SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  87
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ KIỀU OANH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI)
CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA)
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ KIỀU OANH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI)
CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA)
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTLVSK)
Mã số 8310105
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH LOAN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống
da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai” do
TS. Lê Thanh Loan hướng dẫn, là quá trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả
trong luận văn là rõ ràng, minh bạch.
Hồ Chí Minh, ngày 16/04/2019
Người thực hiện luận văn
Tạ Thị Kiều Oanh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DLQI Chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu - Dermatology Quality of Life Index
HQ Hydroquinone
MASI Chỉ số mức độ nặng của bệnh
OLS Hồi quy tuyến tính
TTO Thỏa thuận thời gian - Time Trade-Off
WHO Tổ chức Y tế thế giới
WTP Mức sẵn lòng trả tiền-Willing to Pay
MỤC LỤC
LỜI CiAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTii
MỤC LỤCiii
DANH MỤC BẢNGv
DANH MỤC HÌNHvi
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
1.6. Bố cục của luận văn.....................................................................................................5
Tóm tắt chương.....................................................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..........................7
2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan.............................................................7
2.1.1. Chất lượng cuộc sống...........................................................................................7
2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ...........................................................................8
2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân........13
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.................................................................13
2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh..............................16
2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng
Nai 17
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.........................................................18
Tóm tắt chương...................................................................................................................21
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................22
3.1. Khung phân tích..........................................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25
3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan............................25
3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da.....................................25
3.2.3.Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da 27
3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu........................................................32
3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................33
3.4. Dữ liệu .........................................................................................................................35
Tóm tắt chương...................................................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................38
4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng
Nai 38
4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện
Da liễu Đồng Nai ...........................................................................................................38
4.1.2. Phương pháp điều trị và phòng bệnh nám da tại Bệnh viện da liễu Đồng
Nai 39
4.1.3. Thực trạng bệnh và điều trị bệnh nám da tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai .41
4.2. Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da
liễu Đồng Nai......................................................................................................................44
4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu của bệnh nhân nám da đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP................................47
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da
tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai .......................................................................................54
Tóm tắt chương...................................................................................................................58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................59
5.1. Kết luận........................................................................................................................59
5.2. Đề xuất .........................................................................................................................61
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới...........................................................................62
Tóm tắt chương...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO64
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI................................................30
Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình.....................................................................34
Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai .................................................................................................38
Bảng 4. 2: Mô tả các đặc điểm liên quan đến thực trạng bệnh và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da tại Bệnh viên Da liễu Đồng Nai....................................................43
Bảng 4. 3:Chỉ sốmức độnặng của vùng nám da MASI phân theocác nhóm đốitượng.....44
Bảng 4. 4: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với chỉ số chất
lượng cuộc sống da liễu DLQI..............................................................................................47
Bảng 4. 5: Mô tả chung về chỉ số DLQI..............................................................................48
Bảng 4. 6: Bảng chỉ số DLQI phân theo các nhóm đối tượng ..........................................49
Bảng 4. 7: Tương quan Spearman giữa chỉ số DLQI, WTP, TTY và TTD....................52
Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy tuyến tính OLS ........................................................................56
DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Khung phân tích..............................................................................................24
Hình 4. 1: Lý do mắc bệnh nám da của người bệnh tại phòng khám da liễu của bệnh
viên Da liễu tỉnh Đồng Nai.................................................................................41
Hình 4. 2: Các phương pháp điều trị nám chính đang được người bệnh sử dụng ..........41
Hình 4. 3: Mức độ ảnh hưởng của bệnh nám đối với cuộc sống của người bệnh...........42
Hình 4. 4: Chỉ số MASI về mức độ nặng của bệnh nám da phân theo tình trạng hôn
nhân và nhóm tuổi của người bệnh....................................................................45
Hình 4. 5: Chỉ số mức độ nặng MASI của bênh nám theo mức WTP và theo nhóm tuổi
của người bệnh.....................................................................................................46
Hình 4. 6: Chỉ số mức độ nặng của bệnh phân theo tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân
của người bệnh nám.............................................................................................46
Hình 4. 7: Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI phân theo tình trạng hôn nhân và
nhóm theo nhóm tuổi của người bệnh nám ......................................................50
Hình 4. 8: Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh da liệu DLQI phân thep mức WTP và
theo nhóm tuổi.....................................................................................................50
Hình 4. 9: Chỉ số chất lượng cuộc sống bênh da liễu DLQI phân theo tình trạng nghề
nghiệp và tình trạng hôn nhân của người bệnh nám da..................................51
Tiêu đề:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DALIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM
(MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI
Nội dung tóm tắt:
Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến gây tổn thương nặng nề về mặt tinh
thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ
nữ. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ
là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp
phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một
cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu thực hiện đánh giá thời điểm khảo sát năm 2018 trên các đối tượng
là bệnh nhân bị nám da và đang điều trị tại Bệnh viện da liễu Đông Nai, bằng cách áp
dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da
đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất
lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO.
Kết quả cho thấy, các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức độ nặng,
vị trí sang thương, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh…có gây ảnh hưởng đáng kể
lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám thông qua hai phép đo lường dựa trên sở
thích là TTO và WTP. Việc đo lường chất lượng cuộc sống qua chỉ số chất lượng cuộc
sống da liễu cho thấy những ảnh hưởng lên đời sống đặc biệt liên quan đến công việc,
nhu cầu làm đẹp, mối quan hệ xã hội và nhu cầu tình dục đều bị đánh giá mức ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn so với các mặt khác trong cuộc sống.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống; Chất lượng cuộc sống da liễu; bệnh nám da; WTP;
TTO
Title:
FACTORS AFFECTING THE DERMATOLOGY LIFE QUALITY INDEX
(DLQI) OF THE MELASMA AT DONG NAI DERMATOLOGY HOSPITAL
Abstract:
Melasma is a common hyperpigmentation disorder that severely hurts mentally
and significantly affects the quality of life of patients, especially women. Therefore,
research to understand disease status and factors affecting the quality of life of patients
to improve their quality of life is one of the priorities to consider in supporting
treatment. Success in melasma, contributing to reducing melasma in the population
and thereby improving the quality of life comprehensively plays an important role in
the field of health care and improving quality of life.
The study conducted an assessment of the 2018 survey time on subjects such as
melasma and being treated at the Dong Nai Dermatology Hospital, by applying the
OLS multivariate regression model and Spearman correlation in econometrics to
assess the effect of factors related to the clinical characteristics of melasma on the
quality of life of patients through two methods of measuring quality of life based on
WTP and TTO .
The results showed that factors such as age, sex, education level, severity, the
location of the injury, duration of disease, causes of disease ... have a significant effect
on the quality of life of the Melasma through two interest-based measurements of TTO
and WTP. Measuring the quality of life through the quality of life index of
Dermatology shows that the effects on special life related to work, beauty needs, social
relationships, and sex demands are evaluated more serious than other aspects of life.
Keywords: Quality of life; Quality of dermatological life; Melisma; WTP; TTO
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt tăng sắc tố
đối xứng trên mặt với diễn tiến mạn tính, phần đông trường hợp ít gây ra đau đớn về
mặt thể xác và không gây tử vong, nhưng bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh
thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ
nữ. Nám da cũng có thể xảy ra ở nam giới, mặc dù ít phổ biến hơn (Bagherani và cộng
sự, 2015). Theo thống kê của Bộ y tế năm 2018 cho thấy phần đông phụ nữ Việt Nam
đều gặp phải tình trạng nám da trên mặt, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% dân số nữ trong
những năm trước 2010, nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng cao
lên đến 60-75% tổng dân số nữ cả nước (Bộ Y tế, 2018). Theo thống kê ở bệnh viện
Da liễu Đồng Nai năm 2001, số bệnh nhân nám da đến khám chiếm tỉ lệ 3.45%, đứng
hàng thứ tư sau chàm, mụn trứng cá, mề đay (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018).
Có thể thấy, cùng với diễn tiến biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
khí quyển và tính chất nghề nghiệp trong đời sống hiện đại đã khiến con người ngày
càng phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – một trong những nguyên nhân chính
gây nám da mà chủ yếu là trên khuôn mặt của người phụ nữ. Thêm vào đó, sự bùng nổ
về dân số dẫn đến tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng tăng theo. Theo Rathore và
cộng sự (2011) sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ sinh sản cũng là nguyên nhân gây
bệnh, tỷ lệ hiện nhiễm trong thai kỳ là khoảng 50-70%. Như vậy, trong điều kiện sống
hiện đại, ngày càng có nhiều nguyên nhân trực tiếp và dễ dàng gây ra tình trạng nám
trên da. Sự tổn thương nặng nề về mặt tinh thần là yếu tố rất quan trọng gây đảo lộn
làm giảm thấp chất lượng sống của người bệnh thông qua ảnh hưởng đến công việc,
các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao và các mối quan hệ trong xã hội.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra hậu quả xấu của tình trạng nám gây ra khiến cho người
bệnh mất tự tin vào diện mạo, làm ảnh hưởng đến công việc của họ, có thể dẫn đến
tình trạng trầm cảm, tự ti, tiếp đến dẫn tới kém giao thiệp trong cuộc sống. Làm giảm
đi vốn xã hội của người bệnh và dẫn tới giảm thu nhập, khiến cuộc sống của nhiều
người bệnh rơi vào bế tắc (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Handel và cộng sự, 2014). Rõ
ràng, bệnh nám da có ảnh hưởng tiêu cực trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống như
trong công việc học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, đời sống tình dục và
cuộc sống gia đình của bệnh nhân.
2
Việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là
một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp
phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một
cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện
chất lượng cuộc sống. Thực vậy, Elkinton (1966) lần đầu nhắc đến việc đánh giá chất
lượng cuộc sống của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong y đức lao động.
Rằng, điều gì tạo nên chất lượng cuộc sống cho một bệnh nhân và con đường trị liệu
cho người bệnh thường rất khó để đánh giá và điều này phải nằm trong ý thức của bác
sĩ. Dĩ nhiên để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh là một nan đề khó, nhiều
nghiên cứu đã xây dựng các công cụ, phương pháp nhằm đánh giá và đo lường. Gần
đây, trong các nghiên cứu về hiệu quả y học việc sử dụng phương pháp đo lường WTP
và TTO là một trong những phương pháp đo lường thường được các nghiên cứu sử
dụng để nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường được đánh giá
là mang lại hiệu quả cao (Buckingham & Devlin, 2006; Guo và cộng sự, 2017;
Lundberg và cộng sự 1999).
Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến bệnh nám da;
tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát về các yếu tố dịch tễ, các yếu
tố thuận lợi, lâm sàng và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị của bệnh nám da
như của Trương Thị Mộng Thường và cộng sự năm 2012 và chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về ảnh hưởng của nám da lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Như vậy, nghiên cứu này tập trung “Các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng
cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (Melasma) tại bệnh viện Da liễu
Đồng Nai” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh nám da đối với
chất lượng cuộc sống, mức sẵn lòng chi trả của bệnh nhân cũng như khảo sát những
yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nặng nề hơn
để giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đến khám và điều trị
tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, những mục tiêu cụ thể hơn gồm:
Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang
điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị
tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số về thời gian điều trị (TTO) và
mức sẵn lòng trả (WTP).
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để cụ thể hóa các mục tiêu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai như thế nào?
Thứ hai: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh
viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP như thế nào?
Thứ ba: Những nhân tố nào tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng
Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
- Điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa ra trên 3 tháng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.
4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau: đánh giá mức độ nặng
của bệnh nám da thông qua chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI; đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu
DLQI và qua các phép đo lường dựa trên sở thích gồm mức sẵn lòng chi trả cả về thời
gian - TTO và tiền bạc - WTP cho việc chữa trị của bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu
Đồng Nai; và cuối cùng tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân nám da đang chữa trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các bệnh nhân nám đến khám và
điều trị tại khoa Da liễu của bệnh viện Da liễu Đồng nai.
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập
trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm từ
tháng 10/2017 đến tháng 12/2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính.
Trong đó, phương pháp định lượng được áp dụng thông qua các chỉ số Chất lượng
Cuộc sống Da liễu (DLQI), đo lường dựa trên sở thích gồm phương thức Mức sẵn lòng
chi trả - Willingness To Pay (WTP) và phương thức Thời gian đánh đổi - Time Trade-
Off (TTO), Chỉ số mức độ nghiêm trọng của vùng nám da (MASI) bằng cách áp dụng
mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh
giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối
với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất
lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO, cũng như xác định mối tương quan
giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và chỉ số mức độ nặng của vùng nám
da MASI và các chỉ số liên quan đến WTP và TTO. Còn phương pháp nghiên cứu định
tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải thích rõ hơn kết quả nghiên cứu định
lượng và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng điều trị bệnh nám của
bệnh viện.
5
1.6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương 2 trình bày lý
