VCB tài sản không thay đổi so với cuối năm NVB CTG 0.50% 2011. Sau khi được cải thiện vào cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng trở lại và 0.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 55.00% 60.00% 65.00% 70.00% 75.00% màu của bong bóng VCB chuyển từ đỏ LAR sang đen. Đánh giá chung: Tình hình kinh doanh của VCB có xu hướng xấu đi khi khả năng sinh lời giảm, nợ xấu tăng. Đây cũng là xu hướng chung của ngành ngân hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên VCB vẫn gia tăng về tổng tài sản và giữ vai trò là ngân hàng lớn của nền kinh tế. 4|Page
  • 5. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng Tăng trƣởng tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu Tổng TS tăng Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình của VCB từ năm 2008 đến Quý trưởng bình quân 15% từ 2008 đến 2/2012 đạt 15%, trong đó từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng tổng tài nay sản có xu hướng tăng qua các năm, nhưng từ năm 2011 tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế gặp khủng hoảng, lạm phát tăng cao, ngành ngân hàng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Tuy nhiên so với Quý 1/2012, tổng tài sản Quý 2/2012 của VCB vẫn tăng trưởng khá tốt 18%. So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, tính đến hết Quý 2/2012, tổng tài sản của VCB đạt 391.663 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong ngành ngân hàng sau VietinBank, BIDV và Agribank. Vốn chủ sở hữu Từ sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, vốn chủ sở hữu của VCB có tốc tăng trưởng độ tăng trưởng mạnh mẽ từ 2% năm 2008 lên 40% tại Quý 2/2012. Trong đó, bình quân 25% từ 2008 đến nay vốn điều lệ liên tục được bổ sung từ gần 14 nghìn tỷ đồng năm 2008 lên hơn 40 nghìn tỷ đồng tại Quý 2/2012, giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiều CAR luôn được đảm bảo. So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, VCB hiện đứng thứ 2 (sau Agribank) về vốn chủ sở hữu. So sánh với một số ngân hàng Tốc độ tăng trƣởng TTS và tại 30/6/2012 VCSH 60% 51% 450 50% 40% 400 39% Nghìn tỷ đồng 40% 350 300 30% 21% 24% 250 20% 12% 200 20% 7% 150 10% 19% 18% 2% 15% 100 0% 50 2008 2009 2010 2011 Q2/2012 Q2/2012 so với so với 0 Q1/2012 2011 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Tổng Tài sản VCSH Tổng TS VCSH Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng. Tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế và tổng thu nhập Tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng giảm dần qua LNTT có xu các năm, từ tăng trưởng 51% năm 2009 xuống còn 4% năm 2011 và thậm chí hướng giảm dần tăng trưởng -9,7% vào Quý 2/2012 so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh: năm 2010 tăng 90%, 5|Page
  • 6. năm 2011 tăng 131%, Qúy 2/2012 tăng 84% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của VCB đang có xu hướng xấu đi. Do đó, VCB cần phải cho những chính sách quản lý phù hợp để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay. …nguyên nhân Những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế vẫn gặp khó khăn, lãi suất giảm là do chi phí mạnh, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan, việc sản DPRR tín dụng xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt tăng mạnh động kinh doanh của các ngân hàng. VCB cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó khiến cho lợi nhuận trước thuế Quý 2/2012 giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chính là do chi phí dự phòng gia tăng mạnh gấp gần 2 lần, từ mức 594 tỷ đồng trong Quý 2/2011 lên đến 1.089 tỷ đồng trong Quý 2/2012. Dự phòng cho vay khách hàng của VCB trong Quý 2/2012 tăng từ 5.328 nghìn tỷ năm 2011 lên 7.073 nghìn tỷ tại 30/6/2012, trong đó dự phòng chung tăng 7,1% và dự phòng cụ thể tăng 42,5%. Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên. Như vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của VCB. Tăng trưởng thu Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của VCB từ năm 2009 đến 2011 nhập hoạt động có xu hướng tăng nhưng Quý 2/2012 tốc độ tăng trưởng lại giảm, chỉ tăng giảm trong Quý trưởng 9% so với cùng kỳ năm 2011 do tình hình khó khăn chung của nền kinh 2/2012 sau khi tế và hệ thống ngân hàng khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập của các khoản mục tăng mạnh trong chính đóng góp vào thu nhập của VCB (thu nhập lãi thuần, hoạt động thanh các năm trước toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ) bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các khoản thu nhập của VCB trong Quý 2/2012 đều lãi, trong khi so với cùng kỳ năm 2011, các khoản thu nhập từ chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và thu nhập khác đều bị lỗ. Tốc độ tăng trƣởng Thu nhập So sánh với một số ngân hàng 51% và LNTT tại 30/6/2012 60% 6000 50% 40% 29% 5000 24% 30% 4000 20% Tỷ đông 9% 9% 3% 4% 10% 3000 -6% 0% -10% -10% 2009 2010 2011 Q2/2012 Q2/2012 2000 -20% so với so với 1000 Q1/2012 Q2/2011 -30% -40% -38% 0 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Tổng thu nhập LNTT TN hoạt động LNTT Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng 6|Page
