SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  94
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com


                               LỜI MỞ ĐẦU

      Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi
doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp
đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu
đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp
sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì
đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng
thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải
căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản
phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị
hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt
động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và
quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt
động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể
tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững
trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng
phát triển lớn mạnh.
      Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú
ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp
nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây,
việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp
thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa
vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp
phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu
thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó
chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp.
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         1
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
      Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình
của Thầy giáo - Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ Lê Văn Tâm và sự giúp đỡ của các
anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ
được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn
chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà
giang” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất
rộng, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu
thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty In Hà giang. Từ
đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm.

     Kết cấu khoá luận : Chia làm 2 phần.
Phần I:      Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang

Phần II: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang.

      Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý
chủ quan của bản thân. Vì vậy khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong công ty.

      Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng
Công ty In Hà giang đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.

                                             Hà giang, tháng 06 năm 2004
                                       Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Nhung




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com           2
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                  Chương I
Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế
                                    thị trường

(I) TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
       1. Tiêu thụ sản phẩm:
       1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm:
    Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa
một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá
trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản
xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương
mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản
xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại,
lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển
theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và
sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực
tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu
nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
       Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế
và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó
bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán
hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
       1.2 Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất:
    Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau từ việc tìm
hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán
hàng... cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành...
    Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình
có liên quan:
    Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao
gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu
cầu khách hàng.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        3
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
    Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm
nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực
lượng bán hàng.
    2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
    Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một
doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn
tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt
động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có
tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc
độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số
ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi.
    Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản
xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết
bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh
nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh
nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở
rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
    Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ
sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá
trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu
thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm
chi phí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức
tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
    Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt,
giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng
tốt... Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có
thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không
ngừng mở rộng thị trường.
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com          4
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
    Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc
đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng
chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người
cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị
hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ
tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công
nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm,
vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách
hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
    Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là
thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau
hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi
nhuận cao hơn.
    Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực
hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở
vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài
nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế
hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
    3. Ý nghĩa của hoạt động thị trường sản phẩm:
    Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh
nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu
quả đã định trước, đó là:
    Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:
    Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh
nghiệp hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
         Σ lợi nhuận = Σ doanh thu - Σ chi phí
    Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Tiêu
thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không
tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn
hoặc lỗ.
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com            5
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
   Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:
   Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa
được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định
đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường.
   Thứ ba: Mục tiêu an toàn:
   Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra
để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được
diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Do
vậy, thị trường bảo đảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.
   Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:
   Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu
dùng , nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao
đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý
nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.

(II) NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG:
       1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
       1.1 Nghiên cứu thị trường:
    Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan
hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.
       Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường
nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị
trường của doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập
thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Việc nghiên cứu thị trường tạo
điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị
trường và làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó.
       Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước:
       - Thu thập thông tin
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com          6
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
       - Xử lý thông tin
       - Ra quyết định
       1.1.1 Thu thập thông tin
    Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu thông qua các tài
liệu thống kê về thị trường và bán hàng giữa các không gian thị trường như:
Doanh số bán hàng của ngành và nhóm hàng theo 2 chỉ tiêu hiện vật và giá trị;
Số lượng người mua, người bán trên thị trường; Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị
trường so với tổng dung lượng thị trường.
       Thông thường, trong quá trình thu thập thông tin, doanh nghiệp cần chú ý
tới một số nguồn thông tin chủ yếu sau:
       - Sản phẩm hàng hóa gì đang được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường nào?
Nguyên nhân chính của việc thị trường đó là gì?
       - Thời vụ sản xuất và cách thức sản xuất?
       - Tập quán tiêu dùng những sản phẩm đó?
       - Hàng hóa sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong giai đoạn
nào của chu kỳ sống?
       Thông tin phân làm 2 loại:
       -Thông tin thứ cấp: là thông tin đã được công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Những thông tin này phục vụ cho quá trình xác định trạng
thái.
       -Thông tin sơ cấp: là những thông tin do doanh nghiệp tổ chức tìm kiếm
theo chương trình tổ chức mục tiêu đã được vạch ra nhằm vào mục đích cụ thể
nào đó. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp như:
       + Điều tra chọn mẫu
       + Đặt câu hỏi
       + Quan sát
       1.1.2 Xử lý các thông tin đã thu thập
    Trong quá trình nghiên cứu thị trường để nắm bắt được các thông tin là điều
rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận được các thông tin,
người nghiên cứu phải tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá thu thập thông tin
thị trường từng bước.
       Nội dung của xử lý thông tin là:


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        7
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
      - Xác định thái độ của người tiêu dùng dịch vụ hàng hóa sản phẩm của
doanh nghiệp như thế nào?
      - Lựa chọn thị trường trọng điểm của doanh nghiệp để xây dựng phương
án kinh doanh. Một phương án tối ưu được đánh giá bằng tính hiệu quả của
phương án. Nó được thông qua một số chỉ tiêu sau:
      + Tỷ suất lợi nhuận
            L                                     P: Tỷ suất LN
      P=         x 100%
            V                                     L: Tổng lãi
                                                  V: Vốn bỏ ra
      Chỉ tiêu này cho ta biết được với một đơn vị tiền tệ đầu vào kinh doanh
theo phương án đó thì sẽ thu được bao nhiêu lãi. Tỷ suất càng lớn thì hiệu quả
phương án càng cao.
      +Thời gian thu hồi vốn:
                                             T: Thời gian thu hồi vốn
                      V
       T=                                    V: Tổng vốn
               LN + LV + KH
                                             LN: Lợi nhuận
                                             LV: Lãi vay
                                             KH: Mức khấu hao
      Chỉ tiêu này đánh giá thời gian mà doanh nghiệp thu được số vốn bỏ ra
ban đầu. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả phương án càng cao.
      1.1.3 Ra quyết định.
      Doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án kinh
doanh của mình trong thời gian tới và các biện pháp hữu hiệu trong quá trình
kinh doanh, nhất là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chẳng hạn
như:
      - Việc ra quyết định giá bán tại các thị trường khác nhau sao cho phù hợp.
      - Quyết định về việc mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.
      - Quyết định về mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
      - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp?
      - Những loại sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất
phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp.



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         8
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
       - Giá cả bình quân trên thị trường đối với từng loại hàng hóa trong từng
thời kỳ, những nhu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hóa có khả
năng tiêu thụ như mẫu mã, bao gói, chất lượng, phương thức vận chuyển và
thanh toán.
       - Dự kiến về mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm
       1.2 Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường.
   Yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu đề ra trong chiến lược tiêu thụ
sản phẩm là việc xác định danh mục sản phẩm đưa ra thị trường. Phải xem xét
toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất được thị trường chấp nhận
đến mức độ nào? Loại nào cần được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thị
trường? Loại nào cần giảm số lượng tiêu thụ? Triển vọng của sản phẩm mới cho
việc phát triển thị trường lúc nào thì phù hợp?
   Doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp khác biệt hóa sản phẩm: tung sản
phẩm mới hoàn toàn, khác với sản phẩm của doanh nghiệp khác về đặc trưng kỹ
thuật, tính năng, tác dụng, độ bền, độ an toàn, kích cỡ, trọng lượng khác biệt về
nhãn hiệu, bao bì, phương thức phân phối bán hàng, phương thức thanh toán,
các dịch vụ sau bán hàng (vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa...)
   Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng gam sản phẩm khác nhau, tức là
ứng với mỗi thị trường khác nhau thì có một số những sản phẩm khác nhau sao
cho thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng về nguyên tắc. Khi sử dụng
gam sản phẩm chỉ được bổ xung mà không được thay thế. Mỗi biện pháp đưa ra
sự khác biệt trong danh mục sản phẩm đưa ra thị trường là cá thể hóa sản phẩm
doanh nghiệp có thể tạo ra sự tiện dụng cho người mua, người sử dụng bằng
cách không thay đổi gam sản phẩm mà đưa thêm vào những phụ tùng cho dự trữ
để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
   2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
   Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng
có ý nghĩa sống còn đến một doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt công tác tiêu
thụ sản phẩm phải xác định được một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp.
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm chiến lược sản phẩm (thể hiện mối quan
hệ sản phẩm và thị trường), đặt hàng sản xuất, chính sách giá cả hàng hóa, khối
lượng sản xuất, phân phối hàng hóa cho các kênh tiêu thụ sản phẩm. Các doanh


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com          9
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
nghiệp cần đưa ra thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần chứ
không phải là đưa ra cái mà doanh nghiệp có.
    Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho nhà kinh doanh xác
định đúng đắn chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình.
    Chu kỳ sống của sản phẩm chia ra làm bốn giai đoạn:
    - Giai đoạn 1: Giai đoạn tung sản phẩm ra bán trên thị trường.
    Các quyết định chiến lược ở giai đoạn này bao gồm bốn yếu tố cấu thành cơ
bản trong công tác Marketing. Tuy cả bốn yếu tố đó đều có thể điều chỉnh được,
nhưng yếu tố giá cả và khuyến mãi thường dễ điều chỉnh hơn cả. Vì vậy, chúng
ta sẽ phối hợp yếu tố giá cả và khuyến mãi thành 4 phương án chiến lược.
    + Thứ nhất: Chiến lược “thu lượm” nhanh phối hợp giá cao và mức khuyến
mãi cao. Giá cao để thu nhiều lợi nhuận từ thị trường, còn mức khuyến mãi cao
nhằm tăng tốc quá trình xâm nhập thị trường. Chiến lược này có hiệu quả khi
phần lớn khách hàng đều đã biết đến sản phẩm, có sự quan tâm đủ cao đối với
sản phẩm, hãng muốn tạo ra sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của hãng
nhằm tự vệ trước sự cạnh tranh dự kiến sẽ xảy ra.
    + Thứ hai: Chiến lược “thu lượm” chậm phát sinh từ giá cao và mức độ
khuyến mãi thấp. Khuyến mãi thấp làm giảm chi phí tiếp thị khi sở thích của
khách hàng đối với sản phẩm của hãng tăng lên. Chiến lược này thích hợp nếu
quy mô thị trường nhỏ, không nhạy cảm về giá và sự cạnh tranh ít có nguy cơ
xẩy ra.
    + Thứ ba: Chiến lược thâm nhập nhanh, phân phối giá thấp và tăng cường
khuyến mãi nhằm đạt được và giữ một thị phần lớn. Chiến lược này thích ứng
với quy mô thị trường lớn, khách hàng chưa biết đến sản phẩm của hãng nhưng
nhạy cảm về giá, có đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mạnh.
    + Thứ tư: Chiến lược thâm nhập chậm, kết hợp giá thấp để dễ thâm nhập thị
trường và khuyến mãi ở mức độ thấp nhằm giảm bớt chi phí. Điều kiện để
doanh nghiệp sử dụng chiến lược này là khách hàng nhạy cảm về giá nhưng
không nhạy cảm về khuyến mãi và thị trường lớn, sản phẩm được khách hàng
biết đến ở mức độ cao.
    - Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       10
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
    Đặc trưng của giai đoạn này là lượng hàng bán ra tăng nhanh. Một trong
những vấn đề kinh doanh quan trọng nhất của giai đoạn này là phải làm sao đảm
bảo nguồn lực để tăng trưởng cùng với thị trường.
    Trong giai đoạn này cần:
    + Tập trung cải tiến chất lượng, bổ xung thêm phẩm chất của sản phẩm, phát
triển các mẫu mã mới.
    + Tập trung khai thác các cung đoạn thị trường mới.
    + Tìm kiếm các kênh tiêu thụ mới.
    + Chuyển trọng tâm chủ đề quảng cáo từ việc làm cho khách hàng biết đến
sản phẩm sang việc tạo ra sự chấp nhận và dùng thử sản phẩm.
    + Tập trung vào việc bấm đúng thời điểm để giảm giá để khai thác “tầng
lớp” khách hàng tiếp theo.
    - Giai đoạn 3: Giai đoạn bão hòa (chín muồi)
    Giai đoạn bão hòa có xu hướng kéo dài nhất so với các giai đoạn khác trong
chu kỳ sống của sản phẩm, lượng hàng hóa bán ra ổn định (chậm dần tại chỗ).
Ban lãnh đạo cần tìm ra các chiến lược phù hợp với các cơ hội trên thị trường
chứ không đơn giản chỉ bảo vệ thị phần hiện có. Có 3 phương án khả dụng:
    + Chú trọng đến việc tìm kiếm các cung đoạn thị trường mà trước đó chưa
khai thác.
    + Cải tiến chất lượng và kiểu dáng, tạo ra các tính năng mới của sản phẩm.
    + Cải tiến hiệu quả nếu điều kiện cho phép trong các khâu sản xuất, tiêu thụ
và các công đoạn Marketing khác.
    - Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái.
    Đặc trưng giai đoạn này là lượng hàng bán ra giảm, lợi nhuận thấp hoặc
không có lợi nhuận. Nếu lượng hàng bán ra có biểu hiện tiếp tục giảm thì ban
lãnh đạo phải xem xét vấn đề đổi mới hoặc loại bỏ mặt hàng đó. Việc giữ lại
một mặt hàng yếu kém có thể gây cho hãng nhiều tổn thất trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
    Để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc kinh doanh các mặt hàng đang bị lỗi
thời, doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống để làm rõ phân tích và đề xuất
chính sách đối với các sản phẩm ở giai đoạn suy thoái. Trong xây dựng chất
lượng tiêu thụ sản phẩm cần phân tích sản phẩm và đánh giá khả năng thích ứng