thuyết về bệnh nám da, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình; các phương pháp đánh giá tình trạng da liễu và các chỉ số đánh giá tài chính;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này gồm khung nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu; tổng quan mô hình chạy dữ liệu; các chỉ tiêu đo lường các khái niệm
nghiên cứu; bảng câu hỏi, thiết kế nghiên cứu, mô tả dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ
liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 giới thiệu phạm vi
nghiên cứu; đánh giá mức động nặng của bệnh nám da; đánh giá chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da thông qua các phép đo mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thời gian
bỏ ra (TTO) của bệnh nhân nám cho việc điều trị theo phác đồ tại bệnh viện, thảo luận
kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu; đề xuất các kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa Da liễu
cho việc điều trị bệnh nám hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao nhận thức
của bệnh nhân trong việc phòng tránh cũng như bảo vệ da trước khi bị nám.
6
Tóm tắt chương
Chương 1 đã trình bày tổng quan về việc giới thiệu toàn bộ nội dung nghiên
cứu được thực hiện trong bài bao gồm các nội dung về sự cần thiết của vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
chính sẽ sử dụng cũng như trình bày vắn tắt bố cục của toàn bộ nghiên cứu. Chương
tiếp theo sẽ trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực
nghiệm đã nghiên cứu trước đó có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này.
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan
2.1.1. Chất lượng cuộc sống
Trước Công nguyên, Aristotle đã định nghĩa “chất lượng cuộc sống” là một
“cuộc sống tốt” hoặc “công việc trôi chảy” (Rapley, 2003). Mặc dù khái niệm chất
lượng cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất toàn cầu cho khái niệm này (Rapley, 2003).
Tuy vậy, đến những năm 1960, thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống” đã được giới
thiệu lần dầu trong các tài liệu y khoa và ngày càng được sử dụng phổ biến và từ năm
1975 đến nay, thuật ngữ chất lượng cuộc sống được giới thiệu như một từ khóa trong
cơ sở dữ liệu y học (Post, 2014). Mô tả về chất lượng cuộc sống trong y khoa được
Elkinton (1966) giới thiệu trong bài xã luận thuộc kỷ yếu Nội khoa của mình như một
điều mà mọi bác sĩ đều phải nắm trong ý thức của mình. Rằng chất lượng cuộc sống
của người bệnh không chỉ liên quan đến sự toàn vẹn về thể chất mà còn cần đến cả sự
toàn vẹn về đời sống tinh thần. Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc
sống thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-Group) năm 1995 thì Chất lượng cuộc
sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa
và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng,
tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ (WHO, 1997).
Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau để định nghĩa về chất lượng cuộc sống,
nhưng sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là một mô tả tốt nhất về chất
lượng cuộc sống trong y học, được phần lớn các nhà khoa học sức khỏe hay xã hội học
áp dụng. Việc áp dụng định nghĩa này thường được áp dụng để đo lường và đánh giá
chất lượng cuộc sống của người bệnh, ít nhất 3 chiều trong định nghĩa đã được sử
dụng để mô tả và đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh gồm: chức năng thể
chất, trạng thái tinh thần và khả năng tham gia vào các tương xã hội thông thường
(Post, 2014).
8
2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cần thiết, không chỉ phản ánh
tác động của bệnh đến cuộc sống của bệnh nhân mà còn giúp đánh giá hiệu quả của
một can thiệp một cách rõ ràng. Vì vậy, đánh giá chất lượng cuộc sống cần được coi là
đánh giá đầu ra quan trọng trong các thử nghiệm đối với việc điều trị bệnh.
Hầu hết các nghiên cứu đều áp định nghĩa về chất lượng cuộc sống của WHO
vào đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, rằng chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc nhiều chiều bao gồm sức
khỏe thể lực, sức khỏe tâm trí, chức năng xã hội và toàn trạng nói chung (WHO,
1997). Một trong số đó là quan niệm của Lawton là có ảnh hưởng nhiều nhất. Ông đã
đưa ra khung khái niệm về chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi bao gồm bốn lĩnh
vực quan trọng: năng lực nhận thức, thể trạng tâm trí, môi trường khách quan, nhận
thức về chất lượng cuộc sống (Lawton, 1991). Theo cách tương tự Karnofsky &
Burchenal (1949) đã phác thảo việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung
thư qua những khía cạnh như tình trạng bệnh, thời gian thuyên giảm bệnh, kéo dài
cuộc sống, thái độ chủ quan, tâm trạng của người bệnh, cảm giác hạnh phúc chung…,
đây cũng chính là các tiêu chí được cân nhắc trong việc xây dựng đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh (Post, 2014).
Spitzer (1981) đã xây dựng riêng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống
của người bệnh trong nghiên cứu của mình và đặt tên cho bộ chỉ số này là Chỉ số chất
lượng cuộc sống (QOL) Spitzer. Bộ chỉ số này dựa trên khái niệm rằng các việc đo
lường QOL nên bao gồm có chức năng vật lý, xã hội và cảm xúc; thái độ đối với bệnh
tật; đặc điểm cá nhân của bệnh nhân; các tương tác gia đình; và chi phí cho bệnh tật và
các hoạt động liên quan khác như tự chăm sóc, sức khỏe nói chung, hỗ trợ xã hội và
các quan điểm về cuộc sống (thông thường những chỉ số này được thiết kế bởi chính
các bác sĩ) (Spitzer, 1981). Tóm lại, bộ chỉ số QOL Spitzer gồm 5 nhân tố chính: (1)
nhóm các hoạt động chính trong cuộc đời gồm làm việc, học tập, những yếu tố liên
quan đến nghề nghiệp; (2) nhóm những hoạt động cá nhân hàng ngày như ăn, ngủ,
nghỉ, vệ sinh cá nhân..; (3) nhóm các cảm nhận về sức khỏe, tình trạng bệnh của người
bệnh; (4) nhóm các yếu tố thuộc về sự hỗ trợ, ủng hộ từ xã hội, môi trường sống và (5)
là nhóm các tiêu chí thuộc về các hoạt động ngoài trời.
9
Đến năm 1987, trong hội nghị y học thế giới tại Bồ Đào Nha, Ware (1987) đã
đánh giá cao sự phổ biến ngày càng tăng của khái niệm QOL trong các tài liệu chăm
sóc sức khỏe và cho rằng chỉ số này làm gia tăng tính toàn diện của các biện pháp y tế.
Ông cho rằng, trong khi sức khỏe thường được xác định chủ yếu liên quan đến thể xác
như về cái chết và mức độ bệnh tật (nghĩa là bệnh tật), tuy nhiên khái niệm về sức
khỏe mới nên bao gồm việc mọi người hoạt động tốt như thế nào trong cuộc sống hàng
ngày và đánh giá cá nhân về sức khỏe của họ (Ware, 1987). Tuy nhiên khác với
Spitzer, Ware đưa ra một định nghĩa với nhiều giới hạn hơn khi đo đánh giá chất lượng
cuộc sống sức khỏe của một cá nhân. Ông ta cho rằng việc đo lường đánh giá chất
lượng cuộc sống cần được phân tích theo mục tiêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe là
tối đa hóa sức khỏe một thành phần của chất lượng cuộc sống, cụ thể là tình trạng sức
khỏe. Và rõ ràng, kết quả sức khỏe cần được đo lường kỹ lưỡng.
Trong khi đó, trong tạp chí công bố thế giới, Torrance (1987) lần đầu áp dụng
chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống trong y khoa (HRQOL) để đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh. Theo Dijkers (2005), HRQOL là một phần mang của QOL,
phần này mang tính khách quan và đề cập đến các thành phần của QOL tập trung vào
hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sức khỏe, bệnh tật, rối loạn, và chấn
thương (dấu hiệu, triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị, hoạt động thể chất, nhận
thức, cảm xúc và xã hội, v.v.). Và như vậy HRQOL bị đánh giá là vậy trùng lặp với
khái niệm về tình trạng sức khỏe (Post, 2014).
Dù vậy, kể từ năm 1987, các thuật ngữ về sức khỏe, cảm nhận về sức khỏe, tình
trạng sức khỏe của người bệnh được nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng sử dụng
trong việc đánh giá sức khỏe của người bệnh qua các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc
sống y khoa của họ. Hai bộ chỉ số phổ biến nhất thường được sử dụng là HRQOL và
QOL (Post, 2014). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này chưa có nghiên cứu nào
đánh giá toàn diện về sự phù hợp khi áp dụng các bộ tiêu chí QOL và HRQOL và đánh
giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mãi đến năm 2005, Dijkers mới đưa ra một
mô hình tổng thể đánh giá toàn diện về QOL và các khía cạnh của nó. Dijkers (2005)
cho rằng sự khác biệt của QOL nằm ở việc thực hiện giữa 3 nhóm chính: QOL là hạnh
phúc chủ quan (SWB), QOL là thành tích đạt được và QOL là tiện ích.
10
- Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù
Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù tập trung chủ yếu vào các mặt
chính liên quan đến bệnh đặc thù vì thế có thể đánh giá chính xác hơn tác động của
bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như phản ánh rõ hơn hiệu quả can
thiệp. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống của người
bệnh nám da, do vậy phần tiếp theo sẽ tiến hành phân tích, tổng quan các nghiên cứu
đánh giá chất lượng cuộc sống theo đặc thù bệnh nám da.
Rõ ràng, những người có thời gian rảnh rỗi nhiều hoặc tính chất công việc cần
yếu tố thẩm mỹ cao thường có ý thức chữa trị tốt hơn những người không đi làm. Hơn
nữa các thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như thói quen sử dụng thuốc có thể ảnh
hưởng tới việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã
xem xét điều gì là quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và
có thể làm thay đổi quá trình tăng sắc tố da cũng như những thay đổi hoàn cảnh sống
của bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh (Cestari và cộng sự, 2006; Freitag và cộng
sự, 2008; Leeyaphan và cộng sự, 2011; Pollo và cộng sự, 2018). Điều này rất quan
trọng đối với chất lượng cuộc sống ở giai đoạn sớm ví dụ điều trị và phòng tránh với
chi phí thấp hơn, khả năng biến mất các đốm màu tối sẽ cao hơn. Thông qua việc đánh
giá chất lượng cuộc sống, bệnh nhân và người chăm sóc có thể nói lên can thiệp có tạo
ra sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân không. Những đánh giá này
giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng hơn rằng điều trị nào được lựa chọn và
mang lại lợi ích lâm sàng một cách có ý nghĩa (Schiffner và cộng sự, 2002). Hơn nữa,
theo dõi những thay đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể tìm ra những
biện pháp can thiệp mới giúp duy trì hoặc tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ.
Trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da, nhiều bộ tiêu chí
được đã được đưa vào sử dụng. Một vài nghiên cứu không xây dựng riêng bộ chỉ số
nào việc đánh giá chất lượng đặc thù của bệnh này, mà coi đó là các đặc điểm lâm
sàng nghiên cứu riêng như nghiên cứu của Bleichrodta & Johannessonb năm 1997.
Những nghiên cứu này áp dụng trực tiếp các bộ tiêu chí đo lường chất lượng cuộc
sống của người bệnh nói chung như QOL và HQOL vào nghiên cứu đánh giá. Tuy
nhiên, để đánh giá sâu hơn, chi tiết và phù hợp hơn, nhiều nghiên cứu sau này đã dựa
trên các tiêu chí căn bản của bộ QOL để phát triển các tiêu chí phù hợp trong đánh giá
11
chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da với các bộ công cụ MeslasQoL,
SKINDEX (SKINDEX-16; SKINDEX-29), SF-36; VQ-Dermato như Cestari và cộng
sự năm 2006, hay Grob và cộng sự, 1999. Hoặc xây dựng riêng một bộ tiêu chí khác
đánh giá chung cho chất lượng đời sống da liễu của người bệnh, bộ này được gọi là chỉ
số chất lượng cuộc sống da liễu - DLQI như Finlay & Khan năm 1994 hay của
Leeyaphan và cộng sự năm 2011. Hơn thế, họ cũng phát triển đa dạng hơn các góc tiếp
cận khác nhau trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh qua nhiều chỉ
số khác như dựa trên các đo lường về sở thích như mức sẵn lòng trả -WTP và thời gian
đánh đổi -TTO như của Lundberg và cộng sự 1999.
Cụ thể, một số phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám
da phổ biến được sử dụng như bộ chỉ số
SF-36 lúc đầu do Ware & Sherbourne (1992) đề xuất. Gồm tám thang đo: hoạt
động thể chất (PF), thể chất vai trò (RP), đau cơ thể (HA), sức khỏe nói chung (GH),
sức sống (VT), chức năng xã hội (SF), vai trò tình cảm (RE), và sức khỏe tâm thần
(MH). Phân tích thành phần cho thấy có hai khái niệm riêng biệt được đo bằng SF-36
(Lins, 2016): một chiều liên quan đến vật lý, thể chẩt, được biểu thị bằng Tóm tắt
thành phần vật lý (PCS) và chiều kích tinh thần, được biểu thị bằng Tóm tắt thành
phần tinh thần (MCS).
DLQI là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu nói chung được phát
triển bởi Finlay & Khan (1994). DLQI là một biện pháp đơn giản bệnh nhân hoàn
thành chính xác và nhanh chóng không có sự giám sát, nó có tiềm năng để giúp đỡ
trực tiếp được cho bác sĩ lâm sàng. DLQI cung cấp một thước đo kết quả có định
hướng và liên quan đến bệnh nhân trong đánh giá các liệu pháp mới và so sánh khác
nhau cách thức chăm sóc sức khỏe. DLQI cũng cung cấp một cách để được việc so
sánh tác động của các bệnh da khác nhau và so sánh tác động của các bệnh ngoài da
với các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Thông tin này có thể quan trọng để
thông báo ra quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong hệ thống chăm sóc y tế
và cho các mục đích chính trị trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh da.
Trong tư vấn lâm sàng trực tiếp cho phép bệnh nhân thể hiện các vấn đề trong cuộc
sống của họ gây ra bởi bệnh ngoài da của họ có thể tăng cường chất lượng chăm sóc
cung cấp.
12
SKINDEX do Chren và cộng sự (1996) phát triển gồm 61 tiêu chí được dùng
trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân đang điều trị các bệnh về
da. Sau đó, với mục tiêu phát triển một công cụ để đo lường toàn diện các tác động của
bệnh da đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và chúng tôi đã thiết kế cụ
thể để có thể phân biệt giữa các bệnh nhân với các tác động khác nhau và phát hiện
những thay đổi ở bệnh nhân theo thời gian, Chren (2012) đã phát triển công cụ này
thành hai bộ SKINDEX-16 và SKINDEX-29. Khi mà bộ SKINDEX-29 được thiết kế
bao gồm nhiều tiêu chí hơn, dài hơn và phù hợp hơn nếu mục tiêu của dự án là điều tra
và tìm hiểu tác động của một điều kiện nhất định đối với chất lượng cuộc sống. Ngoài
ra, vì SKINDEX-29 cũ hơn và được sử dụng rộng rãi hơn trong lâm sàng nghiên cứu,
điểm số điển hình của bệnh nhân khác nhau tình trạng da có sẵn rộng rãi và có thể
được so với những bệnh nhân mắc bệnh trong câu hỏi. Thì bộ công cụ SKINDEX-16
lại ngắn hơn, ít các tiêu chí hơn và tập trung hơn vào các tiêu chí liên quan đến tần suất
trải nghiệm, từ điều này, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp đánh giá hiệu quả hơn đối
với Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
VQ-Dermato là công cụ được phát triển bởi Grob và cộng sự (1999) từ bộ chỉ
số HRQoL dành riêng cho da liễu dựa trên khái niệm về rối loạn da mãn tính, bao gồm
28 mục đo lường một số thành phần thuộc bộ chỉ số QoL, cụ thể là: tự nhận thức, hoạt
động sống hàng ngày, trạng thái tâm trạng, hoạt động xã hội, hoạt động giải trí, hạn
chế do điều trị và khó chịu về thể chất.
MelasQoL do Balkrishnan và cộng sự (2003) phát triển từ việc tổng hợp bảy
câu hỏi từ bảng câu hỏi của bộ chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan đến các bệnh về
da – SKINDEX-16.
Như vậy, vì mục đích nghiên cứu cũng như phù hợp với các đánh giá của người
bệnh, nghiên cứu lựa chọn sử dụng bộ tiêu chí DLQI cho việc nghiên cứu đo lường
chất lượng cuộc sống da liễu của người bệnh nám da.
13
2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Nám da là một chứng rối loạn sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt và các vệt
tăng sắc tố đối xứng trên mặt hoặc bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay
gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ, … ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của
người bệnh. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với loại da
Fitzpatrick IV-VI, mặc dù tình trạng này cũng có thể xảy ra ở nam giới. Phơi nhiễm di
truyền, tiếp xúc với tia cực tím (UV), các yếu tố nội tiết tố như hormone giới tính nữ
và bệnh tuyến giáp, mang thai và các loại thuốc như phenytoin là các yếu tố nguy cơ
đã biết.
Trong thời gian gần đây, đã có những nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố khác
có thể liên quan đến bệnh sinh của nám. Chúng bao gồm các yếu tố tăng trưởng mạch
máu khác nhau, các yếu tố di truyền, và vai trò của H19, tổng hợp nitric oxide
synthase (iNOS), và các gen điều biến đường dẫn WNT. Xác định các yếu tố này có
thể tạo thuận lợi cho việc phát triển các lựa chọn điều trị mới hơn cho nám.
Biểu hiện lâm sàng
- Sạm da do di truyền, bẩm sinh
Hội chứng LEOPARD nốt ruồi, bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau,
hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm và điếc.
Hội chứng PEUTZ-JEGHERS nốt ruồi ở môi dưới, các màng sắc tố xuất hiện
từ khi sinh ra, hoặc lúc còn nhỏ, các tổn thương trên da có thể dần biến mất nhưng các
tổn thương trong miệng thì không.
Tàn nhang: là các đốm màu nâu hoặc cà phê sữa, kích thước thường nhỏ hơn
0,5cm. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng bộc lộ với ánh sáng mặt trời và thường là
xuất hiện trước 3 tuổi. Khi đến tuổi dậy thì bệnh càng nặng và càng về mùa xuân hè
sạm da tăng lên, mùa thu đông có giảm đi.
Một số bệnh khác như:
14
+ Hội chứng CALM là những mảng màu cà phê sữa, nhợt đồng đều, rải rác, chu
vi rõ ràng, kích thước từ 2-20cm, xuất hiện rất sớm sau khi sinh ra, có xu hướng biến
mất khi trẻ lớn lên.
+ Bệnh BECKER: là một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh
giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20-
30 thường bị nhiều hơn, nhất là thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều.
+ Nhiều sắc tố đầu chi của NOLI xuất hiện vùng da tăng sắc tố lốm đốm xen
lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân. Có từ lúc bú mẹ hay trẻ nhỏ.
+ Tăng sắc tố dạng vùng đầu chi của Kitamura xuất hiện một mạng lưới tăng
sắc tố giống tàn nhang ở bàn tay. Tổn thương thường xuất hiện trước tuổi 20.
Ngoài ra còn một số bệnh khác như bớt Ota ở mặt, Ito, bớt vùng cổ gáy.
+ Bệnh nhiều sắc tố dầm dề xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh ảnh hưởng đến nữ giới
và gây chết ở nam giới với 3 giai đoạn:
 Giai đoạn bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần
 Giai đoạn sần có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6.
 Giai đoạn nhiễm sắc tố: từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng
sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần,
tinh thần chậm phát triển.
- Nám da do rối loạn chuyển hoá
 Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt
 Thoái hoá bột
- Nám da do rối loạn nội tiết
Bệnh Addison: với các dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản
xuất MSH và ACTH là hai hormon của tuyến yên. Mặc dù các dát sắc tố rải rác khắp
toàn thân nhưng phần nhiều tập trung ở cùng bộc lộ với ánh sáng.
Dát sắc tố trong thời kì mang thai Rất nhiều phụ nữ thời kỳ mang thai xuất hiện
các dát sắc tố: hay gặp nhất là ở vùng mặt, cổ, vú, vùng sinh dục ngoài, …
- Do hoá chất
 Dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc
