SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
-----------------------------------
LA VĨNH TÍN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐỂ HỌC TIẾNG ANH
Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, được sự góp ý hướng
dẫn của PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư để hoàn thành luận văn.
Tất cả số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là hoàn toàn
trung thực, khách quan.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015
Người thực hiện luận văn
La Vĩnh Tín
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh
Thư đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô trong ban giảng huấn của Khoa
Sau đại học, trường Đại học Tài chính Marketing – những người đã nhiệt tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của các bạn học cùng lớp Cao học
Quản trị kinh doanh Khóa 2 – Đợt 1 đã chia sẻ, động viên tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trung tâm ngoại ngữ, các
trường Đại học, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi
và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thể
tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý
kiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015
Người thực hiện luận văn
La Vĩnh Tín
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................5
1.7. Kết cấu của đề tài .........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN.........................................................................6
2.1. Một số 39Tkhái niệm liên quan .................................................................................6
39T2.1.1. 39TQuyết định ...............................................................................................6
39T2.1.2. Ngôn ngữ .................................................................................................8
2.1.3. Ngoại ngữ ................................................................................................8
2.1.4. Trung tâm ngoại ngữ ...............................................................................9
2.2. Tổng quan lý thuyết ..........................................................................................11
2.2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler & Gary Amstrong
(2012) ...............................................................................................................11
2.2.2. Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp
lý của George Homans (1961) và John Elster (1986) ..................................18
2.2.3. Thuyết động cơ của Gardner0T 0Tvà Lambert (1972) ..................................19
2.2.4. Thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985) ................................................20
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường qua các bằng chứng thực
nghiệm ................................................................................................................................21
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................21
2.3.2. Nghiên cứu trong nước...................................................................................23
2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan .........................................................25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................28
3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .....................................28
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................28
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................29
3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................... 32
3.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .................................................................................33
3.3.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ ...................................................................34
3.3.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo sơ bộ .............................34
3.3.3. Kết quả điều chỉnh thang đo chính thức.................................................40
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................41
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................41
3.4.2. Kích thước mẫu ......................................................................................42
3.4.3. Bảng khảo sát định lượng.......................................................................42
3.4.4. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu .......................................................42
3.4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................47
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................47
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................49
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................51
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................53
4.4.1. Phân tích tương quan .............................................................................53
4.4.2. Phân tích hồi quy bội..............................................................................56
4.4.3. Kiểm tra các giả định của hồi quy tuyến tính.........................................59
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết .......................................................................61
4.4.5. Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................65
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...........................................70
5.1. Kết luận .............................................................................................................70
5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................71
5.2.1. Đội ngũ giáo viên ..................................................................................71
5.2.2. Học phí ..................................................................................................72
5.2.3. Cơ sở vật chất.........................................................................................74
5.2.4. Danh tiếng .............................................................................................75
5.2.5. Động cơ .................................................................................................76
5.2.6. Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm .........................................77
5.2.7. Ảnh hưởng của xã hội ...........................................................................77
5.2.8. Tài liệu tham khảo .................................................................................78
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................78
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................79
Phụ lục 1: Nội dung thảo luận nhóm.................................................................................82
Phụ lục 2: Bảng khảo sát ý kiến học viên ........................................................................85
Phụ lục 3: Kết quả phân tích thang đo sơ bộ ....................................................................89
Phụ lục 4: Kết quả phân tích thang đo chính thức ...........................................................95
Phụ lục 5: Thống kê mô tả mẫu ......................................................................................111
Phụ lục 6: Kiểm định sự khác biệt về lựa chọn trường theo đặc điểm nhân khẩu học 113
Phụ lục 7: Kiểm định giá trị trung bình các thang đo.....................................................117
Phụ lục 8: Danh sách chuyên gia và nhóm.....................................................................119
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQG : Đại học quốc gia
ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội
ĐHKHXHNV : Đại học khoa học xã hội nhân văn
KHXH : Khoa học xã hội
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CTQG : Chính trị Quốc gia
ĐH : Đại học
CĐ : Cao đẳng
ĐHSP : Đại học sư phạm
THPT : Trung học phổ thông
GD – ĐT : Giáo dục đào tạo
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
ILA (International Language Academy) : Viện ngôn ngữ quốc tế
VUS (Vietnam USA Society) : Hội Việt Mỹ
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng giản đơn ..............................................11
Hình 2.2: Mô hình hành vi người tiêu dùng cụ thể của Kotler & Amstrong (2012).12
Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986)...........................19
Hình 2.4: Mô hình thuyết động cơ của Gardner0T 0Tvà Lambert (1972) .......................19
Hình 2.5: Mô hình thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985) .....................................21
Hình 2.6: Mô hình lựa chọn trường của D. W. Chapman (1981) ............................22
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................28
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu chính thức .............................................................33
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ...............................................................59
Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư.............................................................60
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ...........................................................25
Bảng 3.1: Xây dựng thang đo nháp ..........................................................................35
Bảng 3.2: Thang đo Danh tiếng ...............................................................................38
Bảng 3.3: Thang đo Cơ sở vật chất ..........................................................................38
Bảng 3.4: Thang đo Đội ngũ giáo viên ....................................................................38
Bảng 3.5: Thang đo Học phí ....................................................................................38
Bảng 3.6: Thang đo Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm ...........................39
Bảng 3.7: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội .............................................................39
Bảng 3.8: Thang đo Động cơ ...................................................................................39
Bảng 3.9: Thang đo Quyết định ...............................................................................40
Bảng 3.10: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ .........................................40
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................47
Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................49
Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett.............................................................51
Bảng 4.4: Kết quả phép xoay nhân tố ......................................................................51
Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett.............................................................52
Bảng 4.6: Kết quả phép xoay nhân tố ......................................................................52
Bảng 4.7: Mức độ tương quan ..................................................................................54
Bảng 4.8: Ma trận tương quan .................................................................................55
Bảng 4.9: Tóm tắt mô hình hồi quy .........................................................................57
Bảng 4.10: Trọng số hồi quy ....................................................................................58
Bảng 4.11: Phân tích ANOVA .................................................................................58
Bảng 4.12: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................65
Bảng 5.1: Thống kê mô tả thang đo Đội ngũ giáo viên ...........................................71
Bảng 5.2: Thống kê mô tả thang đo Học phí ...........................................................72
Bảng 5.3: Thống kê mô tả thang đo Cơ sở vật chất .................................................74
Bảng 5.4: Thống kê mô tả thang đo Danh tiếng ......................................................75
Bảng 5.5: Thống kê mô tả thang đo Động cơ ..........................................................76
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học
tiếng Anh ở 05 trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Kết
quả nghiên cứu khảo sát cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường như sau: Đội ngũ giáo viên, Học phí, Cơ sở vật chất, Danh tiếng, Động cơ.
Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 02 yếu tố: Nỗ lực giao tiếp với học viên
của trung tâm và Ảnh hưởng của xã hội không có tác động đến quyết định chọn
trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác
định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cương
lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư
phát triển”.
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội
nhập, phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. 52TNhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng
cao, đặc biệt là các chứng chỉ Anh ngữ như: TOEIC, IELTS, TOEFL,…đã trở thành
“điều kiện cần” để có thể du học, tốt nghiệp, tuyển dụng…không chỉ đối với các tổ
chức nước ngoài và ngay cả các tổ chức trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội,
giáo dục quan trọng, lớn nhất của Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết năm học 2013 –
2014, phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 (25/08/2014), thành phố Hồ Chí
Minh có 588 cơ sở dạy ngoại ngữ (tăng 22 cơ sở so với năm 2013) với 681.983
lượt học viên. Số lượng trung tâm ngoại ngữ đang phát triển mạnh cả về quy mô và
số lượng học viên theo học. Một số trung tâm ngoại ngữ thu hút nhiều học viên theo
học như: Hội Việt Mỹ (VUS), trung tâm Anh ngữ ILA (International Language
Academy), Hội đồng Anh (Bristish Council), trung tâm ngoại ngữ Applo, trung tâm
ngoại ngữ Không Gian, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Xã hội và Nhân
văn, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trung tâm ngoại
ngữ của trường Đại học Sài Gòn,…
2
Có thể nói rằng, không ở nơi đâu có số lượng trung tâm ngoại ngữ nhiều,
phong phú và đa dạng như ở thành phố Hồ Chí Minh và sự cạnh tranh giữa các
trung tâm ngày càng gay gắt. Không thể phủ nhận hiệu quả góp phần đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí, nhưng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở cạnh tranh
nhau bằng cách tung ra những chiêu quảng cáo thổi phồng chất lượng, thương hiệu,
khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo tiếng Anh chưa được thực sự đồng đều,
khiến nhiều học viên chưa thật sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của một số
trung tâm ngoại ngữ cũng như gặp không ít bối rối trong việc chọn lựa trường để
học tiếng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trước thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm
ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường để học trong những năm gần đây. Hầu hết các tác giả đã cố
gắng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoặc góp phần tạo ra các động cơ thúc đẩy
hành vi chọn trường theo học. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra các nhóm yếu tố tác động
đến việc lựa chọn trường. Ví dụ: D. W. Chapman (1981) đã đưa ra hai nhóm yếu tố:
Nhóm đặc điểm của học sinh và gia đình và nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài
bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm của nhà trường và nỗ lực giao tiếp
của trường với học sinh, tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn
trường. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu D.W.
Chapman (1981) và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học sinh. Cabera và La Nasa đã
nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền
tảng mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman (được trích bởi M. J.
Burn, 2006) và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa (2001) nhấn mạnh rằng
những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu
tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Ở trong
nước, cũng dựa trên mô hình nghiên cứu tổng quát về việc chọn trường của D.W.
Chapman (1981), tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) khảo sát những yếu tố tác
3
động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Tác giả TS. Nguyễn Mạnh Hà (2011) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sinh viên chọn trường học tại Đại học Mở TP. HCM. Trong nghiên cứu, các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường nghề của học viên của tác giả Nguyễn
Thị Bảo Khuyên (2013) đã khảo sát học viên từ năm nhất đến năm ba của 05 trường
nghề trên địa bàn TP. HCM.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về việc
lựa chọn trường để học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, trong đề tài này tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu tổng quát về việc
chọn trường của D.W. Chapman (1981) làm cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP.
HCM.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
− Xây dựng và kiểm định các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM nhằm bổ
sung thêm vào các lý thuyết về quyết định chọn trường để học tiếng Anh, qua đó
giúp nhà quản trị xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để
học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM.
− Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn trường để học
tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM nhằm giúp các nhà quản trị biết
được yếu tố nào tác động mạnh, yếu để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút
học viên đến học ở các trung tâm ngoại ngữ.
− Đề xuất một số hàm ý quản trị để các trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM định
hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới tốt hơn.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường để học tiếng Anh.
− Đối tượng khảo sát: chỉ khảo sát những người trưởng thành, đủ 18 tuổi trở lên
đang tham gia các khóa học ở các trung tâm ngoại ngữ. Những đối tượng ở độ tuổi
này có tâm sinh lý ổn định, có khả năng, kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm sống,...
4
để đưa ra quyết định chín chắn và độc lập nên chọn trường nào để học tiếng Anh ở
một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM.
− Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tại 05 trung tâm ngoại ngữ trên địa
bàn TP.HCM: Trung tâm ngoại ngữ Hội Việt Mỹ (VUS), trung tâm Anh ngữ ILA,
trung tâm ngoại ngữ Không Gian, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm
TP.HCM và trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sài Gòn. Đây là những trung
tâm ngoại ngữ tư nhân (VUS, ILA, Không Gian) và công lập (ĐHSP Sư phạm TP.