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         11
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
của sản phẩm đối với thị trường. Đây là vấn đề rất quan trọng vì uy tín của
doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích đến sản phẩm cần chú ý đến nội dung sau:
    + Đánh giá đúng chất lượng sản phẩm thông qua các thông số như độ bền,
mẫu mã, kích thước.
    + Phát hiện những khuyết tật của sản phẩm và những điểm chưa phù hợp với
thị hiếu khách hàng.
    + Nghiên cứu thế mạnh của sản phẩm để cạnh tranh.
    + Tận dụng triệt để các cơ hội.
    3. Chính sách giá bán
    Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị
trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như:
tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị
trường... bởi vậy, chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị
trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như
trong tương lai. Chính sách giá hướng chủ yếu vào các vấn đề sau:
    3.1 Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết.
    Yêu cầu chung của chính sách định giá trong kinh doanh của bất kỳ một
doanh nghiệp hạch toán kinh tế là giá cả sản phẩm phải đảm bảo đủ bù đắp chi
phí sản xuất kinh doanh và có lãi. Tuy vậy, trên thực tế nguyên tắc này không
phải lúc nào cũng được tôn trọng, điều đó có nghĩa là trong một số trường hợp
giá bán đơn vị sản phẩm còn thấp hơn giá thành đơn vị. Trừ trường hợp bán phá
giá để thu hồi vốn, còn những trường hợp khác việc định giá tôn trọng nguyên
tắc: Giới hạn tối thiểu của giá P ≥ SAVC (giá bán sản phẩm tối thiểu là bằng chi
phí biến đổi trung bình ngắn hạn - Còn gọi là điểm đóng cửa của doanh nghiệp).
   Do trên thị trường các khách hàng thường mua sản phẩm với khối lượng
khác nhau, vào những thời gian khác nhau nên khó có thể áp dụng với một mức
giá thống nhất. Trên thực tế, người bán có thể tăng giá khi cầu tăng hoặc thực
hiện chiết khấu bán hàng khi khách hàng mua với khối lượng lớn.
   Để có cơ sở cho việc tăng, giảm giá bán trong từng tính huống cụ thể, chính
sách giá bán của doanh nghiệp cần xác định độ linh hoạt của giá, độ linh hoạt
này có thể được quy định bằng mức tăng (giảm) tuyệt đối giá đơn vị sản phẩm
(± P) hoặc tỉ lệ tăng (giảm) giá đơn vị sản phẩm (±%P). Với chính sách này,


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         12
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
người bán hàng có thể chủ động quyết định giá bán trong phạm vi độ linh hoạt
cho phép.
    3.2 Các chính sách định giá bán
    a. Chính sách định giá theo thị trường.
    Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định
giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây, do
không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng, nên để tiêu
thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị. Áp dụng
chính sách giá bàn này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các
biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
    b. Chính sách định giá thấp
    Chính sách giá thấp hơn mức giá thị trường có thể hướng vào các mục tiêu
khác nhau, tùy theo tình hình sản phẩm và thị trường. Do vậy, định giá thấp có
thể đưa ra các cách khác nhau.
    Thứ nhất: Định giá bán thấp hơn giá thống trị trên thị trường nhưng cao hơn
giá trị sản phẩm (tức có mức lãi thấp). Nó được ứng dụng trong trường hợp sản
phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc
dùng giá để chiếm lĩnh thị trường.
    Thứ hai: Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm
(chấp nhận lỗ). Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời
kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn.
    c. Chính sách định giá cao
    Tức là định giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá
trị sản phẩm. Cách định giá này có thể chia ra:
    - Thứ nhất: Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng
chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá; áp dụng mức
bán giá cao sau đó giảm dần.
    - Thứ hai: Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền áp
dụng giá cao (giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
    -Thứ ba: Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộc loại
cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thích phô
trương giàu sang, do vậy áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn giá bán thấp.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         13
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
   - Thứ tư: Trong một số trường hợp đặc biệt, định mức giá bán cao (giá cắt
cổ) để hạn chế người mua để tìm nhu cầu dịch vụ (phục vụ) sản phẩm hoặc tìm
nhu cầu thay thế
   d. Chính sách ổn định giá bán
   Tức là không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu ở từng thời kỳ, hoặc
dù bán sản phẩm đó ở nơi nào trong phạm vi toàn quốc. Cách định giá ổn định
giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường.
   e. Chính sách bán phá giá
   Mục tiêu của bán phá giá là để tối thiểu hóa rủi ro hay thua lỗ. Bán phá giá
chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều và bị cạnh tranh gay gắt,
sản phẩm đã bị lạc hậu và nhu cầu thị trường, sản phẩm mang tính thời vụ khó
bảo quản, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn.
   3.3 Phương pháp định giá bán
   a. Định giá theo cách cộng lời vào chi phí
   Đây là phương pháp định giá sơ đẳng nhất đó là cộng thêm vào chi phí của
sản phẩm một phần phụ giá chuẩn. Mức phụ giá thay đổi tùy theo loại hàng hóa.
Ví dụ: Mức phụ giá ở các siêu thị là 9% đối với thực phẩm, 44% đối với các sản
phẩm thuốc lá, 27% đối với thực phẩm khô và rau quả. Đối với những mặt hàng
đặc sản, những mặt hàng lưu thông chậm, những mặt hàng có chi phí lưu kho và
bảo quản cao cũng như những mặt hàng có nhu cầu không co giãm thì mức phụ
giá ở mức cao.
   Mọi phương pháp định giá không chú ý đến nhu cầu hiện tại, giá trị nhận
thức được và tình hình cạnh tranh không chắc gì dẫn đến một giá tối ưu -
phương pháp này chỉ thích hợp khi giá đó thực tế đảm bảo được mức tiêu thụ dự
kiến. Phương pháp định giá này rất phổ biến vì:
   - Người bán biết chắc chắn về giá gốc hơn là nhu cầu, bằng phương pháp
gắn giá gốc người bán sẽ đơn giản hóa được việc định giá của mình.
   - Khi tất cả các công ty trong ngành sử dụng phương pháp định giá này thì
giá của họ sẽ có xu hướng tương tự nhau, vì thế cạnh tranh về giá sẽ giảm đi
đến mức tối thiểu.
   - Người mua cũng như người bán có cảm nhận cùng được công bằng với
cách định giá này.
   b. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       14
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
     Phương pháp định giá này thường được các công ty ích lợi công cộng sử
  dụng vì những công ty này bị khống chế mục tiêu lợi nhuận trên số vốn đầu tư
  của họ.
     Giá định theo lợi nhuận mục tiêu trên được xác định theo công thức:
                                                  Lợi nhuận mong muốn
  Giá theo lợi nhuận mục tiêu = Chi phí đơn vị +
                                                  Số lượng tiêu thụ

                                 Chi phí cố định
  Khối lượng hòa vốn =
                               Giá - chi phí biến đổi


 Giá (P)

                                                             ← Tổng D. thu

                                                        }   → L. nhuận mục tiêu

      P*                                                     ← Tổng chi

(Giá hòa
vốn)                                                         ← Chi phÝ cố



                                   Q* (SL        Q’ (giá     Q ( sản lượng)
                                   hòa vốn)      ước
                   Hình 1 : Đồ thÞ hoà vốn để xáctÝnh) giá theo lợi
                                                  đÞnh
                    nhuận mục tỉêu và khối lượng tiêu thụ hoà vốn


     c. Định giá theo giá trị nhận thức được:
     Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm của mình dựa
  trên cơ sở giá trị nhận thức được sản phẩm. Họ xem nhận thức của người mua
  về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ quan trọng để định
  giá. Vấn đề mấu chốt của phương pháp này là xác định được chính xác nhận
  thức của thị trường về giá của hàng hóa. Nếu người bán có cách nhìn thổi phồng
  giá trị hàng hóa của mình sẽ định giá quá cao cho sản phẩm của mình. Những

  Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com          15
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
nếu người bán có cách nhìn quá khắt khe sẽ tính mức giá thấp để xác định nhận
thức của thị trường về giá trị rồi dựa vào đó mà định giá cho đạt hiệu quả.
    d. Định giá theo giá trị
    Phương pháp định giá theo giá trị không giống như phương pháp định giá
theo giá trị nhận thức được. Phương pháp định giá theo giá trị thực tế là theo
triết lý “tiền nào của ấy”. Nghĩa là doanh nghiệp phải định giá ở mức mà người
mua nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp xứng đang được như vậy. Mặt khác,
phương pháp định giá này chủ trương là giá phải đảm bảo đặc biệt hời cho
người tiêu dùng.
    e. Định giá theo mức giá hiện hành
    Khi định giá theo mức giá hiện hành doanh nghiệp xác định giá của mình
chủ yếu dựa trên cơ sở giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến chi phí
của mình và nhu cầu. Việc định giá dựa vào “điểm chuẩn” là giá và tương quan
giữa giá với chất lượng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh không có nghĩa là
doanh nghiệp định giá bán của mình ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh.
Giá bán của doanh nghiệp có thể định cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với
giá của đối thủ cạnh tranh.
    - Giá bán sản phẩm bằng với giá của đối thủ cạnh tranh
    Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuộc hình
thái thị trường độc quyền nhóm hoặc doanh nghiệp tham gia vào thị trường với
năng lực cạnh tranh nhỏ bé và trở thành doanh nghiệp “đi theo người dẫn đầu”
    - Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp lớn hơn giá bán của đối thủ cạnh
tranh.
    Cách định giá bán này có thể áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có
những khác biệt và được khách hàng chấp nhận.
    - Giá bán của doanh nghiệp nhỏ hơn giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
    Áp dụng cho khách hàng vốn nhạy cảm về giá, doanh nghiệp sử dụng
phương pháp này có thể tăng mức tiêu thụ, mở rộng thị trường và giảm giá
thành nhờ tăng quy mô sản xuất.
    4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm.
    Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        16
http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com
   Mặt khác cũng có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đại đa số các sản là
những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng... trong quá trình tiêu
thụ, nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu. Việc thực hiện kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm được thông qua 2 hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ
gián tiếp. Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong
mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng, do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ
nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, mặt hàng... của doanh nghiệp.
   a. Kênh 1: Đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, người tiêu dùng mua sản
phẩm trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Kênh này khối lượng
sản phẩm tiêu thụ thấp xong lại mang ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì doanh
nghiệp đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng, thông tin nhận được là hoàn toàn
chính xác, doanh nghiệp có điều kiện và cơ hội để quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm và giải đáp thắc mắc trực tiếp của người tiêu dùng về sản phẩm của mình,
điều này góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì
tầm quan trọng của hình thức tiêu thụ này mà đặt ra được cho doanh nghiệp sự
cần thiết phải tổ chức tốt hơn hoạt động của cửa hàng giới thiệu và bán sản
phẩm cũng như đòi hỏi khắt khe đối với đội ngũ nhân viên bán hàng hoạt động
chủ yếu tại kênh này.
                   Hình 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm


             Kênh I
   Doanh     Kênh II                              Người bán        Người
   nghiệp    Kênh III            Người bán buôn      Người bán
                                                                    tiêu
     sản     Kênh III   Đại lý                       Người bán
                                                                    dùng
    xuất
             Kênh V     Đại lý     Người bán buôn      Người bán


   b. Kênh II: Quá trình tiêu thụ sản phẩm đi quy một khâu trung gian là người
bán lẻ, trung gian này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, đây chính là
bộ phận có đóng góp quan trọng cho việc quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện
thuận lợi cho hành vi mua của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
một cách nhanh nhất. Do có tầm quan trọng như vậy nên cần thu hút lượng
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         17
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
trung gian bằng cách khuyến mại và triết khấu một cách hợp lý, cũng như giảm
giá ở mức độ nhất định với khách mua một khối lượng sản phẩm lớn, đồng thời
thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm cũng như giải đáp thắc
mắc thật rõ ràng và dễ hiểu tạo điều kiện tâm lý an toàn và tin tưởng cho trung
gian.
    c. Kênh III: Kênh tiêu thụ này có 2 khâu trung gian là người bán buôn và
người bán lẻ. Vì trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp là người bán buôn nên ý
nghĩa của kênh tiêu thụ này là ở chỗ sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn kết quả
tiêu thụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc thu hút khách hàng, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thường
được giải quyết bằng các kỹ thuật yểm trợ như: giảm giá khuyến mãi hỗ trợ vận
chuyển, chiết khấu... công tác chuẩn bị sản phẩm của doanh nghiệp phải nhanh,
chính xác, kịp thời. Điều này sẽ góp phần tạo lập uy tín của doanh nghiệp đối
với bạn hàng trong việc thực hiện hợp đồng được 2 bên ký kết. Để thực hiện tốt
các yêu cầu trên đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý, chuẩn xác của toàn thể các bộ
phận trong dây chuyền sản xuất với phòng kinh doanh thì mới ra được những
quyết định đúng và có hiệu quả kinh tế cao đạt được mục đích, mục tiêu đề ra.
    d. Kênh IV: Kênh này bao gồm 2 khâu trung gian là đại lý và người bán lẻ,
trong cơ chế thị trường hiện nay thì có 2 loại đại lý là đại lý tư nhân và đại lý
quốc doanh. Các đại lý tư nhân thường có vốn ít nên phải thế chấp tài sản và
hay thanh toán chậm. Kết quả kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích của bản thân
nên họ luôn nhiệt tình, năng động nhằm tìm các biện pháp kinh doanh tốt nhất,
đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Còn các đại lý quốc doanh mang nặng tính
chất của thành phần kinh tế quốc doanh nên vẫn còn thờ ơ vơí quá trình kinh
doanh, chi phí cho bán hàng còn cao do ý thức trách nhiệm của nhân viên bán
hàng, quản lý còn kém làm số lượng tiêu thụ còn thấp, hiệu quả chưa cao. Tuy
nhiên, các đại lý quốc doanh có hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, có uy tín
với thị trường, khách hàng. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp quốc doanh kinh doanh có lợi hơn.
    Khi đã nắm bắt được tính chất của 2 thành phần kinh tế này, doanh nghiệp
phải có chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa những thế mạnh
cũng như dự trữ đối với tình huống xấu để đảm bảo an toàn về vốn của doanh
nghiệp. Phòng kinh doanh phải cử những tổ chuyên trách thường xuyên theo
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com          18
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
dõi, bám sát hoạt động kinh doanh của đại lý để có những đối sách kịp thời
nhằm hạn chế rủi ro.
    e. Kênh V: Đây là kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp khó quản lý và khó theo
dõi nhất. Trong kenh có 3 khâu trung gian là: Đại lý, người bán buôn và người
bán lẻ. Do tính chính xác của những thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận
được bị hạn chế bởi kênh này, do đó mà doanh nghiệp không thích ứng kịp với
sự thay đổi của thị trường dễ mất thị trường. Tuy nhiên, đây là kênh thị trường
sản phẩm có số lượng lớn, ảnh hưởng của trực tiếp, quan trọng đến hoạt động
tiêu thụ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao đối
với kênh này doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp đối với công tác tài
chính như phải xác định được tư cách pháp nhân của các đại lý một cách đích
thực nhằm tạo uy tín doanh nghiệp với khách hàng gián tiếp thông qua đại lý,
thường xuyên theo dõi, thu thập các thông tin về hoạt động tài chính của các đại
lý. Có như vậy, vốn của doanh nghiệp mới được đảm bảo an toàn, doanh nghiệp
mới đủ khả năng và thực lực để tăng sản xuất, mở rộng thị phần, tạo được thế và
lực trong kinh doanh, đứng vững trên thị trường.
    Một vấn đề có liên quan trực tiếp đến các kênh tiêu thụ sản phẩm mà doanh
nghiệp cần phải xác định một cách rõ ràng, cụ thể. Đó là:
    Xác định phương thức tiêu thụ:
    Trên thực tế, chỉ có 2 phương thức tiêu thụ cơ bản đối với doanh nghiệp:
    - Phương thức bán buôn: Bán buôn là hình thức người sản xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian bao
gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý. Các trung gian này sẽ tiếp tục luân
chuyển hàng hóa của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Bán buôn thường
với số lượng lớn, giá cả ổn định.
    Các hình thức bán buôn: + Mua đứt bán đoạn: Bên bán chủ động bán hàng,
chào hàng, phát giá, bên mua căn cứ vào khả năng tiêu thụ, giá bán tính toán và
các khoản rủi ro. Nếu mua được sẽ thỏa thuận với người bán để ký kết hợp đồng
mua bán. Hình thức này có thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể theo
một kế hoạch sản xuất ổn định, hiệu quả. Bên mua hoàn toàn chủ động trong
việc định giá bán và số lượng bán ra.
    + Mua bán theo hình thức đại lý ký gửi: Đây là hình thức có ý nghĩa bổ xung
cho hình thức mua đứt bán đoạn trong trường hợp vì lý do nào đó không thể áp
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        19
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
dụng được hình thức trên. Với hình thức này, hai bên sẽ thống nhất với nhau về
giá cả và các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như phần lợi nhuận
mà người làm đại lý được hưởng.
    + Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Hợp tác
doanh nghiệp có thể liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khai thác tạo
thêm nguồn hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm hàng hóa góp phần điều
tiết thị trường, đảm bảo 2 bên cùng có lợi.
    Ưu điểm của hình thức bán buôn: tiêu thụ ổn định, thời gian lưu thông hàng
hóa nhanh, khối lượng tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí lưu thông, thu hồi vốn nhanh.
    Nhược điểm của hình thức bán buôn: Sản phẩm phải qua nhiều khâu trung
gian rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, người sản xuất phải
phân chia lợi nhuận, không kiểm soát được giá bán, thông tin thực tế về khách
hàng cuối cùng thường bị méo mó, không chính xác.
    - Phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian phân phối
Doanh nghiệp trực tiếp mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, đồng thời tổ
chức các dịch vụ kèm theo. Để thực hiện tốt phương thức này doanh nghiệp
phải hoàn thiện và tăng cường bổ xung hệ thống tiêu thụ cả về con người và khả
năng hoạt động, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng.
    + Ưu điểm của hình thức bán lẻ trực tiếp: hệ thống cửa hàng tiện lợi cho
khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh, chính xác mong muốn
và nguyện vọng của người tiêu dùng, từ đó đề ra biện pháp tốt hơn đáp ứng nhu
cầu của thị trường.
    + Nhược điểm: Với hình thức tiêu thụ này có tổ chức phức tạp, thời gian chu
chuyển vốn chậm, thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chu kỳ sản xuất
kéo dài hơn, quan hệ thị trường bị bó hẹp.
    5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
    5.1 Quảng cáo
    Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các
phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và
thời gian nhất định.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        20
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
   Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về
sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy Mục tiêu của quảng cáo là
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp, tạo
lập uy tín cho doanh nghiệp. Quảng cáo nhằm giới thiệu những sản phẩm mới
hoặc những sản phẩm được cải tiến cho khách hàng, làm cho khách hàng biết
được những điểm khác biệt tốt hơn của doanh nghiệp, góp phần tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Phương tiện quảng cáo rất đa
dạng và phong phú, cụ thể những phương tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu
thụ bao gồm:
   - Báo chí, là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm vi rộng,
nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽ
quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.
   - Đài phát thanh: là phương tiện quảng cáo thông dụng, có khả năng thông
báo nhanh, rộng rãi. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo bằng radiô cần chú ý tới
thời điểm thông tin, số lần lặp lại thông tin và thời gian dành cho một thông tin.
   -Vô tuyến truyền hình: là phương tiện quảng cáo thông dụng nhất hiện nay,
thông qua hình ảnh sản phẩm ở góc độ có lợi nhất (nhờ kỹ xảo điện ảnh) để các
hộ gia đình bị kích thích, lôi cuốn và quan tâm đến sản phẩm, nhất là sản phẩm
mới.
   - Áp phích: là hình thức cho phép khai thác tối đa, lợi về kích thước hình
ảnh, màu sắc, vị trí, chủ đề quảng cáo. Áp phích quảng cáo gồm bảng quảng cáo
và các tờ quảng cáo.
   - Bao bì và nhãn hiệu hàng hóa: Đây là phương tiện quảng cáo hàng hóa
quan trọng và thông dụng, có hiệu quả cao. Phương tiện quảng cáo này làm
khách hàng tập trung chú ý ngày vào hàng hóa. Nó vừa góp phần nâng cao chất
lượng hàng hóa vừa bảo đảm giá trị sử dụng của hàng hóa.
   - Quảng cáo bằng bưu điện: Đây là quảng cáo mà doanh nghiệp liên hệ với
khách hàng quan trọng, gửi cho họ catalo, thư chúc tết quảng cáo, mẫu hàng và
các ấn phẩm quảng cáo qua bưu điện. Hiệu quả của phương tiện này không lớn
do chỉ tập trung vào một số lượng khách hàng cụ thể.
   5.2 Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com           21
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
    - Biển đề tên cơ sở sản xuất kinh doanh: yêu cầu tên cơ sở phải rõ ràng, đẹp,
viết bằng chữ lớn đảm bảo cho người qua đường bằng phương tiện cơ giới có
thể nhìn thấy được và đặt chính giữa lối vào cửa chính cơ quan.
    - Tủ kính quảng cáo: là hình thức quảng cáo chính và phổ biến của hệ thống
cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tủ kính có nhiều loại: tủ kính cửa sổ, tủ kính
giữa gian... mỗi loại phù hợp với một vị trí và có tác dụng riêng.
    - Bày hàng ở nơi bán hàng: là hình thức quảng cáo phổ biến trong mọi loại
hình thương nghiệp có quy mô cơ cấu mặt hàng và địa điểm doanh nghiệp khác
nhau. Nó thích hợp cho cả mạng lưới thương nghiệp bán buôn và bán lẻ.
    - Quảng cáo thông qua người bán hàng thông báo cho khách hàng bằng
miệng và bằng chữ về hàng hóa, nội quy bán hàng, phương thức bán và phương
thức thanh toán... Người bán hàng phải có kiến thức về hàng hóa, biết nghệ
thuật chào hàng, biết trình bày sản phẩm và những kiến thức cần thiết khác về
thị trường hàng hóa.
    5.3 Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác
    - Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặng quà với
mục đích xây dựng mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ thân thiện giữa doanh
nghiệp và khách hàng, gây lòng tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp. Từ đó
tạo sự ủng hộ của khách hàng đối với doanh nghiệp trên khía cạnh nào đó tạo sự
ràng buộc giữa khách hàng với doanh nghiệp.
    - Chiêu hàng: là biện pháp được doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu
thụ sản phẩm. Phương pháp chiêu hàng thường dùng là tặng quà cho khách
hàng.
    - Chào hàng: sử dụng nhân viên bán hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp sản
phẩm cho khách hàng.
    - Hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp với
khách hàng và công chúng. Hội chợ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau trao
đổi và tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợp đồng mua bán.
    - Xúc tiến bán hàng: là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượng hàng
bán ra nhờ tạo ra được một lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Các biện
pháp xúc tiến bán hàng được áp dụng là trích thưởng cho người bán với số
lượng bán hàng vượt mức quy định, gửi phiếu mẫu hàng, bán với giá ưu đãi đặc


