SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Bộ trưởng
Hoàng Tuấn anh
tiếp Đoàn đại biểu
Ủy ban Olympic Hungary

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Số 1048 ngày 31/10/2013

Thể thao Việt Nam
trước thềm Sea Games 27

Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tiếp
và làm việc với đoàn lãnh đạo Ủy ban
Olympic Hungary do Chủ tịch Borkai
Zsolt, Thị trưởng thành phố Gyor làm
Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và
làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nhấn
mạnh về mối quan hệ hợp tác hữu nghị
truyền thống giữa hai nước. Trong lĩnh
vực thể thao, hai nước vốn có mối
quan hệ tốt đẹp, gần đây nhất là vào
tháng 9 vừa qua, hai nước đã ký Bản
ghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thao
nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang thăm Hungary.
(Xem tiếp trang 5)

trong số này

- Tuần lễ “Đại đoàn kết
các dân tộc - Di sản Văn hóa
Việt Nam”
(Tr.2)
Ảnh: TƯ LIỆU

- Lễ hội ném Còn 3 nước
Việt-Lào-Trung
(Tr.7)

VĐV điền kinh Quách Thị Lan, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

- Triển khai thực hiện Tiêu chí
Văn hóa giao thông đường bộ
(Tr.8)

Tại SEA Games 27 sắp tới, nước chủ nhà Myanmar loại bỏ 2 môn thế mạnh
mà Thể thao Việt Nam từng giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games trước
là Thể dục dụng cụ và Đấu kiếm ra khỏi chương trình thi đấu. Tuy nhiên, theo
ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT: chúng ta lại có
thêm nhiều nội dung ở các môn thế mạnh khác như: 7 nội dung ở môn Bơi, 8 nội
dung ở môn Điền kinh và 2 nội dung ở môn Bắn súng. Đây đều là những môn
thế mạnh của Thể thao Việt Nam, đặc biệt là môn Bắn súng, Việt Nam từng nhiều
lần dẫn đầu khu vực.
(Xem tiếp trang 20)

- Bảo tồn di sản văn hóa
phi vật thể Đờn ca tài tử
(Tr.14)
quản lý nhà nước

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”
Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức họp báo giới thiệu
Chương trình tổng thể các hoạt động
trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết
các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”
tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc
Việt Nam. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dự
và chủ trì buổi Họp báo.
Tại buổi Họp báo, ông Lâm Văn
Khang, Phó Trưởng ban Quản lý Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam,
Trưởng ban Tổ chức cho biết, đây là hoạt
động do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy
ban TƯMTTQ Việt Nam, các Ban, Bộ,
ngành Trung ương và các địa phương
liên quan tổ chức nhằm thiết thực chào
mừng Kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
(18/11/1930-18/11/2013), Ngày Di sản
Văn hóa Việt Nam (23/11/2013); giới
thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn
hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc
Việt Nam, góp phần xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển
tình cảm gắn bó giữa các dân tộc Việt
Nam, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết trở

thành một di sản văn hóa của dân tộc
Việt Nam.
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra các
hoạt động chính, gồm: Chương trình
khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân
tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”; Hội
nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị
sổ 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của
Thủ tưởng Chỉnh phủ về xây dựng, thực
hiện hương ước quy ước của làng, thôn,
ấp, bản, cụm dân cư”; Trại sáng tác điêu
khắc Tây Nguyên; Chương trình giao
lưu đoàn kết các dân tộc; Triển lãm, giới
thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc
Việt Nam; Tái hiện không gian văn hóa
Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía
Bắc; tái hiện Hội đua bò Bảy Núi; Hội
thảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn,
phát huy trang phục truyền thống các
dân tộc thiếu số trong giai đoạn hiện
nay”; tái hiện Lễ hội Ok Om Bok; Các
hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật
và giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc.
Bên cạnh đó, các cộng đồng dân tộc
có mặt hoạt động luân phiên tại Làng

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Vùng Đông Nam Bộ đến 2020, tầm nhìn 2030
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định
số 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10 phê
duyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Đề cương nêu rõ quan điểm lập quy
hoạch như sau: Đảm bảo các nguyên tắc
về quy hoạch được quy định trong Luật
Du lịch; phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế-xã hội vùng và Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam, với quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước;
phát huy lợi thế vùng, địa phương; sử
dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng
nhu cầu du lịch và phát triển bền vững.
Các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội vùng nhằm: Thực hiện công tác
quản lý phát triển du lịch đảm bảo có
hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ

2

số 1048 l 31.10.2013

toàn vùng và với các vùng phụ cận. Tạo
cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch
các địa phương, các khu du lịch trọng
điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch
trên địa bàn vùng. Theo Đề cương,
phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
theo Chiến lược và Quy tổng phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030, gồm TP Hồ Chí Minh và các
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Phía
Bắc và phía Tây Bắc giáp với
Campuchia; phía Tây Nam giáp với
Đồng bằng sông Cửu Long; phía ĐôngĐông Nam giáp với biển Đông và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông
giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam
Trung Bộ, diện tích tự nhiên: 23.597,9
km2. Dân số: 15.090,8 nghìn người; mật

Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
dịp này cũng sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc
sắc: Lễ hội Om Đin Om đang của dân
tộc Khơ Mú (Sơn La); Nghi lễ Tết Xíp
Xí của dân tộc Thái (Sơn La); Lễ hội
Căm Mường của dân tộc Lự (Lai
Châu); Lễ hội Nàng Hai của dân tộc
Tày (Cao Bằng); Nghi thức đón dâu
trong lễ cưới của dân tộc Mông (Hà
Giang); Lễ Kết nghĩa của dân tộc Mơ
Nông và Ê Đê (Đắk Lắk); trình diễn
cồng Chiêng Tây Nguyên của dân tộc
Gia Rai (Gia Lai)…
Đặc biệt, nhân dịp này, Làng Văn
hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ
chức Lễ khánh thành quần thể chùa
Khmer sau 3 năm xây dựng. Quần thể
chùa Khmer thuộc Làng dân tộc Khmer
- Khu các làng dân tộc III (Làng Văn hoá
- Du lịch các dân tộc Việt Nam) được
xây dựng trên diện tích khoảng 0,8ha,
bao gồm: Tam quan, Chính điện, Tháp
góc, Nhà thiêu, Vườn tháp, Nhà để ghe
ngo, Nhà thuyền, Sa la, Am thờ, Cột cờ,
Ao sen…
tHtt
độ trung bình: 639 người/km2.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch bao
gồm: Xác định vị trí, vai trò và lợi thế
của ngành Du lịch trong phát triển kinh
tế-xã hội của vùng; phân tích, đánh giá
các nguồn lực và hiện trạng phát triển du
lịch vùng; xác định quan điểm, mục tiêu,
tính chất và quy mô phát triển du lịch
vùng; dự báo và luận chứng các phương
án phát triển du lịch vùng đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng:
Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chức
không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư phát
triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liên
kết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng
đất du lịch; đánh giá tác động môi
trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên
du lịch và môi trường; đề xuất cơ chế,
chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức
quản lý, phát triển du lịch theo quy
tHtt
hoạch.
quản lý nhà nước

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về kết luận của Thanh tra
Chính phủ và tăng cường quản lý, sử
dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư
CSHT du lịch, Bộ VHTTDL đã có Văn
bản số 3850/BVHTTDL-KHTC đề
nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
chặt chẽ với Bộ VHTTDL trong việc
quản lý, sử dụng hiệu quả hỗ trợ vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
trong thời gian tới.Cụ thể: Phối hợp
trong xây dựng và lập kế hoạch về
nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch: Căn cứ
hướng dẫn lập kế hoạch 5 năm, trung
hạn và hàng năm của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Bộ VHTTDL có hướng dẫn các địa
phương trong việc lập kế hoạch về
nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch để đảm
bảo thực hiện đúng các mục tiêu chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành du

lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Trên cơ sở đăng ký kế hoạch 5 năm và
hàng năm của UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, 02 Bộ cần
thống nhất phương án, danh mục các dự
án được hỗ trợ CSHT du lịch theo các
quy định hiện hành về tiêu chí, định
mức phân bổ trước khi trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt. Việc bố
trí nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch cần
“Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các
di tích lịch sử, văn hóa” như Nghị quyết
số 52/2013/QH13 của Quốc hội ngày
21 tháng 6 năm 2013; lồng ghép việc
đầu tư hỗ trợ CSHT du lịch với Chương
trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa;
Chương trình Hành động quốc gia về
Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, Chương trình xúc tiến du
lịch quốc gia…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ

VHTTDL có trao đổi thông tin kịp thời
để đạt được sự đồng thuận trong quá
trình tổng hợp kế hoạch 5 năm, trung
hạn và hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thông báo cụ thể kế hoạch cho Bộ
Văn hóa,Thể thao và Du lịch về vốn
hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch giao các
tỉnh/thành để làm căn cứ phối hợp
trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn
này đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.
Phối hợp trong công tác kiểm tra,
giám sát việc sử dụng nguồn vốn đầu tư
hỗ trợ CSHT du lịch: Hàng năm, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Bộ VHTTDL
xây dựng kế hoạch tổ chức các Đoàn
kiểm tra liên ngành cùng các Cơ quan
liên quan về việc thực hiện và sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch. Có cơ
chế trao đổi thông tin linh hoạt giữa 2
Bộ để cập nhật kịp thời tháo gỡ các khó
khăn vướng mắc, các bất cập trong quá
trình triển khai thực hiện và quản lý
nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch.
t.Hợp

Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia
Sơn Trà (Đà Nẵng) đến 2020, tầm nhìn 2030
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 3384 /QĐ-BVHTTDL phê
duyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thể
phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”.
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà
cần đạt được những mục tiêu sau: Làm
cơ sở cho việc lập quy hoạch chung
xây dựng Khu du lịch Sơn Trà, quy
hoạch cụ thể các khu chức năng, các dự
án đầu tư xây dựng phát triển Sơn Trà
thành một khu du lịch đáp ứng các tiêu
chí của một khu du lịch quốc gia, làm
động lực phát triển du lịch vùng và cả
nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài
nguyên, cảnh quan, quỹ đất… nhằm
đảm bảo phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch

bao gồm hai khu vực: Khu vực bán đảo
Sơn Trà kéo dài theo bờ biển về phía
Nam qua Ngũ Hành Sơn đến tiếp giáp
địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam;
khu vực phía Bắc thuộc phường Hòa
Hiệp Bắc. Quy mô diện tích tập trung
nghiên cứu phát triển du lịch với trọng
tâm là toàn bộ bán đảo và khu vực phụ
cận ước tính khoảng 100km2 (10.000
ha) không kể mặt nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu
du lịch quốc gia Sơn Trà bao gồm
những nhiệm vụ chính sau: Xác định vị
trí, vai trò khu du lịch trong mối liên hệ
du lịch địa phương, vùng và cả nước và
trong phát triển kinh tế-xã hội địa
phương; Xác định phạm vi ranh giới,
quy mô của khu du lịch; đánh giá tổng
hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội, môi trường du lịch và khả năng phát
triển du lịch; xác định tính chất hoạt

động khu du lịch; dự báo các chỉ tiêu
phát triển chủ yếu của khu du lịch:
Lượng khách, nhu cầu cơ sở lưu trú và
lao động của khu du lịch; xác định thị
trường và sản phẩm du lịch của khu du
lịch; xác định các thành phần chức năng
chính khu du lịch và định hướng phân
khu chức năng hoạt động du lịch; xác
định quy mô, ranh giới các khu chức
năng khu du lịch; định hướng tổ chức
kiến trúc - cảnh quan các khu chức
năng; định hướng phát triển một số hạng
mục hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú, giao
thông, cung cấp điện, nước, thoát nước
thải và xử lý chất thải rắn và các nhu cầu
khác..); xác định nhu cầu đầu tư, giai
đoạn đầu tư, các dự án ưu tiên và tính
toán hiệu quả kinh tế; đánh giá sơ bộ tác
động môi trường; đề xuất giải pháp thực
hiện quy hoạch.

ThTT
số 1048

l

31.10.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mớI
* Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3583/QĐ-BVHTTDL ngày
18/10/2013, về việc kiện toàn Ban
Chỉ đạo Chương trình phối hợp “Đẩy
mạnh và nâng cao chất lượng hoạt
động văn hóa, thể thao và du lịch ở
miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, biên giới và bờ biển” giữa
Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng gồm các thành viên: Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng
ban, Thiếu tướng Lê Ngọc Thái, Phó
Chính ủy Bộ đội Biên phòng làm Phó
Trưởng ban và 14 Ủy viên.
* Tại Quyết định số 3588/QĐBVHTTDL ngày 18/10/2013, Bộ
VHTTDL bổ nhiệm ông Lê Văn Sửu
- Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ
thuật Việt Nam kiêm giữ chức Giám
đốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạo
nghệ thuật tạo hình thuộc Trường Đại
học Mỹ thuật Việt Nam.
* Theo các quyết định số 3605,
3606, 3607/QĐ-BVHTTDL, Bộ
VHTTDL bổ nhiệm ông Trần Thanh
Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học
Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm
giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Sân
khấu và Điện ảnh thuộc Trường Đại
học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội; bổ
nhiệm ông Nguyễn Đình Thi - Phó
Hiệu trưởng Trường Đại học Sân

khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm giữ
chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Sân
khấu và Điện ảnh; bổ nhiệm ông Vũ
Ngọc Thanh - Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
Hà Nội kiêm giữ chức Phó Tổng
Biên tập Tạp chí Sân khấu và
Điện ảnh.
* Ngày 21/10/2013, Bộ VHTTDL
đã có Quyết định số 3609/QĐBVHTTDL bổ nhiệm có thời hạn 05
năm ông Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng
phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng
Lịch sử quốc gia giữ chức Phó Giám
đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
- Tại Quyết định số 3655/QĐBVHTTDL ngày 24/10/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần
thứ IX - Ngày về nguồn 23/11/2013
với chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịch
Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người
và thiên nhiên” do Thứ trưởng
Vương Duy Biên làm Trưởng ban và
16 Ủy viên.
- Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3656/QĐBVHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổi
trẻ phối hợp với Trung tâm giao lưu
Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ
chức chương trình hòa nhạc của
nhóm Tứ tấu Kuricorder, Nhật Bản

chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản và Năm hữu nghị Việt Nhật 2013 tại Hà Nội vào tháng 11
tới.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3657/QĐ-BVHTTDL ngày
24/10/2013, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Đại
sứ quán Ai Cập (18 người) sang biểu
diễn tại Việt Nam từ ngày 2226/01/2014 nhân dịp kỷ niệm 50 năm
quan hệ ngoại giao hai nước.
- Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3659/QĐBVHTTDL, giao Dàn Nhạc giao
hưởng Việt nam đón và phối hợp với
Dàn nhạc Philharmonic Malaysia tổ
chức “Chương trình hòa nhạc hữu
nghị Malaysia-Việt Nam”, nhân kỷ
niệm 40 năm Ngày Thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa hai nước. Thời gian
vào tối ngày 03/11/2013 tại Nhà hát
lớn Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3660/QĐ-BVHTTDL ngày
24/10/2013, cho phép Nhạc viện TP
Hồ Chí Minh đón các nghệ sĩ quốc tế
và tổ chức “Festival Piano quốc tế
2013” tại TP Hồ Chí Minh từ 0207/12/2013.
tHtt

Thành lập Hội đồng thẩm định Ngày hội VHTTDL
các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII
Ngày 24/10, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 3667/QĐBVHTTDL thành lập Hội đồng thẩm
định Ngày hội VHTTDL các dân tộc
vùng Tây Bắc lần thứ XII, tại tỉnh Hòa
Bình năm 2013.
Theo Quyết định, Hội đồng thẩm
định gồm có 5 thành viên do ông Trần
Duy Bình - Trưởng phòng Nghệ thuật
quần chúng Cục Văn hóa cơ sở làm

4

số 1048 l 31.10.2013

Chủ tịch Hội đồng; Và ông Nguyễn
Gia Lâm - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa
dân tộc làm Phó Chủ tịch Hội đồng…
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ
thẩm định, đánh giá chất lượng các tiết
mục tham gia Ngày hội của các đoàn
và báo cáo BTC về kết quả chấm điểm
theo cơ cấu giải thưởng đã được phê
duyệt; Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ
điều hành chung, ban hành quy chế làm

việc của Hội động, tiêu chí chấm điểm
khi đã có sự thống nhất với các thành
viên của Hội đồng, giải quyết các vấn
đề liên quan đến việc thẩm định;
Các thành viên của Hội đồng thẩm
định có trách nhiệm thực hiện quy chế
làm việc của Hội đồng và phối hợp hoàn
thành tốt nhiệm vụ được phân công, chịu
sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.
H.Quân
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Bình Thuận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Sáng 21/10, tại thành phố Phan Thiết
(Bình Thuận), Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp với trường Đại học
Phan Thiết tổ chức Hội thảo quốc gia về
nguồn nhân lực và phát triển du lịch
Bình Thuận.
Các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy,
các trường đại học… đã mang đến hội
thảo hơn 70 tham luận về nguồn nhân
lực và phát triển du lịch Bình Thuận.
Du lịch Bình Thuận trong thời gian qua
phát triển nhanh, mang tính đột phá, trở
thành một trong những trung tâm du
lịch nổi tiếng trong cả nước. Các loại
hình kinh doanh du lịch phát triển
nhanh chóng, thu hút một lượng lớn lao
động trực tiếp và gián tiếp tham gia.
Tổng số lao động trong ngành du lịch
hiện nay trên 12.000 người, tăng bình
quân trên 10% năm. Lao động trong
ngành du lịch tuy tăng nhanh về số
lượng nhưng chất lượng còn thấp, chưa
đáp ứng được nhu cầu. Bài toán về
nguồn nhân lực vẫn luôn làm "đau đầu"
các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận.
Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - Phó
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Bình Thuận nhìn nhận: Đội ngũ
cán bộ quản lý kinh doanh du lịch hiện
nay thiếu nhiều, chất lượng nhân viên

phục vụ còn rất hạn chế. Lao động
chưa được đào tạo chiếm tới 44,47%
trong tổng số lao động. Trong khi đó,
lao động có trình độ đại học và trên đại
học chỉ chiếm 4,59%. Bên cạnh đó,
trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển thị trường khách
quốc tế… Một thực tế đáng buồn là tại
một tỉnh có số lượng các khu du lịch
lớn nhất cả nước và cơ hội việc làm sau
khi ra trường là 100%, thế nhưng số
sinh viên vào học các ngành du lịch tại
các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn lại hạn chế.
Ông Bùi Văn Giáo, trường Đại học
Phan Thiết cho biết: Số lượng sinh viên
của ngành du lịch chỉ bằng hơn 70% so
với ngành Tài chính ngân hàng và Quản
trị kinh doanh, trong khi hai ngành này
tìm việc rất khó. Nguồn nhân lực phục
vụ du lịch hiện nay phần lớn vẫn là tự
phát và chưa qua đào tạo. Một số doanh
nghiệp du lịch phát triển theo mô hình
hộ gia đình và họ không thuê những
người có chuyên môn để quản lý. Chính
thực tế này đã làm cho ngành du lịch
phát triển không đồng bộ bởi các nhân
viên, người quản lý điều không
chuyên nghiệp.
Dự báo đến năm 2015, Bình Thuận

có khoảng 350 cơ sở lưu trú du lịch với
trên 12.000 phòng, tổng số lao động
phục vụ cho du lịch là trên 40.000
người, đến năm 2020 là trên 78.000
người… Đây là một trong những thách
thức lớn đối với yêu cầu phát triển
ngành du lịch Bình Thuận. Để phát
triển du lịch, Bình Thuận phải đảm bảo
hai mục tiêu là nâng cao chất lượng
dịch vụ và sản phẩm du lịch. Một trong
những tiêu chí cần thiết để đảm bảo hai
mục tiêu này là phải đảm bảo nguồn
nhân lực có trình độ.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận
đã đề cập các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong
tương lai. Theo ông Phạm Xuân Hậu,
Phó Trưởng Khoa Du lịch - Đại học
Văn Hiến: Bình Thuận cần phải đào tạo
lại và đào tạo mới nguồn nhân lực của
tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm thành
lập các cơ sở đào tạo nghề và tìm kiếm
sự kết hợp của các cơ sở này với các cơ
sở đào tạo nhiều kinh nghiệm trong và
ngoài nước; tăng cường bồi dưỡng cho
lực lượng lao động không thuộc quản
lý của ngành, giúp họ đáp ứng được
yêu cầu phát triển du lịch khi tham gia
vào hoạt động phục vụ du khách.
Yến nHi

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh…
Trước đó vào tháng 4/2013, Ủy ban
Olympic Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp
tác về huấn luyện thể dục thể thao 2013
với Ủy ban Olympic Hungary. Từ thỏa
thuận này, đội tuyển thể dục và đội
tuyển U23 đã sang Hungary tập huấn.
Bộ trưởng đánh giá cao những
thành tựu mà Hungary đạt được, nhất
là trong lĩnh vực thể thao (Hungary là
một cường quốc thể thao đứng trong
Top 10 của thế giới) và mong muốn với
sự hỗ trợ của một quốc gia có nền thể
thao lớn mạnh như Hungary, thể thao
VN sẽ nhanh chóng đạt được những
bước tiến mới.

