SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  17
Télécharger pour lire hors ligne
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
230
Chương 8. Tài chính công
1. Khái niệm và bản chất của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của nhà nước
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính hoặc tài khoá) là giai đoạn mà trong đó dự
toán thu – chi tài chính đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở hầu hết
các nước, năm ngân sách có thời hạn bằng 1 năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và
kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa số các nước (trong đó có Việt
nam), năm ngân sách trùng năm dương lịch (bắt đầu 1/1, kết thúc 31/12) như Pháp, Bỉ,
Hà lan, Trung quốc. Một số nước như Anh, Nhật, năm ngân sách bắt đầu từ 1/4 năm
trước và kết thúc vào 31/3 năm sau. Úc thì từ 1/7 năm trước đến 30/6 năm sau, Mỹ từ
1/10 năm trước đến 30/9 năm sau. Việc quy định năm ngân sách là hoàn toàn do ý chí
chủ quan của từng nhà nước.
Về mặt bản chất, NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội
phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm
bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bào gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức tài chính trung gian
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức xã hội
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các hộ gia đình
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại
Hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:
- Mô hình nhà nước liên bang: NSNN được tổ chức theo 3 cấp
• Ngân sách liên bang
• Ngân sách bang
• Ngân sách địa phương
- Mô hình nhà nước thống nhất: NSNN gồm 2 cấp
• Ngân sách trung ương
• Ngân sách địa phương
Tại Việt nam, theo tinh thần Luật Ngân sách nhà nước, được thông qua ngày 20 tháng 3
năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997, hệ thống NSNN bao gồm 4
cấp:
- Ngân sách trung ương
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
231
- Ngân sách cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương)
- Ngân sách cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn)
Cơ quan quản lý quỹ của NSNN là Kho bạc Nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt
nam được thành lập theo quyết định QĐ 07/HĐBT ngày 4/1/90 và chính thức đi vào hoạt
động ngày 1/4/90.
2. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
2.1. NSNN – Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước
Hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có
các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu này
được thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách nước, mà chủ yếu là thuế (trung bình chiếm
80-90% tổng thu).
Đây là vai trò truyền thống của NSNN, tồn tại trong bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kể
từ khi nhà nước ra đời. Nó xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nước
với chức năng quản lý kinh tế xã hội.
2.2. NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước
Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế
nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế - xã hội phát
triển cân đối và hợp lý hơn. Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình thông
qua các hoạt động thu, chi ngân sách. Cụ thể, vai trò này được thể hiện trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội như sau:
2.2.1. Về mặt phát triển kinh tế
NSNN được sử dụng để kích thích nền kinh tế phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tế
mới, thông qua các hoạt động như:
- Dùng vốn NSNN để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, điện,
nước thuỷ lợi… Đây là những lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội
nhưng tư nhân không muốn đầu tư (do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn
chậm) hoặc không đủ khả năng (về vốn và trình độ) để đầu tư.
- Thực hiện những ưu đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển
những ngành nghề hoặc vùng cần phát triển, ví dụ các ngành kinh tế mới (công
nghệ sinh học, tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
232
kinh tế ở vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống người dân ở
đó.
- Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụng
định hướng tiêu dùng nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành cho
phát triển kinh tế.
- Khi nền kinh tế suy thoái, nhà nước có thể tăng chi ngân sách cho đầu tư, cắt giảm
thuế nhằm kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sớm.
- Thông qua các khoản chi đầu tư từ vốn ngân sách và ưu đãi thuế để thúc đẩy hình
thành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xã hội
một cách có hiệu quả.
2.2.2. Về mặt ổn định kinh tế xã hội
Vai trò này của NSNN được thể hiện qua các hoạt động như:
- Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính
(kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động do
thiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp.
- Hỗ trợ các quỹ bình ổn giá, quỹ bảo hiểm xã hội.
- Cấp tín dụng ưu đãi hoặc mua lại các doanh nghiệp có vị trí quan trọng đang gặp
khó khăn, có nguy cơ giải thể hoặc phá sản.
- Lập quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá.
- Sử dụng các chính sách tài khoá thắt chặt hoặc mở rộng nhằm điều tiết kinh tế vĩ
mô (giảm nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, phục hồi tổng cầu).
- Ngoài ra, các hoạt động nhằm cân bằng ngân sách cũng có ảnh hưởng lớn tới các
cân bằng vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán…
2.2.3. Về mặt thực hiện công bằng xã hội
- Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá… nhằm tạo điều kiện nâng
cao mặt bằng xã hội.
- Chi trợ cấp đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người
già không nơi nương tựa, những gia đình có công với đất nước.
- Chi trợ cấp thất nghiệp nhằm giúp ổn định xã hội.
- Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật qua tín dụng ưu đãi.
- Thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức nhằm điều tiết thu nhập cao để phân phối
lại cho các đối tượng có thu nhập thấp, góp phần giảm bớt khoảng cách giầu
nghèo.
3. Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thoả mãn
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
233
nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ
kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn
tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thoả mãn các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước.
3.1. Các nguồn thu của NSNN
Thu NSNN được hình thành từ các nguồn sau:
3.1.1. Thuế
Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho
Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Thuế có những đặc trưng sau:
- Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho
Nhà nước. Các cá nhân, doanh nghiệp là người được hưởng các lợi ích từ chi tiêu
NSNN và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp cho
ngân sách Nhà nước, có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập)
hoặc gián tiếp (thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu…).
- Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
cho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếp
nên người chịu thuế không tự giác nộp.
- Không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hình
thức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấp
không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều
hay ít.
3.1.2. Lệ phí
Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định để nhà nước phục vụ công việc quản lý hành
chính nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
Việt nam có khoảng 15 loại lệ phí như lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí
chứng thư, công chứng, lệ phí cấp quota.
Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực hiện. Đó là những đơn vị dự toán
ngân sách, tức là toàn bộ thu chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó là
một bộ phận của thu chi ngân sách.
Tiền lệ phí thu được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việc
của bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ tiền lệ phí trước bạ nhà, đất không chỉ
để đảm bảo hoạt động của bộ phận trước bạ mà còn đảm bảo hoạt động của cả hệ thống
cơ quan quản lý nhà đất như Tổng cục địa chính, Sở nhà đất với các công việc như lập hồ
sơ địa chính, lập quy hoạch… Do đó một số lệ phí có số tiền thu lớn như lệ phí trước bạ
nhà đất lên tới 2% giá trị nhà đất.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
234
Thu lệ phí là nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo khả năng đóng góp trong
chính sách động viên vào ngân sách Nhà nước và công bằng trong việc hưởng thụ các lợi
ích từ chi tiêu của ngân sách. Vì vậy người nộp lệ phí là người được hưởng lợi ích từ hoạt
động quản lý của Nhà nước và số tiền lệ phí phù hợp với khả năng đóng góp của họ nên
Nhà nước không cần trợ giúp để giảm gánh nặng cho người nộp thuế.
Một số lệ phí là bắt buộc. Trong đó quan trọng là lệ phí trước bạ, vì Nhà nước cần quản
lý quyền sở hữu, quyền sử dụng một số tài sản là nhà đất, tầu thuyền, ôtô, xe máy, súng
săn, súng thể thao nhưng nhiều người không muốn nộp lệ phí nên không chịu trước bạ
những tài sản này.
Nếu Nhà nước quy định số tiền nộp lệ phí nào đó lớn nhằm tăng thu ngân sách thì không
gọi là lệ phí mà gọi là thuế hay thuế mang tính chất lệ phí như thuế môn bài.
Tóm lại, lệ phí vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số
thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.
3.1.3. Phí
Phí là khoản thu do nhà quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của NSNN mà nhà nước
đã dùng để:
- đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ
quyền quốc gia,
- tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc
lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh.
Khác với lệ phí, việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí và gắn với hoạt động sự
nghiệp, hoạt động công cộng và chỉ thu theo yêu cầu.
Các dịch vụ của hoạt động sự nghiệp như giáo tục, y tế… hoạt động công cộng như giao
thông, vệ sinh đô thị… rất cần phát triển nhưng một bộ phận dân cư không có khả năng
mua nếu Nhà nước không hỗ trợ một phần chi phí. Do thu không đủ bù đắp chi phí nên
đơn vị sự nghiệp là đơn vị dự toán ngân sách. Người trả tiền phí (mua dịch vụ) là người
được hưởng một phần số tiền chi tiêu của Nhà nước nên phải tuỳ vào loại hoạt động sự
nghiệp và sức sống của dân và khả năng chi của ngân sách mà xác định mức phí cho phù
hợp.
Như vậy, phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp và bắt buộc đối với các thể nhân và
pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ (công cộng) nào
đó do nhà nước cung cấp. Phí có tính hoàn trả trực tiếp.
Do đặc điểm của thuế, lệ phí và phí khác nhau dẫn đến hình thức văn bản pháp luật điều
chỉnh và cơ quan ban hành chúng cũng khác nhau. Thuế cần được Quốc hội quyết định
và ban hành dưới dạng luật, riêng thuế mang tính chất lệ phí thì chỉ cần Chủ tịch nước
quyết định. Do Việt nam mới tiếp cận kinh tế thị trường nên một số thuế tạm thời do Uỷ
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
235
ban thường vụ quốc hội ban hành dưới dạng pháp lệnh để thuận tiện cho quá trình hoàn
thiện. Lệ phí, phí do Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trung
ương ban hành dưới dạng nghị định, quyết định.
So sánh thuế với phí và lệ phí172
:
Giống nhau:
- Là khoản thu của NSNN
- Là khoản đóng góp (nộp) của thể nhân và pháp nhân
- Mang tính bắt buộc, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước
- Mang tính ổn định tương đối
- Đều được lượng hoá thông qua tiền tệ
Khác nhau:
THUẾ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
- Là luật định, dưới hình thức luật hoặc
pháp lệnh do cơ quan lập pháp (quốc hội)
ban hành việc ấn định, ban hành, bãi bỏ
hoặc sửa đổi một số sắc thuế phải trải qua
những trình tự lập pháp chặt chẽ do hiến
pháp quy định.
- Cũng do nhà nước quy định nhưng ở cấp
độ khác, dưới hình thức văn bản do cơ quan
hành pháp ban hành. Trình tự ban hành
không chặt chẽ, phức tạp như thuế.
- Không có đối phần cụ thể. - Có đối phần cụ thể
- Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN,
công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều
hoà thu nhập trong xã hội.
- Phí, lệ phí là những khoản thu để giảm chi
ngân sách, nhằm mục tiêu duy nhất là bù
đắp một phần chi phí nhà nước đã đầu tư
vào các dịch vụ công cộng của nhà nước.
- Không mang tính hoàn trả trực tiếp, một
phần được hoàn trả gián tiếp thông qua các
khoản trợ cấp xã hội và phúc lợi công
cộng.
- Mang tính hoàn trả trực tiếp cho người
nộp.
- Mang tính chất nghĩa vụ đóng góp của
các tổ chức kinh tế và dân cư đối với nhà
nước.
- Chỉ khi có hưởng lợi ích hoặc được sử
dụng dịch vụ công cộng mới phải nộp phí,
lệ phí.
- Mức thu về thuế thường được quy định
bằng tỉ lệ phần trăm (%) so với cơ sở tính
thuế đồng thời có thể được quy định bằng
con số tuyệt đối hay tỉ lệ (%) luỹ tiến hoặc
luỹ thoái.
- Mức thu về lệ phí, phí là một loại giá cả
đặc biệt, nó không giống như giá cả hàng
hoá và dịch vụ phải chịu sự chi phối bởi quy
luật cung cầu trên thị trường; mà mức thu lệ
phí được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầu
bù đắp chi phí của dịch vụ công cộng.
3.1.4. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Thu lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước vào các cơ sở
kinh tế như lãi từ cổ phần Nhà nước giữ lại tại các doanh nghiệp Nhà nước được
cổ phần hoá.
172
Trang 104, sách Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, TP. HCM
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
236
- Thu tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước. Khoản
thu này trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp theo tỷ lệ từ 0,2 - 0,5% vốn NSNN
cấp/tháng. Vốn NSNN cấp gồm có vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn có
nguồn gốc từ ngân sách (như viện trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, các khoản lợi
nhuận phải nộp ngân sách được phép giữ lại bổ sung vốn).
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, ví dụ tiền thu từ việc bán cổ
phần tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp Nhà
nước làm ăn yếu kém mà không cần thiết giữ lại.
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) từ các các tổ chức, cá nhân
trong nước vay qua Tổng cụ đầu tư phát triển hoặc qua hệ thống ngân hàng (ngân
hàng hưởng phí dịch vụ) và từ chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
3.1.5. Thu từ hoạt động sự nghiệp
- Các khoản thu do bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sản
phẩm sản xuất thử cuả các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự in
ấn… Các đơn vị sự nghiệp có cơ chế tài chính là dự toán ngân sách nên toàn bộ
các khoản thu phải nộp vào ngân sách.
- Khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, sau
khi đơn vị đã trích lập vào các quỹ theo chế độ (quỹ đầu tư phát triển, dự trữ tài
chính, khen thưởng, phúc lợi). Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị cung cấp dịch vụ
công cộng theo giá Nhà nước quy định, nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiều
vào chi phí phát sinh. Vì vậy để khuyến khích các đơn vị này tích cực thu nên đã
áp dụng cơ chế tài chính gắn thu bù chi. Đơn vị sự nghiệp có thu là một dạng của
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
3.1.6. Tiền bán hoặc cho thuê tài sản không dùng (thuộc sở hữu Nhà nước) tại các đơn
vị hành chính, sự nghiệp.
3.1.7. Thu tiền bán hàng hoá, vật tư từ quỹ dự trữ Nhà nước.
3.1.8. Tiền thu sử dụng đất khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt
nước.
3.1.9. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân bổ sung cho vốn đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương (cấp xã, thị trấn). Do khả năng chi
của ngân sách địa phương có hạn và người dân muốn đóng góp để xây dựng các công
trình phục vụ trực tiếp cho họ.
3.1.10. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước
như đóng góp cho quỹ an ninh, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ đồng bào bão lụt…
3.1.11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, của các tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài cho Chính phủ hoặc trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
237
nước.
3.1.12. Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi
cho đầu tư phát triển và khoản vay của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Vay trong nước được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu nhà nước, gồm:
- Trái phiếu chính phủ, có 3 loại: tín phiếu kho bạc (có thời hạn dưới 1 năm), trái
phiếu kho bạc (có thời hạn từ 1 năm trở lên) và trái phiếu công trình. Vay trái
phiếu công trình do cơ quan chính phủ quản lí và sử dụng cho đầu tư một công
trình nhất định. Trái phiếu, tín phiếu có thể phát hành qua hệ thống Ngân hàng
Nhà nước hoặc kho bạc Nhà nước.
- Trái phiếu chính quyền địa phương: dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc
phần trách nhiệm của địa phương. Nước nào có mức độ phân cấp quản lý ngân
sách cao thì trái phiếu địa phương phát triển hơn.
- Công trái: nhà nước phát hành khi đất nước gặp khó khăn do chiến tranh, khủng
hoảng kinh tế… nên cần sự ủng hộ của người dân để vượt qua. Công trái có lãi
suất thấp hơn thị trường và thời hạn vay dài.
Vay nước ngoài dưới các hình thức sau:
- Vay vốn ODA của chính phủ nước ngoài (song phương), của các tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế (đa phương). Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thường gồm
một phần không hoàn lại, phần còn lại là vay ưu đãi. Phần vay ưu đãi được tính
vào khoản vay nước ngoài để theo dõi và có kế hoạch trả nợ.
- Phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế (tại các thị trường vốn quốc tế).
- Vay của các thương nhân, tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.
Hai khoản vay sau từ nước ngoài theo lãi suất thị trường và điều kiện vay khó hơn nên
Việt Nam rất ít sử dụng.
3.1.13. Các khoản thu khác như: khoản tiền phạt, tài sản tịch thu, di sản Nhà nước được
hưởng…
Khi lập dự toán thu hàng năm, ngoài các khoản thu trên còn có thu kết dư ngân sách năm
trước. Tuy nhiên đây không phải là một hình thức động viên hay nguồn thu của ngân sách
Nhà nước.
3.2. Phân loại thu ngân sách
Phân loại thu ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các nguồn thu thành những nhóm, theo
những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu về nghiên cứu, phân tích kinh tế
và quản lý ngân sách. Có 4 cách phân loại phổ biến như sau:
3.2.1. Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu, thu ngân sách nhà nước được
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
238
chia làm 2 loại:
- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (như phí, lệ phí) hay còn gọi là thu
từ thuế, phí và lệ phí. Đây là các khoản thu có tính chất bắt buộc, không hoàn trả
và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.
- Các khoản thu không mang tính chất thuế (hay còn gọi tắt là thu ngoài thuế).
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ động viên từ thuế vào ngân sách
hay tỷ suất thuế (tỷ lệ giữa số thuế thu được/GDP) dùng trong việc phân tích đánh giá
chính sách động viên vào NSNN từ thuế. Nó còn có ý nghĩa trong việc xác định và đánh
giá tỷ trọng nguồn thu thuế trong tổng số thu.
3.2.2. Căn cứ vào khả năng động viên GDP vào NSNN, thu NSNN được chia thành:
- Thu trong nước
- Vay nợ và viện trợ
Chỉ tiêu thu trong nước thể hiện mức động viên từ các cá nhân, doanh nghiệp vào ngân
sách, giúp phân tích đánh giá chính sách động viên vào NSNN, đó là tỷ lệ động viên GDP
vào NSNN hay tỷ suất thu NSNN, được tính bằng: (Tổng thu trong nước / GDP) x 100%.
Tỷ suất thu và thu trong nước thường được quan tâm khi xem xét chính sách thu và thực
hiện kế hoạch thu NS nên thu trong nước còn được hiểu là thu NS theo nghĩa hẹp.
3.2.3. Căn cứ vào tính chất thường xuyên của các khoản thu, thu NSNN bao gồm:
- Thu thường xuyên: gồm chủ yếu là thuế, lệ phí, phí. Ngoài ra có các khoản thu khác là:
+ Thu từ sở hữu tài sản ngoài thuế như thu từ hoạt động sự nghiệp, thu sử dụng
vốn ngân sách, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước…
+ Thu lãi từ các khoản cho vay.
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước.
+ Thu tiền phạt và tịch thu...
- Thu không thường xuyên: có các khoản như thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước,
bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, thu viện trợ, vay nợ...
Trên cơ sở mức chi thường xuyên mà chủ yếu căn cứ vào thuế, phí, lệ phí giúp xác định tỉ
lệ giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên. Tỷ lệ này rất cần khi cân đối NSNN nhằm
đảm bảo ổn định chi tiêu dùng thường xuyên và tăng tích luỹ cho nền kinh tế.
3.2.4. Căn cứ vào tính chất vay nợ của khoản thu
- Thu từ vay nợ (trong và ngoài nước)
- Thu ngoài vay nợ.
Khoản thu vay nợ mang bản chất tín dụng nên có tính chất hoàn trả. Trong khi đó tính
chất phân phối của hầu hết các khoản chi ngân sách Nhà nước là không hoàn trả. Vì vậy
người ta coi nó là khoản bội chi (thâm hụt) ngân sách. Cách phân loại này có ý nghĩa
trong việc xác định mức độ bội chi ngân sách Nhà nước sao cho phù hợp. GDP là nguồn
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
239
mà ngân sách Nhà nước huy động, cho nên cần so sánh số bội chi với GDP. Nếu bội chi
quá từ 3% GDP trở xuống báo hiệu tình hình bình thường. Trong Liên minh tiền tệ châu
Âu đây là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành thành viên. Ở Việt Nam do
khả năng thu có hạn và nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế quan trọng
nên quốc hội cho phép mức bội chi trong thời gian tới ở dưới mức 5% GDP. Mức bội chi
trong thời gian qua khoảng 3-4% GDP.
3.2.5. Căn cứ vào phạm vi của nguồn thu
- Thu nước ngoài, gồm có viện trợ và vay nước ngoài
- Thu trong nước và vay nợ trong nước
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ phụ thuộc của NSNN vào bên
ngoài và mức độ can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua tỷ trọng chi đầu tư và tiêu
dùng của khu vực nhà nước.
Ngoài các cách phân loại thu được sử dụng phổ biến ở trên còn có hai cách phân loại
khác được quy định trong “Mục lục ngân sách nhà nước” là:
- Căn cứ vào ngành kinh tế quốc dân: Việt nam có 20 ngành kinh tế quốc dân cấp
một và tương ứng có 20 khoản thu như thu từ y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng...
Qua đó thấy được mức độ động viên của từng ngành vào ngân sách nhà nước.
- Căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước có các khoản thu như thu từ Bộ giáo dục và
đào tạo, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao... Theo cách phân loại này
thì thu của Học viện ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) thuộc thu của
đơn vị dự toán cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước, nếu theo cách phân loại trên thì
thuộc ngành giáo dục đào tạo. Cách phân loại này có tác dụng trong việc lập, phân
bổ, chấp hành và quyết toán NSNN.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà
nước và tỷ suất thuế
Nguồn hình thành thu NSNN nói chung và thuế nói riêng là GDP nên để đánh giá khối
lượng và cơ cấu thu ngân sách cần dựa vào tỷ lệ động viên GDP và tỷ suất thuế cũng như
khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ bội chi sẽ đề cập trong phần bội chi.
Mối quan hệ giữa số thu trong nước, số thu thuế so với GDP thực chất là mối quan hệ
phân phối giữa Nhà nước và xã hội. Vì vậy cần xác định đúng tỉ lệ động viên vào ngân
sách Nhà nước và tỉ lệ thu thuế. Do nó không chỉ ảnh hưởng đến số thu ngân sách để đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Khi xem xét cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng sau đây:
3.3.1. Thu nhập bình quân đầu người
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
240
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) phản ánh mức độ phát triển nền kinh
tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Mức độ phát triển
nền kinh tế hàng hoá tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi
khâu tài chính, cho nên nhân tố này cũng là nhân tố quyết định khách quan đến mức động
viên của ngân sách Nhà nước và cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với dân số. Nếu
thoát li chỉ tiêu này khi ấn định mức động viên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tiết
kiệm, tiêu dùng, đầu tư của khu vực tư nhân.
3.3.2. Tỉ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế
Tỉ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Nếu khả năng huy
động vào ngân sách càng cao. Dựa vào tỉ suất lợi nhuận trọng nền kinh tế để xác định tỉ
suất thu sẽ tránh việc huy động của ngân sách gây khó khăn cho họat động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thời kỳ kinh tế suy thoái, Nhà nước có thể giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư, tiêu
dùng, phát triển kinh tế. Ở những nước chưa phát triển có tỷ suất lợi nhuận thấp cũng
không nên huy động nhiều để bồi dưỡng nguồn thu. Thâm hụt ngân sách được giải quyết
bằng vay nợ.
3.3.3. Khả năng xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏ
Đối với những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có tỉ
trọng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏ lớn hơn 20% thì đây là nhân tố có ảnh
hưởng đáng kể. Nếu có cùng một mức độ phát triển kinh tế, nước nào có tỉ trọng này lớn
thì tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước lớn hơn, chẳng hạn Venezulla có tỉ suất thuế
là 20%, Liberia 22,6%, Tuynidi 29,8%. Ở Việt nam, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và dầu
mỏ tuy không cao như nhiều nước, nhưng cũng đạt mức trên 20% và có đóng góp đáng
kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào ngân sách.
Trên đây là 3 nhân tố khách quan, còn 2 nhân tố tiếp theo có tính chất chủ quan.
3.3.4. Mức độ và hiệu quả chi tiêu của Nhà nước
Mức độ chi tiêu của Nhà nước phụ thuộc vào:
- Quy mô bộ máy quản lí Nhà nước
- Nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai
đoạn lịch sử.
Nếu 3 nhân tố kể trên như nhau, nhưng nước nào có mức độ chi tiêu của Nhà nước cao và
hiệu quả chi tiêu thấp sẽ dẫn đến tỉ lệ động viên cao hơn. Các nước đang phát triển
thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu thì nhiều nhưng khả năng thu lại có hạn nên
chính phủ thường phải vay nợ.
3.3.5. Tình trạng thất thu thuế
Thuế suất không thể quá cao và theo những chuẩn mực chung nhất định. Vì vậy nước nào
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
241
có tình trạng thất thu do trốn lậu thuế càng lớn thì tỉ lệ thu thuế, tỉ lệ thu ngân sách sẽ
giảm.
4. Thuế
4.1. Các yếu tố cấu thành của luật thuế
Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả cho Nhà nước và là công cụ quan trọng thực hiện
chính sách kinh tế xã hội nên phải bắt buộc nộp và cần quốc hội phê chuẩn dưới hình
thức luật. Luật thuế bao gồm 2 khía cạnh: quản lý thu nộp thuế và chính sách thuế.
Chúng tạo nên những yếu tố cần thiết của luật thuế và chia các yếu tố thành 2 phần: phần
các yếu tố riêng đặc trưng hay yếu tố cơ bản tạo ra sự khác nhau giữa các luật thuế và
phần các yếu tố có nội dung chung cho mọi luật thuế.
4.1.1. Mục đích (ý nghĩa) của luật thuế
Bất cứ văn bản luật nào đều có phần lời nói đầu nhằm tuyên truyền cho người có nghĩa
vụ thực hiện luật hiểu rõ sự cần thiết phải ban hành để thực hiện tốt các quy định của luật.
Luật thuế cũng vậy, lời nói đầu chỉ ra mục đích ban hành của luật thuế, thể hiện bản chất
của loại thuế đó và được xây dựng trên cơ sở vai trò (tác dụng) của thuế.
Để dễ quản lý, mỗi luật thuế chỉ bao gồm một đối tượng đánh thuế nhất định, do đó mỗi
loại thuế có mục đích riêng như thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng
hợp lý, thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, thuế thu nhập cá nhân tạo sự
công bằng xã hội… và có mục đích chung là tạo ra nguồn thu đảm bảo cho nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước và để cuối cùng nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, phát
triển nền kinh tế. Mục đích, ý nghĩa của luật không phải là những quy định bắt buộc nên
không đưa thành các điều khoản mà nó là căn cứ để xây dựng các điều khoản nhằm đạt
mục đích đề ra.
4.1.2. Đối tượng đánh thuế (đối tượng chịu thuế)
Đối tượng đánh thuế hay đối tượng của thuế là đối tượng mà luật thuế tác động vào nhằm
thực hiện vai trò của thuế. Thường người ta chia đối tượng đánh thuế làm 3 nhóm là: thu
nhập (của cá nhân, doanh nghiệp), tài sản (nhà, đất, tài nguyên) và hàng hoá dịch vụ
(thông thường, đặc biệt, xuất nhập khẩu). Mỗi loại đối tượng đánh thuế có đặc điểm riêng,
đã tạo ra phần có nội dung khác nhau giữa các luật và làm cơ sở cho việc quy định các
yếu tố quan trọng của luật thuế như người nộp thuế,căn cứ tính thuế, trường hợp ưu đãi.
Mỗi đối tượng đánh thuế có tác dụng khác nhau và dẫn đến cách quản lý cũng khác nhau.
Cho nên với mỗi đối tượng đánh thuế phải ban hành thành các luật thuế riêng biệt như
không thể để chung thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp vào cùng một luật thuế.
Chính vì vậy tên của luật thuế bao giờ cũng chỉ rõ đối tượng đánh thuế của luật đó là gì.
4.1.3. Người nộp thuế (đối tượng nộp thuế)
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
242
Là người có đối tượng chịu thuế nên có nghĩa vụ khai báo, nộp thuế cho Nhà nước và
được luật thuế quy định. Họ là những doanh nghiệp và các cá nhân, trong thuế thu nhập
là người có thu nhập, trong thuế tài sản là người sở hữu hoặc được Nhà nước giao quyền
sử dụng, trong thuế hàng hoá dịch vụ là người bán (tiêu thụ) hàng hoá dịch vụ.
Khi xem xét từ khía cạnh tác động của chính sách thuế, cần biết người chịu thuế là ai, đó
là người bị giảm thu nhập thực tế. Trong thuế thu nhập, tài sản thì người nộp và chịu thuế
là một. Còn trong thuế hàng hoá dịch vụ người chịu thuế là các cá nhân khi tiêu dùng
hàng hoá, nếu để người này nộp thuế thì Nhà nước rất khó thu thuế nên để đảm bảo hiệu
quả thu thuế thì người nộp thuế lại là người bán hàng hoá dịch vụ và họ là người nộp hộ
người tiêu dùng. Riêng trong quan hệ mua bán hàng hoá nhập khẩu, do các nước áp dụng
chính sách kiểm soát nhập khẩu nên người nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu
thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là người nhập khẩu (người mua hàng). Hơn nữa
nếu thu thuế hàng hoá dịch vụ ở khâu cuối cùng thì số thuế phải nộp rất lớn và tập trung ở
một số ít doanh nghiệp, chủ yếu ở doanh nghiệp bán lẻ, do đó việc thu thuế rất khó khăn.
Luật thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế, vì vậy người chịu thuế không cần chỉ rõ trong
luật. Tuy nhiên, chính sách thuế là nhằm tác động đến người chịu thuế để thực hiện vai
trò của thuế cho nên các điều khoản về thuế, nhất là đối tượng đánh thuế, thuế suất, ưu
đãi thuế được quy định xuất phát từ góc độ người chịu thuế chứ không phải từ người nộp
thuế. Trong thuế hàng hoá dịch vụ, tuy người nộp thuế là người bán nhưng mặt hàng nào
Nhà nước khuyến khích tiêu dùng thì được hưởng thuế suất thấp, mặt hàng nào không
khuyến khích phải chịu thuế suất cao, kể cả dùng cho sản xuất kinh doanh.
Thuế hàng hoá dịch vụ tính vào chi phí sản xuất nên người tiêu dùng cuối cùng chịu toàn
bộ. Còn nhà đầu tư, căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội mà lựa chọn lĩnh
vực đầu tư. Nếu thuế suất đánh vào hàng hoá dịch vụ nào đó lớn làm cho giá cao, người
tiêu dùng sẽ mua ít hơn nên ngành sản xuất kinh doanh mặt hàng đó sẽ thu hẹp. Ngược
lại thuế suất thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Vì vậy thuế hàng
hoá dịch vụ còn tác động cả đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một mặt hàng tiêu
dùng cuối cùng trải qua nhiều khâu (bộ phận) sản xuất kinh doanh thì bộ phận nào cần ưu
tiên phát triển thì được hưởng thuế suất ưu đãi, còn các bộ phận khác vẫn chịu thuế suất
thông thường. Ví dụ thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu hưởng thuế suất ưu
đãi trong thuế VAT là 5%, nhưng thực phẩm chế biến là 10%.
Trong thuế hàng hoá dịch vụ, người nộp thuế là người tiêu thụ, người chịu thuế là người
tiêu dùng cá nhân nên còn gọi là thuế tiêu thụ hay thuế tiêu dùng.
4.1.4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế được thể hiện trong phương pháp (công thức) tính thuế như sau:
Số thuế phải nộp = Số lượng đối tượng tính thuế x Thuế suất
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
243
Đối tượng tính thuế là cơ sở để tính số thuế phải nộp và được quy định sao cho phù hợp
với mục đích của từng đối tượng đánh thuế.
Thuế thu nhập có đối tượng tính thuế là thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân, với thuế
tài sản là diện tích nhà đất, trong thuế tài nguyên là giá trị tài nguyên khai thác. Với thuế
hàng hoá dịch vụ thì phức tạp hơn vì cần có các đối tượng tính thuế khác nhau để thực
hiện chính sách điều tiết tiêu dùng của Nhà nước. Với thuế VAT là giá trị gia tăng, thuế
doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước là doanh thu tiêu thụ, thuế
xuất nhập khẩu là kim ngạch xuất nhập khẩu, với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh
vào hàng nhập khẩu là kim ngạch nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu… Để hạn chế trốn
lậu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất cao, một số nước quy định đối tượng tính thuế là số
lượng hàng hoá tiêu thụ như số lít rượu, số điếu thuốc lá...
Đơn vị dùng đo lường đối tượng tính thuế gọi là đơn vị tính thuế. Từ cách quy định đối
tượng tính thuế như trên cho thấy có hai loại đơn vị tính thuế là đơn vị đo lường giá trị
bằng tiền được dùng chủ yếu và đơn vị đo lường khác biểu hiện bằng lít, m2, cái chiếc
như điếu thuốc lá.
Để tính số lượng đối tượng tính thuế theo giá trị, luật quy định căn cứ tính là giá tính
thuế hoặc giá tính thuế đơn vị:
- Đối với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế để tránh
nhược điểm thuế đánh chồng lên thuế. Căn cứ vào giá bán trên thị trường là giá đã có
thuế, nó được tính như sau:
Giá bán đã có thuế (giá thanh toán)
Giá bán chưa có thuế = -------------------------------------------
1 + thuế suất
- Đối với thuế xuất nhập khẩu là giá xuất nhập tại cửa khẩu, với thuế VAT và thuế
tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là giá nhập cộng với thuế nhập khẩu.
- Đối với thuế tài nguyên là giá bán đã có thuế.
- Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá đất do nhà nước quy định.
Tránh trốn lậu thuế, trong một số trường hợp giá tính thuế không theo giá hợp đồng mà
do nhà nước quy định như trong thuế XNK khi thanh toán không qua ngân hàng mà giá
hợp đồng thấp hơn giá thực tế trên thị trường thì áp dụng theo bảng giá tối thiểu của Bộ
Tài chính; trong thuế chuyển quyền sử dụng đất do UBND tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ.
Chúng ta cần phân biệt giá tính thuế và giá tính thuế đơn vị: giá tính thuế là tổng giá và
được tính bằng = giá tính thuế đơn vị (x) số lượng hàng hoá dịch vụ. Các luật thuế đánh
vào hàng hoá dịch vụ quy định căn cứ tính số lượng đối tượng tính thuế là: giá tính thuế
đơn vị và số lượng hàng hoá hoặc chỉ luôn là giá tính thuế dùng trong thuế VAT và thuế
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
244
tiêu thụ đặc biệt. Riêng trong thuế XNK giá tính thuế được hiểu là giá tính thuế đơn vị.
Thuế suất là số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị đối tượng tính thuế. Sau khi xác định đối
tượng tính thuế là gì ta có thể xác định nội dung, cách quy định mức thuế suất. Trường
hợp đối tượng tính thuế là giá trị, để tiện cho việc so sánh, người ta biểu diễn thuế suất
theo % như thuế suất thuế GTGT 5, 10, 20% giá trị gia tăng... Trong luật thuế mà có quá
nhiều mức thuế suất thì người ta tập hợp vào một bảng gọi là biểu thuế để thuận tiện cho
việc tra cứu.
Quy định mức thuế suất bình thường, ưu đãi như thế nào phải đảm bảo được mục tiêu,
yêu cầu của chính sách thuế. Thuế suất là linh hồn của thuế, bởi vì phần lớn thông qua nó
người ta thực hiện được mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, ổn định, khuyến
khích phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Để đạt được điều này không chỉ
phải xây dựng mức thuế suất hợp lí cho từng đối tượng mà còn phải lựa chọn loại thuế
suất phù hợp. Thường sử dụng 3 loại thuế suất tương ứng với 3 loại đối tượng chịu thuế
như sau:
- Thuế suất luỹ tiến từng phần
Là thuế suất có nhiều mức và tăng dần lên cho từng phần của đối tượng tính thuế.
Như vậy đối tượng tính thuế được chia ra thành từng phần, tương ứng với mỗi phần là
một mức thuế suất khác nhau và cao dần. Ví dụ một người có thu nhập 15 triệu đồng, số
thu nhập này được chia thành 3 phần là 5tr, 4tr và 1tr đ, mỗi phần chịu một mức thuế suất
tương ứng là 0%, 10% , 20%; số thuế phải nộp là (5 x 0% + 4 x 10% + 1 x 20%).
Loại thuế suất này được sử dụng trong các loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân và
doanh nghiệp vì có ưu điểm là điều tiết mạnh đối với trường hợp có thu nhập cao mà vẫn
đảm bảo sự hợp lý. Ngoài ra còn tự động điều chỉnh thuế suất và số thuế phải nộp theo sự
biến động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập trong xã hội tăng lên và
số thuế Nhà nước cần thu cũng tăng lên, ngược lại khi kinh tế khó khăn thì số thuế phải
nộp Nhà nước cũng tự động giảm, qua đó đảm bảo tính kịp thời của chính sách và giảm
chi phí điều hành.
Để thấy sự điều tiết mạnh mà vẫn hợp lý của loại thuế suất này, chúng ta so sánh với thuế