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         22
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
biệt cho một lô hàng, cho khách hàng mua hàng có phiếu mua hàng giảm giá
hoặc quay số mở thưởng...
    - Khuyến mãi, khuyếch trương nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường.
Các kỹ thuật sử dụng thường bao gồm: bán có thưởng, bốc thăm, bán trả góp,
quà tặng...
    -Phương thức thanh toán linh hoạt: Ngoài việc hỗ trợ chi phí vận chuyển
khách hàng còn được tỉ lệ chiết khấu nhất định theo từng loại sản phẩm và theo
tổng sản phẩm mua của 1 quý, một năm. Ngoài ra cho các đại lý trả chậm, thanh
toán chuyển đổi hàng - hàng..
    6. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ
    Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh
giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và
từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản
xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân
ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
    Sử dụng phương pháp phân tích so sánh
    - So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định)
với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định) cả về
số tuyệt đối lẫn tương đối.
    Công thức tính doanh thu:
                         n
                                                  Qi : S L tiêu thụ sp
    Doanh thu : (TR) = ∑ PiQi                     Pi : Giá bán tiêu thụ sp
                       i =1




   Tỉ lệ hoàn thành
                              ∑(  Khối lượng sp x
                                  tiêu thụ thực
                                                       Giá bán  )
                                                       kÕ hoạch x 100
   kÕ hoạch chung
                        =         tÕ

                              ∑(    Khối lượng
                                    sp
                                                     x Giá bán
                                                         kÕ hoạch
                                                                 )
                                    tiêu thụ kÕ
                                    hoạch
    So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của
từng loại sản phẩm đồng thời so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với tỷ
lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa và tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch dự trữ của từng loại sản phẩm.

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         23
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com


 Số lượng sản =                                              Số lượng sp
                   Số lượng sp + Số lượng sản      -
 phẩm tiêu thụ                                               tồn kho cuối
                   tồn kho đầu kỳ phẩm sx trong kỳ
                                                             kỳ
    Dựa vào công thức này ta có thể chia ra thành một số trường hợp sau:
    - TH1: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản
phẩm dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và khối lượng sản
phẩm dự trữ cuối kỳ tăng. Trường hợp này xí nghiệp đã hoàn trường hợp này xí
nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nguyên nhân: do mức dự trữ đầu kỳ
tăng. Mặt khác, mức dự trữ cuối kỳ cũng tăng lên, rõ ràng là mức dự trữ đầu kỳ
tăng với tốc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất - dự
trữ và tiêu thụ.
    - TH 2: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản
phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xẩy ra nếu:
       +Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kỳ sau thì
đánh giá tích cực, bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất,
doanh nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phẩm
để dự trữ thể hiện được tính cân đối dự trữ - sản xuất và tiêu thụ.
    + Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm: điều này sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kỳ
sau, không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. Tính cân đối không
được thực hiện.
    + TH 3: Nếu khối lượng tiêu thụ sản phẩm giảm trong khi khối lượng sản
phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm và dự trữ cuối kỳ tăng. Tình hình này
đánh giá không tốt. Doanh nghiệp không hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ,
gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ - sản xuất và tiêu thụ.
Nguyên nhân: không tổ chức tốt công tác tiêu thụ.
    + TH 4: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản
phẩm sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn hơn.
Doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dự trữ cuối kỳ
ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau. Tính cân đối giữa dự trữ - tiêu thụ và sản xuất
không được đảm bảo.
    * Phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm
    Thời hạn tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn
đến bản thân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         24
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com
nghiệp, tiêu thụ kịp thời giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân
chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên
thị trường.
    Phương pháp phân tích:
    +So sánh thời gian giao hàng thực tế với thời gian giao hàng ghi theo hợp
đồng kinh tế.
    +So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa giao cho khách hàng giữa
thực tế với hợp đồng đã ký kết theo từng đợt giao hàng.
    * Doanh thu và Lợi nhuận.
    Phân tích doanh thu và lợi nhuận để biết được kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, từ đó có những
hướng đi trong thời gian tới.
                                         n                Qi : S L tiêu thụ sp
    Công thức tính: Doanh thu (TR) = ∑ PiQi
                                       i =1               Pi : Giá bán tiêu thụ sp
                Lợi nhuận (LN)= TR - TC                   TC: Tổng chi phÝ
                                                          TR: Tổng doanh thu
   Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
   -Tỷ suất lợi nhuận: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ
doanh nghiệp.
                             LN
                    DCP =          x 100% Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
                             TC

                              LN
                    DCP   =          x 100% Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
                              TR

                                                LN
      - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =                          x 100%
                                        Tổng vốn sản xuất

   Cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác
nhau về quy mô sản xuất



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com           25
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
(III) NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.
    1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp
    1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:
    a. Các nhân tố về mặt kinh tế
    Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc
hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có:
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm
cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ
tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền
kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất
cao.
    - Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng
quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi
đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp
trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị
trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn
so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
    - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cảu
doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh.
    - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất
kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ
sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện
vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh
doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       26
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
    - Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế
của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội
đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác
    b. Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật
    Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và
ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các
doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh
nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các
chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương
trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các
nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp.
    c. Các nhân tố về khoa học công nghệ
    Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu
tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học
công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất
lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới
giá thành sản phẩm giảm.
    d. Các yếu tố về văn hóa - xã hội
    Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín
ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả
năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu
rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược
sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.
    e. Các yếu tố tự nhiên
    Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát
triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên
bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều
kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi
phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com            27
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu
vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô
    a. Khách hàng
    Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị
trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động
tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho
số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt
động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả
khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách
hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả
của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu
nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng
hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu
nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá,
chính sách sản phẩm hợp lý.
    b. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của
ngành
    Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động
rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy
mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác
trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến
với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn
đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của
mỗi doanh nghiệp.
    c. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.
    Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia xẻ
lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng
trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        28
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường
hợp:
    - Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có
khả năng cung cấp.
    - Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng
nhất của doanh nghiệp.
    Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua
nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị
sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị
trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu, các nhà cung ứng tới
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung
ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu
để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.
    2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
    Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ sản phẩm bao gồm: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng
và chất lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định
giá bán hợp lý, uy tín doanh nghiệp... Một nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp là Giá bán sản phẩm.
    2.1 Giá bán sản phẩm
    Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về
nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay
quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành
tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó,
doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với
chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp
sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người
tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất
đống trong kho mà không tiêu thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý
kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể bán hàng
với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây
là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        29
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh
nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường có sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở
mức độ thấp thì giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm.
Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng
với mức giá chỉ nhỉnh hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều
này dễ dàng nhận thấy ở thị trường nông thôn, miền núi, nơi có mức tiêu thụ
thấp, hay nói rộng ra là thị trường của những nước chậm phát triển. Điều này
được chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc trên thị
trường nước ta hiện nay.
    2.2 Chất lượng sản phẩm
    Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt
động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là
một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng
ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của công ty,
nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu: “Chất lượng tốt nhất”,
“chất lượng vàng”, “chất lượng không biên giới”...
    Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín
cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý
mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc
tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán
giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong ngành công
nghiệp thực phẩm, nông nghiệp thì chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn
đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
    Việc bảo đảm chất lượng lâu dài với phương châm “Trước sau như một” còn
có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh
nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt
chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận
lợi.
    2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp
    Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc
đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Công tác tổ
chức bán hàng gồm nhiều mặt:
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com         30
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
    * Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình
thức: Bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các
đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp
dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị
trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm.
Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh
thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại ly, hoặc các đại
lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
    * Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng
nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh
toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình
phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Để thu hút đông đảo khách
hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh
toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ
sản phẩm.
    * Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng
là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm,
các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận
chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa....
Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận
lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp.
Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên.
    2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
    Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho
khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để
khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định
là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho
khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của
sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản
phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin
để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của
doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       31
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
    Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực
trong quảng cáo, gắn với chữ “tín”. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách
hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì
ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng
cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm.
    2.5 Một số nhân tố khác:
    * Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp xác định
đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với thực tế thị trường
thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng
tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp cho khách hàng trên thị
trường.
    * Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạt động
tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và
tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của
đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới
vững, mới có đủ sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị
máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến
độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tín cho doanh
nghiệp.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       32
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

                                  PHẦN I
        PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
               CỦA CÔNG TY IN HÀ GIANG

      I/ GIỚI THIỆU CÔNG TY IN HÀ GIANG
      1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In Hà giang

      Xí nghiệp In Hà Giang là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ
4.12.1991 (từ ngày tách Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) theo Quyết định số
30/QĐ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà giang là doanh nghiệp thuộc Tỉnh
uỷ Hà giang quản lý (Từ 1991 đến tháng 12/1997).
      - Ngày 1/12/1997 theo Quyết định số 1435/UB-QĐ của Uỷ ban nhân dân
Tỉnh Hà giang chuyển từ doanh nghiệp thuộc Tỉnh uỷ quản lý sang doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
      - Tại quyết định số 1726/ QĐ-UB/KTTH ngày 17/10/1998 của Uỷ ban
nhân dân Tỉnh Hà giang V/v: Chuyển doanh nghiệp sang hoạt động công ích và
đổi tên thành Công ty In Hà giang. Nay là doanh nghiệp nhà nước hoạt động
công ích.

