SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  104
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC LOD SAU KHỦNG HOẢNG 2008
MÃ TÀI LIỆU: 80997
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
1
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Lê Thị Hoàng
Sinh viên lớp : Kinh tế kế hoạch 48B
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Sau thời gian thực tập ở Trung tâm Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần phát
triển nguồn nhân lực LOD, dưới sự hướng dẫn của PGS. Tiến sĩ Phan Thị Nhiệm,
tôi đã lựa chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của
công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008” để làm
chuyên đề thực tập của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc
lập, không hề có sự sao chép của bất cứ ai khác, mọi thông tin, tài liệu mang tính
chất tham khảo đều được nghi rõ nguồn ngốc.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa!
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Hoàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
B. NỘI DUNG ....................................................................................................................4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÍNH
TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG..................................4
1.1. Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động. .........................................................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động ................................................4
1.1.2. Tính tất yếu của xuất khẩu lao động.......................................................... 8
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động ........................................................... 11
1.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội........ 12
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:......... 14
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động ......................................... 18
1.1.7. Nội dung của xuất khẩu lao động ............................................................ 20
1.2. Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu lao động. ................................................................................................................25
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam ........26
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động ............................ 26
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................... 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC LOD................................................................................................... 36
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD................36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 36
2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................... 39
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............................ 43
2.1.4. Chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty........................... 45
2.2. Thị trường xuất khẩu lao động của công ty trước khủng hoảng........................49
2.2.1. Thị trường chính ...................................................................................... 49
2.2.2. Thị trường khác ....................................................................................... 54
2.3. Chiến lược thị trường xuất khẩu lao động của công ty trong thời kỳ khủng
hoảng ...............................................................................................................................54
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
2.3.1. Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2009.......... 54
2.3.2. Chiến lược thị trường áp dụng thời kỳ khủng hoảng............................... 56
2.4. Đánh giá công tác phát triển thị trường của công ty giai đoạn từ 1992 đến
khủng hoảng ...................................................................................................................57
2.4.1. Những thành tựu đạt được ....................................................................... 57
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 60
2.5. Xem xét các tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty................................61
2.5.1. Năng lực tài chính.................................................................................... 61
2.5.2. Nguồn nhân lực........................................................................................ 61
2.5.3. Công nghệ................................................................................................ 62
2.5.4. Thị trường................................................................................................ 62
2.6. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của
công ty khi thị trường lao động phục hồi.....................................................................63
2.7. Đánh giá khả năng của công ty..............................................................................65
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SAU KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD............................... 66
3.1. Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty sau
khủng hoảng ...................................................................................................................66
3.1.1. Tình hình trong nước............................................................................... 66
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam...............................................................................................................66
3.1.2.1. Cơ hội.........................................................................................................66
3.1.2.2. Thách thức......................................................................................... 67
3.2. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công
ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD.................................................................68
3.2.1. Áp lực từ phía khách hàng....................................................................... 68
3.2.2. Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại ............................................... 68
3.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế.................................................................... 69
3.2.4. Áp lực từ nhà cung cấp............................................................................ 69
3.2.5. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn................................................................. 70
3.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty cp phát triển nguồn nhân lực LOD..71
3.3.1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu ............................................. 71
3.3.2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. ......................................................... 72
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
3.4. Chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân
lực LOD...........................................................................................................................73
3.4.1. Chiến lược chung của công ty ................................................................. 73
3.4.1.1. Mục tiêu của chiến lược.................................................................... 73
3.4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát
triển nguồn nhân lực LOD ............................................................................. 74
3.4.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường sau khủng hoảng................... 77
3.4.2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT .................................. 77
3.4.2.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường................................... 80
3.4.2.3. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2010 - 2020..................... 83
a) Nghiên cứu và tiếp cận thị trường................................................................83
b) Phân đoạn thị trường .............................................................................. 83
c) Lựa chọn thị trường mục tiêu ................................................................. 83
d) Thâm nhập và mở rộng thị trường.......................................................... 86
3.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty. ......87
3.5.1 Giải pháp từ phía công ty LOD: ............................................................... 87
3.5.2 Giải pháp từ phía nhà nước....................................................................... 90
3.5.3 Giải pháp từ phía người lao động:............................................................ 94
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 96
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 CP Cổ phần
2 XKLĐ Xuất khẩu lao động
3 NKLĐ Nhập khẩu lao động
4 KT - XH Kinh tế - xã hội
5 VNĐ Việt Nam đồng
6 XHCN Xã hội chủ nghĩa
7 NĐ - CP Nghị định chính phủ
8 HĐBT Hội đồng bộ trưởng
9 CNKT Công nhân kỹ thuật
10 CBCNV Cán bộ công nhân viên
11 QLLĐNN Quản lý lao động nước ngoài
12 SXKD Sản xuất kinh doanh
13 UBND Uỷ ban nhân dân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực
LOD ............................................................................................................. 40
Bảng 2: Bảng một số chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của công ty ............ 45
Bảng 3: Số lượng lao động xuất khẩu Công ty cung ứng năm 2008 ...................... 54
Bảng 4: Số liệu lao động xuất khẩu qua các năm ................................................... 58
Bảng 5 : Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010.............................................................. 74
Bảng 6: Bảng dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2010 ................... 75
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xuất khẩu lao động không còn là hiện tượng xa lạ mà đã trở nên khá
phổ biến. Khác với sự dịch chuyển quốc tế các nguồn lực khác như tư bản hay công
nghệ, lao động là một nguồn lực đặc biệt, việc dịch chuyển quốc tế sức lao động,
hay là xuất khẩu lao động, có những nét đặc trưng riêng và có thể nói là tương đối
phức tạp. Việt Nam là một nước xuất khẩu lao động sang nhiều nước trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta cần suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó?
Đứng từ góc độ nhà nước : Ở Việt Nam với số dân hơn 80 triệu người, trong đó
lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5,12%( năm 2009)
lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương
trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo
quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ sung nguồn vốn
cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam
trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh
thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Giải quyết
việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia. XKLĐ góp phần
thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là khía cạnh
kinh tế mà còn là chính trị, xã hội. Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản lý phải
đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này – thời kỳ
còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008.
Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng
của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó
đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu
ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm
gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm
cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang
lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia
đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt
kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".
Giải quyết việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia. XKLĐ
góp phần thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
2
khía cạnh kinh tế mà còn là chính trị, xã hội. Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản
lý phải đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này –
thời kỳ còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008.
Đứng góc độ doanh nghiệp: Đã có thời kỳ hoàng kim của XKLĐ, người người đi
xuất khẩu lao động. Khoản lợi nhuận lớn đã khích lệ nhiều doanh nghiệp gia nhập
ngành. LOD đã khai thác mảng XKLĐ – coi nó là một lĩnh vực kinh doanh chính từ
năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị
trường XKLĐ mang đầy những biến động ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu
lao động của cả nước nói chung, LOD nói riêng. Vậy nên lựa chọn chiến lược nào
cho XKLĐ trong thời kỳ này?
Là một hoạt động kinh doanh chính, bên cạnh những thành tựu đạt được LOD còn
gặp phải không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
Dẫu là một tên tuổi lão làng nhưng LOD cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của
dòng xoáy đó. Phải lựa chọn hướng đi nào thích hợp trong bối cảnh hiện nay để
XKLĐ luôn là lợi thế của công ty.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó và nhận thấy rằng đây là vấn đề nổi cộm, phù hợp
với chuyên ngành nên em đã mạnh dạn khai thác đề tài: “ Chiến lược phát triển thị
trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD
sau khủng hoảng 2008”.
Do giới hạn về thời gian cũng như khuôn khổ bài viết nên Em chỉ trình những vấn
đề chính theo bố cục sau đây:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động và tính tất yếu của hoạt động
xuất khẩu lao động
Chương II: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của
Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao động
sau khủng hoảng của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu rõ thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu lao động của
LOD sang các nước trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
- Phân tích những nhân tố bên ngoài, bên trong công ty để tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức của LOD từ đó lựa chọn chiến lược phát triển thị
trường
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
3
- Đề ra được các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong hiện tại và
thúc đẩy việc thực hiện chiến lược xuất khẩu lao động sang các thị trường nhiều
tiềm năng trong tương lai, một khi nền kinh tế đã hồi phục trở lại.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp
khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so
sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.
Đây là một đề tài khó viết và tương đối mới mẻ. Trong quá trình tìm hiểu, xây
dựng đề tài em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
giảng viên: PGS.TS.Phan Thị Nhiệm, cùng với các anh chị ở phòng tài chính
tổng hợp – Trung tâm Nhật Bản thuộc công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực
LOD, cũng như qua quá trình tìm tòi các tài liệu phục vụ cho chuyên đề, em đã
xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn
hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô
giáo về những thiếu sót em mắc phải.
Emxin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hoàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ
TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động
a) Khái niệm của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một phạm trù có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc
liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu
tố kinh tế xã hội khác. Để quá trình nghiên cứu được hệ thống và thống nhất, trước
hết phải định hình rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động XKLĐ, từ đó giúp
chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng về vấn đề XKLĐ.
- Sức lao động:
Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra
của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tien cần
thiết trong quá trình lao động xã hội.
- Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích và có ý thức của con người, nó diễn ra giữa
con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con
người. Lao động là sự vận dụng của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân
và gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Lao động có năng suất, chấ lượng
đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, lao
động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một chế
độ xã hội nào, một quốc gia nào. Mỗi con người đến tuổi lao động, có khả năng lao
động đều mong muồn và có quyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ
gia đình và làm giàu cho xã hội.
- Nguồn lao động
Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong đọ tuổi
lao động ( không kể số người mất khả năng lao động ) và những người ngoài độ tuổi
lao động ( trên hoặc dưới tuổi lao động ) nhưng thực tế có tham gia lao động.
Nước ta quy định độ tuổi lao động từ 15 – 55 đối với nữ và 15 – 60 đối với nam. Có
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
5
một sơ thực tế là ở nông thôn Việt Nam và cá biệt ở thành thị, trẻ em 10 tuổi ( thậm
chí dưới 10 tuổi ) đã tham gia lao động, đã đảm nhận một số những công việc có
tính chất sản xuất ở mức độ thời gian lao động khác nhau nên những người dưới độ
tuổi lao động thực tế có tham gia lao động hiệ nay khó xác định về phạm vi. Tuy
nhiên để thống nhất với các số liệu thống kê được công bố thì ở nhóm này chỉ tính
những người có độ tuổi 13 – 15.
- Thị trường lao động
Thị trường lao động là một lĩnh vực riêng của nền kinh tế mà ở đó có diễn ra quá
trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động. Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao
động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành thị trường lao động.
Khi cung và cầu lao động xảy ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì gọi là thị
trường lao động nội địa. Khi cung và cầu lao động nảy sinh ngoài biên giới một
quốc gia thì có thị trường lao động quốc tế.
Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt nó có những đặc điểm sau:
- Hàng hóa trên thị trường lao động là sức lao động (loại hàng hóa đặc biệt) vô
hình, khó cân đo đong đếm được và bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, tâm lý, tình
cảm của con người trong quá trình lao động.
- Giá cả của sức lao động và tiền lương (V), là một phần giá trị trong giá trị
của hàng hóa ( C + V + M), là phần tiền mà người lao động nhận được nhằm tái tạo
sức lao động của chính họ và chu cấp cho gia đình họ.
- Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu, cạnh tranh trên thị
trường.
Thị trường lao động quốc tế có các đặc điểm của thị trường lao động nói chung
trên, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm riêng biệt:
- Thị trường lao động quốc tế xuất hiện là do quá trình quốc tế hóa đời sống
kinh tế thế giới và nảy sinh cung cầu lao động vượt ra khỏi biên giới quốc gia
- Thị trường lao động quốc tế rất phức tạp: nó có sự tác động của các yếu tố
văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, trình độ công nghệ, pháp luật của các quốc gia khác
nhau. Điều này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để có thể
thích nghi, tiếp thu được các đặc điểm văn hóa mới.
- Cung ứng lao động trên thị trường lao động quốc tế biến động mạnh mẽ do
tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động thường xuyên.
- Xuất khẩu sức lao động
Xuất khẩu lao động là một loại hình di chuyển quốc tế sức lao động. Di chuyển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
6
quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động di chuyển ra nước ngoài nhằm
mục đích tìm việc làm để có thu nhập. Khi ra khỏi một nước, người đó được gọi là
người xuất cư, còn sức lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu.