  • 7. Tăng trƣởng cho vay khách hàng Tốc độ tăng Hoạt động cho vay của VCB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tổng tài sản trưởng dư nợ cho (trên 60%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của vay có xu hướng VCB. Dư nợ cho vay khách hàng của VCB trong Quý 1/2012 sụt giảm nhẹ giảm dần qua các 0,57% so với năm 2011, nhưng sang Quý 2/2012 đã lấy lại được đà tăng năm trưởng, tăng 3,5% so với Quý 1/2012 và tăng 2,9% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân sụt giảm của Quý 1/2012 do bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc Chính phủ giảm mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Đồng thời, các ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay nhằm quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu đã khiến cho tăng trưởng tín dụng chậm lại. Tuy nhiên, từ tháng 5/2012 các ngân hàng đã bắt đầu nới lỏng tín dụng khiến tăng trưởng dư nợ cho vay đã bắt đầu tăng lên. Tỷ lệ cho vay khách hàng/ Tăng trƣởng cho vay khách hàng Tổng tài sản 250 30% 25.6% 24.8% 64% 62.6% 200 25% Nghìn tỷ đồng 62% 18.4% 20% 60% 150 216 57.5% 15% 58% 100 209 177 142 10% 56% 57.1% 50 2.9% 5% 54% 55.4% 52% - 0% 2009 2010 2011 30/6/2012 50% Cho vay khách hàng 2009 2010 2011 30/6/2012 Tăng trưởng cho vay khách hàng Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Tăng trƣởng tiền gửi khách hàng Tốc độ tăng Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của VCB có xu hướng giảm dần, từ trưởng tiền gửi 15,91% năm 2010 xuống còn -1,12% tại 31/3/2012, nhưng sang Quý 2/2012 khách hàng có xu đã lấy lại được đà tăng đạt 6,9% tại 30/6/2012 (so với đầu năm). Nguyên hướng giảm nhân của sự sụt giảm trong Quý 1/2012 là do nền kinh tế khủng hoảng khiến nhu cầu cho vay ra cũng giảm; Doanh nghiệp gặp khó khăn nên tiền gửi ngân hàng được rút ra để phục vụ nhu cầu vốn; Chính phủ giảm lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, khiến nguồn tiền đi ra các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, tiền gửi khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng luôn giữ vai trò cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho VCB. 7|Page
  • 8. Tỷ lệ tiền gửi khách Tăng trƣởng tiền gửi khách hàng hàng/Tổng nguồn vốn 250 15.9% 243 18% 72% 240 16% 69.1% 227 14% 70% Nghìn tỷ đồng 230 70.5% 12% 68% 66.6% 220 10% 66% 210 205 10.9% 8% 6% 64% 200 6.9% 4% 62% 190 2% 60% 61.9% 180 0% 2010 2011 30/6/2012 58% 56% Tiền gửi khách hàng 2009 2010 2011 30/6/2012 Tăng trưởng tiền gửi khách hàng Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB 2. Cơ cấu tài sản, chất lƣợng đầu tƣ Trong danh mục tổng tài sản của VCB, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm đến 80% tổng tài sản; tiếp đến là chứng khoán đầu tư chiếm 11%; Tiền gửi tại NHNN chiếm 3%; Tài sản Có khác chiếm 2%; Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng danh mục tài sản. Cơ cấu danh mục tài sản Vòng ngoài: Quý 2/2012 Vòng trong: Năm 2011 2% 3% Tiền mặt 11% Tiền gửi tại NHNN 2% 3% 8% Cho vay trên TT 2 27% 29% CK kinh doanh CCTC phái sinh Cho vay khách hàng CK đầu tư 56% Góp vốn đầu tư dài hạn 53% TSCĐ Tài sản có khác Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Cho vay khách hàng LAR khá cao, chỉ xếp Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của VCB trung bình từ năm 2007 đến nay sau BIDV và CTG đạt 55,5% và đạt mức cao nhất là 62,6% tại 30/6/2012. So với các ngân hàng đang niêm yết thì tỷ lệ này của VCB ở mức cao, chỉ sau BIDV và CTG. Mặt khác, các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của VCB có tính lỏng thấp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản, chiếm 40%. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản cao sẽ có thể gây rủi ro cho ngân hàng. 8|Page
  • 9. Tỷ lệ LAR So sánh với một số ngân hàng 70% 63% tại 30/6/2012 60% 58% 57% 80% 73% 55% 70% 49% 51% 70% 63% 50% 59% 60% 55% 40% 50% 43% 41% 41% 38% 30% 40% 20% 30% 20% 10% 10% 0% 0% 2007 2008 2009 2010 2011 Q2/2012 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng Hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng VCB đóng vai trò VCB đóng vai trò là ngân hàng cung cấp nguồn trên thị trường liên ngân hàng. là ngân hàng cung Giá trị ròng giao dịch trên thị trường 2 (cho vay – huy động) có xu hướng tăng cấp nguồn trên thị trưởng mạnh từ 8.621 tỷ đồng năm 2008 lên 57.043 tỷ đồng năm 2011, nhưng trường liên ngân Quý 1/2012 lại giảm xuống còn 42.204 tỷ đồng do lãi suất trên thị trường liên hàng ngân hàng giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản nên ngân hàng thu hẹp bớt hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, sang Quý 2/2012 hoạt động thị trường liên ngân hàng đã sôi động trở lại khi nhu cầu về vốn tăng lên. Nguồn tiền gửi, vay của các TCTD khác tại thời điểm 30/6/2012 đạt 47.361 tỷ đồng, giảm 1,25% so với cuối năm 2011 và giảm 31,04% so với cùng