15
 Những hoá chất hay thuốc gây ra tăng sắc tố da thường là các hoá chất
có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng
vai trò là chất cảm quang là tăng sắc tố da ở vùng bộc lộ ánh sáng.
- Do các yếu tố khác
Do dinh dưỡng mà nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12,
vitamin PP gặp chủ yếu ở vùng hở.
Yếu tố vật lý: rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời.
+ Tăng sắc tố sau viêm: có thể khu trú ở thượng bì, cũng có khi ở cả trung bì do
đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì, vùng tăng sắc tố này có thể xảy ra sau
một viêm cấp hay mạn hay sau một đợt viêm nhiễm nấm hay lang beng.
+ Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính
+ Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì, …
Biểu hiện cận lâm sàng
- Xác định nám da khu trú ở thượng bì, trung bì hay cả hai sử dụng đèn Wood
trong buồng tối chiếu vào tổn thương tăng sắc tố nếu:
Nếu sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường là tăng sắc tố thượng bì.
Nếu sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy là tăng sắc tố ở trung bì
Khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi là
tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì. Hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp.
- Mô bệnh học:
Biết tính lượng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình
trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố.
- Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố
+ Bản đồ gen: phát hiện các đột biến gen gây bệnh
+ Xét nghiệm sinh hoá màu: phát hiện các rối loạn chuyển hoá, định lượng các
hormon.
+Siêu âm: phát hiện các bất thường nội tạng gây bệnh như teo tuyến thượng
thận, u tuyến giáp, …
+ Các xét nghiệm khác đặc hiệu cho từng bệnh.
16
2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh
Nám da với những mảng, đốm sậm màu hiện diện ngay trên khuôn mặt khiến
rất nhiều phụ nữ buồn phiền, mất tự tin và ngại xuất hiện chốn đông người, bởi chúng
giảm vẻ đẹp của làn da một cách trầm trọng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến
40% phụ nữ đang nằm trong độ tuổi 30 bị nám da, chủ yếu là phụ nữ sau sinh
(Bagherani, et al., 2015) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của
người bệnh. Khi bước vào giai đoạn tuổi 30, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi
do mang thai, cho con bú, kinh nguyệt không đều, tuổi tác, sức khỏe… sẽ khiến cho
hắc tố melamin nằm sâu bên trong lớp hạ bì của da tăng hoạt động dẫn đến sản sinh ra
những đốm/mảng sậm màu trên bề mặt mà chúng ta hay gọi là “nám da”. Bên cạnh đó,
nám da cũng hình thành bởi những tác nhân khác bao gồm: Thiếu ngủ, thức khuya, sử
dụng mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc tránh thai, tiếp xúc thường xuyên với ánh
nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn....
Tuy nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nám da lại là nỗi ám ảnh
của phái đẹp, vì nó gây ra vô số phiền toái như:
Ảnh hưởng tới sắc đẹp, thẩm mỹ: Nám da với những đốm/ mảng sậm màu
thường hiện diện ngay trên khuôn mặt và phát triển rất nhanh khiến nhan sắc của phái
đẹp giảm sút, làm làn da trông loang lổ, kém mịn màng, không đều màu, thiếu hẳn sức
sống vốn có. Bên cạnh đó, nám da sẽ làm người phụ nữ trông già nua hơn tuổi thật,
thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nếp nhăn, khô
sần, chảy xệ hình thành.
Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Trong khi bước sang tuổi ngoài 30, cánh
mày râu thường trở nên phong độ hơn, thì chị em lại bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão
hóa, đặc biệt là tình trạng tăng sắc tố, nám, tàn nhang, sạm da. Và sự thay đổi trải
ngược này giữa hai phái là nguyên nhân không nhỏ khiến hạnh phúc nhiều gia đình bị
lung lay.
Tác động xấu đến tâm lý: Là phái đẹp, ai không mong muốn làn da của mình
trắng sáng và mịn màng. Chính vì vậy, đa phần chị em bị nám đều không còn tự hài
lòng với chính mình. Từ đó có thái độ thiếu tích cực, không còn yêu đời, tươi vui, dẫn
đến nhiều xáo trộn trong cuộc sống, tinh thần suy giảm, thường xuyên buồn phiền,
chán nản và mất tự tin trong giao tiếp.
17
Khó chữa trị: Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nám da còn rất cứng đầu,
khó chữa trị, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và phát triển nhanh chóng. Để loại bỏ
nám da hiệu quả và giúp giảm thiểu tình trạng quay trở lại, đòi hỏi chị em phải sử
dụng những loại kem trị nám có chất lượng đảm bảo. Nếu dùng kem trộn hay chứa hóa
chất độc hại sẽ làm tình trạng nám da nặng nề thêm, gây hư da, thậm chí gây nguy hại
đến sức khỏe.
2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng
Nai
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai là bệnh viện chuyên khoa Da liễu hàng đầu của
tỉnh Đồng Nai, được thành lập vào năm 1985. Cơ sở ban đầu của bệnh viện là chuyên
điều trị bệnh phong cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, chăm sóc và điều trị nội trú cho
bệnh nhân. Hiện nay bệnh viện đã phát triển cùng với sự phát triển của tỉnh nhà đã
triển khai nhiều kỹ thuật mới trong điều trị nội – ngoại trú, thực hiện đúng các phác đồ
chuẩn quy trình Bộ Y tế. Đầu tư rất nhiều các trang thiết bị tiên tiến trên thế giới, được
định kỳ kiểm tra hệ thống để các trang thiết bị hoạt động tốt nhất và an toàn trong
khám và điều trị phục vụ cho nhân dân. Trình độ chuyên môn của đội ngũ các Y, Bác
sĩ, nhân viên Y tế được bồi dưỡng thường xuyên, nhằm đảm bảo công tác chuyên môn
và nâng cao tay nghề trong điều trị bệnh. Cập nhật nhanh và áp dụng đúng các phác đồ
mới trong công tác khám chữa bệnh.
Hiện nay, bệnh nám là một trong những bệnh được điều trị tại Đơn vị Thẩm mỹ
da của Bệnh viện. Đơn vị này được thành lập năm 2015, chuyên điều trị về thẩm mỹ
da cho người bệnh bằng nhiều kỹ thuật lâm sàng. Trong đó, điều trị bệnh nám được
thực hiện bằng nhiều phương pháp hiện đại như : trị nám bằng PRP (ly chích huyết
tương giàu tiểu cầu), hay điều trị nám bằng Laser YAG Q.SWitched và bằng Aqua
Mesoderm, máy điện di cao cấp.
Theo báo cáo tổng kết năm của Bệnh viện, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị
khám chữa cho khoảng 1.000 bệnh nhân đến khám chữa, điều trị nám da (Bệnh viện
Da liễu Đồng Nai, 2018). Trong đó, có đến 60% người bệnh nám là do tiếp xúc với
ánh nắng vì tính chất công việc và cuộc sống (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018).
18
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Ảnh hưởng của bệnh nám đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh là một
vấn đề đáng lo ngại khi mà con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe về mặt tinh
thần, thẩm mỹ là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá vấn đề này như Leeyaphan và cộng sự (2011) ;
Freitag và cộng sự (2008); Balkrishnan và cộng sự (2003); Cestari và cộng sự
(2006)…. Tuy vậy, ở Việt Nam hiện các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân nám vẫn chưa được khai thác và chưa được tìm thấy. Các nghiên cứu chủ yếu
được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng bệnh, các đặc điểm lâm sàng và các
phương pháp điều trị bệnh. Dù vậy, nhiều lĩnh vực bệnh khác về da như vảy nến, phát
ban đỏ … cũng đã được nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh
như của Thường & Diệp (2011) và Xuân (2015). Cụ thể :
Leeyaphan và cộng sự năm 2011 đã tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh nám da tại Thái dựa vào phép đo lường sở thích là WTP,
TTO và chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI. Một bộ dữ liệu bảng được thu thập
trên 78 bệnh nhân nám, những người tham gia điều trị bệnh tại bệnh viện Siriraj từ
tháng 2 đến tháng 3 năm 2009 tại Thái Lan. Kết quả cho thấy chủ yếu nữ giới bị mắc
bệnh nhiều nhất và trong độ tuổi trung bình là khoảng 47 tuổi. Đo lường TTO cho thấy
mức TTO chuẩn là 0,96 trong khi TTO hàng ngày là 0,92 và có tương quan đáng kể
với nghề nghiệp của người bệnh. Mức sẵn lòng trả tiền WTP cho thấy người bệnh nám
ở Thái bình quân sẵn lòng trả 1.157 baht chiếm khoảng 7,2% thu nhập để điều trị
bệnh. Mức WTP có tương quan đáng kể với tổng điểm DLQI. Nghiên cứu này chỉ ra
ràng WTP là một công cụ hữu ích để đánh giá được chất lượng cuộc sống của người
bệnh nám (Leeyaphan và cộng sự, 2011).
Freitag và cộng sự năm 2008 tiến hành nghiên cứu đánh giá các khía cạnh lâm
sàng, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của bệnh nám đến cuộc sống hàng ngày của
phụ nữ Brazil. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo với bộ gồm 55 câu hỏi được thiết kế
để thu thập dữ liệu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh được
đánh giá lâm sàng bằng cách sử dụng chỉ số mức độ nặng của bệnh nám - Melasma
Area and Severity Index (MASI). Cùng với việc xây dựng thang đo MELASQoL đo
lường chất lượng cuộc sống của người bệnh của 10 câu hỏi đơn giản và dễ trả lời. Kết
quả cho thấy cho thấy có đến 85 phụ nữ bị nám trên 15 tuổi. Tuổi trung bình của người
19
bệnh là 41 với điểm đánh giá chất lượng cuộc sống qua chỉ số MELASQoL là 37.5.
Trong đó đang chú ý, bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần trước đó có điểm
MELASQoL cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không có tiền lệ này. Bệnh nhân có ít
hơn 8 năm đi học cũng có điểm MELASQoL cao hơn đáng kể so với những người tốt
nghiệp. Giá trị trung bình của chỉ số MASI là 10,6. Và nghiên cứu không tìm ra bằng
chứng cho mối tương quan giữa MASI và MELASQoL. Nghiên cứu này xác nhận
rằng MELASQoL-BP rất dễ quản lý, bổ sung thông tin quan trọng về tác động của
nám đối với cuộc sống của phụ nữ Nam Mỹ và cuối cùng, góp phần xây dựng bằng
chứng về tính hợp lệ, độ tin cậy và thích ứng văn hóa của phiên bản MELASQoL bằng
tiếng Bồ Đào Nha (Freitag và cộng sự, 2008).
Balkrishnan và cộng sự (2003) nghiên cứu phát triển và xác định bộ công cụ
HRQoL riêng cho riêng bệnh nám. Qua đó đánh giá mức độ suy yếu của người bệnh
khi phải chống chọi với bệnh nám bằng cách xem xét các ảnh hưởng khu vực nơi bệnh
nhân sống, những ảnh hưởng của điều kiện sống đối với bệnh và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám qua thang đo chất lượng cuộc sống của bệnh nám MELASQOL.
Kết quả nghiên cứu cho thấy MELASQOL có thể được sử dụng để đánh giá khách
quan ảnh hưởng của nám đối với đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nghiên cứu còn tìm thấy một mối tương quan cao giữa MELASQOL với DLQI.
Nghiên cứu cho rằng đây là bộ thang đo phù hợp được sử dụng để theo dõi mức độ suy
yếu của người bệnh do tổn thương nám gây ra. Điểm số MELASQOL có thể sử dụng
để hướng dẫn các phương pháp điều trị cũng như theo dõi sự cải thiện bệnh trong quá
trình điều trị của bệnh nhân HRQoL.
Qua lược khảo các tài liệu có liên quan cho thấy hiện nay trên thế giới chỉ số
chất lượng cuộc sống da liễu DLQI do Finlay (1994) đề xuất được khá nhiều nghiên
cứu như của (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Coban, 2018; Chen, 2012; Lundberg và
cộng sự, 1999; Basra và cộng sự, 2008) sử dụng để đánh giá tác động của nhiều bệnh
về da mạn tính đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trong đó có bệnh nám da.
Kết quả cho thấy, bệnh nám da đã gây ảnh hưởng xấu lên nhiều mặt trong cuộc sống
của người bệnh hầu hết là các hoạt động liên quan đến công việc và các hoạt động liên
quan đến vui chơi giải trí, thưởng thức cuộc sống của người bệnh (Basra và cộng sự,
2008).
20
Thêm vào đó, lược khảo cũng cho thấy WTP và TTO đều là những phương pháp
dựa vào sở thích để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được sử dụng phổ
biến như (Leeyaphan và cộng sự, 2011) sử dụng cả TTO và WTP; (Guo và cộng sự,
2017; Bleichrodta & Johannessonb, 1997; Buckingham & Devlin, 2006; Doctor và
cộng sự, 2008) sử dụng TTO trong khi (Lundberg và cộng sự, 1999; Schiffner và cộng
sự 2003; Finlay & Coles, 2006; Chen và cộng sự, 1998; Poyner và cộng sự, 2000 và
Schiffner và cộng sự, 2002; Pitt và cộng sự 2006; Motley & Finlay, 1989) sử dụng
WTP.
21
Tóm tắt chương
Chương 2 đã trình bày các khái niệm tiếp cận trong nghiên cứu; tổng quan về
chất lượng cuộc sống của bệnh đặc thù. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trước có
liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc hình thành phương pháp nghiên cứu ở
chương 3
22
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung phân tích
Sau khi lược khảo lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đó, tác giả nhận
thấy việc đánh giá ảnh hưởng của bệnh nám da lên chất lượng cuộc sống của người
bệnh có thể được đo lường thông qua phương pháp đo lường dựa trên sở thích với
hai chỉ số thường được sử dụng là Thời gian đánh đổi - TTO và Mức sẵn lòng trả -
WTP (Lundberg, et al., 1999; Buckingham & Devlin, 2006; Bleichrodta &
Johannessonb, 1997). Cụ thể, việc đánh giá phân tích sẽ được tiến hành như sau:
Thứ nhất, chỉ số MASI được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của vùng
nám da và các đặc điểm lâm sàng của bệnh gồm mức độ nặng của vùng nám, sắc tố
vùng nám và tính đồng nhất của màu da của vùng nám được sử dụng trong việc đo
lường, tính toán chỉ số này (Kimbrough-Green, et al., 1994).
Thứ hai, chỉ số Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) được sử dụng nhằm đo
lường chất lượng cuộc sống của người bệnh (Finlay & Khan, 1994).
Thứ ba, các chỉ số Thời gian đánh đổi - TTO và Mức sẵn lòng trả - WTP đại
diện cho hành vi sở thích của người bệnh, được sử dụng như là những biến quan
trọng cho việc quan sát ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của bệnh nhân
(Leeyaphan, et al., 2011). Trong đó, chỉ số Thời gian đánh đổi được tính toán qua
hai cách gồm TTO chuẩn (TTY) và TTO hàng ngày (TTD). Và các chỉ số Mức sẵn
lòng trả-WTP và tỷ lệ Mức sẵn lòng trả so với thu nhập – WTP/INC được xem cùng
nằm trong nhóm chỉ số Mức sẵn lòng trả-WTP.
Thứ tư, sử dụng một phép hồi quy tuyến tính (OLS) để định lượng mức độ
ảnh hưởng của bệnh nám da được đo lường thông qua chỉ số mức độ nặng của bệnh
(MASI) lên cuộc sống của người bệnh được đo lường thông các chỉ số TTO và
WTP. Ngoài ra, tác giả cũng đưa các yếu tố khác bao gồm các yếu tố khác gồm thu
nhập, thời gian điều trị bệnh nám, nguyên nhân gây bệnh và các đặc điểm nhân
khẩu học như trình độ, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, tuổi vào mô hình hồi quy
nhằm mục đích làm biến kiểm soát.
23
Cuối cùng, sử dụng tương quan Spearman để kiểm định mối tương quan
giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI với các chỉ số đo lường chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân qua các phép đo dựa trên sở thích TTO và WTP và chỉ số
mức độ nặng của vùng nám MASI.
Dưới đây, là toàn bộ khung phân tích của đề tài, Hình 3.1 thể hiện khung
phân tích dưới dạng sơ đồ. Trong đó, các mũi tên thể hiện mối liên quan của các
yếu tố trong mô hình. Các yếu tố trình độ, tình trạng hôn nhân, tuổi, nghề nghiệp
được hiểu là các yếu tố nằm trong nhóm các đặc điểm nhân khẩu, do đó hướng mũi
tên hướng về ô chứa nhóm các đặc điểm nhân khẩu. Các yếu tố lâm sàng của bệnh
về mức độ nặng của vùng nám, sắc tố vùng nám và tính đồng nhất màu da vùng
nám lại nằm trong nhóm được sử dụng để tính toán chỉ số mức độ nặng của vùng
nám MASI. Các mũi tên còn lại thể hiện mô hình nghiên cứu qua hai phương pháp
kinh tế lượng là hồi quy OLS và tương quan Spearman.
24
Hình 3. 1: Khung phân tích
Nguồn: Tác giả đề xuất.
25
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan
Để thực hiện mục tiêu 1, sử dụng các thông tin về đặc điểm lâm sàng của
bệnh nhân để đo lường mức độ nặng của bệnh nám trong cuộc sống của người bệnh
cũng như mô tả các yếu tố quan sát được về đặc điểm của người bệnh, tình trạng
bệnh nám diễn ra ở các bệnh nhân tới điều trị, để từ đó có được các yếu tố kiểm soát
đưa vào mô hình phân tích ảnh hưởng của bệnh nám lên chất lượng cuộc sống của
người bệnh. Các thông tin khai thác bao gồm:
- Khai thác các thông tin hành chính: tuổi, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp
- Hỏi thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị.
- Khai thác đánh giá đặc điểm lâm sàng:
+ Vị trí nám da: Vùng trán, vùng hai má (má trái và má phải), vùng
cằm.
+ Các mức độ thương tổn về diện tích vùng nám, màu sắc sắc tố da
vùng nám…
+ Xác định các tiêu chí liên quan đến nguyên nhân gây bệnh gồm: Do
ánh nắng mặt trời, do di truyền, do trong thời gian sinh sản ….
+ Xác định các tiêu chí liên quan đến sử dụng thuốc điều trị bệnh.
3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da
Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da trên lâm sàng đóng vai trò quan
trọng trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu đánh giá chuyên sâu liên
quan đến bệnh. Hệ thống tính điểm mức độ nghiêm trọng của vùng nám da - the
melasma area and severity index (MASI) được phát triển bởi Kimbrough-Green và
cộng sự (1994) được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu lâm sàng về nám
(Trelles và cộng sự, 2010; Jeong và cộng sự, 2010). Theo (Kimbrough-Green, et al.,
1994), chỉ số MASI đã được nghĩ ra dựa trên chỉ số mức độ nghiêm trọng của bệnh
vảy nến (PASI). Chỉ số MASI sử dụng một công thức gần như tương tự như chỉ số
PASI cho khuôn mặt như được sử dụng cho toàn bộ cơ thể theo điểm PASI. Hơn
26
nữa, ba biến số của diện tích, độ cứng và tỷ lệ trong PASI được thay thế bằng diện
tích, sắc tố và độ đồng nhất trong điểm số MASI (Kimbrough-Green, et al., 1994).
Chỉ số MASI được hiểu và tính theo nhiều công thức tương tự nhau nhưng khác
nhau về tỷ lệ phân chia khu vực nám trên khuôn mặt. Alrawashdeh (2013) đã đưa ra
cách tính chỉ số MASI khá dễ hiểu và cụ thể như sau:
- Tiến hành đo lường cho 4 khu vực vùng trán, vùng hai má (phải và trái) và
vùng cằm, cụ thể ký hiệu F khu vực trán chiếm 30% điểm số; RMR vùng má phải
và LMR là vùng má trái mỗi bên chiếm 30% điểm số; M vùng cằm chiếm 10%
điểm số. (Câu Q11, Phụ lục)
- Tiếp theo đó, mức độ nặng (A) của vùng nám các khu vực chia theo 7 cấp
độ từ 0-6, cụ thể: 0=không xuất hiện; 1= ít hơn 10%; 2= 10-29%; 3=30-49%; 4=50-
69%; 5=70-89% và 6=90-100%. (Câu Q12, Phụ lục)
- Quy định P là mức độ tăng sắc tố và H là tính đồng nhất của màu da vùng
nám, trong đó các điểm số từ 0 đến 4 thể hiện mức độ nặng nhẹ của màu da, cụ thể:
0=Không xuất hiện; 1=Rất ít; 2=Mờ; 3=Sậm màu; 4=Nhiều và sậm màu. (Câu Q13,
Phụ lục)
Như vậy, điểm MASI được tính như sau:
MASI= 30%*A(F)*[P(F) + H(F)] + 30%*A(RMR)*[P(RMR)+H(RMR)] +
30%*A(LMR)*[P(LMR) + H(LMR)] + 10% *A(M)*[P(M)+H(M)]
(1)
Trong đó:
- A(F), A(RMR), A(LMR), A(M): lần lượt là mức độ nặng của vùng cằm, vùng má
phải, …
- P(F),
Tuy đo lường này mang tính chủ quan cao và các giá trị khác nhau có thể
được tìm thấy ở cùng một bệnh nhân tại cùng một thời điểm. Sự chủ quan này
không bởi do mỗi thông số chủ quan mà bởi nó quá phức tạp đến nỗi các bác sĩ sẽ
tính toán một số điểm gần đúng dựa trên số lần hiển thị. Nhưng, đây vẫn là chỉ số
đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da phù hợp nhất tính đến nay (Alrawashdeh,
2013).
27
3.2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da
Ba phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh
nhân nám da trong nghiên cứu này gồm đo lường tình trạng sức khỏe da liễu thông
qua chỉ số Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) - và đo lường dựa trên sở thích
thông qua hai chỉ số Sẵn sàng trả tiền (WTP) và Thời gian thỏa thuận (TTO).
Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI)
DLQI là chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu được tổng hợp phân tích từ một
bộ gồm 10 câu hỏi để đo lường tác động của các bệnh về da đến chất lượng cuộc
sống của một người bệnh do Finlay và Khan đề xuất năm 1994. Chỉ số này được
thiết kế dành cho những người ở độ tuổi từ 16 trở lên. Là một trong những phương
pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong đánh giá chất lượng cuộc sống của
những bệnh nhân có tình trạng da khác nhau (Finlay & Khan, 1994). Bộ câu hỏi
được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, được giao cho bệnh nhân điền vào mà không cần
giải thích chi tiết. Phiếu trả lời thường được hoàn thành trong 3-5 phút (Xem phụ
lục ).
Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi được trình bày ở Bảng 3.1được chia thành 6
nhóm ý nghĩa và nội dung như sau:
Nhóm 1 về triệu chứng bệnh và ảnh hưởng đến cảm giác của bệnh nhân
(gồm câu hỏi 1 và 2 ở Bảng câu hỏi phần phụ lục)
Nhóm 2. Về hoạt động hàng ngày (gồm câu hỏi 3 và 4)
Nhóm 3. Về công việc hoặc học tập (câu hỏi số 7)
Nhóm 4. Về lĩnh vực giải trí (câu hỏi số 5 và 6)
Nhóm 5. Về các mối quan hệ cá nhân (câu hỏi số 8 và 9)
Nhóm 6. Về điều trị (câu hỏi số 10)
28
Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI
1
Mức độ châm chích, đau rát, ngứa trên vùng da đang điều trị của Anh/Chị, trong
tuần qua
2
Trong tuần qua, vùng da đang điều trị làm Anh/Chị cảm thấy mất tự tin với vẻ
ngoài của mình
3 Trong tuần qua, khi làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, vùng da đang điều trị của
Anh/Chị đã bị ảnh hưởng ở mức độ nào?
4
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến việc chọn trang
phục mặc hàng ngày của Anh/Chị
5
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến các hoạt động xã
hội, giải trí của Anh/Chị
6
Trong tuần qua, vùng da đang điều trị làm Anh/Chị gặp khó khăn trong việc chơi
thể thao hàng ngày
7
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến việc học tập và
làm việc của Anh/Chị?
8
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của thẩm mỹ vùng da đang điều trị đến các mối
quan hệ với đồng nghiệp, người thân hay bạn bè của Anh/Chị
9
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến đời sống tình dục
của Anh/Chị
10
Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của việc điều trị vùng da bị nám đến cuộc sống
hàng ngày của Anh/Chị như đã tốn nhiều thời gian, làm đảo lộn cuộc sống, thời
gian biểu hàng ngày hay làm nhà cửa của bị náo loạn.
Nguồn: (Finlay & Khan, 1994)
Mỗi câu hỏi được thiết kế tương ứng 5 ô tính điểm với mức độ đánh giá theo
thang điểm tăng dần từ 0 đến 4 trong đó: 0 là “Không liên quan”; 1 là “Không đáng
kể”; 2 là “Rất ít”; 3 là “Nhiều”; 4 là “Rất nhiều”.
Chỉ số DIQL được tính bằng cách lấy tổng điểm số của mỗi câu hỏi, kết quả
tối đa là 40 và tối thiểu là 0. Điểm số càng cao, chất lượng của cuộc sống càng bị
giảm sút.
Một số lưu ý khi đánh giá những câu trả lời hoàn thành không chính xác bộ
câu hỏi DLQI:
Có 1 tỷ lệ cao những bệnh nhân hoàn thành không chính xác bộ câu hỏi về
DLQI. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số nhầm lẫn.
1. Nếu 1 câu hỏi còn sót lại, câu này được cho 0 điểm. Điểm số này được
tổng hợp và cộng bình thường
2. Nếu có từ 2 câu hỏi trở lên còn sót lại, bộ câu hỏi không được cộng điểm
29
3. Nếu câu hỏi số 7 trả lời "có" thì câu này được 3 điểm. Nếu câu hỏi số 7
được trả lời "không" hoặc "không liên quan" nhưng sau đó bệnh nhân lại chọn
"nhiều" hoặc "một chút" thì được chấm điểm 2 hoặc 1.
4. Nếu từ 2 đáp án trở lên được lựa chọn, câu trả lời với số điểm cao nhất
nên được ghi lại
5. Nếu đáp án nằm giữa 2 ô được tick, câu trả lời với số điểm thấp hơn nên
được ghi lại.
6. Chỉ số DLQI có thể được thống kê số điểm theo 6 nhóm, khi sử dụng
thước đo theo nhóm nếu 1 câu trả lời của 1 câu hỏi trong nhóm đó bị trống thì nhóm
đó sẽ không được cộng điểm.
Nội dung ý nghĩa các giá trị của chỉ số DLQI với các khung giá trị từ 0 đến
40 được giải thích như sau:
Nhóm 1: 0-5 điểm: Bệnh nám da không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh.
Nhóm 2: 6-10 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng mức độ nhỏ đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân.
Nhóm 3: 11-20 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng mức độ trung bình đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nhóm 4: 21-30 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống
của bệnh nhân.
Nhóm 5: 31-40 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
sống của bệnh nhân.
30
Đo lường dựa trên sở thích - Thời gian đánh đổi để điều trị bệnh (TTO)
Đo lường dựa trên sở thích là một phương pháp đánh giá dựa trên lý thuyết
kinh tế, cho phép bệnh nhân từ bỏ lý thuyết một cái gì đó có giá trị (tiền bạc, thời
gian, nguy cơ tử vong) để không mắc bệnh. Do đó, phương pháp đánh giá này cung
cấp một cái nhìn sâu sắc về gánh nặng bệnh tật vì nó liên quan đến chất lượng cuộc
sống (Lundberg, et al., 1999). Có hai loại đo lường dựa trên sở thích, bao gồm đo
lường tiện ích và đánh giá dự phòng. Phép đo lường tiện ích được sử dụng rộng rãi
nhất là Time Trade-Off (TTO), trong đó bệnh nhân trao đổi một tỷ lệ thời gian sống
sót trong tương lai của họ để đổi lấy sức khỏe hoàn hảo hoặc điều trị hiệu quả nhất
trong vòng đời rút ngắn (McCombs & Chen, 2007; G.Froberg & L.Kane, 1989).
Một cách khác mà các nhà điều tra đã cố gắng để nắm bắt sở thích của bệnh nhân
trong da liễu là thông qua TTO hàng ngày. Phương pháp này đã được sửa đổi bằng
cách yêu cầu bệnh nhân phân bổ thời gian (giờ mỗi ngày) cho liệu pháp tưởng
tượng (McCombs & Chen, 2007; Schiffner và cộng sự, 2003). Nhiều nghiên cứu da
liễu đã sử dụng phương pháp này ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, (Lundberg
và cộng sự, 1999; Chen và cộng sự, 2004) viêm da dị ứng, (Lundberg và cộng sự,
1999; Chen và cộng sự, 2004) và mụn trứng cá (Chen và cộng sự, 2004).
Cụ thể, trong nghiên cứu này tiến hành đo lường cả hai loại TTO gồm TTO
chuẩn theo năm ký hiệu là TTY và TTO theo ngày ký hiệu là TTD. Theo thống kê
của WHO năm 2016, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ở nữ giới là 81 tuổi,
trong khi độ tuổi bị nám da trung bình là ở vào khoảng 35-37 tuổi ở nữ giới. Như
vậy, tính trung bình thời gian còn lại của một bệnh nhân phải chung sống với bệnh
nám là khoảng 45 năm nếu không điều trị.
Dựa vào sự quyết định của người bệnh về thời gian trong cuộc sống của họ
và thời gian điều trị nám, TTO được xác định dựa vào kết quả câu hỏi: “Hãy tưởng
tượng, bạn sẽ sống được thêm 45 năm nữa với chứng nám. Giả sử bác sĩ kê toa
thuốc bôi tại chỗ hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả
điều trị khỏi hoàn toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể cho 70% bệnh
nhân với 1% tỷ lệ tác dụng phụ. Vậy bạn sẽ dành bao nhiêu năm cho việc điều trị
31
da?” Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là một con số mà người bệnh trả lời là A năm
mà họ dành ra để điều trị bênh. Với câu hỏi này, chỉ số TTO đo lường được sẽ là
TTO chuẩn hay gọi là TTY.
TTY được tính như sau: TTY= (45-A)/45 (lần)
Trong đó:
A: Số năm mà người bệnh sẽ dành việc điều trị da
TTY chính là mức thỏa thuận qua thời gian của người bệnh. Mức thỏa thuận
này càng cao thời gian người bệnh sẵn lòng dành ra cho việc điều trị là càng ít tức là
người bệnh trao đổi một tỷ lệ thời gian sống sót trong tương lai của họ để đổi lấy
sức khỏe hoàn hảo hoặc điều trị hiệu quả nhất trong vòng đời rút ngắn là càng nhỏ
Và qua đó thấy được, chất lượng cuộc sống của họ hầu như bị ảnh hưởng ít, và
ngược lại.
Tương tự vậy đối với TTO hàng ngày-TTD được thiết kế qua câu hỏi: “Giả
sử bác sĩ kê toa thuốc bôi tại chỗ hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8
tuần. Kết quả điều trị khỏi hoàn toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể
cho 70% bệnh nhân với 1% tỷ lệ tác dụng phụ. Vậy bạn sẽ dành bao nhiêu giờ mỗi
ngày cho việc điều trị da?” Câu trả lời nhận được là một con số B giờ cho việc điều
trị mỗi ngày của người bệnh. TTD được tính như sau:
TTD=(24-B)/24 (lần)
Trong đó:
B: Số ngày mà người bệnh sẽ dành cho việc điều trị da
Đo lường dựa trên sở thích - Sẵn sàng trả tiền (WTP)
Phương thức Sẵn sàng Trả tiền (WTP) là một đánh giá ngẫu nhiên đòi hỏi
người trả lời phải tưởng tượng ra một thị trường cho một chương trình hoặc lợi ích
sức khỏe và tiết lộ tối đa rằng họ sẽ sẵn sàng trả cho chương trình hoặc lợi ích đó.
WTP cao hơn cho thấy chất lượng cuộc sống kém hơn và do đó, với các tiện ích,
WTP là thước đo chất lượng của gánh nặng bệnh tật trong cuộc sống. WTP đã được
sử dụng cho bệnh nhân vẩy nến (Lundberg và cộng sự 1999; Schiffner và cộng sự
2003; Poyner và cộng sự, 2000) vết rượu vang cổng (Schiffner và cộng sự, 2002),
32
viêm da dị ứng (Pitt và cộng sự, 2006) và mụn trứng cá (Motley & Finlay, 1989). Ở
Việt Nam, chi phí điều trị nám không được chi trả theo bất kỳ chương trình chi trả
nào. WTP cho các sản phẩm da liễu thẩm mỹ hứa hẹn sẽ trở thành một vấn đề ngày
càng liên quan vì sự phổ biến của các thủ tục này, theo định nghĩa đòi hỏi chi tiêu tự
trả, tiếp tục tăng (Parks và cộng sự, 2003). Để thu thập dữ liệu của WTP, câu hỏi
được thiết kế để bệnh nhân trả lời như sau: “Giả sử bác sĩ kê toa thuốc bôi tại chỗ
hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị khỏi hoàn
toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể cho 70% bệnh nhân với 1% tỷ lệ
tác dụng phụ. Vậy bạn sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho việc điều trị so với mức thu
nhập hiện tại trong 1 tháng?”.
Như vậy, các phép đo chất lượng cuộc sống dựa trên ưu tiên (WTP và TTO)
có ưu điểm là chúng cung cấp dễ dàng so sánh các giá trị số giữa các trạng thái bệnh
khác nhau và chứng minh tác động bất lợi của bệnh đối với chất lượng cuộc sống
đối với những người quản lý phân bổ và cấp vốn. Chúng là các biện pháp thích hợp
để kết hợp chất lượng cuộc sống vào định giá kinh tế dược phẩm (McCombs &
Chen, 2007). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các phép đo dựa trên sở thích ở
bệnh nhân nám.
3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các số liệu thu thập từ người bệnh.
Sử dụng phương pháp tính hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá các thang đo cho
việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám (Nunnally & Bernstein,
1994).
+ Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu
thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp hệ số Cronbach alpha: hệ số Cronbach alpha được sử dụng
trước hết để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu
cầu trong nghiên cứu. Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là
tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là trên dụng được, còn Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể
sử dụng được trong trường hợp là nghiên cứu mới.
33
- Phân tích hồi quy:
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ
xảy ra với những thông tin độc lập mà ta có được. Số liệu đưa vào và điều kiện ràng
buộc: Với hồi quy đa bội: Đối với mỗi biến trong phương trình hồi quy ta thu được
hệ số (B), sai số tiêu chuẩn của hệ số B, kiểm định F về ý nghĩa của các hệ số hồi
quy.
Mô hình hồi quy như sau:
Y = α0 + α1X1+ α2X2+ … +α iXi (3.1)
Trong đó: α0: hằng số;
α i: hệ số ước lượng;
Xi: các biến độc lập;
Y: Biến phụ thuộc
- Sử dụng phép tương quan Spearman để kiểm tra mối tương quan giữa hai
biến liên tục không có phân phối chuẩn. Trong đó, nếu hệ số tương quan r (rho)
<0.3 tức là mức độ tương quan yếu, r=0.3-0.5 là tương quan trung bình và r>0.7 là
tương quan rất chặt chẽ, r càng gần 1 thì tương quan càng mạnh.
3.3. Mô hình nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu xác định ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, trình
độ học vấn, mức độ nặng, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh … ảnh hưởng lên
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da thông qua đo lường dựa trên sở thích
TTO, WTP, mô hình nghiên cứu được đề xuất thông 3 phương trình ở dưới đây.
Trong đó, qua các phương trình 3.2 và 3.3 ta có thể xác định được ảnh hưởng của
các yếu tố lên chất lượng cuộc sống qua đo lường dựa trên sở thích TTO với hai
chuẩn đo lường TTY là TTO chuẩn và TTD là TTO hàng ngày. Phương trình 3.4
xác định được ảnh hưởng của các yếu tố lên chất lượng cuộc sống qua đo lường
mức sẵn lòng trả WTP.
TTY = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ
(3.2)
TTD = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ
(3.3)
WTP = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ
(3.4)
34
Để xác định mối tương quan giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI
với mức độ nặng của bệnh MASI và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân qua các
phép đo dựa trên sở thích TTO và WTP, tương quan Spearman được đưa vào để
kiểm tra. Dưới đây là danh sách các biến được sử dụng trong mô hình:
Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình
Mô hình hồi quy OLS Ký hiệu Đơn vị Tham khảo
Biến phụ thuộc
Chất lượng cuộc sống
đo lường qua phương
pháp Standard TTO
TTY năm
(Bleichrodta & Johannessonb,
1997);
(Leeyaphan, và cộng sự, 2011)
Chất lượng cuộc sống
đo lường qua phương
pháp Daily TTO
TTD ngày
(Leeyaphan và cộng sự, 2011);
(Bleichrodta & Johannessonb,
1997)
Mức sẵn lòng trả WTP ngàn đồng
(Schiffner và cộng sự, 2003);
(Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Biến độc lập
Nghề nghiệp OCC
0= Bị động về kinh tế
1= Chủ động về kinh
tế
(Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Tình trạng hôn nhân MS 1= đã kết hôn
0= khác
(Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Tuổi AGE năm (Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Học vấn EDU
1 = cao đẳng trở lên
0 = khác (Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Thu nhập INC Triệu đồng/tháng (Leeyaphan và cộng sự, 2011)
Chỉ số nghiêm trọng
của bệnh MASI
MASI điểm (Leeyaphan và cộng sự, 2011);
(Freitag và cộng sự, 2008)
Quá trình điều trị TR năm (Freitag và cộng sự, 2008)
Nghiên cứu tương
quan Spearman
Chỉ số chất lượng cuộc
sống da liễu DLQI
DLQI điểm
Chất lượng cuộc sống
đo lường qua phương
pháp Standard TTO
TTY năm
Chất lượng cuộc sống
đo lường qua phương
pháp Daily TTO
TTD ngày
Mức sẵn lòng trả WTP ngàn đồng
Nguồn: Tác giả đề xuất
35
3.4. Dữ liệu
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm các nội dung phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài : Phần thông tin chung gồm 9 câu hỏi về các thông tin định
danh, nhân khẩu học được sử dụng để thu thập các thông tin cho mục đích mô tả
cận lâm sàng đối với bệnh nhân nám. Phần nội dung chính của bảng câu hỏi tập
trung vào các câu hỏi xác định mức độ nặng của bệnh, tình trạng điều trị, nguyên
nhân gây bệnh và các đánh giá của người bệnh đối với chất lượng cuộc sống da liễu
của họ. Thêm vào đó, nội dung câu hỏi còn tập trung vào thu thập thông tin nhằm
xác định mức sẵn lòng trả về tiền bạc và thời gian của người bệnh để điều trị bệnh.
Ngoài ra, thu thập thông tin về những ý kiến đóng góp của người bệnh đối với
phương pháp điều trị nhằm nâng cao chất lượng sống của họ trong quá trình trị
bệnh. Phần này gồm 11 câu hỏi, từ câu số 10 đến câu 22. Chi tiết bảng câu hỏi được
trình bày trong phụ lục 1.
Khảo sát, thu thập dữ liệu
Đối tượng khảo sát : Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại
bệnh viện Da liễu Đồng nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau :
bệnh nhân ≥ 18 tuổi ; điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa
ra trên 3 tháng ; đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.
- Thời gian khảo sát : từ 01/09/2017 đến 30/04/2018.
- Địa điểm khảo sát : Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Xác định cỡ mẫu : Theo Bollen (1989): “Kích thước mẫu tối thiểu là năm
mẫu cho một biến quan sát cần ước lượng”. Số lượng biến quan sát (items)
tối đa cần ước lượng trong nghiên cứu này là 42 items. Như vậy, kích
thước mẫu tối thiểu là 210 mẫu (42*5). Để dự phòng rủi ro khảo sát, tác
giả sẽ thực hiện phát ra thêm 40 phiếu. Như vậy số phiếu phát là tổng cộng
là 250 phiếu.
- Phương pháp chọn mẫu : Chọn thuận tiện có xác suất đối với những bệnh
nhân tới điều trị nám da tại bệnh viện trong các khung giờ định sẵn trong
36
thời gian từ ngày từ ngày từ 01/09/2017 đến 30/04/2018. Cụ thể, thực hiện
khảo sát thu thập trong các khung giờ từ 8h-10h sáng mỗi ngày, lấy thông
tin trong thời gian người bệnh bốc số chờ khám.
- Kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát thu được như sau: Số phiếu phát ra là
250 phiếu, thu về 230 phiếu (do một số bệnh nhân cầm về không trả lại),
trong đó có 207 phiếu hợp lệ.
Như vậy, sau khi xác định phương pháp và xây dựng xong bảng câu hỏi
đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám, trong phần tiếp theo đề tài sẽ
thực hiện phân tích mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nám và đánh giá
chất lượng cuộc sống của họ dựa vào nguồn số liệu khảo sát thu thập được.
37
Tóm tắt chương
Chương 3 đã trình bày đầy đủ, toàn bộ các nội dung liên quan đến phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, bao gồm việc lập luận, phân tích và đi đến
xây dựng một khung phân tích cho bài nghiên cứu ; trình bày cụ thể việc đo lường
các chỉ tiêu, nhân tố có liên quan trong mô hình nghiên cứu cũng như trình bày các
phương pháp phân tích, xử lý số liệu ; trình bày chi tiết mô hình nghiên cứu và dữ
liệu được sử dụng khai thác trong nghiên cứu. Chương này đóng góp một phần cơ
sở cho các phân tích tiếp theo về kết quả nghiên cứu thu được trình bày ở chương 4.
38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu
Đồng Nai
4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh
viện Da liễu Đồng Nai
Nghiên cứu thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
nám da tại phòng khám da liệu thuộc bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai. Kết quả
thống kê (bảng 4.1) một vài đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu cho
thấy, độ tuổi trung bình của người bệnh là 41 11 tuổi, trong đó chủ yếu là nữ giới
còn độc thân. Tỷ lệ nữ giới chiếm tới 91,3% và độc thân chiếm tới 65,2% trong
nhóm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai
STT Tên biến Ký hiệu biến
Số
quan
sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Gía trị
nhỏ
nhất
Gía trị
lớn
nhất
1 Thu nhập INC 207
2971.7
1
1463.8
6
643 6833
2 Tuổi AGE 207 41.01 11.30 18 65
Trong đó:
18-29 11.6% 23.38 3.51 18 29
30-39 44.0% 35.15 2.13 30 39
40-49 20.8% 44.81 3.07 40 49
50-59 15.0% 53.90 3.03 50 59
>60 8.7% 62.78 2.05 60 65
3 Giới tính SEX 207 0.09 0.28 0 1
Nữ 91.3%
4
Tình trạng hôn
nhân
MS 207 0.35 0.48 0 1
Độc thân 65.2%
5 Học vấn EDU 207 0.37 0.48 0 1
Dưới cao
đẳng
63.3%
6 Nghề nghiệp OCC 207 0.43 0.50 0 1
Tình trạng
kinh tế chủ
động
43.0%
7 Người thân RELA 207 0.483 0.501 0 1
Có người
thân bị
bệnh
48.3%
Nguồn: Khảo sát của đề tài.
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu

Contenu connexe

Tendances

Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Sven Warios
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
SoM
 
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌCCÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
SoM
 
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
SoM
 

Tendances (20)

Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃOCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
 
Bài giảng chẩn đoán và xử trí đột quỵ
Bài giảng chẩn đoán và xử trí đột quỵ Bài giảng chẩn đoán và xử trí đột quỵ
Bài giảng chẩn đoán và xử trí đột quỵ
 
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Điều Trị Các Biến Chứng Cấp Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường.pdf
Điều Trị Các Biến Chứng Cấp Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường.pdfĐiều Trị Các Biến Chứng Cấp Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường.pdf
Điều Trị Các Biến Chứng Cấp Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường.pdf
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
 
Bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết ápBệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp
 
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌCCÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG THẬN HỌC
 
Mach hoc tong hop
Mach hoc tong hopMach hoc tong hop
Mach hoc tong hop
 
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn đoán và điều trị Suy ti...
 
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
 
TÌM HIỂU TỈ LỆ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG BÀN C...
TÌM HIỂU TỈ LỆ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG BÀN C...TÌM HIỂU TỈ LỆ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG BÀN C...
TÌM HIỂU TỈ LỆ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG BÀN C...
 
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECGBài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
Bài giảng tiếp cận điện tâm đồ ECG
 
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAYLuận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
 
Vị trí của Ivabradine trong khuyến cáo hiện nay
Vị trí của Ivabradine trong khuyến cáo hiện nayVị trí của Ivabradine trong khuyến cáo hiện nay
Vị trí của Ivabradine trong khuyến cáo hiện nay
 
Dieu tri-suy-tim-phan-xuat-tong-mau-bao-ton-pham-nguyen-vinh
Dieu tri-suy-tim-phan-xuat-tong-mau-bao-ton-pham-nguyen-vinhDieu tri-suy-tim-phan-xuat-tong-mau-bao-ton-pham-nguyen-vinh
Dieu tri-suy-tim-phan-xuat-tong-mau-bao-ton-pham-nguyen-vinh
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
 

Similaire à Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu

Similaire à Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu (20)

Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp n...
 
Các Nhân Tố Của Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đ...
Các Nhân Tố Của Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đ...Các Nhân Tố Của Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đ...
Các Nhân Tố Của Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đ...
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
 