Xuất khẩu lao động trong thực tế thường được gọi là xuất khẩu lao động là một
vấn đề có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố
kinh tế xã hội khác. ( Trong phạm vi của luận văn này cụm từ “xuất khẩu lao động”
được hiểu tương đương với cụm từ “ xuất khẩu sức lao động “).
Hay ta có thể hiểu XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng
hóa sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức
lao động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước
ngoài trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động.
Như vậy, khi hoạt động XKLĐ được thực hiện sẽ có sự di chuyển lao động có
thời hạn và có kế hoạch từ nước này sang một nước khác. Trong hành vi trao đổi,
nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận lao động được
coi là nước nhập khẩu lao động (NKLĐ). Trên thực tế cũng có trường hợp xuất hiện
vai trò của nước thứ ba làm nhiệm vụ trung gian môi giới có tính chất kinh doanh.
Vid dụ: Việt Nam xuất khẩu lao động sang Libya xây dựng công trình “ Sông nhân
tạo vĩ đại” thong qua hợp đồng lao động với công ty Dong Ah – Hàn Quốc.
Trình độ lao động xuất khẩu ở các nước khác nhau thì khác nhau. Đối với những
nước phát triển, có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát
triển và đang phát triển để lấy thêm ngoại tê, tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài. Đối
với những nước chậm phát triển và đang phát triển, XKLĐ có xu hướng gửi lao
động phổ thông, lao động tay nghề bậc trung để thu tiền công, tăng thu nhập, tích
lũy ngoại tệ và giảm bớt sức ép về nhu cầu việc làm trong nước.
b) Đặc điểm của xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại
Đối với nhiều nước trên thế giới, hoạt động XKLĐ là một trong những giải pháp
quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng hoặc dư thừa ra nước ngaoif làm
việc và thu ngoại tệ bằng cách chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi
ích khác. Những lợi ích này buộ các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất
thị trường ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh thị trường này lại dựa trên cơ sở cung
cầu sức lao động và nó cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường.
Mặt khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, XKLĐ là một hoạt
động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
7
nước trong sản xuất, phù hợp với quy luậ phân công lao động quốc tế, góp phần đưa
Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa Nhà nước và các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động
XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ
động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động xuất khẩu
lao động. Ngày nay trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu hết toàn bộ
các hoạt động XKLĐ từ khâu tổ chức đưa người đi đến khâu quản lý người lao
động và thực chịu trách nhiệm về hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của mình trên
cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Do vây, các hiệp định, các thỏa thuận
song phương giữa các quốc gia chỉ có tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách
nhiệm của Nhà nước ở tầm vĩ mô.
- Xuất khẩu lao động thể hiện rõ tính nhân văn
Đây là một đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất của hoạt động XKLĐ. Vì XKLĐ thực
chất là xuất khẩu sức lao động trong khi đó sức lao động lại gắn có chặt chữ với
người lao động, không tách rời người lao động. Do vậy, mọi hoạt động của các
doanh nghiệp tham gia XKLĐ không phải chỉ là nhằm mục tiêu lợi nhuận cho
doanh nghiệp mà còn phải xuất phát từ con người, quan tâm tới lợi ích của người đi
XKLĐ
- Hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện,
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sự cạnh tranh ở đây không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt
động XKLĐ ở trong nước mà còn là cả sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng cung
ứng lao động xuất khẩu trên một thị trường, các thị trường khác nhau và giữa các
doanh nghiệp XKLĐ mạnh, có hệ thống ưu việt như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin…
Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người lao
động gửi về và các khoản thế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp. Lợi ích của các
doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ. Lợi ích của
người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía chủ sử dụng
lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều lần so với lao
động của họ ở trong nước.
- Hoạt động xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên
Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
8
lao động gửi về và các khoản thuế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp. Lợi ích
của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ. Lợi
ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ.
Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía
chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều
lần so với lao động của họ ở trong nước.
- Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chịu sự tác động mạnh
mẽ của các biến động của thị trường sử dụng lao động
Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp XKLĐ ở các nước XKLĐ ở các nước NKLĐ
về mọi điều kiện. Trên thị trường lao động quốc tế, thường thì các nước XKLĐ phải
chấp nhận các điều kiện do các nước NKLĐ đưa ra như số lượng lao động, mức tiền
công, tiền lương, ngành nghề tuyển dụng, điều kiện làm việc…nước ta mới gia nhập
thị trường lao động quốc tế, do vậy hoạt động XKLĐ của Việt Nam cũng phải hoạt
động trong môi trường chịu sự tác động của cơ chế đó.
- Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt
Trước hết ta thấy thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, đặc trưng cơ
bản của hoạt động xuất khẩu lao động khác so với xuất khẩu các loại hàng hóa khác
xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hóa này. Sức lao động là một loại hàng hóa
đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả năng làm chủ bản thân.
Cho nên, trong Hiệp định hay hợp đồng ký kết, ngoài các điều khoản thông thường
còn có các điều khoản đề cập đến đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, sinh hoạt
của người lao động. Những điều này bị chi phối bởi phong tục, tập quán, tôn giáo,
văn hóa của các quốc gia vào lĩnh vực này.
XKLĐ phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi nước, là hướng dẫn sử dụng lao
động có hiệu quả, tận dụng được lợi thế so sánh của cả nước xuất khẩu và nhập
khẩu lao động
XKLĐ ở Việt Nam là một hoạt động được sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước,
Nhà nước đã ban hành một hệ thống luật và các băn bản dưới luật để điều chỉnh các
mối quan hệ phát sinh xung quanh vấn đề XKLĐ, cho phép các tổ chức thực hiện
XKLĐ trên cơ sở tuân thủ hệ thống luật và các văn bản pháp quy đó.
Chính vì thế, XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt.
1.1.2. Tính tất yếu của xuất khẩu lao động
Trong tác phẩm “Phép biện chứng tự nhiên” F. Ăng ghen viết: “Con người
sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người là một loại động vật duy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
9
nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ”. Ngay từ buổi bình minh của loài
người đã xuất hiện sự di chuyển nguồn lao động đến những miền đất tốt đẹp hơn.
Như vậy sự di cư lao động quốc tế thể hiện tính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch
sử. Cuối thế kỷ 19 do các mỏ khoáng sản ở Nam Phi thiếu nhiều lao động nên đã
xuất hiện các luồng di dân chuyển tới đó. Ngày nay, cũng chính sự phân bố không
đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) với sự bùng nổ dân số
trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát
triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài
nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước
có mật độ dân số cao di chuyển đến những nước có mật độ dân cư thấp. Các hướng
di chuyển rõ nét nhất hiện nay là từ Đông sang Tây, từ Đông và Phi di chuyển sang
vùng Trung cận đông. Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tường
khách quan trong quá trình hoạt động kinh tế của bản thân người lao động.
Xuất khẩu lao động – sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch có
nguyên nhân hình thành và phát triển không ngoài những yếu tố khách quan trên. Vì
đây là hoạt động hợp pháp, có tổ chức nên nó còn vị chi phối bởi các yếu tố chủ
quan như ý chí của các Nhà nước, của các tổ chức cung ứng và nhận lao
động…Phân tích cụ thể có thể chia thành các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động nước
đó không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước.
Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một quốc gia có thể
la do quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân sơ cao, nền sản xuất trong nước lạc hậu,
kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do quốc gia đó có sự chuyển đổi cơ
chế kinh tế mà trong giai đoạn chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngày với
cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa
tăng nhanh.
Trong khi đó nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động
lớn nhưng tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động.
Thứ hai: Do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, thường xảy ra khi nhu cầu
lao động tạm thời yêu cầu một số ngành nghề nhất định mà trong nước không có
hoặc không đủ. Ví dụ: ở một số nước phát triển, rất thiếu lao động làm trong các
ngành nặng nhọc, độc hại hay ở nhiều nước chậm phát triển rất thiếu các chuyên
gia, các cán bộ kỹ thuật trình độ cao.
Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ của mỗi quốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
10
gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao
động với các quốc gia khác. Hành vi trao đổi này dẫn đến việc xuất khẩu lao động.
Thứ ba: Do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động
nước ngoài. Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu
lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu
lao động với giá cao và bù lại học nhập khẩu sức lao động từ những nước có giá cả
thấp hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao
động như Cu Ba, Malaysia, Bungari…( Thực chất là các nước tận dụng lợi thế so
sánh của mình).
Thứ tư: do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động
trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì lý do này mà nhiều
người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động
để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình.
Thứ năm: Do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế
giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức
lao động…Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi ( sự di chuyển) các nguồn
lực này.
Thứ sáu: Do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó
đưa tới sự chênh lệch về mức tăng nguồn lao động.
Thứ bảy: Do xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển,
nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra
nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao
động quốc tế. Hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình
quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động. Đồng thời việc ra đời
các liên kết kinh tế quốc tế cao cấp như EU, như cộng đồng kinh tế ở các châu lục
khiến hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ lao động của
Đức có thể sang nước Bỉ, Pháp làm việc và được hưởng mọi quyền lợi như lao động
của nước sở tại.
Ngoài ra, còn do có sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và
từ đó đưa tới sự chênh lệch vể mức tăng nguồn lao động; do trình độ khoa học kỹ
thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về
nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động...Từ đó đưa tới nhu cầu tất
yếu về sự trao đổi, sự di chuyển các nguồn lực này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
11
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động
a) Phân loại theo cách thức tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài
- Xuất khẩu lao động theo hiệp định giữa Chính phủ với Chính phủ
Hình thức này phổ biến ở giai đoạn 1980 – 1990 ở Việt Nam. Căn cứ vào Hiệp định
đã ký, Nhà nước phân các chỉ tiêu cho các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành tuyển
chọn và đưa người lao động đi. Lao động của nước ta làm việc ở các nước được
quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, sống và sinh hoạt theo đoàn đội, được làm
việc xen ghép với lao động các nước.
- XKLĐ trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua hợp
đồng lao động.
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động
đa dạng, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Các chuyên gia, người lao động
thường được các công ty cung ứng dịch vụ lao động gửi ra nước ngoài lao động có
thời hạn theo hợp đồng cung ứng lao động.
- XKLĐ đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực
xây dựng. Các chuyên gia, lao động ra nước ngoài làm việc ở các dự án mà họ đã
trúng thầu.
- Các công ty gửi lao động, chuyên gia ra nước ngoài làm việc ở công ty mẹ
hoặc công ty con, hoặc các công ty khác trong cùng một tập đoàn đóng ở các nước
khác nhau, hoặc đến làm việc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty đặt tại
các nước khác.
- Lao động tự do: Tự tìm việc làm ở nước ngoài, sau một thời gian sẽ trở về
đất nước
b) Phân loại theo trình độ người lao động
- Xuất khẩu chuyên gia cao cấp: Những người này ra nước ngoài làm việc với
vai trò tư vấn, giám sát, giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật hay đào tạo nghề.
- Xuất khẩu thợ lành nghề: Đây là loại lao động đã được đào tạo một nghề nào
đó và khi ra nước ngoài làm việc họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà không
phải tiến hành đào tạo nữa.
- Xuất khẩu lao động giản đơn: Là loại lao động chưa được đào tạo một loại
nghề nào cả nên không có nghề hoặc có nghề ở mức thấp.
c) Phân loại theo địa điểm xuất khẩu lao động
- XKLĐ ra nước ngoài làm việc: có nghĩa là lao động được di chuyển ra khỏi
biên giới quốc gia và trực tiếp làm việc tại nước ngoài.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
12
- XKLĐ tại chỗ: Là hình thức cung ứng sức lao động cho các tổ chức kinh tế
nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (bao gồm: các xí nghiệp có vồn đầu tư nước
ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức cơ quan
ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam)
(Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này không đề cập đến hình thức
xuất khẩu lao động tại chỗ)
1.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển, kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích
cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và
bản thân người lao động.
 Xét trên góc độ vĩ mô:
 Với nước xuất khẩu lao động:
Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực:
Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.
- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế.
Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương
trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết
việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà
nước ta đặt ra năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho
thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có
hiệu quả cao. Theo ILO, số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu
người trong năm 2009. Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay cần phải
là ưu tiên chính trị khẩn cấp và cần được thực hiện thông qua một đường lối chung
thống nhất giữa chính sách công và đầu tư tư nhân. Để khắc phục tình trạng này,
các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động.
Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ
đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút
ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển.
Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng
cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia
đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
13
USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống
của lao động trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với
Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn
theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng
số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm
khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân
trong năm.
- Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người
trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và
số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao
động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong
mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên
dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang
làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có
cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp
hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước
ngoài, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn
nhất thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56
nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…
Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất
nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được
phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị...
- Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng
lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối
quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về
những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có
lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp
tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.
 Với nước nhập khẩu lao động:
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số
lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất
nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh
nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
14
rộng nhu cầu thị trường trong nước...
Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt
là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao
động.
 Xét trên góc độ vi mô:
 Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp
tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán
của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương
trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp
tác giữa hai chính phủ.
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình
trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có
thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên
thị trường hiện tại và tiềm năng.
 Với bản thân người lao động:
- Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo
cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.
- Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay
nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:
Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được hiệu quả đó ( Hiệu quả = kết quả - chi phí ). Có hai loại hiệu quả là hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh
tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội. Đây là khái niệm
chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc
đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu
lao động này. Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế
xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, toàn diện
một cách tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
15
động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích chung của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta. Qua đó một lần nữa thấy rõ hơn việc đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền kinh tế đất
nước quan trọng như thế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực này được
chuyển từ chu trình này sang một chu trình khác, từ ngành này sang ngành khác,
từ nước này sang nước khác...Với quan điểm như vậy, đánh giá hiệu quả của lĩnh
vực này không thể giống như việc đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh doanh
cụ thể trong nước mà không có phần phức tạp hơn nhiều.
 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động
 Lợi ích kinh tế đạt được
a) Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm:
Công thức tính:
L = Lc + Lx - Ln
Trongđó:
L: Số lao dộng kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm
Ý nghĩa của chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác
xuất khẩu llao động được giải quyết việc làm trong năm
Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục
Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm
Ln: Số lao lao động. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với
việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu
tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất
nước ( mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này
không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp).
b) Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao
động:
Công thức tính:
P = ∑ Yj ( j = 1 đến n )
Yj = Xij . Kj
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
16
Trongđó:
P : Mức thu của nhà nước
Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trường
n : Số thị trường đưa lao động sang
j : Nước đưa lao động sang
K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước
X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao động.
Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn. Tất
cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến khích. “
Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch
vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa
hiện nay. Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là
rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong
quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản
xuất phát triển.”
c) Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ:
Công thức tính:
Mtk = mdt . L
Trongđó:
Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm
mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L :
Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở
trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết
việc làm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
17
d) Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về:
Công thức tính:
G = ∑ Hj ( j = 1 đến n )
Hj = ∑ hij . Nj
Trongđó:
G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về
H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về h : Giá
trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người gửi
hàng hoá về trong năm
i : Biến số người
j : Biến số thị trường
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối
quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết
bị làm tư liệu sản xuất.
e) Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu
nhập quốc
dân:
Công thức tính:
Q = ∑ (Pj + Vij) . kj ( j = 1 đến n)
Trongđó:
Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc
dân
P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động
V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp
k : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
i : Biến số người
j : Biến số nước sử dụng lao động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
18
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào
thu nhập quốc dân.
Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ
tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng
cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động... song nói
chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công
nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường
mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ...phản ánh hiệu
quả về mặt xã hội.
 Chi phí bỏ ra:
Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí
cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các
công việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước
bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng...
Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động
gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục
được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động
a) Các yếu tố thuộc về nước nhập khẩu lao động
-Phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động (NKLĐ): Mỗi một quốc
gia, lánh thổ, khu vực hay thậm chí các vùng trong một quốc gia đều có những
phong tục tập quán khác nhau. Yếu tố này của nước NKLĐ có ảnh hưởng mạnh tới
cuộc sống hàng ngày của người lao động trong quá trình sinh sống và làm việc ở
nước ngoài. Vì vậy khi đến làm việc tại nước ngoài người lao động phải thích nghi
và làm quen với những phong tục, tập quán ở đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về
phong tục, tập quán sẽ khó khăn cho người lao động và đôi khi có thể gây ra mâu
thuẫn giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
-Luật pháp của nước NKLĐ: Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác
nhau. Các doanh nghiệp trước khi đàm phán ký kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ luật
pháp của nước NKLĐ, cũng như cung cấp cho người lao động những thông tin về
các vấn đề liên quan đến họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài và giáo dục học ý
thức tuân thủ luật pháp để tránh những vi phạm đáng tiếc có thể xẩy ra.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
19
- Chủ sử dụng lao động: Cốt lõi thành công khi ký hợp đồng cung ứng lao
động với bên nước ngoài là phải tìm hiều, xem xét thật kỹ phía chủ sử dụng lao
động. Nếu không tìm hiểu kỹ, có những đối tác khó khăn về vốn, không đảm bảo
việc làm cho người lao động, chậm trả lương cho người lao động…, các doanh
nghiệp sẽ phải điện, fax hoặc bay sang tận nơi để giải quyết.
b) Các yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động
- Chủ trương chinh sách của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu lao động:
Hiện nay ở nước ta xuất khẩu lao động được coi là một trong 4 ngành kinh tế mũi
nhọn (dầu khí, dệt may, thủy sản, xuất khẩu lao động). Đã có rất nhiều văn bản pháp
luật được ban hành quy định chi tiết về hoạt động xuất khẩu lao động như Chỉ thị
của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ,
Ngành liên quan. Các văn bản pháp luật được ban hành là nhằm tạo ra cơ chế, chính
sách thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động…
- Người lao động: Xét về mặt pháp lý thì khi người lao động ký kết hợp đồng
với doanh nghiệp để đi làm việc ở nước ngoài thì bản thân học là một chủ thể tham
gia tự nguyện, họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật nên phải có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã ký và cam kết với doanh nghiệp.
- Chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: hiệu quả của hoạt
động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tổ chức và thực
hiện của doanh nghiệp mà nhân tố chính là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ
xuất khẩu lao động của mình.
c) Các nhân tố khác
- Thị trường lao động quốc tế:
Quan hệ chính trị, kinh tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu: Quan hệ kinh tế
cũng như các quan hệ khác giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và
quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động,
lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị
giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lĩnh vực liên quan
đến con người, co nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị ngày càng có ý nghĩa
quan trọng. Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa nước xuất khẩu và nước
NKLĐ về mặt chính trị, tôn giáo thì không thể có sự di chuyển sức lao động giữa
các quốc gia này vì sức lao động gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và
hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
20
- Các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác: Chiến tranh xung đột
giữa các nước, khu vực hoặc lãnh thổ trên thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á; dịch bệnh viêm đường hô hấp (SARS) trong khu vực và thế giới…Các yếu
tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp nước ta cũng như các nước.
1.1.7. Nội dung của xuất khẩu lao động
a) Tìm kiếm, khai thác thị trường
- Đối với thị trường cung ứng lao động trong nước
Do tỷ lệ dân số trong đọ tuổi lao động của nước ta là rất lớn, nhu cầu tìm kiếm việc
làm rất cao nhưng không phải đỗi tượng nào muốn đi xuất khẩu lao động là có thể
đi dễ dàng được. Một người muốn đi xuất khẩu lao động được thì trước tiên phải đủ
điểu kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có sức khỏe tốt và phải có món
tiền khá lớn từ 500 – 4000 USD tùy theo từng thị trường lao động nước ngoài. Với
mức chi phí ban đầu lớn như vậy thị người lao động muốn đi xuất khẩu lao động
cần phải có vốn, tài sản khá lớn. Trên thực tế phần đông các đối tượng đi xuất khẩu
lao động đều thuôc diện ở thành thị hay người có kinh tế khá giả ở nông thôn, tuy
nhiên có một số người nghèo đã vay mượn tiền để đi nhưng con số này không lớn
bởi việc vay mượn không dễ dạng. Chính phủ đã có các quy định, hướng dẫn bằng
các văn bản về vấn đề này.
- Đối với thị trường nước ngoài tiếp nhận lao động
Thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động: Nhà nước
đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển Xuất khẩu lao động. Ngoài
chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược…để hỗ trợ cho xuất khẩu
lao động phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong phát triển thị
trường lao động ngoài nước. Thiết lập quan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tùy
viên lao động để tham mưu, tư vấn cho nhà nước các Hiệp định khung hoặc các
thỏa thuận nguyên tắc để mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các
hợp đồng cụ thể. Đối với các nước xuất khẩu lao động truyền thống, vai trò của tùy
viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường.
Các doanh nghiệp cố gắng duy trì các thị trường lao động truyền thống của mình và
cố gắng chủ động tìm kiếm, mở rộng phát triển sang các thị trường lao động mới.
Khi khai thác thị trường lao động nước ngoài cần chú ý đến các khu vực các nghề
mà người lao động làm việc. Cần nắm vững các khu vực nghề, công việc mà Chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
21
phủ nươc ta đã có quy định không đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài như: vũ
nữ, ca sỹ, phục vụ gia đình, những công việc tiếp xúc chất nổ, độc hại…
Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu lao động Đông Âu của nước ta mất dần
nhưng ta lại tiếp nhận, khai thác được các thị trường châu Á, tiêu biểu là thị trường
Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông. Ngoài ra ta cũng cần tiếp cận thị trường lao
động châu Phi và bắt đầu đặt chân lên thị trường lao động châu Mỹ. Các thị trường
lao động này biến động không ngừng đòi hỏi chính phủ ta, các Bộ, Ngành cũng như
các doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý để duy trì phát huy thị trường hiện có
và khai thác thêm các thị trường với nhiều tiềm năng hứa hẹn.
Sau khi đã khai thác được thị trường, có được đối tác tiếp nhận lao động thì ta tổ
chức đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động.
b) Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động
Trước đây, ta chủ yếu đưa lao động đi làm ciệc có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp
định Chính phủ thì trong giai đoạn hiện nay ta chủ yếu Xuất khẩu lao động thông
qua các hợp đồng cung ứng lao động. Khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng
cung ứng lao động cho nước ngoài cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu sơ bộ về đối tác, thị trường tiếp nhận
- Tìm hiểu luật pháp nước tiếp nhận lao động cho phép NKLĐ Việt Nam hay
không? Có hạn chế gì không? Luật lao động nước đó có quy định như thế nào đối
với người lao động như giờ làm việc, nghỉ ngơi, lương tối thiểu, tiền công làm thêm
giờ, bảo hiểm y tế…
- Tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của đối tác. Nếu XKLĐ cho
dự án, công trình thì tìm hiểu dự án, công trình có khả thi hay không? Khả năng
thực hiện đến đâu?
- Mức sống dân cư, giá sinh hoạt như giá thực phẩm, ăn ở đi lại, giá thuê lao
động nước ngoài tại thời điểm đó.
Thứ hai: Các vấn đề cụ thể trong hợp đồng:
- Mức yêu cầu về chất lượng lao động ta có khả năng đáp ứng được không?
- Tiền lương đưa ra là lương ròng hay gồm tiến ăn, ở, tiền thưởng, tiền làm
thêm giờ?
- Chi phí vé máy bay đi, về, thuế của nước sở tại; Bảo hiểm xã hội ai chịu? (
thường thì người sử dụng lao động chịu và không tính vào lương).
- Thời gian bố trí, sắp xếp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người lao động.
- Vấn đề thanh toán tiền lương, chuyển tiền về nước.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
22
Tổ chức Xuất khẩu lao động sau khi đàm phán, ký kết được hợp đồng cung ứng lao
động đối với đối tác nước ngoài tiến hành làm thủ tục đề nghị Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội cấp giấy phép thực hiện hợp đồng.
Để hoàn thành tốt trách nhiệm quy định trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích của nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giữ và tăng cường uy tín của lao
động Việt Nam nhằm duy trì và phát triển thị trường thì trong quá trình thực hiện
hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải chú ý và coi trọng công tác
tuyển chọn, đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi, công tác quản lý lao
động ở nước ngoài.
c) Công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, huấn luyện người lao động trước
khi đi thi
 Công tác tuyển chọn
Tiêu chuẩn tuyển chọn lao động thường phải bảo đảm như sau:
- Người lao động phải có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật, trong độ tuổi quy định.
- Người lao động phải có tay nghề giỏi
- Người lao động phải có tư cách đạo đức tốt, am hiểu pháp luật, quá khứ chưa
vi phạm kỷ luật lần nào.
