SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  47
ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT HÀ NỘI
                         KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


         Giáo viên hướng dẫn:          Nhóm sinh viên thực hiện:

         ThS : Phạm Thị Làn             1. Phạm Thị Vui
                              2. Nguyễn Thị Thịnh

 Tên đề tài:
                                        3. Hoàng Thị Lịch     Khoa
 “Nêu và phân tích phương pháp tiếp                                Học
 cận và giải quyết những vấn đề môi
                                                                   Môi
 trường”.
                                                            Trường



Giáo viên hướng dẫn:         Nhóm sinh viên thực hiện:

ThS : Phạm Thị Làn            1. Phạm Thị Vui

                              2. Nguyễn Thị Thịnh
                              3. Hoàng Thị Lịch




                              HÀ NỘI: 5/2012
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường



                                               MỤ C LỤ C
MỤC LỤC...................................................Error: Reference source not found

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................... Error: Reference source not found

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....Error: Reference source not found

    MỤC LỤC................................................................................................... 2

  THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................5

   LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 6

Phần I:.............................................................................................................8

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ .......................................... 8

MÔI TRƯỜNG................................................................................................. 8

   1.Môi trường và các vấn đề môi trường........................................................8

   1.1.Môi trường là gì?.................................................................................... 8

   Theo nghĩa rộng: “Môi trường là tổng hơp các điều kiện bên ngoài có ảnh
   hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện .Bất cứ một vật thể nào,một sự kiện
   nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.....................................8

   Từ điển “Di sản Hoa Kỳ” định nghĩa môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn
   cảnh hoặc điều bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một
   thực thể hữu cơ.............................................................................................8

   "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
   hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
   xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1,
   Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).......................................................8

   Theo chức năng môi trường bao gồm:..........................................................8



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                                                       Page 2
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

  a) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
  học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều
  chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
  không khí, động, thực vật, đất, nước... .........................................................8

  b) Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
  những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
  như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan,
  làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
  Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn
  khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
  cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. ................................. 9

  Như vậy ta có thể hiểu môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
  cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
  nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…Tất cả
  các nhân tố đó đều có mối quan hệ mật thiết với nhau .Nó liên quan trực
  tiếp đến sự sống còn của con người và các sự sống khác trên trái đất. Vì thế
  chung ta cần chung tay dể xây dựng môi trường tôt đẹp hơn.......................9

  1.2. Vấn đề môi trường là gì ?...................................................................... 9

   Vấn đề môi trường là những vấn đề tích cực (môi trường sống của con
  người ở nhiều nơi được cải thiện ,chất lượng cuộc sống ở một số nước phát
  triển được nâng cao.. ) hoặc tiêu cực (biến đổi khí hậu bùng nổ dân số hoặc
  những vấn đề kinh tế xã hội như lạm phát , lối sống..) có tác động trực tiếp
  đến môi trường không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường
  nhân tạo . Tuy nhiên sự phát triển của con người làm biến đổi môi trường
  theo hướng tích cực rất ít thay vào đó tồn tại rất nhiều những vấn đề tiêu
  cực . Để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về các vần đề môi trường chúng tôi
  xin trình bày các vấn đề môi dưới khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên đề có thể


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                                           Page 3
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

   hiểu được các khía cạnh này chúng ta cần phải có các phương pháp tiếp cân
   .Vậy chúng ta tiếp cận môi trường theo những phương pháp nào?............9

   2.Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường...........................................9

   2.1. Tiếp cận một số vấn đề môi trường một cách thuần túy......................10

   2.3. Tiếp cận vấn đề môi trường trên phương diện của sự phát triển bền
   vững. .......................................................................................................... 15

   Phần III:..................................................................................................... 22

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG HIỆN NAY..................................................................................22

   3. Bùng nổ dân số........................................................................................35

   4.Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học...........................................................39

Phần III: ....................................................................................................... 43

MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM............................................................................ 43

1.Môi trường việt nam “hồi trống” cấp báo về vấn đề suy thoái..................43

    KẾT LUẬN................................................................................................ 45




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                                                        Page 4
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường




          THÔNG TIN KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U ĐỀ TÀI

     1. Thông tin chung

    Tên đề tài: “Nêu và phân tích phương pháp tiếp cận và giải quyết những
vấn đề môi trường.”
    Sinh viên thực hiện:
     1.    Phạm Thị Vui
     2.    Nguyễn Thị Thịnh
     3.    Hoàng Thị Lịch
    Lớp: Tin học Trắc Địa- K53
    Email: tintracdiak53.humg@gmail.com
    Thời gian thực hiện: 12/2011 đến 5/2012
     2. Mục tiêu

      - Tổng quan về môi trường và các vấn đề môi trường.

      - Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường.

      - Các vấn đề môi trường trong sự phát triển bền vững ngày nay. Từ đó
tiến hành phân tích một số vấn đề nổi bật nhất.

      - Một số vấn đề môi trường ở Việt Nam và phương hướng giải quyết
của Đảng và nhà nước.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                Page 5
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường




            LỜI NÓI ĐẦU
      Trái đất của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỉ năm trải qua nhiều tỉ
năm vận động sự sống dần được hình thành từ dưới nước trải qua nhiều quá
trình tiến hóa trở nên đa dạng như ngày nay. Con người hiện đại đầu tiên mới
chỉ xuất hiện cách đây hai mươi nghìn năm.Từ đó cho tới hơn một trăm năm
về trước con người sống cân bằng với thiên nhiên . Nhưng trong vòng hơn
một trăm năm trở lại đây tất cả đã tăng tốc mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
Con người đã làm thay đổi thế giới với tốc độ chóng mặt, chúng ta đã chế ngự
thế giới và các loài sinh vật khác. Một số ý kiến cho rằng sự thành công
nhanh chóng của chúng ta đang đè một gánh nặng lên hệ sinh thái của trái đất
đe dọa trực tiếp đến sự sống của chúng ta .

      Con người chúng ta hiện nay đang phải đối phó với nhiều vấn đề hơn
bất kỳ thế hệ nào trước đây thậm chí một số vấn đề dường như không thể giải
quyết được. Ước tính cứ 6 người thì có một người bị thiếu đói hoặc bị suy
sinh dưỡng trong đó những nỗi lực sản xuất lương thực của chúng ta đang làm
cho đất nông nghiệp bị cằn cỗi. Đến năm 2050 khoảng 2/3 dân số thế giới sẽ
phải đối mặt với việc thiếu nước trầm trọng. Theo nhận xét của nhiều nhà
khoa học thì hiện nay trái đất của chúng ta đã bước vào giai đoạn tuyệt chủng
lớn lần thư 6 trong lịch sử. Sản lượng dầu mỏ sẽ lên tới đỉnh điểm và nguồn
cung ứng sẽ bị giảm xuống từ năm 2010. Biến đổi khí hậu là một trong những
thách thức lớn của nhân loại với sự gia tăng của lũ lụt, hạn hán, giông bão và
sự suy giảm của các giống loài. Một số hóa chất được phát hiện trong cơ thể
của nhiều trẻ sơ sinh, sự gia tăng của các bệnh xã hội( như HIV…) các tệ nạn
(như ma túy mại dâm..) sự mai một văn hóa truyền thống và nhiều những vấn
đề xã hội khác. Bên cạnh đó con người còn phải đối phó với những vấn đề về
kinh tế như khủng hoảng kinh tế, lạm phát… Và bên trong các vấn đề nêu


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 6
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

trên con người vẫn phải đói phó với một vấn đề nữa đó là sự gia tăng dân số
một cách nhanh chóng. Hiện nay dân số loài đã đạt 7 tỉ người và theo ước tính
sẽ có khoảng 9 tỉ người vào năm 2030. Dân số tăng sẽ kéo theo nhiều vấn đề
khác như đói nghèo, bệnh tật …

      Tất cả những vấn đề chúng tôi khái quát ở trên đó là các “vấn đề môi
trường toàn cầu” nói chung. Vậy chúng tôi sẽ làm gì với những vấn đề này?.
Để giải quyết được một vấn đề trước hết ta phải tiếp cận được vấn đề đó.
Trong bài báo cáo này chúng tôi đã đưa ra cách nhìn nhận những vẫn đề môi
trường trên cái nhìn tổng thể khi xét đến các mối quan hệ giữa chúng và giữa
bản thân chúng với sự vật xung quanh, từ đó có tiến hành xây dựng một số
biện pháp, giải pháp hạn chế, khắc phục nhược điểm và có thể gìn giữ phát
huy ưu điểm đối với bản thân mỗi người nói chung và nhân loại nói riêng.

      Vậy chúng ta phải tiếp cận những vấn đề trên như thế nào và có
phương hướng giải quyết chúng ra sao? Liệu một cuộc thân thiện với môi
trường có phải là một điều xa xỉ hay đó là sự cần thiết cho tất cả mọi người ?

      Chúng tôi hy vong rằng đề tài “Nêu và phân tích các phương pháp
tiếp cận và giải quyết vấn đề môi trường” mà chúng tôi trình bày dưới đây sẽ
góp phần làm các bạn hiểu rõ hơn các vấn đề về môi trường và một số giải
pháp để giải quyết các vấn đề đó.

                                           Nhóm sinh viên thực hiện đề tài




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                    Page 7
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường


                                  Phần I:

       CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ

                             MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường và các vấn đề môi trường.

1.1.         Môi trường là gì?

Theo nghĩa rộng: “Môi trường là tổng hơp các điều kiện bên ngoài có ảnh
       hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện .Bất cứ một vật thể nào,một sự
       kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.

Từ điển “Di sản Hoa Kỳ” định nghĩa môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn
       cảnh hoặc điều bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một
       thực thể hữu cơ.

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
       mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
       sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo
       Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Theo chức năng môi trường bao gồm:

a) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
       sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
       tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
       không khí, động, thực vật, đất, nước...




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 8
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     b) Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Như vậy ta có thể hiểu môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…Tất cả các nhân
tố đó đều có mối quan hệ mật thiết với nhau .Nó liên quan trực tiếp đến sự
sống còn của con người và các sự sống khác trên trái đất. Vì thế chung ta cần
chung tay dể xây dựng môi trường tôt đẹp hơn.

1.2. Vấn đề môi trường là gì ?
       Vấn đề môi trường là những vấn đề tích cực (môi trường sống của con
người ở nhiều nơi được cải thiện ,chất lượng cuộc sống ở một số nước phát
triển được nâng cao.. ) hoặc tiêu cực (biến đổi khí hậu bùng nổ dân số hoặc
những vấn đề kinh tế xã hội như lạm phát , lối sống..) có tác động trực tiếp
đến môi trường không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường nhân
tạo . Tuy nhiên sự phát triển của con người làm biến đổi môi trường theo
hướng tích cực rất ít thay vào đó tồn tại rất nhiều những vấn đề tiêu cực . Để
cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về các vần đề môi trường chúng tôi xin trình
bày các vấn đề môi dưới khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên đề có thể hiểu được
các khía cạnh này chúng ta cần phải có các phương pháp tiếp cân .Vậy chúng
ta tiếp cận môi trường theo những phương pháp nào?

2. Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường.
     Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình môi
trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài
người bước vào thiên niên kỷ thứ ba:




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 9
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     * Thứ nhất, đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe
      dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng
      hóa và dịch vụ, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định
      của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.
    * Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản
lý môi trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những
chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và
phát triển kinh tế.
     Thực tế đã chứng minh xảy ra đồng thời cả hai xu hướng đó sẽ không chỉ
phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường và ngược lai chúng ta
không thể chỉ quan tâm đến môi trường mà không quân tâm đến phát triển
kinh tế .Sự dung hòa giữa phát triển và môi trường được gọi là phát triển bền
vững và vấn đề môi trường được tiếp cận ở đây là môi trường trên phương
diện phát triển bền vững.Đây cũng là phương phấp ma chúng tôi sẽ chộn để
trình bày rõ ở phân thứ ba của đề tài.
     Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp tiếp cận các vấn đề
môi trường chúng tôi xin trình bày sơ qua về các phương pháp tiếp cận.

2.1. Tiếp cận một số vấn đề môi trường một cách thuần túy.
       Xét trên khía cạnh môi trường thuần túy vấn đề môi trường ta thấy có
rất nhiều vấn đáng báo động như là : Khai thác các tài nguyên, ô nhiễm môi
trường, rác thải ngày càng gia tăng , đất nông ngiệp bị thu hẹp…những vấn đề
này đã và đang có những tác động sâu sắc đến môi trường.
       Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ do thiên nhiên gây ra như :sự
phân hủy xác chết của các loại động vật, thực vật v.v… mà còn do con người
gây ra, con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không được xử
lý sẽ dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Ví dụ: việc khai thác than sẽ
làm cho môi bị ô nhiễm cả về không khí, đất nước...