HCM, ĐH Sài Gòn) có số lượng học viên theo học đông, cơ sở đào tạo nhiều, đặc
biệt là trung tâm Anh ngữ ILA có vốn 100% nước ngoài, hơn 30.000 học viên đang
theo học tại 12 cơ sở tại TP. HCM, và hơn 450 giảng viên nước ngoài và đội ngũ
quản lý học vụ. Hội Việt Mỹ có 15 cơ sở phân bố ở các quận trên địa bàn TP. HCM
với số lượng học viên thường xuyên theo học rất lớn từ 25.000 đến 30.000 học viên,
và gần 1.000 giáo viên nước ngoài và Việt Nam. Trung tâm ngoại ngữ Không Gian
được biết đến với “Phương Pháp Phản Xạ tạo kết quả nhanh nhất trong thời gian
ngắn nhất” có 19 cơ sở và hơn 10.000 học viên đang theo học. Trung tâm ngoại ngữ
thuộc trường ĐHSP TP. HCM và ĐH Sài Gòn thu hút nhiều học viên theo học nhờ
mức học phí trung bình, tập trung rèn luyện văn phạm (ngữ pháp), luyện viết.
− Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06 năm 2014 đến
tháng 11 năm 2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính kết hợp với
nghiên cứu định lượng:
 Nghiên cứu định tính bao gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả,
phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học.
 Nghiên cứu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS 22 để:
− Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha.
− Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of
sphericity), hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của
EFA.
− Phân tích tương quan Pearson giữa các yếu tố.
5
− Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Bổ sung, làm phong phú thêm vào các lý thuyết về quyết định chọn trường để
học tiếng Anh cho các nhà nghiên cứu về giáo dục và đào tạo.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp các nhà làm công tác quản lý và giảng dạy có cái
nhìn tổng thể về tình hình đào tạo, chất lượng dịch vụ về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn
TP.HCM, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp, định hướng chiến lược kinh doanh tốt
hơn.
Nghiên cứu này cho phép học viên bày tỏ các quan điểm cá nhân về
các yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến bản thân trong việc học tiếng Anh tại
các trung tâm ngoại ngữ và giúp cho bản thân học viên cảm nhận vai trò của mình
trong việc nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh.
1.7. Kết cấu đề tài
- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan lý luận
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1. Một số 52Tkhái niệm liên quan
2.1.1. Quyết định
 Khái niệm
Quyết định là quá trình suy nghĩ lựa chọn một lựa chọn hợp lý từ các tùy
chọn có sẵn. Khi cố gắng để đưa ra quyết định tốt, một người phải cần những mặt
tích cực và tiêu cực của mỗi tùy chọn, và xem xét tất cả các lựa chọn thay thế. Đối
với việc ra quyết định hiệu quả, một người phải có khả năng dự đoán kết quả của
mỗi lựa chọn là tốt, và dựa trên tất cả các mặt hàng này, quyết định phương án nào
là tốt nhất cho rằng tình hình cụ thể.
Ra quyết định có thể được coi là quá trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọn
một niềm tin hoặc một quá trình hành động trong một số khả năng thay thế. Mỗi
quá trình ra quyết định đưa ra một lựa chọn cuối cùng có thể có hoặc không có thể
có hành động gợi ý.
 Quy trình ra quyết định
Mô hình đơn gian về quá trình ra quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn
dịch vụ bao gồm: nhận biết vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá lựa chọn các sản
phẩm thay thế, quyết định lựa chọn, hành vi sau khi đưa ra quyết định (Kotler, P. &
Amstrong, G., 2012, trang 152).
− Nhận biết vấn đề
Quá trình ra quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn dịch vụ bắt đầu khi
khách hàng ý thức được vấn đề hay nhu cầu, nó xuất phát từ nhu cầu nội tại của họ
hoặc bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Khách hàng (hay người có nhu cầu) sẽ
cảm thấy sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn.
Tác nhân bên trong dễ dàng nhận thấy nhu cầu sinh lý. Khi nhu cầu này tăng
đến một mức độ đủ lớn nó sẽ trở thành niềm tin thôi thúc mạnh mẽ khiến người ta
hành động.
Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài.Ví
dụ, một thanh niên mới tốt nghiệp Đại học chưa xin được việc làm và chưa có ý
7
định tiếp tục học cao học, nhưng khi tiếp xúc với bạn bè, được bạn bè tác động, thôi
thúc anh ta và như thế cũng sẽ biến thành nhu cầu của anh ấy.
− Tìm kiếm thông tin
Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó. Vì vậy, đây
là giai đoạn mà các nhà làm marketing cần phải nỗ lực hơn nữa để cung cấp thông
tin cho khách hàng. Tìm kiếm thông tin là hành động có động lực nhằm kiểm soát
hiểu biết, nhận biết trong bộ nhớ trí não (thông tin bên trong) hoặc quá trình thu
thập, tìm kiếm thông tin từ môi trường bên ngoài.
• Tìm kiếm thông tin bên trong xảy ra khi có nhu cầu phát sinh. Bản chất
của giai đoạn này là việc trí não hoạt động. Kiểm tra lại toàn bộ hiểu biết trong bộ
nhớ về các thông tin có liên quan cho quá trình ra quyết định. Thông thường, giải
pháp của lần mua sắm trước, của lần lựa chọn dịch vụ trước sẽ được ghi nhớ và đem
ra áp dụng cho quá trình ra quyết định sau.
• Tìm kiếm thông tin bên ngoài khi tìm kiếm thông tin bên trong không đầy
đủ hoặc thiếu hiệu quả. Việc tìm kiếm bên ngoài có thể phục vụ và định hướng cho
hai loại mua sắm, lựa chọn dịch vụ.