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
 

Plus de Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

Plus de Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 

Dernier

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Dernier (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ KIỀU OANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ KIỀU OANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTLVSK) Mã số 8310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THANH LOAN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai” do TS. Lê Thanh Loan hướng dẫn, là quá trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả trong luận văn là rõ ràng, minh bạch. Hồ Chí Minh, ngày 16/04/2019 Người thực hiện luận văn Tạ Thị Kiều Oanh
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLQI Chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu - Dermatology Quality of Life Index HQ Hydroquinone MASI Chỉ số mức độ nặng của bệnh OLS Hồi quy tuyến tính TTO Thỏa thuận thời gian - Time Trade-Off WHO Tổ chức Y tế thế giới WTP Mức sẵn lòng trả tiền-Willing to Pay
  • 5. MỤC LỤC LỜI CiAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTii MỤC LỤCiii DANH MỤC BẢNGv DANH MỤC HÌNHvi TÓM TẮT CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4 1.6. Bố cục của luận văn.....................................................................................................5 Tóm tắt chương.....................................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..........................7 2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan.............................................................7 2.1.1. Chất lượng cuộc sống...........................................................................................7 2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ...........................................................................8 2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân........13 2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.................................................................13 2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh..............................16 2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai 17 2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.........................................................18 Tóm tắt chương...................................................................................................................21 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................22 3.1. Khung phân tích..........................................................................................................22
  • 6. 3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25 3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan............................25 3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da.....................................25 3.2.3.Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da 27 3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu........................................................32 3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................33 3.4. Dữ liệu .........................................................................................................................35 Tóm tắt chương...................................................................................................................37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................38 4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai 38 4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ...........................................................................................................38 4.1.2. Phương pháp điều trị và phòng bệnh nám da tại Bệnh viện da liễu Đồng Nai 39 4.1.3. Thực trạng bệnh và điều trị bệnh nám da tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai .41 4.2. Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai......................................................................................................................44 4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP................................47 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai .......................................................................................54 Tóm tắt chương...................................................................................................................58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................59 5.1. Kết luận........................................................................................................................59 5.2. Đề xuất .........................................................................................................................61 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới...........................................................................62 Tóm tắt chương...................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO64 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI................................................30 Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình.....................................................................34 Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai .................................................................................................38 Bảng 4. 2: Mô tả các đặc điểm liên quan đến thực trạng bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da tại Bệnh viên Da liễu Đồng Nai....................................................43 Bảng 4. 3:Chỉ sốmức độnặng của vùng nám da MASI phân theocác nhóm đốitượng.....44 Bảng 4. 4: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI..............................................................................................47 Bảng 4. 5: Mô tả chung về chỉ số DLQI..............................................................................48 Bảng 4. 6: Bảng chỉ số DLQI phân theo các nhóm đối tượng ..........................................49 Bảng 4. 7: Tương quan Spearman giữa chỉ số DLQI, WTP, TTY và TTD....................52 Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy tuyến tính OLS ........................................................................56
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1: Khung phân tích..............................................................................................24 Hình 4. 1: Lý do mắc bệnh nám da của người bệnh tại phòng khám da liễu của bệnh viên Da liễu tỉnh Đồng Nai.................................................................................41 Hình 4. 2: Các phương pháp điều trị nám chính đang được người bệnh sử dụng ..........41 Hình 4. 3: Mức độ ảnh hưởng của bệnh nám đối với cuộc sống của người bệnh...........42 Hình 4. 4: Chỉ số MASI về mức độ nặng của bệnh nám da phân theo tình trạng hôn nhân và nhóm tuổi của người bệnh....................................................................45 Hình 4. 5: Chỉ số mức độ nặng MASI của bênh nám theo mức WTP và theo nhóm tuổi của người bệnh.....................................................................................................46 Hình 4. 6: Chỉ số mức độ nặng của bệnh phân theo tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của người bệnh nám.............................................................................................46 Hình 4. 7: Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI phân theo tình trạng hôn nhân và nhóm theo nhóm tuổi của người bệnh nám ......................................................50 Hình 4. 8: Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh da liệu DLQI phân thep mức WTP và theo nhóm tuổi.....................................................................................................50 Hình 4. 9: Chỉ số chất lượng cuộc sống bênh da liễu DLQI phân theo tình trạng nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của người bệnh nám da..................................51
  • 9. Tiêu đề: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DALIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI Nội dung tóm tắt: Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu thực hiện đánh giá thời điểm khảo sát năm 2018 trên các đối tượng là bệnh nhân bị nám da và đang điều trị tại Bệnh viện da liễu Đông Nai, bằng cách áp dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO. Kết quả cho thấy, các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức độ nặng, vị trí sang thương, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh…có gây ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám thông qua hai phép đo lường dựa trên sở thích là TTO và WTP. Việc đo lường chất lượng cuộc sống qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu cho thấy những ảnh hưởng lên đời sống đặc biệt liên quan đến công việc, nhu cầu làm đẹp, mối quan hệ xã hội và nhu cầu tình dục đều bị đánh giá mức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với các mặt khác trong cuộc sống. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống; Chất lượng cuộc sống da liễu; bệnh nám da; WTP; TTO
  • 10. Title: FACTORS AFFECTING THE DERMATOLOGY LIFE QUALITY INDEX (DLQI) OF THE MELASMA AT DONG NAI DERMATOLOGY HOSPITAL Abstract: Melasma is a common hyperpigmentation disorder that severely hurts mentally and significantly affects the quality of life of patients, especially women. Therefore, research to understand disease status and factors affecting the quality of life of patients to improve their quality of life is one of the priorities to consider in supporting treatment. Success in melasma, contributing to reducing melasma in the population and thereby improving the quality of life comprehensively plays an important role in the field of health care and improving quality of life. The study conducted an assessment of the 2018 survey time on subjects such as melasma and being treated at the Dong Nai Dermatology Hospital, by applying the OLS multivariate regression model and Spearman correlation in econometrics to assess the effect of factors related to the clinical characteristics of melasma on the quality of life of patients through two methods of measuring quality of life based on WTP and TTO . The results showed that factors such as age, sex, education level, severity, the location of the injury, duration of disease, causes of disease ... have a significant effect on the quality of life of the Melasma through two interest-based measurements of TTO and WTP. Measuring the quality of life through the quality of life index of Dermatology shows that the effects on special life related to work, beauty needs, social relationships, and sex demands are evaluated more serious than other aspects of life. Keywords: Quality of life; Quality of dermatological life; Melisma; WTP; TTO
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt tăng sắc tố đối xứng trên mặt với diễn tiến mạn tính, phần đông trường hợp ít gây ra đau đớn về mặt thể xác và không gây tử vong, nhưng bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Nám da cũng có thể xảy ra ở nam giới, mặc dù ít phổ biến hơn (Bagherani và cộng sự, 2015). Theo thống kê của Bộ y tế năm 2018 cho thấy phần đông phụ nữ Việt Nam đều gặp phải tình trạng nám da trên mặt, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% dân số nữ trong những năm trước 2010, nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng cao lên đến 60-75% tổng dân số nữ cả nước (Bộ Y tế, 2018). Theo thống kê ở bệnh viện Da liễu Đồng Nai năm 2001, số bệnh nhân nám da đến khám chiếm tỉ lệ 3.45%, đứng hàng thứ tư sau chàm, mụn trứng cá, mề đay (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018). Có thể thấy, cùng với diễn tiến biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng khí quyển và tính chất nghề nghiệp trong đời sống hiện đại đã khiến con người ngày càng phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – một trong những nguyên nhân chính gây nám da mà chủ yếu là trên khuôn mặt của người phụ nữ. Thêm vào đó, sự bùng nổ về dân số dẫn đến tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng tăng theo. Theo Rathore và cộng sự (2011) sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ sinh sản cũng là nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ hiện nhiễm trong thai kỳ là khoảng 50-70%. Như vậy, trong điều kiện sống hiện đại, ngày càng có nhiều nguyên nhân trực tiếp và dễ dàng gây ra tình trạng nám trên da. Sự tổn thương nặng nề về mặt tinh thần là yếu tố rất quan trọng gây đảo lộn làm giảm thấp chất lượng sống của người bệnh thông qua ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao và các mối quan hệ trong xã hội. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hậu quả xấu của tình trạng nám gây ra khiến cho người bệnh mất tự tin vào diện mạo, làm ảnh hưởng đến công việc của họ, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, tự ti, tiếp đến dẫn tới kém giao thiệp trong cuộc sống. Làm giảm đi vốn xã hội của người bệnh và dẫn tới giảm thu nhập, khiến cuộc sống của nhiều người bệnh rơi vào bế tắc (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Handel và cộng sự, 2014). Rõ ràng, bệnh nám da có ảnh hưởng tiêu cực trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống như trong công việc học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, đời sống tình dục và cuộc sống gia đình của bệnh nhân.
  • 12. 2 Việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thực vậy, Elkinton (1966) lần đầu nhắc đến việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong y đức lao động. Rằng, điều gì tạo nên chất lượng cuộc sống cho một bệnh nhân và con đường trị liệu cho người bệnh thường rất khó để đánh giá và điều này phải nằm trong ý thức của bác sĩ. Dĩ nhiên để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh là một nan đề khó, nhiều nghiên cứu đã xây dựng các công cụ, phương pháp nhằm đánh giá và đo lường. Gần đây, trong các nghiên cứu về hiệu quả y học việc sử dụng phương pháp đo lường WTP và TTO là một trong những phương pháp đo lường thường được các nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường được đánh giá là mang lại hiệu quả cao (Buckingham & Devlin, 2006; Guo và cộng sự, 2017; Lundberg và cộng sự 1999). Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến bệnh nám da; tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát về các yếu tố dịch tễ, các yếu tố thuận lợi, lâm sàng và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị của bệnh nám da như của Trương Thị Mộng Thường và cộng sự năm 2012 và chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của nám da lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Như vậy, nghiên cứu này tập trung “Các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (Melasma) tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống, mức sẵn lòng chi trả của bệnh nhân cũng như khảo sát những yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nặng nề hơn để giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.
  • 13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, những mục tiêu cụ thể hơn gồm: Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số về thời gian điều trị (TTO) và mức sẵn lòng trả (WTP). Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để cụ thể hóa các mục tiêu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất: Mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai như thế nào? Thứ hai: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP như thế nào? Thứ ba: Những nhân tố nào tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau: - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. - Điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa ra trên 3 tháng. - Đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.
  • 14. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau: đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da thông qua chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI; đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và qua các phép đo lường dựa trên sở thích gồm mức sẵn lòng chi trả cả về thời gian - TTO và tiền bạc - WTP cho việc chữa trị của bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai; và cuối cùng tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang chữa trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các bệnh nhân nám đến khám và điều trị tại khoa Da liễu của bệnh viện Da liễu Đồng nai. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Trong đó, phương pháp định lượng được áp dụng thông qua các chỉ số Chất lượng Cuộc sống Da liễu (DLQI), đo lường dựa trên sở thích gồm phương thức Mức sẵn lòng chi trả - Willingness To Pay (WTP) và phương thức Thời gian đánh đổi - Time Trade- Off (TTO), Chỉ số mức độ nghiêm trọng của vùng nám da (MASI) bằng cách áp dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO, cũng như xác định mối tương quan giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và chỉ số mức độ nặng của vùng nám da MASI và các chỉ số liên quan đến WTP và TTO. Còn phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải thích rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng điều trị bệnh nám của bệnh viện.
  • 15. 5 1.6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương 2 trình bày lý thuyết về bệnh nám da, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình; các phương pháp đánh giá tình trạng da liễu và các chỉ số đánh giá tài chính; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này gồm khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu; tổng quan mô hình chạy dữ liệu; các chỉ tiêu đo lường các khái niệm nghiên cứu; bảng câu hỏi, thiết kế nghiên cứu, mô tả dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 giới thiệu phạm vi nghiên cứu; đánh giá mức động nặng của bệnh nám da; đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da thông qua các phép đo mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thời gian bỏ ra (TTO) của bệnh nhân nám cho việc điều trị theo phác đồ tại bệnh viện, thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất các kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa Da liễu cho việc điều trị bệnh nám hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao nhận thức của bệnh nhân trong việc phòng tránh cũng như bảo vệ da trước khi bị nám.
  • 16. 6 Tóm tắt chương Chương 1 đã trình bày tổng quan về việc giới thiệu toàn bộ nội dung nghiên cứu được thực hiện trong bài bao gồm các nội dung về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp chính sẽ sử dụng cũng như trình bày vắn tắt bố cục của toàn bộ nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu trước đó có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này.
  • 17. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan 2.1.1. Chất lượng cuộc sống Trước Công nguyên, Aristotle đã định nghĩa “chất lượng cuộc sống” là một “cuộc sống tốt” hoặc “công việc trôi chảy” (Rapley, 2003). Mặc dù khái niệm chất lượng cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất toàn cầu cho khái niệm này (Rapley, 2003). Tuy vậy, đến những năm 1960, thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống” đã được giới thiệu lần dầu trong các tài liệu y khoa và ngày càng được sử dụng phổ biến và từ năm 1975 đến nay, thuật ngữ chất lượng cuộc sống được giới thiệu như một từ khóa trong cơ sở dữ liệu y học (Post, 2014). Mô tả về chất lượng cuộc sống trong y khoa được Elkinton (1966) giới thiệu trong bài xã luận thuộc kỷ yếu Nội khoa của mình như một điều mà mọi bác sĩ đều phải nắm trong ý thức của mình. Rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh không chỉ liên quan đến sự toàn vẹn về thể chất mà còn cần đến cả sự toàn vẹn về đời sống tinh thần. Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-Group) năm 1995 thì Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ (WHO, 1997). Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau để định nghĩa về chất lượng cuộc sống, nhưng sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là một mô tả tốt nhất về chất lượng cuộc sống trong y học, được phần lớn các nhà khoa học sức khỏe hay xã hội học áp dụng. Việc áp dụng định nghĩa này thường được áp dụng để đo lường và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, ít nhất 3 chiều trong định nghĩa đã được sử dụng để mô tả và đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh gồm: chức năng thể chất, trạng thái tinh thần và khả năng tham gia vào các tương xã hội thông thường (Post, 2014).
  • 18. 8 2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cần thiết, không chỉ phản ánh tác động của bệnh đến cuộc sống của bệnh nhân mà còn giúp đánh giá hiệu quả của một can thiệp một cách rõ ràng. Vì vậy, đánh giá chất lượng cuộc sống cần được coi là đánh giá đầu ra quan trọng trong các thử nghiệm đối với việc điều trị bệnh. Hầu hết các nghiên cứu đều áp định nghĩa về chất lượng cuộc sống của WHO vào đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, rằng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc nhiều chiều bao gồm sức khỏe thể lực, sức khỏe tâm trí, chức năng xã hội và toàn trạng nói chung (WHO, 1997). Một trong số đó là quan niệm của Lawton là có ảnh hưởng nhiều nhất. Ông đã đưa ra khung khái niệm về chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi bao gồm bốn lĩnh vực quan trọng: năng lực nhận thức, thể trạng tâm trí, môi trường khách quan, nhận thức về chất lượng cuộc sống (Lawton, 1991). Theo cách tương tự Karnofsky & Burchenal (1949) đã phác thảo việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư qua những khía cạnh như tình trạng bệnh, thời gian thuyên giảm bệnh, kéo dài cuộc sống, thái độ chủ quan, tâm trạng của người bệnh, cảm giác hạnh phúc chung…, đây cũng chính là các tiêu chí được cân nhắc trong việc xây dựng đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh (Post, 2014). Spitzer (1981) đã xây dựng riêng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trong nghiên cứu của mình và đặt tên cho bộ chỉ số này là Chỉ số chất lượng cuộc sống (QOL) Spitzer. Bộ chỉ số này dựa trên khái niệm rằng các việc đo lường QOL nên bao gồm có chức năng vật lý, xã hội và cảm xúc; thái độ đối với bệnh tật; đặc điểm cá nhân của bệnh nhân; các tương tác gia đình; và chi phí cho bệnh tật và các hoạt động liên quan khác như tự chăm sóc, sức khỏe nói chung, hỗ trợ xã hội và các quan điểm về cuộc sống (thông thường những chỉ số này được thiết kế bởi chính các bác sĩ) (Spitzer, 1981). Tóm lại, bộ chỉ số QOL Spitzer gồm 5 nhân tố chính: (1) nhóm các hoạt động chính trong cuộc đời gồm làm việc, học tập, những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp; (2) nhóm những hoạt động cá nhân hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân..; (3) nhóm các cảm nhận về sức khỏe, tình trạng bệnh của người bệnh; (4) nhóm các yếu tố thuộc về sự hỗ trợ, ủng hộ từ xã hội, môi trường sống và (5) là nhóm các tiêu chí thuộc về các hoạt động ngoài trời.
  • 19. 9 Đến năm 1987, trong hội nghị y học thế giới tại Bồ Đào Nha, Ware (1987) đã đánh giá cao sự phổ biến ngày càng tăng của khái niệm QOL trong các tài liệu chăm sóc sức khỏe và cho rằng chỉ số này làm gia tăng tính toàn diện của các biện pháp y tế. Ông cho rằng, trong khi sức khỏe thường được xác định chủ yếu liên quan đến thể xác như về cái chết và mức độ bệnh tật (nghĩa là bệnh tật), tuy nhiên khái niệm về sức khỏe mới nên bao gồm việc mọi người hoạt động tốt như thế nào trong cuộc sống hàng ngày và đánh giá cá nhân về sức khỏe của họ (Ware, 1987). Tuy nhiên khác với Spitzer, Ware đưa ra một định nghĩa với nhiều giới hạn hơn khi đo đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe của một cá nhân. Ông ta cho rằng việc đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống cần được phân tích theo mục tiêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe là tối đa hóa sức khỏe một thành phần của chất lượng cuộc sống, cụ thể là tình trạng sức khỏe. Và rõ ràng, kết quả sức khỏe cần được đo lường kỹ lưỡng. Trong khi đó, trong tạp chí công bố thế giới, Torrance (1987) lần đầu áp dụng chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống trong y khoa (HRQOL) để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo Dijkers (2005), HRQOL là một phần mang của QOL, phần này mang tính khách quan và đề cập đến các thành phần của QOL tập trung vào hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sức khỏe, bệnh tật, rối loạn, và chấn thương (dấu hiệu, triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị, hoạt động thể chất, nhận thức, cảm xúc và xã hội, v.v.). Và như vậy HRQOL bị đánh giá là vậy trùng lặp với khái niệm về tình trạng sức khỏe (Post, 2014). Dù vậy, kể từ năm 1987, các thuật ngữ về sức khỏe, cảm nhận về sức khỏe, tình trạng sức khỏe của người bệnh được nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng sử dụng trong việc đánh giá sức khỏe của người bệnh qua các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống y khoa của họ. Hai bộ chỉ số phổ biến nhất thường được sử dụng là HRQOL và QOL (Post, 2014). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện về sự phù hợp khi áp dụng các bộ tiêu chí QOL và HRQOL và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mãi đến năm 2005, Dijkers mới đưa ra một mô hình tổng thể đánh giá toàn diện về QOL và các khía cạnh của nó. Dijkers (2005) cho rằng sự khác biệt của QOL nằm ở việc thực hiện giữa 3 nhóm chính: QOL là hạnh phúc chủ quan (SWB), QOL là thành tích đạt được và QOL là tiện ích.