Về quan hệ hợp tác trong thời gian
tới, Bộ trưởng mong muốn phía bạn tiếp
tục tạo điều kiện để cho các đội tuyển
VN sang tập huấn tại Hungary, đồng
thời cử chuyên gia giỏi của Hungary
sang huấn luyện giúp VN ở các môn
như Kiếm, Canoe, Thể dục, Bơi và Vật.
Hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi các
đoàn cán bộ thể thao, đoàn cán bộ lãnh
đạo Ủy ban Olympic hai quốc gia nhằm
học tập, trao đổi kinh nghiệm để thể
thao hai nước ngày càng phát triển, góp
phần tích cực vào mối quan hệ hợp tác
song phương giữa Việt Nam và
Hungary trên mọi lĩnh vực.

(Tiếp theo trang 1)
Thay mặt đoàn cán bộ lãnh đạo cấp
cao Ủy ban Olympic Hungary, Chủ tịch
Borkai Zsolt đã bày tỏ lời cảm ơn trước
sự đón tiếp trọng thị, chu đáo của Bộ
VHTTDL và Tổng cục Thể dục Thể
thao Việt Nam và khẳng định Ủy ban
Olympic Hungary sẵn sàng chào đón
các đoàn cán bộ lãnh đạo, cán bộ thể
thao, huấn luyện viên, vận động viên
Việt Nam sang tập huấn tại đây.
Hungary sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm
với Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa
quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực
thể thao giữa hai quốc gia.
pV

số 1048

l

31.10.2013

5
quản lý nhà nước

Thông tư liên tịch quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí
thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao
Bộ VHTTDL, Bộ Công an đã
phối hợp ban hành Thông tư liên tịch
số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA
ngày 18/10 Quy định trang bị, quản
lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập
luyện và thi đấu thể thao.
Thông tư quy định việc trang bị,
quản lý, sử dụng các loại vũ khí thể
thao dùng trong tập luyện và thi đấu
thể thao. Được áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tập
luyện và thi đấu các môn thể thao có
sử dụng vũ khí thể thao tại Việt
Nam; trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác
thì áp dụng quy định của điều ước

quốc tế đó.
Nguyên tắc trang bị, quản lý và
sử dụng vũ khí thể thao dùng trong
tập luyện và thi đấu thể thao: Tuân
thủ quy định của Pháp lệnh quản lý,
sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ, Thông tư liên tịch này và
các văn bản pháp luật khác có liên
quan; Vũ khí thể thao chỉ được sử
dụng khi có giấy phép sử dụng vũ
khí thể thao. Vũ khí thể thao phải
được kiểm tra an toàn trước, trong và
sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
Thông tư nêu rõ, Tổng cục Thể
dục thể thao có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân
xin cấp giấy phép và làm thủ tục đề
nghị Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép
mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 10/10/2013, Bộ VHTTDL
đã ban hành Quyết định số 3509/QĐBVHTTDL về việc ban hành Kế
hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm
60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(07/5/1954-07/5/2014). Các hoạt
động do Bộ chủ trì gồm có: Mít tinh,
diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ; chương
trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 60
năm Điện Biên Phủ; xây dựng phim
tài liệu, tác phẩm điện ảnh và tổ chức
Tuần phim kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ; họp báo của
Ban Tổ chức tại Hà Nội; tổ chức phát
động và công bố kết quả cuộc thi
sáng tác văn học-nghệ thuật đề tài kỷ
niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên
Phủ; Liên hoan cán bộ thư viện tuyên
truyền giới thiệu sách, chủ đề “Âm

6

số 1048 l 31.10.2013

vang Điện Biên”; Liên hoan tuyên
truyền lưu động toàn quốc “Về với
Điện Biên”; Giải đua xe đạp “Về
Điện Biên Phủ. Ngoài ra, còn có các
hoạt động do Bộ tham gia phối hợp
như: Hội thảo khoa học chủ đề
“Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức
mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh”; tổ chức sưu tầm, vận động
trao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện
vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịch
Điện Biên Phủ cho Bảo tàng Chiến
thắng Điện Biên Phủ; tuần Văn hóa,
Du lịch Điện Biên 2014; Triển lãm
chủ đề “Điện Biên xưa và nay”; Giải
Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup.
Các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ nhằm thống
nhất trong toàn Ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ động triển khai

lãnh thổ Việt Nam cho Đoàn thể thao
nước ngoài, Đội tuyển thể thao nước
ngoài, cá nhân nước ngoài, Đoàn thể
thao Việt Nam, Đội tuyển thể thao
quốc gia, các cơ quan, tổ chức ở
Trung ương mang vũ khí thể thao
vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập
luyện, thi đấu thể thao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
của các đoàn thể thao và các tổ chức
khác tại địa phương báo cáo Tổng
cục Thể dục thể thao để làm thủ tục
đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép
mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi
đấu thể thao.
tHtt
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thể thao thiết thực, hiệu quả nhằm
tuyên truyền giáo dục các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về
truyền thống yêu nước, lòng tự tôn,
tự hào dân tộc. Yêu cầu được đặt ra
nhằm đảm nhiệm tốt nhiệm vụ
thường trực Ban Tổ chức cấp quốc
gia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chức;
có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban,
Bộ, ngành và tỉnh Điện Biên trong
chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ
niệm; thực hiện tốt các nhiệm vụ do
Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia
phân công, đặc biệt là các nhiệm vụ
chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ và các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể
thao do Bộ chủ trì tổ chức tại tỉnh
Điện Biên. Các hoạt động diễn ra sẽ
đuwọc tổ chức thiết thực, hiệu quả,
tiết kiệm, khuyến khích thu hút
nguồn lực xã hội hóa tham gia.
tHu Hằng
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung
Tối 25/10, tại Quảng trường Trung
tâm Văn hóa hội nghị tỉnh Điện Biên đã
khai mạc Lễ hội ném Còn 3 nước Việt –
Lào – Trung lần thứ III. Lễ hội năm nay
có sự tham gia của hàng trăm diễn viên,
vận động viên, gồm: Đoàn lãnh đạo cấp
cao của hai huyện Giang Thành và Kim
Bình, đoàn diễn viên, vận động viên của
huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc); đoàn lãnh đạo cấp cao của
hai huyện Nhọt U và Mường Khoa, diễn
viên, vận động viên của huyện Nhọt U
(tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào); đoàn đại biểu,
diễn viên, vận động viên huyện Mường
Tè (tỉnh Lai Châu), đoàn thành phố
Điện Biên Phủ, huyện Mường Nhé và
huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).
Ngoài ném Còn là môn thể thao
chính, lễ hội còn có nhiều hoạt động thể
thao phong phú và hấp dẫn như bắn nỏ,
tù lu, đẩy gậy, cùng các môn vui chơi
giải trí dân gian như nhảy bao bố, bịt
mắt đập chiêng, kéo co... Đồng thời, lễ
hội còn tổ chức một số hoạt động văn
hoá đặc sắc khác như: Thi người đẹp với
trang phục dân tộc của 3 nước Việt - Lào
- Trung Quốc; thi ẩm thực vào các buổi
tối trong những ngày diễn ra lễ hội; hội
chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam
phục vụ lễ hội.
Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-

Trung diễn ra 2 năm một lần, đây là lần
đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Điện Biên,
2 lần trước đây, Lễ hội được tổ chức tại
huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc). Huyện Mường Nhé tỉnh
Điện Biên và huyện Mường Tè tỉnh Lai
Châu nằm ở khu vực ngã ba biên giới,
tiếp giáp với huyện Nhọt U của Lào và
huyện Giang Thành của Trung Quốc.
Đặc điểm chung của khu vực này là ảnh
hưởng của nền văn hóa dân tộc Thái trên
cả 3 quốc gia, trong đó tiêu biểu là môn
thể thao ném Còn. Bởi vậy, các địa
phương của 3 quốc gia Việt, Lào, Trung
đã thống nhất tổ chức lễ hội này nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của
các dân tộc.
Lễ hội là nhịp cầu kết nối tình đoàn
kết gắn bó, tăng cường quan hệ hữu
nghị, giao lưu và hiểu biết về phong tục,
tập quán, bản sắc văn hoá các dân tộc
của nhân dân 3 nước Việt- Lào-Trung.
Lễ hội cũng nhằm mục đích quảng bá,
giới thiệu văn hoá đặc trưng của khu vực
và cộng đồng dân tộc 3 nước. Đồng thời,
giới thiệu tiềm năng và ưu thế phát triển
của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng,
tỉnh Điện Biên nói chung với các đơn vị
trong và ngoài nước.
Cũng trong khuôn khổ của lễ hội
còn diễn ra các hoạt động thể thao sôi
nổi giữa các đơn vị tham gia lễ hội.

Đó là các phần thi như: Tung còn, bắn
nỏ, quần vợt, đẩy gậy, tù lu cùng các
trò chơi dân gian như nhảy bao bố, bịt
mắt đập chiêng, diễn ra tại Quảng
trường Trung tâm Văn hóa hội nghị
tỉnh, Nhà thi đấu đa năng và Khách
sạn Mường Thanh...
Sau 3 ngày thi đấu giao lưu hữu
nghị, chiều 27/10, Lễ hội ném Còn 3
nước Việt-Lào-Trung lần thứ III đã kết
thúc tốt đẹp, đọng lại nhiều ấn tượng
đẹp trong lòng các đại biểu, vận động
viên, diễn viên tham dự cũng như đông
đảo nhân dân các dân tộc trong và ngoài
tỉnh Điện Biên.
Kết thúc lễ hội, đoàn vận động viên,
diễn viên thành phố Điện Biên Phủ xếp
vị trí thứ nhất với nhiều giải nhất, nhì
cho tập thể và cá nhân ở từng nội dung
thi; các đoàn huyện Điện Biên (tỉnh
Điện Biên), huyện Mường Tè (tỉnh Lai
Châu), huyện Giang Thành (tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc) cũng xuất sắc giành
nhiều giải cao ở các nội dung thể thao
và thi người đẹp với trang phục dân tộc;
đoàn huyện Nhọt U (tỉnh Phông Sa Lỳ,
Lào), huyện Mường Nhé (tỉnh Điện
Biên) có nhiều cố gắng và mang đến hội
thi sự nhiệt tình, hăng say và đã giành
được một số giải thưởng ở các môn thi
thể thao dân tộc.
t.t.n

Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2013
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Hà Giang cho biết, Tuần du lịch di sản
văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm
2013, do UBND tỉnh và Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tổ
chức, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 23/11.
Theo kế hoạch, không gian tổ chức
tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc
tỉnh Hà Giang sẽ trải dài ở 5 huyện:
Quang Bình, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo
Vạc và Đồng Văn. Ở mỗi điểm đến, ban
tổ chức sẽ giới thiệu những hoạt động
văn hóa dân gian của đồng bào các dân

tộc bản địa như: Lễ hội nhảy lửa của
người Pà Thẻn (huyện Quang Bình),
tham quan làng dệt lanh truyền thống
của người dân tộc H’Mông (huyện
Quản Bạ), lễ hội gầu tào, thăm hang đá
Nà Luông (huyện Yên Minh), lễ hội
múa trống của người dân tộc Giáy
(huyện Mèo Vạc), đồng thời du khách
có thể tham gia chương trình giao lưu,
thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồng
bào sống trên cao nguyên đá như thắng
cố, mèn mén, chá lảo, thịt treo, lạp sườn,
rượu ngô... ở huyện Đồng Văn. Bên

cạnh đó, Ban Tổ chức cũng giới thiệu
nhiều thắng cảnh, hang động, làng văn
hóa phân bố dọc lộ trình qua 5 huyện
này.
Theo Ban Tổ chức, ngoài mục đích
giới thiệu, quảng bá, tuần lễ này còn
hướng đến mục tiêu tôn vinh giá trị
các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh
vừa được nhà nước vinh danh và bảo
tồn. Lễ khai mạc sẽ được truyền hình
trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình
Việt Nam.
Hồ tHanH

số 1048

l

31.10.2013

7
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ
Ngày 21/10, Bộ VHTTDL đã ban
hành Văn bản số 3831/HDBVHTTDL hướng dẫn triển khai thực
hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông
đường bộ. Mục đích nhằm đưa nội
dung Tiêu chí Văn hóa giao thông vào
trong đời sống thực tiễn; Vận động
nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa
giao thông”, hình thành thói quen
nghiêm chỉnh chấp hành luật và các
văn bản dưới luật về trật tự an toàn
giao thông.
Tổ chức triển khai thực hiện các
hình thức tuyên truyền Sở VHTTDL
chủ động phối hợp với Công an tỉnh,
Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn
giao thông, các cơ quan thông tấn
báo chí của địa phương tiến hành các
biện pháp tuyên truyền thiết thực về

nội dung Tiêu chí văn hóa giao thông
đường bộ. Chỉ đạo các Phòng Văn
hóa Thông tin huyện, thị và các
phòng ban chuyên môn và đơn vị
trực thuộc sở có trách nhiệm tuyên
truyền Tiêu chí Văn hóa giao thông
đường bộ qua các hình thức: Tuyên
truyền cổ động trực quan, kẻ vẽ pano
áp phích, dựng tiểu phẩm sân khấu,
viết tin bài, tổ chức liên hoan tuyên
truyền… để nội dung các Tiêu chí đi
vào cuộc sống.
Lồng ghép nội dung tiêu chí Văn
hóa giao thông vào nội dung phong
trào xây dựng gia đình văn hóa, làng
văn hóa, tổ dân phố văn hóa Căn cứ
nội dung Tiêu chí Văn hóa giao
thông, Sở Văn hóa, Thao và Du lịch
tham mưu hướng dẫn các địa phương

vận dụng lồng ghép nội dung tiêu chí
văn hóa giao thông gắn với các tiêu
chí xây dựng gia đình văn hóa, làng
văn hóa, tổ dân phố văn hóa phù hợp
với từng khu vực, vùng miền và từng
địa phương để vận dụng triển khai
thực hiện.
Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, Thanh tra chuyên ngành
VHTTDL phối hợp với Thanh tra
giao thông tiến hành kiểm tra việc
thực hiện Tiêu chí văn hóa giao thông
trên địa bàn.
Sơ kết, đánh giá quá trình triển
khai thực hiện Định kỳ 6 tháng, 1
năm, Sở VHTTDL chủ động phối hợp
với các Sở, ban ngành liên quan tổ
chức sơ kết, đánh giá việc hướng dẫn
triển khai thực hiện Tiêu chí văn hóa

Lập quy hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Văn phòng Chính phủ có Văn bản
số 8915/VPCP-KGVX ngày 24/10, gửi
UBND tỉnh An Giang, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về ý kiến của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý chủ
trương lập quy hoạch mở rộng Khu lưu
niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã
Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang nhằm phát huy giá trị của
di tích.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh An
Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên

quan nghiên cứu, lập quy hoạch trên
theo đúng quy định pháp luật hiện hành
về di sản văn hóa, bảo đảm đồng bộ, phù
hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất và các quy
hoạch liên quan của địa phương, trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê
duyệt.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức
Thắng nằm ở cù lao Ông Hổ (xã Mỹ
Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An
Giang), được khánh thành năm 1998,
gồm các hạng mục: Khu lưu niệm, nhà

trưng bày thân thế và sự nghiệp và đền
thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Xen kẽ
giữa các hạng mục là những vườn hoa,
cây đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
Đây là 1 trong số 23 di tích Việt Nam đã
được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện nay, Khu lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng đã trở thành một địa
điểm lưu niệm quan trọng, đồng thời là
nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ - thể
dục thể thao trong các ngày lễ hội và các
ngày lễ lớn của đất nước....
t.Hợp

Hải Dương: Phát triển du được hướng dẫn thái Đảodu lịch cộng đồng cho các hộ dân ở xã
lịch sinh cách đón tiếp Cò
Trong các ngày 22 và 23/10/2013, dưỡng,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải
Dương phối hợp với Công ty Cổ phần
Đầu tư du lịch Hà Nội tổ chức bồi
dưỡng, nâng cao nhận thức về xây
dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại
khu du lịch sinh thái Đảo Cò (xã Chi
Lăng Nam, huyện Thanh Miện).
Các hộ dân đang sinh sống quanh
khu vực Đảo Cò tham gia khóa bồi

8

số 1048 l 31.10.2013

khách du lịch tới lưu trú tại nhà, tổ chức
các trò chơi dân gian, hướng dẫn khách
cuốc đất, trồng rau, câu cá… và được
thực hành trực tiếp tại nhà một hộ dân.
Nằm trong đề án xây dựng mô hình
điểm “Phát triển du lịch cộng đồng ở
Đảo Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh
Miện đến năm 2020”, khóa bồi dưỡng
nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng làm

Chi Lăng Nam để họ có thể tự tổ chức
các hoạt động du lịch, gắn phát triển du
lịch sinh thái với bảo vệ môi trường.
Du lịch sinh thái Đảo Cò và du lịch
văn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc được Hải
Dương xác định là tiềm năng, mũi nhọn
để đưa ngành công nghiệp “không
khói” của tỉnh phát triển trong tương lai.
M.MinH
Sự kiện vấn đề

Quảng bá hình ảnh Sa Pa thân thiện, mến khách
Từ 31/10 đến 2/11/2013, tỉnh Lào
Cai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110
năm Du lịch Sa Pa - Lào Cai.
Trên địa bàn huyện Sa Pa hiện
có gần 100 khách sạn, nhà nghỉ với
gần 2.000 phòng và trên 4.000
giường, chưa kể phòng nghỉ của
người dân địa phương (homestay).
Hầu hết khách sạn, nhà nghỉ cao cấp
ở Sa Pa đều là thành viên Hiệp hội
Du lịch và đã được cấp chứng nhận
đảm bảo các tiêu chí về chất lượng
phục vụ. Nhân dịp sự kiện 110 năm
Sa Pa, Ban Chấp hành Hiệp hội Du
lịch Sa Pa đã chủ động tuyên
truyền, phổ biến cho các hội viên là
chủ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,
các hộ gia đình đăng ký kinh doanh
dịch vụ tại các điểm, tuyến du lịch

bản làng trên tinh thần phục vụ du
khách là chính, nhằm quảng bá hình
ảnh Sa Pa thân thiện, mến khách với
bạn bè trong nước và quốc tế.
Các thành viên trong Hiệp hội
thực hiện đúng cam kết không cho
nhân viên ra đường mời chào khách,
thực hiện nghiêm túc công tác đảm
bảo an ninh trật tự, phòng cháy,
chữa cháy, an toàn vệ sinh thực
phẩm… Khi du khách muốn đến
điểm bất kỳ nào tại Sa Pa, nếu có
nhu cầu hoặc vướng mắc gì, chỉ cần
liên hệ trực tiếp với các khách sạn,
nhà nghỉ đã đăng ký chứng nhận
cam kết chất lượng dịch vụ hoặc
liên hệ với Hiệp hội Du lịch Sa Pa
sẽ được hướng dẫn, phục vụ nhanh
chóng, thuận lợi nhất.