− Đánh giá các lựa chọn thay thế
Tiêu chuẩn đánh giá là những nét đặc biệt khác nhau của sản phẩm, dịch vụ
mà khách hàng tìm kiếm để đáp ứng nhu cầu của mình. Các tiêu chuẩn đánh giá có
thể khác nhau đối với cùng một lợi ích sản phẩm, dịch vụ.
Khách hàng sẽ căn cứ vào những thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ, mức độ
quan trọng của thuộc tính, mức độ thỏa mãn tổng hợp và uy tín của nhà cung cấp
theo tiêu chí và cách thức riêng của mình tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, quan
niệm và khả năng của từng người.
− Quyết định mua sản phẩm, dịch vụ
Khi đánh giá các phương án, xác định ưu và nhược điểm của từng phương
án, khách hàng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cho mình nhà cung cấp sản phẩm,
dịch vụ thích hợp nhất trên lợi ích mà mình đang tìm kiếm và khả năng sẵn có của
mình.
− Hành vi sau khi mua
8
Hành vi sau khi mua là thái độ khách hàng cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hay
bất mãn về sản phẩm, dịch vụ đã lựa chọn. Nếu hài lòng, khách hàng sẽ tiếp tục lựa
chọn nhà cung cấp đó cho lần sau hoặc giới thiệu cho người khác cùng sử dụng,..
Nếu không hài lòng, khách hàng có thể phản ứng lại bằng các hành vi như: yêu cầu
doanh nghiệp bồi thường, phản ánh phàn nàn với cơ quan chính quyền, ngưng mua
sản phẩm, nói cho nhiều người biết.
52T2.1.2. Ngôn ngữ
Có nhiều nhà nghiên cứu về ngôn ngữ như: C. Withney (1817–1894),
Baudouin de Courtenay, nhưng người làm cuộc cách mạng thành công đầu tiên
trong ngôn ngữ học là Ferdinand de Saussure (Đái Xuân Ninh, 1984, Học thuyết
của Ferdinand de Saussure, In trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng • Lĩnh vực •
Khái niệm (tập 1), Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội). Một luận điểm quan
trọng trong “52Thọc thuyết của Ferdinand de 52TSaussure” là coi ngôn ngữ về cơ bản như
một công cụ giao tiếp xã hội, chứ không phải là biểu hiện của một cấu trúc tư duy
tồn tại độc lập với mọi hình thức của nó.
Muốn bảo đảm chức năng giao tiếp, ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống
kí hiệu. Không có kí hiệu thì không thể có một sự giao tiếp nào cả. Kí hiệu không
phải là những yếu tố rời rạc, mà là một tập hợp có tổ chức, có hệ thống, một chỉnh
thể bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau, giá
trị của yếu tố này là do sự đồng thời có mặt của yếu tố kia, trong hệ thống, quyết
định.
Ngôn ngữ là một bộ phận của hoạt động ngôn ngữ, một sản phẩm của xã hội,
một kho tàng do hoạt động nói năng tích lũy lại trong mỗi người, trong tất cả các bộ
óc của tập thể như một chế ước, mà mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo.
Còn lời nói là hành vi của cá nhân sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nó là tất cả
những cái người ta nói, và bao gồm những kiểu kết hợp khác nhau, kể cả những
cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào ý chí của mọi người. Những biểu hiện của lời
nói đều có tính chất cá nhân và nhất thời.
2.1.3. Ngoại ngữ
9
Ngoại ngữ được hiểu là tiếng nước ngoài (Foreign language). Ở Việt Nam,
không có khái niệm ngôn ngữ thứ hai (second language) như ở những nước phương
Tây: Pháp, Đức, Anh. Một số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban
Nha.
Như vậy, ngoại ngữ được hiểu là ngôn ngữ của một quốc gia khác.
2.1.4. Trung tâm ngoại ngữ
 Khái niệm
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học (Ban
hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 6 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trung tâm ngoại ngữ được định nghĩa như sau:
Trung tâm ngoại ngữ - tin học (bao gồm: trung tâm ngoại ngữ; trung tâm tin
học; trung tâm ngoại ngữ - tin học) là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên
chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
Như vậy, trung tâm ngoại ngữ là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên
chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm
ngoại ngữ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
 Đặc điểm của trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm ngoại ngữ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành
theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
Các hình thức học tập của trung tâm ngoại ngữ rất đa dạng, linh hoạt, mang
tính xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao
trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng
nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Trung tâm ngoại ngữ tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
10
- Chương trình ngoại ngữ trình độ A, B, C, các chương trình bồi dưỡng ngoại
ngữ khác đáp ứng nhu cầu của người học, thực hiện các công việc khác có liên quan
đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch.
- Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn
thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Liên kết với các trung tâm, các cơ sở ngoại ngữ khác tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
- Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung
tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.
Như vậy, có thể thấy rằng trung tâm ngoại ngữ là một trong những cơ sở
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Việc xem giáo dục có phải là
hàng hóa hay không? Có hay không có thị trường giáo dục? là những câu hỏi lớn của
nền giáo dục Việt Nam, nhiều hội thảo, tranh luận vấn đề trên đã diễn ra.
Theo Nguyễn Kim Dung & Trần Quốc Toản trong vài viết cho Hội thảo về
Giáo dục Việt Nam do Viện Khoa Học Giáo Dục tổ chức tại Hải Phòng vào ngày
24/03/2011 đã viết rằng: “xu hướng toàn cầu hóa và phát triển mạnh kinh tế thị
trường đang là xu thế chủ đạo của nhiều nước trên thế giới hiện nay, trong đó có
Việt Nam. Cơ chế thị trường đang dần được vận dụng mở rộng trong tất cả các lĩnh
vực, ngay cả trong Giáo dục là nơi có sự bao cấp cấp của Nhà nước cao nhất”.