- Người lao động phải tự nguyện ký hợp đồng và tự nguyện đi làm việc ở nước
ngoài theo như hợp đồng đã ký kết.
- Ngoài ra người lao động còn phải phù hợp với các yêu cầu khác (nếu có) của
bên sử dụng lao động.
 Quy trình tuyển chọn
Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp thông báo công khai tại trụ sở và tại địa bàn
tuyển chọn những yêu cầu về giới tính, tuổi đời; công việc; nơi làm việc và thời hạn
của hợp đồng; điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương (tiền công); các khoản và
mức đóng góp, quyền và nghĩa vụ của người lao động…doanh nghiệp xuất khẩu lao
động phải trực tiếp tuyển chọn lao động; chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày dự
tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả tuyển chọn cho người lao
động. Sau sáu tháng kể từ ngày trúng tuyển, nếu doanh nghiệp chưa đưa người lao
động đi được thì phải thông báo lý do cho người lao động biết.
 Công tác đào tạo, giáo dục và huấn luyện người lao động trước khi đi
Chương trình và thời gian đào tạo tối thiều cho người lao động từ 2- 3 tháng. Người
lao động được tập trung về trường hoặc trung tâm đào tạo:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
23
- Đào tạo nâng cao tay nghề
- Đào tạo ngoại ngữ
- Giáo dục định hướng
- Các doanh nghiệp còn tổ chức soạn thảo tài liệu, in ấn cẩm nang cho người
lao động đi làm việc từng nước.
Về mặt quy trình tiếp cận đào tạo xuất khẩu lao động, cũng giống như những loại
hình đào tạo khác, phải tuân thủ theo quy trình tiếp cận sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo; phân tích nhu cầu đào tạo;
- Phân tích nhu cầu công việc, mô tả công việc, xác định các kiến thức, kỹ
năng, thái độ để phục vụ công việc;
- Phân tích nhu cầu cá nhân, đặc điểm đối tượng tuyển sinh, kỹ năng nghề
nghiệp đã có, khả năng trí tuệ, thể lực, tâm lý, tình cảm và hoàn cảnh gia
đình, các mối quan hệ…
- Phân tích đặc điểm văn hóa, xã hội của nước tiếp nhận lao động.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận và kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
- Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung chương trình và phương pháp đào
tạo;
- Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo.
 Các thủ tục hồ sơ chuẩn bị cho xuất cảnh
Người lao động sau khi đã được chấp thuận, tuyển chọn phù hợp với các yêu cầu về
công việc cũng như các yêu cầu khác của phía chủ sử dụng lao động, có kết quả
khám sức khỏe đảm bảo đủ tiêu chuẩn đi lao động ở nước ngoài sẽ được thỏa thuận
với doanh nghiệp để ký hợp đồng (theo mẫu số 09 ban hành kèm theo thông tư số
28/1999/TT – BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của BLĐTB & XH).
Song song với việc ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hay tổ
chức xuất khẩu lao động, người lao động còn phải ký với chủ sử dụng lao động
nước ngoài và các bản cam kết với phía đối tác, đồng thời người lao động được
doanh nghiệp phát một bộ hồ sơ nội để điền vào các mục liên quan và về địa
phương xin xác nhận. Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ này, người lao động phải nộp
cho doanh nghiệp (kèm theo hộ chiếu và lý lịch tư pháp) để doanh nghiệp làm thủ
tục xuất cảnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
24
d) Về chế độ tài chính đối với các công ty xuất khẩu lao động
- Thu từ người lao động các khoản phí dịch vụ cần thiết như: bảo hiểm, phí
đào tạo, ăn ở…
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc cho người lao động trong vòng một tháng kể từ ngày
người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời
hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức xuất khẩu lao động.
- Nộp phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao hơn theo quy định của Chính
phủ sau khi trích thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động.
- Tổ chức xuất khẩu lao động không được thu thêm của người lao động bất kỳ
một khoản nào ngoài một số phí đào tạo, huấn luyện trước khi đi, chi phí khám sức
khỏe, làm hồ sơ, chi phí kiểm tra tay nghề, ngoại ngữ nhưng không quá 1 triệu
đồng.
- Các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của
doanh nghiệp như:
Phí quản lý: Theo quy định tại khoản 12 điều 13 Nghị định 152, các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động phải nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài –
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức quản lý 1% số phí dịch vụ doanh
nghiệp thu của người lao động. Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý đăng ký hợp
đồng theo số lượng lao động đăng ký, mức lương và thời hạn hợp đồng. Phí này
được quyết toán hàng năm theo thực tế.
Kể từ sau ngày 11/08/2003, doanh nghiệp nộp 1% số phí dịch vụ xuất khẩu lao
động này vay vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Phí hoa hồng môi giới: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải chi phí
môi giới, tư vấn, dịch vụ việc làm cho phía nước ngoài để khai thác hợp đồng, quản
lý người lao động.
e) Công tác quản lý lao động ở nước ngoài.
Tổ chức xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người lao động ở
nước ngoài, cử người làm đại diện ở nước tiếp nhận lao động để quản lý lực lượng
lao động của mình, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký, xử lý tranh
chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động. Đại diện
của tổ chức xuất khẩu lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo về mặt quản lý Nhà
nước của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Bộ Lao động – Thương
binh và xã hội.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
25
Những vấn đề phát sinh của người lao động ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm
quyền thì doanh nghiệp báo cáo ngay cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến
chỉ đạo, với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động, Cục quản lý
lao động với nước ngoài.
1.2. Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động
xuất khẩu lao động.
XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát
triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay
nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối
quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết
vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc
đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng
hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và
đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị
trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ
của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu:
"khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới,
lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và
giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả
năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày
càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách
dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải
quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước".
Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động
Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và
tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên
gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.
Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta
sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất
hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả
lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70-80% tổng số nhu
cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
26
Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các
chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát
triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ
chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận
thầu công trình.
Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều
văn bản, chính sách, nghị định... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao động
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều
luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho
người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT)
Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui
định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước
ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP. Nghị định
quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt
Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm
và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam".
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động
- Philippin
Philippin là một trong những nước XKLĐ lớn nhất thế giới, với hơn 10% trong tổng
số 76,5 triệu người dân nước này đang làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu
nhập gửi về nước mỗi năm từ 8 – 10 tỷ USD, chiếm 10% GDP của Philippin.
XKLĐ trở thành chiến lược phát triển quốc gia và là động lực lớn thúc đẩy nền kinh
tế và là một trong bốn ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippin. Từ năm
1973, Philippin đã ban hành Bộ luật lao động đặt cơ sở cho việc làm ngoài nước với
quan điểm là phải xúc tiến mạnh mẽ việc xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khi
nền kinh tế của đất nước phát triển đủ khả năng thu hút hết số người đến tuổi lao
động.
Chính phủ Philippin thực hiện chức năng tuyển mộ, bố trí và quản lý các khu vực tư
nhân tham gia XKLĐ bằng một cơ quan Chính phủ duy nhất là cục quản lý việc làm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
27
nước ngoài (POEP), cơ quan này thuộc Bộ lao động và việc làm. Cục này hoạt động
rất hiệu quản trong việc mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ, trực tiếp tham gia
tuyển chọn lao động: cấp giấy phép và giám sát các công ty đã được cấp giấy phép;
hỗ trợ cho công nhân trước khi đi tại nơi làm việc và sau khi về nước. Cục POEA
đã cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài. Cục này
cũng trực tiếp cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài.
Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép chứng nhận đi lao động ở nước ngoài cho
từng lao động trên cơ sở xem hồ sơ của họ ( Nếu không có giấy chứng nhận này,
người lao động không thể làm thủ tục ở sân bay). Chính phủ Philippin cho phép lập
các quỹ lao động có chất lượng, được phép quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồn
nhưng không thu lệ phí của người lao động. Tất cả việc thuê mướn công nhân
Philippin phải thông qua Cục quản lý việc làm ngoài nước hoặc qua công ty tuyển
mộ đã được cấp giấy phép. Đối với công ty, đơn vị kinh tế muốn được cấp giấy
phép phải có đơn xin giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh, có khả năng tìa chính, có
tài sản thế chấp là 12.500 USD, nộp một khoản tiền cược 5000 USD, nộp một
khoản tiền bảo lãnh 7.500 USD và lệ phí xin cấp giấy phép là 300 USD. Giấy phép
sử dụng theo các điều quy định sau: giấy phép cấp cho loại công nhân nào thì chỉ
được phép tuyển mộ loại công nhân đó, giấy phép không có quyền chuyển nhượng,
muốn tuyển mộ ngoài địa chỉ kinh doanh phải được sự chấp nhận trước. Ngoài ra
POEA còn quy định tối thiểu cho người lao động Philippin, đồng thời tổ chức các
lớp học về đất nước, con người phong tục tập quán, luật lệ và ngôn ngữ của các
nước mà họ sẽ đến làm việc để người lao động hiểu được những việc cần làm hay
tránh tại các nước đó và hạn chế tối đa các vụ việc có thể phương hại đến quan hệ
giữa Philippin với nước tiếp nhận.
Tháng 6/1955, Quốc hội Philippin đã thông qua “ Đạo luật năm 1995 về lao động di
cư và người Philippin ở nước ngoài”. Đây là văn bản pháp lý toàn diện nhất có được
trong việc thực hiện chương trình việc làm nước ngoài Philippin. Đạo luật này nhấn
mạnh một số điểm đó là:
- Tăng cường tuyển chon một cách có chọn lọc lao động đi làm việc ở nước
ngoài
- Phạt không dưới 6 năm tù và nộp phạt 20.000 USD đối với tuyển mộ bất hợp
pháp. Điều này làm cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ làm rất tốt công tác
tạo nguồn; luôn quan tâm hoàn thiện bộ máy làm công tác XKLĐ của mình.
- Thành lập quỹ 4 triệu USD về việc hồi hương khẩn cấp lao động trong
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
28
trường hợp cần thiết khi không thể xác định người chủ hoặc người tuyển mộ.
- Thành lập quỹ 4 triệu USD trong lĩnh vực giúp đỡ pháp lý người lao động về
mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài, Philippin có gần 80 văn phòng đại diện.
Thông thường mỗi văn phòng quản lý có một tùy viên lao động phụ trách và điều
hành cùng 2 hoặc 3 nhân viên khác.
Chính phủ Philippin cũng có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền
lợi quốc gia và quyền lợi các nhân người lao động như quy định về thủ tục, tiêu
chuẩn tuyển người đi lao động nước ngoài, về mực đóng góp vào quỹ phúc lợi nếu
làm trên đất liền thì chủ sử dụng lao động phải đóng góp 25 USD/người, nếu là thủy
thủ thì chủ sử dụng lao động đóng góp 15 USD/người; các quy định về đóng bảo
hiểm do chủ sử dụng lao động đóng bình quân 5 USD/ người; các chính sách về
kiều hối, các quyền lợi của người công nhân trong các hợp đồng, kỷ luật và xử phạt
đối với những người vi phạm, các dịch vụ phúc lợi và các chính sách đối với người
lao động khi về nước. Nhứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài của
Philippin được gọi là “bagongbaiani”, có nghĩa là những anh hùng mới. Đây không
phải là sự tôn vinh quá mức, khi công dân philippin ở nước ngoài đều được coi là
“Những nhà vô địch” trong lĩnh vực XKLĐ của mình. Sự coi trọng này được thể
hiện rõ nét nhất vào những dịp lễ Giáng sinh, khi hàng ngàn lao động trở về nước để
thăm gia đình. Họ được đón tiếp nồng nhiệt, kiểm tra sức khỏe miễn phí, tham gia
những lễ hội, buổi tiệc đón tiếp trọng thể do nhà nước đài thọ. Đặc biệt là buổi đón
tiếp trọng thể ngay tại sân bay Manila. Các công dân lao động ở nước ngoài được
qua một hành lang làm thủ tục riêng, trước khi được lắng nghe bài diễn văn chúc
mừng của chính tổng thống Philippin.
Một trong những điểm nổi bật trong chính sách quản lý hoạt động XKLĐ của
Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài. Người lao
động Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài.