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 10
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

      Tình trạng để dầu tràn trên biển do các tàu chở dầu hay các tàu khách
bị dò gỉ dầu dẫn đến ô nhiễm môi trường biển làm các loại sinh vật cũng như
động vật dưới biển chết hàng loạt.
      Tình trạng lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần v.v…tất cả đều ảnh hưởng đến sự
sống của các loài sinh động vật và con người.

     2.2. Tiếp cận một số vấn đề môi trường trên phương diện
kinh tế- xã hội.
      Môi trường kinh tế - xã hội là gì ? : Là môi trường mà con người là
nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường.
       Lĩnh vực hoạt động: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo
dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục
tiêu cho mình.
2.2.1. Môi trường trên phương diện kinh tế .
      Sự phát triển nhanh chóng bất ổn định của nền kinh tế những năm
trước đây đã dẫn đến nhiều vấn đề kinh tế mà chúng ta đang gặp phải hiện
nay như:
     - Khủng hoảng kinh tế.
     - Sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô
     - Tình trạng thất nghiệp.
     - Sự chênh lệch giàu nghèo.
     - Thể chế hoạt động…
         Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và
trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng kinh tế là do sự mất cân bằng về nền kinh tế dẫn đến các cá
nhân, tổ chức kinh tế trên toàn cầu liên tiếp bị thua lỗ, phá sản (hoặc có nguy
cơ phá sản) không có tiền để chi trả cho các khoản vay khổng lồ mà tiêu biểu
đó là tình trạng nợ công của các nước như: Mỹ nợ công là 14,214 nghìn tỷ
USD, Nhật Bản nợ công lên đến 10.000 tỷ USD,Hy Lạp là 350 tỷ Euro….Ví



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 11
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

dụ: Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong
nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ
năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng
hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp.




   Hình 1 : Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh

                           tế đầu tiên của thế kỷ 21.

       Sự bất ổn về kinh tế vĩ mô chính là sự biến động về giá cả leo thang,
tiền tệ biến động, lạm phát tăng cao … Ví dụ: Tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ
giá những tháng đầu năm 2011 tiếp tục có biến động mạnh và diễn biến phức
tạp. Trong đó, lãi suất tiền gửi VND có thời điểm lên tới 16-17%/năm, lãi
suất cho vay 18-20%/năm; tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do biến động
mạnh và có thời điểm cao hơn tỷ giá giao dịch chính thức gần 10%...(Theo
báo Vn Economy).
      Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường
ngày của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với kinh tế vĩ mô.
     Thể chế hoạt động cũng gây rất nhiều sức ép cho các nhà kinh tế.Chủ
yếu là thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                       Page 12
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

pháp luật, chính sách do Nhà nước ban hành dựa trên các quy luật vận động
khách quan của nền kinh tế để điều tiết, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của chúng. Theo ý nghĩa đó, thể chế kinh tế là những tác động chủ
quan, định hướng của con người vào sự vận động và phát triển của nền kinh
tế.
      Ví dụ: Nhà nước huy động vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam để
kinh doanh bằng cách mở các khu công nghiệp mục đích là tạo công ăn việc
làm cho hàng vạn người dân từ đó cải tạo đời sống cho nhân dân thúc đẩy
phát triển nền kinh tế trong nước.

2.2.2. Những vấn đề về văn hóa- xã hội
      Xã hội phát triển hiện đại cuộc sống con người ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề đã và đang tồn tại trên các khía cạnh
của văn - xã hội tác động sâu sắc đến môi trường (bao gồm cả môi trường tự
nhiên và nhân tạo)
       a)Về dân số: Đó là sự gia tăng dân số.Tình trạng tăng dân số dẫn đến
tình trạng đất chật , người đông và các nhu cầu về ăn, mặc , ở , ô nhiễm môi
trường và hàng loạt các vấn đề khác phát sinh.
      b) Về lối sống:
     Đó là lối sống suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên. Đây
là nguồn nhân lực chủ yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước,sự chơi bời lêu lỏng, tụ tập, không chịu làm ăn dẫn đến tình trạng rơi
vào các con đường tệ nạn xã hội như: trộm cướp, giết người, chích hút ma
túy dẫn tới căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Hiện nay trên thế giới căn bệnh này
vẫn chưa có thuốc đặc trị,nó tàn phá cơ thể con người cả về thể xác lẫn tinh
thần, làm cho con người chết một cách đau đớn. Theo thống kê từ khi phát
hiện cưn bệnh này vào ngày 5/6/1981 đến nay trên thế giới đã có hơn 30 triệu
người bị chết vì nhiễm HIV/AIDS.
    c) Về văn hóa:




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 13
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     Văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một, mất dần đi bản sắc dân
tộc thay vào đó là sự du nhập của văn hóa truyền thống phương tây.
    Ví dụ: Trước đây cứ mỗi dịp tết đến lại thấy ông đồ ngồi bên vỉa hè viết
chữ để treo trong nhà,nhưng ngày nay tập tục treo chữ trong nhà này hầu
như không còn hoặc rất ít, hình ảnh ông đồ xuất hiện trên vỉa hè hầu như là
không có.
      d)Về gia đình:
     Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có phát triển xã hội mới phát triển
được.Vì vậy muốn phát triển xã hội thì gia đình phải phát triển. Gia đình
muốn phát triển được thì các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau bảo ban nhau làm ăn cùng nhau xây dựng gia đình hạnh
phúc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề hết sức nan giải đó là tình
trạng xáo trộn giữa các thành viên trong gia đình như: tình trạng bạo lực trong
gia đình cụ thể là chồng đánh vợ, anh chị em trong gia đình chia bè phái gây
mâu thuẫn lẫn nhau dẫn đén tình trạng mất hết tình đoàn kết giữa anh chị em,
con cái bất hiếu với cha mẹ v.v…
      e) Về giáo dục:
       Nạn mù chữ vẫn xảy ra ở một số khu vực có nền kinh tế khó khăn như:
vùng núi cao, vùng các dân tộc thiểu số... Ở các nước nghèo như Châu Phi tỷ
lệ mù chữ vẫn còn khá cao do đói nghèo, đông dân dẫn đến tình trạng không
có điều kiên học hành ước tính Số người biết chữ ở Châu Phi từ 15 tuổi trở
lên là 60% dân số.
     f) Về vấn đề an sinh xã hội
       An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của
mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt
về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già
và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                    Page 14
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường


2.3. Tiếp cận vấn đề môi trường trên phương diện của sự phát
triển bền vững.
2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững

     "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế
hệ tương lai".(“ năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp
Quốc”).
     Nhìn vào thực trạng của thế giới hiện nay có thể khẳng định chúng ta
đang phát triển rất nhanh nhưng không bền vững .Con người chỉ chú trọng
phát triển kinh tế xã hội mà quên mất đi môi trường . Chẳng hạn như chúng ta
khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trong khi đó nhu cầu về cuộc
sống của con người ngày càng tăng lên , sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật,phát
triển kinh tế đã gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường phá vỡ đi sự cân bằng của
sự phát triển bền vững giữa môi trường-kinh tế-xã hội.
2.3.2. Mục đích

  - Duy trì được cân bằng của tự
     nhiên.

  - Đem lại hiệu quả tốt nhất cho
     con người.

  - Vừa phát triển kinh tế, xã hội
     vừa phải hài hòa với tự nhiên.

       Hình 2 : Phát triển bền vữnglà một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các

                         hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội.

2.3.3. Tiêu chí cho phát triển bền vững.

    Muốn đạt được những mục đích trên có những tiêu chí cụ thể trên từng
phân hệ:



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 15
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     * Về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp
lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy
thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các
thế hệ mai sau.
    - Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công
nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống ;
     - Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi
trường ;
     - Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế
và giáo dục ;
    - Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối ;
      - Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm
thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
      *Về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe
nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành
và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo
giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ
công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ
trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa
dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh
thần.
     - Ổn định dân số ;
     - Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị :
     - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hoá ;
     - Nâng cao học vấn, xoá mù chữ ;
     - Bảo vệ đa dạng văn hoá ;
     - Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới ;



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 16
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     - Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết
định của các nhà quản lý, hoạch định chính sách...
     * Về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu
quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa
dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
     - Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo ;
     - Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái ;
     - Bảo vệ đa dạng sinh học ;
     - Bảo vệ tầng ôzôn ;
     - Kiểm soát và giảm thiểu phát xả khí nhà kính ;
     - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm :
     - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương
thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.
2.3.4. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
    LucHens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio
về Môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của
PTBV. Những nguyên tắc đó là :
a)    Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân
Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt
hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật
quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công
chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải
có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.
b)    Nguyên tắc phòng ngừa




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 17
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

  Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo
ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà
trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường.
c) Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
       Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng
ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại
đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc
vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển
bền vững.
d) Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
      Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một
cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng
một môi trường trong lành và sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử
lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các
quốc gia.
e)    Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền
      Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác
động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ
f) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
      Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô
nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt
động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của
hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng.
g) Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
       Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ
giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách,
chế biến và sử dụng tài nguyên.
2.3.5. Phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề môi trường




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 18
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

      Theo yêu cầu của con người, các hệ sinh thái tự nhiên được phân thành 4
loại chính: hệ sinh thái sản xuất; hệ sinh thái bảo vệ, hệ sinh thái đô thị và hệ
sinh thái với các mục đích khác như giải trí, du lịch, khai thác mỏ,... Quy
hoạch sinh thái học cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý cân đối, hài hòa cả 4
loại hệ sinh thái đó.
     Vai trò của khoa học môi trường không chỉ dừng lại ở việc xác định các
vấn đề, các bức xúc mà phải đề nghị và đánh giá các phương án giải quyết
tiềm năng. Mặc dù, việc lựa chọn thực hiện phương án giải quyết được đề
nghị luôn luôn là chủ đê của chính sách và chiến lược của xã hội, khoa học
môi trường ở đây đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục cả hai: các quan chức
và cộng đồng. Việc giải quyết bao gồm 5 bước cơ bản sau:
     Bước 1: Đánh giá khoa học: giai đoạn trước tiên liên quan tới bất kỳ vấn
đề môi trường nào là sự đánh giá khoa học, thu thập thông tin, số liệu. Các số
liệu phải được thu thập và các thực nghiện phải được triển khai để xây dưng
mô hình mà nó có thể khái quát hoá được tình trạng. Mô hình như vậy cần
được sử dụng để đưa ra những dự báo về tiến trình tương lai của sự kiện.
     Bước 2: Phân tích rủi ro: sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học như
một công cụ, nếu có thể tiến hành phân tích hiệu ứng tiềm ẩn của những can
thiệp. Điều gì trông đợi sẽ xảy ra nếu hành động được kế tiếp, kể cả những
hiệu ứng ngược thì hành động vẫn được xúc tiến.
     Bước 3: Giáo dục cộng đồng: bao gồm giải thích vấn đề đại diện cho tất
cả các hành động luân phiên sẵn có và công báo cụ thể về những chi phí có
thể và những kết quả của mỗi sự lựa chọn.
    Bước 4: Hành động chính sách: cộng đồng tự bầu ra các đại diện lựa
chọn tiến trình hành động và thực thi hành động đó.
     Bước 5: Hoàn thiện: các kết quả của bất kỳ hoạt động nào phải được
quan trắc một cách cẩn thận và xem xét cả hai khía cạnh: liệu vấn đề môi
trường đã được giải quyết chưa và điều cơ bản hơn là đánh giá và hoàn thiện
việc lượng hóa ban đầu và tiến hành mô hình hóa vấn đề.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                    Page 19
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

2.3.6. Một số vấn đề môi trường chính trong sự phát triển bền vững ngày
nay.

     Ngày nay có mười vấn đề chính về môi trường trong sự phát triển bền
vũng đó là:
       1. Biến đổi khí hậu.
       2. Lỗ thủng tằng ozon ngày càng mở rộng.
       3. Bùng nổ dân số
       4. Sự suy giảm tài nguyên rừng
       5. Ô nhiễm biển và các đại dương
       6. Sự suy giảm tài nguyên nước ngọt
       7. Ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa
       8. Suy giảm đa dạng sinh học
       9. Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản
       10. Rác thải gia tăng.
2.3.7. Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
     Các ưu tiên cần được triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt được
xác định trong Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam bao
gồm:
       Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế:
    - Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không
ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
    - Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo
hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường.
       - Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".
       - Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                Page 20
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

      - Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát
triển bền vững.
     Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội:
     - Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
     - Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng
dân số và tình trạng thiếu việc làm.
     - Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư
và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa
phương, trước hết là các đô thị.
     - Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp
thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
    - Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.
     Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường:
     - Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.
     - Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.
     - Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
     - Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
     - Bảo vệ và phát triển rừng.
     - Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
     - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
     - Bảo tồn đa dạng sinh học.
     - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến
đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.
    Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền
vững




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 21
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     (1) Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng
bền vững:
     (2) Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông
thôn:
     (3) Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn,
tăng khả năng tiêu thụ nông sản kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực
phục vụ phát triển sản xuất.