Theo Vũ Quang Việt (2007), giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa nó là
phương tiện để nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương lai. Giáo dục cũng có những
điểm chung giống như tất cả các dịch vụ tiêu dùng cá nhân khác là sản phẩm vô
hình, có thể tiêu dùng ngay nhưng lại có thêm một số đặc điểm mà các dịch vụ khác
không có. Nó có thể “tồn kho” vào tri thức cá nhân, trở thành vốn tri thức. Nó lại có
thuộc tính xã hội mà các hàng hóa và dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) cá nhân khác
không có, và được xếp vào loại hàng hóa có tính chất công.
Với chủ trương xã hội hóa giáo dục hiện nay của Nhà nước, giáo dục
không còn là một hàng hóa công thuần túy và dần dần có nhiều tính chất quan trọng
của một hàng hóa tư nhân. Giáo dục ngoài công lập đã từng bước hình thành các dịch
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50326
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Contenu connexe

Tendances

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
Nguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại NgữCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAYKhóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
 
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAYLuận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền NissinLuận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 

Similaire à Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TPHCM

Similaire à Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TPHCM (20)

Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí MinhĐịnh vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
 
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E LearningCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
 
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánNhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dự...
 
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
Ảnh Hưởng Của Cảm Nhận Về Trách Nhiệm Xã Hội Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Ý Định N...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.docLuận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
 

Plus de Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

Plus de Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Dernier

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Dernier (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TPHCM

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ----------------------------------- LA VĨNH TÍN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐỂ HỌC TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, được sự góp ý hướng dẫn của PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư để hoàn thành luận văn. Tất cả số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, khách quan. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015 Người thực hiện luận văn La Vĩnh Tín
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô trong ban giảng huấn của Khoa Sau đại học, trường Đại học Tài chính Marketing – những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của các bạn học cùng lớp Cao học Quản trị kinh doanh Khóa 2 – Đợt 1 đã chia sẻ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trung tâm ngoại ngữ, các trường Đại học, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015 Người thực hiện luận văn La Vĩnh Tín
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................3 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................5 1.7. Kết cấu của đề tài .........................................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN.........................................................................6 2.1. Một số 39Tkhái niệm liên quan .................................................................................6 39T2.1.1. 39TQuyết định ...............................................................................................6 39T2.1.2. Ngôn ngữ .................................................................................................8 2.1.3. Ngoại ngữ ................................................................................................8 2.1.4. Trung tâm ngoại ngữ ...............................................................................9 2.2. Tổng quan lý thuyết ..........................................................................................11 2.2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler & Gary Amstrong (2012) ...............................................................................................................11 2.2.2. Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster (1986) ..................................18 2.2.3. Thuyết động cơ của Gardner0T 0Tvà Lambert (1972) ..................................19 2.2.4. Thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985) ................................................20 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường qua các bằng chứng thực
  • 5. nghiệm ................................................................................................................................21 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................21 2.3.2. Nghiên cứu trong nước...................................................................................23 2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan .........................................................25 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................28 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .....................................28 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................28 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................29 3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................... 32 3.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .................................................................................33 3.3.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ ...................................................................34 3.3.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo sơ bộ .............................34 3.3.3. Kết quả điều chỉnh thang đo chính thức.................................................40 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................41 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................41 3.4.2. Kích thước mẫu ......................................................................................42 3.4.3. Bảng khảo sát định lượng.......................................................................42 3.4.4. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu .......................................................42 3.4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................47 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................47 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................49 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................51 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................53 4.4.1. Phân tích tương quan .............................................................................53 4.4.2. Phân tích hồi quy bội..............................................................................56 4.4.3. Kiểm tra các giả định của hồi quy tuyến tính.........................................59 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết .......................................................................61 4.4.5. Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................65 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................66
  • 6. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...........................................70 5.1. Kết luận .............................................................................................................70 5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................71 5.2.1. Đội ngũ giáo viên ..................................................................................71 5.2.2. Học phí ..................................................................................................72 5.2.3. Cơ sở vật chất.........................................................................................74 5.2.4. Danh tiếng .............................................................................................75 5.2.5. Động cơ .................................................................................................76 5.2.6. Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm .........................................77 5.2.7. Ảnh hưởng của xã hội ...........................................................................77 5.2.8. Tài liệu tham khảo .................................................................................78 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................78 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................79 Phụ lục 1: Nội dung thảo luận nhóm.................................................................................82 Phụ lục 2: Bảng khảo sát ý kiến học viên ........................................................................85 Phụ lục 3: Kết quả phân tích thang đo sơ bộ ....................................................................89 Phụ lục 4: Kết quả phân tích thang đo chính thức ...........................................................95 Phụ lục 5: Thống kê mô tả mẫu ......................................................................................111 Phụ lục 6: Kiểm định sự khác biệt về lựa chọn trường theo đặc điểm nhân khẩu học 113 Phụ lục 7: Kiểm định giá trị trung bình các thang đo.....................................................117 Phụ lục 8: Danh sách chuyên gia và nhóm.....................................................................119