Người lao động Philippin được đào tạo có trình độ theo yêu cầu của các công ty môi
giới việc làm tư nhân, đáp ứng được yêu cầu về lao động trên thị trường thế giới. Vì
thế, lao động Philippin làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ngành nghề rất đa
dạng: kỹ sư, y tá, thợ nề, thầy giáo, nông dân, thủy thủ, tốc ký viên, thợ hớt tóc, lái
xe cẩu, đầu bếp… Tại Mỹ, Philippin đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp y tá, và
đứng thứ hai về số lượng giáo viên phổ thông. Tại Hồng Kông, công dân Philippin
được coi là những người giúp việc trung thực nhất, những nhân viên hầu bàn nhanh
nhẹn nhất, những đầu bếp có hạng với tiền lương rẻ nhất và những người thợ làm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B
29
vường chăm chỉ nhất…Chính phủ Philippin luôn sẵn sàng coi mình như một “ Công
ty toàn cầu” về thuê mướn nhân công, theo đó luôn nỗ lực xây dựng một “ kế hoạch
kinh doanh” phù hợp với mục đích chính trị và kinh tế của mình. Ngoài ciệc vạch ra
một chiến lược đúng đắn về việc đào tạo những người Philippin đang làm việc ở
nước ngoài. Cơ quan bảo trợ xã hội cho công nhân lao động ở nước ngoài được
cung cấp tài chính từ tiền đóng góp của các ông chủ lao động ở nước ngoài cũng
như gia đình họ ở trong nước khi gặp kho khăn. Cơ quan này có tất cả 15 chi nhánh,
lmf việc tại 30 quốc gia khác nhau, chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề đa dạng
kien quan đến người lao dộng Philippin. Ví dụ như trong thời gian cuộc chiến tranh
vùng Vịnh năm 1991, cơ quan này đã bỏ tiền ra đưa 30 ngàn người lao động
Philippin tại khu vực này trở về nhà
- Ấn Độ
Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về XKLĐ kỹ thuật cao lẫn lao động phổ
thông. Thị trường lao đọng chủ yếu của Ấn Độ là các nước vùng Vịnh và Trung
Đông tiếp theo là các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và các nước
Trung Đông, Nam Á. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc
ở nước ngoài của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể.
Ấn Độ ban hành Luật di trú năm 1983, giao cho Bộ lao động quản lý các hoạt động
liên quan đến xuất khẩu lao động, chuyên gia và vấn đề cư trú. Luật này đã điều
chỉnh việc lao động Ấn Độ đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng, nhằm
vảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho người lao động. Luật này quy định các tổ chức, cá
nhân thực hiện dịch vụ tuyển chọn. Lao động đi làm việc nước ngoài đều phải có
giấy phép của Bộ lao động cấp. Ngoài ra Luật Di trú còn quy định các chế tài xử
phạt các vi phạm từ mức độ thấp đến mức độ cao; Cơ quan có thẩm quyền có thể
tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền ký quỹ của tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ
cung ứng lao động xuất khẩu khi vi phạm và cam kết; Chính phủ có thể yêu cầu hủy
bỏ hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu và cấm đưa lao động sang một số nước
khác khi cần thiết.
Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một số chính sách quản lý hoạt động XKLĐ, chẳng
hạn năm 1978 bắt đầu thực hiện hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực ở Bang Kerala.
Một số tổ chức cung ứng lao động xuất khẩu đã được thành lập ở Ddeeli và Madra
để gửi lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của
chủ sử dụng nước ngoài. Chính phủ cũng bắt đầu tiến hành các thỏa thuận hợp đồng
với các nước Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á trong các lĩnh vực y tế, giáo dục
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008

Contenu connexe

Similaire à Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c... Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...anh hieu
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
Word marketing chính
Word marketing chínhWord marketing chính
Word marketing chínhThảo Bambi
 
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm tailieumau
 
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...hieu anh
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhậtluanvantrust
 
bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfLuanvan84
 

Similaire à Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c... Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần sản xuất và...
Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần sản xuất và...Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần sản xuất và...
Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần sản xuất và...
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Word marketing chính
Word marketing chínhWord marketing chính
Word marketing chính
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNIĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
 
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...
Đề tài: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty cổ phần xuất ...
 
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sảnĐề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
“Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty c...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây NinhHoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty xây dựng
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty xây dựngLuận văn: Tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty xây dựng
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty xây dựng
 
bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdf
 

Plus de luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

Plus de luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Dernier

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Dernier (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008

  • 1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD SAU KHỦNG HOẢNG 2008 MÃ TÀI LIỆU: 80997 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 1 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Lê Thị Hoàng Sinh viên lớp : Kinh tế kế hoạch 48B Khoa : Kế hoạch và phát triển Sau thời gian thực tập ở Trung tâm Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, dưới sự hướng dẫn của PGS. Tiến sĩ Phan Thị Nhiệm, tôi đã lựa chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008” để làm chuyên đề thực tập của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất cứ ai khác, mọi thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo đều được nghi rõ nguồn ngốc. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa! Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Lê Thị Hoàng
  • 3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1 B. NỘI DUNG ....................................................................................................................4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG..................................4 1.1. Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động. .........................................................4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động ................................................4 1.1.2. Tính tất yếu của xuất khẩu lao động.......................................................... 8 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động ........................................................... 11 1.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội........ 12 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:......... 14 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động ......................................... 18 1.1.7. Nội dung của xuất khẩu lao động ............................................................ 20 1.2. Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. ................................................................................................................25 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam ........26 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động ............................ 26 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................... 33 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD................................................................................................... 36 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD................36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 36 2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................... 39 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............................ 43 2.1.4. Chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty........................... 45 2.2. Thị trường xuất khẩu lao động của công ty trước khủng hoảng........................49 2.2.1. Thị trường chính ...................................................................................... 49 2.2.2. Thị trường khác ....................................................................................... 54 2.3. Chiến lược thị trường xuất khẩu lao động của công ty trong thời kỳ khủng hoảng ...............................................................................................................................54
  • 4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 2.3.1. Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2009.......... 54 2.3.2. Chiến lược thị trường áp dụng thời kỳ khủng hoảng............................... 56 2.4. Đánh giá công tác phát triển thị trường của công ty giai đoạn từ 1992 đến khủng hoảng ...................................................................................................................57 2.4.1. Những thành tựu đạt được ....................................................................... 57 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 60 2.5. Xem xét các tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty................................61 2.5.1. Năng lực tài chính.................................................................................... 61 2.5.2. Nguồn nhân lực........................................................................................ 61 2.5.3. Công nghệ................................................................................................ 62 2.5.4. Thị trường................................................................................................ 62 2.6. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty khi thị trường lao động phục hồi.....................................................................63 2.7. Đánh giá khả năng của công ty..............................................................................65 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SAU KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD............................... 66 3.1. Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty sau khủng hoảng ...................................................................................................................66 3.1.1. Tình hình trong nước............................................................................... 66 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt Nam...............................................................................................................66 3.1.2.1. Cơ hội.........................................................................................................66 3.1.2.2. Thách thức......................................................................................... 67 3.2. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD.................................................................68 3.2.1. Áp lực từ phía khách hàng....................................................................... 68 3.2.2. Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại ............................................... 68 3.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế.................................................................... 69 3.2.4. Áp lực từ nhà cung cấp............................................................................ 69 3.2.5. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn................................................................. 70 3.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty cp phát triển nguồn nhân lực LOD..71 3.3.1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu ............................................. 71 3.3.2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. ......................................................... 72
  • 5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 3.4. Chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD...........................................................................................................................73 3.4.1. Chiến lược chung của công ty ................................................................. 73 3.4.1.1. Mục tiêu của chiến lược.................................................................... 73 3.4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD ............................................................................. 74 3.4.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường sau khủng hoảng................... 77 3.4.2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT .................................. 77 3.4.2.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường................................... 80 3.4.2.3. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2010 - 2020..................... 83 a) Nghiên cứu và tiếp cận thị trường................................................................83 b) Phân đoạn thị trường .............................................................................. 83 c) Lựa chọn thị trường mục tiêu ................................................................. 83 d) Thâm nhập và mở rộng thị trường.......................................................... 86 3.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty. ......87 3.5.1 Giải pháp từ phía công ty LOD: ............................................................... 87 3.5.2 Giải pháp từ phía nhà nước....................................................................... 90 3.5.3 Giải pháp từ phía người lao động:............................................................ 94 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 96
  • 6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 CP Cổ phần 2 XKLĐ Xuất khẩu lao động 3 NKLĐ Nhập khẩu lao động 4 KT - XH Kinh tế - xã hội 5 VNĐ Việt Nam đồng 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa 7 NĐ - CP Nghị định chính phủ 8 HĐBT Hội đồng bộ trưởng 9 CNKT Công nhân kỹ thuật 10 CBCNV Cán bộ công nhân viên 11 QLLĐNN Quản lý lao động nước ngoài 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 UBND Uỷ ban nhân dân
  • 7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD ............................................................................................................. 40 Bảng 2: Bảng một số chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của công ty ............ 45 Bảng 3: Số lượng lao động xuất khẩu Công ty cung ứng năm 2008 ...................... 54 Bảng 4: Số liệu lao động xuất khẩu qua các năm ................................................... 58 Bảng 5 : Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010.............................................................. 74 Bảng 6: Bảng dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2010 ................... 75
  • 8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, xuất khẩu lao động không còn là hiện tượng xa lạ mà đã trở nên khá phổ biến. Khác với sự dịch chuyển quốc tế các nguồn lực khác như tư bản hay công nghệ, lao động là một nguồn lực đặc biệt, việc dịch chuyển quốc tế sức lao động, hay là xuất khẩu lao động, có những nét đặc trưng riêng và có thể nói là tương đối phức tạp. Việt Nam là một nước xuất khẩu lao động sang nhiều nước trên thế giới. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta cần suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó? Đứng từ góc độ nhà nước : Ở Việt Nam với số dân hơn 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5,12%( năm 2009) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ sung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Giải quyết việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia. XKLĐ góp phần thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là khía cạnh kinh tế mà còn là chính trị, xã hội. Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản lý phải đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này – thời kỳ còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008. Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên". Giải quyết việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia. XKLĐ góp phần thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là
  • 9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 2 khía cạnh kinh tế mà còn là chính trị, xã hội. Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản lý phải đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này – thời kỳ còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008. Đứng góc độ doanh nghiệp: Đã có thời kỳ hoàng kim của XKLĐ, người người đi xuất khẩu lao động. Khoản lợi nhuận lớn đã khích lệ nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành. LOD đã khai thác mảng XKLĐ – coi nó là một lĩnh vực kinh doanh chính từ năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ mang đầy những biến động ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu lao động của cả nước nói chung, LOD nói riêng. Vậy nên lựa chọn chiến lược nào cho XKLĐ trong thời kỳ này? Là một hoạt động kinh doanh chính, bên cạnh những thành tựu đạt được LOD còn gặp phải không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Dẫu là một tên tuổi lão làng nhưng LOD cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của dòng xoáy đó. Phải lựa chọn hướng đi nào thích hợp trong bối cảnh hiện nay để XKLĐ luôn là lợi thế của công ty. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó và nhận thấy rằng đây là vấn đề nổi cộm, phù hợp với chuyên ngành nên em đã mạnh dạn khai thác đề tài: “ Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008”. Do giới hạn về thời gian cũng như khuôn khổ bài viết nên Em chỉ trình những vấn đề chính theo bố cục sau đây: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động và tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu lao động Chương II: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao động sau khủng hoảng của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu rõ thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu lao động của LOD sang các nước trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. - Phân tích những nhân tố bên ngoài, bên trong công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của LOD từ đó lựa chọn chiến lược phát triển thị trường