                                Phần III:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN
                PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN NAY.


       Tất cả mười vấn đề nêu ở phần trên đều là những vấn đề cấp thiết mà
thế giới chúng ta đang phải đối mặt tuy nhiên do giới hạn đề tài chúng tôi xin
trình bày năm vấn đề dưới đây:
       1. Biến đổi khí hậu.
       2. Vấn đề lỗ thủng tầng ozone ngày càng mở rộng.
       3. Bùng nổ dân số.
       4. Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học.
1.Biến đổi khí hậu toàn cầu
1.1.    Định nghĩa:
    “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo".
    “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 22
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo
công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
1.2.   Nguyên nhân:
A. Nguyên nhân tự nhiên:
1. Sự thay đổi vị trí trái đất hàng năm:
       Khí hậu Trái đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất,
cứ sau một chu kỳ nóng lên lại là một chu kỳ lạnh có tên là chu kỳ băng hà.
Chu kỳ băng hà kéo dài khoảng 100.000 năm, còn chu kỳ nóng kéo dài từ
10.000 - 20.000 năm. Hiện nay, chúng ta đang sống trong chu kỳ nóng lên của
Trái đất. Nguyên nhân của sự thay đổi lớn của khí hậu trái đất bao gồm: thay
đổi vị trí Trái đất so với Mặt trời, thay đổi cường độ hoạt động của Mặt trời,
sự gia tăng hoạt động của tro bụi và hơi nước,... Trong khi quay xung quanh
Mặt trời, trục Trái đất nghiêng một góc là 23027’. Khi thay đổi độ nghiêng của
trục quay, Trái đất có thể nhận tăng hoặc giảm 20% năng lượng Mặt trời tới
Trái đất. Khoảng cách Trái đất - Mặt trời cũng luôn thay đổi do quỹ đạo quay
của Trái đất.
2. Núi lửa
       Núi lửa cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí hậu. Phun
trào núi lủa lớn đủ lớn sẽ ảnh hưởng đến khí hậu và gây ra làm mát khí hậu
(bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt trái
đất) trong thời gian một vài năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra
chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu
và tuyệt chủng hàng loạt.
       Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng
thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái
Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác
dioxide carbon và làm tăng lượng CO 2 trong không khí góp phần làm cho khí
hậu trái đất nóng lên.
3. Sự va chạm của các thiên thạch.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 23
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

B. Nguyên nhân nhân tạo :
1. Sự gia tăng của khí nhà kính.

       Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là sự gia tăng
một cách đáng kể lượng khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động của con
người. Việc tăng lượng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng
nhiệt độ khí quyển Trái đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt các đặc
trưng khí hậu khác. Các hoạt động của con người đã thải ra một lượng rất lớn
khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần khí quyển, tăng hàm lượng các khí nhà
kính. Theo bản tin đầu tiên của WMO (Tổ chức Khí tượng Thế giới) về khí
nhà kính, trong năm 2004 nồng độ trung bình toàn cầu các loại khí nhà kính
trong khí quyển trái đất như CO2, CH4, N2O đạt mức cao kỷ lục. Nồng độ CO2
đo được là 377,1 ppm, nồng độ CH 4 là 1783 ppb và nồng độ N2O là 318,6
ppb. So với giai đoạn tiền công nghiệp, các con số này đã vượt tương ứng là
35%, 155% và 18%. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, so với 10 năm trước nồng
độ các chất tương ứng đã tăng 19 ppm, 37 ppb và 8 ppb. Nếu so với năm
2003, nồng độ CO2 tăng 1,8 ppm (0,47%).
        N2O trong khí quyển tăng đều ở mức khoảng 0,8 ppb mỗi năm kể từ
1988. Khoảng 1/3 lượng N2O được sinh ra do các hoạt động của con người
như đốt nhiên liệu, đốt sinh khối, sử dụng phân bón và một số quá trình công
nghiệp.
2. Khai thác quá mức các bể hấp thụ nhà kính
         Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ nhà kính như sinh
khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác mà trong đó tiêu biểu
là việc khai thác quá mức rừng. Rừng phân bố không đồng đều trên các châu
lục về diện tích cũng như thể loại. Khoảng 29% diện tích lục địa có rừng che
phủ. Người ta ước tính rừng chiếm 20-45% diện tích đất trên hành tinh. Theo
thống kê của FAO (1958) thì trên trái đất có 44,05 triệu km 2 rừng, khoảng
33% diện tích đất liền. Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu ha (gần 2%)
trong khoảng từ 1980 – 1990. Riêng ở vùng Đông Nam Á trong thời gian từ
1980- 1990 diện tích rừng giảm khá nhanh. Như ở Indonexia rừng giảm đi



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 24
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

1212 nghìn ha, Thái lan là 515 nghìn ha, Malaysia là 396 nghìn ha, Lào 129
nghìn ha và Việt Nam là 139 nghìn ha.
1.3.    Các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
      - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
      - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
      - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
      - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
      - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
      - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.4. Hiện tượng của biến đổi khí hậu:
        Biến đổi khí hậu gây ra một số hiện tượng sau đây:
              - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
              - Hiện tượng mưa axit.
              - Cháy rừng.
              - Hiện tượng sương khói.
              - Sa mạc hóa.
              - Lũ lụt – Hạn hán.
              - Thủng tầng ozon…
        Tất cả các hiện tương trên đều đã và đang gây những ảnh hưởng vô
cùng nghiêm trọng với toàn cầu .Để giúp mọi người hiểu rõ về các hiện tương
hơn chúng tôi xin trình bày hai trong số các hiện tương trên đó là hiên tượng
hiệu ứng nhà kính và mưa axit.
1.4.1.Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
   a. Khái niệm:
        Hiệu ứng nhà kính dùng để miêu tả hiện tượng năng lượng bức xạ của
tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính,bị hấp thụ và


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 25
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

phân tán trở lại làm ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ ở những
chỗ được chiếu sáng.Từ lâu hiệu ứng nhà kính được sử dung để trồng cây
cũng như trong kiến trúc để sưởi ấm nhà cửa,lâu đài bằng năng lượng mặt trời
tiết kiệm chất đốt.Trong biến đổi khí hậu người ta dùng khái niệm ”Hiệu ứng
nhà kính khí quyển” để miêu tả hiện tượng hấp thụ và phân bố nhiệt bức xạ
của mặt trời gây ra bởi các khí nhà kính.
      "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái
đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển
trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây
và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".

b. Nguyên nhân:




      Hình 3 : Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính từ các khí thải

c.Hậu quả:
      + Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới
tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài
thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa
rào và bởi sự tăng khí bốc hơi.


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                Page 26
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     + Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán
tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và
4.000 dặm vuông đất ướt.
    +Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong
những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy
mạnh các bệnh truyền nhiễm.
     Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như
hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
     +Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy
ra hơn.
     + Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và
giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông
hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng
hay bởi sự giảm mực nước sông.
    + Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những
năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn
hồng thủy.

1.4.2. Hiện tượng mưa axit.

       a . Khái niệm: Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan
trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau.Trong tự nhiên, mưa có tính
acid chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tan ( từ hơi thở của động vật và
có một ít Cl-( từ nước biển) và có độ pH dưới 5.Là sự lắng đọng thành phần
axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng,hơi nước…
      b. Nguyên nhân:
      Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit
của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên.
Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí
SO2 vào khí quyển... C ác loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta
đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 27
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước.
Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ
phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4,
acid Sunfur, acid Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa
hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các acid này đã làm cho
nước mưa có tính acid.
     Nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ các hoạt động của con người như chặt
phá rừng ,đốt rác, thuốc trừ sâu..
Quá trình tạo mưa axit:
Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:

- Lưu huỳnh:

                          S + O2 → SO2;
    Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
                          SO2 + OH· → HOSO2·;
    Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.
                       HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
    Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2·
và SO3 (lưu huỳnh triôxít).
                          SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
    Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạora axítsulfuric H2SO4.
Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.
- Nitơ:
                   N2 + O2 → 2NO;
                   2NO + O2 → 2NO2;
                   3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 28
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường




                    Hình 4 : Quá trình tạo mưa axit
    c. Hậu quả:
      * Tác đông tiêu cực:
    - Mưa axit ảnh hưởng tới ao hồ và hệ thủy sinh vật.
    - Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất
    - Ảnh hưởng đến khí quyển.
    - Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc.
    - Ảnh hưởng đến các vật liệu.
    - Ảnh hưởng lên người.
      * Tác động tích cực:
    - Mưa axit làm mát trái đất.
    - Cân bằng hệ sinh thái rừng:
     Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với
môi trường.Vì lượng cacbon dioxide ngày càng tăng trong sông suối là loại
khí gây ra quá trình axit hoá ở các nguồn nước tinh khiết.
1.5.Hậu quả của biến đổi khí hậu:
1.5.1. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường:




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                             Page 29
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     Sự gia tăng của nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu ở một số khu vực
nóng lên,lượng mưa giảm dẫn đến nhiều khu vực bị khô hạn và dẫn tới tình
trạng thiếu nghiêm trọng tình trạng nước ngọt trên thế giới tạo điều kiện cho
nước biển xâm nhập.
    Ví dụ: Ở Việt Nam năm 2010, nhiệt độ tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực
nước biển tăng thêm 9cm; dự kiến sẽ tăng từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm
2100.
1.5.2. Tác động tới phát triển kinh tế:
    - BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông -
lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.
    - Thiên tai ,lũ lụt ,mưa lũ,gây ra làm ngập lụt nhà cửa,cây,phá vỡ các
công trình…gây thiệt hại cả người và của.
      - Hạn hán kéo dài còn dẫn đến tình trạng cây cối không phát triển được
và có thể bị chết do thiếu nước làm cho năng suất kém .Hoặc thời tiết quá
nóng hoặc quá lạnh còn làm cho cây cối và gia súc bị dịch bệnh hoặc chết gây
thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế nhất là những nước nông nghiệp.
      Ví dụ: Ở Việt Nam Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008,
theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có
33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều
đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính
thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
1.5.3.Tác động đối với đời sống - xã hội:
     Biến đổi khí hậu cũng gây nhiều hậu quả đe dọa cuộc sống con người
thiên tai,dịch bệnh dẫn đến tình trạng đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
     Ví dụ:Ở Việt Nam điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm
162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng
27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên
các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết
28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 30
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

1.6.    Phương hướng – giải quyết:
1.6.1. Phương hướng-Chiến lược:
       - Mang tính toàn cầu: đây là vấn đề chung của cộng đồng, không phải
là riêng biệt của từng quốc gia, khu vực hay châu lục nào.
     - Được các quốc gia nhất trí: để ra các phương hướng và phân công
nhiệm vụ công bàng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục.
      - Có quy mô: lớn, rộng khắp về mọi mặt và luôn dựa trên nguyên tác
thống nhất đồng bộ.
        - Thực hiện nhanh chóng: hành động sớm để đạt hiệu quả cao .
1.6.2. Một số biện pháp.
     - Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc
“toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các
thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng
phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả
của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta.
       - Thích nghi với biến đổi khí hậu
     - Nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: “chiến
lược giảm cacbon”:
            Hợp tác quốc tế.
            Định giá cho phát thải cacbon .
            Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cacbon thấp.
            Xây dưng các công cụ pháp lý.
       - Phục hồi của các hệ sinh thái:
            Trồng rừng.
            Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật.
       - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.
       - Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 31
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường


2. Lỗ thủng tầng ô zone ngày càng mở rộng
2.1. Khái niệm cơ bản:
     Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối
lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng
25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O 3)
thường được gọi là tầng Ozone.
2.2. Vai trò của tầng ôzôn:
       Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên
qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái đất
trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ
mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên.
Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ
bị đe dọa.
                                                 • Năm 1979: NASA đo lỗ
                                                   thủng ozone lần đầu tiên
                                                   bằng      vệ tinh
                                                 • Năm 1998: lỗ thủng che
                                                   phủ 10,5 tr km2
                                                 • Năm 2000: lỗ thủng
                                                   khổng lồ đạt 11,4 tr km2
                                                 • Năm 2002: lỗ thủng
                                                   Nam cực thu hẹp nhưng
                                                   lại tách làm 2 lỗ thủng
                                                   riêng     biệt
                                                 • Năm 2003: đạt 11,1
                                                   trkm2 là lỗ thủng lớn thứ
                                                   2
                                                 • Năm 2004: đạt 9,4 trkm2
                                                 • Năm 2005: đạt 10trkm2



   Hình 5 : Kích thước lỗ thủng Ozone qua một số mốc thời gian.