suất luỹ tiến toàn phần - là loại thuế suất tăng theo mức độ tăng của đối tượng tính thuế
và thuế suất được áp dụng cho toàn bộ đối tượng tính thuế. Giả sử quy định mức thu nhập
cá nhân trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có thuế suất 10%, trên 10 triệu đồng đến 14
triệu đồng có thuế suất 20%, một người có thu nhập 10 triệu đồng thì chịu thuế suất 10%,
nhưng một người khác có thu nhập 11 triệu đồng chịu thuế suất 20% là không hợp lý và
có thể khuyến khích trốn lậu thuế.
- Thuế suất cố định
Là thuế suất không đổi khi số lượng đối tượng tính thuế thay đổi. Căn cứ vào loại
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
245
đơn vị tính thuế có:
+ Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế theo giá trị, áp dụng đối với thuế hàng hoá dịch
vụ. Ví dụ trong thuế nhập khẩu: với một mặt hàng cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhiều hay
ít thì thuế suất vẫn giữ nguyên.
+ Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị, thường áp dụng trong thuế nhà
đất, ngoài ra ở một số nước còn áp dụng trong thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong thuế đất, với
cùng một vị trí đất thì người sử dụng diện tích đất nhiều hay ít đều có mức thuế suất như
nhau được tính trên 1m2
, thuế suất của xăng được tính trên 1 lít xăng.
Trong thuế hàng hoá dịch vụ và thuế tài sản không thể áp dụng thuế suất luỹ tiến từng
phần vì: khi thu thuế không thể căn cứ vào lượng giá trị hàng hoá mua bán, vào diện tích
đất mà xác định người tiêu dùng, người có tài sản đang có thu nhập cao hay thấp để ấn
định mức thuế suất tương ứng. Để thực hiện nguyên tắc thu thuế theo khả năng thì áp
dụng bằng cách: những mặt hàng xa xỉ, đất có vị trí đẹp chịu thuế suất cao hơn mặt hàng
thiết yếu, đất có vị trí xấu.
Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị có hạn chế là mỗi khi có sự biến
động về giá cả, lạm phát lại phải thay đổi mức thuế suất nên khi thay đổi không kịp thời
dẫn đến không đảm bảo tính linh hoạt và sự ổn định nguồn thu cho ngân sách và còn làm
tăng chi phí quản lý. Trong khi đó thuế hàng hoá dịch vụ có tỉ trọng thu lớn, vì vậy thuế
hàng hoá dịch vụ cần áp dụng thuế suất cố định tính theo giá trị. Còn thuế nhà đất có tỉ
trọng thu không lớn và một trong vai trò quan trọng của nó là khuyến khích sử dụng nhà
đất tiết kiệm nên có thuế suất cố định tính theo số lượng là phù hợp. Thuế tài nguyên là
loại thuế đánh vào địa tô chênh lệch nên thuế suất tính theo giá trị.
Đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt (loại thuế có thuế suất rất lớn), nếu áp dụng thuế suất
cố định tính theo số lượng sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý và tránh trốn lậu thuế vì đã
loại trừ được nhân tố giá cả trong công thức tính thuế. Một số nước như Thuỵ Điển áp
dụng loại thuế suất này đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt, thuế suất được tính trên 1 lít
rượu, bia, 1 điếu thuốc lá...
4.1.5. Các chế độ ưu đãi về thuế
Nó thể hiện chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước thông qua công cụ thuế. Để
tránh trốn lậu thuế và đơn giản trong việc thực hiện có 4 cách quy định ưu đãi từ đơn giản
đến phức tạp như sau:
- Không thuộc diện đối tượng chịu thuế: Là một dạng miễn thuế dành cho những trường
hợp được miễn thuế lâu dài và không cần làm bất cứ thủ tục gì. Riêng trong luật thuế
XNK, do đánh thuế từng lần chứ không tính trong một khoảng thời gian và để tránh trốn
thuế nên vẫn phải làm hồ sơ xuất trình cho từng lần XNK.
Lưu ý, trong một số luật thuế có trường hợp không thuộc diện đối tượng chịu thuế là để
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
246
tránh đánh thuế trùng lắp hoặc làm cho hệ thống thuế đơn giản, tiết kiệm chi phí thu nộp.
Ví dụ như trong thuế thu nhập cá nhân, lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc
diện chịu thuế vì đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong luật thuế lợi tức
trước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện không thuộc đối tượng chịu
thuế vì đã chịu thuế lợi tức theo luật đầu tư nước ngoài.
Làm cho hệ thống thuế đơn giản hơn, giảm chi phí quảnlý như trong thuế chuyển quyền
sử dụng đất có trường hợp nhà nước giao quyền sử dụng đất không phải nộp thuế; trong
thuế VAT hàng hoá tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế VAT ở khâu đã chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt (thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nộp ở một khâu).
-Tạm thời miễn thuế: Là trường hợp theo quy định vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nhưng
được miễn thuế không có thời hạn và không phải làm hồ sơ xin miễn. Ví dụ trong thuế
thu nhập cá nhân đối với trường hợp lãi cho vay, lãi mua cổ phiếu; trong thuế đất có đất ở
của người tàn tật mất khả năng lao động, người chưa đến tuổi thành niên, người già cô
đơn không nơi nương tựa, không có khả năng nộp thuế, đất ở của gia đình thương binh
nặng, gia đình liệt sĩ đang hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước...
- Thuế suất ưu đãi: Những đối tượng chịu thuế có thuế suất 0% hay có thuế suất thấp hơn
mức trung bình là thuộc diện ưu đãi. Khi có thuế suất 0% vẫn phải làm thủ tục kê khai
nộp thuế. Cách quy định này được dùng trong thuế hàng hoá dịch vụ, cụ thể là thuế XNK
và thuế GTGT cho những trường hợp ấn định được trước trong biểu thuế.
- Miễn, giảm thuế được quy định trong chương “Miễn giảm thuế”: Là trường hợp ưu đãi
có thời hạn nhất định và xuất hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Vì vậy
muốn được miễn giảm thuế phải lập hồ sơ xin miễn giảm và chờ kết luận của cơ quan có
thẩm quyền. Ví dụ trong thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở sản xuất mới thành lập
được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu
nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trong thuế XNK thực hiện xét duyệt cho
từng chuyến hàng. Người chịu thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là người tiêu dùng nên về
nguyên tắc vấn đề miễn giảm thuế không đặt ra đối với 2 loại thuế này. Nhưng ở VN tạm
thời miễn giảm cho một số trường hợp trong thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ quan có thẩm quyền xét miễn giảm thuế là Tổng cục Thuế. Riêng thuế XNK do Tổng
cục Hải quan, thuế đất do Uỷ ban Nhân dân, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số trường hợp
nhập khẩu cần quản lý chặt hơn thì do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Chế độ ưu đãi và mức thuế suất cao trong thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu được quy
định như thế nào là xuất phát từ mục đích của luật thuế đó.
4.1.6. Các yếu tố chung của mọi luật thuế
- Nghĩa vụ và quyền khiếu nại của người nộp thuế: Trong tất cả các luật thuế, người nộp
thuế đều có nghĩa vụ cơ bản là kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời, cung cấp tài liệu liên
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
247
quan đến việc tính thuế nếu cơ quan thuế yêu cầu. Ngoài ra tuỳ luật thuế mà còn có các
nghĩa vụ khác như chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ trong luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT. Người nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ
thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế.
- Thủ tục nộp thuế: Gồm các quy định về nội dung kê khai thuế, căn cứ và thời hạn kê
khai, thời hạn nộp thuế và quyết toán thuế.
Quy định nghĩa vụ của người nộp thuế và thủ tục nộp thuế là cơ sở pháp lý để xử lý các
vi phạm luật thuế.
- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế: hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê
khai, nộp thuế theo quy định; thông báo số thuế phải nộp đúng, kịp thời; kiểm tra, thanh
tra việc kê khai, nộp thuế; xử lý các vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại...
Khi việc nộp thuế đi vào nề nếp sẽ giảm thủ tục thông báo thuế nhằm tạo điều kiện cho
người nộp thuế ở thế chủ động tính thuế và nộp thuế, giảm chi phí quản lý thuế trong việc
tính toán và ra thông báo thuế.
- Xử lý vi phạm luật thuế và khen thưởng đối với người nộp thuế, cán bộ thuế và cá nhân
khác. Nếu người nộp thuế vi phạm nhẹ, bị xử phạt hành chính, nếu nặng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính có các hình thức như: phạt tiền, cảnh cáo, tước
giấy phép... Nộp thuế chậm thì bị phạt tiền, mỗi ngày nộp phạt 0,1% số tiền chậm nộp, so
với lãi suất phạt trả chậm cao hơn rất nhiều. Nếu trốn lậu thuế thì tuỳ mức độ bị phạt từ 1
đến nhiều lần số tiền thuế gian lận. Không nộp thuế, nộp phạt thì bị trích từ tài khoản tiền
gửi, giữ hàng hoá, kê biên tài sản. Để luật thuế được thực hiện nghiêm minh, chính phủ
ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.Cán bộ thuế vi
phạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại thường 30 ngày. Đơn khiếu nại phải gửi đến cơ quan
thuế trực tiếp quản lý thu thuế, nếu vẫn không đồng ý với quyết định của cơ quan giải
quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà vẫn chưa được giải quyết thì có quyền
khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến toà án.
- Hiệu lực thi hành: Thường sau 1 thời gian kể từ ngày quốc hội thông qua để có thời gian
chuẩn bị.
4.2. Phân loại thuế
Để xây dựng chính sách thuế hoàn chỉnh, phù hợp và đáp ứng được các nguyên tắc đánh
thuế, trong quản lý người ta thường phân loại thuế theo 2 cách sau đây:
4.2.1. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế
Có 3 nhóm thuế chính là:
- Thuế thu nhập, gồm 2 loại thuế cơ bản là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập
cá nhân.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
248
- Thuế tài sản, gồm 3 thuế cơ bản là thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài
nguyên.
- Thuế hàng hoá dịch vụ, có 3 thuế cơ bản là thuế VAT (hoặc thuế doanh thu), thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh và phù hợp
với đặc điểm, yêu cầu của từng đối tượng đánh thuế. Vì mỗi nhóm thuế có tác dụng riêng
nên tỉ trọng mỗi nhóm thuế phải hợp lí. Xác định đối tượng chịu thuế là một vấn đề quan
trọng để có cơ sở cho việc ban hành các luật thuế và đưa ra các quy định cho phù hợp với
đối tượng chịu thuế.
Do nhu cầu quản lí thuế của một số nước có điểm riêng nên căn cứ vào đối tượng đánh
thuế còn tồn tại một số cách phân loại khác. Những nước có thu nhập bình quân đầu
người thấp thì thuế xuất nhập khẩu có tỉ trọng đáng kể nên nó được tách ra thành một
nhóm riêng.
Ở Việt nam, theo Quyết định của Bộ Tài chính về Mục lục ngân sách Nhà nước có các
nhóm thuế sau:
- Thuế thu nhập, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển
lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài ở Việt nam ra nước ngoài, của chủ đầu tư Việt nam
ở nước ngoài về nước.
- Thuế sử dụng tài sản Nhà nước, gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế
tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất, thu giao đất trồng
rừng.
- Thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài.
- Thuế đối với hoạt động ngoại thương, gồm thuế xuất nhập khẩu.
Việt nam quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên thuế
tài sản được gọi là thuế sử dụng tài sản Nhà nước. Thu tiền sử dụng đất, thu giao đất
trồng rừng có thể hiểu là 1 dạng thuế tài nguyên. Thuế xuất nhập khẩu có số thu đáng kể
và có ý nghĩa trong quản lý nhập khẩu, tham gia thương mại quốc tế nên cần theo dõi
trong chỉ tiêu riêng.
4.2.2. Căn cứ vào phương pháp tác động đến người chịu thuế
Có 2 nhóm:
- Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp từ thu nhập của người chịu thuế.
Điển hình là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Trong xã hội có hai chủ
thể có thu nhập và cũng là hai chủ thể được hưởng lợi ích từ chi tiêu của nhà nước nên
phải có nghĩa vụ đóng thuế, đó là doanh nghiệp và các cá nhân. Thuế trực thu có đặc
điểm: người chịu thuế và người nộp thuế là một, người chịu thuế được xác định trước
theo địa chỉ, không có khả năng chuyển số thuế ấy sang cho một người nào khác gánh
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
249
chịu và đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế.
- Thuế gián thu là loại thuế nhà nước thu gián tiếp từ người chịu thuế là các cá nhân
thông qua việc đánh thuế tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Điển hình là thuế VAT, thuế doanh
thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Đặc điểm của nhóm thuế này ngược lại
với thuế trực thu: người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế, thuế là một bộ
phận cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ do người tiêu dùng gánh chịu, còn người
sản xuất kinh doanh chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng; người chịu thuế không
xác định cụ thể trước và có khả năngchuyển thuế sang cho người khác bằng cách hạn chế
hoặc không tiêu dùng mặt hàng nào đó.
Thuế hàng hoá dịch vụ phát sinh ở khâu mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh
như thuế nhập khẩu là khoản chi phí, vì doanh nghiệp phải ứng trước số tiền thuế này, khi
bán hàng mới thu về. Nhưng thuế VAT, xuất khẩu và tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi bán
hàng nên không hạch toán vào chi phí.
Do vị trí quan trọng của thuế xuất nhập khẩu ở các nước đang phát triển nên người ta có
khi tách thuế xuất nhập khẩu thành nhóm riêng để nghiên cứu.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ cấu thuế, phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu của từng nhóm thuế. Ở các nước đang phát triển, thuế trực thu cần có tỉ trọng
thấp, vì một mặt thu nhập của các cá nhân chưa cao, mặt khác nhà nước muốn khuyến
khích tiết kiệm trong dân chúng, thực hiện công bằng trong việc thu thuế, giảm chi phí
quản lý, tạo điều kiện ổn định nguồn thu ngân sách và hạn chế trốn lậu thuế.
Trong thuế gián thu, người chịu gánh nặng thuế cuối cùng vẫn là các cá nhân cho nên nếu
họ tiết kiệm tiêu dùng sẽ chuyển gánh nặng thuế đó sang cho người khác, nhất là thuế
đánh vào các mặt hàng cao cấp.
4.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt nam
Hiện nay Việt nam có 11 loại thuế. Trong đó có 1 loại thuế mang tính chất lệ phí, đó là
thuế môn bài.
Trong mỗi loại thuế, chúng ta sẽ đề cập đến 4 vấn đề cơ bản có tính chất đặc trưng riêng
của từng loại thuế:
- Đặc điểm của loại thuế đó về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế (giúp chúng ta
phân biệt các loại thuế với nhau)
- Mục đích hay ý nghĩa ban hành
- Căn cứ tính thuế, gồm có đối tượng tính thuế và loại thuế suất
- Các chế độ ưu đãi về thuế - chính sách thuế.
4.3.1. Thuế giá trị gia tăng
Là thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khi tiêu thụ, do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh nộp (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
250
hoá nộp. Có đối tượng tính thuế là giá trị gia tăng, được xác định bằng số chênh lệch giữa
giá trị đầu ra (doanh thu) và giá trị đầu vào (giá trị nguyên vật liệu, hao mòn máy móc
thiết bị, tiền thuê dịch vụ ngoài...). Giá trị gia tăng do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh, gồm có tiền lương và lợi nhuận.
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu, chúng có chung mục đích động
viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước và góp phần thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thông qua thuế suất ưu đãi đối với những sản phẩm
cần khuyến khích sản xuất, tiêu thụ. Có bản chất chung nên có nước vẫn gọi tên cũ là
thuế doanh thu. Nhưng thuế doanh thu có đối tượng tính thuế là toàn bộ giá trị đầu ra nên
có nhược điểm cơ bản là đánh thuế trùng lắp (chồng chéo), vì vậy nhiều nước chuyển từ
áp dụng thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị gia tăng nên:
Thuế GTGT phải nộp = (Giá bán chưa có thuế/đầu ra - Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào
chưa có thuế/đầu vào) x Thuế suất
Trong thực tế, để thuận tiện cho việc quản lý thuế người ta áp dụng phổ biến phương
pháp khấu trừ thuế:
Thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế nhân (x) với thuế suất. Giá tính thuế là
giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng (=) tổng số thuế
giá trị gia tăng đã nộp của hàng hoá dịch vụ mua vào được ghi trên hoá đơn mua hàng
(chính bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào nhân với thuế suất). Nếu doanh nghiệp
chưa nộp hoặc nộp chưa đủ khi mua hàng hoá thì doanh nghiệp phải nộp bù khi bán hàng.
Qua đó, kiểm soát được việc nộp thuế của các khâu trước. Để dễ dàng tính toán số thuế
phải nộp người ta sử dụng hoá đơn GTGT.
Đối với những cơ sở kinh doanh chưa có hoá đơn mua hàng hoặc cả hoá đơn mua và bán
hàng thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng được ấn
định trên cơ sở tỉ lệ % giá trị gia tăng tính trên doanh thu, đối với trường hợp không có
hoá đơn bán hàng, cơ quan thuế còn ấn định cả doanh thu. Để thuận tiện cho việc quản lý
thuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, doanh thu được tính
trên giá bán đã có thuế và sử dụng hoá đơn thông thường.
Việc nộp hộ thuế cho người tiêu dùng cuối cùng được minh hoạ qua ví dụ sau:
Người sản xuất đồ gỗ bán cho người bán lẻ, hoá đơn ghi như sau:
-Giá bán chưa có thuế..........................................170 tr.đ.
- Thuế GTGT..........................................................17 tr.đ.
- Giá thanh toán....................................................187 tr.đ.
Số thuế GTGT mà người bán lẻ phải chịu là 17 tr.đ. và do người sản xuất đồ gỗ nộp hộ.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
251
Người bán lẻ đồ gỗ bán cho người tiêu dùng, hoá đơn ghi như sau:
- Giá chưa có thuế ..................................................200 tr.đ.
- Thuế GTGT.............................................................20 tr.đ.
- Giá thanh toán.......................................................220 tr.đ.
Số thuế GTGT người tiêu dùng phải chịu là 20 tr. đ. Người bán lẻ đồ gỗ đã nộp hộ người
tiêu dùng 17 tr.đ. khi mua hàng và là chi phí nên phải thu hồi. Khi thu thuế GTGT từ
người tiêu dùng chỉ còn phải nộp 3 tr. đ.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng không tính toán riêng doanh thu
cho những mặt hàng có thuế suất khác nhau thì phải chịu thuế suất cao nhất trong số
những mạt hàng đó. Quy định này nhằm tránh lậu thuế và được áp dụng trong tất cả các
loại thuế hàng hoá dịch vụ.
Về mặt lý thuyết, thuế giá trị gia tăng có thể tính bằng (=) tiền lương cộng (+) lợi nhuận,
sau đó nhân (x) với thuế suất. Trong thực tế không được áp dụng vì quản lý thuế phức tạp.
Nhà nước khuyến khích tiêu dùng một số mặt hàng, qua đó đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh những mặt hàng này, bằng việc quy định chúng không thuộc diện đối tượng chịu
thuế như dạy học, dạy nghề, xuất khẩu dầu thô, than đá, nhập khẩu - máy móc thiết bị
chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được để làm tài sản cố định...
Chính sách thuế giá trị gia tăng còn được thể hiện trong quy định về thuế suất. Đối với
hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi là 0%, do áp dụng phương pháp
khấu trừ nên còn được hoàn thuế đã nộp ở các khâu trước. Thuế suất thấp 5% dành cho
hàng hoá dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước phần nào khuyến khích như giáo cụ dùng để
giảng dạy và học tập, thuốc chữa bệnh... Hầu hết các hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất phổ
thông 10%. Thuế suất 20% áp dụng cho một số ít hàng hoá dịch vụ cần điều tiết mạnh từ
người tiêu dùng như khách sạn, du lịch, ăn uống, xổ số các loại. Đây không phải là những
dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng như những dịch vụ trong thuế tiêu thụ đặc biệt,
mặc dù có cùng mức thuế suất.
Do khả năng quản lí thuế còn chưa tốt nên hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bản chất 2 loại
thuế này khác nhau do mục tiêu, tác dụng của chúng khác nhau, nên có một số nước tách
riêng.
Xu hướng là càng ngày có nhiều nước áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu vì
những ưu điểm nổi bật của nó, đặc biệt cần thiết đối với những nước đang phát triển. Dựa
vào giá trị gia tăng để tính thuế nên ưu điểm hơn thuế doanh thu:
- Hạn chế trốn lậu thuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán
nhờ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đầu vào.
- Tránh được tính trạng đánh thuế trùng lắp, không kìm hãm quá trình chuyên môn hoá
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
252
trong sản xuất kinh doanh.
- Khuyến khích xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định. Thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào
nên được hoàn thuế khi xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định, tạo điều kiện cạnh tranh và
nhanh thu hồi vốn đầu tư.
- Giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu nhờ hạn chế tình trạng trốn lậu thuế nhập
khẩu và mở rộng diện hàng nhập khẩu phải chịu thuế (có thêm hàng nhập phi mậu dịch,
hàng nhập trực tiếp cho sản xuất kinh doanh).
4.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đánh vào hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước cần hướng dẫn
sản xuất, tiêu dùng. Đó là những hàng hoá dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng do có
hại sức khoẻ, tiêu sài xa xỉ. Gồm các nhóm hàng thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ôtô, xăng,
điều hoà, bài lá, hàng mã, các dịch vụ karaoke, vũ trường, mát xa, chơi golf, vé đặt cược
đua, casino. Như vậy, cần đánh cả vào hàng hoá sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.
Hiện tại ngành sản xuất ôtô trong nước còn non trẻ và có nhiều khó khăn nên tạm thời
được giảm thuế. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế sẽ không còn điều kiện
để phân biệt đối xử như vậy.
Thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao, mức cao nhất hiện nay là 100% cho ôtô từ 5
chỗ ngồi trở xuống, tiếp đến 75% đối với bia chia, bia hơi. Mức thấp nhất 15% dành cho
rượu thuốc, xăng và các chế phẩm pha xăng. Cao như vậy mới phát huy được tác dụng
hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và không chỉ có tác dụng khuyến khích tiết kiệm, hạn chế
tiêu dùng mà còn điều tiết thu nhập của người tiêu dùng nói chung, người có thu nhập cao
nói riêng một cách hợp lý.
Để khuyến khích xuất khẩu thu ngoại tệ, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải
nộp thuế nếu xuất khẩu.
Thuế TTĐB thuộc loại thuế hàng hoá dịch vụ nên cách tính thuế như sau:
Thuế phải nộp = (Số lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ hay nhập khẩu x Giá tính thuế đơn
vị) x Thuế suất
Giá tính thuế đơn vị đối với hàng sản xuất trong nước là giá bán chưa có thuế, đối với
hàng nhập khẩu là giá nhập (giá tính thuế nhập khẩu) cộng với thuế nhập khẩu.
Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần và
do cơ sở sản xuất, nhập khẩu nộp, còn khâu lưu thông nộp thuế GTGT. Nếu phần nguyên
liệu cũng phải chịu thuế TTĐB như bia hơi dùng sản xuất bia hộp thì được khấu trừ tiền
thuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu. Các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, trong
đó có thuế tiêu thụ đặc biệt đều làm thủ tục kê khai thuế tại cửa khẩu. Đối với cơ sở sản
xuất nhỏ hoặc vì lý do khách quan mà chưa thực hiện việc kê khai thuế TTĐB thì cơ sở
mua hàng nộp thay.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
253
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp rất lớn nên để tránh ứ đọng thuế của Nhà nước mà
người tiêu dùng đã nộp, thời hạn nộp thuế ngắn, thường 5-10 ngày, nếu số thuế phát sinh
quá lớn phải nộp hàng ngày.
Về nguyên tắc, không xét miễn giảm thuế đối với những loại thuế do người tiêu dùng
chịu nên năm 1990 lần đầu tiên ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt không đề cập đến vấn
đề này. Sau đó xét thấy những ngành này ở Việt nam còn kém phát triển, năm 1993 cho
phép miễn giảm trong một số trường hợp đặc biệt.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành (ban hành lần thứ 2 áp dụng từ 1-1-1999) quy định
các trường hợp miễn giảm như sau:
- Cơ sở sản xuất gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ.
- Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ nếu nộp thuế thì bị lỗ vốn, được xét miễn giảm thuế
tương ứng với số lỗ, thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực.
- Cơ sở lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước được giảm 95% mức thuế suất trong thời hạn 5
năm kể từ ngày luật này có hiệu lực.
- Cơ sở kinh doanh golf được giảm 30% mức thuế suất trong thời hạn 3 năm kể từ ngày
luật này có hiệu lực.
4.3.3. Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu (XNK) là thuế đánh vào hàng hoá XNK, kể cả phi mậu dịch và làm
thủ tục kê khai nộp thuế tại cửa khẩu, nên còn gọi là thuế quan. Ở những nước có khu chế
xuất, đối tượng đánh thuế gồm cả hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong
nước và từ thị trường trong nước đưa ra khu chế xuất.
Thuế XNK tạo ra sự tăng giá hàng hoá, nên được sử dụng làm công cụ quản lí và điều tiết
vĩ mô hoạt động XNK, phục vụ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Luật thuế
XNK được ban hành nhằm mục đích:
- Góp phần bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu,
nhất là những mặt hàng trong nước có thể đáp ứng được nhưng sản xuất đang trong thời
kì non trẻ, bảo vệ trước sự cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài như bán phá giá...
- Hướng dẫn tiêu dùng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, hạn chế tiêu
dùng hàng nhập khẩu cao cấp, không thiết yếu, dành ngoại tệ cho nhập khẩu phục vụ sản
xuất.
- Khuyến khích xuất khẩu theo hướng có lợi cho sản xuất trong nước : những mặt
hàng trong nước có thể chế biến được, được khuyến khích xuất khẩu hơn so với khi xuất
khẩu nguyên liệu. Cùng một nhóm hàng, nhưng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến được
hưởng thuế suất thấp hơn, có khi 0%.
- Động viên một phần thu nhập vào ngân sách, chủ yếu thông qua thuế nhập khẩu.
Ở hầu hết các nước, tỉ trọng thuế XNK rất thấp và gần như không đánh thuế xuất khẩu.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
254
Do trình độ phát triển của Việt nam còn thấp nên thuế XNK vẫn có vị trí quan trọng để
thực hiện các mục đích trên và là nguồn thu đáng kể của ngân sách. Việc tham gia Hiệp
định cắt giảm thuế quan trong khối ASEAN sẽ làm giảm một phần tỉ trọng của thuế nhập
khẩu trong thời gian tới.
Số thuế phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế XNK = (Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế đơn vị) x Thuế suất
Giá tính thuế đơn vị là giá xuất, giá nhập tại cửa khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường biển
là giá FOB, giá CIF. Giá xuất không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm tính từ cửa
khẩu đi. Giá nhập bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm tới cửa khẩu đến.
Thuế suất hàng nhập khẩu có 3 loại:
- Thuế suất thông thường, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước
không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam. Được
quy định cao hơn không quá 70% so với mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương
ứng.
- Thuế suất ưu đãi, áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việt nam có
thoả thuận đối xử tối huệ quốc và được ghi trong biểu thuế.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việt
nam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khâủ.
Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế suất bổ sung để chống lại việc bán phá giá và sự trợ
cấp của nước xuất khẩu gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự
của Việt nam và chống lại sự phân biệt đối xử với hàng hoá của Việt nam.
Đối với hoạt động xuất khẩu có nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất 0% như hạt điều đã
qua chế biến. Nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước chịu thuế suất cao như
phế liệu, mảnh vụn của kim loại thường là 45%.
Trong các luật thuế, thuế suất do Quốc hội phê chuẩn, nhưng riêng thuế XNK cần có sự
thay đổi kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế và quan hệ hợp tác thương mại với
các nước nên biểu thuế do Uỷ ban thường vụ quốc hội quy định; còn thuế suất thông
thường, đặc biệt và bổ xung do Chính phủ quy định.
Không thuộc diện chịu thuế gồm có: Hàng viện trợ nhân đạo, hàng vận chuyển quá cảnh,
mượn đường, chuyển khẩu do không tiêu thụ hàng hoá tại Việt nam.
Diện miễn thuế chia làm 2 trường hợp: Thứ nhất được miễn thuế dành cho trường hợp
cần ưu tiên và dễ kiểm soát hơn nên thủ tục đơn giản hơn và do cơ quan hải quan quyết
định, trường hợp thứ hai là được xét miễn thuế có thủ tục miễn thuế phức tạp hơn và do
Bộ Tài chính quyết định. Sửa đổi thuế XNK lần thứ nhất năm 1993 cho phép hàng vật tư
nguyên liệu nhập khẩu gia công cho nước ngoài chuyển từ dạng xét miễn thuế chuyển
sang dạng miễn thuế.
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
255
Được xét giảm thuế không phải là do ưu đãi mà do hàng hoá bị hư hỏng, mất mát trong
quá trình vận chuyển bốc xếp nên không đủ số lượng như khi làm tờ khai thuế. Thuế
XNK do người tiêu dùng chịu nên không xét giảm thuế cho trường hợp nào khác.
Xét hoàn lại thuế cho những trường hợp trước đó đã nộp thuế XNK, nhưng sau đó lại
không xuất hoặc không nhập và cho vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu, nó thể hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Vật tư nguyên liệu
nhập khẩu để xản xuất hàng XK không thể xếp vào trường hợp miễn, xét miễn thuế vì
khó quản lý khi đã vào nội địa. Thời gian ân hạn nộp thuế là 275 ngày .
4.3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh. Nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo
hướng có lợi thông qua ưu đãi thuế, động viên một phần thu nhập vào ngân sách và đảm
bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Thu nhập là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian.
Trong đó, có cả chi phí mà các cơ sở kinh doanh đã bỏ ra để có thu nhập ấy. Bù đắp chi
phí để bảo toàn vốn và duy trì quy mô kinh doanh nên không thể đánh thuế vào phần thu
nhập là chi phí. Vì vậy, đối tượng tính thuế là phần thu nhập sau khi trừ đi chi phí hợp lý,
có liên quan đến thu nhập và trên cơ sở sử dụng vốn doanh nghiệp, nó được gọi là thu
nhập chịu thuế.
Phải giới hạn chi phí được phép trừ vì một số khoản chi phí tuy doanh nghiệp có bỏ ra
nhưng không được trừ như khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp
nhằm tránh lợi dụng trốn lậu thuế, các khoản tiền phạt do không khuyến khích vi phạm
pháp luật, hợp đồng, các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại vượt quá mức
cho phép... Các khoản chi phí này gọi là chi phí không hợp lý.
Các khoản chi phí không dùng vốn của doanh nghiệp mà do nguồn vốn khác đài thọ nên
không cần bù đắp cũng không được trừ. Chi tiêu không liên quan đến thu nhập như chi
ủng hộ vùng bão lụt không được coi là chi phí và cũng không được trừ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế TNdoanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
Xét từ góc độ hạch toán kinh doanh, khái niệm lợi nhuận (lợi tức) được hiểu là phần
chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí thực tế đã phát sinh. Như vậy, thực chất thu
nhập chịu thuế gồm lợi nhuận và các khoản chi phí không hợp lý. Do đó, nếu quy định
đối tượng đánh thuế là lợi nhuận sẽ không đảm bảo sự rõ ràng và gây thắc mắc cho ngươì
nộp thuế. Tổng lợi nhuận trước thuế trong bảng báo cáo thu nhập là thu nhập chịu thuế
nên vẫn gồm cả chi phí bất hợp lý nếu có. Vì khi tính toán chi phí trong bảng báo cáo thu
nhập không được tính các chi phí bất hợp lý. Việt nam đã phải sửa đổi tên gọi thuế lợi tức
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
256
thành thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và theo định hướng của Nhà nước, có
các chế độ ưu đãi thuế sau:
- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế gồm có hộ gia đình, cá nhân sản xuất
nông nghiệp với quy mô nhỏ, do quản lý thuế phức tạp mà số thuế thu được khôg lớn và
các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp nhằm khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau trong sản
xuất nông nghiệp.
- Thuế suất ưu đãi dành cho các dự án đầu tư có 100% vốn Việt nam thuộc các
ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư là 25, 20,15%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh được hưởng thuế
suất ưu đãi chung là 25%, một số trường hợp được áp dụng mức ưu đãi thấp hơn 20, 15,
10%.
- Miễn giảm thuế: được áp dụng cho nhiều trường hợp như các cơ sở sản xuất mới
thành lập, phần đầu tư sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ...
Đây là thuế trực thu đánh vào thu nhập từ sản xuất kinh doanh nên trong hoàn cảnh cơ
cấu ngành, vùng bất hợp lý hiện nay Việt nam quy định trường hợp ưu đãi thuế với phạm
vi rộng để khuyến khích những hoạt động kinh doanh mà Nhà nước muốn đẩy mạnh phát
triển. Ngoài ra còn cho phép chuyển lỗ sang những năm sau. Trước kia khi áp dụng thuế
lợi tức, thời gian chuyển lỗ chỉ được phép 2 năm, nay tăng lên 5 năm, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh dài hạn hoặc nhanh vượt qua thời kỳ khó
khăn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được ưu đãi hoàn thuế thu nhập nếu
dùng lợi nhuận tái đầu tư.
Để đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các cơ sở kinh doanh, cơ sở kinh doanh nào
có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại (địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành
nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh...) thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%
còn phải nộp thuế suất bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang
lại. Đó là phần thu nhập vượt quá 1`2% giá trị vốn chủ sở hữu. Như vậy là áp dụng thuế
suất luỹ tiến từng phần nhưng chỉ có 2 mức thuế suất 32% và 57%.
4.3.5. Thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư ra vào Việt nam
Thuộc nhóm thuế thu nhập, gồm có thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài
ra khỏi Việt nam và thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư Việt nam ở nước ngoài về
nước. Hiện có vị trí quan trọng là thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ra
khỏi Việt nam. Nó được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam đồng thời là
một bộ phận của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối tượng tính thuế là số thu nhập chuyển ra nước ngoài kể cả số thu nhập có được do
chuyển nhượng vốn và thuế thu nhập được hoàn lại. Để khuyến khích bên nước ngoài
Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng
257
góp vốn pháp định, vốn hợp doanh cao, có 3 mức thuế suất 5, 7, 10% tương ứng với số
vốn góp là từ 10 triệu USD trở lên, từ 5triệu đến dưới 10 triệu và dưới 5 triệu USD.
Tránh đánh thuế 2 lần nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt nam đã ký
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước có quan hệ đầu tư với Việt nam.
4.3.6. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Trên thế giới gọi là thuế thu nhập cá nhân. Vì là lần đầu tiên ban hành thuế thu nhập cá
nhân và đây là thuế trực thu, số người có thu nhập chịu thuế không nhiều nên quốc hội đã
lựa chọn tên gọi như vậy và mới ban hành dưới dạng pháp lệnh.
Mục đích ban hành thuế thu nhập cá nhân là để góp phần thực hiện công bằng xã hội và
động viên một phần thu nhập của những cá nhân có thu nhập vào ngân sách.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Để điều tiết
mạnh và hợp lý, áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần.
Độ lớn của thu nhập cá nhân được đánh giá theo năm thì chính xác hơn theo tháng nên
thuế thu nhập thường xuyên được tính trên thu nhập bình quân tháng trong một năm và
còn dẫn đến thuế thu nhập không thường xuyên có mức khởi điểm chịu thuế cao hơn. Để
dễ quản lý và giảm chi phí thu thuế thì ở Việt nam áp dụng cách tính thuế trên đầu người
có thu nhập, chứ không căn cứ vào các thành viên trong gia đình.
Tạm thời chưa thu thuế đối với các khoản thu nhập là lãi cho vay, mua cổ phiếu để
khuyến khích tiết kiệm và phát triển thị trường tài chính. Chưa thu thuế vào quà biếu tặng
là kiều hối để thu hút ngoại tệ. Ưu đãi dưới dạng không thuộc diện chịu thuế gồm một số
loại phụ cấp, tiền thưởng như phụ cấp làm đêm, độc hại, tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật,
sáng chế.... và các khoản trợ cấp, bồi thường bảo hiểm. Để tránh trùng lắp, thu nhập của
chủ hộ kinh doanh cá thể cũng không thuộc diện chịu thuế vì đã chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Những người có thu nhập dưới mức khởi điểm tính thuế cũng có thể coi là được miễn
thuế. Trường hợp được xét miễn giảm thuế khi bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn ảnh hưởng
đến đời sống của người nộp thuế. Ở Việt nam chưa đánh thuế quà tặng giữa các cá nhân
trong nước, trừ tặng biếu tài sản là đất đai và chưa đánh thuế thừa kế, kể cả đất đai (được
quy định trong luật thuế chuyển quyền sử dụng đất)... Thu nhập từ thừa kế và quà tặng là
không nhỏ ở các nước có nền kinh tế thị trường và nó được quản lý bằng luật thuế riêng.
4.3.7. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Đối tượng đánh thuế là thu nhập của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi chuyển quyền
sử dụng đất các loại. Có các mục đích:
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả
thông qua việc đánh thuế vào trường hợp chuyển quyền sử dụng đất gắn với thay đổi mục
đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và ngược lại.
Tai chinh cong
Tai chinh cong
Tai chinh cong