  • 10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 3 - Đề ra được các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong hiện tại và thúc đẩy việc thực hiện chiến lược xuất khẩu lao động sang các thị trường nhiều tiềm năng trong tương lai, một khi nền kinh tế đã hồi phục trở lại. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn. Đây là một đề tài khó viết và tương đối mới mẻ. Trong quá trình tìm hiểu, xây dựng đề tài em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên: PGS.TS.Phan Thị Nhiệm, cùng với các anh chị ở phòng tài chính tổng hợp – Trung tâm Nhật Bản thuộc công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, cũng như qua quá trình tìm tòi các tài liệu phục vụ cho chuyên đề, em đã xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải. Emxin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hoàng
  • 11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 4 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động a) Khái niệm của xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một phạm trù có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế xã hội khác. Để quá trình nghiên cứu được hệ thống và thống nhất, trước hết phải định hình rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động XKLĐ, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng về vấn đề XKLĐ. - Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tien cần thiết trong quá trình lao động xã hội. - Lao động Lao động là hoạt động có mục đích và có ý thức của con người, nó diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người. Lao động là sự vận dụng của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân và gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Lao động có năng suất, chấ lượng đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, lao động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, một quốc gia nào. Mỗi con người đến tuổi lao động, có khả năng lao động đều mong muồn và có quyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và làm giàu cho xã hội. - Nguồn lao động Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong đọ tuổi lao động ( không kể số người mất khả năng lao động ) và những người ngoài độ tuổi lao động ( trên hoặc dưới tuổi lao động ) nhưng thực tế có tham gia lao động. Nước ta quy định độ tuổi lao động từ 15 – 55 đối với nữ và 15 – 60 đối với nam. Có
  • 12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 5 một sơ thực tế là ở nông thôn Việt Nam và cá biệt ở thành thị, trẻ em 10 tuổi ( thậm chí dưới 10 tuổi ) đã tham gia lao động, đã đảm nhận một số những công việc có tính chất sản xuất ở mức độ thời gian lao động khác nhau nên những người dưới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động hiệ nay khó xác định về phạm vi. Tuy nhiên để thống nhất với các số liệu thống kê được công bố thì ở nhóm này chỉ tính những người có độ tuổi 13 – 15. - Thị trường lao động Thị trường lao động là một lĩnh vực riêng của nền kinh tế mà ở đó có diễn ra quá trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động. Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành thị trường lao động. Khi cung và cầu lao động xảy ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì gọi là thị trường lao động nội địa. Khi cung và cầu lao động nảy sinh ngoài biên giới một quốc gia thì có thị trường lao động quốc tế. Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt nó có những đặc điểm sau: - Hàng hóa trên thị trường lao động là sức lao động (loại hàng hóa đặc biệt) vô hình, khó cân đo đong đếm được và bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, tâm lý, tình cảm của con người trong quá trình lao động. - Giá cả của sức lao động và tiền lương (V), là một phần giá trị trong giá trị của hàng hóa ( C + V + M), là phần tiền mà người lao động nhận được nhằm tái tạo sức lao động của chính họ và chu cấp cho gia đình họ. - Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Thị trường lao động quốc tế có các đặc điểm của thị trường lao động nói chung trên, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm riêng biệt: - Thị trường lao động quốc tế xuất hiện là do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và nảy sinh cung cầu lao động vượt ra khỏi biên giới quốc gia - Thị trường lao động quốc tế rất phức tạp: nó có sự tác động của các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, trình độ công nghệ, pháp luật của các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để có thể thích nghi, tiếp thu được các đặc điểm văn hóa mới. - Cung ứng lao động trên thị trường lao động quốc tế biến động mạnh mẽ do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động thường xuyên. - Xuất khẩu sức lao động Xuất khẩu lao động là một loại hình di chuyển quốc tế sức lao động. Di chuyển
  • 13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 6 quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích tìm việc làm để có thu nhập. Khi ra khỏi một nước, người đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu. Xuất khẩu lao động trong thực tế thường được gọi là xuất khẩu lao động là một vấn đề có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế xã hội khác. ( Trong phạm vi của luận văn này cụm từ “xuất khẩu lao động” được hiểu tương đương với cụm từ “ xuất khẩu sức lao động “). Hay ta có thể hiểu XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động. Như vậy, khi hoạt động XKLĐ được thực hiện sẽ có sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ nước này sang một nước khác. Trong hành vi trao đổi, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận lao động được coi là nước nhập khẩu lao động (NKLĐ). Trên thực tế cũng có trường hợp xuất hiện vai trò của nước thứ ba làm nhiệm vụ trung gian môi giới có tính chất kinh doanh. Vid dụ: Việt Nam xuất khẩu lao động sang Libya xây dựng công trình “ Sông nhân tạo vĩ đại” thong qua hợp đồng lao động với công ty Dong Ah – Hàn Quốc. Trình độ lao động xuất khẩu ở các nước khác nhau thì khác nhau. Đối với những nước phát triển, có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát triển và đang phát triển để lấy thêm ngoại tê, tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài. Đối với những nước chậm phát triển và đang phát triển, XKLĐ có xu hướng gửi lao động phổ thông, lao động tay nghề bậc trung để thu tiền công, tăng thu nhập, tích lũy ngoại tệ và giảm bớt sức ép về nhu cầu việc làm trong nước. b) Đặc điểm của xuất khẩu lao động - Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại Đối với nhiều nước trên thế giới, hoạt động XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng hoặc dư thừa ra nước ngaoif làm việc và thu ngoại tệ bằng cách chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này buộ các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh thị trường này lại dựa trên cơ sở cung cầu sức lao động và nó cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Mặt khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các
  • 14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 7 nước trong sản xuất, phù hợp với quy luậ phân công lao động quốc tế, góp phần đưa Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động. Ngày nay trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu hết toàn bộ các hoạt động XKLĐ từ khâu tổ chức đưa người đi đến khâu quản lý người lao động và thực chịu trách nhiệm về hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Do vây, các hiệp định, các thỏa thuận song phương giữa các quốc gia chỉ có tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước ở tầm vĩ mô. - Xuất khẩu lao động thể hiện rõ tính nhân văn Đây là một đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất của hoạt động XKLĐ. Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động trong khi đó sức lao động lại gắn có chặt chữ với người lao động, không tách rời người lao động. Do vậy, mọi hoạt động của các doanh nghiệp tham gia XKLĐ không phải chỉ là nhằm mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải xuất phát từ con người, quan tâm tới lợi ích của người đi XKLĐ - Hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh ở đây không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động XKLĐ ở trong nước mà còn là cả sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng cung ứng lao động xuất khẩu trên một thị trường, các thị trường khác nhau và giữa các doanh nghiệp XKLĐ mạnh, có hệ thống ưu việt như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin… Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp. Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ. Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều lần so với lao động của họ ở trong nước. - Hoạt động xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người
  • 15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 8 lao động gửi về và các khoản thuế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp. Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ. Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ. Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều lần so với lao động của họ ở trong nước. - Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến động của thị trường sử dụng lao động Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp XKLĐ ở các nước XKLĐ ở các nước NKLĐ về mọi điều kiện. Trên thị trường lao động quốc tế, thường thì các nước XKLĐ phải chấp nhận các điều kiện do các nước NKLĐ đưa ra như số lượng lao động, mức tiền công, tiền lương, ngành nghề tuyển dụng, điều kiện làm việc…nước ta mới gia nhập thị trường lao động quốc tế, do vậy hoạt động XKLĐ của Việt Nam cũng phải hoạt động trong môi trường chịu sự tác động của cơ chế đó. - Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt Trước hết ta thấy thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động khác so với xuất khẩu các loại hàng hóa khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hóa này. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả năng làm chủ bản thân. Cho nên, trong Hiệp định hay hợp đồng ký kết, ngoài các điều khoản thông thường còn có các điều khoản đề cập đến đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, sinh hoạt của người lao động. Những điều này bị chi phối bởi phong tục, tập quán, tôn giáo, văn hóa của các quốc gia vào lĩnh vực này. XKLĐ phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi nước, là hướng dẫn sử dụng lao động có hiệu quả, tận dụng được lợi thế so sánh của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động XKLĐ ở Việt Nam là một hoạt động được sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, Nhà nước đã ban hành một hệ thống luật và các băn bản dưới luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh xung quanh vấn đề XKLĐ, cho phép các tổ chức thực hiện XKLĐ trên cơ sở tuân thủ hệ thống luật và các văn bản pháp quy đó. Chính vì thế, XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt. 1.1.2. Tính tất yếu của xuất khẩu lao động Trong tác phẩm “Phép biện chứng tự nhiên” F. Ăng ghen viết: “Con người sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người là một loại động vật duy
  • 16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 9 nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ”. Ngay từ buổi bình minh của loài người đã xuất hiện sự di chuyển nguồn lao động đến những miền đất tốt đẹp hơn. Như vậy sự di cư lao động quốc tế thể hiện tính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử. Cuối thế kỷ 19 do các mỏ khoáng sản ở Nam Phi thiếu nhiều lao động nên đã xuất hiện các luồng di dân chuyển tới đó. Ngày nay, cũng chính sự phân bố không đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) với sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước có mật độ dân số cao di chuyển đến những nước có mật độ dân cư thấp. Các hướng di chuyển rõ nét nhất hiện nay là từ Đông sang Tây, từ Đông và Phi di chuyển sang vùng Trung cận đông. Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tường khách quan trong quá trình hoạt động kinh tế của bản thân người lao động. Xuất khẩu lao động – sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch có nguyên nhân hình thành và phát triển không ngoài những yếu tố khách quan trên. Vì đây là hoạt động hợp pháp, có tổ chức nên nó còn vị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như ý chí của các Nhà nước, của các tổ chức cung ứng và nhận lao động…Phân tích cụ thể có thể chia thành các nguyên nhân sau: Thứ nhất: Do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động nước đó không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước. Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một quốc gia có thể la do quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân sơ cao, nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do quốc gia đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đoạn chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngày với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh. Trong khi đó nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn nhưng tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động. Thứ hai: Do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, thường xảy ra khi nhu cầu lao động tạm thời yêu cầu một số ngành nghề nhất định mà trong nước không có hoặc không đủ. Ví dụ: ở một số nước phát triển, rất thiếu lao động làm trong các ngành nặng nhọc, độc hại hay ở nhiều nước chậm phát triển rất thiếu các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật trình độ cao. Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ của mỗi quốc
  • 17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 10 gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao động với các quốc gia khác. Hành vi trao đổi này dẫn đến việc xuất khẩu lao động. Thứ ba: Do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài. Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động với giá cao và bù lại học nhập khẩu sức lao động từ những nước có giá cả thấp hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như Cu Ba, Malaysia, Bungari…( Thực chất là các nước tận dụng lợi thế so sánh của mình). Thứ tư: do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì lý do này mà nhiều người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình. Thứ năm: Do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động…Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi ( sự di chuyển) các nguồn lực này. Thứ sáu: Do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó đưa tới sự chênh lệch về mức tăng nguồn lao động. Thứ bảy: Do xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động. Đồng thời việc ra đời các liên kết kinh tế quốc tế cao cấp như EU, như cộng đồng kinh tế ở các châu lục khiến hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ lao động của Đức có thể sang nước Bỉ, Pháp làm việc và được hưởng mọi quyền lợi như lao động của nước sở tại. Ngoài ra, còn do có sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó đưa tới sự chênh lệch vể mức tăng nguồn lao động; do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động...Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi, sự di chuyển các nguồn lực này.
  • 18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 11 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động a) Phân loại theo cách thức tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài - Xuất khẩu lao động theo hiệp định giữa Chính phủ với Chính phủ Hình thức này phổ biến ở giai đoạn 1980 – 1990 ở Việt Nam. Căn cứ vào Hiệp định đã ký, Nhà nước phân các chỉ tiêu cho các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành tuyển chọn và đưa người lao động đi. Lao động của nước ta làm việc ở các nước được quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, sống và sinh hoạt theo đoàn đội, được làm việc xen ghép với lao động các nước. - XKLĐ trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Các chuyên gia, người lao động thường được các công ty cung ứng dịch vụ lao động gửi ra nước ngoài lao động có thời hạn theo hợp đồng cung ứng lao động. - XKLĐ đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Các chuyên gia, lao động ra nước ngoài làm việc ở các dự án mà họ đã trúng thầu. - Các công ty gửi lao động, chuyên gia ra nước ngoài làm việc ở công ty mẹ hoặc công ty con, hoặc các công ty khác trong cùng một tập đoàn đóng ở các nước khác nhau, hoặc đến làm việc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty đặt tại các nước khác. - Lao động tự do: Tự tìm việc làm ở nước ngoài, sau một thời gian sẽ trở về đất nước b) Phân loại theo trình độ người lao động - Xuất khẩu chuyên gia cao cấp: Những người này ra nước ngoài làm việc với vai trò tư vấn, giám sát, giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật hay đào tạo nghề. - Xuất khẩu thợ lành nghề: Đây là loại lao động đã được đào tạo một nghề nào đó và khi ra nước ngoài làm việc họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải tiến hành đào tạo nữa. - Xuất khẩu lao động giản đơn: Là loại lao động chưa được đào tạo một loại nghề nào cả nên không có nghề hoặc có nghề ở mức thấp. c) Phân loại theo địa điểm xuất khẩu lao động - XKLĐ ra nước ngoài làm việc: có nghĩa là lao động được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia và trực tiếp làm việc tại nước ngoài.