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐHQG : Đại học quốc gia ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội ĐHKHXHNV : Đại học khoa học xã hội nhân văn KHXH : Khoa học xã hội TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh CTQG : Chính trị Quốc gia ĐH : Đại học CĐ : Cao đẳng ĐHSP : Đại học sư phạm THPT : Trung học phổ thông GD – ĐT : Giáo dục đào tạo WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới ILA (International Language Academy) : Viện ngôn ngữ quốc tế VUS (Vietnam USA Society) : Hội Việt Mỹ
  • 8. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng giản đơn ..............................................11 Hình 2.2: Mô hình hành vi người tiêu dùng cụ thể của Kotler & Amstrong (2012).12 Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986)...........................19 Hình 2.4: Mô hình thuyết động cơ của Gardner0T 0Tvà Lambert (1972) .......................19 Hình 2.5: Mô hình thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985) .....................................21 Hình 2.6: Mô hình lựa chọn trường của D. W. Chapman (1981) ............................22 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................28 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu chính thức .............................................................33 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ...............................................................59 Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư.............................................................60
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ...........................................................25 Bảng 3.1: Xây dựng thang đo nháp ..........................................................................35 Bảng 3.2: Thang đo Danh tiếng ...............................................................................38 Bảng 3.3: Thang đo Cơ sở vật chất ..........................................................................38 Bảng 3.4: Thang đo Đội ngũ giáo viên ....................................................................38 Bảng 3.5: Thang đo Học phí ....................................................................................38 Bảng 3.6: Thang đo Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm ...........................39 Bảng 3.7: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội .............................................................39 Bảng 3.8: Thang đo Động cơ ...................................................................................39 Bảng 3.9: Thang đo Quyết định ...............................................................................40 Bảng 3.10: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ .........................................40 Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................47 Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................49 Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett.............................................................51 Bảng 4.4: Kết quả phép xoay nhân tố ......................................................................51 Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett.............................................................52 Bảng 4.6: Kết quả phép xoay nhân tố ......................................................................52 Bảng 4.7: Mức độ tương quan ..................................................................................54 Bảng 4.8: Ma trận tương quan .................................................................................55 Bảng 4.9: Tóm tắt mô hình hồi quy .........................................................................57 Bảng 4.10: Trọng số hồi quy ....................................................................................58 Bảng 4.11: Phân tích ANOVA .................................................................................58 Bảng 4.12: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................65 Bảng 5.1: Thống kê mô tả thang đo Đội ngũ giáo viên ...........................................71 Bảng 5.2: Thống kê mô tả thang đo Học phí ...........................................................72 Bảng 5.3: Thống kê mô tả thang đo Cơ sở vật chất .................................................74 Bảng 5.4: Thống kê mô tả thang đo Danh tiếng ......................................................75 Bảng 5.5: Thống kê mô tả thang đo Động cơ ..........................................................76
  • 10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở 05 trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường như sau: Đội ngũ giáo viên, Học phí, Cơ sở vật chất, Danh tiếng, Động cơ. Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 02 yếu tố: Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm và Ảnh hưởng của xã hội không có tác động đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội nhập, phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. 52TNhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các chứng chỉ Anh ngữ như: TOEIC, IELTS, TOEFL,…đã trở thành “điều kiện cần” để có thể du học, tốt nghiệp, tuyển dụng…không chỉ đối với các tổ chức nước ngoài và ngay cả các tổ chức trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục quan trọng, lớn nhất của Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014, phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 (25/08/2014), thành phố Hồ Chí Minh có 588 cơ sở dạy ngoại ngữ (tăng 22 cơ sở so với năm 2013) với 681.983 lượt học viên. Số lượng trung tâm ngoại ngữ đang phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng học viên theo học. Một số trung tâm ngoại ngữ thu hút nhiều học viên theo học như: Hội Việt Mỹ (VUS), trung tâm Anh ngữ ILA (International Language Academy), Hội đồng Anh (Bristish Council), trung tâm ngoại ngữ Applo, trung tâm ngoại ngữ Không Gian, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Xã hội và Nhân văn, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sài Gòn,…
  • 12. 2 Có thể nói rằng, không ở nơi đâu có số lượng trung tâm ngoại ngữ nhiều, phong phú và đa dạng như ở thành phố Hồ Chí Minh và sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng gay gắt. Không thể phủ nhận hiệu quả góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, nhưng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở cạnh tranh nhau bằng cách tung ra những chiêu quảng cáo thổi phồng chất lượng, thương hiệu, khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo tiếng Anh chưa được thực sự đồng đều, khiến nhiều học viên chưa thật sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của một số trung tâm ngoại ngữ cũng như gặp không ít bối rối trong việc chọn lựa trường để học tiếng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học trong những năm gần đây. Hầu hết các tác giả đã cố gắng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoặc góp phần tạo ra các động cơ thúc đẩy hành vi chọn trường theo học. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra các nhóm yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường. Ví dụ: D. W. Chapman (1981) đã đưa ra hai nhóm yếu tố: Nhóm đặc điểm của học sinh và gia đình và nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm của nhà trường và nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh, tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu D.W. Chapman (1981) và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học sinh. Cabera và La Nasa đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman (được trích bởi M. J. Burn, 2006) và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa (2001) nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Ở trong nước, cũng dựa trên mô hình nghiên cứu tổng quát về việc chọn trường của D.W. Chapman (1981), tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) khảo sát những yếu tố tác
  • 13. 3 động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tác giả TS. Nguyễn Mạnh Hà (2011) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường học tại Đại học Mở TP. HCM. Trong nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường nghề của học viên của tác giả Nguyễn Thị Bảo Khuyên (2013) đã khảo sát học viên từ năm nhất đến năm ba của 05 trường nghề trên địa bàn TP. HCM. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về việc lựa chọn trường để học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong đề tài này tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu tổng quát về việc chọn trường của D.W. Chapman (1981) làm cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài − Xây dựng và kiểm định các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM nhằm bổ sung thêm vào các lý thuyết về quyết định chọn trường để học tiếng Anh, qua đó giúp nhà quản trị xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM. − Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM nhằm giúp các nhà quản trị biết được yếu tố nào tác động mạnh, yếu để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút học viên đến học ở các trung tâm ngoại ngữ. − Đề xuất một số hàm ý quản trị để các trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM định hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới tốt hơn. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh. − Đối tượng khảo sát: chỉ khảo sát những người trưởng thành, đủ 18 tuổi trở lên đang tham gia các khóa học ở các trung tâm ngoại ngữ. Những đối tượng ở độ tuổi này có tâm sinh lý ổn định, có khả năng, kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm sống,...