Contenu connexe

Tendances

Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTrần Đức Anh
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện naylenazuki
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trườngVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trườngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
chi ngan sách
chi ngan sáchchi ngan sách
chi ngan sáchlet_smile
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
DuythanhVui Bui
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Hung Pham Thai
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...Vân Anh
 
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhhoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhVân Anh
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010Phuong Thao Huynh
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Hung Pham Thai
 

Tendances (20)

Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trườngVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
 
chi ngan sách
chi ngan sáchchi ngan sách
chi ngan sách
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
Duythanh
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nướcTANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đQuản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
chinh
chinhchinh
chinh
 
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhhoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
Tl thuc trang va bien phap khac phuc lam phat của vn nam 2010
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005
 

En vedette

Chương 1 tổng quan
Chương 1  tổng quanChương 1  tổng quan
Chương 1 tổng quanLinh Linh
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộnggamaham3
 
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Trần Đức Anh
 
Cung tiền tệ
Cung tiền tệCung tiền tệ
Cung tiền tệankeonao
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copychickencute
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcDzung Phan Tran Trung
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trườngLinh Vu
 

En vedette (13)

Dap an tcc
Dap an tccDap an tcc
Dap an tcc
 
Chương 1 tổng quan
Chương 1  tổng quanChương 1  tổng quan
Chương 1 tổng quan
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
 
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
 
Cung tiền tệ
Cung tiền tệCung tiền tệ
Cung tiền tệ
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trường
 

Similaire à Tai chinh cong

Tài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxTài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxVnTngAnh
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNLUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNOnTimeVitThu
 

Similaire à Tai chinh cong (20)

Tài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxTài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docx
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
 
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường XuyênLuận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
 
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
 
Nsnn
NsnnNsnn
Nsnn
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 
Bản word
Bản wordBản word
Bản word
 
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Đề tài: Thuế và quản lí nâng cao thuế, HAY
Đề tài: Thuế và quản lí nâng cao thuế, HAYĐề tài: Thuế và quản lí nâng cao thuế, HAY
Đề tài: Thuế và quản lí nâng cao thuế, HAY
 
Đề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdfĐề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdf
 
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THUẾ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢNLUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 