kỳ năm 2011; Vay các TCTD khác lại tăng, đặc biệt trong năm 2011 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010 do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh và đóng góp đáng kể vào thu nhập từ lãi của VCB. Thu nhập lãi từ tiền gửi và vay các TCTD khác năm 2011 tăng vọt, từ 1.471 tỷ đồng năm 2010 lên 4.889 tỷ đồng. Hoạt động cho vay Huy động trên thị trường 2 có sự biến động trong hai quý đầu năm 2012: Quý liên ngân hàng thu 1/2012 VCB lại thu hẹp bớt hoạt động cho vay liên ngân hàng, khi giảm từ hẹp bớt vào 105.019 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống còn 92.092 tỷ đồng cuối Quý 1/2012. Q1/2012 song đã Tuy nhiên, Quý 2/2012 hoạt động cho vay trên thị trường 2 đã tăng trở lại sôi động lại vào nhưng so với cuối năm 2011 không có sự biến động nhiều. Dự phòng cho khoản Q2/2012 mục này đã gia tăng mạnh mẽ từ 14,5 tỷ đồng cuối năm 2011 lên đến 362,7 tỷ đồng tại 30/6/2012. Đây là hệ quả của việc một số ngân hàng trong thời gian vừa qua gặp khó khăn thanh khoản. 9|Page
  • 10. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 31/03/2012 30/6/2012 Tiền gửi của các TCTD khác 31.978 22.725 53.951 18.939 20.216 Tiền gửi không kỳ hạn bằng 2.4048 2.160 3.143 1.557 2.957 VND Tiền gửi không kỳ hạn bằng 19.3468 14.862 16.627 15.914 14.794 ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 3.854 2.761 18.992 100.2 0.6 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại 6.373 2.942 15.188 1.368 2.464 tệ Vay các TCTD khác 6.858 25.237 5.585 30.619 27.146 Vay bằng VND 0,04 5.300 - 2.391 2.200 Vay bằng ngoại tệ 6.818 19.937 5.585 28.2287 24.946 Tổng huy động trên TT 2 38.836 59.536 47.9627 49.5587 47.362 Tiền vàng gửi tại các TCTD 46.481 79.500 71.823 50.427 70.586 khác Cho vay các TCTD khác 9821 160 33.197 41.6657 35.915 DPRR cho vay các TCTD khác (61) (6) (15) (330) (363) Tổng cho vay trên TT 2 47.457 79.654 105.005 91.762 106.138 Giá trị ròng trên TT 2 (Cho 8.621 20.118 57.043 42.204 58.776 vay-Huy động) Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Danh mục đầu tư Danh mục chứng Trong Quý 2/2012, danh mục đầu tư chứng khoán của VCB tăng từ 32.893 khoán đầu tư thận tỷ đồng năm 2011 lên 48.771 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của VCB chủ yếu trọng song ẩn chứa tập trung vào chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái rủi ro tiềm ẩn phiếu của các TCTD…) chiếm đến hơn 90% danh mục đầu tư, trong đó chứng khoán nợ sẵn sàng để bán là 41.433 tỷ đồng và chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn là 2.723 tỷ đồng. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc chỉ chiếm 45% trong khi trái phiếu của TCTD khác chiếm đến 49% có thể làm tăng rủi ro sở hữu chéo cho Ngân hàng. Cơ cấu danh mục đầu tƣ năm 2011 7% 42% 49% 3% Trái phiếu Chính phủ Tín phiếu Kho bạc TCTD khác Khác 10 | P a g e
  • 11. Chứng khoán kinh Đặc biệt trong Quý 2/2012, chứng khoán kinh doanh của VCB tăng 65% so doanh và đầu tư đều với cuối năm 2011. Khoản mục này tăng chủ yếu do VCB đã mua thêm 727 tăng trong Q2/2012 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và đã bán toàn bộ 151 tỷ đồng chứng khoán nợ kinh doanh do các TCTD trong nước phát hành, khiến cho dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh giảm đáng kể, từ 7.741 triệu đồng xuống còn 402 triệu đồng. Các khoản chứng khoán đầu tư trong Quý 2/2012 cũng tăng nhưng với mức thấp hơn chứng khoán kinh doanh, tăng 51,2% (từ 29.457 tỷ đồng lên 44.552 tỷ đồng). VCB tăng mạnh mục này cho thấy những kỳ vọng của VCB về tình hình giảm lãi suất cho đến cuối năm 2012. Góp vốn đầu tư dài hạn của VCB trong năm 2011 giảm 34% so với năm Góp vốn đầu tư dài 2010 do để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong năm 2011 VCB đã chủ động rà hạn lại tăng trong soát và tái cơ cấu cơ cấu lại danh mục đầu tư thông qua việc tập trung thoái Quý 1/2012 vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định. Quý 2/2012 danh mục góp vốn đầu tư không thay đổi so với năm 2011 nhưng giá trị góp vốn đầu tư dài hạn tính theo giá thị trường tăng 9,6% so với cuối năm 2011, đạt 2.869 tỷ đồng. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 30/6/2012 1. Chứng khoán kinh doanh 7.181 817.631 1.349.704 - Chứng khoán nợ - 707.955 1.243.422 - Chứng khoán vốn 10.830 117.417 106.684 - Dự phòng (3.649) (7.741) (402) 2. Chứng khoán đầu tư 32.811.215 29.456.514 44.552.281 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 22.481.655 25.721.233 41.252.577 + Chứng khoán nợ 22.780.947 25.902.034 41.433.368 + Chứng khoán vốn - 125.100 125.100 + Dự phòng (299.292) (305.911) (305.911) - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 10.329.560 3.735.291 3.299.724 + Chứng khoán nợ 3.207.033 3.158.515 2.772.948 + Các khoản đầu tư ủy thác 7.122.527 592.007 592.007 + Dự phòng - (15.231) (15.231) 3. Góp vốn đầu tư dài hạn 3.955.000 2.618.418 2.686.783 Tổng vốn đầu tƣ 36.773.396 32.892.563 48.770.768 Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB 11 | P a g e