      a/Nhiệm vụ của công ty

      In báo các loại, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền và các ấn phẩm
khác phục vụ hoạt động kinh tế - văn hoá xã hội trên địa bàn tỉnh Hà giang, một
tỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên xã hội có nhiều khó khăn.
      Ngoài nhiệm vụ sản xuất trên, Công ty phải thực hiện phân phối theo lao
động và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề
của công nhân, bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh trật tự. làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo
cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com        33
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
      b/Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
       Cơ cấu tổ chức:
       Công ty được hình thành trên cơ sở tiếp nhận số cán bộ công nhân do Xí
nghiệp In Tuyên Quang chuyển giao cùng với một số máy in Ti pô và chì chữ.
      Đến nay Công ty có 72 CBCNV trong đó nữ chiếm 40% và có 70% là
người Địa phương.
Công ty có các Phòng - Ban - Phân xưởng sau:
       Ban Giám đốc
       Phòng Kế hoạch điều độ sản xuất
       Phòng Kế toán
       Phòng Hành chính tổ chức
       Phòng Nghiệp vụ
       Phân xưởng Chế bản (Khâu trước in)
       Phân xưởng Máy in (Khâu in)
       Phân xưởng Sách (Khâu sau in)
       Phân xưởng in thủ công (in lưới) gồm 5 cơ sở:
             Cơ sở in số 2
             Cơ sở in số 3
             Cơ sở in số 4
             Cơ sở in số 5
             Cơ sở in số 6
       Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm in
      Công ty có 1 Giám đốc và 14 đ/c Trưởng, Phó các bộ phận trong đó 4
trưởng phòng qua đào tạo Đại học = 28,6% (Số cán bộ quản lý) còn lại là qua
đào tạo trung cấp.
      Trong tổng số 72 CBCNV của Công ty: Có 38 đ/c đã qua đào tạo trung
cấp = 53% (Trong đó có 32 đ/c được đào tạo chuyên ngành in còn lại là chuyên
nghành khác).


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com     34
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
                             SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY IN HÀ GIANG

                                               Kiểm tra tổ chức
                                                  thực hiện
                                                    Giám đốc



                                                 P.Giám đốc PT.SX




              P.Hành chÝnh Tổ chức           P. KHĐĐSX               P.Nghiệp vụ         P. KÕ toán




                                         CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT


                                                - PX in
                       PX chÕ bản               - PX in thủ công                 PX sách
                     - khâu trước in -          (bao gồm các cơ sở            - khâu sau in-
                                                in).
                                                     (- Khâu in -)




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com                                 35
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com


Chú thích:                     Trực tuyến

                               Chức năng

      Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý và điều
hành của Công ty được tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước
và Điều lệ Công ty đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Theo đó, cơ cấu
tổ chức quản lý của Công ty In Hà giang theo mô hình trực tuyến chức năng -
cơ cấu tổ chức được sử dụng phổ biến hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này,
nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, xoá bỏ việc 1 cấp (một bộ
phận) quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau, nó giúp cho quản
lý công ty không bị chồng chéo, mâu thuẫn mặt khác nó cũng có nhược điểm :
đòi Thủ trưởng các cấp phải có trình độ tổng hợp, ra quyết định thường phức
tạp, hao phí lao động lớn. Người thủ trưởng (Giám đốc) được sự tham mưu và
giúp việc của các phòng ban chức năng để ra các quyết định về mọi mặt hoạt
động của toàn Công ty theo hình thức mệnh lệnh và được áp dụng từ trên xuống
dưới theo các tuyến đã quy định. Các phòng chức năng của Công ty, không có
quyền ra mệnh lệnh trực tiếp cho các công ty thành viên, mà chỉ có trách nhiệm
tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty và các Phân xưởng cấp dưới theo đúng
chuyên môn của mình. Công ty thường áp dụng mô hình này trong việc nghiên
cứu, xây dựng chiến lược, phương hướng, dự án, phương án và chương trình
trong từng lĩnh vực cụ thể. Như Dư án đầu tư dây truyền công nghệ mới;
Phương án hoạt động khi chuyển công ích,….

      Công ty In Hà Giang đã đạt được thành công đáng kể các năm qua kể từ
ngày thành lập. Được sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND và
các ngành chức năng về mọi mặt từ quan tâm chú trọng giúp đỡ về đầu tư vốn
để mua sắm máy móc thiết bị và điều quan trọng nhất là sự giúp đỡ về chế độ
bảo hộ việc làm, kết hợp với sự nhạy bén trong công tác nắm bắt xu thế phát
triển của khách hàng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com       36
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC
QT012.DOC

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Cậu Buồn Vì Ai
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungaryPhuonglanh Do
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...huyền phạm
 
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPMỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPLuận Văn 1800
 
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...nataliej4
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...anh hieu
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 

Tendances (20)

Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
 
QT086.DOC
QT086.DOCQT086.DOC
QT086.DOC
 
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)Lê th  thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
Lê th thanh thùy- ph-n 2- kltn[1] (1)
 
QT133.doc
QT133.docQT133.doc
QT133.doc
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungary
 
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đHạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
 
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hayDe tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
 
Lv (16)
Lv (16)Lv (16)
Lv (16)
 
QT187.DOC
QT187.DOCQT187.DOC
QT187.DOC
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
 
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
 
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPMỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
 
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đĐề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
 
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
 
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
 
MAR04.doc
MAR04.docMAR04.doc
MAR04.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 

Similaire à QT012.DOC

Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIDương Hà
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docHuongNguyenThi52
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng luanvantrust
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Dương Hà
 
bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfLuanvan84
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...OnTimeVitThu
 

Similaire à QT012.DOC (20)

Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
 
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
 
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAYĐề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
 
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...
Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Ở Công Ty Tnhh Xây...
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công TyLuận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
 
bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dépĐề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
 
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thuĐề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty MayĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
 