Tai chinh cong

  • 1. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 230 Chương 8. Tài chính công 1. Khái niệm và bản chất của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính hoặc tài khoá) là giai đoạn mà trong đó dự toán thu – chi tài chính đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở hầu hết các nước, năm ngân sách có thời hạn bằng 1 năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa số các nước (trong đó có Việt nam), năm ngân sách trùng năm dương lịch (bắt đầu 1/1, kết thúc 31/12) như Pháp, Bỉ, Hà lan, Trung quốc. Một số nước như Anh, Nhật, năm ngân sách bắt đầu từ 1/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau. Úc thì từ 1/7 năm trước đến 30/6 năm sau, Mỹ từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau. Việc quy định năm ngân sách là hoàn toàn do ý chí chủ quan của từng nhà nước. Về mặt bản chất, NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bào gồm: - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức tài chính trung gian - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tổ chức xã hội - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các hộ gia đình - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính - Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại Hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức theo một trong hai mô hình sau: - Mô hình nhà nước liên bang: NSNN được tổ chức theo 3 cấp • Ngân sách liên bang • Ngân sách bang • Ngân sách địa phương - Mô hình nhà nước thống nhất: NSNN gồm 2 cấp • Ngân sách trung ương • Ngân sách địa phương Tại Việt nam, theo tinh thần Luật Ngân sách nhà nước, được thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997, hệ thống NSNN bao gồm 4 cấp: - Ngân sách trung ương Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 231 - Ngân sách cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) - Ngân sách cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn) Cơ quan quản lý quỹ của NSNN là Kho bạc Nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt nam được thành lập theo quyết định QĐ 07/HĐBT ngày 4/1/90 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/90. 2. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội. 2.1. NSNN – Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước Hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu này được thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách nước, mà chủ yếu là thuế (trung bình chiếm 80-90% tổng thu). Đây là vai trò truyền thống của NSNN, tồn tại trong bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kể từ khi nhà nước ra đời. Nó xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nước với chức năng quản lý kinh tế xã hội. 2.2. NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế - xã hội phát triển cân đối và hợp lý hơn. Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách. Cụ thể, vai trò này được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau: 2.2.1. Về mặt phát triển kinh tế NSNN được sử dụng để kích thích nền kinh tế phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tế mới, thông qua các hoạt động như: - Dùng vốn NSNN để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, điện, nước thuỷ lợi… Đây là những lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng tư nhân không muốn đầu tư (do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm) hoặc không đủ khả năng (về vốn và trình độ) để đầu tư. - Thực hiện những ưu đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề hoặc vùng cần phát triển, ví dụ các ngành kinh tế mới (công nghệ sinh học, tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng
  • 2. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 232 kinh tế ở vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống người dân ở đó. - Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụng định hướng tiêu dùng nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành cho phát triển kinh tế. - Khi nền kinh tế suy thoái, nhà nước có thể tăng chi ngân sách cho đầu tư, cắt giảm thuế nhằm kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sớm. - Thông qua các khoản chi đầu tư từ vốn ngân sách và ưu đãi thuế để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xã hội một cách có hiệu quả. 2.2.2. Về mặt ổn định kinh tế xã hội Vai trò này của NSNN được thể hiện qua các hoạt động như: - Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính (kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động do thiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp. - Hỗ trợ các quỹ bình ổn giá, quỹ bảo hiểm xã hội. - Cấp tín dụng ưu đãi hoặc mua lại các doanh nghiệp có vị trí quan trọng đang gặp khó khăn, có nguy cơ giải thể hoặc phá sản. - Lập quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá. - Sử dụng các chính sách tài khoá thắt chặt hoặc mở rộng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô (giảm nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, phục hồi tổng cầu). - Ngoài ra, các hoạt động nhằm cân bằng ngân sách cũng có ảnh hưởng lớn tới các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán… 2.2.3. Về mặt thực hiện công bằng xã hội - Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá… nhằm tạo điều kiện nâng cao mặt bằng xã hội. - Chi trợ cấp đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, những gia đình có công với đất nước. - Chi trợ cấp thất nghiệp nhằm giúp ổn định xã hội. - Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật qua tín dụng ưu đãi. - Thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức nhằm điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp, góp phần giảm bớt khoảng cách giầu nghèo. 3. Thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thoả mãn Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 233 nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. 3.1. Các nguồn thu của NSNN Thu NSNN được hình thành từ các nguồn sau: 3.1.1. Thuế Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế có những đặc trưng sau: - Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho Nhà nước. Các cá nhân, doanh nghiệp là người được hưởng các lợi ích từ chi tiêu NSNN và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp cho ngân sách Nhà nước, có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu…). - Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN cho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếp nên người chịu thuế không tự giác nộp. - Không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều hay ít. 3.1.2. Lệ phí Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định để nhà nước phục vụ công việc quản lý hành chính nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. Việt nam có khoảng 15 loại lệ phí như lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí chứng thư, công chứng, lệ phí cấp quota. Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực hiện. Đó là những đơn vị dự toán ngân sách, tức là toàn bộ thu chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó là một bộ phận của thu chi ngân sách. Tiền lệ phí thu được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việc của bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ tiền lệ phí trước bạ nhà, đất không chỉ để đảm bảo hoạt động của bộ phận trước bạ mà còn đảm bảo hoạt động của cả hệ thống cơ quan quản lý nhà đất như Tổng cục địa chính, Sở nhà đất với các công việc như lập hồ sơ địa chính, lập quy hoạch… Do đó một số lệ phí có số tiền thu lớn như lệ phí trước bạ nhà đất lên tới 2% giá trị nhà đất.
  • 3. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 234 Thu lệ phí là nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo khả năng đóng góp trong chính sách động viên vào ngân sách Nhà nước và công bằng trong việc hưởng thụ các lợi ích từ chi tiêu của ngân sách. Vì vậy người nộp lệ phí là người được hưởng lợi ích từ hoạt động quản lý của Nhà nước và số tiền lệ phí phù hợp với khả năng đóng góp của họ nên Nhà nước không cần trợ giúp để giảm gánh nặng cho người nộp thuế. Một số lệ phí là bắt buộc. Trong đó quan trọng là lệ phí trước bạ, vì Nhà nước cần quản lý quyền sở hữu, quyền sử dụng một số tài sản là nhà đất, tầu thuyền, ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao nhưng nhiều người không muốn nộp lệ phí nên không chịu trước bạ những tài sản này. Nếu Nhà nước quy định số tiền nộp lệ phí nào đó lớn nhằm tăng thu ngân sách thì không gọi là lệ phí mà gọi là thuế hay thuế mang tính chất lệ phí như thuế môn bài. Tóm lại, lệ phí vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN. 3.1.3. Phí Phí là khoản thu do nhà quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của NSNN mà nhà nước đã dùng để: - đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia, - tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh. Khác với lệ phí, việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí và gắn với hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng và chỉ thu theo yêu cầu. Các dịch vụ của hoạt động sự nghiệp như giáo tục, y tế… hoạt động công cộng như giao thông, vệ sinh đô thị… rất cần phát triển nhưng một bộ phận dân cư không có khả năng mua nếu Nhà nước không hỗ trợ một phần chi phí. Do thu không đủ bù đắp chi phí nên đơn vị sự nghiệp là đơn vị dự toán ngân sách. Người trả tiền phí (mua dịch vụ) là người được hưởng một phần số tiền chi tiêu của Nhà nước nên phải tuỳ vào loại hoạt động sự nghiệp và sức sống của dân và khả năng chi của ngân sách mà xác định mức phí cho phù hợp. Như vậy, phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp và bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ (công cộng) nào đó do nhà nước cung cấp. Phí có tính hoàn trả trực tiếp. Do đặc điểm của thuế, lệ phí và phí khác nhau dẫn đến hình thức văn bản pháp luật điều chỉnh và cơ quan ban hành chúng cũng khác nhau. Thuế cần được Quốc hội quyết định và ban hành dưới dạng luật, riêng thuế mang tính chất lệ phí thì chỉ cần Chủ tịch nước quyết định. Do Việt nam mới tiếp cận kinh tế thị trường nên một số thuế tạm thời do Uỷ Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 235 ban thường vụ quốc hội ban hành dưới dạng pháp lệnh để thuận tiện cho quá trình hoàn thiện. Lệ phí, phí do Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trung ương ban hành dưới dạng nghị định, quyết định. So sánh thuế với phí và lệ phí172 : Giống nhau: - Là khoản thu của NSNN - Là khoản đóng góp (nộp) của thể nhân và pháp nhân - Mang tính bắt buộc, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước - Mang tính ổn định tương đối - Đều được lượng hoá thông qua tiền tệ Khác nhau: THUẾ PHÍ VÀ LỆ PHÍ - Là luật định, dưới hình thức luật hoặc pháp lệnh do cơ quan lập pháp (quốc hội) ban hành việc ấn định, ban hành, bãi bỏ hoặc sửa đổi một số sắc thuế phải trải qua những trình tự lập pháp chặt chẽ do hiến pháp quy định. - Cũng do nhà nước quy định nhưng ở cấp độ khác, dưới hình thức văn bản do cơ quan hành pháp ban hành. Trình tự ban hành không chặt chẽ, phức tạp như thuế. - Không có đối phần cụ thể. - Có đối phần cụ thể - Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong xã hội. - Phí, lệ phí là những khoản thu để giảm chi ngân sách, nhằm mục tiêu duy nhất là bù đắp một phần chi phí nhà nước đã đầu tư vào các dịch vụ công cộng của nhà nước. - Không mang tính hoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả gián tiếp thông qua các khoản trợ cấp xã hội và phúc lợi công cộng. - Mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. - Mang tính chất nghĩa vụ đóng góp của các tổ chức kinh tế và dân cư đối với nhà nước. - Chỉ khi có hưởng lợi ích hoặc được sử dụng dịch vụ công cộng mới phải nộp phí, lệ phí. - Mức thu về thuế thường được quy định bằng tỉ lệ phần trăm (%) so với cơ sở tính thuế đồng thời có thể được quy định bằng con số tuyệt đối hay tỉ lệ (%) luỹ tiến hoặc luỹ thoái. - Mức thu về lệ phí, phí là một loại giá cả đặc biệt, nó không giống như giá cả hàng hoá và dịch vụ phải chịu sự chi phối bởi quy luật cung cầu trên thị trường; mà mức thu lệ phí được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bù đắp chi phí của dịch vụ công cộng. 3.1.4. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước - Thu lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế như lãi từ cổ phần Nhà nước giữ lại tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá. 172 Trang 104, sách Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, TP. HCM
  • 4. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 236 - Thu tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước. Khoản thu này trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp theo tỷ lệ từ 0,2 - 0,5% vốn NSNN cấp/tháng. Vốn NSNN cấp gồm có vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách (như viện trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, các khoản lợi nhuận phải nộp ngân sách được phép giữ lại bổ sung vốn). - Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, ví dụ tiền thu từ việc bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém mà không cần thiết giữ lại. - Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) từ các các tổ chức, cá nhân trong nước vay qua Tổng cụ đầu tư phát triển hoặc qua hệ thống ngân hàng (ngân hàng hưởng phí dịch vụ) và từ chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế. 3.1.5. Thu từ hoạt động sự nghiệp - Các khoản thu do bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sản phẩm sản xuất thử cuả các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự in ấn… Các đơn vị sự nghiệp có cơ chế tài chính là dự toán ngân sách nên toàn bộ các khoản thu phải nộp vào ngân sách. - Khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, sau khi đơn vị đã trích lập vào các quỹ theo chế độ (quỹ đầu tư phát triển, dự trữ tài chính, khen thưởng, phúc lợi). Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng theo giá Nhà nước quy định, nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiều vào chi phí phát sinh. Vì vậy để khuyến khích các đơn vị này tích cực thu nên đã áp dụng cơ chế tài chính gắn thu bù chi. Đơn vị sự nghiệp có thu là một dạng của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. 3.1.6. Tiền bán hoặc cho thuê tài sản không dùng (thuộc sở hữu Nhà nước) tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp. 3.1.7. Thu tiền bán hàng hoá, vật tư từ quỹ dự trữ Nhà nước. 3.1.8. Tiền thu sử dụng đất khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước. 3.1.9. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân bổ sung cho vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương (cấp xã, thị trấn). Do khả năng chi của ngân sách địa phương có hạn và người dân muốn đóng góp để xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho họ. 3.1.10. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước như đóng góp cho quỹ an ninh, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ đồng bào bão lụt… 3.1.11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ hoặc trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 237 nước. 3.1.12. Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển và khoản vay của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Vay trong nước được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu nhà nước, gồm: - Trái phiếu chính phủ, có 3 loại: tín phiếu kho bạc (có thời hạn dưới 1 năm), trái phiếu kho bạc (có thời hạn từ 1 năm trở lên) và trái phiếu công trình. Vay trái phiếu công trình do cơ quan chính phủ quản lí và sử dụng cho đầu tư một công trình nhất định. Trái phiếu, tín phiếu có thể phát hành qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoặc kho bạc Nhà nước. - Trái phiếu chính quyền địa phương: dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc phần trách nhiệm của địa phương. Nước nào có mức độ phân cấp quản lý ngân sách cao thì trái phiếu địa phương phát triển hơn. - Công trái: nhà nước phát hành khi đất nước gặp khó khăn do chiến tranh, khủng hoảng kinh tế… nên cần sự ủng hộ của người dân để vượt qua. Công trái có lãi suất thấp hơn thị trường và thời hạn vay dài. Vay nước ngoài dưới các hình thức sau: - Vay vốn ODA của chính phủ nước ngoài (song phương), của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (đa phương). Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thường gồm một phần không hoàn lại, phần còn lại là vay ưu đãi. Phần vay ưu đãi được tính vào khoản vay nước ngoài để theo dõi và có kế hoạch trả nợ. - Phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế (tại các thị trường vốn quốc tế). - Vay của các thương nhân, tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài. Hai khoản vay sau từ nước ngoài theo lãi suất thị trường và điều kiện vay khó hơn nên Việt Nam rất ít sử dụng. 3.1.13. Các khoản thu khác như: khoản tiền phạt, tài sản tịch thu, di sản Nhà nước được hưởng… Khi lập dự toán thu hàng năm, ngoài các khoản thu trên còn có thu kết dư ngân sách năm trước. Tuy nhiên đây không phải là một hình thức động viên hay nguồn thu của ngân sách Nhà nước. 3.2. Phân loại thu ngân sách Phân loại thu ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các nguồn thu thành những nhóm, theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu về nghiên cứu, phân tích kinh tế và quản lý ngân sách. Có 4 cách phân loại phổ biến như sau: 3.2.1. Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu, thu ngân sách nhà nước được
  • 5. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 238 chia làm 2 loại: - Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (như phí, lệ phí) hay còn gọi là thu từ thuế, phí và lệ phí. Đây là các khoản thu có tính chất bắt buộc, không hoàn trả và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. - Các khoản thu không mang tính chất thuế (hay còn gọi tắt là thu ngoài thuế). Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ động viên từ thuế vào ngân sách hay tỷ suất thuế (tỷ lệ giữa số thuế thu được/GDP) dùng trong việc phân tích đánh giá chính sách động viên vào NSNN từ thuế. Nó còn có ý nghĩa trong việc xác định và đánh giá tỷ trọng nguồn thu thuế trong tổng số thu. 3.2.2. Căn cứ vào khả năng động viên GDP vào NSNN, thu NSNN được chia thành: - Thu trong nước - Vay nợ và viện trợ Chỉ tiêu thu trong nước thể hiện mức động viên từ các cá nhân, doanh nghiệp vào ngân sách, giúp phân tích đánh giá chính sách động viên vào NSNN, đó là tỷ lệ động viên GDP vào NSNN hay tỷ suất thu NSNN, được tính bằng: (Tổng thu trong nước / GDP) x 100%. Tỷ suất thu và thu trong nước thường được quan tâm khi xem xét chính sách thu và thực hiện kế hoạch thu NS nên thu trong nước còn được hiểu là thu NS theo nghĩa hẹp. 3.2.3. Căn cứ vào tính chất thường xuyên của các khoản thu, thu NSNN bao gồm: - Thu thường xuyên: gồm chủ yếu là thuế, lệ phí, phí. Ngoài ra có các khoản thu khác là: + Thu từ sở hữu tài sản ngoài thuế như thu từ hoạt động sự nghiệp, thu sử dụng vốn ngân sách, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước… + Thu lãi từ các khoản cho vay. + Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước. + Thu tiền phạt và tịch thu... - Thu không thường xuyên: có các khoản như thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, thu viện trợ, vay nợ... Trên cơ sở mức chi thường xuyên mà chủ yếu căn cứ vào thuế, phí, lệ phí giúp xác định tỉ lệ giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên. Tỷ lệ này rất cần khi cân đối NSNN nhằm đảm bảo ổn định chi tiêu dùng thường xuyên và tăng tích luỹ cho nền kinh tế. 3.2.4. Căn cứ vào tính chất vay nợ của khoản thu - Thu từ vay nợ (trong và ngoài nước) - Thu ngoài vay nợ. Khoản thu vay nợ mang bản chất tín dụng nên có tính chất hoàn trả. Trong khi đó tính chất phân phối của hầu hết các khoản chi ngân sách Nhà nước là không hoàn trả. Vì vậy người ta coi nó là khoản bội chi (thâm hụt) ngân sách. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định mức độ bội chi ngân sách Nhà nước sao cho phù hợp. GDP là nguồn Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 239 mà ngân sách Nhà nước huy động, cho nên cần so sánh số bội chi với GDP. Nếu bội chi quá từ 3% GDP trở xuống báo hiệu tình hình bình thường. Trong Liên minh tiền tệ châu Âu đây là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành thành viên. Ở Việt Nam do khả năng thu có hạn và nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế quan trọng nên quốc hội cho phép mức bội chi trong thời gian tới ở dưới mức 5% GDP. Mức bội chi trong thời gian qua khoảng 3-4% GDP. 3.2.5. Căn cứ vào phạm vi của nguồn thu - Thu nước ngoài, gồm có viện trợ và vay nước ngoài - Thu trong nước và vay nợ trong nước Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ phụ thuộc của NSNN vào bên ngoài và mức độ can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua tỷ trọng chi đầu tư và tiêu dùng của khu vực nhà nước. Ngoài các cách phân loại thu được sử dụng phổ biến ở trên còn có hai cách phân loại khác được quy định trong “Mục lục ngân sách nhà nước” là: - Căn cứ vào ngành kinh tế quốc dân: Việt nam có 20 ngành kinh tế quốc dân cấp một và tương ứng có 20 khoản thu như thu từ y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng... Qua đó thấy được mức độ động viên của từng ngành vào ngân sách nhà nước. - Căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước có các khoản thu như thu từ Bộ giáo dục và đào tạo, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao... Theo cách phân loại này thì thu của Học viện ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) thuộc thu của đơn vị dự toán cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước, nếu theo cách phân loại trên thì thuộc ngành giáo dục đào tạo. Cách phân loại này có tác dụng trong việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nước và tỷ suất thuế Nguồn hình thành thu NSNN nói chung và thuế nói riêng là GDP nên để đánh giá khối lượng và cơ cấu thu ngân sách cần dựa vào tỷ lệ động viên GDP và tỷ suất thuế cũng như khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bội chi sẽ đề cập trong phần bội chi. Mối quan hệ giữa số thu trong nước, số thu thuế so với GDP thực chất là mối quan hệ phân phối giữa Nhà nước và xã hội. Vì vậy cần xác định đúng tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước và tỉ lệ thu thuế. Do nó không chỉ ảnh hưởng đến số thu ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Khi xem xét cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng sau đây: 3.3.1. Thu nhập bình quân đầu người