Hiệp hội còn chủ động tuyên
truyền, vận động người dân tham
gia du lịch cộng đồng với phương
châm “Mỗi nhà dân là một nhà
nghỉ”, vừa giải quyết tình trạng quá
tải khu vực trung tâm thị trấn, vừa
tạo cơ hội cho bà con có thêm thu
nhập. Hiện, một số đơn vị đã thực
hiện giảm giá 15% đối với các dịch
vụ đặt trước và các đoàn khách sử
dụng từ 5 - 10 phòng.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Sa
Pa, Hiệp hội Du lịch Sa Pa đã vận
động các đơn vị du lịch trên địa bàn
ủng hộ thông qua dịch vụ và tiền
mặt với trị giá trên 600 triệu đồng
để hỗ trợ một phần kinh phí cho lễ
kỷ niệm./.
Văn toàn

Thái Nguyên: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử”
Sáng 26/10, tại Thành phố Thái
Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên
đã khai mạc triển lãm bản đồ và
trưng bày tư liệu “Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam - những
bằng chứng lịch sử”. Triển lãm
nhằm góp phần nâng cao nhận thức,
tinh thần đoàn kết, ý thức của nhân
dân trong nước, kiều bào ta ở nước
ngoài, nhất là tầng lớp đoàn viên,
thanh niên, học sinh, sinh viên trong
việc bảo vệ và khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa thông qua các tư liệu lịch sử
được công bố.
Với 150 bản đồ và nhiều tư liệu,
văn bản, hiện vật, ấn phẩm của các
nhà nghiên cứu, học giả trong nước
và quốc tế; trong đó, có nhiều tư
liệu, bản đồ được biên soạn, xuất
bản từ thế kỷ XVI ở Việt Nam cũng
như nhiều nước trên thế giới trưng
bày tại triển lãm giúp cho người xem

được tiếp cận với những bằng chứng
lịch sử và pháp lý chứng minh chủ
quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên
biển Đông qua nhiều thời kỳ.
Các bản đồ, tư liệu, hiện vật
được trưng bày theo các nhóm tư
liệu chính: Phiên bản các văn bản
Hán Nôm, Việt ngữ, Pháp ngữ, do
triều đình phong kiến Việt Nam ban
hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ
XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ
chứng minh chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa do Việt Nam, phương
Tây, Trung Quốc công bố từ thế kỷ
XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập bản
đồ chính thức) do các nhà nước
Trung Quốc xuất bản trong các năm
1908, 1917, 1919, 1933 thể hiện rõ
việc hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam không
thuộc chủ quyền của Trung Quốc;
một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm

của phương Tây từ thế kỷ XVIII đến
thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo
Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời
Việt Nam cộng hoà về vấn đề chủ
quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; một
số hình ảnh, tư liệu về hoạt động
phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội
của Hoàng Sa, Trường Sa trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Trước khi diễn ra tại Thái
Nguyên, triển lãm đã được tổ chức
tại Hà Tĩnh, Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Sau khi kết thúc triển
lãm, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức
triển lãm đã trao tặng lại toàn bộ hệ
thống các tài liệu, hiện vật trưng
bày tại triển lãm cho tỉnh Thái
Nguyên để tỉnh tiếp tục triển lãm,
tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền
biển đảo Việt Nam đến các tầng lớp
nhân dân toàn tỉnh.
L.KHánH

số 1048

l

31.10.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

TIN THể THaO
* Tay vợt Lý Hoàng Nam của
Việt Nam đã xuất sắc giành chức vô
địch ITF Junior G2 sau khi đánh bại
hạt giống số một Pokotilov trong trận
chung kết tại Nonthaburi (Thái Lan)
vào sáng 27/10. Đây là ngôi vô địch
mang tính lịch sử với tennis Việt
Nam, bởi trước đó chỉ có Hoàng
Thiên từng vào chung kết giải ITF
Junior G2 hồi năm 2011. Với chức
vô địch này, Hoàng Nam có thêm
100 điểm trên bảng xếp hạng và sẽ
có mặt trong top 100 trẻ thế giới ở
bảng xếp hạng tuần tới.
* Tại Giải vô địch cử tạ thế giới
vừa diễn ra tại Ba Lan, lực sĩ cử tạ
Thạch Kim Tuấn đã xuất sắc giành
HCĐ ở 3 nội dung: Cử giật (126 kg),
cử đẩy (157 kg) và tổng trọng (283
kg). Ở nội dung cử giật, Kim Tuấn
vượt qua mức 126 kg ở ngay lần cử
giật đầu tiên. Ở nội dung cử đẩy,
Thạch Kim Tuấn đã liên tiếp vượt

qua các mức 152 kg, 155 kg rồi 157
kg. Đáng chú ý, Kim Tuấn đạt thành
tích cử đẩy ngang với Long
Qingquan (Trung Quốc), nhưng do
nặng cân hơn đối thủ (400 gam) nên
anh chỉ giành được HCĐ. Tính
chung cuộc ở hạng 56 kg, Om Yun
Chol (CHDCND Triều Tiên) đứng
đầu với 289 kg, thứ nhì là Long
Qingquan, Thạch Kim Tuấn đứng
thứ ba với 283 kg. Như vậy từ đầu
năm đến nay, Kim Tuấn đã thi đấu rất
xuất sắc, giành ngôi vô địch quốc gia,
á quân Giải vô địch Châu Á và HCĐ
Giải vô địch thế giới.
* Kỳ thủ Nguyễn Hoàng Yến đã
xuất sắc giành được tấm Huy chương
Bạc nội dung cá nhân nữ tại giải vô
địch cờ tướng thế giới 2013 diễn ra
tại Trung Quốc. Giành 14 điểm với
7 ván thắng và chỉ chịu thua đúng
1 ván trước kỳ thủ dẫn đầu trên
bảng xếp hạng là Tang Dan người

Trung Quốc sau 8 ván đấu, nữ kỳ
thủ Việt Nam đã giành được Huy
chương Bạc. Tại ván đấu cuối
cùng, Hoàng Yến đã để kỳ thủ
người Mỹ Jia Dan cầm hòa và kết
thúc giải với 15 điểm, kém Tang
Dan 2 điểm và đành xếp ngôi Á
quân chung cuộc. Kèm theo chiếc
Huy chương Bạc này, Hoàng Yến
sẽ nhận được số tiền thưởng hơn
2.000 USD. Kỳ thủ Uông Dương
Bắc của Việt Nam chỉ xếp ở vị trí
thứ 4 chung cuộc, còn kỳ thủ Tôn
Thất Nhật Tân xếp thứ 9 trong tổng
số 12 kỳ thủ tham dự. Với kết quả
này, đoàn Việt Nam đoạt luôn chiếc
Huy chương đồng ở nội dung đồng
đội nam, chỉ xếp sau Trung Quốc
và Macao Trung Quốc. Chức vô
địch ở nội dung cá nhân nam thuộc
về kỳ thủ Trung Quốc - Wang Tian
Yi với 16 điểm
a.tùng

Kết thúc Giải vô địch Pencak silat toàn quốc năm 2013
Ngày 27/10, tại Nhà Thi đấu thể
dục, thể thao tỉnh Hải Dương, Giải
vô địch Pencak silat toàn quốc năm
2013 đã kết thúc tốt đẹp. Giải do
Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp
với Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ
chức từ ngày 22 đến ngày 27/10 tại
Hải Dương.
Giải thu hút 260 vận động viên
nam, nữ của 24 đoàn. Các vận động
viên thi đấu 2 nội dung đối kháng
(Tanding) và biểu diễn (Seni). Trong
đó, các vận động viên nam tranh tài
các hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60
kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg, 80 kg, 85 kg,
90 kg, 110 kg; vận động viên nữ thi
đấu các hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55
kg, 60 kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg và trên
75 kg. Các nội dung thi đấu loại trực
tiếp để chọn vận động viên có thành
tích xuất sắc vào vòng sau.

10

số 1048 l 31.10.2013

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao
Giải Nhất toàn đoàn cho đoàn Hà
Nội; Giải Nhì toàn đoàn cho đoàn
Hải Dương và An Giang đoạt giải Ba
toàn đoàn.
Ở nội dung biểu diễn (Seni): Huy
chương Vàng nội dung Tunggal Nam
đã thuộc về vận động viên Hoàng
Quang Trung (Hà Nội); nội dung
Ganda Nam, Huy chương Vàng
thuộc về vận động viên Nguyễn
Danh Phương và Đặng Quốc Bảo
(Bộ Công an); nội dung Regu Nam,
Huy chương Vàng thuộc về các vận
động viên Hoàng Quang Trung,
Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thế
Hiển (Hà Nội). Ở nội dung Tunggal
Nữ, Huy chương Vàng thuộc về vận
động viên Nguyễn Thị Thúy (Hà Nội
); nội dung Ganda Nữ, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên Ngô

Thị Quyên, Nguyễn Thị Lan (Hà
Nội); nội dung Regu Nữ, Huy
chương Vàng thuộc về các vận động
viên Nguyễn Thị Thúy, Ngô Thị
Quyên, Nguyễn Thị Lan (Hà Nội).
Ở nội dung thi đấu (Tanding): đối
với Nam ở hạng cân 45kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Lê Công Nghiệp (An Giang);
hạng cân 50kg, Huy chương Vàng
thuộc về vận động viên Lê Quốc Sơn
(Quân đội); hạng cân 55kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Vũ Duy Tư (Vĩnh Phúc); hạng
cân 60kg, Huy chương Vàng thuộc
về vận động viên Nhan Bảo Phong
(An Giang); hạng cân 65kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Nguyễn Huy Tâm (Hà Nội); ở
hạng cân 70kg, Huy chương Vàng
thuộc về vận động viên Lê Ngọc Tân
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Khai mạc Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49
Ngày 25/10, tại Trung tâm Huấn
luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Giải
vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ
49 năm 2013 chính thức được khởi
tranh.
Giải năm nay có sự tham gia của
200 vận động viên đến từ 12 đơn vị,
gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà
Nam, Thanh Hóa, Hải Dương,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai,
Quân đội, Bộ Công an. Những đoàn
có truyền thống bắn súng vẫn duy trì
số lượng vận động viên tham gia
đông như Hà Nội với 48 vận động

viên, Quân đội 32 vận động viên và
Hải Dương 27 vận động viên.
Qua 2 ngày thi đấu (từ 24 25/10) với các nội dung 50m súng
ngắn bắn chậm 60 viên nam; 25m
súng ngắn thể thao nữ; 10m súng
trường hơi 40 viên nữ; Skeet nam,
nữ; 10m súng trường hơi 60 viên
nam; 25m súng ngắn bắn nhanh
nam; 10m súng trường hơi di động
tiêu chuẩn nữ; tạm thời dẫn đầu là
đoàn Quân đội với 7 Huy chương
Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy
chương Đồng. Đứng thứ hai đang là
đoàn Hải Dương với 3 Huy chương

Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huy
chương Đồng. Vị trí thứ ba thuộc về
đoàn Hà Nội với 3 Huy chương
Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huy
chương Đồng.
Theo Liên đoàn Bắn súng Việt
Nam, Giải là dịp để đánh giá công
tác huấn luyện chuyên môn cũng như
chất lượng thi đấu của các vận động
viên, đồng thời tuyển chọn những
tay súng có thành tích tốt nhất để tiếp
tục bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung vào
đội tuyển bắn súng quốc gia thi đấu
tại Sea Games 27.
a.tùng

Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013
Ngày 25/10, tại Nhà thi đấu tỉnh
Bắc Giang, Giải vô địch Đá cầu đồng
đội toàn quốc năm 2013 đã khai mạc.
Giải do Tổng cục Thể dục thể thao
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức.
Tham dự Giải có gần 100 vận
động viên đến từ 8 đoàn, đại diện
cho 8 tỉnh, thành phố trong cả nước
gồm Bắc Giang, An Giang, Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Đồng Tháp và
Nghệ An. Các vận động viên tham
gia thi đấu ở các nội dung: đồng đội

nam; đồng đội nữ, thi đấu 3 trận theo
thể thức đá ba người, đá đôi, đá đơn;
đồng đội đôi nam nữ thi đấu 3 trận
theo thể thức đôi nữ, đôi nam, đôi
nam-nữ.
Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra
các trận đấu quyết liệt giữa đội nam
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
đội nữ Bắc Giang và Đà Nẵng. Kết
quả, ở trận đấu đồng đội nam, đội Hà
Nội hòa đội Thành phố Hồ Chí Minh
1-1. Trận đấu đồng đội nữ, đội Bắc
Giang thắng đội Đà Nẵng 2-0.
Giải vô địch Đá cầu đồng đội

toàn quốc được tổ chức hàng năm,
nằm trong hệ thống thi đấu các giải
thể thao quốc gia, với mục đích động
viên và khuyến khích các địa
phương, ban, ngành phát triển phong
trào và xây dựng lực lượng vận động
viên đá cầu trong cả nước. Giải là
dịp để các đơn vị rà soát, đánh giá
lực lượng, chuẩn bị cho nội dung đá
cầu của Đại hội Thể dục thể thao
toàn quốc năm 2014, đồng thời cũng
là dịp để các vận động viên gặp gỡ,
trao đổi kinh nghiệm thi đấu.
n.anH

(Bộ Công an); hạng cân 75kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Phạm Thành Tâm (Tiền Giang);
hạng cân 80kg, Huy chương Vàng
thuộc về vận động viên Nguyễn Duy
Tuyến (Thanh Hóa); hạng cân 85kg,
Huy chương Vàng thuộc về vận
động viên Lê Sỹ Kiên (Hải Dương);
hạng cân 90kg, Huy chương Vàng
thuộc về vận động viên Huỳnh Tuấn
Việt (Tiền Giang); hạng cân 95kg,
Huy chương Vàng thuộc về vận
động viên Nguyễn Duy Đoàn (Nghệ

An); hạng cân 110kg, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên Hoàng
Văn Bắc (Hải Dương).
Ở nội dung thi đấu (Tanding): đối
với Nữ ở hạng cân 45kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Nguyễn Thị Thanh Tuyền
(Quân Đội); hạng cân 50kg, Huy
chương Vàng thuộc về vận động
viên Lê Thị Phi Nga (Tp Hồ Chí
Minh); hạng cân 55kg, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên Đào
Thị Tuyết (Hưng Yên); hạng cân

60kg, Huy chương Vàng thuộc về
vận động viên Hoàng Thị Loan (Hải
Phòng); hạng cân 65kg, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên Vũ Thị
Vân Anh (Quảng Ninh); hạng cân
70kg, Huy chương Vàng thuộc về
vận động viên Kiều Thị Nhung (Hà
Nội); hạng cân 75kg, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên
Nguyễn Thị Yến (Vĩnh Phúc); hạng
cân từ 75kg trở lên, Huy chương
Vàng thuộc về vận động viên Lò Thị
Tươi (Sơn La).
V.MinH

số 1048

l

31.10.2013

11
Sự kiện vấn đề

Trường Cao đẳng mỹ thuật Trang trí Đồng Nai
kỷ niệm 110 năm thành lập
Sáng 19/10/2013, Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đã
long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110
năm Thành lập Trường và
đón nhận Huân chương Lao động
hạng Nhì.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang
trí Đồng Nai tiền thân là Trường Dạy
nghề Biên Hòa đã hình thành và phát
triển trong hơn 100 năm qua (1903đến nay). Mục tiêu đào tạo chủ yếu
của trường là đào tạo ra những người
thợ lành nghề, những cán bộ mỹ
thuật bậc trung học (Thời kỳ sau
30/4/1975). Trong cả khóa học, nhà
trường cung cấp cho người học
những kĩ năng nghề nghiệp - những
kỹ thuật lâu đời của nhiều thế hệ cha

ông, một số ý tưởng và phong cách
sáng tác. Học sinh tốt nghiệp ra
trường trong những năm đầu có khả
năng đảm trách khâu kỹ thuật, mỹ
thuật ở các công ty xí nghiệp phù hợp
với các chuyên ngành.
Với bề dày 110 năm Hình thành
và Phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Trang trí Đồng Nai đã đóng góp
nhiều tác phẩm tiêu biểu trong tổng
thể kiến trúc văn hóa, lịch sử của
Tỉnh. Tiêu biểu như: Bia tưởng niệm
Nhà lao Tân Hiệp; Tượng đài Chiến
thắng sân bay Biên Hòa; Tượng đài
Chiến thắng Long Bình; 6 bức phù
điêu ở mặt tiền UBND tỉnh; Những
mảng tranh gốm với nhiều cảnh trí,
hàng trăm tượng người, vật bằng gốm

Festival Trà Thái Nguyên 2013
Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 dự
kiến diễn ra trong từ 09 11/11/2013 tại thành phố Thái
Nguyên, Khu du lịch Hồ Núi Cốc
và các địa phương trồng và chế
biến chè của tỉnh Thái Nguyên.
Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai 2013 do
UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ
VHTTDL tổ chức nhằm tiếp tục
giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây
chè, người trồng, chế biến các sản
phẩm trà và văn hóa trà Thái
Nguyên nói riêng, trà Việt Nam
nói chung; bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
của trà Thái Nguyên; thúc đẩy
phát triển sản xuất, chế biến, tiêu
thụ chè, thu hút các nhà đầu tư,

12

số 1048 l 31.10.2013

xúc tiến các hoạt động liên doanh
liên kết nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sản xuất kinh doanh của
ngành chè Thái Nguyên và Việt
Nam.
Tham dự Festival sẽ có 06
đoàn trà của các quốc gia và vùng
lãnh thổ có sử dụng các sản phẩm
chè và nhập khẩu chè của Việt
Nam (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Srilanca, Pakistan, Hàn
Quốc) và 34 tỉnh/thành trong cả
nước và 25 doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, chế biến, xuất khẩu
trà; 50 làng nghề chè nổi tiếng của
tỉnh Thái Nguyên.
Trong khuôn khổ Festival sẽ có
nhiều hoạt động chính như: Lễ
khai mạc; Lễ hội văn hóa trà;
Carnaval trà Thái Nguyên; Hội

sứ men xanh thể hiện các điển tích
của văn hóa Á Đông ở đình Tân Lân;
các hoa văn bằng gốm ở đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh và Văn Miếu Trấn
Biên; một số tượng chân dung các
danh nhân văn hóa (Trịnh Hoài Đức,
Nguyễn Hữu Cảnh…) tại các trường
học trên địa bàn TP.Biên Hòa...
Kỷ niệm 110 năm thành lập,
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí
Đồng Nai vinh dự được Chủ tịch
Nước tặng Huân chương Lao Động
hạng Nhì. Bộ VHTTDL tặng 13
Bằng khen cho các tập thể, cá nhân
đã có thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp
vào quá trình phát triển của trường.
tuệ anH

thảo về sản phẩm trà và xúc tiến
đầu tư phát triển ngành chè, xúc
tiến du lịch; Cuộc thi "Người đẹp
xứ Trà" 2013, Lễ bế mạc festival
trà và các chương trình biểu diễn
nghệ thuật và lễ hội với sự tham
gia của các nghệ nhân, các đoàn
nghệ thuật trong nước và các hoạt
động hưởng ứng phụ trợ như:
Triển lãm ảnh nghệ thuật giới
thiệu về đất nước, con người, trà
Thái Nguyên, Việt Nam, Chợ quê,
trưng bày sản phẩm Trà và sản
phẩm mang đặc trưng văn hóa của
các dân tộc, Hội chợ Triển lãm
Công nông nghiệp tiêu biểu tỉnh
Thái Nguyên lần thứ hai, năm
2013; Triển lãm mỹ thuật thiếu
nhi; các hoạt động thể thao; tổ
chức 3 tour du lịch phục vụ khách
tham quan…
tuệ anH
Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG

Triển lãm ảnh xuyên Việt "Di sản Việt Nam"
Tối 22/10, tại thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận, Hội Di sản văn hóa
Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình
Thuận đã tổ chức triển lãm ảnh “Di sản
Việt Nam 2013”.
Ban Tổ chức cho biết: Cuộc thi ảnh
“Di sản Việt Nam - Viet Nam Heritage
photo Awards” nhằm kêu gọi sự quan
tâm của cộng đồng trong và ngoài nước
phát hiện và chia sẻ những giá trị di sản
thiên nhiên văn hóa Việt Nam cần gìn
giữ, bảo tồn. Cuộc thi cũng tìm kiếm
những tác phẩm đẹp nhất về đất nước
và con người Việt Nam để đăng tải trên
Tạp chí. Vì vậy, cuộc thi hướng đến số
đông những người quan tâm và muốn
truyền tải thông điệp bảo vệ di sản
thông qua những bức ảnh, không phân

biệt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay
nghiệp dư.
Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã
nhận được 6.016 tác phẩm dự thi (gấp
đôi so với cuộc thi năm 2012) của 339
tác giả đến từ mọi miền đất nước. Các
tác phẩm tập trung vào phản ánh các di
sản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể
(kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thủ công
mỹ nghệ, làng nghề…), di sản văn hoá
phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò
chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo).
Trong đó có gần 3.800 tác phẩm ảnh
đơn và 267 tác phẩm ảnh bộ. Ban Tổ
chức đã chọn ra 100 ảnh tiêu biểu để tổ
chức triễn lãm tại thành phố Phan
Thiết. Đây là địa điểm đầu tiên được
Ban Tổ chức chọn để khởi đầu cuộc
triển lãm xuyên Việt tại 16 tỉnh thành
trong cả nước từ nay đến 28/02/2014.