  • 19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 12 - XKLĐ tại chỗ: Là hình thức cung ứng sức lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (bao gồm: các xí nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam) (Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này không đề cập đến hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ) 1.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động.  Xét trên góc độ vĩ mô:  Với nước xuất khẩu lao động: Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại. - Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu người trong năm 2009. Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay cần phải là ưu tiên chính trị khẩn cấp và cần được thực hiện thông qua một đường lối chung thống nhất giữa chính sách công và đầu tư tư nhân. Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động. Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5
  • 20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 13 USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm. - Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản… Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị... - Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.  Với nước nhập khẩu lao động: Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở
  • 21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 14 rộng nhu cầu thị trường trong nước... Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.  Xét trên góc độ vi mô:  Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động: - Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế. - Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ. - Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.  Với bản thân người lao động: - Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. - Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động: Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó ( Hiệu quả = kết quả - chi phí ). Có hai loại hiệu quả là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội. Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động này. Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, toàn diện một cách tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt
  • 22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 15 động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta. Qua đó một lần nữa thấy rõ hơn việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền kinh tế đất nước quan trọng như thế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực này được chuyển từ chu trình này sang một chu trình khác, từ ngành này sang ngành khác, từ nước này sang nước khác...Với quan điểm như vậy, đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này không thể giống như việc đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh doanh cụ thể trong nước mà không có phần phức tạp hơn nhiều.  Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động  Lợi ích kinh tế đạt được a) Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm: Công thức tính: L = Lc + Lx - Ln Trongđó: L: Số lao dộng kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác xuất khẩu llao động được giải quyết việc làm trong năm Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm Ln: Số lao lao động. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất nước ( mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp). b) Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động: Công thức tính: P = ∑ Yj ( j = 1 đến n ) Yj = Xij . Kj
  • 23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 16 Trongđó: P : Mức thu của nhà nước Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trường n : Số thị trường đưa lao động sang j : Nước đưa lao động sang K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao động. Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn. Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến khích. “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay. Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản xuất phát triển.” c) Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ: Công thức tính: Mtk = mdt . L Trongđó: Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài Ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm.
  • 24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 17 d) Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về: Công thức tính: G = ∑ Hj ( j = 1 đến n ) Hj = ∑ hij . Nj Trongđó: G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về h : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người gửi hàng hoá về trong năm i : Biến số người j : Biến số thị trường Ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất. e) Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dân: Công thức tính: Q = ∑ (Pj + Vij) . kj ( j = 1 đến n) Trongđó: Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc dân P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp k : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ i : Biến số người j : Biến số nước sử dụng lao động
  • 25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 18 Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào thu nhập quốc dân. Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động... song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ...phản ánh hiệu quả về mặt xã hội.  Chi phí bỏ ra: Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các công việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng... Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động a) Các yếu tố thuộc về nước nhập khẩu lao động -Phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động (NKLĐ): Mỗi một quốc gia, lánh thổ, khu vực hay thậm chí các vùng trong một quốc gia đều có những phong tục tập quán khác nhau. Yếu tố này của nước NKLĐ có ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người lao động trong quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Vì vậy khi đến làm việc tại nước ngoài người lao động phải thích nghi và làm quen với những phong tục, tập quán ở đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn cho người lao động và đôi khi có thể gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. -Luật pháp của nước NKLĐ: Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau. Các doanh nghiệp trước khi đàm phán ký kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ luật pháp của nước NKLĐ, cũng như cung cấp cho người lao động những thông tin về các vấn đề liên quan đến họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài và giáo dục học ý thức tuân thủ luật pháp để tránh những vi phạm đáng tiếc có thể xẩy ra.
  • 26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 19 - Chủ sử dụng lao động: Cốt lõi thành công khi ký hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài là phải tìm hiều, xem xét thật kỹ phía chủ sử dụng lao động. Nếu không tìm hiểu kỹ, có những đối tác khó khăn về vốn, không đảm bảo việc làm cho người lao động, chậm trả lương cho người lao động…, các doanh nghiệp sẽ phải điện, fax hoặc bay sang tận nơi để giải quyết. b) Các yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động - Chủ trương chinh sách của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu lao động: Hiện nay ở nước ta xuất khẩu lao động được coi là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn (dầu khí, dệt may, thủy sản, xuất khẩu lao động). Đã có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành quy định chi tiết về hoạt động xuất khẩu lao động như Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan. Các văn bản pháp luật được ban hành là nhằm tạo ra cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động… - Người lao động: Xét về mặt pháp lý thì khi người lao động ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để đi làm việc ở nước ngoài thì bản thân học là một chủ thể tham gia tự nguyện, họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật nên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã ký và cam kết với doanh nghiệp. - Chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tổ chức và thực hiện của doanh nghiệp mà nhân tố chính là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động của mình. c) Các nhân tố khác - Thị trường lao động quốc tế: Quan hệ chính trị, kinh tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu: Quan hệ kinh tế cũng như các quan hệ khác giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lĩnh vực liên quan đến con người, co nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa nước xuất khẩu và nước NKLĐ về mặt chính trị, tôn giáo thì không thể có sự di chuyển sức lao động giữa các quốc gia này vì sức lao động gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.
  • 27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 20 - Các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác: Chiến tranh xung đột giữa các nước, khu vực hoặc lãnh thổ trên thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính châu Á; dịch bệnh viêm đường hô hấp (SARS) trong khu vực và thế giới…Các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp nước ta cũng như các nước. 1.1.7. Nội dung của xuất khẩu lao động a) Tìm kiếm, khai thác thị trường - Đối với thị trường cung ứng lao động trong nước Do tỷ lệ dân số trong đọ tuổi lao động của nước ta là rất lớn, nhu cầu tìm kiếm việc làm rất cao nhưng không phải đỗi tượng nào muốn đi xuất khẩu lao động là có thể đi dễ dàng được. Một người muốn đi xuất khẩu lao động được thì trước tiên phải đủ điểu kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có sức khỏe tốt và phải có món tiền khá lớn từ 500 – 4000 USD tùy theo từng thị trường lao động nước ngoài. Với mức chi phí ban đầu lớn như vậy thị người lao động muốn đi xuất khẩu lao động cần phải có vốn, tài sản khá lớn. Trên thực tế phần đông các đối tượng đi xuất khẩu lao động đều thuôc diện ở thành thị hay người có kinh tế khá giả ở nông thôn, tuy nhiên có một số người nghèo đã vay mượn tiền để đi nhưng con số này không lớn bởi việc vay mượn không dễ dạng. Chính phủ đã có các quy định, hướng dẫn bằng các văn bản về vấn đề này. - Đối với thị trường nước ngoài tiếp nhận lao động Thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động: Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển Xuất khẩu lao động. Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược…để hỗ trợ cho xuất khẩu lao động phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong phát triển thị trường lao động ngoài nước. Thiết lập quan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tùy viên lao động để tham mưu, tư vấn cho nhà nước các Hiệp định khung hoặc các thỏa thuận nguyên tắc để mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể. Đối với các nước xuất khẩu lao động truyền thống, vai trò của tùy viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp cố gắng duy trì các thị trường lao động truyền thống của mình và cố gắng chủ động tìm kiếm, mở rộng phát triển sang các thị trường lao động mới. Khi khai thác thị trường lao động nước ngoài cần chú ý đến các khu vực các nghề mà người lao động làm việc. Cần nắm vững các khu vực nghề, công việc mà Chính
  • 28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 21 phủ nươc ta đã có quy định không đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài như: vũ nữ, ca sỹ, phục vụ gia đình, những công việc tiếp xúc chất nổ, độc hại… Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu lao động Đông Âu của nước ta mất dần nhưng ta lại tiếp nhận, khai thác được các thị trường châu Á, tiêu biểu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông. Ngoài ra ta cũng cần tiếp cận thị trường lao động châu Phi và bắt đầu đặt chân lên thị trường lao động châu Mỹ. Các thị trường lao động này biến động không ngừng đòi hỏi chính phủ ta, các Bộ, Ngành cũng như các doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý để duy trì phát huy thị trường hiện có và khai thác thêm các thị trường với nhiều tiềm năng hứa hẹn. Sau khi đã khai thác được thị trường, có được đối tác tiếp nhận lao động thì ta tổ chức đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động. b) Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động Trước đây, ta chủ yếu đưa lao động đi làm ciệc có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định Chính phủ thì trong giai đoạn hiện nay ta chủ yếu Xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồng cung ứng lao động. Khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất: Tìm hiểu sơ bộ về đối tác, thị trường tiếp nhận - Tìm hiểu luật pháp nước tiếp nhận lao động cho phép NKLĐ Việt Nam hay không? Có hạn chế gì không? Luật lao động nước đó có quy định như thế nào đối với người lao động như giờ làm việc, nghỉ ngơi, lương tối thiểu, tiền công làm thêm giờ, bảo hiểm y tế… - Tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của đối tác. Nếu XKLĐ cho dự án, công trình thì tìm hiểu dự án, công trình có khả thi hay không? Khả năng thực hiện đến đâu? - Mức sống dân cư, giá sinh hoạt như giá thực phẩm, ăn ở đi lại, giá thuê lao động nước ngoài tại thời điểm đó. Thứ hai: Các vấn đề cụ thể trong hợp đồng: - Mức yêu cầu về chất lượng lao động ta có khả năng đáp ứng được không? - Tiền lương đưa ra là lương ròng hay gồm tiến ăn, ở, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ? - Chi phí vé máy bay đi, về, thuế của nước sở tại; Bảo hiểm xã hội ai chịu? ( thường thì người sử dụng lao động chịu và không tính vào lương). - Thời gian bố trí, sắp xếp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người lao động. - Vấn đề thanh toán tiền lương, chuyển tiền về nước.
  • 29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 22 Tổ chức Xuất khẩu lao động sau khi đàm phán, ký kết được hợp đồng cung ứng lao động đối với đối tác nước ngoài tiến hành làm thủ tục đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép thực hiện hợp đồng. Để hoàn thành tốt trách nhiệm quy định trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giữ và tăng cường uy tín của lao động Việt Nam nhằm duy trì và phát triển thị trường thì trong quá trình thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải chú ý và coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi, công tác quản lý lao động ở nước ngoài. c) Công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, huấn luyện người lao động trước khi đi thi  Công tác tuyển chọn Tiêu chuẩn tuyển chọn lao động thường phải bảo đảm như sau: - Người lao động phải có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật, trong độ tuổi quy định. - Người lao động phải có tay nghề giỏi - Người lao động phải có tư cách đạo đức tốt, am hiểu pháp luật, quá khứ chưa vi phạm kỷ luật lần nào. - Người lao động phải tự nguyện ký hợp đồng và tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài theo như hợp đồng đã ký kết. - Ngoài ra người lao động còn phải phù hợp với các yêu cầu khác (nếu có) của bên sử dụng lao động.  Quy trình tuyển chọn Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp thông báo công khai tại trụ sở và tại địa bàn tuyển chọn những yêu cầu về giới tính, tuổi đời; công việc; nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng; điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương (tiền công); các khoản và mức đóng góp, quyền và nghĩa vụ của người lao động…doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trực tiếp tuyển chọn lao động; chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả tuyển chọn cho người lao động. Sau sáu tháng kể từ ngày trúng tuyển, nếu doanh nghiệp chưa đưa người lao động đi được thì phải thông báo lý do cho người lao động biết.  Công tác đào tạo, giáo dục và huấn luyện người lao động trước khi đi Chương trình và thời gian đào tạo tối thiều cho người lao động từ 2- 3 tháng. Người lao động được tập trung về trường hoặc trung tâm đào tạo:
  • 30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 23 - Đào tạo nâng cao tay nghề - Đào tạo ngoại ngữ - Giáo dục định hướng - Các doanh nghiệp còn tổ chức soạn thảo tài liệu, in ấn cẩm nang cho người lao động đi làm việc từng nước. Về mặt quy trình tiếp cận đào tạo xuất khẩu lao động, cũng giống như những loại hình đào tạo khác, phải tuân thủ theo quy trình tiếp cận sau: - Xác định nhu cầu đào tạo; phân tích nhu cầu đào tạo; - Phân tích nhu cầu công việc, mô tả công việc, xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ để phục vụ công việc; - Phân tích nhu cầu cá nhân, đặc điểm đối tượng tuyển sinh, kỹ năng nghề nghiệp đã có, khả năng trí tuệ, thể lực, tâm lý, tình cảm và hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ… - Phân tích đặc điểm văn hóa, xã hội của nước tiếp nhận lao động. - Sử dụng phương pháp tiếp cận và kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo. - Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực; - Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; - Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo.  Các thủ tục hồ sơ chuẩn bị cho xuất cảnh Người lao động sau khi đã được chấp thuận, tuyển chọn phù hợp với các yêu cầu về công việc cũng như các yêu cầu khác của phía chủ sử dụng lao động, có kết quả khám sức khỏe đảm bảo đủ tiêu chuẩn đi lao động ở nước ngoài sẽ được thỏa thuận với doanh nghiệp để ký hợp đồng (theo mẫu số 09 ban hành kèm theo thông tư số 28/1999/TT – BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của BLĐTB & XH). Song song với việc ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hay tổ chức xuất khẩu lao động, người lao động còn phải ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài và các bản cam kết với phía đối tác, đồng thời người lao động được doanh nghiệp phát một bộ hồ sơ nội để điền vào các mục liên quan và về địa phương xin xác nhận. Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ này, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp (kèm theo hộ chiếu và lý lịch tư pháp) để doanh nghiệp làm thủ tục xuất cảnh.