  • 12. Tài sản Có khác Tỷ lệ TS Có khác cũng Tỷ trọng Tài sản Có khác trong danh mục tổng tài sản tại Quý 2/2012 không có xu hướng tăng so thay đổi so với cuối năm 2011. Tuy nhiên tính theo giá trị tuyệt đối, Tài sản Có với cuối năm 2011 khác của VCB vẫn tăng so với cuối năm 2011, từ 6.119 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 6.558 tỷ đồng tại 30/6/2012, trong đó tài sản có khác tăng mạnh nhất 225%; các khoản phải thu gần như không thay đổi; các khoản lãi, phí phải thu giảm 15%. 3. Chất lƣợng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu ở mặt Tỷ lệ nợ xấu của VCB biến động liên tục trong những năm gần đây và thấp bằng cao so với các hơn so với mức trung bình ngành, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong số các NHTM niêm yết ngân hàng niêm yết. Tính đến 30/6/2012, nợ xấu của VCB đã gia tăng đáng kể, từ 2,03% năm 2011 lên 3,5%. Trong cơ cấu nợ xấu của VCB qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trong tổng nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 1.022 tỷ đồng năm 2010 lên 2.764 tỷ đồng tại 30/6/2012. Đặc biệt, trong Quý 2/2012, nợ nhóm 2 giảm trong khi nợ nhóm 3,4,5 lại tăng cho thấy tiềm ẩn gia tăng nợ xấu của Ngân hàng khá lớn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao Tính theo số tuyệt đối, các nhóm nợ xấu của VCB vẫn gia tăng mạnh mẽ so nên phải tăng trích với năm 2011: nợ dưới tiêu chuẩn gia tăng mạnh nhất 120%, nợ có khả năng lập DPRRTD mất vốn gia tăng 68% và nợ nghi ngờ tăng 28%. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên VCB phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, từ 5.328 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 7.073tỷ đồng, khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Coverage ratio) luôn được duy trì trên 100% cho thấy được duy trì trên khả năng cover nợ xấu của VCB tốt. Tuy nhiên, Quý 2/2012 tỷ lệ này đang 100% giảm có thể cho thấy chính sách trích lập dự phòng nợ xấu của VCB không còn chặt chẽ như trước. So với các ngân hàng đang niêm yết, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB thuộc nhóm cao trong ngành, chỉ sau MBB. Tỷ lệ NPL, Coverage ratio So sánh với một số ngân hàng 4.0% 1.32 1.25 1.4 tại 30/6/2012 120% 3.50% 3.5% 1.06 3,9% 1.00 1.2 100% 4% 3,5% 3.0% 1.0 3,1% 80% 2.5% 3% 2.83% 2.87% 0.94 0.8 2.0% 2.47% 60% 0.6 2% 1,7% 2,5% 1.5% 2.03% 2,5% 1,6% 0.4 40% 1.0% 0.2 1% 1,8% 20% 0.5% 1,3% 0.0% - 0% 0% 2009 2010 2011 Q1/2012 Q2/2012 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB NPL(%) Coverage ratio Coverage ratio NPL Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng 12 | P a g e
  • 13. Cơ cấu dƣ nợ cho vay Cho vay chủ yếu tập Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của VCB tập trung vào ngắn hạn trung cho vay ngắn hạn, chủ yếu để phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn. Tính đến 30/6/2012, dư nợ ngắn hạn chiếm 59% tổng dư nợ trong khi dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 11% và 30%. Đối tượng khách Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng vay vốn tập hàng doanh nghiệp (chiếm đến 60% danh mục cho vay), trong đó doanh trung vào KH doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay. Đây là nhóm khách nghiệp hàng thường có độ rủi ro tín dụng cao, vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, VCB đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, từ 35% năm 2010 xuống còn 27% năm 2011. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cũng có xu hướng giảm từ 11% năm 2011 xuống 10% năm 2010, tuy nhiên về mặt giá trị tuyệt đối thì dư nợ cho vay cá nhân vẫn tăng từ 18.709 tỷ đồng lên 20.873 tỷ đồng. VCB đang có xu hướng đa dạng hóa cơ cấu cho vay, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành có mức độ rủi ro cao sang các ngành khác. Trong năm 2011, VCB đã giảm tỷ trọng cho vay vào các DNNN, cá nhân để chuyển sang tăng tỷ trọng cho vay vào các đối tượng khác nhằm giảm thiểu rủi ro (từ 27% năm 2010 tăng lên 37% năm 2011). Dư nợ cho vay tập Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của VCB không có sự thay đổi nhiều qua trung vào ngành sản các năm, chủ yếu tập trung vào nhóm hàng sản xuất chế biến và thương mại xuất chế biến và dịch vụ, chiếm gần 60% dư nợ cho vay. Những nhóm ngành này chịu nhiều thương mại dịch vụ tác động trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng. Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng Dƣ nợ cho vay theo ngành khách hàng kinh tế 2011 27% 18% 6%10% 37% 2011 6% 22% 37% 6% 27% 2010 35% 19% 6% 11% 27% 2010 6% 22% 36% 6% 28% 0% 50% 100% 150% 0% 50% 100% 150% DN Nhà nước Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và dịch vụ DN có vốn đầu tư nước ngoài HTX và Công ty tư nhân Sản xuất chế biến Nông lâm, thủy sản Cá nhân Khác Khai khoáng Khác Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB 13 | P a g e