Tại Phan Thiết, Triển lãm sẽ kéo dài
đến 28/10. Dự kiến lễ công bố, trao giải
thưởng diễn ra ngày 23/11 tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Cũng trong tối 22/10, Liên hoan
Ẩm thực các doanh nghiệp du lịch
Bình Thuận đã diễn ra trên trục đường
Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan
Thiết. Liên hoan được tổ chức với
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để
giới thiệu về vùng đất – con người
Bình Thuận nói riêng và các tỉnh, thành
phố trong vùng Đông Nam Bộ nói
chung. Đây cũng là dịp để các doanh
nghiệp quảng bá những nét độc đáo,
tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưng
vùng biển đến với du khách trong nước
và quốc tế.
Hồ tHanH

Trao tặng hiện vật lịch sử quý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định
tiền Lê - Mạc...
Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Bình
Định - Tiến sĩ Đinh Bá Hòa cho biết:
Việc Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ
vật Việt Nam trao tặng hiện vật lịch sử
quý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định
không chỉ góp phần làm phong phú và
nâng cao giá trị hiện vật quý qua các thời
đại mà còn khẳng định ý nghĩa và giá trị
văn hoá truyền thống của dân tộc ta qua
những chặng đường lịch sử dựng nước
và giữ nước, đồng thời tạo điều kiện cho
du khách tham quan, tìm hiểu và phục
vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Để động viên và khuyến khích xã
hội hoá về văn hoá theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh và Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặng
Bằng khen và giấy khen cho những tập
thể, cá nhân có thành tích trong việc sưu
tầm và trao tặng hiện vật quý cho Bảo
tàng tỉnh.
Năm 2008, Trung tâm UNESCO
sưu tầm cổ vật Việt Nam cũng đã trao
tặng Bảo tàng tổng hợp Bình Định 20
hiện vật quý và trao tặng nhiều bảo tàng
trong nước với trên 600 hiện vật quý.
Viết Ý

Tiếp tục giám sát khảo cổ học khi thi công
nút giao thông Ô Chợ Dừa - Hà Nội

tích khá nhỏ so với yêu cầu nghiên cứu
khảo cổ. Do vậy, Ban Quản lý dự án
xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô
Chợ Dừa - Hoàng Cầu có thay đổi thiết
kế, xây dựng có khả năng xâm hại đến
hiện trường các di tích La thành Thăng
Long, Đàn Xã Tắc cần thông báo kịp
thời cho cơ quan quản lý văn hóa,
(Xem tiếp trang 16)

Ngày 25/10, tại thành phố Quy
Nhơn, trước sự chứng kiến của đại diện
lãnh đạo Văn phòng UBND và các
ngành chức năng tỉnh Bình Định,
Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vật
Việt Nam đã trao tặng 165 hiện vật quý
như chén, bát bằng sành sứ, đồ gốm đất
nung, thạc bằng đồng và mũi tên, mũi
kích bằng đồng và sắt... cho Bảo tàng
tổng hợp Bình Định. Các hiện vật gồm:
42 hiện vật văn hoá Đông Sơn, 48 hiện
vật văn hoá văn hóa thuộc thời đại Lý
- Trần, 48 đồng tiền thuộc triều đại Tây
Sơn và các hiện vật dưới các triều đại

Tại hội thảo do Viện Khảo cổ học tổ
chức ngày 22/10, tiến sĩ Bùi Văn Liêm,
Viện Khảo cổ học cho rằng cần tiếp tục
giám sát khảo cổ học khi thi công nút
giao thông Ô Chợ Dừa (Hà Nội).
Viện Khảo cổ học đề xuất, sau khi

kết thúc công tác thám sát, hiện trường
được bàn giao cho Ban quản lý các dự
án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội
để thực hiện dự án xây dựng cầu vượt
nút giao Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, việc
thám sát mới được tiến hành trên diện

số 1048

l

31.10.2013

13
Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 195 câu lạc
bộ Đờn ca tài tử với hơn 2.000 nghệ
nhân ở các địa phương trong tỉnh. Các
câu lạc bộ đã truyền nghề, đào tạo được
một lực lượng trẻ kế cận, trong đó có
một số người đã được bổ sung vào các
đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Hoạt
động của các câu lạc bộ được mở rộng,
không chỉ dừng lại ở các cuộc sinh hoạt
bình thường mà còn tham gia tuyên
truyền các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, chào
mừng các ngày lễ lớn.
Các huyện, thị, thành phố thường
xuyên tổ chức hội thi, liên hoan ca nhạc
tài tử để chọn ra các tiết mục hay nhất đi
dự hội thi cấp tỉnh, từ đó phong trào Đờn
ca tài tử của toàn tỉnh ngày càng lớn
mạnh. Tại cơ sở, các Phòng Văn hóa và
Thông tin phối hợp với Trung tâm văn
hóa thể thao của huyện tổ chức mời các
nghệ sĩ, nhà lý luận trong và ngoài tỉnh
về mở lớp tập huấn Đờn ca tài tử cho các
nghệ nhân tiêu biểu của các câu lạc bộ
trong huyện, nâng cao kiến thức về
chuyên môn, cách cấu trúc chương trình
sinh hoạt, giao lưu, kỹ năng đờn, ca và
phương pháp viết bài bản mới.
Qua khảo sát, nghệ thuật Đờn ca tài
tử được hình thành các thể loại ca và đờn
gồm 20 bài tổ: 6 Bắc gồm: Tây thi, Cổ
bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn,

Bình bán chấn, Xuân tình chấn hoặc
xuân tình điểu ngữ. 3 Nam gồm: Nam
xuân, Nam ai, Nam đảo hoặc Đảo ngũ
cung. 4 Oán gồm: Tứ đại oán, phụng
cầu, giang nam, phụng hoàng. 7 bài lễ
gồm: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối
hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc
và vạn giá.
Loại hình Đờn ca tài tử thể hiện tính
đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Nam
Bộ, là một bộ phận của nền âm nhạc
truyền thống dân tộc Việt Nam đã qua
một thế kỷ gắn bó với người dân Nam Bộ
nói chung, người dân Đồng Tháp nói
riêng. Việc bảo tồn, phát huy dựa trên
quan điểm có chọn lọc, khôi phục, kế thừa
và phát triển, theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về
''Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ông Nguyễn Đình Tô, cán bộ Bảo
tàng Đồng Tháp cho biết: Tỉnh chia Đờn
ca tài tử thành 4 nội dung và hình thức
phục vụ: Đám cưới, đám hỏi, lễ mừng
thọ. Đây là nội dung và hình thức vui
tươi phấn khởi, chủ yếu khai thác sâu
theo từng chủ đề kể cả nhạc và lời ca;
phục vụ đám tang, đám giỗ: Nhu cầu về
nội dung, hình thức là đau buồn, bi ai,
thương tiếc (đối với đám tang) sâu lắng,
nhẹ nhàng, tình cảm, gợi nhớ quá khứ xa
xăm (đám giỗ). Tuy nhiên Đờn ca tài tử

trong đám tang đuợc cân nhắc tùy theo
yêu cầu của tang gia mà đáp ứng, bởi lẽ
trong thực tế chưa thật phổ biến; phục vụ
các ngày lễ hội, hội nghị tuyên truyền
nhiệm vụ chính trị phục vụ nhân dân.
Loại hình này vừa chú ý nhu cầu tiếp
nhận và nhu cầu truyền đạt. Do vậy, nội
dung, hình thức được thực hiện hài hòa,
hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu, dễ thuyết
phục; phục vụ khách tham quan du lịch,
thường thì khách ở xa đến Đồng Tháp
đều muốn nghe những giai điệu đặc
trưng của xứ sở, do vậy các địa phương
tận dụng khai thác, đặc biệt là các bài ca
giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con
người và truyền thống cách mạng của
Đồng Tháp để khách tham quan hiểu
thêm quê hương Đồng Tháp. Về hình
thức phục vụ tại thính phòng, hội trường,
phòng tiếp tân của các nhà khách, khách
sạn, du ngoạn trên tàu.
Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể đờn ca tài tử, tỉnh Đồng
Tháp đang khuyến khích các nhóm và
gia đình đờn ca tài tử thường xuyên tham
gia vào chương trình chung của các Đội
thông tin lưu động, các câu lạc bộ ở tại
địa phương hoặc có điều kiện sẽ thành
lập hoặc gia nhập vào tổ chức các câu lạc
bộ của các ấp, khóm, xã, phường, thị trấn
hoặc các câu lạc bộ của hệ thống nhà văn
t.t.n
hóa từ tỉnh đến các huyện, thị.

Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất
Tối 22/10, tại điểm du lịch sinh thái
Quốc gia thắng cảnh thiên nhiên thác
Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra L iên
hoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất và
đêm hội “Bản Ba vang mãi lời Then”.
Tham gia Liên hoan có 24 đoàn đến
từ 24 xã của huyện Chiêm Hóa với gần
200 diễn viên. Các đoàn mang đến
Liên hoan 90 tiết mục là các làn điệu
Then cổ và then mới mượt mà, sâu lắng
tái hiện các hoạt động sinh hoạt, lao
động sản xuất, ca ngợi Đảng, Bác Hồ

14

số 1048 l 31.10.2013

và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất
nước. Liên hoan Hát Then tính tẩu là
một trong những hoạt động thiết thực
nhằm tôn vinh làn điệu Hát Then của
dân tộc Tày, Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia và tôn vinh các nghệ nhân, hạt
nhân văn nghệ cơ sở có nhiều đóng góp
trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc Tày tỉnh
Tuyên Quang. Liên hoan cũng là dịp để
các nghệ nhân Hát Then ở cơ sở giao
lưu và truyền dạy cho thế hệ trẻ những
làn điệu Then cổ.

Bên cạnh các tiết mục Hát Then
đặc sắc, Liên hoan Hát Then tính tẩu
còn có các hoạt động sôi nổi mang
đậm bản sắc của đồng bào các dân
tộc địa phương như: hoạt cảnh sự tích
cây đàn Tính của người Tày xã Trung
Hà; trích đoạn giã cốm và màn đốt
lửa quần vũ với sự tham gia đông đảo
của nhân dân địa phương và du khách
gần xa.
Kết thúc Liên hoan Ban tổ chức đã
trao 8 giải xuất sắc và 16 giải nhì.
MạnH Huân
nhân Tố mới

Hiệu quả Dự án “Sân khấu học đường” tại Ninh Bình

N

inh Bình là một trong
những “cái nôi” của nghệ
thuật Chèo truyền thống.
Nhiều địa phương trong tỉnh còn lưu
giữ được các chiếu Chèo cổ và duy
trì nếp sinh hoạt thường xuyên.
Nhằm mục đích bảo tồn nghệ thuật
hát Chèo truyền thống, năm 2013,
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch), Trung
tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc đã chọn tỉnh
Ninh Bình là một trong những địa
phương triển khai Dự án “Sân khấu
học đường” tại 3 trường trung học
cơ sở trên địa bàn.
Dự án được triển khai tại các
trường trung học cơ sở ở xã Khánh
Trung (huyện Yên Khánh), xã Như
Hòa (huyện Kim Sơn) và xã Gia
Thịnh (huyện Gia Viễn). Sau khoảng
2 tháng được các nghệ sĩ có nhiều
kinh nghiệm trực tiếp truyền dạy,
hơn 60 học sinh đã biểu diễn nhuần
nhuyễn 5 làn điệu chèo cổ gồm: Đò
đưa, Sắp mưa ngâu, Vu quy, Dương
Kinh, Lới Lơ cùng 4 trích đoạn:
Thầy đồ dạy học, Thị Mầu lên chùa,
Xã trưởng - Mẹ Đốp, Việc làng, thu
hút hàng nghìn khán giả đến xem.
Nhiều người dự buổi trình diễn báo
cáo kết quả của Dự án được tổ chức
vào tháng 9 vừa qua đã rất xúc động
và thán phục trước khả năng diễn
xuất và sự phối hợp nhịp nhàng của
các "nghệ sĩ nhí" trên sân khấu.
Khi xem trích đoạn “Thị Mầu lên
chùa” do các em học sinh Trường
Trung học cơ sở xã Như Hòa, huyện
Kim Sơn biểu diễn, bà Phạm Thị
Nhung ở phường Đông Thành, thành
phố Ninh Bình nhận xét: Nếu không
có sự hứng khởi, say mê học hỏi,
thái độ tập luyện nghiêm túc thì
không thể biểu diễn được chứ chưa
nói là diễn khá hay những trích đoạn
Chèo cổ khó như vậy.

Theo sát quá trình tập luyện của
các em, cô Lê Thùy Liên, giáo viên
bộ môn âm nhạc của Trường Trung
học cơ sở xã Như Hòa (Kim Sơn)
đánh giá: 20 thành viên trong đội
văn nghệ của trường chưa từng tiếp
xúc với nghệ thuật Chèo nhưng khi
được học các em đã tiếp thu nhanh
và rất chăm chỉ tập luyện. Nhiều em
đã dành thời gian tự tập ở nhà, chủ
động mua băng, đĩa hát chèo về tự
học.
Em Nguyễn Thị Phương Hoa,
học sinh lớp 9A, Trường Trung học
cơ sở xã Khánh Trung (Yên Khánh)
đảm nhận vai diễn trong trích đoạn
"Thầy đồ dạy học" chia sẻ: Em rất
vui vì đã hoàn thành tốt vai diễn của
mình. Khi nhập vai vào nhân vật
trong trích đoạn chèo em đã hiểu
thêm được những kiến thức bổ ích
về bối cảnh xã hội của đất nước
trong các giai đoạn lịch sử trước đó.
Từ những kết quả của Dự án
“Sân khấu học đường”, các nhà
nghiên cứu văn hóa và các thầy, cô
giáo cho rằng: Các em học sinh đã
đón nhận nghệ thuật truyền thống
với thái độ rất tích cực. Vì vậy, có
thể nhân rộng Dự án này để từng
bước đưa nghệ thuật Chèo vào các
trường học.
Theo thầy Bùi Ngọc Đức, Hiệu
trưởng Trường Trung học cơ sở xã
Khánh Trung (Yên Khánh): Dự án
đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện của ngành giáo dục.
Đây là một sân chơi bổ ích giúp các
em tự tin thể hiện năng khiếu, giao
lưu học hỏi và dần hoàn thiện khả
năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc
sống.
Cô Hà Thị Lợi, Hiệu trưởng
Trường Trung học cơ sở xã Như Hòa
(Kim Sơn) nói: Hoàn toàn có thể
lồng ghép nội dung của Dự án vào
các môn học nhạc, họa và các buổi

sinh hoạt ngoại khóa mà không ảnh
hưởng đến chương trình học. Các
giáo viên phụ trách đội, giáo viên
nhạc có thể sưu tầm thêm nhiều làn
điệu Chèo mới dạy cho các em. Bên
cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động
ngoại khóa như đi biểu diễn tại các
sự kiện do ngành giáo dục và địa
phương tổ chức; giao lưu với các
câu lạc bộ, đội văn nghệ của thôn,
xóm… để các em học hỏi, tiếp thu
thêm kinh nghiệm, giúp ích cho quá
trình học tập và phát triển toàn diện
của học sinh.
Em Trần Thị Thu Hà, học sinh
lớp 9A, Trường Trung học cơ sở xã
Như Hòa (Kim Sơn) đóng vai Thị
Mầu trong trích đoạn “Thị Mầu lên
chùa” tâm sự: Chèo là môn nghệ
thuật khó bởi vừa hát vừa diễn, đặc
biệt phải thể hiện được cá tính của
nhân vật trong vai diễn. Nhưng từ
khi tiếp xúc với chèo, em cảm thấy
yêu thích loại hình nghệ thuật truyền
thống này và mong muốn Dự án tiếp
tục được duy trì để có điều kiện
được các thầy, cô nghệ sĩ chỉ dạy
thêm nhiều làn điệu mới. Em sẽ tiếp
tục phấn đấu để trở thành một nghệ
sĩ trong tương lai.
Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn
hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Ninh Bình, Đinh Ngọc
Khánh cho biết: Dù được đánh giá là
một trong những “cái nôi” của nghệ
thuật Chèo, nhưng hiện nay lực
lượng nghệ sĩ, những người biết hát,
hát thành thạo các làn điệu Chèo ở
các địa phương trong tỉnh ngày càng
ít và tuổi đã cao. Do đó, việc triển
khai, nhân rộng và từng bước đưa
nghệ thuật chèo vào trường học có
thể xem là “chìa khóa” để tạo nguồn
kế cận, góp phần bảo tồn, phát triển
nghệ thuật truyền thống ở địa
phương.
t.t.n

số 1048

l

31.10.2013

15
nhân Tố mới

Nan giải nghề hướng dẫn viên du lịch
Cô bạn tôi làm việc cho một
công ty du lịch có tiếng ở Thủ đô,
với lợi thế về ngoại hình, thông thạo
ngoại ngữ, lại giỏi nhảy đầm, hát
rock cũng rất chuẩn, nên bạn tôi
thường được chọn hướng dẫn cho
các tour toàn những khách VIP. Ấy
vậy, một lần có du khách người Nhật
hỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ở
đâu? Cô ấy trả lời: Hà Nội!!!
Cũng dễ hiểu, khi tuyển dụng vào
làm việc, công ty của cô ấy chỉ đặt
yêu cầu là giỏi ngoại ngữ, vi tính và
có kỹ năng giao tiếp. Còn kiến thức
cơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc…
thì không cần quan tâm.
Theo dự báo đến năm 2015,
ngành du lịch trong nước cần đến
khoảng nửa triệu người lao động có
tay nghề chuyên môn vững vàng. Để
đạt được mục tiêu trên (cả về số
lượng cũng như chất lượng) là thách
thức lớn đối với ngành du lịch. Bởi,
vấn đề đào tạo sinh viên ngành du
lịch ở các trường chuyên ngành đang
trở thành mối quan tâm của ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thống kê của ngành chủ quản
cho thấy, cả nước hiện có 284 cơ sở
tham gia đào tạo du lịch (gồm 62
trường đại học, 80 trường cao đẳng,
117 trường trung học chuyên ngành).
Bất cập lớn nhất hiện nay là phần lớn
các cơ sở đào tạo hiện chỉ cố gắng

vận dụng những gì có sẵn để phục vụ
đào tạo, mà chưa có chương trình
thống nhất mang tính chuyên nghiệp.
Ngay cả phương thức tuyển dụng,
mỗi trường cũng có mỗi tiêu chí
khác nhau trong chương trình đào
tạo nên chất lượng “đầu ra” của sinh
viên du lịch cũng khác nhau. Đó là
chưa kể sự chênh lệch về chất lượng
đào tạo giữa các trường công lập, với
trường ngoài công lập. Ông Nguyễn
Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Du lịch
Lửa Việt (thành phố Hồ Chí Minh)
cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữa
hướng dẫn viên du lịch quốc tế và
hướng dẫn viên du lịch nội địa cũng
rất khác biệt. Muốn trở thành hướng
dẫn viên quốc tế, sinh viên phải hội
tụ đủ nhiều điều kiện: trình độ đại
học, bằng Anh văn ngành du lịch…
Trong khi đó, hướng dẫn viên nội
địa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông
trung học và học thêm các khóa đào
tạo ngắn hạn ba tháng hay sáu tháng
về nghiệp vụ. Trong khi đó hướng
dẫn viên nội địa thực chất cần phải
học nhiều, phải có nhiều kiến thức
hơn hướng dẫn viên quốc tế, họ
không cần giỏi ngoại ngữ mà thôi.
Vì muốn thuyết minh cho người Việt
Nam nghe thì hướng dẫn viên phải
giỏi hơn người Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là cần có sự thống
nhất trong tiêu chí đào tạo hướng