2.2. Nguyên nhân thủng tầng ozone:
     Thứ nhất là hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào
khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp chất Chlor này
tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon.
Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 32
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5
năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chế giống như CFCs. Các chất này
rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo
mưa rơi xuống mặt đất.
      Thứ hai: Một số sinh vật biển có khả năng tạo ra methyl chloride (hợp
chất bền); tuy nhiên, nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng lượng chlorine ở
tầng bình lưu.
       Thứ ba: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là
khí CFCs(Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons), thành phần làm
lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…,), bình cứu hỏa,
bình xịt... Các dung dịch freon lỏng bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong
khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Các phản ứng tạo thành và phân hủy ozon trong tầng bình lưu:
    Phản ứng tạo ozon:
                  O2+hv(UV-C)->2O
                  O + O2+ M O3+ M
    Phản ứng phân hủy ozon:
                  O3+hv (UV-B) -> O+ O3
                  O2+O -> 2O2
    Dưới tác dụng của các chất xúc tác không thể tạo thành ozone
     Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, trái
đất bao bọc trong khí CFCs. Chính con người là thủ phạm làm thủng tầng
ozon, đe dọa sức khỏe của chính mình.
2.3. Hậu quả:
     Đối với con người: sự suy giảm tầng ôzôn sẽ làm tăng cường độ tia cực
tím ở bề mặt trái đất là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như
làm da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                Page 33
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

tăng các khối u ác tính: 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ,
bệnh ung thư da.
     Đối với thực vật: tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh
vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan
trực tiếp đến năng suất sinh học của đại dương. 70% lượng thực vật phù du
xuất phát từ đại dương ở vùng cực. Đây là nơi xảy ra tình trạng suy giảm tầng
ozon đáng lưu ý nhất, ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại cây
trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ. thuộc vào quá trình cố định
nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với
ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng.
     Ở mặt đất ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy
hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể theo tính chất ôxy hóa mạnh. Vào
thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng của bức
xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ. Các hóa chất gây cạn kiệt tầng ôzôn
còn góp phần gây nóng lên toàn cầu bởi phát thải trực tiếp các khí nhà kính
tiềm tàng.
2.4. Ngăn chăn suy thoái tầng Ozone
     Sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm
trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công
nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc
sử dụng và sản xuất các hợp chất.
     Năm 1985, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu
lực nhằm mụcđích từng bước ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có
thể phá hủy tầng ôzôn, đánh dấu sự ra đời của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon.
Hiện nay, việc triển khai Nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể làm
giảm hơn 1,5 triệu tấn hóa chất hàng năm mà có thể phá hủy tầng ozon.
     Trong giai đoạn từ nay đến 2010, để có thể loại trừ được hoàn toàn tiêu
thụ các chất CFC và Halon, các nước đang phát triển như Việt Nam cần được
hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và hướng tới sử dụng R -134a. Hiện nay,
R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ
lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 34
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

Hành động & Nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn:
     1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da,
đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
     2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động
xả khí thải vào môi trường.
       3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
       4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
      5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá
nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm
việc.
     6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt,
tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
       7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
       8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều
lần.
     Các nhà khoa học đã xác định sự phục hồi tầng ôzôn trên tầng thượng
của tầng bình lưu của khí quyển có thể hoàn toàn nhờ vào việc giảm lượng
khí CFC thải vào khí quyển

3. Bùng nổ dân số

3.1.Khái niệm :

     - Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu
vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
    - Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian
ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực mọi mặt của đời sống xã hội.
    Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng
một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 35
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn
cầu.

3.2. Hậu quả tác động của Bùng nổ dân số:

     Các nhà khoa học đã tính toán rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có
thể nuôi sống tối đa được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được
kiểm soát mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như hiện nay thì viễn
cảnh về một ngày tận thế sẽ không còn là quá xa vời, và nguyên nhân của
điều đó chính là nằm ở chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn
cầu khác chính là xuất phát từ vấn đề bùng nổ dân số.
a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu.
     Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho mức sống
của người dân trong nước bị hạ xuống, mức sống của người dân giảm dẫn tới
các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng.
     Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong
phân phối của cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu,
những nước nghèo vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị
kéo tuột xuống.
b. Dân số và vấn đề bệnh tật.
     Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn
đề bùng nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và
kém phát triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng
là những nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có
thể lấy ví dụ sau để thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có
khoảng 40 triệu người bị nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát
triển, chủ yếu là ở các quốc gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh).
       Bùng nổ dân số dẫn tới điều liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột
triền miên khiến cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân không
được đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật tràn lan ở châu lục
này.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 36
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt.
     Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi
người, mỗi năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài
nguyên dầu lửa, tài nguyên than và tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50 năm
nữa là cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước
ngọt. Vào đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi,
Đông Phi, Tây Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn.
     Một số thống kê dưới đây sẽ cho biết được dân số ảnh hưởng rất lớn tới
đời sống an sinh xã hội của con người.
    - Nghèo đói : 600 triệu trẻ em sống trong nghèo đói

    - Sức khỏe : Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết.
    - 113 em không được đi họcthất học

    - Chất lượng cs thấp, CSVC thiếu thốn
    - 4 triệu trẻ tử vong/năm do các yếu tố ONMT.
    - TNTN cạn kiệt, diện tích rừng suy giảm

    - 1,1 tỉ người chưa được sử dụng nước sạch.

3.3. Nguyên nhân bùng nổ dân số :

*Thứ nhất : Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử.
     Trong giai đoạn đầu phát triển lịch sử phát triển của nhân loại tỷ lệ sinh
tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuát
phục vụ phát triển xã hội ,trong khi đó tỷ lẹ tử cũng tương đối cao do điều
kiện sống hạn chế ,thiên tai dịch bệnh nhiều … Do đó,trong giai đoạn này tỷ
lệ sinh và tử tương đối cân bằng . Ngược lại, trong giai đoạn ”bùng nổ dân
số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử tương đối giảm do
điều kiện sống được nâng cao ,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật,các nhu cầu cơ bản của con người dược chú trọng đặc biệt là trong
công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỷ lệ tử giảm xuống.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                   Page 37
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

     Thêm vào đó ,tuổi thọ của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi
trung bình của dân cư thế giới là 21 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi. Quá trình
toàn cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia kém phát triển khả năng tiếp cận
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.Những năm căn bênh trước kia được coi
là nan y đã tìm ra phương pháp cữa trị ,người dân đã biết sử dụng rộng rãi
thuốc vac-xin, kháng sinh.
     Mặt khác khoa học kỹ thuật ,cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tử ở trẻ sơ
sinh,mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn…
     Chính những lý do trên đây đã làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng giữa
sinh và tử dẫn đến tình trạng tăng dân số chóng mặt.
*Thứ hai: Nhu cầu về "lực lượng sản xuất“.
     Ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa
mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực
lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình dộ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ
bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với nguồn năng lượng có sẵn trong
tự nhiên để sản xuất, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động
càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số thế giới
không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế của từng quốc gia.
*Thứ ba: Quan niệm lạc hậu.
      Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan
niệm lạc hậu : sinh nhiều con,tư tưởng trọng nam khinh nữ…Điều này có thể
thấy rất rõ ở Việt Nam ,tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông
thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có
con trai ? Ở các vùng này vai trò, địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp,
phụ nữ chưa hoàn toàn được giải phóng. Ngược lại ở một số nước phương tay
nơi mà phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và tham gia nhiều vào lực lượng
xã hội thì tỷ lệ sinh lại rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các
chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sinh.
    Có thể nói vấn đề bùng nổ dân số đang là một vấn nạn của thế giới!.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 38
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường




            Hình 6 : Dân số tăng nhanh dẫn đến nghèo đói bệnh tật.
3.4.Biện pháp hạn chế bùng nổ dân số:

      Thời gian bùng nổ dân số càng lâu dài, thì những ảnh hưởng tiêu cực
của nó đối với các vấn đề kinh tế– chính trị– xã hội càng nặng nề và khó
khắc phục hơn.Vì vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nâng cao ý thức và
trách nhiệm của mình trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.Chúng ta cần
phải:
    -Thực hiện công tác Dân số & Kế hoạch hóa gia đình.
    -Điều chỉnh mức tăng dân số về mức cân bằng.
     -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với
từng vùng, dân cư... nhằm giảm gia tăng dân số.
     -Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình.
    -Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số.
      -Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự
gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ
dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số
khổng lồ..
4.Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học
4.1.Khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học:




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 39
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường



        “Đa dạng sinh học là
  tính đa dạng của sự sống
  dưới mọi hình thức, mức độ
  và mọi tổ hợp, bao gồm đa
  dạng gen, đa dạng loài và
  đa dạng hệ sinh thái" (theo
  FAO).


                                             Hình 7: Đa dạng sinh học.

       Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng gien, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái.
      + Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái
đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
      + Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các
loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
     + Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà
trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các
quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng
với nhau.
4.2.Nguyên nhân:

A.Nguyên nhân trực tiếp:

     - Sự mở rộng đất nông nghiệp xuất phát từ thói quen đốt rưng làm nương
rẫy làm cho diện tích rừng giảm mạnh.
      - Khai thác gỗ, củi săn bắn và buôn bán các loài động vật quý hiếm.
Hoạt động khai thác gỗ củi và sắn bắn các loài động vật quý hiếm một cách
trái phép đã làm giảm phần lớn diện tích rừng và làm cho nhiều loài động vật
quý có nguy cơ tuyệt chủng.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                     Page 40
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

    - Cháy rừng làm chết, mất nơi cư trú của nhiều loai động thực vật.
    - Xây dựng công trình kinh tế.
     - Ô nhiễm môi trường & biến đổi khí hậu là nguyên nhân lớn dẫn đến sự
suy giảm đa dạng sinh học.
    - Việc du nhập các loài ngoại lai:
     Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc
bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể
không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và
thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có
điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng
sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở
thành loài ngoại lai xâm hại: cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi
sống; Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống; Truyền bệnh và kí sinh
trùng; Ăn thịt các loài khác…
B.Nguyên nhân gián tiếp
   - Dân số tăng nhanh.
   - Nghèo đói.
   - Sự di dân & du canh du cư.
   - Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa đảm bảo.
   - Pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng
     kém, phương tiện giao thông tăng nhanh…
4.3.Hậu quả:
     Thứ nhất là nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật:
     Các xu hướng thay đổi của các hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di
truyền cho thấy nguy cơ về một làn sóng tuyệt chủng của các loài sinh vật.
Các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động,
thực vật ngoại lai. Những mất mát đó rất nghiêm trọng vì các giống bản địa



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 41
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

có tính đa dạng di truyền hơn hẳn các giống ngoại lai, các giống mới năng
suất cao, vì vậy có khả năng chống chịu với sâu hại và bệnh tật, đây chính là
nguồn nguyên liệu quý để lai tạo và cải tiến các giống.
       Thứ hai là mất cân bằng sinh thái:
     Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững
của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực,
thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh
hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ
đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng
loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.
       Một số thống kê từ sách đỏ Việt Nam thì hiện nay:
       -100 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
       -62 loài thú có nguy cơ tuyệt chủng.
       -29 loai chim có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có sếu đầu đỏ
       -62 loài bò sát lưỡng cư và 92 loài cá nước ngọt,mặn có nguy cơ mất
dần.
       -96 loài thú ,57 loài chim bị mất dần.
       -500 loài thực vật bị mất dần.
     Tình hình trên cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài
nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh
học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách.
4.4.Biện pháp:

             - Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học
             - Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng
        để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
            - Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa
        dạng sinh học


Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                    Page 42
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

             - Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn
            - Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử
        dụng bền vững
             - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái
             - Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển vị




                                   Phần III:

                      MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

1.Môi trường việt nam “hồi trống” cấp báo về vấn đề suy thoái.
      Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song Việt Nam đã và
đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nghiêm trọng - nhiều nghiên cứu
gần đây đều chung nhận định trên. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổn
thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới 5,5% GDP hằng năm.
  - Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng

  - Suy thoái đa dạng sinh học ngày càng nặng nề.