  • 14. 4. Tính thanh khoản LDR tăng mạnh song Tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR) của VCB có xu hướng tăng nhanh, từ 48% vẫn thấp hơn 100% năm 2007 lên 89% tại Quý 2/2012. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng đột biến trong năm 2009 từ 55% lên 80% là do tăng trưởng cho vay tăng mạnh lên trên 25% trong khi tiền gửi khách hàng lại giảm gần 14% so với năm 2008. So với các ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của VCB khá an toàn, vẫn thấp hơn 100% nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của VCB không cao. Tỷ lệ LDR So sánh với một số ngân hàng 100% 92% 140% tại 30/6/2012 86% 89% 80% 120% 80% 100% 60% 55% 80% 48% 60% 40% 40% 20% 20% 0% BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB 0% 2007 2008 2009 2010 2011 Q2/2012 LDR LAR Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng Tài sản thanh khoản Khả năng thanh khoản của VCB luôn được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh chiếm tỷ lệ cao trong khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao (36,42%) so với các ngân hàng đang TTS niêm yết, chỉ sau SHB (38,94%) và EIB (38,69%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Như vậy, khả năng VCB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản thường tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do đó hệ số thanh khoản cao cũng chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của một ngân hàng. Tài sản thanh khoản/TTS So sánh với một số ngân hàng tại 30/6/2012 50% 40% 35% 40% 30% 25% 30% 20% 36% 30% 30% 33% 15% 20% 10% 10% 5% 0% 0% 2009 2010 2011 30/06/2012 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng 14 | P a g e
  • 15. Hệ số an toàn vốn Các chỉ tiêu an toàn Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có xu hướng tăng dần và ở mức cao so với vốn của VCB đều tốt ngành (chỉ kém NVB 14,53%) do với quy mô tài sản ngày càng mở rộng thì và ở mức chấp nhận nhu cầu tăng vốn của VCB sẽ ngày càng tăng để đảm bảo an toàn cho hoạt được so với các ngân động kinh doanh. hàng trong cùng Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH của VCB trong năm 2010 và 2011 cao hơn mức trung ngành bình (12,5%), nhưng tại thời điểm 30/6/2012 lại thấp hơn do VCB phát hành thành công tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ này cao cho thấy xác suất doanh nghiệp vay nợ của VCB mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ cao. Vì vậy ngân hàng cần phải có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tối đa khả năng mât thanh khoản của các doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Trong vài năm trước, VCB gặp vấn đề về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do có nhiều khoản đầu tư góp vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng bắt đầu duy trì được CAR theo đúng quy định kể từ năm 2010, đặc biệt năm 2011 đạt 11,4%, giúp ngân hàng có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 30/6/2012 Nợ phải trả/VCSH (%) 13,87 14,28 8,75 VCSH/Tổng tài sản (%) 6,72 7,81 10,25 Hệ số an toàn vốn CAR (%) 9 11,14 - Cơ cấu tiền gửi khách hàng Huy động ngoại tệ Huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của chiếm 20 – 25%, VCB, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn đứng đầu trong hệ ngành ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ của VCB thống các ngân hàng. luôn duy trì ở mức 30-35% tổng nguồn vốn huy động và ở mức cao so với các ngân hàng lớn trong cùng ngành. Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất có xu hướng giảm mạnh và sự canh trạnh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, VCB cần phải có những chính sách quản lý để nhằm giữ vững thị phần huy động vốn ngoại tệ nói riêng cũng như huy động vốn nói chung. 15 | P a g e
  • 16. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền So sánh với một số ngân hàng tại 30/6/2012 100% 34% 33% 30% 27% 100% 10% 9% 11% 80% 27% 27% 80% 60% 60% 40% 70% 73% 90% 91% 89% 66% 67% 40% 73% 73% 20% 20% 0% 0% 2009 2010 31/3/2012 30/6/2012 MBB CTG VCB STB ACB Ngoại tệ VND Ngoại tệ VND Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng. Huy động từ dân cư Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của VCB hiện nay có sự và tổ chức có sự chênh lệch không nhiều giữ nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư. Nguồn chênh lệch không tiền gửi của cá nhân tăng từ 48% năm 2010 lên 54% năm 2011, trong khi đó nhiều nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm từ 51% năm 2010 xuống 46% năm 2011 do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, các kênh đầu tư trên thị trường tài chính hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng tiền gửi của các doanh nghiệp giảm. Nguồn vốn huy động từ dân cư không có độ ổn định do độ co giãn về cầu gửi tiền của họ rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp có độ ổn định cao hơn, nhưng nguồn vốn này thường là nguồn tiền mặt dư thừa trong ngắn hạn của doanh nghiệp nên gây khó khăn trong dự báo về cân bằng thanh khoản của ngân hàng. Với xu hướng lãi suất tiếp tục giảm, khả năng người dân sẽ chuyển sang gửi tiền ở các kỳ hạn dài trong thời gian tới. Mặt khác, hệ thống ngân hàng sẽ tái cấu trúc mạnh mẽ trong thời gian tới nên một số ngân hàng nhỏ trong hệ thống sẽ khó có uy tín huy động vốn. Điều này giúp VCB có thể tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn. Xét cơ cấu huy động theo kỳ hạn của VCB trong những năm gần đây, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiền gửi (75% tổng tiền gửi). Tuy nhiên, 64% lượng tiền gửi của khách hàng lại tập trung ở kỳ hạn dưới 1 tháng và 20% lượng tiền gửi tập trung ở kỳ hạn từ 1-3 tháng. Do đó, mức chênh lệch thanh khoản ròng từ 3 tháng trở xuống của VCB luôn bị âm. Các kỳ hạn khác của VCB vẫn có chênh lệch thanh khoản ròng đạt mức dương. 16 | P a g e