  • 20. 10 - Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù tập trung chủ yếu vào các mặt chính liên quan đến bệnh đặc thù vì thế có thể đánh giá chính xác hơn tác động của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như phản ánh rõ hơn hiệu quả can thiệp. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da, do vậy phần tiếp theo sẽ tiến hành phân tích, tổng quan các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống theo đặc thù bệnh nám da. Rõ ràng, những người có thời gian rảnh rỗi nhiều hoặc tính chất công việc cần yếu tố thẩm mỹ cao thường có ý thức chữa trị tốt hơn những người không đi làm. Hơn nữa các thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như thói quen sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã xem xét điều gì là quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và có thể làm thay đổi quá trình tăng sắc tố da cũng như những thay đổi hoàn cảnh sống của bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh (Cestari và cộng sự, 2006; Freitag và cộng sự, 2008; Leeyaphan và cộng sự, 2011; Pollo và cộng sự, 2018). Điều này rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống ở giai đoạn sớm ví dụ điều trị và phòng tránh với chi phí thấp hơn, khả năng biến mất các đốm màu tối sẽ cao hơn. Thông qua việc đánh giá chất lượng cuộc sống, bệnh nhân và người chăm sóc có thể nói lên can thiệp có tạo ra sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân không. Những đánh giá này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng hơn rằng điều trị nào được lựa chọn và mang lại lợi ích lâm sàng một cách có ý nghĩa (Schiffner và cộng sự, 2002). Hơn nữa, theo dõi những thay đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể tìm ra những biện pháp can thiệp mới giúp duy trì hoặc tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ. Trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da, nhiều bộ tiêu chí được đã được đưa vào sử dụng. Một vài nghiên cứu không xây dựng riêng bộ chỉ số nào việc đánh giá chất lượng đặc thù của bệnh này, mà coi đó là các đặc điểm lâm sàng nghiên cứu riêng như nghiên cứu của Bleichrodta & Johannessonb năm 1997. Những nghiên cứu này áp dụng trực tiếp các bộ tiêu chí đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh nói chung như QOL và HQOL vào nghiên cứu đánh giá. Tuy nhiên, để đánh giá sâu hơn, chi tiết và phù hợp hơn, nhiều nghiên cứu sau này đã dựa trên các tiêu chí căn bản của bộ QOL để phát triển các tiêu chí phù hợp trong đánh giá
  • 21. 11 chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da với các bộ công cụ MeslasQoL, SKINDEX (SKINDEX-16; SKINDEX-29), SF-36; VQ-Dermato như Cestari và cộng sự năm 2006, hay Grob và cộng sự, 1999. Hoặc xây dựng riêng một bộ tiêu chí khác đánh giá chung cho chất lượng đời sống da liễu của người bệnh, bộ này được gọi là chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu - DLQI như Finlay & Khan năm 1994 hay của Leeyaphan và cộng sự năm 2011. Hơn thế, họ cũng phát triển đa dạng hơn các góc tiếp cận khác nhau trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh qua nhiều chỉ số khác như dựa trên các đo lường về sở thích như mức sẵn lòng trả -WTP và thời gian đánh đổi -TTO như của Lundberg và cộng sự 1999. Cụ thể, một số phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da phổ biến được sử dụng như bộ chỉ số SF-36 lúc đầu do Ware & Sherbourne (1992) đề xuất. Gồm tám thang đo: hoạt động thể chất (PF), thể chất vai trò (RP), đau cơ thể (HA), sức khỏe nói chung (GH), sức sống (VT), chức năng xã hội (SF), vai trò tình cảm (RE), và sức khỏe tâm thần (MH). Phân tích thành phần cho thấy có hai khái niệm riêng biệt được đo bằng SF-36 (Lins, 2016): một chiều liên quan đến vật lý, thể chẩt, được biểu thị bằng Tóm tắt thành phần vật lý (PCS) và chiều kích tinh thần, được biểu thị bằng Tóm tắt thành phần tinh thần (MCS). DLQI là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu nói chung được phát triển bởi Finlay & Khan (1994). DLQI là một biện pháp đơn giản bệnh nhân hoàn thành chính xác và nhanh chóng không có sự giám sát, nó có tiềm năng để giúp đỡ trực tiếp được cho bác sĩ lâm sàng. DLQI cung cấp một thước đo kết quả có định hướng và liên quan đến bệnh nhân trong đánh giá các liệu pháp mới và so sánh khác nhau cách thức chăm sóc sức khỏe. DLQI cũng cung cấp một cách để được việc so sánh tác động của các bệnh da khác nhau và so sánh tác động của các bệnh ngoài da với các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Thông tin này có thể quan trọng để thông báo ra quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong hệ thống chăm sóc y tế và cho các mục đích chính trị trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh da. Trong tư vấn lâm sàng trực tiếp cho phép bệnh nhân thể hiện các vấn đề trong cuộc sống của họ gây ra bởi bệnh ngoài da của họ có thể tăng cường chất lượng chăm sóc cung cấp.
  • 22. 12 SKINDEX do Chren và cộng sự (1996) phát triển gồm 61 tiêu chí được dùng trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân đang điều trị các bệnh về da. Sau đó, với mục tiêu phát triển một công cụ để đo lường toàn diện các tác động của bệnh da đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và chúng tôi đã thiết kế cụ thể để có thể phân biệt giữa các bệnh nhân với các tác động khác nhau và phát hiện những thay đổi ở bệnh nhân theo thời gian, Chren (2012) đã phát triển công cụ này thành hai bộ SKINDEX-16 và SKINDEX-29. Khi mà bộ SKINDEX-29 được thiết kế bao gồm nhiều tiêu chí hơn, dài hơn và phù hợp hơn nếu mục tiêu của dự án là điều tra và tìm hiểu tác động của một điều kiện nhất định đối với chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, vì SKINDEX-29 cũ hơn và được sử dụng rộng rãi hơn trong lâm sàng nghiên cứu, điểm số điển hình của bệnh nhân khác nhau tình trạng da có sẵn rộng rãi và có thể được so với những bệnh nhân mắc bệnh trong câu hỏi. Thì bộ công cụ SKINDEX-16 lại ngắn hơn, ít các tiêu chí hơn và tập trung hơn vào các tiêu chí liên quan đến tần suất trải nghiệm, từ điều này, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp đánh giá hiệu quả hơn đối với Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. VQ-Dermato là công cụ được phát triển bởi Grob và cộng sự (1999) từ bộ chỉ số HRQoL dành riêng cho da liễu dựa trên khái niệm về rối loạn da mãn tính, bao gồm 28 mục đo lường một số thành phần thuộc bộ chỉ số QoL, cụ thể là: tự nhận thức, hoạt động sống hàng ngày, trạng thái tâm trạng, hoạt động xã hội, hoạt động giải trí, hạn chế do điều trị và khó chịu về thể chất. MelasQoL do Balkrishnan và cộng sự (2003) phát triển từ việc tổng hợp bảy câu hỏi từ bảng câu hỏi của bộ chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan đến các bệnh về da – SKINDEX-16. Như vậy, vì mục đích nghiên cứu cũng như phù hợp với các đánh giá của người bệnh, nghiên cứu lựa chọn sử dụng bộ tiêu chí DLQI cho việc nghiên cứu đo lường chất lượng cuộc sống da liễu của người bệnh nám da.
  • 23. 13 2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân 2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Nám da là một chứng rối loạn sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt và các vệt tăng sắc tố đối xứng trên mặt hoặc bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ, … ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với loại da Fitzpatrick IV-VI, mặc dù tình trạng này cũng có thể xảy ra ở nam giới. Phơi nhiễm di truyền, tiếp xúc với tia cực tím (UV), các yếu tố nội tiết tố như hormone giới tính nữ và bệnh tuyến giáp, mang thai và các loại thuốc như phenytoin là các yếu tố nguy cơ đã biết. Trong thời gian gần đây, đã có những nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố khác có thể liên quan đến bệnh sinh của nám. Chúng bao gồm các yếu tố tăng trưởng mạch máu khác nhau, các yếu tố di truyền, và vai trò của H19, tổng hợp nitric oxide synthase (iNOS), và các gen điều biến đường dẫn WNT. Xác định các yếu tố này có thể tạo thuận lợi cho việc phát triển các lựa chọn điều trị mới hơn cho nám. Biểu hiện lâm sàng - Sạm da do di truyền, bẩm sinh Hội chứng LEOPARD nốt ruồi, bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm và điếc. Hội chứng PEUTZ-JEGHERS nốt ruồi ở môi dưới, các màng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra, hoặc lúc còn nhỏ, các tổn thương trên da có thể dần biến mất nhưng các tổn thương trong miệng thì không. Tàn nhang: là các đốm màu nâu hoặc cà phê sữa, kích thước thường nhỏ hơn 0,5cm. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng bộc lộ với ánh sáng mặt trời và thường là xuất hiện trước 3 tuổi. Khi đến tuổi dậy thì bệnh càng nặng và càng về mùa xuân hè sạm da tăng lên, mùa thu đông có giảm đi. Một số bệnh khác như:
  • 24. 14 + Hội chứng CALM là những mảng màu cà phê sữa, nhợt đồng đều, rải rác, chu vi rõ ràng, kích thước từ 2-20cm, xuất hiện rất sớm sau khi sinh ra, có xu hướng biến mất khi trẻ lớn lên. + Bệnh BECKER: là một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20- 30 thường bị nhiều hơn, nhất là thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều. + Nhiều sắc tố đầu chi của NOLI xuất hiện vùng da tăng sắc tố lốm đốm xen lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân. Có từ lúc bú mẹ hay trẻ nhỏ. + Tăng sắc tố dạng vùng đầu chi của Kitamura xuất hiện một mạng lưới tăng sắc tố giống tàn nhang ở bàn tay. Tổn thương thường xuất hiện trước tuổi 20. Ngoài ra còn một số bệnh khác như bớt Ota ở mặt, Ito, bớt vùng cổ gáy. + Bệnh nhiều sắc tố dầm dề xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh ảnh hưởng đến nữ giới và gây chết ở nam giới với 3 giai đoạn:  Giai đoạn bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần  Giai đoạn sần có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6.  Giai đoạn nhiễm sắc tố: từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần, tinh thần chậm phát triển. - Nám da do rối loạn chuyển hoá  Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt  Thoái hoá bột - Nám da do rối loạn nội tiết Bệnh Addison: với các dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản xuất MSH và ACTH là hai hormon của tuyến yên. Mặc dù các dát sắc tố rải rác khắp toàn thân nhưng phần nhiều tập trung ở cùng bộc lộ với ánh sáng. Dát sắc tố trong thời kì mang thai Rất nhiều phụ nữ thời kỳ mang thai xuất hiện các dát sắc tố: hay gặp nhất là ở vùng mặt, cổ, vú, vùng sinh dục ngoài, … - Do hoá chất  Dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc
  • 25. 15  Những hoá chất hay thuốc gây ra tăng sắc tố da thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang là tăng sắc tố da ở vùng bộc lộ ánh sáng. - Do các yếu tố khác Do dinh dưỡng mà nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, vitamin PP gặp chủ yếu ở vùng hở. Yếu tố vật lý: rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời. + Tăng sắc tố sau viêm: có thể khu trú ở thượng bì, cũng có khi ở cả trung bì do đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì, vùng tăng sắc tố này có thể xảy ra sau một viêm cấp hay mạn hay sau một đợt viêm nhiễm nấm hay lang beng. + Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính + Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì, … Biểu hiện cận lâm sàng - Xác định nám da khu trú ở thượng bì, trung bì hay cả hai sử dụng đèn Wood trong buồng tối chiếu vào tổn thương tăng sắc tố nếu: Nếu sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường là tăng sắc tố thượng bì. Nếu sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy là tăng sắc tố ở trung bì Khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi là tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì. Hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp. - Mô bệnh học: Biết tính lượng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố. - Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố + Bản đồ gen: phát hiện các đột biến gen gây bệnh + Xét nghiệm sinh hoá màu: phát hiện các rối loạn chuyển hoá, định lượng các hormon. +Siêu âm: phát hiện các bất thường nội tạng gây bệnh như teo tuyến thượng thận, u tuyến giáp, … + Các xét nghiệm khác đặc hiệu cho từng bệnh.
  • 26. 16 2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh Nám da với những mảng, đốm sậm màu hiện diện ngay trên khuôn mặt khiến rất nhiều phụ nữ buồn phiền, mất tự tin và ngại xuất hiện chốn đông người, bởi chúng giảm vẻ đẹp của làn da một cách trầm trọng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 40% phụ nữ đang nằm trong độ tuổi 30 bị nám da, chủ yếu là phụ nữ sau sinh (Bagherani, et al., 2015) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Khi bước vào giai đoạn tuổi 30, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi do mang thai, cho con bú, kinh nguyệt không đều, tuổi tác, sức khỏe… sẽ khiến cho hắc tố melamin nằm sâu bên trong lớp hạ bì của da tăng hoạt động dẫn đến sản sinh ra những đốm/mảng sậm màu trên bề mặt mà chúng ta hay gọi là “nám da”. Bên cạnh đó, nám da cũng hình thành bởi những tác nhân khác bao gồm: Thiếu ngủ, thức khuya, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc tránh thai, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn.... Tuy nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nám da lại là nỗi ám ảnh của phái đẹp, vì nó gây ra vô số phiền toái như: Ảnh hưởng tới sắc đẹp, thẩm mỹ: Nám da với những đốm/ mảng sậm màu thường hiện diện ngay trên khuôn mặt và phát triển rất nhanh khiến nhan sắc của phái đẹp giảm sút, làm làn da trông loang lổ, kém mịn màng, không đều màu, thiếu hẳn sức sống vốn có. Bên cạnh đó, nám da sẽ làm người phụ nữ trông già nua hơn tuổi thật, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nếp nhăn, khô sần, chảy xệ hình thành. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Trong khi bước sang tuổi ngoài 30, cánh mày râu thường trở nên phong độ hơn, thì chị em lại bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là tình trạng tăng sắc tố, nám, tàn nhang, sạm da. Và sự thay đổi trải ngược này giữa hai phái là nguyên nhân không nhỏ khiến hạnh phúc nhiều gia đình bị lung lay. Tác động xấu đến tâm lý: Là phái đẹp, ai không mong muốn làn da của mình trắng sáng và mịn màng. Chính vì vậy, đa phần chị em bị nám đều không còn tự hài lòng với chính mình. Từ đó có thái độ thiếu tích cực, không còn yêu đời, tươi vui, dẫn đến nhiều xáo trộn trong cuộc sống, tinh thần suy giảm, thường xuyên buồn phiền, chán nản và mất tự tin trong giao tiếp.
  • 27. 17 Khó chữa trị: Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nám da còn rất cứng đầu, khó chữa trị, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và phát triển nhanh chóng. Để loại bỏ nám da hiệu quả và giúp giảm thiểu tình trạng quay trở lại, đòi hỏi chị em phải sử dụng những loại kem trị nám có chất lượng đảm bảo. Nếu dùng kem trộn hay chứa hóa chất độc hại sẽ làm tình trạng nám da nặng nề thêm, gây hư da, thậm chí gây nguy hại đến sức khỏe. 2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai Bệnh viện Da liễu Đồng Nai là bệnh viện chuyên khoa Da liễu hàng đầu của tỉnh Đồng Nai, được thành lập vào năm 1985. Cơ sở ban đầu của bệnh viện là chuyên điều trị bệnh phong cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, chăm sóc và điều trị nội trú cho bệnh nhân. Hiện nay bệnh viện đã phát triển cùng với sự phát triển của tỉnh nhà đã triển khai nhiều kỹ thuật mới trong điều trị nội – ngoại trú, thực hiện đúng các phác đồ chuẩn quy trình Bộ Y tế. Đầu tư rất nhiều các trang thiết bị tiên tiến trên thế giới, được định kỳ kiểm tra hệ thống để các trang thiết bị hoạt động tốt nhất và an toàn trong khám và điều trị phục vụ cho nhân dân. Trình độ chuyên môn của đội ngũ các Y, Bác sĩ, nhân viên Y tế được bồi dưỡng thường xuyên, nhằm đảm bảo công tác chuyên môn và nâng cao tay nghề trong điều trị bệnh. Cập nhật nhanh và áp dụng đúng các phác đồ mới trong công tác khám chữa bệnh. Hiện nay, bệnh nám là một trong những bệnh được điều trị tại Đơn vị Thẩm mỹ da của Bệnh viện. Đơn vị này được thành lập năm 2015, chuyên điều trị về thẩm mỹ da cho người bệnh bằng nhiều kỹ thuật lâm sàng. Trong đó, điều trị bệnh nám được thực hiện bằng nhiều phương pháp hiện đại như : trị nám bằng PRP (ly chích huyết tương giàu tiểu cầu), hay điều trị nám bằng Laser YAG Q.SWitched và bằng Aqua Mesoderm, máy điện di cao cấp. Theo báo cáo tổng kết năm của Bệnh viện, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị khám chữa cho khoảng 1.000 bệnh nhân đến khám chữa, điều trị nám da (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018). Trong đó, có đến 60% người bệnh nám là do tiếp xúc với ánh nắng vì tính chất công việc và cuộc sống (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018).
  • 28. 18 2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài Ảnh hưởng của bệnh nám đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh là một vấn đề đáng lo ngại khi mà con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe về mặt tinh thần, thẩm mỹ là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá vấn đề này như Leeyaphan và cộng sự (2011) ; Freitag và cộng sự (2008); Balkrishnan và cộng sự (2003); Cestari và cộng sự (2006)…. Tuy vậy, ở Việt Nam hiện các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám vẫn chưa được khai thác và chưa được tìm thấy. Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng bệnh, các đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị bệnh. Dù vậy, nhiều lĩnh vực bệnh khác về da như vảy nến, phát ban đỏ … cũng đã được nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh như của Thường & Diệp (2011) và Xuân (2015). Cụ thể : Leeyaphan và cộng sự năm 2011 đã tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da tại Thái dựa vào phép đo lường sở thích là WTP, TTO và chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI. Một bộ dữ liệu bảng được thu thập trên 78 bệnh nhân nám, những người tham gia điều trị bệnh tại bệnh viện Siriraj từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2009 tại Thái Lan. Kết quả cho thấy chủ yếu nữ giới bị mắc bệnh nhiều nhất và trong độ tuổi trung bình là khoảng 47 tuổi. Đo lường TTO cho thấy mức TTO chuẩn là 0,96 trong khi TTO hàng ngày là 0,92 và có tương quan đáng kể với nghề nghiệp của người bệnh. Mức sẵn lòng trả tiền WTP cho thấy người bệnh nám ở Thái bình quân sẵn lòng trả 1.157 baht chiếm khoảng 7,2% thu nhập để điều trị bệnh. Mức WTP có tương quan đáng kể với tổng điểm DLQI. Nghiên cứu này chỉ ra ràng WTP là một công cụ hữu ích để đánh giá được chất lượng cuộc sống của người bệnh nám (Leeyaphan và cộng sự, 2011). Freitag và cộng sự năm 2008 tiến hành nghiên cứu đánh giá các khía cạnh lâm sàng, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của bệnh nám đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Brazil. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo với bộ gồm 55 câu hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh được đánh giá lâm sàng bằng cách sử dụng chỉ số mức độ nặng của bệnh nám - Melasma Area and Severity Index (MASI). Cùng với việc xây dựng thang đo MELASQoL đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh của 10 câu hỏi đơn giản và dễ trả lời. Kết quả cho thấy cho thấy có đến 85 phụ nữ bị nám trên 15 tuổi. Tuổi trung bình của người
  • 29. 19 bệnh là 41 với điểm đánh giá chất lượng cuộc sống qua chỉ số MELASQoL là 37.5. Trong đó đang chú ý, bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần trước đó có điểm MELASQoL cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không có tiền lệ này. Bệnh nhân có ít hơn 8 năm đi học cũng có điểm MELASQoL cao hơn đáng kể so với những người tốt nghiệp. Giá trị trung bình của chỉ số MASI là 10,6. Và nghiên cứu không tìm ra bằng chứng cho mối tương quan giữa MASI và MELASQoL. Nghiên cứu này xác nhận rằng MELASQoL-BP rất dễ quản lý, bổ sung thông tin quan trọng về tác động của nám đối với cuộc sống của phụ nữ Nam Mỹ và cuối cùng, góp phần xây dựng bằng chứng về tính hợp lệ, độ tin cậy và thích ứng văn hóa của phiên bản MELASQoL bằng tiếng Bồ Đào Nha (Freitag và cộng sự, 2008). Balkrishnan và cộng sự (2003) nghiên cứu phát triển và xác định bộ công cụ HRQoL riêng cho riêng bệnh nám. Qua đó đánh giá mức độ suy yếu của người bệnh khi phải chống chọi với bệnh nám bằng cách xem xét các ảnh hưởng khu vực nơi bệnh nhân sống, những ảnh hưởng của điều kiện sống đối với bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám qua thang đo chất lượng cuộc sống của bệnh nám MELASQOL. Kết quả nghiên cứu cho thấy MELASQOL có thể được sử dụng để đánh giá khách quan ảnh hưởng của nám đối với đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu còn tìm thấy một mối tương quan cao giữa MELASQOL với DLQI. Nghiên cứu cho rằng đây là bộ thang đo phù hợp được sử dụng để theo dõi mức độ suy yếu của người bệnh do tổn thương nám gây ra. Điểm số MELASQOL có thể sử dụng để hướng dẫn các phương pháp điều trị cũng như theo dõi sự cải thiện bệnh trong quá trình điều trị của bệnh nhân HRQoL. Qua lược khảo các tài liệu có liên quan cho thấy hiện nay trên thế giới chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI do Finlay (1994) đề xuất được khá nhiều nghiên cứu như của (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Coban, 2018; Chen, 2012; Lundberg và cộng sự, 1999; Basra và cộng sự, 2008) sử dụng để đánh giá tác động của nhiều bệnh về da mạn tính đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trong đó có bệnh nám da. Kết quả cho thấy, bệnh nám da đã gây ảnh hưởng xấu lên nhiều mặt trong cuộc sống của người bệnh hầu hết là các hoạt động liên quan đến công việc và các hoạt động liên quan đến vui chơi giải trí, thưởng thức cuộc sống của người bệnh (Basra và cộng sự, 2008).
  • 30. 20 Thêm vào đó, lược khảo cũng cho thấy WTP và TTO đều là những phương pháp dựa vào sở thích để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được sử dụng phổ biến như (Leeyaphan và cộng sự, 2011) sử dụng cả TTO và WTP; (Guo và cộng sự, 2017; Bleichrodta & Johannessonb, 1997; Buckingham & Devlin, 2006; Doctor và cộng sự, 2008) sử dụng TTO trong khi (Lundberg và cộng sự, 1999; Schiffner và cộng sự 2003; Finlay & Coles, 2006; Chen và cộng sự, 1998; Poyner và cộng sự, 2000 và Schiffner và cộng sự, 2002; Pitt và cộng sự 2006; Motley & Finlay, 1989) sử dụng WTP.
  • 31. 21 Tóm tắt chương Chương 2 đã trình bày các khái niệm tiếp cận trong nghiên cứu; tổng quan về chất lượng cuộc sống của bệnh đặc thù. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc hình thành phương pháp nghiên cứu ở chương 3
  • 32. 22 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích Sau khi lược khảo lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đó, tác giả nhận thấy việc đánh giá ảnh hưởng của bệnh nám da lên chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể được đo lường thông qua phương pháp đo lường dựa trên sở thích với hai chỉ số thường được sử dụng là Thời gian đánh đổi - TTO và Mức sẵn lòng trả - WTP (Lundberg, et al., 1999; Buckingham & Devlin, 2006; Bleichrodta & Johannessonb, 1997). Cụ thể, việc đánh giá phân tích sẽ được tiến hành như sau: Thứ nhất, chỉ số MASI được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của vùng nám da và các đặc điểm lâm sàng của bệnh gồm mức độ nặng của vùng nám, sắc tố vùng nám và tính đồng nhất của màu da của vùng nám được sử dụng trong việc đo lường, tính toán chỉ số này (Kimbrough-Green, et al., 1994). Thứ hai, chỉ số Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) được sử dụng nhằm đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh (Finlay & Khan, 1994). Thứ ba, các chỉ số Thời gian đánh đổi - TTO và Mức sẵn lòng trả - WTP đại diện cho hành vi sở thích của người bệnh, được sử dụng như là những biến quan trọng cho việc quan sát ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của bệnh nhân (Leeyaphan, et al., 2011). Trong đó, chỉ số Thời gian đánh đổi được tính toán qua hai cách gồm TTO chuẩn (TTY) và TTO hàng ngày (TTD). Và các chỉ số Mức sẵn lòng trả-WTP và tỷ lệ Mức sẵn lòng trả so với thu nhập – WTP/INC được xem cùng nằm trong nhóm chỉ số Mức sẵn lòng trả-WTP. Thứ tư, sử dụng một phép hồi quy tuyến tính (OLS) để định lượng mức độ ảnh hưởng của bệnh nám da được đo lường thông qua chỉ số mức độ nặng của bệnh (MASI) lên cuộc sống của người bệnh được đo lường thông các chỉ số TTO và WTP. Ngoài ra, tác giả cũng đưa các yếu tố khác bao gồm các yếu tố khác gồm thu nhập, thời gian điều trị bệnh nám, nguyên nhân gây bệnh và các đặc điểm nhân khẩu học như trình độ, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, tuổi vào mô hình hồi quy nhằm mục đích làm biến kiểm soát.