  - Sự khai thác quá mức các loài động, thực vật hoang dã là đáng lo ngại.

  - Thoái hóa đất.

  - Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng.

  -     Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết.
2.Chính sách bảo vệ môi trường của đảng và nhà nước ta

      Trước những thực trạng suy thoái môi trường nêu trên đảng và nhà nước
ta đã và đang có những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường .




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 43
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

Ngoài các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường Đảng và Nhà nước ta đã
xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường.

* Mục tiêu:

-Sử dụng hợp lý tài nguyên.
-Bảo vệ môi trường.
-Bảo tồn đa dạng sinh học.
-Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
-Phát triển kinh tế xã hội bền vững nâng cao chất lượng đời sống của người
dân.

*Phương hướng chủ đạo

  - Tăng cường công tác quản lý nhà nước.
  - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên môi trường cho nhân dân.
  - Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  - Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế.
  - Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
  - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý rác thải.




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 44
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường




                             KẾ T LUẬ N

      Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống.
Thiên nhiên thật sự rất tuyệt vời ...thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức
những món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng
của loài người, một loạt những vấn đề đã xảy ra….

      Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm
phục hồi nó thuộc về con người chúng ta.Các nước cùng tham gia Hội nghị,
cùng bàn bạc về vấn đề môi trường đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của
chúng ta trong việc khắc phục và hạn chế hậu quả. Song bên cạnh đó, đây
không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công
dân bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất.

      Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trở thành một chiến lược
phát triển mới. Chiến lược này đòi hỏi con người phải có tư duy môi trường
trong hành vi, lối sống, trong quyết định các chiến lược và chính sách phát
triển. Môi trường của thế kỷ XXI không chỉ là đầu ra của cuộc sống mà còn là
đầu vào của sản xuất. Thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về
BVMT không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ công dân mà chính là bảo vệ sự sinh
tồn của con người.



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                  Page 45
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường

      Bảo vệ môi trường không bao giờ đối nghịch và cản trở phát triển, mà
đòi hỏi phải phát triển khác đi, sao cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo tồn
được hệ tự nhiên và tăng trưởng phúc lợi xã hội - nhân văn. Do đó, kiểm soát
dân số, xoá đói giảm nghèo tuyệt đối, xanh hóa nền kinh tế, nâng cao nhận
thức môi trường, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ sở luật pháp về
BVMT là các vấn đề cất lõi của phát triển bền vững.




                       TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2004. Định hướng Chiến lược
  pháttriển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
  Hà Nội.

2. Giáo trình Khoa Học Môi Trường – ĐH Mỏ - Địa Chất

3. http://tnmttuyenquang.gov.vn

4. http://vietbao.vn

5. http://www.nchmf.gov.vn

6. http://www.nea.gov.vn

7. http://www.google.com.vn

8. Đặng Kim Chi, (năm 2007.)- Ô nhiễm không khí

9. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004. Việt Nam – Môi trường và
  cuộc sống. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

10.http://www.nea.gov.vn

11.Thuvienkhoahoc.com

12.Tủ sách khoa học VLOS



Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53                                 Page 46
Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường


13.http://www.monre.gov.vn




Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53           Page 47

Contenu connexe

Tendances

Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Journal051006030753
Journal051006030753Journal051006030753
Journal051006030753nhungmeo
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻMôi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻLe Khac Thien Luan
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnThanhthuy Nguyen Thi
 
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)Pham Huy
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịducxda
 
Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3sakura_huy
 
[123doc.vn] tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang
[123doc.vn]   tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang[123doc.vn]   tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang
[123doc.vn] tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giangTrương Thanh Dũng
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Tổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngTổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngrivernorth_91
 
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngSâu Đỗ
 
Environment and People
Environment and PeopleEnvironment and People
Environment and Peoplem21m
 
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongđề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongphamlenhiem2000
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truonghoài phú
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngnataliej4
 
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
 
Journal051006030753
Journal051006030753Journal051006030753
Journal051006030753
 
Môi trường
Môi trường Môi trường
Môi trường
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻMôi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
 
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
 
Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3
 
[123doc.vn] tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang
[123doc.vn]   tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang[123doc.vn]   tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang
[123doc.vn] tieu-luan-bien-doi-khi-hau-o-tinh-kien-giang
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Tổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngTổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trường
 
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
 
Environment and People
Environment and PeopleEnvironment and People
Environment and People
 
Moi truong sinh thai va tai nguyen
Moi truong sinh thai va tai nguyenMoi truong sinh thai va tai nguyen
Moi truong sinh thai va tai nguyen
 
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongđề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
 
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
Đề tài: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qu...
 

En vedette

2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vnduanesrt
 
Biến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namBiến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namnguyenthanhdanh
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hautuanvip
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậuChủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậuHương Vũ
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...Thanh Hoa
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristIceCy Min
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 

En vedette (10)

2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
 
Biến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namBiến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt nam
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Chủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậuChủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậu
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...
đáNh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh tại khoa khám theo y...
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 

Similaire à Khoa Học Môi Trường (word)

Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019hanhha12
 
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdf
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdfBÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdf
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdfNuioKila
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxLngHng44
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng tamanggiaoduc
 
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014Đỗ Thị Thanh Huyền
 
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdfVyNguyn580616
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...hieu anh
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019phamhieu56
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similaire à Khoa Học Môi Trường (word) (20)

Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG_10180912052019
 
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdf
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdfBÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdf
BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG.pdf
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng ta
 
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014
đã Sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014
 
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
 
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf
5._CT_Tu_nhien_va_Xa_hoi.pdf
 
cong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truongcong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truong
 
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTQuyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
 
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáoLuận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
 
Tiểu luận kinh tế phát triển tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển   tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển   tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển tài nguyên thiên nhiên
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 

Khoa Học Môi Trường (word)