  • 17. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng 2% 3% 2% 100% 1% 0% 100% 80% 48% 80% 54% 74% 73% 76% 60% 60% 40% 40% 51% 46% 20% 24% 24% 22% 20% 0% 0% 2010 2011 30/6/2012 2010 2011 Khác Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn Khác Cá nhân Các tổ chức kinh tế Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB 5. Khả năng sinh lời ROA, ROE có xu ROA, ROE có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay và ở mức thấp so hướng giảm dần với các ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy hiệu quả hoạt động của và ở mức thấp so VCB không cao. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc với ngành tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (năm 2010 tăng trưởng 7,5% nhưng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là 0,4% và 8,9%), trong khi vốn chủ sở hữu liên tục được bổ sung qua các năm, từ 21 nghìn tỷ năm 2010 lên 40 nghìn tỷ vào 30/6/2012; tổng tài sản cũng có tốc độ tăng trưởng giảm nhưng mức giảm ít hơn lợi nhuận sau thuế, từ tăng trưởng 20% năm 2010 xuống còn 7% tại 30/6/2012. Mặt khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của VCB đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB khiến cho các tỷ lệ sinh lời của VCB thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng ngành. …nhưng NIM lại Tỷ lệ NIM của VCB có xu hướng tăng từ 2,8% năm 2010 lên 3,9% tại có xu hướng tăng 31/3/2012, nhưng lại giảm xuống còn 2,6% tại 30/6/2012 và so với các ngân chỉ giảm vào hàng đang niêm yết ở mức trung bình. Sở dĩ tỷ lệ NIM tăng cao trong Quý Q2/2012 1/2012 là do cung-cầu của nguồn vốn (cầu của các doanh nghiệp cao, cung cho vay ra thấp do ngân hàng muốn kiểm soát chất lượng tài sản trong điều kiện nền kinh tế khó khăn – khiến lãi suất tăng) và Thu nhập lãi thuần của VCB tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, ở mặt bằng khá cao so với ngành. 17 | P a g e
  • 18. Tỷ lệ ROA, ROE, NIM So sánh với một số ngân hàng tại 30/6/2012 25% 22.5% 25% 20% 17.0% 15.3% 20% 15% 15% 9.1% 10% 10% 3.5% 3.9% 5% 2.8% 2.6% 1.5% 1.2% 1.5% 0.9% 5% 0% 0% 2010 2011 30/3/2012 30/6/2012 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB ROA ROE NIM ROA ROE NIM Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng Thu nhập lãi thuần Cơ cấu các khoản thu nhập của VCB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền chiếm tỷ trọng chủ thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thu nhập lãi yếu và có xu hướng thuần của VCB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến nay. Tính đến hết Quý tăng 2/2012, thu nhập lãi thuần tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 5.755 tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng thu nhập. Đặc biệt, thu nhập từ lãi tiền gửi của VCB giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, từ 2.188 tỷ đồng xuống còn 447 tỷ đồng do nền kinh tế gặp khó khăn và lãi suất có xu hướng giảm. Hoạt động kinh Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một thế mạnh của VCB, tỷ trọng của doanh ngoại tệ đóng nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập của VCB có xu hướng tăng từ năm góp đáng kể vào 2010 đến nay. Tính đến hết Quý 2/2012, mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối tổng thu nhập và có chiếm 9% trong tổng thu nhập. So với cùng kỳ năm 2011, hoạt động này tăng xu hướng tăng qua 2,92%, đạt 624 tỷ đồng. Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm các năm và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ…, trong tương lai kỳ vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động dịch vụ của VCB chủ yếu đến từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ và đang có xu hướng giảm dần do các nền kinh tế trên thế giới gặp khủng hoảng khiến cho hoạt động xuát nhập giảm, nhưng hoạt động này vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 9%) trong tổng thu nhập hoạt động. Hoạt động thanh Với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng toán xuất nhập khẩu cao, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, hoạt động vẫn duy trì được đà thanh toán xuất nhập khẩu của VCB vẫn duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị tăng trưởng tốt trí đứng đầu trong ngành. Trong năm 2011 nền kinh tế thế giới và trong nước bất ổn, Nhà nước hạn chế việc cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn 18 | P a g e
