SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA
CÁC BÀ MẸ TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, QUẬN
NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ NĂM 2016 - 2017
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN TRẦN THỊ KIỀU NGA
MSSV: 13D720501027
LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8
Cần Thơ, 2017
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA
CÁC BÀ MẸ TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, QUẬN
NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ NĂM 2016 - 2017
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN TRẦN THỊ KIỀU NGA
MSSV: 13D720501027
LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8
Cần Thơ, 2017
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong trường đại học Tây Đô, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu
ích về ngành điều dưỡng làm cơ sở cho em thực hiện tốt bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình hướng dẫn
và giúp em trong suốt thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm
chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ năm 2016 – 2017”. Mặc dù trong quá trình thực hiện bài tiểu luận có giai đoạn
không được thuận lợi nhưng những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho em nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ y tế tại trạm y tế phường An
Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu và
thông tin của bài tiểu luận.
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt quá trình học cũng như thực hiện bài tiểu luận.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên bài
tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy/cô và các bạn
sinh viên.
SINH VIÊN
TRẦN THỊ KIỀU NGA
iii
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, được thực hiện một
cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. Các số liệu và
kết quả trong bài tiểu luận không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả
nào khác trong, ngoài nước và chưa được công bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu.
Cần Thơ, ngày … tháng… năm…
Sinh viên
Trần Thị Kiều Nga
iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tiêm chủng là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các báo cáo thường niên từ các cơ sở y tế về
tiêm chủng luôn có sự khác biệt đối với tỷ lệ thực trẻ được tiêm chủng. Bên cạnh đó
còn những thiếu hụt trong kiến thức của các bà mẹ dẫn đến thái độ lo sợ, chủ quan với
việc tiêm chủng cho trẻ. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến
thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017”, với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành
của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
năm 2016 – 2017.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Mẫu nghiên
cứu bao gồm 50 trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ của các trẻ đó được phỏng vấn để thu thập
các thông tin về tình trạng tiêm chủng của trẻ và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng.
Qua nghiên cứu thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về tiêm chủng cho trẻ dưới 1
tuổi chiếm 76% và chưa đúng chiếm 24%. Tỷ lệ Trẻ trong diện tiêm chủng đến cơ sở y
tế tiêm chủng BCG (100%), Viêm gan B (92%), OPV đủ 3 lần 80% (lần 1 chiếm
100%, lần 2 chiếm 94%, lần 3 chiếm 80%), DPT đủ 3 mũi 80% (lần 1 chiếm 100%,
lần 2 chiếm 94%, lần 3 chiếm 80%), Sởi (22%).
Nghiên cứu còn chỉ ra mặt hạn chế trong kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng
như kiến thức về các loại bệnh phòng được nhờ tiêm chủng, lịch tiêm chủng, số lần
tiêm chủng, các dấu hiệu bình thường và bất thường sau tiêm chủng, cách xử trí các
phản ứng sau tiêm chủng, khi nào nên và không nên đưa trẻ đi tiêm chủng để đảm bảo
đúng lịch, những nguồn thông tin nhận được từ tiêm chủng mở rộng (TCMR), ảnh
hưởng của việc không tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, những thông tin cần biết sau
khi rời phòng tiêm chủng... Đồng thời xác định được yếu tố liên quan đến kiến thức
của bà mẹ về tiêm chủng như độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng
cách từ nhà đến trạm y tế, phương tiện sử dụng…
Từ kết quả nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi cần có
sự phối hợp giữa các ban ngành. Bên cạnh việc triển khai đào tạo nâng cao chất lượng
thực hành và tư vấn tiêm chủng cho cán bộ y tế, cần truyền thông nội dung tiêm chủng
cho trẻ một cách đầy đủ và chính xác nhất cho người dân, tăng cường truyền thông
trực tiếp nhằm vận động sự tham gia chủ động của các bà mẹ vào công tác tiêm chủng.
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.........................................................................................3
2.2. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG THẾ GIỚI...................................................3
2.3. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG TẠI VIỆT NAM.........................................6
2.4. QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN CỦA TCMR QUỐC GIA.................8
2.5. GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG................................................10
2.6. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM .......................................11
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................12
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................12
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................12
3.3. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU...................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................22
4.1. KẾT QUẢ ..........................................................................................................22
4.2. BÀN LUẬN .......................................................................................................30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................38
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân.................................10
Bảng 2.2. Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí...........................................10
Bảng 2.3. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉ lệ......11
Bảng 1.2. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam.........................................11
Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên cho phụ nữ có thai
.......................................................................................................................................11
Bảng 4.1. Phân bố tuổi của bà mẹ và giới tính trẻ: .......................................................22
Bảng 4.2. Phân bố bà mẹ theo dân tộc và số con: .........................................................22
Bảng 4.3. Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế và phương tiện sử dụng..........................22
Bảng 4.5. Mục đích của tiêm chủng..............................................................................23
Bảng 4.6. Kiến thức của bà mẹ về các bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm chủng...........23
Bảng 4.7. Kiến thức của bà mẹ về những loại vacxin trẻ được tiêm ............................24
Bảng 4.8. Kiến thức về dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng.......................................24
Bảng 4.9. Kiến thức về dấu hiệu sau tiêm phòng Lao (BCG) cho trẻ:..........................24
Bảng 4.10. Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nặng trẻ có thể gặp sau tiêm chủng cần
đưa đến CSYT ...............................................................................................................25
Bảng 4.11. Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí cho trẻ khi bị sốt sau tiêm vaccine.....25
Bảng 4.12. Kiến thức của bà mẹ về những trường hợp trẻ vẫn được tiêm chủng để đảm
bảo đúng lịch tiêm. ........................................................................................................25
Bảng 4.13. Kiến thức của bà mẹ nếu trẻ không tiêm chủng đúng lịch sẽ có ảnh hưởng
.......................................................................................................................................26
Bảng 4.14. Kiến thức của bà mẹ nếu trẻ không tiêm chủng đầy đủ sẽ có ảnh hưởng...26
Bảng 4.15. Kiến thức của bà mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi: .......................26