Tiếp tục giám sát khảo cổ học...
chuyên môn khảo cổ... để cùng phối
hợp thực hiện.
Từ tháng 8/2013, Viện Khảo cổ học
đã thám sát trên diện tích 80 m2 với 4
hố đào tại các trụ cầu, phục vụ hoàn
thiện phương án thiết kế giao thông nút
giao Ô Chợ Dừa. Khu vực này nằm
trong phạm vi phân bố di tích La Thành
Thăng Long. Theo những tư liệu thư
tịch cổ và nhận định của nhiều nhà
nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội,

16

số 1048 l 31.10.2013

đây là cửa Trường Quảng của La Thành
Thăng Long trong lịch sử. Theo tiến sĩ
Bùi Văn Liêm, ở cả 4 hố đào chưa xuất
hiện dấu tích liên quan đến kiến trúc, hố
thứ 4 hoàn toàn không có di tích, di vật,
3 hố còn lại đều phát hiện các dấu tích
thuộc các thời đại khác nhau. Hố số 1 là
những dấu tích bếp đun nấu của cư dân
thời Trần, có liên quan đến di tích Đàn
Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng. Hố thứ
2 có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ

dẫn viên du lịch nội. Để có được số
lượng sinh viên ra trường có chung
mặt bằng đào tạo, đảm bảo đáp ứng
được công việc, ngành du lịch nhất
thiết phải đưa ra được các tiêu chí
chung về đào tạo nguồn du lịch. Đây
sẽ là cơ sở cho các trường dựa vào
đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng
dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí
này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho
việc đào tạo nhân lực ngành du lịch
đi theo con đường đúng đắn nhất.
Nhiều trường đã áp dụng một số
tiêu chuẩn nghề của cả trong nước và
ngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nào
mới thực sự giải quyết được bài toán
nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam.
Ông Lê Văn Hùng - Quyền Cục
trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ
Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho
rằng: Việc giảng dạy cần những tiêu
chuẩn xuất phát từ thực tế môi
trường du lịch Việt Nam, cũng như
nhu cầu của chính ngành du lịch Việt
Nam. Vì thế, sắp tới Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch sẽ đưa ra bộ
Tiêu chí kỹ năng nghề quốc gia gồm
8 lĩnh vực từ dịch vụ nhà hàng, kỹ
thuật chế biến món ăn đến các ngành
quản trị khác… Bộ tiêu chí này sẽ
hiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về
lĩnh vực đào tạo nghề từ đó góp phần
nâng cao năng lực nguồn nhân lực
tHế Hùng
ngành du lịch.
(Tiếp theo trang 13)
nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu.
Hố thứ 3 lại cho thấy, đến thời Lê, khu
vực này mới được người dân đắp nền,
vượt thổ làm di tích Đình Đông.
Đây không phải là những di tích tiêu
biểu kiểu kiến trúc gạch, đá. Di vật thu
được cũng không nhiều, chủ yếu là mảnh
vỡ gạch, ngói, sành, sứ... Do vậy, các nhà
khảo cổ thu thập, xử lý tiếp tục nghiên
cứu để đưa ra nhận định cuối cùng.
Đức MinH
nhân Tố mới

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

N

ăm 2013, chương trình hợp
tác phát triển du lịch giữa
tỉnh Lào Cai và Lai Châu
được ký kết đã mở ra hướng đi mới
trong phát triển du lịch của Lào Cai,
đó là hướng liên kết song phương.
Sở hữu trung tâm du lịch có sức lan
tỏa mạnh là Sa Pa, việc nối dài "cánh
tay" liên kết phát triển du lịch giữa
Lào Cai với các địa phương khác
trong khu vực là xu thế tất yếu, được
tỉnh đặc biệt chú trọng.
Thực tế những năm qua đã
chứng minh liên kết du lịch cho
phép khai thác những lợi thế của
mỗi địa phương về tài nguyên du
lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật và các nguồn lực khác cho
phát triển du lịch, tạo ra những sản
phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
Điều này góp phần thu hút được các
nhà đầu tư, thu hút khách du lịch
đến mỗi địa phương.
Chương trình liên kết du lịch
song phương giữa Lào Cai - Lai Châu
sẽ thu hút sự đầu tư có trọng điểm vào
2 tuyến du lịch: Tuyến thành phố Lào
Cai - huyện Bát Xát (Lào Cai) - huyện
Phong Thổ - thị xã Lai Châu ( tỉnh Lai
Châu). Tuyến huyện Sa Pa (tỉnh Lào
Cai) - thị xã Lai Châu - huyện Sìn Hồ
- hồ thủy điện Lai Châu và các điểm
du lịch như: Núi Nhìu Cồ San (xã
Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai); bản Vàng Pheo (xã Mường
So, huyện Phong Thổ); lòng hồ thủy
điện Lai Châu; quần thể hang động
Pu Sam Cáp (xã Nậm Lò, thị xã Lai
Châu); chợ văn hóa Sìn Hồ (thị trấn
Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ) của tỉnh Lai
Châu... Đây đều là các "điểm đến" có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ,
không khí trong lành, người dân thân
thiện, mến khách, có nhiều nét văn
hóa truyền thống đặc sắc của đồng
bào các dân tộc. Tuyến du lịch liên

tỉnh Lai Châu - Lào Cai được kỳ vọng
sẽ kết nối các tuyến, điểm, đẩy mạnh
khai thác những sản phẩm du lịch mới
của hai địa phương, đánh thức những
"nàng tiên núi đang say giấc".
Việc liên kết du lịch không phải
là mới đối với tỉnh Lào Cai. Trước
đó, từ năm 2006, ba tỉnh Lào Cai Yên Bái - Phú Thọ đã liên kết xây
dựng tuyến du lịch về cội nguồn. Từ
năm 2008 đến nay, 8 tỉnh Tây Bắc
mở rộng: Lào Cai - Yên Bái - Phú
Thọ - Hà Giang - Lai Châu - Điện
Biên - Sơn La - Hòa Bình đã xây
dựng, liên kết tuyến du lịch vòng
cung Tây Bắc.
Ban Chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây
Bắc đã xác định Sa Pa (Lào Cai),
Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên Phủ
(Điện Biên) và Cao nguyên đá Đồng
Văn của tỉnh Hà Giang là những
điểm du lịch mạnh, có sức hút đối
với khách du lịch quốc tế và trong
nước, nổi bật là vai trò của trung tâm
du lịch Sa Pa. Từ Sa Pa, đã hình
thành các tuyến sang Hà Giang, về
Lai Châu, Yên Bái qua quốc lộ 32
hoặc xuống Quỳnh Nhai về Sơn La.
Các tuyến du lịch này ngày càng thu
hút nhiều du khách nước ngoài.
Đặc biệt, nhờ liên kết vùng nên
lượng khách đến Lào Cai, Sơn La và
Hà Giang đều tăng đột biến. Riêng
tại Lào Cai, trong 9 tháng của năm
2013, các địa phương và cơ sở kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã
đón 956.000 lượt khách, đạt trên
95% kế hoạch đề ra trong năm, tăng
14% so với cùng kỳ năm trước. Dự
kiến, vào dịp Lễ kỷ niệm 110 năm du
lịch Sa Pa sắp tới, Lào Cai sẽ đón vị
khách thứ 1 triệu.
Theo bà Hoàng Thị Vượng,
Trưởng Phòng khai thác tài nguyên
du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Lào Cai, mỗi tỉnh tìm ra

lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng về
du lịch là vấn đề quan trọng để phát
huy thế mạnh của liên kết vùng. Tuy
cùng là cao nguyên, là loại hình du
lịch sinh thái núi rừng nhưng các hoạt
động du lịch của Sa Pa khác hẳn với
Mộc Châu và cũng không giống với
cao nguyên đá Đồng Văn. Chỉ riêng
Lào Cai mới có lễ hội trên mây, giải
leo núi chinh phục đỉnh Phan-xi-păng
(Sa Pa), lễ hội đua ngựa (Bắc Hà)...
Ngoài các hoạt động du lịch đặc
sắc, Lào Cai cũng sở hữu nhiều loại
đặc sản thơm ngon nức tiếng như
thắng cố Bắc Hà, Mường Khương, Si
Ma Cai; cơm lam Bảo Yên, Văn
Bàn; bánh chưng bánh dày Bát Xát,
Tả Van... Ngoài ra, thành phố Lào
Cai với vị trí giáp thị trấn Hà Khẩu
(Trung Quốc) mang đến lợi thế du
lịch biên giới đặc thù so với các tỉnh
bạn. Việc tận dụng và phát huy tối đa
những thuận lợi của mình trong quá
trình liên kết vùng sẽ giúp du lịch trở
thành điểm sáng và là ngành kinh tế
mũi nhọn của Lào Cai.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi
thế, vẫn còn nhiều vấn đề cản trở sự
phát triển du lịch song phương và đa
phương trong vùng, như: Đường
giao thông đến nhiều tuyến, điểm du
lịch còn khó khăn; chưa có nhiều
dịch vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch chưa được đầu tư xây dựng; thủ
tục đưa khách đến các tuyến, điểm
du lịch, đặc biệt là khách du lịch
nước ngoài còn nhiều rào cản. Nhiều
nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các
dân tộc đã bị mai một. Việc bảo vệ
các tuyến, điểm du lịch chưa được
quan tâm đúng mức…
Lào Cai cần hợp tác chặt chẽ với
các tỉnh bạn để khắc phục những khó
khăn, tạo đà cho phát triển du lịch
địa phương và toàn vùng.
Hương tHu

số 1048

l

31.10.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 

Tendances (19)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 

En vedette

Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắclongvanhien
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 

En vedette (7)

Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 

Plus de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 

Plus de longvanhien (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Bộ trưởng Hoàng Tuấn anh tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Olympic Hungary Phát hành Thứ Năm hằng tuần Số 1048 ngày 31/10/2013 Thể thao Việt Nam trước thềm Sea Games 27 Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo Ủy ban Olympic Hungary do Chủ tịch Borkai Zsolt, Thị trưởng thành phố Gyor làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trong lĩnh vực thể thao, hai nước vốn có mối quan hệ tốt đẹp, gần đây nhất là vào tháng 9 vừa qua, hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thao nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hungary. (Xem tiếp trang 5) trong số này - Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” (Tr.2) Ảnh: TƯ LIỆU - Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung (Tr.7) VĐV điền kinh Quách Thị Lan, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27 - Triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ (Tr.8) Tại SEA Games 27 sắp tới, nước chủ nhà Myanmar loại bỏ 2 môn thế mạnh mà Thể thao Việt Nam từng giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games trước là Thể dục dụng cụ và Đấu kiếm ra khỏi chương trình thi đấu. Tuy nhiên, theo ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT: chúng ta lại có thêm nhiều nội dung ở các môn thế mạnh khác như: 7 nội dung ở môn Bơi, 8 nội dung ở môn Điền kinh và 2 nội dung ở môn Bắn súng. Đây đều là những môn thế mạnh của Thể thao Việt Nam, đặc biệt là môn Bắn súng, Việt Nam từng nhiều lần dẫn đầu khu vực. (Xem tiếp trang 20) - Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử (Tr.14)
  • 2. quản lý nhà nước Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình tổng thể các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dự và chủ trì buổi Họp báo. Tại buổi Họp báo, ông Lâm Văn Khang, Phó Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức cho biết, đây là hoạt động do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan tổ chức nhằm thiết thực chào mừng Kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2013), Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013); giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển tình cảm gắn bó giữa các dân tộc Việt Nam, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết trở thành một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra các hoạt động chính, gồm: Chương trình khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”; Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị sổ 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tưởng Chỉnh phủ về xây dựng, thực hiện hương ước quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”; Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên; Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc; Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam; Tái hiện không gian văn hóa Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc; tái hiện Hội đua bò Bảy Núi; Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số trong giai đoạn hiện nay”; tái hiện Lễ hội Ok Om Bok; Các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc. Bên cạnh đó, các cộng đồng dân tộc có mặt hoạt động luân phiên tại Làng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến 2020, tầm nhìn 2030 Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10 phê duyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đề cương nêu rõ quan điểm lập quy hoạch như sau: Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; phát huy lợi thế vùng, địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển bền vững. Các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng nhằm: Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ 2 số 1048 l 31.10.2013 toàn vùng và với các vùng phụ cận. Tạo cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, các khu du lịch trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn vùng. Theo Đề cương, phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ theo Chiến lược và Quy tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia; phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long; phía ĐôngĐông Nam giáp với biển Đông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên: 23.597,9 km2. Dân số: 15.090,8 nghìn người; mật Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này cũng sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc: Lễ hội Om Đin Om đang của dân tộc Khơ Mú (Sơn La); Nghi lễ Tết Xíp Xí của dân tộc Thái (Sơn La); Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự (Lai Châu); Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày (Cao Bằng); Nghi thức đón dâu trong lễ cưới của dân tộc Mông (Hà Giang); Lễ Kết nghĩa của dân tộc Mơ Nông và Ê Đê (Đắk Lắk); trình diễn cồng Chiêng Tây Nguyên của dân tộc Gia Rai (Gia Lai)… Đặc biệt, nhân dịp này, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức Lễ khánh thành quần thể chùa Khmer sau 3 năm xây dựng. Quần thể chùa Khmer thuộc Làng dân tộc Khmer - Khu các làng dân tộc III (Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam) được xây dựng trên diện tích khoảng 0,8ha, bao gồm: Tam quan, Chính điện, Tháp góc, Nhà thiêu, Vườn tháp, Nhà để ghe ngo, Nhà thuyền, Sa la, Am thờ, Cột cờ, Ao sen… tHtt độ trung bình: 639 người/km2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bao gồm: Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng; phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng; xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và quy mô phát triển du lịch vùng; dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng: Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liên kết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng đất du lịch; đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường; đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý, phát triển du lịch theo quy tHtt hoạch.
  • 3. quản lý nhà nước Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết luận của Thanh tra Chính phủ và tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch, Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 3850/BVHTTDL-KHTC đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trong thời gian tới.Cụ thể: Phối hợp trong xây dựng và lập kế hoạch về nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch: Căn cứ hướng dẫn lập kế hoạch 5 năm, trung hạn và hàng năm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ VHTTDL có hướng dẫn các địa phương trong việc lập kế hoạch về nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch để đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trên cơ sở đăng ký kế hoạch 5 năm và hàng năm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 02 Bộ cần thống nhất phương án, danh mục các dự án được hỗ trợ CSHT du lịch theo các quy định hiện hành về tiêu chí, định mức phân bổ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Việc bố trí nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch cần “Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa” như Nghị quyết số 52/2013/QH13 của Quốc hội ngày 21 tháng 6 năm 2013; lồng ghép việc đầu tư hỗ trợ CSHT du lịch với Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa; Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia… Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ VHTTDL có trao đổi thông tin kịp thời để đạt được sự đồng thuận trong quá trình tổng hợp kế hoạch 5 năm, trung hạn và hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cụ thể kế hoạch cho Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch về vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch giao các tỉnh/thành để làm căn cứ phối hợp trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn này đúng mục tiêu và đạt hiệu quả. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ CSHT du lịch: Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ VHTTDL xây dựng kế hoạch tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành cùng các Cơ quan liên quan về việc thực hiện và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch. Có cơ chế trao đổi thông tin linh hoạt giữa 2 Bộ để cập nhật kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, các bất cập trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch. t.Hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng) đến 2020, tầm nhìn 2030 Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3384 /QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà cần đạt được những mục tiêu sau: Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Sơn Trà, quy hoạch cụ thể các khu chức năng, các dự án đầu tư xây dựng phát triển Sơn Trà thành một khu du lịch đáp ứng các tiêu chí của một khu du lịch quốc gia, làm động lực phát triển du lịch vùng và cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, quỹ đất… nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm hai khu vực: Khu vực bán đảo Sơn Trà kéo dài theo bờ biển về phía Nam qua Ngũ Hành Sơn đến tiếp giáp địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam; khu vực phía Bắc thuộc phường Hòa Hiệp Bắc. Quy mô diện tích tập trung nghiên cứu phát triển du lịch với trọng tâm là toàn bộ bán đảo và khu vực phụ cận ước tính khoảng 100km2 (10.000 ha) không kể mặt nước. Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà bao gồm những nhiệm vụ chính sau: Xác định vị trí, vai trò khu du lịch trong mối liên hệ du lịch địa phương, vùng và cả nước và trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương; Xác định phạm vi ranh giới, quy mô của khu du lịch; đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi trường du lịch và khả năng phát triển du lịch; xác định tính chất hoạt động khu du lịch; dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của khu du lịch: Lượng khách, nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động của khu du lịch; xác định thị trường và sản phẩm du lịch của khu du lịch; xác định các thành phần chức năng chính khu du lịch và định hướng phân khu chức năng hoạt động du lịch; xác định quy mô, ranh giới các khu chức năng khu du lịch; định hướng tổ chức kiến trúc - cảnh quan các khu chức năng; định hướng phát triển một số hạng mục hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú, giao thông, cung cấp điện, nước, thoát nước thải và xử lý chất thải rắn và các nhu cầu khác..); xác định nhu cầu đầu tư, giai đoạn đầu tư, các dự án ưu tiên và tính toán hiệu quả kinh tế; đánh giá sơ bộ tác động môi trường; đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch. ThTT số 1048 l 31.10.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mớI * Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3583/QĐ-BVHTTDL ngày 18/10/2013, về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và bờ biển” giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm các thành viên: Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng ban, Thiếu tướng Lê Ngọc Thái, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng làm Phó Trưởng ban và 14 Ủy viên. * Tại Quyết định số 3588/QĐBVHTTDL ngày 18/10/2013, Bộ VHTTDL bổ nhiệm ông Lê Văn Sửu - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam kiêm giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạo nghệ thuật tạo hình thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. * Theo các quyết định số 3605, 3606, 3607/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL bổ nhiệm ông Trần Thanh Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu và Điện ảnh thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội; bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Thi - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu và Điện ảnh; bổ nhiệm ông Vũ Ngọc Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu và Điện ảnh. * Ngày 21/10/2013, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3609/QĐBVHTTDL bổ nhiệm có thời hạn 05 năm ông Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữ chức Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia. - Tại Quyết định số 3655/QĐBVHTTDL ngày 24/10/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IX - Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban và 16 Ủy viên. - Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3656/QĐBVHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc của nhóm Tứ tấu Kuricorder, Nhật Bản chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản và Năm hữu nghị Việt Nhật 2013 tại Hà Nội vào tháng 11 tới. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3657/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2013, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Đại sứ quán Ai Cập (18 người) sang biểu diễn tại Việt Nam từ ngày 2226/01/2014 nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước. - Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3659/QĐBVHTTDL, giao Dàn Nhạc giao hưởng Việt nam đón và phối hợp với Dàn nhạc Philharmonic Malaysia tổ chức “Chương trình hòa nhạc hữu nghị Malaysia-Việt Nam”, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thời gian vào tối ngày 03/11/2013 tại Nhà hát lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3660/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2013, cho phép Nhạc viện TP Hồ Chí Minh đón các nghệ sĩ quốc tế và tổ chức “Festival Piano quốc tế 2013” tại TP Hồ Chí Minh từ 0207/12/2013. tHtt Thành lập Hội đồng thẩm định Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII Ngày 24/10, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3667/QĐBVHTTDL thành lập Hội đồng thẩm định Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, tại tỉnh Hòa Bình năm 2013. Theo Quyết định, Hội đồng thẩm định gồm có 5 thành viên do ông Trần Duy Bình - Trưởng phòng Nghệ thuật quần chúng Cục Văn hóa cơ sở làm 4 số 1048 l 31.10.2013 Chủ tịch Hội đồng; Và ông Nguyễn Gia Lâm - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc làm Phó Chủ tịch Hội đồng… Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ thẩm định, đánh giá chất lượng các tiết mục tham gia Ngày hội của các đoàn và báo cáo BTC về kết quả chấm điểm theo cơ cấu giải thưởng đã được phê duyệt; Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ điều hành chung, ban hành quy chế làm việc của Hội động, tiêu chí chấm điểm khi đã có sự thống nhất với các thành viên của Hội đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thẩm định; Các thành viên của Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thực hiện quy chế làm việc của Hội đồng và phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, chịu sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. H.Quân
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Bình Thuận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch Sáng 21/10, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức Hội thảo quốc gia về nguồn nhân lực và phát triển du lịch Bình Thuận. Các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, các trường đại học… đã mang đến hội thảo hơn 70 tham luận về nguồn nhân lực và phát triển du lịch Bình Thuận. Du lịch Bình Thuận trong thời gian qua phát triển nhanh, mang tính đột phá, trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Các loại hình kinh doanh du lịch phát triển nhanh chóng, thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia. Tổng số lao động trong ngành du lịch hiện nay trên 12.000 người, tăng bình quân trên 10% năm. Lao động trong ngành du lịch tuy tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bài toán về nguồn nhân lực vẫn luôn làm "đau đầu" các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận. Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận nhìn nhận: Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch hiện nay thiếu nhiều, chất lượng nhân viên phục vụ còn rất hạn chế. Lao động chưa được đào tạo chiếm tới 44,47% trong tổng số lao động. Trong khi đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,59%. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường khách quốc tế… Một thực tế đáng buồn là tại một tỉnh có số lượng các khu du lịch lớn nhất cả nước và cơ hội việc làm sau khi ra trường là 100%, thế nhưng số sinh viên vào học các ngành du lịch tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn lại hạn chế. Ông Bùi Văn Giáo, trường Đại học Phan Thiết cho biết: Số lượng sinh viên của ngành du lịch chỉ bằng hơn 70% so với ngành Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh, trong khi hai ngành này tìm việc rất khó. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch hiện nay phần lớn vẫn là tự phát và chưa qua đào tạo. Một số doanh nghiệp du lịch phát triển theo mô hình hộ gia đình và họ không thuê những người có chuyên môn để quản lý. Chính thực tế này đã làm cho ngành du lịch phát triển không đồng bộ bởi các nhân viên, người quản lý điều không chuyên nghiệp. Dự báo đến năm 2015, Bình Thuận có khoảng 350 cơ sở lưu trú du lịch với trên 12.000 phòng, tổng số lao động phục vụ cho du lịch là trên 40.000 người, đến năm 2020 là trên 78.000 người… Đây là một trong những thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển ngành du lịch Bình Thuận. Để phát triển du lịch, Bình Thuận phải đảm bảo hai mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Một trong những tiêu chí cần thiết để đảm bảo hai mục tiêu này là phải đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ. Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận đã đề cập các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Theo ông Phạm Xuân Hậu, Phó Trưởng Khoa Du lịch - Đại học Văn Hiến: Bình Thuận cần phải đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm thành lập các cơ sở đào tạo nghề và tìm kiếm sự kết hợp của các cơ sở này với các cơ sở đào tạo nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước; tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng lao động không thuộc quản lý của ngành, giúp họ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch khi tham gia vào hoạt động phục vụ du khách. Yến nHi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… Trước đó vào tháng 4/2013, Ủy ban Olympic Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác về huấn luyện thể dục thể thao 2013 với Ủy ban Olympic Hungary. Từ thỏa thuận này, đội tuyển thể dục và đội tuyển U23 đã sang Hungary tập huấn. Bộ trưởng đánh giá cao những thành tựu mà Hungary đạt được, nhất là trong lĩnh vực thể thao (Hungary là một cường quốc thể thao đứng trong Top 10 của thế giới) và mong muốn với sự hỗ trợ của một quốc gia có nền thể thao lớn mạnh như Hungary, thể thao VN sẽ nhanh chóng đạt được những bước tiến mới. Về quan hệ hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn phía bạn tiếp tục tạo điều kiện để cho các đội tuyển VN sang tập huấn tại Hungary, đồng thời cử chuyên gia giỏi của Hungary sang huấn luyện giúp VN ở các môn như Kiếm, Canoe, Thể dục, Bơi và Vật. Hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi các đoàn cán bộ thể thao, đoàn cán bộ lãnh đạo Ủy ban Olympic hai quốc gia nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm để thể thao hai nước ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hungary trên mọi lĩnh vực. (Tiếp theo trang 1) Thay mặt đoàn cán bộ lãnh đạo cấp cao Ủy ban Olympic Hungary, Chủ tịch Borkai Zsolt đã bày tỏ lời cảm ơn trước sự đón tiếp trọng thị, chu đáo của Bộ VHTTDL và Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam và khẳng định Ủy ban Olympic Hungary sẵn sàng chào đón các đoàn cán bộ lãnh đạo, cán bộ thể thao, huấn luyện viên, vận động viên Việt Nam sang tập huấn tại đây. Hungary sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thể thao giữa hai quốc gia. pV số 1048 l 31.10.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Thông tư liên tịch quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao Bộ VHTTDL, Bộ Công an đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18/10 Quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao. Thông tư quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng các loại vũ khí thể thao dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao. Được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tập luyện và thi đấu các môn thể thao có sử dụng vũ khí thể thao tại Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Nguyên tắc trang bị, quản lý và sử dụng vũ khí thể thao dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao: Tuân thủ quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Vũ khí thể thao chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao. Thông tư nêu rõ, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép và làm thủ tục đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Ngày 10/10/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3509/QĐBVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014). Các hoạt động do Bộ chủ trì gồm có: Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ; xây dựng phim tài liệu, tác phẩm điện ảnh và tổ chức Tuần phim kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; họp báo của Ban Tổ chức tại Hà Nội; tổ chức phát động và công bố kết quả cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật đề tài kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách, chủ đề “Âm 6 số 1048 l 31.10.2013 vang Điện Biên”; Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên”; Giải đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ. Ngoài ra, còn có các hoạt động do Bộ tham gia phối hợp như: Hội thảo khoa học chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”; tổ chức sưu tầm, vận động trao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ; tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên 2014; Triển lãm chủ đề “Điện Biên xưa và nay”; Giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup. Các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm thống nhất trong toàn Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động triển khai lãnh thổ Việt Nam cho Đoàn thể thao nước ngoài, Đội tuyển thể thao nước ngoài, cá nhân nước ngoài, Đoàn thể thao Việt Nam, Đội tuyển thể thao quốc gia, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi đấu thể thao. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đoàn thể thao và các tổ chức khác tại địa phương báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao để làm thủ tục đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy phép mang vũ khí thể thao vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thi đấu thể thao. tHtt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao thiết thực, hiệu quả nhằm tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Yêu cầu được đặt ra nhằm đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chức; có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành và tỉnh Điện Biên trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; thực hiện tốt các nhiệm vụ do Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia phân công, đặc biệt là các nhiệm vụ chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao do Bộ chủ trì tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Các hoạt động diễn ra sẽ đuwọc tổ chức thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội hóa tham gia. tHu Hằng