  • 19. cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VCB. Tuy nhiên, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2011 vẫn tăng 25,5% so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tính đến hết Quý 2/2012, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VCB giảm rất mạnh 35,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chỉ đạt 657 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn trong thời gian qua đã khiến mảng dịch vụ ngân hàng của VCB bị ảnh hưởng. Doanh số thanh toán Hoạt động thẻ của VCB cũng được phát triển mạnh mẽ và vẫn tiếp tục khẳng thẻ quốc tế chiếm định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ. Trong năm 2011, VCB đã phát trên 50% thị phần hành được hơn 1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1,5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 4.624 tỷ VND, tăng 43% so với năm 2010. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30,4% so với năm 2010 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động Với chiến lược đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng Ngân hàng đầu tư mạng lưới bán lẻ, tăng cường hoạt động ngân hàng điện tử internet/sms/phone/mobile banking; Triển khai mô hình bán hàng chủ động trên toàn hệ thống, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của VCB được kỳ vọng sẽ gia tăng bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân hàng. Cơ cấu các khoản thu nhập 1H2012 77% 9% 9% 4% 2011 84% 10% 8% 7% 2010 71% 12% 5% 4% 2009 70% 11% 10% 4% 2008 74% 9% 11% 6% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Thu nhập lãi thuần Hoạt động dịch vụ Kinh doanh ngoại hối Mua/bán CK kinh doanh Mua/bán CK đầu tư Hoạt động khác Góp vốn mua cổ phần Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB 6. Hiệu quả hoạt động CIR giảm dần từ năm Tỷ lệ chi phí/thu nhập của VCB có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay, 2010, xuất phát từ nguyên nhân là do thu nhập của VCB tăng nhanh hơn chi phí đầu tư mở rộng thu nhập tăng nhanh mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng như đầu tư vào hạ tầng công hơn chi phí nghệ. Mặt khác, chi phí tiền lương cho CBNV cũng chiếm tỷ trọng lớn. VCB có bộ máy tổ chức lớn và mức tiền lương trả cho CBNV cao thứ hai trong hệ 19 | P a g e
  • 20. thống ngân hàng vào cuối năm 2011 (sau VietinBank), trung bình chiếm đến 57% tổng chi phí. Tính đến hết Quý 2/2012, chi phí hoạt động của VCB tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chi phí lương cho CBNV giảm 7,4% do tình hình kinh tế khó khăn nên các ngân hàng thực hiện cắt giảm chi phí theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều này đã khiến cho tỷ lệ chi phí cho CBNV/tổng chi phí tính đến hết Quý 2/2012 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011, từ 60,9% xuống còn 55,5%. Tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập Chi phí cho nhân viên/Tổng chi phí 60% 53% 54% 60% 50% 45% 56,8% 56,5% 55,9% 40% 33% 55,5% 30% 55% 20% 10% 50% 0% 2009 2010 2011 30/06/2012 2009 2010 2011 30/6/2012 Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Tỷ lệ chi phí chung Tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản (Overhead Ratio) có xu hướng tăng qua từ năm Quý 2/2012 giảm và 2008 đến 2011, nhưng Quý 2/2012 lại giảm xuống còn 1,09% do tình hình ở mức thấp so với kinh tế gặp khó khăn nên các ngân hàng đều cắt giảm chi phí để tăng lợi ngành nhuận khiến cho tỷ lệ Overhead Ratio giảm mạnh. So với các ngân hàng đang niêm yết, Tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản của VCB ở mức thấp, cao hơn EIB và BIDV. Overhead ratio So sánh với một số ngân hàng 1.8% 1,69% tại 30/6/2012 1.6% 1,46% 3.0% 2,7% 1.4% 1,61% 2,3% 2.5% 2,2% 1.2% 1,22% 2.0% 1,7% 1.0% 1,6% 1,5% 1,09% 0.8% 1.5% 1,1% 1,0% 0.6% 0,9% 1.0% 0.4% 0.2% 0.5% 0.0% 0.0% 2008 2009 2010 2011 Q2/2012 BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng 20 | P a g e
  • 21. Lợi nhuận do một Lợi nhuận trên một nhân viên có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2011 nhân viên tạo ra ở xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm do chi phí dự mức trung bình so phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh. Tuy nhiên điểm sáng là vào 1H2012, tình với ngành hình lợi nhuận được cải thiện trong điều kiện thị trường và các ngân hàng đều khó khăn. Điều này cho thấy chính sách quản trị rủi ro của VCB đã dần phát huy tác dụng, khiến cho nợ xấu tuy cao nhưng ổn định, chi phí dự phòng 1H2012 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (từ 2.039 tỷ xuống còn 994 tỷ). Lợi nhuận TT/1 nhân viên So sánh với một số ngân hàng 481 480 tại Quý 2/2012 453 462 400 500 336 339 350 361 Triệu đồng 400 300 Triệu đồng 232 232 300 250 198 200 151 167 200 150 121 100 100 50 - 0 2008 2009 2010 2011 1H2012 CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Nguồn: Báo cáo tài chính của một số ngân hàng KẾT LUẬN CHUNG Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2012 của toàn hệ thống ngân hàng chậm lại, thậm