Bảng 4.16. Lý do trẻ không được tiêm chủng đúng lịch...............................................26
Bảng 4.17. Khi đưa trẻ đi tiêm chủng bà mẹ cần mang theo và tác dụng của sổ tiêm
chủng .............................................................................................................................27
Bảng 4.18 Bà mẹ biết TCMR từ nguồn thông tin và kiến thức nhận được từ những
nguồn thông tin đó.........................................................................................................27
Bảng 4.20. Lịch tiêm chủng định kỳ trong xã/phường..................................................28
Bảng 4.21. Những thông tin bà mẹ cần biết khi rời phòng tiêm...................................28
Bảng 4.22. Kiến thức của bà mẹ sau tiêm chủng cho trẻ nên: ......................................28
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu ...............................................................................4
Hình 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT3 tại các khu vực.............................................5
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG Bacillus Calmette Guerin Vaccine phòng Lao
DPT Diphteria – Petussis - Tetanus
Vaccine phòng Bạch hầu – Ho gà
– Uốn ván
GAVI
Global Alliance for Vaccines
and Immunization
Liên minh toàn cầu vaccine tiêm
chủng
GVAP Global Vaccine Action Plan
Kế hoạch hành động vaccine toàn
cầu
OPV Oral Polio Vaccine Vaccine phòng bại liệt
TCĐĐ Tiêm chủng đầy đủ
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TĐHV Trình độ học vấn
UNICEF United Nations Children’s Fund Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
VGB Vaccine phòng viêm gan B
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vaccine là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm,
đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền
nhiễm có thể dự phòng được bằng vaccine. Không giống như các can thiệp y tế khác,
vaccine giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát
triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm
chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ
20. [13]
Chương trình TCMR được coi là chìa khóa giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em đối
với một số bệnh truyền nhiễm trẻ em [14]. Tiêm chủng đã cứu sống hàng trăm triệu trẻ
em trong ba thập kỷ qua từ năm 1974, trên toàn thế giới hiện vẫn còn 27 triệu trẻ em
không được tiêm chủng định kỳ và do vậy hàng năm vẫn còn hơn 2 triệu trường hợp
chết do các bệnh tật có thể phòng ngừa được nhờ vaccine [11]. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) ước tính trung bình có khoảng 2,5 triệu trẻ em được cứu sống. Ở Việt
Nam, sau khoảng 30 năm triển khai chương trình TCMR có khoảng 67 triệu trẻ em
được bảo vệ. [15]
Mục tiêu của một thế giới phù hợp với trẻ em là đảm bảo tiêm chủng đầy đủ
cho 90% trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc gia với ít nhất 80% diện bao phủ trong mỗi
tỉnh/thành phố hoặc trong mỗi đơn vị hành chính tương đương. [11]
Từ năm 1974 WHO đề xướng vận động các nước thành viên thực hiện chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người vào năm 2000 bằng chương trình
TCMR cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh
nguy hiểm. Nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ dưới 1 tuổi,
Việt Nam đã xác định chương trình TCMR là một chương trình y tế quan trọng được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Cho đến nay đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng
như duy trì tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine >90% từ năm 2000, thanh toán bại liệt,
loại trừ uốn ván sơ sinh và đang tiến tới loại trừ sởi vào năm 2012. Những kết quả đó
đã làm cho tỷ lệ mắc và chết do 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 1 tuổi giảm một
cách rõ rệt so với những năm chưa triển khai chương trình TCMR. Mặc dù chúng ta đã
đạt được kết quả như vậy nhưng trước mắt công tác tiêm chủng vẫn phải đối mặt với
những khó khăn và thách thức [7], [18].
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức về tiêm
chủng đầy đủ (TCĐĐ) cho trẻ dưới 1 tuổi như trong nghiên cứu của Huỳnh Giao
(2009) bà mẹ có kiến thức đúng về lịch chủng ngừa chỉ chiếm 33,3%, có kiến thức về
các bệnh trong TCMR rất thấp chiếm 30,8% [9], Đào Văn Khuynh (2009) biết các loại
vaccine cần tiêm cho con mình chỉ có 61,34% [7], theo Nguyễn Cảnh Phú tỷ lệ bà mẹ
2
biết các phản ứng phụ sau tiêm chủng chiếm 82,05% [12] và nghiên cứu của Trần
Danh Huế bà mẹ có nhận thức về sự cần thiết tiêm ngừa chiếm 81,3% [22].
Qua các đợt kiểm tra giám sát thực tế trên địa bàn phường, thành phố ghi nhận
vẫn còn một số trẻ bị bỏ sót mũi tiêm, tiêm không đúng lịch, một số bệnh truyền nhiễm
trong chương trình TCMR vẫn còn xảy ra. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 –
2017”, với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại
phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017.
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Vaccine là những chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật (vi khuẩn, vi
rút) chỉ là một hay thành phần của chúng đã được làm biến đổi để trở thành vô hại
không gây bệnh cho người khi được đưa vào cơ thể, nhưng lại kích thích cơ thể sinh ra
kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh. [13]
Tiêm chủng là đưa vacine vào cơ thể người thông thường bằng đường tiêm, có
khi bằng đường uống, nhỏ mũi, hít...để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu
chống lại mầm bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập cơ thể. [8]
2.2. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG THẾ GIỚI
2.2.1. Lịch sử tiêm chủng mở rộng
Kỷ nguyên của tiêm chủng bắt đầu từ năm 1796 khi một thầy thuốc người Anh
ở nông thôn tên là Edward Jenner, đã cấy cho một đứa trẻ 8 tuổi những chất tiết lấy từ
tổn thương của bệnh đậu bò và cho thấy rằng đứa trẻ đã được bảo vệ chống lại bệnh
đậu mùa. Sau khi tiến hành thí nghiệm này nhiều lần với một kết quả giống hệt nhau,
năm 1798 Jenner công bố kết quả nghiên cứu vaccine phòng bệnh đậu mùa. Đến năm
1810, nhiều nước ở Châu Âu đã thực hiện tiêm chủng bắt buộc với bệnh đậu mùa.
Bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên trên thế giới thanh toán được trong thập niên 70 của thế
kỷ XX, đến nay toàn thế giới chưa phát hiện bệnh đậu mùa quay trở lại. Đây là một kết
quả có ý nghĩa to lớn cho nền y học và là cơ sở cho việc thanh toán các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm trên toàn thế giới sau này. [20]
Gần một thế kỷ sau phát minh của Jenner, Louis Pasteur phát hiện rằng người ta
có thể thu được tác nhân gây miễn dịch bằng cách bất hoạt vi sinh vật gây bệnh nhiễm
trùng và ông gọi chúng là những vaccine. Năm 1885, sau khi đã thử trên súc vật một
vaccine sản xuất từ virus bất hoạt gây bệnh dại, ông Louis Pasteur đã đem thử nghiệm
cho một đứa trẻ 9 tuổi bị thương rất nặng do chó dại cắn và chắc chắn đứa trẻ này sẽ tử
vong. Đứa trẻ được tiêm 14 mũi vaccine và không bị bệnh dại. Từ năm 1980, những
thành phố lớn trên thế giới đã có những trung tâm tiêm chủng phòng bệnh dại đã được
khống chế một cách hiệu quả. [20]
Trong thế kỷ XX, nhiều loại vaccine đã được tạo ra và chương trình TCMR đã
thu hút được nhiều thành công. Năm 1921 Albert Calmatte và Calmille Guerin đã
thành công trong việc tạo ra một chủng vi khuẩn Lao giảm động lực, và từ đó sản xuất
vaccine Lao (BCG) 1930-1940. Chỉ trong năm 1955 hơn 60 triệu người trên thế giới
đã được tiêm phòng BCG. Năm 1923 Gaston Ramon đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn
gây bệnh uốn ván và bạch hầu bất hoạt bằng Formandehyde (gọi là giải độc tố) và có
4
84%
84%
84%
81%
25%
14%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
DPT3
Bại liệt
Sởi
Viêm gan B
Phế cầu khuẩn
Rota
thể dùng để phòng bệnh đó. Vaccine bại liệt (OPV) được thử nghiệm và sử dụng rộng
rãi trên thế giới năm 1950, vaccine OPV tiêm (1955), vaccine OPV uống (1962). Kết
quả là bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt
ra mục tiêu loại trừ. Và với nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn bệnh này
đã được loại trừ vào năm 1980 [5], [20].
Đến năm 1974, bảy loại vaccine được đưa vào chương trình TCMR bao gồm:
đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ có
xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. WHO phát động chiến
lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia.
Dần dần chương trình TCMR là một chương trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các
nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. [5]
2.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới
Chương trình TCMR được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những
chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước quốc tế
về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của mọi nước sau năm 2000.
Trong năm 2013, khoảng 84% (112 triệu) trẻ trên toàn thế giới nhận 3 liều vaccine
bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể
gây bệnh nghiêm trọng và tàn tật hoặc tử vong, 129 quốc gia đã đạt được tỷ lệ tiêm
chủng ít nhất là 90% của vaccine DTP3. [26]
Tỷ lệ tiêm chủng tăng dần qua các năm nhưng cho tới nay TCĐĐ cho trẻ vẫn là
vấn đề cần được củng cố. Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2002, trên thế giới vẫn có khoảng 33 triệu trẻ không
được TCĐĐ vaccine DPT [7]. Trong năm 2013, ước tính có 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên
toàn thế giới vẫn bỏ lỡ các liều vaccine cơ bản. [26]
Nguồn: Báo cáo WHO
Hình 2.1. Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu [28]
5
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng
đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006 ở
một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như khu vực Châu Phi (73%), Trung Đông
(86%) và Đông Nam Á (63%) [7]. Trong số trẻ em không được TCĐĐ năm 2013 có
gần một nửa sống tại 3 nước: Ấn Độ, Nigeria và Pakistan [16].
Nguồn: Báo cáo WHO 2013
Hình 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT3 tại các khu vực [28]
2.2.3. Kế hoạch hành động vaccine toàn cầu
Kế hoạch Hành động Vaccine Toàn cầu (GVAP) là một lộ trình để ngăn chặn
hàng triệu ca tử vong thông qua tiếp cận công bằng hơn đối với vaccine. Các nước
đang hướng tới đạt được tỷ lệ tiêm chủng ≥90% trên toàn quốc và ≥80% ở tất cả các
huyện vào năm 2020. Trong khi GVAP cần phải tăng tốc kiểm soát của tất cả các bệnh
vaccine ngừa, diệt trừ bệnh OPV được thiết lập như là cột mốc đầu tiên. Nó cũng
nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cho thế hệ tiếp theo của vaccine. [28]
Tại hội Y tế thế giới trong năm 2014, các nước thành viên thảo luận tiến trình
thực hiện mục tiêu GVAP và nhấn mạnh vấn đề cần phải được giải quyết để đạt được
mục tiêu [31]:
+Tiếp cận bền vững các vaccine, đặc biệt là vaccine với giá cả phải chăng cho
tất cả các nước.
+ Chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tại địa phương của vaccine
là một phương tiện đảm bảo an ninh vaccine.
+ Cải thiện chất lượng dữ liệu thông qua việc sử dụng các công nghệ mới như
đăng ký điện tử.
+ Truyền thông và quản lý các nguy cơ để giải quyết các thông tin sai lệch về
chủng ngừa và tác động của nó đối với tỷ lệ tiêm chủng.
+ Đánh giá bằng chứng và phân tích kinh tế cho biết việc ra quyết định dựa trên
các ưu tiên và nhu cầu của địa phương.
6
+ Tiếp cận bền vững các vaccine, đặc biệt là vaccine với với giá cả phải chăng
cho tất cả các nước.
Một số bệnh được thanh toán và loại trừ ở một số nước nhưng việc bảo vệ thành
quả rất khó khăn vì các nước xung quanh vẫn còn lưu hành bệnh. Hơn nữa, một số
nước tỷ lệ tiêm chủng quá thấp, công tác TCMR giảm sút đã ảnh hưởng đến thành quả
của công tác tiêm chủng toàn cầu. [5]
Cùng với việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng, triển khai vaccine mới, WHO ngay
từ những năm 1999 đã khuyến cáo việc tăng cường an toàn trong tiêm chủng vaccine
đảm bảo chất lượng và an toàn, tiêm chủng an toàn. Với sự phát triển không ngừng của
khoa học và công nghệ, hiện nay trên thế giới đã và đang triển khai nhiều thế hệ
vaccine mới, vaccine phối hợp để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ em với
số lượng mũi tiêm được giảm bớt. [5]
Tỷ lệ tiêm chủng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tăng dần
qua các năm đã góp phần giãm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm trên quy mô toàn cầu. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng trên 80%, mở rộng triển khai
vaccine mới và đảm bảo an toàn tiêm chủng là mục tiêu tiêm chủng toàn cầu giai đoạn
2010 – 2015. [5]
2.2.4. Mục tiêu chiến lược về tiêm chủng toàn cầu [5]
- WHO đưa ra năm 2010 – 2015:
+ Tiêm chủng phòng nhiều bệnh hơn cho nhiều đối tượng.
+ Triển khai thêm các vaccine mới.
+ Đưa ra các chỉ tiêu sức khỏe và chỉ tiêu giám sát bệnh trong tiêm chủng.
+ Quản lý tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng toàn cầu.
- Đến năm 2010 hoặc sớm hơn:
+ Tăng tỷ lệ tiêm chủng: Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine ít nhất là
80% trên quy mô toàn quốc và 80% trên quy mô huyện hoặc tuyến tương đương.
+ Giảm số chết do sởi, giảm 90% so với năm 2000.
- Đến năm 2015 hoặc sớm hơn:
+ Duy trì tỷ lệ tiêm chủng.
+ Giảm số mắc và số chết các bệnh trong chương trình tiêm chủng.
+ Đảm bảo vaccine tiêm chủng chất lượng.
+ Củng cố hệ thống tiêm chủng.
+ Đảm bảo duy trì công tác tiêm chủng.
2.3. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Lịch sử phát triển chương trình TCMR tại Việt Nam
Chương trình TCMR đã được WHO xác định là 1 trong 8 nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma - Ata năm 1978, kêu gọi và vận động các
nước thành viên thực hiện chương trình có ích trong khuôn khổ hoạt động, nhằm thực
hiện mục tiêu “Sức khỏe cho con người”. Mục đích của chương trình này là mở rộng,
phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên toàn thế giới. [20]
7
Ở Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu được triền khai từ năm 1981, đến
năm 1985 đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, từ năm 1995 đã được thực hiện
trên 100% số xã trên cả nước và không còn "xã trắng" về tiêm chủng. Theo hướng dẫn
của UNICEF và WHO [26]:
+ Từ năm 1985: Chương trình TCMR ở Việt Nam đã tiêm chủng cho trẻ em 6
loại kháng nguyên phòng 6 bệnh: 1 mũi BCG để phòng Lao, 3 mũi DPT để phòng
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, 3 liều OPV để phòng Bại liệt và 1 mũi phòng sởi cho trẻ
em 9 tháng tuổi.
+ Từ năm 1989, liên tục đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên
85% và từ năm 1994 duy trì ở mức trên 90%.
+ Năm 1993 triển khai tiêm vaccinphòng chống uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi
sinh đẻ (15 - 35 tuổi) đạt trên 90% tại 210 huyện có nguy cơ uốn ván cao.
+ Năm 1995: Tỷ lệ mắc Bạch hầu giảm 18,5 lần, Ho gà giảm 25 lần, Sởi giảm
17,6 lần, Bại liệt giảm 16,4 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 5,2 lần.
+ Năm 2000: Việt Nam đã hoàn thành công việc thanh toán Bại liệt.
+ Năm 2003: Vaccine Viêm gan B được triển khai trên phạm vi cả nước.
+ Năm 2004: Loại trừ Uốn ván sơ sinh.
Mặc dù chương trình TCMR đã đạt được những thành quả to lớn nhưng vẫn
còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thúc đẩy. Một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng
chống bằng vaccine song vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây mắc và chết ở trẻ em do
chưa được đưa vào chương trình TCMR [7].
Nước ta tuy đã xây dựng được hệ thống chương trình từ trung ương xuống đến
địa phương, nhất là mạng lưới xã, phường, thị trấn nhưng công tác triển khai ở các xã
khó khăn, khó tiếp cận do thiếu điều kiện giao thông, điện, cơ sở y tế, mặt khác lại là
vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thiếu sự tiếp cận y tế. Đến nay, dịch vụ
TCMR được triển khai ở 100% số xã, phường trong cả nước [21].
Trước những khó khăn thách thức trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ra quyết định
Số: 4282/QĐ-BYT năm 2014 về kế hoạch truyền thông về tiêm chủng nhằm nâng cao
nhận thức, niềm tin và thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng về phòng bệnh
bằng vaccine, an toàn tiêm chủng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho mọi
đối tượng [2].
2.3.2 Các vaccine triển khai trong chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi
- Vaccine Lao (BCG): [16], [21]
Vaccine cho bệnh Lao (“tuberculosis”, gọi tắt là “TB”) được biết đến với tên gọi
vaccine BCG (Bacille Calmette - Guerin).
Vaccine BCG có chứa một dạng vi khuẩn (mầm bệnh) gây bệnh TB đã được làm
yếu đi. Bởi các vi khuẩn này đã được làm yếu, nó không gây bệnh TB cho người khỏe
mạnh mà có thể giúp hình thành sự bảo vệ (kháng bệnh) đối với TB.