  • 14. 4 để đưa ra quyết định chín chắn và độc lập nên chọn trường nào để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM. − Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tại 05 trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn TP.HCM: Trung tâm ngoại ngữ Hội Việt Mỹ (VUS), trung tâm Anh ngữ ILA, trung tâm ngoại ngữ Không Gian, trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm TP.HCM và trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sài Gòn. Đây là những trung tâm ngoại ngữ tư nhân (VUS, ILA, Không Gian) và công lập (ĐHSP Sư phạm TP. HCM, ĐH Sài Gòn) có số lượng học viên theo học đông, cơ sở đào tạo nhiều, đặc biệt là trung tâm Anh ngữ ILA có vốn 100% nước ngoài, hơn 30.000 học viên đang theo học tại 12 cơ sở tại TP. HCM, và hơn 450 giảng viên nước ngoài và đội ngũ quản lý học vụ. Hội Việt Mỹ có 15 cơ sở phân bố ở các quận trên địa bàn TP. HCM với số lượng học viên thường xuyên theo học rất lớn từ 25.000 đến 30.000 học viên, và gần 1.000 giáo viên nước ngoài và Việt Nam. Trung tâm ngoại ngữ Không Gian được biết đến với “Phương Pháp Phản Xạ tạo kết quả nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất” có 19 cơ sở và hơn 10.000 học viên đang theo học. Trung tâm ngoại ngữ thuộc trường ĐHSP TP. HCM và ĐH Sài Gòn thu hút nhiều học viên theo học nhờ mức học phí trung bình, tập trung rèn luyện văn phạm (ngữ pháp), luyện viết. − Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 06 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng:  Nghiên cứu định tính bao gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học.  Nghiên cứu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS 22 để: − Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha. − Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA. − Phân tích tương quan Pearson giữa các yếu tố.
  • 15. 5 − Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Bổ sung, làm phong phú thêm vào các lý thuyết về quyết định chọn trường để học tiếng Anh cho các nhà nghiên cứu về giáo dục và đào tạo. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giúp các nhà làm công tác quản lý và giảng dạy có cái nhìn tổng thể về tình hình đào tạo, chất lượng dịch vụ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn TP.HCM, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp, định hướng chiến lược kinh doanh tốt hơn. Nghiên cứu này cho phép học viên bày tỏ các quan điểm cá nhân về các yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến bản thân trong việc học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ và giúp cho bản thân học viên cảm nhận vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh. 1.7. Kết cấu đề tài - Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan lý luận - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
  • 16. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN 2.1. Một số 52Tkhái niệm liên quan 2.1.1. Quyết định  Khái niệm Quyết định là quá trình suy nghĩ lựa chọn một lựa chọn hợp lý từ các tùy chọn có sẵn. Khi cố gắng để đưa ra quyết định tốt, một người phải cần những mặt tích cực và tiêu cực của mỗi tùy chọn, và xem xét tất cả các lựa chọn thay thế. Đối với việc ra quyết định hiệu quả, một người phải có khả năng dự đoán kết quả của mỗi lựa chọn là tốt, và dựa trên tất cả các mặt hàng này, quyết định phương án nào là tốt nhất cho rằng tình hình cụ thể. Ra quyết định có thể được coi là quá trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọn một niềm tin hoặc một quá trình hành động trong một số khả năng thay thế. Mỗi quá trình ra quyết định đưa ra một lựa chọn cuối cùng có thể có hoặc không có thể có hành động gợi ý.  Quy trình ra quyết định Mô hình đơn gian về quá trình ra quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn dịch vụ bao gồm: nhận biết vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá lựa chọn các sản phẩm thay thế, quyết định lựa chọn, hành vi sau khi đưa ra quyết định (Kotler, P. & Amstrong, G., 2012, trang 152). − Nhận biết vấn đề Quá trình ra quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn dịch vụ bắt đầu khi khách hàng ý thức được vấn đề hay nhu cầu, nó xuất phát từ nhu cầu nội tại của họ hoặc bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Khách hàng (hay người có nhu cầu) sẽ cảm thấy sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn. Tác nhân bên trong dễ dàng nhận thấy nhu cầu sinh lý. Khi nhu cầu này tăng đến một mức độ đủ lớn nó sẽ trở thành niềm tin thôi thúc mạnh mẽ khiến người ta hành động. Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài.Ví dụ, một thanh niên mới tốt nghiệp Đại học chưa xin được việc làm và chưa có ý
  • 17. 7 định tiếp tục học cao học, nhưng khi tiếp xúc với bạn bè, được bạn bè tác động, thôi thúc anh ta và như thế cũng sẽ biến thành nhu cầu của anh ấy. − Tìm kiếm thông tin Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó. Vì vậy, đây là giai đoạn mà các nhà làm marketing cần phải nỗ lực hơn nữa để cung cấp thông tin cho khách hàng. Tìm kiếm thông tin là hành động có động lực nhằm kiểm soát hiểu biết, nhận biết trong bộ nhớ trí não (thông tin bên trong) hoặc quá trình thu thập, tìm kiếm thông tin từ môi trường bên ngoài. • Tìm kiếm thông tin bên trong xảy ra khi có nhu cầu phát sinh. Bản chất của giai đoạn này là việc trí não hoạt động. Kiểm tra lại toàn bộ hiểu biết trong bộ nhớ về các thông tin có liên quan cho quá trình ra quyết định. Thông thường, giải pháp của lần mua sắm trước, của lần lựa chọn dịch vụ trước sẽ được ghi nhớ và đem ra áp dụng cho quá trình ra quyết định sau. • Tìm kiếm thông tin bên ngoài khi tìm kiếm thông tin bên trong không đầy đủ hoặc thiếu hiệu quả. Việc tìm kiếm bên ngoài có thể phục vụ và định hướng cho hai loại mua sắm, lựa chọn dịch vụ. − Đánh giá các lựa chọn thay thế Tiêu chuẩn đánh giá là những nét đặc biệt khác nhau của sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng tìm kiếm để đáp ứng nhu cầu của mình. Các tiêu chuẩn đánh giá có thể khác nhau đối với cùng một lợi ích sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng sẽ căn cứ vào những thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ, mức độ quan trọng của thuộc tính, mức độ thỏa mãn tổng hợp và uy tín của nhà cung cấp theo tiêu chí và cách thức riêng của mình tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, quan niệm và khả năng của từng người. − Quyết định mua sản phẩm, dịch vụ Khi đánh giá các phương án, xác định ưu và nhược điểm của từng phương án, khách hàng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cho mình nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất trên lợi ích mà mình đang tìm kiếm và khả năng sẵn có của mình. − Hành vi sau khi mua