chí âm; lãi suất giảm mạnh đã khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh của VCB sụt giảm nhẹ so với năm 2011. Bên cạnh đó, việc sản xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến thu hồi nợ của các ngân hàng. Nợ xấu trong quý 2/2012 của VCB cao nhất trong số ngân hàng đang niêm yết với tỷ lệ 3,5% trong đó trên 50% là nợ có khả năng mất vốn (tăng 1.599 tỷ đồng lên mức 3.946 tỷ đồng so với đầu năm). Tình hình nợ xấu gia tăng khiến VCB phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm cho lợi nhuận Quý 2/2012 giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, việc tăng vốn điều lệ thành công lên 23,2 nghìn tỷ đồng vào tháng 01/2012 giúp cho CAR của VCB được củng cố ở mức trên 11%. Các chỉ tiêu thể hiện sự vững mạnh của ngân hàng cho thấy một số tín hiệu trái chiều: khả năng thanh khoản và an toàn vốn khá cao, chi phí được quản lý tốt hơn nhưng các nhóm chỉ số về khả năng sinh lời, chất lượng tài sản vẫn thấp, dẫn đến việc mặc dù doanh thu vẫn liên tục tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận lại không cao, thậm chí có thời điểm lợi nhuận còn giảm. 21 | P a g e
  • 22. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT QUÝ II/2012 Đơn vị: Tỷ đồng SỐ ĐẦU NĂM STT CHỈ TIÊU SỐ CUỐI KỲ (Số đã kiểm toán) A TÀI SẢN I Tiền mặt. vàng bạc. đá quý 5.652 5.394 II Tiền gửi tại NHNN 13.572 10.617 Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các III 106.138 105.005 TCTD khác IV Chứng khoán kinh doanh 1.350 818 V CCTC phái sinh và các tài sản tài chính khác - - VI Cho vay khách hàng 208.436 204.089 1 Cho vay khách hàng 215.509 209.418 2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (7.073) (5.328) VII Chứng khoán đầu tƣ 44.552 29.457 1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 41.558 26.027 2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3.315 3.751 3 DP giảm giá chứng khoán đầu tư (321) (321) VIII Góp vốn. đầu tƣ dài hạn 2.869 2.618 IX Tài sản cố định 2.537 2.606 X Bất động sản đầu tƣ - - XI Tài sản có khác 6.558 6.119 TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ 391.663 366.722 B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 31.740 38.866 II Tiền gửi và vay các TCTD khác 47.362 47.962 III Tiền gửi của khách hàng 242.630 227.017 IV Các CCTC phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 199 11 V Vốn tài trợ,ủy thác đầu tƣ, cho vay TCTD chịu rủi ro - - VI Phát hành giấy tờ có giá 2.066 2.071 VII Các khoản nợ khác 27.362 22.012 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 351.359 337.940 VIII Vốn và các quỹ 40.153 28.639 1 Vốn của TCTD 32.421 20.739 - Vốn điều lệ 23.174 19.698 - Thặng dư vốn cổ phần 9.201 996 2 Quỹ của TCTD 2.127 2.117 3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC 151 191 4 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 70 70 5 Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ luỹ kế 5.384 5.521 IX Lợi ích của cổ đông thiểu số 151 143 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ. VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ 391.663 366.722 LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 22 | P a g e
  • 23. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT QUÝ II/2012 Đơn vị: Tỷ đồng Lũy kế từ đầu STT CHỈ TIÊU Quý II/2012 năm đến cuối QII/2012 1 Thu nhập lãi & các khoản thu nhập tương tự 7.861 16.611 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 5.406 10.856 I Thu nhập lãi thuần 2.155 5.755 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 674 1.025 4 Chi phí hoạt động dịch vụ 187 368 II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động D/vụ 487 657 III Lãi /lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối 289 642 IV Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 10 32 V Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 2 2 5 Thu nhập từ hoạt động khác 75 178 6 Chi phí hoạt động khác 70 99 VI Lãi /lỗ thuần từ hoạt động khác 5 79 VII Thu nhập từ góp vốn. mua cổ phần 93 278 VIII Chi phí hoạt động 1.069 2.488 Lợi nhuận thuần từ HĐKD trƣớc chi phí DPRR IX 2.272 4.957 tín dụng X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.089 2.040 XI Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 1.183 2.918 XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 272 660 XIII Lợi nhuận sau thuế 910 2.257 XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số 3 8 XV Lợi nhuận thuần sau thuế của Chủ sở hữu 907 2.249 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VCB Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Q2/2012 ROA 1,64% 1,50% 1,24% 0,93% ROE 25,58% 22,55% 17,08% 9,07% NIM 2,64% 2,77% 3,52% 2,56% LDR 80,17% 86,35% 92,25% 88,82% LAR 55,43% 57,50% 57,11% 62,60% CAR 8,11% 9,00% 11,40% - VCSH/Tổng TS 6,54% 6,72% 7,81% 10,25% Nợ phải trả/VCSH 14,28 13,87 14,28 8,75 TS thanh khoản/Tổng TS 30,18% 30,29% 33,00% 36,42% Chi phí/Thu nhập (CIR) 53,09% 53,58% 45,08% 33,42% Overhead ratio 1,46% 1,61% 1,69% 1,09% Lợi nhuận/ 1 nhân viên (tr đồng) 481 480 453 232 23 | P a g e