  • 7. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung Tối 25/10, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa hội nghị tỉnh Điện Biên đã khai mạc Lễ hội ném Còn 3 nước Việt – Lào – Trung lần thứ III. Lễ hội năm nay có sự tham gia của hàng trăm diễn viên, vận động viên, gồm: Đoàn lãnh đạo cấp cao của hai huyện Giang Thành và Kim Bình, đoàn diễn viên, vận động viên của huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); đoàn lãnh đạo cấp cao của hai huyện Nhọt U và Mường Khoa, diễn viên, vận động viên của huyện Nhọt U (tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào); đoàn đại biểu, diễn viên, vận động viên huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), đoàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Nhé và huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên). Ngoài ném Còn là môn thể thao chính, lễ hội còn có nhiều hoạt động thể thao phong phú và hấp dẫn như bắn nỏ, tù lu, đẩy gậy, cùng các môn vui chơi giải trí dân gian như nhảy bao bố, bịt mắt đập chiêng, kéo co... Đồng thời, lễ hội còn tổ chức một số hoạt động văn hoá đặc sắc khác như: Thi người đẹp với trang phục dân tộc của 3 nước Việt - Lào - Trung Quốc; thi ẩm thực vào các buổi tối trong những ngày diễn ra lễ hội; hội chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam phục vụ lễ hội. Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào- Trung diễn ra 2 năm một lần, đây là lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Điện Biên, 2 lần trước đây, Lễ hội được tổ chức tại huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên và huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu nằm ở khu vực ngã ba biên giới, tiếp giáp với huyện Nhọt U của Lào và huyện Giang Thành của Trung Quốc. Đặc điểm chung của khu vực này là ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc Thái trên cả 3 quốc gia, trong đó tiêu biểu là môn thể thao ném Còn. Bởi vậy, các địa phương của 3 quốc gia Việt, Lào, Trung đã thống nhất tổ chức lễ hội này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Lễ hội là nhịp cầu kết nối tình đoàn kết gắn bó, tăng cường quan hệ hữu nghị, giao lưu và hiểu biết về phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá các dân tộc của nhân dân 3 nước Việt- Lào-Trung. Lễ hội cũng nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu văn hoá đặc trưng của khu vực và cộng đồng dân tộc 3 nước. Đồng thời, giới thiệu tiềm năng và ưu thế phát triển của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung với các đơn vị trong và ngoài nước. Cũng trong khuôn khổ của lễ hội còn diễn ra các hoạt động thể thao sôi nổi giữa các đơn vị tham gia lễ hội. Đó là các phần thi như: Tung còn, bắn nỏ, quần vợt, đẩy gậy, tù lu cùng các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, bịt mắt đập chiêng, diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa hội nghị tỉnh, Nhà thi đấu đa năng và Khách sạn Mường Thanh... Sau 3 ngày thi đấu giao lưu hữu nghị, chiều 27/10, Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung lần thứ III đã kết thúc tốt đẹp, đọng lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các đại biểu, vận động viên, diễn viên tham dự cũng như đông đảo nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh Điện Biên. Kết thúc lễ hội, đoàn vận động viên, diễn viên thành phố Điện Biên Phủ xếp vị trí thứ nhất với nhiều giải nhất, nhì cho tập thể và cá nhân ở từng nội dung thi; các đoàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cũng xuất sắc giành nhiều giải cao ở các nội dung thể thao và thi người đẹp với trang phục dân tộc; đoàn huyện Nhọt U (tỉnh Phông Sa Lỳ, Lào), huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) có nhiều cố gắng và mang đến hội thi sự nhiệt tình, hăng say và đã giành được một số giải thưởng ở các môn thi thể thao dân tộc. t.t.n Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2013 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2013, do UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 23/11. Theo kế hoạch, không gian tổ chức tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang sẽ trải dài ở 5 huyện: Quang Bình, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Ở mỗi điểm đến, ban tổ chức sẽ giới thiệu những hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc bản địa như: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (huyện Quang Bình), tham quan làng dệt lanh truyền thống của người dân tộc H’Mông (huyện Quản Bạ), lễ hội gầu tào, thăm hang đá Nà Luông (huyện Yên Minh), lễ hội múa trống của người dân tộc Giáy (huyện Mèo Vạc), đồng thời du khách có thể tham gia chương trình giao lưu, thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồng bào sống trên cao nguyên đá như thắng cố, mèn mén, chá lảo, thịt treo, lạp sườn, rượu ngô... ở huyện Đồng Văn. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng giới thiệu nhiều thắng cảnh, hang động, làng văn hóa phân bố dọc lộ trình qua 5 huyện này. Theo Ban Tổ chức, ngoài mục đích giới thiệu, quảng bá, tuần lễ này còn hướng đến mục tiêu tôn vinh giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh vừa được nhà nước vinh danh và bảo tồn. Lễ khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Hồ tHanH số 1048 l 31.10.2013 7
  • 8. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ Ngày 21/10, Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 3831/HDBVHTTDL hướng dẫn triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ. Mục đích nhằm đưa nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông vào trong đời sống thực tiễn; Vận động nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”, hình thành thói quen nghiêm chỉnh chấp hành luật và các văn bản dưới luật về trật tự an toàn giao thông. Tổ chức triển khai thực hiện các hình thức tuyên truyền Sở VHTTDL chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông, các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương tiến hành các biện pháp tuyên truyền thiết thực về nội dung Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Chỉ đạo các Phòng Văn hóa Thông tin huyện, thị và các phòng ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc sở có trách nhiệm tuyên truyền Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ qua các hình thức: Tuyên truyền cổ động trực quan, kẻ vẽ pano áp phích, dựng tiểu phẩm sân khấu, viết tin bài, tổ chức liên hoan tuyên truyền… để nội dung các Tiêu chí đi vào cuộc sống. Lồng ghép nội dung tiêu chí Văn hóa giao thông vào nội dung phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa Căn cứ nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông, Sở Văn hóa, Thao và Du lịch tham mưu hướng dẫn các địa phương vận dụng lồng ghép nội dung tiêu chí văn hóa giao thông gắn với các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa phù hợp với từng khu vực, vùng miền và từng địa phương để vận dụng triển khai thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra chuyên ngành VHTTDL phối hợp với Thanh tra giao thông tiến hành kiểm tra việc thực hiện Tiêu chí văn hóa giao thông trên địa bàn. Sơ kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Định kỳ 6 tháng, 1 năm, Sở VHTTDL chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá việc hướng dẫn triển khai thực hiện Tiêu chí văn hóa Lập quy hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8915/VPCP-KGVX ngày 24/10, gửi UBND tỉnh An Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý chủ trương lập quy hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nhằm phát huy giá trị của di tích. Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập quy hoạch trên theo đúng quy định pháp luật hiện hành về di sản văn hóa, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan của địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), được khánh thành năm 1998, gồm các hạng mục: Khu lưu niệm, nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp và đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Xen kẽ giữa các hạng mục là những vườn hoa, cây đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Đây là 1 trong số 23 di tích Việt Nam đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã trở thành một địa điểm lưu niệm quan trọng, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước.... t.Hợp Hải Dương: Phát triển du được hướng dẫn thái Đảodu lịch cộng đồng cho các hộ dân ở xã lịch sinh cách đón tiếp Cò Trong các ngày 22 và 23/10/2013, dưỡng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Hà Nội tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện). Các hộ dân đang sinh sống quanh khu vực Đảo Cò tham gia khóa bồi 8 số 1048 l 31.10.2013 khách du lịch tới lưu trú tại nhà, tổ chức các trò chơi dân gian, hướng dẫn khách cuốc đất, trồng rau, câu cá… và được thực hành trực tiếp tại nhà một hộ dân. Nằm trong đề án xây dựng mô hình điểm “Phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện đến năm 2020”, khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng làm Chi Lăng Nam để họ có thể tự tổ chức các hoạt động du lịch, gắn phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái Đảo Cò và du lịch văn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc được Hải Dương xác định là tiềm năng, mũi nhọn để đưa ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh phát triển trong tương lai. M.MinH
  • 9. Sự kiện vấn đề Quảng bá hình ảnh Sa Pa thân thiện, mến khách Từ 31/10 đến 2/11/2013, tỉnh Lào Cai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Du lịch Sa Pa - Lào Cai. Trên địa bàn huyện Sa Pa hiện có gần 100 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.000 phòng và trên 4.000 giường, chưa kể phòng nghỉ của người dân địa phương (homestay). Hầu hết khách sạn, nhà nghỉ cao cấp ở Sa Pa đều là thành viên Hiệp hội Du lịch và đã được cấp chứng nhận đảm bảo các tiêu chí về chất lượng phục vụ. Nhân dịp sự kiện 110 năm Sa Pa, Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch Sa Pa đã chủ động tuyên truyền, phổ biến cho các hội viên là chủ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ tại các điểm, tuyến du lịch bản làng trên tinh thần phục vụ du khách là chính, nhằm quảng bá hình ảnh Sa Pa thân thiện, mến khách với bạn bè trong nước và quốc tế. Các thành viên trong Hiệp hội thực hiện đúng cam kết không cho nhân viên ra đường mời chào khách, thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm… Khi du khách muốn đến điểm bất kỳ nào tại Sa Pa, nếu có nhu cầu hoặc vướng mắc gì, chỉ cần liên hệ trực tiếp với các khách sạn, nhà nghỉ đã đăng ký chứng nhận cam kết chất lượng dịch vụ hoặc liên hệ với Hiệp hội Du lịch Sa Pa sẽ được hướng dẫn, phục vụ nhanh chóng, thuận lợi nhất. Hiệp hội còn chủ động tuyên truyền, vận động người dân tham gia du lịch cộng đồng với phương châm “Mỗi nhà dân là một nhà nghỉ”, vừa giải quyết tình trạng quá tải khu vực trung tâm thị trấn, vừa tạo cơ hội cho bà con có thêm thu nhập. Hiện, một số đơn vị đã thực hiện giảm giá 15% đối với các dịch vụ đặt trước và các đoàn khách sử dụng từ 5 - 10 phòng. Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Sa Pa, Hiệp hội Du lịch Sa Pa đã vận động các đơn vị du lịch trên địa bàn ủng hộ thông qua dịch vụ và tiền mặt với trị giá trên 600 triệu đồng để hỗ trợ một phần kinh phí cho lễ kỷ niệm./. Văn toàn Thái Nguyên: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử” Sáng 26/10, tại Thành phố Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử”. Triển lãm nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, nhất là tầng lớp đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố. Với 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế; trong đó, có nhiều tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới trưng bày tại triển lãm giúp cho người xem được tiếp cận với những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông qua nhiều thời kỳ. Các bản đồ, tư liệu, hiện vật được trưng bày theo các nhóm tư liệu chính: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ, Pháp ngữ, do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919, 1933 thể hiện rõ việc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không thuộc chủ quyền của Trung Quốc; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hoà về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của Hoàng Sa, Trường Sa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước khi diễn ra tại Thái Nguyên, triển lãm đã được tổ chức tại Hà Tĩnh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi kết thúc triển lãm, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức triển lãm đã trao tặng lại toàn bộ hệ thống các tài liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm cho tỉnh Thái Nguyên để tỉnh tiếp tục triển lãm, tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển đảo Việt Nam đến các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh. L.KHánH số 1048 l 31.10.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn TIN THể THaO * Tay vợt Lý Hoàng Nam của Việt Nam đã xuất sắc giành chức vô địch ITF Junior G2 sau khi đánh bại hạt giống số một Pokotilov trong trận chung kết tại Nonthaburi (Thái Lan) vào sáng 27/10. Đây là ngôi vô địch mang tính lịch sử với tennis Việt Nam, bởi trước đó chỉ có Hoàng Thiên từng vào chung kết giải ITF Junior G2 hồi năm 2011. Với chức vô địch này, Hoàng Nam có thêm 100 điểm trên bảng xếp hạng và sẽ có mặt trong top 100 trẻ thế giới ở bảng xếp hạng tuần tới. * Tại Giải vô địch cử tạ thế giới vừa diễn ra tại Ba Lan, lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn đã xuất sắc giành HCĐ ở 3 nội dung: Cử giật (126 kg), cử đẩy (157 kg) và tổng trọng (283 kg). Ở nội dung cử giật, Kim Tuấn vượt qua mức 126 kg ở ngay lần cử giật đầu tiên. Ở nội dung cử đẩy, Thạch Kim Tuấn đã liên tiếp vượt qua các mức 152 kg, 155 kg rồi 157 kg. Đáng chú ý, Kim Tuấn đạt thành tích cử đẩy ngang với Long Qingquan (Trung Quốc), nhưng do nặng cân hơn đối thủ (400 gam) nên anh chỉ giành được HCĐ. Tính chung cuộc ở hạng 56 kg, Om Yun Chol (CHDCND Triều Tiên) đứng đầu với 289 kg, thứ nhì là Long Qingquan, Thạch Kim Tuấn đứng thứ ba với 283 kg. Như vậy từ đầu năm đến nay, Kim Tuấn đã thi đấu rất xuất sắc, giành ngôi vô địch quốc gia, á quân Giải vô địch Châu Á và HCĐ Giải vô địch thế giới. * Kỳ thủ Nguyễn Hoàng Yến đã xuất sắc giành được tấm Huy chương Bạc nội dung cá nhân nữ tại giải vô địch cờ tướng thế giới 2013 diễn ra tại Trung Quốc. Giành 14 điểm với 7 ván thắng và chỉ chịu thua đúng 1 ván trước kỳ thủ dẫn đầu trên bảng xếp hạng là Tang Dan người Trung Quốc sau 8 ván đấu, nữ kỳ thủ Việt Nam đã giành được Huy chương Bạc. Tại ván đấu cuối cùng, Hoàng Yến đã để kỳ thủ người Mỹ Jia Dan cầm hòa và kết thúc giải với 15 điểm, kém Tang Dan 2 điểm và đành xếp ngôi Á quân chung cuộc. Kèm theo chiếc Huy chương Bạc này, Hoàng Yến sẽ nhận được số tiền thưởng hơn 2.000 USD. Kỳ thủ Uông Dương Bắc của Việt Nam chỉ xếp ở vị trí thứ 4 chung cuộc, còn kỳ thủ Tôn Thất Nhật Tân xếp thứ 9 trong tổng số 12 kỳ thủ tham dự. Với kết quả này, đoàn Việt Nam đoạt luôn chiếc Huy chương đồng ở nội dung đồng đội nam, chỉ xếp sau Trung Quốc và Macao Trung Quốc. Chức vô địch ở nội dung cá nhân nam thuộc về kỳ thủ Trung Quốc - Wang Tian Yi với 16 điểm a.tùng Kết thúc Giải vô địch Pencak silat toàn quốc năm 2013 Ngày 27/10, tại Nhà Thi đấu thể dục, thể thao tỉnh Hải Dương, Giải vô địch Pencak silat toàn quốc năm 2013 đã kết thúc tốt đẹp. Giải do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27/10 tại Hải Dương. Giải thu hút 260 vận động viên nam, nữ của 24 đoàn. Các vận động viên thi đấu 2 nội dung đối kháng (Tanding) và biểu diễn (Seni). Trong đó, các vận động viên nam tranh tài các hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60 kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg, 80 kg, 85 kg, 90 kg, 110 kg; vận động viên nữ thi đấu các hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60 kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg và trên 75 kg. Các nội dung thi đấu loại trực tiếp để chọn vận động viên có thành tích xuất sắc vào vòng sau. 10 số 1048 l 31.10.2013 Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao Giải Nhất toàn đoàn cho đoàn Hà Nội; Giải Nhì toàn đoàn cho đoàn Hải Dương và An Giang đoạt giải Ba toàn đoàn. Ở nội dung biểu diễn (Seni): Huy chương Vàng nội dung Tunggal Nam đã thuộc về vận động viên Hoàng Quang Trung (Hà Nội); nội dung Ganda Nam, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Danh Phương và Đặng Quốc Bảo (Bộ Công an); nội dung Regu Nam, Huy chương Vàng thuộc về các vận động viên Hoàng Quang Trung, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thế Hiển (Hà Nội). Ở nội dung Tunggal Nữ, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Thị Thúy (Hà Nội ); nội dung Ganda Nữ, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Ngô Thị Quyên, Nguyễn Thị Lan (Hà Nội); nội dung Regu Nữ, Huy chương Vàng thuộc về các vận động viên Nguyễn Thị Thúy, Ngô Thị Quyên, Nguyễn Thị Lan (Hà Nội). Ở nội dung thi đấu (Tanding): đối với Nam ở hạng cân 45kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lê Công Nghiệp (An Giang); hạng cân 50kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lê Quốc Sơn (Quân đội); hạng cân 55kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Vũ Duy Tư (Vĩnh Phúc); hạng cân 60kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nhan Bảo Phong (An Giang); hạng cân 65kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Huy Tâm (Hà Nội); ở hạng cân 70kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lê Ngọc Tân
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Khai mạc Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49 Ngày 25/10, tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49 năm 2013 chính thức được khởi tranh. Giải năm nay có sự tham gia của 200 vận động viên đến từ 12 đơn vị, gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Quân đội, Bộ Công an. Những đoàn có truyền thống bắn súng vẫn duy trì số lượng vận động viên tham gia đông như Hà Nội với 48 vận động viên, Quân đội 32 vận động viên và Hải Dương 27 vận động viên. Qua 2 ngày thi đấu (từ 24 25/10) với các nội dung 50m súng ngắn bắn chậm 60 viên nam; 25m súng ngắn thể thao nữ; 10m súng trường hơi 40 viên nữ; Skeet nam, nữ; 10m súng trường hơi 60 viên nam; 25m súng ngắn bắn nhanh nam; 10m súng trường hơi di động tiêu chuẩn nữ; tạm thời dẫn đầu là đoàn Quân đội với 7 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Đứng thứ hai đang là đoàn Hải Dương với 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Vị trí thứ ba thuộc về đoàn Hà Nội với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng. Theo Liên đoàn Bắn súng Việt Nam, Giải là dịp để đánh giá công tác huấn luyện chuyên môn cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên, đồng thời tuyển chọn những tay súng có thành tích tốt nhất để tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung vào đội tuyển bắn súng quốc gia thi đấu tại Sea Games 27. a.tùng Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013 Ngày 25/10, tại Nhà thi đấu tỉnh Bắc Giang, Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013 đã khai mạc. Giải do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức. Tham dự Giải có gần 100 vận động viên đến từ 8 đoàn, đại diện cho 8 tỉnh, thành phố trong cả nước gồm Bắc Giang, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Tháp và Nghệ An. Các vận động viên tham gia thi đấu ở các nội dung: đồng đội nam; đồng đội nữ, thi đấu 3 trận theo thể thức đá ba người, đá đôi, đá đơn; đồng đội đôi nam nữ thi đấu 3 trận theo thể thức đôi nữ, đôi nam, đôi nam-nữ. Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra các trận đấu quyết liệt giữa đội nam Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đội nữ Bắc Giang và Đà Nẵng. Kết quả, ở trận đấu đồng đội nam, đội Hà Nội hòa đội Thành phố Hồ Chí Minh 1-1. Trận đấu đồng đội nữ, đội Bắc Giang thắng đội Đà Nẵng 2-0. Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc được tổ chức hàng năm, nằm trong hệ thống thi đấu các giải thể thao quốc gia, với mục đích động viên và khuyến khích các địa phương, ban, ngành phát triển phong trào và xây dựng lực lượng vận động viên đá cầu trong cả nước. Giải là dịp để các đơn vị rà soát, đánh giá lực lượng, chuẩn bị cho nội dung đá cầu của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2014, đồng thời cũng là dịp để các vận động viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thi đấu. n.anH (Bộ Công an); hạng cân 75kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Phạm Thành Tâm (Tiền Giang); hạng cân 80kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Duy Tuyến (Thanh Hóa); hạng cân 85kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lê Sỹ Kiên (Hải Dương); hạng cân 90kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Huỳnh Tuấn Việt (Tiền Giang); hạng cân 95kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Duy Đoàn (Nghệ An); hạng cân 110kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Hoàng Văn Bắc (Hải Dương). Ở nội dung thi đấu (Tanding): đối với Nữ ở hạng cân 45kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Thị Thanh Tuyền (Quân Đội); hạng cân 50kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lê Thị Phi Nga (Tp Hồ Chí Minh); hạng cân 55kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Đào Thị Tuyết (Hưng Yên); hạng cân 60kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Hoàng Thị Loan (Hải Phòng); hạng cân 65kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Vũ Thị Vân Anh (Quảng Ninh); hạng cân 70kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Kiều Thị Nhung (Hà Nội); hạng cân 75kg, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Thị Yến (Vĩnh Phúc); hạng cân từ 75kg trở lên, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Lò Thị Tươi (Sơn La). V.MinH số 1048 l 31.10.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Trường Cao đẳng mỹ thuật Trang trí Đồng Nai kỷ niệm 110 năm thành lập Sáng 19/10/2013, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Thành lập Trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai tiền thân là Trường Dạy nghề Biên Hòa đã hình thành và phát triển trong hơn 100 năm qua (1903đến nay). Mục tiêu đào tạo chủ yếu của trường là đào tạo ra những người thợ lành nghề, những cán bộ mỹ thuật bậc trung học (Thời kỳ sau 30/4/1975). Trong cả khóa học, nhà trường cung cấp cho người học những kĩ năng nghề nghiệp - những kỹ thuật lâu đời của nhiều thế hệ cha ông, một số ý tưởng và phong cách sáng tác. Học sinh tốt nghiệp ra trường trong những năm đầu có khả năng đảm trách khâu kỹ thuật, mỹ thuật ở các công ty xí nghiệp phù hợp với các chuyên ngành. Với bề dày 110 năm Hình thành và Phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đã đóng góp nhiều tác phẩm tiêu biểu trong tổng thể kiến trúc văn hóa, lịch sử của Tỉnh. Tiêu biểu như: Bia tưởng niệm Nhà lao Tân Hiệp; Tượng đài Chiến thắng sân bay Biên Hòa; Tượng đài Chiến thắng Long Bình; 6 bức phù điêu ở mặt tiền UBND tỉnh; Những mảng tranh gốm với nhiều cảnh trí, hàng trăm tượng người, vật bằng gốm Festival Trà Thái Nguyên 2013 Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 dự kiến diễn ra trong từ 09 11/11/2013 tại thành phố Thái Nguyên, Khu du lịch Hồ Núi Cốc và các địa phương trồng và chế biến chè của tỉnh Thái Nguyên. Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai 2013 do UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ VHTTDL tổ chức nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, người trồng, chế biến các sản phẩm trà và văn hóa trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên; thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè, thu hút các nhà đầu tư, 12 số 1048 l 31.10.2013 xúc tiến các hoạt động liên doanh liên kết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành chè Thái Nguyên và Việt Nam. Tham dự Festival sẽ có 06 đoàn trà của các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng các sản phẩm chè và nhập khẩu chè của Việt Nam (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanca, Pakistan, Hàn Quốc) và 34 tỉnh/thành trong cả nước và 25 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến, xuất khẩu trà; 50 làng nghề chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Trong khuôn khổ Festival sẽ có nhiều hoạt động chính như: Lễ khai mạc; Lễ hội văn hóa trà; Carnaval trà Thái Nguyên; Hội sứ men xanh thể hiện các điển tích của văn hóa Á Đông ở đình Tân Lân; các hoa văn bằng gốm ở đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh và Văn Miếu Trấn Biên; một số tượng chân dung các danh nhân văn hóa (Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Hữu Cảnh…) tại các trường học trên địa bàn TP.Biên Hòa... Kỷ niệm 110 năm thành lập, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao Động hạng Nhì. Bộ VHTTDL tặng 13 Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp vào quá trình phát triển của trường. tuệ anH thảo về sản phẩm trà và xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè, xúc tiến du lịch; Cuộc thi "Người đẹp xứ Trà" 2013, Lễ bế mạc festival trà và các chương trình biểu diễn nghệ thuật và lễ hội với sự tham gia của các nghệ nhân, các đoàn nghệ thuật trong nước và các hoạt động hưởng ứng phụ trợ như: Triển lãm ảnh nghệ thuật giới thiệu về đất nước, con người, trà Thái Nguyên, Việt Nam, Chợ quê, trưng bày sản phẩm Trà và sản phẩm mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc, Hội chợ Triển lãm Công nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ hai, năm 2013; Triển lãm mỹ thuật thiếu nhi; các hoạt động thể thao; tổ chức 3 tour du lịch phục vụ khách tham quan… tuệ anH