BCG hoạt động tốt nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả đối với phòng
ngừa các hình thái TB nguy hiểm bao gồm TB viêm màng não với độ bảo vệ hơn 70%.
Được bảo quản ở nhiệt độ từ 2o
C - 8o
C.
- Vaccine Bại liệt (OPV): [16], [25], [27]
8
Được chế tạo từ vi rút bại liệt sống đã được xử lý để làm giảm độc tính. Kolmer
cho rằng cần thiết dùng vaccine sống để đạt được miễn dịch. Đó là một chất lỏng màu
hồng trong suốt, rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, được bảo quản ở nhiệt độ từ
2o
C - 8o
C. Mỗi liều OPV chứa lượng dư liều lượng (dưới 25 µg) kháng sinh bao gồm
streptomycin và neomycin. Không sử dụng chất bổ trợ hoặc chất bảo quản.
Vaccine OPV rất an toàn, có ít phản ứng phụ, chỉ có khoảng dưới 1% tổng số trẻ
uống có biểu hiện đau đầu, tiêu chảy,đau cơ.
- Vaccine sởi: [16]
Vaccine sởi được chế tạo từ vi rút sởi sống đã làm giảm độc lực. Vaccine sởi nhạy
cảm với nhiệt độ cao, cần bảo quản nhiệt độ đông lạnh. Dung môi cũng cần bảo quản ở
nhiệt độ 2o
C- 8o
C.
Hiệu lực của vaccine sởi khá cao (95%). Hiệu lực cao nhất nếu tiêm cho trẻ đúng
lúc từ 9-12 tháng tuổi.
- Vaccine viêm gan B (VGB): [16], [24]
Vaccine VGB được sản xuất từ các thành phần của virus viêm gan B, vaccine có
thể phòng ngừa được viêm gan B và những hậu quả của bệnh này, thường được tiêm 3
đến 4 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng.
Tiêm vaccine VGB mũi sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi đã kiểm tra và đảm bảo
trẻ có sức khỏe ổn định. Tất cả trẻ sơ sinh đều được cho tiêm chủng viêm gan B lúc
mới sinh để:
+ Tránh bị lây bệnh do người mẹ bị bệnh truyền cho con. Nhiều khi chính người
mẹ cũng không biết là mình bị bệnh.
+Tránh bị lây bệnh trong những tháng đầu đời của em bé từ những người bị bệnh
cùng sống trong nhà hoặc từ những người khác có thể bị nhiễm bệnh.
- Vaccine DPT: [16]
Được làm từ giải độc tố bạch hầu, uốn ván và ho gà. Đây là vaccine dạng dung
dịch, nếu để lọ vaccine thẳng đứng trong 1 thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể
lắng xuống dưới đáy trông giống như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy mà trước
khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vaccine.
Vaccin là một hỗn dịch vô khuẩn để tiêm, được điều chế bằng cách trộn các lượng
thích hợp giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn Bordetella pertussis tế
bào hoặc không tế bào bất hoạt và được hấp phụ trên nhôm hydroxyd (tối đa là 1,25
mg/liều), các thành phần khác: Thimerosal (chất bảo quản) tối đa là 0,05 mg và dung
dịch nước muối sinh lý với lượng vừa đủ 0,5 ml.
2.4. QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN CỦA TCMR QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ
Y tế, hướng dẫn). [2]
2.4.1. Chuẩn bị trước buổi tiêm chủng
- Lập kế hoạch buổi tiêm chủng
+ Không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng.
9
+ Rà soát danh sách đối tượng cần tiêm chủng từng loại vaccine: Số buổi tiêm
chủng cần tổ chức = Số đối tượng/(50 x số điểm tiêm chủng).
+ Dự trù vật tư, trang thiết bị sử dụng cho buổi tiêm chủng.
- Các tài liệu tối thiểu cần có tại mỗi cơ sở tiêm chủng
+ Có đầy đủ các tài liệu chuyên môn và hồ sơ
+ Các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, lịch tiêm chủng,
theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng treo, dán trên tường tại nơi thực
hiện tiêm chủng để cán bộ y tế và bà mẹ có thể đọc, xem được.
- Sắp xếp bàn tiêm chủng: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ
y tế khi thao tác.
2.4.2. Trong buổi tiêm chủng
- Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng
+ Hỏi tiền sử
+ Quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại
+ Chỉ định tiêm
- Tư vấn tiêm chủng
+ Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ về
loại vaccine được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần tiêm
chủng.
+ Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
• Cần được ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng
• Cần được theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ: để ý trẻ nhiều hơn, cho bú hoặc
cho uồng nước nhiều hơn, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như:
• Sốt nhẹ, đau chỗ tiêm, quấy khóc, sung tại chỗ tiêm… Đây là phản ứng thông
thường và nó cho thấy trẻ đáp ứng lại đối với vaccine.
• Cần đưa ngay đến cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng
nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao, co giật hay có bất cứ những biểu hiện khác như
quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bỏ bú…
- Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo
2.4.3. Thực hiện tiêm chủng
- Liều lượng và đường dung vaccine
- Pha hồi chỉnh vaccine đông khô
- Các thao tác tiêm vaccine
- Tiêm chủng nhiều loại vaccine trong buổi tiêm chủng
2.4.4. Kết thúc buổi tiêm chủng
- Bảo quản vaccine, dung môi chưa sử dụng
- Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
10
- Ghi sổ và phiếu tiêm chủng
- Báo cáo
2.5. GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG
2.5.1. Định nghĩa
Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra sau khi
tiêm chủng có liên quan đến vaccine, sai sót trong tiêm chủng hoặc do trùng hợp ngẫu
nhiên hay các nguyên nhân khác.
2.5.2. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
Bảng 2.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
Phản ứng của vaccine Phản ứng xảy ra do vaccine không phải do sai sót
trong tiêm chủng
Sai sót trong tiêm chủng Phản ứng xảy ra do sai sót trong tiêm chủng
Trùng hợp Phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên với một tình trạng
bệnh của trẻ xảy ra sau tiêm chủng
Phản ứng do sợ tiêm Phản ứng do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau
Không rõ nguyên nhân Phản ứng không xác định được nguyên nhân
2.5.3. Phản ứng sau tiêm chủng nhẹ
Có các phản ứng như sốt nhẹ <38,5o
C, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc. Đây là phản
ứng thông thường của cơ thể với vaccine, các phản ứng sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.
Bảng 2.2. Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí
Vaccine Phản ứng tại chỗ Sốt > 380
C
Dễ bị kích thích, khó
chịu và các triệu
chứng toàn thân
BCG 90-95% - -
Viêm gan B
Người lớn: 15%
Trẻ em :5%
1-6% -
Sởi
Sởi - quai bị -
rubella
Sởi - rubella
10% 10% 25%
Bại liệt uống
(OPV)
- <1% <1%
Uốn ván BH - UV
UV - BH
10%** 10% 25%
DPT (DPT ho gà
toàn tế bào)
tới 50% tới 50% tới 55%
Cách xử trí
Chườm lạnh vào
chỗ tiêm
Paracetamol***
Bù dịch
Mặc quần áo mát
Lau mình bằng
nước ấm
Paracetamol***
Bù dịch
Paracetamol***
11
* Những triệu chứng bao gồm tiêu chảy, nhức đầu, và đau cơ.
** Tỷ lệ phản ứng tại chỗ tăng đối với những liều nhắc lại, tới 50 đến 85%.
*** Liều dùng Paracetamol: 15 mg/Kg cách 4 giờ 1 lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ.
2.5.4. Phản ứng sau tiêm chủng nghiêm trọng
Bảng 2.3. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉ lệ
Vắc xin Phản ứng Thời gian xuất hiện Tỉ lệ/ 1 triệu liều
BCG Viêm xương 1-12 tháng 1-700
VGB Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-2
Sởi Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-50
Uốn ván Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-6
DPT Quá mẫn/sốc 0-1 giờ 20
(Theo tài liệu của WHO)
2.6. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM
2.6.1. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam [16]
Bảng 1.2. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam
Tuổi
Vaccine
Sơ sinh 2 tháng 3tháng 4 tháng 9 tháng
BCG X
OPV x X x
DPT x X x
Viêm gan B X
Sởi Xa
a: Liều tiêm thứ 2 cần được tiêm cho tất cả trẻ em. Có thể đưa vào tiêm chủng thường
xuyên hoặc tổ chức thành những chiến dịch.
2.6.2. Lịch tiêm chủng vaccine uốn ván cho phụ nữ [19]
Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên cho phụ nữ có thai
Liều UV
hoặc Td
Thời gian tiêm Thời gian bảo vệ a
1
Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu
hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc
uốn ván sơ sinh cao.
Không
2 Ít nhất 4 tuần sau lần 1 1 đến 3 năm
3
Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có
thai lần sau.
Tối thiểu 5 năm
4
Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có
thai lần sau.
Tối thiểu 10 năm
5
Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có
thai lần sau.
Trong suốt thời kỳ sinh
đẻ và có thể lâu hơn
Mã tài liệu : 600334
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