  • 1. ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: ThS : Phạm Thị Làn 1. Phạm Thị Vui 2. Nguyễn Thị Thịnh Tên đề tài: 3. Hoàng Thị Lịch Khoa “Nêu và phân tích phương pháp tiếp Học cận và giải quyết những vấn đề môi Môi trường”. Trường Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: ThS : Phạm Thị Làn 1. Phạm Thị Vui 2. Nguyễn Thị Thịnh 3. Hoàng Thị Lịch HÀ NỘI: 5/2012
  • 2. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường MỤ C LỤ C MỤC LỤC...................................................Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................... Error: Reference source not found THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....Error: Reference source not found MỤC LỤC................................................................................................... 2 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................5 LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 6 Phần I:.............................................................................................................8 CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ .......................................... 8 MÔI TRƯỜNG................................................................................................. 8 1.Môi trường và các vấn đề môi trường........................................................8 1.1.Môi trường là gì?.................................................................................... 8 Theo nghĩa rộng: “Môi trường là tổng hơp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện .Bất cứ một vật thể nào,một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.....................................8 Từ điển “Di sản Hoa Kỳ” định nghĩa môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một thực thể hữu cơ.............................................................................................8 "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).......................................................8 Theo chức năng môi trường bao gồm:..........................................................8 Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 2
  • 3. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường a) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... .........................................................8 b) Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. ................................. 9 Như vậy ta có thể hiểu môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…Tất cả các nhân tố đó đều có mối quan hệ mật thiết với nhau .Nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người và các sự sống khác trên trái đất. Vì thế chung ta cần chung tay dể xây dựng môi trường tôt đẹp hơn.......................9 1.2. Vấn đề môi trường là gì ?...................................................................... 9 Vấn đề môi trường là những vấn đề tích cực (môi trường sống của con người ở nhiều nơi được cải thiện ,chất lượng cuộc sống ở một số nước phát triển được nâng cao.. ) hoặc tiêu cực (biến đổi khí hậu bùng nổ dân số hoặc những vấn đề kinh tế xã hội như lạm phát , lối sống..) có tác động trực tiếp đến môi trường không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường nhân tạo . Tuy nhiên sự phát triển của con người làm biến đổi môi trường theo hướng tích cực rất ít thay vào đó tồn tại rất nhiều những vấn đề tiêu cực . Để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về các vần đề môi trường chúng tôi xin trình bày các vấn đề môi dưới khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên đề có thể Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 3
  • 4. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường hiểu được các khía cạnh này chúng ta cần phải có các phương pháp tiếp cân .Vậy chúng ta tiếp cận môi trường theo những phương pháp nào?............9 2.Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường...........................................9 2.1. Tiếp cận một số vấn đề môi trường một cách thuần túy......................10 2.3. Tiếp cận vấn đề môi trường trên phương diện của sự phát triển bền vững. .......................................................................................................... 15 Phần III:..................................................................................................... 22 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN NAY..................................................................................22 3. Bùng nổ dân số........................................................................................35 4.Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học...........................................................39 Phần III: ....................................................................................................... 43 MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM............................................................................ 43 1.Môi trường việt nam “hồi trống” cấp báo về vấn đề suy thoái..................43 KẾT LUẬN................................................................................................ 45 Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 4
  • 5. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường THÔNG TIN KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung Tên đề tài: “Nêu và phân tích phương pháp tiếp cận và giải quyết những vấn đề môi trường.” Sinh viên thực hiện: 1. Phạm Thị Vui 2. Nguyễn Thị Thịnh 3. Hoàng Thị Lịch Lớp: Tin học Trắc Địa- K53 Email: tintracdiak53.humg@gmail.com Thời gian thực hiện: 12/2011 đến 5/2012 2. Mục tiêu - Tổng quan về môi trường và các vấn đề môi trường. - Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường. - Các vấn đề môi trường trong sự phát triển bền vững ngày nay. Từ đó tiến hành phân tích một số vấn đề nổi bật nhất. - Một số vấn đề môi trường ở Việt Nam và phương hướng giải quyết của Đảng và nhà nước. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 5
  • 6. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường LỜI NÓI ĐẦU Trái đất của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỉ năm trải qua nhiều tỉ năm vận động sự sống dần được hình thành từ dưới nước trải qua nhiều quá trình tiến hóa trở nên đa dạng như ngày nay. Con người hiện đại đầu tiên mới chỉ xuất hiện cách đây hai mươi nghìn năm.Từ đó cho tới hơn một trăm năm về trước con người sống cân bằng với thiên nhiên . Nhưng trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây tất cả đã tăng tốc mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Con người đã làm thay đổi thế giới với tốc độ chóng mặt, chúng ta đã chế ngự thế giới và các loài sinh vật khác. Một số ý kiến cho rằng sự thành công nhanh chóng của chúng ta đang đè một gánh nặng lên hệ sinh thái của trái đất đe dọa trực tiếp đến sự sống của chúng ta . Con người chúng ta hiện nay đang phải đối phó với nhiều vấn đề hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây thậm chí một số vấn đề dường như không thể giải quyết được. Ước tính cứ 6 người thì có một người bị thiếu đói hoặc bị suy sinh dưỡng trong đó những nỗi lực sản xuất lương thực của chúng ta đang làm cho đất nông nghiệp bị cằn cỗi. Đến năm 2050 khoảng 2/3 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với việc thiếu nước trầm trọng. Theo nhận xét của nhiều nhà khoa học thì hiện nay trái đất của chúng ta đã bước vào giai đoạn tuyệt chủng lớn lần thư 6 trong lịch sử. Sản lượng dầu mỏ sẽ lên tới đỉnh điểm và nguồn cung ứng sẽ bị giảm xuống từ năm 2010. Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn của nhân loại với sự gia tăng của lũ lụt, hạn hán, giông bão và sự suy giảm của các giống loài. Một số hóa chất được phát hiện trong cơ thể của nhiều trẻ sơ sinh, sự gia tăng của các bệnh xã hội( như HIV…) các tệ nạn (như ma túy mại dâm..) sự mai một văn hóa truyền thống và nhiều những vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó con người còn phải đối phó với những vấn đề về kinh tế như khủng hoảng kinh tế, lạm phát… Và bên trong các vấn đề nêu Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 6
  • 7. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường trên con người vẫn phải đói phó với một vấn đề nữa đó là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Hiện nay dân số loài đã đạt 7 tỉ người và theo ước tính sẽ có khoảng 9 tỉ người vào năm 2030. Dân số tăng sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như đói nghèo, bệnh tật … Tất cả những vấn đề chúng tôi khái quát ở trên đó là các “vấn đề môi trường toàn cầu” nói chung. Vậy chúng tôi sẽ làm gì với những vấn đề này?. Để giải quyết được một vấn đề trước hết ta phải tiếp cận được vấn đề đó. Trong bài báo cáo này chúng tôi đã đưa ra cách nhìn nhận những vẫn đề môi trường trên cái nhìn tổng thể khi xét đến các mối quan hệ giữa chúng và giữa bản thân chúng với sự vật xung quanh, từ đó có tiến hành xây dựng một số biện pháp, giải pháp hạn chế, khắc phục nhược điểm và có thể gìn giữ phát huy ưu điểm đối với bản thân mỗi người nói chung và nhân loại nói riêng. Vậy chúng ta phải tiếp cận những vấn đề trên như thế nào và có phương hướng giải quyết chúng ra sao? Liệu một cuộc thân thiện với môi trường có phải là một điều xa xỉ hay đó là sự cần thiết cho tất cả mọi người ? Chúng tôi hy vong rằng đề tài “Nêu và phân tích các phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề môi trường” mà chúng tôi trình bày dưới đây sẽ góp phần làm các bạn hiểu rõ hơn các vấn đề về môi trường và một số giải pháp để giải quyết các vấn đề đó. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 7
  • 8. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Phần I: CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường và các vấn đề môi trường. 1.1. Môi trường là gì? Theo nghĩa rộng: “Môi trường là tổng hơp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện .Bất cứ một vật thể nào,một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Từ điển “Di sản Hoa Kỳ” định nghĩa môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một thực thể hữu cơ. "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Theo chức năng môi trường bao gồm: a) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 8
  • 9. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường b) Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Như vậy ta có thể hiểu môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…Tất cả các nhân tố đó đều có mối quan hệ mật thiết với nhau .Nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người và các sự sống khác trên trái đất. Vì thế chung ta cần chung tay dể xây dựng môi trường tôt đẹp hơn. 1.2. Vấn đề môi trường là gì ? Vấn đề môi trường là những vấn đề tích cực (môi trường sống của con người ở nhiều nơi được cải thiện ,chất lượng cuộc sống ở một số nước phát triển được nâng cao.. ) hoặc tiêu cực (biến đổi khí hậu bùng nổ dân số hoặc những vấn đề kinh tế xã hội như lạm phát , lối sống..) có tác động trực tiếp đến môi trường không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường nhân tạo . Tuy nhiên sự phát triển của con người làm biến đổi môi trường theo hướng tích cực rất ít thay vào đó tồn tại rất nhiều những vấn đề tiêu cực . Để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về các vần đề môi trường chúng tôi xin trình bày các vấn đề môi dưới khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên đề có thể hiểu được các khía cạnh này chúng ta cần phải có các phương pháp tiếp cân .Vậy chúng ta tiếp cận môi trường theo những phương pháp nào? 2. Các phương pháp tiếp cận vấn đề môi trường. Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba: Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 9
  • 10. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường * Thứ nhất, đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu. * Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh xảy ra đồng thời cả hai xu hướng đó sẽ không chỉ phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường và ngược lai chúng ta không thể chỉ quan tâm đến môi trường mà không quân tâm đến phát triển kinh tế .Sự dung hòa giữa phát triển và môi trường được gọi là phát triển bền vững và vấn đề môi trường được tiếp cận ở đây là môi trường trên phương diện phát triển bền vững.Đây cũng là phương phấp ma chúng tôi sẽ chộn để trình bày rõ ở phân thứ ba của đề tài. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp tiếp cận các vấn đề môi trường chúng tôi xin trình bày sơ qua về các phương pháp tiếp cận. 2.1. Tiếp cận một số vấn đề môi trường một cách thuần túy. Xét trên khía cạnh môi trường thuần túy vấn đề môi trường ta thấy có rất nhiều vấn đáng báo động như là : Khai thác các tài nguyên, ô nhiễm môi trường, rác thải ngày càng gia tăng , đất nông ngiệp bị thu hẹp…những vấn đề này đã và đang có những tác động sâu sắc đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ do thiên nhiên gây ra như :sự phân hủy xác chết của các loại động vật, thực vật v.v… mà còn do con người gây ra, con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Ví dụ: việc khai thác than sẽ làm cho môi bị ô nhiễm cả về không khí, đất nước... Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 10
  • 11. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Tình trạng để dầu tràn trên biển do các tàu chở dầu hay các tàu khách bị dò gỉ dầu dẫn đến ô nhiễm môi trường biển làm các loại sinh vật cũng như động vật dưới biển chết hàng loạt. Tình trạng lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần v.v…tất cả đều ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh động vật và con người. 2.2. Tiếp cận một số vấn đề môi trường trên phương diện kinh tế- xã hội. Môi trường kinh tế - xã hội là gì ? : Là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Lĩnh vực hoạt động: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. 2.2.1. Môi trường trên phương diện kinh tế . Sự phát triển nhanh chóng bất ổn định của nền kinh tế những năm trước đây đã dẫn đến nhiều vấn đề kinh tế mà chúng ta đang gặp phải hiện nay như: - Khủng hoảng kinh tế. - Sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô - Tình trạng thất nghiệp. - Sự chênh lệch giàu nghèo. - Thể chế hoạt động… Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự mất cân bằng về nền kinh tế dẫn đến các cá nhân, tổ chức kinh tế trên toàn cầu liên tiếp bị thua lỗ, phá sản (hoặc có nguy cơ phá sản) không có tiền để chi trả cho các khoản vay khổng lồ mà tiêu biểu đó là tình trạng nợ công của các nước như: Mỹ nợ công là 14,214 nghìn tỷ USD, Nhật Bản nợ công lên đến 10.000 tỷ USD,Hy Lạp là 350 tỷ Euro….Ví Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 11
  • 12. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường dụ: Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Hình 1 : Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21. Sự bất ổn về kinh tế vĩ mô chính là sự biến động về giá cả leo thang, tiền tệ biến động, lạm phát tăng cao … Ví dụ: Tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá những tháng đầu năm 2011 tiếp tục có biến động mạnh và diễn biến phức tạp. Trong đó, lãi suất tiền gửi VND có thời điểm lên tới 16-17%/năm, lãi suất cho vay 18-20%/năm; tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do biến động mạnh và có thời điểm cao hơn tỷ giá giao dịch chính thức gần 10%...(Theo báo Vn Economy). Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với kinh tế vĩ mô. Thể chế hoạt động cũng gây rất nhiều sức ép cho các nhà kinh tế.Chủ yếu là thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 12
  • 13. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường pháp luật, chính sách do Nhà nước ban hành dựa trên các quy luật vận động khách quan của nền kinh tế để điều tiết, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của chúng. Theo ý nghĩa đó, thể chế kinh tế là những tác động chủ quan, định hướng của con người vào sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Ví dụ: Nhà nước huy động vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam để kinh doanh bằng cách mở các khu công nghiệp mục đích là tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người dân từ đó cải tạo đời sống cho nhân dân thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước. 2.2.2. Những vấn đề về văn hóa- xã hội Xã hội phát triển hiện đại cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề đã và đang tồn tại trên các khía cạnh của văn - xã hội tác động sâu sắc đến môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và nhân tạo) a)Về dân số: Đó là sự gia tăng dân số.Tình trạng tăng dân số dẫn đến tình trạng đất chật , người đông và các nhu cầu về ăn, mặc , ở , ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề khác phát sinh. b) Về lối sống: Đó là lối sống suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,sự chơi bời lêu lỏng, tụ tập, không chịu làm ăn dẫn đến tình trạng rơi vào các con đường tệ nạn xã hội như: trộm cướp, giết người, chích hút ma túy dẫn tới căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Hiện nay trên thế giới căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị,nó tàn phá cơ thể con người cả về thể xác lẫn tinh thần, làm cho con người chết một cách đau đớn. Theo thống kê từ khi phát hiện cưn bệnh này vào ngày 5/6/1981 đến nay trên thế giới đã có hơn 30 triệu người bị chết vì nhiễm HIV/AIDS. c) Về văn hóa: Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 13
  • 14. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một, mất dần đi bản sắc dân tộc thay vào đó là sự du nhập của văn hóa truyền thống phương tây. Ví dụ: Trước đây cứ mỗi dịp tết đến lại thấy ông đồ ngồi bên vỉa hè viết chữ để treo trong nhà,nhưng ngày nay tập tục treo chữ trong nhà này hầu như không còn hoặc rất ít, hình ảnh ông đồ xuất hiện trên vỉa hè hầu như là không có. d)Về gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có phát triển xã hội mới phát triển được.Vì vậy muốn phát triển xã hội thì gia đình phải phát triển. Gia đình muốn phát triển được thì các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau bảo ban nhau làm ăn cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề hết sức nan giải đó là tình trạng xáo trộn giữa các thành viên trong gia đình như: tình trạng bạo lực trong gia đình cụ thể là chồng đánh vợ, anh chị em trong gia đình chia bè phái gây mâu thuẫn lẫn nhau dẫn đén tình trạng mất hết tình đoàn kết giữa anh chị em, con cái bất hiếu với cha mẹ v.v… e) Về giáo dục: Nạn mù chữ vẫn xảy ra ở một số khu vực có nền kinh tế khó khăn như: vùng núi cao, vùng các dân tộc thiểu số... Ở các nước nghèo như Châu Phi tỷ lệ mù chữ vẫn còn khá cao do đói nghèo, đông dân dẫn đến tình trạng không có điều kiên học hành ước tính Số người biết chữ ở Châu Phi từ 15 tuổi trở lên là 60% dân số. f) Về vấn đề an sinh xã hội An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 14