Plus de Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

Plus de Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

QT012.DOC

  • 1. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 1
  • 2. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thầy giáo - Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ Lê Văn Tâm và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty In Hà giang. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Kết cấu khoá luận : Chia làm 2 phần. Phần I: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang Phần II: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang. Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân. Vì vậy khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty In Hà giang đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Hà giang, tháng 06 năm 2004 Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Nhung Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2
  • 3. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Chương I Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (I) TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Tiêu thụ sản phẩm: 1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng. 1.2 Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành... Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan: Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 3
  • 4. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng. 2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm. Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chi phí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 4
  • 5. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa. 3. Ý nghĩa của hoạt động thị trường sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đó là: Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Σ lợi nhuận = Σ doanh thu - Σ chi phí Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 5
  • 6. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp: Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ ba: Mục tiêu an toàn: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Do vậy, thị trường bảo đảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh. Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục: Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng , nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy. (II) NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG: 1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.1 Nghiên cứu thị trường: Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ. Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị trường và làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó. Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước: - Thu thập thông tin Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 6
  • 7. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Xử lý thông tin - Ra quyết định 1.1.1 Thu thập thông tin Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu thông qua các tài liệu thống kê về thị trường và bán hàng giữa các không gian thị trường như: Doanh số bán hàng của ngành và nhóm hàng theo 2 chỉ tiêu hiện vật và giá trị; Số lượng người mua, người bán trên thị trường; Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường so với tổng dung lượng thị trường. Thông thường, trong quá trình thu thập thông tin, doanh nghiệp cần chú ý tới một số nguồn thông tin chủ yếu sau: - Sản phẩm hàng hóa gì đang được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường nào? Nguyên nhân chính của việc thị trường đó là gì? - Thời vụ sản xuất và cách thức sản xuất? - Tập quán tiêu dùng những sản phẩm đó? - Hàng hóa sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống? Thông tin phân làm 2 loại: -Thông tin thứ cấp: là thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin này phục vụ cho quá trình xác định trạng thái. -Thông tin sơ cấp: là những thông tin do doanh nghiệp tổ chức tìm kiếm theo chương trình tổ chức mục tiêu đã được vạch ra nhằm vào mục đích cụ thể nào đó. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: + Điều tra chọn mẫu + Đặt câu hỏi + Quan sát 1.1.2 Xử lý các thông tin đã thu thập Trong quá trình nghiên cứu thị trường để nắm bắt được các thông tin là điều rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận được các thông tin, người nghiên cứu phải tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá thu thập thông tin thị trường từng bước. Nội dung của xử lý thông tin là: Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 7
  • 8. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Xác định thái độ của người tiêu dùng dịch vụ hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? - Lựa chọn thị trường trọng điểm của doanh nghiệp để xây dựng phương án kinh doanh. Một phương án tối ưu được đánh giá bằng tính hiệu quả của phương án. Nó được thông qua một số chỉ tiêu sau: + Tỷ suất lợi nhuận L P: Tỷ suất LN P= x 100% V L: Tổng lãi V: Vốn bỏ ra Chỉ tiêu này cho ta biết được với một đơn vị tiền tệ đầu vào kinh doanh theo phương án đó thì sẽ thu được bao nhiêu lãi. Tỷ suất càng lớn thì hiệu quả phương án càng cao. +Thời gian thu hồi vốn: T: Thời gian thu hồi vốn V T= V: Tổng vốn LN + LV + KH LN: Lợi nhuận LV: Lãi vay KH: Mức khấu hao Chỉ tiêu này đánh giá thời gian mà doanh nghiệp thu được số vốn bỏ ra ban đầu. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả phương án càng cao. 1.1.3 Ra quyết định. Doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh của mình trong thời gian tới và các biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh, nhất là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chẳng hạn như: - Việc ra quyết định giá bán tại các thị trường khác nhau sao cho phù hợp. - Quyết định về việc mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Quyết định về mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp? - Những loại sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 8
  • 9. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Giá cả bình quân trên thị trường đối với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ, những nhu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hóa có khả năng tiêu thụ như mẫu mã, bao gói, chất lượng, phương thức vận chuyển và thanh toán. - Dự kiến về mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm 1.2 Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường. Yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu đề ra trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm là việc xác định danh mục sản phẩm đưa ra thị trường. Phải xem xét toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất được thị trường chấp nhận đến mức độ nào? Loại nào cần được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thị trường? Loại nào cần giảm số lượng tiêu thụ? Triển vọng của sản phẩm mới cho việc phát triển thị trường lúc nào thì phù hợp? Doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp khác biệt hóa sản phẩm: tung sản phẩm mới hoàn toàn, khác với sản phẩm của doanh nghiệp khác về đặc trưng kỹ thuật, tính năng, tác dụng, độ bền, độ an toàn, kích cỡ, trọng lượng khác biệt về nhãn hiệu, bao bì, phương thức phân phối bán hàng, phương thức thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng (vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa...) Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng gam sản phẩm khác nhau, tức là ứng với mỗi thị trường khác nhau thì có một số những sản phẩm khác nhau sao cho thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng về nguyên tắc. Khi sử dụng gam sản phẩm chỉ được bổ xung mà không được thay thế. Mỗi biện pháp đưa ra sự khác biệt trong danh mục sản phẩm đưa ra thị trường là cá thể hóa sản phẩm doanh nghiệp có thể tạo ra sự tiện dụng cho người mua, người sử dụng bằng cách không thay đổi gam sản phẩm mà đưa thêm vào những phụ tùng cho dự trữ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng có ý nghĩa sống còn đến một doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm phải xác định được một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm chiến lược sản phẩm (thể hiện mối quan hệ sản phẩm và thị trường), đặt hàng sản xuất, chính sách giá cả hàng hóa, khối lượng sản xuất, phân phối hàng hóa cho các kênh tiêu thụ sản phẩm. Các doanh Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 9
  • 10. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nghiệp cần đưa ra thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần chứ không phải là đưa ra cái mà doanh nghiệp có. Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho nhà kinh doanh xác định đúng đắn chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình. Chu kỳ sống của sản phẩm chia ra làm bốn giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn tung sản phẩm ra bán trên thị trường. Các quyết định chiến lược ở giai đoạn này bao gồm bốn yếu tố cấu thành cơ bản trong công tác Marketing. Tuy cả bốn yếu tố đó đều có thể điều chỉnh được, nhưng yếu tố giá cả và khuyến mãi thường dễ điều chỉnh hơn cả. Vì vậy, chúng ta sẽ phối hợp yếu tố giá cả và khuyến mãi thành 4 phương án chiến lược. + Thứ nhất: Chiến lược “thu lượm” nhanh phối hợp giá cao và mức khuyến mãi cao. Giá cao để thu nhiều lợi nhuận từ thị trường, còn mức khuyến mãi cao nhằm tăng tốc quá trình xâm nhập thị trường. Chiến lược này có hiệu quả khi phần lớn khách hàng đều đã biết đến sản phẩm, có sự quan tâm đủ cao đối với sản phẩm, hãng muốn tạo ra sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của hãng nhằm tự vệ trước sự cạnh tranh dự kiến sẽ xảy ra. + Thứ hai: Chiến lược “thu lượm” chậm phát sinh từ giá cao và mức độ khuyến mãi thấp. Khuyến mãi thấp làm giảm chi phí tiếp thị khi sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của hãng tăng lên. Chiến lược này thích hợp nếu quy mô thị trường nhỏ, không nhạy cảm về giá và sự cạnh tranh ít có nguy cơ xẩy ra. + Thứ ba: Chiến lược thâm nhập nhanh, phân phối giá thấp và tăng cường khuyến mãi nhằm đạt được và giữ một thị phần lớn. Chiến lược này thích ứng với quy mô thị trường lớn, khách hàng chưa biết đến sản phẩm của hãng nhưng nhạy cảm về giá, có đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mạnh. + Thứ tư: Chiến lược thâm nhập chậm, kết hợp giá thấp để dễ thâm nhập thị trường và khuyến mãi ở mức độ thấp nhằm giảm bớt chi phí. Điều kiện để doanh nghiệp sử dụng chiến lược này là khách hàng nhạy cảm về giá nhưng không nhạy cảm về khuyến mãi và thị trường lớn, sản phẩm được khách hàng biết đến ở mức độ cao. - Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 10
  • 11. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Đặc trưng của giai đoạn này là lượng hàng bán ra tăng nhanh. Một trong những vấn đề kinh doanh quan trọng nhất của giai đoạn này là phải làm sao đảm bảo nguồn lực để tăng trưởng cùng với thị trường. Trong giai đoạn này cần: + Tập trung cải tiến chất lượng, bổ xung thêm phẩm chất của sản phẩm, phát triển các mẫu mã mới. + Tập trung khai thác các cung đoạn thị trường mới. + Tìm kiếm các kênh tiêu thụ mới. + Chuyển trọng tâm chủ đề quảng cáo từ việc làm cho khách hàng biết đến sản phẩm sang việc tạo ra sự chấp nhận và dùng thử sản phẩm. + Tập trung vào việc bấm đúng thời điểm để giảm giá để khai thác “tầng lớp” khách hàng tiếp theo. - Giai đoạn 3: Giai đoạn bão hòa (chín muồi) Giai đoạn bão hòa có xu hướng kéo dài nhất so với các giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm, lượng hàng hóa bán ra ổn định (chậm dần tại chỗ). Ban lãnh đạo cần tìm ra các chiến lược phù hợp với các cơ hội trên thị trường chứ không đơn giản chỉ bảo vệ thị phần hiện có. Có 3 phương án khả dụng: + Chú trọng đến việc tìm kiếm các cung đoạn thị trường mà trước đó chưa khai thác. + Cải tiến chất lượng và kiểu dáng, tạo ra các tính năng mới của sản phẩm. + Cải tiến hiệu quả nếu điều kiện cho phép trong các khâu sản xuất, tiêu thụ và các công đoạn Marketing khác. - Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái. Đặc trưng giai đoạn này là lượng hàng bán ra giảm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Nếu lượng hàng bán ra có biểu hiện tiếp tục giảm thì ban lãnh đạo phải xem xét vấn đề đổi mới hoặc loại bỏ mặt hàng đó. Việc giữ lại một mặt hàng yếu kém có thể gây cho hãng nhiều tổn thất trong hiện tại cũng như trong tương lai. Để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc kinh doanh các mặt hàng đang bị lỗi thời, doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống để làm rõ phân tích và đề xuất chính sách đối với các sản phẩm ở giai đoạn suy thoái. Trong xây dựng chất lượng tiêu thụ sản phẩm cần phân tích sản phẩm và đánh giá khả năng thích ứng Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 11
  • 12. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com của sản phẩm đối với thị trường. Đây là vấn đề rất quan trọng vì uy tín của doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích đến sản phẩm cần chú ý đến nội dung sau: + Đánh giá đúng chất lượng sản phẩm thông qua các thông số như độ bền, mẫu mã, kích thước. + Phát hiện những khuyết tật của sản phẩm và những điểm chưa phù hợp với thị hiếu khách hàng. + Nghiên cứu thế mạnh của sản phẩm để cạnh tranh. + Tận dụng triệt để các cơ hội. 3. Chính sách giá bán Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị trường... bởi vậy, chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính sách giá hướng chủ yếu vào các vấn đề sau: 3.1 Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết. Yêu cầu chung của chính sách định giá trong kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hạch toán kinh tế là giá cả sản phẩm phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và có lãi. Tuy vậy, trên thực tế nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được tôn trọng, điều đó có nghĩa là trong một số trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm còn thấp hơn giá thành đơn vị. Trừ trường hợp bán phá giá để thu hồi vốn, còn những trường hợp khác việc định giá tôn trọng nguyên tắc: Giới hạn tối thiểu của giá P ≥ SAVC (giá bán sản phẩm tối thiểu là bằng chi phí biến đổi trung bình ngắn hạn - Còn gọi là điểm đóng cửa của doanh nghiệp). Do trên thị trường các khách hàng thường mua sản phẩm với khối lượng khác nhau, vào những thời gian khác nhau nên khó có thể áp dụng với một mức giá thống nhất. Trên thực tế, người bán có thể tăng giá khi cầu tăng hoặc thực hiện chiết khấu bán hàng khi khách hàng mua với khối lượng lớn. Để có cơ sở cho việc tăng, giảm giá bán trong từng tính huống cụ thể, chính sách giá bán của doanh nghiệp cần xác định độ linh hoạt của giá, độ linh hoạt này có thể được quy định bằng mức tăng (giảm) tuyệt đối giá đơn vị sản phẩm (± P) hoặc tỉ lệ tăng (giảm) giá đơn vị sản phẩm (±%P). Với chính sách này, Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 12
  • 13. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com người bán hàng có thể chủ động quyết định giá bán trong phạm vi độ linh hoạt cho phép. 3.2 Các chính sách định giá bán a. Chính sách định giá theo thị trường. Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây, do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng, nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị. Áp dụng chính sách giá bàn này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh. b. Chính sách định giá thấp Chính sách giá thấp hơn mức giá thị trường có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tùy theo tình hình sản phẩm và thị trường. Do vậy, định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau. Thứ nhất: Định giá bán thấp hơn giá thống trị trên thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm (tức có mức lãi thấp). Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để chiếm lĩnh thị trường. Thứ hai: Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm (chấp nhận lỗ). Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn. c. Chính sách định giá cao Tức là định giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Cách định giá này có thể chia ra: - Thứ nhất: Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá; áp dụng mức bán giá cao sau đó giảm dần. - Thứ hai: Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền áp dụng giá cao (giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền. -Thứ ba: Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộc loại cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thích phô trương giàu sang, do vậy áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn giá bán thấp. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 13