  • 18. 8 Hành vi sau khi mua là thái độ khách hàng cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hay bất mãn về sản phẩm, dịch vụ đã lựa chọn. Nếu hài lòng, khách hàng sẽ tiếp tục lựa chọn nhà cung cấp đó cho lần sau hoặc giới thiệu cho người khác cùng sử dụng,.. Nếu không hài lòng, khách hàng có thể phản ứng lại bằng các hành vi như: yêu cầu doanh nghiệp bồi thường, phản ánh phàn nàn với cơ quan chính quyền, ngưng mua sản phẩm, nói cho nhiều người biết. 52T2.1.2. Ngôn ngữ Có nhiều nhà nghiên cứu về ngôn ngữ như: C. Withney (1817–1894), Baudouin de Courtenay, nhưng người làm cuộc cách mạng thành công đầu tiên trong ngôn ngữ học là Ferdinand de Saussure (Đái Xuân Ninh, 1984, Học thuyết của Ferdinand de Saussure, In trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng • Lĩnh vực • Khái niệm (tập 1), Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội). Một luận điểm quan trọng trong “52Thọc thuyết của Ferdinand de 52TSaussure” là coi ngôn ngữ về cơ bản như một công cụ giao tiếp xã hội, chứ không phải là biểu hiện của một cấu trúc tư duy tồn tại độc lập với mọi hình thức của nó. Muốn bảo đảm chức năng giao tiếp, ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống kí hiệu. Không có kí hiệu thì không thể có một sự giao tiếp nào cả. Kí hiệu không phải là những yếu tố rời rạc, mà là một tập hợp có tổ chức, có hệ thống, một chỉnh thể bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau, giá trị của yếu tố này là do sự đồng thời có mặt của yếu tố kia, trong hệ thống, quyết định. Ngôn ngữ là một bộ phận của hoạt động ngôn ngữ, một sản phẩm của xã hội, một kho tàng do hoạt động nói năng tích lũy lại trong mỗi người, trong tất cả các bộ óc của tập thể như một chế ước, mà mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo. Còn lời nói là hành vi của cá nhân sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nó là tất cả những cái người ta nói, và bao gồm những kiểu kết hợp khác nhau, kể cả những cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào ý chí của mọi người. Những biểu hiện của lời nói đều có tính chất cá nhân và nhất thời. 2.1.3. Ngoại ngữ
  • 19. 9 Ngoại ngữ được hiểu là tiếng nước ngoài (Foreign language). Ở Việt Nam, không có khái niệm ngôn ngữ thứ hai (second language) như ở những nước phương Tây: Pháp, Đức, Anh. Một số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha. Như vậy, ngoại ngữ được hiểu là ngôn ngữ của một quốc gia khác. 2.1.4. Trung tâm ngoại ngữ  Khái niệm Theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trung tâm ngoại ngữ được định nghĩa như sau: Trung tâm ngoại ngữ - tin học (bao gồm: trung tâm ngoại ngữ; trung tâm tin học; trung tâm ngoại ngữ - tin học) là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. Như vậy, trung tâm ngoại ngữ là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.  Đặc điểm của trung tâm ngoại ngữ Trung tâm ngoại ngữ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn. Các hình thức học tập của trung tâm ngoại ngữ rất đa dạng, linh hoạt, mang tính xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trung tâm ngoại ngữ tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
  • 20. 10 - Chương trình ngoại ngữ trình độ A, B, C, các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ khác đáp ứng nhu cầu của người học, thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch. - Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Liên kết với các trung tâm, các cơ sở ngoại ngữ khác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ. - Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ. Như vậy, có thể thấy rằng trung tâm ngoại ngữ là một trong những cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Việc xem giáo dục có phải là hàng hóa hay không? Có hay không có thị trường giáo dục? là những câu hỏi lớn của nền giáo dục Việt Nam, nhiều hội thảo, tranh luận vấn đề trên đã diễn ra. Theo Nguyễn Kim Dung & Trần Quốc Toản trong vài viết cho Hội thảo về Giáo dục Việt Nam do Viện Khoa Học Giáo Dục tổ chức tại Hải Phòng vào ngày 24/03/2011 đã viết rằng: “xu hướng toàn cầu hóa và phát triển mạnh kinh tế thị trường đang là xu thế chủ đạo của nhiều nước trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Cơ chế thị trường đang dần được vận dụng mở rộng trong tất cả các lĩnh vực, ngay cả trong Giáo dục là nơi có sự bao cấp cấp của Nhà nước cao nhất”. Theo Vũ Quang Việt (2007), giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa nó là phương tiện để nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương lai. Giáo dục cũng có những điểm chung giống như tất cả các dịch vụ tiêu dùng cá nhân khác là sản phẩm vô hình, có thể tiêu dùng ngay nhưng lại có thêm một số đặc điểm mà các dịch vụ khác không có. Nó có thể “tồn kho” vào tri thức cá nhân, trở thành vốn tri thức. Nó lại có thuộc tính xã hội mà các hàng hóa và dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) cá nhân khác không có, và được xếp vào loại hàng hóa có tính chất công. Với chủ trương xã hội hóa giáo dục hiện nay của Nhà nước, giáo dục không còn là một hàng hóa công thuần túy và dần dần có nhiều tính chất quan trọng của một hàng hóa tư nhân. Giáo dục ngoài công lập đã từng bước hình thành các dịch
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50326 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562