  • 15. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 2.3. Tiếp cận vấn đề môi trường trên phương diện của sự phát triển bền vững. 2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".(“ năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc”). Nhìn vào thực trạng của thế giới hiện nay có thể khẳng định chúng ta đang phát triển rất nhanh nhưng không bền vững .Con người chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà quên mất đi môi trường . Chẳng hạn như chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trong khi đó nhu cầu về cuộc sống của con người ngày càng tăng lên , sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật,phát triển kinh tế đã gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường phá vỡ đi sự cân bằng của sự phát triển bền vững giữa môi trường-kinh tế-xã hội. 2.3.2. Mục đích - Duy trì được cân bằng của tự nhiên. - Đem lại hiệu quả tốt nhất cho con người. - Vừa phát triển kinh tế, xã hội vừa phải hài hòa với tự nhiên. Hình 2 : Phát triển bền vữnglà một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội. 2.3.3. Tiêu chí cho phát triển bền vững. Muốn đạt được những mục đích trên có những tiêu chí cụ thể trên từng phân hệ: Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 15
  • 16. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường * Về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. - Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống ; - Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường ; - Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục ; - Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối ; - Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). *Về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. - Ổn định dân số ; - Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị : - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hoá ; - Nâng cao học vấn, xoá mù chữ ; - Bảo vệ đa dạng văn hoá ; - Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới ; Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 16
  • 17. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường - Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định của các nhà quản lý, hoạch định chính sách... * Về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo ; - Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái ; - Bảo vệ đa dạng sinh học ; - Bảo vệ tầng ôzôn ; - Kiểm soát và giảm thiểu phát xả khí nhà kính ; - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm : - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm. 2.3.4. Các nguyên tắc của phát triển bền vững LucHens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là : a) Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường. b) Nguyên tắc phòng ngừa Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 17
  • 18. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường. c) Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển bền vững. d) Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. e) Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ f) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. g) Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên. 2.3.5. Phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề môi trường Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 18
  • 19. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Theo yêu cầu của con người, các hệ sinh thái tự nhiên được phân thành 4 loại chính: hệ sinh thái sản xuất; hệ sinh thái bảo vệ, hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái với các mục đích khác như giải trí, du lịch, khai thác mỏ,... Quy hoạch sinh thái học cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý cân đối, hài hòa cả 4 loại hệ sinh thái đó. Vai trò của khoa học môi trường không chỉ dừng lại ở việc xác định các vấn đề, các bức xúc mà phải đề nghị và đánh giá các phương án giải quyết tiềm năng. Mặc dù, việc lựa chọn thực hiện phương án giải quyết được đề nghị luôn luôn là chủ đê của chính sách và chiến lược của xã hội, khoa học môi trường ở đây đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục cả hai: các quan chức và cộng đồng. Việc giải quyết bao gồm 5 bước cơ bản sau: Bước 1: Đánh giá khoa học: giai đoạn trước tiên liên quan tới bất kỳ vấn đề môi trường nào là sự đánh giá khoa học, thu thập thông tin, số liệu. Các số liệu phải được thu thập và các thực nghiện phải được triển khai để xây dưng mô hình mà nó có thể khái quát hoá được tình trạng. Mô hình như vậy cần được sử dụng để đưa ra những dự báo về tiến trình tương lai của sự kiện. Bước 2: Phân tích rủi ro: sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học như một công cụ, nếu có thể tiến hành phân tích hiệu ứng tiềm ẩn của những can thiệp. Điều gì trông đợi sẽ xảy ra nếu hành động được kế tiếp, kể cả những hiệu ứng ngược thì hành động vẫn được xúc tiến. Bước 3: Giáo dục cộng đồng: bao gồm giải thích vấn đề đại diện cho tất cả các hành động luân phiên sẵn có và công báo cụ thể về những chi phí có thể và những kết quả của mỗi sự lựa chọn. Bước 4: Hành động chính sách: cộng đồng tự bầu ra các đại diện lựa chọn tiến trình hành động và thực thi hành động đó. Bước 5: Hoàn thiện: các kết quả của bất kỳ hoạt động nào phải được quan trắc một cách cẩn thận và xem xét cả hai khía cạnh: liệu vấn đề môi trường đã được giải quyết chưa và điều cơ bản hơn là đánh giá và hoàn thiện việc lượng hóa ban đầu và tiến hành mô hình hóa vấn đề. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 19
  • 20. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 2.3.6. Một số vấn đề môi trường chính trong sự phát triển bền vững ngày nay. Ngày nay có mười vấn đề chính về môi trường trong sự phát triển bền vũng đó là: 1. Biến đổi khí hậu. 2. Lỗ thủng tằng ozon ngày càng mở rộng. 3. Bùng nổ dân số 4. Sự suy giảm tài nguyên rừng 5. Ô nhiễm biển và các đại dương 6. Sự suy giảm tài nguyên nước ngọt 7. Ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa 8. Suy giảm đa dạng sinh học 9. Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản 10. Rác thải gia tăng. 2.3.7. Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam Các ưu tiên cần được triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt được xác định trong Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm: Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế: - Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. - Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường. - Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch". - Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 20
  • 21. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường - Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội: - Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm. - Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm. - Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị. - Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. - Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường: - Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất. - Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản. - Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. - Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo. - Bảo vệ và phát triển rừng. - Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai. Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 21
  • 22. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường (1) Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng bền vững: (2) Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn: (3) Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng khả năng tiêu thụ nông sản kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản xuất. Phần III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN NAY. Tất cả mười vấn đề nêu ở phần trên đều là những vấn đề cấp thiết mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt tuy nhiên do giới hạn đề tài chúng tôi xin trình bày năm vấn đề dưới đây: 1. Biến đổi khí hậu. 2. Vấn đề lỗ thủng tầng ozone ngày càng mở rộng. 3. Bùng nổ dân số. 4. Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. 1.Biến đổi khí hậu toàn cầu 1.1. Định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 22
  • 23. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). 1.2. Nguyên nhân: A. Nguyên nhân tự nhiên: 1. Sự thay đổi vị trí trái đất hàng năm: Khí hậu Trái đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất, cứ sau một chu kỳ nóng lên lại là một chu kỳ lạnh có tên là chu kỳ băng hà. Chu kỳ băng hà kéo dài khoảng 100.000 năm, còn chu kỳ nóng kéo dài từ 10.000 - 20.000 năm. Hiện nay, chúng ta đang sống trong chu kỳ nóng lên của Trái đất. Nguyên nhân của sự thay đổi lớn của khí hậu trái đất bao gồm: thay đổi vị trí Trái đất so với Mặt trời, thay đổi cường độ hoạt động của Mặt trời, sự gia tăng hoạt động của tro bụi và hơi nước,... Trong khi quay xung quanh Mặt trời, trục Trái đất nghiêng một góc là 23027’. Khi thay đổi độ nghiêng của trục quay, Trái đất có thể nhận tăng hoặc giảm 20% năng lượng Mặt trời tới Trái đất. Khoảng cách Trái đất - Mặt trời cũng luôn thay đổi do quỹ đạo quay của Trái đất. 2. Núi lửa Núi lửa cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí hậu. Phun trào núi lủa lớn đủ lớn sẽ ảnh hưởng đến khí hậu và gây ra làm mát khí hậu (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất) trong thời gian một vài năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon và làm tăng lượng CO 2 trong không khí góp phần làm cho khí hậu trái đất nóng lên. 3. Sự va chạm của các thiên thạch. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 23
  • 24. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường B. Nguyên nhân nhân tạo : 1. Sự gia tăng của khí nhà kính. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là sự gia tăng một cách đáng kể lượng khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động của con người. Việc tăng lượng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt các đặc trưng khí hậu khác. Các hoạt động của con người đã thải ra một lượng rất lớn khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần khí quyển, tăng hàm lượng các khí nhà kính. Theo bản tin đầu tiên của WMO (Tổ chức Khí tượng Thế giới) về khí nhà kính, trong năm 2004 nồng độ trung bình toàn cầu các loại khí nhà kính trong khí quyển trái đất như CO2, CH4, N2O đạt mức cao kỷ lục. Nồng độ CO2 đo được là 377,1 ppm, nồng độ CH 4 là 1783 ppb và nồng độ N2O là 318,6 ppb. So với giai đoạn tiền công nghiệp, các con số này đã vượt tương ứng là 35%, 155% và 18%. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, so với 10 năm trước nồng độ các chất tương ứng đã tăng 19 ppm, 37 ppb và 8 ppb. Nếu so với năm 2003, nồng độ CO2 tăng 1,8 ppm (0,47%). N2O trong khí quyển tăng đều ở mức khoảng 0,8 ppb mỗi năm kể từ 1988. Khoảng 1/3 lượng N2O được sinh ra do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu, đốt sinh khối, sử dụng phân bón và một số quá trình công nghiệp. 2. Khai thác quá mức các bể hấp thụ nhà kính Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác mà trong đó tiêu biểu là việc khai thác quá mức rừng. Rừng phân bố không đồng đều trên các châu lục về diện tích cũng như thể loại. Khoảng 29% diện tích lục địa có rừng che phủ. Người ta ước tính rừng chiếm 20-45% diện tích đất trên hành tinh. Theo thống kê của FAO (1958) thì trên trái đất có 44,05 triệu km 2 rừng, khoảng 33% diện tích đất liền. Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu ha (gần 2%) trong khoảng từ 1980 – 1990. Riêng ở vùng Đông Nam Á trong thời gian từ 1980- 1990 diện tích rừng giảm khá nhanh. Như ở Indonexia rừng giảm đi Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 24
  • 25. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 1212 nghìn ha, Thái lan là 515 nghìn ha, Malaysia là 396 nghìn ha, Lào 129 nghìn ha và Việt Nam là 139 nghìn ha. 1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu. - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. 1.4. Hiện tượng của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây ra một số hiện tượng sau đây: - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính. - Hiện tượng mưa axit. - Cháy rừng. - Hiện tượng sương khói. - Sa mạc hóa. - Lũ lụt – Hạn hán. - Thủng tầng ozon… Tất cả các hiện tương trên đều đã và đang gây những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng với toàn cầu .Để giúp mọi người hiểu rõ về các hiện tương hơn chúng tôi xin trình bày hai trong số các hiện tương trên đó là hiên tượng hiệu ứng nhà kính và mưa axit. 1.4.1.Hiện tượng hiệu ứng nhà kính. a. Khái niệm: Hiệu ứng nhà kính dùng để miêu tả hiện tượng năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính,bị hấp thụ và Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 25
  • 26. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường phân tán trở lại làm ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.Từ lâu hiệu ứng nhà kính được sử dung để trồng cây cũng như trong kiến trúc để sưởi ấm nhà cửa,lâu đài bằng năng lượng mặt trời tiết kiệm chất đốt.Trong biến đổi khí hậu người ta dùng khái niệm ”Hiệu ứng nhà kính khí quyển” để miêu tả hiện tượng hấp thụ và phân bố nhiệt bức xạ của mặt trời gây ra bởi các khí nhà kính. "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính". b. Nguyên nhân: Hình 3 : Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính từ các khí thải c.Hậu quả: + Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 26
  • 27. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường + Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. +Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng. +Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. + Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. + Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. 1.4.2. Hiện tượng mưa axit. a . Khái niệm: Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau.Trong tự nhiên, mưa có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tan ( từ hơi thở của động vật và có một ít Cl-( từ nước biển) và có độ pH dưới 5.Là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng,hơi nước… b. Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển... C ác loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 27
  • 28. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4, acid Sunfur, acid Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các acid này đã làm cho nước mưa có tính acid. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ các hoạt động của con người như chặt phá rừng ,đốt rác, thuốc trừ sâu.. Quá trình tạo mưa axit: Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây: - Lưu huỳnh: S + O2 → SO2; Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít. SO2 + OH· → HOSO2·; Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl. HOSO2· + O2 → HO2· + SO3; Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít). SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l); Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạora axítsulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít. - Nitơ: N2 + O2 → 2NO; 2NO + O2 → 2NO2; 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k); Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 28
  • 29. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Hình 4 : Quá trình tạo mưa axit c. Hậu quả: * Tác đông tiêu cực: - Mưa axit ảnh hưởng tới ao hồ và hệ thủy sinh vật. - Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất - Ảnh hưởng đến khí quyển. - Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc. - Ảnh hưởng đến các vật liệu. - Ảnh hưởng lên người. * Tác động tích cực: - Mưa axit làm mát trái đất. - Cân bằng hệ sinh thái rừng: Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường.Vì lượng cacbon dioxide ngày càng tăng trong sông suối là loại khí gây ra quá trình axit hoá ở các nguồn nước tinh khiết. 1.5.Hậu quả của biến đổi khí hậu: 1.5.1. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường: Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 29
  • 30. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Sự gia tăng của nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu ở một số khu vực nóng lên,lượng mưa giảm dẫn đến nhiều khu vực bị khô hạn và dẫn tới tình trạng thiếu nghiêm trọng tình trạng nước ngọt trên thế giới tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập. Ví dụ: Ở Việt Nam năm 2010, nhiệt độ tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực nước biển tăng thêm 9cm; dự kiến sẽ tăng từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm 2100. 1.5.2. Tác động tới phát triển kinh tế: - BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông - lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất. - Thiên tai ,lũ lụt ,mưa lũ,gây ra làm ngập lụt nhà cửa,cây,phá vỡ các công trình…gây thiệt hại cả người và của. - Hạn hán kéo dài còn dẫn đến tình trạng cây cối không phát triển được và có thể bị chết do thiếu nước làm cho năng suất kém .Hoặc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh còn làm cho cây cối và gia súc bị dịch bệnh hoặc chết gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế nhất là những nước nông nghiệp. Ví dụ: Ở Việt Nam Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. 1.5.3.Tác động đối với đời sống - xã hội: Biến đổi khí hậu cũng gây nhiều hậu quả đe dọa cuộc sống con người thiên tai,dịch bệnh dẫn đến tình trạng đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Ví dụ:Ở Việt Nam điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 30
  • 31. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 1.6. Phương hướng – giải quyết: 1.6.1. Phương hướng-Chiến lược: - Mang tính toàn cầu: đây là vấn đề chung của cộng đồng, không phải là riêng biệt của từng quốc gia, khu vực hay châu lục nào. - Được các quốc gia nhất trí: để ra các phương hướng và phân công nhiệm vụ công bàng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục. - Có quy mô: lớn, rộng khắp về mọi mặt và luôn dựa trên nguyên tác thống nhất đồng bộ. - Thực hiện nhanh chóng: hành động sớm để đạt hiệu quả cao . 1.6.2. Một số biện pháp. - Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta. - Thích nghi với biến đổi khí hậu - Nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: “chiến lược giảm cacbon”:  Hợp tác quốc tế.  Định giá cho phát thải cacbon .  Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cacbon thấp.  Xây dưng các công cụ pháp lý. - Phục hồi của các hệ sinh thái:  Trồng rừng.  Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật. - Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 31