  • 6. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 240 Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Mức độ phát triển nền kinh tế hàng hoá tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi khâu tài chính, cho nên nhân tố này cũng là nhân tố quyết định khách quan đến mức động viên của ngân sách Nhà nước và cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với dân số. Nếu thoát li chỉ tiêu này khi ấn định mức động viên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư của khu vực tư nhân. 3.3.2. Tỉ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế Tỉ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Nếu khả năng huy động vào ngân sách càng cao. Dựa vào tỉ suất lợi nhuận trọng nền kinh tế để xác định tỉ suất thu sẽ tránh việc huy động của ngân sách gây khó khăn cho họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Thời kỳ kinh tế suy thoái, Nhà nước có thể giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, phát triển kinh tế. Ở những nước chưa phát triển có tỷ suất lợi nhuận thấp cũng không nên huy động nhiều để bồi dưỡng nguồn thu. Thâm hụt ngân sách được giải quyết bằng vay nợ. 3.3.3. Khả năng xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏ Đối với những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và dầu mỏ lớn hơn 20% thì đây là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể. Nếu có cùng một mức độ phát triển kinh tế, nước nào có tỉ trọng này lớn thì tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước lớn hơn, chẳng hạn Venezulla có tỉ suất thuế là 20%, Liberia 22,6%, Tuynidi 29,8%. Ở Việt nam, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và dầu mỏ tuy không cao như nhiều nước, nhưng cũng đạt mức trên 20% và có đóng góp đáng kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào ngân sách. Trên đây là 3 nhân tố khách quan, còn 2 nhân tố tiếp theo có tính chất chủ quan. 3.3.4. Mức độ và hiệu quả chi tiêu của Nhà nước Mức độ chi tiêu của Nhà nước phụ thuộc vào: - Quy mô bộ máy quản lí Nhà nước - Nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử. Nếu 3 nhân tố kể trên như nhau, nhưng nước nào có mức độ chi tiêu của Nhà nước cao và hiệu quả chi tiêu thấp sẽ dẫn đến tỉ lệ động viên cao hơn. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu thì nhiều nhưng khả năng thu lại có hạn nên chính phủ thường phải vay nợ. 3.3.5. Tình trạng thất thu thuế Thuế suất không thể quá cao và theo những chuẩn mực chung nhất định. Vì vậy nước nào Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 241 có tình trạng thất thu do trốn lậu thuế càng lớn thì tỉ lệ thu thuế, tỉ lệ thu ngân sách sẽ giảm. 4. Thuế 4.1. Các yếu tố cấu thành của luật thuế Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả cho Nhà nước và là công cụ quan trọng thực hiện chính sách kinh tế xã hội nên phải bắt buộc nộp và cần quốc hội phê chuẩn dưới hình thức luật. Luật thuế bao gồm 2 khía cạnh: quản lý thu nộp thuế và chính sách thuế. Chúng tạo nên những yếu tố cần thiết của luật thuế và chia các yếu tố thành 2 phần: phần các yếu tố riêng đặc trưng hay yếu tố cơ bản tạo ra sự khác nhau giữa các luật thuế và phần các yếu tố có nội dung chung cho mọi luật thuế. 4.1.1. Mục đích (ý nghĩa) của luật thuế Bất cứ văn bản luật nào đều có phần lời nói đầu nhằm tuyên truyền cho người có nghĩa vụ thực hiện luật hiểu rõ sự cần thiết phải ban hành để thực hiện tốt các quy định của luật. Luật thuế cũng vậy, lời nói đầu chỉ ra mục đích ban hành của luật thuế, thể hiện bản chất của loại thuế đó và được xây dựng trên cơ sở vai trò (tác dụng) của thuế. Để dễ quản lý, mỗi luật thuế chỉ bao gồm một đối tượng đánh thuế nhất định, do đó mỗi loại thuế có mục đích riêng như thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, thuế thu nhập cá nhân tạo sự công bằng xã hội… và có mục đích chung là tạo ra nguồn thu đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và để cuối cùng nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Mục đích, ý nghĩa của luật không phải là những quy định bắt buộc nên không đưa thành các điều khoản mà nó là căn cứ để xây dựng các điều khoản nhằm đạt mục đích đề ra. 4.1.2. Đối tượng đánh thuế (đối tượng chịu thuế) Đối tượng đánh thuế hay đối tượng của thuế là đối tượng mà luật thuế tác động vào nhằm thực hiện vai trò của thuế. Thường người ta chia đối tượng đánh thuế làm 3 nhóm là: thu nhập (của cá nhân, doanh nghiệp), tài sản (nhà, đất, tài nguyên) và hàng hoá dịch vụ (thông thường, đặc biệt, xuất nhập khẩu). Mỗi loại đối tượng đánh thuế có đặc điểm riêng, đã tạo ra phần có nội dung khác nhau giữa các luật và làm cơ sở cho việc quy định các yếu tố quan trọng của luật thuế như người nộp thuế,căn cứ tính thuế, trường hợp ưu đãi. Mỗi đối tượng đánh thuế có tác dụng khác nhau và dẫn đến cách quản lý cũng khác nhau. Cho nên với mỗi đối tượng đánh thuế phải ban hành thành các luật thuế riêng biệt như không thể để chung thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp vào cùng một luật thuế. Chính vì vậy tên của luật thuế bao giờ cũng chỉ rõ đối tượng đánh thuế của luật đó là gì. 4.1.3. Người nộp thuế (đối tượng nộp thuế)
  • 7. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 242 Là người có đối tượng chịu thuế nên có nghĩa vụ khai báo, nộp thuế cho Nhà nước và được luật thuế quy định. Họ là những doanh nghiệp và các cá nhân, trong thuế thu nhập là người có thu nhập, trong thuế tài sản là người sở hữu hoặc được Nhà nước giao quyền sử dụng, trong thuế hàng hoá dịch vụ là người bán (tiêu thụ) hàng hoá dịch vụ. Khi xem xét từ khía cạnh tác động của chính sách thuế, cần biết người chịu thuế là ai, đó là người bị giảm thu nhập thực tế. Trong thuế thu nhập, tài sản thì người nộp và chịu thuế là một. Còn trong thuế hàng hoá dịch vụ người chịu thuế là các cá nhân khi tiêu dùng hàng hoá, nếu để người này nộp thuế thì Nhà nước rất khó thu thuế nên để đảm bảo hiệu quả thu thuế thì người nộp thuế lại là người bán hàng hoá dịch vụ và họ là người nộp hộ người tiêu dùng. Riêng trong quan hệ mua bán hàng hoá nhập khẩu, do các nước áp dụng chính sách kiểm soát nhập khẩu nên người nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là người nhập khẩu (người mua hàng). Hơn nữa nếu thu thuế hàng hoá dịch vụ ở khâu cuối cùng thì số thuế phải nộp rất lớn và tập trung ở một số ít doanh nghiệp, chủ yếu ở doanh nghiệp bán lẻ, do đó việc thu thuế rất khó khăn. Luật thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế, vì vậy người chịu thuế không cần chỉ rõ trong luật. Tuy nhiên, chính sách thuế là nhằm tác động đến người chịu thuế để thực hiện vai trò của thuế cho nên các điều khoản về thuế, nhất là đối tượng đánh thuế, thuế suất, ưu đãi thuế được quy định xuất phát từ góc độ người chịu thuế chứ không phải từ người nộp thuế. Trong thuế hàng hoá dịch vụ, tuy người nộp thuế là người bán nhưng mặt hàng nào Nhà nước khuyến khích tiêu dùng thì được hưởng thuế suất thấp, mặt hàng nào không khuyến khích phải chịu thuế suất cao, kể cả dùng cho sản xuất kinh doanh. Thuế hàng hoá dịch vụ tính vào chi phí sản xuất nên người tiêu dùng cuối cùng chịu toàn bộ. Còn nhà đầu tư, căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội mà lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Nếu thuế suất đánh vào hàng hoá dịch vụ nào đó lớn làm cho giá cao, người tiêu dùng sẽ mua ít hơn nên ngành sản xuất kinh doanh mặt hàng đó sẽ thu hẹp. Ngược lại thuế suất thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Vì vậy thuế hàng hoá dịch vụ còn tác động cả đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một mặt hàng tiêu dùng cuối cùng trải qua nhiều khâu (bộ phận) sản xuất kinh doanh thì bộ phận nào cần ưu tiên phát triển thì được hưởng thuế suất ưu đãi, còn các bộ phận khác vẫn chịu thuế suất thông thường. Ví dụ thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu hưởng thuế suất ưu đãi trong thuế VAT là 5%, nhưng thực phẩm chế biến là 10%. Trong thuế hàng hoá dịch vụ, người nộp thuế là người tiêu thụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cá nhân nên còn gọi là thuế tiêu thụ hay thuế tiêu dùng. 4.1.4. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế được thể hiện trong phương pháp (công thức) tính thuế như sau: Số thuế phải nộp = Số lượng đối tượng tính thuế x Thuế suất Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 243 Đối tượng tính thuế là cơ sở để tính số thuế phải nộp và được quy định sao cho phù hợp với mục đích của từng đối tượng đánh thuế. Thuế thu nhập có đối tượng tính thuế là thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân, với thuế tài sản là diện tích nhà đất, trong thuế tài nguyên là giá trị tài nguyên khai thác. Với thuế hàng hoá dịch vụ thì phức tạp hơn vì cần có các đối tượng tính thuế khác nhau để thực hiện chính sách điều tiết tiêu dùng của Nhà nước. Với thuế VAT là giá trị gia tăng, thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước là doanh thu tiêu thụ, thuế xuất nhập khẩu là kim ngạch xuất nhập khẩu, với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là kim ngạch nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu… Để hạn chế trốn lậu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất cao, một số nước quy định đối tượng tính thuế là số lượng hàng hoá tiêu thụ như số lít rượu, số điếu thuốc lá... Đơn vị dùng đo lường đối tượng tính thuế gọi là đơn vị tính thuế. Từ cách quy định đối tượng tính thuế như trên cho thấy có hai loại đơn vị tính thuế là đơn vị đo lường giá trị bằng tiền được dùng chủ yếu và đơn vị đo lường khác biểu hiện bằng lít, m2, cái chiếc như điếu thuốc lá. Để tính số lượng đối tượng tính thuế theo giá trị, luật quy định căn cứ tính là giá tính thuế hoặc giá tính thuế đơn vị: - Đối với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế để tránh nhược điểm thuế đánh chồng lên thuế. Căn cứ vào giá bán trên thị trường là giá đã có thuế, nó được tính như sau: Giá bán đã có thuế (giá thanh toán) Giá bán chưa có thuế = ------------------------------------------- 1 + thuế suất - Đối với thuế xuất nhập khẩu là giá xuất nhập tại cửa khẩu, với thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là giá nhập cộng với thuế nhập khẩu. - Đối với thuế tài nguyên là giá bán đã có thuế. - Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá đất do nhà nước quy định. Tránh trốn lậu thuế, trong một số trường hợp giá tính thuế không theo giá hợp đồng mà do nhà nước quy định như trong thuế XNK khi thanh toán không qua ngân hàng mà giá hợp đồng thấp hơn giá thực tế trên thị trường thì áp dụng theo bảng giá tối thiểu của Bộ Tài chính; trong thuế chuyển quyền sử dụng đất do UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ. Chúng ta cần phân biệt giá tính thuế và giá tính thuế đơn vị: giá tính thuế là tổng giá và được tính bằng = giá tính thuế đơn vị (x) số lượng hàng hoá dịch vụ. Các luật thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ quy định căn cứ tính số lượng đối tượng tính thuế là: giá tính thuế đơn vị và số lượng hàng hoá hoặc chỉ luôn là giá tính thuế dùng trong thuế VAT và thuế
  • 8. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 244 tiêu thụ đặc biệt. Riêng trong thuế XNK giá tính thuế được hiểu là giá tính thuế đơn vị. Thuế suất là số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị đối tượng tính thuế. Sau khi xác định đối tượng tính thuế là gì ta có thể xác định nội dung, cách quy định mức thuế suất. Trường hợp đối tượng tính thuế là giá trị, để tiện cho việc so sánh, người ta biểu diễn thuế suất theo % như thuế suất thuế GTGT 5, 10, 20% giá trị gia tăng... Trong luật thuế mà có quá nhiều mức thuế suất thì người ta tập hợp vào một bảng gọi là biểu thuế để thuận tiện cho việc tra cứu. Quy định mức thuế suất bình thường, ưu đãi như thế nào phải đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu của chính sách thuế. Thuế suất là linh hồn của thuế, bởi vì phần lớn thông qua nó người ta thực hiện được mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, ổn định, khuyến khích phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Để đạt được điều này không chỉ phải xây dựng mức thuế suất hợp lí cho từng đối tượng mà còn phải lựa chọn loại thuế suất phù hợp. Thường sử dụng 3 loại thuế suất tương ứng với 3 loại đối tượng chịu thuế như sau: - Thuế suất luỹ tiến từng phần Là thuế suất có nhiều mức và tăng dần lên cho từng phần của đối tượng tính thuế. Như vậy đối tượng tính thuế được chia ra thành từng phần, tương ứng với mỗi phần là một mức thuế suất khác nhau và cao dần. Ví dụ một người có thu nhập 15 triệu đồng, số thu nhập này được chia thành 3 phần là 5tr, 4tr và 1tr đ, mỗi phần chịu một mức thuế suất tương ứng là 0%, 10% , 20%; số thuế phải nộp là (5 x 0% + 4 x 10% + 1 x 20%). Loại thuế suất này được sử dụng trong các loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân và doanh nghiệp vì có ưu điểm là điều tiết mạnh đối với trường hợp có thu nhập cao mà vẫn đảm bảo sự hợp lý. Ngoài ra còn tự động điều chỉnh thuế suất và số thuế phải nộp theo sự biến động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập trong xã hội tăng lên và số thuế Nhà nước cần thu cũng tăng lên, ngược lại khi kinh tế khó khăn thì số thuế phải nộp Nhà nước cũng tự động giảm, qua đó đảm bảo tính kịp thời của chính sách và giảm chi phí điều hành. Để thấy sự điều tiết mạnh mà vẫn hợp lý của loại thuế suất này, chúng ta so sánh với thuế suất luỹ tiến toàn phần - là loại thuế suất tăng theo mức độ tăng của đối tượng tính thuế và thuế suất được áp dụng cho toàn bộ đối tượng tính thuế. Giả sử quy định mức thu nhập cá nhân trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có thuế suất 10%, trên 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng có thuế suất 20%, một người có thu nhập 10 triệu đồng thì chịu thuế suất 10%, nhưng một người khác có thu nhập 11 triệu đồng chịu thuế suất 20% là không hợp lý và có thể khuyến khích trốn lậu thuế. - Thuế suất cố định Là thuế suất không đổi khi số lượng đối tượng tính thuế thay đổi. Căn cứ vào loại Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 245 đơn vị tính thuế có: + Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế theo giá trị, áp dụng đối với thuế hàng hoá dịch vụ. Ví dụ trong thuế nhập khẩu: với một mặt hàng cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhiều hay ít thì thuế suất vẫn giữ nguyên. + Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị, thường áp dụng trong thuế nhà đất, ngoài ra ở một số nước còn áp dụng trong thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong thuế đất, với cùng một vị trí đất thì người sử dụng diện tích đất nhiều hay ít đều có mức thuế suất như nhau được tính trên 1m2 , thuế suất của xăng được tính trên 1 lít xăng. Trong thuế hàng hoá dịch vụ và thuế tài sản không thể áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần vì: khi thu thuế không thể căn cứ vào lượng giá trị hàng hoá mua bán, vào diện tích đất mà xác định người tiêu dùng, người có tài sản đang có thu nhập cao hay thấp để ấn định mức thuế suất tương ứng. Để thực hiện nguyên tắc thu thuế theo khả năng thì áp dụng bằng cách: những mặt hàng xa xỉ, đất có vị trí đẹp chịu thuế suất cao hơn mặt hàng thiết yếu, đất có vị trí xấu. Thuế suất cố định có đơn vị tính thuế không theo giá trị có hạn chế là mỗi khi có sự biến động về giá cả, lạm phát lại phải thay đổi mức thuế suất nên khi thay đổi không kịp thời dẫn đến không đảm bảo tính linh hoạt và sự ổn định nguồn thu cho ngân sách và còn làm tăng chi phí quản lý. Trong khi đó thuế hàng hoá dịch vụ có tỉ trọng thu lớn, vì vậy thuế hàng hoá dịch vụ cần áp dụng thuế suất cố định tính theo giá trị. Còn thuế nhà đất có tỉ trọng thu không lớn và một trong vai trò quan trọng của nó là khuyến khích sử dụng nhà đất tiết kiệm nên có thuế suất cố định tính theo số lượng là phù hợp. Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào địa tô chênh lệch nên thuế suất tính theo giá trị. Đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt (loại thuế có thuế suất rất lớn), nếu áp dụng thuế suất cố định tính theo số lượng sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý và tránh trốn lậu thuế vì đã loại trừ được nhân tố giá cả trong công thức tính thuế. Một số nước như Thuỵ Điển áp dụng loại thuế suất này đối với hàng hoá tiêu thụ đặc biệt, thuế suất được tính trên 1 lít rượu, bia, 1 điếu thuốc lá... 4.1.5. Các chế độ ưu đãi về thuế Nó thể hiện chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước thông qua công cụ thuế. Để tránh trốn lậu thuế và đơn giản trong việc thực hiện có 4 cách quy định ưu đãi từ đơn giản đến phức tạp như sau: - Không thuộc diện đối tượng chịu thuế: Là một dạng miễn thuế dành cho những trường hợp được miễn thuế lâu dài và không cần làm bất cứ thủ tục gì. Riêng trong luật thuế XNK, do đánh thuế từng lần chứ không tính trong một khoảng thời gian và để tránh trốn thuế nên vẫn phải làm hồ sơ xuất trình cho từng lần XNK. Lưu ý, trong một số luật thuế có trường hợp không thuộc diện đối tượng chịu thuế là để
  • 9. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 246 tránh đánh thuế trùng lắp hoặc làm cho hệ thống thuế đơn giản, tiết kiệm chi phí thu nộp. Ví dụ như trong thuế thu nhập cá nhân, lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc diện chịu thuế vì đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong luật thuế lợi tức trước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện không thuộc đối tượng chịu thuế vì đã chịu thuế lợi tức theo luật đầu tư nước ngoài. Làm cho hệ thống thuế đơn giản hơn, giảm chi phí quảnlý như trong thuế chuyển quyền sử dụng đất có trường hợp nhà nước giao quyền sử dụng đất không phải nộp thuế; trong thuế VAT hàng hoá tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế VAT ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nộp ở một khâu). -Tạm thời miễn thuế: Là trường hợp theo quy định vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nhưng được miễn thuế không có thời hạn và không phải làm hồ sơ xin miễn. Ví dụ trong thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp lãi cho vay, lãi mua cổ phiếu; trong thuế đất có đất ở của người tàn tật mất khả năng lao động, người chưa đến tuổi thành niên, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có khả năng nộp thuế, đất ở của gia đình thương binh nặng, gia đình liệt sĩ đang hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước... - Thuế suất ưu đãi: Những đối tượng chịu thuế có thuế suất 0% hay có thuế suất thấp hơn mức trung bình là thuộc diện ưu đãi. Khi có thuế suất 0% vẫn phải làm thủ tục kê khai nộp thuế. Cách quy định này được dùng trong thuế hàng hoá dịch vụ, cụ thể là thuế XNK và thuế GTGT cho những trường hợp ấn định được trước trong biểu thuế. - Miễn, giảm thuế được quy định trong chương “Miễn giảm thuế”: Là trường hợp ưu đãi có thời hạn nhất định và xuất hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Vì vậy muốn được miễn giảm thuế phải lập hồ sơ xin miễn giảm và chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ trong thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trong thuế XNK thực hiện xét duyệt cho từng chuyến hàng. Người chịu thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là người tiêu dùng nên về nguyên tắc vấn đề miễn giảm thuế không đặt ra đối với 2 loại thuế này. Nhưng ở VN tạm thời miễn giảm cho một số trường hợp trong thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ quan có thẩm quyền xét miễn giảm thuế là Tổng cục Thuế. Riêng thuế XNK do Tổng cục Hải quan, thuế đất do Uỷ ban Nhân dân, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số trường hợp nhập khẩu cần quản lý chặt hơn thì do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Chế độ ưu đãi và mức thuế suất cao trong thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu được quy định như thế nào là xuất phát từ mục đích của luật thuế đó. 4.1.6. Các yếu tố chung của mọi luật thuế - Nghĩa vụ và quyền khiếu nại của người nộp thuế: Trong tất cả các luật thuế, người nộp thuế đều có nghĩa vụ cơ bản là kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời, cung cấp tài liệu liên Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 247 quan đến việc tính thuế nếu cơ quan thuế yêu cầu. Ngoài ra tuỳ luật thuế mà còn có các nghĩa vụ khác như chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT. Người nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế. - Thủ tục nộp thuế: Gồm các quy định về nội dung kê khai thuế, căn cứ và thời hạn kê khai, thời hạn nộp thuế và quyết toán thuế. Quy định nghĩa vụ của người nộp thuế và thủ tục nộp thuế là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm luật thuế. - Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế: hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định; thông báo số thuế phải nộp đúng, kịp thời; kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế; xử lý các vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại... Khi việc nộp thuế đi vào nề nếp sẽ giảm thủ tục thông báo thuế nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế ở thế chủ động tính thuế và nộp thuế, giảm chi phí quản lý thuế trong việc tính toán và ra thông báo thuế. - Xử lý vi phạm luật thuế và khen thưởng đối với người nộp thuế, cán bộ thuế và cá nhân khác. Nếu người nộp thuế vi phạm nhẹ, bị xử phạt hành chính, nếu nặng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính có các hình thức như: phạt tiền, cảnh cáo, tước giấy phép... Nộp thuế chậm thì bị phạt tiền, mỗi ngày nộp phạt 0,1% số tiền chậm nộp, so với lãi suất phạt trả chậm cao hơn rất nhiều. Nếu trốn lậu thuế thì tuỳ mức độ bị phạt từ 1 đến nhiều lần số tiền thuế gian lận. Không nộp thuế, nộp phạt thì bị trích từ tài khoản tiền gửi, giữ hàng hoá, kê biên tài sản. Để luật thuế được thực hiện nghiêm minh, chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.Cán bộ thuế vi phạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại thường 30 ngày. Đơn khiếu nại phải gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế, nếu vẫn không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà vẫn chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến toà án. - Hiệu lực thi hành: Thường sau 1 thời gian kể từ ngày quốc hội thông qua để có thời gian chuẩn bị. 4.2. Phân loại thuế Để xây dựng chính sách thuế hoàn chỉnh, phù hợp và đáp ứng được các nguyên tắc đánh thuế, trong quản lý người ta thường phân loại thuế theo 2 cách sau đây: 4.2.1. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế Có 3 nhóm thuế chính là: - Thuế thu nhập, gồm 2 loại thuế cơ bản là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
  • 10. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 248 - Thuế tài sản, gồm 3 thuế cơ bản là thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên. - Thuế hàng hoá dịch vụ, có 3 thuế cơ bản là thuế VAT (hoặc thuế doanh thu), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng đối tượng đánh thuế. Vì mỗi nhóm thuế có tác dụng riêng nên tỉ trọng mỗi nhóm thuế phải hợp lí. Xác định đối tượng chịu thuế là một vấn đề quan trọng để có cơ sở cho việc ban hành các luật thuế và đưa ra các quy định cho phù hợp với đối tượng chịu thuế. Do nhu cầu quản lí thuế của một số nước có điểm riêng nên căn cứ vào đối tượng đánh thuế còn tồn tại một số cách phân loại khác. Những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp thì thuế xuất nhập khẩu có tỉ trọng đáng kể nên nó được tách ra thành một nhóm riêng. Ở Việt nam, theo Quyết định của Bộ Tài chính về Mục lục ngân sách Nhà nước có các nhóm thuế sau: - Thuế thu nhập, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài ở Việt nam ra nước ngoài, của chủ đầu tư Việt nam ở nước ngoài về nước. - Thuế sử dụng tài sản Nhà nước, gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất, thu giao đất trồng rừng. - Thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài. - Thuế đối với hoạt động ngoại thương, gồm thuế xuất nhập khẩu. Việt nam quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên thuế tài sản được gọi là thuế sử dụng tài sản Nhà nước. Thu tiền sử dụng đất, thu giao đất trồng rừng có thể hiểu là 1 dạng thuế tài nguyên. Thuế xuất nhập khẩu có số thu đáng kể và có ý nghĩa trong quản lý nhập khẩu, tham gia thương mại quốc tế nên cần theo dõi trong chỉ tiêu riêng. 4.2.2. Căn cứ vào phương pháp tác động đến người chịu thuế Có 2 nhóm: - Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp từ thu nhập của người chịu thuế. Điển hình là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Trong xã hội có hai chủ thể có thu nhập và cũng là hai chủ thể được hưởng lợi ích từ chi tiêu của nhà nước nên phải có nghĩa vụ đóng thuế, đó là doanh nghiệp và các cá nhân. Thuế trực thu có đặc điểm: người chịu thuế và người nộp thuế là một, người chịu thuế được xác định trước theo địa chỉ, không có khả năng chuyển số thuế ấy sang cho một người nào khác gánh Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 249 chịu và đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. - Thuế gián thu là loại thuế nhà nước thu gián tiếp từ người chịu thuế là các cá nhân thông qua việc đánh thuế tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Điển hình là thuế VAT, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Đặc điểm của nhóm thuế này ngược lại với thuế trực thu: người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế, thuế là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ do người tiêu dùng gánh chịu, còn người sản xuất kinh doanh chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng; người chịu thuế không xác định cụ thể trước và có khả năngchuyển thuế sang cho người khác bằng cách hạn chế hoặc không tiêu dùng mặt hàng nào đó. Thuế hàng hoá dịch vụ phát sinh ở khâu mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh như thuế nhập khẩu là khoản chi phí, vì doanh nghiệp phải ứng trước số tiền thuế này, khi bán hàng mới thu về. Nhưng thuế VAT, xuất khẩu và tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi bán hàng nên không hạch toán vào chi phí. Do vị trí quan trọng của thuế xuất nhập khẩu ở các nước đang phát triển nên người ta có khi tách thuế xuất nhập khẩu thành nhóm riêng để nghiên cứu. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ cấu thuế, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng nhóm thuế. Ở các nước đang phát triển, thuế trực thu cần có tỉ trọng thấp, vì một mặt thu nhập của các cá nhân chưa cao, mặt khác nhà nước muốn khuyến khích tiết kiệm trong dân chúng, thực hiện công bằng trong việc thu thuế, giảm chi phí quản lý, tạo điều kiện ổn định nguồn thu ngân sách và hạn chế trốn lậu thuế. Trong thuế gián thu, người chịu gánh nặng thuế cuối cùng vẫn là các cá nhân cho nên nếu họ tiết kiệm tiêu dùng sẽ chuyển gánh nặng thuế đó sang cho người khác, nhất là thuế đánh vào các mặt hàng cao cấp. 4.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt nam Hiện nay Việt nam có 11 loại thuế. Trong đó có 1 loại thuế mang tính chất lệ phí, đó là thuế môn bài. Trong mỗi loại thuế, chúng ta sẽ đề cập đến 4 vấn đề cơ bản có tính chất đặc trưng riêng của từng loại thuế: - Đặc điểm của loại thuế đó về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế (giúp chúng ta phân biệt các loại thuế với nhau) - Mục đích hay ý nghĩa ban hành - Căn cứ tính thuế, gồm có đối tượng tính thuế và loại thuế suất - Các chế độ ưu đãi về thuế - chính sách thuế. 4.3.1. Thuế giá trị gia tăng Là thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khi tiêu thụ, do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nộp (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