  • 14. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Thứ tư: Trong một số trường hợp đặc biệt, định mức giá bán cao (giá cắt cổ) để hạn chế người mua để tìm nhu cầu dịch vụ (phục vụ) sản phẩm hoặc tìm nhu cầu thay thế d. Chính sách ổn định giá bán Tức là không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu ở từng thời kỳ, hoặc dù bán sản phẩm đó ở nơi nào trong phạm vi toàn quốc. Cách định giá ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường. e. Chính sách bán phá giá Mục tiêu của bán phá giá là để tối thiểu hóa rủi ro hay thua lỗ. Bán phá giá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều và bị cạnh tranh gay gắt, sản phẩm đã bị lạc hậu và nhu cầu thị trường, sản phẩm mang tính thời vụ khó bảo quản, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn. 3.3 Phương pháp định giá bán a. Định giá theo cách cộng lời vào chi phí Đây là phương pháp định giá sơ đẳng nhất đó là cộng thêm vào chi phí của sản phẩm một phần phụ giá chuẩn. Mức phụ giá thay đổi tùy theo loại hàng hóa. Ví dụ: Mức phụ giá ở các siêu thị là 9% đối với thực phẩm, 44% đối với các sản phẩm thuốc lá, 27% đối với thực phẩm khô và rau quả. Đối với những mặt hàng đặc sản, những mặt hàng lưu thông chậm, những mặt hàng có chi phí lưu kho và bảo quản cao cũng như những mặt hàng có nhu cầu không co giãm thì mức phụ giá ở mức cao. Mọi phương pháp định giá không chú ý đến nhu cầu hiện tại, giá trị nhận thức được và tình hình cạnh tranh không chắc gì dẫn đến một giá tối ưu - phương pháp này chỉ thích hợp khi giá đó thực tế đảm bảo được mức tiêu thụ dự kiến. Phương pháp định giá này rất phổ biến vì: - Người bán biết chắc chắn về giá gốc hơn là nhu cầu, bằng phương pháp gắn giá gốc người bán sẽ đơn giản hóa được việc định giá của mình. - Khi tất cả các công ty trong ngành sử dụng phương pháp định giá này thì giá của họ sẽ có xu hướng tương tự nhau, vì thế cạnh tranh về giá sẽ giảm đi đến mức tối thiểu. - Người mua cũng như người bán có cảm nhận cùng được công bằng với cách định giá này. b. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 14
  • 15. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Phương pháp định giá này thường được các công ty ích lợi công cộng sử dụng vì những công ty này bị khống chế mục tiêu lợi nhuận trên số vốn đầu tư của họ. Giá định theo lợi nhuận mục tiêu trên được xác định theo công thức: Lợi nhuận mong muốn Giá theo lợi nhuận mục tiêu = Chi phí đơn vị + Số lượng tiêu thụ Chi phí cố định Khối lượng hòa vốn = Giá - chi phí biến đổi Giá (P) ← Tổng D. thu } → L. nhuận mục tiêu P* ← Tổng chi (Giá hòa vốn) ← Chi phÝ cố Q* (SL Q’ (giá Q ( sản lượng) hòa vốn) ước Hình 1 : Đồ thÞ hoà vốn để xáctÝnh) giá theo lợi đÞnh nhuận mục tỉêu và khối lượng tiêu thụ hoà vốn c. Định giá theo giá trị nhận thức được: Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm của mình dựa trên cơ sở giá trị nhận thức được sản phẩm. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ quan trọng để định giá. Vấn đề mấu chốt của phương pháp này là xác định được chính xác nhận thức của thị trường về giá của hàng hóa. Nếu người bán có cách nhìn thổi phồng giá trị hàng hóa của mình sẽ định giá quá cao cho sản phẩm của mình. Những Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 15
  • 16. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nếu người bán có cách nhìn quá khắt khe sẽ tính mức giá thấp để xác định nhận thức của thị trường về giá trị rồi dựa vào đó mà định giá cho đạt hiệu quả. d. Định giá theo giá trị Phương pháp định giá theo giá trị không giống như phương pháp định giá theo giá trị nhận thức được. Phương pháp định giá theo giá trị thực tế là theo triết lý “tiền nào của ấy”. Nghĩa là doanh nghiệp phải định giá ở mức mà người mua nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp xứng đang được như vậy. Mặt khác, phương pháp định giá này chủ trương là giá phải đảm bảo đặc biệt hời cho người tiêu dùng. e. Định giá theo mức giá hiện hành Khi định giá theo mức giá hiện hành doanh nghiệp xác định giá của mình chủ yếu dựa trên cơ sở giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến chi phí của mình và nhu cầu. Việc định giá dựa vào “điểm chuẩn” là giá và tương quan giữa giá với chất lượng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh không có nghĩa là doanh nghiệp định giá bán của mình ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh. Giá bán của doanh nghiệp có thể định cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh. - Giá bán sản phẩm bằng với giá của đối thủ cạnh tranh Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuộc hình thái thị trường độc quyền nhóm hoặc doanh nghiệp tham gia vào thị trường với năng lực cạnh tranh nhỏ bé và trở thành doanh nghiệp “đi theo người dẫn đầu” - Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp lớn hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Cách định giá bán này có thể áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt và được khách hàng chấp nhận. - Giá bán của doanh nghiệp nhỏ hơn giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Áp dụng cho khách hàng vốn nhạy cảm về giá, doanh nghiệp sử dụng phương pháp này có thể tăng mức tiêu thụ, mở rộng thị trường và giảm giá thành nhờ tăng quy mô sản xuất. 4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 16
  • 17. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Mặt khác cũng có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đại đa số các sản là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng... trong quá trình tiêu thụ, nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu. Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thông qua 2 hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng, do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, mặt hàng... của doanh nghiệp. a. Kênh 1: Đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, người tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Kênh này khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp xong lại mang ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng, thông tin nhận được là hoàn toàn chính xác, doanh nghiệp có điều kiện và cơ hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giải đáp thắc mắc trực tiếp của người tiêu dùng về sản phẩm của mình, điều này góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì tầm quan trọng của hình thức tiêu thụ này mà đặt ra được cho doanh nghiệp sự cần thiết phải tổ chức tốt hơn hoạt động của cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm cũng như đòi hỏi khắt khe đối với đội ngũ nhân viên bán hàng hoạt động chủ yếu tại kênh này. Hình 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm Kênh I Doanh Kênh II Người bán Người nghiệp Kênh III Người bán buôn Người bán tiêu sản Kênh III Đại lý Người bán dùng xuất Kênh V Đại lý Người bán buôn Người bán b. Kênh II: Quá trình tiêu thụ sản phẩm đi quy một khâu trung gian là người bán lẻ, trung gian này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, đây chính là bộ phận có đóng góp quan trọng cho việc quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi mua của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Do có tầm quan trọng như vậy nên cần thu hút lượng Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 17
  • 18. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com trung gian bằng cách khuyến mại và triết khấu một cách hợp lý, cũng như giảm giá ở mức độ nhất định với khách mua một khối lượng sản phẩm lớn, đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm cũng như giải đáp thắc mắc thật rõ ràng và dễ hiểu tạo điều kiện tâm lý an toàn và tin tưởng cho trung gian. c. Kênh III: Kênh tiêu thụ này có 2 khâu trung gian là người bán buôn và người bán lẻ. Vì trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp là người bán buôn nên ý nghĩa của kênh tiêu thụ này là ở chỗ sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn kết quả tiêu thụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thu hút khách hàng, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thường được giải quyết bằng các kỹ thuật yểm trợ như: giảm giá khuyến mãi hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu... công tác chuẩn bị sản phẩm của doanh nghiệp phải nhanh, chính xác, kịp thời. Điều này sẽ góp phần tạo lập uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng trong việc thực hiện hợp đồng được 2 bên ký kết. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý, chuẩn xác của toàn thể các bộ phận trong dây chuyền sản xuất với phòng kinh doanh thì mới ra được những quyết định đúng và có hiệu quả kinh tế cao đạt được mục đích, mục tiêu đề ra. d. Kênh IV: Kênh này bao gồm 2 khâu trung gian là đại lý và người bán lẻ, trong cơ chế thị trường hiện nay thì có 2 loại đại lý là đại lý tư nhân và đại lý quốc doanh. Các đại lý tư nhân thường có vốn ít nên phải thế chấp tài sản và hay thanh toán chậm. Kết quả kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích của bản thân nên họ luôn nhiệt tình, năng động nhằm tìm các biện pháp kinh doanh tốt nhất, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Còn các đại lý quốc doanh mang nặng tính chất của thành phần kinh tế quốc doanh nên vẫn còn thờ ơ vơí quá trình kinh doanh, chi phí cho bán hàng còn cao do ý thức trách nhiệm của nhân viên bán hàng, quản lý còn kém làm số lượng tiêu thụ còn thấp, hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, các đại lý quốc doanh có hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, có uy tín với thị trường, khách hàng. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh có lợi hơn. Khi đã nắm bắt được tính chất của 2 thành phần kinh tế này, doanh nghiệp phải có chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa những thế mạnh cũng như dự trữ đối với tình huống xấu để đảm bảo an toàn về vốn của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh phải cử những tổ chuyên trách thường xuyên theo Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 18
  • 19. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com dõi, bám sát hoạt động kinh doanh của đại lý để có những đối sách kịp thời nhằm hạn chế rủi ro. e. Kênh V: Đây là kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp khó quản lý và khó theo dõi nhất. Trong kenh có 3 khâu trung gian là: Đại lý, người bán buôn và người bán lẻ. Do tính chính xác của những thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được bị hạn chế bởi kênh này, do đó mà doanh nghiệp không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường dễ mất thị trường. Tuy nhiên, đây là kênh thị trường sản phẩm có số lượng lớn, ảnh hưởng của trực tiếp, quan trọng đến hoạt động tiêu thụ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao đối với kênh này doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp đối với công tác tài chính như phải xác định được tư cách pháp nhân của các đại lý một cách đích thực nhằm tạo uy tín doanh nghiệp với khách hàng gián tiếp thông qua đại lý, thường xuyên theo dõi, thu thập các thông tin về hoạt động tài chính của các đại lý. Có như vậy, vốn của doanh nghiệp mới được đảm bảo an toàn, doanh nghiệp mới đủ khả năng và thực lực để tăng sản xuất, mở rộng thị phần, tạo được thế và lực trong kinh doanh, đứng vững trên thị trường. Một vấn đề có liên quan trực tiếp đến các kênh tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp cần phải xác định một cách rõ ràng, cụ thể. Đó là: Xác định phương thức tiêu thụ: Trên thực tế, chỉ có 2 phương thức tiêu thụ cơ bản đối với doanh nghiệp: - Phương thức bán buôn: Bán buôn là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian bao gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý. Các trung gian này sẽ tiếp tục luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Bán buôn thường với số lượng lớn, giá cả ổn định. Các hình thức bán buôn: + Mua đứt bán đoạn: Bên bán chủ động bán hàng, chào hàng, phát giá, bên mua căn cứ vào khả năng tiêu thụ, giá bán tính toán và các khoản rủi ro. Nếu mua được sẽ thỏa thuận với người bán để ký kết hợp đồng mua bán. Hình thức này có thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể theo một kế hoạch sản xuất ổn định, hiệu quả. Bên mua hoàn toàn chủ động trong việc định giá bán và số lượng bán ra. + Mua bán theo hình thức đại lý ký gửi: Đây là hình thức có ý nghĩa bổ xung cho hình thức mua đứt bán đoạn trong trường hợp vì lý do nào đó không thể áp Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 19
  • 20. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com dụng được hình thức trên. Với hình thức này, hai bên sẽ thống nhất với nhau về giá cả và các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như phần lợi nhuận mà người làm đại lý được hưởng. + Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Hợp tác doanh nghiệp có thể liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khai thác tạo thêm nguồn hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm hàng hóa góp phần điều tiết thị trường, đảm bảo 2 bên cùng có lợi. Ưu điểm của hình thức bán buôn: tiêu thụ ổn định, thời gian lưu thông hàng hóa nhanh, khối lượng tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu thông, thu hồi vốn nhanh. Nhược điểm của hình thức bán buôn: Sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, người sản xuất phải phân chia lợi nhuận, không kiểm soát được giá bán, thông tin thực tế về khách hàng cuối cùng thường bị méo mó, không chính xác. - Phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian phân phối Doanh nghiệp trực tiếp mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, đồng thời tổ chức các dịch vụ kèm theo. Để thực hiện tốt phương thức này doanh nghiệp phải hoàn thiện và tăng cường bổ xung hệ thống tiêu thụ cả về con người và khả năng hoạt động, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng. + Ưu điểm của hình thức bán lẻ trực tiếp: hệ thống cửa hàng tiện lợi cho khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh, chính xác mong muốn và nguyện vọng của người tiêu dùng, từ đó đề ra biện pháp tốt hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Nhược điểm: Với hình thức tiêu thụ này có tổ chức phức tạp, thời gian chu chuyển vốn chậm, thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chu kỳ sản xuất kéo dài hơn, quan hệ thị trường bị bó hẹp. 5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 5.1 Quảng cáo Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 20
  • 21. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy Mục tiêu của quảng cáo là đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp, tạo lập uy tín cho doanh nghiệp. Quảng cáo nhằm giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm được cải tiến cho khách hàng, làm cho khách hàng biết được những điểm khác biệt tốt hơn của doanh nghiệp, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú, cụ thể những phương tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu thụ bao gồm: - Báo chí, là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm vi rộng, nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽ quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh. - Đài phát thanh: là phương tiện quảng cáo thông dụng, có khả năng thông báo nhanh, rộng rãi. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo bằng radiô cần chú ý tới thời điểm thông tin, số lần lặp lại thông tin và thời gian dành cho một thông tin. -Vô tuyến truyền hình: là phương tiện quảng cáo thông dụng nhất hiện nay, thông qua hình ảnh sản phẩm ở góc độ có lợi nhất (nhờ kỹ xảo điện ảnh) để các hộ gia đình bị kích thích, lôi cuốn và quan tâm đến sản phẩm, nhất là sản phẩm mới. - Áp phích: là hình thức cho phép khai thác tối đa, lợi về kích thước hình ảnh, màu sắc, vị trí, chủ đề quảng cáo. Áp phích quảng cáo gồm bảng quảng cáo và các tờ quảng cáo. - Bao bì và nhãn hiệu hàng hóa: Đây là phương tiện quảng cáo hàng hóa quan trọng và thông dụng, có hiệu quả cao. Phương tiện quảng cáo này làm khách hàng tập trung chú ý ngày vào hàng hóa. Nó vừa góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa vừa bảo đảm giá trị sử dụng của hàng hóa. - Quảng cáo bằng bưu điện: Đây là quảng cáo mà doanh nghiệp liên hệ với khách hàng quan trọng, gửi cho họ catalo, thư chúc tết quảng cáo, mẫu hàng và các ấn phẩm quảng cáo qua bưu điện. Hiệu quả của phương tiện này không lớn do chỉ tập trung vào một số lượng khách hàng cụ thể. 5.2 Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 21