  • 31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 24 d) Về chế độ tài chính đối với các công ty xuất khẩu lao động - Thu từ người lao động các khoản phí dịch vụ cần thiết như: bảo hiểm, phí đào tạo, ăn ở… - Hoàn trả lại tiền đặt cọc cho người lao động trong vòng một tháng kể từ ngày người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức xuất khẩu lao động. - Nộp phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao hơn theo quy định của Chính phủ sau khi trích thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động. - Tổ chức xuất khẩu lao động không được thu thêm của người lao động bất kỳ một khoản nào ngoài một số phí đào tạo, huấn luyện trước khi đi, chi phí khám sức khỏe, làm hồ sơ, chi phí kiểm tra tay nghề, ngoại ngữ nhưng không quá 1 triệu đồng. - Các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp như: Phí quản lý: Theo quy định tại khoản 12 điều 13 Nghị định 152, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức quản lý 1% số phí dịch vụ doanh nghiệp thu của người lao động. Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý đăng ký hợp đồng theo số lượng lao động đăng ký, mức lương và thời hạn hợp đồng. Phí này được quyết toán hàng năm theo thực tế. Kể từ sau ngày 11/08/2003, doanh nghiệp nộp 1% số phí dịch vụ xuất khẩu lao động này vay vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. Phí hoa hồng môi giới: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải chi phí môi giới, tư vấn, dịch vụ việc làm cho phía nước ngoài để khai thác hợp đồng, quản lý người lao động. e) Công tác quản lý lao động ở nước ngoài. Tổ chức xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người lao động ở nước ngoài, cử người làm đại diện ở nước tiếp nhận lao động để quản lý lực lượng lao động của mình, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký, xử lý tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động. Đại diện của tổ chức xuất khẩu lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo về mặt quản lý Nhà nước của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
  • 32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 25 Những vấn đề phát sinh của người lao động ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì doanh nghiệp báo cáo ngay cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo, với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động, Cục quản lý lao động với nước ngoài. 1.2. Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước". Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng. Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70-80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
  • 33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 26 Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình. Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghị định... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT) Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam". 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động - Philippin Philippin là một trong những nước XKLĐ lớn nhất thế giới, với hơn 10% trong tổng số 76,5 triệu người dân nước này đang làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhập gửi về nước mỗi năm từ 8 – 10 tỷ USD, chiếm 10% GDP của Philippin. XKLĐ trở thành chiến lược phát triển quốc gia và là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế và là một trong bốn ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippin. Từ năm 1973, Philippin đã ban hành Bộ luật lao động đặt cơ sở cho việc làm ngoài nước với quan điểm là phải xúc tiến mạnh mẽ việc xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khi nền kinh tế của đất nước phát triển đủ khả năng thu hút hết số người đến tuổi lao động. Chính phủ Philippin thực hiện chức năng tuyển mộ, bố trí và quản lý các khu vực tư nhân tham gia XKLĐ bằng một cơ quan Chính phủ duy nhất là cục quản lý việc làm
  • 34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 27 nước ngoài (POEP), cơ quan này thuộc Bộ lao động và việc làm. Cục này hoạt động rất hiệu quản trong việc mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ, trực tiếp tham gia tuyển chọn lao động: cấp giấy phép và giám sát các công ty đã được cấp giấy phép; hỗ trợ cho công nhân trước khi đi tại nơi làm việc và sau khi về nước. Cục POEA đã cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài. Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài. Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép chứng nhận đi lao động ở nước ngoài cho từng lao động trên cơ sở xem hồ sơ của họ ( Nếu không có giấy chứng nhận này, người lao động không thể làm thủ tục ở sân bay). Chính phủ Philippin cho phép lập các quỹ lao động có chất lượng, được phép quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồn nhưng không thu lệ phí của người lao động. Tất cả việc thuê mướn công nhân Philippin phải thông qua Cục quản lý việc làm ngoài nước hoặc qua công ty tuyển mộ đã được cấp giấy phép. Đối với công ty, đơn vị kinh tế muốn được cấp giấy phép phải có đơn xin giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh, có khả năng tìa chính, có tài sản thế chấp là 12.500 USD, nộp một khoản tiền cược 5000 USD, nộp một khoản tiền bảo lãnh 7.500 USD và lệ phí xin cấp giấy phép là 300 USD. Giấy phép sử dụng theo các điều quy định sau: giấy phép cấp cho loại công nhân nào thì chỉ được phép tuyển mộ loại công nhân đó, giấy phép không có quyền chuyển nhượng, muốn tuyển mộ ngoài địa chỉ kinh doanh phải được sự chấp nhận trước. Ngoài ra POEA còn quy định tối thiểu cho người lao động Philippin, đồng thời tổ chức các lớp học về đất nước, con người phong tục tập quán, luật lệ và ngôn ngữ của các nước mà họ sẽ đến làm việc để người lao động hiểu được những việc cần làm hay tránh tại các nước đó và hạn chế tối đa các vụ việc có thể phương hại đến quan hệ giữa Philippin với nước tiếp nhận. Tháng 6/1955, Quốc hội Philippin đã thông qua “ Đạo luật năm 1995 về lao động di cư và người Philippin ở nước ngoài”. Đây là văn bản pháp lý toàn diện nhất có được trong việc thực hiện chương trình việc làm nước ngoài Philippin. Đạo luật này nhấn mạnh một số điểm đó là: - Tăng cường tuyển chon một cách có chọn lọc lao động đi làm việc ở nước ngoài - Phạt không dưới 6 năm tù và nộp phạt 20.000 USD đối với tuyển mộ bất hợp pháp. Điều này làm cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ làm rất tốt công tác tạo nguồn; luôn quan tâm hoàn thiện bộ máy làm công tác XKLĐ của mình. - Thành lập quỹ 4 triệu USD về việc hồi hương khẩn cấp lao động trong
  • 35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 28 trường hợp cần thiết khi không thể xác định người chủ hoặc người tuyển mộ. - Thành lập quỹ 4 triệu USD trong lĩnh vực giúp đỡ pháp lý người lao động về mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài, Philippin có gần 80 văn phòng đại diện. Thông thường mỗi văn phòng quản lý có một tùy viên lao động phụ trách và điều hành cùng 2 hoặc 3 nhân viên khác. Chính phủ Philippin cũng có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia và quyền lợi các nhân người lao động như quy định về thủ tục, tiêu chuẩn tuyển người đi lao động nước ngoài, về mực đóng góp vào quỹ phúc lợi nếu làm trên đất liền thì chủ sử dụng lao động phải đóng góp 25 USD/người, nếu là thủy thủ thì chủ sử dụng lao động đóng góp 15 USD/người; các quy định về đóng bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng bình quân 5 USD/ người; các chính sách về kiều hối, các quyền lợi của người công nhân trong các hợp đồng, kỷ luật và xử phạt đối với những người vi phạm, các dịch vụ phúc lợi và các chính sách đối với người lao động khi về nước. Nhứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Philippin được gọi là “bagongbaiani”, có nghĩa là những anh hùng mới. Đây không phải là sự tôn vinh quá mức, khi công dân philippin ở nước ngoài đều được coi là “Những nhà vô địch” trong lĩnh vực XKLĐ của mình. Sự coi trọng này được thể hiện rõ nét nhất vào những dịp lễ Giáng sinh, khi hàng ngàn lao động trở về nước để thăm gia đình. Họ được đón tiếp nồng nhiệt, kiểm tra sức khỏe miễn phí, tham gia những lễ hội, buổi tiệc đón tiếp trọng thể do nhà nước đài thọ. Đặc biệt là buổi đón tiếp trọng thể ngay tại sân bay Manila. Các công dân lao động ở nước ngoài được qua một hành lang làm thủ tục riêng, trước khi được lắng nghe bài diễn văn chúc mừng của chính tổng thống Philippin. Một trong những điểm nổi bật trong chính sách quản lý hoạt động XKLĐ của Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài. Người lao động Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài. Người lao động Philippin được đào tạo có trình độ theo yêu cầu của các công ty môi giới việc làm tư nhân, đáp ứng được yêu cầu về lao động trên thị trường thế giới. Vì thế, lao động Philippin làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ngành nghề rất đa dạng: kỹ sư, y tá, thợ nề, thầy giáo, nông dân, thủy thủ, tốc ký viên, thợ hớt tóc, lái xe cẩu, đầu bếp… Tại Mỹ, Philippin đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp y tá, và đứng thứ hai về số lượng giáo viên phổ thông. Tại Hồng Kông, công dân Philippin được coi là những người giúp việc trung thực nhất, những nhân viên hầu bàn nhanh nhẹn nhất, những đầu bếp có hạng với tiền lương rẻ nhất và những người thợ làm
  • 36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Hoàng Lớp: Kế hoạch 48B 29 vường chăm chỉ nhất…Chính phủ Philippin luôn sẵn sàng coi mình như một “ Công ty toàn cầu” về thuê mướn nhân công, theo đó luôn nỗ lực xây dựng một “ kế hoạch kinh doanh” phù hợp với mục đích chính trị và kinh tế của mình. Ngoài ciệc vạch ra một chiến lược đúng đắn về việc đào tạo những người Philippin đang làm việc ở nước ngoài. Cơ quan bảo trợ xã hội cho công nhân lao động ở nước ngoài được cung cấp tài chính từ tiền đóng góp của các ông chủ lao động ở nước ngoài cũng như gia đình họ ở trong nước khi gặp kho khăn. Cơ quan này có tất cả 15 chi nhánh, lmf việc tại 30 quốc gia khác nhau, chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề đa dạng kien quan đến người lao dộng Philippin. Ví dụ như trong thời gian cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cơ quan này đã bỏ tiền ra đưa 30 ngàn người lao động Philippin tại khu vực này trở về nhà - Ấn Độ Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về XKLĐ kỹ thuật cao lẫn lao động phổ thông. Thị trường lao đọng chủ yếu của Ấn Độ là các nước vùng Vịnh và Trung Đông tiếp theo là các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và các nước Trung Đông, Nam Á. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể. Ấn Độ ban hành Luật di trú năm 1983, giao cho Bộ lao động quản lý các hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động, chuyên gia và vấn đề cư trú. Luật này đã điều chỉnh việc lao động Ấn Độ đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng, nhằm vảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho người lao động. Luật này quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tuyển chọn. Lao động đi làm việc nước ngoài đều phải có giấy phép của Bộ lao động cấp. Ngoài ra Luật Di trú còn quy định các chế tài xử phạt các vi phạm từ mức độ thấp đến mức độ cao; Cơ quan có thẩm quyền có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền ký quỹ của tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ cung ứng lao động xuất khẩu khi vi phạm và cam kết; Chính phủ có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu và cấm đưa lao động sang một số nước khác khi cần thiết. Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một số chính sách quản lý hoạt động XKLĐ, chẳng hạn năm 1978 bắt đầu thực hiện hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực ở Bang Kerala. Một số tổ chức cung ứng lao động xuất khẩu đã được thành lập ở Ddeeli và Madra để gửi lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của chủ sử dụng nước ngoài. Chính phủ cũng bắt đầu tiến hành các thỏa thuận hợp đồng với các nước Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á trong các lĩnh vực y tế, giáo dục