Contenu connexe

Tendances

DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNGDỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNGSoM
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngSoM
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGSoM
 
Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmViêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmSoM
 
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễDap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễthao thu
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGSoM
 
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamChăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamThanh Liem Vo
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPSoM
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
Phác đồ điều trị vô kinh
Phác đồ điều trị vô kinhPhác đồ điều trị vô kinh
Phác đồ điều trị vô kinhSoM
 
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHVIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHSoM
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGSoM
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxSoM
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHSoM
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUSoM
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGSoM
 

Tendances (20)

DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNGDỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmViêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm
 
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễDap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
 
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt NamChăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
 
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Phác đồ điều trị vô kinh
Phác đồ điều trị vô kinhPhác đồ điều trị vô kinh
Phác đồ điều trị vô kinh
 
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHVIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
 

Similaire à Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-ViệtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Man_Ebook
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similaire à Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017 (20)

Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAYLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk LắkLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
 
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
 
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 

Plus de hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

Plus de hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Dernier

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ NĂM 2016 - 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN TRẦN THỊ KIỀU NGA MSSV: 13D720501027 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017
  • 2. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI PHƯỜNG AN PHÚ, QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ NĂM 2016 - 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN TRẦN THỊ KIỀU NGA MSSV: 13D720501027 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong trường đại học Tây Đô, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về ngành điều dưỡng làm cơ sở cho em thực hiện tốt bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp em trong suốt thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017”. Mặc dù trong quá trình thực hiện bài tiểu luận có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho em nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ y tế tại trạm y tế phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của bài tiểu luận. Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học cũng như thực hiện bài tiểu luận. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy/cô và các bạn sinh viên. SINH VIÊN TRẦN THỊ KIỀU NGA
  • 4. iii LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. Các số liệu và kết quả trong bài tiểu luận không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngoài nước và chưa được công bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu. Cần Thơ, ngày … tháng… năm… Sinh viên Trần Thị Kiều Nga
  • 5. iv TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tiêm chủng là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các báo cáo thường niên từ các cơ sở y tế về tiêm chủng luôn có sự khác biệt đối với tỷ lệ thực trẻ được tiêm chủng. Bên cạnh đó còn những thiếu hụt trong kiến thức của các bà mẹ dẫn đến thái độ lo sợ, chủ quan với việc tiêm chủng cho trẻ. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017”, với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Mẫu nghiên cứu bao gồm 50 trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ của các trẻ đó được phỏng vấn để thu thập các thông tin về tình trạng tiêm chủng của trẻ và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng. Qua nghiên cứu thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi chiếm 76% và chưa đúng chiếm 24%. Tỷ lệ Trẻ trong diện tiêm chủng đến cơ sở y tế tiêm chủng BCG (100%), Viêm gan B (92%), OPV đủ 3 lần 80% (lần 1 chiếm 100%, lần 2 chiếm 94%, lần 3 chiếm 80%), DPT đủ 3 mũi 80% (lần 1 chiếm 100%, lần 2 chiếm 94%, lần 3 chiếm 80%), Sởi (22%). Nghiên cứu còn chỉ ra mặt hạn chế trong kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng như kiến thức về các loại bệnh phòng được nhờ tiêm chủng, lịch tiêm chủng, số lần tiêm chủng, các dấu hiệu bình thường và bất thường sau tiêm chủng, cách xử trí các phản ứng sau tiêm chủng, khi nào nên và không nên đưa trẻ đi tiêm chủng để đảm bảo đúng lịch, những nguồn thông tin nhận được từ tiêm chủng mở rộng (TCMR), ảnh hưởng của việc không tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, những thông tin cần biết sau khi rời phòng tiêm chủng... Đồng thời xác định được yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng như độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà đến trạm y tế, phương tiện sử dụng… Từ kết quả nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi cần có sự phối hợp giữa các ban ngành. Bên cạnh việc triển khai đào tạo nâng cao chất lượng thực hành và tư vấn tiêm chủng cho cán bộ y tế, cần truyền thông nội dung tiêm chủng cho trẻ một cách đầy đủ và chính xác nhất cho người dân, tăng cường truyền thông trực tiếp nhằm vận động sự tham gia chủ động của các bà mẹ vào công tác tiêm chủng.
  • 6. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.........................................................................................3 2.2. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG THẾ GIỚI...................................................3 2.3. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG TẠI VIỆT NAM.........................................6 2.4. QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN CỦA TCMR QUỐC GIA.................8 2.5. GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG................................................10 2.6. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM .......................................11 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................12 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................12 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................12 3.3. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU...................................................................20 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................22 4.1. KẾT QUẢ ..........................................................................................................22 4.2. BÀN LUẬN .......................................................................................................30 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................38 5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân.................................10 Bảng 2.2. Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí...........................................10 Bảng 2.3. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉ lệ......11 Bảng 1.2. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam.........................................11 Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên cho phụ nữ có thai .......................................................................................................................................11 Bảng 4.1. Phân bố tuổi của bà mẹ và giới tính trẻ: .......................................................22 Bảng 4.2. Phân bố bà mẹ theo dân tộc và số con: .........................................................22 Bảng 4.3. Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế và phương tiện sử dụng..........................22 Bảng 4.5. Mục đích của tiêm chủng..............................................................................23 Bảng 4.6. Kiến thức của bà mẹ về các bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm chủng...........23 Bảng 4.7. Kiến thức của bà mẹ về những loại vacxin trẻ được tiêm ............................24 Bảng 4.8. Kiến thức về dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng.......................................24 Bảng 4.9. Kiến thức về dấu hiệu sau tiêm phòng Lao (BCG) cho trẻ:..........................24 Bảng 4.10. Kiến thức của bà mẹ về phản ứng nặng trẻ có thể gặp sau tiêm chủng cần đưa đến CSYT ...............................................................................................................25 Bảng 4.11. Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí cho trẻ khi bị sốt sau tiêm vaccine.....25 Bảng 4.12. Kiến thức của bà mẹ về những trường hợp trẻ vẫn được tiêm chủng để đảm bảo đúng lịch tiêm. ........................................................................................................25 Bảng 4.13. Kiến thức của bà mẹ nếu trẻ không tiêm chủng đúng lịch sẽ có ảnh hưởng .......................................................................................................................................26 Bảng 4.14. Kiến thức của bà mẹ nếu trẻ không tiêm chủng đầy đủ sẽ có ảnh hưởng...26 Bảng 4.15. Kiến thức của bà mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi: .......................26 Bảng 4.16. Lý do trẻ không được tiêm chủng đúng lịch...............................................26 Bảng 4.17. Khi đưa trẻ đi tiêm chủng bà mẹ cần mang theo và tác dụng của sổ tiêm chủng .............................................................................................................................27 Bảng 4.18 Bà mẹ biết TCMR từ nguồn thông tin và kiến thức nhận được từ những nguồn thông tin đó.........................................................................................................27 Bảng 4.20. Lịch tiêm chủng định kỳ trong xã/phường..................................................28 Bảng 4.21. Những thông tin bà mẹ cần biết khi rời phòng tiêm...................................28 Bảng 4.22. Kiến thức của bà mẹ sau tiêm chủng cho trẻ nên: ......................................28
  • 8. vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu ...............................................................................4 Hình 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT3 tại các khu vực.............................................5
  • 9. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCG Bacillus Calmette Guerin Vaccine phòng Lao DPT Diphteria – Petussis - Tetanus Vaccine phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván GAVI Global Alliance for Vaccines and Immunization Liên minh toàn cầu vaccine tiêm chủng GVAP Global Vaccine Action Plan Kế hoạch hành động vaccine toàn cầu OPV Oral Polio Vaccine Vaccine phòng bại liệt TCĐĐ Tiêm chủng đầy đủ TCMR Tiêm chủng mở rộng TĐHV Trình độ học vấn UNICEF United Nations Children’s Fund Quỹ nhi đồng liên hợp quốc VGB Vaccine phòng viêm gan B WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vaccine là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vaccine. Không giống như các can thiệp y tế khác, vaccine giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. [13] Chương trình TCMR được coi là chìa khóa giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em đối với một số bệnh truyền nhiễm trẻ em [14]. Tiêm chủng đã cứu sống hàng trăm triệu trẻ em trong ba thập kỷ qua từ năm 1974, trên toàn thế giới hiện vẫn còn 27 triệu trẻ em không được tiêm chủng định kỳ và do vậy hàng năm vẫn còn hơn 2 triệu trường hợp chết do các bệnh tật có thể phòng ngừa được nhờ vaccine [11]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trung bình có khoảng 2,5 triệu trẻ em được cứu sống. Ở Việt Nam, sau khoảng 30 năm triển khai chương trình TCMR có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ. [15] Mục tiêu của một thế giới phù hợp với trẻ em là đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho 90% trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc gia với ít nhất 80% diện bao phủ trong mỗi tỉnh/thành phố hoặc trong mỗi đơn vị hành chính tương đương. [11] Từ năm 1974 WHO đề xướng vận động các nước thành viên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người vào năm 2000 bằng chương trình TCMR cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ dưới 1 tuổi, Việt Nam đã xác định chương trình TCMR là một chương trình y tế quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cho đến nay đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng như duy trì tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine >90% từ năm 2000, thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và đang tiến tới loại trừ sởi vào năm 2012. Những kết quả đó đã làm cho tỷ lệ mắc và chết do 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 1 tuổi giảm một cách rõ rệt so với những năm chưa triển khai chương trình TCMR. Mặc dù chúng ta đã đạt được kết quả như vậy nhưng trước mắt công tác tiêm chủng vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức [7], [18]. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức về tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ) cho trẻ dưới 1 tuổi như trong nghiên cứu của Huỳnh Giao (2009) bà mẹ có kiến thức đúng về lịch chủng ngừa chỉ chiếm 33,3%, có kiến thức về các bệnh trong TCMR rất thấp chiếm 30,8% [9], Đào Văn Khuynh (2009) biết các loại vaccine cần tiêm cho con mình chỉ có 61,34% [7], theo Nguyễn Cảnh Phú tỷ lệ bà mẹ
  • 11. 2 biết các phản ứng phụ sau tiêm chủng chiếm 82,05% [12] và nghiên cứu của Trần Danh Huế bà mẹ có nhận thức về sự cần thiết tiêm ngừa chiếm 81,3% [22]. Qua các đợt kiểm tra giám sát thực tế trên địa bàn phường, thành phố ghi nhận vẫn còn một số trẻ bị bỏ sót mũi tiêm, tiêm không đúng lịch, một số bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR vẫn còn xảy ra. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017”, với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ năm 2016 – 2017.
  • 12. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Vaccine là những chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) chỉ là một hay thành phần của chúng đã được làm biến đổi để trở thành vô hại không gây bệnh cho người khi được đưa vào cơ thể, nhưng lại kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh. [13] Tiêm chủng là đưa vacine vào cơ thể người thông thường bằng đường tiêm, có khi bằng đường uống, nhỏ mũi, hít...để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập cơ thể. [8] 2.2. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG THẾ GIỚI 2.2.1. Lịch sử tiêm chủng mở rộng Kỷ nguyên của tiêm chủng bắt đầu từ năm 1796 khi một thầy thuốc người Anh ở nông thôn tên là Edward Jenner, đã cấy cho một đứa trẻ 8 tuổi những chất tiết lấy từ tổn thương của bệnh đậu bò và cho thấy rằng đứa trẻ đã được bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa. Sau khi tiến hành thí nghiệm này nhiều lần với một kết quả giống hệt nhau, năm 1798 Jenner công bố kết quả nghiên cứu vaccine phòng bệnh đậu mùa. Đến năm 1810, nhiều nước ở Châu Âu đã thực hiện tiêm chủng bắt buộc với bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên trên thế giới thanh toán được trong thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay toàn thế giới chưa phát hiện bệnh đậu mùa quay trở lại. Đây là một kết quả có ý nghĩa to lớn cho nền y học và là cơ sở cho việc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn thế giới sau này. [20] Gần một thế kỷ sau phát minh của Jenner, Louis Pasteur phát hiện rằng người ta có thể thu được tác nhân gây miễn dịch bằng cách bất hoạt vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng và ông gọi chúng là những vaccine. Năm 1885, sau khi đã thử trên súc vật một vaccine sản xuất từ virus bất hoạt gây bệnh dại, ông Louis Pasteur đã đem thử nghiệm cho một đứa trẻ 9 tuổi bị thương rất nặng do chó dại cắn và chắc chắn đứa trẻ này sẽ tử vong. Đứa trẻ được tiêm 14 mũi vaccine và không bị bệnh dại. Từ năm 1980, những thành phố lớn trên thế giới đã có những trung tâm tiêm chủng phòng bệnh dại đã được khống chế một cách hiệu quả. [20] Trong thế kỷ XX, nhiều loại vaccine đã được tạo ra và chương trình TCMR đã thu hút được nhiều thành công. Năm 1921 Albert Calmatte và Calmille Guerin đã thành công trong việc tạo ra một chủng vi khuẩn Lao giảm động lực, và từ đó sản xuất vaccine Lao (BCG) 1930-1940. Chỉ trong năm 1955 hơn 60 triệu người trên thế giới đã được tiêm phòng BCG. Năm 1923 Gaston Ramon đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn gây bệnh uốn ván và bạch hầu bất hoạt bằng Formandehyde (gọi là giải độc tố) và có