  • 22. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Biển đề tên cơ sở sản xuất kinh doanh: yêu cầu tên cơ sở phải rõ ràng, đẹp, viết bằng chữ lớn đảm bảo cho người qua đường bằng phương tiện cơ giới có thể nhìn thấy được và đặt chính giữa lối vào cửa chính cơ quan. - Tủ kính quảng cáo: là hình thức quảng cáo chính và phổ biến của hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tủ kính có nhiều loại: tủ kính cửa sổ, tủ kính giữa gian... mỗi loại phù hợp với một vị trí và có tác dụng riêng. - Bày hàng ở nơi bán hàng: là hình thức quảng cáo phổ biến trong mọi loại hình thương nghiệp có quy mô cơ cấu mặt hàng và địa điểm doanh nghiệp khác nhau. Nó thích hợp cho cả mạng lưới thương nghiệp bán buôn và bán lẻ. - Quảng cáo thông qua người bán hàng thông báo cho khách hàng bằng miệng và bằng chữ về hàng hóa, nội quy bán hàng, phương thức bán và phương thức thanh toán... Người bán hàng phải có kiến thức về hàng hóa, biết nghệ thuật chào hàng, biết trình bày sản phẩm và những kiến thức cần thiết khác về thị trường hàng hóa. 5.3 Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác - Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặng quà với mục đích xây dựng mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ thân thiện giữa doanh nghiệp và khách hàng, gây lòng tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp. Từ đó tạo sự ủng hộ của khách hàng đối với doanh nghiệp trên khía cạnh nào đó tạo sự ràng buộc giữa khách hàng với doanh nghiệp. - Chiêu hàng: là biện pháp được doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp chiêu hàng thường dùng là tặng quà cho khách hàng. - Chào hàng: sử dụng nhân viên bán hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng. - Hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp với khách hàng và công chúng. Hội chợ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau trao đổi và tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợp đồng mua bán. - Xúc tiến bán hàng: là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượng hàng bán ra nhờ tạo ra được một lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Các biện pháp xúc tiến bán hàng được áp dụng là trích thưởng cho người bán với số lượng bán hàng vượt mức quy định, gửi phiếu mẫu hàng, bán với giá ưu đãi đặc Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 22
  • 23. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com biệt cho một lô hàng, cho khách hàng mua hàng có phiếu mua hàng giảm giá hoặc quay số mở thưởng... - Khuyến mãi, khuyếch trương nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường. Các kỹ thuật sử dụng thường bao gồm: bán có thưởng, bốc thăm, bán trả góp, quà tặng... -Phương thức thanh toán linh hoạt: Ngoài việc hỗ trợ chi phí vận chuyển khách hàng còn được tỉ lệ chiết khấu nhất định theo từng loại sản phẩm và theo tổng sản phẩm mua của 1 quý, một năm. Ngoài ra cho các đại lý trả chậm, thanh toán chuyển đổi hàng - hàng.. 6. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. Sử dụng phương pháp phân tích so sánh - So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định) cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Công thức tính doanh thu: n Qi : S L tiêu thụ sp Doanh thu : (TR) = ∑ PiQi Pi : Giá bán tiêu thụ sp i =1 Tỉ lệ hoàn thành ∑( Khối lượng sp x tiêu thụ thực Giá bán ) kÕ hoạch x 100 kÕ hoạch chung = tÕ ∑( Khối lượng sp x Giá bán kÕ hoạch ) tiêu thụ kÕ hoạch So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại sản phẩm đồng thời so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự trữ của từng loại sản phẩm. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 23
  • 24. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Số lượng sản = Số lượng sp Số lượng sp + Số lượng sản - phẩm tiêu thụ tồn kho cuối tồn kho đầu kỳ phẩm sx trong kỳ kỳ Dựa vào công thức này ta có thể chia ra thành một số trường hợp sau: - TH1: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng. Trường hợp này xí nghiệp đã hoàn trường hợp này xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nguyên nhân: do mức dự trữ đầu kỳ tăng. Mặt khác, mức dự trữ cuối kỳ cũng tăng lên, rõ ràng là mức dự trữ đầu kỳ tăng với tốc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất - dự trữ và tiêu thụ. - TH 2: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xẩy ra nếu: +Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kỳ sau thì đánh giá tích cực, bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất, doanh nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phẩm để dự trữ thể hiện được tính cân đối dự trữ - sản xuất và tiêu thụ. + Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm: điều này sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kỳ sau, không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. Tính cân đối không được thực hiện. + TH 3: Nếu khối lượng tiêu thụ sản phẩm giảm trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm và dự trữ cuối kỳ tăng. Tình hình này đánh giá không tốt. Doanh nghiệp không hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ - sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân: không tổ chức tốt công tác tiêu thụ. + TH 4: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn hơn. Doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dự trữ cuối kỳ ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau. Tính cân đối giữa dự trữ - tiêu thụ và sản xuất không được đảm bảo. * Phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm Thời hạn tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn đến bản thân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 24
  • 25. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nghiệp, tiêu thụ kịp thời giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Phương pháp phân tích: +So sánh thời gian giao hàng thực tế với thời gian giao hàng ghi theo hợp đồng kinh tế. +So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa giao cho khách hàng giữa thực tế với hợp đồng đã ký kết theo từng đợt giao hàng. * Doanh thu và Lợi nhuận. Phân tích doanh thu và lợi nhuận để biết được kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, từ đó có những hướng đi trong thời gian tới. n Qi : S L tiêu thụ sp Công thức tính: Doanh thu (TR) = ∑ PiQi i =1 Pi : Giá bán tiêu thụ sp Lợi nhuận (LN)= TR - TC TC: Tổng chi phÝ TR: Tổng doanh thu Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp -Tỷ suất lợi nhuận: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. LN DCP = x 100% Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí TC LN DCP = x 100% Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu TR LN - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100% Tổng vốn sản xuất Cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 25
  • 26. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com (III) NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp 1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: a. Các nhân tố về mặt kinh tế Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao. - Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 26
  • 27. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác b. Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. c. Các nhân tố về khoa học công nghệ Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. d. Các yếu tố về văn hóa - xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau. e. Các yếu tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 27
  • 28. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô a. Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. b. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. c. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp. Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia xẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 28
  • 29. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: - Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp. - Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu, các nhà cung ứng tới doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế. 2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm bao gồm: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lý, uy tín doanh nghiệp... Một nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp là Giá bán sản phẩm. 2.1 Giá bán sản phẩm Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 29
  • 30. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường có sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức độ thấp thì giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhỉnh hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở thị trường nông thôn, miền núi, nơi có mức tiêu thụ thấp, hay nói rộng ra là thị trường của những nước chậm phát triển. Điều này được chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc trên thị trường nước ta hiện nay. 2.2 Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu: “Chất lượng tốt nhất”, “chất lượng vàng”, “chất lượng không biên giới”... Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp thì chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Việc bảo đảm chất lượng lâu dài với phương châm “Trước sau như một” còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi. 2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt: Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 30
  • 31. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com * Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình thức: Bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại ly, hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm. * Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Để thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm. * Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa.... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên. 2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 31
  • 32. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ “tín”. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm. 2.5 Một số nhân tố khác: * Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với thực tế thị trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp cho khách hàng trên thị trường. * Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có đủ sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 32
  • 33. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com PHẦN I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY IN HÀ GIANG I/ GIỚI THIỆU CÔNG TY IN HÀ GIANG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In Hà giang Xí nghiệp In Hà Giang là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ 4.12.1991 (từ ngày tách Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) theo Quyết định số 30/QĐ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà giang là doanh nghiệp thuộc Tỉnh uỷ Hà giang quản lý (Từ 1991 đến tháng 12/1997). - Ngày 1/12/1997 theo Quyết định số 1435/UB-QĐ của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà giang chuyển từ doanh nghiệp thuộc Tỉnh uỷ quản lý sang doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh. - Tại quyết định số 1726/ QĐ-UB/KTTH ngày 17/10/1998 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà giang V/v: Chuyển doanh nghiệp sang hoạt động công ích và đổi tên thành Công ty In Hà giang. Nay là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. a/Nhiệm vụ của công ty In báo các loại, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền và các ấn phẩm khác phục vụ hoạt động kinh tế - văn hoá xã hội trên địa bàn tỉnh Hà giang, một tỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên xã hội có nhiều khó khăn. Ngoài nhiệm vụ sản xuất trên, Công ty phải thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề của công nhân, bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự. làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 33
  • 34. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com b/Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức: Công ty được hình thành trên cơ sở tiếp nhận số cán bộ công nhân do Xí nghiệp In Tuyên Quang chuyển giao cùng với một số máy in Ti pô và chì chữ. Đến nay Công ty có 72 CBCNV trong đó nữ chiếm 40% và có 70% là người Địa phương. Công ty có các Phòng - Ban - Phân xưởng sau: Ban Giám đốc Phòng Kế hoạch điều độ sản xuất Phòng Kế toán Phòng Hành chính tổ chức Phòng Nghiệp vụ Phân xưởng Chế bản (Khâu trước in) Phân xưởng Máy in (Khâu in) Phân xưởng Sách (Khâu sau in) Phân xưởng in thủ công (in lưới) gồm 5 cơ sở: Cơ sở in số 2 Cơ sở in số 3 Cơ sở in số 4 Cơ sở in số 5 Cơ sở in số 6 Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm in Công ty có 1 Giám đốc và 14 đ/c Trưởng, Phó các bộ phận trong đó 4 trưởng phòng qua đào tạo Đại học = 28,6% (Số cán bộ quản lý) còn lại là qua đào tạo trung cấp. Trong tổng số 72 CBCNV của Công ty: Có 38 đ/c đã qua đào tạo trung cấp = 53% (Trong đó có 32 đ/c được đào tạo chuyên ngành in còn lại là chuyên nghành khác). Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 34
  • 35. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY IN HÀ GIANG Kiểm tra tổ chức thực hiện Giám đốc P.Giám đốc PT.SX P.Hành chÝnh Tổ chức P. KHĐĐSX P.Nghiệp vụ P. KÕ toán CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT - PX in PX chÕ bản - PX in thủ công PX sách - khâu trước in - (bao gồm các cơ sở - khâu sau in- in). (- Khâu in -) Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 35
  • 36. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Chú thích: Trực tuyến Chức năng Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Công ty được tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ Công ty đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty In Hà giang theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu tổ chức được sử dụng phổ biến hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, xoá bỏ việc 1 cấp (một bộ phận) quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau, nó giúp cho quản lý công ty không bị chồng chéo, mâu thuẫn mặt khác nó cũng có nhược điểm : đòi Thủ trưởng các cấp phải có trình độ tổng hợp, ra quyết định thường phức tạp, hao phí lao động lớn. Người thủ trưởng (Giám đốc) được sự tham mưu và giúp việc của các phòng ban chức năng để ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của toàn Công ty theo hình thức mệnh lệnh và được áp dụng từ trên xuống dưới theo các tuyến đã quy định. Các phòng chức năng của Công ty, không có quyền ra mệnh lệnh trực tiếp cho các công ty thành viên, mà chỉ có trách nhiệm tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty và các Phân xưởng cấp dưới theo đúng chuyên môn của mình. Công ty thường áp dụng mô hình này trong việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược, phương hướng, dự án, phương án và chương trình trong từng lĩnh vực cụ thể. Như Dư án đầu tư dây truyền công nghệ mới; Phương án hoạt động khi chuyển công ích,…. Công ty In Hà Giang đã đạt được thành công đáng kể các năm qua kể từ ngày thành lập. Được sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND và các ngành chức năng về mọi mặt từ quan tâm chú trọng giúp đỡ về đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị và điều quan trọng nhất là sự giúp đỡ về chế độ bảo hộ việc làm, kết hợp với sự nhạy bén trong công tác nắm bắt xu thế phát triển của khách hàng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 36