  • 13. Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG Triển lãm ảnh xuyên Việt "Di sản Việt Nam" Tối 22/10, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã tổ chức triển lãm ảnh “Di sản Việt Nam 2013”. Ban Tổ chức cho biết: Cuộc thi ảnh “Di sản Việt Nam - Viet Nam Heritage photo Awards” nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước phát hiện và chia sẻ những giá trị di sản thiên nhiên văn hóa Việt Nam cần gìn giữ, bảo tồn. Cuộc thi cũng tìm kiếm những tác phẩm đẹp nhất về đất nước và con người Việt Nam để đăng tải trên Tạp chí. Vì vậy, cuộc thi hướng đến số đông những người quan tâm và muốn truyền tải thông điệp bảo vệ di sản thông qua những bức ảnh, không phân biệt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 6.016 tác phẩm dự thi (gấp đôi so với cuộc thi năm 2012) của 339 tác giả đến từ mọi miền đất nước. Các tác phẩm tập trung vào phản ánh các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…), di sản văn hoá phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo). Trong đó có gần 3.800 tác phẩm ảnh đơn và 267 tác phẩm ảnh bộ. Ban Tổ chức đã chọn ra 100 ảnh tiêu biểu để tổ chức triễn lãm tại thành phố Phan Thiết. Đây là địa điểm đầu tiên được Ban Tổ chức chọn để khởi đầu cuộc triển lãm xuyên Việt tại 16 tỉnh thành trong cả nước từ nay đến 28/02/2014. Tại Phan Thiết, Triển lãm sẽ kéo dài đến 28/10. Dự kiến lễ công bố, trao giải thưởng diễn ra ngày 23/11 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong tối 22/10, Liên hoan Ẩm thực các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận đã diễn ra trên trục đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết. Liên hoan được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để giới thiệu về vùng đất – con người Bình Thuận nói riêng và các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ nói chung. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp quảng bá những nét độc đáo, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng biển đến với du khách trong nước và quốc tế. Hồ tHanH Trao tặng hiện vật lịch sử quý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định tiền Lê - Mạc... Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Bình Định - Tiến sĩ Đinh Bá Hòa cho biết: Việc Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vật Việt Nam trao tặng hiện vật lịch sử quý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định không chỉ góp phần làm phong phú và nâng cao giá trị hiện vật quý qua các thời đại mà còn khẳng định ý nghĩa và giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta qua những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng thời tạo điều kiện cho du khách tham quan, tìm hiểu và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Để động viên và khuyến khích xã hội hoá về văn hoá theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặng Bằng khen và giấy khen cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc sưu tầm và trao tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh. Năm 2008, Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vật Việt Nam cũng đã trao tặng Bảo tàng tổng hợp Bình Định 20 hiện vật quý và trao tặng nhiều bảo tàng trong nước với trên 600 hiện vật quý. Viết Ý Tiếp tục giám sát khảo cổ học khi thi công nút giao thông Ô Chợ Dừa - Hà Nội tích khá nhỏ so với yêu cầu nghiên cứu khảo cổ. Do vậy, Ban Quản lý dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu có thay đổi thiết kế, xây dựng có khả năng xâm hại đến hiện trường các di tích La thành Thăng Long, Đàn Xã Tắc cần thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý văn hóa, (Xem tiếp trang 16) Ngày 25/10, tại thành phố Quy Nhơn, trước sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND và các ngành chức năng tỉnh Bình Định, Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vật Việt Nam đã trao tặng 165 hiện vật quý như chén, bát bằng sành sứ, đồ gốm đất nung, thạc bằng đồng và mũi tên, mũi kích bằng đồng và sắt... cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định. Các hiện vật gồm: 42 hiện vật văn hoá Đông Sơn, 48 hiện vật văn hoá văn hóa thuộc thời đại Lý - Trần, 48 đồng tiền thuộc triều đại Tây Sơn và các hiện vật dưới các triều đại Tại hội thảo do Viện Khảo cổ học tổ chức ngày 22/10, tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Viện Khảo cổ học cho rằng cần tiếp tục giám sát khảo cổ học khi thi công nút giao thông Ô Chợ Dừa (Hà Nội). Viện Khảo cổ học đề xuất, sau khi kết thúc công tác thám sát, hiện trường được bàn giao cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng cầu vượt nút giao Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, việc thám sát mới được tiến hành trên diện số 1048 l 31.10.2013 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Tỉnh Đồng Tháp hiện có 195 câu lạc bộ Đờn ca tài tử với hơn 2.000 nghệ nhân ở các địa phương trong tỉnh. Các câu lạc bộ đã truyền nghề, đào tạo được một lực lượng trẻ kế cận, trong đó có một số người đã được bổ sung vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Hoạt động của các câu lạc bộ được mở rộng, không chỉ dừng lại ở các cuộc sinh hoạt bình thường mà còn tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chào mừng các ngày lễ lớn. Các huyện, thị, thành phố thường xuyên tổ chức hội thi, liên hoan ca nhạc tài tử để chọn ra các tiết mục hay nhất đi dự hội thi cấp tỉnh, từ đó phong trào Đờn ca tài tử của toàn tỉnh ngày càng lớn mạnh. Tại cơ sở, các Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Trung tâm văn hóa thể thao của huyện tổ chức mời các nghệ sĩ, nhà lý luận trong và ngoài tỉnh về mở lớp tập huấn Đờn ca tài tử cho các nghệ nhân tiêu biểu của các câu lạc bộ trong huyện, nâng cao kiến thức về chuyên môn, cách cấu trúc chương trình sinh hoạt, giao lưu, kỹ năng đờn, ca và phương pháp viết bài bản mới. Qua khảo sát, nghệ thuật Đờn ca tài tử được hình thành các thể loại ca và đờn gồm 20 bài tổ: 6 Bắc gồm: Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hoặc xuân tình điểu ngữ. 3 Nam gồm: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hoặc Đảo ngũ cung. 4 Oán gồm: Tứ đại oán, phụng cầu, giang nam, phụng hoàng. 7 bài lễ gồm: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc và vạn giá. Loại hình Đờn ca tài tử thể hiện tính đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ, là một bộ phận của nền âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam đã qua một thế kỷ gắn bó với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Đồng Tháp nói riêng. Việc bảo tồn, phát huy dựa trên quan điểm có chọn lọc, khôi phục, kế thừa và phát triển, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về ''Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Ông Nguyễn Đình Tô, cán bộ Bảo tàng Đồng Tháp cho biết: Tỉnh chia Đờn ca tài tử thành 4 nội dung và hình thức phục vụ: Đám cưới, đám hỏi, lễ mừng thọ. Đây là nội dung và hình thức vui tươi phấn khởi, chủ yếu khai thác sâu theo từng chủ đề kể cả nhạc và lời ca; phục vụ đám tang, đám giỗ: Nhu cầu về nội dung, hình thức là đau buồn, bi ai, thương tiếc (đối với đám tang) sâu lắng, nhẹ nhàng, tình cảm, gợi nhớ quá khứ xa xăm (đám giỗ). Tuy nhiên Đờn ca tài tử trong đám tang đuợc cân nhắc tùy theo yêu cầu của tang gia mà đáp ứng, bởi lẽ trong thực tế chưa thật phổ biến; phục vụ các ngày lễ hội, hội nghị tuyên truyền nhiệm vụ chính trị phục vụ nhân dân. Loại hình này vừa chú ý nhu cầu tiếp nhận và nhu cầu truyền đạt. Do vậy, nội dung, hình thức được thực hiện hài hòa, hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu, dễ thuyết phục; phục vụ khách tham quan du lịch, thường thì khách ở xa đến Đồng Tháp đều muốn nghe những giai điệu đặc trưng của xứ sở, do vậy các địa phương tận dụng khai thác, đặc biệt là các bài ca giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người và truyền thống cách mạng của Đồng Tháp để khách tham quan hiểu thêm quê hương Đồng Tháp. Về hình thức phục vụ tại thính phòng, hội trường, phòng tiếp tân của các nhà khách, khách sạn, du ngoạn trên tàu. Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử, tỉnh Đồng Tháp đang khuyến khích các nhóm và gia đình đờn ca tài tử thường xuyên tham gia vào chương trình chung của các Đội thông tin lưu động, các câu lạc bộ ở tại địa phương hoặc có điều kiện sẽ thành lập hoặc gia nhập vào tổ chức các câu lạc bộ của các ấp, khóm, xã, phường, thị trấn hoặc các câu lạc bộ của hệ thống nhà văn t.t.n hóa từ tỉnh đến các huyện, thị. Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất Tối 22/10, tại điểm du lịch sinh thái Quốc gia thắng cảnh thiên nhiên thác Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra L iên hoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất và đêm hội “Bản Ba vang mãi lời Then”. Tham gia Liên hoan có 24 đoàn đến từ 24 xã của huyện Chiêm Hóa với gần 200 diễn viên. Các đoàn mang đến Liên hoan 90 tiết mục là các làn điệu Then cổ và then mới mượt mà, sâu lắng tái hiện các hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất, ca ngợi Đảng, Bác Hồ 14 số 1048 l 31.10.2013 và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Liên hoan Hát Then tính tẩu là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh làn điệu Hát Then của dân tộc Tày, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tôn vinh các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ cơ sở có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Liên hoan cũng là dịp để các nghệ nhân Hát Then ở cơ sở giao lưu và truyền dạy cho thế hệ trẻ những làn điệu Then cổ. Bên cạnh các tiết mục Hát Then đặc sắc, Liên hoan Hát Then tính tẩu còn có các hoạt động sôi nổi mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc địa phương như: hoạt cảnh sự tích cây đàn Tính của người Tày xã Trung Hà; trích đoạn giã cốm và màn đốt lửa quần vũ với sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách gần xa. Kết thúc Liên hoan Ban tổ chức đã trao 8 giải xuất sắc và 16 giải nhì. MạnH Huân
  • 15. nhân Tố mới Hiệu quả Dự án “Sân khấu học đường” tại Ninh Bình N inh Bình là một trong những “cái nôi” của nghệ thuật Chèo truyền thống. Nhiều địa phương trong tỉnh còn lưu giữ được các chiếu Chèo cổ và duy trì nếp sinh hoạt thường xuyên. Nhằm mục đích bảo tồn nghệ thuật hát Chèo truyền thống, năm 2013, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc đã chọn tỉnh Ninh Bình là một trong những địa phương triển khai Dự án “Sân khấu học đường” tại 3 trường trung học cơ sở trên địa bàn. Dự án được triển khai tại các trường trung học cơ sở ở xã Khánh Trung (huyện Yên Khánh), xã Như Hòa (huyện Kim Sơn) và xã Gia Thịnh (huyện Gia Viễn). Sau khoảng 2 tháng được các nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp truyền dạy, hơn 60 học sinh đã biểu diễn nhuần nhuyễn 5 làn điệu chèo cổ gồm: Đò đưa, Sắp mưa ngâu, Vu quy, Dương Kinh, Lới Lơ cùng 4 trích đoạn: Thầy đồ dạy học, Thị Mầu lên chùa, Xã trưởng - Mẹ Đốp, Việc làng, thu hút hàng nghìn khán giả đến xem. Nhiều người dự buổi trình diễn báo cáo kết quả của Dự án được tổ chức vào tháng 9 vừa qua đã rất xúc động và thán phục trước khả năng diễn xuất và sự phối hợp nhịp nhàng của các "nghệ sĩ nhí" trên sân khấu. Khi xem trích đoạn “Thị Mầu lên chùa” do các em học sinh Trường Trung học cơ sở xã Như Hòa, huyện Kim Sơn biểu diễn, bà Phạm Thị Nhung ở phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình nhận xét: Nếu không có sự hứng khởi, say mê học hỏi, thái độ tập luyện nghiêm túc thì không thể biểu diễn được chứ chưa nói là diễn khá hay những trích đoạn Chèo cổ khó như vậy. Theo sát quá trình tập luyện của các em, cô Lê Thùy Liên, giáo viên bộ môn âm nhạc của Trường Trung học cơ sở xã Như Hòa (Kim Sơn) đánh giá: 20 thành viên trong đội văn nghệ của trường chưa từng tiếp xúc với nghệ thuật Chèo nhưng khi được học các em đã tiếp thu nhanh và rất chăm chỉ tập luyện. Nhiều em đã dành thời gian tự tập ở nhà, chủ động mua băng, đĩa hát chèo về tự học. Em Nguyễn Thị Phương Hoa, học sinh lớp 9A, Trường Trung học cơ sở xã Khánh Trung (Yên Khánh) đảm nhận vai diễn trong trích đoạn "Thầy đồ dạy học" chia sẻ: Em rất vui vì đã hoàn thành tốt vai diễn của mình. Khi nhập vai vào nhân vật trong trích đoạn chèo em đã hiểu thêm được những kiến thức bổ ích về bối cảnh xã hội của đất nước trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Từ những kết quả của Dự án “Sân khấu học đường”, các nhà nghiên cứu văn hóa và các thầy, cô giáo cho rằng: Các em học sinh đã đón nhận nghệ thuật truyền thống với thái độ rất tích cực. Vì vậy, có thể nhân rộng Dự án này để từng bước đưa nghệ thuật Chèo vào các trường học. Theo thầy Bùi Ngọc Đức, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở xã Khánh Trung (Yên Khánh): Dự án đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành giáo dục. Đây là một sân chơi bổ ích giúp các em tự tin thể hiện năng khiếu, giao lưu học hỏi và dần hoàn thiện khả năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Cô Hà Thị Lợi, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở xã Như Hòa (Kim Sơn) nói: Hoàn toàn có thể lồng ghép nội dung của Dự án vào các môn học nhạc, họa và các buổi sinh hoạt ngoại khóa mà không ảnh hưởng đến chương trình học. Các giáo viên phụ trách đội, giáo viên nhạc có thể sưu tầm thêm nhiều làn điệu Chèo mới dạy cho các em. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa như đi biểu diễn tại các sự kiện do ngành giáo dục và địa phương tổ chức; giao lưu với các câu lạc bộ, đội văn nghệ của thôn, xóm… để các em học hỏi, tiếp thu thêm kinh nghiệm, giúp ích cho quá trình học tập và phát triển toàn diện của học sinh. Em Trần Thị Thu Hà, học sinh lớp 9A, Trường Trung học cơ sở xã Như Hòa (Kim Sơn) đóng vai Thị Mầu trong trích đoạn “Thị Mầu lên chùa” tâm sự: Chèo là môn nghệ thuật khó bởi vừa hát vừa diễn, đặc biệt phải thể hiện được cá tính của nhân vật trong vai diễn. Nhưng từ khi tiếp xúc với chèo, em cảm thấy yêu thích loại hình nghệ thuật truyền thống này và mong muốn Dự án tiếp tục được duy trì để có điều kiện được các thầy, cô nghệ sĩ chỉ dạy thêm nhiều làn điệu mới. Em sẽ tiếp tục phấn đấu để trở thành một nghệ sĩ trong tương lai. Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Đinh Ngọc Khánh cho biết: Dù được đánh giá là một trong những “cái nôi” của nghệ thuật Chèo, nhưng hiện nay lực lượng nghệ sĩ, những người biết hát, hát thành thạo các làn điệu Chèo ở các địa phương trong tỉnh ngày càng ít và tuổi đã cao. Do đó, việc triển khai, nhân rộng và từng bước đưa nghệ thuật chèo vào trường học có thể xem là “chìa khóa” để tạo nguồn kế cận, góp phần bảo tồn, phát triển nghệ thuật truyền thống ở địa phương. t.t.n số 1048 l 31.10.2013 15
  • 16. nhân Tố mới Nan giải nghề hướng dẫn viên du lịch Cô bạn tôi làm việc cho một công ty du lịch có tiếng ở Thủ đô, với lợi thế về ngoại hình, thông thạo ngoại ngữ, lại giỏi nhảy đầm, hát rock cũng rất chuẩn, nên bạn tôi thường được chọn hướng dẫn cho các tour toàn những khách VIP. Ấy vậy, một lần có du khách người Nhật hỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ở đâu? Cô ấy trả lời: Hà Nội!!! Cũng dễ hiểu, khi tuyển dụng vào làm việc, công ty của cô ấy chỉ đặt yêu cầu là giỏi ngoại ngữ, vi tính và có kỹ năng giao tiếp. Còn kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc… thì không cần quan tâm. Theo dự báo đến năm 2015, ngành du lịch trong nước cần đến khoảng nửa triệu người lao động có tay nghề chuyên môn vững vàng. Để đạt được mục tiêu trên (cả về số lượng cũng như chất lượng) là thách thức lớn đối với ngành du lịch. Bởi, vấn đề đào tạo sinh viên ngành du lịch ở các trường chuyên ngành đang trở thành mối quan tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thống kê của ngành chủ quản cho thấy, cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch (gồm 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung học chuyên ngành). Bất cập lớn nhất hiện nay là phần lớn các cơ sở đào tạo hiện chỉ cố gắng vận dụng những gì có sẵn để phục vụ đào tạo, mà chưa có chương trình thống nhất mang tính chuyên nghiệp. Ngay cả phương thức tuyển dụng, mỗi trường cũng có mỗi tiêu chí khác nhau trong chương trình đào tạo nên chất lượng “đầu ra” của sinh viên du lịch cũng khác nhau. Đó là chưa kể sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa các trường công lập, với trường ngoài công lập. Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữa hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa cũng rất khác biệt. Muốn trở thành hướng dẫn viên quốc tế, sinh viên phải hội tụ đủ nhiều điều kiện: trình độ đại học, bằng Anh văn ngành du lịch… Trong khi đó, hướng dẫn viên nội địa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học và học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn ba tháng hay sáu tháng về nghiệp vụ. Trong khi đó hướng dẫn viên nội địa thực chất cần phải học nhiều, phải có nhiều kiến thức hơn hướng dẫn viên quốc tế, họ không cần giỏi ngoại ngữ mà thôi. Vì muốn thuyết minh cho người Việt Nam nghe thì hướng dẫn viên phải giỏi hơn người Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần có sự thống nhất trong tiêu chí đào tạo hướng Tiếp tục giám sát khảo cổ học... chuyên môn khảo cổ... để cùng phối hợp thực hiện. Từ tháng 8/2013, Viện Khảo cổ học đã thám sát trên diện tích 80 m2 với 4 hố đào tại các trụ cầu, phục vụ hoàn thiện phương án thiết kế giao thông nút giao Ô Chợ Dừa. Khu vực này nằm trong phạm vi phân bố di tích La Thành Thăng Long. Theo những tư liệu thư tịch cổ và nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, 16 số 1048 l 31.10.2013 đây là cửa Trường Quảng của La Thành Thăng Long trong lịch sử. Theo tiến sĩ Bùi Văn Liêm, ở cả 4 hố đào chưa xuất hiện dấu tích liên quan đến kiến trúc, hố thứ 4 hoàn toàn không có di tích, di vật, 3 hố còn lại đều phát hiện các dấu tích thuộc các thời đại khác nhau. Hố số 1 là những dấu tích bếp đun nấu của cư dân thời Trần, có liên quan đến di tích Đàn Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng. Hố thứ 2 có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ dẫn viên du lịch nội. Để có được số lượng sinh viên ra trường có chung mặt bằng đào tạo, đảm bảo đáp ứng được công việc, ngành du lịch nhất thiết phải đưa ra được các tiêu chí chung về đào tạo nguồn du lịch. Đây sẽ là cơ sở cho các trường dựa vào đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực ngành du lịch đi theo con đường đúng đắn nhất. Nhiều trường đã áp dụng một số tiêu chuẩn nghề của cả trong nước và ngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nào mới thực sự giải quyết được bài toán nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam. Ông Lê Văn Hùng - Quyền Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho rằng: Việc giảng dạy cần những tiêu chuẩn xuất phát từ thực tế môi trường du lịch Việt Nam, cũng như nhu cầu của chính ngành du lịch Việt Nam. Vì thế, sắp tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa ra bộ Tiêu chí kỹ năng nghề quốc gia gồm 8 lĩnh vực từ dịch vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn đến các ngành quản trị khác… Bộ tiêu chí này sẽ hiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đào tạo nghề từ đó góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực tHế Hùng ngành du lịch. (Tiếp theo trang 13) nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu. Hố thứ 3 lại cho thấy, đến thời Lê, khu vực này mới được người dân đắp nền, vượt thổ làm di tích Đình Đông. Đây không phải là những di tích tiêu biểu kiểu kiến trúc gạch, đá. Di vật thu được cũng không nhiều, chủ yếu là mảnh vỡ gạch, ngói, sành, sứ... Do vậy, các nhà khảo cổ thu thập, xử lý tiếp tục nghiên cứu để đưa ra nhận định cuối cùng. Đức MinH
  • 17. nhân Tố mới Liên kết để phát triển du lịch bền vững N ăm 2013, chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu được ký kết đã mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch của Lào Cai, đó là hướng liên kết song phương. Sở hữu trung tâm du lịch có sức lan tỏa mạnh là Sa Pa, việc nối dài "cánh tay" liên kết phát triển du lịch giữa Lào Cai với các địa phương khác trong khu vực là xu thế tất yếu, được tỉnh đặc biệt chú trọng. Thực tế những năm qua đã chứng minh liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế của mỗi địa phương về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Điều này góp phần thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương. Chương trình liên kết du lịch song phương giữa Lào Cai - Lai Châu sẽ thu hút sự đầu tư có trọng điểm vào 2 tuyến du lịch: Tuyến thành phố Lào Cai - huyện Bát Xát (Lào Cai) - huyện Phong Thổ - thị xã Lai Châu ( tỉnh Lai Châu). Tuyến huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) - thị xã Lai Châu - huyện Sìn Hồ - hồ thủy điện Lai Châu và các điểm du lịch như: Núi Nhìu Cồ San (xã Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai); bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ); lòng hồ thủy điện Lai Châu; quần thể hang động Pu Sam Cáp (xã Nậm Lò, thị xã Lai Châu); chợ văn hóa Sìn Hồ (thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ) của tỉnh Lai Châu... Đây đều là các "điểm đến" có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, không khí trong lành, người dân thân thiện, mến khách, có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Tuyến du lịch liên tỉnh Lai Châu - Lào Cai được kỳ vọng sẽ kết nối các tuyến, điểm, đẩy mạnh khai thác những sản phẩm du lịch mới của hai địa phương, đánh thức những "nàng tiên núi đang say giấc". Việc liên kết du lịch không phải là mới đối với tỉnh Lào Cai. Trước đó, từ năm 2006, ba tỉnh Lào Cai Yên Bái - Phú Thọ đã liên kết xây dựng tuyến du lịch về cội nguồn. Từ năm 2008 đến nay, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Giang - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình đã xây dựng, liên kết tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc. Ban Chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây Bắc đã xác định Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên Phủ (Điện Biên) và Cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang là những điểm du lịch mạnh, có sức hút đối với khách du lịch quốc tế và trong nước, nổi bật là vai trò của trung tâm du lịch Sa Pa. Từ Sa Pa, đã hình thành các tuyến sang Hà Giang, về Lai Châu, Yên Bái qua quốc lộ 32 hoặc xuống Quỳnh Nhai về Sơn La. Các tuyến du lịch này ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài. Đặc biệt, nhờ liên kết vùng nên lượng khách đến Lào Cai, Sơn La và Hà Giang đều tăng đột biến. Riêng tại Lào Cai, trong 9 tháng của năm 2013, các địa phương và cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón 956.000 lượt khách, đạt trên 95% kế hoạch đề ra trong năm, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, vào dịp Lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa sắp tới, Lào Cai sẽ đón vị khách thứ 1 triệu. Theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng khai thác tài nguyên du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, mỗi tỉnh tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng về du lịch là vấn đề quan trọng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng. Tuy cùng là cao nguyên, là loại hình du lịch sinh thái núi rừng nhưng các hoạt động du lịch của Sa Pa khác hẳn với Mộc Châu và cũng không giống với cao nguyên đá Đồng Văn. Chỉ riêng Lào Cai mới có lễ hội trên mây, giải leo núi chinh phục đỉnh Phan-xi-păng (Sa Pa), lễ hội đua ngựa (Bắc Hà)... Ngoài các hoạt động du lịch đặc sắc, Lào Cai cũng sở hữu nhiều loại đặc sản thơm ngon nức tiếng như thắng cố Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai; cơm lam Bảo Yên, Văn Bàn; bánh chưng bánh dày Bát Xát, Tả Van... Ngoài ra, thành phố Lào Cai với vị trí giáp thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) mang đến lợi thế du lịch biên giới đặc thù so với các tỉnh bạn. Việc tận dụng và phát huy tối đa những thuận lợi của mình trong quá trình liên kết vùng sẽ giúp du lịch trở thành điểm sáng và là ngành kinh tế mũi nhọn của Lào Cai. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, vẫn còn nhiều vấn đề cản trở sự phát triển du lịch song phương và đa phương trong vùng, như: Đường giao thông đến nhiều tuyến, điểm du lịch còn khó khăn; chưa có nhiều dịch vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư xây dựng; thủ tục đưa khách đến các tuyến, điểm du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài còn nhiều rào cản. Nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đã bị mai một. Việc bảo vệ các tuyến, điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức… Lào Cai cần hợp tác chặt chẽ với các tỉnh bạn để khắc phục những khó khăn, tạo đà cho phát triển du lịch địa phương và toàn vùng. Hương tHu số 1048 l 31.10.2013 17