  • 33. 23 Cuối cùng, sử dụng tương quan Spearman để kiểm định mối tương quan giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI với các chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân qua các phép đo dựa trên sở thích TTO và WTP và chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI. Dưới đây, là toàn bộ khung phân tích của đề tài, Hình 3.1 thể hiện khung phân tích dưới dạng sơ đồ. Trong đó, các mũi tên thể hiện mối liên quan của các yếu tố trong mô hình. Các yếu tố trình độ, tình trạng hôn nhân, tuổi, nghề nghiệp được hiểu là các yếu tố nằm trong nhóm các đặc điểm nhân khẩu, do đó hướng mũi tên hướng về ô chứa nhóm các đặc điểm nhân khẩu. Các yếu tố lâm sàng của bệnh về mức độ nặng của vùng nám, sắc tố vùng nám và tính đồng nhất màu da vùng nám lại nằm trong nhóm được sử dụng để tính toán chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI. Các mũi tên còn lại thể hiện mô hình nghiên cứu qua hai phương pháp kinh tế lượng là hồi quy OLS và tương quan Spearman.
  • 34. 24 Hình 3. 1: Khung phân tích Nguồn: Tác giả đề xuất.
  • 35. 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan Để thực hiện mục tiêu 1, sử dụng các thông tin về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân để đo lường mức độ nặng của bệnh nám trong cuộc sống của người bệnh cũng như mô tả các yếu tố quan sát được về đặc điểm của người bệnh, tình trạng bệnh nám diễn ra ở các bệnh nhân tới điều trị, để từ đó có được các yếu tố kiểm soát đưa vào mô hình phân tích ảnh hưởng của bệnh nám lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các thông tin khai thác bao gồm: - Khai thác các thông tin hành chính: tuổi, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp - Hỏi thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị. - Khai thác đánh giá đặc điểm lâm sàng: + Vị trí nám da: Vùng trán, vùng hai má (má trái và má phải), vùng cằm. + Các mức độ thương tổn về diện tích vùng nám, màu sắc sắc tố da vùng nám… + Xác định các tiêu chí liên quan đến nguyên nhân gây bệnh gồm: Do ánh nắng mặt trời, do di truyền, do trong thời gian sinh sản …. + Xác định các tiêu chí liên quan đến sử dụng thuốc điều trị bệnh. 3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da trên lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu đánh giá chuyên sâu liên quan đến bệnh. Hệ thống tính điểm mức độ nghiêm trọng của vùng nám da - the melasma area and severity index (MASI) được phát triển bởi Kimbrough-Green và cộng sự (1994) được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu lâm sàng về nám (Trelles và cộng sự, 2010; Jeong và cộng sự, 2010). Theo (Kimbrough-Green, et al., 1994), chỉ số MASI đã được nghĩ ra dựa trên chỉ số mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến (PASI). Chỉ số MASI sử dụng một công thức gần như tương tự như chỉ số PASI cho khuôn mặt như được sử dụng cho toàn bộ cơ thể theo điểm PASI. Hơn
  • 36. 26 nữa, ba biến số của diện tích, độ cứng và tỷ lệ trong PASI được thay thế bằng diện tích, sắc tố và độ đồng nhất trong điểm số MASI (Kimbrough-Green, et al., 1994). Chỉ số MASI được hiểu và tính theo nhiều công thức tương tự nhau nhưng khác nhau về tỷ lệ phân chia khu vực nám trên khuôn mặt. Alrawashdeh (2013) đã đưa ra cách tính chỉ số MASI khá dễ hiểu và cụ thể như sau: - Tiến hành đo lường cho 4 khu vực vùng trán, vùng hai má (phải và trái) và vùng cằm, cụ thể ký hiệu F khu vực trán chiếm 30% điểm số; RMR vùng má phải và LMR là vùng má trái mỗi bên chiếm 30% điểm số; M vùng cằm chiếm 10% điểm số. (Câu Q11, Phụ lục) - Tiếp theo đó, mức độ nặng (A) của vùng nám các khu vực chia theo 7 cấp độ từ 0-6, cụ thể: 0=không xuất hiện; 1= ít hơn 10%; 2= 10-29%; 3=30-49%; 4=50- 69%; 5=70-89% và 6=90-100%. (Câu Q12, Phụ lục) - Quy định P là mức độ tăng sắc tố và H là tính đồng nhất của màu da vùng nám, trong đó các điểm số từ 0 đến 4 thể hiện mức độ nặng nhẹ của màu da, cụ thể: 0=Không xuất hiện; 1=Rất ít; 2=Mờ; 3=Sậm màu; 4=Nhiều và sậm màu. (Câu Q13, Phụ lục) Như vậy, điểm MASI được tính như sau: MASI= 30%*A(F)*[P(F) + H(F)] + 30%*A(RMR)*[P(RMR)+H(RMR)] + 30%*A(LMR)*[P(LMR) + H(LMR)] + 10% *A(M)*[P(M)+H(M)] (1) Trong đó: - A(F), A(RMR), A(LMR), A(M): lần lượt là mức độ nặng của vùng cằm, vùng má phải, … - P(F), Tuy đo lường này mang tính chủ quan cao và các giá trị khác nhau có thể được tìm thấy ở cùng một bệnh nhân tại cùng một thời điểm. Sự chủ quan này không bởi do mỗi thông số chủ quan mà bởi nó quá phức tạp đến nỗi các bác sĩ sẽ tính toán một số điểm gần đúng dựa trên số lần hiển thị. Nhưng, đây vẫn là chỉ số đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da phù hợp nhất tính đến nay (Alrawashdeh, 2013).
  • 37. 27 3.2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da Ba phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nám da trong nghiên cứu này gồm đo lường tình trạng sức khỏe da liễu thông qua chỉ số Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) - và đo lường dựa trên sở thích thông qua hai chỉ số Sẵn sàng trả tiền (WTP) và Thời gian thỏa thuận (TTO). Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) DLQI là chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu được tổng hợp phân tích từ một bộ gồm 10 câu hỏi để đo lường tác động của các bệnh về da đến chất lượng cuộc sống của một người bệnh do Finlay và Khan đề xuất năm 1994. Chỉ số này được thiết kế dành cho những người ở độ tuổi từ 16 trở lên. Là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong đánh giá chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân có tình trạng da khác nhau (Finlay & Khan, 1994). Bộ câu hỏi được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, được giao cho bệnh nhân điền vào mà không cần giải thích chi tiết. Phiếu trả lời thường được hoàn thành trong 3-5 phút (Xem phụ lục ). Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi được trình bày ở Bảng 3.1được chia thành 6 nhóm ý nghĩa và nội dung như sau: Nhóm 1 về triệu chứng bệnh và ảnh hưởng đến cảm giác của bệnh nhân (gồm câu hỏi 1 và 2 ở Bảng câu hỏi phần phụ lục) Nhóm 2. Về hoạt động hàng ngày (gồm câu hỏi 3 và 4) Nhóm 3. Về công việc hoặc học tập (câu hỏi số 7) Nhóm 4. Về lĩnh vực giải trí (câu hỏi số 5 và 6) Nhóm 5. Về các mối quan hệ cá nhân (câu hỏi số 8 và 9) Nhóm 6. Về điều trị (câu hỏi số 10)
  • 38. 28 Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI 1 Mức độ châm chích, đau rát, ngứa trên vùng da đang điều trị của Anh/Chị, trong tuần qua 2 Trong tuần qua, vùng da đang điều trị làm Anh/Chị cảm thấy mất tự tin với vẻ ngoài của mình 3 Trong tuần qua, khi làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, vùng da đang điều trị của Anh/Chị đã bị ảnh hưởng ở mức độ nào? 4 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến việc chọn trang phục mặc hàng ngày của Anh/Chị 5 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến các hoạt động xã hội, giải trí của Anh/Chị 6 Trong tuần qua, vùng da đang điều trị làm Anh/Chị gặp khó khăn trong việc chơi thể thao hàng ngày 7 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến việc học tập và làm việc của Anh/Chị? 8 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của thẩm mỹ vùng da đang điều trị đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, người thân hay bạn bè của Anh/Chị 9 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của vùng da đang điều trị đến đời sống tình dục của Anh/Chị 10 Trong tuần qua, mức độ ảnh hưởng của việc điều trị vùng da bị nám đến cuộc sống hàng ngày của Anh/Chị như đã tốn nhiều thời gian, làm đảo lộn cuộc sống, thời gian biểu hàng ngày hay làm nhà cửa của bị náo loạn. Nguồn: (Finlay & Khan, 1994) Mỗi câu hỏi được thiết kế tương ứng 5 ô tính điểm với mức độ đánh giá theo thang điểm tăng dần từ 0 đến 4 trong đó: 0 là “Không liên quan”; 1 là “Không đáng kể”; 2 là “Rất ít”; 3 là “Nhiều”; 4 là “Rất nhiều”. Chỉ số DIQL được tính bằng cách lấy tổng điểm số của mỗi câu hỏi, kết quả tối đa là 40 và tối thiểu là 0. Điểm số càng cao, chất lượng của cuộc sống càng bị giảm sút. Một số lưu ý khi đánh giá những câu trả lời hoàn thành không chính xác bộ câu hỏi DLQI: Có 1 tỷ lệ cao những bệnh nhân hoàn thành không chính xác bộ câu hỏi về DLQI. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số nhầm lẫn. 1. Nếu 1 câu hỏi còn sót lại, câu này được cho 0 điểm. Điểm số này được tổng hợp và cộng bình thường 2. Nếu có từ 2 câu hỏi trở lên còn sót lại, bộ câu hỏi không được cộng điểm
  • 39. 29 3. Nếu câu hỏi số 7 trả lời "có" thì câu này được 3 điểm. Nếu câu hỏi số 7 được trả lời "không" hoặc "không liên quan" nhưng sau đó bệnh nhân lại chọn "nhiều" hoặc "một chút" thì được chấm điểm 2 hoặc 1. 4. Nếu từ 2 đáp án trở lên được lựa chọn, câu trả lời với số điểm cao nhất nên được ghi lại 5. Nếu đáp án nằm giữa 2 ô được tick, câu trả lời với số điểm thấp hơn nên được ghi lại. 6. Chỉ số DLQI có thể được thống kê số điểm theo 6 nhóm, khi sử dụng thước đo theo nhóm nếu 1 câu trả lời của 1 câu hỏi trong nhóm đó bị trống thì nhóm đó sẽ không được cộng điểm. Nội dung ý nghĩa các giá trị của chỉ số DLQI với các khung giá trị từ 0 đến 40 được giải thích như sau: Nhóm 1: 0-5 điểm: Bệnh nám da không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhóm 2: 6-10 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng mức độ nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhóm 3: 11-20 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng mức độ trung bình đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhóm 4: 21-30 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. Nhóm 5: 31-40 điểm: Bệnh nám da ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
  • 40. 30 Đo lường dựa trên sở thích - Thời gian đánh đổi để điều trị bệnh (TTO) Đo lường dựa trên sở thích là một phương pháp đánh giá dựa trên lý thuyết kinh tế, cho phép bệnh nhân từ bỏ lý thuyết một cái gì đó có giá trị (tiền bạc, thời gian, nguy cơ tử vong) để không mắc bệnh. Do đó, phương pháp đánh giá này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về gánh nặng bệnh tật vì nó liên quan đến chất lượng cuộc sống (Lundberg, et al., 1999). Có hai loại đo lường dựa trên sở thích, bao gồm đo lường tiện ích và đánh giá dự phòng. Phép đo lường tiện ích được sử dụng rộng rãi nhất là Time Trade-Off (TTO), trong đó bệnh nhân trao đổi một tỷ lệ thời gian sống sót trong tương lai của họ để đổi lấy sức khỏe hoàn hảo hoặc điều trị hiệu quả nhất trong vòng đời rút ngắn (McCombs & Chen, 2007; G.Froberg & L.Kane, 1989). Một cách khác mà các nhà điều tra đã cố gắng để nắm bắt sở thích của bệnh nhân trong da liễu là thông qua TTO hàng ngày. Phương pháp này đã được sửa đổi bằng cách yêu cầu bệnh nhân phân bổ thời gian (giờ mỗi ngày) cho liệu pháp tưởng tượng (McCombs & Chen, 2007; Schiffner và cộng sự, 2003). Nhiều nghiên cứu da liễu đã sử dụng phương pháp này ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, (Lundberg và cộng sự, 1999; Chen và cộng sự, 2004) viêm da dị ứng, (Lundberg và cộng sự, 1999; Chen và cộng sự, 2004) và mụn trứng cá (Chen và cộng sự, 2004). Cụ thể, trong nghiên cứu này tiến hành đo lường cả hai loại TTO gồm TTO chuẩn theo năm ký hiệu là TTY và TTO theo ngày ký hiệu là TTD. Theo thống kê của WHO năm 2016, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ở nữ giới là 81 tuổi, trong khi độ tuổi bị nám da trung bình là ở vào khoảng 35-37 tuổi ở nữ giới. Như vậy, tính trung bình thời gian còn lại của một bệnh nhân phải chung sống với bệnh nám là khoảng 45 năm nếu không điều trị. Dựa vào sự quyết định của người bệnh về thời gian trong cuộc sống của họ và thời gian điều trị nám, TTO được xác định dựa vào kết quả câu hỏi: “Hãy tưởng tượng, bạn sẽ sống được thêm 45 năm nữa với chứng nám. Giả sử bác sĩ kê toa thuốc bôi tại chỗ hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị khỏi hoàn toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể cho 70% bệnh nhân với 1% tỷ lệ tác dụng phụ. Vậy bạn sẽ dành bao nhiêu năm cho việc điều trị
  • 41. 31 da?” Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là một con số mà người bệnh trả lời là A năm mà họ dành ra để điều trị bênh. Với câu hỏi này, chỉ số TTO đo lường được sẽ là TTO chuẩn hay gọi là TTY. TTY được tính như sau: TTY= (45-A)/45 (lần) Trong đó: A: Số năm mà người bệnh sẽ dành việc điều trị da TTY chính là mức thỏa thuận qua thời gian của người bệnh. Mức thỏa thuận này càng cao thời gian người bệnh sẵn lòng dành ra cho việc điều trị là càng ít tức là người bệnh trao đổi một tỷ lệ thời gian sống sót trong tương lai của họ để đổi lấy sức khỏe hoàn hảo hoặc điều trị hiệu quả nhất trong vòng đời rút ngắn là càng nhỏ Và qua đó thấy được, chất lượng cuộc sống của họ hầu như bị ảnh hưởng ít, và ngược lại. Tương tự vậy đối với TTO hàng ngày-TTD được thiết kế qua câu hỏi: “Giả sử bác sĩ kê toa thuốc bôi tại chỗ hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị khỏi hoàn toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể cho 70% bệnh nhân với 1% tỷ lệ tác dụng phụ. Vậy bạn sẽ dành bao nhiêu giờ mỗi ngày cho việc điều trị da?” Câu trả lời nhận được là một con số B giờ cho việc điều trị mỗi ngày của người bệnh. TTD được tính như sau: TTD=(24-B)/24 (lần) Trong đó: B: Số ngày mà người bệnh sẽ dành cho việc điều trị da Đo lường dựa trên sở thích - Sẵn sàng trả tiền (WTP) Phương thức Sẵn sàng Trả tiền (WTP) là một đánh giá ngẫu nhiên đòi hỏi người trả lời phải tưởng tượng ra một thị trường cho một chương trình hoặc lợi ích sức khỏe và tiết lộ tối đa rằng họ sẽ sẵn sàng trả cho chương trình hoặc lợi ích đó. WTP cao hơn cho thấy chất lượng cuộc sống kém hơn và do đó, với các tiện ích, WTP là thước đo chất lượng của gánh nặng bệnh tật trong cuộc sống. WTP đã được sử dụng cho bệnh nhân vẩy nến (Lundberg và cộng sự 1999; Schiffner và cộng sự 2003; Poyner và cộng sự, 2000) vết rượu vang cổng (Schiffner và cộng sự, 2002),
  • 42. 32 viêm da dị ứng (Pitt và cộng sự, 2006) và mụn trứng cá (Motley & Finlay, 1989). Ở Việt Nam, chi phí điều trị nám không được chi trả theo bất kỳ chương trình chi trả nào. WTP cho các sản phẩm da liễu thẩm mỹ hứa hẹn sẽ trở thành một vấn đề ngày càng liên quan vì sự phổ biến của các thủ tục này, theo định nghĩa đòi hỏi chi tiêu tự trả, tiếp tục tăng (Parks và cộng sự, 2003). Để thu thập dữ liệu của WTP, câu hỏi được thiết kế để bệnh nhân trả lời như sau: “Giả sử bác sĩ kê toa thuốc bôi tại chỗ hiệu quả nhất được áp dụng 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị khỏi hoàn toàn cho 30% bệnh nhân và có cải thiện đáng kể cho 70% bệnh nhân với 1% tỷ lệ tác dụng phụ. Vậy bạn sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho việc điều trị so với mức thu nhập hiện tại trong 1 tháng?”. Như vậy, các phép đo chất lượng cuộc sống dựa trên ưu tiên (WTP và TTO) có ưu điểm là chúng cung cấp dễ dàng so sánh các giá trị số giữa các trạng thái bệnh khác nhau và chứng minh tác động bất lợi của bệnh đối với chất lượng cuộc sống đối với những người quản lý phân bổ và cấp vốn. Chúng là các biện pháp thích hợp để kết hợp chất lượng cuộc sống vào định giá kinh tế dược phẩm (McCombs & Chen, 2007). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các phép đo dựa trên sở thích ở bệnh nhân nám. 3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các số liệu thu thập từ người bệnh. Sử dụng phương pháp tính hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá các thang đo cho việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám (Nunnally & Bernstein, 1994). + Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp hệ số Cronbach alpha: hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước hết để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong nghiên cứu. Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là trên dụng được, còn Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp là nghiên cứu mới.
  • 43. 33 - Phân tích hồi quy: Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin độc lập mà ta có được. Số liệu đưa vào và điều kiện ràng buộc: Với hồi quy đa bội: Đối với mỗi biến trong phương trình hồi quy ta thu được hệ số (B), sai số tiêu chuẩn của hệ số B, kiểm định F về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Mô hình hồi quy như sau: Y = α0 + α1X1+ α2X2+ … +α iXi (3.1) Trong đó: α0: hằng số; α i: hệ số ước lượng; Xi: các biến độc lập; Y: Biến phụ thuộc - Sử dụng phép tương quan Spearman để kiểm tra mối tương quan giữa hai biến liên tục không có phân phối chuẩn. Trong đó, nếu hệ số tương quan r (rho) <0.3 tức là mức độ tương quan yếu, r=0.3-0.5 là tương quan trung bình và r>0.7 là tương quan rất chặt chẽ, r càng gần 1 thì tương quan càng mạnh. 3.3. Mô hình nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu xác định ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, mức độ nặng, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh … ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da thông qua đo lường dựa trên sở thích TTO, WTP, mô hình nghiên cứu được đề xuất thông 3 phương trình ở dưới đây. Trong đó, qua các phương trình 3.2 và 3.3 ta có thể xác định được ảnh hưởng của các yếu tố lên chất lượng cuộc sống qua đo lường dựa trên sở thích TTO với hai chuẩn đo lường TTY là TTO chuẩn và TTD là TTO hàng ngày. Phương trình 3.4 xác định được ảnh hưởng của các yếu tố lên chất lượng cuộc sống qua đo lường mức sẵn lòng trả WTP. TTY = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ (3.2) TTD = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ (3.3) WTP = α0 + α1OCC+ α2AGE+ α3MS + α4EDU + α5INC + α6MASI + α7GEN + α8TR + μ (3.4)
  • 44. 34 Để xác định mối tương quan giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI với mức độ nặng của bệnh MASI và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân qua các phép đo dựa trên sở thích TTO và WTP, tương quan Spearman được đưa vào để kiểm tra. Dưới đây là danh sách các biến được sử dụng trong mô hình: Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình Mô hình hồi quy OLS Ký hiệu Đơn vị Tham khảo Biến phụ thuộc Chất lượng cuộc sống đo lường qua phương pháp Standard TTO TTY năm (Bleichrodta & Johannessonb, 1997); (Leeyaphan, và cộng sự, 2011) Chất lượng cuộc sống đo lường qua phương pháp Daily TTO TTD ngày (Leeyaphan và cộng sự, 2011); (Bleichrodta & Johannessonb, 1997) Mức sẵn lòng trả WTP ngàn đồng (Schiffner và cộng sự, 2003); (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Biến độc lập Nghề nghiệp OCC 0= Bị động về kinh tế 1= Chủ động về kinh tế (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Tình trạng hôn nhân MS 1= đã kết hôn 0= khác (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Tuổi AGE năm (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Học vấn EDU 1 = cao đẳng trở lên 0 = khác (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Thu nhập INC Triệu đồng/tháng (Leeyaphan và cộng sự, 2011) Chỉ số nghiêm trọng của bệnh MASI MASI điểm (Leeyaphan và cộng sự, 2011); (Freitag và cộng sự, 2008) Quá trình điều trị TR năm (Freitag và cộng sự, 2008) Nghiên cứu tương quan Spearman Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI DLQI điểm Chất lượng cuộc sống đo lường qua phương pháp Standard TTO TTY năm Chất lượng cuộc sống đo lường qua phương pháp Daily TTO TTD ngày Mức sẵn lòng trả WTP ngàn đồng Nguồn: Tác giả đề xuất
  • 45. 35 3.4. Dữ liệu Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm các nội dung phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài : Phần thông tin chung gồm 9 câu hỏi về các thông tin định danh, nhân khẩu học được sử dụng để thu thập các thông tin cho mục đích mô tả cận lâm sàng đối với bệnh nhân nám. Phần nội dung chính của bảng câu hỏi tập trung vào các câu hỏi xác định mức độ nặng của bệnh, tình trạng điều trị, nguyên nhân gây bệnh và các đánh giá của người bệnh đối với chất lượng cuộc sống da liễu của họ. Thêm vào đó, nội dung câu hỏi còn tập trung vào thu thập thông tin nhằm xác định mức sẵn lòng trả về tiền bạc và thời gian của người bệnh để điều trị bệnh. Ngoài ra, thu thập thông tin về những ý kiến đóng góp của người bệnh đối với phương pháp điều trị nhằm nâng cao chất lượng sống của họ trong quá trình trị bệnh. Phần này gồm 11 câu hỏi, từ câu số 10 đến câu 22. Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục 1. Khảo sát, thu thập dữ liệu Đối tượng khảo sát : Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau : bệnh nhân ≥ 18 tuổi ; điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa ra trên 3 tháng ; đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện. - Thời gian khảo sát : từ 01/09/2017 đến 30/04/2018. - Địa điểm khảo sát : Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai. - Xác định cỡ mẫu : Theo Bollen (1989): “Kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một biến quan sát cần ước lượng”. Số lượng biến quan sát (items) tối đa cần ước lượng trong nghiên cứu này là 42 items. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu là 210 mẫu (42*5). Để dự phòng rủi ro khảo sát, tác giả sẽ thực hiện phát ra thêm 40 phiếu. Như vậy số phiếu phát là tổng cộng là 250 phiếu. - Phương pháp chọn mẫu : Chọn thuận tiện có xác suất đối với những bệnh nhân tới điều trị nám da tại bệnh viện trong các khung giờ định sẵn trong
  • 46. 36 thời gian từ ngày từ ngày từ 01/09/2017 đến 30/04/2018. Cụ thể, thực hiện khảo sát thu thập trong các khung giờ từ 8h-10h sáng mỗi ngày, lấy thông tin trong thời gian người bệnh bốc số chờ khám. - Kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát thu được như sau: Số phiếu phát ra là 250 phiếu, thu về 230 phiếu (do một số bệnh nhân cầm về không trả lại), trong đó có 207 phiếu hợp lệ. Như vậy, sau khi xác định phương pháp và xây dựng xong bảng câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám, trong phần tiếp theo đề tài sẽ thực hiện phân tích mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nám và đánh giá chất lượng cuộc sống của họ dựa vào nguồn số liệu khảo sát thu thập được.
  • 47. 37 Tóm tắt chương Chương 3 đã trình bày đầy đủ, toàn bộ các nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, bao gồm việc lập luận, phân tích và đi đến xây dựng một khung phân tích cho bài nghiên cứu ; trình bày cụ thể việc đo lường các chỉ tiêu, nhân tố có liên quan trong mô hình nghiên cứu cũng như trình bày các phương pháp phân tích, xử lý số liệu ; trình bày chi tiết mô hình nghiên cứu và dữ liệu được sử dụng khai thác trong nghiên cứu. Chương này đóng góp một phần cơ sở cho các phân tích tiếp theo về kết quả nghiên cứu thu được trình bày ở chương 4.
  • 48. 38 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai 4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai Nghiên cứu thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da tại phòng khám da liệu thuộc bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai. Kết quả thống kê (bảng 4.1) một vài đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu cho thấy, độ tuổi trung bình của người bệnh là 41 11 tuổi, trong đó chủ yếu là nữ giới còn độc thân. Tỷ lệ nữ giới chiếm tới 91,3% và độc thân chiếm tới 65,2% trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai STT Tên biến Ký hiệu biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Gía trị nhỏ nhất Gía trị lớn nhất 1 Thu nhập INC 207 2971.7 1 1463.8 6 643 6833 2 Tuổi AGE 207 41.01 11.30 18 65 Trong đó: 18-29 11.6% 23.38 3.51 18 29 30-39 44.0% 35.15 2.13 30 39 40-49 20.8% 44.81 3.07 40 49 50-59 15.0% 53.90 3.03 50 59 >60 8.7% 62.78 2.05 60 65 3 Giới tính SEX 207 0.09 0.28 0 1 Nữ 91.3% 4 Tình trạng hôn nhân MS 207 0.35 0.48 0 1 Độc thân 65.2% 5 Học vấn EDU 207 0.37 0.48 0 1 Dưới cao đẳng 63.3% 6 Nghề nghiệp OCC 207 0.43 0.50 0 1 Tình trạng kinh tế chủ động 43.0% 7 Người thân RELA 207 0.483 0.501 0 1 Có người thân bị bệnh 48.3% Nguồn: Khảo sát của đề tài.