  • 13. 4 84% 84% 84% 81% 25% 14% 0% 20% 40% 60% 80% 100% DPT3 Bại liệt Sởi Viêm gan B Phế cầu khuẩn Rota thể dùng để phòng bệnh đó. Vaccine bại liệt (OPV) được thử nghiệm và sử dụng rộng rãi trên thế giới năm 1950, vaccine OPV tiêm (1955), vaccine OPV uống (1962). Kết quả là bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra mục tiêu loại trừ. Và với nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980 [5], [20]. Đến năm 1974, bảy loại vaccine được đưa vào chương trình TCMR bao gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. WHO phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia. Dần dần chương trình TCMR là một chương trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. [5] 2.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới Chương trình TCMR được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của mọi nước sau năm 2000. Trong năm 2013, khoảng 84% (112 triệu) trẻ trên toàn thế giới nhận 3 liều vaccine bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng và tàn tật hoặc tử vong, 129 quốc gia đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất là 90% của vaccine DTP3. [26] Tỷ lệ tiêm chủng tăng dần qua các năm nhưng cho tới nay TCĐĐ cho trẻ vẫn là vấn đề cần được củng cố. Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2002, trên thế giới vẫn có khoảng 33 triệu trẻ không được TCĐĐ vaccine DPT [7]. Trong năm 2013, ước tính có 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới vẫn bỏ lỡ các liều vaccine cơ bản. [26] Nguồn: Báo cáo WHO Hình 2.1. Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu [28]
  • 14. 5 Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006 ở một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như khu vực Châu Phi (73%), Trung Đông (86%) và Đông Nam Á (63%) [7]. Trong số trẻ em không được TCĐĐ năm 2013 có gần một nửa sống tại 3 nước: Ấn Độ, Nigeria và Pakistan [16]. Nguồn: Báo cáo WHO 2013 Hình 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT3 tại các khu vực [28] 2.2.3. Kế hoạch hành động vaccine toàn cầu Kế hoạch Hành động Vaccine Toàn cầu (GVAP) là một lộ trình để ngăn chặn hàng triệu ca tử vong thông qua tiếp cận công bằng hơn đối với vaccine. Các nước đang hướng tới đạt được tỷ lệ tiêm chủng ≥90% trên toàn quốc và ≥80% ở tất cả các huyện vào năm 2020. Trong khi GVAP cần phải tăng tốc kiểm soát của tất cả các bệnh vaccine ngừa, diệt trừ bệnh OPV được thiết lập như là cột mốc đầu tiên. Nó cũng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cho thế hệ tiếp theo của vaccine. [28] Tại hội Y tế thế giới trong năm 2014, các nước thành viên thảo luận tiến trình thực hiện mục tiêu GVAP và nhấn mạnh vấn đề cần phải được giải quyết để đạt được mục tiêu [31]: +Tiếp cận bền vững các vaccine, đặc biệt là vaccine với giá cả phải chăng cho tất cả các nước. + Chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tại địa phương của vaccine là một phương tiện đảm bảo an ninh vaccine. + Cải thiện chất lượng dữ liệu thông qua việc sử dụng các công nghệ mới như đăng ký điện tử. + Truyền thông và quản lý các nguy cơ để giải quyết các thông tin sai lệch về chủng ngừa và tác động của nó đối với tỷ lệ tiêm chủng. + Đánh giá bằng chứng và phân tích kinh tế cho biết việc ra quyết định dựa trên các ưu tiên và nhu cầu của địa phương.
  • 15. 6 + Tiếp cận bền vững các vaccine, đặc biệt là vaccine với với giá cả phải chăng cho tất cả các nước. Một số bệnh được thanh toán và loại trừ ở một số nước nhưng việc bảo vệ thành quả rất khó khăn vì các nước xung quanh vẫn còn lưu hành bệnh. Hơn nữa, một số nước tỷ lệ tiêm chủng quá thấp, công tác TCMR giảm sút đã ảnh hưởng đến thành quả của công tác tiêm chủng toàn cầu. [5] Cùng với việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng, triển khai vaccine mới, WHO ngay từ những năm 1999 đã khuyến cáo việc tăng cường an toàn trong tiêm chủng vaccine đảm bảo chất lượng và an toàn, tiêm chủng an toàn. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, hiện nay trên thế giới đã và đang triển khai nhiều thế hệ vaccine mới, vaccine phối hợp để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ em với số lượng mũi tiêm được giảm bớt. [5] Tỷ lệ tiêm chủng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tăng dần qua các năm đã góp phần giãm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên quy mô toàn cầu. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng trên 80%, mở rộng triển khai vaccine mới và đảm bảo an toàn tiêm chủng là mục tiêu tiêm chủng toàn cầu giai đoạn 2010 – 2015. [5] 2.2.4. Mục tiêu chiến lược về tiêm chủng toàn cầu [5] - WHO đưa ra năm 2010 – 2015: + Tiêm chủng phòng nhiều bệnh hơn cho nhiều đối tượng. + Triển khai thêm các vaccine mới. + Đưa ra các chỉ tiêu sức khỏe và chỉ tiêu giám sát bệnh trong tiêm chủng. + Quản lý tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng toàn cầu. - Đến năm 2010 hoặc sớm hơn: + Tăng tỷ lệ tiêm chủng: Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine ít nhất là 80% trên quy mô toàn quốc và 80% trên quy mô huyện hoặc tuyến tương đương. + Giảm số chết do sởi, giảm 90% so với năm 2000. - Đến năm 2015 hoặc sớm hơn: + Duy trì tỷ lệ tiêm chủng. + Giảm số mắc và số chết các bệnh trong chương trình tiêm chủng. + Đảm bảo vaccine tiêm chủng chất lượng. + Củng cố hệ thống tiêm chủng. + Đảm bảo duy trì công tác tiêm chủng. 2.3. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG TẠI VIỆT NAM 2.3.1 Lịch sử phát triển chương trình TCMR tại Việt Nam Chương trình TCMR đã được WHO xác định là 1 trong 8 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma - Ata năm 1978, kêu gọi và vận động các nước thành viên thực hiện chương trình có ích trong khuôn khổ hoạt động, nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho con người”. Mục đích của chương trình này là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên toàn thế giới. [20]
  • 16. 7 Ở Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu được triền khai từ năm 1981, đến năm 1985 đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, từ năm 1995 đã được thực hiện trên 100% số xã trên cả nước và không còn "xã trắng" về tiêm chủng. Theo hướng dẫn của UNICEF và WHO [26]: + Từ năm 1985: Chương trình TCMR ở Việt Nam đã tiêm chủng cho trẻ em 6 loại kháng nguyên phòng 6 bệnh: 1 mũi BCG để phòng Lao, 3 mũi DPT để phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, 3 liều OPV để phòng Bại liệt và 1 mũi phòng sởi cho trẻ em 9 tháng tuổi. + Từ năm 1989, liên tục đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên 85% và từ năm 1994 duy trì ở mức trên 90%. + Năm 1993 triển khai tiêm vaccinphòng chống uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi) đạt trên 90% tại 210 huyện có nguy cơ uốn ván cao. + Năm 1995: Tỷ lệ mắc Bạch hầu giảm 18,5 lần, Ho gà giảm 25 lần, Sởi giảm 17,6 lần, Bại liệt giảm 16,4 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 5,2 lần. + Năm 2000: Việt Nam đã hoàn thành công việc thanh toán Bại liệt. + Năm 2003: Vaccine Viêm gan B được triển khai trên phạm vi cả nước. + Năm 2004: Loại trừ Uốn ván sơ sinh. Mặc dù chương trình TCMR đã đạt được những thành quả to lớn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thúc đẩy. Một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống bằng vaccine song vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây mắc và chết ở trẻ em do chưa được đưa vào chương trình TCMR [7]. Nước ta tuy đã xây dựng được hệ thống chương trình từ trung ương xuống đến địa phương, nhất là mạng lưới xã, phường, thị trấn nhưng công tác triển khai ở các xã khó khăn, khó tiếp cận do thiếu điều kiện giao thông, điện, cơ sở y tế, mặt khác lại là vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thiếu sự tiếp cận y tế. Đến nay, dịch vụ TCMR được triển khai ở 100% số xã, phường trong cả nước [21]. Trước những khó khăn thách thức trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ra quyết định Số: 4282/QĐ-BYT năm 2014 về kế hoạch truyền thông về tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin và thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng về phòng bệnh bằng vaccine, an toàn tiêm chủng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho mọi đối tượng [2]. 2.3.2 Các vaccine triển khai trong chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi - Vaccine Lao (BCG): [16], [21] Vaccine cho bệnh Lao (“tuberculosis”, gọi tắt là “TB”) được biết đến với tên gọi vaccine BCG (Bacille Calmette - Guerin). Vaccine BCG có chứa một dạng vi khuẩn (mầm bệnh) gây bệnh TB đã được làm yếu đi. Bởi các vi khuẩn này đã được làm yếu, nó không gây bệnh TB cho người khỏe mạnh mà có thể giúp hình thành sự bảo vệ (kháng bệnh) đối với TB. BCG hoạt động tốt nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả đối với phòng ngừa các hình thái TB nguy hiểm bao gồm TB viêm màng não với độ bảo vệ hơn 70%. Được bảo quản ở nhiệt độ từ 2o C - 8o C. - Vaccine Bại liệt (OPV): [16], [25], [27]