  • 11. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 250 hoá nộp. Có đối tượng tính thuế là giá trị gia tăng, được xác định bằng số chênh lệch giữa giá trị đầu ra (doanh thu) và giá trị đầu vào (giá trị nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, tiền thuê dịch vụ ngoài...). Giá trị gia tăng do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm có tiền lương và lợi nhuận. Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu, chúng có chung mục đích động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thông qua thuế suất ưu đãi đối với những sản phẩm cần khuyến khích sản xuất, tiêu thụ. Có bản chất chung nên có nước vẫn gọi tên cũ là thuế doanh thu. Nhưng thuế doanh thu có đối tượng tính thuế là toàn bộ giá trị đầu ra nên có nhược điểm cơ bản là đánh thuế trùng lắp (chồng chéo), vì vậy nhiều nước chuyển từ áp dụng thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị gia tăng nên: Thuế GTGT phải nộp = (Giá bán chưa có thuế/đầu ra - Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào chưa có thuế/đầu vào) x Thuế suất Trong thực tế, để thuận tiện cho việc quản lý thuế người ta áp dụng phổ biến phương pháp khấu trừ thuế: Thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế nhân (x) với thuế suất. Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng (=) tổng số thuế giá trị gia tăng đã nộp của hàng hoá dịch vụ mua vào được ghi trên hoá đơn mua hàng (chính bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào nhân với thuế suất). Nếu doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ khi mua hàng hoá thì doanh nghiệp phải nộp bù khi bán hàng. Qua đó, kiểm soát được việc nộp thuế của các khâu trước. Để dễ dàng tính toán số thuế phải nộp người ta sử dụng hoá đơn GTGT. Đối với những cơ sở kinh doanh chưa có hoá đơn mua hàng hoặc cả hoá đơn mua và bán hàng thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng được ấn định trên cơ sở tỉ lệ % giá trị gia tăng tính trên doanh thu, đối với trường hợp không có hoá đơn bán hàng, cơ quan thuế còn ấn định cả doanh thu. Để thuận tiện cho việc quản lý thuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, doanh thu được tính trên giá bán đã có thuế và sử dụng hoá đơn thông thường. Việc nộp hộ thuế cho người tiêu dùng cuối cùng được minh hoạ qua ví dụ sau: Người sản xuất đồ gỗ bán cho người bán lẻ, hoá đơn ghi như sau: -Giá bán chưa có thuế..........................................170 tr.đ. - Thuế GTGT..........................................................17 tr.đ. - Giá thanh toán....................................................187 tr.đ. Số thuế GTGT mà người bán lẻ phải chịu là 17 tr.đ. và do người sản xuất đồ gỗ nộp hộ. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 251 Người bán lẻ đồ gỗ bán cho người tiêu dùng, hoá đơn ghi như sau: - Giá chưa có thuế ..................................................200 tr.đ. - Thuế GTGT.............................................................20 tr.đ. - Giá thanh toán.......................................................220 tr.đ. Số thuế GTGT người tiêu dùng phải chịu là 20 tr. đ. Người bán lẻ đồ gỗ đã nộp hộ người tiêu dùng 17 tr.đ. khi mua hàng và là chi phí nên phải thu hồi. Khi thu thuế GTGT từ người tiêu dùng chỉ còn phải nộp 3 tr. đ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng không tính toán riêng doanh thu cho những mặt hàng có thuế suất khác nhau thì phải chịu thuế suất cao nhất trong số những mạt hàng đó. Quy định này nhằm tránh lậu thuế và được áp dụng trong tất cả các loại thuế hàng hoá dịch vụ. Về mặt lý thuyết, thuế giá trị gia tăng có thể tính bằng (=) tiền lương cộng (+) lợi nhuận, sau đó nhân (x) với thuế suất. Trong thực tế không được áp dụng vì quản lý thuế phức tạp. Nhà nước khuyến khích tiêu dùng một số mặt hàng, qua đó đẩy mạnh sản xuất kinh doanh những mặt hàng này, bằng việc quy định chúng không thuộc diện đối tượng chịu thuế như dạy học, dạy nghề, xuất khẩu dầu thô, than đá, nhập khẩu - máy móc thiết bị chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được để làm tài sản cố định... Chính sách thuế giá trị gia tăng còn được thể hiện trong quy định về thuế suất. Đối với hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi là 0%, do áp dụng phương pháp khấu trừ nên còn được hoàn thuế đã nộp ở các khâu trước. Thuế suất thấp 5% dành cho hàng hoá dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước phần nào khuyến khích như giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, thuốc chữa bệnh... Hầu hết các hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất phổ thông 10%. Thuế suất 20% áp dụng cho một số ít hàng hoá dịch vụ cần điều tiết mạnh từ người tiêu dùng như khách sạn, du lịch, ăn uống, xổ số các loại. Đây không phải là những dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng như những dịch vụ trong thuế tiêu thụ đặc biệt, mặc dù có cùng mức thuế suất. Do khả năng quản lí thuế còn chưa tốt nên hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bản chất 2 loại thuế này khác nhau do mục tiêu, tác dụng của chúng khác nhau, nên có một số nước tách riêng. Xu hướng là càng ngày có nhiều nước áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu vì những ưu điểm nổi bật của nó, đặc biệt cần thiết đối với những nước đang phát triển. Dựa vào giá trị gia tăng để tính thuế nên ưu điểm hơn thuế doanh thu: - Hạn chế trốn lậu thuế và khuyến khích thực hiện tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán nhờ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đầu vào. - Tránh được tính trạng đánh thuế trùng lắp, không kìm hãm quá trình chuyên môn hoá
  • 12. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 252 trong sản xuất kinh doanh. - Khuyến khích xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định. Thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào nên được hoàn thuế khi xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định, tạo điều kiện cạnh tranh và nhanh thu hồi vốn đầu tư. - Giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu nhờ hạn chế tình trạng trốn lậu thuế nhập khẩu và mở rộng diện hàng nhập khẩu phải chịu thuế (có thêm hàng nhập phi mậu dịch, hàng nhập trực tiếp cho sản xuất kinh doanh). 4.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đánh vào hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước cần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng. Đó là những hàng hoá dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng do có hại sức khoẻ, tiêu sài xa xỉ. Gồm các nhóm hàng thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ôtô, xăng, điều hoà, bài lá, hàng mã, các dịch vụ karaoke, vũ trường, mát xa, chơi golf, vé đặt cược đua, casino. Như vậy, cần đánh cả vào hàng hoá sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Hiện tại ngành sản xuất ôtô trong nước còn non trẻ và có nhiều khó khăn nên tạm thời được giảm thuế. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế sẽ không còn điều kiện để phân biệt đối xử như vậy. Thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao, mức cao nhất hiện nay là 100% cho ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống, tiếp đến 75% đối với bia chia, bia hơi. Mức thấp nhất 15% dành cho rượu thuốc, xăng và các chế phẩm pha xăng. Cao như vậy mới phát huy được tác dụng hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và không chỉ có tác dụng khuyến khích tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng mà còn điều tiết thu nhập của người tiêu dùng nói chung, người có thu nhập cao nói riêng một cách hợp lý. Để khuyến khích xuất khẩu thu ngoại tệ, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải nộp thuế nếu xuất khẩu. Thuế TTĐB thuộc loại thuế hàng hoá dịch vụ nên cách tính thuế như sau: Thuế phải nộp = (Số lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ hay nhập khẩu x Giá tính thuế đơn vị) x Thuế suất Giá tính thuế đơn vị đối với hàng sản xuất trong nước là giá bán chưa có thuế, đối với hàng nhập khẩu là giá nhập (giá tính thuế nhập khẩu) cộng với thuế nhập khẩu. Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần và do cơ sở sản xuất, nhập khẩu nộp, còn khâu lưu thông nộp thuế GTGT. Nếu phần nguyên liệu cũng phải chịu thuế TTĐB như bia hơi dùng sản xuất bia hộp thì được khấu trừ tiền thuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu. Các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt đều làm thủ tục kê khai thuế tại cửa khẩu. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ hoặc vì lý do khách quan mà chưa thực hiện việc kê khai thuế TTĐB thì cơ sở mua hàng nộp thay. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 253 Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp rất lớn nên để tránh ứ đọng thuế của Nhà nước mà người tiêu dùng đã nộp, thời hạn nộp thuế ngắn, thường 5-10 ngày, nếu số thuế phát sinh quá lớn phải nộp hàng ngày. Về nguyên tắc, không xét miễn giảm thuế đối với những loại thuế do người tiêu dùng chịu nên năm 1990 lần đầu tiên ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt không đề cập đến vấn đề này. Sau đó xét thấy những ngành này ở Việt nam còn kém phát triển, năm 1993 cho phép miễn giảm trong một số trường hợp đặc biệt. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành (ban hành lần thứ 2 áp dụng từ 1-1-1999) quy định các trường hợp miễn giảm như sau: - Cơ sở sản xuất gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ. - Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ nếu nộp thuế thì bị lỗ vốn, được xét miễn giảm thuế tương ứng với số lỗ, thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực. - Cơ sở lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước được giảm 95% mức thuế suất trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực. - Cơ sở kinh doanh golf được giảm 30% mức thuế suất trong thời hạn 3 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực. 4.3.3. Thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu (XNK) là thuế đánh vào hàng hoá XNK, kể cả phi mậu dịch và làm thủ tục kê khai nộp thuế tại cửa khẩu, nên còn gọi là thuế quan. Ở những nước có khu chế xuất, đối tượng đánh thuế gồm cả hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từ thị trường trong nước đưa ra khu chế xuất. Thuế XNK tạo ra sự tăng giá hàng hoá, nên được sử dụng làm công cụ quản lí và điều tiết vĩ mô hoạt động XNK, phục vụ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Luật thuế XNK được ban hành nhằm mục đích: - Góp phần bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, nhất là những mặt hàng trong nước có thể đáp ứng được nhưng sản xuất đang trong thời kì non trẻ, bảo vệ trước sự cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài như bán phá giá... - Hướng dẫn tiêu dùng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu cao cấp, không thiết yếu, dành ngoại tệ cho nhập khẩu phục vụ sản xuất. - Khuyến khích xuất khẩu theo hướng có lợi cho sản xuất trong nước : những mặt hàng trong nước có thể chế biến được, được khuyến khích xuất khẩu hơn so với khi xuất khẩu nguyên liệu. Cùng một nhóm hàng, nhưng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến được hưởng thuế suất thấp hơn, có khi 0%. - Động viên một phần thu nhập vào ngân sách, chủ yếu thông qua thuế nhập khẩu. Ở hầu hết các nước, tỉ trọng thuế XNK rất thấp và gần như không đánh thuế xuất khẩu.
  • 13. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 254 Do trình độ phát triển của Việt nam còn thấp nên thuế XNK vẫn có vị trí quan trọng để thực hiện các mục đích trên và là nguồn thu đáng kể của ngân sách. Việc tham gia Hiệp định cắt giảm thuế quan trong khối ASEAN sẽ làm giảm một phần tỉ trọng của thuế nhập khẩu trong thời gian tới. Số thuế phải nộp được tính theo công thức sau: Thuế XNK = (Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế đơn vị) x Thuế suất Giá tính thuế đơn vị là giá xuất, giá nhập tại cửa khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường biển là giá FOB, giá CIF. Giá xuất không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm tính từ cửa khẩu đi. Giá nhập bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm tới cửa khẩu đến. Thuế suất hàng nhập khẩu có 3 loại: - Thuế suất thông thường, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam. Được quy định cao hơn không quá 70% so với mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. - Thuế suất ưu đãi, áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việt nam có thoả thuận đối xử tối huệ quốc và được ghi trong biểu thuế. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ nước mà Việt nam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khâủ. Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế suất bổ sung để chống lại việc bán phá giá và sự trợ cấp của nước xuất khẩu gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt nam và chống lại sự phân biệt đối xử với hàng hoá của Việt nam. Đối với hoạt động xuất khẩu có nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất 0% như hạt điều đã qua chế biến. Nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước chịu thuế suất cao như phế liệu, mảnh vụn của kim loại thường là 45%. Trong các luật thuế, thuế suất do Quốc hội phê chuẩn, nhưng riêng thuế XNK cần có sự thay đổi kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế và quan hệ hợp tác thương mại với các nước nên biểu thuế do Uỷ ban thường vụ quốc hội quy định; còn thuế suất thông thường, đặc biệt và bổ xung do Chính phủ quy định. Không thuộc diện chịu thuế gồm có: Hàng viện trợ nhân đạo, hàng vận chuyển quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu do không tiêu thụ hàng hoá tại Việt nam. Diện miễn thuế chia làm 2 trường hợp: Thứ nhất được miễn thuế dành cho trường hợp cần ưu tiên và dễ kiểm soát hơn nên thủ tục đơn giản hơn và do cơ quan hải quan quyết định, trường hợp thứ hai là được xét miễn thuế có thủ tục miễn thuế phức tạp hơn và do Bộ Tài chính quyết định. Sửa đổi thuế XNK lần thứ nhất năm 1993 cho phép hàng vật tư nguyên liệu nhập khẩu gia công cho nước ngoài chuyển từ dạng xét miễn thuế chuyển sang dạng miễn thuế. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 255 Được xét giảm thuế không phải là do ưu đãi mà do hàng hoá bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển bốc xếp nên không đủ số lượng như khi làm tờ khai thuế. Thuế XNK do người tiêu dùng chịu nên không xét giảm thuế cho trường hợp nào khác. Xét hoàn lại thuế cho những trường hợp trước đó đã nộp thuế XNK, nhưng sau đó lại không xuất hoặc không nhập và cho vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, nó thể hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Vật tư nguyên liệu nhập khẩu để xản xuất hàng XK không thể xếp vào trường hợp miễn, xét miễn thuế vì khó quản lý khi đã vào nội địa. Thời gian ân hạn nộp thuế là 275 ngày . 4.3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi thông qua ưu đãi thuế, động viên một phần thu nhập vào ngân sách và đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thu nhập là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian. Trong đó, có cả chi phí mà các cơ sở kinh doanh đã bỏ ra để có thu nhập ấy. Bù đắp chi phí để bảo toàn vốn và duy trì quy mô kinh doanh nên không thể đánh thuế vào phần thu nhập là chi phí. Vì vậy, đối tượng tính thuế là phần thu nhập sau khi trừ đi chi phí hợp lý, có liên quan đến thu nhập và trên cơ sở sử dụng vốn doanh nghiệp, nó được gọi là thu nhập chịu thuế. Phải giới hạn chi phí được phép trừ vì một số khoản chi phí tuy doanh nghiệp có bỏ ra nhưng không được trừ như khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp nhằm tránh lợi dụng trốn lậu thuế, các khoản tiền phạt do không khuyến khích vi phạm pháp luật, hợp đồng, các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại vượt quá mức cho phép... Các khoản chi phí này gọi là chi phí không hợp lý. Các khoản chi phí không dùng vốn của doanh nghiệp mà do nguồn vốn khác đài thọ nên không cần bù đắp cũng không được trừ. Chi tiêu không liên quan đến thu nhập như chi ủng hộ vùng bão lụt không được coi là chi phí và cũng không được trừ. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Thuế TNdoanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất Xét từ góc độ hạch toán kinh doanh, khái niệm lợi nhuận (lợi tức) được hiểu là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí thực tế đã phát sinh. Như vậy, thực chất thu nhập chịu thuế gồm lợi nhuận và các khoản chi phí không hợp lý. Do đó, nếu quy định đối tượng đánh thuế là lợi nhuận sẽ không đảm bảo sự rõ ràng và gây thắc mắc cho ngươì nộp thuế. Tổng lợi nhuận trước thuế trong bảng báo cáo thu nhập là thu nhập chịu thuế nên vẫn gồm cả chi phí bất hợp lý nếu có. Vì khi tính toán chi phí trong bảng báo cáo thu nhập không được tính các chi phí bất hợp lý. Việt nam đã phải sửa đổi tên gọi thuế lợi tức
  • 14. Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 256 thành thuế thu nhập doanh nghiệp. Để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và theo định hướng của Nhà nước, có các chế độ ưu đãi thuế sau: - Đối tượng không thuộc diện chịu thuế gồm có hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, do quản lý thuế phức tạp mà số thuế thu được khôg lớn và các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp nhằm khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp. - Thuế suất ưu đãi dành cho các dự án đầu tư có 100% vốn Việt nam thuộc các ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư là 25, 20,15%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh được hưởng thuế suất ưu đãi chung là 25%, một số trường hợp được áp dụng mức ưu đãi thấp hơn 20, 15, 10%. - Miễn giảm thuế: được áp dụng cho nhiều trường hợp như các cơ sở sản xuất mới thành lập, phần đầu tư sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ... Đây là thuế trực thu đánh vào thu nhập từ sản xuất kinh doanh nên trong hoàn cảnh cơ cấu ngành, vùng bất hợp lý hiện nay Việt nam quy định trường hợp ưu đãi thuế với phạm vi rộng để khuyến khích những hoạt động kinh doanh mà Nhà nước muốn đẩy mạnh phát triển. Ngoài ra còn cho phép chuyển lỗ sang những năm sau. Trước kia khi áp dụng thuế lợi tức, thời gian chuyển lỗ chỉ được phép 2 năm, nay tăng lên 5 năm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh dài hạn hoặc nhanh vượt qua thời kỳ khó khăn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được ưu đãi hoàn thuế thu nhập nếu dùng lợi nhuận tái đầu tư. Để đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các cơ sở kinh doanh, cơ sở kinh doanh nào có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại (địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh...) thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% còn phải nộp thuế suất bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại. Đó là phần thu nhập vượt quá 1`2% giá trị vốn chủ sở hữu. Như vậy là áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần nhưng chỉ có 2 mức thuế suất 32% và 57%. 4.3.5. Thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư ra vào Việt nam Thuộc nhóm thuế thu nhập, gồm có thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt nam và thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư Việt nam ở nước ngoài về nước. Hiện có vị trí quan trọng là thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt nam. Nó được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam đồng thời là một bộ phận của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng tính thuế là số thu nhập chuyển ra nước ngoài kể cả số thu nhập có được do chuyển nhượng vốn và thuế thu nhập được hoàn lại. Để khuyến khích bên nước ngoài Ch−¬ng 8. Tμi chÝnh c«ng 257 góp vốn pháp định, vốn hợp doanh cao, có 3 mức thuế suất 5, 7, 10% tương ứng với số vốn góp là từ 10 triệu USD trở lên, từ 5triệu đến dưới 10 triệu và dưới 5 triệu USD. Tránh đánh thuế 2 lần nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước có quan hệ đầu tư với Việt nam. 4.3.6. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Trên thế giới gọi là thuế thu nhập cá nhân. Vì là lần đầu tiên ban hành thuế thu nhập cá nhân và đây là thuế trực thu, số người có thu nhập chịu thuế không nhiều nên quốc hội đã lựa chọn tên gọi như vậy và mới ban hành dưới dạng pháp lệnh. Mục đích ban hành thuế thu nhập cá nhân là để góp phần thực hiện công bằng xã hội và động viên một phần thu nhập của những cá nhân có thu nhập vào ngân sách. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Để điều tiết mạnh và hợp lý, áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần. Độ lớn của thu nhập cá nhân được đánh giá theo năm thì chính xác hơn theo tháng nên thuế thu nhập thường xuyên được tính trên thu nhập bình quân tháng trong một năm và còn dẫn đến thuế thu nhập không thường xuyên có mức khởi điểm chịu thuế cao hơn. Để dễ quản lý và giảm chi phí thu thuế thì ở Việt nam áp dụng cách tính thuế trên đầu người có thu nhập, chứ không căn cứ vào các thành viên trong gia đình. Tạm thời chưa thu thuế đối với các khoản thu nhập là lãi cho vay, mua cổ phiếu để khuyến khích tiết kiệm và phát triển thị trường tài chính. Chưa thu thuế vào quà biếu tặng là kiều hối để thu hút ngoại tệ. Ưu đãi dưới dạng không thuộc diện chịu thuế gồm một số loại phụ cấp, tiền thưởng như phụ cấp làm đêm, độc hại, tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật, sáng chế.... và các khoản trợ cấp, bồi thường bảo hiểm. Để tránh trùng lắp, thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể cũng không thuộc diện chịu thuế vì đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Những người có thu nhập dưới mức khởi điểm tính thuế cũng có thể coi là được miễn thuế. Trường hợp được xét miễn giảm thuế khi bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế. Ở Việt nam chưa đánh thuế quà tặng giữa các cá nhân trong nước, trừ tặng biếu tài sản là đất đai và chưa đánh thuế thừa kế, kể cả đất đai (được quy định trong luật thuế chuyển quyền sử dụng đất)... Thu nhập từ thừa kế và quà tặng là không nhỏ ở các nước có nền kinh tế thị trường và nó được quản lý bằng luật thuế riêng. 4.3.7. Thuế chuyển quyền sử dụng đất Đối tượng đánh thuế là thu nhập của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất các loại. Có các mục đích: - Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả thông qua việc đánh thuế vào trường hợp chuyển quyền sử dụng đất gắn với thay đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và ngược lại.