  • 32. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 2. Lỗ thủng tầng ô zone ngày càng mở rộng 2.1. Khái niệm cơ bản: Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O 3) thường được gọi là tầng Ozone. 2.2. Vai trò của tầng ôzôn: Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa. • Năm 1979: NASA đo lỗ thủng ozone lần đầu tiên bằng vệ tinh • Năm 1998: lỗ thủng che phủ 10,5 tr km2 • Năm 2000: lỗ thủng khổng lồ đạt 11,4 tr km2 • Năm 2002: lỗ thủng Nam cực thu hẹp nhưng lại tách làm 2 lỗ thủng riêng biệt • Năm 2003: đạt 11,1 trkm2 là lỗ thủng lớn thứ 2 • Năm 2004: đạt 9,4 trkm2 • Năm 2005: đạt 10trkm2 Hình 5 : Kích thước lỗ thủng Ozone qua một số mốc thời gian. 2.2. Nguyên nhân thủng tầng ozone: Thứ nhất là hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 32
  • 33. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chế giống như CFCs. Các chất này rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa rơi xuống mặt đất. Thứ hai: Một số sinh vật biển có khả năng tạo ra methyl chloride (hợp chất bền); tuy nhiên, nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng lượng chlorine ở tầng bình lưu. Thứ ba: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là khí CFCs(Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons), thành phần làm lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…,), bình cứu hỏa, bình xịt... Các dung dịch freon lỏng bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Các phản ứng tạo thành và phân hủy ozon trong tầng bình lưu: Phản ứng tạo ozon: O2+hv(UV-C)->2O O + O2+ M O3+ M Phản ứng phân hủy ozon: O3+hv (UV-B) -> O+ O3 O2+O -> 2O2 Dưới tác dụng của các chất xúc tác không thể tạo thành ozone Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, trái đất bao bọc trong khí CFCs. Chính con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe dọa sức khỏe của chính mình. 2.3. Hậu quả: Đối với con người: sự suy giảm tầng ôzôn sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như làm da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 33
  • 34. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường tăng các khối u ác tính: 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ, bệnh ung thư da. Đối với thực vật: tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan trực tiếp đến năng suất sinh học của đại dương. 70% lượng thực vật phù du xuất phát từ đại dương ở vùng cực. Đây là nơi xảy ra tình trạng suy giảm tầng ozon đáng lưu ý nhất, ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ. thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. Ở mặt đất ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể theo tính chất ôxy hóa mạnh. Vào thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ. Các hóa chất gây cạn kiệt tầng ôzôn còn góp phần gây nóng lên toàn cầu bởi phát thải trực tiếp các khí nhà kính tiềm tàng. 2.4. Ngăn chăn suy thoái tầng Ozone Sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất. Năm 1985, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu lực nhằm mụcđích từng bước ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có thể phá hủy tầng ôzôn, đánh dấu sự ra đời của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon. Hiện nay, việc triển khai Nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể làm giảm hơn 1,5 triệu tấn hóa chất hàng năm mà có thể phá hủy tầng ozon. Trong giai đoạn từ nay đến 2010, để có thể loại trừ được hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC và Halon, các nước đang phát triển như Việt Nam cần được hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và hướng tới sử dụng R -134a. Hiện nay, R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 34
  • 35. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Hành động & Nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn: 1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng. 2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc. 4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể. 5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc. 6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. 7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. 8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần. Các nhà khoa học đã xác định sự phục hồi tầng ôzôn trên tầng thượng của tầng bình lưu của khí quyển có thể hoàn toàn nhờ vào việc giảm lượng khí CFC thải vào khí quyển 3. Bùng nổ dân số 3.1.Khái niệm : - Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. - Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực mọi mặt của đời sống xã hội. Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 35
  • 36. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu. 3.2. Hậu quả tác động của Bùng nổ dân số: Các nhà khoa học đã tính toán rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có thể nuôi sống tối đa được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được kiểm soát mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như hiện nay thì viễn cảnh về một ngày tận thế sẽ không còn là quá xa vời, và nguyên nhân của điều đó chính là nằm ở chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn cầu khác chính là xuất phát từ vấn đề bùng nổ dân số. a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu. Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho mức sống của người dân trong nước bị hạ xuống, mức sống của người dân giảm dẫn tới các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng. Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong phân phối của cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu, những nước nghèo vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị kéo tuột xuống. b. Dân số và vấn đề bệnh tật. Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn đề bùng nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và kém phát triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ sau để thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu người bị nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở các quốc gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh). Bùng nổ dân số dẫn tới điều liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột triền miên khiến cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân không được đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật tràn lan ở châu lục này. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 36
  • 37. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt. Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi người, mỗi năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài nguyên dầu lửa, tài nguyên than và tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50 năm nữa là cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước ngọt. Vào đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông Phi, Tây Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn. Một số thống kê dưới đây sẽ cho biết được dân số ảnh hưởng rất lớn tới đời sống an sinh xã hội của con người. - Nghèo đói : 600 triệu trẻ em sống trong nghèo đói - Sức khỏe : Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết. - 113 em không được đi họcthất học - Chất lượng cs thấp, CSVC thiếu thốn - 4 triệu trẻ tử vong/năm do các yếu tố ONMT. - TNTN cạn kiệt, diện tích rừng suy giảm - 1,1 tỉ người chưa được sử dụng nước sạch. 3.3. Nguyên nhân bùng nổ dân số : *Thứ nhất : Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử. Trong giai đoạn đầu phát triển lịch sử phát triển của nhân loại tỷ lệ sinh tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuát phục vụ phát triển xã hội ,trong khi đó tỷ lẹ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế ,thiên tai dịch bệnh nhiều … Do đó,trong giai đoạn này tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng . Ngược lại, trong giai đoạn ”bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử tương đối giảm do điều kiện sống được nâng cao ,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,các nhu cầu cơ bản của con người dược chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỷ lệ tử giảm xuống. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 37
  • 38. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Thêm vào đó ,tuổi thọ của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung bình của dân cư thế giới là 21 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi. Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia kém phát triển khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.Những năm căn bênh trước kia được coi là nan y đã tìm ra phương pháp cữa trị ,người dân đã biết sử dụng rộng rãi thuốc vac-xin, kháng sinh. Mặt khác khoa học kỹ thuật ,cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh,mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn… Chính những lý do trên đây đã làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử dẫn đến tình trạng tăng dân số chóng mặt. *Thứ hai: Nhu cầu về "lực lượng sản xuất“. Ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình dộ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuất, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số thế giới không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia. *Thứ ba: Quan niệm lạc hậu. Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu : sinh nhiều con,tư tưởng trọng nam khinh nữ…Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam ,tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có con trai ? Ở các vùng này vai trò, địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ chưa hoàn toàn được giải phóng. Ngược lại ở một số nước phương tay nơi mà phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và tham gia nhiều vào lực lượng xã hội thì tỷ lệ sinh lại rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Có thể nói vấn đề bùng nổ dân số đang là một vấn nạn của thế giới!. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 38
  • 39. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Hình 6 : Dân số tăng nhanh dẫn đến nghèo đói bệnh tật. 3.4.Biện pháp hạn chế bùng nổ dân số: Thời gian bùng nổ dân số càng lâu dài, thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với các vấn đề kinh tế– chính trị– xã hội càng nặng nề và khó khắc phục hơn.Vì vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.Chúng ta cần phải: -Thực hiện công tác Dân số & Kế hoạch hóa gia đình. -Điều chỉnh mức tăng dân số về mức cân bằng. -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, dân cư... nhằm giảm gia tăng dân số. -Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. -Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số. -Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số khổng lồ.. 4.Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học 4.1.Khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học: Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 39
  • 40. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường “Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" (theo FAO). Hình 7: Đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng gien, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. + Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. + Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. + Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. 4.2.Nguyên nhân: A.Nguyên nhân trực tiếp: - Sự mở rộng đất nông nghiệp xuất phát từ thói quen đốt rưng làm nương rẫy làm cho diện tích rừng giảm mạnh. - Khai thác gỗ, củi săn bắn và buôn bán các loài động vật quý hiếm. Hoạt động khai thác gỗ củi và sắn bắn các loài động vật quý hiếm một cách trái phép đã làm giảm phần lớn diện tích rừng và làm cho nhiều loài động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 40
  • 41. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường - Cháy rừng làm chết, mất nơi cư trú của nhiều loai động thực vật. - Xây dựng công trình kinh tế. - Ô nhiễm môi trường & biến đổi khí hậu là nguyên nhân lớn dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. - Việc du nhập các loài ngoại lai: Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại: cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống; Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống; Truyền bệnh và kí sinh trùng; Ăn thịt các loài khác… B.Nguyên nhân gián tiếp - Dân số tăng nhanh. - Nghèo đói. - Sự di dân & du canh du cư. - Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa đảm bảo. - Pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng kém, phương tiện giao thông tăng nhanh… 4.3.Hậu quả: Thứ nhất là nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật: Các xu hướng thay đổi của các hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền cho thấy nguy cơ về một làn sóng tuyệt chủng của các loài sinh vật. Các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai. Những mất mát đó rất nghiêm trọng vì các giống bản địa Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 41
  • 42. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường có tính đa dạng di truyền hơn hẳn các giống ngoại lai, các giống mới năng suất cao, vì vậy có khả năng chống chịu với sâu hại và bệnh tật, đây chính là nguồn nguyên liệu quý để lai tạo và cải tiến các giống. Thứ hai là mất cân bằng sinh thái: Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. Một số thống kê từ sách đỏ Việt Nam thì hiện nay: -100 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. -62 loài thú có nguy cơ tuyệt chủng. -29 loai chim có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có sếu đầu đỏ -62 loài bò sát lưỡng cư và 92 loài cá nước ngọt,mặn có nguy cơ mất dần. -96 loài thú ,57 loài chim bị mất dần. -500 loài thực vật bị mất dần. Tình hình trên cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách. 4.4.Biện pháp: - Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học - Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học - Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa dạng sinh học Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 42
  • 43. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường - Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn - Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái - Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển vị Phần III: MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.Môi trường việt nam “hồi trống” cấp báo về vấn đề suy thoái. Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song Việt Nam đã và đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nghiêm trọng - nhiều nghiên cứu gần đây đều chung nhận định trên. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới 5,5% GDP hằng năm. - Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng - Suy thoái đa dạng sinh học ngày càng nặng nề. - Sự khai thác quá mức các loài động, thực vật hoang dã là đáng lo ngại. - Thoái hóa đất. - Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng. - Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết. 2.Chính sách bảo vệ môi trường của đảng và nhà nước ta Trước những thực trạng suy thoái môi trường nêu trên đảng và nhà nước ta đã và đang có những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường . Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 43
  • 44. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Ngoài các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường. * Mục tiêu: -Sử dụng hợp lý tài nguyên. -Bảo vệ môi trường. -Bảo tồn đa dạng sinh học. -Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. -Phát triển kinh tế xã hội bền vững nâng cao chất lượng đời sống của người dân. *Phương hướng chủ đạo - Tăng cường công tác quản lý nhà nước. - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho nhân dân. - Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế. - Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý rác thải. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 44
  • 45. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường KẾ T LUẬ N Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên thật sự rất tuyệt vời ...thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng của loài người, một loạt những vấn đề đã xảy ra…. Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con người chúng ta.Các nước cùng tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề môi trường đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục và hạn chế hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công dân bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trở thành một chiến lược phát triển mới. Chiến lược này đòi hỏi con người phải có tư duy môi trường trong hành vi, lối sống, trong quyết định các chiến lược và chính sách phát triển. Môi trường của thế kỷ XXI không chỉ là đầu ra của cuộc sống mà còn là đầu vào của sản xuất. Thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về BVMT không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ công dân mà chính là bảo vệ sự sinh tồn của con người. Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 45
  • 46. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường Bảo vệ môi trường không bao giờ đối nghịch và cản trở phát triển, mà đòi hỏi phải phát triển khác đi, sao cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo tồn được hệ tự nhiên và tăng trưởng phúc lợi xã hội - nhân văn. Do đó, kiểm soát dân số, xoá đói giảm nghèo tuyệt đối, xanh hóa nền kinh tế, nâng cao nhận thức môi trường, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ sở luật pháp về BVMT là các vấn đề cất lõi của phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2004. Định hướng Chiến lược pháttriển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội. 2. Giáo trình Khoa Học Môi Trường – ĐH Mỏ - Địa Chất 3. http://tnmttuyenquang.gov.vn 4. http://vietbao.vn 5. http://www.nchmf.gov.vn 6. http://www.nea.gov.vn 7. http://www.google.com.vn 8. Đặng Kim Chi, (năm 2007.)- Ô nhiễm không khí 9. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004. Việt Nam – Môi trường và cuộc sống. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 10.http://www.nea.gov.vn 11.Thuvienkhoahoc.com 12.Tủ sách khoa học VLOS Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 46
  • 47. Báo cáo tìm hiểu môn học Khoa Học Môi Trường 13.http://www.monre.gov.vn Nhóm 7- Lớ p Tin Họ c Trắ c Đị a K53 Page 47