  • 17. 8 Được chế tạo từ vi rút bại liệt sống đã được xử lý để làm giảm độc tính. Kolmer cho rằng cần thiết dùng vaccine sống để đạt được miễn dịch. Đó là một chất lỏng màu hồng trong suốt, rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, được bảo quản ở nhiệt độ từ 2o C - 8o C. Mỗi liều OPV chứa lượng dư liều lượng (dưới 25 µg) kháng sinh bao gồm streptomycin và neomycin. Không sử dụng chất bổ trợ hoặc chất bảo quản. Vaccine OPV rất an toàn, có ít phản ứng phụ, chỉ có khoảng dưới 1% tổng số trẻ uống có biểu hiện đau đầu, tiêu chảy,đau cơ. - Vaccine sởi: [16] Vaccine sởi được chế tạo từ vi rút sởi sống đã làm giảm độc lực. Vaccine sởi nhạy cảm với nhiệt độ cao, cần bảo quản nhiệt độ đông lạnh. Dung môi cũng cần bảo quản ở nhiệt độ 2o C- 8o C. Hiệu lực của vaccine sởi khá cao (95%). Hiệu lực cao nhất nếu tiêm cho trẻ đúng lúc từ 9-12 tháng tuổi. - Vaccine viêm gan B (VGB): [16], [24] Vaccine VGB được sản xuất từ các thành phần của virus viêm gan B, vaccine có thể phòng ngừa được viêm gan B và những hậu quả của bệnh này, thường được tiêm 3 đến 4 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng. Tiêm vaccine VGB mũi sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi đã kiểm tra và đảm bảo trẻ có sức khỏe ổn định. Tất cả trẻ sơ sinh đều được cho tiêm chủng viêm gan B lúc mới sinh để: + Tránh bị lây bệnh do người mẹ bị bệnh truyền cho con. Nhiều khi chính người mẹ cũng không biết là mình bị bệnh. +Tránh bị lây bệnh trong những tháng đầu đời của em bé từ những người bị bệnh cùng sống trong nhà hoặc từ những người khác có thể bị nhiễm bệnh. - Vaccine DPT: [16] Được làm từ giải độc tố bạch hầu, uốn ván và ho gà. Đây là vaccine dạng dung dịch, nếu để lọ vaccine thẳng đứng trong 1 thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông giống như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vaccine. Vaccin là một hỗn dịch vô khuẩn để tiêm, được điều chế bằng cách trộn các lượng thích hợp giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn Bordetella pertussis tế bào hoặc không tế bào bất hoạt và được hấp phụ trên nhôm hydroxyd (tối đa là 1,25 mg/liều), các thành phần khác: Thimerosal (chất bảo quản) tối đa là 0,05 mg và dung dịch nước muối sinh lý với lượng vừa đủ 0,5 ml. 2.4. QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN CỦA TCMR QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, hướng dẫn). [2] 2.4.1. Chuẩn bị trước buổi tiêm chủng - Lập kế hoạch buổi tiêm chủng + Không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng.
  • 18. 9 + Rà soát danh sách đối tượng cần tiêm chủng từng loại vaccine: Số buổi tiêm chủng cần tổ chức = Số đối tượng/(50 x số điểm tiêm chủng). + Dự trù vật tư, trang thiết bị sử dụng cho buổi tiêm chủng. - Các tài liệu tối thiểu cần có tại mỗi cơ sở tiêm chủng + Có đầy đủ các tài liệu chuyên môn và hồ sơ + Các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, lịch tiêm chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng treo, dán trên tường tại nơi thực hiện tiêm chủng để cán bộ y tế và bà mẹ có thể đọc, xem được. - Sắp xếp bàn tiêm chủng: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác. 2.4.2. Trong buổi tiêm chủng - Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng + Hỏi tiền sử + Quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại + Chỉ định tiêm - Tư vấn tiêm chủng + Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ về loại vaccine được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần tiêm chủng. + Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng • Cần được ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng • Cần được theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ: để ý trẻ nhiều hơn, cho bú hoặc cho uồng nước nhiều hơn, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. + Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: • Sốt nhẹ, đau chỗ tiêm, quấy khóc, sung tại chỗ tiêm… Đây là phản ứng thông thường và nó cho thấy trẻ đáp ứng lại đối với vaccine. • Cần đưa ngay đến cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao, co giật hay có bất cứ những biểu hiện khác như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bỏ bú… - Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo 2.4.3. Thực hiện tiêm chủng - Liều lượng và đường dung vaccine - Pha hồi chỉnh vaccine đông khô - Các thao tác tiêm vaccine - Tiêm chủng nhiều loại vaccine trong buổi tiêm chủng 2.4.4. Kết thúc buổi tiêm chủng - Bảo quản vaccine, dung môi chưa sử dụng - Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
  • 19. 10 - Ghi sổ và phiếu tiêm chủng - Báo cáo 2.5. GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG 2.5.1. Định nghĩa Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng có liên quan đến vaccine, sai sót trong tiêm chủng hoặc do trùng hợp ngẫu nhiên hay các nguyên nhân khác. 2.5.2. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân Bảng 2.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân Phản ứng của vaccine Phản ứng xảy ra do vaccine không phải do sai sót trong tiêm chủng Sai sót trong tiêm chủng Phản ứng xảy ra do sai sót trong tiêm chủng Trùng hợp Phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên với một tình trạng bệnh của trẻ xảy ra sau tiêm chủng Phản ứng do sợ tiêm Phản ứng do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau Không rõ nguyên nhân Phản ứng không xác định được nguyên nhân 2.5.3. Phản ứng sau tiêm chủng nhẹ Có các phản ứng như sốt nhẹ <38,5o C, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc. Đây là phản ứng thông thường của cơ thể với vaccine, các phản ứng sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Bảng 2.2. Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí Vaccine Phản ứng tại chỗ Sốt > 380 C Dễ bị kích thích, khó chịu và các triệu chứng toàn thân BCG 90-95% - - Viêm gan B Người lớn: 15% Trẻ em :5% 1-6% - Sởi Sởi - quai bị - rubella Sởi - rubella 10% 10% 25% Bại liệt uống (OPV) - <1% <1% Uốn ván BH - UV UV - BH 10%** 10% 25% DPT (DPT ho gà toàn tế bào) tới 50% tới 50% tới 55% Cách xử trí Chườm lạnh vào chỗ tiêm Paracetamol*** Bù dịch Mặc quần áo mát Lau mình bằng nước ấm Paracetamol*** Bù dịch Paracetamol***
  • 20. 11 * Những triệu chứng bao gồm tiêu chảy, nhức đầu, và đau cơ. ** Tỷ lệ phản ứng tại chỗ tăng đối với những liều nhắc lại, tới 50 đến 85%. *** Liều dùng Paracetamol: 15 mg/Kg cách 4 giờ 1 lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ. 2.5.4. Phản ứng sau tiêm chủng nghiêm trọng Bảng 2.3. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉ lệ Vắc xin Phản ứng Thời gian xuất hiện Tỉ lệ/ 1 triệu liều BCG Viêm xương 1-12 tháng 1-700 VGB Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-2 Sởi Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-50 Uốn ván Sốc phản vệ 0-1 giờ 1-6 DPT Quá mẫn/sốc 0-1 giờ 20 (Theo tài liệu của WHO) 2.6. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM 2.6.1. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam [16] Bảng 1.2. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam Tuổi Vaccine Sơ sinh 2 tháng 3tháng 4 tháng 9 tháng BCG X OPV x X x DPT x X x Viêm gan B X Sởi Xa a: Liều tiêm thứ 2 cần được tiêm cho tất cả trẻ em. Có thể đưa vào tiêm chủng thường xuyên hoặc tổ chức thành những chiến dịch. 2.6.2. Lịch tiêm chủng vaccine uốn ván cho phụ nữ [19] Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên cho phụ nữ có thai Liều UV hoặc Td Thời gian tiêm Thời gian bảo vệ a 1 Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao. Không 2 Ít nhất 4 tuần sau lần 1 1 đến 3 năm 3 Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Tối thiểu 5 năm 4 Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Tối thiểu 10 năm 5 Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Trong suốt thời kỳ sinh đẻ và có thể lâu hơn
  • 21. Mã tài liệu : 600334 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562